Linh đạo Giới trẻ Sa-lê-diêng

Linh đạo giới trẻ Salêdiêng – Một tặng phẩm của Chúa Thánh Thần cho gia đình Salêdiêng – Một tặng phẩm cho tất cả những ai tin tưởng và hy vọng cào sự sống

Ủy ban Mục vụ Giới trẻ Sa-lê-diêng SDB & FMA

LỜI MỞ ĐẦU

Dưới những cách thức khác nhau, qua tập sách nhỏ này chúng tôi muốn trình bày đôi nét về niềm tin hy vọng và về cuộc sống mà chúng tôi đã trải qua từ những cuộc gặp gỡ tiếp xúc với những thành phần khác nhau trong xã hội. linh đạo giới trẻ Salêdiêng là tiêu điểm và là nguồn lực nối kết tuổi trẻ, các SDB, FMA, phụ huynh, cộng tác viên đời và những thành phần khác của gia đình Salêdiêng ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Đại Dương lại với nhau. Quả thực, với việc trở về trong linh đạo của mình chúng ta có thể làm việc cách mật thiết với nhau như một đại gia đình, không chỉ cho người trẻ mà còn cùng với họ và với tất cả những ai tìm thấy nguồn hứng thú trong nhiệt tâm giáo dục của Don Bosco và Mẹ Mazzarello.

Tập tài liệu làm việc mà chúng tôi giới thiệu cùng các bạn là kết quả làm việc chung của ban đặc trách về giới trẻ của FMA, SDB và của những tỉnh dòng khác.

Vào cuối năm 1993, chúng tôi đã gặp gỡ các tu sĩ FMA, SDB và các bạn trẻ và được họ chia sẻ những kinh nghiệm của họ về linh đạo giới trẻ Salêdiêng. Từ ngữ” Linh đạo giới trẻ Salêdiêng “đã bắt đầu được sử dụng vào năm 1980, và từ đó sự hiểu biết và chia sẻ về linh đạo này trở nên sâu sắc hơn. Những người trẻ và các nhà giáo dục của thời đại này đã trở nên sâu sắc hơn. Họ đã trưởng thành hơn với một di sản phong phú mà nhờ đó họ cảm nhận vai trò lãnh đạo trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên, những cuộc họp mặt giới trẻ, những ngày lễ kỷ niệm 100 năm của Mẹ Mazzarello và của Don Bosco, và trong những lần tham gia chia sẻ nền linh đạo gia sản của gia đình Salêdiêng .

Trong một vài năm gần đây, chúng ta đã nhận ra sự biến chuyển cách cụ thể và sự thấm nhập vào nền linh đạo chung trên toàn thế giới. thật là cấp thiết để tìm ra cách thế chúng ta có thể đảm bảo sự tiếp nối những kinh nghiệm ban đầu với những người trẻ khác, những nhà giáo dục, cộng tác viên đời với các thành viên của gia đình Salêdiêng.

            Tài liệu làm việc này là một lời đáp trả cho nhu cầu này, một nhu cầu chính đáng của giời trẻ.

Đây không là một tập sách để thêm vào thư viện hoặc để trên kệ sách mà là một kết quả của một quá trình đối thoại và đánh giá được trình bày trong các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: họp mặt các bạn trẻ, các tu sĩ FMA và SDB để đưa ra một tài liệu rồi sau đó được gởi tới các tỉnh dòng.

Giai đoạn 2: việc đánh giá được tiến hành bởi các nhóm trong các tỉnh dòng để lập ra một nhóm người có kinh nghiệm và trách nhiệm về mục vụ giới trẻ. Họ cùng nhau xem xét, nhấn mạnh những điểm tích cực của tập bản thảo, tìm ra những điểm yếu và không rõ ràng, những yếu tố mà họ nhận thấy bị lãng quên và những dự định cho giai đoạn tới.

Giai đoạn 3: được một nhóm nhỏ đảm trách, họ xem xét những ý kiến và những đóng góp để đúc kết thành một bản thảo mới cho tập tài liệu này.

Giai đoạn 4: viết lại và dịch tài liệu này cho phù hợp với bối cảnh và văn hóa để gởi tới các tỉnh dòng khác nhau.

Đây là một tài liệu căn bản giúp ta đọc lại những kinh nghiệm đầy lôi cuốn của Don Bosco và Mẹ Mazzarello. Tập sách này như là một nền tảng, một sự hướng dẫn và từ đó đưa ra một cuốn sách có giá trị với những kinh nghiệm cảu các tỉnh dòng, những nhu cầu của người trẻ và của bối cảnh văn hóa xã hội dưới nhãn quan của linh đạo giới trẻ Salêdiêng .

Tài liệu làm việc này cần được dịch fa với bản sắc của từng địa phương. Đây là nhiệm vụ mà chúng tôi trao phó cho mỗi tỉnh dòng và các nhóm trong các tỉnh dòng, để qua đó linh đạo giới trẻ Salêdiêng được phong phú hơn với dáng vẻ khác nhau của từng vùng.

Tài liệu làm việc này rất hấp dẫn đối với các tu sĩ FMA và SDB, người trẻ, các cộng tác viên đời và các thành phần của gia đình Salêdiêng có vai trò lãnh đạo tại địa phương hoặc ở cấp tỉnh. Qua các bạn chúng tôi hy vọng tập sách nhỏ này sẽ được giới thiệu và chia sẻ với cộng đoàn giáo dục, công việc của các bạn là tìm ra cách tốt nhất cho việc hiểu và truyền đạt nội dung của tập sách nhỏ này dưới cái nhìn của đời sống hàng ngày.

Chúng tôi mong chờ nhìn thấy những cuồn cách khác nhau như là kết quả của những cuộc gặp gỡ của các bạn mà tài liệu này như một sự ủng hộ cần thiết và làm phong phú những nhu cầu để chúng ta cùng nhau tiếp tục viết nên qua cuộc sống hàng ngày của mình, dưới ánh sáng linh đạo của Mẹ Mazzarello và Don Bosco.

Xin chân thành cám ơn những người đã dành thời gian, tài năng và kinh nghiệm để viết cuốn sách này.

Mẹ Maria Phù hộ cùng bước với chúng ta trong công việc của mình và trong sự mở rộng mình để trở nên” chứng nhân và lời của Thiên Chúa” cho tất cả mọi người thời đại và tương lai.

Sr. Geogina McPake…

“Mơ những giấc mơ khó thực hiện…” là hy vọng mà chúng ta mang trong đời. Thực sự giấc mơ đó là một nỗ lực nội tâm mà cuối cùng dẫn chúng ta tới hạnh phúc. Đó là một năng lực to lớn và để thực hiện giấc mơ của chúng ta là điều khó cho đến khi có thời điểm thích hợp và một bước nhảy can đảm của chúng ta đã dẫn chúng ta vào trong cuộc sống.

Câu chuyện về linh đạo giới trẻ Salêdiêng nói về giấc mơ đó và thời điểm thích hợp.

Trong quá khứ đã có rất nhiều người dấn thân trong việc khám phá ra giấc mơ đã được DB và Mẹ Mazzarello vạch ra vào thời đại của các Ngài. Tuy nhiên, vào thời điểm thích hợp, chúng ta nhận ra sự thật rằng hoàn cảnh đã thay đổi và không nhất thiết lập lại những gì các Ngài đã nói và đã làm. Thế giới và văn hóa đã thay đổi. Chúng ta cần tìm ra những phương cách để đến với mọi người trong một thực tế đã thay đổi, bối cảnh đã thay đổi và trong khi chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình với những người bạn của mình trước khi chúng ta biết phải làm như vậy trong một phương cách mới.

Chúng ta khoa khát một vải điều mới mẻ, và vì thế” Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ” ra đời. Về cơ bản chính linh đạo này hướng dẫn chúng ta sở hữu.

Linh đạo giới trẻ Salêdiêng này luôn hoàn thiện để trở nên những thông tin có ích cho những ai đang tìm kiếm ý nghãi trong cuộc sống và hy vọng trong thế giới chúng ta.

Chúng tôi muốn công bố văn kiện bổ ích này trong niềm tin rằng tất cả những ai, cũng giống như DB và Mẹ Mazzarello, dấn thân cho cuộc sống nhân danh Chúa Giêsu, qua đó sẽ tìm ra ý nghĩa đích thực của giấc mơ.

1 TRỞ VỀ NGUỒN

Cuộc sống của chúng ta đầy những vấn nạn. Một số trực tiếp đến từ xã hội mà chúng ta đang sống, một xã hội đổ đầy trong ta ước muốn chiếm nhiều của cải mà xã hội bày ra trước ta một cách hấp dẫn. Những vấn nạn khác xuất phát từ kinh nghiệm sống của chúng ta, từ những vui buồn, được dệt nên theo cách của chúng qua cấu trúc sự tồn tại của mình. Có những vấn nạn khác hình thành từ nền tảng của những điều mà chúng ta bản thảo trong nhóm bạn bè của mình. Những vấn nạn này chỉ là sống, hy vọng, yêu thương và cuối cùng phải chết. Thỉnh thoảng vấn nạn xuất hiện trong đời sống của ta, chúng ta không ngừng nỗ lực tìm kiếm lời giải đáp.

DB và Mẹ Mazzarello đã dành trọn cuộc đời mình để tìm ra câu trả lời thích đáng cho những vấn nạn của ngừi trẻ vào thới đại các ngài. Có lẽ những vấn nạn của họ khác của chúng ta, tuy nhiên cũng rất nghiêm trọng.

Chúng ta có thể dùng những giải đáp của các ngài cho hôm nay hoặc chúng ta cần tìm kiếm những giải đáp mới cho những vấn nạn mới hay không?

Chúa Giêsu trả lời cho những vấn nạn của chúng ta qua” các mối phúc”

Có nhiều câu giải đáp cho những vấn nạn về cuộc sống nhiều đến nỗi việc lựa chọn hầu như không thể nào được. Vì thế chúng ta làm gì?

Sách Phúc âm trả lời một cách rõ ràng đầy đủ cho những vấn nạn này. Phúc âm tập trung những vấn nạn và chỉ cho chúng ta hướng về một Thiên Chúa, Người là Cha yêu thương chúng ta, muốn chúng ta hạnh phúc và được đầy tràn hy vọng như chính chúng ta phó thác để sống như con cái của người.

Phúc âm có một hệ thống logic độc nhất, một hệ thống quá độc đáo đến nỗi được coi như lạ thường. Thiên Chúa là đầu. Thiên Chúa mời gọi ta nếm trải tình yêu của Người, tin tưởng và đặt cuộc sống mình vào tình yêu đó. Phúc âm trả lời cho những vấn nạn của chúng ta một cách triệt để. Phúc âm nói cho chúng ta yêu thích đọc Phúc âm nhiều hay không? Và thước đó của tình yêu đích thực là việc chúng ta sẵn sàng  từ bỏ cuộc sống của mình cho những gì mà ta yêu. Đối mặt với bối cảnh này, những vấn nạn của chúng ta có những đặc tính riêng. Chúng ta đương tìm ra lý do tại sao mình nên hy vọng khi đứng trước đau khổ và sự chết.

Là con người, những cấn nạn này luôn vây kín tôi: tôi là ai? Thiên Chúa yêu tôi không kèm theo điều kiện nào chứ? Khi nào tôi mới thực sự đang sống và chết? Hạnh phúc là gì mà tôi hằng ao ước tìm kiếm? Và chính Thiên Chúa yêu cầu tôi đáp lại tình yêu của Người theo cách mà tôi yêu moị người chung quanh mình?

Chúa Giêsu trả lời cho tất cả những vấn nạn này cách đầy thử thách đến nỗi khi đọc lời giải đáo của Người, chúng ta bị cám dỗ đóng sách lại, trừ khi chúng ta thực sự biết rẳng Chúa Giêsu đã sống” các mối phúc” trước khi Người nói.

“ Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp.

Phúc thay ai sấu khổ,
vì họ sẽ đực Thiên Chúa ủi an.

Phúc cho ai khao khát nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Phúc thay ai thương xót người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được trông thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai xây dựng hòa bình,
vì họ sẽ đực gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.”( Mt  5, 3-10)

“ Tám mối phúc” nói về cuộc sống và hạnh phúc một cách khác thường. Phần đầu của tám mối phúc thì quá hấp dẫn với những lời hứa trong khi phần còn lại thì quá xáo trộn với những lời cảnh cáo khó nghe. Tám mối phúc là câu trả lời của Chúa Giêsu cho tất cả những ai đau khổ. Tám mối phúc nói lên quyền năng của Đức Kitô, một quyền năng biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa qua việc xuống thế chịu chết cho đời.

Don Bosco  và Mẹ Mazzarello một món quà cho người trẻ

Có thể trao ban các mối phúc cho những ai đang đói khát, những ai chết cho chính bản thân mình, những ai tìm kiếm bạn bè và tình bạn cách nhiệt tình không? Có thể được khi ta có ý định coi các mối phúc như là một kế hoạch đời sống cho những ai đang tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và những ai muốn biết Thiên Chúa thực sự đã làm gì để mang lại hạnh phúc cho chúng ta hay không?

Cùng một vấn nạn đó được đặc ra cho DB,người bạn vĩ đại của giới trẻ vào thời đại của Ngài. DB đã không thỏa mãn với những ý tưởng về cuộc sống và trào lưu sống vào thời của Ngài. Ngài đã viết lại các mối phúc cho những người nghèo và giới trẻ bị bỏ rơi vào thời của Ngài – những người thực sự không đực ai chăm sóc. Ngài đã noi gương theo một vị thánh mà Ngài rất thích cho nguồn cảm hứng trong công việc của mình. Đó là thánh Phanxicô Salê .Đây là tên mà sau này DB đã đặt cho những người sau này đi theo Ngài làm bổn mạng. Nhiều người đã nhận ra tình yêu của Ngài đối với phần rỗi giới trẻ. Một trong những người này là Mẹ Mazzarello: với Ngài và với những người trẻ can đảm khác mà cuối cùng được gọi là “những người Salêdiêng ”. Một môi trường tuyệt vời được hình thành, và mang lại sự sống và hi vọng cho nhiều người.

Những người trẻ đến Valdocco và Mornese “ cảm thấy lôi cuốn vào một bầu khí tự do, vui chơi, các ngày lễ”. Họ cảm thấy họ là chính mình hơn. Họ cảm thấy như ở nhà. Một nơi tràn đầy ý nghĩa cho cuộc sống và sự dấn thân vào cuộc sống. Những người trẻ này nghèo và không có hi vọng. Dần dần họ nhận ra rằng Don Bosco và Mẹ Mazzarello là món qùa và là những chứng nhân của tình yêu Thiên Chúa. Các Ngài là hiện thân của các mối phúc qua cách sống của mình, qua tình bạn của các Ngài đối với người trẻ.

Kinh thánh đầy những lời dịu hiền của Thiên Chúa cho con cái Ngài. Tình yêu Thiên Chúa luôn được tỏ hiện nơi những người nghèo nhất và được bày tỏ rõ ràng trong những giây phút khó khăn nhất. DB thường nói “ chẳng nghi ngờ gì cả, Thiên Chúa yêu thương tất cả chúng ta. Ngài rất yêu thương người trẻ và Ngài vui sướng trong hạnh phúc của chúng.” Trên khuân mặt và cuộc sống của những người bước theo DB và Mẹ Mazzarello, người trẻ ở Valdocco và Mornese đã cảm nhận ra tình yêu thương của họ.

Thường những điều này xảy ra trong lịch sử sự hiện diện của Thiên Chúa giữa con người, niềm vui tình yêu và sự tiếp nhận được trải qua bởi những điều khó khắn nhất của người trẻ trong việc biến đổi họ cách tiệm tiến nhìn cuộc sống cách tích cực hơn và nhìn thấy họ đáng được kính trọng. Người trẻ bị cuốn hút vào môi trường này và thực sự trở nên vĩ đại.a Ferrero, Francis Busucco, và Emi lia Mosca là những chứng nhân của sức mạnh biến đổi này, là hoa quả tốt lành trong những ngày đầu ở Valdocco và Mornese.

Quả vậy, niềm hạnh phúc mà cũng như nhiều người khác nhận được là tình yêu chan chứa của các tu sĩ nam nữ Salêdiêng đã dành cho người trẻ.

Tin mừng về các mối phúc hôm nay

Chúng ta đi vào tâm điểm của câu chuyện. Chẳng dễ chút nào để cố gắng và viết lại các mối phúc cho ngày nay như chúng ta đã được viết  vào thời đầu của những kinh nghiệm van đầu của các Salêdiêng. Thời đại của chúng ta thì khác xa với thời của các Salêdiêng ban đầu. Những giấc mơ khai sáng cho con đường của chúng ta khác xa những giấc mơ của Don Bosco về những người bạn trẻ đầu tiên của Ngài.

Don Bosco và Mẹ Mazzarello đã sống trong một nền văn hóa rất đạo đức. vào thời đó những người có lòng tin đã nhận ra sự thánh thiêng về sự tồn tại của loài người. họ nhận ra những kinh nghiệm sống của mình dưới ánh sáng hiện hữu muôn đời của Thiên Chúa. Ngày nay thì không giống như vậy. Ngay cả nếu chúng ta không thể nào nói một cách chắc chắn về nơi chúng ta sẽ đi đến, chúng ta cần làm sáng tỏ một vài điều khác biệt như chúng ta cố gắng hiểu về cuộc sống.

Nói cách khác, chúng ta là những người đã lớn lên và được nuôi dưỡng trong thời đại này.

Chúng ta nhận thức về trách nhiệm của mình đối với người khác. Chúng ta đã khám phá ra sự tự do của mình, chúng ta nhận thức sự thật rằng chúng ta không thể tiếp tục đổ trách nhiệm cho người khác. Tuy nhiên, cũng có một khía cạnh khác. Nhiều người đã cố gắng lãnh trách nhiệm qua việc tách đời sống mình khỏi Thiên Chúa và khỏi định mệnh của con người. chúng ta trở nên quá tự tin. Chúng ta đã đạt đến mức độ cho rằng chúng ta làm được nhiều điều không cần Thiên Chúa.

Người trẻ hôm nay đang tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống. Rủi thay họ đang tìm kiếm những điều này trong một cách lo âu. Có những lý do về mặt xã hội và văn hóa cho điều này. Quá đủ khi nói về những hoàn cảnh của đói nghèo, khốn khổ của chiến tranh trong xã hội và trong thế giới của chúng ta, hoặc những tác động của nền văn hóa phương tây đối với giới trẻ. Những trào lưu hướng chiều về sự cân bằng hạnh phúc với quyền sở hữu của cải vật chất.

Trong bối cảnh văn hóa này, và dưới ánh sáng các tư tưởng của Công Đồng Vaticano II đã đặt ra, gia đình Salêdiêng đang tìm kiếm những phương thế tốt hơn để trở nên món quà của Thiên Chúa cho người trẻ, đặc biệt những trẻ em nghèo và bị bỏ rơi.

Trong lá thư của  Đức Thánh Cha viết cho gia đình Salêdiêng vào dịp kỉ niệm 100 năm ngày Don Bosco qua đời, Ngài đã tán thành và khích lệ những cố gắng của chúng ta trong việc nghĩ lại về cách thức mới để trở nên Kitô hữu. Đức Thánh Cha viết: “ Don Bosco là người dạy về linh đạo của người trẻ, mang lại những nhu cầu và hoài bão của chúng ”( Iuvenum patris 5).

Dần dần tinh thần của Chúa Giêsu đang giúp chúng ta khám phá ra trọng trách mà Ngài giao phó cho chúng ta.

Chúng ta không thể chỉ nhắc lại những lời của Don Bosco và Mẹ Mazzarello đã nói, nhưng hãy sống với hết lòng với tinh thần của don bosco và Mẹ Mazzarello vì cuộc sống và nền văn hóa của người trẻ hôm nay.

Điều cần thiết phải thực hiện là làm sáng tỏ vấn đề trong chính gia đình Salêdiêng. Nhiều người đã cố gắng tìm câu trả lời, nhưng chúng ta giống như các vận động viên đang ở điểm xuất phát, sẵn sáng chờ hiệu lệnh. Cuối cùng giờ phút ấy đã đến trong hai dịp lễ MM’81 và MB’88. Gia đình Salêdiêng đã quay về nguồn gốc của mình để tái khám phá một vài khía cạnh chính của nền đạo đức Salêdiêng. Ý nghĩa sâu xa những dự kiến của Don Bosco là cách sống của một Kitô hữu. Một dự án về linh đạo chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm sống của con người. đó là một lối sống thánh thiện mà Don Bosco đã tóm tắt trong câu Kinh thánh: “vậy, dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.”Các sáng kiến ngày càng nhiều, từ những bước thăm dò đầu tiên một lòng nhiệt thành. Trong tất cả điều này, các tu sĩ nam nữ Salêdiêng và những người trẻ đã tìm ra chính mình trong suy tư, cầu nguyện và cùng nhau thử nghiệm trên những điều này. Kế hoạch và linh đạo này đã trở nên mẫu số chung, và một vài điều cần được chia ra để làm phong phú trong việc chia sẻ này. Đây là một điểm chung. Những bổn phận, sự hiện diện và các phục vụ khác được thực hiện trong gia đình Salêdiêng đều qui về một nền linh đạo. Thật là quan trọng và mở ra cho tất cả những ai muốn theo đuổ nền linh đạo này, đó là tin mừng mới của các mối phúc. Đó là một phương cách tiếp tục đường hướng mà Don Bosco và Mẹ Mazzarello vạch ra cho người trẻ hôm nay.

Linh đạo giới trẻ Salêdiêng

Mười năm qua gia đình Salêdiêng được xem như cái nôi phát sinh “ Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ”. Linh đạo là một từ cũ nhưng đầy ý nghĩa. Phương cách mới của chúng ta trong cách nhìn về nền linh đạo này là nó được dành cho tất cả mọi người chứ không dành ưu tiên cho riêng ai cả. nó không ám chỉ đến đời sống Kitô hữu, cuộc sống tìm kiếm nơi yên tịnh trong bốn bức tường của tu viện. Linh đạo nói về đời sống hằng ngày đắm chìm trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu tỏ lộ cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa là căn nguyên của cuộc sống. Tinh thần của Chúa Giêsu thấm nhập vào con người, hành động, lời nói và kinh nghiệm sống của chúng ta. Tinh thần đích thực mà những người đã chọn để theo mầu nhiệm và tràn ngập sự hiện diện của Thiên Chúa nhằm mang lại ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống, những chọn lựa của cuộc sống và niềm lạc quan của họ.

Sự dấn thân này đã giúp chúng ta nhận ra món quà mà Don Bosco đã để lại cho chúng ta, một linh đạo của cuộc sống và đời sống hằng ngày.

Được khích lệ bởi những lời của Đức Thánh Cha qua việc công nhận Don Bosco như là” một Thầy dạy của linh đạo giới trẻ ”, chúng ta tiếp nhận lời đề nghị này và đang cố gắng viết lại  nó với cái nhìn mới của thời đại chúng ta trong mối quan hệ với Thiên Chúa, con người và sự giáo dục. Kết quả của dự thảo này là “ Linh đạo giới trẻ Salêdiêng .” Tính từ” Salêdiêng ” được rút ra từ những ý tưởng khác nhau trong Giáo Hội. Tính từ “ người trẻ” đề cập đến sự kiện mà những đề nghị đề cập đến những bạn trẻ và những ai còn mang tính trẻ ngay khi họ đã lớn, giống như bối cảnh của các Salêdiêng nam nữ. Danh từ” linh đạo” thúc đẩy chúng ta tới sự cam kết một cách nghiêm túc và thách đố dựa trên truyền thống của tinh thần tông đồ. Cuối cùng chúng ta nói đến việc chúng ta muốn” Salêdiêng ” và “giới trẻ” hướng về tinh thần của chúng ta để khuyến khích họ sống Tin mừng cách triệt để vốn là dấu chứng của những Kitô hữu đi trước chúng ta.

Những dấu chỉ sự hiện diện của thánh thần

Trong một vài năm gần đây, knh nghiệm về “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ” đã trở nên một phương cách của sự trưởng thành trong việc hiểu biết về cuộc sống cũng như lời mời gọi, lời đáp trả ơn gọi đối vớ nhiều người trong chúng ta.

Một vài người đào sâu thêm ơn gọi của mình, vài người khác cảm thấy được kêu mời dấn thân đời mình, trọn cuộc sống của họ một cách triệt để để phục vụ nước Chúa, trong khi nhiều người khác càng nhận thức vai trò của họ như là những người đời theo khuôn mẫu của Don Bosco trong Giáo hội ngày nay.

Nhiều người trẻ tham gia trong việc chăm sóc những người cùng hoàn cảnh và cho nhiều người trẻ khác. Họ dành thời gian và năng lực cho những người khác. Những người trẻ này là một sự hiện diện mang tính giáo dục theo những cảm nhận trực giác tốt nhất của truyền thống Salêdiêng. Hình thức và nội dung của truyền thống này đã lam rộng khắp nơi trên thế giới. Có rất nhiều người theo tu hội truyền giáo mà Don Bosco và Mazzarello giao phó cho chúng ta, một tu hội với một đường lối giáo dục bằng con tim. Một số người trẻ sống ngoài đời,… chỉ dành một vài năm của đời mình ở một trong những hình thức của công việc tự nguyện. Kinh nghiệm của việc chia sẻ “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ”. Đó là một lối sống được chia sẻ bởi nhiều nhóm, tổ chức và cá nhân dấn thân vào công cuộc giáo dục trong những bối cảnh khác nhau( nguyện xá, trường học, trung tâm giới trẻ, nhà xứ hoặc các cộng thể địa phương).

Tương lai được mở rộng ra. Từ những hạt giống nhỏ bé nhất đã mọc lên một cây cổ thụ. Cây này tiếp tục phát triển ở bất cứ nơi nào có một nhà giáo dục với một lòng nhiệt thành của Don Bosco và Mazzarello về điều tốt cho người trẻ.

Những điểm suy tư và bản thào

  • Câu chuyện của đời bạn, tình cớ gặp các salêdiêng như thế nào? Những yếu tố  nào cuốn hút bạn?
    Những vấn nạn cuộc sống nào mà Salêdiêng trả lời cho bạn và cho cuộc sống bạn trong một vài trường hợp đó?
  • Bạn có nghĩ rằng đây là những vấn nạn quan trọng mà người trẻ hôm nay đang thắc mắc về cuộc sống hay không?
  • Nếu ngày nay Don Bosco và Mazzarello sống lại. Những điều mới nào bạn cho là các ngài sẽ làm cho giới trẻ hôm nay?
  • Từ quan điểm của địa vị và ơn gọi của bạn trong gia đình Salêdiêng, điều gì bạn cảm thấy bạn có thể đóng góp cho linh đạo giới trẻ Salêdiêng ngày nay?
    Điều gì đã làm cho bạn cảm thấy cần đống góp phần của mình?
    những điều gì ngăn cản bạn dấn thân vào?

2.THỰC CHẤT CỦA ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU

Một linh đạo tốt cần những rễ vững chắc. Nó sẽ mọc lên một cây cổ thụ chỉ khi nào nó được trồng trên đất tốt.

Những gốc rễ ấy là gì?

Câu trả lời rất đơn giản. Sự hiện diện của Thiên Chúa là yếu tố cơ bản cho chương trình này. Thiên Chúa đi bước trước trong việc yêu thương và tìm kiếm chúng ta. Chúng ta đáp lại hành động đó của Ngài. Tâm điềm của niềm tim Kitô giáo là lời mời gọi sống dưới ánh sáng sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm cho chúng ta hạnh phúc. Thiên Chúa là tình yêu và bao bọc cho chúng ta bằng tình yêu.

Chúng ta sống trong tình yêu của Thiên Chúa trong đời sống mình. Một điều chắc chắn là tình yêu này không được tìm thấy ngoài đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu tôi không yêu cuộc sống, không tin rằng sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời tôi đã cho tôi quyền để yêu mọi thứ trong cuộc sống. Tôi sẽ cố gắng trốn khỏi hoặc tìm kiếm để điều khiển những khó khăn của cuộc sống vì sợ rằng chúng sẽ đánh gục chính tôi.

Câu chuyện về Nicôđêmô

Nicôđêmô là người trung thực và khiêm nhường rất mực.

Một hôm, ông đi tìm để xem Chúa Giêsu thực sự là gì mà mọi người đều nói về Ngài. Chúa Giêsu  lãng quên thắc mắc của Nicôđêmô và nói với ông rằng, nếu ông muốn hiểu biết hơn, thì ông phải được “ tái sinh bởi ơn trên .”

Lời nói của Chúa Giêsu có ý nghĩa là gì? Phúc âm thánh Gioan đã nói cho chúng ta biết: “Trong nhóm Pharisiêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do thái”. Ông đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông nói với Ngài: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến, quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy”. Đức Giêsu trả lời: “Thật tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh lại bởi ơn trên”.

Ông Nicôđêmô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra đựơc?  Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao? Chúa Giêsu đáp: “Thật tôi bảo thật ông, không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”.

Khi đứng trước câu hỏi của Nicôđêmô, Chúa Giêsu đã hướng ông tới một mức độ sâu xa hơn. Chúa Giêsu đòi buộc ông phải “được tái sinh bởi ơn trên”. Thế rồi, Ngài giả thích rằng việc tái sinh này không phải là việc mang tính tự nhiên, nhưng nó liên quan đến thái độ nhận biết của ông. Ở đây, cả con tim và trí óc phải được thay đổi.

Chương trình Chúa Giêsu đặt ra cho Nicôđêmô chỉ có thể hiểu vào thời điểm đó: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ”. (Ga 3, 16-17)

Câu chuyện của Nicôđêmô là một khuân mẫu nền tảng cho việc tìm hiểu lối sống Kitô hữu.

            Cũng như Nicôđêmô, chúng ta cũng muốn biết Chúa Giêsu là ai và chúng ta thực sự tin tưởng vào Ngài đến mức nào. Cuộc sống rất quí giá, vì thế đừng đánh mất nó để chạy theo những đam mê thoáng qua. Chúa Giêsu không trả lời nhưng Ngài đã đưa ra một điều kiện là: “Ông phải được tái sinh bởi ơn trên”. Chính Chúa Giêsu là người có thể làm thay đổi lý lẽ của ông và có thể hiểu những điều mà làm tôi đang nói. Chúa Giêsu không nói rằng: “Ta là điều này hoặc điều kia”, nhưng Ngài nói cho chúng ta biết Thiên Chúa là ai và kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta là gì.

Chúng ta là những người được Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Người thương yêu cuộc sống của chúng ta và muốn chúng ta có một cuộc sống đầy ý nghĩa và phong phú.

Người đã hoàn toàn trở nên một con người và ở giữa chúng ta. Đây là một tin mừng tuyệt vời mà Chúa Giêsu tỏ cho Nicôđêmô và từ ông ta cho đến chúng ta.

Đứng trước những chọn lựa.

Như Nicôđêmô , chỉ tinh thần của một người mới nhận ra rằng chỉ Thiên Chúa mới có thể đáp ứng mọi khao khát cho cuộc sống và hạnh phúc bên trong chúng ta. Tinh thần của con người noi bước theo Chúa như con nai chạy tìm dòng suối ( Ps 42,2)

Câu hỏi này luôn được đặt ra, chúng ta có thể tìm thấy Thiên Chúa ở đâu và kinh nghiệm về sự hiện diện của Ngài, và niềm vui mà sự hiện diện mang lại hay không?

Nếu tôi không yêu cuộc sống, nếu tôi không tin về sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời mình, thì cuộc sống trở nên một cuộc chiến đấu gay go với những gánh nặng. Nhưng nếu chúng ta xem cuộc sống như một con đường đã được chứng minh rõ ràng nơi Thiên Chúa hướng chúng ta đến, chúng ta sẽ đi con đường ấy cho dù có điều gì xảy đến.

Chúng ta đang đứng lại tại ngã ba đưởng. Hai con đường mở ra trước chúng ta. Một con đường thì đầy vất vả. Nó khởi từ cuộc sống hằng ngày của chúng ta và dẫn chúng ta đi những con đường con queo, và sau đó hướng đến Thiên Cháu. Con đường kia thì giống con đường mà Kinh Thánh nói đến trong việc mô tả việc dẫn Palestin trở về quê hương. Thiên Chúa đã ra tay trước. Để làm  cho cuộc trở về là một điều hạnh phúc hơn cho những ngày sống tha hương. Người đã san bằng các núi đồi và lấp đầy mọi thung lũng ( Lc 3). Người đã tạo nên những con đường thẳng tắp để Người dễ dàng hơn.

Con đường đầu tiên là con đường mà Thiên Chúa đã dùng để tiến đến gặp gỡ chúng ta. Con đường thứ hai dẫn chúng ta đến Thiên Chúa. Chúng ta tiến về với Thiên Chúa bởi vì Người đang đến với chúng ta.

Linh hồn con người luôn tìm kiếm Thiên Chúa và thỉnh thoảng việc tìm kiếm đó chìm vào bóng tối. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng chúng ta không phải là người tìm kiếm Thiên Chúa trước. Thiên Chúa là Đấng tìm kiếm chúng ta.

Lối sống Salêdiêng :Một hướng dẫn cụ thể

Cũng giống như nhiểu vị đại thánh trước, cả Don Bosco và Mazzarello đều nhận ra sự thật này trong cuộc sống thánh hiến của mình. Các Ngài thường nói về kinh nghiệm làm cho cuộc sống có ý nghĩa.

Cách thức các Ngài sử dụng và thường xuyên lập đi lập lại là” sự hiện diện của Thiên Cháu”. Bản chất cơ bản của đời sống Kitô hữu đặt trên niềm tin Thiên Chúa luôn hiện diện trong cuộc sống chúng ta, trong tất cả mọi điều xảy ra và trong mỗi phút giây.

Các Ngài đã sống điều này: “sự hiện diện của Thiên Chúa”. Các cộng thể của Mornese và Voldocco đặt nền tảng trên điều chắc chắn này và trên kinh nghiệm của sự hiện diện này. Cuộc sống của Don Bosco và Mazzarello thể hiện điều này ngay cả cách diễn đạt của các Ngài về những điều chân thật này luôn mang những gợi ý của văn hóa vào thời các Ngài và có lẽ thật khó có thể chấp nhận vào thời đại chúng ta.

Hai vị thánh này đã không tách mình ra khỏi cuộc sống để gặp gỡ Thiên Chúa theo một cách tốt hơn. Việc họ sống trong sự quan phòng của Thiên Chúa có tầm quan trọng trong đời sống hằng ngày và làm cho cuộc sống có ý nghĩa.

Cuộc sống của các Ngài là một bằng chứng cụ thể đã trở thành một chọn lựa cuộc sống đối với các Ngài.

Sự chấp nhận người trẻ qua việc các Ngài có mặt trong cuộc sống của chúng ta đã làm hai vị thánh này có thể cứu chúng theo một phương thế thánh thiêng. Các Ngài tin rằng Thiên Chúa hiện diện trong tâm hồn của người trẻ, ngay cả trong tâm hồn của những người tội lỗi nhất.

Các  ngài đã sống dưới sự quan phòng của Thiên Chúa trong niềm vui và trong công việc. Thi hành nhiệm vụ của các ngài với lòng kiên nhẫn, tình yêu thương dịu dàng là việc đền tội của các ngài.

Các ngài đã cảm nếm được tình yêu của Thiên Chúa qua lời cầu nguyện của mình. Đó là một cuộc gặp gỡ hoan lạc giữa người yêu và người được yêu và đó là một sự trao đổi trong niềm tin một cách chân thật mọi nhu cầu của con người.

Trong những cộng thể này không có sự căng thẳng nào giữa công việc và cầu nguyện, giữa Thiên Chúa và con người, giữa việc cầu nguyện riêng và sự ý thức và Thiên Cháu hiện diện trong cuộc sống không có sự tách biệt nào cả. Cuộc sống hàng ngày là giây phút đặc biệt, nơi họ gặp được  Thiên Chúa và một các tự do đã chấp nhận theo những kế hoạch của Người.

 Thách thức mà chúng ta tạo ta và tiếp tục làm cho Giáo Hội, đó là chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, không chỉ trong việc kinh nghiệm trong Giáo hội mà còn trong công việc và đời sống hằng ngày. Câu châm ngôn được viết trên các hành lang của Valdocco là “Chúa nhìn con” và “Mọi hành động đều do tình yêu của Thiên Chúa” xuất hiện trong những phòng làm việc ở Mornese là những từ mà Don Bosco và Mazzarello dùng để nói lên lòng tin

Nguồn gốc mọi sự: khăm phá sự hiện diện của Thiên Chúa.

Để tìm ra căn rễ của “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng” thực sự là gì, người Salêdiêng chúng ta đã phải tìm kiếm lâu dài và khó khăn. Chúng ta đã phải suy tư nhiều về ý nghĩa cuộc sống của mình. Chúng ta tìm kiếm nguồn gốc này bằng việc cố gắng hiểu biết một vào điều gì đó về mầu nhiệm Thiên Chúa.

Không thể nào tìm ra được câu trả lời không ngoan cho vấn nạn này.

Chúng ta muốn có một câu trả lời phù hợp với chương trình của Thiên Chúa. Trung tâm điểm của điều này là một kiểu mẫu phức tạp của cái chúng ta gọi là cuộc sống tinh thần. Nền thần học đương thời đã trình bày cho chúng ta một khuôn mẫu giúp cho chúng ta có khả năng vươn tới chiều sâu của chương trình cứu độ thế giới của Thiên Chúa. Chúa Giêsu Nagiarét là điểm qui chiếu đích thực mà chúng ta có được trong  việc tìm kiếm để khám phá ra làm thế nào Thiên Chúa đến gặp chúng ta trong thân phận con người của chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày.

 Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở nên con người, mặc lấy thân phận con người, biến cuộc sống chúng ta nên cuộc sống của Người.

Gia đình Salêdiêng thực sự xúc động trước những trực giác của Don Bosco luôn luôn cảnh giác với những thuyết thần học nhấn mạnh về sự quan phòng của Thiên Chúa và yêu cuộc sống  hàng ngày của mình. Chắc chắn rằng gương mặt cảu Thiên Chúa luôn ở trong mầu nhiệm.

Don Bosco dạy chúng ta chọn việc Thiên Chúa gần gũi với chúng ta hơn là một Thiên Chúa  cao sang, xa lạ. Thêm vào đó, khi Hội Thánh, qua Công đồng, trong “Gaudium et Spes” đã trình bày sự hiện thân của Chúa Giêsu như là một tiêu chuẩn cho việc đổi mới thần học và giáo sĩ, chúng ta vui mừng nhận ra và sở hữu điều này.

Linh đạo giới trẻ Salêdiêng đã lấy những hiểu biết sâu sắc của Don Bosco và Mẹ Mazzarello, luôn bày tỏ những nhận thức đến luồng sinh khí mới của Công đồng và những hiện thân của Chúa Giêsu ngay tại bản chất của đời sống Kitô hữu.

 Sự gần gũi của Thiên Chúa qua hiện thân của Chúa Giêsu

Khi những người Kitô hữu nói về cuộc hiện thân của Chúa Giêsu, họ quan tâm đến việc chi tiết về cuộc đời Chúa Giêsu. Sự thật đó là Thiên Chúa đã quyết định trở nên con người để cứu chúng ta. Qua việc đón nhận chương trình của Thiên Chúa trong cuộc đời của Mẹ Maria, khi đến thời viên mãn Thiên Chúa đã làm người như chúng ta.

Trong những ý nghĩa này, cuộc xuống thế của Chúa Giêsu là một phần cuộc đời của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta tách rời sự kiện này ra khỏi những sự kiện khác của cuộc đời Chúa Giêsu. Việc xuống thế của Chúa Giêsu hướng chúng ta tới cuộc phục sinh. Thiên Chúa đã trở nên người như chúng ta để ban cho chúng ta quyền năng cứu độ của Người.

Kinh thánh chỉ rõ rằng khi các môn đệ của Chúa Giêsu nhắc tới cuộc xuống thế của Chúa Giêsu, họ không thấy điều đó tách rời ra khỏi điều khác. Họ nhìn điều này rõ ràng hơn như một thấu kính trước mọi điều Chúa Giêsu nói và làm. Đây là một điểm quyết định trong cuộc sống Chúa Giêsu mà có ý nghĩa cho tất cả phần còn lại.

Một ví dụ phù hợp minh họa cho điểm này. Nếu như một ai muốn chụp một tấm hình về một phong cảnh, thì quyết định trước tiên là kiếm một nơi để đặt máy ảnh. Sự chọn lựa này là một điều quyết định bởi vì máy ảnh sẽ chụp cái mà ống kính hướng tới.

Các môn đệ Chúa Giêsu xem cuộc xuống thế của Ngài như là đích điểm để hiểu phần đời còn lại của Đấng tôn sư của mình. Cũng đủ để nghĩ tới những cuộc tranh luận gay gắt giữa Chúa Giêsu và các tiến sĩ luật, họ đánh giá thái độ cư xử của Chúa Giêsu trên “ nền tảng” những cái mà họ đã biết về Thiên Chúa.

Chúa Giêsu thay vì nói cho họ biết rằng chỉ có một con đường duy nhất mà họ biết Thiên Chúa qua Ngài. Chúa Giêsu bộc lộ ra gương mặt của Thiên Chúa trong hình bóng  con người mà Mẹ Maria đã cưu mang. Trong Chúa Giêsu ẩn chứa mầu nhiệm không thể thấu được  sự xuống thế là sự quá vĩ đại vì Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận con người và trở nên “LỜI”. (DV 13).

Trong thân phận con người và lời của Chúa Giêsu Nagiarét, chúng ta nói về Thiên Chúa và nói tới Thiên Chúa. Đối với ta, chúng ta có thể hiểu Thiên Chúa là ai và Ngài yêu cầu ta làm gì.

Chúa Giêsu mặc khải gương mặt của Thiên Chúa

Trong nhiều trang của Kinh Thánh bộc lộ cho ta về gương mặt của Thiên Chúa. Người gần gũi với con người, thiết tha với cuộc sống và hiến thân cho hạnh phúc của mọi người. Chúa Giêsu không đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn giữa Thiên Chúa và hạnh phúc con người. Thay vào đó Chúa Giêsu khẳng định rằng vinh quang của Thiên Chúa làm cho con người được hạnh phúc và sống đầy đủ ý nghĩa. Một Thiên Chúa “ghen tương” trong Cựu ước đã trở thành một Thiên Chúa “ yêu thương” trong Chúa Giêsu.

Trong nhiều trang trong Kinh thánh, có hai điều đặc biệt mà truyền thống salêdiêng hướng đến, chúng là trung tâm cho việc hiểu biết của lòng tin chúng ta. Trong 2 đoạn trích này, Thiên Chúa đã mặc khải Ngài qua cuộc nhập thể của Chúa Giêsu.

Phúc âm của Thánh Luca giúp chúng ta hiểu biết Thiên Chúa là ai và có mối quan hệ với chúng ta, đó là người phụ nữ tật nguyền. Một cách gián tiếp điều đó hướng tới mục đích của “Linh đạo giới trẻ salêdiêng” của chúng ta.

“Ngày Sabat kia, Đức Giêsu giảng dạy trong một hội đường, ở đó có môt phụ nữ bị quỉ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được. Trông thấy bà, Đức Giêsu gọi lại và bảo: “Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền”. Rồi Người đặt tay tên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa (Lc 13, 10-13). Ngay sau đó Người đối mặt với sự giận dữ của ông trưởng hội đường bởi vì Ngài dám chống lại luật và chữa lành người bệnh trong ngày Sabat, Chúa Giêsu trả lời: “Còn bà này là con cháu ông Abraham, bị Satan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày Sabat sao?” ( La 13, 16).

Đây không chỉ là đoạn duy nhất trong Phúc âm mà điều này được đặt ra. Quả thật  toàn bộ Phúc âm theo giọng điệu này. Nó phản ánh mong muốn của Chúa Giêsu đó là mang sự sống đến nơi có dấu hiệu của sự chết. Cuộc  chiến đấu này, với nhiều lý do khác nhau, giúp cho những ai đó bị đè nặng lo âu với những bổn phận không thể ngẩng cao đầu và đứng thẳng, mà dường như là một lý do trong trọn cuộc đời của Chúa Giêsu.

Nhân danh Thiên Chúa, Chúa Giêsu khuyến khích tát cả những ai bị đàn áp hãy đứng thẳng lên. Ngài phục hồi nhân phẩm cho những ai đã bị cướp mất. thật khác xa với những kinh nghiệm tôn giáo lợi dụng Thiên Chúa để làm giảm giá trị cuộc sống và hạnh phúc con người. Chúa Giêsu thực sự là dấu chỉ của Thiên Chúa cảu Abraham, Isaac và Giacobe, Thiên Chúa phán: “ta là Thiên Chúa của các ngươi, đã đem ngươi ra khỏi Ai cập để ngươi không còn là những người nô lệ nữa. Ta đã bẻ gãy quyền lực đã kìm kẹp ngươi và Ta cho ngươi ngẩng cao đầu bước đi” (Lv 26,23).

Chúa Giêsu làm việc theo cách này trong sự nhân danh Thiên Chúa. Quả thật, những cuộc tranh luận gay gắt giữa Ngài với những người nhận thấy lời của Ngài thật khó chấp nhận, chứng minh sự thật rằng những hành động của Chúa Giêsu biểu lộ cách rõ ràng đến từ Thiên Chúa.

Vị mục tử nhân lành

DB thường nói với các bạn trẻ ngài về Vị Mục tử nhân lành. Cũng như Chúa Giêsu, DB là dấu chỉ của Thiên Chúa đối với họ.

Một trang khác của Phúc âm kể tiếp: “Vậy, Đức Giêsu lại nói: Thật, tôi bảo thật các ông, Tôi là cửa chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên không nghe họ. Tôi là cửa.Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp đồng cỏ. Kẻ trộm chỉ đến để ăm trộm, giết hại và phá hủy. Tôi, Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Tôi chính là Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên. Người làm thuê vì không phải là mục tử, và chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của Tôi và chiên của Tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và Tôi biết Chúa Cha, và Tôi hy sinh mạng sống mình cho chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc về ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng Tôi.Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì Tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống Tôi tự ý hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Tôi đã nhận được  ”(Ga 10, 7-18).

Chúa Giêsu vẽ nên một chân dung tự họa theo hình ảnh của vị Mục Tử nhân lành. Ngài miêu tả quan điểm của Thiên Chúa đối với con cái của ngài và yêu cầu chúng ta làm việc cùng cách đó.

Đó là một lời để nghị đầy thử thách .Đó là một linh đạo giúp chúng ta suy gẫm về Thiên Chúa trong và qua hành động.

Hình ảnh: “vị Mục tử nhân lành” đã in sâu vào các Kitô hữu mọi thời. Đó là hình ảnh được vẽ lên các bức tường của các hầm mộ để trao ban hy vọng cho những ai đối diện với sự chết. Bởi vì họ vẫn giữ vững lòng tin vào Chúa Giêsu. Nó được tạc vào những bức tường đá cảu các nhà thờ lớn qua nhiều thế kỷ để nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ chúng ta phải hoàn thành. Chính DB bị đánh động rất mạnh về hình ảnh vị mục tử nhân lành, đến nỗi ngài đã thốt lên: “Con hứa với Thiên Chúa rằng con sẽ hiến trọn cuộc sống cho phần rỗi của người trẻ đến hơi thở cuối cùng của con”.

Chúa Giêsu, vị Mục tử nhân lành bộc lộ cho chúng ta biết Thiên Chúa là ai và Người mời gọi chúng ta trung thành với chương trình của Người. hy sinh cuộc sống cho con chiên đến hơi thở cuối cùng, đó là yêu mà không tính toán.

Thiên Chúa trong thân phận con người.

Cuộc nhập thế của Chúa Giêsu đã bộc lộ ra gương mặt của Thiên Chúa. Cuộc khám phá này đủ để chúng ta ca ngơi Thiên Chúa trong những ngày sống còn lại của chúng ta.

Tuy nhiên còn có một vài điều hơn nữa để thêm vào chiều kích khác của lối sống Kitô hữu. Cuộc nhập thể của Chúa Giêsu đã biểu lộ sự lớn lao không có giới hạn, bởi vì nó đặt nền tảng vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta, những người nam và nữ sống khó nghèo, tránh xa tội lỗi, đã trở nên con người mới để vẽ lên gương mặt của Thiên Chúa và nói lên lòng êu thương của Ngài đối với tất cả mọi người. Chúa Giêsu chia sẻ thân phận con người của chúng ta. Thiên Chúa mặc khải và nói nơi Chúa Giêsu, chỉ cho chúng ta cách thế có thể trở nên lời và chứng nhân của Thiên Chúa.

Có một sự tương hợp giữa con người, Chúa Giêsu và Thiên Chúa. Đó là mối quan hệ thân mật mà làm cho chúng ta có thể nói lên quan lời Kinh thánh “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

Con người thế của Chúa Giêsu mà Mẹ Maria mang trong cung lòng mình biểu lộ ra gương mặt của Thiên Chúa. Thân phận con người của chúng ta là thân phận con người của Chúa Giêsu. Chẳng nghi ngờ gì Chúa Giêsu đã sống trọn thân phận con người. Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất của việc sống ngoài cuộc sống đó. Về cơ bản chúng ta là chi thể của Chúa Giêsu. Chắc chắn, chúng ta là điều này trong cách trở nên nghèo hèn và thường bị xáo động. Chúng ta trở nên như Chúa Giêsu, là nơi của sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa.

“Linh đạo Salêdiêng  ”đặt nền tảng trên sự nhập thể của Chúa Giêsu và là một linh đạo yêu cuộc sống. Điều nàyđược nhận ra trong nhân loại và trong cuộc sống nơi mà Thiên Chúa luôn hiện diện và gần gũi với mỗi người trong chúng ta, cũng giống như điều tốt và sự tiếp đón của Chúa Cha người cứu vớt và làm tròn đầy cuộc sống. Phản chiếu điều này vào cuộc sống chúng ta và ý nghĩa của cuộc sống thúc dục chúng ta trở nên sống đúng với cuộc sống và sống cuộc sống đầy ý nghĩa.

NHỮNG ĐIỂM SUY TƯ VÀ THẢO LUẬN

  • Kinh nghiệm về sự quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời bạn là gì?
    Bạn tìm thấy sự hiện diện đó một cách dễ dàng nhất ở nơi đâu? Tại sao?
    Những khó khăn nào mà bạn gặp phải trong việc sống dưới sự hiện diện này trong cuộc sống hàng ngày?
  • Bạn đã nếm trải sự hiện diện của Thiên Chúa qua việc giao tiếp với bạn thông qua những người khác trong những cách thức nào? Những ảnh hưởng nào của việc hiện diện này trên cuộc sống bạn?
  • Cuộc nhập thể của Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy cách Thiên Chúa đến gặp chúng ta trong thân phận con người. Những điều gì bạn cảm thấy khó khăn để hiểu hoặc tin vào khái niệm này?
    Tại sao bạn nghĩ rằng điều này đã hình thành nên nền tảng của linh đạo giới trẻ Salêdiêng của chúng ta?
  • Cái gì là những mối liên kết giữa những mối liên hệ rõ ràng là trọng tâm của linh đạo giới trẻ Salêdiêng của chúng ta và ý nghĩa của sự hiện diện của Thiên Chúa?
    Những kinh nghiệm nào của bạn về việc hai điều này được liên kết nên một?
  1. SỐNG TRONG MẦU NHIỆM

Các Kitô hữu suy nghĩ về những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa  đã làm qua Chúa Giêsu, họ thường tự hỏi rằng “Làm sao chúng ta diễn đạt tình yêu của mình cho Thiên Chúa và lòng biết ơn mà chúng ta cảm thấy được yêu một cách lớn lao”. Câu hỏi này phát sinh từ nhận thức về mầu nhiệm xung quanh chúng ta.

Việc suy ngẫm về mầu nhiệm này dẫn chúng ta tới một cái nhìn mới về cuộc sống và tới một lối sống mới.

Tôi tự hỏi, mình làm gì trong những điều kiện cụ thể này?

Câu giải đáp của Don Bosco một phần mang tính truyền thống, một phần mới mẻ. Ngài nói về “việc cứu rỗi các linh hồn”.

Việc cứu rỗi một người là bản chất của tất cả mọi người Kitô hữu tốt lành mong muốn và cố gắng thực hiện. Điều đó thực sự có gì là quan trọng nếu một người sở hữu cả thế gian này mà đánh mất linh hồn của họ? Đây là vấn nạn mà các Kitô hữu cần hỏi chính mình khi đối mặt với những chọn lựa và những quyết định quan trọng.

Ngày nay có một vài từ mà chúng ta không thích. Chúng ta cố tránh sử dụng chúng. Nguy cơ chúng ta trốn chạy trong việc không chấp nhận những lời của quá khứ đó là chúng ta đánh mất bản chất của vấn đề chúng ta đang tạo nên.

Ngày nay chúng ta có khuynh hướng giảm giá trị của mọi thứ thấp hơn cùng mức độ của chúng, không bận tâm về “linh hồn” mà chỉ dành cho các tu sĩ nam nữ, nhất là thế hệ lớn hơn.

“ Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ” rút ra từ Giáo hội tại Công đồng Vatincano II, không có sự phân biệt nào giữa thể xác và linh hồn.

Tuy nhiên, nó khẳng định rằng nếu chúng ta muốn sống trong tình yêu của Thiên Chúa, có một vài điều chúng ta không được lãng quên. Giống như “viên ngọc quí ” trong Phúc âm cần được sở hữu với bất cứ giá nào, thì đây cũng là quyết định của chúng ta để làm cho Thiên Chúa trở nên Thiên Chúa của đời sống mình và trao cả cuộc sống mình cho Ngài.

Để hiểu điều này có ý nghĩa là gì trong đời sống hàng ngày thì chúng ta phải cố gắng thấm nhuần ít nhiều mầu nhiệm về Thiên Chúa. Chúng ta cùng nhau cố gắng thực hiện điều này. Chúng ta phải tôn trọng những người đã tin và đi trước chúng ta, mặc dù ngày nay chúng ta dùng những cách diễn đạt rất khác xa với những cách diễn đạt mà họ đã dùng trước đây

Sống trong niềm tin

Trong cuộc đời của mình, Don Bosco đã nếm trải được sự hiện diện của Thiên Chúa như tình yêu của cha mẹ dành cho và bảo vệt con cái mình.

Vì lý do này mà ngài đã yêu thương người trẻ người gặp và yêu thương cuộc đời chúng.

Qua cuộc sống, và qua người trẻ, Don Bosco luôn khám phá những dấu chỉ của sự gần gũi của Thiên Chúa. Những lời của Ngài đầy những sự diễn đạt về điều này.

Don Bosco thường cháo các học sinh của ngài với câu nói: “Hãy trở nên những người cứu, giúp đỡ người khác và hãy tự cứu lấy bản thân .” Và với Đaminh Savio, “Con hãy trở nên một người có ảnh hưởng tốt cho bạn bè của con”. Ở một mức độ nào đó thì điều này là một âm vang của những lời Chúa Giêsu trong Phúc âm “Thầy đã nói với anh em và điều ấy để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn”( Ga 15,11).

Đaminh Savio đã nhận ra được ý nghĩa của điều này “đối với chúng ta, sự thánh thiện bao gồm việc luôn sống vui tươi”.

Cuộc nhập thể của Chúa Giêsu đã giúp chúng ta tái khám phá ra rằng Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống hàng ngày. “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ” là một “linh đạo của đời sống hàng ngày”.

Cụm từ này có tầm quan trọng. Nó trở nên một điểm tham chiếu chung, một khuôn mẫu cụ thể của lối sống Kitô hữu.

Không chỉ Don Bosco đã tin tưởng rằng không cần tách biệt chính bản thân khỏi cuộc sống để tìm gặp Thiên Chúa. Ngài còn vượt qua cả điều này và khẳng định rằng Thiên Chúa chỉ được tìm thấy ngay chính trong cuộc sống hàng ngày. Ngài hiện diện trong cuộc sống của chúng ta vì chúng ta và vì hạnh phúc của mình.

“ Để hiểu và yêu cuộc sống như là một thực tế mới trong đó Thiên Chúa làm việc như một người cha nhân ái, chúng ta cần thừa nhận sự thường nhật của đời sống hàng ngày, chấp nhận những thử thách, những vấn đề của cuộc sống và những căng thẳng. Chúng ta cần tìm kiếm những thành phần khac nhau của cuộc sống để hợp nhất chúng trở nên cái toàn vẹn mà đó chính là món quà của Chúa Thánh Thần qua phép rửa. Chúng ta cần làm việc để vượt qua sự mơ hồ của hiện tại trong kinh nghiệm hàng ngày và yêu thích những lựa chọn mà chúng ta đã thực hiện” (CG 23).

Sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống hàng ngày

Lời khẳng định này nghe rất hay nhưng là những thách thức lớn.

 thì rất dễ dàngđể viết điều này hơn là sống trong cuộc sống thực tế.

Làm sao chúng ta có thể tuyên bố rằng Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của mình khi chúng ta chưa một lần thấy Ngài cách trực tiếp và không thể nhận ra Ngài trong đời sống cá nhân hoặc cộng thể? Có lẽ Don Bosco đã có những giây phút “tối tăm ”.

Chắc chắn khi bị đè nén bởi mỗi đau đớn và nỗi thống khổ ngài thường thốt lên lời thánh vịnh “Thiên Chúa, ngài ở đâu?”.

Đủ để nói rằng Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta khám phá ra ý nghĩa đích thực của sự hiện diện mầu nhiệm này.

Chúng ta biết rằng có những kiểu mẫu khác nhau của sự hiện diện. Một người bạn mà chúng ta đang nói chuyện đó cũng là sự hiện diện với chúng ta. Nhớ rằng một người bạn tốt trong những giây phút khó khăn làm cho người đó hiện diện trong một nghĩa khác.

Trước tiên là sự hiện diện về thể chất. Kế đến là tư tưởng.

Sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống con người thì không phải là sự hiện diện thể chất hoặc là một điều tưởng nhớ tình cảm không hình ảnh rõ ràng.

Chúng ta đang nói về một sự hiện diện không không thể phủ nhận đích thực cho dù chúng ta muốn một sự hiện diện đặc biệt.

Có một mối quan hệ mầu nhiệm giữa cái chúng ta thấy và có thể chứng minh cách dễ dàng và cái mà chúng ta không thể nhìn thấy với những phương tiện của mình loại bỏ.

Cuộc sống chúng ta thường được vạch rõ bởi những cái chúng ta thấy và có thể chứng minh.

 Chúng ta có một cái tên, có gia đình và tiểu sử. Chúng ta sống trong một hoàn cảnh riêng biệt. Chúng ta làm việc, chúng ta có một nhóm bạn, chúng ta yêu và chịu đựng. Tất cả những điều này thì cụ thể và là những kinh nghiệm có thể cảm nhận được.

Tuy nhiên, có một vài điều về cuộc sống của mình luôn luôn xoay sở để tránh sự mô tả, nhưng rất quan trọng. Những người suy gẫm về mầu nhiệm của Chúa Giêsu bắt đầu khám phá ra rằng Thiên Chúa mặc lấy hình ảnh con người và trở nên “Lời”. Điều này dẫn chúng ta tới tâm điểm của sự tồn tại của Thiên Chúa. Ngài tự do đối thoại với nhân loại qua cuộc nhập thể của Chúa Giêsu. Trong Chúa Giêsu và qua Ngài chúng ta cũng sở đắc được mầu nhiệm vĩ đại này.

Trong tất cả điều này có một vài điều lớn hơn những điều mà chúng ta biết. Nó làm cho chúng ta trở nên chính con người của mình hơn.

Mầu nhiệm này ngay tại bản chất thực tế của chúng ta, chúng ta nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa gắn bó mật thiết với con người.

Chính vì lý do này mà sự hiện diện của Thiên Chúa bao gồm cả một sự không chắc chắn trong việc tìm kiếm một vài điều vượt ngoài khả năng của chúng ta. Nó bao gồm những nỗi thống khổ và nỗi đau của chúng ta, sự buồn bã mang lại do nỗi cô độc của mỗi người chúng ta.

Đức tin: cuộc sống hàng ngày được nhìn qua mầu nhiệm

Tầm nhìn này cần được nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong những sự kiện của đời sống hàng ngày là một điều đặc biệt. Nó là một cái nhìn nội tâm, thẩm thấu ra bên ngoài đến mầu nhiệm, mà mầu nhiệm này nằm ở bên trong nội tâm.

Các Kitô hữu gọi là “đức tin” cho tầm nhìn này đã xé tan bức màn đã bao trùm sự sống của con người của chúng ta.

Đức tin là đặc trưng của đời sống của người Kitô hữu. Một người Kitô hữu có thể phân biệt được qua lòng tin của họ. Có rất nhiều phương cách của việc suy nghĩ về đức tin của chúng ta.

Một điều hấp dẫn chúng ta bởi vì nó miêu tả lòng tin của don bosco, đó là sự miêu tả về ngài được tìm thấy trong Hiến luật của Tu hội SDB, ngài là một con người thâm thúy, phong phú trong các nhân đức, ngài nhận thức và mở rộng mình đến thực tế của con người. Ngài thực sự là người của Thiên Chúa , dồi dào hồng ân của Chúa Thánh Thần. Ngài đã sống như thể ngài thực sự thấy được những điều không thể thấy dưới mắt nhân loại”. ( HL 21).

Để bắt đầu hiểu được lời diễn đạt “thấy điều vô hình” chúng ta cần đi căn bản mà trước tiên vạch ra khía cạnh về đức tin.

“Để có đức tin”, thư gởi cho tín hữu Do thái giải thích “đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1).

Thư gởi cho tín hữu Do thái tiếp tục liên hệ đến những chuyện về những người nổi tiếng đã sống cuộc đời của họ như là họ thấy “những điều mà những điều này đối với mắt con người không thể thấy được”.

Những hoàn cảnh này đối với họ, cũng như đối với Don Bosco và Mazzarello là bình thường, những hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày.

Trong những sự kiện mà không thể thấy được lại có ý nghĩa và lý do cho những điều được thấy và đã được trải qua.

Việc sống đức tin đòi hỏi can đảm để đọc ra những điều đang xảy ra cho cá nhân hay tập thể với một cái nhìn luôn luôn thấm nhập và đào sâu bên trong mọi điều đến ngưỡng cửa của mầu nhiệm.

Những người tin đã sống lòng tin qua việc nhìn thấy ý nghĩa sâu xa hơn trong tất cả mọi điều xảy ra. Những người tin sống một cuộc sống sâu sắc hơn sau khi suy gẫm về mầu nhiệm của cuộc sống. Tình yêu là phương cách hữu hình mà chúng ta nếm trải điều này.

Khi hai người đang yêu nhau, sự hiện hữu của người này luôn luôn được gợi nhắc bởi người khác( họ luôn nhớ tới nhau). Sự hiện diện đôi bên rất mạnh mẽ đến nỗi nó làm thay đổi ý nghĩa của cuộc đời và hiến thân cho nhau.

Đây là lòng tin của người Kitô  hữu, để nhận ra mầu nhiệm tràn đầy trong cuộc sống hàng ngày.

Mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chiều sâu các biến cố trong cuộc sống.

Mầu nhiệm là gì? .Đây là câu hỏi rất quan trọng không dễ trả lời. Linh đạo giới trẻ Salêdiêng thừa nhận rằng với Thiên Chúa thì con người không thể phân biệt bằng ngôn ngữ của loài người được.

Chính Chúa Giêsu, là Đấng đã giới thiệu gương mặt và nói về mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Có một đoạn Phúc âm rất khác lạ đối với lý lẽ của chúng ta nhưng lại làm sáng tỏ sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

“Có một người chủ kia trồng được một vườn nho: chung quanh vườn, ông rào dậu, trong vườn, ông đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi phương xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ của ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng bọn tá điền cũng cư xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng vì nghĩ rằng: “Chúng nể con ta”. Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con thì bào nhau: “Đứa con thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, đoạt lấy gia tài nó !”. Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho và giết đi”.

Đoạn Kinh thánh đã kết thúc theo cách này nhưng có một sự tiếp theo cho câu chuyện đó.

Người con trai đã bị giết chết và những kẻ người nghĩ rằng họ đã thắng vào hôm đó. Tuy nhiên Thiên Chúa cho người con ấy sống lại từ cõi chết.

Người con đã trở thành kẻ chiến thắng bởi vì cậu đã quyết định hiến mạng sống mình vì tình yêu. Giá trị của cuộc sống là gì? Trong Chúa Giêsu, hạt lúa mì thối rữa dưới lòng đất để mọc lên một cây lúa mì tốt cho tất cả mọi người.

Đây chính là cách mà Thiên Chúa đối đầu với những vấn nạn của cuộc sống là những điều có được trong những sự kiện cá nhân và cộng thể.

Một người nhận ra mầu nhiệm này là người sống những đau khổ của cuộc sống hàng ngày bằng đức tin.

Đây là người đã biến cuộc sống mình thành một lời công bố và sự hy vọng nhân danh quyền năng Thiên Chúa của Chúa Giêsu.

Lời Chúa thấm nhập mầu nhiệm.

Đối với những ai tin thì việc sống đức tin sẽ dễ dàng chấp nhận một vài điều gì đó, cũng dễ chấp nhận ai đó. Và không còn sống cho chính mình nữa, nhưng sống trong Thiên Chúa và vì Thiên Chúa.

Kinh thánh là một phương thế đặc biệt mà qua đó chúng ta đi vào trong mầu nhiệm, trong khi suy gẫm những giây phút của cuộc sống chúng ta. Thiên Chúa nói với chúng ta qua Kinh Thánh. Kinh thánh làm cho Lời Chúa đi vào cuộc sống hàng ngày và làm cho nó có ý nghĩa.

Phương cách của việc đọc, suy gẫm và cầu nguyện với Kinh thánh là điều căn bản đối với “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ”.

Don Bosco có  một phương cách đặc biệt trong việc trình bày Kinh thánh. Ngài luôn suy gẫm về Kinh thánh. Về điều này ngài được xem như là người tiên phong vào thời đó.

Ngài nói về Kinh thánh cho các học sinh của mình, giúp chúng hiểu, suy gẫm, cầu nguyện và áp dụng Kinh thánh vào cuộc sống của chúng. CŨng như don bosco, chúng ta cũng suy gẫm, cầu nguyện và cố gắng đưa Lời Chúa vào thực tế. Chúng ta tái khám phá nguồn gốc của mình trong chương trình cứu độ, và chúng ta học hỏi Lời Chúa và có thể dùng trò chuyện với Thiên Chúa. Kinh thánh nối kết chúng ta với sự yên lặng của con người bên trong mình.

Qua lời Ngài, chúng ta để cho Thiên Chúa hướng dẫn tâm hồn mình trước những lựa chọn, hành động, lời nói và trên hết mọi ý nghĩa là chúng ta trao ban cả cuộc sống.

Trong bối cảnh tu trì chúng ta hợp nhất các con cái của Thiên Chúa mà qua lịch sử ở những nơi khác nhau trên thế giới, những người này cất vang những bài ca ngợi khen và cầu xin lên Thiên Chúa. Trong cách này, chúng ta cố gắng làm cho lời nói, những tư tưởng, những hành động của mình trở nên ngày càng giống lời nói, tư tưởng và hành động của Chúa Giêsu Kitô.

Giáo hội :người cùng chia sẽ mục đích của Chúa Giêsu

Các Kitô hữu sống lòng tin, làm cho cuộc sống của họ trở thành những người theo Đức Kitô đích thực.

Chúng ta không thực hiện điều này một mình, dấn thân như những cá nhân cho một mục đích quan trọng.

Chúng ta cùng sống, tin tưởng, yêu thương và hy vọng với các anh chị em của mình, những người đi trước chúng ta, những người chung quanh mình bây giờ và những người sau chúng ta sẽ cùng chia sẻ cùng một niềm tin.

Chúng ta là những người chia sẻ cùng một mục đích chung của Chúa Giêsu. Chúng ta là Giáo hội.

Don Bosco rất yêu thương Giáo hội. Ngài dành trọn cuộc sống mình cho việc phục vụ Giáo hội. Ngài đã bày tỏ tình yêu của mình đối với Giáo hội bằng cách diễn đạt của thời đó. Ngài là một con người của thế kỷ 19 và theo ngài, trên hết trong Giáo hội là Đức Thánh Cha và các giám mục.

Ngài luôn dành cho Giáo hội một lòng kính trọng lớn lao và sự vâng phục đặc biệt, vào thời điểm trong Giáo hội có những căng thẳng và những giáo thuyết dường như làm hao mòn lòng trung thành.

 Tuy nhiên, ngày nay chúng ta có được một món quà quí giá làm cho chúng ta biết Giáo hội rõ hơn. Món quà này chỉ ra ý nghãi của nó là “yêu Giáo Hội” và làm thế nào để sống như là một phần tử trong Giáo hội. Món này chính là Công đồng Vatincan II. Qua Công đổng, chúng ta khám phá một phương cách mới của sự vâng phục và một cái nhìn rộng rãi hơn và tổng quát hơn về Giáo hội.

Giáo hội của Công đồng

Công đồng đã miêu tả gương mặt của Giáo hội như một gương mẫu của việc phục vụ Nước Chúa là một nhiệm vụ hàng đầu, như Chúa Giêsu đã kêu gọi.

Nước Thiên Chúa là sự sống và là niềm hy vọng cho tất cả những ai dấn nhân danh Thiên Chúa. Giáo hội tồn tại và tiếp tục công bố về nước Thiên Chúa và mang vương quốc này đến đây và bây giờ. Chúng ta tiếp tục tình yêu của Don Bosco dành cho Giáo hội bằng việc học hỏi để yêu và sống trong Giáo hội với lòng say mê về Nước Chúa đã được đánh dấu qua cuộc đời của Chúa Giêsu, Don Bosco ,Mẹ Mazzarello và nhiều người bạn khác trước chúng ta.

Để trình bày hình ảnh của Giáo hội trong sự phục vụ nước Chúa, Công đồng đã tìm kiếm nguồn cảm hứng từ cộng đoàn Giáo hội đầu tiên mà chúng ta biết đến qua những hoạt động của các tông đồ. Những người đó dã tự tập xung quanh các tông đồ sau biến cố phục sinh của Chúa Giêsu. Đã có một sự nhận thức mãnh liệt của việc trở nên một cộng đoàn của những người dấn thân đời mình để tiếp tục sứ mệnh Người Thầy của họ. Họ đã tin vào Chúa Giêsu như là Thiên Chúa và đã sống niềm tin này trong sự dấn thân của mình để trở nên “một tinh thần và một trái tim” và để cùng nhau chia sẻ mọi thứ theo “những gì mỗi người cần” (Cv 2, 42-45; 4, 32-35). Cộng đoàn này được nhận ra trong “việc bẻ bánh”. Sự nhận ra mà trong Chúa Giêsu, sự sống đã khải hoàn và vẫn còn chiến thắng sự chết. Qua việc cử hành bí tích Thánh thể họ đã dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa vì sự phục sinh mà Chúa Giêsu đã thực sự mang lại. Họ nhận thấy rằng sự phục sinh vinh hiển biểu lộ rõ ràng, ngày này qua ngày khác, họ làm một hành trình hướng về tương lai của sữ phục sinh vĩnh cửu khi “sự chết không còn nữa”. Sự hiệp nhất của cộng đoàn này được xây dựng nên xung quanh mục đích mà Chúa Giêsu đã đến để công bố. Sự tồn tại đa dạng của những quan điểm và của những hoạt động đã trở nên hợp lý cho việc thực hành mục đích hiệp nhất này.

Các tông đồ đã học nơi chính Chúa Giêsu tìm kiếm sự hiệp nhất và sự cùng chia sẽ bằng việc chấp nhận và kính trọng những sự khác biệt tồn tại ở giữa họ. Đoạn trích dẫn sau diễn tả điều này rất rõ: “Ông Gioan nói với Đức Giêsu: “ Thưa thầy, chúng con thấy có người lấy Danh Thầy mà trừ quỉ. Chúng con đã cố gắng ngăn cản, vì người ấy không nghe chúng ta”.Đức Giêsu nói: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta. Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”( Mc 9, 38- 41). Các tông đồ cũng đã lập luận như các Kitô hữu ngày nay. Họ có một ít ghen tương. Họ đã muốn có một số quyền lợi riêng biệt về việc làm tất cả những điều tốt. Dường như họ muốn tìm kiếm niềm vui vủa việc tìm ra những giải pháp cho những vấn đề cấp bách là thuộc về nhóm của họ. Trong đầu họ, sự hiệp nhất dễ dàng rơi vào  sự đồng hóa. Chúa Giêsu đưa ra một sự hiệp nhất đòi hỏi sự dấn thân nhiều hơn nữa ấy là sự phục vụ cuộc sống bằng việc chống lại sự chết. Đối diện với nhu cầu này, người ta không thể đùa được. Tính đa dạng là một kết quả của nhu cầu này để phục vụ cuộc sống một cách đầy ý nghĩa. Chúng ta có nhiệm vụ phục vụ cuộc sống với những kinh nghiệm, với những hành động của mình trước những hình thức của cái chết đang có chung quanh ta.

Chúng ta hãy yêu  mến và xây dựng Giáo hội        

Đây chính là Giáo hội mà chúng ta muốn phục vụ, yêu mến và xây dựng.

Đó là những người mà chúng ta phục vụ, yêu mến và xây dựng.

Chúng ta là những con người chia sẻ mục đích của Chúa Giêsu và dấn thân chính mình để mang mục đích ấy đến một sự tương ái là chấp nhận và yêu mến, trong tinh thần chia sẻ và thông hiểu lẫn nhau mà xa hơn nữa là vượt qua sự cách biệt giữa các chủng tộc và ác nền văn hóa ,xã hội.

Trong sự hiệp nhất của đức tin và sự dấn thân này, chúng ta khám phá ra một sự tương trợ lẫn nhau trong việc làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Một trong những chứng nhân này là Đức Maria. Quả thật, Mẹ là người đầu tiên giữa những người tin và là một niềm yêu mến giữa các tông đồ của Đức Giêsu. Các thánh cũng là những người trong số những nhân chứng này. Họ đã biểu lộ ra sự hiện diện của Thiên Chúa và gương mặt của Ngài cho con người. Qua họ, Thiên Chúavẫn tiếp tục nói với chúng ta. Chúng ta hãy đến với các Ngài, ví dụ dõi theo cuộc sống của các Ngài, cầu xin các Ngài phụ giúp và cùng chia sẻ với các Ngài trong những ngày lễ kỷ niệm. Những người bạn của chúng ta cũng là những chứng nhân. Hàng ngày chúng ta sống lòng tin với những người bạn này. Chúng ta chia sẻ cùng một lòng say mê nước Thiên Chúa, làm việc với họ, cùng cộng tác và lập ra những giai đoạn mới để giúp cho chúng ta có thể phục vụ cuộc sống và hy vọng trong thế giới hôm nay. Có rất nhiều người dường như không có cùng một ý hướng với Giáo hội nhưng chia sẻ một niềm say mê vì cuộc sống, vì sự công bằng và vì sự đoàn kết của những người bạn dấn thân này giúp chúng ta có thể đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta. Họ như là những phần tử của những lời trở nên rất thuyết phục bởi vì họ mang những gương mặt đích thực của những người bạn được biết đến hoặc không được ai biết đến.

Các bí tích của Giáo hội

Hành động cứu độ của Thiên Chúa hoạt động trong cuộc sống của chúng ta trong nhiều phương cách khác nhau. Người cha và người mẹ nào cũng yêu và muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái mình cách vô điều kiện.

Với niềm vui lớn mà chúng ta khám phá ra rằng cuộc sống hàng ngày quả thật là nơi mà Thiên Chúa đang hiện diện. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa đến gần và cứu chúng ta trong cuộc sống của mình. Kiểu mẫu của sự hiện diện này không là cách duy nhất mà qua đó Thiên Cháu cứu vớt chúng ta. Truyền thống Kitô giáo thùa nhận những phương cách quan trọng và có hiệu quả khác của việc biểu lộ sự cứu độ của Thiên Chúa. Những phương cách này rất đặc biệt đến nỗi mỗi khi các tín hữu nói về “Các bí tích” của sự hiện diện của Thiên Chúa, là chỉ về những điều này. Đây là những lời của Thiên Chúa đã được viết ra. Trong bảy bí tích, Giáo hội trở nên là nơi sự hiệp nhất và trên tất cả là bí tích Mình và Máu như chúng ta đọc được trong Phúc âm thánh Gioan (Ga 1, 13).

Chúng ta đã thực sự nói về tầm quan trọng của Lời Thiên Chúa và cảu bí tích Thánh Thể. Chúng ta hãy nhìn sơ qua về các bí tích Thánh Thể. Một lần nữa chúng ta nhìn qua lăng kính của đời sống hàng ngày, giúp chúng ta hiểu Lời Chúa và Giáo hội.

Từ quan điểm này, “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ” giúp chúng ta khám phá ra một điều rất kỳ diệu. Các bí tích là những giây phút đặc biệt trong cuộc sống của chúng ta, là những phần nhỏ tương lai đi ngang quan thời gian hiện tại của chúng ta.

Một sự thay đổi quan điểm trong suy tư tôn giáo

Truyền thống Salêdiêng của chúng ta coi trọng các chức năng đặc biệt của các bí tích. Đối với Don Bosco, các bí tích là những điểm mạnh (mà ngài gọi là “những trụ cột”) của giáo dục Kitô giáo. Để trung thành với Don Bosco, và để làm thế nào chúng ta trình bày điều này cho những đề trài sống của Kitô giáo, chúng ta cần lồng các bí tích vào nền văn hóa hiện tại của mình.

Don Bosco  đã nhận thấy các bí tích trong hoàn cảnh của suy nghĩ tôn giáo vào thời của ngài. Đó là một nền thần học rất khác xa với nền thần học mà Giáo hội trình bày cho các Kitô hữu ngày nay. Trong hệ thống luân lý của thời đại Don Bosco, thật dễ dàng tách cuộc sống hàng ngày ra khỏi sự cứu độ. Trong viễn cảnh này, các bí tích phục vụ để mang cuộc sống hàng ngày một cách tuyệt diệu nhất vào hành động cứu độ của Thiên Chúa.

Trong quá khứ, lòng tin và sự thịnh hành của sự thánh thiêng thúc đẩy mọi người nhìn thấy sự cứu độ trong một phương cách đầy xúc động. Cuộc sống được xem như là một cuộc chiến đấu giữa những thế lực của điều tốt và xấu. Về khía cạnh tốt, những người này thường dùng những năng lực của họ để đảm bảo hành động cứu độ một cách thường xuyên và có hiệu quả.

Những giấc mơ và nhiều bài giảng của don bosco thường đầy tràn sự nhận thức này.

Ngày nay chúng ta nhìn vào những điều này một cách khác. Cuộc nhập thể của Chúa Giêsu đã giúp chúng ta khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu mạnh hơn tội lỗi rất nhiều. Cuộc nhập thể để đem lại cho chúng ta quyền yêu cuộc sống hàng ngày. Vì lý do này mà chúng ta không thích tách khỏi Thiên Chúa và thế giới. Chúng ta không nghĩ về các bí tích như là tách chúng ta khỏi cuộc sống hàng ngày, để đem chúng ta tới một thế giới thánh thiêng.

Cuộc nhập thể của Chúa Giêsu cùng giúp chúng ta khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa tràn đầy trong cuộc sống của mình. “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ” nói rất nhiều về cuộc sống hàng ngày như thánh lễ.

Tuy nhiên chúng ta không thể coi nhẹ tầm quan trọng của các bí tích và trung tâm điểm của chúng đối với cuộc sống Kitô hữu bằng việc nói rằng đó là toàn bộ sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa. Thay vào, những cái chúng ta cần làm là bắt đầu nhìn vào các bí tích từ một cái nhìn thuận lợi mới mẻ này.

Đây là cách bày tỏ lòng trung thành của chúng ta với Don Bosco và những lời giáo huấn của ngài.

Để tóm kết những lời nói vào một điều luôn được coi là một mầu nhiệm thì thật là khó. Đôi lúc chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã tìm thấy những từ ngữ thích hợp và sau đó nhận ra rằng chúng chẳng là gì cả ngoài những câu văn hay bóng bẩy mà thực sự không có giá trị gì.

Tình yêu là những gì mà các bí tích trình bày cách hay nhất và sự kết hợp của chúng với cuộc sống hàng ngày.

Khi hai người yêu nhau, trọn cuộc sống của họ ngập tràn trong tình yêu đó.

Những hành động cụ thể mà họ dùng để diễn đạt tình yêu của họ được thể hiện qua một vài điều; tình yêu đó giống như cái gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến trọn cuộc sống của họ, ăn sâu vào họ và những việc làm. Nếu không giống điều này thì những lời nói và những hành động đều trở nên dối trá.

Thỉnh thoảng, trong tình yêu dù họ phải xa nhau vì một vài lý do gì đó, khoảng cách hoặc thời gian không cản trở tình yêu giữa họ. Tình yêu có nhịp điệu, lý lẽ và mức độ của nó.

Cuối cùng cuộc hội ngộ của sự đợi chờ đã đến. Hai người ở trong vòng tay của nhau. Tình yêu vẫn ở trong họ, trong cuộc sống của họ. Sự chờ đợi đã không làm mất đi những điều họ nghĩ về nhau. Cuộc gặp gỡ đến, một lần nữa, làm cho tình yêu bùng nổ với tất cả năng lực của nó.

Cái ôm thắm thiết, những giọt nước mắt trào ra là một cách diễn đạt đặc biệt của một tình yêu dâng trào và bền vững.

Vào lúc khác, một đám mây làm lu mờ đi tình yêu này. Có lẽ một sự phản bội đã xảy ra. Một vài điều dường như đã bị vỡ tan. Thế rồi hai người tìm đến nhau một lần nữa. Cái ôm nhau lần này là để đáp trả lại sự sợ hãi và nụ cười đã trở lại. Đây cũng là một bí tích, nó là một sự hòa giải đực bày tỏ qua một hành động. Nó diễn tả niềm vui của sự hòa giải, xây dựng lại điều rất cơ bản của cuộc sống. Những bí tích theo ngôn từ của hiệu năng bí tích ngấm sâu vào đời sống Kitô hữu, được diễn tả theo như điều ấy.

Các bí tích những điều đặc biệt của hồng ân Thiên Chúa. Bằng việc vui sướng trước sự hiện diện của Thiên Chúa, bức màn im lặng đã bị phá vỡ. Tiếng nói của Thiên Chúa đã được đáp lại qua biến cố cứu độ. Ngoài biến cố này mọi sự đáp trả khác đều vô nghĩa và vô hiệu.

Không có nghi thức  này thì mọi người sẽ chia rẽ, buồn bã và cô đơn, xa lạ với mọi kinh nghiệm cá nhân về sự cứu rỗi.

Các bí tích :thời điểm đặc biệt cho sự cứu rỗi

Có một khía cạnh khác rất quan trọng cần phải nhớ đến. Truyền thống Kitô giáo tuân giữ rất mạnh mẽ đối với niềm tin này.

Thông thường, mối tương quan giữa sự vật và ý nghĩa là một trò chơi, nơi đó chúng ta “giả vờ” tạo ra một điều gì mới mẻ. Tuy thế, phương cách này không làm thay đổi thực tại. Dù có cách biệt nhưng bất cứ ai cũng giữ khoảng cách và sự thinh lặng vẫn tiếp tục bao phủ chúng ta. Người ta bị hạn chế bởi những giới hạn và trách nhiệm của họ.

Tuy nhiên truyền thống Kitô giáo khẳng định rằng Thiên Chúa hiện diện cách thực sự trong các bí tích và hành động một cách hữu hiệu.

Đó là tình yêu được lan tỏa đến cuộc sống của hai người yêu nhau. Một ngày nào đó hai người yêu tràn ngập tình yêu này trong mầu nhiệm của Thiên Chúa qua việc cử hành bí tích hôn phối. Có một sự tha đổi trong vai trò của hai người. Thiên Chúa đống vai trò chính trong việc trao ban một chiều kích mới cho tình yêu này. Nó đổ đầy cuộc sống của hai người yêu nhau. Cái bắt đầu mở ra là một thiên tình sử trong đó Chúa Giêsu, Giáo hội và tất cả mọi người được nói đến.

Quả thực Thiên Chúa là nhân vật chính trong tình yêu nhân loại như khi Ngài ở trong cuộc hành trình của con người. Nhưng thông thường Ngài bị ở ngoài lề bởi ước muốn nắm lấy vai trò lãnh đạo của chúng ta. Việc cử hành các bí tích làm ta nhận biết Ngài, chúng ta trao phó chính mình cho Ngài. Một đoạn trong Tin mừng đã nói rất rõ: “Đối với anh em cũng vậy khi đã làm theo lệnh thì phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

Bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa giải

Tất cả những điều này nhắm đến hai bí tích để ta ghi nhớ, bí tích Hòa giải và Thánh Thể, là hai bí tích mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc.

Qua bí tích Hòa giải và Thánh Thể cộng đoàn giáo hội công bố điều kiện để trở nên một nơi mà trong đó Thiên Chúa hoạt động cách nhưng không trong quyền năng cứu độ và làm chứng cho sự thật rằng có thể sống trong một cách thức chấp nhận và tiếp nhận món quà này.

Giáo hội không chấp nhận giả thuyết cho rằng chúng ta có thể sống ngoài hành động cứu độ của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Giáo hội nhắc nhở chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều mắc nợ, trong mọi thứ, đối với tình yêu bao la của Thiên Chúa đã dành cho chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô. Điều này đặt trách nhiệm của mỗi cá nhân vào trung tâm điểm của mỗi cuộc gặp gỡ cứu độ, điều đó chứng tỏ rằng cuộc sống là kết quả của sự cứu độ, nó đảm bảo cho hy vọng nhỏ bé của chúng ta trong sự cứu độ và đặt trước chúng ta một nền móng chắc chắn của hành động cứu độ của Thiên Chúa.

Bí tích Thánh Thể và bí tích hòa giải là hai trụ cột chính mà trên đó linh đạo Salêdiêng được xây dựng nên.

Bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm cảu cộng thể, nối kết cộng thể trong tình yêu và đưa cộng thể theo con đường của Chúa Kitô. Như TTN 23 nhắc nhở, bí tích Thánh Thể đã trở nên “một thời điểm đầy ý nghĩa của hệ thống giáo dục dự phòng. Người trẻ đã kín múc từ bí tích Thánh thể một khuôn mẫu để họ có thể tổ chức cuộc sống của mình dưới ánh sáng của mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng đã trao ban chính mình trong tình yêu. Trong bí tích Thánh thể, họ học biết đặt người khác lên trên hết như tinh thần của bí tích đòi hỏi. Trong đó họ có khả năng dấn mình vào hoạt động tông đồ trong việc theo kịp thời đại của họ với đà phát triển của Kitô giáo”. Hiến luật của FMA ghi rõ : “Được nuôi dưỡng bằng bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, chúng ta trở nên “lương thực ” cho anh em chị em chúng ta” (HL MA 40).

Bí tích Hòa giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và đem lại cho chúng ta lối sống mới trong tinh thần.

“Linh đạo giới trẻ Salêdiêng” nhấn mạnh về bí tích này và chỉ ra nhu cầu đặt nó vào một vị trí đặc biệt trong cuộc sống người Kitô hữu. TTN 23 đã viết :“ Người trẻ được tình yêu và sự tha thứ của bí tích nâng đỡ, tìm gặp được sức mạnh để nhận ra tội lỗi và sự yếu đuối của mình, cần đến sự nâng đỡ và được đồng hành. Họ học biết chống trả trước cám dỗ về sự tự mãn, cống hiến sự tha thứ như việc đền bù do bí tích hòa giải đã lãnh nhận. Họ được giáo dục để biết kính trọng người khác và có khả năng hình thành nên một lương tâm trong sáng và rõ ràng”. Đây là những kết quả rõ ràng của việc giáo dục về bí tích này.

Cảm thức ngày lễ

Sự hợp nhất và tình yêu tha thứ của Thiên Chúa đã trao ban một sự hòa điệu chắc chắn giữa niềm vui và hy vọng với việc cử hành hai bí tích này. Theo truyền thống Salêdiêng, bí tích  Thánh thể và bí tích Hòa giải không thể thiếu trong cảm thức về ngày lễ, mà chúng được phát sinh từ những kinh nghiệm về sự gặp gỡ Thiên Chúa của sự sống, là Đấng đã chiến thắng ma quỉ và tội lỗi.

Không thể hiểu được cuộc sống ở Valdocco và Mornese, hay hiểu những nền tảng cho hai cộng thể của những người trẻ này, ngoài bí tích Thánh Thể.

Don Bosco thường xuyên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bí tích này trong hệ thống giáo dục của mình.

Đối với — Bosco, bí tích Thánh Thể chạm đến chiều sâu của tâm hồn ngài. Như một linh mục và thày dạy, ngài tin chắc rằng Thiên Chúa là khuôn mẫu trong việc giáo dục người trẻ. Ngài làm cho những người trẻ của ngài nhận ra sự phục sinh của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. VIệc lãnh nhận bí tích Thánh Thể đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cuộc hối cải thật sự.

Cũng có một kinh nghiệm và sự bận tâm giáo dục như thế nơi Mazzarello .Tại Mornese, Thánh Thể là tột đỉnh và tột đỉnh của trọn ngày. Sự hiện diện của “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” qua bí tích Thánh Thể là một sự hiện diện thực sự và tích cực. Người trẻ được khuyến khích trở về với Chúa Giêsu trong đức tin vào những thời điểm khó khăn, họ tập họp quanh ngài trong giây phút hân hoan chung và với Ngài họ bắt đầu và kết thúc sức sống của từng ngày.

Bức chân dung của một Kitô hữu đực gọi là Maria

Sống niềm tin có nghĩa là tạo ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta một cách sống làm cho chúng ta trở nên những vị thánh cách đặc biệt. Trước đây chúng ta đã nói rằng Don Bosco đã sống một cách sống như thể ngài đã tìm thấy điều không thể thấy.

Tất cả chúng ta đều tin chắc về điều này và chúng ta tiếp tục cố gắng để đắm mình sâu xa hơn vào mầu nhệm của Thiên Chúa đến mức tạo ra cho chúng ta một bầu khí và một lối sống xuất phát từ mầu nhiệm đó. Rủi thay còn nhiều vấn đề hơn. Thật không thể đánh giá cách dễ dàng mọi vật, mọi người, mọi biến cố từ quan điểm của mầu nhiệm. Thật khó khăn để giải thích bằng những từ ngữ cụ thể về ý nghĩa của mầu nhiệm. Quả thực, những khó khăn phát sinh từ việc khám phá mầu nhiệm Thiên Chúa thì sâu thẳm đến nỗi chúng ta chỉ lãnh hội được một phần nhỏ mà thôi.

Thông thường chúng ta không chắc chắn về phẩm chất của đời sống chúng ta. Đôi khi chúng ta không biết nên làm thế này hay làm thế kia thì tốt hơn. Những lời nói mà chúng ta dùng để tưởng tượng những giấc mơ của mình thì trở nên nghèo nàn hơn, bị đè nặng bởi những giới hạn và sợ hãi của chúng ta.

Đức Maria, nguồn trợ giúp của chúng ta

Chúng ta cần bàn tay của một người nào có thể giúp đỡ ta. Điều này dường như là một điều kỳ lạ, nhưng sự thật là thế. Mặc dù chúng ta là những con người tự tin và không thích người khác chỉ dạy mình điều phải làm và điều phải tránh, đó là điều lạ lùng khi chúng ta tìm kiếm sự trợ giúp trong những vấn đề thực sự cần thiết, nơi một người mà chúng ta có thể tin cậy. Niềm tin tưởng này đã làm cho “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng “ tái khám pha ra Đức Maria và phát huy tình yêu mến vĩ đại đối với Mẹ và Gia đình Salêdiêng đã được kế thừa nơi Don Bosco và Mazzarello .

Các Kitô hữu đã luôn giành một vị trí đặc biệt cho Mẹ Maria trong trái tim họ. Don Bosco đã yêu mến Đức Maria như người con yêu mến mẹ mình. Mazzarello đã là dư âm của cảm thức này với một sự hăng hái đặc biệt. Cả hai đều dạy chúng ta nhận ra Mẹ Maria như là người giúp đỡ chúng ta, một Đấng trợ giúp đầy sức mạnh và quyền năng trong những lúc khó khăn. Phương cách để tưởng nhớ tới Đức Maria được kiên kết tới việc chăm sóc về thể lý. Nó là một sự chăm sóc mà một người mẹ bộc lộ ra khi bà hy sinh đời mình để chăm sóc cho con cái mà bà yêu thương. Nhưng đó cũng chỉ là một sự chú tâm vào nhiệm vụ nghiêm túc của việc làm cho cuộc sống có ý nghĩa, và cố gắng sống chính nguồn mạch của mầu nhiệm trong cuộc sống chúng ta qua việc cưu mang chúng.

Đức Maria có một danh xưng rất dứt khoát trong “Linh đạo giới trẻ  Salêdiêng ”. Mẹ đực gọi là “Đấng trợ giúp chúng ta ”. Chúng ta chạy đến Mẹ trong những lúc khó khăn. Trên tất cả, chúng ta cảm thấy Mẹ gần gũi với chúng ta khi chúng ta không còn chắc chắn về sự hiện hữu của mình.

Chúng ta sống trong một thời đại bấp bênh và luôn thay đổi, của sự xáo động và nghiêng chiều về những sự lạ thường. Maria, Đấng phù giúp chúng ta nguồn hy vọng và sự an ủi. Chúng ta cần một sự trợ giúp đặc biệt trong bình diện ý nghĩa trong cuộc sống và niềm hy vọng .Đức Maria là sự trợ giúp vì Mẹ tỏ bày cho chúng ta khuôn mặt của một Kitô hữu trưởng thành và dấn thân, Mẹ là mẫu gương Kitô hữu tuyệt hảo nhất cho chúng ta.

Gương mặt của Mẹ Maria

Để khám phá ra bức chân dung này, chúng ta lật lại những trang Tin mừng. Tin mừng nói rất ít về Mẹ. Đó là những chỉ dẫn rất phong phú và quí giá về Mẹ Maria.

Bài ca “Magnificat ” là kinh nguyện vĩ đại của Giáo hội về sự tạ ơn và nhận biết về công cuộc cứu độ của Thiên Chúa. Thánh Luca đã mô tả lòng tin này của Mẹ Maria bởi ngài chắc chắn rằng chúng thực sự diễn tả kinh nghiệm của Mẹ về hành động của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ.

Bài ca Magnificat là bài ca của Mẹ Maria, một bài ca nói lên lòng tin của Mẹ. Nó chính là khuôn mẫu cho mọi lời cầu nguyện của các Kitô hữu. Những gì được công bố đã xảy ra.

Bài ca Magnificat cho chúng ta một chân dung về một thiếu nữ ở Nagiarét. Mẹ chính là Đấng, sau Chúa Giêsu, đã thấm nhuần mầu nhiệm của Thiên Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện với lời kinh này, cũng như khi chúng ta hát lời kinh này, chúng ta cảm thấy Mẹ Maria gần gũi với chúng ta, như một người mẹ và một khuôn mẫu của lời sống Kitô hữu đích thực.

“ Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa

Thần trí tôi hớn hở vui mừng,

vì Thiên Chúa. Đấng cứu độ tôi.

Phận nữ tì Người đoái thương nhìn tới,

từ nay,hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.

Đấng toàn năng đã làm cho tôi

biết bao điều cao cả,

Danh Người thật chí thánh chí tôn!

Đời nọ tới đời kia,

Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.

Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,

dẹp  tan phường lòng trí kiêu căng.

Chúa hạ bệ những ai quyền thế,

Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.

Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,

người giàu có, lại đuổi về tay trắng”.

( Lc 1, 46- 53).

Qua bài ca Magnificat, Mẹ Maria đã nói lên sự thật rằng Thiên Chúa đã xuống thế và đã trở nên người như chúng ta, Người là Thiên Chúa trung tín, Người đã ký một giao ước với dân Người và Người đã trung tín với giao ước đó.

Mẹ Maria cảm thấy mình chìm ngập vào sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, khi Mẹ nói với chính mình cũng như những người khác, Mẹ đã thi hành chương trình của Thiên Chúa, vì loài người mà Mẹ đã can đảm để thốt lên lời xin vâng, quyền năng của Thiên Chúa và sự hiện diện của Người là những sự diễn tả thực sự và uy nghiêm trong thân phận con người của Ngài. Chính  vì lý do này mà Mẹ cảm thấy mình trở nên một đầy tớ nhỏ hèn, nghèo nàn và khiêm hạ. Mẹ thực sự vĩ đại, rất vĩ đại đến nỗi mọi thế hệ đều nói về Mẹ. Đối với Mẹ Maria, mầu nhiệm xuống thế của Thiên Chúa thật lớn lao và không thể hiểu được. Khi truyền tin Mẹ biểu lộ sự lo lắng và sợ hãi (Lc 1, 29 và 34). Lời cầu nguyện của tiên tri Simêon đã làm cho Mẹ lo sợ. Rất có thể Mẹ đau buồn về lời đáp của Chúa Giêsu khi thánh Giuse và Mẹ lo lắng tìm kiếm Chúa. Mặc dù lo lắng nhưng mọi lời của Mẹ luôn luôn là những lời nói của đức tin vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mẹ là người đồng hành và là nguồn an ủi cho chúng ta trong cuộc chiến đấu để sống cuộc sống của chúng ta trong đức tin.

Trong thinh lặng và cầu nguyện, Mẹ Maria hiểu được mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mẹ đã hiến đổi hoàn toàn và can đảm lãnh nhận mọi đau khổ vì Con của mình. Điều đó đã trở nên một niềm say mê đối với Mẹ đến nỗi ai cũng có thể nhận ra Thiên Chúa là ai và biết Thiên Chúa như là Thiên Chúa của cuộc sống mình.

Mẹ Maria đến nhà chị họ mình là Isave trước khi được mời đến bởi Mẹ nhận biết bà Isave rất cần sự giúp đỡ của mình. Mẹ đã không để cho tiệc cưới ở Cana mất vui vì họ hết rượu và Mẹ đã giục con của Mẹ can thiệp. Trong bài ca Magnificat Mẹ đứng về phía người nghèo để cho họ biết rằng họ được Thiên Chúa yêu thương vô cùng.

Mẹ Maria luôn giữ những giá trị lòng tin của một người nữ đứng dưới cây thập giá. Đó là lòng trung thành với thập giá mà Chúa Giêsu đòi hỏi tất cả mọi người can đảm chia sẻ đau khổ của Người. Trong sự thinh lặng chịu đựng, Mẹ Maria đã hiến trao Con mình vì sự sống cũa tất cả mọi người. Mẹ chấp nhận cưu mang và trở thành Mẹ của chúng sinh, nguồn sống cho tất cả mọi người, với Người và trong Người. Mẹ Maria là tất cả cho chúng ta, vì thế Mẹ có một vị thế rất đặc biệt trong “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ”.

Những điểm suy tư và bàn thảo

  • Thực chất mơ ước của người Salêdiêng là “Cứu rỗi các linh hồn”. Đó là một ý nghĩa đi vào trung tâm điểm mầu nhiệm của Thiên Chúa. Làm sao chúng ta có thể giải thích mơ ước này cho người trẻ hôm nay?
  • Don Bosco và Mazzarello đã tin vào khả năng của người trẻ trở nên những truyền giáo cho những người trẻ khác, trở nên men giữa những người khác.
    Bạn đề nghị gì khi chúng ta khuyến khích người trẻ gia nhập những hội truyền giáo của người trẻ để trở thành những người lãnh đạo trẻ dấn thân mà không tạo ra một sự phân biệt giữa những người trẻ?
  • Ngày nay nhiều người trẻ nói lên việc thiếu các khuôn mẫu trong xã hội chúng ta.
    Linh đạo giới trẻ Salêdiêng chỉ ra sự cần thiết của việc trở nên những mẫu mực về sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúng ta làm thế nào?
  • Những sự giúp đỡ và những cản trở nào bạn gặp phải trong việc cố gắng sống lòng tin trong cuộc sống hàng ngày của mình?
  • Công đồng Vatican II đã tạo ra một hình ảnh mới về Giáo hội mà linh đạo của chúng ta kêu mời chúng ta xây dựng và trung thành với Giáo hội. Nhớ rằng nguyện xá của Don Bosco là quan trọng cho thanh thiếu niên. Chúng ta cần làm những gì đặc biệt cho người trẻ “ngoài Giáo hội” ngày nay?
  • Bí tích Hòa giải và Thánh Thể là hai trụ cột của đường lối giáo dục của Salêdiêng cho người trẻ ở Valdocco và ở Mornese. Chúng ta làm thế nào để tiếp tục phát huy sự phong phú của hai bí tích này để vươn tới những người trẻ của chúng ta?
  • Những kinh nghiệm nào của bạn về Mẹ Maria như là người trợ giúp? Làm thế nào chúng ta giới thiệu Mẹ cho ngưởi trẻ hôm này?

4.NHIỆT TÌNH VÌ NƯỚC TRỜI

Các Kitô hữu khám phá ra Thiên Chúa yêu thương họ biết bao qua việc công bố Chúa Giêsu như là Thiên Chúa trong bối cảnh một cộng đồng Giáo Hội. Tất cả điều này tạo ra một kinh nghiệm sống mới. Các Kitô hữu bắt đầu sống kinh nghiệm cuộc sống như một người theo Chúa Giêsu. Theo Chúa Giêsu thì không giống như theo các nhà lãnh đạo khác. Nó là một điều gì đó mới lạ và độc đáo giống như những gì bất chợt xảy ra, ví dụ, khi một cơn gió mạnh đột ngột cuốn đi những tờ giấy đã được sắp đặt ngăn nắp qua một nơi khác.

      Chúa Giê-su yêu cầu một vài điều mà những điều này đòi hỏi một sự dấn thân mãnh liệt hơn Ngài đòi chúng ta có và chia sẻ mục đích của Ngài, một mục đích đã tràn đầy trong mọi giây phút của cuộc sống Ngài và cuối cùng đã dẫn Ngài đến cái chết. Cuộc sống Kitô hữu là “ơn gọi”. Đó là một quyết định can đảm để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu và hướng chúng ta về nước Thiên Chúa, về cuộc chiến thắng sự chết, nhân danh Thiên Chúa của sự sống. Thêm vào đó kinh nghiệm đức tin đã công bố bằng lời nói đã ứng dụng thành hiện thực trong cuộc sống và hành động.

Cuộc sống ơn gọi

Toàn bộ Phúc âm nói về thách đố mà Chúa Giêsu đã đưa ra cho các môn đệ Ngài. Đó là một thách đố đòi hỏi họ đặt mọi hành động của cuộc sống họ về một hướng cho người khác.

Đó là một thách đố đòi hỏi họ trở nên những người có thể chấp nhận sự đau khổ từ chính những gì thẳm sâu nhất của cuộc sống họ. Đặc biệt một trang của Phúc âm viết điều này rất rõ. Thánh Luce viết: “Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Người đáp: “Trong luật đã viết gì? Ông đọc thế nào? Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng hết linh hồn, và hết sức lực, hết trí khôn ngươi và người thân cận như chính mình”.

Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm.Cứ làm như cậy là sẽ được sống”.

Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân của tôi?” Đức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp, chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy, trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Samariatanô kia đi đường ,tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy rồi đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông ấy lấy hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”. Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?. Người thông luật trả lời: “ Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” Người thông luật hỏi Chúa  Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Ông đã dùng một từ lớn diễn tả được biết đến nhiều từ Kinh thánh Do Thái nhằm nói đến những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống của họ trong kế hoạch của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã nghe câu hỏi và câu trả lời mà người thông luật xem như là hai điều kiện căn bản nhất mà luật Do Thái chỉ định là yêu Thiên Chúa và yêu anh em. Với câu trả lời này đã giải quyết tất cả. Thay vào đó, trong những điều tiếp đến, chúng ta khám ra điều thực sư mới lạ của Phúc âm. Vì thông luật thực sự không hiểu, ông hỏi: “Ai là người thân của tôi?”. Chúa Giêsu trả lời bằng việc quay trở lại câu hỏi ban đầu.

Thay vì liệt kê ra những người nào là người thân cận hay những người nào không phải là người thân cận và đi đến một tình huống khách quan. Chúa Giêsu đòi người thông luật “hãy làm cho chính mình trở nên người thân cận”. Câu hỏi không ám chỉ đến người khác, nhưng đi thẳng đến thái độ của chúng ta đối với người khác. Chúa Giêsu đã biến tình huống của sự gần gũi hoặc sự xa cách của thể lý vào trong một câu trả lời, đòi hỏi người thông luật hướng tới trách nhiệm cá nhân và một sự tự do lựa chọn. Sự mời gọi của Chúa Giêsu là một sự đòi hỏi đầy thách thức. Thông thường, người khác không có sự giúp đỡ, tiếng nói, quyền để yêu cầu sự giúp đỡ. Chúa Giêsu cho người nghèo một  tiếng kêu của những người: đau khổ và cần sự giúp đỡ. Dụ ngon này dạy chúng ta rằng chúng ta xây dựng cuộc sống mình qua việc bước ra khỏi con người mình để đến với người khác. Từ một cái nhìn Phúc âm, cuộc sống của con người có nghĩa là từ bỏ đi sự ích kỷ vì lợi ích của người khác và chiến đấu chống lại khuynh hướng chỉ biết có mình mà thôi và hạn chế đi sự ích kỷ cá nhân, nhóm hoặc dân tộc.

Chúng ta sống bằng tình yêu và chúng ta được kêu mời xây dựng qua những hành động yêu thương. Giống như người Samaritano, chúng ta đã có cuộc sống đời đời bởi vì khi chúng ta yêu chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, chỉ Người  là nguồn gốc cho sự cứu rỗi của chúng ta.

Thiên Chúa là trung tâm của on gọi này đối với tình yêu, tình yêu này kêu gọi chúng ta bước ra khỏi sự thinh lặng của mình để hướng tới nhu cầu của người khác. Chúng ta chấp nhận, phục vụ và yêu mọi người bao có thể với trọn cả con người của mình, khi chúng ta công bố, biết và yêu mến Thiên Chúa.

Được kêu gọi dựng xây nước Chúa.

Qua những lời Ngài nói và trên tất cả qua cách Ngài đã sống, Chúa Giêsu để lại cho chúng ta một khuôn mẫu cho các Kitô hữu.

Đây là khuôn mẫu về Nước Trời. Đó  là điều lớn lao trong tất cả mọi điều đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, hay ngay cả những điều hướng chúng ta tới việc sống cuộc sống mình một cách nghiêm túc và chắc chắn.

Quả thật Chúa Giêsu là người của Nước trời, bởi vì Ngài đã biến Nước Trời thành cứu cánh cuộc sống của Ngài. “ Cuộc sống tròn đầy và ý nghĩa” cho mọi người , “viên ngọc quý” (Mt 13, 45- 56) nghĩa là uy quyền của Thiên Chúa trên tất cả mọi người của mọi thời. Đó là một sự công nhận đi đến việc thừa nhận rằng hạnh phúc và cuộc sống chỉ tìm thấy được nơi Thiên Chúa.

Vị Thiên Chúa chúng ta luôn tuyên xưng theo cách này là một Thiên Chúa hoàn toàn dấn thân cho con người. Vị Thiên Chúa này muốn tặng ban một tương lai đầy ý nghĩa cho mọi người. Vị Thiên Chúa được tôn vinh khi con người sống đầy đủ ý nghĩa và hạnh phúc.

Mọi người nhận ra Thiên Chúa khi họ dấn thân đời mình cho việc phát huy cuộc sống và niềm hy vọng.

Biết rằng mọi vần đề của họ là những vấn đề của Thiên Chúa, niềm khao khát về cuộc sống và sự hy vọng.

Thiên Chúa của Đức Giêsu là một Đấng mà loài người cậy trông. Điều này được chứng minh trong những điều kỳ diệu mà Thiên Cháu đã thực hiện trong dân của Người , và trên hết trong những kỳ diệu mà Người đã thực hiện qua Chúa Giêsu. Nơi mà Người của Nước trời xuất hiện, thì nỗi thống khổ, sự sợ hãi của cuộc sống và sự chết biến mất và được thay thế bằng sự tự do và niềm vui của cuộc sống nhân danh Thiên Chúa.

Những lời đầy thuyết phục nhất về nước Thiên Chúa được công bố bởi Đức Giêsu qua Thập giá khi Ngài trao phó cuộc sống mình cho Thiên Chúa. Bằng cái chết như thế mà chúng ta có sự sống, Chúa Giêsu mang lại cho tất cả chúng ta sự sống và niềm hạnh phúc. Chúa Giêsu phục sinh là dấu chỉ cao cả nhất của sự thật rằng Thiên Chúa chúng ta hoàn toàn đứng về phía cuộc sống và hạnh phúc vì tất cả chúng ta. Mục đích của Chúa Giêsu là làm cho mọi người có một cuộc sống tròn đầy trong danh Chúa và được nâng đợ để ngẩng đầu bước đi sống trong hy vọng và sợ hãi sự chết.

Chúa Giêsu trao phó cho các môn đệ Ngài sứ mạng Thiên Chúa đã trao phó cho Ngài. Ngài đã nói: “Như Cha đã sai thầy, thì thầy cũng sai các con”.(Ga 20,21).

Nhiều người đã tiếp nối để dấn thân cho việc cứu rỗi thế giới. Các môn đệ lại kêu gọi những người khác và sai họ đi.

Đây là một mắt xích càng ngày được thêm vững chắc, những môn đệ mới kêu mời những người khác bằng một sự nhiệt tình để cùng họ đã đáp trả lời mời gọi họ có trước đây. Và những người mới này được sai đi. Và cứ thế lại tiếp tục.

Ngày nay, Chúa Giêsu, các môn đệ của ngài, những tín hữu Kitô tiên khởi, những người bạn của chúng ta đã giáo dục chúng ta kêu mời bạn và tôi. Và họ đang sai chúng ta đi.

Họ đang trao ban cho chúng ta cùng một sứ mạng, một sứ mạng bùng cháy trong cuộc sống của Chúa Giêsu. Đó chính là mục đích của cuộc sống.

Một lời mời gọi đặc biệt cho nước Chúa.

Nước Thiên Cháu là cùng đích mà Chúa Giêsu dành cuộc đời của Ngài vào. Khi chúng ta suy tư làm sao Chúa Giêsu đã mang nước Chúa vào trong cuộc sống của Ngài, thì chúng ta bắt đầu khám phá ra ý nghĩa mới trong cuộc sống của mình và những phương cách mới mà ý nghĩa này mang lại.

Ngày nay, khi chúng ta nói về những vị vua, nữ hoàng và hoàng gia, thì chúng ta lập tức có khuynh hướng nghĩ đến quyền sở hữu và mọi người cai trị trên người khác. Chúa Giêsu nhắc cho chúng thời Chúa Giêsu thì rất là tệ hại. Ngài cho ta biết rằng Ngài là vua, nhưng không phải là một vị vua như bình thường. Triều đại Ngài không giống vương quốc nào trên trái đất này.

Có một sự khác biệt căn bản. Chúa Giêsu là vua bởi vì Ngài phục vụ người khác đến đó trao ban cuộc sống mình cho họ, vượt trên tình yêu. Nước Thiên Chúa là sự tròn đầy và phong phú của cuộc sống cho tất cả mọi người. Nó hơn cả sự chiến thắng của sự sống trên sự chết. Nó là sự chiến thắng của sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa và nó là chiến thắng thu lượm được qua việc yêu đến chết.

Dành trọn cuộc sống mình cho Nước Chúa có nghĩa là dấn thân cả cuộc sống mình, một cách trực tiếp được kêu gọi tham dự vào mục đích của Thiên Chúa và chương trình của Ngài cho tất cả mọi người. Khi cuộc sống lâm nguy, hãy tin tưởng vào Chúa, đừng tin tưởng vào mọi thứ khác. Rủi thay, người ta lại quá dễ dàng quên sự thật căn bản này. Chúng ta đã trở nên quá tự tin vào vào sự hoàn hảo của chính mình và sức mạnh cảu chúng ta trong cuộc đấu tranh chống lại sự chết. Để tránh cám dỗ nguy hiểm này, chúng ta cần những người can đảm và có khả năng làm chứng cho những người không tin vào Tin Mừng. Trong Giáo hội rất nhiều người có một ơn gọi đặc biệt.

Ta không thể làm rõ một danh mục chính thức về những người này như trong nhiều tổ chức chuyên môn. Một vài ơn gọi có trách nhiệm vô cùng quan trọng phù hợp với nước Thiên Chúa. Giữa  những ơn gọi này là những giáo viên, những nhà lãnh đạo trẻ, nhửn giáo lý viên, những linh mục và tu sĩ ở một mức độ rất triệt để họ là những người đang đáp lại sự mời gọi đầy mầu nhiệm của Chúa Giêsu để theo Ngài. Tất cả những người này là một sự diễn tả đặc biệt về những gì mà mỗi chúng ta được kêu gọi dấn thân, họ là một trong những sự mặc khải bí tích trong Giáo hội, như Giáo hội, của chương trình cứu độ của Thiên Chúa cà con đường mà trong đó Chúa Giêsu đã nhận ra kế hoạch này. Họ là những người nam người nữ của thời đại chúng ta, những con người bình thường. Họ nhìn vào quá khứ và công bố những điều kỳ diệu mà Thiên Cháu đã làm cho dân của Ngài, họ đối mặt với dự tính trong tương lai với những phương cách đơn giản hằng ngày, đó là mục đích hy vọng của họ. Cộng đoàn ( của Giáo hội và của tất cả mọi người nói chung ) biết ơn đối với những người này và luôn luôn cầu khẩn Thiên Chúa hằng sống tiếp tục ban nhiều sự can đảm, sự bền chí và nhiệt tâm mà cuộc sống đòi hỏi.

Yêu cuộc sống: Một tinh thần của ngày lễ

“Linh đạo giới trẻ Salêdiêng  ” là một tinh thần của ngày lễ. Nó đã đặt cuộc sống vào trung tâm điểm của chương trình của đời sống Kitô hữu bởi vì điều này được ta khám phá trong cuộc sống, phương cách và đặc tính của sự hiện diện Thiên Chúa bằng việc công bố quyền năng của Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu, trong những câu chuyện cá nhân hay cộng thể, trong cuộc sống niềm tin này đã biến thành cuộc sống của những ngày lễ như thể nó luôn được làm sống lại và cứu rỗi. Don Bosco thường nói đó là một sự diễn tả lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, truyền thống Salêdiêng nhấn mạnh điểm này. “Hãy can đảm và luôn luôn hạnh phúc, đây là dấu chỉ của những ai yêu mến Thiên Chúa nhiều” ( thư của Mẹ Mazzarello ).Việc học hỏi linh đạo giúp chúng ta lại khám phá ra khía cạnh này trong việc tin vào sự nhập thể của Chúa Giêsu. Chúng ta là những chứng nhân cho sự thật này mà quả thật Thiên Chúa đã làm những điều mới trong Chúa Giêsu, người đã chấp nhận cái chết nhục nhã trên thánh giá để đón nhận sự vinh quang phục sinh. Chúng ta chỉ có thể là nhân chứng cho điều này nếu chúng ta nhận ra những dấu chỉ của cuộc sống, của sự mới mẻ này, ngay cả khi chúng ta nhận ra những dấu chỉ của sự chết xung quanh mình. Giống như Chúa Giêsu Nazaret chúng ta cũng yêu cuộc sống, chấp nhận những thử thách, những vấn nạn mà cuộc sống đề ra, những căng thằng, sự thiếu hiểu biết về tương lai và những sự nghèo khổ của cuộc sống, chúng ta làm việc để vượt qua những hoài nghi trong cuộc sống hàng ngày. Cố gắng yêu đã trở nên căn bản của những chọn lựa của chúng ta trong cuộc sống. Ngày lễ chính là ý nghĩa của việc sống trong sự sống phục sinh. Ngày lễ dang thực hiện điều này ngay cả khi chúng ta nhận ra chính mình trong cuộc sống hằng ngày cùng với những nặng nề của sự chết.

Thánh giá và đau khổ trong ngày lễ

Ngày lễ không loại trừ sự hiện diện của thập giá.Chúng ta công bố điều này khi chúng ta vui sướng khám phá ra quyền được yêu cuộc sống và tìm kiếm hạnh phúc trong ngày lễ và niềm vui tràn ngập trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta có nhiều lý do cho việc nhận ra sự can đảm để đặt thánh giá Chúa Giêsu vào trong tâm điểm của ngày lễ. Quả thực để sống một cuộc sống tinh thần tốt, chúng ta xem Thánh giá và ngày lễ như là một phần và là món quà của cuộc sống mình. Chúng ta phải làm cho chúng ăn sâu vào chính cuộc sống của chúng ta.

Phục vụ người khác

Chúng ta là những người ca ngợi Chúa. Chúng ta sống trong một linh đạo có nhiều ngày lễ bởi vì chúng ta tin rằng nước Chúa đang thực sự ở nơi đây ở giữa chúng ta.

Chúng ta không để cho ngày lễ của mình trở nên trống rỗng bằng việc thiếu sự dấn thân và thờ ơ bởi vì những điều chống đối chúng ta là sự say mê của chúng vì mục đích của Chúa Giêsu. Vì lý do này: ngày lễ của chúng ta là một hành động hiệp nhất với tất cả mọi người và nó là một ơn gọi để cuộc sống trở thành và lớn lên đến nỗi tất cả có thể tìm thấy niềm vui đó, khiến cho họ lý do để tổ chức mừng lễ. Quả thật việc mừng lễ của chúng ta, là một môi trường đặc biệt cho những người không có niềm vui trong cuộc sống. Những  người đã nếm được niềm vui cuộc sống, sống cuộc đời của họ như một ngày lễ và có nhiệm vụ chia sẽ niềm vui đó cho người khác. Sự lựa chọn này,đã thực hiện trong cuộc sống của chúng ta, đã đưa vào kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta nhiều mặt khó khăn của cuộc sống. Có một sự đối kháng lớn cả bên trong lẫn bên ngoài  chúng ta mà chúng ta cần điều khiển và đánh bại nó. Điều này đòi hỏi sự can đảm sẵn sàng chịu chết. Chỉ những người này sống tình yêu cuộc sống của họ đến mức độ thập giá có thể thực sự xây dựng nên một cuộc sống đầy đủ vào đời sau cho chính họ và người khác. Thực sự đây là những điều Chúa Giêsu dạy ta phải làm.

Sự khổ nhục của người Kitô hữu

Cuộc sống mà chúng ta yêu một cách thân thích và chúng ta muốn có một sự tràn đầy và dồi dào của nó để mang chúng ta tới một sự công nhận những giới hạn của mình. Ở một mức độ nào đó chúng ta là những người bị “kết án tử”.

Tuy nhiên chúng ta không buồn sấu chút nào cả. Sự chết bao phủ chúng ta bởi chính sự thật mà chúng ta đang sống. Kinh nghiệm tuyệt vời nhất mà chúng ta có là cuộc sống, mang chúng ta đến một sự hướng dẫn không thể thay đổi được của giới hạn. Để ghi nhớ điều này thật quan trọng đến nỗi mà chúng ta có thể học biết để sống từ những thử thách mà sự chết đã gieo vào chúng ta, và chúng ta sống với phẩm chất của cuộc sống mà Chúa Giêsu đã chứng minh cho chúng ta thấy, vì lý do này chúng ta đừng bao giờ quên sự chết, sự chết nhắc nhở cho chúng ta rằng, những ngôi nhà mà chúng ta đã xây dựng trong cuộc sống này, quả thật chỉ là những túp lều. Ngôi nhà thật của chúng ta ở một nơi xa, trong ngôi nhà của Thiên Cháu Cha. Thỉnh thoảng sự tồn tại  của chúng ta nhắc nhở chúng ta về sự thật này đôi khi mang lại cho chúng ta nỗi đau khi đối mặt với sự chết, sự buồn sầu và sự đau khổ. Thỉnh thoảng, chúng ta là những con người quyết định mang lấy sự thật này chúng ta đã quyết định xa lánh khỏi những điều tươi đẹp của cuộc sống, không phải bởi vì chúng không đánh giá cao về chúng nhưng sự nhận thức của chúng ta về sự quan trọng của điều tốt nhất mang lại cho chúng ta hạnh phúc tạm thời ở đây và bây giờ cho một vài giây phút để xem xét lại sự kiện chúng ta đang trên một cuộc hành trình hướng tới những kinh nghiệm lớn hơn của cuộc sống trong kinh nghiệm Kitô hữu, nhu cầu này được ám chỉ tới một sự diễn tả mà nó không tới và khó được chấp nhận. Chúng ta dùng từ “khổ nhục”. Để tóm tắt các điều này, chúng ta không cần cố gắng khi cuộc sống quá khó khăn bởi vì hoặc chúng ta thích sự chết hơn sự sống hay cuộc đấu tranh mà chúng ta đang trải qua làm cho chúng ta suy nghĩ một ít về sự thật này mà cuối cùng chúng ta sẽ đối mặt với sự chết. Chúng ta nhìn vào viễn cảnh của sự chết  và chúng ta đã quyết định tránh ra khỏi nhưng điều nhỏ nhặt đến nỗi mà chúng ta có thể sống như những người đã chiến thắng sự chết nói cách khác chúng ta làm điều này để chúng ta có thể yêu cuộc sống nhiều hơn và bởi vì chúng ta muốn có một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa hơn. Chúng ta đã tiếp tục lời mời gọi Chúa Giêsu đặt ra trước chúng ta: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi thì nó sẽ bị hư mất. Nếu nó chết đi, nó sẽ mọc lên và sản sinh gấp trăm lần .” Đây là phương cách chúng ta sống linh đạo của mình. Bất cứ ai yêu cuộc sống và sẵn sàng đánh mât nó trong việc phục vụ cho vinh danh Chúa, đặt thánh giá vào trung tâm cuộc sống họ.

Thi hành bổn phận hàng ngày

Don Bosco thường nhắc tới việc thi hành “ bổn phận hàng ngày” như là một cách của việc sống cuộc sống hoàn hào.

Mẹ Mazzarello khẳng định rằng lòng đạo đức “đích thực bao gồm việc thi hành bổn phận của một người và thời gian địa điểm đã được phân công và vì tình yêu của Thiên Chúa”.

Ý tưởng của Don Bosco đó là bổn phận hàng ngày này được hoàn thành tốt đẹp và vui tươi. Don Bosco đã có thể kết hợp sự dấn thân với sự vui tươi, sự thánh thiện với sự hạnh phúc, không chỉ trong lời nói nhưng chính trong đời sống của Ngài. Ngày nay chúng ta dùng những lời khác. Chúng ta thích nói về trách nhiệm chuyên môn, sự dấn thân xã hội, sự mạch lạc. Chẳng nghi ngờ gì những lời nói thay đổi với sự việc qua đi của thời gian. Tuy nhiên, tính chất của nó không thay đổi ngay cả hôm nay nó có thể dễ dàng xảy ra. Chúng ta sống trong một thời đại đối thoại mà chúng ta cần biến những lời nói thánh những dấn thân nghiêm túc của chúng ta tới những cảm xúc chủ quan của thời đó.

Qua yếu tố của việc thực hiện bổn phận hàng ngày của chúng ta, lại một lần nữa chúng ta khám phá ra rằng sự dấn thân cho tình yêu cuộc sống hàng ngày là cần thiết. Đó là sự dấn thân cho tình yêu cuộc sống với tất cả thời gian và không chỉ khi nó phù hợp với chúng ta. Trong điều này chúng ta khám phá rằng cuộc sống thực sự là một ơn gọi không những do hoàn cảnh hoặc điều kiện nhất định, nhưng là một ơn gọi yêu cuộc sống như một sự phục vụ và trách nhiệm đối với người khác. Chúng ta phải đối diện với sự dấn thân đầy thử thách đó là một sự dấn thân làm tổn thương một ít đến tính ích kỷ và tính tự mãn chúng ta. Sự dấn thân này đưa chúng ta đến thập gí Chúa Giêsu và tới một khía cạnh không thể phủ nhận được của đời sống Kitô hữu. Các Kitô hữu phục vụ người khác, thậm chí đến độ trao ban  cuộc sống họ “để tất cả có một cuộc sống đầy ý nghĩa”, như Chúa Giêsu đã làm. Đây là thánh giá chúng ta phải vác trong cuộc sống của mình.

Điều đó đã không chứng minh hay giảm thiểu mọi thứ, lẩn tránh việc đối đầu với ma quỉ. Sự tha thứ của người Kitô hữu là một hành động đầy ý thức sâu xa mà việc một người khác xúc phạm đến người khác thì không tốt hơn một người chịu đựng sự xúc phạm đó là sự tha  thứ là một hành động phá vỡ sự say mê làm điều ác và làm sụp đổ sức mạnh của nó trên chúng ta. Các Kitô hữu tha thứ đến nỗi ma quỷ phải bị đóng đinh vào tội của nó. Giang rộng vòng tay trong sự chấp nhận. Sự tha thứ mà đỉnh cao là thập giá Chúa Giêsu. Hành động của Ngài dứt khoát và can đảml lên án tội lỗi chiến đấu để thắng vượt nó, cho thấy thập giá chính là dấu hiệu chắc chắn của sự chiến thắng của cuộc sống trên sự chết.

Một sự dấn thân xã hội và chính trị.

Những người yêu cuộc sống và muốn nó dồi dào trong cách mà Thiên Chúa đã cho nó, đã tìm thấy chính họ đối đầu với hoàn cảnh của sự chết hàng ngày.

Những hoàn cảnh này khuấy động, thách thức và thúc dục chúng ta, cùng với những người khác đi tìm những phương cách và những phương tiện hầu mang lại thay đổi về văn hóa và cơ cấu cần thiết để giúp những người đã đánh mất niềm vui cuộc sống.

Với những người nghiêm túc trong cuộc sống thì họ dấn thân trở nên cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của họ. Nó chính là tâm điểm của nền linh đạo của chúng ta. “Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ” rất nhấn mạnh vấn đề này. Sự dấn thân xã hội và chính trị không được xem như là phần phụ của đời sống Kitô hữu. Nó không chỉ dành cho những người quan tâm về sự đại kết. Nó là một yếu tố cần thiết cho tất cả mọi người. Mà trong đó nó được thực hiện một cách chắc chắn để có thể thay đổi theo những ơn gọi cá nhân hay cộng đoàn, nhưng nhiệm vị này là một điều bắt buộc cho tất cả những ai tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa .

Lý lẽ để giải thích cho điều này ở trong khái niệm về nước Thiên Chúa và mối liên hệ của nó với cuộc sống hàng ngày mà linh đạo giới trẻ Salêdiêng đặt vào trung tâm của việc hiểu biết về sự dấn thân Kitô giáo. Những ai nghiêm túc trong việc sống linh đạo của họ trong hành động dấn thân xã hội và chính trị, sẽ nhận ra mình đối đầu với cấn nạn có những khía cạnh đặc biệt hay không vôn có thể làm cho sự lựa chọn cuộc sống của họ trở thành hành động. Linh đạo giới trẻ Salêdiêng ,theo những gì mà Don Bosco đã dạy, đưa ra hai chiều.  Chiều kích thứ nhất là một thái độ hy vọng, hoặc lạc quan biết cách để tồn tại ngay cả trong những điều khó khăn nhất. Chiều kích thứ hai là một sự phó thác và niềm tin vào sự giáo dục mà chúng ta thụ hưởng. Hai thái độ này biểu lộ sự dấn thân cụ thể cho hòa bình và công lý. Chúng ta sống điều này với những người khác, những người chia sẻ sự say mê của chúng ta về cuộc sống. Cùng lúc đó, chúng ta không thể phủ nhận lòng tin cần thiết cho chúng ta biết mấy để sống.

Hy vọng “bất chấp mọi thứ”

Những người có lòng tin sống, dấn thân cho cuộc sống và hy vọng rất nhiều. Kinh nghiệm đức tin của chúng ta, được tăng trưởng nhờ thập giá và hy vọng vào chiến thắng mà thập giá nêu cao, vượt ra khỏi hiểu biết của con người. Điều này hướng chúng ta tới việc có những thái độ có thể thốt lên những lời nói và thực hiện những hành động mà những người sống cùng thời với chúng ta không thể hiểu và chia sẻ với chúng ta.

Không dễ để biến những thái độ này trở thành cụ thể là những điều gì. Tuy nhiên, chắc chắn những thái độ này sẽ đặt vào những người có lòng tin sự cách biệt và có thể làm cho họ cảm thấy lạc lòng ngay cả những người thân thiết nhất. Một trang của Tin Mừng làm rõ điều này:

“ Khi thầy trò gặp một đám đông, thì có một người tới quỳ xuống trước mặt Đức Giêsu và nói: “Thưa Ngài, xin thương xót con trai tôi, vì cháu bị kinh phong và bệnh tình nặng lắm: nhiều khi ngã vào lửa, nhiều khi ngã xuống nước. Tôi đã đem cháu đến cho các môn đệ Ngài chữa, nhưng các ông không chữa được”.

Đức Giêsu đáp: “Ôi thế hệ cứng lòng tin và gian tà. Tôi còn phải ở với các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho tôi”. Đức Giêsu quát mắng tên quỷ, quỷ liền xuất, và đứa bé được khỏi ngay từ đó.

Bấy giờ các môn đệ đến gần hỏi riêng Giêsu rằng: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?”

Người nói với các ông: “Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “Rời khỏi đây qua bên kia” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” ( Mt 17, 14-17). Đó là cuộc sống bị đe dọa ở nơi đây.Có một đứa bé nghèo bị động kinh Cậu bé có thể chết. Chúa Giêsu bị các môn đệ làm phiền lòng bởi vì Ngài nhìn thấy họ thiếu quyền lực và can đảm khi đối diện sự chết này. Chúa Giêsu không cho phép sự chết chiến thắng cuộc sống.

Chúa Giêsu nhận ra rằng điều này thật khó đối với họ. Người nói cho họ rắng họ phải biết đặt điều  này trong bối cảnh của kế hoạch Thiên Chúa, cũng như trong hành động cứu độ của Ngài. Ở đây, và chỉ ở đây, điều không thể trở thành có thể.

Cuộc sống chiến thắng. Chúa Giêsu không chỉ làm và nói điều này cho người khác. Ngài tin tưởng vào chiến thắng của cuộc sống và  sự tự do, nhân danh Thiên Chúa Cha, ngay cả khi sự chết là côt lõi của kinh nghiệm về thân phận con người chúng ta. Ngài đã chịu đựng và khóc như tất cả chúng ta. Ngài thốt lên với tất cả lòng tin của mình. Ngài đã chinh phục sự chết, mãi mãi vì tất cả chúng ta.

Nơi Đức Giêsu điều không thể trở nên có thể vì những người bạn của Ngài , vì chúng ta , bởi vì chúng ta tin vào cuộc sống và cố dắng để xây dựng cuộc sống qua những hành động nhỏ như dấu hiệu của lời hứa vĩ đại cần được thực hiện.

Chúa Giêsu không đưa ra một phương thuốc kỳ diệu cho các môn đệ. Ngài nói rằng với một đức tin nhỏ bé một người có thể làm di chuyển những ngọn núi. Ngài chỉ nói rằng “Không có phương thuốc kỳ diệu nào được đưa ra cả”. Những gì cần thiết là một cái nhìn hoàn toàn mơi. Điều cần thiết là cho những điều mầu nhiệm trở thành điều hiện hữu. Chỉ có mức độ sâu xa đó bạn mới có thể tin chắc rằng chiến thắng sự chết dường như là điều kiện không thể lại trở nên có thể.

Tin tưởng vào sự giáo dục

Chúng ta không thể hiểu được sự chiến thắng của sự sống trên sự chết với lý lẽ của nền văn hóa đương thời.

Cuộc chiến thắng này chỉ trở thành hiện thực trong sự phục sinh của Đức Kitô. Có nhiều cách để làm cho sự dấn thân này trở nên thực tế và hiển nhiên. Don Bosco đã dạy về điều này cách đặc biệt và đặt cả cuộc sống ngài vào đó. Đó là niềm tin của ngài vào sự giáo dục, giáo dục trong một cách cụ thể mà các Salêdiêng tiên khởi gọi là “Phương pháp giáo dục dự phòng”.

Giáo dục theo phương cách này là một điều rất quan trọng đối với tinh thần Salêdiêng . Sự giáo dục theo tinh thần Salêdiêng là việc sống sự dấn thân của mình.

Chúng ta thực sự mong muốn tinh thần dấn thân vào mục đích của Thiên Chúa trong cuộc sống của những người chúng ta cần làm cho sự giáo dục trở thành một niềm say mê trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta cần làm cho sự giáo dục trở thành phương cách trong đó chúng ta hiện diện với người khác.Chúng ta cần làm cho nó trở thành những phương tiện đặc biệt của việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển và tăng trưởng của loài người.

        Trong sự giáo dục, linh đạo giới trẻ Salêdiêng đòi hỏi tất cả mọi người một thiện chí và những cơ sở từ thiện công khai tới việc dấn thân chính họ trong việc giúp con người trưởng thành đầy đủ và mang lại những thay đổi về xã hội, chính trị. Việc chọn lựa về sự giáo dục chúng ta biết rằng chúng ta đang trung thành với Thiên Chúa theo trái tim của Don Bosco. Như Ngài đã làm, chúng ta tin rằng ngài là động lực quan trọng trong tiến trình trưởng thành và sự thay đổi.

Cầu nguyện như một lời ca ngợi và nài xin

Các Kitô hữu có một phương cách đặc biệt để diễn đạt lòng tin của mình mà chúng ta gọi là cầu nguyện. Tất cả mọi tín hữu đều cầu nguyện.

Các Kitô hữu chia sẻ kinh nghiệm chung này và sử dụng nó trong một phương cách đặc biệt. Cầu nguyện là một cuộc đối thoại giữa người cầu nguyện với Thiên Chúa.

Do sự gần gũi với Thiên Chúa mà mọi người chia sẻ những lo lắng, những ước muốn, ước mơ và hy vọng của họ. Giống như là một cuộc gặp gỡ một người bạn thân, một người bạn có khả năng giúp đỡ chúng ta.

Các Kitô hữu tự hào về sự gặp gỡ Thiên Chúa của mình trong cách này. Chính Đức Kitô  đã dậy chúng ta cách cầu nguyện ( Mt 21,22) và điều này làm cho lời cầu nguyện của người Kitô hữu trở nên hiệp nhất.

Các Kitô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa, chìm đắm mình trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Họ suy ngắm về Thiên Cháu, chìm đắm vào tình yêu bao bọc quanh họ, trước Thiên Chúa họ chấp nhận con người của mình. Những gì chúng ta khám phá về chính bản thân mình trong lời cầu nguyện thì không thể nào diễn đạt được bằng lời nói mà chỉ diễn đạt qua những kinh nghiệm hàng ngày. Chúng ta cần một ngôn ngữ của sự thinh lặng bởi vì đó chính là sự diễn đạt tình yêu một cách đẹp đẽ nhất.

Thông thường những lời nói của chúng ta không đủ thỏa mãn và vì thế chúng ta cần gìn giữ những lời thánh vịnh trang nghiêm của phụng vị Giáo hội và những truyền thống xa xưa của đức tin mình. Là những người có đức tin, chúng ta nói chuyện với Thiên Chúa, chúng ta nói về chính chúng ta và về Ngài. Chúng ta sống và tuyên xưng đức tin của mình.

Càng ngày chúng ta muốn trở nên những người nam nữ chuyên tam cầu nguyện. Chúng ta muốn làm điều này theo khuôn mẫu của tinh thần mà chúng ta khám phá ra. Tuy nhiên, một lần nữa điều này có nghĩa là nhìn Don Bosco  và Mẹ Mazzarello cả hai vị thánh đã trải qua cuộc sống cầu nguyện khiêm nhường, phó thác đầy nhiệt huyết tông đồ để kết hợp đức tin của các ngài với đời sống hàng ngày.

Lời cầu nguyện của các ngài, được soi sáng bởi lời Chúa, được nuôi dưỡng bởi những mầu nhiệm đức tin, đã làm cho các ngài có thể đọc được những kinh nghiệm hàng ngày mình, dưới ánh sáng đức tin.

Đối với Mẹ Mazzarello lời cầu nguyện này có đặc tính rất căn bản, Mẹ nói với chúng ta rằng đó chính là “lời tâm nguyện đích thực” có thể đặt  chúng ta và người trẻ trong trái tim của Chúa Giêsu.

Những vị thánh sáng lập của chúng ta đã nhìn thấy đó như một lời cầu nguyện gắn bó với cuộc sống và trở nên chính cuộc sống đó. Don Bosco và Mẹ Mazzarello kêu mời chúng ta đặt lời cầu nguyện vào trung tâm cuộc sống của mình và các ngài đã dạy chúng ta sống lời cầu nguyện này theo phong cách Salêdiêng .

Lời cầu nguyện theo phong cách Salêdiêng  là lời cầu nguyện của người Kitô giáo tốt lành. Nó rất đơn giản và nó là của tất cả mọi người. Nó đâm rễ sâu trong cuộc sống và có thể in đậm những đặc điểm của nó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.Nó diễn đạt một ý nghĩa của ngày lễ và mời gọi từng người trẻ tham dự vào trong niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu qua việc tích cực sống tinh thần của Ngài.

Chúng ta biết rằng toàn bộ cuộc sống của chúng ta là một lời cầu nguyện. Chúng ta biết rằng lời cầu nguyện của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta sống, và cách chúng ta dấn thân mình cho nước của Thiên Chúa, nơi mà lời cầu nguyện của chúng ta hướng đến. Chúng ta cần có những giây phút đặc biệt cho lời cầu nguyện, chúng ta cần tìm ra những thời điểm trong những lúc hăng say nhất của đời sống hàng ngày để chúng ta có những thời khắc yên lặng, trong đó chúng ta kín múc và được soi sáng trong sự hiện diện của Thiên Chúa cách sống động. Lời cầu nguyện của chúng ta không phải là điều gì mê tín. Trách nhiệm này là chúng ta, chúng ta không mong chờ Thiên Chúa tạo ta những điều mà chúng ta không sửa soạn để dấn thân mình cho việc tìm kiếm. Tuy nhiên Ngài là một người cha nhân lành ban lương thực cho conc ái mình, tuôn đổ hồng ân cho con cái trên người tốt cũng như kẻ xấu. Vì lý do này chúng ta đặt mình và lời cầu  nguyện của mình, những hy vọng và ước mơ của chúng ta trong vòng tay của Ngài như một đứa trẻ.

Chúng ta cầu nguyện cùng với người trẻ và những nhà giáo dục của chúng như Don Bosco và Mẹ Mazzarello đã làm nơi những cộng thể tiên khởi. Chúng ta cầu nguyện trong cộng đoàn yêu thương và dấn thân. Về phía họ, Don Bosco muốn tất cả những người trẻ trở nên những vị truyền giáo cho những người trẻ khác. Ngài tha thiết kêu gọi chúng cầu nguyện cho những người bạn của chúng, đây chính là lời cầu nguyện mà linh đạo giới trẻ Salêdiêng của chúng ta khởi xuống và khích lệ.Thực sự đó là một trong những khía cạnh có trong lời cầu nguyện của người Kitô hữu đạo đức hơn chúng ta và hiểu sâu sắc lời cầu nguyện của họ. Chúng ta cũng nhận ra rằng chúng ta cần cầu nguyện như Don Bosco và Mẹ Mazzarello dạy chúng ta. Để làm điều này chúng ta tìm ra một phương cách đặc biệt tuyệt đối trong lời cầu nguyện của chúng ta, về phần chúng ta chúng ta hãy biết rằng đó là một sự đóng góp nhỏ cho lời cầu nguyện của Giáo hội.

Những suy gẫm về đời sống hàng ngày

Trong đức tin, chúng ta tuyên xưng rằng toàn thể cuộc sống của mình và tất cả những điều xung quang chúng ta cũng như những biến cố xảy đến với chúng ta điều được quan phòng và thực hiện bởi một mầu nhiệm sâu xa và lớn lao mà nó bao hàm một sự thật.

Chúng ta sống kết hợp mật thiết với Thiên Cháu, trogn cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Cuộc sống như thế đòi hỏi chúng ta có cái nhìn vượt lên trên những gì thuộc bên ngoài. Vì thế chúng ta cần có một cái nhìn sâu xa và một khả năng để lắng nghe và suy ngẫm về cuộc sống mà qua đó giúp ta tìm ra sự thầm kín và ý nghĩa sâu xa của mọi sự việc.

Chúng ta cần sự yên lặng để nhìn ra chiều sâu bên trong con người mình, vượt qua những ấn tượng và những cảm xúc bên ngoài, để đạt đến mầu nhiệm Thiên Chúa và mầu nhiệm Thiên Chúa ở với chúng ta. Linh đạo giới trẻ Salêdiêng đã nhìn thấy nhãn quan nội tâm này trong sự bí mật đó nơi cá nhân, nơi tiếng nói của người khác có thể vang vọng.

Tuy nhiên, đây là phạm vi mà ở đó chúng ta từ bỏ những lựa chọn của mình, nơi chúng ta khám phá ra chính mình. Sự bình an để chúng ta đối phó với sự đau khổ chắc chắn có trong việc chọn lựa.

Đó là một món quà vô giá cho những ai khiến chúng ta có thể tin tưởng phó thác và chia sẻ những vấn đề của chúng ta. Tuy nhiên, việc tạo thành nhân cách và những lựa chọn cá nhân chỉ có thể xảy ra ở những nơi thàm kín bên trong. Chỉ nơi thầm lặng chúng ta mới có thể đánh giá và lượng đính chính xác về những chọn lựa của mình vốn đã làm thay đổi toàn bộ đời sống hàng ngày của mình. Nơi thâm sâu của chúng ta, thần khí Đức Giêsu nói với ta trong thinh lặng và kêu mời ta đi vào trong thinh lặng.Điều này không dễ dàng chút nào. Vì thế chúng ta cần nâng đỡ nhau hướng tới một sự tu luyện mới mà nó sẽ nâng đỡ nhau hướng tới một sự tu luyện mới mà nó sẽ giúp chúng ta suy tư về đời sống từ cái nhìn của mầu nhiệm có trong chúng ta. Suy tư là để phá vỡ vỏ bọc vật chất bên ngoài nhằm đạt tới ý nghĩa sâu xa bên trong.

Sự suy tư giúp tìm ra những cái thầm kín trong thâm sâu của cuộc sống để không có cái nhìn hời hợt và thiểu cận nữa về cuộc đời. Vì thế, suy tư ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống con người. Đó không phải là một điều gì dành cho những thời gian đặc biệt. Cuộc sống hàng ngày chính là nơi Thiên Chúa của Đức Kitô hiện diện. Vì lý do này mà cả cuộc đời cần được gắn bó và am hiểu từ quan điểm của mầu nhiệm hiện diện sâu lắng trong cuộc đời. Những suy tư trong cuộc sống là để tìm kiếm một nơi xa xôi mà trong nơi đó chúng ta có thể kết hiệp với Thiên Chúa. Thay vì những suy tư của đời sống hàng ngày chỉ công nhận đời sống thánh thiêng qua việc sống cuộc sống hướng tới sự tròn đầy. Cuộc sống của chúng ta trở nên một cuốn sách nơi mà chúng ta tìm thấy Thiên Chúa, suy ngẫm về con đường mà chúng ta đang tiến bước theo Ngài. Suy ngẫm về cuộc sống cống hiến cho chúng ta nhiều lý do để chúng ta trở nên nhiệt thành hăng say cho nó.

Một tinh thần của sự hiệp nhất và đồng cộng tác

Chúng ta đã sống kinh nghiệm hiệp nhất, trong khi chúng đang cố gắng từng bước để kể lại và hoàn thành câu chuyện về linh đạo giới trẻ Salêdiêng. “Chúng ta”  là những người đã nói về thời ban đầu đã tạo nên một nhóm các tu sĩ nam nữ Salêdiêng và người trẻ đã gặp gỡ để cùng nhau thu tập những yếu tố viết về linh đạo trẻ của chúng ta trong vài năm vừa qua và được mở rộng ra bên ngoài. Chúng ta hy vọng rằng những ai đọc tất cả những trang sách này có thể khám phá ra rằng họ cũng thuộc về chúng ta, là những người đã lớn lên từ thời của Don Bosco và Mẹ Mazzarello và sẽ còn phát triển trong tương lai đầy thử thách. Chúng ta chỉ có thể phục vụ mục đích đó một cách trọn vẹn nếu vòng tròn những người này cảm thấy có cùng một mục đích tiếp tục được mở rộng. Don Bosco đã phấn đấu chỉ để làm việc này. Trong một cách huyền nhiệm Ngài đã khám phá ra rằng Thiên Chúa đã trao cho Ngài một sự thử thách. Thiên Chúa muốn Ngài làm việc để đem niềm lại vui, cuộc sống và hy vọng cho người trẻ . Don Bosco lập tức đã nhận ra rằng Ngài không thể làm một mình được. Với khả năng sáng tạo và can đảm Ngài đã bắt tay vào việc tìm kiếm những người cộng tác. Khi gặp bất cứ ai Ngài thường nói “Bạn có vui lòng giúp đỡ cho Don Bosco này không? ”. Ngài có ý muốn nói rằng” giúp đỡ cứu rỗi  các linh hồn”. Mẹ Mazzarello thường lặp lại với những thiếu nữ trẻ ở Mornese rằng: Ở đây con có hạnh phúc không? Con có muốn ở đây mãi mãi không? Nhiều người đã đáp lại câu hỏi này với tiếng “Vâng”. Don Bosco đã khơi dậy lên một phong trào mà bây giờ đã len lỏi vào mọi ngõ ngách cảu thế giới.

Một điều đã hiệp nhất chúng ta một cách sâu sắc. Chúng ta chia sẻ cùng một niềm hăng say vì cuộc sống của người trẻ và vì Thiên Chúa của sự sống. Đó là một kế hoạch tinh thần sống đã nối kết chúng ta lại.

Khi một nhóm các nam nữ tu sĩ Salêdiêng tự họp lại để làm cho kế hoạch này ngày càng sống động hơn cho thế giới hôm nay, họ cũng khám phá ra rằng trong khi suy gẫm  về kinh nghiệm này đối với người khác, lập tức họ phải thử thách ở mức độ cá nhân, cũng như gặp phải những ngăn trở truyền thống chia cắt người trẻ khỏi những người lớn, các nhà giáo dục khỏi học sinh ,khỏi các Salêdiêng đã nâng đỡ họ.

Chúng ta khám phá ra rằng người trẻ chính là món quà đối với chúng ta,và trách nhiệm mà mỗi người trẻ có đối với những người trẻ khác. Đây là Linh đạo giới trẻ Salêdiêng. Đó là một dự phóng về cuộc sống của linh đạo này bao gồm những người khác qua việc tìm kiếm sự cộng tác, và xây dựng sự hợp nhất và đồng cảm.

Trong khi thi hành linh đạo giới trẻ của chúng ta, cùng nhau suy nghĩ và cầu nguyện chúng ta hiểu ra rằng linh đạo đó đã chạm đến chúng ta.

Tinh thần cảu người Kitô hữu thường thấy được sự chia cách. Trong quá khứ tinh thần này chia sự thánh thiện ra khỏi sự trần tục, tình yêu Thiên Chúa ra khỏi tình yêu một người khác, thời gian cầu nguyện ra khỏi thời gian làm việc, sự trầm tĩnh và hành động.

Linh đạo giới trẻ Salêdiêng đưa ra một vài điều dẫn đến một sự hiệp nhất cách sâu xa. Những sự lựa chọn trở thành những khía cạnh của cùng một thực tế. Mỗi người có và hình thành nên nhân cách của riêng mình Cầu nguyện là một điều khác với những nhịp điệu những sự diễn đạt và những thái độ khác nhau. Làm việc và cầu nguyện, tiến hành với cùng một cường độ, là phương thế Thiên Chúa đến gần và kêu gọi chúng ta. Chúng là nơi chúng ta chấp nhận Thiên Chúa với sự nhiệt tâm vì trẻ em. Trong những cố gắng của chúng ta, chúng ta tái khám phá sự hiện diện bền vững của Ngài. Chúng ta tái khám phá ra Ngài khi chúng ta bắt đầu đọc từ bên trong tâm hồn với con mắt đức tin.

Cùng một kinh nghiệm được hiểu dưới ánh sáng của mầu nhiệm này trở nên có nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó là cách tạo nên nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Đó là giây phút suy tư về một sự hiện diện thực sự đang biến chuyển mọi thứ từ sự chết tới sự sống. Chúng ta để những kinh nghiệm hàng ngày của mình vào chỗ riêng của nó, như khi chúng ta đấu cho tri thức và sự khôn ngoan. Thế rồi chúng ta vui mừng với lý do chính đáng giữ được niềm hy vọng mỏng manh để hướng chúng ta tới một niềm hy vọng chắc chắn.

Đây là môt trong những khía cạnh đẹp nhất của linh đạo giới trẻ Salêdiêng của chúng ta. Nó cho phép chúng ta khám phá ra cách chúng ta sống trong tinh thần của Đức Giêsu đó là sống và chia sẻ với người khác.

Các tu sĩ nam nữ Salêdiêng và người trẻ dấn thân cho sứ mệnh giáo dục tông đồ có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau, Những gì họ có là một kế hoạch chung và họ sống điều này theo một sự hiệp nhất và cùng một sự sau mê độc nhất. Linh đạo giới trẻ Salêdiêng tạo ra một sự hiệp nhất nhưng đa dạng bởi vì nó đặt mọi thứ trong sự hợp nhất.

Những điểm suy tư và bàn thảo

o   Chương này nói về việc theo mục đích Chúa Giêsu, những gì mà tôi xem là những đặc tính quan trọng nhất của mục đích này trong cuộc sống ngày nay của tôi?

  • Tôi đang đáp trả lời mời gọi để trở nên một thành viên của gia đình Salêdiêng .
    Có nhiều ơn gọi khác nhau trong gia đình này, vai trò của tôi là gì?
    Trong những phương cách nào, mà tôi có thể được nâng đỡ để sống ơn gọi của tôi cách tốt hơn.
    Tôi giúp người khác sống ơn gọi của họ như thế nào?
  • Một tác giả đã mô tả xã hội của chúng ta như là “trượt vào sự sự sợ hãi của cái chết”.
    Để tiếp tục theo Chúa Giêsu phục sinh tôi được kêu gọi xây dựng giá trị đời sống cho người khác và cho chính mình. Đây là những yếu tố của linh đạo Salêdiêng mà tôi cần thực hiện hầu mang Nước Chúa vào trong cuộc sống hàng ngày của tôi?
  • Đâu là điểm nối kết giữa những ngày lễ của linh đạo giới trẻ Salêdiêng và sự ăn chay hãm mình? Chúng ta làm thế nào để giúp nhau sống trọn vẹn những đặc điểm này.
  • Dường như không có một chút nguy hiểm nào nói về sự dấn thân xã hội và chính trị trong cùng một nhịp thể như linh đạo giới trẻ Salêdiêng ? Tại sao? Tại sao không?
  • Trong những cách nào mà tôi muốn lời sầu nguyện của mình hướng đến :
    – tập trung vào con người của tôi
    – ý thức về giây phút hiện tại
  • Những gì giúp tôi suy ngắm về đời sống hàng ngày?
  1. VÀ VÌ THẾ CÂU CHUYỆN VẪN TIẾP TỤC…

Linh đạo giới trẻ Salêdiêng được lan rộng. Nó tạo ta một phong trào cuốn hút người trẻ và tái tạo cuộc sống của những ai dâng hiến cuộc sống mình cho nó. Chúng tôi thuật lại từng phần của câu chuyện bởi vì chúng tôi muốn câu chuyện đó tiếp tục như là một món quà cho tất cả những ai tin và hy vọng trong cuộc sống.

Tiếng kêu của người trẻ

Nó đã xảy ra trong cuộc sống của Don Bosco và Mẹ Mazzarello. Những điều này cũng đang xảy ra trong thời nay. Chúng ta qua những tiếng kêu của nhiều người trẻ.

Họ kêu vì sự nghèo khổ, cô độc và sự thiếu khả năng đẻ giao tiếp. Họ kêu gào trong tuyệt vọng, sự thất nghiệp đẩy họ ra bên lề xã hội.

Họ kêu gào lên từ sự bạo lực càng ngày nhiều mà người trẻ không chống nổi. Họ kêu gào chống lại những kinh nghiệm mà họ thoát ra khỏi ma túy và rượu chè. Nói tóm lại, những tiếng kêu của họ là tiếng gào vì “sự sống”. Đó là người đói tìm lương thực, người bị áp bức tìm kiếm tự do, người cô đơn tìm sự hiệp nhất, người sa đọa tìm kiếm nhân phẩm, người hoang mang tìm sự an toàn, sự vô lý tìm ra ý nghĩa, sự bạo động tìm kiếm hòa bình. Đây là tiếng rên xiết bên trong của Chúa Thánh Thần ở trong mỗi người, để sinh ra những người con trai và con gái của Thiên Chúa Cha. Tiếng kêu này đích thực là “Sự cần thiết cho việc cứu rỗi”. Chúng ta tin rằng chỉ Chúa Giêsu là Đấng cứu độ. Tiếng kêu này trở thành một thách đố cho chúng ta, một lời cầu khẩn để trở nên người có trách nhiệm với và vì người khác. Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta về điều này với một sức mạnh khi Ngài nói: “Bây giờ đã đến lúc các bạn tiếp tục lòng nhân ái Salêdiêng , cộng tác và làm việc để hướng tới một mùa vọng báo trước một sự tăng trưởng về sự thánh thiện của người trẻ. Đây là một nhiệm vụ quá lớn phải không? Chắc chắn, đây không phải là một điều dễ dàng. Nó cần một sự hiến dâng rộng lượng, một tinh thần cầu nguyện thâm sâu, một sự hiểu biết lời Chúa, môt sự chấp nhận và công việc và có những lời đáp trả can đảm và chắc chắn từ phía các bạn (Gioan Phaolô II). Chúng ta được kêu mời để bênh vực những người không có tiếng nói và để trở nên nghèo với người nghèo, để chiến đấu vì sự công bình cho những ai bị đối đãi bất công và cùng làm việc để biến đổi thế giới của chúng ta vốn là một thế giới vẫn còn xa nước Chúa.” (TTN 23-SDB Phanxicô Salê.88). “Trong sự khủng khoảng của lịch sử hiện đại về người nam và nữ chúng ta cảm thấy một sự cấp bách để giáo dục những thanh thiếu nữ để họ trở nên những người cưu mang không chỉ những nhu cầu mới, nhưng còn là nguồn vui mới, và trở nên những người chỉ đạo nhiệt tâm cho việc xây dựng một xã hội xứng đáng là của con người” (TTN 19- FMA p.40)

Chúng ta là những người có một câu chuyện tốt đẹp để kể

Chúng ta muốn đáp lại tiếng kêu này, là lời kêu cầu giúp đỡ. Chúng ta làm điều này thế nào?

Linh đạo giới trẻ Salêdiêng đã gợi ra một con đường rất lạ lùng và đặc biệt. Nó là một câu chuyện đầy những chữ viết, giống như những trang của tài liệu mà bạn đang đọc cũng đầy những chữ. Nhưng chúng không chỉ là những chữ.  Đằng sau những chữ này, có một bộ mặt, một con người là Don Bosco , Mẹ Mazzarello ,các tu sĩ nam nữ Salêdiêng , nhiều người trẻ dấn thân như những người đời trong ơn gọi phục vụ người khác, những người đã lấp đầy cuộc sống mình và cuộc sống người khác bằng những việc kỳ diệu, chứ không chỉ bằng lời nói.

Chúng ta, bạn và tôi cũng ở trong nhóm này, đồng tình với những người bạn của chúng ta. Có lẽ chúng ta không tuyệt vời như những người đi trước chúng ta, nhưng chúng ta, trong sở thích nhỏ bé của mình, cũng có một mong ước nhỏ bé để tiếp tục kể ra kể lại câu chuyện đang thực sự lôi cuốn chúng ta.

Chúng ta khám phá điều này trong khi suy ngẫm từ một trang Tin mừng nói về nguồn gốc ban đầu của Giáo hội. “Một hôm, ông Phêrô và ông Gioan lên đền thờ, vào buổi cầu nguyện lúc giờ thứ chín. Khi ấy, người ta khiêng đến một người què từ khi lọt lòng mẹ. Ngày ngày người ta đặt anh bên cửa Đền thờ gọi là cửa Đẹp, để xin kẻ ra vào đền thờ bố thí. Vừa thấy ông Phêrô và ông Gioan sắp vào Đền Thờ, anh liền xin bố thí. Ông Phêrô và ông Gioan nhìn thẳng vào anh và nói “ Anh nhìn chúng tôi đây !”. Anh ta chăm chú nhìn hai ông, tưởng rằng sẽ được cái gì. Bấy giờ ông Phêrô nói: “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây nhân danh Đức Kitô người Nagiarét, anh đứng dậy mà đi”. Rồi ông nắm chặt lấy tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên cứng cáp. Anh đứng phắt dậy, đi lại được; rồi cùng với hai ông, anh vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa. Toàn dân thấy anh đi lại và ca tụng Thiên Chúa. Và khi nhận ra anh chính là người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa đẹp Đền Thờ; họ kinh ngạc sững sờ về sự việc mới xảy đến cho anh (Công vụ Tông đổ, 1- 10).

Người què này la lên một cách vui mừng và với sự lạ này anh có thể bị bắt giữ vì phá vỡ bầu khí yên lặng trong một nơi thánh ! Khi các vị thượng tế biết rằng thành Phêrô đừng đằng sau sự phá rối này, họ dẫn ngài vào trong. Đây chính là nơi mà đoạn Thánh Kinh kể lại.

Thánh Phêrô nói, các ông có biết tại sao người què này được cứu chữa và có thể đi được không? Để cho mọi người biết rằng chúng tôi sống nhờ Chúa Giêsu, một người mà các ông đã đóng đinh và chôn cất, nhưng Thiên Chúa Cha đã cho Người sống lại từ cõi chết.

Có một mối liên hệ thâm sâu giữa việc chũa lành và công nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

Việc chữa lành chỉ giải quyết những vấn đề thể lý. Việc tuyên xưng đức tin của một người vào Chúa Kitô phục sinh vượt qua những ngăn trở sự chết thể lý và những đảm bảo về một cuộc sống hoàn hảo không thể nào nghĩ ra được, dù cho cả sự chết. Hai thời điểm này được liên kết với nhau. Họ làm việc vì người khác. Sự chữa lành thể lý nói lên sự nghiêm trọng về vấn đề đó như thế nào. Điều quyết định cho cuộc sống được hoàn hào, được ban tặng như một món quà mầu nhiệm của sự gần gũi của Thiên Chúa với chúng ta. Không có quyết định của đức tin này trong Chúa Giêsu, thì sẽ không có một cuộc sống toàn hảo, vì không có sự tự do chọn lựa đức tin ,ngay cả việc chữa lành và sự tự do khỏi sự áp bức cũng sẽ không cản ngăn chúng ta trở nên tù nhân của sự chết. Trở nên môn đệ của Chúa Giêsu, có nghĩa là công bố về Ngài và sự phục sinh của Ngài. Điều này không thể làm được chỉ qua lời nói. Hành động của chúng ta phải nói lên, và làm qua chính cuộc sống của chúng ta. Điều đó chỉ tỏ hiện khi chúng ta tăng cường những lời cần thiết để tiếp tục kể lại câu chuyện của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói về câu chuyện linh đạo trẻ Salêdiêng theo cách này hay không?

Trở nên những phần tử của một câu chuyện sống động

Mỗi người chúng ta được trao phó cho một sứ mệnh đáp lại câu hỏi đó. Ba điều có thể làm cho việc thuật lại câu chuyện của linh đạo giới trẻ Salêdiêng trở nên sống động lại.

Trước hết, tất cả chúng ta cần phải trở nên những nhân chứng sống động của câu chuyện. Nắm bắt được cốt lõi của câu chuyện thì chưa đủ. Chỉ những người nam và người nữ sống linh đạo này cách nhiệt thành mới có thể nói về câu chuyện này.

Kế đến, chúng ta cần làm cho mọi người biết đến nơi đã xảy ra câu chuyện này. Chúng ta đang thực hiện điều đó. Nhiểu người nhớ tới những cuộc họp mặt vĩ đại của giới trẻ để mừng “ confronto’ Salêdiêng” hay “Don Bosco Camps”. Ngọn đồi của Don Bosco ở Becchi đã trở nên ngọn đồi “Tám mối phúc của người trẻ” và nơi ở nhỏ bé khiêm tốn của Mornese vẫn nói lên cách mạnh mẽ kinh nghiệm tu trì của Mẹ Mazzarello .

Tất cả những điều này rất quan trọng , nhưng chúng vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải tăng số những nơi mà tại đó chúng ta có thể sống trong linh đạo giới trẻ Salêdiêng ,nơi mà cầu nguyện và sự chia sẻ về cuộc sống có thể cống hiến cho người khác những điều tốt đẹp nhất và quan trọng nhất.

Chúng ta cần làm tăng thêm những nơi để có thể gặp gỡ những người có thể nói và kể lại câu chuyện mà Don Bosco và Mẹ Mazzarello đã bắt đầu trong những ngày đầu tiên với sự nhiệt thành. Cuối cùng, việc trình bày lại câu chuyện này thật là quan trọng. Những trang sách này được viết ra với một sự cố gắng kể lại kinh nghiệm tinh thần của Don Bosco và Mẹ Mazzarello trong những cấn nạn, hy vọng và những dự tính của chúng ta. Đây là một điểm khởi hành mới. Đây là sứ mạng được trao phó cho các tu sĩ nam nữ Salêdiêng , những người đời và người trẻ trong những đại lục khác nhau và ở những nơi khác nhau trên thế giới. Nó có thể trở nên một câu chuyện tốt đẹp về cuộc sống và hy vọng. Nó có thể lấp đầy thế  giới này bằng niềm tin và sự say mê về cuộc sống mà trong đó chứa đựng những thông điệp sinh động.

Câu chuyện tiếp tục

Chỉ một điều thực sự quan trọng :sự sống và hy vọng nhân danh Thiên Chúa. Câu chuyện về linh đạo giới trẻ Salêdiêng có thể khích lệ và củng cố sự sống và hy vọng này.

Vì lý do mà chúng tôi đã kể câu chuyện của mình. Chúng tôi trao ban nó cho những người bạn của chúng ta như một món quà, hy vọng nó sẽ thôi thúc những người kể chuyện khác tiếp tục câu chuyện này.

Những ai tìm thấy nguồn năng lực trong những trang sách này sẽ làm những gì các thành viên của đại gia đình Salêdiêng , cũng như những người trẻ đang làm. Họ sẽ kể lại những gì mà họ thấy, họ khám phá và hiểu rõ trong cuộc sống. Họ sẽ kể câu chuyện bằng chính cuộc sống và lời nói của họ để giải thích công việc của họ và chắc chắn nó sẽ tiếp tục tiến triển trong sự hướng dẫn đúng đắn này. Chúng ta ý thức rằng việc kể lại câu chuyện này mang đầy sự cực nhọc và đầy ý thức trách nhiệm .Tuy nhiên câu chuyện vẫn phải được kể lại bởi vì nó xuất phát từ niềm vui thâm sâu bên trong. Che giấu đi câu chuyện này thì không thể được. Nó được kể lên với sự sợ hãi và sự lo lắng bởi vì đó là nói về chính cá nhân. Nó có thể bị từ chối nhưng nó không thể nào nín lặng những lời của câu chuyện này có được sức mạnh từ sự yếu đuối của chúng ta” (2 Cor 12,9) và là sức mạnh của nhiều người khiến cuộc sống mình nên nhân chứng cho phương cách mà câu chuyện này đã lôi cuốn họ.

Chúng ta kể câu chuyện này với một sự nhiệt thành vĩ đại. Chúng ta kể chúng trong niềm hy vọng rằng mọi người sẽ tái khám phá cuộc sống đích thực và niềm hạnh phúc thực sự mà Chúa Giêsu đã trao ban cho thế giới. Chúng ta nói về một người cha tốt lành nhân hậu, Người là Chúa chúng ta và chúng ta chia sẽ giấc mơ tất cả mọi người sẽ trở nên một trong hy vọng, trong cuộc sống hướng tới sự tròn đầy.

NHỮNG ĐIỂM SUY TƯ VÀ BẢN THẢO

  • Những trang sách này nung đốt tôi thế nào với một niềm ao ước làm sống lại sự dấn thân của mình để trở nên một phần tử sống động nhiệt thành của câu chuyện người Salêdiêng?
  • Những việc đào luyện và khả năng nào tôi cần có để trở nên một thành viên tích cực hơn của gia đình Salêdiêng ?
  • Để linh đạo giới trẻ Salêdiêng được mọi người biết đến, những nơi mới nào mà chúng ta có thể tỏ ra?
  • Tôi có dự kiến thế nào để tiếp tục câu chuyện này để cho nhiều người khác có cuộc sống và niềm hy vọng.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *