Giáo dục Nhân bản
GIÁO DỤC NHÂN BẢN
Mục lục
- Bài 1: Học
- Bài 2: Làm việc
- Bài 3: Nghề nghiệp
- Bài 4: Tiền bạc
- Bài 5: Chính trị
- Bài 6; Văn hóa
- Bài 7: Tôn giáo
- Bài 8: Khoa học kỹ thuật
Bài 1: HỌC
I- Học tập
Mục đích cốt yếu của sự học là học làm người, học để biết, rồi đem cái biết ra mà làm, học để trau dồi nhân cách, hòng giúp ích cho gia đình, xã hội.
Ngày xưa, người mình chỉ chuyên chú về cái học thi cử, danh phận, cái học “sôi kinh nấu sử” để mong giật giải tranh chức. Ngày nay, người ta đã chú trọng đến cách học thực nghiệm, nhưng vẫn làm sửa đổi hẳn lối học lầm đường, quen gọi là lối học nhồi sọ”, làm hao tổn tinh thần và sức khỏe một cách tai hại.
Học phải suy nghĩ, miệng đọc mà bụng không suy, thì chỉ thuộc lòng, không hiểu rõ được nghĩa lý. “Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nghi ngờ”
Học cốt phải chăm chú; có ham học, có hiếu học, mới chóng tiến bộ. sách có câu: “ mỗi ngày mình biết thêm những điều chưa biết, mỗi tháng chẳng quên những điều đã biết; như vậy có thể gọi là người hiếu học”. Học cần phải chuyên; có chuyên mới tiến bước đều. Học không chuyên không khác gì một ngày dãi nắng, mười ngày để lạnh, muốn học thì phải hỏi, cho nên người ta gọi là học vấn, có hỏi mình mới được nghe nhiều, biết rộng biết rõ những điều mình học, phân biệt được điều phải, điều trái. Ta hỏi Thầy, hỏi bạn, hỏi những người có trình độ, có kinh nghiệm, “không thẹn mà hỏi những người bậc dưới”, như thế ta mới học được nhiều điều ích lợi.
Có học, phải có tập, mới tinh thông. Học lý thuyết mà không thực hành, thì không hiểu rõ và không ứng dụng được những điều mình học.
Tóm lại, học phải suy nghĩ, phải chuyên cần, phải xét hỏi, phải thực hành thì mới mong đạt kết quả tốt.
Sách Trung Dung có câu: “Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng tỏ, làm cho hết sức”. Học vấn, học hành có như thế, mới học làm người được
II- Học, Quí Ở Tinh
Học quý ở tinh, không quý ở nhiều, quý ở phẩm hơn ở lượng. Học lấy tinh là học có suy xét, nghĩ ngợi để hiểu rõ điều mình học, để biết cho đến nơi, đến chốn cho tường tận.
Người học tinh là người có kinh nghiệm về việc đời, năng lực chủ yếu của người ấy là trí phán đoán, đem áp dụng vào việc học cũng như vào mọi việc làm.
Học lấy nhiều cốt để hấp thụ được nhiều điều , đọc được nhiều sách, nhưng không hiểu rõ được tinh thần của những điều đã học, những sách đã xem.
Người học lấy nhiều, luyện ký ức nhiều hơn năng lực hiểu biết, thường chỉ suy nghĩ theo sách vở, không có cá tính, không có sáng kiến đặc sắc. thiếu tri thức phán đoán, người học lấy nhiều, không biết lợi dụng những bài học kinh nghiệm; do đó, trí tuệ thường hẹp hòi, thiển cận.
Cho nên ta vừa phải học, vừa phải tìm hiểu; ta phải suy nghĩ những ý kiến, nhưng tư tưởng trong sách, đem so sánh với những viêc xẩy ra chung quanh xem tư tưởng ấy có xác thực không, để ta trau dồi học vấn; như thế, ta mới paht1 triển được trí phán đoán mà đồng thời vẫn luyện tập được ký ức của ta.
Học đến đâu, hiểu đến đó, học kỹ những bài trước cho thật hiểu rõ, rồi học tiếp những bài sau, thì sự học không gián đoạn, tuần tự mình đã hiểu thấu từ đầu đến cuối.
Học cho tinh, không phải chỉ chú trọng về lý thuyết, mà phải chú trọng cả về thực hành: học các môn khoa học mà không ứng dụng, thì làm thế nào mà lĩnh hội được tinh thần và áp dụng được phương pháp khoa học.
Học lấy tinh trước đã, rồi, nếu có thể, sẽ học lấy nhiều điều liên quan khác nữa.
Montagne, nhà triết học Pháp nổi tiếng bàn về vấn đề: “Giáo dục nhi đồng” đã viết một câu nghị luận trí lý: “Một bộ óc tinh luyện có giá trí hơn một bộ óc đầy chữ.
III- Phương pháp
Việc học tập phải có phương pháp, nghĩa là phải theo phép tắc, phải có lề lối, thì mới mau tiến bộ. sách nho có câu: “Người thợ cả dạy người tất phải lấy cái quy ‘đồ vẽ hình tròn’ và cái củ ‘đồ vẽ hình vuông’ làm khuôn phép; kẻ đi học nghề thợ mộc cũng phải theo quy củ”.
Học vấn không có quy củ thì mất nhiều công phu, mất nhiều thì giờ mà được ít kết quả, cũng như người đi đường, không biết lối lần mò, hỏi dò để tìm kiếm; không khéo thì lầm đường, lạc lối.
Nhà triết học Pháp trứ danh, Descartes đã đề xướng phương pháp suy luận: “Muốn đạt chân lý, trong đời mình, phải một phen khước bỏ tất cả những ý kiến mình đã tiếp nhận được và xây dựng lại tất cả những ý thức hệ của mình từ nền móng trở nên mới được”.
Rồi ông tự vạch ra bốn công lệ:
- Điều gì không hiển nhiên, thì không thừa nhận là xác thự
- Chia mỗi vấn đề khó khăn ra từng phần nhỏ, có thể và cần phải chia ra bao nhiêu thì chia ra bấy nhiêu, để giải quyết thuận tiện hơ
- Bao giờ cũng đi từ đơn giản đến phức hợ
- Liệt kê toàn thể và kiểm điểm tổng quát, sao cho mình chắc chắn rằng mình đã không quên xót điều gì.
Do phương pháp ấy, nhà triết học đã xác minh được nhiều điều có ảnh hưởng lớn đến văn học, triết học, cũng như khoa học.
Cho nên kẻ đi học phải chú trọng đặc biệt đến phương pháp: phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, suy diễn, thực nghiệm …. Để lĩnh hội tinh thần phương pháp, rồi mới đem áp dụng trong thực tế.
Khi đã thông suốt sự ích lợi của phương pháp, ta sẽ thấy rõ: Bất cứ làm việc gì, ta cũng nên tìm ra phương pháp, buộc mình phải theo đúng phương pháp; như thế, những hoạt động của ta được sắp xếp có trình tự hợp lý, sẽ thu hoạch được những thành quả xứng đáng.
IV- Tri – hành
Thường tình, người ta vẫn coi tri hành (biết, làm) là hai việc cần thiết của đời người. Học để mà biết, biết để mà làm. Có người học một cách dễ dàng mà biết, có người học khốn khổ mới biết được. Có người làm một cách an nhàn, có người gắng sức lắm mới làm được.
Có nhiều việc người ta biết rõ ràng mà không làm được, vì hoàn cảnh ngăn trở, hoặc thiếu khả năng, phương tiện, hoặc vì không đủ nghị lực, có khi vì gặp phải rủi ro, không khắc phục được những khó khăn. Thế là biết mà không làm được, cho nên người ta thường cho rằng biết là một chuyện, mà làm là một chuyện khác.
Nhưng nhà triết học Trung Hoa, Vương Dương Minh đã xướng lên thuyết tri hành hợp nhất. Ông chú trọng đến cái tâm: “Chúa tể của thân là tâm, điều của tâm phát ra là ý, cái bản thể của ý là tri, cái ý để vào đâu là vật”. Sự biết của tâm là tri; việc làm của tâm là hành.
Chữ tâm phải hiểu là trung tâm tri giác. Tâm có linh tính sáng suốt, tức là minh giác; minh giác ấy là tri.
Khi trong tâm phát ra một ý nghĩ, cái ý nghĩ ấy là động tác, là việc làm của tâm. Vậy thì bản thể của tâm là trí; phát động của tâm là ý, tức là hành.
Xem như thế thì tâm với ý liên lạc rất mật thiết với nhau, cho nên tâm với ý là một; tâm (chủ tri) với ý (chủ hành) đã là một thì tri với hành phải hợp nhất vậy.
Chỉ vì người ta phân tách tri hành làm hai việc, cho nên khi có một ý nghĩ không tốt, phát động ở trong tâm, mình cứ tưởng rằng mình không thi hành cái ý ấy, thì chẳng quan hệ gì, mà không tìm cách ngăn ngừa trong tâm đừng nảy ra ý nghĩ như thế.
Để nẩy ra trong tâm ta cái ý không tốt, tức là làm, tức là hành rồi. Ý nghĩa tổng quát của thuyết tri hành hợp nhất là ở chỗ đó. Tác dụng trực tiếp của thuyết ấy về phương diện tích đức, tu thân là ta phải trừ bỏ triệt để cái ý nghĩ bất thiện khi nó mới xẩy ra, dẫu không đem ra thực hành, nhất định không để cho nó bén mảng vào lòng ta nữa. Mặc dầu thuyết này đã và còn làm đề tài cho những cuộc tranh luận, ta vẫn nhận thấy rằng tư tưởng của Dương Vương Minh rất thích ứng với thực tế, có một sức mãnh liệt kích thích tinh thần hoạt động và tiến thủ.
Bài 2
LÀM VIỆC
I- Lao động: Làm việc
- Lao động: chính là làm việc có ý thức nhằm cải tạo thiên nhiên, tạo ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần, góp phần đem hạnh phúc cho con người, xã hộ
- Có loại lao động: lao động chân tay và lao động trí óc. Cả hai đều có giá trị ngang nhau, không thể khinh thường loại nào, vì cả hai đều góp phần xây dựng cho cuộc sống văn hóa của con ngườ
- Giá trị tự nhiên (nhân bản):làm việc nhằm mục dích để sinh tồn và văn hóa. “Tay làm, hàm nhai”, có làm mới có ăn! Từ cuộc sống ấm no, đầy đủ, con người muốn sống cao hơn, tốt hơn, nảy sinh ra lao động có nghệ thuật, khoa học, phát sinh các nền văn hóa, văn minh khác nhau.
- Giá trị siêu nhiên:làm việc là định luật của cuộc số Thiên Chúa luôn làm việc (Quan phòng). Qua lao động, con người được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa. Nhờ lao động, ta tiếp tục công trình sáng tạo của Chúa, làm cho thế giới nên hoàn thiện hơn.
- Giá trị cứu độ:ý thức qua lao động, ta góp phần cứu rỗi bản thân và thế giới: khi lao động, ta cầu nguyện, liên kết với Chúa, để việc ta làm được đồng hóa với sức mạnh sáng tạo của Chúa. Nhờ lao động ta có khả năng tin tưởng, yêu mến nhiều hơn, phát triển tài năng (nén bạc) Chúa ban để sinh ích lợi cho nhiều người: “Yêu thương là phục vụ.”
II- Chuyên cần và lười biếng
Ý nghĩa
- Chuyên cần(diligence) là ham thích làm việc, làm cách mau mắn, vui tươi và kỹ lưỡ
- Một người chuyên cần là người siêng năng, chăm chỉ học hành, ham làm việc, làm đến hoàn tấ
- Người chuyên cần: thì ham thích làm việc, không ngại mệt nhọc để chu toàn công việc được giao phó.
- Người lười biếng: ham ở không, ngại nhận việc, sợ khó nhọc, sợ trách nhiệm
- Người chuyên cần: vui vẻ, mau mắn thi hành công việc, tha thiết với công tác
- Người lười biếng: ơ hờ, trễ nải, lừng khừng không tha thiết công tác
- Người chuyên cần: làm việc cẩn thận, kỹ lưỡng, làm việc đến nơi đến chố
- Người lười biếng: làm cẩu thả, lấy có, lấy rồi, bỏ dở công việ
III- Luyện tập chăm chỉ
Giá trị lao động.
- Chăm chỉ:là chuyên tâm, chú ý vào một động tác, tập trung mọi hoạt động của tinh thần vào một công việc, một đối tượng bên trong hay bên ngoài bản thân.
Ví dụ: chăm chỉ học hành, chăm chỉ cầu nguyện, chú ý một người lạ, chú ý đọc đúng giọng, hiểu lời đọc…
Lợi ích của chăm chỉ: khi nào ta chuyên tâm, chú ý, chăm chỉ vào một việc, ta mới thực sự tự do và vui vẻ hành động, vì nó xuất phát tự lòng ưa thích, từ những dự định sau khi đã suy nghĩ, chọn lựa và quyết tâm
Nhờ thế ta dễ dàng đạt đến hoàn tất và thành công.Nhờ được chăm chỉ, ta được sự vui tươi, nhờ đó ta có thể giải quyết mọi sự trắc trở, biến suy nghĩ thành hành động.
Phương pháp luyện tập: giữ 2 điều:
- Bài trừ triệt để mọi tư tưởng tản mác về việc khác: biết mình đang lo ra, chia trí, nên nỗ lực dẹp trừ ngay và dứt khoát.
- Quyết chăm chú vào việc đang làm: tận tâm, tận lực lo việc hiện tại, như “chỉ có giây phút hiện tại là quan trọng”
- Châm ngôn: “Chăm chỉ làm một việc thôi và làm tận tình”
Kết: Làm việc là quy luật chung trong trời đất. “Chim có cánh để bay, người có tay để làm”. Có chuyên cần làm việc, thì các tài năng Chúa ban mới có cơ hội phát triển.
Bài 3:
NGHỀ NGHIỆP
I- Lao tâm, lao lực
Người ta sinh ra ở đời là phải được nhọc lòng hoặc nhọc sức, nhiều khi phải nhọc cả lòng lẫn sức để làm tròn nhiệm vụ đối với bản thân, với gia đình, với xã hội với tổ quốc.
Theo quan niệm xưa, “kẻ lao tâm trị người, kẻ lao lực bị người trị; kẻ bị trị thì phải nuôi người, kẻ trị người khác thì được người nuôi”. Do những thành kiến bắt nguồn những quan niệm giống như quan niệm trên đây, người đời quen thói trọng nghề lao tâm, khinh nghề lao lực.
Sự thực, như câu ngạn ngữ đã nói: “không có nghề nào là dở, chỉ có người dở mà thôi”. Đem cái sức của hai bàn tay hay đem sức của trái tim, khối óc ra làm một nghề lao lực hay lao tâm, cũng là đem thân cống hiến cho một nghề nghiệp có ích.
Người lao tâm hay người lao lực cũng đều phải đem cả tâm và lực vào công việc của mình, mới có thể phát triển được tất cả những khà năng của mình. Một tác phẩm do tâm trí nghĩ ra tất phải do bàn tay thực hiện; hai đằng đều đòi hỏi tài nghệ, kỹ thuật riêng. Tài nghệ kỹ thuật ấy tức là cái tinh hoa của nghề, bất kể là nghề lao tâm hay nghề lao lực.
Vả lại, những nghề lao lực phần nhiều là những nghề căn bản, cần thiết nhất cho đời sống của mọi người. Biết bao nhiêu thi sĩ, văn sĩ đã tán dương cái nghề cao quý của nhà nông là “bàn tay nuôi sống nhân loại”, cùng với những nghề cần thiết khác của bao người thợ, đã cung cấp mọi nhu cầu cho đời sống vật chất và cả đời sống tinh thần của chúng ta. Mà ngay một tác phẩm về văn hóa văn nghệ cũng đòi hỏi nhiều công phu kết hợp của nghề lao tâm và nghề lao lực. Muốn in một quyển sách , đã đành phải có công phu và tâm trí tác giả, nhưng cũng phải có công phu của những người thợ về kỹ nghệ chế tạo máy in, đúc chữ in, kỹ nghệ giấy, mực, kỹ thuật ấn loát.
Cho nên nghề lao tâm và nghề lao lực phải liền lạc với nhau, không thể có sự phân biệt trọng khinh mà quan trọng là cần có sự hỗ trợ vì cái giá trị của nghề không phải ở bản chất của nó mà ở sự tinh nhuệ và sự tận tâm của người hành nghề.
II- Chọn nghề
Việc chọn nghề là một trong những việc quan trọng nhất của đời người, vì cả tương lai của ta tùy thuộc vào đấy. Khoảng thời gian dành cho sự hành nghề chiếm phần lớn của cuộc đời trong khoảng thời gian dài đó, có những năm mà sức hoạt động của chúng ta được dồi dào, linh lợi hơn bao giờ hết.
Có nhiều người vì đã cẩu thả trong lúc chọn nghề mà phải mang hận suốt đời, miễn cưỡng mà làm, không tin tưởng , không hứng thú, thậm chí phải mang lấy cái “bệnh chán nghề”, lúc nào cũng ân hận, cũng phàn nàn, vì đã lỡ bước lầm đường.
Theo tâm lí chung, trong lúc chọn nghề, người ta nghĩ ngay đến nghề có nhiều lợi lộc, những nghề có nhiều danh giá. Thuở xưa cái hy vọng và mục đích của người đi học là được thi đỗ để “làm việc nhà nước” vì chỉ có nghề ấy là nhiều lợi lộc, nhiều quyền thế, nhiều danh vọng.
Cũng có người vì cảnh nghèo hoặc ngại khó, muốn chọn nghề gì không cần phải học tập tốn công phu, cốt sao cho chóng tốt nghiệp để mau kiếm tiền.
Rồi cha mẹ, anh em họ hàng mỗi người một ý kiến, làm cho người thanh niên trước khi quyết định chọn nghề rất lấy làm phân vân, bối rối.
Sự thực, thì việc chọn nghề là việc riêng của mình, không phải là việc mà mình có thể trông cậy vào người khác được. Đành rằng mình nên thăm dò ý kiến, tiếp nhận những lời khuyên răn của các bậc phụ huynh và thầy cô là những người lưu tâm nhất đến tương lai của mình. Nhưng trước hết mình phải tự xét xem mình có năng khiếu về những môn học gì, những năng lực, những khuynh hướng, những thị hiếu gì, để chọn một nghề thích hợp với những khả năng những thị hiếu ấy, thì lúc hành nghề mình mới thấy hứng thú, thấy nhiệt thành.
Có người bắt đầu học luật khoa, được ít lâu bỏ học theo y khoa, rồi bỏ y khoa theo nông học xoay ra làm nghề thương mại. Sau mấy lần thay đổi môn học, người thanh niên ấy chắc chắn không thể lấy làm mãn nguyện được, tất phải than thân trách phận, sốt đời ngán ngẩm cho cái số long đong do chính mình tạo ra.
Ta không thể ép tư cách, ép tài năng của ta được vì như thế cái nghề của ta không thể tinh luyện được, ta sẽ thiếu sức hoạt động, không có nhiệt tâm, không thể trổ hết tài năng của ta để làm tròn nhiệm vụ đối với nghề nghiệp được.
III- Lương tâm nghề nghiệp
Trong những bổn phận đối với nghề nghiệp của chúng ta, lương tâm nhà nghề là điều đáng quý nhất. Bất cứ làm nghề gì, nghề lao tâm hay nghề lao lực, nghề văn hay nghề võ, nghề công chức, tư chức hay nghề tự do, người nào có lương tâm nghề nghiệp đều là người đáng trọng cả.
Một người thợ máy sửa một bộ phận cơ khí, đem hết kỹ thuật và tâm lực vào công tác của mình, làm thế nào cho được chu đáo, không để cho tai nạn nào có thể xẩy ra do sự sơ xuất của mình, là người có lương tâm về nghề nghiệp. Một y sĩ hết lòng chăm nom bệnh nhân, không sợ nguy hiểm cho bản thân, một giáo viên hết lòng dạy dỗ cho con em không ngại vất vả đến bản thân, một tiểu thương không lường gạt khách hàng về phẩm cũng như về lượng của hàng hóa, đều là những người có lương tâm nghề nghiệp.
Lương tâm nghề nghiệp sở dĩ là cao quý là vì nó chứng tỏ người hành nghề làm ăn lương thiện, cần cù có lòng nhân ái, theo nghĩa công bằng, trọng nghĩa khinh lợi quên mình để giúp ích cho xã hội.
Người có lương tâm nghề nhiệp là người yêu nghề, lúc nào cũng cố trau dồi kỹ thuật để gặt hái được kinh nghiệm dồi dào, để thu hoạch được kết quả tốt đẹp hơn.
Trong một xã hội có tổ chức, mọi ngành hoạt động được phát triển mau chóng là nhờ ở những nhà nông, công, thương, khoa học, kỹ thuật, chính trị, giáo dục, mọi người đều có lương tâm cao quý về chức nghiệp mang lại nhiều tiến bộ trọng đại về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cho nên lương tâm nghề nghiệp không những là bổn phận của cá nhân mà cũng là bổn phận của công dân đối với xã hội, đối với quốc gia. Nếu vì lười biếng gian nan, nếu vì thiếu những đức tính trong sạch, cẩn thận siêng năng mà những công dân tỏ ra thiếu lương tâm nghề nghiệp, là họ hành động không khác gì những kẻ trộm cắp, lừa đảo. Tội gian ấy họ đã phạm trực tiếp đối với những người bị thiệt thòi, vì sự thiếu lương tâm của họ và gián tiếp đối với xã hội trong khi nước nhà mong đợi ở mọi người sự tận tâm về nghề nhiệp, để góp phần vào nền thịnh vượng chung.
IV- Trong thực nghiệm
Cách đây không lâu, người mình chỉ chuộng hư vãn mà không trọng thực nghiệp. Nông nghiệp thì theo lề lối áp dụng từ ngàn xưa, không ai nghĩ đến việc cải thiện phương pháp canh tác, thay đổi nông cụ để tăng gia năng xuất về lượng cũng như về phẩm, trước làm thế nào, sau vẫn làm thế ấy, dù phương pháp này ngày một lạc hậu, cũ kỹ. về công nghiệp thì trình độ thấp kém; ngoài những dụng cụ những sản phẩm đơn sơ chế tạo do bàn tay của những nhà tiểu công nghệ, thì tất cả những hóa phẩm cần thiết từ cái kim, ngòi bút cho đến hàng vải, hàng lụa, đồ sứ, vị thuốc, trà tàu…đều do nhập khẩu để đáp ứng tiêu dùng. Về thương nghiệp, thị trường đã bị ngoại kiều thao túng, việc thương mại chẳng qua là nghề buôn hàng xách, nghề “buôn thúng bán mẹt”, “lọt sàng xuống nia” bao nhiêu quyền lợi đã bị tay người ngoài thâu tóm.
Tình trạng ấy cũng rất dễ hiểu: từ bao nhiêu thế kỷ, nước ta bị đặt dưới ắt thống trị của ngoại bang; quyền hành chính trị đã thuộc về tay người, thì quyền lợi kinh tế tất nhiên bị người ngoài dùng thế lực chiếm đoạt cả. Vốn dĩ, bao nhiêu thông minh, tài trí đều chú trọng đường lối hư văn, khoa cử, trong triều ngoài quận, vua quan bất lực, không trông xa nhìn rộng, không có cải cách canh tân.
Hoặc giả cũng có người học thức rộng, hiểu biết nhiều, tha thiết yêu nước như Nguyễn Trường Tộ dưới triều Tự Đức, đã trình bày nhiều việc cải cách, gồm có những vấn đề chấn hưng nông nghiệp, công nghệ, thương nghệ, thì gặp phải sức cản trở của những triều thần bảo thủ, cho nên kế hoạch dù hay không thể thực hành được, cũng coi như vô ích.
Ngày nay, các cường quốc trên thế giới, sở dĩ chiếm được địa vị ưu thắng, chính là nhờ một phần lớn, ở sự phát triển mãnh liệt của nền kinh tế quốc gia mà thực nghiệp là nguyên động lực.Những nước nào mà thực nghiệp không được hay, ít được phát triển, tất phải liệt vào hạng quốc gia hậu tiến – theo danh từ thông dụng bây giờ – là những nước kém mở mang.
Sự khuếch trương nền kinh tế của nước ta đòi hỏi nhiều nỗ lực trong công cuộc tiến triển các ngành thực nghiệp. Những nỗ lực ấy nhằm những mục đích sau đây:
- Về nông nghiệp: tăng gia diện tích trồng trọt, cải thiện phương pháp canh tác, cung cấp hạt giống, dụng cụ, vật liệu, phân bón, dẫn thủy nhập điền, khuyến khích chăn nuôi, khai thác lâm sả.
- Về công nghiệp: mở mang kỹ nghệ, cung cấp khí cụ, máy móc, tăng gia sản xuất, khai thác thủy điện lực, khoáng nghiệp, ngư nghiệp…
- Về thương nghiệp: chỉnh đốn nội thương, ngoại thương, tìm thị trường tiêu thụ, điều chỉnh việc xuất nhập khẩu, tổ chức những hợp tác xã và cơ sở tín dụng, hạn chế việc dùng sa xỉ phẩm, cổ động việc dùng hàng nội đị.
- Về tất cả các ngành: Cấp vốn cho các doanh nghiệp, mở trường chuyên nghiệp, nâng cao trình độ của ngành học kỹ thuật để huấn luyện chuyên viên, đào tạo nhân viên chuyên môn..
Nhiều bạn thanh niên có năng lực chuyên môn đã quyết định đến nền học thực nghiệp, nên học chuyên nghiệp với hy vọng chấn hưng nền kinh tế nước nhà. Một số bạn xuất dương du học đã được nhìn thấy và khảo sát những công cuộc phát triển kỳ diệu của khoa học, trên địa hạt thực nghiệp tại các cường quốc, đều có một hoài bão là ghi nhận, tích lũy những kiến thức mới lạ để ứng dụng vào công cuộc nâng cao đời sống của nhân dân, cải tiện nền kinh tế của nước nhà: đó chính là mối kỳ vọng của toàn xã hội.
Bài 4
TIỀN BẠC
Ở đây người ta không nhìn vấn đề tiền bạc theo quan điểm của kinh tế nhưng trong việc làm người.
I- Ý nghĩa của tiền bạc
Người ta thường giới thiệu cho bạn trẻ hai bộ mặt của tiền bạc hoặc tiền bạc có thể giúp người ta hạnh thiện hoặc người ta có thể kiếm tiền và dùng tiền một cách bất lương.
Bạn trẻ cũng thường gặp một thực tế: trong xã hội không thiếu gì những người nói chuyện lý tưởng tuyệt vời về chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo …mà trong thực tế họ không làm gì khác hơn là theo đuổi tiền bạc, dùng mọi mánh lới để làm giầu.
Tự bản chất, tiền bạc vốn vô tư. Nó không ‘ác’ mà cũng không ‘thiện’. bởi con người gồm hai yếu tố xác và hồn, nên con người cần tiền để sống và phát triển. Tiền trở thành nguy hiểm khi con người chỉ lo ngụp lặn trong tiền bạc và nhất là khi con người lấy tiền bạc làm lẽ sống duy nhất của đời mình. Xưa nay những người lụy vì tiền đều là những kẻ bị tiền làm chủ. Cho bất cứ ai, trong bất cứ trường hợp nào, hễ tiền làm chủ thì nó là ông chủ xấu. Đối với tiền bạc không trọng mà cũng không khinh. Nó là ông chủ xấu nhưng là đầy tớ tốt.
II- Biết cách quản lý tiền bạc
Biết cách quản lý tiền bạc là một kỹ năng cần thiết trong toàn bộ cuộc sống của mọi người. từ khi có dịp được cha mẹ cho một khoản tiền riêng, bạn bắt đầu ý thức được vai trò của tiền bạc trong cuộc sống của mình, bạn có thể tự mua sắm được những thứ bạn thích.
Tiêu xài hoặc tiết kiệm – đó là hai yếu tố mà tất cả mọi người đều phải trực diện trong cuộc sống của mình, việc giải quyết hài hòa được hai yếu tố đối nghịch này không chỉ quan trọng từ khi bạn còn là một đứa bé, mà càng lớn lên hai yếu tố đó càng trở nên quyết liệt, đặc biệt khi bạn bắt đầu tự kiếm ra tiền, và phải tự nuôi sống bản thân mình.
Như vậy bạn cần biết lập ra kế hoạch chi tiêu hợp lý. Sau đây là một số điểm cơ bản:
- Đối với những khoản bắt buộc phải chi tiêu (chẳng hạn như khoản chi cho những nhucầu thiết yếu của cuộc sống, khoản tiền nghĩa vụ…) thì bạn phải dứt khoát dành riêng ở một nơi an toàn và nhất quyết không xâm phạm đế
- Trả ngay càng sớm càng tốt những chi phí thông thường, không nên để mắc nợ lại,lâu ngày có thể tích lũy thành khoản tiền lớn
- Cũng nên cho phép mình mỗi tuần được có một khoản chi cho việc vui chơi giải trí. Nếu bạn làm việc chỉ để trả cho những chi phí và tiết kiệm, thì cuộc sống sẽ rất tẻ nhạt và dễ gây cho bạn cảm giác chán ngán công việ
- Sau khi đã dành riêng ra những khoản chi tương đối ổn định mỗi tháng, bạn nên tự ý quyết định số tiền mà mình có thể tiết kiệm, và quyết tâm thực hiện ý định này.
- Lập ra mục đích rõ ràng cho việc tiết kiệm, để động viên mình tích cực tiết kiệm
III- Thái độ đối với tiền bạc
Thái độ của bạn đối với tiền bạc sẽ thay đổi trong toàn bộ cuộc sống của bạn. Thời kỳ này, chắc chắn đó chỉ là một phương tiện để bạn mua sắm những thứ bạn cần. Sau này cũng giống như nhiều người khác, đối với bạn tiền bạc sẽ bắt đầu mang nhiều ý nghĩa khác. Người thì muốn có tiền để tích lũy như một phương tiện đảm bảo an toàn; người khác lại muốn sử dụng tiền để đạt được nhiều hơn về danh vọng, địa vị; trong khi có người lại coi tiền như một phương tiện để có tự do.
Hầu hết chúng ta đều mong muốn có nhiều tiền vượt quá nhu cầu của mình, để cuộc sống của mình càng ngày càng được nâng cao hơn. Một số người lại thích tìm vận may trong trò chơi sổ số.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, thì không hẳn sự giàu lên đột ngột do trúng số sẽ hoàn toàn đem lại hạnh phúc; mà trong nhiều trường hợp, sự may mắn đó lại kéo theo nhiều điều phúc tạp, đến nỗi làm cho một số người may mắn phải tiếc nuối vì vận may của họ. Có một câu danh ngôn. “Nếu bạn muốn được sung sướng trong một năm, hãy tìm cách trúng số; nếu bạn muốn được hạnh phúc suốt đời, hãy tìm cho được công việc làm nào bạn thích hợp”
Tôi không có ý muốn nói là bạn nên từ bỏ giấc mộng làm giàu nhưng xin bạn hãy nhận thức rõ ràng những động cơ của mình về tiền bạc.
Đừng để cho tiền bạc trở thành mục đích cuộc sống của bạn. Trước hết hãy tìm sự bình an cho tâm hồn, sự an toàn cho cuộc sống của bạn; rồi sau đó hãy tìm kiếm tiền bạc. Đừng chờ đợi của cải từ trên trời rơi xuống, hoặc làm giầu bất chính, nhưng hãy tích cực làm việc, tích lũy, cuộc sống sẽ đáp trả xứng đáng cho bạn.
Theo ý kiến của tôi, bạn nên sử dụng tiền bạc theo nhu cầu của mình, nhưng đừng nên để cho tiền bạc trở thành một mối quan tâm quá đáng của mình. Hãy cứ vui vẻ sử dụng mình kiếm được một cách chính đáng, nhưng đừng để cho tiền bạc quyết định thái độ cư xử của bạn đối với người khác.
Điều cuối cùng mà tôi muốn nói với bạn về vấn đề tiền bạc là: Con người ta có thể giầu có, phong phú bằng nhiều cách, tài năng; chứ không nhất thiết chỉ giầu nhờ có nhiều tiền bạc.
Bài 5
CHÍNH TRỊ
I- Chính trị là gì?
Theo nghĩa rộng: chính trị là hoạt động của con người nhằm hướng dẫn cuộc sống của những con người cùng sống, cùng làm việc với nhau, bởi con người cần có những quyết định liên quan đến hiện tại và tương lai của cộng đồng mà mình thuộc về.
Theo nghĩa hẹp: Chính trị là tất cả những hoạt động những vấn đề gắn với Quốc gia, dân tộc, xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
II- Nghĩa vụ dấn thân hoạt động chính trị.
Giáo hội vì thuộc trật tự siêu nhiên, cho nên có mục tiêu chủ yếu và trước tiên là nhắm đến ơn cứu rỗi đời đời của con người. Nhưng trong khi thi hành sứ mệnh cứu rỗi ấy. Giáo hội cổ võ việc thực thi những giá trị, những công lý, hòa bình, phú lợi, bình dẳng, tự do là những giá trị tự nó thuộc về trần thế. Do đó dấn thân hoạt động chính trị không phải là đặc quyền của người nào. Trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa, trần thế, nghĩa là chính trị và lịch sử đều là thành phần của sứ mệnh Giáo hội. Sứ mệnh Giáo hội sẽ không đầy đủ, nếu Tin Mừng không được loan báo cho mọi tạo vật và nếu mọi tạo vật và sự phát triển của chúng không được dâng hiến cho Đức Kitô.
III- Những đòi hỏi cơ bản của hoạt động chính trị.
Trong Giáo huấn chính thức của Giáo hội, Cộng đồng Vaticano II cũng nói về nghĩa vụ dấn thân hoạt động chính trị của Kitô hữu.
“Tất cả mọi Kitô hữu phải ý thức về sứ mệnh đặc biệt của mình trong cộng đoàn chính trị. Họ phải nêu gương sáng bằng cách phát biểu ý thức trách nhiệm nơi chính mình và tận tâm phục vụ công ích. Nhờ đó qua hoạt động cũng chứng minh cho thấy rằng làm sao dung hòa được quyền bính với tự do, sáng kiến cá nhân với sự liên đới và những đòi hỏi của toàn thể xã hội, dung hòa được sự hiệp nhất sinh ích với những dị biệt phong phú. Trong việc tổ chức trần thế, họ phải nhìn nhận các quan điểm chính đáng, dù đối chọi với mình; họ phải tôn trọng các công dân hay các đoàn thể khác khi những người này bênh vực quan điểm của mình cách thẳng thắn. Muốn cho mọi công dân xứng đáng nắm giữ vai trò của mình trong đời sống chính trị, cần phải quan tâm đến việc giáo dục cả về công dân lẫn chính trị. Những ai có khả năng hoặc có thể có khả năng làm chính trị, thì cần phải được chuẩn bị trước và phải đem lòng trung thành, chính trực nhất là tình thương và dũng cảm để tận tâm phục vụ công ích”
Kể từ sau công đồng Vaticano II, người ta thấy xuất hiện nhiều đảng phái chính trị lấy Tin Mừng làm phương hướng hoạt động. Sự kiện này chứng tỏ việc dấn thân hoạt động chính trị của người Kitô hữu với tư cách là Kitô hữu là một điều cần thiết cho xã hội.
Phương thức tổ chức và hoạt động của các đảng phái chính trị khác nhau tùy mỗi quốc gia, tùy hoàn cảnh cụ thể và những hệ thống pháp lý. Mặc dù khác nhau về phương pháp hệ thống tổ chức, các đảng phái chính trị có chung một chương trình hoạt động với những mục tiêu sau đây:
- Tôn trọng và cổ võ những giá trị của nhân phẩm bằng chương trình giáo dục, y tế, văn hóa; đẩy mạnh việc thăng tiến con người cũng như phát triển tối đa những hình thức mới mẻ về liên đới và tham dự vào đời sống xã hội, chính trị, văn hóa của mỗi ngườ
- Tôn trọng và cổ võ những giá trị của gia đình, nghĩa là hoạt động thế nào để gia đình được xem là tế bào nguyên thủy, nhờ đó con người và xã hội mới có thể phát triể Một cách cụ thể tranh đấu vàbảo vệ tính cách một vợ một chồng, tính cách bất khả phân ly của hôn nhân.
- Tôn trọng và cổ võ những giá trị của nghề nghiệp, nghĩa là nhìn nhận và cổ võ những hoạt động của cá nhân và đoàn thể
- Tôn trọng và cổ võ những giá trị của cộng đồng quốc gia. Một cách cụ thể là lòng yêu nước, tầm quan trọng của các truyền thông dân tộ
- Tôn trọng và cổ võ những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế cũng như sự phát triển của các dân tộ
- Tôn trọng và cổ võ những đòi hỏi tôn giáo và thiêng liêng của con ngườ
- Đó là những điểm cơ bản và gần như là những đòi hỏi của bất cứ hoạt động chính trị nào.
IV- Giáo hội và nhà nước
Từ đầu thế kỷ thứ 4, khi Kitô giáo thành quốc giáo tại đa số các quốc gia Tây phương, thì Giáo hội và Nhà nước gần như đồng nhất vói nhau. Tuy nhiên người ta có thể phân biệt hai hình thức của sự đồng nhất với nhau, nhưng dưới sự lãnh đạo của nhà nước. Trong trường hợp này Hoàng đế hay các ông hoàng bà chúa xem Giáo hội như một thành phần của quốc gia và như vậy Giáo hội bị đặt dưới quyền lãnh đạo của thế quyền, hình thức nay vẫn còn hiện hữu tại một số nước Bắc Âu và ngay cả Anh quốc trong đó Giáo hội Tin lành và Giáo hội Anh giáo bị đặt dưới quyền lãnh đạo của quyền bính tối cao trong nước.
Ngược lại với hình thức trên là sự đồng nhất giữa Giáo hội và Nhà nước, như dưới sự lãnh đạo của Giáo hội. Lịch sử của các nước Tây phương đã cho thấy những trường hợp trong đó hàng Giáo phẩm nắm luôn việc điều khiển Quốc gia, không thiếu những Giáo Hoàng như Đức Bonifacio VII chẳng hạn đã quan niệm Thiên Chúa ủy thác cho Giáo hội cả hai thanh gươm thế tục lẫn thiêng liêng; vị Giáo Hoàng theo đúng nghĩa là Hoàng đế của mọi Hoàng đế.
Thế nhưng hai hình thức đồng nhất giữa Giáo hội và nhà nước trên đây đã bị cuộc cách mạng Pháp năm 1789 hầu như quét sạch. Đi từ cực đoan này đến cực đoan khác. Người ta không những không còn nhận Kitô giáo làm quốc giáo mà còn như muốn quét sạch mọi tàn tích của Giáo hội ra khỏi đât nước. Tuy nhiên, dựa trên nguyên tắc do dân chủ mà cuộc cách mạng đề ra, người ta bắt buộc phải nhìn nhận Giáo hội, nhưng chỉ như một thực tại xã hội trong lòng quốc gia mà thôi. Xét về phương diện nào đó, thì đây là một điều tốt cho Giáo hội vì nhà nước không còn xen vào nội bộ Giáo hội nữa. nhưng dưới một khía cạnh khác, vì là một thực tại xã hội hiện hữu trong một quốc gia, nên Giáo hội phải chịu nhiều chi phối, đôi khi bất công và vô lý. Chính trong giai đoạn này mà Giáo hội tìm cách cải thiện mối quan hệ với nhà nước.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc tách biệt giữa nhà nước và Giáo hội. Thật ra, hai chữ tách biệt không có nghĩa là khước từ mọi cộng tác giữa hai bên. Quốc gia đầu tiên áp dụng nguyên tắc này chính là Hoa Kỳ. Tại đây ngay từ thời lập quốc, người ta không thấy tôn giáo nào được nâng lên thành quốc giáo và ngược lại cũng không có thiểu số tôn giáo nào bị bách hại: do tôn giáo được nâng lên thành quốc giáo và ngược lại cũng không có thiểu số tôn giáo nào bị bách hại; tự do tôn giáo được triệt để tôn trọng; tất cả mọi người có tôn giáo hay không có tôn giáo đều được đối xử cách bình đẳng và sống chung hòa bình. Tuy nhiên, không thiếu những quốc gia đã sử dụng nguyên tắc tách biệt giữa Giáo hội và nhà nước để loại trừ hay bách hại tôn giáo. Điển hình là tại Pháp khi đảng xã hội lên nắm quyền năm 905
Bài học của lịch sử đã giúp cho Giáo hội ngày càng thấy rõ hơn chỗ đứng của mình trong xã hội trần thế. Để hiểu được giáo huấn của Giáo hội về mối tương quan giữa Giáo hội và nhà nước như được trình bày trong các văn kiện của công đồng Vaticano II, đặc biệt là hiến chế vui mừng và hy vọng, chúng ta cần nắm vững một vài dữ kiện: Giáo hội đã có một quan niệm mới về nhà nước: Nhà nước không còn là một với Giáo hội, hơn nữa, tự bản chất , không thể có một nhà nước chống lại tôn giáo hay Giáo hội. Giáo hội cũng đã ý thức bản chất và vai trò của mình trong xã hội trần thế. Qua các văn kiện của Vaticano II Giáo hội tự định nghiã như là thừa tác viên và bí tích của ơn cứu rỗi. Một ơn cứu rỗi thiết yếu nhắm đến sự kết hiệp siêu nhiên giữa con người và Thiên Chúa cũng như con người với nhau. Chính vì thề, sứ mệnh siêu nhiên ấy. Giáo hội không hề cạnh tranh hoặc là đối thủ của nhà nước.
Từ những nguyên tắc trên, Vaticano II đã nêu bật sự tách biệt giữa Giáo hội và nhà nước, cũng như giữa nhiệm vụ của hai bên “vì vai trò và thẩm quyền của mình, Giáo hội không thể nào bị đồng hóa với một cộng đồng chính trị nào, cũng như Không hề cấu kết với một hệ thống chính trị nào, vì Giáo hội vừa là dấu chỉ, vừa là đảm bảo cho tính cách siêu vượt con người”. Tuy nhiên, sự tách biệt về bản chất và nhiệm vụ giữa Giáo hội và nhà nước không có nghĩa là hai bên không thể cộng tác với nhau được. Trái lại, nếu hai bên duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì sẽ phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn.
Bài 6
VĂN HÓA
I- Văn hóa là gì?
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
HỆ THỐNG |
Hệ thống giá trị |
HTGD nhân tạo (xã hội) |
HTGD thiên tạo (tự nhiên) |
Hệ thống phi giá trị |
HTGDNT
Không có tính lịch sử |
II- Văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật
- Văn minh (văn = vẻ đẹp, minh= sáng) là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình đồ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chấ
- Ở Việt Nam còn có các khái niệm ‘văn hiến’ và ‘văn vật’. Tự điển thường định nghĩa văn hiến là “truyền thống văn hóa lâu đời” còn văn vật là “truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tich lịch sử, “công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử”. So sánh các định nghĩa này, ta thấy ‘văn hiến’ và ‘văn vật’ thực ra chỉ là những khái niệm bộ phận của “văn hóa” chúng chỉ khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị: văn hiến: là văn hóa thiên về “truyền thống lâu đời” mà truyền thông lâu đời còn lưu giữ được không bị chiến tranh và thời gian hủy hoại chính là các giá trị tinh thần, còn văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất (nhân tài, di tích, công trình, hiện vật) chính vì vậy mà ông cha ta thường nói đất nước 4000 năm văn hiến (chứ không nói văn vật, vì trải qua 4000 năm, phần lớn các giá trị vật chất bị tàn phá), nhưng lại nói Hà nội – Thăng Long ngàn năm văn vật vì trong 1000 năm trở lại đây, từ khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long các giá trị vật chất còn lưu trữ được nhiều).
- Phương Tây không có hai khái niệm ‘văn hiến và văn vật” cho nên hai khái niệm này không thể dịch ra các ngôn ngữ phương Tây đượ Văn vật và văn minh tuy cùng thiên về giá trị vật chất, nhưng lại rất khác xa nhau
Để dễ phân biệt các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật những điều nói trên được trình bày trong bảng
VĂN HÓA | VĂN HIẾN | VĂN VẬT | VĂN MINH |
Chứa cả giá trị vật chất lẫn tinh thần | Thiên về giá trị tinh thần | Thiên về giá trị vật chất | Thiên về giá trị vật chất – kỹ thuật |
Có bề dày lịch sử | Chỉ trình đô phát triển | ||
Có tinh dân tộc | Có tính quốc tế | ||
Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp | Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị |
III- Cấu trúc văn hóa xã hội của người Việt
1- Nhận định chung về con người Việt Nam
Đã cho những nghiên cứu lớn về con người Việt Nam, thí dụ như của Viện Nghiên cứu xã hội Hoa Kỳ, kết quả rất đáng cho chúng ta lưu ý. Viện này đã đưa ra 10 đặc điểm của người Việt Nam như sau:
- Cần cù lao động, song để thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng
- Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tư duy dài hạn, chủ độ
- Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm)
- Vừa thực tế, vừa mở rộng song lại không có ý thức nâng cao lên thành lý luậ
- Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh song ít học từ đầu đến đuôi nên kiến thức không có hệ thống, mất căn bả Ngoài ra học tập không phải vì tự thân của mỗi người (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, vì đam mê)
- Sởi lởi, chiều khách song không bề
- Tiết kiệm song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời)
- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, những trường hợp khó khăn, bần hàn; còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít xuất hiệ
- Yêu hòa bình, nhẫn nhịn nhưng nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái lặt vặt làm đánh mất đại cuộ
- Thích tự lập, nhưng lại thiếu tình liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)”
2- Về mặt địa lý
Nước VN là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía Đông bán đảo Đông Dương. Dù cùng một nguồn gốc, nhưng người VN lại rất khác với người Trung Hoa ở phía Bắc, với người Lào và Cambodia ở phía Tây, vì những rặng núi hình rẻ quạt ở phía Bắc và dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây đã ngăn cách các dân tộc đó với người VN, ngăn cản phần nào sự hòa nhập của các nền văn hóa khác nhau, phía Đông, Nam và Tây Nam của đất nước là biển Đông và Ấn Độ Dương. Nền văn hóa dân tộc được xây dựng theo truyền thuyết những người con theo mẹ lên núi hái thuốc thành tiên và theo cha xuống biển vượt khó thành rồng. VN có 2860 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên (x. Tổng cục du lịch, Non nước VN, Hà nội, 2000, tr9), trong đó có nhiều hệ thống sông lớn như sông Mêkông, sông Hồng. Gắn bó với núi cao, biển rộng, sông dài nên người VN thường có nhiều tình cảm cao thượng, biết nhìn xa trông rộng và gần gũi với thiên nhiên. Những tâm tình tốt đẹp này hình như đang bị sói mòn và biến chất, đặc biệt với làn sóng đô thị hóa hiện nay, nơi những cư dân thành thị sống trong những tòa nhà cao tầng, những căn phòng nhỏ hẹp che chắn tầm mắt con người.
Hướng tiến bị bên núi, bên biển ngăn cản buộc dân tộc phải hướng về phía Nam từ đồng bằng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc (rộng 15.000 km2) vượt qua các đồng bằng nhỏ hẹp ở miền Trung để vào tới đồng bằng sông Cửu Long (rộng 40.000km2) ở miền Nam. Bước chân khai phá của người Việt chỉ dừng lại trước biển cả ở cực Nam đất nước, nhưng thiên nhiên vẫn ưu đãi cho dân Việt nên bờ cõi tiếp tục mở rộng về phương Nam vì hằng năm đồng bằng Nam bộ vẫn trải rộng lấn về phía biển từ 60 – 70 Mẹ, do phù sa của các con sông Cữu Long bồi đắp. Người Việt, với tâm hồn của những người tiên phong khai hoang dựng nước, đã không sợ hiểm nguy, dám đối đầu với những thử thách, bất trắc của cuộc sống, đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Vì thế càng tiến vào miền Nam, người Việt càng hành động phóng khoáng, cởi mở và liều lĩnh hơn.
Khí hậu cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm tính con người, tình trạng gia đình và hoạt động xã hội. VN nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, nghiêng về chí tuyến hơn là xích đạo nên có nhiệt độ cao, trung bình từ 220-270C. Hằng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng nước mưa trung bình từ 1.500 – 2000 ml/cm2, đổ ẩm khoảng 80%, số giờ nắng khoảng 1.500-2000 giờ/ năm. Do ảnh hưởng gió mùa và địa hình phức tạp, nên khí hậu VN luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác, giữa nơi này với nơi kia (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Nhìn chung VN có một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Nhưng khí hậu các tỉnh ở phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra, thay đổi theo 4 mùa khá rõ rệt với xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu này cũng tạo ra những bất lợi về thời tiết vì VN bị bão tố, lũ lụt, hạn hán thường xuyên đe dọa. Do đó, tâm tính người VN có thể nói thay đổi theo kiểu “sáng nắng chiều mưa” hơn những dân tộc sống trong các khí hậu ổn định, ôn hòa. Gia đình từ đó cũng chịu những hậu quả của sự thay đổi thất thường này như: có nhiều cãi vã, xung đột, kém thủy chung hơn. Hoạt động kinh tế xã hội cũng chịu sự thay đổi thường xuyên do các quyết định bất nhất của người lãnh đạo.
Nhận ra sự tác động của thời tiết, ta sẽ thấy người Việt cần tập tính kiên nhẫn, ôn hòa, ý chí vững mạnh, thì mới có thể thực hiện những kế hoạch lâu dài.
3- Về mặt lịch sử
Tiếp đến chúng ta chú ý hơn về con người VN qua các giai đoạn lịch sử hình thành dân tộc, tức là chú ý đến khia cạnh văn hóa xã hội của người Việt.
3.1- Giai đoạn tiền sử: người VN có nguồn gốc dân tộc trong khối các chủng Đông Nam Á (Mongoloid) và chủng phương Nam (Astraloid) vào khoảng 10.000 – 8.000 năm trước Công nguyên (TCN). Sau đó 5.000 năm TCN, chủng cổ Mã Lai (Indonesian) ở miền Đông Nam Á, phối hợp với các chủng Nam đảo, Nam Á để hình thành nên các nhóm Chàm – Môn Khmer – Việt Mường – Tày Thái – Mèo Dao – Tiền Thái – Tạng Miến – Hán: gồm 54 dân tộc VN (x. Lê văn Chưởng, Cơ sở Văn hóa VN, NXB Trẻ, 1999.tr.24-27; Trần Ngọc Thêm, cơ sở Văn hóa VN, NXB Giáo dục, 1999; NN, Niên giám GHCGVN 2005, NXB tôn giáo tr.454-466.) Không gian văn hóa gốc VN thời tiền sử là không gian của các dân tộc có nền văn minh nông nghiệp lúa nước, văn minh đồ đồng và ngôn ngữ đơn lập. Sau đó đến những thế kỷ trước Công nguyên, không gian gốc này bị thu hẹp vì các dân tộc ở vùng Nam sông Dương Tử bị người Trung Hoa bành trướng và đồng hóa.
Người Việt có những nét đặc thù của nền văn hóa nông nghiệp: tôn trọng và hòa hợp với thiên nhiên, có lối sống định canh, định cư và nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong mối quan hệ với gia đình, người Việt trọng nữ và nhiều cộng đồng xã hội còn bị ảnh hưởng theo chế độ mẫu hệ. Đời sống nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với gia tộc và xóm làng, trọng tình hơn trọng lý, trọng đức hơn trọng tài, trọng văn hơn trọng võ. Lối nhận thức tư duy thiên về tổng hợp, mang tính chủ quan, theo cảm tính và kinh nghiệm hơn là mang tính phân tích khách quan và hợp lý theo một hệ thống suy tư rõ ràng.
Trong cách ứng sử với môi trường xã hội, người Viêt dễ dung hợp trong tiếp nhận, ngay cả trong tín ngưỡng. Ngoài tín ngưỡng bái vật, đa thần, người Việt đón nhận tâm giáo Đông phương: Nho, Phật, Lão, và sau này cả Thiên Chúa giáo. Niềm tin vào một chủ thể tối cao, gọi là Trời mà sau này các tôn giáo khác có thể xác định rõ hơn là Thiên, Chúa Trời, Đức Thượng Đế, Đấng Cao Đài, Đức Allah, Thiên Chúa…lúc nào cũng bàng bạc trong tâm hồn người Việt để thúc đẩy họ tin tưởng và sống theo lương tâm ngay chính của mình. Chính niềm tin ấy giúp cho đời sống họ được an vui. “Lậy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp”, xã hội được ổn định “Trời cao có mắt” ngăn ngừa những hành động ác đức “Thiên bất dung gian”
3.2- Giai đoạn thống trị của các đế chế Trung Hoa kéo dài trong 11 thế kỷ, ảnh hưởng không ít tới con người, gia đình và xã hội VN. Năm 179 TCN, nước Âu Lạc do An Dương Vương Thục Phán (257-208 TCN) lập nên với Thành Cổ Loa bị Triệu Đà, vua của nước VN chiếm. Năm 111TCN, nước Nam Việt bị chuyển sang tay nhà Hán, trên sông Bạch Đằng mới khôi phục được nền độc lập cho đất nước.
Dù sống dưới chế độ hà khắc với chính sách “chia để trị” của ngoại xâm, người Việt vẫn kiên nhẫn chịu đựng gian khổ, biết chờ thời cơ trỗi dậy với cuộc khởi nghĩa Mai Thục Loan (722) Phùng Hưng (766-791). Tuy nhiên vì sống quá lâu dưới ách thống trị, người Việt có đặc trưng thường nhút nhát, sợ sệt, không dám bày tỏ trực tiếp ý kiến của mình, chỉ thân thiện vồn vã bên ngoài để tránh cho quân thù khỏi chú ý, làm hại. Họ dễ nghi ngờ vì nghĩ rằng ai cũng có thể là kẻ thù khỏi chú ý làm hại. Họ dễ nghi ngờ vì nghĩ rằng ai cũng có thể là kẻ thù, thiếu tin tưởng và ít cộng tác với người khác, ngay cả với người thân. Những đặc tính này tạo ra nhiều điểm bất lợi cho đời sống gia đình, vì gia đình là một cộng đồng đòi hỏi mọi thành viên phải tin tưởng để cùng hợp tác với nhau lo cho công ích.
Sự chia rẽ thiếu đoàn kết diễn ra khắp nơi, trong mọi ngành nghề, tổ chức của xã hội và cả trong các tổ chức tôn giáo. Dù thời Bắc thuộc đã qua nhưng những di chứng tiêu cực dường như vẫn còn ăn sâu trong tâm hồn người Việt.
Hầu hết người Việt yêu mến quê hương và chống lại kẻ ngoại xâm. Để biểu thị sự hợp tác, họ chỉ làm việc cầm chừng và ra vẻ chăm chú dưới ánh mắt theo dõi hay dưới làn roi hành hạ của quân thù. Do làm mãi dưới chế độ này người Việt dễ trở thành người làm việc nửa vời, chỉ cố gắng khi có sự quan sát hay theo dõi của người khác thay vì làm việc với sự đam mê hay ý thức trách nhiệm.
Ngoài ra, vì quan niệm tất cả những gì công cộng như vườn cây, đường xá, cầu cống… đều là của chung, do kẻ thù quản lý, nên họ chẳng thiết tha gìn giữ. Hơn nữa những thứ chung đó cũng là siêu cao thuế nặng của đóng cho nhà nước đô hộ nên họ nghĩ có lấy cắp của công cũng chỉ là hoàn trả cho mình, thậm chí có người còn cho rằng: “Ăn cắp của công là không có tội” thái độ này dễ dẫn đến tệ nạn tham ô, lãng phí của công.
Về mặt gia đình và xã hội, Nhà nước đô hộ Trung Hoa thời đó chỉ nhằm khai thác kinh tế nên không chú ý đến việc xây dựng và giáo hóa dân Việt. Bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Trung hoa, xã hội VN thời đó theo chế độ đa thê: người đàn ông có thể có nhiều vợ, nhiều tỳ thiếp, nhất là những người giầu. Nền kinh tế dựa trên nông nghiệp thô sơ, cần có nhiều lao động khỏe, nên gia đình càng đông con nhiều cháu thì càng tốt, nhất là con trai để nối dõi tông đường. Tinh thần trọng nữ trước đây bị đả phá. Xã hội theo chế độ gia trưởng, mọi quyền hành đều tập trung vào người đàn ông, nên phụ nữ thường bị đối xử bất bình đẳng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Sống trong hoàn cảnh như thế, người phụ nữ phải âm thầm chịu đựng những thua thiệt và áp bức để thờ chồng nuôi con.
Những người đàn ông làm quần quật suốt ngày ngoài đồng, chiều về họ thường tụ tập bên chén rượu để quên đi nỗi vất vả nhọc nhằn. Những chai rượu làm từ nông sản ấy tuy có giúp họ quên đi những nỗi cơ cực, nhưng lại ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Khi người đàn ông say khướt trở về nhà, họ trở thành người nóng tính, hay đánh đập vợ con. Rượu đã tàn phá sức khỏe của họ và làm con cái họ kém thông minh, thân thể yếu ớt. Tình trạng say sưa rất phổ biến ở nông thôn thời trước (ngay cả bây giờ đối với cư dân thành thị) nhưng chính quyền đô hộ vẫn cố tình làm ngơ, thậm chí ngầm khuyến khích để giảm bớt sức đấu tranh của dân tộc Việt.
3.3- Giai đoạn độc lập và thống nhất đất nước dưới thời quân chủ bắt đầu từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, trải qua ba triều đại nhỏ là Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980- 1009) và bốn triều đại lớn: Lý (1009- 1225), Trần (1226-1400), Lê (1428-1788), Nguyễn (1802-1945), xen kẽ với ba triều đại nhỏ là: Hồ (1400- 1407), Hậu Trần (1407- 1414), Tây Sơn (1788-1802). Người Việt ra sức củng cố nền độc lập non trẻ bằng các cuộc chiến thắng ngoại xâm. Lê Hoàn thắng quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt thắng quân Tống năm 1077, Trần Hưng đạo thắng quân Nguyên Mông vào các năm 1258, 1285, 1288. Lê Lợi thắng quân Minh sau 10 năm chiến đấu. Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ chiến thắng quân Xiêm (1785) ở Rạch Gầm, Xoài Mút và đại phá quân Thanh vào năm 1789.
Tinh thần ái quốc dâng cao khiến người Việt sẵn sàng hy sinh tình riêng gia đình vì đại nghĩa của đất nước. Bài học của giai đoạn này như giới thiệu cho người Việt, nam cũng như nữ, là phải biết bảo tồn dòng họ của mình, khi mở rộng tình gia đình thành gia tộc. Từng cá nhân phải biết hy sinh quyền lợi cho dòng tộc.
Sự gắn bó với dòng tộc đôi khi quá mức khiến nhiều người lại khép kín với đồng bào, chỉ tin tưởng bao che cho những người thân thuộc, tạo nên sự bất công đối với người khác đến độ “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Gắn bó với những người đã khuất trong dòng tộc, người Việt chứng tỏ lòng thảo hiếu qua việc thờ cúng tổ tiên. Người Việt lập bàn thờ tại nhà với bài vị của những người đã khuất, cúng bái trong những ngày sóc, vọng, giỗ, tết. Việc này tạo lại mối tương quan mật thiết với cả những người sống để xóa đi phần nào sự nghi ngại chia rẽ do thời đô hộ để lại.
Gắn bó với đời sống nông nghiệp, người Việt phát triển tình làng nghĩa xóm và các mối quan hệ đồng hương. Tuy nhiên, vì sống mãi trong lũy tre làng, thiếu giao tiếp để mở rộng tầm nhìn nên người Việt dễ hướng tới óc cục bộ, hẹp hòi dánh mất tinh thần trọng tài đức, trọng tình nghĩa trước đây. Cộng thêm bản chất nghi kỵ người khác của thời bị đô hộ để lại, óc cục bộ này đã được nhà nước quân chủ chuyên chế khai thác tối đa trong tổ chức hành chánh làng xã, địa phương dẫn đến việc người Việt khó chấp nhận sự điều khiển, lãnh đạo của người không đồng hương với mình, coi thường luật pháp quốc gia “phép vua thua lệ làng” coi thường cả những giá trị nhân bản như cạo đầu, bôi vôi, bỏ trôi sông những phụ nữ lầm lỡ, chửa hoang. Óc cục bộ ấy vẫn còn mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.
Trong thời kỳ này chúng ta ghi nhận ảnh hưởng của Tôn giáo Đông phương, đặc biệt là Khổng giáo. Cả ba đều đến từ Trung Hoa, chỉ riêng Phật giáo lại chia làm hai ngả, theo con đường Đồng Cỏ vào miền Bắc VN và theo con đường Hồ Tiêu vào miền Nam VN.
Phật giáo ảnh hưởng đến nhiều quần chúng bình dân, nhất là dưới thời Lý – Trần với thuyết luân hồi, với Tứ Diệu Đế, với luật Nhân Quả để nuôi dưỡng lòng đạo đức, giải thích cho người dân hiểu nguồn của bể khổ đời người là do lòng dục, vì thế muốn diệt khổ phải từ khước lòng dục của mình bằng cách theo Bát Chánh đạo.
Khổng giáo hay Nho giáo là hệ thống các nguyên tắc đạo đức, chính trị do Khổng Tử lập ra nhằm duy trì trật tự của xã hội phong kiến nên ảnh hưởng nhiều đến vua quan và quần chúng trong cách tổ chức xã hội ở Trung Hoa và ảnh hưởng nhiều đến VN. Nho giáo khởi đầu với việc lập Văn Miếu (1070), Quốc Tử Giám và tổ chức thi cử (1076) và càng ngàycàng chiếm ưu thế cho đến khi đạt được địa vị độc tôn vào thế kỷ XVIII – XIX. Người VN ứng sử trong các quan hệ cá nhân, gia đình, họ hàng, làng xóm, vua quan theo những chuẩn mực của lễ nghĩa Nho giáo như Tam Cương – Ngũ Thường, để có thể “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Những chuẩn mực của Nho giáo có mặt tốt là giữ cho xã hội được trật tự, ổn định, nhưng nhà nước quân chủ chuyên chế lại dùng chúng như một phương tiện áp chế con người, khi tôn vinh vua là ‘Thiên Tử’ (con trời), nắm trọn quyền sinh sát trong tay “quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung”. Những vị Nho gia ăn theo chế độ ít người dám nghĩ, dám làm với tầm nhìn xa trông rộng để “trị quốc, bình thiên hạ” mà chỉ trở thành những nhà trí thức luẩn quẩn với những bài phú, bài thơ ca tụng chế độ, suy tôn mù quáng một con người dù người đó bất tài, thất đức hoặc nhai đi nhai lại những câu trích dẫn thuộc lòng trong Tứ Thư Ngũ Kinh. Cách học từ chương và chế độ thi cử của Nho giáo này đã trói buộc những sáng kiến suy tư của người Việt và còn ảnh hưởng đến ngày nay.
Chúng không những không cải tạo được tình trạng đa thê hay bất bình đẳng nam nữ, như ta từng thấy trong thời bị Trung Hoa đô hộ mà còn làm cho người phụ nữ càng bị lệ thuộc hơn vào người đàn ông “trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, vào dòng họ của chồng “lấy chồng thì phải theo chồng, lấy chồng thì phải gánh giang san nhà chồng”. người phụ nữ chỉ còn là cái bóng của người đàn ông vì họ được dạy phải có đủ tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh” chứ không còn là một con người thật sự độc lập với giá trị làm người.
Sống trong nền quân chủ chuyên chế độc tài, người dân không được phép có nhiều phương tiện vật chất, nhiều nông, nô vì sợ bị phản loạn. Nhưng dù có nhiều tiền họ cũng không được phép tiêu xài, không được cất nhà theo ý mình, thậm chí không được ăn mặc theo ý thích. Họ cũng không được học rộng vì càng có nhiều tư tưởng mới lạ, họ càng dễ ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền: chỉ cần một câu thơ không rõ ý cũng có thể bị kết tội phản nghịch và bị chu di tam tộc. Mỗi làng chỉ có được vài người đi học còn tất cả nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Chính sách ngu dân này làm cho người Việt không phát triễn óc suy tư, sáng tạo, càng làm cho cuộc sống của họ thêm cơ cực, nghèo túng.
Cuối cùng Lão giáo du nhập vào VN đồng thời với Phật giáo và Nho giáo ngay từ thời Bắc thuộc, đến thời vua Đinh Tiên Hoàng (cuối thế kỷ X) đã khá phát triển ở nước ta. Lão giáo chủ trương vô vi (không làm) ‘nghĩa là chủ ý cốt theo cách tự nhiên thanh tĩnh không cần phải làm gì, nghĩa là muôn sự cứ phó mặc thiên nhiên, không cần phải lo lắng, nghĩ ngợi mới hưởng sự khoái lạc phiêu diêu” (Toan Ánh, Nếp cũ – tín ngưỡng VN, quyển Thượng, NXB TP.HCM,1992, tr.221). chủ trương này đúng ra là thái độ sống của những nhà trí thức Nho giáo, dần dần đạo Lão đi vào các tầng lớp bình dân và biến thể thành những hình thức bí hiểm mê tín như phù phép, sấm ký, chầu đồng, thẻ xăm, bói toán với các thần tiên ẩn thân trong vạn vật: “bếp thì có ông Táo, đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Tuy nhiên, cái nhìn linh hóa vạn vật này lại giúp cho người VN vượt qua thái độ quá chuộng hình thức lễ nghĩa tỉ mỉ, vụn vặt của Nho giáo để đến gần với thiên nhiên và tìm được sự khoáng đạt cho tâm hồn.
Chúng ta không thể không nhắc đến ảnh hưởng của Kitô giáo trong thời kỳ này – Kitô giáo được truyền vào VN là đạo Công giáo theo lễ nghi Roma, qua các giáo sĩ dòng Đaminh, dòng Phanxico, Dòng Augustino người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI, nhất là các giáo sĩ dòng Tên vào thế kỷ XVII. Các giáo sĩ này nói được tiếng Việt, sáng lập ra chữ quốc ngữ, và đóng góp nhiều về khoa học cũng như xã hội cho các vua chúa của cả hai miền Nam Bắc. Họ truyền bá với một giáo thuyết khác với tôn giáo Đông phương về nhiều điểm nên gặp sự chống đối mãnh cho người đều có giá trị cao quý như nhau vì đều là con cái Chúa, đều tự do và bình đẳng trước pháp luật chứ không phải vua có toàn quyền sinh sát trong tay, hôn nhân một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng và có giá trị như nhau.
Điều không may cho Công giáo là vào thời điểm này, các đế quốc thực dân đi chiếm lục địa và các nhà truyền giáo lại theo chân họ vào VN gây nên nhiều hiểu lầm và cả những cuộc bách hại. Khi quân đội Pháp bắn thị uy vào cảng Đà Nẵng (1847) và nhanh chóng chiếm được các tỉnh miền Đông Nam kỳ (1862), rồi đặt nền đô hộ từ 1862-1945 thì người VN như bừng tỉnh trước sức mạnh trổi vượt về quân sự, khoa học, kỹ thuật của quân thù trước chính sách bế quan tỏa cảng của vua quan, dẫn đến ngu dốt, lạc hậu, yếu kém. Họ giống như người Trung quốc bừng tỉnh sau cuộc chiến tranh Nha phiến (1839-1842) và thấy rằng: “Cái học nhà Nho đã hỏng rồi” (Trần Kế Xương). Họ muốn được như người Nhật cởi mở với nền văn minh kỹ thuật của phương Tây nên phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương văn Can đã ra đời. Dân tộc VN bước vào một thời kỳ mới.
3.4- Thời kỳ phát triển và hội nhập với thế giới (1945-2000). Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn ở Hà Nội, khai sinh nước VN Dân Chủ Cộng Hòa. Ngay sau đó thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và nhân dân VN đã kháng chiến để bảo vệ nền độc lập. Thế giới vào thời điểm (1945-1975) chia thành hai phe Tư bản và Cộng sản xung đột mãnh liệt với nhau. Do hoàn cảnh và vị trí đặc biệt, VN lại trở thành giới tuyến cho hai phe phái trên đây. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), với hiệp định Genève, người Pháp rút khỏi miền Bắc VN, nước VN tạm thời bị chia làm hai miền theo vĩ tuyến 17: miền Bắc là nước VN Dân Chủ Cộng Hòa theo chế độ Cộng Sản; miền Nam là nước VN Cộng Hòa theo chế độ Tư Bản. Từ năm 1964- 1975, chính quyền Cộng Sản ở miền Bắc lãnh đạo cuộc chiến tranh chống lại chính quyền Tư Bản ở miền Nam. Ngày 30-4-1975, chính quyền Sai Gòn ở miền Nam sụp đổ, VN hoàn toàn thống nhất, lấy tên là nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa VN.
Trong cuộc chiến tranh giữa hai ý thức hệ, kẻ thù đã khai thác triệt để sự chia rẽ và phân hóa của người Việt có từ thế kỷ XVIII với Trịnh Nguyễn phân tranh, thế kỷ thứ XIX- XX với ba miền Bắc – Trung – Nam của thực dân Pháp để “người Việt thù người Việt, người Việt giết người Việt”. Biết bao cuộc xung đột, giết hại nhau chỉ vì những sự khác biệt về tôn giáo, sắc tộc, đảng phái…để lại những di chứng cho đến ngày nay khiến cho người Việt càng khó cộng tác và tin tưởng lẫn nhau.
Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953-1956), với những màn đấu tố, đã phá hoại truyền thống hiếu hòa, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, làm tan vỡ luân thường đạo lý của gia đình xã hội khi cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, hàng xóm, bạn bè…dùng những hình thức dối trá để tố cáo, giết hại lẫn nhau. Nỗi sợ hãi tột cùng của thời ấy đã ăn sâu vào tiềm thức – vô thức, tạo nên nếp sống khép kín và giả dối của nhiều người.
Còn nhiều người trẻ ở miền Nam có tâm trạng “Yêu cuồng, sống vội” hối hả hưởng thụ cuộc sống trước khi phải ra chiến trường, với tâm trạng không cần biết đến ngày mai, vì nghĩ rằng bom đạn vô tình có thể phá hoại tất cả những gì người ta xây dựng hôm nay.
Bỏ qua sự khác biệt về nhiều lãnh vực, cả hai chế độ có nhiều điểm tích cực đó là đóng góp vào tâm tính người Việt: tinh thần yêu chuộng những điều mới mẻ dựa trên khoa học kỹ thuật để phát triển đời sống, vượt qua những mê tín dị đoan thời trước và sự cố gắng làm việc để có nhiều phương tiện vật chất làm cho đời sống được ấm no hạnh phúc.
Từ năm 1975 đến nay, người Việt cố gắng xây dựng lại đất nước bằng cách du nhập các lối sống và khoa học kỹ thuật cả các nước trong cộng đồng thế giới. Họ trở thành những con người hiểu biết nhờ trình độ văn hóa được nâng cao. Nếu như trước kia cả làng chỉ có một hai người biết chữ để làm văn tự, sổ sách, thì giờ đây hầu như mọi người đều được khuyến khích đi học, mọi trẻ em bắt buộc phải đi học. Qua việc học hành và các phương tiện truyền thông như báo chí, sách vở, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, và cả mạng lưới thông tin toàn cầu (Internet), người Việt càng ngày càng thông thạo khoa học, phát triển nền kinh tế, khai thác được các nguồn tài nguyên phong phú của đất nước.
Nếu như trước đây người VN tin vào Trời – Phật độ trì, vào thiên mệnh của Nho giáo, vào Thiên Chúa của Kitô giáo vào ông bà tổ tiên chứng giám thì giờ đây, những bài học bài bác thái độ duy tâm, đề cao chủ nghĩa duy vật từ 30 năm qua dường như đang có hiệu quả rõ rệt là xóa bỏ niềm tin mang tính tín ngưỡng ấy của người Việt. Nhưng một khi con người đánh mất ý nghĩa của đời sống tinh thần, chối bỏ sự hiện diện cả chủ thể luân lý tối cao như là nền tảng cho đạo đức xã hội thì người ta dám làm bất cứ điều gì để chiều theo những tham vọng và dục vọng! Luật pháp không có khả năng khám phá tất cả những hành động bí ẩn của con người bắt nguồn từ trong tâm trí. Vì thế khi tin vào một chủ thể luân lý tối cao nhìn thấu lòng mình (Trời cao có mắt) con người mới ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức. Từ căn bản đạo đức này, người Việt mới có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai…đang tràn lan trong xã hội hiện thời. Như thế, suy cho cùng thì sự có mặt của các tôn giáo rất cần thiết cho xã hội. Một số ít người đã nhận ra điều ấy và đang cổ vũ cho những lễ hội dân gian hoặc tham gia các lễ nghi tôn giáo. Nhưng nhiều người VN chưa ý thức được điều này.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm sao xây dựng một nền đạo đức xã hội của con người VN và thấy nhiều tầng xấu tốt xen lẫn chồng chất lên nhau như những lớp đất của các tầng địa chất. Để trồng được cây lành trái ngọt, hay xây dựng công trình lớn lao lâu dài cho dân tộc VN, chúng ta phải biết rõ từng lớp đất, loại bỏ những lớp đất bạc màu trước khi “trồng người”.
Công việc xây dựng và hoàn hiện giá trị con người VN thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Đảng Cộng Sản đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đang mời gọi mỗi người cố gắng ý thức và hoàn thiện chính mình, nghĩa là loại trừ những tật xấu và tập luyện những tính tốt nơi mình. Những công việc của từng cá nhân này chỉ có thể thực hiện với sự giúp đỡ của tập thể và cộng đồng để giúp họ khám phá ra những đức tính xã hội căn bản và những tật xấu thường có nơi người Việt. Sau đó phải tìm được những biện pháp hay đường hướng thích hợp để hoàn thiện nhân cách theo từng độ tuổi hay môi trường sống. Những công việc này đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ của các nhà tâm lý, khoa học, giáo dục cũng như các văn nghệ sĩ, những nhà truyền thông xã hội…
Riêng đối với người tín hữu Công giáo, chúng ta càng phải tích cực cũng như chủ động trong việc xây dựng và hoàn thiện giá trị con người VN theo Tin Mừng vì con người là đối tượng chính yếu trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa và là đích điểm cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng người môn đệ Chúa Kitô” (Công đồng Vaticano II, x. Gaudium et Spes, số 1).
Bài 7
TÔN GIÁO
I- Sự kiện tôn giáo.
Trên thế giới hôm nay nơi nào cũng có người tin theo đạo, không theo đạo này thì cũng theo đạo khác. Như thế phải nói con người với tôn giáo phải gắn liền với nhau như xương thịt của họ. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu căn bản thiêng liêng, con người không thể sống mà không có tín ngưỡng tôn giáo.
Tôn giáo là gì? Đạo là chi?
Danh từ tôn giáo do tiếng religare của La ngữ, có nghĩa là gắn liền nối kết. Nó gắn liền con người với Đấng thiêng liêng. Sự gắn kết này thực hiện bằng những tâm tình tôn kính, thờ phượng, cầu xin hoặc bằng những hình thức bên ngoài : lời nói, lễ nghi, luật lệ.
Nhờ tôn giáo con người có thể hiệp thông với Đấng thiêng liêng bằng nhiều cách : bằng sự hiến thân, bằng sự tùng phục hoặc vì nguồn lợi cho họ. Xem lịch sử, việc thờ phượng chúng ta thấy rõ điều đó. Con người nghĩ rằng : Để tỏ lòng tôn kính Đấng tối cao, họ phải sát tế loài vật cũng như con người, họ phải thần phục suy tôn với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ. Lúc đầu khi con người chưa hiểu biết, có khi thấy những sức mạnh phi thường, họ sợ hãi nên thờ kính. Chẳng hạn khi lửa ghê tởm quá, họ thờ thần lửa để lửa không còn đốt cháy làm hại. Khi thấy nước lụt giết chết muôn loài, kể cả loài người, họ sợ quá, nên thờ thần nước, để nước không còn tràn ngập giết chết họ và làm hại muôn loài muôn vật. Có thể nói đó là nguồn gốc các việc thờ tà thần, dị đoan mê tín…
Các việc tin thờ của người thời cổ đó dẫn đến việc thành lập các tôn giáo với các niềm tin khác nhau, khi con người đã văn minh hiểu biết :
- Tin linh hồn thường là bất diệt, trường tồn, do đó có việc tôn kính người chế
- Tin thần trí nhân từ hay thù nghịch, bao trùm vạn vật vũ trụ.
- Nhân cách hóa vũ trụ vạn vật đưa đến việc thờ thần này, thần nọ, như thần đất, thần lửa…
- Tin một Đấng tối cao, thiêng liêng tạo dựng vũ trụ và loài người, hoàn hảo và trường tồ Đấng đó cao cả hơn hết các thần trí và đôi khi được gọi là Cha.
Trong các niềm tin đó, việc tin tưởng đời sau kiếp sau được nhiều tôn giáo đề cập đến.
II- Ấn Độ giáo
Đại đa số dân Ấn Độ theo một tôn giáo gọi là Ấn giáo. Ấn Độ là một thế giới mênh mông và đa dạng, huyền bí và thật khó hiểu, nhưng cũng rất hấp dẫn, có một lịch sử lâu dài, là một vùng đất với nhiều sự tương phản mãnh liệt. Có cả thảy 680 tín đồ Ấn giáo. Các bậc thầy về mặt tinh thần, tức là những « gourou » của các tôn giáo Đông phương, đã lôi kéo nhiều người trẻ tại Châu Âu. Ở Pháp, tín đồ đạo Krishna nhảy múa ngoài đường theo tiếng trống con và tiếng lục huyền cầm.
1- Kinh điển của Ấn giáo
Ấn giáo có các sách thánh của riêng mình. Thuộc vào sổ sách cổ xưa nhất, có một sưu tập các bản văn mà các tín đồ Ấn giáo gọi là « trí thức tuyệt hảo ». Tức là kinh Veda (Phật đà) được viết bằng tiếng Phạn. Có những bài chú giải đi kèm theo các bản văn này, trong số đó có các kinh Upanishads (Huyền bí thư) hay là các « suy tư triết học ».
Ngoài ra phải kể đến kinh Bhagavad-Gita, tức « Chí tôn ca » là tác phẩm nổi tiếng nhất của văn chương Ấn độ bộc lộ linh hồn của đất Ấn, là sách gối đầu gường của Gandhi, được xác nhận là đã viết trong khoảng giữa thế kỷ 2 và thế kỷ 1 trước Công nguyên.
2- Thần minh của Ấn giáo.
Phải chăng các tín đồ Ấn giáo tin vào nhiều vị thần khác nhau ? Xin thưa là không. Nhưng họ đưa ra nhiều quan điểm về Thượng Đế. Họ cho rằng Thượng đế tỏ mình ra cho ta dưới nhiều dấu chỉ khác nhau.
Trong Ấn giáo có một dạng Thượng đế ba ngôi nào đó. Đó là Brahma sáng tạo. Vishnou khôi phục và Civa hủy diệt. Vishnou thường được vẽ đang ngủ, nằm dài trên lưng một con rắn có 1.000 cái đầu. Để khôi phục trật tự thế giới. Thần Vishnou can thiệp vào trái đất dưới những hình thức được gọi là « hóa thân », tức là những « cuộc hạ thế » hay nhập thể dưới hình dạng một con vật hay một con người. Quan trọng nhất là các cuộc hóa thân làm người dưới dạng Rama và Kishna. Có nhiều đền thờ được dâng hiến hoặc cho Civa hoặc cho Vishnou. Ngoài ra cũng còn có hằng trăm thần và bán thần khác nữa.
3- Giáo lý
Một tín đồ Ấn giáo được tự do quyết định thực tại tối thượng là một tinh thần vô ngã, túc là Brahman (trung tính) hay một vị thần có ngã vị tức là Brahman (nam tính). Họ xem thế giới hữu hình là « maya » tức là ảo ảnh. Linh hồn con người được gọi là « atman ». Nó phải tùng phục Karman (hay nghiệp quả), một từ có nghĩa là hành động, gồm cả công trạng lẫn thành tích bất hảo mà cá nhân đã làm khi còn sống.
Linh hồn được thanh luyện qua một vòng luân hồi hóa kiếp. Kẻ ăn trộm lúa biến thành chuột, người dữ tợn hóa thành cọp…Việc các linh hồn lưu chuyển như thế được gọi là Samsâra, tức là « sự luân hồi của vũ trụ ». Để tránh các « khổ dịch muôn kiếp », cần phải chu toàn bổn phận,
Tức là « dharma ». trong số đó, có bổn phận tôn trọng luật giai cấp – các thầy Bsamanes (Bà la môn) là giai cấp cao nhất – và thực hành việc đạo đức như hành hương đến Bénarès, chay tịnh, khổ chế, ăn ngay ở lành, khiết tịnh, tự chủ, từ bỏ, bất bạo động như Gandhi hằng chủ trương.
Bấy giờ sẽ đạt tới « nirvanâ » (niết bàn), là « sự tiêu dục », đó là lúc linh hồn gặp được Brahman, được tan biến trong tất cả. Yoga, có nghĩa là « hiệp nhất, liên kết », được người Tây phương coi như một hình thức thể dục, nhưng được tín đồ Ấn giáo xem là phương thế để đi vào đời sống huyền nhiệm. Trong tôn giáo này cũng có vô số giáo phái và niềm tin khác nhau.
Ấn giáo mang lại cho chúng ta điều gì ? Các tín đồ của đạo này là những người « sống nội tâm ». Họ nghĩ rằng người Tây phương sống quá hời hợt. Ấn giáo dạy các Kitô hữu biết tìm kiếm các lợi ích khác ngoài lợi ích vật chất ; hướng đến sự an tĩnh của linh hồn bằng sống từ bỏ : dành ưu tiên cho việc làm giàu đời sống tâm linh nhằm thể hiện cái linh thánh nơi mình và lấy việc truy tầm chân lý vĩnh cửu làm lẽ sống cho cuộc đời.
Những mặt khác theo chúng ta hệ thống luân hồi của Ấn giáo là một quan niệm thật bi quan các nghi lễ tầm thường và mê tín nhất đôi khi được đặt ngang hàng với nghi lễ thuần khiết và thiêng liêng nhất.
III- Phật giáo
Đây là một tôn giáo bắt nguồn từ Ấn giáo, được cải cách lại do một Hoàng tử tên là Gautama, tự là Bouddha (Phật đà). Tôn giáo này có mặt nhiều nhất tại Châu Á. Tuy được khai sinh tại Ấn Độ, nhưng thực tế mà nói đạo Phật không phát triển ở đó. Có 310 phật tử, trong số đó tại Pháp là 500.000 người
1- Cuộc đời của Đức Phật.
Thật khó phân biệt trong đời ngài điều gì có thật trong lịch sử và điều gì chỉ là huyền thoại, Siddgarta Gautama sinh ra trong một gia đình khá giả ở vùng biên giới Nepal. Ngài có đầy đủ để sống hạnh phúc. Một ngày kia Ngài gặp một cụ già lom khom, lần khác gặp một người mắc bệnh dịch, lần khác nữa một xác chết. Già lão, đau khổ, chết chóc : đó là ba điều mặc khải về số phận chung của loài người. Nhờ lần gặp gỡ thứ tư với một tu sĩ hành khất mà Ngài tìm ra được phương thuốc chữa trị ba căn bệnh trên.
Ngài từ bỏ lâu đài và vợ con để sống cuộc đời khổ hạnh. Thế nhưng Ngài vẫn chưa hài lòng về những điều khổ hạnh mình đã thực hiện được. Sáu năm sau khi dừng lại dưới một gốc cây bồ đề, ngài mới hiểu rằng giờ khám phá ra bí mật của sự đau khổ trong vũ trụ đã đến. Lúc ấy ngài quả là đã được giác ngộ hoàn toàn : biết được các nguyên nhân gây ra đau khổ và các phương thuốc chữa trị nỗi khổ của nhân loại. Gautama trở thành Bouddha, nghĩa là « người được soi sáng, được giác ngộ ». Ngài đã thoát được vòng luân hồi.
Ngài đã có thể vào cõi niết bàn. Nhưng vì lòng từ bi, ngài quyết định ở lại dương thế để thuyết pháp về đạo cho chúng sinh.
Trước tiên ngài giảng dạy ở gần thành đô của Ấn Độ. Đó chính là : « Bài thuyết pháp tại Bénarès » rất thời danh. Sau 45 năm dong ruổi, ngài viên tịch khi đã 80 tuổi, mệt mỏi và hạnh phúc ; ngài năm nghiêng bên phải và đi vào cõi niết bàn. Xác ngài được hỏa thiêu và di cốt được tôn kính trong những ngôi đền gọi là « stupas ».
2- Giáo lý của Đức Phật
Đức Phật không viết lách gì cả, nhưng những lời thuyết pháp của ngài – được chép lại và chú giải sau đó. Trong giáo thuyết của ngài ta không thấy có ý tưởng về một vị thần có ngã vị. Phật giáo là một tôn giáo không có Thượng Đế, mà là một nền minh triết, một quan niệm triết lý.
Khám phá quan trọng của Đức Phật hệ tại ở điều này : cuộc đời là một bể khổ ; có đau khổ là vì có ước muốn, muốn được hiện hữu, muốn được thay đổi liên tục, muốn nếm cảm và hiểu biết mọi sự. Muốn hết khổ thì phải dập tắt khát vọng, phải biết diệt dục. Còn thần thánh có hiện hữu hay linh hồn có bất tử không, điều đó chẳng lợi ích gì. Muốn tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó là muốn còn biết tất cả ; và vì thế tiếp tục bất an và đau khổ.
Nếu muốn thoát khỏi bánh xe « luân hồi » liên tục trong những kiếp khác, là cây cối hay là thú vật, ta phải sống hết sức hòa hợp với thiên nhiên ; giữ tâm hồn hoàn toàn thư thái trong mọi hoàn cảnh, sống trung dung giữa khổ hạnh và thế tục ; không tà dâm loạn dục, yêu mến sự thật, tự trọng, sống khiết tịnh, khiêm nhượng, hảo tâm, từ bi, khổ hạnh, vui vẻ, chấp nhận đau khổ và mọi điều trái ý. Để làm việc này, phải tin tưởng vào bản thân mình chứ đừng cậy dựa vào thần thánh.
Khi đến cuối đường tinh luyện này, ta sẽ đạt tới tình trạng hiểu biết trọn vẹn, là sự Giải thoát, là Niết Bàn, có nghĩa là « tịch diệt, không hiện hữu » là được giải thoát khỏi các kiếp luân hồi.
3- Ba con đường chính
Phật giáo chia làm tam thừa hay ba cỗ xe, “Tiểu thừa” là nhánh Phật giáo chính gốc. Ở Sri Lanka, Mianma, Thái Lan, Cam bốt. « Đại thừa » là nhánh phát triển rộng hơn hết ở VN, Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên. Đạo thiền của Phật giáo rất được phổ biến ở Nhật. Cuối cùng là « Phù chú thừa » ở Tây Tạng và Mông Cổ.
4- Phật giáo mang lại cho ta điều gì ?
Phật giáo nhìn nhận thế giới biến dịch này là bất toàn. Đạo Phật đã giúp nuôi dưỡng đời sống tâm linh của rất nhiều bậc khồ tu và hiền triết để đi tìm sự giải thoát trọn vẹn. Đạo Phật hô hào sống hòa bình, tôn trọng sự sống, sống lân mẫn, dịu dàng và bác ái.
Tuy nhiên, nỗ lực cao quý để sống thanh khiết và thư thái hơn ấy đã bị cắt ngang khi kết thúc trong cõi niết bàn không có Thượng Đế
IV- Hồi giáo
Hồi giáo là tôn giáo của những người Hồi, là những người tuân phục Thiên Chúa, tuân phục Lời Chúa và Thánh Ý Ngài. Chữ « islam » – từ đó sinh ra gốc Hồi giáo – có nghĩa là tuân phục, vâng lời, phó mình cho Chúa.
Hiện nay có khoảng 870 triệu tín đồ Hồi giáo, kể cả những người ngoài khối Ả Rập. Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ nhì tại Pháp Với khoảng 3 triệu tín đồ.
1- Cuộc đời của Đức Mahomet
Ngài sinh năm 570 tại La Mecque, Ả Rập, mồ côi từ bé và được người chú nuôi dạy. Lớn lên ngài giúp việc cho một người họ hàng giàu có, chuyên hướng dẫn đoàn đi buôn rồi sau đó cưới lấy bà. Trong lúc đi đây đi đó, chắc ngài dã nghe đến Apraham, luật Môse, cũng như Tin Mừng do Đức Giêsu rao giảng.
Vào năm 40 tuổi, khi ở một mình trong hang động, ngài đã nhận đươc mặc khải đầu tiên, làm ngài bàng hoàng kinh động. Ngài cho rằng mình đã thấy Thiên Thần Raprien và Thiên Thần ra lệnh cho ngài đi giảng đạo. Ngài ý thức rằng một cuốn sách đã được ban xuống trong tâm hồn mình. Mahomet trở thành « ngôn sứ » và cảm thấy mình được kêu gọi đi giảng đạo cho La Mecque, thánh đô của Ả Rập –lúc đó đầy rẫy các ngẫu tượng – về tính duy nhất của Thiên Chúa.
Tại La Mecque, ngài đã bị bách hại. Ngài bỏ trốn đến ốc đảo Yathrib ở miền Bắc. Cuộc đào tẩu này mở ra một kỷ nguyên Hồi giáo, khởi đầu ngày 16-7-622, sau này, yathrib trở thành Mécque, « kinh thánh của Đức Ngôn sứ ».
Tại đây, ngài suy tư, minh định giáo lý và quyết định dùng thánh chiến để ép người ta phải theo đạo. Năm 630 ngài chiếm thành La Mecque đã đập đổ hết mọi ngẫu tượng, đồng thời áp đặt nền tôn giáo mới. Ngài qua đời ngày 8- 6-632 sau khi đã quy tụ các bộ tộc Ả Rập thù nghịch lại với nhau, bằng cách kết hợp họ lại trong một đức tin vào Thiên Chúa độc nhất của Apraham
2- Giáo lý của đạo Hồi.
Giáo lý này được chứa đựng trong kinh Coran, gồm các mặc khải mà Đức Mahomet đã nhận được tại La Mecque và tại Medine. Kinh được viết bằng tiếng Ả Rập gôm 114 phần chia thành 6.000 tiết. Là sách được « linh hứng » và phải được hiểu theo sát chữ. Chính bản thân Mahomet chẳng viết gì. Về sau kinh Coran được bổ túc thêm bằng cuốn Sunna, ghi chép các việc làm của Mahomet, và các sách Hadith, gom góp các truyền thống.
Đức Allah là Thiên Chúa độc nhất và Mahomet là ngôn sứ của Người. Các biến cố trên thế giới chỉ xẩy ra được là do Người muốn. Các tín đồ Hồi giáo phải tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Khi lần hạt họ ưa nêu lên 99 thánh danh đẹp nhất của Thiên Chúa như Đấng hành thiện, Đấng thương xót..
Thiên Chúa đã nói với loài người qua những con người, là các ngôn sứ, trong đó có Ápraham, Môse và Giêsu, con của trinh nữ Maria. Đức Giêsu không được coi là con Thiên Chúa. Đức Mahomet là vị ngôn sứ cuối cùng : ngài cũng không phải là Chúa.
Để ban thưởng cho sự tùng phục của các tín đồ, sau khi chết họ sẽ được hưởng một cuộc sống vĩnh cửu đầy khoái lạc, bên cạnh các thánh nữ đồng trinh, trong các ốc đảo mát mẻ. Còn kẻ dữ sẽ vào hỏa ngục.
3- Các việc thực hành của Hồi giáo
Hồi giáo có 5 việc bắt buộc phải làm, gọi là « năm cột trụ ».
3.1- Tuyên xưng đức tin. « Chỉ có một Chúa duy nhất là Đức Allah và Mahomet là ngôn sứ của người »
3.2- Cầu nguyện, Tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện một ngày 5 lần bằng cách để chân chạm mặt đất. Tại các thành phố, tiếng của tu sĩ lo việc báo giờ cầu nguyện sẽ vang lên từ các tháp cao của giáo đường kêu gọi các tín hữu đến cầu nguyện.
3.3- Kỳ chay Ramadan : trong suốt một tháng, từ khi mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn, tín đồ phải kiêng ăn, uống và hút thuốc.
3.4- Bố thí theo định luật
3.5- Hành hương đến La Mecque, một lần trong đời, nếu có thể được.
Còn các điều khác đều được phép làm. Hồi giáo không lên án tục đa thê. Mahomet đã có rất nhiều thê thiếp. Cuộc thánh chiến tuyệt vời nhất phải là cuộc chiến đấu chống lại các đam mê và các bản năng xấu xa của mình.
4- Các giáo phái
Hồi giáo có hai nhánh không đều nhau do sự bất đồng ý kiến về việc kế vị Đức Ngôn sứ. Nhánh Sunnites hay là nhánh theo truyền thống chiếm 90 % tín đồ, nhánh Chiites ở Iran hay là nhánh chủ trương chính tông chiếm 10% tín đồ, nhóm này chỉ công nhận quyền hành của những người thuộc dòng họ Mohamet và trông đợi một Đấng Mêsia sẽ đến tái lập sự công bình.
5- Hồi giáo mang lại cho chúng ta điều gì ?
Hội thánh trân trọng các tín đồ Hồi giáo vì đã có ý thức chỉ tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất toàn năng và nhân từ, và luôn tìm cách vâng theo thánh ý Người. Họ tôn kính Đức Giêsu như một ngôn sứ và Mẹ người là Đức Trinh nữ Maria. Trong tháng Ramadan, họ sống đời sống tôn giáo thật gắt gao. Họ rất hiếu khách, quảng đại và công bình.
Tuy nhiên, các Kitô hữu tiếc rằng Hồi giáo theo thuyết định mệnh, nhằm đến một thiên đàng nhục cảm, muốn dùng thánh chiến như một phương thế đấu tranh chính trị và truyền đạo nhân danh Đức Allah.
Về phần Đức Thánh Cha, kể từ sau Vaticano II, ngài không ngớt cổ võ việc đối thoại sâu xa giữa Hồi giáo và Kitô giáo. Tín đồ của cả hai bên phải cố gắng thông cảm lẫn nhau, đồng thời cùng nhau gìn giữ và thăng tiến sự công bình xã hội, các giá trị luân lý, nền hòa bình và sự tự do cho hết mọi người.
V- Do Thái hiện nay
Dạo Do Thái vẫn giữ nguyên như thời trước Đức Kitô. Họ tin vào một Thiên Chúa độc nhất, thưởng phạt ở đời sau. Họ tuân theo 10 điều răn đã được Chúa ban trên núi Xinai, và tuân theo lề luật. Họ trông đợi Đấng Mesia. Họ mừng lễ Vượt Qua với thịt chiên và bánh không men để kỷ niệm ngày được giải thoát khỏi Ai Cập. họ nghỉ ngơi và mừng ngày Sabat tại Hội đường có chứa sách Torah – là sách luật Môse và Ngũ Thư, tức là 5 cuốn đầu tiên của Kinh Thánh, ghi chép luật ấy. Yom kippour là ngày đại xá. Họ cầu nguyện với nhau trong gia đình vào các dịp kỷ niệm những biến cố lớn trong cuộc đời như cắt bì, cưới hỏi hay tang chế.
Do Thái giáo mang lại cho ta điều gì ?
Hội Thánh công giáo nhìn nhận người Do Thái là anh của chúng ta trong đức tin. Kitô giáo đâm rễ sâu trong đạo Do Thái, và các Kitô hữu không việc gì phải chối bỏ các bậc tiền bối của mình. Chính từ nơi Do Thái giáo mà Kitô giáo có được bộ sách Cựu Ước, là các Lời Chúa hứa. Chính Đức Kitô cũng đã được sinh ra do một người phụ nữ Do Thái là đức Trinh Nữ Maria. Các Tông Đồ là nền móng và là rường cột của Hội Thánh, cùng với một số đông môn đệ loan Tin Mừng của Đức Giêsu cho thế giới, đều xuất thân từ dân Do Thái. Thánh Phaolo luôn hãnh diện vì được thuộc về nòi giống này.
Không được bắt toàn thể người Do Thái phải chịu trách nhiệm về cái chết của Đức Giêsu. Chính vì tội lỗi của mọi người mà Đức Giêsu đã chịu khổ nạn và chịu chết trên thập giá.
Đại đa số người Do Thái không chấp nhận sách Tin Mừng, không nhìn nhận Đức Giêsu là Đấng Mêsia. Tuy vậy Chúa vẫn rất yêu thương họ và không ngừng ban ơn cũng như không ngừng kêu gọi họ, như Công đồng đã nói.
Hội Thánh luôn phản đối các sự ngược đãi mà người Do Thái phải gánh chịu trong suốt dòng lịch sử, dù do bất kỳ ai gây ra.
Cả người Kitô hữu lẫn người Do Thái đều được kêu gọi hãy vượt qua sự nghi kỵ để tìm gặp nhau và nhìn ra những kho tàng chung. Đó chính là ý nghĩa của cuộc thăm viếng lịch sử của Đức Thánh Cha Gioan – Phaolo II tại Hội đường Roma ngày 13.4.1986, tại đó ngài đã tuyên bố với cộng đồng Do Thái rằng : « Các bạn là những người anh em mà chúng tôi quý mến nhất » (Doc. Cath, số 1917)
Bài 8
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
I- Khoa học và kỹ thuật là gì ?
Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực hiện chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
Kỹ thuật là tổng thể nói chung những phương pháp, phương thức sử dụng, những phương tiện và tư liệu hoạt động trong một lãnh vực hoạt động nào đó của con người
II- Chỗ đứng của khoa học.
Vào cuối thế kỷ 19, khi nhà sinh vật học người Anh là Darwin tung ra thuyết tiến hóa, nhiều người đã dựa vào đó để chối bỏ một trong những tín điều quan trọng của Kitô giáo đó là việc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người. Cũng trong thế kỷ 19, khi một số định luật mới được khám phá trong sinh vật học, tâm lý học, xã hội học, nhiều người đã vội kết luận con người phản ứng và hành động theo những quy luật có sẵn, do đó con người không có tự do.
Ngày nay, các nhà khoa học chân chính không còn rơi vào lối lý luận ngây ngô hàm hồ như thế nữa. Họ xác tín rằng khoa học không thể đưa ra câu trả lời tích cực hay tiêu cực về những vần đề thuộc phạm vi và chỗ đứng của mình. Khác với thái độ huênh hoang tự mãn các nhà khoa học thế kỷ thứ 19. Các nhà khoa học ngày nay ý thức rằng những nguyên lý mà họ đề ra dựa trên những khám phá khoa học chỉ có giá trị tạm thời của một lý thuyết và rằng các định luật khoa học đều mang tính chất hoàn toàn tương đối. Nói khác đi người ta không thể dựa trên những giả thuyết khoa học để chối bỏ hoặc khẳng định về những mệnh đề thuộc trật tự siêu hình và tôn giáo. Có sự kiện tiến hóa trong vũ trụ, nhưng người ta không thể dựa vào đó để chối bỏ công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Các quan niệm mới về khoa học đã giúp các nhà khoa học ngày nay thấy được chỗ đứng của khoa học trong tương quan với niềm tin. Ngày nay những chân lý đức tin và những giả thuyết khoa học có thể chung sống với nhau nơi người tín hữu dấn thân nghiên cứu khoa học. Điều cơ bản đối với một tín hữu và bất cứ nhà khoa học nào, đó là duy trì đức tin và khoa học trong lãnh vực riêng của mỗi bên. Nắm vững tiêu chuẩn này, khoa học sẽ không bao giờ xen vào đức tin hoặc khiến cho con người xa rời niềm tin. Nhà khoa học với tư cách là nhà khoa học cố gắng khám phá một chân lý thuộc trật tự khoa học mà thôi. Chân lý ấy có giá trị không những với nhà khoa học, mà còn cho mọi người, kể cả người có niềm tin.
Như thế, giữa khoa học và đức tin không có những mâu thuẫn đối nghịch nhau, trái lại đồng hành với nhau, nghĩa là có thể gặp gỡ và bổ túc cho nhau. Một tín hữu nhiệt thành vẫn có thể là một nhà khoa học, khoa học chân chính và ngược lại là một nhà khoa học hăng say vẫn có thể là một tín hữu đầy xác tín. Giải pháp duy nhất cho vấn đề tương quan giữa đức tin và khoa học không phải là đặt hai lĩnh vực vào thế tương phản, thù nghịch nhau, nhưng là thiết lập sự đối thoại giữa hai bên. Khoa học và đức tin không nhìn nhau bằng sự đố kỵ, thù ghét mà bằng thiện cảm, cởi mở, sẵn sàng soi sáng cho nhau để tiến đến chân lý tối hậu là Thiên Chúa. Đó là thái độ mà Giáo hội luôn theo đuổi qua các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với các nhà khoa học, cũng như bằng các ủy ban khoa học hiện hữu trong nhiều tổ chức khác nhau của Giáo hội.
III- Tiến bộ kỹ thuật
Nói đến kỹ thuật là nói đến lao động. Chính nhờ lao động mà con người vượt trổi và khác với thú vật. Về điểm này mãi mãi thế giới phải nhìn nhận sự khai phóng của Karl Marx. Thật thế Karl Marx đã đưa ra nhận xét về lao động : thú vật gắn liền với sinh hoạt của nó, nó làm một với sinh hoạt của nó. Con người thì lấy sinh hoạt làm đối tượng của ý muốn và ý thức của mình. Con vật chỉ sản xuất những gì nó có hoặc cái nó cần dùng – Con người thì sản xuất mà vẫn tự do khỏi nhu cầu của mình.
Theo nhận xét của Karl Marx, con người có thể vượt lên trên và làm chủ lao động của mình. Điều này được chứng tỏ rõ ràng với các tiến bộ kỹ thuật ngày nay. Quả thật lao động đã làm một bước nhảy vọt về phẩm : Từ những việc làm chân tay có tính chất cá thể nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, lao động đã biến thành kỹ thuật, nghĩa là được tổ chức mang tính xã hội và hướng đến việc tiêu thụ rộng rãi hơn, kỹ thuật đã thay đổi sâu rộng lao động của con người và chính con người.
Ngày nay, quyền hạn của kỹ thuật mỗi lúc một gia tăng và bao trùm mọi chiều kích cuộc sống con người : từ những sinh hoạt xã hội công cộng đến những lãnh vực riêng tư của con người ; từ địa hạt khoa học, sản xuất, nghệ thuật đến việc giải trí, giáo dục, con người đã vượt qua đoạn đường dài trong lịch sử của mình ; từ giai đoạn lý luận đến giai đoạn kỹ thuật, con người của thời đại kỹ thuật hoàn toàn khác với con người của những thời đại trước. Não trạng của nó cũng thay đổi một cách sâu rộng : Từ những khát vọng về tinh thần và tôn giáo, con người ngày nay nghĩ đến sự thụ hưởng nhiều hơn. Tiêu chuẩn mà con người thời đại dùng để đánh giá một sự vật chính là hiệu năng : và ngay cả khi đánh giá về con người, con người thời đại kỹ thuật cũng căn cứ trên hiệu năng, người thành công trong cuộc sống là người làm ra nhiều của cải.
Sống giũa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, đó là chỗ đứng của người Kitô hữu trong thế giới ngày nay. Như vậy, tiến bộ khoa học, người Kitô giáo đã có công khi nêu bật giá trị nội tại của lao động và kỹ thuật : lao động nâng cao giá trị của con người, hay nói theo kiểu quen thuộc : lao động là vinh quang. Ngày nay mọi người đều chia sẻ cái nhìn ấy ; thất nghiệp trong xã hội ngày nay bị xem là một thất sủng, một điều xấu. hẳn phải trải qua thời gian dài, nhân loại mới đạt được ý thức ấy. Người hy lạp và La Mã xưa không nghĩ như thế, họ cho rằng lao động là một sinh hoạt hạ giảm con người. ngay cả người Kitô hữu thời đó cũng chia sẻ quan niệm ấy : Plato yêu cầu loại bỏ ra khỏi guồng máy cai trị tất cả những người thợmáy ; Ariscote thì xem tất cả những việc làm chân tay đều nghịch với trí khôn và như vậy không là việc làm tốt ; Cicêrô và Sênêca thì đề cao sự nhàn hạ. Sự hạ giá lao động, kỹ thuật mà con người thấy rơi rớt trong Giáo hội thời Trung Cổ có lẽ là do ảnh hưởng của Plato cho rằng : linh hồn ở trong thể xác như trong tù ngục, hoạt động cao quý duy nhất nơi con người là chiêm niệm nhằm tìm sự giải thoát khỏi ngục tù thể xác. Lao động cũng bị hạ giá, vì người ta cho rằng chỉ nô lệ mới phải lao động.
Dựa trên mạc khải, các tư tưởng gia Kitô giáo đã khám phá ra chiều kích nhân bản của lao động và kỹ thuật. Quả vậy, nhờ lao động và kỹ thuật, con người làm cho thế giới trở thành một ngôi nhà dễ ở hơn, tiện nghi hơn, ấm áp hơn. Nhờ lao động và kỹ thuật, thế giới trở thành Vương quốc của con người chứ không phải là của tà ma và quyền lực tối tăm. Chính nhờ lao động và kỹ thuật, con người được hoàn thành hơn. Đó phải là cái nhìn của Kitô hữu đối với lao động và tiến bộ kỹ thuật ngày nay.
IV- Mặt trời của tiến bộ kỹ thuật
Những tiến bộ kỹ thuật nâng cao cuộc sống con người, đưa con người tới địa vị thống trị thiên nhiên, từ đó con người cũng dễ đi đến chỗ tự mãn. Ngày xua, để chiến đấu chống lại bệnh tật, đói khổ, thiên tai, con người thường chạy đến với Thiên Chúa hay các thần linh nhưng ngày nay con người chỉ biết có khoa học kỹ thuật công nghiệp. Họ tin tưởng ở sức vạn năng của mình sẽ giải quyết được mọi bí ẩn của con người và sẽ xây dựng được Thiên Đàng trên trần gian này. Nhưng kỳ thực khoa học và kỹ thuật có đủ sức giải quyết được mọi vấn đề và mọi bí ẩn của con người không ?. Sau những hồ hởi của ban đầu, nhiều người đã chóng nhận ra được những thiệt hại trầm trọng, những sức mạnh hầu như không kiểm soát được mà khoa học kỹ thuật đã áp đặt trên con người và thiên nhiên. Trước hết điều mà nhiều người đang báo động, đó là sự đánh mất những giá trị tinh thần mà khoa học và kỹ thuật đang gây nên. Con người ngày nay xem ra không còn để ý đến những giá trị tinh thần nữa, quan tâm duy nhất của nhiều người là có được nhiều tiện nghi và hưởng thụ tối đa. Đánh mất khao khát những giá trị tinh thần nữa, cho nên con người chỉ biết nâng kỹ thuật lên hàng thần tượng, nghĩa là xem sự thống trị thiên nhiên không là một phương tiện, nhưng là cứu cánh đời đời.
Đánh mất những giá trị tinh thần, khoa học kỹ thuật cũng tạo ra một lỗ hổng trong các tương quan giữa người với người. Người ta thấy có hiện tượng như khả năng thí nghiệm và sử dụng càng phát triển, con người càng giảm thiểu sự đối thoại. Thật thế, kỹ thuật gia tăng những phương tiện thông tin, giải trí, di chuyển…nhưng chưa bao giờ người ta thấy người dân tại các nước văn minh, nhất là tại các đô thị lớn lại cô đơn cho bằng ngày nay. Tương quan giữa người với người mà lẽ ra kỹ thuật đã cố gắng thắt chặt, thì lại trở nên rời rạc lỏng lẻo hơn. Chưa bao giờ người ta thấy câu châm ngôn của người La Mã : « Người là chó sói cho người » được thể hiện cho bằng trong xã hội văn minh ngày nay. Cá nhân chủ nghĩa ngày càng gia tăng, sự ích kỷ ngày càng ngự trị trong các liên hệ giũa người với người. Tương quan giũa con người ngày càng lỏng lẻo, thì giá trị con người cũng ngày càng lu mờ theo kiểu nói của một triết gia Đức : « Con người chỉ còn là một con số trong các sổ sách của ngân hàng thuế vụ và bảo hiểm ».
Khoa học và kỹ thuật không những đã không cải thiện được mối tương quan giữa người với người, mà còn hủy hoại trái đất và môi trường sống của con người. Chưa bao giờ người ta lên tiếng báo động về môi sinh của con người cho bằng ngày nay. Chưa bao giờ nước và không khí lại bị ô nhiễm cho bằng ngày nay. Tiếng ồn ào của động cơ đủ loại, những âm thanh quay cuồng từ các thứ loa phóng thanh và các máy truyền hình, những cuộc chạy đua với công việc và bao nhiêu lo toan. Đó là nhịp sống mà khoa học và kỹ thuật mang lại cho con người thời đại.
Một khi con người tôn thờ khoa học và kỹ thuật lên hàng thần tượng, thì dĩ nhiên con người càng đánh mất tự do của mình. Nô lệ cho chính những nhu cầu giả tạo do những phương tiện kỹ thuật tạo ra, con người cũng nô lệ cho cách sống và những tư tưởng do các phương tiện truyền thông nhào nặn.
Dó là một vài đe dọa mà nền văn minh kỹ thuật ngày nay đang tạo ra cho con người.
V- Tính chất vô luân của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Không chối bỏ những lợi ích mà kỹ thuật đem lại cho đời sống con người, nhưng chúng ta cũng không ngây ngô mơ mộng một Thiên đàng tại thế thật hứa hẹn. Chưa xây dựng được một thiên đàng tại thế, kỹ thuật ngày nay đã và đang làm băng hoại cuộc sống con người. Kỹ thuật mang lại tiện nghi cho con người, nhưng cũng cản trở con người vươn lên thành chiều kích luân lý.
Con người tiết yếu là một hữu thể luân lý, nghĩa là một hữu thể có thể làm chủ được những hành động của mình. Thú vật chỉ hành động theo bản năng, con người thì trái lại hành động với tự do. Chính vì có tự do và chịu trách nhiệm về những hành động của mình, cho nên chỉ có con người mới được khen thưởng về những việc làm tốt và bị khiển trách hoặc bị trừng phạt về những hành động xấu.
Nhưng làm thế nào để phân biệt những hành động tốt hay những hành động xấu là chính con người, hay đúng hơn chính bản thân con người được xem là tốt tất cả những gì phù hợp với những đòi hỏi của bản tính ấy, và bị xem là xấu tất cả những gì ngược lại với những đòi hỏi của bản tính ấy. Nếu con người luôn luôn muốn vượt qua và làm chủ trật tự không gian bao quanh nó, thì cái thiết yếu và cơ bản làm nên bản chất của con người hẳn không phải là yếu tố vật chất mà chính là phần thiêng liêng cao quý nơi con người. Chính yếu tố thiêng liêng được gọi là linh hồn này là tiêu chuẩn phân định điều tốt và điều xấu. Để trung thành với phần thiêng liêng cao quý ấy, cũng như được thành toàn trong nhân cách, con người phải làm chủ được mình và những bản năng của mình. Làm chủ được mình thắng vượt được các đam mê của mình. Kitô giáo cũng như mọi tôn giáo và nền luân lý khác đều lấy đó làm một trong những điểm nền tảng của việc tu thân.
Ngày nay xem ra luân lý đã bị đảo ngược. Người ta cho rằng thỏa mãn mọi bản năng tức là sống đúng với những đòi hỏi của bản tính con người. Người ta không còn phân biệt điều tốt với điều xấu, mà chỉ còn nói đến điều hợp pháp và điều không hợp pháp mà thôi và đó là cơ sở trên đó xã hội ngày nay làm những quyết định hệ trọng nhất, mà không còn màng đến luân lý tính của những hành động con người. Thay vì chế ngự những bản năng xấu, người ta đã sử dụng những tiện nghi an toàn do kỹ thuật mang lại. Chẳng hạn thay vì tự chế trong tình yêu hôn nhân, thì người ta chỉ cần giải phẫu cắt đi một phần trong cơ quan sinh dục hoặc uống một viên thuốc ; thay vì trách nhiệm đối với sự sống, thì người ta chỉ cần loại bỏ thai nhi còn trong lòng mẹ ; thay vì tình liên đới yêu thương đồng loại, thì người ta chỉ cần một mũi thuốc để loại bỏ những người già, những người bị xem là thành phần vô dụng của xã hội.
Nhưng sử dụng kỹ thuật một cách triệt để nhằm giải quyết mọi vấn đề của con người là một việc làm phi nhân và vô luân. Bởi vì hành động như thế là giết chết con người trong phần thiêng liêng cao quý nhất của nó. Con người cần đến kỹ thuật để có thể thống trị thiên nhiên và nâng cao mức sống của mình, nhưng thật là một sai lầm lớn khi chỉ biết trông cậy vào kỹ thuật để giải quyết mọi vấn đề của con người và tìm kiếm sự thành toàn của mình. Con người chỉ thực sự là người khi biết đến trách nhiệm những giá trị và trật tự luân lý. Nói cách khác con người chỉ nên người khi nó biết nhìn nhận Thiên Chúa như là Chủ tể và cùng đích của nó, cũng như ý thức rằng nó chỉ đạt được cứu cánh của nó trong Ngài mà thôi.
Leave a Reply