Những Đặc tính của các Giáo xứ trao phó cho Sa-lê-diêng
Những người Salêdiêng can dự vào tác vụ giáo xứ ngày một [thật] rộng lớn và gia tăng, cách riêng để đáp ứng nhiều đòi hỏi và nhu cầu của các GH địa phương. Các giáo xứ được giao cho Tu hội lên tới con số khoảng 1.100, với khoảng 12 triệu tín hữu và hơn 3000 Salêdiêng làm việc trong đó. Vì thế nó là một lãnh vực rất quan trọng đối với tác vụ mục vụ Salêdiêng.
Trong những năm này có nhiều cuộc hội họp để suy tư và huấn luyện những người Salêdiêng hiến mình cho tác vụ giáo xứ trong nhiều Tỉnh dòng và Vùng khác nhau của Tu hội. Sau khi khảo sát các tài liệu liên quan đến nhưng cuộc họp này và những điểm chính được khơi lên, tôi muốn xem xét một vài khía cạnh nền tảng về căn tính/những đặc tính của giáo xứ được trao cho những người Salêdiêng, và đề ra một vài hướng dẫn để giúp các Tỉnh dòng trong việc sinh động lãnh vực quan trọng này.
- Giáo xứ trong việc phát triển công việc mục vụ Salêdiêng
Tu hội đã can dự vào vấn đề của giáo xứ từ lúc khởi đầu. Những suy tư cá nhân của Don Bosco về trách nhiệm mà vai trò của cha xứ can hệ tới cùng những khó khăn để thực hiện qua giáo xứ một sự phục vụ mục vụ giáo dục cách đầy đủ vì giới trẻ nghèo, dẫn tới việc thiết lập một tiêu chuẩn trong khoản 10 của HL 1923: “Như một qui luật, ta sẽ không đảm nhận chăm sóc các giáo xứ”. Nhưng ngay lúc DB còn sinh tiền, ta đã chấp nhận bẩy giáo xứ; điều này minh chứng tiêu chuẩn trên được áp dụng một cách tự do và năng động.
Trong Qui chế dành cho các giáo xứ được rút từ những nghị quyết của các Tổng Tu Nghị 3 và 4 (1883-1886), được chính DB trình bày năm 1887, những đề tài vốn gây ra mối quan tâm nào đó liên quan đến giáo xứ là sự ưu tiên ta dành chú tâm cho giới trẻ, cách riêng những em nghèo nhất và căn tính cộng đoàn tu sĩ của cha xứ và những cộng sự viên của ngài. Những đề tài này tiếp tục là những vấn đề cốt lõi trong những năm tiếp theo sau.
Vào thời gian của TTN 19 có 525 giáo xứ Salêdiêng, và sáu năm sau trong TTN 20 có tới 625 giáo xứ. Trong những tu nghị này ta công nhận rằng các giáo xứ có thể đem đến một cơ hội và những điều kiện thuận lợi để làm việc với giới trẻ; về điểm này TTN 20 bỏ đi ý tưởng công cuộc giáo xứ là một luật trừ (x. SGC 401); nhưng Tu nghị nhấn mạnh rằng ta phải cẩn trọng khi tiếp nhận giáo xứ, hầu không dẫn Tu hội xa khỏi những hoạt động chính của mình vốn là những hoạt động tông đồ trực tiếp cho giới trẻ và có đặc tính giáo dục (x. SGC 402).
TTN 21 (các giáo xứ Salêdiêng đã tới 1091) nói về giáo xứ khi xem xét việc loan báo tin mừng cho giới trẻ: các giáo xứ cho phép chúng ta đảm nhận vai trò của mình giữa giới trẻ; trong giáo xứ chúng ta có thể loan báo tin mừng cho giới trẻ theo phong thái của Kế hoạch Giáo dục Mục vụ Salêdiêng (SEPP) (x. TTN 21, 135). Nhưng Tu nghị tái xác quyết sự cam kết cho hoạt động tông đồ vốn trực tiếp hướng tới giới trẻ vẫn giữ ưu tiên hàng đầu (x. TTN 21, 136) và giải thích rõ ràng những đặc tính của một giáo xứ salêdiêng (x. TTN XXI, 137-141).
- Giáo xứ, một tình trạng thay đổi sâu xa
Giáo xứ cần suy tư về chính mình và hành động theo khuôn mẫu của GH được CĐ Vatican II trình bày. Đó là một giáo hội vốn là một sự hiệp thông của các ơn gọi và đoàn sủng nhằm phục vụ sứ mệnh rao giảng tin mừng và sự biến đổi của thế giới theo Đức Kitô. Nhưng ngày nay, giáo xứ như một biểu hiện hữu hình của GH hiệp thông trong một khu vực địa lý có sẵn đang trong một trạng thái đổi thay sâu xa. Nó phải đối diện với một số thách đố lớn lao.
- Từ một giáo xứ như một chốn của những sự phục vụ tôn giáo tới một giáo xứ như một nơi chốn ở đó dân chúng được tiếp đón thoải mái và có một kinh nghiệm có ý nghĩa về Tin mừng. Trong giáo xứ, những tương giao nhân bản nên được vun trồng, một mạng lưới của những liên hệ và những nhóm được cổ xuý mà trong đó dân chúng cảm thấy được tiếp nhận, được nhận biết và được khích lệ; giữa những điều khác, ta phải dành ưu tiên để chăm sóc người nghèo, làm chứng rõ ràng và có ý nghĩa cho Tin mừng, với những dịp đặc biệt để kinh nghiệm đời sống tin mừng.
- Từ một giáo xứ quan tâm liên hệ đặc biệt với các tín hữu vốn tham dự đều đặn đến một cộng đoàn giáo xứ truyền giáo vốn biết cách thức để đồng hành và nâng đỡ những tín hữu yếu đuối và bối rối, đến một cộng đoàn vốn giúp những kẻ trôi dạt vật vờ, và đến một cộng đoàn có thể đối thoại với những loại người vô tín khác nhau. . . một cộng đoàn vốn đặt việc phát triển toàn diện của cá nhân và xã hội vào tận tâm điểm của mình, và có thể cống hiến những phong thái thực hành tôn giáo và những lối tiếp cận khác nhau đối với đức tin.
- Từ một giáo xứ có tính giáo sĩ vốn đặt giáo dân chỉ như những cộng sự viên tới một cộng đoàn giáo xứ đồng trách nhiệm đối với hoạt động rao giảng tin mừng, có nhiều sự phục vụ khác nhau và những lãnh vực để tham gia thật đa dạng, tất cả đều được tương tác và nối kết theo một kế hoạch mục vụ được ai nấy đồng ý và hoạt động qua sự cộng tác và theo một mạng lưới.
- Từ một giáo xứ tự đủ và hướng nội tới một giáo xứ rộng mở cho sự chia sẻ với những giáo xứ khác trong giáo hội địa phương, đóng một vai trò trong khu vực địa phương với những mối liên hệ cộng tác với các cơ sở phục vụ cho sự phát triển nhân bản và tôn giáo.
- Giáo xứ Salêdiêng, một diễn đạt trong giáo hội địa phương “tiêu chuẩn nguyện xá của DB”
Khi ta nói đến một “giáo xứ Salêdiêng”, ta qui chiếu tới tính chất của sự chăm sóc mục vụ mà ta cống hiến ở đó, đến mối liên hệ đặc thù, trong một giáo hội đặc thù, mà người Salêdiêng cống hiến để làm giầu cho nó trong sứ mệnh của mình (x. HL 48).
Trong cách nói của chúng ta có một diễn đạt mà với nó chúng ta cố gắng diễn tả những đặc tính nền tảng của lối tiếp cận mục vụ được DB dùng đến tại Valdocco, như một tiêu chuẩn trường tồn để phân định và canh tân mọi công cuộc và cơ sở Salêdiêng: “tiêu chuẩn nguyện xá”. Chúng ta thấy nó được mô tả trong HL 40: “DB đã sống một kinh nghiệm mục vụ điển hình trong Nguyện xá đầu tiên của ngài; nguyện xá này đối với các thanh thiếu niên từng là mái nhà tiếp nhận, xứ đạo rao giảng Tin Mừng, ngôi trường dẫn vào cuộc sống và sân chơi, nơi bạn hữu gặp nhau trong niềm vui”.
Khi đọc bài miêu tả về Nguyện xá tại Valdocco mà DB cống hiến cho chúng ta trong “Hồi ký Nguyện xá”, chúng ta thấy rằng nó là một cộng thể mục vụ vốn cống hiến cho thanh thiếu niên một cơ hội toàn diện để giáo dục và rao giảng tin mừng, để phát triển và huấn giáo. Giáo xứ được trao cho những người Salêdiêng ngày nay phải mô phỏng lại kinh nghiệm đoàn sủng này của Valdocco và làm cho nó thành một sự đóng góp phong phú vào sự phục vụ mục vụ của giáo hội địa phương. Vì lẽ này nó có một vài nét đặc sủng vốn là nền tảng cho đời sống và sứ mệnh của chính mình (chính giáo xứ Salêdiêng).
- Giáo xứ Salêdiêng như cộng thể
Giáo xứ là bộ mặt của giáo hội mà dân chúng gặp gỡ gần gia đình của chính mình, là cộng đoàn của các tín hữu vốn chia sẻ với mọi người đời sống và những cam kết của mình, khi cố gắng thành một dấu chỉ chứng tá và nên men cho Vương quốc giữa dân chúng (x. ChL 26).
“Vậy, khi những người Salêdiêng được Giám mục mời gọi để chăm sóc mục vụ cho một khu vực đặc thù (. . .) họ đảm nhận trước Giáo hội trách nhiệm chia sẻ với giáo dân việc kiến tạo một cộng đoàn gồm các anh chị em được hiệp nhất trong tình yêu để lắng nghe Lời Chúa, cử hành bữa tiệc của Chúa và công bố sứ điệp cứu độ” (SGC 416).
Đây cũng là một trong những đặc tính của tiêu chuẩn nguyện xá mà bằng cách này kiện cường và đặc trưng hoá tính chất cộng đoàn của mọi giáo xứ Salêdiêng.
- Những đặc tính của cộng đoàn giáo xứ trong một giáo xứ được trao phó cho những người Salêdiêng
Cộng đoàn giáo xứ trong một giáo xứ được trao phó cho những người Salêdiêng được nhận diện là:
- Một cộng đoàn mà trong đời sống của giáo xứ dành ưu tiên là những mối liên hệ nhân bản có phẩm chất tốt đẹp. Nó cổ xuý những cơ hội để dân chúng gặp nhau trong một bầu khí tiếp nhận, đối thoại, cộng tác và quan tâm đến nhau. Vậy tổ chức cộng đoàn giáo xứ thành những nhóm và cộng đoàn nhỏ hơn mà ở đó họ có thể thông giao dễ dàng hơn, làm việc một cách cam kết hơn, thật sự can dự vào, và kiến tạo giữa tất cả các nhóm một mối liên hệ hữu hình và một bầu khí nhân bản và xã hội trong giáo xứ quả là quan trọng.
- Một cộng đoàn vốn cổ xuý giữa tất cả các tín hữu một cảm thức thuộc về, khi họ ý thức và rõ ràng chia sẻ vào kế hoạch mục vụ vốn được soạn thảo, thực thi và rồi được lượng định với sự tham dự tích cực của mọi người, qua phẩm chất của thông tin và những tiến trình thông giao cả bên trong lẫn bên ngoài giáo xứ, một sự tham gia do anh chị em giáo dân vốn liên lỷ đồng trách nhiệm ngày một hơn vào việc rao giảng tin mừng, vào công việc bác ái và vào sự phát triển nhân bản và xã hội, qua những nhóm, uỷ ban và cộng đoàn khác nhau.
- Một cộng đoàn vốn quan tâm đặc biệt đến việc đào luyện giáo dân, khuyến khích tăng trưởng liên lỷ trong việc làm cho ơn gọi Kitô hữu của họ nên trưởng thành và cổ xuý giữa họ những nhóm khác nhau của Gia Đình Salêdiêng, nhất là ơn gọi Cộng Tác Viên Salêdiêng.
- Một cộng thể vốn cổ xuý [đặc tính] GH giữa giới trẻ và dân chúng, tỏ cho họ những khía cạnh năng động và tích cực hơn của GH, cổ xuý sự hiệp thông và cộng tác giữa tất cả các nhóm Kitô hữu hiện diện trong khu vực ấy; một cộng thể rộng mở, sẵn sàng là một tiêu điểm trong khu vực đó khi lôi kéo dân chúng và làm cho nhiều người can dự vào dịch vụ giáo dục và thăng tiến của mọi người, cách riêng những người trẻ nghèo nhất.
- Một cộng thể vốn chú tâm đồng hành với gia đình cách đặc biệt, coi nó là GH tại gia và như dây nối kết tích cực giữa cộng đoàn Kitô hữu và khu vực địa phương. Vì lẽ này nó cổ xuý giữa giới trẻ một nền giáo dục của tình yêu, chú tâm đặc biệt tới những người đã đính hôn, cống hiến cho những cặp vợ chồng mới cưới một cơ hội để gia nhập một nhóm gồm các cặp vợ chồng hay những phong trào gia đình, mời gọi các gia đình cộng tác vào vào việc giáo dục đức tin cho con cái họ, v.v.
- Cộng thể Tu sĩ Salêdiêng trong giáo xứ được trao cho những người Salêdiêng
“Mệnh lệnh tông đồ mà GH trao cho chúng ta được đảm nhận và tác sinh hiệu quả trước hết do những cộng thể Tỉnh và địa phương. Các hội viên có những chức năng bổ sung và mỗi trách vụ của họ đều quan trọng” (HL 44). Vì lẽ này Tổng Tu Nghị 21 đã nói: “Tác nhân chịu trách nhiệm giáo xứ Salêdiêng mà vốn tạo cho giáo xứ sự sống là cộng thể tu sĩ. (. . .) Đặc tính chính yếu của một giáo xứ Salêdiêng là nó được một cộng thể tu sĩ quản trị; cộng thể ấy muốn sống sứ mệnh biệt loại của mình trong GH” (TTN 21, 138). QC 26 xác quyết: “Cộng thể tu sĩ chịu trách nhiệm về sự sinh động của giáo xứ”.
Theo những chỉ dẫn của Tổng Tu Nghị 24, chúng ta có thể ấn định những vai trò loại biệt sau đây của cộng thể Salêdiêng trong cộng thể giáo xứ (x. TTN 24, 159):
- Làm chứng cho tính ưu việt của TC trong đời sống và qua sự tận hiến hoàn toàn cho sứ mệnh giáo dục và loan báo tin mừng: là một dấu chỉ đức tin và là một trường dạy khoa linh đạo cho toàn cộng đoàn giáo xứ;
- Đảm bảo căn tính đoàn sủng Salêdiêng trong giáo xứ: là một tiêu điểm sống động đối với tiêu chuẩn nguyện xá vốn phải hình thành toàn thể đời sống và hoạt động của cộng thể giáo xứ;
- Là trung tâm hiệp thông và tham gia, bằng chính đời sống cộng thể của mình và bằng hoạt động của mình khi mời gọi và lôi kéo mọi người vào trong sứ mệnh và kế hoạch mục vụ chung;
- Chịu trách nhiệm đầu tiên về việc đào luyện thiêng liêng, Salêdiêng và ơn gọi cho tất cả mọi người.
Điều này hàm ẩn rằng cộng thể phải là:
. Một cộng thể Salêdiêng hiệp nhất quanh kế hoạch cộng thể của mình, vốn nhận biết những trách nhiệm bổ sung của các hội viên khác nhau cách riêng Giám đốc và cha xứ (x. QC 29);
. Một cộng thể vốn rõ ràng tỏ lộ trong giáo xứ đời sống huynh đệ của mình và chứng tá về những lời khuyên phúc âm với chương trình của chính mình về cầu nguyện, thời giờ sống chung với nhau và giải trí . . . cộng thể dành những thời khắc biệt loại cho những điều đó, và nó cũng biết làm thế nào chia sẻ với giáo dân trong cộng đoàn giáo xứ;
. Một cộng thể vốn tham dự vào đời sống giáo xứ, cách riêng vào những dịp đặc biệt vốn can dự đến giới trẻ và đời sống dân chúng. . .;
. Một cộng thể vốn nhận lãnh những chỉ dẫn của địa phận cho việc phục vụ mục vụ, và đóng góp sự giầu có của chính đoàn sủng mục vụ của mình.
- Giáo xứ Salêdiêng, trung tâm loan báo tin mừng và giáo dục đức tin
Giáo xứ sống trong một xã hội đang biến đổi sâu xa và mau chóng; đó là một thách đố cho giáo xứ và đòi hỏi giáo xứ phải công bố tin mừng và đào luyện các tín hữu trong đức tin.
Những đóng góp biệt loại của giáo xứ Salêdiêng
Giáo xứ Salêdiêng phải tái tạo trong thời đại chúng ta khuôn mẫu của Nguyện xá tại Valdocco, được Hồng y Fransoni, Tổng Giám mục Turin, mô tả là giáo xứ của thiếu niên bị bỏ rơi không có một giáo xứ. Điều này đòi buộc giáo xứ phải nên một bản tổng hợp:
. một cộng đoàn truyền giáo vốn cố gắng tiếp xúc với mọi người cách riêng giới trẻ và những người xa cách, thường trở nên chỗ gặp gỡ đầu tiên với GH thông cảm và có ý nghĩa;
. một cộng đoàn giáo dục vốn cổ xuý và giáo dục trong một bối cảnh quen thuộc và ý nghĩa; ở đó những giá trị tin mừng được sống, những chọn lựa giáo dục lớn lao khác nhau được cống hiến và sự giao tiếp tự phát và hữu vị giữa người trẻ và nhà giáo dục được cổ xuý;
. một cộng đoàn Kitô hữu vốn đào luyện [tín hữu] trong đức tin và dẫn tín hữu đảm trách ơn gọi của mình trong GH và xã hội.
Để thành tựu điều này giáo xứ Salêdiêng cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
- Một nơi chốn tiếp đón ở đó Tin Mừng có thể được kinh nghiệm, cách riêng do những thanh thiếu niên và dân chúng bình dân; một nơi chốn tiếp đón và rộng mở không chỉ cho những kẻ tốt lành hơn, nhưng cho mọi người sống trong khu vực đó; một cộng đoàn mà trong đó kinh nghiệm những giá trị tin mừng là có thể được, cách riêng những giá trị đặc trưng hơn của linh đạo Salêdiêng: niềm vui sống đời sống thường nhật, niềm hy vọng vốn biết làm thế nào để nhìn ra phía tích cực của dân chúng và của những trạng huống, một phong thái bằng hữu khích lệ hiệp thông, v.v.
- Một dự phóng loan báo tin mừng (việc công bố tin mừng đầu tiên) được ngỏ tiên vàn cho những người ở xa, với tính nhạy cảm giáo dục lớn lao, có thể đạt đến dân chúng tại nơi họ ở và gợi lên nơi họ một ước muốn rộng mở chính mình cho đức tin và trở nên can dự vào một hành trình đức tin tiệm tiến và liên tục; và điều này hoà hợp với những quan tâm và kinh nghiệm của đời sống thường nhật của dân chúng, cách riêng giới trẻ, khi phát hiện trong họ những hạt giống của Tin Mừng và tác động của Thần khí.
- Một chương trình giáo dục đức tin liên tục và tiệm tiến, theo những bình diện khác nhau, nhưng chú tâm đặc biệt đến việc giáo dục đức tin cho giới trẻ và các gia đình, và không giản lược huấn giáo vào việc chuẩn bị lãnh nhận các bí tích mà thôi. Trong chương trình giáo dục đức tin này, giáo xứ Salêdiêng cổ xuý một bản tổng hợp giữa loan báo tin mừng và giáo dục: nhất thiết phải suy nghĩ về một việc loan báo tin mừng vốn có thể đề xướng Tin Mừng với tính thực tế có tính cách giáo dục, chú tâm tới những giá trị nhân bản và văn hoá của bối cảnh mà trong đó giới trẻ sống, và cố ý phát triển những năng lực vốn kiến tạo những điều kiện cho sự đáp trả tự do, chú tâm tới những tiến trình thuộc phương pháp luận; một việc loan báo tin mừng vốn cổ xuý tăng trưởng một đức tin sinh hiệu quả, được đặc trưng bởi một chiều kích xã hội của đức ái để kiến tạo nên một nền văn hoá tình liên đới, được can dự vào cuộc đối thoại với tất cả thế giới văn hoá khác nhau trong đó giới trẻ sinh sống, hầu giúp chúng phát triển những giá trị, những tiêu chuẩn phán đoán về mẫu sống theo Tin Mừng.
- Hướng dẫn ơn gọi cho các tín hữu, cách riêng cho giới trẻ:
.hướng dẫn và đồng hành với sự tăng trưởng trong đời sống Kitô hữu, với sự chú tâm đặc biệt tới việc giúp các gia đình và cha mẹ trở thành những nhà giáo dục của con cái họ;
.giới thiệu cho mọi người những ơn gọi khác nhau trong GH, với một khoé nhìn đặc biệt vào ơn gọi Salêdiêng;
. chú tâm đồng hành cách riêng với những người lãnh đạo và với những ai có trách nhiệm đối với các hội đoàn và phong trào, những người lớn trẻ tuổi và những ai đính hôn trong tiến trình làm cho ơn gọi họ trưởng thành;
. làm thành một đề xướng loại biệt cho những người trẻ vốn có khuynh hướng hơn đối với đời sống tu trì haylinh mục hay tác vụ giáo dân;
. cổ xuý trong cộng đoàn giáo xứ và trong những nhóm và phong trào khác nhau cầu nguyện liên lỷ cho ơn gọi;
. đề xướng cho giáo dân ơn gọi Cộng Tác Viên Salêdiêng và các nhóm khác của Gia Đình Salêdiêng;
Giáo xứ Salêdiêng phải là một nơi chốn thích hợp để khai sinh và đồng hành với các ơn gọi tận hiến đặc biệt cho GH, và một cách đặc biệt các ơn gọi cho đời tu trì Salêdiêng.
- Giáo xứ Salêdiêng chọn lựa giới trẻ
QC 26 cho thấy: “Giáo xứ được trao cho Tu hội phải nổi bật về tính bình dân và sự chú tâm tới thanh thiếu niên, đặc biệt những em nghèo khổ nhất”. Sự chăm sóc mục vụ cho giới trẻ trong một giáo xứ Salêdiêng không được coi là một trong những lãnh vực, song phải được coi là điều làm đặc trưng cho toàn cuộc sống của giáo xứ hầu giới trẻ cảm thấy “thoải mái ”.
- Một số chọn lựa có ý nghĩa
- Một giáo xứ vốn được nối kết với những nơi mà giới trẻ sống cuộc đời của mình (một hình thức hiện diện mới trong một khu vực)
Ngày nay những nơi chốn mà dân chúng có nhà ở của mình không luôn luôn đồng nhất với nơi chốn ở đó “họ sống cuộc đời của mình” , nghĩa là ở đó họ thành lập một nhóm, kết bạn bè, thủ đắc những tiêu chuẩn để hành sử, v.v. Cách riêng đây là trường hợp với giới trẻ. Họ kiến tạo những không gian sống của chính mình mà ở đó họ hạnh phúc để chia sẻ thời giờ, chương trình và tình cảm . . . (đường phố, bạn bè, thời giờ ban tối, câu lạc bộ khiêu vũ, và ngày nay cũng có những không gian tiềm mặc. . .) Những không gian này trở thành những điểm quy chiếu cho đời sống, thường quan trọng hơn nhiều so với gia đình hay xóm làng. Giáo xứ Salêdiêng cần tìm ra chỗ của mình trong hình thức hiện diện mới tại địa phương, đi ra để gặp giới trẻ trong chính những không gian sống của chúng và cũng trở nên một chỗ quy chiếu có ý nghĩa cho chúng, và là cộng thể rộng mở đón tiếp mà trong đó giới trẻ có thể sống cuộc sống của mình và cảm thấy trách nhiệm về nó.
- Một giáo xứ giúp đỡ giới trẻ gặp gỡ Đức Kitô
Nhãn quan mà giới trẻ có về giáo xứ thì có thể là một nhãn quan về một tổ chức hay một cơ cấu hơn là “ khuôn mặt của Đức Kitô” ; và vì thế chúng lẩn xa. Để giúp giới trẻ gặp gỡ Đức Kitô sau đây là những điều quan trọng:
. một chứng tá về đời sống Kitô hữu, cả cá nhân lẫn cộng đoàn: một đời sống vốn cống hiến những khuôn mẫu như những mẫu sống khác với một đời sống “ thế tục ” , hời hợt và ích kỷ (những cộng đoàn người lớn: nhóm, phong trào, hiệp hội. . .);
. những kinh nghiệm đức tin có ý nghĩa: như một trường dạy cầu nguyện, chú tâm đặc biệt đến Lời Chúa nhờ dẫn nhập vào Lectio divina, tầm quan trọng của Thánh Lễ Chúa Nhật, một lối thiêng nhập thể mạnh mẽ, những khả thể khác nhau để phục vụ những người nghèo nhất cách quảng đại và vô vị lợi;
. một cơ hội cho các nhóm, phong trào và cộng đoàn giới trẻ, mà trong đó giới trẻ được đồng hành trong tiến trình làm cho đời sống đức tin của họ trưởng thành, theo dự phóng đời sống Kitô hữu được Don Bosco cống hiến (lối thiêng Salêdiêng), cổ xuý sự hiệp thông và sự điều phối của tất cả các nhóm này trong Phong Trào Giới Trẻ Salêdiêng.
- Một giáo xứ chọn lựa cách tiếp cận giáo dục
Một giáo xứ Salêdiêng phải là một giáo xứ khuyến khích tiến trình phát triển nhân bản và sự thăng tiến dân chúng và môi trường, đảm bảo việc đào luyện lương tâm Kitô hữu, một nền giáo dục đối với các giá trị, chăm sóc cho những người nghèo nhất và bị loại ra bên lề; một giáo xứ mà trong tất cả các hoạt động và chương trình của mình cố gắng đảm bảo một lối tiếp cận và sự tiếp nối được hoạch định; một giáo xứ vốn thiết lập một liên hệ đối thoại mật thiết và cộng tác với những cơ sở giáo dục và xã hội khác nhau trong cùng khu vực địa phương. Khi chọn lựa giáo dục, giáo xứ Salêdiêng phải chú tâm đặc biệt đến gia đình, như là nơi chốn đệ nhất để giáo dục và giáo dục đức tin. Vì lẽ này, nó sẽ chú tâm đặc biệt tới:
. thời kỳ đính hôn, khi cung cấp cho những cặp vợ chồng, cách riêng những ai đã sẵn sàng tốt đẹp hơn, một hành trình đức tin thật sự, hướng tới sự chọn lựa ơn gọi là hôn nhân Kitô hữu;
. thiết lập những nhóm dành cho cha mẹ và khuyến khích các phong trào gia đình mà trong đó các bậc phụ huynh có thể chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong trách nhiệm của họ đối với giáo dục; cổ xuý những cuộc gặp gỡ nhóm của những cặp vợ chồng trẻ hầu họ có thể tiếp tục tiến trình đã khởi sự khi họ đính hôn thật là quan trọng cách đặc biệt;
. sự can dự của bậc cha mẹ trong tiến trình học giáo lý và chuẩn bị bí tích cho con em họ.
- Nguyện xá – Trung tâm trẻ trong giáo xứ Salêdiêng
Tổng Tu Nghị 21 tuyên bố: “Ở đây, chúng tôi xác nhận lại rằng Nguyện xá, Tác vụ giới trẻ đối với người Salêdiêng chúng ta, là “một yếu tố tất yếu và bất khả thế ” để chúng ta hiện diện trong giáo xứ ” (TTN 21, 139).
Nguyện xá là một nơi chốn tiếp đón với một dự phóng mà có thể cống hiến những chương trình thích hợp cho những bình diện khác nhau của sự tăng trưởng và đào luyện nhân bản và Kitô hữu; vì lẽ này Nguyện xá – trung tâm trẻ là phương pháp truyền giáo của cộng đoàn Kitô hữu liên quan đến giới trẻ, một cây cầu nối giữa đường phố và GH, giữa thế giới tôn giáo và dân sự. Nó thành đạt việc này qua:
- Cổ võ những nhóm, hiệp hội và cộng đoàn khác nhau theo những quan tâm của giới trẻ và được liên kết lại với nhau;
- Tính đa dạng và bản tính của những chương trình giáo dục và giáo dục đức tin, theo những nhu cầu và kỳ vọng của giới trẻ;
- Việc vươn ra có tính cách truyền giáo, với những đề xướng cho những gặp gỡ và đối thoại với giới trẻ trong khu vực địa phương, với các gia đình của chúng, và tạo nên mạng lưới với những cơ quan giáo dục khác, thuộc giáo hội cũng như xã hội.
- Một vài khía cạnh hoạt động quan trọng
- Cộng thể Salêdiêng can dự vào việc sinh động giáo xứ
“Tác nhân chịu trách nhiệm giáo xứ Salêdiêng, chủ thể mang lại sự sống cho giáo xứ ấy là cộng thể tu sĩ” (TTN XXI, 138; x. QC 26). Cộng thể này:
- Rõ ràng sống căn tính tu sĩ Salêdiêng của mình và nhiệt tình truyền giáo, như một chứng tá và như một sự đóng góp biệt loại vào việc xây dựng cộng đoàn giáo xứ;
- Có một sự nhạy cảm và sự chú tâm đặc biệt đến giới trẻ, cổ võ chúng trong cộng đoàn giáo xứ;
- Cùng với cha xứ, cổ võ việc soạn thảo và thực thi Kế hoạch Mục vụ Salêdiêng của Giáo xứ, cũng như nhận lãnh những hướng dẫn của chương trình mục vụ của địa phận;
- Cộng tác với cha xứ trong việc đào luyện thiêng liêng và sinh động các tín hữu với sứ mệnh mục vụ của nó;
- Giúp các thành viên của Gia Đình Salêdiêng, cách riêng Cộng tác viên, thành những cộng tác viên đầu tiên của cha xứ.
- Một kế hoạch toàn diện, thống nhất và được chia sẻ
Kế hoạch Mục vụ của giáo xứ phải đơn giản, thực tiễn và được mọi người chia sẻ; nó phải chỉ ra những ưu tiên và những mục tiêu mà mọi người theo vai trò và chức năng của mình, cam kết thực hiện suốt thời kỳ ấn định. Một ít ưu tiên, rất thực tiễn và được tổ chức tốt đẹp trong một loạt những bước dễ dàng lượng giá, được mọi người chia sẻ hầu có sự duy nhất, nhất quán và đồng quy trong tất cả những đề xướng, nhóm và những hoạt động của những lãnh vực khác nhau của giáo xứ. Vì vậy, càng nhiều người bao có thể can dự vào việc soạn thảo kế hoạch đó dưới sự hướng dẫn của Hội đồng Mục Vụ quả là quan trọng.
Những nhóm Tỉnh dòng khác nhau đã cung cấp một vài gợi ý để giúp các cộng đoàn giáo xứ soạn thảo Kế hoạch Mục vụ của chính mình.
- Đón chào và tham gia
Trong một giáo xứ Salêdiêng, sự chào đón phải là sự giao tiếp đầu tiên với Tin mừng của Đức Giêsu và sự tham gia vào tiến trình đó để cảm thấy được động viên để tạo nên phần của nó. Vì vậy cần phải:
- Chăm sóc những dịp để chào đón dân chúng chuyển tới giáo xứ vì bất cứ lý do gì: trong văn phòng giáo xứ, để cử hành một vài bí tích hay những ngày lễ phổ cập, đám tang, v.v.
- Thiết lập một dịch vụ tin tức vốn mau lẹ và thích hợp vốn đạt tới nhiều người bao có thể hầu mọi người cảm thấy được quan tâm, được mời gọi và được can dự.
- Tổ chức giáo xứ thành các nhóm, cộng đoàn và đội ngũ, vốn giúp dân chúng trở nên can dự vào, hướng dẫn, đảm bảo rằng mọi người biết và chia sẻ những giá trị và những đường nét căn bản của kế hoạch mục vụ của giáo xứ.
- Tạo nên trong giáo xứ một chỗ biệt loại để gặp gỡ (hội họp) và can dự vào về phía giới trẻ theo những luống tuổi khác nhau và một sự chia sẻ tích cực giữa chúng và người lớn.
- Lợi dụng tốt đẹp Hội đồng Mục vụ như một dấu chỉ có ý nghĩa về sự hiệp thông và tham gia vào giáo xứ, và dành ưu tiên cho vai trò của nó là kêu gọi nhau, điều phối và sinh động toàn cộng đoàn giáo xứ.
- Cổ xuý trong giáo xứ một đời sống thiêng liêng sâu xa được tập trung vào Lời Chúa, vào các bí tích Thánh Thể và Giao hoà và vào long sung kính Đức Mẹ rất thánh
Trong một xã hội và văn hoá tục hoá, hay trong một bối cảnh đa tôn giáo, chứng tá về sự thánh thiện là một lời công bố có tính thuyết phục và là cách thức hữu hiệu nhất để dẫn tới hoán cải, cách riêng đối với giới trẻ. Vì vậy, giáo xứ Salêdiêng phải cổ võ giữa những tín hữu một đời sống thiêng liêng mãnh liệt được khởi hứng trong lời đề xuất của nó về đời sống Kitô hữu do điều mà Don Bosco đã truyền lại cho chúng ta, lối thiêng Salêdiêng. Những dịp đặc biệt cho đời sống thiêng liêng này là:
- Các tín hữu tiếp xúc với Lời Chúa qua một “trường dạy cầu nguyện”, ở đó các tín hữu, cách riêng giới trẻ, học lắng nghe Lời Chúa, để nó soi sang cuộc đời mình, và để bắt đầu một mối liên hệ hữu vị với Chúa;
- Gặp gỡ Đức Kitô Giêsu trong Thánh Thể, cách riêng trong Thánh lễ Chúa Nhật, được cử hành trong một bầu khí vui tươi, với một khía cạnh giáo dục vốn giúp các tín hữu dần dần đi vào mầu nhiệm đó qua một sự tham dự tích cực, ý thức và chân chính;
- Bí tích Giao hoà, qua việc sử dụng một nền giáo dục thật sự vốn dẫn nhập các tín hữu, cách riêng giới trẻ, đến sự trân trọng và thực hành sự tha thứ Kitô hữu;
- Lòng sùng kính Đức Mẹ, như Mẹ và Bà giáo của cộng đoàn giáo xứ.
- Đào luyện người Salêdiêng và giáo dân
Đào luyện liên tục của người Salêdiêng và của giáo dân là một ưu tiên của Tu hội được Tổng Tu Nghị 24 xác quyết: Giáo xứ Salêdiêng phải đảm trách sự ưu tiên này với sự quyết đoán. Chỉ các giáo dân và người Salêdiêng vốn sống với một niềm xác tín được canh tân vào căn tính ơn gọi của chính họ và phát triển những tài khéo của họ sẽ có thể dẫn đầu trong sứ mệnh và là những tác nhân của một sự thay đổi văn hoá và mục vụ. Vì vậy, nhất thiết cần phải:
- Soạn thảo một kế hoạch đào luyện, cho cả Salêdiêng lẫn giáo dân với sự đồng trách nhiệm, như phần thiết yếu của EPP (Chương trình giáo dục mục vụ) của giáo xứ vốn đảm bảo một tiến trình có hệ thống và liên tục của việc đào luyện Salêdiêng, mục vụ và thiêng liêng.
- Cổ xuý những gặp gỡ thường xuyên và có hệ thống đối với cha xứ và người Salêdiêng can dự vào tác vụ giáo xứ, ở bình diện Tỉnh dòng cũng như liên Tỉnh, như một phương thế để đào luyện, ý thức, chia sẻ và cộng tác.
- Sự điều phối của Tỉnh Dòng
Tổng Tu Nghị 19 nói về giáo xứ đã làm nghị quyết này: “Hãy thiết lập ở bình diện trụ sở trung ương, bình diện Vùng, và ở đâu cần, ở bình diện liên tỉnh, những trung tâm tham khảo cho việc tông đồ giáo xứ ở đó các sáng kiến có thể được học hỏi, sự điều phối hoạt động mục vụ của những người Salêdiêng phải được hoạch định, và những mối liên hệ phải được thiết lập với các hội đồng Giám mục và với những vị bản quyền sở tại cách cá nhân (AGC 244, trg. 133). Về phần mình, Tổng Tu Nghị đặc biệt yêu cầu rằng những trung tâm tham khảo đối với việc tông đồ giáo xứ phải được cải tiến và trở nên hữu hiệu hơn (x. TTNĐB, 441).
Theo hướng dẫn này ngày nay cổ xuý trong mọi Tỉnh dòng sự điều phối của khu vực giáo xứ vẫn còn rất khẩn cấp. Sự điều phối ấy phải cổ xuý:
- Phát triển trong những cộng thể Salêdiêng tại địa phương và Tỉnh dòng một não trạng vốn chú tâm hơn tới tình trạng của các giáo xứ trong sự hiện diện toàn diện của Salêdiêng trong một khu vực;
- Suy tư và khảo sát hơn nữa căn tính Salêdiêng của giáo xứ trong mối liên hệ với tình hình xã hội và giáo hội của khu vực đó, cống hiến cho các cộng đoàn giáo xứ những hướng dẫn thực tiễn vốn giúp họ sống căn tính Salêdiêng của mình;
- Thông giao và cộng tác giữa các giáo xứ khác trong Tỉnh dòng.
- Đào luyện liên tục các Salêdiêng và giáo dân chịu trách nhiệm công việc mục vụ của giáo xứ (hội họp, các khoá học…).
Cha An-tôn Domenech
Cố vấn về Mục vụ Giới trẻ
Leave a Reply