HOA THIÊNG 2005: “Trẻ trung hoá Diện mạo Mẹ Hội thánh, lả Mẹ của Đức tin chúng ta”

“Đức Kitô yêu thương Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh. . . để trước mặt Người, có một Hội thánh xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5: 25.27).

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc Công đồng Vatican II,

Trong ánh sáng của Hiến chế Lumen GentiumGaudium et Spes đã từng giúp chúng ta nhìn xem GH là Dân TC, Thân mình Đức Kitô, Mẹ các tín hữu, tôi tớ của thế giới,

Cũng như ý thức “GH có trách vụ phản chiếu ánh sáng Đức Kitô trong mọi thời kỳ lịch sử, hầu làm cho tôn nhan Ngài chiếu tỏa trước các thế hệ của ngàn năm mới” (NMI 16),

Như Gia đình Salêdiêng, chúng tôi cam kết

TRẺ TRUNG HOÁ DIỆN MẠO HỘI THÁNH, LÀ MẸ CỦA ĐỨC TIN CHÚNG TA.

Thư cha Bề Trên Cả

“ĐỨC KITÔ YÊU THƯƠNG HỘI THÁNH VÀ HIẾN MÌNH VÌ HỘI THÁNH” (Ep 5:25).

Bài cắt nghĩa hoa thiêng 2005

Lý do – Làm cho GH tươi trẻ: một tặng phẩm và một trách vụ – một chứng từ, một khuôn mẫu, một hình ảnh – GH, ánh sáng muôn dân, mầu nhiệm và bí tích cứu độ – GH, nên một với những niềm vui và hy vọng của nhân loạiGH kết hiệp với toàn thể gia đình nhân loạiCông Đồng ngỏ lời với aiđể phục vụ con người. Hướng tới một hình ảnh trẻ trung về GH – một GH làm chứng – một GH phụng vụ – một GH loan báo tin mừng – một GH phục vụ. Cảm thức GH nơi Don Bosco và truyền thống Salêdiêng. Vì một khoa sư phạm để là GH và sống với GH, – làm GH được biết đến – làm cho ý nghĩa GH được nhiều người biết đến rộng rãi hơn – thủ đắc kinh nghiệm về GH – dẫn người khác tìm thấy ơn gọi trong GH – kết luân: như những sắc mầu của chiếc cầu vồng.

Roma, 1 tháng Giêng 2005

Lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ TC

Các hội viên thân mến,

Cha chào thăm anh em với tình yêu mà TC Cha đã dành cho chúng ta, khi ban cho chúng ta Con Một của Ngài, sinh bởi Đức Maria nhờ quyền năng Thần Khí.

Cha chúc mừng như thế vào đầu năm 2005. Năm nay chúng ta sẽ cử hành 40 năm kỷ niệm kết thúc Công Đồng Va-ti-ca-nô II mà quả là một Lễ Ngũ Tuần cho GH, được mời gọi canh tân chính mình để phản chiếu trung thành khuôn mặt của Đức Chúa của mình.

Đây là lý do tại sao cha thấy mình được mời gọi đề xướng cho toàn thể Gia Đình Salêdiêng trách vụ làm cho diện mạo Hội Thánh thêm tươi trẻ như là một hoa thiêng, nghĩa là, như một chương trình thiêng liêng và  mục vụ thật sự của năm nay. Một vài người có thể tự hỏi xem ý tưởng này từ đâu mà đến và điều gì khởi hứng nó. Cha có hai câu trả lời: Một đàng, bởi vì khi du hành thăm viếng toàn Tu hội khắp thế giới, cha trở nên ý thức rằng cần phải phục hồi lòng yêu mến đối với GH, người mẹ của đức tin chúng ta, ở nơi đâu tình yêu đó bị mất, cũng như phải kiện cường tình yêu đó ở nơi đâu bị suy yếu. Đàng khác, hiến chế tín lý về GH Lumen Gentium, khi nói về tác động của Thần Khí, Đấng thánh hóa đời sống GH minh định rằng, “Nhờ quyền năng tin mừng, ngài khiến GH giữ mãi nét trẻ trung tươi mới. Ngài liên lỷ  canh tân GH và dẫn GH tới kết hiệp trọn vẹn với Đức Lang Quân của mình.” (LG 4).

Nhất trí với Ban Tổng Cố vấn, cha cũng quyết định trình bày bài cắt nghĩa hoa thiêng này như là lá thư luân lưu của cha vào đầu năm, không phải để tăng bội sứ điệp nhưng để khích lệ hấp thụ các sứ điệp được ban tặng cho ta. Trong một vài tỉnh dòng có nguy cơ về sự không tiêu hóa vì quá nhiều tài liệu phải đọc mà lại không có giờ để cá nhân hấp thụ; ở những tỉnh dòng khác lại gặp vấn đề là cố gắng cập nhật bởi vì công tác dịch thuật và trình bày những tài liệu gởi tới cho các cộng thể gặp khó khăn đến nỗi họ phải hết sức tranh thủ khi nhận được quá nhiều tài liệu và vì thế [các tài liệu] thường bị bỏ lại phía sau; điều này có thể tạo thành một Tu hội có hai hoặc ba bước. Cũng có một yếu tố khác tán đồng với ý tưởng này và cha coi là quan trọng nhất; nó chính là nỗ lực muốn cống hiến một sự trợ giúp đào luyện hàng năm cho toàn thể Gia Đình Salêdiêng mà hoa thiêng muốn ngỏ lời; nó giúp kiện cường nơi tất cả mọi thành phần cái ý thức thuộc về một gia đình thiêng liêng và tông đồ của DB. Cha chắc rằng quyết định của cha được mọi người thông cảm và sẵn sàng chấp nhận.

Lần này, cha không cung cấp chút xíu thông tin nào về những cuộc thăm viếng các tỉnh dòng trong những ngày tháng qua, dẫu làm như thế là xứng đáng bởi lẽ nó giúp mọi người biết về Tu hội hơn cũng như trân trọng các hội viên cùng những việc họ làm trong muôn vàn bối cảnh rất khác nhau. Rồi điều này soi sáng những thái độ, tập quán và lối xử sự của cộng thể lẫn cá nhân vốn đáng ta xem xét để khích lệ và phát động tất cả mọi tỉnh dòng với tính liều lĩnh và trí tưởng tượng mục vụ của Don Bosco. Về phương diện này, cha đã lưu ý cách thức những lá thư về những Vùng đang tạo nên điều mà cha kỳ vọng: sự gia tăng hiểu biết về Tu hội và đồng trách nhiệm về bước tiến của Tu hội. Nó là cách thức hữu hiệu để cổ xuý hiệp thông và tham gia.

Giữa những biến cố mà cha tham dự trong thời gian qua thì biến cố quan trọng nhất hiển nhiên là Hội nghị thế giới về đời sống thánh hiến với chủ đề: “Đam mê TC – đam mê con người”. Hội nghị muốn đối diện cách chân thành và khiêm cung với tình huống hiện thời của một lối sống mà từ Va-ti-ca-nô II đã trải qua tiến trình canh tân và dần dần bắt đầu vạch ra những nét cho khuôn mặt mới của mình. Hội nghị cố gắng rộng mở trước sự mới mẻ của Thần Khí vốn liên lỷ khơi lên những hạt mầm cho sự tăng trưởng mới với những hình thức đời sống mà trở nên ý nghĩa hơn, khả tri hơn và hữu hiệu hơn trong việc tin mừng hóa nền văn hóa. Trong khi là những đề xướng soi sáng và phong phú cho tương lai, những kết luận đạt được kêu nài tới ý chí hoán cải của mỗi và từng tu sĩ, hầu làm cho tính ưu việt tuyệt đối của TC trong đời sống chúng ta nên rõ ràng; tính ưu việt đó được nhìn thấy trong một đời sống mãnh liệt đối thoại với TC mà nơi đó niềm khao khát đến tình huynh đệ và niềm đam mê đến phần rỗi của con người được nuôi dưỡng. Cha hy vọng anh em có dịp và đủ quan tâm theo dõi biến cố này trên mạng “Vidimus Dominum” vốn cung ứng một sự phục vụ tuyệt vời cho các tu sĩ khắp thế giới. Dù sao chăng nữa, cha hy vọng có thể chia sẻ với anh em vào dịp khác những suy tư mà Hội nghị này mang lại cho cha và những hệ quả của chúng cho đời sống và sứ mệnh salêdiêng.

Dịp đầu tiên để cha chia sẻ một vài tư duy về Hội nghị là trong những “buổi huấn từ tối” cha nói tại nhà Tổng Quyền và cho Á tỉnh UPS, cũng như trong cuộc họp với các Giám tỉnh của Âu châu tại Salesianum khoảng mồng 1 và mồng 5 tháng Chạp, để suy tư về sự hiện diện của Salêdiêng trên châu lục này vốn đang trải qua một tiến trình đổi thay nhanh chóng và sâu xa; những đổi thay này mang đến những cơ hội mới cho đời sống và sứ mệnh salêdiêng đồng thời cũng thách đố nó và buộc chúng ta phải lấy những quyết định để điều chỉnh những cơ cấu hầu đáp ứng những nhu cầu của giới trẻ cách ý nghĩa hơn và hữu hiệu hơn. Cha mời  gọi anh em đọc giữa những tài liệu trong phần 5 của Công báo này những bài nói chuyện của cha vào lúc khai mạc và kết thúc phiên họp, ở đó, anh em sẽ có thể tìm thấy cả những mục tiêu chúng tôi đặt ra lẫn một bản tóm kết về những quyết định quan trọng hơn chúng tôi đạt được. Vào Chúa nhật mồng 5 tháng Chạp, vào cuối buổi họp, chúng ta có được món quà và niềm vui là có thể gặp gỡ cá nhân với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại nhà của ngài.

Cha không muốn khơi rộng vấn đề vì bây giờ cha ưu tiên dành lời cho bài cắt nghĩa hoa thiêng với những lời cầu chúc đầu năm. Ước gì Đức Maria giơ tay dắt dìu và hướng dẫn chúng ta qua năm 2005. Từ nơi Mẹ, chúng ta sẽ học để yêu mến GH như Đức Kitô đã yêu mến và hiến mình cho GH.

LÝ DO

Có một người được TC sai đến tên là Angelo; hay đúng hơn, tên là Gioan. Phải, Đức Giáo Hoàng tốt lành Gioan XXIII một ngày kia được Thần Khí thúc đẩy khơi lên và công bố một mùa xuân mới cho GH. Bằng một cử chỉ bất ngờ ngài không chỉ mở ra những cửa sổ nhưng đã mở toang những cánh cửa hầu Thần Khí có thể đi vào. Ngài triệu tập Công đồng Vatican II như một cơn cuồng phong đột ngột thổi “tiếng gió mạnh” (Cv 2:2) vào trong một nơi chốn đóng kín và cứng ngắc y như trong nhà Tiệc ly vào ngày lễ Ngũ tuần xưa kia.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc Công Đồng Vatican II và trong ánh sáng của Lumen Gentium và Gaudium et Spes vốn đã làm chúng ta có thể nhận biết GH như một mầu nhiệm, Dân Thiên Chúa, Thân mình Đức Kitô, Mẹ của các tín hữu và Tôi tớ của thế giới, chúng ta như những thành viên của Gia đình Salêdiêng, ý thức rằng “ GH có trách vụ phản chiếu ánh sáng Đức Kitô trong mọi thời kỳ lịch sử, để làm cho tôn nhan ngài rực chiếu trước mắt các thế hệ của ngàn năm mới” (NMI 16). Vì vậy, sống lại biến cố phi thường ấy, chúng tôi cam kết:

Làm cho diện mạo GH, người Mẹ của Đức tin chúng tôi, tươi trẻ.

Làm cho Giáo hội tươi trẻ: một tặng phẩm và một trách vụ

Với lòng tri ân, chúng ta không thể không kỷ niệm ngày kết thúc Vatican II, một biến cố vĩ đại của Thần khí vốn là một lễ Ngũ tuần cho toàn thể Giáo Hội. Vị tiền nhiệm của cha, cha Egidio Viganò, đã công bố rằng Công Đồng chính là chiếc la bàn soi đường dẫn lối chúng ta cho ngàn năm thứ ba. Hôm nay chúng ta có trách vụ đảm nhận và đưa đến thành tựu tính năng động bắt nguồn từ Công Đồng, đúng là một làn gió mát vốn làm cho buồng phổi GH đầy tràn Thánh Thần và chúng ta muốn cam kết cộng tác vào việc tiếp tục canh tân GH. Hiến chế Lumen GentiumGaudium et Spes, được nên giầu có nhờ suy tư mới đây của Novo millennio ineunte, sẽ là điểm quy chiếu của chúng ta.

Không như những Hoa thiêng trước, hoa thiêng mới này không có một đề xướng mục vụ theo sau. Ở đây cha muốn giải thích rằng một đề xướng như thế phải theo suốt chúng ta trong vài năm. Nghĩ rằng những cam kết mà hoa thiêng này đề xướng lên có thể tạo ra những hiệu quả trong một khoảnh khắc ngắn ngủi quả là không chút thực tiễn. Vì thế, đối với năm nay hoa thiêng tiếp tục là mục tiêu và điểm quy chiếu cho những sáng kiến mục vụ phải được hiện thực trong những nơi chốn khác nhau, ở đó Tu hội và Gia đình Salêdiêng thực thi việc phục vụ của mình cho GH và giới trẻ. Điều này còn đúng hơn nữa đối với cam kết của chúng ta trước sự thánh thiện trẻ trung; nó tìm thấy nơi kế hoạch mục vụ chúng ta tiêu điểm của mình và trong hoa thiêng hiện tại một sự thúc đẩy mạnh mẽ.

Làm cho GH tươi trẻ vừa là một tặng phẩm tuyệt vời vừa là một trách vụ đòi hỏi; nhưng trẻ trung hóa ở đây có nghĩa là gì? Cha khởi đi từ quan điểm phủ định xem trẻ trung hóa không phải là gì. Hẳn đây không là một vấn đề phẫu thuật để nâng mặt lên cũng chẳng phải là tô điểm son phấn; những điều như thế dẫu thích hợp cho văn hóa tiêu thụ ngày nay lại là điều phù du và tạm bợ, chẳng phù hợp với quyền lực canh tân của Thần Khí. Đây cũng chẳng phải là vấn đề thay đổi một số điều bên ngoài hay điều chỉnh lại một vài cái bì phu, hầu ra vẻ rằng GH đã cập nhật với thời đại mới theo cách thức của những thể chế xã hội khác. Để làm cho GH đẹp hơn, chúng ta phải cung cấp cho GH sức mạnh mới như Thánh Thần đã làm; chúng ta phải làm điều Đức Giêsu đã làm: yêu mến GH và hiến thân cho GH.

Đoạn thư gởi các tín hữu Êphêsô giải thích đúng nhất chủ đề hoa thiêng năm nay. Đoạn văn viết: “Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh . . . để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5:25-27). Bản văn tuyệt diệu này vừa mang tính chất xây dựng lại vừa hấp dẫn; nó cần được học hỏi, suy niệm và sống. Ý nghĩa nền tảng thật hiển nhiên: Đức Kitô yêu mến, thanh tẩy, thánh hóa và nuôi dưỡng Giáo hội. Ngài yêu GH bởi ngài nhân hậu, chứ không phải để thỏa mãn chính mình. GH được nói ở đây không phải là một lý tưởng hoặc một cái gì trừu tượng, nhưng là GH cụ thể trong lịch sử. Đức Kitô biến đổi GH thành đẹp đẽ, chói sáng, chân thật và thánh thiện. Ngài lấy sáng kiến đối với GH, và không tiếc một điều gì để tẩy GH khỏi mọi vết bẩn hay nhăn nheo.

Trách vụ của chúng ta là đây: yêu mến GH như Đức Kitô đã yêu, tới mức độ hiến mình hoàn toàn cho GH. Vẻ đẹp dung nhan GH phải phản chiếu vẻ đẹp của Đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại, Đức Chúa của GH. Đây là vẻ đẹp của tình yêu được bày tỏ cho chúng ta nhờ Đức Kitô trong cuộc khổ nạn của ngài, vốn là “người vô song tuyệt mỹ” (Tv 45:3), là “một kẻ đau khổ, bị khinh khi và chống đối” (Is 53:3), mà “nhờ những vết thương của ngài ta được chữa lành” (Is 53:5c). Đây là vẻ đẹp của tình yêu mà khi phục sinh đã cuốn phăng tảng đá lấp mồ đi và ngồi trên đó, đã rũ tung trên đất những băng vải đã từng bó chặt quanh đấng chịu đóng đinh, cũng như đã xếp lại và bỏ sang một bên chiếc khăn che mặt; và như thế, cuộc tạo dựng mới khởi sự (Mc 16:2; Ga 20:6-7). Đây là vẻ đẹp vốn cứu thế giới và chúng ta được mời gọi để chiếu tỏa vẻ đẹp này ra trong GH. Đây không phải là chuyện phù vân; nó là vẻ đẹp của tình yêu.

Chúng ta cũng lãnh trách vụ phải làm cho GH liên lỷ nên giống “Giêrusalem mới” (x. Kh 21:0-23), từ trời xuống và được trang điểm như tân nương cho đức lang quân; chúng ta có trách vụ đảm bảo rằng GH phải có thể là một cộng đoàn được hơi thở Thần Khí canh tân, Thần Khí vốn sinh động GH và làm mọi sự nên mới; một cộng đoàn được phong phú nhờ muôn vàn ân điển và tác vụ khác nhau vốn giữ cho GH sống và sinh động; một cộng đoàn rộng mở và chào đón, cách riêng những người nghèo mà cộng đoàn được sai đến với họ và giữa họ trở nên khả tín và một hải đăng chiếu sáng; một cộng đoàn đam mê sống cho tự do, công bằng, hòa bình và liên đới – mà con người ngày nay nhạy cảm với những giá trị này; một cộng đoàn vốn là men của niềm hy vọng cho một xã hội xứng hợp với con người cũng như cho một nền văn hóa phong phú những giá trị đạo đức và tinh thần, hầu đảm bảo rằng GH ngày một trở thành trẻ trung hơn, trong đó giới trẻ cảm thấy tự nhiên như trong một gia đình.

Giêrusalem mới “là một hình ảnh vốn nói về một thực tại cánh chung, nghĩa là, một hình ảnh chạm tới những sự sau cùng, vốn vượt quá điều mà con người, do sức riêng, có thể thực hiện. Giêrusalem trên trời là một tặng phẩm TC dành lại cho lúc cuối thời gian. Nhưng đó không phải là một không tưởng (Utopia). Giêrusalem trên trời là một thực tại mà có thể bắt đầu hiện diện ngay ở đây và lúc này. . . Bất kỳ nơi đâu ta cố gắng nói và làm việc cho hòa bình và hòa giải, ngay cả có tính cách tạm thời chăng nữa, trong mọi loại đời sống cộng đoàn nhân loại tương xứng với những giá trị tin mừng, thì ở đó có một cuộc đột phá tạo nên những lý lẽ cho đức cậy, ngay cả lúc này.”[1]

Làm cho GH tươi trẻ có nghĩa là làm cho GH trở về lại với tình trạng trẻ trung uyên nguyên của mình; như các giáo hội của Công vụ tông đồ, của các thư thánh Phaolô, của sách Khải huyền, GH sống nhờ sức mạnh Phục sinh và quyền lực của lễ Ngũ tuần, GH hiện thực chân lý của Đức Kitô và sự tự do của Thần Khí; GH gợi nhắc “tình yêu ban đầu”. Một GH trở về lại những cội nguồn tông truyền của mình thì can đảm trong tử đạo, nghĩa là trong việc làm chứng cho Đức Giêsu và tin mừng ngài ngay cả tới mức từ bỏ chính mạng sống mình. GH được đặc trưng bởi Euangelia, nghĩa là, thông truyền tin mừng cho mọi người; rao giảng tin mừng là lý do để GH hiện hữu, như được minh nhiên xác định trong Evangelii Nuntiandi, văn kiện quan trọng nhất về rao giảng tin mừng, được Đức Phaolô VI công bố 10 năm sau khi kết thúc công đồng. GH được quy tụ lại với nhau nhờ leitourgia, bởi vì ơn cứu độ không chỉ là một chiến thắng ta đạt được, nhưng là một thực tại ta cử hành trong tri ân và được làm thành hiện tại và phát sinh hiệu lực mọi chốn mọi thời. GH cam kết với diakonia; ý nghĩa của diakonia được bàn đến rõ ràng trong Gaudium et Spes: GH không phải là Lệnh Bà nhưng là tôi tớ của thế giới.

Làm cho GH tươi trẻ có nghĩa là biến GH thành một ngôi nhà cho giới trẻ. GH sẽ trẻ trung khi bao gồm những người trẻ, nhất là ngày nay khi – ít nhất trong một số nơi trên thế giới – dáng vẻ hữu hình của GH làm tăng thêm nhiều bất mãn. Do đó, ta phải hoạch định được một tiến trình sư phạm và dẫn giới trẻ vào thần bí và rồi khiến họ trở thành GH. Tại đây, cha lại nghĩ đến hình ảnh các môn đệ đi Emmaus: nó soi sáng và giúp chúng ta hiểu GH đúng là người mẹ, bà giáo và bạn đường của mọi người đang tìm kiếm ý nghĩa đời sống. GH mở ra cho họ tới mạc khải của TC trong KT, soi sáng tâm trí và hun nóng tâm hồn họ, cống hiến sự hiệp thông với Thân mình Đức Kitô và vì thế trở thành cộng đoàn. Vấn đề là làm cho GH trở thành nhà của tất cả mọi kẻ tin vào Đức Kitô phục sinh và muốn làm chứng cho đức tin của mình vào Ngài. Vì thế, hoa thiêng mời gọi làm cho GH thành trẻ trung và làm cho giới trẻ thành GH.

Trong sứ điệp của ngày thế giới giới trẻ lần thứ năm vào năm 1990, Đức Gioan Phaolô II đã viết cho giới trẻ của toàn thế giới. Giữa nhiều điều khác, ngài nói họ “Các con hãy lấy vị thế của mình trong GH; GH không phải chỉ dành cho những ai mà công việc mục vụ nhắm đến, nhưng cách riêng cho những ai tích cực tham gia vào sứ mệnh của GH. GH là của các con, và thực vậy, các con là GH.” Lời mời gọi này dành cho giới trẻ khắp nơi và mọi thời.

MỘT CHỨNG TỪ, MỘT KHUÔN MẪU, MỘT HÌNH ẢNH

Khi nỗ lực giải thích ý nghĩa của hoa thiêng, cha muốn cống hiến cho anh chị em một chứng từ, một khuôn mẫu, và một hình ảnh hay ảnh tượng.

Trước tiên, một chứng từ vẫn luôn còn sống động trong tâm trí và cõi lòng cha. Chứng từ của cha Vecchi trong suốt thời bệnh tật của ngài tác động mạnh đến cha, không phải bởi vì ngài là Bề Trên Cả, song bởi vì dấu chỉ nó tạo nên và cho thấy một người đã đồng nhất với thánh ý TC khi thánh ý ấy không hợp với ý riêng mình. Khi thánh giá là bệnh tật bất ngờ được bày ra cho ngài không chút báo trước, ngài đã đón nhận như một điều đáng cho ngài yêu mến. Thái độ của ngài là thái độ của một tín hữu đích thực, của một người vốn đã nhiều lần an ủi người sầu khổ khác, của một người mà khi đức tin của mình được tôi luyện, đã tỏ ra là một người con đích thực của Abraham, cha của mọi kẻ tin.

Sau giải phẫu, cha Vecchi đã nuôi hy vọng được bình phục hoàn toàn; ngài còn được nâng đỡ nhờ toàn thể Gia đình Salêdiêng cầu nguyện; gia đình này ký thác ngài cho lời chuyển cầu của chân phước Artemide Zatti là cậu của ngài. Là một nhà điều hành tài giỏi, ngài có nhiều kế hoạch trong đầu; nhưng ngài lại phải học ý nghĩa của những lời Đức Giêsu nói cho Phêrô: “Khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn” (Ga 21:18b). Bởi thế, ngài muốn đón nhận bệnh tật của mình như một sứ điệp mới từ TC; và ta thấy ngài đã sẵn sàng; khi chiếc bướu phát triển, ngài ý thức rằng Đức Chúa đang chuẩn bị ngài cho cuộc hạnh ngộ lớn lao.

Khi chúng tôi tụ họp lại tĩnh tâm, ngài xin được lãnh nhận bí tích xức dầu bệnh nhân, sau khi xưng tội với cha Brocardo. Vào dịp này, ngài tuyên xưng đức tin trước mặt các thành viên của ban Tổng Cố Vấn, vị giám đốc nhà trung ương và một số hội viên khác. Ngài nói: “Cha cảm tạ TC vì đã cho cha một người mẹ trong GH. Bà đã sinh cha ra như một người con TC. Nhờ Lời và các bí tích, bà giúp cha lớn lên và trưởng thành. Bà đã làm cho cha có thể tìm được ơn gọi của mình, tìm được chỗ đứng của cha trong GH và trong Tu hội. Bà dõi theo cha từng giây phút đời cha. Là một người mẹ chân chính, bà đang đợi cha trên thiên đàng.” Đoạn ngài thêm: “nay cha ký thác Tu hội cho anh em. Hãy giang tay tiếp nhận và đưa Tu hội tiến lên phía trước.”

Đây là chứng từ của một tín hữu, của một người đã kinh nghiệm GH như một người mẹ, của một người đã minh chứng đức tin của mình, và vào lúc phó thác mình cho TC, đã cùng thánh Phaolô nói rằng: “Tôi tin chắc rằng cho dầu là sự chết hay sự sống . . . hay bất cứ một loại thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su” (Rm 8:38-39).

Bây giờ cha đề xướng cho anh chị em một khuôn mẫu. Hè qua, cha ở Annecy; đúng là nơi có nhiều ý nghĩa cho người Salêdiêng chúng ta vì nói cho chúng ta về thánh Phanxicô Salê là khuôn mẫu mà nơi ngài, DB rút lấy một số nét thiêng liêng và mục vụ. Chúng ta gợi nhớ tình yêu thánh nhân dành cho GH; tình yêu này khiến ngài nên khôn ngoan nhưng cương quyết với những người Calvin, những người thậm chí không để cho ngài sở hữu địa phận của ngài; chúng ta ghi nhớ vị mục tử nhân lành nhiệt thành biết bao; ngài cho các tín hữu được nghỉ ngơi trong đồng cỏ xanh tươi của tin mừng và đi tìm những con chiên lạc; [chúng ta nhớ đến] ngài nổi tiếng về lòng nhân hậu ngài đã truy nhận như một phương pháp mục vụ và nhờ đó mọi người biết ngài, thậm chí cả những kẻ đối nghịch nữa; thuyết nhân bản lạc quan của ngài khiến ngài thâm tín thụ tạo thật tốt lành cũng như nơi mỗi cá nhân ta đều thấy có sức mạnh hướng tới điều thiện, dẫu rằng thánh nhân vẫn ý thức đến những vết thương của tội lỗi; ngài xác tín rằng sự thánh thiện mở ra cho mọi người và phải được sống theo những ơn gọi đặc thù của từng người.

Bằng cách học hỏi thánh Phan-xi-cô Sa-lê, chúng ta khám phá cảm thức của ngài về GH, được rút từ khoa linh đạo và tác vụ mục vụ của ngài. Đối với chúng ta, ngài là một mẫu gương phải noi theo trong việc sống và xây dựng GH, dứt khoát trong những chọn lựa của ngài, nhưng đồng thời lại nhân lành trong cách thức. Ngài là vị quan thầy mà DB trao tặng chúng ta như một người khẩn cầu và khuôn mẫu cho ta rút lấy niềm hứng khởi. Vì thế, trong khi thăm viếng những nơi chốn khác nhau, cha cầu nguyện nhiều, xin ngài cho chúng ta ơn sủng là có được cùng một lòng yêu mến GH như ngài, cũng như có được những khả năng của ngài là thắng vượt những kẻ chống đối nhờ đức tin và lòng nhân hậu.

Sau cùng, cha cống hiến cho anh chị em một ảnh tượng hay một hình ảnh. Đó là nhà nguyện Redemptoris Mater, kiệt tác trong lâu đài của vị tông đồ tại Roma. Kiệt tác này, các hồng y muốn dùng để biểu thị lòng kính mến của họ dành cho Đức Gioan Phaolô II nhân dịp năm thánh kỷ niệm ngày sinh của Đức Giêsu Nazaret, Đấng cứu chuộc thế giới. Bằng một kiểu hùng biện, nó trình bầy cho chúng ta GH như một người mẹ. Nhà nguyện được cưu mang theo kiểu Byzantine, đầy mầu sắc, ánh sáng và chuyển động. Cha ao ước biết bao mỗi người có cơ hội thăm viếng nhà nguyện ấy và chiêm ngắm bức trình bày đẹp đẽ về GH như người mẹ.

Nơi GH mọi sự mặc lấy tính năng động và vẻ huy hoàng. Nhờ kế hoạch cứu độ của TC được hiện thực, từ khi tạo dựng thế giới cho đến lúc hoàn thành khi tất cả chúng ta sẽ là mọi sự trong Đức Kitô, vũ trụ nên giầu ý nghĩa và sự sống. Nơi đây câu chuyện cứu độ được bày tỏ, như được thuật lại trong thư Ê-phê-sô (Ep 1:3-14). Nhà nguyện này độc đáo ở chỗ là người ta nghĩ đến nó như một ảnh tượng, nói cho chúng ta về kế hoạch cứu độ của TC và việc hiện thực kế hoạch ấy trong GH như bí tích cứu độ. GH, Mẹ Đấng Cứu chuộc, là Mẹ chúng ta từ khởi nguyên thế giới nơi E-và cho tới chân thập giá, tới cuộc sinh ra GH tại nhà Tiệc ly, cho đến cùng tận của thế giới như người nữ trong vinh quang.

GH, ÁNH SÁNG MUÔN DÂN, MẦU NHIỆM VÀ BÍ TÍCH CỨU ĐỘ

GH được mời gọi phản chiếu vẻ huy hoàng của Đức Kitô là “ánh sáng muôn dân”, soi sáng nhân loại; nhân loại ấy, một đàng, bị chóa mắt do chính những khám phá khoa học và kỹ thuật cũng như sức mạnh kinh tế của mình, đến độ nghĩ rằng nó có thể làm [mọi sự] không cần TC; song, đàng khác, nhân loại ấy lại bị vây bọc trong bóng tối nghèo khổ, mâu thuẫn xã hội, chủng tộc, và giữa các sắc dân, chủ thuyết tương đối và tình trạng rối loạn luân lý. GH vẫn phải đóng vai trò chính yếu ngay cả trong những hoàn cảnh thay đổi ngày hôm nay; như một số người thường khuyên chúng ta nghĩ, GH không còn ở trong một giai đoạn lịch sử mà ở đấy khoa học và tri thức nhân loại không thể giải đáp nhiều vấn nạn, và vì thế GH phải đáp ứng cho cái thiếu ấy; trách vụ của GH là soi sáng nhân loại nhờ tin mừng.

Những lời đầu tiên của Lumen Gentium, hiến chế tín lý về GH, thực ý nghĩa và diễn tả vai trò của GH ngày hôm nay: “Đức Kitô là ánh sáng muôn dân. Bởi vậy, thánh Công Đồng cùng nhau quy tụ trong Thánh Thần mãnh liệt ước muốn mang ánh sáng Đức Kitô đến cho mọi dân tộc, bằng việc công bố tin mừng cho mọi thụ tạo.” Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã nói về GH như “ánh sáng các dân tộc”, khi dùng lại cùng một kiểu nói mà Công đồng áp dụng cho Đức Kitô, đấng là “ánh sáng muôn dân” và chiếu tỏa trên khuôn mặt của GH. Bằng cách này Công Đồng lấy lại những lời của ông già Si-mê-on gán cho Đấng cứu độ (Lc 2:32).[2]

Theo Công Đồng dạy dỗ, cội nguồn của GH đi trước cả lịch sử bởi lẽ GH đã hiện diện trong kế hoạch uyên nguyên của Chúa Cha, đấng muốn GH nên bí tích cứu độ. Chúa Con, ở bên Cha từ đời đời, đã đi vào lịch sử bằng cuộc nhập thể, và vì thế đã cho GH một khởi đầu trong thời gian. Tuy nhiên, nhờ quay về lại nơi vĩnh cửu Đức Kitô trở thành nguyên lý sự sống và phát triển của GH; thực vậy, sự phục sinh khiến ngài có thể sai cử Thần Khí là linh hồn của GH đến.[3] Như vậy, GH đến từ Ba ngôi: “Ecclesia de Trinitate”.

“Cơ cấu của GH dựa trên hai nền tảng, và cả hai đều cốt yếu: Đức Kitô và Thánh Thần. Đức Kitô là nguồn gốc, cùng đích và định mức; còn Thánh Thần là ánh sáng làm cho Đức Kitô tỏa chiếu cho mắt phàm cũng như là sức mạnh dẫn GH trên đường về tới Chúa Cha. Không có Đức Kitô, GH sẽ không là điều mình phải là; còn không có Thánh Thần, GH không biết mình là gì”.[4] Đức Kitô là nền tảng của GH. Còn Thánh Thần mang lấy ba chức năng GH: ngài là đấng an ủi, suốt thời gian Đức Giêsu vắng bóng thể lý, nuôi dưỡng niềm mong đợi của GH mà như hiền thê hằng mong đợi ngày trở lại của Đức Lang quân. Thánh Thần là Đấng bảo trợ trong cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại tội lỗi cá nhân và xã hội; ngài là vị thầy nhắc chúng ta nhớ lại lời của Đức Kitô và mạc khải ngài cho chúng ta.

Tính sinh động của GH tỷ lệ với sự trung thành mà nhờ đó GH lắng nghe và đi theo tiếng của Thần Khí. Thần Khí sống trong GH, không ngừng dẫn GH tới Đức Kitô, bởi vì khi gặp được chính mình trong Ngài như GH phải, GH được đổi mới nhờ yêu mến chiêm ngắm Đức Kitô khi chăm chú gẫm suy lời ngài và can đảm thực hiện sứ điệp của ngài. Thần Khí tiếp tục uốn nắn GH, làm cho GH nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô; GH thấy mình được hoàn thành nhờ trở nên ý thức rằng mình được xây dựng trên Đức Kitô.

“Như vậy, đặc tính đầu tiên khi GH biết mình là ý thức mình là một mầu nhiệm, theo mức GH có TC như yếu tố cấu thành và nguồn mạch sự sống. Xuyên suốt các thế hệ GH nỗ lực ngày một chìm sâu hơn vào thực tại cấu thành này của mình, biết rằng mình không thể tát cạn thực tại ấy mặc dù GH hằng được kéo đến thực tại đó ngày một hơn.”[5]

Loại ý thức này có nơi Đức Phaolô VI khi khai mạc khóa thứ hai của công đồng. “Từ đâu ta tiến bước đây? Đường nào ta phải theo? Và mục đích nào ta muốn tiến tới? Những câu hỏi này có một câu trả lời duy nhất mà ở đây và lúc này chúng ta phải công bố cho chính chúng ta và cho thế giới. Đức Kitô là khởi đầu của chúng ta, Đức Kitô là người lãnh đạo và con đường của chúng ta, Đức Kitô là niềm hy vọng và mục đích của chúng ta . . . GH là mầu nhiệm, nghĩa là một thực tại nhuần thấm sự hiện diện TC và vì thế luôn luôn có thể khám phá thêm và sâu xa hơn…Ý thức về GH được minh định trong sự đính kết trung thành với lời nói và tư tưởng của Đức Kitô, trong việc kính trọng gợi nhắc đến lời dạy dỗ có thẩm quyền của truyền thống GH, và sự thuần thục đối với sự soi sáng bên trong nhờ Thần Khí.”[6]

GH không dừng lại ở việc chiêm ngắm chính mình. GH luôn quy chiếu đến Đức Kitô; từ Ngài GH nhận được sự sống và GH biết mình phải phản chiếu ngài cách sống động, và GH luôn quy chiếu đến Thần Khí, Đấng cho GH sự hiểu biết này và nhờ Đức Kitô, Thánh Thần dẫn GH đến với Chúa Cha. Việc chiêm ngắm của GH là một hành vị tạ ơn ý thức – Thánh Thể –  dâng lên Đấng sống trong GH, chờ đợi sự tiếp nhận và đáp trả sống động.[7] Đây là sứ điệp mà tác giả thư Do thái khích lệ cộng đồng tín hữu, dù họ hãi sợ vì những khó khăn cũng như bị cám dỗ bỏ cuộc, khi ông thúc đẩy họ luôn nhớ đến Đức Giêsu, “Vị Sứ Giả, là Thượng Tế cho chúng ta tuyên xưng đức tin” (Dt 3:1) và “mắt hướng về Đức Giê-su là đấng khai mở và kiện toàn lòng tin.” (Dt 12:2a).

Hồng y Gioan Tẩy Giả Mon-ti-ni nói cùng một điểm này khi còn là Tổng giám mục Mi-lan: “GH không hiện hữu như một người rất đẹp nhìn vào mình trong gương và tự nhủ: “tôi đẹp biết bao như hiền thê của Đức Chúa”; GH hiện hữu propter nos et propter nostram salutem (vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta). . . Vì thế, GH tìm cách làm cho mình hợp thời, bỏ đi, nếu cần, cái áo cũ kỹ đế vương và mặc lấy một kiểu y phục đơn sơ hơn và phù hợp hơn với cảm nhận tân thời.”[8] Từ đây nảy sinh bổn phận của GH trong mọi thời là làm lộ rõ một cách chính xác hơn cái ý thức mà GH có về chính mình cũng như khám phá những khía cạnh cần được cải tân vì phần rỗi mọi người.

Khi tuyên xưng trong kinh tin kính rằng “chúng tôi tin GH”, chúng ta không muốn nói rằng chúng ta tin vào thực tại nhân loại của GH, một thực tại đúng thực là giới hạn và bất toàn,  nhưng chúng ta tin rằng TC mạc khải chính mình nơi thực tại nhân loại này vốn được Thần khí thánh hóa và nhờ Thần khí được trở nên “Thân mình Đức Kitô” và là khí cụ của ơn cứu độ. Từ đây, tin vào GH là khám phá ra mầu nhiệm thực sự của GH, là tin vào TC Đấng mạc khải cho chúng ta GH là gì; nó hàm ẩn đón chào GH như chỗ của ơn cứu độ và yêu mến GH đúng như thế.[9]

GH, LÀM MỘT VỚI NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CỦA NHÂN LOẠI

GH sống mầu nhiệm của mình trong mọi thời kỳ lịch sử, và cố gắng mang đến một lời đáp trả cho những vấn nạn nóng bỏng của thời đại, theo ánh sáng của quá khứ và với con mắt hướng đến tương lai. GH biết mình phải phục vụ thế giới, bởi vì GH được sinh ra từ Đức Kitô, “vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10:45). Đức Giáo Hoàng Piô XI thường nói: “thế giới không hiện hữu vì GH, nhưng đúng hơn, GH vì thế giới.” Thực thế, GH phải liên kết với Đức Chúa là Đấng kêu gọi GH, với thế giới mà GH được sai tới, cũng như với vương quốc mà GH cổ xúy ngay trong lòng thế giới.

Ta quan tâm nêu ra một số yếu tố, nội tại và ngoại tại, vốn đã đóng góp vào đường hướng của khoa GH học theo Vatican II. Cha nghĩ chúng được tóm kết rất đúng trong suy tư thần học sau đây: “Hơn 25 năm vừa qua xã hội và những GH Kitô hữu phương Tây đã chứng kiến những biến đổi vốn tạo nên những vấn đề trầm trọng cho Kitô giáo Tây phương trong việc loan báo sứ điệp Kitô hữu. Kinh tế và khoa học đã phát triển với một tốc độ chóng mặt. Khuôn mẫu cổ điển của xã hội đang trải qua khủng hoảng. Thế giới thứ ba nổi dậy chống lại bất kỳ hình thức nào của chủ thuyết tân thuộc địa, điều ấy đã gợi lên câu hỏi cho tính tự tôn của phương Tây. Các GH không thể giả điếc làm ngơ trước cuộc giải phóng phụ nữ, trước sự lan truyền rộng khắp một kiểu văn hóa mới giữa giới trẻ, và trước những vấn đề khổng lồ của trật tự kinh tế, dân số, cũng như môi trường. Bên trong đó, một khuynh hướng luôn lớn lên hướng tới một sự tham gia ngày một hơn của mọi thành viên vào hai thời khắc khi ta diễn đạt và lấy những quyết định, cũng như vào cuộc đối thoại hiệu quả với những GH và tôn giáo khác. Sự cam kết của GH cho điều gì là tốt đối với con người có nghĩa rằng GH phải bảo vệ quyền lợi của họ ở bất kỳ nơi đâu chúng bị vi phạm. Trong lục địa Mỹ La-tinh, các giám mục, thần học và những người khác của GH đã chọn lựa ưu tiên cho người nghèo, được hiểu theo nghĩa rộng lớn hơn ý nghĩa của nghèo khổ kinh tế mà thôi. Trong những năm mới đây người “nghèo” đã bắt đầu thực sự tham gia vào đời sống chính trị và GH trong các nước Mỹ La-tinh. Họ đã được biến đổi từ đối tượng của việc rao giảng tin mừng sang những nhà rao giảng tin mừng.”[10]

Chắc chắn, những tình trạng chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và ngay cả tôn giáo đã thay đổi thậm chí hơn cả 15 năm qua, nghĩa là, từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, một thứ thống trị mới xuất hiện, và một nền kinh tế tân tự do được áp đặt. Tình trạng mang một khúc ngoặt mới vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 khi chủ thuyết khủng bố Hồi giáo lần đầu tiên xuất hiện một cách bi thương trên sân khấu quốc tế, khiến một số người nói tới “một cuộc đụng độ những nền văn minh”; tuy nhiên, lúc này chẳng ai dám liều tiên đoán sự chống đối hiện tại sẽ diễn tiến ra sao. Dẫu thế, sự tiếp cận của GH đối với tình trạng nhân loại vẫn có giá trị: nhân loại vẫn là mục tiêu và thách đố cho hoạt động của GH; viễn ảnh này còn giá trị hơn bao giờ hết; nó được hiến chế mục vụ Gaudium et Spes khởi đầu khi bàn đến đức tin không phải bằng trừu tượng nhưng đi từ kinh nghiệm sống của nhân loại và những biến cố lịch sử.

Gaudium et spes trình bày hai khía cạnh mới của GH ngày nay vốn nói lên GH ý thức một cách mới mẻ rằng mình không phải là lệnh bà song là tôi tớ của thế giới: thái độ đối thoại và sứ điệp lạc quan.

Thái độ đối thoại bắt nguồn do nhìn nhận sự kết hiệp nền tảng giữa trật tự sáng tạo và trật tự cứu chuộc. GH hoàn toàn nhận biết phẩm giá của bản tính nhân loại và những quyền lợi con người; GH bảo vệ những giá trị chân chính của con người và cộng tác với mọi người nam nữ thiện chí trong việc xây dựng thế giới thành nhân bản hơn. Với thái độ đối thoại này GH tham gia vào việc chung tay góp sức tìm kiếm những giải đáp cho những vấn đề nghiêm trọng gây ra nhiều lo âu trong thời này. Trong sự cộng tác này, GH không nhằm làm cho xã hội dân sự thành linh thánh, và còn ít hơn nữa, nhằm “GH hóa” xã hội, bởi vì GH nhìn nhận rằng chính Đấng Tạo hóa ban cho trật tự trần thế một sự độc lập. Nhờ hành động của mình, GH mang lại một đóng góp khôn sánh là ánh sáng tin mừng; với ánh sáng đó, GH có thể nói về những giá trị vĩnh cửu khi kiến thức nhân loại không thể đi xa hơn.

Ngày nay GH biết rằng đối thoại tuyệt đối cần thiết cho mình; nó diễn tả GH như mầu nhiệm hiệp thông và sự hiệp nhất trong đa dạng, như một dấu chỉ khả nghiệm rằng GH cam kết kiến tạo sự hiệp lực với những tôn giáo khác và những giáo hội kitô hữu khác, với mọi người nam nữ có thiện chí, để cùng nhau cộng tác xây dựng “một nền văn minh của công bằng, yêu thương và bình an.”

Điều này liên hệ đến việc suy nghĩ lại nội dung và kiểu cách phục vụ trong mục vụ. Nội dung của sự phục vụ trong mục vụ là loan báo Đức Giêsu Kitô như dấu chỉ của nhân loại mới, cộng tác với tất cả những ai làm tốt để biến đổi xã hội, và từ khước bất kỳ cái gì đe dọa hủy hoại phẩm giá con người. Kiểu cách của sự phục vụ trong mục vụ là kính trọng tính đa dạng mà không hề muốn áp đặt bất kỳ điều gì trên bất kỳ ai, rộng mở và chân thật với mọi người và ước muốn phục vụ nhưng không chút thỏa hiệp những nguyên lý.

Tiếp theo, sứ điệp của lạc quan tìm cách nhập thể tin mừng theo ý nghĩa đã được Gioan tóm kết một cách tuyệt vời: “TC yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Yêu mến thế giới, yêu mến nhân loại. Thực vậy, đây là sứ điệp lạc quan mà Gaudium et spes đã công bố trong thế giới hậu công đồng, và thần học hậu công đồng đã không còn dửng dưng với thế giới đó nữa. GH đã chọn liên đới toàn diện với nhân loại và những chiến thắng của họ, đang khi cống hiến ý nghĩa tối hậu mà những điều này có trong kế hoạch thần linh của Đấng Tạo hóa.

Loan truyền sứ điệp này là trách vụ chính của GH hậu công đồng trên bình diện phổ quát và cách riêng trên bình diện của các GH tại thế giới thứ ba. Để thực hiện nó, các chủ chăn, thần học và các tín hữu đơn sơ đã cùng nhau làm việc. Những căng thẳng nảy sinh không bao giờ khiến ta đặt nghi vấn về sự cộng tác nền tảng này; trái lại, những căng thẳng như thế lại là nguồn cho năng lực mới.

Kết quả của những tiến trình đối thoại và lạc quan này là thức tỉnh một ý thức mới về GH giữa những đám đông dân kitô hữu. Giờ đây họ cảm thấy mình là tham dự viên và từ một vài quan điểm, là những lãnh đạo của đời sống GH trong các cộng đoàn của họ. Hơn nữa, người kitô hữu đang bắt đầu học để làm cho mình thành một người giữa những người khác, nhưng không vì vậy mà họ từ bỏ ơn gọi thần linh của mình. Điều này buộc họ phải hòa hợp những trách vụ của mình trong thế giới với định mệnh vĩnh cửu của họ. Đức tin kitô hữu thúc bách họ đặt chính mình phục vụ con người và nhìn thấy nơi anh chị em thiếu thốn nhất cần được giúp đỡ để giải phóng chính mình khỏi áp bức và sống như con cái TC.[11]

Ngày nay lời mở đầu của GS vẫn còn đẹp và khởi hứng, bởi vì nó giữ được tất cả sự mới mẻ và sức mạnh tích cực của nó. Do vậy, cha không cưỡng được cám dỗ là trích nó lại ở đây, nhất là vì những thế hệ mới có thể không biết đến hay không mấy quen thuộc với bản văn ấy. Cha không dấu diếm với anh chị em rằng cha vui sướng và nồng nhiệt trước nhãn quan này của GH. Cha muốn chia sẻ nó với tất cả mọi thành viên của Gia Đình Salêdiêng, hầu họ có thể chuyển giao nó cho những người trẻ của chúng ta, và đến lượt mình, những người trẻ có thể yêu mến và hiến mình cho GH.

GH KẾT HIỆP VỚI TOÀN NHÂN LOẠI

“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của con người thời đại này, cách riêng của những người nghèo và đau khổ bất kỳ dưới cách thức nào, tất tất đều là niềm vui và hy vọng, ưu sầu và lo âu của những người môn đệ Đức Kitô. Thực vậy, không gì là thật sự nhân bản mà lại không gieo một âm hưởng trong lòng họ. Bởi vì cộng đoàn của họ được cấu thành do những con người. Họ được hiệp nhất trong Đức Kitô, được Thần Khí hướng dẫn trong cuộc hành trình tới Vương quốc của Cha và họ đón chào Tin mừng cứu độ vốn được nói cho mọi người. Đây là lý do tại sao cộng đoàn này ý thức rằng mình được liên kết thật sự với nhân loại và lịch sử nhân lọai bằng những mối dây sâu thẳm nhất.[12]

Công Đồng ngỏ lời với ai

“Vì vậy, sau khi xem xét sâu xa mầu nhiệm GH, nay công đồng Vatican II không chút ngần ngại ngỏ lời không chỉ với con cái GH và với tất cả những người kêu cầu danh Đức Kitô, song còn cho toàn nhân loại. Bởi lẽ Công Đồng khao khát giải thích cho mọi người mình hiểu biết như thế nào về sự hiện diện và hoạt động của GH trong thế giới hôm nay.

“Vì vậy, công đồng chú ý đến thế giới con người, đến toàn thể gia đình nhân loại cùng với toàn thể những thực tại mà GH đang sống giữa đó; thế giới này là sân khấu của lịch sử con người, và thừa kế của những năng lực, những bi thương và chiến thắng của con người; thế giới này, những người kitô hữu nhìn nhận là được tạo dựng và nâng đỡ do tình yêu của chính Đấng Tạo hóa, thực sự bị sa ngã vào vòng tội lỗi nhưng nay được giải phóng nhờ Đức Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh và phục sinh, để phá hủy đồn lũy của ác thần, hầu thế giới có thể được tái tạo theo kế hoạch TC và đạt đến sự hoàn thành của mình.[13]

Để phục vụ con người

Dù sững sờ trước những khám phá và sức mạnh của mình, nhân loại thường nêu lên những nghi vấn về trào lưu hiện hành của thế giới, về chỗ đứng và vai trò của mình trong vũ trụ, về ý nghĩa của những nỗ lực cá nhân và tập thể, và về định mệnh tối hậu của thực tại và nhân loại. Vì thế, khi làm chứng và lên tiếng cho đức tin của toàn dân TC được quy tụ lại với nhau nhờ Đức Kitô, công đồng này không còn có thể cung cấp một bằng chứng hùng biện nào hơn nữa về tình liên đới của mình với, cũng như về sự kính trọng và yêu thương đối với toàn gia đình nhân loại mà GH được liên kết với, bằng cách dấn thân đối thoại với những vấn đề khác nhau này. Nhờ Thần Khí hướng dẫn, Công Đồng mang tới cho nhân loại ánh sáng được Tin mừng thắp lên, và để cho nhân loại sử dụng những nguồn cứu độ mà chính GH lãnh nhận từ Đấng Sáng lập của mình. Bởi lẽ, nhân vị đáng được bảo tồn; xã hội con người đáng được canh tân. Cho nên, tiêu điểm chúng tôi muốn trình bày toàn diện sẽ chính là con người, toàn diện và toàn vẹn, thân xác và linh hồn, cõi lòng và lương tâm, trí tuệ và ý chí.

Vì vậy, đang khi công bố định mệnh cao quý của con người và mạnh mẽ bênh vực hạt giống của TC được gieo trồng nơi con người, thánh Công Đồng cống hiến cho nhân loại sự trợ giúp chân thực của GH trong việc cổ xúy tình huynh đệ giữa mọi người vốn tương xứng với định mệnh này của họ: mang tới trước công trình của Đức Kitô dưới sự lãnh đạo của Thần khí huynh đệ. Và Đức Kitô đi vào trong thế giới để làm chứng cho sự thật, để cứu chứ không phải ngồi phán xét, để phục vụ chứ không phải để được phục vụ.”[14]

Đó, anh chị em thân mến, anh chị em hiểu tại sao sự hiện diện của GH trong thế giới lại quý báu đến thế. GH là ánh sáng giúp chúng ta khám phá kế hoạch của TC cho nhân loại và dẫn dắt tâm trí tìm được những giải pháp nhân bản tròn đầy. GH là men tác động để biến đổi nhân loại cách sâu xa bằng cách tháp năng lực cho điều gì là tốt. GH là sức mạnh hiệp nhất trong trách vụ nâng xã hội hôm nay lên. Nếu đúng là GH cần đến con người, [vì] GH là thành phần của nhân loại và GH chia sẻ niềm vui và hy vọng, lo âu và đau khổ với nhân loại, thì cũng chắc chắn rằng nhân loại, giữa họ GH được mời gọi nên “muối đất”, “ánh sáng thế gian” và “thành phố xây trên đỉnh núi”, phải cần đến GH.

GH hiện hữu để nên một dấu chỉ về vương quốc TC. Bởi thế, để cho dấu chỉ này nên khả giác và khả tín, GH phải được canh tân và hoán cải, được làm cho trẻ trung và thanh tẩy. Vì thế, GH phải đào sâu những lựa chọn nền tảng của mình: nhiệt tình đối với TC, Đấng giải phóng GH khỏi bất kỳ sự đồng hình đồng dạng với thế gian trong những tiêu chuẩn, giá trị, thái độ và hành xử của mình, GH phải đào sâu tình huynh đệ và sự hiệp thông GH, hầu trở thành điểm quy chiếu cho thế giới, trở nên hấp dẫn và có sức thuyết phục. GH phải đào sâu nỗ lực truyền giáo của mình vốn giúp GH vượt thắng sợ hãi và nhát đảm của các môn đệ tụ họp trong nhà Tiệc ly đàng sau những cánh cửa cài then khóa chặt và dẫn GH công bố tin mừng cho mọi người; GH phải đào sâu sự cam kết phục vụ, phát triển sự đồng cảm và tình liên đới hướng đến mọi người, cách riêng những kẻ nghèo, vốn là thước đo của căn tính, phẩm chất và hiệu quả của GH.

HƯỚNG TỚI MỘT HÌNH ẢNH GH TƯƠI TRẺ

Một cách đặc biệt, chúng ta có thể rút được hứng khởi, mục đích và tính năng động để chính chúng ta mạnh mẽ cam kết làm cho GH trẻ trung lại chính từ sách Công vụ tông đồ vốn từng trình bày cho chúng ta cội nguồn của GH. Như cha đã nói ở đầu suy tư này, trong Công vụ ta tìm được những nét cốt yếu và loại biệt của một GH muốn trung thành với Đức Chúa và hiệu quả trong việc trao đổi với thế giới.

Một GH làm chứng

Trước hết GH tỏ lộ một bản tính “chứng nhân”, nghĩa là GH có thể giải thích lý do cho đức tin của mình, tại sao mình được gọi để làm chứng cho Đức Chúa chịu đóng đinh và phục sinh. Vì vậy, GH thường phải đi ngược dòng văn hóa, theo nghĩa rằng GH mang một tin mừng vốn đụng chạm với não trạng của thế gian. Bài giảng trên núi trong tin mừng Matthêu và trong diễn từ trên đồng bằng trong tin mừng Luca nêu rất rõ khía cạnh nghịch lý này; ở đây ta tìm được tất cả sức mạnh ngôn sứ và hiệu quả tính của GH.

Chắc chắn can đảm chống lại não trạng đang thịnh hành, khước từ lối hành động vốn đang phổ biến nhưng không kém phần bất công về phương diện này, có thể dẫn tới cô lập và chống đối, cũng như trong một số trường hợp dẫn đến bách hại, thậm chí đến chết nữa, như nhiều anh chị em chúng ta trong nhiều phần khác nhau của thế giới đã chính mình kinh nghiệm [điều này]. Phù hợp với điều mà Đức Giêsu đã nói trong bài giảng trên núi và cách riêng trong các mối phúc, ta có thể nói rằng khi các tín hữu không còn bị bách hại, khinh khi hay loại ra ngoài lề một cách nào đó, thì họ phải tự hỏi xem mình có thất bại trong vai trò ngôn sứ hay không. Bất kỳ ai đồng lõa với tội lỗi của thế giới hiện nay, bất cứ ai không gây rối và khủng hoảng, bất cứ ai không lên tiếng chống lại những vấn đề bi thương vốn làm chúng ta ưu sầu, nhưng không một ai lại muốn lên tiếng, thì người đó phản bội lại tin mừng.

Đàng khác, một đức tin chân chính luôn đi kèm với sự tử đạo, với chứng từ được sống trong sự đơn điệu thường nhật, trong việc chu toàn bổn phận của mình, trong sự cam kết với GH và xã hội. Ta không được quên rằng các vị tử đạo của hôm qua và hôm nay, những người được tuyên thánh cũng như những người không được công bố chính thức, không chỉ là vinh quang của GH mà còn là một điểm quy chiếu cho tất cả mọi tín hữu; TC mời gọi họ làm chứng cho đức tin của mình trong mọi hoàn cảnh đời sống.

Một GH phụng vụ

Thứ đến, GH là một “cộng đoàn phụng vụ” vốn cử hành đức tin của mình, giúp con cái mới của mình tăng trưởng qua sự khai tâm kitô giáo, và dẫn người tín hữu đến hoàn toàn đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Phụng vụ là trường học chân chính dạy về sự thánh thiện, bởi vì nó biến đổi đời sống cá nhân và cộng đoàn thành kinh nguyện. Mặc dù thường thường sự xa lạ đối với GH dường như bắt nguồn từ nhiều phụng vụ thiếu đi vẻ hấp dẫn, thì ta không thể làm ngơ trước sự cần thiết cũng như giá trị của cử hành phụng vụ. Điều này hàm ẩn phải quan tâm đến phẩm chất của những buổi cử hành, hầu chúng trở nên đơn sơ nhưng tôn nghiêm, đẹp đẽ và hiệu quả, thêm vào với nhu cầu là phải có một khoa giáo lý mang tính phụng vụ vốn dẫn nhập chúng ta vào những mầu nhiệm và giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin.

Trong những cử hành phụng vụ, chúng ta phải khôi phục cảm thức về tính nhưng không và mầu nhiệm, những lý lẽ cho buổi cử hành và chiều kích cộng đồng của nó. Chúng ta được thúc đẩy để dành cho phụng vụ chỗ đứng thích đáng của nó như “nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống kitô hữu” (SC 10). Ở đây cha muốn quy chiếu đặc biệt đến Thánh Thể, bí tích tối cao của tình yêu Đức Kitô và của sự kết hiệp với ngài. Trong Thánh thể mỗi người tiếp nhận Đức Kitô và Đức Kitô tiếp nhận mỗi người. Chúng ta không bao giờ quên, “GH cử hành Thánh thể và Thánh thể làm nên GH”, như De Lubac thường nói.

Điều này khiến cho phụng vụ Thánh thể Chúa nhật có tầm quan trọng hàng đầu. Nó là cuộc gặp gỡ vốn kiện cường ý thức chúng ta là những chi thể của một dân tộc lữ hành qua thế giới với khóe nhìn gắn chặt vào trời cao. Tham dự buổi cử hành [phụng vụ Thánh thể] Chúa nhật có nghĩa là lấy đời sống của cả một tuần làm thành một tế phẩm dâng lên TC, và thành một chứng từ trong xã hội trước sự kiện rằng đối với chúng ta, TC là TC và Đức Giêsu Kitô vẫn hằng sống và hoạt động trong cộng đoàn chúng ta. Trung thành với mệnh lệnh “hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc 22:19) quy chiếu đến hành vi phụng vụ, song cũng đến trách vụ làm cho hành vi đó nên thích đáng và kéo dài nó trong việc hiến dâng đời sống mình vì phần rỗi thế giới.

Chúng ta phải học để sống ngày Chúa nhật như ngày của GH, ngày của con người, và ngày của Đức Chúa. Kinh tiền tụng số 10 dành cho những Chúa nhật thường niên thích hợp đặc biệt; nó trình bày ngày Chúa nhật như một sự tiền dự vào ngày “Chúa nhật vô tận” khi con người chung cục sẽ thấy mình thoát khỏi mọi lao động và nhọc mệt, khỏi nước mắt và chính sự chết, được vui hưởng bình an, tình yêu và sự sống không hề tận.

Đức Gioan Phaolô II đã công bố từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 10 năm 2005 là năm Thánh Thể, trong khung dự phóng mục vụ của Novo Millennio ineunte; tại đây ngài xin mọi kitô hữu “xuất phát lại từ Đức Kitô”, “để “đo lường theo những đòi hỏi cao của đời sống kitô hữu” và chăm chỉ trong “nghệ thuật cầu nguyện”. Đối với chúng ta, sống năm nay hòa nhịp với toàn GH quả là quan trọng. Thánh Thể là “chốn ưu tiên nơi đó ta không ngừng công bố và nuôi dưỡng sự hiệp thông. Chính qua chia sẻ Thánh thể, ngày của Đức Chúa trở thành ngày của GH, khi GH có thể thực thi cách hiệu quả vai trò của mình như bí tích của sự hiệp nhất” (NMI 36).

Một GH loan báo tin mừng

Yếu tố đặc trưng thứ ba của GH liên hệ đến sức mạnh rao giảng tin mừng cũng như khả năng công bố Đức Kitô và tin mừng của ngài. Tertulian nói rằng “Các kitô hữu không được sinh ra; họ được làm thành”.[15] Lời xác quyết này đặc biệt thích hợp cho thời đại chúng ta, bởi vì ngày nay chúng ta ở giữa những tiến trình rộng khắp của cuộc khử kitô giáo vốn gây ra sự dửng dưng và duy bất tri. Những phương thế thông thường để chuyển giao đức tin đã minh chứng là không thực tiễn trong nhiều trường hợp. Ta không thể coi rằng dân chúng biết Đức Giêsu Kitô là ai, rằng họ ý thức về tin mừng, rằng họ có một kinh nghiệm nào đó về GH như là những chuyện đã rồi. Điều này là đúng đối với trẻ em, giới trẻ và người lớn; điều này cũng đúng với chính dân tộc chúng ta và hiển nhiên là đúng đối với nhiều kẻ di dân đến từ những văn hóa và tôn giáo khác. Vì thế cần phải canh tân lại lời rao giảng đầu tiên của đức tin.”[16]

Ta phải nhớ kỹ trong đầu rằng, ít nhất bên châu Âu, con số các gia đình không còn xin rửa tội cho con cái ngày một gia tăng, cũng như có một sự gia tăng tương xứng về số những trẻ em được rửa tội nhưng không đến với những bí tích khác và về số những em sau khi tiếp nhận bí tích Thêm sức không còn đến nhà thờ nữa.

Vì thế một tiến trình nghiêm chỉnh rao giảng tin mừng trở thành lời khẩn nài thúc bách hơn. Ngày nay, điều này được hoàn thành nhờ một sự đón tiếp tự do và thân tình vốn làm cho dân chúng tiếp nhận lời công bố tin mừng, với sự tuyên ngôn minh nhiên về Đức Kitô là Đấng Cứu thế, lắng nghe lời Chúa, và một sự theo dõi cá nhân tiếp theo vốn giúp dân chúng trưởng thành “cho đến khi Đức Kitô được hình thành nơi họ” (Gl 4:19).

Mục đích là hình thành những người môn đệ ở lại trong tình yêu với Đức Kitô và là những người trung thành bắt chước Chúa Giêsu, những người biết rằng ơn gọi của họ hệ tại ở việc “là muối đất”, “ánh sáng thế gian” và “một thành phố trên đỉnh núi”, hay nói cách khác, những người nam nữ làm cho tin mừng thành chương trình đời sống của mình và ý thức về trách nhiệm mình đảm nhận “trước dân chúng”. Đối với Đức Giêsu, người môn đệ cần thiết cho thế giới như đồ ăn cần muối để ướp mặn và mắt cần ánh sáng để nhìn xem. Vẫn có thể có người môn đệ chối từ đức tin. Trong trường hợp này, điều Đức Giêsu nói về muối phải giữ được tất cả sức mạnh của nó. Ta có thể diễn tả như sau: “Anh chị em là những môn đệ của tôi. Nhưng nếu người môn đệ mất những đặc tính của mình thì ai có thể ban lại cho họ được? Họ không còn ích chi cho thế giới nữa. Họ giống như một vật bị thải đi rồi, bởi vì nó bị khinh và bị dân chúng chà đạp dưới chân.”

Một GH phục vụ

Cuối cùng, GH có một đặc tính “phục vụ”; GH biết rằng sứ mệnh của mình là phục vụ dân TC và thế giới. Trách vụ này không dành riêng cho giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ hay những giáo dân cam kết mà thôi; nó là bổn phận của tất cả mọi người được rửa tội, những người nhờ phép rửa chia sẻ sứ mệnh của Đức Chúa và Vị Thầy của mình. Điều này có nghĩa rằng họ phải học để phục vụ, chú tâm đến những nhu cầu của tha nhân, lấy sáng kiến gặp gỡ họ, quảng đại cống hiến sự giúp đỡ và nói chung, trở thành tông đồ.

Các kitô hữu được gọi giúp đỡ mọi người vượt thắng tính cay độc và ác cảm, vui hưởng những khía cạnh tốt đẹp hơn của đời sống, có thể mơ tưởng tương lai được làm nên theo thước đo con người, thiết lập những mối tương giao mới giữa cá nhân và nhà nước, để kính trọng thiên nhiên, để chấm dứt chiến tranh một lần và mãi mãi. Có thể rằng ngay giữa những người tín hữu một thứ chủ nghĩa hoài nghi nào đó len lỏi vào xem một thế giới tốt hơn hiện tại có thể có hay không. GH không thể làm chưng hửng những kỳ vọng và khát vọng chính đáng, cách riêng những điều được đâm rễ sâu xa trong những người giầu sang nứt khố cũng như những kẻ nghèo rớt mồng tơi, đói kém hay dư dật, Đông hay Tây, Bắc hoặc Nam.

Một GH phục vụ nên một với những người nghèo khổ nhất, với những người mà không có ai khác ngoài TC để bảo vệ họ và đảm nhận vụ việc của họ. Khi niềm hy vọng sinh động đời sống của người nghèo, TC và con người đã gặp nhau, bởi vì chỉ nhờ TC trợ giúp, người nghèo mới có thể tiếp tục hy vọng khi tương lai dường như là vô vọng. Niềm hy vọng của người nghèo đã là một đức tin sống động. Những ngôn sứ của ngày nay cũng ý thức điều này. Trách vụ của họ là nhìn nhận đức tin của người nghèo, làm chứng cho tin mừng là TC trọn vẹn liên đới với họ.

CẢM THỨC GIÁO HỘI NƠI DON BOSCO VÀ TRONG TRUYỀN THỐNG SALÊDIÊNG

Don Bosco biết làm thế nào để trung thành với Chúa Giêsu đang khi mỗi ngày đau khổ từ kinh nghiệm về tình trạng trong GH thời ngài. Cảm thức sống động của ngài về GH chính yếu được diễn tả trong một thái độ và kinh nghiệm về sự cộng tác với tất cả những yếu tố và năng lực vốn đang góp phần vào thiện ích của GH. Ngài tỏ ra yêu mến GH một cách sâu xa nhưng đơn giản theo ba cách thức: yêu mến Đức Giêsu Kitô, chính yếu như [ngài] hiện diện trong Thánh thể, hành vi trung tâm của GH; tôn sùng Đức Maria, là Mẹ và Khuôn mẫu của GH; và trung thành với Đức Giáo Hoàng là Đấng Kế vị thánh Phêrô và trung tâm hiệp nhất của GH.

Ba yếu tố ấy không tách rời nhau; chúng mang lại ánh sáng cho nhau và đồng quy vào con người Đức Kitô. Giấc mơ của DB về “hai cột trụ” là một điển hình tức thời và sống động của những yếu tố năng động này, về ba tình yêu của Don Bosco vốn dựng xây GH: Thánh thể, Đức Maria, Phêrô. GH của DB có đặc tính thánh thể trong mô thức, với một hình ảnh về Maria và nền tảng của Phêrô.

Ta tìm thấy “Sensus ecclesiae” này dưới một hình thức tuyệt vời trong sự nối kết (tổng hợp) mà DB tạo nên từ tước hiệu “Mẹ Maria phù hộ các giáo hữu” và “Mẹ GH”.[17] Ghi nhận ngài hiểu chí lý biết bao rằng sự canh tân của GH phải xẩy ra qua lòng sùng kính trưởng thành đối với Đức Maria quả là chuyện lý thú; ngài thâm tín rằng cảm thức về GH như một người mẹ sẽ mất đi nếu không có ơn gọi hiền mẫu của Đức Maria. Điều này khiến chúng ta có thể nhìn ra mối liên hệ chặt chẽ giữa Mẹ GH và loan báo tin mừng – giữa Đức Maria, GH và hoạt động tông đồ. Nó có nghĩa rằng “cảm thức về GH” phải được chuyển dịch mỗi ngày thành một ý thức sâu xa về tư cách thành viên và sự cam kết có trách nhiệm như những tín hữu.

Trong lá thư xây dựng của mình, được viết trên đường trở về từ Roma vào ngày 14 tháng 6 năm 1905, Don Ru-a nói về DB như một khuôn mẫu về sự gắn bó với GH. Ngài viết: “Đang khi ca ngợi những nhân đức phi thường của DB, những người biết DB lúc sinh tiền hay đã đọc đời sống kỳ diệu của DB sẽ trở nên thâm tín rằng DB chỉ sống cho TC, rằng luôn luôn và mọi nơi Thánh Thần hướng dẫn hành động nhỏ bé nhất của ngài. Đối với chúng ta là con cái của ngài dường như không thể nhìn ra khuôn mặt của DB mà không phải là khuôn mặt cháy bừng nhiệt tâm thánh thiện và môi miệng liên lỷ mấp máy châm ngôn ngài ưa thích: da mihi animas, cetera tolle.

“Cha nghĩ là đúng khi nói rằng các con không thể tưởng nghĩ DB [là gì] khác hơn là một khuôn mẫu hoàn hảo về vị linh mục, không hề nghĩ đến bản thân song chỉ muốn cổ xúy vinh quang TC cùng dẫn nhiều linh hồn tới thiên đàng mà thôi. Và nếu chúng ta thấy mình được thúc đẩy để hỏi xem ngài làm cách nào lèo lái vượt thắng quá nhiều khó khăn và chướng ngại như thế, nhưng lại tiếp tục bình thản suốt đoạn đường được Chúa Quan phòng vạch ra cho ngài và thiết lập Tu hội, thì dường như ngài sẽ trả lời chúng ta với một khóe nhìn hiền từ tỏa chiếu lòng nhân hậu và đức ái bằng những lời của thánh Phaolô: nos autem sensum Christi habemus (chúng tôi có tư tưởng của Đức Kitô), như thể nói với chúng ta rằng không khi nào ngài nghĩ và hành động theo những nguyên tắc của thế gian, nhưng luôn luôn và mọi nơi ngài nỗ lực khuôn rập nơi chính mình khuôn mẫu thần linh, Đức Giêsu Kitô và chính điều này làm cho ngài có thể chu toàn sứ mệnh.

“Cũng không hề có bất kỳ nguy cơ nào là DB đi lạc xa khỏi việc thực thi tinh thần này của Đức Chúa, bởi lẽ ngài muốn đi theo sự hướng dẫn của GH trong mọi sự; GH ấy chính là cột trụ và nền tảng của chân lý. Nếu khảo sát đời sống nội tâm của ngài, chúng ta tìm thấy một DB nhất quyết trước tiên là một người con vâng phục nhất của GH, và sẵn sàng đối với bất kỳ hy sinh nào để loan truyền những giáo lý và bảo vệ những quyền lợi của GH. Không chỉ giữ luật GH, DB còn tiên liệu những ước muốn của GH nữa. Và kết quả là chúng ta, những con cái của ngài, được an ủi khôn tả khi thấy nhiều điều mà DB đã thực hiện những năm trước kia đã được thẩm quyền bất khả ngộ của Đức Giáo chủ tối cao nâng đỡ; [DB quả là] một người hiểu biết thâm sâu thời đại mình và giải thích vững chắc về tinh thần GH mà ngài đã in khắc vào chúng ta với một nhiệt tình không mỏi mệt. Những sự kiện cho thấy điều này là đúng.”[18]

Về cùng phương diện này, khi bàn đến tính nhạy cảm GH của DB, cha Lu-i Ric-ce-ri đã viết: “quan niệm thực tiễn của DB về tôn giáo và tiêu chuẩn hoạt động mục vụ của ngài là một khóe nhìn siêu-chính trị (supra-political) và siêu-văn hóa (supra-cultural) của kitô giáo; khóe nhìn ấy được nên cụ thể trong GH mà ngài thích nhìn xem là được xây dựng trên thánh Phêrô và các tông đồ cùng những đấng kế vị các ngài, Đức Giáo hoàng và các Giám mục: “Mọi cố gắng đều không đáng gì khi liên quan đến GH hay Đức Giáo Hoàng” (MB V. 577). Khóe nhìn của ngài được cắm rễ trong niềm xác tín vững chắc rằng Thánh Thần hiện diện trong GH, rằng Đức Giáo hoàng là đại diện Đức Kitô trên trần, cũng như trong sự hiểu biết và sùng kính Đức Bà là Đấng Phù hộ các giáo hữu. Hợp với lối tiếp cận này ngài sáng kiến những dự phóng, làm những quyết định được soi sáng, đảm nhận những trách vụ khó khăn, cũng như chịu đựng hiểu lầm và bất công.”[19]

Sau đó, trong cùng lá thư ấy, cha Ric-ce-ri lên án “thái độ của những kẻ không để ý đến hướng dẫn của huấn quyền, thậm chí đôi khi còn công khai chống đối theo nhiều kiểu là một thứ thực hành sự bất đồng trong GH.” Họ hành động mà không thèm để ý đến “tặng phẩm là sự soi sáng gắn liền với tác vụ” của Đức Giáo hoàng và các Giám mục. Tận cội nguồn của loại thái độ này – DB hoàn toàn chống đối lại – ta thường tìm thấy một giải thích xã hội học về mầu nhiệm GH vốn không nắm giữ được sự thiết lập thần linh cũng như sự khác biệt của GH với thế giới. Trong một viễn ảnh như thế, dân TC biến nên một dân tộc xuông và cộng đoàn căn bản thay cho sáng kiến của Thần Khí, cùng lúc hủy bỏ đi vai trò của bất kỳ cơ chế nào. Rõ ràng thái độ này công khai nghịch lại lối thực hành của DB, và tách xa khỏi truyền thống salêdiêng.”[20]

Sau đó, giữa những tiêu chuẩn để hướng dẫn hoạt động salêdiêng, cha Ric-ce-ri đặt bên nhau trách vụ phải đảm bảo được sự thích đáng của sứ mệnh chúng ta với trách vụ liên đới với sự chọn lựa của GH. “Trước hết, GH đã liên lỷ và dứt khoát chọn Đức Kitô là Đức Chúa của mình, như hiền thê chọn đức lang quân của mình. Nhờ thế, sự ưu việt tuyệt đối của tình yêu và chân lý vốn tỏa ánh sáng trên sứ mệnh toàn vẹn của GH và hướng dẫn hoạt động của GH mới được bộc lộ. Nhưng trên bối cảnh của sự lựa chọn căn bản này có những chọn lựa mục vụ được GH diễn đạt trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Đối diện với giai đoạn khó khăn thế giới đang trải qua, GH đã làm những lựa chọn cụ thể trong Vatican II. Ở đây GH “hướng tới và không muốn xa khỏi” con người của ngày hôm nay; GH nhìn vào họ với ánh mắt TC, sau khi nhìn nhận mình là một “bí tích” vốn phải phục vụ ơn cứu độ của ngài. Công đồng muốn GH hiện diện mang lại lợi ích và giải phóng cho sự thăng tiến nhân loại; nhưng là một sự hiện diện mặc lấy một dáng cụ thể trong một sự cam kết thuộc bình diện tôn giáo.”[21]

HL Tu hội salêdiêng khoản 13 viết: “Từ lòng chúng ta yêu mến Đức Kitô nhất thiết nảy sinh tình yêu đối với GH”. Từ cha chúng ta, Don Bosco, chúng ta nhận được một tính nhạy cảm đặc biệt đối với khả năng của GH là xây dựng “sự hiệp nhất và hiệp thông giữa tất cả những năng lực hoạt động cho Vương quốc”. Tinh thần salêdiêng khiến chúng ta thành những trung tâm hiệp thông của nhiều lực lượng khác nhau; nó làm ta nên những người xây dựng và cổ xúy GH giữa những người trẻ. Vì lý do này chúng ta phải diễn tả và minh chứng một tình yêu nổi bật đối với GH bằng cách gắn bó năng động và có trách nhiệm đối với giáo huấn của GH, bằng cố gắng quảng đại hiệp thông và cộng tác với mọi phần tử của GH và cách riêng bằng cam kết vô điều kiện để mở rộng GH cho giới trẻ và giới trẻ cho GH, hầu tất cả có thể khám phá nơi GH khuôn mặt Đức Kitô cùng những kho tàng ơn cứu độ.

Có lẽ không ai khai triển tuyệt vời cái “sensus ecclesiae” này trong suy tư và hành động như cha E-gi-di-ò Vi-ga-nò. Ngài nói rõ ràng về điều này khi trình bày chiều kích GH của lòng tôn sùng Đức Maria Phù hộ các giáo hữu.[22] Trong lá thư “việc sinh động của giám đốc salêdiêng” ngài viết: “vì là một linh mục, Giám đốc phải khai triển, theo một cách thức mang tính chất giáo hội, cái ý nghĩa và những mục tiêu của hoạt động mục vụ của chính mình và của cộng thể; ngài phải sống và làm cho mọi người sống hòa hợp cũng như cộng tác với Đức Giáo hoàng, các Giám mục và linh mục; ngài phải nuôi dưỡng mối liên hệ với họ: tình bạn, kính trọng và cộng tác; không chỉ vì những lý do ngoại giao hay để cho đời sống dễ dàng hơn, song bởi vì tất cả những điều này là một khía cạnh quan trọng của sự phục vụ mà Giám đốc cống hiến cho cộng thể salêdiêng.”[23]

Trong lá thư “lòng trung thành của chúng ta đối với Đấng kế vị thánh Phêrô”, cha Vi-ga-nò nói cho chúng ta rằng “cảm thức mãnh liệt về GH là một trong những cấu tố của linh đạo giới trẻ salêdiêng, với những thái độ biệt loại mà ta phải kiến tạo, phát triển và chuyển dịch thành những kinh nghiệm sống.”[24] Trong cùng lá thư ấy ngài giải thích chi tiết những điểm chiến lược đặc biệt: khái niệm về GH như một “Mầu nhiệm” vốn giúp vượt thắng những ý tưởng của khoa giáo hội học vốn bất thường hoặc quá hạn hẹp; hình ảnh về Giáo Hoàng như vị Chủ chăn thứ nhất và tối cao, chống lại tất cả những ý niệm xã hội học; việc bao gồm những nội dung của ‘huấn quyền’ của Đức Giáo Hoàng trong những hoạt động rao giảng tin mừng của chúng ta, như đối nghịch với sự gắn bó chỉ mang tính cách tình cảm và ướt át mà không có những kết quả thực tiễn nào; liên hệ với đặc tính mục vụ và sư phạm của ơn gọi salêdiêng, sự vui vẻ tiếp nhận giáo huấn liên quan đến luân lý và xã hội của Đức Giáo Hoàng, hầu thách đố sự ích kỷ và buông thả của văn hóa hiện đại.[25]

Như Gia Đình Salêdiêng, chúng ta cầu nguyện với và cho GH; chúng ta cố gắng “sentire cum ecclesia”; chúng ta thuộc về GH; chúng ta sống trong GH; chúng ta là GH. Chúng ta có thể diễn tả cái “sensus ecclesiae” này, vốn là một trong những yếu tố chính yếu của đoàn sủng chúng ta, trong một vinh tụng ca mang tính GH học: “Vì GH, với GH và trong GH, mọi vinh quang và danh dự đều thuộc về Chúa Cha toàn năng nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen.”

MỘT KHOA SƯ PHẠM [DẠY TA] LÀ GH VÀ SỐNG VỚI GH

Cha nói ngay từ đầu rằng chúng ta có trách vụ làm cho người khác yêu mến GH, cách riêng những người trẻ. Đây là một thách đố thậm chí còn trở nên quan trọng hơn nữa vào thời nay, khi ta có thể quan sát thấy trong một số nơi có một khuynh hướng đang gia tăng là sống một kitô giáo không GH. Có những kitô hữu vốn không từ khước sự liên kết của họ với GH; nhưng họ không phải là những phần tử hoặc không đồng nhất mình với bất kỳ cộng đồng nào; họ giống như những người đi mua đồ trong một siêu thị, dừng lại đây đó chọn đồ nào họ thích.

Chúng ta biết rằng đồng nhất với Đức Kitô luôn hàm ẩn đồng nhất với Thân mình ngài, với GH ngài, và với những ai thuộc về ngài. Đây là một tiêu chuẩn xác nhận tính chân thực của chân tính kitô hữu. Nhưng đồng thời tư cách là thành viên của GH chỉ có ý nghĩa như một phương thế để thuộc về Đức Kitô: khi chúng ta nói vâng đôi với GH chúng ta nói vâng đối với Ngài. Mà, theo điều thánh Phaolô viết cho tín hữu Êphêsô, sự đồng nhất này được hoàn thành nhờ phép rửa và đời sống bí tích, được tóm kết trong việc tuyên xưng đức tin, được hình thành nhờ một đời sống kitô hữu và được diễn tả trong cầu nguyện.

Vì thế, câu hỏi thiết yếu là làm thế nào giáo dục giới trẻ để là GH và sống với GH. Trong một thế giới đang trở thành đa nguyên hơn, theo chủ nghĩa tương đối hơn và trần tục hơn, việc đào luyện các tín hữu đòi hỏi một chứng từ rõ ràng và có ý nghĩa của cộng đoàn kitô hữu, hầu ta có thể cống hiến cho giới trẻ một hình ảnh tin mừng về chân tính GH và về sứ mệnh của GH trong thế giới. Điều này cũng đòi hỏi một hành trình đức tin và cách riêng, một khoa giáo lý lành mạnh vốn giúp họ làm trưởng thành lương tâm hầu có thể rộng mở chính mình với tất cả điều gì là nhân bản, hòa hợp những chọn lựa của họ với những chọn lựa của Mẹ GH, làm chứng cho đức tin của họ, và nói chung, đồng nhất chính mình với Đấng vốn đã nên một với chúng ta trước hầu ta nên con cái của Cha và anh chị em giữa những con người.

Chúng ta biết rằng chứng từ của cộng đoàn là một yếu tố mạnh mẽ để nâng đỡ và trở thành khả tín; giáo dục đức tin xẩy ra nhờ điều mà ta là và ta sống hơn là nhờ điều ta nghe và được dạy dỗ. Tiến trình giáo dục người trẻ cho GH khởi đầu khi cộng đoàn GH chân thành cam kết đào sâu những chọn lựa nền tảng của mình, nghĩa là, mối đam mê dành cho TC vốn mang GH lại với nhau nhờ Đức Kitô trong Thần Khí, tình bằng hữu giữa tất cả những người được rửa tội, mối quan tâm loan báo tin mừng, ý chí muốn phục vụ xã hội, và sự ưu tiên dành cho người nghèo.

Bằng cách chọn sống như thế, cộng đoàn kitô hữu tìm được đường lối để hoán cải và chống lại những cám dỗ khác nhau của thời đại này: cám dỗ để chấp nhận mà không cần có sự phân định tin mừng những tiêu chuẩn, những giá trị, những thái độ, và lối hành xử của một xã hội đang ra sức đặt mình thành một ngẫu tượng quyến dũ đối với các tín hữu; cám dỗ để [sống] nhát đảm mà thường giữ ta kín mít quanh những bức tường GH trong một thái độ bất tin tưởng và thậm chí trút nó trên xã hội; cám dỗ sống ích kỷ và thụ động, tìm kiếm danh vọng và giầu sang, sợ bị đặt ra một bên với những người bị loại ra bên lề xã hội.

Trong nỗ lực hoán cải này, chân tính giáo hội của chúng ta phải trở nên trong suốt rõ ràng hơn bao giờ hết nếu điều chúng ta công bố muốn trở nên hữu hiệu, khả giác và khả tín. Như vậy, trong những công cuộc của chúng ta (trường học, trung tâm huấn nghệ, đại học, những trung tâm tiếp nhận, giáo xứ, nguyện xá, trung tâm trẻ, và những thành phố giới trẻ) mục tiêu đệ nhất phải là rao giảng tin mừng, công bố Tin mừng ơn cứu độ mà TC muốn trao cho mọi người nhờ Con Ngài là Đức Giêsu.

Việc quản trị nghiệp vụ trong những công cuộc cũng như sự tiếp cận nghiêm chỉnh đối với việc lập kế hoạch cho những hoạt động của chúng ta không bao giờ được làm lu mờ tính ưu việt ta dành cho rao giảng tin mừng. “Nếu không có một lòng khao khát nhiệt tình đối với TC chân thật, thì thần học và công việc mục vụ không gì khác hơn là những hoạt động mang tính chất hoàn toàn chuyên môn (kỹ thuật) và quản trị. GH phải luôn luôn đuổi kẻ buôn người bán ra khỏi đền thờ: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2:16).[26]

Không khi nào chúng ta được quên rằng những cơ cấu cần thiết cho sứ mệnh lại thường có nguy cơ làm cho sứ mệnh nên tăm tối, trừ phi có một tinh thần vốn làm cho sứ mệnh nên hoàn toàn hiển nhiên. Đôi khi cha ngạc nhiên xem có phải cái khó khăn ngày một gia tăng về việc đồng nhất chính mình với GH không là một hệ quả của sự kiện rằng tại một vài nơi GH không được cảm nhận như quan tâm nghiêm chỉnh đến tình liên đới với những người thiếu thốn cũng như những kẻ đau khổ của thế giới, và như quá đóng kín và an toàn trong chính mình hay không.

Trong tiến trình làm cho bộ mặt GH nên ý nghĩa một cách hiệu quả hơn, chúng ta phải cổ xúy những dấu chỉ vốn diễn tả GH và làm cho GH được sáng tỏ. Nhiều người khám phá và kinh nghiệm GH qua những dấu chỉ mà họ tìm thấy trong đời sống hằng ngày; những dấu này có thể rèn đúc những giây liên kết mới và kiện cường những dấu đã có sẵn, nhưng cũng như đang khi tái khởi phát những phong trào vốn đem người ta lại gần GH hơn, chúng có thể làm đông lạnh hoặc làm suy yếu chúng. Và như thế cộng đoàn kitô hữu phải giúp làm cho những dấu chỉ về GH tăng trưởng là điều quan trọng.

Có một số những dấu chỉ đặc thù vốn giúp người trẻ trong việc họ gắn bó với GH; dấu chỉ của sự chào đón thân tình và tin mừng vốn tỏ ra một thái độ là sự rộng mở nhưng không, sự lắng nghe vô điều kiện, sự chân thành ước muốn phục vụ; dấu chỉ của phẩm chất nhân bản và Kitô hữu trong những dịch vụ phúc lợi, giáo dục và chăm sóc mục vụ; dấu chỉ của chân lý về đời sống cầu nguyện và phụng vụ của cộng đoàn kitô hữu, được diễn tả trong cuộc cử hành mang tính chất cầu nguyện, với sự tham gia, được chuẩn bị kỹ càng, và trong sự hài hòa với những vấn đề và tình trạng hiện nay của xã hội; dấu chỉ của những người mục tử sống một đời sống tin mừng đầy nhiệt tâm đối với TC và một khả năng chào đón và biểu lộ tình bằng hữu đối với dân chúng, cách riêng đối với giới trẻ và người nghèo; dấu chỉ của sự phục vụ được cống hiến tự do, và một sự quan tâm chân thành đối với hiệp thông. Nhờ những dấu chỉ này giới trẻ có thể được dẫn tới kinh nghiệm về GH và giúp mở rộng chính mình cho GH.

Cùng với chứng từ có một nhu cầu khẩn cấp là phải cổ xúy giữa giới trẻ một hành trình đức tin vốn dẫn chúng đích thân tới gặp gỡ Đức Kitô, tới việc sống một đời sống bí tích, tới một sự tháp nhập ý thức hơn vào GH, tới hiểu biết và yêu mến GH, tới cam kết và sống cho GH. Một trong những lãnh vực của hành trình đức tin này nơi người trẻ liên quan cách biệt loại đến sự tăng trưởng tới một cảm thức thuộc về GH cách mãnh liệt; linh đạo giới trẻ salêdiêng cũng đề xướng một kinh nghiệm về sự hiệp thông GH. Đây là bổn phận nền tảng của cộng đoàn kitô hữu, và cách riêng của những cộng đoàn giáo dục chúng ta; chú ý đến hành trình đức tin của giới trẻ là một biểu hiệu rằng GH đóng vai trò hiền mẫu hằng quan tâm chăm sóc con cái mình và giúp chúng lớn lên. Điều này đòi phải có một số chọn lựa chuyên biệt.

Làm GH được biết đến

Ta phải giúp giới trẻ vượt thắng một hình ảnh chỉ mang tính chất phiến diện về GH, thường chỉ được nhìn theo những khía cạnh thể chế như thể GH là tổ chức xã hội và chính trị tương tự những tổ chức khác, hoặc lại đồng nhất với phẩm trật, hay ngược lại, được giản lược vào thực tại thuần túy thiêng liêng, cá nhân và lý tưởng mà thôi. Điều này đòi phải có một huấn giáo nghiêm chỉnh về GH theo những đường nét của Lumen GentiumGaudium et Spes; nhưng nó cũng cần dẫn [giới trẻ] nhập vào đời sống thực hành của GH, làm chúng biết đến những chương trình và quan tâm của GH, những sáng kiến dẫn đạo, những người và cộng đoàn có ý nghĩa. Liên lỷ cung cấp thông tin tích cực và đáng tin cậy chắc chắn sẽ góp phần làm phát triển một hiểu biết về GH vốn thực sự và hiệu quả hơn.

Làm cho ý nghĩa của GH được biết đến rộng rãi hơn

Ở đây, vấn đề là phát triển nơi giới trẻ cảm thức thuộc về: chúng ta thuộc về GH và GH thuộc về chúng ta. Chúng ta được Đức Giêsu kêu gọi để cùng nhau lập nên gia đình của ngài và để cùng nhau tiếp tục sứ mệnh của ngài trong lịch sử. Không thể ý thức đầy đủ về chân tính kitô hữu của mình mà không có một cảm thức sống động về tư cách là thành viên của cộng đoàn kitô hữu. Điều này đòi chúng ta phải phát triển những thái độ là sự rộng mở, đối thoại và tình bằng hữu đối với nhân loại, như GH đã làm trong Vatican II; Công Đồng cố gắng hiểu biết tình trạng của nhân loại và cộng tác với mọi người nam nữ có thiện chí trong trách vụ xây dựng một thế giới nhân bản hơn.

Ta học hỏi và tìm cách làm cho điều này là đúng trong đời sống gia đình và xã hội; gia đình cá nhân khi sống đời sống của mình phải là mái trường và một lớp học hiệp thông. “Là kitô hữu hàm ẩn một cách thức mới để làm người; nó đòi hỏi phải hoán cải, một sự hoán cải mà chính Tin mừng, chính Đức Kitô đặc biệt đòi hỏi. Từ quan điểm này, nhà giáo dục kitô hữu, vị mục tử các tâm hồn đóng góp để đào luyện một thái độ thiêng liêng nào đó; thái độ này không chỉ thuần tri thức, song là một thái độ nơi đó những thái độ như khuynh hướng của ý chí, những cảm xúc, sự bén nhạy về ngôi vị trong việc mang kinh nghiệm lại với nhau và một sự quy chiếu cố định hay thường xuyên được liên kết với tri thức; nó là sự gắn bó trong đức tin với kế hoạch cứu độ yêu thương của TC trong Đức Kitô.”[27]

Điều này giải thích tại sao, trong tiến trình giáo dục tới ý nghĩa về GH, tạo lập cho người trẻ ý thức về xã hội nhờ giáo huấn xã hội của GH, hầu họ có thể học để sống chiều kích xã hội và chính trị của đức tin, phát triển tình liên đới bằng hữu với những vấn đề đang tràn ngập đời sống của nhiều người nam nữ sống trong những điều kiện phi nhân, cũng như hiến mình như những tình nguyện viên, tông đồ và truyền giáo, quả thực quan trọng.

Thủ đắc kinh nghiệm về GH

Ý nghĩa của GH và tư cách là thành viên không được tạo thành một cách trừu tượng, nhưng qua kinh nghiệm của một đời sống kitô hữu trong những tình trạng cá nhân khác nhau, khởi sự với gia đình – được Đức Phaolô VI gọi một cách chí lý là GH tư gia – và tiếp tục trong giáo xứ, nơi đó thông thường người ta kinh nghiệm sự hiêp thông đức tin, đức cậy và đức mến. Trong trường hợp chúng ta, chúng ta kinh nghiệm GH với giới trẻ trong những loại cộng đoàn giáo dục và mục vụ, vốn phải là một dấu  chỉ và trường học đức tin và trung tâm của hiệp thông và tham gia, hầu “nó có thể trở thành một kinh nghiệm sống động về GH” (HL 47).

Vì thế, đây là một vấn nạn về việc kiện cường cộng đoàn đức tin chúng ta trong tất cả những khía cạnh giáo dục và mục vụ hầu làm cho chúng thành men để biến đổi xã hội. Những bản miêu tả vắn gọn của Công vụ tông đồ làm chứng cho điều này: “ và các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lẽ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai nhà cửa, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng TC và đu75c toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2:42-47). Khởi từ đời sống của những cộng đoàn, họ thừa hưởng một văn hóa vốn khác biệt với văn hóa của đế quốc Roma, một khuôn mẫu xã hội được đặc trưng không phải bằng việc ham thích thu góp của cải, để trước tiên sở hữu và chiếm đoạt, nhưng do muốn chia sẻ, phục vụ và sống trong tình liên đới với những người khác.

Điều này cũng đòi chúng ta phải chú ý đặc biệt đến những thời khắc của đời sống GH như rửa tội, giáo lý, tham dự vào Thánh thể, lắng nghe lời Chúa, cử hành bí tích giao hòa, hội họp nhóm và cộng đoàn, tĩnh tâm và cử hành những cao điểm của năm phụng vụ, những buổi quy tụ cộng đoàn huynh đệ, giao tiếp với những người chung quanh, v.v. Không được coi nhẹ bất kỳ một điều nào. Mọi sự có thể và phải cổ xúy sự trường thành về cảm thức về GH.

Dẫn người khác tìm được ơn gọi của họ trong GH

Tiến trình giáo dục đức tin phải giúp dân chúng chuyển từ những dự thế tốt lành trong tâm trí thành những xác tín vững chắc, tới những động cơ có sức thuyết phục, rồi thành những kế hoạch đời sống và cuối cùng đến hiến mình trọn vẹn cho TC và tha nhân. Yêu mến và hiến mình cho GH có nghĩa là thế đấy. Yêu mến GH cũng được biểu lộ trong khả năng để cho mình được Đức Kitô chiếm đoạt tới mức là khước từ những kế hoạch và quan tâm cá nhân và để TC hoàn toàn tùy ý sử dụng mình hầu tham gia cách hữu vị vào việc xây dựng vương quốc. Sự gắn bó với GH làm cho điều này thành khả thể bằng cách biết điều ấy là gì; nó phát triển một cách tiệm tiến qua một cảm thức thuộc về GH; nó tăng trưởng qua những kinh nghiệm cụ thể về GH và trở nên trưởng thành trong sự cam kết ơn gọi.

“Bất kỳ ai đặt mình phục vụ GH ngày nay phải thâm tín, ngay cả tới tận sâu của hữu thể mình, rằng tỏ cho nhân loại – ngay cả giữa một xã hội tục hóa và vô thần – bàn tay của TC trong lịch sử và trong đời sống mình là chuyện khả thể. Bổn phận làm chứng cho kinh nghiệm về TC trong thế giới chúng ta phải sinh động và thấm nhập những lãnh vực và hoạt động mục vụ khác nhau trong đó ta diễn tả mọi tác vụ và sự phục vụ. . . ngày nay, hơn cả trước đây, nói rằng TC cần đến con người thật là đúng.”[28]

Cha hy vọng chúng ta tất cả có thể yêu mến, đi theo và bắt chước Đức Giêsu với lòng nhiệt tình, niềm xác tín và sự trung thành của những cột trụ GH là thánh Phê-rô và Phao-lô, hầu chúng ta có thể công khai tuyên xưng đức tin và tình yêu của mình như các ngài đã làm: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21:17); “Tôi biết tôi tin vào ai” (2 Tm 1:12). “Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con TC, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20). Rồi, chúng ta sẽ diễn tả đức tin của mình trong một đức ái cụ thể và trở thành một chứng từ khả tín và có sức thuyết phục.

Niềm hy vọng và lời nguyện mãnh liệt của cha là đây: tất cả chúng ta đạt tới cùng một mục tiêu như thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng Giêsu: “Phải, con tìm được chỗ đứng riêng của mình trong GH; chỗ đứng ấy, lạy Chúa, ngài đã ban cho con. Trong cõi lòng của GH, mẹ tôi, tôi sẽ là tình yêu và ở đây, tôi sẽ là mọi sự và ước muốn của tôi thành hiện thực.”

KẾT LUẬN: NHƯ NHỮNG MẦU SẮC CỦA CHIẾC CẦU VỒNG

Cha kết thúc bằng một huyền thoại, tất cả những mầu sắc của chiếc cầu vồng, của người bản địa Mỹ châu; đối với cha, huyền thoại này dường như kêu nài chúng ta hãy mang những gì tốt nhất của mỗi người lại với nhau hầu tạo thành một điều đẹp đẽ, soi sáng và hấp dẫn và đầy ý nghĩa mà một chiếc cầu vồng có thể [biểu trưng].

GH là cộng đoàn của các môn đệ Đức Kitô, Đấng gợi nhắc và khiến tình yêu của mình dành cho con người cũng như lời hứa về sự sống viên mãn trở thành thực tại. Nhưng để khả tín và hiệu quả, chúng ta cần phải loại bỏ sự tự đủ của mình ra ngoài rìa và góp chung lại những năng lực và nguồn lực của chúng ta, và như thế trở thành một GH trẻ trung không vết bẩn, hay vết nhăn hay bất cứ cái gì giống như thế, nhưng đẹp đẽ và tỏa sáng.

“Ngày xửa ngày xưa, những mầu sắc của thế giới này bắt đầu cãi nhau: ai cũng cho mình là tuyệt nhất, là quan trọng nhất, hữu dụng nhất, ưa thích nhất.

Mầu xanh nói: “rõ ràng tớ là số dzách. Tớ là dấu chỉ của sự sống và hy vọng. Cây cỏ, lá cành đều chọn tớ. Không có mình, mọi thú vật sẽ chết hết. Cứ nhìn khắp xứ đi và các bạn sẽ thấy tớ mới chiếm đa số.”

Mầu xanh thiên thanh ngắt lời: “cậu chỉ nghĩ về đất mà thôi. Nhưng coi kìa, bầu trời và biển cả. Chính nước mới là nền tảng của sự sống và mây kéo nước lên cao từ biển rộng sông sâu. Bầu trời mới tạo nên không gian, bình an và thanh thản. Không có bình an của tớ, các bạn đều là hư vô hết.”

Bấy giờ mầu vàng lặng lẽ cười khẩy: “Các bạn sao quá nghiêm trọng thế. Tớ mang cho đời tiếng cười, vui vẻ và đầm ấm. Mặt trời là khối mầu vàng, mặt trăng cùng tinh tú cũng thế. Mọi lúc các bạn nhìn vào hoa hướng dương, toàn thế giới bắt đầu mỉm cười. Không có tớ, đâu có vui đùa.”

Mầu lam bắt đầu lên tiếng nổ: “tớ là mầu của sức khỏe và sức mạnh. Đúng là tớ ít thật đấy, nhưng tớ lại quý vô cùng, vì tớ phục vụ những nhu cầu của đời sống nhân sinh. Tớ mang lấy những sinh tố quan trọng nhất. Các bạn cứ nghĩ đến cà-rốt, bí ngô, cam quít, xoài mà coi. Tớ chẳng đi lang thang đâu; thế nhưng lúc hoàng hôn hay bình mình, tớ làm đầy bầu trời, thì vẻ đẹp đài các của tớ tác động tất cả đến nỗi chẳng ai buồn nghĩ đến các bạn nữa.”

Mầu đỏ không chịu nổi nữa hét lên: “Tớ mới là chủ tể. Tớ là máu hồng, là máu hồng sự sống! Tớ là mầu của liều lĩnh và can đảm. Tớ muốn chiên đấu vì một nguyên do. Tớ đốt lửa vào máu. Không có mình, trái đất sẽ rỗng tuếch như mặt trăng. Tớ mới là mầu của đam mê và tình yêu, là hoa hồng đỏ thắm, là phượng vĩ rực đỏ, là hồng đào son thắm.”

Mầu tím ngước cao đầu ngạo nghễ. Nó vươn rất cao, cất tiếng nói với một vẻ trang trọng khác thường: “Còn tớ đây là mầu của đế vương và uy quyền. Vua chúa, quan quyền, giám mục luôn chọn tớ vì tớ mới là dấu chỉ của quyền bính và khôn ngoan. Tay bần dân nào dám mở miệng hỏi tớ. Họ chỉ lắng nghe và cúi đầu tuân phục thôi.”

Dẫu lặng lẽ hơn tất cả, nhưng không kém quyết liệt, mầu chàm nói: “Cứ nghĩ đến tớ mà coi. Tớ là sắc mầu của thinh lặng. Các bạn khó nhận ra mình lắm; thế nhưng, không có tớ, các bạn thành hời hợt cả lũ. Tớ mới biểu thị cho tư tưởng và suy tư, dáng chiều và nước sâu. Các bạn đều cần mình mới có được quân bình và vẻ tương phản, cầu nguyện và bình an nội tâm.”

Cứ thế các sắc mầu tiếp tục nổ, ai cũng cho rằng chỉ mình mới cao cả mà thôi. Chúng cãi nhau ngày một lớn hơn. Thế rồi, đột nhiên, chớp giật sáng lóa, sấm sét vang rền, mưa đổ không ngớt, các mầu sắc cúp mặt sợ hãi, chúng xích lại gần nhau để an ủi nhau.

Giữa tiếng náo nhiệt, cơn mưa thuyết phục: “Các bạn sắc mầu ngu xuẩn thế, sao đang yên lại đánh nhau, sao mỗi người lại muốn thống trị kẻ khác. Các bạn không biết rằng mỗi người trong các bạn được tạo nên cho mục đích đặc biệt hay sao, độc đáo nhưng khác biệt hay sao? Hãy nắm tay lại đi, và mau đến đây với tôi.”

Làm như được chỉ dẫn, các sắc mầu nối kết và nắm tay nhau. Cơn mưa tiếp tục nói: “Nhớ nhé, từ nay trở đi, khi mưa bão đến, mỗi người các bạn sẽ trải rộng cắt ngang bầu trời thành một khối sắc mầu vĩ đại như nhắc nhở rằng các bạn có thể sống bình an với nhau. Câu vồng là một dấu chỉ hy vọng cho ngày mai.”

Và như thế, bất cứ khi nào cơn mưa tẩy gột thế giới, cầu vồng xuất hiện trên trời, làm chúng ta nhớ phải trân trọng lẫn nhau.”

Cha phó thác từng anh chị em, những thành viên thân yêu của Gia Đình Salêdiêng, nhà giáo dục cũng như giới trẻ của thế giới, cho Đức Maria, Mẹ TC mà dưới sự che chở của Mẹ, chúng ta khởi sự năm 2005. Là Mẹ GH, ngài sẽ dạy và huấn luyện chúng ta là những môn đệ yêu dấu và những người vui tươi công bố Con của Mẹ. Ước gì Mẹ giúp chúng ta nhận biết GH là Mẹ chúng ta qua đó chúng ta luôn được sinh ra và tái sinh trong đức tin.

Với niềm tri ân thân ái trong Don Bosco,

Cha Pascual Chavez,

Ngày mồng 1 tháng Giêng 2005

Lễ trong kính Mẹ TC và ngày hòa bình thế giới.

 ___________________________________________

  [1] C.M. Martini, Perche la Biblia. . . ? Cesano, Boscone, 9 May 2004.

[2] Cf. J. Galot, Il Cristo Rivelatore . . . Ed. R. Latourelle, Cittadella, Assisi 1987, pp. 343-360.

[3] Ibid., 347.

[4] O. Gonzalez, la nuova coscienza . . .  in Chiesa del Vaticano II, Opera collectiva diretta de G. Baruna, Vallecchi, Florenze, 1965, pp. 238-239.

[5] Ibid., 240.

[6] Paul VI, Opening address, second session of the Council, 29 Sept. 1963, in Enchiridion Vaticanum 1, EDB, Bologna, 1993, nn. 143-145. 150.153.

[7] Cf. O. Gonzalez, La nuova coscienza . . . , op. cit. p. 241.

[8] G.B. Montini, Discorsi e scritti milanesi, vol. III, 1954-1963 ; ed. G. E. Manzoni, Istituto Paolo VI, Brescia, 1997, p. 930.

[9] Cf. Seguir a Jeruscristo en esta Iglesia, Pastoral letter of the Bishops of Pamplona and Tudela, Bilbao, San Sebastian and Vitoria, Lent-Easter 1898, pp. 13-16.

[10] A. Anton, L’Ecclesiologia postconciliare: speranze . . . in Vaticano II – Bilancio e prospective . . . ed. R. Latourelle, Cittadella, Assisi 1987, p. 363.

[11] Cf. A. Anton, op.cit. p. 386ss.

[12] GS 1.

[13] GS 2.

[14] GS 3.

[15] Tertulian, Apologetics, 18.4.

[16] Italian Bishops’ Conference, Il volto missionario . . . Ntiziario della Conferenza Episcopale Italiana, Numero 5-6, 1 July 2004, p. 140.

[17] J. Bosco, Meraviglie della Madre di dio . . . Turin 1868, in Opere edite, vol. XX, Editrice Direzione Generale Opere Don Bosco, Rome, p. 198-199.

[18] M. Rua, Lettera edificante. Lo spirito di Don Bosco . . . 14 June 1905, from Lettere Circolari, Edizione Direzione Generale Opere Don Bosco, Rome, p. 384-385.

[19] L. Ricceri, I Salesiani e la responsabilità politica, in Lettere circolari di Don Luigi Ricceri ai Salesiani, edizione Direzione Generale Opere Don Bosco, Rome, p. 942.

[20] Ibid., 951.

[21] Ibid., p. 951-952.

[22] E. Viganò, Mary renews the Salesian Family of Don Bosco, AGC 289, Rome, 1978.

[23] E. Viganò, Animation of the Salesian Rector, AGC 306, Rome, 1982,m p. 12.

[24] E. Viganò, Our fidelity to Peter’s Successor, AGC 315, Rome, 1985, p. 26

[25] Cf. E. Viganò, Our fidelity . . . op. cit. 26-30.

[26] K. Lehman, Vale la Pena rimanere . . . in J. Ratzinger – K. Lehmann, Vivere con la Chiesa, Queriniana, Brescia, 1978, p. 36.

[27] L. Macario, appartenenti a Cristo nella Chiesa . . . in AA. VV. In Ecclesia, LAS, Rome, 1977, p. 487.

[28] K. Lehmann, op. cit. p. 33-34.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *