HOA THIÊNG 2006: “Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,48-52)
Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta. (Lk. 2, 48-52)
BÀI BÌNH GIẢI CỦA BỀ TRÊN CẢ
“Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người ‘Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!’ Người đáp: Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:48-52).
Khi cùng nhau bước qua năm 2006, cha xin gởi lời chúc thân tình đến tất cả các nữ tu con cái Mẹ Phù Hộ, những anh em Salêdiêng yêu dấu của cha, các thành viên trong Gia Đình Salêdiêng cùng các bạn hữu của Don Bosco và những bạn trẻ mến yêu, những người mang lại niềm vui và ý nghĩa cho cuộc đời chúng tôi. Cha nguyện chúc mọi người và từng người anh chị em một năm dư đầy phúc lành mà Chúa Cha nhân hậu và xót thương, hằng gia ân giáng phúc cho chúng ta khi ngài quyết định sai Con Ngài vào thế giới để chúng ta được sống dồi dào.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mà chúng ta thương mến đã nói trong diễn từ cuối cùng của ngài cho Bộ ngoại giao vào tháng Giêng năm 2005 rằng “Thách đố của sự sống đã nảy sinh lại liên hệ với chính thánh cung của sự sống là gia đình. Ngày nay, gia đình thường bị đe dọa bởi những áp lực xã hội và văn hóa vốn cố làm xói mòn sự bền vững của nó; tuy thế, trong một vài quốc gia, gia đình còn bị đe dọa bởi pháp luật nữa; chính pháp luật – đôi khi trực tiếp – thách đố chính cơ cấu tự nhiên là gia đình; gia đình vốn là và nhất thiết phải là cơ cấu của sự kết hiệp giữa người nam và người nữ được xây trên hôn nhân. Vì gia đình là một nguồn mạch phong phú của sự sống và là một điều kiện nền tảng và bất khả thế cho hạnh phúc của từng cặp vợ chồng, cho việc nuôi nấng con cái cũng như cho sự hưng thịnh của xã hội, và thật vậy, cho sự phồn vinh vật chất của quốc gia, nên ta không bao giờ được làm cho gia đình suy yếu đi bằng những luật pháp vốn được dựa trên một khóe nhìn hẹp hòi và không tự nhiên về con người. Ta cần phải làm cho sự hiểu biết đúng đắn, tinh ròng và cao cả về tình yêu của con người được ưu thắng; tình yêu ấy tìm thấy trong gia đình sự diễn tả nguyên sơ và mẫu mực của mình.”[1]
Chấp nhận lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng phải bảo vệ sự sống qua gia đình, cũng như được thúc đẩy bởi dịp kỷ niệm 150 năm mẹ Magarita qua đời; bà là mẹ của một gia đình chuyên lo về giáo dục được Don Bosco gầy dựng lên tại Valdocco, cha nghĩ là tốt đẹp để mời gọi Gia Đình Salêdiêng canh tân sự cam kết hầu
Kiên quyết chú tâm đặc biệt đến gia đình vốn là nôi của sự sống cùng tình yêu và cũng là nơi mà ta học biết cách thức để thành người.
Nếu chính là qua nhân loại, Giáo hội chu toàn vai trò của mình, thì lại qua gia đình, những người nam nữ theo đuổi định mệnh của họ; gia đình là khung cảnh tự nhiên trong đó họ mở rộng chính mình cho sự sống và vai trò của họ trong xã hội. Gia đình là nơi mà đời sống tình cảm của họ nở hoa, là bối cảnh trong đó họ biết chính mình. Gia đình là nơi mà họ học để thành người, là phương thế nhờ đó những nhạy cảm tôn giáo của họ phát triển; vì vậy, gia đình mang đến sự vững bền cần thiết để trẻ em tăng trưởng hài hòa cũng như để cha mẹ thực thi sứ mệnh giáo dục đối với con em mình.
Tin vào tầm quan trọng cốt yếu của gia đình đối với tương lai nhân loại và Giáo hội, Đức Gioan Phaolô II đặt gia đình thành một trong những ưu tiên cho chương trình mục vụ của mình cho GH trong thiên niên kỷ thứ ba: “Ta cũng phải đặc biệt chăm sóc mục vụ cho gia đình, cách riêng khi thể chế nền tảng này đang trải qua một cuộc khủng hoảng tận căn và rộng khắp. . . Nhất thiết ta phải đảm bảo rằng nhờ được huấn luyện ngày một đầy đủ hơn về Tin mừng, các gia đình Kitô hữu một cách thuyết phục tỏ ra rằng sống đời hôn nhân hoàn toàn phù hợp với kế hoạch TC và với sự thiện hảo chân thật của nhân vị – của vợ chồng và con cái vốn mỏng dòn hơn nữa – là chuyện có thể được.”[2]
- Những nguy hiểm và đe dọa mà gia đình đang đối diện ngày nay
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã lấy lại tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II khi nói các gia đình phải là “một đề tài nòng cốt đòi buộc chúng ta chú tâm mục vụ tối đa.” “Gia đình vốn đâm rễ sâu xa trong lòng của những thế hệ trẻ; thế nhưng, nay gia đình lại phải chịu nhiều vấn đề mà lý ra phải mang đến sự trợ giúp và những phương thuốc chữa trị cho những tình huống mà nếu không có nó sẽ thành tuyệt vọng. Các gia đình sống trong bầu khí văn hóa ngày nay đang bị phơi trần ra trước nhiều hiểm nguy và đe dọa mà ai ai trong chúng ta cũng đều quen thuộc cả. Sự mỏng dòn lẫn sự không bền bỉ tận bên trong của nhiều cuộc kết hợp hôn nhân, rồi còn được kết nối với khuynh hướng xã hội và văn hóa đang thịnh hành phản lại tính chất độc đáo và sứ mệnh riêng biệt của gia đình được đặt nền trên hôn nhân.” [3]
– Một môi trường không tán trợ gia đình
Ngày nay chúng ta thấy người ta đang đề xướng một cách dễ dãi và hời hợt nào đó những cái được gọi là “giải pháp khác” với gia đình, vốn được coi là “truyền thống”. Như thế, sự chú ý chuyển từ vấn đề ly dị sang vấn đề là các cặp “cứ sự” (de facto), từ cách làm cho phụ nữ vô sinh sang sự sinh sản được dược liệu trợ giúp, từ phá thai tới tìm tòi và thao túng những tế bào gốc có được từ phôi thai, từ vấn đề của thuốc ngừa thai tới viên thuốc uống sau buổi sáng mà đơn giản đều mang tính chất phá thai. Luật phá thai hầu như là một hiện tượng có tầm vóc rộng khắp thế giới. Ngày nay cũng đang xẩy ra việc ban cho các cặp vợ chồng tạm thời, những người không muốn cam kết chính thức ngay cả theo hôn nhân dân sự, những quyền lợi gia đình. Đây là vụ việc chính thức nhìn nhận “những cuộc kết hôn ‘cứ sự’” (de facto) gồm cả những cặp đồng tính mà đôi khi thậm chí còn đòi quyền nuôi con; bằng cách này nó gây ra những vấn đề tâm lý, xã hội và luật pháp rất nghiêm trọng.
Như vậy, bộ mặt – bản tính thật sự – của gia đình đã thay đổi. Ta cần phải thêm vào điều đã nói trên kia là người ta ngày một ưu ái rõ ràng hơn đối với một hình thức có tính “tư riêng hóa” và có khuynh hướng giảm trừ kích thước của gia đình vốn đang chuyển từ một khuôn mẫu “gia đình nhiều thế hệ” sang “gia đình hạt nhân” mà giới hạn vào người cha, người mẹ và một đứa con thôi. Thậm chí còn nghiêm trọng hơn là sự kiện rằng tới một tầm mức lớn lao ý kiến công chúng không còn nhìn nhận nơi gia đình, được dựa trên hôn nhân là tế bào căn bản của xã hội cũng như phúc lộc mà người ta không thể có được nếu không có gia đình nữa.
Một “giải pháp” dễ dãi: ly dị
Theo ánh sáng của bầu khí văn hóa này, hiện nay cách đặc biệt ở trong xã hội phương Tây, cha nghĩ thật thích hợp để gợi nhắc một đoạn Tin mừng trong đó Đức Giêsu nói về hôn nhân: “Có mấy người Pha-ri-siêu đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: ‘Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?’ Họ hỏi thế là để thử Người. Người đáp: ‘Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?’ Họ trả lời: ‘Ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ.’ Đức Giêsu nói với họ: ‘Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê mới viết điều răn đó cho các ông. Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly’” (Mc 10:2-9).
Theo cha, đây là một bản văn có tính soi sáng, bởi vì nó quy chiếu đến hôn nhân như nguồn gốc và căn bản của gia đình, nhưng cách riêng bởi vì nó tỏ cho chúng ta đường nét lý luận của Đức Giêsu. Ngài không rơi vào bẫy của chủ nghĩa nệ luật, về điều được phép và điều cấm kỵ, nhưng bắt đầu từ kế hoạch nguyên thủy của Đấng Tạo Hóa. Không ai biết kế hoạch nguyên thủy của TC tốt hơn ngài, và chính trong kế hoạch này, chúng ta tìm được “Tin Mừng” về gia đình.
Trong khi nhận biết rằng thực sự có nhiều gia đình sống giá trị của một sự kết hợp bền vững (stable) và chung thủy, chúng ta phải chấp nhận sự kiện rằng tính chất tạm bợ (precarious) của dây hôn nhân là một trong những đặc tính của thế giới hiện nay. Nó không tha một lục địa nào và có thể tìm thấy ở mọi bình diện xã hội. Nó là một thực hành mà thường làm cho gia đình nên yếu nhược và thỏa hiệp sứ mệnh giáo dục của cha mẹ. Nếu tình trạng thiếu kiên vững đó không được lấy đi, và tệ hơn nữa, nếu ta chấp nhận nó như chuyện đã rồi, nó thường dẫn tới chia tay hay ly dị mà người ta thường coi là con đường độc nhất thoát khỏi những khủng hoảng vốn đang phát triển.
Một não trạng kiểu này làm suy yếu các cặp vợ chồng và khiến sự mỏng dòn hữu vị của họ lâm nguy hơn. Đầu hàng không chút chiến đấu quá thường xẩy đến cho mọi người. Một sự hiểu biết thích đáng về giá trị hôn nhân và đàng khác một đức tin vững mạnh mới có thể giúp thắng vượt thậm chí những khó khăn nghiêm trọng nhất cách can đảm và chững chạc.
Thực vậy, ta phải nói rằng ly dị không phải chỉ là một vấn đề pháp lý. Nó không phải là một “khủng hoảng” mau qua. Nó để lại một hậu quả sâu lắng và dai dẳng trên kinh nghiệm của con người. Nó là một vấn đề của một mối tương giao, và là một mối tương giao bị đổ vỡ. Nó để lại một dấu vết không tẩy xóa được trên mọi phần tử trong gia đình. Nó gây ra sự tồi tệ về phương diện tài chính, tình cảm và nhân linh, những hệ quả mà người vợ và con cái cảm nhận một cách đặc biệt. Và ta còn phải thêm vào đấy những án phí xã hội thường rất mắc mỏ.
Cha muốn chỉ ra rằng những yếu tố góp phần cho tỷ lệ ly dị gia tăng hiện nay thuộc nhiều loại khác nhau, ngay cả sau khi cho phép có những thay đổi nho nhỏ từ quốc gia này sang quốc gia kia. Trước hết, ta phải ghi nhớ kỹ rằng môi trường văn hóa vốn ngày một trở nên tục hóa hơn, và từ đó một quan niệm sai lầm về tự do, sợ hãi cam kết, sự thực hành việc chung sống, sự tầm thường hóa phái tính (theo lối nói của Đức Gioan Phaolô II) như là những yếu tố đặc trưng, cũng như những hạn chế tài chánh mà đôi khi là một duyên cớ góp phần vào những sự chia lìa như thế. Những lối sống, những thời trang, những cuộc biểu diễn, những chương trình truyền hình, tất tất đều chùm một mối nghi ngờ trên giá trị của hôn nhân, và bằng cách lan truyền ý tưởng rằng sự hiến mình của người chồng và vợ cho nhau cho đến chết là một chuyện không thể được, khiến cho thể chế gia đình suy yếu và mỏng dòn, đang khi gây ra sự mất kính trọng tới độ gạt bỏ nó để tán thành những “khuôn mẫu” khác của một gia đình giả hiệu.
Sự riêng tư hóa của hôn nhân
Giữa những hiện tượng chúng ta đang chứng kiến, cũng phải nhấn mạnh đến cá nhân chủ nghĩa đang trổi dậy triệt để; nó được biểu lộ trong nhiều lãnh vực của hoạt động con người: trong đời sống kinh tế, trong sự ganh đua tàn khốc, trong sự cừu địch xã hội, trong sự khinh bỉ những người ngoài lề xã hội, và trong nhiều lãnh vực khác. Cá nhân chủ nghĩa theo kiểu này không chút cổ xuý sự tận hiến quảng đại, trung tín và thường hằng. Và chắc chắn nó không phải là một khung não trạng trên bình diện văn hóa vốn có thể giúp giải quyết những khủng hoảng hôn nhân.
Kết quả là những vị thẩm quyền trong quốc gia, những người chịu trách nhiệm về công ích và sự nhất quán xã hội, lại cổ xuý chính cá nhân chủ nghĩa này bằng cách cho phép nó biểu lộ đầy đủ qua những luật lệ liên hệ (chẳng hạn, trong vụ việc “những khế ước dân sự”), vốn được trình bày, ít nhất một cách mặc nhiên, như một cái gì khác đối với hôn nhân. Vấn đề còn tồi tệ hơn khi liên can đến những sự kết hiệp (hôn nhân) đồng tính, mà trong đó thậm chí quyền nhận con nuôi cũng được công bố. Làm thế, những nhà lập pháp và chính phủ ngầm phá hoại thể chế hôn nhân nơi công luận, và hơn nữa góp phần vào việc tạo nên những vấn đề mà họ không thể giải quyết. Bằng cách này, người ta thường coi hôn nhân thường không còn tốt cho xã hội nữa, và sự “riêng tư hóa” của nó chỉ tổ làm giảm thiểu và thậm chí còn loại đi tình trạng công khai của hôn nhân.
Ý thức hệ về thứ tự do giả hiệu trên bình diện xã hội này thúc đẩy cá nhân tiên vàn hành động theo sở thích của chính mình, và có lợi cho mình thôi. Sự cam kết được đảm nhận đối với một người vợ hay người chồng được coi là một khế ước suông mà có thể xét lại bất kỳ lúc nào; lời họ hứa chỉ có một giá trị trong thời gian hạn hẹp mà thôi, và người ta chịu trách nhiệm về các hành động của mình trước chính mình mà thôi.
Những kỳ vọng sai lầm về hôn nhân
Chúng ta cũng phải ghi nhận rằng nhiều người trẻ hình thành một khái niệm duy tâm và thậm chí sai lầm về đời sống vợ chồng như một tình trạng của hạnh phúc không nhòa (unclouded), với sự hoàn thành những khao khát của con người mà không phải trả giá. Bằng cách này, một sự mâu thuẫn tiềm thể có thể nảy sinh giữa ước muốn nên một với ngôi vị khác và ước vọng bảo vệ tự do của riêng mình.
Một sự hiểu lầm gia tăng về vẻ đẹp của cặp vợ chồng chân chính của nhân loại, về những giá trị cố hữu trong những khác biệt và tính chất bổ sung trong mối tương giáo nam/nữ, dẫn tới một sự rối loạn cứ gia tăng về căn tính của phái tính, một sự rối loạn đạt đến tột đỉnh trong ý thức hệ theo chủ nghĩa nữ quyền. Đàng khác hiện trạng liên quan đến công việc chuyên môn của người chồng và vợ giảm thiểu thời giờ họ có thể cùng dành riêng và chia sẻ với nhau trong gia đình. Tất cả điều này giới hạn khả năng đối thoại giữa vợ chồng.
Cũng thông thường khi một khủng hoảng nảy sinh, cặp vợ chồng phải tự mình giải quyết nó. Họ không có một ai vốn có thể lắng nghe và soi sáng cho họ, một điều có thể làm cho họ tránh lấy một quyết định không thể hủy bỏ được. Thiếu trợ giúp như thế khiến đôi bạn đóng kín trong vấn đề của mình, không còn nhìn ra bất kỳ giải pháp nào cho những khó khăn của họ khác hơn ngoài việc chia lìa hay thậm chí ly dị. Tuy nhiên, liệu không phải chắc chắn rằng nhiều khủng hoảng này chỉ có tính chất mau qua và đã có thể vượt thắng dễ dàng nếu đôi bạn có một cộng đoàn nhân loại và giáo hội giúp đỡ hay sao?
Những yếu tố kinh tế và tiêu thụ trong đời sống gia đình
Những yếu tố kinh tế, trong tất cả tính phức tạp của chúng, tác động mãnh liệt đến việc nắn hình nên khuôn mẫu gia đình, đến việc thiết lập những giá trị của nó, đến cách tổ chức vận hành của nó, và đến việc quyết định đời sống của chính gia đình. Sự thu nhập vốn cần được đảm bảo, những chi tiêu được coi là thiết yếu để đáp ứng những nhu cầu hay tiêu chuẩn sống phải đạt tới hay bảo tồn, sự thiếu những nguồn hay thậm chí việc thiếu công ăn việc làm vốn gây khổ cho cả cha mẹ lẫn con cái, tất tất đều điều kiện hóa và tới một mức nào đó quyết định nhiều khía cạnh của đời sống gia đình.
Hãy nghĩ đến cái được gọi là những cặp vợ chồng “theo luật tập tục”[4], những người thật sự không chỉ chung sống nhưng còn quá nghèo để kết hôn. Một tình trạng gây âu lo khác là tình trạng của những người di dân, bị buộc phải rời bỏ gia đình và quê hương của mình đi tìm công ăn việc làm để trợ giúp gia đình, một tình trạng mà vì liên hệ đến tiết dục lâu dài hoặc vì những lý do khác nữa thường dẫn tới việc bỏ bê hay sụp đổ gia đình mà họ đã để lại đằng sau.
Máy móc vốn tạo thành bầu khí chủ nghĩa tiêu thụ mà trong đó những gia đình thấy chính mình cũng có một nguồn cội kinh tế. Ta thường định nghĩa thế nào là hạnh phúc chính từ quan điểm này, đang khi [nó] gây ra chưng hửng và loại ra ngoài lề xã hội. Kinh tế cũng là những yếu tố vốn xác định một cái gì quan trọng như không gian gia đình sống, nghĩa là, kích thước của những căn hộ và khả thể tính có được một căn hộ. Và cuối cùng chính những yếu tố kinh tế điều kiện hóa những khả thể tính của con cái trên bình diện giáo dục và những triển vọng tương lai của chúng.
Trong ánh sáng của tất cả điều này, chúng ta không thể thất bại để có được một cảm thức sâu xa của lòng thương xót đối với điều vốn là, hay phải là, cái nôi của sự sống và tình yêu cũng như là trường ở đó người ta học làm người.
- Gia đình: cách thức nhờ đó Con TC làm người
TC nhập thể, sinh ra bởi một người nữ và lệ thuộc vào lề luật để cứu độ những kẻ lệ thuộc vào lề luật hầu họ nhận được quyền nghĩa tử (x. Gl 4:4-5), không phải là một biến cố chỉ được liên kết với thời của ngài sinh ra mà thôi, song ôm ấp toàn vẹn đời sống của Đức Giêsu cho đến cái chết trên thập giá, như Phaolô nói cho chúng ta (x. Pl 2:8). Vatican II diễn tả điều này bằng cách nói rằng Con TC lao động với đôi tay con người và yêu mến với một trái tim con người (x. GS 22). Vì thế, nhân tính của ngài không cản trở ngài mạc khải thần tính của mình, nhưng đúng hơn, nó là bí tích ngài dùng để mạc khải TC và làm ngài trở thành hữu hình và có thể tới đạt được. Thật là tuyệt diệu để chiêm ngắm một TC yêu thương con người đến nỗi đã làm cho chính mình trở thành con đường mà qua đó con người có thể đến với ngài. Chính vì thế, con đường của Giáo hội là con người mà Giáo hội phải yêu mến, phục vụ và giúp đỡ để đạt tới sự sung mãn của đời sống mình.
Nhưng bởi lẽ ngài muốn nhập thể, nên trước tiên, TC phải tìm một gia đình, một người mẹ (x. Lc 1:26-38) và một người cha (x. Mt 1:18-25). Nếu TC trở thành người trong cung lòng trinh nữ của Đức Maria, thì chính trong lòng của gia đình Nadarét, TC nhập thể học làm người. Để sinh ra TC cần một người mẹ, còn để lớn lên và nên người TC cần một gia đình. Đức Maria không chỉ là một người cưu mang Đức Kitô; như một người mẹ thật, cùng với thánh Giuse, ngài đã làm cho căn hộ Nadarét thành một mái ấm ở đó Con TC “có thể trở thành người” (x. Lc 2:51-52).
Chính bởi vì Con TC nhập thể là một biến cố chân chính, nên sự phát triển sau đó của ngài đi theo phương cách tự nhiên đối với mọi người: cần đến một gia đình để hân hoan tiếp nhận ngài, để dõi theo ngài, để yêu mến và cộng tác với ngài trong việc phát triển tất cả những chiều kích nhân bản vốn làm cho ngài thật sự thành một “nhân vị”; và tất cả điều này nằm trong một kế hoạch đời sống làm cho việc phát triển các năng lực của chính mình thành có thể được cũng như tìm thấy ý nghĩa và thành công trong đời sống.
Chức năng tất yếu và chắc chắn trên bình diện giáo dục mà mọi gia đình phải cống hiến cho các phần tử của mình tìm được chứng từ của mình trong trường hợp của gia đình Nadarét theo trang sách của Tin mừng Luca. Đó là giai thoại tìm gặp Đức Giêsu trong đền thánh. “Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Người đáp: Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:48-52).
Trong đoạn Tin mừng này chúng ta tìm thấy ba gợi ý giá trị mà gia đình được mời gọi phải hiện thực liên can đến những em nhỏ hầu chúng trở thành “những công dân lương thiện và những Kitô hữu tốt lành.” Theo quan điểm này ta có thể coi nó là một giải thích được tuyển chọn theo cách thức salêdiêng về nguyên lý của sự nhập thể trong một dự phóng giáo dục.
Trước hết, thánh Giuse và Đức Maria đã mang Đức Giêsu đến Đền thờ ở một lứa tuổi khi người con phải học để hoàn toàn đảm nhận địa vị của mình trong đời sống của dân ngài, bước theo những truyền thống đã từng nuôi dưỡng và nâng đỡ đức tin của cha mẹ mình; đức tin đó đâu phải là chuyện vô nghĩa; gia đình ấy đã mang Đức Giêsu tới Đền Thờ trong sự vâng phục lề luật và sự thực hành đức tin của họ, mặc dù họ biết rằng đứa con của họ là Con TC. Nguồn gốc thần linh của Đức Giêsu không miễn cho ngài khỏi bị bó buộc chung cho toàn Israel là tuân giữ lề luật TC: Con TC học làm người bằng cách vâng phục con người.
Cũng đáng ghi nhận là thái độ kính trọng của cha mẹ đối với đứa con của họ, vì lợi ích của mình, tìm kiếm thánh ý TC cho đời sống mình. Câu trả lời của Đức Giêsu đề xướng một cảm thức về sự ngạc nhiên, như thể nói rằng: “Nhưng vậy là thế nào sau khi đã dạy con gọi TC là Abba, là Cha, và luôn phải tìm thực thi ý ngài, thế mà nay và tại đây khi con ở trong nhà của ngài để mừng lễ Bar Mitzvah lúc con trở thành một “người con của lề luật” đã trưởng thành để sống mãi trong việc chu toàn ý của cha, thì mẹ lại hỏi con đã ở đâu và tại sao lại làm như thế?” (x. Lc 2:49). Dù chưa hoàn toàn là người lớn, Đức Giêsu nhắc nhớ cha mẹ rằng chính họ đã dạy ngài rằng TC và công việc của ngài phải vượt trên gia đình và các công chuyện gia đình.
Và cuối cùng chúng ta có thể ghi nhận rằng sự thiếu hiểu biết của cha mẹ ngài không cản trở người con vâng phục họ và đã cùng họ trở về Nadaret. Đức Giêsu lụy phục thẩm quyền của cha mẹ mà có thể không còn hiểu ngài nữa. Và như vậy, thánh sử kết luận, đang khi Đức Maria “cất giữ mọi sự ấy trong lòng” (Lc 2:51) thì Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lk. 2, 48-52). Và ở đó anh em có được lời ca ngợi lớn lao nhất về khả năng giáo dục của thánh Giuse và Đức Maria. Đây là điều ta muốn nói lên bằng thực tiễn khi làm cho gia đình thành một mái ấm và trường học, “một cái nôi của sự sống và tình yêu và ở đó người ta đầu tiên học cách thức nên người.”
Chính trong một gia đình Đức Giêsu học vâng phục lề luật và trở thành ngập chìm trong nền văn hóa của một dân tộc; chính trong gia đình mà Đức Giêsu tỏ lộ ước muốn là dành chỗ tiên quyết cho TC và tiên vàn quan tâm đến những điều thuộc TC; dù biết mình là Con TC, Đức Giêsu vẫn trở về lại với chính gia đình như một người giữa mọi người, để “càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với TC và người ta.” Con TC có thể đã bắt đầu sống vì được sinh ra bởi một người mẹ trinh khiết mà không cần một gia đình, song không có gia đình, ngài không thể lớn lên và trưởng thành như một người! Một trinh nữ cưu mang con TC; còn gia đình làm cho ngài hoàn toàn nên người.
Ta có thể nói gì hơn nữa về giá trị thánh thiêng của gia đình đây!
- Đời sống gia đình và đoàn sủng Salêdiêng
Đối với chúng ta là con cái của Don Bosco, chủ đề gia đình không bao giờ có thể xuất hiện như một cái gì bên ngoài đời sống và sứ mệnh chúng ta. Như những nhà giáo dục, chúng ta biết rõ việc tạo nên một bầu khí gia đình để giáo dục các thanh thiếu niên, những người lớn, những người trẻ nam nữ là quan trọng biết bao. Vì thế, môi trường tốt nhất chính là một môi trường được dựa trên gia đình: một môi trường vốn làm cho ai nấy đều “cảm thấy thoải mái”, ở đó ta có thể thông giao tình cảm, thái độ, lý tưởng và các giá trị như một cái gì sống, vì thế, thường là với một cách thức tự phát chứ không phải bằng lời nói, nhưng lại liên lỷ và hiệu quả. Lối diễn tả nổi tiếng của Don Bosco, “giáo dục là chuyện của con tim”[5] trở thành được chuyển dịch sang thực hành bằng cách mở ra những con đường đi tới trái tim của người trẻ chúng ta, hầu họ có thể vui thích hấp thụ và thực hành điều chúng ta dạy dỗ qua những phương pháp giáo dục của chúng ta.
Đối với chúng ta, những thành viên của Gia Đình Salêdiêng, sống như một gia đình không phải chỉ là một chọn lựa mục vụ mà ngày nay rất khẩn thiết, nhưng là một lối sống đoàn sủng và mục tiêu phải được ưa thích hơn trong sứ mệnh tông đồ chúng ta. Chúng ta Salêdiêng và những thành viên của Gia Đình Salêdiêng sống tinh thần gia đình như một nét đặc trưng thuộc đoàn sủng; như một mục tiêu hàng đầu chúng ta chia sẻ với các gia đình mà ký thác con trẻ của họ cho chúng ta trách vụ giáo dục và phúc âm hóa chúng; như một chọn lựa phương pháp giáo dục, chúng ta làm việc để kiến tạo trong những môi trường của chúng ta tinh thần gia đình.
3.1 “Lúc khởi đầu đã có người mẹ”[6]
Magarita Occhiena là “nhà giáo dục và bà giáo dạy ‘sư phạm’ đối với Don Bosco.”[7] Đức Gioan Phaolô II đã nói tại một buổi họp của những thầy cô dạy học ở Turin năm 1988: “Mọi người biết, Mẹ Magarita quan trọng biết bao trong đời sống của thánh Gioan Bosco. Bà không chỉ cho Nguyện xá tại Valdocco đặc tính là tinh thần gia đình vẫn còn tồn tại đến ngày nay, song bà có thể uốn nắn tâm hồn của đứa con của mình là cậu nhỏ Gioan thành tốt lành và hiền dịu mà sẽ làm cho cậu thành bạn và cha của những thiếu niên nghèo khổ của ngài.”[8]
3.1.1 Một sơ lược về tiểu sử
Cha cũng thâm tín mẹ Magarita có vai trò quyết định trong việc đào luyện nhân bản và Kitô hữu của Don Bosco, cũng như trong việc sáng tạo nên khung cảnh gia đình có tính giáo dục tại Valdocco. Cha thấy có bổn phận để gợi nhắc ở đây, dù ngắn gọn, đời sống của mẹ và phác họa những đặc tính thiêng liêng của ngài.
- a) Trước khi chuyển tới Valdocco (từ 1788 đến 1846).
Sinh ra tại Serra Capriole, một làng trong Vùng Asti vào ngày 1 tháng Tư năm 1788 do Melchiorre Occhiena và Domenica Bassone, mẹ Magarita được rửa tội cùng ngày; cha mẹ ngài là những người dân quê tương đối khá giả một chút; họ có căn hộ riêng và đồng ruộng chung quanh.
Ở Capriglio không có trường học, vì vậy Magarita không học đọc học viết được. Nhưng dù mù chữ nàng lại không phải là ngu muội; nàng có được một sự khôn ngoan tuyệt vời nhờ lắng nghe bằng trái tim những bài giảng và những bài học giáo lý tại nhà thờ giáo xứ, và hơn nữa nàng sống điều nàng đã nghe trong chính kinh nghiệm đời sống hằng ngày của mình, vốn không luôn luôn bằng phẳng và hạnh phúc. Năm 1886, cha Lemoyne, tác giả cuốn tiểu sử đầu tiên về mẹ Magarita, đã viết: “Tự bản tính, bà được phú ban một ý chí mạnh mẽ vốn đã có thể làm cho bà vượt thắng tất cả những chướng ngại vật chất và tinh thần bà gặp trong cuộc đời nhờ thiện ý lớn lao và ân sủng TC trợ giúp. . . Ngay thẳng trong lương tâm, tư tưởng và tình cảm cũng như lành mạnh trong phán đoán về con người và sự vật, bình tĩnh trong giao tiếp cũng như thẳng thắn trong ngôn ngữ, bà không bao giờ lừng khừng . . . Sự bộc trực này cũng như sự tự tín (self-assurance) bảo vệ cho những nhân đức của bà, bởi vì với nó đi liền với một sự thận trọng mà không bao giờ cho phép bà đặt một bước nào sai trệch.” [9][8]
Cách Capriglia hai cây số, trên ngọn đồi đối diện, tại “Becchi”, một phần của Morialdo và Castelnuovo d’Asti, Francis Bosco đang sinh sống; chàng là một nông dân 27 tuổi, góa vợ, sống với đứa con ba tuổi là Antôn. Chàng cầu hôn nàng và đám cưới xẩy ra vào ngày 6 tháng Sáu năm 1812. Sau đó, Margarita Bosco di chuyển đến nông trại của Biglione. Gia đình nhỏ bé ấy chẳng mấy chốc gia tăng con số, đứa con đầu lòng, Giuse, ra đời ngày 8 tháng Tư năm 1812, rồi đứa thứ hai được gọi là Gioan Melchior là thánh Gioan Bosco sau này.
Francis chết yểu năm 33 tuổi; điều đó có nghĩa là năm 29 tuổi, Magarita đã trở thành gia trưởng chăm sóc ba đứa con và bà mẹ chồng cũng như phải điều hành trang trại. Chẳng mấy chốc sau khi góa bụa, nàng nhận được một lời cầu hôn tốt đẹp khác; nhưng những đứa con sẽ được trao cho một ai khác coi sóc. Nàng thẳng thừng khước từ: “TC đã ban cho tôi một người chồng rồi lại cất chàng đi. Trên giường bệnh, chàng đã trao ba đứa nhỏ cho tôi. Tôi quả là một người mẹ tàn nhẫn nếu tôi bỏ mặc chúng vào lúc chúng cần đến tôi hơn hết.”
Chính lúc này, nàng nói tới công việc giáo dục ba đứa nhỏ. Đó là một trách vụ mà nơi đó những tài năng phi thường của nàng được biểu lộ: đức tin, nhân đức, nhiều điều tốt lành khác, sự khôn ngoan của một nông dân miền Piedmonte đi đôi với sự khôn ngoan của một người Kitô hữu chân chính đầy tràn Thánh Thần.
Nàng biết thích ứng chính mình ra sao đối với từng đứa con. Antôn mồ côi mẹ lúc ba tuổi và mồ côi cha lúc chín tuổi; lúc thiếu niên, cậu trở thành cộc cằn, bẳn gắt và hay cáu kỉnh. Vào tuổi mười tám, cậu trở thành không tự chủ được và thường hung bạo. Đôi khi cậu gọi Magarita là “bà dì ghẻ tàn ác” dù nàng vô cùng kiên nhẫn, luôn đối xử với cậu như một đứa con. Tuy thế, nàng cũng mạnh mẽ và công bằng, và vì sự bình an của căn hộ cũng như thiện ích của Giuse và Gioan, nàng làm những quyết định đau buồn vốn không thể tránh được nữa.
Cuối năm 1830, nàng tiến hành việc chia gia tài, căn hộ và đất đai. Antôn, nay đã có phần mình, chẳng bao lâu sau lập gia đình và có được bẩy đứa con. Sau đó cậu hoàn toàn hòa giải với mọi người trong gia đình, và biến thành một người cha tốt lành và được con cái kính trọng cũng như là một Kitô hữu trung thành.
Giuse trẻ hơn năm tuổi, nhu mì, hiền lành và dễ hòa hợp. Cậu không thể rời xa đứa em Gioan và chấp nhận uy lực của em không chút ghen tỵ. Cậu thán phục mẹ mình và suốt những năm dòng dã khi Gioan đi học, cậu là người vâng phục và xốc vác mà mẹ Magarita có thể dựa vào để trợ giúp. Cậu cưới một cô gái trong vùng, Maria Colosso năm hai mươi tuổi và có được mười đứa nhỏ.
Gioan muốn học hành. Mẹ Magarita muốn nâng đỡ cậu trong ước vọng này nhưng lại thấy mình bị Antôn chống đối không nhượng bộ. Vì thế, dù tan nát cõi lòng, bà đã gởi Gioan đi xa khoảng một năm tám tháng để làm việc như một đứa nhỏ chững chạc tại nông trại của gia đình Moglia (1828-1829). Chỉ sau khi Antôn tự lập mẹ Magarita mới có thể gởi Gioan đến trường địa phương tại Castelnuovo (1831), và rồi tới Chieri ở đó ngài phải trải qua mười năm (1831-1841), bốn năm tại trường địa phương và sáu năm ở đại chủng viện. Đây là một thời kỳ mà rốt cục mẹ Magarita cũng có thể sống hạnh phúc, bình an, và đầy hy vọng; đây là những năm tháng bà trở thành nội của những đứa con của Antôn và Giuse.
Vào khoảng thất tuần, Don Bosco vẫn có thể ghi nhớ câu trả lời kiên quyết ngài nhận được từ mẹ Magarita khi ngài làm một quyết định cho tương lai của mình năm 1834. Mẹ đã nói: “Này Gioan, hãy nghe mẹ. Mẹ không có gì để nói về ơn gọi của con, ngoại trừ rằng Chúa dẫn con đi đâu, con phải đi theo đó. Con đừng lo cho mẹ. Mẹ không mong chờ gì ở con cả. Con hãy nhớ kỹ điều này: mẹ sinh ra nghèo, mẹ đã sống trong nghèo khó, và mẹ muốn chết trong cảnh nghèo. Thực vậy, mẹ muốn con biết rằng nếu chẳng may con trở nên một linh mục giầu có, thì ngay cả đến thăm con, mẹ cũng chẳng bao giờ làm đâu.” [10]
Vào ngày 26 tháng Mười năm 1835, ở tuổi đôi mươi, Gioan nhận áo giáo sĩ tại nhà thờ giáo xứ ở Castelnuovo. Don Bosco nói cho chúng ta, ngày đó “mẹ cha luôn nhìn cha. Chiều hôm trước khi cha rời gia đình vào chủng viện, mẹ gọi cha đến và nói những lời cha hằng giữ canh cánh bên lòng: ‘Gioan, con yêu của mẹ, con đã nhận áo giáo sĩ; mẹ cảm nhận được tất cả sự an ủi mà một người mẹ có thể kinh nghiệm vì vận may tốt lành của con mình. Nhưng con hãy nhớ kỹ rằng điều mang lại vinh dự cho bậc sống của con không phải là chiếc áo song là thực thi các nhân đức. Nếu con nghi ngờ về ơn gọi của mình, mẹ xin con đừng làm ô nhục chiếc áo này. Hãy cởi ngay ra. Mẹ thà có đứa con là một nông dân đơn nghèo còn hơn là một linh mục xao lãng bổn phận mình.’”[11]
Thứ bẩy mồng 5 tháng Sáu năm 1841, Gioan thụ phong linh mục ở Turin. Ngày kế tiếp, sau khi cử hành thánh lễ long trọng tại nhà thờ giáo xứ Castelnuovo, ngài trở về Becchi. Ở đó, khi nhìn lại những nơi chốn của giấc mơ đầu tiên của mình và nhiều kỷ niệm khác, vị linh mục trẻ cảm động đến rơi lệ. Cùng chiều hôm đó, ngài ở riêng với mẹ mình. Mẹ ngài nói cho ngài: “Gioan con yêu, nay con là một linh mục và con khởi sự dâng lễ; từ nay trở đi con gần Chúa Giêsu hơn. Nhưng con hãy nhớ rằng khởi sự dâng lễ là khởi sự chịu đau khổ. Điều này, con không ý thức ngay đâu, nhưng từ từ con sẽ thấy mẹ nói đúng. Mẹ chắc rằng con sẽ cầu nguyện cho mẹ mỗi ngày dẫu lúc mẹ còn sống hay đã qua đời, và thế là đủ cho mẹ rồi. Từ nay trở đi con hãy chỉ nghĩ đến việc cứu rỗi các linh hồn, và đừng lo lắng chút nào cho mẹ.”[12]
Ngày mồng 3 tháng Mười Một năm 1841 vị linh mục trẻ này giã từ mẹ và những người thân yêu đi tới Turin. Theo cha Giuse Cafasso khuyên, ngài gia nhập Học Viện Giáo Sĩ và bắt đầu ngay công việc tông đồ giữa những thanh thiếu niên đầu đường xó chợ và những tù nhân trẻ. Mồng 8 tháng Mười Hai, ngài bắt đầu bài học giáo lý đầu tiên với Bartolomeo Garelli – khởi sự cuộc mạo hiểm salêdiêng vĩ đại.
Vị linh mục trẻ bắt đầu quy tụ một đám thanh thiếu niên ngày một gia tăng tại Học Viện, và rồi tại viện của bà Bá tước Barolo, sau đó trên những đồng cỏ xanh trong khu vực lân cận, mãi đến cuối cùng, vào Lễ Phục Sinh năm 1846 ngài tiếp quản ngôi nhà Pinardi ở Valdocco. Suốt thời kỳ này mẹ Magarita sống an bình ở Becchi, là một bà nội hạnh phúc bên đàn cháu bé nhỏ mới được từ 13 tháng đến một vài tháng mà thôi.
Vào tháng Bẩy năm 1846, Gioan hầu như thập tử nhất sinh, bị lao lực vì công việc tông đồ. Khi cơn bạo bệnh đã qua, ngài trở về Becchi một thời gian dài để dưỡng sức; mẹ con lại xum họp bên nhau. Nhưng trái tim linh mục của Don Bosco vẫn ở lại Turin, nơi mà rất nhiều thiếu niên đang mong đợi ngài! Tuy thế có một vấn đề phải giải quyết: là một linh mục trẻ mới được 30 tuổi Gioan không thể sống một mình tại những nơi như căn hộ Pinardi mà ngài mới thuê; khu vực Valdocco là một nơi có tiếng xấu. Cha xứ Castelnuovo khuyên ngài: “Cha hãy đem mẹ mình theo.” Don Bosco kể lại mẹ mình đã quảng đại đáp lại như sau: “Nếu con nghĩ rằng điều đó làm vui lòng Chúa, mẹ sẵn sàng rời bỏ đây ngay.”[13] Mồng 3 tháng Mười Một năm 1846, mẹ con rời bỏ làng, đi bộ đến Turin.
- b) Mười năm với Don Bosco (từ 1846 đến 1856)
Đối với mẹ Magarita nay thời kỳ cuối cùng đã khởi sự; thời kỳ này, đời mẹ trở nên xoắn chặt với đời của con mình trong việc thực sự thành lập công cuộc salêdiêng.
Bằng cách giúp Don Bosco, mẹ Magarita hiển nhiên muốn phục vụ các thanh thiếu niên mà đứa con của bà đã hiến thân phục vụ. Trước tiên bà sẽ phải làm quen với sự ồn ào huyên náo thường nhật của Nguyện xá và những giờ khuya khoắt của những lớp ban tối. Và rồi có những trẻ mồ côi vô gia cư đầu tiên được tiếp nhận vào nhà. Có bao nhiêu thiếu niên trong đại gia đình của mẹ Magarita? Con số gia tăng từ khoảng 15 vào năm 1848 đến 30 năm 1849 và đến 50 vào năm 1850. Cơ sở là một căn hộ hai tầng có khả năng chứa tới 70 năm 1853 và 100 năm 1854; hai phần ba đều là những em thợ trẻ; một phần ba còn lại là những học sinh hay những chủng sinh địa phận; chúng đều vắng nhà để đi làm việc hay học hành trong thành phố. Don Bosco phải cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho ít nhất 30 em trong đó.
Một buổi chiều tối năm 1850 mẹ Magarita chạm tới vườn Giêtsemani (cây dầu) của mình. Bốn năm sống tại Valdocco đã vắt kiệt sức mẹ và mẹ đã kiệt quệ! Bà thốt lên với con mình: “Gioan, nghe đây. Mẹ không thể chịu đựng hơn được nữa rồi. Mỗi ngày những thiếu niên này lừa mẹ một trò. . . Hãy để mẹ gói đồ và đi về lại Becchi để an dưỡng những ngày còn lại của mẹ.” Don Bosco nhìn mẹ bối rối, và rồi chầm chậm ngước mắt đến tượng chuộc tội treo trên tường. Mẹ Magarita dõi theo ánh mắt của con đoạn nói: “Con đúng, con hoàn toàn đúng.” Đoạn mẹ lại tiếp tục nấu nướng. Hồi ký Nguyện Xá nói cho chúng ta rằng từ hôm đó không một lời phàn nàn thoát ra môi miệng mẹ nữa. [14][13] Làm thế nào ta có thể từng đo lường tầm mức hy sinh cá nhân của mẹ trong việc phát triển công cuộc salêdiêng?
Mẹ Magarita cũng tích cực hiện diện trong sự phát triển “thiêng liêng” đầu tiên của công cuộc này: những thời khắc đầu tiên của việc hình thành nên cái bản chất (ethos) và phương pháp salêdiêng, sự hiện diện và dõi theo những môn đệ đầu tiên: Cagliero (1851), Rua (1852), cha Alasonatti và Đaminh Savio (1854); những hội lành đầu tiên, những hoa trái thánh thiện đầu tiên, những tư giáo đầu tiên và việc chuẩn bị cho Tu hội Salêdiêng, mà sẽ được thành lập chỉ ba năm sau khi mẹ Magarita qua đời. Sự hiện diện nữ tính của người mẹ này là một yếu tố độc đáo trong lịch sử của những vị sáng lập những Tu hội giáo dục. Một nhà viết tiểu sử nói lên: “Tu hội Salêdiêng được nâng niu trên gối của mẹ Magarita.”[15]
Nhưng nét thú vị nhất của mẹ Magarita, một nét không chỉ can dự đến đôi tay song đến cõi lòng của mẹ, là tài năng tự nhiên của mẹ như một nhà giáo dục. Tất cả những trẻ mồ côi ấy thường gọi bà là “mẹ”. Quả rõ ràng là bà không giới hạn mình vào việc nấu nướng hay may vá áo quần cho chúng mà thôi. Chúng hoàn toàn tín nhiệm mẹ, với tình cảm của những trẻ mồ côi vốn cảm thấy rõ bà yêu thương chúng. Mẹ luôn luôn sẵn sàng trò chuyện với chúng bằng những lời dịu dàng tử tế, khi sửa bảo, khích lệ hay an ủi chúng hoặc cho chúng lời khuyên tốt để đào luyện tính tình của chúng cũng như trái tim người tín hữu của chúng, khi nhắc nhớ chúng về sự hiện diện của TC, khích lệ chúng đi xưng tội với Don Bosco và tôn kính Đức Maria.
Bà biết từng mỗi một những thiếu niên đó và có thể đưa ra nhận định sâu sắc về từng em một. Suốt hai năm trời, bà có thể nhìn ra một thiếu niên nổi bật đến từ Mondonio: lối hành xử của cậu bé đã gây ấn tượng cho bà. Một ngày kia bà nói cho Don Bosco: “Con có nhiều thiếu niên tốt, nhưng không em nào sáng chói bằng Đaminh Savio cả hồn lẫn trí đâu. . . Mẹ luôn thấy em cầu nguyện, và trong nhà thờ em giống như một thiên thần trên trời.”[16][15]
Những thời kỳ thơ thới và an dưỡng duy nhất cho mẹ Magarita trong những năm đó là một vài tuần nghỉ tại Becchi vào mùa thu. Nói là nghỉ chỉ theo nghĩa tương đối thôi, bởi vì Don Bosco đem theo với mình tất cả những thiếu niên không có thân nhân thăm nom. Sau cuộc nghỉ năm 1856, vào giữa tháng Mười Một, bà ngã bệnh và liệt giường. Bác sĩ chuẩn bệnh bà bị lao phổi. Mẹ Magarita qua đời vào lúc 3 giờ ban sáng ngày 25 tháng Mười Một, sau khi đã lãnh nhận những bí tích sau cùng từ cha giải tội của bà là cha Borel, vào chiều hôm trước. Bà nói với Don Bosco: “Chúa biết rõ mẹ yêu con biết bao, nhưng trên trời việc đó còn tốt hơn nhiều. Mẹ đã làm tất cả những gì mẹ có thể. Nếu đôi khi mẹ dường như nghiêm khắc chính là để tốt đẹp cho con thôi. Hãy nói với các thiếu niên rằng mẹ đã cố gắng thành một người mẹ của chúng. Hãy xin chúng hiệp lễ cầu nguyện cho mẹ.”[17]
Mẹ Magarita đã sống nghèo và chết nghèo: mẹ được chôn trong một ngôi mộ bình thường không có lấy một bia để ghi danh mẹ.
3.1.2 Đường nét thiêng liêng sơ lược của mẹ Magarita
Cái chết của mẹ làm cho sợi dây bền vững giữa Don Bosco và mẹ ngài thêm hiển nhiên hơn bao giờ hết, mối liên hệ độc đáo vốn đã từng nắn đúc nên những nét quan trọng nhất của nhân cách ngài.”[18] Mẹ được cả những người salêdiêng lẫn thanh thiếu niên yêu quí, và ngay sau khi mẹ chết, ai nấy đều chung một xác tín: mẹ là một vị thánh! Nhưng vụ việc xin phong chân phước và tuyên thánh chỉ được đưa lên vào ngày 8 tháng Chín năm 1994. Sau cuộc tiến hành trên cấp địa phận tại Turin năm 1996, tài liệu Positio (nghĩa là tài liệu về danh thơm sự thánh thiện và về đời sống cùng những nhân đức anh hùng của mẹ) được chính thức chuyển giao cho Bộ lo về các vụ việc xin phong thánh vào ngày 25 tháng Giêng năm 2000.[19]
Đến đây, cha không thể kiềm chế không nói sơ lược đến đường nét thiêng liêng của mẹ, như được xuất hiện trong tài liệu Positio trên kia.
- a) Một người phụ nữ mạnh mẽ
Suốt đời không bao giờ có những giờ phút mẹ dễ dàng nhường bước (đầu hàng) những khuynh hướng tự nhiên. Bà tỏ ra quân bình phi thường trong khi xử trí những căng thẳng không dễ dàng chút nào vốn nảy sinh trong đời sống gia đình. Bà tỏ lộ một thái độ liên lỷ tỉnh thức được thúc đẩy bởi một mối quan tâm cao cả hơn, mối quan tâm phân định điều gì tốt nhất phải làm vì lợi ích của con cái của bà trước mặt TC. Bà gây ấn tượng là người dịu dàng nhưng mạnh mẽ, thông cảm nhưng không dễ thay đổi, kiên nhẫn nhưng nhất quyết.
Sự kiện bà phải vừa là người cha và vừa là người mẹ đối với con cái đã thúc đẩy Magarita tới sự hòa hợp những nét trái ngược ấy. Mặc dù người ta cho bà cơ hội để tránh được những vấn đề của một bà góa bằng việc tái hôn, bà vẫn có thể tới đạt và bảo trì được sự quân bình giữa hai vai trò ấy; một lối tiếp cận từ mẫu đủ mạnh mẽ để bù lại sự thiếu vắng của một người cha, và một tình cha đủ hiền hậu để tránh thỏa hiệp sự nồng ấm mẫu tử. Vì vậy, không có những nuông chiều rỗng tuếch cũng chẳng có những quát nạt nóng giận, nhưng mạnh mẽ và điềm tĩnh (thư thái).
Bà luôn tỏ ra an bình và thanh thản, tự chủ và hiền dịu. Bà không đánh con, nhưng chẳng bao giờ đầu hàng chúng. Bà thường dọa sẽ phạt nghiêm khắc, nhưng lại tha thứ ngay khi thấy dấu hiệu ăn năn. Don Bosco gợi nhắc, ở góc bếp có một chiếc roi. Bà không bao giờ dùng đến nó nhưng bà luôn luôn để nó trong góc bếp đó. Như một người mẹ, bà rất tử tế, nhưng luôn mạnh mẽ và cương quyết. Bà điều hành hài hòa hai yếu tố vốn thường thường là nguồn những khó khăn trong các gia đình: sự hiện diện của bà mẹ chồng ốm yếu, đứa con ghẻ khó tính khó nết. Là một nhà giáo dục khôn ngoan, bà có thể biến đổi viễn cảnh gia đình phủ đầy những khó khăn thành một khung cảnh (môi trường) giáo dục hiệu quả và thành công.
Bằng lời nói và gương sáng, bà dạy cho con cái những nhân đức nhân bản lớn lao của dân miền Piedmonte của thời kỳ đó: ý thức về bổn phận và lao động, sự can đảm đối diện với cuộc sống khó khăn hằng ngày, tính ngay thẳng và chân thành cùng tính hài hước. Chúng cũng học phải kính trọng người già cả và sẵn sàng phục vụ giúp đáp người khác. Đàng khác, dù luôn luôn mạnh mẽ và bình thản, bà không sợ để nói rõ cho những người mà lời nói hay hành động của họ gây gương mù gương xấu. Những thí dụ thuộc loại này vẫn còn in sâu trong tâm trí của ba thiếu niên ấy. Mọi bài học bà giáo mù chữ này dạy con lại được một cung giọng khôn ngoan và hiệu quả từ chiều kích đức tin vốn là bối cảnh của nó.
- b) Một nhà giáo dục “Salêdiêng”
Chính tài khéo giáo dục này làm cho mẹ Magarita có thể nhận ra những tiềm năng đặc biệt ẩn dấu nơi con cái của bà, đem chúng ra ánh sáng, phát triển chúng và rồi trả lại chúng hầu như một cách hữu hình cho đôi tay chúng. Đúng thực là vậy, cách riêng với Gioan, người con tuyệt vời nhất của bà. Thật ấn tượng biết bao để nhìn xem nơi mẹ Magarita cái cảm thức và ý thức rõ ràng về “trách nhiệm người mẹ” của bà trong việc liên lỷ hướng dẫn con cái của mình, đang khi luôn luôn để cho chúng tự lập về ơn gọi của chúng trong đời sống, đúng tới khi bà qua đời!
Nếu giấc mơ của Gioan lúc chín tuổi mạc khải nhiều điều cho ngài về tương lai, giấc mơ đó đã làm như thế trước tiên cho mẹ Magarita; chính bà là người đầu tiên táo bạo cắt nghĩa: “Biết đâu con sẽ trở thành một linh mục!” Vài năm sau, khi bà ý thức rằng môi trường gia đình của họ là một môi trường tiêu cực cho Gioan bởi vì sự hằn thù của người anh ghẻ Anton, bà làm hy sinh là gởi cậu đi làm việc như một nông gia ở nông trại Moglia tại Moncucco. Một người mẹ phải tách xa đứa con út để gởi đi làm việc tại một nơi xa gia đình, đó quả là một hy sinh lớn; nhưng bà làm thế không chỉ để tránh một sự rạn nứt trong gia đình song cũng để đặt Gioan trên con đường được tỏ lộ cho hai mẹ con trong giấc mơ.
Chúng ta có thể an toàn nói rằng công lao trồng cấy nơi Don Bosco những hạt giống của lối nói nổi tiếng: lý trí, tôn giáo và lòng thương mến, là thuộc về mẹ Magarita; bà đã sống điều ấy một cách hoàn toàn đơn giản trong sự niềm nở an hòa và thẩm quyền. Chúa Quan phòng đã cho bà ân sủng là một nhà giáo dục Salêdiêng, được sinh động bởi một tình yêu tiền dự mà có thể thông cảm, đòi hỏi và tươi cười sửa sai mọi người cách kiên nhẫn.
Bà chăm sóc con cái, kiểm soát và hướng dẫn chúng, nhưng không chút mang tính chất áp bức. Chúng vâng lời và xin phép bà, nhưng người mẹ đó lại vui thích để cho chúng tự do chơi đùa và hạnh phúc. Bà không bao giờ nhượng bộ những thất thường và sửa lỗi với một cách thức yêu thương. Cha Lemoyne làm chứng: “Khi sửa lỗi, bằng mọi giá, bà muốn tránh gây lên nóng nảy, bất tín nhiệm hay oán hờn. Phương pháp của bà về điều này hoàn toàn chính xác: dẫn con cái tới chỗ làm mọi sự vì yêu thương hay làm vui lòng Chúa, và điều này khiến bà thành một bà mẹ được yêu mến nhiều.”[20] Sau này, Don Bosco thường nói nhiều rằng giáo dục là chuyện của con tim: ngài đã có kinh nghiệm hạnh phúc về điều này trong mái ấm gia đình tại Becchi.
- c) Một giáo lý viên hiệu quả
Mẹ Magarita được một khả năng hiếm có là làm cho tất cả những chuyện xẩy ra trong đời sống thành một khởi điểm cho bài giáo lý. Bà chủ trương rằng bà có trách nhiệm hàng đầu để dạy dỗ đức tin cho con cái mình, và có thể gây cho chúng yêu mến những giá trị đơn sơ nhưng mạnh mẽ trong trường học của gia đình. Nhưng điều tiên quyết bà kiên nhẫn chuyển giao cho chúng trong những năm tăng trưởng là chính đức tin tuyệt vời của mình, cảm thức về TC tình yêu hằng hiện diện và một lòng sùng kính mến yêu đối với Mẹ Maria.
Cách thức mẹ Magarita dạy giáo lý đã trở thành nổi tiếng. Bà không thể đọc cũng như viết, nhưng hồi còn nhỏ, bà đã học thuộc lòng những công thức cần thiết của những chân lý đức tin và bà không chỉ chuyển giao lại cho những đứa con của bà, song cũng có thể tóm tắt và giải thích chúng hợp với bản năng hiền mẫu không thể sai lầm được.
Những chân lý lớn lao được chuyển thông theo một cách thức đơn sơ và sơ đẳng (elementary) trong những công thức ngắn nhất:
– Chúa nhìn con: là chân lý của mọi giây phút, không nhằm để tạo nên sợ hãi, song để đảm bảo cho những đứa con bé bỏng rằng TC đang chăm sóc cho chúng và lòng nhân hậu của ngài hướng đến chúng có nghĩa rằng chúng phải đáp trả lại bằng cách sống một đời sống tốt lành.
– TC tốt lành biết bao! Bà thường thốt lên bất kỳ khi nào một điều gì đó xẩy ra vốn thu hút trí tưởng tượng của những đứa nhỏ và gợi lên sự thán phục của chúng.
– Con không thể lừa dối TC! Bà quen công bố như thế khi nó là một vấn đề vun trồng sự kinh tởm tội lỗi và sự xấu.
– Chúng ta có quá ít giờ để làm việc thiện! Bà thường thốt lên khi bà muốn con cái mình phải chăm chỉ và quảng đại hơn.
– Mặc đẹp có quan trọng gì, nếu ẩn dưới đó là một linh hồn khủng khiếp? Bà hay nói thế khi bà muốn giáo dục chúng tới một sự nghèo khó có phẩm chất và giữ linh hồn chúng cho sạch sẽ và tốt đẹp.
Cũng có cả giáo lý về các bí tích. Chúng ta biết điều này do chính Don Bosco nói cho chúng ta về cách thức bà dùng khi Gioan còn trẻ. Khi thời điểm rước lễ lần đầu đến gần, bà thường cho cậu mỗi ngày một kinh nguyện nào đó để đọc hay một bài đọc đặc biệt nào đó để làm; rồi bà chuẩn bị cậu xưng tội cho tốt đẹp (và khiến cậu đi xưng tội ba lần suốt mùa chay); và khi ngày trọng đại đến (Chúa Nhật Phục Sinh năm 1826), bà chắc chắn rằng con bà đã thực sự có kinh nghiệm về sự kết hiệp với TC. Bà nói cho con mình vào hôm đó: “Mẹ thâm tín rằng TC chiếm hữu tâm hồn con. Nay con hãy hứa với ngài rằng con sẽ làm mọi sự có thể được để giữ cho con tốt lành suốt đời.”[21]
Và cuối cùng có một bài huấn giáo về đức ái: Trong cả những lúc tương đối đầy đủ lẫn đói kém, căn hộ của mẹ Magarita luôn rộng mở cho người nghèo, những kẻ lỡ đường, những người qua lại, người cảnh sát đi tuần tra ghé vào uống cốc rượu, những cô gái gặp khó khăn về luân lý; cũng thế, căn hộ của bà là trạm dừng chân đầu tiên cho những người làng xóm gặp cảnh không may, hoặc ở đâu có một ai đó bệnh tật cần giúp đỡ, hay một người hấp hối nào đó cần đồng hành trong những giây phút cuối đời.
- d) Cộng tác viên đầu tiên
Có trong hệ thống dự phòng như được Don Bosco thực hành một vài cách thức hành động, một vài nhấn mạnh, một vài chi tiết vốn chứa đựng một cái gì đó có tính chất hiền mẫu nơi chúng, một cái gì đó hiền từ và làm cho yên tâm; điều đó làm chúng ta có thể thấy được mẹ Magarita không chỉ như một người phụ nữ thực thi một ảnh hưởng từ bên ngoài, song cũng một cách bên trong như một người khởi hứng và khuôn mẫu, như một cộng sự viên, và chắc chắn như một cộng tác viên đầu tiên.
Sự hiện diện của mẹ Magarita tại Valdocco suốt mười năm cuối đời có một tầm ảnh hưởng không hề ngoại diện trên “tinh thần gia đình” mà nay chúng ta tất cả đều coi là cốt lõi của đoàn sủng Salêdiêng. Đấy không phải là bất kỳ thập niên tầm thường nào, nhưng là thập niên đầu tiên, thập niên mà trong đó những nền móng của môi trường mà sẽ đi vào trong lịch sử như bầu khí Valdocco đã được đặt ra. Do hoàn cảnh thúc bách, DB bị bó buộc phải xin mẹ đến giúp mình, nhưng trong kế hoạch của TC sự hiện diện của mẹ Magarita thực thế được dành để đi xa hơn việc đáp ứng một nhu cầu chóng qua mà thôi; do Chúa Quan phòng muốn, nó phải là phần thiết thân của một khuôn khổ là sự cộng tác vào một đoàn sủng vẫn còn ở trong những giai đoạn sơ khai.
Mẹ Magarita ý thức về ơn gọi mới mẹ nhận được. Mẹ khiêm cung chấp nhận nó, biết rõ điều đó có nghĩa là gì. Điều này giải thích sự cam đảm bà tỏ ra trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Chẳng hạn, hãy nghĩ đến nạn dịch tả. Hãy nghĩ đến những lời nói và cử chỉ mà có một cái gì đó có vẻ tiên tri về chúng, chẳng hạn việc dùng những khăn bàn thờ để làm miếng băng cho người bệnh. Cách riêng, có thí dụ về việc thực hành “huấn từ tối” nổi tiếng, một nét độc đáo của truyền thống Salêdiêng. Don Bosco đặt một tầm quan trọng lớn lao cho việc này; thế nhưng, nó lại được chính mẹ ngài khởi sự khi nói một vài lời khích lệ cho trẻ mồ côi đầu tiên trước khi em đi ngủ.[22] Rồi Don Bosco tiếp tục việc thực hành đó, không theo lối của một bài giảng trong nhà thờ, nhưng theo một cách hiền phụ và thân tình trên sân chơi, nơi hành lang hay dưới mái vòm.
Vóc dáng nội tâm của người mẹ này là như thế đến nỗi đứa con của bà, ngay cả sau khi đã trở thành một chuyên viên về giáo dục, vẫn luôn phải học nơi bà một cái gì đó. Phán đoán của cha Lemoyne có thể tóm kết tất cả những gì đã được nói đến: “Bạn có thể nói rằng mẹ Magarita làm cho Nguyện xá thành nhân bản.”[23][22]
3.2 Valdocco, “một gia đình giáo dục”[24]
Mặc dù Valdocco là thể chế tiên vàn – và duy nhất – lo đến phúc lợi và giáo dục được Don Bosco đích thân thiết lập và hướng dẫn, thì những nét tiêu biểu của công cuộc ấy và cách riêng hệ thống giáo dục dự phòng được dùng trong đó có thể được hiểu trong sự liên kết không chỉ với Don Bosco và tính khí cùng kinh nghiệm đặc thù của ngài, nhưng cả với tính khí và kinh nghiệm của những người trợ giúp ngài nữa. Ngay từ đầu Nguyện xá là một công cuộc cộng thể, được gom lại chung và được thực hiện ra trong sự tương tác giữa vị sáng lập và các cộng sự viên.[25]
Giữa những cộng sự viên này có một nhóm phụ nữ nổi tiếng. Mẹ Magarita không phải chỉ là một cộng tác viên [độc nhất] của Don Bosco trong Nguyện xá: “Những người mẹ khác sống ở Valdocco. . . luôn luôn trao ban cho nó một khía cạnh gia đình vốn là một hệ quả tất yếu của bản tính và kinh nghiệm của họ.” Sau khi mẹ Magarita chết, người chị Mariana của mẹ ở lại Nguyện xá gần một năm trước khi dì cũng qua đời. Rồi mẹ của cha Rua cũng đến cư ngụ ở Nguyện xá, được mẹ của tư giáo Bellia, mẹ của cha Gastaldi và những người khác nữa hỗ trợ. Cũng sống tại Nguyện xá là Mariana Magone, mẹ của một trong những học sinh nổi tiếng của Don Bosco.[26] Với cái chết của bà vào năm 1872, sự hiện diện và ảnh hưởng của những bà mẹ này tại Nguyện xá kết thúc.[27]
Nhưng ta phải nhấn mạnh rằng chính mẹ của Don Bosco suốt thập niên 1846-1856 là người đồng hành và cộng tác chính của ngài, chia sẻ với ngài “cơm bánh, công việc, lao nhọc, quan tâm và sứ mệnh cho giới trẻ.[28] “Mẹ Magarita” – tên gọi đã trở thành rõ ràng tại Valdocco – sẽ luôn luôn tích cực hiện diện khi việc phát triển “bên ngoài” đầu tiên của công cuộc này xẩy ra: trước hết là Nguyện xá, rồi đến nhà nội trú dành cho những học sinh và thợ học nghề đầu tiên, những trường học và xưởng thợ đầu tiên, một nhà thờ nhỏ dâng kính thánh Phanxicô Salê, việc khởi phát tập san Catholic Readings trong một bầu khí cách mạng và đe dọa chống lại Don Bosco (1853).
Trong những ngày đó, đời sống gia đình tại Nguyện xá khá là rối trật tự với một ít tài nguyên và nhiều mơ mộng. Don Bosco thường xuyên phải xa nhà và đi tìm những nguồn tại trợ để giữ (ổn định) một lưu xá với số người cư trú ngày một gia tăng, ngay cả theo một phong thái đơn giản, hay để tìm một chỗ an tĩnh ở đó ngài có thể viết lách trong thư viện của Học Viện Giáo Sĩ hay ở nơi nào khác. Trong những trường hợp như thế mẹ Magarita thế chỗ ngài trong việc hộ trực (giúp đỡ) các thiếu niên, cũng như quán xuyến công việc nội trợ thông thường trong nhà bếp suốt ngày và may vá cho chúng vào ban tối. Đấy chỉ là những sự kiện nhỏ bé, “những chi tiết nhỏ nhoi”, song “chúng đóng một vai trò trong nhiều khía cạnh của đời sống của Don Bosco và các thanh thiếu niên; chúng giúp ta có được một ý tưởng cụ thể về đời sống gia đình của Nguyện xá.”[29] Thực vậy, ý định của Don Bosco luôn luôn là đây: Nguyện xá “phải là một mái ấm (nghĩa là một gia đình); ngài không muốn nó là một ký túc xá.”[30]
Trước đây không lâu, cha Egidio Viganò nhấn mạnh những hệ quả của sự hiện diện từ mẫu của mẹ Magarita tại Valdocco và sự đóng góp mẹ đã thực hiện để làm cho môi trường Nguyện xá thành một môi trường gia đình: “Mẹ Magarita anh hùng chuyển đến Valdocco; mẹ giúp làm cho môi trường của những thiếu niên nghèo khổ này thấm nhuần cùng một phong thái gia đình vốn làm nảy sinh tính chất của hệ thống dự phòng, và rất nhiều phương pháp truyền thống có liên quan đến nó. Don Bosco học biết từ kinh nghiệm rằng việc đào luyện nhân cách của chính ngài được liên kết triệt để với bầu khí tận hiến và hiền dịu phi thường trong gia đình của ngài tại Becchi và ngài muốn hiện thực lại những yếu tố ý nghĩa nhất của nó tại Nguyện xá Valdocco giữa những thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi đó.”[31]
Rõ ràng những cấu tố của “gia đình có tính giáo dục,”[32] mà Don Bosco muốn Nguyện xá trở thành không được rút ra chỉ thuần tuý từ những lý thuyết sư phạm và thần học, nhưng cũng từ đời sống mộc mạc hằng ngày của miền Piedmont.[33] Sự hiện diện nữ giới tại Valdocco của những bà mẹ, và người đầu tiên giữa họ là mẹ Magarita, đã tạo nên một đóng góp đặc biệt của đức tin và sự đơn sơ, của lối tiếp cận thực tiễn và sự khôn ngoan có tính chất giáo dục.
- Gia đình như sứ mệnh
Những suy tư này về mẹ Magarita và gia đình của bà giúp chúng ta hiểu rằng xét như một phần của sứ mệnh chúng ta một cách gián tiếp, gia đình tiên quyết và tự bản chất là một thể chế xã hội mà những phần tử của nó được kết hiệp với nhau nhờ những mối tương giao liên vị của nhiều loại, nhưng tất cả đều được kéo lại với nhau bằng những mối liên kết của tình cảm, thông giao và kỷ luật vốn tạo cho chúng một phẩm chất thiêng liêng nào đó. Chúng ta nỗ lực hướng tới giới trẻ và cánh đồng làm việc của chúng ta là giáo dục và phúc âm hóa chúng. Thế nhưng, cả giới trẻ lẫn giáo dục là những khái niệm không thể tách khỏi gia đình.
Điều này được cha Egidio Viganò gợi nhắc khi bình giải về Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1980 về gia đình mà được theo sau bằng việc phát hành tông huấn Familiaris Consortio của Đức Gioan Phaolô II. Cha Viganò viết: “Sức đẩy của ơn gọi Salêdiêng tự nhiên hướng tới những người nghèo và người thấp bé. Họ là những người mà trên hết cần đến gia đình và chính vì họ mà Don Bosco nghĩ đến tính chất đặc trưng của mình, như Peter Braido nói: lòng thương mến có sức giáo dục trong một bầu khí gia đình được hiệp nhất và hạnh phúc.”[34]
4.1 “Hỡi các gia đình, hãy trở nên điều mình phải thật sự là”
“Hỡi các gia đình, hãy làm cho mình thành điều mình phải thật sự là”: với lời hiệu triệu này Đức Gioan Phaolô II mời gọi các gia đình trên toàn thế giới khám phá nơi chính mình bản chất chân thật của mình và hiện thực nó giữa thế giới. Ngày nay, trong một thế giới bị xói mòn do chủ nghĩa hoài nghi, lời khích lệ mạnh mẽ của Đức Thánh Cha không thể không âm vang lại để khuyến khích các gia đình khám phá lại chân lý về chính mình bằng cách thêm: “Hỡi các gia đình, hãy tin vào điều mình là!”
Một kết quả của công trình kiến trúc của TC, phù hợp với kế hoạch không thể vi phạm của ngài, gia đình cũng phải là kết quả của sự xây dựng của con người, qua việc con người cam kết hiện thực dự định của TC.
Tế bào của xã hội
Gia đình là nền tảng và sự trợ giúp của xã hội qua trách vụ chính yếu của mình là phục vụ sự sống: nơi gia đình các công dân được sinh ra, và trong gia đình họ tìm thấy mái trường đầu tiên của những nhân đức vốn là linh hồn của sự sống và sự phát triển của chính xã hội.
Bao lâu là một cộng đoàn yêu thương và liên vị, gia đình tìm thấy nơi sự hiến mình quy luật vốn hướng dẫn mình và làm cho mình tăng trưởng. Sự hiến mình thấm nhuần tình yêu của cha mẹ đối với nhau và trở thành một khuôn mẫu và nguyên tắc cho mối liên hệ giữa anh chị em và giữa những thế hệ khác nhau đang cùng chung sống trong gia đình. Sự hiệp thông và chia sẻ hằng ngày được sống trong gia đình vào những lúc vui lúc buồn biểu thị cho trẻ em khoa sư phạm thực tiễn nhất và hiệu quả nhất về những chân trời rộng lớn nhất của xã hội. Mọi trẻ em mới sinh ra đều là một tặng phẩm cho những người anh người chị, cho cha mẹ cũng như cho toàn thể gia đình. Sự sống của em bé trở thành một tặng phẩm cho những người vốn đã cho em sự sống, và không thể không trân trọng sự hiện diện của một em bé mới sinh, sự chia sẻ của em vào trong chính sự hiện hữu (đời sống) của họ, sự đóng góp của em vào sự thiện của cộng đoàn gia đình và toàn thể xã hội.
Kinh nghiệm về sự hiệp thông và chia sẻ phải đặc trưng hóa đời sống thường nhật trong gia đình; chính cùng một kinh nghiệm ấy phải biểu thị sự đóng góp đầu tiên và nền tảng cho xã hội. Những liên hệ giữa những phần tử trong cộng đoàn gia đình được khởi hứng và hướng dẫn bởi quy luật là “trao ban tự do”; quy luật này, bằng cách kính trọng và cổ xuý phẩm giá nhân vị nơi mỗi người và mọi người như là tuyên ngôn duy nhất đáng giá, trở thành sự đón chào và chấp nhận chân thành, gặp gỡ và đối thoại, sự sẵn sàng vô vị lợi, sự phục vụ quảng đại và liên đới sâu thẳm.
Bằng cách này việc cổ xuý sự hiệp thông chân chính và trưởng thành giữa những người trong gia đình trở thành trường học đầu tiên và bất khả thế về những mối liên hệ xã hội. Nó biểu thị một thí dụ và kích thích cho những mối tương giao liên vị rộng lớn nhất vốn dạy ta kính trọng, công bằng, đối thoại và yêu thương – nơi sinh và khí cụ hữu hiệu cho việc nên người cũng như cho việc nhân vị hóa của xã hội.[35]
Ngày nay tất cả điều này có tầm quan trọng lớn lao hơn nữa nếu chúng ta muốn làm một sự so sánh hiệu quả với hai khuôn mẫu về gia đình nhỏ hẹp và giới hạn vốn từ xã hội tiêu thụ hôm nay mà ra: khuôn mẫu về một gia đình-pháo đài tập trung vào chính mình (quy kỷ) và khuôn mẫu về gia đình-khách sạn, không có căn tính hay tương giao. Như vậy, khi đối diện với một xã hội có nguy cơ trở thành khử trừ nhân vị ngày một hơn và tiêu chuẩn hóa hơn, và vì vậy, có tính phi nhân và tự vĩnh viễn hóa (self-perpetuating), với rất nhiều hình thức tiêu cực của sự thờ ơ (độc lập, detachment), gia đình vẫn có được những năng lực vô song và làm cho những năng lực ấy nên sẵn sàng để có thể kéo con người ra khỏi sự tăm tối, giữ họ ý thức về phẩm giá nhân vị của mình, làm giầu cho nhân tính sâu xa của mình, và tìm cho họ một chỗ đứng trong xã hội với tất cả sự độc đáo và cá vị tính của họ.
Khi phục vụ sự sống, khi đào tạo những công dân tương lai, khi in khắc vào họ những giá trị nhân bản nền tảng cho quốc gia, khi dẫn trẻ em vào xã hội, gia đình đóng một vai trò cốt yếu: nó là gia sản chung của toàn nhân loại. Cả lý trí tự nhiên lẫn mạc khải TC chứa đựng chân lý này. Như công đồng Vatican II đề cập, gia đình là “tế bào đầu tiên và sống động của xã hội.”[36]
Đền thờ của sự sống
Trách vụ hàng đầu và căn bản của gia đình là phục vụ sự sống, kéo dài trong lịch sử phúc lành nguyên thủy của Đấng Tạo Hóa, và vì thế chuyển thông hình ảnh của TC từ người này qua người khác (x. St 5:1tt). Trách nhiệm này xuất ra một cách tự nhiên từ chính căn tính gia đình là một cộng đoàn của sự sống và tình yêu được đặt nền trên hôn nhân, và từ sứ mệnh của gia đình là gìn giữ, mạc khải và thông giao tình yêu. Điều bị đe dọa ở đây là tình yêu của chính TC mà cha mẹ được tạo dựng để thành những cộng sự viên và hầu như là những người giải thích của ngài trong sự chuyển thông sự sống và sự giáo dục của nó cho kế hoạch của Cha. Trong gia đình, tình yêu tiếp tục qua thời gian chuyển giao sự sống: nó làm như thế một cách tự do và vui sướng như một tặng phẩm. Trong gia đình, mỗi phần tử được nhận biết, kính trọng và tôn vinh như một ngôi vị, như một cá nhân, và nếu bất kỳ một phần tử nào thiếu thốn hơn, thì những người khác sẽ chăm sóc cho họ cách mãnh liệt hơn và tỉnh thức hơn.
Vì vậy, gia đình can dự đến toàn thể đời sống của những phần tử trong gia đình từ lúc sinh đến lúc chết. Nó thật sự là cung thánh của sự sống, là chốn mà trong đó tặng phẩm sự sống của TC có thể được chứa đựng cách thích hợp và được bảo vệ chống lại nhiều cuộc tấn công mà nó bị phơi trần ra, và có thể được phát triển hợp với những đòi hỏi của sự tăng trưởng chân chính của con người.
Như một giáo hội tư gia, gia đình được mời gọi công bố, cử hành và phục vụ Tin mừng sự sống. Trong việc sinh ra một sự sống mới, cha mẹ ý thức rằng dòng dõi mới không chỉ là kết quả của sự hiến mình cho nhau của họ trong tình yêu, nhưng đồng thời là một tặng phẩm cho mỗi người trong họ, một tặng phẩm chảy ra từ chính “Tặng Phẩm”.
Người loan báo Tin mừng sự sống
Một cách đặc biệt, chính qua giáo dục con cái mà gia đình hoàn thành sứ mệnh của mình là công bố Tin mừng sự sống. Bằng lời nói và gương sáng, bằng những dấu chỉ và cử chỉ thực tiễn trong đời sống thường ngày, cha mẹ dẫn con cái đến một sự tự do chân chính được thực hiện trong sự hiến mình cách chân thành, và phát triển nơi chúng sự kính trọng tha nhân, một cảm thức về công bằng, sự tiếp nhận nồng ấm, cuộc đối thoại, phục vụ quảng đại, tình liên đới và mọi giá trị khác vốn giúp ta hiểu biết sự sống như một ơn gọi và như một sứ mệnh của tình yêu.
Và vì thế, mặc dù những khó khăn cố hữu trong giáo dục, cha mẹ, với tin tưởng và can đảm, phải đào luyện con cái mình cho những giá trị cốt yếu của đời sống nhân loại. Và con cái phải lớn lên trong sự tự do thích đáng đối với của cải vật chất, đang khi thừa hưởng một lối sống đơn giản và thanh bạch khi xác tín rằng con người thì quan trọng vì điều họ là hơn là vì điều họ sở hữu.
Vì vậy, sự đóng góp giáo dục của các cha mẹ Kitô hữu là một sự phục vụ cho đức tin của con cái và giúp chúng hoàn thành ơn gọi nhận được từ TC. Dạy dỗ con cái mình và làm chứng cho ý nghĩa chân thật của đau khổ và sự chết là thiết yếu của sứ mệnh giáo dục của họ: họ sẽ có thể làm điều này nếu chính họ cảnh giác với bất kỳ đau khổ nào chung quanh họ, và nếu họ có thể trước tiên, phát triển những thái độ của sự gần gũi, giúp đỡ và chia sẻ với giới trẻ, người già và cao niên trong vòng gia đình.
Chúng ta tất cả ý thức rằng cả những người con lớn tuổi hay nhỏ tuổi đều cần một nền giáo dục nhân bản và tình cảm để kích thích (stimulate) nhân cách của chúng, trách nhiệm của chúng lẫn cảm thức của chúng về sự chung thủy và sáng kiến. Chúng cũng cần được giáo dục về phái tính của mình; nền giáo dục ấy nếu là lành mạnh và hoàn toàn nhân bản, buộc phải bắt kịp với khám phá về khả năng yêu mến được TC in khắc (instil) vào trái tim con người. Đây là vấn đề liên can đến việc đào luyện hài hòa hướng tới tình yêu có trách nhiệm, đồng thời cũng được lý trí và Lời Chúa hướng dẫn.
Trường dạy sự cam kết xã hội
Một trách vụ khác nữa của gia đình là trách nhiệm đào tạo con cái đến thực thi tình yêu trong những mối tương giao liên vị, hầu toàn thể gia đình không trở nên đóng kín trong chính mình, nhưng mở rộng cho cộng đồng, và được khởi hứng do một ý thức về công bằng, tình liên đới và sự quan tâm đến những người khác cũng như bằng trách nhiệm của mình đối với toàn thể xã hội.
Bằng cách này, sự phục vụ Tin mừng được diễn tả trong tình liên đới cụ thể. Bổn phận xã hội của gia đình không thể bị đóng khung vào vai trò sinh sản theo phương diện sinh lý và giáo dục con em mà thôi. Gia đình với một sự khởi hứng Kitô hữu cảm thấy một tiếng gọi liên lỷ để rộng mở trước những nhu cầu của những người lân cận của mình. Một cách cá nhân hoặc liên kết với những người khác, gia đình có thể và phải hiến mình cho nhiều công việc phục vụ xã hội, cách riêng vì phần ích của người nghèo. Công việc như thế có tầm quan trọng đặc biệt khi nó là một trường hợp để mang lại sự giúp đỡ cho con người và những tình huống mà các cơ quan từ thiện cũng như phúc lợi công cộng không chạm tới được.
Được sinh động và nâng đỡ bởi giới luật mới của tình yêu, gia đình Kitô hữu chào đón, kính trọng và cống hiến sự phục vụ của mình cho từng cá nhân, được nhìn xem trong phẩm giá của họ như một nhân vị và con cái TC. Đức ái vượt quá những anh chị em của chúng ta trong đức tin, bởi vì “mọi người là anh chị em của tôi”; nơi từng người trong họ và cách riêng nơi những ai nghèo khổ hay yếu đuối, đau khổ hay bị đối xử bất công, đức ái phải có thể phân định được dung mạo của Đức Kitô và một anh chị em để yêu thương và phục vụ. Gia đình Kitô hữu đặt mình phục vụ nhân loại và thế giới bằng cách thực hiện một công việc “phát triển nhân loại” chân chính.
Tất cả chúng ta đều biết rằng sự phân phối của cải bất công giữa thế giới đã phát triển và các quốc gia đang phát triển, và giữa giầu và nghèo trong cùng một quốc gia; chúng ta biết về sự giới hạn của những tài nguyên thiên nhiên hầu chỉ một số ít người hưởng lợi từ đó mà thôi. Sự mù chữ của đám dân ngu cu đen, sự trồi hiện lại chủ nghĩa chủng tộc, sự trải rộng những mâu thuẫn của các sắc dân được trang bị vũ trang, luôn có một hiệu quả tàn phá trên gia đình. Và đàng khác, chúng ta tìm thấy những trường hợp ở đó gia đình là môi trường đầu tiên và chính yếu mà trong đó những giá trị khác nhau có thể triển nở, được khởi hứng bởi tình yêu và sự hiệp thông.
Bằng gương sáng, cha muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng ngày một hơn được đảm nhận trong xã hội chúng ta bởi sự hiếu khách (hospitality), trong tất cả mọi hình thức của nó: từ việc mở cửa các gia đình chúng ta và hơn nữa của tấm lòng chúng ta trước những khẩn xin của những người lân cận chúng ta, đến sự cam kết cụ thể để đảm bảo rằng mọi gia đình có một nơi ở mà nó bảo trì và cải thiện. Cách riêng gia đình Kitô hữu được mời gọi để chú ý và làm chứng cho lời khuyến thiện của thánh Tông đồ: “Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà” (Rm 12:13). Người lân cận thiếu thốn như vậy sẽ được đón tiếp khi theo gương và chia sẻ đức ái của Đức Kitô: “Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mt 10:42).
Một lối diễn tả khác và có ý nghĩa đặc biệt của tình liên đới đối với các gia đình là vui sướng đón nhận hay nhận làm nghĩa tử những con trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, hay mặt khác, trong những tình trạng của sự xao nhãng trầm trọng. Tình yêu cha mẹ chân chính biết làm thế nào để trải rộng ra xa hơn những mối dây xác thịt bằng cách cho những con trẻ của các gia đình khác vào sinh sống và cung cấp cho chúng mọi sự cần thiết cho đời sống và sự phát triển sung mãn của chúng.
Các giáo phụ thường nói về gia đình là “giáo hội tư gia”, hay như một “giáo hội nhỏ”. “Ở cùng nhau” như một gia đình được chuyển dịch thành “Mỗi người hiện hữu cho những người khác”, và trong sự kiến tạo một không gian cộng đoàn cho sự khẳng định của mọi người nam nữ. Đôi khi có một vấn đề về những người bị tật nguyền thể lý hay tâm trí và cái được gọi là xã hội “cấp tiến” của chúng ta thích né tránh vấn đề ấy. Đôi khi anh chị em bắt gặp ngay cả một gia đình xưng nhận mình là kitô hữu có loại não trạng này. Thật rất buồn khi một gia đình cố gắng bỏ đi bao có thể một thành viên có tuổi hay một người ốm yếu hay tật nguyền. Người ta làm thế bởi vì đã mất đức tin vào TC mà đối với Ngài “tất cả đều đang sống” (Lc 20:38) và nhờ Ngài tất cả đều được kêu gọi tới sự sung mãn của Đời Sống.
4.2 “Hỡi gia đình, hãy tin tưởng vào vai trò chân thật của mình!”
Gia đình không phải là sản phẩm của một văn hóa, kết quả của một cuộc tiến hóa, một cách thức của đời sống cộng đoàn được liên kết với một tổ chức xã hội nào đó; nó là một thể chế tự nhiên, đi trước bất kỳ tổ chức chính trị hay luật pháp nào. Nó không mắc nợ nền tảng của mình với bất kỳ tổ chức nào như thế, nhưng trực tiếp mắc nợ ý muốn của TC. Trong niềm trung tín hoàn toàn tuyệt đối một người nam và người nữ hiến chính mình cho nhau và yêu mến lẫn nhau với một tình yêu mở rộng cho sự sống.
Những gì cha nói cho đến lúc này được diễn tả cách thẩm quyền trong bốn trách vụ được gán cho gia đình do Familiaris consortio: thành lập cộng đoàn những nhân vị, phục vụ sự sống, tham dự vào việc phát triển xã hội và sứ mệnh rao giảng Tin mừng.
Nhưng để hoàn thành những trách vụ này, và như vậy để chu toàn lời hiệu triệu được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô nói cho các gia đình: “Hỡi gia đình, hãy tin tưởng vào vai trò chân thật của mình!” trước tiên nhất thiết gia đình – cha mẹ, con cái và các thành viên trong gia đình – phải thâm tín vững chắc những trách vụ này; chúng xuất phát từ chính bản chất và sứ mệnh của thể chế gia đình, và làm nên phần thiết yếu của dự định của TC cho gia đình và cho mỗi một thành viên của nó.
Đó là vấn đề về sự thâm tín mà, đối với các tín hữu, không chỉ thuộc trật tự lý trí hay xã hội, nhưng được dựa trên đức tin vào TC Đấng sáng tạo đơn vị gia đình như cộng đoàn tình yêu và sự sống, và qua Con Ngài thánh hóa nó bằng ân sủng của một bí tích, hầu nó có thể đối với mọi người là dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp thông.
- Những áp dụng mục vụ và sư phạm
Như thông lệ, hoa thiêng – và cách riêng hoa thiêng 2006 – mang lại một cơ hội để cống hiến cho toàn thể Gia Đình Salêdiêng một vài gợi ý mục vụ và áp dụng sư phạm.
Cha đã thấy và đánh giá một số tỉnh dòng những thành công nỗ lực diễn tả trong hình thức của những chương trình giáo dục một kế hoạch mục vụ mà cha liên kết với hoa thiêng này, như cha đã từng làm với hoa thiêng 2004. Hơn nữa, tờ điểm báo Những Ghi Nhận về Tác Vụ Giới Trẻ (Notes on Youth Ministry) đã xuất bản một số đặc biệt đi vào chủ đề này cách sâu xa hơn và cống hiến những đề xướng và chất liệu trợ giúp giá trị. Cha mời gọi anh chị em biết đến chất liệu này; nó có thể sẽ hữu ích cho anh chị em. Còn ở đây một lần nữa cha đưa ra những hướng dẫn chính cho kế hoạch mục vụ đó thôi.
Vậy những đề xướng của cha là đây
Để đảm bảo rằng ta chú tâm đặc biệt đến gia đình trong kế hoạch giáo dục và rao giảng Tin mừng của mình, ta cần đến những điểm sau này cùng với những điểm khác nữa:
– Cách riêng phải đảm bảo cam kết giáo dục tình yêu, trong việc thực hành giáo dục Salêdiêng và trong hành trình giáo dục đức tin được đề xướng cho giới trẻ chúng ta.
Tổng Tu Nghị 23 trình bày giáo dục tình yêu như một trong những điểm cốt thiết tỏ lộ hoặc là sự tác động của đức tin trên đời sống hoặc thiếu sự thích đáng của đức tin trong thực hành. Kinh nghiệm độc đáo của Don Bosco và nội dung thiêng liêng cũng như giáo dục của hệ thống dự phòng thúc đẩy chúng ta:
đặt tầm quan trọng đặc biệt để tạo nên chung quanh giới trẻ một bản chất (ethos) giáo dục thực sự dẫn đến sự thông giao tình cảm;
quí trọng những giá trị chân chính của đức trong sạch;
cổ xuý những tương giao nam nữ đầy tràn sự kính trọng chính mình và những người khác, làm giầu lẫn nhau, và biểu lộ niềm vui của sự tự do trao ban chính mình;
đảm bảo trong môi trường giáo dục có được những chứng từ trong sáng và vui tươi về tình yêu, cách riêng qua sự hiến mình trong sự trong sạch.
– Dõi theo và nâng đỡ cha mẹ trong những trách nhiệm giáo dục của họ, bằng cách làm họ hoàn toàn can dự vào việc thực hiện kế hoạch giáo dục và mục vụ Salêdiêng.
Tổng Tu Nghị 24, liên kết với sự can dự của giáo dân trong sứ mệnh Salêdiêng, thừa nhận bổn phận của cha mẹ và vai trò của gia đình trong các công cuộc chúng ta; nhưng Tổng Tu Nghị ấy yêu cầu chúng ta phải tăng cường cộng tác với gia đình vì gia đình có vai trò đầu tiên trong việc giáo dục con cái (x. TTN 24, 20. 177). Vì thế, Tổng Tu Nghị muốn chúng ta kính trọng hơn nữa sự đóng góp bất khả thế của cha mẹ và gia đình của giới trẻ, khi khuyến khích thành lập những uỷ ban và hiệp hội để bảo đảm và làm giầu cho sứ mệnh giáo dục của Don Bosco bằng sự tham dự (thông phần) của họ (cf. TTN 24, 115).
– Cổ xuý và chuẩn bị phong thái Salêdiêng về gia đình: trong từng gia đình, trong cộng thể Salêdiêng, trong cộng đoàn giáo dục và mục vụ.
Tinh thần gia đình Salêdiêng là một đặc tính đặc trưng của khoa linh đạo chúng ta (cf. TTN 24, 91-93) và được diễn tả:
trong việc chăm chú lắng nghe người khác;
trong việc tự do tiếp đón tha nhân;
trong sự hiện diện sinh động của nhà giáo dục giữa giới trẻ;
trong đối thoại và thông giao liên vị và chính thức;
trong chia sẻ trách nhiệm đối với một kế hoạch giáo dục chung.
– Lớn lên trong tinh thần và trong kinh nghiệm về Gia đình hầu cổ xuý một sự cam kết phục vụ giới trẻ trên bình diện giáo dục và mục vụ.
Gia đình Salêdiêng cách riêng đòi hỏi chúng ta phải cam kết nối kết với nhau để cống hiến cho mọi người trẻ một kế hoạch xứng hợp và đặc biệt về ơn gọi (x. TTN 25, 41 và 48). Vì thế, cần đến sự tăng trưởng trong gia đình qua:
việc thực thi có hiệu quả của nhóm tham vấn của Gia đình Salêdiêng;
sự hiện diện của những người trẻ trong nhóm đó;
những sáng kiến và hoạt động dẫn Gia đình Salêdiêng làm việc hơn nữa theo cách thức của một phong trào tông đồ và thiêng liêng.
Một số đề nghị thực tiễn:
Trong sơ đồ về đào luyện giới trẻ, hãy chuẩn bị một chương trình tiệm tiến và có hệ thống để giáo dục tình yêu; nó sẽ giúp thanh thiếu niên và các bạn trẻ:
– hiểu biết giá trị nhân bản và Kitô hữu của phái tính;
– phát triển một mối tương giao trưởng thành và tích cực giữa trai gái;
– theo ánh sáng của phẩm giá nhân vị, để đương đầu với những giá trị của đời sống và những tiêu chuẩn của Tin mừng, và những vấn nạn khác nhau nảy sinh vào thời nay về đời sống con người và phái tính;
– mở rộng trước kế hoạch của TC như một lối sống thực tiễn ơn gọi của chính mình là yêu thương.
Ta phải dành tầm quan trọng đặc biệt cho khía cạnh này trong những chương trình đào luyện trong các nhóm và hiệp hội của Phong Trào Giới Trẻ Salêdiêng và trong sự hướng dẫn cá nhân của người trẻ.
Hãy cố xuý giữa những bạn trẻ ở đâu mà chúng ta được can dự (lãnh đạo, tự nguyện, cộng sự viên trẻ, v.v.) những sơ đồ đào luyện thực tiễn cho việc phân định và theo dõi ơn gọi tới hôn nhân Kitô hữu. Điều này sẽ đòi phải nỗ lực có được những cặp vợ chồng Kitô hữu đã thuộc về những nhóm giáo dân của Gia đình Salêdiêng cùng cộng tác.
Khuyến khích trong những công cuộc chúng ta việc tạo nên những nhóm, những phong trào và những hiệp hội của những cặp vợ chồng và gia đình vốn có thể giúp trong việc sống và đào sâu ơn gọi của mình tới hôn nhân và trong việc tích cực đảm nhận những trách vụ giáo dục của họ.
Trong Gia Đình Salêdiêng đã có những nhóm như “Gia Đình Don Bosco”, “Hogares Don Bosco”, được cổ xuý và được sinh động do những cộng tác viên Salêdiêng, nhưng cũng có những hiệp hội gia đình khác, chẳng hạn như “Phong Trào Gia Đình Kitô hữu”, “những cuộc gặp gỡ hôn nhân”, v.v.
Nâng đỡ những cha mẹ của các thanh thiếu niên trong những trách nhiệm giáo dục của họ qua việc tạo nên những hiệp hội của cha mẹ, những khóa học cho cha mẹ, v.v, với một kế hoạch đào luyện cụ thể và hệ thống và chia sẻ những vấn đề giáo dục.
Kiện cường nơi tất cả những công cuộc và hoạt động của chúng ta cộng đoàn giáo dục mục vụ đang khi chú tâm đặc biệt đến những tương giao hữu vị và một bầu khí gia đình, đến sự tham gia rộng lớn và đến sự chia sẻ những giá trị và mục tiêu Salêdiêng về kế hoạch giáo dục và mục vụ. Bằng cách này công cuộc Salêdiêng sẽ trở thành một nơi chốn ở đó các thanh thiếu niên thấy thoải mái và đồng thời sẽ là một sự hỗ trợ cho những gia đình được can dự vào.
Làm cho những gia đình can dự vào tiến trình giáo dục và rao giảng Tin mừng mà chúng ta đề xướng và tổ chức giữa những thanh thiếu niên, qua những sáng kiến chẳng hạn những khóa chia sẻ giữa cha mẹ và con cái, giáo lý gia đình, sự can dự của cha mẹ vào việc tổ chức các nhóm của Phong Trào Giới Trẻ Salêdiêng (SYM), những cuộc họp và cử hành chung, và những nhóm gia đình Kitô hữu như một điểm quy chiếu cho hành trình đức tin được đề xướng cho giới trẻ, v.v.
Khuyến khích, chuẩn bị và đồng hành với những giáo dân trong việc cổ xuý và bảo vệ trong xã hội những quyền lợi của gia đình nhằm đáp lại những luật lệ và tình trạng nguy hại.
Đào sâu cảm thức về Gia Đình Salêdiêng giữa những nhóm khác nhau hiện diện trong cùng một địa phương, qua sự hiểu biết và chia sẻ về “Thẻ Căn Tính” và “Thẻ Sứ Mệnh”, và chức năng của “Nhóm Tham Vấn của Gia Đình Salêdiêng” ở những bình diện khác nhau.
Kết luận: một truyền thuyết khôn ngoan
Và bây giờ để kết luận, như cha đã làm trong quá khứ khi bình giải về Hoa thiêng, cha kể cho anh chị em một câu chuyện cổ tích; nó có thể tóm tắt điều cha vừa nói trong bài bình giải này.
Một Gia Đình
Giữa lòng một thung lũng gồm những cánh đồng, rừng rậm và thảo nguyên, có một gia đình nhỏ hạnh phúc sinh sống trong một căn hộ hai tầng. Ở đó có ba người: người mẹ, người cha và một thằng nhỏ sáu tuổi với mái tóc đẹp. Người cha làm việc trong một xưởng làm những vòi nước (water-taps) người mẹ trồng hoa lan phía sau căn hộ và nuôi nấng đàn gà mái 12 con cùng với một chú gà trống. Đứa nhỏ hạnh phúc có thể đến trường và hãnh diện vì có thể viết được tên của mình. Đứa nhỏ biết được chữ “hớn hở” (exuberant) có nghĩa là gì.
Một dòng suối róc rách lăn tăn chảy qua giữa thung lũng.
Căn nhà ở một nơi khá biệt lập, và vì thế vào Chúa Nhật gia đình nhỏ chen chúc trong một chiếc xe nhỏ và đi lễ ở nhà thờ giáo xứ. Sau đó, tùy theo mùa, họ đi ăn kem và uống cacao.
Chiều tối đến, căn nhà nhỏ luôn trong tình trạng rối ren một chút, bởi lẽ chính vào lúc đứa nhỏ đi ngủ, cậu luôn muốn làm một cái gì đó, như đếm các ngôi sao hay những con đom đóm, hay có bao nhiêu hình vuông nhỏ trên tấm khăn trải bàn.
Trước khi ngủ, họ cầu nguyện và mỗi tối một thiên thần gom các lời cầu nguyện của họ và mang lên thiên đàng.
Một mùa thu trời mưa nhiều ngày không dứt; nước suối dâng cao dòng nước bẩn. Cao lên nữa, bùn và thân cây nối kết để tạo thành một cái đập; nó khiến như tạo nên một đầm bùn lầy. Khi bóng đêm xuống, chiếc đập sụp đổ dưới sức ép của nước và thung lũng bắt đầu bị lụt.
Người cha đánh thức người mẹ và đứa bé dậy. Họ ôm lấy nhau sợ hãi vì nước đã bắt đầu tràn ngập sàn nhà và cứ dâng cao dần và trở nên tối tăm hơn.
Người cha kêu lên: “trèo lên mái nhà!” Ông bế đứa nhỏ, còn đứa nhỏ ôm chặt cổ ông, im lặng, mắt ngấn lệ; họ trèo lên tới căn gác, và rồi tới mái nhà. Bà mẹ trèo theo sau.
Trên mái nhà, họ thấy mình như thể bị đắm tầu trên một hòn đảo mà càng ngày trở nên nhỏ hơn, bởi vì nước cứ tiếp tục dâng cao không ngớt và chẳng mấy chốc đã bén gót chân của ông bố.
Người cha cố xuống tấn vững vàng trên mái nhà; ông ôm lấy người mẹ và nói: “Em hãy bế lấy con và leo lên vai anh đây!”
Người mẹ và đứa nhỏ trèo lên vai của người cha, khi ông nói: “Em hãy đứng lên vai anh và rồi cho đứa nhỏ đứng trên vai em. Em đừng sợ chi cả. Có gì xẩy ra, anh sẽ không bỏ em!”
Người mẹ hôn đứa bé và nói: “Cưng trèo lên lưng mẹ đi và đừng sợ gì. Có gì xẩy ra, mẹ chịu hết, không bỏ con đâu!”
Nước cứ dâng lên. Nó ngập đến người cha, với đôi tay giang rộng giữ lấy người mẹ, và rồi nuốt luôn cả người mẹ với cánh tay nâng cao giữ lấy đứa con. Nhưng người cha không nới lỏng chút nào, cả người mẹ cũng thế, còn nước cứ cao dâng cao dâng. Nước đã lên tới miêng của đứa bé, rồi đến mắt, đến trán.
Vị sứ thần Thiên Chúa đã từng thu gom những lời kinh ban chiều của họ, chỉ nhìn thấy một chỏm tóc trên mặt nước đen ngòm.
Ngài mau lẹ nắm lấy chỏm tóc và kéo. Đằng sau chỏm tóc hiện lên đứa bé, nhưng gắn liền không rời với đứa bé là bà mẹ, rồi khi nắm được bà mẹ, thì lại đến người cha. Không ai nới lỏng ai cả.
Vị thiên thần bay lên và dịu dàng đặt một dây xích trên một quả đồi cao hơn, ở đó nước không thể lên tới được. Người cha, người mẹ và đứa nhỏ nằm lăn trên cỏ và rồi ôm nhau giữa nước mắt và tiếng cười.
Thay vì những lời kinh chiều hôm đó, vị thiên thần mang tình yêu họ về trời. Cả ca đoàn thiên sứ vỗ tay vang trời.
* * *
Các bạn hữu thân mến, đó, các bạn có một “dụ ngôn” có nhiều tính chất Salêdiêng lắm, bởi vì sứ điệp chính là bằng cách khởi sự với trẻ em, chúng ta “nâng dậy” toàn bộ phần còn lại của gia đình.
Cha kết thúc đây và nói lên lại lời chúc mừng năm mới 2006 cho mọi người, một năm bắt đầu dưới sự che chở của Mẹ TC. Ước chi Mẹ dạy chúng ta chiêm ngắm gia đình mà mẹ đã xây dựng ở Nadarét, hầu hiểu được những bí quyết và bắt chước nó.
Thân ái trong Don Bosco
Cha Bề Trên Cả Fr Pascual Chávez V.
Lễ trọng kính Mẹ Thiên Chúa
Rome – 1 January 2006
________________________________________
[1] Osservatore Romano, 10-11 January 2005, trg. 5
[2] Novo millennio ineunte, n. 47.
[3] Buổi triều yết dành cho những người tham dự phiên họp khoáng đại lần thứ 53 của Hội đồng Giám Mục Ý, Oss. Rom. 30-31, tháng Năm, trg. 5.
[4] Tức là, những cặp vợ chồng sống chung và được công nhận là vợ là chồng theo luật tập tục, mà không có hôn lễ chính thức. Điều này có ở bên Anh, phát triển từ những phong tục cổ xưa và từ các quyết định của quan tòa, tức là không phải do Nghị Viện đặt ra [Tự điển Anh-Việt của Viện Ngôn Ngữ Học, TPHCM: Nhà xuất bản TPHCM, 1993.] [Ghi chú này do người dịch thêm vào.]
[5] Lá thư của Don Bosco về hình phạt 1883, Collected Letters (ed. Ceria) SEI Turin, vol. IV, trg. 209
[6]Những lời khai mở cho cuốn tiểu sử Don Bosco của Joergensen (Italian ed.) SEI Turin, 1929, trg. 19.
[7] P. Braido, Prevenire non reprimere. Don Bosco’s educational system. LAS, Rome 1999, trg. 139.
[8] Bài nói chuyện cho những người thợ trong trường, được cha Viganò trích dẫn trong “The Pope speaks to us of Don Bosco”, AGC 328, trg. 20.
[9] Hơn là một cuốn tiểu sử, tác phẩm của Lemoyne phải được đọc như một thuật trình có tính xây dựng. Tác giả ý thức điều này khi ngài đề tựa cho tác phẩm là: Edifying scenes in the life of Margaret Bosco, Turin, 1886, trg. 192.
[10] Cf. MB I, trg. 296.
[11] Memoirs of the Oratory, LAS 1991]
[12]MB I, trg. 522.
[13] Memoirs of the Oratory [ediz. citata], trg. 174.
[14] MB IV, trg. 233.
[15]Teresio BOSCO, Una nuova biografia di Don Bosco, Elle Di Ci, Leumann 1978.
[16] MB V, trg. 207.
[17] MB V, trg. 563.
[18] P. Braido, Don Bosco, prete dei giovani nel secolo delle libert. Vol. I. LAS, Rome 2003, trg. 317.
[19] Trong tác phẩm nay công lớn thuộc về Uỷ Ban về lịch sử đã nghiên cứu vụ việc. Các thành viên là Sr P. Cavagli and Frs. F. Desramaut, R. Farina, G. Milone, F. Motto, G. Tuninetti.
[20] G.B. Lemoyne, Scene morali di famiglia esposte nelle vita di Margherita Bosco, Torino, Tip. Salesiano trg. 39.
[21] Memoirs of the Oratory, trg. 43.
[22] Memoirs of the Oratory, trg. 181-182.
[23] MB, III, trg. 376.
[24] Công thức được lấy từ chứng từ của Don Bosco: “Vào năm 1841, Tu hội này chỉ là một bài giáo lý, một sân chơi vào những ngày lễ, rồi được thêm vào đó là một lưu xá cho những trẻ tập nghề nghèo khổ năm 1846, bằng cách hình thành một viện riêng theo cách của một đại gia đình” (Brevi notizie sulla Congregazione di S. Francesco di Sales dall’anno 1841 al 1879, in “Esposizione alla S. Sede sullo stato morale e materiale della Pia Societ di S. Francesco di Sales”, Tip. Salesiana, S. Pier d’Arena, 1879 (OE, vol. XXXI, trg. 240).
[25] Cf. P. Braido, Prevenire non reprimere. Il sistema educativo di Don Bosco. LAS, Rome 1999, trg. 158.
[26] Cf. P. Stella, Don Bosco nella Storia della Religiosit Cattolica. Vol I.: Vita e Opere, LAS, Rome 1997, trg. 115.
[27] “Đó là lúc mà Nhà đã được tổ chức hẳn hoi, không cần đến phụ nữ trong nhà nữa, và Don Bosco đã nghĩ đến Con Cái Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu” (P. Stella, op.cit. trg. 115).
[28] P. Braido, Don Bosco, prete dei giovani nel secolo delle libert. Vol. I. LAS, Rome 2003, trg. 213.
[29] P. Stella, op.cit. trg. 115. Cf. J. M. Prellezo, “Don Bosco, fundador de comunidad. Aproximaciĩn a la comunidad de Valdocco”: Cuadernos de Formaciĩn Permanente 7 (2001), trg. 166.
[30] A. Caviglia, “Il ‘Magone Michele’”, in Opere e scritti editi e inediti di Don Bosco. Vol. V., SEI, Torino 1965, trg. 141.
[31] E. Viganò “In the year of the family”, AGC 349, June 1994, trg. 29.
[32] Lối nói đến từ P. Braido, Prevenire non reprimere.Il sistema educativo di Don Bosco, LAS, Rome 1999, trg. 305.
[33] Cfr. P. Braido, Prevenire non reprimere.Il sistema educativo di Don Bosco. Để bàn đến đề tài về lối tiếp cận gia đình trong phương pháp giáodục của Don Bosco, xin xem ch. 15, trg. 305 etc. Để kiến tạo lại trên bình diện lịch sử trong tương quan với nhân cách của Don Bosco cũng ích lợi là ch. 8 trg. 158 etc .
[34] E. Viganò, “Appeals of the Synod of 1980”, AGC 299, December 1980, trg. 29
[35] Francesco di Felice, Radici umane e valori cristiani della famiglia, Libreria Editrice Vaticana, 2005, trg.138tt.
[36] Apostolicam Actuositatem n. 11
Leave a Reply