Lịch sử Công cuộc Sa-lê-diêng tại Việt Nam

LỊCH SỬ CÔNG CUỘC SALÊDIÊNG  TẠI VIỆT NAM

THEO VẾT CHÂN  CUỘC HÀNH TRÌNH TRUYỀN
GIÁO CỦA CHA ANRÊ MAJCEN

Nhà truyền giáo Salêdiêng tại Trung Hoa và Việt Nam

Tự thuật của Cha Majcen với sự hiệu đính của sử gia Mario Rassiga SDB, được tỉnh dòng SDB/VN hoàn tất

Cuốn sách này kính dâng cha Bề Trên Cả Edigio Viganò
và Cha Cựu Cố Vấn Truyền giáo Bernarđô Tohill.

LỜI TỰA

Tác giả chính của cuốn sách hiện tại này là cha Anrê Majcen, một nhà truyền giáo Salêdiêng. Cha đã truyền giáo 22 năm tại Trung Hoa và thêm 22 năm nữa tại Việt Nam, khởi sự tại Miền Bắc, và sau đó tại Miền Nam. Trước khi trở lại quê hương, cha còn làm việc thêm một vài năm tại Hong Kong và Đài Loan.

Trở về Nam Tư, cha đã đáp lại nguyện ước của các bề trên cao cấp, khởi sự thâu thập các tài liệu lịch sử và các ghi chép riêng của cha liên quan tới các biến cố xảy ra trong thời gian hoạt động truyền giáo của cha.

Cha Mario Rassiga, người đã từng viết về Lịch sử Salêdiêng tại Trung Hoa và Việt Nam, đã sắp xếp lại các ký sự lịch sử được thu thập từ các cuốn sách viết tay của cha. Tiến sĩ Emilio Bonmi hiệu đính về diện ngữ pháp.

Cuốn sách này được dành để học hỏi và nghiên cứu lịch sử truyền giáo Salêdiêng. Như một cuốn sách tường thuật lịch sử, nó sẽ giúp để mọi người có được một sự hiểu biết tổng quát về vấn đề, nhưng riêng cho các hội viên Salêdiêng Việt Nam, nó còn là một kỷ niệm Quý giá về những bước khởi đầu của Công Cuộc Don Bosco trên đất nước của họ.

Ljubljana, 24-9-1989

LỜI DẪN NHẬP

Cha Majcen đã kể lại cho chúng ta cuộc mạo hiểm truyền giáo mà Thiên Chúa đã thực hiện qua ngài. Cha được coi là “vị Tổ Phụ”, “Đấng Sáng lập của Dòng Salêdiêng tại Việt Nam. Sau cuộc đối thoại lâu dài với Cha Majcen, cha Rassiga đã có thể cho xuất bản cuốn sách “Cha Anrê Majcen, nhà truyền giáo Salêdiêng Tại Trung Hoa và Việt Nam”.

Bây giờ đến lượt chúng ta, các người Salêdiêng Don Bosco  Việt Nam phải lo hấp thụ lấy bản tường thuật “lịch sử Công cuộc Salêdiêng tại Việt Nam” xuyên qua cuốn sách do cha Rassiga ấn hành, cùng với các trước tác khác của Cha Majcen được viết theo yêu cầu chủa Cha Edigido Viganò khi ấy là Bề Trên Của Tu Hội Salêdiêng, cũng như các thư  mà cha đã viết cho chúng ta trong suốt 20 năm còn lại của đời ngài được sống tại Slovenia.

Bởilý do đó, tác phẩm “Lịch sử Công cuộc Salêdiêng tạiViệt Nam theo Cha Majcen” của chúng ta  sẽ theo sát cuốn sách do cha Rassiga cho xuất bản, có thêm vào một số điểm bổ sung hay sửa đồi dựa trên các tài liệu viết khác của Cha Majcen.

Những tài liệu này được đưa ra để giúp các nhân chứng về cha Majcen đáp lại lời kêu gọi của Đức Giám Mục Tổng giáo phận Ljubljana: “Tất cả những ai đích thân biết về Đầy Tớ Chúa Cha Anrê Majcen đều được mời gọi cách thân tình thông báo cho vị phó – thỉnh nguyện viên Anton Ciglar SDB về bất cứ điều gì tạo sự thuận lợi cho vụ án phong chân phước. Xin vui lòng gửi các lời tuyên bố về các việc gặp gỡ của quí vị với nhà truyền giáo Anrê Majcen qua địa chỉ sau đây: Rakovniška 6, 1000 Ljubljana, SLOVENIA.”. 

Sự thánh thiện của cha Majcen là một lời giáo huấn rất quí báu nhất cho mỗi người chúng ta là các con cái của Ngài. Chúng ta hy

vọng rằng tất cả chúng ta là những con cái ngài tại Việt nam sẽ tiếp tục cùng nhau làm việc để đưa ra ánh sáng sự thánh thiện của Ngài.

Thu Duc 30-11-2006

Lễ thánh. An-rê,
Bổn Mạng cha Don Majcen.

SẮC LỆNH MỞ ĐẦU ÁN VỤ PHONG CHÂN PHƯỚC CUÛA ĐẦY TỚ CHÚA CHA ANRÊ MAJCEN SDB

Tòa Tổng Giám Mục Ljubljana, Số 1253/10

Chiếu theo Hiến chế Tông tòa “Divinus perfectionis Magister”

ban hành ngày 25 tháng Giêng 1983, chương I, Khoản 1,

dựa trên bản văn của Thánh Bộ Phong Thánh ban hành ngày  7. Tháng Hai 1983 “Normae servandae”, Số. 11 b, và “Sanctorum Mater” ra ngày 17 Tháng Năm 2007, Khoản. 43, § 3, liên quan đến Tổng Giáo Phận Ljubljana,

Kể từ đây, tôi cho tiến hành án vụ phong chân phước của Đầy Tớ Chúa, Cha Anrê Majcen SDB

Đầy tớ Chúa cha Anrê Majcen SDB (1904-1999), một người Salêdiêng và một linh mục sốt sáng, đã chín mùi thánh thiện trên con đường thiêng liêng trong suốt hai mươi hai năm tông đồ truyền giáo ngoại thường tại Trung Hoa và Việt Nam cũng như trong hai mươi năm cuối cùng của cuộc sống của ngài tại Slovenia.

Ngày 13 tháng 12 2007 Văn phòng Tỉnh dòng Salêdiêng tại Ljubljana đã xin khởi sự vụ án giáo phận để phong chân phước của người Đầy Tớ Thiên Chúa Cha Anrê Majcen xuyên qua vị Tổng Thỉnh Nguyện viên Enrico dal Covolo SDB. Ngài đã trình bày sự đồng ý hoàn toàn của các Salêdiêng Việt Nam và Slovenia là những người có thể làm chứng về đời sống Salêdiêng và Kitô hữu gương mẫu của ngài cũng như việc hoàn thành cách anh hùng các nhân đức Kitô hữu của ngài. Đàng khác nhiều người yêu cầu được cầu nguyện thường xuyên qua lời chuyển cầu của ngài vì lý do ngài đã qua đời trong sự nổi nang thánh thiện. Cũng có cả một di sản thiêng liêng của ngài, đặc biệt Các Suy tư, Các Nhật ký Thiêng liêng và  nền linh đạo cá nhân của ngài (gồm 6,000 trang viết tay), đều cho thấy cách hiển nhiên chiều sâu và nỗ lực tăng trưởng thiêng liêng của ngài.

Theo lời thỉnh nguyện của vị tiền nhiệm của tôi, Thánh bộ Phong thánh đã ra một tài liệu “Nihil obstat’, vào ngày 5 tháng 11, 2008 nói rõ rằng không có gì cản trở việc khởi sự tiến trình vụ án phong chân phước kể trên.

Nhận thấy tất cả các sự kiện này và sự trổi trang thiêng liêng không thể chối cãi được của người rao giảng tin mừng là đầy tớ Chúa, cha Anrê Majcen, người đã chứng tỏ mình là một nhà truyền giáo giữa các người Salêdiêng và dân chúng trong Hội Thánh địa phương cũng như quốc ngoại, và đồng thời vững tin rằng các nhân đức của ngài sẽ khích lệ nhiệt tình truyền giáo và sự tăng trưởng trong sự thánh thiện, tôi qua thông tư này thông báo cho Tổng Giáo Phận Ljubljana về sự khởi đầu của tiến trình nói ở trên.

Tất cả những ai đích thân biết về Đầy Tớ Chúa Cha Anrê Majcen đều được mời gọi cách thân tình thông báo cho vị phó – thỉnh nguyện viên Anton Ciglar SDB về bất cứ điều gì tạo sự thuận lợi cho vụ án phong thánh. Xin vui lòng gửi các lời tuyên bố về các việc gặp gỡ của quí vị với nhà truyền giáo Anrê Majcen qua địa chỉ sau đây: Rakovniška 6, 1000 Ljubljana, SLOVENIA.

Toàn thể dân Chúa tại Tổng Giáo Phận Ljubljana đều được kêu mời cầu nguyện cho việc phong chân phước của Cha Anrê Majcen, cho việc chuyển cầu của ngài và báo lại về những việc cầu nguyện đã được nhận lời cho vị phó thỉnh nguyện viên. Càng nhận được nhiều tuyên bố này, thì Hội thánh toàn cầu sẽ càng sớm nhìn nhận Đầy Tớ Chúa là vị chuyển cầu trên Trời.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho những nỗ lực của anh chị em và xin anh chị em giúp chúng tôi hoàn thành cách thành công vụ án phong chân phước này.         

Tại Ljubljana, 4 tháng Tám 2010

Sau đây là Bản Sắc lệnh của Đức Tổng Giám Mục bằng tiếng Anh mà chúng tôi nhận được:

DECREE FOR THE COMMENCEMENT OF THE BEATIFICATION PROCESS  OF THE SERVANT OF GOD, FR. ANDREJ MAJCEN SDB

Archiepiscopal Ordinary’s Office in Ljubljana, No. 1253/10

Considering Apostolic Constitution “Divinus perfectionis Magister”

of 25. January 1983, chapter I, Art.1,

following the Congregation for the Causes of the Saints of 7. February 1983

“Normae servandae”, No. 11 b,

and “Sanctorum Mater” of 17. May 2007, Art. 43, § 3,

on behalf of Archdiocese of Ljubljana

I hereby commence the process for the beatification of the Servant of God, Fr. Andrej Majcen SDB

The Servant of God Fr. Andrej Majcen SDB (1904-1999), a fervent Salesian and priest, spiritually matured for sainthood in the twenty-two years of exceptional missionary apostolate in China and Vietnam as well as in the last twenty years of his life in Slovenia.

  1. December 2007 Salesian Provincial Office Ljubljana requested the commencement of diocesan beatification process of the Servant of God Fr. Andrej Majcen through postulator-general Enrico dal Covolo SDB. He expressed full agreement of Vietnamese and Slovene Salesians who can attest to his exemplary Christian and Salesian life as well as heroic fulfillment of Christian virtues. Beside this, many people claim to regularly pray for his intercession as he passed away renown for holiness. Also his spiritual legacy, especially Reflections, Spiritual Diaries and Personal Spirituality (more than 6,000 hand-written pages), clearly reveals his depth and systematic daily striving for spiritual growth.

Following the request of my predecessor, the Congregation for the Causes of the Saints issued a document ‘Nihil obstat’ on 5. November 2008 stating nothing hinders the commencement of the mentioned process.

Considering all these facts and indisputable spiritual excellence of loyal gospel preacher the Servant of God Fr. Andrej Majcen who has proven himself as a missionary among Salesians and people in the local Church and abroad, as well as being convinced that his virtues will encourage missionary zeal and growth in holiness, I hereby notify the Archdiocese of Ljubljana of the commencement of the aforementioned process.

All who personally knew the Servant of God Fr Andrej Majcen are kindly invited to inform vice-postulator Anton Ciglar SDB about anything that might benefit the process. Please send declarations of your encounters with missionary Andrej Majcen to his address: Rakovniška 6, 1000 Ljubljana.

All God’s people of Ljubljana Archdiocese are requested to pray for the beatification of Fr. Andrej Majcen, for his intercession and to report about prayers being heard in writing to the vice-postulator. The more declarations of this kind we receive, the sooner the universal Church will recognise the Servant of God as a heavenly intercessor.

God bless all your efforts and help us successfully complete the process.

From Ljubljana, 4. August 2010

CHÚA QUAN PHÒNG CHUẨN BỊ CHA MAJCEN

CHO SỨ VỤ TẠI VIỆT NAM

1904-1924: NhỮng Năm đẦU đỜI

Cha Anrê Majcen sinh tại Maribor nước Slo-vê-ni-a ngày 30-9-1904.

Thân phụ của cha – cũng có tên là Anrê – quê ở Borove. Sau khi học xong cấp II, ông đã được gửi vào chủng viện, vì người mẹ ông là bà Tê-rê-sa mơ ước con mình trở thành giáo sĩ. Tuy nhiên, khi ông hiểu ra rằng mình không có ơn gọi linh mục, thì đã ngưng tất cả các việc học để làm giáo sĩ, và ghi danh vào trường sư phạm. Bà mẹ của ông không tha thứ cho ông sự việc mà bà coi như là một cuộc đảo ngũ, đã coi ông như là đứa con đi hoang, và thế là ông do thiếu tiền bạc đã phải tạm ngưng việc học của mình, và đi tìm việc làm để sinh sống và ông đã tìm được. Lúc đầu ông làm thư lại, rồi sau làm đổng lý Tòa An Marribor. Sau khi đã ổn định đời sống của ông trong tòa án, ông đã kết hôn với cô Maria Schlick, cũng thuộc dân làng Maribor. Cô là một cô gái rất đạo hạnh. Sau khi học xong tiểu học, cô đã theo học trường do các nữ tu đảm nhận. Tại đây, ngoài giáo lý, cô còn được học những qui tắc kinh tế nội trợ. Hoa trái tốt đẹp của cuộc hôn nhân này trước hết là cậu bé Anrê của chúng ta, rồi đến cô em gái Maria, cậu em trai Zoran chết trong tuổi thơ, và sau cùng là cô em gái Milka.

Khi Anrê lên bốn, cha mẹ cậu chuyển về tòa án nhỏ của xứ Kozje, rồi về một tòa án quan trọng hơn tại Krsko nơi ông do sự lương thiện và khôn ngoan đã được cử giữ nhiệm vụ tế nhị là đảm bảo các lợi ích của các vị thành niên, các trẻ mồ côi cha mẹ. Sau này cha Majcen kể lại rằng tại Konje, gia đình cha đã sống trong một căn nhà ẩm thấp và có hại cho sức khỏe, khiến cho cha của ngài lâm bệnh trầm trọng, và chỉ được khỏi nhờ vào sự chăm sóc và lời cầu nguyện của mẹ ngài. Khi được chuyển đến Krsko, gia đình cha đã được ổn định trong một mái nhà tốt đẹp hơn. Tuy nhiên khi Anrê lên 10 tuổi, thì xảy ra cuộc chiến tranh chống lại nước Serbia, một cuộc chiến tranh lập tức trở thành chiến tranh Châu Âu. Trong cuộc chiến tranh, cậu theo học các trường cấp II sử dụng tiếng Đức – Slo-vê-ni-a. Đấy là những năm tháng gian khổ cho mọi người dân: ai cũng phải chịu cảnh đói, vì dù có tiền cũng chỉ mua được rất ít lương thực.

Năm 1919, thân phụ gửi cậu tới Maribor vào một Trường Sư Phạm có những giáo viên rất tốt, nhưng tại đó lại lưu hành những tư tưởng tự do và thiên về chủ nghĩa xã hội chắc chắn có thể gây phương hại rất lớn cho Anrê, nhưng cậu đã được giải cứu nhờ vào các lời cầu nguyện bền bỉ và những lời khích lệ của người mẹ hiền.

Cha cậu lại luôn đau ốm, các em gái thì lớn lên, và biết bao nhiêu tiền phải tiêu hao vì thuốc men. Anrê học hành cật lực, dù cho bụng đói, vì cậu nghĩ chính mình sau này sẽ phải cáng đáng gia đình. Trong năm học cuối cùng, cậu cũng gặp mối đe dọa là phải cắt ngang việc học, nhưng nhờ vào sự giúp đỡ của dì Catarina cho cậu được ăn ở miễn phí tại nhà dì trong năm đó, mà cậu vẫnđược tiếp tục học hành. Thế là năm 1923, cậu nhận văn bằng. Cũng trong dịp này thân phụ cậu đã hết sức cố gắng lo liệu tiền bạc để sắm cho cậu một bộ quần áo mới.

Giáo viên tiểu học

Tốt nghiệp sư phạm vào năm 19 tuổi, Anrê không thể tìm được việc làm, vì tuổi còn quá trẻ, và cảnh thất nghiệp này thật nặng nề đối với cậu. Mẹ cậu đã cầu nguyện liên lỉ cùng Đức Mẹ trong nhà thờ các cha dòng Phanxicô [Capucinô] gần đó và đã được nhận lời một cách mà mẹ không ngờ trước được và đó là một bước ngoặt trong cuộc đời cậu. Một thầy giáo cũ của cậu đã trở thành vị thanh tra học vụ biết được cậu không có việc làm, đã tìm cho cậu một chỗ dạy nơi các tu sĩ Salêdiêng ở Radna. Các ngài có một trường tiểu học cạnh nhà đào luyện của các ngài phục vụ các trẻ mồi côi do chiến tranh mà Chính phủ gửi gắm họ. Với tiền trả lương đầu tiên, cậu đã muốn gửi ngay cho mẹ 100 đồng Slo-vê-ni-a, nhưng mẹ đã không chịu nhận. Pháo đài Radna được cha Rua mua ít năm trước đó, có cả một công viên tuyệt vời bao quanh. Nơi đây trước tiên đón nhận các hội viên Ba lan và Ao, rồi sau chiến tranh, đón nhận nhà tập Slo-vê-ni-a đầu tiên mà Cha Giám tỉnh Tironê cho thiết lập tại đó.

Trước đây Anrê chưa được biết các tu sĩ Salêdiêng, nhưng chính sự tử tế dịu dàng, thái độ vui tươi thanh thản, sự nghiêm chỉnh học hành và lòng sùng kính sâu xa của họ đã tạo nên một sự thay đổi lớn nơi cậu. Trong khi tại Trường Sư Phạm mà cậu đã theo học khi xưa, cậu đã từng hít thở những ý tưởng không lành mạnh, thì ở Radna cậu đã thấy việc học hành nghiêm chỉnh, sự lao động vui vẻ tại vườn nho và tại cánh đồng, các lễ lạc và các buổi rước sách long trọng. Cậu đã được nghe một vị cựu truyền giáo nói về các điểm truyền giáo tại Mỹ Châu và về dung mạo vĩ đại của Đức Hồng Y Cagliero. Tất cả chuyện trên cho cậu biết được mức lớn rộng của Tu Hội Salêdiêng.

Một hôm cha giáo sư Knific hỏi cậu có muốn học La-tin không, nghĩa là có muốn làm linh mục không. Đó chính là mầm mống của ơn gọi của cậu. Cậu đem chuyện đó trước tiên nói với meï, người đã tỏ ra hết sức vui mừng, nhưng cậu không dám lập tức nói với cha, vì cha cậu đã mơ ước một tương lai bảo đảm cho cậu với tư cách là một giáo viên. Nhưng rồi cha cậu thấy môi trường tốt đẹp tại Radna, cũng đã đồng ý cho cậu theo ơn gọi.

Vào tháng 8 năm 1924, Anrê xin cha Giám tỉnh Tirone cho vào nhà Tập. Cha Giám tỉnh hỏi cậu: “Con có yêu mến Đức Mẹ chăng?” Cậu lập tức trả lời “Vâng, thưa cha”. Cha Giám tỉnh mới nói bằng tiếng Slo-vê-ni-a: “Tốt lắm, con hãy xin Chính Quyền cho nghỉ việc tại trường tiểu học và chuẩn bị để tháng 9 vào Nhà tập”. Thế là cậu đã viết đơn thỉnh nguyện lên cha Giám tỉnh và được chấp nhận.

10 Năm Sống Đời Salêdiêng tại Lubiana: 1924-1935

Trở thành Salêdiêng (1924-1925)

Ngày 31 tháng 8 năm 1924 Anrê vào Tập viện tại Radna. Ngày 8 tháng 9, thầy cùng với các thầy tập sinh đồng môn tới Lubiana. Tại tỉnh Lubiana, thị xã Rakonmisk, Đức Hồng Y Cagliero sẽ đích thân thánh hiến Đền thờ kính Đức Mẹ Phù Hộ. Các tập sinh hết lòng lo việc chuẩn bị lễ thánh hiến, và như vậy họ đã có dịp thấy Đức Hồng Y Cagliero và được lắng nghe bài huấn đức của ngài cho các Salêdiêng về di chúc của Don Bosco: “Làm việc, làm việc, với các lời chúc khốn chống lại các kẻ lười biếng”.

Việc nhận lãnh tu phục được ấn định vào ngày 11 tháng 9, và đáng lý được Đức Hồng Y chủ sự theo sự chờ đợi của các Salêdiêng và giáo dân ở Radna. Nhưng Đức Hồng Y do bị mệt mỏi bởi những nghi thức vất vả trong những ngày trước đó đã không thể chủ sự được. Thay vào đó Cha Fascie thuộc Ban Thượng Cố Vấn đã chủ sự lễ nghi này.

Về Tập viện của ngài, cha Majcen đã ghi lại: “Năm ấy đối với tôi, dù rằng vẫn còn một chút thấm nhiễm các tư tưởng tự do, quả đã và vẫn còn là một sự canh tân toàn vẹn: một sự lột bỏ  khỏi bản thân con người cũ, để mặc lấy tinh thần Don Bosco. Thế rồi, tôi đã trở lại với nguồn mạch linh đạo của tôi này biết bao nhiêu lần bằng việc hồi tưởng lại, đặc biệt vào năm 1960 khi tôi phải bắt đầu Tập Viện Salêdiêng Việt Nam đầu tiên với tư cách là Tập Sư.

Thầy đã tuyên khấn lần đầu ngày 5 tháng 10 năm 1925, vào dịp lễ thánh Phanxicô Assisi. Lễ tuyên khấn bị trễ lại hơn một tháng vì lý do vắng mặt cha Giám tỉnh.

Năm 1925 đã được Cha Bề Trên Cả Philipphê Rinaldi tuyên bố là “năm truyền giáo”, và thầy Anrê nhờ đọc trong Tạp Chí Salêdiêng những bài viết của các nhà truyền giáo, (trong đó có cả của cha Kerec), đã cảm thấy được thấm nhiễm lấy những điều đó một cách thánh thiện.

10 năm tại Lubiana (1925-1935)

Sau khi khấn dòng, thầy Anrê được sai tới Ljubljana với tư cách sinh viên La tinh và Triết học và thầy giáo dạy học trò học nghề của trường trung học tại đó. Ngoài công việc này, thầy đã dịch sang tiếng Slo-vê-ni-a các văn bản tiếng Đức dùng để dạy kỹ thuật, và trong kỳ hè, thầy cũng theo học một khóa chuyên ngành do chính quyền tổ chức để có khả năng chuyên môn dạy kỹ nghệ họa và kỹ thuật.

Vào tháng 9 năm 1928 thân phụ ngài – càng ngày càng thêm đau yếu – đã mời thầy về nhà để dự cuộc họp gia đình vào ngày mồng tám, nhân ngày kỷ niệm sinh nhật của thân mẫu. Khó khăn lắm mới nhận được phép (khi đó kỷ luật đời tu rất nhiệm nhặt), và thầy có thể lên đường và mọi người trong gia đình sung sướng có thể chụp chung với nhau một bức hình trong đó lần đầu tiên thầy xuất hiện với bộ tu phục. Ngày 20 tháng 10, thầy nhận được bức điện báo cho hay thân phụ thầy sắp chết. Thầy vội vã về ngay bên đầu giường và thấy cha thân yêu đang hôn mê, nhưng còn hiểu được. Cha Xứ mới lên tiếng gợi ý cho ông những kinh nguyện tắt và đọc ba lần kinh Lạy Cha. Ông đang hấp hối. Khi cha của thầy chỉ còn những hơi thở khó khăn và thoi thóp, người ta đưa ngài qua một chỗ khác. Ít phút sau, ngài tắt thở.

Trở về Ljubljana, trong năm 1929 thầy bắt đầu theo học thần học trong khi vẫn tiếp tục làm việc trong trường học đang vấp phải khó khăn nghiêm trọng trong việc dạy môn kỹ thuật. Thầy giáo chính thức của môn này đã chết. Đây là những năm khó khăn, một phần nữa cũng vì sức khỏe của thầy không được tốt. Nhưng sự kiên gan của thầy đạt tới một mức độ khiến cho các học sinh đòi hỏi nhất cũng phải bằng lòng.

Vào năm 1933, thầy được thụ phong linh mục, và sau lễ mở tay, thầy được bổ nhiệm làm Giám học, thành viên Ban Cố Vấn nhà, đặc trách phân ban các em học nghề của ngôi trường đó. Với nhiệm vụ này, ngoài những bổn phận trước đây, cha còn phải gánh vác thêm điều hành tất cả phân ban này và tất cả các hoạt động ngoài nhà trường, trong đó có việc chăm sóc Đoàn hội Don Bosco bao gồm các học sinh “rất khác biệt nhau”. Sau này cha Majcen đã viết rằng: “Đó quả thực là một thời kỳ thực tập tốt đẹp cho hoạt động truyền giáo của tôi”. Khát vọng đi truyền giáo của cha ngày một tăng cao, nhất là sau cái chết tử đạo của các thánh Versiglia và Caravario. Nhưng dù ngài có viết đi viết lại nhiều đơn xin đi truyền giáo, các bề trên vẫn cứ trả lời là không. Tháng 5 năm 1925, con đường truyền giáo mở ra với cha: Chính Quyền tam điểm tại Belgrad ra lệnh đóng cửa tất cả các trường dạy nghề tư thục. Ngay cả trường tại Ljubljana cũng phải chịu một số phận tương tự. Cha Anrê lập lại đơn xin đi truyền giáo của mình và lần này cha được chấp nhận. 

LÀ NHÀ TRUYỀN GIÁO

TẠI TRUNG HOA: 1935-1952

Khởi Sự Cuộc Đời Truyền Giáo (1935-1938)

Chào biệt Mẹ và Tô quốc (1935)

Cha Majcen trở về chào biệt Mẹ. Mẹ cha vô cùng buồn bã, nói với cha: “Tại sao con bỏ  mẹ đi vào lúc này, khi mẹ không còn cha con nữa?” Cha Anrê không tìm ra được một lời nào để trả lời Meï. Nhưng khi nhìn thẳng vào đôi mắt đẫm lệ của cha, Mẹ cha đọc được ở nơi đó cuộc chiến đấu giữa tình cảm yêu thương mẹ và bổn phận, liền lập tức nói thêm: “Được, con cứ đi nơi nào Chúa gọi con”. “Con hãy giữ làm kỷ vật tượng chịu nạn đáng chúc tụng này, hãy năng hôn kính và lo lắng hết sức để trở thành một Linh mục tốt lành và một người Truyền giáo tốt lành”.

Sau nghi thức chào biệt tại Ljubljana, cha đã rời Tổ Quốc mà trong nhiều năm cha không được phép thấy lại.

Tại Tô-ri-nô, cha hôn tay Cha Bề Trên Cả, lắng nghe bài huấn đức của Cha Tổng Quản Berrutti nói với các vị Truyền giáo.

 Cha đã ghi nhớ bốn tư tưởng này: “1. Phải trở nên người Trung Hoa với những người Trung Hoa. 2. Các con đừng bao giờ nói về Tổ Quốc của các con, ít nhất là trong hai năm. 3. Các con hãy ca ngợi tất cả những gì là tốt đẹp tại Trung Hoa. 4. Các con hãy năng đọc lại các lời Don Bosco khuyên bảo các người đi truyền giáo”.

Ngày 11 tháng 9 năm 1935, tại cảng Trieste, cha Anrê cùng với các nhà truyền giáo khác xuống một con tàu lớn mang tên Conte Verde [Bá Tước Verde], hướng đến Đông Phương. Trong nhóm, có nhà truyền giáo nổi tiếng là Cha Boccassino, trưởng đoàn, và một số vị khác đi đến AÁn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Trong số những nhà truyền giáo đến Trung Hoa, có cha Phaolô Janssen, người Đức, là bạn đồng hành tốt đẹp của cha Anrê trong cuộc hành trình này. Cha Janssen mới biết sơ qua tiếng YÙ, nên nói tiếng Đức thoải mái hơn.

Ngày mùng 3 tháng 10, lễ thánh nữ Têrêsa Nhỏ, bổn mạng các xứ truyền giáo, tất cả các nhà truyền giáo tới Hong Kong. Tất cả được cha Giám tỉnh Braga chào đón và ôm hôn với tình phụ tử. Cái ôm hôn này đã chiếm hữu lòng cha Anrê. Thề rồi Cha Braga trong suốt 16 năm là Bề trên của cha Anrê. Tại nhà đào luyện ở Shaukiwan, họ được các hội viên đón tiếp thân tình, trong số đó cha Anrê nhớ một cách đặc biệt cha Massimino là người trong nhiều năm sau sống cùng cha tại Việt Nam.

Sau một vài ngày ở lại tại Hong Kong, cha Anrê cũng đi Macao, và tại đó cha cũng đi thăm Nhà Mẹ được thiết lập vào năm 1906 do Thánh Giám Mục Versiglia và trong khi cử hành thánh lễ tại nhà nguyện ở đó, cha đã xin Thánh Versiglia xin Chúa cho cha được phúc tử đạo, ít là không đổ máu. Bản tường thuật này sẽ chứng tỏ là vị Thánh đã nhận lời kêu cầu của cha Anrê.

Trở về Hong Kong cha Anrê dự cuộc thi để lãnh “phép được giải tội”  và khởi sự học tiếng Trung Hoa, theo cách đọc tiếng

Quan Thoại, dưới sự dẫn dắt của cha Phanxicô  Wong. Trong lúc này, cha chuẩn bị cuộc xuất phát truyền giáo đi Côn-Minh là nơi cha phải mang những vật liệu cần thiết cho việc mở các xưởng dạy làm giầy, xưởng mộc và xưởng in.

Nhà salêdiêng tại côn minh:  Đây là tiền sử của nó!

Thầy Carlo Maria de Gorostarzu một ngày kia đã đến thăm Don Bosco để xin lời khuyên bảo về ơn gọi của mình, vì thầy muốn tận hiến mình cho các xứ truyền giáo. Vị Thánh đã nói thầy hãy vào Chủng viện Các Thừa Sai tại Paris. Thầy được tiếp nhận, và sau khi thụ phong linh mục được một năm, cha Carlo Maria được phái sang Trung Hoa, tại Vân Nam, và ngài đã trở thành Đức Giám quản Tông Tòa ở đó. Ngài là một Cộng tác viên kính mến Don Bosco, đã muốn các Salêdiêng đến làm việc tại Giáo phận của ngài.

Vào năm 1910, ngài đã biết các Salêdiêng đã đến Macao, nên đã viết thư cho cha Olive và cha Versiglia nói lên ý nguyện của ngài. Các Salêdiêng chỉ vừa mới đến Trung Hoa được bốn năm, nên chưa thể phát triển rộng ra được. Nên cha Versiglia đã trả lời cho ngài theo chiều hướng đó. Vào năm 1924, Đức Cha De Gorostarzu nhân dịp tham dự Công Đồng thứ nhất quốc gia Trung Hoa, đã gặp được Đức Cha Versiglia ở Thượng Hải, và nhắc lại lời mời của ngài, nhưng cho đến khi đó ước vọng của ngài vẫn chưa được đón nhận. Người thực hiện khát vọng có các Salêdiêng tới thủ phủ của Vân Nam (đó là tiếng gọi thành phố Côn Kinh khi đó) là một vị Giám Quản Tông Tòa khác, Đức Cha Giorgio Maria de Jonghe xứ Ardois. Vào những năm trước đó, ngài đã đến thăm Trường Don Bosco tại Tiều Châu và đã có ấn tượng đầy thiện cảm sâu sắc. Khi đến Côn Minh trong tư cách Giám Mục đại diện Tông Tòa, Đức Cha Giorgio Maria đã biết được ý nguyện của vị tiền nhiệm của ngài. Ngài đã dâng hiến cho cha Braga một mảnh đất đẹp với một ngôi nhà (đã được dùng làm trường Pháp-An Nam) tuy đã xuống caáp, nhưng có thể phục vụ cho ít là lúc khởi đầu công cuộc, một máy in nhỏ, và trao tặng từ túi riêng của ngài một món tiền là 20.000 frăng. Thế rồi ngài đảm bảo cho các Salêdiêng tất cả sự hỗ trợ tinh thần của ngài, nhưng cũng nói thêm một cách chân tình là vì đây là một xứ truyền giáo còn rất nghèo, nên không thể hứa gì thêm về bất cứ một sự trợ giúp vật chất nào. Giữa những năm 1934 – 1935, đã có một sự trao đổi thư từ giữa Côn Minh, Hong Kong và Tô-ri-nô: các đề nghị được gởi đi, các cuộc thương lượng, các khế ước và các việc chấp thuận. Vào tháng 4 năm 1935, Cha Giám tỉnh cùng đi tới Côn Minh với cha Giuse Kerec (người Slo-vê-ni-a) là giám đốc, và hai thầy tư giáo Albino Fernandez (người Tây Ban Nha) và Antôn Perkumas (người Lituania). Dĩ nhiên là họ nói với nhau bằng tiếng Ý, nói tiếng Pháp với các cha Thừa sai tại Côn Minh, nhưng còn phải học đọc chữ viết Trung Hoa bằng tiếng Vân Nam để tiếp xúc với dân địa phương.

Từ Hông Kông tới Côn Minh: 1938-1939

Vào thời đó con đường an toàn nhất để đi từ Hong Kong tới Côn Minh đi qua Việt Nam, và do đó, ngay sau Lễ Mẹ Vô Nhiễm, các hội viên được sai phái tới đó đã được cha Braga hướng dẫn lên một chiếc tàu Pháp trực chỉ Hải Phòng Hà Nội. Đó là cha Majcen (người Slo-vê-ni-a) và các sư huynh Carlô Lee (người Trung Hoa) đặc trách ngành in, Luy Oravec (người Xlô-vắc) đặc trách ngành mộc, và Stêphanô Meolic (người Xlô-vắc) đặc trách ngành giầy da. Tại Hà Nội, cha Majcen ngưỡng mộ lòng sùng kính Don Bosco, cách riêng kể từ sau khi ngài được phong chân phước, và mối thiện cảm to lớn đối với các Salêdiêng do cha Braga tạo ra, trong các cuộc qua lại của ngài, xuyên qua tính tình và lối nói chuyện dễ thương của ngài, đã khiến ngài được nhiều người biết đến.

Hành trình với cha Braga thật là thích thú, vì ngài biết cắt nghĩa về tất cả những nơi ngài đã đi qua. Cuộc hành trình bằng xe lửa phải chạy trên một con đường rầy đầy khó khăn xuất phát từ độ thấp ngang mặt biển để đi lên cao đến 2000 mét trên con đường dẫn tới Côn Minh. Đoàn đến Côn Minh vào chiều ngày 18 tháng 12 năm 1935. Những hội viên đã tới trước đó và đã mở được một trường tiểu học nho nhỏ, đón tiếp đoàn cách nồng hậu.

Côn Minh, quê hương mới

Tỉnh Vân Nam của Trung Hoa rộng bằng Nước Pháp, giáp với Việt Nam và Miến Điện, Tỉnh này có những ngọn núi cao từ 2,000 đến 4,000 mét so với mức biển. Thủ phủ của tỉnh này là Côn Minh, một thành phố rất cổ, đã từng là kinh đô của Phó Vương, và vào lúc đoàn đến, được cai trị bởi một vị Tổng Đốc, có tên là Long Uyển thuộc sắc tộc Họ Dương. Ông ta rất có cảm tình với người Salêdiêng, nên đề nghị mở trường dạy nghề.

Con sông Dương Tử bắt nguồn từ mái nhà của thế giới là Nước Ti-bét, vào tới tỉnh Vân Nam tạo nên một vòng cung lớn tại Phủ Doãn Tông Tòa Cao Đông, được trao phó cho hàng giáo sĩ Trung Hoa. Tại nơi đây, vào những năm từ 1939 đến 1952, Cha Kerec bé nhỏ được mang phẩm phục Giám Mục, với trách nhiệm vị Quản Nhiệm Tông Tòa. Hai Phủ Doãn Tông Tòa Đa Lý và Cao Đông đã được tách ra khỏi Giáo Phận Côn Minh cách đó không bao nhiêu năm.

Thành Phố Côn Minh còn có dáng dấp các thành phố Trung Hoa cổ cả về các tòa kiến trúc lẫn các tường thành bao quanh. Trong những năm đầu sống tại Côn Minh, cha Majcen còn thấy những phụ nữ bó chân nhỏ xíu như Don Bosco đã thấy trong giấc mơ. Thói quen bó chân cho nhỏ lại này sau đó đã bị bãi bỏ kể từ cuộc cách mạng 1911.

Trong thành phố này có một Đại Chủng Viện do các cha Xuân Bích điều hành, còn các nữ tu dòng Thánh Phaolô de Chartres điều hành Trường Khôn Ngoan, một trường mà trường học của chúng ta vào lúc ban đầu là một phân ban của nó. Cũng có những nữ tu Dòng kín và những nữ tu khác nữa. Bên ngoài thành phố có Tiểu Chủng Viện Pelotang, với một nghĩa trang nhỏ ở cạnh đó, nơi chôn cất các thi hài của các nhà Truyền giáo anh hùng đầu tiên của Vân Nam. Xuất thân từ chủng viện ấy có các Salêdiêng tiên khởi của miền này là cha Barnaba Ly và cha Gregorio Py.

Kế Hoạch Mở Trường Mới

Ngôi nhà hiện tại của trường học đã bị mối mọt xông, nên không thể tồn tại lâu năm, do đó Cha Giám tỉnh Braga và Cha Giám đốc Kerec đã chuẩn bị lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà mới bằng xi măng bê tông sắt, một ngôi nhà đầu tiên thuộc kiểu này tại Côn Minh. Nhưng mà phải ngay lập tức vay được tiền ở nhà Băng Đông Dương và mời một kiến trúc sư người Pháp, và ông ta lại còn phải đi tìm những người thợ xây từ Hà Nội, vì tại Côn Minh không có những người thợ biết đúc bê tông. Công trình xây dựng được khởi sự vào tháng 1 năm 1936.

Giám học

Cha Majcen tới Côn Minh với nhiệm vụ làm Cha Giải tội; nhưng Cha Giám đốc Kerec không hài lòng với quyết định ấy, và lập tức ngài xin cha Braga đổi nhiệm vụ ấy thành nhiệm vụ Giám học.

Trường học bắt đầu với hai mươi học sinh, nay đã có tới sáu lớp tiểu học. Trường được tổ chức theo các luật giáo dục học đường. Đứng đầu trường là một Hội đồng, là quyền hành cao nhất, mà người chủ tịch phải là một người Trung Hoa; nhưng vị này, một nhân vật rất tốt, đã để lại hết quyền hành cho các Salêdiêng. Trực thuộc Hội Đồng trường là vị Quản lý nắm trong tay nguồn tài chính, và có quyền chấp nhận và trả lương cho các Thầy dạy. Vị Quản lý khi ấy là Cha Giám đốc Salêdiêng, Cha Kerec. Còn có một vị Hiệu trưởng hướng dẫn việc tiến hành học hành của nhà trường. Các mối liên hệ giữa Hiệu Trưởng [và các Salêdiêng] trong các trường Salêdiêng tại Trung Hoa có nhiều khi nhiêu khê; nhưng Cha Kerec biết sử dụng đến kinh nghiệm và các lời chỉ dẫn của Cha Braga, đã luôn luôn thể hiện được mình là người thực sự nắm quyền bính trong trường.

Học ngôn ngữ

Một cản trở lớn đối với các vị truyền giáo là việc học ngôn ngữ. Họ nhiều khi như những người bị ném xuống nước để mà tập bơi! Cha Majcen có thầy Fernandez Lee làm thầy giáo dạy ngài. Ngài dùng một bản văn tiếng Tây ban nha để học tiếng Trung Hoa. Một Giáo viên Trung Hoa chỉ dẫn cho ngài biết phát âm chuẩn. Phấn khởi, sau vài tháng ngài đã bắt đầu bập bẹ nói công khai cho các học sinh. Sau này ngài nói: “tôi cũng chẳng biết chúng có hiểu được bao nhiêu, nhưng tôi được chúng vỗ tay nhiệt liệt”. Sau khi tiếp tục học hành, ngài đã giảng được những bài giảng ngắn và rồi dạy các học sinh cuốn sách giáo lý nhỏ. Nhưng việc học hành của ngài bị ngăn trở do cơn bệnh sốt rét thương hàn buộc ngài phải đi điều dưỡng tại bệnh viện trong ba tuần lễ. Khi xuất viện, ngài được các cha thừa sai Paris mời đến nghỉ ngơi hồi sức tại Tiểu chủng viện, từ đó ngài trở về nhà hoàn toàn khoẻ khoắn lại. Vị giám đốc thường xuyên vắng mặt, nên mọi gánh nặng đè trên vai ngài; nhưng ngài có được sự cộng tác của các hội viên luôn hết lòng làm cho mọi công việc tiến hành tốt. Các học sinh học trước hết giữ gìn các nơi cho sạch sẽ (một chuyện chúng chưa quen làm mấy), rồi học sự mau mắn, đúng giờ, học âm nhạc và thể thao. Sau vài tháng, chúng có thể đi diễu hành với ban kèn đi trước, và trong những bộ y phục mới đẹp đẽ, qua các đường phố, gây nên sự cảm phục đối với mọi người. Ngoài tiếng Trung Hoa, trong thôøi gian ñoù, cha Majcen còn học một chút tiếng Pháp, tuy không phải học lớp bao giờ, mà chỉ xuyên qua đàm thoại với cha Michel tốt lành thuộc Hội Thừa sai Paris. Hầu như mỗi ngày, cha này đều đến thăm nhà trường. 

Khi nói chuyện với các học sinh, cha Majcen nghiệm ra một cách tế nhị rằng nói chuyện với những người ngoài thì không giống thế. Một hôm, cha Kerec vắng nhà, có một số vị người của chính quyền tới. Cha Majcen không hiểu được những điều họ nói và trả lời họ một cách vu vơ: “Cha Kerec vắng nhà rồi… Chúng tôi cũng là những người Trung Hoa… Chúng tôi đang xây trường huấn nghệ.”  Để giải tỏa được việc này, ngài dẫn các vị này vào trong văn phòng của cha Kerec, mời họ uống một ly rượu lễ. Với nhiều lần xá vái, ngài dẫn họ ra cổng. Ngài thú nhận: “Tôi cũng chẳng bao giờ biết được họ đến vì những lý do gì?…”

Những Xưởng dạy nghề

Trong khi đang xây cất tòa nhà mới, thì các ngành nghề được triển khai cách khiêm cung. Sư huynh Lee khởi đầu xưởng in một cách rất khiêm tốn. Sư huynh Meolic với sự trợ giúp của một cựu học viên khởi đầu xưởng làm giày và lập tức được nhiều khách tiếp thị, nhất là những người tây phương. Đó là một nguồn thu nhập tốt cho trường. Sư huynh Oravec và các học sinh của thầy đóng bàn ghế cho nhà trường. Cha Majcen khởi sự dạy kỹ nghệ họa cho các em học nghề. Chưa sõi ngôn ngữ, nên ngài chỉ trỏ vào hình để chúng vẽ theo; ngài nói các con làm như thế này nè… và các học sinh học bằng con mắt điều mà tai chúng không có thể hiểu ra được.

Nội trú

Không bao lâu bắt đầu có nội trú. Không phải mọi học sinh đều là Ki-tô hữu, nhưng tất cả các em đều tham dự Thánh lễ. Thế rồi với các em nội trú, có thể sớm bắt đầu ban giúp lễ, lớp thánh nhạc và dần dần các đoàn đội tôn giáo.

Việc xây cất nhà tiến hành chậm chạp: trước hết bởi vì phải đào đất rất sâu mới tìm được đất cứng làm nền móng. Đất này thực ra là một cái hồ nước cũ được lấp đầy. Ngăn trở khác nữa chính là việc Cảnh sát cấm tiến hành công việc. Vẫn chưa xin được phép khởi công. Những thủ tục còn đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng rồi nhờ sự can thiệp của đại diện của Hội Truyền giáo, là bạn của quan tổng đốc, công việc xây dựng mới tiến hành nhanh nhẹn được và trong thời gian ngắn đã có thể chuyển vài lớp học và Xưởng đóng giày vào trong ngôi nhà mới.

Giây phút lo sợ

Một ngày đáng sợ khi Đức Cha De Jonghe tới báo tin là quân đội của ông Mao Trạch Đông đang tiến đến gần. Đoàn quân này do tướng Chu Tế, người quê ở Côn Minh điều khiển, đang chuẩn bị tấn công thành phố. Quan tổng đốc sai binh lính của ông ra giao chiến và với máy bay nhỏ, ông cho dội bom. Tất cả các người tây phương, ngoại trừ các người truyền giáo, đã trốn ra Hà Nội cả, và các hội viên Salêdiêng, tay cầm tràng hạt, đang hồi hộp chờ đợi các biến cố xảy ra. Sau một vài ngày, mọi người mới biết được rằng quân đội cộng sản đã đi xa và mọi sự trở lại bình thường.

Lần đầu tiên cha Majcen rửa tội

Năm 1937, cha Majcen cử hành bí tích rửa tội đầu tiên cho cậu bé Chu Wai Sing sau khi cậu đã hứa là sẽ không cử hành các việc mê tín thường làm khi cha mẹ chết. Không may ít ngày sau cha em qua đời, và em trung thành với lời đã hứa, đã trốn sang Cao Đông. Ở đó em bắt đầu học hành, và sau này đạt được tới chức linh mục. Cha Chu Wai Sing chết năm 1978, khi làm giáo sư dạy Triết học đông phương tại Chủng viện Hong Kong.

Các Nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Cao Đông

Nhờ sự quan tâm của cha Kerec và theo lời mời của Ñức Cha Chen, giám quản tông tòa của Cao Đông, các nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm tới Cao Đông để lo cho nhà thương tại đây. Cha Kerec lo liệu để các Salêdiêng Hong Kong đón tiếp họ và giúp họ đi tới Hà Nội, Cha Kerec tới tiếp nhận họ, đi theo họ cho tới Côn Minh, và rồi từ Côn Minh, đi ngựa và đi cáng cho tới Cao Đông. Cha Kerec lợi dụng cuộc du hành này để giảng tĩnh tâm cho hàng giáo sĩ tại đây.

Những cuộc thăm viếng đầy an ủi của các bề trên

Để các anh em Salêdiêng Côn Minh đỡ cảm thấy lẻ loi, hiu quạnh, cha Braga và cha Guarone thỉnh thoảng tới thăm để xem xét tình hình và giảng tĩnh tâm. Cha Majcen luôn coi những cuộc Linh Thao này là một Tập viện truyền giáo. Từ ngày mùng một đến mùng mười tháng 10 năm 1937, cha Tổng quản Berrutti có cha Candela thuộc Thượng Hội Đồng tháp tùng thực hiện cuộc kinh lý ngoại thường. Các ngài đến từ Thái Lan, đi xuyên qua Việt Nam cho tới Hà Nội, rồi từ Hà Nội, theo đường xe lửa, đi tới Côn Minh. Các ngài khá hài lòng về công việc được thực hiện: nào là công việc xây dựng và việc điều hành tốt đẹp nhà trường, nào là việc khơi dậy và vun trồng các ơn gọi. Các ngài lên tiếng ca ngợi trong Nguyệt San Salêdiêng, và việc này khiến một vài vị thừa sai kỳ cựu Pháp chạnh lòng, bởi các vị không  nhìn các Salêdiêng với con mắt thiện cảm khi họ vì trung thành với Don Bosco, không làm chính trị cũng không có óc dân tộc của mình, và không muốn bắt chước các phương pháp thực dân của những người Pháp.

Năm 1938.

Đó là năm chuẩn bị thế chiến thứ hai. Tuy nhiên tại Trung Hoa, chiến tranh đã diễn ra từ lâu rồi, và trong số những người đổ về Côn Minh từ các thành phố bị quân Nhật chiếm đóng, cũng có cả Đức Tổng Giám Mục Nam Kinh là Đức Cha Yupin. Khi ấy cha Kerec cho sử dụng một số chỗ trong căn nhà cũ và tại đó cũng tổ chức các lớp ban tối cho các sinh viên. Đức Cha Yupin nghĩ đến việc tiếp tục tại Côn Minh tờ báo chính trị và tôn giáo của ngài và đã trao một số tiền cần thiết để Hong Kong mua một máy in đẹp. Cha quản lý trường thánh Lu-y đã mua máy in này và đã gừi sang Côn Minh. Khi máy in tới, cha Avalle là người mà cha Braga đã phái tới làm cha giải tội, nhận xét rằng việc in ấn một tờ báo chính trị, dù là có tính cách tôn giáo đi nữa, là ngược với luật dòng chúng ta, và đó là điều cha Ricaldone, vào năm 1927, trong cuộc kinh lý ngoại thường của ngài tại Macao đã cấm in ấn một tờ báo như thế. Thật là khó xử khi phải nói chuyện này cho Đức Cha Yupin, và ngài đã tỏ ra phật ý. Chúng ta đã  hoàn trả lại tiền cho Đức Cha, còn máy ín thì được dùng làm thiết bị cho Xưởng in của chúng ta.

Hoàn cảnh chiến tranh

Chính phủ Trung Hoa đã rút quân về Chungkin và chuẩn bị cuộc phản công với sự trợ giúp của người Mỹ. Người Mỹ đã xây dựng con đường chiến lược ở Miến Điện, từ Mandalay tới Côn Minh, và đồng thời ở gần Côn Minh, họ xây dựng một sân bay lớn và nhiều sân bay nhỏ ở các vùng phụ cận. Về phía quân Nhật, họ cũng không ở yên. Họ thường xuyên dội bom thành phố. Khoảng tháng 9 năm 1938, họ tàn phá rất nhiều căn nhà và gây thương vong cho nhiều người. Vừa chợt nghe tiếng còi báo động, các thầy hộ trực liền dẫn các học sinh chạy ra ngoại ô thành phố. Cha Majcen và một vài người khác thì lại cảm thấy an toàn hơn ở lại trong nhà đúc bê tông.

Thời Kỳ Chiến Tranh: 1939-1949

Cha Majcen làm Phó Giám đốc (Quyền Giám đốc) : 1939-1945

Cha Kerec là Giám đốc nhà thường xuyên vắng mặt, và cha Majcen, Tổng quản và Cố vấn, phải thay mặt ngài. Ngày 11-10-1938, Vị Đại diện Tông Tòa, Đức Cha Zamin bổ nhiệm cha Kerec làm Kinh sai Tông tòa tại Phủ Doãn Tông Tòa Cao Đông. Với nhiệm vụ mới này, cha Kerec không có thể chăm lo nhiều cho nhà được nữa, bởi đó các hội viên đề nghị – và được bề trên chấp thuận- để cha Majcen lãnh trách nhiệm điều hành cộng đoàn. Ngày 15 tháng 11, cha Kerec đi Cao Đông với một đoàn xe chở nhiều đồ. Cha Majcen, xúc động và sợ hãi trước trách nhiệm mới, tiễn cha Kerec cho tới Hiền Lương Đăng. Trong khi chia tay, cha Kerec động viên cha Majcen bằng những lời: “Chắc chắn cha sẽ vấp phải những sai lầm, nhưng rồi cha sẽ tìm ra cách thức sửa sai chúng!”.

Cuộc hành trình này không xuôi xắn cho cha Kerec. Đoàn người vừa tới vùng hoang vu đồi núi của Côn Sơn thì bọn cướp tới tấn công và trấn lột hết tiền bạc của ngài (4000 đô là Hong Kong) và tất cả những đồng hồ ngài đã mua cho các linh mục ở Cao Đông, và để ngài lại với vết thương ở bụng. Về cuộc tấn công này, cha Kerec sau này đã biến nó thành một thảm kịch ghê gớm, chứ thật ra thương tích của ngài chỉ là một vết thương nhẹ, bởi lẽ vừa tới Cao Đông là ngài đã có thể đặt mình ngay tại máy đánh chữ để viết và kể lại, với màu sắc bi thương, điều đã xảy ra cho ngài.

Phủ Doãn Tông Tòa Cao Đông

Cao Đông là một Phủ Doãn Tông Tòa được ủy thác cho Trung Tâm Giáo phận Trung Hoa. Diện tích của Phủ rộng 5000 cây số vuông, với dân số 2.000.000 dân trong đó có 8.000 dân Công giáo. Lãnh địa này nằm ở phía tây bắc Vân Nam, được tách ra khỏi Địa Phận Côn Minh và được thiết lập thành một Phủ Doãn Tông Tòa. Đức Giám Mục Chen được cử coi sóc, nhưng không được đón nhận mấy vì là người đến từ một tỉnh khác. Chẳng bao lâu ngài bị ngáng trở bởi một số linh mục và giáo dân. Để dẹp những sự lạm dụng nghiêm trọng, ngài đã ra vạ tuyệt thông cho những người này. Một trong những người này xách động cuộc nổi loạn tới mức mà Đức Cha Chen khốn khổ cảm thấy bất an cho tính mạng. Chính vì thế mà Đức Giám Mục đại diện Tông Tòa đã phải ủy thác cho cha Kerec tới Cao Đông để xem xét tình hình và làm dịu các linh mục và hàng giáo dân. Vừa tới Cao đông, Đức Cha coi sóc Phủ Doãn Tông tòa này liền đặt ngài làm Tổng Đại Diện, rồi lập tức đến Côn Minh, và từ đó đi Rôma.

Ít lâu sau, cha Braga đến Côn Minh. Những cuộc thăm viếng của ngài luôn luôn là một dịp lễ cho các hội viên tại Côn Minh rất hiu quạnh. Mục đích của chuyến viếng thăm này là xem xét tình hình của Cao Đông đã khiến cho cha Kerec phải ra đi, và để tiên liệu một sự thay đổi nhân viên, vì ý của ngài là đem các thầy tư giáo sắp khởi sự học thần học tới Thượng Hải. Trong cuộc viếng thăm này, cha Braga khánh thành ngôi nhà mới dành cho các xưởng lớn là Xưởng đóng giầy, Xưởng Mộc, và Xưởng In, với một nghi thức bình dị. Tiếp theo cha Majcen cho xây tường cao bao quanh toàn bộ khu đất và buộc phải phá hủy một phần ngôi nhà cũ do những sức chấn động của các vụ bỏ bom làm cho có nguy cơ sập đổ.

Cha Kerec làm Đức Ông

Ngày 27 tháng 6 năm 1939 Đức Khâm Mạng Tòa Thánh, Đức Cha Zamin, đã mang đến cho Cha Kerec, người vừa đến để gặp ngài, sắc chỉ bổ nhiệm cha làm Giám Quản Cao Đông thay cho Đức Cha Chen đã từ nhiệm. Trong bữa tiệc được các giáo viên của trường chuẩn bị để mừng vị Đại diện Tông Tòa, Đức Cha Zamin đã công bố việc bổ nhiệm cha Kerec làm giám quản và nhân danh cha Giám tỉnh, ngài cũng công bố cha Majcen đảm nhận mọi trọng trách và quyền hành của vị giám đốc nhà. Cha Kerec trở thành Đức Ông, đã lập tức cho chuẩn bị một chiếc áo choàng màu tím, và

những chiếc áo chùng thâm đều có cúc màu tím, để mặc lên thân người nhỏ bé của ngài cùng với các huy hiệu của nhiệm vụ mới của ngài. Sau khi đã giảng xong tuần tĩnh tâm cho các hội viên, Đức Ông vội vã quay trở lại Cao Đông.

Đức Ông Kerec quả là một chúc phúc của Thiên Chúa cho Cao Đông. Với tinh thần nổi loạn đã tan biến, trong ít năm ngài đã lo xây cất Tiểu Chủng Viện, nhà cho các trinh nữ, và tòa giám quản. Ngài cũng đã trùng tu lại nhà thờ chính tòa nơi mà sau khi đã nhận được các năng quyền, ngài cũng cử hành thánh lễ đại trào.

Tình cảnh chiến tranh

Tình hình thế giới càng ngày càng tồi tệ: quân Nhật đã chiếm trước tiên Mãn Châu, rồi đến Bắc Kinh, Thiên Sơn, Thượng Hải và Quảng Đông và tiếp tục dội bom ngay cả Côn Minh. Cha Majcen đã mua lại được từ một người Pháp rời bỏ Côn Minh một chiếc rađiô, nhờ đó mà cha có thể biết các tin tức của cả Châu Âu lẫn Đông Phương. Nhờ vậy, ngài biết tin quân Đức đã chiếm Ba lan, AÙo, Tiệp Khắc và Nam Tư. Sau mỗi cuộc chiến thắng của Hit-le, quân Đức đóng tại Côn Minh tụ tập ở quảng trường xưa kia của người Pháp để ăn mừng, và cho tới đêm khuya, sau khi đã ăn nhậu nồng nặc hơi men, họ hát vang những bài ca chiến thắng trên đường trở về nhà họ!

Cuộc viếng thăm hệ trọng của Cha Giám tỉnh

Cha Braga tới Côn Minh và lưu lại từ ngày 9 đến 11 tháng 1 năm 1940 để viếng thăm lần cuối cùng như ngài tiên liệu. Ngài gửi gắm Đức Ông Kerec, xin Đức Ông làm đại diện cho ngài chăm sóc cho các hội viên Côn Minh, và sắp đặt các vấn đề nhân sự. Trước khi từ giã, ngài tha thiết nhắn nhủ lòng sùng kính Đức Mẹ và hãy dâng nhà cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Đức Giám Mục mới, đại diện Tông Tòa, tới – Các dịp lễ  Salêdiêng

Ít ngày sau khi cha Giám tỉnh lên đường, có Đức Giám Mục mới, đại diện Tông Tòa, Đức Cha Larregain, người kế vị Đức Cha De Longhe tới thăm. Nhà Côn Minh đón tiếp ngài rất tốt đẹp,  nhưng Đức Giám Mục tỏ ra rất dè dặt với các anh em Salêdiêng vì anh em không phải là những người Pháp và dưới con mắt của ngài, anh em quá … cấp tiến!

Vào tháng kính thánh Giuse, Đức Ông Kerec tới và ngài long trọng cử hành thánh lễ mừng bổn mạng của ngài, được bao quanh bởi ban giúp lễ đã được thầy Meolic chuẩn bị chu đáo. Trong khi đó ca đoàn do cha giám linh Rizzato điều khiển đã hoàn thành mỹ mãn phần âm nhạc.

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm được cử hành long trọng tại nhà thờ chính tòa, nổi bật với ca đoàn và ban giúp lễ. Tại nhà, Đức Mẹ Phù Hộ được tôn vinh bằng một buổi trình diễn văn nghệ và các nghi thức khác, để ghi nhớ tất cả những lời cha Braga đã căn dặn: “Trong những thời buổi càng ngày càng khó khăn hơn, ta lại càng phải tôn kính Đức Mẹ nhiều hơn, vì Mẹ có thể làm các phép lạ.”

Một cuộc hành trình về Thượng Hải

Cha Braga đã rút ngắn cuộc thăm viếng bên Ý để trở lại Trung Hoa mang theo những chỉ thị của các bề trên về cách thế phải hành xử trong thời kỳ chiến tranh. Ngài đã triệu cha Majcen đến Macao để hai người trao đổi. Khi đã nhận được hộ chiếu vào Việt Nam từ tòa lãnh sự Pháp, cha Majcen đem theo ít tiền để về Macao mua một ít vật liệu cho xưởng giầy. Sau khi ủy thác cho cha Rizzato quyền thay thế mình, ngài lấy xe lửa và vào ngày 26- 7, ngài tới Hải Phòng. Cha lập tức đến nhà thờ chính tòa để xin gặp bề trên, nhưng ông già gác cổng người Viêt Nam không hiểu được những lời ngài nói bằng tiếng La tinh, tiếng Pháp và tiếng Trung Hoa. Cho tới khi cha Majcen lấy giấy bút viết chữ nho, nhắc lại yêu cầu của ngài, ông đọc được và hiểu ra được, liền đi báo tin cho bề trên. Cha Fernandez đến và thân tình tiếp đón, cho ngài một phòng để nghỉ và để xắp xếp đồ đạc. Cha quản lý cũng nói là có một Salêdiêng người Pháp, cha Dupont. Thế là hai người đã nói chuyện với nhau suốt chiều hôm đó và ngày hôm sau. Cha Dupont là một cha xứ tại Tokyo. Tại đó ngài bị động binh và làm nhiệm vụ thông ngôn giữa chỉ huy Pháp và quân đội Nhật. Cha Dupont là người rất nhiệt thành, dành hết thời gian rảnh rỗi cho tác vụ linh mục và ước ao là sớm được xuất khỏi quân ngũ để hoàn toàn hiến thân cho các linh hồn. Ngài nói với cha Majcen chuyển lời đến cha Braga là tại Hà Nội, cả Chính quyền lẫn Đức Giám Mục đều đề nghị anh em Salêdiêng tiếp nhận một nhà mồ côi dành cho các em lai Á-Âu, và xin hỏi cha Giám tỉnh là có thể nhận được chăng. Sau đó vài ngày, cha Majcen sang Hong Kong bằng tàu thủy thường xuyên đi lại phục vụ, và trong ba ngày, ngài tới nơi. Tại đó ngài thấy có rất ít hội viên và tất cả đều rất bận, vì các hội viên của học viện cũng như một số các hội viên khác đã bị trục xuất khỏi Hong Kong vì là người Ý hay người Đức, và họ đã đi Thượng Hải. Thế là cha sang Macao, nhưng không gặp được cha Braga. Cha Guarona thi hành nhiệm vụ phó Giám tỉnh, khuyên ngài đi tìm cha Braga tại Thượng Hải. Sau vài ngày, cha Majcen cùng với cha Arduino mới được bổ nhiệm làm giám đốc Trường Don Bosco ở Thượng Hải- Yangysepoo, đã lên một chiếc tàu nhỏ Trung Hoa và sau một cuộc hành trình vô cùng cực khổ do bị say sóng, hai ngài đã tới Thượng Hải và được đón tiếp thân tình và trang trọng tại Nam Đảo. Cha Majcen có một cuộc trao đổi quan trọng với cha Giám tỉnh về chiến cuộc, về tình hình và về nhân sự, cha cũng không quên tường trình lại cho cha Giám tỉnh về đề nghị cha Dupont đã đề xuất lên ngài. Cha Braga bổ nhiệm ngài trong một thời gian vô hạn định để lãnh trách nhiệm điều hành, vì không thể biết được khi nào lại có thể gặp lại được ngài. Sau đó cha Majcen ở lại Thượng Hải, thăm viếng các công cuộc của chúng ta, lo mua một số sách rồi lại đi xuống Macao. Cha Guarona cho ngài nghỉ dưỡng khoảng mười ngày ở nông trại Salêdiêng nhỏ đã được ủy thác cho cha Lu-y Montini là cháu của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI coi sóc. Trong lúc ngài đang khỏe mạnh lại, nhờ nghỉ ngơi và đồ ăn tốt, thì đột nhiên Cha Guarona triệu ngài về Macao, nói là ngài phải trở về Côn Minh ngay lập tức trước khi tình hình trở nên quá tồi tệ. Cha đã mang theo da và các phụ liệu đã mua cho xưởng da giầy để đi Hong Kong vừa đúng lúc phải xuống tàu thủy đi Hải Phòng. Trên đường hành trình, cha được hay rằng chính quyền Pétain đã nhượng cho quân Nhật chiếm cứ một số vị trí chiến thuật tại Đông Dương.  Tại Tòa Giám Mục Hải Phòng, cha nói chuyện với cha Dupont, chuyển lại cho ngài lời khuyên của cha Braga: “Hãy can đảm và kiên nhẫn, đừng từ bỏ dự định”. Nhưng trong lúc này, cha Giám tỉnh không thể gửi cho ngài những trợ giúp về nhân lực. Hôm sau cha Majcen đi Hà Nội, và được biết là đường sắt đã bị gián đoạn: Chính Quyền Trung Hoa sợ quân đội Nhật dùng con đường sắt này để xâm chiếm Trung Hoa, nên đã cho nổ tung đường hầm cuối cùng gần biên giới. Cha Majcen liền chạy tới ông Pasqualini (một kỹ sư Ý sau đó làm lãnh sự Ý tại Hà Nội), và ông kỹ sư tốt lành này đã điện cho phi trường, và tìm được một chỗ trong một chiếc phi cơ nhỏ của Pháp đi Côn Minh. Thế là, trên chuyến phi cơ nhỏ đó mang theo ngoài phi công, có duy nhất hai hành khách, chiều 17 tháng 7, cha Majcen đến Côn Minh. Cha Rizzato ra đón với ban kèn thật vui vẻ, rồi niềm vui tan trong ưu tư cho tương lai đen tối. Họ lập tức vào nhà nguyện để cầu xin, như lời cha Braga đã căn dặn họ làm trong lúc gặp khó khăn.

Sau năm ngày, chính quyền Vichy đã ra lệnh ngăn chặn cuộc bành trướng của quân đội Nhật sang những nơi khác. Nhưng lệnh đã tới chậm, nên quân Nhật đã mau chóng chiếm đóng thêm một số những nơi khác, và bằng một cú lật tay, đã bắt giữ tất cả các sĩ quan Pháp và nắm quyền chỉ huy binh lính của họ. Ngày 25 tháng 9 Trục Bá Linh-Rôma-Tokyo được công bố, đưa đến cho các hội viên tại Côn Minh năm năm cô lập khỏi các bề trên Tô-ri-nô và khỏi các hội viên của tỉnh dòng Trung Hoa.

Những cộng sự viên của cha Majcen

Trong những năm tháng trên, các vị sau đây đã giúp rất nhiều cho cha Majcen:

Thầy Fernandez, người Tây Ban Nha. Thầy nói sõi tiếng Trung Hoa và rất giỏi nhạc. Với âm nhạc, thầy đem lại cho nhà đặc tính Salêdiêng là sự vui tươi. Sau đó, thầy đi học thần học tại Thượng Hải, rồi sau khi thụ phong linh mục, cha Fernandez trở lại Côn Minh và ở lại tại đây cho đến năm 1951.

Thầy Perkumas, người Lituania. Tại Côn Minh, thầy là một hộ trực viên chín chắn, nhạy bén và am tường, nên đã biết dễ dàng đạt được trật tự và kỷ luật nơi các học sinh.

Thầy Enrico Changeat, người Pháp. Vừa khi các Salêdiêng đến Côn Minh, các cha thừa sai đã yêu cầu cha Braga sai đến một hội viên Pháp và nhấn mạnh đến việc này với cha Braga và cả với cha Berrutti khi ngài qua Côn Minh. Các vị linh mục này, đặc biệt các vị cao niên nhất, đều cho rằng tôn giáo không du nhập vào dân chúng Trung Hoa được, nếu không kinh qua nền văn hóa Pháp!!!

Khi vừa có thể thực hiện được, cha Braga đã phái tới Côn Minh thầy tư giáo Changeat, là người Pháp, nhưng lại sinh trưởng và học hành tại Luân Đôn. Tại Côn Minh, thầy là một hộ trực viên tốt lành, tế nhị và đạo đức. Thầy giúp cha Majcen rất nhiều trong việc học tiếng Pháp. Thầy ở lại tại Côn Minh cho đến khi công việc tại nhà trường giảm sút do có ít học sinh đến trường vì chúng sợ bom đạn. Cha Braga đã gọi thầy về và sai thầy đi Thượng Hải học thần học.

Thầy sư huynh Carlô Lee ở Côn Minh trong những năm 1936/37. Thầy là chuyên viên nghành in, biết cách tiếp xúc với các học sinh nhờ tiếng Quảng Đông, và nói chuyện với anh em Salêdiêng bằng tiếng Ý mà thầy đã học được tại Học viện Rebaudengo.

Thầy sư huynh Giuse Shi đến thế chỗ cho sư huynh Carlo Lee trong xưởng in.

Thầy tư giáo Augustino Valete, người Pháp. Thầy được sai tới Côn Minh thay thế thầy Changeat. Thầy Valete không thành công trong việc học hành tại Thượng Hải và cha Braga sai tới Côn Minh là hộ trực viên. Thầy nhiệt tâm và xin được dạy giáo lý cho các trẻ em trong nhà. Thầy chuẩn bị bài dạy rất kỹ lưỡng, nhưng thầy nói tiếng Trung Hoa với cú pháp Pháp nên chẳng ai hiểu gì. Không chấp nhận làm sư huynh, thầy đi Miến Điện để tìm cách trở lại Pháp. Thầy lưu lại vài tháng tại nhà Salêdiêng ở Mandalay. Trong thời gian khó khăn của thời kỳ quân Nhật chiếm đóng, xảy ra một nạn dịch hạch và thầy lâm bệnh mà qua đời.

Thầy tư giáo Simon Liang sống tại Côn Minh trong những năm 1937-38. Thầy cũng buộc phải gián đoạn việc học tại học viện và trở thành sư huynh; tuy nhiên vì thầy mang áo chùng thâm kiểu các thầy giáo người Trung Hoa mặc, nên thầy xuất hiện trước mặt mọi người giống như một thầy tư giáo. Thầy thật là kỳ diệu trong tư cách một hộ trực viên, và không chịu từ bỏ việc học hành, thầy đã tìm cách tiếp tục nhờ sự trợ giúp của cha Avalle. Thầy được cha Braga gọi về Thượng Hải cùng với thầy Changeat, và được tái tiếp nhận vào học viện và đạt tới chức linh mục một cách vất vả. Cha Liang đã sống tại Macao và Liên Châu. Sau rất nhiều biến cố không kể siết tại đây, cha đã chết, tử đạo vì lòng trung thành với Đức Thánh Cha, trong các nhà tù Liên Châu vào năm 1956.

Vào năm 1937, ông thợ may Yip đã thiết lập xưởng may trên những nền tảng tốt.

Cha Giuse Avalle tới Côn Minh làm trong tư cách cha giải tội và là một trợ thủ đắc lực. Ngài sống tại Côn Minh hai năm, cho tới khi vì sức khỏe yếu kém, ngài phải ra đi. Ngài để lại tại Côn Minh một kỷ niệm tốt đẹp.

Năm 1939, Cha Gioan Rizzato đến Côn Minh làm giám linh. Trẻ trung và nhiệt thành, cha khởi xướng tại Côn Minh một đường lối dạy giáo lý mới, tổ chức việc trình bày giáo lý và áp dụng việc đọc kinh cầu nguyện theo ngôn ngữ nói chứ không còn phải là kinh chữ cổ chẳng ai hiểu được.

Tất cả những điều trên tạo nên lợi ích lớn lao, nhưng không làm hài lòng các cha thừa sai Pháp vẫn còn gắn bó với các phương pháp cổ. Sau khi không còn cần thiết mấy tại Côn Minh, vào tháng 12, cha rời trường và bằng một cuộc hành trình xe hơi đầy mạo hiểm, xuyên qua nhiều tỉnh, cha tới được Địa phận Triều Châu nơi cha Braga sai cha tới làm việc.

Thầy sư huynh Lođovico Rojak tới Côn Minh ngày 27-12-1939. Thày là trưởng xưởng ngành mộc, và là nghệ nhân điêu khắc tuyệt vời.

Tháng 9 năm 1940, Cha Giuse Seng tới làm giám học, cùng với một hộ trực viên rất tốt là thầy Lu-y Rubini. Ít lâu sau, có sư huynh Marongiu tới phụ giúp cha quản lý.

Thời kỳ chiến tranh 1940-1945

Trong những năm đó Đức Ông Kerec nghiêm chỉnh thi hành lời dặn dò của cha Braga là làm đại diện cho ngài. Đức Ông đến Côn Minh thực hiện “các cuộc kinh lý theo giáo luật”, giảng tĩnh tâm và “xếp đặt tốt đẹp chuyện” các hội viên, kể cả Cha Giám Đốc tạm thời. Ngài nói là mình biết la to, sinh động, khích lệ và tạo nhiệt tình. Đức Ông Kerec luôn luôn được các Thừa sai và những người Pháp sống tại Côn Minh yêu Quý. Ai cũng thấy Đức Ông nói cho họ biết bao nhiêu chuyện là để tự khích lệ chính bản thân Đức Ông được thêm can đảm, bởi lẽ tính tình của ngài quả thật chẳng can đảm chút nào!

Kể từ năm 1940, ngay cả tại Côn Minh, việc chuẩn bị chiến tranh ngày càng được tăng cường, trong khi các cuộc không kích của quân Nhật càng ngày càng gia tăng gây nên nhiều thiệt hại và nhiều nạn nhân. Những cuộc dội bom đó còn tiếp tục cho tới năm

 1944 và làm giảm rất nhiều số học sinh, do dân chúng tràn tới ẩn náu ở nhà trường, khiến cho cuối cùng trường phải đóng cửa. Chỉ còn có năm em nội trú ở lại với chúng tôi, bởi vì chúng không có nhà để mà về. Một số hội viên như đã nói đã được cha bề trên gọi đi nơi khác. Số còn lại không còn thu nhập từ học phí của học sinh, đã phải biến sân trường thành vườn rau để sinh sống; họ sống thiếu muối và thiếu gạo, mỗi người chỉ được ăn một bát cơm hai lần trong ngày. Để sinh sống, anh em đã quyết định –mà chẳng cần xin phép chính quyền – mở lại trường vào năm giờ chiều mỗi ngày, khi không còn mối nguy có các cuộc dội bom. Thế rồi có lệnh là tất cả các công dân Đức phải rời Trung Hoa và các người Italia phải tập trung lại. Ngay cả thầy tư giáo Rubini cũng phải thi hành lệnh này, nhưng chúng tôi dựa vào lời khuyên của cha Michel, cứ giữ thinh lặng: Cảnh sát không biết rõ tên của các người ngoại quốc cư trú tại Côn Minh và thầy Rubini không bị làm phiền mà vẫn có thể tiếp tục công việc của thầy tại trường, và con số các học sinh tới trường dân dần lại tăng đông.

Năm 1941 – Giữa những hiểm nguy của bom đạn và những phiền toái đến từ Đức Giám Mục

Đức Cha Larregian quan niệm rằng các tu sĩ phải hoàn toàn phục vụ cho ngài giống như các sơ tốt lành của dòng thánh Phaolô và các cha Xuân Bích ở Đại chủng viện. Cha Majcen tìm cách để chiều theo ngài bao có thể, và Đức Cha muốn cha đi làm lễ cho các sơ dòng kín mỗi sáng vào lúc 5 giờ, và cũng muốn cha phải làm lễ cho các sơ dòng Đức Mẹ, tại đó có một sơ già, đồng hồ luôn trên tay, cứ mỗi khi cha đến trễ có vài phút là tỏ dấu bất bình; sơ không hiểu được rằng để đến đó, cha phải chịu cảnh gió, mưa, và thường xuyên phải nhảy qua các vũng nước trên đường.

Thế rồi vị Giám Mục còn muốn cha đến giải tội cho các sơ này, rồi muốn cha giảng tĩnh tâm tại Đại chủng viện, là chuyện làm cha phải trả giá rất nhiều. Ngài còn đòi là tại nhà Salêdiêng, phải trở lại với việc đọc kinh theo các mẫu kinh cổ xưa, và còn có cả việc một vị thừa sai nào đó gửi tới một học sinh nội trú để dò xét và gây nên những chuyện rối trật tự! Lý do thực của những chuyện điên rồ này – dù chẳng bao giờ được nói rõ ra, nhưng là chuyện có thực – chính là Đức Giám Mục tốt lành thuộc về Giáo hội Công Giáo “Pháp” chủ trương việc bành trướng văn hóa (và không chỉ văn hóa) Pháp tại Trung Hoa!!! Các anh em Salêdiêng không muốn đón nhận chuyện này bằng lỗ tai đó, cho nên … Một lần kia, khi một học sinh nội trú được một cha thừa sai gửi tới, bị xa thải vì em đó là kẻ gây rối trật tự. Cha Majcen không hay biết rằng trong giao kèo cha Braga ký với Đức Cha De Jonghe, có một điều lệ qui định rằng các Salêdiêng phải tiếp nhận đến bốn mươi học sinh các cha thừa sai gửi tới. Cha Braga có tấm lòng quảng đại, quả đã quá rộng rãi trong giao kèo đó, nhưng đàng khác cha Majcen lại không thể duy trì trong nhà những hạng bất hảo như thế khi mà các hội viên hầu như không có đủ hai bữa ăn hom hem mỗi ngày! Các hội viên có lý khi nói rằng chúng ta, các tu sĩ miễn trừ, không buộc phải vâng lời Đức Giám Mục trong những yêu sách quá đáng và không trong quyền hạn của ngài, và cha Majcen khốn khổ buộc phải lèo lái trong hoàn cảnh như thế, khi mà thần kinh của mọi người đều căng thẳng vì những vụ dội bom và những sự thiếu thốn trong nhà.

Con số các học sinh đã lên tới 150 em cũng bởi lẽ các Salêdiêng đã khôn khéo cho thấy là họ không thuộc về Giáo Hội Pháp, là họ yêu mến Nước Trung Hoa và những người Trung Hoa, và họ không có nền chính trị nào khác ngoài nền chính trị của kinh Lạy Cha!

Vào những ngày đầu tháng 8, có thi cử tại trường với sự giám sát của chính quyền. Các cuộc thi đạt kết quả khá cao nên uy tín của trường càng lên. Số học sinh vào trường đông hơn về cuối hè, nên tiền học phí thu được tăng thêm, nên có thể trả lương cho các giáo viên và anh em… được sống bớt khổ cực hơn.

Trong những lần dội bom nhiều như vậy, không một trái bom nào rớt trúng trường. Chúng rớt xuống cạnh trường khiến cửa kính tan nát. Cửa sổ và cửa ra vào thêm tan hoang cho gió tha hồ tung hoành.

Quân đội Hoa Kỳ lắp đặt ra đa nhờ đó cảnh báo được các máy bay bên địch đến và đón tiếp chúng bằng các phát đại bác nổi tiếng kêu là “những con hổ bay”. Có những cuộc ác chiến trên không khiến cho những máy bay của cả hai bên rớt xuống như những quầng đuốc cháy sáng!

Nạn đói và đức ái Ki-tô giáo

Cuộc chiến đem đến với nó nạn đói nữa, khiến nhiều người phải chết thời đó. Đức ái Ki-tô giáo đến cứu đói: Đức Cha Romaniello của giáo phận Quý Linh và Đức Cha Pa-sang của giáo phận Cường Mãn buộc phải trốn trước cuộc tiến của quân Nhật; tại Côn Minh, anh em tổ chức ngay lập tức những bữa ăn hỗ trợ những người nghèo đang đói cực. Đức Cha Romaniello đã có ý tưởng thân tình là biến bột mì Mỹ thành các nồi cháo, và nhờ vậy mà cứu đói được rất nhiều người với ít phí phạm nhất.

Chiếc rađiô

Nhờ vị trí tuyệt hảo của Côn Minh, cha Majcen có thể bắt được các đợt sóng phát thanh của Châu Âu, nhờ thế có thể nghe giọng cuồng nhiệt của Hít-le, những bài hiệu triệu nhộn nhịp của Mussolini và những bài diễn văn của Churchill cổ võ cuộc kháng chiến. Ban đêm cha Majcen thậm chí còn có thể nghe được các buổi phát thanh bằng tiếng Slovania từ một đài phát thanh bí mật xuất phát từ vùng gần Trieste cung cấp những tin tức về hoạt động của các quân du kích của ông Titô và ông Pertini.

Cuốn Sách Lịch Sử Thánh và tiệm giày

Một bà Do Thái, phu nhân cựu đại sứ Đức, đến gặp cha Majcen. Bà thấy một cuốn sách minh họa Lịch Sử Thánh, thời Cựu Ước, và bà rất phấn khởi vì chuyện này. Bà có một người con bị trẹo chân nhưng thầy sư huynh Meolic đã làm được cho cậu bé trai một chiếc giày vừa khít với chân cậu ta. Cuốn sách và chiếc giày làm cho bà ấy vui hết cỡ, và thế là bà ta trở thành một cổ động viên nhiệt tình của xưởng giày của chúng tôi, khiến cho xưởng có được số khách hàng đông đảo và cao cấp.

Đức Ông Kerec tại Mandalay

Đức Ông Kerec tới Côn Minh để giảng tĩnh tâm, ngài biết được rằng thầy Meolic đã từng đi qua Tali và Lashiofino để tới Mandaly để mua các vật liệu cho xưởng đóng giày, nên ngài cũng muốn đích thân đến đó. Đức Ông đã được các hội viên đón tiếp nồng nhiệt, vì họ tin rằng trong cuộc viếng thăm này, Đức Ông đã thực hiện giấc mơ của Don Bosco về cuộc gặp gỡ giữa các Salêdiêng đến từ miền Bắc với các Salêdiêng ở Miền Nam. Thực ra giấc mơ nói về những người đến từ xứ Tartaria đến gặp những người Trung Quốc, nhưng nhờ trí tưởng tượng nồng nhiệt của Đức Ông Kerec, cuộc gặp gỡ trên đã trở thành một biến cố lịch sử.

Cuộc xâm chiếm Miến Điện và nạn dịch

Vào tháng 3 năm 1942, quân đội Nhật xâm chiếm  Miến Điện và cắt đứt con đường chiến lược đi Miến Điện. Thế là quân Mỹ phải tạo một con đường khác, gọi là con đường Stilvelt đi xuyên qua Assam để tiếp tục vận chuyển quân nhu của Mỹ vào Trung Hoa. Để trốn tránh cuộc xâm chiếm của quân Nhật, nhiều người Trung Hoa đã phải rời Miến Điện để trốn về Côn Minh, nhưng bất hạnh thay, họ lại đem theo bệnh dịch làm lây nhiễm cả thành phố khiến cho có nhiều nạn nhân. Trong số đó có một học sinh của trường chúng ta; em ở gần trường chúng ta, nên muốn về nhà để chữa trị, nhưng chỉ ít giờ sau đó em tắt thở trong khi đọc các kinh nguyện tắt mà Cha Majcen đã dạy cho em.

Đức Giám Mục qua đời

Đức Cha Larregain bị thương hàn đã được đưa ngay vào nhà thương và chết tại đó vào ngày 21 tháng 4 năm 1942. Cha Majcen đã có dịp thăm ngài trước khi ngài qua đời và xin ngài chúc lành

 cho trường học của chúng ta. Cha Michel nhiếp chính giáo phận cho tới năm 1944, và cha mỗi ngày đều yêu thương đến thăm trường chúng ta.

Cha Tổng Đại Diện Hội Thừa Sai qua đời và cơn bệnh của Đức Ông Kerec

Ngày 25 tháng 4, vừa mới bốn ngày sau cái chết của Đức Cha Larregain, thì được tin cha Savin, Tổng đại diện Hội Thừa Sai, thình lình qua đời. Cha Majcen cùng với Đức Ông Kerec sau khi đã đến Cao Đông dự lễ tang Đức Giám Mục, cũng đến viếng thi hài ngài. Đức Ông Kerec chạm tay vào trán ngài và thì thầm “Tội Nghiệp Cha Savin”. Cha Majcen nhắc nhở ngài ngay: “Đừng chạm tới thi thể, cha ấy chết vì bệnh dịch. Có nguy cơ lây bệnh đấy”. Đức Ông Kerec sợ hãi quá, và khi về tới nhà, mới hỏi cha Majcen xem có biết phương thức chống dịch nào chăng. Cha Majcen mới nói với ngài là nghe nói rượu đế rất tốt để giúp ngừa bệnh. Đức Ông Kerec liền cho mua ngay một lít rượu và đã uống không phải là ít. Sau một tiếng đồng hồ, ngài gọi cha Majcen và nói: “Tôi đau bụng lắm, cơn bệnh dịch đã vào tới bụng tôi rồi. Chắc chắn tôi sẽ chết. Cha sẽ chào các Bề trên và thân nhân và xin lỗi cho tôi nhé.”

Ngài lập tức tới cha Michel xưng tội chung và rồi sau đó cảm thấy khả quan hơn. Nhưng Đức Ông muốn cha Majcen cho gọi Sơ Paola dòng Maryknoll nhân viên Bệnh viện Chữ thập đỏ của Hoa Kỳ và xin sơ cho vào Bệnh viện. Sơ liền cho gọi xe cứu thương đến, trong khi Đức Ông Kerec quên rằng mình đang ốm, lập tức đi mặc sắc phục Đức Ông, rồi tự mình tới bệnh viện và bước chân lên cầu thang!

Sau hai tuần lễ, ngài trở về nhà béo mập hơn nhờ ơn nhà thương, và cử hành Thánh Lễ tạ ơn.

Những rối loại tại trường học

Vì số học sinh gia tăng, ông hiệu trưởng Thân Văn Tường đề nghị cha Majcen nhận thêm hai giáo viên mà ông cho là rất có khả năng.

Từ trước tới giờ, mọi sự đều xuôi chảy, nhưng hai ông thầy này bị thấm nhiễm các ý tưởng dân chủ và cộng sản, bắt đầu kích động các học sinh các lớp cuối cùng khiến chúng trở nên kiêu căng và vô kỷ luật. Xẩy ra một hôm thầy Meolic mất mát các vật liệu trong xưởng, đã choảng một cú tát xuống một trong số chúng. Tình cảnh trời sập xuống đất bởi vì trong thành phố các trường đang nồng nặc men bạo động và cảnh sát mới bắn chết một sinh viên. Sự sôi động trong nhà lần này có giảm đi khi thầy Meolic công khai xin lỗi vì hành vi của thầy. Tuy nhiên hai ông thầy mới đã đem các ý tưởng cách mạng vào trong nhà và ngay ông hiệu trưởng cũng thấm nhiễm các ý tưởng đó. Vào tháng 11, trong lớp cuối cùng dấy loạn, đập phá các cửa kính, bàn ghế v.v… Cha Majcen phải dùng đến bàn tay mạnh: ngài điềm tĩnh gọi vị hiệu trưởng lên nhắc nhở và sa thải hai ông thầy mới cùng số học sinh gây loạn, đồng thời cảnh cáo sa thải cả thầy hiệu trưởng nữa. Ông Thân Văn Tường lập tức tuân phục và vấn đề chấm dứt tại đây. Tuy nhiên từ đó thái độ của ông hiệu trưởng không còn thân tình với cha Majcen như xưa. Về phần mình, cha Majcen chuẩn bị sa thải ông vào cuối năm học và  thay ông ta bằng ông Giuse Lương, một cựu học sinh hiện đang là giảng viên văn chương tại đại học. Cha Majcen sau này viết lại: “Dường như mình đang chơi một ván cờ, cần phải nghiên cứu kỹ từng nước đi, hớ một nước là thua toàn thể ván cờ: đối với ngài có nghĩa là phải đóng cửa trường”. Tại trường ngài nỗ lực khơi dậy và củng cố tinh thần Salêdiêng bằng các huấn từ tối cho các hội viên, và bằng các buổi nói chuyện với các học sinh dựa lời dạy dỗ của mình trên giáo huấn của truyền thống Salêdiêng được Cha Ricaldone thu thập lại trong các bộ sách “Đào Luyện Salêdiêng” của ngài. Cha khích lệ các hội viên hãy giữ mình thanh thản, bởi lẽ các biến cố chính là sự thử thách của Chúa. Nói cho các học sinh,

hầu hết là ngoại giáo, cha theo lời khuyên của cha Braga, giảng giải các châm ngôn của Khổng Tử nhằm vun trồng các nhân đức tự nhiên.

Đó là cách chuẩn bị các em vào đời sống Ki-tô giáo.

Một quả bồ hòn cho Cha Majcen

Ngày 8-12-1943, Đức Ông Alexanđê Derouineau được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục đại diện tông tòa ở Côn Minh. Trong khi chờ đợi ngài tới, cha Michel đã chuẩn bị bài tường trình về công việc tiến triển của giáo phận trong thời gian trống ngôi. Ngài có lần đến cha Majcen và với một nụ cười tinh ranh, đã chìa bản thảo cho cha Majcen xem. Cha Majcen đọc và thấy đầy dẫy những lời ca ngợi dòng Kín, dòng Đức Bà Truyền Giáo và dòng thánh Phaolô với Cô Nhi Viện của họ; nhưng không nói một lời nào về các anh em Salêdiêng và muôn vàn hoạt động của trường. Sự làm ngơ này khiến cha Majcen phật lòng vô kể. Ngài hiểu rõ rằng trường của chúng ta bị quên lãng vì không thuộc về “Giáo Hội Công Giáo Pháp Quốc!!” Cha Majcen cố gắng nuốt quả bồ hòn xuống, và không nói một lời nào cho các hội viên để cho họ khỏi cảm thấy bị xúc phạm, và tình cảm ấy dĩ nhiên là một điều chính đáng. Và ngài luôn tỏ ra khiêm tốn đối với các linh mục ấy, những vị mà bài viết nổi tiếng của cha Berrutti trên Tạp San Salêdiêng đã làm thương tổn, bởi lẽ nó nói rằng Hệ thống Giáo Dục Dự Phòng đã đạt được những hiệu năng tốt nhất trong việc giáo dục mà không cần tới ngôn ngữ và văn hóa Pháp! Hiệu quả của Hệ Thống của Don Bosco chính là con số những em chịu rửa tội vào ngày lễ của cha Majcen, và việc con số học sinh tăng lên tới 635 em, trong đó có 135 em nội trú và 15 em học nghề. Giáo lý thì bị chính quyền nghiêm cấm trong chương trình học. Phải dạy giáo lý ngoài giờ, thường là vào ban tối. Có những nhóm học khác nhau: Cha Majcen một nhóm, cha Tường một nhóm, còn các nhóm khác dành cho các cha Xuân Bích làm việc trong chủng viện và một số các thầy chủng sinh theo học thần học. Các học sinh hứng thú tham dự các buổi học giáo lý để nghe các câu chuyện kể trong Kinh thánh, Phúc âm và trong các sách giáo lý.

Những phiền hà khác

Giữa những điều phiền hà trong thời gian ấy, có nhiều cuộc đột nhập của phường trộm cắp. Cho dù cha Majcen đã xây bức tường cao xung quanh nhà, những tên trộm cắp vẫn có cách khoét tường để vào. Một phía bên hông nhà có hẻm hoang vắng khiến những kẻ “cô đơn về đêm không ai biết đó” dễ dàng hành động. Vào thời gian ấy có rất nhiều phiền toái. Tại Côn Minh, số chuột cống còn đông gấp mười lần số dân thành phố. Chính quyền phát động chiến dịch diệt chuột. Lệnh truyền mỗi gia đình phải nộp cho cảnh sát 10 chú chuột mỗi tháng. Trường học thì phải nộp 15 chú hằng tháng. Với số tiền bồi dưỡng cho các ông bếp, cha Majcen dễ dàng kiếm được số chuột đủ để nộp thuế chuột hàng tháng cho trường. Các gia đình dân cũng dễ dàng tìm ra số chuột đủ để nộp thuế chuột. Cũng có những gia đình vì sống trong những tòa nhà đúc và sạch sẽ, nên thật vất vả để tìm đủ số chuột để nộp thuế chuột này. Và những người này được cảnh sát đến giúp đỡ. Bởi các cảnh sát đã lấy một số chuột người ta đem đến đồn cảnh sát, để rồi đem chúng bán cho các ông bà đó để lấy tiền tiêu riêng, thế là cảnh sát giúp cho những ông bà này hoàn thành nghĩa vụ thuế chuột. Nhưng món ăn béo bở đó không kéo dài lâu. Khi người ta khám phá ra trò lừa đảo này, họ đã cảnh giác đủ để khi chuột được đưa tới đồn cảnh sát là chúng bị vất ngay vào thùng vôi sống.

Cha Majcen lâm bệnh

Mệt mỏi và kiệt sức vì những căng thẳng liên tục, nên vào tháng 6 cha Majcen lên cơn sốt và buộc phải đầu hàng để lên giường bệnh. May là vào thời kỳ đó có các linh mục chạy loạn về Tòa Giám Mục tá túc, nên cha có thể xin các cha thế cho cha để cử hành thánh lễ.

Thay thế ông hiệu trưởng

Sau những diễn tiến xảy ra vào tháng 11 trước đó, cha Majcen đã quyết định thay thế ông hiệu trưởng. Với sự giúp đỡ của ông chủ tịch hội đồng nhà trường là một con người luôn ân cần, cha đã dễ dàng nhận được từ Sở Giáo dục phép tắc cần thiết. Cha đã sa thải ông một cách lịch sự và để cứu thể diện cho ông, ngài đã công bố việc thay đổi trong một bữa ăn có hết tất cả các thầy dạy, trong đó ngài dùng những lời tốt đẹp để cám ơn ông nguyên hiệu trưởng và giới thiệu người kế vị của ông. Cuộc thay thế này là một thắng lợi to lớn đối với các người Salêdiêng, nhưng cha Majcen không tự hào về chuyện này. Ngài luôn tỏ ra khiêm tốn (vì là người tôi tớ của các tôi tớ như lời nhắn nhủ của cha Braga), nhưng tuy thế, ngài nắm chắc trong tay mọi chuyện và không để bất cứ chuyện gì xảy ra mà không có sự đồng ý của ngài.

 Hội nghị tại sân trường

Tất cả các hội viên nhà Côn Minh đều rất gắn bó và quan tâm đến bước tiến hành tốt đẹp của nhà. Trong khi thảo luận về vấn đề tài chánh, luôn trong hoàn cảnh tồi tệ vì số tiền nợ nhà băng ngốn rất nhiều tiền vì phải trả tiền lãi, họ đã quyết định thực hiện tiết kiệm và tăng các thu nhập.

Sư huynh Meolic sẽ tăng giá giầy dép của xưởng của thầy, mà không vì thế làm cho xưởng mất đi các khách đặt hàng; thầy trưởng xưởng in sẽ tìm thêm công việc nơi ban quản trị hỏa xa dù đã được quốc hữu hóa, nhưng vẫn còn dùng các mẫu vé xe bằng tiếng Pháp. Hai thầy xưởng mộc Rojak và Oravec nhờ các công việc làm ăn với bên ngoài mà duy trì xưởng mà còn đóng bàn ghế cho nhà trường và cung cấp việc bảo trì nhà cửa, với sự tiết kiệm to lớn. Ngay cả thầy sư huynh Maronfiu cũng kiếm thêm tiền nhờ bán vở v.v… Nhờ các sự tiết kiệm trên và việc đem bán những đồ không cần thiết cho nhà và những vật dụng khác được biếu tặng, để rồi kiếm về được một món tiền cần thiết (khoảng 2.000.000 tiền Trung Hoa) để thanh toán dứt món tiền nợ cha Kerec đã vay nhà băng những năm trước. Quả là nhẹ nhõm. Các sáng kiến của các hội viên không dừng lại ở đây: sân bằng đất nện qua bụi bậm, nên họ đã quyết định lát gạch Côn Minh, cứng hơn cả đá. Họ đã tìm ra tiền, đi mua gạch, và với sự giúp đỡ của chỉ một thợ xây, các hội viên đã làm được một công việc vô cùng ích lợi.

Các cuộc thăm viếng quan trọng

Các sĩ quan Hoa Kỳ đồn trú tại Côn Minh thường xuyên đến thăm trường. Một hôm, một sĩ quan kể cho cha Majcen nghe là có lần tại một con kênh ở Đài Loan, có một con tàu có mang theo cả các người Salêdiêng bị đắm. Viên sĩ quan rất đau lòng về sự việc này và đã muốn dâng tiền bạc xin cha Maijcen cử hành các thánh lễ cho những nạn nhân trên. (Đó là ba ứng sinh đi tàu tới Thượng Hải để bắt đầu Nhà Tập của họ).

Những mối giao hảo với Hội thừa Sai

Việc Đức Cha Derouinea đến đã cải tiến rất nhiều các mối giao hảo với Hội thừa sai, và giải quyết được một số những bất tiện gây nên đặc biệt do sự hiểu lầm. Bản giao kèo được ký kết với cha Braga đã được sửa lại, để xác định rằng các Salêdiêng chỉ phải tiếp nhận những học sinh do các nhà Thừa sai phái đến, với điều kiện là các em này phải thật sự nghèo khổ và ở trong tuổi thích hợp với các lớp mà các em theo học: bởi lẽ các em quá lớn tuổi không thể ngồi chung với các học sinh quá nhỏ tuổi so với họ được.

Nhà Dòng Kín bị dội bom

Tại một trong những cuộc không kích của quân Nhật, bom đã rơi xuống nhà dòng Kín. Cha Majcen đến thăm, được đưa vào trong tu viện, vì trong một số trường hợp Đức Giám Mục đã miễn chuẩn việc cấm vào khu dành riêng.

Trong Tu viện cha thấy một số những thiệt hại do bom gây nên, và ngưỡng mộ sự nghèo khó của các sơ. Trong khi nói chuyện với

Bà Bề Trên, cha thấy bà khá thông thạo các chuyện xảy ra ở xung quanh. Trong lúc ngạc nhiên, cha đã được giải thích. Số là nhà dòng Kín có nuôi mấy con bò sữa để giúp cho các sơ sinh sống, nhờ bán sữa trong thành phố; chính các cô gái đem sữa đi bán đã đem về nhà dòng tất cả mọi thứ tin tức và nhờ vậy mà cha Majcen qua bà Bề Trên đó biết được những tin tức về địa hạt truyền giáo và về các nhà thừa sai mà ngài hoàn toàn chưa biết. Một số nhà dòng kín quả đã có… những cần an-ten đặc biệt để lấy các tin tức.

Tai nạn Cha Sinh gặp phải

Trong những ngày ấy, cha Sinh có dịp vui được gặp người anh cả mà từ lâu lắm không được gặp. Nhưng niềm vui đó chỉ kéo dài vắn vỏi: ngươi anh đã mắc bệnh từ lâu, đã chết ít lâu sau đó. Cha Sinh quá đau đớn, và trong một thời gian sống như người mất trí. Xảy ra là một hôm, đi xe đạp, cha bị một chiếc xe Hoa Kỳ tông vào, bị ngã và gẫy một chân. Ngay lập tức cha được cấp cứu và được đưa vào nhà thương quân đội Hoa Kỳ và phải ở lại đó một thời gian lâu. Cha Majcen rất buồn vừa vì chính chuyện tai nạn, vừa vì gánh vác nhiều công việc nặng nhọc, nay cha lại bị thiếu một cánh tay trợ giúp đắc lực.

Hai hội viên… đáp xuống từ trời

Trong năm đó cha Majcen thình lình thấy hai vị truyền giáo từ trời đáp xuống đó là cha Pizzato và cha Szeliga. Các ngài đến từ Nam Dung, trong giáo phận Triều Châu đã bị quân Nhật chiếm đóng. Sợ nguy hiểm đến tính mạng, hai vị đã trốn chạy. Các ngài đi bộ nhiều ngày xuyên các đồi núi và đến được một căn cứ Hoa Kỳ đang chuẩn bị rút trước cuộc tiến quân của người Nhật. Và các lính Mỹ đã đưa hai vị đến Côn Minh bằng máy bay. Vì tại nhà trường không có công việc thích hợp cho hai ngài, nên các vị bắt đầu phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ với nhiệm vụ tuần tra đồn lính và nhờ thế mà tiếp tục kiếm sống.

Chiến tranh chấm dứt

Năm 1945, chiến tranh chấm dứt. Tại Au Châu, quân Đồng Minh tiến công trên mọi mặt trận; Mussolini bị xử bắn. Hít-le tự sát và ngày 8 tháng 5 ghi dấu ngày chiến thằng của quân đồng minh tại Âu Châu. Titô chộp thời cơ lên nắm chính quyền và do đó, nhiều người từ Slo-vê-ni-a trốn qua Ý và qua Carinzia. Trong số những người trốn chạy này có cả các người đánh du kích đã từng chiến đấu chống lại ngoại xâm, nhưng không ở trong phe ông Titô, và do đó Titô vẫn muốn loại trừ họ. Trong số đó có cả bác sĩ Janez.

Sau này bác sĩ Janez đến Trung Hoa, vào vùng Cao Đông và ngày nay (1985), ông còn làm việc với các cha Camillô trong một nhà thương ở Đài Loan.

Cuộc chiến chấm dứt ở Châu Âu, nhưng không có dấu hiệu chấm dứt ở Châu Á. Người Hoa Kỳ vẫn trải thảm bon trên quân đội Nhật và sau cùng hai trái bom nguyên tử rơi xuống vào ngày 5 và 9 tháng 8 trên Hiroshima và Nagasaki, cắt đứt mọi cuộc kháng cự và Hoàng Đế Nhật tuyên bố đầu hàng.

Nhà kịch và nhà nguyện thánh Gioan Bosco

Năm 1944, một vụ động đất đã làm sập đổ hết những gì còn lại của căn nhà cũ. Thế là có quyết định xây dựng nhà kịch và ở lầu trên thì xây nhà nguyện cùng những nơi chốn cần thiết hơn cả. Tất cả đều quyết định tiếp tục thu thập tiền bạc và bắt tay vào công việc. Cho tới tháng 12 năm 1945, khi thầy Rubini được cha Giám tỉnh gọi tới Thượng Hải để học thần học, thì công việc xây cất đã được khá mĩ mãn. Khi kết thúc xây cất, thì nhà nguyện được trang trí bằng ba bàn thờ, các băng ghế ngồi, các tòa giải tội, và tất cả những gì cần thiết. Dẫu cho nhà trường có nghèo đi nữa, thì cũng không bao giờ phải dè sẻn đối với nhà thờ.

Nhà kịch cũng được kết thúc tốt đẹp, và trên sàn diễn kịch, các công trình văn nghệ cứ nối tiếp nhau: nào là quảng diễn, nào là ca nhạc, nào là các vở kịch hát nhỏ v.v…

Tăng số nhân sự

Thế chiến kết thúc, Cha Giám tỉnh giờ đây có thể tới Côn Minh được: ngài rất vui lòng khi thấy trường tiến triển bất chấp tình huống chiến tranh và bom đạn. Ngài gửi thêm nhân sự tới giúp là cha Phanxicô Hoàng thi hành nhiệm vụ giám linh, và hai thầy Gregoriô Py và Stanislao Pavlin. Thầy tư giáo Py là người địa phương, nên dễ thông đạt với các học sinh, tuy nhiên thầy đã khôn ngoan ñòi hỏi các em phải nói tiếng quan thoại, với đúng giọng Bắc Kinh. Còn thầy tư giáo Pavlin đang khi học tiếng nói bản xứ, đã ngay lập tức chứng tỏ các tài năng âm nhạc và sư phạm của mình.

Xưởng Cơ Khí

Cha Majcen đã ao ước trang bị cho nhà trường một xưởng cơ khí. Để thực hiện ao ước này, cha Braga đã gửi đến một thầy sư huynh tuyệt vời. Đó là thầy Phanxicô Martinez. Tuy từng quen làm việc trong các cơ xưởng trang bị tốt, thầy đã biết thích nghi để khởi sự với một xưởng nhỏ chỉ có duy một cỗ máy tiện và một số trang thiết bị khác. Thầy có ngay một vài em học sinh, và dưới sự hướng dẫn của thầy, các em mau thực hiện được những tiến bộ đáng kể.

Tiếc thay chỉ một năm sau đó, cha Giám tỉnh đã cho triệu vời thầy Martinez về và sai thầy Marzari tới thế chỗ thầy.

Thầy này không thích nghi được với một xưởng hiện hữu và thế là một cỗ máy to lớn đã được lập tức mua về, dù cho có hết sức khó khăn. Nhưng chẳng may thầy Marzari lại ưa thích đi du ngoạn hơn là đứng dạy tại xưởng. Thầy làm quen được với ông lãnh sự Pháp và thường xuyên đến làm việc tại nhà của ông ta, tại đó thầy có cơ hội để ăn uống ngon lành hơn tại nhà. Còn xưởng thì thầy để cho một em học sinh đã học được một đôi điều nơi thầy Martinez, nên ở mức độ dạy được đôi chút cho các bạn khác. Và như thế, với nỗi rầu rĩ của cha giám đốc, xưởng cơ khí ấy không có thể được phát triển như lòng mong đợi.

Giám đốc tạm thời trở thành giám đốc chính thức

Khi cha Giám tỉnh có mặt tại Côn Minh lần đầu tiên sau chiến tranh, cha Majcen mới nhận xét với ngài là đã từ sáu năm nay cha phải tạm quyền giám đốc, cho nên bây giờ đã tới lúc là cha Giám tỉnh phải bổ nhiệm một Giám đốc khác cho Côn Minh. Cha Braga mỉn cười đáp lại: “Cha Majcen yêu Quý, hãy nhẫn nại nhé. Điều đã trôi qua trong thời chiến không kể nhé. Đây hiện có sắc lệnh của Cha Bề Trên Cả bổ nhiệm cha làm giám đốc trong ba năm 1946-1949. Cha Majcen đành chịu, và sau khi đã tuyên thệ theo luật định, cha tiếp tục… kéo cày!

Việc Thành Lập Hàng Giáo Phẩm Trung Hoa

Tòa Thánh thành lập Hàng giáo phẩm Trung Hoa vào năm 1945 và tại Yunnan Đức Cha Derouineau trở thành Tổng Giám Mục và có các vị coi các giáo phận nằm trong Tổng Giáo phận là Đức Cha Magentis, phủ doãn Tông Tòa Tali, Đức Ông Kerec, giám quản Cao Đông. Biến cố này được mừng tại Côn Minh với một lễ đại triều long trọng trong đó [ca đoàn](???) trường Salêdiêng hát lễ và Ban Giúp Lễ giúp lễ cùng với các chủng sinh. Tất nhiên là có một bữa tiệc long trọng trong đó rất nhiều linh mục và các quan khách quan trọng dự tiệc quanh Đức Tổng Giám Mục và các vị cai quản các địa phận nằm trong Tổng Giáo phận.

Phong trào ly khai của Tướng Long-In

Từ lâu rồi đã có những bất đồng quan điểm giữa Tổng Đốc Yunnan và Chính phủ trung ương và một ngày kia cuộc nổi loạn đã nổ ra. Trong vài ngày thành phố coi như đã bị tê liệt do cuộc đọ súng giữa quân nổi loạn và quân trung thành với chính phủ. Sau cùng quân Chính phủ thắng: vị tổng đốc bị bãi chức và được thay

thế bằng tường Lu-han, ông cũng là người thuộc Yunnan trong bộ tộc Vũ Hiến, một bộ tộc đông nhất trong miền này.

Một thầy tư giáo từ trời rơi xuống

Một hôm một chiếc máy bay Bỉ đột nhiên đáp xuống phi trường Côn Minh để tiếp nhiên liệu. Máy bay chở một số các thừa sai và các nữ tu. Máy bay bay về Thượng Hải. Trong số các hành khách, có một thầy tư giáo Salêdiêng người Bỉ. Thầy rất sung sướng được qua một vài ngày tại nhà chúng ta. Chẳng may khi tái khởi hành, máy bay vừa cất cánh đã lập tức mất độ cao và rơi xuống một nghĩa trang cổ không xa phi trường mấy.

Trong tai nạn này máy bay bị vỡ tan tành, viên phi công chết, một số người bị thương và thầy tư giáo Timmermans thoát khỏi, nhưng rất hãi sợ. Thầy được cha Majcen, người đã theo thầy tới phi trường, đưa trở lại về nhà trường. Tại đây thầy dần dần hoàn hồn lại khỏi cơn sốc. Chỉ vài ngày sau, với một chiếc máy bay khác, thầy lại có thể lên đường về Thượng Hải trở lại.

Dự Tu Nghị tại Thượng Hải

Cha Braga tổ chức một Tu Nghị Tỉnh tại Thượng Hải vào năm 1947 với chủ đích cập nhật hóa công việc truyền giáo cho phù hợp với những nhu cầu mới trong thời hậu chiến. Cha Majcen lên đường của hãng Hàng Không Trung Hoa, trên một máy bay quân sự đi qua Chung Kiến và Hân Cao, để tới Thượng Hải trong vòng 7 tiếng đồng hồ. Tại Thượng Hải, cha được cha Giám tỉnh và các anh em hội viên tiếp đón nồng hậu. Trong số các hội viên đó có một số đã cùng ngài làm việc tại Côn Minh. Giữa những công việc cần làm, theo lệnh của cha Braga, ngài phải tường thuật lại mọi việc xảy ra tại Côn Minh, và làm thế nào để giải quyết các công việc trong những năm chiến tranh. Sau tu nghị, ngài cùng các anh em đi thăm Cúc Châu thuộc miền Bắc tỉnh Nam Kinh để tham dự lễ khánh thành một trường học ở đó. Được cha Braga báo trước, tất cả đã có mặt tại ga xe lửa sớm hơn vài tiếng đồng hồ, nhờ vậy mới mua được vé xe lửa để lên đường.

Tại Cúc Châu, cha Ferrari giám đốc trường ra đón và cha Majcen sung sướng vì được gặp lại cha Lý, người Vân Nam thuộc bộ tộc Mèo. Vào buổi tối, cha được mời cho huấn từ tối và tất cả ngưỡng mộ vì có thể tiếng phổ thông theo giọng Vân Nam của cha. Các thành viên Tu nghị rất sung sướng vì được dự lễ suy tôn Đức Mẹ Phù Hộ là Nữ Vương của Trung Quốc, tại Đền Đức Mẹ ở Đỗ Xá. Thật là một ngày đẹp như ở thiên đàng. Đức Mẹ được long trọng đội mũ triều thiên Nữ Vương bởi Đức Cha Hoàng Văn Sách, Giám Mục Thượng Hải, và Đức Cha Nguyễn Bỉnh, Giám Mục địa phận Mãn Chính, với sự hiện diện của Sứ thần Tòa Thánh là Đức Cha Riberi, và rất nhiều giới linh mục, giáo sĩ cùng vô số dân chúng. Hầu như ai nấy đều có ấn tượng siêu nhiên về sự hiện diện của Chúa Giê-su và Đức Mẹ rất thánh của Ngài để đảm bảo cho các tín hữu sự che chở thần thiêng của các Ngài.

Mọi chuyện xong xuôi, cha Majcen chuẩn bị trở về, nhưng ngài phải hoãn cuộc lên đường lại vì những chuyện rắc tối của các thủ tục bàn giấy: Hộ chiếu của ngài còn do nhà Vua Phêrô của Nước Nam Tư ký, cho nên cha đã sang Thượng Hải mà không có phép của chính quyền. Do đó cha còn phải ở lại Thượng Hải một vài ngày, và có thể đi thăm và ngưỡng mộ trường Don Bosco ở Giang Tử, trường canh nông ở Nghệ Giang và công cuộc đang khởi đầu ở Cửa Bắc. Tại Thượng Hải, cha cũng được tham quan công cuộc ấn loát Salêdiêng từng phát hành và phổ biến khắp Trung Hoa các sách giáo lý, lịch sử thánh, các sách đọc thanh thoát, nhẹ nhàng dành cho giới trẻ và cả các kịch bản giáo dục. Các kịch bản này sau đó được thầy tư giáo Gregoriô Py thích nghi, đã được trình diễn tại nhà kịch mới ở Côn Minh. Tại đây, với bộ ba nhạc sĩ Fernandez, Pavlin va Py, các kịch bản này cũng như các vở nhạc kịch nhỏ khác đã được trình diễn với sự thành công to lớn.

Đấy là một trong những thành quả của những chuyện học hỏi được tại Thượng Hải trong cuộc du hành đáng ghi nhớ kể trên. Với sự giúp đỡ của các thầy tư giáo, phong trào ñoàn đội tôn giáo

 Salêdiêng cùng việc giảng dạy giáo lý đã được phát triển. Khóa học giáo lý được kết thúc long trọng bằng cuộc thi giáo lý hằng năm mà Đức Cha Derouineau rất thiết tha tham dự. Kết quả của những hoạt động này là một số em được rửa tội. Mặc dầu có rất nhiều em xin, nhưng phép rửa tội chỉ được ban cho một số em đã có phép của cha mẹ các em và đồng thời tỏ ra khá chắc chắn về mặt luân lý là các em sẽ bền vững. Trong số các em này, cũng nẩy lên các ơn gọi; một vài em được gửi đi Đệ Tử Viện tại Macao và cho dù không phải tất cả mọi em đều trở thành các Salêdiêng, nhưng tất cả các em đều thành đạt trên những nẻo đường khác.

Đức Cha Derouineau ban tặng cho chúng ta Câu Lạc Bộ Pháp

Phía đằng sau trường chúng ta là một tòa nhà khá lớn với các nơi chốn đẹp và một sân trượt patin. Đây là một nơi phục vụ cho các cuộc hội họp và các lễ lạy của nhóm dân Pháp mà trong một thời gian trước họ sống khá đông tại Côn Minh; nhưng bây giờ các người Pháp hết người này tới người khác thay nhau rút đi: nhà băng Pháp đóng cửa chi nhánh của nó. Nhà thương Calmet chuyển giao cho ñại học, và ñường sắt được quốc hữu hóa. Số dân Pháp biến mất, nên câu lạc bộ không còn lý do hiện hữu nữa và Đức Cha là chủ sở hữu của nơi này, đã ban tặng nó cho các Salêdiêng. Có được nơi này, cha Majcen lập tức nghĩ đến phát triển trường học của chúng ta bằng cách mở thêm trường cấp hai. Ngài xin Ty Học Vụ cho phép khởi sự lớp nhỏ nhất, để rồi mỗi năm tăng thêm một lớp mới, cho tới khi có toàn bộ trường cấp hai. Khi nhận được phép, cha Majcen lập tức nghĩ đến cho đóng các bàn ghế cần thiết, và mời các thầy giáo và cũng chuẩn bị các trò chơi cho sân mới rất rộng rãi cũng như trên sân trượt patin.

Các Tu sĩ  Camillô ở Vân Nam

Bởi trong sách viết này chúng ta đã đôi lần nói đến các cha Camillô, tưởng ở đây cũng nên nói đôi lời về việc các ngài đến Trung Hoa và về các hoạt động của họ. Trong một chuyến đi Rôma vào năm 1945, Đức Ông Kerec đã xin các Bề Trên dòng Camillô cho một số các tu sĩ của họ sang làm việc tại Phủ Doãn Cao Đông. Nhóm đầu tiên gồm ba cha, họ đến Trung Hoa, cập cảng Thượng Hải, bởi lẽ họ không thể cập tàu vào cảng Hong Kong, và được cha Braga cùng các hội viên tại đó tiếp đón mời ở lại ít ngày. Rồi họ lại tiếp tục hành trình và đến Côn Minh ngày 19-5-1946, và cha Majcen cùng các hội viên đã thân tình tiếp đón.

Sau khi đã tới kính thăm Đức Cha Derouineau và viếng thăm các công cuộc Công giáo tại thành phố, thì khi vừa có thể, họ đi ngay lập tức tới Cao Đông. Họ tới đó ngày 18 tháng 7 vào đến ở trong một căn nhà nhỏ do các Sơ Slovania phục vụ bệnh viện cung cấp. Cùng với căn nhà còn có cả một vườn cây và một trạm xá các tu sĩ Callianô đảm nhận. Nhóm thứ hai gồm ba linh mục và ba thầy cũng tới Côn Minh ngày 8-4-1947, và từ đó họ đi ngay tới Cao Đông.

Đức Ông Kerec trao phó cho họ khu phía Nam của Phủ Doãn Tông Tòa với thành phố Đông Quang và các trung tâm và các địa bàn dân cư khác. Sau khi các ngài đã tạm ổn định tại Đông Quang, thì các sơ nữ y tá Camillô đến cùng với một bác sĩ: bác sĩ Fasana. Tại Đông Quang, các ngài cho xây dựng ngay một nhà thương và vì không tìm ra được những người thợ có trình độ, nên các thầy Caon và Pavan tốt lành tự mình làm thợ xây, nhờ thế mà tiết kiệm được rất nhiều tiền nong thuê thợ. Trong khi đó cha Rizzi là bề trên, vì thấy nhu cầu phải biết giỏi tiếng Trung Hoa, nên đã đi trường ngôn ngữ Bắc Kinh để học cho tốt, trong khi cha Antonelli đi học y khoa tại ñại học Bình Minh của các cha dòng Tên ở Thượng Hải và trong thời gian đó cha cư trú tại nhà các hội viên chúng ta tại Thượng Hải. Khi đã học xong, cha làm việc trước hết tại Cao Đông rồi nhiều năm sau này tại Đài Loan, nơi cha cũng làm Bề Trên. Năm 1948, ngài chăm lo cho trại phong ở Cao Đông và năm 1949 ngài cũng chăm lo cho cả trại phong  tại Côn Minh nữa.

Các cha Camillô truyền bá Tin Mừng theo như đặc sủng của họ, và đã mở khắp nơi các trạm xá và tại các trung tâm lớn hơn, thì mở cả các nhà thương nữa. Cha Crotti đã mời cha Majcen đến khánh thành nhà thương ở Hoạt Tử. Cha Majcen nhận lời bởi vì cha cũng muốn có một vài ngày nghỉ ngơi do quá mệt nhọc. Trong nhà thương mới này, cha Majcen có thể xem các sơ Camillô tốt lành dạy cho các nữ y tá. Sau này cha Majcen nhận định rằng khi mình tới một nhà thương của các cha Camillô dù chỉ là để nghỉ ngơi thôi, thì mình cũng được hưởng những lợi ích thiêng liêng từ nơi đó. Trong những ngày đó các cha Pastro và Valdesolo nghe kể một vài  hiện tượng ma quỉ nhập tại một số nơi ở Đông Quang. Các hồn ma đến quấy nhiễu vào ban đêm. Các Ki-tô hữu cho rằng đó là các linh hồn của các tín hữu bị quân Hồi tàn sát xưa kia, và bị quẳng xuống một cái giếng. Đông Quang xưa kia và nay vẫn còn là một trung tâm Hồi giáo quan trọng. Các cha đã thử nghiệm các cuộc trừ quỉ, nhưng vô hiệu, và những phiền toái chỉ kết thúc khi cha Valdesolo cài vào các then cửa của các nơi khác nhau các ảnh Đức Mẹ đã làm phép; các hồn ma đã đến lần chót, nhưng khi gặp các ảnh Đức Mẹ, chúng la lớn tiếng rồi chạy trốn biệt tích luôn.

Còn có các bác sĩ khác phục vụ cho vùng truyền giáo Cao Đông. Trong số đó có bác sĩ Fasana, chiến quân du kích xưa của tướng Pertini. Ông đã suýt bị giết bởi một chiến binh du kích khác, một  người theo chủ nghĩa Stalinít cuồng nhiệt, do việc ông bất đồng với anh ta. Khi tên này bắt đầu bắn ông, thì ông đã lanh tay bắn hắn trước; sau sự việc này bỏ nước Ý một thời gian để đến miền Cận Đông. Bác sĩ Fasana không bao giờ nỗ lực học tiếng Trung Hoa và sự kiện đó khiến cho ông  bị lầm chuyện nọ sọ sang chuyện kia rất thú vị. Một hôm có một người đến, và ông đã ra hiệu cho anh ta cởi áo sơ mi ra; anh ta từ chối, còn bác sĩ cứ đòi cho bằng được. Cuộc cãi lộn cứ tiếp tục cho đến khi nhờ có người làm thông ngôn ông hiểu ra được rằng anh ta không đau ốm, mà chỉ đến để mời bác sĩ tới nhà anh ta thăm bệnh cho một đứa con!

Còn có các bác sĩ khác tại Cao Đông như bác sĩ Hoàng, bác sĩ Chang và bác sĩ Janez.

Bác sĩ Hoàng, gốc là thầy thuốc Trung Hoa cổ truyền, đã trốn khỏi Singapor về Côn Minh khi quân Nhật đã tấn công đảo này. Ông đã đến nhờ cha Majcen can thiệp, và cha Majcen gửi gắm ông cho Đức Ông Kerec. Đức Ông Kerec tiếp nhận ông và cho ông đến làm tại nhà thương do các sơ người Slovania điều hành.

Bác sĩ Chang là một bác sĩ trẻ tốt nghiệp y khoa tại ñại học Bình Minh ở Thượng Hải. Ông cũng bỏ chạy về Côn Minh, và được cha Majcen giới thiệu với Đức Ông Kerec và được ngài tiếp nhận. Tại Cao Đông, ông học đạo, được rửa tội và trở thành một Ki-tô hữu trung kiên và tốt lành ngay cả khi dưới chính quyền cộng sản ông đã từng trải qua tù tội.

Bác sĩ Janez sinh tại Dolski gần Lubljana năm 1913. Còn trẻ rất đạo đức nên bà mẹ nghĩ cậu bé sẽ vào chủng viện; nhưng cậu lại thích học ngành thuốc. Cậu học tại Lubljana, Gratz, Vienna và Zagabria và kết thúc những năm theo học vào ngày 26-5-1937.

Sau khi thế chiến 1945 kết thúc, ông biết từ một người bạn rằng ông nằm trong danh sách những người phải bị khử trừ theo lệnh của Titô. Thế là ông trốn sang Áo, tại đó cũng có những người Slovania, Croatia và Serbi cũng đều bị lùng bắt như ông, bởi vì họ đã là những chiến quân du kích, nhưng không cùng phe Titô, người đã coi họ như kẻ thù của mình. Tại Áo là nơi quân Anh chiếm đóng, đã đưa họ vào một trại di dân. Để khỏi phải chăm lo đến những người này, chính quyền Mc. Milan và tướng Alexander đã ký một thỏa ước với Titô là sẽ trao lại cho Titô những người này. Một toán đầu tiên được đưa lên tàu lửa mà theo như người Anh nói là nó sẽ mang họ vào Ý. Bác sĩ Janez ở trong toa xe cuối cùng và ông sớm nhận ra là có sự lừa đảo. Khi xe lửa ngừng lại trên đất Nam tư, ông đã lợi dụng lúc lộn xộn trốn khỏi sự canh gác của những ông chủ mới và ẩn mình tại một vòng rào của một cánh đồng ngô (bắp) gần bên. Chỉ khi xe lửa đã đi trở lại, ông mới ra khỏi nơi ẩn nấp, và tránh con đường chính, ông quay ngược trở lại, ông đi lại tự do hơn khi thấy mình đã trở lại vùng đất của Nước Áo, và khi tới trại tị nạn, ông đã phanh phui cạm bẫy mà những người Anh đã chuẩn bị cho họ. Tất cả đám dân tị nạn liền lập tức trốn lên núi, thế là người Anh buộc phải chuyển họ thực sự sang nước Ý. Họ đi trên những chiếc xe cam nhông khác nhau trên đó bên cạnh người tài xế còn có một người trong số họ cầm súng lục trong tay để đảm bảo là không thể xảy ra một cuộc phản bội thứ hai nữa. Tại Ý, bác sĩ Janez trước hết đến cư ngụ tại Rôma, rồi sau đó sang Ac-hen-ti-na làm việc với Bác sĩ Ladislao Lencek, một linh mục Ladarít đầy công trạng là người, từ Ac-hen-ti-na vẫn tiếp tục giúp các nhà truyền giáo Slo-vê-ni-a trên thế giới. Khi biết được từ cha Ladislao Lencek là Đức Ông Kerec đang tìm kiếm các bác sĩ cho Cao Đông, ông liền đến Trung Hoa. Sau này ông kể lại rằng khi ông bước chỉ còn cách một bước là đi đến chỗ chết, tức chính lúc ông đi ẩn nấp tại một hàng dậu của một cánh đồng ngô sau khi ông chạy trốn, ông đã hứa là sẽ dành cuộc sống mà Chúa còn thương gìn giữ lại cho ông để phục vụ cho các nơi truyền giáo. Ông đã tới Côn Minh ngày 15-8-1948 và ở lại với cha Majcen vài tháng, có những sự quen biết rất hữu dụng tại đó. Rồi ông lại tiếp tục đi đến Cao Đông và tới đó ngày 20 tháng 11 năm 1948. Đức Ông Kerec sung sướng đón tiếp ông. Ông đã muốn sớm bắt tay làm việc tại nhà thương của các sơ truyền giáo Slo-vê-ni-a. Vị bác sĩ phẫu thuật này lúc ban đầu gặp nhiều khó khăn vì thiếu các dụng cụ phẫu thuật; nhưng sau đó, ông nhận được các dụng cụ này từ quân đội Mỹ, ông có thể làm việc dễ dàng hơn. Thế rồi ông ở lại trong nhà thương trên với tư cách nhà phẫu thuật không biết mỏi mệt, mãi cho đến khi ông bị những người cộng sản đuổi ra khỏi Trung Hoa vào năm 1952. Tại Hong Kong, ông cùng làm việc với các cha Camillô, là những người cũng đã bị trục xuất khỏi Cao Đông, và ông cùng với họ sang Đài Loan là nơi ông tiếp tục mưu ích khi cùng làm việc với các vị này.

Tháng 9/1948 – tháng 9/1949: Trường Salêdiêng tại Côn Minh niên khóa cuối cùng trước thời chế độ cộng sản.

Cha Braga là người luôn lạc quan, đã cung cấp cho nhà có những nhân sự tốt. Ngài phái cha Rubini được thụ phong linh mục ngày 1-8-1948 tới. Cha này vui lòng trở lại Côn Minh, và tại đây, trong vai trò quản lý, cha Rubini đã giúp cho cha Majcen rất nhiều. Một hội viên khác là thầy tư giáo Giuse Hồ, một cầu thủ đá banh xuất sắc. Đây là một món quà lớn cho nhà, nhưng phải luôn để ý đến thầy, do tính nồng nhiệt của thầy. Cũng có cả cha Fernandez, cũng là một nhà thể thao và một nhạc sĩ tuyệt vời. Thầy sư huynh Marngiu và cha Timmermans vừa mới được thụ phong cũng giúp ích rất nhiều. Còn có cả cha Petit, một con người hơi bối rối, nhưng luôn luôn rất đúng giờ trong nhiệm vụ hộ trực. Tiếc là ngài không biết tiếng Trung Hoa, dù đã được sai tới đây để làm cha giải tội. Cũng có cả cha Hoàng làm giám linh và giáo viên và cha Sinh vừa mới trở về từ nhà thương sau tai nạn đã khiến ngài bị gẫy chân. Hai cha Xuân Bích của Đại chủng viện là cha Stulz, vị giám đốc mới, và cha Bordanave, giáo sư, cũng đến giúp đỡ dạy giáo lý cho trường.

Tại trường cấp hai, các giáo viên đã được tuyển lựa kỹ để tránh tạo nên trong trường những rắc rối về chính trị.

Hoàn cảnh ngày càng thêm khó khăn hơn: nạn lạm phát tăng lên phá hoại nền kinh tế và chính quyền trung ương bị đe dọa bởi sự tuyên truyền xảo quyệt của cộng sản, ngày càng trở nên sút giảm: nạn cướp giựt, giết người, đảo ngũ là những chuyện hằng ngày. Nhiều người ngoại quốc và cả các nhà truyền giáo đã đến trú tại Côn Minh trong thời chiến tranh, cũng đã trở lại quê hương của mình. Nhiều người Trung Hoa giàu có bán các tài sản của mình và ra đi cùng với cả voán liếng của họ tới những nơi yên ổn hơn.

Cha Majcen thường xuyên tham khảo với Đức Cha Derouineau về cách thức giải quyết các vấn đề hiện lên mỗi ngày mỗi khác. Bà Bề trên trường nữ sinh tới lượt mình cũng đến trao đổi với cha về

một hành động chung cho cả hai trường và bà Bề Trên dòng Kín (tại đó cha đã được tái xác nhận làm cha giải tội) cũng hằng tuần tham khảo với cha.

Thầy sư huynh Meolic có vài cuộc đụng độ với các học sinh của trường cấp hai và cha Majcen lại phải mất công làm dịu các học sinh, các giáo viên, và cả thầy sư huynh sôi sục nữa.

Các học sinh của các trường cấp hai khác thì trốn lên núi tham gia vào đội quân du kích để học chủ thuyết cộng sản với hy vọng có “địa vị” trong chính thể mới. Các học sinh của trường chúng ta thì yên ổn hơn; trường được tổ chức tốt và có một số viên chức gửi con em họ tới trường và ra lệnh cho chúng phải theo học các lớp giáo lý mà cha Majcen vẫn vất vả dạy dỗ, sử dụng đến các phim ghi hình ảnh mà cha Bordeneve đã mua về, cha còn thêm vào đó một vài phim hài khiến cho các em hết sức hào hứng. Lớp giáo lý này đã thành công tạo nên một sự quan tâm của các em tới đạo Công giáo, đạo mà nhiều người khi ấy gọi là đạo của cha Majcen!

Các linh mục Trung Hoa tỏ ra một sự lạnh nhạt với Đức Giám Mục và bắt đầu thấm nhiễm vào giữa họ thứ tinh thần độc lập của giáo hội ly khai.

Trong các trường, việc tuyên truyền cộng sản đã tạo nên những rối loạn và việc cảnh sát đến đàn áp càng tạo nên những rối loạn tệ hại hơn. Ông Tổng đốc không quan tâm đến bởi ông đã nghĩ đến chuyện thay đổi áo quân ngũ.

Nhiều quân nhân đào tẩu và chuyển sang đội quân du kích; nhưng những ai bị bắt, đều bị xử bắn một cách kiên quyết. Quân đoàn VIII nổi tiếng đã chứng tỏ mình trung thành và quyết giữ Côn Minh tới cùng, nhưng rồi…

Cha Majcen bất chấp những công việc vất vả, thỉnh thoàng vẫn đến thăm trại phong Côn Minh và theo lời mời của cha Valdeslao, đã giảng và ngồi tòa giải tội cho các người khốn khổ này. Cha nhớ đến một thiếu nữ, từng là một nữ đảng viên cộng sản nhiệt thành, nhưng lại bị nhiễm bệnh phong, đồng thời lại được đánh động mạnh mẽ hơn bởi đức bác ái Ki-tô giáo, đã xin và được đón nhận ơn bí tích rửa tội.

Cuộc kinh lý ngoại thường của cha Bellido

Trong năm đó cha Modesto Bellido đến Côn Minh trong tư cách vị kinh lý ngoại thường. Cha Bellido có ấn tượng khá sâu đậm bởi trường có tiếng tăm tốt trước cả chính quyền cũng như giáo quyền. Nào là với các thánh lễ bằng tiếng La tinh, ban kèn đồng, các cuộc du ngoạn rừng, trường dạy giáo lý và nhóm các tân tòng. Trong lễ kính Don Bosco, cha có được niềm an ủi là cử hành bí tích rửa tội cho một số em. Trong số các em được rửa tội này, có một em mồ côi, và ngài đã đặt tên rửa tội cho em với cùng tên của ngài là thánh Modestô, và một em khác nhỏ hơn ngài đặt tên thánh là Saviô. Từ Cao Đông, Đức Ông Kerec đến Côn Minh than phiền với vị kinh lý về tiền nong mà ngài không nhận được. Câu chuyện tiền nong này dài dòng, chỉ xin kể lại vắn tắt vài dòng. Đó là thánh bộ truyền bá đức tin đã gửi qua vị Sứ thần Tòa Thánh tiền trợ cấp hằng năm cho Cao Đông, và vị Sứ thần đã chuyển tiền cho các Salêdiêng để chuyển tới nơi được nhận.

 Việc chuyển tiền nong này không dễ dàng và không an ổn, và do đó tiền không thể gửi ngay được. Đức Ông Kerec đã nhận ngay được tin báo là tiền trợ cấp đã được gửi, nên sốt ruột vì tiền đến trễ. Rồi đến vấn đề đổi tiền, Đức Ông Kerec không biết dựa trên điều gì, mà tính giá hối xuất lên quá cao khiến cho vị quản lý của tỉnh dòng không thể chấp nhận được. Sau cuộc kinh lý của cha Bellido, cha quản lý tỉnh dòng đã chuyển 8.000 USD vào nhà băng đứng tên Đức Ông Kerec, và  mặc cho Đức Ông phải chịu sự phiền toái lo liệu việc đổi tiền.

Các Hội viên gặp khủng hoảng

Sư huynh Oravec có những nghi ngờ nghiêm trọng về ơn gọi của mình, còn sư huynh Meolic thì sợ cộng sản tới. Cả hai thầy xin đi Ma-cao để bàn hỏi với Bề trên kinh lý và tĩnh tâm. Sau đó cả hai thầy xin từ giã Dòng. Được miễn chuẩn các lời khấn, họ trở về xứ sở riêng của họ, thầy Oravec về Slôvakia, còn thầy Meolic thì về Nam Tư. Để thế chỗ của họ, cha Majcen phải nhờ đến hai cựu học sinh đã học lớp chuyên nghiệp tại Ma-cao và tại Côn Minh.

Cuộc viếng thăm của cha Giám tỉnh

Vào năm đó, cha Braga còn thực hiện một chuyến viếng thăm, cách riêng để thương thảo với Đức Ông Kerec về các vấn đề tài chánh. Ngài đi Cao Đông bằng xe ô-tô được ưu ái dành riêng cho ngài. Tại Cao Đông, ngài kinh lý nhiều chuyện, giải quyết bao có thể các vấn đề với Đức Ông Kerec và trở về với lòng thỏa mãn.

Lần cuối cùng cử hành Lễ Đức Mẹ Phù Hộ

Lễ được cử hành hết sức long trọng với thánh lễ và kiệu Thánh Thể có Đức Cha Derouineau chủ sự, tại các nơi chốn của câu lạc bộ Pháp cũ. Tuy nhiên trong buổi trình diễn, cha Majcen không hài lòng khi nghe hát một bài ca mà các lời lẽ không có một ý nghĩa xây dựng nào, nhưng trong những ngày đó bài ca này đã trở thành bài ca của giới trẻ cộng sản. Thế là cha Majcen phải tăng cường sự tỉnh táo của mình, bởi lẽ diễn tiến này có thể đưa đến việc đóng cửa trường. May mắn là những phần tử cộng sản đã tự động rời trường học để không tạo nên những phiền toái cho cha Majcen khốn khổ.

Một cuộc hành trình tới Hong Kong

Tình hình các nơi ngày một thêm nghiêm trọng, khiến cho cha Giám tỉnh gọi cha Majcen về Hong Kong để bàn hỏi. Cha đã lên đường bởi vì tại Hong Kong có thể kiếm ra những vật liệu cho các xưởng. Tại Hong Kong, cha được tái xác nhận làm giám đốc Côn Minh và, trong khi hành trình, cha đã bị lấy cắp ví và hộ chiếu. Đó chính là điều cha đã cảnh giác khi khởi sự lên đường, nhưng may mắn là cha có thể lập tức được vị Đại diện Tòa Thánh tại Hong Kong ban cho hộ chiếu Vatican và nhờ vậy cha có thể kịp xuống tàu Pháp đi Hải Phòng. Từ đó, với chiếc máy bay nhỏ, cha bay tới Côn Minh như trong những năm trước đó.

Trong những ngày đó, cha cũng như các hội viên bị theo dõi khá nhiều. Một số giáo viên, được biết là những người quốc dân đảng, đã rời bỏ trường trong thời kỳ đó để đi đến nơi an toàn khác.

Trường lại được tái mở, nhưng còn khá ít học sinh. Chẳng có gì là chắc chắn trong những thời gian này mà trong đó sau này người ta sẽ được biết là ông Tổng đốc Khúc Hân và tướng An đã ngấm ngầm chuẩn bị để sang phía hồng quân.

1949-1951: DƯỚI CHÍNH THỂ CỘNG SẢN TRUNG HOA

Cha Majcen trải qua một năm làm giám đốc dưới chính thể Cộng sản Trung Hoa (tháng 9, 1949-1950)

Thống đốc Lưu Hân chống lại chính quyền Họ Trưởng

Sau khi đã bí mật chuẩn bị, thống đốc Lưu  Hân và tường An đã nổi dậy chống chính quyền trung ương và tuyên bố chế độ cộng sản. Quân đoàn VIII cũng theo cộng sản, ngoại trừ một số tách ra, và bằng nhiều ngả đã đến được Đài Loan.

Vào thời buổi đó Đức Cha Reberi khuyên các linh mục ở lại tại chỗ và hết sức thích nghi mình với chính thể mới để cố gắng cứu vãn những gì có thể cứu được. Trường học lại bắt đầu trở lại, và nhân dịp bưu điện vẫn còn thông thương với Hong Kong, nên cha Majcen lo gửi tất cả những hồ sơ của nhà trường sang đó và bác sĩ Janez cũng tận dụng cơ hội để chuyển cho thầy sư huynh Mirzel đang ở tại trường Aberdeen Hong Kong các sách y học Quý báu của ông.

Cha Braga viết cho cha Majcen, căn dặn cha hãy tiếp tục công việc tại trường, nhưng giữ tư thế khiêm tốn và tránh dáng vẻ bề trên. Cho dẫu lạc quan, cha Braga cũng đã nghĩ là những người cộng sản  không dễ dàng ứng xử  với đức tính tế nhị, khéo léo và cân nhắc.

Vào những ngày ấy, một viên tướng đã từng nổi loạn chống lại chính quyền trung ương và tổ chức du kích quân ở Vân Nam. Ông cho quân tiến đến Côn Minh và diễu binh trên các đường phố, với những du kích quân của ông trang bị những súng ống cũ. Ông đã trông đợi dân chúng reo hò chào đón, nhưng người ta chỉ lặng lẽ nhìn quân lính của ông diễu hành qua. Thế rồi những đảng viên cộng sản “chính hiệu” từ từ thanh trừng các kẻ xu thời.

Một hôm, trong giờ chơi, một chiếc máy bay thình lình bay vào thành phố. Cha Petit đang hộ trực thấy vậy vội cảnh báo và cùng với các học sinh ngay lập tức trốn vào trong phòng lớp. Một lúc sau cha Majcen nghe thấy tiếng rít của các viên đạn bắn, liền vội nằm sấp xuống đất, sát ngay bên tường xưởng in. Sau cuộc tấn công, cha thấy một viên đạn nằm trên mặt đất, và một ít mảng bê tông mà viên đạn đã tách ra từ cây cột gần bên. Cha cảm ơn Chúa vì còn gìn giữ cha sống: nếu cha không nằm rạp xuống đất, thì viên đạn đó đã giết chết cha rồi.

Ngay cả ở Cao Đông, tường An cũng đã công bố Nước Cộng Hòa Nhân Dân, và dân chúng thì cố gắng thích nghi nhưng không biết bằng cách nào. Đức Ông Kerec xưa đã sống tại đất nước của Titô thì tìm cách cắt nghĩa cho họ điều mà chính Đức Ông cũng chẳng biết, trong khi đó bác sĩ Janez đã biết quá rõ những chuyện của Titô và bộ mặt thực của cộng sản thì cẩn trọng giữ im lặng và tiếp tục giúp đỡ cho những người nghèo.

Các giám hiệu đến thế chỗ cho nhau

Tại trường học, ông giám hiệu Lương rất tốt lành đã bị cách chức trong một thời gian, và được thay thế bằng ông giám hiệu Ân. Nhưng cả ông này nữa, do những bất đồng với các giáo viên, cũng xin từ chức và cha Majcen đã thay thế ông ta bằng một ông giám hiệu khác tên là Lương. Ông Lương đã được rửa tội, nhưng không am hiểu bao nhiêu về tôn giáo.

Người ta đã lo lắng và sợ hãi đợi chờ đạo quân giải phóng đến. Dân quen thói xu thời đã chuẩn bị chào đón quân chiến thắng khải hoàn tới: họ tấp nập đi ngoài đường và chuẩn bị những lá cờ của

chế độ mới để trang hoàng thành phố khi giải phóng quân tiến vào. Trong những ngày đó, các học sinh của chúng ta cũng lo những công chuyện này. Nhiều em hy vọng rằng với việc đạo quân này đến, tình hình sẽ dễ dàng ổn định hơn; nhưng cha Majcen thì không lạc quan về chuyện đó do biết rõ những tình cảm trả thù của những người cộng sản, cả ở Nam Tư cũng như ở Trung Quốc, cha giữ im lặng và chuẩn bị. Cha xin các hội viên hãy thận trọng, tránh bất cứ những lời nói hay những gì khác có thể tạo nên cái cớ và bị coi là một thái độ khiêu khích.

Giải Phóng Quân đến

Sau biết bao chờ đợi, đạo quân cộng sản đã đến Côn Minh và diễu hành trên các đường phố. Một nhóm binh lính mở đường cho cuộc diễu hành, luôn sẵn sàng dẹp tan bất cứ một ý nghĩ chống đối nào. Thế rồi quân đội đến, bước theo hàng mười hai, mỗi nhóm quân được dẫn đầu bởi một viên chỉ huy cưỡi ngựa.

Họ diễu hành hằng giờ. Một phần đạo quân tiến về dinh Chính Phủ nơi các tướng lãnh của chính phủ lâm thời đang chờ đón họ; còn một phần khác thì đi ngang qua thành phố, rồi ra khỏi thành phố tiến theo hướng nước Miến Điện, để làm chủ phần còn lại của tỉnh Vân Nam.

Thời đầu của chính thể mới

Chính quyền lập tức ban hành lệnh các trường phải tiếp tục học như trước. Các báo lập tức được in ấn bằng ngôn ngữ đơn giản và bình dân. Các tờ báo của chế độ không được ấn hành để đưa tin tức, mà thay vì thế, chúng là phương tiện tuyên huấn bình dân để đem các chỉ thị chính trị đến với dân chúng theo các giáo điều và lời dạy của Mao chủ tịch.

Những cuộc thăm viếng

Vào dịp nghỉ đầu xuân mừng tết nguyên đán, một đại diện chính quyền mới đến thăm cha Majcen. Cha Majcen rót trà mời và đàm thoại thân mật với ông ta. Ông ta coi cha Majcen là bạn của Titô (hay là giả vờ coi như vậy). Ông nói: “Chúng tôi, những đảng viên cộng sản, biết rõ những việc tốt ông làm, và chúng tôi rất ngưỡng mộ, ông Majcen ạ. Chúng tôi biết Don Bosco là một nhà giáo dục vĩ đại của thanh thiếu niên. Chúng tôi cũng phải học tập nơi người. Nhưng Mao Trạch Đông cũng vĩ đại. Các ông cũng cần học tập nơi người”.

Vào một dịp thăm viếng khác, các vị chính quyền cũng nói: “Ông Majcen ạ, trong ban Giám hiệu nhà trường, ông là người có quyền hành lớn nhất, do vậy ông có trách nhiệm làm cho mọi chuyện tại trường học tiến hành tốt. Điều chúng tôi mong đợi là ông tiếp tục làm như ông vẫn làm cho tới bây giờ để nêu cao danh dự của nhà trường. Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp đỡ ông. Thế là cha Majcen tiếp tục nhận các học sinh vào nhà trường và thu học phí, dù cho chẳng thiếu những giáo viên muốn rằng tiền bạc phải đi qua tay họ!

Thi đua tái trồng rừng

Những người cộng sản tiếp tục tuyên truyền rằng các rừng cây trở nên thưa thớt do chính quyền cũ không chăm sóc. Giờ ñây mỗi một học sinh phải lên núi gieo trồng các hạt thông và tưới tắm chúng khi cần.

Thi đua vệ sinh

Cần phải dọn sạch cống rãnh, diệt trừ ruồi muỗi, chuột bọ. Các học sinh của chúng ta đã lập tức hưởng ứng, dọn sạch nhà trường và những nơi xung quanh.

Thi đua chống á phiện

Thói hút á phiện rất phổ cập. Kẻ nào bị bắt đang hút thuốc phiện thì bị giam tù. Vào những ngày ấy, nhiều người tự vẫn. Rất nhiều người tự tử trước khi bị bắt, vì biết rằng vào tù, không có á phiện, họ có thể phải chết cách rất đau đớn. Xảy ra chuyện một người đàn bà nọ không phép tắc gì cả vào nấn ná tại một nhà trường trung học. Rồi tố cáo các học sinh lấy cắp tiền của mụ ta. Mục đích của mụ là vòi tiền. Công an bắt mụ ta đợi ở đó cho đến sau trưa. Mụ ta đã quen thói hút sách, nên cứ tới giờ là cơn nghiền nổi lên. Mụ bắt đầu quằn quại. Khi ông trưởng công an đến, thấy mụ xanh nhợt, lập tức hiểu ra nguyên nhân. Ông ta thuyết cho mụ một bài về sự tai hại của á phiện. Câu chuyện chấm dứt.

Việc học tập tư tưởng

Mỗi sáng, từ 7g đến 7g30, có lớp học tập cho các giáo viên. Cả cha Majcen cũng phải hiện diện. Họ thuyết trình về Darwin, rồi điều tra, rồi những chuyện khác. Cha Majcen không thể chấp nhận được những luận điệu đó, nhưng chống lại là điều nguy hiểm, nên tốt nhất là im lặng. Một lần kia khi họ nói về đề tài sự tự do, thì cha thanh thản nói lên tư tưởng của Giáo Hội liên quan đến đề tài này. Lời nói của cha có sức tác động, thế là kể từ đó cha được miễn tham dự các buổi học tập.

Cả những học sinh cũng phải học tập. Trước khi vào lớp, mỗi ngày các em đều phải đọc báo chí để học hỏi về chủ nghĩa cộng sản. Các em buộc phải phát hiện kẻ địch ở giữa dân chúng, để tố giác những kẻ phản động, bọn phát-xít và thực dân, kể cả các tu sĩ Salêdiêng. Bởi các học sinh không biết nêu ra “ai là những người của đế quốc”, nên các người lên lớp khiển trách chúng rằng “những người tây phương đã dạy cho tụi bay thành mù quáng, mà tụi bay không muốn mở mắt ra”. Đó là biện pháp họ dùng để khủng bố các nhà truyền giáo, bất kể Công giáo hay Tin lành. Họ khích động các giáo dân tố cáo các vị. Vào những ngày đó báo chí cũng đăng những bài đầu độc chống lại người Pháp và người Anh, coi họ là thực dân, có tội mang bạch phiến vào Trung Quốc.

Tội của các người giàu có

Tất cả những ai có máu mặt về tiền của đều được coi là hạng bóc lột nhân dân, và để đền tội, họ phải mở túi đóng góp số tiền lớn để cứu các nạn nhân lũ lụt ở Bắc Trung Quốc, theo như lời họ nói. Đang khi ở miền Bắc cũng thi đua để rút tiền của những người giàu có hầu giúp đỡ các nạn nhân ở miền Nam Trung Quốc.

Dân chúng được mời tự nguyện nộp gạo để ủng hộ giải phóng quân. Cha Majcen cũng được báo cho biết nên đóng góp phần của mình. Cha đã đóng góp một cách long trọng với dàn kèn đồng họa theo.

Tập họp dân chúng để  học tập

Một hôm tại sân trường, rất nhiều người nghèo khổ, phu khuân vác, tóm lại những tiện dân túng cực được tập họp lại. Sau một vài hồi cồng chiêng vang lên, phần lớn đám dân nghèo này chẳng hiểu gì, có người chất phác hỏi là mình được ăn ở đâu, và mình có thể được hút thuốc phiện ở đâu. Thế là “các đồng chí cán bộ” quát lên và bảo: “bây giờ đồng bào phải lắng nghe và tuân lệnh, chứ không được yêu cầu gì khác”.

Tình nguyện đi Triều Tiên

Tại Triều Tiên, những người Trung Quốc chiến đấu chống lại những người Mỹ, và tại Trung Quốc, người ta tuyển quân tình nguyện. Những binh sĩ của quân đoàn III khi ấy tình nguyện (?!) lên đường đi Triều Tiên và như vậy họ đáng được tha các tội chống lại nhân dân khi họ phục vụ cho chế độ xưa. Họ lên đường với những vòng hoa, giữa tiếng hoan hô, tiếng hát vang của những bài ca ái quốc. Chúng ta biết được rằng những chàng trai này được gửi tới những chiến tuyến ác liệt, hầu như không có võ khí trong tay, đối lại với những đoàn quân quyết chiến, đầy đủ súng đạn. Khi nào nghe tin những cái chết vinh quang của họ (!), thời những chính quyền tổ chức những lễ truy điệu hết sức trọng thể, với các cuộc mít-tinh mà cả ban kèn đồng của nhà trường cũng tham dự.

Với chính quyền mới, tại Trung Quốc,
không còn những người ăn mày nữa

Đó là điều các báo chí khẳng định, và chuyện này sớm đã trở thành hiện thực. Chuyện xảy ra thế nào, cha Majcen xin kể ra như vậy. Một hôm ngài thấy những người ăn xin tội nghiệp bị trói và bị lính điệu đi từng hàng. Được biết họ bị điệu tới một nơi xử công cộng, mỗi người đào lỗ cho mình, nhận một viên đạn vào đầu để bị chôn tại đó.

Cha Majcen được đặc biệt theo dõi

Cha Majcen tiếp tục chịu trách nhiệm về nhà trường và do đó chịu trách nhiệm về hạnh kiểm của các Salêdiêng. Có những học sinh được chỉ định dò la. Cha Ruđini là người bị chúng để ý hơn cả vì ngài nghiêm khaéc đòi hỏi kỷ luật trong trường, và đã có lần ngài mắng một giáo viên khi ông này bẻ gẫy ổ khóa dây cửa để vào một nơi mà cha nói với ông ta là ông phải xin phép cha Majcen mới được vào đây, chứ không thể vào đây giống như một kẻ trộm. Chúng cũng lưu ý đến cha Hoàng vì ngài cứng về triết lý, thường xuyên đẩy người khác vào thế bí trong tranh luận. Ngài tưởng rằng mình là người Trung Hoa, muốn nói thế nào cũng được, bởi nhà nước đã công bố quyền tự do ngôn luận. Nào cha có hiểu ý nghĩa của chữ tự do chỉ dành cho người này chứ không bao giờ được dành cho người kia đâu.

Những lời tự thú và tòa án nhân dân

Vào thời đó, có nhiều người bị giam tù và được lệnh phải viết những lời tự thú, bao gồm cả các tội và những sự vô luân họ đã phạm xưa kia. Người ta nói với họ rằng nếu họ thành khẩn, họ có thể được hưởng lòng đại lượng khoan hồng của chủ tòch Mao Trạch Đông! Trên thực tế những lời khai tự thú trên là nhắm mục đích buộc tội cho những người khác và để tìm ra những “tội lỗi” hầu biện minh cho các thủ tục xét xử của tòa án nhân dân. Những thủ tục đáng xấu hổ này có hai mục tiêu: vừa để trấn áp tinh thần dân chúng vừa để loại bỏ các kẻ thù, hay những người được coi là các kẻ thù của chế độ. Các tiến trình của tòa án nhân dân thông thường diễn ra như sau: các người bị cáo là đã bóc lột nhân dân thì  – dù có tội hay không có tội – cũng đều phải quì trước mặt số đông nhiều người và thường là quì trên đá sỏi hay các mảnh sành vụn, và tại đó họ phải nghe các lời tố cáo diễn ra mà không được phản bác, đồng thời chịu những lời sỉ mạ và những cú vả vào mặt. Sau cùng “nhân dân” la ó, gào thét phải kết án. Tất cả là những cái đã được chuẩn bị sẵn, và con người khốn nạn đó bị kết án là có tội và được dẫn đi tới nơi xử bắn.

Một lần, ở một trong số các vụ xử tòa án nhân dân này, 40 người bị kết án. Trong khi họ được diễu hành đến nơi hành hình, một trong số họ (có lẽ là người Công giáo) khi đi qua nhà thờ chính tòa đã thấy một vị truyền giáo, và ngài đã bí mật ban ơn xá giải cho người ấy.

Một phiên xử chống lại trường chúng ta

Ngày 13 tháng 5 cha Majcen, người giờ đây đã không còn làm chủ tình hình của trường nữa, thấy khiêng các băng ghế từ các lớp học ra ngoài sân, và người ta đang chuẩn bị một cuộc họp mà các học sinh thuộc các trường khác cũng được mời tham dự. Trong lúc đó ông bí thư nhà trường đến với cha Majcen để nói với ngài về chuyện khá quan trọng. Ông nói: các người Âu Châu là những bạn hữu của chúng ta, nhưng không phải là tất cả họ đâu, bởi vì có một số nào đó với hạnh kiểm của họ đã chứng tỏ mình là “những người phát-xít”; trong số đó có cả các ông Rubini và Rojak. Nếu hai ông này nhìn nhận trước công chúng các lỗi lầm của họ, thì sẽ được khoan hồng, nếu không họ sẽ bị bỏ tù hay còn tệ hơn nữa. Vậy cha Majcen, trong tư cách là bề trên của họ, nên thuyết phục họ hãy nhận lỗi lầm của họ, để tránh những hậu quả phiền toái. Cha Majcen lập tức nói với hai vị theo ý nghĩa đó, nhưng hai người thoạt đầu không chịu hiểu ra, nhất là cha Rubini vì cha cho rằng tất cả những lời tố cáo của họ đều là sai, thuần tuý là một cuộc đạo diễn. Nhưng cha Majcen cứ nhấn mạnh mà nói: “Đúng là tất cả đều

là giả dối, nhưng chỉ cần một lời xin lỗi thôi để mà thoát khỏi mọi cái đe dọa tàn tệ.” Trong khi đó họ được gọi ra sân đứng ở chỗ đã chuẩn bị sẵn cho họ. Cha Majcen đứng ở giữa, còn hai người bị cáo một bên phải, một bên trái cha. Thế rồi ông bí thư ủy ban nhà trường tới, và các học sinh các trường trung học thì sẵn sàng la ó chống lại các “tên phát-xít”. Thế rồi ông bí thứ xướng lên các lời tố cáo: tên Rubini đã bị tố cáo là đã nói các người Trung Hoa là những tên cướp (trên thực tế cha đã nói cho một giáo viên rằng ông ta đã vào một nơi mà ông đã đã bẻ gẫy dây khóa của cánh cửa, tốt hơn là ông hãy xin phép trước, để đừng làm như những tên trộm), và do đó đã lăng nhục 600 triệu người Trung Hoa và đáng tội chết đến 600 triệu lần! Thầy Rojak thì bị tố cáo là đã phỉ nhổ các thiếu nữ (thầy này có thói xấu khạc nhổ, và có thể là vô tình, thầy đã khạc nhổ vừa đúng lúc các cô nữ sinh đi qua). Đã khạc nhổ vào những người Trung Hoa, thì tên này  cũng đáng tội chết.”

 Thầy Rubini giận dữ với những lời tố cáo, nhưng cha Majcen gợi ý: hãy ra ngoài đi, rồi nhẹ quì xuống, thì thầm một lời xin lỗi rồi tất cả sẽ xong xuôi thôi. Thầy Rubini miễn cưỡng tuân thủ và cả cha Rojak nữa cũng cất mũ nghiêng mình cúi đầu ra tứ phía. Thế là kết thúc trò diễn này, nhưng chưa hẳn là tất cả những hậu quả của nó. Ông bí thư tới với cha Majcen và nói: “tên Rubini và Rojak đã nhìn nhận các lỗi lầm của mình và như thế chủ tịch Mao Trạch Đông đại lượng đã tha thứ cho họ. Nhưng tốt hơn là họ hãy rời khỏi nhà trường. Và thế là hai “người phát-xít” đã tới ở gần nhà thờ chính tòa, và từ đó, sau vài tuần lễ, họ đã có thể cùng với cha Timmermans rời Côn Minh và tới Hong Kong, nơi mà cha Braga đã gọi họ về.

Trường của chúng ta thay đổi dần dần

Một vài tháng trước ông hiệu trưởng đã giới thiệu với cha Majcen ông bí thư mới của nhà trường “là người có trách nhiệm đặt nhà trường tên đường rây đúng của nó”. Với một người có tầm mức quan trọng như vậy, ông hiệu trưởng sau đó đã đến để yêu cầu một khoản lương bổng cao hơn.

Ông bí thứ đã bắt đầu tổ chức tại trường các nghiệp đoàn giáo viên, các học sinh và các người giúp việc. Cha Majcen vì là người Châu Âu, nên không có phiếu ứng cử hay bầu cử. Những người Trung Hoa được bầu chỉ là những người không tham dự vào các quyền hạn của ông ta tại nhà trường, mà chỉ là để tạo ra tiền bạc và canh chừng “những phần tử phát-xít” khỏi làm rối loạn bước tiến của nhà trường.

Khi cạn kiệt tiền nong, ông hiệu trưởng Linh đã đến với cha Majcen nói rằng nên bán các máy in đã nằm bất động từ lâu rồi, và hiện người ta đang trả một giá tốt. Cha Majcen chấp nhận, nhưng muốn rằng bản giao kèo được ký bởi chính ông hiệu trưởng chứ không phải bởi cha Majcen. Ngài muốn tránh chuyện người ta nói rằng ngài đã lạm dụng quyền để tẩu tán tài sản nhà nước.

Một hôm, cha Majcen được biết rằng trong một cuộc kiểm tra đột xuất tại nhà các cha Thừa sai, công an đã tìm thấy cờ Hoa Kỳ, súng và đạn. Đương nhiên những thứ đó đã được cài vào đó theo mánh lới thông thường của công an. Hậu quả là phần đa các vị thừa sai bị quản thúc trong Tòa Giám Mục. Các vị được ngồi trong một phòng, không được chuyện trò với nhau, không được nói với cha Bohenen, người có nhiệm vụ thăm nuôi các vị ngày 3 lần. Sau vài tháng, được biết các ngài đã bị trục xuất về Hong Kong.

Một lần tướng Am bí mật đến với cha Majcen nói rằng ông sợ liên lụy tới mạng sống vì ông đã nổi loạn chống lại Tưởng Giới Thạch. Ông quả đã nhận thấy rằng tất cả những người xu thời đều bị loại ra hết người này tới người khác. Ông xin cha Majcen viết một lá thư giới thiệu để ông bí mật trốn qua Ma-cao. Dĩ nhiên cha Majcen không thể nào làm chuyện ấy được vì nó sẽ liên lụy tới các người Salêdiêng. Ngài chỉ có thể cầu nguyện cho ông khi biết được rằng ông bị canh chừng rất gắt gao và không còn có thể trốn thoát nữa. Cả thống đốc Lưu Hân cũng phải ẩn mình trong bóng tối, cho tới khi nào ngay cả cha Majcen cũng không rõ. Đến kỳ hè, cả những học sinh nội trú cũng phải về nhà; nhưng trường không bao giờ bị trống vắng vì mỗi ngày các học sinh lui tới tham dự những khóa học tập tư tưởng cấp tốc.

Một hôm có một giáo viên trường trung học đến gặp cha Majcen và cho biết rằng ban giám hiệu đã quyết định dùng nhà nguyện để hội họp của nhà trường, bởi vì theo pháp luật, không còn được phép cử hành các nghi thức tôn giáo tại nhà trường nữa. Các người Salêdiêng có thể cử hành thánh lễ riêng trong phòng hoặc ở nhà thờ chính tòa. Cha Majcen đã tới Đức Cha Derouineau đề xin ý kiến. Đức Cha góp ý rằng họ đòi hỏi sao thì phải làm như vậy, mọi chống đối đều là vô ích. Thế là cha Majcen cho chuyển nhà chầu, bàn thờ, tượng ảnh, tòa giải tội và ghế quì ra khỏi nhà nguyện để bàn giao nơi chốn. Họ còn bắt phải hủy thánh giá cùng những dấu hiệu tôn giáo trong nhà nguyện. Họ đòi phải xóa đi chữ Don Bosco vì giờ đây “danh hiệu Mao Chủ Tịch nổi bật lên ở khắp nơi”. Những gì thuộc về nhà nguyện, cha Majcen chuyển một phần tới nhà thờ chính tòa, một phần tới nhà thờ xứ của thành phố. Lễ trọng sau chót được cử hành là lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời vào năm 1952.

Cha Braga hay biết tất cả những tin tức này. Ngài điện cho cha Majcen rằng phải bổ nhiệm ngay cha Sinh làm giám đốc thay cho mình. Cha Majcen triệu tập các hội viên rồi công bố quyết định của cha Bề Trên Tỉnh. Cha chân tình cảm ơn tất cả các anh em đã hết lòng cộng tác. Cha bàn giao cho giám đốc mới mọi sự rồi mời các hội viên và giáo chức vào nhà cơm các Salêdiêng dùng nước và ăn bánh ngọt. Mọi người liên quan đều tới, trừ trường hợp ông bí thư. Cha Majcen công bố cho họ và nói ngài rất sung sướng chuyển trọng trách giám đốc cho một người Trung Hoa do cha Braga ấn định. Cha cảm ơn và khuyên mọi người vâng phục cha Sinh. Những lời ngài nói được đón nhận với sự im lặng lạnh lẽo tựa băng giá, chẳng hề có một dấu hoan hô nào.

Ngày hôm sau cha Sinh xin cha Majcen trao văn phòng giám đốc cho mình. Cha Majcen vui lòng bàn giao và rút lên lầu trên để ở trong phòng dành riêng cho Đức Ông Kerec.

Cha Sinh an vị trong chức vụ mình, dọn sẵn kẹo và thuốc lá, mong chờ có ai đến hỏi ý kiến như cha Majcen thường làm. Chẳng có ai tới, mãi không có ai hỏi ý kiến, cứ thế, ngày nọ qua ngày kia. Hầu như ngài bị lãng quên tuyệt đối. Đang khi đó ông hiệu trưởng thỉnh thoảng tới cha Majcen để tham khảo ý kiến.

Thế là chấm dứt chức vụ giám đốc của cha Majcen ở Côn Minh. Ông bí thư nhà trường, người không bao giờ xuất hiện trước cha Majcen, đã thu hồi về tay mình tất cả quyền của cha Majcen, kể cả về tài chính. Trường học cứ thế tiếp tục, được điều hành trên thực tế bởi các giáo viên mà thôi.

Cuộc sống của cha Majcen sau khi đã rời nhiệm vụ giám đốc nhà trường

Sau khi ông bí thö nhaø trường nắm hết quyền bính của cha Majcen thì cha Sinh, cho dù là giám đốc Salêdiêng, nhưng thực tế bị giảm xuống hàng giáo viên đơn thuần.

Nhà trường kể từ nay lệ thuộc duy vào các giáo viên: các cha thầy Salêdiêng, cha Fernandez, thầy tư giáo Hồ và các linh mục khác.

Cha Hoàng và cha Sinh ở dưới quyền ông giám hiệu Linh là người quyết định các bước tiến hành của nhà trường: họ cũng nhận được lương bổng cho việc dạy tiếng Anh và âm nhạc của họ; thầy sư huynh Marongiu tiếp tục bán vở và thu học phí. Trường dạy nghề bao lâu còn tồn tại thì lệ thuộc vào cha Sinh. Các thầy dạy tại đó là thầy sư huynh Yip dạy in và hai cựu học sinh dạy đóng giày và nghề mộc.

Cộng thể Salêdiêng có khu riêng: phòng ốc, xưởng thợ, các nhà kho, phòng áo – được dùng làm nhà nguyện – nhà thuốc, một nơi hội họp, nhà cơm và nhà bếp. Như vậy anh em còn có thể làm những việc đạo đức chung. Một bà tốt lành người Thượng Hải tên là Bà Trần mỗi ngày đến tiếp tế cho cha Hoàng đau ốm những món ăn riêng, và lén mang từ nhà kho ra ngoài những đồ vật, và sau khi

bán được bà đem lại cho các Salediêng những tiền thu được này. Nhờ thế các Salêdiêng mới có chút tiền đáp ứng các nhu cầu cần thiết.

Chặn đứng một âm mưu

Một hôm một em bé tốt lành bí mật đến với cha Majcen và cho ngài hay là trong một cuộc hội họp các học sinh đã quyết định sai một học sinh thuộc niên khóa trước đến xin ngài trao lại những sách và chiếc đồng hồ mà em [nói] đã gửi lại nơi ngài. Người báo tin này cho hay chuyện này được dàn dựng để cho cha nổi nóng và để khơi dậy những sự lộn xộn. Bởi đó em căn dặn cha hãy giữ mình bình tĩnh. Cậu bé có ý đồ không tốt quả thực đã đến trình diện và cha Majcen tỏ ra rất sung sướng đón nhận em như một người bạn lớn; cuộc đón tiếp đó đã làm cho cậu ta giật mình. Do đó thay vì nói với ngài một cách hống hách, cậu ta buộc phải nói cách nhã nhặn; thế rồi cậu ta nhắc đến những chuyện trên. Cha Majcen trả lời ngay rằng ngài sẽ nói chuyện đó với cha Sinh. Cha Sinh đã cùng bạn trẻ đó đi vào nhà ngủ và cha Majcen không biết họ đã dàn xếp chuyện đó ra sao để giải băng cho nó, bởi lẽ ngài đi ẩn mình ở Tòa Giám Mục, và thế là việc dàn xếp đó đã kết thúc.

Người ta đến tham khảo cha Majcen về các sắc dân bản địa

Một hôm một số cố vấn của chính quyền mới đến chỗ cha Majcen để xin các thông tin về các sắc dân bản địa. Có tới sáu mươi địa điểm nằm trong tỉnh Vân Nam, trên các núi non, trong các khu rừng. Chúng thuộc về những bộ tộc khác nhau (Hữu Yến, Bửu Ý, Đại Thanh, Phái Thanh, Hán Thanh, Nam Tây, Mãn Thanh, Hợi Tuyền v.v.). Các nhà truyền giáo Công giáo và Tin lành đã làm việc tại đó. Các vị này thực sự đã thực hiện một công việc khai sáng văn minh đích thực, khi tạo nên những chữ viết cho các thổ ngữ của họ và tổ chức đời sống dân sự trong các làng của họ. Các người truyền giáo này đã rời Trung Hoa và các đặc phái viên của chính quyền đã đến tham khảo với cha Majcen vì chính quyền chú ý tới những quặng mỏ sắt và những đá làm xi măng hiện có trong vùng này. Cha Majcen cho họ hay tất cả những thông tin mà ngài biết và họ đã ra đi  mãn nguyện.

Cha Majcen trở thành giáo viên dạy tiếng Nga

Một hôm có một số giáo viên trường trung học Âu Minh tới gặp cha Majcen. Họ thấy trên bàn ngài một cuốn tự điển to và cuốn văn phạm tiếng Nga, liền hỏi đó là chữ viết gì và tiếng gì. Cha Majcen cho họ hay chữ viết đó là chữ viết dạng Xi-ril-lô, vì do thánh Xi-ril-lô sáng chế. Nhưng họ không chú tâm đến chuyện đó, mà chỉ chú tâm đến  tiếng Nga (viết bằng chữ Xi-ril-lô) mà thôi. Thế là họ chọn đoạn này đoạn kia cách tình cờ và xin cha Majcen đọc cho họ nghe. Cha Majcen biết khá rõ chữ  “Xi-ril-lô” vì loại chữ này cũng được dùng tại Nam Tư để viết tiếng Sla-vô. Ngài đọc đúng đắn và cắt nghĩa điều ngài vừa đọc. Họ xì xầm bàn tán với nhau và sau vài ngày cha Majcen nhận được giấy bổ nhiệm cha làm giáo viên tiếng Nga tại trường trung học Âu Minh. Đúng ngày giờ đã hẹn, cha tới đó và thấy có cả ngàn học sinh ước ao học ngôn ngữ này. Ngày hôm đó, cha đâu có ngờ có một con số học sinh lớn đến thế, và cha phải lên bục dạy, và chỉ dám dạy vài câu tiếng Nga. Thế rồi cha nói với ông giám hiệu tại đó rằng con số học sinh này đông quá; ông nên chọn một con số có giới hạn trong số những học sinh thông minh có đem theo vở và bút viết, để mà ngài có thể dạy cho họ nói và viết tiếng Nga. Thế là họ ấn định lương bổng cho ngài, một món tiền lương khá hậu hĩnh mà ngài tiếp nhận được đều đặn hằng tháng. Sau vài tháng, các học sinh hội họp lại bàn luận về việc dạy dỗ trên, và sau đó ông giám hiệu thông báo cho cha Majcen kết quả cuộc thảo luận. Ông nói: “Ông Majcen ạ, ông thông thạo tiếng Nga lắm (?!), nhưng các học sinh nói là khi ông dạy, ông nói nhanh quá!”. Chính Đức Cha Riberi đã nói với các nhà truyền giáo là phải tìm mọi cách để không bỏ nhiệm sở của mình, nên cha Majcen cũng lợi dụng tiếng nga để có thể ở lại Côn Minh lâu chừng nào hay chừng ấy.

Mất hồ sơ

Một hôm nhân viên chính quyền đến xin cha Majcen các hồ sơ đất đai, các giấy phép xây trường và các giấy chấp nhận cho mở trường tiểu học, trung học và dạy nghề; (họ nói để sao chép lại) và sẽ sớm trả lại. Một thời gian đã trôi qua, và cha Majcen cũng chẳng nhận được những biên lai xác nhận chính quyền đã mượn những giấy tờ này bởi lẽ “với chính quyền, thì chuyện này chẳng cần”, nên cha đã nghĩ là cần xin những giấy tờ đó lại. Ngài sai một người bạn đến xin lại những hồ sơ trên, nhưng nhân viên chính quyền này dù đã hứa cả núi non và biển, thì cuối cùng đã trả lời là các hồ sơ trên đang ở nơi ông thủ trưởng, ông này “thì giống như Chúa Trời, ở khắp mọi nơi, nhưng khi mình đi tìm thì không thể thấy!!!” và cha Majcen hiểu rằng những giấy tờ này sẽ không bao giờ có lại được nữa.

Đức Ông Tổng đại diện qua đời

Năm đó Đức Ông Tổng đại diện Michel qua đời. Trong những năm trước, Đức Ông mỗi ngày đều đến thăm cha Majcen, và qua đàm đạo, ngài đã dạy cha Majcen thông thạo hơn chút tiếng pháp truyền giáo mà cha đã biết. Tang lễ Đức Ông Michel được cử hành long trọng và ngài được chôn táng tại tiểu chủng viện Pelonang. Sau này, tiểu chủng viện bị nhà nước trưng dụng và trở thành một xưởng, giống như trường trung học Salêdiêng tại Lubliana. Đức Ông Michel là một trong những vị thừa sai lâu đời ở Trung Hoa lên cho đến thời đại các hoàng đế, và vào thời đó ngài còn mang phẩm phục quan lại, đội mũ có đuôi theo kiểu Trung Hoa!

Thẩm vấn

Thế rồi đến lúc tất cả những người ngoại quốc, cách riêng là các nhà truyền giáo được mời lên thẩm vấn một cách đặc biệt, trong số đó có một số cha thừa sai và các Salêdiêng là cha Fernandez và thầy Marongiu. Sau cùng cả cha Majcen cũng được mời. Ông trưởng công an được một thư ký hỗ trợ. Ông này chú ý viết các câu hỏi và các câu trả lời trên một tờ biên bản. Họ hỏi ngài về tên cha mẹ, nơi và năm sinh, những môn ngành đã học, ai là những bạn hữu và tiền của lấy từ đâu. Rồi hỏi đến các chị em gái của ngài, họ sống thế nào, và có những của cải gì gồm bất động sản và động sản; trưởng công an còn muốn biết kích thước chính xác của vườn nho thuộc về cô em của ngài. Cha Majcen trả lời là không biết, bởi vì cha chưa bao giờ trông thấy vườn nho ấy, tuy nhiên ông ta cứ nhấn mạnh, nên cha nói có lẽ nó rộng hai hay ba mẫu. Cứ mỗi lần không nói rõ và chính xác thì họ lại trách mắng và đe dọa là đã không trả lời thành khẩn. Cả cha Fernandez và thầy Marongiu cũng bị la mắng như vậy trong các lần thẩm vấn của họ. Những lời hạch hỏi trong cuộc thẩm vấn  này quả thực là nhằm làm phương hại và phạt những người mà người cộng sản muốn cất đi khỏi giữa họ. Do chuyện này và những chuyện khác nữa xảy ra hằng ngày, mà cha Majcen phải sống trong sự sợ hãi về những điều mình sẽ bị tố cáo sau các lần tự thú của mình.

Đức Ông Kerec không thể trở về Cao Đông nữa

Sau khi đã thăm viếng một phần của phủ doãn tông tòa được trao cho các cha Camillô, Đức ông đã đến Côn Minh và được ở trong Tòa Giám Mục để nghỉ ngơi. Ý của ngài là – sau cuộc họp của các đấng bản quyền của Vân Nam – thì trở lại Cao Đông; nhưng ngài đã không được phép trở lại, và đành phải điều hành phủ doãn tông tòa của ngài bằng các thư viết cho các cha Camillô, cho bác sĩ Janez, cho các sơ v.v. Ngài cũng viết cho cha Braga để thông báo về tình hình và các thư đó sẽ giúp cho người viết chuyện viết lại cuộc đời của ngài.

Những chuyện xảy ra cho các nữ tu

Cha Majcen tiếp tục hằng tuần đi tới các tu viện khác nhau là những nơi ngài làm cha giải tội, và tất nhiên cha nhận ra rằng khắp nơi người ta nhắm đến chiến dịch chống các tu sĩ đang diễn tiến. Các sơ dòng Phao-lô thành Chartres có trường học và Cô Nhi Viện

chịu khổ sở rất nhiều vì các học trò của họ do được tiêm nhiễm những tư tưởng của chế độ mới, đã nổi loạn chống lại họ, đặc biệt chống lại các sơ người Pháp, tố cáo họ đã không cho chúng có tự do, và giết một số đông những trẻ mới sinh. Tại Trung Hoa đã có tổ chức một chiến dịch chống lại các Cô Nhi Viện và các trại nuôi trẻ bị bỏ rơi có tên là trại “Chúa Hài Đồng”, và trong chiến dịch này không những chỉ có các nữ sinh bị tiêm nhiễm giáo thuyết, mà còn có vài cựu nữ tu nữa! Các sơ ở Côn Minh đã chuẩn bị rời bỏ Trung Hoa dần dần; nhưng cũng có những người quyết định ở lại với hy vọng còn có thể làm một chút việc thiện cho các người ốm đau và nghèo khổ.

Công an xách nhiễu

Không những người ngoại quốc, mà còn cả dân nghèo nữa cũng bị xách nhiễu vô duyên cớ. Một lần một phụ nữ vào thành phố để bán trứng, và một tên vô lại đã đẩy cô ta ngã xuống đất. Người phụ nữ liền gọi công an, và anh ta đến, nhìn, rồi phán quyết một cách khôn ngoan… rất là đúng kiểu vua Salômôn (?!): “Chị đúng là giàu có với vòng đeo tai, và kiềng bằng vàng; do đó chị phải cho đứa bé nghèo khổ này cái kiềng đeo tay của chị.” Thế là tên vô lại kiếm được một kiềng vàng còn người phụ nữ thì vừa bị thiệt lại vừa bị diễu!

Đi đường cũng đầy nguy hiểm

Cha Majcen đôi khi đến Tòa Giám Mục để thăm và an ủi Đức Ông Kerec là người muốn tỏ ra là can đảm nhưng trên thực tế lại rất sợ hãi và bối rối mỗi khi nghe điều gì đó liên quan đến những người ngoại quốc. Một lần cha Majcen đi với ngài đến trại phong để giảng giải và giải tội. Khi đi trên đường, cha Majcen chỉ cho ngài thấy nơi mà trước đó các cô con gái đã khinh mạn giỡn chơi và lấy một khẩu súng gần một ông cựu tướng lãnh để làm cho ông ta khiếp sợ; nhưng phát súng bắn lại trúng vào ông ta và cho ông ta một cú nã đạn ân tình kết liễu mạng sống. Trong khi hai người cùng nhau nói về tình hình, thấy xuất hiện một cậu bé trai khoảng 10 tuổi, lấy súng nhắm vào họ và ra lệnh cho họ phải lui về. Đức Ông Kerec tuân lệnh ngay, như ông thú nhận sau này rằng với một đứa trẻ ngu xuẩn thì mình không thể lý luận được và mình có thể bị giết mà chẳng có lý do nào cả!

Lần khác trong khi cùng nhau đi qua một con đường nhỏ tới một nơi có một cái giếng, Đức Ông Kerec đi ngó xem giếng có nước hay không. Cha Majcen nói với ngài là hãy coi chừng vì lần trước khi một mục sư Tin lành đi qua chỉ mới thoạt nhìn vào giếng đó thôi, thì đã bị tố cáo là ném chất độc xuống giếng, và rồi do công an can thiệp, ông ta bị bắt và bị giam tù trong vài tháng. Đức Ông Kerec liền vội chạy khỏi đó để không ai thấy!

Bây giờ thì đã rõ là những người cộng sản muốn tạo sự nhọc mệt và bao có thể  gây phương hại cho các người ngoại quốc, đặc biệt các nhà truyền giáo, để họ chống chế độ. Một sự kiện khác làm cho cha Majcen càng thêm xác tín về điều này. Khi cha đang đi đường, một tên đội lốt ăn mày thốt lời ăn xin. Cha liền cho chút ít tiền cha còn có trong túi và thế là tên ăn mày vất cái bát cơm của hắn xuống đất, đập bể nó, rồi la ó phản đối rằng “tên bạch quỉ” đã không cho hắn một món tiền bố thí dồi dào. Cha Majcen không hề thanh minh, trái lại ngài vội lẻn vào một con đường nhỏ ít ai để ý để không có ai thấy mình nữa. Ngài biết rõ nếu công an thấy, họ rất có thể cho là tên ăn mày này có lý và sẽ buộc ngài phải đền bù ít là 50 lần lớn hơn cái giá trị của cái bát mà tên ăn mày đã đập nát.

Vào tháng 3 hay tháng 4 năm đó có lệnh tổ chức một cuộc diễu hành mà đại diện tất cả mọi thành phần phải tham dự, gồm các linh mục và nữ tu. Trong đoàn diễu hành đó đi đầu là giải phóng quân, rồi đại diện của nhân dân, và cuối cùng, sau các cô gái điếm, là các linh mục để chứng tỏ rằng họ mới là bộ mặt của nhân dân. Trong những ngày đó báo chí công bố nhiều lời vu khống chống lại các linh mục Công giáo và bởi lẽ mọi người buộc phải đọc báo, nên nhiều người tin rằng điều mà báo chí công bố là tất cả sự thật, nhất là chẳng ai được phép nói ngược lại hay cải chính. Tuy nhiên tại trường học có những em học sinh rất tốt với cha Majcen và cả các thầy giáo nữa cũng không muốn người ta nói xấu về ngài bởi vì như thế sẽ làm mất uy tín cho nhà trường.

Một đêm vào lúc 10 giờ, một học sinh tới với cha Majcen và nói rằng trong một cuộc hội họp người ta đã quyết định là cha Hoàng phải bị kết án tử hình bởi vì trong cuộc tranh luận chống lại các người cộng sản, cha Hoàng đã nói quá mạnh. Đêm hôm đó cha Majcen không thể ngủ được. Sau đó để cho không ai có thể gây hại cho cha Majcen, thì ngoài cửa phòng cha, một toán canh đã được khai trương. Tuy nhiên đám học sinh canh gác gây đủ thứ ồn ào khiến cha hầu như chẳng thể nào ngủ được.

Một hôm ông giám hiệu Linh tâm sự với cha một tin buồn là bố của ông ta đã tự tử vì sợ bị đưa vào tù hay bị hành hạ do nghiện thuốc phiện. Trong những ngày đó không ít người thuộc địa vị cao hủy mạng sống mình. Còn cha Majcen thì nói với ông giám hiệu rằng kể từ đó ngài đã không thể nào ngủ được ban đêm vì đám trẻ gác ồn ào. Ông giám hiệu đã khuyên ngài đi ngủ tại Tòa Giám Mục vì tại đó sẽ yên tĩnh hơn. Được phép của các giáo viên và sự đồng ý của Đức Giám Mục, ngài đem đồ đạc của ngài sang Tòa Giám Mục, nhưng trước tiên ngài phải cho em bé canh cổng xem các đồ đạc ấy để đảm bảo rằng ngài không mang đi những đồ thuộc về nhà nước: đúng là người ta nói rằng mọi đồ đạc trong nhà đều là sở hữu của nhà nước! Đức Cha Derouino trao cho ngài chiếc phòng cạnh bên phòng Đức Ông Kerec. Thế là ngài từ đó luôn ăn chung với Đức Giám Mục và Đức Ông Kerec và Đức Giám Mục không bao giờ muốn ngài phải trả chút phí tổn gì về ăn ở. Thế rồi, ngài chẳng ra khỏi Tòa Giám Mục nữa, ngoại trừ  những khi phải đi dạy tiếng nga.

Đức Ông Kerec nhận được tin tức từ Cao-Đông là hai cha đại diện của ngài, cha Chư và cha Hoàng đã bị bắt, bị xiềng xích, bị tố cáo về nhiều chuyện và bị đối xử tàn tệ. Họ đã ốm đau, lại phải đi đường xa, không được ăn uống, nên đã chết trước khi tới nhà tù. Hung tin đó thật là một cú xốc khủng khiếp cho cha Kerec đáng thương.

Cha Majcen đã báo về tình hình của mình cho cha Braga, và cha Braga, qua điện tín, đã ra lệnh cho ngài phải đi về Hong Kong. Thế là cha Majcen đi tới Công An nói rằng ngài phải lên đường ngay, vì đã nhận được lệnh của Bề trên Braga. Nhưng ông trưởng công an nói với ngài: “ai là ông Braga? Ông ta chẳng có quyền nào cho gọi ông về, vì chủ tịch Mao-Trạch-Đông nghĩ đến mọi sự và ông sẽ ra đi khi chủ tịch sẽ nói với ông”. Ông ta còn cho ngài hiểu rằng chính ông ta đang chuẩn bị một phiên tòa để xét xử các tội mà cha đã phạm. Sau này cha biết được rằng trong một cuộc họp, có một người kia lên tiếng chống lại ngài, nói rằng ngài đã có một lần đánh một đứa học trò đến hộc máu; nhưng ông trưởng công an chủ trì cuộc họp đó đã không muốn để ý đến lời nói láo đó và để cho những người ta nói về các tội và các yếu điểm khác của ngài, nhưng vẫn tỏ ra là ông chẳng mấy lưu tâm đến những lời tố giác đó.

Bởi cha Majcen không được phép ra đi, nên mọi người, bắt đầu từ  Đức Giám Mục, đều chắc chắn rằng người ta đang chuẩn bị một phiên tòa công cộng chống lại ngài, trong tư cách là đại diện của các trường Salêdiêng. Điều này càng được củng cố bởi sự kiện là ngài lại được công an gọi ra một lần nữa để thẩm vấn về đời sống của ngài, và lần này người hạch hỏi tỏ ra thực sự là khủng khiếp. Cha Majcen ra trình diện mau mắn vào tám giờ sáng, đúng theo lệnh cha nhận được, và phải đứng chờ cho tới mười một giờ, khi cuộc thẩm vấn bắt đầu. Người ta nhắc lại tất cả các câu hỏi của những lần thẩm vấn trước, và nếu câu trả lời khác trước dù chỉ là một chút xíu thôi, thì người thẩm tra đã điên tiết lên (anh ta là một sinh viên đại học quá khích). Chuyện này làm cha Majcen khiếp hãi. Bằng bất cứ giá nào anh ta muốn biết ai đã là những người bạn hữu của cha xưa kia, nhất là trong số những người quốc dân đảng, những vị thanh tra học vụ trong những năm đó, và rằng ngài mua gạo từ những nhà buôn nào, còn tiền mà ngài đã nhận được từ người Mỹ trong 20 năm vừa qua thì tiêu xài vào những chuyện gì, và cha Majcen thì không thể nào nhớ được; nếu cha Majcen nói rằng mình không biết hay không nhớ ra hay đưa ra những câu trả lời không thỏa đáng, thì quan tòa sẽ nổi tam bành lên. Thế rồi vấn đề về vườn nho của cô em của cha lại được lôi ra và anh ta tuyệt đối muốn biết diện tích đích xác của nó là bao nhiêu. Cha Majcen bắt đầu nói là không biết, và chưa bao giờ được thấy vườn nho ấy, thế rồi cha buột miệng nói là nó có lẽ rộng bốn hay năm mẫu. Tới điểm đó, người tra hỏi đứng phắt dậy la lên “nói dối, nói dối” và tiếp tục cả một tràng dài những lời biện luận chống lại những kẻ nói dối. Cha Majcen không thể mở miệng ra được nữa. Cha đã đứng lâu giờ, lại chẳng được một ngụm nước nào, cha cảm thấy muốn ngất xỉu, trở nên nhợt nhạt như là bức tường. Khi ấy có lẽ chính cô giữ nhiệm vụ thư ký cũng cảm thấy thấm mệt vì nghe anh ta nói quá nhiều lời với một người ngoại quốc, mới nói: “Đủ rồi, đủ rồi. Anh không thấy là ông ta sắp ngất xỉu rồi sao?” Thế là tên kia hét lên với cha Majcen “Ông cút đi” và thế là kết thúc cuộc thẩm vấn hãi hùng. Cha Majcen cúi đầu cảm ơn cô thư ký, và nghiêng ngửa đi ra, tay bám vào tường để khỏi té. May mắn là cha tìm được ngay một chiếc xe kéo đưa cha về nhà nửa sống nửa chết!

Biết được hoàn cảnh của Đức Ông Kerec, của cha Majcen và của các Salêdiêng tại Côn Minh, cha Rizzi tốt lành, bề trên của các tu sĩ Camillô, mới viết thư từ miền Tôn Chuẩn cho cha Valdesolo, giám đốc trại cùi gần Côn Minh rằng: “Nếu các Salêdiêng, những người ân nhân của chúng ta, có cần tiền, xin cha trao tiền cho họ bởi vì chúng ta với nhà thương và trại cùi đủ sức giúp đỡ cho các vị”. Cha Rizzi tốt lành sau đó vài tháng đã chết vì viêm màng não, và sơ Claudia, nữ tu Camillô cũng chết như vậy. Tại Cao Đông, sơ Schiler thuộc dòng các sơ Nam Tư cũng chết vì bệnh thương hàn.

Những chuyện của Hội Thánh ngày một tệ hại hơn

Giờ đây tất cả hầu như đều tin chắc rằng sớm hay muộn tất cả các thừa sai châu Âu, kể cả các Đức Giám Mục, cũng sẽ phải ra đi sau khi đã chịu các phiên tòa, các cảnh đối xử tàn tệ và cả tù tội nữa.

Đức Khâm Sứ ra lệnh cho tất cả các đấng bản quyền sở tại chọn trong số hàng giáo sĩ Trung Hoa của các ngài những vị Giám quản cho các địa phận của các ngài, để các địa phận khỏi thiếu thủ lãnh.

Thế là Đức Cha Derouineau chọn trong số các giáo sĩ của ngài cha Hồ vào mục đích này, Đức Ông Kerec chọn cha Phan, linh mục xuân bích, và Đức Cha Arduino ở Triều Châu kêu cha Hoàng Salêdiêng đến cũng vì mục đích này. Cha Hoàng khá sung sướng vì lời kêu gọi trên, bởi lẽ –cha nói – “Khi tôi khấn dòng, tôi đã xin Chúa ba ơn: đức khiết tịnh, chức Giám Mục và ơn tử đạo”. Cha lập tức tới công an xin phép lên đường, nhưng cha được trả lời rằng cha không thể đi được mà phải ở lại Côn Minh. Quả là người ta đang chuẩn bị việc bắt ngài.

Đức Ông Kerec đã báo cho Tòa Thánh (khi ấy vẫn còn có thể thông thương được) là mình đã chọn cha Phan làm giám quản địa phận Cao Đông và Tòa Thánh phê chuẩn việc bổ nhiệm vào ngày 15 – 8 – 1951; nhưng cha Phan thuộc về một tỉnh khác (tỉnh Quảng Đông), nên không thể tới Cao Đông được, do đó Cao Đông trở thành “trống ngôi”.

Tháng 6 và tháng 7 tình hình lắng dịu hơn một chút (đó là sự lắng dịu trước cơn bão), nhưng ngày 21 tháng 6 Cha Kerec lâm bệnh và khi ấy sư huynh Amici thuộc dòng Camillô, được phép của chính quyền, mỗi ngày từ trại cùi đã tới Tòa Giám Mục để chăm sóc cho ngài trong lúc đau ốm.

Tháng cuối cùng cha Majcen ở Côn Minh:  Tháng 8 – 1951

Chúng tôi còn cùng nhau thực hiện tuần tĩnh tâm tại phòng áo nhà thờ chính tòa. Chúng tôi qui tụ lại cách kín đáo: có cha Fernandez, cha Hoàng, cha Sinh, thầy tư giáo Hồ và các thầy sư huynh Marongiu và Hiệp.

Cha Kerec giảng các bài huấn đức và cha Majcen giảng các bài suy niệm. Một buổi chiều, dưới ánh trăng thanh, cha Majcen, cha Sinh, cha Hoàng và thầy sư huynh Hiệp cùng ngồi trên các bậc thềm nhà thờ chính tòa. Cha Majcen nói với họ: chúng tôi sắp phải ra đi rồi, nhưng anh em phải ở lại. Chúng tôi nhắn nhủ anh em ba điều: Hãy yêu mến Thánh Thể, hãy có lòng sùng kính Đức Mẹ và trung thành cùng Đức Thánh Cha. Cha Hoàng đã trả lời: chúng con là những người Trung Hoa, và chúng con sẽ cố gắng làm bao có thể; còn về lòng trung thành với Đức Thánh Cha, thì thà chết chứ chúng con không chia lìa khỏi ngài. Và cha đã giữ lời hứa.

Ngày 14 hay 15 tháng 8, tất cả các Salêdiêng còn ăn tối với nhau. Cha Sinh mời chúng tôi tới một nhà hàng Việt Nam ở khá xa với nhà trường chúng tôi, và tại đó chúng tôi ăn một bữa ăn tối thịnh soạn đúng kiểu tây phương, với rượu Pháp rất tuyệt. Bữa tiệc tối bao có thể đã thực sự long trọng; nhưng chúng tôi nói nhỏ nhẹ và những người Việt Nam của quán ăn cũng nói nhỏ nhẹ: đó chính là bầu khí của thời buổi mà.

Vào dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời, tại nhà thờ chính tòa có ít giáo dân tham dự, vì sợ hãi. Đức Cha Demouineau cử hành thánh lễ long trọng cuối cùng của ngài. Sau thánh lễ ngài gọi cha Majcen và trao cho cha chén thánh kỷ niệm thánh lễ lần đầu của ngài, xin cha mang nó đến Hong Kong và từ đó chuyển cho gia đình của ngài. Vào những ngày đó chúng tôi cầu nguyện rất nhiều, có lẽ như chưa bao giờ chúng tôi đã làm xưa kia.

Vào buổi sau trưa ngày 16, cha Majcen được báo là cha Hoàng đã bị bắt. Các học sinh của trường đã la ó tên Hoàng là con chó của các kẻ đế quốc, và bằng giáo lý của hắn, hắn đã đánh lừa chúng và đưa chúng vào con đường không đúng đắn, và rằng chúng muốn thấy ngay trên sân trường này máu của hắn đổ ra để đền các tội ác của đế quốc. Chính vào lúc đó một công an tới can thiệp đưa ngài về nhà giam. Họ đã chuẩn bị cho ngài một phiên tòa công cộng được thực hiện vào ngày 9 tháng 9 và ngài bị kết án 30 năm tù giam. Trong 30 năm chịu đựng những đau đớn khôn tả ấy, cha Hoàng ra tù mà vẫn còn sống, thân thể ngài yếu đuối, nhưng tinh thần ngài vẫn cường mạnh. Các thời buổi rồi ra đã thay đổi đôi chút, ngài vẫn sống đến bây giờ, cách riêng tư tại Côn Minh, kiếm sống bằng việc dịch sách cho chính phủ và thi hành tác vụ linh mục bao có thể.

Ngày 17 tháng 8, cha Fernandez và thầy sư huynh Marongiu được phép ra đi; các nữ tu dòng kín ở Côn Minh và các sơ Phan Sinh của Đức Maria sau khi đã phó thác lại tất cả các chuyện và đồ dùng của họ cho các chị em Trung Hoa và Việt Nam, cũng ra đi. Thế là ngoài cha Hoàng ở tù ra, ở lại Côn minh còn có các Salêdiêng là cha Kerec, cha Majcen, cha Sinh, thầy tư giáo Hồ và thầy sư huynh Hiệp.

Ngày 18 tháng 8, trong lúc cha Majcen đi dạo ở một sân nhỏ cùng cha Kerec, người đang nói về cuộc tử đạo sắp đến của ngài, thì công an tới và ra lệnh cho cha Majcen đi gọi Đức Cha Derouineau và tất cả các cha để họp mặt lại tại phòng khách. Cha Majcen lập tức chạy tới Đức Giám Mục và nói với ngài về sự việc. Đức Giám Mục thốt lên: “Đây là lúc kết thúc”. Ngài lấy chiếc nhẫn mục tử và đút vào túi một ít thuốc và một ít tiền nong mà ngài đã để sẵn. Ngài đi xuống phòng khách nơi đã có sẵn cha Kerec và tất cả các cha. Công an trưởng đến với một danh sách dài. Ông cất tiếng: Tại đây có Giám Mục đế quốc và thực dân Derouineau. (Tới điểm đó từ cửa ra vào và từ các cửa sổ công an chĩa súng vào Đức Cha. Ông trưởng công an tiếp tục đọc trên tờ giấy của ông ta cả một chuỗi  dài những lời tố cáo: “Hắn …”. Ông ta kết luận tuyên bố rằng: “Do đó hắn bị nhân dân kết án tù”. Lập tức ngài được các binh lính bao vây và đưa vào lầu bốn trong một căn phòng tại đó ngài phải ở cả ngày và đêm, nằm trên nền nhà, không có thể nói chuyện với một ai.

Ngày 21 tháng 8 cha Majcen trong khi đang giã bộ với cha Kerec, thì được công an mời rất tử tế đi theo anh ta về trạm công an. Cha Majcen xin đi lấy mũ, và với mũ, cha cũng lấy thêm ít

 thuốc men, và một chút tiền cha đã chuẩn bị sẵn. Tới trạm công an, ông trưởng công an hỏi ngài có tiền nong không. Cha Majcen mới hỏi lại: “Tiền, sao lại cần tiền?”. “Để đi máy bay sang Hong Kong. Ngài đã xin đi và bây giờ nhà nước đã cho phép ngài đi. Ngài hãy đăng trong báo một thông báo trong ba ngày, và nếu sau ba ngày, không có một ai đứng ra tố cáo ngài hay đòi ngài trả tiền, thì ngài có thể đi”. Cha Majcen lập tức tới hãng hàng không và đăng ký được một chỗ máy bay vào ngày 25 tháng 8. Cha đã cầu nguyện cùng Đức Mẹ và Don Bosco đừng để xẩy đến một chướng ngại nào cho tới phút chót. May là thời gian đó nhằm kỳ nghỉ hè, các giáo viên đang đi nghỉ, và có ít ai đọc những đoạn thông báo nhỏ trong báo chí. Trong khi đó cha lo cân đi cân lại, đặt một đồ vào rồi lấy một đồ đi, sao cho va-li của cha chỉ nặng đúng 20 ký như được phép. Trong đó có bốn cuốn sách nguyện rất nặng, một cuốn tự điển tiếng nga cũng nặng, rồi cả cuốn Philotea in năm 1899, bằng tiếng Slo-vê-ni-a, một kỷ niệm Quý báu do Mẹ tặng, rồi một ít khăn tay, quần áo.

Vì không có tiền để đi máy bay, nên cha Majcen xin cha giám đốc  Sinh. Ngài liền sang mượn tiền nơi các chị nữ tu dòng kín người Việt Nam đang sinh sống tại Côn Minh. Cha Majcen hứa là ngài sẽ trả lại món tiền đó từ Hong Kong, chuyển qua đường nhà băng.

Chiều 24 tháng 8 hai người còn kín đáo gặp nhau ở đằng sau nhà thờ chính tòa. Cha Majcen căn dặn cha Sinh hãy tin tưởng phó thác trong những gian truân thử thách, và giữ lòng sùng kính Đức Mẹ. Sau cùng hai cha trao ban cho nhau phép lành Đức Mẹ Phù Hộ.

Từ Côn Minh đến Hong Kong: 25 tháng 8 – 15 tháng 9 – 1951

Ngày 25 tháng 8 cha Majcen cử hành thánh lễ tại Tòa Giám Mục và xin cha Kerec ban phép lành cho. Cha Kerec vừa khóc vừa ban phép lành, rồi cũng xin cha Majcen ban phép lành cho mình. Vào lúc đó cha Kerec sợ rằng mình sẽ phải chịu tử vì đạo. Không ăn sáng, vì bữa sáng chưa chuẩn bị xong, và ngày hôm đó nhịn ăn, cha Majcen lập tức tới văn phòng hãng hàng không. Người ta cân hành lý, và một cách bủn xỉn, họ đòi ngài phải trả chỗ quá ký, vì tính cả áo khoác, áo vét và cả chiếc khăn tay. Tại văn phòng hàng không, ngài phải chờ một giờ, có cha Sinh tới và hai người có thể nói chuyện với nhau cùng ban phép lành cho nhau một lần nữa. Một chiếc xe buýt đã mang ngài tới phi trường. Tại phi trường, sau khi đã đợi rất lâu, cha lại còn phải chịu một đợt kiểm tra hành lý nữa. Công an dụng công lật từng trang sách nguyện, sách Philotea, để xem trong đó có dấu một cái gì chăng. Rồi xét kỹ các bức hình chụp, các kỷ niệm cá nhân thân thiết và vất chúng vào thùng rác. Thế rồi máy bay tới và sau lần khám xét cuối cùng, cha Majcen lên máy bay và thế là vĩnh biệt Côn Minh.

Sau ba giờ máy bay hạ cánh ở Chung Kiến. Đợi khá lâu mới thấy một công an đến khám xét hành lý giống như ở Côn Minh, xem xét từng tờ giấy một. Không thấy gì hơn. Chỉ thấy một vài ghi chú về giấc mơ Con Rắn Trong Cái Giếng của Don Bosco mà ngài đã chuẩn bị cho một bài huấn từ tối. Anh ta bắt ngài đọc, phiên dịch và cắt nghĩa trong một tiếng đồng hồ. Anh ta còn muốn ngài đọc  vài điều trong tự điển tiếng nga, rồi anh ta gọi một chiếc xe nhỏ để dẫn cha Majcen tới một quán cạnh bờ sông. Nơi đây ngài gặp cha Fernandez, thầy sư huynh Marongiu, các nữ tu dòng kín và các nữ tu Phan-sinh con Đức Mẹ. Họ đã đợi ở đây một tuần lễ chờ đáp tàu thủy chạy trên sông.

Bà bề trên dòng kín muốn đãi mỗi ngày cả ba bữa sáng, trưa, chiều. Tất nhiên là không ai từ chối: mỗi bữa đều có hai quả trứng luộc với muối và một tách nước trà. Trong cuộc hành trình trên tàu dọc dòng sông với khoảng 400 hành khách, gồm phần đa là các người truyền giáo bị trục xuất, nhóm xuất phát Côn Minh được giữ riêng. Tại Chung Kiến, đang khi tàu dừng, cha Majcen lại được gọi tới công an, tại đó một nữ sinh viên tái điều tra tập hồ sơ của cha có chứa một bản trích hai cuộc thẩm vấn, thế rồi cùng với cha

Fernandez và thầy Morongiu cha lại được thả để tiếp tục cuộc hành trình. Cuộc du hành trên sông Dương Tử thật là kỳ diệu, nhất là khi đi qua những chỗ dòng sông sâu dưới vách bờ cao (có cả tới 40 cây số). Đó là những cảnh đẹp nổi tiếng khắp thế giới. Tới Hàn Cao, đoàn người đến với các cha Phan Sinh, rồi dùng phà, họ đến Vũ Hồ để đi xe lửa về phía nam, vừa đi vừa ngắm những cánh rừng hùng vĩ giữa vách đá. Khi họ đi ban đêm xuyên qua lãnh địa của khu truyền giáo Tiều Châu, họ nhớ đến Đức Cha Versiglia và những người khác đã làm việc tại đó, cách riêng là cha Geder. Tới sáng, họ tới Quảng Đông. Cùng với cha Fernandez và thầy Morongiu, cha Majcen đi thăm Đức Cha Tăng. Ngài xin cầu nguyện cho ngài để chịu hoặc cảnh tù tội hoặc cuộc tử đạo sắp tới.  Ở trạm xe lửa đi Hong Kong, lại còn một cuộc khám xét tỉ mỉ các hành lý và thân thể, và đoàn còn phải nghe những lời quát tháo om tỏi vì một người Tin lành không chịu được nhột nôn nên đã phá lên cười khi người khám chạm tới nách ông ta. Trước khi rời khỏi ranh giới Trung Hoa, cha Majcen gửi về cho cha Sinh ở Côn Minh số tiền còn lại của mình, và những số tiền khác ngài trao tặng Hội Chữ Thập Đỏ làm việc trên cầu biên giới.

Khi đi qua cầu biên giới thì họ tìm thấy cha Poletti thuộc hội P.I.M.E. (trong những năm đó, Hội Những Anh Em Thừa Sai Người Ý này là thiên thần an ủi của tất cả những người truyền giáo bị trục xuất khỏi Trung Hoa). Cha Poleti bồi dưỡng họ bằng một bữa ăn ngon với bia đậm đà. Họ tới đây tất cả đều đói cả. Rồi họ lên xe lửa đi Kowloon rồi đi Shaukiwan, tại đây có cha Braga Giám tỉnh, cha Massimino và những hội viên khác tiếp nhận họ cách thắm tình huynh đệ. Giờ đây họ đã được tự do, thế nhưng vẫn chưa hoàn hồn để nói lên lập tức về những khốn khổ và sợ hãi mình đã chịu.

Những chuyện xảy ra tại Côn Minh sau khi cha Majcen ra đi

Sau khi cha Majcen ra đi, thầy sư huynh Hiệp đã rời được khỏi Côn Minh và đi Bắc Kinh để rồi chết tại đó.

Ở lại Côn Minh ngoài cha Kerec, còn có cha Hoàng trong tù, và tại trường học, sống dưới áp lực, có cha Sinh và thầy tư giáo Hồ.

Ngày 28 tháng 8, cha Kerec được gọi tới công an chịu những cuộc thẩm vấn theo kiểu cộng sản.

Ngày 9 tháng 9 trong một cuộc tụ họp của hằng ngàn người, cha Hoàng bị kết án 30 năm tù và Đức Cha Derouineau buộc phải rời Trung Hoa.

Công an đòi cha Kerec và cha Sinh phải hoàn trả những máy in mà cha Majcen đã bán đi cũng như vàng, súng và đạn dược mà (họ nói) cha Rubini đã cất giấu.

Cha Sinh bị giam tù vài ngày, được tha tù, rồi lại bị bắt giữ, và vào Chúa nhật thứ nhất mùa vọng, ngài được thả tự do tại trường, cha Sinh là giáo viên thứ nhất dạy anh văn, rồi do ý muốn của các học sinh, cha bị hạ nhục để làm đầy tớ. Sau khi đã đi buôn gạo trong một thời gian, cha bị bắt lại và bị kết án 30 năm tù.

Sau khi cha Sinh bị giam tù, thầy tư giáo Hồ đã rời Côn Minh và đi Bắc Kinh làm cầu thủ đá banh.

Trong những tháng đầu năm 1952, các sơ Nhà Thương tại Cao Đông và bác sĩ Janez cùng các cha Camillô và các sơ của họ đến Côn Minh.

Ngày 15 tháng 4 cha Kerec cùng các sơ Slo-vê-ni-a rời khỏi Côn Minh trên xe cam nhông và đến được Hong Kong ngày 15 tháng 5.

Thế là Cha Kerec là người Salêdiêng thứ nhất đến Côn Minh cũng là người cuối cùng rời thành phố Côn Minh.

THÁNG 9 – 1951 ĐẾN  THÁNG 10 – 1952

TIẾP NHẬN SỨ MỆNH MỚI TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM

Trạm Dừng Chân Ở Macao và Hong Kong

Cùng với đồng bạn của mình tới Hong Kong ngày 15 tháng 9 năm 1951, cha Majcen được bề trên tỉnh là cha Braga giữ lại nghỉ ngơi ở Shaukiwan một thời gian để dưỡng sức, đặc biệt để giảm nhẹ các vết thương lòng. Bề trên hỏi ngài xem có muốn về quê hương để sống gần mẹ và hai em gái chăng, cha Majcen suy đi tính lại, thấy tình hình chính trị tại Nam Tư lúc đó, nên quyết định không về, nhưng xin ở lại tỉnh dòng Trung Hoa. Cha Braga cử ngài đi Macao để phục vụ ở trường Trung Học Don Bosco, và xin cha giám đốc Giacomino đón nhận và chăm sóc với tình huynh đệ. Cha giám đốc tốt lành đó cho ngài cùng thầy Morongiu cùng đến Macao với ngài, đi tham quan những di tích lịch sử tôn giáo. Từ bao thế kỷ các vị truyền giáo tới đây như qua ngưỡng cửa để vào lãnh địa của thiên hoàng. Vị truyền giáo nổi danh nhất là cha Mat-thêu Ricci. Ngoài ra cũng có những vị truyền giáo dòng Tên người Slo-vê-ni-a như các cha dòng Tên Mesar và Halenstein chẳng hạn. Ngài đi thăm quan trường Trung Học Salêdiêng, nhà đầu tiên của Macao được thành lập năm 1906, nơi mà từ đó, biết bao năm nọ qua năm kia, các công cuộc Salêdiêng đã lan tỏa đi khắp Viễn Đông.

Nhờ có sự quan tâm của các hội ở Macao, cha Majcen mau chóng được phép thường trú và Đức Giám Mục cũng ban cho ngài năng quyền giải tội. Cha Braga sớm cử ngài làm cha giải tội của nhà trường và điều đó buộc ngài phải học tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Trung học đọc theo lối Quảng Đông. Rất mau lẹ chính quyền học vụ Macao chấp thuận ngài làm giáo viên dạy tiếng Pháp, bởi lẽ với thiện chí, ngài có thể nói khá sõi tiếng Pháp.

Cơn bệnh hiểm nghèo

Khoảng giữa tháng 5, cha Majcen bị ngất xỉu đang lúc cử hành thánh lễ. Lập tức cha được đưa vào bệnh viện để cấp cứu. Bác sĩ chẩn bệnh biết ngài bị tắc cuống phổi nên ngộp thở. Họ đưa ngay ngài vào phòng mổ. Cha Giacomino lập tức ban phép giải tội và xức dầu bệnh nhân, rồi đứng cầu nguyện ở bên cạnh ngài suốt ba tiếng đồng hồ.

Được về nhà sau ba tuần nằm viện, ngài lại sớm được đưa trở lại nhà thương một lần nữa, để mổ chỗ xưng ở phía bên kia cuống phổi. Chính vào lúc cha Majcen được đưa vào nhà thương này, mà Đức Ông Kerec cùng các sơ người Slôvênê, và bác sĩ Janez vừa từ Côn Minh đến, tới thăm ngài. Họ đã chuẩn bị kỹ ngày lễ mở tay của cha Pavlin, trong đó có cả cha Geder tham dự, tiếc rằng hôm ấy cha Majcen không hiện diện được. Cha Braga tới thăm và đề nghị ngài sang Phi Luật Tân cùng với cha Ferrari để mở một Thị Xã cho trẻ em bị bỏ rơi tại Cebù. Trước yêu cầu này cha Majcen trả lời rằng với tình hình sức khỏe của mình, cha không cảm thấy có thể tiếp cận một công việc xây dựng công cuộc mới khó khăn như thế.

Hướng Đích Việt Nam

Trong cuộc thăm viếng lần thứ hai không lâu sau đó, cha Braga cho ngài hay là đã viết thư cho cha Ferrari nói rằng không thể gửi ngài đi Phi Luật Tân được; và bởi vì cha Majcen đã biết tiếng Pháp, nên rất có thể sẽ sai cha sang Hà Nội, nơi dòng Salêdiêng mới chấp nhận tiếp tục một công cuộc phục vụ các thanh thiếu niên do cha Kim (Seitz) thuộc hội thừa sai Paris sáng lập. Cha Kim (Seitz) mới được tòa thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Kon Tum ở Trung Việt. Cha Giacomino được chỉ định làm bề trên, còn cha Majcen sẽ là cánh tay phải của người. Khi trao lệnh vâng phục cho cha Majcen, cha Braga đã thêm vào một lời nói bất hủ: “Tôi cử cha đi khởi đầu công cuộc Salêdiêng và khơi dậy các ơn gọi Salêdiêng đầu tiên tại Việt Nam”.

Cha Majcen đã từng nhiều lần ở Việt Nam trong thời gian qua lại đó để đi Côn Minh. Cha nhớ lại rằng người Việt Nam có đặc điểm mặc quần áo nâu và những phụ nữ nhuộn răng đen cho thêm duyên dáng. Họ là một dân tộc mới, khác nhiều so với dân Trung Hoa. Đó là dân tộc mà giờ đây ngài sẽ phải cống hiến cuộc sống tông đồ của mình. Lòng tràn đầy những ý tưởng này, ngài đã tới trường Salêdiêng và cầu nguyện trong nguyện đường Đức Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu. Ngài chào tạm biệt các anh em Macao, lên đường đi Hong Kong với cha Giacomino.

HAI MƯƠI HAI NĂM

VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM TỐT LÀNH

Cha Mario Rassiga, người truyền giáo Salêdiêng của địa phận Sìu – Châu, Trung Hoa, rất thân mến,

Tôi đã viết và g ửi cho cha tự truyện của tôi về nhà Kunming, mà Don Bosco đã ấp ủ trong lòng từ năm 1884-1886 và công cuộc tông đồ Salêdiêng tại đó đã hoàn tất trong vòng những năm 1935 – 1951 (52).

Tôi rất vui tiếp tục viết cho cha về Việt Nam, theo ý nguyện của cha, và tôi sẽ viết với tất cả tấm lòng tràn yêu thương và bao có thể với cùng một nhiệt tình của chính Cha Braga, người đã đem tôi tới Côn – Minh khi đi ngang qua miền Bác Việt Nam vào năm 1935, và cũng chính ngài sai tôi sang Việt Nam lần thứ hai vào năm 1952, để làm việc tại Hà Nội phục vụ cho các trẻ em bị bỏ rơi.

Trong thời gian đầu tiên (1952-1954), tôi sẽ viết về cuộc sống của tôi ở miền Bắc Việt Nam trong Thị Xã Kitô Vương, giữa những tiếng náo động của chiến tranh. Đó là cuộc chiến tranh Đông Dương, một tên gọi vào thời ấy, với một bên dưới quyền chỉ huy của Nước Pháp nhờ tay Thống Chế De lattre đã thành lập quân đội Việt Nam, và bên kia là quân đội của Cụ Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ huy của đại tướng tài ba Võ Nguyên Giáp, người đã mang lại chiến thắng vào ngày 7 – 5 – 1954.

Tôi đã cùng các cha Thừa Sai Paris thực hiện bao có thể trong những năm 1952 – 1953 việc hệ thống hóa nền giáo dục theo tinh thần Don Bosco tại Gia đình Têrêsa, và rồi trong những năm 1953 – 1954 tôi tiếp tục làm việc tại đó trong tư cách giám đốc của một nhà Salêdiêng được cha Bề Trên Cả thiết lập theo giáo luật, với một đội ngũ hội viên Salêdiêng.

Chính cha cũng đã viết một tiền lịch sử về Việt Nam rất hay. Nên tôi trong cuốn Tự Truyện sẽ không nói lại nữa, nhưng tôi ước

 ao độc giả đừng quên chăm chú đọc phần tiền lịch sử về Việt Nam này của cha.

NƯỚC VIỆT NAM

Việt Nam là một đất nước phần lớn là núi non, nhưng có những bình nguyên rộng lớn, đặc biệt là vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc và miền châu thổ sông Cửu Long Miền Nam.

NướcViệt Nam giáp giới Trung Quốc về phía Bắc, và phía Đông và phía Nam giáp giới Nam Hải, phía Tây giáp giới Campuchia và Lào.

Dân tộc Việt Nam

Những người dân sơ khai của Việt Nam chắc chắn thuộc bộ tộc Mã Lai, nhưng sau này khi những dân khác đến, họ đã rút lên miền núi để tạo thành các bộ tộc bản địa mà người Pháp gọi là các dân thượng (dân miền núi). Họ là những người dân đơn sơ, nhưng muốn tránh hòa trộn với số còn lại của dân chúng. Dân tộc Việt Nam chiến 80% dân số, họ đã có từ đầu kỷ nguyên thông thường. Họ là một dân tộc ngoan cường. Để giữ chủ quyền độc lập, dù đã nhiều năm sống dưới ách thống trị hoặc ít là chư hầu của đế quốc Trung Hoa, họ vẫn tìm cách thoát ách đô hộ để giành lại tự do cho đất nước họ.

Văn Hóa

Trung Hoa không thể thống trị Việt Nam, nhưng lại đưa văn hóa của mình, nhất là Khổng Giáo và chữ viết vào. Kể từ năm 1627, các cha dòng Tên là Buzomi và De Rhodes đã khởi xướng loại chữ viết mới theo mẫu tự La- tinh cho người Việt khiến việc phổ biến văn hóa thêm mau lẹ giữa quần chúng. Loại chữ Hán trở thành văn chương cao cấp dành cho các môn cổ điển, chỉ được sử dụng do nét hoa mĩ của chữ viết để trang trí trong các đình chùa, hội trường và mồ mả.

Lịch sử của Việt Nam

Trải qua bao thời đại, Việt Nam bị chia cắt giữa những vương triều vốn tranh nhau về lãnh thổ. Vào những năm cuối cùng trước cuộc xâm lược của Pháp, nước Việt Nam bị phân đôi thành Bắc – Nam do hai vương triều cai trị.

Các vị truyền giáo vào Việt Nam và các cuộc bách hại

Năm 1615, có cha dòng tên là Buzomi đã vào cửa Đà Nẵng. Ngài được tiếp đón tử tế và đã được riêng một biệt thự làm nhà thờ Công giáo tiên khởi tại Việt Nam. Ít lâu sau, có thêm cha Alxandre de Rhodes, quốc tịch Pháp, cũng vào. Ngài dùng mẫu tự La-tinh để sáng chế ra lối viết mới giúp cho việc phổ biến. Lập tức ngài viết cuốn tự điển La-Việt, cuốn giáo lý nhỏ, và lập tức khởi sự đào tạo các thầy giảng (các giáo lý viên) và hàng giáo sĩ địa phương. Ngài chuyển sang phía Bắc Việt Nam, gọi là Bắc Kỳ, vào năm 1626 nhưng ngài bị trục xuất khỏi đó do cuộc bách đạo và phải trở về Macao, để lại 20 nhà thờ, và khoảng 300.000 giáo dân. Khoảng mấy năm sau, ngài lại lén lút vào Việt Nam một lần nữa, nhưng bị phát giác và bị đuổi ra khỏi nước. 

Cuộc Bách Hại

Việc phát triển nhanh chóng của Đạo Thánh chúng ta đã tạo nên sự ghen ghét và ganh tị của lương dân và do đó khơi lên những cuộc bách hại kéo dài khoảng 3 thế kỷ và cống hiến cho Hội Thánh 130.000 các vị tử đạo, trong số đó có 117 vị được tuyên thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988. Vị tử đạo tiên khởi là chân phước An-rê Phú Yên, một thanh niên độ 19 tuổi. Giữa các vị thừa sai, có thánh Thêôphan Venard tử đạo tại Hà Nội vào năm 1851, và thánh Giuse Diaz, Giám Mục Tây Ban Nha chết tại Nam Định năm 1857.

Bất chấp cuộc bách hại, Hội Thánh vẫn ngày một lan rộng vì các vị truyền giáo đầu tiên đã khôn khéo chuẩn bị chẳng những các giáo lý viên (các thầy kẻ giảng), mà còn cả một con số không ít các linh mục, và như thế nhắm đến cả việc chuẩn bị các Giám Mục địa phương. Trong các hoàn cảnh đó việc đào luyện hàng giáo sĩ được thực hiện cách hết sức độc đáo: Các chủng viện thời đó chỉ là những chiếc thuyền mà để khỏi lộ ra cho những con mắt nhòm ngó, thời những chiếc thuyền đó trôi nổi luôn luôn trên các sông ngòi của vùng châu thổ sông Cửu Long. Các đại chủng sinh được gửi sang Uruthia ở Thái Lan vào những năm 1668.

Đóng góp vào sự phát triển rất lớn lao cho việc truyền giáo chính là việc thành lập chủng viện của Hội Thừa Sai Paris. Từ đấy cả một đội binh các vị thừa sai tình nguyện lên đường truyền giáo, trong số đó có Đức Giám Mục Pallu làm đại diện tông tòa Bắc Kỳ, và Đức Cha Lambert đại diện tông tòa Nam Kỳ. Cuộc bách hại chấm dứt do sự can thiệp của quân đội Pháp, với những hiệp ước ký kết vào những năm 1858, 1859, 1884 giữa chính phủ An-nam và nước Pháp và nước Tây Ban Nha.

Việc Pháp chiếm Việt  Nam làm thuộc địa

Cuộc can thiệp của Pháp nhằm bênh vực cho các nơi truyền giáo tại Việt Nam hoàn toàn chẳng phải là vô vị lợi, bởi lẽ Nước Pháp muốn lợi dụng việc này để chiếm nước Việt Nam. Vào năm 1886, Napoleon III đã sát nhập Saigon, vùng châu thổ sông Cửu Long và toàn lãnh thổ Nam Kỳ vào Pháp, biến nó trở thành thuộc địa Pháp. Năm 1887 với đạo quân viễn chinh gồm 400 binh lính, ông chiếm Bắc Kỳ, biến nó thành mảnh đất Pháp bảo hộ. Cũng cùng năm đó một đạo quân 600 binh lính chiếm An-Nam (Trung Kỳ) biến nó thành một khu vực Pháp bảo hộ khác, tuy vẫn giữ lại hoàng đế Bảo Đại, nhưng bên ông vua này là một vị quan bảo hộ lớn. Việt Nam sống dưới ách bị trị của Pháp trong suốt 93 năm (1862-1954) và kết thúc với cuộc đình chiến do hiệp định Giơ-ne-ve.

Các chính phủ cấp tiến của Cộng Hòa Pháp không cho là việc xuất khẩu chủ nghĩa chống giáo sĩ của họ sang các đất thuộc địa là một chuyện khôn ngoan: Chuyện đó sẽ chỉ mang lại những kết quả bất lợi. Nhờ thế mà phái Tam Điểm không có thể thực hiện ở Việt Nam tất cả những cái dữ mà nó đã có thể làm. Vào thời đó chính phủ thuộc địa phải rất cảnh giác với những đảng phái khác nhau, tất cả đều tôn vinh ít hay nhiều tinh thần ái quốc và nhắm đến cuộc đấu tranh giành độc lập.

Tình hình chính trị

Trong số những đảng phái, hầu hết tồn tại hơn kém dài ngắn khác nhau, rốt cuộc trổi lên một đảng nắm uy thế áp đặt, với khí giới nhiều hơn là với sức thuyết phục: đó chính là Đảng Cộng Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Con người này có muôn mặt: Ông đồng hành với chính phủ, rồi lại tách ra khỏi. Ông đội cho đảng mình bộ mặt ái quốc để thu hút sự ủng hộ của quần chúng. Đang khi đó ông chuẩn bị quân đánh du kích, biến nó thành quân đội, đánh thắng quân Pháp để rồi dùng chiến thuật làm thất bại quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Quân đội Nhật đã vào Việt Nam lúc đầu với ý đồ làm cố vấn, rồi một cú trở tay chiếm đóng toàn đất nước, thế nhưng chỉ sau vài tháng đầu hàng đồng minh, họ phải kết thúc cuộc chiếm đóng của họ.

Trong thời gian thế chiến, đặc biệt vào những năm 1945 – 1950, quân Pháp bảo hộ trở nên đuối sức. Quân lực Pháp lấy lại sức mạnh hơn một chút vào những năm 1950-1952 khi tướng De Lattre lập quân đội quốc gia và thực hiện phương án tự vệ trong các làng mạc. Bất hạnh xảy ra ngày 7 tháng 5 1954, khi họ ngã gục sau một cuộc kháng cự lâu dài và anh hùng tại pháo đài Điện Biên Phủ, và với cuộc đại bại này, sự nghiệp của người Pháp hoàn toàn chấm dứt. Ngày 20 tháng Bảy, năm 1954, hiệp định Giơ-ne-ve được ký kết phân đôi Nước Việt Nam: phía bắc vĩ tuyến 17 là Cộng Sản Việt Nam, có thủ đô là Hà Nội; phía nam là Việt Nam quốc gia, có thủ đô là Sài-Gòn.

Năm 1955 Bảo Đại bị truất phế và Ngô Đình Diệm được bầu là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1961 ông được tái cử và vào năm 1962 ông ký một thỏa thuận với người Mỹ. Sự can thiệp của người Mỹ có thể đã loại trừ cộng sản; bất hạnh thay cuộc chiến gây biết bao nhiêu tàn khốc và chết chóc này đã thất bại. Những người Mỹ rốt cuộc đã rút quân, để lại cho quân đội quốc gia rất nhiều dụng cụ chiến tranh tuyệt hảo, nhưng những thứ đó chẳng giúp về lâu về dài, bởi lẽ thiếu đạn dược. Thế là quân đội sớm tan rã và những người cộng sản đã chiếm được toàn bộ xứ sở mà không mấy vất vả.

.

DẪN NHẬP VÀO TỰ TRUYỆN CỦA TÔI VỀ VIỆT NAM

  1. Mỗi tuần tôi đi từ Trường Trung Học Don Bosco Ma-cao đến trường Trung Học Đức Mẹ Vô Nhiễm để xưng tội với cha giải tội của tôi là Cha Favale. Nhưng tháng 9 năm 1952 đó, trái tim tôi đập mạnh hơn và những tư tưởng về lệnh vâng phục mới sai tôi đi Việt Nam cứ trở đi trở lại trong tôi. Cũng như trong năm 1935 khi tôi đi qua Việt Nam để tới Côn – Minh, thì tháng 9 năm 1952 này, tôi quì gối cầu nguyện trong nhà nguyện kính nhớ Đức Cha Versiglia tỏa hương thơm thánh thiện của cuộc tử đạo của ngài, và ngay trước Nhà Chầu Thánh Thể tại bàn thờ Đức Mẹ Maria Phù Hộ. Tôi xin Đức Mẹ Phù Hộ của chúng ta PHÉP LÀNH, lời khuyên bảo và sự trợ giúp để có thể làm việc giữa những cơn náo động của cuộc chiến tranh đẫm máu, và một sự trợ giúp để có thể – đúng như lời cha Braga căn dặn – làm việc cho những em nghèo, bị bỏ rơi và cho các ơn gọi giữa các thanh thiếu niên Việt Nam, và cha Braga nhắc đi nhắc lại cho tôi rằng các thanh thiếu niên này đông lắm… Trong con tim vĩ đại của cha Braga, thì cha quả đã gửi lại chúc thư cuối cùng của cha cho miền này: đó sẽ là một khởi đầu cho công cuộc Salêdiêng tại Việt Nam… Phải chăng đó chỉ là một chuyện không tưởng? trong những trường hợp bấp bênh như thế??!!
  2. Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày tôi khởi đầu đi truyền giáo (1935 – 1985 [86], tôi tưởng nhớ lại trong những bước đi truyền giáo đầu tiên của tôi, có một chiếc máy bay Pháp có tên là “Paul Doumer” đáp xuống cảng Hải Phòng, và cha Braga khi ấy cắt nghĩa cho Hải Quan Pháp rằng đây là chuyến phát xuất truyền giáo của 5 người Salêdiêng đi Yunnan, trên vùng đất cao nguyên để mở một trường dạy nghệ thuật và nghề nghiệp. Đó là lần đầu tiên tôi rất ấn tượng về các phụ nữ và đàn ông Việt Nam, đúng như người ta nói, mặc áo đặc trưng màu nâu và răng nhuộm đen bằng một chất keo đặc biệt. Từng lúc một, họ nhổ miếng bã trầu quện với vôi và hạt cau, một thứ cây địa phương. Quả thực tại đây có một dân tộc có đời sống đặc biệt, với phong tục đặc trưng khác hẳn với người Trung Hoa.

Cha Rassiga trong tác phẩm “Công Cuộc Salêdiêng tại Việt Nam” của ngài, ở chương một, từ trang 1 đến 6, đã khéo léo trình bày lịch sử của dân tộc Việt Nam sống ở hai bên vĩ tuyến 17, tắm cùng nước Biển Thái Bình.

Dân tộc này có khoảng 50 triệu người trong những năm 1954 trở đi, và nhất là vào năm 1975, dân tộc ấy đã được gia nhập gia đình Liên Hiếp Quốc. Trước năm 1952, người ta gọi họ là dân An – Nam hay dân Đông Dương.

Dân chúng Việt Nam này chuyên cần và rất thông minh. Tôi đã nghiệm ra điều ấy ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc đời truyền giáo của tôi, ngay từ năm 1935. Cha Kerec đã có thể thực hiện kế hoạch xây trường “Khôn Ngoan” của ngài qua các người cai {giám sát viên) và các người thợ của Hà Nội. Công trình xây dựng bê tông cốt sắt, các công trình vật liệu gỗ được hoàn thành cách tuyệt diệu, mà mãi cho tới năm 1950 và sau này nữa vẫn còn tồn tại như là một công trình mỹ thuật trang điểm cho thành phố Yunan. 

  1. Cha Rassiga thân yêu đã trình bày công cuộc Phúc Âm Hóa của các nhà truyền giáo trong chương II, từ trang 7 đến trang 11. Nhưng tôi không thể không nhấn mạnh đến công lao của cha dòng Tên Buzzoni, cùng với các linh mục khác, nhất là cha De Rodhes, đã xây dựng chữ quốc ngữ cho Tiếng Việt Nam… và như vậy, các ngài đã khởi đầu cho nền văn chương quốc ngữ Việt Nam. Cha Rassiga nói tới các cuộc bách đạo đẫm máu. Don Bosco khi là linh mục trẻ và là sinh viên đã đọc tờ báo truyền giáo Lion có lẽ kể từ những năm 1835, nên ngài hẳn đã biết rất rõ về cuộc tử đạo của thánh Vênard và của biết bao các giám mục, linh mục và Kitô hữu. Vào ngày 5 tháng 7 năm 1862, chính quyền Việt Nam đã buộc phải ký với người Pháp Hiệp ước Tự Do Tôn giáo. Thế là Đức Mẹ La – vang đã chiến thắng. Chính La – Vang là nơi các Kitô hữu trú ẩn, và chính tại đó Đức Mẹ đã hiện ra để an ủi các Kitô hữu. Cũng vào thời điểm đó Don Bosco đã nói cho vị hồng y tương lai là cha Cagliero rằng chúng ta phải tìm cách cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ Phù Hội Các Giáo Hữu. Xin xem Hồi Ký của Don Bosco. Tôi sẽ có dịp nói sau này về Vương Cung Thánh Đường La – Vang, và việc làm phép tượng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu tại đó, một bức tượng mà các người Salêdiêng đã đem đến đây từ bên Tây Ban Nha trong dịp kỷ niệm bách chu niên Đức mẹ hiện ra ở La Vang.. Nhiều gia đình giữ được các hài cốt của tổ tiên họ là các vị Tử Đạo, và máu của các ngài là hạt giống làm nẩy sinh các người Kitô hữu. Chuyện này cha Braga và các vị khác đã nhắc tới nhiều lần.
  2. Trong chương III từ trang 11 đến 13, cha Rassiga nói về việc người Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa và chương IV nói về cuộc chiến giành độc lập cách riêng của Bác Hồ và những người cộng sản từ trang 4 đến trang 15. Tôi Majcen đến Việt Nam vào đúng năm 1952, và khi ấy Việt Nam còn ở dưới quyền của người Pháp cho tới cuộc chiến thắng của các người cộng sản vào ngày 7 – 5 – 1954 tại Điện Biên Phủ thuộc Bắc Việt. Sau đó Việt Nam được chia thành hai miền Nam Bắc.

CHA CARLO BRAGA NGƯỜI KHỞI XƯỚNG

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRUYỀN GIÁO CỦA DON BOSCO CHO VIẾT NAM

VÀ MANG ĐẾN CHO CHA ANRÊ MAJCEN VÀ BAO NGƯỜI KHÁC TINH THẦN DON BOSCO

 Bề trên của tôi là Cha Carlo Braga là người khởi xướng Kế HoạchTruyền giáo của Don Bosco tại Việt Nam và là người mang đến chotôi cũng như cho những người khác tinh thần Don Bosco.

Tinh thần DonBosco có mặt tại Việt Nam trước năm 1952 như thế nào?

Như tôi đã nói ở phần trước[1] rằng tôi xác tín là Don Bosco trong khoảng những năm 1835 đến 1888, biết rất rõ câu chuyện về Việt Nam (xưa gọi là Đông Dương hay An – Nam) và ngài đã thấy các thanh thiếu niên suốt từ Ấn Độ cho tới Trung Hoa trong số các thầy tư giáo bản địa. Việt Nam nằm trên con đường mà Nhân vật trong giấc mơ đã vạch ra cho ngài thấy từ Bắc Kinh tới Phi Châu.

Cha Braga từng là người bạn và cố vấn của Đức Giám Mục Versiglia, và đã từng bàn luận với ngài về các kế hoạch thiết lập các Công cuộc Don Bosco tại Việt Nam, nhưng thời gian lúc ấy chưa chín mùi để thực hiện được. Trong phần này tôi xin nhấn mạnh đến một vài niên biểu theo thứ tự thời gian mạch lạc hơn.

  • Năm 1926, Đức Cha Cost Aiuti, Khâm sứ Tòa Thánh, nhân danh Đức Giám Mục Hải Phòng, xin các Salêdiêng đến mở các trường tại Hải Phòng.
  • Năm 1927, cha Salêdiêng của chúng ta trong văn phòng thư ký của khâm sứ Tòa Thánh nhấn mạnh là xin gửi các cha Salêdiêng người Pháp… nhưng không có cha người Pháp để gửi tới được.
  • Năm 1928 các Đức giám mục và các linh mục nói nhiều đến việc phong chân phước sắp tới cho Don Bosco. (Có lẽ là vì chính Đức Cha Gorostarzu tại Côn Minh, cùng một số các linh mục đã đích thân biết đến Don Bosco, đã nói về chuyện này)
  • Ngày 1 – 6 – 1929, ĐứcThánh Cha Piô XI phong Chân Phước cho Don Bosco. Ngay từ ban đầu, Don Bosco là vị thánh rất có thiện cảm đối với người Việt Nam.
  • Năm 1930 là năm xẩy ra cuộc tử đạo quang vinh của hai người Salêdiêng, Đức Cha Versiglia và cha Caravariô và những nhân vật khác nổi lên trên cảnh trí Salêdiêng là Đức Cha Canazei làm giám mục Shìu Châu và cha Braga, người có trong tâm huyết kế hoạch lớn lao về Don Bosco, trở thành vị Giám tỉnh của Trung Hoa và ngài đang chuẩn bị cho công việc tương lai của Don Bosco tại Việt Nam.

–  Còn cha Majcen thì ngay từ hồi còn là sinh viên thần học tại Ljublijana đã theo dõi với mối quan tâm rất lớn lịch sử Salêdiêng tại toàn bộ Phương Đông trên tờ Báo Salêdiêng cũng như nơi các tin tức từ cha Kerec.

  • Năm 1933, Đức Thánh Cha Piô XI đã tuyển chọn các giám mục thuộc miền truyền giáo, trong số đó có Đức Cha Nguyễn Bá Tòng, vị giám mục tiên khởi người Việt Nam cho địa phận công giáo đông nhất miền Bắc Việt Nam.
  • Năm 1935 Cha Braga[2] hai lần đem các người Salêdiêng tiên khởi tới Côn – Minh qua con đường Hải Phòng – Hà Nội – Lao Bảo, trong đó có cả cha Majcen và cách riêng Cha Giám đốc Kerec. Vài tháng sau năm 1936, những người thợ Việt Nam của Hà Nội bắt đầu xây dựng Trường “Khôn Ngoan” tại Côn Minh. Chính trong thời gian này cha Majcen có thể biết được cách rõ ràng hơn tính chất của người Việt Nam, những thói quen của họ, khả năng xây dựng một trường học của họ, mà cho tới mãi ngày nay, trong năm 1986 vẫn còn đứng vững ngôi trường rất đẹp của họ và là niềm vinh dự cho các người kiến thiết nó. Kể từ giờ phút đó, như lời cha Rassiga nói, Cha Braga, con người đầy năng động, và cha Kerec con người ăn nói thật hùng hồn đã mở lòng các người Việt Nam tham gia công việc của Don Bosco.

Cha Majcen còn đi Côn Minh qua ngả đường Việt Nam nhiều lần, nhất là vào những năm 1935, 1937, 1940…

Năm 1940, Cha Majcen chuyển tới cha Braga nỗi ao ước của một quân nhân Pháp, CHA FRAMCOIS DUPONT, Người sáng lập công cuộc nuôi dạy các trẻ mồ côi con lai Âu-Á. Việc thực hiện công cuộc này do cha Braga chủ trương và có các cha Dupont và Cha Petit thực hiện, đã được viết trong sách của cha Rassiga[3].

CÔNG CUỘC SALÊDIÊNG ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM:

CHA DUPONT VÀ CHA PETIT

  1. a) Việt Nam mong ước có các Salêdiêng[4]

Ngay từ năm 1926, Đức Cha Costanti Aiuti, Khân sứ Toà Thánh ở Đông Dương, cư ngụ tại Hà Nội, đã viết cho cha Giám tỉnh Salêdiêng ở Trung Hoa, cha Canazei, để thông báo ước muốn của Đức Cha Ruiz de Azua, Đại diện Tông Tòa  tại Hải Phòng, muốn có các Salêdiêng cho một công cuộc  trường dạy nghề Salêdiêng tại địa phận của ngài. Trong một lá thư thứ hai, cha Gioavanni Casetta, người Salêdiêng, thư ký của Đức Khâm sứ trong hai năm 1926-1927, đã viết nhân danh chính Đức Khâm sứ để nhấn mạnh tới của công cuộc này và trình bày những điều kiện tốt đẹp; tuy nhiên một trong những điều kiện đó là vị bề trên phải thuộc quốc tịch Pháp. Cha Canazei phải từ chối  vì thiếu nhân sự trong tỉnh dòng của ngài, vả lại ngài chỉ có hai hội viên người Pháp, một ở địa phận Đại diện Tông Tòa ở  Shìu-Châu và một ở Thượng Hải. Một đề nghị thứ hai được đưa ra với cha Carlo Braga từ Đức Cha Đại diện Tông Tòa Phát Diệm Nguyễn Bá Tòng,là vị giám mục tiên khởi của Việt Nam, được tấn phong Giám mục do Đức Thánh Cha Pio XI tại Rôma vào năm 1933. Ngài cũng xin các cha Salêdiêng Pháp hay nói tiếng Pháp đến để điều hành tiểu chủng việc của Ngài, để dạy học, để coi sóc một giáo xứ, để mở một trường dạy nghề v.v… Cha Braga không chỉ bằng lòng với việc trả lời rằng ngài không thể đáp ứng cho nỗi ước mong của các vị đó, mà có lần ngài đã sai cha Giuse Kerec  tới thăm Việt Nam, và chính ngài cũng đích thân tới Việt Nam. Cha Braga quả đã muốn mở công cuộc Salêdiêng tại Việt nam nữa, nhưng rồi công chuyện này vào lúc đó vẫn chỉ là một mơ ước vĩ đại mà chính ngài chưa thể thực hiện nổi. Đàng khác các bề trên không muốn nhận những yêu cầu có đặt điều kiện là người Salêdiêng phải có quốc tịch nào mới được đến ở Việt Nam.

Chính việc các Salêdiêng thường xuyên qua Việt nam, sau khi đã mở nhà Salêdiêng ở Côn Minh, qua hành trình Hông Kông – Hải Phòng; rồi Hải Phòng – Hà Nội, và sau cùng là Hà Nội – Côn Minh, trên chuyến hành trình xe lửa gian khổ  đưa họ tới độ cao 2000 mét trên mực nước biển đã làm tăng thêm ước ao của họ được đến làm việc tại Việt Nam. Cha Braga năng động và cha Kerec hùng hồn, thậm chí còn là “đầy dẫy những lời lẽ”, đã để lại ấn tượng ở khắp nơi các ngài đã đi qua.

  1. b) Cha Dupont người Salêdiêng đầu tiên làm việc tại Việt Nam[5]

– Tuổi thơ và ơn gọi của cha Dupont

Bé Francisque Cha Dupont sinh ngày 14-9-1908, mồ côi mẹ từ năm lên sáu, cùng với em gái nhỏ được cô nuôi dạy trong bầu khí Kitô hữu sốt sáng, hết sức nhiệt thành với phép lần hạt mân côi và năng rước Thánh Thể. Là học sinh ngoại trú ưu tuyển của trường thánh Lu-y Gonzaga do các sư huynh Lasan và sau đó do các Salêdiêng điều hành. Cậu đã thú nhận với em gái trong một lá thư: “Vào ngày chịu lễ lần đầu, Chúa đã gọi, và anh đã thưa vâng!”. Sau một năm ở Đại chủng viện Lyon, phân khoa Triết, cậu đón nhận ơn gọi Salêdiêng vào năm 1924, do cuộc gắp gỡ với vị chủ tịch hội cựu học sinh Salêdiêng là Cha Dudant, đề dấn thân cho giới trẻ nghèo. Từ năm 17 tuổi, Dupont đã thiết lập nhóm Hướng Đạo Sinh “Những chú lạc đà”, để cùng các bạn trẻ rèn đúc tinh thần kiên trì, dũng mãnh, đầy sáng kiến, rất hòa hợp với tinh thần Don Bosco cậu sẽ thụ hưởng sau này. Cậu qua một năm thỉnh sinh, trở thành Salediêng năm 1932, và vào năm 1933, tới Torino cộng tác với tờ báo “Tuổi trẻ và các xứ truyền giáo”.

Ngài qua Nhật năm 1934 . Vào lúc tuyên bố chiến tranh thế giới II vào tháng 9 năm 1939,  Dupont đã ở Nhật được 5 năm, học xong thần học, chịu chức linhmục năm 1938 và  khởi sự hoạt động linh mục của ngài trong một Trung tâm Trẻ và thành lập đội hướng đạo sinh. Khi lên đường tới Việt Nam để nhập ngũ vào quân đội Pháp theo lệnh Tổng động viên, Cha Dupont đã viết cho cô em của mình là thư đề ngày 11-9-1939 nói lên trái tim ngài gắn bó biết bao với các Kitô hữu bên Nhật: “Anh từ giã các Kitô hữu của anh với nỗi buồn đau sâu sắc…Tất cả họ yêu thương anh và anh yêu thương họ. Họ chào biệt anh thất cảm động. Mỗi tháng cho tới ngày anh sẽ trở về lành lặn từ cuộc chiến, họ sẽ vẫn cử hành một thánh lễ để kỷ niệm ngày ra đi của anh”.

Việc Cha Dupont tới Việt nam

Để lên đường nhập ngũ, Cha Dupont chờ đợi tầu để về Pháp. Nhưng cuộc đụng độ liên tục giữa Trung Hoa và Nhật đã sử dụng phần lớn đoàn tầu bên Nhật. Vì thế cha chỉ lên tầu đến cảng Hải Phòng thôi. Chính tại Hải Phòng, cha được động viên tại chỗ và trở thành hạ sĩ trong quân đội Pháp. Cha được điều động làm thông dịch viên giữa toàn quyền Pháp và quân đội Nhật. Chiến tranh Nhật-Trung Hoa đã bắt đầu từ năm 1937, và người Nhật đã trách Nước Pháp ngầm chuyển vũ khí cho Trung Hoa. Sau khi Pháp bại trận bởi Đức Quốc Xã,  người Nhật yêu cầu chính quyền của thống chế Pe-tanh phải đóng của biên giới Đông Dương-Trung Hoa, và thiết lập quyền kiểm soát của quân Nhật ngay tại cửa khẩu đó. Toàn quyền Catroux của Đông Dương đồng ý, nhưng đồng thời lại yêu cầu Mỹ-Anh ủng hộ ông ta. Chính vì thế, ông ta bị tổng thống Petain Pháp thay thế bằng Đô đốc Decoux làm toàn quyền mới của Đông Dương. Dưới sức ép của quân Nhật, toàn quyền Decoux vẫn giữ được quyền bảo hộ của Pháp trong 5 năm. Đó là nhờ sự trao đổi khéo léo với quân đội Nhất khi đó đang thắng thế. Thông dịch viên Dupont được sự tín nhiệm của cả đôi bên Pháp Nhật vì sự ngay chính và ôn hòa của cha, mãi cho đến năm 1942 mới nghỉ hẳn vai trò này. Trong sứ mạng thông dịch viên của Ngài tại Hải Phòng, Sĩ quan chỉ huy của Nhật Odagiri chỉ huy quân Nhật khi đó có những lần giữa đêm đến đàm thoại với ngài, và trong hơi men, ông đã cảnh cáo những bóng mờ đang phủ lên tương lai trong mối tương quan Nhật Pháp tại Đông Dương: “Ông ta nói ông ta có thiện chí với phía Pháp, nhưng sự kiên nhẫn của ông đã hết cỡ. Người ta dấu ông về những âm mưu bắt liên lạc với  quân Anh, và chuyện đó sẽ kết thúc tồi tệ. Nhiều chiếc đầu sẽ bay, trừ có Dupont là một sĩ quan tốt, tiếc là ông ta lài là một linh mục mỏng manh!”. Có những dịp làm thông ngôn, cha đi một mình với toàn quyền Decoux tới tận tầu Nhật để trao đổi mặt đối mặt với chỉ huy quân đội Nhật. Vị tướng Nhật cũng rất tin tưởng và thân tình với cha, và những khi  căng thẳng, ông đến giải sầu với cha. Ủy viên cao cấp của Cảnh sát Pháp cũng nhìn nhận Cha Dupont hiểu rất rõ tình thế, và nhận định việc Quân Nhật vào Việt nam năm 1940 đánh dấu một giai đoạn vô cùng nghiêm trọng cho quân đội Pháp. Sứ mạng thông dịch viên của cha thật hiểm nghèo trong cảnh chung sống bất đắc dĩ giữa Pháp và Nhất tại Việt nam, nhưng cha đã giúp hóa giải được rất nhiều bất đồng.  

Cho đến ngày 9-3-1945, quân Nhật mới chính thức ra mặt tấn công toàn bộ các đồn lũy của quân Pháp, giam tù cả toàn quyền Decoux, và công bố Việt nam Độc lập dưới sự lãnh đạo của Chính Phủ Trần Trọng Kim thân Nhật.

Công việc tông đồ của cha Dupont trong thời gian tại ngũ

Ngoài công việc thông dịch, tại Hải Phòng vào năm 1940, sau đó tại Ha Nội, cha Dupont không quên dấn mình vào các công tác tông đồ.  Ông Lefrèvre, sĩ quan thanh tra an ninh kể lại rằng: trong những thời giờ rảnh rỗi cha dấn thân vào nhiệm vụ truyền giáo khi thì ở Hải Phòng, khi thì ở Hà Nội, có khi sáng ở nơi này, chiều ở nơi kia trong cùng một ngày. Lúc ban đầu ngài làm linh hướng cho một cơ sở tu sĩ tại Hải Phòng và một hội giới trẻ Pháp – Việt tại Hà Nội[6]. Vào đầu năm 1941 ngài thi hành sứ vụ của mình tai giáo xứ thánh Antôn, với các hoạt động đa diện: tuyên úy hướng đạo, tuyên úy Nam Thanh Sinh Công, Nữ Thanh Sinh Công, Thanh Lao Công, chủ nhiệm tờ “Responsables” [Những người lãnh trách nhiệm], các hoạt động giáo xứ, giảng viên các tuần tĩnh tâm. Tại Hà Nội, Hội Diễn Thuyết đưa cha lên diễn đàn trình bày những vấn đề nóng hổi của thời buổi dưới khía cạnh quốc gia, tôn giáo, luân lý và thiêng liêng ngay tại Nhà Hát Lớn. Ngày 11 – 12 -1940, cha Dupont, trước mặt toàn quyền Decoux, và các cấp lớn của thủ đô khai triển đề tài: “Có những cái chết đi, có những cái sinh ra – Tiến  tới một trật tự mới, minh chứng cho cử tọa tại xứ thuộc địa này rằng chỉ có trở về với những giá trị tinh thần, với những kỷ luật, mới có thể đem lại sức khỏe mạnh mẽ xưa kia

Trong thời gian rảnh và sau khi đã hết hạn quân dịch, ngài nhiệt thành thi hành sứ vụ linh mục đặc biệt giữa giới trẻ tại Hà Nội. Ngài được Đức Giám Mục Hà Nội rất quý trọng và cảm phục.

Vì phẩm chất và lòng nhiệt thành của cha Dupont, chính quyền đạo đời cũng như nhiều nhân vật khác kết tình bạn nghĩa thiết với ngài. Trong số đó có cha Seitz, cha chínhnhà thờ chính tòa Ha Nội và ông René Robin, người thiết lập và giám đốc Cô Nhiên viện các người con lai Âu Á.

  1. c) Công cuộc Salêdiêng đầu tiên tại Việt Nam ngày 3-1-1942

Xẩy ra vào cuối năm 1941, ông Réné Robin, người sáng lập và giám đốc của Cô nhi viện Pháp – Việt mang tên của ông qua đời. Sau cái chết của Ngài giám đốc đầy công lao này, Hội Bảo Trợ các tre em lai chịu trách nhiệm quản trị viện mồ côi này đã tạo sức ép để cha Dupont lập tức đứng ra điều hành viện mồ côi. cha Dupont đã viết thư cho cha Braga và cha Braga chấp nhận. Đức Cha Chaise, vị giám mục đại diện tông tòa của Hà Nội cho phép mở nhà tu sĩ và cha Dupont ký giao kèo với Hội Bảo trợ và Quản trị cô nhi viện, đến thăm Cô nhi viện vào ngày 24-12-1941, gặp gỡ các trẻ em, rồi rời cô nhi viện cho đến ngày cha chính thức tiếp quản Cô nhi viện nhằm ngày 3-1-1942.. Sau đó cha Braga đã đến thăm Cô nhi viện và hứa sẽ lập tức gửi tới cha Dupont Cha Raimond Petit đến từ Thái Lan và sau đó ngài sẽ còn gửi tới các hội viên khác.

Viện mồ côi Réné Robin này đã được lập ra  với mục đích giúp đỡ cho các trẻ lai Pháp-Việt, được quản trị bởi một Hội bảo trợ trẻ em lai Pháp – Việt của vùng Đông Dương, tọa lạc trên một tòa nhà đẹp ở tại trung tâm thành phố Hà nội.

Các trẻ em trong đó gồm hơn một trăm em, theo như sức chứa của căn nhà. Các em lai nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, và nói với các bề trên của chúng bằng tiếng Pháp không mấy xuôi xả Phần đa các em theo học các lớp tiểu học và các lớp cấp II, III, tức các lớp 6, 7, 8, 9, 10  và một số em khác đi làm bên ngoài nhà. Với trình độ các em cao hơn có em được gửi về Đà lạt học, có em được cho gia nhập quân ngũ, hoặc đi làm.

Giao kèo do cha Dupont ký ngày 18-11-1941 cũng chưa hẳn là lý tưởng lắm, vì một phía nó xem ra có lợi cho các Salêdiêng, nhưng đàng khác nó lại cột chặt họ lại với một Hội mà những người nắm quyền quản trị, trong tay có tiền bạc, đều vẫn giữ quyền cất khỏi các Salêdiêng thứ tự do mà ngoài miệng họ nhìn nhận là đã trao ban. Các Salêdiêng nắm quyền điều hành về việc học hành và trông coi nền luân lý của Cô nhi viện, có trách nhiệm trên các nhân viên giảng dạy, có thể sử dụng phương pháp giáo dục dự phòng,  có thể tổ chức các lớp dạy nghề, được hưởng của ăn, nơi ở và việc giặt giũ và khi cần được hưởng cả sự chăm sóc thuốc men cũng như về bác sĩ. Còn Hội thì nắm quyền điều hành việc quản trị và tài chánh của công cuộc, giữ quyền chủ quản đất đai và tòa nhà, và sẵn sáng sửa chữa nhà cửa và phát triển nó khi cần thiết, và cung cấp những gì cần thiết để nuôi dưỡng bọn trẻ (của ăn, áo mặc, v.v…), cũng như chăm lo đời sống kinh tế của các nhân viên ngoài salêdiêng. Vị  giám đốc của Hội điều hành nền kinh tế tổng quát của công cuộc và vị quản lý của Cô nhi viện phải trực thuộc dưới quyền của ông. Về mối quan hệ của các Salêdiêng với Hội, giao kèo qui định ba điều:

  • Phải có sự thỏa thuận của đôi bên liến quan tới việc xây cất và biến đổi nơi ở;
  • Phải có sự thỏa thuận của đôi bên trong việc tiếp nhận hay sa thải học sinh;
  • Các Salêdiêng phải am tường và hành xử am hợp với các điều lệ của Hội.

Những khoản giao kèo này cất đi sự tự do hành động của các Salêdiêng: vì không có sự đồng ý của Hội, trên thực tế họ không thể làm được bất cứ việc gì, khi phải đương đầu với một vài phần tử “cứng đầu” không biết gì đến lẽ phải. Họ cũng không được tự do tiếp nhận hay sa thải bất cứ học sinh nào; không được tự ý thay đổi thời khóa biểu hay bước tiến của nhà; không được tự do có sáng kiến riêng của mình bởi vì trên thực tế họ không có quyền sử dụng đến tiền nong. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểuđược với uy tín và tài tháo vác của cha Dupont, mọi sự cũng không đến nỗi nào.

Mặc dù đa số các học sinh không phải là Kitô hữu, cha Dupont cũng đã lập tức cho học sinh cô nhi viện đọc kinh tối và huấn từ tối và lời chúc “ngủ ngon” của người cha trong gia đình, một hình thức thiết yếu của hệ thống giáo dục dự phòng, và đồng thời khởi sự dạy giáo lý cho những em ước ao chịu bí tích thánh tẩy, và chính cha đã có niềm an ủi được rửa tội cho một số em.

Cô nhi viện không có nhà nguyện, nhưng cha Dupont không hề an tâm cho đến khi có được thánh lễ tại nhà. Ngài sắm một bàn thờ nhỏ mang đi mang lại được, rồi tìm một chỗ thích hợp và cử hành thánh lễ tại đó cho các em hai lần mỗi tuần, và rất hài lòng khi có được con số hai chục em vẫn rước lễ trong các thánh lễ ngài cử hành cho các em tham dự.

Sau đó ngài sớm ổn định một phòng học thành nhà nguyện nhỏ, đẹp, nhờ các bạn hữu người thì cho bàn thờ, các tượng thánh, nên và hoa. Thánh giá được treo tại các phòng lớp, ban sáng và ban chiều có những kinh nguyện ngắn, bữa ăn được làm phép, và tối đến trước khi đi ngủ, ngài kể chuyện Don Bosco. Ngài ưa nói nhiều về Don Bosco, và coi như mẫu gương của ngài. Các học trò lớn của cha Dupont sau này khi đọc chuyện Don Bosco của cha Auffray, thi sung sướng vì mình đã được cha Dupont dạy bảo nhiều điều về cha thánh rồi.

Thứ năm và Chúa nhật, các học sinh được học giáo lý, nghe giảng. Thánh lễ, kinh sáng kinh chiều luôn luôn có các bài hát. Một bà và một trong những người đứng đầu nhà hát lớn Hà Nội tới dạy đọc các nốt nhạc và dạy hát cho các học sinh.

Nhiều em khi tới Cô nhi viện chưa có đạo. Có những em xin học đạo và rửa tội. cha Dupont lo dạy giáo lý, tìm cho các em những cha mẹ đỡ đầu khá giả, đạo đức để giúp đỡ cho các em.

Cha Dupont rất hiền lành, bao dung, nhưng không thương xót đối với cuộc sống không trong sạch của các học sinh. Ngài không cho phép các em thỏa hiệp với tội lỗi. Các trò chơi chân tay bị chính thức nghiêm cấm. Học sinh không được phép nép mình vào nhau trong các góc tối Cha Dupont tham gia vào tất cả các cuộc trò chuyện của học sinh để tránh những chuyện xấu lan tràn. Kết quả là sau vài tuần: các học sinh bắt đầu khám phá ra được các đức tính ngay thẳng, lương thiện, tôn trọng và giữ lời hứa. Các em biết quí trọng công việc cũng như sự học hành. Các em biết biểu lộ niềm vui trong giờ chơi và các cuộc đi dạo. Nhờ cha giám đốc giúp đỡ, các em biết tận diệt sự thiếu trong sạch của mình và trên hết đem hết trí lòng vào trong các kinh nguyện của chúng.[7]

Vào dịp lễ Phục sinh, ngài tổ chức tuần tĩnh tâm cho các học sinh và chọn ra trong số các em những em có dấu chỉ nào đó về ơn gọi. Nhờ tinh thần nhiệt thành này mà các học sinh có được tinh thần tốt, ít nhất là đại đa số các em, đã sẵn sáng tiếp nhận nền giáo dục salêdiêng.

Bên cha Dupont chỉ có một Salêdiêng duy nhất là cha Raimond Petit, lãnh trách nhiệm  giám học và trông coi kỷ luật. Cũng có một ông quản lý người Pháp diều hành công việc tài chính, một vài giáo viên và hộ trực hay giám thị [xưa gọi là moniteurs], sau cùng vào năm 1942 còn có bà Rigaux, rồi sau đó bà này được thế chỗ bằng bà Dubois là người ở lại Cô nhi viện cho đến ngày cuối cùng. Các bà này chăm lo cho những em mồ côi còn nhỏ xíu, và việc trông coi bếp núc cũng như việc giặt giũ và may vá quần áo cho các em.

Cha Seitz thuộc hội Thừa Sai Paris, một vị linh mục nhiệt thành, (sau này làm giám mục, mà chúng ta sẽ nhiều lần nhắc đến trong chuyện lịch sử này) thường đến Cô nhi viện để giải tội cho các em học sinh.

Việc điều hành Cô nhi viện quả là một thánh giá, và còn hơn thế, cả một chuỗi thật nhiều những thánh giá là đàng khác mà cha Dupont phải gánh chịu. Cha Dupont dậy lúc 5giờ15 sáng, sau đó là nguyện ngắm, thánh lễ, đọc kinh, ăn sáng với trẻ. Món thích của ngon duy nhất của cha Dupont là cà phê sữa, nhưng không phải do  đi mua về, mà là do các sơ cung cấp cho. Sau đó sáng có 3 giờ lớp, rồi bữa ăn trưa, vào 1 giờ trưa cha Dupont dạy 1 giờ latinh cho những em có hy vọng ơn gọi, rồi 3 giờ lớp chiều kể từ 2 giờ trưa đến 5 giờ 30 chiều. Sau đó là nghỉ ngơi, trò chơi, rồi tắm giặt, và cơm chiều, Cha còn dành cho bạn Antoine Prea có hy vọng đi tu một giờ la-tinh riêng. Còn phải kể các các giờ kinh chiều, chầu thánh thể v.v….rồi hộ trực các em ngủ đêm ngon lành. Cha đứng lớp thường là 7 hay 8 giờ, cộng thêm các bổn phận giảng thuyết về tôn giáo trong và ngoài nhà, kiếm tiền ân nhân bồi dưỡng thêm cho con cái. Cha chính là một nhà giáo dục đã hy sinh danh tiếng, quyền lợi, sự ngưỡng mộ để dành toàn thời giờ cho đoàn con.

Cha ôm ấp thánh giá trong cuộc sống. Cha giữ nơi mình hai chiếc roi đánh mình, để đền tội, một cái đang sự dụng, một cái phòng hờ. Nhưng hãm minh chính yếu là cuộc sống tận tụy đêm ngày với các con cái, cung cấp của ăn tinh thần và thể xác. cha không quên những sự dấn thần linh mục cho giới trẻ thông qua hoạt động các đoàn thể hướng đạo, thanh sinh công, hay là phục vụ giới trí thức v.v…

Thánh giá thứ hai cha phải chịu đựng chính là việc phải ở một nơi biết lập, tách rời xa khỏi các bề trên của mình. Cha Braga thì luôn luôn đi đi lại lại giữa Macao, Hong Kong và Thượng Hải và việc liên hệ thư từ thường là chậm trễ, nhiều khi còn bị thất lạc. sau khi Nước Ý tham gia chiến tranh thế giới, cha Braga hầu như bị cô lập tại Thượng Hải và từ đó ngài hầu như là không thể liên lạc được với Macao.

Một thánh giá thứ ba của cha Dupont đến từ chính người mà lẽ ra phải là một người trợ giúp cho ngài nhiều nhất, và là người thực sự muốn giúp đỡ ngài, nhưng sự nghịch lý chuyện dời là như thế!. cha Petit 27 tuổi đời, là một người Salêdiêng, sau một vài năm đi quân dịch và hai năm làm thư ký tại Phi Châu, và đồng thời sau khi đã học xong triết học và qua ba năm làm tập vụ, thì đã bắt đầu theo học thần học tại Băng Cốc bên Thái Lan. Thế rồi ngài được thụ phong linh mục vào năm 1939 sau hai năm sống tại Thái Lan trong vai trò giáo viên dạy ở học viện và đông thời là nhà truyền giáo,rồi sau đó trải qua khoảng gần một năm tại Thượng hải, rồi từ đó vào cuối năm 1941, ngài được gửi sang giúp cha Dupont tại Hà Nội.. Sẵn tính nghiêm khắc, lúc đầu ngài cộng tác tốt đẹp, nhưng sau dần trở thành một thứ thánh giá, như chúng ta vừa nói. Cha Dupont thú nhận rằng “Đó là một vị thánh mà ngài cảm thấy khó tìm ra được một con đường cộng tác tông đồ.” Ngài ao ước là cha Dupont đừng chăm lo đến các cống việc tông đồ khác do lòng nhiệt tâm của mình, ngài phàn nàn rằng cha qua rộng rãi đón tiếp các khách vào thăm nhà, và tỏ ra khó chịu về tính cách rộng rãi và cởi mở của cha Dupont đối với quí khách. Nhưng dù khó khăn, cha vẫn  luôn hết sức nhường nhịn và làm theo ý cha Petit…

 Một thánh giá khác dành cho cha Dupont chính là do việc đã đặt bút ký vào tờ giao kèo có khoản buộc phải thực hiện việc tiếp nhận hay sa thải một em nào đó với sự đồng ý của ban quản trị: ngài đã khám phá ra trong đám học sinh quả có những con chiên ghẻ và với tư cách là người Salêdiêng tốt quan tâm đến lợi ích của các em khác, thì mình buộc phải đuổi những em ấy, nhưng lại bị ngăn cản.

Thánh giá cuối cùng chính là cha không thể định liệu các tự do về việc sử dụng tiền bạc cho những việc chi tiêu mà ngài thấy là cần thiết. có một năm ngài muốn tổ chức mừng lễ Don Bosco, nhưng người quản lý của viện nói với ngài là trong giao kèo không có nói đến ngày lễ đó, nên đã từ cung cấp tiền bạc…

Được đặt vào vị trí điều hành cô nhi viện, cha Dupont thấy ngay nhu cầu phải trao ban cho các em một nghề nghiệp, do đó ngài cùng với ông chủ tịch Hội Bảo trợ  đã nghĩ đến một Trường dạy nghề cho cả trăm em học sinh. Ngài cũng đã nghĩ tới lớp la tinh để vun trồng ơn kêu gọi.[8]

Ngài cũng đã nhận được và thông tri cho cha giám tỉnh về việc Đức Cha Sài gòn đề nghị mở tại thành phố đó một Cô nhi viện và một nhà in lớn. Dĩ nhiên là để thực hiện công cuộc này, cha Dupont xin cha Braga gửi các nhân viên Salêdiêng đến gồm cả linh mục, các thầy tư giáo và các sư huynh. Ngài đã nghĩ rằng tất cả các điều trên sẽ dễ nhận được; trái lại cha Braga tội nghiệp lại không thể dễ dàng tìm ra các nhân viên này, và làm thế nào để cho họ ra khỏi Thượng Hải để đến đó được.

Khi nhận Cô Nhi Viện này, cha Dupont đã quay lưng lại với một tương lai  sự nghiệp sáng chói mà tài năng cùng sự hùng biện cũng như quen biết mở ra cho ngài. Cô nhi viện tuy được nuông chiều bởi các ân nhân, bởi ngài toàn quyền, bởi các thứ trợ cấp, nhưng thực sự thiêu tinh thần đạo đức, thiếu tình yêu thương, và mạnh ai người ấy tìm cách thỏa mãn cho cuộc sống mình, không màng chi đến tương lai.

Cha đã cố gắng tái lập lại tinh thần. Cha nói với các học sinh: “Các con thân mến, cha chịu trách nhiệm giáo dục các con theo phương pháp của Don Bosco. Phương pháp này không phức tạp. Nó chính là như sau: Kể từ nay, cha trao ban trái tim cha cho các con, các con tới lượt mình cũng phải trao ban trái tim của các con cho cha, và các con sẽ thấy mọi sự tiến hành thất kỳ diệu”. Ngoài ra Ngài cũng nghĩ tới việc tổ chức Hội Cựu Học Sinh và Cộng Tác viên

Sang năm thứ ba của Cô nhi viện, cha Dupont hầu như kiệt lực. Khuôn mặt cha gầy đi nhiều, đôi mắt thâm quầng sau nhữngđêm không ngủ.

Trong năm 1943, cha Dupont gửi đến cha Braga những lá thư đầy lo lắng trong đó ngài nêu lên những khó khăn của ngài, than phiền rằng ngài không nhận được hồi âm nào cả, xin thêm nhân viên, và nêu lên rằng nếu ình trạng cứ như thế này, thì tốt hơn không tái lập lại giao kèo khi nó sắp hết hạn. Nhưng cha Braga đáng thương trong thời gian đó bị khóa chặt lại tại Thượng Hải, chẳng có thể làm gì cho Hong Kong cũng như Macao, nên càng không thể làm gì cho Việt Nam. Ngay cả tại Triều Châu, Đức Cha Canazei cũng than phiền là không nhận được những thư phúc đáp cho ngài, trong khi đó các Con Đức Mẹ Phù Hộ lại có thể nhận được các thư của mẹ Giám tỉnh của họ hiện cũng đang ở Thượng Hải. Đó thất là sụ huyền bí của con đường bưu điện trong thời kỳ chiến tranh!

Trong năm 1943, hoàn cảnh chiến tranh càng thêm nghiêm trọng. Máy bay Mỹ từ các căn cứ của họ tại Côn Minh thuộc Quảng Đông đã thực hiện các cuộc oanh tạc nặng nề tại Đông Dương. Quân đội Nhật thì lại tằng cường ác vụ oanh kích của họ tại Quảng Đông và tại Nam Việt nam. Về phía mặt trận trên bộ, thì họ đã chiếm Sài Gòn vào ngày 6 tháng Sáu; nhưng cuộc bành trường của quân đội Nhật đã đến hồi kết thúc: do áp lực của Mỹ, họ đã bắt đầu rút quân khỏi Thái Bình Dương.

Trong số những thành phố bị bom Mỹ tấn công tàn khốc, cũng có cả Hà Nội và do đó Cô nhi viện Réné Robin cũng phải hứng  chịu bom đạn, và các học sinh và hai người Salêdiêng chúng ta vào tháng 12 năm 1943 phải di trú tới giáo xứ Kẻ Sở, cách hà Nội 70 cây số, nơi đây chứa các tiểu chủng sinh Việt Nam. Khi Cô nhi viện đến đó, họ nhường một khu nhà cho các em. Giữa các tiểu chủng sinh và các em cô nhi lai, không có sự thân thiện. Sẵn có oa bài ngoại, khi người Pháp hay Nhật còn năm quyền, thì người ta không làm gì cả. Nhưng vào lúc này quyền hành chuyển sang phía những người cách mang chống Pháp và chống Nhật. Nên chuyện gì cũng có thể xẩy ra.. Nhưng một thời gian ngắn sau đó cha Petit đã trở lại Hà Nội cùng với một nhóm nhỏ các học sinh còn cha Dupont với đa số các em khác thì ở lại tại Kẻ Sở.

  1. d) Tường trình về cuộc tử đạo của cha Dupont

“Ngày 10-8-1945, vào lúc ban trưa, Cantaloube báo cho cha Dupont hay là cả hai vị đều bị đe dọa phải chết vì họ đã chống lại nền độc lập của Viêt Nam (khi đó gọi là Đông Dương) (tin báo này do một người Việt Nam dấu tên trong làng Kẻ sở báo cho hay là số phận cha Dupont và cha Cantaloupe đã được quyết định). Cha Dupont mới gọi học trò của ngài là anh Robert Orsini vào văn phòng của cha cùng với bà Dubois và nói cho họ hay: “Cha nói điều này dưới dấu ấn của lời thề: Chính cha bị đe dọa phải chết cùng với cha Cantaloube. Họ đã coi cha một người chống lại nền độc lập của Nước Việt Nam!…”. Bởi vậy hai cha Dupont và Cantaloube tính đến chuyện đến Phủ Lý xin phép người Nhật cho giấy đi về Hà Nội.

Tại Cô Nhi viện, cha cũng được khuyến cáo hãy lập tức về Hà Nội hay ít ra là đi đến Phủ Lý. Cuối cùng cha đã lấy quyết định và nói với chúng tôi: “Chiều nay cha đi Phủ Lý. Cha cố gắng để xin người Nhật giấy phép về Hà Nội và ngày mai cha sẽ trở lại với các con mang theo các xe cam-nhông. (tức là ngày 8-8-1945).

Vào lúc 2 giờ sau trưa, sau khi đã căn dặn chúng tôi là đừng nói với bọn trẻ, khiến chúng khiếp sợ, cha ra đi. Cha Dupont đã đến Phủ Lý bằng xe đạp trước cha Cantaloube, và ngài tới thẳng với người Nhật, nhưng họ bảo cha phải đợi đến ngày hôm sau, nên cha đã trở lại Kẻ Sở. Trên đường trở về, cha có gắp cha Cantaloube đi Phủ Lý. Cha Dupont có vẻ lo lắng và đã quên không xin phép cho cha xứ Phủ Lý cũng như cho cha Cantaloube. Đó là lý do khiến cho cha Cantaloube quyết định tiếp tục đi Phủ Lý có thể  xin giấy phép cho mình và cho cha xứ Phủ Lý là cha Coste de Siant-Etienne đi Hà Nội.  Cha Cantaloube muốn thuyết phục cha Dupont trở lại Phủ Lý với ngài cho được an toàn hơn. Nhưng cha Dupont trả lời: “Cha không phải coi sóc các linh hồn, nên cha có thể đi. Còn con thì phải ở lại với lũ trẻ”. Cha biết là những kẻ đe dọa cha, khi đến không thấy cha, có thể sẽ trả thù bằng cách hại chúng tôi. Trong khi chúng tôi trách cha là đã trở lại, cha đã trả lời như thế. Cha nói thêm: “và hơn nữa cha chỉ có làm điều tốt lành thôi, cha đã rao giảng sự hòa hợp giữa người Pháp và người Việt. Rồi chuyện gì đến sẽ đến. Cha đã làm hết sức cha để cứu thoát mình rồi…Người ta chỉ có chết một lần mà thôi. Lương tâm cha an bình và Đức Trinh Nữ rất thánh sẽ che chở cho cha…” [9]

Chính vào ngày 10 tháng Tám năm 1845, cha Dupont bị sát hại. Cái chết của cha qua nhiều nhân chứng để lại[10] diễn ra như sau:

“Đêm đó Cha Dupont quyết định qua đêm với các trẻ em. Nhưng thường lễ, các em lớn hơn, cứ hai em một, thay phiên nhau canh gác vào ban đêm. Thình lình vào lúc 11 giờ chiều, chúng đến đánh thức cha dậy: Những tia chiếu sáng đã làm cho các trẻ cảnh giác. Số người đến uy hiếp cha gồm chừng 20  cướp có võ khí đã đột nhập vào. Một tên, với súng máy, canh chứng lũ trẻ, tên kia với súng lục chĩa về phía cha. Cha Dupont đọc lớn tiếng kinh ăn năn tội. Chúng tố cáo ngài đã liên hệ với quân đội Nhất, và đòi ngài trao tiến bạc cho chúng, nhét những mảnh màn vào miệng ngài, rồi cột tay ngài lại bằng những sợi dây tre lằn vào trong da thịt ngài. Cha kêu oan một cách vô ích. Chúng dẫn cha xuống tầng chết nơi các tên cướp bắt đầu tra khảo cha. Sau khi đã lôi cha đi suốt hai hay ba cây số ngang qua các cánh ruộng với chân không và trong bộ quần áo ngủ, chúng dẫn ngài xuống ven sông, tại đó chúng giết ngài và ném thi thể ngài xuống nước. Vào ngày hôm sau một người phát giác ra thi thể ngài trôi sông. Được tin, cuộc tìm kiếm ngài thật vất vả vá thi thể ngài được kéo lên bờ sau khi đã nằm dưới nước cả một đem và một phần nào trong ngày. Trán ngài có một hay hai lỗ đạn và cạnh sườn thì bị đâm.

Đồng thời lúc đó, cách nơi cha Dupont bị đưa đi chùng 50 mét, tại khu các cha Thừa sai Paris, chúng cũng ập đến tìm cha Cantaluope, không thấy ngài, chúng ta  giết Cha Baron là cha hằng tuần vẫn đến khu Cô nhi viện của cha Dupont để giải tội cho các em, và chúng để lại xác ngài trên giường. Chúng cũng lục lọi trong đống quần áo, vải vóc và lấy đi của Hội Thừa sai 2000 dollars[11].

Hai Ngài được an táng ngày hôm sau,nhằm ngày Chúa nhật với những nghi thức hết sức trọng vọng, cũng bị giết chết cùng đêm hôm đó trong một nhà bên cạnh.”

Vu giết người này gần kề ngày cách mạng dành độc lập cho đất nước. Trong hoàn cảnh đầy rối loạn khi đó, hẳn có những nhóm băng đảng có vũ trang muốn lập công, nhắm tiêu diệt những người mà họ coi như là chống lại nền độc lập của Nước việt nam. Cha Dupont không làm chính trị, nên bị gán cho tiếng là thân Nhật, để họ biến ngài thành nạn nhân cho những tham vọng riêng của họ. Gọi họ là bọn cướp cũng không quá đáng, bởi vì với hành vi giết người, họ cũng cướp bóc tài sản.

 Sau cái chết của cha Dupont, tới lượt cha Petit nhận lãnh trách nhiệm chăm sóc cho bọn trẻ cho tới năm 1947 khi ngài đi theo 30 em hoàn toàn không có người thân về Nước Pháp, và các em được tiếp nhận vào trong  các nhà salêdiêng ở Nice và Marseille.

Vào một ngày của năm 1940, cha Dupont đã viết cho cô em gái của mình rằng: “Cần phải đến tội lỗi thế gian. Những những cảnh  khủng khiếp của chiến tranh có thể phát sinh một thế giới mới tươi đẹp hơn. Là những kitô hữu, chúng ta mang nơi mình niềm hy vọng đó. Chớ gì chúng ta có thể làm cho thế giới đó phát sinh từ nỗi đau đớn và từ máu”![12]

Như vậy là kết thúc công cuộc salêdiêng đầu tiên tại Viêt Nam.  

Viện mồ côi này dù đã là công cuộc Salêdiêng đầu tiên tại Việt Nam, nhưng không thuần túy cho người Việt nam, mà la cho trẻ lai Âu-Á, tức các em có cha là người Pháp, mẹ là người Việt…..

Ông Jean Dialmas học trò xưa của cha Dupont có ghi nhận vài điểm quan trọng với bà Dupont em gái của cha Dupont về ý nghĩa của công cuộc của cha Dupont tại Việt Nam trong lá thư ông viết vào năm 1946:

Trước hết có những trẻ lai Âu-Á chỉ muốn sống như người Việt nam, nhưng lại muốn thụ hưởng những ưu đãi của những người dân Pháp tại đất nước thuộc địa. Các em này nhiều khi rơi vào tình trạng hư đốn, bị người Pháp khinh, và chính các em thì lại không hề yêu mến người Pháp. Việc cha Dupont đứng ra chăm sóc cho các em bị bỏ rơi này chính là vì ngài yêu các trẻ bị bỏ rơi  và cùng khổ này. Ngài đã muốn có các hội viên Salêdiên giúp đỡ ngài. Với một mình cha Petit giúp đỡ, sự phục vụ đã gấp bội những gì mà những người đời đóng góp cho cha. Cho nên cha muốn với các Salesien tới, công cuộc Salêdiêng tại Việt nam được phát triển. Bởi vì đã muốn ở lại với các con lai khốn khổ của cha cho đến chết, ngài đã chứng tỏ ngài yêu mến con đứa con lai Pháp – Việt, và ở trên trời, ngài ước ao các Salêdiêng cũng tiếp tục để ý chăm lo cho những thành phần con lai này. Ông cũng mong chớ gì với cái chết của cha giống như là một chiếc ván nhún sẽ tung các người Salediêng vào hoạt động cho giới con lai này theo tinh thần Don Bosco.[13]

Như chúng ta đã nói ở trên, các Salêdiêng sau đó tới Việt Nam vào năm 1952 để đảm nhận lấy công cuộc của cha Kim (Seitz)[14]. Chính máu tử đạo của cha Dupont cho các trẻ đáng thương mà ngài đã phục vụ ở Việt Nam là sự chúc phúc cho công cuộc Salêdiêng được gầy dừng nên sau này bắt đầu từ cha Anrê Majcen và phải trải qua rất nhiều thử thách và gian khổ. Chính cha M ajcen cũng đã nhìn nhận như vậy trong một lá thư cha viết cho cô em gái của cha Dupont.

Về ý nghĩa cái chết này chúng ta ghi lại đây một số chứng từ có uy tín nhất về cha Dupont.

MỘT SỐ CHÚNG TỪ VỀ CHA DUPONT

THƯ  CỦA  TOÀN QUYỀN  DECOUX  GỬI ÔNG DURGET

Normandie ngày 18-9-1955,

Ông Durget quí mến,

Tôi nhận được đúng lúc qua ngài  bộ trưởng hàng hải  thư ông viết ngày 5 tháng Năm thư của ông báo cho tôi hay về hài cốt của người anh rể đáng ghi nhớ của ông là cha Dupont đáng kính thuộc dòng Salêdiêng.

Những lý do nghiêm trọng  (do tôi vắng mặt lâu ngày và tình trạng sức khỏe của vợ tôi) đã khiến tôi không thể sớm viết thư cám ơn về những thông tin cảm kích trên.

Tôi là chỗ thân tình với cha Dupont, người đã giúp tôi với tất cả sức lực, tất cả trí thông minh và tất cả tấm lòng, từ năm 1949 đến 1945, trong suốt thời gian sứ mệnh của tôi là đứng đầu Vùng Dông Dương thuộc Nước Pháp.

Ngài đã giúp đỡ tôi làm thông dịch viên với người Nhật và nhất là khi tôi trao cho ngài vào năm 1942 nhiệm vụ điều hành Trường Nội Trú cho các trẻ con lai Pháp-Việt.

Ngài là một vị thánh và là một người Pháp vĩ đại. Cái chết của ngài thất xứng đáng với cuộc sống của ngài: đó là một cái chết vì đạo.

Tôi rất sung sướng nếu được ngài chia sẻ cho hay những ấn tượng của cha Dupont về Đông dương, và cũng được biết việc chôn cất cho cha Dupont ở đâu và khi nào nó được thực hiện cách vĩnh viễn?

Liệu có cần thiết phải đưa hài cốt cha Dupont về Pháp chăng? chuyện này theo tôi cũng cần phải bàn thảo. Tôi thú nhận với ông là tôi thích  là vị truyền giáo quí yêu này được an nghỉ tại nơi mà ngài đã ngã xuống như là một nạn nhân của đức tin của ngài và của lòng ái quốc của ngài.

Đó là điều về phần tôi, tôi đã quyết định cho người vợ yêu quí của tôi đã ngã gục tại Đông Dương ngày Lễ Chúa Hiển Linh năm 1944, và bà đang an nghỉ tại Đà lạt, nơi bà được chôn cất vĩnh viễn.

Tôi cũng không kém ước ao được biết nơi chôn cất của Cha Dupont (tôi nghĩ là tại Tassin[15]) và tôi sẽ tới đó một ngày kia để gặp ông và để cầu nguyện trước mộ của cha.

Xin ông hãy chuyển lời chào thân ái của tôi tới các thành viên gia đình của Cha Dupont yêu quí, và xin ông tin rằng tôi luôn là người hết lòng tận tụy với ông.

DECOUX

TÀI  LIỆU GHI NHỚ
DO CHA PETIT CỘNG SỰ VIÊN CỦA CHA DUPONT
TẠI VIỆT NAM  THỰC HIỆN

 

CHA DUPONT: MỘT NHÀ TRUYỀN GIÁO

Một số đông chúng tôi đã biết và yêu mến ngài. để giúp cho các hội viên trẻ của tôi được am tường, tôi trích lại ít đoạn nghiên cứu của cha TERESIO BOSCO công cuộc các Salêdiêng tại Đông Dương. Trong Công cuộc này, cha Dupont đã giữ vai trò một thủ lĩnh hàng đầu. Kinh nghiệm của ngài xứng đáng được tái thể hiện lại.

Tháng 12, 1941: Cảng “Viên ngọc” [Pearl Harbour]. Nhật chiếm đóng Đông Dương, sau 60 năm Pháp hiện diện. Trong số các Phong trào Cứu quốc, mặt trận Việt Minh, có sự tham gia của người công giáo, dưới sự lãnh đạo của chủ tích Hồ Chí Minh, nổi lên từ Tháng Năm 1941, là có tổ chức hơn cả. Các nhóm võ trang phần chủ lực là các người cộng sản, dưới sự chỉ huy của vị giáo sư lịch sử Giáp.

Chính vào thờ điểm đó mà người Salêdiêng thứ nhất tới Việt Nam. Ngài là Cha Dupont, người Pháp. Ngài bị giữ lại tại Hải Phòng vì không có tầu về Pháp, và là bạn của Cha Seitz, Thừa sai Paris, người ngài chăm lo cho các trẻ bị bỏ rơi. “Con của chiến tranh”. Một nhà hùng biện nổi bật, cha Dupont cũng là một người có tài tổ chức. Thây cha sẵn sáng, Đức Cha Ha Hội xin cha sáng lập một Cô nhi viện cho các trẻ con lai Pháp-Việt, bị mọi giới bỏ rơi trong những ngày của cuộc hỗn loạn này. Với sự giúp đỡ của một linh mục khác là cha Petit, cha dấn mình vào công việc: Trong ít tháng 250 em được tập hợp lại và được ổn định trường lớp cho các em.

Vào tháng 11, 1941, Chủ tích Hồ Chí Minh thực hiện cuộc chiến tranh du kích toàn diện. Ngày 15-8-1945, Nước Nhật đầu hàng đồng minh, và toàn thể Việt Nam dưới quyền của Việt Minh. Người cộng sản lại càng ngày càng thù nghịch với các nhà truyền giáo ngoại quốc. Người ta tố các ngài là những nhân viên của quyền lực thực dân, giấu các vũ khí, tạo nên nạn đói do phá hủy các đê điều. thêm vào những tố cáo này là các hành đông phá hủy: đốt cháy các nhà thờ, tấn công các tu viện. Cha Dupont nhiều lần bị đe dọa giết.

Các Đức Giám Mục với quyền lãnh đạo cấp trên cộng tác với Chính Phủ đã kháng nghị lên Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Một sắc lệnh được ban hành ngày 20 tháng 11 đe dọa hình phạt nghiêm trọng cho bất cứ những ai tấn công các nhà thờ và các chùa chiền. Người ta còn chon ngày lễ Quốc Khánh vào ngày 1 tháng 9, là ngày các người Công giáo cử hành Lễ Các tử Đạo của họ. Đó là một cử chỉ thiện chí, nhưng không tác động bao nhiêu, vì lực lượng vũ trang nằm chắc chăn trong tay các người cộng sản và họ đã dần dần chiếm toàn thể lãnh thổ Việt nam.

Đó là hoàn cảnh làm chín mùi cho lễ hy sinh của cha Dupont.

Vào giữa đêm băng nhóm với nhiều chiếc cam-nhông, chiếm cứ Cô nhi viện. Với súng máy, họ nói với lũ trẻ đừng động đậy, rồi họ đem cha Dupont đi qua giữa các em. Xuyên qua ruộng lúa, họ đưa ngài tới bờ sông. Ngày hôm sau, cùng với bà Dubois, lũ trẻ đi tìm thi thể của người cha và người bạn của các em. Chúng thấy ngài ở trong sông, với một vế thương trên trán và ở cạnh sườn. Cha Dupont chết tử đạo vì tình thương đối với các trẻ em nghèo khổ của ngài.

Ít năm sau…Cha Seitz, bạn và cộng sự viên của Cha Dupont, đã mua một khu đất rộng, tổ chức “một thị xã trẻ”, theo hệ thống Mỹ của cha Flanagan: 450 em sống tại đó trong an bình và niềm vui. Được bổ nhiệm làm giám mục Kontum vào năm 1952, cha Seitz không biết trao phó các trẻ em này cho ai. Cha đã cầu nguyện với Don Bosco, và viết thư cho cha bề trên cả Salêdiêng. thế là hai cha Salêdiêng vốn bị trục xuất khỏi Trung Hoa, đã tới Việt Nam. Kể từ đó nhiều Salêdiêng đã tới Việt Nam.

Vượt qua sóng gió, các con của Don Bosco viết lên tại Việt Nam, một trang lịch sử tuyệt đẹp, tiếp theo sau cha Dupont.

BÀI GIẢNG LỄ 10-8-1985

CỦA CHA MICOLON, BẠN CỐ TRI CỦA CHA DUPONT,

 DỊP KỶ NIỆM 40 NĂM CÁI CHẾT CỦA CHA DUPONT

Ngôi một xưa và ngôi một tái lập của cha Dupont vào năm 1999

Đã 40 năm cha  Dupont cha Dupont chết vì đã không chịu bỏ rơi các trẻ mồ côi của cha bằng cách trốn thoát khỏi Kẻ Sở. Hai học trò của ngài đã kể lại cho tôi từng ngày giờ về các diễn biến dẫn tới cái chết đêm 10-8-1945.

Gia đình cha Dupont ở Tassin và cha Galard đã muốn tôi trình bại lại dung mạo vị tu sĩ trẻ này.

Cha Dupont chết năm 37 tuổi, tức là còn rất trẻ. Trong khoảng thời gian đó cha đã trải qua một con đường dài hơn cả con đường chúng ta có thể đi được bằng cuộc sống rất dài của chúng ta! Điều đánh động tôi nhất nơi người bạn yêu quí này là việc cha đã tự ý chọn  lấy cho mình con đường từ bỏ bản thân đầy gian khổ, tức là con đường thánh giá chính Chúa Giêsu đã đi, một con đường duy nhất sinh hoa quả phong phú: “Nếu hạt lúa miến không chết đi, nó sẽ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ sinh dồi dào bông hạt”.

Cha Dupont đã sớm khám phá một cách rất sáng suốt cái khuynh hướng của bản tính mình, mà mình không được phép tuôn trượt vào đó, mà phải biết từ bỏ thứ cám dỗ ấy một cách can đảm, đo là tật kiêu ngạo. Ngay trên đám bạn hữu, Dupont muốn chỉ huy và có tài chỉ huy. Cậu có tài khơi dậy nguồn cảm hứng, với lời nói hùng hồn và thuyết phục, và tài viết lôi cuốn. đó là những đặc ân phi thường mà cậu biết rõ. Cậu đã diễn tả bằng khẩu hiệu “Hãy trở thành một giá trị để mình có thể phục vụ tốt hơn!”. Câu nói đó hàm chứa một sự kiếm tìm hư vinh, danh dự cho riêng mình, thay vì đi tìm duy nhất vinh danh Thiên Chúa mà thôi! Thứ cám dỗ nguy hiểm này Dupont đã nhận ra rất sớm! Thế nên cậu đã chọn cho cuộc đời mình câu chân ngôn của sách”Gương Chúa Giêsu”: “Con hãy yêu mến con đường đừng để cho mình được biết đến!”. “Hãy để người khác không biết đến con!” (ama nesciri). “Hãy để cho mình vô tiếng tăm!” (et pro nihilo reputari). Đó là con đường mà người Anh cả Thiên Chúa của chúng ta, Chúa Giêsu, đã chọn để cứu thế giới. “Đức Giêsu Kitô, thân phận là Thiên Chúa, đã không giữ lại cho mình địa vị đó, mà đã hủy mình ra không, lĩnh lấy thân phận tôi đòi…hạ mình đến chỗ vâng lời cho đến chết, và là cái chết trên thập tự!”

Cả cuộc sống của Dupont là một cuộc hành trình đi ngược lại khuynh hướng tự nhiên của mình! Điều đó là sợ dây xuyên suốt mọi giai đoạn cuộc sống của bạn!

Từ thời Đại chủng viện, cậu đã sớm chọn đời tu sĩ không phải của một dòng tu đưa cậu tới chỗ học vấn cao vời, mà là một dòng tu bé nhỏ, ít người biết đến, có mục đích duy nhất là phục vụ giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi…, dòng Don Bosco!

Các Bề trên ngay lập tức khám phá ra tài năng của cậu, cho cậu làm việc dưới trướng cha Auffray, nhà sử học về Don Bosco, để được đào tạo bởi ngài. Thế là một sự nghiệp văn sĩ salêdiêng mở ra cho Dupont!

Cảm thấy mối nguy cơ này, Dupont xin đi truyền giáo. Thế là chẳng con mối nguy làm rực sáng tài năng văn chương của mình nữa, bởi lẽ tiếng Nhật hết sức khó khăn cả đời cũng chỉ là tập nói bập bẹ mà thôi! Thế rồi chiến tranh nổ ra. Dupont bị động viên để thi hành nghĩa vụ quân sự tại Đông Dương. Bởi biết tiếng Nhật, nên Toàn quyền là đô đốc Decoux dùng cha làm hạ sĩ quan thông dịch cho ông. Cha đã lui tới với giới thượng lưu của xã hội Pháp tại Hà Nội và đã gặt hái thành công qua việc diễn thuyết và giảng thuyết. Thế là tại đó lại có nguy cơ của kiêu ngạo, cha đã từ bỏ nó đề hiến  thân cho các trẻ con lai Pháp – Việt nghèo nàn, chẳng có ai thương đến chúng.

Luôn luôn Dupont đi theo cùng một đường chỉ hướng dẫn đó. Tôi không dám nói ngoa đâu! Năm 1935, bạn Dupont đã viết cho tôi: “Chẳng sao cả, nêu toàn bộ đời mình chỉ là một người truyền giáo khiêm cung, ít thành công ở dưới trần này, thì biết đâu mình sẽ cứu được nhiều linh hồn cho cõi đời đời!”. Phải, có soa đâu? Xin quí vị hãy nghe lời thú nhận này: “Có những giờ khắc những giấc mơ kiêu ngạo cuốn hút lấy mình; nhưng vào những giờ khắc khác mình chỉ muốn sự quên lãng – mình thích để không được ai biết đến (ama nesciri),để không được coi là một cái gì cả! và nhất là được tử đạo!”. Ban Dupont đã được Chúa nhận lời! Nếu sống lâu, bạn đã có thể được danh tiếng, có thể trở thành giám mục, giống như cha Seitz! – Bạn quả có chất liệu đó! Nhưng Thiên Chúa muốn cho bạn một mũ triều thiên khác: vòng hào quang của vị tử đạo!

Cha đã chuẩn bị cho mình bằng cách vùi mình xuống trong sự khiêm hạ của một cô nhi viện. Đó chính là thời gian cha Dupont vươn cao nhanh như mũi tên bắn lên cao! Một sự biến chuyển nội tâm sâu xa đã hoàn thành ở nơi cha! Cứ so sánh hai bức hình, một bức hình vào thời mới đi tu, và một bức hình vào cuối đời! Phải, trong bức hình cuối đời, ánh mắt cha có chiều sâu nội tâm, từ một con người chỉ huy, cha đã trở thành con người tốt lành; khuôn mặt cha thánh thoát, trán cha tỏa sáng, và toàn bộ nét mặt đã trở thành thiêng liêng!

Cha đã sẵn sàng nêu cao một chứng tá tột đỉnh của tình yêu thương: đó là hiến mạng sống mình cho những người mình yêu mến!

“Nêu hạt lúa miến không chết thối trong lòng đất, nó sẽ trơ trọi một mình, nhưng nêu nó chết thối đi, nó sẽ sinh nhiều bông hạt!”[16]

THƯ CỦA CHA  ANDREA MAJCEN

TỔ PHỤ SALÊDIÊNG VIỆT NAM TỪ SLOVENIA

GỬI CHO BÀ   DURGET, EM GÁI CHA DUPONT [17]

Ljubljana le 14 septembre 1987

Bà  DUPONT thân mến,

Mỗi năm vào ngày 10 tháng tám, tôi không bao giờ quên tưởng nhớ đến bà và anh trai của bà là cha Dupont. Khuôn mặt tông đồ Salêdiêng của cha luôn luôn hiện ra trước mắt tôi, như tôi đã từng gặp cha ở HẢI PHÒNG. Sau 42 năm, Dung mạo của cha ngời sáng trước Giáo Hội Việt Nam.

Tôi xác tín rằng máu của Cuộc tử Đạo của Cha là một bằng chứng hùng hồn rằng Francisque Dupont Thân Yêu từ Trời cao, Đức Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo hữu luôn bảo vệ cho đoàn lũ gần 100 Salêdiêng ở Viêt Nam… Tôi đã thấy sự che chở của Cha từ năm 1945 đến 1954, rồi trong năm 1967[18], và từ năm 1975 đến 1976, khi “thanh gươm của Đamôcles kề cổ”[19], muốn cắt xé hoang tàn sự hiện diện Salêdiêng tại miền Bắc cũng như tại miền Nam Việt Nam sau đó.

Hiện nay, trong năm 1987, có 100 Salêdiêng tại Việt Nam, chia thành 14 nhóm hay giáo xứ. Nhóm quan trọng nhất tại Đà Lạt nơi tập họp 20 tư giáo đang đợi chờ ngày để được phong chức linh mục. Cho tới bây giờ duy có một trong các người bạn của tôi được phong chức là Ântôn Dũng và hai người khác không phải là Salêdiêng tại Đà lạt và Bảo Lộc.

Thật sự là một phép lạ khi tạm hoàn thành được Nhà Thờ Salêdiêng ở Ba-thôn gần Sài gòn và xây dựng xong một Nguyện Đường Đức mẹ Phù Hộ Các Giáo hữu ở gần Gia Kiệm.Vào tháng Năm đã có thể tập họp được Gia đình Salêdiêng gồm các anh em Salêdiêng, các sơ[20] Con Đức mẹ Phù Hộ, các Cựu Học sinh và các học sinh,kể cả các Cựu Học sinh của Đức Cha Seitz, người bạn lớn và cộng sự viên của cha DUPONT; Cả hai vị đều đã làm việc cho giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi trong thời chiến tranh tại Việt Nam và bây giờ, các ngài cùng nhau  hưởng hạnh phúc bên Đấng Hằng Hữu, và chúng ta tin tưởng là các ngài đã vui hưởng cùng nhau  trên Trời. Nếu có xuất bản cuốn sách nào về cả hai vị (Cha DUPONT và Đức Cha SEITZ) BẰNG TIẾNG Pháp, tôi sẽ rất sung sướng được tiếp nhận sách đó.

Cha Giám đốc PHÊRÔ ĐỆ tại Nhà Xuân Hiệp đã viết cho tôi là đã duy trì lại những gì là quan trọng cho cuốn Lịch Sử Salêdiêng tại Việt Nam để có thể chuyển giao cho các Salêdiêng trẻ Việt Nam. Lịch sử vinh quang của Salêdiêng Việt Nam khai mở bằng máu của vị Tông đồ của Giới trẻ Việt Nam.

Sức khỏe của tôi không cho phép tôi đi thăm Bà và liên lạc với những người đã có những mối giây liên hệ với cha DUPONT, cùng cùng nhiều bạn hữu Salêdiêng khác.

Tôi xin lỗi đã không thể viết được bằng tiếng Pháp. Tôi xin gửi những lời cầu chúc tốt đẹp nhất và cách riêng là lời cầu chúc sức khỏe cho Bà, cùng với phép lành của Đức Mẹ.

LM Andréa MAJCEN[21]

GHI NHỚ VỀ

CHA Francisque DUPONT RẤT KÍNH MẾN

Nhà truyền giáo Salêdiêng: Phong chức Linh mục tại Tokyo 29-6-1938 Bị sát hại và về Nhà Cha ngày 10-8-1945, tại Kẻ Sở Địa phận Hà Nội ở tuổi 37

NHỮNG NÉT TẾ NHỊ CỦA TRÁI TIM NGÀI

Những người khác cho con sự sống và con tri ân các ngài, nhưng cô rất yêu dấu và tốt lành, cô đã cho con bầu khí trong đó ơn gọi của con đã có thể phát sinh và triển nở, cô đã cho con những hy sinh và cuộc sống của cô, trái tim của cô, hạnh phúc của cô, để con có thể chẳng bao lâu nữa tiến tới bàn thờ Chúa, do sự thúc đẩy  của sự âu yếm, lòng bác ái, và tất cả mọi sự dấng hiến của cô.

 (Trích Thư gửi cho cô, tháng 5 – 1938)

Khi tới tuổi 30, ta nhìn lại đằng sau mình, thì chẳng có gì đẹp cho bằng chiêm ngắm những kỷ niệm của một tình bạn hữu trong sạch của tuổi tre. Chẳng có gì phong phú, dễ chịu cho bằng điều đó. Đó có lẽ là kỷ niệm duy nhất còn tồn tại mãi mãi.

(Trích bài viết cho Thánh sinh Công tháng 2- 1941)

Anh rất sung sướng trong ơn gọi của anh, bởi vì Thầy chí thánh ngày càng tỏ ra dịu dàng, âu yếm và hữu hình hơn, đối với các nhà truyền giáo của Ngài. Điều đó không có nghĩa là ngài không để cho chúng ta đôi khi phải một mình đối diện với các suy nghĩ của mình, với trái tim bằng thịt của mình, nhưng với cái giá phải trả đó, chúng ta cứu được linh hồn của mình!

 (Trích Thư gửi cho em rể)

Thật đẹp biết mấy thế giới của những tâm hồn còn trong sạch! Đực làm Salêdiêng, đó là một ơn gọi tốt đẹp! Ơn gọi đó chính là sứ mệnh đưa Thiên Chúa vào trong các tâm hồn chưa bị ma quỉ xâm nhập. nghĩa là đức một mảng bầu trời, một lý tưởng vào trong những trái tim bé nhỏ. Lạy Chúa, con cám ơn Chúa, đã gọi con.

 (Trích Thư gửi cho người bạn linh mục của ngài)

Chớ gì Thiên Chúa chúc lành cho chồng của em, tổ ấm của em, các con của em, xin ngài biến em nên một vị thánh nữ, một người vợ và một người mẹ của một gia đình gương mẫu, một tông đồ, một Kitô hữu gương mẫu. Xin Người gìn giữ em trong ân sủng của Người, hết mọi ngày trong cuộc sống của em, và chớ gì chúng ta sẽ gặp lại nhau tất cả trên thiên đàng, để yêu mến nhau còn hơn cả khi chúng ta còn ở trên trái đất, và chẳng còn bao giờ phải lìa xa nhau nữa!

  (Trích di chúc thiêng liêng của ngài, một lá thư gửi lại cho em gái trước khi lên đường đi truyền giáo, ngày 2-9, 1934)

Anh không thể nào yêu thương nửa vời được. Đó rốt cuộc chính là điều khiến anh phải từ giã em. Anh không thể yêu mến Thiên Chúa, yêu mến các linh hồn, yêu mến các người thân của anh nửa vời được. Đó là nỗi đau khổ của anh chiều hôm nay, cũng là nỗi đau khổ của em nữa. Đó cũng sẽ là niềm vui và vinh quang của chúng ta ngày mai. Chúng ta hãy để cho Chúa giêsu băng bó những vế thương của chúng ta.

 (Thư cho em gái)

NHỮNG ĐÀ BAY BỔNG CỦA TÂM HỒN NGÀI

Ôi! Phần dành cho chúng ta thật là đẹp. Cuộc sống của chúng ta thật rực rỡ.Chúng ta cũng hay dâng hiến chính mình không phân chia cho Chúa Giêsu tốt lành, cho vị Vua của tình yêu này! Cô hãy nhớ rằng cô có thể là nhà truyền giáo vĩ đại nhất ở đằng sau bức song sắt. Cháu sẽ sớm gặt hái những kết quả, cháu sẽ nói, sẽ hoạt động, nhưng chính cô sẽ có vai trò tốt đẹp là đáng công cứu rỗi rất nhiều linh hồn, để rồi đem chúng ném vào lưới đánh cá nghèo nàn của cháu. Kể từ giờ phút này cô và cháu, chúng ta cùng gieo vãi hạt giống.

 (Trích Thư gửi người Cô dòng Đức mẹ Thăm viếng)

Tôi không thể quên được điều đó. Người ta có thể quở trách tôi về các lỗi lầm lớn lao, nhưng con tim thì tôi có. Thiên Chúa sẽ vui lòng đón nhận tôi vì tôi yêu mến Ngài. Tôi tung mạnh đôi cánh để bay bổng. Việc tôi lên đường truyền giáo là một cú bay bổng. Mình càng chấp nhận bị chia ly ở dưới trần này, thì mình lại được đoàn tụ cách mật thiết hơn tại nhà Cha, đó là điều chắc chắn.

(Trích một lá thư)

Một ơn gọi chính là một sự tập hợp lại của rất nhiều công lao mà mình không được biết, những công lao thầm lặng, xa xôi, những kinh nguyện kín ẩn, những hy sinh không ngờ. Đó là chốn đạt tới được của biết bao nhiêu cuộc sống vốn tìm thấy được ý nghĩa của chúng nơi cái điểm cao của cậy Thánh giá này, ơ nơi đỉnh cao của bàn thờ này tại đó một người linh mục trẻ co thể thốt lên: “Náy là Mình Thầy”.

 (Trích từ lá thư về ngày chịu chức linh mục ngày 29-6-1938)

Tôi sẽ là linh mục vào ngày 29-6-1938…Tôi sẽ dâng hiến mình tôi như của lễ tận hiến… để tôi khỏi phụ bạc thái quá tình bạn hữu của Chúa tôi và Thầy tôi, sự trông chờ của các linh hồn mà tiếng kêu xin  của lòng thương xót và của nỗi khổ cực của họ thức tỉnh trong lòng tôi những nỗi khát mong được tận tình phục vụ và được dâng hiến… tôi không muốn phụ lòng tin tưởng của Hội Thánh và của Tu Hội tôi. Trái tim tôi tự cảm thấy no quá bé bỏng và quá yếu đuối đứng trước quá nhiều ân huệ mà Chúa Kitô đã ban cho tôi. Tôi cảm thấy như mình phải ngất ngây trước những đỉnh cao mà Chúa Kitô muốn dẫn tôi tới để uống cạn chén đắng của Ngài và dâng hiến cho Cha Ngài của lễ thánh của đồi Can-ve.

(Trích thư viết ngày chịu chức linh mục 29-6-1938)

Cần phải đền tạ tội lỗi thế gian. Từ những nỗi khủng khiếp của chiến tranh có chăng sẽ phát sinh ra một thế giới mới đẹp đẽ hơn chăng? Là những người Kitô hữu, chúng ta hy vọng thế. Liệu chúng ta có thể làm cho thế giới tươi đẹp đó phát sinh từ nỗi đau khổ và từ máu. Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự phát sinh khó khăn này…

Nhưng dù vậy tôi vẫn cảm thầy mình đơn độc, nhưng là linh mục, thì mình ở gần Chúa Kitô, ở gần Thiên Chúa của mình. Mình co Đức mẹ, có thánh lễ. Đó là một điều cực vị đại, và là tất cả!

 (Trích lá thư cuối cùng đến được Nước Pháp trong thời chiến tranh)

Mình càng xa tổ quốc của mình, xa những người thân của mình, mình càng nhớ đến họ, càng yêu mến họ, càng sống với họ, càng hiệp thông với họ.

(Trích lá thư từ Tokyo, 24-3-1935)

Tôi biết có biết bao nhiêu những người yêu thương tôi. Tuy nhiên điều đó không nên làm cho con tin Kitô hữu vốn đã nghe được tiếng Chúa kêu gọi phải dừng lại…Vâng, tôi quyết sẽ là người đi truyền giáo. (Trích thư ngày 11-9-1934).

TIÊNG GỌI ĐI TRUYỀN GIÁO

Tôi sẽ phải đi Nhật…Tôi cảm thông nỗi đau đớn của các người thân của tôi. Tuy nhiên tôi không thể chống cưỡng lại được tiếng gọi của Thiên Chúa, tiếng gọi của mùa gặt đang dâng lên từ nơi xa xôi đó. Cần phải nhớ lại những lời của Thầy Chí Thánh: “Ai không yêu Ta hơn cả cha, mẹ, anh em của nó, thì không xứng với Ta…”. Lúc này đây tôi cảm thấy rất đơn độc. Cần phải như thế trong những khúc ngoặt của cuộc đời. Vậy bạn hãy cầu nguyện cho mình nhé, nhất là cho các người thân của mình… Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho nỗi hy sinh của chúng ta.

(Trích thư viết cho một người bạn linh mục, 23-9-1934)

Chớ gì tôi được xếp tên của tôi cách khiêm nhường ở trong danh sách các Nhà Truyền giáo của Cận đông vốn đã từng tôn vinh cho tổ quốc của họ và Đức Tin của họ!

(Trích thư  viết ngày chịu chức linh mục 29-6-1938)

KHÁT MONG CHỊU TỬ ĐẠO… .

Mình mơ về các sứ truyền giáo, về việc tông đồ rất gian khổ tại các vùng hoang dã, chưa được canh tác. Ngay cả Nước Nga cũng hấp dẫn mình… Mình muốn đi tới những với giới trẻ vô thần này, đem lại cho chúng Chúa Kitô ở trong  các nhà tù, trong các nơi giam cầm, và chịu đau khổ tại đó, thậm chí chết tại đó.

 (Trích Thư gửi cho người bạn linh mục ngày 24-12-1933)

Mình có niềm xác tin được Chúa kêu gọi. Đó là lý do thâm sâu nhất của việc mình lên đường. Thêm vào đó là lý tưởng đền tội, muốn sống một cuộc đời gian khổ, và thánh thiện hơn… cho dù mình có suốt cả đời chỉ là một nhà truyền giáo khiêm hạ, có lẽ ít thánh công ở dưới trần thế này, miễn là bằng những sự nhục nhã, bằng sự thánh thiện của cuộc sống của mình, mình cứu được cho cõi đời đời rất nhiều linh hồn mà mình sẽ biết đến họ ở trên thiên đàng. Vâng, những gì còn lại sau đó có đáng kể chi đâu! Trong những giờ phút nào đó những giấc mơ kiêu ngạo lại xâm chiếm lấy mình;  nhưng vào những giờ phút khác, mình ước ao được quên lãng, chịu nhục nhã, chịu tử đạo!

 (Trích Thư gửi cho người bạn linh mục ngày 23-9-1935)

Anh giã từ với một nỗi buồn và nỗi đau đớn thâm sâu, các người Kitô hữu của anh này. Đó là một hy sinh thật to lớn. Tất cả họ yêu thương anh và anh yêu thương họ, Mỗi một tháng cho tới khi anh trở lạilành lặn từ cuộc chiến tránh, họ sẽ cử hành một thánh lễ vào ngày kỷ niệm anh ra đi. Anh cũng vui lòng dâng hiến cuộc đời anh cho họ và cho tất cả các người thân của anh, nêu Thiên Chúa yêu dầu điều đó. Nếu anh chết, em hãy báo cho các Kitô hữu của anh rằng anh đã dâng hiến cuộc sống của anh cho họ. Anh xa thiết xin em chuyện này. Anh quyết giữ lời hứa.

 (Trích Thư gửi cho cô em của ngài vào dịp bị động viên, từ Tokyo ngày 11-9- 1939)

MỘT NHÂN CHỨNG VIẾT VỀ

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA NGÀI

  • •• ThẬt là một sự mất mát to lớn cho gia đình của cô, cho các trẻ em mồ côi này, cho Tu Hội Salêdiêng, cho Các Thanh Lao Công, Thanh Sinh Công,Nam, Thanh Sinh Công Nữ, cho Công Giáo Tiến hành, cho các Hướng Đạo sinh. Ngài là một vị thánh. Ng2i có đức tin và một tài năng đáng kể. Các sơ ở Kẻ Sở đã đi lại con đường mà những kẻ giết ngài đã lôi ngài đi, và giựt lấy những ngọn cỏ đẫm máu ngài. Bà Bề trên đã nói với tôi: “Vị cha tốt lành đã đi theo “Con đường tới Canve, y như Chúa Chúng ta đã đi. Ngài đã chết tử đạo vì bổn phận và vì đức bác ái”.

KINH CẦUXIN VỚI CHA DUPONT ĐÁNG KÍNH

Lạy Thiên Chúa là Đấng đã đốt lên ngọn lửa đức tin sinh động,
đức ái nồng nàn, lòng nhiệt thành khôngbiết  mỏi mệt,
trong  tâm hồn tôi tớ Chúa là Cha Francisque DUPONT,

Xin ban cho chúng con được noi gương ngài
và chúng con tha thiết cầu xin Chúa thương
biểu lộ công nghiệp mà ngài có được nơi Chúa,
bằng những hồng ân ban xuống từ trời cao.

Lạy Chúa, xin nhận lời chúng con cầu xin,
để theo dự định tốt lành của Chúa,
người tôi tớ khiêm cung của Chúa được tôn vinh,
bởi chính Hội Thánh là Mẹ mà ngài hằng hết lòng yêu mến. Amen.

ĐỨC CHA KIM (SEITZ) VÀ CÁC CÔNG CUỘC CỦA NGÀI

Cha Kim (Seitz) thuộc hội Thừa Sai Paris, tới Việt Nam vào năm 1930. Sau khi đã học sõi tiếng Việt, cha trở thành cha chính nhà thờ chính tòa Hà Nội. Nhờ nhiệt thành làm việc cho giới trẻ Pháp – Việt, cha được Đức Giám Mục cử làm ủy nhiệm coi sóc các trường Công giáo. Vì cần khu đất dành cho các hoạt động tôn giáo của các thanh thiếu niên, nên năm 1940 cha mua một miếng đất rộng ở Ba-Vì tọa lạc tại tỉnh Sơn Tây với giá tượng trưng là một đồng. Tại khu đất 800 mét cao hơn mặt biển đó, nhờ sự giúp đỡ của các ân nhân, cha đã xây dựng  một khu cắm trại cùng với những nơi ăn ở, nhà nguyện, những phòng hội họp, nhà bếp, các nhà kho …, rồi dẫn các thanh thiếu niên tới đó nghỉ hè, cắm trại và tĩnh tâm.

Năm 1941, chiến tranh lan đến miền quê, các thanh thiếu niên và trẻ nam lâm vào cảnh khốn cùng, tuôn về Hà Nội tìm việc làm. Vì không có đủ công việc cho tất cả các em, nên để sống, chúng trước hết rong ruổi khắp hè phố để ăn xin, rồi sau đó đi ăn cắp. Thế là các tội phạm chuyên nghiệp lợi dụng chuyện đó, tổ chức chúng thành băng các trẻ đi ăn cắp, để rồi sớm trở thành mối nguy hiểm mà cảnh sát không biết làm sao để loại bỏ.

Do đó cha Kim (Seitz) động lòng thương đã dấn thân vào lo tái giáo dục các trẻ em nghèo khổ đó. Ngài dẫn về Ba Vì 80 đứa trẻ đã trở thành trộm cướp bé nhỏ này chỉ vì đói khổ. Thế là trại hè Ba Vì trở thành Cô Nhi Viện Tê-rê-sa. Trong những năm kế tiếp, cộng sản đã chiếm được nhiều nơi, cũng đã tấn công và chiếm lấy Ba Vì. Một số các em mồ côi này bị chúng bắt đi, còn một số khác trốn được về Sơn Tây, và được cho ở tại Chủng viện.  Cha Kim (Seitz) vội chạy tới giúp đỡ chúng, và rồi cùng hành trình với chúng để đi tìm một chỗ ở vĩnh viễn. Họ đã phải thay đổi đến vài chỗ ở, vì những nơi họ hy vọng có thể lưu lại lâu dài lại sớm trở thành nguy hiểm. Sau cùng họ dừng chân được ở khu Trúc Lâm, không xa Hà Nội bao nhiêu, tại dinh một cựu Quan Kinh Lược Bắc Kỳ [tên là Hoàng Cao Khải]. Đó là nơi một đệ tử viện của các cha dòng Chúa Cứu Thế đã ở, nhưng khi đó đã được dời đi nơi khác. Cha Kim (Seitz) bắt đầu gọi các sơ Mến Thánh Giá Hà Nội về và trao phó cho họ chăm lo vườn trẻ, rồi sau vườn trẻ, nhà trường tiểu học được mở, rồi tất cả những gì còn lại thành hình. Để chiến đấu với những người cộng sản, phi cơ đã oanh tạc tất cả các nơi nghi ngờ là có cộng sản tụ tập. Và thế là khu Trại Hè ở Ba Vì cũng bị oanh tạc và bị phá hủy. Sau này cha Majcen, người thừa kế cha Kim (Seitz), trong tư cách chủ nhân khu đất Ba Vì, được nhận lãnh một món tiền bồi thường chiến tranh là một triệu đồng.

Năm 1950, cha Kim (Seitz) mở rộng khu đất của mình nhờ mua thêm những ruộng lúa, rồi với sự giúp đỡ của cha Vacher Vượng là cánh tay mặt của ngài, ngài tổ chức ở đó một Thị Xã Trẻ em theo kiểu những thị xã của người Mỹ, và gọi nó bằng tên mới là Thị Xã Ki-tô Vương, tuy vẫn giữ lại tên nguyên thủy là Cô Nhi Viện Têrêsa. Trong nhiều năm cha ấp ủ ước muốn trao phó công cuộc này cho dòng Salêdiêng. Nên ngày 18 tháng 6 năm 1952, khi ngài được tuyển chọn làm Giám Mục Kontum ở Trung Kỳ, ngài lập tức xin cha Pancolet là bề trên của ngài và xin Đức Giám Mục Hà Nội phép nhượng lại Thị Xã Ki-tô Vương cho các tu sĩ Salêdiêng. Cả hai vị đồng ý, và ngày 13 tháng 8, Đức Giám Mục Trịnh Như Khuê đã viết thư cho cha bề trên cả Ziggiotti. Bề trên cả lại viết thư cho cha Braga. Lập tức cha Braga sai cha Roozen, quản lý tỉnh, tới xem công chuyện. Cha Roozen khi trở về, đã viết một bản tường trình rất tốt đẹp. Bản này được gửi về Tô-ri-nô, và thế là có quyết định chấp nhận. Ngày 18 tháng 8 năm 1952, Cha Ziggiotti viết cho Đức Giám Mục, nói là ngài hãy thỏa thuận với cha Braga về nhân sự. Cha Braga lúc đó đang ở ngay tại Tô-ri-nô, nên đã viết cho cha Giacomino Minh một lá thư đến tay ngài ngày 15 tháng 9, trong đó nói rằng cha hãy chuẩn bị  đi làm giám đốc tại Việt Nam và mang theo với mình cha Majcen của chúng ta[22].

Đó là những bước khởi đầu công cuộc nhà mồ côi tại Ba – Vì, việc chuyển các em lên Sơn Tây, tại trường Lacordaire, một chủng viện   lớn đã bị bom dội thành đổ nát, và sau đó ở một nơi khác gọi là Thái Hà Ấp, gần ngôi chùa xây trên hài cốt của các người tầu đã bị bại trận trong trận đánh của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ tại Gò Đống Đa[23]. Tại đó cũng có dinh thự của Quan Kinh Lược Hoàng Cao Khải (1850 – 1933).

ẤP THÁI HÀ VÀ THÁI HÀ PHỐ

Ngày xửa ngày xưa… vào ngày mồng 5 Tết kỷ dậu (1789), vua Quang Trung, Nguyễn Huệ đại thắng trận Đống Đa, đánh tan 200 ngàn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy và giải phóng thành Thăng Long. Tại trận địa Đống Đa (ấp Thái Hà, ngoại ô Hà Nội), xác quân Thanh chất cao thành gò. Hàng năm dân Việt thường kỷ niệm ngày chiến thắng Đống Đa, nhưng do tấm lòng từ bi hỷ xả sẵn có, dân Việt cũng thắp hương giỗ trận Đống Đa, cầu cho những vong hồn kẻ bại trận được siêu thoát.

Sự hình thành của Ấp Thái Hà:

Ấp Thái Hà nằm trên phần đất của bốn làng: Thịnh Quang, Nam Đồng, Khương Thượng và Yên Lãng (Láng). Gọi là “Ấp” vì đây là “phần thưởng” của thực dân Pháp cho Hoàng Cao Khải – là Kinh lược sứ Bắc Kỳ, như là một “thực ấp” của các “đại thần” ngày xưa.

Tên “Thái Hà” là ghép tên xã và tên tỉnh của quê y (làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; song cũng có thuyết nói “Hà” ở đây là “Hà Nội”).

Năm 1899, thực dân Pháp lập ra “Khu vực ngoại thành Hà Nội” (năm 1915 gọi là huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông, năm 1942 đổi gọi là Đại lý đặc biệt Hà Nội), gồm 60 làng xã ở vùng ven thành phố Hà Nội, ấp Thái Hà được chọn làm lỵ sở của đơn vị hành chính này.

Ấp Thái Hà có tổng diện tích là 150 héc ta. Vì toàn bộ đất đai nằm trên thế trũng, Khải cho đào mương máng ngang dọc, xung quanh để tiêu nước, đất đào lên để tôn nền, rồi chia thành vài chục lô vuông vắn.

Khu dinh cơ của Khải chiếm một phần tư ấp, ở góc Đông Nam đường cái (phố Tây Sơn hiện nay) gồm có tư dinh (tòa nhà chín gian) nằm sâu trong cổng chính, cổng phụ, cầu bắc qua hào, tường bao quanh kín đáo, trong nhà trang trí lộng lẫy với các bức hoàng phi, câu đối, bức trướng, các sập gụ, các đồ đồng, đồ sứ quý giá; lăng tẩm có nhà tiền tế, đường thần đạo đi giữa hai dãy tượng quan quân chầu hầu nối với chính tẩm xây bằng đá đẹp; phía trái là sinh từ (đền thờ sống Khải). Vào dịp sinh nhật mình hoặc khi có việc vui, các dịp khánh tiết, Khải thường tổ chức các chầu hát, quan lại các tỉnh về dự khá đông, lại có cả bơi thuyền tại hồ vuông ở phía ngoài.

Phần đất ngoài tư dinh của Hoàng Cao Khải được chia thành các lô (rộng từ 5 – 7 mẫu) để bán cho các quan lại cao cấp người Việt xây nhà cửa để biến thành một khu “quý tộc”.

Khải còn khuyến khích dân chúng làm nhà ở xung quanh chùa Đồng Quang ở dưới chân gò Đống Đa, dọc hai bên đường cái thành một đoạn đường phố tấp nập, sau khi các nhà hát cô đầu ở nội thành chuyển về đây thì người nội thành về cư tụ ngày càng nhiều. Thái Hà ấp nhanh chóng trở thành thị trấn – phố lớn (năm 1928, có 685 nhân khẩu). Năm 1927, thực dân Pháp cho lập một trại thu nhận trẻ lang thang tại đây[24].

Dinh Quan Kinh Lược triều đình Huế Hoàng Cao Khải[25] Đức Cha Seitz mượn để nuôi các trẻ mồ côi. Trong số các em học tại trường này vào thời gian đó có học trò Giuse Bé nhỏ Nguyễn Văn Tthọ, em đã được đức Cha Seitz thu nhận vào nhà mồ côi Ba Vì. Nay em đã trở thành một thầy sư huynh Salêdiêng. Thầy luôn nhớ cha Majcen và chào thăm cùng chúc mừng năm mới 1960 cho cha Majcen.

Một học trò khác của Đức Cha seitz và người tiếp nối đức cha Seitz là cha Majcen chính là vị Thừa Ủy của Bề trên cả kể từ năm 1975 của Việt Nam là Cha Gioan Nguyễn Văn Ty, người dìu dắt khoảng 100 tu sĩ Salêdiêng tại Việt Nam cho đến mãi bây giờ là năm 1986.

Chúng ta có thể kết thúc Tiền Lịch sử của Việt Nam và của công cuộc Don Bosco Việt Nam như ở đây. Trong thời gian trước 1952, kể từ năm 1935 trở đi, các tu sĩ Salêdiêng chỉ đi qua Việt Nam, và tôi theo dõi cách tư riêng những diễn tiến ở Việt Nam qua các tường thuật của cha Kerec và cha Braga, liên quan tới các ông cuộc tại Việt Nam, cuộc tử đạo đẫm máu của cha Dupont, người đã hiến máu mình, hầu cho công cuộc Salêdiêng tại Việt Nam vượt qua mọi khó khăn: đó là điều tôi thâm tín. Vâng, chính từ những năm 1935 cho tới năm 1951, từ vùng Côn Minh xa xăm, tôi tham dự vào cuộc Sống Salêdiêng tại miền Bắc Việt Nam.

I: CHA GIACOMINO VÀ CHA MAJCEN THEO LỜI MỜI CỦA ĐỨC TÂN GIÁM MỤC SEITZ

Phần I: TỪ NGÀY 16 – 6 – CHO TỚI  30 – 9 – 1952

Đức Tân Giám Mục Seitz kêu gọi người Salêdiêng đến Việt Nam, còn cha Braga thì chuẩn bị cho việc chấp nhận và sai cha Majcen cùng với cha Giacominô tới Hà Nội. Diễn tiến công việc như sau:

  1. Ngày 16 – 6 – 1952 Đức Cha Seitz, giám đốc Nhà Mồ Côi Gia Đình Têrêsa được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Kontum miền Cao Nguyên Trung bộ. Ngài trình bày ước vọng kêu gọi người salêdiêng tiếp quản nhà mồ côi của ngài cho vị Bề Trên Tỉnh mới của Hội Thừa Sai Paris tại Việt Nam là Cha Pencôlet cùng ban cố vấn của ngài, và được chấp thuận. Đức Cha Seitz cũng ngỏ ý với Đức Giám mục Hà Nội là Đức Cha Maria Trịnh Như Khuê cùng ban tham vấn của ngài, và cũng được chấp nhận.
  2. Ngày 13 – 7 – 1952, Đức Cha Khuê xin Cha Bề Trên Cả Don Renato Ziggiotti chấp nhận công cuộc trên của Đức Cha Seitz và sai các người Salêdiêng đến.
  3. Cha Ziggiotti hỏi ý kiến Cha Braga là người thực hiện cuộc thăm dò liên quan tới ba điềm sau:
    1. Trước hết tôi muốn tường thuật lại cuộc gặp gỡ lịch sử, ít nhất là đối với tôi, cùng cha Braga tại nhà thương Thánh Genaro ở Macao. “Cha thế nào?”, cha Braga hỏi tôi với giáng vui vẻ và hơi long trọng. Tôi trả lời: “Vâng, cuộc giải phẫu lá lách bị gấp lại đã thành công khá tốt đẹp. Cha Braga liền tiếp lời: “Vậy tôi quyết định, và sẽ viết cho Đức Tổng Giám Mục Cêbu rằng cha bây giờ sẽ không đi Cêbu nữa như tôi đã ngỏ với cha trước đây, mà là đi Hà Nội. Cha Seitz, người cha quen biết, đã được bổ nhiệm làm giám mục, và ngài xin các Salêdiêng tiếp nhận nhà mồ côi của ngài. Tôi nghĩ sẽ sai cha đi, cha Braga nói tiếp, cùng với cha Giacôminô tới Hà Nội[26], bởi vì cha biết các linh mục và Đức Giám mục Hà Nội, cha còn nói giỏi tiếng pháp và nhất là vì cha biết ở đó có rất nhiều ơn gọi. Vậy cha hãy lo sao cho có các ơn gọi Salêdiêng. Bây giờ thì chúng ta còn phải đợi câu trả lời của cha Bề Trên Cả. Vậy bây giờ đừng có nói ra chi cả về đề nghị vâng phục mới… Tôi đã nghĩ bổ nhiệm cha Antôniô Giacôminô hiện nay là giám đốc của cha, làm giám đốc đầu tiên tại Việt Nam, vì cha còn rất yếu, cha sẽ làm người giúp đỡ cho cha Giacôminô…Thôi, bây giờ câu chuyện vẫn giữ kín giữa hai người chúng ta nhé… Buổi nói chuyện này không cần thêm một lời bình luận nào cả… Tôi chỉ biết cám ơn Chúa mà thôi.
    2. Đàng khác, cha Braga sai cha Roosen, quản lý tỉnh người Hà – Lan, sang Hà Nội để thực hiện một báo cáo. Trước khi đi, cha Roosen hỏi tôi vài đặc điểm của đời sống Hà Nội… Cha Roosen đã làm một báo cáo dài vài trang (hiện nay được đặt ở Văn khố Pisana) trình bày một lịch sử vắn gọn về nhà mồ côi Ba Vì, và việc nhà này được chuyển về vùng Thái Hà Ấp thuộc Hà Nội, về mảnh đất nó tọa lạc, về các trẻ mồ côi của nó, về các lớp học từ vườn trẻ mẫu giáo đến cấp trung học, đại học, cách riêng về tình hình tài chánh và nhân viên, cùng kế hoạch chuyển giao cho Dòng Salêdiêng. Khi cha Roosen trở lại Hông Kông, ngài có cho tôi xem bản báo cáo, và tôi có ấn tượng đấy là một bản báo cáo rất lạc quan và đầy khích lệ, tuy cha Roosen không dấu diếm tình hình chiến tranh và chính trị khá gây cấn…
    3. Trong khi đó Đức Cha Salêdiêng Caretto bên Thái Lan cũng viết cho cha Bề Trên Cả Ziggiotti một là thứ nồng ấm, khích lệ việc tiếp nhận viện mồ côi của Đức Cha Seitz như là một công cuộc có tính đặc trưng Salêdiêng và đã được chuẩn bị chu đáo. Đức Cha Caretto rất nhiều lần nhấn mạnh với tôi về việc ngài tha thiết can thiệp để cha Bề Trên Cả chấp nhận công cuộc của Đức Cha Seitz này.
  4. Ngày 18 – 8 – 1952 cha Ziggiotti trả lời cho Đức Cha Khuê, giám mục Hà Nội, rằng Tu Hội Salêdiêng chấp nhận Công cuộc của Đức Cha Seitz tại Hà Nội và trao cho cha Giám tỉnh Salêdiêng của tỉnh dòng Trung Hoa (và kể từ đó đã trở thành Tỉnh Dòng Trung Hoa – Việt Nam) là Cha Braga lo liệu việc gửi các nhân viên Salêdiêng lúc ban đầu. Dĩ nhiên là cha Bề Trên Cả đã thống nhất trước đó với cha Braga về lịch trình hành động rồi.
  5. Cha Braga đã đi trao đổi với cha Ziggiotti tại Torino, và ngày 15 tháng 9, 1952, cha Giacominoi nhận được thư của cha Braga cho hay ngài đã quyết định với sự đồng ý của cha Bề Trên Cả sai cha Giacomino tới Hà Nội với nhiệm vụ làm bề trên – giám đốc và cha Majcen làm phụ tá dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về những chuyện cần làm tại đó.
  6. Thế là tại Trường Trung Học Macao, tôi chuẩn bị bản thân mình cho bài sai vâng phục trên. Kết quả của các cuộc giải phẫu ngày 13 tháng 5 và trong tháng 6 của tôi tiến triển tốt đẹp, những mệt nhọc bớt dần. Tôi cầu nguyện rất nhiều[27], xin Đức Cha Versiglia giúp đỡ tôi, và cũng xin ngài chuyển cầu Don Bosco và Me Maria Phù Hộ giúp chúng tôi, giống như xưa kia ngài vẫn hằng cầu xin sự trợ giúp từ hai Đấng ấy! Trong thư viện tôi đã tìm thấy cuốn hạnh thánh Têphanô Venard, vị Tử Đạo tại Việt Nam. Tôi hăm hở đọc và suy gẫm, lấy những quyết tâm biến cuộc sống của ngài thành lý tưởng Salêdiêng tại Viêt nam.
  7. Ngày 30 – 9 – 1952, tôi cùng cha Giacomino tới Hong Kong để chuẩn bị cho cuộc hành trình. Chúng tôi phải lo visa, vé máy bay Air France để khởi hành vào ngày 3 – 10 – 1952. Lý do là

vì cha Braga, kể từ khi ngài trở về Hong Kong từ Torino, luôn luôn đồng hành với chúng tôi, lạc quan kể cho chúng tôi về công cuộc mới, về các ơn gọi, về các trẻ em nghèo, và về Lễ Phong Chức Giám mục cho Đức Cha Seitz tại Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội vào ngày 3 tháng 10, nhân dịp lễ Thánh Nữ Têrêsa, vị Thánh Nữ  Tuổi Hoa niên Bổn mạng Truyền giáo của Việt Nam.

  1. Ngày 2 – 10, vào buổi chiều trước ngày khởi hành, cha Braga ban cho hai chúng tôi là Giacomino và Majcen, phép lành Đức Mẹ Phù Hộ hầu chúng tôi biết làm việc như Don Bosco. Trong khi chúng tôi đi trên chiếc phà Hong Kong – Kowloon, chúng tôi gặp cha Maria Acquistapace. Cha Mario vừa mới đến đây từ Bắc Kinh do việc cha Ziggiotti gọi về và bổ nhiệm ngài là Gíam Tỉnh mới của Tỉnh dòng Trung Hoa – Việt Nam. Cha Mario nói với chúng tôi rằng: “Tôi chưa biết gì cả về chuyện các cha đi Việt Nam, nhưng tôi cũng chúc các cha lên đường tốt đẹp…”[28].

II: CHA GIACOMINO GIAM ĐỐC VÀ CHA MAJCEN PHÓ GIÁM ĐỐC  CÔ NHI VIỆN TRONGTHỜI GIAN 1952-1953

Đi Hà Nội

Sáng sớm tôi cùng cha Giacomino cử hành thánh lễ. Đó là ngày lễ thánh Têrêsa, bổn mạng chính của các xứ truyền giáo, cách riêng là của Việt Nam, vì lẽ chính thánh nữ đã ước ao đến Sài gòn trong tư cách nữ tu dòng Carmêlô, để cầu nguyện cho việc truyền giáo tại tu viện dòng kín nổi tiếng tại đó.

Ý hướng của Cha Braga là chúng tôi sẽ tới Hà Nội trước 10 giờ để tham dự lễ tấn phong giám mục cho Đức Cha Seitz tại nhà thờ chính tòa Hà Nội, nhưng bởi vì máy bay gặp trục trặc, nên phải đợi từ 7 giờ sáng đến 10 giờ sáng máy bay mới cất cánh.

Thế nên thay vì có mặt đúng giờ tại Hà Nội, chúng tôi chỉ còn cách tưởng tượng ra quang cảnh buổi lễ long trọng tại đó. Ngôi Nhà Thờ Chính Tòa đầy tính cách nghệ thuật đó đầy những khách đứng bên ngoài và hàng rước bên trong, với đoàn lễ sinh, khoảng hai mươi giám mục Việt Nam, Lào, Cam-bốt và toàn thể các linh mục Pháp, Việt, với vòng triều thiên bằng vàng của vị tân giám mục Phaolô Seitz[29]. Cha Majcen và cha Giacomino rời Macao và tới Hong Kong ngày 30 tháng 9 năm 1952. Các ngài liền chuẩn bị cuộc xuất hành tới Việt Nam nhằm vào ngày 03 tháng 10, là lễ thánh nữ Tê-rê-sa, với hy vọng kịp tới Hà Nội  dự lễ phong chức Giám Mục của Đức Cha Kim (Seitz). Các vị đồng phong chức cho Đức Cha Seitz là Đức Khâm Sứ Dooley người Ái Nhĩ Lan và Đức Giám Mục Maria Trịnh Như Khuê, giám mục Hà Nội. Trong khi đó ban kèn đồng của các học sinh cô nhi viện trổi nhạc hùng dũng vì họ rất yêu thương người cha của họ giờ đây trở thành Đức Giám mục Kon-tum.

Tại đó chắc chắn có các cha thừa sai Paris, vì Đức Cha Seitz là thành viên của Hội này, với vị tân giám tỉnh là Cha Pencolet và chính quyền tức là tổng tư lệnh Pháp và các vị tướng chỉ huy, có cả  vị Thủ Hiến Bắc Việt là Ngài Bình, một người theo đạo Cao Đài.

Nói cách khác, tại Hà Nội hôm đó có toàn thể Hội Đồng Giám Mục Đông Dương, và tổng tư lệnh quân đội Pháp, và chúng ta biết rằng khi đó người Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ hai xét về vai trò quan trọng trong chính thể khi đó.

Tới trễ

Phi cơ của chúng tôi đáp xuống Hà Nội vào khoảng 12 giờ trưa. Không có ai đón chúng tôi ngoài phi trường cả, vì họ đã quên điện tín của cha Braga. Thế nên chúng tôi đã thuê một xe kéo hai chỗ và có cả chỗ để va li của chúng tôi. Thời điểm lịch sử của cuộc sống Salêdiêng tại Việt Nam này đã được diễn thành kịch nhiều lần trong các học viện của chúng tôi[30]. Cha Majcen nói cho người kéo xe là chở đến “Eveché” [Tòa Giám Mục], và anh ta đáp lại là ‘con biết”, mà thực ra anh ta chẳng hiểu cha Majcen muốn nói gì. Nhưng sau đó tôi thấy con đường anh ta đang đi dài quá, khác với những lần trước tôi đã đi, nên nói lại với anh ta… Cuối cùng, tôi dừng lại hỏi một cảnh sát, anh ta trả  lời “tôi không biết”, nhưng tôi không hiểu được tiếng Việt. Sau cùng chúng tôi đến địa bàn trung tâm của cảnh sát, và tôi được một người Pháp cắt nghĩa cho người kéo xe địa chỉ đích thực của Nhà Chung Hà Nội (Mission Catholique).

Tới Nhà Chung, chúng tôi gặp cha Quản lý, và tôi cắt nghĩa cho ngài rằng chúng tôi là những người Salêdiêng. Chúng tôi đợi một lát, và cả ba vị giám mục ra gặp chúng tôi là Đức Cha Seitz với bộ râu, Đức Cha Khuê, vị giám mục Việt Nam, và Đức Cha Dooley. Tôi nói một cách khá hùng hồn cho các ngài hay rằng chúng tôi là những ai, và chúng tôi được cha Braga sai tới để tiếp nhận Cô Nhi Viện. Đức Cha Seitz hỏi tên chúng tôi và nước gốc của chúng tôi, và cho tới giờ này, chúng tôi đã làm việc tại những đâu.

Các ngài đưa chúng tôi vào và giới thiệu chúng tôi tại một nhà cơm rất rộng. Một tràng pháo tay rộn ràng nổi lên tiếp đón các người Salêdiêng đến. Tất cả khách được mời dự tiệc cả thầy 200 vị đều  đứng cả lên chào đón chúng tôi… Và bởi vì chúng tôi chưa ăn gì, nên các ngài mang tới cho chúng tôi chút của ăn gì đó, vì quả thực chúng tôi tới khi bữa tiệc vừa xong, nên đồ ăn chẳng còn mấy. Đức Cha Seitz đứng lên long trọng nói bài diễn văn, nó lên rằng: Hôm nay thực là một ngày vô cùng sung sướng cho tôi mà từ năm năm nay tôi hằng chờ đợi và cầu nguyện để các người con của Don Bosco đến, và hôm nay việc đó đã thành hiện thực, sau đó ngài giới thiệu cha Iacominô, rồi giới thiệu tôi như người quen biết của ngài. Nhiều vị tại bữa tiệc này đã biết tôi cách trực tiếp trước kia. Thế là rốt cuộc rượu Champagne lại được mở để chào đón các người Salêdiêng đến. Cha Majcen sớm có nhiều bạn hữu trong số các vị giám mục.

Sau bữa ăn, chúng tôi phải nghỉ ngơi một chút trong cái nóng nực của Hà Nội, và lúc 4 giờ 30 chiều Đức Cha Seitz tới gọi chúng tôi. Chúng tôi lên xe của ngài và đi xuyên qua thành phố, trên tuyến đường Hà Nội – Hà Đông, tới miền ngoại ô thành phố gọi là Thái Hà Ấp. Tại nơi có một ngôi chùa gần hồ nước, chúng tôi đi vào một con đường nhỏ, tiến đến một căn nhà của ông thị trưởng thành phố[31], đưa mắt nhìn sang dinh quan Quan Kinh Lược Bắc Kỳ, lúc ấy[32] chúng tôi đã sử dụng làm trường học. Xe chúng tôi đi ngang qua hồ. Một biển báo ghi “Cô Nhi Viện Thánh Nữ Têrêsa”, và thêm tấm biển “Thị Xã Kitô Vương”. Bước thêm vài bước nữa, chúng tôi tới tòa biệt thự Trúc Lâm nơi đặt phòng Giám Đốc Viện Mồ côi, có các em mồ côi lớn đứng quanh đó, rồi trường tiểu học và Nhà Trẻ.

Trước biệt thự Trúc Lâm, là văn phòng chính của công cuộc, 450 trẻ mồ côi đã đứng dàn hàng, từ các em vườn trẻ cho đến các em lớn tuổi, với ban nhạc kèn đồng gồm 80 người chơi nhạc khí trong màu áo đồng phục sặc sỡ. Ban kèn của các học sinh Cô Nhi Viện trổi bài Chào Đón, rồi các em hát vang lên bài hát kính Don Bosco. Đức Cha Kim (Seitz) giới thiệu hai vị cho các nhân viên phục vụ gia đình Têrêsa, rồi các vị lại lên xe ô-tô, giữa tiếng trống và tiếng pháo nổ rộn ràng chào mừng. Xe đi qua cây cầu nhỏ rồi tiến vào thị xã các bạn trẻ, qua dẫy xưởng thợ, rồi vào những căn nhà nhỏ dành cho “12 gia đình” của các trẻ (mỗi gia đình gồm 30 em sống trong một nhà). Khi chúng tôi vào mỗi căn nhà, thì một anh cả của gia đình ấy đứng ra chào chúng tôi, rồi đến trưởng bếp, trưởng quét dọn, trưởng trật tự có trách nhiệm duy trì trật tự, sự im lặng và công việc theo như điều lệ của nhà, trường  vườn, trưởng kho. Tại các gia đình này, các em lo việc tự quản, dưới sự coi sóc của vị tổng giám thị cô nhi viện. Mỗi gia đình trong số mười hai gia đình này đều bao gồm cả trẻ lớn và trẻ nhỏ. Ngoài các nhà của các em, còn có một nhà dành cho các cha và cho cả các người Salêdiêng. Trong khi đó Đức Cha Seitz bắt đầu thuyết trình về hệ thống giáo dục của ngài, một hệ thống khá tốt đấy, nhưng đối với chúng ta, các người Salêdiêng, thì quả thật chúng ta không quen thuộc với lối tổ chức như thế, và xem ra có phần thất vọng.

Sau độ nửa giờ đồng hồ đi trên con đường chính của thị xã Kytô Vương, chúng tôi đến một khu sân rộng có tượng đài bằng xi măng kính thánh Têrêsa và bên cạnh đó là nhà thờ lớn có sức chứa khoảng 500 người. Trước thềm nhà thờ, một bạn trẻ đọc lời chào mừng Đức Cha Kim (Seitz) bằng tiếng Việt, và một bạn khác đọc lời chào mừng hai cha Salêdiêng bằng tiếng Pháp. Tên em này là Tường, sau này làm bác sĩ. Trong số các học sinh cũng có vài em học tại trường các sư huynh La Salle, theo chương trình Pháp. Đức Cha Kim (Seitz) đáp từ cho tất cả nói rằng ngài đã chuẩn bị cho các cha Salêdiêng đến. “Giờ đây các ngài đã đến và cha có thể yên tâm ra đi”. Sau đó Đức Cha Seitz giới thiệu các nhân viên của ngài: Vị giám đốc và quản lý của Hội Truyền giáo Paris là cha Faugère và cha Vacher, vị tổng giám thị là thầy Trần rất có khả năng giữ kỷ luật cho các học sinh, sơ Lucia và các sơ khác chăm lo cho các trẻ em vườn trẻ mẫu giáo. Ngài còn giới thiệu ông hiệu trường Hồ với các giáo viên cấp I và cấp II, bà Dubois thủ quĩ và đứng đầu nhà bếp, nhà giặt và nhà  nuôi heo, và các nhân viên phụ trách rau, gạo, trưởng trạm xá, trưởng phòng may, và một nhân viên quan trọng là thầy Khắc, người còn  tiếp tục làm vị thư ký trung thành kiêm chánh văn phòng cho tôi.

Nhìn lại khoảnh khắc lịch sử này, tôi không thể không nhận định về bối cảnh đất nước, nhân vật quan trọng đối với lịch sử khai sinh Salêdiêng tại Việt Nam là Đức Cha Seitz, rồi tới những cộng sự viên đầu tiên của tôi, và ghi lại ở đây một vài học trò của tôi ở trên các cương vị lớn cũng như nhỏ[33].

Thế rồi tất cả gia đình tập họp lại trước tượng thánh Têrêsa trong ngày lễ của ngài, cảm ơn thánh quan thầy đã đưa người sáng lập muôn vàn yêu quí lên chức giám mục, đồng thời chào đón hai vị Salêdiêng tiên khởi của Don Bosco với tâm tình quí mến, biết chắc rằng Đức Cha Seitz sẽ còn giúp đỡ chúng trong một thời gian nhất định nữa.

Chuông nhà thờ đổ dồn, mời gọi tất cả mọi người vào nhà thờ, có đạo cũng như không có đạo, để cùng an tọa trong băng ghế của mình, và ngắm trên tường hàng chữ bằng chữ Việt viết lớn được treo sát bên tượng Chúa Giêsu: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG CÁC CON. Vâng, chỉ cần được ở gần bên Chúa Giêsu thôi, và chỉ như thế thôi. Thật là một chương trình sống, một sự suy gẫm, và mãi mãi phải là một chương trình cho các học sinh và cho các người Salêdiêng. Đức Cha Kim (Seitz) trước hết ban phép lành Chúa Giêsu Thánh Thể cho mọi người rồi lên tiếng bằng tiếng Việt cám ơn Đức Mẹ Phù Hộ vì món quà quí giá cho viện mồ côi là các cha Salêdiêng vừa mới đến, rồi ngài ước ao ký thác mọi sự cho Đức Mẹ Maria với tất cả tấm lòng cậy trông con thảo trong những thời buổi bấp bênh của cuộc chiến đẫm máu này.

Đêm đầu tiên ở Hà Nội

Ra khỏi nhà thờ, lên xe, các cha về biệt thự Trúc Lâm. Hôm ấy có bữa tiệc tưng bừng cho các học sinh. Đức Cha thì tiếp các nhân viên, các cộng sự viên, nhất là haqi cha Salêdiêng Giacomino và Majcen, trong bầu khí thân mật. Với những lời chúc sức khỏe, cụng ly, và những chuyện hàn huyên, gợi lại nhiều điều xảy ra trong chín, mười năm qua từ Ba Vì, cho tới giây phút hiện tại.

Sau cơm tối, cha Vacher, vị đương kim quản lý đưa hai cha Salêdiêng trở lại căn nhà của các ngài ở giữa các học sinh để nghỉ ngơi. Cha Majcen về căn phòng gần cha Vacher Vượng. Vì khí hậu oi bức, cha đã mở toang cửa ra để hóng chút gió. Giường không có nệm, chỉ có lát giường bằng tre được trải chiếu, cha Majcen không sao ngủ được như vậy. Vả lại bầu khí nóng nực không cho phép ngài chợp mắt. Ngài xuống đất nằm vì hy vọng mát hơn, nào ngờ lũ kiến đến xua đuổi, không cho nằm. Lên giường để cố gắng ngủ, đột nhiên cha nghe tiếng súng máy và những tiếng nổ ùng oàng của đại bác. Ngài nhìn ra ngoài, dưới ánh trăng vàng, trông thấy mặt nước trắng mờ, với những rặng tre kín mít như rừng soi bóng lù mù trên đó, rồi ngài thấy những cánh đồng lúa, xa xa thấp thoáng những căn nhà bằng rạ mờ mịt. Cha Vacher Vượng thức giấc tới xem, thấy ngài không ngủ được liền động viên: “Đừng sợ. Họ ở đằng xa kia và bắn về phía này. Nhưng họ không tới chỗ này đâu”. Cha Majcen trở về chỗ, ngủ không được. Trong óc chỉ nghĩ đến lời nói: “Họ ở đằng kia”. Thế mà, để quấy rầy chúng ta, họ bắn những phát đại bác và quạt những tràng liên thanh khiến bầu khí đêm trăng mất tĩnh mịch. Cứ thế, 25 năm trôi qua, đêm nào cũng như thế ở Việt Nam. 25 năm! Một từ đáng suy nghĩ. Những cảnh sống này thật là những ghi nhớ vô cùng quan trọng, các thế hệ sau này đừng bao giờ quên[34]. Đó chẳng phải là một sự miêu tả ghê hồn mà thôi, mà chính là một hoàn cảnh sống đích thực. Kể từ ngày đầu đó, và trong suốt hai năm, chúng tôi sống trong một đất nước phải chịu một cuộc chiến tranh đẫm máu, ngày càng thêm khốc liệt hơn. Ban  đêm chính những bộ đội Việt Minh của cụ Hồ Chí Minh làm chủ ở vùng biên những thành phố lớn và những trại lính Pháp đóng quân, và chẳng ai ra ngoài được. Đêm nào cũng như đêm nào chúng tôi nghe thấy những tiếng súng máy và những tiếng đại bác rền rĩ… Ban ngày lính Việt Minh ẩn mình ít nhất là ở vùng ven Hà Nội, và các lính Pháp, với máy bay của họ, thực hiện các cuộc trả đũa… và cứ thế, sự tàn phá và lửa chiến tranh bừng dậy. Đó là cuộc sống mà các người Salêdiêng tại Việt Nam chia sẻ cùng dân chúng Việt Nam.

Những ngày sau đó

Đức Cha Kim (Seitz) còn ở lại Hà Nội từ 4 tháng 10 cho đến 31 tháng 10 với hai cha Salêdiêng để hướng dẫn các ngài thực hiện công việc tiếp quản Cô Nhi Viện.

  1. Sang ngày thứ hai, Đức Cha đến giúp các cha Salêdiêng tiếp xúc với nhân viện, để dần dà giúp hai cha hiểu biết hệ thống giáo dục của ngài… và nhất là hiểu biết chính công cuộc của ngài. Hôm trước chúng ta đã miêu tả tổng quát Thị Xã Trẻ của ‘Đức Cha Kim với 12 hai gia đình, sáng nay, chương trình sẽ là đi thăm viếng dinh quan Quan Kinh Lược Bắc Kỳ, đã được ông cho Viện Mồ Côi mượn. Chúng tôi lên xe ô-tô và khởi hành từ Biệt Thự Trúc Lâm với những dẫy trúc xanh nằm bên một cái hồ rất đẹp, gần một ngôi chùa nhỏ nhưng rất quan trọng về mặt lịch sử[35] và chúng tôi bước vào trong sân của dinh thự. Chúng tôi trước hết đi thăm vườn trẻ có sơ Lucia làm bề trên và các chị Mến Thánh Giá được hướng dẫn về linh đạo bởi các sơ dòng Oiseaux theo luật thánh Augustinô. Có
  2. khoảng 100 em mồ côi sống hoàn toàn lệ thuộc vào các sơ Mến Thánh Giá, từ ngủ nghỉ cho tới học hành, ăn uống, và mọi nhu cầu khác. Rồi chúng tôi đi thăm ông hiệu trưởng trường học được nhà nước công nhận là thầy Hồ, phụ trách cả cấp I và cấp II, với ban giáo viên lúc ấy còn độcl lập khỏi cha Majcen. Chúng tôi đi thăm trường không được gìn giữ chu đáo và bị hư hoại một nửa vừa bởi bom đạn vừa bởi mưa. Ở giữa dinh thự này Quan Kinh Lược đặt khu thờ Phật, dâng kính tổ tiên với nhiều pho tượng đẹp và ly kỳ.

Sau đó chúng tôi đi thăm nơi ở và làm việc của bà Dubois, một phụ nữ lai Pháp. Bà quản lý nhiều căn nhà, có dưới quyền khoảng 20 thanh thiếu nữ rửa chén bát, nồi niêu, khâu vá và giặt dũ… cùng trông coi một khu nuôi gia súc và lợn (heo) rất rộng khác…

  1. b) Sau bữa cơm trưa thì có quyết định một cuộc họp đầu tiên vào ngày 4 – 10 – 1952 với Đức Cha Seitz, hai Salêdiêng, cha Faugère, cha Vacher, thầy Trần và thầy Khắc cùng một số người khác, kể cả bà Dubois hiện cũng tham gia điều hành. Cuộc họp diễn ra tại biệt thự Trúc Lâm, là trung tâm điều hành Cô Nhi Viện. Tôi muốn nói đôi lời về nơi này, vì là nơi tôi làm việc trong suốt hai năm tôi sống tại Việt Nam. Ở một góc ta thấy có một phòng tiếp tân lớn với bảng treo tường lớn ghim danh sách tất cả các học trò hiện diện, với ngày tháng năm sinh, hay ra trường, và việc em đang học hay làm việc tại chi nhánh nào. Chúng tôi hiện có khi ấy trên 500 em bao gồm cả các em thuộc nhà trẻ.

Thầy thư ký Khắc tiếp đón tất cả quí khách và mời cho Majcen tiếp xúc với tất cả các vị thuộc chính quyền hay giáo quyền, cũng như để tiếp nhận các học trò hay các vị khách giám mục cũng như các khách dân sự. Thầy thư ký chuyển đến cho cha Majcen các tài liệu lớp lang bằng tiếng pháp hay tiếng Việt liên quan đến các diễn tiến. Từ cửa  sổ của mình, cha Majcen có thể tất cả những động thái tiến về Thị Xã Trẻ, cũng như các động thái của những người đi ra. Phòng bên cạnh cũng thuộc về một linh mục Việt Nam tên là cha Phan đang theo học đại học, nhưng ngài cũng có thể giúp đỡ cha Majcen để giải quyết những trường hợp tế nhị. Về phía đối diện với căn nhà, tạo nên hình chữ U, có nhà cơm của các bề trên, và cô bếp thì suốt ngày xướng lên những kinh nguyện bằng tiếng Việt cũng như những câu hỏi thưa giáo lý của Đức Thánh Cha Piô X. Đây thật là một môi trường dễ chịu và đạo đức.

  1. c) Đức Cha Seitz thì lo lắng trong tận đáy lòng mình sao có thể cắt nghĩa được cái tinh thần của một giám mục bao gồm trong đó vừa một tinh thần vừa một hệ thống do ngài tạo nên. Ngài thường nhắc lại với tôi rằng đó chính là tinh thần Don Bosco. Trong việc khai sinh ra Nguyện Xá Don Bosco, ngài nhận ra đó là một sự kiện y hệt như lịch sử của công trình của ngài.

Thực ra Đức Cha áp dụng hệ thống Thị Xã trẻ em bên Mỹ và những ý tưởng về việc các trẻ mồ côi tự giáo dục lấy với nhau của các nhà sáp lập người Mỹ. Chính các trẻ em tự dẫn dắt lấy chính họ, dưới sự canh chừng của người hộ trực và của vị linh mục mà trong trường hợp này là chính cha Majcen do đó căn phòng ngài tiếp nhận chính là căn phòng đặt ở giữa trung tâm quản trị và giáo dục. Đó là một hệ thống giáo dục trong thời chiến tranh (Hệ thống giáo dục của Don Bosco cũng phát xuất như thế). Đức Cha nhấn mạnh “hệ thống của tôi là hệ thống được Chúa Thánh Thần chỉ dạy trong mọi giây phút, theo như yêu cầu của thời điểm.

Tôi thiết nghĩ hệ thống này đã được tất cả mọi người nồng nhiệt ngưỡng mộ, dĩ nhiên với những ý tưởng không thể chối cãi được là của Don Bosco. Nhưng mà việc tiếp nhận một hệ thống như vậy trong thời điểm trước Vaticanô II bị gặp phải vấn nạn về sự trung thành với truyền thống Salêdiêng của chúng ta, với luật lệ của chúng ta. Cha Majcen thì có chiều hướng mềm mỏng hơn, cha Giacomino thì kiên định cứng rắn hơn.

Tôi đã ngay lập tức nhận ra đây là vấn đề của sự trung thành với Cha Thánh Don Bosco, nên đã viết cho cha Bellido, tổng giám linh của Tu Hội, để hỏi ngài phải làm gì[36]. Cha Bellido viết cho tôi rằng: Công cuộc sẽ trở thành Salêdiêng không phải thông qua một cuộc cách mạng bao gồm những sự đổi thay mà bằng sự kiên nhẫn và sự TIẾN HÓA[37] của hệ thống hiện hành trong vòng hai năm. Đó sẽ là chính con đường hành động của tôi trong hai năm ở Hà Nội.

Nhưng mối quan tâm đầu tiên của tôi là lo sao biết được việc điều hành trường học dưới những khía cạnh khác nhau:

  1. Việc tuyển lựa các trẻ em bị bỏ rơi,
  2. Hệ thống tài chánh,
  3. Kế hoạch về các xưởng thợ và việc xây dựng,
  4. Kế hoạch về Vườn Trẻ được của các sơ Mến Thánh Giá,
  5. Kế hoạch cho nhà in và thư viện,
  6. Kế hoạch về nhân sự của Hội Thừa Sai Paris và của các Salêdiêng, cũng như các nhân viên bên ngoài, và kế hoạch về việc chuyển biến công cuộc cho thích hợp với tinh thần Salêdiêng hơn,
  7. Cuối cùng là kế hoạch mà cha tôi phải lập tức bắt tay vào sẽ là những cuộc giao tiếp với chính quyền, với Sở Xã Hội Pháp – Việt để tiếp nhận các sự trợ giúp.

Đấy là một trong những vấn đề quan trọng nhất, bởi vì đây là CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG và phải đạt [38] được trong hai năm tới[39].

Trong thời gian đó với những cuộc họp khác nhau, đã bàn về tương lai của công cuộc. Những đề xuất của các cuộc họp này cần phải được cha Giám Tỉnh Trung Hoa – Việt Nam phê chuẩn. Nhưng trong thời gian này có một sự chuyển tiếp quyền hành giám tỉnh và tỉnh dòng phải chấp nhận sự đồng hành cùng một lúc của hai giảm tỉnh, một là giám tỉnh sắp mãn nhiệm, và vị khác là vị giám tỉnh tiếp quản, mà dù muốn hay không cũng phải chấp nhận.

Cha Braga vì là giám tỉnh sắp mãn nhiệm, nên không muốn ra những quyết định gì cả. Còn cha Mario Acquistapace đã được bổ nhiệm ngày 7 tháng 10 năm 1952, do cha Cucchiara công bố, sẽ chỉ đảm nhận chức vụ giám tỉnh sau khi tuyên thệ vào ngày 4 – 11 – 1952, và sẽ sang Việt Nam để đảm trách công việc phục vụ quyền bính của ngài cho Việt Nam vào ngày 13 – 12 – 1952, và sẽ ở lại tại chức cho tới cuối năm 1958.

Đức Cha Seitz muốn ít là vào tháng 11 sẽ tới Kontum tiếp nhận vị trí tân giám mục của ngài, nên đã đưa ra giải pháp: Cha Giacomino đảm nhận vị trí của Đức Cha Seitz như là Giám đốc Tổng quát mà thôi, cho những vấn đề quan trọng hơn, các dịp lễ tại Thị Xã Trẻ, các mối tương quan, thăm viếng cao cấp hơn của Chính Quyền và Giáo Quyền. Trong thời gian này ngài sẽ có nhiều thời gian để học tiếng Việt Nam tại một làng nào đó. Còn cha Majcen thì trở thành Phó Giám đốc cùng với cha Faugère Cao Hội Thừa Sai Paris là người sẽ dẫn dắt cha vào trong các công việc và vào hệ thống giáo dục của Đức Cha Seitz. Vậy nên cha Majcen tu trì ở trong văn phòng Giám đốc của Đức Cha, để luôn luôn có mặt với các học sinh trong việc tiếp nhận, kỷ luật, thời khóa biểu hằng ngày, các vấn đề tài chánh, các việc giao dịch với Đức Giám Mục, nói tóm lại với tất cả mọi chuyện, và nói chúng, thỉnh thoảng lại phúc đáp các thông tin cho cha Giacôminô hay. Đàng khác cha Majcen cộng tác với cha Vacher Vượng là quản lý để tìm các nguồn tài chánh.

Toàn thể các nhân viên hiện hành (ngoại trừ các nhân viên của trường học) thì được đặt dưới quyền điều khiển của hai vị phó giám đốc là cha Majcen và cha Faugère Cao, và ca hai người này hoạt động ăn ý tốt cùng nhau.

Tôi nghĩ rằng đối với tôi là người không biết tiếng Việt, không tiền trong túi, không biết môi trường, không biết các học sinh, và không am hiểu chính cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cũng không có các nhân sự Salêdiêng mà chúng tôi đang đợi sẽ đến trong niên khóa 1953 – 1954, thì giải pháp của Đức Cha Seitz là giải pháp tất nhiên nhất và tốt nhất. Có người đã nói thật chí lý rằng: tốt nhất là mình đảm nhận một công cuộc từ con số zêrô hơn là một công cuộc đã hiện hữu, không hoàn toàn mang tính chất Salêdiêng, cách riêng trong thời điểm của Tu Hội Salêdiêng truyền thống (hay bảo thủ)[40] thời ấy. Có lẽ có ai đó sẽ khôi hài nói rằng hai cha là hai người Salêdiêng Don Bosco, luôn luôn đã có điểm đã định sẵn, được quyết định trước bởi Đức Cha Seitz, hay bởi cha Faugère. Vâng, đúng là thế. Đấy là một trường đã có rồi, mà chúng tôi phải dần dần am tường, rồi trong một thời gian thuận lợi nào đó, sẽ phải đặt nó trên con đường rầy Salêdiêng, đúng theo lời cha Bellido đã chỉ dẫn.

Cuối cùng thì cha Mario Acquistapace, tân Giám tỉnh, đã chấp thuận hình thái hành động trong  một hời hạn nhất định trong vòng ít nhất là một năm[41]. Trong cuộc họp chung giữa Đức Cha Seitz, Đức Cha Khuê giám mục Hà Nội, cha Pencolet Giám tỉnh Hội Thừa Sai quyết định cách thức làm việc cho các nhân viên thuộc Hội Thừa Sai vào thời kỳ các người Salêdiêng nắm quyền cai quản Cô Nhi Viện, rồi sau đó, cuộc họp bàn tới vấn đề đất đai, những trợ giúp cần nhận và cần tìm kiếm, cách thức chuyển giao Công cuộc hoàn toàn sang vai các Salêdiêng. Về cách thức hoạt động thì Đức Cha Seitz nhấn mạnh là không nên làm một cuộc cách mạng thay đổi toàn diện mà trong thời buổi đó sẽ là một thảm họa cho các Salêdiêng.

Trong thời gian này hai cha Salêdiêng, cùng với cha Faugère, đã thực hành đường lối thử nghiệm thuộc thời gian chuyển tiếp này, gọi là “lối sống cụ thể trong lúc này”[42], cách riêng với hai vị phó giám đốc là cha Majcen và cha Faugère.

Dù cho tôi đang viết cuỐN TỰ THUẬT, tôi cũng muốn nói lên với tất cả tâm tình bằng hữu của mình đôi lời về vị giám đốc của tôi ở Macao, và giờ đây là vị giám đốc trong năm đầu tiên ở Hà Nội. Với đôi mắt đen và tóc gợn sóng, và nụ cười đặc trưng của ngài, ngài đã chiếm được lòng quí chuộng của tất cả các trẻ em cũng như của các cấp có thêm quyền và các nhân viên trong Cô nhi viện.

Theo ý Đức Cha Seitz, cha Giacominô được lập tức đặt vào trong vai trò vị giám đốc tổng quát của Cô Nhi Viện, để giới thiệu ngài với chính quyền Pháp – Việt. Tuy nhiên bổn phận chính của ngài là học tiếng Việt cho thật tốt, nên ngài rút vào trong các thôn làng, cụ thể vào ở nhà một cha xứ ở bên một con sông đen[43], rồi sau đó ngài trải qua nhiều tháng tại Bùi Chu, với Đức Cha Chi, cũng để nghiên cứu sáng lập một công cuộc tại đó. Ngài tới Thái Hà Ấp để cử hành các lễ, đặc biệt là các lễ trong Cô Nhi Viện và vào các cuộc Đức Cha Seitz hay cha Giám tỉnh Mario Acquistapace tới viếng thăm, và cách riêng trong lễ kỷ niệm 10 năm của Cô Nhi Viện 1943-1953. Ngài cũng đến đó một số lần khác để học lái xe ô tô, mà Đức Cha Seitz nhấn mạnh là rất cần thiết.

Ngài bản tính khác cha Majcen, nhưng hai người thật sự bổ sung cho nhau. Ngài nghiêm chỉnh, tuân thủ cho tới từng luật dòng  nhỏ bé, và muốn sớm thay đổi tất cả mọi sự, để đặt cô nhi viện trên đường rầy của Don Bosco; cha Majcen thì tiếp quản hệ thống điều hành theo kiểu cha Braga, theo dõi các dấu chỉ của thời đại và kiên nhẫn chờ đợi giờ của Chúa, để rồi thay đổi từ từ trong tiến trình cải tổ của mình… tuy nhiên cả hai chúng tôi đều có cùng một tình yêu lớn lao đối với Don Bosco, một vị thánh rất được các người Việt Nam yêu mến, và nhất là một tình yêu lớn lao đối với Đức Mẹ Maria Phù Hộ, là Đấng làm mọi sự. Chúng tôi nói về Mẹ Phù Hộ, và tìm cách để Mẹ có chỗ nơi các cõi lòng người Việt Nam, dù rằng Đức Mẹ hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ của Thánh Luca mà các cha dòng Chúa Cứu Thế cổ võ đã chiếm chỗ thứ nhất rồi[44].

Đức Cha Seitz đã trao ban một tên Việt Nam cho tất cả mọi người. Tôi kể ra đây cả những tên của các người Salêdiêng đến Bắc Việt Nam sau này:

  • Đức Cha Seitz được gọi là Đức Cha Kim (Kim có nghĩa là vàng)
  • Cha Macjen được gọi là cha Quang (Ánh Sáng)
  • Cha Giacôminô sẽ là Cha Minh (Minh có nghĩa là luồng hào quang)[45]
  • Cha phó giám đốc Faugère gọi là Cha Cao (Cao có nghĩa là Vĩ đại)
  • Cha quản lý Vacher gọi là Cha Vương (Vương có nghĩa là vua)
  • Cha Generoso gọi là Cha Quảng (Quảng Đại)
  • Cha Cuisset là cha Quí (quí báu)
  • Cha Bonen người Hòa Lan là Cha Bàng
  • Thầy Bragion được gọi là Thầy Bảo.

Việc tiếp nhận

Về vấn đề này, nguyên tắc như sau: không nhận những em có thể trả tiền ăn học, vì nếu thế, các em đã không là những trẻ em bị bỏ rơi. Chỉ nhận những em không có một ai chăm nom và có nhiều trẻ như vậy ở Hà Nội vì chúng chạy từ các làng mạc bị bom đạn để lên thành phố. Được thoát nạn một cách lạ lùng, chúng lên tỉnh để sinh sống vất vưởng trên các nẻo đường. Thiếu ăn, chúng phải đi xin và thường xuyên phải trộm cắp để nuôi thân. Có những cảnh sát đem chúng tới, hoặc chúng tự tới để giới thiệu mình.

Thế rồi các em được kiểm chứng xem quả thực không có một ai chăm sóc cho chúng chăng, rồi chúng được ghi danh vào sổ, với tên thật hoặc có khi với tên ảo. Trường hợp đáng thương này lại đâu phải là hiếm xảy ra, do lẽ những đứa trẻ khốn khổ ấy chẳng nhớ được cả đến cái tên của chúng do những nỗi khiếp hãi chúng đã trải qua vì các cuộc tấn công trong chiến tranh, và những vụ dội bom trong đó chúng mất hết cả cha mẹ. Việc đầu tiên phải làm sau khi tiếp nhận là cho các em đi tắm cho mát mẻ, rồi thay bộ quần áo lem luốc của các em bằng quần áo mới và sạch sẽ, rửa và băng bó những chỗ lở loét gây nên do các vết thương của chiến tranh, hay thông thường hơn do sự dơ bẩn, rồi cuối cùng cho các em nhập vào một gia đình trong đó anh trưởng (một học sinh trưởng thành hơn) tiếp nhận các em và trao cho các em một người bạn đóng vai trò “thiên thần bản mệnh” hướng dẫn cho em mới vào này.

Trong số những em được tiếp nhận, cha Majcen nhớ lại một trường hợp một em nhỏ ăn mặc giàu sang khi em đến trình diện, nên ngài đã không muốn nhận em này vì em giàu có. Đức trẻ đáng thương liền cắt nghĩa cho ngài là em quả thực đã giàu có, nhưng bom đạn đã  tiêu hủy căn nhà của em và cả gia đình của em, còn em thì được thoát chết một cách kỳ lạ, bởi em cùng đứa em gái khi đó đang chơi ở ngoài trời. Cha Majcen cảm động chảy nước mắt mà nhận em vào viện.

Nhưng không phải tất cả các em được tiếp nhận ở lại lâu trong viện đâu: một số em đã quen với cuộc sống ăn xin hè phố thời biến mất vào một ngày đẹp trời nào đó. Tuy nhiên nếu hối lỗi trở lại, các em liền được tái nhận lại: chỉ loại xa những em gây gương mù. Trong Thị Xã các bạn trẻ này, linh hồn các em cũng được chăm lo; nhưng trong việc tiếp nhận không hề đặt ra vấn đề về tôn giáo hay về các ý tưởng chính trị bởi tấm thể duy nhất để tiếp nhận là tình cảnh khốn cùng.

Chúa Quan Phòng

Vào lúc ban đầu, còn có một chút hoài nghi liên quan đến vấn đề tài chính, nhưng mọi người đều thấy ngay rằng Chúa Quan

Phòng đã không bỏ rơi chúng: thực vậy, những trợ giúp cũng như lòng bác ái của những người hảo tâm vẫn tiếp tục.

III: CÁC CUỘC VIẾNG THĂM

  1. Cuộc Viếng thăm Giáo Quyền

Đức Cha Kim (Seitz) dẫn hai cha Salêdiêng đi thăm Đức Cha Trịnh Như Khuê, giám mục Hà Nội (sau này là Hồng Y). Trước hết Đức Cha nói: “Các cha đến với các em mồ côi bị bỏ rơi, trong vòng nguy hiểm, xin các cha hứa đừng bao giờ bỏ chúng nhé[46]… Các cha đừng làm giống như một vài người khác[47] đã đổi ý, bỏ chúng, rồi chỉ nhận những con nhà giàu có, trả được tiền học phí. Thế rồi Đức Cha trao cho cha Majcen đồng ý cho các Salêdiêng thiết lập nhà Salêdiêng theo Giáo luật tại Hà Nội, khu Thái Hà Ấp, thuộc quận Hoàn Long. Ngày hôm sau ngài đã viết thư cho Tòa thánh theo đúng thủ tục. Đức cha cũng nói ngài sẽ trao các giấy tờ cũng như các đất đai, bất động sản, cũng như nhà in, và nhà sách, nếu các cha có thêm nhân sự. Cha Majcen vui vẻ nói về các công trình đó tại tỉnh dòng Hồng kông. Đức Cha Khuê lại giới thiệu cho hai ngài cha thư ký Mai (sau này là Đức Giám Mục Ban – Mê – Thuật) và cha Căn là cha xứ nhà thờ chính tòa Hà Nội. Cha Căn sau này kế vị Đức Giám Mục Khuê làm Giám Mục Hà Nội, và cũng được tuyển chọn làm Hồng y. Kể từ đó cha Majcen thường hay đến gặp Đức Cha để bàn về việc sắp đặt các chương trình, cũng như để đi nghỉ hè cùng với ngài.

Một cuộc thăm viếng thứ hai là đến chào cha Pencolet, Giám tỉnh Hội Thừa Sai Paris. Bởi các cha Hội Thừa Sai Paris đang làm việc cho Cô Nhi Viện đều đứng tên chủ sở hữu tất cả các bất động sản  của Cô Nhi Viện, và trong những tháng này Hội sẽ trao chúng lại cho các người Salêdiêng. Cha Giám tỉnh cũng hứa sẽ cho cả tiền nong mà ngài nhận được từ Chính Phủ Pháp hay từ nguồn vào quốc tế của Đưc Thánh Cha[48],  hay từ nguồn viện trợ đền bù những hư hại của chiến tranh. Nhờ những nguồn này mà các Salêdiêng có thể giải quyết được nguồn tiền nong ít nhất là cho một năm. Cha Giám tỉnh hứa hẹn giúp đỡ và mời hai cha ăn cơm cùng với tất cả các cha Hội thừa sai. Ngài cũng xin tất cả các cha thừa sai Paris giúp đỡ viện mồ côi. Đàng khác các cha Hội Thừa sai mời các Salêdiêng tĩnh tâm tháng chung với các cha Hội thừa sai. Một lần khác các ngài viếng thăm các sư huynh các trường Công giáo La Sale. Các sư huynh La Sale ngay vào đầu thế kỷ 20 đã có trường trong tất cả các thành phố chính và các địa phận ở Việt Nam. Hầu hết các linh mục và giới trí thức đã học ở các trường cấp hai của các sư huynh. Đức cha Kim trong một bữa tiệc chính đã giới thiệu các Salêdiêng và ca ngợi họ đã có một lòng can đảm to lớn là đến đây trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Ngài hết sức ca ngợi trái tim vĩ đại của cha Braga đã gửi các Salêdiêng tới với những trẻ nghèo khổ nhất, như ý Don Bosco mong muốn. Đức cha Kim nói tiếp: “Các sư huynh thân mến, các anh em đã bỏ ‘Đấng Sáng Lập của anh em”, còn các anh em Salêdiêng thì phải ở lại trung thành với Cha thánh Don Bosco ngay cả giữa những khó khăn! Các anh em Salêdiêng có hứa với cha điều đó không?”. Nhưng đàng khác Đức Cha Kim cũng cám ơn các sư huynh đã tiếp nhận một số các trẻ em của Cô Nhi Viện làm học sinh ngoại trú để theo học cấp II. Cũng cần nhắc đến ở đây một vài học sinh của cha Majcen trong những năm 1952 – 1954 sau này đã thành đạt là Bác sĩ Tường, Bác sĩ Cường, Bác sĩ Quát (chủ tịch Hội cựu học sinh Don Bosco ở Sài Gòn, Bác Sĩ Long và những giáo viên khác đã được học tại trường La Salle. Cũng phải cám ơn các sư huynh vì Sư huynh giám tỉnh  La Salle đã giúp chúng ta tại Miền nam Việt Nam trong việc đứng tên hiệu trưởng cho các trường Salêdiêng của chúng ta tại miền nam Việt Nam, cho tới khi chúng ta có được các người Salêdiêng Việt Nam, mà người đầu tiên là cha Isiđôrô Lê Hướng.

Các ngài cũng thực hiện chuyến viếng thăm các sơ dòng thánh Phaolô de Chartres. Các sơ này cũng có  một viện giống như chúng ta để chăm sóc cho các trẻ nữ, trong đó có những em là em hay chị của các học sinh mồ côi thuộc Cô Nhi Viện chúng ta. Hai năm sau khi kết thúc chiến tranh, tức là vào năm 1954, họ cũng còn tiếp nhận cả các trẻ em thuộc Nhà Vườn Trẻ của chúng ta. Cha Majcen cũng thường tới nhà thương của các sơ Phaolô tại Hà Nội để chữa các bệnh do khí hậu ngột ngạt của Hà Nội. Các sơ đã săn sóc sức khỏe cho cha với cả tấm lòng tốt lành ngay tại nhà thương của họ. 

Một cuộc viếng thăm quan trọng khác là cuộc thăm viếng các cha Xuân Bích điều hành Đại chủng viện. Cha Gastin giám đốc chủng viện chính là bạn của cha Mariô tại Bắc Kinh, còn cha giáo sư Sutz thì xưa cũng đã làm việc tại Côn Minh. Đức Cha Kim (Seitz) lợi dụng dịp thăm viếng này để cám ơn họ vì các việc phục vụ các nghi thức phụng vụ các thầy Đại chủng viện đã làm cả tại nhà thờ chính tòa lẫn tại nhà thờ thánh Têrêsa của Thị Xã. Cha Majcen lợi dụng cơ hội này để xin các thầy tiếp tục công việc chăm lo nghi thức phụng vụ này cũng như chăm lo việc dạy giáo lý và việc hộ trực cho các bạn trẻ của chúng ta, và làm các huấn luyện viên cho các trẻ của Cô Nhi Viện cách riêng trong dịp nghỉ hè. Những việc trên cả hai chúng tôi là cha Giacôminô và cha Majcen đều không kham nổi vì còn chưa nói được tiếng Việt. Cha Giacomino lần đầu tiên học một ngôn ngữ Á đông, nên gặp nhiều khó khăn. Còn cha Majcen đã biết tiếng quan thoại và chữ viết Trung Hoa, nên có một nguồn trợ lực tốt, tuy nhiên các cung giọng Việt Nam hoàn toàn khác biệt với tiếng quan thoại và việc phát âm tiếng Việt cũng khác, nên cũng phải hết sức nỗ lực.

Trong cuộc viếng thăm này tôi sung sướng nhớ lại cuộc viếng thăm các cha Xuân Bích của Don Bosco tại Paris vào khoảng năm 1884. Don Bosco được mời đến thăm, nhưng đến trễ một chút. Các cha Xuân Bích hết sức đúng giờ vào giờ cơm, nhưng đây là lần đầu tiên vị bề trên làm một luật trừ là lùi bữa ăn trưa lại. Trong bữa ăn, một sinh viên thần học đọc một bài diễn văn rằng: “Don Bosco đã làm các phép lạ cho người chết sống lại, và cho các người đau ốm được khỏi bệnh, nhưng hôm nay ngài đã làm một phép lạ lớn nhất là làm cho bữa ăn trưa lùi lại một thời gian khá lớn.” Thế là một trang pháo tay rất lớn khi đó và hôm nay cũng được nhắc lại cho cuộc thăm viếng của chúng tôi là hai người Salêdiêng tại một chủng viện của các cha Xuân Bích. Vậy quả thật chúng ta là những người bạn cố tri của nhau!

  1. Cuộc Viếng Thăm Chính Quyền Miền Bắc: Viếng thăm ông thủ hiến:

Cuộc viếng thăm chính quyền của Bắc Việt có tính cách rất quan trọng. Vì chúng ta trong tư cách Tu hội Salêdiêng cần phải được chính quyền dân sự công nhận để được làm việc tại Việt Nam. Đây là một quốc gia mà phong tục và luật pháp hiện hành chúng tôi buộc phải am tường. Tại Trung Hoa thì chúng tôi được tiếp cận với một luật pháp theo kiểu Pháp. Chúng tôi cần được sự phê chuẩn của Ủy Ban Hành Pháp, nhưng theo luật pháp tại đây, chúng tôi sẽ chỉ được công nhận sau MƯỜI NĂM sống tại Việt Nam là nước khi ấy thuộc Đông Dương. Qua cuộc gặp gỡ này Đức Cha Kim[49] muốn cho chúng tôi được hưởng một qui chế miễn trừ. Qua việc chính quyền phê chuẩn sự hiện diện của Tu hội, chúng tôi sẽ được mở đường mua bán những bất động sản, mở trường, tiếp nhận những trợ cấp. Đức Cha kim hết sức lo lắng cho các Salêdiêng nhận được những điều này trước khi ngài lên đường đi Kon tum. Do vậy đây là một chuyện quan trọng.

Quan thủ hiến Bắc Việt là Ngài Phan Văn Bình (và không lâu sau đó, người kế nhiệm là ông Thủ Hiến Nguyễn Hữu Trí, là người bạn lớn của cha Majcen và cũng là vị ân nhân lớn của chúng ta) tuy dưới quyền người Pháp, nhưng cũng khá được một thứ quyền độc lập. Trước hết Ngài Thủ Hiến Bình cám ơn Tu hội Salêdiêng đã đến Việt Nam vì các trẻ bị bỏ rơi và nạn nhân chiến tranh. Ông hứa sẽ làm hết những gì có thể… nghĩa là như tôi vừa trình bày, giúp cho Tu hội Salêdiêng được chấp thuận như một Pháp Nhân với tất cả các quyền hạn làm việc tại Việt Nam, được mua bán các bất động sản, tiếp nhận các trợ cấp của chính quyền cho các trẻ mồ côi, cũng như nhận viện trợ từ các quốc gia khác, và được công nhận làm việc tại Việt Nam.

Đức Cha Kim xin ông  giúp đỡ cha Majcen là người trực tiếp trách nhiệm quản trị công việc Cô Nhi Viện, và cho phép vị giám đốc tổng quát là cha Giacomino được đi học tiếng Việt, và sau một năm được chính quyền cho làm việc dễ dàng.

Trong cuộc gặp gỡ này ông Bình (người sẽ thay thế ông Trí) hứa cho phép Cô Nhi Viện tổ chức hội chợ, tôm bô la để cùng với chính quyền kiếm thêm tiền cho các hoạt động.

Viếng thăm ông giám đốc sở xã hội:

Sau lời Đức Cha Kim khen ngợi công việc làm của các con cái Don Bosco, ông giám đốc đã tìm các công thức để có thể ghi danh cha Majcen trong tư cách người được năng quyền tiếp nhận sự trợ cấp và những món quà khác cho Cô Nhi Viện cùng với người phụ tá của cha là cha Faugère là người luôn luôn đi cùng cha Majcen.

Ông giám đốc này sau đó đã trở thành người bạn cá nhân của cha Majcen, ngay cả trong thời gian sau này tại miền Nam Việt Nam, và đã lo cho cha Majcen được nhận Huân Chương Chính Phủ hạng nhất, có mề đay danh dự đi kèm, vì công lao 20 năm phục vụ tại Việt Nam tại hai miền Bắc – Nam.

Để cho cha Majcen có thể tiếp xúc với càng nhiều nhân vật càng tốt, Đức Cha Kim đã ghi danh cha Majcen và cha Giacomino vào ban lễ tân III để được mời tham dự cùng với các vị trong chính quyền Hà Nội, tức là các vị bộ trưởng, giám đốc các ban nghành khác nhau của chính phủ, các tướng tá và những nhân vật quan trọng. Thế là chẳng bao lâu sau đó tôi đã có thể tham dự vào một cuộc hội họp mặt như thế.

Một cuộc viếng thăm quan trọng nữa là chào thăm ông Thị Trưởng và ông Giám Đốc Sở Xã Hội; đây không chỉ là một cuộc thăm viếng xã giao, mà còn là những nỗ lực để cho các Salêdiêng được phép ở lại, làm việc, thực hiện các giao kèo và tiếp nhận những trợ cấp. Cả hai cuộc thăm viếng đều đầy những lời khích lệ và hứa hẹn.

Đăng ký nơi nhà chức trách và … Cảnh sát canh chừng

Đức Cha Kim (Seitz) sau đó ghi tên hai cha Salêdiêng vào vụ lễ tân và do đó sau này cha Majcen luôn luôn được mời tham gia các buổi hội họp trong đó cha có thể quen biết được những nhân vật giúp cho cha rất nhiều.

Sau đó hai cha đến ghi tên tại sở Cảnh Sát. Có cảnh sát an ninh đến để điều tra và trao đồi với chúng tôi lâu giờ, cách riêng vì đây là lần đầu tiên họ gặp chúng tôi là người ngoại quốc, nhưng không phải là người Pháp.  Họ muốn biết chúng tôi là ai, có tư tưởng như thế nào, liệu chúng tôi có những tư tưởng cộng sản chăng, có là những người nguy hiểm cho nền an ninh chăng.  Xem ra nếu biết khéo léo và khôn lanh một chút, mình có thể qua được cuộc thẩm vấn, và sẽ được hưởng những sự chấp thuận khác của chính quyền.

Đối với cha Giacomino đến từ một đất nước ở rất xa là nước Ba -Tây, sự việc không khó khăn gì; với cha Majcen thì có phức tạp một chút vì cha là người Nam Tư (thuộc chế độ cộng sản) và lại đến từ Trung Hoa Đỏ. Nhưng cha Majcen đã quen với những cuộc thẩm tra như thế rồi, nên biết cách làm tiêu tan đi những mối hoài nghi liên quan đến cá nhân ngài[50].

VIỆC CHÍNH THỨC BÀN GIAO

CÔ NHI VIỆN CHO CÁC SALÊDIÊNG

Đức Cha Kim (Seitz) muốn chính thức kết thúc công việc và việc điều hành Cô Nhi Viện của ngài qua việc bàn giao cho các người Salêdiêng, trước mặt giáo quyền và chính quyền dân sự và quân sự cao nhất. Đấy cũng là một cách Đức Cha Kim long trọng nói lên lời chia tay cảm kích đối với các cộng sự viên của ngài cũng như các học sinh của ngài, để cảm ơn tất cả mọi người và gửi gắm nồng nhiệt các người Salêdiêng còn chân ướt chân ráo cho quí vị, để quí vị giúp đỡ họ cách riêng về mặt tài chánh.

Các học sinh làm công tác dọn sạch các dong đường và các căn nhà nhỏ của chúng, treo lên tường mỗi căn nhà bức ảnh Đức Mẹ Phù Hộ, và Don Bosco cùng bức hình chụp của Đức Cha Kim (Seitz).

Vào sáu giờ sáng hôm ấy, sau khi làm phép nguyện đường kính thánh nữ  Tê-rê-sa, Đức Cha Kim (Seitz) dâng lễ đại triều. Ca đoàn là các chủng sinh Xuân Bích, dưới sự điều khiển của cha Gastin cũng thuộc Hội Xuân Bích. Đức Cha Khuê giảng, khuyên các học sinh ghi ơn Đức Cha Kim và đón nhận các cha Salêdiêng là những bề trên mới có nhiệm vụ tiếp nối công cuộc.

Sau đó cha giám đốc Giacominô Minh làm phép toàn bộ nhà cửa, có thầy tổng giám thị của các học sinh là thầy sáu Trần đi theo, cùng với vị đô đốc của tất cả các học sinh là Đức Cha Kim. Đấy chính là hành vi bề ngoài của việc tiếp quản quyền sở hữu.

Vào lúc 12 giờ trưa là bữa ăn giã từ Đức Cha Kim. Các khách mời là Cha Gastin, các thầy đại chủng sinh cùng số đông các nhân viên của Cô Nhi Viện, và toàn thể con số dân cư đông đảo của Thị Xã Trẻ Kitô Vương.

Vào khoảng 16 giờ, các nhân vật thuộc giáo quyền và chính quyền tới. Trong số những vị hiện diện, có Đức Cha Khuê, Giám Mục Hà Nội, vị đại diện của Đức Khâm sứ Dooley là cha dòng Chúa Cứu Thế  Marchi, vài vị Giám Mục, nhiều linh mục Việt và các linh mục Pháp thuộc Hội Thừa Sai Paris, các thầy đại chủng viện, và các nữ tu, cách riêng Các Nữ Tu Mến Thánh Giá.

Về phía chính quyền, có ông ủy viên cao cấp của nước Pháp là Ngài Merlo, ông đại diện cho đại tướng Limares là tướng Lamarque, các vị giám đốc sở Xã Hội, và đông đảo các ân nhân, bạn hữu và các các nhà báo Pháp, Việt của các tờ báo địa phương và ngoại quốc, ông Giai, Ủy viên Công đoàn của Hà Nội, và ông Phúc, Quận Trưởng quận Hoàn Long. Ở hàng giữa có Đức Cha Kim, vị sáng lập Cô Nhi Viện, và Đức Cha Khuê, giám mục Hà Nội. Cha Giacominô Minh và cha Majcen Quang cũng có chỗ an tọa khá nổi.

Người đến cuối cùng là một nhân vật quan trọng nhất, vị thủ hiến Bắc Kỳ, ngài Phan Văn Bình[51]. Được long trọng đón tiếp với tiếng nhạc ban kèn đồng, ông cắt băng cổng vào và chính thức tuyên bố bằng tiếng Pháp và tiếng Việt là Thị Xã các bạn trẻ nay đã mở.

Thế rồi tất cả các khách mời đi tham quan các căn nhà của các gia đình, rồi sau cùng họp mặt tại một xưởng thợ rộng hôm đó được biến thành hội trường nơi mà sau bài ca “Đây Thị Xã Ki-tô Vương”, Đức Cha Kim (Seitz) tuyên bố nhân danh ngài và nhân danh Đức Cha địa phận trao Viện Mồ côi cho các tu sĩ Salêdiêng. Rồi ngài trình bày lịch sử từ những thời ở Ba Vì cho tới thời điểm hiện tại.

  • Nhà cô nhi đầu tiên được đặt tại Ba Vì, cách Hà Nội 300km, sau đó bị hư hại do chiến tranh Pháp Việt.
  • Năm 1950 – 1952, Cô Nhi Viện được thiếp lạp tại Thái Hà Ấp, dưới cái tên Thị Xã Kitô Vương.

Sau đó ngài giới thiệu hai cha Salêdiêng, cha Giacomino Minh là giám đốc và cha Anrê Majcen là phó giám đốc, rồi cảm động nhắc nhở đến kỷ niệm về cha Dupont. Ngài cầu xin phép lành của Đức Mẹ Phù Hộ và của Don Bosco, rồi kết luận chúc cho Cô Nhi Viện một tương lai đầy hứa hẹn.

Sau đó cha Giacomino Minh tiếp lời, ca ngợi công cuộc vừa mới được ký thác cho ngài và vị sáng lập công cuộc đó là Đức Cha Kim (Seitz) luôn luôn ở trong trái tim tất cả các trẻ của Thị Xã Kitô Vương. Ngài hứa là các tu sĩ Salêdiêng sẽ không bao giờ bỏ rơi các trẻ em và sẽ mãi mãi làm việc cho các thanh thiếu niên nghèo khổ… Sau đó ngài chào đón, cảm ơn Chính Quyền Pháp – Việt và rất đông các vị ân nhân, và xin các vị tiếp tục giúp đỡ. Sau cùng với trái tim của Don Bosco, cha chào đón tất cả các học sinh thân yêu.

Với rượu xâm banh truyền thống được khui, với ban kèn trổi nhạc, nghi thức kết thúc. Rất nhiều hình chụp để ghi nhận cuộc lễ.

Trong những ngày kế tiếp cha Majcen tiếp đón một số các vị khách Quý, trong đó có hai Đức Cha Chi giám mục Bùi Chu và Đức Cha Từ, giám mục Phát Diệm. Hai Đức Cha tỏ lời hân hoan chúc mừng vì đây là lần đầu tiên có hai vị truyền giáo không phải là người Pháp đã đến làm việc tại Việt Nam. Hai Đức Cha là bạn thân thiết của Salêdiêng cho tới năm 1974. Ngay từ những năm 1937, Đức Cha Nguyễn Bá Tòng đã muốn có các Salêdiêng làm việc tại Việt Nam, nhưng với điều kiện là người Pháp. Giờ đây hai ngài long trong mời các Salêdiêng đến làm việc tại Bùi Chu và Phát Diệm. Các ngài đã chuẩn bị chỗ, nhưng việc không thành. Sau này còn có các Đức Cha khác đến thăm, như Đức Gia Trương Cao Đại và Đức Cha Đoàn là các vị giám mục của địa phận Hải Phòng, Đức Cha Mare vốn được biết tại Côn Minh, Đức Cha Piquet, thuộc Hội Thừa Sai. Vào thời đó sách nhỏ về Don Bosco cũng được phát hành.

Đức Cha Caretto từ Thái Lan cũng sang thăm. Ngài nhắn nhủ hai cha Salêdiêng đừng làm một cuộc cách mạng của những thay đổi đột ngột, mà hãy tiến bước từ từ, để cho sự chuyển biến thể hiện cách tuần tự. Khi đó thư hướng dẫn của cha Bellido từ Tôrinô cũng tới được. với lời chỉ dạy đừng vội vã, kẻo gặp thất bại nặng nề. Sau cùng là lời từ biệt Đức Cha Kim.

Sau bữa tiệc thân thiết vào ngày 30 tháng 10, Đức Cha Kim (Seitz) lên đường đi tới địa phận Kon Tum.

1952 – 1954[52]

Cha Majcen, NGƯỜI CẦM lái

Sau khi Đức Cha Kim (Seitz) đi Kon Tum và cha Giacomino Minh đi Ba Thá, nơi có một cha xứ Pháp tốt lành, để học tiếng Việt, cha Majcen phải đứng mũi chịu sào, điều hành Cô Nhi Viện, với sự hỗ trợ của cha Fougere Cao.

Ngày 4-11-1952, cha Cuchiara tuyên bố cha Mario Acquistapace là cha giám tỉnh mới của tỉnh dòng Trung Hoa, Đài Loan, Phi Luật Tân và Việt Nam. Ngày 8 – 11 – 1952, Đức Khâm sứ Dooley thông báo cho cha Majcen là thánh bộ truyền giáo đã đồng ý cho thiếp lập nhà Salêdiêng tại Hà Nội phục vụ các trẻ em mồ côi.

Trong những năm chót, Đức Cha Kim và cha Fougere Cao đã sắp xếp khá nhiều học sinh lớn vào các xí nghiệp để làm việc, nên cha Majcen có khả năng nhận một số đông các em cô nhi vào viện. Các em xin được nhận vào Cô Nhi Viện, trước tiên sẽ được thẩm tra bởi thầy Khắc, mà cái tên “Khắc” của thầy cũng cho thấy thầy là một người rất nghiêm khắc, và điều tra rất kỹ lưỡng. Sau đó đến phiên cha Majcen quyết định nhận và ghi danh các em này vào danh sách để đệ trình lên sở Xã Hội xin trợ cấp. Còn Cha Fauger thì cho những em này tắm rửa, rồi đem em đi bác sĩ khám bệnh, nếu cần, sau đó các em được xác định gia nhập vào gia đình nào. Luôn luôn khi được gia nhập vào một gia đình, các em được tất cả các anh em đón tiếp trong bầu khí hân hoan như một buổi lễ, như ý Đức Cha Kim muốn. Sau đó các em lên trình diện thầy hiệu trưởng Hồ để được nhận vào học tại trường, hay trình diện với cha Vacher để học nghề tại các xưởng. Luật định chính là phải cống hiến cho em bé bất hạnh này một gia đình, chứ không phải là thuần túy nhận em như một học trò mà thôi, mà phải là nhận em giống như một người cha tiếp nhận đứa con của mình và lo sao cho em có được mọi sự ở một mức độ gia đình vào bậc trung, kể cả nếu cần được ăn học lên cấp đại học. Khi các em đã là những cựu học sinh, thì các em trở về thăm Cô Nhi Viện như là thăm gia đình của các em trong vài ngày vào dịp hè, dịp tết. Không có cha mẹ, thì cha mẹ các em đây chính là cha Majcen, cha Giacominô, Đức Cha Kim.

 Sau đây là một số câu chuyện thương tâm hé lộ cho chúng ta thấy đôi chút về hoàn cảnh thời đó:

Một tên ăn cắp chuyên nghiệp 18 lần ở tù: Một hôm cha Faugère Cao mời tôi lên xe cam-nhông cùng với các trẻ của chúng tôi hằng ngày đi ra thành phố làm việc cho các trưởng ngành nghề khác nhau của thành phố. Tôi ngồi giữa các học trò và chợt thấy một em. Tôi hỏi: “Sao con lại ở đây?”. “thưa cha, cảnh sát đã mang con tới đây”. “Vậy con là một số những đứa trẻ…?”. “Không, thưa cha, cha phải biết con thuộc gia đình tử tế, con không biết ăn cắp. Nhưng con không còn cha mẹ, con phải đi xin của bố thí, nhưng chẳng ai cho con gì cả. Nên con phải ăn cắp tại chỗ bán hàng, và bởi vì con không biết ăn cắp, nên cảnh sát lập tức bắt con. Các bạn con đã ăn cắp nhiều lần hơn, nhưng chúng không phải ở từ nhiều như con”.

Thầy Khắc nói với tôi: “Cha ơi, cảnh sát gọi, cha cầm lấy điện thoại nghe đi!”: “Xin cha làm ơn nghe, cha có phải là người kế vị Đức Cha Kim không? Chúng con đang có ở đây 3 đứa trẻ đang ở tù đã ba ngày nay, những ngày qua, chúng đã ăn cắp, nhưng chúng con không thể phạt chúng, mà đang cố tìm cách giúp chúng, vì chúng vừa trốn thoát một vụ bỏ bom, nhưng chúng chẳng có lấy một chỗ để ngủ trong cảnh mùa mưa như thế này. Chúng ngủ trước cửa nhà người ta, và lấy đồ để ăn.” Tôi liền trả lời: “Vậy ông mang chúng tới đây ngay nhé!”. Quả thấy mấy em này đang khiếp hãi vì cảnh chết chóc, và lại đau ốm nữa, người nóng bừng vì sốt, và tôi lập tức gửi các em vào nhà thuốc.

Ông giám đốc sở xã hội gọi điện thoại: Con rất sung sướng được biết cha. Cha nhận cho con một em bé vào Viện Mồ Côi nhé. Cha của em chết trong chiến tranh, để lại một bà mẹ với các con nhỏ. Bà ta ốm đau mà chẳng kiếm được gì cả, thật vô cùng đáng thương. Đó là một gia đình tốt, đã mất đi cột trụ là người cha và tất cả mọi của cải, bởi hỏa hoạn của chiến tranh.” Ngay lập tức tôi tiếp nhận em Mác-cô và đứa em của nó nằm trong cái thúng[53], thì phải gửi gắm các Sơ. Thề rồi sau này tại Nam Việt Nam, em bé đó trở thành học sinh ngoan, được nhận vào nhà Tập, rồi trở thành một linh mục hết sức tốt lành, còn cô em của nó trở thành một Sơ Dòng Đức Mẹ Mông Triệu tu tại Luân Đôn[54].

Một sĩ quan Pháp chào tôi: “Bonjour Mon Père [Chào Cha Buổi Sáng tốt lành]”. Con mang đến cho cha một em bé rất dễ thương. Đêm hôm qua, các binh lính đã tấn công một căn nhà tại phía bên kia bờ sông Hồng, đối diện với Hà Nội, vì có Việt Minh hội họp tại đó. Những loạt đạn súng máy đã giết tất cả. Sáng nay con chỉ tìm được một em bé này còn sống sót ở đó thôi, con không biết nó tên là gì, cũng chẳng biết nó sinh khi nào. Em bé cứ khóc là khóc, nhưng tôi nhận thấy nó rất thông minh. Em bé này tôi đã đưa vào Nhà Vườn Trẻ, Sơ Lucia đã dạy giáo lý cho nó. Rồi nó đã được rửa tội, trở thành cậu bé giúp lễ… rồi trở thành người Salêdiêng… rồi học tại Ý, rồi trở thành cha giám đốc tại miền Nam Việt Nam… và bây giờ là Bề Trên Dòng Salêdiêng tại Việt Nam…[55]

Trong số các em được nhận vào, có em sức khỏe đã trở nên tệ đến mức các nữ tu chỉ kịp thời lo phần rỗi linh hồn, mở cửa thiên đàng cho chúng bằng bí tích rửa tội. Một số khác thuộc loại lừa đảo, giả vờ có thiện chí để được nhận vào. Khi đã được nhận vào rồi, chúng ăn sung mặc sướng cho khỏe, rồi cuốn trộm đồ đạc bao có thể mà trốn mất. Đại đa số các em cô nhi thuộc loại ngoan. Trong Cô Nhi Viện, chúng sống tốt lành để sau nhiều năm, chúng tìm được việc làm tốt đẹp. Cha Majcen và cha Foufere Cao có lần đi thăm một anh làm việc tại Hải Phòng. Đó là chuyến đi rất thích thú bằng xe hơi trên con đường xuyên qua cánh đồng yên tĩnh. Các ngài thấy cựu học sinh đó rất hài lòng. Chủ nhà cũng vui vẻ và thương như con ruột vậy. Anh có thể tiết kiệm ít tiền để về ăn Tết tại nhà. Đối với chúng, nhà có nghĩa là về Cô Nhi Viện của Đức Cha Kim xưa, và các cha Salêdiêng hiện nay được coi là bậc cha mẹ, để tỏ lòng tri ân.

Thăm cha Giacomino Minh, có bà Dubois (một phu nữ lai tây nghị lực mang nhiệm vụ lo lương thực cho Thị Xã và lo việc giặt giũ) tháp tùng, cha Majcen đi thăm cha Giacomino Minh. Đang khi lái xe, bà kể hết cuộc đời mình. Bà cưới một anh lính Lê Dương gốc Ý, bị anh ta bỏ. May mắn, bà được cha Dupont rước về để lo việc quản gia[56] cho các học sinh tại Cô Nhi Viện của ông René Robin. Bà đã phục vụ hết sức tốt đẹp cho cha Dupont, cho tới khi ngài chết tử đạo, và bà là người kể lại những giờ phút cuối cùng của người hội viên tử đạo của chúng ta tại Nam Định. Sau khi cha Dupont bị giết, Đức Cha Kim mời bà về Thị Xã, nơi mọi học sinh đều ngưỡng mộ một người phụ nữ biết lái xe, tiếp nhận biết bao nhiêu món quà về cho các trẻ em, đặc biệt trong những dịp lễ.

Xe ô-tô đi qua các đồn bốt Pháp, với binh lính mang đủ thứ khí giới tới tận raêng, và trong đêm tối sẵn saøng bắn khi có bất cứ một tiếng động ồn ào nào xung quanh. Chúng tôi đến Ba Thá, hai người được cha xứ và cha Giacomino Minh đón tiếp nồng hậu. Có nhiều cụ già chống gậy tới, kính cẩn bày chuối ra bàn và rót bia để mời hai người. Họ thưa: “Bẩm laïy cha, cha tên là gì?” Khi biết rằng hai cha chỉ có ít thời gian, họ đi báo cho những gia đình quanh đó làm cơm. Đó là một thói quen tốt của các giáo dân vì coi trọng trách cuûa gia đình là phải nuôi các vị thừa sai qua đường. Thế rồi, một bà bưng tới một chiếc mâm đồng sáng choang, đầy những của ăn. Bà khiêm tốn mời khách: “Chúng con chỉ có chút dưa muối để đãi khách”. Sau bữa trưa, cha Majcen và cha Giacomino Minh ra nhà thờ để giải tội cho nhau. Xong rồi, một người tới nói các cha phải sớm trở về Hà Nội ngay, để khỏi trễ, bởi vì ở đây vào lúc 3 hay 4 giờ sáng, thì chủ nhân là các ông Việt Minh. Vào những giờ đó, không có một bóng xe lớn nào, ngoại trừ những chiếc xe cam nhông do những con buôn Trung Hoa để dọc đường do đã hẹn trước với những người Việt Minh để họ đến lấy thuốc men, và những thứ cần thiết khác cho quân đội Việt Minh. Ai cũng đều biết như vậy, nhưng chẳng ai dám nói gì.

Lần đầu mừng lễ bổn mạng Anrê của cha Majcen tại Việt Nam

Cha Faugere Cao tốt lành muốn lễ bổn mạng của cha Majcen được cử hành cách xứng đáng và cũng được dùng để khai mạc tuần chín ngày kính Mẹ Vô Nhiễm mà các người Salêdiêng luôn cử hành long trọng với chầu Mình Thánh và baøi giảng ngắn.

Cha Majcen chủ sự thaùnh lễ và sau đó trước mặt nhà thờ, cha được đón tiếp trong tiếng vỗ tay của mọi người. Ban nhạc trổi vang và học sinh hát bài ca Thị Xã Các Bạn Trẻ. Thế rồi anh Thường, học sinh (vị bác sĩ tương lai), đọc một bài diễn văn lưu loát bằng tiếng Pháp, cha Majcen được mời đáp từ bằng tiếng Việt. Cha muốn khéo léo chối, viện cớ chưa nói được, nhưng các trẻ bắt đầu vỗ tay, thế là cha đành giải quyết bằng một cách độc đáo. Cha nói: Cám ơn các con, rồi chắp tay lại để nói rằng cha cám ơn các con đã cầu nguyện cho cha. Rồi cha nói Cám ơn, vừa nói vừa hướng về các em ca đoàn, để cảm ơn tiếng hát của các em; cha nói “Cám ơn” rồi hướng về ban kèn làm cử điệu của người thổi kèn, để cám ơn tiếng kèn đồng của họ. Với mỗi tiếng cám ơn, các trẻ em vỗ tay vang dội, và cha Fougere sau đó nói rằng cha chưa bao giờ được nghe một bài diễn văn đơn sơ đến thế mà rõ ràng đến thế! Ngày hôm đó tất cả mọi người đều được ăn tiệc thịt gà và bà Dubois  cung cấp cho mọi người kẹo sô- cô- la. Và hôm đó là một buổi khai mạc tuần chín ngày kính Mẹ vô nhiễm tuyệt vời[57].

Cha Mario Acquistapace Giám Tỉnh

Trung Hoa – Đài Loan – Philíppin – Việt Nam

Giám tỉnh đầu tiên của Việt Nam là cha Carlo Braga trong thời gian 1942 – 1945 vào lúc cha Dupont là giám đốc Viện Mồ Côi con lai. Người cha đầy năng động có trái tim rộng như cát ngoài bờ biển trong suốt những năm 1934 – 1945, đã gieo vãi sự thánh thiện đặc sủng của Don Bosco tại Việt Nam, và đặc sủng ấy nay vẫn còn tồn tại. Thế rồi kể từ ngày 3 tháng 10 năm 1952 cho đến tháng 12 năm ấy, cha Braga đã bắt đầu công  cuộc Don Bosco tại Hà Nội.

Vị giám tỉnh thứ hai là cha Mario Acquistapace, một con người của giấc mơ của Don Bosco về Bắc Kinh vào năm 1886 và đã trở thành hiện thực trong những năm 1947 – 1952 với việc mở nhà salêdiêng tại Bắc Kinh, để rồi Ngài mang nó đến Hà Nội vào ngày 13 thaùng 12 năm 1952. Ngài đã ảnh hưởng tới Việt Nam trước hết trong vai trò giám tỉnh trong những năm 1952 – 1958, và rồi trong vai trò tỉnh ủy cho tới năm 1974, và trong tư cách người tông đồ của Đức Maria Phù Hộ các giáo hữu, Ngài đã thiết lập nền tảng đặc sủng Maria cho các hội viên Salêdiêng Việt Nam. Maria, Mẹ mãi mãi là Mẹ và chúng con cầu nguyện cùng Mẹ của các Salêdiêng Việt Nam chúng con!

Vào ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm năm 1952, Cha Mario báo tin cho Đức Cha Khuê là Ngài sắp đến.  Ngài đã đến vào ngày 13 tháng 12 và được tiếp đón trọng thể. Sau đó ngài có những cuộc nói chuyện với Đức Cha Khuê, Đức Cha Kim (Seitz) đến từ Kon Tum để gặp Giám tỉnh, và với Bề trên Hội Thừa Sai Paris. Trong những cuộc nói chuyện này ngài khẳng định lại những gì đã quyết định trước đây về công việc điều hành Thị Xã Các Bạn Trẻ, tức là giờ đây cũng sẽ vẫn tiến hành như trước đây. Ngài cho rằng việc “Salêdiêng hóa” công cuộc là chuyện sẽ từ từ làm.

Những giấy phép cần thiết

Vì không phải là người Pháp, nên các Salêdiêng phải có phép đặc biệt của chính quyền để ở lại làm việc tại Việt Nam. Việc giáo quyền cho phép thì dễ dàng. Đức Cha Kim đã gợi ý với Đức Cha Khuê mời các tu sĩ Salêdiêng tới Hà Nội (12-7-1952) rồi sau đó Đức Cha Khuê đã cho phép mở tu xá ngày 12 tháng 10) và đã lập tức xin Tòa Thánh phê chuẩn theo Giáo luật, vào ngày 8 tháng 11 nhận được câu trả lời thuận. Ngày 18 tháng 12, ngài trao cho các Salêdiêng các hồ sơ về bất động sản. Sự quảng đại lớn lao ấy làm cho các thừa sai khó chịu vì các Salêdiêng không phải là những người Pháp. Thế nhưng Đức Cha Khuê và Đức Cha Kim trả lời: “Giờ đây họ phải lớn lên, còn chúng ta phải nhỏ lại!” Việc chấp thuận của chính quyền thì khó khăn hơn, và để đạt được điều đó, Đức Cha Kim đã muốn tổ chức long trọng việc bàn giao chính thức công cuộc cho các người Salêdiêng, và đã nói chuyện với tất cả, cả phía bên phải và phía bên trái, trong tất cả mọi dịp, để tạo điều kiện cho việc ban phép cần thiết này. Ngài đã nói cách đặc biệt với ngài thủ hiến Bình. Ông đã hứa nhiều lời hứa to lớn, nhưng chẳng đi đến đâu trên thực tế. May mắn thay, người kế vị ông ta là thủ hiến Nguyễn Hữu Trí, sau khi đã duyệt xét lại các thủ tục, ông xác tín vào tính hữu dụng của công cuộc và sự cần thiết là những tu sĩ Salêdiêng phải ở trong thế có thể tiếp tục điều hành. Thế rồi ông tới thăm viếng Thị Xã Các Bạn Trẻ và rất phấn khởi về nơi đó. Ông đã cho gọi cha Majcen đến, hỏi han về Tu  Hội  Salêdiêng, và nhất là về các quốc tịch của những thành viên của tu hội. Cha Majcen có thể dễ dàng diễn giải về tính chất quốc tế của Tu Hội, xác định rõ các người truyền giáo Salêdiêng khi đi đến một nơi nào, thì không những thiết lập các công cuộc, mà còn lập tức huấn luyện các Salêdiêng địa phương để tiếp nối chúng. Ngài cắt nghĩa chuyện này bằng ví dụ về Slo-vê-ni-a, Tổ Quốc của ngài, nơi Dòng Salêdiêng được các tu sĩ Salêdiêng Ý thiết lập, rồi được tiếp tục bởi các Salêdiêng Hung và Ba lan, và bây giờ gồm toàn các Salêdiêng Slo-vê-ni-a, dưới sự hướng dẫn của các bề trên Slo-vê-ni-a. Câu chuyện này làm cho ông thủ hiến rất hứng thú, vì ông ta có những tình cảm ái quốc nồng nàn, dù cho trong tư cách là một quan chức, ông lệ thuộc vào những người Pháp. Cho nên ông đã vượt qua biết bao nhiêu là những khó khăn, và rồi phép phê chuẩn công cuộc đã được ban hành ngày 19 tháng 12 năm 1952, một ngày đáng ghi nhớ[58]. Ông ca ngợi công trình của Đức Cha Kim, và chuùc mừng các salêdiêng và khích lệ các học sinh phải luôn cố gắng rèn luyện bản thân mình. Đây là một phép mà theo nguyên tắc những người ngoại quốc làm việc ở Việt Nam phải có sau một thời hạn 10 năm cư trú tại Việt Nam mới có thể xin được.

Thành quả này ghi dấu ấn cuối cùng những nỗ lực của Đức Cha Seitz, tức là việc chính phủ Pháp – Việt chấp thuận cho các Salêdiêng là một Pháp Nhân hoạt động phục vụ cho công ích với tất cả các quyền hạn làm việc và phát triển công cuộc Don Bosco[59]. Có lẽ cha Mario cũng như cha Giacomino cũng chưa nhận ra hết tầm quan trọng của một tài liệu vô cùng khó khăn mới có thể đạt được cho các người Salêdiêng không phải là người Pháp, hay các người salêdiêng thuần túy là người Việt này. Với quyền Pháp Nhân vì công ích này, chúng tôi đã có thể mở các cuộc sổ số, nhận những trợ cấp. Phép này có giá trị cho tới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Diệm sau này cũng đã phê chuẩn một tài liệu tương tự như thế dựa trên căn bản của tài liệu trước này. Và tôi phải nói sau này những nỗ lực của cha Ty cũng khiến chính quyền cộng sản cho phép người Salêdiêng làm việc tại Việt Nam. Việt Nam không giống như Trung quốc, vì chính quyền nói chung nhìn nhận Hội Thánh Công Giáo.

Tôi cam đoan là không chính xác

Để tiếp tục được nhận những tài trợ từ bộ xã hội, cần phải có các bản báo cáo hằng năm. Các báo cáo đã được đệ trình, nhưng bà Dubois chi tiêu một cách hoang phí và cha quản lý Vacher Vượng tốt lành thì lên sổ chi thu  tài chính này một cách dễ dãi. Ông giám đốc Sở Xã Hội khi đó đã hỏi cha Majcen xem “liệu cha có thể cam đoan những con số chi tiêu này là chính xác chăng?”. “Tôi cam đoan là không chính xác”, cha Majcen thẳng thắn trả lời, và cha cắt nghĩa cho ông ta là chỉ trong có ba tháng, cha đã không thể nắm bắt việc quản trị trong tay. Vị giám đốc Sở Xã Hội cười, và rồi ông trở thành người bạn của cha Majcen kể từ đó, cho mãi tới cuối năm 1974.

Bước tiến bộ thiêng liêng

Tất cả chúng tôi đều xác tín rằng công việc của chúng tôi luôn trong tình trạng khó khăn và chỉ biết trông cậy vào “Ơn Trợ lực của chúng tôi đến từ Đức Chúa” cũng như từ Mẹ maria Phù Hộ là Đấng làm mọi sự. Với một lòng nhiệt thành lớn lao, Cha Giacomino có mặt tại Thái Hà Ấp, đã đưa một chút kiểu mẫu lòng đạo đức Salêdiêng là tuần chín ngày kính Đức Mẹ Vô Nhiễm trong dịp chuẩn bị lễ Giáng Sinh, và việc lần hạt mân côi mỗi ngày, việc cử hành ngày 24 mỗi tháng kính Mẹ Phù Hộ và việc xưng tội thường xuyên hơn. Nhà trường cũng tìm hết mọi cơ hội để tăng việc tham dự thánh lễ, trước là lễ Chúa nhật, sau đến lễ hằng ngày. Việc đổi mới này không làm hài lòng hết mọi người, và vài linh mục cho là quá đáng; họ không chống lại các việc đạo đức, mà chỉ sợ đưa vào đây một hệ thống đạo đức kiểu trường học. Tuy nhiên việc đổi mới này đã giúp cho lễ Sinh Nhật được cử hành sốt sáng hơn, và bài hát Te Deum được tất cả mọi người hát với nhiệt huyết phấn chấn vào cuối năm. Trong khi tạ ơn Thiên Chúa, các Salêdiêng hứa sẽ luôn tiếp tục tiến lên phía trước với tinh thần của Don Bosco.

Cha Giacomino Minh ở Bùi Chu

Cha Giacomino Minh đã khởi sự học tiếng Việt ở Ba Thá. Vào dịp tết (tháng 2 – 1953), được phép Đức Cha Hà Nội, ngài nhận lời mời của Đức Cha Chi, vào Bùi Chu để tiếp tục việc học tiếng Việt. Bùi Chu là một địa phận quan trọng với nhiều Ki-tô hữu sốt sáng, một ngôi nhà thờ chính tòa đẹp đẽ, và một chủng viện đông con số chủng sinh. Mục đích của Đức Cha Chi trong việc mời cha Giacomino tới Bùi Chu là để cho ngài có ý muốn lập một công cuộc Salêdiêng tại đó. Đây có thể là một chuyện tốt đẹp, nhưng việc thiếu ổn định chính trị đã ngăn trở việc suy nghĩ triển khai ý tưởng này.

Giám đốc “Tuổi thiếu nhi thánh thiện”[60] thăm cha Majcen

Đức Cha Seitz đã giới thiệu ông Tổng Giám đốc của tổ chức “Tuổi Thieáu Nhi Thánh Thiện” có trụ sở tại Paris (nay tại Rôma) tới thăm cô nhi viện. Đức Cha Seitz đã viết đơn xin viện trợ từ tổ chức này trước đó, với một bản phúc trình tình hình tài chánh hằng năm, và những nhu cầu của Cô Nhi Viện, đồng thời đã trình bày là các người salêdiêng sẽ đến đảm nhận cô Nhi Viện. Vị giám đốc đã hứa tài trợ vì ông biết rõ các công việc của các người salêdiêng Don Bosco. Cách riêng ông chú tâm tới các trẻ tại nhà Vườn Trẻ, và các trẻ mồ côi nhỏ bé của chiến tranh, là phần đa trong số các em ở Thị Xã Trẻ này. Tôi đã nhận hằng năm sự trợ cấp của tổ chức này cho các trẻ mồ côi cho tới năm 1974.

Một biện pháp can thiệp khiến cần đến những biện pháp khác

 Đức Cha Seitz đã muốn tạo nên một gia đình gồm trẻ lớn cùng các trẻ nhỏ sống cùng nhau. Đó là một ý tưởng đẹp trong lối trình bày, nhưng tôi đã nhận định đây không giống như một gia đình tự nhiên với cha và mẹ, mà là một gia đình ô tạp gồm 30 em cả lớn lẫn nhỏ trong một nhà ngủ có cả những em đã từng là naïn nhân của sự xấu và đã bò lạm dụng một cách xấu xa các em nhỏ không chỉ qua việc bắt các em này phục vụ các anh lớn việc này việc kia, mà còn biến cả các em nhỏ thành các nạn nhân của nạn vô luân lý giữa những em lớn và những em nhỏ. Khi khám phá ra một trường hợp trái luân lý xảy ra, cha Majcen muốn cha Fougere và thầy tổng hộ trực Trần phải điều tra, nhờ đó mà khám phá ra người mắc lỗi: đứa trẻ đó lập tức bị cho về. Sự việc này khích lệ cha Majcen tìm ra những cách sắp đặt khác, để rồi sau khi bàn bạc với cha Giám tỉnh, ngài đã có thể sớm áp dụng.

Chuyến thăm thành phố Sơn Tây

Ba Vì là một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương SơnKỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km.

Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Ngoài Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi cao là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi, Ngọc Hoa (đặt theo tên của công chúa con vua Hùng thứ XVIII được gả cho Sơn Tinh), và núi Vua. Núi Vua cao nhất, tới 1296m.

Ở chân núi phía Tây của dãy Ba Vì có dòng sông Đà, phía Đông có hồ nhân tạo Suối Hai dài 7km, rộng 4km với 14 đảo lớn nhỏ thực chất là những ngọn đồi nhô lên mặt nước.

Cảnh non – nước Ba Vì

Đã từ lâu cha Majcen để ý tới huy hiệu trên áo các em có hàng chữ:  Thị Xã Kitô Vương 1943 – 1953, với hình núi ba ngọn (Ba Vì), với một ngôi sao ở trên đỉnh biểu tượng của Đức Mẹ – Núi Ba Vì.

Trong khi chiếc xe Zíp của cha Faugère đi , thì dần dần  hiện ra cánh đồng bằng đẹp với những ngôi làng nhỏ, những cánh vườn chuối, dừa, thấp thoáng bóng nhà bằng rạ của dân chúng. Xe chúng tôi ngừng lại trước thành phố Sơn Tây, được vua Minh Mạng, người đã giết biết bao nhiêu vị tử đạo lập ra. Trên một tấm bảng ghi danh, tôi đã đọc biết bao tên của những người hiến dâng mình vì Đức Tin, Với lòng sùng kính, tôi theo cha Faugère tới một đồng cỏ gần đó, nơi đã đổ máu các tử đạo Việt Nam. Tôi chỉ biết quì gối xuống, xin Chúa ban sức mạnh và niềm tin. Chúng tôi nhìn lên núi, nơi đóng quân của Việt Minh khi ấy, để mường tượng ra nơi xưa kia là cái nôi của công cuộc Salêdiêng Việt Nam: Cha Faugère tiếp tục diễn giải rằng tại đây có nhà thờ, các nhà ngủ, các biệt thự nhỏ, tất cả đều được các treû và Đức Cha Seitz xây dựng, và đã bị bom của người Pháp phá hủy. Đức Cha Seitz đã nhắc lại nhiều lần là chúng ta sẽ nhận được tiền bồi thường là một triệu đồng (số tiền rất lớn) đền bù cho những thieät hại mà chiến tranh gây nên này. Khi đi dọc theo khu đất, tôi nhìn thấy một nơi gọi là Thanh, là nơi người Nhật đã đặt căn cứ không quân, để từ đấy cho máy bay cất cánh đi dội  bom Côn Minh. Tại đây có những nhà chứa lớn, với mái bê- tông daøy một mét để chứa an toàn các máy bay. Xa hơn đó một chút, ngài thấy những đống đổ nát của một làng hoàn toàn bị bom san bình địa, nhưng vẫn đứng sừng sững một mình giữa đống hoang tàn nhà thờ xứ Sơn Tây, cao ngất ngưởng như một nhà thờ chính tòa! Gần đó là một giáo xứ có cha xứ là người Pháp, rất được người Việt yêu thương, vì ngài đem thuốc men đến cho những người đau yếu. Đức Ái của Chúa Kitô không phân bieät phe này phe nọ, mà chỉ để ý đến các chi thể của Chúa Giêsu trong cảnh thiếu thốn. Từ nơi đây, trong cảnh đổ nát của chiến tranh, Cô Nhi Viện Thị Xã Kitô Vương cũng đã tập họp được những con em nạn nhân của các trận chiến tranh tàn phá, trong số đó có thầy sư huynh Thọ, xưa là một cậu bé bỏ rơi nơi đây, vì cha mẹ cậu đã chết, để cùng mấy đứa em lang thang đánh giày kiếm ăn trên hè phố Hà Nội.

 Những đứa trẻ khốn khổ, mặt mũi, cô thể chỉ còn là bộ xương

Có những khi những em có vẻ tốt lành đến xin cứu giúp tại Thị Xã Kitô Vương, nơi các salêdiêng và các cha Hội Thừa sai ở Hà Nội. Cũng hiểu được là có những em một khi khỏe mạnh, được mặc quần áo hẳn noi, thì lại trốn khỏi đó để trở về với đời sống cũ là ăn cắp, hay theo cách mạng, nhưng quả thật tâm hồn các em cũng đã được xức lên dầu thơm của lòng tốt của Chúa Kitô… Nói thế là cha Majcen lại nghĩ đến câu chuyện Don Bosco với những trẻ ăn cắp.

Có một lần xuất hiện một ông thaåm phán nhà binh để hỏi ý kiến về một vấn nạn lương tâm do sự áp đặt của giới quân sự

Thưa cha, mấy ngày vừa qua, con có hỏi một bé gái:

  • Em có thấy một người nào đó tới thăm má em không?
  • Thưa có, đó là một người…

Sau đó em bé miêu tả cho ông ta rõ ràng từng chi tiết về tóc, nước da, lối ăn vận quần áo. Đứng là trẻ con có quan mắt quan sát rất tốt, chỉ có kém về lý luận thôi. Ông thẩm phán đã ra lệnh cho cảnh sát lùng bắt, và chẳng bao lâu tìm ra được tên sát nhân đã giết một phụ nữ, chặt nạn nhân ra từng miếng, đóng lại trong thùng kín, và được tìm thấy thùng với xác người chết ở dưới đáy lòng sông, gần đấy. Và ông ta nói tiếp:

  • Cha thấy đấy, con đã tra xét kỹ trường hợp này, vụ giết người là rất rõ, nó đã được chứng minh hẳn hoi, và luật pháp đã có những khoản hình sự rồi. Nhưng một bàn tay mờ ám đã cấm con tiết lộ vụ việc này và tiến hành vụ xử án, vì có những nhân vaät thuộc cấp cao hơn đã dính đến vụ việc này…Nếu con nói ra, thì chính mạng con sẽ lâm nguy, và cả nghề nghiệp của con nữa…Con biết con sẽ không thể được thăng cấp, nhưng con không muốn làm bẩn lương tâm công giáo của con…

Quả thật, chiến tranh không những giết hại những mạng sống, mà cả các lương tâm của những con người tốt…Cám ơn Chúa, đây là một trong những trường hợp hiếm hoi của một người thà khoâng để mất lương tâm mình, thế nhưng còn những trường hợp bi đát khác khi người ta phải chịu nhường bước cho sự dữ và gợi đến cơn giận và hình phạt của Thiên Chúa.

Lễ thánh Phanxicô Salê và lễ Don Bosco

Vào dịp lễ thánh Gioan Bosco, Đức Cha Khuê tới cử hành lễ đại triều. Các học sinh dọn dẹp sạch sẽ mọi nơi, trang hoàng nhà cửa với cờ quạt. Chúng được khích lệ thanh tẩy sạch sẽ tâm hồn bằng cách xưng tội. Vào dịp lễ trọng, mỗi em học sinh được một bộ quần áo mới, một đôi giầy và một cái mũ.

Trong dịp nghỉ tết, các học sinh không tới lớp. Chúng vui chơi bằng cách đi câu cá và bắt lươn hoặc ba ba để cải thiện bữa cơm của chúng. Vì chính quyền Pháp-Việt và quân cách mạng đã tuyên bố một cuộc ngưng chiến, nên những ngày ấy an ổn, không có tiếng súng đạn bắn gần xa, và không có tiếng động cơ máy bay nổ ồn ào suốt ngày đêm đến từ khu phi trường quân sự gần đó. Vào những ngày tết, cha quản lý Vacher Vượng thu được một số tiền từ những thành quả của các xưởng cơ khí và mộc, cha Majcen và cha Fougère nhận được tiền từ Chính quyền và các ân nhân mà các ngài đã đến chúc tuổi. Bà Dubois đi chiếc xe cam nhông đến các trại lính để xin, mang về tất cả những gì có thể mang, bất kể ăn được hay không ăn được. Tất cả những cái đó khiến đám trẻ rất vui vẻ.

Đức Cha Seitz cũng dặn cha Majcen vào dịp lễ Noel và lễ Tết cho các em một món quà bằng tieàn mặt, để các em khỏi phải ăn cắp, vì vào các dịp này các em thật sự cảm thấy nhu cầu cần có chút tiền. Thế là cha Giacomino có dịp đi lại giữa các học sinh để phân phối túi lì xì. Cha Giacomino lúc ấy đã có thể thử nói vài câu tiếng Việt mà ngài đã học được ở Ba Thá. Chúng tôi cần đến cả một núi tiền trong những dịp như thế này, bởi vì chúng tôi có cả các học sinh hiện thời cũng như các anh cựu học sinh trở về thăm mái nhà Cô Nhi Viện thân thương. Cha Giám Linh Phan khi ấy còn cho in tập báo Trúc Lâm, một tờ báo mà tất cả các em đều say mê đọc, vì có các bài viết của các anh cựu học sinh và các tin tức về Cô Nhi Viện.

Hội chợ từ thiện

Trong dịp chúc tết Thủ Hiến, cha Majcen và cha Fougere Cao đã cho ông biết nhu cầu Cô Nhi Viện. Ông thủ hiến tốt lành khi đó nghĩ cách tạo điều kiện mở hội chợ từ thiện để giúp đỡ. Cách xa Thị Xã, trước của chùa lớn, có khoảng đất trống, gọi là gò Đống đa lịch sử, người ta dựng lên những gian hàng. Mọi người đều vui chơi. Nhân dịp này, các em cũng  möøng lễ hai Bà Tröng, những người đã tuẫn tiết vì sự nghiệp độc lập của quốc gia vào thời gian của Chúa Giêsu tại thế. Ông Thủ Hiến còn cho mượn cả những người lính Lê – Dương mặc áo đỏ, diễn những chú voi và những chú ngöïa qua lại, và các trẻ em sung sướng leo lên voi, ngựa, thiết laäp nhiều trò chơi đủ loại. Các em lớn còn đi bán những vé số dưới sự kiểm soát của bà Dubois. Nhưng sau cùng, thành quả kinh tế hầu như không có. Công việc tổ chức chúng ta không nắm. Vả lại chẳng có trật tự nào, cho nên dùng tiền phí phạm. Đối với cha Majcen và các người Salêdiếng rất trọng sự chính xác và kỷ luật, đó là bài học cho tương lai.

Đi nghỉ mát với Đức Giám Mục

Đức Cha Khuê, vị hồng y tương lai, muốn biết rõ hơn về cha Majcen và các Salêdiêng liên quan tới giới trẻ Việt Nam và những vấn đề giới trẻ, cách riêng tại miền Bắc Việt Nam, nên đã mời ngài đi vịnh Hạ Long để cùng nhau nghỉ mát. Các ngài đi tới đó bằng xe hơi tới Hải Phòng, rồi đi thuyền nhỏ  tới vịnh Hạ Long, với haøng ngàn đảo, hệ sinh thái cây cỏ, súc vaät đặc biệt, xứng đáng là một kỳ quan của thế giới. Giữa trưa chúng tôi tới cảng Cẩm Phả và đi qua mỏ than lộ thiên Cẩm Phả với than đá lộ thiên thuộc loại nhất thế giới. Một bà cung cấp cho chúng tôi một khu phòng đẹp để nghỉ ngơi, tắm biển và đi dạo bờ biển. Thế là sau khi tắm xong, hai vị tản bộ và trò chuyện với nhau. Đức Cha đề nghị với cha Majcen tiếp nhận nhà in Công giáo. Cha Majcen hứa sẽ trình lên cha Giám tỉnh, đồng thời cũng bày tỏ nỗi khó khăn vì thiếu nhân sự. Đức Cha cũng muốn có các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ để trao phó cho các chị Nhà Sách Công Giáo và trao cho họ công tác giáo dục các thanh thiếu nữ mồ côi và nghèo khổ. Cha Majcen nhận viết cho Bề trên Tỉnh của FMA tại Hong Kong, người mà ngài quen biết. Đây là lần đầu tiên chúng ta xin các sơ salêdiêng tới Việt Nam với lý do tại đây có nhiều ơn gọi tu sĩ. Nhưng sau đó bà bề trên đã trả lời là chưa thể nhận lời mời gọi, vì bà không thể gửi các sơ đến một chỗ chiến tranh đang độ cuồng nhiệt nhất. Mãi tới năm 1961, các nữ tu mới đến làm việc ở Việt Nam. Qua vụ nghỉ mát với Đức Giám Mục, cha Majcen luôn nhớ đến sự khiêm cung và đơn sơ của cuộc sống thánh thiện  của ngài. Sau này cha Majcen có viết thư chúc mừng Đức Giám mục được nâng lên hàng Hồng y của Giáo Hội Công giáo, Ngài đã trả lời cho cha, gợi nhớ lại những ngày cùng làm việc với nhau, với tình bạn và lòng tin tưởng nơi nhau.

Cha sẽ không bao giờ quên con, bé Giuse yêu quí của cha

Cha Majcen kể: Tôi đi thăm một em bé tốt lành tại nhà thương. Tôi nhớ là đã nói chuyện hồi lâu với em trong phòng chăm sóc các em bệnh, dưới sự chăm nom của cha Faugère tốt lành, tại nhà của chúng tôi. Em này thaät tốt lành, đạo đức, đã mất cả cha mẹ trong một trận chiến ác liệt, với sức khỏe bi đát vì phải sống côi cút một thời gian dài, lại chẳng có gì để ăn uống, cũng chẳng có thuốc men. Trước khi em đi nhà thương, tôi cho em ít tiền để mua những gì cần thiết. Lần này em muốn chào biệt tôi, cám ơn tôi vì mọi sự. Em nói với tôi: “Con đã xưng tội rồi. Con xin cha làm ơn cử hành thánh lễ cho con sau khi con chết”. Rồi em đưa tay vào trong áo sơ mi, tìm ra được một giấy tờ gì đó, đưa cho tôi và nói: “Đây là tieàn cha đã cho con để mừng lễ cho con, cha cầm lấy đi và dâng lễ cho con nhé… “, rồi em xin tôi ban cho em phép lành Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu và dặn tôi nhớ cầu nguyện cho em. Hai cha con chúng tôi đã khóc. Tôi nói: “Cha sẽ không bao giờ quên con.” Rồi một sáng kia, Mẹ bề trên các sơ nhà thương điện thoại cho tôi là em bé Giuse tốt lành đã về cùng Cha trên trời và tôi đã làm lễ cho em… Tôi chẳng thể với trái tim một người cha quên được đứa con nhỏ của mình bao giờ, và tôi chắc chắn rằng mình cầu nguyện cho em chính là cầu nguyện cho các ơn kêu gọi, vì chính em cũng đã muốn trở thành người tu sĩ salêdiêng.

Chúng tôi lo chuẩn bị nơi chôn táng cho em, và không chỉ đặt trên mồ em một tấm bia, mà nhất là tìm ra những chỗ khang trang cho các trẻ em chết vì bệnh tật, vì chiến tranh, với con số không nhỏ ở ngoài Bắc Việt Nam. Đấy cũng là dịp để chúng toâi lần chuỗi kinh mân côi mỗi ngày,và thực hiện việc dọn mình chết lành như Don Bosco đã dạy, kết hợp với việc xét mình, xưng tội với cha giám linh Phan, rồi đọc kinh dọn mình chết lành chung cùng nhau trong nhà, với quyết tâm sửa đổi lỗi lầm. Đấy quả là chìa khóa cho hạnh kiểm luân lý như Don Bosco đã dạy.

THÁNG BA NĂM 1953 TẠI HÀ NỘI

Tại Cô Nhi viện, tôi làm việc một mình với cha Faugère. Cha Mariô cũng đến thăm. Ngài đang lo tìm các nhân viên Salêdiêng đến để tổ chức lục cá nguyệt mới theo đường hướng salêdiêng.

Đức Cha Seitz cũng đến thăm nhân dịp ngài về tham khảo với Đức Khâm Sứ, và đem tới những trợ giúp khác nhau. Nhưng tình hình ngày càng khó khăn, mặc dù vậy, các anh em salêdiêng vẫn lạc quan.

Sự trợ giúp thiêng liêng của các cha Dòng Chúa  Cứu Thế

Các cha dòng Chúa Cứu thế người Canađa cũng như cách riêng người Việt là một lực lượng thiêng liêng chính yếu ở miền Bắc Việt nam. Chính Don Bosco đã từng đón nhận từ nơi Đấng Sáng Lập của họ là thánh Anphônsô, nhà luân lý ôn hòa,  những đường hướng thiêng liêng cùng lòng sùng kính bình dân. Nhân dịp Đức Cha Seitz tới viếng thăm, các cha Dòng Chúa Cứu thế đã mời ngài, tôi, cha Faugère và cha Giám Linh Phan  tới dùng cơm tại cộng đoàn Chúa Cứu Thế đông đảo này. Đức Cha Seitz đã cám ơn các ngài về sự trợ giúp to lớn cho các học sinh cô nhi viện, còn tôi thì xin họ giảng tuần tĩnh tâm Mùa chay cho các học sinh, để canh tân lại đời sống thiêng liêng, vì chính các trẻ em của chúng tôi cũng khát khao  một sự thay đổi đời sống dưới sự hướng dẫn của các cha Chúa Cứu Thế. Sau bữa tiệc, với ly rượu Xăm-pa (champagne), mắt Đức Cha Seitz chăm chăm nhìn vào tôi, môi vẫn phì phà tẩu thuốc lá chí thân của ngài, giọng thân mật nói: “Này cha Majcen, các anh em Salêdiêng của cha với Đức Mẹ Phù Hộ đã thua cuộc chiến để dành địa vị thiêng liêng thứ nhất mất rồi,  vì trong mỗi mái nhà và trong các nhà thờ khắp nơi dân chúng đều hết sức sùng kính Đức mẹ hằng Cứu giúp”. Thế là mọi người đều nhìn vào cha Majcen, như thể muốn nghe câu trả lời của tôi bằng tiêng Pháp pha tiếng Nam Tư… Tôi rất bình tĩnh trả lời là chúng con không thua cuộc chiến đấu cho Mẹ Phù hộ đâu, vì mẹ Phụ Hộ cũng là Mẹ của Hội Thánh và của các Giáo hữu là tất cả chúng ta, và còn là nơi ẩn náu của các kẻ có tội… tôi cũng chẳng biết là mình đang kể ra các tước hiệu nào của Mẹ trong kinh cầu Đức Bà nữa, và Mẹ cũng là Mẹ Hằng Cứu giúp của các cha Dòng Chúa Cứu Thế nữa…

Và một tuần tĩnh tâm để canh tân thiêng liêng cho các học sinh của chúng ta

Các bề trên đã quyết định mời các cha chuyên viên thiêng liêng thuộc dòng Chúa Cứu Thế đến giúp cho đám trẻ đặc bieät của mình, nhưng ước ao để các em tự mình đảm nhận lấy sáng kiến trong việc này. Điều quan trọng nhất là chuẩn bị cho các em xưng tội tốt đẹp, với các quyết định hoán cải cuộc sống kiếp lang thang của các em. Tôi chẳng làm được gì mấy, vì không biết ngôn ngữ, nhưng cha Phan thì giải tội và khuyên răn các em, cùng với các cha Việt nam khác vốn biết rất rõ các tâm hồn Việt Nam. Dịp này cũng là một trường học cho bản thân tôi, để tới thời gian chín mùi, Chúa Kitô và Don Bosco được khắc ghi vào tâm khảm của các công dân của tổ quốc Việt Nam.

Tuần phòng thành công đến nỗi khi kết thúc, một cha giaûi tội đã đưa tới cha giám đốc một rương đồ cắp trộm đã trả lại khi xưng tội  nhưng ngài phải giữ kín tên của những người đưa, như là bí mật cha giải tội phải giữ. Có nhiều thứ đồ, kể cả những đồ thánh thiêng, thậm chí có cả hài cốt các vị tử đạo, tổ tiên của họ.

Sau này cha Mario Acquistapace hay biết về chuyện này, đã gom lại các xương các thánh tử đạo Việt Nam này để tạo nên các di tích hài cốt nhỏ của các tử đạo Việt Nam. Chính nhờ công lao của cha Mariô, mà lòng sùng kính các Tử Đạo Việt nam được ghi sâu nơi các học sinh salêdiêng. Chúng ta cũng biết là tại Macao, hiện[61] còn đang chứa rất nhiều hài cốt các Vị Tử Đạo Việt Nam.

Đi thăm nhà thờ Đức Mẹ Nữ Vương các Töû đạo Việt Nam

Cha Faugère lấy xe chở tôi đi thăm nhà thờ thánh Venard tại thành phố Hà Nội, nhằm vào chính ngày lễ  kính Ngài ngay dịp mùa chay (hiện nay lễ của thánh nhân nhằm ngày 2 tháng 2), và chỉ cho tôi  thấy chiếc cũi  nơi cha thánh Têôphan Venard bị nhốt trong đó trong khi chờ đợi lệnh xử trảm từ triều đình Huế. Vị thánh đã bị chém đầu tại đây, rồi đầu ngài được ném xuống sông, nhưng dầu ngài sáng lóe lên vào ban sáng, và được một người tín hữu lén lấy lên để rồi được đem về Paris. Chính Thánh Têrêsa hài đồng Giêsu xác nhận rằng thánh Venard là vị thánh chị yêu quí nhất, và đã khiến chị thöïc hiện một cuộc tử đạo không đổ máu cho các linh hồn. Đức thánh Cha Gioan – Phaolô II đã nhắc lại nền linh đạo này khi phong thánh cho Đức Cha Versiglia. Thánh nữ Têrêsa vào Nhà tập năm 1888!

Hai cái đến rất thú vị

Chính trong những ngày đó sắc lệnh thiết lập nhà Hà Nội theo giáo luật, được cho phép bởi thánh bộ các dòng tu, và được Đức hồng Y thánh Bộ Truyền Giáo ký phê chuẩn, do chính Cha Bề Trên Cả Ziggiotti ký ngày 14 tháng 3, 1953, đã được gửi đến Cô Nhi Viện. Cũng đồng thời vào ngày 20 tháng 3, 1953, bất ngờ một vị Salêdiêng Hòa lan, cha Bohnen Bản đến. Ngài nói sõi tiếng Pháp, tiếng Anh , và các thứ tiếng khác, và vừa bắt đầu học cả tiếng Việt. Ngài là một vị giám học tuyệt vời, được mọi người Quý trọng. Theo tục lệ, một bữa tiệc được tổ chức với các học sinh và các nhân viên của Cô Nhi Viện, để giới thiệu ngài và cho ngài thấy toàn thể những gì cần phải làm cho các học trò  nạn nhaân của chiến tranh.

Những diễn biến khác

Thị Xã Trẻ Chúa kitô Vua nằm gần sân bay quân sự Pháp. Những chiếc máy bay mang đầy ắp bom bay sát mái nhà của các trẻ em cô nhi của  chúng ta. Rồi khi trở lại, chúng xà xuống caùnh đồng lúa trước khi ñaùp xuống sân bay. Vào những dịp bỏ bom vào ban đêm, mọi người hầu như thình lình bị đánh thức bôûi những chiếc máy bay này. Tôi cảm thấy căng thaúng thần kinh, chẳng tài nào ngủ được.

Tôi còn xem xét các phòng ngủ cho các anh em salêdiêng. Còn về phòng bệnh nhân nôi chăm sóc cho các em ốm đau, thì có một em lớn được học hỏi để có thể làm y tá giúp các trẻ ốm đau, và sau khi đã hỏi ý kiến cha Faugère, thì phát thuốc cho mỗi em. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì xin bác sĩ của Cô Nhi Viện tới khám bệnh, và quyết định xem phải chăm sóc cho những em đó làm sao, hoặc gửi các em đến nhà thương. Bình quân Cô Nhi Viện có khoảng chöøng 20 em ốm ñau mỗi ngày. Trong tư cách phó giám đốc cô nhi viện, tôi cũng phải điều chỉnh giữa những em bệnh hoài mà không khỏi cũng như nhöõng em chỉ ốm nhẹ, lo sao cho các em có chút việc gì để làm, để tránh tình trạng các em ở không, chuyện vãn vô tích sự.

Đàng khác, hợp đồng giữa cha Kim và dòng Mến Thánh Giá về việc coi Vườn Trẻ đã hết. Nhờ cha Fougere Cao, cha Majcen có thể nói chuyện với mẹ bề trên để tái hợp đồng trở lại, vì lý do các cha Salêdiêng không chuyên môn trong việc chăm sóc các trẻ nhỏ, và cũng chẳng có những ai khác để phụ giúp lo việc này. Các nữ tu đã đã tích cực đáp ứng. Các sơ lo rửa tội cho một số em, rồi chuẩn bị cho các em đã lớn đón nhận các bí tích. Sau này, khi vào Nam, các em nhỏ được trao phó cho các nữ tu dòng Phaolô ở Sài-Gòn chăm sóc. Có những em sau đó lại trở lại nhà Salêdiêng, để trở thành các chú đệ tử.

Tuần Thánh

Tuần Thánh đối với giáo dân Việt Nam luôn được quí trọng nhờ có những nghi thức “ngắm đứng” rất cảm động do những cha truyền giáo tiên khởi Tây Ban Nha du nhập. Nhờ tuần phòng, các học sinh của chúng ta thêm sốt sáng cử hành Tuần Thánh. Thầy giảng già Thống hằng ngày ngắm sự thương khó Chúa Giê-su khiến cho người nghe cảm động. Nước nào mình tới, thì mình sống phong tục nước  ấy…Những nẻo đường của Chúa thật muôn vẻ, thích ứng với tính tình của người Việt Nam. Chắc hẳn một bài ngắm đứng như vậy có tác động với tâm hồn Việt nam nhiều gấp bội các bài giảng. Tôi phải thú nhận rằng lễ Phục Sinh của Chúa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp chính là một thời điểm tôn giáo hết sức quan trọng.

THÁNG TƯ 1953: SAU LỄ PHỤC SINH

Cuộc chiến tranh du kích của Cụ Hồ Chí Minh được tổ chức từ rừng núi phía bắc gần Trung Hoa của Chủ Tịch Mao

Trong nhöõng khu rừng núi này, có ít đường xá, và có các bộ tộc địa phương sinh sống. Trong số đó có các bộ tộc Mèo, Thái đen, Thái Trắng, Tày Thánh (Mãnh Thanh), Sre, Khô, Banar, với Già Làng, và họ sống cách cá biệt. Họ sống trong các hàng rào tre để đề phòng hổ, voi, rắn, và vào ban đêm, họ đốt lửa sưởi. Đa số họ ủng hộ quân Pháp, số khác sống độc lập. Quân đội Việt Minh thâm nhập  nhiều lần vào vùng dân cư của họ, chiếm đóng chỗ của họ hay trú ẩn trong các hang tự nhiên của đồi núi, để dấu các kho vũ khí, các nhà thương, các nơi đồn trú, nghỉ ngơi của quân đội họ. Từ đó phát xuất các cuộc tấn công dưới quyền chỉ huy tối cao của Hồ Chủ Tịch và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhờ cây thuốc phiện cấy trên các vùng đồi núi đó mà bán được lượng thuốc phiện với giá mắc để mua vũ khí, đạn dược từ tay của người Pháp. Những bộ tộc địa phương, và một phần dân tộc Thái, cách riêng là các người Thái đen phải trốn về Hà Nội cùng với số đông vợ con của họ, và một hàng bất tận những đứa trẻ nhỏ đi theo họ. Do đó mà Cô Nhi Viện của chúng ta cũng gặp gỡ những người lân cận mới. Các phụ nữ Thái này aên mặt rất khang trang và nết na. Thủ lãnh của bộ tộc người Thái đen này nói tiếng Pháp rất sõi. Người Thái chia ra thành Thái Đỏ, Thái Trắng, và Thái Đen dựa trên mầu áo phụ nữ của họ. Chắc chắn dòng tộc Thái này giống như những người Thái tại nước Thái Lan. Do hậu quả của cuộc trốn lánh này, vị thủ hiến gọi cha Majcen lên và cho biết vì số dân chạy loạn về thành phố nên ông buộc phải giảm sự trợ cấp mà ông đã ban cho ngài, nhưng ông sẽ tìm những cách khác để giúp đỡ ngài. 

Những bước thăng tiến của Cô Nhi Viện

Trước tình hình thay đổi của đất nước, từ những chuẩn bị chiến tranh ngày càng to lớn tại cao nguyên Điện Biên Phủ, còn gọi là cao nguyên chứa những bình chóe cổ đánh dấu một nên văn hóa rất lâu đời của dân tộc Việt nam. Chính tại đây là nơi quyết định vận mệnh của Việt nam, một điều chúng ta cần phải biết. Tại đây phát triển một cuộc chiến tranh trường kỳ, một nơi chịu biết bao nhiêu bom đạn, là nơi quân Pháp bị đánh bại, và cuộc chiến tranh Việt nam kết thúc. Để phoøng bị trước cho các biến coá sau cuộc chiến bại của quân Pháp tại Điện Biên Phủ vào ngày 6 thaùng 5, 1954, quân đội Việt Minh đã bắt đầu mở con đường mòn Hồ Chí Minh đưa tới cuộc giải phóng miền nam Việt Nam.

Tuy nhiên những người Salêdiêng chúng ta tại miền Bắc vào đầu năm 1953 chöa nhận thức ra được mức nghiêm trọng của tình hình, nên cứ tiếp tục công cuộc Viện Mồ côi một cách bình thản.

Theo sự chỉ dẫn của sở y tế, cha Vacher Vượng phải lắp ráp hệ thống lọc nước cho các em có nước saïch uống và tránh khỏi các bệnh sốt. Đàng khác cha Giám học mới Bohnen Bản đã nghĩ đến sân chơi cho các trẻ em, vì không thể nghĩ đến nhà salêdiêng mà không có sân chơi. Ngài đã chuẩn bị một sân chơi trên khu đất trống trước chùa do ông thị tröôûng Phúc cấp cho. Đàng khác chúng ta cũng lập một cái cầu bằng đất đi ngang qua những ao cá để lấp một ruộng lúa làm sân chơi thứ hai. Các trẻ em cùng cha Bản hăng say lập sân. Ông thị trưởng Phúc cho phép đưa xe lên Hà Đông chở gạch vữa vụn về (vì có rất nhiều gạch vữa vụn lấy từ các nhà đổ nát vì bom đạn). Ngài cung cấp các trái banh, dạy các luật chơi và các học trò thích ứng nhanh với trò chơi bóng đá!

 Cuộc viếng thăm của bà Nixon

Vào tháng 4, ở Thị Xã có cuộc viếng thăm của bà Nixon, có một tướng trong quân đội Pháp tháp tùng. Cuộc nghinh đón quả là long trọng. Cha Bohnen Bản đọc diễn văn rất hay, ca ngợi nhiều, chúc tụng lắm, nhưng chẳng được đồng nào. Tiền đến từ phía khác. Đức Cha Kim trao cho cha Majcen 1.000.000 đồng tiền bồi thường chiến tranh cho sự phá hoại của nhà Cô Nhi Viện chúng ta tại Ba Vì. Khi ngài mang tới, ngài ban một bài huấn đức, nhắc nhở phải sử dụng tieàn bạc kiếm được một cách khó khăn với sự tiết kiệm.  nhưng trên thực tế bà Dubois và Cha Quản lý Vacher chi tiêu hoang phí số tiền này, cho nên chúng ta ước ao sớm có một vị quản lý salêdiêng biết sử duïng nguồn tài chánh cách tiết kiệm hơn, nhưng còn phải kiên nhẫn chờ đợi. Cho tới khi nào tiền bạc không ở trong tay chúng ta, thì chưa thể trông chờ một sự cải cách hợp lý được. 

Tháng 5 năm 1953 TẠI HÀ NỘI

Năm thánh Đức Mẹ dưới sự cổ võ của các Đức Giám Mục Việt nam

Ai sẽ cứu chúng ta khỏi cuộc chiến tranh đẫm máu, với biết bao cái chết và khổ đau, nếu không phải là Đức mẹ. Các trẻ em của chúng ta đã được chuẩn bị tốt bởi các cha Chúa Cứu Thế và bởi những cuộc biễu lộ lòng sùng kính vĩ đại tại các nhà thờ kế cận.

Mỗi ngày thứ baûy, tất cả các con đường ñầy người đi đến nhà thờ cầu nguyện, xöng tội, chầu Mình Thánh, lần hạt. Đức mẹ cũng mở một con đường vào lòng các trẻ em chúng ta tại Thái Hà Ấp.  Cha Giám tỉnh Acquistapace, vị tông đồ lớn lao của Đức mẹ, trong những lần thăm viếng thường xuyên của ngài đã mang đến và phân phát các ảnh đeo, các ảnh thánh và các sách nhỏ bằng tiếng Pháp. Ngài còn ban phép lành Đức Mẹ Phù Hộ . Cha Phan tốt lành cũng đã chuẩn bị cho các em sắp rửa tội. Lòng sốt sáng lớn lao trên đã được Đức Mẹ chúc lành bằng một quà tặng lớn: nhờ vậy,Đức mẹ đã chuẩn bị cho các người Salêdiêng  trong những tháng này những cánh cöûa mở ra cho họ tiến bước trong công việc tông đồ của họ.

Quà taëng của Mẹ là sắc lệnh công nhận pháp nhân của nhà doøng

Mẹ đem đến một sắc lệnh rất được mong chờ: chấp nhận Dòng Salêdiêng là một pháp nhân công phục vụ cho công ích, sắc lệnh này còn hữu ích ngay cả tại Miền Nam Việt Nam, qua đó tại nam Việt nam, chúng ta đã được tiếp nhận các sự tiếp tế từ phía chính phủ cho các trẻ em, được quyền mua tậu đất đai, môû các trường học. Tuy nhieân sau này chính quyền nam Việt nam có yêu cầu chúng ta phải được một sự chấp thuận mới, mà cụ thể cha Phó Bề Trên Cả Fedrigotti và Cha Cuisset đã nhận được chắc là vào năm 1953, hai tuần trước khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết chết.

Viếng thăm Bùi Chu

Cha Acquistapace đến vào dịp lễ Đức Mẹ Phù Hộ. Cha Majcen liền cùng ngài lên Bùi Chu thăm cha Giacomino Minh đang học tiếng Việt . Các ngài thăm các cha Dòng Chúa Cứu Thế, các Thầy Trợ Thế Gioan Thiên Chúa. Ở đây nhiều người đã biết đến Don Bosco qua cuốn truyện ngắn về Don Bosco do cha Luca Lý biên soạn. Các ngài đã cầu nguyện sốt sáng trước mồ các Giám Mục, các Linh mục tử đạo Việt Nam tại nhà thờ chính tòa do các cha truyền giáo Pháp xây dựng. Đáng ghi nhôù là việc dự cuộc dâng hoa kính Đức Mẹ của các thiếu nữ tại đó.

Trong một hội trường lớn, các ngài dự buổi văn nghệ có lúc bị xáo trộn bởi tiếng súng đạn khá gần bên do cuộc tấn công của quân cộng sản đã sớm được đẩy lùi.

Tại đây các ngài tiếp xúc lần đầu tiên với những người ứng sinh tu salêdiêng đầu tiên, như thầy Isidorô Lê Hướng, thầy Giuse Đinh Xuân Hiên sau này là phó giám tỉnh, Cha Phúc, Cha Sử v.v…[62], … Trong khi tham dự văn nghệ, thì có một cuộc taán công bằng súng liên thanh của Việt Minh, nhưng đã được đẩy lùi. Chúng tôi cùng với các cha người Bỉ đi thăm đại chủng viện. Chúng tôi không thể nào quên được lòng sùng kính Đức mẹ thật lớn lao của dân chúng đơn sơ.

Trên đường trở về, chiếc phi cơ nhỏ của các ngài dừng lại hai tiếng trong nhiệt độ oi bức ở phi trường tại Nam Định, là nơi nhắc nhở cho các ngài cha Dupont bị ám sát và chôn cất không xa đó bao nhiêu. Máu của các vị tử đạo là hạt giống các người kitô hữu mới. Tôi đã nghĩ đến công chúa Chiêm, chị vua Lê Thế Tông ở tại Nam Định, đã được rửa tội với tên thánh là Maria, nên được gọi là Stella Maria (Mai Hoa[63])

Tìm kiếm các nơi làm việc

Gần tới cuối niên học, cha Majcen đi tìm các chỗ làm việc cho các học trò của mình vì khi học xong, họ phải rời Cô Nhi Viện. Đây là một công việc khá quan trọng cho cha Majcen là người giữ vai trò người cha gia đình cho các học sinh mồ côi của ngài. Họ thường trở về với gia đình ấy, đặc biệt vào dịp tết, cũng như những khi đau ốm hay trong dịp lễ cưới của họ.

Sổ Số

Một công tác khác mà cha Majcen phải rất bận bịu trong tháng 6 đó cũng như trong các tháng kế tiếp là việc mở cuộc sổ số kiến thiết quốc gia do ông thủ hiến Nguyễn Hữu Trí đề nghị. Để được phép mở sổ số, cần phải giới thiệu các phần thưởng hay ít ra đề ra một danh mục các lô  trúng thưởng. Các phần thưởng rất nhiều: 3 xe zeep, 100 tủ gỗ do xưởng của chúng ta đóng, 30 máy khâu, vài trăm cuốn giáo lý bằng tranh do trung tâm Huấn giáo Salêdiêng Hong Kong xuất bản bằng tiếng Pháp… Được phép rồi, tiến hành tổ chức khởi công bán vé vào ngày 15 trong tháng. Ngày sổ được ấn định vào dịp Giáng Sinh. Điều đó đòi hỏi phải kịp thời in vé số, tìm người cổ võ và tổ chức bán vé.

THÁNG SÁU, 1953

Văn chương salêdiêng

Để đón các người Salêdiêng đến, Đức Cha Picquet ôû Nha Trang đã cho tái bản cuốn sách nhỏ về Don Bosco của cha Luca Lý, để dân chúng biết đến các Con Cái của Don Bosco. Về phần mình, Đức Cha Thục, giám mục Huế, cho các chủng sinh của ngài xuất bản các cuốn sách nhỏ về Đaminh Savio, về Hệ Thống Giáo dục dự phòng salêdiêng, về các Giấc mơ của Don Bosco, và các bài viết khác về các người Salêdiêng Don Bosco[64].

Việc Mở Sổ Số

Theo kế hoạch của Ông Thủ Hiến Trí người Cao Đài, cha Majcen đã xin phép mở Sổ Số Bán Công để rao bán khắp Việt nam, bắt đầu từ ngày 15 tháng 6, để môû sổ số vào Lễ Giáng Sinh. Trước khi được trả lời, cha Majcen phải chính thức trình bày các phần thưởng cho những ai trúng số. Nên chúng tôi phải thống nhất với cha Vacher Quản lý và cha Faugère về những lô phần thưởng là 100 cái tủ gỗ do xưởng mộc của chúng ta làm, 10 máy may mà chúng ta mua với giá rẻ, nhưng là loại máy may tốt. Cha Majcen mua ở nơi cha Coerezza khoảng 100 bộ giáo lý có hình ảnh in bằng tiếng Pháp, và ba lô độc đắc là 3 xe jíp. Họa sĩ Đại vẽ hình tờ vé sổ số đeå cho in ấn.

Tìm việc làm cho các thợ trẻ

Một công việc là chạy đaây kia liên tục để tìm các chỗ làm cho các em muốn tự tay mình đi kiếm kế sinh nhai. Ngoài ra Cô Nhi Viện luôn luôn là nơi đón tiếp lại các em khi đau ốm, trong kỳ nghỉ cũng như cử hành đaùm cưới, để các em có thể trở về đó như về nhà cha mẹ của mình. Cha Majcen luôn luôn sẵn sàng đi theo hệ thống này trong vai trò người cha của các trẻ mồ côi, theo gương sáng của Đức Cha Seitz.

THÁNG BẨY 1953

Cha Generoso Bogo Quảng

Ngày 4 thaùng Bẩy, 1953, Cha Bogo Generoso đến hà Nội. Ngài lập tức được cảm tình của học sinh lẫn các bậc bề trên, với một nhân cách độc đáo, cá vị. Chính cha Mario Acquispace cũng đến để đặt  ngài làm cha giám linh, lo việc thiêng liêng. Với tính tình cởi mở, ngài mau mắn được lòng mọi người, cả giáo viên lẫn học sinh. Giọng nói tiếng Pháp lại Brasil của ngài lập tức làm cho Đức Giám Mục, các linh mục và vị thủ hiến, chính quyền các cấp và nhân viên lãnh sự quán phấn khởi. Họ phấn khởi khi thấy cộng đoàn Salêdiêng ngày một gia tăng nhân sự với các quốc tịch khác nhau, nào là Ý, Hà lan, Nam Tư, Brasil, Áchentina, và sau đó có cả người Pháp, sống trong tinh thần gia đình của Don Bosco, làm việc trong một giai đoạn rất khó khăn vì lợi ích của các thanh thiếu niên nghèo và côi cút.

Các đệ tử Salêdiêng đầu tiên

Vào dịp hè, có các đệ tử đầu tiên tới giúp các Salêdiêng. Chính cha giám đốc đại chủng viện Bùi Chu giới thiệu cho cha Majcen các đệ tử mới là Lê Hướng[65], Tiệm (người sau này làm cha xứ Giáo xứ Thanh Bình, địa phận Đà lạt[66], Sửu[67], Phúc[68]. Sau đó có thêm các đệ tử mới là Hoan[69], Giuse Hiên[70], Thanh sau này gia nhập tỉnh dòng Salêdiêng Paris với tên mới là Đường[71]

Ban giúp lễ

Cha Generoso Quảng lập tức bắt tay vào tổ chức Ban Giúp lễ, lấy từ con số các em tốt nhất. Tôi xin kể ra đây một số tên: Giuse Thọ[72], Gioan Ty[73], Máccô Huỳnh[74], Giuse Mỹ, sau là linh mục và viết nhạc, Tôn[75], và một em nhập đeä tử viện sau này tại Thủ Đức, nhưng là con của một nhân viên nhà in tại Hà Nội[76]. Những em này được cha Mario Acquistapace tiếp nhận qua sự giới thiệu của cha Majcen. Thầy Bảo[77] cũng đến gặp gỡ cha Majcen và ngỏ ý đi tu salêdiêng, nhưng mãi sau này, sau khi làm linh mục, cha mới tham gia đời sống Tu Hội.

Chúng ta cũng có một tu nghị tỉnh ủy Việt Nam tạm thời cùng với sự có mặt của cha Mario Giám tỉnh, để khởi sự một số thay đổi sang các hình thức đạo đức theo kiểu salêdiêng như thánh lễ bao có thể hằng ngày, kinh tối với huấn từ tối Salêdiêng. Cha Phan và Thầy Giám thị Trần giúp đỡ thực hiện chương trình đạo dức này. Đồng thời có rất đông em tham gia lần hạt mỗi ngày… Tuy nhiên các cha Pháp phản đối vì nghĩ rằng sự thay đổi này không thích hợp, và các ngài đã tranh luận với cha Majcen.

THÁNG TÁM, 1953, TẠI HÀ NỘI

Các Trưởng Xưởng

Chúng ta có nhu cầu và ước vọng lớn là có được các trưởng xưởng. Nhưng trong suốt bao nhiêu tháng, đó vẫn chỉ là một lời hứa mà thôi, bởi lẽ trong căn xưởng dạy nghề lớn đó, các em trên thực tế hầu như chẳng học được gì. Cha Vacher có rất nhiều các vị cố vấn, và cả những người có tay nghề, nhưng họ lại không phải là ông thầy dạy ngheà thực thụ…Hầu như một số các em chỉ được chuẩn bị vào nghề nghiệp tại nơi các người thờ công giáo ôû xung quanh, còn đa số các em thì đi học nghề tại garage Renaut. Một ít em đi học tại trường trung học cấp II của các sư huynh La Salle. Đức Cha Seitz thấy caùc người salêdiêng chúng ta không thể chăm lo tốt cho các em được, nên đã lo liệu cho một số em được đi học đại học. Nhờ vậy mà trong đám trẻ mồ côi, một số đã trở thành bác sĩ, như bác sĩ Tường, Bác sĩ Quát, và hai bác sĩ khác nữa[78], rồi có cả giáo viên Long và một vài người ñạt tới cấp bậc đại tá[79].

Chúng ta đều nhấn mạnh rằng  trường Aberdeen ở HongKong của chúng ta sẽ gửi tới chúng ta những tröôûng xưởng máy cơ khí mà chúng ta ước ao có được. Vaø quả vậy, vào tháng mười một, thầy Anrê Bragion Báu[80] đến với chúng ta. Khi tham dự lễ kỷ niệm 50 năm của trường Aberdeen, tôi đã cám ơn trường về món quà này. Chúng ta còn có một trưởng xưởng may, là một cựu học sinh  cho tới năm 1975[81].

Cuộc sổ số bán công

Cuộc sổ số baùn công chính thức bắt đầu với phép của ngài Thủ Hiến Trí cấp phép cho chúng ta bán các vé số. Vấn đề quan trọng là việc bán các vé số có thể mang lại cho chúng ta số tiền cần thiết cho ít nhất là một năm. Ngài thủ hiến Trí hứa sẽ bắt buộc tất cả các nhân viên chính phủ mua các vé số. Tưởng Cogny đã ra lệnh và hứa raèng chúng ta có thể bán vé số cho các binh lính Pháp tại các trại lính. Đó là chuyện cha Majcen và cha Faugère đã làm. Còn các cha thuộc hội thừa sai thì bán giúp các veù số  theo lời yêu cầu của đức Cha Seitz nơi các con chiên tại các giaùo xứ. Cha Majcen vì biết tiếng Taøu nên đi bán vé số  cho các nhà buôn Taøu ở Hải phòng và các nơi khác. Còn chuyện bán vé số cho các người Pháp tại miền Nam Việt Nam thì cha Cuisset đảm nhận. Bà Dubois chia các veù số cho các trẻ em đi bán trên các nẻo đường với tiền huê hồng cho các em là 10%. Chuyện baùn vé số này quả là một công ăn việc làm to tát, và quả là phi thường cho các người salêdiêng chúng ta… và nhờ thế chúng ta được tiếp xúc với dân húng, và truyền bá cho ho hay rằng Don Bosco là vị tông đồ cuûa những trẻ bất hạnh, không có một mái nhà ấm cúng để ở. Đây quả là một công việc nặng nhọc mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ dám làm thêm một lần thứ hai nữa… nhưng ai cũng hiểu đây là chuyện làm vì những trẻ em nghèo khổ, và biết bao nhiêu là tieàn đã tới tay bà Dubois mà không có ghi sổ sách. Số tiền thu được từ việc bán các vé số cũng được chuyển tới tay cha Vacher, và ngài dùng nó cho các công việc xây dựng và trả lương cho các thợ, các công nhân với con số dài dằng dặc tại thị Xã Trẻ Kitô Vương của chúng ta.

Thoát nguy

Việc bán vé sổ đẩy cả nửa thế giới vào sinh hoạt. Một hôm, cha Majcen và cha Fougere Cao rủ nhau đi bán vé số ở trại lính gần con đường giữa Hà Nội và Hải Phòng. Khi đại tá chỉ huy trưởng nhìn thấy hai ngài liền sửng sốt vì hai ngài tới nơi mà vẫn còn sống. Ông giải thích cho biết rằng con đường đó rất nguy hiểm vì có nhiều kẻ phục kích trong các ruộng lúa, thường làm nổ tung những chiếc xe cộ qua lại. Hai ngài cho biết rằng mình chỉ tới để bán vé số thật nhanh rồi về sớm. Khi lên xe về, hai ngài làm dấu thánh giá, đọc kinh ăn năn tội rồi phóng xe vừa đọc kinh nguyện tắt, cầu xin Đức Mẹ Phù Hộ. Thế rồi chúng tôi ngồi trên xe run sợ  cho từng centimét đường một trên quãng đường xấu và dài những bốn cây số này. Hôm sau cha Vacher Vượng biết tin rằng có chiếc xe nhà binh chở 40 binh lính, chạy sau với khoảng cách ngắn, đã bị giật mìn và chết hết. Đương nhiên các ông Việt Minh đã nhìn thấy hai vị linh mục với áo chùng thâm, chắc họ hiểu rằng đó là hai vị truyền giáo nên đã để cho đi yên lành, còn binh lính thì họ không tha… Biết bao nhiêu binh lính đã chết bất ngờ như vậy… Như thế chúng ta biết học cầu nguyện như vậy và xin ơn che chở của Mẹ Phù Hộ.

Cha Faugere còn đi tới cả các nhà băng Pháp và tới các nhà buôn và các nhà kỹ ngheä khác để bán các vé số. Rất nhiều khi họ buộc chúng ta phải đợi chờ trong cái nóng nực oi bức… rồi họ hỏi tại sao các ông lại đi bán vé số, rồi bĩu môi, khịt mũi, còn chúng tôi thì nài nẵng, nhưng rồi họ đuổi đi như những con chó…Mình phải hy sinh cho các trẻ mồ côi, giống như Don Bosco đi ăn mày cho giới trẻ bị bỏ rơi…Cuộc đời chẳng phải tất cả đều là những bó hoa thơm ngát đâu…

Các huấn từ tối của cha Giacomino

Cha giám đốc Giacomino lâu lâu lại từ Bùi Chu về Thị Xã Ki-tô. Ngài nói huấn từ tối cho các học sinh, bằng cách đọc những bài diễn văn đaõ viết sẵn. Ngài dọn kỹ lưỡng, nhưng vì tiếng việt có đến sáu dấu phức tạp và giọng ngài hơi run run. Tôi thì hiểu ngài muốn nói gì, vì ngài đaõ nói cho tôi ý nghĩa của nó bằng tiếng ý trước rồi. Nhưng còn những người khác thì chỉ khe khẽ nghe thấy tiếng cưới hi hi hi…nho nhỏ, thầm thĩ ở trong đám trẻ con tinh nghịch. Nhưng tôi thì phải ca ngợi lòng dũng cảm lớn lao của ngài.Tôi nói tiếng Việt theo kiểu Tầu, mà cha Vacher gọi là thứ tiếng Việt bác học. Còn cha Generoso thì đã sớm tỏ ra có tài nói tiếng Việt với giọng Brasil sang sảng của ngài. Cha Bohnen Bản thì là một con người rất thông minh, có năng khiếu học các  ngôn ngữ, lại được các học trò học ở La Salle giúp, nên ngài tháo vát rất tốt với tiếng Việt của ngài.

THÁNG CHÍN NĂM 1953

Cha Cuisset Quý

Ngày 7- 9 – 1953, trước ngày lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta có thêm một cha mới là cha Phêrô Cuisset. Cha này là cha Salêdiêng người Pháp, người gầy và cao, có bộ râu ngắn đẹp, và còn rất trẻ. Khi còn là thầy tư giáo, cha đã làm việc với cha Acquistapace tại Bắc Kinh, con người của giấc mơ Salêdiêng sang tận Trung Quốc. Khi tôi viết những giòng này, thì nhằm vào chính 100 năm (1886-1896) kỷ niệm giấc mơ của Don Bosco mơ vào tháng tư 1886 về việc bành trướng salêdiêng từ Nước Trung Hoa cho đến Ấn độ. Cha tới với chức vụ là quản lý tương lai. Cha biết tiếng Quan Thoại và ñương nhiên tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của ngài, và là một người truyền giáo với những tài năng rất hứa hẹn và sự tháo vát ngoại thường. Lý tưởng của cha là theo gương Đức Cha Seitz phục vụ các trẻ nghèo, với một bầu tâm huyết luôn đầy ắp các sáng kiến.

Lãnh vực bán vé số của cha Cuisset là Saøi gòn, Nha Trang và Đà lạt. Ở Sài-Gòn, trong số những người quen thân của ngài, có cả cha Seminel ở nhà thờ chính tòa, người bạn lớn của cha Dupont, vị tông đồ của giới trẻ, và cũng trở thành bạn của cha Cuisset.

Nhưng người bạn thaân thiết đầu tiên cha chinh phục được là bà Carrè, một góa phụ choàng vừa mới đột ngột qua đời, người sẽ bán cho chúng ta một khu đất rộng ở Thủ Đức với giá biểu tượng vô cùng thấp để thiết lập một công cuộc Salêdiêng tại vùng này. Bà Carré có cha tây, mẹ Việt, và một tấm lòng vàng. Đây chính là khởi điểm cho công cuộc tại miền Nam Việt nam trong những năm 1954-1956.

Những ánh mắt tràn treà hy vọng của chúng ta hướng về cha Cuisset, con người biết tiết kiệm hơn những ai khác và yêu mến  đức khó nghèo salêdiêng. Ngay cả cha Mario và Đức Cha Seitz cũng hy vọng ở một söï thay đổi hợp lý về vấn đề kinh tế xưa nay đã phí phạm quá nhiều.

Khởi sự những cải cách

Qua các cuộc thảo luận về nhân viên mới, cha Mario trong tư cách giám tỉnh của tỉnh dòng Trung Hoa – Việt Nam, đã quyết định việc thay đổi một hệ thống giáo dục. Vấn đề nằm ở chỗ Hệ thống Mỹ áp dụng trong Thị Xã trước đây là ảo tưởng. Cha Majcen nhận ra điều đó ngay từ khởi đầu. Thế nhưng như đã nói không thể lập tức thay đổi. Khi các Salêdiêng trở nên đông hơn, thì các hội viên chia nhau hộ trực ở các gia đình, với sự cộng tác của các chủng sinh lớn tuổi từ Bùi Chu gửi tới. Ngoài ra có cha Phong và thầy Trần làm tổng giám thị. Đó là bước đầu. Bước thứ hai quan trọng hơn, phải làm ngay lập tức là phân các trẻ ra thành các gia đình theo lứa tuổi: lớn, nhỡ, nhỏ. Việc để lớn bé lẫn lộn có những bất tiện sau đây: các em bé phải phục vụ cho các anh lớn, và còn tệ hơn nữa nó tạo nên nguy hiểm về luân lý.  Chính vì khám phá được một vụ thuộc loại này đã khiến cha Majcen buộc phải hành động. Ngài triệu tập tất cả các em lại, công bố chia ra theo lứa tuổi. Thầy Trần cắt nghĩa bằng tiếng Việt những thay đổi đã được quyết định, và đọc danh sách, lập ra những gia đình mới. Những em nhỏ và nhỡ rất phấn khởi, trái lại những anh lớn bất mãn, lên tiếng phản đối. Cha Majcen sãn sàng ứng phó, vì đây là chuyện một mất một còn. Ngài lớn tiếng nói: “Đây là quyết định của bề trên, không được thay đổi. Muốn thì ở, không muốn thì đi”. Sau những lời ấy, những anh bất mãn phải thích nghi. Một số tới kêu cứu cha Fougere. Vị này cũng luyến tiếc hệ thống xa xưa. Chúng xin cha Fougere Cao tìm việc cho chúng ở ngoài, và ngài đã chiều theo. Còn những em nhỏ thì sung sướng, hò vang lên trong niềm vui sướng, đem đồ của mình về chỗ mới do thầy Trần chỉ định. Thầy là một con người khôn ngoan và chững chạc, biết ổn định mọi sự cách tốt đẹp. Đây là một ngày có tính quyết định nhất và quan trọng nhất đối với chúng ta nói chung, và đối với riêng cha Majcen, người mang trong trách của công cuộc. Thế rồi vào buổi tối, sau kinh tối, cha Phan ban huấn từ tối và cắt nghĩa cho các em tầm quan trọng của quyết định này.

Vào tháng sau, có nhà bếp chung, tránh được hệ thống mỗi gia đình đều có bếp riêng với sự phung phí về đồ vật cũng như về thời giờ.

Mười tám lần ăn cắp, nhưng lại là con nhà tốt lành

Nhiều lần báo chí tiếng Pháp và tiếng Việt đều nói đến các trẻ hè phố, các kẻ ăn cắp theo kiểu băng đảng Mafia trong giới trẻ. Chúng phá hoại trật tự công cộng và là hạng người nguy hiểm cho xã hội. Nhưng lý do bởi đâu? Chính là chiến tranh, gieo vãi chết chóc cho cả các cha meï trẻ em, gây đổ vỡ và đem đến tất cả mọi hậu quả ghê gớm. Một hôm một em bé được đưa lên cho cha Majcen:

  • Thế con đã ở tù bao nhiêu lần?
  • Thưa cha cho tới nay là 18 lần.
  • Theá là kẻ ăn cắp chuyên nghiệp chứ?
  • Không, thưa cha, con thuộc một gia đình tốt lành, nhưng con đã mất cả cha mẹ, và mọi sự, con đói mà chẳng ai cho con gì cả…Thế là con phải ăn cắp, nhưng mỗi lần ăn cắp, cảnh sát lại bắt được con rồi đem con vào nhà tù…

Tôi đã tiếp nhận em này vào Cô Nhi Viện, và giờ đây cha Faugère bảo đảm với tôi rằng em này nay hạnh phúc trong Thị Xã Trẻ Kitô Vương, và là một em rất tốt. Em bé nhìn tôi trìu mến, và tôi bây giờ như vẫn coøn thấy em:

  • Con có thể trở thành người tu sĩ Salêdiêng không[82], thưa cha?
  • Được, con ạ, con cứ sống tốt lành và nếu con có ơn kêu gọi, thì chẳng gì là không thể được…

THÁNG MƯỜI: THÁNG MAI KHÔI, 1953

Tháng mười 1953 đánh dấu một năm salêdiêng hiện diện trên đất Việt[83]

Nhân dịp kỷ niệm một năm tròn Đức Cha Seitz được tấn phong Giám mục, và lễ thánh Quan Thầy Têrêsa cùng việc khai mào thaùng Hoa kính Đức Mẹ, các con cái Don Bosco bắt đaàu một tháng sốt sáng đặc biệt… cách riêng với việc lần hạt mân côi và việc các em tham gia chầu Thánh Thể bao có thể. Cha Mariô thì gửi tới các ảnh Đưc Mẹ Phù Hộ và vòng tràng hạt cho tất cả mọi người, và khích lệ tất cả các salêdiêng[84] cổ xúy các lòng sùng kính Salêdiêng.

Nhưng chính Đức Giám mục Hà Nội cũng như các cha Chúa Cứu Thế bên cạnh chúng ta cũng làm các việc thực hành sùng kính khác, trong đó đáng lưu ý là cuộc rước luân phiên Đức mẹ về mỗi gia đình, tại đó tất cả những người trong thôn xóm, những bà con, thân hữu đều được mời tới lần hạt mân côi cho tới tối khuya. Tất cả những việc đạo đức này quả có khích lệ chúng ta là các người salêdiêng thực hành tháng Mân côi theo cách thức của chúng ta.

Cha Giám đốc Giacomino tốt lành

Ngài đã trở lại Cô Nhi Viện được một thời gian rồi và ban huấn từ tối sau kinh tối, do cha Phan, vị giám linh tốt lành, chuẩn bị cho ngài. Cha Giacomino nhấn mạnh đến sự hộ trực và việc chung sống salêdiêng để có thể gieo tinh thần salêdiêng vào nơi các học sinh.

Cha Generoso tìm các phương thức thích hợp nhất để tổ chức đoàn lễ sinh[85], nào là những cuộc dã ngoại thám hiểm, các bài vũ trong các buổi dạ hội, và các hội lành khác nhau, qui tụ các trẻ em tốt nhất trong số các bạn hữu. Phương pháp Hội Lành này là một trong những cột trụ của hệ thống giáo dục salêdiêng.

Cha Bohnen là người huấn luyện các nhóm thể thao và có lần ngài phải cắt nghĩa bằng thứ tiếng pháp tốt nhất của ngài ý nghĩa của hệ thống giáo dục salêdiêng chúng ta. Có lần cùng đàm đạo với Đức Cha Seitz và ông phó thị trưởng, các vị đã hỏi tôi là các Salêdiêng có hút thuốc lá không. Tôi quyết trả lời như vẫn khẳng định rằng hút thuốc là là điều tuyệt đối cấm đối với các Salêdiêng. Thế nhưng các ngài vẫn tiếp tục: “Nhưng xem ra cũng có luật trừ chứ?”. Tôi lại nói: “Các lệnh của bề trên thật rõ ràng…”. Thế là những con mắt từ phía cha Majcen lại hướng về phía cha Bohnen…: “Thế trong thực hành thì sao? Có vẻ như vẫn cho phép đấy.” Cha Bohnen tốt lành mới nói: “Ở Hà Lan, có thể được phép hút khi gặp các bạn hữu.” Thế là cha Giacominô có dịp lên tiếng bảo veä cho tôi…[86] Các cha Pháp luôn luôn có tẩu thuốc trên môi, kể cả Đức Cha Seitz. Tuy nhiên vào mùa chay thì không được hút thuốc lá. Nhưng Đức Cha nói rằng đây là một sự chay tịnh thật khó, tức là việc kiêng hút thuốc.

Bán vé số và tôn kính các vị tử vì đạo

Cha Majcen và cha Fougere đi hành hương tới những giáo xứ của địa phận Hà Nội và những giáo xứ gần Hải Phòng. Trong khi hành hương như thế, ngoài việc bán vé số ra, các ngài còn thăm viếng những nơi đã được thánh hiến bằng máu tử đạo của biết bao nhiêu những nạn nhân của các cuộc bách hại, gồm các giám mục, linh mục, các Kitô hữu và tân tòng cùng các sơ Mến Thánh Giá Việt nam. Tôi phải thú nhận nhiều lần tôi đã quì gối trước những tấm bia mòn đi do người ta hôn kính nhiều lần, mà khóc lên vì cảm động. Như khi chuùng tôi đi thăm Tu viện và nhà thờ Đaminh ở Hải Dương, quì trước các mồ các vị tử đạo, trong số đó có những vị đã được phong Chân Phước[87]. Tôi nhớ lại đến Hải Dương, chúng tôi phải đi qua con cầu rất dài, ở dưới là dòng nước sông Hồng chaûy siết. Ở đó còn có một nhà thờ rất lớn là nhà thờ Kẻ Sặt, tại đây có bia mộ[88] của cha Massar (+ 1723), người Slovenia thuộc tỉnh Gorizia làm việc. Năm Ngài chết (1723) là liền sau sắc lệnh trảm quyết các nhà truyền giáo do nhà vua ban hành. Vậy chính cha Messar người Slovênia này cũng có thể là một trong các vị truyền giáo tử đạo tại Việt Nam.

Vào bệnh viện

Cha Majcen vì ăn mứt dừa và dùng nước mắm nêm trong mọi thöù thức ăn. Sơ Hà Lan Francesca tốt lành như người mẹ hiền, nhưng nghiêm khắc như một tướng quân buộc cha phải nhòn ăn và chịu đói nhiều ngày, để thêm một kinh nghiệm khốn đốn khác nữa…nhưng sau đó ra khỏi bệnh viện, cha được khỏi bệnh.

Cha Majcen còn thêm: “Vào những ngày giải phóng miền Nam Việt nam sau này, từ năm 1975-1976, không có đồ ăn kho với mỡ, mà chỉ có dừa kho với nước mắm dễ tác hại đến dạ dầy của tôi,  nên tôi lại tiếp tục chịu những cơn đau bụng ghê gớm khác nữa…

Trong những tháng này chúng ta cũng quyết định bỏ nấu bếp riêng tại các gia đình của cô nhi viện

Cho tới giờ phút này mỗi “gia đình” của các trẻ em đều có một em làm đầu bếp, cứ sáng sáng đến lấy rau, gạo và thịt, cá… đem về khu nhà gia đình của mình để nấu ăn cho cả gia đình gồm khoảng  30 em, Điều đó xem ra rất lý tưởng, như đức Cha Seitz đã suy nghĩ, nhưng lại rất phí phạm thời giờ, bởi vì làm như vậy, thì lớp học sáng phải kết thúc lúc 10 giờ, để có thời gian chuẩn bị cho bữa trưa, trong khi đaïi đa số các em chẳng có việc gì để làm cả , khiến cho thời gian quí báu bị mất đi. Do đó đã có quyết định bỏ việc nấu ăn theo từng gia đình và tổ chức việc nấu ăn chung. Thời gian có lợi cho việc học là hai tới ba giờ nếu tính cả buổi sáng và buổi chiều. Đối với các em nhỏ đây là chuyện cần thiết, còn đối với các em lớn thì coù lợi về thời giờ học hành. Trong khi đó cuộc chiến tranh đẫm máu vẫn tiếp tục.

Những đổi thay về nhân sự

Ban cố vấn tỉnh dòng Hong Kong năm đó goàm Cha Giám tỉnh Mariô cùng với các cha Suppo, Braga, Cucchiara, Massimino, Ferrari, cha thư ký Benato. Các vị phải suy nghĩ đến việc tổ chức lại các nhân sự, nhưng đó là một chuyện không dễ dàng cho các ngài, vì các ngài chỉ biết được tình hình qua báo chí, mà báo chí khi ấy lại hay viết bất lợi cho phía Việt Nam. Hơn nữa việc đề cử giaùm đốc còn phải được đệ trình lên Cha Bề Trên cả. Hiện tại cha Giám đốc vẫn phải tiếp tục là cha Giacomino để lo việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Cô Nhi Viện Têrêsa của đức Cha Seitz (1943-1953). Dựa trên quyết định ở đầu năm, thì các cha thừa sai Paris sẽ chỉ giúp chúng ta trong voøng có một năm thôi, rồi sau đó các salêdiêng phải lãnh lấy toàn thể trách nhiệm Cô Nhi Viện. Đức Cha đã nhắc nhở cha Vacher là phải kết thúc các công việc hiện đang đảm nhận tại Cô Nhi viện.

THÁNG MƯỜI MỘT 1953

 Hội đồng Giám mục Đông Dương họp tại Hà Nội

Hội Đồng Giám Mục Đông Dương họp tại Hà Nội vào tháng mười một để bàn về tình hình nghiêm thọng và bổn phận của các Đức Giám mục phải ở lại tại địa sở với các tín hữu của mình trong trường hợp cách mạng đến như trước đây ở Trung Quốc.

Toàn bộ các Đức Giám mục đến gồm Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt cùng các nước Cambốt, Lào. Kết thúc cuộc họp, các ngài được mời tham dự lễ bàn giao vĩnh viễn Thị Xã Trẻ Kitô Vương cho các Salêdiêng mà chính quyền đã công nhận như là Pháp Nhân phục vụ công ích.

Lễ kỷ niệm Thập Niên Cô Nhi Viện

Sơ lược về lịch sử mười năm công cuộc:

Những năm 1939-1940: Đức Cha Seitz đã xây dựng một trung tâm vui chơi giải trí cho các thanh thiếu niên Việt Pháp tại Núi Ba vì. Thế rồi chiến tranh nổ ra giữa lực lượng Việt Minh và Pháp. Nên trung tâm này kể từ năm 1943 đã trở thành Cô Nhi Viện Ba vì cho các em bị bỏ rơi.

1951[89]: Trung tâm này bị bỏ bom và bị phá hủy, các trẻ em bị tản mác. Các em lại được tập hôïp lại tại tỉnh Sơn Tây, giống như trong thời Nguyện Xá lang thang của Don Bosco, tại những cơ sở mượn như Trường Lacordaire, trường La Salle, nhà các cha Chúa Cứu Thế, và tại khu đất của quan Kinh Lược Thái Hà Ấp, rồi cuối cùng:

1951-1952: Ngài mua một khu đất nơi cha Vacher xây dựngThị Xã kitô Vương. Các cha Selêdiêng làm việc chung với các cha Hội Thừa Sai Paris tại Thị Xã trẻ này từ năm 1952-1953 và đúng vào kỷ niệm đệ nhất thập niên của công cuộc này sẽ chính thúc đảm nhận trách nhiệm điều hành trước mặt Hội Thánh và chính quyền.

Đức Cha Seitz đã quyết định ngày cử hành Lễ kỷ niệm nhằm ngày 29 – 11- 1953 và nói lời giã từ cuối chùng với Cô Nhi Viện và các học trò cùng các nhân viên và dặn dò cùng baøn giao mọi sự cho các Salêdiêng.

Ngày 29-11-1953 diễn ra khá long trọng. Các trẻ em đội mũ Bê-rê, đeo cravát, mang giày, dọn dẹp nhà của mỗi gia đình thật khang trang. Buổi sáng Đức Cha Kim cử hành thánh lễ đại triều. Bữa trưa là tiệc lớn cho cả học sinh và nhân viên. Lúc 16 giờ, Cô Nhi Viện long trọng đón tiếp các quan khách thuộc giáo quyền[90], chính quyền dân sự[91] và quân sự qua các tiết mục ca hát, kèn đồng, thậm chí còn có cả các vũ điệu nữa. Trước tiên cha Giám tỉnh đứng ra đọc diễn văn, cảm ơn mọi người, và hứa rằng các Salêdiêng sẽ nỗ lực tiếp tục công cuộc. Đức Cha Kim lược lại lịch sử từ núi Ba Vì cho tới hiện tại. Ngài khích lệ các Salêdiêng hãy làm việc cho người nghèo và sẽ nhận được chúc lành của Chúa. Ngài Thủ Hiến Trí thân ái chào các Salêdiêng vaø hứa sẽ luôn giúp đỡ. Sau những bài diễn văn, có tiệc trà, rồi Quý khách đi tham quan và thán phục những hình ảnh triển lãm về suốt thập niên phát triển Cô Nhi Viện.

Hai lễ bổn mạng và việc cắt đặt các chức vụ

Ngày hôm sau cử hành lễ bổn mạng Cha Majcen và thầy Anrê Bragion Báu, người mới tới Hà Nội khoảng hai tuần trước, là món quaø nhân viên mà trường Kỹ Thuật Aberdeen Hong Kong trao tặng cho Cô Nhi Viện. Các học sinh quây quần quanh các ngài để dâng hoa. Đúng hôm ấy, cha Giám tỉnh công bố cha Majcen làm giám đốc, cha Cuisset Quý làm phó giám đốc và quản lý, cha Bohnen Bản làm giám học lo về văn hóa và nghề nghiệp. Cha Generoso Quảng làm giám linh, lo việc thiêng liêng cho trẻ. Cha Giacomino Minh làm cha giải tội và thầy Bragion Báu làm trưởng xưởng.

Tiếp đó, Đức Cha Kim công bố bằng tiếng Việt cho các học sinh và nhân viên danh sách các bề trên, cắt nghĩa từng chức vụ.

Trong lòng các người Salêdiêng tiên khởi và các học sinh, Đức Cha Seitz sẽ mãi mãi vẫn là vị sáng lập công cuộc cô nhi viện, MỘT NGƯỜI COÙ ĐẶC SỦNG SỐNG VÌ GIỚI TRẺ NGHÈO, BỊ BỎ RƠI NHƯ Don Bosco, Người thực hiện, Nhà giáo dục, và Người cha của các trẻ mồ côi.

Ngài vẫn còn tiếp tục giúp chúng ta. Ngài để lại cha Fougere Cao. Kể từ đó, cha này luôn là người trợ tá đắc lực cho cha Majcen trong mọi tình huống khó khăn.

Trong tư cách là Giám mục Kon Tum và Buôn Ma Thuột ngài đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc di cư vào miền Nam Việt Nam năm 1954. Vào năm 1975, ngài phải rời Việt Nam, nhưng ngài tiếp tục sống cho Việt Nam cho tới khi qua đời tại Paris ngày 23-2-1984.

Tháng 12 năm 1953

Các người Salêdiêng đảm nhận lấy toàn bộ trọng trách

Do sự tuyển chọn của Cha Bề Trên cả và ban thượng cố vấn[92],

Tuyên thệ trước cha Mariô theo hiến định,

Được Cha Mario và ĐứcCha Seitz giới thiệu với các học sinh và các nhân viên,

CHA ANRÊ MAJCEN

Trở thành GIÁM ĐỐC MANG trọng trách của CÔNG CUỘC tại Hà Nội nhằm ngày 30 tháng 11 năm 1953.

Trước hết cha Mario Acquistapace họp các thành viên Ban Cố Vấn nhà lần đầu tiên. Vốn là người tông đồ của Đức Mẹ Maria và với lòng tin tưởng vô biên vào công cuộc Don Bosco, ngài đã ra lệnh và đề xuất sự Trung Thành với Cha Thánh Don Bosco. Dịp Lễ Giáng sinh sắp tới cũng là ngày mở sổ số. Mục tiêu của chúng ta luôn luôn nhắm đến việc đào tạo các ơn gọi salêdiêng. Cha Belido, người của ban Thượng Cố Vấn luôn luôn nói với chúng ta là hãy lo giáo dục các cộng sự viên salêdiêng Việt nam. Hãy tiến bước chầm chậm và với tất cả sự khôn ngoan với diễn tiến của cuộc cách mạng.

Trong khi phía trong nhà các hội viên hội họp và thảo luận, thì ở ngoài kia các súng máy, đại bác  hòa vào với âm thanh ồn ào của các máy bay. Bầu khi của cuộc họp ban Cố Vấn đầu tiên là như thế.

Khởi sự từ tháng này, cha Majcen Quang chính thức giữ chức giám đốc cho tới ngày 15-8-1954. Cha Giacomino Minh khiêm nhường chấp nhận chức vụ cha giải tội. Bà Dubois, người trước tiên đã giúp cha Dupont, rồi sau đến cha Kim, và sau cùng giúp các cha Salêdiêng ở Thị Xã, nay trong nước mắt tạm biệt các cha để đi Kon-Tum  phục vụ cho Đức Cha Kim rồi trở về Pháp vĩnh viễn với nỗi tiếc nuối trong lòng và không còn được rộng tay sử dụng nhiều triệu đồng như trước nữa[93]. Cha Cuisset Quý khởi sự trực tiếp nắm quyền quản lý. Cha Generoso Quảng và cha Bohnen Bản thi thố khả năng mình để chuẩn bị lễ Mẹ Vô Nhiễm, đồng thời hướng dẫn các ứng sinh ơn gọi của chúng ta vào đường lối giáo dục Salêdiêng.

Với Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, năm thánh do các Đức Giám MụcViệt Nam khởi xướng long trọng bắt đầu trong khắp nướcViệt nam[94].

Cuộc mở sổ số

Cha Majcen và cha Fougere Cao thì thực hiện những nỗ lực cuối cùng để mở sổ số: bán hết vé số, và mua ba chiếc xe jeep, 100 cái tủ, các máy may, xe đạp và các sách Salêdiêng…

Ngày quyết định sổ các số trúng thưởng nhằm vào tối canh thức Giáng Sinh năm 1953, với các tờ baùo ấn bản dịp Giáng Sinh công bố các số trúng thưởng, với chữ ký xác nhận của nhân viên phụ trách của chính phủ. Cha Majcen lãnh bổn phận kiểm soát vé trao cho những người vận may trúng thưởng các phần thưôûng đã được nhà nước chấp thuận.

  • Thực sự những lợi tức thu được từ việc bán các vé số không thể nào kieåm soát và biết chắc chắn được là bao nhiêu, vì có nhiều người tham gia việc này quá.
  • Trên thực tế Cô Nhi Viện thu được chừng 1.000.000 đồng lợi tức từ cuộc baùn các vé số. Nhưng còn phải mua các phần thưởng để trao cho các người trúng thưởng cũng tốn phí rất nhiều[95].
  • Một số các trường hợp rắc rối khác, như có người nhà quê lên lãnh phần thưởng, ñem theo các con cái của mình nữa. Cha Majcen đã trao cho oâng ta một quyeån sách Giáo Lý có hình quyù giá, nhưng ông lại cố nài nẵng để mỗi đứa con nhận được một quyeån cơ. Cũng có một cha xứ ở vùng xa mua rất nhiều vé số trong đó có nhiều lô trúng số, có thể kể cả số độc đắc. Nhưng vì đột xuất vùng này bị Việt Minh chiếm đóng, và giáo dân với cha xứ phải bỏ nhà ra đi, không mang theo được vé số. Các cha thừa sai Pháp thì muốn cha Majcen trao các phần thưởng độc đắc cho họ. Nhưng không hiểu sao cha Majcen lại cứ cương quyết một mực không đồng ý: “Nếu không trưng ra được vé số, thì tôi không thể trao bất cứ phần thưởng nào cả”. Cha Majcen tự nghĩ: “Phải chăng tôi phải quảng đại hơn với các linh mục trong việc phân phối phần thưởng chăng?[96]
  • Quả thöïc khi đó tôi chỉ nghĩ tới việc làm sao có thể có tiền cho các trẻ sống[97], vì các trơ cấp thì ngaøy một ít, nhu cầu thì ngày một lớn, tiền bạc thì chẳng biết đến từ nơi đâu…Các Đức Giám mục và Cha giám tỉnh có thể cho rất nhiều các phép lành, nhưng tiền bạc thì các ngài không thể… Đó là lời Cha Braga đã có lần nhận xét[98].

Lễ Giáng Sinh năm 1953

Cha Cuisset đã nhận được sự giúp đỡ khá hơn và tạo bữa tiệc mừng lễ khaù tốt, nhưng chưa theå nói được laø dồi dào như xưa. Cha Vacher thì chỉ còn ở lại với Cô Nhi Viện ít ngày nữa thôi. Còn cha Faugere thì ở lại với chúng ta đến cùng. Ngài có tấm lòng còn lớn hơn cả cha Majcen!

Thế rồi các trò chơi đá banh, kẹo, và các phần quà, phần thưởng cũng rôm rả như sức mình có thể lo được. Nhưng luật sống vẫn phải là: ĐỪNG phí phạm gì cả, bởi vì nếu không thế, chúng ta không thể cậy dựa vào Chúa Quan Phòng.

Thầy Bragion thì nhấn mạnh cần phải có chiếc xe ô tô mới để chở đồ, mua từ hãng xe Renault, với tieàn thu được từ sổ số, từ phần lợi tức của xưởng, từ các khách hàng của xưởng…Nhưng đó chỉ là ước mơ suoâng mà thôi. Thầy có thể sửa xe Anh quốc, nhưng xe Pháp quốc thì thầy lại không quen, nên phải nhờ đến một cựu học sinh để sửa các phần điện tử. Cả thaûy trong nhà có đến 7 chiếc xe, nhưng đều hư, vì nằm trong tay các người söû duïng không biết gì về máy móc, đụng đến bộ máy là làm hư hoại thêm…

THÁNG GIÊNG NĂM 1954

Chúc mừng năm mới và tranh thủ sự trợ giúp

Vào đầu năm mới, cha Majcen cùng cha Cuisset đi chúc mừng năm mới và chúc tết cho ông Thủ hiến và ông giám đốc sở Xã hội, và tranh thủ sự trôï giúp. Ngài cũng có dịp gặp gỡ các các tướng lãnh, các đại sứ. Cách riêng ngài trình bày cho tưôùng Cogny di Corsica công việc cứu giúp giới trẻ phải di tản do chiến tranh, với con số ngày càng đông. Vị tưôùng đã hứa là khi cần các cha có thể sử dụng máy bay quân sự để đi bất cứ nơi nào tại Việt nam, Lào mà chúng tôi cần phải đi… Quả thật sau này chúng ta sớm phải caàn đến phương tiện di chuyển này.

Một vị đặc trách trông coi rừng tại Miền nam Việt Nam cũng có buổi trao đoåi lý thú với hai cha: ông nói ông sẵn saøng cho các học sinh chúng ta một khu röøng để có thể bán gỗ lấy tiền để trồng cà phê. Dĩ nhiên các cha phải giúp cho các em biết chút kỹ thuật trồng cà phê. Như vậy các cựu học sinh của các cha sẽ có nhà ôû cho gia đình của họ, và có vốn liếng nữa…Tieác là những đề nghị hay ho này không có cơ hoäi thực hiện.

Các cha còn được gặp các cơ quan tài trợ như Caritas [Cơ Quan Bác Ái], Tổ Chức Cứu trợ trẻ mồ coi[99], Misereor. Các cơ quan này sau cũng đến miền nam Việt nam và tiếp tục giúp đỡ các công cuộc Salêdiêng.

Cũng phải hiểu rằng trong những cuộc gặp gỡ như vậy các khách dự đứng và di chuyển liên tục, khi thì gaëp gỡ người này, khi gặp gỡ người kia, rồi ăn, uống nhöõng thứ đã dọn cho khách mời. Mỗi lần các cha tự giới thiệu mình là nhân viên coi Cô nhi Viện của Đức cha Seitz, thì đều được tiếp đón ân cần.

Kịch bản lý thú trong năm 1954

Những cuộc gặp gỡ như thế diễn ra hằng tháng, hay khi cần. Khi tới chúc tuổi ông đại sứ Ý, người rất quý mến Don Bosco. Ông khoe mình có một thư viện “Liquori”. Khi nghe thư viện, cha Majcen lập tức nghĩ tới các sách đọc. Còn nghe tiếng “Liquori”, ngài nghĩ đến các sách của thánh Anphonsô Liguori, và trong lòng ngài, ngài lấy làm lạ là làm sao một ông đại sứ lại có một thư viện gồm các sách tu đức. Nhưng khi ông đại sứ mở tủ của thư viện của ông ta ra, ngài mới thấy rất nhiều các chai rượu li-cơ (liquor) hảo hạng được xếp thứ tự với những nhãn rượu li-cơ khác nhau. Ngài phải thú nhận rằng như là một người Salêdiêng tốt lành thời đó, ngài chưa được biết đến bất cứ tên của các loại Li-cơ có dán nhãn như thế bao giờ.

Những cuộc gặp gỡ độc đáo như thế cha Majcen và cha Cuisset chẳng bao giờ gặp thấy. Nhưng đó là vì công việc, để lo sao tìm được những vị ân nhân giúp đỡ, đúng như câu châm ngôn “Xứ nào phong tục ấy”[100].

Trả lại hai căn nhà của một cựu Kinh Lược Bắc Kỳ!

Khu đất của Cựu Kinh Lược Bắc Kỳ năm trước đã dành cho cha Kim (Seitz) sử dụng khu Sinh Từ[101] có bàn thờ tổ tiên, để làm Nhà Vườn Trẻ do các sơ Mến Thánh Giá dưới quyền điều hành của Sơ bề trên Lucia, và một khu nhà khác dành cho các cô gái lo việc làm nơi giặt dũ, may sửa quần áo, và làm nhà kho chứa quần áo, chăn mền…. Đồng ý với cha Cuisset, Cô nhi viện đã quyết định bán màn chiếu, chăn, vải vóc đi, để giải tỏa căn nhà cho các chủ nhân mới mua lại các nhà này là các thầy Gioan Thiên Chúa[102] của địa phận Bùi Chu. Sau tết các thầy sẽ mở ở đó một bệnh xá. Họ đến từ Bùi Chu, bởi Bùi Chu là nơi của cửa ngõ chiến tranh, và họ hy vọng tìm được ở Hà Nội một nơi an toàn hơn.

Những nguồn tiền mới

Sau khi baø Dubois ra đi, các cha salêdiêng đã xin sơ Lucia giảm bớt con số các cô gái giúp việc, cũng như số các em mồ côi và kết thúc việc nuôi lợn không mấy hiệu quả. Tiền gom lại được từ việc bán đồ và bán heo được dành cho các cô gái. Nhờ vậy khi các cô này lấy chồng trong số các cựu học sinh của chúng ta, thì có chút tiền để xây dựng cho gia đình của họ.

 Nghĩ tới Miền Nam

Tình hình ngày một đen tối nên những ai có tiền thì đi tìm một chốn ở Miền Nam. Các Đức Giám Mục Bùi Chu, Vinh và Phát Diệm mua đất và xây các tiểu chủng viện tại đó để rốt cuộc gửi các chủng sinh của các ngài đến. Cha Majcen và cha Cuisset Quý đáp một chuyến máy bay nhà binh để bay về Sài-Gòn. Cha Seminel thuộc hội thừa sai từng là bạn của cha Dupont dẫn các ngài tới gặp bà Carrée người đã muốn bán mảnh đất của bà ở Thủ Đức cho các ngài với giá thấp đến nực cười. Cha Majcen với phép của cha Bề Trên Cả, trong một chuyến thăm Sài – gòn khác, đã đến thăm khu đất đó và đã mua. Khu đất đó đã trở thành khu đất Salêdiêng. Cha Bề Trên Cả đã cho phép mua và coøn ban cả bằng CỘNG TÁC VIÊN THỨ NHẤT TẠI VIEÄT NAM  cho bà Carrée.

Ngài còn đến Saøi-Gòn một lần nữa, tại đó một cha xứ đề nghị ngài mua một khu đất gần Thủ Đức mà bố của ngài muốn bán. Tuy nhiên cha không thể thăm khu đất ấy bởi vì vị chỉ huy quân sự  vùng đó cản ngài do mới đó ba người đã bị chết dưới laøn súng từ  những tay súng nấp sau các ụ mối và buïi rậm ở đó[103]… Nào ngờ một năm sau đó, do tiền của tưôùng Elly cha Cuisset đã mua khu đất ở Thủ Đức này mà từ năm 1955 chúng ta đã bắt đầu một cơ sở giáo dục cho các em gia đình Têrêsa, và sau đó, vào năm 1956[104], cha Majcen được bổ nhiệm làm giám đốc đệ tử viện Thủ Đức. Khu đất ấy quá gần với Việt Minh nên quá nguy hiểm. Sau đó Tu Hội đã mua khu đất đó và tại đó mọc lên Đệ Tử Viện mà cha Majcen đã trở thành vị giám đốc. 

Món quà Don Bosco

Gần tới lễ Don Bosco, các Salêdiêng cũng muốn dâng lên cho ngài hoa quả của công việc chung của họ. Chúng ta tin chắc rằng với việc viếng Thánh Thể, sưng tội, lần hạt và lòng tín nhiệm vào Đức Mẹ Maria, Đấng sẽ thực hiện được mọi sự vào đúng thời, ta thấy nở rộ những hoa trái ơn gọi. Đông đảo các em từ số các chủng sinh Bùi Chu, và từ chính cô Nhi Viện đến cha Majcen xin ghi tên vào số các đệ tử để trở thành các tu sĩ salêdiêng.

Tháng Hai: NhẰM DỊP TẾT

Tháng Tết không chỉ là một tháng nghỉ ngơi, vui chơi, mà còn là một thaùng dành để đánh giá công việc và lên chương trình salêdiêng của chúng ta.

Người Salêdiêng tới Hà Nội, đã quen với Hệ thống Dự Phòng của Don Bosco, một hệ thống truyền thống trong các nhà Salêdiêng, nhưng họ lại phải thích nghi với Hệ Thống Giáo dục Thị Xã Trẻ  (Boys Town) của Đức Cha Seitz, hay đúng hơn của cha Flanagan bên Hoa Kỳ.

Có những người trong chúng ta rất phấn khởi với hệ thống này, như cha Cuisset. Những người khác thì chống lại hệ thống này như các cha Bohnen, Generoso, Giacomino, và cũng có những người khác thì cố gắng dung hòa và tiếp thu cả hai hệ thống: đó là cha Majcen và cha Giám tỉnh Mario Acquistapace. Có lẽ tất các các người salêdiêng chúng ta khi đó không hiểu rõ lắm hệ thống giáo dục Thị Xã Trẻ của Flanagan và của đức Cha Seitz, một hệ thống một phần nào đã được dần dần salêdiêng hóa.

Chẳng hạn chúng ta đã đưa vào trong đó việc lần hạt hằng ngày, thánh lễ hằng ngày, việc phân chia các trẻ em thành những nhóm hay những gia đình theo lứa tuổi, một lối chung sống có vẻ tự nhiên hơn, và các em nhỏ rất phấn khởi với việc đổi mới này. Kế đến là việc đưa vào hình thái giáo dục bằng con tim, bằng tình thương ấm áp theo ý Don bosco[105].

Hệ thống của Cha Flanagan bắt nguồn từ nhiệm vụ giáo dục các trẻ khốn cùng, vô gia đình, một vấn đề xem ra vẫn còn thúc bách ngay trong những năm 1986 tại Việt Nam[106]. Những em không gia đình, nạn nhân của chiến tranh hay của những gia đình cha mẹ ly dị, trong một xã hội trong đó những kẻ vô gia đình hướng đến nếp sống những thiếu niên tội phạm, do sự thôi thúc và là những nạn nhân của xã hội đen, xã hội bí mật. Cha Flanagan dựa vào thiên tư tự nhiên của các em để chăm lo việc giáo dục nhân vị, nhưng ngài giành cho mình quyết tâm giáo dục tư cách, giáo dục tôn giáo và giáo dục nhân bản.

Trong số các học sinh có ít nhất là 10%  đã vào nhà tù hay là phạm pháp, và phần đa số trong chúng là các nạn nhân của các thảm cảnh gia đình hay xã hội. Các trẻ con cha Majcen cũng như vậy. Kết quả là phần lớn trong số chúng trở thành những con người đàng hoàng trong xã hội. Cha Majcen và các Salêdiêng cũng từng gặp những hoàn cảnh tương tự như vaäy tại Hà Nội (1952-1954), và tại Đài Loan (1977-1979) với hệ thống của cha Mc-Cabe ở Trung-Đài Nam và Nam-Đài Nam. Don Bosco trong những năm đầu của việc tông đồ của ngài dưới sự hướng dẫn của cha Cafasso cũng đã làm việc cho các thiếu nhi phạm pháp và Đức Cha Seitz nhiều lần cũng nói là ngài muốn cứu giới trẻ Việt nam gặp nguy hiểm và biến chúng trở nên những thành phần xứng đáng cho xã hội theo gương Don Bosco (dưới Hệ thống của cha Flanagan).

Đấy cũng là một vấn đề của hiện trạng tại Hà Nội vào năm 1954 đối với cha Majcen, Mario, Cuisset[107] và các cha thừa sai Paris, đặc biệt là cha Faugere. Nhưng làm sao giải quyết vấn đề này? Bằng con tim của Don Bosco, chúng ta giúp đem lại cho chúng cơm ăn, công việc và nền giáo dục luân lý, tôn giáo, nhân bản , tạo cho chúng một nhân cách… làm giảm con số!!!? tắt một lời, một nền giáo dục cho một thế giới tốt hơn dựa trên các nguyên tắc công giáo. Đó chính là lyù tưởng của cha Majcen, người muốn giải quyết các vấn đề của thời gian bi thảm để thoát ra khỏi đó một cách thành công[108].

Hai bên chuẩn bị chiến tranh

Quân Pháp đã chuẩn bị tại Điện Biên Phủ ở Bắc Việt, gần nước Lào, một pháo đài lớn, xem ra là bất khả xâm chiếm, với ba phi trường ở ba mặt và những con đường xe hơi để đảm bảo cung cấp lương thực. Đàng khác những người cộng sản trên vùng núi non cũng đã chuẩn bị những căn cứ kiên cố của họ. Cả hai phía đều chờ đợi một cuộc tấn công trực diện. Mọi sự có vẻ yên lặng, duy ở gần Hà Nội, quân du kích vẫn tiếp tục các những cuộc tấn công vào ban đêm.

Những cuộc ra đi

Bởi vì cha Cuisset Quý đã nắm trong tay việc điều hành kinh tế, nên ngày 3 tháng 2 cha Vacher Vượng tốt lành đã lên đường đi Kon Tum, do Đức Cha Kim đã gọi ngài về. Cha Vacher Vượng ra đi mà vẫn để lại cả một tấm lòng thương nhớ các trẻ Thị Xã của ngài, và cũng để lại những dấu tích của công việc của ngài: Xưởng thợ lớn, các daõy nhà “thuộc các gia đình”, nhà thuốc, những căn nhà nhỏ cho các cha, và nhất là nhà thờ lớn kính thánh Têrêsa là những công trình thöïc tiễn, dáng vẻ rất đẹp, giống như do một kiến trúc sư thực hiện: đó là tất cả những gì ngài để lại cho cha Majcen. Cả nhà cử hành thánh lễ sốt sáng mừng cho cha lên đường,rồi bữa cơm tiễn biệt, bài diễn văn bằng tieáng Pháp, lời chào nồng ấm của các học trò rất yêu thương cha.

Ngày 16 tháng 2, cha Giacomino Minh cũng lên đường: lý do ra đi đích thực chỉ có cha Giám tỉnh biết. Riêng cha nói cho chúng tôi biết rằng ngài về để thăm mẹ và rồi sẽ trở lại. Có lẽ còn có những lý do khác nữa. Cha Majcen đoán rằng ngài thất vọng vì hệ thống giáo dục theo kiểu cha Flanagan của Thị Xã Kitô Vương. Cha Giacomino là một Salêdiêng thuộc lớp người nghiêm chỉnh xưa. Ngài muốn lập tức thay đổi tất cả và áp dụng ngay các lòng sùng kính salêdiêng, lối điều hành nhà và luật của nhà. Cha Braga, cha Belido, Đức Cha Seitz và các cha thừa sai đều liên tục nhắc nhở là hãy làm từ từ. Cha Majcen thì quen sự thích nghi từ ngay thời gian ngài ở TrungQuốc, hai năm dưới chế độ cộng sản, và có sự mềm dẻo hơn. Cha Giacomino mãi mãi toûa sáng vầng sáng của các Salêdiêng thôøi xa xưa của Don Bosco.

Tuy nhiên câu ngạn ngữ xưa cũng luôn có lý: là bắt đầu từ zêro thì dễ hơn là tiếp nhận một công cuộc đã hình thành. Cha Dupont ngày xưa cũng gặp phải cùng một khó khăn như vậy

Tạm đình chiến vào dịp Tết

Như mọi năm, Bác Hồ Chí Minh và ngài Thủ Hiến Trí thường đề nghị một cuộc hưu chiến trong dịp tết. Về phía Việt Minh, nhiều người trở về nhà của họ để chúc mừng bình an và thịnh vượng cho mọi người. Đó gần như là phương pháp của họ để gieo rắc chủ nghĩa cộng sản dưới khía cạnh nhân nghĩa và hòa bình vào giữa lòng dân chúng.

Một cuộc Hội Chôï

Ngài thủ hiến Trí theo đạo Cao Đài đề nghị với cha Majcen một hội chợ tết gần nơi ở của các trẻ em nhỏ, tức là dinh quan Kinh lược. Chúng tôi đã xây dựng 30 gian hàng, với rất nhiều trò chơi khác nhau cho các trẻ nhỏ và lớn, với những troø chơi may mắn. Có những người lính Hồi giáo Angiêri mặc áo đỏ, cỡi và nhẩy ngựa, khiến cho các trẻ nhỏ mê mệt và vui sướng. Các anh lớn thì thích chơi trò baén súng, bắn vào những trái bóng đặt ôû xa một chút, nhưng nhìn qua mắt nhắm của súng thì dễ bị trật. Cha Bohnen thì lợi dụng dịp này để uống rượu sâm banh Pháp. Thế là với hết chuyện thưởng thức này sang thưởng thức cái kia, vôùi lòng quảng đại của cha Majcen và Ngài Thủ Hiến Trí, lôïi nhuận của Hội Chợ chẳng là bao!

Đám cưới của thầy thư ký

Thầy thư ký tốt lành của cha Majcen là thầy Khắc muốn cưới vợ, nhưng cha mẹ của cô vợ tương lai của thầy không muốn trao cô ta cho thầy, vì lẽ thầy mồ côi, bởi làm như thế là ngược với truyền thống môn đăng hộ đối. Cha Majcen phải can thiệp trong tư cách là đại diện cho cha mẹ đã mất của thầy. Cha không những được sự chấp thuận của cha mẹ cô gái, mà với tư cách chánh xứ của Cô Nhi Viện, ngài tới nhà thờ chính tòa là Cha Trịnh Văn Căn và được cha xứ nhà thờ chính tòa để cho cử hành đám cưới ngay tại nhà thờ này và ghi đám cưới trong sổ hôn phối của giáo xứ chính tòa. Điều đáng ghi nhớ ôû đây là sự kiện cha sở TrịnhVăn Căn sau này được tấn phong giám mục phó, rồi Hồng y Tổng Giám Mục Giáo phận Hà Nội.

Nỗi sợ hãi gia tăng

Sau dịp Tết, cuộc chiến trở nên khốc liệt. Mọi nơi trên thế giới hướng về Việt Nam. Các bề trên từ Hong Kong lo lắng cho số phận của công cuộc ở Hà Nội. Liệu các hội viên có nên đi xuống Miền Nam, và ở đó họ sẽ được an ổn chăng? Ban cố vấn nhà Salêdiêng Hà Nội họp vào ngày 2 tháng 2 để nghiên cứu vấn đề. Tất cả chúng tôi đều đồng ý với lời hứa công khai: Chúng tôi không có thể bỏ rơi lũ trẻ, nhưng phải đưa chúng đến đâu? Đưa đi như thế nào? Và nhất là làm sao để cứu những trẻ rất tốt, cách riêng là những ơn kêu gọi cho Hội Thừa sai cũng như cho các Salêdiêng đang ngày một tăng số.  Câu trả lời trước hết chính là việc giữ vöõng các lòng sùng kính salêdiêng.

Những binh lính Pháp và dân chúng khá lo sợ.; nhưng các người Salêdiêng cứ tiếp tục cuộc sống… còn cha Majcen và cha Cuisset thì tìm những giải pháp.

Tháng ba năm 1954

Cuộc chiến hỏa ngục ở Điện Biên Phủ

Khởi chiến bắt đầu từ ngày 13-3-1954 đến 6 -5 -1954, tức kéo dài tới 55 ngày. Để chiến thắng, quân cộng sản dùng chiến thuật đã dùng tại Triều Tiên: tấn công theo từng đợt sóng biển người. Khi đợt tấn công trước bị súng máy dẹp tan, lập tức ồ ạt tiến một đợt sóng khác, rồi tới đợt ba… và cứ thế cho tới khi khí giới của quân cố thủ nóng đỏ lên, không còn có thể bắn ra được nữa. Lúc đó quân tấn công tiến lên nhờ sự yểm trợ của pháo binh bắn từ sườn núi gần đó.

Tin cuộc chiến lọt tới Hà Nội. Thầy Bragion Báu nói rằng các học sinh không còn hồn vía nào để học hay làm việc, một số em nói còn có bà hay cô ở nhà, nên muốn về nhà. Tình máu mủ nơi các em rất mạnh, nên trong trường hợp nguy tử hay bom đạn, các em muốn được ở gần những người thân. Vì thế cha Majcen vừa phải cho phép em này, vừ phải khuyên baûo em kia, hay để cho ai muốn vào Nam thì được đi theo người thân. Tất cả các chỗ trên máy bay hay trên taøu đều chật ních người với những tay nải mang ít vật dụng cá nhân, còn những cái khác thì bỏ lại trong các vùng cách mạng, kể cả đồng ruộng thân yêu của họ. Ai cũng chỉ có riêng cuộc sống của mình, cần phải cứu thoát.

Tuần Thánh vẫn sốt sáng như mọi khi. Chúng tôi trông chờ cha Mario tới. Đức khâm sứ Dooleay và Đức cha Khuê nói về một cuộc sụp đổ gần kề. Tòa thánh ban lệnh cho các linh mục phải ở lại tại chỗ. Thế mà các chủng sinh Hà Nội và các giáo phận gần đó đã ồ ạt kéo vào Nam.

Các Salêdiêng trong một cuộc trao đoåi chung đã tìm xem mình phải hành động thế nào. Trước tiên chúng tôi vào Nam xin Đức Giám mục Cassaigne của Saøi Goøn phép được đến định cư tại mảnh đất salêdiêng của chúng tôi mua được từ bà Carrée tại Thủ Đức. Nhưng Đức Cha xem ra rất có cảm tình với công cuộc salêdiêng, đã trả lời cách dứt khoát là “không cho phép, vì chúng tôi đã có quá nhiều các trẻ mồ côi, các người di cư, và không thể cho phép”. Cha Majcen phải cùng cha Cuisset buồn bã trở ra Hà Nội.

Chúng tôi xin Đức Cha Kim đón nhận một số học sinh của chúng ta, những em có triển vọng theo ơn gọi, hoặc là ơn gọi giáo sĩ triều hay ơn gọi salêdiêng. Ngài đã chấp nhận bất chấp sự phản đối của một số linh mục. Họ cho rằng các cô nhi không thể làm linh mục. Đức Cha Kim khi đụng đến các cô nhi của mình, ngài không hề khó khăn trong việc tiếp nhận chúng. Tại chủng viện của Đức Cha ở Kon tum cũng còn ít chỗ cho các em, nên cha Faugere đã mang tới cho chúng tôi câu trả lời là được. Chúng tôi liền làm cuộc xét duyệt để xác định các ứng sinh cho đời sống tu sĩ.

Đồng thời chúng tôi cũng xin Thái Tử chấp chính của vua Bảo Đại cho phép thầy chủng sinh Lê Hướng[109] được gửi sang Hong Kong  làm nhà tập, rồi sau đó thầy được đưa sang Phi luật tân làm hộ trực tại nhà tập bên đó…

Đồng thời chúng tôi trao đổi với nhau xem ai sẽ ở lại với các học sinh. Điều kỳ diệu là tất cả đều đồng ý ở lại cùng các em ngay trong chế độ của Việt Minh, còn riêng cha Majcen thì vì ngài từng bị căng thẳng thần kinh trong thời cộng sản chiếm đóng Trung Hoa, nên tất cả đều nói là nên để ngài trở lại Hong Kong trước khi caùc người cộng sản đến. Cha Bogo và cha Bohnen thì nói nên loại trừ một số em bất bình ra, rồi tìm cách đưa các em còn lại xuống miền Nam. Nhưng bằng cách nào, và đi dâu? Mọi người ai cũng lo lắng!

Trong khi đó có tin tức từ Saøi goøn cho hay các maûnh đất của chúng ta taïi đó đã bị quân đội Pháp và quân quốc gia đóng quân, nên chúng tôi quyết định:

  • Mảnh đất của bà Carrée đã bị tuyên bố là vùng quân sự[110].
  • Còn vùng đất mà sau này sẽ trở thành nhà đệ töû Salêdiêng thì có rất nhiều quân đội cộng sản ẩn náu.
  • Còn những chỗ khác thì các người di cư đã đến trú ngụ một cách bất hợp pháp.

Chúng ta chẳng biết làm gì, chỉ biết cầu xin Đức Mẹ Phù Hộ tìm ra cho chúng tôi giải pháp.

THÁNG TƯ NĂM 1954

Nỗ lực ưu tiên của chúng ta là cứu các ơn gọi

Đức Cha Seitz  một lần nữa lại hứa nâng đỡ các ơn gọi bằng cả mặt tài chánh. Cha Majcen chuyển danh sách các đệ tử sẽ được gửi tới Ban Mê Thuột, rồi sau đó tới Kon-tum. Trong số đó chúng ta chọn các học sinh Gioan Ty, Maccô Huỳnh, Giuse Mỹ, Tôn, Khang, Vấn, Sử.

Trong số các ứng sinh giữ vai trò các người cộng taùc huấn luyện các học sinh, chúng ta gửi Isidorô Hướng qua Hong Kong, rồi qua Phi Luật Tân, Giuse Hiên học tại Hong Kông và Ý.

Cũng phải kể đến Giuse Tỵ là học sinh của chúng ta kể từ thời ở Ba Vì, và Giuse Hoan, một anh trưởng một gia đình, sau này vào nhà tập tại Hong Kong cùng với Giuse Hiên và trở thành sư huynh, nhiều năm tham gia Ban cố vấn tỉnh dòng Việt Nam.

Cha Majcen đưa một nhóm đầu tiên đi phi cơ quân đội tới Ban Mê Thuột. Ghế ngồi ở bên phải và bên trái, giữa hai hàng ghế ngồi có một ghế dài dùng để cột các rương và các đồ cá nhân. Máy bay cất cánh từ Haø Nội, bay về phía Đà Nẵng, rồi bay qua vùng núi đồi để tiến về Ban Me Thuột nằm giáp giới ba phía Lào, Cambốt, Việt Nam. Trên hành trình máy bay, cha Majcen thấy một người Banar đi xe đạp, mặc áo sơ mi, nhưng vẫn đóng khố . Cuối cùng chúng tôi đã tìm được khu nhà chung và Đức Cha Seitz. Ngài rất chú ý tới tình hình ngoài Bắc. Chúng tôi cũng gặp một cha người Pháp không bằng lòng với việc nhận trẻ mồ côi làm đệ tử. Trong cuộc họp ngài phản đối vì chuyện này không làm theo đúng luật. Nhưng Đức Cha Kim nhấn mạnh phải tiếp nhận chúng, bất chấp các luật hiện hành. Sau đó cha Majcen lên máy bay trở về Hà Nội.

Những đợt gió mùa

Vào cuối tháng 4, các đợt gió mùa kéo theo mưa to khiến máy bay chiến đấu không thể yểm trợ Điện Biên Phủ được nữa. Việt Minh lợi dụng thời cơ để chiếm các phi trường quân sự xung quanh căn cứ và pháo binh của họ tiếp tục nã đạn phá vỡ những đồn bốt. Từ Paris, chính phủ Pháp gửi lệnh thăng hàm tướng cho vị chỉ huy căn cứ Điện Biên Phủ, và lon được thả dù xuống cho ông; nhưng những chai rượu sâm banh dùng để chúc mừng việc thăng hàm tướng đó đã bị gió đưa sang chiến tuyến của bên địch.

THÁNG NĂM 1954

Đầu hàng

Không có những tiếp viện lại bị nước xối xả vào làm tràn ngập các đường hầm khiến cho quân Pháp không thể nào cố thủ được nữa. Cờ trắng được giương lên và ngày 6-5-1954, họ ký đầu hàng.

Vẫn còn một trận chiến nữa

Ngày 6 – 5 – 1954 đánh dấu ngày chiến thắng của lực lượng Việt Minh. Còn ngày 10 tháng sáu 1954 là một cuộc thảm bại tại chủng viện ở Phát Diệm. Các người thanh niên công giáo dựng hàng rào ngay tại đại chủng viện Phát Diệm để chống lại khoaûng vài trăm binh lính Việt Minh, họ đánh một cuộc chiến liều lĩnh giống như Franco đã làm tại Tây Ban Nha. Cuộc chiến thật đẫm máu, và tinh hoa của giới trẻ công giáo ngã gục trước một cuộc tấn công chuẩn bị rất chu đáo của việt Minh. Đại chủng viện trở thành mồ chôn giữa đống đổ nát hoang tàn. Ngày hát bài ca Requiem [Xin cho các linh hồn ấy được an nghỉ” này nhằm ngày 10 tháng sáu 1954].

Những tin chiến sự này không làm cho Hà Nội thất vọng. Người ta nói đã thua một trận chiến, nhưng cuộc chiến tranh thì chưa thua. Nhưng chính phủ Pháp đang khi trấn an nhân dân, lại ngấm ngầm thương thuyết để chia đôi đất nước Việt Nam.

Tại Cô Nhi Viện, cuộc sống vẫn êm trôi và khá bình thản, dù cho có đôi chút giao động tinh thần. Giữa dân chúng, làn sóng di tản vào Nam mỗi lúc một tăng. Trong số đó, có các làng Công giáo di tản tập thể cùng với các cha xứ của họ.

Dịp kính kính Đức Mẹ Maria long trọng lần cuối cùng

Cha Majcen vẫn luôn ghi nhôù trong ký ức của mình ngày mừng lễ Kính Đức Mẹ long trọng  nhất vào dịp tháng năm này, với cả một đám đông bát ngát những người qui tụ lại. Các thiếu nữ mặc áo trắng, các bà thì mặc áo nâu truyền thống. Còn các trẻ em của chúng ta thì mặc áo các người trong ban hát bên cạnh Thầy hiệu trưôûng Đô và ban kèn đồng. Những người Việt rất giỏi tổ chức các cuộc biểu dương mừng lễ rất huy hoàng. Dân chúng ca hát và cầu nguyện cho hòa bình, cho hòa bình chân thật là hồng ân do Chúa ban, qua lời chuyển cầu của Đức Nữ Trinh, Nữ Vương Hòa Bình. Họ cầu nguyện như thể muốn giựt lấy những hồng ân cho tổ quốc yêu mến của họ từ nơi Mẹ Việt nam: Ôi Maria, Mẹ Việt nam, Mẹ của dân tộc chúng con!

Đấy chính là cuộc biểu dương kính Đức Meï to nhất được tổ chức lần cuối cùng.

TỪ NGÀY 15-6 ĐẾN  21-8-1956

THÁNG SÁU 1954

Những ngày cuối cùng của năm học 1953-1954 trên đất Bắc

Bất chấp những nỗi buồn thảm của thời cuộc, tại Cô Nhi Viện lớp học vẫn tiến hành đều đặn cho tới ngày 15 tháng 6, khi niên học kết thúc; các cuộc thi diễn tiến như thường cùng với việc phát văn bằng có đóng triện của chính quyền học đường. Các học sinh dù là nghèo khổ và mồ côi, nhưng vẫn thông minh và chăm chỉ. Tuy vậy cha Majcen cũng vẫn phải đối đầu với những khó khăn: Thầy hiệu trưởng và các nhân viên của trường học đòi tăng lương trong khi ngài lại không có tiền nong; người nhà của quan Kinh Lược Bắc Kỳ yêu cầu trả lại hai dẫy nhà đang dùng làm trường học, cho nên chẳng biết đưa đám trẻ gồm cả 450 em đi học ở đâu. Những căn nhà còn lại thì mái đã xuống cấp, đòi hỏi phải sửa chữa để khỏi bị dột. Đàng khác, giống như ở bên Trung Hoa, người ta gieo vãi những tình cảm bài ngoại! Như có cả một đám mây đen phủ lên cho năm học sắp đến.

Tuy nhiên tinh thần và lòng đạo dức  của các trẻ em của chúng ta vẫn hết sức tốt. Số các học sinh của chúng ta theo chương trình Pháp được học tại trường La Salle, dưới sự dạy dỗ tuyệt vời của các sư huynh: họ thực sự tạo nên một giới tinh hoa trí thức công giáo và  ngoài công giáo.

Cha Majcen thì đang  học mới tiếng việt dựa trên chöõ viết Trung Hoa, nhưng chưa đủ thực lực để làm người điều hành một trường học, để nói và hieåu cách sành sỏi mọi vấn đề. Ngài chaúng thể đứng ra hướng dẫn các  giaùo viên hay các học sinh lớn, như trước kia ngài có thể làm được tại Côn Minh, bên Quảng Tây. Hơn thế nữa hệ thống học theo đường lối người Pháp khác với việc học tại Trung Hoa. Nhưng có cái may mắn là các học sinh thật hết sức chăm chỉ, dù cho các em nghèo và không có cha mẹ. Có một hôm các em nghe thấy tiếng máy bay vang rầm bên mang tai: Nó bay sát là mặt đất, ngang qua ngay Cô Nhi Viện, và rớt cách đó ít mét, trên một con kênh. Các trẻ em chỉ vừa kịp nghe tiếng viên phi công kêu Ối Mẹ Ơi!… rồi chết. Thật là phép lạ, vì nếu chiếc máy bay rớt ngay xuống chỗ cô nhi viện, thì còn nhiều em chết nữa!

Việc  Sắp Xếp Cho Nhóm 200 Em Trong Kỳ Nghỉ Hè

Làm thế nào để các học sinh khỏi nhàn rỗi trong kỳ nghỉ hè? Cách giải quyết là chuyển khoảng 200 em thuộc các lớp cấp một sang một trường để trống, gần hồ Hà Nội, mà ông hiệu trưởng với sự đồng ý của ông thị trưởng, đã thân ái cho mượn. Tại đó, cùng với cha Bohnen Bản, các trẻ em này có cả một thế giới vui, nào là ca hát, thể thao, và một chút ôn tập hè. Nơi này không an toàn lắm vì rất gần với khu chỉ huy tối cao của Cộng Sản, nhưng đó là chuyện chỉ biết được sau này mà thôi. Có một lần cha Majcen là giám đốc đến thăm chúng, và chúng đã đón tiếp cách vui vẻ, với một buổi văn nghệ tự phát, và kết thúc tuyệt vời với bữa ăn ngoài trời.

Di chuyển nhóm nhóm thứ hai gồm các em đệ tử được chuyển vào Ban Mê Thuật

 Lo lắng ưu tiên đến việc cứu vãn các ơn gọi, cha Majcen cùng với các bề trên khác, làm một danh sách các trẻ em tốt lành nhất đang khát khao làm các đệ tử hay các chủng sinh, để gửi các em vào Ban Mê Thuật. Cha Quý xin được từ ông trung tá tốt lành một chuyến bay của một máy bay hai động cơ, để chở các em cùng với cha Majcen đi cùng. Tất cả ngồi trên hai băng ghế được cột dây an toàn. Nhưng khi máy bay bay tới biển, cha Majcen thấy một động cơ ngừng và máy bay mất độ cao. Cha Majcen không làm các em khiếp sợ, mà chỉ xin các em cầu nguyện, và khi máy bay lấy lại sức bay để đi vào đất liền, cha Majcen lúc trước đó đã sợ  mình trở thành mồi cho cá, thì lại bắt đầu sợ mình sẽ rơi vào rừng nơi có hổ dữ và rất có thể có những người Cộng Sản nữa. Sau cùng tới Hải Phòng, máy bay hạ cánh an toàn, nhưng tại đó đã có sẵn xe cứu hỏa với vòi bơm nước tự động để sẵn sàng dập tắt đám cháy có thể xảy ra. Thế rồi viên đại úy phi công nói với cha Majcen: Cám ơn các chuỗi tràng hạt của các vị mà chúng ta tới được đây an toàn, với giọt nhiên liệu cuối cùng còn lại. Các trẻ còn phải đợi một máy bay khác từ Hà Nội tới để tiếp tục cuộc hành trình. Các bạn trẻ sau khi biết mình vừa thoát một tai nạn, đã tiếp tục chuyến bay với tràng hạt mân côi! Sau cùng chúng tới được Ban Mê Thuật, với bụng đói. Đức Cha Kim biết ngay những gì đã xảy ra với chúng, đã lập tức an ủi chúng bằng một bữa cơm ngon lành để chúng lấy lại sức.

Sau đó chúng ta sớm chuẩn bị cho các chuyến xuất phát tiếp vào ngày 5 tháng bẩy và một chuyến khác vào ngày 22 thaùng bẩy.

Hãy cút đi, hỡi những tên khốn kiếp, đó là câu nói của cha Generoso khi ngài nghĩ đến những đứa không tốt. Cha Cuisset và cha Faugere thì đi tìm những nơi làm việc cho các em tại xưởng Hải quân, tại đoù các em có thể tới học và laøm nghề máy móc. Ông Renault cũng giúp chúng ta đón nhận thêm các em vào xưởng của ông.

Thời kỳ hoang mang

Không ai biết được những tin tức chắc chắn từ bất cứ nơi đâu, và các tin tức thường mâu thuẫn nhau, càng làm cho tất cả mọi người hoang mang. Khi người ta bắt đầu nghe rằng Việt Nam sẽ bị chia đôi, thì con số những người vào nam tăng thêm.  Ngay cả những linh mục đã giúp đôõ Cô Nhi Viện cũng rút lui và các chủng sinh đã được gửi đến làm các thầy hộ trực cũng được gọi về. Các sơ Mến Thánh Giá cũng rời bỏ vườn trẻ do lệnh gọi về của bề trên của họ. Do đó các trẻ nít được phó mặc cho các thanh nữ tốt bụng coi sóc.

Ngày mùng 9 tháng 7, thầy Bragion Báu lên đường đi Hong Kong mang theo cuốn nhật ký nhà Hà nội cùng những tài liệu quan trọng khác. Tại Hong Kong, thầy phải trình bày lại cho cha Giám tỉnh về tình hình.

Đây giống như một quả bom nổ trên trời

Từ Hong Kong Bề trên tỉnh gửi điện tín tới ra lệnh là hãy trao các em mồ côi lại cho Đức Giám Mục, và tất cả các Salêdiêng phải trở về Hong Kong.

Thật như là bom nổ trên đầu. Làm sao bây giờ? Chúng ta đã hứa ở lại với các trẻ cho tới cùng, và hứa một cách công khai, trước chính quyền và trước Đức Giám mục, cùng Đức Khâm sứ. Không biết làm sao cả, cha Majcen tới với Đức Giám mục Hà Nội. Ngài tái mặt đi, như khóc: “Tôi biết làm sao bây giờ, tôi không còn những người tốt nhất với mình, họ đã trốn khỏi rồi. Ngài lập tức gọi cha thư ký Mai để tham khảo, và cả cha xứ chính tòa là cha Trịnh Văn Căn nữa. Sau cùng ngài nói: “Xin cha hãy đợi ít lâu rồi ngài sẽ trả lời cho cha”. Ít ngày sau cha Majcen được mời dùng bữa trưa tại nhà Đức Khâm Sứ Dooley. Nắm bắt sự việc, Đức Khâm Sứ đã ca ngợi cha Majcen vì tinh thần vâng phục của ngài đối với bề trên, nhưng còn thêm rằng trong trường hợp này trên các bề trên, còn có Đức Thánh Cha là bề trên tối cao và do đó ngài, nhân danh Đức Thánh Cha, nói với cha Majcen là không được đi Hong Kong trước khi đã sắp đặt nơi chốn cho các trẻ của Cô Nhi Viện. Khi biết rằng cha Majcen không biết đi đâu, thời ngài trao cho cha Majcen các thư xin sự giúp đỡ để trình lên các Đức Giám Mục Urutia ở Huế và Đức giám mục Piquet ở Nha Trang rồi Đức Khâm Sứ giã từ ngài với những lời: “Các cha hãy đi và tìm kiếm”. Cha Majcen liền họp ban cố vấn, rồi lập tức viết thư cho cha Giám tỉnh cắt nghĩa các sự việc , rồi trao cho cha Bogo cùng với một số em tháo dỡ nhà xưởng lớn bằng sắt, chuyển các vật liệu của xưởng thợ đó cùng những đồ khác  bằng xe cam nhông tới Hải Phòng, cách Hà Nội khoảng hai tiếng đi xe, và để các vật liệu ấy tại nhà các sơ Phao-lô cho tới ngày có thể chuyển chúng xuống tàu thủy để chở vào Miền Nam, nhưng thế nào  thì chưa hoàn toàn tiên liệu được. Cha Majcen cùng cha Fougere Cao đã định đi Sài-Gòn để thử một lần chót thương lượng với Đức Cha Cassaigne, hoặc đi Vĩnh Long gặp Đức Cha Thục, nhưng các ngài không tìm được chỗ trong máy bay!. Đức Cha Piquet thì buồn bã nói với cha Majcen là không thể đáp ứng cho cha được. Mọi chỗ của Đức Cha đã đầy người di cư ở rồi. Ngài khuyên cha đi Huế , nhưng Đức Giám Mục tại đó cũng ở trong cùng một hoàn cảnh như Đức Cha Piquet. Trong bữa tối, cha Majcen trình bày trường hợp của ngài với một cha sắp đi Ban Mê Thuật và vị này đã cứu vãn tình thế cho cha. Đúng ngày hôm sau một bức điện tín đến: Majcen đến Ban Mê Thuật ngay. Các ngài tìm được một chiếc máy bay đã khởi động để đến Ban Mê Thuật. Các ngài đã có thể tìm được chỗ ngồi, vì máy bay hoàn toàn  trống người, nhưng cũng chẳng có lấy một gheá ngồi. Các ngài đành ngồi trên những kiện hàng đã được đặt vào trong đó, và trong chuyến bay các ngài phải cố gắng lắm để giữ thăng bằng, bởi các kiện hàng trượt qua bên này, bên kia, tùy lúc máy bay bay lên hay hạ xuống, Khi các ngài đến nơi, các ngài liền trình bày nhu cầu của các ngài với Đức Cha Kim. Đức Cha liền lấy xe jeep, đi một giờ, để dẫn các ngài đến một nơi nằm ở giữa rừng nơi có những nhà kho lớn để sấy  các hạt cà phê  và có một biệt thự đẹp  nơi hoàng đế Bảo Đại cư ngụ khi ông đi săn hổ. Tại biệt thự, các bề trên có thể ở, còn tại dẫy nhà lớn, thì có thể thích nghi và sắp đặt làm các nơi ngủ cho các học sinh. Đây không phải là nơi lý tưởng lắm, nhưng ít là giúp giải quyết những chuyện tối cần: là có một mái nhà để mà trú mưa. Đức Cha Kim có thể viết thư xin vua Bảo Đại đang cư trú tại Paris cho phép mượn nơi này, và cha Majcen có thể hỏi ý kiến ban cố vấn của ngài  và xin phép cha Giám tỉnh ở Hong Kong. Ban cố vấn đã đồng ý với giải pháp cấp thời này, và từ Hong Kong cha Giám tỉnh trả lời là cho phép làm chuyện này, nhưng ra lệnh cho cha Majcen là khi vừa sắp xếp xong mọi chuyện, thì phải trở về Hong Kong để nhận bài sai vâng lời mới. Cha Cuisset Quý sẽ là bề trên tạm quyền tại Việt Nam.

Trong khi đó cha Majcen còn được một chiếc máy bay khác đón về Sai Gòn để xin Thủ Tướng ngô Đình Diệm cho gạo và các thức phẩm khác nữa cho các trẻ mồ côi di tản.

Việt Nam chia đôi – Cuộc di tản vĩ đại

Ngày 21-7-1954, cuộc đàm phán tại Giơ-ne-ve ký hiệp định chia đôi Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Trong 300 ngày, người từ miền Bắc có thể vào Miền Nam, và ngược lại người từ Miền Nam có thể ra miền Bắc. Khi dân chúng biết chuyện này, thì một cuộc di cư vĩ đại xảy ra: Các tầu Hải quân  Pháp – Mỹ sẵn sàng đưa đón tất cả dân chúng muốn vào Nam. Hải quan trao cho mỗi người đồ ăn, và một ít tiền. Cả một triệu người tìm chỗ nơi tầu biển và nơi máy bay. Họ còn hứa tại miền Nam Việt Nam sẽ cho mỗi người 12 đồng mỗi ngày để mua thực phẩm và hứa sẽ có gạo dư thừa của đồng bằng sông Cửu Long. Việt Minh không thể ngờ trước một cuộc di cư lớn lao như thế. Tại vùng gần Phaùt Diệm, có cả ngàn người đứng đợi trên một hòn đảo, nhưng chẳng có tầu nào đến vớt. Rồi đợt sóng thủy triều tràn lên và họ bị nước cuốn trôi. Hà Nội và Hải Phòng trở nên lộn xộn. Cộng Sản không lường được cuộc di cư vĩ đại như thế. Thoạt tiên họ tìm cách ngưng cuộc di cư lại bằng tuyên truyền và hứa hẹn, nhưng sau đó thấy vô ích, họ dùng tới vũ khí, ngược hẳn với qui định của hiệp ước. Thế là có những vụ đánh nhau, chết chóc, bắt bớ và biệt giam. Người ta ước tính có chừng 1.000.000 người trốn chạy được. Nếu không bị cấm bằng khí giới, có lẽ đã lên tới 2.000.000 người hoặc hơn.

Những ngày cuối ở Hà Nội

Đó là những ngày đầy những vấn đề và những cuộc giã từ. Cha Majcen lo lắng để gạo và trợ cấp của Sở Xã Hội tới được với Cô Nhi Viện. Sở Xã Hội trả lời: “Chừng nào vào Miền Nam , chúng tôi sẽ cung cấp gạo, và những thứ khác, còn ở đây, với những lộn xộn như vậy, thời không thể nào dàn xếp được”. Ngài cũng ưu tư về những em bé ở vườn trẻ. Ngài đã sắp xếp với vị linh mục bạn thân của cha Maria Acquistapace là cha Cartier, để các em có thể được các Nữ Tử Bác AÙi tiếp nhận tại Sài-Gòn, còn họ thì  sẽ trao lại cho chúng ta những trẻ mồ côi lớn của họ. Để chuẩn bị chỗ ở tại Ban Mê Thuật, cha Majcen đã gửi các học trò ngành mộc  đến đó để làm việc. Sau cùng ngài đến gặp Đức Cha Khuê và trình bày cùng Đức Cha những gì ngài đã sắp đặt và Đức Cha rất hài lòng. Cha Majcen sau đó xin phép lành của Đức Cha, và Đức Cha đã ban cho cha, và cũng muốn được chính cha Majcen chúc lành cho. Đức Cha giã từ cha với niềm cảm kích và nói: “Cha phải đi, còn tôi phải ở lại tại chỗ chờ đón chịu tử đạo”.  Đức Cha đã không phải đổ máu đào, nhưng chính cuộc sống của Đức Cha dưới chế độ cộng sản chính là cuộc tử đạo không đổ máu. Ngài đã ở lại tại chỗ, luôn luôn giữ lòng trung thành với Đức Thánh Cha và sau này Đức Thánh Cha đã ân thưởng ngài với chức hồng y. Thế rồi cha Majcen đi từ biệt Đức Khâm Sứ và cha bề trên hội thừa sai Paris, vôùi lòng xúc động, cha ban phép lành Đức Mẹ Phù Hộ cho các hội viên và tất cả các học sinh, rồi ra đi, với trái tim đau nhói, nước mắt chan hòa, để lên máy bay Air France  tới Hong Kong, kết thúc sứ mạng vâng lời khó khăn để phục vụ các trẻ nghèo và bị bỏ rôi. Ngài cầu xin Đức Mẹ sẽ luôn mãi là Đấng Phù hộ và trôï giúp chúng.

Vào Nam

Trước khi nói về 20 năm mà Cha Majcen  đã trở lại sống tại Việt Nam kể từ năm 1956, Ngài muốn  nhắc lại một cách vắn tắt những gì các  Salêdiêng ở lại tại Việt Nam đã làm khi ngài  giữ chức giám đốc trường Tang Kim Pô ở Kowloon, Hong Kong.

Khi cha Majcen rời khỏi Hà Nội, người Salêdiêng quyết định chuyển vào Ban Mê Thuật. Vì thấy người cộng sản tìm cách ngăn chận dân chúng di tản về miềm Nam, cha Cuisset Quý liệu cách xúc tiến mau lẹ việc di tản. Thế là ngày 24 tháng 8 năm 1954, các em thuộc Cô Nhi Viện theo hàng dài, đi đầu là một Salêdiêng, và đi cuối cũng là một Salêdiêng, đi đến phi trường. Mỗi em mang một gói nhỏ với những sách vở và một ít quần áo; những em lớn hơn dắt dìu những em nhỏ hơn. Chúng cũng muốn mang theo với mình nhà Tạm và một chiếc chuông nhỏ của nhà thờ của chúng. Trên phi trường đã có 25 máy bay chở hàng của Hàng Không quân đội  xếp hàng sẵn để đón khoảng 450 em tới Buôn Ma Thuột. Các em phải vội vã leo lên các phi cơ quân sự này bởi vì tại phi trường đã nghe thấy những tiếng đạn bắn.

Những đồ đạc chở bằng tầu cũng tới Nha Trang, rồi được chở tới Ba Mê Thuột, nhưng một số máy bị hư, nhiều đồ quí bị mất cắp.

Cha Faugere tổ chức một Cô nhi viện cho các trẻ lớn, cho các em học nghề máy với chuyên viên Hải quân. Giữa các em có một tinh thần tốt. Các em nhoû của vươn trẻ thì được các sơ Nữ Tủ Bác Ái nhận chăm sóc, bù lại chúng ta tiếp nhận một số các trẻ lớn từ các sơ.

Tại đồn diền cao su, cha Bohnen tổ chức trường học và lao động, nhưng không có các giáo viên, nên các em bất mãn, vì mất thôøi giờ, không có bàn ghế, sách vở, nên chẳng học được gì.

Việc chuyên chở gạo bằng cam nhông có phần khó khăn vì phải đi đoạn đường dài 300-400 km.

Có cuộc bất đồng giữa cha Bogo và cha Bohnen, vì cha Bohnen nhiều lần bạt tai các trẻ mồ côi nghèo khoå mà chẳng có lý do gì. Do đó giaùm tỉnh sai cha Bohnen tới Haiti, nhưng rồi lệnh trên không được thi hành, và chúng ta mất một hội viên có khả năng.

Trong khi đó tại Thủ Đức cha Cuisset bắt đaàu mua khu đất chúng ta đã nói tới trước kia ở Thủ Đức. Còn khu đất của bà Carrée thì bị dùng làm nơi tập bắn cho các quân nhân trẻ Việt nam. Cha Cuisset cũng mua trạm ga xe lửa ở Gò Vấp đang bị bỏ hoang. Ngài đặt các em học nghề tại đó, còn các em mồ côi đang theo học thì ở Thủ Đức.

Trong khi đó tại trường kỹ thuật Tăngkimpo thì cha Majcen lo tổ chức đệ tử viện cho các em Việt nam.

Việt Nam bị chia đôi. Ngoài Bắc chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong nam thì vua Bảo Đại cai quản với thủ tướng là ông Ngô Đình Diệm.

Thế rồi Đức Cha Cassaigne từ chức giám mục Saøi gòn, và Đức Cha Simon Hòa Hiền đến thế chỗ.

Năm 1956 cha Majcen lại được bổ nhiệm làm giám đốc các nhà ở Saøi gòn và làm tỉnh ủy ở Việt nam. Thời thế còn đầy những bất trắc, caùc phe phái tôn giáo chống lại chính phủ của thủ tướng ngô Đình Diệm tại Saøi gòn.

Đây chính là những đường nẻo của Chúa và của Mẹ Phù Hộ – vị kiến trúc sư cuûa Tu Hội Salêdiêng. Đức Mẹ Phù Hộ luôn luôn trung thành cùng Don Bosco.

Anrê Majcen ký tên

THÁNG 6 NĂM 1954

ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1956

XA VIỆT NAM –
GIÁM ĐỐC TRƯỜNG TANG KIM PO Ở KOWLOON

Cha Majcen về Hong Kong: lo lắng và thương nhớ

Sau khoảng hai giờ bay, cha Majcen tới phi trường Hong Kong. Một số cựu học sinh là cảnh sát đã giảm nhẹ thủ tục để ngài sớm được cha Massimino và vài hội viên tiếp đón, trong số đó, có vài cựu học viên trước học trường Don Bosco ở Côn Minh. Lúc ấy, ngài chưa rõ lệnh vâng phục của mình ra sao. Thế nhưng về tới nhà, (cha Giám tỉnh vắng mặt), cha Massimino đặt ngài vào ghế danh dự và nâng cốc chúc mừng ngài là vị tân giám đốc của trường Tang Kim Po. Chính ngài chỉ muốn có một chỗ thầm lặng để giải tội như vài năm về trước ở Macao. Sau này, ngài tự thú, lúc ấy mình như từ trời rớt xuống. Ý tưởng về trọng trách mới cũng như niềm thương nhớ các hội viên và học sinh bỏ lại ở Hà Nội làm cho ngài không thể nào chợp mắt được.

Trường Tăng Kim Po ở Kowloon

Tất cả các hội viên tỉnh dòng Trung Hoa đều rõ: sở dĩ gọi trường này là trường Tang Kim Po vì nó mang danh một vị đại ân nhân đáng kính. Ông muốn hiến dâng cho giới trẻ nghèo ngôi trường huấn nghệ giống như trường  Aberdeen. Ông trao cho các tu sĩ Salêdiêng một triệu đô Hong Kong (một số tiền khá lớn) để xây trường. Cha Goffredo Roozen đã xây ngôi trường đó trong hai năm, rồi vay tiền xây thêm một cánh nhà cho đệ tử viện và làm nơi ở cho các hội viên. Ngày 22-7-1953, trường được khánh thành mặc dầu trường đã bắt đầu vào tháng 2 năm ấy. Chúa đã thưởng công cho ông Tang Kim Po bằng hồng  ân đức tin.

Ngày 19-7-1953, ông đã được rửa tội với tên thánh là Phêrô. Đức Thánh Cha tặng ông huân chương Hiệp sĩ thánh Silvester.

Trường mang tính chất đa hệ. Có một lớp chuyên dạy tiếng Trung Hoa, rồi các lớp cho các học sinh thợ: học may, học đóng giày, học in. Trong xưởng đóng giầy, một nhóm học sinh rất ngoan làm việc dưới sự hướng dẫn của sư huynh Francêsia. Thầy giúp các em nhiều lắm: tạo cho các em công việc làm liên tục. Trong trường cũng mở lớp Anh Văn (sau bị bãi bỏ vì không thích hợp với chủ đích của ân nhân, bởi ông muốn dành riêng trường này cho những trẻ em nghèo). Tại trường còn có chi nhánh đệ tử viện dưới sự chỉ đạo của cha Geder, đồng thời có một số các sư huynh theo học khóa đào luyện chuyên biệt. Con số Salêdiêng khá đông, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, cho dù có nhiều giáo viên ngoài vào dạy. Những xưởng dạy nghề được đặt ở lầu trệt, lầu một dành cho các lớp dạy học sinh và các đệ tử, còn có nhà nguyện, các văn phòng giám học cùng các thư ký của ngài, và phòng cho các giáo viên. Lầu trên dùng cho nhà bếp, nhà cơm các hội viên, thư viện và phòng của các Salêdiêng.

Theo lệnh của Cha Bề Trên Tỉnh, cha giám học Randi, người rất bén nhậy về chuyện học đường, lập tức lo các thủ tục tại Sở Giáo Dục để cha Majcen được nhìn nhận là “Giám đốc và hiệu trưởng” của trường.  Từ văn phòng nha giáo dục, một nhân viên được phái tới phỏng vấn và  cha Majcen đã trình bày cho ông ta quá trình trước kia đã làm giáo viên các môn kỹ thuật tại Ljubljana, rồi giám đốc Trường dạy nghề tại Côn Minh và giám đốc toàn bộ Thị Xã Trẻ ở Hà Nội. Cuộc thẩm vấn này thỏa đáng nên ít ngày sau ngài được chính phủ cho đảm nhận các chức vụ trên.

Cha Giám học Randi giúp đỡ cho cha Majcen rất nhiều vì cha Majcen chưa đủ kinh nghiệm về các vấn đề học đường ở Hong Kong. Ở đây việc học khác hẳn công việc tại Côn Minh, Macao và Hà Nội. Cha Geder cũng là người Slo-vê-ni-a, từng truyền giáo tại địa phần Triều Châu, và là tổng tại diện khi địa phận vắng Giám Mục trong thời gian giữa cái chết của Đức Cha Canazei và việc bổ nhiệm Đức Cha Arduino, giờ đây điều hành khá tốt phân ban đệ tử viện tại trường Tang Kim Po. Ngoài ra cha còn là một người có bản lãnh đảm nhận được mọi công việc khác khi nhu cầu bức thiết cần đến. Ngài cũng là một người có tinh thần rất tốt và trong những năm ấy cha Majcen chọn ngài làm cha giải tội riêng của mình. Cha Lomazzi ngoài lãnh vực tài chánh ra, cũng là một nghệ nhân tuyệt vời, giúp cho giám đốc trong các công việc trang trí và trong các buổi trình diễn văn nghệ và âm nhạc. Cha Cerrato làm quản lý. Ngài rất giỏi kế toán, nên đã sắp đặt và lưu giữ mọi sổ sách kế toán của trường cách trật tự.

Tài chánh

Cha Majcen luôn gặp những phiền toái về tài chánh ở Côn Minh, ở Hà Nội và tại trường Tang Kim Po. Khoản thu nhập của trường chỉ có 9000 đô la một năm, thế mà phải hỗ trợ Giám tỉnh mất 3000 đô la theo qui định. Phần khác lại phải chi khá nhiều vào việc trả nợ và trả lương cho các giáo viên. Số tiền ít ỏi còn lại thì chi tiêu vào nhiều khoản khác nhau trong việc quản trị và nuôi sống hội viên, đệ tử và học sinh nghèo. Các xưởng, đặc biệt là xưởng in và đóng giầy tuy có thu nhập giúp giải quyết được đôi ba việc, nhưng vẫn cần phải đi tìm nguồn trợ giúp.

Những công việc thiêng liêng

Đây là chuyện cha Majcen lưu tâm hơn cả, và để thi hành các việc này, cha Majcen được cha Mario Calvi, người đã hơn 20 năm truyền giáo tại Phủ doãn tông tòa và sau này là giáo phận Triều Châu trợ giúp đắc lực. Cha Majcen và cha Mario Calvi thật là đồng tâm nhất trí; cha Calvi dạy giáo lý cho các học sinh và dạy học cho các hội viên đang trải qua thời kỳ đào luyện chuyên biệt. Ngài sinh động các việc thực hành đạo đức và qua các Hội đoàn tôn giáo, ngài chuẩn bị các tông đồ trẻ cho nhà trường và cho cuộc sống. Các cuộc rửa tội và các ơn gọi nở rộ trong những năm ấy. Cha Orlando thuộc hội thừa sai Paris, cha xứ của xứ thánh Têrêsa, dưới quyền quản cai chính thức thì nhà trường khi ấy lệ thuộc vào, tỏ ra rất bằng lòng với tinh thần trên. Ngài luôn hết lời khen ngợi và khích lệ nhà trường.

Huấn từ buổi sáng

Vì có nhiều học sinh thuộc thành phần ngoại giáo, nên thay cho huấn từ tối truyền thống, nhà trường áp dụng huấn từ buổi sáng cho các em học sinh qui tụ lại trước giờ lớp: Cha Majcen, cha Ranđi, cha Calvi luân phiên nhau ban cho các bạn trẻ những ý tưởng lành mạnh phù hợp với cả học sinh lẫn các giáo viên dựa vào những giáo huấn mà cha bề trên cả Renato Ziggiotti đã ghi lại.

Đối thoại

Đối thoại là ý niệm được phổ biến sau Công đồng, tuy nhiên đối với Don Bosco và cha Majcen ở trường Tang Kim Po, điều này không xa lạ. Những sáng kiến nhằm thăng tiến nhà trường đều được đem ra bàn bạc trong tình huynh đệ với tất cả các hội viên, và dựa trên đó, cha Majcen trong tư cách giám đốc, với quyền bính được tất cả nhìn nhận, lấy những quyết định cần thiết.

Việc từ thiện

Như đã nói ở trên, dù nhà trường túng nghèo nhưng vẫn làm việc thiện: thuế học đường do chính quyền ấn định cho trường trung học, đã được thay đổi khá nhiều cho trường chúng ta, nhưng trong trường lại có không ít các học sinh nghèo được giảm bớt học phí, em thì được giảm một phần ba, em thì một nửa, thậm chí có cả những em được miễn phí hoàn toàn. Điều kiện để hưởng ân huệ từ thiện là ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành. Trong những năm ấy, số người di tản tới Hong Kong khá nhiều. Cơ quan Caritas Công giáo đi cứu trợ bằng cách chia sẻ cơm ăn, gạo, dầu v.v. Cha Duchesne phụ trách về cơ quan Charitas chia cho nhà trường một phần bổng lộc do Chúa ban; nhờ đó, nhà trường trao lại cho những học sinh nghèo và gia đình chúng. Một số đông học sinh thợ đóng giầy cùng với các cựu học sinh cũng được hưởng mỗi ngày một bữa ăn miễn phí tại trường.

Xưởng in

Xưởng in là nơi quan trọng nhất của trường vì nhờ đó trường có thu nhập tương đối. Thế nhưng xưởng in cũng gây nhiều phiền toái cho cha Majcen. Một vị thừa sai đã ký một hợp đồng với trưởng xưởng là dùng những giấy vụn để in giáo lý với giá rẻ để ngài có thể phát không cho tân tòng và những tín hữu nghèo. Thầy trưởng xưởng đồng ý. Thế là từ Tòa Giám Mục có lời khiển trách cha Majcen là tại sao in giáo lý không xin phép. Cha Majcen cắt nghĩa rằng sách giáo lý đã có phép rồi, nay chỉ in lại thôi. Hơn nữa trưởng xưởng nhận hợp đồng mà không cho giám đốc nhà biết. Nhưng Tòa Giám Mục vặn lại là việc in ấn lại các sách giáo lý cũng phải được Tòa Giám Mục chấp thuận, và vì thế, cha Majcen là giám đốc thì phải chịu trách nhiệm  trên từng tờ giấy tái bản. thế là cha Majcen khốn khổ phải ráng nuốt lấy trái bồ hòn! 

Khánh Lễ Nguyện Xá

Cha Calvi tổ chức nguyện xá nhờ có sự cộng tác đắc lực của các hội viên trong thời kỳ đào luyện chuyên biệt, bởi lẽ họ biết thu hút các học sinh bằng những sáng kiến của họ. Trong nguyện xá có đầy dẫy các trò chơi, nhưng trên hết là các lớp giáo lý được tổ chức theo tuổi và theo nền đào luyện của các học sinh. Vì tất cả các học sinh giáo lý đều nghèo khổ, nên chúng được thưởng bằng những phần thưởng nho nhỏ, và bằng lương thực. Các hội viên trong thời kỳ đào luyện chuyên biệt cũng đi thăm các gia đình, điều đó giúp nhiều cho việc  đào luyện họ thành những tông đồ.

Việc đóng cửa lớp Anh văn

Trong thời gian ban đầu của trường, cha Roozen, giám đốc đầu tiên, đã mở phân ban Anh văn, tại đó những học sinh khá giả đã trả một học phí khá cao, và nhờ thế nâng đỡ cho nền tài chánh nghèo nàn của nhà trường. Các học sinh này có bộ mặt Quý phái hơn, nên tạo ra những sự ghen tương. Có những người sử dụng thủ đoạn để phân ban này bị hủy bỏ, vì không thích hợp với ý muốn của người sáng lập trường. Thế là cha Majcen được lệnh phải hủy bỏ phân ban này. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên vì lệnh đó, nên giữa các hội viên trong nhà mối bất mãn dâng cao. Cha Majcen có nhiệm vụ báo cáo lên các Bề trên về sự bất mãn đó; nhưng cha bị hiểu lầm và bị quở trách như thể là cha đã không muốn vâng phục lệnh đã được ban hành. Đối với cha Majcen, đây là một trái bồ hòn trong miệng.

Xưởng May

Thầy sư huynh Mirzel điều hành nhà may, nhưng khi thầy được chuyển đi Phi Luật Tân, nhà may được trao cho một sư huynh Trung Hoa. Thầy rất thạo nghề nên nhà may phát triển nhanh chóng. Tiếc rằng vài năm sau, khi cha Majcen không còn làm giám đốc, thầy gặp khủng hoảng và rời bỏ tu hội khiến cho hội viên nào cùng buồn.

Đệ tử viện

Các đệ tử tạo thành một phân ban biệt lập dưới sự hướng dẫn của cha Geder, một vị truyền giáo giàu kinh nghiệm mà cha Majcen có thể hoàn toàn tin tưởng. Trong số những đệ tử thời đó, sau này có cha Giám tỉnh Noberto Che, và cha giám đốc nhà đào luyện Phanxicô Che. Trong số các thầy hộ trực Đệ tử viện, cha Majcen nhớ có cha Giu-se Zen, sau này là cha Giám tỉnh, và cha Phêrô Tsang mà nhiều năm sau là giám đốc tại Tai-Nam. Sau đó ít tháng, có các đệ tử từ Việt Nam đến và cha Majcen, với sự hỗ trợ của một giáo viên biết tiếng Quảng Đông, có thể giúp cho các em Việt Nam học tiếng Quảng Đông mà ngay cả cha Majcen cũng không thạo lắm… Khi Đệ tử viện được chuyển sang Shaukiwan, các đệ tử Việt Nam cũng theo về đó. Trong những năm sau, các hội viên Việt Nam (gồn các tư giáo và các sư huynh) cũng đến Hong Kong để học triết học và theo học trong chương trình đào luyện chuyên biệt, và chuyện này còn tiếp tục cho đến khi Việt Nam có thể có nhà đào luyện riêng cho mình.

Các Cựu Học Sinh Ngành Đóng Giày

Như đã nhắc đến ở trên, xưởng đóng giầy đã cung cấp việc làm cho một số khá đông các cựu học sinh. Đó là sáng kiến của thầy Francesia. Thầy là người dễ thương, có lòng muốn giúp nhiều bạn cựu học sinh ngành giầy da, bởi lẽ ở ngoài chợ có bán những giầy da khâu bằng máy, nên các em bị thất nghiệp. Thầy Francesia sau khi nhận được đơn đặt hàng yêu cầu đóng giày và vá lại các đôi giày của cảnh sát và lính tráng, nên thầy đã mở cho các em một xưởng đóng giầy, và xưởng này trong nhiều năm, cung cấp cho chúng phương tiện kiếm sống.

Trung tâm giáo lý

Khi các đệ tử sang Shaukiwan và để lại một nơi trống. Cha Coerenza đã xin chỗ đó để mở trung tâm giáo lý. Ngài có một nền quản trị độc lập, và trên phương diện tài chánh, ngài đem lại một lợi nhuận kha khá cho trường.

Nguyện đường của trường

Nguyện đường của trường là trung tâm Thánh Thể của nhà. Nơi đây cử hành nhiều thánh lễ cho các giáo dân cũng như tân tòng. Rất nhiều trẻ và người lớn năng viếng Mình Thánh, xưng tội và rước lễ. Cũng tại đây cha Geder và cha Calvi tổ chức Hội Cộng Tác Viên Salêdiêng. Những năm sau đó, nhà nguyện trở nên rộng rãi hơn, được chính thức là một giáo đường công cộng dành cho các giáo dân tới tham dự thánh lễ.

Các cuộc viếng thăm

Cùng với cha Geder là đồng hương và bạn thân, cha Majcen thỉnh thoảng đi thăm viếng vài nơi. Hai vị viếng thăm các nữ tu dòng Truyền Tin. Họ là những nữ tu bị trục xuất từ Triều Châu, và nhờ sự hỗ trợ của cha Cucchiara, họ tìm được nơi định cư tại Hong Kong. Hai vị cũng đi thăm một chiếc tàu buôn của người Nam Tư và được thuyền trưởng đón tiếp rất lịch sự. Đó là lần đầu tiên cha Majcen tiếp xúc lại với người đồng hương của mình ở tha phương kể từ năm 1935. Hai vị cũng đi thăm viếng dòng Đa Minh ở Rosary Hill (đồi Mân Côi), nơi các thầy Việt Nam học đại chủng viện. Ở đó có một vị tân linh mục mà nhiều năm sau này đã suy nghĩ và xin vào dòng Salêdiêng ở Việt Nam: Đó là cha Hoàng Phú Bảo.

Cha Bề trên cả viếng thăm

Cha Ziggiotti viếng thăm nhà trường vào năm 1955. Nhân dịp này nhà trường trao tặng ngài bức hình nổi “Vở Kịch vui về Đức Grêgôriô Vĩ đại”. Trong cuộc kinh lý này cha Bề trên cả xin khâu vá các quần dài của ngài; thầy trưởng xưởng may muốn may cho cha hai quần dài mới, nhưng ngài cương quyết từ chối. Các hội viên cũng đề nghị ngài ban chiều lên ngọn Peak là đỉnh núi cao của Hong Kong để ngắm quang cảnh đẹp, nhưng ngài trả lời mình không đến để đi du lịch, mà là để gặp gỡ các hội viên, và không muốn lãng phí thời gian Quý báu của ngài và của các hội viên. Khi thấy số học sinh của trường quá đông, ngài nhận định rằng một mình giám đốc khó có thể điều hành tốt một trường phức tạp với 400 học sinh nội trú. Ngài nhận định những trường đông như thế chỉ là một nhu cầu trong một thời gian và một nơi chốn nào đó.  Ngài khuyên dần dà nên bỏ các xưởng hoàn toàn mang tính chất sản xuất như xưởng đóng giầy và xưởng may mặc, đồng thời ngài sắp đặt để Đệ tử viện được chuyển sang nơi chính thức của nó tại Shaukiwan. Sự sắp đặt này được khơi dậy do một vài hội viên nào đó quan tâm tới vấn đề và đã đặt cha Gerder trong cái nhìn xấu, vì cho rằng cha đã qua mặt mình. Đây là một viên bồ hòn đắng ñoái vôùi cha Gerder, và cha nhận ra điều đó đã tạo nên một vấn đề lớn cho tỉnh dòng, bởi lẽ nhà Shaukiwan không còn dành cho các thầy nữa, nên sẽ phải gửi các thầy thần học đi học ở nước ngoài, còn các thầy triết học thì phải tạo dựng một Học viện mới tại Cheung Chau.

Trường Trung Học Tang Kim Po

Ông Tang Kim Po gỏ ý với cha Majcen rằng ông muốn để lại căn nhà riêng của ông cho các cha Salêdiêng sau khi ông chết để xây một trường trung học. Cha Majcen báo cho cha Giám tỉnh rồi cùng với quản lý tỉnh là cha Suppo soạn thảo một khoản di chúc trao căn nhà cho Hội Dòng để xây dựng trường. Nhà đó hiện nay là trường Trung học Tang Kim Po ở đường Kennedy của Hong Kong.

Trong những năm cuối đời, ông Tang Kim Po không còn có thể gặp cha Majcen được nữa: Những người trong gia quyến đều là lương dân, họ sợ cha Majcen đến xin tiền ông nên ngăn cản ngài. Cha Majcen, vì quan tâm đến linh hồn của ông, đã nhờ một cha triều đến ban các bí tích sau cùng cho ông. Khi ông qua đời, người ta tổ chức một đám tang linh đình và tập thể các học sinh trong trường đều đến tham dự. Sau này thi hài ông tại nghĩa trang buộc phải di dời nên các tu sĩ Salêdiêng xin thân quyến của ông cho phép chuyển hài cốt vào khu phần mộ của anh em Salêdiêng. Nghĩa cử này làm gia tộc ông rất mãn nguyện.

Bệnh tật và cá mập

Khí hậu nóng bức và ẩm ướt của Hong Kong làm cha Majcen mắc bệnh nổi mụn nhọt rất đau đớn. Ngài phải nằm bệnh viện để chữa trị cho tới khi khỏi hẳn. Bác sĩ yêu cầu ngài năng tắm biển. Trong thời gian ấy, ngài cùng với một hội viên nào đó thường hay đi tới chỗ bờ biển trống vắng để tắm. Ngài ngâm mình dưới biển khá lâu. Có lần ngài ngâm cho tới khi nước thủy triều dâng cao. Một lúc sau ngay tại chỗ ngài vừa mới rời khỏi, ngài thấy bóng một con cá mập xuất hiện. Ngài lập tức cảm ơn Chúa vì nếu nán lại một phút nữa thì có lẽ một cẳng chân đã bị cá mập ăn mất.

Lệnh vâng lời mới

Thông thường lệnh vâng lời được trao vào dịp tĩnh tâm. Ngày kết tĩnh tâm 15-7-1956, bề trên tỉnh là cha Mario Acquistapace ban lệnh vâng lời mới cho cha Majcen: Trở lại Việt Nam, và lần này là ở Sàigòn, làm giám đốc và đại diện bề trên tỉnh để lo công cuộc Salêdiêng ở đó, mà sau này chúng ta thấy đã có sự phát triển trở lại. Cha Majcen lập tức làm hộ chiếu với tư cách công dân Vatican. Ngài chào biệt Đức Cha Bianchi, rồi bàn giao cho cha Suppo, người kế vị mình tất cả những dữ liệu về trường Tang Kim Po, như cha Suppo đã yêu cầu. Sau khi chào tạm biệt các hội viên, ngài đi Việt Nam và ở đó 20 năm liền.

1956 – 1957

NHỮNG VIỆC LÀM KHI CHA MAJCEN CHƯA TRỞ LẠI VIỆT NAM

Nửa năm tại Ban Mê Thuật

Trước khi nói về thời gian 20 năm của cha Majcen, tưởng cũng nên nhắc lại thời gian vắng ngài, các cha Salêdiêng còn lại tại Việt Nam đã phải trải qua những khó khăn như thế nào.

Hơn hai trăm cô nhi được đưa vào Ban Mê Thuật. Tại đó Đức Cha Seitz, các hộ trực và những học sinh lớn đi trước đều có mặt để đón tiếp chúng. Chúng được dẫn tới dinh Hoàng Đế và những kho chứa cà phê, nơi sẽ trở thành nhà của chúng và chúng đã cố gắng bao có thể sắp xếp sống tại đó. Khu đất nằm ở giữa rừng, có một số ít những người dân tộc bản địa sinh sống, cùng với lũ khỉ, và vài con voi. Độ cao nơi đây chừng 1.400 mét so với mặt biển, rất phù hợp cho các trại hè, nhưng lại thiếu thực phẩm và các điều kiện sinh sống. Để kiếm đủ lương thực nuôi lũ trẻ, cha Cuisset Quý với chiếc xe, phải lộn đi lộn lại năm lần bẩy lượt trên con đường dài 400 cây số giữa Sàigòn và Ban Mê Thuật, vượt qua bao khó khăn, hiểm trở.

Thực phẩm thường nhật chỉ vỏn vẹn là cơm và cá khô. Hậu quả là lũ trẻ mang bệnh tê phù vì thiếu dinh dưỡng. Để có nước uống, chúng đào một cái giếng. Và để tắm giặt, mỗi sáng đám trẻ ra suối, đuổi lũ khỉ đã tới trước chúng đi. Đôi khi có mấy con voi từ rừng cũng chạy đến suối.

Cha Bohnen Bản tạo được những lớp học kiểu dã chiến vì thiếu tất cả các phương tiện như sách vở, bàn ghế và mọi thứ. Các anh hộ trực đứng lớp. Những em học sinh thợ không có việc làm. Những máy móc gửi tới từ Hà Nội, dù đã tới nơi, nhưng còn phải đợi lắp ráp lại. Vả lại nhiều đồ phụ tùng đã thất lạc trên đường. Và đặc biệt là hoàn toàn thiếu các giáo viên.

Dù đã cố gắng để giữ tinh thần của mọi người ở mức độ cao, cách riêng với việc đạo đức, nhưng ai cũng biết hoàn cảnh này khó có thể kéo dài được lâu. Nhân dịp tháng Mai Khôi, viện tổ chức lần hạt một cách sốt sáng. Thế là cha Mario tới để cử hành lễ long trọng. Tiện dịp ban cố vấn nhà cùng với ngài quyết định như sau: a) Sớm gửi các em bé sang các nữ tu (chuyện này đã xong xuôi như chúng ta đã nhắc đến trước). b) Sắp xếp công ăn việc làm cho các học sinh lớn từ 17 tuổi trở lên. Điều này có thể thực hiện được nhờ uy tín của Đức Cha Kim. c) Gửi các em đệ tử sang Kowloon cho cha Majcen. d) Điều quan trọng là chuyển các học sinh, ít là một phần các học sinh, về Sàigòn sớm bao có thể, hay ít ra là tới một nơi nào đó. Chuyện này lại càng phải thực hiện sớm hơn khi một bức điện từ Paris của Hoàng đế  Bảo Đại, đòi lại khu đất ông đã cho mượn đến với Đức Cha Kim. Hoàng đế muốn bán ngay mảnh đất, vì sợ chính quyền tịch thu. Quả thực sau này đã xảy ra như vậy. Đời sống quá sức khó khăn cho mọi người và mỗi ngày một thêm phức tạp hơn do sự xung khắc giữa cha Generoso Quảng và cha Bohnen Bản gây ra. Để củng cố sự bình an trong nhà, cha Cuisset Quý góp ý nên tách rời hai vị. Ngài viết thư cho cha Giám tỉnh. Thế là cha Mario Acquistapace gọi cha Bohnen về để đi truyền giáo tại Haiti. Cô Nhi Viện mừng lễ Giáng Sinh năm đó tại Ban Mê Thuật, rồi chuyển về Sàigòn.

Tại Sàigòn

Năm 1954, Đức Cha Cassaigne đã từ chối không cho các Salêdiêng vào địa phận. Nay ngài được về hưu tại Di Linh để làm tuyên úy cho trại Phong, sống với các người bị bệnh phong hủi và cầu nguyện cho các công cuộc của Hội Thánh đang bị tấn công mãnh liệt. Kế vị ngài là Đức Cha Simon Hòa Hiền luôn có cảm tình với các Salêdiêng.

Với việc để lại 90 thanh niên cô nhi cho cha Fougere Cao chăm sóc với nguồn tài chánh từ Đức Cha Kim, các Salêdiêng đã mang 260 em tới Sàigòn ngày 15 tháng 1 năm 1955. Trong số đó 200 em tới ở tại Thủ Đức, còn 60 em tới ở tại Gò Vấp.

Tại Thủ Đức

Các Salêdiêng mua miếng đất của bà Carré ở Thủ Đức như đã nhắc tới, nhưng miếng đất đó đã trở thành bãi tập bắn của quân đội Nam Việt Nam và vì vậy không thể tới ở được. Tuy nhiên cha Cuisset Qúy đã mua được một mảnh đất khác ở gần chợ Thủ Đức, cách thành phố Sàigòn 10 cây số. Cha Cuisset Quý rất vất vả mới mua được khu đất này, nhưng trả tiền thì dễ, bởi vì Tướng Ely tốt lành đã cho ngài tiền để trả. Đây là một khu đất rộng và là đất cát nên các trẻ của chúng ta đã phải sống trong các lều trại trong vòng một tháng do nhu cầu, chúng đào bới tìm nước và đã tạo nên một cái giếng. Rồi sau đó, thay thế cho các lều trại, chúng xây dựng một căn nhà lớn bằng gỗ, với mái tôn, và đó là nơi ở đầu tiên của chúng. Sau đó thêm những căn nhà khác được xây dựng như sẽ nói đến sau này.

Tại Gò Vấp

Không xa Thủ Đức bao nhiêu, cha Cuisset Quý cũng đã mua được từ quân đội Việt Nam một mảnh đất cùng với một trạm xe lửa đã bị phế bỏ ở cạnh đó, trạm ga này nối Sàigòn với các đồn điền cao su nằm trên biên giới với Campuchia. Các học sinh thợ được cho cư trú tại tòa nhà trạm xe lửa và các nhà kho của nó. Đây là nơi định cư của chúng tôi ở gần Sàigòn với 200 em học sinh tại Thủ Đức, 60 em thợ ở Gò Vấp.

1956-1958: CHA MAJCEN TỪ HONG KONG TRỞ LẠI SÀI GÒN

NHẬN LỆNH LÀM TỈNH ỦY VÀ GIÁM ĐỐC 3 NHÀ Ở ĐÓ

Cha Majcen kể lại:

Lệnh của Đức Vâng Phục là như thế. Nhiều người chúc mừng tôi. Sau đó tôi cùng với sư huynh Mario Lục là người cũng được sai đi làm việc tại Việt Nam đã quyết định đáp tàu Pháp – Trung Hoa đi Sàigòn qua ngả Phi Luật Tân. Tôi đã nghĩ đến sứ mệnh của các tông đồ một khi bị đuổi khỏi một nơi nào đó liền giũ bụi khỏi giầy mình rồi lên đường tới một nơi khác. Cũng vậy, tôi đã hai lần phải rời Côn Minh rồi Hà Nội. Tương tự, tinh hoa của các nhà truyền giáo ngoại quốc và Trung Hoa cũng đã xuất phát sang bên Phi Luật Tân, và trong ít năm đã thiết lập những công cuộc cùng một tập viện trong đó có hội viên đầu tiên của chúng ta được khấn là thầy Isidoro Lê Hướng. Tôi nghĩ tới lệnh vâng lời thứ nhất của tôi vào tháng sáu năm 195 là tới Nhà mồ côi Negros bên Phi Luật Tân theo lời mời của ĐứcTổng Giám Mục, nhưng vì sức khỏe không tốt, nên tôi không thể đi. Tôi thật sung sướng trong lòng khi gặp các cha Braga, cha Quaranta, Mrzel Rafko, rồi tôi nghĩ tới các cha Ricaldone, Rizzato, Cliford và những nhà kiến trúc sư khác của tỉnh dòng Phi Luật Tân đang trên đà phát triển. Cơn bão đổ xuống Manila trước khi tầu cập bến khiến tôi khó chịu trong người. Các hội viên hầu hết đều là người tôi quen biết đón tiếp tôi nồng nhiệt. Chúng tôi thăm nhà Mandaluyong tại Manila và thăm cha Braga đang nằm bệnh viện vì bị tai nạn gẫy chân… Tiếc rằng tôi lập tức phải lên tầu đi Việt nam. Con tàu tiếp tục cuộc hành trình tới Vũng Tàu. Thuyền trưởng bỏ neo đợi nước thủy triều lên để cho con sông Sàigòn hay đúng hơn là con kênh rộng lớn này sâu đủ cho tàu bè đi lại trên đó, kể cả những tàu lớn.

Trong khi tàu chạy trên sông, thuyền trưởng thông báo các du khách phải cảnh giác vì hai bên bờ giữa những khu rừng tràm sình lầy thường có quân du kích Bình Xuyên chống lại thủ tướng Diệm ẩn náu.

Biết bao năm rồi thế mà trong ký ức tôi quang cảnh đẹp đẽ của cuộc du hành đặc biệt ấy vẫn còn sinh động. Khi tôi được nhìn thấy Nhà thờ chính tòa Saigòn và các dinh cơ khác của thành phố Saigòn – Chợ lớn, nơi có một cảng lớn này. Tiếng còi tầu hú lên báo cho cha Cuisset Qúy và cha Generoso Quảng là chúng tôi đã đến và còn chờ ít giờ cần thiết nữa cho việc kiềm soát hải quan.

Xe chạy ngả Chợ Lớn – Sàigòn khoảng gần 10 cây số, đi qua những chiếc cầu, rồi về tới Thủ Đức. Khu đất khô cằn ở vùng này, một thời là nơi ẩn náu của quân du kích cộng sản, đã hoàn toàn thay da đổi mặt. Cách đó không xa mọc lên một làng đại học, và phía bên kia là nhà thờ giáo xứ Bắc Ninh với trường trung học có các chủng sinh địa phương theo học, và cả một số em  học sinh của chúng ta. Sau cuộc nghinh đón nồng hậu của các học sinh, hai chúng tôi giải khát chút đỉnh, rồi đi thăm khu nhà khi ấy được thiết kế thành hai dẫy nhà trệt rộng lớn.

Dẫy nhà đầu tiên được chuyển từ Hà Nội vào, sau một chuyến đường dài, được tái dựng lên bao gồm gian cổng, khu bếp, phòng cơm, phòng may, phòng mộc. Lúc đó các học sinh chưa được phân chia theo ngành nghề. Chót cùng là văn phòng của cha Majcen và buồng ngủ của ngài. Một dẫy nhà khác gồm có nhà nguyện, phòng ngủ học sinh với giường hai tầng, có tủ nhỏ, và một số tủ lớn đã được chuyển từ Hà Nội vào. Phía cuối là khu vệ sinh và nhà tắm giặt. Tại đây có một giếng lớn đường kính khoảng 6 mét do các học sinh đào để lấy nước uống, tắm giặt. Cha Cuisset nói khu đất được khai khẩn nhưng chưa sạch sẽ. Những rắn rết một thời chủ trị toàn vùng nay đã biến mất, tuy thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện vì chúng ẩn mình trong những hốc đá của nghĩa trang cổ kính ở góc vườn. Tuy nhiên chúng không thể sống sót với bàn tay của nhóm trẻ. Một nỗi phiền toái khác hay xảy ra là lũ chó hàng xóm. Ban đêm, chúng thường chui qua giậu tre để vào sân đùa giỡn và tranh hùng với nhau dưới ánh trăng mờ nhạt. Trong khu đất, vẫn còn nổi lên các gò mối, nhưng đã được san bằng nhờ những chiếc máy ủi hiện đại.

Tới đây chúng ta có thể thấy những công việc cha Cuisset, một linh mục làm việc cật lực đã thực hiện trong thời gian thiếu cha Majcen tại Việt nam.

(a) Chính Thủ Đức là phần thứ nhất của công cuộc phục vụ giới trẻ tại Miền nam Việt Nam

Tại Thủ Đức, cha Majcen được bao quanh với các đệ tử của ngài từ Ha Nội; Gioan Ty, Máccô Huỳnh, Giuse Thọ, Giuse Mỹ, Giuse Sử, Giuse Vấn…, các cựu chủng sinh của Bùi chu như Phúc, Liêm, anh Trưởng phòng may Chuyên. Rồi ban kèn đồng, do cha Generoso điều khiền, trổi các bài nhạc. Ngài hiện giữ hai trách nhiệm gíam học và giám linh, chăm lo cả các hội lành, thể thao và đời sống luân lý. Những khuôn mặt rạng rỡ vui tươi lôi cuốn các trẻ khác vào đời sống Salêdiêng. Con số trẻ khoàng 200 em, sống gương mẫu và kỳ luật. Sáng và trưa học ở nhà và học bên trường chủng viện Bắc Ninh và trường Trung Học Mossard của các sư huynh La Salle. Nhưng tất cả đều tham gia công tác sáng, thể thao ban chiều và học riêng ban tối, cũng như các giờ phụng vụ, thánh lễ, kinh sáng tối. Khắp nơi đều có một bầu khí vui tươi, cởi mở, chan hòa.

Nhân sự Salêdiêng lúc đó chỉ có bốn người: cha Majcen là đại diện bề trên tỉnh và giám đốc nhà, cha Generoso Quảng là giám học kiêm giám linh, ngoài ra có cha Cuisset Quý làm quản lý đồng thời coi chi nhánh Gò Vấp cùng với thầy sư huynh Lục mới từ Hong Kong sang Việt Nam và cha Majcen.

Vẫn còn vài con rắn đến viếng thăm nhà nguyện và nhà ngủ. Luôn phải thi hành việc dọn dẹp các người bạn trú ẩn không dễ thương này, chó hàng xóm thì ban sáng, ban trưa, ban tối, và đêm cắn nhau và xủa ầm ỹ, không cho chúng ta ngủ, tạo nên sự căng thẳng thần kinh, nhất là mặt trăng sắng vằng vặc ở phía đông.

(b) Cha Cuisset dẫn cha Majcen đi thăm khu nhà ở Gò Vấp:

Khu nhà không xa Thủ Đức lắm và nằm cạnh một cái chợ mùi khó chịu gần con sông Sàigòn. Nhà này ở gần khu Cảnh Sát, gồm căn nhà ga cũ (mà tại sân vẫn còn thấy hai đoạn đường rầy xe lửa dẫn đến Lộc Ninh, gần biên giới Cam-bốt, nơi có các khu rừng cao su) và một nhà kho lớn bên cạnh nó.

Hai căn nhà xây bằng gạch này xem ra vững chãi hơn hai dẫy nhà ở Thủ Đức. Cả hai căn nhà do cha Cuisset mua, vì ở Sàigòn, ngài có thể dễ dàng tìm được sự trợ giúp và sự ân cần quan tâm của một số những ân nhân tuyệt vời. Nhà cơm và nhà ngủ được đặt tại khu nhà trạm xe lửa xưa kia, và xây dựng thêm cạnh đó các nhà tắm và các nhà vệ sinh. Nhà kho biến thành xưởng thợ máy cho 60 học sinh học nghề, nhưng giáo viên dạy kỹ thuật thì rất thiếu. Cha Cuisset Qúy thường xuyên vắng mặt. Một giáo dân tìm cách dạy các học sinh bao có thể, vì sư huynh Lục không thể quán xuyến mọi sự được.

Sau này còn nẩy sinh một công cuộc khác tại Gò Vấp. Đó là nhà đón nhận một số trẻ đem ra từ các nhà tù với ý tưởng là hoàn lương chúng. Đây là ý tưởng của một ân nhân tốt lành[111], mà cha Cuisset Quý với sự khích lệ của cha Acquistapace đã phấn khởi đón nhận. Vị Ân nhân đã mua một mảnh đất tại Gò Vấp và trao cho cha Cuisset những gì cần thiết để xây một căn nhà nhỏ với phòng ngủ cho 20 em, cộng thêm nhà bếp, phòng học v.v. Đó là một công cuộc trở về, một phần nào, với hệ thống Thị Xã Trẻ xưa kia. Từ trại giam, một số em được bảo lãnh để về ở trong một mái ấm mà không thiếu sự gì. Lúc ban đầu, vì ham thích tự do, một số em trốn ra ngoài. Sau đó, vì đói ăn, các em trở về, cha Cuisset Quý lại tiếp đón chúng. Cha có một lòng thương đặc biệt đối với chúng. Thực ra cha Majcen rất thích lãnh nhận công tác này, nhưng sự thiếu hụt nhân viên và khả năng chuyên môn ngăn cản ngài. Cha Cuisset Quý liệu cách sắp xếp công việc này với các cựu học viên.

Cha Majcen làm giám đốc và bề trên tỉnh ủy.

Tại Hà Nội, mọi việc trong Thị Xã đều trôi chẩy vì lúc đó có nhiều ân nhân các cấp chính quyền giúp đỡ, đảm bảo cho các em một đời sống qui củ, được hấp thụ cả về trường lớp văn hóa lẫn nghề nghiệp.

Sau hiệp định Giơ-ne-ve, việc chia đôi đất nước và cuộc di cư vào Miền Nam giống như một quả bom nổ tung làm đảo lộn tất cả hệ thống. Chúng ta không thể nào duy trì hay phát triển công cuộc cô nhi viện được vì thiếu ban nhân viên có phẩm chất tối thiểu. Có lẽ Don Bosco đã muốn như thế, để một khi hệ thống của Đức Cha Seitz bị gỉam thiểu tới một tình trạng đáng thất vọng, thì chúng ta buộc phải làm lại hoàn toàn mới từ đầu. Ngay cả chính phủ lúc đó cũng chẳng giúp chúng ta được gì hơn vì họ đang phải lo ổn định cho hằng triệu di dân từ Bắc vào Nam để họ có nơi ăn chốn ở và việc làm.

Cha Cuisset Quý và cha Generoso Quảng đã sắp đặt cho các trẻ di cư từ Ban Mê Thuật sinh hoạt trong hai dẫy nhà và cho chúng được hưởng cái tối thiểu của cuộc sống được học hành và được sinh động hóa bởi việc đạo đức Salêdiêng. Giờ đây Cha Majcen trở lại Việt Nam trong tư cách cha tỉnh ủy (đại diện bề trên tỉnh), cũng buộc phải tái sắp xếp lại tất cả nhằm thể hiện một cuộc sống Salêdiêng có trật tự hơn và do thiếu nhân viên, nên cha đã xin Tô-ri-nô gửi thêm hội viên, tuy nhiên các bề trên đã không gửi người đến, có lẽ vì sợ Miền Nam Việt Nam, dựa theo tình hình của bản hiệp ước, chẳng bao lâu nữa cũng sẽ lại rơi vào sự thống trị của cụ Hồ Chí Minh. Cha Majcen, với những kinh nghiệm đã qua vẫn muốn luôn lạc quan, xác định rằng “Còn thấy ánh sáng, thì cứ hành động”. Vấn đề của chúng ta chính là vấn đề phục vụ các linh hồn, giữ vững niềm cậy trông, và cậy dựa vào Đức Mẹ Maria Phù Hộ, Đấng làm được mọi sự. Tuy nhiên việc giải quyết cho các trẻ ở Thủ Đức và ở Gò vấp có khác nhau.

Nhân sự ở Thủ Đức là nhà trung tâm của tỉnh ủy Việt nam

Tại Thủ Đức, văn phòng của cha tỉnh ủy, có cha Generoso Quảng là người lợi khẩu và linh động, chung sống với trẻ trong suốt những năm 1955-1956, nâng đỡ chúng bằng sự hồn nhiên vui tươi của ngài. Thế nhưng một khi vấn đề thiết lập đã xong, thì còn các công trình giáo dục, trường lớp và dạy nghề nữa, cần phải có những bước phát triển tự nhiên một cách tốt đẹp. Cho tới bây giờ, cha Majcen đã có các thầy giúp huấn luyện[112] như thầy Phúc rất năng động, nhưng không luôn quân bình, lại chỉ là một thầy giáo mới thực tập chưa có kinh nghiệm, nên mới chỉ lấp đầy chỗ trống của các lớp nhỏ mà thôi. Còn phải kể thêm các anh lớn huấn luyện viên khác như anh Dũng[113], anh Liêm, chủng sinh Tiệm[114] và những người khác nữa.

Cha Mariô sai ba người tới giúp cha Majcen là thầy tư giáo Stra Attilio, thầy Vellere và sư huynh Borri. Thầy Stra lập tức biểu lộ khả năng tuyệt vời, thầy Vellere là con người tốt lành và có lòng sùng kính sâu xa, nhưng thầy còn phải lo học tiếng Việt trước đã. Cha Majcen qui định cho hai thầy một giờ lo việc đạo đức, một huấn đức cho hai thầy một lần trong tuần, và trong dịp đó, để tôi luyện họ, cha Majcen đã thay thế việc đọc hằng tuần một đoạn Kinh Thánh bằng bổn phận phải học thuộc lòng một câu hỏi thưa  giáo lý bằng tiếng Việt. Thầy Stra thì thành công tuyệt vời, thầy Vellere thì không thể nói được tiếng Việt. Thầy Borri đã là một người chuyên lo đóng sách tại Macao và Thượng Hải, nên tập tễnh nối kết tiếng Quảng Đông và tiếng Thượng Hải của thầy với tiếng Việt… Nhưng thầy đích thực là một người coi phòng bệnh với trái tìm vàng cho các em nghèo khổ thiếu thốn mọi sự.

Sau đó còn cho cha Musso đến nữa, với một cá tính đặc biệt. Trong tư cách cha giải tội, ngài không muốn nhúng mình vào các chuyện vật chất, chuyện hộ trực rất cần thiết lúc đó.

Dưới sự hướng dẫn của cha Majcen, ai cũng nỗ lực điều hành nhà một cách tốt đẹp, vì họ nghĩ rằng phải biến nhà này thành đệ tử viện rồi thành  tập viện ở Việt Nam.

Điều đáng lo ngại nhất là nhà Gò Vấp với 60 học sinh thợ đang ở dưới sự hướng dẫn của cha Cuisset Quý (thường xuyên phải chạy ngoài do nhu cầu). Thầy sư huynh Lục dạy nghề với sự trợ giúp của một giáo dân lành nghề. Không phải học sinh nào cũng học tại nhà, nhưng một số đông đi học nghề ở các tiệm nơi phố xá. Tuy nhiên những em này không bằng lòng lắm, vì tưởng nhớ lại hệ thống giáo dục tại Thị Xã Ki-tô Vương, nơi mà chúng được tự do hơn, được ăn uống ngon hơn, kể cả có tiền riêng trong túi vì cha Paul Seitz Kim “mà chúng không thể nào quên” xưa kia thường cung cấp cho chúng. Chúng muốn cuộc sống ở Gò Vấp cũng phải như vậy. Đương nhiên đó là điều không thể đáp ứng được. Cha Majcen xin Cha Bề Trên Tỉnh sai các thầy dạy nghề tới. Nhưng cha Giám tỉnh không có trong tay một ai. Một số giỏi đã được đem đi Phi Luật Tân rồi. Mãi sau này vào những năm 1957, 1958, ngài mới gửi tới Gò Vấp cha Donders Độ, người Hòa Lan, với những lý thuyết giáo dục khá cấp tiến. Tiếp đến là thầy Nardin Tiến, rất tốt lành, nhưng thầy lại hay đau yếu. Sau đó có cha Mat-thêu Chung, người Trung Hoa, thầy sư huynh Demarchi Ludovico Mai, một người rất thành công trong việc học tiếngViệt. Tiếp theo trong niên khóa 1957-1958 còn có cha Luvisotto Lương từ Udine nước Ý, người tốt bụng. Ngài thành công một cách diệu kỳ cho dù ngôn ngữ tiếng Việt của ngài giống như ngôn ngữ của ngày lễ hiện xuống[115]!

Cha  MAJCEN TÌM HIỀU TÌNH HÌNH NAM VIỆT NAM

Đức Cha Kim giới thiệu cha Majcen cho những người quen thân ở Sàigòn

Đức Cha Seitz Kim vừa mới biết cha Majcen tới Việt Nam liền về Sàigòn để chào thăm và trao đổi với ngài về các cựu học sinh Hà Nội mà ngài luôn thương mến với cả tấm lòng cha hiền. Giống như đã làm ở Hà Nội, Đức Cha lập tức nghĩ đến ghi danh cho cha Majcen vào vụ lễ tân, để tạo cho ngài cơ hội gặp gỡ tất cả những ai có thể giúp đỡ ngài. Nhờ vậy, ngài đã có thể quen thân với Đức Cha Caprio là khâm sứ tòa thánh thời đó. Đức Khâm Sứ Caprio mãi mãi là vị ân nhân vĩ đại của chúng ta và sau này là Hồng Y Tòa An Hôn Phối Tòa Thánh. Cha cũng được quen biết Đức Cha Simon Hòa Hiền và rồi tiếp xúc với các cha Duchesne hau Harmeth lo về cơ quan Bác Ái Công giáo (Caritas) để có gạo và những thứ đồ ăn khác, rồi đại diện của tổ chức CARE để tiếp nhận những dụng cụ cho các người thợ, rồi cơ quan MISEREOR để có sự giúp đỡ từ phía Nước Đức. Cha Majcen cũng gặp gỡ với hội Câu Lạc Bộ Liôn[116] và ông Maureo phụ trách công cuộc cứu vớt các thanh niên phạm pháp của chúng ta, nhờ đó có được sự trợ giúp từ những cơ quan ấy v.v…. Ngài cũng gặp gỡ vị tướng chỉ huy cao cấp[117] của quân cảnh Pháp vẫn còn có quyền trên các đồng bào thượng và trên vùng đất cao nguyên rộng lớn thuộc Đà Lạt, Bảo Lộc v.v… Ngài tiếp cận với những thủ trưởng của những cơ quan xã hội mà ngài quen biết từ Hà Nội, và có thể đến liên hệ với các chỉ huy quân đội, các thương gia và các người đứng đầu của các phái Tin lành và Phật Giáo. Các ngài được tất cả các khách tiếp đón niềm nở với sự chú tâm tới giới trẻ đang gặp nguy hiểm. Hộ chiếu của ngài kể từ hồi còn ở Côn Minh vẫn là hộ chiếu Vatican,do một nhân viên Tòa Thánh ở Hong Kong cấp khẩn cấp cho ngài[118] nhưng nay được Đức Khâm Sứ Caprio đổi mới lại thành Hộ Chiếu ngoại giao của Vatican. Do vậy ngài được coi như nhà ngoại giao, có thể tiếp xúc với các cấp chính quyền, và giữa ngài với Đức khâm sứ Caprio, sau là Hồng Y, vẫn còn giữ mãi một tình hiên hệ bền chặt.

Một cuộc viếng thăm Đà Lạt

Đức Cha Kim có những việc phải thương thảo ở Đà Lạt, và ngài mời cha Majcen cùng đi. Ngồi trên xe bên cạnh Đức Cha trên một hành trình dài 300 cây số, họ có thể thoải mái nói với nhau về giới trẻ, về những niềm hy vọng và những kế hoạch của các ngài. Họ khởi hành sáng sớm từ Thủ Đức để tránh cái nóng nực ban ngày. Vừa khi đi vào con đường trải nhựa được xây dựng từ xưa bởi người Pháp, các ngài lập tức thấy ở phía bên phải, trên một khu đất xưa kia trống vắng, đã mọc lên một tu viện đẹp đẽ do các cha dòng Đa Minh Việt Nam và Tây Ban Nha thành lập, để chuẩn bị thiết lập một học viện triết thần, mà tương lai các Salêdiêng chúng ta cũng có thể theo học.

Rồi các ngài đi qua cây cầu bác qua con sông Đồng Nai, nơi cảnh sát khám các hành khách qua lại, và các binh lính gác cây cầu mới. Dưới cầu là lới sóng của nước thủy triều làm dạt nước sông trở lại, và đón các con tầu chạy bằng hơi nước chở đầu vật liệu cũng như những người đánh cá.

Thế rồi các ngài tới Hố Nai[119] gần Biên Hòa. Sau khi thăm viếng nhà thờ xứ Thánh Tâm Hố Nai rất đẹp, các ngài tới thăm một nhà thương mới và lớn của các Tu Huynh trợ thế Gioan Thiên Chúa, nơi có con số bệnh nhân nườm nượp. Cha Majcen muốn gặp thầy tu huynh bề trên để xin giúp đỡ về nha khoa cho các học sinh ở Thủ Đức và Gò Vấp. Tại vùng này ngài thấy các vườn trồng chuối, xoài, bắp, nhất là cao su, là loại cây đặc biệt của Miền Nam. Dọc hai bên đường, ngài còn thấy những ngôi làng mới mọc lên do những người di cư từ miền Bắc thiết kế. Mỗi làng đều có nhà thờ riêng của mình. Trên thực tế, tổng thống Ngô Đình Diệm đã trao cho họ những khu đất trống và đã giúp đỡ để họ xây dựng tại đó nơi ở của họ và làm cho khu đất trở thành có giá trị. Thế nên các ngài thấy mọc lên tại đó những khu làng mới, tất cả đều có nhà thờ, y hệt như nhà thờ gốc của họ ở ngoài Bắc, và cạnh đó được xây thêm các trường học, các trạm xá và tu viện nhỏ dành cho các nữ tu Mến Thánh Giá đang hăng say hoạt động. Tại những làng mới này vào thời đó, vị linh mục là tất cả: là cha xứ, bác sĩ, thẩm phán và với sự giúp đỡ của hội đồng giáo xứ, ngài chăm sóc đến thiện ích của các giáo dân của ngài. Nhìn đám dân chúng thuộc các gia đình Công giáo rất năng động, rất giàu về đức tin và về các con cái này, dù chỉ là một cái nhìn của người thoáng đi qua, cha Majcen đã nghĩ đến những ơn gọi Salêdiêng tương lai một ngày kia sẽ có thể xuất thân từ đó. Sau Hố Nai, các ngài tới khu Gia Kiệm. Nơi đây cũng tấp nập các người đi dự lễ, cầu kinh tại nhà thờ. Lòng sốt sáng đó xuất phát từ cha ông, tổ tiên của họ đã hiến dâng sự sống của họ cho Hội Thánh, cho Chúa và Cho Đức mẹ.

Lần đầu tiên gặp người dân tộc bản địa

Con đường đi Đà Lạt bắt đầu lên dốc từ chân đèo Chuối. Đó là một hẻm núi dẫn hai ngài đi qua những rừng núi cao được tách ra bởi một cái lạch nước hẹp. Đây là một vùng khá nguy hiểm vì là xào huyệt của các “ông voi”. Khi qua khỏi đèo, hai vị vào quê hương của những người dân tộc sinh sống. Đức Cha Seitz Kim giải thích cho cha Majcen biết rằng những người dân tộc tiên khởi của vùng này là những dân thuộc dòng Nam Dương. Sau này lần lượt người Tàu và người Việt tới vùng đất này làm ăn. Người dân tộc lui sâu vào trong rừng để sống theo cuộc sống bán khai. Họ theo đạo vạn vật hữu linh, ít văn hóa và hoàn toàn không biết chữ. Họ đóng khố. Đàn bà, đàn ông và trẻ con đều ngậm tẩu vì họ hút thuốc giống nhau. Đàn ông đi đâu cũng mang theo dao quắm để tự vệ cách riêng khỏi rắn rết và để mở đường đi xuyên qua các cây cối và cỏ dại…

Khi tới gần Gia Kiệm, con đường rẽ thành hai nhánh, một nhánh hướng đến Nha Trang, một nhánh lên Đà Lạt. Khắp nơi người dân di cư từ miền Bắc đều nhận ra đây là cơ may cho một tương lai. Sau 10 cây số đường dốc, các ngài tới Blao[120], nơi trồng cà-phê, trà, những cây vùng Châu Âu cũng như những cây bản địa.

Sau 200 cây số đường dài, các ngài nghỉ chân tại thị trấn Bảo Lộc. Tại Bảo Lộc cũng có nhiều gia đình người Việt từ Bắc vào và cả người Trung Hoa nữa. Thực ra nơi nào buôn bán được đều có mặt người Trung Hoa. Tại thị trấn này, có nhiều trường học và tu viện v.v…. vì thị trấn có nhiều thanh thiếu niên Công giáo, nên trong tâm trí của cha Majcen lập tức nghĩ đến một cộng thể Salêdiêng[121] đang khi Đức Cha Kim nghĩ đến một làng dành cho các anh em cựu học viên.

Tại Đà Lạt

Tiếp tục hành trình, các ngài đến Đà Lạt. Thị xã này là một thành phố do người Pháp kiến thiết trên miền cao nguyên làm nơi nghỉ mát vào mùa hè để tránh xa sức nóng ngộp thở của Sàigòn. Ở đây không chỉ là một thành phố nghỉ mát mà còn là một thành phố mang tính cách tu trì vì có nhiều tu viện, Tập viện, học viện và thậm chí có cả đại học Công giáo. Bất chấp tình cảnh chiến tranh, chúng vẫn có thể tồn tại. Tại Đà Lạt, hai vị tham quan nhiều nơi. Trong số các nơi tham quan có Đan viện Biển Đức tọa lạc gần dinh Bảo Đại, sau trở thành nhà nghỉ mát cho tổng thống Diệm. Đan viện này không bao lâu sau trở thành nhà Salêdiêng đầu tiên tại Đà Lạt. Các đan sĩ Biển Đức không kham nổi sự ồn ào của của một vùng đã biến thành khu du lịch. Các vị bán đi để tìm một nơi yên tĩnh hơn bên Campuchia để tiếp tục sống đời đạo đức và lao động.

Đức Cha Kim trò chuyện với ông Cao Ủy Thị Xã Đà Lạt để tìm những khu đất cho các Salêdiêng, nhờ đó, với khả năng kỹ thuật, các Salêdiêng có thể phá rừng và tạo nên một ngôi làng cho anh em cựu học viên của ngài. Qua đó, các gia đình cựu học viên, với đồn điền cà phê, có thể đảm bảo đời sống tương lai. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng tiếc rằng chỉ là những không tưởng. Cha Majcen góp ý ngay rằng với nhân sự còn thiếu thốn, không thể đảm trách một công tác nặng nề như vậy được. Đức Cha Seitz Kim tốt lành trở nên thất vọng, buồn bã khi thấy ý tưởng mà ngài ấp ủ siết bao tan thành mây khói.

Lá thư cha Majcen viết cho cha Vode từ những năm 30-XII-1956

“Tại đất nước rất thiện cảm này Chúa Quan Phòng đã chuẩn bị một tương lai rực rỡ. Chính các bề trên chúng con nghĩ như vậy: Tại Đà Lạt, chúng con phải có những nhà đào luyện như đệ tử viện, nhà tập, học viện. Nhưng con tự hỏi: Ai sẽ đến để giúp đỡ đây? Chúng con thiếu người. Ngay lúc ban đầu này chúng con đã phải cần đến 5 hay 6 linh mục, các cố vấn, các cha giám linh, các giáo viên, các quản lý, các kỹ thuật viên. Ngay ban đầu phải khẩn trương học tiếng Việt mới có thể giúp ích chút nào đó, rồi phải giải tội, giảng thuyết, dạy giáo lý. Rồi những năm sau cả một công trình truyền giáo to lớn[122].

Lá thư đó phản ánh tâm hồn cha Majcen và các Salêdiêng tiên khởi, và cũng là của toàn thể Hội Thánh Việt Nam.

Nhưng đó phải chăng chỉ là điều không tưởng nếu chúng ta nghĩ đến hoàn cảnh của công cuộc hiện tại. Lạy Mẹ Maria, sao mẹ không nhận lời chúng con cầu xin cho một công cuộc tông đồ đang mở ra?

 Ban cỐ VẤN TỈNH ỦY ĐẦU TIÊN

Thủ Đức và Gò Vấp thời đó trực thuộc cha Majcen là bề trên tỉnh ủy. Và do đó Ban cố vấn nhà (gồm cha Majcen, cha Generoso Quảng và cha Cuisset Quý) cũng là Ban Cố Vấn tỉnh ủy. Ban cố vấn này chỉ có tiếng nói tham vấn và ý kiến của họ còn lệ thuộc vào quyết định của Tô-ri-nô và Hong Kong. Ban cố vấn này chỉ có những cuộc họp thường xuyên trong thời cha Majcen làm bề trên tỉnh ủy, nhưng không còn thường xuyên nữa khi bề trên tỉnh ủy là cha Acquistapace, vì ngài một phần nào đó tự mình giải quyết. (“Ai tự làm một mình thì phải làm vất vả gấp ba người”, như cha Luvisotto sau này đã nhận định), nhưng sau đó ban cố vấn này lại hoạt động tốt vào thời cha Alessandro Mã làm Giám tỉnh, bởi khi đó đang chuẩn bị tách Salêdiêng Việt Nam ra khỏi Trung Hoa.

Trong cuộc họp đầu tiên của ban cố vấn, cha Majcen cảm ơn các hội viên đã thực hiện một công việc kỳ diệu và anh hùng trong những năm 1954-56, một công việc mà nay cần phải thoát ra khỏi tình trạng tạm bợ để đạt tới một hệ thống vĩnh viễn. Cha Majcen cũng thuật lại chuyến đi Đà Lạt, kể về vô số những trẻ em Công giáo gặp trên hành trình và liên tưởng đến một tiềm năng ơn gọi sau này. Ngài cũng nói đến khu đất đan viện Biển Đức là nơi rất thích hợp cho một Tập viện tương lai.

Sau cùng xuống tới thực tế, ban cố vấn quyết định:

  1. Do các hoàn cảnh đã thay đổi, không thể tiếp tục như ở Hà Nội với hệ thống Thị Xã Trẻ, mà chúng ta cần phải hệ thống hóa công cuộc của mình theo kiểu Cô Nhi Viện Salêdiêng.
  2. Thủ Đức sẽ trở thành nhà trường, để hướng đến chỗ trở thành đệ tử viện Salêdiêng.
  3. Tại Gò vấp cần phải loại trừ các thành phần phá rối và tái xây dựng lại phân ban dạy nghề, đón nhận các trẻ nghèo, cách riêng các em di cư từ miền Bắc.
  4. Liên quan đến các nơi chốn, thiết nghĩ tại Thủ Đức chúng ta cần phải tổ chức lại cách tốt đẹp hơn. Còn nhà Gò Vấp hiện nay thì quá nhỏ, chúng ta cần có đất đai rộng rãi hơn, với niềm trông cậy vào Chúa Quan Phòng.
  5. Trong số các đệ tử, chúng ta nên nhận các em thuộc các gia đình di cư và cả các em miền nam nữa.
  6. Chúng ta sẽ sớm tính đến một công cuộc tại Đà Lạt cho việc đào luyện Salêdiêng và làm nơi nghỉ mát của các hội viên Salêdiêng.
  7. Các bề trên Hong Kong phê chuẩn các quyết định trên, và các bề trên Tô-ri-nô cũng đồng ý, với lời căn dặn là phải rất cẩn trọng vì thời cuộc đang rất rối ren, và phải luôn sắp xếp theo sự an bài của Chúa Quan Phòng.

SẮP XẾP LẠI NHÀ THỦ ĐỨC

Về nhân sự: Lúc khởi đầu chỉ có hai tu sĩ Salêdiêng là cha Majcen và cha Generoso Quảng. Tiếp đến có thầy Bori Báu, thầy Nardin Tiến, hai tư giáo Stra Lực và Vellere Trinh. Sau đó một thời gian có cha Musso Mai, cha Luvisotto Lương và thầy Donders Độ. Chỉ có cha Majcen, cha Generoso Quảng, và cha Cuisset tổng uản lý  biết tiếng Việt. Những vị khác chỉ mới biết nói bập bẹ vài câu…

Về công việc: Nhà và khu đất cần phải được sắp xếp lại. Khuôn viên nhà được bao vây bằng tường xây để tránh chuyện trộm cắp cũng như chó vào quậy phá. Phải đào mương rãnh thoát nước, vì khi mưa hơi lâu là nước đọng lại khiến đất bị ngập úng. Tiếp theo là xây thêm gian gác cổng, nhà phơi, vì quần áo treo ngoài trời thường bị nấm mốc và dễ bị mất. Nhà ngủ được nối dài, nhà thuốc và phòng bệnh được mở rộng, vì có nhiều em ốm đau, đặc biệt các em đến từ miền Bắc. Có khi phải đưa các em chữa chạy tại nhà thương, và cũng có em không chữa khỏi và qua đời. Nhà Nguyện được sửa sang cho tốt đẹp hơn, tập cho các em viếng Thánh Thể.

Nhà cũng mua một cái máy bơm để bơm nước, thế là phải xây thêm mái che cho nơi đặt bệ giặt giũ, rồi xây thêm khu vệ sinh, và lắp ráp các vòi tắm hoa sen. Rồi thực hiện việc lắp đặt hệ thống điện, xây dựng thêm những phòng ốc mới thay cho những phòng ốc cũ có mái tôn hư dột, bố trí phòng học, phòng ăn cho các học sinh, bếp với ông Thống làm đầu bếp và phòng ăn cho các bề trên, rồi đến các nhà kho v.v… Những công việc này chẳng phải làm trong một sớm một chiều, nhưng chúng tôi hết sức chăm lo thực hiện vì khẩn thiết phải thực hiện một công việc tái bố trí. Cha Luvisotto, một con người thực tiễn, đã lập tức lo có chuồng gà, chuồng heo, còn cha Generoso Quảng thì trồng thật nhiều cây, và khi chúng lớn lên, chúng cho những bóng mát tuyệt vời đúng như ý Chúa quan phòng sắp đặt. Chúng tôi cũng chẳng quên tạo hành lang giải trí và các sân chơi nhờ thế mà nhà có đủ những thứ cần thiết cho 300 em học sinh nội trú sinh hoạt. Các bề trên sống rất bình dân. Các ngài ngủ ngay tại nhà ngủ của các học sinh để lo liệu việc hộ trực các em và cũng để ban đêm hứng được chút gió mát thổi từ biển vào. Ngược lại cha Majcen có một phòng ngủ gần bên văn phòng giám đốc nhưng chỗ ấy thực hẹp và vô cùng nóng bức.

Sức khỏe: Dù cho nhà cửa đã ngăn nắp, và các điều kiện vệ sinh cũng thỏa đáng, nhưng không phải tất cả mọi người đều có được sức khỏe tốt. Có một số nguyên nhân khác nhau: thứ nhất là khí trời oi bức gây thấm mệt không những các người Salêdiêng, toàn bộ là người tây phương, mà còn cả những học sinh xuất thân từ miền Bắc là nơi có khí hậu tốt hơn. Đàng khác nhiều em phải chịu cảnh suy dinh dưỡng, và vì quá mệt mỏi, yếu đau mà mắc bệnh phổi. Có một bác sĩ tốt lành hằng tuần tới thăm các học sinh của chúng ta và kê toa thuốc đúng đắn cho những em đau ốm, có thứ thì được cấp miễn phí từ cơ quan y tế xã hội, nhưng cũng không ít thuốc phải đi mua. Những em không thể áp dụng lối săn sóc thông thường thì được đưa vào nhà thương các sơ Phao-lô, tại đó các sơ chăm sóc miễn phí cho các em, với tất cả tình thương bác ái và sự hy sinh. Dẫu vậy, tất cả những nỗ lực trên cũng đã không thể cứu vãn nổi một vài em khỏi từ nhà thương bay về thiên đàng. Để trị nhức răng cho cha Majcen, cha phải được chở tới Biên Hòa để các thầy dòng trợ thế Gio-an Thiên Chúa chăm sóc.

Tài chánh: Tài chánh thì không bao giờ ổn định, vì tất cả các học sinh đều nghèo túng, sống hoàn toàn dựa vào chúng ta. Của ăn hằng ngày cho các học sinh đòi hỏi một số tiền khá lớn. Các công việc đang thực hiện cũng tốn không ít tiền, hơn nữa mỗi tháng lại phải trả lương cho các giáo viên. Chính Chúa Quan Phòng đến đáp ứng cho những nhu cầu này: Ông giám đốc Sở Xã Hội ở Sàigòn cũng là người đã từng nắm giữ chức vụ này tại Hà Nội, là bạn của cha Majcen và luôn luôn quảng đại đối với cha. Từ cơ quan Bác ái, cũng như từ các cơ quan khác, cha Majcen có thể nhận được gạo, dầu ăn, muối, đường, xà phòng, vải vóc và củi đun. Cha Cappeletti cùng với cha Louis duy trì Tổ chức Cha mẹ Nuôi. Cha Majcen cám ơn các ân nhân này vì từng đồng Đô la nhận được, nên chiếm được  tấm lòng của cha Cappelletti và của các Cộng tác viên Salêdiêng. Trong nhiều năm sau này họ đã gửi nhiều triệu đồng cho cha Majcen là người tổ chức hệ thống thư từ liên lạc trong suốt 20 năm sống tại Việt nam. Thế rồi tất cả các hội viên khác đều tìm kiếm và nhận lãnh các sự trợ giúp từ các nước quê hương của các ngài.

Trường Lớp: Cha Generoso Quảng với sự giúp đỡ của các Tu sinh (các anh lớn thời đó có gốc chủng viện hay trường dòng), tổ chức các trường lớp để dạy các em tiểu học, rồi dần dần các em lên tới các lớp trung học đệ nhất cấp. Những học sinh có hứa hẹn tốt được cho học cao hơn để các em được chuẩn bị thành các Tập sinh tương lai. Nhà Salêdiêng Thủ Đức lúc đầu được tiếp tục gọi là Cô Nhi Viện thánh Têrêsa giống như thời ở Hà Nội, rồi với sự phát triển theo chiều hướng đi lên, trường được gọi là Trường Tông đồ, rồi Đệ tử viện, và tên cuối cùng là Trường Trung Học Don Bosco. Giống như ở Trung Hoa, luật học đường đòi hỏi Hiệu Trưởng phải là người Việt Nam. Vì chưa có các hội viên Việt Nam đứng ra làm hiệu trưởng, cha Majcen tìm lối thoát bằng cách xin Giám tỉnh tỉnh dòng La-San giúp đỡ cho mượn tên một thầy đứng ra làm Hiệu Trưởng, nhưng nhiệm vụ của ngài chỉ giới hạn trong việc ký chứng chỉ để trình chính quyền học đường công nhận.

Dọn Vệ Sinh: Các học sinh tự động cần mẫn lo việc sạch sẽ không những bản thân mà còn lo giữ cho toàn bộ nhà cửa được sạch sẽ nữa. Phải mất một thời gian ngắn hết sức phấn đấu để thanh tảo lũ rắn vốn từ ngàn năm xưa chủ trị vùng đất này. Và còn phải canh chừng chống lại nguy cơ mối trắng ăn rỗng bất cứ thứ vật liệu bằng gỗ nào trong nhà.

Lòng đạo đức và việc dạy giáo lý

Trong khi thăng tiến mọi chuyện trong nhà, các bề trên cũng chăm sóc lòng đạo đức, vừa bằng các việc đạo đức hằng ngày vừa bằng các tuần tam nhật, tuần chín ngày và các ngày lễ. Các em được xem phim ảnh. Cha Generoso thì tổ chức các hội lành, ban giúp lễ, ca đoàn nhỏ…

Cha Generoso Bogo Quảng cũng dấn thân trong lãnh vực liên hệ với các cha mẹ nuôi, một tổ chức giúp cho những cha mẹ hiếm con được niềm vui đón nhận con cái mới, và cũng giúp ích rất nhiều cho nền tài chánh của nhà.

Việc học tiếng Việt

Cha Majcen trong hai năm sống tại Hà Nội cực chẳng đã đã phải học cách tự diễn tả điều mình muốn nói bằng tiếng Việt. Bây giờ ở miền nam Việt Nam, cha thấy mình phải thường xuyên dạy giáo lý, giảng lễ, ban huấn đức, các lời khuyên bảo, để giúp các bạn trẻ hiều biết nhiều hơn về Don Bosco và khơi dậy nhiều ơn gọi Salêdiêng. Cha đã tìm được một học sinh học hết lớp chín, mồ côi tên là Lâm Đức Dũng, thông minh và biết tiếng Pháp làm giáo viên tiếng Việt rất lý tưởng cho chương trình tôi đề ra. Cha viết bằng tiếng Việt, rồi cậu bé tìm cách diễn tả bằng lối văn hay, chính xác và gọn gàng hơn. Cứ thế, cha Majcen dần dần thu thập các tài liệu quý giá để chuẩn bị cho những bài huấn đức tương lai. Khi đọc cho công chúng những gì ngài đã dọn sẵn, cha nhận thấy nhiều từ ngữ bị người ta hiểu lầm do tiếng Việt có đến sáu dấu khác nhau trong một chữ. Sáu dấu này làm cho mỗi chữ trong tiếng Việt đổi đi ý nghĩa. Cha lại cứ hay lầm lẫn giữa dấu tiếng Việt và dấu của tiếng Hoa mà cha đã học được tại Côn Minh. Lúc đó ngài nhờ cậu bé thông minh này đọc dùm ngài những điều ngài muốn nói. Ngài rất tự hào khi thấy lũ trẻ hứng thú lắng nghe những điều về tôn giáo và những điều về Don Bosco hơn. Sau này anh Dũng cũng muốn làm đệ tử Salêdiêng, nhưng điều kiện không cho phép.

Dần dần cả các hội viên ngoại quốc khác cũng tiến bước trong việc học tiếng Việt, và dấn thân dạy giáo lý cho các tín hữu cũng như cho các tân tòng, để họ được đến nhận phép rửa tội trong các đại lễ. Để tăng thêm lòng đạo đức và sự trang trọng cho nghi thức phụng vụ, Nhà lập nên Hội Giúp lễ, ca đoàn thiếu niên và các Hội lành. Thế rồi cha Majcen bắt chước Don Bosco, hòa mình vào giữa các bạn trẻ, và nói rỉ tai vài lời khiến các em suy nghĩ. Cha Majcen nói vào tai em này: “Con dó ‘Zdui’ [tức là vui] không?” hay vào tai em kia: “Bao giờ con sẽ mặc áo dòng?” và bằng cả ngàn cách khác nhau để những em có thiên hướng ơn gọi suy nghĩ…Rất nhiều lần chúng nói lại với cha: “Những lời cha nói với con, con thất sự đã suy nghĩ đến việc đi tu để trở thành tu sĩ tốt”. Các buổi gặp gỡ đầy tình cha và thương mến này với những lời âu yếm theo kiểu Salêdiêng quả đã trở thànhh một thói quen đối với cha Majcen trong mối liên hệ với những người bạn trẻ hấp dẫn đó. Cho tới nay, cha vẫn còn tiếp tục nhận được rất nhiều các thư từ Việt Nam luôn luôn nhắc đến một điều là chúng con luôn nhớ đến cha.

Vui tươi trong kỷ luật

Các hội viên hết lòng hy sinh và luôn ở giữa các học sinh, tạo nên những cuộc chơi và thi đua rất hào hứng, hầu cổ suý một bầu khí của sự vui tươi lành mạnh. Những khách năng lui tới rất ngạc nhiên khi thấy nét đẹp hồn nhiên, vui vẻ của lũ trẻ, một cảnh trí mà họ chưa bao giờ thấy ở nơi khác. Từ bầu khí thanh thản vui tươi đó nẩy sinh một cách tự nhiện kỷ luật Salêdiêng. Ngay các em thuộc Thị Xã Ki-tô Vương từng được hưởng nhiều tự do trước đó, cũng sớm biết thích nghi với bầu khí này.

Những em học giỏi

Đức Cha Seitz (Kim) tại hà Nội đã tiếp nhận một số em rất thông minh và cho các em học tại trường các sư huynh La Salle. Ngay ở Thủ Đức, các sư huynh La Salla tại trường Mossard cũng lại tiếp tục cho một số em học miễn phí tại đó, vì tại nhà Salêdiêng không có lớp cho các em. Các em cũng được đón nhận trong những gia đình với nơi ở tốt đẹp, nhưng các em vẫn tiếp tục gắn bó và thương mến các cha thầy Salêdiêng. Sau đó các em theo học và trở thành các bác sĩ, giảng viên, giáo viên…

Những cuộc đoàn tụ cảm kích

Cha Generoso Quảng, với sự giúp đỡ của Sở Xã Hội, đã tìm lại được các gia đình mà cuộc chiến tranh và các đợt oanh tạc, sục xạo, truy quét và cuộc trốn lánh vào miền nam đã phân tán họ. Cứ thử tưởng tượng nỗi vui của những cha mẹ này khi họ tìm lại được những đứa con mà họ coi như đã mất hẳn rồi.

Nhận các con nuôi

Nhiều gia đình giàu có và hiếm con muốn xin nhận làm con nuôi một em nào đó trong số các học sinh chúng ta. Họ tìm trong số các em thông minh và lanh lợi nhất. Các Salêdiêng không bằng lòng với cách nhận con nuôi này bởi vì họ sợ các đứa trẻ này bị đưa ra khỏi môi trường quen biết của chúng, sẽ trở thành những kẻ bỏ đạo. Xảy ra là một số em không có gia đình, nhưng hy vọng là được trở nên thành viên của một gia đình giàu có, đã muợn cớ đi thăm một số bà còn của chúng vào dịp nghỉ hè, rồi lui tới các gia đình giàu có này, để rồi rốt cuộc ở lại với họ. Việc nhận con nuôi như thế kết quả không tồi, bởi vì một số trong các bạn trẻ của chúng ta đã đi học và đạt được một nghề nghiệp tốt và trở thành những cựu học sinh đầy tràn tình thương mến. Cha Generoso Bogo quan tâm lo chuyện này, và trên nguyên tắc đây là một trong những giải pháp tốt đẹp cho các em.

Tạo hồ sơ

Để được hưởng trợ cấp xã hội, các học sinh của chúng ta phải có hồ sơ về lý lịch cá nhân như khai sinh, nguồn gốc gia đình, nhưng trong cuộc hành trình Hà Nội – Ban Mê Thuật – Sàigòn, chiếc xe cam nhông mang tất cả các tài liệu đã biến mất. Vậy phải bắt đầu lại từ con số không. Đây là một công việc khó khăn bởi lẽ nhiều học sinh vào Cô Nhi Viện từ khi còn nhỏ, không còn nhớ được gì về gia đình mình, lại càng không nhớ được về ngày tháng năm sinh. Cha Generoso Quảng chịu trách nhiệm chuyện này đã không hề nao núng chút nào: ngài tạo cho chúng ngày tháng năm, nơi sinh trưởng, và ghi lại các dữ kiện này, và đó là các dữ kiện “chính thức”. Tuy nhiên về mặt Giáo hội, để đi tu cũng cần phải có phép miễn chuẩn của Hội Thánh dựa trên thực tại của mỗi em. Như vị Thừa Ủy hiện tại của Salêdiêng Việt Nam là cha Gioan Ty khi vào nhà tập đã được phép miễn chuẩn về điều kiện gia đình chưa rõ từ cha Phó Bề Trên cả Fedrigotti…

      1957 – 1958: NỖ LỰC SẮP XẾP LẠI NHÀ GÒ VẤP

Nhà Gò vấp là một chi nhánh của nhà Thủ Đức. Cha Majcen là bề trên tỉnh ủy kể cả trước mặt nhà nước, và cha Cuisset là tổng quản lý.

Phụ trách nhà Gò vấp có cha Cuisset, thầy Mario Lục, sau này có cha Luvisotto và thầy Nardin Carlo[123].

Nguốn gốc nơi chốn

Nhà Gò Vấp là khu ga xe lửa cũ, trên tuyến đường Saigòn – Gò vấp – Lộc Ninh. Cha Berutti, Tổng Cố vấn Trung ương và cha Candella có lần đã phát xuất từ Phông pênh qua ga Saigon-Gò vấp này, ra Hà Nội rồi tới Côn Minh.

Kể từ năm 1956, cha Majcen thường đến nhà Gò vấp theo dõi, hướng dẫn kỷ luật và công việc. Ngài nhận thấy thầy Lục là người duy nhất thường trực ở đây, rât mệt mỏi và không thành công mấy trong công việc trông coi kỷ luật vì tinh thần xấu cố hữu của một số học sinh đã ảnh hưởng lên tất cả. Đàng khác Sở xã hội liên tục yêu cầu nhận thêm các trẻ hè phố.

Ở đó cũng còn có một biệt thự nho nhỏ là nhà của vị quản đốc nhà ga. Cũng có một nhà kho rộng lớn. Cha Cuisset Qúy xây tường bao quanh và dựng lên hai căn nhà có những kèo sắt từ Hà Nội chuyển vào và nhờ những vật liệu xin được ở Sàigòn. Ngài khéo léo hướng dẫn để người ta tận dụng mọi sự. Thế là tạo được một ngôi nhà nguyện, một phòng học, vài cơ xưởng, kế tiếp là việc xây nhà vệ sinh và nhà tắm. Nhờ đó chúng ta có một ngôi trường nội trú nhỏ bé cho các học sinh thợ.

Các học sinh

Có 60 em đến từ Hà Nội, tiếp đến có thêm một số em do Sở Xã Hội gửi đến. Các em được chia ra thành hai nhóm: lớn và bé. Các em bé học ở nhà, còn những em lớn làm việc ở ngoài. Thầy dạy có sư huynh Lục và một giáo viên ngoại trú tốt lành xuất thân từ trường Kỹ thuật Cao Thắng.

Kỷ luật

Cha Majcen có một dịp duy nhất nói huấn từ tối cho toàn thể các em này. Cha nói về kỷ luật hay một điều gì đại để như vậy, nhưng đã nhận thấy vẻ mặt đe dọa của một số đứa. Một buổi sáng kia thầy Lục báo cho cha Majcen có hai, ba em gỏ trốn mang theo giường sắt, tủ nhỏ, quần áo của những em khác và một vài hộp đồ dụng cụ do ông Thomas thuộc tổ chức cứu trợ[124], và sở Xã Hội đã cho…. Chúng còn đòi hỏi phải có tiền túi và nhiều chuyện khác, trong khi chúng ta chỉ có đủ tiền để lo đồ ăn và gìn giữ tồng quát nhà cửa.

Kỷ luật hầu như đã trôi theo gió. Các học sinh đã ở quá lâu trong tình hình không có việc làm tại Hà Nội trong những thời gian cuối cùng hoàn cảnh quá bấp bênh; còn ở Ban Mê Thuật thì chỉ có tính tạm bợ và do đó khi đến Gò Vấp, chúng đã mất  hoàn toàn ý thích làm việc. Tại Hà Nội, chúng đã bắt đầu than trách, còn ở Ban Mê Thuật, chúng trở thành những kẻ hay lẩm bẩm và tại Gò Vấp chúng trở thành những đứa vô lại. Chúng đòi hỏi phải thả tự do như trước kia trong Thị Xã và phải cung cấp những quà tặng như Đức Cha Seitz Kim đã làm, thế rồi vì không có khả năng đáp ứng nhu cầu cần tiền tiêu, chúng liều mình xoay sở. Khi ở nhà, chúng quậy phá làm ai cũng nản lòng. Chúng chẳng coi thời khóa biểu ra gì. Chúng ra vào tùy thích, gây rối cho giờ cầu nguyện. Lễ lạy, hứng thì đi, không hứng thì thôi. Dù cổng kín, tường cao, chúng vẫn nhẩy ra vui chơi vào ban đêm. Chúng còn du nhập những hình ảnh báo chí đồi trụy để đọc với nhau tại giường ngủ, hoặc tại bàn cơm. Cứ tình trạng ấy, cha Cuisset, người thường vắng nhà chẳng thể nào ép chúng vào kỷ cương trường ốc. Thầy Lục gặp khó khăn hơn vì là người Tàu, chưa biết ngôn ngữ, lại có dáng người bé nhỏ.

Việc làm

Như đã nhắc tới, nhiều học sinh có việc làm ở ngoài. Một số em còn nhỏ theo học những điều sơ khởi về nghề nghiệp với thầy Lục và một số em khác được một ông thầy từ ngoài vào dạy, nhưng vì chúng quá vô kỷ luật, nên ông thầy dạy rốt cuộc phải xin thôi việc.

Cha Cuisset Qúy trước tiên buộc phải cho xa thải những đứa trẻ trộm cắp trước rồi những em đã trở thành nguy hiểm về luân lý. Một thời gian sau ngài sa thải những học sinh khác mà ngài chưa thể sa thải ngay khi trước để chúng khỏi phải trở lại với đường phố. Khi tìm được một chỗ làm việc cho chúng, ngài sa thải chúng một cách êm nhẹ, trao cho chúng một món tiền để đáp ứng những nhu cầu cần thiết trước mắt của chúng. Sau lần thanh lọc này, chỉ còn lại tại nhà những học sinh nhỏ hơn và khoảng mươi em không gây phiền hà cho ai, nhưng lại không làm việc hay học hành. Sau khi chúng ta mua được Đan viện Biển Đức ở Đà Lạt, các em này được gửi tới đó để làm việc, nhưng cả tại đó, như chúng ta sẽ thấy, cũng không đem lại những thành quả tốt hơn nào.

Rõ ràng là toàn bộ đang cần được cải tạo lại; nhưng công chuyện vẫn ít nhiều chẳng biến đổi được gì mấy cho tới năm 1958 khi tại Gò Vấp cũng có một sự chuyển biến thay đổi hẳn trung tâm dạy nghề nhỏ này thành một trường học đích thực và rồi còn có thêm một đệ tử viện cho các đệ tử vươn tới đời sư huynh Salêdiêng.

NHỮNG CHÚ SƯ TỬ LYON

Tại Gò Vấp còn có phân ban độc lập của một trại cải huấn nhỏ mà chúng ta đã nói đến. Các học sinh này được gọi là “những chú sư tử nhỏ của thành Lyon” vì trường cải huấn nhỏ này được tài trợ bởi Câu Lạc Bộ văn bút Lyon ở Sàigòn[125].

Khởi đầu của công cuộc này, chúng ta phải nói đến nhà tù nổi tiếng Chí Hòa mà cả thế giới biết đến. Cha Cuisset đã được phép ông gíam đốc nhà tù với 238 phòng và 6000 tù nhân đủ mọi thành phần này[126] cho vào thăm. Nhà tù chia thành nhiều phân ban và khu giam giữ[127]. Nhà tù này còn có một chi nhánh được đặt tại Thủ Đức.

Với trái tim đầy rung cảm, ngài cảm động trước các hoàn cảnh của các bạn trẻ, trong số đó có những em là can phạm giết người, hay thuộc các băng đảng xã hội đen, nhưng cũng có các em vô tội, nạn nhân của những rối trật tự của xã hội. CHA CUISSET CẢM THẤY ĐƯỢC KÊU GỌI NHÂN DANH DON BOSCO ĐỨNG RA CỨU VỚT CÁC NẠN NHÂN NÀY.

Với sự chúc lành của cha Maria vào năm 1965, ngay vào đầu niên học, với một khế ước với ông giám đốc Câu Lạc Bộ Văn bút Lyon, ông Munier[128], ngài bắt đầu công cuộc “Các Trẻ Em Câu Lạc Bộ Lyon”. Ngài mua thêm một khu đất kế bên khu đất đã mua, xây dựng khu nhà ngủ, khu nhà học và văn phòng cho cha giám đốc công cuộc là cha Cuisset. Ngài nhận được tiền trợ cấp cho ngài và cho một giám thị.

Cha Majcen đích thân gặp gỡ 20 tới 30 trẻ cha Cuisset đã lựa chọn tại nhà tù Chí Hòa. Phải biết là các em ra tù này có khi bỏ trốn, có khi trở lại nhà, và không quen với kỳ luật. Chúng ta giáo dục các em qua huấn từ tối trước khi đi ngủ. Cha Majcen thật sự quan tâm tới chúng và nghiên cứu rất nhiều về loại công cuộc này, và sau nhiều năm sau ngài đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với chúng trong dịp chúng lên nghỉ ở Trạm hành.

Ngài cũng đã nghe chúng hỏi đó đây về vị linh mục người Pháp lý tưởng đó[129] nay ở đâu? Cha Cuisset quả đã làm việc hết lòng cho các trẻ này suốt 7, 8 năm.

Trong những năm sau, cha Stra và Cha Massimino đã tìm cách áp dụng những phương thức khác thích hơp hơn đối với người Salêdiêng để tiếp tục giáo dục các trẻ này.

TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT TRONG VÀ NGOÀI NHÀ SALÊDIÊNG

Số học sinh gia tăng

Tại Sàigòn, cha Majcen gặp lại người bạn xưa, là ông giám đốc Sở Xã Hội Hà Nội, và ở Sàigòn này, ông vẫn giữ cùng một chức vụ trên. Ông đề nghị cha Majcen tiếp nhận một số trẻ bị bỏ rơi từ Bắc di cư vào. Cha đã đi xem và trình bày quan điểm của mình: “Chúng tôi đang trong lãnh vực phục vụ xã hội, bởi vì chúng tôi là pháp nhân ủng hộ chính phủ trong lãnh vực xã hội[130] khi tiếp nhận các em khi Sở Xã Hội tài trợ kinh phí hằng tháng. Tuy nhiên chúng tôi không thể nhận tất cả mọi em, mà chỉ những đứa trẻ tốt lành và có đủ trí thông minh để theo học hoặc hiểu về nghề nghiệp. Chúng tôi muốn thực hiện một hành động bác ái có qui củ, và chúng tôi sẽ dốc hết sức lực làm cho chúng trở nên những công dân tốt và hữu dụng, như Don Bosco nói”.

Những lời đó làm cho ông giám đốc Sở Xã Hội hài lòng. Sau này cha Majcen còn nhắc lại những lời nói như trên cho các vị khách quý, dù là Việt Nam hay ngoại quốc, như Misereor, Care, Caritas[131], các vị đại xứ v.v…, đến thăm ngài. Họ hài lòng về đường hướng hoạt động chúng ta đã quyết định, bởi vì rất nhiều Cô Nhi Viện khác thường chỉ nghĩ duy nhất đến việc lo cho có của ăn, áo mặc và trao cho các em các công việc trong nhà để làm.[132] Tuy những nơi đó có đồng phục và có các trường ốc, vẫn không giúp cho các học sinh của họ chuẩn bị vào đời. Ông giám đốc Sở Xã Hội đã có lần trình bày nguyên tắc này lên chính tổng thống Diệm và thư ký của tổng thống là ông Hay.

Một cam nhông chở đám trẻ đến

Một hôm, một sơ dòng Phao-lô từ Đà Nẵng cho xe cam nhông chở đến cha Majcen 40 trẻ và xin ngài tiếp nhận. Dù là bạn thân của Đức Cha Đà Nẵng, cha Majcen cho biết ngài không thể tiếp nhận tất cả. Ngài nói: “Con số đông như vậy, chắc không thể tiếp nhận được. Thôi, bây giờ đói, mệt, vì đi đường xa, các em hãy nghỉ một chút, rồi ăn sáng. Sau đó cha Generoso giám học sẽ tuyển lựa những em mà nhà có thể nhận được, nhưng thú thật chỗ thì chúng tôi không có.” Bà sơ tốt lành sau đó đã ra về vẻ hơi buồn, để đi tìm một chỗ khác cho số trẻ của sơ.

 Từ Rạch Bắp – Bến Cát – Bình Dương – đến Xứ Tam Hà

Một người bố mặc áo chùng thâm, có giấy giới thiệu của cha Cao Đức Thuận, dẫn con đến cha Majcen. Em bé xuất hiện trước mặt cha Majcen thật sự tốt lành và nghèo. Tổ tiên của em ngót một trăm năm qua đã chịu tử đạo vì đức tin, và ông nội của em còn giữ lại được hài cốt của người tại bàn thờ gia đình. Em bé này là Đaminh Uyển, sẽ là thành phần trong nhóm tập sinh đầu tiên của cha Majcen rồi được học tại Học viện Salêdiêng PAS, và trở thành linh mục Salêdiêng, làm lễ mở tay tại Giáo xứ Thánh Khang Tam Hà, Thủ Đức. Sau làm cha xứ Liên Khương, giám đốc của khóa 10 phó tế và tân linh mục vào năm 1975-1978. Nhưng sau này bị bắt và tạm giam. Đức Cha Lâm đã can thiệp để hơn một năm sau lại  được về lại Tòa Giám Mục Đà lạt. Cha Majcen nghĩ đó có thể là một ứng sinh tương lai tốt giúp việc cho công cuộc Salêdiêng Việt nam. Do đây là những ngày ta có thể bắt được những con cá lớn cho Salêdiêng Việt nam.

Ba đệ tử khác từ Nha Trang

Nha Trang có bộ tộc Chăm danh tiếng, mà trong thời vàng son xưa kia từng biểu lộ một nền văn hóa cao trong số các nền văn hóa của thời trước Chúa Kitô. Một cựu sĩ quan gốc đệ tử dòng Phan-xi-cô là Vinh Sơn Qúy đến xin đi tu Salêdiêng được cha Majcen chấp nhận, và mời dạy học lớp 7 cấp II là lớp lớn nhất của nhà Thủ Đức khi đó về môn toán và tiếng Pháp. Sau này khi đệ tử viện khởi sự, một cha dòng Phanxicô còn dẫn đến đệ tử viện vừa mới mở này thêm hai em nữa là Phêrô Cho và Micae Phùng. Em Phùng là em của thầy Quý. Sau này cả ba đều trở thành linh mục Salêdiêng. Cha Phùng làm giám đốc và cha xứ của một xứ rất nghèo gọi là Tân Cang, cha Quí từng là tuyên úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa, rồi sau này di cư sang Mỹ. Cha Cho rất giỏi về các ngôn ngữ sau này trở thành tiến sĩ thần học và là viện trưởng và giáo sư của đại học Dallas. Cũng còn có một vài em khác được tiếp nhận, nhưng sau xin rút lui, vì không có ơn gọi. Đúng như Don Bosco đã khuyên: “Các con hãy thử rộng rãi, và hãy tiếp nhận vào dòng những người tốt lành.”[133]

Hai chủng sinh đến từ Huế

Một cha dòng Chúa Cứu Thế dẫn hai chủng sinh do Đức Cha Urutia MEP[134], Giám Mục Huế, gửi đến. Đối với các đệ tử, thì dù không có chỗ, cha Majcen vẫn luôn luôn tìm được chỗ để tiếp nhận họ, vì mục tiêu chính của chúng ta là đào tạo các Salêdiêng trẻ. Hôm đó nhằm ngày của Đức Mẹ. Chính Mẹ mang đến cho chúng ta anh Fabianô Hào[135]. Một đệ tử khác do cha dòng Chúa Cứu Thế mang tới là Phêrô Đệ, người sau này thay thế cha Majcen làm tập sư sau năm 1976, và là giảng viên thần học và là giám đốc Cộng đoàn Xuân Hiệp Thủ Đức. Còn một ứng sinh khác tên là “Nguyên” [hay thầy Tôn] đã bị một bề trên cho xuất tu một cách thiếu thận trọng trước khi mở nhà tập năm 1961-1962[136].

Các học sinh học nghề

Sở Xã Hội cũng như những nhân vật khác đã đến giới thiệu các trẻ em xin học nghề. Những em này được cha Majcen gửi tới Gò Vấp học nghề, thế chỗ cho những em bị buộc phải cho về nhà.

Tổng thống Diệm đến thăm nhà Thủ Đức

Ông giám đốc Sở Xã Hội đã nói về hệ thống dự phòng của chúng ta với tổng thống Diệm. Thế là đột xuất tổng thống tới thăm chúng ta. Hôm đó cha Majcen đang ổn định kỷ luật cho các học sinh đang học tại các lớp, thì nghe tiếng các xe của cảnh sát và thấy có rất nhiều cảnh sát đến, tất cả đều trang bị vũ khí đầy đủ, và tiến đến phía cha mà không nói gì, rồi trấn giữ tất cả những địa điểm chiến lược. Thế rồi cha thấy ông thư ký Hay của tổng thống nhẩy xuống từ một xe jíp, giới thiệu tổng thống với cha Majcen. Tổng thống Diệm lập tức giơ tay lên trán để chào cha Majcen và hỏi các Salêdiêng và những xưởng thợ cho trẻ em của họ ở đâu. Trong khi tổng thống đi một vòng tham quan, ông vẫn luôn hỏi các em học nghề đang ở chỗ nào. Cha Majcen cắt nghĩa với tổng thống là tại Thủ Đức chỉ có một xưởng dạy may với hơn 20 học sinh làm việc trên những máy may do Sở Xã Hội trao tặng, rồi giới thiệu với tổng thống trưởng xưởng may là anh Chuyên, một cựu học sinh Salêdiêng và cũng là người di cư từ Bắc vào. Ngài cũng giải thích cho tổng thống là một nhà ngủ và một  xưởng rất lớn đang được ổn định tại Gò Vấp, dưới sự điều hành của cha Cuisset, bằng các vật liệu sắt mang từ Thị Xã Trẻ Kitô Vương ở Hà Nội vào cùng với các vật liệu do ông giám đốc Sở Xã Hội tốt lành cung cấp. Trong khi tổng thống sốt ruột đi lại từ nơi này qua nơi khác, với điều thuốc lá luôn trên môi, thì những người di cư đã tập trung đầy sân vì họ nghe tin tổng thống đến. Họ chào đón ông bằng lời chào thân thương “Lạy cha,” vì coi tổng thống như người cha lớn của họ và tổng thống đã đáp lại bằng lời “các con”. Tại Á Châu, tổng thống Diệm cảm thấy mình thật sự là người cha của cộng đồng công giáo Việt Nam. Ngài đặc biệt nói hãy cầu xin cùng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trước không ít các mối nguy hiểm của dân tộc.

Sau khi kết thúc chuyến thăm vắn vỏi, tổng thống siết tay cha Majcen và lên đường. Các xe chuyển bánh tới phía làng đại học, một nơi khá đẹp với cây cối và những căn vườn nhỏ… Tổng thống muốn chúng ta xây dựng một nhà thờ cho các giảng viên công giáo, nhưng chúng ta, các người Salêdiêng lúc đó chưa nghĩ đến việc xây một nhà thờ cho giáo dân, hơn nữa chúng ta biết lấy đâu ra cha xứ và nhân viên vừa biết nói tiếng Việt vừa biết nói tiếng Pháp giỏi.

Người em dâu của Tổng thống và các trẻ Cao Đài

Một hôm bà Nhu, em dâu của tổng thống Diệm cùng đi với nhiều sĩ quan và thư ký đến thăm chúng ta. Bà gần như là “cánh tay nối dài” của tổng thống đối với các tổ chức phúc lợi xã hội. Bà muốn thăm tất cả khu vực nhà trường và rồi nói đến các trẻ Cao Đài của một trường thiếu sinh quân vừa mới bị đóng cửa. Bà xin cha Majcen chấp nhận chúng vào trong trường với con số đến hơn một trăm em. Cha Majcen không từ chối ngay, nhưng nhận định rằng không thể lập tức nhận nhiều em như thế. Về sau, qua Sở Xã Hội, bà lại ngỏ ý xin, nhưng cha Majcen chỉ có thể nhận một số em, là những học sinh tốt lành và thông minh nhất, nhưng lại rất gắn bó với tôn giáo của chúng. Trong số các học sinh này, một số em đã rửa tội, và đó quả là một phép lạ! Một trong số chúng, sau 20 năm, đã viết thư cho cha Majcen nói lên lòng biết ơn Cha vì đã nhận em, những em khác thì sau này đã đến thăm cha tại Trạm hành. Có một em tốt lành như một thiên thần, mỗi ngày em đều đọc chung các kinh của chúng ta, và rồi ban đêm, riêng một mình trong màn, em đọc các kinh dài của tôn giáo em. Cha mẹ em cũng đến thăm em vào một ngày Chúa Nhật. Thế rồi với nỗi nuối tiếc của cha Majcen, em đã biến mất, nhưng không mang bất cứ đồ gì đi cả. Hiển nhiên em đã không thắng nổi nỗi nhớ gia đình. Các người đạo Cao Đài tin vào Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria Đồng Trinh[137], và cũng tin vào cả Đức Phật, Văn hào Victor Hugo, Lão Tử và Khổng Tử…

Cuộc thăm viếng từ Hoa Kỳ

Một hôm cha Giulio Slapsak, gốc Slo-vê-ni-a, đặc trách trông coi việc trợ giúp những di dân Slovania hải ngoại, đến thăm Thủ Đức. Cha Majcen chỉ có thể để cho ngài ở trong căn phòng vô cùng nghèo nàn và nóng nực của mình. Vị khách khốn khổ này chẳng thể nào ngủ được vì không quen với khí hậu nóng như thiêu của Sàigòn. Ngài lại còn phải cố gắng ăn thức ăn của chúng ta khi ấy rất nghèo nàn. Một trong những ngày ấy, sau bữa ăn trưa, với khí hậu nóng nực, ngột ngạt, khi các trẻ em đang ở phòng học, đầu gục trên bàn cố tìm kiếm giấc ngủ còn các bề trên cũng đang thiu thiu ngủ trưa, thì thình lình một cơn gió và một cơn lốc rộng khoảng 20 mét ào tới nhà cơm, kéo theo tôn trên mái nhà và các đà nhà rồi ném tất cả xuống một chỗ xa. Chuyện xảy ra trong nháy mắt, tiếp đến là trận mưa như thác đổ xuống làm ngập lụt cả khu đất, nhất là khu nhà ngủ nằm ở chỗ đất thấp nhất. Cơn lốc xoáy làm cha Slapsak có ấn tượng ghê ghớm, nó khiến cha tái xanh và câm lặng. Và cha rất ngạc nhiên khi thấy các trẻ em của chúng ta, dưới sự hướng dẫn đầy nghị lực của cha Bogo Quảng, đã nhào vào vũng nước để thu nhặt các tấm tôn và các cây đà mà gió đã tha đi đây đó. Vị linh mục tốt lành trên đã không đợi cho đến một trận lốc xoáy khác, và đã sớm ra đi, không quên để lại một số tiền trợ giúp khi đó, và sau này còn thêm một món khác nữa.

Một cuộc thăm viếng khác rất đáng mừng và quan trọng của vị thư ký của cha Capelletti, giám đốc văn phòng tài trợ truyền giáo tại Hoa Kỳ. Ông đã có thể nhận định về những nhu cầu của chúng ta, và kể từ đó, văn phòng tài trợ truyền giáo Mỹ đã lưu ý tới chúng ta và trợ giúp cho chúng ta nhiều hơn.

Cha Majcen cùng với cha Cuisset đi thăm những nhà thờ lớn ở miền Nam

Trong chuyến tham quan này, cha Majcen nhận ra rằng có sự khác biệt giữa người Bắc rất năng động và có óc tổ chức so với người miền Nam Việt Nam dịu dàng, và uyển chuyển hơn, vì cuộc sống tại miền Nam ổn định, khí hậu nhiệt đới, tiếng nói mềm mại, dịu dàng. Cac cha ở đây nhắc nhớ các cha Salêdiêng cần phải học tiếng miền Nam vì ở đây có nhiều ơn gọi, nhiều thánh tử đạo, và do vậy có nhiều hạt giống nẩy nở lên thành các Kitô hữu mới và các Salêdiêng tương lai.

Sau một thời gian cũng có các em miền Nam vào nhà tập như Vĩnh, Xiêm, Linh[138]… Cha Majcen cũng nhận ra rằng các em miền Nam và miền Bắc không dễ hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau. Có nhiều vị khuyên nên lập nhà đệ tử riêng, nhà tập riêng cho các em gốc Bắc và gốc Nam. Nhưng chúng ta đã nhất quyết về tinh thần đoàn kết giữa các Salêdiêng thuộc các quốc tịch khác nhau, thì giờ đây cũng vẫn giữ nguyên tắc đoàn kết và thống nhất này, một tinh thần rất đúng với tinh thần của Don Bosco.

Bỏ không đi thăm vùng những người Cao Đài ở, các ngài tiếp tục cuộc hành trình khá nguy hiểm giữa những rừng rậm ở đó có rắn độc và hung dữ, để đi tới Lộc Ninh, là trạm đường xe lửa xưa dẫn đến trạm Gò Vấp và là nơi hiện tại có trường Trung Học của chúng ta. Các ngài thăm các đồn điền cao su và được chứng kiến tiến trình mủ cao su được trộn với hóa chất để đông đặc lại thành tảng sao su, rồi được cắt thành từng khối để đóng kiện và xuất khẩu. Hai vị đi thăm cha xứ địa phương và nguyện đường của các công nhân cao su. Vị linh mục cho biết tại địa phương này số người Kitô hữu chỉ là thiểu số.

AM 237… TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN CỦA CÁC BỀ TRÊN BÊN HONG KÔNG

Một cuộc đời truyền giáo giữa cảnh chiến tranh

Kể từ năm 1935 cho tới Saigòn vào năm 1956, cha Majcen có rất ít những thời điểm yên hàn, không bị quấy động trong cuộc sống truyền giáo của mình. Ở Cô-minh thì có cuộc chiến tranh du kích của ông Mao Trạch Đông, rồi thế chiến thứ hai trong những năm 1940-1945 với các trận bom, sau đó là cuộc chiến tranh du kích Việt Minh tại miền Bắc dẫn đến cuộc di cư năm 1954. Đó là thời kỳ máu đổ giữa hai bên Việt Minh và Pháp. Cha Majcen và các Salêdiêng đã tìm cách cứu vớt bao có thể đoàn con cái mồ côi khỏi cuộc sống gian truân và đưa chúng đến nơi ổn định từ Hà Nội tới Buôn Ma Thuột, rồi Saigòn. Sau đó từ Hong Kong, cha Majcen lại trở lại Việt nam giúp cha Cuisset trong gánh nặng này, giữa lúc Việt Nam chia đôi nam – Bắc. Theo một khoản của hiệp định Giơ-ne-ve, thì phải tổ chức những cuộc tuyển cử để thống nhất đất nước Việt Nam; nhưng tổng thống Diệm sợ phía Việt Minh không giữ chữ tín, nên kiên quyết không thực hiện các cuộc tuyển cử này.

Hai năm sau quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam. Cha Majcen nhớ tới lời cha Cuisset dặn dò: Những người lính Pháp cuối cùng đã có mặt cùng với dân Pháp. Đây là ngày binh đoàn cuối cùng của họ rời bỏ Việt Nam. Một nghi thức mang vẻ nghiêm nghị và buồn bã diễn ra: trong tiếng nhạc trổi, lá cờ Pháp được hạ xuống khỏi cột cờ trên đó nó đang phất phới bay. Nghi thức này đánh dấu kết thúc  90 năm Pháp chiếm đóng, một cuộc chiếm đóng mà ta phải nhìn nhận rằng tuy có cướp đi nền độc lập của Việt Nam, nhưng cũng đã mang lại nhiều lợi ích. Trong lễ nghi này có nhiều dân Pháp sinh sống tại Sàigòn tham dự, trong đó có cha Cuisset Quý, nhưng không có một ai trong Chính quyền Việt Nam xuất hiện để nói lên một lời yêu thương nào đó bởi vì dẫu sao họ cũng đã làm việc cho dân tộc này. Những người đàn bà, cách riêng là những người lai Việt – Pháp hiện diện đã khóc theo và lòng họ ngập tràn đau đớn.  Chắc chắn vết thương lòng đó cha Cuisset cũng như biết bao người Pháp khác sẽ chẳng hề bao giờ được hàn gắn hoàn toàn cả.

Những người chống đối Tổng thống

Tổng thống Diệm là con người năng động và cương trực, do đó được nhiều người tại Nam Việt Nam yêu mến, cách riêng là những người Công giáo. Thế nhưng ông lại bị chống đối mãnh liệt bởi những người hoài nhớ chế độ Pháp, những người Cao Đài và những phe nhóm tôn giáo – chính trị Phật giáo đã từng được hưởng một sự độc lập nào đó khi trước, và tổng thống đã chiến đấu chống lại họ nhằm đem lại cho đất nước một sự thống nhất. Cha Majcen được mời tới dự bữa tối trong gia đình của một người lính Lê Dương kết hôn cùng một phụ nữ lai, bà Xuân[139]. Trong bữa ăn đó ngài chỉ thấy một nỗi buồn và một sự bất mãn được tỏ lộ ra. Bà Xuân sau đó cho con của bà tên là Ađam vào nhà tập Salêdiêng tại Pháp. Sau này người thanh niên đó trở thành một linh mục Salêdiêng thuộc tỉnh dòng Paris, nhưng vài năm sau vị linh mục bỏ áo dòng, về gia đình giúp mẹ điều hành một khách sạn của người bố.

Một giai thoại về sự chống đối tổng thống chính là âm mưu sát hại ông qua vụ bỏ bom dinh Độc Lập. Một hôm, ở Thủ Đức một tiếng bom nổ vang trời, rồi tiếng ồn ào của một chiếc máy bay, và sau cùng là tiếng đạn súng máy. Chúng tôi thấy binh lính vũ trang đi ra khỏi trại, tiến về một con kênh gần đó. Thế rồi người ta cho biết có một viên phi công trẻ đã bỏ bom trên dinh tổng thống, rồi nhẩy xuống con kênh, may mắn cho anh ta là nuớc không sâu lắm.

Ấn tượng của người nước ngoài

Tình hình chính trị Việt Nam không rõ ràng, nhưng ở ngoại quốc, báo chí, đặc biệt cánh tả đã phóng đại làm tình hình trở nên khủng khiếp. Theo họ chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ còn tính từng ngày và những người Cộng Sản sẽ là chủ của đất nước. Tại Hong Kong, các bề trên bị tác động mạnh. Bề trên tỉnh và ban cố vấn tưởng rằng đã đến lúc phải rút các tu sĩ Salêdiêng ra khỏi Việt Nam. Đang khi các Salêdiêng tại đó lại hoàn toàn nghĩ khác. Cha Giám tỉnh Acquistapace tới thăm, và sau khi đã tụ họp các hội viên, ngài thông báo là chúng ta buộc phải bán các nhà của chúng ta, trao phó các trẻ lại cho những người khác và đi khỏi đây. Tất cả các hội viên đều sửng sốt.

Thế rồi cha Acquistapace cùng với cha Majcen, cha Cuisset Quý và cha Bogo Quảng tới trình bày các đề nghị đó cho Đức Cha Bùi Chu hiện ở tại Sàigòn. Các ngài được cha giám đốc chủng viện tiếp đón, bởi lẽ cha nói tiếng Ý rất tốt. Khi các ngài xin gặp Đức Giám Mục, thì Đức Cha Chi cùng với một người bạn rất thân của ngài là Đức Cha Lê Hữu Từ, gốc dòng Châu Sơn, Giám Mục Phát Diệm, xuất hiện.

Các ngài chăm chú lắng nghe lời trình bày và các đề nghị của cha Acquistapace, và với một vẻ rất ngỡ ngàng, các ngài đã trả lời cách dứt khoát: Chúng tôi không mua lại gì cả; chẳng có một nguy hiểm gì đâu; đừng nên tin vào lối tuyên truyền mà những người cộng sản làm tại hải ngoại: các anh em Salêdiêng tuyệt đối không phải rời khỏi Việt Nam. Và thế là mọi chuyện được quyết định.

Những quyết định này làm hài lòng cả Đức Cha Hiền, Giám Mục Sàigòn, và Đức Cha Thục, anh của chính tổng thống Ngô Đình Diệm.

BƯỚC KHỞI ĐẦU  CỦA CÔNG CUỘC TẠI ĐÀ LẠT

Đức Caprio Khâm Sứ Tòa Thánh, bạn của cha Majcen

Đức Ông Caprio, khâm sứ Tòa Thánh, ngụ tại khu riêng của nhà thương dưới quyền điều hành của Sơ Francoise dòng Phao-lô de Chartres. Khí hậu Sàigòn đều ngột ngạt cho đức khâm sứ lẫn cha Majcen. Nhưng Đức khâm sứ thì có phòng máy lạnh, còn cha Majcen thì chỉ có không khí oi bức làm bạn.

Đức Ông Caprio tốt lành thường hay gọi cha Majcen đến, và tại đó, trong không gian mát dịu, ngài hỏi cha về các chuyện ngoài Bắc, về các em cô nhi của chúng ta và về các kế hoạch của chúng ta.

Trong những vấn đề này cha Majcen thao thao bất tuyệt, thưa với ngài về các trẻ học hành tại Thủ Đức, về trung tâm dạy nghề Gò Vấp, và nhất là mối ao ước có được một nhà ở một nơi mát mẻ để các hội viên có thể nghỉ ngơi và làm nhà tập tương lai.

Đức Ông Caprio rất chú tâm nghe những chuyện ấy, một hôm đã nói với cha Majcen: “Thế tại sao các cha không mua lại Đan Viện Biển Đức đang gọi bán tại Đà Lạt?”

Cha Majcen mới nói: “Thưa chúng con có nghĩ tới, nhưng chưa tìm được kinh phí.”

“Cha thử viết cho Đức Hồng Y De Nigris để xin Tòa Thánh ban cho một kinh phí cho chuyện này và tôi sẽ giới thiệu và gửi gắm cho đơn xin của cha”.

Cha Majcen tiếp nhận lời khuyên quý báu ấy và đã viết thư đi Rô-ma, đồng thời cũng báo về chuyện này cho cha Giám tỉnh cùng ban cố vấn của ngài tại Hong Kong. Ngài cũng liên lạc với cha Bernađô dòng Biển Đức còn ở lại đó để trông coi đan viện Đà Lạt, vì những đan sĩ khác đã đi Campuchia để mở một nhà mới tại một nơi hoang vu tĩnh mịch hơn. Sau vài hôm, ngài đi tham quan đan viện. Cha Bernađô dẫn đi xem khắp nhà. Trước hết là nhà nguyện mà hằng tuần một cha Leliere thừa sai Paris cử hành thánh lễ và giảng cho giáo dân. Nơi đây có tới 50 ô tô chở các kiều bào Pháp và giáo dân Việt thuộc hàng Quý phái tới để tham dự thánh lễ. Cạnh đan viện có dinh Bảo Đại, khi đó đã trở thành nơi nghỉ của tổng thống Diệm. Mỗi lần nghỉ tại đây, ông thường tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Thăm nhà nguyện xong, cha đi thăm thư viện, hành lang, nhà cơm, phòng công hội, 15 phòng cá nhân, và thậm chí còn đi thăm các ngôi mộ của một số vị đan sĩ đã đi về cõi vĩnh hằng. Ngài cũng quan sát những nhà kho, nơi cất dụng cụ lao động, thậm chí còn xuống thăm chuồng thỏ. Tất cả những nơi này đều được bố trí nơi này ở dưới nơi kia, bởi lẽ đan viện tọa lạc trên một sườn đồi có cây mát, mà ở chỗ thấp nhất là một vườn rau và bên cạnh đó là một cái ao có nước trong mát, một chuồng nuôi vài con bò.

Chẳng bao lâu chúng ta nhận được câu trả lời đồng ý của Rôma, rồi ký giao kèo mua bán giữa đan viện Biển Đức và các Salêdiêng. Đức ông Caprio trao món tiền cho các cha Biển Đức. Thế là nhà dòng Biển Đức đi sang Campuchia để lập nhà mới tại một nơi yên tĩnh thích hợp cho việc cầu nguyện.

Khi Đà Lạt biết tin các Salêdiêng đến, cha xứ nhà thờ Đà lạt[140] rất bằng lòng, với hy vọng các Slaêdiêng sẽ thực hiện ở Đà lạt một trường kỹ thuật.[141]

Tất cả giới công giáo đều hài lòng về sự hiện mới này của người Salêdiêng, trừ các giới chính quyền địa phương đòi đi kiểm soát  đây kia của khu vực này. Nhưng chính tổng thống Diệm rất hài lòng vì ở đây các cha Salêdiêng không phải là người Pháp, mà là Ý, Nam tư v.v… theo tiêu chuẩn Salêdiêng là một tu hội quốc tế nên không gây cớ làm mất an ninh. Thế là không còn ai phản bác nữa!

Khi mua xong Đan viện, Cha Bề Trên Tỉnh Mario sắp xếp nhân viên cho niên khóa 1956 – 1970. Thầy Nardin làm người giữ vườn với một số em lớn ở dưới Saigòn lên, những em này không muốn làm việc, nhưng không gây rối trật tự. Thầy Nardin ổn định lại chuồng thỏ, và cha Cuisset thì loại người gác cổng bằng việc trả cho ông ta một số tiền khá lớn, vì e ngại ông là người cộng sản. Có mượn một người đầu bếp. Ông này làm cơm ngon, và đó là điều lý tưởng đối với cha Musso. Ngài giống như một ông vua, mời rất nhiều người dùng bữa, lấy cớ là để được lòng chính quyền và có thêm các bạn hữu cho công cuộc.

Cha thừa sai Pháp tiếp tục tới để dâng thánh lễ mỗi Chúa Nhật. Cha Musso Mai cử hành thánh lễ Chúa Nhật tại Trạm Hành, nơi có các nữ tu Mến Thánh Giá gìn giữ một nhà thờ và chăm sóc một số giáo dân địa phương. Cha Musso cử hành và giảng lễ bằng tiếng Việt, nhưng kiểu nói tiếng Việt giọng Triều Châu của ngài chẳng ai hiểu nổi.

Các anh em hội viên Thủ Đức và Gò Vấp đôi khi cũng đến Đan Viện vài ngày nghỉ mát và tĩnh tâm. Đợt tĩnh tâm thứ nhất diễn tiến và giảng bằng tiếng Pháp. Cha giảng phòng là một cha dòng Chúa Cứu thế, giảng bằng tiếp Pháp, có các cha Majcen, Musso Mai và các thầy sư huynh Bori Báu, Lục và Nardin Tiến tham dự; trong số đó chỉ có cha Majcen hiểu tiếng Pháp, còn những người khác chỉ biết bập bẹ vài tiếng, nên cha Majcen lắng nghe, còn những người khác… thì ngủ ngon lành. Có lần vị giảng thuyết nói thật to từ “CON ẾCH” khiến mọi người bừng tỉnh. Cha Majcen và cha Dòng Chúa Cứu Thế thì cười tủm tỉm trong lòng vì đạo quân tông đồ ngủ ngon vừa bừng tỉnh dậy này.

Một tai nạn ô tô

Cha Majcen hằng tháng vẫn lên Đà Lạt với một chiếc xe do anh tu sinh Thủy lái. Cuộc hành trình rất dài (300 cây số) và cái nóng nực khiến người đi xe mỏi mệt. Một hôm khi đi qua một làng dân tộc, anh Thủy đã rơi vào giấc ngủ trên vô lăng, và tông vào một người thượng đang đi xe đạp zíc zắc trên đường, và thế là anh chàng thượng không may này bay vào ô tô, đầu anh ta làm bể kiếng, và kiếng cũng làm bể đầu anh ta. Cảnh sát chạy lại và anh Thủy đụng với cảnh sát, còn cha Majcen thì đem người dân tộc tới nhà thương Đà Lạt chăm sóc một vết thương nhẹ. Ngày hôm sau, cha Majcen làm giấy bảo lãnh, giải thoát anh Thủy khỏi bị cảnh sát giữ; nhưng một tháng sau anh lại được gọi tới tòa án do người bị đụng xe đòi cả một núi biển tiền đền cho vết thương, cho nỗi đau đớn và cho thời gian bị mất (!) trong khi chính anh ta thực sự đâu có sao. Cha Cuisset Quý giải quyết tốt đẹp vụ việc: Ông quan tòa Việt Nam đã  la mắng anh này vì những đòi hỏi của anh ta quá đáng và kỳ cục, nên đã giảm rất nhiều số tiền bồi thường; kết quả là số tiền bồi thường không quá lớn, nhưng cũng vẫn còn đáng kể đối với tình trạng tài chánh nghèo nàn của cha Majcen. 

Cha Luvisotto coi sóc Đan Viện ở Đà Lạt

Cha Luvisotto Lương từ trường trung học Don Bosco Macao sang Thủ Đức, và là một con người thực tiễn, ngài rất ích dụng cho nhà này. Vào niên khóa 1957-1958 ngài được sai tới Đà Lạt thế chỗ cho cha Musso Mai được gọi về Thủ Đức. Tại Đà Lạt, cha Luvisotto Lương như đã từng làm việc ở Thượng Hải, ở Ngữ Dương và Macao, bắt tay ngay vào công việc sắp xếp biết bao nhiêu chuyện. Ngài ít nhẫn nại hơn thầy Nardin Tiến. Do đó muốn tránh sự tốn kém vô ích, ngài thải hồi từng trẻ ở Gò Vấp tới, khi thấy chúng không muốn làm gì cả. Ngài cho mỗi em một món tiền để các em tìm ra được con đường sống của mình. Chuyện cho trẻ đi này đã khiến ngài phải đảm nhận lấy chính câu châm ngôn mà ngài vẫn thường nói: “Ai làm một mình thì làm mệt gấp ba người!”

Trạm Hành

Bà Leliere tốt lành, lai Tây, sống gần nhà Thủ Đức, có một khu đất rộng tại Trạm Hành, cách Đà Lạt 28 km. Trên đó bà xây một căn nhà lớn và sáu biệt thự nhỏ duyên dáng, và bà đã cho những người đi nghỉ mát từ Sàigòn đến thuê qua những tháng hè trong không khí mát mẻ của nơi này. Những biệt thự trên đã liên tiếp bị quân Nhật, quân Cộng sản, rồi cựu hoàng Bảo Đại và những người thuộc chính phủ quốc gia chiếm cứ. Do đó các biệt thự này đã bị hư hại nhiều và bà chủ cho sửa lại vì muốn bán. Bà đề nghị cha Majcen và cha Cuisset Quý tới xem. Các ngài nhận thấy đó là nơi lý tưởng để làm nhà tĩnh tâm và nhà tập; nhưng các ngài không đủ kinh phí để mua khu đất. Bà tốt lành này đã nài nẵng hai cha nhận để sử dụng, vì bà tin chắc sau đó hai cha sẽ mua, và chuyện thật sự đã xảy ra như vậy. Cha Majcen chấp thuận đề nghị của bà và gửi người tới trông coi. Ngoài những căn biệt thự, xung quanh còn có khu đất rộng mênh mông để làm sân vận động và khu rừng thông để vui chơi thoải mái. Có hai giáo xứ cách đó không xa. Đó là xứ Phát Chi dành cho dân di cư và xứ Cầu Đất dành cho dân địa phương. Các nữ tu Mến Thánh Giá ở Cầu Đất, chuyên lo việc dạy giáo lý cho giáo dân của hai giáo xứ. Hai cơ sở láng giềng là đồn điền trà mà người ta thường hái lá và búp để đưa về Sàigòn bán. Từ Sàigòn, trà này được xuất khẩu qua An Độ để chế biến thành trà líp-tôn nổi tiếng “mang nhãn hiệu Ấn Độ”.

Đó là tóm tắt tất cả những gì lúc ban đầu chúng ta đã thực hiện được về kế hoạch công cuộc cho vùng Đà Lạt.

MỞ RỘNG KHU ĐẤT GÒ VẤP

Công cuộc Gò vấp

Như đã nói lúc ban đầu, công cuộc Gò Vấp đã nhen nhúm ngày từ thời kỳ di cư năm 1954, với công cuộc chăm sóc các em lớn của Cô Nhi Viện Têrêsa đem từ miền Bắc vào. Sau đó cha Cuisset đã mở thêm công cuộc các em do Câu lạc bộ Văn bút Lyon đỡ đầu lấy từ các em của nhà tù Chí Hòa. Nhưng vì cơ sở lúc ấy còn nhỏ. Sau khi có cơ hội mua thêm đất của nhà ga xe lửa Gò Vấp, chúng ta đã quyết định hai vụ bán đất: một là vụ bán đất Đan Viện Biển Đức Đà Lạt, hai là vụ bán đất do bà Carreé bán cho Dòng do sự liên hệ của cha Cuisset.

Bán lại Đan Viện Đà Lạt

Đan Viện mua được tại Đà Lạt ở một địa điểm cực kỳ tốt đẹp nhưng rốt cuộc không phù hợp với những nhu cầu của nhà đào luyện của chúng ta. Do đó chúng ta đã quyết định bán khu đất ấy để dùng số tiền mua lại một garage sửa ô tô lớn sát nhà Gò Vấp của chúng ta, mà người ta đang kêu bán. Chính Đức Ông Caprio gợi ý để chúng ta bán khu đất cho các nữ tu dòng Truyền Giáo Phan Sinh. Họ đang tìm mua một khu đất ở Đà Lạt để xây một nhà trọ cho các nữ sinh viên cũng như làm Tập viện. Chuyện mua bán này thật là tuyệt vời, nhưng cấp bách bởi vì các chủ nhân của trạm xe buýt với garage – ô tô muốn bán sớm bao có thể. Chỉ trong một tuần lễ, chúng ta đã có thể nhận được phép của Giám tỉnh, rồi thương lượng với các sơ về việc bán đất đan viện, đặt tiền cọc mua trạm buýt và garage và có được tiền mà các bề trên của các sơ Phan sinh chuyển cho từ Paris, để trả cho Xí nghiệp chủ sở hữu trạm xe buýt (có garage tự xửa xe) đang rao bán. Ngày 24 tháng 4 năm 1958, giao kèo mua bán được ký kết, và chúng ta nhận được giấy tờ chuyển tiền được làm tại Paris. Chính chiều hôm đó cha Cuisset Quý có thể đem đến Sàigòn cho ông giám đốc địa phương của Xí nghiệp  trạm buýt – Garage ô tô. Tuy nhiên viên thư ký của trạm buýt này cũng bán một quán và một nhà ở đó vào đêm hôn trước cho những người Tầu với giá hời để bỏ túi. Vài năm sau chúng ta cũng mua lại khu đất đó để làm văn phòng tỉnh ủy. Ngày 1 tháng 5, chúng ta tiếp nhận chủ quyền khu đất của trạm buýt – garage. Thế là chúng ta cho xây ngay một bức tường bao quanh để tránh tình trạng trộm cắp lúc đó đang phổ biến. Đức Ông Caprio rất hài lòng và cha Majcen còn vui mừng hơn nữa vì đan viện chúng ta mới mua với giá 1.000.000 đồng mà nay bán lại được 1.200.000 đồng, nên lời được 200,000 đồng. Thế nhưng điều đáng mừng hơn cả là mua được khu trạm buýt-garage để tạo khoảng không thoáng rộng hơn cho khu đất Gò Vấp, mở ra một nền tảng và viễn cảnh mới cho một trường Kỹ Thuật Salêdiêng Don Bosco tại Gò Vấp, Sài Gòn. Cha Luvisotto Lương và thầy Nardin Tiến bàn giao cho các nữ tu ngôi nhà đan viện rồi trở lại Thủ Đức.

Bán khu đất của bà Carrée ở Thủ  Đức

Như đã nhắc tới, các Salêdiêng đã có một khu đất mua từ ngay những ngày đầu tiên từ tay một bà ân nhân là bà Carré. Khu đất đó chúng ta đã không bao giờ tới ở vì quân đội Việt Nam đã biến nó thành bãi tập bắn. Khi những người lính đi khỏi, chúng ta phải lo bán nó ngay, để tránh cho nó khỏi bị những người khác chiếm cứ một cách không phải lẽ một lần nữa. Chúa quan phòng sắp đặt là các cha dòng Tên đang đi tìm một khu đất tại Sàigòn để xây dựng nơi ở của họ và một nhà Tập.

Thế là khu đất được bán cho các ngài và tiền thu được lại được sử dụng để xây khu trường kỹ thuật Gò Vấp mới được nới rộng nhờ vừa mới mua lại khu trạm xe buýt và garage – ôtô bên cạnh.

Tổng thể khu đất Don Bosco Gò Vấp

Khu đất trạm xe lửa Lộc Ninh- Go vấp Trạm xe buýt chính với garage xửa xe Mảnh đất  các trẻ Lyons và những phần đất khác

THĂM VÙNG KON TUM – BAN MÊ THUỘT

Tham quan Kontum

Cha Fougere Cao thỉnh thoảng về Sàigòn để mua lương thực. Một hôm, ngài rủ cha Majcen đi với mình để tham quan Kontum. Ước nguyện của Đức Cha Seitz Kim là thiết lập một hội cựu học viên ở Ban Mê Thuật cho các học sinh từ Hà Nội vào, rồi sẽ liên kết với các học sinh Salêdiêng sau này. Cha Majcen ngồi trên chiếc xe jíp do cha Fougere Cao lái xuyên qua quãng đường dài 14 giờ đồng hồ tới vùng đa số người dân tộc sinh sống. Nhiều thế kỷ xa xưa, khi những người văn minh tiến vào vùng sâu xa này để khai phá, những người dân tộc đã lui vào sâu hơn, lên miền rừng núi để sinh sống cuộc sống nguyên thủy của họ. Họ là dân tộc khiêm cung và yên tĩnh, không muốn làm phiền hà ai, và cũng không muốn sống chung đụng. Việc Phúc Âm hóa những dân tộc này thật rất cam go và khó khăn vì họ sống cuộc đời du mục, nay đây mai đó. Cách riêng vì họ có những phong tục không mấy thích hợp với đời sống Ki-tô giáo.

Trong các tín ngưỡng của họ, họ có một ý niệm mơ hồ về tạo dựng, về con người nguyên thủy, về hồng thủy… Nhưng họ theo một kiểu trình bày hoang đường hoặc huyền thoại. Đôi khi họ cũng có những nghi lễ sám hối, trong đó họ thú tội mình, kể cả những tội thầm kín và hổ thẹn, để rồi đền tội bằng cách cúng một con bò  hay con dê.

Tại vùng có ba ranh giới

Tới khu ở giữa Việt Nam. Lào và Campuchia, cha Majcen và cha Fougere Cao dừng lại để nhìn những con đường nhỏ đi xuyên qua rừng rậm, dẫn đến đất nước của voi (Vạn Tượng) và khu di tích Ăng-kor là những di tích của những nền văn minh cổ đã khuất. Tại vùng này, các người di cư Việt Nam trồng đồn điền cà phê, trà và các cây công nghiệp. Không ai khi đó đã có thể biết được là không xa đó lắm, trong các khu rừng rậm, các người cộng sản đã vạch lên con đường Hồ Chí Minh danh tiếng, cho phép chuyển vũ khí và quân nhu trong suốt cuộc chiến khốc liệt tại Việt Nam. Tại vùng đất chiến thuật này, tổng thống Diệm đã bắt đầu xây dựng thành phố Quảng Đức và nhiều lần Tổng Thống đã lên tiếng kêu gọi các Salêdiêng mở một trường: Đây là một ước vọng mà vì thiếu nhân lực, chúng ta chưa có thể đáp ứng được.

Ban Mê Thuật

Tới Ban Mê Thuật, cha Majcen thấy thành phố có nhiều đổi thay so với năm 1954. Tối hôm đó, khoảng 60 cựu học sinh của Hà Nội tới chào. Họ thuộc nhóm cha Cuisset Quý trao lại cho cha Fougere Cao, trước khi xuống Sàigòn.

Họ đã học nghề nghiệp trong cơ xưởng của quân đội Việt Nam do đó họ đã có địa vị trong cuộc sống. Niềm vui gặp gỡ nhau ngày hôm đó thật là to lớn. Cha Majcen sung sướng nhận ra rằng họ là những người có tư cách hơn các em gây nhiều phiền toái tại Gò Vấp.

Ngày hôm sau, cha Majcen có dịp đi tham quan một tu viện dòng nữ Biển Đức vốn có ý giáo dục chuyên biệt cho các thanh thiếu nữ người dân tộc. Họ quyết tâm buộc các em nữ sinh nói tiếng Pháp, ăn và mặc kiểu Pháp! Một ngày kia khi nhận định về lối giáo dục này, Đức Cha Seitz Kim đã thốt lên: “Chúng ta là những nhà truyền giáo đôi khi vừa ngoại kiều vừa là ngoại thường”.

Hội Cựu Học Sinh

Ngày hôm sau, Đức Cha Seitz Kim tới Ban Me Thuật nhằm thành lập Hội Cựu Học Sinh để liên kết những cựu học sinh Bắc với Nam. Cha Majcen trình bày một Hội Cựu Học sinh Salêdiêng phải như thế nào, cùng các hoạt động và các cuộc hội họp của Hội. Các anh em ở đây chỉ có ý lập nên một hội ái hữu nhằm giúp nhau trong những tình huống khó khăn. Cha Majcen góp ý rằng Hội Cựu Học Sinh phải có mục tiêu là tiếp tục đường lối giáo dục Salêdiêng theo ý của Don Bosco. Kết cuộc là chấp nhận một sự thỏa hiệp: Đợi vào dịp tết, sẽ có cuộc họp chung để ấn định thời gian cụ thể cho các cuộc họp hằng năm và các cuộc họp mặt hằng tháng để dọn mình chết lành.

Đi thăm Kontum

Đức Cha Seitz mời cha Majcen đi thăm Kontum, nơi đã mở một chủng viện cho người Việt đồng thời cũng mới thành lập một trường trung học của các thầy La San nhằm giúp cho các trẻ bộ lạc Banar, một nhóm người tân tiến hơn trong số những người dân tộc. Khi đến thăm cha Vacher Vượng, người luôn bận rộn với việc xây cất, cha Majcen sung sướng chào thăm ngài. Đức Cha Seitz nói nơi đây đường xá không an ninh lắm, vì các người Việt Minh đã rút về trong những khu rừng gần bên, kể từ sau việc chia đôi Việt Nam. Trong cuộc hành trình này, cha Majcen quan sát được nhiều làng, tại đó ngài thấy có những chòi canh làm bằng tre nứa. Cha được cho hay là cứ mỗi tối các thanh niên, thanh nữ trong làng tới ngủ. Trong chòi có Già Làng Banar canh gác và báo động khi voi và hổ tới làng. Khi có báo động, các thanh niên nam nữ la ó và khua động để các con vật đó bỏ trốn. Tại đây cha Majcen cũng có dịp gặp lại thầy Thường, một thầy Giảng kỳ cựu tại Hà Nội, hiện điều hành một xưởng in để phát hành sách giáo lý bằng tiếng Banar. Ngài cũng đi thăm một trại phong trong đó có một nhà nguyện xinh đẹp để các bệnh nhân hưởng niềm an ủi từ Chúa Giê-su.

Cha còn được thấy nhiều điều trong chuyến hành trình này, nên khi trở về Sàigòn, dù khá mệt mỏi, nhưng rất phấn khởi vì đã được tận mắt thấy đời sống của các nhà truyền giáo và được thêm phong phú nhờ các kinh nghiệm của các vị.

Phong trào Cựu Học Sinh

Được phát động với các cuộc trao đổi tại Ban Mê Thuật, phong trào Cựu Học Sinh phát triển, với những thăng trầm, và còn được duy trì cho đến nay. Năm 1957, vào dịp tết, có cuộc họp các cựu học sinh Ban Mê Thuật và Thủ Đức dưới sự hiện diện của các thầy hộ trực nhà Thủ Đức và Gò Vấp, cộng thêm cả những cựu học sinh đang theo học đại học. Trong buổi họp đó Đức Cha Kim nhấn mạnh đến ý kiến của mình, tức là các hội viên phải cam kết giúp đỡ lẫn nhau trong các trường hợp khó khăn như là thất nghiệp, ốm đau, bất hạnh và trong các dịp phải chi tiêu tốn kém ngoại thường như cưới hỏi và tang chế. Cũng xuất hiện ý tưởng về một làng gồm toàn các cựu học sinh. Cha Majcen không đi ngược lại các ý tưởng này, nhưng chỉ nhấn mạnh đến mục tiêu của hội và đến sự cần thiết là các hội viên không những phải giúp đỡ lẫn nhau mà còn phải gắn bó với các Điều lệ của Hội và được hướng dẫn bởi một Hội Trưởng được bầu một cách tự do. Thế là anh Chuyên là trưởng Xưởng May Thủ Đức được bầu làm hội trưởng, cùng với một thư ký và một thủ quĩ v.v.

Năm 1958, có một cuộc họp khá quan trọng giữa các anh em từ Hà Nội, có sự hiện diện của Đức Cha Seitz Kim, cha Fougere Cao, thầy Khắc là thư ký kỳ cựu của Thị Xã Ki-tô Vương Hà Nội. Ngoài ra có sự hiện diện của cha Majcen, cha Cuisset Quý, cha Generoso Quảng, và thầy Borri Báu. Có mặt tất cả các cựu học sinh từ muôn phương tuôn về. Đức Cha Seitz Kim nói đến nhu cầu đoàn kết để giữ cho nhau tinh thần đạo đức và sống lý tưởng của Don Bosco. Sau những cuộc tranh luận sôi nổi về mọi vấn đề, cuộc họp ấn định mời anh luật sư Hảo và thầy cựu thư ký Khắc triển khai điều lệ để rồi trình bày cho hội vào cuộc họp năm sau. Đang khi chờ đợi, ban chấp hành của hội sẽ họp mỗi tháng một lần tại Thủ Đức. Cũng có ấn định sẽ ra một tờ báo hằng tháng gọi là Trúc Lâm để thông tin về những cuộc họp giữa các hội viên và để nhắc nhớ đến Biệt Thự Trúc Lâm xưa kia ở Thị Xã Ki-tô Vương Hà Nội.

MỘT SỐ NHỮNG SÁNG KIẾN THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI

MANG TÍNH CHẤT SALÊDIÊNG,  XÃ HỘI VÀ GIỚI TRẺ

CHA MAJCEN ẤP Ủ VÀ TÂM TƯ

TRONG SUỐT 20 NĂM HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM

Đây là lý tưởng truyển giáo của nhóm truyền giáo đầu tiên từng sinh động trong chúng tôi “với sự xác tín trong hy vọng bất chấp những gì chống lại hy vọng”[142] vì có Mẹ Maria Phù Hộ, một lý tưởng truyền giáo cha Majcen mang trong lòng và cùng chia sẻ với cha Cuisset yêu quí, cha Maria, cha Stra, Đức Cha Seitz Kim, cha Generoso Bogo, sư huynh Bullo và những nhà truyền giáo khác.

Tôi xin trình bày dưới vài tiêu đề những sáng kiến ban đầu đã trở thành dấu ấn Salêdiêng của chúng tôi trong suốt 20 năm nay, và rất có thể tôi sẽ nói lại trong cuốn tự thuật của tôi, để cố làm sao trình bày cho rõ ràng hơn, và tốt đẹp hơn. Chúng tôi sẽ nói đến những thất bại và những thành công tương ứng với chính những nỗ lực của chúng tôi.

Các cộng tác viên Salêdiêng tại Việt Nam

Đã có người cộng tác viên thứ nhất của chúng ta, bà Carée với một văn bằng cộng tác viên của cha Bề Trên Cả ban. Cha Cuisset đã xin tôi viết bằng tiếng Việt một điều lệ nhỏ của các cộng tác viên Salêdiêng, với một vài truyện ngắn về các cộng tác viên lớn trên thế giới. Tôi đã viết cùng với người thầy dạy tiếng Việt cho tôi là anh Dũng. Cha Cuisset đã cho in dưới hình thức một cuốn sách nhỏ rất đẹp.

Một số tập san đã in nội dung của gia đình Salêdiêng thứ ba do tôi viết đó. Nhưng sau khi tôi đi nghỉ hè vào năm 1958, cha Mario hay có lẽ những ai đó đã từ bỏ ý tưởng này “không ngày tái ngộ”[143]

Ý tưởng của cha Cappeletti về cộng tác viên tại Mỹ phát huy tư tưởng trợ giúp các trẻ nghèo dưới hình thức cha mẹ đỡ đầu

Trong suốt 22 năm (1954-1976)[144], tôi đã nhận một món tiến rất lớn từ họ. Nhưng tôi phải duy trì quan hệ thư từ tiếng Anh – tiếng Việt, giữa các trẻ nghèo với chính các cộng tác viên. Cha Belido cũng làm cùng một chuyện này cho các em đệ tử Salêdiêng. Việc liên hệ thư từ như thế cũng được làm với các cộng tác viên Tây Ban Nha.

Ý tưởng về Hiệp HộiCựu Học Sinh

Chính Đức Cha Seitz cổ vũ ý tưởng này. Ngài đã mời tôi lên Buôn Ma Thuột để tổ chức cuộc gặp mặt các cựu học sinh Salêdiêng Hà Nội. Từ đó phát xuất hiệp hội các cựu học sinh Salêdiêng được chính phủ công nhận, họp mặt hằng năm dưới sự chủ trì của hai Cựu Học sinh là Luật sư Hồ và Bác sĩ Quát. Hai vị cũng từng tham dự Đại Hội Cựu Học Sinh thế giới. Sư huynh Bullo[145] đã khai triển một cách tốt đẹp hoạt động này và đã mang lại thành quả giúp đỡ tài chánh từ Hội.

Hiệp hội những người sùng kính Đức Mẹ Phù Hộ

Cha Ziggiotti đã khích lệ hiệp hội sùng kính Đức Mẹ Phù Hộ và tôi đã xin Việt Nam được ghi danh trong Hiệp Hội. Nhưng rồi với lệnh vâng lời của tôi vào năm 1958 chuyển sang hoạt động khác, cái sáng kiến ban đầu này đã sớm tàn héo và chết yểu. Cha Mario, một người có đặc sủng sùng kính Mẹ Phù Hộ đã làm lan tỏa lòng sùng kính Mẹ Phù Hộ khắp nơi. Nhưng đó lại là một lòng sùng kính có tính cách bình dân và cá nhân, dành cho nhưng nơi có các Salêdiêng hiện diện và làm việc mà thôi.

Tổ Chúc cứu giúp giới trẻ tội phạm gặp nguy hiểm

Thị Xã Trẻ Kitô Vương Hà Nội của chúng ta là một tổ chức cứu giúp, và việc tái bố trí lại Thị Xã đó tại miền Nam Việt Nam sang dạng phục vụ thánh thiếu niên nghèo, nhưng tốt lành, mà chúng ta phải gìn giữ chúng theo phương pháp dự phòng. Cha Cuisset cảm nhận vấn đề nóng bỏng này trong tổ chức các trẻ Lyon của ngài, được gọi là công cuộc tái giáo dục được dặt tại một góc khu đất Don Bosco Gò Vấp. Bởi lẽ công cuộc này quá phức tạp đối với các nỗ lực của chúng ta, nên nó đã bị các bề trên chúng ta bỏ đi, tôi đã cùng cha King tiếp tục giáo dục khoảng 20 Lyon cuối cùng này tại Trạm hành.

Nhưng ý tưởng giúp đỡ các em thiếu niên tù tội này luôn hiện diện trong mỗi người chúng ta… Tôi đã nỗ lực cùng các đệ tử tổ chức các lớp giáo lý, sinh hoạt “Thiếu NiênVui” cho các trẻ thuộc loại này tại Thủ Đức, và cha Massimino cũng đã làm y như vậy tại Đà lạt cho giới thanh thiếu niên trong tù. Có những sáng kiến khác cũng được chính phủ quan tâm.

Việc giúp đỡ các tù nhân chính trị, buôn ban ma túy và ăn cắp

Sau này cha Mario làm tỉnh ủy cũng nỗ lực thăm viếng các tù nhân. Phía đệ tử viện, các em cũng tình nguyện tổ chức các sinh hoạt hát lễ, vui chơi, gỉai trí tại nhà tù, đạc biệt cho các thanh thiếu niên phạm pháp, dưới sự hướng dẫn của các cha Hiên, Cho,v. v… Có lần họ đã tổ chức thành công cuộc đi dạo một ngày với các em thiếu nhi bị tạm giam ở Thủ Đức, với bữa ăn trưa, quà bánh và các trò chơi thể thao, giải trí…

Cha Majcen không quên giúp đỡ khích lệ qua các món tiền ủng họ cho các sinh hoạt này

Để khích lệ, cha Majcen đã mang đến cho các tổ chức sinh hoạt thành thiếu niên này những trợ giúp cụ thể, dĩ nhiên là không phải thường xuyên, vì trong hoàn cảnh ấy vẫn có rất nhiều khó khăn về tài chánh. Ngài đã giúp đỡ cha Donders cho những trẻ lang thang hè phố của cha, cha Aarts cho hoạt động cứu giúp người già và đau ốm, cung cấp tôn lợp nhà dột bao có thể, cho cha De Muleneare Ngọc đang cứu giúp những nhà bị hư nát vì bom dạn.

Đây là một số điểm nhấn về những mối quan tâm của tôi cũng như của các hội viên làm việc tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh tàn khốc. Đàng khác trong tư cách giám đốc và tập sư tương lai, tôi cũng tìm cách đào luyện các tập sinh và các Salêdiêng của tôi để họ thích hợp cho công cuộc cứu giúp đồng bào và xây dựng lại quê hương.

HAI NĂM TÌM KIẾM CHÂN TÍNH CỦA CHÚNG TA TẠI VIỆT NAMVIÊC TÁI CƠ CẤU LẠI TOÀN BỘ CÔNG CUỘC SALÊDIÊNG VÀO NĂM 1958

Đã hai năm trôi qua giữa những phập phồng lo lắng về hiểm nguy và các cơn khủng hoảng đặt chấm hỏi về việc tiếp tục công cuộc, hai năm của việc tìm đường nét Salêdiêng của công cuộc chúng ta phục vụ giới trẻ, hay ít ra tìm ra được những con đường để hình thành bản thân mình, hoặc chí ít tìm được những đường nẻo để có  các ứng sinh Salêdiêng…, và quan trọng nhất là tìm được các mảnh đất thích hợp. Cha Cuisset thật là con người quí báu tìm ra được những người bán đất (bởi lẽ các người Pháp dần dần rời bỏ Việt nam là thuộc địa cũ của họ). Tôi cùng với ngài mua đan viện[146], rồi bán nó[147]; tiếp nhận mảnh đất của bà Carrée[148] rồi bán nó, rồi mua mảnh đất rất tốt ở Trạm hành cho Nhà Tập.

Cha Mario, Cha Cuisset, cha Bogo cùng với cha Majcen vẫn còn làm tỉnh ủy họp ban cố vấn cùng nhau để tái cơ cấu lại tương lai Salêdiêng:

  • Thủ Đức sẽ là để tử viện với một nhà nguyện và một trường học và chúng ta sẽ tiếp nhận các học sinh công giáo có khả năng ơn gọi khá rõ.
  • Nha Gò vấp sẽ dành cho việc huấn nghiệp và cho các trẻ mồ côi từ Hà Nội và các em học nghề.
  • Chúng ta trong tương lai sẽ có nhà tập ở Trạm hành.
  • Trong lòng chúng tôi từ lâu đã mơ ước một học viện thần học ở Đà lạt, thậm chí một Giáo Hoàng học viện công gió, dù hiện tại vẫn chưa sẵn sàng.
  • Cha Majcen có trách nhiệm trình bày tất cả chuyện này cho Đức Cha Simon Hòa Hiền của Saigòn, và xin ngài chúc lành cùng với sắc lệnh Nhà tu sĩ theo giáo luật ởThủ Đức và nhà mới ở Gò Vấp sau khi đã tách hẳn khu Thủ Đức khỏi khu Gò Vấp.
  • Trong khi Tổng tu nghị 1958 đang chuẩn bị hồ sơ của nó, cha Majcen cũng trình bày trường hợp của mình là đã rời xa gia đình và đất nước 25 năm nay, với mẹ già sắp chết, hơn nữa sức khỏe ngài cũng đáng lo ngại vì hao tâm tổn trí. Thế là cha Mario cho phép ngài trở về thăm quê hương, và ra những quyết định cần thiết về nhân viên, thêm những người mới, nhằm trình bày cho các bề trên, cách riêng là cha Fecregotti, một cái nhìn đúng dắn về công cuộc và các viễn cảnh của nó.

Don Bosco vào thời kỳ ban đầu của Nguyện Xá đã nói những cây cải phải được trồng lại mới có thể tăng trưởng tốt đẹp hơn. Cũng vậy Công cuộc Hà Nội đã phải tái thiết lập cả thảy 14 lần, cho tới khi nó tìm được nơi ổn định làThị Xã Trẻ Kitô Vương hay Cô Nhi Viện Têrêsa. Sau đó nó lại được đem trồng ở Thủ Đức – Gò Vấp, rồi Đà lạt. Sau cùng vào năm 1958 nó mới tìm được chỗ đứng ổn định như chúng ta vừa mới trình bày. Nhưng rồi sau này, kể từ năm 1975, nó lại phải đem trồng cả thảy ở 14 nơi khác nhau. Công cuộc Salêdiêng Việt Nam quả đúng như những cây cải của Don Bosco luôn luôn phải đem trồng nơi này nơi kia, để dần ổn định. Chúa Giêsu cùng Đức Mẹ Maria rất thánh không cần những chỗ nhất định. Các ân nhân và tiền bạc, tất cả đều hữu dụng, và tạm thời là cần thiết. Nhưng Chúa cùng Mẹ rất thánh muốn phát triển và chuyển giao tinh thần Salêdiêng Don Bosco. Ai tìn vào Chúa Quan Phòng đều có thể nhận ra rằng tinh thần Don Bosco được trồng đi trồng lại tại Việt Nam luôn luôn tăng triển, được thanh luyện và được làm cho nên cường tráng. Thật sự chúng ta phải cảm ơn Đức Mẹ Vô Nhiễm Phù Hộ các giáo hữu rất thánh.

Phân định rõ hơn chức năng của nhà Thủ Đức và Gò Vấp

Năm 1958 cũng phân định rõ hơn danh tánh và hoạt động của hai nhà Thủ Đức và Gò Vấp:

  1. Don Bosco Gò Vấp là trường dạy nghề, thuộc Sở Xã Hội, gồm cả các lớp cuối của tiểu học (lớp 4 và lớp 5), các lớp trung học, các các lớp dạy nghề. Trường nhận trợ cấp của Sở Xã hội cho các em học sinh. Cũng có hướng sau này sẽ phát triển nhà Gò Vấp thành trường kỹ thuật.
  2. Don Bosco Thủ Đức trở thành Đệ tử viện, và trước mặt nhà nước là trường Don Bosco cấp hai, sau đó dần dần thành trường cấp II và cấp III. Con số các đệ tử lúc đầu lên đến 60 em. Chúng ta đã gửi học ở trường Mossard 4 em theo chương trình Pháp, và gửi bên trường chủng viện Bắc Ninh 26 em lớn, còn lại 30 em nhỏ tuổi hơn học tại nhà. Tất cả các em đều được nghe huấn đức chung, và tham gia các hội lành Đức Mẹ Vô Nhiễm, Hội Thánh Thể…, Hội giúp lễ. Những Hội lành giúp ích rất nhiều cho việc đào luyện.

Sự chấp thuận của sở giáo dục Sàigòn có đôi chút khó khăn vì danh xưng Don Bosco nghe mới và lạ đối với Việt nam. Nhưng sau khi nắm bắt được rõ ràng, sở đã đồng ý tên gọi và đó sẽ là tên gọi tương lai cho các cơ sở mới của dòng Don Bosco.

Việc chọn hiệu trưởng cho trường phải được sự phê chuẩn của nhà nước. Cho tới bây giờ nhà nước đã khép cả hai mắt lại, không tra cứu ai điều hành trường. Thực ra chỉ có một mình cha Generoso Bogo, với các đệ tử kiêm huấn luyện viên lãnh cả nhiệm vụ dạy học và coi sóc các em[149] đứng ra dạy học. Nhưng bây giờ chúng ta phải xin sư huynh Giám tỉnh La Salle cho sư huynh Lucien rồi sau đó sư huynh Felicien đứng tên hiệu trưởng cho chúng ta. Vì lẽ cha Majcen là cha giải tội bên các sư huynh Mossard, nên các sư huynh rất vui lòng giúp đỡ anh em Salêdiêng, mãi cho đến năm 1964 khi linh mục Salêdiêng đầu tiên là cha Lê Hướng được nhà nước chấp thuận làm hiệu trưởng cho cả trường Gò Vấp và Thủ Đức.

Về việc quân dịch

Thanh niên tuổi 18 phải đi quân dịch, trừ phi họ học hết lớp 12 và tiếp tục học đại học. Tất cả các tu sĩ được miễn quân dịch, do đó họ có thể tiếp tục việc học. Do đó cũng có nhiều em xin vào đệ tử chỉ vì muốn tránh quận dịch, mà không có sự biện phân ơn gọi tốt.

Vấn đề nhân sự

Vấn đề nhân sự vốn là vấn đề quan trọng nhất, cách riêng tại Gò vấp. Ngoài cha Cuisset và thầy Mario Lục giữ vai trò con người thực tiễn biết lo liệu bất cứ việc gì[150], còn có cha Luvisotto, và thầy Nardin là người lo liệu chung mọi sự. Ngoài ra có các thầy tư giáo Stra, Donders, và các trưởng xưởng như De Grott và De Marchi. Cha Majcen lo lắng về vấn đề nhân sự đã luôn nói rằng có nơi chốn chưa đủ mà còn cần nhân viên điều hành, các chuyên viên kỹ thuật. Ngài nhấn mạnh rằng cần có thêm các nhà truyền giáo tới Việt Nam, kể cả các cha Trung Hoa là những người có thể thích nghi và học tiếng Việt dễ dàng hơn.

Những chuẩn bị của cha Majcen trước khi trở về thăm quê hương

Biết rõ là người ngoại quốc không được đứng tên chủ sở hữu đât đai, nên cha Majcen tới dinh tổng thống để nói chuyện với ngài thư ký Hay và nói chuyện với Đức Cha Thục, anh của tổng thống ở Vĩnh Long. Cha nhận được những lời hứa, nhưng không rõ rệt lắm. Đức Cha Thục lại nghĩ nhiều đến các sơ Salêdiêng, Con Đức Mẹ Phù Hộ để chăm lo cho các cô gái hư. Cha Majcen đề nghị ngài nên xin các sơ Chúa Chiên Lành ở Hong Kong mà cha Tohill đã nói với ngài vào năm 1954.

Ngày 2 – 5 – 1958, cha Majcen tới cùng Đức Cha Simon Hòa Hiền, giám mục Sàigòn để đưa ngài đơn xin chính thức thiết lập nhà tu sĩ. Đức Cha hứa ngay lập tức và làm các thủ tục với Rôma. Thế là ngày 24 – 12 – 1956, giấy chấp thuận việc thiết lập nhà tu sĩ cho Gò Vấp tới.

Cha Majcen còn tới nhà thương Phaolô để xin thuốc men cho cuộc hành trình của ngài, là các thuốc thấp khớp, đau răng, kiệt sức, nhức đầu gay gắt, đau dạ dày v.v… Sơ Francesca đưa cha vào phong Đức Khâm Sứ Caprio để trình bày tình hình Salêdiêng của chúng ta.

Ngoài ra cha Mario cũng đã viết thư gửi gắm cha Majcen cho những nơi có thể cho ngài trú ngụ tại Âu Châu với tư cách là Bề trên tỉnh ủy Salêdiêng tại Việt Nam đang cần được nghỉ ngơi hồi sức. Cha Mario đã nhiệt thành xin các cha giám đốc các nơi giúp đỡ cha Majcen. Cha Cuisset thì mua vé máy bay hàng không Pháp Saigon – Rôma cho cha Majcen và xin cha nhớ đến thăm cha của ngài ở miền Bắc Nước Pháp để an ủi cha của ngài, đồng thời đi thăm những người họ hàng của ngài tại Bordeaux.

Ngày 18 – 5 – 1958, cha Majcen chào mọi người, và hẹn sớm gặp lại cùng ban phép lành Đức Mẹ Phù Hộ.

  CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI CHÂU ÂU CỦA CHA MAJCEN

THÁNG 5 – 1958  ĐẾN THÁNG 5 – 1959

Một cuộc hành trình đi Châu Âu

Được phép của bề trên tỉnh về Âu Châu, cha Majcen mau mắn dọn hành lý. Ngài đi chào Đức Cha Hiền để xin Đức Cha chấp thuận thiết lập nhà Gò Vấp theo Giáo Luật hoàn toàn tách khỏi nhà Thủ Đức. Đức Giám Mục sẵn sàng hưởng ứng và lập tức viết thư đi Rô-ma: Ngày 28 tháng 12 năm 1958 liền có sắc lệnh. Cha Majcen được Đức Ông Caprio cấp giấy thông hành Vaticano để dễ dàng đi lại. Ngài tới bệnh viện Saint Paul để nhận một số thuốc cần thiết cho cuộc hành trình vì ngài có nhiều thứ bệnh (như thấp khớp, đau răng, nhức đầu, đau bụng và nhức nhối mình mẩy).

Bề trên tỉnh cử cha Generoso Quảng làm giám đốc Thủ Đức và cha Cuisset Quý làm quản lý và giám đốc Gò Vấp. Ngoài ra ngài còn gửi thư tay, trong đó viết những lời thống thiết giới thiệu cha Majcen với các bề trên và các giám đốc. Nội dung cho biết cha Majcen là một đại diện bề trên tỉnh tại Việt Nam, cần giúp đỡ và cách riêng cần chữa bệnh. Cha Cuisset Qúy mua vé máy bay Air France ở Sàigòn cho ngài lên đường.

Hành trình Sàigòn – Roma – Tô-ri-nô

Được anh em hội viên tiễn ra sân bay, cha Majcen lên đường về quê thăm mẹ (80 tuổi), cử hành 25 năm linh mục, thăm bà con và đặc biệt chữa bệnh. Ngài trở lại quê hương sau 23 năm xa vắng, sống chủ yếu ở Trung Hoa và Việt Nam giữa muôn gian khổ vì chiến tranh du kích.

Đến phi trường Rôma, chiếc xe buýt đưa ngài tới ga xe lửa trung tâm của thành phố, và từ đó ngài vào thẳng Trường Thánh Tâm gần đó. Lúc ấy đã khuya, may mắn cha giám đốc còn đang ở văn phòng. Cha ra đón ngài một cách thân tình. Sáng hôm sau ngài cử hành thánh lễ trong nhà thờ Thánh Tâm, tại bàn thờ mà Don Bosco đã cử hành với bao nước mắt vào năm 1866. Cha Majcen cảm động vào dịp dâng thánh lễ tại đây, cảm tạ Chúa và Đức Mẹ Phù Hộ vì muôn ơn lành nhận được trong suốt 23 năm truyền giáo.

Ngài đi tham quan đền thánh Phêrô. Trước tượng thánh Phêrô có hàng chữ “Tu es Petrus”, ngài nhắc lại lời cam kết vững vàng là luôn trung thành với Đức Thánh Cha. Như vậy, ngài có dịp gặp gỡ Đức Piô XII, Đấng mà cha đã được nghe biết bao nhiều lần giọng nói trong rađiô. Đức Thánh Cha xuất hiện trước mắt ngài với vẻ già, xanh xao và kiệt lực. Quả thực, sau vài tháng, rađiô công bố Ngài đã qua đời.

Cha Majcen đi tham quan hang toại đạo. Nơi đây, ý tưởng về các thánh tử đạo Roma cũng gợi nhớ nơi ngài rất nhiều về thánh tử đạo Việt Nam, những vị tử đạo đổ máu cũng như không đổ máu của Trung Hoa và Việt Nam, trong số đó có Đức Cha Versiglia và cha Caravario, cha Siomon Liang, người đã từng cộng tác với ngài tại Côn Minh. Ngài nhớ đến cha Barnaba Lý là ơn gọi đầu tiên của Vân Nam do ngài vun trồng và gởi tới đệ tử viện. Tại hang toại đạo thánh Callisto, ngài được diễm phúc gặp cha Ricaldone, cha Battezzati và ông Doldi, là những người bạn cũ tại Trung Hoa. Một hội viên Nam Tư làm việc tại hang toại đạo tạo cho ngài niềm vui được ở lại vài ngày tại San Callisto để hưởng những bóng mát của hai hàng cây tùng.

Khi ở Sàigòn, cha quản lý của các cha Đa Minh, người đã từng là cha giải tội của cha Majcen, đã cho cha Majcen một lá thư giới thiệu với vị bề trên Đa Minh tại tu viện thánh Sabina tại Rôma, trong đó ngài xin cha bề trên cho cha Majcen được xem những kỷ niệm lịch sử của Tu Viện này. Sau khi đọc thư giới thiệu, cha bề trên tu viện đã dẫn cha Majcen đi dọc theo hành lang trước kia thánh Tôma đã nhiều lần bách bộ để suy gẫm về những thực tại cao siêu mà thánh nhân viết trong cuốn Tổng Luận Thần Học. Cha bề trên cũng dẫn cha Majcen vào tham quan nhà nguyện và cho thấy tấm đá tương truyền rằng sa-tan đã quăng vào thánh nhân. Tiếp đến cha bề trên còn cho thấy căn phòng thánh Piô V đã ở. Tại đó có bức họa diễn tả cuộc chiến thắng Lepanto và thị kiến Đức Thánh Cha thấy đạo binh Công giáo toàn thắng. Cũng tại đó cha Majcen thấy tượng chịu nạn của Đức Thánh Cha thiếu một chân; ngài được nghe cắt nghĩa rằng chân của tượng thánh giá Chúa đó bị bôi chất độc để ám hại Đức Thánh Cha, nên đã tự tách lìa khỏi tượng thánh giá khi Đức Thánh Cha hôn lên. Thế rồi hai vị đi vào một khu vườn và ở đó cha bề trên nói ngài nhìn vào lỗ ổ khóa của cánh cửa đã đóng. Cha Majcen nhìn và thấy một cảnh tượng lạ lùng: qua lỗ hổng, cha thấy rõ một con đường rộ hoa và ở phía cuối nổi lên vòm nhà thờ thánh Phêrô. 

Tại Tô-ri-nô

Cha Majcen đi Tô-ri-nô bằng xe lửa. Tại lối ra của nhà ga Tô-ri-nô, một người bốc xếp nhận xét: “Đúng thật ngài là vị truyền giáo Salêdiêng, bởi vì chỉ có các người truyền giáo Salêdiêng mới tự mình vác rương nặng nề như thế.

Tại nhà ga, ngài đã gặp sư huynh Da Roit, thư ký của Văn Phòng Lộ Trình cùng với cha Tatjak, người Slô-vắc, đứng đợi. Cha Majcen cùng hai vị tới Tô-ri-nô. Khi đến trước Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ, thầy De Roit nói: “Mời hai cha vào chào kính Đức Mẹ và Don Bosco, phần còn lại cứ để con lo liệu”.

Cha Majcen bước vào đền thờ, cảm động rớt nước mắt, cảm tạ Đức Mẹ và Don Bosco, rồi đi sang bàn thờ thánh nữ Maria Mazzarello và Savio để cầu nguyện.

Tại Valdocco, ngài gặp gỡ các bề trên trong ban thượng cố vấn: trước hết là cha Bề Trên Cả Renato Ziggiotti, trò chuyện lâu giờ để cho biết tình hình về các hội viên Việt Nam. Tiếp đó, cha Fredigotti giữ ngài lại để nghe kể về công cuộc Salêdiêng trong hoàn cảnh thiếu thốn như thế nào, đặc biệt thiếu hụt về nhân sự. Cha Bellido vừa trông thấy liền nhắc nhớ đến lần cha thăm viếng Trung Hoa vào năm 1949, và giới thiệu ngài với cha Antal để biết phải xử sự thế nào khi về Nam Tư. Cha Antal là người Hungari, biết rõ tình thế đất nước dưới chế độ cộng sản, đúng như cha Majcen đã có kinh nghiệm khi còn ở Côn Minh. Đức Cha Arduino lúc ấy là cha xứ Đền Đức Mẹ Phù Hộ đón tiếp ngài một cách thân tình. Hai vị trò chuyện, vừa cười vừa nhắc tới chuyến đi chung cùng nhau từ Hong Kong tới Thượng Hải thật tệ hại vì say sóng. Hai vị nhắc đến cha Geder, vị truyền giáo và Tổng đại diện địa phận Thiều Châu. Đức Cha nói với ngài là có ý định tới Hong Kong vào năm 1959 để giải quyết các chuyện địa phận của ngài.

Từ Foglisso tới Becchi

Cha Majcen đi Foglisso thăm người bạn thân là cha Vode, người Slo-vê-ni-a, xem phải cư xử như thế nào khi về quê hương. Nhờ cha Vode, ngài có thể biết được tin tức và tình hình nếp sống của các anh em hội viên tại Ljublijana, cũng như về sức khỏe của thân mẫu lúc đó đang ở Brazice. Hai vị trao đổi với nhau về tờ báo lưu hành nội bộ giữa các hội viên Salêdiêng Slo-vê-ni-a qua đó cha Vode liên kết các hội viên Slo-vê-ni-a trong và ngoài nước. Cha Vode chỉ cho ngài nhà nguyện do cha Rua làm phép, dâng kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae được phô diễn trong một bức họa đẹp trong tư thế đang đập nát đầu quỷ Luxife  hung dữ. 

Cha Vode chiêu đãi ngài một cuộc du hành tới Becchi. Cha giám đốc nhà Becchi mời hai ngài dùng bữa với thầy sư huynh Beve là vị cựu truyền giáo bên Thái Lan giờ đây đặc trách phòng triển lãm truyền giáo cố định tại Becchi. Cha Majcen hết sức cảm động trước nghĩa cử của các anh em Salêdiêng dành cho ngài khắp nơi trong Nước Ý, với rượu Barbara hương vị tuyệt vời. Tại Becchi, ngài sung sướng gặp lại một cựu học sinh của trường Tang Kim Po Kowloon, lúc ấy đang chuyên trách ngành in của Học viện Sư Huynh Salêdiêng.

Tuy nhiên tâm điểm của chuyến viếng thăm là Căn nhà nhỏ Becchi của Don Bosco. Tại đây cha có thể cử hành cách sốt sắng và cảm kích thánh lễ. Cha cũng đi Mondonio để viếng thăm nhà nơi Đa Minh Savio qua đời, một vị thánh mà ngài luôn luôn có một lòng sùng kính lớn lao.

Trên đường về quê

Thế rồi cha Majcen từ Tô-ri-nô đi Trieste. Ngài dừng lại tại Trieste để thăm các hội viên làm việc tại nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ, trong đó có cha Suhec, một người Slo-vê-ni-a di tản, hiện là cha xứ Dolina, gần Trieste, một xứ mà các giáo dân đều là người Slo-vê-ni-a. Vì không xin được quá cảnh vào Nam Tư, nên ngài phải trở lại Milan để gặp ông lãnh sự, giải thích tình cảnh của mình và ông cho về quê hương hai tháng.

Lưu lại tại quê hương cho tới ngày 18 tháng 8, 1958

Cha Majcen theo thói quen lúc ấy, mang áo chùng thâm đi trên xe lửa với chiếc vé đã mua sẵn từ Italia. Tại Sezana, ngài bị công an kiểm soát rất ngặt trong hai giờ. Họ không tìm thấy trong va-li, túi sách hoặc quần áo có điều gì chống lại chính thể tạo nên sự khó dễ cho ngài. Rốt cuộc, họ cho ngài đi tiếp. Tưởng là êm xuôi, ai ngờ khi tới ga Postojne, ngài bị giữ lại, qua một cuộc điều tra dài và phiền toái do một nhân viên Hải Quan muốn biết mọi sự: ông đến từ đâu, đi đâu, lý do nào, bao lâu, và liệu ở trong đất nước có ổn không. Ngài liên tưởng tới vụ thẩm vấn xảy ra ở Côn Minh mấy chục năm trước. Bề ngoài, ngài tỏ ra rất bình tĩnh, nhưng trong lòng luôn lo sợ không biết xảy ra trò gì. Trước những lời hoạch họe thô lỗ, ngài luôn trả lời bình thản và bâng quơ, rằng mình đã xa quê lâu ngày, chỉ mong về nhà thăm sức khỏe mọi người và nhìn thấy đất nước phồn vinh. Chung qui sau hai giờ thẩm vấn khổ sở, họ thả ngài tự do. Khi tới ga Ljubljana, trời đã xế chiều. Ngài gặp linh mục bạn là cha Jarcak, giám đốc Salêdiêng ở Rakovnik. Linh mục này đã một lần bị án tử hình nhưng rồi sau được giảm xuống thành án 8 năm khổ sai. Khi được ra khỏi tù, ngài làm giám đốc nhà Salêdiêng, còn người bạn cùng bị giam là cha Vovk trở thành Giám Mục.

Khi tới Rakovnik, tâm tình đầu tiên của cha Majcen là niềm tri ân về mọi ơn lành Đức Mẹ ban cho trong những năm qua. Cha giám đốc nhà xin lỗi là chỉ có thể tiếp nhận ngài trong ít ngày vì “chế độ” đã tịch biên trường Trung Học, học viện và tất cả những nơi  kế cận khác chỉ để lại chỗ tối thiểu cho những anh em hội viên phục vụ nhà thờ công khai. Số 28 tập sinh phải cư trú tại Rjeka (gần con sông) trong khi các học viên triết học và thần học phải ở tại Zadar (Zara).

Thế rồi cha Majcen đi thăm Đức Cha Vovk. Ngài kể cho cha hay một lần kia khi đi thăm mục vụ, tại một nhà ga, ngài bị dội dầu để hỏa thiêu sống ngài. May mắn là ngài được cứu thoát, và ông Tito khi biết sự việc này, đã xin lỗi ngài, và hứa rằng những chuyện như vậy sẽ không xảy ra nữa. Trong khi chào biệt, Đức Cha đã muốn trao cho cha một món quà mừng Ngân Khánh 25 năm linh mục của cha.

Ở bên mẹ

Sau ba ngày sống tại Ljubljana, cha Majcen đáp xe lửa về Brezice để gặp thân mẫu. Có thể tưởng tượng ra hơn là diễn tả được niềm vui khôn xiết khi gặp được mẹ và em gái là Marica sau bao ngày xa vắng. Cô em dẫn ngài tới nhà thân mẫu ở, nơi xưa kia bà đã từng làm công cho Tòa Án của thị trấn. Trong khi trò chuyện, ngài kể những điều liên quan đến mình, rồi thân mẫu và cô em cũng kể lại những chuyện đã xảy ra khi còn sống ở Kirsko và vụ việc người Đức di chuyển họ tới Serbia và những nơi khác như thế nào. Thân mẫu, cô em, và người cha đã tìm cách trốn lủi ngày đêm, ẩn náu hết nơi này tới nơi khác, mãi mới tìm được nơi ẩn náu an toàn. Họ cũng kể lại vụ chồng của cô em Milka chạy trốn khỏi trại tập trung của Hítler và thoát chết như thế nào.

Sáng hôm sau, cô em Marica bị công an gọi và khiển trách vì đã không trình báo về người lạ mặt.Vì lo sợ, cô đã đổ lỗi cho ông tổ trưởng và tổ trưởng đã quát nạt anh công an: “Anh nghĩ xem, vị truyền giáo này đánh giá thế nào về đất nước chúng ta, sau 23 năm xa vắng nay trở lại về thăm quê?” Anh công an đỏ mặt vì xấu hổ, rút lui, nhưng trả thù bằng cách xúi các côn đồ làm hại ông ta.

Cha Majcen tới nhà thờ xứ làm lễ mỗi ngày. Cứ thế, ngài có dịp trò chuyện với cha xứ. Cha thuật lại cho ngài rõ những cuộc đấu tranh dành quyền lợi theo đúng pháp luật để giữ lại tài sản và đất đai cho Giáo Hội. Ngài nói ngài thành công và thoát khỏi tù tội vì thái độ luôn cứng rắn và bình tĩnh. Đang khi đó, nhiều linh mục, kể cả tu sĩ Salêdiêng cũng phải chịu tối thiểu vài tháng tù vì nói hớ hênh. Cha quản xứ khuyên ngài cẩn thận trong lời nói, kể cả khi thăm hỏi những vị linh mục trong Hiệp Hội Đoàn Kết ủng hộ chính phủ lấy tên là Hiệp Hội hai thánh Cyrillô và Methođô.

Tiệc mừng tại gia đình

Thân mẫu qui tụ bà con họ hàng tới nhà để dự bữa tiệc mừng trong gia đình, cô em Milka cùng cả chồng và các  con cũng có mặt. Mọi người trong gia tộc đều vui vẻ và cùng nhau chụp hình lưu niệm. Cha Majcen mời tất cả mọi người tới Rakonik để dự lễ ngân khánh linh mục nhằm ngày 2 tháng 7, nhưng họ buộc phải khước từ, vì e rằng khi tham dự lễ như thế, họ sẽ gặp nguy cơ mất chỗ làm việc. Chỉ có mẹ, các cô em và một vài người già cả khác hứa đến tham dự.

Lễ ngân khánh linh mục

Cha Jurcek, linh mục bạn của cha Majcen, cùng với các cha Konstajevec và Pusnik chuẩn bị lễ ngân khánh cha Majcen một cách tuyệt vời: có rất đông các trẻ giúp lễ phục vụ bàn thờ sốt sáng và ăn mặc đẹp đẽ; ca đoàn trang nhã hát lễ điêu luyện, và tín hữu đông đúc, rất sốt sáng đến chật kín nhà thờ rộng rãi và con số rước lễ thật đông. Thân mẫu cha Majcen tỏ ra rất sung sướng, hãnh diện và dường như bà chỉ mong được thấy ngày vinh quang ấy rồi hát bài thánh ca “Xin cho tôi tớ Chúa ra đi bình an”. Trong thánh lễ có mặt một vài nữ tu đã từng làm việc chung với ngài ở Cao Đông. Hồi đó họ phục vụ tại bệnh viện của Đức Ông Kerec. Khi hồi hương, họ là y tá làm việc ở Golnik để chăm sóc các bệnh nhân lao phổi. Họ đã bị nhà nước sa thải. Ít lâu sau họ lại được mời cộng tác vì bác sĩ viện trưởng nói: “Tôi muốn những người biết làm việc ở bệnh viện, chứ không ưa có những cô gái giỏi về lý thuyết Marx mà chẳng hiểu việc mình làm”.

Những nữ tu này lo cho ngài một tài xế dẫn ngài đi tham quan nhiều nơi tuyệt vời của nước Slo-vê-ni-a. Ngài cũng đi thăm các giáo xứ các Salêdiêng phục vụ. Các Salêdiêng khi không còn có được các trường học nữa, đã đảm nhận việc chăm sóc cho khoảng 40 giáo xứ tại Slo-vê-ni-a và tại Croazia. Cha Majcen sau đó cũng đến Zagabria thăm người bạn của ngài là cha Pavcic là người trở thành Giám tỉnh đầu tiên của tỉnh dòng Croazia khi nó được tách khỏi tỉnh dòng Ljubljana.

Sau những ngày đi tham quan, cha Majcen trở lại sống âm thầm lặng lẽ bên cạnh thân mẫu và cùng mẹ đi Kirsco nơi mà ngài đã từng sống 20 năm đầu đời. Ngài đi viếng mộ của thân phụ, của chú em Zoran, và của các ông bà nội ngoại. Ngài cũng tới Maribor để cử hành thánh lễ trong thánh đường mình đã được lãnh bí tích thánh tẩy khi mới sinh. Tiếp đó, cùng với thân mẫu, ngài dự lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Vào những ngày ấy, Tổng Tu Nghị Salêdiêng họp tại Tô-ri-nô kết thúc.

Những quyết định quan trọng

Vài hôm sau, tạm biệt thân mẫu, cha Majcen đi Tô-ri-nô để gặp các bề trên thượng cố vấn và cha Mario Acquistapace. Chính cha Mario tìm tới phòng ngài và nói: “Cha biết chưa? Tôi không còn là Giám tỉnh nữa. Tân Giám tỉnh là cha Bernard Tohill ở Hong Kong… Giờ đây, tôi phải làm gì? Cha Majcen lập tức đáp: “Cha có thể về Việt Nam, thay thế con làm bề trên tỉnh ủy để con dễ dàng lo cho các tập sinh tương lai”. Cha Mario ra khỏi phòng, suy tư vài phút, trở vào và nói: “Cha hãy góp ý với cha bề trên cả Don Renato Ziggiotti về chuyện đổi thay này xem sao”. Cha Mario ra đi, khoảng một giờ sau, ngài trở lại và thấy cha Majcen chưa động tĩnh gì, liền nói: “Sao cha chưa đi?” Cha Mario lộ rõ tình cảnh lo lắng và bồn chồn muốn cất ngay đi tình cảnh không yên lòng của mình. Cha Majcen liền đi gặp bề trên cả, và được ưu ái tiếp đón, và được hỏi han là cha có ước muốn gì. Cha Majcen trả lời: “Con muốn cha Acquistapace vừa kết thúc nhiệm kỳ sáu năm bề trên Giám tỉnh được bổ nhiệm vào chức vụ bề trên tỉnh ủy tại Việt Nam.” “Nhưng cha nói gì thế?” Bề trên cả ngạc nhiên thốt lên. Vào lúc đó, trong khi cha Majcen đang tìm những lời lẽ giải thích tư tưởng của mình, thì cha Acquistapace bước vào (ngài quả đã đợi sẵn ở ngoài cửa) và giãi bày mục đích của mình. Tuy nhiên trước khi nói đồng ý, cha Ziggiotti hỏi: “Còn cha Majcen thì sẽ làm gì?” Cha Acquistapace trả lời ngay: “Cha Majcen có thể làm tập sư cho các tập sinh tương lai của Việt Nam.” Ý nghĩ về một nhà tập tương lai có sức thuyết phục nhất, và thế là cha bề trên cả chấp thuận: Cha Mario Acquistapace làm bề trên Tỉnh ủy của Việt Nam và cha Anrê Majcen làm tập sư.

Làm tập sư

Việc chuẩn bị: Tin cha Majcen trở thành tập sư mau lẹ được loan đi và cha tổng giám linh là Don Antal bấy giờ gọi ngài tới để hướng dẫn những điều cần thiết. Khi cha Majcen hỏi, cha Antal đáp: “Thực ra không có qui luật nào bó buộc cho việc đào luyện các tập sinh. Điều quan trọng nhất là kinh nghiệm”. Ngài đề nghị phải tham khảo những tập sư giầu kinh nghiệm. Chẳng hạn có thể tham khảo ý kiến của cha Siri tại Tập viện Villa Moglia gần Chieri, cha Giorgié ở Lanuvio gần Roma, cũng có thể sang Pháp để thăm Tập viện ở La Navarre gần Toulon, nơi mà cha Natigal làm tập sư. Cũng bên Pháp, ngài có thể tham khảo ý kiến của cha Ameil, tập sư lão thành từ thời Don Bosco. Ngoài ra, cũng có thể theo phương pháp của chính tập sư nổi tiếng thánh thiện của cha Antal: tức là cha Annibale Bortoluzzi đã nổi tiếng là một tập sự tốt nhất. Cha Antal còn nói thêm: “Điều quan trọng hơn cả là sức khỏe. Thế nên người bảo cha Majcen phải đi Val d’ Aosta, nơi có nhà nghỉ mát của các sinh viên thần học Crocetta Tô-ri-nô để nghỉ trong một thời gian. Thế là ngài tới đó bằng ô tô và được chở đi tham quan vùng núi mát mẻ đó trong vài tuần,  thoát ra khỏi cảnh oi bức của Tô-ri-nô. Đang khi ngài nghỉ ngơi với các thầy thần học, ngài biết thêm về bầu khí và khung cảnh miền Piemonte nước Ý.

Tham quan Bollengo

Cha Majcen Quang tới học viện Bollengo gần học viện Ivrea chào thăm nhân danh cả cha Acquistapace nữa, các thầy Trung Hoa và Việt Nam theo học tại đó. Ngài nói chuyện rất lâu với học sinh của ngài tại Côn Minh là thầy Bosco Cheu Wei Sin. Thầy còn học hai năm nữa mới xong thần học, và mời thầy đến làm việc với ngài tại Việt Nam. Ngài ân cần gửi gắm cho cha Giám đốc thầy Isidorô Lê Hướng là Salêdiêng Việt Nam đã qua Tập viện tại Phi Luật Tân. Thầy Lê Hướng hứa với ngài sẽ dịch sang tiếng Việt “Cuốn Hành trang của người Salêdiêng trẻ” rất nổi tiếng và hữu dụng của cha Barberis. Sau này cũng tại Bollengo, còn có thầy Giuse Đinh Xuân Hiên là người thứ hai du học tại đó. Khi ngài trở lại Tô-ri-nô, cha Antal thấy rõ sức khỏe của ngài chưa khả quan lắm, liền gửi ngài tới nghỉ tại học viện Ivrea, nơi trước kia các người Salêdiêng Slo-vê-ni-a đầu tiên đã theo học.

Sang Pháp

Đang khi nghỉ tại Ivrea, cha Cuisset Quý điện qua, mời ngài sang Nice để đón hai tu sinh Việt Nam và dẫn họ tới Tập viện tại La Navarre. Ngài lập tức lên đường với những va-li hành lý không thể tách rời được của ngài, nhưng khi tới  khu biên giới tại Ventimiglia, ngài gặp một vài khó khăn: Ngài quả thực có hộ chiếu ngoại giao Vaticanô, nhưng ngài lại không mấy có vẻ nhà ngoại giao. Khi tới Nice, ngài hỏi trường Don Bosco, nhưng không ai có thể chỉ đường cho ngài. Mãi tới sau cùng có một ông nói với ngài: “Chắc là ông muốn đến Don Bosco –Nice. Trường đó gần đây thôi”, và ông ta chỉ đường cho ngài. Tới trường ở Nice, ngài xin gặp cha giám đốc, và trong lúc chờ đợi, ngài cảm thấy rất mệt, ngồi phịch xuống trên những chiếc va li. Khi cha giám đốc tới, cha biết ngài là ai, từ đâu tới và đang đợi hai tu sinh Việt Nam, nên đã tiếp đón ngài. Thấy ngài thấm mệt tới chết, cha giám đốc bồi dưỡng ngài bằng một ly rượu Pháp, rồi với một bữa tối ngon lành, ngài được ngon giấc trong một phòng tiện nghi. Ngày hôm sau, hai tu sinh Việt Nam tới, cả hai đã biết nói sõi tiếng Pháp.

Hôm sau nữa, cha con đi Toulon thăm học viện Salêdiêng.  Ba người đi thăm nghĩa địa nơi có mộ của Luy Colle, một thanh niên được nhắc đến nhiều lần trong hạnh sử của Don Bosco. Cha giám đốc Toulon dẫn ngài đi thăm Tập viện La Navarre do chính Don Bosco sáng lập.

Tại Tập viện, cha Majcen chào thăm cha giám đốc Peliput và tập sư Natigel, gửi gắm cho cha ấy hai “kho tàng Quý báu” của Việt Nam mà cha Generoso Bogo Quảng  đã chuẩn bị cách kỹ lưỡng. Tại đây ngài cũng có dịp được gặp cha Candela, người đã biết đến ngài khi sang thăm viếng Côn Minh. Tại La Navarre, ngài được hưởng phòng tốt và đồ ăn tốt, là những điều khá quan trọng cho sức khỏe của ngài. Tại đó ngài còn thấy chiếc mũ linh mục của Don Bosco xưa được lưu giữ trong một chiếc tủ, và được thấy một nhà nguyện tuyệt đẹp, nơi người ta có thể chiêm ngắm bức họa Đức Mẹ Phù Hộ thu nhỏ, giống hệt Đức Mẹ Phù Hộ tại Valdocco, Tô-ri-nô, do cùng một họa sĩ vẽ lại. Thế là ngài có dịp hỏi cha Tập sư ở đó để biết chương trình ban huấn đức cho các tập sinh của cha. Cha liền trả lời: Bài học thứ nhất là cho các học sinh đi tập hái nho tại vườn nho rộng lớn của Tập Viện; tôi ở với họ và lo học tính tình của họ. Sau một tháng, sau khi đã biết được khả năng chịu đựng của họ, tôi mới lên chương trình. Cha Majcen kinh ngạc không ít về hệ thống đào tạo này, nhưng rồi cha được thấy vị tập sư này đã dạy cách thức cầu nguyện và làm việc ra sao trong các bài huấn từ tối v.v… Hai tu sinh Việt Nam ăn ngon lành các trái nho của Tập viện, nhưng rồi một người thì đau bụng, còn người kia thì đau lưng do phải cúi xuống trên các cây nho.

Cha Majcen cũng tham khảo ý kiến của cha Amiel, một vị tập sư lão thành. Cha này giải thích cho biết mình đã làm những gì: Đọc luật từng câu, và qua các khoản luật, giải thích các tư tưởng của Don Bosco, theo như cách cắt nghĩa có uy tín của cha Barberis và của những Salêdiêng khác thuộc thế hệ ban đầu.

Thăm cha Petit và Đức Ông Kerec

Từ Tập viện, cha Majcen đi Marseille thăm cha Petit. Cha Petit xưa là giám đốc nhà Marseille, một nhà Salêdiêng có tầm vóc lịch sử, được Don Bosco nhiều lần đến đó trong các cuộc hành trình sang Pháp của ngài. Cha gợi nhớ lại nhiều chuyện của thời xưa, và cũng nói đến cả cho Lodovico Olive là người Marseille mà vào năm 1906 ở trong đoàn xuất phát truyền giáo đi Trung Hoa. Cha Majcen nói chuyện với cha Petit về Hà Nội, về cha Dupont và về Côn Minh nữa. Cha Petit, vẫn còn cương nghị, hiện là cha giải tội của nhà Marseille.

Từ Marseille ngài đi San Cyr thăm Đức Ông Kerec. Đức Ông hiện là cha giải tội và giáo sư dạy giáo lý cho Trường  Con Đức Mẹ Phù Hộ. Bà Giám đốc ở đây nói rằng từ ngôi trường này, thánh nữ Mazzarello đau bệnh đã lên đường về nhà mẹ ở Nizza Monferrato để hoàn tất những ngày cuối cùng của cuộc đời bà.

Cha Majcen ở lại với Đức Ông Kerec vài ngày, trao đổi với nhau về nhiều chuyện. Đức Ông Kerec hỏi thăm nhiều về tình hình ở Nam Tư và Đức Ông tỏ ý muốn trở về đó.

Chuyến thăm nước Áo

Về tới Italia, ngài lập tức qua ngả Trieste đi Klagenfurt , ở lại trong các nhà của các Salêdiêng Áo. Nơi đây ngài gặp cha Cigan, bạn đồng lớp Tập viện xưa hiện đang coi sóc các học sinh Slo-vê-ni-a đang học trung học cấp III. Ngài cũng thăm các hội viên di cư sang Áo trong các thời kỳ rất khó khăn và làm việc tại Áo như những cha xứ. Tại Kanten, một xứ hoàn toàn người Slo-vê-ni-a, ngài gặp được cha Marko, người phụ tá xưa của ngài tại trường Rakovnik. Cha này kể từ khi đó trở đi luôn giúp các  học bổng cho các học sinh Trung Hoa và Việt Nam.

Sau đó ngài đi thăm các cậu đã sang Áo kể từ khi nước Nam Tư được sáng lập. Gia đình các cậu đón mừng ngài cách long trọng tại Gratkorn, gần thành phố Gratz và Knielfeld nơi các cậu Hans và Toni ở. Cậu Toni rất phấn khởi khi nghe ngài nói về Việt Nam và vào một sáng kia, cậu nói là đã gọi một nhà báo của Rađiô – Gratz, một đài tiếng Đức, đến phỏng vấn ngài. “Thôi, cậu đừng làm cho thêm chuyện nữa, cha Majcen lên tiếng. Bây giờ cháu không còn nói được tiếng Đức nữa”. “Không sao đâu”, cậu Toni nhấn mạnh, rồi giới thiệu ngay nhà báo đã đến đó rồi. Cha Majcen kể lại những chuyện ở Hà Nội và cuộc di tản vào Miền Nam Việt Nam, đôi khi bằng một ngôn ngữ bập bẹ. Người phỏng vấn đã ghi lại, và cuộc phỏng vấn kéo dài dưới mười phút. Cha Majcen không biết mình có diễn đạt được không, vì khi nói có nhiều sai lỗi. Tuy vậy, đài phát thanh Gratz phát sóng cuộc phỏng vấn ngay chiều hôm đó. Khi nghe bài trả lời phỏng vấn này, cậu Hans xấu hổ vì thấy cháu mình phạm nhiều lỗi trong văn nói, nhưng nhiều người cho biết rằng cuộc phỏng vấn rất thú vị và sinh động.

Cùng với các cậu, ngài đi thăm Vienna nơi có nhà tỉnh để gặp gỡ cha Gugliemo Smidt là người đã từng làm giám đốc trường trung học ở Macao mà lúc đó là đặc trách văn phòng tài trợ các xứ truyền giáo. Ngài cũng hành hương tới Đền Đức Mẹ Mariazell là nơi xưa kia khi còn là trẻ nhỏ ngài đã cùng đến đó với mẹ.

Khi ngài đang ở Áo thì Đức Thánh Cha Pio XII qua đời và 20 ngày sau thì được biết tin Đức Thánh Cha Gioan XXIII đắc cử.

Viếng thăm các tập sinh ở Villa Moglia và Lanuvio

Từ Áo trở về Italia, cha Majcen theo lời khuyên của cha Antal đi thăm các tập sinh ở Villa Moglia gần Chieri. Ngài tạm trú tại đó vài ngày và nghe một cách thích thú những bài huấn đức của cha tập sư Silvio Siri cho con số 70 tập sinh. Ngài hỏi cha giáo tập:

  • Cha dọn bài giảng như thế nào?
  • Tôi tới tiệm sách LDC để mua những sách hay nhất về đọc vào ban đêm rồi ban ngày tôi giảng cho tập sinh.
  • Phương pháp này con không thể áp dụng. Tại Việt Nam chẳng thể nào tìm được sách hay để đọc. Và lại con không có tài chuyển dịch sang tiếng Việt.
  • Tại Villa Moglia, cha Majcen gặp cha Tirone, bề trên tỉnh của ngài xưa kia. Cha là một con người có đặc ân về trí nhớ nên còn nhớ rõ những chuyện xảy ra về cuộc sống tu trì ở Radna.

Tiếp sau đó cha Majcen đi thăm Tập viện Lanuvio gần Rôma, nơi cha Goricik làm tập sư. Cha Goricik là bạn cùng lớp nhà tập với ngài. Khi tham khảo ý kiến, cha Majcen hỏi:

  • Cha có đọc nhiều sách như cha Siri không?
  • Thực tình mà nói tôi không thể đọc. Các bài huấn đức của tôi thường nói về Don Bosco, về Hiến luật kéo dài khoảng 15 phút. Thế rồi tôi ôn lại những bài huấn đức trước.
  • Điều này cũng thích hợp cho con. Xin hỏi thêm một điều: Cha Siri cho con biết rằng cha thường tiếp các tập sinh vào ban đêm, mỗi khi họ gặp những khó khăn?
  • Không. Nếu thầy nào đến vào giờ sau kinh tối, tôi sẽ liệng giầy và đuổi đi. Ban đêm được dựng nên để ngủ mà.

Những ngày cuối cùng với thân mẫu

Trở về NamTư, ngài xin tạm trú được khoảng 6 tháng. Bà cụ rất vui và khuyên con hãy ở lại lâu, vì bà đã già và không sống được bao lâu nữa. Quả thật, bà qua đời sau đó vào năm 1961. Sự hiện diện của cha Majcen kéo dài nghị lực sống cho bà cụ. Ngài sung sướng ở bên cạnh mẹ mình để lắng nghe những lời nhắn nhủ. Bà sung sướng ở gần con, tham dự thánh lễ và nghe con mình đọc những lời kinh. Sức khỏe của cha Majcen thực ra chưa khả quan cho lắm. Bệnh viêm thần kinh thứ ba mươi ở má trái làm cho ngài lên cơn đau nhức khôn kể. Ngài được chữa trị đôi chút một cách kín đáo bởi một vị bác sĩ, bởi lẽ không có phép nhà nước, ông không được phép chữa trị cho một người không có thường trú. Ông tiêm cho ngài hầu như mỗi ngày và chăm sóc hàm răng của  ngài, và ông làm tất cả chuyện đó hoàn toàn miễn phí. Nhận ra tình hình như vậy cha Majcen luôn tỏ ra cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói: Cha tuyệt đối không muốn gây lo lắng buồn phiền cho Mẹ và cho em gái. Cha cũng nhận ra được rằng ngay trong số những người cộng sản  cũng có những người tốt lành thực lòng giúp đỡ những người khác bao có thể.

Rồi gần tới những ngày chót, ngài cùng thân mẫu đi viếng mộ thân phụ: Bà trang hoàng ngôi mộ bằng những hoa nến. Cha Majcen giơ tay ban phép lành cho ngôi mộ, cảm thấy xúc động vô cùng nên không cầm nổi nước mắt. Thân mẫu ngài nhận ra ngay cảnh tượng đó, tưởng nghĩ đến một ngày kia mình cũng sẽ chung số phận nằm bên người chồng.

Tới ngày phải ra đi: Tàu hỏa tới ga Zagabria. Bề ngoài cho Majcen tỏ ra rất bình tĩnh, bên trong chan chứa nỗi đau buồn vì nghĩ rằng mình sẽ không còn được gặp lại thân mẫu. Ngài đưa mắt nhìn qua cửa xe lửa rồi vẫy tay chào mẹ lần chót. Lúc ấy tim ngài đập mạnh và nhanh, nhưng nhận được sức ủi an nhờ lời cầu nguyện. Ngài phó thác mọi sự trong tay Chúa nhân lành và cho sự bảo trợ uy quyền của Đức Mẹ. Khi về tới Việt Nam, thân mẫu viết cho ngài biết rằng cuộc ra đi của ngài tựa như một đám tang. Cuộc chia tay mẹ đối với cha Majcen là một hy sinh khôn tả.

Về Việt Nam

Tại Rakovnik, cha Majcen chào biệt và tạ ơn các anh em hội viên Salêdiêng của mình. Ngài đi viếng Đền Đức Mẹ Phù Hộ lần cuối cùng, cam kết sẽ luôn thuộc về Mẹ rồi ra đi. Tại Trieste, ngài giã từ cha Studec, người đã từng giúp ngài siết bao chuyện, rồi ngài đi Áo để chào lần cuối các cậu và họ hàng.

Cha Acquistapace đã dặn ngài hãy đi Pháp, trả lại vé máy bay, rồi đi tàu thủy, để tiết kiệm được chút tiền nong. Tuy nhiên hãng máy bay không hề muốn cứu xét, hơn nữa vé khứ hồi của ngài cũng gần hết hạn. Nên ngài đi chào Đức Ông Kerec, tạm biệt các tập sinh Việt Nam, đi Paris ngay hôm đó. Ngài tới Tô-ri-nô gặp cha Vode, được cha tặng cho một số sách tiếng Ý và tiếng Pháp rất hữu ích cho Tập viện.  Ngài chào biệt các bề trên rồi lập tức đi Rôma vì vé máy bay sắp hết hạn. Ngài không tìm được chuyến bay trực chỉ Sài-Gòn, nên phải lên chuyến đi Campuchia. Ngài tới Pnompenh, được tá túc tại trụ sở các cha thừa sai Paris để qua đêm và hôm sau ngài đáp máy bay về Sài-Gòn sau vài giờ đồng hồ. Ngài tới Gò Vấp một cách bất ngờ vào ngày 19 tháng 5 năm 1959, đúng một năm sau khi vắng mặt ở Việt Nam.

1959 – 1960

CHA MAJCEN ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TẬP SƯ
VÀ QUYỀN GIÁM ĐỐC THỦ ĐỨC TRONG THỜI GIAN CHA GENEROSO VẮNG MẶT

Trong thời gian cha Majcen đi châu Âu, có những bước mới sau đây:

Sau cuộc gặp gở giữa cha Majcen – cha Mario – và cha Zigiotti, và sau Tổng Tu Nghị tháng VIII 1958, cha Tohill được công bố làm giám tỉnh Hong Kong – Việt nam, và cha Mario làm tỉnh ủy tại Việt nam. Chương trình học hành ở Gò Vấp chỉ giới hạn lại trong lãnh vực hoc kỹ thuật và học nghề, tạm gác lại chương trình học cấp II.

Cha Phó Bề Trên Cả Fredigotti tới thăm

Cũng vào thời điểm đó cha Fedregotti, Phó Bề Trên cả sang thăm  công cuộc Salêdiêng tại Việt Nam. Nói chung cha đã chấp thuận chương trình phát triển do anh em đề ra, nhưng nhấn mạnh phải ưu tiên cho việc dạy nghề và dạy kỹ thuật. Cha Fedrigotti cùng cha Cuisset Quý tới thăm tổng thống Diệm. Như theo thông lệ, tổng thống nói trong suốt cuộc gặp gỡ, nên cha Fedregotti phải kiên nhẫn đợi chờ một lúc tổng thống ngừng lại khi ngài châm thuốc lá, mới thưa với tổng thống: “thưa Ngài Tổng thống, xin Tổng Thống  cho một ân huệ” (Đấy cũng là một nét riêng của các vị lãnh đạo cao cấp thời ấy đã đưa đến cái chết của Tổng Thống sau này: đó là trong các cuộc đối thoại, ngài nói một mình hơn là trao đổi). Tổng Thống Ngô lúc đó mới đáp lại: “Xin hai cha cứ nói”. “xin tổng Thống thay mặt chính phủ chấp thuận ký nhận chính thức các khu đất của Tu Hội Salêdiêng ở Gò Vấp, Thủ đức[151].  Tổng thống đã lập tức giao nhiệm vụ đó cho vị thư ký của ngài là ông hãy lo liệu các thủ tục pháp lý để ngài đích thân ký giấy chấp thuận cho Tu Hội Salêdiêng với tư cách pháp nhân đã nhận được ngay từ thời kỳ ở Hà Nội qua sự can thiệp của Đức Cha Seitz vào năm 1953. Thủ tục tiến hành khá lâu. Chỉ đến ngày 15 tháng 10, năm 1963, mười lăm ngày trước khi ngài bị ám sát[152], Tổng thống mới ký các sắc lệnh hợp thức hóa các công việc mua đất Thủ Đức, Gò Vấp và Trạm Hành.

Một buổi lễ nho nhỏ mùng cha Majcen trở về Việt Nam

Sang ngày hôm sau các trẻ em Gò Vấp mừng cha Majcen trở về với nhạc và thao diễn . Các em chơi các bài kèn đồng[153] và thao tác đã diễn nhân dịp Đức Hồng Agagianian đến trường ít lâu trước đó.

Những bước tiến triển của nhà Gò Vấp

Cha Majcen sung sướng khi nhìn thấy nhà thờ mới kính thánh Giuse, Bổn Mạng của các học sinh thợ, do cha Cuisset Quý và Luvisotto Lương xây. Nhà nguyện lớn này có thể chứa 500 người, với các dẫy ghế và các tòa giải tội, v.v. được làm toàn bộ bởi tay các học sinh xưởng mộc.

Ngài cũng vui mừng thấy trạm xe huýt – Garage ôtô vừa mới mua lại đã được sử dụng tốt đẹp như thế nào. Giờ đây tại đó đã có một xưởng với các máy ngành mộc và ngành cơ khí, đã mua tậu với số tiền Cha Rauh[154] gửi về từ trụ sở tài trợ truyền giáo Bonn. Tại đây việc dạy nghề được đảm trách bởi các thầy sư huynh De Marchi, De Groot, Mario Lục và một giáo viên dạy nghề do Đức Ông Schultz.

Cha Chung cùng với cha Cuisset đã buộc phải thu hồi với giá mắc một căn nhà nhỏ thuộc mảnh đất bên cạnh để làm nhà thuốc cho thầy Borri phụ trách. Người cư trú đã không muốn di dời sau khi chúng ta đã mua khu đất, và đòi tiền bồi hoàn.

Cuộc họp Hội Đồng Quản trị Tu Hội Thánh Phanxicô Salê tại Gò vấp:

Sau đây là biên bản của cuộc họp của Hội Đòng quản trị của tỉnh ủy VN ghi lại nội dung tờ đơn xin công nhận đất đai để đệ trình chính phủ:

Ngày 24. V. 1959 có cuộc họp của Hội đồng quản trị của Tu Hội Thánh Phanxicô Salê gồm:

Chủ tịch: Don Mario Acquistapace

Thánh viên trách nhiệm việc quản trị: Don Phêrô Cuisset và

Một thành viên khác nữa là Don Anrê Majcen

Tất cả các thành viên đã được cứu xét và chấp thuận bởi chính quyền Hà Nội và Sài gòn với tờ chuẩn y số…. Ngày…..

Hội đồng họp lại để đồng ý xin mua tậu theo pháp luật các khu đất Thủ Đức, Gò Vấp trạm xe lửa và trạm xe buýt. Việc mua tậu đã được theo đúng thủ tục và được luật sư…..công nhận. Hội đồng xin với chứ ký của Tổng Thống Việt Nam, các khu đất được mua tậu trên chính thức trở thành tài sản của Tu Hội Salêdiêng Don Bosco.

Như vậy nhờ ơn Đức Mẹ Maria trong tháng năm của Mẹ, sau cuộc trao đổi giữa cha Phó bề trên cả Don Fedregotti và tổng thống Ngô Đình Diệm, văn bản phê chuẩn được tổng thống chính thức  ký ngày 15 tháng 5 năm 1963.

Trở về dứt khoát ở Thủ Đức

Ngày 25 tháng 5, 1959, cha Majcen trở về Thủ Đức một cách dứt khoát. Mọi người đều phấn khởi khi biết rằng ngài sẽ làm tập sư. Các đệ tử lớn nhỏ vây quanh chúc mừng, và tin tưởng nói đến tương lai của chúng.

Mừng Lễ Đức Mẹ tại Gò Vấp

Ngày 31 tháng Năm 1959 là ngày lễ long trọng để Tạ Ơn Đức Mẹ. Cha Mario Acquistapace, cha Cuisset Quý, cha Generoso Quảng đã ấn định với nhau cử hành lễ Đức Mẹ Phù Hộ tại Gò Vấp chung cho hai cộng thể, vì tại đó có nhà nguyện rộng rãi. Cha Majcen được mời làm chủ sự giảng lễ bằng tiếng Việt.

Cha Majcen chuẩn bị nhận sứ mệnh mới

Để tiếp tục chuẩn bị làm tập sư, cha Majcen đi thăm các linh mục tập sư của dòng Phanxicô và dòng Chúa Cứu Thế. Ngài tham khảo ý kiến Đức Cha Lê Hữu Từ từng là tu sĩ dòng Châu Sơn và Đức Cha Phạm Ngọc Chi đang soạn thảo tu luật của dòng Mến Thánh Giá Đà Nẵng. Ngài đọc kỹ các sách hướng dẫn của cha Phêrô Ricaldone về đào luyện Salêdiêng, các sách của cha Barberis và cha Terrone, đồng thời nghiên cứu thêm những sách tu đức Pháp, Việt, và học những từ Việt chuyên về tu đức. Chính ngài đã quyết định không làm như các tập sư khác là sử dụng tiếng Pháp trong việc giảng huấn, mà huấn đức trực tiếp bằng tiếng Việt. Ngài còn ước mong có bản luật  của chúng ta được dịch sang tiếng Việt, nhưng còn phải đợi thêm mấy năm nữa bản dịch này mới được thực hiện. Dĩ nhiên toàn bộ những sự chuẩn bị ngài thực hiện trong thời gian này thật là hết sức vất vả, nhưng rất bổ ích cho công việc sau này.

Cha Giám Tỉnh tới kinh lý

Cha Tohill khởi đầu cuộc kinh lý vào tháng 6 năm 1959. Nhờ Ngài mà giải quyết được nhiều vấn đề; những việc đầu tiên liên quan đến Tập viện. Về vấn đề tuổi tác, có nên nhận tập sinh ở tuổi 15 như bên Italia thường làm chăng, hoặc phải đợi tốt nghiệp lớp 12 như các dòng tu khác vốn làm ở Việt Nam? Nếu chúng ta theo kiểu bên Ý, thì có sẵn những ứng sinh, còn về việc đào luyện triết học và văn hóa thì sẽ hoàn tất tại Hong Kong. Còn nếu theo kiểu hiện đang thực hiện bởi các dòng tại Việt Nam, thì hiện có rất ít tập sinh có thể được ký thác cho cha Majcen vào khóa tập sinh 1960-1961.

Sau cùng chúng ta quyết định là hướng đến khóa tập 1960-1961, chúng ta sẽ chọn danh sách các thỉnh sinh từ trong số các đệ tử lớp 9 chương trình Pháp hay lớp 10 chương trình Việt trở lên, có sự hiểu biết khá về tiếng Pháp. Cụ thể khóa nhà tập sẽ bắt đầu vào ngày 15 tháng tám 1960.

Chúng ta cũng làm đơn xin chính thức thành lập tập viện theo giáo luật nơi Đức giám Mục, nơi Bề Trên Cả và nơi Tòa Thánh. Ngày 4 tháng chín năm 1959. chúng ta nhận được sắc lệnh của Bề trên Cả bổ nhiệm cha Majcen làm tập sư và đồng thời cũng nhận được phép chính thức thành lập Tập viện tại nhà Thủ Đức.

Các ứng sinh gồm: Miền Bắc 6 người: Đaminh Uyển, Marco Huỳnh, Gioan Ty (còn phải chờ có đủ tài liệu cho phép), Dũng, Liêm, Phúc; Miền Trung: Vinh-sơn Quí; Miền Nam : Linh.

Cha Tohill đề nghị gọi những đệ tử đang theo học tại Hong Kong về là các em Tôn, Sử, Vấn và Mỹ[155]. Các em này đã biết tiếng Anh, cũng sẽ là ngôn ngữ giúp học triết học sau này. Họ cũng tiếp tục theo học bên chủng viện Bắc Ninh một năm trước khi gia nhập nhà tập.

Đề nghị của cha Generoso Quảng

Cha Cuisset Quý đã xây được nguyện đường thánh Giuse Gò Vấp, nay cha Generoso Quảng cũng muốn làm một việc tương tự. Thế là cha góp ý xây nguyện đường Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Thủ Đức. Do thiếu kinh phí, nên ngài góp ý rằng ngài có thể về Ba Tây và đi Roma để tìm kinh phí. Đề nghị này nghe hay nên cha Giám tỉnh mời cha Majcen năm đó điều hành nhà Thủ Đức thay cho cha Generoso Quảng sẽ đi vận động tiền nong cho nhà nguyện sắp xây.

Trong khí đó cha Majcen suốt trong niên khóa 1959-1960 nghiên cứu với ông chủ thầu Tống Dụ Quang về việc khai triển dự án mới nhất này. Đồng thời cha Majcen cũng lo tìm kiếm các phương tiện tiền bạc.

Niên Khóa 1959-1960

Sau khi cha Giám tỉnh và cha giám đốc đã ra đi, cha Majcen điều hành công việc và tại nhà Thủ Đức, nhiều công việc được thực hiện.

Chúng ta đã mua lại một nghĩa trang tư ở một góc khu đất, và bởi đây là các ngôi mộ của tổ tiên, nên cha Cuisset Quý phải chi một món tiền lớn. Việc mua mảnh đất của bà Lelievre tại Trạm Hành được bảo đảm bằng một khế ước. Đây là khu đất 8 héc-ta, với 8 biệt thự duyên dáng, được ấn định với giá 500.000 đồng; lúc ban đầu đặt tiền cọc và bảo đảm trả phần còn lại theo hình thức trả góp. Qua khế ước này chúng ta có thể sử dụng khu đất ngay lập tức và bà Lelievre đảm bảo việc trông coi khu đất cho chúng ta.

Trong thời gian đó các nhân viên Salêdiêng lên tới 19 người, đến từ Châu Âu, Trung Hoa, gồm các linh mục, các thầy tư giáo và các sư huynh thuộc các quốc tịch khác nhau. Dĩ nhiên vào lúc đầu, do phải học tiếng Việt, nên các ngài không giúp được mấy, nhưng sau đó các ngài đã bắt tay làm nhiều việc.

Theo những chỉ thị của cha Giám tỉnh, năm đó cha Majcen khởi sự khóa thỉnh sinh với một nhóm các học sinh của Thủ Đức như đã trình bày ở trên, cộng thêm những đệ tử được gọi về từ Hong Kong. Trong khi các em lớn này hoàn thành các lớp học cấp III , cha Majcen giảng cho các em các bài huấn đức, gặp gỡ riêng các em và cho các em các nhận xét cần thiết. Đồng thời cha Inhatiô Song dạy các em tiếng Anh, rất hữu ích cho các em trong việc theo học Hậu Tập viện.

Đối với Đệ tử viện, với sự trợ giúp của cha Song, cha Majcen loại bỏ những em không mấy thích hợp và tiếp nhận những thành phần mới và tốt lành. Các môn học của các đệ tử tương đương với cấp II. Một nhóm đặc biệt trong số các đệ tử theo học tại chủng viện Bắc Ninh và được cha giám đốc tốt lành trường miễn cho học phí.

Cha Majcen cũng cho các đệ tử các bài huấn đức, cách riêng là các đệ tử thuộc các lớp cấp III.

Các đệ tử nhỏ theo học hai lớp cuối tiểu học, theo chương trình Pháp.

Số các học sinh tại Thủ Đức lên đến 150 em, theo như nơi này đủ khả năng chứa.

Để mọi sự diễn tiến tốt đẹp, cha Majcen, giám đốc tạm thời, kiêm luôn giám linh, trong khi cha Inhatiô Song, làm giám học, chăm lo kỷ luật tổng quát.

Cha Majcen quan tâm cách đặc biệt để giáo lý được dạy và được hiểu tốt; các lễ nghi được cử hành trang trọng và các kinh phụng vụ được đọc bằng tiếng La tinh; các bài thánh ca được chăm sóc cẩn thận, gồm các các bài bình ca La tinh và các bài thánh nhạc bằng La tinh hay bằng tiếng Việt.  Ngài cũng chăm lo để các đoàn hội tôn giáo (các Hội lành) được tổ chức tốt, rồi các buổi dạ hội và các ngày lễ cũng vậy, với các lòng sùng kính truyền thống luôn được vun trồng tại các nhà của chúng ta. Ngoài ra cha Majcen còn thực hiện việc giảng lễ và dạy giáo lý Chúa nhật cho toàn thể các học sinh.

Ngoài các việc đạo đức và học hành, các học sinh còn có các công việc bao gồm làm vệ sinh cá nhân, giặt giũ  quần áo và quét dọn toàn khu vực nhà. Các em cũng được giải trí bằng các trò chơi thông thường, bằng thể thao, đi dạo, mừng lễ, kịch trường và các buổi dạ hội.

Các em trở nên vui tươi và có nề nếp giáo dục, với tư cách nhã nhặn và linh hoạt, đến nỗi nhiều vị khách – đôi khi thuộc hạng thượng lưu – đến trường chúng ta cũng phải kinh ngạc và thán phục. 

Đương nhiên tất cả những thành quả ấy là do cha Majcen và cha Song miệt mài dạy dỗ và huấn luyện để có được tốt đẹp như thế.

Đồng thời cha Cuisset Quý cũng tiến hành chuẩn bị tại Thủ Đức các khu vực dành cho Nhà Tập tương lai.

Danh sách các  hội viên Salêdiêng làm việc:

Tại Gò Vấp: Giám đốc: Cha Mario Acquistapace và các cha Cuisset, Luvisotto, Matthêô Chung, Musso, Mattheo Chung, Musso, Borri, De Marchi, Nardin; các thầy: Stra, Fantini; Sư huynh: Liễu, Mario Lu.

Thủ Đức:  Giám đốc: Generoso Bogo vắng mặt vì về Brasil; Tập sư kiêm quyền giám đốc: Anrê Majcen; các cha: Song, có sự trợ giúp của Cuisset và Luvisotto, Musso, các thầy: Balan, Lagger, De Muleneare, Wouve.

Con số các đệ tử: Số đệ tử là 150 em.

Cuộc khủng hoảng về các ý tưởng

Trong năm đó giữa các hội viên những ý tưởng về cập nhập cũng được du nhập từ Âu Châu. Họ nói rằng phải thay thế những ý tưởng truyền thống của các bề trên, mà họ cho rằng cổ hủ, bằng các ý tưởng và các phương pháp cấp tiến hơn. Đứng trước khuynh hướng này cha Majcen luôn bảo vệ sự cần thiết phải trung thành với Don Bosco và việc cập nhật hóa cần phải được thực hiện cách cẩn trọng, và luôn luôn dưới sự hướng dẫn của các bề trên. Đó là điều chính các Đức Giám Mục Việt Nam hiện đang làm; các ngài cũng đang hướng đến việc cập nhật, nhưng một cách tuần tự và với rất nhiều sự cẩn trọng.

Tình trạng kinh tế nhà Thủ Đức

Tại Thủ Đức, chúng ta chưa có tiền   đóng học phí từ gia đình các em. Cha cuisset phải trao cho đệ tử viện hằng tháng một số tiền, với gạo. Chúng ta khi đó thật sự phải nhờ hoàn toàn vào cha Cuisset và không biết mình cần bao nhiêu để tăng thêm đôi chút nếp sống, nhưng cha Cuisset chẳng bao giờ cho biết những tính toán chi tiêu, chỉ biết là mình là những người nghèo sống với những người nghèo và phải an phận với cuộc sống hiện tại.

Dần dần cha Majcen tổ chức một một chút quảng cáo để tìm sự trợ giúp. Dựa vào tình bằng hữu đầy quảng đại của cha Vode, ngài bắt đầu viết một chuỗi những lá thư trong đó trình bày những nhu cầu của ngài và cha Vode nhờ khích lệ các hội viên Salêdiêng khác quan tâm giúp đỡ,  đã luôn luôn đáp ứng cho ngài. Thật thú vị khi xem đến danh hạng mục các nhu cầu cần trợ cấp: nào là bồn rửa  cho các phòng  ngủ, bơm nước bằng tay, máy mô tơ để kéo nước từ giếng, một giàn máy phát điện để bổ sung cho việc phân phối điện quá ít ỏi, một Garage cho xe ôtô mà cha Matko đã tặng cho nhà, rồi nào là giường cho bệnh xá, ghế cho nhà cơm, và một nhà bếp xây thay thế cho mấy viên gạch trên đó ông bếp đặt nồi, chảo nấu ăn ngay tại khu ngoài sân, v.v….

Học hỏi từ các cha Roozen và cha Capelletti, cha Majcen viết rất nhiều thư, tạo nên một màng lưới các ân nhân; ngài cũng thực hiện việc quảng bá của ngài xuyên qua việc gửi các bài viết  cho một số tờ báo viết bằng tiếng Slo-vê-ni-a và được in ấn tại Châu Âu và tại Arhentina, để không những xin các ân nhân giúp đỡ, mà còn cho biết cả những điều đang làm nhờ sự trợ giúp bác ái của họ.

Hàng Giáo Phẩm và ba cuộc viếng thăm quan trọng

Vào khoảng tháng 5 năm 1959, khi cha Majcen còn ở Âu Châu, thì tại Sài-Gòn Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc được cử hành long trọng cũng  nhằm để kỷ niệm đệ tử bách chu niên các nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân đến Việt Nam. Trong dịp này Đức Hồng Y Agagianian tới với tư cách sứ thần của Đức Thánh Cha công bố thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với việc thiết lập ba tổng giáo phận và nâng tất cả các phủ doãn tông tòa khác lên hàng giáo phận với Giám Mục sở tại. Ba vị tổng Giám Mục là đức tổng Giám Mục Trịnh Như khuê tại Hà Nội, đức tổng Giám Mục Ngô Đình Thục tại Huế, anh của tổng thống Diệm, và đức tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình tại Sài-Gòn. Đức Cha Simon Hòa Hiền tốt lành được chuyển tới một địa phận mới là Đà Lạt.

Đức Hồng Y Agagianian viếng thăm Don Bosco Gò Vấp

Trong khi Cha Majcen còn đang đi tuyến hành trình Paris, Lourdes, Torino và Rôma vào tháng năm, 1959, thì ở Sàigòn diễn ra Đại Hội Thánh Mẫu và quyết định của Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tổng giám mục: ĐứcTổng Khuê tại Hà Nội, Đức Tổng Thục ở Huế, ĐứcTổng Bình ở Sàigòn, còn Đức cha Hiền thì được chuyển đến một địa phận mới được thiết lập là Đà lạt. Biến cố này kỷ niệm 400 năm truyền giáo tại Việt Nam. khoảng tháng 5 năm 1959. Sứ thần của Tòa thánh được Đức Thánh Cha sai tới Việt Nam là Hồng Y Agagianian.  Cha Mario Acquistapace chuẩn bị rất chu đáo và sau đó mời Đức Hồng Y Agagianian tới thăm Gò Vấp. Thế là Đức Hồng Y về thăm trường có Đức Ông Caprio là Khâm Sứ  Tòa Thánh cùng với các lãnh sự và đại sứ các nước đi tháp tùng. Sau cuộc thăm viếng đó, Đức Hồng Y và Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tha thiết xin những cơ quan liên hệ (Misereor, Care…) ưu tiên dành cho các Salêdiêng nghèo khổ đang có rất nhiều những kế hoạch mà thiếu kinh phí. Lợi dụng cơ hội này, Cha Mario và cha Cuisset triển khai công cuộc chúng ta tại Gò Vấp, khiến dần dần công cuộc Gò Vấp trở thành một công cuộc Salêdiêng quan trọng.

Cha Majcen vừa mới bất ngờ từ trên trời rơi xuống ngay trong chính những ngày này, chỉ có thể đơn thuần tham dự cuộc đón tiếp Đức Hồng Y tới thăm tại nguyện đường được xây dựng, như đã nói trên, bởi hai danh tánh rất quan trọng liên kết với nhau là cha Cuisset và cha Luvisotto.

Đức Hồng Y Spellman tới thăm

Cha Majcen cùng với các con cái nghèo của ngài đứng trong khu rừng cao su gần Thủ đức vào sau trưa tháng 9 năm 1959. Lúc đó có một đoàn Côn-voy rất dài với các lính hộ tống đi mô tô tiến đến, có ông giám đốc sở Xa Hội đi theo. Đoàn xe dững lại chỗ tôi, với Đức Hồng y Spelman cùng cha Mario. Ngài nói tiếng Ý và tỏ ra rất quan tâm đến công cuộc Salêdiêng của chúng ta. Cha Mario tưng bừng diễn giải về các kế hoạch của chúng ta, về các học sinh của chúng ta đang cần rất nhiều điều.

Thế rồi đoàn Con-voy lại đi theo hướng tiến về Đà lạt, nơi chúng ta đang mơ ước một công cuộc. Cha Majcen chỉ nhớ có hai điều, một là mình rất mệt, và chẳng có tiền, và không có các phương tiện cần thiết, hai là nhà Gò Vấp lúc đó đang trên đà phát triển với cha Mario…

Đức Cha Arduino tới thăm

Năm 1960, vào khoảng có gió mùa nhiệt đới các dịp tháng năm hay tháng sáu…[156], đúng thời điểm mưa gió, lụt lội, Đức Cha Arduino tới thăm chúng ta. Học sinh rất sung sướng vì đây là lần đầu tiên các em được gặp một Giám Mục Salêdiêng, bạn của cha Majcen. Ngài rất thân ái và vui vẻ cùng mọi người. Các đệ tử lập tức quây quần quanh ngài, và những em biết một chút tiếng Pháp thì hỏi han nhiều điều liên quan đến Tu Hội Salêdiêng. Đức Giám Mục vô cùng sung sướng khi thấy mọi sự ở Thủ Đức đượm nét tinh thần Salêdiêng thực thụ. Khi đang chụp hình lưu niệm thì cơn mưa ập tới, ngài phải vội chạy vào nhà qua mái hành lang nhỏ do kiến trúc sư Tống Dụ Quang dựng. Đức Cha Arduino mói nói: Anh em hãy làm thêm dẫy hành lang nối dẫy nhà trên này với dẫy nhà ngủ ở phía dưới. Nhờ cơn mưa ấy, ngài hỗ trợ kinh phí để xây hành lang nối liền hai khu nhà này. Từ đó hành lang được gọi là “Hành lang Đức Cha Arduino” và nó chứng tỏ là rất hữu ích.

Thời vàng son của người Công giáo Việt Nam

Cuộc viếng thăm của hai vị Hồng Y đã thôi thúc nhiều người giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam, nhờ đó, có kinh phí xây Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt dưới sự điều hành của các cha dòng tên, với phân khoa triết và thần học; xây trường đại học Công giáo ở Đà Lạt với những  phân khoa khác nhau. Và nguyện vọng của người Công giáo Việt Nam cũng được thực hiện: đó là Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang gần vĩ tuyến 17, đích điểm của những cuộc hành hương liên tiếp được tổ chức. Chính cha Mario Acquistapace đã xin từ một trường Dạy nghề Salêdiêng tại Tây Ban Nha và đưa về Vương Cung Thánh Đường La Vang một tượng Đức Mẹ Phù Hộ tuyệt đẹp.

Những đám mây ở đằng chân trời

Vào năm đó môt đạo luật buộc người Tàu lấy quốc tịch Việt Nam, phải thi hành nghĩa vụ quân sự, và giới hạn việc hành nghề buôn bán của họ, tạo nên  sự bất mãn lớn nơi họ.

Những người cộng sản Việt Nam lợi dụng ngay tình thế bất mãn này để thâm nhập vào giới người Tàu, làm bạn với họ và khi đó cũng như sau này có được sự giúp đỡ từ họ để tiến hành chiến tranh du kích.

Cụ Hồ Chí Minh, sau khi đã thống lãnh được toàn bộ miền Bắc, thì nhằm chinh phục Miền Nam. Do đó, cụ cùng với luật sư Nguyễn Hữu Thọ, lập nên “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” với trung tâm chỉ huy đặt ở một nơi bí mật tại miền Trung. Từ đó quân du kích Cộng Sản thâm nhập khắp nơi. Các nhóm du kích nhỏ tấn công đột xuất nơi này nơi kia, giết hại, phá hủy rồi biến mất.

Những bất mãn khác

Để thu phục tình cảm của giới Phật tử, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho xây những chùa chiền, đặc biệt ngôi chùa Ấn quang lộng lẫy ở Sài-Gòn. Dù vậy họ vẫn nghi kị tổng thống, vì trước kia ông đã tước khỏi họ nhiều quyền lợi vốn có từ lâu. Những người cộng sản cũng thâm nhập vào trong giới này; nhiều người cộng sản tùy cơ trở thành sư sãi, rồi những vị sư sãi trá hình này tạo ra những sự kích động chống lại chính quyền, chống lại tổng thống, chống lại ông Nhu, em của tổng thống và bà Nhu, thậm chí chống lại cả đức tổng Giám Mục giáo phận Huế  Ngô Đình Thục, anh của tổng thống. Thế rồi cả tỉnh Huế trở thành trung tâm gây rối loạn. Tuy vậy những người công giáo vẫn kiên trì đứng phía sau Tổng Thống công giáo.

Chúng ta, các người Salêdiêng vẫn hăn hái làm việc, không dây mình vào chính trị, với lòng tin tưởng vào Chúa quan phòng, thực thi thứ chính trị “Kinh Lạy Cha chúng con ở trên trời, Đấng là Cha của hết mọi người”. Chính trong bối cảnh ấy mà chúng ta bắt đầu TẬP VIỆNVIỆT NAM  ĐẦU TIÊN CỦA CHÚNG TA.

Cha Mario Thí luôn là một tín đồ nhiệt thành quảng bá lòng sùng kính Đức mẹ Phù Hộ Các giáo hữu, bởi ví những ai tin cậy vào Mẹ, Mẹ sẽ chẳng bao giờ để cho phải bẽ mặt.

ĐỨC MẸ PHÙ HỘI CÁC GIÁO HỮU, CẦU CHO CHÚNG CON!

Cha Majcen lâm bệnh

Chuyến đi Âu Châu không làm cho sức khỏe của cha Majcen khả quan hơn. Vì vậy, năm sau, vào đầu tháng 5 năm 1960, ngài được đưa vào bệnh viện Saint Paul cấp  cứu. Ngài nằm chữa trị và tĩnh dưỡng ít lâu rồi về nhà. Anh em hội viên xin ngài ngưng làm việc một thời gian, chỉ cần hướng dẫn họ mà thôi. Họ nói: “Xin cha cứ nghỉ ngơi, mọi sự đã có chúng con lo”. Thế là ngài phải nằm tại chỗ, không khỏi mà cũng chẳng khoẻ.

Tiếp nhận các học sinh

Phải tiếp nhận học sinh theo các qui luật học đường. Khoảng 250 em trình diện và  thi vào và 40 em được nhận. Không thể nhận nhiều hơn được vì thiếu chỗ và thiếu tiền!

Nguyện Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm

Kinh phí dự trù để xây dựng Nguyện Đường là 14 triệu đồng. Cha Majcen đã có 9 triệu và đã hy vọng cha giám đốc Generoso từ Brasil  sẽ mang về một con số tương tự. Ngược lại cha Giám đốc đã cho hay là phải đi lại rất nhiều, nên đã sử dụng hết số tiền quyên góp được! Cha Majcen nói sẵng rằng mình sẽ không trao chút gì cả cho ngài cả… Nhưng được sự nhất trí của cha Giám tỉnh, ngài đã trao số tiền đó cho ông chủ thầu và nói với ông ta cứ làm, ít nhất là bộ khung bằng bê tông. Cha Tohill rất hài lòng và cho tiến hành ký bản hợp động xây dựng, nhưng ngài muốn nhà này hai tầng, tầng trên là nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm, tầng chệt  phía dưới thì sẽ sử dụng vào những mục đích cần thiết khác. Thế là khởi công xây dựng công trình và đến Lễ Mẹ Vô Nhiễm năm ấy, cha Cuisset đã có thể chụp bức hình các đệ tử đứng trước thánh đường đang xây dựng, tuy mới chỉ có hàng cột xuông thôi, với số tiền của cha Majcen tiết kiệm được khi ở Nam tư. Phần còn lại cha Bogo và cha Aartz đã thực hiện cách tốt đẹp[157]. Các đệ tử dần dần đã có thể sử dụng nhà thờ, dù nó chưa hoàn tất. Kiến trúc sư Tống Dụ Quang muốn làm hài lòng những cảm thức mỹ quan của cha Bogo người Brasil và của cha Aartz, người Hà Lan. Còn cha Majcen thì  tiếp tục lo tìm số tiền đang còn thiếu. Trong vòng một năm tòa nhà được khánh thánh. Tổng số kinh phí lên đến 28 triệu đồng.

1960-1961: NHỮNG CÁI ĐẦU TIÊN CỦA

CÁC NGƯỜI SALÊDIÊNG VIỆT NAM

Bất chấp những mây mù đã xuất hiện ở đằng chân trời, các Salêdiêng tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa và sự bảo vệ của Đức Mẹ Maria Phù Hộ, vẫn tiến lên phía trước, chuẩn bị cho nhà tập.

Ngày 24 tháng năm 1960, 9 thỉnh sinh nộp đơn xin vào nhà tập đầu tiên của Việt Nam lên cho Generoso Bogo, giám đốc nhà Thủ Đức. Ban cố vấn nhà (cha Bogo, Majcen, Luvisotto) đã tiếp nhận Nguyễn Đức Huỳnh, Ngô Đình Phúc, Phạm Xuân Uyển, Nguyễn Văn Ty, rồi cựu chủng sinh Bùi Chu Liêm, cựu ứng sinh dòng Biển Đức Linh và học sinh mồ côi Vấn. Các đơn xin đã được gửi sang Hong Kong. Cha Rassiga đã tra xét tuổi theo giáo luật của các ứng sinh là 16 tuổi trở lên, mới có thể vào nhà tập cách có hiệu lực, và ban cố vấn tỉnh dòng Hong Kong đã chấp thuận tất cả 9 tập sinh trình diện này. Trong cuộc họp ban cố vấn lịch sử này có cha Tohill giám tỉnh, cha Hasesteiner, Janssen, Lin, Suppo, Wu và cha Rassiga.

Khởi đầu Tập viện

Ngàu 15 tháng 8 năm 1960, chín thầy được chấp nhận  vào làm thành phần của Tập viện Thủ Đức. Bởi ngày hôm đó là một ngày mở ra một thời kỳ mới cho Dòng Salêdiêng tại Viêt Nam, nên tất cả các hội viên và các đệ tử đều tham dự. Bài hát xin ơn Chúa Thánh Thần “Veni Creator” được xướng lên với tất cả lòng sốt sắng, sau đó là thánh lễ. Cha Majcen với niềm cảm xúc lớn lao giới thiệu các tập sinh của chúng ta. Bề trên tỉnh khuyên các tập sinh nên gắn liền lòng đạo với việc hãm mình, sự đúng mực trong cuộc sống và sự hy sinh được thể hiện trong công việc theo gương Don Bosco. Thế là hoàn tất buổi lễ khái mạc TẬP VIỆN.

Đời sống Tập viện

Đời sống Tập viện được tổ chức chặt chẽ theo đúng tu luật và giáo luật, “không chú thích thêm”. Các tập sinh được tách riêng, không tiếp xúc, không thư từ nếu tập sư chưa cho phép v.v… Các tập sinh nguyện ngắm theo bản văn suy niệm của cha Bertetto mà thầy tập sinh Vinh-sơn Quý dịch. Họ đọc sách thiêng với cuốn thủ bản của cha Giulio Barberis. Cha Isidoro Lê Hướng chuyển dịch sách ấy khi còn ở trong thần học viện. Cha Majcen cho huấn đức về tu luật Salêdiêng. Ngài soạn bài dựa trên những ý tưởng trong sách của cha Ricaldone. Điều khó khăn hơn cả đối với ngài là tìm cách diễn tả những từ ngữ tiếng Việt sao cho thích hợp để diễn tả tư tưởng. Thật là khó khi phải dùng từ ngữ Phật giáo để diễn tả ý tưởng tu đức Công giáo. Bằng cách nhắc lại và đặt câu hỏi, ngài muốn nắm chắc là các tập sinh đã hiểu được nghĩa đích thực. Ngoài việc nghe giảng về tu đức, các tập sinh còn học La tinh và tiếng Anh để chuẩn bị cho các môn học hậu Tập viện.

Các tập sinh được liên kết với nhà Thủ Đức, nhưng sống tách ra khỏi mọi người khác. Ngay các thư từ cũng phải qua sự kiểm soát của cha Tập sư…

Nhà tập phải là một năm hoàn toàn sống đời nội tâm và kinh nguyện. Tập viện được dâng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, với những cuộc viếng Thánh Thể được xác định cách chặt chẽ, cùng những lòng sùng kính và các kinh nguyện  khác được đọc bằng tiếng Việt, tiếng la tinh, tiếng Pháp và tiếng Anh dưới hình thức luân phiên.

Cha Tohill nhấn mạnh đến việc hy sinh trong việc ăn uống, ngồi, đi lại… và trong cả sự trật tự trong các đồ dùng và một cuộc sống đều đặn. Ngài muốn các tập sinh học thánh hóa công việc của mình theo gương Don Rinalđi, năng đọc lời nguyện tắt và luôn sống trong sự hiện diện của Chúa.

Việc nguyện ngắm làm theo cuốn sách của cha Bertetto, được tập sinh Quí dịch sáng tiếng Việt. Còn sách thiêng liêng thì đọc theo cuốn Vade mecum của Don Barberis viết vào thời Don Bosco, được cha Lê Hướng chuyển dịch sang tiếng Việt khi ngài còn học thần học.

Cha Majcen trên nguyên tắc đảm nhận phần huấn đức và cắt nghĩa luật. Hai cuốn sách hỗ trợ lớn lao cho ngài là cuốn về Đào Luyện Salêdiêng của cha Ricardonê và cuốn Tu Đức của Pesch bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, tại đó ngài tìm được những từ ngữ cần thiết cho việc diễn tả các ý tưởng một cách tốt đẹp hơn. Ngài cho các học trò nhắc lại bài học bằng tiếng Việt, để chúng học và nắm bắt các từ Việt cũng như bài mình đã học cách chính xác hơn. Sự thảo luận giữa Tập sư cùng tập sinh giúp in sâu nơi tập sinh cái nghĩa chính xác Salêdiêng của từ ngữ (chứ không phải cái nghĩa theo tư duy dòng Tên hay theo tư duy Phật giáo). Các thuật ngữ trung hoa trong bản dịch Hiến luật sang tiếng Trung Hoa của cha Suppo cũng như của những sách tiếng Hoa khác cũng rất hữu dụng cho việc xác minh nghĩa cho các từ tiếng Việt. Tuy nhiên các từ Việt gốc Hoa cũng không hẳn luôn luôn giữ lại nghĩa nguyên thủy của tiếng Hoa. Tự điển một số thuật ngữ thần học Hán – Việt của Đức Cha Chi và của cha Trần Văn Hiến Minh cũng giúp cho chúng ta rất nhiều. Còn những nguồn ngữ pháp tu đức thần học của các vị khác thì không giúp ích mấy, vì chúng tùy thuộc quá nhiều vào các từ ngữ Phật giáo. Các từ ngữ thầy Giuse Hiên sử dụng trong dịch thuật thì không chính xác.  Tóm lại trong nhà tập, tất cả tập sinh và tập sư đều cùng tìm kiếm với nhau để xác định ý nghĩa của các từ, và tìm ra từ chính xác nhất để diễn nghĩa Hiến Luật. Nhờ thế mà chúng ta đã tạo nên được một bước khởi đầu của nền văn chương Salêdiêng Việt Nam.

Nền văn chương Salêdiêng Việt Nam đầu tiên

Cuốn sách nhỏ về Đời sống của Don Bosco của cha Lý thuộc địa phận Bùi Chu từ thời xa xưa dĩ nhiên có một địa vị văn chương cao trổi. Chính Đức Tổng Giám Mục Thục, người anh của tổng thống Diệm, cũng cho các chủng sinh địa phận Huế dịch một số sách sang tiếng Việt và in ấn tại nhà in Thánh Gia, cách riêng cuốn Đaminh Saviô, cuốn Hệ thống giáo dục Dự Phòng. Ông thầy Dũng bé nhỏ của cha Majcen cũng viết lại các bài huấn đức của cha Majcen bằng một thứ tiếng Việt dễ đọc. Tất cả những sách trên là một nguồn văn chương Salêdiêng tiên khởi hết sức hữu dụng và cần thiết.

Các tập sinh hiểu biết tiếng Pháp và tiếng Anh cũng tập dịch các sách như Sách Don Bowsco của cha Bertetto, sách Don Bosco trong thế giới[158], Các Giấc mơ của Don Bosco. Rồi họ cũng phải diễn thuyết ngắn gọn tại Hang đá Đức Mẹ phía trước nhà tập, trong các dịp lễ Salêdiêng hay tại nhà thờ, để tôn vinh Đức Mẹ, Don Bosco. Dĩ nhiên công việc dịch thuật hay làm diễn thuyết này luôn được sự theo dõi và kiểm tra bởi cha Majcen.

 Lớp học của cácf tập sinh

Theo cha Tohill, thì cũng cần chuẩn bị cho việc học triết học và thần học của các tập sinh bằng các lớp học tiếng Anh, tiếng La tinh, và các ngôn ngữ cần thiết khác. Cha Majcen luôn như thấy trước mắt một hội viên người Hoa ở Côn Minh xưa chỉ biết bập bẹ tiếng Ý. Đã có lần thầy ấy đã trả lời cho cha Majcen một câu bất ngờ như sau: “Cha tập sư của con có bao giờ nói cho con là con không thể được phép lấy vợ đâu?” Thế cho nên cha Majcen chẳng ngại nhắc đi nhắc lại, ông hay hỏi đi hỏi lại để nắm vững các tập sinh đã hiểu được những gì, điều gì cần làm sáng tỏ, xác định lại ý nghĩa chính xác của các hạn từ…Chúng ta sở dĩ dừng lại lâu dài trên vấn đề này là vì muốn khẳng định chúng ta không muốn đào tạo những tu sĩ Chúa Cứu Thế, hay dòng Tên, mà chỉ muốn đào tạo thực thụ người tu sĩ Don Bosco đích danh.

Việc trợ giúp các chị Con Đức Mẹ Phù Hộ

Năm 1960, các chị Con Đức Mẹ Phù Hộ vào Việt Nam. Họ lập tức tìm được một nhóm nhỏ các nữ sinh cấp ba và đang theo học đại học ước ao ôm ấp đời sống Con Đức Mẹ Phù Hộ. Sơ Zoller là giám đốc cũng như sơ giám tỉnh của FMA Hong Kong đều xin cha Majcen đi xem xét dùm. Ngài xem xét và nhận thức thấy các em này là những tấm vải tốt. Kết quả là sáu nữ sinh sau này được gửi sang Hong Kong vào năm 1960, và vào năm 1961 tiếp tục gửi một nhón khác sang Hong Kong và Roma gồm 8 nữ sinh. Số còn lại thì tiếp tục đệ tử viện của họ ở  Chợ Lớn, trong ngôi nhà mà các nữ tu đã thuê. Thế rồi cha Majcen trở thành cha giải tội cùng cha giám linh của họ, và trong một bữa ăn cha đã chia sẻ với họ về kinh nghiệm làm tập sư của cha. Cha Majcen tiếp tục giúp họ từ đầu năm 1960 cho tới khi cha lên Trạm Hành vào tháng mười năm 1961. Khi đó cha Generoso tiếp tục công việc hướng dẫn thiêng liêng cho các để tử Con Đức mẹ Phù Hộ.

 Sức khoẻ và những nỗi nhiễu loạn

Thời gian đó sức khoẻ cha Majcen tương đối khả quan hơn, cho dù đôi khi ngài buộc phải lên giường nằm nghỉ. Tình hình chính trị ngày một nhiễu loạn hơn. Chiến tranh du kích mỗi lúc một tăng thêm. Một hôm, ngay cạnh nhà, người ta phát giác có hai người lính thuộc binh đoàn Pháp xưa kia bị giết với tờ giấy cạnh bên: “Chịu án tử hình theo lệnh của binh đoàn XY của Mặt Trận Giải Phóng”. Thường xuyên người ta bắn nhau vào đêm khuya. Vào khoảng đầu tháng 11, nổi lên cuộc oanh kích Sài-Gòn. Một chiếc máy bay nhỏ đột xuất bỏ bom dinh Tổng Thống và hai nhịp cầu Bình Lợi bị giật mìn sập. Hai nhịp cầu này lập tức được thay thế bằng những cầu phà, nhưng Thủ Đức bị tách biệt khỏi Sài-Gòn trong vòng hai, ba ngày.

Tập sinh nhận tu phục

Ngày 21 tháng 11 năm 1960, có tám tập sinh nhận tu phục. Vào dịp bề trên tỉnh Hong Kong có mặt trong cuộc bỏ phiếu và thông báo điều ao ước của ban Tổng Cố Vấn. Quả vậy cha Belido liên tục nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta cần phải đào luyện tốt những tập sinh đầu tiên vì họ sẽ là nền tảng cho công cuộc Salêdiêng Việt Nam[159].

Điều khó nhất trong năm nhà tập này là ngôn ngữ, bởi lẽ ngoài tiếng Việt ra, các tập sinh chỉ hiểu tiếng Việt, còn các ngôn ngữ khác thì các em chỉ hiểu tương đối tiếng Pháp còn tiếng La tinh, tiếng Anh hay tiếng Ý thì không nhiều lắm!

Lễ Mẹ Vô Nhiễm

Sau khi trải qua tuần chín ngày sốt sáng để chuẩn bị, lễ Mẹ Vô Nhiễm được cử hành long trọng. Có ban nhạc kèn đồng do thầy Lục điều khiển từ Gò Vấp đến. Các bề trên và các đệ tử sung sướng vì các bạn hữu của mình đã mặc áo tư giáo và nêu gương sáng qua vẻ mặt thanh thản và sốt mến của họ. Vào dịp này Nguyện Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm được khánh thành, dù chỉ mới xong phần bên ngoài.

Lễ Đức mẹ Vô Nhiễm cũng luôn luôn là một lễ của Hội Đồng Giám Mục Việt nam. Nhà Thủ Đức nhân dịp này cũng được Đức Tổng Giám Mục Saigòn Nguyễn Văn  Bình tới thăm viếng.

Lá thư cuối cùng mẹ viết cho cha Majcen

Cha Majcen nhận lá thư cuối cùng của mẹ viết cho vào dịp mừng lễ bổn mạng thánh Anrê. Mẹ đang sống những giây phút cuối đời dù cho cô em Marica cố gắng dấu anh về tình cảnh thực của mẹ để khỏi làm anh lo lắng, tuy nhiên cha Majcen không có ảo tưởng và đã cầu nguyện cho bà. Cha rất buồn khổ và đau đớn vì không thể ở gần mẹ được.

Linh mục Salêdiêng Việt Nam đầu tiên

Tháng 1961 là niềm vui lớn cho cha Majcen. Thầy Isidoro Lê Hướng được thụ phong linh mục Salêdiêng đầu tiên của Don Bosco Việt Nam ngày 25 tháng ba năm 1961. Thầy gốc là chủng sinh đại chủng viện Bùi Chu. Cha giám đốc của thầy giới thiệu thầy đến giúp cha Majcen vào năm 1952. Năm 1953, thầy bắt đầu làm tu sinh, và năm 1954 thầy được gởi đi Hong Kong và từ đó đi tới đảo quốc Phi Luật Tân, nơi thầy vào Tập viện. Sau thời tập sinh, thầy ở lại Tập viện hai năm làm hộ trực các tập sinh.  Sau đó thầy được gửi sang Italia để học thần học.

Thánh Lễ Tân Linh Mục của cha được cử hành tại Áo nơi cha Matko đang ở, nhằm vào chính ngày lễ Hai Thánh Pherô và Phaolô 29 thàng 6 năm 1961. Nhưng trước đó cha đã dừng lại tại Venezia để ngắm tòa tháp của Nhà thờ chính tòa thánh Maccô, nơi vào năm 1800, Đức Thượng Phụ Giáo chủ tại đó đã trở thánh Đức Thánh Giáo Hoàng Pio VII. Tại Siebenhugel ở Áo, ngài được anh em Salêdiêng chào đón trọng thể. Tại Sele bên Áo, tất cả đều từng bừng trong các bộ lệ phục theo phong tục Slovenia. Các hàng cây đầy hoa nở rộ, cờ quạt bay phất phới, ban kèn đồng trổi bài chào đón tân linh mục Lê Hướng. Các máy chụp hình liên tục chụp, các thiếu nữ trong trang phục trằng và dâng hoa.. Cha Luskar giảng hùng hồn. Cha Lê Hướng nói tiếng Ý và  chaVode dịch sang tiếng Slovenô. Hơn 1000 tín hữu ngập nhà thờ và ở cả ngoài nhà thờ. Cha già Cauti nói về Việt nam và về 117 các thánh tử đạo Việt Nam, và dân chúng hoan hỉ đón tiếp người con cháu của các thánh tử đạo Việt Nam. Ngài cũng nói về cha mẹ của cha Lê Hướng đang còn ở miền Bắc Việt Nam, không thể liên lạc được với vị tân linh mục. Giáo dân đều muốn thay mặt cha mẹ ngài mừng chúc cho vị tân linh mục. Một vị ân nhân lớn nhận làm mẹ cha Lê hướng thay cho mẹ già của ngài. Cha Lê Hướng cũng hát bằng tiếng Việt đem lại niềm vui cho mọi người. Cha lê Hướng còn mừng lễ tân linh mục ở một số nơi khác, rồi đến tháng 9 năm đó cha trở về Sài-Gòn để cùng cha Majcen cử hành thánh lễ tân linh mục tại quê hương mình.

Đợt khấn đầu tiên tại Việt Nam

Cuối năm tập, có 6 tập sinh được nhận khấn dòng. Cha Bề Trên Tỉnh ấn định ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời để khởi đầu tuần tĩnh tâm của họ cùng với 11 tân tập sinh đang chuẩn bị vào Tập viện. Ngày 22 tháng 8 năm 1961, lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, cha Tohill, bề trên tỉnh cử hành thánh lễ bằng tiếng Pháp, tiếp nhận lời khấn của 6 tân hội viên, thành quả của năm tập đầu tiên. Niềm vui buổi lễ hôm đó thật khôn tả.

Ơn gọi sư huynh

Nhận thức được nhu cầu cần có các sư huynh địa phương tại Việt Nam, nên trước khi năm Tập viện kết thúc, thì tại Thủ Đức đã có một Đại Hội ơn gọi tại Thủ Đức gồm có các linh mục và sư huynh để bàn về vấn đề này. Tất cả đều đồng ý thiết lập nhà Gò Vấp thành Trường Kỹ Thuật và Đệ tử viện cho các ơn gọi sư huynh. Năm đó là năm Tập II, từ Gò Vấp, ba tu sinh theo ơn gọi sư huynh cùng với 8 tu sinh tại Thủ Đức vào Tập viện là  Hùng, Khang, Vĩnh.

Thân Mẫu qua đời

Ngày 15 tháng 9 năm 1961, cha Majcen nhận tin buồn về cái chết của thân mẫu. Đức Ông Kerec điện cho biết rằng thân mẫu ngài tắt thở vào ngày 21 tháng 8 và được an táng tại nghĩa trang Kirsco vào ngày 23, có sự hiện diện của hai cô em gái và gia đình của họ, cùng với Đức Ông Kerec và các nữ tu xưa đã từng ở Cao Đông bên Vân Am. Không thể tả nổi nỗi đau lòng mà tin đó gây nên cho cha Majcen. Ngài yêu quý mẹ biết bao và ghi khắc với một niềm tri ân lớn lao những lời cầu nguyện mẹ đã cầu cho ngài và những hy sinh mẹ đã chịu đựng vì ngài cách riêng khi ngài còn nhỏ.

Chuẩn bị chuyển nhà tập lên Trạm hành

Đúng ngày các tân hội viên khấn dòng, các tân tập sinh được sự chấp nhận của các Ban Cố Vấn của tỉnh ủy Việt Nam[160] cũng như của tỉnh dòng Hong Kong[161], cũng khởi đầu năm tập. Số tân tập sinh gồm 8 tư giáo xuất thân từ Đệ Tử Viện Thủ Đức[162] và 3 sư huynh từ trường Kỹ Thuật Gò Vấp[163]. Trong thời gian đó, cha Majcen cũng tiếp tục thừa tác vụ của ngài cho các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ.

Tuy nhiên để tổ chức nhà tập và Đệ tử viện tốt hơn, tỉnh ủy Việt nam cũng có quyết định chuyển nhà tập lên Trạm hành. Nhưng còn cần xin phép Đức Cha Simon Hòa Hiền, giám mục tiên khởi của giáo phận Đà lạt, rồi phép của Tòa Thánh, để có thể thiết lập nhà tu sĩ theo giáo luật tại đó, và việc bổ nhiệm giám đốc nữa.

Vì thế nhà tập còn tiếp tục ở Thủ Đức trong một thời gian ngắn ban đầu. Trong khi đó sáu tân khấn sinh của khóa tập I học tiếng Anh để chuẩn bị sang Hong Kong học triết học. Ngày 3 tháng 9, họ chờ đợi phép vào Hong Kong, một việc  không dễ dàng lắm. Trong Chúa Nhật đầu tháng 9, chúng ta cử hành long trọng lễ 117 Chân Phước Tử Đạo Việt Nam.

1961 – 1962: NĂM NHÀ TẬP II  –

TÌNH HÌNH SDB/ VN – GIÁO HỘI VÀ QUỐC GIA

Tập viện Trạm Hành

Các thủ tục nhằm chuyển Tập viện đã được hoàn thành kịp thời và nhà Trạm Hành được thiết lập thành Tập viện theo giáo luật với cha Majcen làm giám đốc và tập sư.

Cách Trạm Hành khoảng 28 cây số là thành phố Đà Lạt được xây dựng trên vùng cao nguyên, thoát xa cái nóng nực ngột ngạt của Sài-Gòn. Tại đây có Tòa Giám Mục, có viện đại học và có bệnh viện tuyệt hảo.

Giữa Đà Lạt và Trạm Hành có trạm ga xe lửa Cầu Đất, là một thôn lớn với trạm cảnh sát mà văn phòng hoạt động thất thường. Tại đây có nhiều tín hữu với nhà thờ giáo xứ riêng, và cạnh nhà thờ có tu viện Mến Thánh Giá. Cầu Đất là một khu chợ buôn bán khá quan trọng và có nhiều đồn điền trà gần bên. Đi quá Cầu Đất, trên đường tới Trạm Hành, ta gặp giáo xứ Phát Chi, một ấp chiến lược gồm những người Bắc di cư năm 1954. Họ đã di cư toàn bộ giáo xứ gốc của họ vào đây. Với dân di cư này, cũng có một cha xứ riêng là cha Hóa và các sơ Mến Thánh Giá. Không xa Phát Chi bao nhiêu, những binh lính Mỹ đã đóng đồn trên đồi cao và trên một vị trí rất thuận lợi, họ đã xây dựng một trạm Rađiô có thể thông tin được không chỉ với toàn thể Việt Nam, mà còn với Băng Cốc và Nước Mỹ. Trong những khu rừng của vùng này có  những người Cộng Sản trú ẩn và vào ban đêm, họ kiểm soát mọi sự, còn ban ngày, họ chỉ để cho đường xá lớn và những nơi chính được hưởng tự do. Tại Trạm Hành, cách nhà Tập Viện không bao xa, có một số gia đình giáo dân sinh sống, trong đó có cả căn nhà của bác tài xế cộng sản. Từ Trạm Hành có một con đường với độ dốc 400 mét dẫn đến thị xã Đơn Dương, nơi có đập Đa Nhim do người Nhật xây dựng. Đập chứa nước để dẫn thủy chạy nhà máy điện cung cấp điện năng cho hầu như toàn bộ Miền Nam Việt Nam. Cách Đơn Dương không bao xa, trên con đường đi đến Liên Khương, chúng ta gặp Đan Viện Châu sơn.

Việc di chuyển

Ngay sau Lễ Đức Mẹ Mai Khôi, cùng với một vài chiếc xe vận tải chở đồ đạc, các tập sinh, cha tập sư,  hộ trực và cha quản lý Luvisotto lên xe đi Trạm Hành. Sau hơn 5 giờ hành trình, họ dừng lại ở Bảo Lộc để dùng cơm trưa rồi đi tiếp cho tới Đà Lạt (cách Sài-Gòn 300 cây số), sau cùng tới Trạm Hành, nơi bà Lelievre đón chờ. Bà giới thiệu ông bếp để lập tức chuẩn bị bữa tối theo kiểu Pháp. Chính ông lại được mời đầu bếp cho cộng thể. Việc đầu tiên phải làm là sắp xếp bàn thờ và nhà Tạm tại nhà nguyện, để ngày hôm sau có thể cử hành thánh lễ và đặt tất cả các tập sinh dưới sự che chở của Đức Nữ Trinh.

Cha Luvisottô dẫn đầu các tập sinh đập vài bức tường để dọn chỗ cần thiết cho phòng học, phòng ngủ, phòng ăn, nhà nguyện và phòng của tập sư. Cũng tái lắp đặt hệ thống thủy điện và bà Lelievre lo giúp kết  nối đường dây với trung tâm điện lực Đơn Dương. Thầy hộ trực Hiên thì chuẩn bị sân bãi chơi, bố trí phòng khách để tiếp đón các hội viên lui tới. Cha Majcen lập tức đi chào thăm cha Hóa ở Phát Chi, đồng thời cũng thăm các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá đang trông coi một trạm ý tế của gíao xứ.

Cha Luvisotto xuống Thủ Đức trở lại để lấy lên một số tủ  và khi quay lại Trạm Hành, ngài không quên đem theo và đặt ở một trong các tủ đó con Chó “Út” trung thành mà vì không thấy chủ Majcen của nó, đã nhịn ăn từ lâu đến gần chết đói. Tại Trạm Hành, con chó sống một cuộc đời mới, hằng ngày nó nằm ở cửa nhà nguyện để tham dự thánh lễ và ngồi ở cửa phòng học để nghe huấn đức với các tập sinh. Khi cha Majcen ra vườn, con chó luôn đi theo để ngừa cho ngài khỏi rắn cắn đột xuất. Ở Tập viện, không cần ai rung chuông báo thức. Trước khi mặt trời ló rạng, đoàn khỉ đuôi dài đã đua nhau hót vang, chồm nhẩy từ cành cây này sang cành cây khác, từ cây nọ tới cây kia, hót vang những bài ca riêng của chúng.

Chuyến đi thăm các cha Châu Sơn

Cha Majcen thường kể cho các tập sinh một câu chuyện rất cũ và rất mới mẻ, luôn luôn là một chương trình sống, một thời điểm ghi đậm dấu ấn của thời thanh thiếu niên của ngài. Cha lúc đó mới có 15 tuổi, và đang sống trong thế chiến I. Cậu thiếu niên đó như thấy đi thấy lại cái cảnh xa xưa khi mình đứng bên cửa sổ, nhìn các lớp sóng của con sông Sava tới tấp đổ dồn lên nhau… và ở phía bên kia bờ con sông, cậu thấy các tập sinh dòng Xitô đầu trùm lúp đang làm việc, và cứ mỗi giờ lại có tiếng chuông ngân vang để nhắc nhở họ cầu nguyện. Cha giám linh Kurent cũng là cha xứ đã cắt nghĩa về khẩu hiệu của thánh Bênađô “Ora e Lavora” [Cầu nguyện và làm việc]: Đó là một chương trình sống rất có ấn tượng. Cậu thiếu niên Majcen khi đó rất tò mò vì được nghe nhiều người nói về các vị đan sĩ đó, nên đã đến đan viện Raichenburg tọa lạc trên một tảng đá cao mà bao thời xưa cũ đã bảo vệ các đan sĩ thoát khỏi các băng cướp. Cậu Majcen kéo giây chuông cổng và xin được vao tham quan. Thầy coi cổng đưa cậu vào  hành lang của nhà đan viện và chi cho cậu thấy dòng chữ latinh “BERNADE AD QUID VENISTI?” [Hỡi Bernađô, người đến đây để làm gì?]. Trong tâm khảm của cậu thiêu niên Majcen khi đó cứ suy nghĩ liên hồi: Tại sao? Tại sao? Tại sao tôi có mặt trên trần gian, và tiếng “tại sao” đó cứ vang vọng mãi trong lòng cậu: Tại sao ngươi đã đến? Và bây giờ tiếng “tại sao” đó vẫn còn vang lên trong con người cha Majcen!.. Chính cha Tohil cũng đã từng nói y như vậy về chương trình sống của thánh Bernađô và của thánh Biển Đức. Tại sao các bạn đến tập viện Salêdiêng ở Trạm hành… Tại sao?

Thế là một hôm cha Majcen quyết định dẫn tập sinh đi tham quan Đan Viện Châu Sơn. Đan viện cách Trạm Hành khoảng 10 cây số ở dưới đèo Đơn Dương nên cũng dễ đi bộ. Từ Dơn Dương, băng qua cánh vườn rau liền tới Đan Viện. Đức viện phụ và Đức Cha Từ tiếp đón cách nồng hậu vì chính Đức Cha là người nhà dòng và đang sống tại đó. Ngài là vị giám mục kế vị một vị giám mục tiên khởi của nước Việt nam là Đức Cha Nguyễn Bá Tòng. Cha Majcen mượn dịp trò chuyện với Đức Cha về đào luyện các tập sinh mà dưới con mắt Đức Cha, các em còn quá trẻ tuổi, và về Tu luật và việc dịch Tu luật sang tiếng Việt. Đang lúc trao đổi với nhau, con chó của cha Majcen tới nằm bên cạnh. Nhân cơ hội, Đức Cha Từ hỏi các tập sinh: Các con đã thấy huy hiệu của Dòng Đaminh chưa? Trước hết là chiếc khiên có hai mặt trắng và đen. Ngài giải thích trắng đen có nghĩa là ánh sáng và bóng tối. Có con chó ngậm bó đuốc tượng trưng cho Người giữ chân lý đức tin và cho sự trung thành với ơn gọi và theo cha Majcen nghĩ, thì đó có nghĩa là trung thành với cha thánh Bosco. Những lời nói của Đức Cha Từ là một bài huấn đức thần kỳ và chân thật… đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn đem ra thực hành.

Những lời nói trao đổi cho nhau, nhưng chính tiếng nói của Chúa Thánh Thần vang lên trong lòng, và điều đó luôn luôn y như vậy trong cảnh giới mắt thần linh. Trên đường trở về, vì phải lên dốc, nên mọi người khá mệt nhưng các các tập sinh cùng vị tập sư của họ  đều được nên phong phú nhờ cuộc đi dạo lành mạnh ấy.

Nguyện xá tại Trạm Hành

Bà Lelievre sống trong một căn nhà gần thửa đất mà bà đã bán cho các cha Salêdiêng. Vì muốn giúp ích cho lũ trẻ, bà thôi thúc chúng tới Tập viện để chơi với các thầy vào các ngày Chúa nhật.

Thế là các trẻ em Trạm Hành tới chơi. Tiếp theo là trẻ Phát Chi, do cha xứ thôi thúc, sau này cả trẻ Cầu Đất nữa. Thầy Hiên và các tập sinh, dù không chuyên môn, vẫn sinh hoạt và giữ chúng lại qua các trò chơi, bánh mì nhỏ và nước ngọt. Mục đích thứ nhất là để nối kết trẻ Nam với trẻ Bắc; nhưng không thành công, và nguyện xá không phát triển vì cuối cùng chỉ còn lại có các trẻ Phát Chi lui tới.

“Các Bạn Trẻ Ly-ông” tới Trạm Hành

Cha Cuisset Quý đem 24 em cải huấn gọi là “các trẻ Ly-ông” rất yêu quí của ngài từ Sài gòn lên Trạm Hành để nghỉ hè, vì đấy là môi trường tốt cho các em, và các em cũng là một cơ hội cung cấp cho chúng ta những thứ cần thiết cho cuộc sống do ông chủ tịch Munier của Câu lạc Bộ Văn bút Lyons và sở Xã hội cung cấp. Những đám mây đen càng ngày xuất hiện dày đặc trong lòng Cha Cuisset – khiến ngài càng ngày càng bi quan – vì các bề trên không ủng hộ những công cuộc tông đồ như thế mà chỉ chấp nhận công cuộc giáo dục thông thường thôi. Sự hiện diện của các trẻ này tại Trạm Hành đem lại một sự bảo vệ nào đó theo một nghĩa nhất định: Các người Cộng Sản không tấn công các trẻ em và các tập sinh được dịp xuất hiện như những thầy giáo của các trẻ nhỏ này.

Các Ấp Chiến Lược

Nhiều tin đồn về những rối loạn càng ngày càng gia tăng cũng lan tới Trạm Hành, cách riêng tại Sài-Gòn và Huế: các sinh viên đình công, các sư sãi biểu tình và trong số đó có những phần tử quá khích tự thiêu để phản đối. Các cuộc biểu tình và các cuộc chiến tranh du kích đặc biệt  nhắm vào tổng thống Diệm và ông Nhu, em tổng thống, và  những người ủng hộ tổng thống, mà đa số là những người Công giáo. Thế là có lệnh lập các ấp chiến lược[164], mỗi ấp được bao quanh bởi hàng rào cây dài hai mét để bảo vệ và tự vệ chống lại các cuộc tấn công đặc biệt vào ban đêm. Bà Lelievre đã rào quanh nhà bà bằng hàng rào này, và bà lo lắng thúc dục cha Majcen cũng rào quanh khu đất nhà dòng bằng một hàng rào cây như thế.

Nhưng cha Majcen chẳng biết lo liệu làm sao. Rào toàn bộ 8 héc-ta khu đất không dễ mấy và rất tốn kém. Cha Majcen lại không có tiền. Cha hỏi ý kiến cha Giám tỉnh và được trả lời là sự bảo vệ của chúng ta chính là Đức Mẹ.  Nên cha phó thác mọi người trong nhà cho Đức Mẹ và tăng số chó lên, đồng thời cấm tất cả không được ra khỏi nhà vào ban đêm khi những người cộng sản làm chủ tình hình khu vực này.

Các ngày lễ

Lễ thánh Anrê, bổn mạng cha Majcen và lễ Mẹ Vô Nhiễm được mừng trọng thể. Trong dịp này, có dựng một đài để đặt bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm do Đức Giám Mục Bordeau tặng cho cha Cuisset Quý và rồi ngài tặng cho Tập viện. Pho tượng đó trở thành uy lực bảo vệ và tâm điểm của lòng sùng kính cho tất cả mọi người.

Lễ mặc tu phục

Lễ mặc tu phục được tổ chức vào ngày 21 tháng mười một theo ý muốn của cha Tohill. Các thân nhân đều sung sướng tới dự để được thấy nơi các con cái họ trải qua cuộc đời tập sinh.

Lũ voi và các thú dữ khác

Mỗi năm những toán voi di trú vào mùa đông từ Lào tới những miền nóng hơn sẽ đi qua một vài khu vực nào đó tại đây và dừng lại trong một hay hai tháng. Chuyện chúng đi qua vùng đất chính là một nửa đại họa cho các vườn rau và các đồn điền trà: Cả vườn chuối của nhà tập cũng như vườn mía biến mất. Vào ban đêm, một chú voi nào trong số những con vật khổng lồ đó cũng lại gần nhà ở, như có thể thấy được từ những dấu vết để lại trên khu đất. Đôi khi cũng xuất hiện các con hổ, di chuyển ngược theo chiều gió để những con chó không thể đánh mùi được. Chúng tiến lại các căn nhà mang đi heo cộ, chó, mèo. Có một vài chú gấu nhỏ nào đó loạng choạng chạy ra khỏi rừng, liền bị các tập sinh bắt được và kết thúc cuộc đời trong các soong chảo. Thế là thỉnh thoảng có đĩa thịt gấu, hoẵng, nai hoặc thỏ rừng nữa.

Những người dân tộc K’ Ho và những con rắn.

Trong rừng có một buôn làng dân tộc K’ Ho. Họ đôi khi đi qua khu đất của chúng ta. Ông già làng gần như để tỏ ý ngầm xin phép qua lại trên đất nhà chúng ta, một ngày kia đã đến thăm xã giao cha Majcen cùng với tất cả gia đình của ông: vợ và các con ông. Áo    tiếp tân của ông ta là một chiếc khăn quấn quanh eo, nhưng đồng thời ông ta luôn mang bên mình chiếc xà gạc cần thiết . Đó là món võ khí phòng thân chống lại các con rắng lục độc hại có mặt rất nhiều trong vùng này. Trong số các loài rắn, có những con rắn nhỏ màu đỏ rất đẹp nằm phơi nắng trên cỏ được cha Majcen thường ví chúng với những loại rắn cắn chết những người đã nói xấu ông Mô sê tại sa mạc. Nếu ai bị chúng cắn thì khó lòng chữa khỏi. Tại bệnh viện Đà Lạt, người ta trữ sẵn những loại thuốc kem thoa chống lại nọc rắn.  Tuy nhiên Đà Lạt ở khá xa, phải một tiếng đồng hồ xe mới tới được. Vả lại lúc trời tối, không còn có xe đi lại nữa, nên nếu bị rắng cắn thì nguy hiểm vô cùng.

Tình hình việt Nam trong niên khóa 1961-1962

Trên bình diện thế giới bắt đầu rộ lên tin về cuộc chiến Việt Nam.

Ngay từ năm 1960, chính quyền Bắc Việt Nam đã thiết lập con đường mòn Hồ Chí Minh đi qua các khu rừng của Lào, để người cộng sản thâm nhập vào Đà Nẵng, Huế, Buôn Ma Thuột, Plei ku, Kon- tum v.v… Khắp nơi bắt đầu có những vụ giết người, các làng mạc bị thiêu hủy, có những người công giáo phải từ bỏ nhà cửa quê hương, như trong trường họp của gia đình cha Phêrô Đệ[165].

Tổng thống Mỷ Kennedy, người công giáo, đã gửi 72,000 lính Mỹ sang Việt nam tham gia chiến tranh. Lúc này chưa hẳn là một cuộc chiến tranh đẫm máu tại Việt Nam. Một nhóm lính Mỹ đến khu Trạm hành, và muốn đặt một trạm ra-đa liên lạc giữaTrạm Hành – Bang kok – Washington. Cha Majcen hiểu ra ngay ý của họ là muốn lấy mảnh đất rất thích hợp của chúng ta làm trạm liên lạc Rađiô với một số tiền đền bù ít ỏi.

Thế rồi một chiếc máy bay trực thăng chở Tổng Thống Ngô Đình Diệm bay vòng quanh khu đất chúng ta, rồi đáp xuống gần Đồn điền trà Cầu Đất, và  tổng thống đi bộ và khảo sát khu đất rồi đề nghị với người Mỹ một ngọn đồi khác, cũng gần đó và khá thuận lợi để làm trạm liên lạc, còn khu đất chúng ta thì ngài nói với họ là hãy để yên lại cho các người Salêdiêng… Rồi tổng  thống qua giáo xứ Phát Chi nơi giáo dân đón tiếp ngài rất nồng nhiệt. Cha Majcen được ngài mời ngồi kế bên, và nói chuyện với tổng thống bằng tiếng Việt. Ngài có những chương trình lớn, vì cuộc chiến nay đã bắt đầu phát động rồi.

Những người Phật giáo với sự hỗ trợ của cộng sản đã muốn lật đổ tổng thống Diệm bằng những cuộc biểu tình thiếu khôn ngoan. Ngay làng Cầu Đất ở gần bên chúng ta cũng có những cuộc hội họp bí mật.

Bất chấp tình hình chung, các Salêdiêng đã làm việc nhiệt thành theo lời dạy của Don Bosco. Đây cũng là thời phát triển mối nhiệt tình sùng kính Salêdiêng hướng về Đức Mẹ, lợi dụng mọi cơ hội như ngày thứ bẩy, những lễ của Mẹ, những tuần chín ngày kính Mẹ, với các buổi văn nghệ, kinh nguyện, viếng Thánh Thể, và việc tận hiến bản thân cho Đức mẹ Vô Nhiệm Nguyên Tội, Phù hộ các giáo hữu.

Các lễ lớn như Giáng Sinh, lễ Tết, lễ Don Bosco được tổ chức long trọng, đem lại sinh khí cho cộng thể. Đức Cha Hiền vui vẻ đến mừng lễ với chúng ta. Các tập sinh chuẩn bị bữa ăn ngon lành.

1963 – 1968

CỦNG CỐ SALÊDIÊNG VIỆT NAM

TRONG MỘT TÌNH HÌNH ĐẦY BIẾN ĐỘNG

Sắp xếp mới

Cha Majcen nghe ý kiến của các bề trên dòng khác, cũng như theo kinh nghiệm riêng của mình, nhận ra rằng cần phải tiếp nhận các tập sinh ở tuổi 18. Cha Bề Trên Tỉnh chấp thuận, nên lập tức quyết định: Các đệ tử chỉ được vào Tập viện sau khi đã tốt nghiệp trung học cấp III và đã trưởng thành. Vì vậy trong hai năm liền, chỉ có các đệ tử theo ơn gọi sư huynh vào Tập viện.  Thủ Đức cũng bỏ trường cấp II, và các học sinh  cấp này được đưa lên Trạm Hành. Thế là sĩ số tăng rất đông trong  một cộng thể quá chật hẹp về chỗ ở này. Cha Bosco Yau (vừa mới  kết thúc việc xây dựng một khu mới cho  trường Kỹ Thuật Gò Vấp), liền được trao trách nhiệm xây dựng tại Trạm Hành một nhà hai tầng, mà tầng trên dành cho các tập sinh, còn tầng dưới cho các Đệ Tử sẽ được đem đến đây từ nhà Thủ Đức.

Việc huấn đức cho Tập sinh

Việc huấn đức là điều tối hệ trọng cho mọi tập sư. Cha Majcen đã phải giảng riêng cho từng tập sinh trong số ba tập sinh sư huynh. Lúc này ngài cảm thấy cần phải chuẩn bị kỹ hơn. Thế nên, ngài quyết định sắp xếp lại các bài huấn đức đúng theo chỉ thị của các bề trên ở Tô-ri-nô.

Những chương trình của năm 1963

Trong năm này, các Salêdiêng Việt Nam quyết định dứt khoát sắp xếp lại ba trường Gò Vấp, Thủ Đức và Trạm Hành. Gò Vấp chuẩn bị xây trường Kỹ Thuật. Thủ Đức khuếch trương trường Trung Học và Trạm Hành mở rộng khu Tập Viện và chuẩn bị cho một trường Tông Đồ.

Đối với cấp III, cha Lê Hướng được nhà nước phê chuẩn là hiệu trưởng chính thức của cả ba trường Gò Vấp, Thủ Đức và Trạm Hành. Kể từ đó chấm dứt lệ thuộc vào trường các Thầy Sư Huynh La San.

Về việc đào luyện:

Các học sinh của trường Tông đồ nghe huấn đức mỗi tháng, và huấn từ tối hằng ngày nhằm giúp chúng lựa chọn bậc sống. Tại đệ tử viện, các đệ tử nghe huấn đức hằng tuần và những bề trên hữu trách cho nhận xét về hạnh kiểm, học lực, sức khỏe. Tất cả điều đó giúp tuyển lựa những học sinh tốt cho Thủ Đức một cách chính xác hơn trước. Trong năm thỉnh sinh, các ứng sinh được nghe huấn đức mỗi tuần về nếp sống Salêdiêng, để các em quyết định dứt khoát về ơn gọi.

Nhân sự Trạm Hành

Cha Majcen làm giám đốc Trạm Hành từ năm 1962, được tái cử làm giám đốc và tái cử tập sư nữa, và sau đó ngài là giám đốc cả các học sinh trường Tông Đồ nữa. Cha Chung làm giám học và kiêm nhiệm luôn quản lý. Cha Bosco Yau trái lại chỉ ở Trạm Hành cho tới khi hoàn tất công trình xây dựng.

Trường Tông Đồ Trạm Hành

Trường này khởi sự khi Đệ tử viện Thủ Đức gửi lên đây một lớp để làm nhẹ bớt gánh nặng công việc. Thế là trường Trạm Hành tuần tự phát triển cho tới khi đạt tới con số ba lớp 7, 8, 9 cấp II song song với trường tông đồ Thủ Đức. Các em đệ tử nhỏ này – theo kiểu gọi sau đó – đã đạt tới con số 140 em và sự hiện diện của các em đem lại một sức sống mới cho Trạm Hành. Các em bé mặc đẹp và gia giáo, với vẻ vui tươi, sự chăm học và đạo đức của chúng lôi kéo sự chú ý của tất cả mọi người tới hệ thống giáo dục của Don Bosco.

Việc đóng cửa phân ban các trẻ cải huấn của Gò Vấp

Phân ban này đã được bắt đầu vào năm 1957 với một hợp đồng 3 năm giữa cha Cuisset và Ông Munier người nâng đỡ và tài trợ tiền bạc để mua lương thực và xây dựng nhà Gò Vấp. Hợp đồng lại được tái lập trong năm 1960 và  hết hạn vào năm 1963. Sau đó các bề trên quyết định không tái lập lại hợp đồng nữa vì một công việc có tính cách đặc biệt như thế cần đến một nhân viên chuyên môn mà chúng ta không có. Lệnh ngưng hợp đồng này là một tổn thương nặng nề cho cha Cuisset Quý, cùng với các bạn hữu người Pháp của ngài, và Đức Cha Seitz người coi công cuộc này như là một sự tái lập lại công cuộc tồng đồ ở Thị Xã  Trẻ Kitô Vương của ngài tại Hà  Nội.

Việc đổi Giám tỉnh

Cha Tohill từ Phi-luật-tân bay về Việt Nam. Sau khi đã giảng tĩnh tâm bằng tiếng Anh cho các nữ tu dòng Chúa Chăn Chiên Lành ở Vĩnh Long, ngài tới Gò Vấp, thì nhận được thư của bề trên Tô-ri-nô bổ nhiệm ngài làm Giám tỉnh của tỉnh dòng San Francesco (California). Ngài ở lại Việt Nam vài ngày rồi trở về Hong Kong bàn giao công việc cho người kế nhiệm là cha Lu-y Massimino, lúc ấy đang là giám đốc của học viện Cheung Chau (Hong Kong) nơi các thầy Việt Nam đang học.

Cha Massimino đã từng là tập sư, là một nhà đào luyện tuyệt vời, rộng mở với những ý tưởng hiện đại nhưng đồng thời với việc  được khuôn đúc tốt trong những ý tưởng hiện đại, ngài cũng rất vững vàng và có nền tảng dựa trên các truyền thống Salêdiêng được chuyển giao cho chúng ta từ Don Bosco và Don Rua.

Rào kẽm gai quanh nhà Trạm Hành

Vì không đủ kinh phí làm hàng rào cọc xung quanh nhà Trạm Hành theo qui định lập Ấp Chiến Lược, nên chúng ta tự giới hạn mình bằng cách bao quanh nó bằng hàng rào thép gai. Cha Chung xin được các giáo dân Phát Chi ủng hộ công để làm việc này. Còn làm hàng rào sát nhau bằng cọc nhọn theo lệnh lập ấp chiến lược thì chúng ta không làm. Chúng ta có mười con chó luôn luôn sủa vào ban đêm để canh giữ khu vực này. Ngoài ra cha Chung không những sợ quân du kích sâm nhập, mà còn sợ cả lũ voi, gấu, hổ. Cha Chung cũng hàng tháng về Sàigòn đen về cho chúng ta  gạo, dầu ăn do Đức Cha Walche của Hội Bác Ái cung cấp. Còn rau thì đã có các tập sinh cấy lấy.

1963-1968: TỔNG QUÁT VỀ CÁC CÔNG CUỘC  

DON BOSCO THỦ ĐỨC, GÒ VẤP VÀ TRẠM HÀNH

Để cho dễ theo dõi tốt hơn bản tường thuật của cha Majcen, thiết tưởng cần bổ sung cho bản tường thuật của ngài bằng tập tài liệu ngắn rút từ cuốn “50 năm Don Bosco ViỆt nam[166]” liên quan tới hai nhà Thủ đức và Gò vấp.

DON BOSCO THỦ ĐỨC

Trước khi trở thành Đệ tử viện, nơi ương mần ơn gọi tông đồ cho Giáo hội và Tu hội, Don Bosco Thủ Đức có một quá trình kế tục phát triển nhờ ơn Chúa:

Tháng 01 năm 1955, gia đình Têrêsa được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm khoảng 70 em lớn ở lại sinh sống và lập nghiệp ở Buôn Ma Thuột cùng với cha Faugère; còn nhóm thứ hai đa số là nhỏ (khoảng 200 em) cùng với các tu sĩ Salêdiêng chuyển từ Buôn Ma Thuột về Thủ Đức, Sài Gòn.

Tại Thủ Đức, công cuộc của chúng ta được xây dựng trên một bãi cát rộng, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 20 cây số. Vào năm 1959 Don Bosco Thủ Đức trở thành Đệ tử viện đầu tiên. Một số em lớn học chương trình Pháp ở Mossard Thủ Đức, hoặc chương trình Việt ở Tiểu chủng viện Bắc Ninh bên cạnh. Còn các em nhỏ học chương trình Pháp ở nhà.

Niên học 1959 – 1960: Ngày 01 tháng 09 năm 1959, Don Bosco Thủ Đức gửi các em Cô Nhi xuống nhà Don Bosco Gò Vấp, còn lại 20 em tu sinh, và nhận thêm một nhóm đệ tử gồm có 50 em. Việc tiếp nhận được thực hiện qua việc giới thiệu của các cha xứ, không qua thi cử. Các tân đệ tử được chia thành 2 lớp: 30 em lớp Huitième (Lớp Nhất) và 20 em lớp Septième (lớp Sáu cấp II).

Về cơ sở vật chất, Don Bosco Thủ Đức cũng phát triển: nới và xây thêm khu nhà ngủ, nhà hội, các phòng lớp và nhà cơm. Trong niên học này, các bề trên cũng đã xúc tiến việc xây dựng nhà thờ và nhà hội nhằm đáp ứng con số càng ngày càng tăng trưởng của Đệ tử viện. Còn về nhân sự, Don Bosco Thủ Đức tiếp nhận thêm 2 thầy Hộ Trực mới là thầy Ngọc (De Meuleneare, người Bỉ) và thầy Phán (Fantini, người Ý).

Về việc huấn luyện đệ tử, ngoài việc huấn luyện tôn giáo và học vấn, đệ tử viện còn để ý tới các phương diện khác như: thể thao, âm nhạc, văn nghệ, sinh hoạt ngoài trời theo đoàn hay nhóm. Hằng tuần, các em đệ từ cùng các thầy hộ trực đi dạo qua các vùng lân cận. Còn hằng tháng có tổ chức một ngày cắm trại. Trong những ngày đó, các đoàn đi sinh hoạt cả ngày tại những địa điểm mình ưa thích, gồm có tổ chức những trò chơi lớn và nấu ăn. Hằng năm vào dịp hè, sau một tuần về thăm gia đình, các em đệ tử trở về Đệ tử viện và sinh hoạt hè tại chỗ hay lên Trạm Hành khoảng một tuần. Cuộc sống và sinh hoạt của Đệ tử viện được tổ chức vui tươi và thân ái như một gia đình.

Niên học 1960 – 1961: Một lớp học mới được tiếp nhận, cũng khoảng 50 em, được phân chia vào các lớp khác nhau.

Đặc biệt, trong niên khóa này, các Bề trên đã dành một phần nhà để mở Tập viện đầu tiên tại Việt Nam, gồm có cha Anrê Majcen làm tập sư, Thầy Giuse Hiên làm hộ trực và 9 tập sinh. Nhờ có nhà tập, cứ khoảng 3 tháng một lần, các em đệ tử được dịp dự khán các buổi trình diễn trường kịch; đồng thời cũng nhờ đó mà được giáo dục qua nội dung của vở kịch, như Numida, hai mươi năm sau, Cái Ba-tông của ông cậu, Bác dân chài sám hối, v. v.

Niên học 1961 – 1962: Mỗi năm Đệ từ viện mỗi phát triển về cơ sở vật chất, nhất là về nhân sự và con số các đệ tử. Cha Sung, Cha Phán, Thầy Lạc, Thầy Phương, Thầy Bích, Thầy Xuân, Thầy Luật, Cha Trang, Cha An, v. v…. lần lượt đến Việt nam để phục vụ tại Don Bosco Thủ Đức. Số đệ tử lên đến khoàng 200 em, được chia thành bốn đoàn: Besucco, Magon, Savio và Bosco. Niên học này, lớp tập sinh đầu tiên được khấn dòng vào ngày 22 tháng 8. Lớp tập sinh thứ hai được tiếp tục, nhưng sau vài tháng được chuyển lên Trạm hành, Đơn Dương. Ban đào luyện Nhà Tập được tăng cường thêm cha Chung và Cha Kim.

Vào dịp lễ thánh Trẻ Savio, để quảng bá ơn gọi, các Ban giúp lễ của nhiều giáo xứ được mời đến sinh hoạt mừng lễ và tìm hiểu Thánh Trẻ Savio. Các cha xứ rất nhiệt tình cộng tác trong việc này.

Để các phụ huynh có dịp tiếp xúc với Đệ tử viện và theo dõi việc huấn luyện con em của mình, Đệ tử viện cũng đã bắt đầu tổ chức Ngày Phụ Huynh hằng năm, gồm có Thánh Lễ mừng Cha Gioan Bosco, họp mặt, trao đổi, thể thao, thể dục và văn nghệ.

Lúc bấy giờ Don Bosco Việt nam có hai nhà: Don Bosco Thủ Đức và Don Bosco Gò Vấp. Don Bosco Thủ Đức là Đệ tử viện giáo sĩ, còn Don Bosco Gò Vấp là trường kỹ thuật, là Gia đình dành cho các em nghèo và mồ côi, đồng thời cũng là nơi đào tạo ơn gọi Sư huynh. Hằng năm, để tạo tình huynh đệ và liên dới, vào dịp lệ Bổn mạng của mỗi nhà, các Bề trên, cùng các em học sinh và các đệ tử quy tụ với nhau để mừng lễ, thi đấu thể thao và sinh hoạt giao lưu.

Niên học 1963 – 1964: Đệ tử viện ngày cáng phát triển. Số đệ tử được tăng thêm. Cơ sở vật chất được sửa chữa và trang bị nhiều hơn. Việc học và sinh hoat được tổ chức ngày càng chặt chẽ hơn. Các lớp mới tiếp tục học chương trình Việt, nhưng đã bắt đầu học tiếng Anh làm sinh ngữ chính. Cuối năm học lớp đệ tử khóa 1958 ra trường, một số được nhận vào Nhà Tập Trạm hành.

Niên học 1964 – 1965: Lớp nhà tập đầu tiên học tại Cheung Châu, Hong Kong lại trở về làm hộ trực các nhà Salêdiêng Thủ Đức và Gò Vấp là các thầy Quí, Ty, Uyển.

Kể từ năm 1965, việc tuyền sinh được tổ chức cho các em lớp 6 trong thời gian 3 ngày tại Đệ tử viện. Số em xin dự thi rất đông, nhưng chỉ có thể tuyển chọn 50 em.

Năm 1966: Để đáp ứng nhu cầu đón nhận thêm các ơn gọi, một trường tông đồ mới được mở ở Trạm hành để tiếp nhận thêm các em vào các lớp 6, 7, 8, 9.

Về phương diện Văn Thể Mỹ: các sân bóng đá, bóng rổ và bóng chuyền được nâng cấp để các em đệ tử có đủ phương tiện giải trí và phát triển năng khiếu. Ngoài ra, các lớp đàn nhạc, kèn, trống, đánh máy chữ cũng được tổ chức học tập và phát động thi đua mỗi năm.

Đến năm 1978, Đệ tử viện Don Bosco Thủ Đức không còn nữa! Kết thúc một giai đoạn lịch sử với nhiều ơn gọi cống hiến cho Giáo hội và Tu hội.

DON BOSCO GÒ VẤP[167]

Tháng 3 năm 1955, Gia  đình Têrêsa được chuyển từ Buôn Ma Thuột đến Thủ Đức, Sài Gòn.Tuy nhiên sau khi nhất trí, các Bề trên quyết định kiếm đất để lập một cơ sở khác dành cho các em học nghề, còn cơ sở Thủ Đức sẽ dành cho việc đào tạo ơn gọi dưới hình thức một Đệ tử viện.

Khu đất để chuyển các em học nghề về đây chính là khu đất Gò Vấp, được cha Cuisset mua qua nhiều giai đoạn.

Theo báo cáo của cha Tỉnh Ủy Luy Massimino (ngày 1- 6 – 1963), thì ở Gò vấp đã có 3 xưởng dạy nghề là điện, cơ khí và mộc và đã bắt đầu tổ chức tại đó thêm một đệ tử viện Sư huynh gồm có gần 100 đệ tử.

Đến tháng 10 năm 1963, tổ chức của nhà Gò Vấp đã được nhìn nhận là phức tạp, vì thế cần phải tách ra thành 3 công cuộc độc lập: Gia đình Don Bosco, Trường Kỹ thuật và Đệ tử viện.

Niên học 1964 – 1965: Đệ tử viện Sư huynh bắt đầu có những cơ sở sinh hoạt tách biệt, trừ xưởng dạy nghề.

Niên học 1965 – 1966: Vì một số hội viên Sư huynh mới khấn không thể sang Hong Kong, cho nên việc đào luyện sư huynh được trao cho Nhà Gò Vấp.

Niên học 1966 – 1967: Đường hướng cập nhật và nâng cấp các xưởng dạy nghề, nhầt là cơ khí, điện cơ khí và điện.

Niên học 1970 – 1971: Trường dạy nghề Gò Vấp trở thành Trung học Kỹ Thuật.

Niên học 1971 – 1972: Gò Vấp có 7 công cuộc: Đào luyện sư huynh, đệ tử viện Sư huynh, Nội trú, Trường Kỹ Thuật và huấn nghiệp, Lưu Xá Cựu học viên, Văn phòng Tỉnh ủy. Ban cố vấn cộng thể có nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch tổng quát.

Niên học 1972 – 1973: Chấp thuận phân chia nhà Gò Vấp thành 4 lãnh vực: Trường Trung học Kỹ thuật, Đệ tử viện Sư huynh, Cô nhi viện, Lưu xá. Mỗi lãnh vực có hội viên phụ trách, nhưng dưới một giám đốc duy nhất. Chuyển việc đào luyện Sư huynh và các đệ tử lớn đến Thủ đức.

Niên học 1973 – 1974:  Chỉ còn giữ lại ba hoạt động và phân thành hai cộng thể: Cộng thể Trường kỹ thuật kết hợp với Trường Tông đồ, dưới quyền một giám đốc và Gia đình Don Bosco dành cho các em mồ côi.

Sau tháng 05 năm 1975, Trường Kỹ thuật được bàn giao cho Bộ Cơ Khí Luyện kim; Trường tông đồ đóng cửa. Chỉ còn Gia đình Don Bosco và Văn phòng phụ tỉnh tiếp tục cho đến năm 1977 thì bàn giao cho Sở Thương Binh Xã hội.

DON BOSCO TRẠM HÀNH

Năm tập thứ ba:

Cha Massimino quyết định mở khóa nhà tập cho các tập sinh sư huynh vào tháng 1. Vì chưa đến mức giới thiệu vào nhà tập các bạn trẻ  đã hoàn tất lớp Đại Học Kỹ Thuật, nên ngài muốn ít nhất là có lập tức các sư huynh biết quán xuyến mọi việc thông thường (fac totum). Chúng ta rất cần có các sư huynh như thế để ứng xử với mọi việc trong các nhà chúng ta cũng như cho các nhu cầu, làm ý tá chăm sóc các bệnh nhân, đứng ra coi sóc các kho quần áo, vật dụng… Cha Majcen lập tức chuẩn bị đúng như yêu cầu. Ngài qui tụ những ứng sinh mà Việt Nam cũng như Hồng Kông đã biểu quyết chấp thuận. Thế là ngày 21 tháng 1, khởi sự khóa nhà tập với các thầy Thọ, Gioakim Thuộc, và hai thầy khác là  Dũng và Nhàn (hai thầy này sau này được cho hồi tục).

Đời sống Tập viện trở nên phấn khởi vui tươi khi Tết đến, nhà tập mời cha xứ Phát Chi tới mừng Tết, và vào lễ Don Bosco Đức Cha Đà Lạt tới hát lễ đại trào. Ngài chúc mừng công việc đã thực hiện và còn nói về Công Đồng Vaticanô II mà ngài đã được dự khóa họp thứ nhất, và về Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Và ngài khích lệ bắt chước đức tính nhân ái, tốt lành của Đức Thánh Cha đối với mọi người, một đức tính rất cần thiết trong thời đại này.

Năm tập thứ III kết thúc với việc tuyên khấn của ba thầy Thọ, Thuộc và Đường vào ngày 24 tháng 1 năm 1963.

Những vụ lộn xộn trong tháng 5

Việc tuyên truyền của cộng sản đã kích thích mối phiền hà giữa những người Công giáo và Phật giáo. Những người Công giáo thì trung thành với Tổng Thống Diệm, vì ông cũng là người Công giáo và bảo vệ người Công giáo. Những người Phật giáo chống lại tổng thống và được sự ủng hộ của Đại sứ Mỹ Lodge. Ông Lodge coi tổng thống Diệm có vẻ “giáo sĩ quá”, và ông bôi nhọ tổng thống ở ngoài nước. Vào dịp lễ Phật Đản, xảy ra những diễn biến ở Huế giữa các phật tử và cảnh sát, kết quả là có những người bị bắt, bị giết và bị thương. Những người phật tử cho bùng phát cơn giận dữ của họ chống lại các người Công giáo là những người hai ngày trước đã long trọng mừng một cách hòa bình Ngân Khánh của vị Giám Mục của họ.

Những diễn tiến này lại được nhắc lại tại các nơi khác và những âm vang  lên tới Đà Lạt là nơi Đức Cha Hiền đã căn dặn tất cả đừng lẫn lộn tôn giáo với chính trị. Tại Trạm Hành tất nhiên chúng ta vẫn thực hành một thứ chính trị duy nhất của chúng ta là “hãy coi Cha trên trời là Cha của tất cả mọi người” như Don Bosco đã căn dặn.

Cha Majcen nằm bệnh viện

Vào khoảng cuối tháng, cha Majcen phải vào bệnh viện Saint Paul tại Sài-Gòn để mổ thận. Mọi sự ổn thỏa nên ba tuần sau ngài xuất viện và dưỡng bệnh ở Tam Hà, tại dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ. Sự tế nhị và chăm sóc của họ làm cho ngài hoàn toàn bình phục. Vào khoảng cuối tháng 6, ngài cùng cha Duchesne đi xe lên Đà Lạt. Trên đường đi ngài gặp một cơn gió lốc mạnh tới mức phải dừng xe giữa đường một thời gian ngắn. Sau đó xe tiếp tục đi trong sương mù. Tới Đà Lạt, các ngài được các thầy La San tiếp đãi một bữa cơm ngon. Sau đó cha Majcen lên đường về tới Trạn Hành vào ngay buổi chiều hôm đó.  Con Chó Út trung thành là người bạn đầu tiên ra chào ngài.

Tĩnh tâm và thay đổi nhân sự nhà Trạm Hành

Các hội viên thích tĩnh tâm ở Trạm Hành vì khí hậu thoáng mát. Thầy hộ trực Hiên đã đi học thần học tại trường Bolengo. Cha Mat-thêu King là linh mục thụ phong năm 1962 tới Trạn hành thay thế thầy Hiên.

Kỷ niệm 40 năm đời tu của cha Majcen

Lễ kỷ niệm 40 khấn dòng của cha Majcen hầu như không được ai lưu ý tại Việt Nam, nhưng ở ngoại quốc đã được ghi nhớ bằng những bài viết bằng tiếng Slo-vê-ni-a và tiếng Anh trên một số tạp chí.

Cuộc Đảo Chánh

Những vụ tuyên truyền độc hại của các Phật tử và của người Mỹ chống lại tổng thống Diệm bắt đầu. Đức Cha Thục thì đi Rôma dự công đồng Vaticanô II, bà Nhu thì đi sang Mỹ để làm sáng tỏ cho chế độ của tổng thống. Cha Cuisset khi ấy đã làm hết sức để tổng thống ký giấy tờ hợp thức hóa cho các cơ sở Don Bosco vào ngày 15 – X – 1963.

Vào ngày lễ các thánh năm 1963, hai anh em Diệm Nhu ở Đà lạt, dự lễ các thánh tại Cựu Đan Viện Biển Đức. Hai vị được khẩn cấp mới về Dinh Tổng Thống tại Sai gòn. Tổng thống không chịu từ chức, dinh của ông bị bắn đạn pháo và có lính bao vây. Cả hai chạy vào đường hầm để trốn khỏi quân đội bao vây, và đến phía đường bên kia, rồi bí mật đi tới Chợ Lớn, tới nhà ông Mã người Trung Hoa. Tại đó hai ông dùng bữa tối, qua đêm, rồi đến sáng dự thánh lễ tại nhà thờ Trung Hoa do các cha Hội thừa sai Paris coi sóc. Hai ông rước lễ cách sốt sáng và cầu nguyện hồi lâu. Ra khỏi nhà thờ, hai ông không dùng cà phê người ta mời, nhưng rồi đại úy Xuân, một người hơi mất quân bình, đã sớm đẩy hai ông vào xe thiết giáp, và tại đó hai ông bị ám sát. Họ đưa hai ông nằm ở trong xe thiết giáp tới nhà thương Dòng Phaolô, để bác sĩ Pháp khám nghiệm. sơ Francesia nói rằng thi thể hai ông bị nhiều mũi đạn xuyên qua. Những người công giáo rất buồn bã và không có thể tin được. Chính cụ Hồ Chí Minh đã viết thư cho Đức Cha Từ để chia buồn và một nhóm người cộng sản đến xứ Phát Chi nói rằng họ chia buồn vì người Mỹ đã giết một trong những người yêu nước vĩ đại của nước Việt Nam.

Khắp nơi người ta cử hành thánh lễ cho vị tổng thống qua đời. Tướng Phật giáo Dương Văn Minh ôn hòa, có biệt danh là Minh Bự, được chọn làm tổng thống.

Rađiô cũng báo tin ngày 21 – XI – 1963 là chính tổng thống Kennedy, người đã cùng Lodge loại bỏ Ngô Đình Diệm, cũng bị ám sát tại Dallas Nước Mỹ. Lúc đó các giám mục và các Hồng Y ở Rôma đang dự khóa Công Đồng đã cử hành long trọng thánh lễ tang cho tổng thống Kennedy. Đức Cha Thục, giám mục Huế, đã than phiền tại sao các giám mục lại không cử hành lễ tang cho Tổng thống Diệm và hai người em của ông. Đức Cha Thục đã cử hành thánh lễ cho người em tổng thống của mình cách rất đơn sơ, và không có tất cả các đức giám mục Việt Nam có mặt tham dự. Đấy là một cú đau và một vết thương lòng to tát đối với Đức Cha Thục, và chẳng bao giờ lành nữa… Ngài đã mất các em, tất cả của cải và sụ tín nhiệm của rất nhiều giám mục, và của dân chúng. Trong những năm cuối đời ngài còn rơi vào nhiều vạ tuyệt thông của Tòa Thánh. Chúng ta Salêdiêng, cách riêng là cha Mariô, mất đi một người đã hết lòng yêu mến Don Bosco…Xin Chúa cho linh hồn ngài được an nghỉ đời đời.

Cha Cuisset bỏ dòng

Để mừng lễ thánh Anrê, 30 – 11 – 1963, bổn mạng cha Majcen, cha Cuisset Quý tới Trạm Hành thăm và biếu hai chai rượu ngon. Cha trò chuyện về nhiều chuyện và nhiều kế hoạch  phải thực hiện, như thể muốn dốc hết những gì mình tâm tư trong cõi lòng, nhưng khi được mời huấn từ tối và giải tội cho học sinh thì ngài chối. Sáng hôm sau, cha siết chặt tay chào biệt cha Majcen và đó là lần cuối cùng cha Majcen gặp ngài. Cha Massimino đã quyết định trao cho cha Cuisset Qúy điều hành tại Huế một công cuộc Salêdiêng mới và còn dự liệu cả việc nhờ cha Cuisset chuyển biến Don Bosco Gò vấp thành trường kỹ thuật có khả năng sử dụng tiếng Anh… Việc cha Cuisset Quý biến mất sau Giáng Sinh đã làm tiêu tan thành mây khói những kế hoạch này, bởi lẽ cha đã âm thầm rời bỏ Dòng vĩnh viễn để đi tới một miền khác. Hình như cha đã  học xong Đại học và tốt nghiệp trong những năm 1959 – 1963 nhờ sự trợ giúp của một cựu linh mục trong tòa đại sứ Pháp và sau  nhiều tháng xin Đức Cha Seitz lo cho cha được miễn chuẩn khỏi đời sống giáo sĩ từ Đức Cha nổi tiếng Lefebre ở Angiérie và được nhận vào làm giáo sư tại Phi Châu. Đó là một cú đau cho tất cả mọi người. “Đó là những mầu nhiệm của trái tim con người”, như cha Acquistapace đã bình luận. Từ Âu châu thâm nhập vào Việt nam nhiều thuyết có tư duy thế tục  hiện đại[168] gây sáo trộn tinh thần các tu sĩ và linh mục.  Nhiều năm sau này, một thông tin ngắn gọn của Tòa Giám Mục Algeri đã tới với văn phòng tỉnh dòng Hong Kong, báo rằng “Tòa Thánh đã chấp thuận cho cha Cuisset trở về với hoàn cảnh thế tục”. Phân ban Trẻ Cải Huấn Lyons được giải thể: Các em học sinh tại đó được chuyển sang một phần ở trường Gò Vấp, một phần ở Trạm Hành. Trong phúc đáp của ông Munier, chủ tịch câu lạc bộ Lyons, chúng ta đọc thấy rằng: “Ủy ban của Hội Lyons chúng tôi đã tiếp nhận tờ quyết định của quí cha là đóng cửa phân ban trẻ Lyons ở Gò Vấp, và đồng thời đồng ý với những sắp đặt của quí cha là sau việc ra đi của cha Cuisset, các cha sẽ hết sức lo cho các trẻ em Lyons cách tốt đẹp bao có thể. Chúng tôi chấp thuận để các khu nhà ở đấy sẽ được sử dụng cho các học trò nghèo… Và đấy chính là một tài liệu xác định sự ra đi của cha Cuisset. Sau này khu nhà của phân ban trở thành văn phòng Hội Cựu Học Sinh.

CÁC KHÓA NHÀ TẬP iii-IV

Khóa Tập sinh III có các sư huynh Giuse Thọ, Gioan Doãn, Giakim Nguyễn Hữu Thuộc. Có một tập sinh sư huynh Dũng không được chấp nhận khấn dòng.

Đồng thời cha Massimino cũng quyết định đưa 20 học sinh nhỏ nhất của phân ban “các em cải huấn thuộc hội “Sư Tử Nhỏ Ly-ông” lên Trạm Hành. Tại đây cha King với sự ân cần săn sóc của một người cha đã tái cải hóa các em, và còn tìm để các em hòa nhập lại với gia đình của mình. Có một em đã ăn cắp và mẹ em đã kêu cảnh sát đưa em vào nhà tù phạm pháp. Cha Cuisset đã cứu vớt em và cha King đã thay đổi được lòng của người mẹ để đón nhận em trở lại.

Sau tết, cha Massimino trở lại Hong Kong bằng máy bay, nhưng bỗng có tin một động cơ của máy bay bị cháy, và trong suốt ba tiếng đồng hổ, may bay phải bay trong trục trặc động cơ như thế. Phi hành đoàn đã cố gắng không cho vụ cháy lan rộng. Sau khi máy bay đáp xuống Hong Kong, và tất cả 14 xe bơm nươc đã cố dập tắt đám cháy… Anh em hội viên đã đón rước cha Massimino về nhà như đón ông Êlia đi xe rực lửa trở về trái đất.

Khóa nhà tập IV 

Năm tập IV bắt đầu ngày 16 tháng 8 năm 1963 với hai thầy là Giuse Chương Công Vinh, người Trung Hoa, tốt nghiệp trường kỹ thuất Aberdeen, Hong Kong và Vinh-sơn Chuyên, tốt nghiệp tiểu học, có tính tình tốt và chất liệu hảo hạng cho đời sư huynh. Dù chỉ có hai tập sinh, nhưng công việc của cha Majcen tăng gấp đôi vì phải giảng huấn bằng tiếng phổ thông Trung Hoa cho thầy Vinh và bằng tiếng Việt cho thầy Vinh-sơn Chuyên. Cả hai đều khá tiến bộ. Thầy Vinh tiến mau hơn vì rất thông minh. Thầy Chuyên tiến chậm hơn vì ít khả năng, nhưng biết tiếp thu từng ít một và điều gì hiểu được, thầy giữ kỹ trong lòng và suy niệm. Khóa nhà tập này sau tuần tĩnh tâm chung giữa các hội viên và các tập sinh, được kết thúc theo thông lệ  vào ngày 16 tháng 8 năm 1964, với việc tuyên khấn của thầy Cheung Koon Ving người Trung Hoa và thầy Vinh Sơn Chuyên người Việt.

1964-1967: CÁC KHÓA NHÀ TẬP V-VI-VII – TRONG NGƯỠNG CỬA CHIẾN TRANH – CUỘC CẢI CÁCH DO VATICANO II KHỞI XƯỚNG – VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ

Khóa tập V, VI và VII (1964-1967)  liên tục tiếp theo nhau và kết quả có khoảng 30 khấn sinh (12 + 12 +6). Những biến cố xảy ra vào khoảng thời gian đó được trình bày dưới đây cho dù không theo thứ tự thời gian.

Những Vấn đề Đổi Mới

Công đồng Vaticano II đã ban hành sắc lệnh Đổi Mới Tất Cả Các Dòng Tu. Tổng Tu Nghị Đặc biệt của chúng ta đã thảo luận sâu rộng về vấn đề này, nhưng cha Majcen phân vân không biết phải thực hiện các bài huấn đức của ngài làm sao và ngài phải ra những chỉ thị nào trong nhà tập. Trong số các hội viên, cha De Parscau người Pháp, các cha Arts và Donders người Hòa lan, và thầy sư huynh De Marchi, người Ý ủng hộ lập trưởng cải cách tận căn. Cha Majcen đã tham khảo một số vị Giám Mục (các Đức Cha Từ, Hiền, Đoàn, Chi), thậm chí còn tham vấn cả các Giám tỉnh dòng Phan-xi-cô và dòng Xitô, rồi xác định ý kiến của mình: Những đổi thay là cần thiết, nhưng phải thực hiện mà không làm phương hại đến tinh thần Don Bosco, không chỉ là Don Bosco của lịch sử, mà là Don Bosco với thời đại. Tinh thần đó đã đứng vững vào thời của ngài, thì vẫn còn đứng vững cho tới ngày hôm nay. Tuy nhiên ngài không muốn thực hiện bất cứ một thay đổi nào khi chưa có những chỉ thị rõ rệt của các bề trên. Cha Majcen thường đi Sài-Gòn để tham khảo với cha Acquistapace và cha Generoso Bogo. Một hôm cha từ Sài-Gòn trở về Đà Lạt với sư huynh Doãn, cha thấy giao thông bị gián đoạn ở cây số 113. Ở xung quanh vùng này đã xảy ra một trận chiến dữ dội giữa quân đội Mỹ và quân đội Cộng Sản: các máy bay bay lượn, đại bác, súng máy bắn xối xả trong khu rừng gần bên. Rồi lúc thì im lặng, lúc khác đạn lại réo. Khi xe đến gần khu làng có cuộc chiến đó, khói vẫn còn bốc lên từ các căn nhà cháy, và bền lề đường xác của những người chết với các phụ nữ và   trẻ em khóc lóc. Cũng tại đó người ta đã lôi ra từ một hố hai xác Việt Minh bị trói lại, tay vẫn còn súng. Đó là hình phạt của quân đội cách mạng cho những ai chạy trốn.

Những kỳ nghỉ hè và những khó khăn đi lại

Trong những thời gian nghỉ hè, các hội viên lên Trạm Hành để tĩnh tâm và nghỉ mát. Đôi khi các đệ tử Thủ Đức cũng lên nghỉ hè. Đã có lần giao thông giữa Sài-Gòn và Đà Lạt bị phong tỏa lâu ngày, nên buộc phải về bằng máy bay. Thật khó tìm ra phương tiện chuyên chở cho 59 đệ tử  trở về Thủ Đức. Việc đưa các tân hội viên sang Hong Kong học cũng rất khó khăn vì thủ tục xin giấy Hộ chiếu và chiếu khán vào Hong Kong.

Các đợt khấn dòng

Như đã được qui định, các đợt khấn dòng luôn được tổ chức tại Thủ Đức trong nguyện đường Đức Mẹ Vô Nhiễm. Các hội viên, cha mẹ tân khấn sinh và học sinh cũng như đệ tử của nhà Gò Vấp, Trạm Hành và Thủ Đức đều tham dự.

Trường Tông Đồ Trạm Hành

Ngôi trường này phát triển thành năm lớp. Hai lớp 7 có 140 em, hai lớp 8 có 140 em và một lớp 9 có 70 em.Tổng số 350 học sinh. Cha Chung là giám đốc đã xây một cụm nhà cần thiết như nguyện đường, nhà kịch, nhà hội, lớp học và nhà ngủ… Vì ông bếp qua đời, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán phục vụ nấu ăn trong một thời gian.

Tập Viện Trạm Hành

Các tập sinh ngoài việc dự lớp hướng dẫn tinh thần của cha Majcen, còn tập luyện trong việc hộ trực các đệ tử, với sự theo dõi của cha King. Họ trổ hết tài khéo trong các ngày lễ với những bài hát, văn nghệ và kịch trường… và thực tập làm những diễn văn hay những bài giảng ngắn. Họ cũng chăm lo dọn dẹp, bảo trì nhà cửa, và trồng rau, làm vườn. Nhà cũng có một chiếc xe hơi và một máy phát điện bởi vì binh lính cộng sản thường hay cắt những đường giây điện.

Cha Majcen cùng với cha Chung, cha King huấn đức và giảng lễ Chúa nhật cho các em đệ tử nhỏ. Các em vẫn sống sốt sáng và nề nếp như thời kỳ đầu của nguyện xá Don Bosco. Những công việc khác nhau trong nhà đã có các thầy sư huynh Doãn, Thọ và Thuộc chăm lo cách tốt đẹp

Cha Musso lo việc giải tội

Trước khi có cha Musso, các học sinh và hội viên phải đi sang giáo xứ bên cạnh để xưng tội với cha xứ hoặc các cha khác. Khi cha Musso Mai tới, ngài trung thành ngồi tòa để ban các ơn hòa giải cho những hối nhân. Ngài ban lời khuyên rất ngắn, nhưng đôi khi hối nhân không hiểu gì. Khi không có các hối nhân, ngài thường ngủ hoặc cầu nguyện! Cha Musso Mai có một tính tình đặc biệt, nhưng có một trái tim lớn. Mắt cha rất kém. Nhưng cha nhìn xem ít chừng nào, thì đôi chân cha lại đi lại nhiều chừng ấy. Tiếng Việt của cha rất đặc biệt, cha nói nhiều chừng nào thì người ta lại hiểu cha ít chừng nấy. Tại một căn nhà để trống, Đức Cha cho phép mở một nhà nguyện để phục vụ cho một số gia đình ở Trạm Hành vì họ không thích đến nhà thờ dân Bắc ở xứ Phát Chi. Cha Musso làm lễ cho họ, giảng giải cho họ bằng thứ tiếng Việt đặc biệt của ngài và những người tín hữu tốt lành này lắng nghe ngài, dù chẳng hiểu nổi các bài giảng của ngài. Nhưng họ hiểu được tiếng nói của ngài, đó là thứ tiếng của tình yêu thương. Ngài quả thực rất thương tất cả những người nghèo. Ngài tìm cách đến cứu giúp và nâng đỡ tất cả mọi người, không phân biệt có đạo hay không có đạo, cộng sản hay không cộng sản. Ngài không có nhiều để cho, mỗi tháng ngài tới nhà thương Đà Lạt để hiến máu. Sau đó thưởng thức một bữa ăn lửng tốt lành vào ban chiều, bữa đó ngài chẳng hề từ chối.

Nhưng tấm lòng ngài thì thật lớn lao đối với những người nghèo khổ, khiến cho ngài đi tìm sự trợ giúp về tiền bạc cho họ, nhất là cho dân chúng ở Trạm hành, Cầu đất. Do đó ngài viết thơ cho Fao, tức tổ chức cứu đói quốc tế, cho chính phủ Ý, cho cả tổng thống Mỹ, và dĩ nhiên là ngài chẳng được ai trả lời cả, cũng chẳng nhận được tiền chi cả. Vì chú tâm tới những người nghèo, nên ngài đích thân đi tới giới chính quyền dân chính và quân sự. Nhiều khi họ chẳng hiểu những lời ngài trình bày bằng tiếng Pháp, nhưng có những lần họ gọi vị thư ký của họ, rồi nói cho các người thư ký rằng hãy nghe và cố gắng hiểu xem ông linh mục này muốn gì và rồi cho ông ấy cái gì ông ấy muốn. Cha Majcen, rồi cả Đức Cha, và ngay cả các vị chính quyền muốn ngài đừng làm những cuộc thăm viếng như thế nữa, nhưng cha Musso chẳng chịu thua. Ngài bằng lòng với việc đóng vai “Một tiếng kêu trong sa mạc” phục vụ cho các người nghèo khó và thiếu thốn. Dân chúng là cộng sản hay không cộng sản cũng đều nhìn vị linh mục này với thiện cảm. Có lần ngài nhận được một số phân bón và cây mía, thế là ngài sung sướng như mở cờ, nhờ xe chở về Trạm hành cho ngài, dĩ nhiên là miện phí… Cha Musso chính là một ông thánh lạ lùng, nhưng có một trái tim vàng. Ngài qua đời ngày 12 tháng 10 năm 1978 tại Hong Kong, gần bên các Sơ chăm lo cho những người nghèo! Xin Chúa cho Ngài được an nghỉ muôn đời!

Giúp đỡ những người khốn cùng

Trong dịp mừng thọ 60 tuổi của mình (1904-1964), cha Majcen muốn cha Cappeletti, các cộng tác viên Mỹ chú ý một chút đến các Nạn nhân của cuộc chiến tranh đẫm máu. Bà Rosa – Maria dựa trên các thư của cha Majcen đã viết một cuốn sách về các Salêdiêng Việt nam mang tựa đề “Rộng Vòng Tay tiếp đón Những Đưa Trẻ”[169] trong đó tại chương 15 bà nói về Hoạt động của cha Dupont cứu giúp các đứa trẻ bị bỏ rơi, Làng Trẻ mồ côi Hà Nội, Những trẻ phạm pháp được cứu ra khỏi nhà tù và các công cuộc Cứu giúp SOS khác tại Việt Nam. Bà cũng nói về Công cuộc của ông Gmeiner del Kinderdorf, người có những liên hệ với cha Majcen. Cha Tersio Bosco sau đó đã viết một cuốn sách khác: “Những Người Kiến Trúc Nên Một Thế Giới Mới”[170] nói về cha Mario, Cuisset, và cả cha Majcen nữa. Cha Majcen viết thư cho văn phòng tài trợ ở New Rochelle để xin cha Capelletti trợ cấp bao có thể. Cha Capelletti lập tức gởi 1000 đô la là món quà trợ giúp thứ nhất, nhờ đó ngài có thể giúp được một số người bất hạnh, bị cảnh nhà cửa tan hoang và nhất là những em mồ côi. Cha Majcen và cha King tổ chức việc giúp đỡ ở Trạm Hành, cứu xét tất cả các nạn nhân không phân biệt người cộng sản hay không cộng sản, miễn là họ là những người đang cần đến gạo, học hành và thuốc men…Thế là một tổ chức liên hoàn những lá thư trao đổi được thực hiện khiến cho các tập sinh có thể luyện tiếng Anh bằng cách dịch dùm những lá thư để xin hoặc cám ơn những ân nhân mà cha Capelletti đã tìm được. Tại Tây Ban Nha, cha Bellido cũng lưu tâm cung cấp học bổng cho các đệ tử, nhất là những em mất cha hay mẹ, mất sự nương tựa. Mỗi khi có tin buồn về thân phụ của đệ tử qua đời tại chiến trường, cha Majcen cử hành thánh lễ hát cầu cho linh hồn của người qua đời. Những tin buồn đó đôi khi đến dồn dập cả mấy lần trong một tháng.

Tình bác ái đối với hết tất cả những ai thuộc cả bên này lẫn bên kia, khiến cho nhà tập được sự yêu thương của mọi người tới mức du kích quân không bao giờ gây hại cho Tập viện.

1964 – 1967: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI TẬP SINH – ỨNG SINH VÀO NHÀ TẬP

Việc tiếp nhận vào nhà tập      

Hiến luật qui định Ban cố vấn tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận các tập sinh vào nhà tập. Nhưng tại Hong Kong, các vị trong ban cố vấn luôn phàn nàn là các vị không hề biết cũng chẳng được thấy mặt các ứng sinh, thì việc bỏ phiếu tiếp nhận hay từ chối là một điều thật trớ trêu. Chỉ có các thành viên ban cố vấn phụ tỉnhViệt Nam là cha Mario, Majcen, Bogo, cha Chung mới biết được họ.

Rồi lại có lời cho rằng có nhiều người xin làm Salêdiêng để trốn quân dịch, hoặc với con số đông tập sinh, đệ tử như ở Việt Nam, chúng ta sẽ lấp đầy những nhân sự cho cả một giáo phận lớn. Thế nhưng việc từ chối một ơn gọi đích thực xem ra là từ chối một tiếng gọi quan trong của Chúa. Cho nên chúng ta đi đến quyết định cuối cùng là cứ làm theo Don Bosco là cứ thử thách tất cả, giữ lại những người mà chúng ta thấy là tốt. Hơn nữa việc giáo dục các ứng sinh cũng là một công trình giáo dục công giáo Salêdiêng cho họ, trừ khi có những em tác hại đến môi trường giáo dục mà thôi. Trên thực tế chúng ta đã giáo dục những em tại đệ tử viện hay ngay cả tại Tập viện để rồi sau này các em thi hành những nhiệm vụ trọng yếu trong xã hội, và vẫn luôn là các cựu học sinh yêu quí của chúng ta cho tới ngày hôm nay[171].

Quả thực hoạt động giáo dục khóa tập sinh này sang khóa khác  cũng khác nhau rất nhiều. Tuy nhiên cho tiện, chúng ta ghi lại ở đây danh sách các tập sinh từ khóa V cho đến khóa VII, trình bày vắn tắt phương pháp huấn luyện được táp dụng vào thời đó:

Khóa V: 1964-1965

Tập sinh tư giáo tuyên khấn Tập sinh sư huynh tuyên khấn Tập sinh ra
1)        Hoàng văn Bá

2)        Nguyễn Văn Đệ

3)        Nguyễn Văn Khi

4)        Trần Đình Cường Phùng

5)        Hoàng xuân Viện

6)        Nguyễn Văn Chấn

7)        Nguyễn Dậu

8)        Nguyễn ngọc Huệ

9)        Phạm Văn Thọ

10)    Nguyễn Văn Thường

11)    Hoàng Văn Xiêm

12)    Nguyễn Văn Bi

13)    TG Nguyễn Công Hoàng

14)    SH Phúc

Khóa VI: 1965 – 1966

Tập sinh tư giáo tuyên khấn Tập sinh sư huynh tuyên khấn Tập sinh ra
1)        LM Hoàng Phú Bảo

2)        Nguyễn Hưng Bảo

3)        Phạm Đình Khơi

4)        Nguyễn Văn Linh

5)        Hoàng Văn Phú

6)        Lê Hùng Sơn

7)        Nguyễn Văn Thêm

8)        Nguyễn Văn Tuân

9)        Trần Văn Viện mic

10)    Lê Hữu Tôn

11)    Huỳnh Truyền

12)    Nguyễn Văn Tỵ

13)    Tư giáo Chân

14)    Tư giáo Dần

15)    Sư huynh Truyền

Khóa VII: 1966-1967

Tập sinh tư giáo tuyên khấn Tập sinh sư huynh tuyên khấn Tập sinh ra
1)        Vũ Ngọc Đồng

2)        Nguyễn Tiến Hiệp

3)        Phan Thành Thuyêt

4)        Nguyễn Văn Hiển

5)        Thuc

6)        Nguyễn Văn Tuân

7)        SH Tâm

Một sự rối trật tự, hay một cuộc chiến giữa lập trường cũ và lập trường mới?

Để đi tìm cái ý thức đặc sủng chân chính của Don Bosco, Tu Hội Salêdiêng đã phải mất 2000 hội viên! Đây chính là một sự rối trật tự nơi các người Salêdiêng và đặc biết nơi các nhà trí thức Salêdiêng, những người kéo các người khác lùi lại phía sau. Ngay cả giữa các Salêdiêng Việt nam, rồi rộng ra, trong làn sóng từ Hòa Lan cho tới Ý, từ các tạp san dậy lên các làn sóng của các lý thuyết mới không được chấp thuận. Cha Majcen cảm thấy một nhu cầu canh tân trong đời sống tu trì nơi phụng vụ, nơi luật dòng, nơi việc dạy dỗ trong các tập viện, nơi cuộc sống, nơi công việc tông đồ Salêdiêng, như Công đồng Vaticanô II qui định, và nơi sự điều nghiên của các Tu nghị tỉnh và các Tổng Tu nghị theo qui định của Hội thánh. Đàng khác còn phải lo sao áp dụng, thích nghi đời sống tu trì vào Việt Nam, để trở thành một Tu Hội Salêdiêng cấp thế giới, mà vẫn giữ được bản chất Việt Nam.

Sau khi Công đồng Vaticanô II kết thúc ngày 8 – XII – 1965-

Đối lại với sự cắt nghĩa chân thất về Công đồng, những người cấp tiến tự nhận mình là những người có đầu óc sáng suốt, đã có rất nhiều những lời chỉ trích chống lại toàn thể thực tế hiện tại, và đường hướng mới mẻ của họ chẳng có một nền tảng vững chắc nào…[172]

Chúng ta phải là gì và phải từ bỏ những điều gì?[173] Xem ra đứng trước cảnh bối rối trật tự này, xem ra qui luật đơn giản của cha Luvisotto, một con người có bản chất tự nhiên rất cẩn trọng, chính là cái đứng vững nhất trong lãnh vực này: “Ai tiến bước chầm chậm, thì đi an toàn”[174]. Ngay cả các đức giám mục Việt Nam cũng trả lời cho cha Majcen y như thế. Hơn nữa chính cha Massimino, giám tỉnh của chúng ta, trên đỉnh cao của trách nhiệm… kiên quyết nẵm giữ cái cũ cho tới khi nào chúng ta đón nhận được những chỉ thị rõ ràng và có cân nhắc hơn[175].

Cha Vode, bạn của cha majcen, đã gửi cho cha Majcen từ nước Ý một vài cuốn sách mới rất hiện đại trong đó phản ánh thứ đường hướng có cân nhắc thích hợp hơn cho việc dạy dỗ tại nhà tập ở Việt Nam, sau cuộc cải cách củaVaticanô II.

Cha Phó Tập sư King hướng nhiều đến việc đào luyện một ý chí mạnh mẽ kiên trì trong những điều nền tảng, dựa trện đức tiết độ và nết na Kitô hữu và các nhân đức của Tin Mừng, là những nhân đức chẳng bao giờ thay đổi, mà chỉ thẳng tiến đến chỗ hoàn thiện hơn. Cha Tohill cũng đã  nhấn mạnh đến những điều thông thường, nhưng phải làm với sự hoàn hảo. Trong khi dạy các tập sinh, chúng ta sẽ từ từ học hỏi: đó là điều cả cha Majcen tập sư cũng như cha King đều nhất trí. Tuy nhiên, một cách đau đớn chúng ta cũng phải khẳng định rằng một ngọn gió cấp tiến tai hại cho Tu Hội vào năm 1975 đã thổi vào giữa các sư huynh Việt Nam…Họ coi như đó là thời điểm của Chuá Thánh Thần, nhưng là một thời điểm không có sự cầu nguyện và lời kêu cầu tha thiết: Veni, veni Sanctus Spiritus! Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến[176]

Cha Braga tới thăm

Ngày 1 tháng 3 năm 1965, cha Braga tới thăm Việt Nam để chúc mừng cha Majcen về sự phát triển công cuộc Salêdiêng tại Việt Nam. Ngài chính là vị tổ phụ công cuộc Việt nam, đã đi lại qua đây nhiều lần trong những năm 1934-1949, đặt hạt giống đầu tiên cho công cuộc Salêdiêng Roubin[177] tại Hà Nội vào năm 1941-1945, và công cuộc thứ hai tại Ha Nội vào năm 1952. Với tâm tư chân tình , ngài khuyên cha Majcen nên cẩn thận lựa chọn những ứng sinh cho đời sống Salêdiêng vì ngài nói: “Những ứng sinh đó là nền tảng của Tu Hội tại đất nước này, rồi ngài kết luận, cha hãy đặc biệt vun xới lòng sung kính và các nhân đức của Đức Mẹ Maria.”

Khánh thành Nguyện Đường Tập Viện

Nhà Nguyện được xây dựng ít một song song với nhà Hội theo tiêu chí của cha Majcen là xây dựng từ từ, đơn giản bao có thể, khi nào có thợ và có tiền bạc. Gạch mua từ đan viện Châu Sơn, xi măng qua nhà nước gỗ từ rừng thông của nhà, do các tập sinh chuẩn bị, cách riêng là các tập sinh sư huynh. Nhà được làm phép trong tháng 10 năm 1965, nhằm ngày Chúa Nhật Truyền giáo, có cả cuộc triển lãm truyền giáo mà dân chúng và các tập sinh rất thích thú theo dõi. Vào lễ Chúa Ki-tô Vua, thánh lễ đồng tế đầu tiên được cử hành tại đó với các cha Majcen, cha King và cha Bảo năm đó là tập sinh.

Trao Tu Phục và huy hiệu tại Thủ Đức

Biết được có cha Tohill hiện diện tại Thủ Đức, trước kia đã từng là bề trên tỉnh, nay là thành viên Ban Tổng Cố Vấn, cha Majcen xin thiếu tá chỉ huy Hoa Kỳ giúp 17 chỗ trong máy bay, một cho bản thân ngài, một cho cha King và 15 chỗ cho các tập sinh. Được sự chấp thuận của vị chỉ huy, các tập sinh bay về Sài-Gòn và tới Thủ Đức. Có bẩy tập sinh tư giáo đón nhận tu phục từ tay cha Tohill, và 7 sư huynh đón nhận huy hiệu và một tập sinh linh mục cha Micae Bảo đón nhận cây nến được làm phép. Các đệ tử Thủ Đức và Gò Vấp tới tham dự trong không khí mừng lễ, với những bài thánh ca du dương hòa với các loạt tiếng súng máy và tiếng ì ầm của đại bác ở cách xa đó khoảng 10 cây số.

Cha Majcen dự tĩnh tâm tại Hong Kong

Năm 1967, cha Majcen sang Hong Kong dự tĩnh tâm và họp các giám đốc. Trong dịp này, ngài sung sướng gặp lại cha Geder và cha Pavlin (là những cha dòng Xitô người Slo-vê-ni-a) đang làm việc giữa các tu sĩ trẻ. Ngài cũng sang thăm các thầy tư giáo theo học Triết tại Cheung Châu. Tại đây các thầy tư giáo đã bất ngờ tổ chức một buổi văn nghệ quảng diễn đường trường thánh giá của Tu Hội, từ ngày đáng ghi nhớ 3 tháng mười, 1952 cho đến cuộc di cư, các cuộc chiến tranh, tới nay (1967) với những ước mơ và lời cầu nguyện cho tương lai.

Việc dịch Hiến luật và Qui chế (1965-1966)

Ngay từ năm 1960 cha Majcen cùng với Thầy Hiên và các tập sinh đã bắt đầu dịch Hiến luật. Với tập sinh linh mục Bảo, cha tiếp tục ấn bản canh tân thứ hai. Lần này cha Majcen lại thực hiện công việc này với một sự đòi hỏi chính xác hơn về mặt từ ngữ, để diễn tả đúng đặc sủng của Don Bosco. Đây là một công việc mệt nhọc, lâu dài và cần thiết trong việc  chuyển đạt cách thâm sâu tinh thần Salêdiêng. Với cuộc kỷ niệm 400 năm ngày sinh của thánh Phanxicô Salê[178], một vị thánh cha Majcen yêu quí cách riêng, cha đã giảng về cuốn sách Filoteo và về gương  thánh Gioan Bosco.

Lý tưởng truyền giáo của cha Majcen

Tại một thung lũng gần Trạm Hành có một thôn xóm người K’ Ho với một già làng đã xin các cha Hội Thừa Sai Paris rửa tội cho họ cùng với những người thuộc các thôn xóm khác, khoảng độ 150 người. Tiến trình chuẩn bị rửa tội đã qua những giai đoạn sau: thứ nhất thầy Pháp sư đốt tất cả những đồ cúng, kế đến là thời gian học giáo lý kéo dài khá lâu, rồi đến buổi lễ tuyên xưng Kinh Tin Kính và đọc các kinh khác. Các cha thừa sai cùng họ thiết lập nhà nguyện ngay tại thôn xóm của họ để họ cầu nguyện, và dự thánh lễ. Thời điểm cuối cùng ĐứcGiám mục và các cha tới, trong đó có cả cha Majcen. Đức Giám mục học một số câu hỏi bằng tiếng K’ Ho về những ý hướng xin rửa tội của họ, rồi các ngài đổ nước rửa tội trên tất cả 150 người, cho họ rước lễ lần đầu và chứng hôn cùng  chúc lành cho một số đôi hôn nhân. Trong một nước Việt Nam đang trong chiến tranh, đây quả là một buổi lễ rất đẹp ngay trong giữa lòng rừng sâu.

Cha Majcen lợi dụng cơ hội này để nói với các tập sinh chuẩn bị mình trở thành các người truyền giáo cho các bộ tộc dân tộc này. Sau đó, theo ý của Đức Cha Hiền, Cha Majcen cùng các tập sinh đi tới vài làng dân tộc khác gần Đà lạt, để nói chuyện với các linh mục hội thừa sai. Các ngài đang tạo nên bản chữ cái và tự vựng tiếng K’ Ho, rồi dịch kinh thánh lễ, các kinh khác và Phúc âm sang tiếng này. Các người truyền giáo tin lành đã làm rất tốt trong lãnh vực này.

Cha Majcen rất được an ủi khi thấy sau này, kể từ những năm 1975 trở đi, ba Salêdiêng trong số các tập sinh của ngài đã  là những người truyền giáo làm việc cho đồng bào dân tộc. Công việc bị gián đoạn ít lâu, nhưng vẫn tiếp tục sau này[179]

Hiện nay việc truyền giáo cho đồng bào các dân tộc thiểu số mà một trong những mục tiêu chính của công cuộc Salêdiêng Việt Nam.

1964-1968: CUỘC ĐỐI ĐẦU ĐẪM MÁU GIỮA
QUÂN ĐỘI CỘNG HÒA VÀ QUÂN ĐỘI CÁCH MẠNG

Những cuộc đảo chính – Những chuẩn bị chiến tranh

Sau cái chết của tổng thống Diệm, một số cuộc đảo chánh kế tiếp theo nhau trong một thời gian ngắn, trong đó một vị Tổng thống hạ bệ một vị tiền nhiệm lại sớm bị hạ bệ bởi một người khác. Rốt cuộc, ông Thiệu, một con người ôn hòa, lên làm tổng thống được một hạn kỳ khá lâu dài. Cụ Hồ Chí Minh đã cho chuyển nhiều quân nhu và quân đội xuyên qua con đường mòn mở cách bí mật trong rừng sâu và đi xuyên qua Mũi Giáng nổi tiếng nằm giữa nước Lào và Việt Nam.

Con đường này bắt đầu từ đèo Mụ Già gần thị trấn Vinh – với hải cảng Bến Thủy – thuộc tỉnh Quảng Bình của Bắc Việt, xuyên qua lãnh thổ Lào rồi đâm sâu về phía Nam song song với biên giới Lào – Việt. Ðường mòn Hồ Chí Minh giao tiếp với đường số 9 là trục lộ Ðông – Tây nối liền thị trấn Ðông Hà thuộc miền Nam Việt Nam và tỉnh Savanakhet của Lào tại hai điểm quang trọng, đó là thị trấn Tchépone và Mường Nông. Hai trung tâm chuyển tiếp mấu chốt dùng làm nơi dưỡng quân và có nhiều kho quân lương, vũ khí này được cộng quân đặt cho bí danh 604 và 611 nằm đối diện với hai tỉnh cực bắc Quảng Trị, Thừa Thiên của miền Nam Việt Nam. Ðây là những địa điểm chính của Cộng Quân dùng làm bàn đạp để đẩy mạnh những cuộc tấn công và xâm nhập lãnh thổ Quân Khu I và II của VNCH. Họ đóng quân cách rất bí mật dọc theo các trục đường dài, và từ đấy họ kiểm soát giao thông. 

Hằng tháng, cha Chung phải từ Trạm Hành xuống Sài-Gòn mua gạo, nên thường bị những người lính này chặn lại tại những nơi hẻo lánh. Tuy nhiên với tài hùng biện của giọng nói Tàu –Việt của mình, ngài chứng tỏ được rằng gạo này là mua cho các ñöùa trẻ nghèo và mồ côi do chiến tranh, và nhờ thế ngài có thể veà tới nhà Trạm Hành an toàn cùng với món hàng Quý báu cho cuộc sống đó.

Thuế

Tập Viện Trạm Hành được miễn tất cả các loại thuế. Nhưng những người khá giả tại những nơi này thì không phải vậy: họ phải trả hai thứ thuế, một cho chính quyền và một cho những người cộng sản. Đó là điều kiện cần thiết để được sống an bình. Chính các công ty trà và cây cao su cũng phải chấp nhận những điều kiện thuế má này. Ngay cả các cha khổ tu dòng Châu Sơn cũng phải nhường những cặp bò của họ để nuôi binh lính du kích.

Dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ Maria, bộ ba cha Majcen, cha Chung và cha King có thể sống yên ổn: Tập sư huấn luyện các tập sinh; cha King giúp ngài trong việc đào tạo và dẫn dắt tập sinh vào các môn học mà họ sẽ phải theo học trong thời gian hậu Tập viện. Về phần mình cha Chung dạy các đệ tử là những viên đạn tốt nhất để bảo vệ chúng ta chính là tràng hạt mân côi. Ngoài công việc thông thường, Cha Majcen còn tiếp tục dịch những sách Salêdiêng sang tiếng Việt, viết lách về công cuộc Salêdiêng ở Trung Hoa, rồi ở Việt Nam, nghĩa là nói về  công cuộc của cha Dupont ở Hà Nội cho tới khi cha tử đạo, công việc của cha Seitz Kim ở Ba Vì cho tới Thị Xã Ki-tô Vương tại Hà Nội, là công cuộc được chuyển giao cho người Salêdiêng. Ngài cho dịch các bài nguyện ngắm về Don Bosco và những cuốn tiểu sử nhỏ bé khác (Cha Olive, Đức Ông Cimatti, và Đức Cha Matthias v.v….). Cha Isidorô Lê Hướng chỉ trích văn của các bản dịch này, nói là văn viết chưa hay, nhưng cha Majcen nghĩ rằng tốt hơn là có một cái gì đó bằng tiếng Việt, còn hơn là không có gì cả. Những sách nhỏ này rất cần thiêt để biết và đào sâu về đặc sủng Don Bosco, như công đồng muốn, và hữu dụng cho việc chuẩn bị các tuần chín ngaøy, caùc cuộc hội thảo.

Những cuộc thăm viếng của hổ cái

Vào những thời gian đó một con hổ cái nẩy sinh những ý tưởng chẳng lành là thực hiện những cuộc thăm viếng Tập Viện vào ban đêm. Cứ thế đêm này sang đêm khác, khi thì cướp đi một con heo, khi thì con chó… May mắn có những người lính đi săn ban đêm đã hạ được nó, buộc chặt nó vào cây tre chắc, rồi khieâng nó về Đà lạt bán cả da, cả bốn cẳng, cả mỡ làm thuốc bôi và xương. Đấy thật là một biến cố lớn cho lũ trẻ nhỏ và cả cho người lớn chúng ta nữa.

Một vũ khí ma quỉ

Quân đội Hoa Kỳ càng ngày càng củng cố uy thế và gia tăng oanh tạc. Những người cộng sản nại đến thứ vũ khí ma quỉ để đánh bại họ: Hủ hóa đời sống, mỹ nhân kế và ma túy, và dẫu sao cũng phải nhận rằng thứ vũ khí đó đã rất hữu hiệu cho họ.

 Chuyến đi Sài-Gòn

Cha Acquistapace, bề trên tỉnh ủy của Việt Nam, được trợ giúp bởi hai cố vấn là Cha Bogo Quảng và cha Majcen. Vì vậy cha Majcen thỉnh thoảng phải xuống Sài-Gòn họp. Một hôm vì con đường Đà Lạt – Sài-Gòn bị gián đoạn, nên ngài phải hành trình xuống Sài-Gòn trên một trực thăng Mỹ, cùng với một phi công và một phụ tá phi công. Ngài ngồi trên trực thăng với một chút sợ hãi khi thấy trước mắt mình một khoảng không 6 ngàn mét. Thế rồi khi bay trên các rừng rậm, ngài nghe viên phi công nói tại đó có nhiều toán quân cộng sản ẩn nấp. Chỉ cần một viên đạn nhỏ bắn qua là khiến phi công  sẽ rớt xuống cùng với trực thăng. Tại Gò Vấp, sau những cuộc thảo luận của ban cố vấn (về tiếp nhận tập sinh, các chương trình học và việc đào luyện, các kế hoạch cho tương lai), ngài cũng nhân dịp này đi thăm nhiều nơi. Ngài đi thăm văn phòng Bác AÙi (Caritas) để đảm bảo có gạo cho Trạm Hành, ngài thăm nhà dòng kín Carmêlô để đảm bảo sự trợ giúp thiêng liêng của các nữ tu dòng kín và để có thể được thấy các thư của thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su được gìn giữ cẩn thận ở đây. Với những lời lẽ nồng nàn phát xuất từ đáy lòng, thánh nữ đã xin ơn vào dòng Camelô để cầu nguyện cho các nhà truyền giáo và những dân ngoại ăn năn trở lại. Ngài đi thăm Đức Khâm Sứ Tòa Thánh để xin gia hạn sổ hộ chiếu Vaticanô của ngài. Đức Khâm Sứ hứa sẽ đi thăm Trạm Hành và xin ngài tháp tùng để viếng thăm chùa Cao Đài nổi tiếng mới khánh thành gần đây.

Đi tham quan chùa Cao Đài

Khi bước vào trong chùa, ai nấy phải bỏ dép ở ngoài. Vào trong chùa, người ta ngước mắt nhìn thấy ngay Một Con Mắt của Thiên Chúa giữa một hình tam giác. Ở dưới hình tam giác, các tượng Đức Phật, cùng các tượng Khổng Tử, Lão Tử, Thánh Tâm Chúa Giê-su, Đức Mẹ Pha-ti-ma, Tôn Dật Tiên và Victor Hugo, thánh Giăng D’ Arc và bức mô hình hang Lộ Đức. Ngoài ra còn có những cảnh tượng tại hỏa ngục với những hình khổ dành cho những ai bị luận phạt, trong đó có cả cảnh về ma quỷ đang dùng cưa để xẻ tội nhân ra từng miếng một.

Những ý tưởng lộn xộn

Chiến tranh diễn ra lâu dài tạo nên nơi dân chúng một sự lộn xộn lớn lao về các ý tưởng: người ta thấy đó đây những bài viết yêu cầu người Mỹ hãy ra đi và thậm chí có cả một ni cô giữa đám hoa, nến, đã dội xăng vào người rồi tự thiêu! Ngay tại Đại học cũng làm tăng thêm sự lộn xộn khi phổ biến các tư tưởng của ông Sartre. May mắn là các giáo sư Đại Học Công Giáo Đà lạt hoàn toàn là người Việt Nam và tất cả đều được đào luyện tốt, nên chỉ dạy cho các học trò của mình những giáo thuyết đúng đắn.

Cha Majcen luôn luôn ghi nhớ câu hỏi cha Braga nêu ra cho ngài: Cha đã đào tạo được bao nhiêu Đaminh Savio? Ngài đã cố gắng đào tạo tại Trạm Hành giữa các Tập sinh của ngài bấy nhiêu những Don Bosco bé nhỏ.

Tại sao là nhận nhiều đệ tử đến vậy?

Phương thức tiếp nhận dễ dàng vào Đệ tử viện của chúng ta đã tạo nên một số những phê phán. Họ nói: Ngoài các tập sinh và các hội viên đang trong đào luyện, các Salêdiêng còn có 200 đệ tử ở Trạm Hành, 300 đệ tử ở Gò Vấp. Anh em sẽ làm gì với bấy nhiêu người? Cha Majcen đã trả lời: Với nhiều ơn gọi như thế, chúng tôi sẽ có khả thể thực hiện một sự chọn lựa tốt, và trong số những em không được trở thành Salêdiêng, chúng tôi sẽ đào tạo nên “những Salêdiêng giữa đời”. Họ trong tư cách là các nhà truyền giáo giáo dân, sẽ đem tinh thần Don Bosco vào trong gia đình của họ. Quả vậy, phần đa các học sinh của chúng ta vẫn mãi mãi là những cựu học sinh Salêdiêng đầy thân ái.

Năm Tập thứ VIII:  1967 – 1968

Nhà tập khóa VIII: 1967 – 1968

Những Tư giáo khấn Những Tư giáo khấn NhữngTư giáo không khấn
1)                       Hoàng Văn Hinh

2)                       Gioan  Đinh Tiến Hướng

3)                       Giuse nguyễn VănQuang

4)                       Phêrô Đỗ Văn Thuấn

5)                       Phêrô Hoàng Đình Thụy

6)                       Giuse Nguyễn Văn Hữu

7)                       Giêrôm Nguyễn Đức Mạnh

8)                       Antôn Nguyễn Văn Vỵ

9)                       Phêrô Đức

10)                   Giuse Tâm

11)                   Giuse Thắng

Năm tập ấy có tất cả 11 tư giáo. Năm ấy không có các tập sinh sư huynh bởi vì do chúng ta đã có đủ số các sư huynh “làm tất cả các chuyện ở trong nhà”, nên chúng ta hiện đang chuẩn bị các đệ tử hướng đến đời sư huynh tại Gò Vấp vào việc học cao đẳng trước khi vào Tập viện. Chúng ta muốn chuẩn bị các Giáo viên có văn bằng tại Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật cho trường Gò Vấp cũng như cho các trường Kỹ Nghệ và Kỹ Thuật khác mà chúng ta hy vọng sẽ mở sau này. Những trường như thế rất được mong mỏi bởi một số các Giám Mục.

Trong số 11 tập sinh, có ba người rút lui vào cuối năm tập. Số 8 người còn lại có năm người hiện là linh mục (một trong số họ đã bị giam trong tù, như những người tuyên xưng đức tin) và có ba người sau khi đạt đến chức phó tế, vẫn còn chưa có thể phong chức linh mục sớm sủa, bởi trong chính thể hiện tại, các việc phong chức bị chính quyền giới hạn. Sự việc hy vọng sẽ đổi thay!

Cái Tết đầy tính bi kịch

Dưới ba ngọn cờ. Việt Nam khi ấy có 3 chính quyền: Chính quyền Hồ Chí Minh tại miền Bắc (cờ đỏ sao vàng). Còn chính quyền lâm thời Miền Nam (cờ xanh đỏ) của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, có trụ sở đặt tại Long An (gần đền Đức Mẹ Bến Tre). Chính quyền này tuy là cộng sản, nhưng luôn tỏ ra dân chủ hơn là chính quyền miền Bắc. Chính quyền này kiểm soát những vùng đã được giải phóng. Tiếp đến là chính quyền Sài-Gòn (cờ vàng ba sọc đỏ) do tướng Thiệu lãnh đạo với phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ do nhân dân bầu lên một cách tự do vào tháng 9 năm 1967.

Quân đội Hoa Kỳ đảm trách trực tiếp việc phòng vệ thị trấn, nhưng nơi có đồng bào di cư từ miền Bắc vào và các trục lộ giao thông. Các Salêdiêng sống an vui dưới sự che chở của Chúa vào giai đoạn ấy. Họ sống khá an toàn.

Mừng lễ tại Gò Vấp

Ở Gò Vấp cử hành lễ kỷ niệm 15 năm cha Majcen ở Việt Nam, có mời Đức Cha Seitz Kim đến dự. Có 500 học sinh tham dự buổi lễ. Đức Cha Seitz Kim nói chuyện với các học sinh, nhắc lại chuyện lịch sử công cuộc giới trẻ bắt đầu từ Núi Ba Vì và cuối cùng đi đến Sài-Gòn sau biết bao chuyện đã xảy ra. Ngài nhắn nhủ các cựu học sinh phải giúp đỡ và thương yêu lẫn nhau, còn cha Majcen thì lên tiếng nhắn nhủ họ hãy tiếp tục sống trong xã hội đời sống Ki-tô hữu mà họ đã được học tại trường. Đây là một lễ vui vẻ và long trọng. Không một ai trong số các học sinh hay rằng lưỡi gươm của Democlès (thần chiến tranh) đang giương lên trên cổ họ.

Những đám ma giả tạo

Đứng trong nhà Gò Vấp, cha Majcen lấy làm lạ sao có hết đám ma này tới đám ma khác nối tiếp nhau diễn ra rất long trọng, với kèn trống, có các nhà sư nhà sư áo vàng đi theo. Người ta nói rằng tại Việt Nam có thói quen giữ  xác chết trong nhà để đợi giờ lành mà an táng trước khi tết đến. Sau này cha mới biết được rằng trong những quan tài đó không có các thi hài, mà chỉ có súng đạn và các quân trang được chuyển đi một cách bí mật như vậy.

Ngày 12-1-1968, cha Majcen trở lại Trạm Hành. Cứ 15 phút lại có chuyến bay từ Sài-Gòn đi Đà Lạt, mỗi chuyến  chở độ 60 người, và trên khắp đường phố đầy ắp các xe buýt chở những người ăn mặc đẹp đẽ, mang về nhà mình những món quà Tết lồng trong những hộp nhiều mầu với chữ Phúc nổi bật lên.

Thảm Kịch

Cha xứ Phát Chi tới thăm cha Majcen và thông báo rằng ngay từ hôm 30, quân đội Cộng Sản đã đồng loạt tấn công tất cả các thành phố Việt Nam, và Đà Lạt bị dội bom vào đêm 31 tháng 12 và mùng một tháng 1, và hàng không đã ngưng phục vụ. Hãng xe đò cũng thế. Rốt cuộc cha Generoso Quảng mới giảng tĩnh tâm ở Trạm Hành xong, cũng không thể trở về Sài-Gòn được. Thế là những người vùng Cao Nguyên bị chặn lại và không thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài nữa. Cha Hóa tới thông tin cho cha Majcen nhiều tin tức mới. Ngài thấy trong truyền hình nhà Gò Vấp và Thủ Đức đầy ắp những người di tản. Mỗi nơi khoảng 10 đến 12 ngàn người. Cha Majcen nghe chiếc rađiô nhỏ của mình cũng biết những thảm cảnh, những đổ nát, những người chết và mối hoảng loạn và lo sợ chung giữa dân chúng. Từ khắp nơi người ta nghe thấy những tiếng rì rầm của các phi cơ và tiếng dội bom. Tại Tập viện, tất cả sống trong hồi hộp, chờ đợi cho cơn bão tố tan đi. Tiếng chó sủa trong đêm cảnh báo chúng tôi về “các người bạn hữu” đi qua ngay cả nơi chúng tôi đang ở. Sau đó cha Majcen biết được rằng tại Gò Vấp và Thủ Đức người ta hãi sợ tiếng súng máy và tiếng đại bác, nên đến ẩn náu trong các nhà chúng ta, làm bằng bê tông cốt sắt, nên có độ an toàn hơn. Các Salêdiêng cung cấp lương thực nuôi sống họ, và có sự giúp đỡ của các Ki-tô hữu khác, họ lo ổn định trật tự cho đám đông dân chúng này, lo sao cho họ không thiếu nước uống và trà, để họ có được những chỗ vệ sinh cần thiết, nơi chốn để ngủ cho mọi người bao có thể trong những hoàn cảnh cụ thể này, và cũng cho họ có nơi dấu các của cải Quý giá mà những người di tản này đã có thể mang theo với mình. Không thiếu những người cộng sản trà trộn vào giữa đám dân chúng, nhưng họ đã sớm bị phát giác và được mời đi. Dịp nguy hiểm này đã khơi dậy nơi lòng mọi người việc nại đến sự cầu nguyện: Các Ki-tô hữu lần hạt còn các phật tử thì vừa kêu cầu vừa lần những hột tràng hạt to tướng.

Trạm Hành là nơi khó giải quyết những vấn đề như gạo và điện thắp sáng, bởi lẽ không thể mua những thứ ấy ở đâu khác được. Suốt ngày ai nấy chỉ biết cầu nguyện, xin Chúa ban sự bằng yên cho các hội viên, cho học sinh và phụ huynh mà tất cả mọi người đều biết là đang lâm cảnh nguy hiểm. Trong đêm 12 tháng 2, quá nửa đêm một chút, có tiếng bom nổ vang âm từ Cầu Đất, cách nhà chúng ta chừng 5 cây số. Quân cộng sản đã tấn công đồn lính ở đó, nhưng ông chỉ huy trưởng đã gọi điện cho toán quân Hoa Kỳ đóng tại trạm phát sóng truyền thanh. Họ đã lập tức chiếu sáng toàn vùng với ánh đèn rất mạnh, để cho phép máy bay ngay lập tức có thể bay tới, và dùng súng liên thanh bắn những quân tấn công. Họ đã rút lui, mang theo với mình những người bị thương của họ, rồi tiếp tục bắn từ trong rừng.

Đánh giá cuộc tấn công này, quân Cách mạng không có được sự thiện cảm của dân chúng, trái lại họ buộc phải nhận ra được rằng dân chúng chỉ sợ họ chứ không có cảm tình với họ. Đây là một thất bại thật sự cho cụ Hồ Chí Minh và đảng của ông. Tại Cầu Đất, các nạn nhân chính là một tá những người cộng sản gồm những thanh thiếu niên 17 hay 18 tuổi, một người lính quân đội quốc gia và một bà già đáng thương. Tất cả đều được chôn cất trong danh dự, ngay cả những người cộng sản đáng thương. Cũng có khoảng 25 người bị thương trong số dân chúng và nhiều nhà bị tàn phá.

Lá thư ngày 24-7-1968

Theo những sắp đặt của chính phủ, thì các học sinh của chúng ta có thể sau một kỳ nghỉ hè ngắn ngủi, sẽ lại bắt đầu năm học mới sớm hơn với tất cả các em gồm cả các em mới và cũ. Các em nói là chúng ta sẽ nghỉ hè khi có thời tiết tốt, trời không mưa. Sau những thaùng năm và tháng sáu cho tới tháng chín mùa mưa đã bắt đầu, là lúc khi hậu rất thuận lợi, mát mẻ cho công việc học hành.

Cuộc hành hương vá tông vương của Tương Đức mẹ Phatima đ4 được giáo dân đón nhận và tôn kinh cách nồng nhiệt, và đông đaûo. Mẹ Maria Phatima đến với mỗi gia đình, ngay cả tại nhà Trạm Hành của chúng ta, nơi người ta tụ tập, cầu nguyện, hát xướng, lần hạt ngày và đêm, cho tới khi Mẹ được rước bằng xe ôtô có đầy hoa sang một xứ sở khác.

Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy[180]

Hội nghị Trung ương 14 khoá ba họp vào tháng 6 năm 1967 đã quyết định mở cuộc tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu thân năm 1968 để đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lên một bước mới, giành thắng lợi quyết định.

Suốt 6 tháng trời nỗ lực ráo riết, việc chuẩn bị về cơ bản đã hoàn thành – cần có một cuộc họp Bộ Chính trị để rà soát lại toàn bộ mọi công tác và hạ quyết tâm chiến lược, cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Lúc này Bác Hồ đang nghỉ ở Bắc Kinh. Ra đi từ ngày 5-9-1967, bây giờ đã vào cuối năm. Sáng ngày 21-12-1967, Văn phòng Trung ương điện sang mời Bác trở về dự hội nghị Bộ Chính trị sẽ khai mạc vào sáng 28-12-1967.

Bấy giờ tối thứ bảy, ngày 23 tháng 12, máy bay đưa bác đến vùng trời Hà Nội. Lượn hai vòng vẫn chưa hạ cánh được vì đèn chỉ huy trên sân bay chệch 15 độ. Đồng chí lái giàu kinh nghiệm quyết tâm hạ cánh không theo đèn. Rất may là an toàn. Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ ra đón Bác tại sân bay, đưa Bác về nhà và báo cáo công việc với Bác.

Buổi làm việc kéo dài đến tận khuya, Bác nói vui: “Sắp bước vào năm đánh lớn, phải giữ sức để đánh được liên tục”. Trước khi đi ngủ Bác gọi dây nói sang Văn phòng Quân uỷ, hỏi sức khoẻ của đồng chí Võ Nguyên Giáp – lúc này nghỉ ở Hung-ga-ri và nhắc gửi thiếp và quà cho vợ chồng chú Văn. Bác nói:

–Dịp Nô-en và Tết dương lịch bên ấy như Tết ta ở bên mình. Tâm lý những người xa quê hương rất mong có một món quà của Tổ quốc.

Trên các chiến trường công tác chuẩn bị khẩn trương vẫn được tiến hành; một số lớn các lượng thuốc nổ, vũ khí bí mật đã được chuyển vào các thành phố, đô thị miền Nam.

Sáng 25 tháng 12 năm 1967, thứ hai, 7 giờ 15 phút, Bác sang hội trường Ba đình, chủ toạ cuộc gặp mặt chúc mừng năm mới của Đoàn Ngoại giao ở Hà Nội. Bác rất vui, chúc năm mới Đoàn Ngoại giao. Tiếng Bác sang sảng và như trẻ ra.

Ngày 28 tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt ngay bên nhà Bác Hồ, có bản đồ to kê trên bục trong phòng họp và nhiều tướng lĩnh đến báo cáo.

Từ sự phân tích và nhận định tình hình, Bộ Chính trị đề ra: “Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa đề giành thắng lợi quyết định”.

Chiều tối sau phiên họp Bộ Chính trị kéo dài và căng thẳng, Bác trở về nhà sàn, chân bước chậm rãi, có lẽ có một điều gì đó khiến Bác chưa thật an tâm. Cuộc họp hôm nay Bác chủ trì, ngồi ở ghế đầu bàn, đồng chí Lê Duẩn báo cáo toàn bộ vấn đề và quán xuyến việc thảo luận.

Đèn trên buồng ngủ Bác đêm nay tắt chậm hơn mọi tối.

Chiều 29 tháng 12, Bác Hồ mời Bác Tôn đến cùng ăn cơm. Ngắm hai cụ già thân mật đi bên nhau, thanh thản, ung dung, nói cười vui vẻ, ta cảm thấy cuộc đời đẹp biết bao, tưởng như đất nước thanh bình.

Ngày 30 tháng 12 thứ bảy, buổi sáng từ 7 giờ 15 đến 9 giờ 30 Bác lại dự họp Bộ Chính trị, nghe đồng chí Cao Văn Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng, báo cáo thêm những diễn biến mới nhất của tình hình chiến sự miền Nam. Bác ngồi nghe, một tay giữ lấy kính, chăm chú nhìn vào bản đổ khổ lớn treo trên tường.

Buổi chiều từ 17 giờ đến 18 giờ, Bác tham dự phiên họp cuối năm của Hội đồng Chính phủ. Bác tặng mỗi người, từ Bộ trưởng đến nhân viên phục vụ một quả cam hái từ vườn Bác và một thiếp hồng chúc mừng năm mới. Nói chuyện trong phiên họp, Bác biểu dương những thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Nam Bắc, khen ngợi sự cố gắng của các Ngành, các Bộ. Bác đặc biệt khen ngợi các cháu thanh niên, thiếu niên, cả gái và trai. Bác nói: “Chúng ta là những người tham gia cách mạng lâu, đã chống Pháp thắng lợi, cứ tưởng chúng ta có nhiều kinh nghiệm rồi, nhưng bây giờ phải học tập chiến sĩ, học tập thanh niên. Thanh nieân ta bây giờ hăng hái làm việc, không kể giờ giấc, ngày đêm, dám đánh giặc, không sợ chết. Một người đã không sợ chết, một dân tộc đã không sợ hy sinh, gian khổ thì nhất định sẽ chiến thắng”.

Bác nhận xét về hoạt động của Chính phủ: “Trong Chính phủ ta, tuy đã cố gắng, nhưng phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải luôn luôn tự nhận xét mình về mọi hành động, về công tác cũng như về đạo đức cách mạng, chú ý tự phê bình và phê bình hơn nữa, có như vậy mới theo kịp quần chúng, theo kịp chiến sĩ”.

Lời dạy của Bác cách đây tròn 30 năm, trong một bối cảnh hoàn toàn khác, mà vẫn vô cùng cần thiết cho chúng ta hôm nay.

Họp Hội đồng Chính phủ về, Bác mời cơm chị Cúc, vợ đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và hai cháu. Anh Thanh vừa mất đột ngột cách đó 5 tháng. Bác tiếc thương vô hạn và muốn dành tình cảm thân thiết, yêu thương để an ủi gia đình.

Ngày chủ nhật 31-12-1967, ngày cuối cùng của một năm chiến đấu quyết liệt và chiến thắng vẻ vang trên khắp hai miền đất nước. Bảy giờ 30 sáng, Bác Hồ ung dung ra Phủ Chủ tịch để thu thanh chúc mừng năm mới Mậu Thân mà có lẽ Bác đã ngẫm nghĩ và trao đổi có lẽ đến 3 tháng ròng. Bài thơ “Toàn thắng ắt về ta” như bài hịch đã đi vào lịch sử. Chị Trần Thị Tuyết trực tiếp ngâm cho Bác nghe, vừa để ghi tiếng vào băng phát lúc Giao thừa. Bữa cơm chiếu nay Bác lại cho mời khách đặc biệt: 3 phụ nữ miền Nam Thành đồng tổ quốc. Chị Hai Hùng, vợ đồng chí Phạm Hùng; chị Mười Cúc, vợ đồng chí Nguyễn Văn Linh; chi Mười (Đồng Tháp). Tấm lòng của Bác đối với cả miền Nam là như thế. Đồng chí Phạm Hùng, Đồng chí Nguyễn Văn Linh đang ở chiến trường xa nhận được tin này chắc hẳn càng nhớ Bác rất nhiều.

Năm mới 1968, sáng mùng một 1 tháng 1, Bác đi thăm một số nơi bị máy bay Mỹ bắn phá tại Hà Nội.

2 giờ 30 phút chiều, Bộ Chính trị đến làm việc, Bác căn dặn công việc trước khi Bác lên đường tiếp tục đi nghỉ ở Trung quốc. Đó là quyết định của Bộ Chính trị và Hội đồng bác sĩ.

Thế trận đã dàn xong. Ba quân đã sẵn sàng. Lời hịch đã phát. Bác Hồ ra đi chuyến này an tâm hơn.

Ngoài liên lạc hàng ngày, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thay nhau đến Bắc Kinh, trực tiếp báo cáo và xin ý kiến Bác. Bốn giờ chiều 20-1-1968, đồng chí Lê Đức Thọ sang làm việc với Bác đến 6 giờ tối. Sáng ngày 25 tháng 1 năm 1968, đồng chí Võ Nguyên Giáp đến trực tiếp báo cáo với Bác từ 8 giờ đến 9 giờ 15 phút. Tối 26 tháng 1 năm 1968, đã gần Tết Mậu thân, từ 7 giờ đến 8 giờ, hai Bác cháu ngồi im lặng trong phòng vặn nhỏ Đài tiếng nói Việt Nam.

Ở Miền Nam những binh đoàn chủ lực, theo kế hoạch đang bí mật áp sát các bàn đạp tiến công. Chỉ thị cụ thể của Bác cho các chiến trường là:

Kế hoạch phải thật tỉ mỉ

Hợp đồng phải thật ăn khớp

Bí mật phải thật tuyệt đối

Hành động phải thật kiên quyết

Cán bộ phải thật gương mẫu

Ngày 29 tháng Chạp ta. Năm nay 29 là 30 Tết. 6 giờ chiều, nhận được điện của Bộ Chính trị và Trung ương chúc mừng Bác Hồ năm mới.

Tối nay từ Bắc Kinh xa xôi, hai Bác cháu lại ngồi im lặng bên nhau, nghe tin tức, ca nhạc và nghe ngâm thơ Tết, chờ đón giao thừa. Thời gian trôi đi chầm chậm. Thấy vẻ Bác trầm ngâm đượm buồn. Chắc Bác đang nhớ về đất nước, nhớ chiến sĩ đồng bào, nhớ các cháu thiếu nhi. Từ ngày Bác trở về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, có năm nào Tết đến mà Bác không đến với đồng bào và chiến sĩ đâu… Chỉ có mùa Xuân này Bác phải xa Tổ quốc.

Bác bảo tôi: Chú mở cái băng gì vui vui cho Bác nghe với. Tôi biết Bác thương nhớ nhất các cháu nhỏ nên tôi chọn một băng có nhiều bài hát thiếu nhi mở cho Bác nghe. Khi một giọng hát ngây thơ của một em bé hát bài “Bé bé bồng bông… em đi sơ tán, mai về phố đông”, tôi thấy Bác mỉm cười.

Có tiếng pháo nổ ran tiễn Đinh Mùi đón Mậu Thân. Cùng lúc, từ chiếc đài bán dẫn, lời chúc Tết của Bác Hồ vang lên sang sảng:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta!

Trong căn phòng vắng chỉ có hai người. Tiếng Bác Hồ ngân vang. Lời Bác Hồ chúc mừng năm mới trong Đài được truyền đi khắp mọi miền đất nước và cả thế giới nữa. Khi Đài đọc xong câu cuối của bài thơ “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” tôi bỗng nghe Bác nói khẽ: “Giờ này miền Nam đang nổ súng…”.

Phải đến gần hết sáng mồng Một Tết Mậu thân, mới có tin chiến thắng báo cáo Bác Hồ: “Đánh khắp miền Nam” . Ánh mắt Bác rực sáng niềm vui.

Ngày 3 tháng 2 năm 1968, mồng Bốn Tết, cũng là ngày thành lập Đảng. Mới 6 giờ Bác bảo tôi chuẩn bị giấy bút, làm việc sớm hơn mọi ngày. Bác ngồi nhìn ra cửa sổ và đọc:

–Đã lâu không làm bài thơ nào, phẩy xuống dòng

Tôi ngừng bút hỏi:

–Thưa Bác, thơ à?

– Chú cứ viết tiếp: Nay lại thử làm thơ xem sao?, phẩy, xuống dòng

Tôi nghĩ đúng là thơ rồi. Nhưng sao như câu nói chuyện bình thường.

Bác đọc tiếp: Lục khắp giấy tờ vẫn chẳng thấy, phẩy xuống dòng.

Tôi phân vân quá vẫn chẳng thấy thơ đâu.

Bác nhìn tôi bảo:

–Chú viết tiếp.

Rồi Bác đứng dậy đọc to câu cuối cùng, giọng sảng khoái, ánh mắt vui:

–Bỗng nghe vần “thắng vút” lên cao!

 Cuộc sống bình thường trở lại

Dần dần các việc phục vụ của hãng hàng không và của hãng ô tô trở về với hoạt động bình thường. Cha Bogo Quảng có thể trở lại Sài-Gòn được và cha Chung lại có thể đem các đệ tử nhỏ trở lại Trạm Hành. Những người cộng sản sau khi đã rút lui hoàn toàn, lại tái xuất hiện trong rừng rậm.

Đức Mẹ Thánh Du

Để tạ ơn và đền tội, lòng sùng kính Đức Mẹ Thánh Du được vun trồng một cách có hiệu quả.

THẦY SƯ HUYNH GIUSE BORRI (1957 – 1966)

MỘT TẤM LÒNG VÀNG CHĂM LO CHO

CÁC TRẺ MỒ COÂI ĐAU ỐM

 Thầy hết mực yêu thương và dành cho các em đau khổ và bệnh tật một trái tim vàng. Chính Don Bosco cùng Đức Maria Phù hộ luôn hiện diện trong Tu hội đã đào luyện cho thầy trở nên một người chăm sóc các em đau bệnh giống như các sư huynh rất tốt lành của thời kỳ banđñầu của Tu hội. Thầy Borri chăm lo cho các em đau ốm nghèo khổ và muốn dành cho các em mọi thöù có trong nhà, cách riêng thầy ở với các em cả ngày lẫn đêm khi các em cảm sốt hay nguy tử. Thầy Borri là một tín đồ sùng kính Đức Mẹ Maria với tràng hạt luôn trong tay của thầy.

Trong suốt thời gian chiến tranh tại Bắc Việt và cuộc di tản về Buôn Ma Thuột, thầy giúp đỡ cho cha Faugère thuộc  Hội Thừa Sai là người có tấm lòng tế nhị và các phương tiện của Nước Pháp để chăm sóc các trẻ ốm đau, nạn nhân của chiến tranh, không còn nhà riêng, hay cha mẹ, suy dinh dưỡng và trong cảnh khốn quẫn, thaäm chí trong tình trạng nguy tử.

Thế rồi cha Cuisset và cha Bogo đem các trẻ mồ côi này về Thủ Đức, Saigon, sau đó cha Cuisset lại còn đem về đó tất cả các em đang sống trong hoàn cảnh nguy hại về luân lý cũng như rất khốn cùng về thể xác. Cha majcen thì đến vào năm 1956 với tư cách Tỉnh Ủy, và ngài cũng đón nhận vào viện những em nghèo và cả những đệ tử nhỏ nữa, và rồi ngài baét đầu tổ chức laïi một công cuộc đa dạng và phức tạp hơn khi cùng Cha Cuisset lên kế hoạch cho các khu Gò Vấp lẫn Thủ Đức sao cho kiếm được của ăn, lo sao cho việc học hành của các em, và ngàn chuyện khác nữa. Thầy Lục khi đó chăm lo cho các bệnh nhân trẻ này, nhưng bất lực trước con số quá đông các trẻ ốm đau và hấp hối, vì là những nạn nhân của chiến tránh.

Thầy sư huynh Borri đã theo dõi các tường thuật về các bệnh tật của các trẻ em Việt Nam, nên đã xin cho Mario để ngài có thể đến Việt Nam và sống như một người nghèo giữa những người nghèo trong mọi sự, và luôn luôn thầy đã sống cuộc đời của người nghèo khổ giữa các người nghèo khổ này, nhưng luôn dành trọn cả lòng thương yêu cho các em ốm đau, bệnh tật.

Cha Majcen và cha Cuisset đã mua được khu đất trạm xe Buýt tại Gò vấp, trên khu đất đó cũng có một ngôi nhà nho nhỏ với một ít phòng mà cha Chung đã dọn dẹp được để dành phục vụ các em đau bệnh. Thầy Borri đặt tại phòng thuốc này các giường bệnh cho các em sử dụng trong ngày, và trong phòng khác các giường cho các em phải nằm lâu ngày hơn. Thầy còn lo cho có một bác sĩ thỉnh thoảng lại đến theo dõi bệnh tình các em, và chỉ dẫn thuốc men cho Thầy Borri người nói một thứ tiếng pháp theo giọng Ý. Cha majcen còn nhớ việc thầy nhấn mạnh phải giữ gìn sự thinh lặng tại bệnh xaù này, và đồng thời Thầy mang tới những của ăn như được bác sĩ qui định, rồi giữ gìn vệ sinh khu ở, đo nhiệt độ lên xuống của các em, nói tóm lại thầy làm công tác của một bác sĩ như chúng ta vẫn gọi Thầy.

Trong những năm đầu, cha Majcen trong tư cách giám đốc của nhà Gò Vấp, vẫn thường nương theo những lời chỉ dẫn của cha Braga, mỗi ngày đến thăm Gò Vấp, và thăm cả nhà bệnh xá nữa. Thầy đã nói cho cha Majcen về mọi sự, ngay cả về chuyện rối trật tự. Nhưng cách riêng Thầy nói cho hay về tình trạng linh hồn của những trẻ đau ốm. Dĩ nhiên là Thầy không nói sõi được tiếng Việt, vì đó là một ngôn ngữ khác so với tiếng Quảng Đông hay tiếng Thưởng Hải. Cha majcen nhận thấy Thầy đích thực là một người y tá theo lòng Don Bosco mong muốn và Thầy muốn noi gương Thầy y tá đã từng chăm sóc cho Cha Olive, cha Beltrami và cha Scartorishi cùng những người khác.

Nhưng Thầy thực sự nổi nóng ghê ghớm khi có những ai muốn vào bệnh xá chỉ để lẩn tránh làm việc và học hành theo bổn phận của họ.

Cha Cuisset đã mua được khu đất Trạm hành để các hội viên Salêdiêng lên đó nghỉ ngơi cũng như tĩnh tâm tại đó. Chúng ta cũng xin một cha người Canada giaûng tĩnh tâm cho cha Majcen, Thầy Borri, Thầy Lục và Thầy Nardin. Có người lên Đà lạt bằng xe khách tới Đà lạt, rồi sau đó tới Trạm hành, riêng Thầy Borri thì nói xe khách giá maéc, nên Thầy đi xe lửa tới Phan rang, rồi từ Phan rang đi xe lửa lên Trạm hành, và để tiết kiệm tiền thầy nhịn ăn luôn cả ngày đàng, hơn nữa thầy cũng chẳng biết kêu ăn làm sao. Cha Dòng Chúa Cứu Thế tốt lành giảng bằng tiếng Pháp, còn chúng ta, ngoại trừ cha Majcen hiểu được, còn những anh em khác thì hiểu rất ít, thế nên có những lúc các vị đều ngủ say cả. Cha giảng phòng tốt lành chẳng biết có nên nói tiếp hay không, thế rồi ngài nhìn cha Majcen và bắt đầu nói thật to bằng tiếng Việt tiếng “Con Ếch!”. Cha Majcen giờ như vẫn thấy Thầy Borri mở to mắt, lấy ngón tay gãi lông mày khi nghe có giọng đặc biệt thét to “Con Ếch! Con Ếch!” Đó là chuyện Thầy thường làm khi có chuyện gì rất quan trọng xẩy ra… Về thực hành và tuân giữ Hiến Luật, thì Thầy hết sực chính xác, phải nói là từng ly từng tí một. Do đó Thầy thường cùng một em giúp nhà thuốc lo cho tất cả các em bệnh nhân đọc kinh sáng tối mỗi ngày và giúp các em xưng tội và dọn mình rước Mình Thánh Chúa sốt sáng.

Rất nhiều khách viếng thăm đến tham các em đau ốm tại đây. Sư huynh Borri luôn luôn giữ mọi sự rất sách sẽ và trật tự, và trả lời rạch ròi cho các câu khách hỏi. Có những vị khách đaùng kính như Đức khâm sứ Caprio, đức Hồng Y Agagianian và Spellman. Thầy Borri, người họ hàng con cháu của Đức Thánh Cha Pio X và là một kỵ sỹ, biết tự giới thiệu mình như người chăm sóc bệnh nhân theo đúng sự chỉ dạy của Don Bosco.

Cha Majcen là Bề trên của Thầy Borri từ năm 1956 đến 1959, sau đó cha đi Slovenia, rồi đi làm tập sự ở Thủ Đức và Trạm Hành, nên không tiếp xúc với Thầy nhiều trừ khi trở về Gò Vấp thăm hỏi Thầy. Thầy rất vui vì ñöôïc gặp cha Majcen và nói cho cha hay những khó khắn và những thành công Thầy có được.

Bề ngoài Thầy quả đúng là một con cái Don Bosco luôn luôn rất chính xác và đau khổ nói mọi chuyện không theo đúng nguyên tắc của thôøi kỳ đầu tiên ấy trong đó Thaày đã được giáo dục vào những năm đầu của cuộc sống salêdiêng của Thầy. Do vậy Thầy có một tính tình khá cứng rắn nơi vẻ bề ngoài và nghi ngại đối với những salêdiêng có vẻ độc đáo… Thầy không thể chịu đựng được nhöõng kieåu sống tân thời. Cho nên Thầy dễ đụng với các hội viên trẻ có những ý tưởng mới… Nhưng Thầy quả có tấm lòng VÀNG đối với các em bệnh nhân, đúng với ý hướng của Don Bosco. Do đó Thầy quả bị xốc khi những linh mục có những ỳ tưởng mới đột nhập vào khi bệnh xaù của Thầy để chăm sóc cho các em ốm đau. Thế là Thầy trở nên buồn bã và như bị xua đuổi khoûi công việc chăm sóc bệnh nhân của Thầy. Cha giám đốc lúc đó đã quyết định mua vé máy bay cho Thầy và sai Thầy về quê hương để nghỉ ngơi, và nói Thầy hãy đem mọi đồ đạc của Thầy đi… như thế có nghĩa là Thầy phải chào biệt Thầy cách vĩnh viễn các trẻ con đau ốm và thiếu thốn của Thầy mà Thầy đã yêu thương với tất cả tấm lòng. Ta dễ hiều là một cú đau đớn như thế đã tác động mạnh đến sức khỏe của Thầy, ngay cả đến một số các em học sinh và các hội viên khác… Thế rồi chúng ta nhận được tin Thầy qua đời. Cha majcen hằng năm trong ngày lễ cầu hồn luôn luôn nhắc nhở các tập sinh nhớ đến Thầy, nhất là những em đã biết về Thầy. Chúng ta có thể nói Thầy đã yêu đến cùng các trẻ em nghèo khổ tại Việt Nam. Cha Majcen ước mong Thầy mãi mãi sẽ ở lại trong con tim các Salêdiêng Việt Nam, vì Thầy vô cùng yêu thương Việt Nam.

Chúng ta cầu nguyện để từ trời cao Thầy Borri giúp làm nhẹ với những đau khổ của các trẻ em Việt Nam.

Những con người như cha Luvisotto và Thầy Borri chính là những salêdiêng chân chính nơi các sứ truyền giáo!

Chắc chắn xưa kia Thầy đã rất buồn bã khi không thể tiến tới chức linh mục được như Thầy mơ ước. Nỗi đau đó ảnh hưởng tới tính cách hơi cứng cỏi của Thầy. Nhưng khi là chuyện liên quan tới các trẻ nghèo và đau ốm của Thầy, thì Thầy trở nên dịu dàng, đầy lo lắng và tìm hết caùch, đeán độ tỉ mỉ, để chăm sóc cho từng em!

Trong rất nhiều năm Thầy được ghi nhớ đến vào mỗi dịp lễ giỗ của Thầy bởi các salêdiêng Việt Nam vì tấm lòng vàng đối với các bệnh nhân bé nhỏ thân thương của Thầy.

Thầy Borri yêu mến, từ trời cao xin Thầy cầu bầu cho các bạn trẻ Việt Nam rất thân thương của Thầy!Chào Thầy,ChaAnrêMajcen.

CHA LUVISOTTO (1957 – 1976)

Khởi đầu truyền giaùo tại Thượng Hải

Cha Majcen biết ngài từ năm 1946 khi cha từ Côn Minh đến Thượng Hải sau thế chiến thứ hai để dự Tu nghị tỉnh. Cha Braga đã mời chúng tôi đi dạo tại Nesiang. Tại đó tôi biết được người con của Mẹ Maria, tức một ơn gọi tu muộn này[181], và cả mẹ Têrêsa của ngài nữa. Cha Luvisotto khi ấy lãnh trách nhiệm canh tác và nuôi trại gà, thỏ và cá. Đó cũng là công việc của ngài khi đến Việt Nam vào năm 1957. Ngài có duyên kể chuyện và làm vui lòng mọi người khi hát kinh tiền tụng kể về những cô gà mái chuùa cho để trứng vàng… Nói tóm lại, ngài chính là mẫu người vạm vỡ, khỏe mạnh, dám làm việc không sợ mỏi mệt với ngực rộng và bộ râu đáng kính.

Thay thế cha Musso coi sóc khu nhaø Đan viện xưa tại Đà lạt

Đức khâm sứ Caprio hỏi chúng ta có muốn một kế hoạch gì mới chăng. Chúng ta đã öôùc mong một nhà tại Đà lạt dành làm  nhà tập, nơi nghỉ của các hội viên và một học viện tương lai. Chuùng ta không có tiền, nhưng ngài đã lo liệu cho chúng ta được tòa thánh ban cho một triệu Frncs để mua khu đất Đan viện Biển Đức cũ. Cha Mario đã sai cha Luvisotto cùng thầy Nardin và một số trẻ em tới đó để trồng trọt tại khu đaát này. Cha Luvisotto là ông vua, biết tháo vác tuyệt vời với caùc khách tới đó dự lễ, như thủ tướng Ngô Đình Diệm, những người Pháp và những người Việt Nam khác. Là một con người thực tế, cha đã lo liệu cho có khoảng 1600 mét nhà để cho mọi người có thể yên tâm học hành trong không khí mát mẻ.

Vì chưa có thêm các nhân viên Salêdiêng từ Ý qua, nên chúng ta chưa thể làm gì với khu đất Đan viện đó. Đức khâm sứ Caprio đã đề nghị chúng ta bán lại khu đất đó cho dòng Nữ Phan xinh thừa sai, để mua khu trạm xe Buýt Pháp với những ngôi nhà khác nhau, nhất là với khu xưởng garage xửa xe. Thế là cha Luvisotto bỏ Đà lạt, và với sức khỏe và tài tháo vác, cha đã giúp cha Cuisset và cha Chung chuẩn bị nơi này thành một nơi sẵn sàng cho các công cuộc tương lai. Đây là công việc vô cùng quí giá để sau này cha Majcen trong tư cách vị tỉnh ủy của cha Mario và cha Tohill đảm nhận việc  tái cơ cấu tốt hơn toàn thể công cuộc Don Bosco tại Việt Nam.

Việc xây dựng nhà nguyện tại Gò Vấp

Trong khi cha Majcen còn đang làm việc tông đồ của ngài tại Âu Châu, rồi nghỉ ngơi bồi dương sức khỏe, và trở về thăm mẹ già và họ hàng, cũng là để cử hành lễ Ngân Khánh Linh mục của ngài, thì tại Việt Nam đang có một bước tiến bộ lớn do công của cha Luvisotto, cha Cuisset và cha Chung phối hợp với nhau. Do đó khi trở về Việt Nam, cha Majecn đã được chứng kiến nhà nguyện mới xây dựng kinh thánh Giuse dành cho 400 em học sinh. Các cha ở nhà cũng đón tiếp tốt đẹp các vị khách quí: Đức Hồng Y Agagianian và các nhân vật giáo hội và ngoại giao khác. Chính Tổng Thoáng Diệm cũng đã rất bằng về cuộc triển lãm của chúng ta về Công cuộc Salêdiêng đầy hứa hẹn. Cha Luvisotto với bộ râu đáng kính hoạt động vững vàng và được lòng tin yêu của mọi người.

Sắp xếp lại Đệ tử viện Thủ Đức và chuẩn bị khu Nhà tập

Năm 1959, cha Majcen đã trở về Thủ Đức và được bổ nhiệm làm tập sư, tuy nhiên trong năm đó ngài vẫn còn phải lo công việc của nhà Đệ tử viện, rồi sau đó mới hoàn toàn lo công việc  của cha Tập sư. Cha Guerino Luvisotto một lần nữa lại đến giúp cho cha Majcen. Tình bạn thân thiết, sâu đậm ngày một gắn bó giữa cha Majcen và cha Luvisotto. Cha Luvisotto bắt đaàu chăm sóc cho khu chuồng gà, chuồng heo, khu nhà kho gỗ, và qua lại với Cơ quan cứu trợ Công giáo để tìm gạo và đồ ăn cho các học sinh. Tóm lại một mái nhà cơm đơn sơ nhưng có đủ gạo ăn, mương nhà được khai thông để cho nước thoát là những công việc thông thường của cha Luvisotto. Những câu nhắn nhủ học sinh đầy tình cha và lòng ân cần như “Học sinh, bamboo, phó mát, ka tà ping, ka tà pung!” (Học sinh ăn cơm xong, ném phó mát ra ngoài gốc tre, chúng con thật lung tung, phải cố gắng đàng hoàng hơn), “Bonté, Bontà, Bụng tốt, tí chuột như nhau cả, phải không các con” (Tiếng Pháp nói là “La bonté”, tiếng ý nói là “La bontà”, tiếng Việt nói là “Bụng Tốt”, tất cả đều có giọng nói giống nhau và ý như nhau cả chứ, các con, những học sinh bé nhỏ của cha?)[182]. Đức Cha Arduino đã đến khánh thaønh Đệ tử viện… nhưng chuyện quan trọng hơn mà cha Tohill đã quyết định chính là công việc chuẩn bị nơi chốn và nhà cöûa, vật dụng cho Nhà Tập đầu tiên sắp tới gồm 8 tập sinh, và văn phòng cùng phòng riêng cho cha Tập sư. Trong khi đó cha Majcen bắt đầu thu thập tiền nong cho công việc xây dựng Nguyeän Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm. Rồi khi cha Generoso trở về Thủ Đức nắm lại quyền giám đốc, thì ngài cùng với Kiến Trức Sư Tống Dụ Quang lo việc khởi công xây dựng Nguyện đường, rồi sau đó trở lại Gò Vấp chuẩn bị khu nhà mở trường Kỹ Thuật… Tóm lại, nơi đâu có công việc nặng nhọc, ở đó có cha Luvisotto.

Một năm sau đó, cha Luvisotto tới Traïm Haønh chuaån bị nơi chốn mới cho tập viện

Nhà tập mới này cũng sẽ là cho cho trường Tông đồ đón nhaän các em lớp 7, rồi cứ thế tiếp tục bao gồm các các em lớp 7, lớp 8, lớp 9. Cha Majcen như vẫn thaáy trước mắt cảnh cha Luvisotto phá đổ những bức tường cũ để mở một nhà ngủ lớn, Nhà nguyện và Nhà hội. Ngài còn đem một xe tải chở đầy đồ từ Saigòn lên Trạm hành, cũng không quên đem cả con chó “Chuột” lên cho cha Majcen. Con chó này có chủ là cha Majcen, nhưng khi vaéng chủ nó ở Thủ Đức, nó không thèm ăn cơm nữa. Cha Luvisotto đặt nó nửa sống nửa chết trong một cái tủ, đưa lên xe chở nó tới Trạm Haønh. Vừa tới nơi, nó liền tìm ngay ra chủ của nó và nhẩy lên sung sướng. Niềm vui của cha Luvisotto chính là dành tấm lòng của ngài cho tất cả mọi người, ngay cả cho một con chó nữa. Cha Luvisotto nhìn thấy các thầy tập sinh trẻ của chúng ta thiếu thốn nhiều dự tại Trạm Hành,  liền mang tới nhà tập nào là của ăn, nào là những vật dụng khác nữa. Cha hằng lui tới với cha Majcen, giúp đỡ cha Majcen trong suốt 10 năm trời khi cha Majcen làm tập sư ở Trạm Hành.  Cha Luvisotto là một con người thực tiễn, tìm cách giúp đỡ các tập sinh và các đệ tử nhỏ thuộc Trường Tông đồ Trạm Hành từ Trung Tâm Sài gòn, giống  như một cha quản lý của phụ tỉnh và một vị cố vấn thực tiễn.

Tuy nhiên cha ít ở Đà lạt và Trạm Hành, vì những nơi đó có độ cao 1500 mét trên mặt biển, nên tim ngài rất dễ mệt. Ngài cảm thấy khỏe hơn khi ở Saigòn. Tại Sàigòn ngài còn có thể dễ dàng hơn lui tới các trại lính Mỹ, xin những vật liệu và đồ ăn, để có thể giúp đỡ daân chúng trong thời kỳ Tết Mậu Thaân chạy loạn chiến tranh thiếu thốn mọi sự. Ngài còn là người cha tốt lành của các cựu học sinh đi  lính và của dân chúng nghèo khổ cũng như của các thân nhân của các đệ tử.

Cha Luvisotto người làm mọi việc tại các nhà khác nhau:

suốt thời các Giám tỉnh Tohill, Massimino, Machuy và thời các giám đốc Acquistapace, Bogo, Lê Hướng, Walter và Majcen. Việc của ngài là lo liệu các đồ ăn uống, đồ dùng như gạo, dầu, gỗ, từ nguồn binh lính Mỹ và Tổ chức Bác Ái v.v… Nhưng công việc quan trọng nhất của ngài đối việc đào luyện Salêdiêng chính là việc tuyển chọn các đệ tử cho chức linh mục và cho ơn gọi sư huynh. Ngài có khả năng đánh giá và chọn lựa những ơn gọi tốt và chỉ chọn những ơn gọi tốt mà thôi, vì hiện nay chúng ta đang có rất nhiều ơn gọi, mà vấn đế quan trọng chính là việc phải chọn lựa cho được những ơn gọi tốt.

Cha sẵn có tinh thần hiền hòa và quân bình giữa những rối reng chính trị và chiến tránh, nhất là vào năm 1968 khi người cộng sản tấn công Saigòn và toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam, tạo nên nhiều ngàn đồng bao di tản vào trong các cơ sở Salêdiêng chúng ta ở Thủ Đức và Gò Vấp. Cha Luvisotto và cha Stra chứng tỏ được khả năng giữ vững trật tự cho biết bao nhiều người và còn cung cấp được lương thực, nào là dầu ăn, hay gạo lấy từ kho của chúng ta , cho biết bao nhiêu người nghèo khổ khi đó. Tiếc rằng chúng ta không có được từ chính miệng cha Guerino Luvisotto những miêu tả về tình huống khi đó. 

Chúng ta có thể nói được rằng 10 năm phát triển này chính là một thời kỳ phát triển phi thường để xây dựng các nhà Thủ Đức và Gò Vấp, nguyện đường Đức Mẹ Vô Nhiễm, cũng như việc tổ chức ngày càng hoàn thiện về việc dạy học và ban giáo viên cùng các  học sinh. Cha quản lý Luvisotto với bộ râu đaùng kính đã giúp rất nhiều cho các giám đốc.

Thời điểm sau công đồng Vaticanô II là một thời ký đầy khuất động đối với một số các đầu óc muôn tây hóa mọi sự. May mắn là các giám mục Việt Nam với tư duy Á đông lại rất biết cân nhắc để khỏi rơi vào một sự lắn xả vào những chuyện lạ kỳ. Việc có được những hội viên có phán đoán tốt lành như cha Luvisotto thật là quan trọng.

Cha Luvisotto tuy ở Saigòn những đã tìm caùch giúp đỡ cha Massimino trong việc xây dựng Học viện Đà Lạt gần Giáo Hoàng Học viện Pio X.

Năm 1972, cha Luvisotto lại sát cánh cùng cha Majcen trong trường đệ tử vieän đa dòng ở Thủ Đức

Đệ tử viện Thủ Đức  đào tạo các lớp trung học cấp III cho Nhà tập của chúng ta, cộng thêm các đệ tử Phan xinh, Dòng Tên, Nhà Chúa, Biển Đức, Thánh Thể với các giáo sư hạng nhất. Cha majcen với vai trò giám đốc đặc biệt chăm sóc cho các đệ tử lớp 12, đồng thời chắm sóc cho các sư huynh trong thời đào luyện chuyên biệt hiện đang theo học tại Trường Cao Đẳng Kỹ thuật để chuẩn bị làm các giáo viên kỹ thuật cho các trường của chúng ta, đồng thời cho cả các thầy tư giáo đang thời thực tập, nhưng cũng đang theo học tại các đại học khác nhau… Cha Luvisotto đã giúp các thầy sư huynh làm những xưởng thợ đơn sơ để dạy nghề cơ khí, máy nổ, sửa xe… cho các trẻ nghèo. Hơn nữa còn có khoảng 2000 học sinh Khánh Lễ Viện tại các làng, các nhà tù, các Cô Nhi viện của các sơ v.v…Cho tất cả các em này cha Luvisotto mỗi Chúa Nhật phải lo bánh bít-quy, nước uống,  rồi trong các dịp lễ các món quà quần áo, đồ ăn và nhiều thứ khác Chúa tốt lành ban cho. Rồi trong nhà phải lo thịt heo, thịt gà từ chuồng heo, chuồng gà do những người thân tín của cha chăm lo. Cha thật xứng với cái tên Cha Lương Tốt Lành từng biết đến đủ mọi thứ lính Mỹ. Ngài chính là người ăn xin cho những ngöôøi nghèo. Tới các trại lính, ngài nói thứ tiếng Anh tốt nhất mà ngài có thể nói được cho các người lính Mỹ hiểu. Nhưng rồi họ hỏi nhau: “Cái ông cha này muốn cái gì nhỉ. Mình chẳng hiểu được.” Thế nên nhiều lần để cắt ngắn caâu chuyện, vị chỉ huy nói cho cấp dưới của mình rằng cứ cho ông linh mục ấy tất cả những gì ông ao ước… Cha Luvisotto đem về nhà hằng nhiều cam-nhông đủ mọi thứ, rồi ngài chở đi Đaø lạt, chở tới maûnh đất của Bà Cúc của chúng ta tại Tam Hải, và không quên chở tới nhà các sơ Salêdiêng tại Tam Hà để phân phát bất cứ cái gì ngài có. Thật sự cho tốt hơn là nhận.

Ngày Giải Phóng 1 – 5 – 1975

Vào ngày lễ thánh Giuse là ngày dân chúng trốn chạy từ Đà lạt tới Nha Trang, rồi qua đường biển đi về Sai gòn. Chúng ta đau đớn mất hết các đệ tử nhỏ, các đệ tử lớn của chúng ta, rồi cuộc tấn công cuối cùng thành phố Sai gòn với biết bao nhiêu người di cư vào trong nhà Thủ Đức của chúng ta. Sau ngày giaûi phoùng này, cha Majcen và cha Massimino từ chức bề trên và dưới quyền cha Ty, Tu Nghị Tỉnh mới sắp xếp lại các hội viên, rồi nhà Trường Kỹ thuật Gò Vấp của chúng ta bị chiếm, cha Majcen lãnh trách nhiệm làm tập sư tại khu đất Tam Hải. Cha Luvisotto ở lại Thủ Đức với một số đệ tử và chuẩn bị một số lễ lạc chung giữa các tập sinh, các Nữ tu Salêdiêng, Con Đức Mẹ Phù Hộ, các Chí Nguyện Viên Don Bosco v.v… với những của mà Chúa tốt lành ban cho…

Tháng 5 năm 1976: Buổi lễ cuối cùng với nhau tại Thủ Đức do cha Luvisotto chuẩn bị

Đó là lễ khấn của lớp nhà tập cuối cùng của cha Majcen. Các khách được mời là các nữ tu Con Đức mẹ Phù Hộ, các chí nguyện viên Don Bosco và cha mẹ của 8 tân khấn sinh. Cha Luvisotto, cha Walter Wouve Quản lý Tỉnh và cha Ty, Tân Giám tỉnh đã gắng tổ chức một lễ lớn và long trọng cuối cùng. Có chụp bức hình kỷ niệm của tất cả các sơ Mến Thánh Giá Khiết Tâm mà xưa kia các bà mẹ Mến Thánh Giá dòng này ở Hà Nội đã nuôi các trẻ mồ côi nhỏ, trong đó có cả cha Ty. Ai cũng muốn chia vui cùng nhau, nhưng một nỗi linh caûm của bóng tối đã phủ lên mọi người: tức là chẳng bao lâu nữa những hội viên Âu Châu cuối cùng sẽ phải lên đường: hai sơ người Ý, cha De Muleneare, cha Walter và có lẽ cả cha tập sư Majcen nữa…

Loa phóng thanh nhà nước phát đi những lời cảnh báo chiến tranh chống lại Phát-xít và đế quốc ngoại xâm. Thaät là gay gắt… Cha Majcen đang nỗ lực chuẩn bị các hội viên cho thời đại mới: là phải trung thành với Đức Thánh Cha và Don Bosco, giữ vững ba lòng sùng kính Thánh Thể, Đức maria và Đức Thánh Cha, nỗ lực đưa đất nước của mình qua khỏi cuộc chiến tránh lâu dài suốt 30 năm qua. Cha Luvisotto không quên pha những câu hài hước “Tí Chuột” (Ôi Những con chuột nhắt đang giỡn chơi kìa), để làm nhẹ bôûi sức caêng thẳng của mọi người!

Thế rồi ngày 9 tháng 6, năm 1976, ngài cùng với hai cha Bỉ và hai sơ Ý dòng Nữ Salêdiêng cũng phải lên đường, để lại ở Việt Nam mình cha Majcen như là nhà truyền giáo Salêdiêng cuối cùng còn sót lại để ra đi sau cùng vào ngày 23 tháng 7 năm 1976 cùng với các nhà truyền giáo cuối cùng của các cha Hội Thừa Sai Paris, các cha Dòng Tên, các cha PIME (Hội Thừa Sai PIME v.v…

Thế là đóng lại 300 năm truyền giáo ở Việt Nam vào ngày 24 – 7 – 1976. Những người Việt Nam baét đầu một trang sử mới về các dòng tu tại Việt Nam với thuần túy những người Việt Nam.

Cha Luvisotto với bộ râu đáng kính vẫn là trung tâm của sự chú ý với các giảng huấn đức veà kinh nguyện của ngài cho đoàn chiên Salêdiêng…

Cha Luvisotto, người con đích thực của Đức Mẹ Maria[183] và của Don Bosco đã thực hiện những lời người ta đã ca tụng Don Bosco như là “có con tim rộng lớn những bãi bieån bờ biển…

Cha Majcen được hạnh phúc gặp lại ngài khi bị trục xuất khỏi Việt Nam. Đó là một cuộc gặp gỡ đầy những kỷ niệm đaùng ghi nhớ về Việt Nam. Cha Luvisotto tiếp tục giải tội như một cha giải tội rất được tìm kiếm, nhưng rồi ngài đã cảm nhận những khó chịu cuûa bệnh tình dần đưa ngài xuống mồ. Trong thành phố của vị tổ phụ truyền giáo của Nước Trung Hoa, cha Odorico, ngài đã nằm xuống chờ ngày Phục sinh. Xin Chúa cho Cha Luvisotto rất đaùng meán và chẳng thể nào quên được muôn đời an nghỉ! RIP!

1968 – 1972: HAI KHÓA TẬP SINH – VẤN ĐỀ NƠI ĂN HỌC CHO CÁC THẦY THẦN HỌC

Những sự thay đổi nhân sự

Tại Hong Kong, cha Massimino hết nhiệm kỳ Giám tỉnh và cha Alesandro Machuy là Giám tỉnh Trung Hoa đầu tiên kế nhiệm.

Tại Trạm Hành, cha Majcen được tái xác nhận làm tập sư, nhưng không còn là giám đốc nhà. Cha Matthêu Chung kế nhiệm cha Majcen làm giám đốc. Cha Matthêu King sang Roma dự khóa linh đạo Salêdiêng tại giáo hoàng đại học Salêdiêng (UPS). Tại Trạm Hành, cha Lagger Lạc làm giám học coi sóc các đệ tử và thầy Phùng làm hộ trực các tập sinh.

Các tập sinh Khóa IX (1968-1969)

Những tập sinh khấn Những tập sinh khấn Ra dòng
1)                       TrầnĐức Dậu

2)                       Trần Văn Cương

3)                       Nguyễn Văn Nam

4)                       Trần ngọc Hoan

5)                       Nguyễn Văn Kích

6)                       Mai Xuân Lâm

Phạm ngọc Lan

7)                       Bùi Xuân Lưỡng

8)                       Phạm Văn Nam

9)                       TrầnQuang Tôn

10)                   Nguyễn Văn Thái

11)                   Tạ Đức Tuấn

12)                   Phạm Văn thùy

Nguyễn Ngọc Vinh

13)                   Nguyễn Bá Vi

Con số họ lên đến 15 người, toàn bộ là các tư giáo, trong số đó chỉ có một người không khấn dòng. Ba người trong số họ sau đó chịu chức phó tế làm việc tại giáo xứ, số còn lại tiếp tục ở học viện Đà Lạt với các anh em lớp nhỏ, giữa muôn vàn khó khăn về tài chánh và hiếm cơ hội làm tông đồ. Nhưng dần dần cũng lên đường lãnh các trách nhiệm ở nơi này nơi khác, và rốt cuộc các người bền đỗ cũng tiến tới chức linh mục.

Tất cả mọi người đều mong muốn hòa bình

Sau những ngày bi thảm của Tết Mậu Thân (tháng 2 naêm 1968) tạo nên biết bao chết chóc và tan hoang, tất cả mọi người đều mong mỏi hòa bình. Ngay cả những người Mỹ đã thấm mệt với một cuộc chiến tranh không hồi kết thúc, cũng muốn kết thúc nó và tổng thống Nixon đề nghị dần dần rút quân đội Mỹ và viện trợ hằng triệu đô la để tái xây dựng xứ sở. Cuộc đàm phán tái lập hòa bình tại Paris khai mạc vào năm 1968. Tổng thống Thiệu có nhiều thiện chí, nhưng thủ tướng Phạm Văn Đồng của Bắc Việt Nam đã kéo dài cuộc đàm phán suốt từ năm 1968 đến 1973, nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến thắng cuối cùng của quân đội cộng sản vào năm 1975.

Bề trên cả đến viếng thăm

Cha Ricceri tới thăm Việt Nam vào năm 1969, và được tiếp đón “cách ngoạn mục”. Ngoài các hội viên và học sinh Salêdiêng, còn có các nữ tu con Đức Mẹ Phù Hộ và một trong số các đệ tử của họ nói tiếng Ý khá lưu loát, đã đọc lời chào mừng: Bề trên cả rất hài lòng và diễn tả ước ao là các đệ tử Salêdiêng cũng học tiếng của Don Bosco. Tiếc rằng các em đệ tử nam đã phải vất vả học tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng La-tinh, nên không còn có thể dành thời gian học thêm một tiếng nữa. Cha Ricceri đi thăm ba nhà Salêdiêng Việt Nam và ban những chỉ thị Quý giá. Cha Majcen dùng những chỉ thị đó làm kho tàng hướng đạo công việc đào luyện các nhân viên Salêdiêng.

Cơn bão làm tốc mái nhà

Trong kỳ hè, trong khi tại Trạm Hành đang đón tiếp các học sinh mới và đang chuẩn bị nơi chốn cho 40 hội viên đến tĩnh tâm, thì thình lình một cơn bão ập xuống trên nhà cửa và làm trốc mái nhà. Chúng ta liền chạy đến kêu cứu với binh lính Mỹ gần đó, và được tặng không 50 tấm tôn, và nhờ đó mà những chỗ hư hỏng ít nhất đã được sửa chữa.

Bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch tại Việt Nam khá phổ biến; ở nơi này hay nơi kia vẫn có những ổ bệnh tật này, mà một trong số đó không ở quá xa Trạm Hành. Bệnh dịch này người Việt gọi là dịch chuột, vì chuột là kẻ làm lan truyền mầm bệnh. Tại Trạm Hành, cách xa nơi ở, có một trại heo nuôi hằng trăm con heo, có vô số chuột chung sống với. Xảy ra một hôm cha Majcen đi bách bộ, đọc kinh nguyện giờ kinh không xa khu rừng là mấy, thì cảm thấy bị một con bọ đốt. Ngài lập tức lên cơn sốt rất nặng, và khi đưa về tới giường thì ngất xỉu. Cha Chung hoảng hốt chạy tới trạm xá các sơ dòng Mến Thánh Giá, nhưng các sơ này không ai biết chỉ dẫn các phương cách chữa trị. Cha lập tức chạy xuống Đơn Dương, tìm bác sĩ người Mỹ. Ông bác sĩ tới (ông là một tín đồ tốt lành của chính thống giáo Hy lạp), nhận ra ca bệnh rất nghiêm trọng. Ông liền gọi trực thăng và cha Majcen có cha Lagger cùng đi, được chở đi Nha Trang. Tại nhà thương, các bác sĩ Mỹ không tìm ra căn bệnh, nhưng bác sĩ Quang, là bác sĩ phụ tá người Việt, lập tức nói ngay đây là bệnh dịch hạch và cha Majcen được đem ngay vào phòng cách ly. Ngài nằm hôn mê hai ngày và trong thời gian ấy một linh mục dòng Chúa Cứu Thế tới để ban phép xức dầu bệnh nhân. Ngài không hay biết gì cả, cho dù sau đó vài ngày, linh mục cho biết rằng ngài có thưa lại những lời kinh bằng La-tinh một cách rõ ràng, có lẽ một cách vô thức trong lúc cử hành lễ nghi xức dầu. Sau một tuần lễ, ngài cảm thấy khỏe mạnh hơn và sau hai tuần, ngài rời phòng cách ly và được đưa vào phòng thông thường. Bệnh sưng bạch hạch của ngài xuất hiện ở chỗ mạch sưng lên dài độ một ngón chân phải, sưng thật lớn và đỏ như một khúc xúc xích Ý. Dù cho sức khỏe của ngài có khả quan hơn, nhưng chỗ sưng không biến mất và khi ấy hai bác sĩ trẻ nghĩ rằng đó là một ung nhọt, nên đã thử một đường rạch, nhưng nặn chẳng thấy có gì ra cả. Bác sĩ Quang nói đây không phải là một cuộc tiểu phẫu nên làm, bởi vì nó làm phương hại đến mạch máu, làm hư hoại vĩnh viễn việc lưu thông máu, với hậu quả là cẳng chân mãi mãi bị sưng lên. Khi bệnh tình khả quan hơn, cha Majcen xin ngồi làm lễ trong nguyện đường của bệnh viện. Khi còn trong phòng áo, một người Tin lành tới nhắc nhở rằng đừng lẫn lộn rượu lễ California với rượu của Abraham mà người Do thái dùng và … loại xi-rô người Tin lành quen dùng. Khi vừa cảm thấy có thể, vào Chúa nhật, ngài sang nhà nguyện Công giáo gần bên do một cha tuyên úy rất dễ thương coi sóc. Trong thời gian chữa bệnh tại nhà thương, cha Giám tỉnh và các bề trên khác tới thăm, và cùng với ngài họp bàn chuẩn bị cho Tổng Tu Nghị sắp tới. Xung quanh Tập viện,  các tập sinh đã gài rất nhiều bẫy chuột và khử trùng cách đặc biệt để ngừa bệnh dịch lây lan. Thế là cha Majcen trở về Tập viện để lo tuần tĩnh tâm cho các tân hội viên và cho các tân tập sinh của năm tập mới. Ngài cũng cho các bài huấn đức đặc biệt cho các tân khấn sinh để bổ sung vào những gì ngài đã không có thể làm trong thời gian vắng mặt.

Năm tập thứ X

Những tập sinh tư giáo khấn Những tập sinh SH khấn
1)                       Phạm Ngọc Chinh

2)                       Nguyễn Anh Hùng

3)                       Phạm Minh Ký

4)                       Phạm Văn Linh

5)                       Đinh Văn Nho

6)                       Nguyễn Hữu Quảng

7)                       Hoàng Văn Số

8)                       Trần Thạch

9)                       Nguyễn VănThành(?)

10)                   Nguyễn Văn Tùng

11)                   Phạm Viết Văn (R.I.P)

1)                       Nguyên Văn Chân (Chang?)

2)                       Lê Văn Chứa

3)                       Nguyễn Văn Cung

4)                       Trần Văn Hay

5)                       Phạm Tất Hội

6)                       Trần Văn Hùng

7)                       Nguyễn Văn Minh

8)                       Nguyễn Văn Rỡ

9)                       Nguyễn Văn Tâm

10)                   Nguyễn Vaên Vui (R-in-Pace)

Tập sinh TG ra Tập sinh SH ra
12)                   Nguyên Văn Biên

13)                   Trần Tiến Đức

14)                   Phan Văn Long

15)                   Nguyễn Văn Ngoạn

16)                   Đinh Huỳnh Phùng

17)                   Nguyễn Đức Thaønh

18)                   Nguyễn Văn Thanh (2)

19)                   Cường

20)                   Đức

21)                   Minh

22)                   Nguyên

23)                   Tâm

24)                   Thaïch

25)                   Triêm

11)                    Nguyễn Văn Can

12)                   Phạm Văn Yen

13)                   Duc

Tổng số khấn của năm nhà tập này là 20.

Đó là năm đông tập sinh nhất, nhưng có nhiều giao động nhất. Khóa Tập viện kết thức với 11 người chọn khấn sống đời tư giáo, và 9 khấn sống bậc sư huynh, 4 tập sinh bỏ Tập viện ngay từ ban đầu và 11 bỏ Tập viện trong năm tập. Lý do của nhiều sự bỏ cuộc và thất bại như vậy phải qui về cho sự chọn lựa không được thực hiện tốt đẹp tại Thủ Đức, nhất là khi ở đó được cảm nhận là có ảnh hưởng của “những người cấp tiến” đã tạo nên một thứ tâm trạng sai lầm mà ngay cả cha Acquistapace cũng không thể trung lập hóa được.

Những tư giáo Salêdiêng đầu tiên

tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt.

Hai tư giáo đầu tiên theo học Giáo Hoàng Học Viện là thầy Micae Phùng và thầy Phêrô Đệ. Họ tạm thời cư trú tại một căn nhà thuê. Cả hai thầy đều thuộc về nhà Trạm Hành theo giáo luật.

Một thư luân lưu quan trọng

Với lá thư luân lưu đề ngày 22-8-1968, cha Giám tỉnh thông báo rằng sau khi đã hỏi ý kiến của Bề Trên Cả và ban tổng cố vấn, ngài đã thiết lập cho Việt Nam một ban cố vấn đích thực để tham vấn, đứng đầu là cha Mario Acquistapace, là tỉnh ủy với quyền rộng rãi do Giám tỉnh ủy thác. Thành viên của ban cố vấn Việt Nam là cha Isidoro Lê Hướng, cha Matthêu Chung và cha Majcen. Sau khi thiết lập ban cố vấn này, cha Acquistapace triệu tập và chủ tọa các cuộc họp như đã được qui định để lo việc tái sắp xếp công cuộc ở Việt Nam. Trong các cuộc họp này, nhiều đề nghị được đưa ra, mà một số thì tốt, số khác bất khả thi và một số đề nghị thậm chí là không tưởng và kỳ lạ!

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

Cụ Hồ Chí Minh qua đời ở Hà Nội vào ngày 2-9-1969. Vì là nhà ái quốc, ông được nhiều người Công giáo ngưỡng mộ cho dù họ không nhất trí với ông về đường lối cộng sản, nhưng họ coi ông là con người luôn chiến đấu chống lại mọi đế quốc để giành độc lập cho Việt Nam. Ngay khi ông còn trong cơn bệnh cuối đời, thì đã có sự tranh giành quyền kế vị ông giữa ông Trường Chinh (thân Mao Trạch Đông), ông luật sư  Nguyễn Hữu Thọ (thân Titô) và ông Lê Duaån  (theo chủ nghĩa Lê-nin-nít). Ông Lê Duaån vì là Bí thư thứ nhất của Đảng, nên ông đã biết khéo léo loại bỏ các khuynh hướng của các đối thủ của ông.

Đời sống Tập viện

Trong khi du kích quân tiếp tục các cuộc chiến ngay ở vùng xung quanh, đời sống Tập viện vẫn trôi qua êm ả. Nghi thức mặc tu phục thông thường được tổ chức vào ngày 21 tháng 11, nay được dời sang tháng 3. Làm như vậy vì muốn tránh cho thấy cảnh một vài tập sinh tư giáo vừa mới nhận tu phục, lại phải bỏ cởi tu phục trong vòng ít tháng, gây nên ấn tượng không tốt cho các Ki-tô hữu thường rất kính trọng áo giáo sĩ. Cũng năm đó, cha Majcen tuy không còn làm giám đốc nữa, cũng được mừng long trọng lễ bổn mạng Anrê của ngài.

Tìm nơi thiết lập Học viện tại Đà Lạt

Đấy là một công việc không dễ dàng gì cho cha Majcen. Đức Giám Mục muốn trao tặng một nhà thờ nhưng khu đó không giúp được gì vì khuôn viên quá hẹp không mở rộng ra được; một học viện của các cha Đa Minh tuy có đủ chỗ, nhưng lại quá xa Giáo Hoàng Học Viện, nhưng lại quá gần với những nơi đồn trú của quân du kích. Việc mua một biệt thự đẹp hay một căn nhà đẹp thì không làm được vì người ta đòi trả tiền ngay mà tiền thì không có. Sau cùng chúng ta có thể thuê học viện của các cha dòng Lazarít, và đó là trụ sở đầu tiên của Học Viện Salêdiêng tại Đà Lạt.

Tĩnh tâm

Cha Majcen tĩnh tâm tại Sài-Gòn trong nhà Tĩnh Tâm gần bên Tập Viện Dòng Tên được dựng lên ở trên khu đất các Salêdiêng đã mua của bà Carrè vào năm 1953 và rồi lại bán lại cho họ. Sau tuần tĩnh tâm, cha Majcen có thể nghỉ vài ngày (một dịp nghỉ đầu tiên trong vòng nhiều năm) và bàn bạc với cha Giám tỉnh về nhiều chuyện hữu ích.

Những việc bổ nhiệm mới

Trong khi đó cha Giám tỉnh đã thông báo việc bổ nhiệm các bề trên mới: Cha Acquistapace làm tỉnh ủy với văn phòng và nơi ở tại Gò Vấp; cha Majcen làm giám đốc trường Kỹ Thuật Gò Vấp, cha Lê Hướng giám đốc nhà Thủ Đức và cha Matthêu King tập sư tại Trạm Hành, còn cha Bogo Quảng thì về thăm quê hương Brasil lần thứ hai.

Số liệu thống kê

Cha Majcen làm tập sư từ năm 1960 đến 1970 và trong 10 năm làm tập sư, ngài tiếp nhận 150 tập sinh, trong số đó 90 người được khấn dòng. Trong những năm Tập viện sau đó, cha King làm tập sư trong 5 năm (1970-1975), tiếp nhận 78 tập sinh trong đó có 46 người được khấn. Xin ghi lại ở đây một vài nhận định về kinh nghiệm tập sư của cha majcen:

Cha King, vị phụ tập sư, quả là một người trợ lực quí báu…

Sau khi ban huấn đức, cha thường bắt các tập sinh đi vào mái nhà nguyện nhỏ đề cùng Chúa Giêsu Thánh Thể suy nghĩ xem mìnhcó thể áp dụng bài huấn đức cho mình như thế nào, phải sống nó làm sao, rồi đi bàn hỏi với cha tập sư, để đi đến những kết luận thực tiễn liên quan đến mỗi đề tài của bài huấn đức. Ngày Chúa nhật cha King tới với những người lính Mỹ để giảng, giải tội và cử hành Thánh Lễ cho họ. Rất nhiều binh lính Mỹ đã chết cho Việt Nam, nhưng không được người Việt Nam yêu thương họ mấy, dù cho họ đã cho người Việt Nam tất cả những gì của họ như lương thực, sự tự do, và cả mạng sống của họ.

Những giờ phút thân tình nhất tại Tập Viện:

Đó là giờ phút bàn hỏi như Hiến luật qui định. Ñoù là thời điểm tế nhị hơn cả để nói về bản thân mình, nhưng quả thất là giờ phút gần gũi thắm tình cha con giữa tập sư và tập sinh. Giờ phuùt bàn hỏi chính là xưởng thợ của vị Kiến Trúc Sư là Chúa Thánh Thần và Đức Maria: Tại đó, cha tập sư trong tư cách người tôi tớ vô dụng cuả Thiên Chúa tìm cách chuẩn bị một môi trường thiêng lêng  thuận lợi để cho người tập sinh biết chính mình và biêt chính Thiên Chúa, biết roõ tính tình của mình và những kho tàng phong phú Thiên Chúa đã đặt ở trong đáy lòng họ. Chính họ phải biết tẩy sạch bản thân mình, uốn nắn, thích nghi mình để thực sự trở nên người tông đồ như lòng Chúa mong muốn “qualis esse debet[184].” Đây là một khuôn mẫu sống động phải khắc ghi lại y nguyên như khuôn mẫu của Don Bosco xuyên qua một cuộc biến hình kỳ diệu để hoàn toàn nên am hợp với đặc sủng Salêdiêng, tức là với chính ơn gọi Salêdiêng của mình.

Don Braga đã có lần hỏi cha Majcen: “Cha đã đào luyện được bao nhiêu Saviô?”. Các tập sinh tương lại cũng sẽ được hỏi đi hỏi lại cùng một câu đó: “Bao nhiêu Saviô cha đã đào tạo được?”  Nghĩa là các cha đã đào tạo được bao nhiêu Don Bosco mới phụ họa theo chân tính của các Tử Đạo Việt Nam và đồng thời luốn sống theo mẫu sống của sự thánh thiện Salêdiêng, để phục vụ cho đất nước Việt Nam hôm nay và mai ngày.

Nhiều năm về trước (1959), cha Majcen cùng với cha Grignon, Giaùm đốc Đại chủng viện Côn-minh, có maët taïi nhà thờ Thánh Tâm ở Rôma. Hai cha nhìn thầy các tu sĩ từng nhóm một, đi vào sân nhà thờ Thánh Tâm. Cha Grignon nhìn quanh rồi nói lên điều ngài suy nghĩ: “Cha xem những thầy tu này, chúng ta nhận ra ngay họ là tu sĩ nào qua cách họ đi đứng: Các tu sĩ Phan-xinh thì đi lại nhôûn nhơ với dây thắt lưng chặt bên hông, như sợ dây trói chaët Chúa Giêsu vào cây cột khi bị đánh đòn. Còn các tu sĩ Salêdiêng thì đi đi lại lại, nói chuyện ồn ào, vui vẻ, họ quả là bản sao của chính Don Bosco. Vậy các tập sinh của Don Bosco cũng phải có khuôn mặt rạng rỡ như Don Bosco, giống như ông Môse có khuôn mặt rạng ngời vinh quang của Chúa.

Điều cha Majcen viết đây phác họa ra một phần nào công việc mà cha đã làm khi đó. Các tập sinh xưa của cha tiếp tục viết cho cha những kỷ niệm của họ và của cha…

Cần phải đào tạo những tông đồ giaùo dân truyền giáo Salêdiêng

Nhiều năm qua rồi, nhưng cha Majcen vẫn còn cảm thấy một vết nứt rạn đau đớn nơi trái tim mình: Đó là nỗi đau đớn của việc cha phải thức dậy vào lúc bốn giờ sáng gọi một tập sinh vừa mới vào nhà tập để rồi nói với em đó rằng “Con phải đi lập tức, bởi vì khi ở Đà lạt, con đã lỗi phạm vì một lỗi tò mò. Đây là lệnh của bề trên, mà cha phải nói cho con, với cả một vết nứt sâu đậm nơi trái tim cha”. Thế rồi cha Chung đã đưa em này ngay lập tực lên Đà lạt, rồi về Saigòn, để lấy xe đi Đà Nẵng, mà trở về nhà của em. Em đã mang theo hành lý bé nhỏ của em và cả tấm lòng đau khổ của cha Majcen, và cha chẳng bao giờ quên được nỗi đau khổ đó. Những qui định của Coâng đồng Vaticanô II đã thay đổi lối hành xử như thế này rồi. Chính cha Majcen luôn quyết tâm trong lòng rằng cha sẽ không bao giờ làm lại một chuyện như thế nữa. Phải vĩnh bieät với lối hành xử đó. Nếu một tập sinh thực sự không được dành cho chúng ta nữa và buộc phải từ giã các người Salêdiêng, thì khi ra đi, tập sinh đó buộc phải có thể mang theo với mình một sự ấm áp của con tim của Don Bosco, một hệ thống giáo dùng yêu thương của ngài, mà em phải được cảm nhận từ chính môi trường Salêdiêng em đã được sống, để rồi em có cơ hội trở thành một người truyền giáo giáo dân Salêdiêng, và đem môi trường ấm áp Salêdiêng về nơi môi sinh xưa của em, nơi gia đình em, nơi cộng đồng Hội Thánh của em cùng với một mảng trái tim của Don Bosco nữa!

Bàn tán về công cuộc Salêdiêng Việt Nam ư? Đây là câu châm ngôn xưa đã có lần được nhắc dến tại Côn Minh: “De gustibus disputandum non est” (Về sở thích riêng, chúng ta không nên tranh cãi)

Tại sao là nhận nhiều đệ tử đến vậy?

Một số những vị thăm các công cuộc Salêdiêng tại Việt Nam coù đặt câu hỏi: “Anh em có quá nhiều các trường đào luyện ơn gọi:Tại Đà lạt, số tập sinh quá nhiều đủ để lấp đầy các chỗ của một giáo phận, thế rồi lại còn 200 học sinh nhỏ thuộc các trường tông đồ, 300 đệ tử tại Thủ Đức và Gò Vấp…”.

Caâu trả lời của cha Majcen là: “Nếu chúng ta có nhiều người theo đuổi ơn gọi, chúng ta sẽ deã dàng thực hiện một sự chọn lựa tốt các ơn gọi đích thực. Còn những người không thích hợp với ơn gọi tu sĩ, chúng ta sẽ đào luyện họ làm Salêdiêng tại thế, để đem tinh thần Don Bosco vào môi trường họ sống. Nước Việt Nam cần những người công giaùo đúng nghĩa, và cả những người được đào luyện tốt trong tinh thần Don Bosco. Đöùc Hồng Y TrịnhVăn Căn của hà Nội đã nói với Đức Thánh Cha vào năm 1986 rằng trong số các người công giáo Việt Nam, quả thực có những người có được bản lãnh của tổ tiên công giáo của họ, và cha Majcen cũng nghĩ là quả cũng có những người Salêdiêng giáo dân được huấn luyện tốt trong tinh thần Don Bosco.

Khi một tập sinh quyết định thưa với cha tập sư là mình không cảm thấy có ơn gọi tu sĩ, thì cha tập sự lập tực chỉ thị để làm một bữa tiệc tiễn đưa vui vẻ anh ta, và trước mặt moïi người, anh ta luôn đảm bảo với tập sư rằng anh ta sẽ tiếp tục sống đúng tư cách người Salêdiêng của Don Bosco giữa đời. Đó chính lá một sở thích đặc biết của những bạn hữu của cha tập sư Majcen!

Sự nâng đỡ cho các tư giáo Việt Nam

Thaät là may mắn tỉnh dòng Trung Hoa luôn có các bề trên có một trái tim lớn rộng để đón tiếp các thầy tư giáo và sư huynh Việt Nam đang trong thời kỳ đào luyện ban đầu và chuyên biệt. Giữa các tu sĩ đang trong thời kỳ đào luyện bên Hoàng Kông và Việt Nam, đều có chung một nền đào tạo theo hệ thống la-tinh và Anh văn.

Cha Massimino với tư cách Giám đốc nhà đào luyện và Giám tỉnh, quả là nhà huấn luyện tuyệt vời cho các thầy triết sinh và thần học . Cha Majcen trong tư cách tập sự thật sự yên tâm có được người tiếp tục khai phá các tập sinh của ngài trên phương diện tri thức và thiêng liêng trong lãnh vực triết học và thần học.

Nhưng cái khó khăn là làm sao xin được hộ chiếu và visa để göûi các tư giáo sang Hoàng Koâng. Do khó khăn đó, chúng ta tại Việt Nam đã nghĩ đến göûi các sinh viên của chúng ta vào Giáo Hoàng Học viện Pio X tại Đà lạt, hay vào các học viện hay chủng viện  khác. Để đaït được mục đích này, chúng ta đã thúc đẩy việc cho các thầy của mình học tốt tiếng Anh và tiếng Pháp, để có thể hiểu các bài giảng của các giáo sư tại đó thường được thực hiện thuần túy bằng tiếng Pháp. Chúng ta cần có được nhưng linh mục giaûng viên tốt như cha Sung và Cha Lường người Trung Hoa.

Tính đến hết thời gian 10 năm làm Tập sư của cha Majcen (1960 – 1970), con số tập sinh vào là 130 người, con số không tiếp tục là 36. Tính chung là có được 94 hội viên khấn khi hoàn tất nhà tập của họ.

Thời Cha King tiếp nối làm nhà tập sau Cha Majcen như sau:

Niên khóa Số vào NT Số khấn Số ra
1970 – 1971

1971 – 1972

1972 – 1973

1973 – 1974

1975 – 1976

9

13

19

18

17

6

8

12

11

12

3

5

7

7

5

 Vậy thời cha King số tập sinh là 76, số khấn là 59 Tổng cộng số các tu sĩ khấn trong 15 năm nhà tập (1960-1975) là:  153.

Cha Majcen ghi nhận những lời cảm tạ ơn Chúa như sau:

Con xin đời đời cảm tạ Chúa và Đức mẹ, cùng Don Bosco khi đã trải qua trách nhiệm 10 năm làm tập sư. Quả đúng như lời cha Braga nói: Khi Chúa trao trách nhiệm cho ai làm bề trên, Chúa cũng ban cho người ấy các ơn sủng để thánh hóa mình và thánh hóa những người khác.

Con xin chân thành cảm tạ Chúa vì những ơn Chúa ban. Con xin ơn Chúa tha thứ những tội lỗi, những thiếu xót, cùng gương xấu của con.

Con xin chúc tụng và tạ ơn Chúa. Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho các tập sinh của con!

Ngày 24 – 8 – 1970 Cha Majcen bắt đầu nhiệm vụ mới làm Giám đốc nhà Gò Vấp.

Chuyện riêng khắc ghi kín đáo trong lòng

Cha Majcen thường viết cho các tờ báo truyền giáo khác nhau viết bằng tiếng Slo-vê-ni-a và in ấn nơi này nơi kia trên thế giới. Xảy ra chuyện sư huynh Opaka, một con người đơn giản và bộc trực như Natanael, một ngày kia đã viết cho cha Vode: “Con thấy cha Majcen giống như con gà mái vừa đẻ được một quả trứng, thì đã lớn tiếng cục ta cục tác khoe với tất cả thế giới rồi.” Cha Majcen bị thương tổn về nhận xét này, ngài như thấy mình đã mất hết công đức của tất cả những điều mình làm rồi. Ngài đã viết cho cha Vode, cho cựu giáo sư của ngài Tiến sĩ Blanik và Tiến sĩ Knific khi đó đang ở Mỹ, và bạn của ngài là  Wolbang và Lencek, và cho tất cả những người điều hành các tờ báo Slovênô trên rằng ngài sẽ ngưng gửi đi những tin tức cho họ. Thế là ngài nhận được cả một loạt dồn dập những lá thư kháng nghị, nói rằng cha Majcen cần phải tiếp tục phổ biến các công trình của Chúa để ca ngợi Người, và cho nhiều người được biết Công cuộc Chúa Quan Phòng đang thực hiện qua Mẹ Maria là Bà Giáo của Don Bosco. Được khích lệ bởi những lá thư này và bởi các bề trên, cha Majcen đã chiến thắng sự đắn đo bối rối của ngài và tiếp tục việc quan hệ thư từ của mình. Và cũng do đấy mà cho tới hôm nay cha Anrê Majcen vẫn luôn còn viết, và tái viết lại.

Công cuộc Don Bosco tại Việt Nam, với sự ủng hộ của các Bề trên Cả Don Ricceri và Don Viganò cùng nhiều vị khác. Lyù do độc nhất của công việc này là chỉ vì Vinh Danh Cao Cả của Thiên Chúa mà thôi, giống  như Don Bosco vẫn luôn luôn viết liên tục để phổ biến các công cuộc của Chúa.

1970-1972: CHA MAJCEN, GIÁM ĐỐC NHÀ GÒ VAÁP – CHA MASSIMINO GIÁM ĐỘC HỌC VIỆN ĐÀ LẠT

Công cuộc Gò Vấp đã được cha Cuisset gầy dựng về cở bản, sau đó được phát triển qua các nhiệm kỳ Giám đốc của cha Bogo và cha Lê Hướng. Giờ đây nó gồm có một trường Kỹ Thuật, một Đệ Tử Viện cho các đệ tử sư huynh, một Nhà Nội Trú, trong khi đó các công cuộc khác đang hình thành.

Cũng phải nói rằng những năm liền trước và kế cận sau Vat II cho tới Tổng Tu Nghị 1972, chính là thời kỳ của những tranh luận, những bước lạc lõng, những thiếu trật tự về kỷ cương trong số các hội viên sư huynh dạy nghề do những ý tưởng cấp tiến thái quá du nhập về từ Âu Châu.

Đó cũng là một thời gian mà nền đào luyện truyền thống của các thời của Don Bosco cho tới nay đã phải chịu một sự thay đổi sâu xa trong đời sống cũng như trong Qui chế và Hiến Luật. Chúng ta phải thích nghi các đặc sủng nguyên tuyền của linh đạo của Don Bosco với những thời đại mới. Cha majcen buộc phải tìm cách đi sâu vào những nẻo đường rối rắm của những yù tưởng mới có trong đầu của biết bao người trẻ và các hội viên thiếu kinh nghiệm.

Thế rồi tại miền nam Việt Nam vẫn sôi sục cuộc chiến tranh không những giữa những binh đội khác nhau (Mỹ, Quốc gia, phe Cách Mạng), mà còn là một cuộc chiến giữa các ý thức hệ khác nhau và hoàn toàn trái ngược nhau. Và các người Salêdiêng, theo thứ chính trị của “Kinh Lạy Cha” của Don Bosco đang phải đi tìm một con đường trung dung. Từ những vaán đề đó, cha Majcen muốn tham khảo và có được câu trả lời từ các vị có thầm quyền, kinh nghiệm và trách nhiệm, cách riêng qua cuộc họp mặt của các Giaùm ñốc tại Hoàng Koâng.

Mối quan tâm của cha Majcen là đi thăm các trường dạy nghề và kỹ thuật của chúng ta tại Hoàng Koâng, và cách riêng tại Macao Ngài rất cần học hỏi các phương pháp từng trải tại đó, để rồi vận dụng áp dựng cho Saøigòn. Cũng tại Hoàng Koâng, cha Majcen có dịp gặp lại các cựu tập sinh của ngài đang tham gia học hành và đời sống tu sĩ rất tốt tại Cheung Châu. Ở đây các thầy Việt Nam và các thầy Trung Hòa sồng rất hòa hợp với nhau, dĩ nhiên là Việt Nam vẫn có một số những nét riêng của họ.

Với những vấn đề trên, cha Majcen muốn tham khảo cách riêng về việc đào luyện các sư huynh trẻ mà ngài phaûi thực hiện tại Gò Vấp. Cha Majcen cũng không thể im lặng về những hoài nghi liên quan tới việc đào luyện đang trải qua tại PAS và tại Messina, với một niềm tin tưởng rằng sự cân nhắc những cách làm đúng hướng hay sai lạc của người khác có thể là một chuyện hữu ích giúp cho việc đón học từ chính cuộc sống…

Công việc sắp tới của ngài tại Gò Vấp ñuùng là công việc tai cơ cấu liên tục được phát động.

Vậy chuyến đi Hong Kong và Macao ch1inh là chuyến đi để nhận định về các phương pháp, và rút kinh nghiệm từ các các hội viên tại những nơi đó. 

Trở về Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1970, cha Majcen đi vào công việc. Nhà Gò Vấp khá phức tạp: Số hội viên là 37 vị, gồm các linh mục, các thầy tư giáo, các sư huynh, các thầy tập vụ và các sư huynh trong thời kỳ đào luyện chuyên biệt. Số học sinh là 470 em và có rất nhiều các giáo viên và các nhân viên người đời. Cha Stra đã xây dựng Hiệp Hội Phụ Huynh học sinh giúp ích cho cha Majcen rất nhiều. Đây là một Hiệp Hội từng được tất cả mọi người mong mỏi.

Nhà Gò Vấp có những xưởng thợ khác nhau: Trước hết là Xưởng Cơ Khí, do cha Cuisset Quý xây dựng, và được trang bị cách tuyệt vời bằng những máy dụng cụ do cơ quan Misereor Đức tài trợ, rồi đến Xưởng Mộc cũng đã được trang bị đầy đủ. Cũng còn có Xưởng Kỹ Thuật Điện, Xưởng Máy Nổ với số máy nổ tương đối.

Trường Kỹ Thuật có các giáo viên dạy rất tốt, chăm sóc kỹ lưỡng các học sinh, cách riêng những học sinh các lớp cao vì các em phải chuẩn bị thi tốt nghiệp, và thành công 100%!

Hội họp mặt các giáo sư được cha Stra tổ chức rất tốt. Cha Majcen được cha Stra mời vào để chủ trì và hướng daãn các giáo sư làm việc theo tinh thần Don Bosco.

Ngoaøi ra cha Stra còn tổ chức Hiệp Hội Phụ Huynh

Hiệp hội có một điều lệ tạm thời, với việc thông qua các quyết định bằng biểu quyết. Hội được cha Majcen nhắc nhở phải chăm lo giáo dục con cái mình đi với thời đại hiện đại. Dĩ nhiên là giữa hiệp hội phụ huynh và hiệp hội các giáo sư caàn phải tạo sự quân bình giữa hoạt động của đôi bên.

Học Phí. Các em tất nhiên phải trả tiền học phí, tiền sách vở và tiền các dụng cụ; nhưng đối với các học sinh nghèo, mồ côi, những em tỏ ra thông minh và chăm chỉ, thì cha Majcen giảm học phí, có khi còn tha hẳn học phí.

Một kinh nghiệm đau đớn: Cha Majcen gặp một học sinh thuộc gia đình đạo hành, nhưng cha me chết, chỉ còn lại có hai chị em. Nhưng em xấu hổ không dám xin cha miễn học phí, và người chị đành phải kiếm tiến qua nghề không vinh dự để có thể trả học phí cho em. Cha Majcen theo lời khuyên của cha Stra, tha học phí cho em, và còn giúp cả người chị kiếm sống một caùch vinh dự. Tiếc là sau đó vài năm, em tham gia chiến quân du kích cùng với chị của em.

Một cuộc thăm viếng quan trọng

Cha Majcen cùng với cha Stra Lực đi thăm thứ trưởng giáo dục đặc trách ngành kỹ thuật. Bởi lẽ vị thứ trưởng này đã biết cha Stra Lực và đánh giá cao trường chúng ta, nên các ngài đã tận dụng cơ hội để xin ông một ân huệ là nhận cả các hội viên sư huynh của chúng ta vào Trường Quốc Gia Cao Đẳng Kỹ Thuật – bởi lẽ trường này chỉ nhận các sinh viên xuất thân từ các trường công lập. Đây là một cố gắng để cho các sư huynh của chúng ta một văn bằng giúp cho họ làm giáo viên kỹ thuật và làm hiệu trưởng của các trường hiện tại và tương lai của chúng ta. Vị thứ trưởng tỏ ra lịch thiệp và sau đó cho dù ông không ban một phép chính thức, nhưng trên thực tế các sư huynh của chúng ta đều có thể tham gia các ngành đại học.

Triển lãm các sản phẩm kỹ thuật của trường

Theo truyền thống của các trường dạy nghề Salêdiêng, trường Gò Vấp cũng tổ chức các cuộc triển lãm các sản phẩm kỹ thuật của trường. Trong số các khách mời, có cả tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hay là phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, các cấp chính quyền, các vị đại sứ, và các phụ huynh học sinh. Các khách mời luôn được đón chào bằng tiếng nhạc ban kèn đồng do thầy Phaolô Hậu điều khiển, và họ đều rất hài lòng không những về các sản phẩm của các em được đem ra triển lãm, mà còn cả về kỷ luật vui tươi của các học sinh.

Công việc của cha Majcen rất nặng nề. Như cha Braga đã chỉ vẽ[185] cho cha Majcen khi còn là Giám đốc tại Coân Minh: “Như là Giaùm đốc, cha phải mỗi ngày đi thăm mọi nơi và tìm cách tiếp xúc với các người có trách nhiệm để biết những vấn đề trong ngày liên quan tới nhân viên và các học sinh. Nhờ thế mới tránh được nhiều sai lầm nguy hiểm. Đó cũng là phương pháp của các đan sĩ thời xưa. Nhà Gò Vấp quả có nhiều nơi phải đi xem xét: các xưởng thợ, bệnh xá, nhà cựu học viên, khu văn phòng tỉnh ủy mà cha Mario ước ao có, cổng, nhà bếp, các kho. Rồi ngài còn phải dành thời giờ để có mặt tại văn phòng để nói chuyện với các hội viên, phụ huynh, và đông đảo khách tới thăm, rồi có các cuộc họp, ứu tiên đặc biết là cuộc họp Ban Cố Vấn nhà, rồi công việc sắp đặt hằng ngày…

Những khó khắn của cha Majcen trong việc đào tạo ơn gọi sư huynh

Cha Tôma Haar ngay từ naêm 1964 đã hết lòng yêu thương chăm sóc các ñeä tử sư huynh. Các em có được phòng hội riêng để học bài, và nhà ngủ tách biệt. Nhiều em nhập trường ñeä tử viện sư huynh này, và được tiến lên tới lớp thỉnh sinh và lớp nhà tập. Caùc em mỗi ngày có thánh lễ riêng, nơi thể thao riêng và các truyền thống riêng. Nhưng ngay trước khi cha Majcen về Gò Vấp, thì các cha Stra và De Meleneaure đã chỉ trích về nhóm các em ñeä tử này. Tiếc là cha Toâma haar chịu đau khổ nhiều và đồng thời tinh thần và cách sống của các em cũng xuống dốc. Cha Majcen vì có nhiều công việc, và sức khỏe yếu, không có thể giải quyết việc chỉ trích mạnh mẽ trên và nâng cao tinh thần và lối sống của các em.

Việc đào luyện các hội viên sư huynh

Nhưng mối bận tâm chính của cha Majcen là việc đào luyện các sư huynh trẻ của chúng ta, theo lời cha Machuy căn dặn xin cha Majcen cố gắng tiếp nói việc đào luyện hậu tập viện của các sư huynh này. Trong nhóm này có chín thầy sư huynh thời huấn nghệ hậu tập viện, và nhiều hội viên hộ trực đang thi hành thời thöïc tập. Cha Majcen giảng giải cho các sư huynh môn triết – sư phạm và tu đức, caùc nguyên tắc của Công đồng Vaticanô II, theo những sách hiện đại nhất đã nhận được từ cha Vode gửi từ Torino.

Nhưng họ không có nhiều thời gian, vì còn phải chăm lo cho cả Nguyện Xá sinh hoạt mỗi Chúa Nhật để phục vụ cho các trẻ bên ngoài theo ý của cha Machuy.

Cha Majcen yêu cầu các anh em phải thực hiện bàn hỏi hằng tháng để chăm lo việc đào luyện cá nhân, hầu biết chính bản thân mình, như đã làm trong thời nhà tập.

Những tư tưởng cấp tiến thâm nhập vào các sư huynh Việt Nam khi ấy

Nhiều sự mất kỷ luật tu trì giữa họ phát sinh từ việc cắt nghĩa không đúng ñắn các hạn từ hay các câu như “giảm trừ sự thánh thiêng[186]”, “tự do”, “phải làm theo lương tâm, nhân cách, để rồi trộn lẫn vào đó chủ nghĩa cá nhân”, “quyền bính và sự độc lập”, “đối thoại”, cộng với việc áp đặt quan niệm “sư huynh và linh mục phải bình ñẳng trong mọi sự”, “sư huynh có thể ñược làm Giám đốc, Giám tỉnh, Bề trên Cả”. Ở đây cũng có trách nhiệm của các linh mục được thụ phong sau Vat II đem từ Âu châu vào giữa các sư huynh SDB/VN những ý tưởng cấp tiến đó.

Trong Nhà thờ, người ta cho rằng không những phải thay đổi vị trí của bàn thờ, mà còn phải bỏ các tượng ảnh đi, bỏ cả nước phép, việc bái gối, bỏ huấn từ tối, bỏ kinh nguyện và thaùnh lễ hằng ngày, bỏ việc Viếng Mình Thánh, lần hạt và ngay cả các Hội Lành và nhiều chuyện khác.

Để thực hiện tĩnh tâm tháng, họ muốn đi đến một khu ở Xóm Mới nơi có mộ của Ñức Cha Từ dòng Xitô. Cha Majcen vẫn còn có nhiều sức mạnh tinh thần để giữ các hội viên trong sự tôn trọng kỷ luật, qua việc nhắc nhỏ các hội viên xöng tội và nghe huấn đức, nhưng trong các cuộc tĩnh tâm quí trọn ngày, thì họ muốn hội họp bàn tròn, tại đó họ nói đi nói lại về các khuyết điểm của các hội viên, các Bề trên, vaø hệ thống giáo dục của trường hiện nay. Cứ tưởng nhớ lại thời kỳ thứ nhất của tu nghị 1972… cha Majcen quả phải có một sự kiên nhẫn của thánh Gióp, mới có thể nhấn mạnh cho các hội viên sự không thái quá và công cảm tự nhiên hầu thực hiện tốt những đổi thay mà mình đang cần phải thực hiện, để tránh những đề xuất thiếu suy xét, chỉ thuần túy do tính thất thường hay tùy tiện…

Đàng khác họ đề cao thể thao, thể dục, các nhân đức xã hội, các học sinh kyõ thuật, rồi đề xuất việc giúp đỡ các người nghèo bị mất mát nhà cửa, các  người đau ốm . Các học sinh chúng ta đã làm được một sự giúp đỡ đaùng khen ngợi bằng việc sửa chữa nhà, mái

che, bắt lại đường dây điện, giúp dọn dẹp nhà, chăm nom những người đau ốm và nhiều chuyện đáng khen khác.

Trước cảnh huống này cha Majcen vẫn có thể trông cậy vào một số các hội viên trẻ và có tuổi đang ủng hộ đường lối ôn hòa của tập sư của mình. Đó cũng là đường lối của các Ñức giám mục Việt Nam, và của nhiều linh mục trong số hàng giaùo sĩ Việt Nam. Với sự tốt lành, chúng ta có thể thắng cái xấu, đó là lời mà cha Braga con người chúng ta không thể quên được hằng nhắc đi nhắc lại. Thật sự là sai lầm đem du nhập những ý tưởng cấp tiến từ một số nước phương Tây vào trong một môi trường Á Đống như Việt Nam.

Cha Majcen làm cho trường dạy nghề Gò Vấp khởi sắc với việc tái sinh cô nhi viện tại đó

Ông Giám đốc sở Xã Hội Lý Kính Chấn[187] than phiền rằng trường Kỹ Thuật của chúng ta hầu như đã qua Phân Ban các em cô nhi, là  các nạn nhân chiến tranh đang ngày một đông đảo hơn. Do vậy cha Majcen cùng với một vài hội viên Việt Nam và những người khác tái lập lại Coâ Nhi Viện với khu nhà ngủ, khu đời sống như nhà bếp, nhà cơm, và khu xưởng dạy các nghề nghiệp như nghề in dưới hình thức đơn giản, nghề may, nghề mộc và các công việc sửa chữa tự tháo vác lấy đơn sơ khác… Tóm lại là khởi xướng công việc dạy cách thông thường các ngành nghề khác nhau khả dĩ biến các học trò này thành những người thợ tốt, chứ không nhằm biến tất cả thành các kỹ thuật gia.

Giống như tại Hà Nội, ông Giám đốc sở Xã Hội Lý Kính Chấn cũng göûi tới Cô Nhi Viện chúng ta một số em. Và Cô Nhi Viện này là một cơ hội may mắn vì sau khi giải phóng, nó còn được tiếp tục ba năm thêm nữa[188].

Nhà Vũng Tàu

Tại Vũng Tàu, cha Isidoro Lê Hướng đã mua được một khu đất gần bờ biển và đã cho xây một căn nhà để nghỉ hè với 50 giường ngủ, nhờ đó, khi sang hè, các em mồ côi, các học sinh và các đệ tử thay phiên nhau tới đó nghỉ hè. Tại nhà đó cũng có cả một nhà bếp, có bà bếp vừa làm bếp vừa canh giữ khu nhà. Cũng có một nhà nguyện, một khu vöôøn cho các trẻ làm việc. Cha Majcen cũng có một phòng ở giữa khu các trẻ.

Một lần kia bà bếp ngồi xe Vespa do một học sinh của cha Stra chở để đi chợ. Bà bếp chẳng may té xe vaø qua đời. Con người vợ thứ nhất của chồng bà là tên là Xiêm, đã trở thành thầy sư huynh Salêdiêng  Xiêm. Cha Majcen có trách nhiệm phải lo liệu cho các em trai em gái còn lại của thầy. Biết làm sao bây giờ. Cha đã mạnh dạn đến làng SOS của ông Gmeiner, người Áo, để xin làng tiếp nhận những em này. Người đại diện của ông Gmeiner khi đó đã quyết định cho các em được nhập vào một gia đình SOS với một bảo mẫu chăm lo cho em, còn về phần cha Majcen thì ngài cũng hứa tiếp nhận một vài em lớn của làng SOS vào trong trường Kỹ thuật của chúng ta.

Tái thiết Nhà thờ Bến Cát thuộc một giáo đoàn nghèo

Bến cát là một ngôi làng của người Công giáo gần Gò Vấp, nơi cha De Meulenaer Ngọc quản nhiệm giáo xứ và thi hành mục vụ. Ngôi làng hầu như bị hoàn toàn phá hủy bởi cuộc chiến khốc liệt Mậu Thân. Được nhiều người khích lệ, cha Ngọc quyết tâm và thành công tái xây dựng nó lại, với sự trợ giúp đến từ các ân nhân của ngài. Thế là tái mọc lên nhà thờ, nhà cha xứ cũng như ngôi trường nhỏ bé và trạm phát thuốc của các sơ Mến Thánh Giá. Chính cha Meulenaer Ngọc cung cấp cho trạm này các thuốc men mà ngài xin từ Bỉ. Sau cuộc cách mạng năm 1975, Bến cát biến thành giáo xứ Salêdiêng, và cho đến nay đã trở thành một giáo xứ Salêdiêng trù phú, giàu về con người, gồm giáo dân địa phương và các công nhân đến từ khắp miền đất nướcViệt Nam, và giàu về phục vụ tông đồ[189].

Ba Thôn

Gần Sài-Gòn có một Cô Nhi Viện do các nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán điều hành. Tại đó có một ngôi nhà thờ be bé xinh xinh. Khi được giáo quyền yêu cầu, cha Majcen gửi linh mục tới đó cử hành thánh lễ và giảng vào các Chúa Nhật. Từ năm 1978 trở đi, nơi đây trở thành văn phòng của Bề Trên Tỉnh Ủy Salêdiêng Việt Nam, do cha Ty, vị thừa ủy của Bề Trên Cả quản nhiệm.

Một công cuộc đặc biệt

Cha Donders Độ, người Hòa Lan, là một vị tân linh mục có nét khá đặc biệt vì đặc sủng của ngài biểu lộ nơi nhiệt huyết và tình thương các trẻ hè phố, không cha mẹ, không nhà cửa, không có bất cứ gì cả. Ngài liền gom chúng về để chăm sóc. Cha được một số ân nhân hỗ trợ, cách riêng là ông Đại Sứ Hòa Lan, qua sáng kiến quảng cáo trên TV. Cha xây cho chúng một nhà ngủ và những cơ sở khác dành để làm các xưởng dạy nghề tương lai. Cha đã làm tất cả những điều đó xuất phát từ một tấm lòng yêu thương, vì muốn bắt chước Don Bosco, mà chẳng nghĩ đến chuyện xin phép các Bề trên địa phương, lại càng chẳng xin phép các Bề trên ở Hoàng Koâng và ở Tô-ri-nô, hay thông qua đường hướng của ban cố vấn. Nhưng cha quả đang làm một việc tốt rất to lớn, bằng phương tiện của mình và như cha nói, nhân danh Don Bosco. Trong những điều kiện như vậy cha Majcen chẳng có thể cho phép cha làm được, nhưng chuyện đã rồi, cha Majcen đã tìm cách dàn xếp công chuyện với các Bề trên, trong một thời điểm caøng ngày càng đẫm máu của cuộc chiến tranh, nên mình càng phải nỗ lực cứu vãn những gì mình cón có thể cứu vãn… do đó về tinh thần, cha Majcen ủng hộ ngài trong cuộc tham khảo ý kiến của các Bề trên.

Ngón tay Thiên Chúa quả có mặt tại đây. Sau khi cha Donders đã ra đi vào năm 1975, nhà cũ của cha Donders không còn có người ở nữa, đã trở thành Tập Viện sau cùng của cha Majcen từ năm 1975 đến 1976. Sau này cha Acquistapace bình luận rằng Thiên Chúa có thể tạo hàng kẻ thẳng với một cái thước cong queo!

Các cựu học sinh

Cha Majcen cũng như mọi Giám đốc khác, tiếp tục giúp đỡ vật chất và tinh thần cho các cựu học sinh. Ban cố vấn muốn trao công việc đó cho  thầy Bullo Bảo và thế là căn nhà của trẻ cải huấn của cha Cuisset Quý xưa trở thành một ký túc xá của các cựu học sinh. Nhưng về lâu về dài các sự việc không diễn ra tốt đẹp: Họ bắt đầu làm những cuộc tụ tập vụng trộm và là nơi đồn trú của những kẻ xé rào: đó là một chuyện vô cùng nguy hiểm. Thậm chí đến độ nơi đó còn tiếp nhận cả các phụ nữ vào ban đêm. Được cảnh cáo, họ cũng không thay đổi hạnh kiểm. Do vậy khu ký túc xá này bị hủy. Chỉ còn lại văn phòng cho Hiệp Hội Cựu Học Sinh.

Cha Majcen được trao nhiệm vụ chuẩn bị văn phòng Tỉnh Ủy

Sau luân thư của cha Giám tỉnh thông báo chính thức thành lập Ban Cố Vấn Tỉnh Ủy, cha Bề Trên Cả vào năm 1969 ra văn thơ thiết lập theo giáo luật tại Gò Vấp Nhà Tu sĩ Tỉnh Ủy trên một khu đất thuộc nhà Gò Vấp ở bên cạnh con đường Lê Lợi, bao gồm khu nhà cho các trẻ cải huấn xưa gọi là “các trẻ sư tử con Lion” và một nhà kế cận được mua chỉ để làm việc này. Cha Majcen đã liệu cách trang bị nhà với các văn phòng, phòng ở cho cha tỉnh ủy, cho thư ký của ngài cùng cho các vị, phòng cho các cuộc họp, nhà nguyện nhỏ, nhà bếp và một phòng ăn rộng đủ cho khoảng 20 thực khách…, sao cho nơi này có thể trở thành  một cộng thể độc lập.

Các tin vắn

Trong hai năm làm Giám đốc tại Gò Vấp, xảy ra mấy điều đáng lưu ý.

Một chú tiểu 12 tuổi, mặc áo cà sa vàng, đầu trọc, tới xin cha Majcen cho phép học trong trường kỹ thuật. Ngài chấp nhận với điều kiện em không được mặc áo cà sa và phải để tóc dài. Khi chú tiểu đó vào trường, chú tỏ ra là một học sinh chăm ngoan. Chú nghe những lời huấn từ tối và đọc kinh cầu nguyện với những học sinh khác, nhưng tối đến chú tụng kinh bù theo kiểu nhà chùa.

Một người Phật giáo là hiệu trưởng trường Kỹ thuật Sài-Gòn gởi con của ông tới trường kỹ thuật Gò Vấp. Ông nói rằng trường chúng ta có kỷ luật và học hành nghiêm túc hơn.

Hầu như mỗi ngày đều có những tin về cái chết của ông bố, người anh ruột, hay chú bác của học sinh gục ngã ngoài chiến trường. Nhà trường thường xuyên tổ chức cầu nguyện cho các linh hồn mới qua đời.

Các học sinh của chúng ta khi lên tới tuổi 18 mà chưa qua kỳ thi tốt nghiệp, thì phải đi nghĩa vụ quân sự, và trước khi đi, chúng đều đến chào cha Majcen, xin ngài cỗ tràng hạt và ban phép lành Đức Mẹ Phù Hộ. Một trong những học sinh đó chết sau hai tuần lễ lên đường đi nghĩa vụ, vì bị bắn tỉa bên kia sông đang lúc đi tuần. Cha Majcen tham dự đám tang và an ủi tang quyến trong tình trạng đau khổ.

Mỗi lần có một người anh đi lính của một học sinh nào nghỉ phép, gia đình thường làm tiệc lớn. Cha Majcen luôn cho phép học sinh đó về chung vui với anh mình vì rất có thể đó là dịp cuối cùng họ gặp nhau…

Các lễ Noel 1970 và Tết 1971 đều được tổ chức rất long trọng. Các cựu học sinh cùng vợ con họ kéo nhau về thăm và chúc tết các Bề trên thân thương của họ.

Vào dịp tết, các học sinh trường chúng ta trình diễn trên đài truyền hình một buổi hòa tấu gồm các nhạc cụ dân tộc như sáo trúc và nhạc khí khác để nói lên nét đẹp của nhạc cổ truyền.

Ngoài buổi trình diễn văn nghệ, học sinh trường chúng ta còn tổ chức “các trò chơi thế vận hội” trong đó những em thi đấu được chia thành các đội đại diện cho các quốc gia khác nhau. Các trò thể thao được tiến hành theo đúng luật chơi, nhưng để tôn vinh cha

Cuộc Kinh lý của cha Giám tỉnh

Cuộc kinh lý đã thành công tốt đẹp và kết thúc ngày 8-3-1971. Cha Machuy được tất cả các học sinh chào biệt, đã lên đường trở lại Hoàng Koâng. Trong lần họp trước ngài nói bằng tiếng Anh, và hỏi các giáo viên xem họ thấy trường nội trú tốt hơn hay ngoại trú tốt hơn. Tất cả đều nhất trí cho rằng trong điều kiện hiện tại, nội trú được ưa chuộng hơn: bởi xe cộ ở Sài-Gòn thật là hỗn loạn, gây nguy hiểm rất nhiều cho các học sinh tới trường . Đàng khác hay có những vụ lộn xộn tại thành phố.

Các đơn xin vào nhà tập. Có 21 em viết đơn vào tháng 5, nhưng các Bề trên chỉ chấp thuận có một nửa số em thôi.

Sang hè, các đệ tử cùng các em mồ côi đi tắm biển ngoài Vũng Tàu. Cuøng lúc đó các học sinh năm học cuối cùng phải đi thi tốt nghiệp để ra trường.

Thụ Phong Linh Mục

Ngày 17-7-1971, thầy Đa-Minh Uyển thụ phong linh mục tại Gò Vấp. Một cuộc họp mặt trong niềm vui của cha mẹ và thân quyến, của cha tập sư Majcen người đã nhận cậu bé  vào năm 1957. Vị tân linh mục cử hành thánh lễ mở tay ở Giáo xứ Chân Phước Khang[190],. Tam Hà, Thủ Đức. Thật là một buổi lễ huy hoàng có trên ngàn người tham dự. Cha Majcen cảm tạ Chúa đã cho cậu bé được nhận vào đệ tử viện vào năm 1957 của ngài tới được chức linh mục và trông chờ tân linh mục biết noi gương các thánh tử đạo tổ tiên của mình. Caùc hình chụp cho thấy buổi lễ tốt đẹp biết mấy. Cha Uyển nhận được từ Mẹ nuôi của mình tại Gorizia một món quà lớn, ngoài số tiền học phí bà Munik ñaõ ñoùng góp hằng năm cho cha, do các đồng tiền tiếp kiệm từng lia một nhịn ăn sáng mà bà đã dành cho đứa con nhỏ của bà trong chức linh mục. Thaät là một tấm gương sang ngời của tình yêu thương!

Vào cuối tháng đó, cha Gio-an Ty , người đã cùng học ở Roma với cha Uyển, cũng cử hành thánh lễ đầu tay của ngài tại Gò Vấp.

Các cuộc bầu cử

Trong những ngày đó cũng diễn ra cuộc bầu cử chính trị với một cuộc tuyên truyền mạnh mẽ cộng với ít nhiều lộn xộn. Tổng Thống Thiệu được tái cử. Tuy ông là bổn đạo mới, ông vẫn được dân Công giáo quý trọng.

Trong bối cảnh chiến tranh này, một chi tiết thống kê nhỏ cũng cho chúng ta một ý niệm: Tại nhà Gò vấp 31 học sinh của chúng ta  ñaõ mất cả cha lẫn mẹ, 65 em ñaõ mất cha mình trong chiến tránh, và 13 em ñaõ mất me, 134 em không có khả năng sống đang hoàng.

Lễ Thánh Anrê

Lễ mừng bổn mạng cha Majcen, tức lễ thánh Anrê, luôn luôn được cử hành long trọng, bởi lẽ đó cũng là lúc khởi đầu tuần 9 ngày kính Đức Mẹ Vô Nhiễm. Năm đó buổi lễ có vinh dự được Đức Tổng Giám Mục Bình tới tham dự, và nhất là được đánh dấu bởi một vở tái diễn lịch sử mang tính chất văn hóa dân gian làm say mê tất cả mọi người hiện diện.

Việt Nam tách khỏi Hoàng Koâng

Việc tách thành đơn vị tự lập là điều mong ước từ lâu. Lần này việc tham khảo ý kiến hội viên được thể hiện dưới hình thức bỏ phiếu. Kết quả là có 73 phiếu thuận trên 91 phiếu. Ban cố vấn tỉnh ủy chấp thuận và ban cố vấn Hoàng Koâng phê chuẩn và chuyển biên bản về Bề Trên Cả.

 Bệnh tình của cha Majcen

Các điều kiện sức khỏe của cha Majcen trở nên tồi tệ do máu khó lưu thông khiến cho chân sưng phù. Ngài khó có thể điều hành nhà Gò Vấp trong năm học (tháng 4 – 1972), nên đã chọn người kế vị ngài là cha Van Wouwe.

Học Viện Đà Lạt[191]

Bước Khởi đầu

Vào niên khóa 1970 – 1971, các hội viên trẻ không thể ra nước ngoài để được đào luyện, nên các Bề trên buộc phải chuyển việc đào luyện triết học và thần học lên Đà lạt. Khóa đào luyện đầu tiên tại Việt Nam gồm lớp thần học với hai hội viên là thầy Đệ và thầy Phùng tạm trú tại một nhà Ân nhân Trương Công Cựu, Cựu bộ trưởng giáo dục VNCH, ở đường Lê Thái Tổ, Đà lạt cùng với 2 sư huynh Simon Truyền và Giuse Tỵ, và theo học ngoại trú tại Giáo Hoàng Học viện Pio X. 13 tân hội viên triết học thì bắt đầu học triết tại Trạm Hành: Đó là lớp các cha Ký, Linh, Quảng, Thầy Văn.

Sau đó chúng ta dự định mua mảnh đất ở gần vị mục sự Tin Lành để đáp ứng con số sinh viên theo học thần học tại Giáo Hoàng Học viện đang gia tăng của chúng ta. Thế rồi trước mặt chúng ta ñaõ có thể mượn tạm thời khu Biệt Thự Thánh Tâm của các cha Ladarít gần nhà thờ xứ Thánh Tâm. Tại nơi đây chúng ta có thể dễ dàng hơn coù tương đối chỗ cư trú cho các sinh viên thần học cũng như các sinh viên đào luyện chuyên biệt sư huynh của  chúng ta.

Ngày 15 – 2 – 1971 sau khi mua được khách sạn cũ ở 4G Võ Tánh[192], quen gọi là Khách Sạn Bà Mùi, Đà lạt, thì cha Mario vaø Cha Lạc dẫn các sinh viên triết di chuyển đến đó để tiếp tục việc đào luyện của họ.

Những quyết định cuûa cha Giaùm tỉnh Machuy ngaøy 25 tháng tư, 1972:

Trong lần thăm viếng tháng tư đó, cha Machuy cùng các Giám đốc các nhà ở Việt Nam họp tại nhà Tỉnh Ủy mới gồm cha Ma, cha Massimino, cha Mario, cha Majcen, cha Isidoro Lê Hướng, cha Walter van Wouve. Trong cuộc họp đó cha Massimino công bố cha Van wouve đã được bổ nhiệm làm Giám đốc thay cho cha Majcen. Còn cha Majcen sẽ có một công việc nhẹ nhàng hơn tại Đà Lạt khí hậu mát mẻ trong tư cách phó Giám đốc học viện đặc trách các thầy Thần học và Đào luyện chuyên biệt các sư huynh đang học một năm triết – sư phạm và thần học.

Biên bản cuộc họp này cũng chứa đựng nhiều nội dung khác: Nhà của các cha Ladarít không phải là lý tưởng lắm: vì thiếu tất cả mọi sự: bàn ghế, tủ lạnh, nhà tắm, phương tiện di chuyển. Vì thế khẩn trương phải mua và xây dựng học viện của chúng ta!… Cha Majcen phải đích thân xin Trung ương Nhà dòng Don Bosco tieàn xây dựng học viện, tức là từ nơi Don Pila ở Roma và Don Rauh Giám đốc vaên phòng xin tài trôï ở Bonn.

Cha Majcen trong lá thư viết cho cha Vode, với tu cách phó giám đốc đặc trách Thần học và Đào luyện chuyên biệt các sư huynh, đã cắt nghĩa với cha Vođe như sau:

“Cha chắc là sẻ nói chúng tôi điên mất khi muốn xây dựng học viện ở đây, vì tất cả các tờ báo trên thế giới đều nói về cuộc chiến thắng rất gần của những người cộng sản. Súng đại bác nổ liên hồi ghê rợn, báo hiệu chết chóc, mùi chết chóc xông lên từ nghĩa trang liệt sĩ cách Saøi Goøn 30 cây số làm thấm độc bầu không khí, và hằng ngày người ta nghe tiếng chuông các nhà thờ vọng lên hồi chuông báo tử cho các nạn nhân chết vì chiến tranh. Thế nhưng các người Salêdiêng chúng ta quyết tiến lên phía trước cho tới phút cuối cùng: Usque lecem habetis {Cho tới khi anh em còn thấy ánh sáng).

Sau đó, ngày 24 – 5 – 1971, Cha Bề trên Cả Luigi Ricceri chính thức thành lập Học viện theo Giáo luật với Văn thư số 127/71, đồng thời bổ nhiệm cha Luy Massimino làm Giám đốc tiên khởi, với văn thư số 2345, ký ngày 25 – 5 – 1971.

Tại Đà Lạt, ngay từ 7-11-1971, cha Massimino chính thức nhận chức. Các thầy triết đã được ở tại nhà mới mua; các thầy thần học và các thầy sư huynh đang trong thời kỳ đào luyện chuyên biệt đang phải ở nơi trọ chật hẹp. Do đó chúng ta đã sớm lo liệu mua thêm khu đất của vị mục sư Tin Lành gần nhà bà Mùi để tập họp lại toàn bộ các sinh viên triết- thần của chúng ta lại. Chúng ta cũng đã mua thêm đất của ông Năm Lành. Cuối cùng chúng ta đã có đủ một hecta đất để xây dựng học viện.

Một chuyến đi ngắn thăm Ban Mê Thuật

Trước khi về Âu Châu thăm quê hương, cha Majcen được cha Lê Hướng, Giám đốc Don Bosco Thủ Đức, mời lên tỉnh Quảng Đức nghỉ ngơi vài ngày nơi cha em của ngài làm quản hạt và cha xứ tại đó. Thế là ngài đi tới đó với 15 đệ tử và hội viên muốn về thăm cha mẹ mình. Tại Ban Mê Thuật, ngài thăm Đức Cha Mai vốn thân quen từ hồi còn ở Hà Nội khi Đức Cha còn là linh mục thư ký Tòa Giám Mục ở đó. Ngài cũng đi vào rừng cây thăm khu đất mà các học sinh của chúng ta khi từ Hà Nội di cư vào đã sinh sống trong khoảng nửa năm trời. Sau một vài ngày nghỉ ngơi bổ sức, ngài đã trở lại Sài-Gòn.

1972 – TRẬN ĐÁNH MÙA HÈ ĐỎ LỬA[193]

Tình hình chiến sự trong bối cảnh Học viện Đà lạt được xây dựng

Ngoài các cuộc đụng độ thường nhật của du kích quân, còn có những trận đánh ác liệt vào tháng 3, 10, 11 và 12 nữa. Các trận đánh “Mùa Hè Đỏ Lửa” đã được cả thế giới biết đến, nhưng chẳng có ai lại ngờ rằng chỉ trong vòng 3 năm nữa, vào ngày 30-4-1975, toàn bộ đất nước bước vào Xã Hội Chủ nghĩa

  Chiến dịch Xuân – Hè 1972
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Pháo 130 mm Quân đội Nhân dân Việt Nam ở mặt trận Kontum
.
TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
VIỆT NAM CỘNG HÒA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
11 sư đoàn Nam Việt Nam[194]

Quân Địa phương tại các nơi diễn ra chiến sự
Không quân chiến lược và Hạm đội 7 Hoa Kỳ

14 sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam
26 trung đoàn độc lập[195]
       

Chiến dịch Xuân – Hè 1972 (Việt Nam Cộng hòa gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa) là một phần trong Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam, xảy ra từ 30 tháng 3 naêm 1972 đến 31 tháng 1 năm 1973 trong Chiến tranh Việt Nam, là một nhóm các chiến dịch do Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) thực hiện, chống lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) cùng đồng minh Mỹ. Đây là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu hệ thống phòng ngự của quân đội Việt Nam Cộng hòa vào những hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Khu V và Khu VIII Nam Bộ. Cuộc tiến công bắt đầu ngày 30 tháng 3/1972[196]

Kết quả của các trận đánh này luôn luôn là quân đội phe quốc gia mất đi một khoảng lãnh thổ nào mà các người cộng sản “đã giải phóng được” theo lối riêng của họ và tổ chức lại những nơi đó theo hệ thống của họ.

Cuộc chieán diễn tiến như sau:

Thiết giáp xa M-113 của VNCH tại mặt trận bờ sông Mỹ ChánhQuảng Trị năm 1972

Nhận thấy tình hình chuyển biến ngày càng có lợi cho phía Bắc Việt Nam về so sánh lực lượng và về thế chiến lược, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Bắc Việt quyết định xúc tiến việc chuẩn bị để mở cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị – Thiên được chọn là hướng tấn công chủ yếu. Khu 5, trong đó có Đà Nẵng là chiến trường phối hợp quan trọng.[197]

Chiến dịch này được định thời gian cho trùng với giai đoạn đầu của chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ, với hy vọng rằng chiến sự leo thang sẽ gây ra áp lực mạnh mẽ tại Mỹ đòi hòa bình và chấm dứt chiến tranh. Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công thẳng vào các hệ thống phòng thủ chiến lược của Việt Nam Cộng hòa, nhằm làm mất uy tín chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và cầm chân tối đa các lực lượng chủ lực của đối phương, phá vỡ chương trình bình định nông thôn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, và nâng cao vị thế trước khi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình cuối cùng.

Để giành thắng lợi, miền Bắc đã huy động rất nhiều tân binh cho trận quyết chiến này. Rất đông những người lính lên đường mùa hè 1972 ấy là những thanh niên ưu tú từ 30 trường đại học – cao đẳng của Hà Nội: gần 10.000 sinh viên và cả giảng viên trẻ[198]. Hiện nay ở Nghĩa trang Trường Sơn, ở Thành cổ Quảng Trị có rất nhiều bia mộ của những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi rằng quê quán: Hà Nội – Năm sinh 1954 hay 1955[199].

Theo ước tính của Spencer C.Tucker, tổng lực lượng miền Bắc huy động trong chiến dịch này lúc đầu là 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân, 1200 xe tăngxe bọc thép[200] (tuy nhiên theo số liệu của QDNDVN, số xe tăng và xe bọc thép của họ chỉ khoảng 250-300 chiếc). Về sau chiến sự kéo dài nên hai bên huy động binh sĩ tham chiến càng lúc càng nhiều cho tới tháng 10/1972 thì kết thúc.

Chiến dịch Xuân hè 1972 xảy ra trên 3 mặt trận chính:

Lúc chiến dịch diễn ra, Hoa Kỳ chỉ còn 65.000 quân tại Việt Nam[202], trong đó số quân chiến đấu trên bộ chỉ còn rất ít và không tham chiến.

Dân chúng di tản khi cuộc chiến diễn ra

Tại Vùng I chiến thuật, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công bằng 3 Sư đoàn 304, 308, 324, Mặt trận B5 (4 trung đoàn), 1 trung đoàn hỏa tiễn, 4 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn chiến xa và 2 trung đoàn biệt lập địa phương. Trong tháng 4 và 5/72, hai Sư đoàn 320 và 325 từ miền Bắc tiến xuống và Sư đoàn 312 từ Lào về tăng cường tấn công Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng và thành phố Quảng Trị. Quân lực VNCH có ở đây 2 sư đoàn chủ lực với hơn 30 ngàn quân, cộng với hơn 100.000 quân địa phương. Tuy nhiên ưu thế quân số này bị vô hiệu hóa bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam nắm thế chủ động, buộc Quân lực VNCH phải dàn mỏng lực lượng để đối phó.

Diễn biến

Trưa ngày 30 tháng 3 năm 1972, hai Sư đoàn 304308 Quân đội Nhân dân Việt Nam khoảng 30.000 quân, với hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh với 150.000 tay súng của Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam[203], vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Từ phía Tây, Sư đoàn 324B, với xe tăng hỗ trợ, theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Lực lượng tương đương 3 sư đoàn này đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Mỹ[204]. Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào các vị trí phòng thủ của Sư đoàn 3 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và làm tan rã lực lượng này. Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút lui, hai bên bắt đầu một cuộc chạy đua tới các cây cầu tại Đông HàCam Lộ. Ngày 2 tháng 4, trung tá Phạm Văn Đính, chỉ huy Trung đoàn 56 và trung tá Vĩnh Phong, trung đoàn phó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa ra hàng cùng 1.500 quân mà không kháng cự. Cuối ngày hôm đó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa bỏ Mai Lộc, căn cứ cuối cùng ở phía Tây. Từ đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể vượt cầu Cam Lộ cách Đông Hà 11 km về phía Tây.

Sau 3 tuần giảm hoạt động, ngày 27 tháng 4 Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công Đông Hà từ nhiều hướng (lấy được thị xã này vào ngày hôm sau) và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 29, Quân lực Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút về sông Mỹ Chánh cách đó 13 km về phía Nam. Thị xã Quảng Trị về tay Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 2 tháng 5.

Chỉ vài ngày sau khi cuộc tiến công tại mặt trận Trị Thiên mở màn, ngày 5 tháng 4, lực lượng gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 7Sư đoàn 9 cùng một số trung đoàn độc lập của Quân Giải phóng vượt biên giới từ Campuchia tấn công tỉnh Bình Long ở phía bắc Sài Gòn. Họ nhanh chóng cắt đường tới thủ đô Sài Gòn, chiếm Lộc Ninh ngày 7 tháng 4, bao vây An Lộc từ ngày 13 tháng 4.

Sơ đồ trận tiến công của quân miền Bắc

Tập tin:EASTER2.jpg

Diễn biến chiến dịch

Ngày 12 tháng 4, mặt trận Bắc Tây Nguyên nổ súng. Sư đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng một phần của Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp và một số trung đoàn độc lập của Mặt trận B-3 tấn công một loạt các cứ điểm quanh Đăk TôTân Cảnh. Lực lượng thiết giáp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Bến Hét di chuyển về phía Đăk Tô đã bị mai phục và tiêu diệt. Đến ngày 24 tháng 4, cả Đăk Tô và Tân Cảnh đã thất thủ. Hàng ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng hòa rút chạy về Kon Tum gây nên một sự hỗn loạn và hoảng sợ tại thị xã này. Nếu trong vòng 1 tuần, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục tiến dọc đường 14 để truy đuổi đến đây, Kon Tum sẽ nhanh chóng sụp đổ[205]. Nhưng họ đã dừng lại.

Trong giai đoạn đầu, cuộc tổng tấn công đã là một thành công hoàn hảo. Tình báo Mỹ đã đánh giá sai về thời gian, quy mô, và địa điểm của các cuộc tấn công. Có được tính bất ngờ, QĐNDVN chọc thủng các tuyến phòng thủ mỏng của QLVNCH, nhanh chóng tiến về các thị xã Quảng Trị ở phía bắc, Kon Tum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở cách Sài Gòn chỉ 60 dặm. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu buộc phải dùng hầu hết lực lượng dự bị để bảo vệ các thị xã bị đe dọa, tạo cơ hội cho các lực lượng địa phương của Quân giải phóng Miền Nam mở các cuộc tấn công tại đồng bằng sông Cửu Long và các vùng tập trung dân cư quanh Sài Gòn.

Theo ông William Colby, giám đốc cơ quan CIA tại Sài Gòn thì Bắc Việt chắc chắn sẽ chiếm được Huế nhưng không qua nổi Đà Nẵng. Dù vậy, thực tế tốt hơn mong đợi khi tổng thống Thiệu giao quyền chỉ huy cho Trung tướng Ngô Quang Trưởng, 1 chỉ huy có năng lực. Tướng Trưởng đã buộc các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam không chiếm được Huế phải rút lui và Nam Việt Nam chiếm lại thị xã Quảng Trị không lâu sau đó[206]. Xem chi tiết:Chiến dịch Trị Thiên.

Tại An Lộc, tình hình cũng không tốt hơn. Cú đánh ở hướng Bắc Sài Gòn tỏ ra nguy hiểm hơn. Họ đã tập trung nhiều sư đoàn mạnh vào đây với hy vọng sẽ đè bẹp đối phương rồi tiến vào bao vây Sài Gòn. Đối phó với những đòn tấn công đầu tiên, Nam Việt Nam đã trụ vững[207]. Xem chi tiết:Trận An Lộc

Tuy không quân Mỹ đã đánh phá 1 cách có hiệu quả các địa điểm tập trung của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng học thuyết Nixon đã nhấn mạnh: Nam Việt Nam phải tự lo lấy phần chủ yếu của cuộc chiến là chiến đấu trên mặt đất. Giúp họ chỉ có rất ít người

Kết quả

Sau khi cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam diễn ra, Không quân Hoa Kỳ tiến hành oanh tạc Hà NộiHải Phòng cùng những hoạt động phóng ngư lôi phong toả các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau khi chiến dịch kết thúc, hai bên đều không còn sức để tiếp tục giao tranh. Tuy nhiên, cả hai đều cho rằng các nỗ lực của mình đã thành công.

Tuy rằng hiệu quả chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa không đồng đều, nhưng họ đã đứng vững với sự hỗ trợ của các cố vấn Mỹ và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ từ trên không, trong đó phải kể đến các phi vụ B-52 liên tiếp rải thảm xuống đội hình đối phương. Việt Nam Cộng hòa và Mỹ tin rằng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh đã chứng tỏ hiệu lực[208]. Tuy gặp thất bại trên chiến trường và chịu thương vong lớn, nhưng QLVNCH đã đẩy lui được cuộc tổng tấn công lớn nhất từ trước đến nay của quân Giải phóng – mặc dù thái độ này bị giảm nhẹ do thực tế rằng hỏa lực mãnh liệt của không lực Mỹ đã làm cho thành công của QLVNCH trở nên có thể. Các điểm yếu nội tại trong cấu trúc chỉ huy của VNCH đã xuất hiện trở lại. Trong chiến dịch, hơn 25.000 dân thường đã bị thiệt mạng, gần 1 triệu trở thành người tị nạn.[209]

Binh sĩ thuộc Trung đoàn 20 Tăng Thiết giáp QLVNCH thu 1 xe tăng Type-59 của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía Nam Đông Hà năm 1972

Hà Nội, sau khi đã sử dụng 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (gần như toàn bộ quân đội của mình) cho cuộc tấn công, đã chịu thương vong khoảng 100.000 người, mất hầu hết số xe tăng (58 xe tăng T-54, 18 xe tăng T-59 do Trung Quốc chế tạo, 27 xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Ba Lan chế tạo).[210]. (Một nguồn khác cho thống kê 50.000-75.000 binh sĩ miền Bắc chết và bị thương cùng với hơn 700 xe tăng các loại[211]) Tuy nhiên, họ đã giành được quyền kiểm soát lâu dài tại một nửa diện tích của 4 tỉnh miền Trung Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, và Quảng Tín — cũng như các vùng ven phía Tây của các Vùng II và III Chiến thuật (khoảng 10% lãnh thổ VNCH). Hà Nội cũng tin rằng họ đã giành được vị thế mạnh hơn tại cuộc đàm phán hòa bình ở Paris.

Theo đánh giá của Mỹ, Hà Nội đã mắc phải 2 sai lầm quan trọng khi tính toán về năng lực của đối phương. Điểm thứ nhất là đánh giá thấp khả năng chiến đấu của QLVNCH, quân đội mà vào năm 1972 là một trong những quân đội được trang bị tốt nhất thế giới; điểm thứ hai là không đánh giá được sự hủy diệt của không lực Mỹ đối với một đối phương trên chiến trường lớn truyền thống. Cùng với các sai lần chiến lược đó, các chỉ huy QĐNDVN còn vứt bỏ lợi thế quân số địa phương bằng cách liên tiếp tấn công trực diện vào các vùng hỏa lực phòng thủ mạnh, chịu hậu quả là thương vong rất lớn. Tuy nhiên, Hà Nội nhanh chóng tận dụng được những gì giành được. QĐNDVN lập tức bắt đầu mở rộng các hành lang hậu cần từ Lào và Campuchia vào miền Nam Việt Nam. Các cơ sở tại Cửa ViệtĐông Hà được nhanh chóng mở rộng, trong vòng 1 năm, hơn 20% hàng chuyển vào cho chiến trường miền Nam được đi qua đây.

Tại Paris, đàm phán hòa bình tiếp diễn, nhưng lần này, cả hai bên cùng đồng ý thỏa hiệp. Mỹ đồng ý chấp nhận ngừng bắn tại chỗ, thừa nhận Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bên cạnh chính quyền Sài Gòn, và Mỹ rút quân hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam. Các điểm này thực ra đã đủ để thỏa mãn các tiêu chí cho chiến thắng mà Hà Nội đã đề ra trước khi cuộc tổng tấn công bắt đầu. Còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý để chính quyền của tổng thống Thiệu tiếp tục giữ quyền lực. Đến đây, trở ngại duy nhất đối với một cuộc dàn xếp là Nguyễn Văn Thiệu. Thất bại của Mỹ trong việc thuyết phục tổng thống Thiệu đã dẫn đến việc ngừng đàm phán vào tháng 12. Tiếp đó là chiến dịch Linebacker II đánh phá miền Bắc Việt Nam và áp lực của Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận kết quả thương lượng hồi tháng 10, trước khi các bên quay lại đàm phán. Hiệp định hòa bình Paris được kí vào tháng Giêng năm 1973 với nội dung cơ bản giống với bản đã được kí tắt hồi tháng 10, cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam ở lại các vùng họ đã chiếm được.

Mỹ rút hoàn toàn quân đội khỏi Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1973, tuy vẫn để lại lực lượng cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ quân sự dù cắt giảm rất nhiều.

Trên chiến trường lúc này (28 tháng 1/1973) tổng lực lượng VNCH là 550.000 người, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000 mà 220.000 đang có mặt ở miền Nam)[7]

1972-1973: TRỞ VỀ VỚI TIN NỘI BỘ SALÊDIÊNG

Lãnh huy chương quốc gia

Ông giám đốc Sở Xã Hội mà cha Majcen đã cộng tác suốt từ năm 1952 đến 1972, trong văn thư 15 – 5 – 1972 đã thông báo cho cha biết rằng chính quyền đã ban hành sắc lệnh trao Đệ Nhất Huân Chương vì sự nghiệp Phục vụ Xã Hội cho cha. Ông giám đốc Lý Kính Chấn còn thêm là tôi biết là cha sẽ rời Gò Vấp. Tôi rất buồn, bởi vì chúng ta đã cộng tác cùng nhau trong biết bao nhiêu năm và cha đã có công rất lớn cho sự phát triển ngành trường Kỹ thuật trong những năm cha làm việc tại Việt nam[212]

Ngày 23 – 5 – 1972, Bộ trưởng Xã Hội mời cha Majcen đến văn phòng Bộ. Trước sự có mặt của tất cả nhân viên của bộ, đại diện của Giáo hội và của Tu hội Salêdiêng, vị bộ trưởng đã trao Huân Chương cho cha trong một nghi thức trang trọng. Bộ trưởng Bác Sĩ Nguyễn Văn Phiêu trong bài diễn văn đã nêu lên những công trạng tại Hà Nội, Thủ Đức và Gò Vấp phục vụ cho các em mồ côi thiếu thốn mọi sự. Cha Majcen trong khi lãnh nhận Huân Chương, tuyên bố là vinh dự này không chỉ dành cho cá nhân ngài, mà còn cho tất cả các Salêdiêng đã làm việc với ngài trong những năm đó. Trở về tới nhà, tất cả các hội viên và học sinh đều chúc mừng cho cha. Cha mario Acquistapace nói bài diễn văn về 20 năm của cha Majcen trong tư caùch người sáng lập công trình của dòng Salêdiêng Don Bosco Việt nam.

Chuyến đi Âu Châu

Từ Sài-Gòn, cha Majcen lên đường tới Roma, nơi nhà tổng quản của Hội Dòng mới chuyển về từ Tô-ri-nô. Tại đây ngài trình bày cho Cha Bề trên cả  Ricceri, Cha Cố vaán miền Williams, Cha tổng quản lý Pilla, cha Tohill tổng cố vấn trên đặc trách truyền giáo là bạn của ngài những nhu cầu và hoàn cảnh của Việt Nam.. Ngài giải thích cho từng vị rằng việc về Âu Châu lần này không chỉ có chủ đích nghỉ ngơi nhưng còn chủ yếu là tìm kinh phí cho Công cuộc ở Việt Nam.

Sau đó ngài đi Tô-ri-nô để lấy lại nguồn sinh lực Salêdiêng từ cái nôi của Dòng là Valdocco. Từ Tô-ri-nô ngài đi xe lửa xuất phát từ Trieste, vượt qua con sông Sava, theo hướng những vùng đất xa xăm phía trước là Belgrado, Atene, Constantinopoli… Cụ thể xe lửa ngừng ở Ljubljana và từ đó lập tức đi tới nơi mà con tim kêu gọi ngài, là Krsko, nơi mộ phần an nghỉ của Mẹ từ 10 năm rồi. Cũng gần trạm xe lừ ở Krsko có nhà máy nguyên tử đầu tiên đặt tại đó. Không xa khu nghĩa trang chôn Mẹ của ngài là con đường ôtô có đền các bản dẫn đường chæ dẫn các nơi nó đi qua là Y, Nam tư, Hy lạp, Constantinôpôli, và Tiểu Á.

Khi đi thăm gia đình của hai em gái cùng các giáo xứ được trao phó cho các Salêdiêng, ngài thấy được là trong chế độ cộng sản cũng có thể làm tông đồ theo hệ thống giáo dục của Don Bosco, một thứ hoạt động tông đồ mà các hội viên Việt Nam nay cũng đang tiếp tục làm.

Từ Nam Tư, ngài sang Áo thăm cậu Hans mấy ngày. Tiếp đó nhờ có cha William Schmidt dẫn đường, ngài đi thăm tỉnh dòng AÙo. Ngài đã từng quen biết linh mục này khi ở Macao vào năm 1951-1952. Lúc này cha Schmidt đang là người chủ trì văn phòng Tài Trợ các xứ truyền giáo của tỉnh dòng AÙo. Cha Schmidt dẫn ngài tới Horn, gần Trường Underwaltersdorf, tại đó cha qua một ít ngày không thể quên được với các chị em của cha Schmidt. Ngài còn được gặp cha Matko. Vị linh mục này giữ ngài lại để nghỉ hè ở Alpi Karavanke. Chủ đích của cha Majcen là tìm học bổng cho các sinh viên thần học, do đó ngài không thể ở lâu tại đó, mà phải sang Đức ngay.

Tại Đức, theo chỉ dẫn của cha Tohill, ngài đáp máy bay đi Gratze và Salisburg và Frankfurt để tới Bonn là nơi cha Rauh đang chờ đợi. Cha Rauh giữ ngài lại vài ngày để nghỉ ngơi trong khu văn phòng tài trợ yên tĩnh ở Bonn. Tại đây, ngài trao đổi với cha Rauh vài ngày về tình hình  kinh tế khó khăn ở Việt Nam, về nhu cầu thiết lập học viện đích thực tại Đà Lạt, và chuẩn bị tách Salêdiêng Don Bosco Việt Nam ra khỏi Hoàng Koâng. Đàng khác ngài cũng muốn đến Acchen gặp cơ quan Misereor, để tìm cách mở rộng trường Kỹ thuật Gò Vấp và việc tài trợ cho trường Đào luyện chuyên biệt các sư huynh tại Gò Vấp, và rồi còn phải tìm học bổng hằng năm cho 70 tu sĩ Việt Nam đang trong thời kỳ đào luyện. Ngài đi với cha Rauh tới Aachen để thỉnh cầu Misereor nhận đơn thỉnh nguyện do cha Giám tỉnh Machuy viết và cha Pilla gửi gắm cho cha Rauh. Công việc tìm học bổng cho các nhân viên trong thời kỳ đào luyện là khá dễ dàng. Nhưng việc cắt nghĩa tình hình chính trị và chiến tranh ở Việt Nam thì còn cần thiết thêm những lý giải chi tiết hơn nữa.

Cả cha Rauh lẫn cha Majcen đều rất bằng lòng về những kết quả khả quan. Thế rồi cha Rauh dẫn cha Majcen đi thăm nhà thờ chính tòa lộng lẫy của Aachen, rồi dùng xe đi một vòng vùng trồng nho và sản xuất rượu nho tươi đẹp nằm ở thung lũng Reno.

Trở lại Việt Nam

Vào những ngày đầu tháng 9, cha Majcen đáp máy bay đi Gratze để chào biệt Cậu Hans. Ngài đi Brezice để chơi mấy ngày với cô em, rồi đáp xe lửa đi Trieste – Roma. Ngài đi gặp cha Tổng Quản Lý và cha Tohill để cho các ngài biết cuộc hành trình đã thực hiện. Chuyến bay sớm chở ngài tới Sài-Gòn chào cha Mario Acquistapace tại văn phòng tỉnh ủy rồi lập tức đi Đà Lạt chào cha Giám tỉnh và cha Massimino, thuật lại cho hai ngài thành quả chuyến đi. Lúc ấy cha Lagger Lạc đã dọn một phòng cho ngài tại Biệt Thự Thánh Tâm của dòng La-da-rít với ý định ngài ở đó làm phó Giám đốc cho cha Massimino đặc trách các thầy thần học và việc đào luyện chuyên biệt cho các sư huynh. Nhưng khi ấy cha Lê Hướng đã xin giám tỉnh cho cha Majcen về Thủ Đức để thế chỗ giám đốc Thủ Đức cho ngài, do những lý do hết sức quan trọng, nên nhiệm vụ phó giám đốc đặc trách thần học không thực hiện được.

 Linh mục Việt Nam tiên khởi xin sống ngoại vi

Vào lúc ban đầu chúng ta hơi vội vã, nên chưa lo chuẩn bị chu đáo cho các vị gíam đốc tương lai của chúng ta, để các ngài có thể đảm nhận quyền bính ngày càng lớn hơn tại những trường lớn, có nhiều nhân viên, trong những thời điểm rất khó khăn như thời hiện tại. Do vậy mà vị linh mục Salêdiêng Việt nam đầu tiên, cha Isidoro Lê Hướng của chúng ta, sau trọng trách làm giám đốc của ngài, đã vấp phải một vụ tai tiếng tại nhà đệ tử viện Thủ Đức, thực hư, không rõ, làm mất danh giá của cha Isidoro Lê Hướng, và cũng  khiến cho nhà dòng bị vạ lây. Cha Hướng bén nhạy đã xin cha Giám tỉnh Machuy cho phép ngài ở ngoại vi để đến sống với cha em của ngài hiện đang làm quản xứ ở Buôn Ma Thuột. Cha Giám tỉnh đã chuẩn nhận ước nguyện đó cho cha được ở chung và làm việc với cha em của cha là cha Thiên tại giáo xứ Quảng Đức, Buôn Ma Thuột. Đồng thời cha giám tỉnh lập tức gọi cha Majcen về điều hành nhà Thủ Đức.

Thế là Cha Majcen phải tạm quyền giám đốc Thủ Đức trong niên khóa 1972-1973 rồi được bổ nhiệm làm giám đốc trong nhiệm kỳ 3 năm: 1973-1976. Các nhân viên được sắp xếp như sau: Cha Majcen giám đốc. Cha Luvisotto phó giám đốc kiêm quản lý, cần mẫn tìm kiếm các phương tiện sinh sống cho nhà, nhất là tại nơi quân đội Mỹ đóng lính. Cha Hiên, giám học, với nhiều sáng kiến sôi nổi, nhưng có khi ngược chiều nhau. Cha Cho làm giám linh. Ngài là linh mục tốt nghiệp tại PAS, rất thông minh và trình bày sáng sủa trong phương pháp giảng dạy, thấm nhiễm những ý tưởng của một số giáo sư cấp tiến tại PAS, nhưng rất  tôn trọng cha Majcen, nên đã cố gắng cầm giữ bản thân trong mức độ cho phép vì tình yêu đối với cha Majcen. Sau này cha qua Mỹ, rồi tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành khoa trưởng đại học Dallas. Cha Arts hướng dẫn giáo dục cho một số cộng đoàn các sơ chăm sóc các trẻ mồ côi, một con người có đặc sủng yêu thưong những người nghèo và thiếu thốn, nhiệt tình hy sinh bản thân mình một cách đáng phục. Sau năm 1975, nhà Thủ Đức có thêm cha Hào và cha Phùng rất tốt lành. Cuối cùng  chúng ta có thêm thầy sư huynh Doãn đặc trách các công việc đa dạng trong cộng thể.

Phần Cha Lê Hướng sau đó đã xin nhập địa phận Buôn Ma Thuột, nhưng một linh mục ở đó kiên quyết chống lại chuyện này. Thế là cha tạm giữ qui chế linh mục dòng sống ngoại vi, ở lại nhà xứ Quảng Đức để giúp đỡ cho cha em trong việc mục vụ. Sau này Đức giám mục ở đó cho hay Ngài chỉ chấp thuận để cha Lê Hướng gia nhập địa phận về phương diện mục vụ mà thôi, còn về tư cách tu sĩ của dòng và linh mục của dòng, thì ngài không thể chấp thuận. Như thế cha Lê Hướng vẫn giữ nguyên tình trạng pháp lý là linh mục thuộc về nhà dòng. Cũng vào tháng năm trong một kỳ hè, cha Majcen có dịp nghỉ ngơi tại giáo xứ này.

Tình hình Nhà Đệ tử viện Thủ Đức

Cha Lê Hướng với chức danh Hiệu Trưởng chính thức của trường trước mặt nhà nước, trước khi đi, đã tổ chức tốt các lớp 7, 8, 9 trung học đệ nhất cấp gồm 350 em, thuộc các gia đình công giáo nghèo, nhưng khao khát làm linh mục hay tu sĩ Salêdiêng. Các em này trước đó đã học tại Trạm Hành. Còn Trung học đệ nhị cấp, tức các lớp 10, 11, 12 thì gồm 200 em đệ tử Salêdiêng, trong đó lớp 12 là các em thỉnh sinh. Các giáo viên rất tốt và khá đòi hỏi. Các em học theo chương trình A, B, C theo hệ thống Pháp.

Cha giám học Hiên đã tổ chức thành công cuộc hòa nhạc tại Phòng Hội Đệ tử viện (lầu chệt dưới nhà thờ), với số tham dự viên lên đến 900 người.

Vào đầu năm học này, có 30 em đệ tử lớn chăm sóc Nguyện Xá Chúa Nhật, đặc biệt tại Nhà Saviô, trên khu đất của chúng ta gần giáo xứ Tam Hải. Nguyện Xá Don Bosco của chúng ta đầy sức sống vui tươi, với giáo lý, thể thao, và quà là bánh mì cầm tay, cùng các phần thưởng khác. Số em nguyện xá lên đến 500, có khi 800 em.

Ngày 17 – 9 – 1972 có cuộc gặp mặt của các tu sĩ tại đan viện Phước Sơn, cũng có cả cha Majcen tham dự. Các linh mục, đan sĩ, các sơ nói đến việc nếu người cộng sản đến, thì mình sẽ phải chuẩn bị bản thân để thích nghi với tình huống mới làm sao. Nhưng rồi chẳng đi tới được một giải pháp nào. Cuối cùng những người ôn hòa kết luận rằng: Deus provedebit: Chính Thiên Chúa tốt lành sẽ lo liệu!

Trong khi đó dọc theo con đường mới, người Mỹ làm nối kết Saigòn – Đà Nẵng, việc xe cộ đi lại không an toàn, nhất là vào ban đêm. Nhiều lần cảnh sát phải lấy đi những lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng của du kích quân Miền Nam, và xóa những hành chữ viết trên tường; rồi đó đây luôn nghe thấy tiếng đạn bắn, đó là tình hình khi cha Majcen trở lại Thủ Đức.

Tổng Tu Nghị Đặc Biệt 1971-1972 và Tu nghị ở Việt Nam

Tổng Tu Nghị đặc biệt 1971 được chuyển từ Nhà Mẹ tại Tôrinô đến Nhà Tổng quản tại Pisana, Rôma. Ng2y 29 – 10 – 1972, Don Rua được phong Chân Phước. Thời đó một số các sư huynh Salêdiêng đưa ra những ý tưởng mới về sự bình đẳng giữa linh mục và sư huynh Salêdiêng trong mọi sự. Chỉ trong những tổng tu nghị sau này cảm quan đúng về vấn đề này mới tái xuất hiện trở lại.

Tại Việt nam, với sự chấp thuận của Don Ricceri, Bề Trên Cả, ngày 21 – 11 – 1972, một Tu nghị đặc biệt được cha Giám tỉnh triệu tập để quyết định về những sắp đặt cần thiết cho việc thiết lập Hạt Thừa Ủy Việt Nam trong một tương lai gần. Đây chính là một sự đảm nhận lấy ý thức trách nhiệm đứng trước Tu hội. Công việc được chuẩn bị bằng việc mỗi nhà tự thảo luận về các vấn đề, rồi mới đưa lên phụ tỉnh để bàn luận trở lại.

Từ Hông Kông, cha Machuy giám tỉnh cùng các cha Lomazzi, Cha Giuse Zen trong tư cách các quan sát viên, đã đến Việt Nam tham dự Tu Nghị đặc biệt này.

Các linh mục trẻ, các tư giáo và các sư huynh trẻ bàn về vấn đề sắp xếp các nhân sự trong lãnh vực đào luyện tại Đệ Tử Viện, Nhà Tập, Học Viện Triết Học. Ý tưởng chung đồng ý bán khu đất của nhà Trạm Hành vì nó quá xa khu vực có thể làm việc tông đồ, và vận chuyển khó khăn, để chuyển về Bảo Lộc, một thành phố cách Sài-Gòn 200km, với khí hậu mát mẻ, không quá lạnh và có nhiều đồng bào Công giáo ở. Ý tưởng này không phải là mới và chính cha Pilla cũng đã cho phép mua một khu đất khoảng 6 héc-ta và một khu đất nhỏ 2,000m vuông gần đường ô tô  ở phía đằng trước nhà thờ Tân Hà với giá 10.000 đô la để xây dựng một Tập Viện và một trường nho nhỏ. Đó là một ý tưởng rất tốt, nhưng vào thời đó là không tưởng, vì trong chiến tranh, chẳng có ai muốn mua đất, mà tất cả đúng ra chỉ muốn bán đất. Liên quan đến việc học tập cao cấp như triết học và thần học, thì ai cũng hài lòng, kỳ vọng vào khả năng của cha Massimino và hai vị cộng tác với ngài là cha Stra Lực và cha Lagger Lạc. Cuộc họp cũng bàn về việc tách nhà Gò Vấp sao cho đơn giản hóa cơ cấu nhà này. Do vậy Tu nghị quyết định chỉ giữ lại trường kỹ thuật, nhà cô nhi viện, và các em lớn nhỏ của trường tông đồ gầy dựng ơn gọi sư huynh và trao cho cha Majcen tại nhà Thủ Đức việc chăm sóc cho các sư huynh đang trong thời  kỳ đào luyện chuyên biệt cũng như cho các sư huynh sinh viên theo học đại học kỹ thuật hay theo học các đại học khác để có thể trở thành các giáo viên có văn bằng chuyên môn cho hiện tại và tương lai. Cha Majcen lại còn phải cập nhật các môn học và nền đào luyện cho những người đang chuẩn bị vào Tập Viện.

Tiện dịp cha Majcen cũng trình bày hoàn cảnh các hội viên tại Nam Tư, nơi chính phủ dĩ nhiên là đã trưng dụng tất cả các trường học, nhưng các hội viên giờ đây vẫn nhiệt tình làm việc trong sứ vụ linh mục tại các giáo xứ. Tuy nhiên nhiều hội viên còn tin vào các lời hứa tự do của Hồ Chủ Tịch trong cuộc tuyên truyền của ông cho “các đồng bào anh em ruột thịt Công giáo”. Cha Ty khi ấy cùng một số hội viên đã nghĩ đến công cuộc tông đồ tại Bến Cát và Ba Thôn, nơi chúng ta đang đảm nhận thánh lễ cho dân chúng tại đó.

Trong Tu nghị này, đã có những tham luận của các giám đốc và các ủy viên các nhà và của Tập sư. Cuộc thảo luận đã được đào sâu rất nhiều, và liên quan đến các vấn đề đã được thảo luận trong những lần hội họp trước. Cha Giám tỉnh Machuy có nhiều phân vân, có lẽ vì trong cuộc thảo luận cha không hiểu hết được những ý kiến, và người dịch sang tiếng ý có lẽ nhiều khi không dịch đúng các ý kiến phát biểu. Cha Massimino thì có kinh nghiệm hơn trong việc nắm bắt sức mạnh của luận cứ của mỗi lời phát biểu. Ngài cùng với cha Majcen hướng đến những giải pháp thực tế hơn vào lúc cuộc chiến đang ở trong thời kỳ gây cấn nhất vào dịp tháng ba, rồi tháng mười năm 1972. Cuối cùng cha gíam tỉnh kết luận là điều đã được đúc kết chỉ là cách diễn tả các ước vọng của chúng ta, chứ chưa thể được coi như là các quyết định cho tới khi được cha Bề Trên Cả chuẩn nhận sau khi đã lắng nghe những ý kiến của Ban Cố vấn tỉnh dòng.

Công việc của cha Majcen

Trong thời gian này, các hội viên trẻ muốn chỉnh đốn mọi sự, kể cả những điều không cần chỉnh đốn. Đúng lúc đó, cha Majcen được sai về Thủ Đức với chủ đích đào luyện những nhân cách Salêdiêng mạnh mẽ, những Salêdiêng sẵn sàng cho thời đại mới, “những con người kiên vững” như cha Ricceri vẫn thường nhắc lại. Cha Majcen không thấy cần phải thay đổi những cấu trúc mà một số người khác ước mong, trái lại ngài thấy cần phải đào luyện nhân cách của các đệ tử để biến họ thành những con người mới theo mẫu gương của Don Bosco. Trong các cuộc đàm thoại cùng các đệ tử trẻ, việc cho những nhận xét là một chuyện dễ, vì tự nhiên chúng tin vào ngài, nhìn thấy nơi ngài một vị “tập sư có 10 năm bề dầy của kinh nghiệm”. Trái lại không dễ lấy những ý tưởng quá khác biệt nhau “nấu lại thành một món ăn duy nhất” trong sự hợp nhất với Don Bosco. Đúng là ngài không thấy có những khó khăn với các hội viên đã được cha Massimino đào luyện, nhưng ngài lại thấy rất khó làm việc với những người đã mang lấy những mầm mống các ý tưởng  học từ trường các giáo sư như Lutte, Girardi và những giáo sư tương tự từng làm ô nhiễm môi trường của Đại Học Salêdiêng ở Rôma, gây biết bao nhiêu khổ sở cho Bề Trên Cả và các vị trong Ban Tổng Cố Vấn. Đối với những người là sản phẩm của những tư tưởng cấp tiến trên, đối thoại với họ thật không dễ, kể cả với một hội viên sư huynh nào đó đã được tiêm nhiễm những tư tưởng sai lạc này. Có lúc ngài cảm thấy mình như đang ở trong một cơn lốc bị khích động do những nhận xét mà ngài đưa ra, và may mắn cho ngài là ngài có đôi vai dựa trên một chỗ chắc chắn, do quyền bính mà các bề trên trao cho ngài. Nếu không thế, như ngài tự thú, ngài đã phải giơ hai tay lên trời và xin đầu hàng những ý tưởng đang hết sức nỗ lực áp đặt lên ngài.

Trái lại ngài được an ủi lớn lao vì trong thời gian đó ngài được cùng với các đệ tử học cách thức làm sao để trở nên  một người Salêdiêng theo các chỉ dẫn của giấc mơ về Nhân Vật Salêdiêng “Come esse Debet” [như mình thật sự phải là] , nhờ sự trợ giúp của Chúa và Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu. Cha Majcen rất biết ơn Don Bosco là trong giấc mơ đó, Don Bosco đã nêu lên cho ngài các nhân đức đặc trưng của ơn gọi Salêdiêng trong mọi thời và mọi lúc. Vào thời điểm đó, đây chính là quyết tâm của bộ ba Massimino – Majcen – King mà các kết quả của nó vẫn còn tiếp tục ở trong các hội viên còn ở lại Việt Nam.

THÁNG 1-1973 ĐẾN THÁNG 6-1975

Năm 1973. Sau những cuộc không kích và những trận chiến diễn ra ác liệt khắp nước Việt Nam trong vòng 10 ngày vào dịp Giáng Sinh, thì có một thời kỳ ngưng chiến và lại tiếp tục các cuộc thương lượng hòa bình tại Paris giữa những người Mỹ và những người Việt Miền Bắc và Miền Nam. Tuy nhiên dân chúng không tin tưởng vào những cuộc đàm phán này vì họ cho rằng rồi ra cũng chỉ như thế thôi. Tại Thủ Đức, chúng ta mừng lễ Thánh Phanxicô Salê và thánh Gioan Bosco. Đức Cha Bình tới chủ sự lễ và giảng lễ thánh Gioan Bosco cho chúng ta.

Ngày 24 tháng 1, có loan tin Hiệp Ước Ngừng Chiến đã được ký kết. Tin này được tiếp nhận với niềm vui lớn nhưng ngày 25 đã có tiếng đồn là cuộc ngưng chiến sẽ là đẫm máu, tuy vậy ngày 26, giáp tết, ở Thủ Đức chúng ta mở tiệc lớn vào ban chiều. Đức Cha cũng đến rất sung sướng hòa mình giữa các bạn trẻ.

Ngày 27 tháng 1, ngày thi hành đình chiến, nhưng một vài người đi Đà Lạt đã phải trở về trong sự khiếp hãi vì trên đường Sài-Gòn – Đà Lạt đã xảy ra chiến trận. Nhiều cầu bị phá hủy, đại bác và súng cối tiếp tục nã đạn. Vào ban đêm, những hỏa châu rực sáng trên bầu trời và các cửa kính nhà chúng ta rúng động.

Ngày 28, vào 8 giờ sáng, tổng thống Thiệu tuyên bố trên đài phát thanh cuộc ngưng bắn, nhưng toàn thể Miền Nam Việt Nam có 300 chỗ quốc gia bị Cộng Sản pháo kích, và họ thâm nhập vào trong 200 chỗ để tuyên truyền hòa bình. Trong khi tổng thống Thiệu nói về hòa bình, thì bom đạn nổ và hòa bình đã tiêu tan!

Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu thực thi chương trình của họ: là rút quân và để lại Việt Nam cho người Việt Nam. Họ rút đi để lại cho quân đội Việt Nam một số lượng vũ khí chiến tranh khổng lồ, và thế là chiến tranh vẫn còn tiếp tục trong hai năm nữa cho tới tháng 4 năm 1975.

Sau những ngày nghỉ tết, các lớp học lại tiếp tục. Ngày 6 tháng 3, ban tham vấn tỉnh ủy Việt Nam họp để nghiên cứu việc sắp xếp phải được làm đối với các công cuộc của chúng ta sau khi tách ra khỏi tỉnh dòng Hồng Kông. Có quyết định biến Thủ Đức thành Đệ Tử Viện và trường cấp III liên dòng – cũng đem các sư huynh đang trong đào luyện chuyên biệt về đây cùng với những hội viên phải theo học tại các đại học quốc gia.

Thế là loại bỏ ý tưởng lập nhà đào luyện ở Bảo Lộc bởi không thể bán nhà và khu đất Trạm Hành.

Vào tháng 4, ban tham vấn chấp thuận mở trường kỹ thuật dạy nghề tại Đà Nẵng nơi Đức Cha Chi, bạn của chúng ta tại Bùi Chu xưa kia, đã chuẩn bị nhà cửa cho các xưởng dạy nghề. Cha Chung sẽ đi Đà Nẵng để theo dõi việc xây cất và giúp cha xứ ở đó. Cha Bogo Quảng, vị giám đốc tương lai của nhà trường Đà Nẵng trong lúc chờ đợi, sẽ chăm lo thiêng liêng cho các sơ Phaolô ở Đà Nẵng.

Ban tham vấn tỉnh ủy cũng chấp thuận việc gửi các hội viên sau triết học vào các đại học quốc gia tại Sài-Gòn, để lấy các văn bằng cần thiết cho việc dạy học.

Tại Gò Vấp, cha Van Wouwe sẽ qui hoạch lại Trường Kỹ Thuật và Trường Tông Đồ cho các học sinh học nghề nghèo, và đồng thời xây dựng những xưởng dạy nghề mới về điện máy và về cơ điện học, còn máy móc thì được chờ đợi gửi đến.

Sau cùng, theo lời đề nghị mạnh mẽ của cha Majcen, ban tham vấn cũng chấp thuận cho các sư huynh hai năm thần học căn bản, triết học và sư phạm tại Đà Lạt. Và tất cả những công việc này được dự liệu trong khi người cộng sản chuẩn bị thuốc nổ sẽ biến tất cả tan thành mây khói vào năm 1975.

Cha Luvisotto Lương và Chúa Quan Phòng

Khi quân đội Mỹ bắt đầu triệt thoái, cha Quản Lý Luvisotto Lương tới với họ, và dùng thứ tiếng Anh pha trộn tiếng Ý nêu lên cho họ nhu cầu của biết bao trẻ nghèo và ngài nhận được từ họ các bao quần áo, chăn màn, gỗ lạt và các bao gạo, dầu ăn và nhiều hộp đồ ăn. Bộ râu của ngài và thứ ngôn ngữ đầy hình ảnh với cử điệu của ngài đã tạo được thiện cảm của mọi người. Với tất cả những của cải tốt lành của Thiên Chúa mà ngài nhận được này, ngài phân phối cho Học Viện Đà Lạt và cho nhiều người nghèo.

Tĩnh tâm tháng

Trong các cuộc tĩnh tâm tháng, các hội viên nhiều lần đến Đan Viện Phước Sơn, tại đó ban sáng được dành cho cuộc tĩnh tâm trong thinh lặng với bài giảng huấn và việc xưng tội. Sau cơm trưa, thì có hội nghị bàn tròn như qui định bàn về việc đổi mới, trong đó các hội viên tìm cách  thực hiện nhiều điều đã được lên kế hoạch.

Bước khởi đầu của việc phát triển lớn lao: những năm 1973-1975

Từ đầu niên học 1973-74, cha Majcen được bổ nhiệm chính thức làm giám đốc nhà Thủ Đức với nhiệm kỳ ba năm. Ngài phải đương đầu với những việc rất phức tạp.

Trước hết là vấn đề đệ tử liên dòng, trong đó có 200 học sinh đệ tử Salêdiêng, từ lớp 10 đến lớp 12 và 150 học sinh đệ tử của các dòng khác (Phanxicô, Dòng Tên, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Nhà Chúa, Dòng Gioan Thiên Chúa, Dòng Biển Đức, Dòng Thánh Thể, Gioan Tiền Sứ, và các chủng sinh địa phận…). Các học sinh khi thì học chung, khi thì học riêng theo ba ban khác nhau: Ban A (về khoa học tự nhiên), ban B (toán, chuẩn bị cho đại học kỹ thuật tổng hợp), ban C (sinh ngữ). Các học sinh của các dòng khác theo học tại Đệ Tử Viện vào ban sáng và ban chiều họ trở về tu viện của họ.

Cùng với các đệ tử tư giáo, còn có các đệ tử sư huynh từ Gò Vấp lên vì cha Toma Har đã về nước. Họ về Gò Vấp để thực tập trong xưởng thợ mỗi tuần mấy ngày. Ngoài đệ tử  viện ra, còn có cư xá cho các hội viên theo học Đại Học và  Đại Học Kỹ Thuật Tổng Hợp. Ngoài những thầy sinh viên theo học đại học, còn có các thầy tập vụ được gửi tới: họ vừa hộ trực vừa kết hợp để theo học một vài khóa chuyên tu giúp dạy học tại trường trung học.

Bề Trên Cả Ricceri Thăm Viếng Việt Nam

Thăm Thủ Đức. Cha bề trên cả Ricceri có cha Dho, cha Viganò trong banTổng Cố Vấn, và cha Machuy cùng cha Mario Acquistapace tháp tùng tới Thủ Đức. Đón chào ngài hôm ấy có đông đủ các ngành cùng với những bề trên các dòng tu mà đệ tử của họ đang theo học tại cộng thể chúng ta. Thật hân hạnh có sự hiện diện của Đức Cha Bình, thầy bề trên dòng La San, các chị em Con Đức Mẹ Phù Hộ Âu Tây cũng như Việt Nam. Bề trên cả ca tụng các nữ tu Con Đức Mẹ khá nhiều vì họ biết nói giỏi tiếng Ý. Ngài khiển trách cha Majcen vì để cho các đệ tử biết nói tiếng Anh và Pháp mà chẳng cho chúng học tiếng Ý. Cha Majcen trò chuyện với các bề trên về vấn đề đào luyện các đệ tử Salêdiêng.

Khánh Thành Học Viện Đà Lạt. Tại Đà Lạt, cha Massimino nhờ sự cộng tác đắc lực của cha Stra Lực và cha Lagger Lạc, đã xây được một học viện lớn và lúc ấy đang mong chờ cha Bề Trên Cả đến thăm. Cha Ricceri lên xe đi Đà Lạt với cha Mario Acquistapace, với Đức Cha Caretto, Giám Mục Salêdiêng tại Thái Lan. Các ngài nói chuyện với Đức Khâm Sứ Tòa Thánh ở Việt Nam, với bề trên tỉnh Thái Lan và Phi Luật Tân. Cha Majcen tháp tùng các ngài trong một xe theo sau, có vài hội viên sinh viên cùng đi. Cuộc hành trình gặp rắc rối vì tai nạn xe cộ: Vừa đi tới Biên Hòa, xe bị tắt máy vì nhớt không hòa với dầu. Thế là phải tháo bình xăng để xúc khỏi nước. Vừa tới Bảo Lộc, một trận mưa rào đổ xuống như thác, trong phút chốc đã biến con đường thành một dòng suối. Bất chấp con đường trơn trượt, bác tài quyết tâm tiếp tục cuộc hành trình. Tới một chỗ cua hẹp, chiếc xe lật nhào, lăn từ tảng  đá này sang tảng đá khác xuống một vực thẳm sâu chùng 30 mét. Chúa quan phòng không để cho ai bị thương nặng, nhưng chỉ trầy xượt và có vết thương qua loa. Cha Majcen có người trợ giúp để trèo lên đường trở lại, dưới lớp mưa rào mà không có ô, đợi xe ổn thỏa là tiếp tục hành trình. Thầy De Marchi Mai cùng vài anh lính khiêng xe lên đường và như thế họ cùng quá giang tới Đà Lạt khi trời đã tối khuya. Ngày 11-11-1973, có lễ khánh thành trọng thể: Trước mặt các hội viên sinh viên triết, thần của học viện và những bạn bè sinh viên khác là những thầy sư huynh học chuyên khóa thần-triết và sư phạm, có cha giám đốc Massimino, cha Stra Lực và Lagger Lạc; trước sự hiện diện của cha giám đốc và các giảng sư của Giáo Hoàng Học Viện và Đức Giám Mục, trước mặt tỉnh trưởng đại diện chính quyền các cấp, thị trưởng thành phố và một số cha xứ. Bề trên Cả là cha Ricceri cắt băng khánh thành và công bố khai trương Học Viện Micae Rua. Sau cuộc trình diễn các tiết mục văn nghệ, Quý khách đi tham quan các nơi trong nhà: có 80 phòng lớn nhỏ có hội trường, nhà cơm vv… với một nhà nguyện xinh đẹp. Học viện có những  sân rộng rãi.

Các Nguyện Xá Phát Triển

Với lòng nhiệt thành, các hội viên đã sớm tổ chức các  Khánh Lễ Nguyện Xá, không những tại Thủ Đức, mà còn ở Tam  Hải và Xuân Hiệp. Các hội viên sinh viên đại học cùng với các đệ tử tổ chức cho các trẻ các trò chơi, rồi dạy chúng một nửa giờ giáo lý và kết thúc với việc phân phát cho chúng một ổ bánh mì mà mỗi Chúa Nhật cơ quan từ thiện Công giáo quảng đại cung cấp cho chúng ta. Ngoài ra chúng ta còn tổ chức các Nguyện Xá lưu động: chúng ta đi tới các nơi nào đó, với phép của chính quyền địa phương, thường là Phật giáo, tập họp các bạn trẻ, và thực hiện chương trình Khánh Lễ Nguyện Xá như ở những nơi khác: trò chơi, những lời nhắn nhủ và luôn luôn với ổ bánh mì ngon lành. Chúng ta còn thực hiện các Khánh Lễ Nguyện Xá “nội trú” tại các nhà tù và tại trung tâm cải giáo hóa thiếu niên.

Tại những nơi như thế, vài trăm thanh thiếu niên bị giam giữ do buôn bán ma túy, á phiện (đặc biệt với các lính Mỹ) và rồi trộm cắp, cướp giật đủ loại. Còn có cả những cô gái bất hảo, tuyên truyền những ý tưởng lật đổ. Trong khi các chí nguyện viên Don Bosco chăm lo cho các em nữ, thì các hội viên và các đệ tử của chúng ta tổ chức như tại những nơi khác các hình thức Khánh Lễ Nguyện Xá, với cái khác biệt duy nhất là các sân chơi ở đây là các nhà tù. Một hôm cha Majcen, giống như vào thời Don Bosco, đã tổ chức cho các trẻ em trại giáo hóa này một cuộc đi dạo cho tới tận Đệ Tử Viện Thủ Đức. Chúng đến trên các chiếc xe cam nhông, mà không có lính gác đi theo. Cảnh sát ăn mặc thường phục, theo dõi chúng từ xa. Tại Đệ tử viện, cùng với các em đệ tử, các em được hưởng một bữa ăn, rồi được vui chơi với các trò chơi, ban kèn đồng, và hàn huyên đủ thứ. Sau bữa quà nhẹ ban chiều, các em đều trở lại trại giáo hóa hết, trừ có một em.  Em không trở về này đã không cưỡng lại được cám dỗ  tạm trốn lánh để về thăm cha mẹ, nhưng vào ngày hôm sau em đã tự mình đến trình diện. Do ngưỡng mộ hoạt động của các người Salêdiêng Don Bosco, ông quản đốc trại giáo hóa đề nghị cha Majcen tiếp nhận trại này, một trại đã được trang bị như một trường công nghiệp thực thụ do sự tài trợ của Đức. Tuy nhiên cha Majcen, vì không có các giáo viên và ban huấn luyện chuyên nghiệp, đã buộc phải từ chối lời mời gọi.

Trường dạy các em học nghề

Rất nhiều trẻ vô công rỗi nghề lang thang trên các đường phố. Các thầy sư huynh đang trong thời kỳ đào luyện chuyên biệt đề nghị với cha Majcen mở một xưởng dạy nghề thô sơ để dạy các em này một số nghề. Cha Majcen chấp nhận sáng kiến, còn cha Luvisotto thì đã xin được từ binh lính Mỹ nhiều vật dụng ích lợi. Các sư huynh sung sướng được giúp đỡ cho các trẻ này, và cùng với chúng được tập luyện để sau này trở thành các nhà huấn nghệ  tài giỏi sau này.

Vào ngày 2 tháng 11, 1974, cầu nguyện cho những người đã qua đời và an bình cho những người còn sống

Vào đầu tháng 11 năm 1974, làn sóng người đông vô kể đến các  nghĩa trang, nhất là nghĩa trang quân đội rất lớn tại Biên Hòa, để chào thăm các người thân yêu đã chết trong cuộc chiến tranh ý thức hệ và cho tự do này. Không có gia đình nào mà không có một hay hai, hay ba người đã chết vì chiến tranh đang nhuộm đỏ mảnh đất Việt nam. Đây phải chăng đang diễn lại cảnh một hay hai trăm ngàn tử đạo đã đổ máu đào trên quê hương đất Việt ?.

Gia đình Salêdiêng Thủ Đức có cha Majcen đứng đầu cũng đi Nghĩa trang Salêdiêng tại Tam Hải, nhất là trước mộ của thầy Phêrô Nguyễn Anh Hùng, hộ trực viên Salêdiêng tại trường Gò Vấp, chết đuối mới đây vào năm 1974, để cầu cho các người quá cố.

Chúng ta cũng lẫn chuỗi cầu nguyện cho các người thân chúng ta đã qua đời, cách riêng Đức Ông Kerec, SDB, truyền giáo tại Quảng Tây, Trung Hoa,  qua đời năm 1974, Cha Braga qua đời năm 1971, Đức Cha Hiền qua đời năm 1974, Đức Cha Cassaigne qua đời năm 1974, Cha Dupont qua đời năm 1945, Thầy Borri qua đời năm 1966.

Lễ mở tay

Cha Majcen sung sướng tham dự lễ mở tay của hai tân linh mục Phêrô Đệ và Micae Phùng vừa tốt nghiệp thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt.

Lễ Giáng Sinh

Cũng như mọi năm, lễ Giáng Sinh diễn ra long trọng. Có vị thượng tọa chủ trì một ngôi chùa do chính ông mới xây dựng đến tham dự. Ông muốn dự Thánh Lễ nửa đêm và sau thánh lễ, cũng tham dự cả buổi phát quà Giáng Sinh. Ông cũng nhận được một món quà, và điều đó làm ông sung sướng tri ân.

Bữa cơm chay tại chùa

Ít lâu sau, vào dịp tết, chính vị thượng tọa này, pháp danh là Thích Trí Dũng, đã tổ chức một bữa cơm chay để trân trọng mời Đức Giám Mục, cha xứ, những chức sắc khác, các tuyên úy và cha Majcen nữa. Đương nhiên cơm của họ chỉ có các món nhạt như rau, đậu, vì đạo Phật không ăn thịt, Khi trở về cộng thể, các hội viên vui vẻ hỏi cha Majcen xem bữa ăn có ngon miệng không. Ngài trả lời: “Tuyệt vời!” Quả thực, cho dù không có thịt, ai biết nấu ăn cũng có thể dọn một bữa ngon miệng.

Cuộc kinh lý chót của cha Giám Tỉnh Machuy

Trong cuộc kinh lý này, chúng ta đã cùng nhau thiết định những chi tiết cuối cùng liên quan đến việc tách ra khỏi Hồng Kông đang đến rất gần rồi. Cha Machuy muốn là tất cả các hội viên Trung Hoa trở về Trung Hoa hết, nhưng rồi sau đó đi đến thỏa thuận là nên tạm thời để ở lại Việt Nam một vài vị đã. Một cuộc thăm dò để chọn ai là vị thừa ủy nhiệm mới của cha Bề Trên Cả và vị phó thừa ủy. Cuộc thăm dò ưu tiên cho cha Massimino và cha Majcen làm thừa ủy nhiệm của cha Bề Trên Cả, còn cha Ty và cha Hiên trong vai trò phó thừa ủy.

Sau đó các vị đi Hồng Kông: cha Massimino và cha Ty để tham dự vào cuộc tham khảo, còn cha Acquistapace và cha Musso thì để ở lại đó luôn. Cha Majcen lấy làm buồn là khi ấy không biết cha Acquistapace sẽ không trở về Việt Nam nữa. Nếu biết, ngài đã tổ chức một cuộc biểu dương lòng biết ơn vì những việc tốt lành ngài đã làm ở Việt Nam trong biết bao nhiêu năm trời, trước hết trong tư cách Giám tỉnh (1952 – 1958) rồi sau đó trong tư cách bề trênTỉnh Ủy tại Việt Nam (1858 – 1974). Ngài là vị tông đồ của Đức Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, Đức Mẹ của Don Bosco tại Việt Nam. Cha Majcen cùng tất cả các anh em Salêdiêng Việt Nam hết lòng cám ơn Cha Mario.

Việt Nam, hạt thừa ủy nhiệm của Bề Trên Cả

Đã từ lâu các nhà ở Việt Nam đã được chuẩn bị để tách khỏi tỉnh dòng Hồng Kông và giờ đây  việc này được vĩnh viễn phê chuẩn bởi sắc lệnh của cha Ricceri, Bề Trên Cả, ban hành ngày 12-7-1974.

Các nhà của hạt thừa ủy này gồm:

  1. Đà Lạt: Học Viện triết học và thần học, với cha Massimino làm giám đốc;
  2. Trạm Hành: Tập Viện với cha King;
  3. Trạm Hành: Trường Tông đồ với cha Hiên làm giám đốc;
  4. Gò Vấp: Trường Kỹ Thuật, với cha Ty làm giám đốc;
  5. Tam Hải: Trung tâm trẻ với cha Donders Độ;
  6. Thủ Đức: Đệ tử viện liên dòng – Nhà Đào luyện chuyên biệt cho các sư huynh – Cư Xá các hội viên sinh viên đại học, với cha Majcen làm giám đốc.

Cha Lu-y Massimino được bổ nhiệm làm Thừa Ủy Bề Trên Cả, và cha Gio-an Ty làm phó thừa ủy.

Công việc của cha Majcen tại Thủ Đức trong niên khóa 1974-1975

Công việc của cha Majcen tại Thủ Đức gồm: điều hành Đệ Tử Viện liên dòng gồm 350 đệ tử Salêdiêng và những em mồ côi khác; điều hành Lưu Xá cho các sư huynh đang trong thời kỳ đào luyện chuyên biệt và các hội viên sinh viên đại học; điều hành Khánh Lễ Nguyện Xá với khoảng 2000 trẻ cũng như giúp các hội viên phục vụ các trại giam và trải giáo hóa; hướng dẫn thiêng liêng cho các Nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ, kèm theo các Khánh Lễ Nguyện Xá riêng của họ; về sau cha còn phải lo cho các Chí Nguyện Viên Don Bosco. Công việc của ngài thật cực nhọc, chưa kể đến các thư từ phải trả lời cho các ân nhân xa gần, trong và ngoài nước. Trong nhà, có cha Luvisotto phụ tá giúp công việc nọ công việc kia. Ngài là phó giám đốc kiêm quản lý. Ngoài ra có cha Fabiano Hào và Micae Phùng là thành viên trong ban cố vấn. Cha Aarts và cha Bảo làm các cha giải tội. Tổng cộng có 27 hội viên.

Giữa những cảnh khốn cùng càng ngày càng gia tăng, cha Majcen và các anh em hội viên nỗ lực để trợ giúp nhiều người bao có thể, cách riêng giúp những trẻ mồ côi, bán phần bị bỏ rơi mà sự khốn cùng và nghèo đói đang đẩy chúng tới hoàn cảnh tội phạm.

Lễ thượng thọ cha Majcen

Lễ thượng thọ của cha Majcen được tổ chức long trọng tại Thủ Đức. Cha Ty có sáng kiến kỷ niệm 30 năm tròn chính thức khởi đầu công cuộc Salêdiêng Việt Nam, đồng thời cũng mừng ngày Salêdiêng Việt Nam tách khỏi tỉnh dòng Trung Hoa. Cha Ty mời đại diện mỗi nhà, các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ, các chí nguyện viên, trưởng Cựu học sinh. Buổi lễ long trọng và vui vẻ. Không ai ngờ đó là lần cuối tổ chức tại Thủ Đức. Quả vậy, sáu tháng sau, thảm kịch đã xảy ra cho Việt Nam.

Cuộc hành hương đền tội

Cộng đoàn Salêdiêng Thủ Đức đã quyết định một cuộc hành hương đi bộ tay cầm tràng hạt, tới Fatima gần Cầu Bình Lợi. Dường như ai cũng cảm thấy thảm họa bão tố đầy đe dọa đang tiến lại gần các công cuộc Salêdiêng và toàn cõi Việt nam.

Đức Mẹ rất thánh và Chúa rất nhân từ luôn ở cùng chúng ta, nếu những nguy hiểm xẩy ra cho chúng ta!

Sau một cuộc cuốc bộ dưới bầu trời nắng gắt, tất cả đã tới Fatima, một khu rất lớn với nhiều mái nhà ở, các nhà nguyện và các địa điểm dành cho khách hành hương, ở sát ngay con sông cứ sáu giờ một lại có nước thủy triều lên xuống đem theo những luồng gió mát thổi vào khu Kính Đức Mẹ.

Tại đây, các đệ tử và hội viên phân chia nhau để mỗi bên tĩnh tâm riêng rồi tất cả lại họp lại cử hành thánh lễ chung với nhau. Cuộc hành hương chúng ta thực hiện đã được ấn định trước với trung tâm Fatima này, vì ngoài khách đi bộ, các đoàn thể, các nhóm từ nhiều giáo xứ, với đủ thứ xe cộ, hon đa, xe buýt, xe đò, xe ngựa chở tín đồ kéo về đây.  Mọi người đều tới nơi là niềm hy vọng duy nhất còn lại của họ là Đức mẹ Fatima rất thánh. Tất cả họ đều lần chuỗi, các cha giải tội có mặt tại mọi góc mát mẻ, chờ đón khách hành hương gồm người già, trẻ, các sơ, một đám người khôn kể xiết ngày này qua ngày khác đến đây cầu nguyện thay cho La Vang, Nơi Đức Mẹ Hiện ra tại Việt nam, hiện đã bị dội bom hư nát, để cầu khấn cùng Mẹ.

Khách ngoại quốc đến đây chụp ảnh, mà không thể nào chụp được tất cả những cõi lòng của tín hữu Việt Nam hoàn toàn tin tưởng vào Mẹ Maria. Trong số khách hành hương ấy, cha Majcen già yếu, cũng sung sướng cuốc bộ đến đây cùng các con cái ngài cầu nguyện cùng Mẹ cho tu Hội Salêdiêng Việt Nam vừa mới phát sinh và  được đứng tự lập.

Hoàn cảnh sáu tháng cuối cùng trước 1-5-1975

Sau cuộc tập họp của các giám mục và linh mục tại Fatima vào ngày 1 – 12 – 1974, các ngài đã nồng nhiệu yêu cầu chính phủ và các vị hữu trách hãy coi chừng cuộc hối lộ ghê gớm do cộng sản tổ chức đối với chính quyền và giới hữu trách. Trong nỗi hoảng loạn chung, những người có quyền thế, nhất là các vị đại tá và vợ con của họ, đã tìm cách đem tiền của của họ đặt tại các ngân hàng nước ngoài, rồi lo tìm kiếm các nơi ở của mình tại nước ngoài…

Tuy nhiên sự giàu có của các Salêdiêng chính là các trẻ em nghèo và dân chúng nghèo khổ.Trong dịp lễ Noel cha Cho cho các đệ tử  làm một hang đá đặc biệt. Chúa Giêsu là vua sinh ra giữa đống đổ nát của chiến tranh, giữa đám giây thép gai và những hố bom. Đây chính là bức hình của nỗi đau đớn mả các Salêdieng mang nơi những con tim rướm máu của mình. Các người công giáo, tin lành và phật giào tổ chức các cuộc lạc quyên và cộng tác với nhau để thực hiện sự cứu giúp xã hội cho những người nghèo đau ốm, không nhà cửa, không  việc làm, không có gì cả, thiếu tất cả những phương tiện sống và thiếu tương lai.

Đình chiến dịp Tết

Trong dịp Tết, đại bác và liên thanh lịm im. Tuy nhiên sự im lặng làm cho mọi người run sợ. Cha vinh Sơn Quý, đại úy và tuyên úy quân đội, mời cha Majcen ăn tết ở Biên Hòa. Trong bữa ăn, cha Quý báo cho biết điều ngài nghe được từ phía cộng sản là họ có ý định sau cuộc chiến thắng mà họ kể, từ nay họ đã cầm chắc, sẽ trục xuất hết tất cả các linh mục và các nhà truyền giáo, bởi vì theo họ, tất cả những người Công giáo đều theo đế quốc. Cha Quý, người cảm thấy có dây dưa, có quyết tâm rất rõ là sẽ rời  Việt Nam trước khi hồng quân tới Sài-Gòn. Câu hỏi quan trọng luôn được đạt ra cho các Salêdiêng ngoại quốc luôn là “Chúng ta phải làm gì?”.

Đi hay Ở?

Lệnh củaTòa Thánh là không được bỏ các giáo dân của mình. Cha Majcen và cha Massimino và những anh em khác ngoại trừ trường hợp của cha Vicent Quí, đã quyết ở lại là tất cả sẽ ở lại Việt Nam với các anh em Salêdiêng Việt Nam. Điều đó là một an ủi lớn và làm yên lòng các hội viên Việt Nam. Tuy nhiên có lệnh là tất cả các hội viên tỉnh dòng Trung Hoa cho Việt Nam mượn, sẽ phải trở lại Hồng Kông. Cha Phanxicô Trang được triệu về đầu tiên. Thế là cha Majcen phải thay cha Trang đảm trách các Chí Nguyện Viên Don Bosco, qui tụ họ lại hàng tháng để lo tĩnh tâm và huấn đức  đào luyện họ. Các tài liệu hiện có rất phong phú, do cha Trang và cha Mario để lại. Cha Majcen lo nghiên cứu tu luật và đặc sủng của họ, và có thể áp dụng được rất nhiều diều hữu dụng, ngay cả cho các đệ tử của ngài: đó là cuộc sống và đặc sủng của các Salêdiêng giáo dân nam nữ giữa đời, mà không có đời sống chung hay nhà tu sĩ. Vì họ chưa qua năm nhà tập theo đúng luật, nên ngài lập tức xin  Trung Ương của họ ở Rôma để họ có một năm tập đúng luật.

Bổ nhiệm các Tân Giám Mục

Nhớ lại kinh nghiệm đau xót của Trung Hoa, Tòa Thánh lập tức lo liệu một Giám Mục cho các tòa trống ngôi và một Giám Mục phó cho mỗi Tòa Giám Mục. Đối với Tòa Giám Mục Đà Lạt, đã trở thành trống ngôi từ khi Đức Cha Simon Hòa Hiền qua đời, thì người được bổ nhiệm là Đức Cha Lâm, Hội Xuân Bích. Ngài cùng các vị tân cử được tấn phong Giám Mục trước lễ Thánh Giuse. Tòa Thánh dặn dò tất cả các linh mục đang chăm lo cho các con chiên phải ở lại cùng họ ngay cả tại những nơi người cộng sản chiếm đóng. Cha Massimino và cha Majcen đã hứa với Đức Giám Mục Đà Lạt là sẽ ở lại cùng với các anh em Salêdiêng, cho dù các dòng khác có tìm cách ra đi.

Những Hy vọng hay những Ảo vọng?

Ngày 6 tháng 3 năm ấy, cha Massimino viết cho Bề Trên Cả rằng các hội viên ở Việt Nam đã đạt con số 141 người, hầu hết dưới 30 tuổi, gồm cả phó thừa ủy là cha Gioan Ty. Trong số đó có 21 linh mục Việt Nam, 64 tư giáo và 19 tập sinh tại Đà Lạt, cùng những sư huynh và các vị truyền giáo khác. Công cuộc Salêdiêng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và dù cho tất cả đều biết rằng quân đội cộng sản đã chuẩn bị một cuộc tấn công qui mô lớn, nhưng vì quân đội quốc gia được trang bị tốt, nên ai cũng nghĩ rằng  cuộc kháng cự sẽ kéo dài và do đó các Salêdiêng đều quyết định ở lại tại chỗ và tiếp tục công việc tông đồ của họ.

Rađiô và báo chí ngoại quốc đều nói là sắp có một cuộc sụp đổ của chế độ miền Nam.

Có tin báo trận đánh úp Buôn Ma Thuật của cộng quân xẩy ra vào ngày 10 tháng 3, 1975. Nhưng ở Đà Lạt tình hình vẫn yên ổn… Trong bầu khí đó, mọi người đều nao núng chờ đợi một cái gì đó rất khó tả…

      10 – 3 – 1975: TRẬN ĐÁNH BUÔN MA THUỘT[213]

Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975), mở đầu cuộc Tổng tấn công mùa Xuân năm 1975 do Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động tấn công. Với cuộc tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 10 tháng 3 năm 1975 vào Buôn Ma Thuột, cánh Nam của Quân đoàn II quân lực Việt Nam Công hoà đã bị sụp đổ. Những nỗ lực tái chiếm Buôn Ma Thuột của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà trong các trận phản công ngày 11 và 13 tháng 3 đều thất bại. Ngày 14 tháng 3, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời là Tổng tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã có một bước đi hết sức sai lầm khi ông ta quyết định rút quân trên toàn địa bàn Tây Nguyên để về giữ miền duyên hải Trung bộ. Ba ngày sau đó, hầu như toàn bộ Quân đoàn II (Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) bị tiêu diệt và tan rã trong cuộc rút quân hỗn loạn trên con đường số 7 định mệnh. Chiến dịch này đã tạo nên một lỗ hổng rất lớn trong tuyến phòng thủ quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại địa bàn Quân khu II, và sự tan rã của toàn thể quân đội VNCH.

Từ sau ngày ký Hiệp Định Ba Lê đến tháng 10-1973 tình hình tương đối yên tĩnh. Tháng 6-1973 Quốc hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Đông Dương Việt- -Miên – Lào. Đầu tháng 7-1973 Nixon ký thành đạo luật áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội ra đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh, Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.

Thấy thời cơ đã tới Của Quân đội VN Cộng Hòa Quân Cách Mạng bèn thay đổi đường lối đấu tranh từ chính trị sang quân sự bạo lực. Đại Hội 21 của Bộ Chính Trị tại Hà Nội trong tháng 10 quyết định đấu tranh quân sự, trước hết tiến đánh các đồn bót lẻ tẻ, phát triển tuyến đường xa lộ Đông Trường Sơn, tại Quân khu 1, một số căn cứ của Việt Nam Cộng Hoà bị Quân Cách mạng tiến chiếm, tháng 9, tháng 10 một số đơn vị thuộc tỉnh Thừa Thiên phải di tản.
Sau khi ký Hiệp Định Paris, Quân Cách Mạng cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Đông Trường Sơn hay hành lang 613, song song với đường mòn Hồ Chí Minh nhưng nằm trong địa phận Việt Nam Cộng Hoà từ Đồng Thới cho tới Lộc Ninh, đến đầu 1975 thì công trình hoàn thành dài 1,200 km. Dọc theo Đông Trường Sơn là hệ thống dẫn dầu Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh. Quân Cách Mạng huy động hàng nghìn xe máy ủi, hàng vạn bộ đội, công nhân, thanh niên xung phong, dân công… ngày đêm phá núi san đèo, xây cống, lắp đường, dựng cầu.. đường rộng 8 m… xe vận tải cỡ lớn chạy hai chiều được, ngày đêm chở hàng trăm nghìn tấn đạn dược quân nhu cho chiến trường. Quân Cách Mạng đã xử dụng 16,000 xe vận tải để chuyên chở binh khí, kỹ thuật, đạn dược, lương thực chuẩn bị cho chiến trường miền Nam trong hai năm 1973 và 1974. Chiều dài toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn tới 1975 là 16,000 km gồm 5 hệ thống đường trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang dài 1,020 km, một đường hệ thống dẫn dầu dài 5000 km.

Ngày 22-5-1974 Hạ Viện Mỹ phủ quyết đề nghị gia tăng quân viện cho Việt Nam Cộng Hoà. Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện đề nghị 1 tỷ 4, tới 23-9-1974 Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ đồng thanh chấp thuận Quân viện cho Việt Nam Cộng Hoà là 700 triệu như vậy từ 1-7-1974 VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết, trong số 700 triệu này thì 300 triệu đã được dùng để trả lương cho nhân viên cơ quan tùy viện quân sự DAO.

Tướng Nga Kulikov, Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng tới Hà Nội xúi dục Quân Cách Mạng tấn công xâm chiếm Miền Nam và hứa giúp thêm vũ khí đạn dược. Cuối tháng 10-1974 Bộ Chính Trị Quân Cách Mạng quyết định kế hoạch tác chiến năm 1975.

“Quyết tâm chiến lược của Bộ chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: Năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam[214]

Sau khi lựa chọn chiến trường Tây Nguyên, Quân Cách Mạng lựa chọn địa điểm tấn công, dưới đây là buổi họp của Quân Uỷ Trung Ương Quân Cách Mạng ngày 9-11-1974.

“Đến cuộc họp của Thường Trực Quân Uỷ, ý định đánh Buôn Ma Thuột (click map) mới thật sự rõ nét. Mọi người đều thấy ý nghĩa quan trọng của trận đánh vào thị xã này, nhưng cách đánh để thắng cho nhanh thì còn phải nghiên cứu thực tế tại chỗ mới đi tới quyết định được.

Cuộc họp vừa bắt đầu thì đồng chí Lê Đức Thọ bất ngờ mở cửa vào và ngồi họp với chúng tôi. Sau chúng tôi hiểu rằng Bộ Chính Trị chưa thật sự yên tâm vì thấy ý đánh Buôn Ma Thuột chưa được thể hiện rõ ràng trong kế hoạch tác chiến, cho nên đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đến tham gia góp ý kiến với chúng tôi là nhất quyết phải đánh Buôn Ma Thuột. Đồng chí Lê Đức Thọ nói sôi nổi: “Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”

Đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân Uỷ Trung Ương, kết luận xác định khu vực và mục tiêu tiến công, nhiệm vụ chiến dịch, hướng phát triển, sử dụng lực lượng, gợi ý về cách đánh, nhấn mạnh đến phương châm mạnh bạo, bí mật, bất ngờ, phải nghi binh rất nhiều để làm cho Quân Cách Mạng tập trung sự chú ý vào bảo vệ phía Bắc Tây nguyên.

Một tháng sau vào ngày 13-12-1974 Quân Cách Mạng đưa ba sư đoàn tấn công Phước Long, đến ngày 7-1 tỉnh này hoàn toàn lọt vào tay Quân Cách Mạng. Tổng số 4500 binh sĩ, sĩ quan chỉ còn 850 người sống sót. Tỉnh trưởng Phước Long, Quận trưởng Phước Bình mất tích, 3000 trong số 30,000 dân trốn thoát. Chính phủ VNCH không tăng viện cho Phước Long vì không đủ khả năng thực hiện tiếp tế, cứu viện bằng trực thăng vận từ Biên Hoà. Phước Long nói về kinh tế chính trị kém quan trọng hơn Tây Ninh, Pleiku, Huế… Sự thực chính phủ Thiệu cũng cố tình bỏ rơi Phước Long để chờ Mỹ cứu, nhưng Mỹ làm lơ.

Tình hình chính trị quân sự Việt Nam Cộng Hoà 1975 rất là bi đát. Năm 1967 quân phí tại Việt Nam là 20 tỷ Mỹ Kim, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 71 rút xuống còn 12 tỷ mỗi năm VÌ Mỹ đang rút quân. Khi Mỹ đã rút gần hết chỉ còn 24,200 người trong năm 1972 thì Việt Nam phải một mình gánh vác chiến trường với tiền viện trợ ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 viện trợ quân sự là 2,1 tỷ, năm 1974 chỉ còn 1,4 tỷ, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên DAO của Mỹ.

Một ngày sau khi Quân Cách Mạng tấn công Buôn Ma Thuột, Tổng Thống Thịêu mở phiên họp tại Dinh Độc Lập ngày 11-3 gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên Trung tướng Đặng Quang, phụ tá an ninh Quốc Gia. Nội dung nói về kế hoạch di tản Quân khu 1 và 2 về giữ Quân khu 3 và 4 và chỉ giữ một phần Duyên Hải vùng 2 vì không đủ lực lượng. Ngày 14-3 trong một phiên họp tại Cam Ranh với Hội đồng tướng quyết định di tản toàn bộ chủ lực quân đoàn 2 về Duyên Hải qua tỉnh lộ 7B.

Trận Buôn Ma Thuột mở màn cho giai đoạn chót của cuộc chiến tranh Việt Nam. Quân Cách Mạng có yếu tố bất ngờ, bảo mật. Buôn Ma Thuột không thuận lợi cho phòng thủ. Từ tháng 2-1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã báo cáo tin tức cho thấy Quân Cách Mạng chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột do tù binh, hồi chánh viên khai báo kế hoạch của Quân Cách Mạng. Khi Tổng thống Thiệu đến ăn Tết với Trung đoàn 44, Trung tá trưởng phòng 2 sư đoàn 23 đã trình lên Tổng thống, ông bèn lệnh cho Tướng Phú điều sư đoàn 23 trở lại Buôn Ma Thuột, Tướng Phú tin Quân Cách Mạng đánh Pleiku, Họ giả vờ nghi binh tại Buôn Ma Thuột. Nguyễn Cao Kỳ sau này cho biết chúng ta không bị bất ngờ khi Quân Cách Mạng tấn công Buôn Ma Thuột, rằng ông Cao văn Viên đã được thông báo cho biết kế hoạch đánh Buôn Ma Thuột, theo ông Tướng Viên đã bàn với Tướng Thiệu, Phú về kế hoạch phòng thủ Buôn Ma Thuột. Tướng Phú cứ nhất quyết ông nắm vững tình hình, Quân Cách Mạng sẽ đánh Pleiku, sự thực ông đã mắc kế nghi binh của Quân Cách Mạng.

Yếu tố bất ngờ của Buôn Ma Thuột cũng như Tết Mậu Thân ở chỗ không ai tiên đoán được tầm mức rộng lớn của nó, bộ Tư lệnh quân đoàn 2 không thể ngờ được Quân Cách Mạng đã tung vào chiến dịch đến 5 sư đoàn, điều này cũng chứng tỏ tin tức tình báo của Quân đội VN Cộng Hòa thật là yếu kém, đã không đánh giá đúng mức lực lượng Quân Cách Mạng và quá khinh Quân Cách Mạng. Yếu tố địa hình Buôn Ma Thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum để trì hoãn sự tiến quân của Quân Cách Mạng, diện tích rộng hơn Kontum Pleiku nhiều, Buôn Ma Thuột trên thực tế không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau, Quân Cách Mạng có thế lợi dụng ngụy trang. Những cánh rừng già phía Tây Bắc đã được công binh Quân Cách Mạng chuẩn bị sẵn.

Tại Buôn Ma Thuột Quân Cách Mạng có tài ngụy trang rất khéo ngay từ thời chiến tranh Việt Pháp 1947-1954 cũng vậy. Khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc ủi sập cây mà tiến vào thị xã dễ dàng. Hai giờ sáng Quân Cách Mạng pháo ầm ầm vào thị xã như vũ bão để che lấp tiếng động cơ xe chạy, đến 7 giờ xe tăng Quân Cách Mạng đã vào trong thành phố.

Quân Cách Mạng tung vào trận địa 3 sư đoàn chủ lực toàn bộ lực lượng vào khoảng 25 ngàn người, gấp 6 lần lực lượng trú phòng (khoảng 4000). Chủ lực Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ có hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53 còn lại là địa phương quân, cảnh sát, lực lượng đã quá chênh lệch Quân Cách Mạng lại đánh lén, đánh trộm thì chúng phải dành chắc phần thắng trong tay. Sự thất thủ của Buôn Ma Thuột là chuyện đương nhiên dù biết trước phòng thủ cũng vẫn thua, nhưng nếu biết trước và tăng cường yểm trợ để gây tổn thất nặng nề cho Quân Cách Mạng thì có thể giảm bớt áp lực Quân Cách Mạng tại các mặt trận khác hy vọng không đưa tới tình trạng hốt hoảng hỗn loạn dây chuyền đưa tới sụp đổ tan tành.

Tuy nhiên sai lầm chủ yếu dẫn đến thất bại toàn diện chính là cấp lãnh đạo của Quân đội VN Cộng Hòa đã sai lầm về chiến lược, đã bố trí sai lực lượng như Tướng Quân Cách Mạng Văn Tiến Dũng đã gọi là nặng ở hai đầu, mà nhẹ ở giữa, tức khu cao nguyên hết sức quan trọng trong việc bảo vệ Miền Nam việt nam.

Suốt ba trận Tổng công kích lớn từ Mậu Thân 1968, đến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và Trận chiến quyết định 1975, Quân khu 4 là nơi cường độ tấn công của Quân Cách Mạng được coi là nhẹ nhất, lực lượng Quân Cách Mạng tại đây được ước lượng vào khoảng hơn 6 trung đoàn, so với các Quân khu khác chúng không có nhiều vũ khí tối tân như xe tăng, đại bác, phòng không… tại đây Quân Cách Mạng có nhiệm vụ đánh quấy phá cầm chân chủ lực quân của Quân đội VN Cộng Hòa để dễ bề tung hoành tại chiến trường miền Trung. Địa phương quân của Quân đội VN Cộng Hòa tại Quân khu 4 với tổng số trên 200 ngàn người là lực lượng địa phương đông đảo nhất, chiếm 40% tổng số địa phương quân toàn quốc, đã thế ta lại bố trí thêm 3 sư đoàn chủ lực (sư đoàn 7, 9, 21), có thể nói đó là một sự phí phạm nhân lực trong khi tại các Quân khu 1 và 2 chiến trường thật sôi động đang rất cần sự tăng cường lực lượng.

Trong khi Quân khu 2 và 1 bị Quân Cách Mạng vây hãm, tấn công tơi bời, binh sĩ chết như rạ mà QLVNCH vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 để yểm trợ cho chiến trường sôi động, đúng là “cám treo heo nhịn đói”. Thậm chí cho tới khi Sài Gòn sắp chết đến tận cổ rồi họ vẫn không chịu đưa quân từ Vùng 4 lên tiếp ứng cứu nguy, vẫn “giữ khư khư như từ giữ oản” cả 3 sư đoàn, lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì Quân khu 4 với 3 sư đoàn chính qui, 200 ngàn địa phương quân… vẫn còn nguyên vẹn, cho tới nay vẫn không thấy Bộ Tổng tham mưu hoặc giới hữu trách có một lời giải thích nào nghe được.

Ngoài ra, trong phiên họp với các tướng lãnh ngày 9 và 10 tháng 12 -1974 tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu cho biết sẽ tăng cường bảo vệ Quân khu 4 chứ không yểm trợ quân khu 2, Quân Cách Mạng đã gài gián điệp lấy được tin quan trọng này và đã tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên, một phần Buôn Ma Thuột thất thủ vì tình báo gián điệp.

Chúng ta có thể kết luận Buôn Ma Thuột thất thủ vì những nguyên nhân chính sau đây:

  • Sai lầm về chiến lược, ta bố trí sai lực lượng, người chịu trách nhiệm nhiều nhất là Tổng tư lệnh Nguyễn văn Thiệu và Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên.
  • Tin tức tình báo của Quân đội VN Cộng Hòa yếu kém, khinh Quân Cách Mạng và đánh giá sai thực lực đối phương.
  • Sự sai lầm của Tướng Phú khi cho rằng Quân Cách Mạng tấn công Pleiku trước, ông đã hoàn toàn mắc lừa kế nghi binh của Quân Cách Mạng.
  • Những sai lầm, những yếu kém của Quân đội VN Cộng Hòa không phải đã được tạo lên một sớm một chiều mà thực ra lãnh đạo của Quân đội VN Cộng Hòa đã không có một kế hoạch nào đáng kể khả dĩ đương đầu với âm mưu của đối phương từ những năm trước khi sẩy ra trận đọ sức quyết liệt này. QĐVNCH đã quá ỷ lại vào sự can thiệp của Mỹ, để rồi khi họ đã trắng trợn phản bội, phủi tay ra đi, họ đã trở thành người chết đuối không còn một mãnh ván, mảnh thuyền nào để mà bám víu.

19-3-1975: CUỘC CHAY HOẢNG LOẠN VÀ SAI GÒN ĐƯỢC GIẢI PHÓNG

Lễ Thánh Giuse

Để giữ tinh thần của tất cả mọi người ở mức độ cao, cha Massimino đã tổ chức tại Đà Lạt một đại lễ Thánh Giuse long trọng. Qui tụ về đó cùng với các thầy tư giáo triết – thần, có một số sư huynh trong thời đào luyện chuyên biệt, các tập sinh, các thỉnh sinh Thủ Đức lên tham dự với cha Hào. Cha Stra, cha lagger, thầy sư huynh Bullo đã chuẩn bị một lễ hát rất long trọng. Sau thánh lễ có tiệc mừng hết sức vui vẻ, thì thình lình cuối bữa tiệc, đột nhiên có lệnh báo động: Quân cộng sản đã cắt đường Đà Lạt – Sài Gòn và đang tiến quân về Đà Lạt. Thế là có quyết định di tản về Nha Trang, dù phải đi bộ, và từ đó, đi thuyền đánh cá của các người Công giáo hướng đến Vũng Tàu, một thị xã gần Sài-Gòn. Cha Fabiano Hào cùng với các thỉnh sinh đi xe buýt tới bờ biển. Ở Trạm Hành, Cha Hiên vội vàng thu quén ít đồ ở Trạm Hành, đưa 300 em đệ tử nhỏ lên bốn chiếc xe buýt để ra đi. Cha King và cha Lagger Lạc lo cho các tập sinh và một số các thầy triết học đi xe buýt. Sau cùng cha Massimino ra đi cùng với các thầy thần học và một số các thầy triết học. Tại Đà Lạt, chỉ còn lại cha Stra và thầy sư huynh Bullo và một vài thầy tình nguyện ở lại. Cha Uyển ở lại giữ nhà Trạm Hành. Nhưng vì hai em trường tông đồ không theo kịp xe, nên cha Uyển phải dẫn em đuổi theo xe cha Giám Đốc Hiên. Và trên đường ngài gặp cha Massimino ra lệnh cho ngài là đi về Sai Gòn luôn để tương lai còn lo dạy các thầy thần học ở Sai Gòn.

Từ Đà Lạt, các thầy dòng, nữ tu và nhiều người trốn đến Nha Trang. Các hội viên và học sinh của chúng đến Phan Rí. Nơi đây cha xứ Phêrô Lê Văn Tịnh, một cựu tập sinh của cha Majcen, lo tìm trong số các giáo dân của ngài các người đánh cá để họ dùng tàu đánh cá chở họ về Vũng Tàu.

Giữa bao nhiêu lo âu ở Sài Gòn

Những tin tức về Đà Lạt đã mang nỗi hốt hoảng đến Sài Gòn và cha Majcen tìm cách nắm bắt tin tức bằng đường điện thoại hay điện tín, nhưng vô ích vì tất cả các kênh liên lạc đều bị gián đoạn. Cha mẹ của các em học ở Đà Lạt vội vã hỏi thăm các tin tức, nhưng cha Majcen khốn khổ chẳng biết trả lời làm sao.

Cuộc di tản bằng thuyền

Các người chạy di tản được cha xứ Phan Rí tiếp nhận và bổ sức bằng cơm nước, rồi ngài lo liệu thuyền bè để mang họ về Vũng Tàu. Họ xuống thuyền và may mắn là cơn gió không phá rối cuộc đi thuyền của họ. Từ Vũng Tàu, họ lên xe buýt đi về Thủ Đức nơi cha Majcen sung sướng tiếp đón họ và cho chuẩn bị ngay cơm tối cho mọi người. Rồi ngay lập tức những cha mẹ lo lắng tới mang con cái họ về nhà. Thế là kết thúc một cách buồn bã Trường Tông đồ Trạm Hành mà chúng ta đã chi tiêu biết bao nhiêu để xây dựng và đã đặt ở đó biết bao nhiêu hy vọng!

Vào cuối tháng 4, các tập sinh và triết sinh đã được cho cư trú một phần tại Gò Vấp, một phần tại Thủ Đức. Cha Majcen hết sức làm điều ngài có thể làm được, thay thế cả chỗ của tập sư King đã trở về Hồng Kông và từ đó đi Trung Hoa để gặp lại người mẹ già nua mà ngài đã xa cách từ bao năm trời.

Thế rồi có tin tới Thủ Đức về trận chiến đẫm máu tại Quảng Đức trong đó 1000 binh lính Công giáo đã tử trận. Trong hàng ngũ quân đội quốc gia có một niềm thất vọng to lớn; dù cho họ vẫn còn được trang bị khí giới đầy đủ, nhưng chẳng còn ai trong số họ còn có ý muốn chiến đấu.

Tháng 4 – 1975

Bất chấp tình hình ở Thủ Đức, chúng ta vẫn cho tiến hành trở lại việc học hành, cộng thêm với lớp học của các tập sinh đến từ Trạm Hành.

Khi Đà Nẵng thất thủ, Đức Cha Chi khuyên cha Bogo Quảng và cha Chung rút về Hồng Kông.

Cha De Meulenaer Ngọc đảm nhận làm tuyên úy trong một thời gian cho các sơ Mến Thánh Giá và Nhà Thờ Ba Thôn của họ, cũng là nơi cha Gioan Ty thường đến cử hành thánh lễ. Ba Thôn sau này trở thành nhà tỉnh cho hạt thừa ủy Salêdiêng Việt Nam.

Trong khi con đường Đà Lạt – Sài Gòn lại được khai thông trở lại, chúng ta lại biết được về tin tức của cha Stra Lực và thầy Bullo sống tại đó. Cùng với các thầy tình nguyện ở lại, họ đã làm được một công việc rất cao đẹp. Nhà Trạm Hành thì bị bỏ hoang. Dân chúng đến lấy của. Cha Bề trên cả  liên tục liên lạc thư từ với Việt Nam: Ngài khẳng định cha Majcen ở lại Việt Nam với các Salêdiêng trẻ không có visa xuất cảnh. Không ai biết được sự gì sẽ xẩy ra. Người Mỹ ra đi và thế là kết thúc nền chính trị của họ. Hội Thánh không làm chính trị thì ở lại, và chúng ta thì quyết ở lại với Hội Thánh của Chúa Kitô. Tuy nhiên Cha bề trên cả Viganò cho những chỉ thị trong điều kiện cần thiết phải chuyển giao quyền điều hành công cuộc Don Bosco Việt Nam như thế nào, cộng thêm việc trao ban những quyền hành đặc biệt cho vị thừa ủy của Bề trên cả tại đây, cũng như cho các linh mục một khi họ không thể thi hành tác vụ thánh của họ. Trong khi đó chính quyền miền Bắc Việt Nam đã liên lạc với Vatican, để cho Tòa Thánh ân ban cho Đức Tổng giám mục Trịnh Như Khuê của Hà Nội làm Hồng Y đầu tiên của Việt Nam, và Đức giám mục Trịnh Văn Căn là Tổng giám mục phó. Cả hai vị đều được phép qua Rôma. Đó là một nền chính trị cởi mở ít nhất là trong giai đoạn ban đầu này.

Nhiều người Việt Nam, với khoảng 30 linh mục giáo phận, trong số đó có cha Vinh Sơn Quý, đã rời Việt Nam sau khi đã lo liệu được visa vào Hoa Kỳ. Nhiều người trẻ không có được bất cứ thứ hộ chiếu nào, cũng đã mua tàu thuyền và mạo hiểm di tản bằng đường thuyền sang Thái Lan, Mã Lai và Hồng Kông. Không thể kể xiết con số rất lớn những nạn nhân của cuộc di tản này. Biển đã là mồ chôn của rất nhiều người.

Tuần lễ cuối cùng

Quân đội cộng sản chiếm hết tỉnh này đến tỉnh khác. Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng lần lượt thất thủ. Ngày 22-4, tướng Thiệu từ chức tổng thống. Tướng Minh lên thay.

Để phục vụ cho những người Việt Nam di tản, người Hoa Kỳ đã sử dụng đến các tàu lớn và các máy bay khổng lồ. Cha Aarts và cha Donders vì có hộ chiếu của chính phủ Hòa Lan của các ngài, đã lên đường sang Châu Âu. 100 sư huynh La San và các cha dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã ra đi cả khối. Cha Majcen được đề nghị  lên máy bay Mỹ cùng với các thầy tư giáo, nhưng ngài đã từ chối vì muốn ở lại với những con cái của ngài ở Việt Nam. Nhiều đệ tử và thỉnh sinh đã ra đi cùng với cha mẹ của họ. Cha Cho đã nhận được phép của cha Massimino ra đi cùng với cha mẹ của ngài. Trong khi cha Majcen đang giảng trong một thánh lễ, thì một xe ô tô đã đến đưa họ ra phi trường, nên cha Cho chỉ chào biết cha Majcen bằng ánh mắt nhìn. Các đệ tử dòng Phanxicô thì được đưa về nhà vĩnh viễn, còn chúng ta thì giữ các đệ tử của mình ở lại. Cha Massimino căn dặn mọi người hãy giữ máu lạnh và bình tâm.

Thành phố Sài Gòn có vẻ yên tĩnh: giao thông hầu như bình thường. Tuy nhiên cuộc chiến xung quanh thánh phố vẫn đang diễn tiến, những kho xăng lớn bốc cháy, những kho đạn chứa bom bùng nổ kinh khủng, khói mù tỏa lên bầu trời, và trong những ngày cuối cùng của tháng tư 1975 bầu trời thành phố phủ mầu xám ảm đạm.

Thường khi quân cộng sản tiến tới, thì các binh lính quốc gia  liền đội mũ bê rê có ghim một ngôi sao đỏ và tuyên bố mình là lính của Bác Hồ, đồng thời  giúp quân giải phóng tiến mạnh mẽ lên phía trước. Tuy nhiên những binh lính quốc gia chống cự thì rút khỏi Sài Gòn.

Ngày 28 tháng 4 có tin thành phố Biên Hòa  cách Sai Gòn 20 cây số thất thủ. Quân đội giải phóng chuẩn bị vào Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn với tướng Minh Bự làm tổng thống qui hàng, nhưng một phần binh lính quốc gia rút về vùng sông Cửu Long và vẫn còn chiến đấu.

Vào đêm 29 tới ngày 30 không một ai có thể ngủ được. Đạn lửa bay qua lại khắp bầu trời. Cha Majcen và các học sinh của mình không thể nào ngủ được, vì đinh ninh rằng chiến trận có thể nỗ ra bất cứ lúc nào. Tất cả nhìn về dẫy cột điện xi măng như thể là một thành lũy đối diện với quân tiến đánh. Nhà Thủ Đức của chúng ta chỉ cách con đường chính Sai Gòn – Hà Nội có một cây số. Vào 2 giờ sáng cha Majcen nghe thấy tiếng ầm ầm của các xe tăng Mỹ do các sĩ quan của quân đội VNCH lái, nhưng họ đều đội mũ bê rê có mang hình ngôi sao quân Cách Mạng. Đoàn xe tiến vào Sai Gòn.

Gần nhà chúng ta ở Gò Vấp quân quốc gia đốt kho đạn, tiếng nổ  liên hồi suốt ngày hôm trước và mạnh sang bùng lên khắp nơi, soi sáng cả bầu trời. Vào 10 giờ sáng có tin là chúng ta đã thoát nạn. Tiếng ì ầm của bom và súng máy xa dần. Vào sau trưa, một vài người can đảm đi ra thành phố. Khắp các nơi đều có quân giải phóng, rất tươi cười vì được đón chào với vẻ thiện cảm của người dân thành phố.

SỰ KIỆN NGÀY 30 – 04 – 1975[215]

 

Sài Gòn Giải Phóng
Một phần của Chiến tranh Việt nam
Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
.

Sự kiện 30- 4 -1975, thường được gọi là 30 tháng tư, ngày giải phóng miền Nam, ngày thống nhất khi tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn.

Các sự kiện dẫn đến 30 tháng 4

Sau Hiệp Định Paris tinh thần và khả năng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa suy giảm nghiêm trọng nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, vào tháng 8 năm 1974.

Sự cắt giảm hỗ trợ từ Hoa Kỳ

Sau khi người Mỹ rút khỏi Miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa đã cắt giảm nhiều:

  • Tài khoản 1973: 2,1 tỷ USD
  • Tài khoản 1974: 1,4 tỷ USD
  • Tài khoản 1975: 0,7 tỷ USD

Theo lời kể của Bộ trưởng Nguyễn Tiến Hưng, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình “Việt Nam Hóa”. Khi dự điểm tâm với ông Thiệu vào sáng ngày 23 tháng Tám năm 1974 tại Dinh Độc Lập, Tổng thống Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:

Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài gòn đi Tokyo

Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc Hội:

Quốc Hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung Tâm Tài Nguyên Đông Dương (Indochina Resource Center, 1 trung tâm của những người phản chiến) đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc.

Sau này, trong tập hồi ký “Mùa Xuân Đại Thắng”, Đại tướng Văn Tiến Dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết về động cơ thúc đẩy Bắc ViệtQuân giải phóng Miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì “hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu”[216]

Diễn biến cuộc chiến

Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975

Tổng thống Gerald Ford không thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ chi thêm nhiều tiền cho chiến trường Việt Nam. Đầu năm 1975, sau hai năm ký hiệp định đình chiến, Mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa huy động gần như toàn bộ[10] lực lượng gần 1 triệu quân của mình[11], mở cuộc tấn công lớn trên toàn Miền Nam Việt Nam, bắt đầu là ở Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột thất thủ gây chấn động hệ thống phòng thủ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và là khởi đầu của những chiến dịch nối tiếp nhau.

Ngày 23 tháng 3, Tổng thống Thiệu nhận được thư của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford.

White House

Ngày 22 tháng Ba, 1975

Thưa Tổng thống,

Cuộc tấn công hiện nay của Bắc Việt chống lại quý quốc thật vô cùng xáo trộn khiến riêng cá nhân tôi lo âu. Theo quan điểm của tôi, thì cuộc tấn công của Hà Nội tượng trưng cho một sự việc không kém gì sự huỷ bỏ Hiệp Định Paris bằng vũ lực.

Biến chuyển này mang theo không hậu quả nghiêm trọng nhất cho cả hai dân tộc chúng ta. Đối với Ngài và nhân dân Ngài thì dây là lúc hy sinh lớn nhất, nó sẽ quyết đinh chính số phận quí quốc. Tôi tin tưởng rằng dưới quyền lãnh đạo của Ngài, quân lực và nhân dân VNCH sẽ tiếp tục công cuộc bảo vệ kiên trì chống lại vụ xâm lược mới này. Tôi cũng tin tưởng chắc chắn rằng nếu có được sự yểm trợ bổ túc từ bên ngoài vào thì quý quốc sẽ thắng thế trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của mình.

Riêng đối với Hoa kỳ thì vấn đề cũng không kém phần cấp bách.

Khi hành động như thế này, Hà Nội đang tìm cách huỷ diệt tất cả những gì mà chúng ta đã chiến đấu để thành đạt, với phí tổn vô cùng to lớn, suốt mười năm qua.

Sự quyết tâm của Hoa kỳ để yểm trợ một người bạn đang bị các lực lượng (Bắc Việt) với vũ khí hùng mạnh tấn công, hoàn toàn vi phạm một thoả ước quốc tế (đã được ký kết) long trọng, là một điều hết sức cần thiết.’

Riêng tôi, tôi quyết tâm rằng Hoa kỳ sẽ đứng vững sau lưng Việt nam cộng hoà trong giờ phút tối quan trọng này. Với mục đích tôn trọng những bổn phận của Hoa kỳ trong tình thế này, tôi đang theo dõi những biến chuyển với chủ tâm cao độ nhất và đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn của tôi về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép. Về việc cung ứng viện trợ quân sự đầy đủ cho quân đội Ngài, xin Ngài yên tâm là tôi sẽ cố tâm nỗ lực để thoả mãn những nhu cầu vật chất của Ngài trên chiến trường.

Trước khi chấm dứt, tôi xin được nhắc lại một lần nữa lòng cảm phục liên tục của tôi đối với quyết tâm của Ngài và đối với sức bền bỉ và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam Cộng Hòa.

Kính thư,

(kí) Gerald R. Ford[217]

Dù là bề ngoài nói tới quyết tâm ủng hộ nhưng người thảo bức thư đã khôn khéo gài vào: “(tôi) đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép”[12].

Ngày 23 tháng 3, Huế rơi vào tay Quân Giải Phóng trong khi ở Đà Nẵng, hàng ngàn dân thường và binh lính tìm cách chạy thoát bằng đường biển khỏi thành phố đang bị bao vây và nã pháo. Trong 4 sư đoàn bộ binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 4 liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn thiết giáp, sư đoàn không quân, và hàng ngàn nhân viên quân sự và địa phương quân, chỉ có 16.000 rút được[218]. Trong số gần 2 triệu dân thường dồn lại tại Đà Nẵng từ cuối tháng 3, chỉ có hơn 50.000 sơ tán được bằng đường thủy.[219] 70.000 binh sĩ VNCH còn lại sau bị bắt làm tù binh.[220] 33 máy bay phản lực A-37 còn nguyên vẹn cùng gần 60 máy bay khác tại căn cứ không quân Phù Cát cũng bị bỏ lại.[221] Trong cuộc sụp đổ của Đà Nẵng, không có một trận chiến nào. Khi Quân Giải phóng tiến vào thành phố, không mấy binh sĩ VNCH đóng quanh thành phố chống cự.[222] Các trung tâm phòng thủ còn lại dọc theo bờ biển cũng nhanh chóng tan vỡ dây chuyền: Quảng Ngãi ngày 24 tháng 3; Qui Nhơn và Nha Trang ngày 1 tháng 4; và cảng Cam Ranh ngày 3 tháng 4[223].

Trong nửa đầu tháng 4, với Quân đoàn 2 của quân Giải phóng từ phía bắc tiến vào và quân đoàn 3 từ Tây Nguyên đổ xuống, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa lần lượt rơi vào tay Quân Giải Phóng.

Ngày 9 tháng 4, Quân đoàn 4 Quân giải phóng định đánh chiếm Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai trên hành tiến – tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng của Sài Gòn, nhưng Sư đoàn 18 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kháng cự ác liệt có tổ chức để giữ vững được thị xã. Đây là trận đánh dài ngày có tổ chức cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận Xuân Lộc đã gây thương vong rất lớn cho cả hai bên.

Ngày 17 tháng 4, Thượng viện Mỹ từ chối khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 722 triệu đô la mà chính phủ Mỹ đề nghị. Tuy không ai tin rằng viện trợ Mỹ có thể xoay chuyển tình thế, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và một số người khác đã hy vọng rằng nó có thể giúp Việt Nam Cộng Hòa lấy lại được đủ vị thế về quân sự để thuyết phục Bắc Việt đàm phán. Hai ngày sau phán quyết này của Thượng Viện, giám đốc CIA William Colby nói với tổng thống Ford: “Nam Việt Nam đang đối mặt với thất bại hoàn toàn và nhanh chóng”. Các chuyến bay di tản do CIA tổ chức đã bắt đầu đưa các cộng tác viên người Việt ra khỏi Việt Nam, và Sứ quán Mỹ đã bắt đầu đốt tài liệu mật từ trước đó[224]. Ngày 20 tháng 4 các thủ tục pháp luật được đơn giản hóa cho việc sơ tán người Việt bắt đầu có hiệu lực. Việc sơ tán này được thực hiện tại sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, do tướng Homer Smith chỉ huy. Các máy bay C-130 và C-140 liên tục lên xuống vào ban ngày; công việc giấy tờ được tiếp tục suốt đêm. Tướng Smith đã phải dùng đến toàn bộ trung đội Thủy quân lục chiến số 43 của Mỹ để giữ trật tự tại Tân Sơn Nhất.

Ngày 20 tháng 4 quân phòng thủ bỏ Xuân Lộc rút lui. Ngày Xuân Lộc thất thủ, không còn gì để cứu vãn nữa. Việc bỏ Xuân Lộc khiến Sài Gòn không còn phòng thủ từ xa nữa, Quân giải phóng áp sát thành phố ở các tuyến ngoại vi. Cùng ngày 20 tháng 4, Đại sứ Mỹ Martin đến phủ Tổng thống thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phía Bắc Việt đã liên tục tuyên bố sẽ không đàm phán với Tổng Thống Thiệu.

Tối ngày 21 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu đọc một bài diễn văn từ chức dài trước Quốc Hội, buộc tội Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng phía Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam không chấp nhận nói chuyện với ông ta. Thời điểm 21 tháng 4 khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức có ý nghĩa quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rằng “chìa khóa là ngày 21 tháng 4, khi Thiệu từ chức. Khi đó tôi biết rằng chúng tôi phải tấn công ngay lập tức, cướp lấy thời cơ, tất cả chúng tôi cũng đồng ý như vậy”[225]. Đêm hôm đó, tại sở chỉ huy tiền phương tại Lộc Ninh, cách Sài Gòn 75 dặm, tướng Văn Tiến Dũng, người chỉ huy các cánh quân Cộng sản tiến về thành phố, ra lệnh bắt đầu cuộc tổng tiến công.

Để đảm bảo áp đảo chắc thắng Quân Giải Phóng đưa thêm cả Quân đoàn 1 (hay còn gọi là Binh đoàn Quyết thắng) bằng tầu biển và hàng không vào chiến trường cho trận cuối cùng có tên là Chiến Dịch Hồ Chí Minh. Lực lượng tiến công Sài Gòn tương đương 20 sư đoàn với 5 quân đoàn.

17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến Dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn ở 5 hướng tấn công: hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng Tây và Tây Nam với Quân Đoàn 232, hướng Đông với Quân đoàn 4 và hướng Đông Nam với Quân đoàn 2.

Ngày 27 tháng 4, Sài Gòn chịu 3 loạt hỏa tiễn của Quân giải phóng, lần đầu tiên trong hơn 40 tháng làm nhiều người chết và bị thương và nhà cửa đổ nát.

Tại mặt phía Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28 tháng 4/1975, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Ðô của chính quyền Sài Gòn không còn quân trừ bị để phòng thủ. Họ buộc phải rút 1 liên đoàn Biệt Ðộng Quân đang hành quân về quận lỵ Cần Đước và đặt dưới quyền điều động của Bộ tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ LớnCần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của Quân giải phóng tại cầu Nhị Thiên Đường vốn đã bị chiếm từ rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975.

Các đơn vị Nhảy Dù phòng ngự tại phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lương Bà Quẹo, khu Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo, khu Bảy Hiền-Lăng Cha Cả đã cố gắng ngăn chận đối phương. ‘

Một chiến đoàn thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân và từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa và đánh bật địch ra khỏi trận địa.

Phi công Hoa Kỳ di tản trẻ em tỵ nạn rời khỏi Việt Nam

Đến cuối ngày 28 tháng 4 tất cả các tuyến phòng thủ đã bị chọc thủng tại tất cả các hướng, quân Giải phóng có thể đi ngay vào thành phố. Các lực lượng chính trị thứ ba dàn xếp để đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống trong ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ngay khi nhậm chức để tiến hành đàm phán Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu người   Mỹ ra đi.

Trực thăng chở thường dân tỵ nạn trên Hàng không mẫu hạm USS Midway tháng 4-1975 bị vứt bỏ để dành thêm chỗ cho những người tỵ nạn

4 giờ sáng ngày 29/4 tức 16 giờ theo giờ Washington, hỏa tiễn và đạn pháo Quân Giải Phóng đã nã tới tấp xuống Phi Trường Tân Sơn Nhứt, phá hủy nhiều phi cơ trên mặt đất, vô hiệu hóa phi trường này và gây cho số người Việt đang tụ tập ở đấy để trốn chạy, một sự hỗn loạn thực sự[226].

Tổng thống Ford triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia họp khẩn cấp lúc 19h30, ông đã yêu cầu Đại sứ Graham Martin phải di tản ngay những người Mỹ còn lại và cả những người Việt Nam càng nhiều càng tốt.

Một số sĩ quan người Việt đã tự bắn vào đầu để tự vẫn, như Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, người thì vì danh dự bị hoen ố trước thất bại, người thì vì lo sợ bị trả thù hoặc bị cầm tù và bị đối phương đày đọa[227].

Sài Gòn và phần còn lại của Nam Việt Nam, hàng triệu người dân Việt Nam bắt đầu tự đặt cho mình 1 câu hỏi mấu chốt: họ có thể sống sót dưới chế độ cộng sản hay tốt hơn là trốn chạy bằng đường biển mà không có 1 sự trợ giúp nào.

Trong các ngày 28, 29 tháng 4 từ các hàng không mẫu hạm ngoài khơi Thủy Quân Lục Chiến Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác chặt chẽ với họ, trong đó có Chiến Dịch Babylift. Cuộc di tản đã diễn ra trong lộn xộn vì rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được. Các điểm đỗ của trực thăng trở nên hỗn loạn. Lính Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ đã phải rất vất vả mới duy trì được trật tự, họ dùng sức mạnh thô bạo gạt phăng các bạn đồng minh cũ đang trong cơn hoạn nạn[cần dẫn nguồn]. Người Mỹ đã phải bỏ lại nhiều người bạn lâu năm của mình vì số lượng phương tiện có hạn. Hình ảnh di tản đã in đậm trong trí óc nhiều người Mỹ và Việt như một kỷ niệm rất buồn. Đại sứ Graham Martin là một trong những người Mỹ cuối cùng ra đi. Trong số 120.000 người Việt và 20.000 người Mỹ được di tản trong đợt này, không có một người nào bị thiệt mạng do hoạt động quân sự của Quân Giải Phóng. Quân Giải Phóng dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để cho người Mỹ di tản hết mới vào. Theo lời tướng Trần Văn Trà, họ đã đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người. Còn theo hồi kí của tướng Hoàng Cầm, cánh quân của Quân đoàn 4 mà ông chỉ huy gặp rất nhiều kháng cự trên đường tiến về Sài Gòn và chỉ đánh được đến nơi vừa kịp sáng ngày 30 tháng 4.

Ngày 30 tháng 4

Phạm Xuân Thệ (phải) đưa Dương Văn MinhVũ Văn Mẫu đến đài phát thanh

8 giờ sáng 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền.

9 giờ sáng cùng ngày, đúng 1 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc tòa Đại Sứ Quán, tướng Trần Văn Trà lệnh cho Quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà không gặp kháng cự có tổ chức.

10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ và bị kẹt tại đó. Bùi Quang Thận – Đại đội trưởng, chỉ huy xe 843 – nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 húc tung cánh cửa chính của dinh.

11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam lên.

Cùng lúc này, đại úy trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2biệt động thành Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với quân đội cách mạng (tức Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam).

Khoảng 12 giờ trưa, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. Chiếc xe thứ hai chở trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch (người Đức, báo Der Spiegel) và Hà Huy Đỉnh. Tại đài phát thanh, tổng thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thay mặt các đơn vị Quân Giải Phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập, trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

 Kết quả

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 có vai trò rất quan trọng và lâu dài trong lịch sử Việt Nam với kết quả:

  • Chấm dứt Chiến tranh Việt NamChiến tranh ĐÔNG DƯƠNG, một quá trình chiến tranh hao người tốn của kéo dài 30 năm. Việt Nam bắt đầu bước vào một thời kỳ mới.
  • Kết thúc sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Sự kiện này đã chứng tỏ sự thất bại của phía Hoa KỳViệt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến tại Việt Nam.
  • Chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp vào Việt Nam
  • Trên phương diện quốc tế, sự chấm dứt Chiến tranh Việt Nam với thắng lợi của Việt Nam Dân Chủ Cộng HòaMặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đánh dấu sự thắng thế của phe Cộng sản trên thế giới trong thập niên 1970 và kết quả là một loạt các phong trào cộng sản và thân cộng sản thắng thế hoặc lên cầm quyền ở một số nước châu Á, châu Phichâu Mỹ La Tinh hướng tới mục tiêu cộng sản.
  • Là điều kiện để thống nhất lãnh thổ Việt Nam. Thực hiện quyết định của Hội nghị Hiệp thương chính trị của đại biểu Miền Bắc và Miền Nam họp ở Sài Gòn tháng 11 năm 1975, ngày 25 tháng 4 năm 1976 toàn quốc tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Quốc hội thống nhất họp tại Hà Nội từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976 đã quyết định tên nước là: Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã bầu các thành viên của cơ quan chính quyền nhà nước. Việt Nam đã bước ra khỏi chiến tranh và thực sự trở thành một quốc gia thống nhất.
  • Bắt đầu hiện tượng thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi vì các lý do chính trị hoặc kinh tế. Khoảng 150.000 người đã ra đi năm 1975, trong đó có 140.000 người đi cuối tháng 4.. Hàng trăm nghìn quân nhân thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị học tập cải tạo trong các trại tù cải tạo với thời hạn khác nhau từ vài ngày đến 10 năm.

MƯỜI NĂM THÁNG SỐNG TẠI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TIN  MIỀN NAM VIỆT NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

Vào Mười giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, có tin đến với cha Majcen: Chúng ta đã đưỢC GIẢI PHÓNG!

Tiếng đại bác và tiếng súng máy xa dần. Sau trưa, một số người can đảm hơn cả đi vào thành phố… Khắp nơi họ thấy các người chiến sĩ giải phóng quân tươi cười và thân ái, đang chào dân Sài gòn, để chiếm cảm tình của dân chúng.

Việc bàn giao quyền hành trong Dòng

 Ngày 1 tháng 5, cha Massimino đến Thủ Đức đề nghị cha Majcen trao quyền giám đốc cho cha Fabiano Hào. Việc chuyển giao được thực hiện cách êm xuôi, được mừng cách đơn giản bằng một ly rượu trong cộng thể. Tới lượt mình, cha Massimino bàn giao các quyền Thừa ủy Bề trên cả của  ngài cho cha phó thừa ủy Gioan Ty và vừa khi con đường Đà Lạt – Sài Gòn khai thông, ngài trở lại học viện Đà Lạt của ngài cùng với các thầy sinh viên tư giáo.

Con số rất lớn các người di tản vào Sài Gòn lại được phép của chính quyền mới trở về nhà của họ. Ngay cả các vị thừa sai cũng như các Salêdiêng đều được hưởng ít là vào lúc ban đầu một sự tự do nhất định.

Ngày 1 – 5 – 1975 tại Sài Gòn

Ai cũng hiểu mình phải bắt đầu cuộc sống mới với chê độ mới, nên dân chúng Sai Gòn tìm cách lấy lòng các ông chủ mới. Khắp nơi nhà nào cũng treo cở đỏ sao vàng và cở Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam xanh đỏ với sao vàng. Lính cách mạng mang tên quân đội giải phóng lần đầu tiên diễu binh khắp thánh phố và dân chúng tò mò nhìn theo những khuôn mặt binh lính rộ nở nụ cười. Cả thành phố đều có treo các bức chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người cha của Nước Việt Nam Mới. Và tên Sài Gòn được đổi thành Thành Phố Hồ Chí Minh.

Sai Gòn với ba triệu dân nay đầy các người di cư. Họ lợi dụng cơ hội này để trở lại quê quán của họ, vì đã cả mấy tháng nay, họ đã rời xa những người họ hàng của họ. Đường xa nay chật ních đoàn người đi khi mà tất cả các đường xá dưới vĩ tuyến 17 nay đã khai thông.

Cha Massimino đã trao tất cả các quyền hành của ngài vào tay cha Ty, vị thừa ủy mới của cha Bề trên Cả, và chuẩn bị để lên đường cùng với các thầy thần học, triết học và các tập sinh mới ra khỏi nhà tập để đến Học Viện Đà Lạt. Trong lúc chờ đợi Ngài tới chào Đức Tổng Giám mục Sài Gòn Nguyễn Văn Bình, Đức Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc và cả Đức Tân Giám Mục của Đà Lạt là Đức Cha Nguyễn Sơn Lâm, kêu cầu các Đức Cha tiếp tục Salêdiêng  mới còn non trẻ của Dòng Salêdiêng tại Việt Nam

Sau khi trao trường Thủ Đức cho cha Fabiano Hào, cha Majcen rút lui vào nhà thương Saint Paul để chữa bệnh và nghỉ ngơi.

Cha thừa ủy Ty[228], thỏa thuận với cha Massimino, đã chọn Ban Cố Vấn của ngài:

Cha Ty: Thừa ủy của Cha Bề Trên Cả,

Cha Giuse Hiên: Phó thừa ủy

Cha Marcô Huỳnh: Quản lý hạt thừa ủy (Cha Van Wouve: Phó Quản lý)

Cha Đaminh Uyển: Cố vấn

Cha Phabiano Hào: Cố Vấn

Thầy Sư Huynh Hoan: Cố Vấn

Cha Ty bắt đầu cùng ban cố vấn mới nghiên cứu xin những năng quyền đặc biệt từ cha Bề Trên Cả để đáp ứng với những thời buổi khó khăn này, nhất là khi việc liên lạc với Các Bề Trên ở Rôma hầu như không thể được.

Thế rồi sau khi được nghe rằng chính thể mới sẽ quốc hữu hóa các trường Công giáo, hủy bỏ hết các tổ chức Công giáo và giới hạn hoạt động của các linh mục trong các giáo xứ và các nhà thờ mà thôi, các ngài đã quyết định xin các Đức Giám Mục Sài Gòn, Xuân Lộc và Đà Lạt các giáo xứ đang để trống vì cha xứ đã trốn ra ngoại quốc. Các Đức Giám Mục vui lòng nhường cho các Salêdiêng 14 xứ và cộng đoàn giáo dân đang thiếu linh mục. Bên cạnh  các giáo xứ đó các ngài mua thêm một ít đất đai để trồng vườn và lúa, hầu tự cung cấp cho mình nguồn lương thực cần thiết. Tại đó các Salêdiêng có thể thiết lập được những mái nhà tranh để ở. Thế là dù có phải sống trong cảnh nghèo khổ, họ vẫn có thể sống trong sự trung thành với ơn gọi Salêdiêng. Sau sự phân tán này, ở Gò Vấp còn lại Cô Nhi Viện. Tại Trường Kỹ Thuật, các giáo viên và nhân viên thuộc chế độ cũ phải chịu học tập cải tạo. Gần nhà thờ nhỏ của chúng ta tại Bến Cát, hai linh mục và một vài sư huynh trồng lúa và nuôi heo; tại Thủ Đức, Đệ Tử Viện còn có 70 đệ tử; tại Đà Lạt có Học Viện Triết – Thần Học…

Các hội viên không sống tại cộng thể này thì đi đến các giáo xứ như đã nói trước.

Sài Gòn Đồng Nai Lâm Đồng
Ba Thôn: Cha Ty GX Tân Cang: Cha Phùng Học Viện Đà lạt: Cha Massimino
Cầu Bông: Cha Hưng GX Phú Sơn: Cha Hướng. GX Đức Huy: Cha Hiên Trạm Hành: Bỏ
Khu Kinh tế mới Củ Chi: Thầy Vĩnh GX Suối Quýt- Cẩm Đường…: Thầy sáu Hữu GX Liên Khương và một số nhà thờ: Cha Uyển
Hóc Môn: Cha Hòe GX Đức Huy: Cha Hiên GX Thanh Bình: Cha Tiệm
Trường KT Gò Vấp: Hiển
GX Bến cát: Cha Demuleneare
Cô Nhi Viện GV: Cha Huỳnh
Nhà hạt thừa ủy: Cha Van Wouve, Cha Bá
Nhà tập Tam Hải: Cha Majcen
Nhà Xuân Hiệp: Cha Đệ

Tái nhận chức tập sư

Ngày 6 tháng 5 năm 1975, cha Ty tới bệnh viện Saint Paul thông báo cho cha Majcen rằng với sự đồng ý của Ban Cố Vấn, ngài đã bổ nhiệm cha Majcen làm Tập sư và Giám đốc Tập Viện. Tập Viện sẽ bắt đầu vào lễ Mẹ Phù Hộ tại khu nhà Tỉnh Ủy cũ, đã được cha Van Wouwe Minh thiết kế lại, đồng thời nhà tập cũng được cung cấp nguồn tài chánh để sống. Thế là với sự hiện diện của cha thừa ủy Ty, 15 tập sinh tư giáo bắt đầu năm tập thứ 16 dưới sự dẫn dắt của cha Majcen. Thế là cha Majcen một đàng vẫn giữ vững tinh thần Don Bosco, một đàng tìm cách thích nghi việc giáo huấn của ngài sao cho đáp ứng được với những nhu cầu của thời cuộc đang đòi hỏi tất cả mọi người phải gắng hết sức tái xây dựng lại xứ sở sau 30 năm chiến tranh. Các chí nguyện viên cũng tới đây sinh hoạt mỗi tháng một lần.

Nhà Don Massimino mua Nhà cha thừa ủy Khu Lion cũ Nhà nguyện
Phòng dành cho các hội viên: cha Wouve và các sư huynh lo trường Kỹ thuật và  Cô nhi viện Chia ra thành:

1)                   Phòng cha Tập sư

2)                   Nhà Nguyện

Chia ra thành:

3)                   Phòng học

4)                   Nhà ngủ

Khu Nhà nguyện

Thế là bắt đầu nhà tập thứ 16, với cha Majcen tập sư và cha Bá phó tập sư. Với sự hiểu biết về đường lối cộng sản bên Nam Tư và Trung Quốc, cha Majcen lo vun trồng tinh thần Don Bosco trong chế độ mới, với sự trung thành cùng Don Bosco và Đức Thánh Cha, và tinh thần kiên quyết tái xây dựng lại đất nước sau 30 năm chiến tranh.

Nhân tiện mới đây chúng ta cũng ghi lại các khóa nhà tập liền sau những năm giải phóng:

Khóa tập sinh 1975-1976 (Cha Majcen tập sư)  hiện nay  còn những vị sau: Cha Cường, Cha Hào, Cha Phương, Thầy Sáng

Số tập sinh nay vẫn còn Số tập sinh không còn tiếp tục tu
1)        Trần Văn Cường

2)        Trần Văn Hào

3)        Trần Thanh Phương

4)        Sự huynh Đỗ Đình Sáng

5)                     Nguyễn Tiến Dạt (ra)

6)                     Nguyễn Tuấn Đoàn (ra)

7)                     Nguyễn Thanh Minh (ra sau này)

8)                     Trần Ngọc Thắng (ra)

Khóa Tập sinh 1976-1978: (Cha Majcen được một tháng, sau đó là cha Đệ) hiện còn: Cha Bộ, Cha Hưng[229], Cha Liêm, Cha Tuấn…

Khóa tập sinh 1978-1979 (Tập sư: Cha đệ) hiện còn: Cha Chấn, Cha Tân

Khóa Tập sinh 1979-1980 (cha đệ Tập sư): Hiện còn: cha Hiển.

Sau đó[230] Kể từ năm 1984, Nhà tập nghỉ dài hạn năm, để rồi bắt đầu lại theo chương trình huấn luyện Tu sinh, Thỉnh sinh, tập sinh mới, lấy ơn gọi tu sinh ngoại trú, với một  ngày sinh hoạt giáo lý, thể thao, huấn luyện năng khiếu vào Chúa Nhật mỗi tuần, sau đó là một năm thỉnh sinh nội trú, và nhà tập chính thức, lúc ban đầu còn di chuyện tại nơi nào điều kiện cho phép giữa Ba thôn, GX Bến Cát Gò Vấp…

Khóa 1984 – 1986: còn lại các cha: Cha Dũng, Cha Khánh, cha Thuyến, sư huynh Bàng, Sư Huynh Long, Sư Huynh Tam

Khóa 1986-1987: Cha ngân

Khóa 1987-1989:  Cha Ba, Cha Hùng, Cha Nghĩa, Cha Thiệu, Cha Thức, Cha Vinh…

Những năm này còn nhiều khó khăn. Nhưng tình hình sau đó dần dần cho phép một qui trình đào luyện bình thường từ Tu sinh – Thỉnh sinh – Nhà Tập – Triết học – Thời Tập vụ – Học Viện Thần Học và Đào Luyện Chuyên Biệt cho sư huynh…với các lớp ra trường gồm linh mục, thầy sáu, sư huynh xong đào luyện chuyên biệt.

Những đòi hỏi của chế độ mới.

Ở mọi góc thành phố, Radio cao giọng loan báo việc cải cách đời sống, yêu cầu dân chúng đọc báo, và chủ tịch các cấp chính quyền qua các cuộc họp dân phải nghiên cứu và áp dụng những chỉ thị mới.

Nền kinh tế mới đòi hỏi các người di cư phải trở về nơi ở cũ. Ai ở Sai Gòn không có việc làm phải đi tới những khu kinh tế mới, dọn đất, trồng tỉa cấy lúa và cây kỹ nghệ. Các tu sĩ được mời gọi lên Củ Chi, một huyện xa Thánh Phố Sai Gòn để canh tác.

Dân chúng sợ trả thù, không dám công khai phản đối, và phải tỏ ra ngoan ngoãn nghe theo chỉ thị, và ca ngợi chế độ mới.

Đồng thời Đức Khâm Sứ Tòa Thánh bị truyền truyền chống đối, và ngài buộc phải rời đất nước Việt Nam, bởi vì giờ đây đã có Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê lo công việc của Hội Thánh Công giáo Việt Nam.

Rađiô cũng lên tiếng chống lại giới tài phiệt sử dụng ô tô, làm tốn phí xăng dầu. Những tân chủ nhân tỏ ra khe khắt đối với những ai tỏ ra đối nghịch. Bởi vậy, dân chúng khép kín cõi lòng vì những biện pháp đe loi khủng bố. Tất cả những người thất nghiệp hoặc không có hộ khẩu đều bị đẩy tới vùng kinh tế mới. Có nghĩa là họ phải tới những nơi hoang vu cằn cỗi để lao động sản xuất hầu cải tạo ruộng nương.

Tất cả mọi người phải dăng ký hộ khầu, khai báo rõ ràng. Cha Majcen phải khai quốc tịch gốc là người Nam Tư, thuộc dân Slovênô.

Hơn nữa, nếu không có phép đặc biệt của nhà nước, không ai được di chuyển, đi lại. Những phép đi lại như thế rất khó xin được và linh mục dường như không bao giờ được phép đó. Thật may mắn cho những hội viên Salêdiêng Việt Nam vì họ biết trước điều đó nên đã phân tán mỏng ra nhiều nơi.

Những ngày cuối cùng của tháng Năm và những ngày đầu tháng Sáu

Vào Chúa Nhật cuối cùng của tháng Năm các Chí nguyện viên Don Bosco đến. Cha Majcen giúp họ tĩnh tâm “dọn Mình chết lành” tháng, và huấn đức cho các chị về việc lo liệu sống đời sống mới cho hòa hợp hơn với các thời đại mới. Sau cơm trưa còn một bài huấn đức nữa về tinh thần của Chí nguyện viên. Tất cả số các Chí nguyện viên là 12 ứng sinh (gồm những nghề y tá, nghề may, thư ký, giáo viên, lãnh vực nhà trẻ và các nghề khác).

Đời sống Tập viện

Cha Majcen tìm cách để đưa Tập viện vào nề nếp nhưng thường xuyên bị công an quấy rầy bằng những vụ xét hộ khẩu, những thông báo trên loa đài, khiến các tập sinh khó có thể cầm trí nghe giảng huấn. Các tập sinh tìm những mảnh đất còn để trống để trồng rau cải.

Những vụ ra khỏi dòng

Ông giám đốc mới Trường Kỹ Thuật Gò Vấp đã mời các sư huynh của chúng ta làm việc tại đó hãy tiếp tục giúp ông lên lớp cho học sinh, hứa hẹn với họ lương cao. Một số trong nhóm họ từng có những ý tưởng đi quá trớn, đã ước ao chấp nhận những đề nghị này và trình bày các trường hợp của họ cho cha thừa ủy Ty. Ngài trả lời cho họ là không thể phục vụ cho hai chủ, vì thế nếu họ không muốn tiếp tục phụ giúp các linh mục trong việc tông đồ, thì họ có thể xin chuẩn miễn các lời khấn vì Bề trên thừa ủy có những năng quyền đặc biệt nhận được tử Rôma.

Bảy người trong số họ trình đơn: họ được chuẩn miễn khỏi các lời khấn và một vài người trong một thời gian ngắn đã xây dựng gia đình. Việc Gò Vấp có một đầu bếp nữ với các con gái lớn rất dễ thương của bà lôi cuốn con mắt của một số các sư huynh của chúng ta đã giúp chuẩn bị những gia đình tương lại do mối lương duyên của các cô với các cựu Salêdiêng từng tuyên bố là họ sẽ mãi mãi yêu mến Don Bosco!!!

Kể từ tháng 1 năm 1976, mỗi ngày đất nước tại tiến thêm một bước vào chủ nghĩa xã hội[231]

Có người  vào dịp Giáng Sinh đã đưa tin từ Sài Gòn là tinh thần của các Salêdiêng tại Việt Nam rất tốt. Ngày 24 tháng 12 năm 1975, cha Ty ký biên bản hiến trường Kỹ thuật Gò Vấp cho chính quyền, tuy nhiên Cô Nhi Viện gồm 121  cô nhi của chúng ta tại Gò Vấp vẫn hoạt động mạnh mẽ, đưới sự hướng dẫn của các Salêdiêng với cha Huỳnh, một con người hiền hòa.. Ở gần Bến Cát, cộng thể Salêdiêng cấy rau muống trên một mảnh đất, và tạo lập các phương tiện sinh sống như vườn tược, chuồng heo, ngỗng, gà. Tại nhà Thủ Đức có 70 em đệ tử tuổi chừng 15, nửa ngày đi học tại trường học nhà nước, nửa ngày lao động.  Ở Tam Hải 12 tập sinh dưới trướng nhà tập của cha Majcen. 30 cây số cách Sai Gòn là Nhà Ba Thôn nơi có trụ sở của Cha Ty thừa ùy của Bề Trên Cả. Cha Ty còn đảm nhận tại đó công việc của một cha xứ. 70 cây số cách Sài Gòn, tại Đức Huy, Dốc Mơ, Gia Kiệm, có nhà Đức Huy với 8 thầy dưới quyền cha Hiên Phó thừa ủy và cũng là cha xứ. Các thầy này cũng vừa làm việc, vừa học Đây là lối sống mới của các Salêdiêng Việt Nam: vừa tự làm việc đề sinh sống, vừa lo việc tu trì, học hành. Tại Đà Lạt, chúng ta có 42 thầy tư giáo và hai cha Thêm và Khơi. Tại đây các thầy cũng học 3 giờ ban sáng, và 1 giờ làm việc tại một khu vườn gần thác Guga, trồng tỉa rau cỏ… Tại giáo xứ Thanh Bình có 6 thầy với Cha Tiệm. Tại giáo xứ Liên Khương có 12 thầy với cha Uyển tốt nghiệp PAS: các thầy này tự lập với một cuộc sống thanh đạm và cũng đồng thời học hành. Một số các thầy chuẩn bị đón chức linh mục và phó tế.

Năm 1975 số Salêdiêng là 141 người, sau đó vào năm 1976, một số hội viên ngoại quốc bị trục xuất, nên còn lại là 131 người. 7 hội viên sư huynh xuất dòng, nhưng bù lại hiện có 12 tập sinh dưới sự hướng dẫn của cha tập sư Majcen. Tại khu Kinh Tế Mới Củ Chi, có một số các sư huynh và tư giáo dưới sự dẫn dắt của sư huynh Hiển tốt nghiệp đại học Kỹ Thuật Sài Gòn.

Ngoại trừ cha Vinh Sơn Quí là tuyên úy và cha Phêrô Cho đã sang Hoa kỳ, tất cả các Salêdiêng ở lại Việt Nam, trong khi 100 sư huynh La Salle và 200 cha thầy dòng Chúa Cứu Thế đã sang Hoa Kỳ.

Chuyển Tập Viện sang Tam Hải – Thủ Đức

Cha Fbiano Hào đã được lòng các quan chức nhà nước qua việc hiến hai xe ô tô chở học sinh và các xe nhỏ đặt tại garage do kỹ sư  Tống Dụ Quang xây . Cha còn để cho họ tạm sử dụng khu nhà cơm lớn  và khu nhà ngủ ở Thủ Đức, để làm trường huấn luyện công an,  những người sẽ giữ gìn an ninh cho dân chúng. Họ sống có kỷ luật nghiêm minh và tuân thủ các điều lệ do cha gíam đốc Hào yêu cầu. Phần còn lại của nhà thì vẫn dành cho con số 70 đệ tử của chúng ta.

Ở Khu nhà Tam Hải, Cha Hào cũng hiến cho nhà nước khu nhà Saviô với các phương tiện ở đó. Người coi sóc là anh Thêm cựu học viên của chúng ta đã đi khỏi đó và những người chủ mới đã biến nơi đó thành một cơ xưởng để sửa chữa ô tô của người Việt giàu có đã lánh ra nước ngoài. Những  chiếc ô tô này giúp chở rất nhiều đồ quí báu từ những nơi nhà của những dân giàu vào ban đêm.

Bù lại cha Hào nhận được từ chính quyền cấp dưới phép để chuyển nhà tập sang  Tam Hải nơi nhà do cha Donders xây dựng. Cha tập sư Majcen cùng các tập sinh đã sớm tổ chức nhà tập ở nơi mới yên hàn hơn, và bắt đầu  chuẩn bị nhà ngủ, phòng học, nhà cơm, phòng cho cha Tập sư ốm yếu…Khu vườn và kho nhà bếp chứa nước mắm. Đàng khác cha Majcen tổ chức với các tập sinh. Cha Bá, Cha Đệ, thầy sư huynh Thuộc, và thầy hộ trực tổ chức khu nhà nuôi heo, thỏ, ngỗng, vịt, ngan…Công việc này rất thú vị và làm cho mọi người có việc làm.

Sinh hoạt với các giáo xứ xung quanh

Cha Majcen đi thăm các cha xứ bên cạnh, xin phép để có thể tổ chức nguyện xá với các lớp giáo lý, thánh lễ hát. Cách riêng ngài liện lạc thân thiết hơn với Giáo xứ Phanxicô Xaviê. Giáo dân rất phấn khởi vì cha Bá và các tập sinh đầy nhiệt tình. Cha Majcen tới thăm và nói chuyện nhiều với cha xứ đang “vào thất”: lúc đầu cha chỉ uống nước chanh đường, rồi dần dần tiến tới việc nhịn ăn khắc nghiệt hơn để loại trừ  bất cứ chất độc hại nào ra khỏi thân thể và trong vòng một tháng kiêng ăn như thế, thì như cha nói sẽ khỏi bệnh. Cha Majcen cũng thăm cha bề trên Biển Đức gần đó, đã xây cất nhà tu viện trên khu đất của chúng ta, đất mà chủ xưa là Bà Cúc đã lấy lại từ chúng ta vì chúng ta đã bỏ hoang quá lâu. Cha Majcen xin cha bề trên Biển Đức đến làm cha giải tội cho các tập sinh và cho cả tập sư nữa, và giảng tĩnh tâm tháng. Tuy nhiên cha Majcen không cho phép các tập sinh của chúng ta tham dự vào phong trào Thánh Linh, trong đó tất cả mọi người đều cảm thấy mình được linh hứng. Cũng may là công an biết được phong trào này nên đã cấm tất cả các phong trào như vậy du nhập vào trong giới Công giáo Sai Gòn.

Cha Majcen cũng xin chị bề trên dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm cho một số các sơ nấu ăn cho tập viện. Các bà đã đem các tập sinh sang lo nhà bếp và những công việc khác nữa. Có một lần các sơ mua cá nấu ăn. Cha Majcen ăn cá và bị hóc xương cá  đau đớn lắm. Cha Bá được phép chính quyền đưa cha Majcen lên ô tô tới với bác sĩ Minh. Bác sĩ đã lấy xương ra và cha được chữa khỏi.

Nghĩa vụ lao động

Mọi người, kể cả những anh em tu sĩ Salêdiêng cùng các đệ tử cũng như nữ  tu Con Đức Mẹ Phù Hộ đều có nghĩa vụ lao động cho công trình thủy lợi. Họ phải vét bùn tại những con kênh dẫn nước sông Đồng Nai vào Thành Phố, hoặc nâng cao các bờ đê chặn nước thủy triều của sông Đồng Nai tràn ngập các đồng lúa. Công việc quả là mệt nhọc vì rắn độc trong đồng nước hay dưới đáy bùn,  với hằng ngàn công nhân làm tay thay vì dùng máy móc, mà không có lương bổng. Tất cả đều phải mang phần ăn của mình đi theo.

Đổi Tiền

Một hôm có lệnh đổi tiền thật xưa bằng các tiền mới được công bố qua máy phóng thanh vào khoảng 6 giờ sáng. Cha Bá đã đánh hơi được rằng nhà nước qui định là sẽ giới hạn cho mỗi người được đổi một số nhỏ mà thôi, còn lại nhà nước sẽ tịch thu, nên cha đã lập tức dùng tiền hiện có mua vải vóc và các loại đồ khác không dễ hư để có thể đem bán lại sau đó. Các hội viên chúng ta hoặc tự mình đem tiền đi đổi, hoặc nhờ sự giúp đỡ của một vài người có lòng tốt đổi dùm, nên không mất mát gì cả. Với cách thức đổi tiền như thế này, chính phủ cộng sản đã thiết lập trong đất nước một sự bình đẳng là  tất cả mọi người ai ai cũng đều nghèo cả!

Cha Majcen là bạn của Titô

Cha Majcen là công dân Nam Tư duy nhất tại Việt Nam và được nhìn nhận là người Nam Tư duy nhất của Chủ Tịch Titô. Một hôm một đại diện của Phòng Giáo Dục đến nói chuyện với ngài về Nước Nam Tư. Cha Majcen đã nói chuyện với họ về những điều mình biết qua hai cuộc trở lại thăm viếng quê hương Nam Tư vào các năm 1958 và 1972, và về đời sống xã hội và học hành tại đó.

Sau đó họ muốn có một dịp tỏ lòng quý yêu mời ngài cùng với cha Fabianô Hào, đến dự bữa tiệc tối tại Thủ Đức. Cha Majcen thật sự ấn tượng vì thấy cả một con heo quay không biết từ đâu mà có được! Tiếp theo là bữa tiệc, cùng với các bài hát của các bộ đội cách mạng, và các ban nhạc do ban kèn đồng đệ tử viện Thủ Đức thổi, cùng những bài diễn văn. Khi tất cả mọi người đã uống chút ít thứ rượu Pháp hảo hạng, họ mời cha Majcen lên tiếng. Nhưng khi phải nói về chế độ mới thì thật là khó khắn nói lên ý của mình, hoặc là khen hoặc là chê vì có cả các đệ tử Salêdiêng cũng ở đó nữa. Nên cha Majcen đã xin kể lại cho tât cả nghe niềm vinh dự của ngài là được gặp gỡ chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1949[232] tại Côn Minh:

“Các vị biết đấy, một lần kia, vào năm 1949 tại Côn Minh bên Trung Hoa, tôi đã được gặp gỡ chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi cụ đi ra từ một Khách Sạn gần bên trường chúng tôi, nơi đó có Tổng Hành Dinh của Quân Đội Giải Phóng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mỉm cười và thân ái bắt tay tôi và hỏi thăm tôi: “Cụ thế nào?” bằng tiếng Pháp. Sau đó cụ như muốn hỏi thêm tôi một vài điều, nhưng những người lính Trung Hoa đã vội chở cụ đi tới nơi khác bằng xe díp của họ. Nhưng giờ đây sau biết bao nhiêu năm tháng, vào chính năm 1975 này, chủ tịch Hồ Chí Minh mỉm cười với tất cả mọi người từ các cánh cửa sổ của mỗi nhà và tại các dinh thự ở  Sài Gòn, và chủ tịch cũng mỉm cười với tất cả chúng ta có mặt nơi đây.”

Tất cả các thính giả đều nhiệt liệt hoan hô bài diễn văn của cha Majcen!.

 Tháng Tám

Trong tháng 8 Đức Cha Seitz Kim được đưa về Sài-Gòn và được cho lên đường. Ngài là Giám Mục Pháp cuối cùng rời Việt Nam.

Ngày 27 tháng 8 Công An Đà Lạt cho mời các giáo sư ngoại quốc của Giáo Hoàng Học Viện Pio X và của học viện chúng ta.

Tháng Chín

Hai ngày sau, cha Massimino, cha Stra Lực và cha Lagger Lạc cùng thầy sư huynh Bullo Bảo thình lình đến Tam Hải. Các ngài đã buộc phải ký vào bản tuyên bố mình tự nguyện rời Việt Nam, và phải lên đường ngày hôm sau. Việc xuất hiện rất vắn vỏi của các ngài làm cho cha Majcen như ngừng thở. Cả bốn vị bay tới Băng Kok và từ đó cha Massimino và cha Stra Lực đi Hồng Kông, còn hai vị kia thì đi Rôma. Từ Rôma, sư huynh Bullo có thể gửi cho cha Vode và các cô em của cha Majcen những tin tức về ngài.

Chính quyền tiếp thu các trường học

Ngày 9-9-1975, Đức Cha Bình chính thức trao cho chính phủ Trường Kỹ Thuật Gò Vấp mà chính quyền cách mạng đã làm chủ  một thời gian rồi. Các người Salêdiêng chỉ còn lại Cô Nhi Viện với 121 trẻ mồ côi. Cha Marco Huỳnh đảm nhận công việc Cô Nhi Viện cùng với một vài sư huynh. Vì Cha Huỳnh được chính thức mời đảm nhận Cô Nhi Viện, nên cha được ăn lương đúng mức.

Báo Công giáo dân tộc

Đây là tờ báo của ủy ban đoàn kết tôn giáo hô hào việc sống đức tin liên kết với việc tái xây dựng lại tổ quốc. Trong các số báoCông Giáo Dân Tộc, có nhiều bài viết dài của giáo sư đại học Salêdiêng chúng ta tại Rôma là cha Girardi bàn về chủ thuyết cộng sản. Ngài đề cao những nỗ lực tự do và con người trong lý thuyết cộng sản. Cũng may là cha Majcen đã có dịp nói chuyện với cha Bề Trên Cả Ricceri, người đã chỉ cho cha Majcen hay những lạc hướng của một vài giáo sư tại đại học UPS xét về mặt thần học và về mặt đời sống tu sĩ, khi không chịu vâng phục quyền bính Salêdiêng, và do chính việc bất tuân này mà các vị bị giải lời khấn và những bổn phận đối với Tu Hội. Nhờ thế, cha Majcen hiểu rõ và cắt nghĩa cho các anh em Salêdiêng về giáo lý chính thống của Tòa Thánh. Các người Salêdiêng chúng ta là những người tự hào là đã ủng hộ những nỗ lực xã hội của chính quyền XHCN, nhưng nhờ ơn Chúa giúp đỡ, các salêdiêng và các tập sinh biết giữ mình đúng mức là dành cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa và dành cho chính quyền cái gì thuộc về chính quyền. Những lời dạy của các sách Salêdiêng sau này, kể từ những năm 1975 trở đi, thật sự hữu dụng cho hướng đi đúng đắn đó, tức là luôn giữ vững lập trường chính thức của Hội Thánh: là không làm chính trị, nhưng tuân thủ luật pháp nhà Nước trong những gì không đi ngược lại lương tâm Kitô giáo.

Chính sự nắm chắc đường hướng công giáo đó trong thực tế cuộc sống hiện tại là một thành công lớn dựa vào ơn của Thiên Chúa.

Lễ Thánh Anrê

Cũng vào năm đó các hội viên và cựu học sinh đã muốn mừng lễ thánh bổn mạng cha Majcen, nên đã xin phép nhà Nước để tập họp tại Tam Hải. Có tất cả 65 người đến tham dự không chỉ để mừng lễ cha tập sư cùng là thầy của họ, mà còn để nghe ngài nói cho hay các qui tắc mà mình phải tuân theo để luôn luôn trung thành với Hội Thánh trong những thời buổi khó khăn này. 

Trước ngày lễ Giáng Sinh năm 1976

Trước lễ Giáng sinh, chính phủ tổ chức một buổi họp công giáo gồm tất cả các Đức Giám Mục Việt Nam, cùng với chính phủ, để cắt nghĩa ước ao của chính quyền có được sự cộng tác của những người công giáo. Các Đức Giám Mục đã hứa sẽ hết sức cộng tác, theo lương tâm Kitô giáo và theo tinh thần của thông điệp “Hòa Bình trên trái đất” (Pacem in Terris). Các ngài nói có nhiều từ ngữ đã được diễn giải khác nhau, như từ “Tự Do” chẳng hạn. Nhưng nói chung, chúng ta vẫn có thể đi đến sự đồng ý tốt đẹp. Sau cuộc họp là bữa tiệc với rượu Champagne, và ít nhất là đã có một sự thỏa thuận bề ngoài giữa chính quyền và Hội Thánh Công giáo Việt Nam.

Lễ Giáng Sinh

Vào dịp lễ Chúa Giáng Sinh, các binh lính được lệnh phải cộng tác với các Kitô hữu để những người Công giáo và những người Mác-xít đồng cử hành lễ của hòa bình này. Cha Fabiano Hào mời các người cách mạng tới dự bữa tiệc cùng buổi liên hoan văn nghệ trọng thể của các Tập sinh. Ngay cả ông chủ nhà  garage Tam Hải cũng đến dự tiệc.

Cơn khủng hoảng cha Bá phải trải qua

Vị Phụ tập của cha Majcen, tức cha Bá, mơ ước trở thành cha xứ Tam Hải, bởi lẽ ngài ưa thích dân xứ này. Tuy nhiên cha xứ và Đức Cha Bình không đồng ý, nên cha Bá không đạt toại nguyện. Cha cảm thấy chạnh lòng và khó chịu về chuyện này, lại chẳng được cha Ty nâng đỡ, nên cha xin và nhận được phép miễn chuẩn lời khấn, và với phép tắc nhận được, cha chuyển sang Vĩnh Long nơi cha được nhập vào địa phận. Cha Phêrô Đệ đến thế chỗ của cha Bá và trở thành Phụ Tập và được chỉ định kế tục cha Majcen. Cùng làm việc với cha Đệ, luôn luôn có thầy tư giáo Hưng cộng tác rất tốt đẹp.

Còn về phần cha Bá, ngài đã làm việc tốt và hợp tác tốt với chính quyền địa phương. Nhưng sau đó vì ông chủ tịch thôn xã muốn kéo chuông nhà thờ để tập họp dân đến họp, còn cha Bá thì không đồng ý, rỗi giữa hai bên có cãi cọ gay gắt. Cha Bá biết trước mình sẽ bị ngấm ngầm bị đầy đi khỏi xứ, nên đã trốn lánh ở vô số những con kênh tại đó, ẩn náu trên những chiếc thuyền dọc theo các con kênh của Sông Cửu Long. Ngài cũng mặc áo sơ mi thường, làm lễ chui tại vùng đó. Sau cùng một bà người Trung Hoa đã trả tiền ghe giúp cha chạy thoát ra ngoài khơi. Nhưng các tên cướp người Thái Lan đã đánh cướp cả động cơ ghe. Sau cùng cha Bá nhờ biết nói tiếng ý và tiếng Anh, nên tới được Rôma, và với sự can thiệp của cha Tohill, cha Bá được đưa sang Canada làm cha xứ cho những người Việt Nam tại đó.

Năm 1976: Các cuộc đầu phiếu chính trị

Vào tháng 4 có lệnh đi bầu phiếu chọn chính thể mới. Có hai khuynh hướng chính trị: phe Miền Bắc theo chế độ kiểu Stalin, muốn có một nước Việt Nam thống nhất, tuân thủ chủ nghĩa cộng sản chính thống. Còn phe Miền Nam của luật sư Nguyễn Hữu Thọ thì theo hướng ông Titô, muốn có một nhà nước cộng sản trung hòa. Cha Majcen là người Nam Tư, ngoại kiều duy nhất có quyền đầu phiếu. Sau khi hội ý với Đức Giám Mục Bình, ngài đi bỏ phiếu, xác tín rằng lá phiếu cá nhân chẳng có ảnh hưởng gì bởi mọi sự đã được áp đặt trước. Quả thế, khuynh hướng Stalinit thắng thế và lập tức danh sách của chính phủ mới lập tức xuất hiện. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được nhận huân chương danh dự rồi cùng với cộng sự viên của mình lui vào hậu cảnh chính trường.

Truyền chức linh mục tại Đà Lạt

Biết rõ hướng của chính quyền, Đức Cha Lâm tiên liệu họ sẽ siết chặt tôn giáo, liền quyết định cho những thầy thần học vào hàng linh mục và phó tế.

Sau khi tham khảo ý kiến cha Majcen, cha Ty đệ trình 5 thầy vào chức linh mục và 4 thầy vào chức phó tế. Việc phong chức được bố trí tại nhà nguyện nhỏ của chúng ta ở ngoài phạm vi nhà thờ chính tòa Đà Lạt. Vài ngày sau các tân linh mục xuống cử hành thánh lễ với cha Tập Sư ở Tam Hải. Một trong số họ là cha Giuse Hinh giảng một bài tuyệt hay về sự trung thành với Đức Thánh Cha. Sau thánh lễ, cha Hinh ngỏ ý sẽ về cử hành lễ tạ ơn tại quê hương mình. Cha Majcen hỏi: “Con đã xin được phép chưa?” Vị tân linh mục đáp: “Mọi sự đã được bố con sắp xếp ổn thỏa”. Cha Hinh cử  hành lễ tạ ơn cách long trọng tại nhà nguyện quê hương. Sau thánh lễ, ngài được các thân nhân chúc mừng tại sân nhà nguyện nhỏ. Dự tiệc với gia đình xong, thân sinh tiễn đưa ra đò để về Sài-Gòn. Trên đò cha bị bắt với lời phê nhận: “Bắt giam vì đã đi sai chuyến đò”. Thế rồi cha Hinh bị giam tù và không được trả về. Ít lâu sau, từ Khám Chí Hòa Sài Gòn, có tin về cho cha Majcen: “Trong phòng giam, con cử hành thánh lễ cuộc đời và thờ lạy Chúa của con”. Sau thời gian rất lâu, không nhận được tin tức nào và e rằng họ đưa cha đi tới nơi xa xăm nào đó. Sau này chúng ta biết rằng Cha bị giam 9 năm tại những nhà tù khác nhau ở Miền Nam và miền Bắc, chung với các linh mục khác. Rồi cha được trả về, nán lại tại nhà thờ quê hương. Từ từ cha đã biến nơi đó thành một giáo xứ Salêdiêng khang trang và an ủi các giáo dân phải sống ở một nơi cách xa thành phố, trước đó không có linh mục.

Tháng 5 năm 1976

Trong tháng 5 có cuộc xét định để các tập sinh khấn lần đầu. Cuộc xét duyệt khá nghiêm ngặt nên chỉ có 8 người được khấn. Tham dự nghi lễ khấn có tất cả các hội viên đã nhận được phép đến Thủ Đức và khoảng 20  nữ tu  Con Đức Mẹ Phù Hộ và khoảng 10 chí nguyện viên Don Bosco. Sau nghi lễ khấn, cha Van Wouwe và cha Luvisotto Lương hết sức lo liệu để có tiệc thiết đãi. Đó là bữa tiệc vui cuối cùng của người Salêdiêng.

Tháng 6 -1976

Sức khỏe của cha Majcen thật xấu: tiêu chảy, đau đớn ở tuyến tiền liệt và sự kiệt sức. Thức ăn chẳng thích hợp với nhu cầu sức khỏe của ngài. Các nữ tu Mến Thánh Giá mỗi ngày tiêm cho ngài một mũi thuốc bổ. Một vài hội viên thấy chính quyền thôi thúc nhiều liền đề nghị cha mau lẹ xin hồi hương để ra khỏi Việt Nam. Cha Majcen quyết tâm muốn ở lại và chết tại Việt Nam giữa những người Việt Nam, thế là những người khác không còn thúc giục ngài nữa.

Một thời gian sau, cha Ty, thừa ủy Bề Trên Cả, cho ngài biết sau đã duyệt xét các ứng sinh, tỉnh dòng có ý định mở một khóa Tập viện  mới[233] và do đó cha Majcen cần phải chuẩn bị chương trình huấn luyện cho một năm tập viện, nhất là để Cha Phêrô Đệ giúp cha ngay từ đầu được nắm vững hầu có thể kế tục cha. Với cố gắng rất lớn, cha Majcen đã chuẩn bị chương trình Tập viện này, cách riêng đánh dấu trong các sách bổ ích bằng tiếng Ý và tiếng pháp đã nhận được từ tay cha Vode, những trang từ đó có thể rút ra những bài huấn đức có chất lượng.

Tháng 7 -1976

Ngày 16 – 7 – 1976, cha Majcen bắt đầu huấn đức cho 13 tập sinh mới. Tham dự nghe các bài huấn đức đó có cha Phêrô Đệ tham dự, với lòng bồi hồi khi nghĩ đến những lời Tin Mừng: “Các người không biết ngày, giờ”.

Ngày 20 tháng 7, các chị em Chí Nguyện Viên tới tĩnh tâm tháng theo thông lệ. Cha Majcen giảng một bài rất dài về vai trò người Chị Trưởng[234] theo luật của Tu Hội và nhiệm vụ của chị phục vụ việc đào luyện, dưới sự hướng dẫn của cha Hộ trực (hay người kế vị cha là Cha Đệ). Chị Phượng tốt lành đã cùng các chị em khác xưng tội, rồi viết lại từng lời một toàn bài huấn đức. Sau bữa ăn chung cùng với các tập sinh, cha lại tiếp tục cho các chí nguyện viên một bài huấn đức khác nữa. Sau bài huấn đức ấy, cha Majcen mệt mỏi quá liền nằm vật trên giường để nghỉ.

Vào lúc ấy có một nhân viên của văn phòng ngoại giáo mang một giấy mời từ Bộ Ngoại Giao đưa tới, yêu cầu 8 giờ sáng mai đến văn phòng nhận “thông báo quan trọng”. Biết rõ nội dung giấy mời, ngài khuyên nhủ các chí nguyện viên lần chót. Vào lúc chia tay, họ khóc lóc, xin ngài chúc lành lần cuối.

Ngày 21, ngài vẫn giảng huấn cho các tập sinh rồi điểm tâm để tới văn phòng ngoại giao, nơi tất cả các nhà truyền giáo được lệnh tụ tập. Sau thời gian ngắn chờ đợi, một cán bộ nói cho các nhà truyền giáo rằng xin có lòng tri ân về tất cả các điều tốt đẹp các vị đã làm ở Việt Nam, thế nhưng Quý vị có hộ chiếu từ chính quyền thân Hoa Kỳ nên cần phải rời khỏi đất nước này. Đối với riêng cha Anrê Majcen, cán bộ chúc mừng, vì ngài đã đào luyện những tu sĩ Salêdiêng tốt. Dưới sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Hà Nội, họ sẽ tiếp tục tốt công việc của họ. Ông cũng còn nói cho ngài rằng nếu muốn trở lại Việt Nam, thì ngài cứ viết vào tờ khai này là “Tôi muốn trở lại Việt nam”, và chính quyền sẽ xem xét và cho Visa vào Việt nam sau. Cha Majcen thừa hiểu rằng đó là điều vô ích, nhưng ngài vẫn làm theo lời ông nói. Ông ra lệnh cho các vị truyền giáo lo vé máy bay nơi hãng Hàng Không Pháp trong 24 tiếng đồng hồ. Phải chích ngừa và chuyển hành lý tới Hải Quan để kiểm tra, gồm hai va li: một đựng những sách vở và một đựng những đồ dùng khác. Hải Quan sẽ làm công việc kiểm soát vào ban đêm.

Những lời chào biệt chót

Do cha Ty đang ở Đà lạt, không có mặt được, nên cha quản lý Huỳnh tốt lành đã giúp cha Majcen mọi việc cần làm. Cha đã chuẩn bị sẵn cho cha Majcen 5 USD để đóng thuế khi vào Băng Kog, rồi vé máy bay, rồi tiêm chủng và trả tiền cần thiết.

Ngày 22 tháng 7, Đức Cha Bình mời các nhà truyền giáo cũng như các nữ tu bị trục xuất (đây là nhóm thừa sai ngoại quốc cuối cùng gồm các cha MEP, PIME SJ, các sơ truyền giáo Đức Maria và cha Majcen người Slovenô) tới dự bữa tiệc lần chót tại chủng viện. Ngài bày tỏ lòng tri ân về tất cả những điều các vị đã làm tại Việt Nam. Các cha thừa sai Paris đã có công xây dựng cơ sở Kitô giáo suốt 300 năm tại Việt Nam mà hiện nay con số các Kitô hữu đã lên tới 3 triệu người, với 40 vị giám mục và hằng ngàn linh mục và nữ tu. Ngài cũng cám ơn cha Majcen vì tuy các cha Salêdiêng ở đây ít năm thôi (1952-1976), nhưng các cha đã lập nên dòng Salêdiêng với một con số đông các tu sĩ Salêdiêng tốt lành và các cha đã tin tưởng vào họ. Ngài nói: “Cám ơn các cha, các cha đang có những Salêdiêng tốt, nhưng người biết hướng dẫn gia đình Salêdiêng Don Bosco”.

Khách dự tiệc được uống những chai Champagnes cuối cùng, đem lại một sức mạnh lớn lao cho Cha Majcen ốm yếu, người mà tới giờ phút cuối cùng này thật mệt mỏi và buồn bã.

Tiếp đó, cha Majcen về nhà, đi chào biệt lần cuối cùng các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ, các cha Biển Đức và các linh mục quản xứ vùng lân cận. Chiều hôm ấy, các hội viên vùng Sài Gòn tụ tập về để dùng bữa với nhau, và chào biệt cha Majcen lần cuối cùng.

Ngày cuối cùng: 23-7-1976

Sáng hôm ấy, cha Majcen giảng bài huấn đức cuối cùng cho tất cả mọi người. Ngài nhắc lại những lời nhắn nhủ mà ngài đã nói ở Côn Minh: Bất cứ giá nào cũng phải yêu mến Thánh Thể, sùng kính Đức Mẹ Phù Hộ và yêu mến Đức Thánh Cha. Sau khi đã dùng ly cà phê, ngài chúc lành cho mọi người nhưng không nói nên lời vì quá xúc động. Ngài chúc lành cho Cha Đệ là người kế nhiệm mình rồi khóc bắt tay từng người. Chiếc xe đưa ngài tới phòng đợi ở phi trường thành phố. Tại đó người ta khám xét các giấy tờ và hành lý. Rồi cho dù đã khám xét vào khuya  rồi, họ còn đòi lục lại xem có mang những thư từ hay tiền nongb cất giấu diếm chăng.  Trong khi ngài trò chuyện với các Cha Hào, Phùng, Huỳnh là những người tiễn đưa, thì hai chiếc xe lớn đến rước đám hành khách rất đông ra máy bay. Đám đông chào biệt đứng chật ních. Từ chiếc ô tô, Cha Majcen đau đớn vẫy tay chào những người còn ở lại. Tại sân bay, có cuộc khám xét va-li và túi lần cuối cùng, rồi mới được lên phi cơ. Cha Majcen ngồi sát cửa sổ. Khi máy bay lên cao, lượn quanh thành phố, ngài nhìn lại lần chót các nhà Salêdiêng ở Gò Vấp và Thủ Đức rồi giơ tay chúc lành lần cuối cùng. Lúc đó khoảng 13 giờ ngày 23-7-1976. Trong lòng ngài vang lên những tiếng chào âu yếm:

Chào biệt Việt Nam.

Chào biệt các tập sinh và các người con Salêdiêng của cha.

Xin Đức Mẹ Maria Phù Hội đức tin cho họ

và cho Tu Hội Salêdiêng Don Bosco tại Việt Nam.

Nhớ lại chuyến máy bay Sai Gòn – Băng kog ngày 23 tháng 7 năm  1976, Cha Majcen như nghe lại lời chúc phúc của Chúa Giêsu và áp dụng vào trong hoàn cảnh của ngài: “Phúc cho những ai bị bách hại, và bị xua đuổi…”. Và trong đoạn cuối của cuốn Hồi Sử Việt Nam của ngài, cha Majcen ghi lại ba khúc khởi đầu và kết thúc trong 3 chặng đường truyền giáo của ngài:

  1. Phúc thật thứ nhất:

Ngày khởi đầu “Anpha” thứ nhất: Chính là Lễ Sinh Nhật Đức Maria 1935, Cha Majcen trên chuyến hành trình Trieste – Ý đến Hồn g Kông, rồi cùng cha Braga đi Côn Minh, Quảng Tây, Trung Hoa (với Đức Ông Kerec). Ngày kết thúc “Omega” thứ nhất: là ngày 27 – 8 – 1951 từ Côn Minh – Shiu Cheu – đi Quảng Đông, tới Hồng Kông vào ngày Lễ Mẹ Bẩy Sự Đau đớn năm 1951.

  1. Phúc thật thứ hai :

Ngày khởi đầu “Anpha” thứ hai: Ngày 03 – 10 – 1952 Cha Majcen từ Ma Cau tới Hà Nội đang trong thời kỳ chiến tranh đẫm máu, nhằm ngày lễ Chúa Kitô Vua. Ngày kết thúc “Omega” thứ hai: vào tháng 8 năm 1954,Cha Majcen từ Hà Nội đi tới Hồng Kông, nhận chức giám đốc trường Tăng Kim Pô tại Hồng Kông.

III. Phúc thật thứ ba :

Ngày khởi đầu “Anpha” thứ ba: Tại Miềm Nam Việt Nam gồm:

1956:  Khởi đầu nhóm đệ tử và thỉnh sinh thứ nhất tại Nam Việt Nam

1960:  Cha Majcen là tập sư năm Nhà tập đầu tiên tại VN

1961:  Nhóm tập sinh tại VN đầu tiên tuyên khấn (Cha Majcen tổ phụ Salêdiêng VN)

Ngày kết thúc “Omega” thứ ba: Ngày 23 – 7 – 1976: Cha Majcen giã từ Việt nam qua những biến cố cuối cùng:

       17 – VI: Được bổ nhiệm làm tập sư cho nhóm 17 tập sinh

11 – VII: Bài huấn đức đầu tiên cho các tập sinh giai đoạn mới.

21 – VII: Những bài huấn đức cuối cùng cho các tập sinh và Chí Nguyện Viên.

22- VII:  Chuẩn bị lên đường xong, Cha Majcen giã từ Đức Tổng Giám Mục Bình, các FMA (Các Sơ Con Đức Mẹ Phù Hộ)…

23 – VII:  Chào biệt anh em lần cuối cùng vào lúc 13g 30 để lên máy bay Qir France…

Năm 1986: Cha Majcen nhận được thư từ Việt Nam loan báo nhóm nhà tập sinh đầu tiên tại Việt Nam gồm các cha Ty, Huỳnh và Uyển cử hành Lễ Bạc 25 năm tuyên khấn. Vào dịp này nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ ở Xuân hiệp được hoàn thành, và nhà thờ Don Bosco đang trên đà hoàn tất. Tạ ơn Đức Mẹ Phù Hộ và Don Bosco!

CHA MASSIMINO VÀ NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG

CHA MASSIMINO – BỀ TRÊN VÀ NGƯỜI BẠN

CHA ANRÊ MAJCEN LUÔN NGƯỠNG MỘ VÀ SÁT CÁNH

TRONG CÔNG CUỘC SALÊDIÊNG DON BOSCO VIỆT NAM

Tới đây tưởng cũng nên dành ít trang tưởng nhớ Cha Massimino Thừa Ủy của Bề Trên Cả tại Việt nam trong những năm 1974-1975 và Giám Đốc tiên khởi của Học viện Don Bosco Đà lạt 1971-1975, người mà cha Majcen luôn ngưỡng mộ và sát cánh [235]

Massimino SDB sinh ngày 5.02.1907, đã qua đời cách êm ái, bình an vào giữa đêm 9.3.1991 tại bệnh viện Canosa Hồng Kông, thọ 84 tuổi.

Ngài sinh tại Cavour, Bắc Ý, ngày 5.2.1907. Từ lúc còn niên thiếu Ngài đã theo học tại chính nhà Valdocco, nơi mà thánh Gioan Bosco đã khởi đầu sứ mệnh linh mục tông đồ giới trẻ và cũng chính tại đây Don Bosco đã thiết lập Tu Hội Salêdiêng.

Cha Massimino vào Dòng Salêdiêng ngày 5.10.1923 và được thụ phong linh mục ngày 1.5.1932. Ngài đến Hồng Kông ngày 2.2.1933.

Suốt cuộc đời của Ngài được dành cho việc đào luyện các người trẻ có ước vọng trở thành tu sĩ Salêdiêng. Sau khi được chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhiệm vụ của mình, Ngài đầu tư vào việc giảng dạy triết học và thần học. Ngài cũng dạy cả toán học và vạn vật học với nhiều kết quả đáng kể. Ngài đã từng đảm nhận các chức vụ tập sư, Giám đốc các nhà đào luyện ở Hồng Kông và Thượng Hải trong nhiều năm. Ngài cũng đã làm cha xứ nhà thờ thánh Antôn ở Hồng Kông vài năm.

Từ năm 1962 đến 1968, Ngài làm Giám tỉnh tỉnh dòng Hồng Kông – Việt Nam. Vào năm 1970, Ngài được bổ nhiệm đến Việt nam, đảm nhận chức vụ giám đốc nhà đào luyện Đà Lạt, và sau này đảm nhận chức vụ Bề Trên Tỉnh Ủy Việt Nam.

Năm 1976, sau khi phải rời Việt Nam, ngài đã qua những năm cuối đời ở nhà đào luyện Shaukiwan.

Cha Massimino đã có công thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển các công cuộc Salêdiêng ở Hồng Kông – Macau – Đài Loan và Việt Nam. Trong nhiệm kỳ sáu năm làm giám tỉnh Ngài đã mang sức sống đến cho các công trình xây dựng sau đây hoặc đã gửi các hội viên đến làm việc ở những nơi này như:

  • 1963: Trường St Anthony ở Hồng Kông
  • 1963: Làng Đức Mẹ Coloane Macau, nơi các bệnh nhân bất hạnh được chăm sóc.
  • 1963: Trường Salesian School ở Đài Loan (Đài Nam)
  • 1964: Lập xứ Don Bosc ở Đài Bắc (Đài Loan).
  • 1965: Trường Hồng Kông Tăng Kim Pô College ở 25 Kennedy Road.
  • 1968: Trường Kỹ Thuật Kwai Chung bây giờ gọi là Salêdiêng Don Bosco Ng Siu Mui.
  • 1970: Học viện Don Bosco Đà lạt.

Cha Massimino thật là một tu sĩ đơn sơ khiêm tốn. Ngài đã sống tột đỉnh đời sống tu sĩ của mình, và hết sức mẫu mực trung thành với những cam kết tu sĩ và linh mục của mình. Ngài rất đòi hỏi và khắt khe với chính mình về mọi sự, nhưng lại rất thân ái và đầy giúp ñỡ với mọi người. Ngài rất chăm chỉ và sốt sáng trong kinh nguyện cũng như trong việc làm. Ngài đã đóng góp cho tỉnh dòng và Giáo Hội Trung Hoa trong suốt 58 năm dài của đời Ngài thật lớn lao và đáng biểu dương cho mọi người.

Thi hài Ngài được ñặt tài nhà mai táng Hong Kong. Lễ cầu hồn được cử hành lúc 8giờ 00 chiều ngày 15.03.1991 và lễ An Táng tổ chức tại nhà thờ Thánh Anthony 691 Pokfulam vào lúc 9 giờ 00 ngáy 16.03.1991 (Thứ Bẩy) và sau đó an taùng tại nghĩa địa Happy Valley Michael, vào lúc 11giờ 15.

Những lời nói cuối cùng của cha Massimino[236]

  • Thứ 7, ngaøy 9.3.1991:

Tôi đến nhà thương Canossa khoảng 6g20 chieàu. Tại phòng của Cha Massimino, có điều dưỡng viên của cộng thể Carlo Braga, là cô Sofia. Cha Massimino còn rất tỉnh táo, nhưng rất khó thở và rất khó nói.

Ngài xin tôi ban phép lành Đức mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu cho ngaøi và tôi đã làm theo ý Ngài. Ngài cũng xin tôi ban phép lành tha tội cho Ngài sau khi cùng ngài đọc kinh ăn năn tội. Rồi tôi hỏi Ngaøi có muốn rước Mình Thánh Chúa không. Ngaøi nói hãy làm nhanh lên. Tôi chạy vào nhà nguyện của nhà thương, lấy Mình Thánh Chúa và Cha Massimino đã rước lấy cách sốt saéng. Sau khi rước Mình Thánh Chúa, Ngài nâng tay lên 3 lần ngài lập đi lập lại: Cám ơn, cám ôn, cám ơn!

Sau đó một lúc, tôi còn trao đổi thêm vài lôøi với cha Massimino. Tôi hỏi ngài: “Cha có mệt lắm không?” Ngài trả lời: “Có!”. Tôi lôùn tiếng hỏi nói: “Bây giờ Cha phải nghỉ ngơi! Cha phải tập sống như ông già!”. Ngài trả lời: “Làm sao được. Tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi trong đời tôi…”[237].

Trong cặp của ngài tôi thấy ngaøi đã mang theo nhiều giấy viết thơ và phong bì, để khi khỏe được chút nào, thì ngay lập tức bắt tay vào công việc.

Tình hình của cha xem ra có vẻ khả quan. Lúc đó có một bác sĩ trẻ đến khám và tỏ ra raát hài lòng về tình trạng của bệnh nhân. Sau đó một lúc, cô điều dưỡng viên Sofia từ giã ra về. Tôi lần hạt cùng với cha Massimino, nhưng ngài chỉ mấp máy đôi môi để nói cho tôi biết ngài đang dọc theo. Hôm đó là ngày thứ 7. Chúng tôi suy gẫm 5 sự mừng. Vaøo khoảng 7 giờ tối, cha Joseph Zen, và 2 tư giáo Đaminh Leung và Paul Leung cùng với cha Nicola ở Đào Loan đến thăm.

Cha Nicola nói với Cha Massimino: “Cha thật có phúc!”[238]. Câu nói mà cha Massimino rất thích nói cho mọi người Nhật là ở cộng thể Shaukiwan. Nhưng hình như cha Massimino không trả lời rõ ràng gì về lời chào này. Trong khi tôi cùng với 2 tư giáo cùng lần chuỗi với ngài. Cha hiệp ý theo, mieäng mấp máy.

Sau khi lần hạt, Cha Nicola và 2 tư giáo trở về nhà, chỉ còn lại tôi và cha Giuse Zen. Dù rất kiệt sức, nhưng tình trạng của Cha xem ra vẫn còn kiểm soaùt được. Một trong các nữ tu được hỏi đã trả lời tôi hôm qua Ngài đã ngủ ngon và tối nay chắc không có gì phải lo lắng.

Thoạt đầu chúng tôi nghĩ là nên rút lui tất caû và hai chúng toâi sẽ về nhà. Nhưng rồi tôi thấy Cha Massimino thở ra mỗi lúc một khó khắn, tôi quyết định ở lại qua đêm với Ngài. Vị bác sĩ được hỏi đã rrả lời việc khó thở là do nguyên nhân chính là có quá nhiều thuốc bổ cùng một lúc, và vì thế cơ thể phải làm việc nhiều.

Trước khi cha Giuse rút lui, chúng tôi còn cố gắng đọc thuộc lòng kinh tối bằng tiếng latinh. Nhưng chúng tôi đã không thành công đọc hết kinh. Thay vì đó chúng tôi đã hát bài “Jeusus dulcis Memoria” (Chúa Giêsu, nhớ về Chúa thật quá êm ái!). Chúng tôi không biết lúc đó cha Massimino có theo được không.

Còn lại một mình tôi với cô điều dưỡng mà cha Giám đốc đã cho đến thay để trực đêm giúp đỡ cha Massimino. Tôi thấy cô điều dưỡng rất lo lắng về mạch đập rất chậm của ngài. Cô điều dưỡng cho mời bác sĩ, nhưng bác sĩ chỉ bảo dùng máy trợ tim cho cha. Ngài đã quá yếu, không còn đủ sức để đưa tay lên, ngài ra hiệu cho tôi cầm lấy tay ngài và lúc đó tay ngài đã khá lạnh. Tôi cầm lấy tay ngài và xoa bóp một chút. Tôi sờ đến chân và cũng thấy đã lạnh dần.

Lúc đó tôi nói với cô điều dưỡng nếu có gì nguy kịch hay cần giúp đỡ gì thì cứ gọi tôi và tôi nghỉ ở một ghế dựa.

Cô điều dưôõng cố gắng để kiềm soát mạch đập, không có dấu hiệu gì đặc biệt trên gương mặt của cha Massimino. Vài phút trước nửa đêm cô điều dưỡng thấy cha Massimino không còn thở nữa. Ngay lập tức cô gọi các cô y tá khác và một bác sĩ đi ngang qua trước cửa. Bác sĩ kiểm tra và xác nhận tình trạng tim ngừng đập. Các cô y tá đưa máy trợ tim đến gần, nhưng bác sĩ nói vô ích và nói ngaøi đã chết. Tôi nhìn đồng hồ, lúc đó là 11g 57 đêm. Cha Massimino qua đời ngày thứ 7, ngày daâng kính Đức Mẹ.

Tôi ban phép lành cuối cùng cho cha Massimino. Tôi gọi điện cho cha Giuse Zen, nghĩ rằng sau đó Ngài sẽ gọi cho cha Giám tỉnh. Trái lại, sau khi gọi điện thoại báo cho cha Giám đốc, ngài đến trực tiếp nhà thương. Lúc đó, chúng tôi mới cùng gọi điện báo cho cha Giám Tỉnh và Cha Giám tỉnh gọi điện báo ngay cho Cha Bề Trên Cả.

NHỮNG NĂM THÁNG CUỐI CÙNG ĐỜI TRUYỀN GIÁO

Từ ngày 23 – 7 – 1976 đến ngày 24 – 4 – 1979

Bốn ngày ở Bangkok

Tại Bangkok, cha Majcen được anh em Salêdiêng đưa tới nhà trường Saviô. Cha Huỳnh đã đánh điện tín cho cha Bề Trên Cả và cho tỉnh dòng Hong Kong vào hôm trước về chuyến đi của cha Majcen, nên cha Bề Trên cả đã ra lệnh mua vé máy bay cho cha Majcen vì khi đi tới Băng Kong cha Majcen chỉ xin cha Huỳnh có 5 USD để quá cảnh vào phi trường Bangkok, còn tiền thì ngài muốn để hết lại Việt nam cho anh em. Vì bệnh tình, ngài phải tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe vài lần. Ngoài việc tham quan trường Savio, nơi có 2000 học sinh, ngài còn đi thăm trường kỹ thuật Don Bosco, thán phục cách bố trí máy móc hiện đại của trường và sung söớng gặp lại sư huynh Jecovit đã từng quen thân tại Trung Hoa trước kia. Tiếp đó, ngài đi tham quan bệnh viện, nơi có thầy Amici (một trong số những tu sĩ dòng Camillo đã làm việc với Đức Ông Kerec). Thầy lập tức chích một mũi thuốc dưỡng sức và rồi ôn lại những kỷ niệm xa xưa tại Trung Hoa. Ngài cũng đi tham quan vài nơi khác trong những ngày 25 và 26, rồi nghỉ ngơi để viết vài lá thư. Ngày 27, trên chuyến bay Air Siam, ngài bay sang Hong Kong. Suốt chuyến bay, ngài bị đau nặng, tưởng chừng mình sẽ chết vì bị lên cơn tim.

Tới Hong Kong, ngài được bề trên tỉnh cha Gioan Wong và cha Massimino, các cựu học sinh của ngài tại Côn Minh nay đã là các Salêdiêng và các bạn hữu khác tiếp đón. Vì ngài chưa có hộ chiếu vào Hong Kong nên các cựu học sinh tìm cách giải quyết các thủ tục cho ngài khai rằng ngài đến từ Việt Nam. 

Tại Bệnh Viện

Bề trên tỉnh đề nghị một vài sinh hoạt cho cha Majcen, nhưng trước khi đi làm việc, cần phải điều trị các bệnh tật bằng  cách kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện thánh Phaolô. Nằm bệnh viện bốn ngày để điều trị bệnh rối loạn đường ruột. Những khám nghiệm chính xác cho biết kết quả rõ rệt là kiệt sức về mọi phương diện, nhưng không có một bệnh tình nào tỏ tường trừ dấu hiệu sơ khởi về tuyến tiền liệt và việc máu khó lưu thông ở chân do bệnh dịch mắc vào năm 1968 ở Trạm Hành. Toa thuốc bác sĩ cho là: tuyệt đối phải nghỉ ngơi.

Ngày 1 tháng 8, ngài từ bệnh viện về nhà tỉnh. Bề trên tỉnh lập tức lo sắm cho ngài quần áo mà ngài thiếu.

Ngày 15 tháng 8, cha Massimino được bổ nhiệm làm giám đốc học viện Saukiwan và cha Majcen tới nhà hưu, nơi người ta dành cho ngài một căn phòng rất đẹp. Trong những ngày ấy, ngài nhận được thư từ các tu sĩ dòng Camillo ở Đài Loan, mời ngài tới điều trị tại bệnh viện của họ. Cha Matthêu King cũng gởi thư mời ngài tới thăm trường Kỹ Thuật ở Đài Nam và cha Tohill yêu cầu ngài ghi chép về công cuộc Salêdiêng Việt Nam. Ngài lập tức vui lòng thực hiện.

Ngài cũng tới nghỉ ở Macao 5 ngày, nơi ngài sung sướng gặp lại những anh em hội viên đã từng chung sức hoạt động với mình tại Côn Minh trước năm 1952. Nhờ có cha Martin tận tình giúp đỡ, ngài đã có thể sắp xếp ổn thỏa hộ chiếu. Ngài nghĩ rằng với vốn liếng ngôn ngữ đã học được ở Vân Nam, mình có thể ở lại làm việc tại đó. Được Cha Bề Trên Tỉnh nhất trí, ngài xúc tiến thủ tục vào Đài Loan. Những thủ tục đương nhiên rất khó vì ngài là công dân Nam Tư, mà chính quyền Đài Loan kịch liệt đối kháng với chính thể cộng sản. Muốn cho thủ tục được dễ dàng, ngài nhờ đến sự bảo lãnh của các anh em tu sĩ Salêdiêng ở Đài Loan cũng như các tu sĩ dòng Camillo tại Lo Tung.

Ngày 14-11, cha Francesco Tse (từng là tu sinh khi ngài còn là Giám đốc ở Tang Kim Po Kowloon), nay là Giám đốc trường kỹ thuật Aberdeen, mời ngài tới dự sinh nhật thứ 60 của cha Stank Pavlin.

Tại Đài Loan

Taipei: Thủ đô Đài Bắc

Lotung (khu các cha Camilleni)

Tai-nan: Thành phố Đài Nam

Tháng 11/1976 – tháng 3/1979. Hai tháng sau đó, cha Majcen được hộ chiếu vào Đài Loan, và vào ngày 7 tháng 11, ngài bay tới Đài Bắc nơi ngài được cha Matthêu King, phụ tập của ngài xưa tại Việt Nam, cha Pomati và cha Gioan Ma dẫn tới Trung Tâm Don Bosco. Nơi đây có giáo xứ, trung tâm trẻ, nhà trẻ và trung tâm ấn loát. Cha quản xứ Ma mời ngài cử hành thánh lễ vào sáng hôm sau bằng tiếng Trung Hoa, là ngôn ngữ đã 25 năm ngài không nói. Sau đó ngài cùng cha Matthêu King đi thăm đại học Công giáo Phú Hiền có khoảng 10.000  sinh viên. Tại đó ngài có dịp gặp gỡ các giảng sư của Giáo Hoàng Học Viện Pio X tại Đà Lạt.

Đi thăm bệnh viện Lo Tung

Ngài cùng cha King đi thăm Lo Tung, một khu vực nằm ven Thái Bình Dương. Các cha dòng Camillo từ những năm 1946 đến 1952 từng làm việc tại Cao Đông, đã về đây mở bệnh viện lớn suốt từ năm 1952 đến năm 1957. Tại bệnh viện này có cha Crotti, người bạn lớn của cha Majcen từ hồi còn ở Côn Minh và vị bác sĩ huyền thoại Janez cùng làm việc. Bác sĩ Janez sinh trưởng không cách xa Ljubljana bao nhiêu, nói chuyện với cha Majcen bằng một ngôn ngữ Slo-vê-ni-a hoàn hảo đã giúp ngài nhớ lại tiếng mẹ đẻ mà từ nhieàu năm nay ngài không có dịp nói. Sau một cuộc xét nghiệm rất kỹ, bác sĩ nói là tốt hơn ngài nên chịu phẫu thuật ở tuyến tiền liệt liền ngày sau lễ Giáng Sinh.

Tại Đài Nam

Mấy ngày sau, cha Majcen có cha King tháp tùng, phải đi sáu giờ xe lửa tốc hành, mới tới được trường kỹ thuật ở Đài Nam. Ngôi nhà trường này do cha Bosco Châu Vĩnh Sáng thiết kế. Chính cha Majcen khi còn ở Côn Minh đã rửa tội cho cha ấy vào lễ thánh Gioan Bosco. Hôm sau ngài được giới thiệu cho đoàn học sinh đông đảo hàng đội  rất chỉnh tề cùng với các giáo viên của họ. Sau phần giới thiệu, ngài được mời nói trước micrô, và ngài bắt đầu nói tiếng Trung Hoa với giọng Vân Nam. Đối với ngài, đây quả là một hành động can đảm, vì là lần đầu tiên sau biết bao năm ngài nói trước công chúng bằng tiếng Trung Hoa. Các anh em hội viên sau đó miêu tả cho các giáo viên và các hội viên lý lịch xưa kia của ngài. Tại trường kỹ thuật này, ngài là y tá và hộ trực cho tất cả mọi người, là cha giải tội cho các học sinh Công giáo; ngài cũng là cha giải tội cho các hội viên Salêdiêng và các Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện đang có tại Đài Nam một trường nhà trẻ có rất đông các em theo học, và ngài cũng giảng tĩnh tâm tháng cho họ nữa. Trong thời gian đó ngài cũng giúp cha Hồ coi sóc một họ đạo gần đó. Ngài đi thăm Đức Cha Chen và lập tức nhận được từ Đức Cha những năng quyền cần thiết. Ngài cũng còn phải bắt đầu một công việc khác theo lệnh của các bề trên là biên soạn Lịch Sử Salêdiêng tại Việt Nam. Do phải nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật sắp tới, nên ngài tạm gác công việc này lại cho sau này.

Những ngày ở Lo Tung

Trước Giáng Sinh, ngài đi Lo Tung để trải qua những cuộc chẩn đoán và chuẩn bị cần thiết cho cuộc phẫu thuật. Trong dịp này ngài cùng các cha Camillo và bác sĩ Janez ôn lại những buổi đầu của công cuộc tông đồ của các cha Camillo tại Cao Đông cùng với Đức Ông Kerec trong những năm khó khăn trước và sau thế chiến và vào thời gian đầy cam go sau khi những người cộng sản lên nắm chính quyền. Các ngài cũng nhắc đến những mối liên hệ tốt đẹp giữa các Salêdiêng và các tu sĩ Camillo, giữa Côn Minh và Cao Đông.

Cùng với cộng đoàn Camillo, cha Majcen trải qua lễ Giáng Sinh cùng lễ bổn mạng bác sĩ Janez vào hai ngày sau đó một cách rất vui vẻ. Và vào chính buổi chiều ngày lễ mừng bác sĩ Janez, cha được phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật thành công khá tốt đẹp; nhưng những ngày đầu tiên sau phẫu thuật, cha cảm thấy rất đau đớn. Chẳng bao lâu tình trạng khả quan hơn, và trong thời kỳ hồi sức, cha được dịp nói chuyện với cha Crotta và bác sĩ Janez. Qua họ, cha biết được các cuộc mạo hiểm đã qua, và những hy vọng trong tương lai. Cha cũng cảm phục nhận thấy hoạt động của bác sĩ Janez lớn lao biết mấy và hoàn toàn vô vị lợi đối với các bệnh nhân, cách riêng với những người nghèo. Thế rồi khi trở lại Đài Bắc, cha gặp được cha Giám tỉnh cùng các hội viên hội họp tại đó để cùng nhau bàn về cuộc canh tân.

Trở lại Đài Nam

Trở lại Đài nam ngài trải qua một cách vui vẻ cùng các hội viên, các giáo viên và các học sinh các ngày lễ Tết Nguyên Đán. Ngài rất hài lòng về tinh thần gia đình ở đây, một tinh thần làm cho việc tông đồ nên dễ dàng. Ngài hoàn thành cách chăm chỉ các bổn phận làm y tá và cha giải tội, ngài thích hòa mình với các học sinh và nói chuyện với chúng. Trong các tiếng địa phương chúng trao đổi với nhau, ngài hiểu rất khá tiếng Bắc Kinh và tiếng Quan Thoại, nhưng hiểu ít hơn tiếng Phúc Kiến và tiếng Hakka. Thế là ngài sử dụng đến bút đàm, vì ngài đã học rất nhiều và nhớ khá rõ những ký tự Trung Hoa. Vào buổi chiều và vào những thời giờ raûnh rỗi, ngài viết những hồi ký về Salêdiêng Việt Nam và trong hai năm, ngài viết lên đến 1200 trang, mà sau này ngài gửi về Roma tại nhà Tổng Quyền và tại Giáo Hoàng Đại Học Salêdiêng.

Đến giúp đỡ Thị Xã Trẻ của Cha Mc Cabe, thừa sai Maryknoll

Cha Mc Cabe nhiệt thành đã sáng lập tại Sanh Y gần Miễu Lý một Thị Xã Trẻ mà ngài điều hành với sự trợ giúp duy nhất của một hộ trực người đời có những bàn tay sắt và một bà góa làm bếp. Vị linh mục tốt lành này đã kêu cầu cha Pomati xin cha tìm cho một ai đó đến giúp, vì ngài phải vắng mặc vì phải đi giảng tĩnh tâm, hoặc vì lý do sức khỏe, hoặc vì các công chuyện. Cha Majcen được ủy thác cho nhiệm vụ này, và ngài đã đi Sanh Y và làm việc trong một thời gian với cha Mc Cabe. Việc hiểu biết “hệ thống của loại Thị Xã Trẻ này” và việc đã có mối liên hệ với một số các cha trách nhiệm về các cơ quan từ thiện ngay khi ngài còn làm việc ở Việt Nam đã giúp cho ngài hoàn thành công việc đó. Thế là ngài trở thành một Bề Trên “tạm quyền” và được giới thiệu với người ta như vậy. Với sự đồng ý của cha Mc Cabe, ngài nắm giữ việc điều hành trường học và kỷ luật, việc tiếp nhận các học sinh và những mối liên hệ với các ân nhân. Các học sinh đều  hoặc là các em mồ côi nghèo, hoặc là các đứa con ít hay nhiều bị bỏ rơi bởi các gia đình vỡ lở, một loại học sinh mà cha Majcen hết lòng yêu mến.

Tại Đài Nam

Việc giúp đỡ cho cha Mc Cabe không được liên tục; công việc chính của cha Majcen vẫn là tại Đài Nam nơi mà ngoài việc giải tội cho các hội viên Salêdiêng và các Con Đức Mẹ Phù Hộ, ngài còn giải tội cho cả các học sinh và các tín hữu của giáo xứ nữa. Với các hội viên và các sơ ngài nghe và khuyên bằng tiếng của Don Bosco, còn với những người khác thì bằng tiếng Trung Hoa. Ngài cũng đi tới Triều Châu nơi có một nhóm Cộng Tác Viên Salêdiêng đang giúp cha xứ của họ là một cha Thừa sai Maryknoll một cách rất đắc lực, xuyên qua việc dạy giáo lý cho các trẻ em và việc giúp đỡ các hoạt động khác của giáo xứ, việc tổ chức các lễ Salêdiêng và việc rước kiệu hằng năm mừng Đức Mẹ Phù Hộ.

Những nhà thờ họ lẻ

Địa hạt giáo sứ Salêdiêng tại Đài Nam rất rộng và có vài nhà thờ họ lẻ đã xuống cấp trầm trọng. Cụ thể là nhà thờ họ Quảng Mẫu, Thúc Cư, Quý Dương. Cha Trang dẫn cha Majcen tới những nhà thờ đó để xem có cách nào nâng cấp chúng.

Tại Quảng Mẫu, có một nhà nguyện nhỏ, những phòng ốc giáo lý và một trạm xá. Tất cả đều ở trong tình trạng hư hỏng do bão tố và mối mọt tấn công lâu năm. Cha Fassit, người AÙo, từ Đài Nam tới phục vụ tại trạm xá hằng tuần và đã làm biết bao thiện ích. Gần trường học chúng ta hơn còn có giáo họ Thúc Cư, với một nhà thờ nhỏ, và có chỗ ở cho linh mục và một nhà giáo lý. Nhờ sự trợ giúp của cha Marko và những người Slo-vê-ni-a tại AÙo, người ta đã có thể xây trên hai căn phòng đẹp, một để làm nhà trẻ và một để dạy giáo lý, còn lầu trên dành cho các cuộc hội họp và sinh hoạt ngày lễ. Căn nhà mới xây này được đặt tên là Trường Kính Nhớ Thánh Versiglia, và được Đức Giám Mục long trọng làm phép. Nhà trẻ, các buổi lễ, và trường lớp giáo lý làm cho cộng đoàn giáo hữu bé nhỏ trở nên khởi sắc. Làm xong chuyện trên, nhưng nơi thờ phượng thì chưa trọn vẹn và cha Majcen và cha Trang lại tiến thêm một bước để cho các tín hữu có nơi thờ phượng. Cha Majcen đã khởi sự một ít, còn cha Trang sau đó đã hoàn tất ngôi nhà nguyện này.

Ở Đài Loan, việc rao giảng tin mừng không dễ dàng. Giáo lý không được dạy tại trường, và người ta chỉ có thể tiến hành việc dạy giáo lý theo hình thức những bài dạy về luân lý dạy ngoài giờ lớp học bình thường. Não trạng của các học sinh ở Đài Loan không tha thiết hưởng ứng Ki-tô giáo, vì họ đã gắn bó với Phật giáo và với các tập tục dị đoan của họ. Cha Majcen cũng đã đi thăm những ngôi chùa, với tượng Phật khổng lồ và rất nhiều các tượng thần thánh khác. Ngài thường thấy tại các làng mạc các lễ lạy thờ các thần thánh địa phương. Với những tràng pháo nổ và những đàn hát, người ta dâng cúng lễ vật cho các thần (nào là heo, hoa quả, hương nhang) và rồi sau đó còn có một hay nhiều ngày tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ miễn phí trong đó người ta ca hát các loại tuồng diễn lại các chuyện may mắn hay xui xẻo của thần thoại Trung Hoa.

Những ngày lễ kỷ niệm trong năm 1977

Nhận lời mời, cha Majcen đi Kowloon để mừng lễ 25 năm thành lập trường Tang Kim Po. Ngày lễ diễn ra vô cùng long trọng với sự tham dự của nhiều Salêdiêng đa làm việc tại đó và của nhiều giáo viên và cựu học sinh. Ngài cũng đến Lo Tung tham dự lễ kỷ niệm 40 năm các cha Camillo đã làm việc truyền giáo tại Trung Hoa, trước tiên ở Cao Đông, rồi ở Lo Tung. Cùng với cha Majcen, các cha Camillo và Bác sĩ Janez gợi nhớ các cuộc mạo hiểm của những thời buổi đầu tiên và những mối giao hảo rất tốt đẹp giữa các cha Camillo ở Cao Đông và các Salêdiêng ở Côn Minh.

Tại Đài Loan vào năm 1977 cha Majcen nhận được tin: “Kỷ niệm 25 năm công cuộc Salêdiêng tại Việt Nam” và biến cố mất nhà Don Bosco Thủ Đức

Cha Majcen và cha Giacomino đã tới Hà Nội ngày 1-10-1952, nên vào năm 1977 các Salêdiêng Việt Nam đã muốn long trọng cử hành 25 năm Salêdiêng Việt Nam. Cha Fabiano Hào đã mời tất cả các Salêdiêng, các Con Đức Mẹ Phù Hộ, các Chí Nguyện Viên, tập sinh và tu sinh cũng như nhiều tu sĩ khác tới Thủ Đức tham dự buổi lễ. Tất cả gồm 300 người. Một cha dòng Chúa Cứu Thế đã diễn thuyết tôn vinh Don Bosco như một nhà giáo dục vĩ đại của giới trẻ ngay cả trong thời đại của chúng ta. Có một bữa tiệc long trọng trong đó mời cả các “người bạn lớn” của cha Hào, là các người cộng sản địa phương. Sau buổi lễ, cha Fabiano Hào đã viết một cách phấn khởi cho cha Majcen ở Đài Loan. Tiếc là chỉ một ít lâu sau, cha Gioan Ty lại viết thư cho cha Majcen báo tin: “Cha Fabiano Hào ở nhà thương. Tất cả các đệ tử đều ốm”. Sau buổi lễ không bao xa, nhà Thủ Đức đã tới lúc hết hoạt động. Một lỗi phạm về việc cho cư trú bất hợp pháp một người chính quyền truy lùng đủ để cha Hào bị bắt và bị đưa vào trong tù (Cha Hào ốm) và các đệ tử đều bị cho về nhà hết (đều ốm). Nhà Thủ Đức bị tịch biên và các Salêdiêng không thể đặt chân tới đây nữa. Nó đã được chuyển sang thành “Nhà huấn luyện đoàn thanh niên Hồ Chí Minh”. Các Salêdiêng ở đây đã được đưa đi ở tại một trong 14 nơi cư trú mới của các Salêdiêng được Chính Quyền công nhận.

Cha Majcen được mời sang thăm Úc

Một cha dòng Phanxicô đặc trách về các người Slo-vê-ni-a tại Úc đã viết thư mời cha Majcen đi làm việc tại Úc, Đức Tổng Giám Mục đã phê chuẩn thư mời và cha Giám Tỉnh đã tỏ ra sẵn lòng tiếp nhận ngài vào tỉnh dòng Úc. Cha Majcen đã có tại Úc các cựu học sinh, nhưng không biết trả lời ra sao. Ngài nói về chuyện này với cha Giám Tỉnh Zen và với cha cố vấn miền Williams và rồi với người kế nhiệm cố vấn miền là cha Tomasô Panekezam. Trong khi các bề trên địa phương không biết nói với cha Majcen ra sao, thì cha Panekezam  cả quyết hơn nói với cha Majcen rằng cha không nên đi Úc, vì tình trạng sức khoẻ, vì tuổi tác của cha và về hình thái công việc tại đó. Thay vì thế,  ngài nói cha hãy tiếp tục ơ lại tại Đài Loan, hoàn thành lịch sử Salêdiêng Việt Nam và chuẩn bị qua một kỳ nghỉ hè tại quê hương.

Thị Xã Trẻ tại Chaochou

Thị Xã Trẻ của cha Mc Cabe được chuyển về Chaochou tại Ký túc xá của các cha Đa Minh người Đức xưa. Cha Majcen tới đó để giúp đỡ và thay thế cha Mc Cabe và nhờ vậy mới quen biết Đức Cha Kaohsieung, các cha Đa Minh ở Pintung, và các ân nhân khác của Thị Xã Trẻ. Vào Giáng Sinh năm 1978, cha Mc Cabe ốm và buộc phải khẩn trương đi nhập Nhà Thương Hong Kong, nên cha bề trên dòng Maryknoll đến xin cha Majcen lập tức đi Thị Xã Trẻ, vì ngài không có thể gửi một ai khác tới đó được. Cha Majcen cùng với cha Giám đốc của ngài là cha Phêrô Tsang ở Trường Kỹ Thuật đến gặp Đức Giám Mục. Đức Cha rất hài lòng, trao cho cha Majcen ngay lập tức các năng quyền cần thiết để thi hành nhiệm vụ quản xứ của một giáo xứ nhỏ bên cạnh. Thế rồi cùng với cha Phêrô Tsang, cha Majcen đi tới Thị Xã Trẻ, tại đây cha Giám đốc Mc Cabe giới thiệu cha Majcen như là vị giám đốc tạm quyền trong một vài tháng. Thế là cha Majcen, cùng với sự trợ giúp của ông hộ trực Gioan Hoan (người đã cưới cô bếp góa chồng), đã tiếp tục điều hành Thị Xã Trẻ theo hệ thống na ná với hệ thống điều hành ở Hà Nội, và đồng thời hòa hợp với phương pháp của Don Bosco.Thị Xã Trẻ này nhận được thiện cảm của dân chúng. Họ đến thăm viếng, giúp đỡ mọi thứ và nhờ vậy cha Majcen có thể sống qua ngày phó thác mọi sự cho Chúa Quan Phòng.

Cha cố vấn miền Panekezam tới kinh lý chính thức Đài Loan và ngừng lại ít ngày tại Chaochou. Trong thời gian này Đức Giám Mục Khaohsung và Cha Bề Trên Tỉnh của các cha Maryknoll nài nỉ xin các Salêdiêng nắm trọn việc điều hành Thị Xã Trẻ. Cha cố vấn miền sau khi đã nghiên cứu tận nơi vấn đề, và nghe ý kiến của các bề trên tại Đài Loan, đã quyết định tiếp nhận và thế là Thị Xã Trẻ trở thành công cuộc Salêdiêng. Ngài cũng xin cha Majcen lúc đó đang chuẩn bị về quê hương nghỉ ngơi, nói cho ngài xem ai có thể được đề cử làm giám đốc Thị Xã Trẻ. Cha Majcen liền đề xuất cha Phanxicô Tsang, người đã làm việc tại Việt Nam, và cha Tsang lập tức đi tới đó để giúp ngài và chuẩn bị để thay thế ngài. Đồng thời cha Giám tỉnh công bố cho tất cả tỉnh dòng về việc tiếp nhận công cuộc này và bổ nhiệm cha Tsang điều hành công cuộc.

Chia tay

Khoảng cuối tháng 2, cha Majcen đi Đài Bắc để xin hộ chiếu xuất cảnh và nhập cảnh trở lại Đài Loan. Ngài nghĩ rằng những thủ tục giấy tờ này sẽ phải kéo dài lâu ngày, nhưng trái lại ngài nhận được visa xuất và tái nhập này trong vòng vài tiếng đồng hồ và như vậy ngài không thể tái sắp xếp hết lại các giấy tờ ghi chú của ngài, mà phải vội vàng dọn hành lý và ngày 12 tháng 3, ngài bay tới Hong Kong nơi cha Martin đã mua ngay cho ngài vé máy bay Hong Kong – Roma – Trieste – Hong Kong. Cuộc đình công của hãng máy bay Italia làm chậm trễ chuyến bay lên đường, đã tạo điều kiện để ngài đi chào các hội viên Macao và Hong Kong và ngày 18 tháng 3 ngài khởi hành, trong khi hứa với mọi người là sẽ trở lại vào tháng 9.

Tại Roma

Tới Roma, lập tức cha Majcen đến nhà tổng quyền ở Pisana, trình lên cha bề trên cả Viganò các công trình viết lách của ngài và được cha Viganò mời đến trình bày chúng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Lịch Sử của các Salêdiêng tại Giáo Hoàng Đại Học Salêdiêng (UPS). Tại đó người ta đã muốn sử dụng các tài liệu này để phát hành một ấn bản, nhưng cha Tohill đã nói là nên chờ đợi vì các biến cố này xảy ra quá gần đây. Trở về Pisana, ngài đã cho làm ba bản photocopy tất cả các tài liệu này, một để ở Văn Khố Trung Ương, một ở TrungTâm Nghiên Cứu Lịch Sử tại Giáo Hoàng Đại Học Salêdiêng và một đưa về Slo-vê-ni-a.

Cha Majcen chào biệt cha Tohill, bay về Trieste, và từ đấy tiếp tục hành trình và tới Ljubljana vào 11 giờ ngày 25-4-1979. Với ngày tháng 5 này, tôi xin  kết thúc cuộc đời truyền giáo của cha Majcen. Trở về quê hương để nghỉ nửa năm, hầu hồi phục lại sức khỏe, nhưng trong khi ngài ở Áo, trong giáo xứ Slo-vê-ni-a của vị ân nhân của ngài là cha Marko, ngài gặp cơn kiệt sức. Được đưa tới nhà thương tại Ljubljana, ngài được phát giác là bệnh tiểu đường đã lên cao ở mức nguy hiểm và bác sĩ cho toa là phải được chăm sóc lâu dài và nghỉ ngơi tuyệt đối. Đau đớn vì không thể trở lại Đài Bắc trước khi hết hạn hộ chiếu tái nhập Đài Loan, ngài vẫn hy vọng là có thể trở lại Trung Hoa sau một năm chăm sóc bệnh tình và nghỉ ngơi. Nhưng các Bề trên đã quyết định là ngài ở lại tại Slo-vê-ni-a và được tháp nhập vào Tỉnh Dòng Ljubljana.

Tuy không còn được ở trong lãnh thổ truyền giáo nữa, nhưng cha Majcen tiếp tục làm việc trong sứ vụ linh mục và, nhất là, tiếp tục làm Người Cổ Xúy hoạt động truyền giáo trong quê hương của mình.

Tác giả xin để lại bản miêu tả công trình của cha Majcen này lại cho ai có thể theo dõi nó gần kề hơn và xin kết thúc những nét khái quát của mình tại đây.

         DANH SÁCH CÁC HỘI VIÊN TRUYỀN GIÁO

LÀM VIỆC TẠI VIỆTNAM

1.           Acquistapace Mario 1952 – 1974 Gò vấp, Thủ Đức
2.           Aartz 1961 – 1974 Thủ Đức
3.           Braga 1952
4.           Bragion 1953 – 1954 Hà Nội
5.           Borri 1957 + 1966 Thủ Đức
6.           Bohnen 1953 – 1955 Hà Nội
7.           Bogo Generoso 1952 – 1973 Thủ Đức, Gò Vấp, Đà Nẵng
8.           Balan 1962 Gò vấp
9.           Bullo 1962 – 1975 Gò vấp, Trạm Hành,
10.       Cuisset 1953 – 1961 Hà Nội, Buôn Ma Thuột, Thủ Đức, Gò Vấp
11.       Callens Gò vấp, Thủ Đức, Trạm Hành, Đà lạt
12.       De Muleneare Francis (Marcel) 1959 – 1976 Gò vấp, Thủ Đức
13.       Da Marchi 1958 – 1974 Gò vấp
14.       De Groot 1960? Gò vấp
15.       Donders 1957 – 1975 Thủ Đức, Gò vấp, Tam Hà
16.       Delanoe 1963 Thủ Đức
17.       Giacomino 1952-1954 Hà Nội
18.       Guarino 1956-1957 Thủ Đức
19.       Haar 1962-1972 Gò Vấp
20.       Hau Phaolô 1963-1975 Gò Vấp
21.       King 1963-1975 Trạm Hành, Đà lạt
22.       Luvisotto 1957-1976 Thủ Đức
23.       Lê Hướng 1953-1972… Hà Nội, Phi Luật Taân, Gò Vấp, Thủ Đức
24.       Liu 1959-1963 Gò Vấp
25.       Loh (Lu) 1956-1963 Gò Vấp
26.       Lagger 1959-1975 Gò Vấp, Đà Lạt, Trạm Hành
27.       Loots
28.       Majcen 1952..- 1976 Haø Nội, Thủ Đức, Gò Vấp, Trạn Hành, Tam Hà
29.       Massimino 1962-1975 Đà lạt, Delegato
30.       Ma Alexander 1968-1974 Giám tỉnh Trung Hoa-Việt Nam
31.       Musso 1957-1974 Thủ Đức, Đà Lạt, Trạm Hành
32.       Nardin 1957-1964
33.       Parscau 1963- Thủ Đức
34.       Smith 1963 – Gò Vấp
35.       Song Inhaxiô 1959-1964?
36.       Stra 1956-1975 Thủ Đức, Gò Vấp, Đà Lạt
37.       Tchung 1957?-1976 Gò Vấp, Traïm Hành, Đà Nẵng
38.       Trang Francis 1961-1975 Gò Vấp, Thủ Đức, Delegazione
39.       Scheu VS 1959-1963 Gò Vấp, Trạm Hành
40.       Tohill 1958-1962 Giám tỉnh Trung Hoa – Việt Nam
41.       Van Wouve 1960-1975 Thủ Đức, Gò Vấp
42.       Urbinis ?

CÁC GÍM TỈNH

1.         1 Braga Giám tỉnh 1930-1962
2.         2 Acquistapace Giám tỉnh 1952-1958
3.           Tohill Giám tỉnh 1958-1962
4.           Massimino Giám tỉnh 1962-1968
5.           Ma Alexander Giám tỉnh 1968-1974
6.           Massimino Giám tỉnh 1974-1975
7.           Gioan Ty Giám tỉnh 1975- …

CÁC TỈNH ỦY

1.           Majcen Tỉnh Ủy 1965-1968
2.           Acquistapace Tỉnh Ủy 1968-1974

CÁC GIÁM ĐỐC

1.           Majcen Giám đốc Thủ Đức, Trạm Hành, Gò Vấp, Thủ Đức, Tam Hà
2.           Bogo Giám đốc Thủ Đức, Gò Vấp
3.           Mario Acquistapace Giám đốc Thù Đức, Gò Vấp, Tỉnh Ủy
4.           Massimino Giám đốc Đa Lạt, Tỉnh Ủy
5.           Tchung Giám đốc Trạm Hành, Đà nẵng
6.           Van Wuove Giám đốc Goø vấp, Ban cố vấn tỉnh ủy
7.           Leâ Hướng Giám đốc Gò Vấp, Thủ Đức

CHA BỀ TRÊN CẢ VIGANÒ TỚI VIỆT NAM NĂM  1986

Cha Edigiô Viganò người đã ra lệnh cho cha Anrê Majcen viết Lịch Sử Lúc Ban Đầu của công cuộc salêdiêng tại Việt Nam, đã nghĩ về Việt Nam như thế nào? Chúng tôi xin đưa vào phần kết này cuộc kinh lý lịch sử của cha Bề Trên Cả Viganò thực hiện lần đầu tiên kể từ ngày Miền Nam Việt nam được giải phóng. Nhiều điều cha tiên báo nay đã được thực hiện. Và sự trân trọng của cha Viganò đối với lịch sử Salêdiêng Việt nam quả laø một sự kiện Chúa Quan Phòng dành cho các hội viên sau này, khi họ biết nhìn và học hỏi những vị thầy đã can đảm khai sáng cho tiền đồ Salêdiêng hôm nay.

Đây là những lời ghi lại rất trung thành tất cả những gì cha Viganò đã nhắn nhủ Salêdiêng Việt Nam trong cuộc kinh lý của ngài.

BÀI NÓI CHUYỆN ĐẦU TIÊN CỦA CHA VIGANO VỚI TẤT CẢ CÁC HỘI VIÊN TỈNH DÒNG VIỆT NAM

Cha Phêrô Đệ thì cao, cha thì thấp!

Phép lạ đầu tiên của Người kế vị Don Bosco chính là chữa cho cha Giám tỉnh khỏi bệnh!

Đây là lúc rất đẹp và rất quan trọng! Cha ước ao lợi dụng dịp này để nói với các con những chuyện vững chắc. Cha mong chúng con chú ý. Vào lúc cuối, chúng con có thể nêu lên các câu hỏi để hiểu biết hơn về tình hình Tu Hội.

Kể từ khi bắt đầu có đặc sủng Don Bosco ở Việt Nam, thì trong Hội Thánh đã xẩy ra những chuyện quan trọng. Chúng ta có thể kể ra: Công Đồng Chung Vaticanô II, Bốn Tổng Tu Nghị lớn Salêdiêng mà chúng con đã không thể tham dự vào các tổng tu nghị này. Quan trọng là chúng con hiểu một tổng kết về những đường hướng xuất phát từ các biến cố này.

  1. Món quà lớn nhất Thiên Chúa đã ban cho giờ phút lịch sử của chúng ta là Công Đồng Chung Vaticano II. Cho nên việc biết Công đồng tốt hơn, đọc các tài liệu công đồng là một bổn phận của thới gian tương lai. Công đồng đã cho chúng ta tái suy nghĩ về Hội Thánh là gì, về sự hiện diện của mầu nhiệm của Thiên Chúa trong đời sống con người. Hội Thánh là thân thể của Đức Kitô giữa các dân tộc. Giờ đây, tất cả các Kitô hữu, và cách riêng những người thánh hiến, phải tiếp tục đi theo con đường nêu chứng tá cho mầu nhiệm này. Do vậy, chúng ta là những người tu sĩ thì buộc phải biết làm chứng tá cho mầu nhiệm của Giáo hội và của Chúa Kitô. Để thöïc hiện điều này, đây là lần thứ nhất tất cả các Tu Hội đều đã thực hiện các tổng tu nghị đặc biệt để tự canh tân. Chúng ta các người Salêdiêng đã thực hieän tất cả bốn tổng tu nghị XX, XXI, XXII và XXIII. Tổng tu nghị thứ nhất trong số này kéo dài 7 tháng. Trên hai trăm Salêdiêng khắp thế giới đã chuẩn bị, đã thảo luận và đã viết các tài liệu canh tân. Tiếc rằng khi ấy không có một Salêdiêng Việt Nam nào tham dự. tuy nhiên các Salêdiêng Việt Nam đã muốn biết và thực hành nỗ lực canh tân của Công đồng này. Như vậy về Hội Thánh Công đồng hơn là nói đến như một xã hội, thì lại đào sâu Mầu Nhiệm Hội Thánh. Cũng vậy các tổng tu nghị trên không hơn là nói đến Tu Hội, thì nói nhiều về ñaëc sủng: chúng ta là một ñaëc sủng. Điều đó có nghĩa là Chúa Thánh Thần đã kêu gọi chúng ta để trở thành một hồng ân cho Hội Thánh theo tinh thần của Don Bosco, Đaáng Sáng Lập. Và những gì là đặc điểm của đặc sủng này, thì các con sau các tu nghị này có thể nói là chúng đều được tìm thấy được viết lên trong Hiến Luật. Vậy thì quan trong là phải biết và thực hành các Hiến luật, và tại đây chúng ta muốn trình bày một số các yếu tố mang tính cách chiến lược.

Trước hết đó là GIAO ƯỚC CÙNG thiên chúa, tình bạn hữu cùng Chúa Kitô.  Trong việc tuyên khấn tu trì chúng ta thực hiện giao ước cùng Thiên Chúa. Chính Ngài kêu gọi chúng ta, ban cho chúng ta Thần Khí còn chúng ta thì dâng hiến mình chúng ta cho Ngài. Nhưng điều này không phải là một hành vi làm vào cuối năm nhà tập. Đây là một tư thế trường tồn của toàn thể cuộc sống. Do vậy điều chính yếu mà chúng ta phải chăm sóc hiện nay là tình bạn cùng Chúa Kitô. Làm sao để chúng ta chăm sóc cho tình bạn này? Đó là chúng ta lắng nghe lời Chúa Giêsu Kitô, tham dự Thánh Thể là hành vi lớn lao nhất của Chúa Giêsu Kitô, năng tham dự bí tích thống hối là nơi Chúa Giêsu tha thứ các thiếu sót và vun trồng lòng suøng kính Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô.

Đây chính là đặc điểm thứ nhất của đặc sủng chúng ta: Tình bạn cùng Chúa Giêsu Kitô, giao ước cùng Thiên Chúa. Các trẻ em nhìn lên chúng ta, dân chúng thấy chúng ta và họ buộc phải thốt lên đây chính là một người bạn của Chúa Giêsu Kitô, một môn đệ của Ngài. Không có một chính phủ nào có thể cấm đoán thứ tình bạn hữu này. Chúng con hiểu chứ?

  1. Yếu tố thứ hai của đặc sủng chúng ta m
  2. m
  3. m
  4. m
  5. m
  6. m
  7. m
  8. m

BÀI NÓI CHUYỆN TẠI TẬP VIỆN

TRONG THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI
TẠI TẬP VIỆN BA THÔN

Chúng ta đang cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho ơn gọi. Có biết bao nhiêu thanh thiếu niên được Chúa kêu gọi và các Kitô hữu thuộc các gia đình Việt Nam tham dự. Chúng ta muốn dành một tầm quan trọng to lớn cho cuộc cử hành Thánh Lễ này. Trước hết chúng ta muốn nhớ đến Hội Thánh Việt nam. Thiên Chúa đã yêu mến Hội Thánh này với tình yêu đặc biệt, đã tặng ban cho Hội Thánh này biết bao nhiêu vị tử đạo. Tử đạo là một ơn ñặc biệt của Thiên Chúa. Và trong lịch sử, việc tử đạo là hạt giống sinh ra các Kitô hữu. Vậy chúng ta muốn cầu nguyện cho Hội Thánh Việt Nam đã được tô điểm bằng biết bao vị tử đạo, để Hội Thánh Việt Nam có thật nhiều ơn gọi. Còn biết bao dân chúng chưa biết Chúa Giêsu Kitô, và còn cần các tông đồ để làm cho họ nhận biết Ngài, bởi Chúa là người bạn cứu chuộc con người. Chúng ta còn muốn cầu nguyện cho các gia đình Việt Nam, vì ơn gọi thường phát sinh trong các gia đình Kitô hữu. Khi một gia đình thực sự là Kitô hữu, Thiên Chúa tặng ban cho gia đình đó biết bao ơn gọi. Vậy chúng ta phải cầu nguyện để có thật nhiều gia đình sống tốt đời sống Kitô hữu. Tất cả chúng ta nhận được ơn gọi đều hết lòng tri ân nhớ đến các cha mẹ và gia đình chúng ta. Chúng ta còn phải cầu nguyện cho các ơn gọi của gia đình Salêdiêng chúng ta, gia đình của cha thánh Gioan Bosco. Hiện diện ở đây có người là con Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, có người thuộc nhóm khác. Chúng ta phải kêu xin cùng Chúa ban cho ta thật nhiều ơn gọi, vì còn có rất nhiều thanh thiếu niên Việt nam chưa biết Chúa Giêsu Kitô. Hơn nữa, tất cả các người Salêdiêng trẻ này còn có một giấc mơ lớn ấp ủ trong lòng: Đó là tiến bước trong hành trình tông đồ ra miền Bắc, không những tới Hà Nội mà thôi, mà còn tới cả Côn Minh thuộc Quảng Tây, cho đến Bắc Kinh, nơi có một chiếc cầu lớn đang đợi họ. Chúng ta ước muốn và kêu xin cùng Chúa để thay vì có 8 tập sinh ở đây, sẽ có tới ít là 30 tập sinh. Và tất cả vì tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô, để phục vụ biết bao nhiêu thanh thiếu niên còn chưa biết Chúa Kitô. Các con thấy đó, nếu chúng ta cầu nguyện, Chúa sẽ giúp Don Bosco kéo ra những ơn gọi từ tảng đá này[239]… và làm lay động tảng đá kép từ đó mỗi ngày một ơn gọi. Chúng ta quả có những lý do thật quan trọng để sốt saéng tham dự Thánh Lễ. Chúng ta tạ ơn Chúa vì các ơn gọi Ngài đã ban cho chúng ta, ban cho Hội Thánh Việt nam, ban cho các gia đình Kitô hữu và ban cho Don Bosco. Và chúng ta xin Chúa còn ban thêm nhiều hơn nữa. Xin Mẹ Maria rất thánh chuyển cầu và trợ giúp chúng ta. Amen!

CHA VIGANÒ VỚI VIỆT NAM

Cha Edigiô Viganò người đã ra lệnh cho cha Anrê Majcen viết Lịch Sử Lúc Ban Đầu của công cuộc salêdiêng tại Việt nam, đã nghĩ về Việt nam như thế nào? Chúng tôi xin đưa vào phần kết này cuộc kinh lý lịch sử của cha Bề Trên Cả Viganò thực hiện lần đầu tiên kể từ ngày Miền Nam Việt nam được giải phóng. Nhiều điều cha tiên báo nay đã được thực hiện. Và sự trân trọng của cha Viganò đối với lịch sử Salêdiêng Việt Nam quả laø một sự kiện Chúa Quan Phòng dành cho các hội viên sau này, khi họ biết nhìn và học hỏi những vị thầy đã can đảm khai sáng cho tiền đồ Salêdiêng hôm nay.

Đây là những lời ghi lại rất trung thành tất cả những gì cha Viganò đã nhắn nhủ Salêdiêng Việt Nam trong cuộc kinh lý của ngài.

HUAÁN TỪ CHO CÁC TẬP SINH

Thật tuyệt vời được ở với các người trẻ nhất trong tỉnh dòng Việt Nam. Nhà tập là cái nôi của tỉnh dòng, rồi sau đó là những người đã chín chắn hơn trong ơn gọi ở nhà Đà Lạt. Thật là một mùa gặt các ơn gọi. Chúng ta hy vọng là kết quả mùa gặt ơn gọi này rất hữu hiệu. Trong cái nôi của ơn gọi này, chúng ta hy vọng là kết quả sẽ rất tốt đẹp. Trong cái nôi của các ơn gọi Việt Nam này, có những chuyện đẹp và những nét riêng sau:

Nhưng trước tiên chúng ta muốn nói tới thánh đường Don Bosco ở Ba Thôn này: Nó diễn tả toàn bộ những giá trị và những kế hoạch của đặc sủng của Don Bosco trong cái quang cảnh trình bày một Nhà Tạm diễn tả một biểu tượng tuyệt đẹp: Cha đang nghĩ đến trí tưởng tượng của một nhà sư: ở đó có âm dương vào tạo thành một ngọn lửa với ba vòng tròn để trở thành một trái tim. Nó lập tức khơi dậy ý muốn thực hiện một cuộc chiêm niệm về Thánh Thể – chất chứa Mầu nhiệm Ba Ngôi chöùa đựng trong bí tích này. Thế rồi cho vị linh mục chủ tọa thánh lễ, thì ngài nhìn thẳng xuống phía cuối nhà thờ hiện lên sừng sững bức tượng Don Bosco. Cha chưa hề xem thaáy trong khắp thế giới một bức tượng Don Bosco trình bày ý nghĩa giấc mơ 9 tuổi của ngài trên một tảng đá nơi có Don Bosco, rồi quanh ngài là các con chiên. Trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày Don Bosco qua đời (1888-1988), tại bàn thờ của Don Bosco [tại Becchi] có các Giaùm mục và các Hồng Y Salêdiêng qui tụ xung quanh Bề Trên Cả, có các nhà ảo thuật đến từ xứ Piêmont quê hương của Don Bosco. Thay vì dâng những lời cầu nguyện, các nhà ảo thuật đã thực hiện caùc trò ảo thuật để tôn vinh Don Bosco. Các nhà ảo thuật này mang tới một cái mũ và rồi đột xuất các con chim câu bay tới, lượn quanh, rồi họ mang một chiếc lồng với hai con chim bồ câu, nhưng từ chiếc loàng đó họ kéo ra moät con thỏ, và chúng ta thì có mặt nơi đó, chỉ cách đó có bốn bước thôi, nhưng chúng ta không khám phá ra trò ảo thuật của họ đã thực hiện qua mánh khóe nào. Các nhà ảo thuật rốt cuộc muốn cha nói lên mấy lời từ phía bàn thờ: Cha lúc đó như caûm thấy Don Bosco gợi ý cho cha rằng cần phải khen ngợi các nhà ảo thuật này. Thế là cha đã nói rằng cha không có thể làm một trò ảo thuật như Don Bosco đã làm là kéo ra những con chiên từ những con vật hung dữ. Vậy ñaây là một phút giây mà cha nhớ lại tất cả câu chuyện này. Các con cũng phải thực hiện trò ảo thuật này: đó là lối ra từ những lũ trẻ xem ra có vẻ ñaùng thương này, mà biến hóa chúng thành những ơn gọi và những Kitô hữu tốt lành. Cha chúc tất cả những anh em lên đường về Đà Lạt một chuyến đi vui vẻ, và cha cũng muốn lên đường về Đà Lạt với họ, nhưng cha không thể lên đó được, cha chỉ biết chúc mừng cho họ một chuyến đi thật vui vẻ. Còn bây giờ cha xin chúng con chuẩn bị tai của mình để nghe những lời em ái nhất  từ những người tới thăm các anh em: Nào hãy lắng nghe, khi ở đó có những con ngöïa, thì con lừa cầu nguyện! Nhân danh bạn, nhân danh toâi, chúng tôi chúc bạn một ngày lễ thật vui tươi. Oh listen, when there are horses, the donkey pray! In the name of Rt – In the name of F., we wish all the Josephs a very happy Feast!

NÓI VỚI CÁC THỈNH SINH TẠI NHÀ CẦU BÔNG

Cha nói con số mười anh em thỉnh sinh chúng con thật là đẹp. Sáng này cha đã nói chuyện với các tập sinh và hậu tập viện. Bây giờ cha nói với các thỉnh sinh. Các con tất cả đều có những khuôn mặt đẹp và tươi tắn, giống như những khuôn mặt của các tập sinh. Để làm thỉnh sinh, cần phải có một số những phẩm chất: Thứ nhất là phải biết và yêu mến Chúa Giêsu Kitô, nhất là phép Thánh Thể, bởi vì là người Salêdiêng có nghĩa là trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Thứ hai: biết và có thiện cảm đối với Don Bosco: Là Salêdiêng chính là thế đấy. Ngày nay trên thế giới có trên 600 tập sinh. Kế đến phải vui tươi: bởi vì đời sống salêdiêng phải thật sự vui tươi, thấm tình huynh đệ và tuyệt vời. Rồi phải có khát vọng làm việc cho các thanh thiếu niên, sống với các thanh thiếu niên, luôn biết làm việc cho tương lai của giới trẻ. Tương lai của Việt Nam không phải là một ý thức hệ, nhưng là những người trẻ. Thứ tư: Cần phải có lòng tin tưởng, phó thác, chân thành cùng cha giám đốc, bởi vì ơn gọi là một ơn của Chúa và cần phải chắc chắn là mình đã nhận được ơn đó. Bốn điều trên các con phải nhớ kỹ.

Các con có muốn một vị quan thầy vững chắc cùng đi với chúng con chăng? Các con có thánh Giuse. Thánh giuse đã chăm sóc ơn gọi của Chúa Giêsu Kitô. Khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi, ở lại trong đền thờ, Thánh Giuse cùng Đức Mẹ đã đi tìm Chúa. Ngài đã khám phá ra rằng ơn gọi của Chúa Giêsu còn vượt xa điều ngài đã tưởng nghĩ đến.

Vì Chúa Giêsu đã nói cùng Đức Mẹ và thánh Giuse rằng: Cha Mẹ không biết con phải thi hành những chuyện của Cha con sao? Với sự giúp đỡ của Giám đốc và sự bảo trợ của thánh Giuse, các con có thể khám phá ra ơn gọi đích thật còn cao quí hơn mọi tình yêu nhân loại.

Con được bao nhiêu tuổi? 20, 21, 28 tuổi ư?…

Vậy các tập sinh này đến từ đâu? Các con có các ơn gọi từ đâu? Từ các cộng thể Salêdiêng à? Như cha đã nói với cha tập sư, và với tất cả các Salêdiêng nữa: cần phải tìm cho được 30 tập sinh. Và do vậy cần phải tìm cho được 35 đến 40 thỉnh sinh. Thánh Đaminh Saviô ít tuổi hơn chúng con. Chỉ mới 15 tuổi. Nhưng ngài đã muốn trở thành Salêdiêng. Do đó ngài đã làm thánh. Vậy có nghĩa là ta có thể trở thành thánh trước khi vào tập viện. Tốt lắm. cha muoán để lại cho chúng con một kỷ niệm: Cha thấy chúng con đã có kỷ vật của Don Bosco. Vậy bây giờ cha để lại cho chúng con kỷ niệm của Saviô. Các con hãy trở nên thánh, hãy là bạn của ChúaGiêsu Kitô. Trở nên thánh nghe, chứ đừng vào nhà tù nhé. Tốt quá, chúng ta đã gặp gỡ nhau, chúng ta hầu như đã biết lẫn nhau. Cha cầu nguyện cho ơn gọi của các con, các con hãy cầu nguyện cho việc phục vụ gia đình Salêdiêng của cha.

NHẮC NHỞ PHẢI YÊU MẾN THÁNH GIUSE

Chính Don Bosco đã dạy chúng con yêu mến Chúa Giêsu và Đức Mẹ như thánh Giuse đã yêu mến. Vậy các con hãy giữ trong lòng kỷ niệm này: thánh Giuse là vị thánh vĩ đại nhất sau Đức Mẹ. Chúng ta phải biết bắt chước Ngài trong khi yêu mến Chúa Giêsu và Đức Mẹ thật nhiều.

Đó là kỷ niệm cha để lại cho các con, và cha chúc mừng các con: Các con hãy nói cho cha mẹ của giáo xứ này rằng các trẻ trai và trẻ nữ của giáo xứ này thật kyø diệu. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đọc một kinh kính mừng và cha chúc lành cho các con.

LÒNG SÙNG KÍNH THÁNH GIUSE

Ngài đã dành trọn vẹn đời Ngài để phục vụ Chua Giêsu và Đức Mẹ. Bởi đó Ngài là quan thầy của tất cả Hội Thánh toàn cầu. Và trong các Hội Thánh địa phương, thánh Giuse đặc biệt yêu mến Hội Thánh Việt Nam. Tại đây, các con là những người được thánh Giuse đặc biệt yêu mến. Vậy cha đến chào thăm các con ngay chính trong buổi lễ của người bạn của các con là thánh Giuse. Hãy cố gắng bắt chước thánh Cả Giuse và chúng con sẽ trở nên bạn của Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Và đây là lời khuyên của Don Bosco: Ngài khuyên chúng con hãy luôn luôn sống trong vui tươi.

NHỎ VỚI CÁC EM NHỎ

Chúng con có những đôi mắt tuyệt quá! Các con khá thông minh. Cha rất sung sướng được đến dây. Don Bosco sẽ sung sướng biết bao nhiêu khi thấy các trẻ em Việt Nam tốt lành như chúng con. Vui tươi nhé. Hãy sống tốt lành, chăm chỉ, mau mắn giúp đáp traû và biết cầu nguyện. Các con có biết làm các chuyện này chăng? Thừa cha có!… Tốt lắm. Cha chúc möøng các con.

Cha muôn xem một em thông minh nghe. Con, đến đây. Hôm nay là ngày lễ gì?

-Thừa cha, lễ thánh Giuse.

– Tốt lắm. xin thưởng cho em một cái kẹo nhé!

Một vị thánh thật tốt lành. Thiên Chúa đã chọn ngài làm bạn canh giữ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Chúa thaät thông minh khi ngài đã thực hiện một sự chọn lựa hết sức tốt đẹp. Điều ấy có nghĩa là thánh Giuse là một con người kỳ diệu mà Chúa đã tìm thấy đề làm bạn Đức Mẹ Maria và người gìn giữ Đức Giêsu Kitô. Và chúng con xem này: Đức Mẹ và thánh Giuse không phải là những người qua đi như những kẻ đã chết ở trong nấm mộ ở nghĩa trang, trái lại các ngài chắc chắn phải sống lại và sống mãi. Chúa Giêsu và Đức Mẹ luôn sống động và dõi theo chúng ta, và các ngài đã lên trời. Vậy thật chính đáng việc thánh Giuse làm người bạn và canh giữ của Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Có nghĩa là…..

BÀI NÓI CHUYỆN VỚI GIỚI TRẺ QUI TỤ LẠI ĐỂ MÙNG 150 NĂM SINH NHẬT CỦA ĐAMINH SAVIO

Các bạn trẻ thân mến!

Hoan hô Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu là mặt trời của chúng con. Chỉ có những người già mới đi vào bóng tối thôi! Chúa Giêsu yêu mến các con. Chúa Giêsu Kitô sống động. Chúa Giêsu đã để lại cho các con các tông đồ để hướng dẫn các con. Chúa Giêsu đã ban tặng cho các con Don Bosco là bạn của các con. Don Bosco dạy các con hãy sống luôn luôn vui tươi, làm việc cho tha nhân và xây dựng một xã hội ngày càng công bình vaø đầy tình huynh đệ hơn. Vậy các con hãy trung thành với Chúa Giêsu Kitô và là những người bạn hữu của Don Bosco.

Hoan hô mặt trời!

Các bạn trẻ thân mến! Các bạn là niềm hy vọng của tất cả chúng tôi. Các bạn là niềm vui và là niềm hy vọng của Hội Thánh. Dưới sự hướng dẫn của các Đấng kế vị các tông đồ, là những người cha và hướng đạo của chúng ta trong đức tin. Thật là tuyệt vời với biết bao các Đức Giám mục đang nhìn số đông giới trẻ như thế. Cá cng2i không ở trong nhà thờ, mà ôû ngoài trời, vì một tình yêu lớn lao dành cho các con…

Chúng ta đang ở đây để nhìn về một người bạn trẻ như chúng con, Đaminh Saviô. Cả thế giới tôn kính người bạn trẻ đó, vì anh là một vị thánh. Sự thánh thiện không thuộc riêng về các nữ tu, các người tu kín, các đan sĩ, aån tu, các vị tử đạo, nhưng được dành cho mọi người. Caû các con là những bạn trẻ, các con được Thiên Chúa kêu gọi tới sự thánh thiện như Đaminh Saviô. Vì lý do đó, các con là niềm vui, là niềm hy vọng của Hội Thánh.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thiết lập một ngày giới trẻ. Ngày lễ giới trẻ đầu tiên ngaøi đã cử hành tại Rôma, rồi ở San Diego, ở Ba lan. Vaøo tháng tám năm nay, hằng ngàn hằng ngàn bạn trẻ sẽ tới thành phố Denver ở bang Colorado bên Mỹ. Các bạn trẻ được kêu mời để suy gẫm về câu sau đây của Tin Mừng: “Thầy đến để mang lại sự sống và là một sự sống dồi dào!” Chúa Giêsu là người bạn và là sự sống của chúng ta. Không chỉ là sự sống của thề xác này, một sự sống sẽ kết thúc cùng với cái chết, nhưng là một sự sống bất tử ở bên trong trái tim chúng ta, mà chúng ta gọi là tình yêu. Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết sự sống của Tình Yêu. Mọi sự sẽ qua đi, kể cả một số nhân đức, nhưng tình yêu sẽ tồn tại luôn mãi. Vậy chúng ta phải học cùng Chúa Giêsu để biết tình yêu là gì. Và Đaminh Saviô dạy cho chúng ta biết một cách thực tế, bởi chính Đaminh Saviô đã học cùng Chúa Giêsu để biết yêu mến. Đaminh Saviô đã dạy chuùng ta điều gì qua các gương lành của ngài?

  1. Thứ nhất: Phải là bạn hữu của Chúa Giêsu vaø Đức Mẹ Maria, thường xuyên lui tới cùng Thánh Thể vaø có lòng sùng kính Đức Mẹ.
  2. Thứ hai: Hoàn thành trong tất cả mọi ngày những bổn phận của mình, tại nhà, tại trường học, khắp mọi nơi mình sống. Chuyện đó không phải là điều dễ dàng, nhưng Đaminh Saviô đã bền bỉ thi hành bổn phận mỗi ngày, các bổn phận của riêng mình.
  3. Thứ ba: Làm điếu tốt lành cho những người khác. Đó là qui tụ lại cùng nhau như những người bạn tốt để làm ích lợi cho tất cả mọi người, sống quảng đại vaø hy sinh, coi chuyện làm việc thiện là niềm vui của riêng bản thân mình và laø niềm hy vọng của minh. Tất cả các con đều được mời gọi để làm chuyện đó.

Chắc chắn là sang tháng 8, các con sẽ không đi Denver. Thật ñaùng tiếc. Đúng vậy, tất cả các con cũng như cha sẽ chằng đến đó, nhung tất cả chúng ta sẽ cùng dõi theo ĐứcThánh Cha để kết hieäp mình với các bạn trẻ Kitô hữu của thế giới tới được nơi đó và chúng ta tất cả cũng tiếp nhận từ Chúa Giêsu sự sống dồi dào, sự sống đời đời, có nghĩa là chúng ta cùng học với Chúa Giêsu để thực sự sống yêu thương mọi người.

Trong thánh lễ này chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì các bạn trẻ và chúng ta kêu xin Chúa cho các bạn trẻ chúng con được là những Kitô hữu tốt trong khi học yêu mến như Đaminh Saviô đã yêu mến.

LỜI KẾT THÚC NGÀY HỘI GIỚI TRẺ

Cha rất bằng lòng thấy cha Giám tỉnh mặc áo vua, và thấy cho Tôma[240] mặc áo nữ hoàng, còn cha thì mặc áo người con bé bỏng của họ.

Các con thật tốt lành. Cả một ngày tuyệt đẹp. Bây giờ các con mệt nhu vua rồi. Cha sẽ nói về các con trong khắp thế giới. Các con phải trở về nhà với trái tim tràn đầy niềm hy vọng. Các con là niềm vui và niềm hy vọng của Hội Thánh và của Tổ Quốc. Cha cám ơn các con và sẽ cầu nguyện cho các con. Các con hãy đọc kinh Kính Mừng và cha ban phép lành cho các con.

“Xin Phép lành của Thiên Chúa tràn xuống trên các con và mọi người các con thương mến” Amen!

Chúng ta đã qua một ngày tròn mà các con là những nhân tố chính trong công cuộc chuẩn bị và đón tiếp các Đức giám Mục. Cha khen ngợi các con. Ngày hôm nay xứng ñaùng làm thay đổi bộ mặt của Don Bosco. Chúng ta đã làm ngài hài lòng, mỉm cười, chứ không phải làm cho ngài khiếp hãi Đứng là một ngày tràn đầy niềm vui Salêdiêng. Tại đây hiện diện vị chủ tịch Hội Đồng Giám mục cùng với các Giám mục khác. Vâng, cần phải tỏ cho các ngày thấy rằng ơn Gọi salêdiêng là cho giới trẻ. Các con đã làm điều ấy. Trong khi các đại diện của chính quyền dân sự đi qua nơi đây, cha đã nhận thấy rằng các thanh thiếu niên rất hài lòng, ổn định, không rối trật tự. Chính quyền phải nhìn nhận rằng những người Salêdiêng làm ích cho đất nước. Và rồi tất cả chúng ta nữa, gồm các sơ, các Kitô hữu, tất cả đều hài lòng thấy coù biết bao nhiêu là giới trẻ, một giới trẻ tràn đầy ý thức tôn giaùo của ngày lễ, một giới trẻ đầy niềm vui và sáng kiến trong thể thao, vào những giờ phút tại sân vận động, một giới trẻ hiếu học và thông minh trong các trò chơi buổi chiều, một giới trẻ đầy tràn sức khỏe, biết hãm mình hy sinh, ăn ít… Thật là một ngày tuyệt đẹp.

Chúng ta từ xa cứ nghĩ rằng Việt Nam như một nơi tù túng. Tại đây, chúng ta thấy không khí rộng mở, trong tự do, dù ít dù nhiều, và trong niềm hy vọng. Do đó chúng ta có thể coi đây là một ngày lịch sử cho tỉnh dòng của các con. Lịch sử này, các con là những nhân chứng và lịch sử này phải làm thay đổi bộ mặt của Don Bosco.

Rồi còn một câu chuyện nữa: 150 năm ngày sinh nhật của Đaminh Savio cho thấy chiều kích độc đáo của khoa sư phạm của hệ thống giáo dục dự phòng. Các nhà tư tưởng và thần học nghĩ rằng không thể có một sự thánh thiện cho các thanh thiếu niên. Ngược lại Giáo Hội đã phong thánh cho Đaminh Saviô. Chúng ta đợi chờ biết bao nhiêu người trẻ Việt nam tới với buổi lễ để chứng tỏ rằng họ là những Kitô hữu. Một điều cha chắc chắn là ngay này và cả ngày hôm sau nữa quả là những ngày lịch sử. – cha Giám tỉnh của anh em đã mệt nhoài. Anh em đã làm chuyện tốt là tấn công ngài. Cùng nhau chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì một ngày tuyệt hảo và đẹp như thế này!

BÀI NÓI CHUYỆN VỀ ĐÀO LUYỆN

Sau thời kỳ hậu tập viện, các hội viên trẻ có hai năm tập vụ. Vậy chúng ta hãy đối thoại cùng nhau để tìm hiểu về công việc đào luyện. Bởi lẽ việc đào luyện là một tiến trình tăng trưởng thống nhất của một sức sống duy nhất đang lớn lên töø möùc nhỏ bé sang tới mức lớn mạnh, nên chúng ta nói đến các giai đoạn, các bước hay các thời điểm đào luyện với những nét ñaëc trưng riêng. Thế nên nhà tập có nét riêng của nó, thời hậu tập viện có nét riêng, thời thần học có nét riêng. Mục tiêu của các bước này vẫn luôn là tiến tới cuộc sống như Don Bosco đã sống. Chúng ta hãy cố gaéng nhận định xem phải bắt chước Don Bosco thế nào tại tập viện, trong thời hậu tập viện, trong tập vụ và trong thời thần học.

  • Vậy ta bắt chước Don Bosco thế nào trong tập viện?

Ở đây việc linh hướng được thực hiện từng người một giữa tập sinh và tập sư. Don Bosco trong thời tuoåi trẻ ưa thích và theo đuổi việc linh hướng. Một tập sinh mà không biết mở lòng mình ra cho tập sư, thì không làm nên gì cả. Tập sư phải trong mức độ có thể nhận xét được là người tập sinh với ơn Chúa giúp có thể sống đức vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh. Thế rồi tập sư cũng phải biết liệu mỗi tập sinh có muốn làm việc chăng? Bởi vì kẻ lười biếng không thể làm người Salêdiêng được. Rồi phải xem xem tập sinh đó có khả năng sống như một người anh em giữa những anh em của mình trong cộng thể, chia sẽ niềm vui với những người khác, bởi lẽ đời sống Salêdiêng mang tính chất thông hiệp, chia sẻ. Đấy chính là bí quyết của việc đào luyện tại tập viện. Nó giúp cho tập sinh biết được một cách chính xác rằng đời sống Salêdiêng hệ tại những gì. Cho nên tập sinh phải đối thoại với tập sư, học hỏi Hiến Luật. Chúng con có hiến luật bằng tiếng Việt chưa? Có rồi chứ. Tốt lắm.

  • Trong giai đoạn hậu tập viện, thì người hội viên phải học biết Don Bosco như thế nào? Cứ giả thiết là người hội viên đã qua năm nhà tập tốt đẹp đi. Vậy anh đừng quên lãng nền đào luyện tại tập viện, mà phải tìm cách làm cho nền đào luyện ấy được taêng trưởng. Chúng ta có thể nói thời tập viện chỉ hoàn tất với việc khấn trọn đời. Có nghĩa là người hội viên đang được đào luyện phải lo biện phân luôn mãi để nắm bắt mình phải bắt chước Don Bosco như thế nào, để xứng đáng khấn trọn đời.

           Don Bosco là một thầy tư giáo trẻ thông minh, có khả năng dấn thân hết sức quảng đại vào việc học hành, ngay cả học thêm cả các bộ môn mình phải học trong cả kỳ nghỉ hè nữa, và rất thành công trong các cuộc thi cử. Nhưng điều đó người hội vieân trẻ không cần bắt chước Don Bosco! Nhưng để biết mình phải bước đi theo ơn gọi của mình ra sao, thì người ấy phải dấn thân học trong tất cả mọi môn học đem lại cho mình sự chín chắn trong khả năng sư phạm của mình. Từ thời Don Bosco cho đến này, các môn khoa học dành để hiểu biết về con người đã tăng triển rất nhiều và được triển khai thành các môn khoa học giáo dục rất đòi hỏi. Vậy nên người Salêdiêng phải đáp ứng được cho các đòi hỏi trở nên một con người có đủ khả năng học hành. Thời hậu tập viện nào mà trong đó người hội viên trẻ không thực sự học hỏi, thì chẳng ích lợi gì cả. Nhưng ta cần phải nhấn mạnh là mình học là để trở thành nhà giáo dục, chứ không phải để trở thành một triết gia. Những người Salêdiêng trong Hội Thánh không phải là những nhà tư tưởng lớn, mà là những nhà giáo dục hay sư phạm lớn. Ngày nay để canh tân Hội Thánh, thì cần phải nắm vững phương pháp luận thi hành việc mục vụ, sao cho khả năng mục vụ của mình ngày một lớn lên. Hiện nay học viện Đà Lạt của chúng con do ai điều hành? Bởi người ngoài hay bởi các Salêdiêng? Vậy nếu các Salêdiêng là người điều hành, họ hãy đi theo những đường hướng lớn của việc huấn luyện đã được cô đọng lại trong cuốn Thủ Bản Đào luyện. Và để cho việc đào luyện này giúp người Salêdiêng trở thành nhà giáo dục, nên người tông đồ, chứ không chỉ nhà khoa học, thì trong thời đào luyện hậu tập viện, hội viên hậu tập viện cũng cần được thực thi công tác tông đồ giới trẻ.

Cha muốn hỏi thăm xem công tác tông đồ của các hội viên hậu tập viện tại học viện Đà Lạt như thế nào?

Họ có ít dịp gặp giới trẻ phải không? Chúng ta hãy cố gắng bổ khuyết những gì còn yếu keùm về việc học hỏi và thực hành công tác tông đồ này. Thế rồi việc chuẩn bị họ cho thời tập vụ ra sao? Họ thi hành việc tập vụ ở đâu? Và laøm được những gì?

  • Thế còn việc đào luyện thần học thì sao? Anh em có được tham gia việc đào luyện thần học chung với các chủng sinh của giáo phận chăng? Hay anh em có trung tâm Salêdiêng? Có lẽ hiện này anh em giống như trường hợp tại nước Tiệp Khắc: Nói đến sách vở, thi cử, thì ai cũng cười? Vậy khi phong chức linh mục cho anh em thì giáo phận có đòi hỏi gì không? Có phải thi cử gì không? Họ tin ở các con à? Họ không đòi hỏi gì à?

Bây giờ chúng ta sẽ hỏi một cách cụ thể xem việc đào luyện thần học phải như thế nào nghe. Vậy anh em làm gì trong thời kỳ đào luyện này?

  • Thưa cha trong neàn đào luyện thần học, chúng con thực hiện việc chiêm niệm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
  • Nhưng mà việc chiêm niệm mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong thần học là điều thích hợp hơn với các anh em dòng Đaminh! Vậy cha trình bày rõ nét hơn nền đào luyện thần học của chúng ta nhé:

Chúng ta khai tâm vào thần học theo như Don Bosco mong muốn bằng việc đào saâu nhiệt tình mục vụ được diễn tả qua câu châm ngôn “Xin cho con các linh hồn, còn mọi sự khác xin Chúa cứ cất đi!” Dĩ nhiên việc chiêm niệm về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi luôn có giá trị cho tất cả mọi linh mục không phân biệt ai. Nhưng nét riêng của người Salêdiêng chính là huấn luyện mình để trở thành người tông đồ, và rèn đúc nhiệt tình mục vụ của mình để thực hiện ơn cứu rỗi giới trẻ. Đây cha lấy ví dụ qua câu chuyện khôi hài về cuộc đối thoại giữa ba người tu sĩ dòng Tên, dòng Đaminh và dòng Salêdiêng. Họ đang họp nhau lại và bắt đầu nói chuyện với nhau về các đề tài thần học. Nhưng thình lình điện bị tắt. Vậy tu sĩ dòng Teân đề nghị: Chúng ta có thể bắt đầu thảo luận với nhau trong bóng tối về sự dốt nát và về nhu cầu phải giáo dục  tốt các lãnh đạo tương lai của xã hội. Còn tu sĩ Đaminh thì nói rằng điều quan trọng hơn cần phải thảo luận về việc ngôi hiệp trong đó bản tính nhân loại và thiên tính của ngôi Lời kết hiệp với nhau như thế nào ở nơi Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói đến đây là “contemplatione trinitaria nell’ incarnazione” (việc chiêm niệm Chúa Ba Ngôi trong việc nhập thể). Và trong khi họ thảo luận với nhau, thì ánh sáng của bóng ñeøn lại sáng lên. Khi đó tu sĩ Đaminh nói với tu sĩ Salêdiêng: Thế anh nói gì về chuyện này? Tu sĩ Salêdiêng mới hỏi lại: Bạn nói cái gì hả? Tôi muốn nói bạn góp ý kiến về mầu nhiệm nhập thể. Người Salêdiêng mới trả lời: À, tôi hiểu rồi. Lúc đó tôi không ở đây. Thấy tắt điện, tôi vội chạy đi sửa lại công tắc để cho đèn điện baät sáng trở lại.

Vậy liên quan đến việc chiêm niệm mầu nhiệm Ba Ngôi ư? Chúng ta phải nhấn mạnh là nơi con tim của người Salêdiêng phải có một chỗ lớn cho nhiệt tình tông đồ và đấy chính là mục tiên cao cả nhất của Don Bosco. Ngay cả người hội viên sư huynh Salêdiêng cũng phải bắt chước Don Bosco trong điều này. Tuy nhiên người Salêdiêng linh mục chính là người đem lại cung giọng cho toàn thể cộng thể của mình. Trong bất cứ một sự hiện diện Salêdiêng nào, như tại một trường dạy ngheà chẳng hạn, cung giọng diễn tả sức sống của nó vẫn luôn luôn là cung giọng mục vụ. Thế nên người đứng đầu công cuộc Salêdiêng luôn phải là linh mục.

Một trong các vấn đề tế nhị của công việc canh tân Tu Hội chính là ñieàu này: Tất cả sức lực của chúng ta kể từ thời nhà tập cho tới lúc kết thúc việc đào luyện phải luôn luôn tập trung vào linh đạo tông đồ.

Trong việc đào luyện liên tục để canh tân Tu Hội, mọi người đều phải tập trung vào cái gọi là trái tim của mỗi người Salêdiêng, mà chúng ta gọi là ơn duy nhất. Giữa hai trục:

Trục thứ nhất Trục thứ hai
–       Tình yêu Thiên Chúa

–       Sự kết hợp cùng Thiên chúa

–       Tình bạn với Chuùa Kitô

–       Việc cầu nguyện tức đối thoại với Thiên Chúa, với Đức Mẹ, với các Thánh

–       Tình yêu đối với giới trẻ

–       Sự quan tâm tới giới trẻ

–       Việc phục vụ giới trẻ

–       Sư phạm giới trẻ

–       Sự dấn thân cho giới trẻ.

Luôn có nguy cơ tách biệt hai trục này ra. Kết quả là Trực về Thiên Chúa trở thành việc chiêm niệm Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và loại tröø trục phục vụ tha nhân ra.

Hay ngược lại trực “chăm sóc cho giới trẻ” trở thành thuần túy thể thao, du lịch, sự giải trí gạt bỏ hoàn toàn Thiên Chúa ra ngoài.

Ơn duy nhất cho phép chúng ta sống hai trục này trong cõi lòng của mình: kết hiệp chúng lại trong kinh nguyện – kinh nguyện là đối thoại cùng Thiên Chúa. Chính trong những chuyện khác nhau là chúng ta tăng trưởng trong sự duy nhất của cuộc sống này – chẳng hạn trong thời hậu tập viện xuyên qua các việc học hành, dĩ nhiên là không phải học vì học, mà là để nhắm tạo khả thể cho mình làm việc thiện cho giới trẻ, và thứ linh đạo tông đồ này phải trở thành linh đạo giới trẻ, và linh đạo giới trẻ tới lượt nó phải có cái thông ban cho người khác. Đối với chúng ta linh đạo tông đồ phải trở thành linh đạo giới trẻ, tức là việc hiệp nhất cùng Thiên Chúa của chúng ta và việc nêu chứng taù cho các người trẻ phải dống lớn lên trong một linh đạo như thế. Chúng ta trong Hội Thánh đã đặt lên bàn thờ một người trẻ, và rồi tại sao không, chúng ta còn đặt cả những bạn trẻ Việt Nam lên bàn thờ chứ. Điều đó có nghĩa là chúng ta có một nền linh đạo để trao ban cho người khác. Các con biết Tổng Tu nghị XXIII không? Trong tài liệu của tổng tu nghị đó, chúng ta có cả một phần dành để trình bày về linh đạo giới trẻ.

Nơi nào có tự do, chúng ta thấy hiện lên những phong trào xã hội ở bên ngoài, chẳng hạn vào tháng tám năm ngoái tại Đồi Don Bosco tại Becchi nơi sinh trưởng của Don Bosco có 1500 thanh thiếu niên tại Âu Châu qui tụ về để học hỏi về linh đạo thể hiện trong vấn đề liên đới trong xã hội. Các Salêdiêng và các Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện cùng với biết bao các bạn trẻ đó.

Một ví dụ khác tại Mexicô. Tại đó, trong thánh phố Leon đã diễn ra một biểu hiện rất lớn của lòng sùng kính Don Bosco. Chúng ta cũng nói trong ngoặc đơn rằng lòng sùng kính Don Bosco lớn nhất diễn ra tại nước Panama: Trong tháng giêng kính Don Bosco, toàn thể quốc gia này hằng ngày lắng nghe trên Radio các bài giảng về Don Bosco…Riêng ngày 31 tháng giêng tại đó còn có cuộc rước Don Bosco với cả nửa triệu người tham gia.Sau Panama, phải kể thành phố Leon của Mexicô, và đây tại Thaønh Phoá Hồ chí Minh chúng ta tổ chức cuộc họp mặt của trên một ngàn thanh thiếu niên hôm vừa qua.

Vậy ở thánh phố Leon, cha đã đến đó và nói chuyện với 600 thanh thiếu niên do các Slaêdiêng và con Đức Mẹ Phù Hộ tập họp. Họ có một tuần học hỏi về linh đạo giới trẻ và cha phải trả lời suốt hai tiếng đồng hồ cho biết bao câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, và thực là một cuộc trả lời thi cử rất cam go cho cha trong suốt hai tiếng đồng hồ.  Thật là tuyệt với được chia sẻ về linh đạo giới trẻ cho các bạn trẻ. Sẽ tuyệt vôøi biết bao nếu một vài năm nữa tại Đà Lạt sẽ có 500 bạn trẻ qui tụ lại để trao ñoåi về mục vụ và linh đạo giới trẻ, như tại Xuân hiệp hôm nay đã có 1500 bạn trẻ qui tụ lại. Vậy ở Việt Nam mình cũng làm đấy chứ! Vậy chẳng phải là không bị cấm đoán sao?… Chúng con nói “chui” hở? Ồ dĩ nhiên với một cái cớ nào đó…Rồi với 1500 bạn trẻ, với nhưng bài diễn văn, những cuộc thao diễn đến từ tất cả các xứ salêdiêng… Đây chính là cao điểm của linh đạo giới trẻ đấy! Một linh đạo được lớn lên trong đời sống thường nhật, tổng hợp lại tất cả những điều của tất cả mọi ngày, được thi thố trong tình yêu Thiên Chúa.

Điểm chủ yếu và cá biệt chính là việc linh đạo giới trẻ này phát sinh từ thánh Phanxicô Salê, một linh đạo rất thức thời đối với dân chúng. Từ Thượng Hội Đồng các Đức Giám mục bàn về những người giáo dân này, chúng ta có được Tông  Huấn “Các người tín hữu giáo dân của Chúa Kitô”. Để diễn tả ý nghĩa của linh đạo này, Tông Huấn có trích dẫn một trang trong sách Filoteo của thánh Phanxicoâ Salê có liên quan đến linh đạo người trẻ của chúng ta. Do đó chúng ta phải là những chứng nhân và những người bảo vệ món quà mà Thiên Chúa đã ban cho dân chúng ngày nay, đặc bieät là cho các thanh thiếu niên.

Bây giờ cha có thể thấy rõ hơn các giai đoạn đào luyện của chúng con, chúng không được cởi mở và tự do như tại các nơi khác. Giai đoạn ở nhà tập thì rất giống với các nơi khác trên thế giới. Nhưng khi vừa mới lên đến giai đoạn hậu tập viện, thì chúng ta đã thấy không có sự tự do cho những thực hành tông đồ. Còn giai đoạn thần học thì phải làm chui. Do đó trong gi đoạn này quả có việc chiêm niệm mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi… Kế đến là giai đoạn đào luyện liên tục maø bây giờ chúng ta chưa nói đến. Vậy bí quyết của tất cả các giai đoạn đào luyện chính là ơn duy nhất đem lại cho chúng ta sự tăng trưởng luôn mãi. Linh đạo tông đồ, tư thế mục vụ, châm ngôn “Xin cho chúng con các linh hồn, còn những sự khác xin Chúa cất đi”: Anh em có nhôù không: Tổng hợp của tất cả các điều làm tăng trưởng luôn mãi đời sống Salêdiêng chính là câu “Xin cho chúng con các linh hồn, còn những sự khác xin Chúa cất đi”. Vậy luôn luôn chúng ta phải sống trong vui tươi, thân ái, huynh đệ, và không thể để cho mặt mình dài thườn thượt được. Vậy bây giờ cho để cho chúng con hỏi cha những câu hỏi.

– Xin cha cho chúng con biết về cách thức tổ chức việc học.

Liên quan tới việc học, chương trình của mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng trong học viện thần học, thì có hai cách khác nhau để tổ chức việc học: Một là chúng con có một trung tâm riêng để học các môn thần học, với các giáo sư Salêdiêng riêng. Tại trung tâm này có thư viện, với giờ lớp học, trong đó các Salêdiêng theo học với các giáo sư của mình. Còn có một loại trung tâm đào luyện linh mục khác gồm có một cộng thể các thầy thần học Salêdiêng theo học tại một phân khoa thần học của một đại học hay một chủng viện hay một trung tâm học viện liên tu sĩ. Các dòng tu thỏa thuận cùng nhau toång thể, rồi mỗi nơi gửi tới một hay hai giảng viên thần học. Các tu sĩ thuộc các dòng khác nhau tới học tại đó. Mỗi ngày ít là phải có 4 giờ học, để theo dõi bài học, ghi nốt, hỏi và đối thoại với thầy dạy của mình. Thế rồi họ thực hành bài nghiên cứu dựa trên các sách của thư viện v.v….

Thế rồi phải có thời gian học riêng tại nhà, ít là 3 giờ mỗi ngày, dựa theo bài dạy của các giảng viên. Rồi trong cộng thể có phụng vụ thánh, kinh nguyện cùng với nhau và các bài huấn đức của Giám đốc. Rồi mỗi tuần, vào thứ bẩy và Chúa Nhật, các hội viên đi tông đồ tại các nhà Salêdiêng hay các giáo xứ. Rồi cuối mỗi học kỳ đều có các cuộc thi cử nghiêm chỉnh và đòi hỏi. Sau đó lại bắt đầu  một lục cá nguyệt mới! Rồi trong kỳ hè họ trở về với tỉnh dòng của mình để Giám tỉnh sai họ đi làm việc tại những nhà nào đó.

Tuy nhiên cha cũng thấy những học viên chui như chúng con tại Tiệp Khắc. Các sinh viên thần học phải đi làm tại các công xưởng. Mỗi nhóm sinh viên này có một linh mục theo dõi và linh hướng.. Các ngày thứ baûy và Chúa Nhaät, họ học thần học bằng cách đi dã ngoại lên núi, tìm ở đó một mái nhà để sống cùng nhau để trải qua những năm học đầy khó khăn như thế. Trước khi họ bắt đ62u họp thành những nh1om được đào luyện như vậy, họ phải thề là sẽ không tiết lộ chuyện này với bất cứ những ai khác, không nói cho cả cha mẹ, hay các anh chị em của mình, và dứt khoát không cho một ai khác biết cả. Không ai được phép thấy họ là những học viên nhaèm trở thành linh mục. Đấy gọi là “Ratio studiorum Maxista” tức là thủ bản hướng dẫn đào luyện Mác-xít

  • Thưa cha về vấn đề đào luyện các sư huynh thì thế nào?

–   Chúng con đợi một chút, một chút nhé…Có một câu chuyện tiếu lâm giữa hai sinh viên thần học. Họ hỏi nhau: “Khác biệt giữa đặc sủng và trái banh ra sao?”. Trái banh đây ý muốn nói về sự lập dị cá nhân. Vậy chúng khác nhau làm sao?

Và một trong hai sinh viên thần học nói: đặc sủng là cái tôi có, còn tính lập dị là cái anh có! Vậy chúng ta cần có các hội viên sư huynh có những đặc sủng đích thực chứ không phải các thói lập dị.

Khi chúng ta nói đến việc cồ xúy ơn gọi Sư huynh Salêdiêng, vấn đề nền tảng chính là vấn đề mục vụ ơn gọi, tức là làm thế nào để tìm ra được các ơn gọi để họ vào nhà tập, rồi trở thành các Salêdiêng. Đấy là vấn đề nền tảng. Bởi đó chúng ta bàn đến việc đào luyện các ơn gọi dựa trên các hướng dẫn chính thức của Tu Hội, với những ý tưởng và qui luật rõ ràng cho cả thời kyø hậu tập viện cũng như thời tập vụ. Trước hết thời hậu tập viện, cả ứng sinh linh mục lẫn ứng sinh sư huynh đểu có chung những đặc tính của sự tăng trưởng ơn gọi. Tuy nhiên sang thời tập vụ, thì việc đào luyện sư huynh mang sắc thái riêng, bởi vì họ không học thần học như Hội Thánh đã qui định cho các ứng sinh linh mục, mà trái lại họ có theo học lớp đặc biệt để chuẩn bị cho họ được khấn trọn đời và để họ biết nhận thức các sự việc một cách chín chắn. Nhưng thực tế con số sư huynh mới tại mỗi tỉnh dòng rất ít ỏi, nên cần phải hướng đến một hoạt động đào luyện liên tỉnh dòng, kết hợp lại các nỗ lực của một nhóm tỉnh dòng khác nhau. Ví dụ như những năm vừa qua có một số sư huynh tham gia nền đào luyện tại các học viên liên tỉnh dòng trong vùng, cả trong thời hậu tập viện cũng như thời kỳ sau tập vụ. Tuy nhiên Giám tỉnh và Ban Cố vấn tỉnh cần phải theo dõi từng người một để họ vừa có thể học những môn chung với nhau, và đồng thời mội sư huynh cũng có thể theo các chuyên ngành khác nhau tại những trường lớp khác nhau.

  • Thưa cha, vấn đề cựu học viên thì tổ chức làm sao?
  • Thứ nhất: Tại các nước chuyên chính vô sảng, ví như trường hợp tại Đống Âu nơi chúng ta có 9 tỉnh dòng khác nhau, hội cữu học viên hay hội Cộng tác viên không được phép sinh hoạt vì chính quyền không chấp nhận những hoạt động hieäp hội giáo dân. Bây giờ mới chớm nở một chút các hoạt động hiệp hôi giáo dân này, cách riêng hiệp hội cộng tác viên, vì các giáo dân rất tích cực tham gia vào công việc của giáo hội. Chính quyền chuyên chính voâ sản giới hạn sự tự do, nên tạo ra những vấn đề lớn cho việc thể hiện chân tính của chúng ta. Cha có thể tóm tắt lại như sau:
  • Đó là sự khó khăn để tổ chức đoàn thể, thực hiện mục vụ giới trẻ. Chúng ta phải tìm ra được phương thức để không chỉ tự giới hạn mình trong lãnh vực mục vụ giáo xứ, mà còn phải được mở ra cho sinh hoạt tại trường học, tại các trường dạy nghề…
  • Thứ ba: Thúc ñaåy các thanh thiếu niên tham gia vào phong trào xã hội bên ngoài để phaùt huy sinh hoạt Kitô giáo đối diện với xã hội.
  • Thể hiện vai trò và chức năng giáo dân trong hai các hoạt động cá biệt của giáo dân là Hội Cựu Học sinh và Hội Cộng tác viên. Chúng ta cần phải đối thoại tích cực với người khác, cả với các Giám mục, để thực hiện cho được đường hướng này.

THÁNH LỄ VỚI CÁC HỘI VIÊN SAU CUỘC HỘI THẢO VỀ ĐÀO LUYỆN

Chúng ta cử hành thánh lễ long trọng này để kính Don Bosco, người cha và Đấng Sáng Lập thân yêu của chúng ta. Cha cử hành cho các con thánh lễ Salêdiêng này để cầu xin với Don Bosco, xin ngài chuyển cầu cho các con sớm bắt đầu chương trình 30 hội viên trong mỗi nắm nhà tập! Chúng ta có những giấc mơ để thực hiện như Don Bosco đã mơ. Tuy nhiên cha muốn bình luận với các con về giaác mơ đầu tiên của Don Bosco. Để thể hiện ơn gọi của mình, Chúa Giêsu trong giấc mơ đã muốn Don Bosco trở nên khiêm nhường, mạnh mẽ và cường tráng. Tất cả chúng ta cũng phải nên khiêm nhường, mạnh mẽ và cường tráng. Khiêm nhường có nghĩa là làm rộng bản thân mình, để nó được đầy tràn tình yêu cho Thiên Chúa và giới trẻ. Đức khiêm nhường được đo lường bằng tình yêu mà chúng ta có cho nhau và việc chúng ta biết quên mình. Rồi đến nên mạnh mẽ: Sức mạnh là một nhân đức, nhân đức trung tâm của đức tin. Nó là nhân đức chiến thắng thế gian, là việc lớn lên trong thị kiến về Đức kitô, trong cuộc sống người môn đệ của Chúa Kitô, trong việc lắng nghe lời Chúa Kitô. Cường tráng chúng ta hãy là những cậu bé Taëc-dăng nhỏ để làm việc, để thực hiện những điều táo bạo của đức cậy hay của niềm hy vọng, một niềm hy vọng có thể giúp chúng ta thực hiện được biết bao nhiêu chuyện, kể cả chuyện sang Trung Hoa. Niềm hy vọng đó đang cần đến các người Salêdiêng cường tráng. Tóm lại chúng ta hãy khiêm nhường, mạnh mẽ và cường tráng, hay nói khác đi chúng ta hãy có tình yêu, đức tin và đức cậy. Bằng cách đó chúng ta quả thực hiện được giấc mơ 9 tuổi của Don Bosco. Và như vậy cha Don Bosco sẽ giúp chúng ta thực hiện giấc mơ mà hôm nay chúng ta đang mơ ước! Các con hãy nhớ: những người trẻ của nước Việt Nam có quyền đòi hỏi sự thánh thiện Salêdiêng nơi các con. Chúa đã gọi các con để phục vụ chúng. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa bằng tiệc Tạ Ơn Thánh Thể này, tạ ơn Chúa vì hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Việt nam qua các Salêdiêng. Và chúng ta hãy kêu xin Chúa ban cho chúng ta ơn trung thành. Amen!

LỜI NÓI TRONG BỮA ĂN CHUNG VỚI CÁ HỘI VIÊN SALÊDIÊNG

Cha Bề Trên Cả cùng với hai vị khách quí mặc áo dài truyền thống Vieät Nam và cười vui vẻ! Cha bỗng lên tiếng: Khi cha nhìn hai người bạn bên cha đây, cha nói quả thaät chúng mình đang làm cho mọi người cười vui vẻ. Vậy cha cùng với hai đồng baïn của cha hiệp lực lại để làm cho các con cười thật vui đấy. Bây giờ cha thấy như là các con đã qui tụ lại đấy hầu như tất cả các hội viên của tỉnh dòng Việt Nam. Ô, ồ, nhìn kia, đừng cho cha nhìn vào kiếng kẻo cha thấy bóng cha trong bộ áo thun này khiến cho cha khiếp sợ đó!

Vậy nhé, hầu như tất cả con, các hội viên của Việt Nam, đều có mặt nơi đây. Chúng ta được họp mặt cùng nhau để cầu nguyện, để cùng suy nghĩ, và cùng chia vui, thật đẹp biết mấy. Thöù rượu Li-cơ này mà chúng ta đã uống, có người nói là không đi đến ñaâu, nhưng cha cùng cha quản lý tỉnh ở Băng Kok đã nói rằng thứ rượu li-cơ pha sữa ngọt ngaøo này rất công dụng và cha thấy nó quả hữu hiệu. Vậy chúng ta quyết định là mình họp mặt lại thaønh gia đình với niềm vui để nói lên chân tính của chúng ta. Chúng ta tất cả đều có những khó khăn và những vấn đề, bắt đầu từ cha. Nhưng ai nhìn chúng ta đều nói: Ê, những người này thật hạnh phúc, họ chẳng có vấn đề gì cả. Đúng là chúng ta có những vấn đề, nhưng chúng ta vẫn hạnh phúc. Có một lần trong một cuộc hội họp của các Bề trên cao cấp nhất để nói về việc anh tân cộng đoàn, cha thì nói là chúng ta cần đến tinh thần gia đình. Nhưng có một vị, có lẽ là Bề trên cao cấp nhất đã nói: Kể từ nay chúng ta đâu còn gia đình nữa để mà nói đến tinh thần gia đình. Đối với ngài thì không còn gia đình nữa khi đi tu, nhưng đối với chúng ta thì vẫn còn gia đình. Vì có gia đình, cha đây mới mặc áo của các vị quan Việt Nam cùng với Cha Panekezam… Vậy các hội viên thân mến, các con hãy ghi nhớ sự vui vẻ chính là tinh thần gia đình, ý thức lạc quan, tin tưởng trong cuộc sống là những dữ kiện tạo nên linh đạo của chúng ta. Cha thấy ở đây co cha Phêrô Đệ, Giám tỉnh của anh em, mang cặp kính to để nhìn xem phép lạ của cha Bề Trên Cả. Tuyệt với quá, các con. Cám ơn các con nhiều và cầu chúc mọi sự tốt lành cho các con.

NHỮNG LỜI NHẮN NHỦ CÁC THẦY THẦN HỌC VÀ TRIẾT HỌC

Cha rất ước ao có mặt với các con và rốt cuộc cha đang ở giữa các con. Cha nhìn nhöõng khuôn mặt các con và cha thầy tràn treà niềm hy vọng. Tất cả tương lai, sẽ tuyệt hảo hơn quá khứ và hiện tại. Cha tin tưởng cha có thể lên tới Đà Lạt nhưng các Bề trên khaùc nghiêm khắc. Không lên đó gì cả. [Lúc đó các anh em học trieát trên đó hoàn toàn là dưới hình thức học chui, và chúng ta để cha Bề trên cả lên, sơ có khó dễ cho việc học hành đang tiến hành tại đó]. Vậy nên cha chỉ có thể gaëp các con tại đây. [Cha Bề Trên Cả khóc]. Giờ đây cha nhớ lại 15 năm về trước cha có mặt tại Đà lạt, khi khánh thành ngôi nhà học viện Đà lạt do các cha thầy Salêdiêng khi đó xây dựng. Cha Lagger và cha Stra đã chở xe cam nhoâng đưa cha lên đó. Có cha Giám đốc Maximino giọng thều thào, nhưng đầy sự khôn ngoan, thống thái. Cha Stra dịch các bài huấn từ của cha sang tiếng Việt. Bây giờ cha Maximino đã qua đời rồi. Cha Stra thì ở Haiti, một nước nghèo nhất trong số caùc nước Mỹ Latinh. Nước này đã bầu một cựu Salêdiêng của chúng ta lên làm Tổng Thống. Cha Lagger thì ở Gabon, Phi châu, và bây giờ thì ngài ở Cameârun. Biết bao nhiêu chuyện đã thay đổi, tuy nhiên một chuyện không thay đổi đối với các người Salêdiêng: đó là ở đây vẫn đầy các người Salêdiêng đang trong đào luyện. Bất chấp những khó khăn và bách hại, cần phải nghĩ đến tương lai. Cha Maximino khi ấy đã nói với cha là cần phải nói với các hội viên trẻ khi ấy là người Salêdiêng trẻ như các con đây cần phải có những gì:

  • Trước hết: Các con hãy yêu mến các thanh thiếu niên và hiến thân phục vụ thánh thiếu niên. Cha không biết chúng con có thể làm gì tại Đà Lạt, nhưng nhiệt tình vaø lạc quan, haêng hái để làm ích cho thanh thiếu niên tại nguyện xá hay để làm cái gì đó có tính chất nền tảng nhé.
  • Thứ hai: Những đòi hỏi không phải là những thứ dễ chịu mấy: đó là học hành, học khoa học nhân văn, sư phạm, huấn giáo, rồi thần học và các khoa học của đức tin, bởi vì một người Salêdiêng phải là người giáo dục không phải chỉ của những trẻ nít, mà còn cuûa các thanh thiếu niên. Do đó họ phải có sự hiểu biết. Để biết thì cần phải học, không phải để được nổi tiếng, mà là để trở thành những tông đồ có khả năng và kiến thức. Don Bosco đã không trở thành một tư tưởng gia. Ngài đã trở thành nhà sư phạm cho giới trẻ và cho dân chúng: ngài đã viết rất nhiều điều, nhưng là cho giới trẻ và cho dân chúng: Nhưng hôm nay giới trẻ và dân chúng có tivi, với những chương trình văn hóa, nên họ trở thành rất đòi hỏi. Và các con biết là vào dịp tuyên khấn trọn đời, các con được ban cho một thánh giá  mục tử với hàng chữ ở phía sau: “Hãy học để làm cho con được yêu mến”.
  • Chúng con có thánh giá mục tử ở đây không?
  • Thưa cha không.
  • Tại sao chúng con không có? Sao chúng con không xin Bề trên gủi cho chúng con? Chuùng con hãy nhờ tới cây thánh giá chúng con nhận khi khấn trọn đời nhé, với hàng chữ “Hãy học để làm cho chuùng con được yêu mến!”

CUỘC ĐI THĂM TÂN CANG

Chúng con hát tuyệt vời, nụ cười chúng con thật vui, ánh mắt chúng con thật linh động, chúng con rạng rỡ, thông minh lắm. Đến với các con thật là hạnh phúc. Don Bosco hẳng bằng lòng với các trẻ em Việt Nam như chúng con. Don Bosco yêu thích những trẻ em trong ñiều kiện của các con: chăm chú, vui tươi, hạnh phúc, tốt lành, chăm chỉ học, mau mắn giúp đỡ, biết cầu nguyện. Chúng con biết làm những chuyện ấy chứ? Tốt lắm! Cha khen ngợi các con. Nào xem thử một em thông minh xem:

  • Hôm nay là lễ gì hở?
  • Thưa cha lễ thánh Giuse.
  • Tốt lắm. Cho em một cái kẹo. Và có kẹo cho tất cả chúng con nghe. Một cái, hai cái…

Vậy đây là lễ thánh Giuse. Thánh Giuse là một vị thánh rất tốt lành. Thiên Chúa đã chọn Ngài để làm người chăm sóc giữ gìn Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Chúa thật thông minh và lần này Ngài đã chọn lựa rất đúng: Thánh Giuse quả là con người tuyệt vời nhất Thiên Chúa đã tìm thấy để cho làm bạn cùng Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Như các con đã thấy, Đức Mẹ và thánh Giuse không phải sẽ qua đi như những kẻ chết nằm tại nghĩa trang, nhưng các ngài phải sống lại để sống mãi mãi. Thánh Giuse và Đức Mẹ luôn luôn sống động và theo dõi chúng ta từ trời cao. Đúng, thánh Giuse là bạn, người coi sóc của Chúa Giêsu và Đức Mẹ: cả Ngài nữa cũng dõi theo và che chở tất cả những ai giờ đây bước theo Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Do đó Ngài đã được công bố là quan thầy của toàn thể Hội Thánh trong thế giới. Chính trong ngày lễ thánh Giuse mà Tin Mừng Chúa Giêsu bắt đầu được rao giảng tại Việt Nam. Có nghĩa là thánh Giuse có một tình thương đặc biệt đối với chúngg con. Cho nên chúng con phải có lòng tin tưởng nơi Ngài. Hôm nay Ngài ban cho chúng con một quà tặng: Ngài đã cho người kế vị Don Bosco đến giữa chúng con: Đó là một quà tặng của thánh Giuse. Chúng con phải xem những phaûi tốt lành đang làm những gì: Cha đã đến để chào thăm chúng con và cũng để nói với chúng con rằng những người Salêdiêng ở đây với chúng con là những người tốt lành, yêu thương chúng con, đang dùng phương pháp giáo dục của lòng tốt, các ngài là những người bạn, những người cha của chúng con. Cám ơn tất cả chúng con. Chúng con đã nói diễn từ rất hay và cha rất cám ơn sự nhiệt tình, lạc quan của các con. Bây giờ thánh Giuse taëng cho tất cả chúng con mỗi người một chiếc kẹo. Hoan hô!

THĂM TRẺ NHÀ CHA HIÊN

Cha mang đến cho chúng con lời chào của hai người bạn lớn của các bạn trẻ.  Đước nhìn thấy biết bao nhiêu các bạn trẻ, thất là tuyệt vời. Người bạn thứ nhất tên là Don Bosco, ngài ở trên trời và mỉm cười nhìn các bạn trẻ Việt Nam. Ngài là bạn của các bạn trẻ, vì các bạn trẻ là tương lai. Nếu ta muốn xây dựng một tổ quốc vó đại, tràn đầy công bình, cần phải đào luyện giới trẻ. Do đó, Don Bosco là bạn của tất cả các bạn trẻ; để canh tân xã hội.

Người bạn thứ hai của các bạn trẻ chúng con là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Cha đến với chúng con từ Rôma và cha mang lời chào thăm của Ngài. Ngài đã thiết lập cho thế giới ngày lễ của giới trẻ. Trong ngày lễ giới trẻ  này, ngaøi qui tụ hằng trăm ngàn thanh thiếu niên. Năm ngoái tại Ba lan, ở Cestchova, nơi đã qui tụ cả thẩy 1.500.000 bạn trẻ. Ngài cũng yêu mến các bạn trẻ bởi vì họ là tương lai. Họ muốn dựng xây một xã hội toát đẹp hơn và một Hội Thánh Tông Đồ hơn. Nhưng hai người bạn này nói với các con là là những người trẻ chính là một trách nhiệm và đó là trách nhiệm rèn luyện bản thân mình để có thể xây dựng một xã hội và một Hội Thánh tốt đẹp hơn. Vậy cha đem đến cho con lời chào của cả hai người bạn này cùng chúc lành của thánh Giuse. Ngài là một vị thánh lớn, muốn mọi sự tốt lành cho Việt Nam. Hôm nay là ngày lễ của ngài, cũng là ngày lễ của cha giám đốc và là cha xứ! Chúa mừng lệ cha Giám đốc. Cha cũng cám ơn tất cả mọi người. Và giờ đây trong giờ phút mừng kính thánh Giuse, cha ban cho chúng con phép lành của vị thánh Cả!

NOÙI CHUYỆN VỚI CÁC SƠ FMA VA CÁC BAÏN TREÛ FMA

Người đệ tử tốt nhất của tu hội Salêdiêng là Đaminh Savio!

Các con ở đây bao nhiêu tuổi?

Con 17 tuổi, con 16 tuổi… con 16 tuổi…

Bây giờ cha có 40 mẫu ảnh Đaminh Savio. Mội người một mẫu. Đủ 40 mẫu.

Các Con Đức Mẹ Phù Hộ thân mến: Cha đến từ xa, bay đến từ trời, nhưng cha không phải là một thiên thần và cha đến đề học cùng các con bởi vì Chúa đã nói: “Nếu các con không trở thành như trẻ thơ, các con sẽ không được vaøo thiên đàng”. Chúng con với những đôi mắt sinh ñộng và những nụ cười, chúng con nói lên những lời lẽ hùng hồn hơn cả những ý thức hệ. Chúc chúng con luôn ngoan như bây giờ. Cám ơn các sơ, Cha có lôøi khen ngợi các sơ Con Đức Mẹ Phù Hộ với các đệ tử, thænh sinh, các bạn trẻ nữ và những bài ca của họ. Bây giờ tất cả phải được thưởng những viên kẹo nhé…

BÀI NÓI CHUYỆN VỚI BAN CỐ VẤN và các giAÙm đỐC

Cha thì quan tâm triển khai rộng rãi hơn là thư cha đã gửi đến cho cha Tôma sau lần kinh lý ngoại thường của ngài để hướng dẫn công việc trong tỉnh dòng.. Cha coi chúng con là những hội viên quan trọng hơn cả tại Việt Nam một cách khiêm cung, nhưng thực sự là thế: Ban cố vấn tỉnh, các Giám đốc và các cha xứ là những người dẫn dắt đời sống Salêdiêng tại Việt Nam. Vậy cha đã ở đây ít ngày qua. Sau mọi chuyện, cha đã nhận định được rõ hơn điều vị kinh lý đã nói với cha: Đó là trong tỉnh dòng hiện có một tinh thần tốt, mọi người làm việc rất nhiều, người ta thấy rõ là có sự quí trọng các thanh thiếu niên, và thấy được một đời sống khó nghèo, và các con cộng tác với các Đức Giám mục và với Hội Thánh, và dân chúng quí mến các người Salêdiêng. Những điều trên quả thaät hoàn toàn tốt đẹp. Và cha trong những ngày này, quả thật rất vội vã, cha đã có thể nhận ra được những điều đó. Vậy cha cảm ơn các con, và cảm ơn Chúa đã ban cho chúng con lòng trung thánh cùng Don Bosco và cùng tinh thần của Ngài. Một điều ñaùng ngợi khen cách ñặc biệt là chuyện ơn gọi. Như thực tế của chúng con hiện tại, các con là một trong những tỉnh dòng tăng trưởng và cho phép chúng con có khả thể tạo nên những sự hiện diện mới. Tốt lắm. Bây giờ, sau khi nhắc đến các yếu tố rất tích cực và đẹp đẽ ấy trong thư củqa cha gửi cho chúng con, sau khi đã lằng nghe cuộc thảo luận của ban thượng cố vấn về chúng con, cha đã nêu ra một số những hướng dẫn. Có lẽ chúng con cũng nên biết rõ ban tổng cố vấn đã thực hiện một sự nhận định (discernamento) về một tỉnh dòng ra sao.điều mà vị kinh lý đã đi thăm tất cả những nhà và nói chuyện với tất cả các hội viên đã viết thành một bản báo cáo dài 15, 20, 30, 40 trang tùy theo nhu cầu. Ngài chuyển đạt một bản báo cáo này cho mỗi một thành viên của ban Tổng Cố Vấn. Sau khi vị kinh lý đã giải thích, chúng ta trong cuộc họp ban tổng cố vấn nêu ra những câu hỏi và đưa ra những bình luận và nhấn mạnh tới một số vấn đề. Thế là sau cuộc bàn luận của ban Tổng Cố Vấn, có thể kéo dài cả một ngày hay hai ngày, mà các hướng dẫn được thu tích lại để đưa vào lá thư của Cha Bề Trên Cả. Do đó sự sộng tác mang một tầm mức quan trọng trong việc sinh động hóa. Vậy, trong lá thư này, chuyện đầu tiên là lời biết ơn và khen ngợi, sau đó là lời căn dặn một số điều cần thiết và ích lợi cho tương lai.

(1) Việc thứ nhất là việc huấn luyện và nâng cao[241] trình độ văn hóa, giáo dục và Salêdiêng của các thế hệ trẻ mới này. Ở đây càn có sự can đảm và một caùi nhìn về tương lai. Các con hãy tìm kiếm tất cả những khả thể trong taàm tay để làm nhiều hơn nữa và các con thấy là mình không thể làm nhiều hơn cái chính quyền cho phép chúng con làm. Thế đấy: kiên nhẫn vậy. Thế rồi chính quyền này cũng không phải là đời đời kiếp kiếp… Cám ơn Chúa. Và thay vì thế, phải nghĩ: tương ali của dòng rất lớn. Điều cần là phải có những nhân viên được chuẩn bị trong mọi lãnh vực, dĩ nhiên rồi. Nhưng ở đây cần là phẩm chất chuyên môn về văn hóa, Giáo Hội và Salêdiêng. Chúng con có một ngôn ngữ rất ñeïp, nhưng tiếc tahy những tài liệu nền tảng về Salêdiêng lại không viết bằng ngôn ngữ ấy. Do đó cha nói với tất cả các hội viên là công việc phải làm là đảm bảo một nền đào luyện tốt nhất về trí tuệ, về sự hiểu biết và về con tim[242]. Một vaøi chuyện các con có thể làm được tại đây, ví dụ việc chuyên biệt hóa các sư huynh trong một vài lãnh vực về nghề nghiệp[243] của mỗi con người: ta có thể làm tại đây. Còn về một số bộ môn thần học hay các môn về Salêdiêng thì phải làm tại Rôma. Cha đã xin điều đó với các đại diện chính quyền chuyên lo về các chuyện tôn giáo hôm qua, nhưng vị đó đã không có thể hứa hẹn một điều gì cả. Vậy chuyện phải làm là luôn luôn thức tỉnh để tìm xem có một khả thể nào chăng. Các con hãy tìm kiếm tất cả mọi khả thể, nếu cần phải có một chút can đảm nữa. Còn về phương diện tài chánh cho chuyện này, chúng ta sẽ đứng ra đảm nhận. Đàng khác các giáo sư Salêdiêng của chúng ta dạy tại Đà Lạt và tại những nơi khác cũng cần phải được chuẩn bị: Họ cần học và đọc với nhau những điều hiện đại để họ có thể thông tri cho tất cả các hội viên khác: đó là phần cao nhất của việc tăng trưởng mới của Hội Thánh và của Tu Hội. Đó là điểm thứ nhất.

  • Điểm thứ hai liên quan tới bình diện cộng thể của đời sống salêdiêng chúng ta. Tổng Tu Nghị 23 cuối cùng này đã nhấn mạnh rất nhiều trên điểm này, nghĩa là chúng ta không được hoạt động cách cá thể, nhưng cách cộng thể. Điều đó không có ý nói rằng mỗi người không được phép có những ý tưởng riêng của mình. Tráilại cần phải có rất nhiều sáng kiến nơi mỗi cá nhân. Nhưng những sáng kiến này được thể hiện trong một hệ kế hoạch chung. Đây chính là điểm yếu, điểm khó khăn và tế nhị tại các nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vì trên thực tế, chính quyền phân tán các hội viên, và mỗi người phải tự saép xếp chuyện của mình nếu muốn sống, muốn có đồ mặc, và những chuyện khác. Và đây chính là một nguy cơ. Chẳng hạn tại Hungari, Ba lan, Tiệp Khắc, vấn đề lớn nhất đối với chúng ta là làm sao cho các hội viên hiểu bình diện cộng thể: Và bình diện cộng thể này được nhìn trên hai cấp: Cấp thứ nhất là cộng thể tỉnh, cấp thứ hai là cộng thể địa phương. Yếu tố hiệp thông, hieäp nhất là yếu tố đầu tiên nhất. Giám tỉnh, rồi thứ đến là Giám đốc phải chăm lo. Đây một ví dụ: Tỉnh dòng phải có một kế hoạch chung, toàn diện cho tất cả mọi người liên quan tới việc đào luyện, tới mục vụ giới trẻ, tới các hoạt động phải thực hiện khắp mọi nơi. Điều này đòi hỏi ban cố vấn tỉnh phải họp lại và thống nhất với Giám tỉnh để xem điều gì phải làm cho tỉnh dòng.

Điều đầu tiên cần thiết cho bước tăng trưởng tại Việt Nam là có một ban cố vấn tỉnh tạo thành với Giám tỉnh một tấm lòng và một tinh thần. Do đó vô cùng quan trọng là phải chăm sóc mối tương quan hiệp thông giữa các thành viên của ban cố vấn và các cuộc họp của ban cố vấn. Bình thường là trong ban cố vấn có những ý kiến khác nhau, nhưng rốt cuộc, phải có sự đồng qui của sự hiệp nhất với giám tỉnh. Ở trên cấp độ thứ hai, nhân vật quan trọng là Giám đốc là người giữ nhiệm vụ người sinh động hóa trong cộng thể. Ngài phải giúp cho các hội viên có cùng với nhau một kế hoạch làm việc. Còn cần thiết hơn nữa là công việc đào luyện trường kyø. Vậy Giám tỉnh cùng với ban cố vấn của mình cần chú tâm đến chuyện gì, thế rồi giám đốc phải làm cùng với những hội viên của mình một chương trình đào luyện trường kyø phải triển khai trong ngày cộng thể. Tại nhiều tỉnh dòng, ngày cộng thể được tổ chức hằng tuần, tuy nhiên cộng thể caøng ít qui tụ lại, thì càng khó khăn thực hiện cuộc họp mặt trong tình bạn, ta uống với nhau ly rượu, ta chung vui cùng nhau, nhưng phải có chương trình để triển khai. Do đó Giám đốc phải chú tâm tới công việc sinh động hóa này, bởi vì thật đẹp là đặt cả tấm lòng vào cộng thể. Vậy liên quan tới vấn đề về cộng thể này, cha nói với các con rằng thông thường trong các nước cộng sản, đó là vấn đề thứ nhất. Vậy cha nới với các con phải lo sao mình có khả năng để vượt thắng khó khăn này, khó khăn phát sinh từ điều kiện của chúng con. Cha biết là hiền nhiên chúng con có thể làm được. Tuy nhiên cha nhấn mạnh việc tăng cường sự hiệp thông, để có thể tạo nên được một tấm lòng và một linh hồn: Đây là vấn đề nền tảng xoay quanh Giám tỉnh và Giám đốc.

  • Nhận định thứ ba và đường hướng thứ ba là sự chú tâm cách ñặc biệt đến dung mạo của các hội viên sư huynh. Lý do là trong các nước cộng sản, người ta không để khoảng trống không cho các hoạt động của các sư huynh, bởi vì người ta chỉ cho phép các hoạt động của linh mục tại nhà thờ và trong các giờ giáo lý, ngược lại chúng ta dấn mình cho các thanh thiếu niên nghèo, chúng ta thấy chúng cần phải học một sồ nghề nghiệp, để sau thời gian lui tới nguyện xá, chúng tới trường dạy nghề, và vì thế chúng ta cần tới những hội viên chuyên viên, bởi vì ngày nay nghề nghiệp ngày càng mang tính cách kỹ thuật hơn.

Tốt lắm, cha tin rằng những lời cắt nghĩa và đào sâu những đường hướng của cuộc kinh lý sẽ rất ích lợi.

Bây giờ về những vấn đề địa phương, cha Giám tỉnh trình bày với cha 7 vấn đề. Nhưng thay vì chính cha nêu lên những vấn đề này, tốt hơn chúng ta hãy thay đổi cung giọng một chút để nghe các con, tuy bằng một cách thức không thứ tự mấy, để triển khai các vấn đề này. Ở đây bề trên miền đã kinh lý rồi, qua sự hiểu biết của ngài, có thể giúp đỡ soi sáng chúng con.

VẤN ĐỀ ĐẤT ĐAI, NHÀ CỬA

Đây là chuyện phải chịu đựng. Nhưng chúng con phải chú tâm bởi vì ngày mai chúng con có thể sẽ hoàn toàn chẳng còn lại gì!

Ý kiến cha Thoma, kinh lý miền: Nhưng còn một vấn đề khá tế nhị: Đó là hệ thống Mác-xít làm người dân mất đi khả năng lãnh trách nhiệm kinh tế. Chẳng còn có người giữ vai trò mua tậu, hay giữ trách nhiệm chủ đất đai. Trái lại mỗi người chỉ nên bằng lòng với ăn uống… Do đó, trong hoàn cảnh hiện tại có nguy cơ là trong tỉnh dòng  không có ai có khả năng về kinh tế. Đó là chuyện có thể xẩy ra … Cần phải, vâng trong vấn đề này cần phải khởi sự làm sao để mỗi nhà có khả năng tự nuôi sống mình, tự mình lo cho mình, không cần đến quản lý tỉnh, và trong tương lai mỗi tỉnh phải có khả năng tự lo liệu. Tuy nhiên chúng ta các bề trên vẫn giúp tất cả những ai đang trong nhu cầu, nhưng mỗi nhà phải thực sự tìm cách… Tôi đã thấy anh em đã xây dựng những nhà thờ đẹp và thấy rằng cùng với các tín hữu của anh em, anh em đã có thể cùng nhau làm những chuyện quan trọng. Tuy nhiên việc này cũng phải đem áp dụng vào việc lo áo mặc, lo ăn uống, lo cho nơi ở của mình.

Vâng ñức khó nghèo còn là trách nhiệm kinh tế nữa, còn là công việc và trách nhiệm kinh tế.

Tôi đã thấy những tỉnh dòng nói rằng mỗi người Salêdiêng phải làm việc để tự kiếm sống cho mình, cho người con nhỏ của mình và cho người ông của mình, để nuôi sống người hội viên đang được đào luyện và nuôi sống cả người hội viên đau ốm và cao niên. Dầu sao anh em cũng có thể suy nghĩ tới tương lai: xem anh em có thể có thêm chút đất đai để trồng trọt, để anh em có chút gì cho cộng thể, tạo nên gạo hay cái gì đó. Đó là chuyện anh em đã làm, nhöng anh em còn phải suy nghĩ tới tương lai, nếu không anh em sẽ phải lệ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài. Đó là chuyện không tiến hành tốt mấy, xét cả đến nhân phẩm của anh em nữa. Anh em có thể lệ thuộc vào bên ngoài, nhưng chuyện đó không có nghĩa là anh em không phải làm viêc để tự mình mưu sinh cho mình. Các con có thể dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, chẳng hạn từ bên người Việt bên Mỹ, nhưng đieàu đó không có nghĩa là chúng ta không phải cố gắng để tự mình nuôi mình.

Câu hỏi: Thiếu nhân viên, chúng con có thể xin hội viên từ ngoài vào giúp đỡ chúng con không?

– Nhưng đặt câu hỏi như thế cũng có thể là chuyện không tưởng. Ai đến Việt Nam này còn phải học ngôn ngữ mới có thể giúp các con được. Đó là vấn đề chúng ta phải nghĩ tới khi sai các nhân viên đến đây. Ở đây chúng ta phải khởi sự từ sự kiện và áp dụng câu châm ngôn này: Cần phải cày với bò của mình chứ không phải cày với máy cày nhập vào từ mãi Nước Mỹ. Nhưng chúng con không có ai có chuyên môn chăng? Vậy phải xem chúng con thực sự cần hiểu biết những chuyện gì để có thể cử người đến giúp.

– Nếu ta không thể thay đổi một hội viên ư? Nhưng như thế, vẫn cần phải tìm hết cách để có thể thay đổi hội viên ấy đi, để không có một hội viên nào đời đời ở một chỗ. Cha nói các con hãy tìm hết cách để thay đổi một hội viên giám đốc đang cần phải được thay đổi, mà không chiịu để cho ngườita thay đổi mình đi chỗ khác. Dĩ nhiên, giám đốc phải là một linh mục, nhưng nếu trong trường hợp các con tìm được một thầy sáu đã trung kiên cả 10 năm, thầy sáu đó có thể thay đổi để đảm nhận vào trò giám đốc thay cho Giám đốc linh mục, nếu thầy sáu đó có phẩm chất và tốt lành…

– Cha còn nói thêm, chúng con có thể tìm một linh mục hay một tư giáo ở tuổi 30 gửi ra ngoại quốc càng sớm càng tốt, dĩ nhiên qua phép của nhà nước. Vì tương lai của tỉnh dòng, với sự giúp đỡ của bề trên cả và ban tổng cố vấn. Dĩ nhiên phải là linh mục trẻ cơ. Chúng ta không thể nhận những người đã cao niên, họ sẽ không có thể học thêm được nữa đâu.

– Chúng con ước ao có những khóa học bồi dưỡng chừng hai tháng

– Bề trên cả: Được thôi. Nhưng những khóa này không đễ dàng để tạo thành khóa cho việc chuyên biết hóa. Những khóa chuyên môn cần phải thời gian lâu dài hơn. Tuy nhiên một sự tiếp xúc với những cái mới, và tạo cho cho các con có dịp cập nhất… Cha đã xin với người đại diện trong ban tôn giáo, nhưng viên thư ký của ông đã không cho ông ta trả lời cha.

– Chúng con có thể cho hội viên đi với tư cách thăm viếng, hay chữa bệnh, rồi gia hạn?

– Đưôïc, trong trường hợp những hội viên ốm đau… Rồi nhân tiện học hỏi thêm. Phần đa những vaán đề là những vấn đề không tùy thuộc vào các con, nhưng chúng ta phải giúp cho các con giải quyết… Nhưng cha vẫn có thể nói là hoàn cảnh của các con còn tốt hơn những hoàn cảnh mà các hội viên nơi khác đã gặp phải như ở Tiệp Khắc chẳng hạn. Các con ít nhất còn có những cộng thể có thể làm việc được trong Hội Thánh. Nhưng tại Tiệp Khắc chẳng hạn, chẳng có coäng thể, vì chẳng làm được cái gì cả!

– Thưa cha việc đổi hội viên nhiều khi rất khó, nhất là việc đổi cha xứ.

– Vậy các con có ai hiện đang hộ khẩu một nơi và đang làm việc tại một nơi khác chăng? Đuùng, cha thấy là các con có ít người hiện đang như vậy. Như thế là tình hình dần dần dễ hơn và cha có cảm tưởng là đang ngày càng một tốt hơn và nay đã tốt hơn bốn năm về trurớc…

Vậy một khi chúng con có một chút khả thể nào, chúng con cần phải có sự can đảm, vaø đừng hãi sợ. Tuy nhiên cha muốn nói với chúng con một điều: 18 năm qua, chẳng phải mọi chuyện đều là dở cả đâu, nếu suốt 18 năm chúng con vẫn ở lại tại một chỗ. Chẳng hạn vị Giám đốc của nguyện xá tại xứ sở của cha cả đời đã ở lại tại một chỗ, nhưng tại đó tất cả dân chúng khoảng 20.000 người dân đều biết tới ngài và và đã dựng cho ngài một đài kỷ niệm bởi vì ngài tốt lành và làm việc thiện. Vậy mọi chuyện vẫn tốt, nếu ta cứ ở lại một chỗ, mà thực sự là một Giám đốc – cha xứ sống như một vị thánh. Dĩ nhiên có cái khó khắn của chính quyền không muốn cho thay đổi hộ khẩu và caùi khó khaên của Giám mục không muốn cho thay đổi cha xứ. Kiên nhẫn vậy. Nhưng ít nhất ở đây Giám tỉnh tìm ra được một giải pháp: và cha nói cần một chút khôn lanh để nếu có thể được thì thay đổi: bởi vì thay đổi mang tới cái mới, thay đổi có thể làm ích. Bởi vì cha, cha có một cái nhìn, người khác thì có một cái nhìn khác. Chúng ta phải suy nghĩ như người Salêdiêng, chứ không như một cha xứ của địa phận: mỗi người, mỗi nơi có cách nghĩ khác nhau của mình> Thay đổi có nghĩa là một cách thức nhìn mới vì tương lai, vì Tu hội: nó mang lại cách hành động mới, tạo nên sự phấn khởi mới…

– Nhưng trong trường hợp cha xứ không muốn đổi thì sao?

– Nếu có người không muốn mình bị thay đổi, đã đứng ra viết thư cho những người khác để Giám tỉnh khỏi thay đổi mình, thậm chí viết cho cả bề trên cả… Nếu Giám tỉnh gặp phải một người như thế, hãy tìm hết cách để có thể thay đổi được hội viên đó đi, cho dù hội viên đó được Đức Giám mục hay chính quyền ủng hộ để ở lại: Hội viên hành động như thế là sai lầm… Chúng ta phải muốn theo Don Bosco hơn là những người khác. Nếu không như vậy, người hội viên khôn thương Don Bosco, chắc chắn là không. Bao nhiêu trong số các con ở đây không có cư trú ở chính nơi mình có hộ khẩu? Ba người hả? Vậy không xẩy ra chuyện gì sao? Về vấn đề này các bề trên ở Roma không thể nói gì được. Khi một người bị đem vào tù, chắc chắn các bề trên không đồng ý, nhưng người ấy  vẫn cứ vào tù…

– Về tương quan của các giáo xứ chúng ta với giáo phận phải như thế nào?

– Chúng ta tu hội, khi nhận một giáo xứ cách chính thức theo giáo luật, chúng ta làm một hợp đồng có chữ ký của giám mục và giám tỉnh dưới một hình thức chính xác: Giáo xứ phải như thế nào, trong bao lâu chúng ta sẽ ở đó, các người Salêdiêng chúng ta sẽ làm những gì?

Ngược lại trong các nước xã hội chủ nghĩa, các giáo xứ là nơi cứu nguy cho các hội viên, nghĩa là không có nơi nào để hiện diện, họ đi xin các Đức Giám mục các giáo xứ, bất kể giáo xứ nào tiếp đón họ. Các giáo xứ ấy ñược dùng để cứu nguy cho sự hiện diện của các hội viên. Do đó, tất cả là những giáo xứ không có gợp đồng. Giờ đây, có sự thay đổi, điều cần phải làm là nói chuyện với các giám mục để trả lại một số các giáo xứ tại những nơi không có cộng thể, hay là đảm nhận những giáo xứ cách chính thức với giao kèo rõ reät.

Bây giờ các con chưa ở trong điều kiện này, các con chua có khả thể để làm chuyện này. Tuy nhiên Giám tỉnh với ban cố vấn của mình, kế đến vị Giaùm đốc – cha xứ ở mỗi nhà phải có những tiêu chuẩn về những điều phải có được tại mỗi nơi, cái gì mình sẽ phải trả lại khi hết hợp đồng, cái gì thuộc về tu hội, trong cuộc đối thoại với đức Giám mục. Nhưng cha nói cho các con hay các con hãy cố gắng tạo nên cuộc sống hòa hợp, thúc đẩy Giám tỉnh, tôn trọng Giám đốc và những người khác, làm tất cả những gì chúng con có thể làm được. Nhưng hãy thấy trước hết chúng ta là những tôi tớ của Giáo Hội. Nếu cộng đoàn giáo xứ cần một nhà thờ, chúng ta cộng tác với họ để xây dựng một nhà thờ. Chuùng ta là những cha xứ xây dựng nhà thờ, nhưng nhà thờ ấy thuộc về giáo xứ. Chúng ta đã đi truyền giáo, và cha đã sang Chilê, tại Pantaonia, cha Paqui đã làm gạch bằng tay của mình, ñã xây dựng những nhà thờ, những trường học. Bây giờ thành phố đó đã trở thành giáo phận. Vậy chúng ta đã làm gì? Chúng ta đã tặng, chứ không phải bán, thánh đường chính tòa, chúng ta đã tặng trường trung học hoan toàn do tay những người Salêdiêng xây dựng. Dĩ nhiên không phải chỉ có những người Âu Châu xẩy dựng những thánh đường, những trường học này, còn có cả sự cộng tác của các giáo dân địa phương nữa.

Chúng ta phải quảng đại.

Cha đã nói là trong những trường hợp này, chúng ta nói chuyện với các đức Giám mục xem cho rõ nhà đó thuộc gió phận hay thuộc chúng ta, và chúng ta có những phận xự gì…, xem chúng ta có thể cộng tác được không. Chẳng hạn các cha dòng Tên tại Tây Ban Nha giảm số người đi, vaø họ đã tặng không cho chúng ta hai trường huấn nghiệp, với tất cả các máy móc, và không xin chúng ta hoàn trả lại gì cho các ngài. Ý thức chung là chúng ta cùng nhau làm việc cho đức tin là điều quan trọng.

Nhưng cha tin rằng cán cân của tỉnh dòng của các con rất tích cực: Các con phải bằng lòng vì các con là những Salêdiêng tốt. Toàn thể dòng có một hình ảnh rất tích cực về chúng con. Tất cả đều cảm phục chúng con. Vì bất chấp các khó khắn có khi rất nhiều trong và với lứa tuổi còn ít ỏi của chúng con khi mà các hội viên ngoại quốc bị đuổi ra khỏi Việt Nam, bất chấp chuyện ấy, các con đã giảm con số đi một thời gian, bây giờ các con lại tăng nhân trở lại. Cha đã thấy các con có hai điểm Don Bosco raát trân quí:

  1. a) Đó là lòng yêu thương dành cho giôùi trẻ. Cha đã thấy đầy dẫy trẻ tại tất cả các nơi cha tới.
  2. b) Và sự nghèo khó: Các con phục vụ giới trẻ của dân chúng, giới trẻ thiếu thốn. Với bây nhiêu thôi, các con hãy đi dạy bài học hco mọi người rồi. Và chúng ta ngaõ mũ kính chào các con. Cha cũng nói cùng một điều trên tại Tiệp Khắc. Biết bao nhiêu năm trong tu tội mà cha chẳng tưởng nổi: không thể sống thành cộng thể được. Và tất nhiên họ là nhöõng anh em sống trung thành trong suốt 50 naêm qua, như các hội viên ở Trung Quốc. Cha đã đi Bắc Kinh, Quảng Đông, và cha đã gặp hai trong số các hội viên này: một sư huynh và một linh mục, các hội viên ấy đã ở trong tù 28 năm. Đây là một nhân đức anh hùng, một nhaân đức phi thường.

Các con hãy tiến lên với lòng can đảm. Xin Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu che chở các con!

LỊCH SỬ.. 1

CÔNG CUỘC SALÊDIÊNG.. 1

TẠI VIỆT NAM… 1

THEO VẾT CHÂN  CUỘC HÀNH TRÌNH TRUYỀN   GIÁO CỦA CHA ANRÊ MAJCEN   1

Nhà truyền giáo Salêdiêng tại Trung Hoa và Việt Nam.. 1

LỜI DẪN NHẬP. 4

Thu Duc 30-11-2006  Lễ thánh. An-rê, Bổn Mạng cha Don Majcen. 6

SẮC LỆNH MỞ ĐẦU ÁN VỤ PHONG CHÂN PHƯỚC CUÛA ĐẦY TỚ CHÚA CHA ANRÊ MAJCEN SDB.. 7

CHÚA QUAN PHÒNG CHUẨN BỊ CHA MAJCEN   CHO SỨ VỤ TẠI VIỆT NAM    12

1904-1924: NhỮng Năm đẦU đỜI. 12

Giáo viên tiểu học. 14

10 Năm Sống Đời Salêdiêng tại Lubiana: 1924-1935. 16

Trở thành Salêdiêng (1924-1925) 16

10 năm tại Lubiana (1925-1935) 17

LÀ NHÀ TRUYỀN GIÁO.. 19

TẠI TRUNG HOA: 1935-1952. 19

Khởi Sự Cuộc Đời Truyền Giáo (1935-1938) 19

Chào biệt Mẹ và Tô quốc (1935) 19

Nhà salêdiêng tại côn minh:  Đây là tiền sử của nó! 21

Từ Hông Kông tới Côn Minh: 1938-1939. 22

Côn Minh, quê hương mới 23

Kế Hoạch Mở Trường Mới 24

Giám học. 24

Học ngôn ngữ. 25

Những Xưởng dạy nghề. 26

Nội trú. 26

Giây phút lo sợ. 27

Lần đầu tiên cha Majcen rửa tội 27

Các Nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Cao Đông. 27

Những cuộc thăm viếng đầy an ủi của các bề trên. 28

Năm 1938. 28

Hoàn cảnh chiến tranh. 29

Thời Kỳ Chiến Tranh: 1939-1949. 30

Cha Majcen làm Phó Giám đốc (Quyền Giám đốc) : 1939-1945. 30

Phủ Doãn Tông Tòa Cao Đông. 30

Cha Kerec làm Đức Ông. 31

Tình cảnh chiến tranh. 32

Cuộc viếng thăm hệ trọng của Cha Giám tỉnh. 32

Đức Giám Mục mới, đại diện Tông Tòa, tới – Các dịp lễ  Salêdiêng  33

Một cuộc hành trình về Thượng Hải 33

Những cộng sự viên của cha Majcen. 36

Thời kỳ chiến tranh 1940-1945. 38

Năm 1941 – Giữa những hiểm nguy của bom đạn và những phiền toái đến từ Đức Giám Mục  39

Nạn đói và đức ái Ki-tô giáo. 41

Cuốn Sách Lịch Sử Thánh và tiệm giày. 41

Đức Ông Kerec tại Mandalay. 42

Cuộc xâm chiếm Miến Điện và nạn dịch. 42

Đức Giám Mục qua đời 42

Những rối loại tại trường học. 44

Một quả bồ hòn cho Cha Majcen. 45

Những phiền hà khác. 46

Cha Majcen lâm bệnh. 46

Thay thế ông hiệu trưởng. 47

Hội nghị tại sân trường. 47

Các cuộc thăm viếng quan trọng. 48

Những mối giao hảo với Hội thừa Sai 48

Nhà Dòng Kín bị dội bom.. 48

Tai nạn Cha Sinh gặp phải 49

Hai hội viên… đáp xuống từ trời 49

Chiến tranh chấm dứt 50

Tăng số nhân sự. 51

Xưởng Cơ Khí 51

Giám đốc tạm thời trở thành giám đốc chính thức. 52

Việc Thành Lập Hàng Giáo Phẩm Trung Hoa. 52

Phong trào ly khai của Tướng Long-In. 52

Một thầy tư giáo từ trời rơi xuống. 53

Dự Tu Nghị tại Thượng Hải 53

Đức Cha Derouineau ban tặng cho chúng ta Câu Lạc Bộ Pháp. 55

Các Tu sĩ  Camillô ở Vân Nam.. 55

Tháng 9/1948 – tháng 9/1949: Trường Salêdiêng tại Côn Minh niên khóa cuối cùng trước thời chế độ cộng sản. 60

Cuộc kinh lý ngoại thường của cha Bellido. 62

Các Hội viên gặp khủng hoảng. 62

Lần cuối cùng cử hành Lễ Đức Mẹ Phù Hộ. 63

Một cuộc hành trình tới Hong Kong. 63

1949-1951: DƯỚI CHÍNH THỂ CỘNG SẢN TRUNG HOA.. 65

Thống đốc Lưu Hân chống lại chính quyền Họ Trưởng. 65

Các giám hiệu đến thế chỗ cho nhau. 66

Giải Phóng Quân đến. 67

Thời đầu của chính thể mới 67

Những cuộc thăm viếng. 67

Thi đua tái trồng rừng. 68

Thi đua vệ sinh. 68

Thi đua chống á phiện. 68

Việc học tập tư tưởng. 69

Tội của các người giàu có. 69

Tập họp dân chúng để  học tập. 70

Tình nguyện đi Triều Tiên. 70

Với chính quyền mới, tại Trung Quốc,  không còn những người ăn mày nữa  71

Cha Majcen được đặc biệt theo dõi 71

Những lời tự thú và tòa án nhân dân. 71

Một phiên xử chống lại trường chúng ta. 72

Trường của chúng ta thay đổi dần dần. 73

Chặn đứng một âm mưu. 77

Người ta đến tham khảo cha Majcen về các sắc dân bản địa. 77

Cha Majcen trở thành giáo viên dạy tiếng Nga. 78

Mất hồ sơ. 79

Đức Ông Tổng đại diện qua đời 79

Thẩm vấn. 79

Đức Ông Kerec không thể trở về Cao Đông nữa. 80

Những chuyện xảy ra cho các nữ tu. 80

Công an xách nhiễu. 81

Đi đường cũng đầy nguy hiểm.. 81

Những chuyện của Hội Thánh ngày một tệ hại hơn. 85

Tháng cuối cùng cha Majcen ở Côn Minh:  Tháng 8 – 1951. 86

Từ Côn Minh đến Hong Kong: 25 tháng 8 – 15 tháng 9 – 1951. 89

Những chuyện xảy ra tại Côn Minh sau khi cha Majcen ra đi 91

  1. d) Tường trình về cuộc tử đạo của cha Dupont 120

GHI NHỚ VỀ   CHA Francisque DUPONT RẤT KÍNH MẾN.. 136

NHỮNG ĐÀ BAY BỔNG CỦA TÂM HỒN NGÀI. 138

TIÊNG GỌI ĐI TRUYỀN GIÁO.. 140

KHÁT MONG CHỊU TỬ ĐẠO… . 141

MỘT NHÂN CHỨNG VIẾT VỀ   NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA NGÀI  142

KINH CẦUXIN VỚI CHA DUPONT ĐÁNG KÍNH.. 143

Diễn biến. 472

Tuy không quân Mỹ đã đánh phá 1 cách có hiệu quả các địa điểm tập trung của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng học thuyết Nixon đã nhấn mạnh: Nam Việt Nam phải tự lo lấy phần chủ yếu của cuộc chiến là chiến đấu trên mặt đất. Giúp họ chỉ có rất ít người 475

Kết quả. 475

SỰ KIỆN NGÀY 30 – 04 – 1975. 514

Các sự kiện dẫn đến 30 tháng 4. 515

Sự cắt giảm hỗ trợ từ Hoa Kỳ. 515

Diễn biến cuộc chiến. 516

Ngày 30 tháng 4. 524

Kết quả. 525

[1] Xem Rassiga chương I  từ trang 4 đến trang 18.

[2] Mario Rassiga, Don Andrea Majcen, Xem phần Lịch sử Salêdiêng tại Côn – Minh.

[3] Mario Rassiga, L’ Opera Salesiana nel Vietnam, Hongkong – A.T.S. các trang 3 – 12.

[4] Rassiga, L’ Opera Salesiana nel Vietnam, Hongkong –A.T.S, 1984, pp 1-12

[5] Cuốn sách “Révérend Père FRANCISQUE DUPONT, missionnaire salésien, martyrisé et asssasiné à Ke-So (Viet-nam) le 10 aout 1945 a l’ âge de 37 ans” do gia đình cha Dupont lưu giữ gồm nhiều chứng tá  khác nhau, là cuốn được chúng tôi tham khải cùng với bài viết của cha Rassigan trong sách “ChaAnrê Majcen” để viết lên bài này. Cho tiện chú thích, chúng tôi ghi tắt cuốn sách là “RPFDP”

[6] “RPFDP” tr. 102.

[7] Xem bài tường trình của Jean Dialmas trong RVPFDP tr. 140

[8] Xem những chứng từ của Jean Dianlinas và của Robert Orsini trong RPFDP.

[9] RPFDP tr. 133

[10] RPFDP tr. 129

[11] Lời chứng của Cựu Học sinh Cô nhi viện Robert Orsni trong RPFDP tr.121

[12] RPFDP tr. 109 (trích bài báo trong Bulletin Salésien)

[13] Trích thư ông Jean Dialmas gửi cho bà Dupont năm 1946, trong RVPFDP tr. 159

[14] Mario Rassiga, Cha Anrê Majcen, 113-115

[15] Tassin là quê hương của cha Dupont

[16] RPFDP, tr. 190

[17] RPFDP, tr. 202

[18] Cha Majcen nhắc đến trận đánh tết Mậu Thân chuẩn bị từ năm 1967 và nổ ra đầu  năm 1968.

[19] tức là “mối nguy hiểm đang đe dọa”

[20] Nguyên bản dịch là “frères de MariaAuxiliatrice”, nhưngcó lẽ phải hiểu là các sơ Con Đức mẹ Phù Hộ.

[21] Thư này dịch từ tiếng bản văn nguyên thủy viết bằng tiếng Slovenia

[22] Mario Rassiga, Cha Anrê Majcen, 115 – 117

[23] Majcen Andrej, p. 121: ghi là “vào thời trước

[24] Đoạn văn trên tìm trong Google liên quan tới tên gọi Thái Hà Ấp.

[25] Chức quan Kinh Lược được Cha majcen dịch là “Vice Re di TonChino”.

[26] Bản văn viết là “Sai-gòn”, nhưng có lẽ cha Majcen muốn nói đến Hà Nội, nên người dịch tạm sửa lại cho chỉnh.

[27] Don Rassiga, Andre Majcen, tr. 8.

[28] Don Rassiga, Andre Majcen  tr. 122-123 hay các trang 12 – 15 của chương hai về lịch sử Salêdiêng Việt Nam.

[29] Người dịch không hiểu rõ với chữ “corona aurea” Cha Majcen muốn nói đến điều gì.

[30] Câu viết của cha Majcen nghĩa người dịch không nắm chắc: “Questo momento cosi storico della vita salesiana ne hanno molte volte ripetutamente dramatizzat in tempi dei nostri studentati”

[31] Cha Majcen dùng chữ “sindaco” (Delegato).

[32] “adesso in nostro uso per le scuole”.

[33] (1) Trước hết tôi đã nói đến một số  một số những nhân vật chính quyền Pháp – Việt. Trong hai năm đó (1952-1953, Việt Nam sống dưới chế độ đô hộ của người Pháp, và như vậy công cuộc Salêdiêng cần phải được sự chấp thuận của họ, nhận phần tài trợ của họ cho các trẻ mồ côi. Rồi đến vai trò của giới chính quyền Việt Nam lúc đó đều phải ở dưới người Pháp như ông Thủ Hiến Trí và ông Giám đốc Xã hội cung cấp những trợ giúp do từ chính quyền Pháp cấp phát, và các pháp nhân do họ chấp thuận. Đức Cha Seitz muốn tôi được ghi danh vào số nhân vật số 2 (che sono iscritto sul numero 2) để tham dự các cuộc họp hữu nghị hầu nhận được sự hiểu biết và những sự trợ giúp cần thiết…

(2) Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng Đức Cha Seitz kể cả sau năm 1952 vẫn được nhìn nhận là vị sáng lập có đặc sủng, với hệ thống giáo dục của ngài, như ngài nhận đó là “làm y như Don Bosco” và cho tới nay (1986), các học sinh của ngài vẫn coi ngài như vậy. Họ tưởng nhớ, tôn kính ngài như là Đấng Sáng lập của một Công cuộc, và chúng ta sẽ còn nói về Ngài sau này nữa.

(3) Tôi cũng đã ghi ra tên của các người cộng sự viên đầu tiên của tôi từ những năm 1952-1954. Không có họ, tôi đã chằng làm được gì, cách riêng vì tôi không nắm bắt rõ hệ thống giáo dục của Đức Cha Seitz, tôi lại không biết tiếng Việt Nam, không biết các nhân vật trong chính quyền và các ân nhân. Tôi sẽ nói đến các vị này như những người trợ giúp chính của tôi.

(4) Trong số các học sinh của thời ấy, có những nhân vật rất quan trọng vào thời sau này xuất phát từ đó :  Cha Gioan Ty: Thừa Ủy của Cha Bề trên cả tại Hạt thừa ủy Salêdiêng Việt Nam; Cha Marcô Huỳnh: Quản lý và cố vấn hạt thừa Ủy Việt Nam; Sư Huynh Giuse Thọ: Học sinh đầu tiên của Cô nhi viện Têrêsa; Ông Khang, Cựu SDB; Ông Tôn, chủ tịch Hội CHS SDB bên Hoa Kỳ, và nhiều bác sĩ, giáo viên, giảng viên khác (như anh Chính…)

[34] “e sommamente importante, da non dimenticare”

[35] Sẽ phải hỏi vì sao? Xem hình F 13, F 14, f 15, f 18

[36] Quid facendum

[37] EVOLUZIONE

[38] ITER FACIENDUM ed obtendum

[39] Xem MPI (Bộ Lịch sử của Majcen để ở Pisana) 4 volume e IV capitolo dalle pagine 29-51

[40] La Congregazione traditionalista salesiana

[41] Modus ad tempus per almeno un anno

[42] Modus vivendi

[43] Fiume nero: dịch giả không hiểu là con sông gì

[44] Dịch giả không hiểu tại sao cha Majcen lại gọi Đức Mẹ của các cha Dòng Chúa Cứu Thế là “la Maria di San Luca”?

[45] Lume: la Luce che splende Lume

[46] Quả đúng thẽ, năm 1954, các cha salêdiêng đã vất vả đưa các em vào Nam, giúp các em an cư, lập nghiệp.

[47] Ám chỉ các sư huynh La Salle

[48] Ghi chú củaq cha Majcen viết không rõ “influzza”

[49] Kể từ đây xin dịch tên Đức Cha Seitz là Kim cho người Việt dễ đọc.

[50] Don Rassiga, Cha Anrê Majcen,  tr. 121-125

[51] Ông  Phan Thanh Bình là vị Thủ Hiến đương Nhiệm

[52] Don Rassiga, Cha Anrê Majcen, các trang 128 – 155

[53] Ho ricevuto Marco… e la sua sorella messa a Cambot con le Suore: Câu văn hầu như không thể hiều hết ý được!

[54] Đó là Cha Marcô Huỳnh, lâu năm làm quản lý Salêdiêng Việt Nam.

[55] Đó chính là Cha Gioan Nguyễn Văn Ty, Bề trên Thừa Ủy Bề Trên Cả của hạt thừa ủy Salêdiêng Don Bosco Việt Nam

[56] Cha Majcen viết là “economa” phải hiểu là nữ quản gia. Cha Rassiga hiểu là “lo việc may vá quần áo”?

[57] Những gì cha Majcen viết đều đã được cha Rassiga hệ thống hóa lại, và cha Majcen đã viết cho cha Rassiga những lời cám ơn nồng hậu của ngài. Nhân tiện vào ngày 15 tháng 2 năm 1986, cha Majcen loan một tin buồn về cái chết của cha Guerrino LUVISOTTO nhö sau: “Hôm nay tôi muốn thông baùo một tin buồn về cái chết của cha truyền giáo Guerrino Luvisotto xẩy ra vào đúng dịp Tết Việt Nam mới vừa vài ngày qua. Theo tin của thầy cựu truyền giáo Việt Nam, sư huynh Ludovico De marchi viết cho ngài từ Verona, thì Cha Luvisotto qua đời tại nhà thương Pordenone ngày 6 – 2-1986. Ngài cũng gửi lời chào thăm cha Massimino và cảm ơn cha Tohill về một lá thö nhắc đến một trang quan trọng trong lịch sử Salêdiêng Việt Nam.

[58] Cha Majcen nhấn mạnh: “Questa soluzione è stata fatta il 19 XII 1952 di memoranda memoria. Scrivo anche questo anche per i nostri confratelli futuri prediletti” (Giải quyết này đã được ban hành ngày 19 – 12 – 1952, một ngày đáng ghi nhớ. Tôi viết điều này cũng cho tất cả các hội viên tương lai rất yêu dấu của chúng ta.

[59] Ente Marale di UTILITA PUBLICA con tutti diritti di lavorare e sviluppare Opere di Don Bosco.

[60] Direttore della Santa Infanzia

[61] Cha Majcen ghi chú “hiện nay” tức là năm 1986 khi ngài viết hồi ký.

[62] Hai cha Phúc và Sử sau này đã bỏ dòng

[63][63] Cha Majcen gọi tên công Chúa là Stella Maria: Đức maria là sao mai. Công Chúa là người thiếp lập Nữ Tu Viện Đức mẹ Vô Nhiễm và là beà trên của tu viện cho đến chết (theo Lịch sử Giáo Hội Công giáo của LM Bùi Đức Sinh)

[64] Xem MPI 76

[65] Hiện nay là cha xứ trong một giáo xứ địa phận Buôn Meâ Thuật

[66] Hiện nay là Đức Giaùm Mục Giáo phận Bùi Chu

[67] Đã được thuï phong linh mục, nhưng đã xuất dòng.

[68] Cũng thuï phonglinh mục, nhưng đã xuất dòng.

[69] Sư huynh Hoan, từng làm cố vấn tỉnh dỏng Việt nam.

[70] LM Giuse Hiên SDB, cha xứ Đức Huy, Giáo phận Đồng nai

[71] Linh mục SDB bên Paris.

[72] Sau là sư huynh SDB, xuất thân đích thị là một em “Garelli”, mồ côi, bụi đời.

[73] Sau này là Giám tỉnh Salêdiêng đầu tiên của Việt Nam, khóa đầu tiên với tư cách  là Bề trên thừa ủy của Cha Bề Trên Cả, rồi một khóa nữa là giám tỉnh tỉnh dòng SDB VN.

[74] Một thời gian lâu làm Quản lý tỉnh dòng VN.

[75] Một thời gian đứng đầu Cựu Học Sinh SDB bên Hoa Kỳ.

[76] Hiện nay là CHV Salêdiêng, sinh sống tại USA.

[77] Sau là Cha xứ Phước Thaønh, địa phận Ñồng nai, nay là Bà Rịa.

[78] Cha Majcen đã quên tên của họ.

[79] Cha Majcen nhớ mang máng là có người làm tướng nữa, nhưng có lẽ không chính xác.

[80] Thầy qua đời năm 1986.

[81] Cha Majcen nói rằng ông đã tố cáo các người Salêdiêng chúng ta với các ông cách mạng, nhưng có lẽ ñiều này không chính xác.

[82] Em bé này là ai? Trong nhóm các em theo ơn gọi được gửi vào miền Nam, được Đức Cha Seitz hứa tài trợ, Có những người sau đây: Ty, Huỳnh, Mỹ, Tôn, Khang, Phúc, Sử… Khi kể những kinh nghiệm về những em tỏ ra có ước ao ơn gọi, cha Majcen thường không nêu tên, nhưng có lẽ em bé này là Khang, sau là thầy Khang, nhưng không tu tiếp.

[83] 3 tháng mười 1952 – 3 tháng mười 1953: tròn một năm kể từ khi cha Giacomino và Majcen đến Hà Nội.

[84] Con số các salêdiêng được gửi sang Việt Nam như dự định hầu như trọn vẹn, chỉ còn thiếu có thầy Braggion được sai tới vào tháng mười một 1953.

[85] Salêdiêng quen gọi là Hội Giúp lễ

[86] Mạch văn do cha Majcen viết rất khó đoán nghĩa: “Tutti occhi da Majcen si getano verso Bohnen… ma in pratica? Sembre che si puo. Il buon padre diceva che a olanda si puo fumare se si è in cmpania…cosi veniva a mia difesa Don Giacomino.” Thiết nghĩ ý Cha Majcen muốn nhấn mạnh là phải giữ luật nghiêm chỉnh, dù là chuyện nhỏ như việc hút thuốc lá. Người ta có thể tự biện minh để châm chước cho mình. Nhưng cha giám đốc Giacomino cũng đồng ý với cha Majcen là luôn luôn chúng ta phải lo giữ luật!

[87] Khi cha Majcen viết, thì caùc ngài chưa được cất lên bậc hiển thánh.

[88]…KESAT dove lavorava padre Massar (+1723) sloveno di Gorizia ed è mortalche giorno dal decreto della decapitazione… Un Martir VN se.!: Cha Rassiga hiểu là cha Majcen thấy tấm bia trên đó có ghi tên cha Messar chết năm 1723, sau khi vua ban hành sắc lệnh trảm quyết các người truyền giáo…, nên cha Majcen tự nghĩ là chính cha Messar người Slovenô đồng hương của ngài này cũng là một vị tử đạo tại Việt nam.

[89] Cha Majcen viết là vào năm 1957, nhưng có lẽ là vào năm 1951, dựa theo thứ tự  lô gích của sự kiện.

[90] Trong số khách đến có Đức Khâm sứ , Đức giám mục hà Nội, c1c giám mục khác trong đó đặc biệt có Đức Cha Picquet Giám mục Nha Trang, Đức Cha Cassaigne ở Sai gòn, Đức Cha Mase [không rõ là ai?] ở vùng Việt Minh, các Đức Cha dòng Đaminh là Đức Cha Đoàn và  Đức Cha Đại Hải Phòng.

[91] Ngài Thủ Hiến Trí, các tường lãnh và chính quyền Pháp Việt

[92] Xưa là Thượng cố vấn, nay gọi là Ban Tổng Cố Vấn

[93] Con ramaricco in cuore ed anche non con tanti millioni di soldi.

[94] Dịch giả chưa nắm bắt rọ đó là năm thánh gì.

[95] Phần này chỉ  dịch tóm lại vì đã nói phía trước rồi

[96] Per I Padri potrei essere piu generoso??: Cha Majcen tự xét mình, và không khỏi lo lắng mình có phải quảng đại hơn không? Tuy mình giữ đúng luật của việc sổ số và chuyển phần thưởng cho người thắng, nhưng khi từ chối cho một cha truyền giáo trúng số, mà mất vé số, thì mình đã bác ái đủ chưa?

[97] Io pensavo solo come tirare avanti: Ngài nghĩ rằng sự cứng rắn từ chối của mình là vì khi ấy nhưng lo lắng về làm sao có đủ tài chính nuôi các trẻ mồ côi đã khiến ngài phải kiên quyết hành xử theo luật tổ chức phát phần thưởng vé số. Chúng ta có thể cảm thấy lương tâm ngài rất tế nhị!

[98] Vescovi e Ispettore possono dare massimente le benedizioni, ma non denari… diceva sua volta D. Braga. Cũng cần ghi nhận là Cha Majcen muốn nhấn mạnh với các con cái mình là phải hết lòng lo cho các con cái nghèo khổ của mình. Người Salêdiêng chỉ sống vì trẻ nghèo và sống cho người nghèo. Trong nỗi lo lắng đó, có nhiều khi mình không biết thích ứng như thế nào với mọi tình huống, vì khả năng tài chánh của mình rất có giới hạn. Tuy nhiên mình cũng chẳng bao giờ chắc là mình đã quảng đại với mọi người cho đủ!

[99] Infanzia dei orfanelli

[100] Paese che vai, usanze che trovi

[101] Nơi vừa để ở vừa có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ của chính quan Kinh Lược ngay khi ông còn sống. Cha Majcen viết là: Corte reale con Sacrario dei antenati.

[102] I FatteBene Fratelli: Bản dịch cũ dịch là Các Thầy GioanThiên Chúa.

[103] Sono cadute 3 personne dal fucile di VM…

[104] Cha Majcen nhớ không chính xác: 1955-1957: Khu đất Thủ Đức này còn là cơ sở của gia đình Têrêsa, tức Cô Nhi Viện, tuy đã có khoảng hai chục em ghi danh đệ tử. Đệ tử Viện Thủ Đức chính thức trong những năm 1958-1976.

[105] Xin xem các điều cha Majcen đã đả động đến ở phía trước.

[106] Là thời điểm cha Majcen viết Hồi Ký này.

[107] Kinh nghiệm của cha Majcen và cha Cuisset cũng như của Đức Cha Seitz là rất độc đáo. Khi sống với giới trẻ như được miêu tả ở đây, người dịch (Xuân Uyển) cũng xác nhận là cuộc sống một phần nào mang lối gia đình giữa các trẻ “thứ dữ” nào đó, nhưng được ấp ủ bởi tình thương và bầu khí bộc trực gia đình ở trên vừa hào hứng, vừa gây cấn, vừa được nhuần thấm dần bởi việc đạo đức Kitô giáo, và tình thương nhân bản dịu dàng. Chính vì sự say mê này mà trong số các Salêdiêng lúc đó có những người thích làm việc cho các trẻ bướng bỉnh và hồn  nhiên này, trong số đó có cha Cuisset và Cha Stra (từ những năm 1956-1974). Và cha Majcen nhận xét rất đúng là trong hệ thống của Đức Cha Seitz và của Salêdiêng tại Hà Nội – Thủ Đức có cái cốt lõi của phương pháp của Don Bosco là tình gia đình, tình cha, tình thương yêu nhau và bầu khí sống đạo.

[108] Câu văn rất tối nghĩa: Ecco il mio ideale, riuscite problemi insuccessi nella ora tragica.

[109] Thầy Lê Hướng là người SalêdiêngViệt nam đầu tiên

[110] Vào năm 1955, chúng ta đã bán đất ấy cho các cha dòng tên làm nhà tập.

[111] Cha Majcen trong Hồi ký ghi là “Il Presidente del Pen Club”, dịch là Ông chủ tích Hội Văn bút… Nhưng xưa nay vẫn gọi là  Hội Lion.

[112] Tiếng chuyên môn lúc đó là “moniteurs”, chưa là thầy Salêdiêng, chưa là giáo viên đúng nghĩa, nhưng đứng lớp, trông coi học sinh được, cho dù về học hành còn phải họp tiếp các lớp cấp III trung Học nữa.

[113]Anh Dũng một chân bị liệt, quen kêu là Dũng Thọt (Dung zoppo).

[114] Sau này là Giám mục giáo phận Bùi Chu.

[115] Ý muốn nói cha Luvisotto nói trong một câu đủ thứ ngôn ngữ: chẳng hạn: “Bontá, bonté, bụng tốt, tiếng nào cũng giống nhau hết”.

[116] Cha Majcen viết là “il PenClub”

[117] Alto Comissario francese

[118] AM 1956-1958, trang 244: Un incaricato della santa Sede a Hg, mi dava un Emergency passport vaticano che poi usavo sempre fino al 1957. Domandando Mgr Caprio il prolungamento,mi prendeva un nuovo passaporto diplomativo vaticano, cme espressione della gentilezza speciale, Questo passaporto usavo fino al 1975, quando mi per paura dei communisti, un mio confratello di Saigon nascondeva… Fino quel t4empo stqvo sempre nelle strette relazioni con mgr … Caprio

[119] Cha Majcen viết là Biên Hòa, nhưng nơi ngài miêu tả chính là vùng khu di cư Hố Nai gần thành phố Biên Hòa.

[120] Khi ấy Bảo Lộc vẫn được gọi là Blao.

[121] Hiện nay sau nhiều cố gắng mua mấy khu đất khác nhau, chúng ta có một trường dạy nghề Salêdiêng tọa lạc trên khu đất rộng 4 hectares.

[122] Xin xem bài “Il Nostro lavoro” của Cha Vode.

[123] Chiếu theo Elenco 1956-1958.

[124] Dal Care – Mr Thomas

[125] The Pen – Club

[126] Cha Majcen viết  “Direttore di questa citta di 300 e piu mille rigionieri”, thiết nghĩ câu này có nghĩa là “ông giám đốc của nhà từ 300 phòng giam với số tù nhân là nhiều ngàn người. Theo tài liệu Google cung cấp thì nhà tù đó có 238 phòng và số tù nhận trên dưới 6000 người.

[127] Sau này hai cha của chúng ta là cha Giuse Hinh và Cha Phabianô Hào cũng bị giam tại đây.

[128] Il direttore del pen Club Munier

[129] Tức là cha Cuisset

[130] Ente progovernativo

[131] Đó là những tổ chứd cứu trợ Đức, cơ quan Chăm sóc trẻ, Cơ quan Bác Ái

[132] Perchè ormai molti orfanatrofi delle buone suore pensavano solo di procurar a tutti cibo, vestito e davanno lavoro domestico…

[133] Provati tutti, accettati quelli  he sono buoni.

[134] Hội thừa sai Paris

[135] Cha Majcen sung sướng nói rằng vào chính khi viết những dòng chữ này, thì ngài nhận được thư của cha Hòa tập sư của Việt Nam báo tin đang chuẩn bị cho 10 tập sinh khấn, đồng thời tiếp nhận thêm bốn tập sinh mới. Cha hòa có sức khỏe yếu vì bị 4 năm tù (cha viêt là 2 năm tù), và hiện đang còn cần đến thuốc men.

[136] Thầy Nguyên này học vấn tốt, nói tốt tiếng Pháp và là một thầy thuộc nhóm huấn luyện viên (moniteur) của đệ tử viện đầu tiên, cậu ruột của cha Cho. Tên “Ngon” là tên cha Majcen ghi, nhưng dịch giả không nhớ lắm về tên của thầy. Có lẽ là thầy Nguyên. Cũng có một thầy khác tên là thầy Tôn. Không rõ cha Majcen muốn nói đến thầy nào.

[137] Cha Majcen viết Maria Immacolata, nhưng có lẽ phải hiểu là Đực mẹ Đồng trinh.

[138] Năm nhà tập 1960

[139] Bản văn cha Majcen viết (AM cuốn III, 1956-1958) văn từ không rõ nghĩa lắm: Sono stato invitato alla cena di aiutto[?] da un legionario francesese, che si e sposato con un eurasiana ed anche a Madame Xuân, che parlava durante il pranzo solo di tristezza e malcontentezza…

[140] Sau này là nhà thờ chính tòa giáo phận Đà Lạt.

[141] Sau này, trường kỹ thuật mơ ước đó được thực hiện không phải do Salêdiêng, mà do các sư huynh La Salle.

[142] Contra spem in spem credidi

[143] Don Mario, e forse altri abbondonano la idea sine die…

[144] Thời gian cha Majcenlàm việc tại Việt Nam

[145] Nay đang làm việc tại Êtiopia

[146] Mua đan viện Biển Đức ở Đà Lạt năm 1956

[147] Năm 1986

[148] 1958

[149] Les Moniteurs: là danh từ tiếng pháp được sử dụng vào thời đó.

[150] Factotum pratico

[151] Và sau này chúng ta cũng ghi thêm vào trong thủ tục xin chấp thuận khu đất Trạm hành nữa.

[152] Tồng Thống Diệm bị bắn chết ngày 2 – XI – 1963

[153] Do cha majcen đã xắm với tiền cha matko gủi tới do lòng hảo tâm của cha Vesco ở Villa Moglie

[154] Bạn của cha majcen và cha Mario

[155] Trong số những em này, sau chỉ còn có Mỹ tiếp tục đời sống Salêdiêng.

[156] Cha Majcen không nhớ rõ dịp thăm viếng này nhằm ngày nào. Ngài viết vào khoảng những cơn mưa gió mùa nhiệt đới, nên ta phải hiểu đó là vào những tháng năm hay tháng sau trở đi.

[157] Altro lavoro facevanno Don Bogo e Don Aartz, che riuscivano benino

[158] Don Bosco nel mondo

[159] Quả đúng vậy vào năm 1986 Cha Ty trở thành Thừa ủy viên của cha Bề Trên Cả tại Việt Nam; cha Huỳnh làm Quản lý tỉnh, cha Uyển làm giáo sư cho các thầy salêdiêng của chúng ta.

[160] BCV/ VN gồm: Cha Tỉnh Ủy Mario Acquistapace, cha Giám đốc Generoso Bogo, Cha Majcen.

[161] BCV tỉnhg Dòng Hongkong gồm: Cha Giám tỉnh Tohill, các cố vấn Pomatti, Haselsteiner, Jansen, Lin, Suppo, Rassiga.

[162] Phêrô Cho, Phabianô Hào, Giuse Giảng, Giuse Mỹ, Giuse Sự, Giuse Tiệm, PhêrôTịnh, Giuse Tôn.

[163] Vinhsơn Hùng, Gioan Khang, Phêrô Vĩnh.

[164] Sáng kiến lập ấp chiến lược là của ông Cố Vấn ngô Đình Nhu vào năm 1962.

[165] Đức Giám Mục sau này của Thái Bình.

[166] Chương này trích từ “50 năm Don Bosco việt nam (1952-2002)” các trang 24-29; 120-124

[167] 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM tr. 28-29.

[168] Teorie moderniste

[169] Tít của Sách cha Majcen ghi là là “Children Welcome”

[170] Architetti del mondo megliore

[171] Tức năm 1986.

[172] Dopo quella conclusione del 8.XII 1965 – è là voce della Chiesa – e del Vaticano II, I illuminati progressiti ne hanno avuto tante critiche, contra tutto presente e nessuna base assai sigura della nuova direzione.

[173] Quid faciendum ed ommittendum…

[174] Chi fa andagio, va sano.

[175] Ngày cả ĐứcThánh Cha Benedicto XVI, trong thông diệp 40 năm kỷ niệm Công đồng bế mạc, dẫn chúng ta trở về với Đức Mẹ, mẹ Hội Thánh, để cân nhắc kỹ lưỡng giáo huấn của Chúa Giêsu và đem ra thực hành.

[176] Cha Majcen hẳn phải đau đớn nhậnđịnh về sự hồi tục của số đông c1c sư huynh Việt nam sau cuộc giải phóng vào năm 1975.

[177] AM p. 319: ed anzi nel 1941-45, getendo seme per una prima opera salesiana, Roubin a Hanoi: Dịch giả không rõ công cuộc “Roubin” có nghĩa là gì.

[178] 21. VIII 1567- 1967

[179] MA tr. 321: E stata una consolazione per majcen, che nei ultimi anni (1975…) di sua permanenza in Việt Nam, aveva gia tre missionarifra sui novizi sacerdoti. Peccato che solo per poco tempo. Uno di quelli mi, scrivere ultimamente: Thực tế công việc truyền giáo dân tộc tại Tain và Klong có gián đoàn một chút, nhưng vẫn tiếp tục sau đó với sự hiện diện của dòng Don Bosco và dòng Tận Hiến.

[180] Bài của Ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Hồ Chủ Tịch

Nguồn: Văn Nghệ số Tết Mậu Dần 1998, tr. 4.

[181] Don Bosco đặt tên cho những người xin đi tu khi đã lớn rồi là Con của Mẹ Maria.

[182] Nhưng câu nói đặc trưng của cha Luvisotto này, người dịch xin ghi lại ở đay để giúp hiều rõ hơn điều cha majcen miêu tả về cha Luvisotto.

[183] Đó là tên Don Bosco đặt cho những người có ơn gọi đi tu muộn.

[184] Phải trở nên như chính cái mà Chúa muốn mình phải là.

[185] Ngài qua đời tai Philippin ngày  3 – 1 -1971

[186] desacrilasizione

[187] Trong phần bàn về Công cuộc SDB tại Hà Nội, có mục “Tôi cam đoan là không chính xác” (Cha Anrê majcen tr. 132) nói đến ông giám đốc sở Xã hội Hà Nội. Ông này chắc cùng là một ông giám đốc Lý Kính Chấn mà Cha Majcen nói đến ở đây. Ông vào Saigon và tiếp tục công tác này.

[188] Cha Huỳnh SDB là người tiếp tục công việc chăm lo cho Cô Nhi Viện này trong khoảng thời gian 3 năm sau giải phóng.

[189] Khu Bến Cắt với giáo sứ và khu đất dành riêng cho các Salêdiêng này nay đã trở nên một khu nhà Salêdiêng sầm uất với các hoạt động giáo sừ, thể thao, văn hóa và các lớp ơn gọi, việc chăm sóc tinh thần cho các anh chị em công nhân công giáo.

[190] Nay là giáo xứ Thánh Khang

[191] Phần này sách AM chỉ đá động qua, không vào chi tiết. Người dịch trích lại sách 50 năm Don Bosco Việt Nam tr. 33-37 để các độc giả nắm bắt thông tin đầy đủ hơn về một nhà  SDB có đóng góp rất quan trọng vào công cuộc Don Bosco tại Việt Nam, và là một phép lạ nếu nhà ấy vẫncòn tồn tại và phát triển tốt cho đến ngày hôm nay (2010).

[192] Nay là 4G Bùi thị Xuân

[193] Bài này không phải của cha Majcen, nhưng được bổ sung vào đây để cắt nghĩa hoàn cảnh SDNVN trong thời điểm năm 1972

[194] William Conby-Một chiến thắng bị bỏ lỡ NXB CAND

[195] Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000. tr. 113

[196] Bỏng rát mùa hè Quảng Trị – Ngô Thị Kim Cúc

[197] Giáo sư Hồ Tú Bảo – Giảng đường vẫn tươi nguyên ký ức chiến trường

[198] Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000. tr. 113

[199] Chú thích tại chương 1, Những năm tháng quyết định, hồi ký của Đại tướng Hoàng Văn Thái.

[200] Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000. tr. 112

[201] Bỏng rát mùa hè Quảng Trị – Ngô Thị Kim Cúc

[202] David Fulghum & Terrance Maitland, et al, South Vietnam on Trial. Boston: Boston Publishing Company, 1984, tr. 138.

[203] Nhận xét của John Vann, cố vấn Mỹ của Vùng 3 Chiến thuật. Nguồn: Neil Sheehan, A Bright Shining Lie, Random House, 1988, tr. 776.

[204] Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ-William Colby-Nxb Công an nhân dân p 372

[205]Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ-William Colby-Nxb Công an nhân dân p 372

[206] Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ-William Colby-Nxb Công an nhân dân p 374

[207] Palmer, Dave Richard, Summons of the Trumpet: A History of the Vietnam War From A Military Man’s Viewpoint. Novato CA: Presidio Press, 1999, tr. 324.

[208] Andrade, tr. 536.

[209] Nguồn khác cho rằng ít nhất một nửa số pháo và tăng bị phá hỏng. Spencer, tr. 113

[210] Fulgham, David, Terrence Maitland, et al. South Vietnam on Trial: Mid-1970-1972. Boston: Boston Publishing Company, 1984, tr. 183.

[211] Fulgham & Maitland, tr.183.

[212] Nghĩa là trong suốt quá trình 1952 – 1972.

[213] Bài này không phải của cha Majcen, nhưng dịch giả  trình bày sơ lược tình hình năm 1975 để dộc giả cha Majcen dễ dàng hiểu các biến cố trong nội bộ SDB/VN

[214] Văn Tiến Dũng, Đại Thắng Mùa Xuân trang 29.

[215] Bài này cũng không phải của cha Majcen. Bài được đưa vào đây để giúp hiểu biết rõ hơn những quyết tâm ở lại quê hương của SDB-VN sau ngày giải phóng.

[216] Văn Tiến Dũng, Our great spring victory p 17-18.

[217] Nguyễn Tiến HưngKhi Đồng minh tháo chạy

[218] Dougan, Clark, David Fulgham, et al. The Fall of the South. Boston: Boston Publishing Company, 1985, tr. 83.

[219] Dougan & Fulgham, tr. 83.

[220] Willbanks, James H. Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam Lost Its War. Lawrence KS: University of Kansas Press, 2004, tr. 253.

[221] William W. Momyer, The Vietnamese Air Force. Maxwell Air Force Base AL: Air University Press, 1975, tr. 76.

[222] Willbanks, tr. 251.

[223] Issacs, Arnold R. Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia. Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1983. tr. 380.

[224] Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp đã nhìn thấy tro nổi trên bể bơi ngoài trời của tòa Đại sứ và nhận thấy dấu hiệu của tai họa đang ập đến.

[225]the key was April 21, when Thieu resigned. Then I knew, we all agreed, we had to attack immediately, seize the initiative.

[226] William Colby-Một chiến thắng bị bỏ lỡ-NXB CAND p 13

[227] William Colby-Một chiến thắng bị bỏ lỡ-NXB CAND p 14

[228] Cha Ty khi còn rất nhỏ đã được đưa vào thị xã trẻ Kitô Vương mà không nhớ được gì về gia đình. Cậu bé đã sống với các người Salêdiêng, tiếp nhận phép rửa tội, học hành tốt. Năm 15 tuổi cậu xin cha Majcen vào nhà tập đầu tiên ở Việt nam. Cha Majcen đã xin cha Fedregotti phép miễn trừ vì không có khai sinh và không có được các chi tiết về cha mẹ. Giờ đây cha rất sung sướng gặp cha Majcen báo rằng cha đã tìm lại được mái nhà gia đình ở gần Hà Nội, và đã được ghi danh vào số người con của cha mẹ Anh Hùng của Tổ quốc. Cha Scrivo viết là cha Ty hiển nhiên là vị giám tỉnh trẻ nhất trong thế giới Salêdiêng.

[229] Cha Giám tỉnh khóa 1910-1916.

[230] Phần này người dịch thêm vào để cho dễ nhận thức sự tiếp nối từ thời cha Majcen cho đến ngày nay.

[231] Trích Bolletino Salesiano ngày 1 – 4 – 1976

[232] Cha Majcen viết và vào năm 1959, nhưng có lẽ do đánh máy sai, và thời gian cha gặp Chủ Tịch Hồ Chí Minh có lẽ là vào năm 1939.

[233] Đó là khóa tập XVII: 1976-1977

[234] Sulla sorella maggiore

[235] Ghi lại do cha Lanfranco M. Fedrigotti lúc 3giờ 00 Sáng Chúa Nhật 10.03.1991.

[236] Tường thuật của cha Lanfranco M. Fedrigotti, lúc 3giờ 00, Sáng Chúa nhật 10.03. 1991

[237] Non ho mai riposato in viata mea

[238] Beato Lei

[239] Tại nhà thờ lớn của nhà Tập cũng là nhà thờ giáo xứ Ba thôn, có một bức tượng Don Bosco giống như một tảng đá từ đó kéo ra các con người mới hữu dụng cho xã hội và Hội Thánh. Ngôn ngữ của từ “giáo dục” bằng tiếng Ý là “educare” có nghĩa là kéo ra từ… để làm thành một con người mới.

[240] Cha Toma Panekezam cố vấn Vùng Á Châu của dòng Salêdiêng.

[241] qualification

[242] Una formazione mentale, intellettuale e di cuore

[243] Una professione umana

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *