HOA THIÊNG 2002: “Hãy ra khởi thả lưới sâu và rộng”

“DUC IN ALTUM” – HÃY RA KHƠI THẢ LƯỚI SÂU VÀ RỘNG

 Cùng với Đức Gioan Phaolo II là vị hướng đạo, chúng ta, như những người salêdiêng, đã đồng hành với Giáo Hội trong việc cử hành Năm Thánh.

Cùng ngài, chúng ta đã lần giở lại những chủ đề lớn về đức tin và phép rửa, về phép thêm sức và niềm cậy trông, về bí tích Thánh Thể và Hòa giải, về đức ái và việc truyền giáo.

Liên đới với ngài, chúng ta cũng cử hành cuộc hòa giải vĩ đại, theo những hoàn cảnh đặc thù của mình: trong những cuộc tiếp xúc đa dạng với người trẻ và trong những ngày Truyền giáo, trong cuộc sống thánh hiến, trong việc học hỏi sâu xa về người giáo dân, về giáo dục và về thuyết nhân bản; nói chung, chúng ta học hỏi về sự hiện diện của người Kitô hữu trong xã hội và thế giới.

Vì thế chúng ta đón chào đề xuất của Đức Thánh Cha với chúng ta cho tiến trình tiếp theo. Chúng ta lấy khẩu hiệu của ngài làm của mình: Duc in altum: Hãy ra khơi thả lưới sâu và rộng!

Khởi điểm là một đoạn trong Tin mừng theo thánh Luca mà chúng ta trích dẫn đầy đủ ở đây vì hai lý do. Lý do th nht là bài tin mừng này liên kết với lời mời gọi chúng ta thường nói với người trẻ và mọi người tín hữu hãy tiếp cận với Tin mừng qua phương pháp lectio divina, [đọc sách thiêng]. Đoạn này miêu tả rất rõ một tình cảnh thường xảy ra trong Giáo hội: những tình huống hoang mang, những nỗi sợ hãi đủ loại, các hoạt động đa dạng, một Thiên Chúa dường như ẩn mình, nhu cầu về đức tin và sự an toàn.

Lý do th hai – liên kết mật thiết với lý do thứ nhất, là chúng ta phải làm cho tư duy về đoạn văn này thành “mấu chốt để giải thích hữu hiệu” về đời sống Kitô hữu trong thời đại chúng ta, và để suy gẫm về những trang khác trong Tin mừng theo cùng cách thức ấy. Về phương diện này, chúng ta ghi nhận rõ rằng văn kiện Novo Millennio Ineunte là một bản văn tuyệt vời cho người trẻ và những Kitô hữu trưởng thành đọc và suy tư. Đó không phải là tài liệu dành riêng cho các chuyên viên và khó hiểu đối với giáo dân. Giới trẻ không chỉ thu lợi từ văn kiện này nhưng còn tìm được luận cứ chống lại những lời than phiền thường được người người lặp lại rằng các tài liệu của Giáo hội thật tối nghĩa, khó hiểu và không liên quan đến cuộc sống thực tế.

Chúng ta hãy đọc bản văn của thánh Luca:

Mt hôm, đám đông chen ln nhau đến sát bên Người đ nghe li Thiên Chúa, mà Người thì đang đng bên b h Ghen-nê-xa-rét. Người thy hai chiếc thuyn đu dc b h, con nhng người đánh cá thì đã ra khi thuyn và đang git lưới. Đức Giê-su xung mt chiếc thuyn, thuyn đó ca ông Si-mon, và Người xin ông chèo thuyn ra xa b mt chút. Ri Người ngi xung, và t trên thuyn Người ging dy đám đông.

Ging xong, Người bo ông Si-mon: “Chèo ra ch nước sâu mà th lưới bt cá.” Ông Si-mon đáp: “Thưa Thy, chúng tôi đã vt v sut đêm mà không bt được gì c. Nhưng da vào li Thy, tôi s th lưới.” H đã làm như vy, và bt được rt nhiu cá, đến ni hu như rách c lưới. H làm hiu cho các bn chài trên chiếc thuyn kia đến giúp. Nhng người này ti, và h đã đ lên được hai thuyn đy cá, đến gn chìm.

Thy vy, ông Si-mon Phê-rô sp mt dưới chân Đức Giê-su và nói: “Ly Chúa, xin tránh xa con, vì con là k ti li!” Qu vy, thy m cá va bt được, ông Si-mon và tt c nhng người có mt đó vi ông đu kinh ngc. C hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bn chài vi ông Si-mon, cũng kinh ngc như vy. By gi Đức Giê-su bo ông Si-mon: “Đừng s, t nay anh s là người cu sng người ta.” Thế là h đưa thuyn vào b, ri b hết mi s mà theo Người.[1]

Hoa thiêng này được khai sinh trong nỗi đau đớn bởi lẽ cha ốm yếu và vì những mệt mỏi thể lý làm cha rất khó suy tư. Nhưng đây cũng là cơ hội để cha nghĩ về mỗi người chúng con khi cha viết hoa thiêng này. Nó cho cha cơ hội cám ơn chúng con về tình thân ái và việc ở gần cha, về những kinh nguyện và sự nâng đỡ của chúng con; nó cũng là dịp để cha nguyện xin cho chúng con mọi ơn lành, nhất là sự thánh thiện.

Ý nghĩa sâu xa ca DUC IN ALTUM

Ba từ ngữ này (Duc in altum) đã cô đọng suy tư và lời kêu mời của Đức Gioan Phaolô II; trong phần kết luận của văn kiện ngài đúc kết và tái phát động những kết quả và những hy vọng của việc cử hành năm thánh.

Chính Đức Thánh Cha đã giải thích cách tổng hợp về “Duc in altum”. Ngài viết: “một thiên niên kỷ mới mở ra trước Giáo hội như một đại dương mênh mông mà chúng ta phải liều lĩnh khám phá khi vững tin vào sự trợ giúp của Đức Kitô. Con Thiên Chúa nhập thể hai ngàn năm trước vì yêu nhân loại, vẫn hoạt động đến tận hôm nay: chúng ta cần đôi mắt tinh tường hầu thấy được điều này; và trên hết chúng ta cần một con tim quảng đại để trở nên khí cụ của công trình Ngài.”[2]

Chúng ta đã nhìn thấy cả những hạt giống tích cực lẫn tiêu cực của những hoàn cảnh mới, trong khi những hoàn cảnh khác được trình bày trong ánh sáng của Năm Thánh như thách đố về phẩm giá và sự thiện hảo của con người.

Nước sâu ở đây có thể nói tới chiều kích không gian mới, trong đó chúng ta được kêu gọi để làm việc: vũ trụ trở thành nơi để con người làm việc, và Đức Kitô phải mang lại ý nghĩa cho công trình này, cho ý hướng ẩn sâu bên trong đó, cho những mục tiêu mà công trình này gợi lên. Hiển nhiên, không phải mọi sự trong hiện tại đều hòa hợp với Nước Thiên Chúa: chỉ cần nghĩ đến những trận mưa bom trên bầu trời, đến số tiền khổng lồ chi tiêu cho các dịch vụ tình báo đầy hận thù, v.v.

Nước sâu đây cũng là một chiều kích văn hóa trên hành tinh này: từ sự tiếp xúc lần đầu tiên đến về việc thừa nhận quyền hiện hữu và giá trị của nhiều nền văn hóa; những nền văn hóa này phải rộng mở cho nhau và tiếp chạm với nhau  không phải trên bình diện trừu tượng hay lý thuyết, nhưng là giữa những cá nhân và trong những cộng đồng nhân loại.

Nước sâu cũng mô tả thích đáng hiện trạng là có nhiều tôn giáo mà Kitô giáo và việc Phúc âm hóa phải chạm trán. Trong các cộng đoàn Kitô hữu, nơi học đường và các khu lân cận, chúng ta gặp thấy có nhiều trào lưu và ngành nhánh tôn giáo.

Đối thoại, tiếp nhận, khoan dung và kiềm chế những bản năng tôn giáo quá khích tạo thành nền giáo dục tôn giáo và rao giảng tin mừng, cùng với chứng từ rõ ràng, lòng nhiệt thành và lời loan báo hữu hiệu rằng chúng ta tin vào Chúa Phục sinh.

Nhưng ta thấy những niềm tin tôn giáo khác biệt lớn lao được biểu lộ trong những cách thức rất khác với những cách thức trong thời trước kia. Chúng ta phải xác tín rằng tôn giáo tiên vàn và trên hết là vì lợi ích và tự do của con người; tôn giáo không phải chỉ là cái ách của những giới luật, (mặc dù điều này hợp luật) mà thường trở thành công cụ của quyền lực và thống trị bởi lẽ lễ nghi có tích chất bó buộc, sự sắp xếp nhân sự…, mặc dù nhân danh chân lý chúng nhắm đến đức tin của cá nhân và gán cho nó một hình thức xã hội và văn hóa.

Chính Đức Kitô đã kinh nghiệm điều này trong Do thái giáo. Đây là ý nghĩa của những lời Ngài tuyên ngôn chống lại các vị có thẩm quyền và đền thờ. Đây cũng là nguồn gốc của cách cư xử nổi bật của Ngài đối với người nghèo và phụ nữ, bị xem như những người tội lỗi, và những hình thức bên ngoài của lòng sùng kính và các luật lệ. Tôn giáo, khi vất bỏ tính ngôn sứ, đặc sủng, thách đố và tình yêu, sẽ trở nên gánh nặng. Chúng ta là những “giáo lý viên”, nghĩa là những thầy dạy về tôn giáo: Chúng ta phải kinh nghiệm trước hết tôn giáo là đức tin được chia sẻ, và như vậy chúng ta sẽ trở thành những chuyên viên trong việc thông truyền đức tin như nguồn mạch của niềm vui và sự khôn ngoan, của những chân trời mới và hy vọng mới. Chúng ta thấy mình ở trong những bối cảnh gia đình mới trong đó những xác tín, lòng bao dung và khả năng gặp gỡ tha nhân và đối thoại với họ là trật tự của ngày sống.

Nước sâu cũng  có thể qui chiếu đến những thắc mắc và những vấn đề mà hơn năm mươi năm qua đã gây lên nhiều lo nghĩ cũng như đã xác định văn hóa của chính họ. Những vấn nạn nào? Đức Gioan Phaolo II tuyên bố rằng đời sống thiêng liêng [đời sống tinh thần] nằm tại nguồn cội của một nền văn hóa chân chính của con người. Hầu hết nó là vấn đề của một chương trình giáo dục mới mẻ mà nhân loại ngày nay đang cần đến. Novo Millennio Ineunte nêu ra một số vấn đề: giáo dục cho sự sống; tái khám phá ý nghĩa và đạo đức của tình yêu; môi trường và trách nhiệm của mỗi người trong lãnh vực này; phí phạm và nhu cầu tiết độ; nghèo đói và việc sản xuất đồ dùng; nợ nần ngoại quốc và công bằng quốc tế; tình liên đới giữa các dân tộc trên bình diện thiện ý và tổ chức cơ chế; bảo vệ quyết liệt quyền lợi của những người yếu đuối hơn (trẻ em, phụ nữ, người nghèo); hòa bình như tình trạng thường hằng và một phương cách để giải quyết những xung đột; ý thức, sự nhạy cảm, sự cộng tác trong việc tìm kiếm một giải pháp cho “những bệnh dịch kinh khủng” của ngày nay, thí dụ, những người vô gia cư, những người tị nạn, những người đau khổ vì bệnh AIDS, v.v.

Vì thế chúng ta có thể nói rằng nước sâu ở đây biểu thị một toàn bộ những thực tại và giá trị mới mà chúng ta chưa sống và minh định đầy đủ theo ánh sáng của ơn cứu chuộc. Thiên Chúa mời gọi chúng ta ngày hôm nay đảm nhận chúng như trách vụ và chứng từ của chúng ta: Chúa Kitô là sự hoàn thành và là ý nghĩa của toàn thể tạo thành; Chúa Cha làm ngài trở thành tâm điểm của thế giới; theo tinh thần của việc nhập thể, trong Người và qua Người mọi sự đều hướng đến sự thiện ích của con người – một điều không xẩy ra trong hiện tại. Vì thế Đức Giêsu vẫn phải cứu chuộc thực tại của con người và giải phóng nó khỏi ách tội lỗi.

Tóm lại, tiếng gọi ra khơi là một lời khích lệ để khám phá những trạng huống và những giá trị, cũng như để tích cực tháp nhập chúng vào việc đào luyện và thực hành giáo dục của chúng ta.

Nhưng chỉ vạch ra những bối cảnh mới, những nhu cầu mới, những thực tại mới thì không đủ.

Thiên niên kỷ mới mẻ này giống như một ngã ba đường giữa văn hóa và đức tin vốn có nghĩa là một cuộc gặp gỡ giữa nhân loại và ân sủng, giữa lịch sử nhân loại và sự nhập thể. Lý trí nhân loại tăng trưởng và bị thách đố. Các con chỉ cần nghĩ đến những vấn đề về chân lý, về ý nghĩa, về luân lý, v.v. Ngày nay trong giáo dục khi chúng ta nói đến lối thiêng, chúng ta bao gồm, không chút mất đi tính liên tục, sự tìm kiếm ý nghĩa thâm sâu hơn và tốt đẹp hơn cho đời sống của minh, kinh nghiệm tôn giáo với những yếu tố nền tảng của nó, những nội dung và tiến trình, và sự lựa chọn một lối hiện hữu. Trong viễn ảnh này linh đạo mặc lấy những tiêu chuẩn nền tảng của một lối diễn tả trong văn hóa và nền đạo đức căn bản. Vì thế, xuất ra một đề xướng rằng sự dấn thân phải là chân chính, bền bỉ và hiệu quả.

Chúng ta phải chiêm ngắm khuôn mặt của Chúa Giêsu! Ngày nay một lần nữa ngài lại nói cho chúng ta: “Ta là sự thật.”[3] Ngài nói khá dài về ảnh hưởng của thái độ của con người trước chân lý, nhất là trong việc tiếp đón quà tặng đức tin: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”[4] Chính câu nói này đã khiến Philatô lo lắng.

Nơi đó các con có được căn tính thần linh và nhân loại vốn trồi hiện lên rất mạnh mẽ từ các Tin Mừng!

Các Tin Mừng cung cấp cho chúng ta một loạt các yếu tố vốn từng làm cho chúng ta có thể, tới một mức nào đó, đi vào “vùng ranh giới” của mầu nhiệm được trình bày do chính sự tự thức của Chúa Kitô. Nhiều khía cạnh huấn giáo về mầu nhiệm Chúa Kitô cần được khai phá: Ngài là trung tâm qui chiếu tuyệt đối cho mọi hình thái biểu lộ của tôn giáo phù hợp với những tiêu chuẩn của một nền Kitô học có tính chất thâu họp; sự tăng trưởng trên bình diện nhân loại trong sự tự thức của Chúa Kitô như là Con Thiên Chúa;[5] sự hiện diện thật sự huyền nhiệm của ngài nơi khuôn mặt của những người nghèo.

Chúng ta sẽ không bao giờ dò thấu được mầu nhiệm này. Mọi người tín hữu sẽ tìm thấy trong đó những bề sâu khôn tả để suy niệm trong đức tin. Vì thế đức Gioan Phaolo II, trong năm thánh, đã khích lệ chúng ta đọc Tin mừng dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần; ngài đề xuất việc chuẩn bị cho năm thánh phải đi liền với việc đọc các tin mừng Marco, Luca và Matthêu.

Và bây giờ – để vượt quá những nét thể chất và ngay cả những sự kiện lạ thường, và để đến gần hơn sự hiểu biết và tình cảm của Đức Giêsu – cùng với sự nghiên cứu thần học một sự trợ giúp quan trọng có thể đến từ cái gia sản vĩ đại được gọi là “thần học sống” của các thánh, nhưng trước đó chúng ta có những chỉ dẫn khác nữa để phân tích sâu xa hơn; chúng đến từ Tin mừng và từ lịch sử của các cộng đoàn kitô hữu.

Nếu để ra khơi với niềm tín thác cần phải có một số những chỉ dẫn (chân lý, ý nghĩa, tình liên đới, sách lược), thì việc thả lưới sâu và rộng đòi buộc một số ưu tiên. Đức Gioan Phaolo II liệt kê một số ưu tiên sau:

  1. khởi hành lại từ Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng minh xác: “Vì vậy, đây không phải là một vấn đề sáng chế một chương trình mới. Chương trình đã có rồi: chương trình đó được tìm thấy trong Tin mừng và trong Truyền Thống sống động; chương trình này mãi mãi là như nhau. Tối hậu, chương trình này có trung tâm là chính Chúa Kitô, đấng phải được biết đến, yêu mến và bắt chước, hầu nơi ngài chúng ta có thể sống sự sống của Ba ngôi, và cùng với ngài, biến đổi lịch sử cho đến khi nó được hoàn thành trong Giêrusalem thiên quốc. Đây là một chương trình không đổi thay với sự biến chuyển của thời gian và văn hóa, mặc dù nó xem xét [để ý đến] thời gian và văn hóa vì cuộc đối thoại chân thực và thông giao hiệu quả. Chương trình cho mọi thời này là chương trình của chúng ta cho thiên niên kỷ thứ ba.”[6]
  2. lấy sự thánh thiện làm lý tưởng và mục tiêu thường nhật. Đây là quân chủ bài của Tin mừng đối với rất nhiều vị thánh: mục tử, những người đặc sủng, những nhà giáo dục, những thánh nhân nam nữ của đức ái. Đây có lẽ là một trong những chân lý quan trọng nhất mà chúng ta lãng quên trong những thời gian gần đây, mặc dù những khuôn mặt như Cha Pio, Mẹ Teresa và Gioan XXIII đã tái diễn tả nó cách hiệu quả.
  3. Học cầu nguyện, thực hành cầu nguyện, lớn lên trong cầu nguyện, học những điều mãi mãi mới mẻ về cầu nguyện từ môi miệng của Chúa Giêsu. Từ đây lần lượt nhiều đề tài và chủ đề lệ thuộc vào, chẳng hạn, sự khao khát về đường thiêng liêng dường như là một dấu chỉ của thời đại chúng ta; những trường phái cầu nguyện, và chính đời sống thánh hiến.
  4. sống phụng vụ, cách nhiệt tình và chăm chỉ lớn lao nhất, đặc biệt sống cộng đoàn cử hành thánh thể ngày Chúa Nhật. Phải dành một chỗ cao nhất cho phụng vụ là “tột đỉnh mà hoạt động của GH phải hướng về và đồng thời là nguồn mạch phát sinh sức mạnh của GH.”[7] Trong thế kỷ XX, nhất là sau công đồng Vatican II, cộng đoàn kitô hữu nhanh chóng cải thiện cách thức GH cử hành các bí tích, nhất là Thánh Thể. Chúng ta phải đi tiếp cùng một lối đường ấy, khi đặt tầm quan trọng đặc biệt cho Thánh Thể ngày Chúa Nhật, và cho chính ngày Chúa Nhật được coi như một ngày đặc biệt của đức tin, ngày của Đức Chúa Phục sinh và của ân ban Thần Khí, là biến cố Vượt qua chân thật của một tuần lễ. Suốt hai ngàn năm, thời gian kitô hữu được đo lường từ sự tưởng niệm về “cái ngày thứ nhất trong tuần” đó;[8] vào ngày này Chúa Kitô phục sinh mang đến cho các tông đồ tặng phẩm là sự bình an và Thần Khí;[9]
  5. Chấp nhận chân lý về sự phục sinh của Chúa Kitô là sự kiện căn bản mà trên đó đức tin kitô giáo phải đặt nền.[10] Đây là biến cố trung tâm của mầu nhiệm thời gian và tiên báo ngày chung cuộc, khi Chúa Kitô sẽ quang lâm vinh hiển. Chúng ta không biết thiên niên kỷ mới sẽ chất chứa điều gì cho chúng ta, nhưng chúng ta hoàn toàn chắc chắn rằng nó phải ở lại mãi trong tay của Chúa Kitô là “Vua các vua, Chúa các chúa,”[11] Chúng ta chắc chắn rằng bằng cách cử hành cái chết và sự phục sinh của Ngài, không chỉ một năm một lần nhưng là mỗi Chúa Nhật, GH sẽ tiếp tục chỉ ra cho mỗi thế hệ “cái điểm tựa chân chính của lịch sử mà nguồn gốc và định mệnh chung cuộc của mầu nhiệm thế giới sẽ đi tới.”[12]
  6. Khả năng, tinh thần và bí tích giao hoà.

Nhưng để thả lưới sâu và rộng, chúng ta cũng cần một vài xác tín khác nữa. Như những mục tử và theo đuổi môt lối thiêng có tính chất mục vụ chúng ta phải nhấn mạnh những xác tín đó:

  1. trước tiên là sự ưu việt của ân sủng. “Nếu trong khi hoạch định chúng ta cam kết tín thác hơn vào một hoạt động mục vụ mà dành cho việc cầu nguyện cá nhân và cộng thể một chỗ thích đáng, chúng ta sẽ nhận thấy một nguyên tắc cốt yếu để kitô giáo nhìn vào đời sống: sự ưu việt của ân sủng. Có một cám dỗ vốn thường hằng de dọa mọi hành trình thiêng liêng và công việc mục vụ: cám dỗ ấy là chúng ta nghĩ rằng các kết quả tùy vào khả năng hành động và hoạch định của chúng ta. Dĩ nhiên, Thiên Chúa thật sự đòi hỏi chúng ta cộng tác với ân sủng của ngài, và vì thế mời gọi chúng ta đầu tư mọi nằng lực trí tuệ và nghị lực trong khi phục vụ Vương Quốc. Nhưng thật là một đại hoạ nếu chúng ta quên rằng “ngoài Chúa Kitô, chúng ta chẳng làm được gì” (x. Ga 15, 5).[13]
  2. Sức mạnh của sự thánh thiện. “Một khi năm thánh kết thúc, chúng ta lại tiếp tục hành trình bình thường của mình; nhưng biết rằng việc nhấn mạnh đến sự thánh thiện là một trách vụ mục vụ khẩn cấp hơn bao giờ hết.”[14]
  3. Một linh đạo của sự hiệp thông. GH, là gia đình và trường học của sự hiệp thông, phải cố gắng niềm nở đón tiếp mỗi anh chị em trong ánh sáng của Ba ngôi; họ là chi thể trung thành của thân mình mầu nhiệm với những ơn gọi khác nhau; GH phải chống lại mọi cám dỗ đầy ích kỷ; GH phải nỗ lực xây dựng đại kết và đối thoại tôn giáo. “Trước khi làm ra những kế hoạch cụ thể, chúng ta cần cổ võ một khoa linh đạo của sự hiệp thông; chúng ta phải làm cho nó trở thành nguyên tắc hướng đạo cho việc giáo dục trong bất kỳ nơi nào các cá nhân và các kitô hữu được đào tạo, trong bất kỳ nơi nào những thừa tác viên của bàn thờ, những người được thánh hiến và những người làm việc mục vụ được huấn luyện, trong bất kỳ nơi nào các gia đình và các cộng đoàn được xây dựng. Một linh đạo của sự hiệp thông tiên quyết chỉ ra sự chiêm niệm của tâm hồn trước mầu nhiệm Ba Ngôi sống trong chúng ta, và chúng ta phải nhìn ra ánh sáng của nó chiếu tỏa trên các khuôn mặt của các anh chị em sống quanh chúng ta. Một khoa linh đạo của sự hiệp thông cũng có nghĩa là một khả năng để suy nghĩ về anh chị em mình trong đức tin trong sự duy nhất thâm sâu của Thân mình mầu nhiệm, và vì thế, họ như thành phần của tôi.” Điều này làm chúng ta có thể chia sẻ niềm vui và đau khổ, để cảm nhận những ước muốn của họ và chú ý đến những nhu cầu của họ, để cống hiến cho họ tình bạn thâm sâu và chân chính. Một linh đạo của sự hiệp thông cũng hàm ẩn khả năng nhìn ra điều tích cực nơi tha nhân, đón nhận nó và trân trọng nó như một tặng phẩm từ TC: không phải chỉ là một tặng phẩm cho anh chị em nào trực tiếp lãnh nhận nó, nhưng cũng là “quà tặng cho cả tôi” nữa. Cuối cùng, một linh đạo của sự hiệp thông làm cho ta biết “tạo chỗ” cho anh chị em chúng ta, biết mang lấy những gánh nặng của nhau (Gl 6:2) và chống lại những cám dỗ ích kỷ đang liên lỷ đe doạ chúng ta; những cám dỗ này khích động lên sự ganh đua, ham hố danh vọng, bất tín nhiệm và ghen tương. Chúng ta đừng ảo tưởng: trừ phi chúng ta theo đuổi con đường thiêng liêng, những cơ cấu bên ngoài chẳng mang lại gì cả. Chúng trở thành cỗ máy không hồn, thành những “mặt nạ”của sự thông hiệp hơn là phương thế của sự hiệp thông và tăng trưởng.[15]
  4. mục tiêu luôn luôn là đức ái – chọn lựa người nghèo, kiểu cách hành động của kitô giáo – làm khuếch trương vai trò của người giáo dân. “rõ ràng, tất cả điều này ta phải thực thi theo một cách thức kitô hữu riêng biệt: nhất là người giáo dân phải hiện diện trong những lãnh vực này để hoàn thành ơn gọi giáo dân của họ, và không bao giờ chịu thua trước cám dỗ là biến các cộng đoàn kitô hữu thành những cơ quan xã hội xuông mà thôi. Một cách đặc biệt, mối tương quan của GH với xã hội dân sự phải kính trọng sự tự lập của chính quyền và những lãnh vực của thẩm quyền, hợp với những giáo huấn về học thuyết xã hội của giáo hội.”[16]

Như vậy chúng ta khai phá hai hướng mà chúng ta phải nhắm tới: ra khơi, sâu và rộng.

Bây giờ các thuyền của chúng ta phải cùng nhau ra khơi đến chỗ thật sâu và thả lưới.

“Các thuyền” của chúng ta ở đây là những cơ chế giáo dục và những công cuộc mục vụ, phong trao Giới trẻ salediêng, những hiệp hội salediêng giáo dân và những cộng thể thanh hiến.

Những Cơ Chế Giáo Dục Và Những Công Cuộc Mục Vụ

Đây là vô số những hoạt động salêdiêng và là lãnh vực đầu tiên mà tu hội đã dấn thân vào khi tiếp cận thế giới. Các trường học và những trung tâm huấn nghệ mang đến một cơ hội để thông truyền một văn hóa, để đào tạo trí tuệ và lương tâm, đế cống hiến một tổng hợp của nhân bản thuyết và Tin mừng.

Các trường học salêdiêng phải làm sáng tỏ đặc tính và những mục tiêu đào tạo của mình, chẳng hạn paideiahumanitas, nghĩa là, giáo dục tới một nền nhân bản tốt đẹp hơn, giáo dục lương tâm, đặt chân lý đối kháng với những chiêu bài của sự dửng dưng, nhấn mạnh đến chiều kích đạo đức, đào sâu đức tin và lý trí cũng như nhiệt tình văn hóa vốn cổ xúy những sáng kiến tích cực.

Thật đúng là phải dành nhiều chỗ cho tự do, nhưng điều làm chúng ta quan tâm là có thể đưa ra một đề xướng; để người trẻ không nhìn chúng ta chỉ liên hệ đến quá nhiều công việc phải hoàn thành, những thời khóa biểu phải chuẩn bị, những bữa ăn phải dọn ra, nhưng họ nhìn chúng ta là những kẻ dấn thân chăm chú săn sóc những con người đang khát vọng chân lý, đang đói đức công bình. Việc đào luyện những cộng sự viên, những người sinh động hóa, và những bạn trẻ tình nguyện phải dành một chỗ quan trọng nhất trong kế hoạch mục vụ và giáo dục của chúng ta. Chúng ta đang ở một khúc quanh và không gì nguy hiểm hơn là một lối tiếp cận hời hợt. Một trong những vị tiến sĩ xa xưa có ý kiến rằng sự đồi bại của tâm trí dẫn dến sự đồi bại của những thói quen tốt. Thế giới ngày hôm nay coi chân lý là những lựa chọn cá nhân đã minh chứng rõ ràng rằng vị tiến sĩ đó đúng.

Ngay cả trong những công cuộc mục vụ và truyền giáo của chúng ta, cùng với việc chúng ta tận hiến để truyền bá Lời Chúa hay công bố lời rao giảng, chúng ta phải cổ xúy một sự huấn luyện toàn diện cho những ai có thể ảnh hưởng đến cộng đoàn: giáo lý viên, sinh động viên, thành viên của hội đồng giáo xứ, và những người tương tự.

Ngay cả ngày hôm nay trường học salediêng tiên vàn hiện hữu để giáo dục lý trí qua một nền văn hóa mang tính chất phê bình như tất cả những kỷ luật cá nhân đòi hỏi. Về phần mình, Đức Thánh Cha, tại Quảng trường thánh Phêrô suốt đại hội toàn quốc của các trường công giáo năm 1991, gợi nhắc rằng “bổn phận trước hết của các trường công giáo là một trường học, nghĩa là, một nơi chốn của văn hóa và giáo dục, của văn hóa nhằm mục đích giáo dục.”[17]

Và như vậy ngày nay vấn đề của đoàn sủng salêdiêng trong học đường là sự cam kết mà tất cả chúng ta phải thấy là tính chất salêdiêng thông chuyển từ một tinh thần vốn sinh động hóa các cá nhân biến thành một nguyên tắc và tiêu chuẩn để sản sinh ra một nền văn hóa mới mẻ và đặc biệt cho và trong học đường. Diễn ý lại một câu nói nổi tiếng của DB, chúng ta có thể nói rằng một trường học là salêdiêng qua chính nội dung văn hóa salêdiêng mà nó thông truyền.

Yếu tố mạnh mẽ thứ hai trong truyền thống giáo dục học đường của chúng ta có thể tìm thấy trong hội nghị toàn quốc của các trường công giáo từ ngày 27 đến 30 tháng 10 năm 1999; nó đặc biệt chú ý đến “sự chuyển thông từ một trường học nhà nước tận cốt lõi thành một trường học của một xã hội dân sự” trong việc canh tân hệ thống đào tạo học đường, đã tiến hành một lúc nào đó rồi.[18]

Hội nghị tới được sự diễn đạt này bởi vì ai nấy xác tín cách trưởng thành rằng quyền lợi giáo dục thuộc về ngôi vị nhân linh đúng nghĩa, trước khi có bất kỳ mối liên hệ đặc thù nào, và vì thế chủ thể tự nhiên của giáo dục là ngôi vị nhân linh. Giáo hội và Nhà nước, các hiệp hội và thể chế, có tính cách bổ sung và phải cung cấp một sự phục vụ thích hợp với khả năng của mỗi người, hầu cá nhân có khả năng hoàn thành trách vụ bất khả thay thế của họ.

Ngày nay làm cho xã hội dân sự có các trường học của riêng mình sẽ là một vụ việc. Trong truyền thống giáo dục và kinh viện (học đường)  của mình chúng ta tỏ lộ điều này qua hai lối nói đặc biệt: “trường học của dân chúng” và “tinh thần gia đình”, minh định sự ưu tiên dành cho một nhóm đặc thù (dân lao động), và tính ưu việt mang tính chất giáo dục của lòng thương mến.

Ngày nay tính chất “bình dân” này của học đường có trách vụ xây dựng văn hóa và quản trị các cơ cấu.

Đối với những người salêdiêng hôm nay, tinh thần gia đình sẽ được diễn tả cách đặc biệt trong việc chuẩn bị các cha mẹ có được một sự tiếp cận nghiệp vụ với trường học, nghĩa là, sự cổ xúy các cha mẹ tham gia cách có thẩm quyền vào những công việc của học đường.

Phong Trào Giới Trẻ Salediêng (viết tắt bên tiếng Anh là SYM)

Nguồn gốc của phong trào lần về lại những thuở ban đầu: các hội lành. Nhưng hình thức hiện tại khởi đầu hai mươi năm trước bằng việc bao gồm cả “những người lớn trẻ tuổi” vào trong chương trình hoạt động mục vụ giới trẻ của chúng ta và với ước muốn của họ là dấn thân cho việc phục vụ của Don Bosco. Những đại hội trong các năm 1988, 1992, 1994 và 2000 nhấn mạnh đến chiều kích lớn rộng có tầm cỡ thế giới; nó đã chuyển từ những khẩu hiệu đơn giản đến những chương trình có giá trị vốn đang trở nên minh nhiên hơn bao giờ hết trong những khía cạnh của chúng [liên quan đến] sự khởi hứng và thực tập hằng ngày.

Phong trào đã được cung ứng với Linh Đạo Giới Trẻ (LĐGT: viết tắt bên tiếng Anh là SYS) như một yếu tố chung. Những sứ điệp năm thánh của cha Bề trên Cả mang lại một sự duy nhất sống động giữa những nhóm khác nhau trên khắp thế giới, được đánh dấu nhờ [có] một điểm qui chiếu chung và mãnh liệt cùng với một cảm thức về sự thuộc về. Trong phong trào giới trẻ salêdiêng những sinh động viên trồi hiện lên và được huấn luyện; đó là những tình nguyện viên hoạt động mục vụ, họ muốn lấy khởi hứng cho mình từ đức ái mục tử của Don Bosco và trở thành một cánh đồng mầu mỡ cho các ơn gọi.

Phong trào giới trẻ salêdiêng này được tìm thấy và tác động như men trong các cơ chế giáo dục và mục vụ của chúng ta. Nơi nào chưa có, cha mong muốn phải thành lập và hội nhập phong trào này. Cha đã nhìn thấy những kết quả mà phong trào mang lại trong các trường học, nguyện xá và giáo xứ, và [trong] bất kỳ nơi nào mà có một người salêdiêng đến sinh động hóa. Nhưng phong trào này có thể đi xa hơn; nó có thể được khởi sự trong những giáo xứ, dịa phận, những trường học không phải của salêdiêng và những khu vực địa phương. Phong trào là một mạng lưới của các nhóm hơn là một thực thể riêng rẽ. Ta phải đảm bảo là dành ưu tiên cho việc đào luyện nhân bản và kitô hữu; bất kỳ ai muốn là một thành viên ít nhất phải muốn dấn thân vào một tiến trình đào luyện. Nếu thiếu điều này chúng ta sẽ không thu lượm được gì cả, mặc dù chúng ta cực nhọc suốt đêm. Để thành công chúng ta phải nghiêm chỉnh cam kết đào luyện nhân sự chỉ đạo, đào luyện những sinh động viên, những huấn luyện viên và những người tương tự. Và điều này cũng phải được thực thi ngày cả trong những phong trào được coi là phong trào dân sự nơi đó chúng ta biểu thị một căn tính tự do thích hợp với thân phận của chúng ta là những tu sĩ.

Trong diễn đàn của phong trào giới trẻ salêdiêng vào năm 2000 tại Colle Don Bosco, liên kết với Ngày Giới Trẻ Thế Giới, cha tóm kết tình trạng hiện tại của phong trào giới trẻ salêdiêng mà cha muốn cho mọi người biết đến bởi vì nó tạo thành một nơi cập bến vững chắc và một chốn xuất phát mới.

“Giai đoạn cuối cùng để phát triển của phong trào giới trẻ salêdiêng chính yếu tập trung trên ba điểm:

  1. phát triển sự hiểu biết về chính phong trào. Bằng cách công thức lại những yếu tố cốt yếu, bằng việc duyệt xét phong trào kỹ lưỡng hơn, và bằng việc cố gắng để tạo ra lối diễn tả cụ thể trong đời sống hằng ngày, người trẻ đang tìm được câu trả lời cho việc họ đi tìm một lối sống đời sống kitô hữu được khởi hứng bằng đoàn sủng salêdiêng trong một thế giới đa biệt và hoàn cầu hóa, lộn xộn và không yên nghỉ, bị de dọa bởi những kiểu mẫu và ý tưởng đối nghịch nhau, bởi những vấn đề nghiêm trọng của lương tâm và của việc truy tìm ý nghĩa đời sống.
  2. thông giao thường xuyên hơn và tốt đẹp hơn, và thiết lập những điểm quy chiếu và điều phối rộng lớn trên những bình diện khác nhau. Trên cấp quốc gia, có những cơ quan nối kết và những lịch trình hội họp cũng như tạo ra không gian cho chính người trẻ điều hành phong trào. Trên bình diện thế giới cũng vậy, sự thông giao sinh ích lợi cho nhau đang nảy nở. Vào năm 1988, kỷ niệm một trăm năm DB qua đời, phong trào giới trẻ salêdiêng biểu lộ một sức sinh động vĩ đại; phong trào đã tăng trưởng ý thức về chân tính của mình. Do đó Âu châu đã tiếp đón những đại hội năm 1992 và 1999, trong khi những lần tương tự được tổ chức tại châu Mỹ Latinh và Á châu. Nay thì diễn đàn quốc tế này đang diễn ra. Cha nói đến “sự thông giao tốt đẹp hơn” bởi vì nếu chúng ta khởi sự với một trạng thái vui tươi – và điều này không được bao giờ mất đi bởi lẽ đó là một phần của khoa linh đạo của chúng ta – chúng ta nay chuyển đến một cuộc đối thoại và trao đổi các nhãn quan về những chủ đề quan trọng của khoa linh đạo chúng ta, đang khi để cho chính mình bị thách đố bởi thời đại trong vai trò của chúng ta là nhà giáo dục và sinh động viên.
  3. đào luyện những sinh động viên. Những sinh động viên cực kỳ quan trọng để thông giao trong phong trào giới trẻ salêdiêng, hầu cổ xúy lối tiếp cận tiệm tiến nhằm tăng trưởng và liên kết trên những bình diện địa phương, quốc gia và quốc tế. Chính vì thế sự quá độ từ một sự chuẩn bị mau chóng và không đều đặn những sinh động viên tới một sự chuẩn bị lâu bền, có hệ thống và được suy nghĩ kỹ càng là một dấu hiệu tích cực. Tại nhiều miền trên thế giới, cha vui sướng tham dự những buổi họp để hoạch định sự đào luyện những sinh động viên với sự trợ giúp của những chương trình trải dài trong vài năm và có những mục tiêu, nội dung và kinh nghiệm rõ ràng.

Từ tất cả những gì được nói đến, chúng ta có thể kết luận rằng phong trào giới trẻ salêdiêng không chỉ là một ước ao hay một giấc mơ; nó là một thực tại! Cha nhìn thấy phong trào đó khi cha kinh lý các lục địa khác nhau; ở đó cha bắt gặp những sự biểu lộ rộng lớn của phong trào này; những lần khác cha đã tiếp xúc với những người đã minh nhiên và ý thức chọn lựa khoa linh đạo salêdiêng và hình thành nên một “hạt nhân sinh động” – giống như các con ở đây tại buổi hội họp này; tại đây các con đại diện cho rất nhiều các bạn của chúng con.

  1. đây thật sự là một phong trào “giới trẻ”, được hình thành phần lớn do những người trẻ; tuy nhiên họ không hề phản đối hay xua đuổi sự hiện diện và tình bạn của những người giáo dân và được thánh hiến lớn tuổi [trưởng thành] cùng bước đi bên cạnh chúng. Đó là phong trào giới trẻ do bởi kiểu cách, dạng thái của sự sinh động hóa và dấn thân. Nhiều nơi có một bộ phận tham khảo gồm những người trẻ; họ gặp nhau đều đặn và ngay cả có một tiếng nói trong GH địa phương.
  2. đây là một phong trào “giáo dục” độc đáo. Nói cách khác, có nhiều mức độ khác nhau trong việc gắn bó và thuộc về phong trào; cũng có cả một mật độ khác nhau trong việc tham gia và dấn thân. Mọi người đều thông phần vào phong trào – trẻ em, thanh thiếu niên, người trẻ và ngay cả những người lớn – và việc giáo dục và đào luyện của họ xẩy ra chung với nhau. Đối với nhiều người, phong trào giới trẻ salêdiêng trở thành chốn họ nạp lại năng lực, kín múc từ những suối mạnh của khoa linh đạo và tập trung vào một số giá trị nền tảng mà họ muốn chuyển thành những lựa chọn cụ thể trong đời sống.
  3. đây là một phong trào “thế giới”. Tại đại hội này, khía cạnh quốc tế thật hiển nhiên. Nhưng thực tại còn có tầm vóc rộng khắp hơn điều được biểu thị tại đây. Tất cả điều này có nghĩa rằng nó mang lại một cơ hội tuyệt diệu [quí giá] để “nối mạng”, nghĩa là, để nâng đỡ những vụ việc có liên quan đến phẩm giá của con người, sự thăng tiến người trẻ, sự liên đới với người nghèo, và việc rao giảng tin mừng mới mẻ. Chiều kích thế giới này cũng có thể cung ứng những cơ hội để “kết hợp” những sắp xếp giữa các nhóm và quốc gia, những hội đoàn và những công cuộc salêdiêng; nó cũng làm cho ta có thể gắn những hình thái cộng tác khả thi vào các giáo hội địa phương và những cơ chế dân sự.”[19]

Những Hiệp Hội Salêdiêng Giáo Dân

Chúng ta vừa suy tư, và có lý của nó, về sự đánh giá của Đức Gioan Phaolo II về tầm quan trọng của người giáo dân trong thiên niên kỷ mới.

Chúng ta có các cộng tác viên; họ đang vươn tới tự lập và hiệp thông theo một cách thức có hệ thống. Họ là nguyên mẫu của người salêdiêng giáo dân trong thế giới. Kiểu mẫu của người cộng tác viên không bị quá hạn chế cũng không quá cứng ngắc đến độ những phạm trù khác cần được phát minh để phủ che tất cả mọi kiểu loại: có thể có những cộng tác viên tình nguyện, những người hiến mình để học hỏi, những người tìm kiếm sự chiêm niệm, những bậc cha mẹ của các salêdiêng (Don Bosco coi họ là những cộng tác viên đầu tiên và chính yếu). Những cộng tác viên có thể xuất hiện dưới nhiều dáng vẻ khác nhau và dấn thân vào những chương trình khác biệt. Điều phải tránh là một sự phân mảnh mà chỉ có tính cách bề ngoài. Chính vì thế quy chiếu đến sự hiệp thông là điều thích hợp.

Nói tóm, năm thánh cũng thật hữu ích cho gia đình salêdiêng. Bản Tuyên Ngôn Chung về Sứ Mệnh, vốn được tất cả các ban tổng cố vấn của các ngành khác nhau của gia đình salêdiêng nghiên cứu, đã được thêm vào Thẻ Căn Tính Chung; căn tính này đã thúc đẩy và động viên các nhóm làm cho mình thành tự lập về phương diện hiện hữu và rộng mở trước sự hiệp thông song phương và đa phương với toàn thể gia đình salêdiêng. Như đã được minh xác cách thẩm quyền trong một vài dịp, gia đình này tiên vàn và cốt yếu không phải là một thứ tổ chức vĩ mô (macro-organization). Chúng ta không muốn trói buộc mình cách quá cứng ngắc. Đây là một vấn đề cổ xúy và làm trưởng thành một thái độ sẵn sàng, một lối tiếp cận được khởi động, một văn hóa, nhờ đó – trên nền tảng của những nhóm và những lực lượng hiện có trong một bối cảnh hoạt động thực tiễn – chính những nhóm và lực lượng như thế xây dựng sự cộng tác, những cơ cấu ad hoc (tùy ý) và những thứ tương tự, phù hợp với những nguyên tắc là tính uyển chuyển và tính thực dụng: không thói quan liêu, những sự phức tạp không cần thiết, v.v. Chắc chắn đây là thời gian chúng ta đã có được bản Tuyên Ngôn Truyền Giáo khi làm việc theo một số sáng kiến chuyên biệt như là những thí dụ.

Chúng ta cũng trải rộng địa vị của các cựu học sinh; họ đưa những giá trị kitô hữu và giáo dục salêdiêng vào trong xã hội. Các salêdiêng và Con cái Mẹ Phù hộ và những người giáo dân có khả năng hướng đạo cách khôn ngoan được mời gọi để chuẩn bị những người sinh động những hiệp hội này và những sáng kiến của họ. Chúng ta muốn họ phải là những ngôn sứ thật hùng biện và nhất là sẵn sàng vì phần ích của giới trẻ và người nghèo. Chúng ta muốn họ phải cập nhật, là những lãnh đạo trong đào luyện liên tục và và tiên phong trong văn hóa.

Những Cộng Thể Của Những Người Được Thánh Hiến

Thật rõ ràng và không chút nghi ngờ gì trên bình diện lịch sử là Don Bosco muốn những người được thánh hiến, sống trong những cộng thể rõ ràng khả giác, như cộng thể của Valdocco, phải sinh động Gia đình của mình. Trong những cộng thể như thế linh mục và sư huynh sống liên kết với nhau, thông truyền cho nhau những phẩm tính phong phú thuộc căn tính đặc thù của mình. Người sư huynh salêdiêng, khác biệt với thày dòng hay sư huynh của các tu hội khác, được nảy sinh và nhào nặn trong một mối liên hệ mật thiết và hỗ tương của sự thông giao và cộng tác với người linh mục. Don Bosco muốn những đặc tính linh mục phải hướng dẫn cộng đoàn. Đó không phải chỉ hạn hẹp trong những thời khắc cử hành lễ nghi mà những đặc tính ấy được thực thi và thông giao. Nó là một vấn đề về ân sủng linh mục của Chúa Kitô; ân sủng đó tạo thành mối dây liên kết thường hằng với chính ngài là đầu và nền tảng của cộng thể, như được HL 55 xác quyết: “giám đốc đại diện Đức Kitô, đấng liên kết những kẻ thuộc về mình vào trong việc phục vụ Chúa Cha. Ngài ở trung tâm của cộng thể, , là người anh giữa các anh em; ngài được họ nhìn nhận trách nhiệm và quyền bính.”[20] Một lễ nghi bao trùm lên một thời gian hạn định, và rõ ràng nó thông ban ân sủng. Nhưng bí tích lại động viên toàn đời sống: nó giống như cử hành liên tục ân sủng này đến ân sủng khác.

Sự phục vụ giáo dục của chúng ta cung cấp cho các anh em sư huynh nhiều dịp, mà ngày nay còn nhiều hơn bao giờ hết, trong các lãnh vực của giáo dục, quản trị, các vấn đề kỹ thuật và bảo trì. Điểm nền tảng là việc huấn luyện nghiệp vụ, nhưng còn hơn thế, là tinh thần tu sĩ, ước muốn nên thánh và phục vụ các anh em và giới trẻ. Sự triển nở của một ơn gọi mục vụ có khả năng hấp dẫn các ứng sinh đến đời sống tu trì dựa trên những điều đó.

Những nơi chốn cho việc thả lưới sâu rộng của chúng ta, những chốn mà việc thả lưới có thể thành công – Đức Kitô phục sinh không chỉ trợ giúp mà còn đảm bảo nữa – những nơi mà khơi dậy niềm hy vọng và sự tin tưởng được khích động do việc chiêm ngắm dung nhan Ngài, những nơi mà đưa tới việc hiện thực một chương trình sống cụ thể, chứng tá và loan báo chính là:

  1. sự thánh thiện. Đức Giáo hoàng một lần nữa nói trong Novo Millennio Ineunte, “trước tiên, tôi không ngần ngại nói rằng mọi sáng kiến mục vụ phải được liên hệ với sự thánh thiện. . . Vì thế nhất thiết phải tái khám phá ý nghĩa hoàn toàn thực tiễn của chương 5 trong Hiến chế Lumen Gentium về GH, một chương dành riêng nói về “lời kêu gọi mọi người nên thánh.” Các nghị phụ của công đồng nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh này, không phải chỉ để tô đẹp khoa giáo hội học bằng một loại ngụy trang thiêng liêng, nhưng là làm cho lời mời gọi nên thánh thành một khía cạnh nội tại và cốt yếu của giáo huấn công đồng về GH. Sự tái khám phá về GH là “mầu nhiệm”, hay là một dân tộc “được qui tụ do sự hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” phải mang theo với nó một sự tái khám phá về sự thánh thiện của GH, [sự thánh thiện đó] được hiểu theo ý nghĩa nền tảng là tận trong yếu tính GH thuộc về Đấng Thánh, Đấng ba lần thánh” (x. Is 6:3). Thực thế, đặt việc hoạch định mục vụ dưới tiêu đề của sự thánh thiện là một lựa chọn đầy những hệ quả. Nó hàm ẩn xác tín rằng chấp nhận sống một đời sống tầm thường, được ghi dấu bởi một thứ đạo đức tối thiểu và một đạo giáo nông cạn là một mâu thuẫn, vì phép thánh tẩy là một cửa ngõ vào sự thánh thiện của Thiên Chúa qua sự tháp nhập vào Chúa Kitô và sự cư ngụ của Thánh thần. Tra hỏi những người dự tòng: “Con có muốn chịu phép Thánh Tẩy không?” cùng lúc có nghĩa muốn hỏi họ rằng “con có muốn trở nên thánh không?” Nó có nghĩa là đặt trước họ tính chất triệt để của Bài Giảng Trên Núi: “vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).[21]
  2. cầu nguyện. Có thể rằng nhiều kitô hữu, và ngay cả những người được thánh hiến, mất đi cảm thức và giá trị của cầu nguyện cũng như thói quen cầu nguyện. Có lẽ họ không còn day đi day lại những lời của Chúa trong sự nối kết này nữa, cũng không còn nhấn mạnh đến Chúa Thánh Thần là sự khởi hứng cho lời cầu nguyện chân chính. Chúng ta thường nhìn thấy những người Hồi giáo quì cầu nguyện và chúng ta ngay cả còn than vãn về sự hiện diện của họ và các đền thờ Hồi giáo. Tông huấn Vita Consecrata nói, trong những thời xa xưa, linh đạo của người tu sĩ là có thể cổ xúy và thông giao, theo một hình thái dễ dàng cho những người đơn sơ, những hệ thống và trường phái cầu nguyện và đưa tới việc thiết lập cả một khoa linh đạo bình dân chân chính. Cũng tông huấn đó diễn tả niềm hy vọng rằng các vị mục tử tu sĩ của ngày nay phải là những bậc thầy và hướng đạo trong việc giáo dục đến cầu nguyện và trong việc truyền bá những hình thức sùng mộ đơn sơ.

Chiêm Niệm

Vào lúc được mẻ cá lạ lùng Đức Maria không có trên bờ biển cũng như ở trong thuyền.

Nhưng chắc chắn và hơn bất kỳ một tín hữu nào khác, Đức Maria đón chào lời mời của Chúa Kitô: Duc in altum! Hãy ra khơi thả lưới! Ngài chấp nhận lời mời đó trong thần trí, không chút phương hại đến chỗ đứng của ngài trong lịch sử. Điều này được tỏ lộ trong lời kinh Magnificat của Mẹ, lời kinh ôm ấp toàn thể lịch sử, quá khứ, hiện tại và tương lai:

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,

thần trí tôi hớn hở vui mừng

vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

Phận nữ tỳ hèn mọn,

Người đoái thương nhìn tới;

từ nay, hết mọi đời

sẽ khen tôi diễm phúc.

Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi

biết bao điều cao cả,

danh Người thật chí thánh chí tôn!

Đời nọ tới đời kia,

Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.

Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,

dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.

Chúa hạ bệ những ai quyền thế,

Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.

Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,

người giàu có, lại đuổi về tay trắng.

Chúa độ trì It-ra-en, tôi tớ của Người,

như đã hứa cùng cha ông chúng ta,

vì Người nhớ lại lòng thương xót

dành cho tổ phụ Áp-ra-ham

và cho con cháu đến muôn đời.[22]

Lời kinh Magnificat diễn tả niềm tin tưởng đuổi xua mọi sợ hãi. “Đức Chúa thật nhân lành và quyền uy đối với những ai tin tưởng nơi Ngài.”

Nhưng một cách đặc biệt chính trong biến cố hạ sinh Chúa Giêsu mà Đức Maria xuất hiện như kiểu mẫu của các môn đệ, được mời gọi để “ra khơi và thả lưới sâu và rộng.” Trong bài tường thuật về việc sinh hạ Chúa Kitô Luca nhấn mạnh đến những bình diện khác nhau về sự hiểu biết mà những con người khác nhau có về sự nhập thể và ý nghĩa của nó; chúng như một chìa khóa cho việc sống trong đức tin tất cả mọi biến cố khác của đời sống cá nhân và xã hội.

Những mục đồng phải đi tới chỗ mà sự nhập thể xẩy ra; nơi đó họ có thể trở thành những chứng nhân trực tiếp về biến cố đó. Họ ở lại mốt lát và lắng nghe Maria. Đoạn họ trở về nhà và nói cho những người khác về điều đã được nói cho họ về hài nhi. Họ không hề biết gì đến những biến cố trước kia, như truyền tin và sự thụ thai đồng trinh, và ngay cả họ không có mặt khi Đức Giêsu xuất hiện lần đầu.

Dân chúng, những người nghe câu chuyện của các mục đồng, kinh ngạc về điều họ nghe. Họ chưa biểu lộ bất kỳ đức tin nào nhưng mới chỉ bị cuốn hút do mối quan tâm sơ khởi và tò mò về những biến cố kỳ lạ trong đó đức tin có thể bắt đầu.

“Riêng Maria thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.”[23] Maria không đến chỗ mà sự nhập thể khởi đầu, như các mục đồng đã làm. Mẹ đã ở đó rồi, mẹ tham phần vào biến cố. Mẹ không phải nghe từ những người khác điều đã xẩy ra và ý nghĩa của nó là gì. Mẹ ghi nhớ tất cả những lời hứa được ban cho nhân loại, như kinh Magnificat biểu lộ, và đã ý thức rằng đấng đang lớn lên trong cung lòng mình đến từ Thánh Thần.

Maria không rời bỏ nơi chốn của biến cố, đang khi các mục đồng thì làm như thế, sau khi nhìn thấy hài nhi. Mẹ ở lại đó. Mẹ không thể bỏ đi. Nơi nào đức Giêsu nhập thể sự hiện diện của mẹ là bất khả thay thế. Mẹ chưa hiểu hết ý nghĩa của tất cả mọi điều xảy ra, cũng chưa thể tiên đoán tất cả năng lực phát xuất từ sự nhập thể. Những điều này sẽ dần dần được mạc khải trong suốt đời của Chúa Kitô và những thế kỷ tiếp sau. Nhưng Đức Maria giữ kỹ trong trái tim mình kỷ niệm của những biến cố đó; Mẹ giữ chúng trong sự tưởng niệm đầy mến thương, suy niệm chúng và nhờ chăm chú đến những biến cố ấy mẹ có thể tùy dịp rút lấy những hiệu quả mới mẻ từ chúng.

Trong tất cả những điều này mẹ là hình ảnh của GH; mẹ là hình ảnh về mối tương quan của GH với cuộc hạ sinh và lớn lên của Chúa Kitô trong thế giới và nơi mọi người. GH cũng là phần của biến cố nhập thể và sự cư ngụ của Chúa Kitô, bất kỳ ở đâu Chúa Kitô được giới thiệu và trở thành tin mừng. GH cũng chưa biết tất cả mọi điều sẽ được mạc khải về Chúa Kitô trong dòng thời gian. Nhưng GH có nơi trái tim và kỷ niệm của mình biến cố tỏa chiếu ánh sáng: Đức Giêsu, Lời Thiên Chúa, đã trở thành con người. Về mầu nhiệm này một số điều GH nhìn xem rõ ràng, một số khác GH chỉ mới thoáng nhận ra thôi; một số điều GH hiểu và một số khác vẫn còn tăm tối bởi vì chúng chưa được mạc khải. Điều này làm cho GH vui sướng tận bên trong, luôn thanh thản, làm việc và nhìn ra con đường của mình phía trước. Đang khi đó, GH không rời bỏ Chúa Kitô; GH qui mọi sự về ngài, làm chứng về ngài và công bố ngài.

Đây là sự suy niệm của Luca và có lẽ nó đề xướng một vài điểm cho khoa linh đạo mục vụ của chúng ta.

Chúng ta không thể chỉ là những khán giả, những người du lịch của lời và mầu nhiệm Chúa Kitô. Chúng ta phải như Đức Maria gom góp, giữ lấy trong tâm trí và liên lỷ suy niệm mọi chân lý về Chúa Kitô. Lịch sử GH chứa đựng nhiều hình ảnh của những người rao giảng tin mừng số một. Tất cả đều là những người kiên trì suy niệm Lời. Những điều sâu xa họ học trong cầu nguyện và nghiên cứu họ diễn tả trong rao giảng và viết lách, trong việc hướng dẫn cộng đoàn kitô hựu và chỉ dẫn các tâm hồn.

Sự thông truyền biến cố của Chúa Kitô là trách vụ của chúng ta và là mục tiêu của ơn gọi chúng ta. Chúng ta phải là những chuyên viên trong việc này, không phải qua việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật, nhưng bởi vì chúng ta tiếp cận trách vụ với sự thanh thản và kiên nhẫn, chúng ta rút được ánh sáng cho đời sống cá nhân chúng ta. Xét như một cộng thể chúng ta lượng giá điều chúng ta quan sát được chung quanh mình trong khu vực mình sinh sống. Đây là ý nghĩa của đời sống nội tâm.

Sự nhập thể, nghĩa là, sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa trong đời sống con người qua Chúa Giêsu, là đối tượng để suy niệm; nhưng đối với chúng ta nó cũng là tiêu chuẩn mục vụ cao cả nhất.

Điều này hàm ẩn ba điều:

– chúng ta sẵn sàng chấp nhận tình trạng trong đó chúng ta rao giảng tin mừng, khi chúng ta liên đới với dân tộc mà chúng ta được sai đến. Chúng ta phải hiểu biết văn hóa của họ trong đức tin;

– chúng ta xác tin rằng trong mọi sự tăng trưởng theo quan điểm nhân loại có sự hiện diện và hoạt động nhiệm mầu của TC, và mọi mạc khải của TC luôn mang lại sự tăng trưởng nơi con người;

– chúng ta nỗ lực để chọn ra những kỳ vọng và những nhu cầu của con người và các dân tộc (và trong trường hợp của chúng ta đặc biệt là của giới trẻ đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc đến.[24]

Một hình ảnh khác giúp chúng ta khám phá vai trò mẫu mực của mẹ là hình ảnh của Đức Maria dưới chân thập giá.

Maria dưới chân thập giá nhắc nhớ chúng ta về ơn cứu độ mà chúng ta muốn trở thành dấu chỉ và người mang: đấy chính là ơn cứu độ xuất phát ra từ sự cứu chuộc của Chúa Kitô đấng khai mở chúng ta tới Thiên Chúa hầu nơi ngài nhận được sự viên thành của cuộc sống chúng ta. Chúng ta khởi sự nhiều sáng kiến vì phần ích của giới trẻ và người lớn; nhưng tất cả đều có một mục tiêu được khởi hứng do châm ngôn Da mihi animas của chúng ta: ơn cứu độ trong Thiên Chúa vốn ở tại tâm điểm của tất cả công trình của Chúa Giêsu.

Với Maria bên cạnh thập giá, chúng ta khám phá những nguồn năng lực cho sự biến đổi mà Thiên Chúa muốn làm ra nơi chúng ta và cộng thể chúng ta: nước và máu, sự hòa giải và tiệc Thánh thể. Phụng vụ chúng ta sống hoàn toàn được nhuần thấm khoa sư phạm bí tích. Những trang tin mừng và năm phụng vụ trình bày điều này theo một nghìn lẻ một cách thức khác nhau.

Maria, dưới chân thập giá, mạc khải cho chúng ta giá trị của cộng thể trong đó sự phục vụ của chúng ta được hiện thực, của cộng thể đang hiện diện tại hy tế của Chúa Kitô một cách độc đáo, khác với cách thức của những khán giả bàng quang. Mẹ mang lấy kỷ niệm đó, và mẹ hiểu biết ý nghĩa của nó. Cộng thể thì lớn hơn một nhóm người. Nó là khung cảnh trong đó Thiên Chúa mạc khải ơn cứu độ của mình.

Chúng ta có thể nghĩ đến những cộng đoàn giáo dục chúng ta đang sinh động, đến Gia đình và phong trào salêdiêng, đến các GH địa phương. Trong đó chúng ta cổ xúy sự qui chiếu về Chúa Kitô, với sự hiệp nhất trong tình yêu và hoạt động.

Với những cộng đoàn ấy chúng ta khẩn cầu và chờ đợi sự can thiệp của Thần Khí, chúng ta làm mình bén nhạy và chú ý đến những dấu chỉ của ngài và rồi tiến bước cách tín thác vào tương lai.[25]

Đức Maria tiến thẳng tới những chiều sâu của mầu nhiệm và từ đó kín múc sự hứng khởi cho đời sống cá nhân và đức tin công khai của mình. Nơi điều này mẹ là hình ảnh và khuôn mẫu của chúng ta.   

__________________________________ 

[1] Lc 5:1-11.

[2] NMI 58-59.

[3] Ga 14: 6.

[4] Ga 18:37.

[5] x. NMI 24.

[6] NMI 29.

[7] SC 10.

[8] Mc 16:2. 9; Lc 24:1; Ga 20:1.

[9] x. Ga 20:19-23.

[10] X. 1 Cr 15:14.

[11] Kh 19: 16.

[12] John Paul II, Dies Domini 19.

[13] NMI 38.

[14] NMI 30.

[15] NMI 43.

[16] NMI 52.

[17] C.F.I. La presenza della scuola cattolica in Italia, Brescia, 1992, p. 13.

[18] Centro Studi per la Scuola Cattolica, Per un progetto di scuola alle soglie del XXI secola, Scuola cattolica in Italia, Secondo rapporto, La Scuola, Brescia 2000, p. 61.

[19] x. Forum SYM 2òoo, Colle Don Bosco.

[20] HL 55.

[21] NMI 30-31.

[22] Lc 1:46-55.

[23] Lc 2:51.

[24] x. J. Vecchi, Spiritualita, Temi fondamentali, Elledici, Leumann (Torino) 2001, pp. 207-210.

[25] ibid., p. 217.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *