Yếu tố Giáo dân trong Cộng thể Sa-lê-diêng
YẾU TỐ GIÁO DÂN TRONG CỘNG THỂ SALÊDIÊNG
- Diện mạo độc đáo của tu hội chúng ta
- Phác họa diện mạo SDB/ Sư huynh
- Mô tả những việc phục vụ khác nhau
- Những phẩm chất chính yếu của SDB/ Sư Huynh
- Thử tìm một chân tính.
- SDB/Sư Huynh là một Tu sĩ
- Không phải là một người đời được thánh hiến
- Là SDB trọn vẹn
- Đã chọn cho mình “ chiều kích giáo dân”
- Chiều kích giáo dân này hệ tại điều gì?
- Giáo dân tính trong tạo dựng
- Giáo dân tính như chiều kích phải thực hiện trong đời tu.
- Biểu hiện đích thực của SDB/ Sư Huynh
- Ý thức thuộc về cộng thể
- Ý thức về “ hưởng rộng mở cho trần thế” của Tu hội.
- Tình hình nguy ngập
- Một vật thống kê
- Đề nghị cho tương lai
- Tin tưởng vào Chúa Thánh Thần
- Công tác khẩn cấp nhất hiện nay
- Đào luyện: công tác chiến lược
- Thống nhất đào luyện
- Đào luyện chuyên biệt
- Đào luyện liên tục
- Hát lời kêu gọi đầy thẩm quyền.
YẾU TỐ GIÁO DÂN TRONG CỘNG THỂ SALÊDIÊNG
Các hội viên thân mến,
Đã từ lâu lắm cha muốn đề cập tới một đề tài có tầm quan trọng sinh tử: NGƯỜI SDB/ SƯ HUYNH. Thật thế, trong hoàn cảnh hiện nay, đề tài này phải là nổ lực ưu tư trọng điểm là phải học hỏi trong mọi tỉnh dòng, trong mọi cộng thể. Nó phải chi phối tất cả lòng trí của tất cả mọi hội viên, từng người một.
Hai tổng hội mới đây đã bàn tới hai đề tài này với niềm quan tâm sâu sắc và tình trạng của sự việc hiện nay lại càng lôi cuốn chúng ta vào một cuộc thách thức đầy khẩn trương. Sự việc này không chỉ liên quan tới các Sư Huynh mà thôi, nhưng là tới mọi người chúng ta. Nó có ảnh hưởng trên hết thảy chúng ta như một tập thể, trên cộng thể và trên chính bình diện toàn dòng, đây không còn là một vấn đề “ của họ”, nhưng là “ của chúng ta”. Và toàn dòng đang đương đầu với một vấn đề thiết yếu đối với tu hội, một bộ phận của toàn bộ cơ cấu, nó trở thành một phần cốt thiết của căn cước dòng và là một yếu tố kích thích và độc đáo cho sứ mệnh chúng ta.
Chúng ta thầm tín lối suy nghĩ sáng tạo của Don Bosco về vấn đề này ngay khi Ngài còn sống. Bốn tổng hội đầu tiên đã bàn tới đề tài đặc biệt này, thực ra nó đã nằm trong nghị trình của hầu hết các Tổng Hội kế tiếp.
Các Bề Trên Cả của chúng ta cũng đã đặt thảo luận đề tài này bằng nhiều cách thức khác nhau trong bối cảnh của Tu hội, trong niềm thâm tín rằng đề tài thuộc về yếu tố độc đáo để tiếp nối thư luân lưu năm 1921 “DON BOSCO, GƯƠNG MẪU CỦA CÁC SDB/ LM”. Năm CỦA DON BOSCO [ASC.40]. Lá thư này ngày nay vẫn còn đáng cho chúng ta lưu ý tới và suy giảm hơn là còn tốt hơn bất cứ nơi nào khác, chính vì cuộc khủng hoảng hiện nay, vì nó trình bày minh bạch phạm vi tư tưởng của Don Bosco về toàn bộ đề tài.
Những đổi thay sâu xa trong xã hội và Giáo hội vào thời đại ta, đã thúc đẩy hai Tổng hội mới đây xem lại đề tài này với sự quyết liệt đặc biệt, và Tổng Hội 21 đã thực hiện công việc này bằng mọi đường lối có hệ thống hơn cả với văn kiện: “SDB/ SƯ HUYNH, ƠN GỌI TU SĨ GIÁO DÂN ĐỂ PHỤC VỤ SỨ MẠNG SDB” [TH.21] , [66.211] và văn kiện 3: “ ĐÀO LUYỆN CHO ĐỜI SỐNG SDB” [TH 21,299.306]. Trong lá thư này, cha muốn bàn tới những khía cạnh của các văn kiện trên đòi phải được đặc biệt khôi phục lại và cũng để nhắc lại một vài đường hướng chỉ đạo và một số nhu cầu thực hiện khác.
- Diện mạo độc đáo của tu hội chúng ta
Cha Rinaldi đã viết rằng “ SDB/ Sư Huynh là một kiệt tác của con tim vĩ đại của Don Bosco được Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu soi sáng” [ ASC.40]. Ngài đề cao những nét đặc trưng của ơn gọi này là hiện đại, là tuyệt vời và trình bày rõ ràng lý do của điều đó “SDB/ Sư Huynh không thể được coi như thuộc hạng hai và cũng không chỉ như người trợ tá, chẳng phải như cánh tay mặt của các hội viên Linh Mục, thầy ngang hàng với họ và có khả năng vượt xa họ trên đường trọn lãnh như kinh nghiệm thường ngày vẫn làm chứng”.
Giữ câu trích tuyệt diệu trên trong mạch văn, chúng ta phải cố gắng hiểu được làm thế nào “ tác phẩm sáng chói” mà cha Rinaldi nói tới, thật sự ảnh hưởng trên chính bản chất của toàn Tu hội. Điều này sẽ giúp ta có nhận định mới về tất cả các hội viên trong lòng cộng thể SDB.
Sau cộng đồng Vatican II. Cộng thể đã trở thành đối tượng của một cuộc nghiên cứu sâu rộng và việc thăm dò ấy đã không chỉ có một ảnh hưởng hời hợt trên đặc tính riêng của các phần tử trong cộng đoàn…Hiến luật của chúng ta đã xác định rằng: Tu hội chúng ta được cấu tạo gồm Tu sĩ giáo sĩ và giáo dân [đời] [HL.13] và nói thêm rằng: “ đối với chúng ta những người SDB cùng sống và làm việc với nhau, là một đòi hỏi nền tảng để thực hiện ơn kêu gọi chúng ta” [HL.50]. Cũng thế, sứ mạng được trao phó trước hết cho cộng thể cấp tỉnh cũng như cấp địa phương, công tác tất cả các hội viên chu toàn đều quan trọng và bổ túc lẫn nhau” [HL.34].
Những lời trích từ Hiến Luật vừa rồi phải có một ảnh hưởng quan trọng nên ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG VÀ LỐI SUY NGHĨ CỦA MỖI MỘT HỘI VIÊN. Người Salêdiêng phải là một PHẦN TỬ CỘNG ĐOÀN, và trong cách thế đó, cảm thấy trong lòng mình một mối quan hệ bổ sung với các hội viên là những Salêdiêng theo một cách thức khác. Do đó, nếu người Salêdiêng là linh mục hay tư giáo [hay phó tế vĩnh viễn]: [về điều này còn cần một nghiên cứu riêng nữa], họ phải nghiệm thấy một sức lôi cuốn tự nhiên hiệp thông với sư huynh, và nếu là sư huynh họ cũng phải cảm thấy tương tự đối với hội viên linh mục hay tư giáo.
Ơn gọi chúng ta thiết yếu là một ơn gọi cộng đoàn, do đó phải có một sự hiệp thông đầy hiệu lực, sâu xa hơn là chỉ một tình bạn giữa những con người. Quan trọng hơn cả là mối quan hệ hỗ tương giữa hai yếu tố nền tảng giáo sĩ và giáo dân [đời]. Một hội viên linh mục, tư giáo hay Sư huynh đều phải sống ơn gọi linh mục hay giáo dân của mình cho mối quan hệ mật thiết và hợp nhất với ơn gọi kia – chứ không riêng rẽ, hầu như ơn gọi này độc lập hay bằng quan hệ với ơn gọi kia.
Hai sự lựa chọn căn bản này đòi phải có tương quan hỗ tương và sinh động giữa những con người sống sự lựa chọn đó. Cả hai khía cạnh đều cùng nhau nảy nở và phát triển trong đời sống hiệp thông. Khía cạnh này có lợi cho khía cạnh kia, cái này tìm cách thấm nhuần hài hòa cái kia, trong khi cả hai đều vươn tới cái “tính chất hiện đại tuyệt vời” và sứ mạng chung tức là ĐẶC TÍNH PHÂN BIỆT của tu hội chúng ta [TTH.2].194]. Thật vậy, chính Don Bosco ước muốn rằng Tu hội thánh Phanxicô Salêslo phải là một hội gồm các linh mục, Tư giáo và người đời [giáo dân], đặc biệt công nhân ước ao sống đời hiệp nhất với mục đích làm điều thiện giữa họ với nhau và giữa những kẻ khác…Cũng cần lưu ý rằng Don Bosco tiếp tục giữa các phần tử thuộc Tu hội chúng ta không được có sự cách biệt, tất cả đều được đối xử như nhau, dù họ là công nhân, tư giáo hay linh mục. Tất cả chúng ta đều coi mình là những anh em [MB XII, 152].
Rõ ràng là Đấng sáng lập dòng chúng ta khi gây dựng nên Tu hội đã quyết định rằng nó phải mang đặc tính của cả tư giáo lẫn giáo dân [đời], không thuần tư giáo cũng không thuần giáo dân, như tư giáo và giáo dân trong một sự hiệp thông đời sống và tông đồ duy nhất.
Tổng hội 21 đã cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của yếu tố SDB/ SƯ HUYNH trong việc thực hành giáo dục và mục vụ của phương pháp giáo dục đề phòng. Tổng hội đã giải thích và đào sâu những cách thức để linh mục và sư huynh có thể bổ sung lẫn nhau, dù thận trọng lượng định mức độ yếu tố này có thể thấm nhuần yếu tố kia bên trong cơ cấu cả mọi cộng thể tu sĩ mục vụ, được một vị lãnh đạo có ơn đoàn sủng của chức thánh linh mục hỗ trợ, phục vụ và cổ súy [TH 21, 196-235,212-239]. Tuy nhiên, Tổng hội vẫn ,mở rộng cánh cửa cho những nghiên cứu và học hỏi thêm nữa cho vấn đề trau dồi quan điểm, cho những việc đặt lại vấn đề can đảm phu hợp với tiến bộ văn hóa và canh tân Giáo hội đang diễn ra quanh chúng ta.
Cách đặc biệt Tổng Hội mời gọi chúng ta xây dựng được loạt cộng thể mà do chính bản chất của nó, CÓ KHẢ NĂNG PHÚC ÂM HÓA BẰNG GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC BẰNG PHÚC ÂM HÓA, điều đã từng được nhấn mạnh rất nhiều. Mối quan hệ mật thiết giữa linh mục và tư giáo và sư huynh [TH nhắc nhở chúng ta] “không có nghĩa là lệ thuộc hay đối kháng cũng không phải ngay cả mất mát hay phối hợp những đặc tính riêng. Trái lại đó là đặc điểm phân biệt của các cộng thể SDB tông đồ và các phần tử trong đó” [TH 21, 194].
Sự khác biệt nơi hình ảnh và vai trò của các hội viên không được coi như những giới hạn hay cấp bậc, nhưng NHƯ NHỮNG NGUỒN MẠCH PHONG PHÚ MÀ HỌ CÙNG CHUNG HƯỞNG. Không hề có vấn đề là một gì đó thiếu sót, nhưng đáng hơn là khả năng bổ sung cho nhau để san sẻ cho nhau sự ưu tư của mình [TH 21, 179], một sự đóng góp hài hòa vì một loạt tu sĩ và cộng thể tông đồ độc đáo.
Nếu ta lãng quên sự khác biệt có phối hợp này hay dể cho nó trở thành bất quân bình, thì ta đang gây thiệt hại trầm trọng cho chân tính của Tu hội trong chiều kích cộng đoàn và cả trong phong cách làm việc tông đồ nữa. Cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đương đầu hiện nay chính là một cuộc tấn công cả khía cạnh giáo dân [đời] lẫn linh mục của ta, đặc biệt đang phá hoại liều pha trộn hợp lí khía cạnh này với khía cạnh kia. Tuy nhiên, nếu chiều kích linh mục vì được dựa vào cả một truyền thống Giáo hội lâu dài, đã có thể hưởng một ưu thế nào đó vào thế kỷ đầu này của đời sống Tu hội ta và có thể tiến bộ lớn hơn [dầu vậy ngày nay cả nó cũng đang cần được duyệt xét tín lý sâu xa và được trung thành hơn bản chất đích thực của nó], thì mặt khác chiều kích giáo dân [mà Don Bosco đã thấy như mọi cái gì hoàn toàn mới lạ, “kiệt tác” của Ngài, như cha Albera và cha Rinaldi đã gọi nó], lại thiếu cả một truyền thống tín lý và đã phát triển kém mãnh liệt, dầu đã có sự trợ giúp soi sáng của các bề trên và các bậc học giả. Dần dần thì sự khác biệt này cũng sẽ làm đảo lộn sự cân bằng của đặc tính SDB độc đáo của chúng ta. Điều này phải làm ta coi trọng vấn đề và cố gắng làm mọi điều gì đó để giải quyết với tất cả các sức lực ta có.
Cộng đồng Vatican II và các Tổng hội mới đây đã đem lại tất cả một cái nhìn chiều sâu về đề tài để giờ đây chúng ta có thể học hỏi và khai triển những gì đã phôi thai được chứa đựng trong sự sáng lập của Don Bosco.
- Phác họa diện mạo của SDB/ Sư Huynh
Sư huynh trong Tu hội chúng ta [cũng như người giáo dân trong Giáo hội] có thể chu toàn một số lớn những chức vụ khác nhau [TH 21, 168] và chính điều này có thể chiếu dọi một ánh sáng lệch lạc trên ơn gọi của thầy và làm cho yếu tố giáo dân trong các cộng thể chúng ta bị hiểu lầm.
Mô tả những việc phục vụ khác nhau của Sư Huynh
Các tổng quát, những chức vụ khác nhau mà các sư huynh đã chu toàn trong 100 năm đầu của Tu hội chúng ta gồm các :
- Những chức vụ mang tính chất giáo dục, xã hội, mục vụ và đào luyện:
Chẳng hạn như các hoạt động văn hóa, học dưỡng, nhất là trong các trường kỹ thuật và huấn nghệ: những nhóm tông đồ, thể thao, âm nhạc và kịch nghệ, trợ giúp và cổ súy các sinh hoạt giải trí, phương tiện truyền thông, hướng dẫn vào lãnh vực lao động, huấn luyện xã hội v.vv
- Những hoạt động thường được gọi là “đệ tam” [tetiary].
Chẳng hạn như công nhân văn phòng quản trị viên, kế toán, thu mua, thư ký, coi phòng thuốc, phụ trách nhân viên v.v
- Công việc phục dịch trong nhà:
Chẳng hạn, những công việc quảng đại trong nhà, sẵn sàng chu toàn mọi loạt công tác mà họ cảm thấy có đủ khả năng như là săn sóc trật tự và vệ sinh trong nhà, làm việc ngoài đồng ruộng, nhà bếp, lò bánh, trách nhiệm việc điều hành tổng quát cơ sở, chăm sóc quan khách và thường chu toàn công tác của một lactotum rất có giá trị..v.v
Đây là một danh sách tóm lược và không đầy đủ, những đã đủ để cho thấy rõ những hoạt động và phục vụ đa dạng như thế nào, đòi phải có những năng khiếu và huấn luyện rất khác nhau, và cũng cần cả một chương trình rộng lớn khác nhau để đào luyện SDB/ Sư huynh.
Tuy nhiên, trong thực tế những hoạt động cũng có thể được linh mục hay tư giáo chu toàn [và điều này không nhất thiết là một lạm dụng]. Thực ra, rất thông thường, vì đây là do nhu cầu, và là vấn đề hợp tác huynh đệ, óc thực tiễn và một phần của đời sống chung. Thực vậy thiết tưởng một số những việc lặt vặt trong nhà nếu được tất cả các phần tử của cộng thể thi hành với nhau ngày càng nhiều hơn, coi như hành vi liên đới đơn sơ.
Nhìn vào những loạt phục vụ mà các Sư Huynh cống hiến,ta thấy danh sách trên đã có nhấn mạnh tới sự dấn thân nhiều mặt [chọn thời giờ] cho một loạt sinh hoạt hay phục vụ cách riêng thuộc lời mời gọi đặc biệt của họ.
Những phẩm chất khác nhau chính yếu của SDB/ Sư huynh
Giờ đây trước khi ứng dụng sự khác biệt trong phục vụ này vào lĩnh vực mục vụ ơn gọi và đào luyện để tạo một sự đa diện hợp lý nào đó, ta cần tìm cách nhận ra và vượt lên trên những sinh hoạt đa dạng đó, điều cấu tạo nên mẫu số nền tảng chung, yếu tố đặc thù và diện mạo chính yếu của khuôn mặt Sư huynh phân biệt khỏi linh mục và tư giáo.
Tự căn bản, sự khác biệt chắc chắn không phải là hệ ở một sự thiếu sót hay sự kém về khả năng trong Giáo hội, nhưng đây là một sự lựa chọn khác biệt : Người sư huynh đã tự chọn cho mình một lý tưởng Kitô hữu tích cực không bị xác định bởi bí tích truyền chức thánh, nhưng được tạo thành bảng một tổng thể những giá trị tự chúng đã trở thành một mục tiêu ơn gọi đích thực có phẩm chất cao. Khoản 37 của Hiến Luật canh tân đã nhấn mạnh trên bản chất của sự lựa chọn đó, khi gọi nó là ơn gọi, và đúng hơn nữa là một ơn gọi tự nó đã RÕ RÀNG [có diện mạo riêng], HOÀN TOÀN [không thiếu gì hết]. ĐỘC ĐÁO [một kiệt tác của Đấng Sáng Lập]. ĐẦY Ý NGHĨA [có tính thời sự và hiện đại đặc biệt] [TH 21, 193].
Nhưng đâu là mục tiêu chủ yếu và đặc biệt của sự lựa chọn ơn gọi của SDB/ SƯ HUYNH. Tổng hội 21 đề cập đến sự lựa chọn đó dứt khoát “giáo dân tính”. Sư Huynh: “chiều kích giáo dân là hình thức cụ thể mà SDB/ Sư Huynh sống và hành động như những người tu sĩ SDB. Đây chính là đặc điểm của chân tình thầy, giáo dân tính vì thế không được hiểu như là một điều gì tiêu cực, cũng không được giới hạn vào trong một việc phục vụ hay một chức vụ đơn thuần, trái lại đó là toàn bộ những giá trị làm nỗi bật người Kitô hữu “thế tục” được sự thánh hiến tu sĩ SDB làm tăng phẩm chất” [TH 21, 178].
- Trừ ra một chân tính
Cần giải đáp nói rằng Sư huynh đã dứt khoát lựa chọn một thứ giáo dân tính, thoạt nghe có vẻ rõ ràng nhưng thiết nghĩ cần bình tĩnh và cần cù xác định thêm.
Không may chúng ta lại đang ở trong lĩnh vực mới khai phá, chưa có điều kiện để đi vào chiều sâu, ngay cả tới từ ngữ đang lưu hành cũng chưa được chính xác, còn tối nghĩa và lỏng lẻo vừa trong ngôn ngữ đời lẫn ngôn ngữ Giáo hội. Dầu thế, thật cấp bách đối với chúng ta phải hiểu rõ lời khẳng định của TH 21 khi xác định rằng chiều kích giáo dân là hình thức cụ thể mà SDB/ Sư huynh sống và hành động như tu sĩ SDB. Nếu không nhận ra được chân lý trong câu khẳng định đó, làm sao chúng ta có thể đặt nền móng và triển khai ý nghĩa của chân tính cộng đoàn chúng ta cũng như toàn bộ kế hoạch mới để quảng bá ơn gọi độc đáo này.
Đương nhiên ta đã có một vài khía cạnh thật minh bạch [TH 21, 127-180] nhưng cũng còn nhiều khía cạnh khác cần được nghiên cứu thêm. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần một chút ánh sáng để đào sâu hơn nữa vào cấu tố giáo dân trong cộng thể chúng ta, trong khi vẫn lưu ý cách riêng tới chân tính của SDB/ Sư huynh. Ở đây ta sẽ bằng lòng với việc cống hiến một vài suy tư về bản văn Tổng hội mà công việc ơn gọi và đào luyện sau này chắc chắn sẽ phải dựa trên nó.
SDB/ Sư huynh là một tu sĩ
Trước hết rõ ràng SDB/ Sư huynh là một tu sĩ đích thực, chứ không là một “giáo dân” theo nghĩa Hiến chế tín lý “Lumen Genthun” đã mô tả [LG 31]. Điều đó có ý nghĩa là trong đời sống Giáo hội, thầy không có yếu tính thế tục [đời] như dấu hiệu đặc biệt, thầy không sống cho Chúa như một người thế tục chìm ngập trong những vấn đề của gia đình, nghề nghiệp, văn hóa và chính trị.
Hình thức đời sống tu sĩ sẽ thực sự xứng hợp với thầy, do đó trong Giáo hội, ơn gọi của thầy là “làm chứng cách hùng hồn và cao quý rằng người ta không thể cải tạo thế giới và cống hiến nó cho Thiên Chúa được, nếu không có tinh thần các mối phúc thật”.[LG 31]. Cũng như các hội viên khác sự dấn thân trong Giáo hội của thầy là “tùy mức” và ơn gọi của mình, bằng kinh nghiệm hay bằng hành động tích cực, làm cho Nước Chúa Kitô ăn rễ sâu và vững mạnh trong các tâm hồn và bành trướng trên khắp vũ trụ” [LG 44].
Không phải là người đời thánh hiến
Thứ đến, cũng cùng một lý do như trên, rõ ràng việc quảng bá ơn gọi Sư huynh không thể nào dựa trên đặc tính thế tục được thánh hiến, đây là đặc tính riêng của các phần tử giáo dân thuộc Tu hội đời [thư luân lưu về chí nguyện Don Bosco trong ASC- 295]. Trong ơn gọi tu hội đời có một lối làm việc tông đồ cá nhân nào đó, một lối giải thích vâng phục và khó nghèo nào đó, một cách dấn thân vào các việc trần thế ra ngoài sứ mệnh chuyên biệt của dòng, tất cả những điều này không thích hợp với lời khẩn chân chính của Sư huynh.
Khía cạnh cộng đoàn đối với Sư huynh là căn bản và thiết yếu. Don Bosco đã dứt khoát quyết định như thế và Hiến luật còn xác định vững vàng, gia sản thiêng liêng riêng của thầy gồm có “ý thức hội viên”, thầm tín nhu cầu bổ sung, tham dự vào sứ mệnh giới trẻ và bình dân, sẵn sàng trong vâng phục, hiệp thông của cải và lệ thuộc vào bề trên trong công việc sử dụng, thanh khiết được coi như nền tảng của sự hiệp thông huynh đệ, hằng ngày gắn bó với cộng thể cầu nguyện…v.v.. đây là gia sản mà thầy được thông dự vào với tất cả mọi hội viên SDB khác, với tất cả mọi nhiệm vụ và quyền lợi, cha Rinaldi viết: “Các Sư huynh là các SDB thực thụ, được đòi hỏi phải vươn tới cùng một mức độ trọn lành và một người thực hành” tùy theo khả năng nghề nghiệp riêng mình, cùng một việc tông đồ giáo dục như nhau và là bản chất của Tu hội SDB.
Là SDB trọn vẹn
Sau nữa, vì là “một tu sĩ SDB” có tất cả mọi quyền lợi, thật cũng hiển nhiên mà Sư huynh là người mang lấy toàn bộ tinh thần và sứ mạng của Tu Hội thánh Phanxicô Salêsiô. Tuy nhiên, tu hội chúng ta là một dòng sống đời hoạt động, dấn mình vào lịch sử cách đặc biệt, và vì thế cũng liên quan tới một số các giá trị trần thế và lãnh vực đời.
Hiển nhiên sứ mệnh dòng thuộc lãnh vực tôn giáo dấn thân cho việc phúc âm hóa, nhưng cũng cần liên kết với lãnh vực bao la của văn hóa nhân loại, nhất là trong phạm vi giáo dục có tầm ảnh hưởng trên xã hội và chính trị, mặc dầu hoạt động của dòng mang hoàn toàn khác.Thật ra, sứ mạng này hệ tại ở sự thâm nhập sâu xa giữa phúc âm và văn hóa, giữa cái thiêng liêng và cái thế tục, giữa Giáo hội và thế giới, giữa tinh thần và các mối phúc và sự thăng tiến nhân bản. Đó là cả một sự thánh hiến có tác động, lôi cuốn giới trẻ và ảnh hưởng trên việc xây dựng một xã hội mới.
Như thế, việc hợp tác để canh tân xã hội trần gian này. Mặc dầu làm với một sứ mệnh tôn giáo rõ rệt, cũng đòi hỏi phải hiểu biết và vun trồng những đặc tính rất phong phú của bao nhiêu điều được gọi là giá trị nhân loại. Nền văn hóa mới đang vươn lên mang theo sự khám phá ra cái “thế tục” này, mà tâm điểm là một nền văn minh dựa trên lao động, nhờ đó con người làm chủ được thiên nhiên, và những năng lực vũ trụ.
Chính vì sứ mệnh phúc âm hóa thấm nhập sâu xa như thế vào tiến trình lịch sử đòi hỏi cộng thể trách nhiệm chính về sứ mạng này phải có nhiều vai trò và cách thức tiếp xúc với thực tại, do đó đòi phải có không những các chức vụ khác nhau và bổ túc cho nhau mà cả những thái độ khác biệt và hội nhập với nhau.
Vì thế mà chúng ta tìm thấy nơi ơn gọi duy nhất trong tu hội hai chiều kích căn bản: chiều kích thuộc loại linh mục và chiều kích loại giáo dân. Đây không phải chỉ là vấn đề cả hội viên này hay hội viên kia có sở thích cá nhân hơn kém về chức thánh hay đời sống thường, hoàn toàn tự ý, độc lập và hầu như ngẫu nhiên. Không, đây là vấn đề liên quan đến cộng thể SDB như một tổ chức sống động, có nghĩa liên quan tới tu hội như một tu hội, mà bản chất của nó đòi phải có một ý nghĩa chuyên biệt và đồng thời về sự thánh hiến linh mục là chiều kích giáo dân hội nhập chặt chẽ vào nhau để tạo thành một tổng hợp độc đáo về đời sống chung.
Do đó, tất cả mọi phần tử của cộng thể SDB chính mình phải cảm nghiệm và sống vừa một thứ nhậy cảm giáo dân, vừa một sự nhạy cảm linh mục rõ rệt, trong khi họ vẫn cố vươn tới sự hiệp thông huynh đệ và đồng trách nhiệm, cho dẫu mỗi người đều thực hiện sự tổng hợp trên với những thái độ và vai trò khác nhau. Họ phải trách một đàng là những cám dỗ của khuynh hướng đời hay tục hóa, đàng khác là tránh nguy cơ giáo sĩ trị hay một thứ giáo hội nhân dân nào đó.
Hiển nhiên là sư huynh có một thái độ và những vai trò thiên về chiều kích giáo dân, trong khi linh mục hay tư giáo nghiêng về chiều kích linh mục. Nhưng cả hai đều phải cảm thấy một tương quan mật thiết và bền vững tới độ thâm nhập hổ tương và hài hòa này trở thành một phần của linh mục SDB rất đặc sắc mà họ cùng chia sẻ. Vì thế, cha đã nói ngay từ đầu rằng mỗi hội viên phải cảm thấy trong thâm sâu con tim “hội viên trong cộng thể” của mình. Một sự ràng buộc bẩm sinh: với Sư huynh nếu là linh mục, với linh mục và tư giáo nếu là Sư huynh. Không may ở một vài nơi, người dẫn gọi chúng ta cách sai lầm là các cha SDB, hầu như cộng thể hay tỉnh dòng chỉ dành riêng cho linh mục hay chỉ mang đặc tính linh mục mà thôi. Đôi khi, ngay cả giữa chúng ta với nhau vì một lý do nào đó mà khi hoạch định những dự án dấn thân tông đồ đã gạt hẳn vai trò của Sư huynh ra ngoài. Điều này có nghĩa là một tình trạng thiếu quân bình nguy hiểm trên thực tế đang biểu lộ trong ơn gọi của chúng ta.
Có một mối hiểm họa khác là cộng thể có thể rơi vào hai lỗi lầm thuộc hai thái cực có cùng một cội rễ là thái độ giáo sĩ trị hoặc thu gọn kế hoạch tông đồ SDB vào hoạt động thuần văn hóa và giáo lý, hay một thứ thuyết thế tục độc đoán về phía các linh mục, bóp méo chiều kích linh mục của họ và xâm lấn vào lãnh vực dành riêng cho Sư huynh và giáo dân. Như thế, họ cho là chân tính của các tác vụ linh mục nơi mình bị trống rỗng cách thảm hại.
Các hội viên của cộng thể SDB phải luôn biết suy nghĩ và tìm kiếm sự đóng góp chuyên biệt và thiết yếu của SDB/ Sư huynh ngay cả khi cộng thể chưa có được một Sư huynh hiện diện [tuy tình trạng này phải được coi là tạm thời]. Chỉ có thể, ta mới đánh giá được sự cần thiết của ơn gọi Sư huynh và chỉ như thế ta mới bắt tay thực sự việc lấp đầy khoảng trống đáng ngại đó.
Không may, hình như không phải toàn dòng đã cảm thấy như thế. Mới đây, trong tờ tham khảo do văn phòng đào luyện gởi tới các tỉnh dòng, có đặt một câu hỏi: “Dưới ánh sáng của Salêdiêng tỉnh, trong tỉnh dòng đã cảm thấy thế nào về việc thiếu hụt các SDB/ Sư huynh?”. Đã có người trả lời: “Chúng ta rồi cũng quen thôi”… Nếu đứng trước một thực tế đau lòng như thế mà lại có một thái độ chịu vậy kiểu này thì phải đau đớn thiết nghĩ rằng chúng ta đang lầm lạc. Mất một khía cạnh xác định phẩm chất của chính bản chất Tu Hội.
Đã chọn cho mình một chiều kích giáo dân
Còn có một khía cạnh thứ tư khá rõ rệt, ít ra cũng có thể được coi như môt khẳng định về đặc tính chuyên biệt của Sư huynh, đó là trong Tu hội chiều kích giáo dân là hình thức cụ thể để Sư huynh sống và hành động như một tu sĩ SDB.
Ở đây, thay vì mô tả những vai trò rất khác nhau của SDB/ Sư Huynh, chúng ta chỉ muốn khảo sát thái độ nội tâm làm nền tảng cho đặc tính ơn gọi rất chuyên biệt của thầy, nhờ đó mà con tim của SDB/ Sư huynh [từ đó phát sinh ra mục vụ ơn gọi và đào luyện] dựa trên những giá trị tích cực riêng, được phân biệt với con tim của linh mục hay tư giáo: một sự khác biệt trở nên phong phú cho sự hiệp thông. Chính vì ý thức sự khác biệt này của mình mà người Sư huynh trong cộng thể trở nên yếu tố thiết yếu cho bản chất cộng thể và đóng góp nét hiện đại tài tình vào lối sống và hoạt động SDB.
Tới đây, những vấn nạn hấp dẫn nhưng hóc búa đặt ra. Vấn đề cơ bản không hệ tại những hoạt động cụ thể và nghề nghiệp của Sư huynh, nhưng là “lý do” tâm lý sâu xa thúc đẩy thầy. Để hiểu chiều kích giáo dân “cần đề cao trước khi không phải” Sư huynh muốn và có thể làm điều gì? Nhưng là thái độ khi thầy làm là chọn lựa đời sống cho mình. Đâu là lối hiện hữu của thầy khi suy nghĩ. Chứng tá, hoạt động và ảnh hưởng trên phong cách tu sĩ của toàn bộ cộng thể.
Hiển nhiên thái độ này cũng sẽ có tác động trên những hoạt động và trách nhiệm cụ thể làm cho thầy có những ưu tiên khác biệt cần thiết. Thế nào trong sứ mệnh của cộng thể cũng có những điều thật cấp thiết hay chỉ thích hợp thôi, nhưng hình như thích hợp với SDB/ Sư huynh hơn, không phải theo một hình thức rập khuôn trong một dự trù cứng nhắc, nhưng là theo những nhu cầu văn hóa hay hoàn cảnh rất khác nhau và luôn biến đổi. Don Bosco đã diễn tả điều này rất sâu sắc và rất thực tế: “Có những điều mà linh mục và tư giáo không thể làm được, nhưng chúng con sẽ làm” [ MB VI, 313] .
Như thế, “chiều kích giáo dân” không thể là một khía cạnh tiêu cực [như thiếu chức linh mục]. Hay một thái độ “thụ động” [được một cộng tác] hầu như Sư Huynh chỉ là một công cụ trong tay kẻ khác. Ngược lại, chiều kích này đòi hỏi nơi người Sư huynh phải có một năng động tích cực. Xứng với một hội viên hoạt động và đồng trách nhiệm trong việc sáng tạo và hoạch định tông đồ. Thực tế, chiều kích này diễn tả một khía cạnh cơ bản của chính ơn gọi SDB.
Do đó, thật là thích hợp cho việc Tổng hội mới đây đã muốn xác định một vài đường nét cụ thể. Đặc biệt và đầy hấp dẫn trong đời sống thiêng liêng của SDB/ Sư huynh [ TH 21, 186-191] và tổng hội đã làm điều đó vì bên trong chân tính của Sư huynh phải có cả một hồn sống, có nghĩa là một đời sống thiêng liêng có khả năng bồi dưỡng, phát triển, tăng cường nghị lực và làm cho thầy trở thành người mang niềm phấn khởi và sự phong phú của Tin Mừng đến cho kẻ khác.
Nhưng đây là những nội dung và phạm vi của chiều kích giáo dân này? Đây là một câu hỏi đòi phải có trả lời, và mỗi cố gắng trả lời thì cũng dứt khoát là một cuộc đào sâu vào chính chân tính của toàn thể Tu hội chúng ta.
Có lẽ nguyên nhân chính của việc không thấu hiểu nổi tư tưởng của cha và đấng Sáng Lập Dòng chúng ta về Sư huynh [và cũng cả về Cộng tác viên và toàn thể gia đình Salêdiêng], chính là sự hiểu biết không rõ ràng về đặc tính giáo dân. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta sẽ tự giới hạn trong lĩnh vực cả khía cạnh giáo dân trong cộng thể Tu sĩ SDB mà thôi.
- Chiều kích giáo dân này hệ tại điều gì?
Khi một SDB/ Sư huynh tuyên khẩn, thầy được trao cho một lý tưởng đặc biệt một phần và hành trang của đời thầy để sống với một sức mạnh thiêng liêng, vừa sâu sắc vừa độc đáo, mà bản chất chính xác của nó bắt nguồn từ chiều kích giáo dân của thầy. Tuy nhiên, cái gọi là “giáo dân tính” mà sự lựa chọn của ơn gọi Sư huynh đề cập tới lại được trình bày với cả một liệt kê dài những ý nghĩa khác nhau: Có cái đã chính xác, có cái còn biến thiên, mà nếu muốn liệt kê và giải thích đầy đủ có lẽ chúng ta sẽ đi lạc mất. Nhưng giữa chúng vẫn có một cái nhãn quan chung làm nền tảng cho những ưu điểm và giá trị mà ta đang tìm kiếm.
Chúng sẽ tự giới hạn việc học hỏi vào một vài xác định đã khá vững chắc trong suy tư Kitô giáo hiện đại, sẽ vắn tắt trình bày phạm trù lớn cả ý nghĩa “giáo dân tính” liên quan tới chúng ta.
Giáo dân tính trong tạo dựng
Trước hết có một phạm trù “giáo dân tính” đề cao điều kiện phổ quát của những giá trị thuộc tạo vật: Nó có trước và bên ngoài Giáo hội, do đó chi phối toàn bộ thực tại thiên nhiên nơi chân lý cơ bản là đề cập tới các thực tại tạo vật đó những gì có sự tốt lành riêng tự tại.
Thứ giáo dân tính này là nền tảng của mọi hiểu biết, mọi khoa học và kỹ thuật. Điều quan trọng phải lưu ý là những tạo vật này không phải vĩnh cửu, cũng không phải xuất hiện vì một nhu cầu thiết định, nhưng là đối tượng của sự tự do của Thiên Chúa: Đấng biết “điều” Ngài mong muốn và “tại sao” Ngài muốn. Do đó, những tạo vật này phải trở thành cuộc đối thoại đầu tiên giữa Thiên Chúa và con người. Trước tất cả mọi ngôn ngữ nhân loại, mọi lời giải thích và trước cả mọi tôn giáo.
Thiết tưởng cũng cần phải nhận xét ngay rằng, một nhận thức về phạm trù giáo dân tính này có thể khơi nguồn một thái độ thiêng liêng và một cuộc đối thoại phổ quát. Điều này cũng quan trọng hơn khi mà ngày nay thế giới đang say mê với khoa học và kỹ thuật, nhưng lại thiếu thốn trầm trọng về ý thức tạo vật, không nhận ra được sự nhất thống trong vũ trụ và ý nghĩa của nó đối với con người. Do đó, một đầu óc giáo dân lành mạnh thuộc phạm vi này sẽ giúp tránh khỏi một cuộc tẩy não ý thức hệ, nhưng khiêm tốn và xả thân tìm tòi chân khách quan trong sự phức tạp của tạo vật.
Cả đức tin Kitô hữu cũng tìm thấy ở đây mực thước đúng đắn để tự giải thích, tránh khỏi hoặc sửa sai những chi tiết huyền thoại hay phi lý, tiến trình trần thế hóa hiện nay, trong khía cạnh tích cực của nó, có thể được coi như một sự trưởng thành đúng đắn về lý trí và đức tin liên quan đến chân lý tạo dựng. Thiên Chúa và thiên nhiên không phải là hai thế giới kinh địch chia cắt bởi những gì là “thần thiêng” và “tục lụy” giữa Thiên Chúa và tạo vật có sự duy nhất, theo nghĩa là tạo vậy hiện hữu chính vì Tạo Hóa muốn nó như thế.
Như thế, một não trạng giáo dân sẽ nhìn cái “thế tục” không những với thiện cảm thôi mà còn với cả một nhận thức siêu nhiên, nhìn nhận sự tốt lành nguyên thủy của nó. Cám dỗ tách rời Thiên Chúa khỏi tạo vật, cho dù phát xuất từ thái độ “đời” muốn coi thiên nhiên như một thực tại tách rời khỏi Thiên Chúa, hay từ thái độ “giáo sĩ trị” [của bất kỳ tín ngưỡng nào] muốn khuynh đảo các giá trị trần thế theo một ý riêng, thì chẳng có gì là tôn giáo, đều là nguy hại cả. Đức tin Công giáo dạy ta rằng Chúa Kitô và vũ trụ không loại trừ nhau, nhưng Ngài là sự thành toàn của vũ trụ, rằng mọi sự đều tồn tại trong Ngài, nhờ Ngài và cho Ngài. Thiên Chúa đã giảng hóa cả vũ trụ vạn vật, cho dù ở dưới đất hay ở trên trời.
Không may, một thứ duy vật thiển cận và thần thoại tầm thường, rất phổ thông dạy rằng, để có thể giải phóng con người và đặt nó làm tâm điểm của vũ trụ thì cần phải loại trừ Thiên Chúa. Đây không phải là đầu óc giáo dân chân chính, nhưng là một thuyết tục hóa, vô thần thoái hóa. Ngược lại, hiểu biết về thực tại khách quan của vạn vật chính là điều kiện căn bản của mọi thứ giáo dân tính.
Trong lãnh vực này chúng ta có thể nói rằng một não trạng “giáo dân” sẽ lưu tâm tới thực tại khách quan của sự việc, sẽ kiên trì tìm tòi chân lý, cho dù sự việc có phức tạp đến đâu, cho dù đòi phải có học hành, khoa học, kỹ thuật hay thí nghiệm sẽ vun trồng một sự chuyên chú và tôn trọng đối với việc xác định sự việc. Một ý tưởng chuyên nghiệp cao độ, một niềm thâm tín rằng tất cả mọi nghề nghiệp đều quan trọng và thường khi không mấy đơn giản. Thái độ thực tế tiếp xúc với thực tại, một sự đúng đắn khi nghiên cứu kế hoạch, một khuynh hướng tiến tới hợp tác và một lòng quý chuộng đặc biệt đối với tổ chức. Phải, vũ trụ chính là ông thầy.
Tất cả những phẫm chất trên rất khó gặp thấy nơi những ai tin rằng mình có thể không cần tới những giá trị trần thế. Trực giác, văn thơ, thiện chí, ngay cả lời cầu nguyện cũng không chỉ để làm một chiếc máy bay bay được. Gillson đã rất chí lý khi viết : “Họ nói cho ta rằng chính đức tin đã xây dựng được gì nếu không có những kiến trúc sư…”. Người Công giáo chúng ta, những người công nhận những giá trị cao quý của thiên nhiên vì là tác phẩm của Thiên Chúa, phải tỏ ra tôn trọng thiên nhiên bằng cách coi châm ngôn “lòng đạo đức không bao giờ thay thế được kỹ thuật” như luật tiên quyết cho mọi hoạt động của ta.
Giáo dân tính trong sứ mệnh Giáo hội
Có một lãnh vực thứ hai, một phạm khác của giáo dân tính cách riêng thuộc về GIÁO HỘI TRONG LỊCH SỰ NHÂN LOẠI. Ta đề cập tới những món đồ của Đức Kitô thường được Giáo hội gọi là “giáo dân”, họ tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm việc trần thế và sắp đặt chúng theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả điều đó như dệt thành cuộc sống của họ [LG 31].
Đặc tính giáo dân này nhìn thế giới không chỉ như việc tạo dựng nhưng còn như thực tại của những con người, như “sân khấu” của lịch sử nhân loại…Thế giới ấy rơi vào ách nô lệ tội lỗi nhưng đã được giải thoát nhờ Đức Kitô”.
Người Kitô hữu giáo dân sống như phần tử của một Giáo hội là tôi tớ của con người và bí tích phổ quát của ơn cứu độ Giáo hội cũng có sứ mạng “đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn thiện những thực tại trần thế’ [AA 5] và người “giáo dân” thấy mình phải sống bí tích Thánh Tẩy trong vai trò đặc biệt mang “tính cách đời” của mình [IM 31]. Do đó, họ dấn thân vào các thực tại gia đình, vấn đề xã hội, vệ sinh, sức khỏe, giáo dục, văn hóa, công ăn việc làm, nghề nghiệp, kỹ nghệ, kinh tế, khoa học, công lý, chính trị, ngoại giao, hòa bình…
Những lãnh vực phải được tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn thiện thật rất nhiều và phức tạp, đòi phải có nhiều chức vụ và nghề nghiệp khác nhau, những phong cách dấn thân cá nhân hay tập thể khác nhau và cả những bậc sống xê dịch từ hôn nhân tới người đời thánh hiến. Như thế, trong Giáo hội có cả một sự đa diện rất biến thiên và hữu ích giữa những giáo dân, nhưng đều cùng gặp nhau ở cùng một điểm chung là “đặc tính đời”.
Tuy nhiên, người giáo dân hằng ngày còn nhận thức mãnh liệt rằng lịch sử còn có “mầu nhiệm sự dữ” luôn khuấy động với những ngẫu tượng chưa bị hạ bệ, là dục vọng, giàu sang, và quyền lực. Họ cảm thấy sức nặng của giới hạn con người, của dốt nát, của tội lỗi ngăn cản không cho con người nhận ra và tôn trọng tính giáo dân căn bản nơi tạo vật, cố gắng vươn lên tới siêu nhiên và mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô. Họ hiểu rõ ràng sự dữ không tìm thấy nơi tạo vật, nhưng là trong cõi lòng con người, và trong một số cơ cấu do con người tạo nên: chính sự tự do nhân loại đã bóp méo những giá trị trần thế thành rối loạn.
Do đó, người giáo dân cảm thấy được gọi tham gia vào cuộc chiến liên lỉ tự lại sống giữa lòng thế giới, họ thâm tín về sự khẩn thiết phải có Chúa Kitô và nhu cầu Giáo hội. Họ vui mừng nhận ra mình là phần tử của nhiệm thể rộng lớn và hữu hiệu thần thánh. Họ nhìn lên chức thánh linh mục và đời sống tu trì như những yếu tố thiết yếu của sự hiện hữu Kitô giáo của họ, và như nguồn mạch của ơn soi sáng, nghị lực và linh đạo. Họ nhìn ra toàn thể cộng đoàn Giáo hội là phương thế hữu hiệu của ơn cứu chuộc.
Phạm trù thứ hai của giáo dân tính này, thay vì chỉ đề cập đến một thứ nào trạng giáo giáo dân [coi như đã có ngay từ phạm trù thứ nhất] ta phải nói tới “một ơn gọi giáo dân”. Vì sự thật ta đang đề cập tới vấn đề sống tham gia vào sứ mạng của Giáo hội. Do ơn gọi này,người giáo dân làm cho các dấn thân trần thế chứa đựng ý nghĩa Tin Mừng. Họ cảm thấy rằng không thể tồn tại, không chiến thắng cơn cám dỗ để đặt quyền lợi mình lên trên những giá trị khách quan thì không thể nào có thể thi hành một nghề nghiệp hay một công việc cách trong sạch được, và qua kinh nghiệm cụ thể họ thâm tín rằng không có Chúa Kitô là chủ của lịch sử thì không thể nào có được một con người hoàn hảo.
Ơn gọi giáo dân khơi dậy lòng ước muốn được hiện diện tích cực trong lịch sử. Can đảm lựa chọn con người và cảm thấy liên đới với số phận bi thảm của họ, coi thế giới như một lãnh vực thần thiêng của đời sống đức tin chứ không chỉ thuần túy khía cạnh xã hội, có được sự chuyên môn trong một vài hoạt động trần thế, có ý thức về sự phức tạp kinh khủng của số không ít các hoạt động đó. Phát triển ý thức về sự “có thể” và “có lẽ” trong các quyết định văn hóa , xã hội và chính trị. Do đó, không chấp nhận một giọng điệu giáo điều, không thần thánh hóa những gì có thể bàn cãi, tôn trọng tính đa diện, mở rộng cuộc đối thoại với mọi người về giáo dân tính cơ bản của các sự việc và về mầu nhiệm Chúa Kitô.
Ơn gọi giáo dân tạo nên một tâm lý dựa trên tính thực tế và cụ thể, thâm tín rằng hoạt động tông đồ và công cuộc của sự nghiêm chỉnh, tự hiến, tra cứu, hoạch định, khiêm tốn,cầu nguyện và can đảm.
Người giáo dân không phớt tỉnh hay tránh né những sự phức tạp gắn liền với tổ chức, với cơ cấu, với cơ chế. Hơn nữa, họ còn ngạc nhiên vì trong vài lĩnh vực, giáo sĩ và tu sĩ lại có thể có một quan niệm về dấn thân Kitô hữu vừa trừu tượng lại vừa hời hợt tới độ trở thành không hiểu đời. Chỉ loay hoay trên bình dện hoàn toàn thiêng liêng, tuy có hấp dẫn thật đấy, nhưng lại rất xa với những đòi hỏi của thực tế.
Được đặt nền tảng trên phẩm chất bí tích Thánh Tẩy với tư cách là thành phần tư tế, tiên tri và vương giả cả đoàn dân Thiên Chúa [LG 34-36], ơn gọi này bắt tay vào việc làm cho thế giới này trở nên đền thờ Thiên Chuá và những hoạt động đa diện của con người trở thành một biểu hiện ý thức và sống động về một phụng tự nhất thiết phải được hội nhập vào hy lễ tạ ơn của Chúa Kitô. Làm thế nào để cuối cùng, nhờ lịch sử cứu độ, vũ trụ tạo vật này trở thành lời vĩ đại của cuộc đối thoại tình yêu giữa Thiên Chúa và loài người. Và thế giới được trình bày như trung gian bí tích của sự hiệp thông song phương đó.
Với một ơn gọi như thế, người giáo dân khai thác được trong cái trần tục cả một chất liệu phong phú cho sự thánh hiến, kín múc được ngay từ những linh đạo do các thánh sáng lập các trào lưu Phúc Âm chuyên biệt gầy dựng nên. Trong số các vị đó, chúng ta phải cảm tạ Thánh Thần Thiên Chúa đã khơi dậy vào đầu kỷ nguyên văn minh kỹ nghệ một Don Bosco, mà linh đạo hoạt hoạt động tông đồ của Ngài rộng mở cho tất cả mọi người cho dầu là trong ơn gọi giáo dân hay ơn gọi linh mục tư tế hay ơn gọi tu trì đều sống linh đạo này được.
“Giáo dân tính” như chiều kích phải được thể hiện trong đời tu.
Sau hết, có một phạm trù thứ ba “giáo dân tính” trong phạm vi Giáo hội, với một ý nghĩa hạn hẹp hơn như chiều kích phải được thể hiện trong ơn gọi tu sĩ: Nó không trình bày “đặc tính thế tục” nhưng nằm trong yếu tính Giáo hội riêng của “hình thức đời tu trì”. Nó không hệ tại ở việc trực tiếp hội nhập vào thế giới, với một hoạt động trần thế từ trong lòng thế giới, nhưng hàm chứa sự trực thuộc công khai vào một cộng đoàn các tu sĩ dấn thân để làm chứng tá cho tinh thần các mối phúc. Nó được nuôi dưỡng bằng ngọn gió cánh chung, đề cao các giá trị của sự Phục sinh hầu như các giá trị đó đã hiện diện và hoạt động trong lịch sử ngày sau chiến thắng vượt qua.
“TU SĨ” là những nhóm môn đệ của Chúa Kitô Phục sinh, được Giáo hội công nhận và ủy thác, công khai làm chứng cho quyền tối thượng của đức ái đã được Thần Khí của Chúa Phục Sinh dứt khoát đổ tràn trên thế giới vào ngày lễ Hiện xuống. Như thế, đặc tính chuyên biệt của họ là “ hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái” và được Ngài tiếp nhận bằng “một sự thánh hiến mật thiết hơn” để dễ bảo hơn đối với Chúa Thánh Thần.
Tính chuyên biệt này rõ ràng khác biệt với tính thế tục, vì nó được diễn tả trong một lối sống gồm có việc gia nhập vào một cộng đoàn nhất định qua sự ràng buộc của những lời khẩn công khai [đối kháng với ba khuynh hướng việc chấp nhận một kế hoạch Phúc Âm được Hiến luật riêng của dòng vạch rõ, việc qui hướng về đức vâng phục đối với quyền bính hợp pháp và việc tham gia chuyên biệt vào sứ mạng của Giáo hội theo dự phòng của Đấng Sáng Lập Dòng.
Cũng cần lưu ý là tự nó, đời sống tu trì không loại bỏ hoặc điều kiện của linh mục hay tư giáo, hoặc điều kiện cuộc sống giáo dân, nếu đứng về phía cơ cấu phẩm trật của Giáo hội mà nhìn. Vì “Thiên Chúa kêu gọi một số Kitô hữu ở cả hai bậc giáo sĩ và giáo dân đến hưởng lấy ơn huệ đặc biệt trong đời sống Giáo hội, và mỗi người góp phần vào sứ mạng cứu độ Giáo hội” [IM-43]. Do đó đời sống tu sĩ không phải chỉ có một chiều kích duy nhất, và cũng không được phép cắt nghĩa nó bằng một hình thức một chiều hầu như trong đó không hề có ơn đoàn sủng khác nhau được Thần Khí của Chúa Kitô khơi dậy qua các Thánh sáng lập dòng.
Trong sự đa diện của các hội dòng sống đời hoạt động cũng có một khả năng thật sự lấy một chiều kích giáo dân nào đó trong cách thức rất khác nhau, nhiều Tu hội sống đời hoạt động chỉ gồm có “giáo sĩ” và những Tu hội khác như dòng chúng ta chẳng hạn, có một chiều kích ‘ giáo dân” rát đặc biệt và độc đáo. Đặc tính này không được phép cắt nghĩa và sống như một “thế tục”. Tuy nhiên, tùy theo các ơn đoàn sủng khác nhau, vẫn phải duy trì một sự móc nối hòa hợp trong não trạng và hoạt động với hai phạm trù giáo dân tính đã được mô tả ở trên. Chiều kích chiêm niệm là yếu tính riêng của mọi đời tu trì không đòi buộc một hội dòng sống đời hoạt động phải có một tâm hồn “ đan sĩ” mà đòi họ phải vun trồng “sức mạnh cánh chung” của họ vào các hoạt động tông đồ giữa loài người.
Sẽ là cả một lầm lẫn trầm trọng nếu muốn bảo vệ quan niệm tu sĩ gạt tu hội chúng ta ra bên lề những tương quan với thế giới, những vấn đề cứu chuộc thế giới, lãnh vực văn hóa đại chúng và giáo dục giới trẻ. Chính cộng đồng đã thốt lên: “không ai được nghĩ rằng vì tận hiến như thế các tu sĩ sẽ trở nên xa lạ với mọi người và vô dụng đối với xã hội trần thế” [LG 46].
Đức Thánh Cha Phaolô VI vĩ đại, trong Tông huấn “chứng ta Phúc Âm” [Evangelica Testificatto] đã nói rõ cho các tu sĩ: “ Ngày nay, một vấn đề nóng bỏng ám ảnh chúng ta, là làm thế nào để đưa sứ điệp Phúc Âm vào nền văn minh đại chúng? Hành động ra sao ở những điểm mà nền văn hóa mới đang khởi theo và một mẫu người mới được xác lập, một mẫu người trưởng mình không cần tới ơn cứu chuộc…? Chúng con phải mở rộng mắt trước những nhu cầu của người đời, những vấn đề, những tìm kiếm của họ, để bằng hành động và nguyện làm chứng cho họ thấy sức mạnh của Tin Mừng Tình yêu, Công lý và Hòa bình…Đó là nhiệm vụ chung của toàn dân Chúa và đặc biệt là nhiệm vụ của chúng con” [ET 52].
Thật thế, “yếu tính thế tục” là đặc điểm của giáo dân phản ánh và chứa đựng một chiều kích của tính thực tế lịch sử, điều là một đặc tính của toàn thể Giáo hội trong sứ mạng trở thành bí tích cứu rỗi phổ quát. Do đó, tùy theo hình thức đời sống riêng của mỗi dòng, các ơn đoàn sủng tu sĩ khác nhau một cách thức nào đó cũng được tham dự vào chiều kích thực tế của lịch sử đó. Đó là trường hợp của chúng ta. Chúng ta quá rõ là Tu hội Salêdiêng Don Bosco được khai sinh vào đầu kỷ nguyên kỹ nghệ để cộng tác một cách “tôn giáo vào việc xây dựng một xã hội mới”.
Sự thánh hiến Tu sĩ như một sự lựa chọn căn bản để theo Chúa Kitô.
Tinh thần của Đấng Sáng Lập Dòng như một bầu khí Phúc âm để sống và cổ súy các đối tượng trong công việc tông đồ riêng của dòng.
Sự lựa chọn chiều kích giáo dân như một lý tưởng tích cực của ơn gọi mình, lý tưởng được nhận ra và mong ước trong ánh sáng của ơn đoàn sủng phổ quát của Tu hội mình.
Và về khía cạnh thứ ba này, hiển nhiên là việc nối kết với những phẩm chất giáo dân thuộc hai phạm trù được mô tả ở trên. Không thể nào được ấn định cách tự tiện và phỏng đoán, nhưng phải trở thành đối tượng suy tư cụ thể và cập nhật của hội dòng liên hệ.
- Biểu hiện đích thực của SDB/ Sư huynh
Để có thể ấn định những nội dung và lãnh vực riêng của chiều kích giáo dân của Saledieng Sư huynh, như chúng ta đã thấy ở trên, mô tả những nghề nghiệp [hay việc làm của sư huynh] không đủ, nhưng cần phải đào sâu vào “ cái là” của họ trong “cái làm” đó. Chúng ta thấy rằng thái độ nội tại của họ gồm có một sự thánh hiến tu sĩ được tinh thần Don Bosco cổ súy và một sự lựa chọn ý thức, tích cực của một thứ nối kết với khía cạnh giáo dân dành riêng cho Tu hội Thánh Phanxicô Salesioô.
Ý thức thuộc về cộng thể
Như thế, một cách thức nào đó chúng ta lại trở về với điểm chúng ta đã phát xuất,nhưng trở về với một sự phong phú trong suy tư và trong giải thích.
Chúng ta đã xuất phát từ ý nghĩa tổng quát của ơn gọi Salêdiêng coi Tu hội như một tổng thể hay một sụ hiệp thông những diện mạo hội viên bổ túc cho nhau: chỉ khi nào xuất phát từ đặc tính riêng của cộng thể chúng ta [đối tượng của đời sống và sứ mạng SDB], ta mới có thể khởi sự đứng đắn việc đào sâu diện mạo sư huynh. Tuy nhiên, khi phân tích những phạm trù khác nhau của giáo dân tính, công việc đã được làm để soi sáng rõ hơn vào diện mạo và vai trò của hội viên đó, chúng ta thấy bị thúc đẩy để lại một lần nữa suy tư về ý nghĩa tổng quát của dòng chúng ta.
Đây là một định luật; không thể cắt nghĩa diện mạo của một người Salêdiêng từ một cộng thể chân chính mà không đạt tới nó. Thật vậy, chiều kích giáo dân rất danh tiếng mà chúng ta đã tìm cách khảo cứu, mặc dầu đi nhanh hơn một chút. Khi phân tích khía cạnh thứ ba của ơn gọi này đã đưa chúng ta trở về với lý tưởng thống nhất, được nhận ra và ước muốn trong ánh sáng của ơn đoàn sủng tổng quát của Tu hội mình.
Điều đó rất đúng, hơn nữa chỉ với thứ tuần hoàn này mà chúng ta mới có thể tìm ra những yếu tố xác định chính xác của một SDB sư huynh. Hơn nữa, công việc khảo cứu này lại một lần nữa chứng minh rằng chúng ta không chỉ đứng trước một cuộc khủng hoảng dành riêng cho một hạng hội viên, nhưng là cuộc khủng hoảng của chính chân tính của cộng thể chúng ta trước sự thách thức của nền văn hóa mới.
Đó cũng là lý do tại sao các Tổng hội gần đây đã chấp nhận một sự thay đổi ngay chính từ ngữ vựng xử dụng: không còn là “trợ sĩ hay tư giáo hay linh mục Salêdiêng, nhưng là Salêdiêng Sư huynh, tư giáo hay linh mục”. Đây không phải chỉ giản dị là một trò chơi chữ nhưng là kết quả đầy ý nghĩa của việc [Tổng hội] đào sâu chân tính của chúng ta. Sư huynh trong tư cách của mình có nghĩa là chính vì họ đã lựa chọn chiều kích giáo dân, là một Salêdiêng đích thực mang tất cả trách nhiệm [cùng với các hội viên khác] về toàn thể cộng đoàn.
Cũng do đó mà nó thể hiện được lý do tại sao chính từ ngữ “trợ sĩ” [coadjutore] đối với chúng ta đã trở thành quen thuộc sau cả một lịch sử dùng tới nó. Ngày nay, sau những đào sâu của những năm gần đây, cũng hình như bị đặt lại vấn đề: Thật ra thì vấn đề đã được đặt ra nhiều lần, ngay từ thời Don Bosco khi Ngài đã thích ứng với lối dùng chính thức của thánh bộ Giám mục và tu sĩ thời đó. Có lẽ từ ngữ này đã không thích hợp cho lắm với sự độc đáo xuất chúng của kế hoạch Đấng Sáng Lập Dòng. Trong Dòng việc xử dụng các từ ngữ khác nhau như Salêdiêng Linh mục hay tư giáo, hay phó tế là để nêu lên bản chất hay đặc tính Giáo hội của một hội viên, trong khi từ ngữ Salêdiêng trợ sĩ tự nó lại chỉ để đúng hơn một chức vụ và bắt nguồn từ một ngữ vựng nhà đạo [fratres coadjutores] cổ xưa. Cũng có thể việc thiếu hiểu biết về kế hoạch thực sự của Don Bosco đã ảnh hưởng tới việc gán ý nghĩa nhà đạo cho từ ngữ này. Cụ thể là trong ngôn ngữ thông thường ngoài dòng, nó luôn mang ý nghĩa theo đúng căn ngữ và không diễn tả nổi một lý tưởng độc đáo, hơn nữa ở một vài nơi còn có cả một lỗi cắt nghĩa tiêu cực và hạn chế.
Không may là một việc tìm một từ ngữ khách quan thích hợp hơn để có thể thay thế cho chính xác và rõ ràng lại không phải là việc dễ. Dầu sao thì sau những đào sâu của các Tổng hội gần đây nhất và với những suy tư mà chúng ta mới trình bày ở trên, ta hiểu được tại sao danh hiệu “Salêdiêng giáo dân” ngày nay càng được chấp nhận hơn, vẫn luôn dành cho chữ “Salêdiêng” một nội dung danh từ để chỉ tình trạng Giáo hội của “Tu sĩ”, phần tử của tu hội thánh Phanxicô Salesiô do Don Bosco sáng lập.
Chúng ta phải biết chấp nhận rằng ngay cả ngôn ngữ cũng có nhu cầu phải diễn tả được nét độc đáo của “yếu tố giáo dân” trong Tu hội chúng ta.
Dòng, như chúng ra đã đề cập tới, là một tu hội sống đời hoạt động mang đặc tính công khai hội nhập vào trong những âu lo, cả cái có tính cách trần thế trong đời sống nhân loại. Điều này thực tới độ dòng đang ở vào trung tâm của tất cả một gia đình rộng lớn bao gồm cả một số rất đông các giáo dân. Chúng ta có thể nói rằng dòng không có một linh hồn “đan sĩ” của tinh thần xa lánh thế tục [mặc dầu vẫn hiểu theo nghĩa tích cực và là đặc điểm của bao nhiêu dòng tu đáng kính], nhưng phải tự mình vun trồng một “thôi thúc thoát tục” làm dậy men tông đồ trong lịch sử [vừa quả thật đã khai sáng ra nguốn gốc của một vài tu hội đời và do đó sống một cách tu sĩ trong khi vẫn chìm ngập và luu tâm tới những thăng trầm cụ thể của xã hội loài người].
Sức năng động của sự thánh hiến Salêdiêng sư huynh [đồng nhất với sự thánh hiến của tất cả các hội viên khác] hướng tới những vấn đề nhất định của việc thăng tiến nhân bản theo một hình thức thống nhất chặt chẽ.
Sự kiện là người Salêdiêng của chúng ta không được ép chúng ta tự sắp xếp mình vào một khuôn khổ tiền chế. Việc đào sâu vào diện mạo sư huynh tạo cho chúng ta một cuộc trắc nghiệm và như cha Rinaldi, chúng ta có thể coi “là một kiệt tác”, để làm sáng tỏ yếu tố giáo dân trong cộng thể chúng ta. Thật vậy, như chúng ta đã nói ở trên, vào lúc nền văn minh kỹ nghệ mới ló dạng. Don Bosco đã thành lập Tu hội Thánh PhanxicÔ Salesiô vì giới trẻ bình dân mà ngài coi như “Thành phần tế nhị và quí báu nhất của xã hội loài người, trên đó hy vọng và tương lai hạnh phúc của loài người được xây dựng”.[MB II, 345] và trong bản Hiến luật đầu tiên, chính ngài đã quả quyết rằng “cả một tương lai tốt đẹp hay đổ vỡ của xã hội loài người tùy thuộc vào việc giáo dục tốt hay xấu [MB V, 981]. Rõ ràng là trong tâm trí của một Don Bosco lập dòng có một ưu tư xã hội”. Hơn thế nữa, cha thiết tưởng là có lý khi nói tới một “kích thước giáo dân”, vì những bối cảnh lịch sử khi thành lập Tu hội, hoặc vì tính cách độc đáo của hình thái đời sống ngài mong muốn, hoặc vì chính bản chất của sứ mạng tông đồ ngài đã chọn. Chúng ta sẽ vắn tắt nhấn mạnh điểm này.
Ý thức và một sự “hướng về trần thế” của Tu hội
Don Bosco đã có ý định khai sáng một phong trào tông đồ giới trẻ và bình dân rộng lớn thích hợp với và hòa bình vào kỷ nguyên xã hội văn hóa mới đang được hình thành. Khi được đề nghị cổ động lý tưởng của mình vào một bàn luận. Ngài đã soạn thảo cả một chương về những người ngoài, mà khoản luật đầu tiên đã diễn ra rất rõ ràng quan niệm rất mới của Ngài: “bất cứ ai kể cả những người sống giữa thế gian trong gia đình mình, ở nhà mình, cũng có thể thuộc về Tu hội chúng ta…” [MB X 889].
Ta khám ra ở đây một sự luu tâm sâu xa và một sự mở rộng công khai đối với điều kiện lịch sử của trần thế. Sau này cha Rinaldi đã tìm cách thực hiện điều này ít là phần nào trong nữ giới khi Ngài khởi xướng nhóm “các chị nhiệt thành” mà ngày nay đã trở thành Tu hội đời các “nữ chí nguyện Don Bosco”.
Sau đó, do được soi sáng từ trên cao như dựa vào lời bàn của Đức Pio IX, Ngài đã nhận ra rằng để đạt được mục tiêu đó, ngài nhất thiết phải bảo đảm có được một nòng cốt tâm điểm để cổ súy. Nòng cốt này phải có sự ổn định và vững chắc của một dòng tu đích thực. Do đó, Ngài thành lập Tu hội chúng ta, phong cách của một dòng tu như thế phải mới, để tìm cách thích ứng hình thức với những đòi hỏi của một xã hội dân sự đang khai sinh, điều này không ai khác hơn là chính bộ trưởng chống đạo Ralazzi đã góp ý cho Ngài.
Do đó, hình thái đời sống cơ cấu uyển chuyển, cách thức sở hữu tài sản, áo mặc, sự dễ dàng thích ứng, cách chung sống như gia đính. Các danh xưng xử dụng [nhà, giám đốc, quản lý, giám thị, hiệu trưởng…]. Những lãnh vực tông đồ trách nhiệm, sự gắn bó với thế giới lao động v.v…phải thích ứng tối đa với những đòi hỏi không thể tránh được của tiến trình thế tục hóa mà xã hội đang lao tới một cách quá mau lẹ.
Sau hết, chính bản chất của các hoạt động trong tu hội lại hướng một cách cơ bản tới một thứ chứng tá và phục vụ cởi mở đối với thế gian: “linh đạo dựa trên hoạt động được thuyết nhân bản của thánh Phanxico Salesio soi sáng, hiển nhiên quan tâm tới những giá trị trần gian, đang biến những sự phong phú của chiều kích chiêm niệm và của những lời khấn tu sĩ thành nghị lực giáo dục để xây dựng một nền văn minh dựa trên tình yêu giữa những người công dân của xã hội. Sứ mạng giới trẻ và bình dân thiết yếu tập trung trong việc thực hành sống động “phương pháp đề phòng” thúc đẩy người Salêdiêng trở thành những người rao giảng Phúc Âm nhờ vào những dấn thân văn hóa trần tục và trở thành nhà giáo dục xã hội bằng cách mở rộng những chân trời của sự phát triển nhân loại cho màu nhiệm thiết yếu của Đức Kitô.
Trong một thứ Tu hội như thế, chắc chắn phải có cả một khung trời và một bầu khí thích hợp cho sự hiện diện và phát triển diện mạo của Salêdiêng Sư huynh. Cha Rinaldi trong lá thư luân lưu sâu sắc của Ngài đã nhấn mạnh trên điểm này [thiết tưởng là điều thích hợp để trích dẫn ra đây, mặc dầu đoạn văn khá dài].
Người nói rằng: “Don Bosco đã làm cho sự trọn lành tu sĩ mở rộng đối với mọi hạng người, và do đó khi nghĩ tới những người giáo dân giữa đời, đã nhấn mạnh rằng: “đồng lúa thì bao la và mùa màng đã vàng óng khắp phía, cần phải mời gọi tất cả những ai Thiên Chúa ban cho một nhân quan rộng lớn về một ơn gọi cao cả đến với mùa gặt. Ta đừng lầm tưởng con số những người này ít ỏi. Những người này sẵn sàng ôm âp lối sống thiêng liêng đã từng ngời sáng trong tâm hồn họ vào những giây phút được kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa. Nhưng họ đã không quyết định chỉ vì họ nghĩ rằng thứ đời sống trọn lành việc tông đồ đó chỉ dành riêng cho những ai được kêu gọi tới chức linh mục…
“Chúng con thân mến, thật cần thiết để tất cả mọi người chúng ta phải quảng bá và dùng lời nói, sách báo và mọi phương tiện trong tầm tay chúng ta để làm cho mọi người quen dần với chân lý còn quá ít được biết tới là ơn gọi tu sĩ không chỉ dành cho những ai được kêu gọi tới chức linh mục, nhưng là cho cả những ai cảm thấy trong mình ước vọng sống một sống hoàn thiện hơn. Từ đó, có thể phụng sự Chúa tốt hơn qua việc thi hành những lãnh vực rất khác nhau của việc tông đồ. Thật cần thiết phải làm nổi bật tất cả vẻ đẹp và sự cao cả của ơn gọi đời sống tu trì thuần túy, hồng ân Thiên Chúa có giá trị tuyệt vời…
“Phải, chúng con rất thân mến, chúng ta hãy quảng bá vẻ đẹp và sự cao cả của ơn gọi SDB/ Sư huynh cho mọi người được biết, và chúng ta hãy huấn luyện các Sư huynh thật nhiều và thật tốt trong tất cả các nghề và các bộ môn. Lúc đầu Don Bosco đã rất bận tâm cách riêng đối với các ơn gọi này ngài không thể nào khai sinh ra tu hội, và cũng vừa vì vào thời buổi đó ơn gọi linh mục đang rất khan hiếm /…/ tuy nhiên, trong Hiến luật Ngài đã thông qua nguyên tắc về ơn gọi thuần túy tu sĩ và năng nổ lên hoàn toàn ngang hàng với ơn gọi tu sĩ linh mục, ngoại trừ chức vụ riêng thuần ấn tín linh mục để cho biết rằng với thời gian tu hội của ngài sẽ có một số đông các tu sĩ giáo dân thuần túy nhằm thực hiện một việc tông đồ đích thực trên toàn thế giới” [ASC 4.3375 năm 1977].
Những ai muốn trở lại cao độ đã được tiên đoán trong quỹ đạo của yếu tố giáo dân trong Tu hội chúng ta, hãy dành thời giờ nghiền ngẫm là thư luân lưu rất giá trị của cha Rinaldi này.
- Tình hình nguy ngập
Với các nguy cơ làm các con đau khổ, cha thiết nghĩ là điều thích hợp nếu viện dẫn một vài ban thống kê về tình trạng khủng hoảng ngày nay còn tồn tại trong Tu hội.
Với một vài ngoại lệ, hình như nhiều cộng thể đã không thực sự hiểu nổi chiều sâu về sự sáng tạo độc đáo của kế hoạch Don Bosco. Có lẽ họ không hiểu hay chưa có kinh nghiệm về sự tuyệt hảo rộng lớn và ảnh hưởng phong phú mà người SDB/sư huynh mang lại cho Tu hội. Hơn nữa, chắc chắn rằng, trong nhiều năm đã có một sự thiếu sót nào đó về sự đào luyện thích đáng. Một cái nhìn về vài diện mạo có thể kéo chúng ta ra khỏi một sự lười biếng nguy hiểm.
Một vài thống kê
Vào năm 1800 mà Don Bosco còn sống, tỉ lệ của Sư huynh đối với linh mục và Tu giáo là ½ [một giáo dân trên hai giáo sĩ], ngày nay tỉ lệ là ¼,62 và còn thấp hơn…trong mười bốn năm cuối cùng [tức từ năm 1966, khi các sư huynh đạt tới cao điểm là 1.299] tỉ lệ này rớt xuống 31,02 %, cho tới con số hiện nay còn là 13,346 %. Có sự khác biệt là 10,37 % trong sự giảm sút nơi mọi nhóm nghiêng về phía các sư huynh [bất lợi cho ơn gọi sư huynh]…
Trong những tháng đầu năm/ năm 1980/ ít nhất có 53 tỉnh dòng không có tập sinh sư huynh, 9 tỉnh dòng có 01,7 tỉnh dòng có 02,01 tỉnh dòng có 06 và một tỉnh dòng [Madrid] có 15. Một vài tỉnh dòng trong vài năm không có tập sinh sư huynh, một số tỉnh dòng khác thời gian không có tập sinh sư huynh lên tới 10 năm và 01 tỉnh dòng lên tới 14 năm trừ năm 1967]
Đề nghị cho tương lai
Đây là hoàn cảnh đáng buồn ngày nay, Vatican II đã chiếu tỏa ánh sáng mới về ơn gọi giáo dân và cống hiến cho nó một da mới. Nó đã khai mào một sự tiến hóa Giáo hội và Tông đồ, không chỉ thay đổi tầm quan trọng và chức vụ, nhưng còn thay đổi chính lý lẽ của giáo dân dấn thân vào vai trò của họ trong hoạt động tông đồ.
Áp dụng tình trạng này cho Tu hội không phải trải rộng vấn đề rất xa. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta đang phân chia chúng ta thành hai loại xa cách. Đúng hơn, chúng ta phải thấy hai nhóm chúng ta như đang phát triển và chín mùi như một đoàn thể được hiệp nhất. Một sự tăng triển không làm giảm thiểu đặc tính cá biệt của tu hội, nhưng trái lại làm gia tăng hiệu quả tông đồ của nó, vì nó hàm chứa một sự canh tân toàn diện cộng thể.. Sau hết, điều này có nghĩa là cải tiến sự chân chính của hai chiều kích căn bản, và bao hàm, đó là linh mục và giáo dân.
Cha Rinaldi trình bày cho chúng ta một tư tưởng hiếm lại vừa dí dỏm vừa mạnh dạn. Ngài viết: “Theo tinh thần nơi các tu hội khác và ở đây cha không nói tới những trường hợp khác biệt của các hội dòng ẩn tu cổ xưa, con số các trợ sĩ được thành hình tùy thuộc vào con số các bổn phận thứ yếu hữu dụng”. Khi có số yêu cầu đã đạt được thỏa mãn. Thiên Chúa cách này hay cách khác không còn thực hiện các tiếng gọi nữa vì không còn chỗ cho đám dân nghèo. Cha Rinald tiếp: “Với tu hội của mình, Don Bosco mở ngõ con đường trọn lành không chỉ cho mọi con số có sẵn nhưng cho TẤT CẢ MỌI GIÁO DÂN CẢM THẤY TIẾNG MỜI GỌI TỚI SỰ THÁNH THIỆN TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG THỂ bằng cách giáo dục giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi hay trong công việc tông đồ truyền giáo…Như vậy Don Bosco cùng với tu hội của Ngài, Ngài đặt sự trọn lành tu sĩ trong ranh giới dân chúng thuộc mọi tầng lớp, họ phải theo các tiếng gọi khác nhau mời gọi họ: Nghệ thuật, văn hóa, máy móc hay trồng trọt v.v…trong Tu hội Salêdiêng có chỗ cho mọi tầng lớp người ít học hơn có thể đạt được sự thánh thiện trong những bổn phận tầm thường của nhà chúng ta, giáo sư thì có các lớp học của mình hay các đại học, công nhân có xưởng thợ, nông dân có các cánh đồng [ASC 40].
Đứng trước cái nhìn tiên tri của Cha Rinaldi, những thống kê ở trên gây cho chúng ta khó chịu và đau đớn. Cần một sự tìm kiếm các linh hồn một cách nghiêm chỉnh về phía chúng ta, một sự tỉnh dậy khỏi một thứ hôn mê được đưa vào có lẽ do sự thiếu suy nghĩ nghiêm chỉnh trong một thời gian dài cũng như từ những cơn hấp hối do những biến chuyển mau lẹ ngày nay.
Dĩ nhiên, bản thống kê của riêng chúng ta là một phần của những nổi dậy văn hóa ngày nay. Trong vài cách thế, những nổi dậy một cách trầm trọng chạm tới một vài khía cạnh của đời sống SDB chúng ta, được liên kết với những phát triển kỹ nghệ ngày nay.
Thế giới kỹ nghệ được mật thiết liên kết với tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật, do đó nó phải tùng phục một sự gia tốc mãnh liệt. Hơn nữa, cùng với sự phát triển, vững chãi của các phương tiện hiện đại và cùng với phát minh kỳ diệu của thời đại chúng ta, con người đã trở nên ngày càng qui về mình, hướng về thế tục và khinh bỉ những lý tưởng Tin Mừng. Nền văn minh của chúng ta thật phong phú về kỹ thuật nhưng nghèo trong sự khôn ngoan, rộng mở cho chủ nghĩa tiêu thụ nhưng đóng cửa đối với hy sinh. Nó làm cho người lao động nghẹt thở với một suy vật chủ nghĩa tinh vi và sâu sắc. Người lao động được coi như là người duy nhất có giá trị và có mọi câu trả lời.
Khi những nghiên cứu cắt nghĩa được thử nghiệm, người ta đã chạy tới triết lý duy vật nhằm giảm thiểu mọi sự vào nền tảng hoàn toàn trần tục. Như vậy, người giáo dân muốn thực hiện ơn gọi Giáo hội của mình trong việc điều khiển thế gian, họ phải xuất hiện như một người bé nhỏ. Chúng ta phải nhìn nhận rằng SỰ KHỦNG HOẢNG NƠI ƠN GỌI GIÁO DÂN TRONG NHỮNG CÁCH BIỂU LỘ KHÁC NHAU CỦA NÓ THẬT TO LỚN.
Vấn đề rộng lớn đè nặng chúng ta, nhưng chúng ta còn phải liên lụy: chúng ta sẽ không giải quyết các khó khăn của ơn gọi SDB/ Sư huynh với sự tưởng nhớ những ngày tốt đẹp xa xưa hay với mọi cố gắng vá víu mọi sự lại. Điều cần thiết là phải có ý thức sống động về ý nghĩa của thế giới và sứ mạng của Giáo hội, trong đó có một đặc ưu cho nhiều hình thức của đời sống giáo dân phãi được đưa ra ánh sáng trong Giáo hội. Chúng ta đang ở trên thềm của một thời kỳ mới đầy tích cực và hứa hẹn.
Tin tưởng Chúa Thánh Thần
Trong thập niên cuối này, Chúa Thánh Thần đã trợ giúp chúng ta trong việc canh tân của dân Chúa nhờ Vatican II. Bằng cách ban cho ơn gọi giáo dân một sự đề cao mới. Ngài đã khơi dậy nhiều nhóm dân mới để hợp thành những Tu hội đời. Thực hiện sự thánh thiện của Giáo hội, nhận ra những dấu chỉ thời đại trong việc thăng tiến phụ nữ, cho một việc tông đồ giáo dân bao la và hiệu quả. Ngài đã khởi xướng nhiều ơn gọi giáo dân nơi những người nam nữ trong đời sống tu trì. Cho những phiêu lưu mới tuyệt hảo về cập nhật hóa để thích ứng với thời đại.
Tổng hội XXI kéo sự chú ý của chúng ta tới sự kiện này là trong thế kỷ hiện hữu của chúng ta, chiều kích giáo dân trong Tu hội chúng ta đã thực sự triển nở trong cách thế không thể bắt chước được và nhiều anh em sư huynh của chúng ta đã đạt tới mức độ đức ái anh hùng. “Tất cả chúng ta biết về những hội viên như thể tại những nơi và hoàn cảnh khác nhau, họ đạt tới sự thánh thiện đôi khi trong những phương cách rất ẩn đật và hy sinh. Nhiều người tromg số họ đã tìm thấy trong niên giám của Tu hội, một số khác tử đạo vì đức tin hay anh hùng của đức ái, đã trở nên ứng sinh cho việc phong thánh” [TH XXI 191]. Chúng ta đã được nhắc tới những người như thế, từ Simon Serugi nước Palestine và Arterinides nước Patagonia,vụ án phong thánh cho họ đang tiến triển, nhiều gương sáng ký diện được Chúa Thánh Thần nêu lên trong quá khứ và hiện tại là lời mời gọi SDB chúng ta bố trí sức lực trong tin tưởng và thực hiện một sự tái khám phá đã được soi dẫn.
Cái nhìn Kitô giáo về tạo dựng, Giáo hội học của Vatican II, bảng thống kê, biến đổi văn hóa, dấu chỉ thời đại, sự làm việc sâu xa của Giáo hội, tất cả như thách thức chúng ta đứng dậy và cũng thực hiện một sự tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề của chúng ta, như thể một tương lai bao la mới đang hiện ra trước mắt chúng ta. Sự giải đáp của chúng ta được đặt trên đức tin và lời tiên tri. Chúng ta sẽ tìm được sự cổ võ trong dấn thân canh tân của những năm này, những cố gắng cụ thể vừa qua để mở rộng phạm vi trách nhiệm của những sư huynh. Những kết quả có ý nghĩa tại một vài tỉnh dòng nhiệt thành và công việc hạn Tổng hội nghiêm chỉnh trong những lãnh vực ơn gọi và đào luyện. Đây là những bước tích cực hướng tới một sự canh tân đích thực.
- Công tác khẩn cấp nhất hiện nay.
Tổng hội đặc biệt khuyến cáo chúng ta rằng “điều chính bây giờ là thay đổi trong tư tưởng và thái độ của toàn thể Tu hội đối với người SDB/ Sư huynh” [THĐB 1847].
Do đó, trong 6 năm tiếp sau đã có những Đại hội tỉnh và vùng, tiếp đến là Đại hội thế giới. Nhưng chúng ta phải khiêm nhường nhìn nhận rằng những Đại hội đó chưa đủ. Vì thế, chúng ta phải bận rộn với những sáng kiến theo lối suy nghĩ tương lai và những hướng dẫn của Tổng hội XXI, đào sâu hơn và có liên quan tới từng tỉnh dòng. Từng nhà, từng hội viên.
Quả thực, một số SDB thực sự cần có một sự thay đổi đích thực về nan điểm như ta đã thấy trong sự phân tích cuối cùng. Nó liên quan đến chính bản chất của Tu hội, Cha nghĩ rằng tới một mức độ nào đó tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ lại khía cạnh đặc biệt này của chân tính chúng ta. Nếu không có sự suy nghĩ lại căn bản này, mọi nỗ lực sẽ chấm dứt với mọi sự xếp loại nông cạn nào đó về ơn gọi chúng ta, chỉ là một tia sáng nào đó trong lò sưởi.
Cha bắt đầu lá thư này với chủ ý ngắn và cụ thể, nhưng trong sự kính trọng đầy trách nhiệm đối với sự khẩn trương sống động của đề tài, nên cha đã phải tu chỉnh nội dung và chiều dài của nó. Hãy tha thứ cho cha nếu cha nhấn mạnh rằng chúng ta không có đủ phương tiện để tự lừa dối: Đây không phải là một trường hợp khoác lên một chiếc áo cũ,chúng ta phải bận bịu về một bộ đồ mới. Đây không chỉ là trường hợp loại hội viên đang gặp khủng hoảng, mà đây chính là chiều kích giáo dân trong tu hội chúng ta đang bị thách thức. Chúng ta phải suy nghĩ chiều kích này trong sự trung thành đích thực với Don Bosco và thời đại.
Phù hợp với những lời truyền dạy của Tổng hội, chúng ta hãy thực hiện những cố gắng cụ thể để đạt được những mục tiêu sau:
– Mọi sự hiểu biết chính xác hơn chân tính của người SDB/ Sư huynh trong tu hội chúng ta
- Một sự quan tâm sâu sắc nơi một hội viên và tất cả các cộng thể địa phương về tình trạng này.
- Một cố gắng đích thực thực hiện hầu đảm bảo sự đồng trách nhiệm của người SDB/ Sư huynh ở mọi cấp [TH XXI 192-193, 210-211].
- Một tông đồ ơn gọi hữu hiệu, tìm cách thế và phương tiện cho sự hiện diện đầy hiệu năng, có ý nghĩa về tông đồ của người SDB/ Sư huynh giữa thanh thiếu niên [TH XXI 209].
- Canh tân trong đào luyện tất cả mọi người SDB.
Điểm sau cùng này cần được coi như là chìa khóa chính cho câu giải đáp cụ thể của cơn khủng hoảng.
Cha xin các con đọc lại NHỮNG HƯỚNG DẪN CỤ THỂ của TH XXI với sự dấn thân được canh tân và nhiệt thành [206-207].
Những lý thuyết truyền giáo của chúng ta, kế hoạch phi châu của chúng ta, sự làm sống lại thích đáng những trường dạy nghề của chúng ta, sự thăng tiến các công nhân trẻ trong các trung tâm trẻ, cho các phong trào công nhân Kitô Giáo [THĐB 185]. Sự kiện văn hóa và xã hội của các vấn đề giới trẻ trong sức mạnh lao động TH XXI 183. Tất cả những vấn đề trên phải được kể vào dự phòng tương lai của chúng ta. Chúng ta hãy trở lại TH XXI ở chỗ nó khai triển nguyên tắc về sự tham dự đầy tràn tích cực và trách nhiệm của sư huynh trong các hoạt động tông đồ của cộng thể SDB phù hợp với chiều kích giáo dân của họ [TH XXI 181], không giới hạn ở các vấn đề
Chuyên nghiệp nhưng mở rộng tới việc giáo dục trong đức tin và những tác vụ không linh mục cho những ai cảm thấy mình được mời gọi bước vào [TH XXI 182].
Điều đương nhiên, bổn phận nghiêm chỉnh của Tu hội là làm cho người sư huynh có thể đạt tới đỉnh của sứ mạng họ với tư cách nhà giáo dục SDB [TH XXI 184] phù hợp với khả năng và vai trò từng cá nhân. Đặc biệt mọi sư huynh phải được bảo đảm có những yếu tố thiêng liêng chúng ta đang nói tới.
- Đào luyện: công tác chiến lược
Trước khi kết thúc, cha muốn nhấn mạnh đến trách nhiệm trong bổn phận đào luyện…Sau tất cả những gì nói tới: Điểm rõ ràng là điều này không chỉ giới hạn cho các sư huynh trẻ mà thôi, nhưng nó còn phải trải rộng đến tất cả mọi Hội viên. Cả sư huynh lẫn linh mục. Nếu không nhấn mạnh đặc biệt và khẩn cấp về sự đào luyện, cha nghĩ rằng không đạt được sự thay đổi tận gốc rễ trong một thời gian ngắn, nhưng nếu việc đào luyện được cống hiến trong một hình thức canh tân toàn diện, đặc biệt cho các thế hệ trẻ hơn thì có nhiều hứa hẹn mỹ mãn trong tương lai.
Vì những lý do đã được nói tới [TH XXI 244] cuối cùng khi Tổng hội bàn về việc đào luyện đã xác định rằng các linh mục và sư huynh phải có sự đào luyện chung, cho dù cần phải có sự nghiêng chiều khác biệt cho mỗi nhóm[TH XXI 240]. Chúng ta phải nhìn nhận rằng ngoài những sáng kiến được nêu lên dưới đây, còn nhiều điều khác phải được thực hiện trong lãnh vực này[TH XXI 290-300].
Thống nhất đào luyện
Tổng hội XXI nhấn mạnh về sự thống nhất trong việc đào luyện. Người SDB/ Linh mục hay tư giáo không có sự hiểu biết về những giá trị thực tiễn của ơn gọi giáo dân trong Tu hội, sẽ thiếu thầm tín về đặc tính SDB đích thực và cũng như thế đối với các Sư huynh không hiểu rõ và đứng đắn về chiều kích Linh mục.
Khi nêu lên khoản 106 của Hiến Luật, Tổng hội XXI xác nhận rằng Tu sĩ giáo dân lãnh nhận cùng một sự đào luyện Tu sĩ căn bản với sự bằng nhau về chương trình. Điều này không có nghĩa họ chỉ được đào luyện như nhau cho tới lần khấn dòng cuối cùng cũng về các giai đoạn đào luyện, mà phải còn cùng một nội dung về SDB nữa. Cần tránh sai lầm của việc đối xử với các nhóm như hai loại tách biệt và xa cách … Do đó, điều đáng mong ước là cả trong nhà tập lẫn thời kỳ sau nhà tập “Tư giáo và Sư huynh có một đời sống chung trong cùng một cộng thể đào luyện, ở đó họ sẽ hấp thụ được đánh giá cả hai hình thức của một ơn gọi SDB duy nhất” [TH XXI 303].
Ngoài ra, chúng ta còn được nhắc nhở rằng: “Sự duy nhất của việc đào luyện được bảo đảm trong cộng thể khi nó có một nhóm đào luyện gồm có Linh mục và Sư huynh [TH XXI 245]. Sự hiện diện của SDB/sư huynh trong nhóm đào luyện là MỘT MỆNH LỆNH MỚI VÀ QUAN TRỌNG. Trong bản chất, nó sẽ đạt tới điều này là nếu một Hội viên đạt được sự trưởng thành trong ơn gọi của mình mà không có một nhận thức rõ ràng về sự hỗ tương lẫn nhau của hai yếu tố, họ sẽ gặp mối nguy cơ là trở thành người SDB bất toàn.
Để tránh sự xếp loại các Hội viên tách biệt này, Tổng hội tiếp thêm rằng: “Để trung thành với đặc sủng của Đấng Sáng Lập chúng ta, nhưng ai tiếp nhận công việc đào luyện phải tìm cách hiểu biết, trình bày và làm cho chân tính của SDB được cảm phục trong hai chiều kích của ơn gọi SDB chúng ta: “Giáo dân và Linh mục” [TH XXI 305]. Ở đây có thể được [và mọi nỗ lực làm cho nó có thể được] sư huynh phải hiện diện trong các cơ cấu đào luyện không chỉ qua bổn phận văn hóa và đào luyện, mà còn phải qua trách nhiệm đào luyện về đời sống Tu sĩ và SDB. Vì thế, phải đặc biệt lưu tâm để chuẩn bị cho các Sư huynh có khả năng đóng vai trò thích hợp trong nhóm đào luyện như thế [a formation learn] [TH XXI 305]. Đây thực là một bổn phận rõ ràng, dù sao ở đây và bây giờ là một bổn phận khó khăn đối với tình trạng gay go hiện nay.
Đào luyện chuyên biệt
Sau khi bàn tới sự duy nhất là căn bản cho việc đào luyện. Tổng hội tiếp tục nối kết sự ĐÀO LUYỆN CHUYÊN BIỆT, để người SDB/ Sư huynh hay linh mục có thể thực sự phong phú hơn anh em của hội viên mình [dù họ là linh mục, tư giáo hay sư huynh với sự phong phú thuộc riêng ơn gọi đặc biệt của họ, điều cần thiết là mọi người cần chú tâm vun trồng và đào sâu sự đào luyện riêng mình] [TH XXI 202].
Tình trạng hiện nay làm cho nó được hiển nhiên, đó là một vài nội dung chuyên biệt trong việc đào luyện của người SDB/ linh mục và của người SDB/ Sư huynh đang mất đi[TH XXI 247] và điều càng rõ ràng hơn trong trường hợp của Sư huynh. Một vài yếu tố trong đào luyện chuyên biệt của người SDB/ Sư huynh được nêu lên như là cần thiết trong mọi giai đoạn của tiến trình đào luyện, và một phần chắc chắn của đào luyện nơi cấp bậc, học hỏi, suy tư và thực hiện, kinh nghiệm, những điểm đó được nêu lên như sau:
Mọi sự đào luyện tu sĩ và SDB sẽ giúp người Sư huynh hiểu được nét độc đáo riêng biệt của Tu hội chúng ta.
Mọi sự chuẩn bị thích hợp về sư phạm, văn hóa và SDB.
Mọi khả năng tông đồ đầy đủ, dựa trên đào sâu thần học và huấn giáo.
Mọi sự huấn luyện kỹ thuật hay nghề nghiệp phù hợp với khả năng và hoàn cảnh từng cá nhân, tùy đặc tính mục vụ và giáo dục của Tu hội ta.
Mọi sự giáo dục xã hội, chính trị nhằm chuẩn bị cho họ những hoạt động giáo dục, đặc biệt trong thế giới thợ thuyền, tầng lớp lao động [work foree] [TH XXI 302].
Dĩ nhiên, trong những điều ấy cần lưu ý tới nhiều khía cạnh khác nhau của chiều kích giáo dân. Tu hội chúng ta và hoàn cảnh cụ thể của từng hội viên tất cả có thể mang lại.
Đào luyện liên tục
Sau cùng, mọi sự quan trọng đặc biệt ngày nay cần phải dành cho việc đào luyện liên tục. Trong vấn đề đó, TH XXI đã trình bày cho chúng ta một tài liệu nhiều tư tưởng và viễn ảnh mới [TH XXI 307-342]. Điều này đòi hỏi đọc và nghiên cứu cho việc cổ động của chúng ta về ơn gọi SDB/Sư huynh. Khi đặt chương trình cho việc đào luyện liên tục, nguồn tài liệu phải được dành cho vị trí ưu tiên là văn kiện của Tổng hội về Sư huynh. Lá thư này của cha [nhất là lá thư của cha Rinaldi] và các nghiên cứu khác là nguồn tài liệu khả dụng. Mỗi tỉnh dòng, mỗi nhà, mỗi hội viên phải đảm nhận lấy trách nhiệm này.
Điều rất đáng mong ước là các cuộc học hỏi, kể cả việc sinh sống được tổ chức với mục đích là thực hiện một cuộc nghiên cứu vào chiều sâu của một vài phạm vi chưa hiểu đúng [vài nhóm tỉnh dòng đáng được biểu dương vì đã thực hiện điều này]. Nhiều điều tốt sẽ được thành tựu trong sự phong phú hóa cá nhân của những tham dự viên, nhưng cũng trong sự đóng góp mà các nhóm như thế sẽ được thực hiện cho việc phác họa chương trình đào luyện của người Sư huynh được TH XXI đòi hỏi đối với tất cả các tỉnh dòng.
- Hai lời kêu gọi đầy thẩm quyền
Để kết luận, cha xin phép được nhắc nhở ở đây những lời kêu gọi phụ tử đầy âu lo của hai Bề Trên Cả. Các ngài đã từng sống với Don Bosco vì đã thâm tín sâu xa về nét độc đáo và tầm quan trọng của ơn gọi SDB/ Sư huynh.
Trước hết là Cha Philippe Rinaldi trong lá thư luân lưu năm 1927 gởi lời “Các Sư huynh yêu mến”. Ngài đã viết: “Từ một chút gì cha vừa đề cập tới đây, cha hy vọng cho chúng con dễ dàng có được một quan niệm đứng đắn về sự vĩ đại của ơn gọi chúng ta, dễ dàng có được một quan niệm đứng đắn về sự vĩ đại của ơn gọi chúng ta. Do đó, chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa với tất cả tâm hồn về ơn gọi đó…hãy yêu mến và canh giữ nó cách cẩn mật…”
Đừng bao giờ quên rằng có một lúc nào đó các con đã trở thành tu sĩ nhờ hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa, ngài đã kêu gọi các con hãy thường xuyên hướng tới đỉnh trọn lành…Vì thế, các con phải tỏ lộ điều đó ở bất cứ nơi nào các con sống và trong bất cứ điều gì mà người Cha tốt lành của chúng ta kỳ vọng nơi các con. Hãy noi gương người trong lòng đạo đức kiên vững của Người, trong tình yêu mặn nồng của Người đối với Chúa Giêsu và Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu. Trong sự tự chủ thường xuyên của Người trong việc xa lánh các dịp tội, đúng đắn trong trạng thái giản dị và không qua trần tục trong y phục, trong lao động mệt nhọc, trong tình yêu dành cho Tu hội và trong nền giáo dục nhiệt tâm Kitô hữu dành cho những người trẻ được trao phó cho các con. Hãy thu hút chúng bằng đời sống “dịu hiền nhân từ” của các con hơn là bằng lời nói, sao cho chúng cũng ước mong trở thành SDB và giúp đỡ những người trẻ khác.
Các sư huynh thân mến, để đạt được những điều này, các con cần lợi dụng từng phút các con có thể tranh thủ được để nhiệt thành học hỏi về tôn giáo và những gì thuộc tinh thần. Trở thành một tu sĩ có nghĩa là trở nên một con người tinh thần, một con người thánh hiến cho Thiên Chúa. Đây là cách thức các con giữ vững được ơn gọi của mình trước những khó khăn từ mọi phía kéo tới. Đây là cách thức để các con trở thành những thầy dạy và những giáo lý viên. Hãy ngước cao, hãy nổ lực hướng tới sự thánh thiện và cảnh giác trước nguy cơ quá chủ tâm vào vật chất trong công ăn việc làm.
Lời mọi gọi thứ hai là của cha Phaolô Albera trong lá thư luân lưu về ơn gọi, trong đó ngài kêu mời toàn thể Tu hội này làm việc cách khôn ngoan và không mỏi mệt trong chiến dịch ơn gọi SDB/ Sư huynh.
Người viết: “Nếu chúng ta trình bày cho những người trẻ về sứ mệnh của người SDB/ Sư huynh trong tất cả tầm quan trọng xã hội của nó, trong tất cả vẻ đẹp hấp dẫn và đa dạng của nó, chẳng bao lâu chính những người trẻ do bị lôi cuốn và ôm chầm lấy nó. Các hội viên thân mến, những ơn gọi này thật khẩn thiết cho Tu hội chúng ta bởi vì thiếu một trong những ơn gọi này chúng ta không thể nào đạt tới những đích cao trong xã hội mà thời đại chúng ta đòi hỏi. Hơn thế nữa, ơn gọi sư huynh là một trong những sáng tạo ưu việt nhất của đức ái và làm cho con đường hoàn thiện nằm trong tầm tay của mọi người hơn.
Chúng ta hãy có lòng nhiệt thành trong việc vun trồng những ơn gọi SDB/ Sư huynh tốt. Khi đề cập đến ơn gọi SDB chúng ta, chúng ta cần nêu rõ nó có thể là hoàn toàn và trọn vẹn mà không có chức linh mục, và rằng sư huynh trong Tu hội chúng ta bình đẳng trong mọi sự về những quyền lợi xã hội và lợi ích thiêng liêng.
Các hội viên thân mến, chúng ta hãy nhớ kỹ rằng những cố gắng tận lực nhất của chúng ta sẽ gặt hái những ơn gọi sư huynh sẽ chẳng đi đến đâu nếu thiên hạ không nhìn thấy những thực tế sự bình đẳng trong tình anh em mà chúng ta nói đến quá nhiều như một phần tử của đời sống SDB chúng ta [ASC tháng 5-1921].
Các hội viên thân mến, chúng ta hãy lưu tâm đến mọi lo âu từ nhiệt huyết trong hai lời mời gọi đầy thẩm quyền này. Chúng ta hãy khơi lại nơi mình sự hiểu biết và yêu mến đối với nét độc đáo tổng nhập của Tu hội chúng ta. Chúng ta hãy khơi dậy tinh thần chủ động, sự thích ứng với nhu cầu thời đại chúng ta. Chúng ta hãy dùng mọi khả năng trong kinh nguyện và tổ chức để đi tới hồi sinh ơn gọi SDB/Sư huynh, và điều này bảo đảm cho chúng ta chiều kích giáo dân trong các cộng thể chúng ta.
Theo gương Don Bosco, chúng ta hãy tin tưởng vào sự bảo trợ đặc biệt của Mẹ Maria vì chúng ta đã khơi nguồn từ sự săn sóc đầy tình mẫu tử của Mẹ. Mẹ đã giúp chúng ta hoàn lại ơn gọi SDB diệu kỳ này sự hứng khởi trước mắt, đầy sức sống, ơn gọi trong đó mọi khó khăn đều đã đạt tới nhờ sự giúp đỡ hướng dẫn đầy cấp thời của Mẹ.
Trong sự hiệp thông kinh nguyện và trong việc cùng nhau đồng trách nhiệm chia sẻ nhiệm vụ cần thiết này, chúng ta hãy hy vọng và cầu mong một mùa gặt dồi dào, phong phú.
Chào các con trong hy vọng và thân ái.
EGIDIO ViGANO
Cha Bề Trên Cả
Leave a Reply