Kinh nghiệm Đào luyện của Tập vụ
DIREZIONE GENERALE OPERE DON BOSCO
Via della Pisana 1111 – 00163 Roma
The General Councillor for Formation
Rôma 17 tháng Hai 2010
Khai mạc mùa Chay
Gởi đến các Hội viên tập vụ của Tu hội
Đề tài: Kinh nghiệm đào luyện của tập vụ
Các hội viên tập vụ thân mến,
Anh em biểu thị khuôn mặt nhiệt tình và năng động của Tu hội Salêdiêng giữa giới trẻ; anh em quả là niềm hy vọng của Tu hội hiện tại và tương lai trong xã hội và Giáo hội. Cha viết lá thư này cho anh em bởi vì cha yêu mến anh em, vì lẽ đảm nhận trách nhiệm làm cho kinh nghiệm của thời tập vụ mà anh em đang có thành một kinh nghiệm đào luyện cốt yếu lệ thuộc vào anh em; như vậy anh em mới có thể đảm nhận một hành trình tăng trưởng ơn gọi thật sự.
Có rất nhiều lý do khiến cha viết cho anh em thư này. Trên hết trong năm kỷ niệm bách chu niên ngày Don Rua qua đời, cha muốn gợi nhắc với anh em cái quyết định Tu hội đã lấy trong thời kỳ ngài làm Bề Trên Cả là làm cho thời tập vụ phải nên một phần quan trọng đặc biệt của tiến trình đào luyện. Hơn nữa, qua lá thư này cha muốn giúp anh em, cộng thể anh em và Tỉnh dòng chú ý nhiều hơn đến thời tập vụ vốn là một giai đoạn đôi khi bị lãng quên và không được hiểu biết đầy đủ. Cuối cùng, cha muốn đích thân ngỏ lời với anh em và khuyến khích anh em sống thời kỳ tập vụ “của anh em” một cách vui tươi và đòi hỏi.
Gợi nhắc Don Rua
Trong thời gian Don Rua là Bề Trên Cả, Tổng Tu Nghị IX năm 1901 thiết lập khắp Tu hội thời kỳ tập vụ, như một thời kỳ đào luyện xẩy ra trong các cộng thể và công cuộc Salêdiêng sau thời hậu tập viện. Trước khi Tổng Tu Nghị đó quyết định như thế, hộ trực và việc thực thi hệ thống dự phòng được đảm nhận cùng với việc học thần học đang khi vẫn ở lại trong các nhà. Đây là một đáp ứng nhu cầu là phải trung thành với nhãn quan nguyên thủy của Don Bosco, người muốn các Salêdiêng phải được đào luyện giữa những thanh thiếu niên. Tuy nhiên, quyết định đào luyện này của Don Bosco, vốn trong thời kỳ khởi đầu của Tu hội cũng được ra lệnh (sai khiến) bởi sự khan hiếm nhân sự được minh chứng là không thỏa đáng và nó thường phương hại đến việc học thần học.
Vì lẽ này, chú tâm đến việc chuẩn bị tri thức tốt đẹp của các Salêdiêng trẻ, Don Rua thúc bách Tổng Tu Nghị quyết định rằng sau khi học triết, hậu tập viện phải có thời kỳ tập vụ là ba năm trong một cộng thể tông đồ, và rồi thiết lập những cộng thể đào luyện trong toàn Tu hội trong đó ta phải nghiêm chỉnh đảm nhận việc học thần học. Khi thông báo quyết định này của Tổng Tu Nghị trong lá thư luân lưu của ngài ngày 19 tháng Ba, 1902 và qui chiếu tới tập vụ, Don Rua viết rằng một cách đặc biệt chính trong thời kỳ này mà những người Salêdiêng được đào luyện “cho đời sống Salêdiêng thực tiễn thật sự và ngài yêu cầu các Giám đốc của các cộng thể đó phải như những người cha chăm sóc đặc biệt đến các hội viên trong thời tập vụ.
Một thời gian có được kinh nghiệm ơn gọi giá trị
Nhiều Salêdiêng vui sướng ghi nhớ những ngày đã qua giữa giới trẻ trong thời tập vụ. Chắc chắn tận hiến cho giới trẻ đòi hỏi họ lao nhọc và hy sinh, nhưng nó cống hiến một kinh nghiệm sống động và vui tươi về đoàn sủng Salêdiêng. Cha nghĩ nó cũng phải là kinh nghiệm của anh em. Anh em gần gũi với những thế hệ mới, anh em cảm thấy “thấu cảm với giới trẻ và muốn ở với chúng” (HL 39), anh em nhạy cảm với điều làm chúng quan tâm và hợp với não trạng của chúng. Anh em cởi mở và uyển chuyển, anh em ý thức về sự tươi trẻ sáng tạo của luống tuổi mình, anh em đầy năng lực và nhiệt tình, anh em biết làm thế nào để mang một tinh thần vui tươi giữa giới trẻ và trong cộng thể, họ cảm nhận niềm vui của việc hiến thân. Trong những năm mới đây chúng ta thấy bằng chứng của sự quảng đại này nơi con số đáng kể của những người tập vụ mà mỗi năm bỏ xứ sở đi truyền giáo và thích ứng mình vào những khác biệt về khí hậu, văn hóa và ngôn ngữ.
Anh em có một kinh nghiệm mãnh liệt về ơn gọi Salêdiêng và trải qua một thời gian đào luyện quan trọng trong nhiều khía cạnh khác nhau của nó: sự trưởng thành nhân bản, đời sống thiêng liêng, sự phát triển văn hóa và, trên hết, sự cam kết giáo dục và mục vụ. Một cơ hội và một thách đố lớn lao trong giai đoạn đào luyện này là học để sống “ơn thống nhất”, tạo được không gian cho tất cả mọi khía cạnh khác nhau; bằng không anh em sẽ thấy mình chạy loanh quanh, bị lôi kéo vào đủ mọi hướng chiều, trống rỗng. Ơn này đúng là một tặng phẩm nhưng cũng đòi hỏi sự cam kết của chúng ta.
Với giới trẻ, anh em có được kinh nghiệm đầu tiên về hộ trực và dạy học, giáo dục và loan báo tin mừng, sinh động và thực thi quyền bính. Anh em lượng giá sự thích hợp của anh em với ơn gọi Salêdiêng là một linh mục hay một sư huynh. Anh em học biết mình, trở nên ý thức hơn về những điểm tốt cũng như những giới hạn của mình, và sống lối thiêng tông đồ Salêdiêng.
Đời sống và những mối liên hệ với các hội viên cống hiến cho anh em kinh nghiệm thật sự về một cộng thể tông đồ Salêdiêng mà anh em là một phần tử có trách nhiệm, chia sẻ kinh nguyện và công việc, cung cấp những sự phục vụ và thông giao những ý tưởng, làm phấn khích lên những cuộc đối thoại và tiếp nhận những lời khuyên. Trong cộng thể anh em có kinh nghiệm về sự đồng hành. Qua cộng thể anh em học biết nhiều hơn về Tinh dòng và Tu hội. Qua tiếp xúc với giáo dân và những nhóm khác nhau can hệ với chúng ta, anh em học biết là thành phần của Gia đình Salêdiêng cũng như của Phong trào Salêdiêng rộng lớn có nghĩa là gì và anh em trân trọng được bề rộng của cõi lòng của Don Bosco và sự giầu có (gia sản) của đoàn sủng ngài.
Như anh em có thể thấy, tập vụ là một thời gian quan trọng đặc biệt cho sự tăng trưởng ơn gọi, không phải một cách lý thuyết cho bằng qua kinh nghiệm sống. Anh em đối diện với đời sống Salêdiêng là gì. Anh em khám phá niềm vui là một người Salêdiêng. Suốt thời tập vụ anh em khám phá cách thức để học hỏi từ kinh nghiệm. Thời gian này là một tặng phẩm lớn lao từ TC. Anh em hãy tự hỏi trong thực tiễn kinh nghiệm mà anh em đang trải qua là gì và coi xem anh em có lợi dụng đầy đủ tất cả những cơ hội nó cống hiến cho anh em để phát triển chính mình không.
Không phải là không có những khó khăn của nó
Sau khi nói thế, cha không muốn làm ngơ những khó khăn mà anh em có thể gặp suốt thời thực tập. Đôi khi anh em thấy mình trong một cộng thể ít hội viên mà công việc và trách nhiệm lại ngập đầu ngập cổ, không có nhiều giờ cho những tương giao huynh đệ. Đời sống của anh em trong cộng thể có thể gặp khó khăn vì sự khác biệt tuổi tác, tính khí, lối suy nghĩ hay đào luyện, nhưng cũng do thiếu quan tâm, những hiểu lầm hay ít thông giao; đôi khi anh em thấy cô đơn và không được hỗ trợ như anh em kỳ vọng.
Xử lý với người trẻ không luôn luôn dễ dàng. Chúng đi tìm cuộc sống sung mãn, đầy tự do và một kinh nghiệm về tình yêu chân chính; nhưng thường những điều tốt này lại bị đe dọa và bị thỏa hiệp. Trong quá khứ hệ thống dự phòng đứng sóng đôi với hệ thống cưỡng bức; còn ngày nay, thách đố mà nó đối diện là từ một hệ thống tùy tiện (thoải mái, permissive), vốn dần dà dẫn tới chủ nghĩa tương đối và hư vô. Trong văn hóa này thật khó nhọc để giúp giới trẻ tự hỏi những câu hỏi, tìm ra những câu trả lời cho ý nghĩa đời sống và là những người hướng dẫn lành mạnh đối với cái nhìn của chúng.
Và rồi, trong đời sống cá nhân, anh em thấy mình trong một tình trạng quá nhanh nhẩu mà trong đó đời sống thiêng liêng của anh em bị hy sinh cho làm việc quá độ. Bận rộn là thứ lạc giáo hiện hành của chúng ta, là một hình thức mới của lạc giáo Pelagio vốn xao nhãng những lời của Đức Giêsu: “Không có Thầy, anh em không thể làm được gì” và quên bỏ những lời Thánh vịnh: “Nếu Chúa không xây nhà thợ nề vất vả cũng là uổng công.” Bận rộn, anh em liều mình trở thành hờ hững và chịu tiêu tan nhuệ khí và tài năng mà không thể làm chúng lấy lại sức sống được.
Anh em cũng có thể thấy mình trở nên lệ thuộc vào văn hóa truyền thông xã hội, cách riêng trong việc sử dụng đa phương tiện cá nhân. Có lẽ anh em trải dài thời kỳ tập vụ bằng việc kết thúc học đại học, và trong tình huống này có thể có nguy cơ là không can dự vào đời sống cộng thể và những hoạt động tông đồ, và như vậy cảm thấy bị tách khỏi cộng thể. Cũng có thể có những khó khăn khác mà thật quan trọng để nhận biết chúng hầu vượt thắng chúng; bàn luận những điều đó với những người khác đang trong thời tập vụ như anh em cũng có thể giúp anh em tập trung vào chúng và cùng nhau tìm ra những cách thức để giải quyết chúng.
Được cộng thể và Tỉnh dòng đồng hành
Ratio cống hiến một số hướng dẫn rất lành mạnh về tập vụ song đôi khi lại ít được biết đến. Ngoài ra đối với Tỉnh dòng và cộng thể, đọc và học hỏi những chỉ dẫn này hầu soạn thảo kế hoạch sống hàng năm của anh em như một người trong thời tập vụ, và lượng giá sự tiến bộ của anh em cũng thật quan trọng đối với anh em. Hai năm qua, những Ủy Viên Đào Luyện trong Vùng đã dành thời gian suy tư về đề tài tập vụ nhằm mục đích là làm cho nó thành một kinh nghiệm thật sự mang tính đào luyện. Mọi tỉnh dòng đã đươc mời gọi để có một chương trình đào luyện cho tập vụ, vốn phải chỉ ra những đường lối hành động trên cả ba bình diện: tỉnh dòng, cộng thể và cá nhân.
Tỉnh dòng có thể quyết định tạo nên một sự nhạy cảm lớn lao hơn đối với mục đích đào luyện của thời tập vụ; sắp xếp để sai những người tập vụ chỉ đến những cộng thể có những điều kiện cần thiết để đào luyện, và chọn những cộng thể đó; sai cử những người tập vụ ít nhất hai người đến mỗi cộng thể; tổ chức những họp mặt đào luyện cho các Giám đốc có những người tập vụ, và hằng năm ít nhất có một buổi họp mặt cho họ. . .
Chương trình cho tập vụ có thể đòi hỏi các cộng thể phải nỗ lực chào đón những người tập vụ với sự nồng ấm và thông cảm; quan tâm đến đào luyện họ; đảm bảo rằng Giám đốc chu toàn bổn phận đồng hành của mình qua những gặp gỡ thường xuyên để bàn hỏi cá nhân và hướng dẫn thiêng liêng; làm những lượng giá thường xuyên như một sự trợ giúp cho người tập vụ; đảm bảo sự đồng hành mang tính giáo dục và mục vụ; gần gũi với những người tập vụ vốn trải dài thời kỳ này với việc học đại học.
Ta phải khuyến khích người tập vụ đảm nhận trách vụ đào luyện chính mình; trung thành với đời sống cầu nguyện; thực thi việc bàn hỏi và hướng dẫn thiêng liêng hàng tháng; tham gia tích cực vào đời sống cộng thể; chuẩn bị hàng năm cho kế hoạch đời sống cá nhân của mình; tự kỷ và canh thức trong việc sử dụng thời gian và những phương tiện truyền thông xã hội.
Trong tất cả điều này anh em có thể thấy cộng thể, Tỉnh dòng và Tu hội ân cần săn sóc anh em; nhưng điều quan trọng là tiến trình nhờ đó những xác tín đạt tới sự trưởng thành cá nhân, những động cơ được kiện cường, cõi lòng và tâm trí được biến đổi, những mối liên hệ và tình mến lâu bền và mạnh mẽ được thiết lập. Cũng về điều này, anh em hãy tự hỏi xem anh em có tham gia tích cực vào tiến trình đào luyện của anh em không và xem anh em có đặt nền móng vững chắc cho căn tính của mình không.
Vì một kinh nghiệm đào luyện thật sự
Anh em ngập chìm trong thế giới tuổi trẻ; thực vậy thời tập vụ “cung cấp cơ hội cho một kinh nghiệm sống sâu xa hơn hoạt động giáo dục và mục vụ Salêdiêng” (FSDB 428). Anh em dấn mình vào quá nhiều hoạt động và sáng kiến; anh em học hỏi từ những kinh nghiệm của mình, những kinh nghiệm tích cực và những kinh nghiệm ít tích cực hơn. Điều tạo ý nghĩa cho đời sống anh em là tình mến tròn đầy; một tình yêu nồng cháy và đam mê có thể giúp anh em kiện cường ơn gọi của mình, đi từ sự mỏng dòn ơn gọi tới sự trung thành ơn gọi.
Tình yêu dành cho Chúa Giêsu
Giữa cảnh huyên náo om sòm của quá nhiều hoạt động mỗi ngày thật cần thiết sống “ơn thống nhất”; ơn này làm cho anh em có thể tránh bị lôi kéo vào đủ mọi hướng, nó vốn tạo ý nghĩa cho tất cả lao nhọc của anh em, ban cho anh em sức mạnh và can đảm trong những thời khắc khó khăn, hầu từng ngày anh em kết thúc trong mệt nhọc nhưng đầy niềm vui. Điều tạo sự thống nhất cho đời anh em là Chúa Giêsu và tình yêu anh em dành cho ngài. Anh em là người được thánh hiến; điều này có nghĩa rằng Đức Giêsu là trung tâm của đời sống anh em. Anh em yêu mến ngài với trọn cõi lòng và anh em cố gắng bắt chước ngài, hầu trở thành môn đệ chân chính và tông đồ nhiệt thành của ngài. Ngài sai cử anh em tới giới trẻ và đồng hành với anh em. Sứ mệnh giáo dục và loan báo tin mừng là của ngài; nó giải phóng giới trẻ khỏi sự dữ, khỏi nghèo khổ, khỏi dốt nát, khỏi những thói tật xấu, khỏi một đời sống vô nghĩa. Chính ngài, anh em gặp nơi giới trẻ mà anh em được sai tới và anh em vươn đến. Anh em có nhớ gương lành của chân phước Artemides Zatti không? Khi một thiếu niên nghèo khổ xuất hiện ở cửa, ngài hỏi người Nữ Tu: “Chị có cái gì để che cho Đức Kitô nghèo khổ này không?”
Làm nhiều việc thì không đủ đâu. Nhất thiết phải có một động lực tốt đẹp cho tất cả công việc anh em làm. Rồi, công việc, dù có thể khó nhọc, mới làm đầy anh em bằng niềm vui. Không có tình yêu lớn lao và động cơ mạnh mẽ, anh em có thể trở thành nản chí, cách riêng khi đối diện những khó khăn, vô ơn. Tình yêu Chúa Giêsu đến từ gặp gở ngài trong “lectio divina” hằng ngày, trong Thánh Thể, trong việc năng xưng tội và trong cầu nguyện cá nhân. Để có thể nhận biết Chúa Giêsu nơi giới trẻ nhất thiết phải biết ngài trước; rồi chúng sẽ xin anh em làm cho chúng gặp thấy ngài và gặp ngài.
Với Đức Giêsu có Mẹ Ngài và Mẹ chúng ta: Đức Maria. Ngài là bà giáo được hứa cho cậu nhỏ Gioan Bosco trong giấc mơ chín tuổi. Ngài dẫn chúng ta tới Đức Giêsu, như ngài đã làm tại lễ cưới ở Cana khi nói với các đầy tớ: “Ngài bảo gì thì các anh cứ việc làm theo.” Đức Maria giúp anh em dành chỗ đầu tiên trong cuộc đời anh em cho Con của Mẹ, như ngài đã làm khi gọi mình là “nữ tỳ của Chúa”. Là Đấng Vô nhiễm nguyên tội, ngài cho anh em niềm khởi hứng đến một tình yêu tiên liệu vốn dẫn anh em tới giới trẻ. Là Đấng Phù hộ các Giáo hữu, ngài trợ giúp anh em trong việc thực thi bổn phận của anh em giữa giới trẻ. Về điểm này, anh em đừng xao nhãng lần hạt, vốn là một kinh nguyện chiêm niệm và khẩn cầu.
Tình yêu đối với Don Bosco và giới trẻ
Đồng thời, đối với chúng ta Salêdiêng, lối đường thực tiễn để theo Đức Giêsu là Don Bosco. Qua sự can thiệp từ mẫu của Đức Maria, TC đã khơi dậy Don Bosco để làm việc cho giới trẻ. Hãy nghĩ chút ít về nhu cầu lớn lao của ngài và tầm quan trọng của ngài, và nay sứ mệnh của anh em giữa giới trẻ. Chúng không bao giờ là một vấn đề; chúng là gia sản cho xã hội và giáo hội, không chỉ trong tương lai, nhưng cả cho hiện tại. “thật sự không gì đẹp hơn là biết Đức Kitô và làm cho người khác, cho người trẻ, biết ngài,” (Benedict XVI, Sacramentum caritatis, n. 84).
Anh em hãy tín tưởng và yêu mến ơn gọi của anh em: anh em được Chúa Giêsu yêu mến và nay anh em được mời gọi để đảm bảo rằng giới trẻ cảm thấy được ngài yêu mến và đáp trả tình yêu của ngài bằng cách trở thành và sống như con cái TC. Đây là công cuộc giáo dục và loan báo tin mừng vốn được ký thác cho anh em qua việc thực hành hệ thống dự phòng.
Đang khi giữ cho tình ưu ái đối với giới trẻ sống động, anh em hãy hạnh phúc để ở với chúng và kiến tạo một bầu khí tự phát, vui tươi và tình bạn, khi biết cách để đòi hỏi nơi điều chúng được yêu cầu [phải làm] song lại tử tế và kiên nhẫn với chúng khi chúng đáp trả. Trẻ trung trong năm tháng và trong cách tư duy của anh em, và trên hết qua sự quảng đại và nhiệt tình đối với Chúa, anh em ở trong một vị thế ưu tiên để làm chứng cho ơn gọi của mình như một người thánh hiến và lôi kéo một số người trẻ theo đuổi lối sống Salêdiêng. Đối với anh em vốn gần gũi với giới trẻ, ngay từ đầu học để đề xướng cho chúng khả thể tính về một ơn gọi quả thật quan trọng.
Để yêu mến giới trẻ và biết làm việc với chúng như thế nào, anh em hãy nhìn vào Don Bosco. Trách vụ của anh em không chỉ là một người bạn của giới trẻ nhưng còn là nhà giáo dục và mục tử của chúng. Don Bosco sẽ dạy anh em điều phải làm. Hãy sùng kính Don Bosco: học hỏi ngài, bắt chước ngài, cầu nguyện với ngài và trên hết yêu mến ngài!
Tình yêu đối với cộng thể
Nơi chốn anh em sẽ tìm thấy Đức Giêsu, Don Bosco và giới trẻ là cộng thể của anh em. Thực thế, HL 52 nói: “Người hội viên nỗ lực xây dựng cộng thể mình sống và yêu mến cộng thể ấy dù nó có bất toàn, vì biết rằng ở đấy mình tìm được sự hiện diện của Đức Kitô.” TC đặt anh em trong cộng thể, trao phó cho anh em “những anh em để yêu thương” (HL 50). Vì vậy, hãy chấp nhận họ từ bàn tay của TC và cố gắng xây dựng những mối liên hệ tốt đẹp.
Sống với họ, anh em sẽ khám phá không chỉ những phẩm tính tốt đẹp và kho tàng kinh nghiệm của họ song cả những khiếm khuyết, vì sự khác biệt tuổi tác, văn hóa và đào luyện. Có thể rằng anh em sẽ kinh nghiệm sống chung thật khó khăn. Đừng tìm kiếm một cộng thể hoàn hảo; anh em sẽ chẳng bao giờ tìm thấy đâu! Thay vì vậy, điều chúng ta muốn là một cộng thể liên tục hoán cải, canh tân, đào luyện. Hãy góp phần của anh em trong đời sống cộng thể, cộng tác với mọi người, mang đến sự đóng góp của anh em là nhiệt tình và sự vui tươi, làm quen với suy tư, hoạch định, tổ chức, lượng giá. Anh em hãy rộng mở để xin lời khuyên và học hỏi từ tha nhân.
Giữa những người quan trọng vốn ở bên cạnh anh trong cộng thể anh em sẽ tìm ra vị giải tội của mình; rồi có Giám đốc vốn gần gũi để đồng hành với anh em. Hãy mở lòng mình cho họ và để họ hướng dẫn anh em. Họ là “dụng cụ Chúa dùng để làm việc” (HL 104). Với sự đồng hành của họ, anh em sẽ trưởng thành trong đời sống của mình như một người Salêdiêng được thánh hiến, đảm nhận những cam kết cho sứ mệnh với một ý thức trách nhiệm, sống một đời sống đơn giản không tìm kiếm tiện nghi, giao hảo tốt đẹp với mọi người và sử dụng những phương tiện truyền thông với sự thận trọng và một tinh thần hy sinh. Việc bàn hỏi và linh hướng hàng tháng được đảm nhận với sự đơn thành và khiêm nhường là một phúc lành từ Chúa. Phải có một kế hoạch đời sống cá nhân, được chuẩn bị với sự trợ giúp của Giám đốc, ấy là điều quan trọng; với ngài mỗi tháng anh em có thể lượng giá sự tiến bộ mà anh em đã làm; nó là một cách đảm nhận trách nhiệm đào luyện chính mình.
Kết luận
Vậy đây là điều cha có trong lòng để nói cho anh em hầu anh em có thể có được một kinh nghiệm về đời Salêdiêng cách vui tươi và sung mãn. “Tình yêu là mọi sự, không gì lớn hơn tình yêu.” Đức Giêsu là trung tâm của đời sống anh em, tình yêu đối với Don Bosco và giới trẻ, một đời sống rộng mở với các hội viên, nhất là với Giám đốc và vị giải tội, tất cả điều đó sẽ đảm bảo sự trung thành với ơn gọi của anh em. Tùy vào anh em để đảm nhận trách vụ là làm cho kinh nghiệm này thành một kinh nghiệm đào luyện và nhận diện những cách thức và phương thế để làm nó thành như thế.
Cha trao phó anh em cho sự chuyển cầu của chân phước Micae Rua và cha đảm bảo hằng cầu nguyện và gần gũi anh em.
Thân ái trong Don Bosco,
cha Francesco Cereda
Leave a Reply