Các Sư huynh Sa-lê-diêng Tiên khởi
LỜI NÓI ĐẦU
“Trở về nguồn”hay “trở lại với tinh thần của Don Bosco”. Đó là cách thức để mỗi người là mình hơn trong đoàn sủng của Don Bosco. Không những thế “trở về nguồn” còn là lý tưởng của những ai thao thức trở nên người Salêdiêng chân chính, những con người mà nhân loại nói chung và giới trẻ nói riêng luôn cần đến.
Ngày nay, khi người Salêdiêng phải tiến bước trong một thế giới đang đề cao khoái lạc chủ nghĩa, một nguy cơ đang đe dọa giới trẻ Việt Nam, việc “trở về nguồn” theo lời mời gọi của sắc lệnh Perfectae Caritatis để vừa có thể trung thành với đoàn sủng của Đấng sáng lập, vừa có thể thích nghi với hoàn cảnh đổi thay của mỗi thời đại (PC2) lại càng khẩn thiết hơn bao giờ hết.
Để thực hiện cuộc trở về này, chúng ta hãy cùng nhau về lại với tinh thần của Don Bosco qua việc tìm hiểu và suy tư về chân tính của ơn gọi Salêdiêng Sư huynh theo ý muốn của Cha Thánh chúng ta, được trình bày trong cuốn “Người Sư huynh Salêdiêng”
Và để minh họa cho chân tính của ơn gọi Salêdiêng ấy, chúng ta hãy nhìn về, đào sâu, tìm hiểu, học hỏi đời sống của những người đã trực tiếp hấp thụ và sống tinh thần của cha thánh Gioan Bosco trong cuốn “các Sư huynh Salêdiêng tiên khởi” (“33 trợ sĩ đầu mùa”). Trong lần tái bản này, danh sách các Sư huynh được sắp xếp theo thứ tự ABC để bạn đọc dễ tìm kiếm, tra cứu và học hỏi.
Ước mong với lần tái bản nhân dịp lễ Ngọc Khánh linh mục của cha già đáng kính Andre Majcen, “các sư huynh Salêdiêng tiên khởi” sẽ đem đến những chứng ta sống động thôi thúc mỗi người Salêdiêng chúng ta, đặc biệt các sư huynh Salêdiêng Việt Nam ngày càng theo sát cha thánh Gioan Bosco hơn trong việc sứ mệnh và đoàn sủng Salêdiêng giữa lòng dân tộc Việt Nam yêu dấu này.
Nhà xuất bản Đất Mới
- ALESSIO MURRA
Thầy sư huynh Alessio Murra cũng là một người giữ kho vải khác, và đáng cho chúng ta lưu tâm. Murra rất khiêm nhường. Do đó rất ít người để ý tới thầy, nhưng đời sống của thầy cũng có đôi điều để giáo dục chúng ta.
Cha Don Bosco thừa biết cách lan tỏa ảnh hưởng của mình trên những thanh thiếu niên có một tâm hồn đã được chuẩn bị chu đáo.
Hồi ấy, Ngài thường tới viếng thăm Caselle, một nơi không xa Torino mấy, và trong những lúc gần gũi với vị ân nhân vĩ đại. Bá tước Bianco đi Barbaria tại Daselle. Murra có vài cơ hội trò chuyện với Don Bosco, và được Ngài đối đãi rất niềm nở. Chẳng bao lâu cậu thanh niên này đã nuôi một tình yêu thầm kín với Don Bosco, và nóng lòng ước ao được đến ở với Ngài. Tuy thế, mãi đến năm 25 tuổi, cậu mới đạt được ý nguyện này, vì lúc đó cậu còn phải làm việc với ba cậu trong xưởng giấy và săn sóc người mẹ đã bị bất toại. Mọi người trong làng và nhất là chúng bạn đều hết lòng thán phục lòng hiếu thảo nơi cậu.
Cuối cùng năm 1880, Murra được sung sướng đến với Don Bosco, và ngài nhận thấy sau này cậu có thể là một sư huynh tốt. Do đó ngài gởi cậu tới giúp Audisio để trông coi kho quần áo, vải vóc …Don Bosco còn xin Audisio, một sư huynh được ngài rất quý chuộng hãy dạy bảo Murra theo đúng tinh thần của Tu hội chúng ta. Đối với Audisio, bổn phận này thật quá dễ dàng. Vì 2 điểm đặc sắc nhất của Tu hội chúng ta là: lòng đạo đức và tinh thần làm việc hăng say đã sẵn có trong lòng của Murra với một cường độ khá cao.
Trong năm ấy, nhà tập đã được rời tới San Benigno Canavese, Don Bosco vẫn giữ Murra lại và trao phó cho Don Rua như một tập sinh. Murra khấn lần đầu năm 1882, rồi khấn trọn đời năm 1883. Trong thời gian đó Murra vẫn nghe lời huấn từ của Don Bosco, tham dự các bài giảng thuyết và xưng tội với Ngài.
Ngoài những công việc trong nhà kho, thấy Murra còn tới làm việc cho các Nguyện sinh, và chịu trách nhiệm trông coi các em giúp lễ của ban hướng nghiệp sinh. Kể hết những công việc thầy làm trong nhà kho thì thật là dài. Tuy nhiên, hai thời kỳ đáng chú ý, tức năm 1907, thầy vẫn giúp Audisio, nhưng khi một nhà kho mới được dành riêng cho hướng nghiệp sinh. Murra được cử trông coi nhà kho mới này. Murar vâng lời mọi ước muốn của thầy Audisio trong thời kỳ còn làm chung với nhau. Giờ đây Murra đã là chủ nhà kho mới. thầy làm việc rất chăm chỉ, và tỏ rõ một tinh thần hy sinh rất cao kèm theo lòng bác ái bao la. Murra biết cách xem trước được những sự cần thiết của các hội viên, rồi đáp ứng nhu cầu đó trước cả khi người ấy xin.
Thời ấy thật là những ngày đầy gian khổ của Nguyện Xá, vì thiếu thốn mọi sự, kể cả tới quần áo để mặc nhưng hình như thấy Murra có nghệ thuật tế nhị tăng thêm đồ dùng do Chúa Quan Phòng gửi tới cho nhà trường, để nhờ thầy coi giữ.
Ngoài ra Murra còn để ý đến sự gọn gàng, sạch sẽ của các học sinh, để ý đến cả những đôi giầy xem đã mòn chưa. Trong những giờ giải trí, nếu thấy bắt gặp một em ăn mặc rách rưới, giầy đã mòn, thầy liền gọi em tới và dẫn vào nhà kho để em chọn lấy vài bộ. Tuy nhiên thầy vẫn luôn dặn bảo chúng phải giữ gìn đồ dùng, quần áo cho cẩn thận, và không được ăn mặc quần áo lễ trong các ngày thường. Thầy có thói quen dạy dỗ các học sinh giữ gìn đồ dùng ngăn nắp, cẩn thận như những trẻ em được dậy dỗ trong một gia đình. Tuy thế, cả đến một bà mẹ cũng không chăm nom kỹ càng cho bằng thấy Murra.
Murra hoàn toàn biết rõ trách nhiệm của mình và còn cố gắng làm bổn phận mình đúng theo nguyên tắc, đúng giờ giấc. Thầy có một trí nhớ đặc biệt. do đó, mỗi người đều đến tiếp xúc với thầy đúng theo giờ đã hẹn. Mỗi khi có ai cầu xin một vật gì, thầy sẵn sàng chiều ý lời thỉnh cầu cách nhanh chóng và không bao giờ từ chối một ai tới xin thầy giúp cả.
Còn vấn đề hoạt động nơi Nguyện Xá, thầy không dám dạy giáo lý cho trẻ em, vì lẽ thầy không đủ khả năng, và trước kia cũng không được trau dồi nhiều, nhưng thầy sẵn sàng tới hộ trực các em Nguyện sinh mỗi khi thầy giáo hay hộ trực viên phải khiếm diện trong lớp. Murra sẵn sàng tới trông coi cho tới khi người có trách nhiệm tới thay thế.
Bổn phận của thầy nơi Nguyện Xá là trông coi những trẻ em nào nghèo nhất, chúng thường xúm quanh thầy, và thầy cố gắng làm mọi điều bao có thể để giúp các em đó. Một vài em nghèo đến nỗi không có quần áo khác để thay khi muốn mang đồ mình đang mặc đi sửa. Trong những trường hợp này. Murar thường dẫn những em này vào phòng áo, lấy bộ đồ giúp lễ choàng cho em, rồi mang quần áo của em đi vá lại.
Để giảm những cơn đói của trẻ em này, thầy Murra thường nhịn ăn trái cây, nhặt nhặn thêm vào thức ăn lộn xộn khác rồi mang tới cho em đó. Thầy cũng còn tìm kiếm việc làm cho vài em, nếu chúng có thể làm được. Thật vậy, ngày nay rất nhiều em vẫn tỏ lòng biết ơn đối với Murra, vì thầy đã kiếm được việc làm cho chúng nơi những chủ nhân lương thiện, và lúc thầy qua đời chúng thường làm nhiều việc thiện để cầu cho vị ân nhân này.
Ngoài ra, thầy cũng còn chịu trách nhiệm coi các em giúp lễ ở Nguyện Xá. Với đầy đủ mọi dụng cụ, thày Murra thường tô điểm nhà thờ với đủ loại tượng ảnh để tăng thêm lòng đạo đức, lòng sùng kính của các em này. Thầy đã cố gắng làm việc trong nhà thờ một cách tỉ mỉ, cẩn thận bao lâu thầy cảm thấy mình vẫn còn đủ sức.
Vào năm 1891, các hướng nghiệp sinh bắt đầu tách riêng ra khỏi các học sinh để cử hành nghi thức phụng vụ riêng. Buồn thay, không có một em nào biết giúp lễ cả. Với một tâm hồn thích giúp lễ lúc còn bé. Murra không thể hiểu được tại sao không có em nào biết giúp lễ cả. Do đó, thầy bắt đầu tập giúp lễ cho chúng, và trong ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm năm 1891, bốn em hướng nghiệp sinh mặc áo ra giúp lễ trọng cho cộng thể. Điều ấy đã làm cho mọi người ngạc nhiên và rất hài lòng. Dần dần con số các em giúp lễ của ban hướng nghiệp sinh gia tăng tương đương với ban giúp lễ của học sinh, và lẽ dĩ nhiên Murra đóng vai thầy dạy nghi thức giúp lễ. Đó là nguồn gốc ban giúp lễ của các hướng nghiệp sinh, và nó đã giúp ích cho các em rất nhiều trong việc rèn luyện đời sống thiêng liêng.
Chúng ta có thể hỏi làm thế nào Murra có thể chu toàn bổn phận mình trong nhà kho quần áo, mặc dầu thầy còn đầy rẫy những công việc khác? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong tinh thần hy sinh của thấy Murra, ăn cắp các giờ giải trí để làm việc trong kho, còn thừa bao nhiêu thầy giải trí nhưng không đúng giờ chỉ định, và chỉ rời khỏi nhà trường trong dịp đi cấm phòng năm mà thôi.
Cha Rua rất hiểu thầy, do đó Ngài yêu mến và rất thán phục thầy. Chính trong ngôi nhà thờ riêng của Bá tước Bianco di Barbaria ở Caselle, cha Rua được thụ phong linh mục , và giờ đây ngài thường nhắc lại những ngày thánh bất hủ đó cho thầy Murra.
Đời sống của thầy Murra cứ kéo dài như thế cho tới mấy năm trước khi qua đời: Vào năm 1935, thầy bị sưng phổi. Chẳng bao lâu được lành bệnh nhưng thầy không còn đủ sức khỏe như trước nữa. Sức khỏe mỗi ngày một suy yếu, và được đưa vào phòng bệnh để điều dưỡng. Sau ít bữa, Murra không còn đủ sức để rời khỏi gường bệnh và đành mằm tại đó để dọn mình chết lành, nhưng thầy cố gắng hết sức để không làm phiền một ai. Tại đây thầy không hề xin hoặc tìm kiếm một miễn trừ nào, mặc dù tuổi đã cao và đang đau ốm. Khi có ai tới giúp, thầy khiêm nhường, thành thực cám ơn người đó.
Thầy Murra còn trung thành với việc bàn hỏi hàng tháng, và khi nằm liệt trên gường bệnh, thầy sẵn sàng làm bàn hỏi khi cha giám đốc tới thăm.
Trong ngày lễ hiển linh, thày bị sưng hai lá phổi, miệng không sao nói được một lời, mặc dầu thầy vẫn còn tỉnh táo.
Thầy đã xưng tội hằng tuần vào ngày hôm trước và dành chịu của ăn đàng, hôn cây thập giá đã đưa tới miệng, rồi nhắm mắt yên giấc ngàn thu vào ngày 10 tháng 1. Thầy Murra sống được 85 tuổi.
Cũng như những thầy sư huynh khác đã được viết trong cuốn sách này. Thầy Murra được mọi người trong Nguyện Xá ghi nhớ và yêu mến. Lòng khiêm nhường, tinh thần làm việc hy sinh, tinh thần sống lời khấn khó khăn, tấm lòng yêu mến việc tông đồ và nhất là lòng nhiệt thành ở trong nhà Chúa, kèm theo với đức ái nồng nàn, đã tăng thêm lòng trì mến của mọi người, cả lúc sống cũng như khi đã qua đời.
- ANGELUS ANDINI
Chúng ta đã đọc tiểu sử của một vài sư huynh theo chân Don Bosco khi tuổi đã cao. Đời sống giáo hữu hoàn hảo hòa nhịp với ý muốn của Thiên Chúa đã làm cho họ xứng đáng với ơn gọi tu dòng. Khi đã trở thành những tu sĩ Salêdiêng Don Bosco, họ vẫn tiếp tục trung thành với Thiên Chúa, và để lại những gương sáng đặc biệt trong việc phụng sự Ngài.
Andini, một trong số những sư huynh chúng ta vừa nói đến, chính là người mà cha muốn dùng để kết thúc tiểu sử của các sư huynh có vinh hạnh được chính Don Bosco nhận vào Tu hội Salêdiêng và trực tiếp hướng dẫn.
Vào lúc 21 tuổi, Andini may mắn được nghe biết về Don Bosco, việc tông đồ đầy nhiệt huyết của thanh thiếu niên. Andini, cánh tay phải của cha xứ Lecco, mặc dù đang điều khiển Nguyện Xá của xứ ấy, nhưng vừa nghe biết về Don Bosco, cậu cảm thấy mình được gọi để theo chân Ngài. Cuối tuần, cậu quyết định từ bỏ mọi sự và tới đặt mình hoàn toàn dưới cánh tay của Cha Thánh Bosco.
Chẳng bao lâu, Don Bosco nhận thấy Andini rất khao khát sống trọn lành để có thể làm được nhiều việc thiện hơn. Vì thế, dù cha thánh của chúng ta gặp cậu vào năm 1833, nhưng ngày 5 tháng 10, ngài đã trao phó cậu cho cha Anacleto Ghione, người từng giữ chức vụ tập sư cho các tập sinh sư huynh. Đúng năm đó, nhà tập dành sư huynh dời đi San Benigno và cha Rua nhận lời khấn đầu tiên của thầy ở cùng một nơi sau 3 năm.
Ngay từ ban đầu, Don Bosco đã gởi thầy tới làm việc tại xưởng in, nhưng chỉ có bổn phận trông coi kho chứa giấy in. Đây là một công việc thầm lặng nhưng rất vất vả. Andini phải khuân vác những chồng giấy, xếp lại cho trật tự, rồi cắt xén theo tiêu chuẩn của các phòng in đòi hỏi để cung cấp cho 6 chiếc máy in đang làm việc không ngừng. Ngoài ra, thầy còn phải thu những tờ giấy đã được đóng dấu, phơi khô rồi gởi tới cho những ai hỏi mua. Andini cứ tiếp tục làm công việc như thế mỗi ngày từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối trong vòng 52 năm.
Ngoài danh thơm là một sư huynh Salêdiêng Don Bosco tốt, thầy còn nổi danh là một nhà giáo dục. Các học sinh đến làm việc với thầy hoặc đến vì một vài lý do nào đó. Ít khi thầy để chúng ta đi mà không quên ban đôi lời khuyên nhủ. Thầy hộ trực nhà ngủ của các em tập thể dục năm thứ 3 trong nhiều năm. Tại đây, thầy rất nghiêm ngặt trong vấn đề sạch sẽ chỗ ngủ của mỗi em, giúp đỡ chúng với vài lời chỉ giáo. Đôi lúc thầy tỏ ra cáu kỉnh trong hành động, nhưng nhiều em dưới sự hộ trực của thầy giờ đây đã thành những linh mục Salêdiêng Don Bosco, đều nói đến thầy một cách yêu mến, kính cẩn. Thầy Andini rất say sưa với những hoạt động của Nguyện Xá, do đó cha giám đốc đã trao phó toán học sinh lớn để thầy dạy giáo lý cho chúng, rồi chẳng bao lâu, ngài trao toàn quyền cho thầy. Ngoài ra thầy còn hộ trực các em trong hội lành thánh Giuse dành cho các em lớn. vào mỗi ngày Chủ nhật, các hội viên trong hội lành họp mặt vào lúc 2 giờ 30, nhưng vào lúc một giờ thầy đã mời chúng đi lần hạt, và trong vài cơ hội khác, thầy đã mời một vài linh mục đến để xin ngài ban đôi lời huấn dụ cho chúng. Chính trong hội lành này, một số em đã thành những linh mục hay sư huynh Salêdiêng Don Bosco. Ngoài những hoạt động kể trên, trong 20 năm trời, thầy luôn phải sửa soạn những buổi dạ hội trong nhiều trường hợp khác nhau. Chỉ có Thiên Chúa mới thấu biết những công việc này đòi hỏi sức lực của thầy như thế nào. Tuy thế, thầy không hề xin từ chức bổn phận đó, bởi vì với những hoạt động này, thầy nhận thấy có thể thu thập được rất nhiều điều bổ ích trong Nguyện xá đúng theo tinh thần của Don Bosco. Mặc dầu trời lạnh buốt hay nóng nực, Andini luôn ở giữa các học sinh trong các giờ giải trí và vô tình làm gương sáng cho các hộ trực viên khác cũng phải làm như thế. Khi cần thầy có thể đi kèm những học sinh trên đường về quê, mặc dầu khá nguy hiểm.
Đôi lần thầy bị đám nhãi ranh gặp trên đường liệng đá vào mình, để rồi một Chúa nhật kia thầy bị một vết thương trầm trọng nơi đầu. Rất nhiều học sinh sau khi lập gia đình vẫn còn yêu mến thầy hết sức và không bao giờ bỏ một cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn của họ. Từ trước tới giờ chúng ta nói rất ít về các sư huynh trong vấn đề tuân giữ tu luật dòng hoặc thực hành lời khấn, làm như thế chúng ta tránh rất nhiều điều lập lại như nhau. Tuy thế, chúng ta vẫn nói đến khi có điều gì đặc biệt về điểm ấy. Andini tế nhị đến nỗi thầy rất hối hận khi thấy một vài hội viên phạm luật và không bao giờ thầy yên lòng, nếu thầy chưa nói cho người phạm lỗi biết. Thầy thực hành lời khấn thanh bần rất chân chính. Không giữ vật gì quá sự đòi hỏi cần thiết cho thầy trong phòng. Đôi lúc thầy còn lượm lặt những mẩu bánh mì do các học sinh vất đây đó rồi thầy mang vào bàn để ăn. Thầy cứ tiếp tục làm như thế cho tới khi thầy bị cấm vì lý do vệ sinh. Vào thời ấy, Nguyện Xá chưa có lò sưởi cho mùa đông, một hôm vấn đề này được bàn luận trong hội đồng, và Don Bosco rút gọn cuộc bàn cãi với câu:
“Xin các con đừng nói tới vấn đề lò sưởi trong Nguyện Xá”.
Chúng ta không biết Andini hiểu lời này của Don Bosco như thế nào, nhưng sự thật, là thầy không bao giờ cho phép xây một lò sưởi trong phòng in nơi thầy làm việc hằng ngày, mặc dù khí hậu lạnh như đóng băng, lý do chỉ vì tinh thần tiết kiệm. Năm 1936, trước khi qua đời 3 năm, các bề trên nhường cho thầy căn phòng ấm cúng hơn. Vào những năm cuối đời Andini bị chứng bệnh đau xương. Do đó thầy không còn đủ sức để giúp lễ hằng ngày vào lúc 5h30 sáng, như thường lệ tại bàn thờ Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Mối quan tâm nhất của thầy bây giờ là sửa soạn ra trước tòa Chúa. Năm 1938, khi được mọi người chúc mừng Giáng sinh, câu trả lời độc nhất của thầy là
“Điều tôi ao ước nhất là ơn chết lành trong tay Chúa”
Tuy nhiên, Andini vẫn còn sống cho đến sinh nhật năm sau. Tháng 11 năm đó, thầy bị cảm nặng nhưng không thèm để ý, thầy vẫn tiếp tục làm việc như thường lệ. Sau khi dự xong bài thuyết giảng ngày dọn mình chết lành ngày 8, thầy về phòng để rồi không bao giờ đi được nữa. Sáng hôm sau, bác sĩ tới khám bệnh, và biết được thầy bị sưng hai lá phổi. Thầy xin chịu phép thánh cuối cùng với đầy lòng sốt sắng, rồi qua đời vào trưa ngày 12, để gia nhập vào đoàn sư huynh đã ra đi trước mà hưởng phần thưởng đời đời. Andini sống được 78 tuổi.
Thánh Phaxico Salesio đã viết nhiều tư tưởng đẹp về những tu sĩ không phải linh mục, những tư tưởng đó tự dưng đến với cha trong khi viết tiểu sử các sư huynh, chúng ta hãy cùng nhau xem vài tư tưởng đó.
“Những tu sĩ không phải linh mục vẫn có thể làm được nhiều việc tông đồ bằng cách phục vụ Thiên Chúa, qua nghề nghiệp của họ với mục đích làm sáng danh Ngài như các thánh tông đồ đã làm. Những tu sĩ đó phải cảm thấy hạnh phúc khi nhận thấy Thiên Chúa muốn dùng họ trong những việc đó như chính ngài trao phó cho họ, không cần phải giảng Phúc Âm, thi hành chức thánh hoặc giải tội, họ vẫn có thể làm cho người ta biết cường độ thánh thiện của tu hội mình, và làm cho những người khác, nhất là thanh thiếu niên, biết yêu mến cảnh sống của mình. Với những gương sáng đó, người ta sẽ ước muốn ôm ấp đời sống tu sĩ dòng. Thiên Chúa thật tốt lành, người đã cho phép những tu sĩ như thế mang danh nghĩa là một tông đồ. Những tu sĩ đó, họ không bao giờ giảng dạy cho người khác, nhưng chính gương sáng của đời sống của họ đã dạy cho người khác biết đời sống tu sĩ riêng của họ.
- ANRE PELAZZA
Andrea Pelazza được coi như một trong những sư huynh danh tiếng của Don Bosco. Lẽ dĩ nhiên, chắc chắn đã có nhiều và còn nhiều sư huynh sẽ làm vinh danh Don Bosco, nhưng Pelazza đã được liệt vào một trong những sư huynh danh tiếng, vì thầy may mắn được Don Bosco dạy bảo và uốn nắn. Pelazza đến ở với Don Bosco vào thời kỳ mới thiết lập Nguyện Xá, và theo các tài liệu trong Thượng hội đồng, Pelazza và bốn người đồng bạn được nhận vào nguyện xá ngày 8 tháng 5 năm 1863.
Pelazza sinh tại làng Carmagnola và tới phó thác hoàn toàn cho Don Bosco lúc 20 tuổi. Cậu quen biết Don Bosco và thường đến chơi nơi Nguyện Xá tại Valdoco. Lòng ước muốn một đời sống hoàn thiện luôn bốc cháy trong tim và cuối cùng cậu đành quyết định theo Don Bosco và trung thành ở với Ngài cho tới giây phút chót.
Vào năm 1862 Don Boso đưa cho mọi người trong nguyện xá một hoa thiêng do chính mẹ Maria đưa cho Ngài. Mọi người nhận được một tấm giấy nhỏ có ghi đôi lời giáo huấn, rồi Don Bosco nói:
“Cha đã cố xin ơn này trong nhiều năm qua và giờ đây cha đã nhận được, nhưng cha xin các con đừng hỏi nhiều chi tiết về việc này, nếu không cha sẽ gặp nhiều nỗi khó khăn”.
Sau khi nghe xong xuôi, tất cả mọi học sinh đều tuốn đến vây quanh phòng Don Bosco để nhận thơ của Mẹ Maria. Cậu Pelazza cũng tới và nhận được lời này:
“Hãy tìm một người bạn tốt và thành thực, khi con đã tìm được rồi, hãy làm mọi cái mà bạn đó mách bảo con”
Ở đây chúng ta không dám đoán dữ, nếu giả sử chúng ta kết luận rằng Don Bosco đã cắt nghĩa cho cậu người bạn đó chính là cha giải tội
Cũng theo thói thường, Don Bosco bắt đầu tìm hiểu những thêm đức tính, và những xu hướng của Pelazza, bằng cách cử cậu đi làm đủ mọi việc. Đầu tiên Ngài gửi cậu tới giữ kho, quần áo, vải vóc…và Ngài nhận thấy cậu rất cần mẫn với công việc. Thêm vào đó Ngài còn thấy cậu có một giọng hát du dương, do đó cậu được gởi đi dạy âm nhạc. Chẳng bao lâu, với giọng hát ấm cúng kèm theo khiếu âm nhạc, cậu đã giúp những buổi lễ nơi Nguyện xá thêm phần long trọng và còn tổ chức nhiều cuộc vui giải trí rất ngoạn mục. thêm vào đấy, cậu còn được nhiều người mời đi hát ở ngoài, và mỗi lần như thế, cậu đều chiếm được lòng thán phục cua tất cả khán giả, vì thế rất nhiều người hứa lo cho cậu địa vị quan trọng có thể làm giàu dễ dàng, nhưng Pelazza luôn trả lời là cậu rất hạnh phúc với cuộc sống hiện có và không muốn đánh đổi tiền bạc trên trần này với cuộc sống đã tận hiến cho Don Bosco.
Sau khi nhận được Pelazza có đủ khả năng, năm 1870 Don Bosco cử cậu giữ chức quản lý xưởng in nơi Nguyện xá, vì Oreglia đã bỏ ra đi và ngài cần một người thay thế. Pelazza bày tỏ vẻ lo ngại là không đủ tài với công việc này, nhưng Don Bosco khích lệ và khuyên cậu cứ thử xem, Pelazza cúi đầu vâng phục đi nhậm chức. Dưới cánh tay điều khiển của Pelazza, công việc tiến tới rất kết quả. Cậu giữ luôn chức vụ này suốt 35 năm và đã làm cho xưởng in thêm hoàn thiện. Ngoài ra Pelazza còn luôn tìm xem có học sinh nào của mình không lớn lên theo tinh thần giáo hữu, cả khi chúng ra trường. Thầy rất hăng hái làm việc này và nhận thấy rất nhiều người đã có một địa vị quan trọng và sống đời giáo hữu rất hoàn hảo.
Mỗi khi Don Bosco muốn gieo thêm tín nhiệm vào hội viên nào, ngài thường có thói quen dẫn hội viên đó đi mua bán hay đi viếng thăm các vị ân nhân. Trong những dịp này thường là với Pelazza, ngài luôn chỉ bảo mọi điều về ngành in. Don Bosco còn cống hiến cho thầy nhiều lời chỉ bảo quý báu khác để điều khiển cách sinh hoạt của mình và của người khác, chẳng hạn như cách phân công việc trong nhà in. Những lời chỉ bảo này đã giúp Pelazza thành một hội viên danh tiếng.
Andrea Pelazza rất khiêm nhường, nhã nhặn, đồng thời biết quan sát những người dưới quyền mình và mỗi khi phải cảnh cáo ai, thầy luôn áp dụng phương pháp đề phòng. Lẽ dĩ nhiên cũng có nhiều lúc không được hài lòng, nhưng thầy không hề mất bình tĩnh và nhẫn nại. Cha Barberis người đồng lớp, lúc đó đang làm cha tập sư, muốn cuốn sách “Lịch sử thời cổ” của ngài được in xong sớm hơn. Pelazza cố gắng nhưng không thành công, thầy dành viết thơ gởi ngài:
“Xin cha hãy nhẫn nại, vì sự chậm trễ không thể tránh được. Ước gì chúng mình cùng nhau giúp sức làm mọi cái vì sáng danh Chúa”
Thỉnh thoảng Pelazza cũng viết thơ trả lời cho những người ở những địa vị khác nhau, tuy thế cách hành văn của những bức thư đó đều giữ giá trị của một tu sĩ.
Thầy luôn bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng mà không cần chú ý đến những vấn đề đang đối phó, tuy nhiên thầy không nói nhiều kể cả khi tranh luận. Những điểm này chứng tỏ thầy biết tự kiềm chế và tỏ ra lịch sự, nhã nhặn trong mọi trường hợp. Lần kia, một giáo sư đại học có một văn bản để in tại nhà in Don Bosco, ông viết thư cho Don Bosco để quở trách Pelazza cách nặng lời. Chính vì lòng tự ái thúc đẩy mà giáo sư đó đã viết thư như thế, nhưng Pelazza không hề bối rối và được Don Bosco khuyên hãy nên viết thư xin lỗi. Chẳng bao lâu, lộn xộn này qua đi và sự giao thiệp thường xuyên lại bắt đầu. Giả sử Pelazza cũng cư xử như giáo sư kể trên, chắc chắn sự hòa hợp này không thể nào hàn gắn được.
Pelazza rất cặn kẽ trong vấn đề sổ sách, tiền bạc thuộc phòng in, tuy thế việc này không phải là dễ dàng, thêm vào đó ngoài xưởng in nơi nguyện xá, thầy củng còn phải để ý đến hai xưởng in khác, tức xưởng Sampierdancra và xưởng San Benigno Canvese, thời đó hai xưởng in này đều là chi nhánh của xưởng in nơi Nguyện xá Pelazza rất cẩn thận tuân giữ lời khấn khó khăn, vì thế, thầy rất dè dặt và đúng mực trong vấn đề dùng tiền bạc. Thêm vào đó nếu không có sự ưng thuận của bề trên thầy không bao giờ dám nhận việc mua bán nào khác. Hơn nữa thầy luôn tính sổ cặn kẽ, rồi trao cho bề trên có phận sự, và những lần tính sổ sai đã giúp thầy càng thêm chú ý hơn. Mặc dầu Pelazza không được học hỏi nhiều về nghề in, nhưng nhờ vào tài năng và kinh nghiệm, chẳng bao lâu thầy đã chiếm được đủ khả năng để điều khiển và xuất bản nhiều loại ấn phẩm. Do đó ấn phẩm của chúng ta luôn nhận được lời khen ngợi của giới văn chương, tuy thế, tất cả đều nhờ vào tài khéo léo của thầy Pelazza.
Năm 1878, Don Bosco mua một xưởng chế tạo giấy ở Mathi. Xưởng máy này đòi hỏi Don Bosco một lòng can đảm để mua nó, nhưng vì nhận thấy rất cần để có thể cung cấp giấy cho xưởng in ngài bằng lòng mua. Tuy lúc ấy có một linh mục coi sóc đàng thiêng liêng cho các thầy sư huynh và một số công nhân ở đó. Don Boso vẫn cắt cử thầy Pelazza làm chủ, quản lý và điều khiển xưởng má, Pelazza vâng nhận nhưng vẫn ở Nguyện xá, đồng thời cố gắng làm mọi cái như người ta đang hy vọng nơi thầy, và lẽ dĩ nhiên Don Bosco rất hài lòng với sự lựa chọn này.
Công việc mới này coi không có vẻ to tát, nhưng nó đã sản xuất được nhiều vật liệu đáng khen. Ở đây chúng tôi chỉ kể sơ qua hai kết quả:
Vào năm 1884, một cuộc triển lãm rất vĩ đại mở tại thành phố Torino, gian hàng của chúng ta đã thu hút được rất nhiều khách tới xem, cách trình bày một loạt kiểu in, cách làm giấy, cách xếp chữ, cách in và đóng sách, lẽ dĩ nhiên Pelazza đã điều khiển công việc trưng bày ở trên. Trong dịp này, thầy cũng phải dùng tới những nghiệp sinh mới thực tập và cố gắng điều khiển họ để tiến hành công việc đó cho nhanh chóng và hoàn hảo hơn. Sự thực thầy Giuseppe Buzzetti và Rossi cùng cộng tác rất đắc lực vào công việc này, nhưng chính Pelazza chịu trách nhiệm công việc tổ chức, tuy nhiên, vì không muốn lộ diện, cho nên thầy chỉ điều khiển những công việc mà không ai để ý tới. Quần chúng rất hớn hở khi thấy gian hàng của Don bosco thu hút nhiều khách hơn tất cả những gian hàng khác, điều đó chứng tỏ công việc giáo dục nơi Nguyện xá rất chính xác và hiệu quả.
Kết quả thứ 2 xẩy ra vào năm 1901. Cuộc triển lãm vĩ đại này dành cho các trường kỹ thuật của tu hội Salêdiêng và được coi là cuộc triển lãm đầu tiên về loại này. Công việc tổ chức được đặt dưới quyền của cha Bertello, chiếu theo quy chế của tu hội. Cũng ở trong cuộc triển lãm này, gian hàng nhà in trình bày đẹp nhất và lẽ dĩ nhiên nó được xếp vào hàng danh dự. Ban Giám khảo chấm điểm gồm những kỹ thuật gia lão luyện đã không ngớt tán dương công việc do các tu sĩ Salêdiêng đã làm và cảm thấy cần phải đặc biệt khen ngợi công lao thầy Pelazza, quản lý ngành in, đã cống hiến tất cả thiên tài và khả năng để nâng trình độ in ngày càng cao”
Pelazza, con người làm việc không biết mệt nhọc, sau các giờ đã chỉ định dành cho các việc đạo đức và giải trí, vội lăn xả vào mọi công việc. Nơi văn phòng thầy bận rộn với đủ mọi công việc, và cũng do ở nơi đây mà thầy mang bệnh để rồi phải khuất bóng Nguyện xá và tu hội Salêdiêng mãi mãi. Vài tháng sau, Pelazza cảm thấy không còn được khỏe mạnh như trước, và có thể đoán được trước được ngày sẽ xa cõi trần, nhưng thầy cứ tiếp tục làm việc như thường lệ cho tới ngày 23 tháng 10 năm 1905. Hôm ấy, thình lình thầy bị trúng phong trong lúc làm việc. Pelazza cố gắng sống thêm được 5 giờ nữa, và cuối cùng thầy dành xin chịu phép thánh cuối cùng do chính tay Bề trên Cả. Hôm đó vào ngày thứ bảy, và vẫn trung thành với thói quen Salêdiêng thầy xưng tội vào buổi sáng như mọi ngày thứ bảy trong năm, rồi nhắm mắt bình an. Các hội viên lẫn học sinh cùng tất cả bạn bè của thầy đều cảm thấy bùi ngùi với cái chết của thầy Pelazza. Và trong ngày đưa ma, hàng ngàn người tới dự.
Cảnh ra đi đột ngột của Pelazza chắc chắn để lại một lỗ hổng nơi Nguyện Xá. Thầy Pelazza rất xứng đáng là người con của Don Bosco, sống đời đạo đức và sức mình để làm vinh danh Thiên Chúa. Ngoài ra những gương sáng lạn của thầy để lại, chắc chắn chúng ta đã và sẽ tìm thấy nơi những người theo chân thầy trong tu hội Salêdiêng của chúng ta.
- ANTON LANTIERI
Những sư huynh kể từ trước đến giờ đều được coi là những nhân vật sáng chói của Tu hội Salêdiêng và giờ đây không phải là vô ích khi nói đến một số khác, họ cũng sáng chói, nhưng đặc biệt về đời sống tu sĩ. Rất nhiều sư huynh sống cuộc đời ẩn dật không ai chú ý đến. Họ giữ những chức vụ rất khiêm tốn trong tu viện mà giờ đây chúng ta có dịp nói đến. Vì họ đã từng chung sống hoặc liên lạc với Don Bosco.
Antonio Lanticri sinh ra trong một gia đình nghèo khó thuộc vùng Realta di Briga Marritima vào năm 1841, cậu lớn lên trong nghề chăn chiên. Tuy nhiên, cậu rất yêu mến cầu nguyện và làm việc tông đồ nơi các bạn, điều đó chứng tỏ cho chúng ta biết cậu có khuynh hướng muốn sống đời trọn lành hơn. Thiên Chúa mời gọi Lanticri qua 2 biến cố:
Một tai nạn thật nguy hiểm xẩy đến với cậu và một cái nhìn thấu suốt, thấy mình bị vây quanh với muôn ngàn điều dữ.
Một hôm trong lúc chạy đuổi con chiên lạc về chuồng, bỗng trượt chân ngã xuống một cái hố sâu, tuy thế, Lanticri kịp thời kêu cầu Thượng đế. Vừa dứt lời cầu, cậu trông thấy một luồng sáng ngay trước mắt… và dù rơi xuống vực thẳm, mà không bị một vết thương nhỏ nào. Khi tỉnh lại, cậu thấy mình đang nằm dưới một cái hố thật sâu. Đưa mắt nhìn lên trời. Lanticri dâng hiến toàn thân cho Chúa, vì Ngài đã cứu cậu một cách lạ lùng như thế.
Sự tận hiến này chẳng bao lâu đã thành sự thực. Sau mùa đông năm ấy, cậu giã từ ngôi làng cổ kính để lên tỉnh sinh sống. Nơi đây Lanticri gặp đầy cay đắng trong những cuộc trò chuyện thiếu tôn giáo và luân lý. Lanticri cảm thấy rất khó trung thành với Chúa nếu cứ tiếp tục sống ở giữa thế gian, do đó cậu quyết định từ giã gia đình để vào một dòng tu nào đó. Khi cha xứ biết tin này, ngài liền khuyên cậu tới nguyện xá của Don Bosco. Lanticri vâng lời ra đi và đến ở với Don Bosco vào tháng 9 năm 1871. Thoạt trông thấy Lanticri, Don Bosco đã nhận ngay thấy tấm lòng đơn sơ thực thà và cử chỉ lịch thiệp của cậu, do đó ngài đón tiếp cậu với đôi tay rộng mở, và chỉ đòi cậu phải quyết định sống đời mẫu mực. Tại đây, Lanticri ước ao được học để theo đuổi ơn kêu gọi làm linh mục, nhưng Don Bosco thấy trước sức khỏe của cậu không được hứa hẹn, do đó ngài cho cậu làm một vài việc trong nhà. Lanticri khiêm nhường vâng phục.
Sau 2 tháng sống ở Nguyện xá, Don bosco sai cậu đi nhà Marasi như một sư huynh, nhưng sau đó một năm, Lanticri lại phải đổi sang nhà Sampicrdarcna để trông coi nhà nguyện. Tại đây, Lanticri tỏ ra rất đạo đức, bình thản, chăm chỉ trang hoàng và tô điểm nhà thờ. Ngoài ra tinh thần bác ái nơi thầy, đặc biệt cách cư xử thân mật với tất cả, đã làm mọi người mến phục. Sau năm nhà tập, Lanticri được phép khấn tạm, mặc dù lòng cậu đã sẵn sàng tận hiến hoàn toàn cho Chúa muôn đời. Sau thời gian chung sống ở Sampierdarena, Lanticri cảm thấy mình rất yếu và các bề trên thiết tưởng khí hậu miền Picmonte sẽ bồi bổ cho sức khỏe của thầy, do đó các ngài lại gởi thầy tới Nguyện xá, tại đây, Lamticre giúp thầy Palestrino trong việc coi sóc đền thờ Mẹ Phù hộ các giáo hữu. Chẳng bao lâu Lanticri đã lấy lại được sức khỏe như trước, và trong những công việc hằng ngày, trong phòng áo, nơi đền thờ, đã làm thầy cảm thấy thiên đàng như sờ thấy được. Tiếc thay, vào mùa đông năm ấy. Lanticri lại ngã bệnh, tuy thế thầy đã tỏ ra biết phục tùng ý muốn của Chúa, và vâng theo mọi mệnh lệnh của bác sĩ. Dần dần, Lanticri cảm thấy bất lực trước mọi công việc, do đó thầy sửa soạn dọn mình chết lành rất cẩn thận.
Lanticri vào phòng bệnh nghỉ mấy hôm, nhưng sau đó, theo lời khuyên của bác sĩ, thầy phải dời gường bệnh để về quê nhà thay đổi không khí, và rồi không hẹn ngày trở lại. Cha xứ của thầy đã quả quyết.
“Trước ngày nhắm mắt ly biệt, Lanticri đã sống những giờ phút hồi tâm trong kinh nguyện”
Giờ phút chót đã điểm. Lantiri nhắm mắt dâng linh hồn trong sạch cho Chúa vào tháng 8 năm 1875. Khi nói về thầy Lanticri, cha Barberis đã kết luận:
“Antonio Lanticri là tấm gương của đời sống nội tâm. Mặc dù bận rộn với trăm nghìn công việc, thày vẫn luôn liên kết với Chúa
- BATÔLÔMÊÔ VILLA
Đây là một thầy sư huynh khác đáng cho chúng ta để ý tới. Trông rất oai vệ cả kiểu cách lẫn tiếng nói và đồng thời cũng là thầy sư huynh lành thánh, rất yêu mến tu hội Salêdiêng và đầy lòng kính chuộng Don Bosco.
Hồi 15 tuổi, Villa đến Torino làm việc với anh trong một khách sạn, và có gặp Don Bosco vài lần, nhưng chúng ta chỉ biết được có một lần vào thời kỳ này thày tới Torino làm việc được một năm.
Hồi ấy, nhà thờ Thánh Gioan Tông đồ được xức dầu thánh và ban chấp hành tổ chức buổi lễ có mời Villa chịu trách nhiệm vấn đề giải khát cho nhà cầm quyền. Đặc biệt, là Đức Giám mục chủ tọa và có Don Bosco…Villa cảm thấy rất sung sướng vì được làm một công việc danh dự như thế. Do đó, cậu cố gắng bao có thể để sửa soạn những ly cà phê thật ngon. Nghi lễ xong, Villa chạy xuống bếp để bưng cà phê lên, lúc trở lại cái khay bằng bạc đựng đường đã biến mất. Villa bối rối và buồn phiền than phiền với Don Bosco:
“Cái khay bạc đựng đường của con đã bị mất cắp”
Cha Don Bosco bình tĩnh đáp lại: “Không, cái khay không bị mất cắp, nhưng có người đã mang đi chỗ khác” Villa lại chạy vào bếp để tìm, và cậu trở ra với nụ cười vui vẻ, tay bưng cái khay chứa đầy đường. Don Bosco thân mật nói: “Thấy chưa, cha nói có đúng không?”
Trong khi đó vì vội vàng để đi, Đức Giám mục Gataldi đã uống cà phê mà không có đường, rồi vội tới xe ngựa chung với Don Bosco, tay cầm chiếc mũ.
Villa không bao giờ quên cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tình cờ ấy với Don Bosco, mặc dầu cậu đã đến gặp Don Bosco nhiều lần và cậu còn sung sướng, kể lại giai thoại bất hủ, ngay cả khi đã 80 tuổi. Tuy thế cuộc gặp gỡ này không phải là dịp để Villa quyết định cho ơn gọi của mình, nhưng có lẽ nó là một hạt giống, để rồi 10 năm sau cha Rua gặp hái.
Vào năm 1893, một đoàn người Hòa Lan hành hương tới nguyện xá. Cha Durando, một trong những vị bề trên trong hội đồng nhà vội đi mời Villa, hiện đang sinh sống tại nhà thờ Thánh Gioan Tông đồ, để lo vấn đề giải khát trong bữa tiệc. Cha Rua cảm thấy rất hài lòng khi thấy một mình Villa sửa soạn mọi sự rất đầy đủ, do đó, ngài liền hỏi nhiều chi tiết về cậu. sau khi được biết Villa là em của một người anh tên là Giuseppe, bạn của Don Bosco, đã qua đời năm 1870, mà chính cha Rua có viết vài điểm về ông ta. Vì ước ao được nói chuyện với Villa, cha Rua liền mời cậu tới dùng cơm trưa với ngài vào ngày Chúa nhật sau đó.
Trên bàn cơm Villa được ngồi đối diện với cha Rua, và ngài thừa biết cách nói đến những vấn đề thánh thiện, hoặc những vấn đề rất ích lợi với những ai có dịp ngồi nói chuyện với ngài, và lẽ dĩ nhiên Villa ưng thuận.
Vào dịp lễ Mẹ Phù Hộ các giáo hữu. Villa cũng tới và cha Rua nói :
« Nếu con muốn ở lại nhà này, chắc chắn con sẽ có việc để làm và có bánh ăn »
Những lời đơn sơ này làm Villa suy nghĩ rất nhiều, và bắt đầu từ hôm ấy, cậu cảm thấy không lúc nào được bằng yên cho đến khi cậu đành ngồi xuống viết thư cho cha Rua để xin ngài cho cậu thử ơn kêu gọi của mình. Cha Rua ưng thuận và không nói những điều đó với ai.
Thế là Villa đến với cha Rua ngày 29 tháng 6, năm 1893. Trước khi ra đi, Villa còn viết thư an ủi người anh là đừng có lo lắng gì, và đồng thời cũng không cho biết hiện giờ mình ỏ chốn nào. Cha Rua ủy thác cậu cho thầy Giuseppe Rossi, và thầy đã để cậu làm việc trong các kho, 15 ngày sau, thầy Enria biết được tông tích của cậu rồi báo tin về cho gia đình cậu hay. Tuy thế không có điều gì đáng tiếc xẩy ra vì Villa hoàn toàn lệ thuộc vào cha Rua và Don Bosco.
Tại đây Villa tỏ ra rất cương quyết với ơn gọi . Do đó, vào mùa thu năm ấy Villa được gởi tới San Benigno để cấm phòng chung với các nguyện sinh, rồi được chọn vào nhà Tập. sau khi khấn, Villa trở về nguyện xá tiếp tục làm việc như trước. Thời kỳ đó các thầy sư huynh cũng tỏ vẻ rất ước ao được đi truyền giáo. Và Villa cũng làm một lá đơn đệ trình lên cha Rua để đi truyền giáo ở Mỹ Châu, nhưng cha Rua từ chối :
« Sứ mệnh của con là ở đây với cha, con sẽ có đầy rẫy công việc để rồi sẽ chiếm một chỗ tuyệt đẹp trên Thiên đàng »
Villa tỏ vẻ rất vui mừng với quyết định này.
Năm 1895, các bề trên cho phép Villa tuyên khấn trọn đời và được sai đi thế chức vụ của thầy Rossi trong vấn đề coi kho. Villa vâng lời giữ chức vụ này cho tới năm 1905, rồi được các bề trên trao phó những chức vụ quan trọng và tế nhị hơn. Với việc mới, thầy tỏ ra rất lão luyện, và tu hội của chúng ta thời ấy cũng như ngày nay đều cần đến những thầy sư huynh có đủ khả năng làm những công việc quan trọng. Do đó, Villa đã thay thế thầy Rossi để giữ những chức vụ quan trọng vì sức khỏe của Rossi ngày một sa sút. Bắt đầu từ đó vị Bề trên Cả đều trao phó cho Villa chức vụ này, nhiều khi thầy Villa phải xuất ngoại để giải quyết nhiều công việc. Với cử chỉ lịch sự, cách chuyện trò thân mật và dáng điệu oai nghiêm, Villa đã thành công mỹ mãn với công việc tế nhị và phức tạp này mà đối với môt linh mục, ngài sẽ tự thấy mình không hợp với công việc vì chiếc áo chùng thâm.
Giờ đây cảm thấy thì giờ gặt hái kết quả khó nhọc đã đến gần. Vào cuối đời, thầy khiêng những công việc khó nhọc và dùng thời giờ để tĩnh tâm hoặc làm những công việc hợp với sức khỏe ốm yếu. Với thời gian 50 năm sống tại Nguyện xá, mọi cảnh vật đã cống hiến cho thầy nhiều đề tài để chuyện vãn với mọi người qua những giai thoại rất vui vẻ và hứng thú. Villa đặc biệt yêu mến tu hội chúng ta, và vun trồng tình yêu chân thành với lời khấn nghèo khó. Thầy ăn ở rất sạch sẽ, và còn khuyên một vài người hãy giữ quần áo gọn gàng sạch sẽ. Ngoài ra, thầy còn đặc biệt cổ võ để mọi người nắm giữ truyền thống của tu hội.
Trong thời gian rảnh tay với công việc. Villa dùng thời giờ để làm những công việc đạo đức riêng, đồng thòi cũng chu toàn những việc đạo đức đã chỉ định với cộng thể.
Khi đã bị bệnh sốt rét, thầy còn cố gắng vào đền thờ Mẹ Phù Hộ để tôn kính Người lần cuối cùng. Villa đã 2 lần bị sưng phổi và lần thứ 3 thầy bị nặng để rồi không hy vọng cứu chữa. Thật thế, thầy xin chịu phép lành cuối cùng với tất cả lòng sốt sắng và đạo đức.
Giờ phút cuối đã điểm, thầy Villa vẫn có thể đọc kinh “dọn mình chết lành” chung với người ta, và cuối cùng sau khi lãnh nhận phép lành của cha Bề trên Cả, thầy Villa từ từ nhắm mắt, rồi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 11 tháng 11 năm 1946. Thầy Villa sống được 80 tuổi và mang danh hiệu Salêdiêng được 22 năm
- CAMILLO QUIRINO
Là con nhà nông nhưng Camillo Quirino có năng khiếu riêng biệt để theo đuổi ngành văn sĩ, tuy nhiên, cậu thiếu phương tiện và nghị lực, một yếu tố quan trọng để đạt tới đích. Dẫu sao cậu vẫn ước ao ôm ấp một đời sống hạnh phúc. Quirino sinh năm 1847 tại làng Casorgo Mon-ferrato. Dưới sự giúp đỡ của cha sở Penango, cậu bắt đầu học để trở thành linh mục, đó là ước vọng độc nhất của cha sở. Sau một thời gian cậu cảm thấy mình, bất xứng với ơn gọi cao cả này, cậu đành từ bỏ. Tuy nhiên, cha sở đã quả quyết với Don Franccsia là Quirino, người mà cha biết cách sâu xa, chưa hề phạm một tội nặng cố tình nào. Khi đã cởi bỏ chiếc áo chùng thâm, cậu ra làm việc ỏ ngoài đồng, hay ngồi vào bàn học vì cậu say sưa với vấn đề toán và lý hóa. Cảnh sống này kéo dài mãi tới năm 1870 khi đức ông Manacorda, giám mục ở Fossano, yêu cầu cha xứ kể trên giới thiệu câu cho Don Bosco, lúc đó cậu chẵn 23 tuổi.
Thoạt thấy những khả năng đặc biệt về tính tình và trí khôn. Don Bosco có ý muốn cổ võ cậu tiếp tục học để theo ơn kêu gọi làm linh mục, nhưng sau đó ngài đổi ý và quyết định để cho Quirino hoàn toàn tự do chọn lối đi của mình. Thật thế, ngài hoàn toàn ưng thuận khi biết cậu ước ao theo ơn gọi làm sư huynh, Quirino khấn trọn đời năm 1877 và được cử giữ chức rung chuông tại đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu kèm theo với bổn phận rất khó khăn là kiểm soát các bản in.
Bộ chuông chùm nơi đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu chưa bao giờ được vang lên du dương bằng khi Quirino điều khiển. Buổi sáng, ngoài bổn phận kéo chuông truyền tin, thầy còn đệm thêm một hồi chuông nhạc với cung điệu nhiệt tâm và bình dân để kính dâng Mẹ Thiên Chúa. Tiếng chuông nhạc thánh thót này đã thu hút những bệnh nhân trong nguyện xá phải chỗi dậy và trong những dịp lễ trọng, dư âm của nó đã làm tâm hồn các bệnh nhân thêm vui vẻ và hớn hở khác thường.
Năm 1886, nhà thờ Thánh Cajetan ở Sampierdarna muốn lắp một bộ chuông chùm. Don Bosco liền cử Quirino tới giúp. Tài đặc biệt của thầy về công việc này đã làm mọi người thán phục, vì những bộ máy thầy dùng rất công hiệu, đơn sơ mà không phải tốn kém. Với chức vụ rung chuông, hằng ngày chẳng bao lâu Quirino nhận thấy đôi tai của mình rất thính về nhạc khí, do đó, thầy bắt đầu tập violon với một đà tiến rất nhanh chóng mà không cần người dạy. Ngoài ra, thầy cũng rất lão luyện trong vấn đề kiểm duyệt những bài đưa đi in, chính vì thế mà ngành in nơi nguyện xá thời ấy phát triển rất nhanh. Xưởng in phải mở rộng thêm và nhiều học sinh được dùng đến. Do có một bàn tay tài khéo rất cần để đối phó với tình hình. Don Bosco cắt cử thầy Quirino tới để đảm đang công việc quan trọng này. Tại đây chỉ có một mình thầy điều khiển, như vậy đủ biết thầy bận việc đến mức nào. Tuy thế, thầy vẫn cố kiếm được ít giờ để sửa soạn thi cử nhân toán, để có thể đủ giấy tờ dạy học trong trường. Khi được biết thầy phải sửa soạn thi Don Bosco chấp nhận để thầy rảnh tay với công việc in hằng ngày, nhưng Quirino cứ vẫn chu toàn bổn phận như thường lệ. Trong những ngày thi viết, thầy đã chiếm được lòng thán phục của hội đồng chấm thi và giờ đây thầy đang nóng lòng chờ ngày thi vấn đáp để thử tài về những vấn đề không có trong sách vở đến mức nào. Tuy nhiên với sức tự học, Quirino không sao trả lời nổi những câu hỏi của giám khảo một cách khoa học, do đó thầy chỉ đủ số điểm để đỗ, nhưng không được chữ “cum laude”
Trong những lúc rảnh tay với bài in, Quirino thường dùng thời giờ đó để trau dồi thêm sinh ngữ. Chẳng bao lâu, thầy đã thông thạo các tiếng Latin, Pháp và Hy Lạp. Đó là 3 ngoại ngữ thầy thường gặp khi kiểm duyệt các bài in. Dần dần Quirino cảm thấy nếu một người thành thạo sinh ngữ, có thể làm cho Don Bosco vô số việc. Thật vậy nguyện xá càng ngày càng có nhiều khách thập phương tới thăm, do đó thầy lại cố gắng học thêm vài sinh ngữ khác.
Quirino có tài giải quyết những vấn đề nan giải. Vài tháng trước khi qua đời, Don Bosco nhận được một lá thư rất mới mà ngài chưa bao giờ gặp, hơn thế nữa, ngài cũng không sao biết được nội dung bức thư đó và ngài dành kết luận:
“Mình phải nhờ đến Quirino”
Thật thế, Quirino được lệnh xem kỹ càng bức thư trong 3 ngày. Sau khi hết hạn, thầy trình bức thư cho Don Bosco kèm theo bản dịch. Sự thực bức thư đó được viết bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bức thư này, mộ người Thổ Nhĩ Kỳ xin Don Bosco cầu nguyện cùng Đức Mẹ Phù Hộ cho ông được khỏi bệnh, hiện đang trầm trọng. Kể chi tiết lý do làm thế mà Quirino hiểu được bức thư thật dài dòng và tốn nhiều thì giờ, chúng ta bỏ qua. Ngoài ra một câu chuyện nữa tương tự như trên cũng xẩy ra trong nguyện xá. Một gia đình người Nga muốn xin gặp Don Bosco và ước ao được nói chuyện với Don Bosco. Họ chỉ biết có tiếng Nga, còn bao nhiêu họ dành phải ra hiệu bằng cử chỉ. Người ta vội đi mời thầy Quirino tới để làm thông dịch viên. Hôm ấy Don Bosco rất hài lòng và thành thật khen ngợi Quirino vì những công việc giá trị kể trên. Tiếng “bravo” buông rơi từ cửa miệng Don Bosco đã làm Quirino sung sướng mà chính sau này thầy đã thú nhận. Tuy nhiên những công việc mệt nhọc kể trên và sự say mê trong việc học không hề giàm sút tinh thần cầu nguyện của thầy. Thật vậy, Quirino không bao giờ bỏ nguyện ngắm hằng ngày, mặc dù đầy sự lo nghĩ do bổn phận đặc biệt ngăn cản. Thỉnh thoảng Quirino hình như ngây ngất khi cầu nguyện. Thật thế, một hôm trong lúc say sưa với kinh nguyện nơi gian hát, các hội viên khác tới và bắt đầu nói chuyện với nhau, nhưng Quirino không hay biết gì.
Quirino có tinh thần làm việc thiện rất cao, và khối óc thầy luôn tìm sáng kiến. Trong những giờ giải trí sau cơm trưa. Quirino có thói quen đi đi lại lại qua các hành lang và sân chơi tay cầm một hộp thiếc, trong đó thầy đã có sẵn những tờ giấy nhỏ, nhân lúc thuận tiện, Quirino liền giơ ra cho học sinh rút lấy một tờ. Trên những tờ giấy này, các học sinh thường thấy những câu châm ngôn rất giá trị về luân lý để suy nghĩ. Tất cả những ai giao tiếp hoặc đến với Quirino đều công nhận tinh thần liên kết với Chúa nơi thầy, và đồng thời cũng nhận ra nỗi đau khổ vì một chứng bệnh. Thầy đặc biệt tập đức nhẫn nại anh hùng sau này khi xưng khớp xương vào năm 1886. Bác sĩ đã quả quyết:
“Quirino phải cưa chân và phải giải phẫu ở Torino.”
Khi nghe biết tìn trạng này, thầy ao ước được nói chuyện với cha giải tội trước khi lên đường vào nhà thương. Ý kiến đã được bầy tỏ xong, thầy vui vẻ lên đường với gương mặt bình tĩnh. Ngày hôm sau, bác sĩ cùng một số đông sinh viên y khoa tới để phụ lực trong việc giải phẫu. Sự bình tĩnh của Quirino trong lúc này đã làm cho mọi người ngạc nhiên và thán phục. Sau một lúc lâu khám xét lại bệnh nhân cách kỹ càng, bác sĩ lại quả quyết không cần cưa chân. Trước tin mừng này Quirino vẫn giữ vẻ bình thản như không có gì. Vị bác sĩ liền hỏi tại sao thầy lại giữ được vẻ bình thản như thế, nhưng thầy không muốn tiết lộ bí mật. Cuối cùng, vì quá nể, thầy xòe bàn tay trái ra với một cây thánh giá nhỏ rồi nói: “Đây là người đã ban cho tôi sức mạnh và can đảm”
Vốn là người công giáo đạo hạnh, vị bác sĩ này đã mời các sinh viên của mình hãy học và bắt chước nơi thầy một bài học: chịu đau khổ một cách nhẫn nại và anh hùng với đầy tình yêu. Từ đó, cây thánh giá này đã mang thêm một tiểu sử. Thầy cứ luôn giữ nó trong tay và khi gặp những người tron nhà thầy đều để họ tôn kính. Tuy thế, Don Rua không muốn có một sự sùng kính mới lạ này được truyền bá trong nguyện xá với một tiểu sử vu vơ như thế. Quirino đến trình bày với Don Bosco và ngài không tỏ ý phản đối. Do đó, thầy đành viết một thư gởi cha Rua. Trong bức thư, thầy bày tỏ cảm tình đặc biệt đã thúc đẩy thầy nắm giữ việc sùng kính này. Bức thư này đã tỏ cảm tình nồng hậu của một thầy sư huynh gương mẫu, vì thế nó phải được ghi lại nơi đây theo nguyên văn nhưng không có ngày tháng:
Thưa cha Rua khả kính, con hy vọng những lời nói của Don Bosco đã quá đầy đủ để cha sung sướng cho phép con tiếp tục sự sùng kính cây Thánh giá nhỏ bé mà con vẫn có thói quen làm cho tới nay. Chắc cha sẽ không lấy làm khó chịu khi biết con đã học được nơi lòng sùng kính này:
1- Cây thánh giá như một phương trâm, cung cấp đầy sự vỗ về và an ủi. Lẽ dĩ nhiên con đã được nếm những sự ngọt ngào đó.
2- Những ai tìm kiếm những cây thập giá nặng nhất, sẽ thường gặp những cây nhẹ nhất. Cây thập giá nặng nhất chính là cây thập giá của Chúa Giêsu, khi đem so sánh, tất cả những cây thánh giá khác chỉ là những cánh hoa hồng mà thôi. Những người muốn nắm lấy hoa hồng, mà không muốn làm hỏng nó, đều phải bẻ cả hoa lẫn gai góc
3- Hạnh phúc đều đến do công bằng và vì tội đã làm mất công bằng, nên muốn được công bằng cần phải biết yêu đau khổ. Kính chào thập giá là niềm hy vọng độc nhất của tôi. Trong những lúc tôi đau khổ, điều thiện lớn nhất hãy treo nơi thập giá hộ tôi cùng.
Còn những điều thiện còn lại con không muốn thả ra khỏi cây thập giá, vì tự nó cũng đủ mang vinh danh. Thỉnh thoảng tính tự phụ của con muốn dấu cây thập giá này đi, nhưng may thay lời Chúa phán lại xuất hiện: “Kẻ nào từ chối Ta trước mặt người khác, Ta cũng sẽ chối từ nó trước mặt Cha Ta trên Thiên đàng”. Với tư tưởng này tất cả mọi hổ thẹn đều tan biến và do đó con có thể vác đủ mọi thánh giá. Con cũng muốn nói cùng với Thánh Phaolô: “Thiên Chúa muốn tôi chiếm được sự cứu rỗi cách vinh quang trong cây Thánh giá của Chúa Giêsu”
Con hy vọng Chúa sẽ ban ơn để con yêu Thập giá của con và can đảm vác trên vai như ý Chúa muốn. Con cũng ước mong sẽ có nhiều người yêu mến cây thập giá nhỏ bé đó, và những học sinh nào hôn kính cây thánh giá này sẽ lấy được vài hiệu quả do lòng sùng kính và tình yêu đối với Chúa Giêsu bị đóng đinh
Con hiền của Cha trong Chúa Giêsu
Camillo Quirino
Đáng buồn thay sau đó ít lâu, hai chân thầy bị bất toại. Người ta làm một cái ghế có bánh xe để thầy có thể đi đây kia. Quirino vẫn vào phòng in để kiểm soát bài. Thêm vào đó, chiếc hộp thiếc đựng những câu châm ngôn cũng luôn được thầy mang theo, và những câu châm ngôn hồi đó đều nói về cây thập giá. Thời gian qua đi, chẳng bao lâu, thầy không thể ngồi xe lăn để đi được nữa, và buộc phải bó buộc thu mình trên gường bệnh. Tại đây các Bề trên thường nhờ thầy chép hoặc dịch những bức thư viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau mà các ngài không biết. Trong những lúc thảnh thơi nếu không cầu nguyện, Quirino thường say sưa đọc tiểu sử những vị thánh công giáo.
Giờ đây tư tưởng của Quirino luôn hướng về thiên quốc và thầy còn thành công thực tập lời khuyên của Thánh Phanxico Salesio: “Chúng con chớ xin gì và cũng đừng từ chối gì”.
Tuy cơn bệnh thật là đau nhức, nhưng những người coi phòng bệnh đều quả quyết thầy không hề buông một lời phàn nàn trách móc. Thêm vào đó, Quirino luôn nói về thiên quốc và cảm thấy sung sướng với những người ấy. Tuy nhiên, lời nguyện tắt thích thú nhất của thầy là “Vâng ý Cha”, và khi đàm thoại với thầy mọi người đều hết sức thán phục.
Thời gian qua, tình cảnh của Quirino càng ngày càng tồi tệ, đến nỗi thầy không thể nhúc nhích được, tuy thế, thầy không muốn làm phiền một ai, và đã tự chế ra một dụng cụ có thể ngồi dậy trên gường bệnh. Giờ đây, Quirino cảm thấy đời mình đã xế chiều, nhưng cha Rua lại vắng mặt, cho nên thầy đành xin xưng tội với Bemonte, cha tổng quản lý mà thầy có thói quen làm việc bàn hỏi hàng tháng với ngài. Giờ phút quan trọng đã tới, Quirino chịu phép thánh cuối cùng đồng thời cẩn thận theo dõi kinh dọn mình chết lành với đầy vẻ sung sướng và sốt sắng. Miệng thầy luôn lâm râm lời yêu đương với cây thập giá, và đôi mắt chỉ luôn ngắm tròi cao. Vào ngày 8 tháng 11 năm 1892. Quirino thở hơi cuối cùng cách êm ái và bình an lúc 2 giờ đêm thọ 45 tuổi, sống trong nguyện xá được 22 năm.
Nhân đức nổi bật nơi thầy Quirino là khiêm nhường, cắt dính bén với thế tục, và yêu đau khổ vì Chúa Giêsu. Một linh mục tài giỏi, sau khi đã sai đường và quay về với Giáo hội, đến thăm nguyện xá vài lần vào năm 1892, vì đã quá quen với ban Giám đốc ở đấy, khi nói về Quirino, ngài đã viết:
“Chỉ trong trường của Don Bosco, người ta mới có thể nhìn thấy một người thông minh, tài giỏi nhưng lại khiêm nhường tột bực”
- CIRIANO AUDISIO
Đến tháng 7 năm 1952, nguyện xá chỉ còn lại một xưởng thợ, cần phải phá bỏ. đó là xưởng thợ mà các Salêdiêng quen gọi là nhà của thầy Audisio.
Xưởng thợ này được chính Don Bosco xây cất. Xưởng có tên ấy vì Audisio đã thầy sống suốt đời tại đó. Thầy là sư huynh kiểu mẫu theo đúng ý muốn của Don Bosco. Thầy sống lâu trong tu hội và tận tụy trung thành với lời khấn.
Thầy Audisio sinh tại làng Enfraque thuộc tỉnh Cunco. Năm 1886, lúc 19 tuổi, thầy gia nhập Nguyện xá, rồi đảm nhận nhiều công việc, do đó thầy thấm nhuần nhiều tinh thần của tu hội. Gia nhập tập viện năm 1871, thầy được khấn tạm sau năm tập. Tới năm 1875, thầy được khấn trọn đời và từ đó, thầy chỉ mang một tham vọng: trở nên người con xứng đáng của Don Bosco.
Người sư huynh không khác người đời về cách ăn mặc và công việc họ đảm đang. Tuy vậy, Don Bosco đối xử với họ cách rất thân mật, và cố giúp họ đạt được một đỉnh cao trên đường trọn lành tu trì. Điều đó đủ cắt nghĩa tại sao bao nhiêu sư huynh làm mãi một việc trong nhiều năm, mà không hề tỏ ý muốn được đổi nghề.
Don Bosco giao cho thầy việc “coi kho quần áo” trong nguyện xá và thầy đã tận tụy với chức vụ trong 40 năm đến tận ngày cuối đời. Thầy không tỏ vẻ chán nản trong việc phụ trách coi đồ vải của hơn 6,8 hoặc hơn 900 người thuộc đủ mọi lứa tuổi và chức vụ.
Thầy Audisio rất chăm chỉ trong việc nhận đồ vải được gởi tới cho thầy hằng tuần. Thầy xếp quần áo vào từng ngăn của mỗi người và phân phát cho chủ nhân với lòng bác ái rộng rãi. Trí nhớ dẻo dai đã giúp đỡ thầy rất nhiều trong những việc phân phát này. Với một bà giúp việc, thầy Audisio chăm lo để không ai phải thiếu thốn gì về quần áo. Với Bề Trên và với hội viên đứng tuổi thầy hết sức kính trọng. Thầy coi những người khác như bạn mình.
Thầy xúc tiến công việc này trên nửa thế kỷ, và chỉ bó tay khi thần chết đến viếng thăm. Một đôi lần, vài sự hiểu lầm nào đó gây cho thầy sự buồn phiền, nản chí và quyết định bỏ việc. Nhưng chỉ một lời an ủi, một câu khích lệ hay một lời nhận xét là đủ làm người tu sĩ khiêm nhường ấy hội hận và mau mắn xin lỗi người đã xúc phạm, rồi quyết định tiếp tục cho đến mãn đời.
Không nghỉ ngơi, không giải trí, không tiêu khiển, điều ấy càng làm chho chúng ta thêm thán phục. Thực vậy, chẳng ai nghe nói thầy Audisio đi dạo bao giờ, mặc dầu hằng tuần hội viên được phép đi dạo với học sinh hay không có học sinh. Nhưng người ta chỉ thấy mỗi năm thầy bỏ nhà một lần để đi cấm phòng tại Lanzo. Thời giờ còn lại thầy dành cho phòng coi đồ vải, đi đền thờ Mẹ Phù Hộ, rồi lại về phòng mình, và cứ như thế trong 50 năm.
Hoạt động của thầy không chỉ đóng khung trong phòng đồ vải. Các hội viên có tuổi không thể quên được bàn thờ nhỏ mà học sinh vẫn thường đến đọc kinh tối. Thầy Audisio chịu trách nhiệm về việc trang hoàng bàn tờ nhỏ đó, và hạnh phúc biết bao cho hội viên thánh thiện này khi được làm việc ấy.
Khi con số Nguyện sinh cứ tăng lên mãi. Don Bosco không còn tìm đủ chỗ cho chúng, ngài thường nói:
“Hãy đến với thầy Audisio thì mọi việc sẽ xuôi”
Don Bosco đã không lầm, vì thầy Audisio đã cung cấp một số gường nhỏ ở góc nhà rồi. với giọng ngọt ngào và với lòng thương như bể cả, thầy làm những học sinh bị cha mẹ bỏ rơi cũng cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc.
Audisio là con người của cầu nguyện. Thầy tìm thấy sức mạnh trong việc hiền thảo mỗi ngày. Sáng nào cũng thế, cứ 4 giờ 30 là thầy đã có mặt ở đền thờ Mẹ Phù Hộ, và tham dự thánh lễ khi có thể. Cách thầy làm dấu thánh giá tôi cũng đủ là một gương sáng rồi.
Trong những năm đau đớn liệt gường vì bệnh hoạn, Audisio đã tìm thấy đủ sức chịu đựng vì lòng sốt sắng đạo đức của thầy.
Vào những ngày cuối đời một hội viên đã nghĩ :
« Nếu mình nói đến những công việc của kho vải vóc, chắc chắn sẽ làm thầy vui »
Nhưng nghiêm nét mặt, Audisio nói :
« Xin dừng chuyện ấy lại, giờ ta phải cầu nguyện »
Rồi sốt sắng như Thiên thần, thầy lãnh nhận bí tích Xức dầu bệnh nhân.
Bịnh tình đến hồi kiệt liệt, chỉ còn ít phút nữa, hiểu thế, thầy hôn Thánh giá, lòng bốc cháy tình yêu Chúa Kitô.
Ngày 18 tháng Chạp năm 1917, thầy tạ thế, thọ 71 tuổi. Ai cũng bùi ngùi, các hội viên quen biết thầy đều than thở :
« Nguyện Xá vừa mất một Đấng Thánh »
- ĐAMINH PALESTRINO
Vào những ngày đầu tiên nơi nguyện xá phép lạ và những sự kiện lạ lùng không phải là họa hiếm. Một trong những sự lạ đó được kể lại như sau.
Một chiều kia don Bosco cùng với một cha khách đang đi trên gian hội hát trong đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu, bỗng các ngài thấy một cảnh rất lạ thường, một trong những học sinh của ngài đang đứng trên không với bộ điệu đang thờ lậy Chúa Giêsu trong phép Thánh thể. Thực ra chỗ đó chưa có bàn thờ nào cả. Trong lúc hai vị tiến gần, cậu bé được xuất thần tỉnh lại và rơi xuống từ từ, rồi quỳ cạnh Don Bosco để xin lỗi.
« Không hệ gì, bây giờ con tiếp tục đi làm bổn phận con »
Don Boso trả lời và nhận ra học sinh đó chính là Đaminh Palestrino
Sau đó Don Bosco quay lại nói với cha khách : « Người ta cho rằng những sự kiện như thế chì có thể xẩy ra vào thời trung cổ, nhưng trái lại nó rất thường xẩy ra trong nguyện xá của tôi »
Cha Lemoyne đã viết sự kiện này vào tiểu sử của Don Bosco, nhưng ngài không nói đến tên học sinh đó khi cậu hãy còn sống. Nhưng giờ đây chúng ta hân hạnh nói đến thầy sư huynh thánh thiện này.
Palestrino làm nghề thuyền chài 24 năm ở làng Cap-puchini thuộc tỉnh Vercelli. Chính tại nơi đây, cậu được may mắn gặp Don Bosco năm 1875.Thoạt thấy Palestrino Don Bosco nhìn cậu âu yếm và nói:
“Đến đây với cha”
Lời mời gọi này hoàn toàn giống như lời Chúa Giêsu tuyển chọn những tay thuyền chài ở xứ Galilê. Lúc Palestrino đã gởi ít đồ đạc ở Cottolengo với mục đích sẽ gia nhập tu hội này. Nhưng do lời mời gọi của Don Bosco cậu trở lại lấy hết đồ đạc ở đó rồi tới sống ở Nguyện xá. Tại đây Palestino không hề vắng bóng nơi nguyện xá trong suốt thời gian 45 năm và cậu cũng được hân hạnh qua đời chính tại nơi đây.
Sau năm nhà tập Palestrino được phép khấn trọn đời, vì Don Bosco quá biết mức thánh thiện của thầy. Palestrino được cử đi trông coi đền thờ Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu . Với hức vụ này hình như cả đời, thầy chỉ ôm ấp hai mục đích: trau dồi thêm đời sống thánh thiện và trang hoàng ngôi đền thờ của Thiên Chúa.
Cũng nên biết ba phương thức chính để trau dồi đường thánh thiện của thầy là chịu đau khổ, làm việc và cầu nguyện. Palestrino không phải là người mới tập đi đàng thánh thiện, nhưng thầy đã tập đi con đường ấy khi hãy còn nơi gia đình với một phương pháp khiêm nhượng và từ tốn. Tuy nhiên, sau khi gia nhập nguyện xá dưới sự hướng dẫn của Don Bosco, thầy đã nhảy một bước xa trên đường thánh thiện vì mọi phương tiện đều sẵn có chung quanh thầy.
Chịu đau khổ là phương trâm cho cả đời thầy. Ngoài ra Palestrino còn thổ lộ cho Don Bosco biết vài căn bệnh kinh niên đã làm thầy rất khó chịu. nhưng sau khi ban phép lành, ngài nói thêm cho thầy biết là những căn bệnh đó không tài nào chữa khỏi. Thật thế, Palestrino đã phải vác thánh giá này cho đến hơi thở cuối cùng. Thêm vào đó, nỗi đau đớn của thầy còn tăng lên và truyền sang nhiều bộ phận khác của thân thể. Ngoài ra con đường thiêng liêng của thầy cũng gặp phải nhiều khó khăn mà Thiên Chúa luôn gởi tới cho những tâm hồn được kén chọn. Tuy thế Palestrino can đảm chịu thử thách này mà không oán trách. Đó là những lời nhận xét của những người cùng chung sống với thầy.
Palestrino thường hay giữ thành kiến riêng mỗi khi cơn đau xuất hiện, do đó những ai không biết căn bệnh của thầy đều tưởng thầy là con người cứng đầu. Tuy nhiên Palestrino tìm thấy nơi điều này một dịp thuận tiện để tập khiêm nhường sau lúc hoành hành của cơn bệnh qua đi.
Với những khó khăn về sức khỏe như thế chúng ta càng ngạc nhiên khi nhìn thấy những công việc thầy đã làm, hình như thầy không biết gì đến 2 chữ nghỉ ngơi. Do đó thầy làm việc suốt 18 tiếng đồng hồ. Bổn phận hằng ngày của thầy chiếm rất nhiều thì giờ chỉ vì thiếu đôi tay nhanh nhẹn giúp thầy qua những công việc bề bộn như thế. Đền thờ Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu thường là đích của các khách hành hương, thêm vào đó rất đông linh mục sung sướng được tới đây cử hành Thánh lễ. Như thế chúng ta đủ biết Palestrino phải làm việc như thế nào để giữ mọi trật tự và làm hài lòng mọi người. Do đó trong suốt thời gian 45 năm, đời sống của thầy từ lúc thức dậy cho tới lúc đi ngủ là cả một chuỗi hy sinh. Rất ít người nghĩ đến công việc bề bộn của thầy, sở dĩ thầy nói ít nhưng rất vui vẻ, mặc dù công việc mệt nhọc. Hình như Palestrino sống chỉ biết trang hoàng bàn thờ, ngoài ra không còn cái gì có thể lôi cuốn sự chú ý của thày mãnh liệt bằng đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu, thêm vào đó, thầy không hề nghĩ đến việc giải trí hay nghỉ ngơi, nhưng suốt ngày thày trau dồi thêm tinh thần cầu nguyện, do đó Palestrino có thể đương đầu với mọi thử thách và khó khăn một cách vui tươi và can đảm.
Domenico Palestrino đạt được tinh thần cầu nguyện rất cao. Thầy luôn cầu nguyện, ngay cả hồi trước khi đến ở với Don Bosco, do đó thầy đầy vẻ sung sướng và hứng thú khi nhận được chức vụ ông từ của Đền Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu vì thầy tin chắc là ngày đêm có thể luôn luôn được sống cạnh Chúa và Mẹ Maria. Tuy đơn sơ nhưng đức tin mãnh liệt đã giúp thầy biết liên kết kinh nguyện với công việc chân tay. Ngoài ra , thầy còn biết tự chủ được mình, do đó những cử chỉ của thầy hình như muốn nói:
“Chúng ta đang ở trước sự hiện diện của Chúa”.
Palestrino con người thuộc thành phần dân quê, vì thế bản tính bẳn gắt của thầy chưa sao dẹp được hẳn, tuy nhiên cách đàm thoại của thầy thường để lộ một tâm hồn cao đẹp và tế nhị. Sự liên kết mật thiết của thầy với Thiên Chúa thường quá rõ ràng qua những lời nói quen thuộc:
“Nếu Thiên Chúa muốn điều ấy, Nếu Mẹ Maria ban điều ấy…”
Palestrino còn cho biết thầy đã học được nơi Don Bosco tính bình thản và nói ít, tất cả những cử chỉ như thế đã làm mọi người thán phục và yêu mến.
Như chúng ta đã nói trên, Palestrino tuy đơn sơ, nhưng có một nền tảng đức tin mãnh liệt và trong sạch. Có lẽ không công việc tay chân nào nhàm chán bằng công việc của một ông từ. Quanh năm ngày tháng thầy phải sử dụng cùng một đồ vật, và đôi khi những đồ vật này đã được xức dầu thánh. Do đó nếu không có một đức tin mạnh mẽ. Palestrino rất có thể dễ dàng dửng dưng với các đồ vật thánh này. Thêm vào đó, thầy rất chăm chú nhiệt tâm với công việc từ lúc khởi công cho tới lúc kết thúc, và không hề tỏ ra một cử chỉ mệt nhọc, một khi công việc đó là trang hoàng đền thờ. Trong những ngày lễ Palestrino có thể quên hẳn cơn bệnh của Thầy, và đi trang hoàng đền thờ một cách lộng lẫy như thế là lần đầu tiên thầy làm công việc này.
Palestrino cố gắng tìm đủ mọi cách để cung cấp mọi phí tổn trong việc trang hoàng và các áo lễ cho đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu. Nếu chúng ta không kể ra đây vài đồ vật mà thầy đã cung cấp cho đền thờ, chắc không ai có thể nghĩ đến lòng hăng say của thầy trong công việc này. Đây là một trong những đồ vật được thầy cung cấp: hai bộ đồ thêu tuyệt đẹp và dài dùng để phủ kín bên trong đền thờ, hai bộ khác dùng trong những ngày lễ mồ long trọng, ba bộ áo choàng trọng thể cộng thêm ba bộ nữa chỉ dùng trong những dịp lễ rất trọng, 7 bộ áo lễ cho mỗi bàn thờ cạnh trong đền thờ. Chén lễ, chân nến và tất cả các đồ cần thiết khác đều chuẩn bị đầy đủ cho các ngày lễ trọng và lễ hằng ngày. Thêm vào đó một tượng Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu tuyệt đẹp được thay thế cho bức tượng cũ và thiếu nghệ thuật trong đền thờ. Hiện nay bức tượng giữ lại và hằng năm được dùng để rước kiệu vào ngày 24 tháng 5 tại Torino. Trước khi phê chuẩn làm Vương Cung Thánh đường, thánh bộ nghi lễ đã xem xét có đủ điều kiện hay không. Sau khi nhận thấy ngôi nhà thờ này đã được dự bị quá đầy đủ, các ngài cho phép nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường Đức mẹ Phù Hộ Các giáo hữu một cách dễ dàng.
Chúng ta cũng nên biết là những đồ trang hoàng, áo lễ…phí tổn rất nhiều tiền. có cái đã phải dùng đến 27 ngàn lire. Vào thời đó số tiền này không phải là ít. Tuy dùng những đồ đắt tiền như thế, thầy Palestrino không hề chi tiêu một xu nào của Nguyện xá. Mọi người đều khen ngợi và cho rằng Đức Mẹ Phù Hộ đã hướng dẫn thầy đi mua những đồ phải mua cho đền thờ của người. Hơn nữa Mẹ Phù hộ cũng cung cấp những phương tiện cần thiết để thầy mua sắm.
Chúng ta không nên lấy làm lạ khi Thiên Chúa ban những đặc ân phi thường cho một linh hồn đầy những ước vọng siêu nhiên như thế. Một lần kia, Don Bosco tỏ cho một cha Salêdiêng biết:
“Thỉnh thoảng thầy Palestrino đến bàn với cha điều này điều kia, nhưng cha không hiểu gì hết, tuy nhiên vì đã biết rõ thầy, nên cha tin rằng những lần như thế, Thiên Chúa muốn nói với cha qua thầy Palestrino”
Don Bosco cũng tán phục thầy rất mực và trong thời kỳ ngài mắc bệnh nhiều hội viên ép cha phải cầu nguyện cho cơn bệnh của cha chóng khỏi. Nhưng Don Bosco chỉ nói, nếu muốn ngài được khỏi thầy Palestrino phải cầu nguyện cho cha. Được biết như thế, các hội viên tuôn đến kể lại cho Palestrino và thầy trả lời:
“Để Thánh Ý Chúa thực hiện”
Khi nghe lời này Don Bosco mời thầy tới và nói:
“Palestrino yêu dấu, cha không xin con cầu nguyện cho cha đươc khỏi bệnh nhưng cha có xin con cầu cho cha được giữ vững đức tin tới giờ phút cuối cùng”
Thầy Palestrino cảm độngvà sau khi hôn tay Don Bosco thầy lui ra rồi đi cầu nguyện rất nhiều.
Sau cái chết của Don Bosco, Palestrino càng tăng gia cầu nguyện và lòng hy vọng độc nhất của thầy là làm cho danh Don Bosco thêm sáng chói. Tiếc thay Palestrino không sống lâu như những người khác. Sau khi cha thánh qua đời được 30 năm thầy Palestrino của chúng ta cũng khuất bóng. Trong những ngày cuối đời, mùa đông đã gây cho thầy nhiều đau khổ, nhưng thầy không hề bỏ công việc hằng ngày. Tuy nhiên, mãi cho tới ngày 7 tháng 10 năm 1921, thầy mới chịu nằm xuống gường bệnh và cũng chính ngày hôm ấy, thầy vừa mới dọn xong đền thờ để kỷ niệm ngày giỗ tổ đức ông Costamagna. Công việc này đòi hỏi nhiều cố gắng, mệt nhọc và nhiều sự bất tiện, do đó thầy bị cơn sốt rét tới hoành hành và buộc thầy phải lên gường nằm sớm hơn thường lệ.
Nhận được tin này Don Francesia, cha giãi tội cho thầy tới thăm và thầy vui vẻ nói:
“Hôm nay con cảm thấy rất sung sướng, vì đã xếp đặt lại mọi cái rất trật tự. Nếu Chúa và Mẹ Maria muốn, con sẽ nghỉ ngơi ít bữa để sửa soạn tâm hồn chờ ngày Chúa gọi”
Thật vậy, cơn bệnh của thầy rất trầm trọng, nhưng khá tỉnh táo khi chịu phép thánh cuối cùng. Hôm đó vào ngày lễ các thánh, dưới sự săn sóc và an ủi của cha Rinaldi, cha Ricaldone cùng nhiều bề trên khác trong nguyện xá, thầy nhắm mắt thở hơi cuối cùng để đưa tâm hồn về với Chúa. Mọi người tin chắc là tất cả những công việc lành thánh của thầy sẽ sửa soạn một chỗ bất diệt cho thầy trên nước Thiên đàng.
- ĐAMINH ZANOLOTTI
Dominico Zanolotti giống Giulianelli mọi điểm, kể cả diện mạo. Cả hai đều linh hoạt, có cùng một địa vị và tài năng tháo vát trong công việc, cho dù cả 2 người luôn bận bịu mọi công việc;
Zanolotti sinh trưởng tại làng Albuzano tỉnh Pavia ngày 8 tháng 2 năm 1851. Năm 1876, tức lúc 25 tuổi, Chúa Quan Phòng đã đưa đẩy thầy vào trường Borgo San Martino. Tại đây, thầy giúp nhà trường những việc lặt vặt và chẳng bao lâu cha giám đốc Bonetti đã nhận thấy một thiện chí đặc biệt nơi Zanolotti. Do đó, ngài đã giúp thầy tiến lên con đường trọn lành. Zanolotti đọc nhiều về Don Bosco, và khao khát được gặp ngài.
Trong kkhi còn sống ở Borgo, thầy đã gặp Don Bosco và khao khát được gặp ngài.
Năm 1877, Don Bosco có dịp tới Borgo vì phải hộ tống Đức Cha Cerarelli, chánh xứ Nicholas thuộc nước Cộng Hòa Argentina. Nhân dịp này Zanolotti được nghe biết về các công việc truyền giáo của vị thừa sai Salêdiêng thật là tốt đẹp và sẽ có lớp thứ ba được gởi đi.
Điều này làm cho Zanolotti cảm thấy mến Don Bosco nhiều hơn và thầy đã định hoàn toàn theo Don Bosco dâng mình trong tu hội. Zanolotti tới nguyện xá năm 1878, thầy là một trong số các tập sinh đang qua năm Tập tại đó được sự linh hướng của cha Barberis. Đây là lớp tập cuối cùng tại Nguyện xá. Sau năm Tập, thầy được khấn tạm lần đầu, và năm 1880 thầy tuyên khấn trọn đời. Zanolotti sống với Don Bosco trong 8 năm và rất vui thú được nghe các bài huấn từ tối và các bài giáo huấn của Don Bosco, và còn sung sướng được xưng tội với ngài mỗi khi cha thánh giải tội cho các hội viên trong Vương Cung Thánh đường Đức Mẹ Phù Hộ Các giáo hữu. Thầy cũng rất vui vẻ được nhìn thấy Don Bosco trong lúc dùng cơm chung. Ngoài công việc trong phòng áo. Zanolotti còn tham dự ban hát với một giọng hát thật điêu luyện. Trong những năm cuối đời, thầy Zanolotti thường nhắc lại những kỷ niệm êm đẹp đã cùng chung sống với Don Bosco.
Hai năm sau khi Don bosco qua đời, bề trên sai Zanolotti tới nhà Gioan Thánh sử để lo việc quần áo, nhưng sáu năm sau thầy lại được về Nguyện xá để coi sóc gian hàng bán sách. Sau thời gian 6 năm, thầy lại được gởi tới nhà Thánh Gioan Thánh sử. Tại đây, thầy lại giữ chức vụ như trước cho tới khi sức khỏe của thầy không cho phép nữa.
Khi được cho phép nghỉ, Zanolotti không tỏ ra ươn hèn, trái lại, thầy còn cố gắng giúp được việc gì hay việc đó như tham gia ca đoàn. Nhưng ít lâu sau thầy cũng phải bỏ vì tại không còn nghe rõ được nữa.
Zanolotti không bao giờ hút thuốc lá. Tuy thế, một hôm, bị cám dỗ thầy đã hút một điếu. Cha không muốn nói tới chuyện này vì đó là một lỗi nặng trong nhà Salêdiêng. Nhưng trong tuần tĩnh tâm, thầy đã dốc quyết không bao giờ hút thuốc nữa, và thầy đã trung thành giữ lời hứa đó. Nhắc tới chuyện này, cha muốn áp dụng cho thầy lời của Ciccro:
“Tất cả mọi người đều có thể sai lầm, nhưng chỉ có những kẻ ngu si mới nằm lỳ lại trong những điều sai lầm của mình”
Nếu các tu sĩ tỏ các nhân đức của mình ra trong khi đau yếu thì họ cũng tỏ đời sống nội tâm của họ trong lúc không thể làm việc được nữa. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp một số người tỏ ra bất mãn, ca thán về những bất trắc, ngược lại, một số khác, bao có thể, đem lại hết tâm hồn để phụng sự Chúa, đem hết khả năng của mình ra để phục vụ mọi người. Ngoài ra, họ còn dành một số thời giờ để học sách thiêng, đọc kinh, nguyện ngắm. Thật vậy, một số đông thầy trợ sĩ, khi về già đã nên gương sáng trong việc này, các thầy đó chỉ âm thầm chờ ngày Chúa gọi đi.
Zanolotti là một trong số những người này, thầy đã bỏ nhiều giờ để cầu nguyện trong nhà thờ. Có những lần thầy cầu nguyện cả đêm trong nhà nguyện. Tuổi già đã gây nhiều phiền toái cho Zanolottti, và Chúa đã thánh hóa thầy bằng cách gởi tới cho thầy những đau khổ khác. Nhưng tinh thần cầu nguyện đã cho thầy nên vững mạnh đón nhận mọi đau khổ cách can đảm và thầm lặng.
Thầy còn tỏ ra luôn nhẫn nại và bình thản, nhất là trong cơn bệnh cuối cùng của đời thầy Zanolotti đã cảm thấy cái chết đã gần tới. Tuy thế, thầy không hề thốt ra một lời ca thán nào cả.
Sau khi đã lãnh nhận phép thánh cuối cùng. Zanolotti đã cố thu hết sức tàn lực còn lại để mỉm cười tiếp đón các người tới thăm thầy, và đã làm cho họ sung sướng.
Tháng 10 năm 1936, thầy mắc chứng bệnh vàng da, tất cả nghĩ thầy có thể hồi phục, nhưng họ đành thất vọng khi được thầy đã ngoài 85 tuổi. Và quả thế, Zanolotti đã từ trần vào ngày 21 tháng 10 năm đó.
Sáu mươi năm trong đời sống Salêdiêng đã không phải vô ích, cho dù thầy bận rộn với các công việc hèn mọn. Lòng bình thản của thầy tỏ lộ rõ khi phải bước ra ngoài tòa Chúa đã cho ta thấy rằng thầy là một sư huynh Salêdiêng gương mẫu.
10- FREDERICO ORECLIA
Hàng năm cứ vào dịp cuối tháng 12, Don Bosco đều đến xứ thánh Ignhatio thuộc vùng Lanzo, để giúp việc thiêng liêng hoặc giảng phòng cho giáo dân. Năm ấy, tức năm 1860, sức khỏe của Don Bosco rất mỏng manh, tuy nhiên, ngài vẫn có mặt trong nhà thờ từ sáng sớm, khi mọi người còn đang yên giấc. Vì thế, một lần ngài bị bất tỉnh để rồi tỉnh dậy, ngài thấy mình đang nằm trên gường, trong một căn phòng nhỏ bé, với một chàng thanh niên trẻ có bộ râu rậm đang thổn thức cạnh gường ngài. Tuy nhiên, người đó không xa lạ gì với Don Bosco vì chính chàng thanh niên này đã dìu ngài về phòng và săn sóc.
Oreglia đến dự tuần cấm phòng vì sự van nài của bà mẹ. Chàng đã phung phí tiền của với cuộc sống phóng đãng, nhưng mẹ cậu hứa sẽ trang trải hết món nợ nếu chàng bằng lòng đi dự cấm phòng cuối năm và bà tin chắc rằng cuộc cấm phòng này sẽ hoán cải được con bà.
Thế rồi thời gian trôi qua, Oreglia đã trở thành một hiệp sĩ danh tiếng và được cả thành phố Torino thán phục vì óc tài giỏi, cử chỉ lịch thiệp, tính khí cao thượng và mạnh mẽ. Sau khi đã xưng tội với Don Bosco, cậu nhất định từ giã thế gian để ôm ấp một đời sống trọn lành. Với ước vọng đó, Oreglia đã đến chung sống với cha Rosminiano một tháng, rồi cuối cùng đến nguyện xá để trau dồi thêm về ơn gọi của cậu và cố gắng trở thành người hữu ích, với hy vọng có thể giúp đỡ Don Bosco. Cha Lemoyne người biết rỏ cậu đã viết:
“Oreglia luôn sẵn sàng hy sinh và còn làm gương sáng cho mọi người ở Nguyện xá về đức khiêm nhường và đức nhẫn nại anh hùng. Sự xếp đặt tâm hồn cẩn thận đã giúp Oreglia nắm giữ được mọi chi tiết trong cuộc sống chung với Don Bosco và mọi người khác ở Nguyện xá”.
Luôn gọi cậu là Hiệp sĩ, tuy thế rất khó lòng mà phân biệt được cậu với những người khác trong nguyện xá , vì lẽ Oreglia không bao giờ tìm kiếm một luật trừ nào trong sự ăn uống và cả đến việc đạo đức nơi Nguyện xá.
Don Bosco luôn theo dõi cậu trong tình cha con và dìu dắt cậu tiến tới trong tình yêu Chúa và những người chung quanh.. Sau 2 năm chung sống với Don Bosco, ngài xét thấy Oreglia có đủ điều kiện để tuyên khấn cùng với 21 người khác vào ngày 14-5-1862. Đây là một lễ khấn đơn sơ cử hành lần đầu tiên nơi Nguyện xá. Sau khi đã hết lời khấn tạm. Frederico Oreglia được tuyên khấn trọn đời vào năm 1835.
Oreglia không chịu bao giờ tính lười biếng xâm nhập, ngoài việc bổn phận, thầy còn kiêm chức đốc xưởng nhà in và trông coi thư viện. Thỉnh thoảng Don Bosco lại cử thầy đi dàn xếp những công việc buôn bán quan trọng, và Oreglia đã tỏ ra rất lão luyện cả đến công việc tổ chức những cuộc sổ xố. Thêm vào đó, Oreglia còn là người trung gian giữa Don Bosco và hàng quý phái ở Torino. Florence và Roma. Danh thơm của ba má thầy và tiếng tăm của người anh làm Hống Y, đã giúp thầy dễ dàng giao thiệp với những gia đình quý phái ở Rôma để rồi đưa lòng họ tới chỗ mến chuộng Don Bosco, tuy nhiên danh hiệu làm thầy thích thú nhất là được mang danh Salêdiêng.
Trong thời gian làm việc với Don Bosco, Oreglia đã trở nên nhân vật rất quan trọng nơi Nguyện xá. Tuy thế, sau thời gian chin năm đó thầy lại mang ước vọng đi tu làm linh mục để có thể sống một đời nội tâm và gian khổ hơn. Do đó Oreglia đã từ bỏ tu hội Salêdiêng để gia nhập dòng Tên vào một lúc người anh của thầy trong tu hội này được thụ phong linh mục. Ngày ly biệt của Oreglia đã làm con tim của Don Bosco khô héo vì thương tiếc. Thật vậy nỗi buồn thương tiếc của ngài chỉ có thể đo được bằng những lời sau đây của cha Lemoyne:
“Hiệp sĩ Oreglia đã được gần cả nước biết đến với danh hiệu tu sĩ Salêdiêng. Thầy được các gia đình quý phái kính phục vì những nhân đức của thầy, ngoài ra, Oreglia còn là một tông đồ không biết mệt nhọc cho công việc của Don Bosco. Thầy là một tu sĩ gương mẫu trung thành với bổn phận” cha Don Bosco chỉ còn biết dâng nỗi buồn khôn tả này cho Thiên Chúa với mục đích làm ích lợi cho linh hồn thầy”
Trước ngày từ giã, Oreglia viết cho Don Bosco:
“Chỉ còn một tuần nữa là con rời bỏ Nguyện xá để tìm một định mệnh mới. Tuy nhiên, con không biết kết quả sẽ ra sao trong quyết định này, nhưng xin cha nhớ rằng con luôn cố gắng theo tiếng lương tâm. Do vậy, ít là với lý do này, cha nên để con theo con đường khác, mặc dù cha chưa thấu hiểu. Chín năm qua con đã vui hưởng tình thân mật với cha và còn chiếm được lòng tin của Nguyện xá. Nhưng giờ đây con đành phải xa cách. Thưa cha, con dám mạnh dạn nói lên và muốn luôn lập lại rằng trong chín năm qua con đã được nuôi dưỡng bằng cơm bánh của Nguyện xá, nhưng có lẽ con sẽ không bù đắp cho cân xứng với sự chăm sóc ân cần của cha đã dành cho con. Nhưng con xin quả quyết với cha rằng con không đang tâm làm như thế.
Khi từ giã ngôi nhà này con sẽ mang theo nơi trí con những hình ảnh không hề phai nhòa của các bề trên và các bạn hữu tại nhà này. Con dám quả quyết rằng con có thể quên mạng sống của con hơn là quên cha, chỉ vì lòng thương yêu cha đã dành cho con. Tuy vậy, nếu con không thể giúp những người bạn của con đền đáp lại cha một cách nào đó thì ít nhất con sẽ giữ cẩn thận để khỏi mang nợ ai và sẽ đối đãi với họ như chính cha. Thêm vào đó con hứa sẽ giúp cha và Nguyện xá cùng tu hội Salêdiêng bao có thể, bất cứ địa vị nào. Đồng thời xin cha cũng coi Oreglia này như đứa con, như hội viên, và như người bạn của cha. Con cũng hứa sẽ nguyện cầu để Chúa luôn ban phúc cho cha và cho tu hội, vì đó là món nợ con mang lấy. và món nợ này không phải chỉ là lòng biết ơn mà còn là một sự công bằng.
Con được cha Vasco cho biết, điều ước muốn độc nhất của cha là để con ra đi mà không cho ai biết, cả đến những người trong nhà hay ngoài nhà. Thú thực, con có thể sung sướng nói là chưa một ai hay biết về ý định mới này của con, kể cả đến má và anh con. Tuy nhiên, con cũng đã kể cho cha Buzetti biết, nhưng tiếc thay cha cũng đã kể lại cho ngài. Cha Sala cũng biết câu chuyện, vì lẽ ngài thấy con đã dọn đồ đặc sẵn sàng và cuối cùng con đã kể cho ngài nghe những lý do của con.
Ngoài ra, cha sẽ thấy ba lá thư khác của con.Chính nhờ những lá thư đó mà con muốn cản ngăn những ai muốn nói xấu nguyện xá và tu hội Salêdiêng vì sự ra đi của con. Cha tự do chọn và giữ lá thư nào hợp ý cha hoặc xé nó đi cũng không sao. Tuy nhiên, nếu sau này cha cần đến lời minh chứng của con cha cứ tin vào lòng ái mộ của con đối với cha và với Nguyện xá. Con sẽ giúp cha trong phạm vi bề trên con cho phép.
Hiện giờ nỗi buồn lớn nhất của con là phải xa nguyện xá mà không được bày tỏ lòng biết ơn đối với từng hội viên. Vì muốn vâng theo ước nguyện của cha mà con sẽ hy sinh điều ấy. Tuy nhiên xin cha chuyển lời biết ơn ấy của con cho họ.
Tiện đây con cũng xin lỗi cha, vì đã gây nên nhiều nỗi phiền phức và buồn rầu trong những năm qua. Con cũng muốn xin lỗi tu hội Salêdiêng, nguyện xá và từng hội viên vì bất cứ gương xấu nào trong lời nói hoặc trong việc làm mà con đã vấp phải, nhất là trong những công việc hữu ích con đã bỏ qua không làm.
Sau cùng, con xin bày tỏ cho cha biết là con sẽ rời xa ngôi nhà này với trái tim rạn nứt vì buồn nhớ và do đó con sẽ luôn hướng về tu hội Salêdiêng trong những ngày tới
Chỉ có Thiên Chúa mới thấu rõ được lòng biết ơn chân thành nơi trái tim con đối với các hội viên của cha và với Nguyện xá. Mặc dầu giờ đây con phải ra đi, nhưng con luôn mang theo món nợ thiêng liêng đối với cha. Hy vọng một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ cho con được dịp để minh chứng lòng biết ơn của con.
Từ nay trở đi con không còn được vinh dự mang chức vị là con của cha, nhưng con sẽ luôn sung sướng tự xưng là đầy tớ trung thành và ngưỡng mộ cha mãi mãi…
Như đã nói, Oreglia có ý định gởi ba bức thư cho cha Rua, cha Durando và cha Lemoyne, trong những lá thư này thầy còn viết thêm:
“Con muốn làm sáng tỏ vấn đề ra đi của con, là vì con cảm thấy đó là ý muốn của Thiên Chúa chứ không phải là luật dòng khắt khe, hoặc vì cách cư xử của con không hợp với các bề trên. Ngoài ra con còn thấy khổ tâm khi nghĩ lại cuộc sống phóng đãng ngày xưa khiến con cảm thấy bất xứng để gia nhập đoàn lính mới của Chúa Kitô. Chính tu hội Salêdiêng người Mẹ hiền soi dẫn con đi tìm một đời sống kham khổ hơn. Vui tươi và nhã nhặn là những đức tính của Tu hội có thể gây nguy hiểm cho con. Do đó, chính tu hội Salêdiêng đã dẫn dắt con đi tìm một đời sống nghiêm khắc hơn”
Thế rồi Oreglia đi Roma ngày 20 tháng 9 năm 1869. Don Bosco tràn ngập nỗi buồn. Ngài buồn không phải đã mất một nhân vật trợ giúp đắc lực, nhưng vì tấm lòng cha con đã đượic san sẻ cách thân mật. tuy thế, ngài vẫn tự an ủi:
“Công việc của Thiên Chúa không cần nhân loại trợ giúp”
Lòng trì mến của Oreglia dành cho Don Bosco và tu hội Salêdiêng không thể diễn tả hết qua lời nói, vì lẽ thầy đã thục hành nó cho đến hơi thở cuối cùng. Thêm vào đó, khi bề trên cho phép, thầy thường gởi tiền giúp đỡ tu hội Salêdiêng đặc biệt trong những lúc chật vật.
Tới đây ta phải tin chắc rằng Chúa Quan Phòng đã gởi thầy Oreglia như một sư huynh, tới nguyện xá vào đúng lúc Don Bosco cần, và thầy Oreglia đã trở nên một cộng sự viên đặc biệt của Don Bosco. Thêm vào đó, Oreglia còn là một người gương mẫu về tuân giữ mệnh lệnh, kỷ luật và quan tâm đến danh dự của Nguyện xá. Khi từ giã nguyện xá Oreglia đã sắp đặt các công việc, ngành nghề mà thầy đã cố gắng phát triển trong nguyện xá cách chu đáo. Quả thực, Oreglia đã là một sư huynh nổi tiếng trong chín năm trời, để rồi kết thúc cuộc đời là một linh mục dòng Tên rất danh tiếng.
11- GAETANO RIZZAGHI
Vị sư huynh này có nhiều bài học đặc biệt để dạy bảo chúng ta, và do đó chúng tôi viết mấy điều về thầy, mặc dù khi nhìn qua, chúng ta sẽ không thấy gì đáng được chú ý.
Sinh tại làng Piacenza Rizzaghi tới nguyện xá hồi còn xuân xanh và được gọi đi học nghề mộc, mặc dù không được thông minh mấy, nhưng cậu dư trí hiểu để nhận biết hiện mình đang sống trong nhà của Don Bosco. Rizzaghi rất yêu thích nguyện xá và Don Bosco, vì hằng ngày cậu được nếm cảm tấm lòng ngọt ngào tử tế của ngài. Cuối cùng cậu quyết định sẽ ở lại với Don Bosco mãi mãi. Trong khi làm nguyện sinh, tập sinh và cả khi đã là hội viên, Rizzaghi luôn tiến triển trên đường đạo đức. Vào năm 1872 trường kỹ thuật đầu tiên được mở ở Sampicerdarena, Don Bosco gọi thầy tới để giữ chức trưởng xưởng ngành mộc. Lúc ấy thầy rất buồn khi phải từ giã nguyện xá và nhất là Don Bosco, người mà thầy đã gởi gấm tâm tình, luôn được ngài khích lệ an ủi. Giờ đây Don Bosco lại phải an ủi để thầy vui vẻ ra đi:
“Con có biết không, tên thánh của con là Gaetano. Hơn nữa, con sắp sắp sửa được giữ chức trưởng xưởng ngành mộc của nhà đó, mà ngôi nhà thờ đã được dâng hiến cho thánh quan thầy của con. Hãy học nơi người lòng nhiệt tâm tìm ích cho các linh hồn người ta, như thế người sẽ giúp đỡ con”
Sau khi nhận được phép lành của Don Bosco thầy rời nguyện xá với cặp mắt đẫm lệ.
Rizzaghi đã sớm đặt hết tin tưởng vào cha Albera tựa như chính Don Bosco. Thầy gắng sức rèn đúc học sinh nên người thánh thiện và say mê công việc. Đồng thời thầy còn tỏ ra nhiệt thành nâng đỡ những em tinh nghịch ở đầu đường xó chợ, mà chúng đang cần sự giúp đỡ cả phần thiêng liêng lẫn vật chất. thầy thường ra tắm rửa cho đám trẻ xấu số và bẩn thỉu đó, đặc biệt gội đầu cho chúng rồi nhân cơ hội, thầy mời chúng lui tới các vị linh mục để được tắm gội trong nước thánh tẩy.
Trong một thời gian mọi sự đều trôi chảy êm thắm, nhưng rồi khó khăn lại đến. Sự thay đổi trong nhà đã gây ra nhiều hoàn cảnh đòi hỏi lòng khiêm nhường sâu thẳm nơi thầy, nhưng tiếc thay, Rizzaghi chưa được sẵn sàng để đối phó những thử thách đó. Tuy thế, thầy rất ước ao được bày tỏ nỗi khó khăn và phiền toái cho cha bề trên, nhưng lòng tự ái đã ngăn cản lại, do đó thầy mất hết tín nhiệm vào bề trên để rồi thầy quyết định dứt khoát ra đi, và không có điều gì có thể thay đổi được ý định này. Sau thời gian hối hận, Rizzaghi đã thú nhận rằng tất cả những hạt nước mắt của thầy vẫn chưa đủ để rửa sạch tâm hồn vì tính kiêu căng này, chính nó đã làm trái tim thầy thêm đau đớn, để rồi xúi giục thầy bước tới bước nữa.
Sau khi xách gói ra đi. Rizzaghi sống ít bữa ở Genova rồi đi sang tỉnh khác, nhưng thầy cảm thấy hối hận hết sức vì công việc lành thánh đó có thể làm mà đã bỏ qua. Cuối cùng thầy quyết định trở về với Don Bosco.
Một chiều kia, Rizzaghi tới trình diện với Don Bosco tại nguyện xá nhưng tiếc thay hôm ấy là ngày cấm phòng và Don Bosco phải ngồi tòa giải tội, do đó thầy phải nhẫn nại chờ đợi. Chung quanh nhà đều yên tĩnh, Rizzaghi nghe rõ tiếng cha giảng phòng đang trầm ngâm tả lại tấn bi kịch đứa con hoang đàng trong Phúc Âm, đúng vào đoạn khi đứa con hoang đàng sám hối trở về nhà để gặp lại cha nó, và người cha chờ đón nó với đôi tay rộng mở. Đoạn văn này vô tình rơi vào đúng trường hợp của Rizzaghi. Giọng văn của cha giảng phòng đã làm thầy quá cảm động đến nỗi vừa dứt lời, Rizzaghi nức nở qua hơi thở:
“Thưa cha, con cũng không xứng đáng được gọi là con cha, nhưng ít nhất là xin cha hãy coi con như một trong những đầy tớ của cha”
Don Bosco lấy tay đỡ lấy Rizzaghi dậy, an ủi và giải tội cho thầy. Lúc đó cả nhà đang dùng cơm tối, chính Don Bosco dẫn tới trình diện với cha giám đốc và xin ngài đặc biệt săn sóc thầy vì đây là người bạn vĩ đại của Don Bosco.
Sau khi Don Bosco đi nơi khác, Rizzaghi ở lại trường này mấy hôm rồi được sai đến nhà Mogliano. Chính ở đây thầy bắt đầu sống đời đền tội. Ít lâu sau, cha linh hồn khuyên thầy nên xin đi làm tập sinh lại, Rizzaghi vâng lời xin đi và được các bề trên ban đặc ân này vì hạnh kiểm tốt và lòng dốc quyết sắt đá của thầy.
Vào năm 1886, Rizzaghi bị đau dạ dày trầm trọng, nhưng thầy vẫn chăm chỉ làm việc bao có thể. Tới tháng 2 năm ấy, cơn bệnh của thầy càng ngày càng thêm nguy hiểm, do đó, bác sĩ đã yêu cầu cho thầy vào nhà thương để săn sóc đàng hoàng hơn. Rizzaghi vâng chịu, nhưng thầy ước ao được đi nhà thương ở Torino, vì dẫu có chết, thầy cũng không muốn xa mặt Don Bosco. Thật vậy, thầy đã đươc như ý nguyện, và khi tới nguyện xá thầy cho biết là mình đến đây là sửa soạn chết.
Trước khi lên đường vào bệnh viện thánh Lui, Rizzaghi tới xin phép lành của Don Bosco. Thầy hồi tưởng lại ngày được gọi đi mở nhà ở Sampierdarena, cũng chính ở trong phòng này thầy đã lãnh nhận phép lành của Don Bosco với dòng lệ tuôn chảy. Lần này Don Bosco an ủi:
“Rizzaghi yêu quý, ước gì 2 cha con chúng ta sẽ là bạn thân mãi mãi để rồi cùng nhau hưởng phúc thiên đàng. Chắc chắn chúng ta sẽ cùng nhau lên Thiêng đàng phải không?”
Dứt lời, Rizzaghi sửa soạn ra đi, sau khi đã lĩnh phép lành, Don Bosco còn thêm:
“Từ biệt Rizzaghi yêu quý, xin hãy cầu nguyện cho cha và luôn nhớ mình là con của nguyện xá”
Tới bệnh viện, bác sĩ tuyên bố thầy phải qua một cuộc giải phẫu đau đớn. Khi được tin đó, Rizzaghi liền xin cha Rua tới để thầy thanh toán việc thiêng liêng với Chúa.
Cha Rua vội vàng tới, mang theo phép lành của Don Bosco hiện đang đau buồn. Phép lành này đã giúp Rizzaghi phấn khởi, nhưng thầy liền xin phép để rước tuyên khấn lại lượt 2. Cha Rua an ủi, và đồng thời cũng nhận lời khấn của thầy.
Một tháng sau kỳ giải phẫu này, Rizzaghi đành buông tay nhắm mắt từ giã mọi người vào ngày 31 tháng 3 năm 1887 với một tâm hồn bình thản vì được rửa sạch bằng những lần đền tội phạt xác, và nhất là kết quả của phép thánh cuối cùng.
12- GIACOBE ORTIZ ALZUETA
Giacobe Ortiz sinh ngày 24-5-1913, tại Paplona nước Tây Ban Nha. Mang sẵn trong mình một tính ương ngạnh, Ortiz tỏ ra là một thiếu niên rất ngang tàng. Hy vọng nơi con một tương lai khá hơn, cha mẹ cậu gửi cậu vào trường các Sh Maristi. Nhưng vì tính phá phách thầy hiệu trưởng phải đuổi cậu ra. Không một giáo sư nào có thể dạy được tử tế nếu trong lớp có mặt cậu. Chưa thất vọng, cha mẹ cậu lại gởi cậu sang một trường khác, tại đây sau vài tháng cậu xin về nhà vì biết trước ông hiệu trưởng thế nào cũng đuổi cậu về.
“Này Ortiz, con xem ba của con làm việc vất vả hằng ngày vì con, còn con, con chỉ nghịch ngợm và làm phiền lòng ngài thôi”.
Lời của mẹ cậu làm cho cậu bối rối không ít.
Chán chường với các môn học, cậu xin cha mẹ cho cậu tập nghề. Cha mẹ cậu liền gởi cậu vào trường kỹ thuật Salêdiêng ở Pamplona với niềm mong ước cậu sẽ được hoán cải. Những tháng đầu Ortiz rất vui thích vì được chơi với các học sinh, những trò chơi đã quyến rũ cậu mãnh liệt, nhưng dần dần cậu trở nên chán chường trong khuôn khổ kỷ luật nhà trường. Cậu cảm thấy chán ngấy bao công việc lồng trong khuôn khổ trật tự. Rồi một cuộc ẩu đả xẩy ra. Ortiz đã không ngại vất cả một lọ mực vào mặt anh bạn. Biết rằng chắc chắn mình sẽ bị đuổi khỏi trường, cậu đã mau chân “cao chạy xa bay” khỏi bốn bức tường nhà trường. trở về nhà cậu cảm thấy vô cùng xấu hổ, miềm hối hận dâng lên tận thâm tâm, cậu thấy mình chỉ là đứa con vô dụng, cậu trốn chạy vào phòng riêng và nức nở khóc..
Một ngày kia, Ortiz cất tiếng hỏi mẹ với đôi mắt ứa lệ:
“Mẹ, mẹ biết tại sao con xấu thế không?”
Bà mẹ đau khổ đáp lại:
“Con ơi, con đã trở nên xấu vì con đã không biết muốn và ý chí của con thật quá mềm yếu”
Cậu trả lời:
“Nếu vậy thưa mẹ, con muốn nên tốt hơn và chắc chắn đời sống con sẽ thay đổi phải không mẹ?”
Lúc đó, Ortiz của chúng ta vừa chẵn 15 tuổi.
Thế là, từ đây Ortiz đã quyết định đặt lại hướng cho cuộc đời mình. Nhưng giữa bao bạn bè, cậu thấy mình khó có thể trở nên tốt nếu cứ sống giữa các bạn xấu này. Các bạn xấu đã đưa cậu vào lỗi lầm cũ. Cậu nhận định trở lại trường cũ, và hy vọng cha giám đốc sẽ nhận cậu.
Trước gương mặt rất dịu hiền của cha giám đốc. Ortiz thổn thức:
“Thưa cha, con là đứa con hoang đàng, trở về xin cha tha thứ cho con, con hứa sẽ trở nên một học sinh gương mẫu, con hy vọng cha sẽ không bao giờ phải trách mắng con nữa. con thật hối hận về những hạnh kiểm năm xưa cha ạ. Nhưng bây giờ con muốn trở nên một tông đồ giữa các bạn của con”
Trước sự hối cải chân thành của cậu, cha giám đốc ưng thuận nhận cậu vào trường, và cậu đã hết sức cố gắng để trở nên một học sinh tốt. Bởi những thói quen xấu đã ăn rễ sâu trong tâm hồn, nên sống một đời sống gương mẫu cũng không phải dễ dàng. Nhưng với một sự cố gắng liên lỉ cậu đã rèn luyện cho mình một ý chí cương quyết.
Sau khi học xong lớp kỹ thuật, Ortiz xin vào tập viện với một mộng ước thành một Salêdiêng thánh thiện. Trong nhà tập, cậu tỏ ra là một học sinh gương mẫu và là một tông đồ nhiệt thành giữa các bạn.
Sau thời kỳ tu nghiệp, (magistero) ở Torino, Ortiz được cử làm phó đốc xưởng tại Sarria Barcelona Tây Ban Nha. Các bề trên tại đây rất bằng lòng vì Ortiz thực là một hộ trực viên lý tưởng, một phó đốc xưởng tận tụy, một thầy dạy hy sinh, thiện chí. Nhưng không bao lâu Ortiz bị cộng sản bắt, và năm 1935 thầy đã anh dũng chết vì đạo Chúa.
Từ đây dòng Salêdiêng mất một tông đồ nhiệt thành, hăng hái, nhưng cũng từ đây dòng Salêdiêng được thêm một vị tử đạo, dũng cảm tuyên xưng đức tin.
Trong cuộc đời thật sự, Ortiz đã được rửa tội 3 lần: Lần đầu thầy được rửa tội bằng nước rửa bí tích rửa tội, lần thứ hai thầy đã được rửa bằng lời khấn dòng và cuối cùng với chính máu mình thầy được rửa trinh sạch trọn vẹn.
Đời sống dọi sáng của Ortiz chính là bài học cho mỗi người chúng ta
“Ai muốn, chắc chắn sẽ tẩy gội được linh hồn mình và trở nên một thánh nhân” (Basta volcre)
Với ơn Chúa giúp, chắc chắn muốn là được.
13- JOACHINO BONA
Năm 1883, một người trạc độ 32 tuổi đến Nguyện xá và được Don Bosco tiếp đón với tấm lòng của một người cha. Người đó là Joachino Bona, đến từ Casti-Gloone, miền Cueno, Bona là một giáo hữu tốt, sống đời thánh thiện, sốt sắng, làm nghề đóng giầy và từ lâu đã ước muốn từ bỏ thế gian để sống một cuộc đời hoàn hảo hơn.
Bona đã tìm hiểu người sư huynh Salêdiêng qua từng trang giấy của “Tập san Salêdiêng” và thầy đã quyết định gia nhập vào đạo binh này.
Don Bosco thấy rõ tâm tính đơn sơ và thiện chí của Bona. Ngài nhận chàng vào Nguyện xá. Lập tức Bona về nhà, xếp đặt mọi việc, rồi lên đường đến nguyện xá khoảng tháng 8. Don Bosco gởi chàng đến nhà xuất bản để giúp việc phân phối sách báo.
Bona đặt hết tâm trí vào công việc và gắng sức làm hài lòng Don Bosco trong mọi sự. Năm 1886 Bona được tuyên khấn lần đầu và năm 1889 tuyên khấn trọn đời. Sau khi Don Bosco tạ thế. Don Rua giúp đỡ và dẫn dắt thầy trên đường tu trì.
Ngày 1-2-1888, khi xác cha Bosco được chuyển từ phòng ngài sang nơi thánh đường Thánh Phaxico, Bona được thánh nhân ban cho ơn rất đặc biệt. Hôm ấy, thầy mang nước thánh trong buổi lễ. Đã hơn một tháng trời, thầy chịu nhiều đau đớn nơi chân và sáng hôm đó thầy cảm thấy khó có thể leo lên cầu thang. Nhưng thầy tin tưởng mọi sự với Don Bosco và khi cha Bonetti rẩy nước phép trên xác của vị thánh, Bona không còn cảm thấy đau đớn nữa. Ngày hôm sau thầy viết thư cho Don Rua nói rõ Don Bosco đã làm phép lạ chữa mình. Bức thư ấy ngày nay vẫn còn nguyên vẹn.
Trong công việc hằng ngày, Bona học được rất nhiều điều qua gương sáng của Gambino, và thầy làm việc dưới quyền của thầy Gambino trong vòng 23 năm. Hai thầy không bao giờ cãi cọ, xích mích và thầy Bona học thêm cách giữ bác ái với mọi hội viên khác.
Bona cũng dạy các trẻ nhỏ nhất ở nguyện xá. Vốn học vấn trước khi thầy đến với nguyện xá, cộng thêm kinh nghiệm thầy học được khi ở với Don Bosco đã giúp thầy trong việc thu hút các trẻ em đến với mình. Bản tính ưa lạc quan đã làm cho các trẻ em ưa đến với thầy. Thầy có những phương cách nhỏ bé để đến với các em thiếu niên. Thầy thu gom các tem để làm quà cho chúng. Thầy cũng thường nhịn bữa điểm tâm ngày chúa nhật để có chút gì mua vui cho trẻ. Nói tóm lại thầy làm đủ cách để hấp dẫn trẻ. Vài ngày trước khi lìa cõi đời, thầy nói với cha giám đốc rằng mình cảm thấy rất mệt nhọc vào mỗi ngày thứ hai vì những công việc ở nguyện xá vào các ngày Chúa nhật.
Cả đêm thầy cũng rất bận bịu trong việc coi sóc các gia nhân. Thầy thực là người quản lý trong việc lo cho những người làm việc trong cộng đoàn. Thầy rất được lòng họ vì thầy luôn lịch sự và niềm nở đối với họ.
Thầy bị đau nặng ở họng trong những năm cuối đời, và bao cố gắng chữa chạy thay vì làm thuyên giảm thì lại càng tăng thêm sự đau đớn. Thầy thực đã lập được nhiều công nghiệp cho cuộc sống vĩnh cửu.
Cho đến khi bệnh ung thư cuống họng rõ ràng xuất hiện, thầy liền xin vào bệnh viện Cttolengo. Thầy không muốn làm phiền bất cứ một hội viên nào. Khi nhập viện, thầy lại bị cấm khẩu, và chỉ viết để trả lời những ai đến thăm thầy. Với cách này, thầy xin họ cầu nguyện cho thầy.
Hôm vọng ngày lễ thánh Giuse, thầy rời khỏi gường bệnh, đi viết thư cho các bạn ở nguyện xá, chúc mừng lễ họ. Lễ thánh Giuse năm ấy mừng rất trọng thể, chẳng khác chi ngày Don Bosco còn sống. Thế nhưng, chiều ngày lễ, thầy Bona từ giã cõi đời để đi về trời ca mừng vị Thánh cả hằng cầu bầu cho mình.
14- GIOAN BAOTIXITA D’ARCHINO
Sau khi được cha Alassonatti tới giúp. Don Bosco có đủ thời giờ để nhận đi giảng cho các giáo dân theo lời mời của một số đông cha xứ. Thực ra Don Bosco đã từng đi giảng khắp vùng Torino. Tuy thế, chúng ta không có những tài liệu nào về những cuộc hành trình đó, ngoài lần tới giảng ở Villafrance vì nó dính líu với thầy sư huynh D’Archino.
Hôm ấy, năm 1854, D’Archino giúp lễ 2 lần cho Don Bosco tại nhà thờ xứ của cậu. Tuy nhiên, mãi 30 năm sau, cậu mới được gặp lại ngài. Chúng ta được vài người đáng tin cậy kể:
“Tại Villafranca, D’Archino hiến mình hoàn toàn để giúp ích cho nhà xứ và học nhạc tại đây, và còn giúp rất nhiều cho cha xứ. Với công việc như thế, năm 1872 cậu tới làm việc cho Đức Cha Henrico Gay, Giám mục địa phận Bobbio năm 1880. Khi Đức Giám mục này qua đời, thay vì về quê cũ, D’ Archino đến La Mã để làm việc với anh hiện đang làm nghề buôn bán. Sự an bài của Thiên Chúa đang chờ đón cậu tại La Mã”
Con đường Urbana nơi D’ Archino ở với người anh kế cũng không xa Castro Pretorio nơi mà Don Bosco vừa gửi một số tu sĩ Salêdiêng tới giúp cha xứ mới và giúp đỡ công việc xây cất đền thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chẳng bao lâu, D’ Archino nghe biết Salêdiêng vì cậu phải luôn mang bánh, và nhiều đồ ăn tới cho các ngài. Tại đây cậu rất thích tu hội Salêdiêng đến nỗi người ta thường nghe cậu nói:
“Khi nào các tu sĩ Salêdiêng ở La Mã bắt đầu nhận người vào tu hội, tôi sẽ là người gia nhập đầu tiên”
Trong khi chờ đợi cậu khẩn cầu Thiên Chúa soi sáng và thường làm những việc đạo đức ở “Scala santa” (bậc thang thánh) để xin Chúa cho mình biết phải theo bậc sống nào. Cuối cùng vào năm 1885 lời cầu xin của cậu đã được chấp nhận. Vì quá quen biết nhà Castro Pretorio, một hôm D’Archino tới gặp cha Dalmazzo giám đốc nhà này, cậu trình bày niềm khát mong được gia nhập tu hội Salêdiêng. Cha Dalmazzo cảm thấy không được sung sướng để nhận một người đã 43 tuổi. Hơn nữa, D’ Archino lại đang sống ở thành phố nhộn nhịp như La Mã. Ngài bắt đầu nghi ngờ ý định của cậu và yêu cầu hôm sau đến gặp lại.
Hôm sau, D’ Archino đến như đã hẹn trước và thấy cha Dalmano vẫn không được vui vẻ cho lắm. Nhưng D’ Archino vẫn bày tỏ ý định của mình rất hăng say đến nỗi cha Dalmazza phải kết luận:
“Được, nếu như thế con có thể tới đây ở với cha”
Bắt đầu từ hôm ấy D’Archino không bao giờ bước chân ra khỏi trường này rồi được nhận làm tập sinh và cuối cùng khấn trọn đời vào năm 1888.
Vào những năm 1885, 1886, Don Bosco không có dịp tới La Mã, nhưng năm 1887, ngày dâng hiến Vương Cung Thánh đường cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, Don Bosco tới đây lần cuối cùng, và D’Archino có dịp tới gần để tìm hỏi một vài điều.
Khi cha Dalmazzo giới thiệu D’ Archino cho Don Bosco, thầy quỳ hôn tay cha thánh và nói:
“Đã 18 năm nay con không được hân hạnh gặp cha, kể từ ngày 28-12-1869, lễ thánh Gioan Tông đồ. Hôm ấy, con được xưng tội với cha tại đền thờ Mẹ Phù Hộ các giáo hữu.
*Vậy từ hồi đó đến giờ con có đi xưng tội ở đó không?
Don Bosco hỏi lại:
– Da, con đã xưng tội rất nhiều lần, nhưng không phải là xưng tội với cha.
– Để D’Archino được bằng yên, nếu vào trường hợp thầy có những bối rối về vấn đề xưng tội. Don Bosco cho biết là ngài đã hỏi những câu giống như lần hỏi vì bộ trưởng Crispi mà chúng ta có thể tìm thấy trong cuốn tiểu sử của Don Bosco (cuốn XVIII, 314)
Sau khi được cha Dalmazzo cho biết D’ Archino hát tiếng bắc rất hay, cha thánh liền hỏi:
“Nhưng con có hát bài đàng hoàng không?”
Lẽ dĩ nhiên Don Bosco hỏi xem thầy có hát bài đạo đức, đẹp đẽ hay không. Tuy thế, D’Archino giữ lời khuyên răn này và không bao giờ hát bài thế tục. Đức Hồng Y Cagliero cũng phải khen ngợi giọng hát cao của thầy mà ngài ít khi nghe được. Để thưởng công, Thiên Chúa đã gìn giữ để thầy vẫn là một ca sĩ cho tới lúc 90 tuổi.
Một hôm, Don Bosco gặp thầy, ngài hỏi:
– Cha nhận thấy con làm rất nhiều việc, nhưng không biết con có thời giờ để nghĩ đến các việc đạo đức khác không?
– Ồ, thưa cha, con dậy rất sớm và xếp đặt mọi cái với Thiên Thần bản mệnh của con và với chính con.
– Tuy thế, con nên cẩn thận giữ sức khỏe của con. Cha muốn con sống tới lúc tuổi già, nhưng không muốn con thấy điều xấu của tuổi thanh xuân.
D’ Archino buồn rầu với những lời nói đó và nói.
– Nếu xưa con là một đứa nhãi ranh nghịch ngợm, con hứa sẽ sống đạo hạnh ở tương lai.
– Như thế con chưa hiểu cha muốn nói gì. Don Bosco ngắt lời. Cha muốn nói là khi con đã già , cha không muốn con phải chịu những bệnh nhức đầu, đau bụng như hồi còn thanh xuân.
D’ Archino thấy lời tiên tri này thật chính xác: vào lúc 90 tuổi, mà thày không bao giờ bị chứng bệnh như thế.
D’Archino là một trong những thầy sư huynh sống năm này qua năm kia ở một chỗ mà đức vâng lời đã xếp đặt và cố gắng làm ích lợi cho nhà ấy. Các thầy đó đã sống ngày nào cũng như ngày nào, nhưng họ không bao giờ nhàm chán bởi vì đức Tin của họ có trong mọi công việc. Do đó, giá trị của những công việc họ làm thật đáng khen ngợi. Và khi họ qua đời ta sẽ cảm thấy như thiếu một cái gì tựa như một nhà thiếu cột. Thật vây, cha Anto Lisei đã từng chung sống với D’ Archino, và khi thầy qua đời, ngài đã viết:
“Phú bẩm với giọng hát như thế D’ Archino cảm thấy đó là bổn phận và còn là sứ mệnh của đức vâng lời do Don Bosco đã trao phó để thầy hát trong ngày lễ đền thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại La Mã”
D’ Archino không bao giờ vắng mặt trong một nghi lễ nào, mặc dầu nó đòi hỏi rất nhiều hy sinh nơi thầy, bởi vì với bổn phận của một chi tiêu viên, thầy còn phải đi chợ xa hằng ngày để mua đồ ăn, thức uống…vào những ngày lễ trọng. D’Archino thức dậy từ lúc 4h30 để đi chợ mua đồ, rồi cố gắng trở về hát lễ lúc 7h30.
Một hôm, thầy bó buộc phải nằm lại gường vì bệnh ho. Trước khi đi hát kinh chiều lễ Phanxico, cha giám đốc tới thăm, thầy òa lên khóc vì sau nhiều năm trung thành với chức vụ hát, mà giờ đây lại không thể chu toàn nổi bổn phận.
Khi 90 tuổi, D’Archono vẫn bước lên thang gác, tiến tới chỗ đàn phong cầm để hát bài “Salve Regina” mà mọi người đã dành cho thầy đặc ơn này. Giọng hát của thầy không còn du dương như ngày xưa. Tuy thế, giáo hữu vẫn bùi ngùi cảm động với giọng hát của thầy. Bài hát này còn làm phấn khởi các giáo hữu, đồng thới giúp họ tăng thêm lòng đạo đức và cả đến nhạc sĩ khi nghe tiếng hát của thầy cũng phải tấm tắc khen ngợi. Bài “Salve Aregina” này được cha Anto Lisei sáng tác.
Những ai được hân hạnh ở La Mã và có dịp tới thăm trường khi nghe tiếng chuông truyền tin ban sáng, họ sẽ thấy D’Archino ngày ngày bước ra khỏi phòng áo, tay bưng sách lễ rồi tiến tới bàn thờ cùng với vị linh mục để giúp lễ cho ngài. Những lúc đó, D’Archino đi rất chậm, khoan thai để làm công việc kể trên mãi tới năm 1935.
Trong những năm cuối đời. D’ Archino không đủ sức để đi chợ mua bán, nhưng thầy dùng thời giờ đó để giúp rất nhiều lễ. Một tháng trước khi từ trần, trong khi mang sách lễ qua bên Phúc Âm, cạn sức, D’Archino ngã xuống đất, đầu đập vào bàn thờ và bất tỉnh.
Lần ngã vô tình này đã làm sức khỏe của thầy ngày càng giảm sút, và cuối cùng thầy qua đời năm 93 tuổi. Dầu tuổi tác đã cao, nhưng thầy vẫn tỉnh táo cho tới giây phút cuối cùng, và thầy vẫn giữ được thói quen tốt lành là khi có bất kỳ một linh mục nào tới thăm, thầy đều xin cha ban phép lành cho mình.
Một linh hồn trung thành với bổn phận như thế, đã được thánh hóa do ảnh hưởng của Don Bosco, chắc chắn đó là một vinh dự cho cha thánh chúng ta, và còn là một tấm gương cho mọi người noi theo.
15 – GIOAN BRIGATTI
Vào tháng 7 năm 1872, Don Bosco tới Borgo San Martino để cùng với các học sinh trong trường mừng lễ Thánh Lui Gonzaga. Vừa tới nơi, ngài liền được tin có người đang nằm kêu đau đớn vì chứng bệnh thần kinh, và nạn nhân đang muốn được Don Bosco tới ban phép lành. Ngài ưng thuận tới gặp bệnh nhân rồi cha con trò chuyện:
– Đức tin của con có mạnh mẽ không?
– Thưa cha, có.
– Vậy con hãy chỗi dậy và quỳ xuống.
Bệnh nhân trỗi dậy với sự giúp đỡ của ba má và họ hàng. Sau giây phút cầu khẩn. Don Bosco giơ tay ban phép lành, bệnh nhân liền khỏi bệnh và không bao giờ bị chứng bệnh này hoành hành nữa. Sự kiện này đã được cha Second Marchisio có mặt hôm đó đã thuật lại trong dịp phong thánh cho Don Bosco.
Bệnh nhân này chính là Giovanni Brigatti, một người rất thánh thiện. Brigatti xin gia nhập tu hội Salêdiêng với bộ tóc bạc xấp xỉ ngoài 60 tuổi, mục đích là sống đời hoàn thiện hơn. Brigatti rất chăm chỉ và vâng lời. Cũng như những thầy sư huynh tu muộn khác. Brigatti cũng giữ những bổn phận rất tầm thường trong một thời gian ngắn, nhưng đã để lại cho hậu thế một tấm gương tuyệt diệu về đời sống tu sĩ và tinh thần Salêdiêng.
Vào năm 1882, từ làng Caravaggio, Brigatti tới làm việc nhà Borgo San Martino như một công nhân. Với lòng sùng kính Mẹ Maria sẵn có, Brigatti cảm thấy rất sung sướng được sống ở nhà này, và chẳng bao lâu các bề trên đã nhận thấy đây là một tâm hồn thánh thiện, với tinh thần cầu nguyện đặc biệt, kèm theo đức vâng lời hiếm có, do đó các ngài mời Brigatti đi tu sư huynh. Chính do phép lạ Don Bosco đã làm để chữa bệnh thầy, đã đủ để bảo đảm về tư tưởng mời gọi này, Brigatti rất đổi ngạc nhiên vì đặc ân hiếm có ấy, và thầy khiêm nhường phó thác mọi sự theo ý cha giám đốc trường. Sau năm tập, Brigatti tuyên khấn tạm với một tâm hồn đầy đức tin, và còn làm cho mọi người đứng chung quanh thêm phấn khởi.
Sau ngày khấn, Brigatti sống phó thác hoàn toàn cho Chúa, thầy luôn cảm thấy mình bất xứng so với cộng thể và đức khiêm nhường được biểu lộ rõ ràng khi giao tiếp với các hội viên và bề trên trong trường. Brigatti sẵn sàng giúp đỡ các hội viên trong bất cứ việc gì có thể được và còn vâng lời các bề trên rất nhanh nhẹn mà không cần xem xét công việc đó như thế nào.
Năm 1900, một cơn bệnh trầm trọng tới làm thầy dần dần bước tới hố đời đời. Chúng ta rất buồn vì một hội viên gương mẫu như thế chỉ sống được 17 năm trong khu vườn Salêdiêng. Trong thời gian này, Brigatti chịu đau khổ mọi thứ, đau nhức giống như phần thưởng dành riêng cho những ai được kén chọn để làm vinh danh Chúa. Nằm trên gường, ước ao độc nhất của thầy là được nhắm mắt yên giấc vào một ngày kính Đức Mẹ. Thực vậy, ước muốn đó đã được khấng nhận và Brigatti đã từ giã cõi thế vào đúng ngày thứ bảy một tháng 9 năm 1900.
Đúng như lời Thánh Augustino nói:
“Chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới chiếm được chỗ cao trên nước trời”
Brigatti là một trong những tâm hồn đó, vì lẽ thầy đã sống khiêm nhường không bao giờ nghĩ đến cảnh được mọi người vỗ tay khen ngợi. Giờ đây chắc chắn sư huynh thánh thiện này đang hưởng phúc vui sướng trên Thiên Đàng đời đời.
16 – GIOAN GARBELLONE
Một số Salêdiêng Don Bosco làm việc không quản mệt nhọc, vì họ ấp ủ một tình yêu bao la đối với Don Bosco và còn sẵn sàng làm mọi sự dù phải hy sinh lớn lao. Don Bosco thường nhận được tấm lòng trìu mến đó với một cường độ rất cao nơi các hội viên đầu tiên của ngài bằng tinh thần tuyệt đối trung thành làm việc cho ngài.
Giovanni Garbellone được kể vào một trong những tu sĩ nói trên, đã sẵn sàng phí mạng sống cho Don Bosco vì thầy tin chắc rằng với Don Bosco mình có thể làm được hết mọi điều. Rất nhiều hội viên coi thầy như một người “khoe khoang” vì thầy có thói quen luôn nói tới những sự nghiệp vĩ đại, cả tới những thành công riêng của thầy. Những hội viên đó cho là mỗi khi Garbellone cố gắng chiếm thêm nhiều sự ca ngợi của quần chúng bằng ban kèn của thầy, hoặc nói tới những văn bằng và đặc tính thầy đã chiếm được là tự kiếm trong danh vọng riêng cho thầy, nhưng thực ra thầy làm những điều ấy với một ý hướng cao hơn. Những hội viên tử tế đều không dám vội đoán những công việc của thầy sư huynh lành thánh này như thế. Thật vậy, Don bosco không bao giờ cho là Garbellone tự tìm kiếm danh vọng riêng cho thầy. Do đó, thay vì bóp nghẹt những khuy hướng đó, ngài đã lái chúng sang lộ chính và dồn từ từ vào trí óc của thầy tư tưởng làm việc với một mục đích cao thượng.
Garbellone sinh năm 1859 tại Crotte nước Pháp, rồi cả gia đình di chuyển tới sinh sống với bà con của má cậu ở Pinerolo. Khi trở thành góa phụ, mẹ cậu lại di chuyển tới Torino. Tại đây Garbellone thường lui tới nguyện xá từ năm 1870 tới năm 1873 và vài lần được hân hạnh gặp Don Bosco, vị ân nhân và người cha hiền trong tương lai. Năm 1873 Garbellone nhập nguyện xá và được gởi tới làm việc với thầy Giuseppe Rossi. Ba năm sau, trong dịp cấm phòng ở Lanzo, cậu đã nghe tiếng gọi của Thiên Chúa và cậu quyết định sẽ ở lại với Don Bosco mãi mãi. Thật thế, vào mùa thu năm ấy cậu được nhận vào tập viện. Chúng ta chỉ có thể được theo chí theo đuổi ơn gọi mãnh liệt của cậu qua bức thư gởi cho Don Bosco năm 1877. Ở đây chúng ta sẽ cùng nhau xem lại bức thư, coi rất ngộ nghĩnh cả hình thức lẫn nội dung. Ở đầu bức thư Garbellone dán hình trái tim đỏ được cắt ở bức ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cạnh trái tim thầy viết: Đây là những lời phát ra từ đáy lòng. Sau đó bức thư được bắt đầu như sau:
Kính thưa cha Don Bosco khả kính.
Chữ kỳ dưới đây muốn tự giới thiệu với tình cha con hiền hậu của cha để kính xin cha cho phép nó khấn trọn đời để có thể được chọn vào số những người sẽ đi truyền giáo ở Mỹ Châu. Xin cha ban cho con hồng ân này qua tấm lòng vàng của cha, vì con thâm tín rằng Chúa muốn con ở địa vị tu dòng, và đó là phương tiện độc nhất để bảo đảm phần rỗi đời đời của con. Thêm vào đó con sẽ rất sung sướng khi được phép nhập vào số những người đi Mỹ Châu. Hiện giờ con đã đủ 20 tuổi, do đó, nếu cha gởi con đi Mỹ Châu con sẽ không phải đi quân dịch, và sẽ sống bằng an dưới tà áo cha Bosco để rồi phần rỗi đời đời của con sẽ được bảo đảm. Xin cha nhận lời thỉnh cầu của con. Con hứa sẽ thi hành mọi điều trong bổn phận của con và cả đến từng lệnh truyền của các bề trên cũng như tu luật để làm hài lòng cha. Xin cha nhận lời xin của con, thưa cha đáng kính và hãy luôn coi con như đứa con hèn hạ nhất của cha.
Giovanni Garbellone
(tập sinh sư huynh)
Cha Don Bosco viết trả lời rồi nhờ cha Rua đưa cha tập sư Barberis và trong các hồ sơ của ngài chúng ta tìm thấy lá thơ này nằm lẫn lộn với đủ các giấy tờ khác, tháng 5 năm 1878 Garbllone lại viết một lá thư khác nữa cho cha Barberis. Với lá thư này chúng ta có thể đoán là cậu vẫn chưa được phép tuyên khấn và lương tâm của cậu được phơi bày rõ ràng trong bức thư này. Barbellone viết:
“…Mặc dầu con mang đầy những khuyết điểm, nhưng xin cha cứ tin chắc rằng trái tim con luôn mong chờ tu hội Salêdiêng và điều ước ao lớn nhất của con là được hân hạnh thuộc vào tu hội này. Con hết lòng mong đợi đến ngày trọng đại mà con sẽ tuyên xưng lời khấn…”
Sau đó cậu lại tiếp:
“Thưa cha Barberis, sau cùng con xin cam đoan với cha là con đã cân nhắc kỹ lưỡng và còn suy gẫm những lời con đã viết. Xin cha cứ tin chắc là những lời này được phát ra từ trái tim con với một niềm hy vọng độc nhất là để cứu rỗi hồn con. Thêm vào đó lòng ước ao của con luôn luôn hướng về điều này và con cảm thấy đây chính là ý muốn của Thiên Chúa. Cuối cùng con quyết định sẽ ở lại với Don Bosco suốt đời”
Vào cuối năm kể trên, Garbellone được phép tuyên khấn lượt nhất, thầy tiếp tục làm việc với Giuseppe Rossi hơn 32 năm trong các nhà kho mà còn cung cấp nhiều vật liệu để gửi đi các xứ truyền giáo. Do đó, Garbellone đã từng du lịch tại nước Pháp, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha, Ai Cập và Palestina để kiếm thêm đồ dâng cúng cho công việc truyền giáo. Trong những cuộc hành trình kể trên, Garbellone cẩn thận tính sổ từng xu mà thầy đã kiếm được hay đã tiêu dùng. Những bản khai kê chi tiêu này hiện vẫn còn được giữ trong bộ công văn riêng của thầy, và đã gây được sự thán phục sâu xa nơi mỗi một Salêdiêng.
Thầy Garbellone say sưa làm việc ròng rã 50 năm trong nguyện xá, nơi mà cha thánh Bosco đã trao phó. Trong những năm đó thầy giữ chân “factotum” với đầy đủ ý nghĩa của chữ này. Thật thế, thầy phải giúp cha giám đốc để giữ kỷ luật giữa 500 học sinh, thêm vào đó những học sinh này không phải đều là những học sinh tốt nhất của vùng Torino. Những ai có dịp quan sát vài cử chỉ của Garbellone, họ sẽ nhận thấy là chúng rất thiếu tự nhiên. Tuy thế, một khi đã ở giữa các học sinh thầy nói rất to với đầy nghị lực và do đó, kỷ luật được hoàn toàn tuân giữ. Thật vậy, trong những bài giảng công cộng, khi cha giám đốc của thầy không tài nào thu hút được sự chú ý của học sinh, tức khắc Garbellone đứng dậy, xin ngài ngừng giảng một chút rồi thầy nói mấy lời bằng tiếng địa phương Piedmonte để kêu gọi sự chú ý của cộng thể. Kết quả im lặng được tái diễn và cha giám đóc có thể tiếp tục bài giảng như trước.
Ngoài ra, Garbellone luôn giúp đỡ cha giám linh để trông coi phòng áo, và còn cố gắng kiếm giờ sửa soạn kịch trường, ca hát hoặc tổ chức những cuộc hành hương hàng năm rất kết quả. Garbellone còn cố gắng hết mức để dùng ít tiền bao có thể trong các chi tiêu. Thật vậy, trong những cuộc hành hương, thầy luôn xin được hạng vé đã giảm giá và còn mạnh dạn tiến đến gõ cửa những người giầu để họ thi thố lòng từ thiện với một kiểu nói mà họ không tài nào từ chối nổi. Garbellone còn chịu trách nhiệm trông coi hội kèn của nhà trường gần 40 năm và đã kiếm được một bộ đồng phục cho ban kèn và nhạc trưởng xuất hiện với ban kèn và đeo trên ngực một số huy chương đã chiếm được trong nhiều dịp trình diễn, tuy nhiên, nhiều lần các hội viên phải phì cười vì bộ đồ đặc biệt và huy chương kể trên. Trái lại, với những người đơn sơ, họ thường tỏ vẻ thán phục thầy Garbellone như là một nhạc trưởng danh tiếng. Trong những dịp được mời đi dự các nghi lễ thánh, Garbellone thường cho ban kèn quỳ gần gian cung thánh, với mục đích làm gương sáng cho giáo dân.
Giữa những đồ cá nhân của thầy, người ta thấy một cuốn Album với chữ ký của 3.000 học sinh trong ban kèn đã được thầy huấn luyện. Tất cả những người đó đều tỏ một lòng yêu mến thầy. Cũng trong tập ảnh kỷ niệm này, chúng ta nhận thấy Garbellone còn phụ trách một lớp giáo lý cho trẻ em chuẩn bị rước lễ lần đầu. Thầy đã dạy dỗ và nhóm lửa tình yêu Chúa Giêsu trong lòng chúng, và mừng ngày lễ đó với đầy vẻ long trọng. Ngoài ra, thầy còn tạo cho chúng sự vui tươi hạnh phúc trong suốt ngày hôm đó. Trong cuốn album khác, chúng ta thấy tất cả những tấm ảnh kỷ niệm ngày rước lễ lần đầu của 7.000 em và cuốn album này đã được Đức Pio XI làm phép năm 1922.
Cha Pavia, giám đốc của nguyện xá đã làm hết mọi điều bao có thể, dù phải sự đau khổ với một sự khiêm nhường tột bực để có thể cung cấp đầy đủ cho những trẻ em nghèo trong viện. Thầy Garbellone của chúng ta cũng tỏ ra không kém trong vấn đề đó. Ngoài ra, thầy còn phó thác các học sinh này cho Don Bosco. Don Rua và những vị Salêdiêng vinh hiển khác. Đôi khi thầy còn mời những vị ân nhân tới đưa cho họ xem những tờ phiếu nợ tiền một cách tự nhiên và khôn ngoan. Cuối cùng, thầy đã được như ý nguyện.
Chúng ta có thể viết mọt cuốn sách rất dầy về những hoạt động của thầy trong nguyện xá. Nhưng thiết tưởng vài điều đã kể từ trước đến giờ đã đủ để minh chứng công việc của thầy được mọi người thán phục đến mức nào, kể cá các vị bề trên của tu hội. Thật vậy câu nói trong sách gương phúc: “Một người bình an còn quý giá hơn là vị tiến sĩ tài giỏi” rất đúng và hoàn toàn ăn khớp với trường hợp của thầy Garbellone.
Năm 1925, Đức Pio XI ước ao có một cuộc triển lãm về các công cuộc truyền giáo được mở tại La Mã. Tu hội chúng ta được dành một phòng để trình bày truyền giáo. Các bề trên cử thầy Garbellone tới La Mã làm phát ngôn viên và cắt nghĩa cho khán giả tới xem gian hàng của chúng ta. Thầy ăn nói rất trôi chảy, nhuốm đầy tinh thần của Don Bosco và thông thạo trong các ngành hoạt động Salêdiêng với những giai thoại ngộ nghĩnh và cảm động, lời cắt nghĩa của thầy đã thu hút rất nhiều khán giả tới xem, đến nỗi người ta cảm thấy khó mà chen qua để tới xem gian hàng khác. Garbellone được các Đức Hồng Y và hàng giám mục khen ngợi. Thêm vào đó chúng ta cũng phải ghen tỵ với đặc ân của thầy là được cắt nghĩa gian hàng truyền giáo của chúng ta cho chính Đức Pio IX, và ngài đã tỏ ra rất hài lòng vui sướng, tại La Mã, vào các ngày lễ. Garbellone thường đi viếng các đền thờ, những đài kỷ niệm thánh, mục đích không phải là để chiêm ngắm vẻ đẹp nghệ thuật của nó mà chính là để tăng gia lòng đạo đức nơi thầy và chiếm thêm nhiều ân xá. Ngoài ra, thầy còn hay đi đến các hang ngoại đạo rất nhiều lần và đôi khi tới ở cả ngày tại Genzano, nơi dành cho các thầy tư giáo, tập sinh và nguyện sinh. Vì Garbellone tin tưởng đây là những mầm non hy vọng của tu hội. Và trong những dịp đó thầy thường kể lại cho họ những ngày đầu tiên của Nguyện xá, đặc biệt những lời quý báu của Don Bosco.
Sau khi từ giã La Mã để trở về nguyện xá, thầy cảm thấy đời mình đã gần xế bóng, do đó thầy bắt đầu sắp xếp lại mọi sự ngăn nắp và viết một vài lời tưởng niệm cho các bạn để báo cho họ biết ngày ly biệt mãi mãi đã gần đến. Tuy nhiên, ngày tháng của sự ra đi này không được thầy đoán chắc khi viết cho các bạn. Những tư tưởng về cõi đời đời này đã không hề thay đổi tinh thần làm việc hăng say của thầy. Do đó, sức khỏe của thầy rút ngắn có thể sờ thấy được.
Con bệnh trầm trọng được khai diễn vào tháng 4 năm 1928, và ngày 23 tháng 4 thầy bắt đầu sửa soạn Thánh Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu với đầy lòng sốt sắng. Tới ngày 25, thầy cảm thấy tình trạng quá trầm trọng và sang ngày 26 người ta được biết hai lá phổi của thầy sưng lên. Thuốc men và bác sĩ đều vô hiệu trước cơn bệnh, tuy thế, thầy vẫn sống thêm được 10 ngày nữa để rồi tiếp tục mừng lễ tháng 5 với chính Đức Mẹ trên trời.
Dưới ánh đèn lờ mờ trong căn phòng đen tối của thầy Garbellone, người ta đọc thấy hàng chữ: “Công việc thật là cao thượng biết mấy”. Thật thế, thầy đã làm việc rất nhiều và còn biết thánh hóa những công việc đó bằng cách hướng mọi hoạt động của thầy về với Thiên Chúa và chỉ làm việc vì lợi ích của cộng thể. Rất nhiều người vây quanh gường khi thầy lâm bệnh, đặc biệt vào ngày an táng từng đoàn người kéo nhau tới dự lễ để tỏ lòng biết ơn của họ. Như thế, đã thấy rõ thầy Garbellone đã chiếm được cảm tình và lòng biết ơn của rất nhiều người đã cùng chung sống với thầy.
17 – GIUSE BALESTRA
Tại La Mã, trong đền thờ Mẹ Maria của các thiên thần, có một bức tượng mang tên: “Bức tượng trầm lặng”, bởi vì nó diễn tả đầy đủ ý nghĩa trầm lặng theo như đòi hỏi của Carthusians. Cũng thế, những ai đã được nhìn thấy thầy sư huynh Giuseppe Balestra, họ có thể nói là đã nhìn thấy một nhân vật trầm lặng. Bất cứ làm công việc gì đi đâu hoặc nói chuyện với ai, thầy không bao giờ để tâm hồn nội tâm của thầy bị tiêu tan bay đi mất. Thiết tưởng là quá đủ nghe câu đùa nghịch với các học sinh trong Nguyện xá, khi trông thầy thầy di ngang qua sân chơi, chúng gọi thầy là “Ông thầy dọn mình chết lành”
Balestra không được biết Don Bosco, nhưng được hàm thụ cùng một sự đào luyện dưới tay cha Rua. Ngoài ra những ai biết Balestra, họ đều cho thầy là một người thánh, do đó chúng ta viết tiểu sử của thầy chung với những thầy sư huynh được đào tạo do chính Don Bosco.
Trước khi nghe tiếng gọi của Chúa, Balestra đã sống một đời khổ hạnh và một đời sống giáo hữu chân chính. Hồi còn bé, cậu sinh sống ở Zoldo Alto thuộc tỉnh Belluno rồi đi Venice Verona và Milano để làm việc như coi một cửa hiệu. Chính tại Milano cậu bắt đầu nhận ra tiếng Chúa gọi vào năm 1891.
Balestra thường đi làm các việc đạo đức tại nhà thờ thánh Ambrosio, và có nhiều dịp đọc tờ: “Nguyệt san Công giáo”. Cậu đọc những trang đó với đầy vẻ thích thú say sưa. Khi đã chuẩn bị tâm hồn cẩn thận, cậu gặp một vị linh mục quen thuộc đã có dịp biết tu hội Salêdiêng qua những lần triển lãm tại Torino vào năm 1884 và cũng được hân hạnh nói chuyện với Don Bosco trong Nguyện xá. Sau khi biết những điều vị linh mục nói. Balestra quyết định giã từ thế gian để gia nhập Tu hội Salêdiêng.
Hồi ấy, cậu tròn 23 tuổi nhưng lại chưa học hết tiểu học. Vị linh mục khuyên cậu nên gia nhập tu hội đó với tư cách là con của Mẹ Maria (tức là tu muộn). cha giám đốc của trường đó tìm hiểu tình trạng của cậu, rồi khuyên cậu nên tới Nguyện xá làm việc như một công nhân, đồng thời tìm hiểu ơn gọi của mình. Balestra vâng lời làm như lời khuyên và ít năm sau, trong thư kể cho cha bề trên tỉnh, cậu khiêm nhường viết:
“Con đã xin thôi không tiếp tục học ở Nguyện xá nữa, vì đã thấy quá rõ sự bất tài của mình…”
Balestra tới Nguyện xá vào tháng 2 năm 1891. Cậu làm việc 3 tháng trong phòng áo của đền thờ Mẹ Phù Hộ, rồi qua làm việc bên hiệu sách. Tại đây lòng đạo đức và tính khiêm nhượng nơi Balestra cho chúng ta thấy rõ cậu rất muốn trở nên trọn lành, mặc dầu cậu đã có một tâm hồn thánh thiện. Do đó năm 1892, các bề trên đã gửi cậu vào nhà tập tại San Benigno.
Sau khi khấn lần đầu, thầy ở lại đó với nhiệm vụ coi phòng thuốc cho tới khi thầy khấn trọn đời vào năm 1894, rồi được gọi về Nguyện xá.
Ví quá rõ giá trị của hội viên này, các bề trên muốn trao cho thầy một chức vụ rất tế nhị, sau khi làm việc được ít lâu trong hiệu sách và giúp bàn cơm, thầy được trao phó phận sự đi săn sóc cha Rua. Hồi ấy, người kế vị thứ nhất của Don Bosco đang trong tuổi già sức yếu, ngài cần một thầy sư huynh đứng đắn nghiêm trang và trung thành, để luôn kèm theo bên cạnh ngài. Các bề trên đã chọn Balestra ,và cha Rua rất hài lòng.
Thầy sư huynh lành thánh này trung thành săn sóc cha Rua với tất cả tình yêu mến cho tới lúc ngài qua đời năm 1910. Sau đó, Balestra được gọi tới làm việc ở bàn giấy, và thầy đã làm việc ở đây 32 năm cho tới khi thầy qua đời. Đó là những công việc thầy đã làm cho tu hội chúng ta, nhưng điều quan trọng mà chúng ta muốn nhắm tới chính là đời sống tu sĩ của thầy.
Mười một năm chăm sóc bên cạnh cha Rua, vô tình đó là một khúc quẹo trong đời để tiến tới thánh thiện. Thầy hoàn toàn bắt chước các nhân đức chói lòa của đầy tớ Chúa, cha Rua và còn cố gắng ghi những gương sáng đó để thực hành trong mọi sự. Thực vậy, sau này Balestra đã sống đời hoàn toàn như cha Rua.
Balestra săn sóc cho cha như người con thảo: vâng lời các mệnh lệnh và cả đến những ước muốn của ngài. Ban ngày, Balestra ngồi ở trong phòng đằng trước để trông coi cha Rua, ban đêm thầy ngủ trên chiếc gường gấp gần phòng cha Rua mà trước kia Don Bosco vẫn ngủ ở đó để sẵn sàng đáp ứng mọi lời cầu cứu có thể xẩy ra. Sáng nào cũng thế, đúng 5h00 Balestra chạy tới bên gường cha Rua rồi xướng:
“Benedicamus Domino’
Và cha thánh luôn thưa lại:
“Deo Gratias”
Trong thời gian cha Rua ốm đau, nhiều hội viên khuyên Balestra hãy để bệnh nhân ngủ lâu hơn, nhưng thầy bình tĩnh trả lời:
“Tôi được lệnh phải làm như vậy”.
Hội viên khác không chịu chêm vào:
“Nhưng thầy nên biết rằng khi một người mang bệnh, chúng ta phải cư xử đặc biệt đối với bệnh nhân đó”
Balestra chỉ biết lặp lại:
“Tôi được lệnh phải thi hành như vậy”
Lý do của câu trả lời đó chỉ vì Balestra muốn vâng lời mà không cần lý luận.
Cha Rua rất chú ý đến đức vâng lời mù quáng của Balestra, một tháng trước khi qua đời, cha Rua muốn làm lại thời khóa biểu cho hợp với căn bệnh trầm trọng của ngài, ngài gọi thầy Balestra tới và nói cho thầy đầy đủ chi tiết. Cuối bản thời khóa biểu cha Rua viết thêm:
“Hãy phó thác sự trung thành tuân giữ chương trình này cho thầy trung kiên Balestra”.
Với những đặc điểm đó chúng ta có thể biết rằng Balestra sống rất thân mật với cha Rua, và còn có thể tuân giữ mọi thói quen thánh thiện của Ngài. Sau khi cha Rua qua đời. Balestra bắt đầu tả lại những ngày quý hóa đó cho người chép tiểu sử:
“Cha Rua rất bình tĩnh cả những lúc ở giữa muôn vàn công việc trọng đại. Ngài ăn nói đơn sơ, khiêm nhường với đủ mọi thứ người. Tôi chưa bao giờ nghe thấy ngài cười lớn tiếng, và khi nói, ngài chỉ nói đủ để người khác có thể nghe thấy. Nơi Cha Rua, tôi nhận thấy nhiều điểm đồng dị với Thánh Phanxico Assisi. Cũng như thánh Phanxico Assisi, cha Rua rất học thức, tao nhã và kín đáo, yêu đức thanh bần, khiêm nhường rất hay hãm mình đền tội”. Balestra cứ tiếp tục những giọng điệu như thế, nhưng đối với ai đã từng biết cha Rua, thầy Balestra sẽ nhận thấy các nhân đức của cha Rua đều được truyền sang cho thầy Balestra, vì lý do đó mà chúng ta đã viết những dòng chữ trên.
Balestra học được 4 nhân đức của cha Rua với một cách tế nhị: tinh thần làm việc, thanh bần, khiêm nhường và đạo đức. Lẽ dĩ nhiên những nhân đức đó đã được thầy tập từ lâu, nhưng sau khi nhìn thấy những gương sáng đó nơi cha Rua, thầy bắt đầu tập chúng tới một mức độ rất cao.
Balestra cũng thừa biết rằng ma quỷ không bao giờ dám đến gần một tu sĩ luôn bận rộn với công việc. Hàng ngày thầy xếp phòng riêng của mình và phòng cha Rua rất ngăn nắp lúc 7h00 sáng hoặc sau chức vụ thánh của cha Rua. Sau đó thầy đi uống cốc café rồi bắt tay vào việc. Tuy nhiên, thầy luôn đi ăn cơm sáng sớm hơn để có thể hầu bàn cho các bề trên. Công việc hầu bàn này kéo dài tới năm 1914 và thầy luôn cảm thấy hạnh phúc với bổn phận này. Cũng nên biết là phòng cơm của các bề trên khá xa nhà bếp, do đó, thầy phải lên xuống cầu thang khá lâu, nhưng thầy làm những việc đó bằng một thói quen bình tĩnh, và miệng còn luôn đọc lời than thở. Ban chiều thầy đi làm việc như thường lệ, rồi lại ăn cơm tối sớm hơn để có thể hầu bàn. Sau khi cơm tối xong, thầy thường đi bách bộ một mình ở ngoài sân, và luôn đi gần đền thờ Đức Mẹ Phù hộ. Những hội viên muốn tới nói chuyện với thầy chẳng bao lâu họ sẽ thấy thầy muốn ở một mình để đàm thoại với Thiên Chúa.
Thầy nói rất ít nhưng lịch sự và những ai muốn tới đi bách bộ với thầy dần dần sẽ bỏ đi chỗ khác và để thầy một mình.
Sau cái chết của cha Rua, thầy đươc gọi về làm việc ở văn phòng. Tuy nhiên, cả khi phải trông coi cha Rua, thầy vẫn vào văn phòng làm việc trong những giờ rỗi . Do đó, giờ đây thầy không cảm thấy gì mới lạ với chức vụ mới này. Tại đây thầy làm việc từ sáng tới tối, không để một giây phút nào qua đi, thầy cũng không bao giờ ngẩng đầu lên khỏi cuốn sách ở trên bàn, mặc kệ ai ra vào, những ai nhìn thấy thầy trong những giây phút đó, họ sẽ hiểu là trong khi viết hoặc làm một vài công việc khác, tâm trí thầy luôn nghĩ trong Chúa.
Với số tuổi cao niên, thầy vẫn làm một vài công việc đòi hỏi nhiều nghị lực. Một hôm cha Bề trên Cả trông thấy thầy đang vác một chồng sách nặng, với đầy tình cha con ngài khôn khéo cho lời khuyên là hiện giờ thầy không còn trai tráng như thời nào để làm những công việc nặng nhọc như thế. Balestra khiêm tốn trả lời:
“Những công việc này làm cho con hạnh phúc hơn, những động tác này giúp con rất nhiều”
Vào những ngày tháng cuối đời, Balestra có làm một vài công việc đáng cho chúng ta chú ý. Hồi ấy đang ở thời kỳ chiến tranh một sự khôn khéo đặc biệt rất cần để bảo vệ những tập hồ sơ cho khỏi bị bom đạn nổ tung tóe chung quanh, và ở ngay Nguyện xá cũng xẩy ra một đám cháy kinh khủng. Balestra ngày ngày luôn vác những hồ sơ công văn xuống hầm của đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ. Trong những lúc chạy lên chạy xuống qua các cầu thang, nhiều hội viên đã bắt gặp thầy mang những đồ thật là nặng trên vai, và họ đã khuyên thầy đã cao niên không nên làm những công việc như thế, nhưng thầy chỉ mỉm cười và tiếp tục.
Đi dạo, kịch trường, giải trí là những niềm vui khác đều vắng bóng thầy. Hằng năm vào ngày lễ lá thầy vui vẻ đi phát lá làm phép cho những vị ân nhân đại diện thay cha Bề trên Cả. Những lúc như thế, điệu bộ thầy rất tĩnh tâm và nhã nhặn. Thêm vào đó Chúa Nhật nào thầy cũng đi thăm viếng các bệnh nhân ở Cottolengo rồi tặng họ tem, hình ảnh hoặc hoa quả. Những chị nữ tu biết thầy đều tỏ lòng kính trọng và rất khâm phục tâm hồn tĩnh tâm của thầy như thể là đang ở trong nhà thờ.
Đời sống của thầy cứ kéo dài như thế trong 33 năm, và làm việc trong văn phòng một cách chăm chỉ đúng như người trưởng phòng đòi hỏi. Thường thường thầy phải sao nhiều bản thảo, mặc dù sức khỏe không được khả quan, thầy vẫn cứ tiếp tục công việc. Balestra ăn uống rất ít, mỗi khi thấy khó chịu trong mình thầy tự chữa lấy bằng cách giảm bớt đồ ăn. Tuy thế ít khi thầy phải bỏ phòng làm việc.
Balestra không phải là người cặn kẽ từng ly từng tý một, nhưng nhân đức thanh bần của thầy cần phải chú ý đến. Quần áo vào phòng của thầy luôn sạch sẽ gọn gàng, điều đó quá đủ để chứng tỏ đức thanh bần gương mẫu của thầy. trong phòng thầy không có bàn, không có tủ sách nhưng chỉ có một cái gường, một chiếc ghế và một cái khóa cửa. Thầy có một bức tượng rất quý, vì người ta tin rằng đây là bức tượng do chính Thánh Savio sùng kính. Một hôm, dù đã giữ nhiều năm, thầy vẫn cảm thấy đó là một sự xa hoa. Thầy liền biếu bức tượng đó cho nhà thuốc, và xin thầy coi nhà thuốc giữ cẩn thận.
Thầy luôn dùng quần áo, giày dép cũ của người khác không dùng tới, và sự thực không bao giờ thầy dùng một đồ mới nào. Thầy cũng chẳng có lấy một áo khoác cho mùa đông, nhưng chỉ có áo vest như những người tầm thường khác.
Trong những lần đi phố thầy thường đi chân không và chiều tối thầy thường kê bàn gần cửa sổ để tiết kiệm tiền điện. Những điều này tự nó không có gì là quan trọng, những điều ấy tỏ rõ một tinh thần tu sĩ gương mẫu. Mặc dù rất nhiêm ngặt với chính bản thân, thầy vẫn luôn rộng lượng và yêu mến các đồng bạn.
Trước khi nói tới các nhân đức khác, chúng ta nên xem qua nhân đức khiêm nhường sâu thẳm của thầy. Hầu như Balestra làm tất cả mọi sự để được người ta quên đi hay không biết tới. Thầy tự coi mình là hèn kém nhất trong trường, và không dám bắt chuyện hoặc đi với một ai và sợ làm phật lòng họ. Thầy cũng không bao giờ dám phát biểu ý kiến, và luôn coi mình như hoàn toàn bất tài và chỉ biết lo tới bổn phận riêng của mình. Tuy thế, Balestra không bao giờ dám tỏ đức khiêm nhường cho người ta biết.
Một hôm có người nói với thầy: “Này Balestra, thầy sẽ là một người thánh và sau khi qua đời, thầy sẽ bay thẳng lên trời. Thầy đã phụng sự tu hội rất đắc lực, xem lễ rất nhiều và lần hạt cũng rất nhiều”
Balestra trả lời:
“Chúng ta chỉ là những người tội lỗi”
Khi được mời đến nói về cha Rua, thầy cẩn thận kể những giai thoại đó làm sao để khỏi nói tới tên mình. Trong khi chúng tôi nói chuyện với thầy, cuộc đàm thoại luôn kết thúc rất sớm. thầy luôn tĩnh tâm và luôn từ chối những cuộc đàm thoại lâu dài mà thường thường vấp phạm đến Chúa.
Giờ đây chúng ta phải nói đến một điểm rất quan trọng trong đời thầy, tức là lòng đạo đức hay nói đúng hơn là sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Những ai gặp thầy bất cứ lúc nào trong ngày, họ sẽ kết luận:
“Đây là một tâm hồn luôn luôn sống dưới sự hiện diện của Thiên Chúa”
Balestra hằng ngày dậy lúc 4h00 và giúp lễ thứ nhất vào lúc 4h30, sau đó thầy làm công việc nguyện ngắm, xem lễ chung với cộng thể rồi lại xem vài thánh lễ nữa để cám ơn chịu lễ. Sau các việc đạo đức thánh thiện này, thầy bắt đầu công việc chân tay hằng ngày.
Tuy làm việc, thầy vẫn sống liên tục trong kinh nguyện, những ai nhìn thấy thầy đang ngồi làm việc ở bàn giấy sẽ nhận thấy rằng thầy đang sống dưới sự hiện diện của Thiên Chúa và không có công việc nào gián đoạn mối liên kết này với Thiên Chúa. Một vài chứng nhân đã quả quyết về đời sống luân lý của thầy là 13 năm cuối cùng của cuộc đời. Balestra không bao giờ phạm một tội nhỏ mọn cố tình nào.
Balestra thình lình qua đời ngày 3-12-1942 thọ 72 tuổi. Vào ngày 2-12, thầy cảm thấy khó chịu và được người khác khuyên nên về phòng nghỉ. Sau một đêm an giấc, thầy trỗi dậy và cảm thấy không có gì là trầm trọng. Nhưng vừa bước ra khỏi phòng ngủ gần nhà thuốc, thầy nằm vật xuống đất với tiếng kêu cứu rất to, chẳng mấy chốc người coi phòng bệnh và mấy vị linh mục chạy tới nâng dậy và đặt lên gường.
“Cám ơn, thầy Balestra nói hổn hển, bây giờ con cảm thấy dễ chịu hơn”.
Nhưng sau đó, thầy cảm thấy rất buồn ngủ và cảnh đó cứ tiếp tục diễn ra mãi cho tới giây phút cuối cùng trước khi lìa trần.
Sau phép xức dầu thánh, Thầy sư huynh thánh thiện này dâng linh hồn trong trắng này lên tòa Chúa một cách êm ái. Balestra đã sống trong thầm lặng và tĩnh tâm, giờ đây lúc tắt thở thầy cũng chết trong bầu khí tĩnh tâm và trầm lặng, mang theo đầy công nghiệp của cuộc sống quá khứ.
Don Ricaldone, cha Bề trên Cả, ở bài huấn từ trong
ngày áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm đã thốt ra những lời tán dương này:
“Cha tin chắc Balestra là một vị thánh, các con đã trao phó mình cho thầy chưa? Đối với cha khi nghe tin thầy qua đời, cha liền phó thác đời cha qua sự trung gian của thầy và cha hy vọng thầy sẽ giúp cha. Các con cũng nên phó thác mọi sự cho sự bảo trợ của thầy”
Với những lời này, cha Bề trên Cả vô tình đã nói lên cùng một giọng điệu với tất cả những ý kiến khác:
“Thầy Balestra là một vị thánh”
18 – GIUSEPPE BUZZETTI
Buzzetti sinh năm 1832 tại Caronno Ghiringhello, một thị xã thuộc tỉnh Lombardi, hiện đang bị cai trị dưới quyền của chính phủ Áo. Mới lên 9, và người anh đã phải đi đến Torino làm thợ nề như nhiều trẻ em khác. Tuy thế, cậu luôn hy vọng một ngày nào đó cậu sẽ trở nên giàu có bằng cách trở thành một thợ lão luyện. Thật thế, Buzzetti bắt đầu nhận việc làm mà không trì hoãn, rồi cậu tự bắt đầu khuân gạch vác xi măng từ sáng sớm cho đến chiều tối, thời gian trôi qua chẳng bao lâu Buzzetti gặp Don Bosco ; cậu cảm thấy bị thu hút tới nguyện xá, Mặc dầu cha Bosco chưa có chỗ nhất định cho con cái ngài ở. Buzzetti cứ tiếp tục nghề cũ cho tới năm 1847, theo lời khuyên của Don Bosco, cùng với 3 người bạn khác, cậu bắt đầu đi học để có thể theo đuổi ơn gọi làm linh mục. Tiếc thay Thiên Chúa nhân lành đã có một kế hoạch khác cho Buzzetti của Người. Thật vậy, Buzzetti lãnh chiếc áo chùng thâm năm 1851, nhưng rủi thay một phát súng lục đã gây thương tích cho ngón trỏ của tay trái, thế là thầy cụt một ngón. Chính sự rủi ro này đã ngãng trở việc tiếp tục học để trở thành linh mục.
Phải làm gì bây giờ ? Băn khoanh nhưng Buzzetti không dám nghĩ đến chuyện từ bỏ Don Bosco người mà thầy đã để tâm yêu quý như cha hiền và còn hoàn toàn đặt hết tin tưởng vào ngài. Buzzetti quyết định sẽ ở lại với Don Bosco như một thầy tư giáo : nhưng không nỗi, thầy luôn bị gia đình thúc giục hãy tự lo liệu cho tương lai của mình. Hơn thế nữa họ còn nhấn mạnh rằng nếu thầy không tìm được một ân nhân tốt hơn, cuộc sống của thầy sau này sẽ rất khó khăn. Thế rồi họ tìm cho thầy một việc làm ở thành phố và hết sức ép thầy làm công việc đó cuối cùng thầy đành chiều theo ý họ. Vừa lúc quyết định xong tư tưởng này, một ý nghĩ khác về tương lai đời mình ở nguyện xá lại đến với thầy. Buzzetti biết trước rằng những học sinh trẻ hơn thầy, rất nhiều đứa này sau này sẽ là bề trên và thầy sẽ phải vâng phục họ. Tư tưởng này đã đến tấn công tính kiêu ngạo của thầy, kèm theo với bản tính yếu đuối của xác thịt hiện đang hỗn loạn nơi thầy.
Thế rồi thời gian qua đi, trước khi khăn gói lên đường, Buzzetti tới gặp Don Bosco để nói lời từ biệt. Don Boso không tỏ vẻ phản đối, thêm vào đó ngài còn hứa sẽ cung cấp tiến phí tổn trong thời gian bước chân ra chạm trán với đời. Với gương mặt ủ rũ, lòng buồn nặng trĩu Buzzetti bước ra khỏi phòng, nhưng Don Bosco lại nói thêm rằng :
« Xin con đừng quên nguyện xá. Cũng sẽ là bạn tốt của con. Nếu khi nào con muốn trở lại với cha, con sẽ luôn được tiếp đón tử tế »
Với những lời lẽ đó Buzzetti cảm động và òa lên khóc :
« Không, không, con sẽ không bao giờ bỏ Don Bosco, con muốn ở lại với cha mãi mãi »
Thật vậy, suốt cả đời, không bao giờ Buzzetti muốn rời bỏ Don Bosco.
Giờ đây mối bận tâm độc nhất của thầy là làm thế nào cho mình trở thành người hữu ích cho nguyện xá, do đó thầy bằng lòng giữ chức « Factotum » trong nhà trường. Buzzetti còn biết tìm thời giờ để chu toàn mọi công việc, khó khăn không hề giảm bớt sáng kiến của thầy để làm các việc hữu ích ; miễn là Don Bosco bằng lòng. Ngoài ra, đối với thầy không có việc gì là khó khăn cả. Cha Bosco rất am hiểu Buzzetti, do đó, mỗi khi có việc gì quan trọng cần giúp mà không biết là phải trao phó cho ai, ngài liền nhớ đến thầy Buzzetti và chỉ trong chốc lát, thày đã chạy tới với nụ cười tươi và hớn hở để sẵn sàng nhận điều truyền khiến, rồi mang đi thực hành. Ngoài ra, cha Bosco còn trao phó cho thầy nhiều việc quan trọng khác. Buzzetti luôn luôn bận rộn dạy giáo lý, hộ trực học sinh, tìm việc làm cho chúng. Vào năm 1852, cha Bosco bắt đầu cho xuất bản « Tập san Công Giáo » ngài cần một người đủ khả năng và khôn ngoan để làm công việc khó khăn và tế nhị này ; thế là một lần nữa cha Bosco lại phải nhờ đến Buzzetti. Ngoài ra, thầy còn chịu trách nhiệm về âm nhạc và ca đoàn mãi tới năm 1860, khi cha Cagliero tới nhận trách nhiệm. Thêm vào đó, ban kèn nhà trường gồm những học sinh ngoại trú càng ngày càng kém về trình độ âm nhạc, do đó Don Bosco lại yêu cầu Buzzetti tổ chức lại. Thầy vâng lời tức khắc rồi đem hết lòng hết sức để tổ chức lại ban kèn, về mùa thu, trong những ngày cắm trại trên những ngọn đồi xứ Monferrato, Buzzetti thường đặc biệt chú ý đến hội hát và ban kèn, thầy làm việc cho chúng suốt ngày đêm và không có hy sinh nào là quá sức, miễn là nó làm hài lòng Don Bosco. Hơn thế nữa, chính Buzzetti một mình đã tổ chức cho nguyện xá một thư viện khá lớn, trước khi ông Bộ Trưởng Oreglia tới thăm nhà. Ngoài ra Don Bosco còn trao phó cho Buzzetti giải quyết những vấn đề rất khó khăn trong nguyện xá, chẳng hạn những vấn đề tiền nong và những món nợ kếch xù. Mặc dù tất cả những công việc trong trường đang được Buzzetti đảm đang, nhưng thầy vẫn chưa được mang danh là thầy sư huynh Salêdiêng, vì lúc đó cha Bosco chưa đặt ra vấn đề sư huynh, nhưng mới chỉ có những người cộng sự của Don Bosco. Tuy thế, ngài có ý đĩnh sẽ tổ chức ơn kêu gọi sư huynh trong tu hội của ngài. Thực ra, Buzzetti đã tận tâm giúp Don Bosco rất nhiều công việc hữu ích, bất kể những công việc nguy hiểm cho mạng sống. Tuy vậy, nhiều lần Don Bosco bị địch thù ám sát, nhưng với tất cả nghị lực sẵn có. Buzzetti đã nhiều lần đứng ra bảo vệ cha thánh trước mặt kẻ thù của ngài.
Thầy Buzzetti hết sức nâng đỡ những cuộc sổ xố do Don Bosco tổ chức và đã thu được nhiều kết quả tuyệt diệu. Cha Lemoyne cho biết, từ đầu năm 1852, Buzzetti đã trở thành cánh tay phải của Don Bosco và còn giải thoát được nhiều nan giải cho Don Bosco cách dễ dàng và giản dị. Tới đây chúng ta hãy nhìn lại một thí dụ. Cuộc sổ xố ở Roma năm 1884, dù kiếm được một số tiền để xây cất đền thờ, tuy thế, mà nó vẫn không bảo đảm nổi phí tổn cho công trình đó. Don Bosco xem xét tình tiết tại chỗ rồi trước khi ra đi, ngài hứa với cha giám đốc là sẽ gởi đến cho ngài một nhân vật và nhân vật đó có thể giải quyết được mọi khó khăn.
Về tới nhà, Don Bosco liền gọi Buzzetti lại và nói :
« Cha muốn con cấp tốc đi tới Roma, phụ lực với các hội viên ở đấy để giải quyết những vấn đề khó khăn ở đó. Chỉ có con mới làm được việc đó »
Được lệnh, Buzzetti rời đi Roma ngay, và thầy nhận thấy rằng công việc xây cất ngôi thánh đường này đang đương đầu với những khó khăn rất trầm trọng, thế rồi thầy dùng hết tài năng để giải quyết vấn đề. Thật vậy, thầy đã tìm ra biện pháp và công việc lại được tiếp tục như bình thường. Về tới nguyện xá. Don Bosco tỏ vẻ rất hân hoan vì công việc vĩ đại thầy đã làm và Buzzetti hết sức hài lòng vì thấy cha hiền đang sung sướng, rồi thầy lại tiếp tục công việc hằng ngày nơi nguyện xá.
Một người như thầy Buzzetti, rất quý mến Don Bosco và còn dám hy sinh cả mạng sống vì Don Bosco, nhưng ai có thể tin được khi biết thầy luôn nghĩ mình không xứng nhận mình là hội viên Salêdiêng ?
Quả thực, mãi đến năm 1877, Buzzetti vẫn cảm thấy không muốn tuyên khấn gia nhập tu hội. Riêng Don Bosco, ngài rất am hiểu Buzzetti, do đó ngài không đành ép thầy dâng của lễ cao thượng đó. Sau cùng vào một ngày năm 1877. Don Bosco cho Buzzetti biết là hai cha con sẽ không được ở gần nhau trên thiên đàng. Quá ngạc nhiên, Buzzetti liền hỏi lý do. Don Bosco vui lòng cắt nghĩa :
« Trên Thiên quốc cha sẽ ở giữa tu sĩ Salêdiêng của cha, còn những ai không phải Salêdiêng, cha chỉ có thể nhìn thấy họ từ đằng xa thôi »
Xúc động vì lời cắt nghĩa, Buzzetti liền làm đơn xin gia nhập tu hội Salêdiêng mà từ xưa đến nay thầy chỉ là hội viên trong tinh thần. Cha Bosco sung sướng đem trình bày với hội đồng nhà lời thỉnh cầu của thầy và tất cả đã nhiệt liệt chấp nhận đơn của thầy Buzzetti, một người nhiều tuổi nhất giữa các người sống với Don Bosco.
Sau khi gia nhập tu hội, đời sống của thầy không có gì thay đổi. Tuy nhiên, chính nguyện xá là thế giới độc nhất biết thầy sau 40 năm trời chung sống. Hơn thế nữa, đời sống nơi nguyện xá còn là chính cuộc sống của thầy và tu hội Salêdiêng là đối tượng thầy lựa chọn.
Giờ đây sức khỏe của thầy đã hao mòn nhiều vì làm việc hơn là vì tuổi già, do đó Buzzetti còn cảm thấy đời mình sắp tới gần mồ, Cha Barberis viết :
« Thầy Buzzetti sống thêm được 3 năm và sáu tháng sau khi Don Bosco qua đời. Chúng ta có thể nói được là sứ mệnh của thầy trên trần thế này đã được hoàn tất. Thực thế, cả đời thầy luôn giúp đỡ Don Bosco và đương đầu với nhiều nỗi khó khăn có thể nguy hiểm tới mạng sống với mục đích cứu nguy cho Don Bosco. Thêm vào đó, Buzzetti đã tận lực vượt qua những trở ngại thật khó khăn vì tình yêu đối với Don Bosco, nhưng giờ đây ngài đã khuất bóng, và sứ mệnh của thầy kể ra là xong xuôi. Ba năm rưỡi còn lại này chỉ là những ngày dùng để dọn mình chết lành mà thôi »
Cảm thấy sức lực hầu như đã tàn, Buzzetti vui vẻ nhận lời mời đi Lanzo, và linh cảm thấy mình sẽ chết chính nơi mà vị ân nhân của thầy, cha Alasonatti đã thác đi. Trong thời gian này Buzzetti chỉ lo chuyên chăm cầu nguyện mà thôi. Linh hồn thầy rất bình thản và sự bình thản này luôn được biểu lộ cả khi nằm trên gường bệnh cho tới giây phút nhắm mắt từ biệt cõi thế vào ngày 13 tháng 7 năm 1892.
Trung thành triệt để với Don Bosco là đặc điểm mà chúng ta không thể quên được ở nơi thầy. Thêm vào đó thầy còn luôn cám ơn Don Bosco suốt đời và không quên nhắc lại là chính Don Bosco đã kéo thầy ra khỏi cảnh khuôn gạch thợ nề, để rồi đưa thầy về gần với Thiên Chúa
19 – GIUSE DOGLIANI
Rất nhiều thanh thiếu niên này được danh tiếng trong tu hội sẽ không bao giờ lừng danh như thế nếu họ không đến thụ giáo Don Bosco. Don Bosco biết tận dụng hết khả năng của những ai đến với Ngài. Do đó, giờ đây chúng ta đã có những nhạc sĩ trứ danh và những vị truyền giáo vĩ đại trong tu hội chúng ta. Thêm vào đó một vài bộ trưởng danh tiếng của nhiều nước khác nhau cũng đều do tu sĩ chúng ta giáo dục từ nhỏ. Nếu không phải Don Bosco, tất cả những nhạc sĩ và những vị truyền giáo này, chắc chắn chỉ chiếm tới một đời sống bình thường, trái lại, với Don Bosco những người đó đã trở thành những nhân vật của thế giới.
Giuseppe Dogliana là một trong những hội viên Salêdiêng danh tiếng kể trên và tới Nguyện xá để học nghề mộc nhưng lại có khuynh hướng đặc biệt về âm nhạc. Don Bosco nhận biết khả năng đó và giúp cậu mở mang thêm mùi vị âm nhạc, đến nỗi sau này dã thành một nhạc sĩ rất danh tiếng.
Sau khi đọc xong truyện thánh Đaminh Savio, cậu liền quyết định từ giã nơi sinh quán làng Castigliano để tới ở với Don Bosco. Cậu nhập Nguyện xá ngày 15 tháng 4 năm 1864 lúc 15 tuổi. Và đơn sơ đến nỗi cậu nghĩ là tất cả những học sinh sống trong trường này đều hơn kém như Savio. Trái lại, cậu nản lòng khi thấy nó khác xa với tư tưởng đó và cậu định xin về. May mắn thay Don Bosco tới trình bày cho cậu hiểu tình hình, và mời cậu hãy tiếp tục ở lại với Ngài.
Khi Dogliani bắt đầu học âm nhạc, cậu cảm thấy vui, hạnh phúc ở trong việc này. Trong bản phúc trình của Don Bosco giử cho hội đồng giáo dục, chúng ta được biết hội đồng đó có 4 lớp luyện hát với 83 học sinh, được đặt dưới quyền điều khiển của cha Cagliero : 6 lớp bình ca với 161 học sinh do cha Alassonatti chỉ huy, và một lớp nhạc khí với 30 học viên dưới sự hướng dẫn tài giỏi của sư huynh Buzzetti. Tất cả những lớp này đều thực tập vào lúc chiều tối.
Cũng trong những tài liệu khác, chúng ta được biết cứ mỗi chiều tối hằng ngày, vào một giờ đã định, tiếng hát, tiếng nhạc vang dậy khắp mọi nơi trong nhà. Những ca sĩ giỏi hơn đang cố gắng tập những bài khó. Lớp khác được chia từng nhóm và đang lựa mấy âm giai, hoặc ngân nga mấy đôi xướng khúc (antiphona) cùng bài thánh vịnh. Ban kèn đồng đang nhộn nhịp vang lên mấy bản hòa âm và những nhạc công mới bắt đầu tập đang cố gắng rặn tiếng đầu tiên ra khỏi nhạc khí. Thật là một quang cảnh hỗn độn với đủ mọi âm điệu rất khó lòng mà tả nổi.
Ngày đầu tiên Dogliani chỉ đứng nghe và cậu cảm thấy rất khó lòng mà giấu nổi ước ao được phép tham dự vào những tiếng ồn ào này. Thật thế, mùa thu năm ấy, cậu được nhập vào ban kèn và mặc dầu mới chỉ tập được có 2 tháng, cậu đã trở thành một nhận vật nổi bật trong ban kèn. Lúc đầu, cậu chơi kèn Horn, rồi đổi sang chơi kèn Enphonium, và còn tỏ ra rất tài nghệ đến nỗi nhạc trưởng De Vecchi phải sáng tác một bản độc tấu cho cậu. Vào năm 1868, mặc dầu chưa đầy 19 tuổi. Dogliani đã soạn thảo rồi điều khiển ban nhạc rất kết quả. Thật là một niềm vui bao la cho tất cả mọi người trong nhà. Bản March (điệu đi) đầu tiên được Dogliani sáng tác đã làm Don Bosco phải chú ý tới, vì tài âm nhạc họa hiếm nơi cậu. Don Bosco rất khen ngợi và còn yêu cầu Don Cagliero hãy tập đàn dương cầm và dạy cách hòa âm cùng cách sáng tác nhạc cho cậu. Dogliani đã nhảy vọt một bước dài trong âm nhạc, và rất tấn tới dưới sự dạy dỗ của Cagliero, đến nỗi vào năm 1872, cậu thường được mời điều khiển ban hát thay cha Cagliero, thường vắng mặt tại Nguyện xá.
Các học sinh dưới quyền Dogliani đều tỏ lòng rất yêu mến, và mỗi khi cha Cagliero rời đi truyền giáo ở Châu Mỹ, không ai tỏ vẻ bỡ ngỡ khi thấy Dogliani được lãnh chức vụ nhạc trưởng. Ngày lễ Mẹ Phù Hộ năm 1876, Dogliani lại có dịp biểu diễn tài nghệ của mình cho quần chúng. Trước ngày lễ, một số người tỏ ra rất lo ngại cho phần ca hát buổi lễ hôm đó, vì cha Cagliero, người sáng tác một bản nhạc mà trong đó ngài tả lại ngày thắng trận vinh quang ở Lepanto của giáo hữu qua sự trung gian của Mẹ Phù Hộ. Quần chúng đặt tên cho bản nhạc này là : « Chiến trận Lepanto ». Dogliani điều khiển bản nhạc tài tình đến nỗi, nếu người ta chưa biết tác giả của bài này, tức cha Cagliero, đã vượt khơi sang Mỹ Châu chắc chắn người ta không nhận ra là thày Dogliani đang điều khiển ban nhạc đó. Dogliani rất kính trọng Don Bosco và yêu mến Nguyện xá, đến nỗi làn sóng nhạc đời thời đó,không sao lôi cuốn được thầy. Cũng trong thời kỳ này Tu hội chúng ta nhận được Tòa Thánh chấp nhận và đang dần dần được thu hút được nhiều lời ngợi khen của dân chúng. Rất nhiều người bắt đầu xin gia nhập tu hội mới này và Dogliani cũng muốn được làm hội viên Salêdiêng. Thật vậy, sau năm tập Dogliani được khấn lần đầu, rồi khấn tạm và cuối cùng khấn trọn đời năm 1876. Đúng năm ấy là ngày lễ của Palestrine : Tức lễ của Đức Thánh Cha Marcello được ca hát với cả dàn nhạc. Trong dịp này Dogliani đã tỏ rõ tài nghệ và còn có thể đoán trước được thầy sẽ làm gì khi thánh nhạc của Giáo hội được cải cách.
Giờ đây chúng ta cùng nhau xem sự liên lạc giữa Don Bosco và thầy Dogliani sau thời kỳ Don Bosco qua đời. Niềm hạnh phúc độc nhất của thầy là được kể lại những đối thoại tình cha con mà Don Bosco đã dành cho thầy. Rất nhiều người trong chúng ta đã có dịp được hân hạnh nghe Dogliani kể nhiều điều về Don Bosco.
Vào năm 1871, khi Don Bosco lâm bệnh nặng ở Varazze, các học sinh và hội viên đều cố gắng làm sóng gió thiên đàng bằng những lời cầu nguyện để Don Bosco được khỏi bệnh. Trong dịp này, Dogliani có viết gửi cho thầy sư huynh Enria lúc ấy đang săn sóc Don Bosco :
« Này Enria, hễ khi nào thấy Don Bosco dơ đỡ một chút, hãy dâng lên Ngài lời cung chúc tân xuân nồng hậu hộ tôi, hãy nói với ngài là con cáo này không muốn bị Don Boso bỏ quên. Ngài đã làm cho tôi rất nhiều điều ích lợi ».
Dogliani có chiếc áo khoác bằng lông cáo, do đó Don Bosco thường gọi đùa thầy là « con cáo » Dogliani còn tỏ mối ước ao là không để Dogliani quên thầy. Vì Ngài có viết thư thăm vài thầy sư huynh, nhưng lại quên nói đến Dogliani. Do đó, bức thư được viết tiếp :
« …Nhưng chắc chắn Don Bosco luôn nghĩ tới tôi. Hồi xưa mỗi lần viết thư Ngài luôn luôn hỏi đến tên tôi sau tên thầy Baraie, và mỗi lần như thế tôi cảm thấy sung sướng vô cùng. Đó không phải là kiêu ngạo, nhưng chỉ là niềm vui của một đứa con cảm thấy hạnh phúc vì được cha nó yêu mến. Nhưng quái lạ, lần này Don Bosco không nói gì đến tôi, kể cả lời tái bút. Nhưng không sao, tôi biết Don Bosco và Don Bosco biết tôi, như thế là đủ rồi… »
Sau khi tả xong nỗi vui mừng của các học sinh khi nhận được thư từ Varazze đến. Dogliani lại viết tiếp :
« Tôi sẽ không bao giờ ngừng nói về Don Bosco »
Cuối cùng thầy thêm vào :
« xin hãy hôn tay Don Bosco hộ tôi với và hãy nói với ngài là cả đến thằng ranh con này cũng dám cầu nguyện cho Don Bosco và hy vọng ngài sẽ không quên lời tôi nữa”
Khi don Bosco trở về sau kỳ bệnh, ngài lại bắt đầu đối đãi với Dogliani bằng một tình cảm đằm thắm và tin tưởng. Năm 1875, Dogliani có dịp đi với Don Bosco tới nhà ông Tể tước Bianco di Barbania ở Casale. Nhận thấy chiếc xe lửa khắp khởi hành, Don bosco nói nhỏ với Dogliani :
« Chạy nhanh đến ga và mua 2 vé »
« Thưa cha, hạng 1 hay hạng 2/ Dogliani hỏi lại. »
Don Bosco trả lời :
« Hạng III và luôn luôn là hạng III »
Trong chốc lát, Dogliani đã tới, nhưng người chủ ga có quen biết Don Bosco, nên ông ta yêu cầu 2 người lên toa hạng I, và 2 cha con được nghỉ ngơi tiện nghi hơn. Lúc ấy, Don Bosco mới nói đùa với Dogliani
« Con thấy chưa, giả sử chúng ta mua vé hạng II, chắc chắn chúng ta sẽ phải ngồi lại ở hạng II. Trài lại, chúng ta đã mua vé hạng III nhưng lại được hành trình ở hạng I »
Trong dịp khác, đang lúc hành trình với Don Bosco. Dogliani lỡ tay làm mất chiếc cặp của Don Bosco. Nhận thấy Dogliani buồn rầu và bối rối, và chỉ trong chốc lát ngài liền hiểu lý do rồi vội an ủi :
« Đừng bận tâm, cha chỉ buồn mấy tờ giấy thôi, nhưng đừng bận tâm nữa ».
Vừa dứt lời, một người chạy đến trao chiếc cặp cho Don Bosco, Dogliani được an ủi hết tả nổi.
Ngoài chức vụ nhạc trưởng. Dogliani còn phải hầu bàn cơm cho các bề trên. Một hôm Don Bosco vào nhà cơm trễ, vì phải giải tội cho rất nhiều học sinh. Ông bếp mang lên một đĩa súp nguội cho Don Bosco. Thấy thế Dogliani vội nói :
« Như thế mà đưa cho Don Bosco. »
Từ góc bếp ông ta vội đáp lại :
« Don Bosco cũng chỉ như người khác »
Dogliani buồn rầu đưa đĩa súp cho Don Bosco rồi đi về phía sau, không nói một lời. Nhưng có một thầy tư giáo có mặt lúc đó đã kể lại cho Don Bosco biết lời đối đáp của người bếp. Don Bosco vẫn giữ được bình tĩnh, ngài khiêm nhường nói:
“Ông ta có lý, thật đúng như vậy”
Chiều kia, cùng với mấy vị khách đặc biệt. Don Bosco vào bàn ăn thấy khăn bàn quá bẩn thỉu, ngài bèn quở trách Dogliani, vì đó là dấu hiệu thiếu kính trọng những vị thượng khách này. Hôm ấy Dogliani quá buồn tủi và ngay chiều tối, thầy ngồi viết cho Don Bosco một bức thư, trong đó thầy kẻ nhiều điều và còn cho biết đây là lần đầu tiên thầy thấy ngài cáu như thế. Don Bosco tự hạ mình xuống bằng cách đọc bức thư đó trong ban hội đồng nhà. Sau đó Don Bosco gặp lại Dogliani, ngài liền chặn lại, tay nắm tay, ngài âu yếm và vui vẻ nhắc lại câu nói của ông bếp:
“Con không biết Don Bosco cũng như những người khác trong nhà này sao?”
Đây là một bức thư khác do Don Bosco gởi cho Dogliani, nhưng ngày tháng của nó không được biết rõ. Tuy thế, vào lúc tuổi già, Dogliani cho biết là bức thư đó từ Roma gởi tới, vào khoảng giữa năm 1875 và 1876. Kỳ ấy Dogliani có vài chuyện hiểu lầm với người khác, nhưng vài ngày đã qua mà thầy vẫn chưa giải quyết vấn đề. Cuối cùng Dogliani đã đi làm hòa với hội viên đó rồi viết một lá thư cho Don Bosco để kể câu chuyện vừa qua. Xem xong bức thư, Don Bosco trả lời:
“Khá lắm, Dogliani thân mến, cha nhận được thư con với đầy vui vẻ, giờ đây con hãy tự thánh hóa con và những người khác. Xin Chúa ban phép lành cho con, và hãy luôn cầu nguyện cho người bạn yêu dấu nhất của con trong Chúa Giêsu linh mục Giovanni Bosco”
Trong phần tái bút, Don Bosco thêm:
“Xin chuyển lời chào đặc biệt tới hiệp sĩ Deiazza, hầu tước Barnive và thi sĩ Cottine”
Cũng nên biết Cottino là một nhân công trong nguyện xá và thường hay làm thơ. Chúng ta đã thấy Don Bosco thường dùng những danh hiệu để gọi các sư huynh của ngài.
Không có điều gì được phép làm trong nguyện xá, nếu không có sự ưng thuận của Don Bosco. Thật vậy, vào tháng 4 năm 1876 Dogliani muốn xuất bản 2 tác phẩm mới sáng tác, do đó cha Lazzero, phó giám đốc, viết một bức thư gởi cho Don Bosco hiện đang ở Roma, và được ngài trả lời vào ngày 14:
“Được lắm hãy cho phép Dogliani xuất bản bài Tantum ergo và bài Dolka, nhưng với điều kiện là Dogliani phải tốt như Barale”
Barale giữ chức vụ giám đốc thư viện kèm thêm bổn phận xem xét các bài xuất bản.
Vài năm nay, Don Bosco không được hài lòng với những buổi da hội. Những bài được chọn và cả đến cách trình diễn như thế thường đòi hỏi trang phục đắt tiền và còn loại bỏ những bài học luân lý. Thêm vào đó thời khóa biểu luôn bị thay đổi, các diễn viên phải ăn cơm tối sau khi trình diễn, và những nhân vật Salêdiêng có đủ khả năng để điều khiển đều vắng mặt, do đó, nó gây ra nhiều điều phiền phức. Năm 1876, Don Bosco gọi 2 thầy sư huynh Barale và để đi dạo với ngài. Nhân dịp này, ngài nói:
“Kỳ này, những buổi dạ hội không được điều khiển đàng hoàng như ý cha muốn nữa. Cho nên,cha quyết định để hai đứa chúng con tổ chức và điều khiển tất cả những buổi trình diễn. Cha muốn thấy những buổi trình diễn đơn sơ nhưng chứa đầy những lời khuyên bảo, và điều quan trọng hơn hết là luôn báo cho cha biết những điều sẽ được đọc nên hay cách trình diễn”.
Cả hai thầy sư huynh này cố gắng làm theo lời chỉ dẫn của Don Bosco, mặc dầu phải va chạm với nhiều khó khăn. Trong năm ấy có vở bi kịch: “Người nghèo xứ Pari” do Don Bosco gạch bỏ mặc dầu đã phân vai rồi. Khi những bi kịch được mang vào nguyện xá, từ La Mã, Don Bosco gửi thư về cho cha Rua:
“Hãy cẩn thận giữ gìn kịch trường và hãy yêu cầu cha Lazzero kiểm soát mà không mang theo mục đích Barale và Dogliani sẽ là những tay đắc lực để giúp cha trong việc này”
Đối với cha Rua, dù một ước muốn của Don Bosco cũng đều coi là lệnh truyền, do đó, ngài yêu cầu hai thầy sư huynh thi hành công việc như cha thánh muốn.
Trong thời kỳ Don Rua và Don Albera giữ chức Bề trên Cả, những buổi dạ hội vào ngày 24-6 hằng năm đều được long trọng hóa bằng cách trình diễn mấy tác phẩm do Dogliani biên soạn. Thường thường cha Lemoyn góp lời và Dogliani soạn nhạc. Vào năm 1879, Dogliani được thán phục vượt quá sự mong đợi vì nhờ vào mấy lời thánh ca do cha Lemoyne biên soạn mà Dogliani có thể sáng tác những bài tuyệt hay và những ca sĩ của thầy cũng hát thật tuyệt.
Tan buổi dạ hội, vào giờ cơm tối hôm ấy, Dogliani vẫn phục vụ bàn các bề trên như thường lệ. Sau khi cộng thể đã ra khỏi nhà cơm. Dogliani đến hôn tay Don Bosco, và định lui ra như những người khác, nhưng thầy bị Don Bosco nắm tay kéo lại và mời thầy ngồi lại với ngài. Đúng lúc ấy, người ta mang café đến cho Don Bosco, và cứ mỗi lần dùng café như thế, tức là Don Bosco đang bị nhức đầu. chỉ vào 2 tách café, Don Bosco nói:
“Đây, Dogliani, con cũng nên dùng một ly với cha”
Dongliani nhìn vào cha Cagliero đang đứng cạnh đó như muốn nói là chỉ có ngài mới xứng đáng được vinh dự uống ly Café đó. Tuy nhiên, Don Bosco vẫn cầm lấy một ly đặt vào tay Dogliani và hai cha con cùng uống một cách vui vẻ. Uống xong, Dogliani đứng dậy cám ơn rồi lui bước. Mãi đến năm 1930, thầy sư huynh tốt lành này vẫn không sao tả hết được tấm lòng tốt của Don Bosco mà lại không nghẹn ngào rơi lệ.
Người ta tin rằng Don Bosco là người đi trước trong vấn đề tổ chức các lớp âm nhạc. Vì thế, ca đoàn và ban kèn của nguyện xá luôn luôn được mời đi tham dự các buổi lễ quan trọng. những thiệp mời nhận được đều chứa đầy bàn. Chúng tôi chỉ kể những dịp cuối cùng: chẳng hạn ngày làm phép Đền thờ Chúa Giêsu ở La Mã tháng 5 năm 1887.
Như đã quyết định, buổi lễ này không chỉ là dịp bày tỏ đức tin mà cả đến các tổ chức bên ngoài cũng phải được cổ võ và làm hài lòng dân chúng. Do đó, âm nhạc trong dịp này phải xứng đáng với ngày lễ bất diệt đó. Đây là dịp hiếm có để những học sinh yêu mến Don Bosco được thành lập một hội hát đặc biệt cho ngày lễ đó. Ca đoàn này mang tên là “Schola cantorium” được đặt dưới quyền diều khiển của thầy Dogliani đã ca lên những bài thật hay và có giá trị thật tuyệt hảo.
Dịp khác, Don Bosco còn cho phép ca đoàn đi tham dự ngày kỷ niệm ba năm phong thánh cho bà “Catherina Fieschi Adorno”. Trên đường đi La Mã, ca đoàn đã dừng chân ở Genova, và những tiếng hát của các ca sĩ này được coi như phần dạo đầu của buổi lễ sắp được cử hành tại La Mã. Ca đoàn tới La Mã ngày 5 tháng 5, và buổi lễ ấy kéo dài thêm ba ngày. Tiếng hát véo von của ca đoàn đã thu hút được sự chú ý của quần chúng trong thành phố và của những người tới tham dự lễ. Tất cả đều tỏ một lòng khen ngợi và thán phục toán ca sĩ này. Trên nhật báo Cittadino ra ngày 9 người ta đọc thấy hàng chữ sau đây:
“Nhạc trưởng Dogliani cũng là đứa con của Don Bosco, thầy đã điều khiển ca đoàn,và công lao dành cho những ca sĩ phải được kể trước, còn đa số phần còn lại sẽ dành cho người dậy và người điều khiển”
Tại La Mã, ca đoàn đã hát những bài lễ và những tácphẩm của những tác giả thời Cổ. Dân chúng khen ngợi cả bài hát lẫn người hát. Điều đập vào trí óc của dân thành phố bất diệt La Mã là tài nghệ của Dogliani đã tới mức hoàn hảo trong việc điều kiển ca đoàn toàn là trẻ em. Những trẻ em ngây thơ này đã ẩn núp dưới danh hiệu ca đoàn để mang ích lợi cho dân chúng qua hạnh kiểm của chúng.
Trong cuộc tiếp kiến dành riêng cho ca đoàn này. Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã hết lời khen ngợi Dogliani tuy trẻ nhưng có đủ khả năng làm nhiều chuyện phi thường trong thế giới âm nhạc.
Tại thủ đô Giáo hội Công Giáo trên trần. Dogliani đã ghi được nhiều ấn tượng tốt đẹp nơi những nhạc sĩ bảo thủ luôn phản đối công việc canh tân giáo nhạc. Đây là một cơ hội để Dogliani có dịp hiểu biết thêm về sự cần thiết của việc canh tân giáo nhạc đã bắt đầu 30 năm trước kia với huấn dụ Motu proprio của Đức Pio X được ban ra để vất bỏ tất cả những phần nhạc thiếu cung kính trong thánh đường. Hòa âm cổ điển và thánh nhạc bình ca sẽ là đối tượng của giáo nhạc.
Không cần nói nhiều, Dogliani thường dẫn ca đoàn đi hát ở vài thành phố để cổ võ dân chúng yêu mến giáo hội và tân nhạc. Ban đầu rất ít người có thể thưởng thức được những bài hát lễ không cần nhạc khí phụ họa. Do đó người ta thường khinh chê Dogliani. Thầy cố gắng cam chịu cảnh khinh dễ này, nhưng sau ít lâu, nhạc này bắt đầu phổ thông và được dân chúng rất ưa thích.
Sau bao lần biểu diễn ở La Mã một tháng trời, lễ quan thầy Don Bosco được cử hành lần cuối cùng tại Nguyện Xá. Trong dịp này Dogliani tổ chức ca lại bài đã hát vào năm 1849. Nhưng lần này, tức năm 1887, bài đó được Dogliani sáng tác thêm bằng cách cứ sau 4 câu, ca đoàn sẽ lập lại phần mang ý nghĩa phong phú, cao đẹp của bài hát:
“Adiamo compagni,
Don Bosco ci aspetta.
La gioia perfetta,
Si desta nel Cuor »…
Sau khi Don Bosco qua đời cha Rua ước ao ban kèn của nguyện xá phải được tổ chức lại hoàn hảo hơn, vì đã thừa biết tài năng của Dogliani, ngài quyết định trao phó bổn phận này cho thầy. Với tài khéo léo, Dogliani đã mua thêm được một số nhạc khí mới và ban kèn càng ngày càng tiến triển.
Tới đây chúng ta lại càng phải thán phục Dogliani vì những giờ hoạt động như thế trong một nhà Salêdiêng không phải là dễ. Thời giờ rất eo hẹp, tuy nhiên thầy đã cố gắng tổ chức rất hoàn hảo. Vào năm 1896, trong dịp Đại hội âm nhạc mở tại Lurea, ban kèn của Dogliani đã chiếm giải nhất. Sau khi đủ trọn 25 năm điều khiển ban kèn, một lễ long trọng được tổ chức và hàng ngàn cựu học sinh tới vây quanh thầy cũ để tỏ lòng tri ân vô bờ bến…
Vào năm 1900, các tu sĩ Salêdiêng ở Mỹ Châu có tổ chức lễ ngân khánh kỷ niệm ngày đặt chân tới đất truyền giáo này. Các hội viên đó đều đồng thanh yêu cầu cha Rua gởi thầy Dogliani trong dịp lễ này. Cha Rua vui vẻ chấp nhận lời đề nghị. Tại Mỹ Châu, Dogliani rất bận rộn, vì thầy phải đảm nhận tập hát, tập kèn để sửa soạn cho ngày lễ. Tác phẩm « La Passione » do Perosi sáng tác được Dogliani điều khiển và mọi người hài lòng, ngoài ra Dogliani cũng tỏ lòng khen ngợi 3 chiếc phong cầm mới mang hiệu Bernal của Argentina, Las, Piedras của Uruguay với chiếc sáo của Ba Tây. Cũng trong thời gian này, cha Vespignani, bề trên tỉnh của tỉnh dòng Buenos Aires có mời thầy tới để huấn luyện cho 5 người nhạc trưởng và dạy âm nhạc cho trường PioIX ở Almagio. Thầy còn chủ tọa buổi họp mặt của các nhạc trưởng ở Bernal, rồi chỉ bảo sơ qua cho họ về âm nhạc, nhất là về thánh nhạc bình ca. Ngày 7 tháng 3 năm 1901, Dogliani viết một bức thư cho cha Cagliro và nói :
« …Con rất sung sướng vì đã làm được vài điều để đáp lai tình huynh đệ bác ái bất diệt mà con đã nhận được ở khắp nơi trên đất Mỹ Châu »
Lại một lần nữa, nguyện xá của Don Bosco được ủy thác vấn đề âm nhạc trong ngày lễ mồ vĩ đại của vua Umberto. Ca đoàn sẽ phải hát tại nhà thờ chính tòa ở Torino, rồi tại đền thờ thánh Mauritius trước sự hiện diện của hoàng tộc, hàng quý tộc và các vị bộ trưởng
Của thành phố Torino. Ngày lẽ kết thúc, quần chúng tỏ vẻ rất hài lòng, và sau đó ít lâu, tân hoàng đế đã tặng cho Dogliani huy chương hiệp sĩ triều thiên thánh giá của nước Ý. Nhưng lúc ấy, Dogliani hiện đang ở Mỹ Châu, cha Rua vội gởi huy chương Thánh giá danh dự này cho cha bề trên tỉnh ở đó và yêu cầu ngài hãy mở dạ hội long trọng để chúc mừng thầy Dogliani. Cùng lúc đó, cha Alberta, Tổng Giám tỉnh hiện đang viếng các nhà ở đó, cầm lấy bức thư và đọc tại Buenos Aires dưới sự hiện diện của các học sinh. Tất cả đều trố mắt tỏ lòng ngưỡng mộ. Trong dịp này, cha Albera đã bày tỏ ý muốn là các tác phẩm của Dogliani về ca đoàn và cả về ban kèn phải được ghi nhớ và hòa tấu trong các trường Salêdiêng. Trước ngày lên đường trở về Ý, ngày 14, thầy còn gởi cho cha Cagliero một bức thơ :
« …Thật là một cảnh tuyệt đẹp và cảm động, nhưng có điều lầm lẫn, đó là ngày chúc mừng con…Khi về tới Torino, con sẽ bắt tay vào việc như cũ, và sẽ ca tụng đồng thời còn suy niệm về những sự lạ kỳ mà Thiên Chúa đã làm cho con cái Don Bosco… »
Trong thời gian ở Mỹ Châu, các hội viên ở đó đã cung cấp mọi điều thuận tiện để Doliani có dịp thăm viếng các học viên, thầy còn được may mắn tới thăm Viedma ở trung tâm Patagonia, nơi mà Đức Cha Cagliero đặt tòa Giám mục của ngài.
Năm 1903, ngày lễ dâng kính triều thiên Đức Mẹ Phù Hộ, thật là một ngày khải hoàn của Dogliani. Hôm ấy, tiếng hát du dương trầm bổng của ca đoàn gồm 250 ca sĩ tí hon do Dogliani điều khiển vang lên thánh thót khắp cả đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ. Tờ Avvenire một trong những tờ báo dành riêng về âm nhạc, trong số đề ngày 18-5-1903, chúng ta đọc thấy hàng chữ :
« Những ai yêu mến Thánh nhạc và nhạc của Vecchiotta chắc chắn đã có dịp đến đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu Torino để xem cảnh hớn hở cảm động của dân chúng khi thả hồn nghe ca đoàn của Don Bosco dưới sự điều khiển tài giỏi của Thầy Dogliani »
Cũng trong dịp này, bài Corona Aurea, kiệt tác của Dogliani đã được du dương vang lên. Chính bản này đã tỏ rõ tài nghệ âm nhạc của Dogliani sẽ cao đến mức nào, nếu thầy không phải bận rộn với trăm nghìn bổn phận khác.
Đến năm 1914, thầy gia nhập nguyện xá được 50 năm, nhân dịp này các cựu học viên của thầy có quyết định tổ chức ngày ghi ơn đặc biệt dành riêng cho thầy Dogliani. Cha Albera, sau này làm bề trên cả đã ưng chuẩn ý kiến do các cựu học viên đề nghị, và ngày 5-5 ngài viết cho Dogliani :
« Cha đã sung sướng chấp nhận lời đề nghị của các cựu học viên của chúng ta. Cha cũng còn là một chứng nhân của những công việc không biết mệt nhọc của con, kèm theo với những phương thế và lòng trung thành với bổn phận của con sau bao nhiêu năm nay. Lòng ân cần lo lắng của con trong những công việc đó đã tăng thêm uy tín cho ca đoàn của nguyện xá, và do đó, đã mang lại nhiều vinh dự cho tu hội của chúng ta »
Tới đây quý vị độc giả chắc chắn thừa biết những điều được viết từ đầu đến giờ chỉ là những điều nhỏ bé rút ra từ những công việc vĩ đại và đời sống của thầy Dogliani do đó cha chưa dám dứt lời tả nốt tiểu sử của thầy. Tuy nhiên, khi được ngừng bút, cha phải nói đôi điều về hai đặc điểm của thầy Dogliani :
Đặc điểm thứ nhất là tài giảng dạy, và bây giờ cha xin nhường lời để cha Caviglia, một trong những học sinh của Dogliani viết vào công báo Salêdiêng tháng 12 năm 1934.
« Chính Dogliani đã thay đổi hoàn toàn các lớp nhạc của nguyện xá. Thầy thừa biết cách tập dượt nhiều bè khác nhau, và còn biết cách sửa soạn những bài hát lễ cho ca đoàn gồm 400 người. Trong đó có khoảng 2 đến 300 đều là những ca sĩ tí hon. Mỗi khi chúng ta nghĩ đến những lần đưa nhạc cổ điển vào Giáo hội, thầy đều chiếm được lòng thán phục và khen ngợi vì lối hát, mặc dầu con số các ca sĩ trong ca đoàn rất đông, và lúc ấy chúng ta mới hình dung được khái niệm giáo sư Salêdiêng nơi thầy Dogliani. Những thành công vẻ vang như thế đều do tinh thần cầu nguyện liên lỉ của thầy và thầy luôn dâng những vinh dự đó cho Mẹ Phù Hộ »
Đặc điểm thứ hai đó là phương pháp Salêdiêng được thầy áp dụng nơi các học sinh. Đối với Dogliani , lớp học không phải chỉ là phương tiện để giảng dậy, nhưng còn là một phương tiện hoàn hảo để giáo dục. Do đó, thầy giữ kỷ luật và trật tự trong lớp học rất nghiêm túc.
Làm thế nào thầy có thể điều khiển được như thế ? Chính là lòng nhẫn nại với các học sinh : luôn sửa bảo và cổ võ chúng. Dogliani còn theo dõi các học sinh của mình cả khi ở ngoài lớp học. Trong những giờ giải trí, chúng thường vây quanh thầy để trò chuyện và thầy lợi dụng những cơ hội đó để sửa bảo các em khi cần thiết.
Chính thầy đàm thoại với chúng như bản thân. Do đó các học sinh luôn ghi nhớ những lời thầy nói. Lòng ân cần kèm theo cách cho lời khuyên đúng lúc đã giúp các học sinh rất nhiều trong quyết định chọn lựa ơn gọi. Kết quả của những việc thầy làm thật sâu đậm, nhiều năm sau các học sinh của Dogliani không những chỉ sung sướng nhớ tới thầy mà còn hết lòng kính trọng, và sẵn sàng nghe lời thầy khuyên bảo.
Dogliani đã làm việc rất nhiều, nhiều hơn là những điều chúng ta đã đọc. Giờ đây, mỗi ngày thầy một thêm già yếu. Năm 1930, thầy cảm thấy đây là lúc cần nghỉ ngơi đôi chút vì những ngón tay không còn dễ dàng di chuyển trên đại phong cầm nữa, và thỉnh thoảng tai thầy không còn đủ khả năng để phân biệt rõ ràng các âm điệu.
Năm nay thầy đã ngoài 80 tuổi, và nguồn sinh lực bắt đầu cạn dần. Thầy cảm thấy đây là lúc nên trao bổn phận của mình cho người khác. Tất cả những ngoại cảnh này đã tăng thêm nỗi buồn rầu nơi thầy. Dần dần thầy vắng bóng nơi cộng thể, và cuối cùng người ta chỉ còn thấy thầy lúc vào bàn cơm như mọi người khác, hoặc tới nhà thờ để làm những việc đạo đức. Dogliani rất thánh thiện và rất xứng đáng mang danh con của cha Thánh Don Bosco. Với số tuổi đó, thầy đi thật là chậm và luôn mặc quần áo đen, những lúc ấy trông thầy thật nghiêm trang và chỉ mỉm cười mỗi khi có ai chào.
Chỉ cần một điểm rất nhỏ cũng đủ giúp ta nhận biết tinh thần của 2 hội viên. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1933, một năm trước khi qua đời. Dogliani viết lá thư cho cha Giám đốc của thầy :
« Vì thiếu suy nghĩ, hôm qua con đã bỏ không đến nghe bài huấn từ của cha. Xin lỗi cha vì khuyết điểm không chủ ý này, ngoài ra con đã hỏi một hội viên khác được nghe nhiều điều quan trọng của bài huấn từ »
Đáng buồn cho Dogliani ! Sau nhiều năm phục vụ cho nguyện xá và được hưởng nhiều ca ngợi của mọi người. Nhưng giờ đây, thầy chỉ gặp được vài người biết về thầy. Dogliani cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi. Nhưng những tư tưởng về người cha hiền Don Bosco đã phấn khởi tinh thần của thầy. Dogliani còn cảm thấy hình như nhìn và nghe thấy tiếng người cha hiền đó đang gọi thầy từ trời cao, và cũng chính từ chỗ đó người cha hiền này vẫn luôn nói chuyện với thầy qua cuộc sống.
Tất cả những ai, kể cả tác giả cuốn sách này, được may mắn trò chuyện với Dogliani trong những ngày đó. Chắc chắn rằng họ phải quả quyết rằng thầy không ca thán một điều gì, ngoài sự nóng lòng được mau chóng gặp lại cha Bosco yêu quý. Lòng ước ao này càng ngày càng mãnh liệt và nóng bỏng hơn đặc biệt trong niềm vui sướng khi thầy tham dự ngày phong thánh cho Don Bosco.
Thình lình một cơn bệnh ngắn ngủi ập đến, bó buộc Dogliani phải lãnh nhận phép thánh cuối cùng với đầy lòng sốt sắng và yêu mến, để rồi ra đi mãi mãi vào ngày 27 tháng 10 năm 1935, 7 tháng sau ngày phong thánh cho Don Bosco, thầy thọ 85 tuổi với 67 năm mang danh hiệu tu sĩ Salêdiêng.
Cái chết của Dogliani đã gây buồn sầu cho mọi người và chắc chắn sẽ không có hội viên nào quên thầy một cách dễ dàng được, Dogliani rất thân thuộc mật thiết với các truyền thống của cha chúng ta. Tên Dogliani sẽ luôn luôn được ghi nhớ và các tu sĩ Salêdiêng sẽ coi thầy như một vinh dự lớn lao cho tu hội Salêdiêng
20 – GIUSE GAMBINO
Thánh Phanxico Salesio thường nói:
“Thỉnh thoảng Chúa ưa dùng những phương tiện phi thường để gọi một người vào bậc tu trì”
Đó là trường hợp thầy Gambino. Sinh trưởng ở Poirino, bé Gambino thực là một đứa trẻ tốt, nhưng chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ có một tương lai sáng lạn. Cậu sớm nhận thấy rằng mình mọc bướu sau lưng. Tuy không nói về điều ấy, nhưng cậu đã suy nghĩ nhiều và quyết định từ bỏ thế gian để theo đuổi đời sống tu trì.
Đến năm 30 tuổi, Gambino mới thực hiện được niềm mơ ước của mình. Ở Poirino danh tiếng của Don Bosco nổi như cồn. Từ năm 1885, ngài vẫn thường tới đây giảng và phân phát tờ “Nguyệt san Công giáo”. Đọc những bài báo ấy, Gambino thấy lòng đầy thiện cảm với tác giả. Năm 1877, tới nguyện xá, Gambino quyết định dứt khoát theo chân Don Bosco.
Đúng thời gian đó Don Bosco cần một người kiểu Gambino với một ý chí sắt đá và tài năng dồi dào thích hợp cho công việc báo chí tại nhà in Salêdiêng. Việc này đòi hỏi một người có khả năng, vì càng ngày cơ sở ấn hành càng thêm phát triển . Tờ “Nguyệt san Công Giáo” thu hút nhiều độc giả, và việc phát hành trở thành công việc quan trọng. Bằng ấy cái đòi hỏi một người có khả năng đủ để cáng đáng và sắp xếp công việc tiến hành cho có thứ tự. Gambino được trao cho có trách nhiệm quan trọng này. Chăm chỉ, cẩn thận, Gambino đưa hết tài lực ra làm việc và sớm sửa chữa được mọi sự thiếu trật tự và bất tiện cho công việc.
Don Bosco rất hài lòng, đồng thời trao cho Gambino nhiều việc quan trọng khác. Năm 1876 hội cộng tác viên Salêdiêng được chính thức công nhận, và một năm sau, hội đã có một tờ báo phát hành hàng tháng. Từ nay có tên là “Hội san Salêdiêng”.
Khi được Don Bosco trao trách nhiệm, Gambino hoàn thành phần lớn công việc trong cuộc ấn hành mới này. Năm 1891. Don Rua đặt thầy lên chức chủ nhiệm. Thầy tức tốc gởi đại diện lo việc tới thẩm quyền hỏa xa, bưu chính và các nhà xuất bản để tạp chí Salêdiêng được gởi đi khắp nơi. Cũng vì vậy, Gambino được gọi là: “Cánh tay phải” của Don Bosco.
Gambino là một sư huynh đắc lực không chỉ thúc kẻ khác làm việc, đôi khi chính thầy còn chuyển những gói đồ của bưu điện hoặc đi thăm vài đại lý bán sách mà thầy đã nhận hay đặt hàng.
Gambino tiếp tục chức vụ này gần 40 năm. Công cuộc mang lại cho thầy nhiều đau đớn, và những năm cuối đời quả là một cuộc tử đạo. Công việc đòi hỏi nơi thầy nhiều đức tính phi thường. Sức khỏe giảm sút bởi công việc nặng nhọc, bởi mất ngủ về đêm và sự kiệt sức ban ngày. Nhưng ý chí thầy thực mạnh, kèm với một tâm hồn quảng đại ở nơi con người vĩ đại ấy cùng với lòng sốt sắng đạo hạnh vô bờ đã giúp thầy dễ dàng vượt thắng những khó khăn do thể chất yếu ớt của thầy gây ra.
Các Chúa Nhật và ngày lễ, thay vì nghỉ ngơi dưỡng sức, thầy lại hoạt động ở Nguyện xá trọn ngày. Thầy ưa dậy giáo lý cho các em bé ở Valdocco. Các chú mến thầy lắm! Thầy theo dõi hộ trực các trẻ, cả trong sân chơi. Năm 1891, cha Rua mở một Nguyện xá mới ở Martinetto để dâng kính thánh Augustino, Gambino tự nguyện giúp cha Giám đốc. Không Chúa Nhật nào thầy vắng mặt. Ở đó thầy làm mọi sự để giúp việc tông đồ, kể cả những việc hèn hạ và khiêm nhường nhất.
Qua tất cả những hoạt động này, người sư huynh theo kiểu mẫu trong tim Don Bosco dần dần thành hình, sống động với mọi nhân đức, không càm ràm, không than vãn, không một dấu ước đổi chức vụ mình. Đấng Thánh đã làm thầy đầy nghị lực bằng cách tạo trong thầy một tâm hồn đạo đức thực sự, và sau lần khấn trọn đời năm 1880, thầy đem hết mọi nghị lực và tài năng thực hiện bất cứ điều gì cha mình ước muốn.
Thầy là người tu sĩ rất lý tưởng, lý tưởng ngay từ lúc bước vào cửa tu viện cho tới khi lìa đời: hôm ấy là ngày 18 tháng 2 năm 1919. Thầy hưởng thọ 71 tuổi.
21 – GIUSEPPE ROSSI
Chúng ta phải ngạc nhiên khi thấy những tu sĩ Salêdiêng đầu tiên rất trìu mến Don Bosco và nguyện xá. Vào thời đó chắc chắn họ không được an hưởng tiện nghi như ngày nay, tuy nhiên, họ vẫn vui vẻ và sẵn sàng ở lại trong nguyện xá giữa cảnh thiếu thốn với nghìn nỗi khó khăn.
Thầy Giuse Rossi là một trong những người kể trên. Thường thường thầy phải vắng mặt vì ích lợi cho tu hội và cho nhà trường. Do đó, nỗi buồn độc nhất của thầy là phải luôn xa cách nguyện xá vì bổn phận. Giống như Buzzetti, thầy cũng trìu mến Don Bosco hết lòng. Hiện chúng ta có rất nhiều sự kiện để chứng minh những điều kể trên.
Trong lúc say mê đọc cuốn sách “Người bạn của thiếu niên”, cậu Rossi ước ao được gặp tác giả của cuốn sách này. Thật thế, mong ước này đã thành sự thật vào ngày 20 tháng 10 năm 1859, lúc đó câu được 24 tuổi. Rossi kể lại cuộc nói chuyện đó như sau:
“Được gặp cha Bosco lần đầu tiên, điệu bộ nhã nhặn kèm theo tấm lòng phụ tử của Ngài đã in sâu vào lòng tôi. Ngài tiếp đón tôi với một mối tình đằm thắm, đến nỗi ngay từ giây phút ấy, tôi đã tỏ dấu rất yêu mến ngài”
Tới đây chúng ta cũng nên nhớ là sau dịp này một ít lâu, tu hội Salêdiêng mới bắt đầu thành lập một hội đồng bề trên đầu tiên để bàn về vấn đề tiếp nhận cậu thiếu niên này vào tu hội. sau đây là bản tường trình đề ngày 2 tháng 2 năm 1860:
“Ban Thượng Cố Vấn của Tu Hội Thánh Phanxico Salesio họp tại phòng cha Giám đốc để nhận anh Giuseppe Rossi. Sau khi xin ơn của Thánh Linh, ban cố vấn bắt đầu bỏ phiếu. Ứng sinh này đã nhận được đủ phiếu thuận, do đó anh được nhận vào tu hội Salêdiêng”
Bản tường trình trên có nghĩa là cậu được nhận vào tập viện. Ngày 19 tháng 9 năm 1864 Rossi tuyên khấn lần đầu vào ngày 25 tháng 9 năm 1868 thầy được phép khấn trọn đời. Rossi tỏ vẻ rất sung sướng được lệ thuộc hoàn toàn và mãi mãi cho Don Bosco.
Trong thời gian này với vẻ kiên nhẫn. Don Bosco chỉ dẫn cho Rossi những công việc thường xuyên trong trường rồi dần dần dạy bảo cách đối phó với những vấn đề khác nhau nơi Nguyện Xá. Sau đó ngài cử thầy coi sóc kho vải, quần áo… tuy thế, công việc này không phải là dễ dàng. Thêm vào đó, thầy phải trông coi cả phòng Don Bosco. Rossi đã chu toàn bổn phận mình hết mực. Ít lâu sau Don Bosco có ý định cắt cử các thầy sư huynh đi coi các xưởng thợ và lẽ dĩ nhiên thầy Rossi cũng chịu trách nhiệm một xưởng. Với chức vụ mới này, thầy tìm hết cách để giúp các nghiệp sinh học hành chăm chỉ và lớn lên trong tinh thần của một giáo hữu tốt. Don Bosco thường cắt cử thầy ra phố, những công việc thường xuyên và ngài nhận thấy thầy Rossi có đủ khả năng giữ chức quản lý. Thêm vào đó, con số học sinh càng ngày càng tăng, Do đó, Don Bosco rất cần một chỉ tiêu viên khôn ngoan. Don Bosco mới có ý định mời thầy nhưng thầy đã vui lòng nhận ngay, lúc đó thầy đã 34 tuổi. Rồi đây Don Bosco lại xây thêm một nhà kho để phân phát các dụng cụ cần thiết cho xưởng thợ mỗi năm, như thế, một người khôn ngoan rất cần để điều khiển và mua đồ mỗi khi cần; cha Bosco cũng lại trao phó nốt cho thầy. Bây giờ Rossi thật là bận rộn, nhưng thầy cố gắng hết mức để vâng theo lời chỉ giáo của Don Bosco. Đáp lại Don Bosco tỏ lòng rất tin tưởng vào thầy, và đôi khi ngài cũng cử thầy đi giàn xếp những món hàng với một số tiền đáng kể.
Ngoài ra chúng ta không thể kể được 2 cuộc hành trình trong và ngoài nước do thầy chịu trách nhiệm với mục đích giúp cho tu hội. Đôi khi thầy cũng phải chu toàn những sứ mệnh rất bí mật mà chỉ có Don Bosco và cha Rua biết. Chúng ta cũng rất tiếc vì những người cùng chung sống với thầy đều đã ra đi, do đó chúng ta không được may mắn biết những công việc ích lợi cho tu hội trong những cuộc hành trình kể trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng hài lòng một phần nào khi được biết những gương mẫu của thầy trong những cuộc hành trình lâu dài.
Hai điểm đặc sắc nhất trong các cuộc hành trình đó là tinh thần khó khăn được giữ gìn rất nhiệm nhặt. Một số người biết thầy đã quả quyết:
“Thầy Rossi ra một luật rất nghiêm khắc là không bao giờ có thêm một vật gì ngoài những đồ có nơi Nguyện Xá”
Điểm đặc sắc thứ hai đó là lòng trung thành tuyệt đối với những việc đạo đức
Thật vậy, thầy Rossi đã làm cho cả ban cố vấn phải thán phục vì sự kiện sau đây:
Một hôm về trễ, trời đã tối, việc đầu tiên của thầy là vào nhà thờ dọn mình để xin chịu lễ. Sau đó thầy đi uống một tách café, rồi lại vào nhà thờ và bắt đầu chu toàn nửa giờ nguyện ngắm.
Don Bosco đối đãi với thầy rất thân mật nhưng đầy lòng thán phục và đôi khi ngài thường gọi thầy là “Bá tước”. Thật thế, nhìn thấy tư cách của thầy Rossi người ta dễ dàng cho thấy là một ông bá tước. Thỉnh thoảng Don Bosco gọi thầy với tước hiệu như thế, mục đích là dành cho thầy một chỗ danh dự trong những cuộc họp mặt, còn trong những dịp khác là để cổ võ hoặc làm tiêu tan những nỗi buồn nơi thầy. Một hôm thấy gương mặt của Rossi có vẻ khó chịu. Don Bosco liền nói với những người đứng chung quanh thầy:
“Đây là Bá Tước Rossi, người bạn quý nhất của Don Bosco”
Thầy Rossi cho là mình nói chơi, nên ngài lại tiếp:
“Chắc con nghĩ là cha giỡn chơi, nhưng chắc chắn con cảm thấy hài lòng hơn khi cha gọi con là Bá tước thay vì tặng cho con một cái tát »
Cha Bosco biết cách thu phục lòng tin tưởng và tình yêu mến nơi những hội viên của ngài. Vào năm 1877, Tổng Tu nghị của dòng họp tại Lanzo, Don Bosco mời thầy Rossi từ Torino tới để tham dự và bàn luận về nền tài chánh của tu hội, rồi cả đến lần họp tại Valsalice tháng 4 năm 1886, Don Bosco cũng mời thầy Rossi tới tham dự để bàn luận về kỷ luật cho các trường tập nghề. Với những đặc ân như thế, thầy không bao giờ tìm cách trốn thoát bất cứ cái gì liên quan đến đức vâng lời. Lẽ dĩ nhiên thầy cũng mang khuyết điểm như mọi người khác, nhưng chắc chắn là thầy vượt xa mọi người về đức vâng lời. Thầy chiếm được nhân đức này với một nỗ lực bền bỉ và cả khi đã cao niên, thầy vẫn tới xin của bề trên một ân huệ nào đó với đầy tinh thần khiêm tốn.
Trong những giấc mơ của Don Bosco, thầy Rossi luôn đóng một vai trò quan trọng. Thật vậy, giấc mơ truyền giáo ở Barcelona ngày 10 tháng 4 năm 1886, thầy Rossi đóng một trong vai trò chính. Ngài mơ thấy một cánh đồng rộng mênh mông, bên cạnh ngài là thầy Rossi và cha Rua. Lúc đó Rossi tỏ vẻ nghiêm trang và suy nghĩ trầm ngâm. Don Bosco gọi to, và thầy trả lời bằng một cái nhìn. Trong khi đó, cha Rua cũng tỏ vẻ bận rộn và đang ngồi hình như để nghỉ mệt Don Bosco gọi to và cả hai ra hiệu là họ nghe thấy một tiếng nói của ngài nhưng không nói được. Ít bữa sau, cha Lemoyne gửi một bản sao của giấc mơ vừa qua cho Don Cagliero ở Patagonia. Ngài cắt nghĩa vai trò của cha Rua, phó giám đốc của Don Bosco và thầy Rossi tổng quản lý của Nguyện xá như sau: Don Rua bận tâm về mặt thiêng liêng, còn Rossi bận tâm về mặt tài chánh.
Mặc dầu họ sẽ trở nên một người nào, Rua và Rossi, cả hai luôn kết hợp với nhau làm việc hết sức để giúp đỡ Don Bosco trong việc phát triển tu hội chúng ta. Cha Rua sau này là bề trên kế tiếp của thầy Rossi thường căn dặn thầy cách thực hành mệnh lệnh của Don Bosco. Thật vậy, sau khi Don Bosco qua đời 20 năm, thầy Rossi vẫn một lòng yêu mến và trung thành với Don Rua. Đáp lại cha Rua cũng rất kính phục và hướng dẫn thầy trong nhiều công việc quan trọng.
Khoảng năm 1905, sức khỏe của thầy bắt đầu suy giảm, do đó thầy phải gác bỏ mọi công việc. Tuy bó buộc phải đi dưỡng sức, nhưng tư tưởng về Don Bosco không khi nào xa thầy một phút, và hình như ngài luôn ở trước mặt thầy. Cũng như thầy Buzzetti, thầy Rossi đã được chứng kiến những việc phi thường của cha Bosco, nên không khi nào trò chuyện mà thầy lại không quên kể lại những lời khuyên và những công việc của ngài. Quả thật, cha Lemoyne có thể ghi chép được nhiều tài liệu đặc biệt như thế vào cuốn tiểu sử của Don Bosco là nhờ thầy Rossi kể lại. Cho nên nếu không có thầy Rossi, chắc chúng ta sẽ không được may mắn biết nhiều chi tiết như thế.
Vào những lúc không có gì làm, Thầy Rossi thường qua ngày hôm đó bằng kinh nguyện trong đền thờ Mẹ Phù Hộ các giáo hữu. Thế rồi cái chết của thầy đến quá đột ngột, thầy bị trúng phong nhưng chỉ đủ tỉnh táo để chịu phép thánh cuối cùng với lòng đạo đức do cha Rua chủ sự. Vào khoảng nửa đêm ngày 28 tháng 10 năm 1908, linh hồn thầy Giuseppe Rossi lìa cõi thế để bay về Thiên cung. Một điều vinh hạnh cho thầy là được lòng ái mộ và tin tưởng của hai cha thánh yêu mến của chúng ta là Don Bosco và Don Rua, cũng như Buzzetti, thầy đã gắn bó với hai ngài bằng một mối tình trung kiên vì hy sinh anh hùng. Hơn nữa Rossi đã để lại một tấm gương “chịu khổ cực mặc dầu khó khăn” cho những hội viên trẻ đã cùng thầy chung sống hay những người sẽ theo gót thầy, tức là chúng ta.
22 – LU-Y BOLOGNA
Vào dịp lễ Phục sinh năm 1872, Bologna đến Torino nhằm ngày thụ phong linh mục của người anh ruột, lúc đó cậu chẵn 20 tuổi. Sau thánh lễ Bologna tới nói đôi lời từ biệt Don Bosco trước khi ra đi. Trong lúc đàm thoại Don Bosco mỉm cười hỏi:
“Trong mấy ngày lưu trú tại đây ai đã cho con ăn cơm và chỗ ngủ?”
Bologna trả lời:
“Dạ chính là cha.”
Don Bosco tiếp :
« Nếu con muốn ở lại đây với cha, con sẽ có chỗ để nương tựa và còn đủ chỗ cho những ai sẽ theo chân con »
Với lời mời đột ngột này, Bologna quay nhìn anh như muốn hỏi ý kiến, nhưng người anh không tỏ dấu phản đối, do đó cậu sung sướng trả lời :
« Xin Cha hãy viết thư cho ba con và nói với người là con sẽ ở lại đây với Don Bosco »
Được thư ba cậu không tỏ dấu bất mãn và giờ đây ông đã có 2 người con là tu sĩ Salêdiêng : một linh mục và một sư huynh và 2 nữ tu Salêdiêng. Tại Nguyện xá Bologna được giữ chức quản lý coi gian hàng bán sách vở và còn phải khuân chuyển sách đã in vào cửa hiệu hoặc phải mang ra phố cho người ta. Bologna đã quen với những công việc nhọc mệt ở đồng ruộng và còn thừa biết còn phải chịu nhiều thiếu thốn và khổ sở. Với trí thông minh sẵn có Bologna bắt đầu trau dồi thêm nghệ thuật làm thế nào để trở thành một quản lý thư viện tài khéo, mặc dầu cậu không có khuynh hướng đó. Tuy thế, Bologna mang một ước vọng rất cao, ước vọng đó không liên quan gì đến sách vở hay công việc ở thư viện. Cậu nghĩ làm sao tôi không mang được tên sư huynh Salêdiêng Don Bosco như những người khác để có thể làm thêm nhiều việc và để vui hưởng lòng ưu ái của các bề trên ? Don Bosco và và các bề trên trong nhà đều thừa biết những khả năng của Bologna, do đó, các ngài bằng lòng nhận cậu vào nhà tập và khấn lượt nhất năm 1873 và rồi khấn trọn đời năm 1876. Đó là hạnh phúc độc nhất mà Bolgna hằng ao ước và bây giờ thầy không còn gì để ước ao thêm.
Thày Bologna giờ đây chính thức trỏ thành người coi thư viện và 9 năm sau, các bề trên gởi thầy tới coi thư viện ở Sampierdarena rồi lại tới Fiaccodori ở Pama. Cuối cùng Bologna được gọi về Sampierdarena để mở trường kỹ thuật. Nhưng trong thời kỳ đại chiến thứ nhất các xưởng thợ phải đóng cửa và Bologna chỉ còn biết làm lặt vặt, do đó thầy lại được gởi tới coi thư viện Archiepiscopat ở Pisa. Mãi tới năm 1920 thầy trở lại Sampierdarena và ở lại đây cho đến hơi thở cuối cùng.
Tuy không phải là đặc biệt thông minh nhưng với thái độ vui vẻ, Bologna biết đối đãi với mọi người trong các tầng lớp xã hội. Thỉnh thoảng thầy lại tiếp những vị đáng kính có thẩm quyền xét xử mệnh của thượng cấp. Thật vậy thầy thừa biết cách cư xử với người tầm thường cũng như với người thông thái. Năm 1923, nhân ngày kỷ niệm khấn vàng lễ dòng của thầy, chúng ta có dịp minh chứng thầy Bologna được quý mến biết chừng nào, kể cả những cộng tác viên của tất cả các nhà mà thầy đã làm việc. Thật thế, một ủy ban được thành lập để thu nhặt tất cả những bức thư và điện tín mà người ta gởi cho thầy trong dịp lễ trên. Cha Bề Trên Cả Rinaldi cũng gởi tới một lá thư đề ngày 20 tháng 6 trong đó ngài viết :
« Cha cũng muốn cùng chung với tất cả các hội viên để xin Thượng đế tuôn rơi xuống cho Bologna của chúng ta những ân phúc được chọn lựa đặc biệt để mưu ích trên trần thế và phần thưởng vĩnh cửu trên Thiên quốc »
Chúng ta thấy Cha Rinaldi dùng chữ Bologna bởi vì hồi đó những hội viên trong nguyện xá thường gọi thầy như thế để phân biệt thầy với người anh cả tên là Giuseppe Bologna. Thêm vào đó, tầm vóc của Bologna khá lùn.
Sau đây là lời minh chứng khác của một vị đáng kính, ông Micheli, sau này làm bộ trưởng bộ canh nông. Ông nói :
« Tôi cũng là một ông bạn già của Aloysius Bologna một người quản lý thư viện Fiaccadori tại Parma, và tôi sung sướng nhớ lại những ngày bất hủ mà 2 đứa chúng tôi chung sống với nhau dưới sự hướng dẫn của cha Baratta. Tôi còn rất thán phục những công việc mà Bologna đã hoàn thành và muốn gởi đôi lời chúc mừng nồng hậu nhân dịp lễ vàng khấn dòng của thầy »
Sau kỷ niệm khấn dòng này, Bologna cảm thấy đời mình không còn xa mấy. Thật vậy, sau lần bị trúng phong thầy đã phải ngừng làm một số công việc mà chẳng bao lâu sức khỏe của thầy bắt đầu yếu dần vì một vài căn bệnh trong bụng. Các bác sĩ cảm thấy cần phải phẫu thuật vì quang tuyến X đã cho thấy rõ bộ ruột của thầy bị sưng lên rất nguy hiểm và họ không biết phải làm gì hơn là mổ. Chẳng bao lâu bệnh nhân đã phải ở trong một hoàn cảnh rất thảm thương và bị dày vò đau đớn. Khách tới thăm đứng chung quanh gường đều rất cảm phục khi thấy thầy bằng lòng chịu đau khổ trong tinh thần của một giáo hữu, ngoài ra thầy còn rất vui vẻ, mặc dù đã quá rõ cơn bệnh trầm trọng này. Trước khi vào phòng mổ. Bologna xin xưng tội và nhận thấy không có nhiều hy vọng, thầy liền xin lãnh nhận phép lành cuối cùng ngay sau khi mổ. Quả thật vào ngày 21 tháng 3 năm 1927 sau một lúc khủng hoảng trầm trọng Bologna trút hơi thở cuối cùng bằng an trong Chúa.
Bologna hưởng thọ 76 tuổi và lĩnh hội 54 tuổi dòng. Hình như Thiên Chúa ban cho thầy một đời sống dài như thế, mục đích là để thầy có dịp làm nhiều điều ích lợi. Don Bosco thường nói :
« Người ta chỉ gặt hái những công việc hữu ích và vào giờ tử thần tới rước đi »
Do đó thầy Aloysius Bologna của chúng ta chắc chắn cũng sẽ thu lượm nhiều kết quả trong giờ phút nhắm mắt xa lìa cõi trần.
23 – LU-Y FALCO
Sinh trường tại Pocapaglia thuộc miền Cuneo, Falco gia nhập nguyện xá năm 1848 lúc cậu chẵn 19 tuổi, Falco vào nguyện xá chỉ với mục đích học nghề rồi sẽ về quê làm việc, nhưng bàn tay Chúa lại dẫn đưa đường khác.
Đức tính vui vẻ của Falco đã giúp cậu coi thường những cái thiếu tiện nghi của nguyện xá vào thời gian khổ đó, và còn luôn cảm thấy hạnh phúc, do đó mọi người đều muốn đi trò chuyện với thầy. Một người mang sẵn tính tình như thế, chắc chắn phải đặc biệt yêu mến nguyện xá, nơi mà tinh thần gia đình thực sự thống trị dưới sự hướng dẫn của Don Bosco. Thật vậy, sau khi đã hiểu đầy đủ tu dòng nghĩa là gì, Falco liền quyết định ở lại với Don Bosco mãi mãi. Vì đã quá biết tính tình của Falco, Don Bosco sẵn sàng ưng chuẩn để nhận cậu vào tập viện, và rồi khấn tạm sau năm nhà tập. Vào năm 1872, Don Bosco bị ốm nặng, Falco sung sướng được tỏ rõ tình cha con với Don Bosco. Kỳ ấy Falco làm đầu bếp của nhà Varazze, thầy cố gắng sửa soạn các món ăn sao cho đúng sở thích của người cha đang ốm. Trong thư gởi cho Buzzetti, Enria đã bộc lộ nỗi vui mừng khi thấy Don Bosco thưởng thức món súp đặc biệt do Falco dọn, mặc dù từ trước đến nay ngài thường dửng dưng với đồ ăn.
Năm 1876, Don Bosco ghi tên thầy Falco vào sổ những hội viên sẽ đi Albano Laziale và Ariccia. Tài khôi hài kèm theo những câu nói vui cười của Falco đã giúp rất nhiều làm cho các hội viên ở đó luôn giữ được sự vui vẻ, mặc dù họ đang sống trong tình cảnh chật vật. Tuy thế chúng ta phải công nhận rằng tài khôi hài khôn khéo của Falco không hề làm tiêu tan tinh thần tu sĩ của thầy. Ngoài ra hiện nay chúng ta còn giữ lại một bức thư tỏ rõ tinh thần đạo đức do chính thầy viết cho một bạn thân trong nguyện xá nhân dịp nhận chức mới.
« Tôi đã được phúc nhìn thấy vô số những đồ vật thánh tuyệt đẹp ở La Mã. Tôi cũng còn nhìn tận mắt những ngôi nhà thờ đẹp nguy nga. Nhưng tất cả cái đó có ý nghĩa gì ?
Thực vậy, đã khôn có cái nào gây thêm cho tôi được tí lòng đạo đức hay hạnh phúc nào cho bằng nhìn thấy Đền thờ Mẹ Phù Hộ Giáo hữu. Thật là hạnh phúc cho bạn vì dược cầu nguyện hằng ngày với Mẹ Phù hộ trong chính ngôi nhà của Người. Tôi rất ghen tương với sứ mệnh của bạn đó »
Chẳng bao lâu Falco lại được dịp về thăm đền thờ Mẹ Phù Hộ vào năm 1874, hồi đó các tu sĩ Salêdiêng rời bỏ Lanzo để đi chỗ khác, do đó Falco có dịp trở về với nguyện xá.
Luigi Falco, con người làm việc không mệt nhọc và cũng không bao giờ chịu ở không một phút. Thầy cẩn thận dùng từng phút. Vì thầy cho rằng phí thì giờ tức là lỗi với lời khấn khó khăn. Hơn thế nữa trong những ngày bệnh tật, thầy luôn tìm kiếm việc làm vừa với sức khỏe của thầy cho phép.
Sau thời gian trở về ở nơi nguyện xá sức khỏe của Falco bắt đầu sa sút rồi cuối cùng thầy bị điếc hoàn toàn. Tuy thế, tất cả những sự rủi ro này không hề làm tiêu tan tính sống động vui vẻ của thầy, do đó người ta luôn kể chuyện vui với thầy. Cả đến giây phút cuối cùng trước khi nhắm mắt Falco vẫn giữ được tính khôi hài, điều đó chứng tỏ linh hồn thầy rất bình tĩnh và sẵn sàng đến gặp Đấng phán xét
Luigi Falco nhắm mắt qua đời ngày 21 tháng 10 năm 1882, và trên nấm mộ thầy người ta khắc hàng chữ :
« Thầy Luigi Falco phụng vụ Chúa trong vui vẻ »
24 – LUI CONZAGA NASI
Lui Nasi sinh tại làng Pamparato thuộc vùng Cunco, và được sinh sống trong một gia đình đạo hạnh ngay từ nhỏ. Năm 18 tuồi, theo gương sáng của 2 anh họ Nasi quyết định xin gia nhập vào đại gia đình Don Bosco năm 1878 và được Don Bosco chấp nhận một cách dễ dàng, vì Ngài đã biết rõ tâm hồn và đời sống của cậu ở gia đình. Sau năm nhà tập Nasi được Don Bosco sai đi Marseilles, dưới quyền lãnh đạo của cha Giuseppe Bologna.
Với chức vụ « Factotum » ở ngôi nhà mới này thầy Nasi lần lượt giữ chức đầu bếp, thợ cắt tóc, y tá coi phòng bệnh, làm chân giữ kho rồi cuối cùng coi trại chăn nuôi. Các bề trên ở đây hoàn toàn trao phó mọi công việc cho Nasi vì các ngài đã biết rõ tài phán đoán khôn khéo của thầy. Với tinh thần sẵn sàng giúp đỡ khi ai cần đến. Thầy Nasi được mọi hội viên yêu quý, kể cả những người ngoài khi thầy có dịp giao tiếp với họ. Don Albera, cha giám tỉnh hồi còn ở bên Pháp đã hết sức ca ngợi tinh thần giữ luật dòng nghiêm khắc của thầy, nhất là các việc đạo đức, mặc dù bận rộn với mọi công việc. Ngoài ra thầy Nasi còn được hân hạnh nghe lời tiên tri của Don Bosco vào năm 1880. Thời ấy người đỡ đầu của đoàn thánh Leo làm chủ một khu đất rộng rãi, nhà cửa xây quanh trông rất ngoạn mục. Một hôm trong lúc đi ngang qua dòng suối. Don Bosco đứng lại nói với cha Bologna và thầy Nasi :
« Một ngày kia nguyện xá của chúng ta sẽ bành trướng ra tới dòng suối này »
Bologna và Nasi in sâu lời tiên tri này vào trí óc, rồi sau này kể lại chho nhiều người khác. Thật thế, những vị Salêdiêng đến sau dần dần đã mua được khu đất đó vào ngày 24 tháng 5 năm 1932 và nguyện xá được mở rộng ra tới dòng suối này, nhưng lúc đó ít người để ý tới lời tiên tri của Don Bosco. Hơn thế nữa 2 vị độc nhất nghe lời tiên tri trên đã khuất bóng, tuy nhiên những hội viên đươc cha Bologna và thày Nasi kể lại lúc đó hãy còn sống. Một trong những sư huynh này là thầy Fleuret đã quả quyết mình đã được hân hạnh nghe thầy kể lại lời tiên tri đó.
Vào năm 1882 Don Bosco lại có dịp đến Marseilles và thầy Nasi được mời đến để cắt tóc cho ngài. Trong khi cắt tóc Don Bosco nói đôi lời tiên tri về thầy và tới lúc cắt tóc xong, Nasi cúi xuống hôn tay phải cha thánh trước khi mang đồ nghề đi cất, tiện dịp Don Bosco nắm tay lại và nói :
« Chắc con hy vọng tiền nước ở nơi cha nhưng Thiên Chúa sẽ thưởng công cho nhiều hơn. Hãy tiếp tục giúp cha Bologna bao có thể và con sẽ theo ngài đi mở nhà rồi điều khiển các nhà ở bên Pháp, nhưng sẽ qua đời ở nguyện xá ở Torino. Do đó, khi nhận tin buồn là Ngài đã qua đời, con hãy sửa soạn tâm hồn để đến gặp Chúa, vì con sẽ phải theo Ngài luôn »
Khi nghe trộm được lời tiên tri này, cha Bologna rất cẩn thận để không bao giờ đến nguyện xá, nhưng rủi thay vào một buổi đẹp trời ngày 14 tháng 1 năm 1903, cha Bologna đến thăm, và thình lình qua đời vào đúng ngày hôm đó tại nguyện xá. Giờ đây thầy Nasi thấy lời tiên tri của Don Bosco đã ứng nghiệm và chắc chắn sẽ ứng nghiệm với thầy. Thực thế, thầy cũng qua đời thình lình tại trường thánh Genis vì cơn đau óc vào tháng 9 cùng năm. Thực là may mắn cho thầy Nasi vì thầy đã dùng cả 9 tháng trời để sửa soạn đoàng hoàng ra trước Tòa Chúa đời đời.
25 – MARCELLO ROSSI
Trong bản quy chế cho các trường nội trú Don Bosco đã đề cao « Người canh cổng là một kho vàng của các trường nội trú » Khẩu hiệu này đã được thực hiện mỹ mãn trong thời gian Rossi làm thầy canh cổng cho nguyện xá. Hồi đó nguyện xá đã trở nên trung tâm cho mọi người thuộc mọi giới và mọi trình độ văn minh đến thăm viếng, lẽ dĩ nhiên thầy Rossi phải tiếp đón mọi người không trừ một ai.
Thiên Chúa đã đưa đến cho Don Bosco nhiều thanh thiếu niên rất hứa hẹn để giúp đỡ ngài hoàn thành sứ mạng thiêng liêng mà người đã phó thác. Rossi là một trong những thiếu niên hứa hẹn kể trên. Cậu gia nhập nguyện xá hồi 20 tuổi, vì hoàn cảnh không thuận tiện để giúp cậu theo ơn kêu gọi. Rossi sinh ra trong một gia đình nghèo và được học rất ít, nhưng đời sống luân lý và đạo đức rất cao. Ở đây chúng ta không thể kể hết chi tiết đời sống từ tuổi thiếu thời của thầy vì đó không phải là mục đích của cuốn sách nhỏ này, do đó chúng tôi chỉ trình bày đời sống của cậu từ lúc gia nhập nguyện xá. Vào đúng ngày áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm năm 1869, Rossi được nhận vào nguyện xá tuy nhiên những chuỗi ngày đi tìm ơn kêu gọi đã đòi hỏi cậu nhiều đau khổ lớn lao và cả khi tìm được tiếng Chúa gọi, đau khổ vẫn không giảm. Nhưng dầu sao chăng nữa những cái đó đã khiến Rossi nhận được tràn trề ơn Chúa và giúp cậu bền đỗ để làm nhiều việc từ thiện.
Sau khi đã gia nhập nguyện xá, Don Bosco gọi cậu tới làm nơi phòng in và chính tại nơi đây Rossi đã nhận thấy cần phải trau dồi nhiều kiến thức như đã đọc trong sách và họ hỏi nơi những người trí thức. Rossi lợi dụng hết mọi cơ hội và với sự hiểu biết tinh nhanh cậu đã trở nên một nhân vật rất hữu ích. Trong khi thâu thập kiến thức Rossi còn học hỏi thêm cách dâng hiến mọi hành động của mình cho Chúa và chỉ làm cho một mình ngài mà thôi. Sau năm nhà tập Rossi được chọn để khấn tạm 3 năm. Vào năm 1873 thầy lâm bệnh nặng và không ngờ mình được phải khấn trọn đời sớm hơn. Thật vậy với sự ưng thuận của các bề trên, Rossi tuyên khấn trọn đời với niềm tin tưởng là sẵn sàng chết vì tình yêu Chúa. Vào giờ chót mọi người đã thất vọng và tiên đoán là thầy sẽ qua đời, nhưng bất ngờ thay, sáng sớm hôm sau, bác sĩ tuyên bố thầy Rossi đã khỏi bệnh.
Sau kỳ bệnh này, Rossi được gởi đi hộ trực các học sinh trong xưởng đóng sách. Nhiều năm qua cha Giám Tỉnh Anaclete Ghione của thầy đã kể lại :
« Một số cựu học viên thường đến thăm thầy Rossi mặc dầu họ đã có địa vị đáng kính trong xã hội. Họ đến với mục đích để tỏ lòng biết ơn với vị ân nhân của họ »
Thầy Rossi giữ chức hộ trực trong xưởng đóng sách không tới một năm, tuy nhiên đức vâng lời anh hùng đã thu hút thầy vào công việc cực nhọc này, vì lẽ vào thời ấy máy móc trong nguyện xá cần những người lưc lưỡng để quay bánh xe liên tục. Máy móc thời ấy không chạy tự động như bây giờ. Do đó, xưởng in rất cần một người khỏe mạnh để làm công việc này, vì người giữ nhiệm vụ quay bánh xe đã ra đi. Cha Rua chọn Rossi vào công việc này, vì ngài nghĩ rằng thầy có năng lực đảm nhận công việc trên. Trái lại, thầy Rossi không nghĩ như thế, nhưng thầy vâng lời tới lãnh chức vụ và chẳng bao lâu thầy phải từ chức để chuyển sang khu đóng sách. Tuy nhiên thầy Rossi đã chứng tỏ lòng khiêm nhường phục tùng theo sự sắp xếp của các bề trên.
Chẳng bao lâu, thầy Rossi cũng lại phải bỏ công việc trên vì sức khỏe càng ngày càng yếu, lý do chính là vì thiếu máu và một lần nữa thầy ngã bệnh để rồi chỉ còn chờ tử thần tới rước về bên kia thế giới. Don Bosco vội tới ban phép lành Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu cho thầy. Thế rồi vào khoảng tháng giêng trong lúc ban huấn từ Don Bosco nói tiên tri là có tất cả 5 người sẽ qua đời trong năm nay. Quả vậy, một hai người đã ra đi, thầy Rossi vội hỏi Don Bosco để biết xem mình có bị xếp vào một trong năm người không ? Don Bosco nhìn thầy cách yêu dấu rồi bảo thầy cứ yên chí vì thầy còn phải giúp đỡ Don Bosco nhiều việc khác nữa. Thật vậy, ít bữa sau thầy khỏi bệnh và được trao phó cho một chức vụ khác. Với chức vụ này, một chức vụ đặc biệt nhất trong đời đã vô tình đặt thầy vào cuộc sống thứ hai.
Lúc ấy Don Bosco rất cần một người coi cổng có lương tâm và hạnh kiểm tốt. Hằng ngày khách ra vào từng phút, thêm vào đó một số khá đông trong nguyện xá phải ra vào hằng ngày với nhiều lý do khác nhau. Don Bosco quyết định cử thầy Rossi giữ chức vụ canh cổng, tuy nhiên, ngài không có ý định bắt thầy vác gánh nặng này ngay. Trước hết Don Bosco dó xét tâm tình và sức khỏe của thầy rồi mới xin thầy giữ chức vụ này một thời gian, nhưng thực ra thầy đã giam hãm mình trong chức vụ này hơn 48 năm trời.
Khách đặt chân vào cổng không tài nào quên được Rossi, họ luôn gặp thầy. Thực sự thầy chỉ chu toàn bổn phận người canh cổng mà không cần điệu bộ. Thầy ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ và thường đứng thẳng với đôi cánh tay khoanh lại. Đôi mắt thản nhiên và sắc sảo, gương mặt hiền từ nhưng kín đáo cộng với một kiểu nói chuyện đặc biệt khiến người ta có cảm tưởng là thầy rất chú ý nghe khách nói. Lời nói không điệu bộ nhưng được suy nghĩ chính chắn. Thỉnh thoảng khách ra vào phải nhẫn nại vây quanh thầy vì mỗi người có một câu chuyện riêng và đều muốn nói trực tiếp với thầy. Rất tiếc là chúng ta không có một cuốn phim để chiếu lại xem lúc đó thầy Rossi đã cư xử như thế nào. Tuy thế, thầy không hề mất bình tĩnh hoặc kiên nhẫn, trái lại thầy sẵn sàng muốn nghe từng người một mà không tỏ ra một cử chỉ thiên vị nào, hơn thế nữa khách tới thăm lần đầu khi được nói chuyện vớithầy họ cảm thấy như đang nói chuyện với một người rất quen thuộc nào đó.
Cuộc sống của thầy đều đều như mọi ngày. Sáng sớm khoảng 4h30 thầy đã có mặt trong nhà thờ để chu toàn các việc đạo đức, sau đó thầy đi quét dọn ở các nơi rồi bắt tay vào việc trong một căn phòng nhỏ gần cổng. Nơi đây thầy có thể nhìn thấy mọi chỗ và sẵn sàng nghe khách trình bày. Từng toán khách vây quanh Rossi trong phòng chật hẹp này từ sáng tới chiều tối.
Có lẽ tới đây mọi người muốn biết xem Rossi có ra ngoài để hít thở không khí trong lành hơn không ? Để trả lời thầy Rossi chỉ dùng 3 phương pháp để thay đổi không khí : thứ nhất là ở nhà thờ, thứ hai là ở nhà cơm, và thứ ba là nơi ở phòng của thầy. Ngoài ra thầy không bao giờ đi dạo, hằng năm thày chỉ đến Valsalice để cấm phòng năm và thầy cho đó là một cuộc đi dạo. Cũng trong dịp này thầy có dịp đội chiếc mũ đoàng hoàng, thay vì cái mũ lưỡi trai đội trong khi thi hành chức vụ quanh năm. Nhưng trên đường về thầy lại đội chiếc mũ lưỡi trai mà thầy đã mang sẵn trong cặp. Trong những lúc thảnh thơi, Rossi thường viết bài, cầu nguyện hay làm một việc gì khác chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Dó là cuộc sống hằng ngày của thầy Marcello Rossi kéo dài gần nửa thế kỷ.
Thầy Rossi rất trung thành và am tường bổn phận người canh cổng nơi nguyện xá và bao giờ thầy còn ở đó thì không ai sợ có những người gian xảo vào trường Don Bosco, vì thầy có thể khám phá nơi những khách tới thăm mang theo những ý định xấu. Do đó, Rossi được gọi với đặc hiệu là Grigio (tên con chó xám vẫn cứu Don Bosco trong những lúc thật nguy hiểm đến tính mạng). Thỉnh thoảng có những người ăn nói cục cằn và nhục mạ thầy, trong những trường hợp như thế, Rossi không bao giờ mất bình tĩnh, nhưng với cử chỉ bác ái và nhả nhặn, thầy mời họ ra khỏi cổng.
Người canh cổng có bổn phận giao tiếp với khách tới thăm và những người trong nhà khi ra ngoài để mua bán. Nếu ai chưa có phép ra ngoài rất khó lòng mà thoát ra khỏi cổng khi thầy Rossi đang thi hành chức vụ ở đó. Mặc dầu, mánh lới hay van nài cũng không thay đổi được lòng thầy, vì thầy tin rằng nguyện xá này là một tu viện do đó không thể thả lỏng nguyên tắc được. Không ai được ra khỏi cổng nếu không có phép của bề trên và thầy cắt nghĩa đó là lệnh của bề trên ban truyền như thế.
Những chức vụ đòi hỏi cứng rắn như thế rất có thể làm người ta điên đầu nếu không chú ý. Nhưng trái lại, thầy Rossi đã quá quen đối phó với những trường hợp gay go tương tự mà không hề mất bình tĩnh, hay ít nhất là thầy không hề tỏ ra một dấu mất lòng, cách đàm thoại của thầy rất nhã nhặn nhưng một khi đã nói lời nào không ai có thể nghĩ sang khía cạnh khác. Trừ vài trường hợp họa hiếm, ngoài ra thầy luôn hớn hở vui vẻ, cả Don Bosco đến cha Rua đều thán phục thầy.
Cũng như tất cả tâm hồn được kén chọn mặc dầu rất đạo đức thầy cũng gặp phải những cơn thử thách mà cha Francesia nhận thấy rõ ràng. Thiên Chúa cho phép như thế để linh hồn đó có dịp kiểm nghiệm những khó khăn thiêng liêng để rồi tinh lọc và gìn giữ họ. Họ yêu Chúa với một tình yêu trong sạch và vô hạn. Nhưng may phúc thầy Rossi được 2 cha thánh tức Don Bosco và Rua an ủi khích lệ nơi tòa cáo giải hay những lần gặp thầy nơi cổng trường. Cha Francesia vị linh hướng của thầy đã viết :
« Cha rất may mắn được hướng dẫn hội viên yêu quý này, trong nhiều năm và cha dám quả quyết là cha chưa hề phải quở trách thầy bao giờ mặc dầu là một lỗi nhỏ mọn đi nữa. Thầy có thể so sánh được với những linh hồn đạt tới đỉnh trọn lành »
Tâm hồn thầy luôn kết hợp với Thiên Chúa. Thầy cầu nguyện rất nhiều, không chỉ ở trong nhà thờ mà cả trong những lúc canh cổng. Thường thường khi thi hành chức vụ canh cổng thầy luôn cầu nguyện trong thầm lặng. Rossi thừa biết sự phức tạp của nghệ thuật đưa Thiên Chúa vào trong những câu đàm thoại, nhất là vào những lúc mời những người giúp việc trong nhà cầu nguyện. Những tâm hồn nhận thấy hương thơm thánh thiện của Rossi đều nhờ thầy cầu nguyện. Đôi khi họ cũng thổ lộ tâm hồn để được thầy an ủi khích lệ.
Nhân đức đặc điểm của một giáo hữu là lòng bác ái, do đó thầy Rossi đã nghĩ ra nhiều phương thế thiêng liêng hay vật chất để thực thi bác ái. Những điều vừa kể trên có vẻ là quá đáng nhưng thực là như vậy. Ngoài ra trong lúc đàm thoại với người ngoài những từ ngữ của thầy đều mang tính chất lịch thiệp đòi hỏi nơi mỗi một giáo hữu. Thêm vào đó cách ban lời chỉ bảo cho những ai thầy thấy cần rất là khôn ngoan và mưu mẹo mặc dù họ không xin. Rossi còn có nhiều kiểu cách đặc biệt để chiếm được ý chí của học sinh trong cách sửa chữa tính xấu. Thỉnh thoảng các bề trên gởi vài học sinh xấu nết tới thầy giúp với mục đích là thầy sẽ cải hóa chúng. Thực vậy, một số đã trở thành những học sinh tốt và biết vâng lời. Thêm vào đó với phương thế khuyến khích, dần dần thầy cũng đã chiếm được lòng chúng và dẫn chúng tới chỗ biết chu toàn bổn phận và dễ dạy. Thật thế, thường một học sinh sắp bị sa thải sẽ trở thành một người có hy vọng một khi thầy Rossi tới can thiệp để sửa chữa cho em. Ngày nay một số đã trở thành linh mục hay tu sĩ chỉ vì ảnh hưởng của thầy nơi họ. Thầy còn chịu trách nhiệm dạy giáo lý cho các nghiệp sinh lớn trong nguyện xá chừng 18 năm. Các nghiệp sinh này đã tỏ vẻ yêu mến thầy và trái lại thầy cũng đã giúp họ trăm ngàn cái tốt.
Về lãnh vực giúp đỡ vật chất cho các em học sinh của thầy hay những người ngoài cũng chẳng kém. Chức vụ canh cổng đã cho thầy vô số dịp để giao tiếp với nhiều người danh tiếng trong nước. Nhờ thế, mỗi khi có học sinh nào mãn trường để đi kiếm việc, Thầy đều dẫn họ đến những người chủ lương thiện, giàu lòng nhân từ, thiện cảm với nguyện xá. Đôi khi những học sinh nghèo đến trình bày cùng Rossi với hy vọng để được nhận vào nguyện xá. Trước khi trả lời dứt khoát, thầy đi tìm một vị ân nhân sẵn sàng giúp học sinh đó một món tiền kha khá hay ít là tạm đủ cho em. Thật thế, sau khi Rossi qua đời, một trong những cựu học sinh của thầy đã kể lại một giai thoại khá cảm động như sau :
« Hồi ấy tôi đúng 19 tuổi, và không muốn tiếp tục học nghề in. Thầy Rossi giải quyết khó khăn đó bằng cách gởi tôi tới làm việc trong hãng chế tạo giấy ở Mathi do các tu sĩ Salêdiêng điều khiển. Tại đây tôi làm việc với đầy vẻ hứng thú và hy vọng một tương lai rực rỡ »
Quả vậy, lòng quảng đại của thầy được mọi người trong nhà thấu biết, và những người ngoài thường xúm quanh thầy để xin một ơn huê hay ơn huệ kia. Thiên tài như thế lại kèm theo một trí nhớ dai, do đó Rossi đã giữ tất cả các đơn xin và sẵn sàng giải quyết mỗi vấn đề khi có cơ hội. Ngoài ra cha Francesia rất vui sướng vì được thầy Rosso giúp lễ hằng ngày vào lúc 4h30 trong khoảng thời gian hơn 40 năm tại đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu.
Sức khỏe của thầy Rossi không bao giờ được đầy đủ, tuy nhiên chua bao giờ thầy nằm gường bệnh. Nhưng bát đầu từ năm 1920 sức khỏe của thầy suy yếu trầm trọng, do thầy phải chịu đựng khí hậu rét buốt, và tệ hơn nữa mùa đông luôn mang bệnh tật lại cho thầy, để rồi sau một thời gian ốm liệt gường thầy qua đời bình an. Trong những ngày cuối đời, hình như Rossi không thể quên được đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu. Thật vậy, khi bệnh tật, mỗi ngày thầy đều ra đó 3 lần và mỗi lần đều ở lại giúp lễ. Chỉ có một điều là thầy phàn nàn là càng ngày thầy càng cảm thấy lạnh buốt hơn. Thế rồi Rossi lâm bệnh ngày 27 tháng 3 năm 1923 và phải đưa vào phòng bệnh, nhưng trước khi bước ra, một bà lão thường đến xin bố thí đã đứng chực trước cổng, lẽ dĩ nhiên thầy Rossi rất sung sướng để bố thí lòng bác ái lần cuối cùng và thầy bình thản chờ Thượng đế gọi đi.
Thật thế sau một ít lâu chịu đau khổ, linh hồn thầy bỏ xác tục để bay về với Đấng tạo hóa vĩnh cửu.
Với cái chết của thầy. Don Bosco lại mất thêm một nhân vật danh tiếng trong khu vườn Salêdiêng. Thật vậy, lần đầu tiên khi thăm viếng đài kỷ niệm của Don Bosco ở cổng trường cạnh đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu, Đức Hồng Y Cagliero đã thốt ra và chỉ vào Rossi khi ngài gặp thầy tại cổng trường :
« Đây mới chính là đài kỷ niệm của Don Bosco »
Lời tán dương này kèm theo với lòng khâm phục của mọi người đã làm khởi điểm cho danh thầy được vinh quang về đàng thánh thiện khi thầy qua đời.
Sau đây là lời minh chứng rất lý thú do cha Francesia kể :
« Sau khi qua đời được mấy ngày, đầy tớ Chúa Giuseppe Allamano, người sáng lập dòng truyền giáo Consolata và đồng thời cũng là một cựu học viên của nguyện xá, tình cờ gặp cha Francesia và nói :
« Thầy Rossi quả là một đứa con thánh thiện của Don Bosco, nếu tiểu sử của thầy được viết ra chắc chắn thầy sẽ là một người gác cổng gương mẫu, đức hy sinh của thầy thật là anh hùng, ước gì tôi cũng có một người gác cổng như thế »
Lẽ dĩ nhiên tương lai của thầy sẽ được phơi bày ra, nhưng nhiều tu sĩ Salêdiêng đã nhất quyết và tin chắc rằng Thầy Rossi sẽ làm vinh danh cho tu hội Salêdiêng như thầy Alphonso Rodriguez thuộc dòng Tên. Rodriguez đã được phong thánh vì đã biết thánh hóa mọi sự trong nhiệm vụ của một người gác cổng như thầy Rossi của chúng ta. Rodriguez cũng là thầy canh cổng hơn 30 năm cho trường đại học dòng Tên ở Maiorca và thầy Rossi của chúng ta cũng giữ chức coi cổng hơn 45 năm trong nguyện xá Valdoco.
26 – PHANXICO BORGHI
Borghi, một em bé mồ côi bị mọi người hất hủi và sống rất khốn khổ, được Don Bosco nhận vào nguyện xá và chẳng bao lâu cậu đã tìm thấy nơi ngài một tình yêu cha con. Borghi rất tốt và còn biết đền đáp lại tình yêu của Don Bosco đến nỗi mặc dù chỉ là một người tập sự trong nghề may, Don Bosco đã cho phép cậu vào nghe giảng thuyết chung với các tập sinh năm 1876. Cùng với Borghi có 2 học sinh nữa cũng được đặc ân này, và lẽ dĩ nhiên cả hai đều là những học sinh gương mẫu.
Borghi cứ tiếp tục học tập trong nguyện xá cho đến khi cậu bị gọi đi quân dịch. Sau khi hết hạn, Borghi trở lại nguyện xá và được Don Bosco tiếp đón với cánh tay rộng mở. Tuyên khấn lượt nhất xong, thầy lại được sai đi nhà San Benigno. Rồi lại tới trường kỹ thuật Barcclona mới mở ở Sarria vì sự đòi hỏi khẩn cấp một sư huynh tài giỏi đã thấm nhuần tinh thần Don Bosco. Sau khi đã giúp được nhiều việc hữu ích cho trường này. Don Bosco lại gọi thầy trở về Ý để dạy ở trường San Benigno vì Don Bosco có ý định sẽ mở nhà tập cho các sư huynh gần với các tập sinh tư giáo. Bao có thể, thầy tìm hết cách để làm gương sáng cho các tập sinh sư huynh này.
Tác giả cuốn sách này đã được hân hạnh gặp Borghi vào năm 1886, lúc ấy thầy đang vui vẻ đùa nghịch với các bạn đồng nghiệp. Rất khó mà quên được hội viên như thế ; thân hình cao nhưng có vẻ lực sĩ đầy nghị lực hăng say của tuổi thiếu thời và ăn mặc như một người thợ may danh tiếng. Borghi biết cách ra lệnh và đồng thời cũng biết vâng phục như một đứa trẻ thơ, và còn hành động như một tu sĩ thánh thiện.
Ý chí mạnh mẽ của Borghi đã được tỏ rõ trong vài cơ hội. Một hôm trong khi mừng ngày mở hội tại quê nhà tức làng Vivarigi, hôm ấy, tài của Borghi đã làm mọi người trong làng thán phục. Tuy nhiên sau tan hội, Borghi lễ phép chào cha xứ và dân làng rồi thẳng vào nhà thờ cầu nguyện suốt cả buổi. Lẽ dĩ nhiên cử chỉ này trái với khuynh hướng tự nhiên của Borghi, nhưng vô tình đã mang danh dự và lời khen ngợi về cho Don Bosco vì ngài đã biết giáo dục những thanh niên như thế tới chỗ biết từ bỏ tính vị nể.
Mặc dù Borghi rất danh tiếng nhưng thầy không bao giờ tỏ một dấu hiệu nào có dính bén tinh thần thế tục. Giai thoại sau đây sẽ chứng minh điều ấy :
« Một hôm tới thăm vị cộng tác Salêdiêng rất nhiệt tâm, Borghi ăn mặc gọn gàng và tay đeo đồng hồ. Vẻ hào nhoáng này đã làm cộng tác viên tưởng là thấy Borghi đã xuất dòng, nhưng chẳng bao lâu ông ta hối hận vì xét đoán lầm. Thực ra chiếc đồng hồ là tất cả những thứ khác đều do các học sinh và và các bề trên gởi tặng, và thầy phải dùng chúng ngoài ý muốn »
Hồi còn làm nhạc trưởng ban kèn, khi được mời đi chơi nhạc ở ngoài nguyện xá, thầy đều dạy các học sinh của mình nên dửng dưng với lời khen ngợi của dân chúng. Ngoài ra thầy còn giúp chúng trở nên những người đạo đức, một người công giáo lý tưởng, biết luôn luôn tiến tới gần các phép bí tích, lẽ dĩ nhiên thầy Borghi là người đầu tiên làm gương sáng về việc này trước.
Danh tiếng nghề may của Borghi cũng được lan ra khá xa, do đó nhiều người tới mời mọc những địa vị cao xa có thể kiếm tiền dễ dàng, nhưng Borghi luôn trả lời cho họ là mình đã tìm được gia tài quý báu hơn, và không muốn bỏ Don Bosco. Những gương sáng này đã lôi cuốn được một số học sinh tới xin vào tu hội chúng ta. Một hội viên như thế, chẳng bao lâu đã bị cơn bệnh đầu mùa tới tấn công trong khi thi hành công việc kinh doanh cho nguyện xá. Trong thời gian nằm trên gường bệnh. Borghi luôn mở lòng với Buzzetti, thầy nhạc trưởng của mình :
« Nếu không có Buzzetti, không biết giờ đây tôi như thế nào »
Thêm vào đó thầy cũng luôn ca ngợi lòng bác ái của Don Bosco.
Một hôm đang nằm trên gường bệnh, cha Lui Nai, giám đốc của thầy tới thăm mang theo tư tưởng là thế nào cũng trông thấy Borghhi đang đứng ở cửa tử thần. Trái lại, ngài thấy Borghi còn nói vui vẻ và xin cha giám đốc chuyển lời tới thăm các hội viên ở San Benigno và chúc họ gặp nhiều may mắn như những ngày còn chung sống với nhau.
Borghi còn nói thêm rằng các hội viên ở San Benigno phải ghen tỵ với số phận của thầy hơn là thương tiếc. Trong những lúc mê sảng. Borghi luôn nói về nguyện xá, xưởng thợ, các người bạn và các học sinh của thầy. Những ai được hân hạnh nghe những giây phút đó, chắc chắn phải thu lượm được ít bài học.
Thầy Borghi nhắm mắt vĩnh biệt vào ngày 18 tháng 2 năm 1889 giữa lúc các hội viên đứng vây quanh kèm theo với mấy vị bề trên. Cảnh xa lìa của thầy đã làm mọi người xúc động, không phải vì tu hội đã mất một nhân vật quan trọng cho các trường kỹ thuật lúc bấy giờ nhưng nhất là đã mất một sư huynh rất nhiệt tâm. Thầy Borghi sẽ là tấm gương cho các sư huynh chúng ta noi theo về lòng nhiệt thành tập cách nhân đức và cách đáp lại ơn Chúa
27 – PHANXICO MASCHERONI
VÀ GIUSE RUFFATO
Don Bosco nói có 3 người cần thiết để cho mọi công việc trong nhà được xuôi xắn là :
Một giám đốc gương mẫu
Một đầu bếp giỏi
Và một người giữ cổng khôn ngoan
Hai sư huynh có tên ở trên đều là những người đầu bếp tài ba. Suốt đời 2 thầy chỉ có cặm cụi vào việc bếp núc, làm bánh và các việc khác cho hàng ngàn học sinh và hội viên. Hai thầy đã không bao giờ chán và cũng không ước muốn đổi việc. Nếu một người chỉ nấu bếp để sinh sống thì không có vấn đề nhưng hai thầy trên đã làm việc này vì vâng lời. Nếu muốn hai thầy rất có thể tìm một việc khác hợp với mình hơn.
Phanxico Mascheroni đã làm việc tại làng Manino Comense tới năm 25 tuổi, một công việc đầy hứa hẹn, nhưng cậu vẫn không cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống. Cậu cầu nguyện nhiều để xin Chúa chỉ cho một con đường tốt đẹp hơn. Một bữa nọ, tình cờ cậu được gặp một cha Salêdiêng, Don Veronesi. Khi biết lý do, ngài khuyên cậu tới gặp Don Bosco.
Nhận thấy Phanxico Mascheroni là chàng trai đầy hứa hẹn để trở nên một Salêdiêng tốt. Don Bosco liền khuyên cậu gia nhập tu hội. Phanxico Mascheroni sung sướng theo gót DonBosco.
Mặc dầu đã học hết bậc trung học, Phanxico Mascheroni không muốn tiếp tục học để trở thành một linh mục, cậu thích làm thầy sư huynh với tài nghệ nấu ăn. Don Bosco gởi cậu tới một trường mới mở ở Mogliano Venice năm 1883 để trợ giúp việc bếp núc. Cậu đã qua năm tập tại đây, và đến năm 1885, cậu tuyên khấn lần đầu và khấn trọn đời năm 1888.
Sau 14 năm trong việc bếp núc tại Mogliano, thầy được sai tới một nhà Salêdiêng lớn ở Verona. Tại đây thầy lại phụ trách việc bếp núc suốt 30 năm. Việc hoạt động của thầy không chỉ gồm tóm trong việc bếp núc, trái lại thầy cũng gia nhập ban kèn, tham dự các cuộc dạ hội, giúp tập hát và một vài công việc khác giữa thanh thiếu niên. Vì số học sinh mỗi ngày một đông nên thầy đã phải bỏ một vài hoạt động. Khi nào có một chút giờ rảnh thầy thường đi viếng các nhà thờ xứ Verona, nhất là nhà thờ thánh Zeno. Tại đây, thầy đã nêu gương sáng cho các giáo hữu về đức tin và sự cầu nguyện sốt sắng.
Mascheroni làm việc tại Verona mãi tới năm 1926. Vì đã gần 80 tuổi, sức khỏe có phần yếu, nên bề trên sai thầy tới nhà Castel Gandolfo tại đây, thầy cũng cố gắng xoay sở việc bếp núc cho cộng thể nhỏ bé này. Thầy còn cố gắng trở nên hữu dụng để khỏi gây phiền toái cho người khác vì tuổi tác. Thật hứng thú khi nghe thầy nói về đời sống Salêdiêng. Thầy đã kể lại nhiều giai thoại tốt đẹp, và cứ như thế, thầy sửa soạn mình chết lành.
Cái chết của Mascheroni thật bất ngờ. Ngày 7 tháng 12 năm 1940 khi đang xuống thang nhà thờ dự lễ, thầy bị một cơn đau màng óc và thầy ngã gục xuống cầu thang. Các hội viên chạy tới đỡ thầy lên nhưng thầy đã tắt thở, và người ta vội cho thầy lãnh bí tích xức dầu bệnh nhân. Chắc chắn Mascheroni đã sẵn sàng gặp mặt Chúa vì thầy đã qua những năm cuối cùng trong kinh nguyện nhiều hơn là làm việc. Chính trước ngày qua đời thầy đã từng nói là mình sẽ sẵn sàng đi gặp Don Bosco.
Thầy sống được 84 tuổi, sau 55 năm sống trong tu hội, cha quản ý Girandi là người biết rõ về thầy, nên khi hay tin thầy từ trần, ngài đã gửi một bức thư chia buồn. Trong đó, ngài viết :
« Nhiều hội viên sẽ cầu nguyện cho Mascheroni, vì họ quá biết về các nhân đức của thầy,về tinh thần hy sinh, tính bình thản và lòng bác ái của thầy. Phanxico Mascheroni biết tỏ ra hiền hòa với mọi người. Được những thầy trợ sĩ như thế thật là một kho tàng lớn lao cho tu hội »
Thầy Giuse Ruffato trẻ hơn thầy Phanxico Mascheroni 2 tuổi, nhưng thầy vào nguyện xá năm 1876 tức lúc 18 tuổi. Thầy qua năm tập tại nguyện xá dưới sự hướng dẫn của cha Barberis. Ruffato cũng lo việc bếp núc và có dịp chung sống với Don Bosco 12 năm.
Ruffato là một cậu nhỏ chất phác làng Feletto, Ruffato đã được gọi để trở thành đầu bếp tại đó. Mọi người đã tặng cho thầy một tên gọi thật dễ thương : Giuseppino, tuy thầy luôn bận bịu với việc bếp núc, nhưng thày vẫn tỏ ra bình thản lưu tâm và nhã nhặn với mọi người. Đôi khi thầy cho phép các người giúp việc nghỉ sau trưa. Thầy cũng cố gắng thu xếp mọi công việc cho xong, nhưng cốt là để ra vườn làm việc tiếp.
Sau khi đã sống một vài năm tại Rivalta và Chieri, Ruffato được sai tới Colle Don Bosco…để làm việc và rồi sống những năm cuối cùng tại đây cho tới năm 1934. Sau đó, cộng thể đã trở nên khá đông đúc, và vì đã tuổi tác, Ruffato không thể làm việc như trước nữa.
Sau 56 năm coi việc bếp núc, thầy được phép nghỉ, tuy thế thầy đã luôn cố gắng làm việc bao có thể cho tới giây phút cuối cùng.
Ruffato không biết đọc, không biết viết nhưng lại rất thông thạo về khoa học các Thánh và còn chia sẻ cho những ai có dịp tiếp xúc với thầy. Lòng đơn thành và tinh thần tinh tâm thực sự biểu hiện trong cách sống đơn sơ của thầy. Cha giám đốc nhà đã kể lại : Thầy Ruffato có óc nhận xét thật là khôn ngoan, thầy đã cho những nhận xét thật chính xác về các nguyện sinh, sư huynh. Đôi khi thầy cũng khiêm tốn góp ý kiến trong việc xây dựng quản trị.
Nhiều người tới thăm viếng căn nhà nghèo nàn, nơi Don Bosco sinh trưởng và họ cảm thấy rất ham thích được nghe thầy Ruffato nói về Don Bosco. Thầy thường nói Don Bosco đã sống trong cảnh nghèo nàn, ngài hài lòng bởi bất cứ món ăn nào, và còn luôn mỉm cười. Trong khi trò chuyện, Ruffato thường không dám nhìn mặt ai mà chỉ nhìn xuống đất.
Một hôm có bà Bá Tước cùng với cô con gái và vài gia nhân tới thăm trường. Biết thầy Ruffato đã sống với Don Bosco, nên bà xin được gặp thầy để nói chuyện. Ruffato đã đàm thoại với họ qua những diệu bộ hết sức nết na. Thầy nói về Don Bosco hấp dẫn đến nỗi khi gần từ giã ra về, bà Bá tước xin thầy cầu nguyện cho bà và gia đình bà. Nhưng sau đó, vì thầy luôn nhìn xuống, không dám nhìn thẳng mặt, nên bà Bá Tước đã xin thầy nhìn lên để bà có thể nhớ thầy rõ hơn. Với lòng đơn sơ Ruffato hứa sẽ cầu nguyện cho bà và gia đình, nhưng bằng giọng lễ phép thầy từ chối không dám nhìn ai cả. Thầy đã học nơi Don Bosco điều này, cho nên 80 tuổi thầy vẫn luôn nết na cặn kẽ.
Ruffato có một tinh thần đạo đức rất cao. Thầy làm dấu Thánh giá sốt sắng đến nỗi ai trông thấy cũng nhận ra đây là một người kết hợp thân mật với Chúa. Trước nhà tạm, thầy cầm trí cầu nguyện sốt mến, đến nỗi tất cả mọi người đều xin thầy cầu nguyện cho.
Ruffato từ trần ngày 17 tháng 12 năm 1940 thọ 84 tuổi và thầy tắt thở với Thánh danh Giêsu – Maria – Giuse trên môi Ruffato đã phó linh hồn đẹp đẽ của mình trong tay Chúa. Sống trong một hoàn cảnh hèn mọn, Thầy đã phụng sự Chúa và tu hội với trọn cả lòng mến của mình.
28 – PHAOLO BASSICNANA
Hôm ấy, ngày 20 tháng 2 năm 1924, một đám ma vĩ đại được cử hành tại Facnza, những người tham dự buổi lễ chắc phải nghĩ đây là đám ma của thầy sư huynh Salêdiêng Don Bosco khiêm nhường của trường Facnza. Thầy sư huynh đó chính là Paolo Bassignana hay Paolino như người ta thường gọi thầy cách yêu dấu như thế trong 43 năm trời.
Sinh tại Occimiano (Casale) năm 1856 rồi tới làm việc trong xưởng máy của ba cậu cho đến năm 23 tuổi. Tuy thế đời sống trong gia đình có đầy đủ mọi tiện nghi. Một Chúa Nhật kia sau lời hát kinh chiều Bssignana nghe một vài bạn kể về giai thoại Don Bosco và được biết ngài tiếp nhận trẻ em, thiếu niên…Nhưng tất cả đều sung sướng đến chung sống với ngài. Mang sẵn một tinh thần giáo hữu tốt, lời nói của các bạn kể trên đã giúp cậu nuôi mộng theo đuổi ơn kêu gọi của mình, cậu suy nghĩ kỹ càng rồi quyết định sẽ theo Don Bosco. Cha mẹ cậu vốn là những giáo hữu nhiêt thành đã không hề tỏ ý định phản đối lời đề nghị của đứa con yêu quý này.
Trong tiểu sử của Bassignana, người ta đọc thấy rằng khi đến trình diện với Don Bosco ngài tiếp đón cậu với lòng rất ân cần tử tế rồi trao phó cậu cho cha quản lý, và ngài liền cử cậu vào làm trong nhà bếp. Đây không phải là một chức vụ an ủi nhất cho những người mới vào, nhất là đối với Paolino của chúng ta. Tuy nhiên cậu tỏ vẻ rất sung sướng và chăm chỉ chu toàn bổn phận. Ngoài ra, cậu còn tích cực theo đúng thời khóa biểu của nhà trường, nhất là những giờ dành cho các việc đạo đức. Trong những lúc thư thả, cậu sung sướng đến tham dự các lễ nghi trong đền thờ Mẹ Phù Hộ các giáo sĩ. Chẳng bao lâu Don Bosco nhận thấy Thiên Chúa đã gởi đến cho mình một thiếu niên nhiều các nhân đức tự nhiên và siêu nhiên. Sau một thời gian trau dồi tại Nguyện xá. Don Bosco trao phó cậu cho cha Barberis, sau này làm tập sư để ngài coi sóc. Paolino khấn trọn đời năm 1879 và được Don Bosco cử đi giữ chức canh cổng ở nhà Este và năm 1887, thầy được gửi tới Facnza, một trường mới mở. Tại đây Don Bosco yêu cầu cha Giám đốc nhà này hãy để thầy giữ chức chi tiêu viên, nhưng chẳng bao lâu Paolino đã thành một nhân vật « Factotum » cho trường này. Một lần kia cha giám đốc của thầy đã tiết lộ : Thầy sư huynh thánh thiện của xứ Picdmonte này chẳng bao lâu sẽ thành một nhân vật danh tiếng tại Facnza, vì những nhân đức, đời sống nội tâm và công hiệu của ơn thánh sủng. Thêm vào đó thầy còn thông thạo tiếng địa phương Facnza mà tác giả cuốn sách này mãi tới đầu thế kỷ 20 mới nghe thấy loại tiếng này.
Thời đó, miền facnza hoàn toàn khác hẳn với thời đại này. Ngày nay thành phố Facnza không còn chống lại hàng giáo phẩm nữa, trái lại dân chúng trong vùng rất đạo đức. Hồi ấy khi các tu sĩ Salêdiêng tới đó lần đầu tiên, phong trào chống tôn giáo đang dâng lên vùn vụt tại thành phố này. Một số linh mục và giáo dân thánh thiện đã cố hết sức mời gọi tu sĩ Salêdiêng tới để giáo huấn thanh thiếu niên đã khinh bỏ huấn dụ về tôn giáo, chẳng thèm tuân giữ luật chính phủ hay luật tự nhiên. Một số tu sĩ Salêdiêng chúng ta tới và chẳng bao lâu các ngài đã nhận thấy mình đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm. Tuy thế các ngài không hề ngã lòng và bắt đầu dựng một trung tâm cộng sản tại Borgo Urbecco. Với trụ sở này các ngài điều khiển chúng bằng trò chơi, chiếm lòng chúng và còn cố gắng hy sinh đến tụ họp đám thiếu niên trong vùng lại.
Chẳng bao lâu con số thanh thiếu niên tới tham dự mỗi ngày một đông và chúng bắt đầu tỏ lòng yêu mến các tu sĩ của chúng ta, nhưng rủi thay, kẻ thù của Giáo hội lại gia tăng nỗ lực để đập phá công trình của Thiên Chúa, cùng với sự nhúng tay qua lời nói vu khống của làng báo, những kẻ thù hiếu chiến này đã tung ra đầy những lời tố cáo bịa đặt để chống lại tu sĩ Salêdiêng ở đó và đã gây được nhiều ảnh hưởng nơi quần chúng. Tiếp theo đó là những lời đe dọa và bạo lực đã bắt buộc tu sĩ Salêdiêng phải đóng cửa trường lại. Tuy thế các ngài nhẫn nại chịu đựng những sự đau đớn đó và tiếp tục công việc trong im lặng và kinh nguyện.
Trong thời gian khó khăn này, Paolino luôn an ủi cha Giám đốc của nhà trường và ngài cảm thấy rất sung sướng khi nghe thầy sư huynh khiêm nhường này nói về Don Bosco và tu hội Salêdiêng với một cõi lòng đầy tình yêu mến. Những lúc ở ngoài nhà. Paolino rất khôn ngoan lịch thiệp khi phải giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, thầy không hề tỏ ra một dấu nào để người ta khỏi nghi ngờ mình là một tu sĩ Salêdiêng không áo dòng. Cách lịch sự của thầy đã làm tăng lòng quý mến của mọi người, do đó, thầy có thể đi lại tự do trong vùng Facnza. Khi gặp những người nói xấu các tu sĩ Salêdiêng thầy thường trả lời họ với kiểu cách khôi hài :
« Anh nói như thế vì anh chưa biết gì về Don Bosco…Giả sử anh biết ngài… »
Những lời nói đó chắc chắn sẽ làm giảm bớt nhiều tư tưởng xấu nơi người khác đối với các tu sĩ Salêdiêng.
Vào năm 1882, khi số phận của các tu sĩ Salêdiêng ở đây trở nên rất bi thảm, do đó Don Bosco phải tới Facnza vào tháng năm. Hôm ấy các hội viên cảm thấy rất hạnh phúc và vui vẻ, cũng trong dịp này thầy Paolino của chúng ta sửa soạn một bữa com mà các hội viên chưa hề được nhìn thấy hoặc nếm từ khi đặt chân tới đây. Vừa lúc Paolino đưa bát súp cho Don Bosco, ngài liền mỉm cười hỏi :
« Paolino, từ nãy đến giờ con làm gì ? Ở đây tất cả có 4 người mà con đã sửa soạn cơm cho đủ 25 người »
Paolino hơi bối rối, vội trả lời :
« Thưa cha yêu quý, mỗi khi cha tới đây, con có thể sửa soạn cho cả đến 100 người ».
Cha Bartolomeo Molinari cũng có mặt trong bữa cơm hôm ấy và 3 năm sau, khi được cử đi Argentina, ngài đã gửi cho cha Lingueglia, Giám đốc trường Facnza một lá thư. Lá thư đề ngày 17 tháng 5 năm 1924 và ngài kể lại những ngày chung sống với Paolino, ngài khen ngợi những nhân đức của Paolino, đặc biệt tinh thần khó khăn khiêm nhường bác ái với mọi người, lòng đạo đức nhiệt thành vâng lời mọi chi tiết của luật dòng và dễ dạy đối với mọi ước muốn của bề trên, đồng thời biết sống hãm mình liên tục. Do những đức tính kẻ trên và nhiều lời chứng khác chúng ta có thể nhận thấy giá trị của thầy sư huynh này. Hằng ngày Bassig-nana phải dùng một số tiền đáng kể, nhưng thầy luôn hành động như một tu sĩ biết rõ điều mình làm. Thêm vào đó, thầy còn cố gắng để ý không hoang phí đồng bạc và có thể làm bất cứ hy sinh nào để ra chợ mua những đồ rẻ tiền hơn. Trong mọi vấn đề thầy luôn tỏ ra rất khiêm nhường bằng cách đi thăm hỏi các ý kiến của các bề trên. Giả sử, một hội viên nào không phải là một tu sĩ tốt, chắc chắn hội viên đó sẽ dành cho mình nhiều thứ đặc biệt nếu được giữ chức vụ như Paolino đảm nhận. Trước hết, Paolino đã là hội viên tốt và thầy chỉ nghĩ đến vấn đề mua bán hoặc nhận đồ biếu. Những đồ biếu thầy nhận được, thầy đều đưa hết cho cha quản lý và mỗi tối thầy đều trình sổ cặn kẽ với Ngài. Thật thế, ngay sau khi Paolino qua đời. Don Giovanni Battista Rinaldi cha Giám đốc đầu tiên của thầy và đồng thời cũng rất kính chuộng thầy sư huynh thánh thiện này đã ước ao được giữ một vài đồ riêng tư của thầy. Nhưng ngài đã thất vọng vì khi bước chân vào phòng thầy, ngài chỉ thấy có hai đồ vật : Một cuốn gương Chúa Giêsu cũ kỹ. vì đã được dùng quá nhiều và cuốn chín chức vụ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Những ai đã từng gặp Paolino rất khó lòng mà quên được thầy. Đối với dân trong vùng Facnza thầy được coi như một nhân vật nổi bật với lòng tốt, và mặc dầu đức tính của thầy rất sống động nhưng không bao giờ thầy mất nhẫn nại với các hội viên khác. Tuy Nhiên, có một điều mà thầy không bao giờ chịu nổi, đó là « xúc phạm tới Chúa »…Thật thế, một hôm người làm công mang vào trường một chùm nho rồi nói đôi lời phạm thượng. Paolino cảm thấy nóng mặt và nói với giọng hùng hồn :
« Thiên Chúa có lỗi gì với ông, mà sao ông lại cư xử với Ngài như vậy ? »
Paolino trả tiền công và ra lệnh cho ông không bao giờ được bước chân vào trường này nữa cho đến khi nào sửa được tính xấu này.
Lòng bác ái của Paolino ôm ấp tất cả mọi người, kể cả những người chống lại giáo quyền mà đôi lúc thầy phải giao tiếp với họ. Khi phải nói về những người này, thầy không bao giờ chỉ trích hoặc cho phép ai làm như thế mặc dầu lấy lý do họ là kẻ thù của Thiên Chúa và Giáo hội. Đối với những nhân viên trong nhà, thầy luôn cư xử bác ái với họ. Mặc dầu thầy có trách nhiệm trực tiếp với những người này, nhưng thầy luôn đối đãi tử tế và còn kính trọng họ. Đôi lúc chính thầy phải giúp đỡ họ làm việc trong lúc thấy họ mệt nhọc hoặc đau yếu. Ngoài ra thầy còn cố gắng giúp họ hiểu được rằng làm việc trong một tu viện như thế này là một ơn trọng đại của Thiên Chúa và lợi dụng mọi cơ hội để nói những điều về Thiên quốc.
Paolino còn có một nghệ thuật đặc biệt để an ủi những người đau khổ. Thật thế, trong thời kỳ chiến tranh, nhà trường này biến thành nhà trường của chính phủ và chẳng bao lâu nó đã chất đầy những người bị thương hay quân nhân què quặt. Lợi dụng mọi lúc nhàn rỗi. Paolino thường tới an ủi và giúp đỡ những quân nhân rủi ro này rồi nói đôi lời về lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Trong trường hợp nếu có ai muốn chịu phép thánh cuối cùng, thầy liền bỏ công việc riêng của mình để tới giúp cha tuyên úy cho tới khi xong đâu đấy, thầy mới trở lại tiếp tục công việc. Mục đích của những hành động đó chỉ vì tinh thần bác ái bao la của thầy với các người xấu số kể trên.
Trong thời gian còn ở nguyện xá, tinh thần bác ái của Paolino thật là anh hùng, không có một hy sinh nào là khó khăn vì lẽ thầy rất yêu mến nguyện xá và tận dụng hết mọi giây phút nhàn rỗi để tăng thêm ích lợi cho nguyện xá. Hồi ấy, thầy giữ chức hộ trực các học sinh nhỏ và phải dạy giáo lý cho chúng. Thêm vào đó, thầy còn phải phân chúng ra thành từng nhóm theo trình độ. Đồng thời với sự giúp đỡ của những hội viên khác và các học sinh lớn, thầy cố gắng trông nom nền luân lý và trau dồi thêm đời sống đạo đức cho chúng. Nhà kịch thường được thầy dùng làm nhà dạy giáo lý và luôn kể cho chúng những mẫu chuyện ngắn hấp dẫn. Đáp lại các học sinh rất yêu mến thầy mặc dù thầy không bao giờ cho chúng bánh kẹo hay ảnh đeo. Ngoài ra thầy còn trong coi chúng trong nhà thờ, trong những giờ giải trí. Do đó, thầy thường cạn sức lực mỗi tối khi về gường ngủ.
Paolino rất yêu quý nguyện xá vì đó là ngành hoạt động đầu tiên của Salêdiêng và còn ôm ấp một tình yêu bao la đối với tu hội chúng ta. Thầy tuân giữ tất cả mọi luật lệ và thật dài dòng khi nói về lòng trung thành nắm giữ cặn kẽ 3 lời khấn dòng của thầy, đến nỗi thầy không hề bày tỏ ý kiến riêng của mình nhưng hoàn toàn theo luật dòng đòi hỏi.
Các việc đạo đức chiếm một chỗ quan trọng trong hiến luật của tu hội chúng ta, do đó không bao giờ Paolino thi hành các việc đạo đức đó một cách nhàm chán, nhưng rất sốt sắng và được coi như của ăn hằng ngày của thầy. Thật thế, tất cả họ hàng bà con đều thúc giục thầy về thăm họ hàng, cha giám đốc cũng xin thầy nên chiều theo ý họ. Paolino đành phải đi thăm. Sau khi đã thăm viếng tất cả, dùng một bữa cơm với họ rồi thầy vào nhà thờ và ở đó cho tới giờ phải về nhà trường sau khi đã tính sổ sách xong xuôi với cha quản lý. Mối an ủi vĩ đại của thầy ở nhà trường là những lúc vào nhà thờ đổ hết tâm sự ra cho Thiên Chúa bằng những lời cầu nguyện. Paolino biết cách kết hợp mật thiết với Thiên Chúa mặc dầu thầy luôn bề bộn với bao công việc.
Cha Moninari như chúng ta đã biết ở phần trước đã quả quyết Paolino có một tinh thần hy sinh hãm mình rất cao độ, nhưng bề ngoài coi có vẻ rất bình thường. Vị truyền giáo này còn nói thêm :
« Thầy Paolino không bao giờ ca thân hoặc bày tỏ một ý kiến nào để có lợi riêng cho mình »
Thật vậy, thầy coi mình như là một tội nhân tày trời đáng phải phạt. Paolino rất hay đau ốm. Mỗi lần như thế, thày thường âm thầm chịu đau khổ hoặc vào phòng bệnh và không cho phép ai phải tiêu một đồng bạc nào vì thầy. Người coi phòng thầy cho biết :
« Những lúc đưa thuốc cho thầy uống. Paolino không bao giờ nói một lời nhận xét nào »
Thật vậy, chúng ta khó lòng đoán được thầy thích hay không thích loại thuốc đó. Vì lẽ thầy ao ước chịu đau khổ trong im lặng. Thêm vào đó, tủ rượu luôn sẵn sàng cho những bệnh nhân yếu đuối như thầy, thật là ích lợi cho sức khỏe, nhưng thầy không hề đụng đến.
Thầy hãm mình trong vấn đề ăn uống và các điều do cha Lingueglia kể :
« Thầy là một linh hồn được Chúa kén chọn để không bao giờ lo nghĩ cho thân xác »
Bề ngoài hình dạng của thầy coi có vẻ khỏe mạnh, sự thực thì tim thầy bị đau nhưng thầy quá coi thường để rồi đầu năm 1924 tim thầy mang nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, thầy sư huynh thánh thiện này vẫn tiếp tục làm việc cho tới ngày 16 tháng 2. Chiều hôm ấy, thầy vào nhà thờ như thường lệ và ở lại cầu nguyện một giờ rồi đi dùng cơm tối. Trong những giây phút này thầy lặp đi lặp lại lời nguyện tắt này :
« Ước gì Thiên Chúa được ca ngợi trong mọi sự »
Câu nguyện tắt này thường được dùng tới sau mỗi hành động. Trái lại, hôm đó thầy lại đọc lời nguyện tắt này tron khi thi hành công việc. một vài người hỏi tại sao thầy lặp đi lặp lại lời nguyện tắt này mãi và thầy trả lời :
« Đó là chính Don Bosco đã dạy tôi như thế »
Sau kinh tối, Paolino về sửa soạn tính sổ chi tiêu để đưa cho cha quản lý. Nhưng thầy đã thất bại để chu toàn xong công việc và chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy lý do đó.
Giờ đây Paolino thấy mệt mỏi yếu đuối, nhưng thầy không muốn làm phiền một ai. Tới 10h00 tối, tình trạng càng thêm thê thảm và thầy đành đánh thức người coi phòng bệnh đang ngủ gần đó. Tuy thế, trong lúc di chuyển, thầy không hề làm một tiếng động nào. Paolino cố lên thang gác, có lẽ đi bằng đầu gối rồi lê mình tới gường người coi phòng bệnh nhân và nói với giọng đặc biết rất nhỏ mà người đó vẫn còn nhớ :
« Tôi không còn làm gì được nữa »
Dứt lời, thầy ngã xuống sàn nhà, người coi phòng hốt hoảng và chỉ biết thầy sư huynh này đã tắt thở ngay lúc đó, vì chứng đau tim quá trầm trọng.
Cái chết đột ngột của thầy Paolino Bassignana đã gây nhiều nỗi sầu nơi các hội viên. Tuy thế, không ai lo sợ cho linh hồn của thầy vì đã biết thầy dọn mình chết lành, và ngày hôm trước thầy đã đi xưng tội rồi. Cả tới lúc chết thày cũng không muốn làm phiền một ai. Đó là lời nhận xét của các hội viên. Học sinh trong trường thầy ở cùng với các thanh thiếu niên trong nguyện xá và từng đám đông trẻ em đến nhìn xác thầy lần cuối cùng. Gương mặt Paolino bây giờ trông có vẻ bình tĩnh và lóng lánh. Mọi người than phiền về cái chết của thầy và họ không tin được là sẽ không bao giờ nhìn thấy thầy đi lại trong nhà trường hay ở ngoài phố với dáng điệu chỉnh tề. Họ cũng không sao quên được, những cuộc nói chuyện giá trị của thầy. Thật thế, Don Lingueglia, giám đốc của thầy đã viết :
« Cha đã thấy mọi người tỏ lòng trìu mến thầy sư huynh này của chúng ta. Rất nhiều người đã khóc trong lúc đưa đám, và có thể coi đây là lúc vinh thắng vĩ đại của thầy. Thêm vào đó mỗi khi nghĩ tới lòng tốt và sự chăm sóc niềm nở của thầy, họ không tài nào ngăn nổi những giọt lệ đang trào ra từ khóe mắt »
Chúng ta sẽ kết thúc tiểu sử của thầy với vài tư tưởng do cha Moliari viết trong bức thư mà chúng ta đã có dịp nói ở phần trước :
Rất nhiều người trên thế giới này sẽ nhìn vào những đứa con xứng đáng của Don Bosco. Họ là những người tu sĩ không áo dòng, sống đời luân lý và đời tu sĩ khác hẳn với đời sống của người ngoài.
Tuy nhiên, nếu người thế tục, với ơn Chúa giúp mà hiểu được cảnh an bình của lương tâm mà những thầy sư huynh tốt lành này đang hưởng, chắc chắn họ sẽ không cười nhạo hoặc thương tiếc thay cho số phận của những tu sĩ không áo dòng này, giả sử họ không sao siêu lòng để bắt chước những tu sĩ này, ít nhất họ cũng ghen tỵ và khâm phục các tu sĩ đó. Thật là đúng trường hợp của Paolino khi tới Facnza, thầy và các hội viên khác đều bị họ chê cười và bị hạ giá. Tuy thế, sẵn có tinh thần giáo hữu và nhân đức tu sĩ, Paolino dần dần đã chiếm được sự tán dương quần chúng trong cả vùng »
29 – PHÊRÔ CENCI
Hồi còn thơ ấu, vào tháng năm 1882. Cenci bị bệnh sưng phổi và được dưỡng bệnh ở một nhà thương lớn tại Rimini.tại đây mẹ bề trên của các nữ tu của nhà thương này tỏ ra rất thương hại đứa trẻ mồ côi này, và bà cho phép kéo dài thời gian dưỡng bệnh của em, đồng thời cũng trao phó cho em một vài công việc xứng hợp với tuổi và sức khỏe cho phép. Một hôm mẹ bề trên thình lình cho gọi cậu tới, mặc quần áo chỉnh tề cho cậu, rồi dẫn ra phòng khách để gặp một vị linh mục. Đó chính là Don Bosco. Ngài đến Rimini được 3 hôm và được mời tới thăm nhà thương này.
Mẹ bề trên cắt nghĩa số phận đáng buồn của em và muốn trao phó cậu cho lòng bác ái của Don Bosco. Sau vài lời đàm thoại thân mật với Cenci, ngài hỏi mẹ bề trên xem câu năm nay được bao nhiêu tuổi. Khi được biết cậu được 11 tuổi. Don Bosco liền nói :
« Ồ, Cenci còn bé quá, cậu còn phải ăn thêm vài thúng bột cho chóng lớn. Nếu Cenci vẫn giữ được lòng tốt, năm sau cha sẽ nhận »
Năm sau vào dịp nhận các học sinh mới, Don Bosco viết thư cho mẹ bề trên đó và hỏi xem nếu Cenci vẫn còn muốn đến ở đây , cha sẵn sàng nhận em. Được tin đó, Cenci tràn đầy sung sướng, rồi sửa soạn hành lý lên đường.
Cuộc hành trình thật là đặc biệt, một cha bề trên địa phận hành trình với cậu được một đoạn đường, rồi để cậu tiếp tục một mình đoạn chót. Trước khi từ giã, vị linh mục đó còn nói :
« Khi nào con tới ga xe lửa Torino, con hãy giơ cái khăn tắm ra khua mấy vòng. Lúc đó, con sẽ thấy Barbellone, một người với dáng điệu cao, gầy sẽ ra đón con tới Don Bosco. »
Mọi chi tiết được làm đúng như lời dặn bảo và Pietro Cenci được Don Bosco đón tiếp niềm nở tại phòng riêng. Don Bosco trao phó cậu cho cha giám đốc Lazzero và dặn ngài hãy cẩn thận săn sóc sức khỏe cho cậu.
Giờ đây Cenci cảm thấy thật hạnh phúc với khung cảnh mới lạ hấp dẫn. Thêm vào đó những ngày lễ được tổ chức linh đình và lòng săn sóc đặc biệt tới cậu đã khiến Cenci yêu thích nguyện xá. Vì tuổi hãy còn trẻ, do đó cậu không nhận thấy những điều bất tiện mà Don Bosco tỏ dấu buồn rầu lo lắng trong bức thư gởi từ Roma năm 1884.
Các bề trên vui vẻ nhận thấy đứa trẻ này khá khôn ngoan, kèm theo với đức tính cởi mở, tốt và hãy còn ngây thơ. Do đó, các ngài hy vọng một tương lai rực rỡ nơi cậu.
Cenci được gởi tới làm việc ở trong phòng may ngay từ đầu. Tuy nhiên chúng ta không được biết tại sao cậu được gởi vào đây, nhưng hình như công việc này rất hợp với cậu. Xưởng thợ ở Valdoco được bắt đầu rất là tồi tàn nhưng dần dần nó đã trở thành trường kỹ thuật như Don Bosco mong muốn. Tại đây các Salêdiêng không chỉ dạy nghề cho trẻ nhưng còn đặc biệt quan tâm đến đời sống luân lý và sửa dạy hạnh kiểm cho chúng.
Cenci được mọi người yêu mến vì hạnh kiểm đáng khen, chăm chỉ làm việc và chúng bạn đều kính nể. Ngoài ra cậu còn có một giọng hát hay, kèm thêm tài diễn thuyết.
Để công việc dễ dàng hơn, tất cả các nghiệp sinh quyết định sẽ mừng lễ thánh quan thầy của Don Bosco vào dịp lễ Giáng sinh thay vì mừng lễ Gioan Tông đồ vào ngày 24 tháng 6 như mọi năm. Vào những dịp lễ này, mỗi xưởng thợ đều viết một lá thư kèm theo chữ ký của các giáo sư và của các hướng nghiệp sinh. Mỗi em đều hứa sẽ dâng vài lần hiệp lễ, viếng Thánh Thể cho Don Bosco để tỏ lòng biết ơn đối với người cha yêu mến này. Một trong những bức thư, chúng ta thấy tên của Pietro Cenci đứng hàng đầu của trong số 23 nghiệp sinh thợ may, và cạnh chữ ký cậu còn viết :
« Thưa cha yêu dấu, Pietro sẽ dâng 4 lần hiệp lễ và 4 lần viếng Thánh Thể cho cha »
Thực ra trong bức thư đó, không có em nào quảng đại cho bằng Cenci.
Dần dần, Cenci tập được thói quen biết bắt chước các gương sáng của những người bạn của cậu hằng năm được gửi tới San Benigno Canavese để tận hiến đời họ cho việc phụng sự Thiên Chúa. Sau khi Don Bosco qua đời được 2 năm, Cenci được nhận vào tập sinh ở San Benigno Canavese, nơi đào tạo các tu sĩ, sư huynh về mặt thiêng liêng, và trau dồi thêm nghề. Tại đây Cenci gặp Feli-Merlo một người thợ may danh tiếng đã từ bỏ thế gian sau khi đã thành công trong nghề này, để tới ở với Don Bosco. Lúc đó, Merlo đang giữ chức đốc xưởng nghề nay. Do đó, Cenci có dịp học thêm vài kiểu cắt rồi dạy lại chho những người khác.
Sau khi đã mở thêm một nhà mới ở Milano, Cenci được gửi tới đây để làm việc và Cenci được giữ chức đốc xưởng khu thợ may, thay chân cho Merlo. Hồi ấy Cenci được 26 tuổi, vì lý do sức khỏe, bác sĩ đã quả quyết thầy chỉ có thể sống vài năm nữa là nhiều. Tuy thế, Cenci không bao giờ bận tâm tới vấn đề đó và thầy bắt tay vào việc với đầy nghị lực. Ngoài ra một số Salêdiêng trẻ gồm cả tập sinh từ khắp nước Ý tới và ít nguyện sinh, học sinh đều sẵn sàng giúp đỡ Cenci trong xưởng thợ may. Những Salêdiêng trẻ này đều là những thầy đang ở thời kỳ tập vụ ở giữa đám học sinh dưới sự hướng dẫn của Cenci.
Một nơi hẻo lánh như San Benigno thời ấy rất khó lòng mà kiếm được khách hàng như ngày nay. Do đó Cenci thiếu nhiều dịp để dạy những người dưới quyền mình. Tuy thế, với khối óc rộng mở. Cenci bắt đầu tìm kiếm giải pháp bằng cách chính mình hành trình đi Torino Ivrea, Alexandria, và nhiều chỗ khác, kể cả Thụy Điển để kiếm việc hằng tuần về cho các nghiệp sinh. Trong những dịp này, Cenci phải chịu đủ cái bất tiện về hành trình nhất là những lần phải chạy lên cho người ta. Tuy nhiên, Cenci vui vẻ chịu đựng những cảnh mệt nhọc này. Giờ đây khách hàng ngàymột đông. Do đó những học sinh phải làm việc ở ngoài đồng, mỗi khi chúng phải thức đêm để làm xong công việc theo đơn đặt hàng của khách. Thêm vào đó, đa số những khách hàng đến từ Torino, một thành phố danh tiếng. Do đó, nó đã giúp rất nhiều cho các học sinh sau này chúng có thể dạy nhiều nơi khác nhau.
Nhiều phần thưởng, kể cả những huy chương danh dự nhà trường đã chiếm được trong những dịp triển lãm hàng vải ở nhiều thành phố khác nhau đã phấn khởi tinh thần làm việc của mọi người. Trong kỳ triển lãm dành riêng cho các trường kỹ thuật Salêdiêng vào những năm 1901, 1906, nhà San Benigno đều đoạt tất cả những huy chương về ngành may. Ngoài ra Cenci còn dành thì giờ để viết cuốn « Nghệ thuật cắt may » cho các học sinh. Sách này dạy cắt đủ kiểu, kể cả những kiểu thật là tân thời và đã được cả các trường khác khen ngợi, kể cả những nhân vật danh tiếng. Do đó, thầy Cenci đã được tặng danh hiệu « Giáo sư » và được phong chức « Hiệp sĩ » của hoàng cung nước Ý.
Cenci còn biết hy sinh cả những giờ rảnh để giúp các học sinh của mình. Sau 20 năm tận lực làm việc ở nhà San Benigno, các bề trên gọi thầy trở lại nguyện xá. Thời đó khu thợ may đã được đánh giá ngang tầm những cửa hiệu danh tiếng trong nước Ý, và có lẽ với cả các nước khác nữa.
Giờ đây Cenci lại giữ chức đốc xưởng và giáo sư nơi mà xưa kia thầy từng là một học sinh. Do đó, thầy cảm thấy đầy sức lực và hứng thú để giúp ích cho nhà Mẹ. Trong thời gian 28 năm, Cenci đã dạy dỗ cho các học sinh tới chỗ thành công trong chương trình 5 năm. Do đó khi một em mãn trường, các chủ thầu của các cửa hiệu danh tiếng của nước Ý đã vội tới « mua học sinh đó », vì họ thừa biết tài của Cenci. Ngoài ra Cenci vẫn còn luôn giao tiếp với những học sinh ở gần bằng những lần thăm viếng hoặc viết thư cho những người ờ xa. Trong những dịp đó, thầy thường chỉ bảo họ cách cư xử đoàng hoàng với đời. Chúng ta thừa biết những thày sư huynh đã được giáo huấn đúng theo tinh thần của Don Bosco, chắc chắn họ sẽ không bao giờ trốn tránh bất cứ công việc nào, và còn sẵn sàng giúp đỡ mọi sự để giúp ích cho những nhà họ đang sống.. Thầy Cenci của chúng ta chắc chắn cũng được xếp vào hạng những thầy sư huynh lý tưởng kể trên. Thật thế, thầy sẵn sàng chạy tới phụ giúp trong vấn đề ấn loát, kịch trường và vài công việc khác mà thầy có thể, mục đích là để làm cho mình thêm hữu ích cho nhà thầy đang ở. Thầy còn gia nhập ban kèn, cộng tác trong những lần dạ hội và còn giúp vui cho những người khác. Điểm nổi bật của thầy sư huynh Salêdiêng phải là : « Đừng bao giờ cho mình là quá quan trọng »
Đáng chú ý nhất là : Thầy Cenci thực tập mọi nhân đức của tu sĩ, nhất là lòng đạo đức của thầy. Ngoài ra, thầy không bao giờ điệu bộ khoe khoang trong vấn đề ăn mặc và những gương sáng của thầy kèm theo tinh thần khiêm nhường đã khiến mọi người phải thán phục, đồng thời chiếm thêm được lòng kính trọng nơi các học sinh.
Cenci biết yêu mến các học sinh, nhưng không hề thiên vị với các họ sinh thông minh hơn hay ngoan ngoãn hơn. Thầy rất trung thành với Don Bosco về vấn đề này, nhưng nếu thật sự phải thiên vị, thầy thường giúp những em không có nhiều tài năng. Do đó, các chúng một lòng yêu mến thầy và thầy có một ảnh hưởng rất tốt đối với chúng.
Trong thời gian ở San Benigno, kể cả sau này, đôi khi thầy Cenci phải định đoạt những món tiền rất lớn, nhưng các bề trên luôn tín nhiệm thầy. Để đáp lại, thầy tính sổ rất cặn kẽ mọi vấn đề chi tiêu. Thầy không bao giờ tìm kiếm tiện nghi cho mình, và cũng không bao giờ ra khỏi trường nếu không có lý do quan trọng. Nói chung thầy rất ưa thích ở trong xưởng thợ của mình, tinh thần thầm lặng trong lòng hoặc làm một vài công việc khác.
Cenci rất lạc quan và không hề ca thán vì sự xếp đặt của các bề trên. Thầy còn tỏ ra nhã nhặn, yêu mến các hội viên và không bao giờ ngã lòng nếu có học sinh nào hạnh kiểm không tiến bộ. Thêm vào đó mặc dù bù đầu với mọi công việc Cenci vẫn luôn giữ được vẻ vui tươi, bình tĩnh, đó là những đặc điểm thầy đã học hỏi nơi Don Bosco.
Thời gian qua đi, Cenci nhắm mắt từ trần vào ngày tháng 12 năm 1939 thọ 68 tuổi. Những ai biết thầy ngay từ thời niên thiếu thì chắc không một ai nghĩ là thầy có thể sống tới tuổi đó. Cơn bệnh cuối cùng đến rất nhanh chóng. Tuy thế, thầy đã có đủ thời giờ để xin nhận phép thánh cuối cùng với lòng đầy sốt sắng.
Cha rất sung sướng được kể lại nơi đây cuộc thăm viếng của cha với Cenci trước ngày thầy ly trần. Vừa lúc nhìn thấy cha, Cenci cất tiếng nói :
« Đây là giờ chót của con, con cảm thấy thật là quá sung sướng ! Con rất sung sướng !… »
Chắc chắn cái chết của thầy Cenci thật là đáng ghen tỵ. Đó là cái chết của một tu sĩ tốt lành đã dùng cả đời sống mình để phụng sự Thiên Chúa, làm ích cho đồng loại và chu toàn bổn phận. Cenci rất sung sướng vì được hân hạnh may quần áo cho Don Bosco lúc còn sống, và khi qua đời. Thầy Cenci cũng may cho mình một bộ áo để nghỉ giấc ngàn thu. Thầy Cenci cho như thế là vinh danh hơn là những những lời khen ngợi của thế gian về tài cắt may của thầy.
30 – PHÊRÔ ENRIA
Enria sinh năm 1841 tại San Benigno Canavese, rồi cả gia đình di chuyển đến Torino. Cậu gặp Don Bosco vào tháng 12 năm 1845. Năm ấy thành phố Torino đang tràn ngập tai biến dịch tả, và Enria cũng là một trong những nạn nhân của con bệnh này, rồi được họ đưa về trường thánh ĐaMinh, năm ấy cậu tròn 13 tuổi. Với biến cố này chính phủ Ý chính thức xin Don Bosco đến giáo dục trẻ nghèo này cả luân lý đến trí thức. Don Bosco vui vẻ ưng thuận lời đề nghị và cùng với vị quản lý của cô nhi viện mới này, các ngài đến và xem xét tình thế. Tất cả toán trẻ trong viện đều hớn hở chạy đến gặp Don Bosco và những chi tiết của cuộc gặp gỡ này, nhờ Enria mà cha Lemoyne có thể ghi vào cuốn tiểu sử Don Bosco. Ở đây chúng tôi chỉ kể sơ qua vài đoạn hấp dẫn :
« Tất cả chúng con có chừng 100 đứa, và trước kia chưa lần nào con được gặp Don Bosco. Lòng tốt lẫn tình yêu của ngài khiến chúng con cảm thấy yêu ngài ngay cả khi nói đến tên ngài. Don Bosco rất niềm nở và nhã nhặn trong mọi câu hỏi về tên chúng con, nhất là những câu hỏi về ngày chịu lễ lần đầu về gia đình từng người và nhiều điều khác. Tất cả chúng con vui vẻ trả lời với đầy tin tưởng. Cuối cùng ngài đến gần con và lúc ấy con cảm thấy dạt dào tình yêu đối với Don Bosco người của Thiên Chúa, đang bốc cháy trong lòng con. Ngài hỏi tên con rồi nói :
« Con có muốn đến với Cha không ? Chúng ta là những người bạn tốt mãi mãi, và sẽ cùng chung lên Thiên đàng với nhau. Con có thích những tư tưởng đó không ? »
– Thưa cha, chắc chắn con muốn lắm. Enria trả lời.
– Đứa nhỏ đứng cạnh là em con phải không ?
– Thưa cha vâng.
Thế là mấy hôm sau cả hai anh em chúng con dẫn nhau đến ở với Don Bosco. Hồi ấy con 13 tuổi và em con 11 tuổi. Má con đã chết vì bệnh dịch và ba con cũng đang mang bệnh này. »
Đời sống nơi nguyện xá thời ấy rất là chật vật. Trái với lời đề nghị của mẹ ngài. Don Bosco vẫn tiếp tục nhận trẻ em hơn số ngài đã dự tính, do đó rất nhiều hôm cậu Enria phải nằm gường gỗ và không có chăn đàng hoàng để đắp.
Don Bosco rất yêu mến Enria, và đáp lại cậu cũng ấp ủ một tình yêu dành cho ngài, tuy thế, mối tình này còn cao hơn là tình yêu cậu dành cho ba ruột cậu. Ở đây chúng tôi có ý kể vài chi tiết về đời sống của Enria, vì lẽ cậu ấp ủ một tình yêu bao la đối với Don Bosco.
Enria được Don Bosco gởi đi học nghề rèn trong 3 năm. Ở chủ tiệm này là người Công giáo rất mẫu mực. Don Bosco có ý định rèn luyện để sau này cậu sẽ thành một người chủ của một tiệm như thế trong nguyện xá. Nhưng ít lâu sau ngài đổi ý định và gởi cậu tới giúp thầy Giuseppe Rossi để trông coi các phòng kho. Tuy nhiên với kết quả ít ỏi của những ngày học rèn cũng đã giúp cậu chiếm được một chỗ khá quan trọng, vì lẽ trong nguyện xá có rất nhiều cơ hội để giúp cậu thành người hữu ích.
Ngoài ra Enria có thể làm bất cứ công việc nào. Cũng như một số những sư huynh khác, Enria được coi như là phép lành của Chúa nơi những nhà họ chung sống, vì lẽ các tu sĩ này có một tinh thần sẵn sàng làm mọi sự kèm theo tài khéo léo tìm những giải pháp cho mọi vấn đề. Ngày nay những sư huynh như thế chắc không thiếu giữa thời đại chúng ta. Thêm vào đó, Enria cũng rất bận rộn với những công việc mà thầy chưa bao giờ học tới. Enria còn là nhạc trưởng của nguyện xá và còn chịu trách nhiệm về kịch trường, kèm theo chức vụ đầu bếp, họa sĩ. Nói tóm lại thầy là một người « Factotum » với đầy đủ ý nghĩa của chữ ấy. Enria là một trong 12 thầy tổ chức ban kèn của nguyện xá vào năm 1855. Thầy còn họa vài cảnh và khắc chữ vào đó mà ngày nay vẫn có thể đọc thấy nơi những hành lang. Trong dịp Don Bosco đi hành hương Monferrato. Enria có sửa soạn vài bài diễn văn và tổ chức những tối vui trong những cuộc hành hương này. Ngoài ra Enria đặc biệt giúp đỡ các bệnh nhân. Tính vui vẻ kèm theo nhẫn nại và hiếu thắng đã cổ võ thầy tới săn sóc các bệnh nhân rất khó tính và khó lòng mà chiều được ý họ.
Hồi còn là nghiệp sinh lớn. Enria cũng có những thời gian khủng hoảng tâm hồn mà sau này thầy kể :
« Một hôm Don Bosco đi ngang qua, ngài nhìn và nói: Enria yêu quý, cha không được hài lòng mấy vì cha luôn nghe thấy người ta phàn nàn về hạnh kiểm của con »
Đây không phải là lần đầu tiên Don Bosco quở trách như vậy, và do đó lắm lần vì tức bực với những lời cảnh cáo này, Enria vô lễ trả lời :
« Cha không biết rằng con đã nhàm chán với những lòi quở mắng như thế sao ? Con hối hận vì đã học được nhiều nghề ».
Don Bosco kết thúc cuộc đàm thoại này với câu :
« Như vậy con hãy quên hết những điều đã học được ».
Rồi ngài bỏ đi
Năm ấy Don Bosco phải xa vắng nguyện xá chừng một tháng, khi trở về các học sinh đều chạy đến chào ngài và Enria cũng chạy tới như mọi người khác. Như thói quen Don Bosco mỉm cười và nói đôi lời hữu ích cho từng người. Nhưng khi Enria tới gần để hôn tay, Don Bosco quay đi chỗ khác, rồi bắt chuyện với một học sinh khác. Enria buồn tủi và khóc suốt cả ngày hôm đó. Ngày đi hành hương ở Bechi đã gần tới, thầy Buzzetti đưa cho Don Bosco tên những người trong ban hát của thầy sẽ đi với ngài. Khi nhận thấy tên của Enria cũng ở trong danh sách Don Bosco liền gạch đi ngay. Thật vậy, những học sinh khác được đi và Enria phải ở lại nhà. Sau đó mấy hôm, Enria nhận được một bức thư từ Castelnuovo đến và do một bạn đồng lớp viết dưới sự chỉ bảo của Don Bosco. Đại khái bức thư đó như sau :
«Enria yêu quý, hãy nên nhớ là đừng bao giờ trả lời vô lễ với bề trên của con như thế. Don Bosco luôn luôn là bạn tốt của con. Cũng nên nhớ là cha rất yêu mến con và cha luôn nhớ cầu nguyện cho con trong thánh lễ hằng ngày
Bức thư này đã an ủi được con tim sầu nát của Enria, nhưng chẳng được mấy bữa cậu ngã bệnh. Khi trở về, Don Bosco tới ngay phòng bệnh thăm cậu, đồng thời ban phép lành Đức mẹ Phù hộ và an ủi cậu, tuy nhiên ngài không thèm nhắc lại bức thư cảnh cáo nói trên.
Mặc dầu Enria đã hoàn toàn dâng hiến đời mình cho Don Bosco và cho nguyện xá nhưng đến năm 1878, nhằm ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Enria mới tuyên 3 lời khấn dòng. Đây không phải là lần đầu tiên mà cũng không phải là trường hợp đặc biệt đối với đời sống tận hiến vào thời kỳ sơ khai của giáo hội, rất nhiều tín hữu cứ ở trong bậc dự tòng rất lâu mới xin rửa tội. Cũng thế, nhiều học sinh cứ sống trung thành và làm việc cho Don Bosco. Tuy nhiên những người này chưa hiểu ý nghĩa tận hiến cho Don Bosco hoàn toàn là phải tuyên xưng 3 lời khấn dòng. Don Bosco rất khôn ngoan, ngài không bao giờ bắt buộc ai tuyên khấn. Đối với sư huynh như Buzzetti và Enria, mặc dầu đã hay chưa tuyên khấn, họ đều được coi như sư huynh với đầy đủ ý nghĩa của danh từ này.
Năm 1871, một cơ hội hiếm có để Enria chứng minh sự xứng đáng của mình. Tháng 12 năm ấy, Don Bosco lâm bệnh nặng tại nhà Varazze, và ngài còn thấy trước được cơn bệnh này sẽ kéo dài rất lâu, kèm theo những nỗi khó khăn cho những hội viên của nhà này, vì họ rất bận rộn với đủ mọi công việc. Don Bosco liền viết thư cho cha Rua, để ngài gửi thầy Enria tới. Đặc ân này do chính Enria kể lại trong dịp lập thủ tục phong thánh cho Don Bosco và được coi là một trong những chứng nhân. Cậu kể :
« Con rời Torino ngay lập tức sau khi cám ơn Chúa đã nghe lời con cầu xin. Trong nhiều năm nay con rất ao ước được giúp đỡ Don Bosco trong lúc bệnh tật và con sẵn sàng dâng mạng sống riêng để Don Bosco được khỏi bệnh.
Enria nói như thế vì cậu biết đôi chút về những cơn bệnh mà Don Bosco luôn bị dày vò, mặc dầu rất nhiều người không hay biết tới. Khi vừa tới Varazze, Enria chạy ngay tới gường Don Bosco và được ngài tiếp đón với đầy vẻ sung sướng. Tại đây Enria nhận thấy cơn bệnh của Don Bosco quá trầm trọng hơn là người ta nghĩ. Do đó cùng với thầy tư giáo Guidazzio, 2 người giúp nhau trông coi Don Bosco, thầy Guidazzio săn sóc Don Bosco ngay từ ban đầu. Với sức khỏe dồi dào, thầy này đã từng thức đêm để trông coi Don Bosco, đồng thời sửa soạn bài để dạy học. Giờ đây Enria chịu trách nhiệm săn sóc Don Bosco từ sáng tới 2 h00 đêm, thầy Guidazzio tới thay phiên phần còn lại cho tới 6h00 sáng. Enria làm công việc như trên kéo dài tới 2 tháng.
Trong lúc coi bệnh Enria thường gởi thơ và hỏi chi tiết tình trạng của Don Bosco cho thầy Buzzetti. Tại nguyện xá những bức thư này được mong đợi từng giây từng phút, và được đọc lên với đầy vẻ hăng say.
Cũng trong dịp dự bị lễ phong thánh cho Don Bosco, Enria còn kể lại:
« Thỉnh thoảng con khó chịu khi phải kể lại công việc hầu hạ này cho Don Bosco nghe và những lần như thế ngài thường nói :
« Enria yêu quý, con đã thấy tình cảnh bi thảm của cha như thế, cho nên con hãy làm những công việc đó vì sáng danh Chúa »
Những lúc ấy con chỉ trả lời :
« Don Bosco cha muốn nói gì ? Những công việc đó chẳng thấm vào đâu khi đem so sánh với những công việc cha đã làm cho con. Cha cũng nên biết rằng rất nhiều bạn của con đang ghen tỵ với con đặc ân này, và còn mong muốn được thế chân con »
Trong dịp lễ Giáng sinh, Enria còn viết một bức thư rất duyên dáng và tình cảm cho Buzzetti, người bạn thân nhất. Trong thư Enria nói là mình rất mong muốn được chung sống cùng họ để đi chịu lễ, rồi Enria kết bức thư bằng cách xin mỗi người hãy làm sóng gió thiên đàng với lời cầu nguyện để Thiên Chúa ban cho họ niềm hạnh phúc bằng cách chữa lành bệnh cho Don Bosco. Thật vậy, gần cuối năm ấy Don Bosco cảm thấy dễ chịu hơn và ngày 9 tháng Giêng , Enria viết cho Buzzetti :
« Có lẽ không cần tả nỗi vui mừng mà tôi cảm thấy được kết hợp chặt chẽ với Don Bosco của chúng ta. Buzzetti thân mến, không biết cha đáng kính của chúng ta được kính yêu biết chừng nào. Tôi không thể ngăn cản được những giọt lệ cho khỏi tuôn rơi khi thấy Don Bosco đau ốm lâu như thế. Nhưng tôi sung sướng đưa tin cho thầy biết là Don Bosco đang dần dần lấy lại sức khỏe »
Thật vậy, vào ngày 14 trong tháng, Don Bosco có thể ra khỏi gường bệnh được một lúc lâu và Enria lại viết cho Buzzetti :
« Thật là vui vẻ cho hai đứa chúng mình biết mấy. Sức khỏe của Don Bosco đã khả quan »
Tin tức về sức khỏe của Don Bosco rất an ủi cho mọi người. Don Bosco càng ngày càng mạnh khỏe thêm cho tới ngày 30 tháng giêng. Don Bosco thật sự rời khỏi gường bệnh để tiếp tục kinh lý nhà Alassio. Cha Francesia viết thư bảo cho Don Rua biết là Don Bosco chỉ hành trình với một người đầy may mắn tức Enria. Cuối cùng giữa muôn ngàn tiếng reo hò của đám học sinh đang sung sướng đón chào. Don Bosco trở về nguyện xá vào ngày 15 tháng 2.
Tới nơi Don Bosco vào thẳng nhà thờ để cảm ơn Mẹ Phù Hộ. Đến lúc vào nhà cơm, Enria vẫn còn ở lại cầu nguyện trong nhà thờ và hình như thầy đang triền miên trong lời kinh, thầy Buzzetti tới mời Enria vào nhà cơm vì Don Bosco muốn gặp. Vừa tới nơi Don Bosco liền ngăn lại hỏi khi thấy đôi mắt của Enria đang rướm lệ:
“Sao con lại khóc? Thế con không cảm thấy ssung sướng sao?
“Thưa cha con quá sung sướng.”
Enria trả lời và không thể kiềm chế nổi, thầy đành buông rơi giọt lệ, vô tình làm cho Don Bosco rưng rưng cảm động. Tuy nhiên chẳng mấy chốc, Enria cũng bắt đầu chia sẻ nỗi vui mừng và sung sướng cùng chung với cộng thể.
Sau vài ngày nghỉ ngơi, Enria lại tra tay vào bổn phận và chỉ vắng nguyện xá 3 lần vì những lý do khác nhau. Lần đầu tiên vào năm 1872 nhằm ngày lễ kỷ niệm cái chết của cố Giáo Hoàng Pio V tại Mondovi nơi mà vị Giáo hoàng này được bổ chức Giám mục. Các nhạc sĩ và ca sĩ của nguyện xá cũng được mời tham dự. Trong số những người tham dự, đặc biệt có thầy Gastini và Enria mà hạnh kiểm của họ đã làm cho người khác phải nghi ngờ. Cộng thể Salêdiêng của chúng ta cư trú trong một chủng viện. Một tối kia trong giờ giải trí, Gasstini họp một cuộc vui và cố gắng dấu tên mình. Thế rồi thầy bắt đầu hát một bài trong vở hài kịch “Crispinoe la Comare” tức “ông Crispino và bà Comare”. Vừa hát được một đoạn, các hội viên và học sinh đều nhận ra tiếng của người hát, thế là họ bắt đầu reo hò vui vẻ. Trong khi đó các bề trên trong chủng viện chẳng hiểu gì và còn cảm thấy bực tức. Thật vậy, các ngài có ý định đuổi các học sinh cùng những người chủ trì đi ngay lập tức. Vừa đúng lúc ấy Enria đóng vai Comare, nấp trong đám học sinh, hát trả lời cho Gastini. Các bề trên lại càng bối rối thêm, rồi vội la hỏi:
“Trời đất ơi, một… người đàn bà trong chủng viện này hả?”
Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, giây phút hiểu lầm đã được giải quyết xong, và mọi người lại vui vẻ như trước. Thật vậy, hài kịch này đã mua vui cho các bề trên ở đây mà chưa bao giờ các ngài có dịp nghe hay xem. Mục đích chính là vui nhộn, cả những lúc ở ngoài nhà.
Giờ đây Don Bosco vẫn chưa được khỏe lắm. Vào tháng 7 năm ấy, ngài lại mời Enria đi Alassio để dưỡng bệnh ở đó mấy hôm với ngài, vì ngài thấy trước rằng mình sẽ cần đến sự trợ giúp của Enria. Thật thế Enria đã phải trông coi Don Bosco mấy đêm liền.
Vào tháng 10 năm 1873 Enria lại phải xa vắng nguyện xá chừng 2 tháng trời. Kỳ ấy một em học sinh đầy phú bẩm kèm theo giọng hát du dương thánh thót bị ốm nặng. Don Bosco gởi học sinh này đi tới điều trị tại biệt thự của bà Bá Tước Corsi ở Nizza Monferrato
Enria được phó thác chăm mom cậu bé này cho đến khi khỏi bệnh. Nhân dịp này trong những bức thư gởi cho Enria. Don Bosco đã tỏ rõ tấm lòng trìu mến và khâm phục của ngài đối với thầy. Ngoài ra thầy nhạc sĩ Dogliani cũng viết một lá thư cho Enria. Trong bức thư khi nó đến vấn đề tập đàn dương cầm. Dogliani đã viết:
“Chắc cậu quá biết tính nóng nảy của tôi, hy vọng cậu hãy quên phần quá khứ. Cử chỉ của cậu hôm ấy đã làm tôi thán phục hết sức, vì cậu tỏ ra khôn ngoan vào trường hợp đó”
Cha Berto thư ký riêng của Don Bosco cũng viết:
“Giờ đây tất cả học sinh cùng bề trên đang nóng lòng chờ mong ngày về của Enria đó”
Thêm vào đó cha Lazzero có một giọng hát rất hay và đồng thời cũng là giáo sư dạy những người thợ chuyên môn, cũng viết một lá thư, trong đó ngài tả chi tiết của ngày lễ thánh Cecilia:
“Chúng tôi mất một nhân vật rất quan trọng trong dịp lễ này, các học sinh dang mong ngày trở về của Enria”
Cả đến vị ân nhân vĩ đại của Don Bosco tức ông Biancodi Barbania cũng viết cho Enria:
“Anh nên hãnh diện vì đã được tôi nhớ tới anh”
Ngoài ra Enria cũng nhận được thư từ các nhà Salêdiêng khác gởi tới. Chẳng hạn cha Bonetti, Giám đốc trường Borgo San Martino, trong thơ ngài có kể là các học sinh trong trường sắp sửa có một bài tập đọc và một bài học thuộc lòng về đề tài “Vinh dự mà trường này lệ thuộc và được bành trướng cho tới ngày nay” rồi ngài lại tiếp tục thư cách vui đùa như thói quen.
“Thầy là một người rất quan trọng mà trong nhiều trường hợp không phải chỉ cần đến thầy, nhưng phải nói là không có không được”
Vào năm 1878, một lần nữa Enria lại sung sướng giúp đỡ Don Bosco như con thảo tại Sampierdarena. Năm ấy, sau khi từ Pháp trở về, ngài và cha Rua tới đó khi đã kinh lý xong nhà Alassio. Chính hôm đó ngày 31 tháng 3, Don Bosco ngã bệnh và phải ở lại dưỡng bệnh cho tới ngày 21 tháng 4. Trong những đêm ấy, Don Bosco cảm thấy rất đau nhức, nhưng Enria không hề rời khỏi gường bệnh của ngài, và lắm lúc phải dùng hết sức lực để săn sóc Don Boso bao có thể. Tinh thần hy sinh của thầy trong những dịp ấy thật rất anh hùng. Trong bức thư gởi cho Buzzetti đề ngày 19 tháng 4 Enria đã viết:
“Một lần nữa tôi lại được hân hạnh săn sóc Don Bosco yêu dấu nhất của chúng ta như lần trước vào năm 1871 tại Varazze. Thật là an ủi biết mấy khi được săn sóc một người cha như Don Bosco, ngài yêu mến thanh thiếu niên đến nỗi chúng sẵn sàng dâng hiến mạng sống để cứu ngài”
Thời gian qua đi, Don Bosco được khỏi bệnh vào dịp lễ Phục sinh, ngày 21 tháng 4 Enria vội đánh điện tín cho cha Lazzero (sau này làm giám đốc nguyện xá):
“Lời cầu nguyện của chúng ta đã được chấp nhận. Don Bosco khá lắm rồi. Alleluia, hãy vui lên”
Đây là một “Alleluia” thứ hai cho những nhà Salêdiêng tong ngày lễ phục sinh hôm ấy.
Cũng vào năm 1878, Enria một trong những hội viên được Don Bosco tuyển chọn để đi mở nhà Ester, tám năm trời ở đấy, thầy lãnh chức vụ giữ nhà kho, đồng thời cũng là giáo sư âm nhạc. Kỳ này sức khỏe của Don Bosco lại bắt đầu sa sút và các bề trên lại phải mời Enria về săn sóc ngài. Tới năm 1887, do lệnh của bác sĩ. Don Bosco phải lên đường đi dưỡng bệnh ở Lanzo và ở lại đó từ ngày 4 tháng 7 tới ngày 17 tháng 8. Trong thời gian này, Don Bosco cần một người luôn luôn ở bên cạnh ngài và lẽ dĩ nhiên Enria đã được chọn và chỉ có một mình thày hiểu thấu tình trạng của Don Bosco. Hầu như chiều nào cũng thế, Enria thường chở ngài trên xe ngựa, chạy nhẩn nha qua những cánh đồng thuộc khu nhà trường, rồi đôi lúc dừng chân ở một điểm cao nhất gần bờ sông Stura để cha con đàm thoại một cách tin tưởng. Những lời này đều do Enria kể lại trong dịp phong thánh cho Don Bosco.
Giờ đây chúng ta lại có dịp gặp lại Enria tại chân gường bệnh của DonBosco, cơn bệnh cuối cùng. Cha kính yêu của chúng ta bó buộc phải lên gường ngày 20 tháng 10 để rồi không hẹn ngày trổi dậy. Tại đây Enria lại được cắt cử tới săn sóc Don Bosco nhất là về đêm. Sở dĩ thầy được đặc ân này là vì không một ai có thể sẵn sàng đáp lại một sự cần thiết rất nhỏ của bệnh nhân, không ai có thể chú ý đến một cử chỉ rất nhỏ mọn vô ích, và cũng không ai biết rõ những sự đau khổ của Don Bosco cho bằng Enria. Thật thế, ngay đêm đầu tiên Don Bosco đã thổ lộ:
“Enria yêu quý con hãy nhẫn nại, con còn phải thức để coi giữ cha vài đêm nữa”
Enria nghẹn ngào thưa lại:
“Con và tất cả mọi người đều sẵn sàng hy sinh mạn sống để cha được lành bệnh”
Trong đêm 30 tháng 1, tức đêm áp ngày Don Bosco nhắm mắt lìa cõi thế, cha kính yêu của chúng ta dùng hết sức lực còn lại để chỉ vào Enria rồi phều phào trong hơi thở, ngài mấp máy lời cuối cùng:
“Hãy nhìn…nhưng…thôi vĩnh biệt”
Đó là câu nói cuối cùng Don Bosco gởi lời chào đứa con yêu quý này. Enria buồn bã vùi đầu vào cha thánh để tuôn rơi những hạt lệ đắng cay. Ngay sau lúc Don Bosco trút hơi thở cuối cùng. Enria còn tỏ ra một tình yêu với Don Bosco mà không ai có thể so sánh nổi. Thật vậy, thầy không cho phép ai được chạm đến gương mặt Don Bosco, trái lại chỉ một mình thầy được lãnh nhận công việc cạo râu một cách kính cẩn cho Don Bosco lần chót. Chính gương mặt này đã làm cái đích cho cuộc đời Enria.
Cái chết của Don Bosco đã ảnh hưởng sâu xa đến đời sống của Enria đến nỗi sau mấy ngày đó người ta không còn thấy đặc tính vui vẻ của con người Salêdiêng trên gương mặt thầy trong những phận sự hằng ngày. Nỗi buồn hiện rõ trên gương mặt thầy. Vào năm 1893, Enria lại viết một loại hồi ký để lại mối liên lạc của thầy đối với Don Bosco, nhất là trong những lúc săn sóc người cha đáng yêu trên gường bệnh. Tình cha con và lòng biết ơn muôn thuở chứa đầy trên những trang hồi ký đó, sau cái chết của Don Bosco, Enria sống thêm được 10 năm và niềm hạnh phúc độc nhất của thầy trong những năm ấy là được cầu nguyện trong Vương cung Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu hoặc viếng mộ Don Bosco ở Valsalice khi có thể được.
Chẳng bao lâu sức khỏe của thầy bắt đầu sa sút, kèm theo những cơn đau gân ở xương sống đã ảnh hưởng lên óc. Vào cuối năm 1897 Enria bó buộc phải lên gường bệnh chừng 10 tháng và chính tại nơi đây, những gương can đảm chịu đau khổ của Don Bosco mang theo nơi tâm trí đã tăng thêm can đảm và bình an nơi thầy. Nơi đây thầy còn thực tập được câu nói hằng ngày của Don Bosco:
“Làm việc, chịu khổ nhưng giữ im lặng”
Về điểm này nhân dịp phong thánh cho Don Bosco, Enria đã kể lại:
“Trong lúc đau ốm. Don Bosco không thể làm được việc gì, do đó ngài chỉ biết chịu đau khổ mà không ca thán”
Chắc chắn thầy Enria của chúng ta cũng bắt chước làm như vậy.
Trong giây phút không còn nói được gì thêm, đôi mắt thầy ngước lên trời rồi trút hơi thở cuối cùng năm 1898 vào ngày lễ thánh Lui Gonzaga thọ 57 tuổi. Tình yêu của Enria đối với Don Bosco thật là bao la, và những hy sinh thầy đã làm cho Don Bosco không thể tả hết. Những tình yêu và lòng hy sinh như thế đòi hỏi một tấm lòng biết ơn nơi chúng ta là những hội viên, hay là những người Salêdiêng cả cha thánh Bosco của chúng ta.
31 – PHÊRÔ LOMBARDINI
Một số thanh niên sống đời giáo hữu trọn lành và được sống tự do với cảnh trói buộc của gia đình đều đến xin tu làm sư huynh Salêdiêng để sống đời hoàn thiện hơn. Những thanh niên này nếu dư sức khỏe và không quá nhiều tuổi Don Bosco sẵn sàng tiếp đón họ để vào sống đời tu sĩ gương mẫu và giúp nguyện xá nhiều việc hữu ích.
Vào năm 1887, một cộng tác viên luôn say mê đọc nguyệt san Salêdiêng, đã đến hành hương tại Torino để tham dự ngày rước kiệu kính Mẹ Phù Hộ các giáo hữu. Cộng tác viên này chính là pietro Lombardini từ miền Ravenna tới, năm ấy là lần cuối cùng Don Bosco vào đền thờ Đức Mẹ phù hộ để ban phép lành cho giáo hữu hành hương. Lombardini luôn chú ý đến Don Bosco, và thấy mọi người vây xung quanh cha thánh đẻ xin phép lành. Lombardini cũng tới nhận phép lành và ra đi với đầy lòng thiện cảm. Thêm vào đó, con người thánh thiện của Don Bosco còn hiện ra trong óc Lombardini trên đường trở về. Khi đã tối Ravenna, tư tưởng về Don Bosco vẫn còn lởn vởn trong óc. Cuối cùng Lombardini quyết định sẽ trở lại Torino. Mặc dù làm việc rất cực khổ nhưng Lombardini vẫn có đời sống đầy đủ tiện nghi. Giờ đây Lombardini từ giã mọi tham vọng và quyết định dâng mình cho Chúa trong tu hội Salêdiêng. Thế rồi Lombardini tới Torino, nhưng không được trò chuyện với Don Bosco vì lúc đó cha thánh đang ở vào nhũng ngày cuối cùng của đời, nhưng Lombardini hân hạnh tham dự đám ma vĩ đại của Don Bosco. Đám ma này vẫn gây cho Lombardini nhiều ấn tượng khác, và còn tăng thêm ý chí muốn trở thành hôi viên Salêdiêng.
Cha Rua gọi Lombardini vào nhà tập ở Foglizzo, với lòng đạo đức sẵn có. Lombardini cũng dễ dàng hòa mình vào đời sống nhà tập. Sau năm nhà tập thầy Lombardini được tuyên khấn trọn đời vì tinh thần làm việc hăng say của thầy, rồi được sai tới La Mã để phụ giúp việc xây cất đền thờ Trái Tim Chúa. Lombardini buồn vì phải từ giã Foglizzo, một nơi mà thầy có thể sống một đời nội tâm dễ dàng. Tuy thế thầy vẫn vâng lời ra đi. Những ai sống với thầy trong thời gian ở Foglizzo đều nhờ những gương mẫu thánh thiện nơi thầy, và tác giả cuốn sách này cũng được hân hạnh đó.
Lombardini tới La Mã làm việc ít lâu cho đến năm 1893 khi tu hội Salêdiêng mở thêm được nhà Instituto Leoniado di Orineto và cha Onelli được tuyển lựa làm giám đốc ngôi nhà mới này. Vì đã biết rõ khả năng của Lombardini trong năm qua, ngài cố gắng mời thầy tới chung sống và trao cho thầy giữ chức quản lý.
Rất nhiều sư huynh làm công việc như Lombardini nhưng chưa thầy nào được mang danh hiệu quản lý. Cũng nên để ý là ngôi nhà mới này do Đức Giáo Hoàng Leo XIII biếu. Trước kia trường này rất danh tiếng, và giờ đây. Với tài khéo léo sẵn có khi còn dính bụi đời. Lombardini đã làm mọi người thán phục và làm cho nhà trường thêm tiến triển.
Những lời nói trên được kể lại do những người đã tứng giao tiếp với thầy, tiếc thay chúng ta không có những tài liệu nào bằng giấy tờ để tỏ rõ đức hạnh và những gương sáng của thầy. Thêm vào đó những ai biết thầy đều đã ra đi về bên kia thế giới. Do đó chúng ta không thể kiếm thêm được nhiều tài liệu chi tiết về sư huynh này.
Lombardini kết liễu đời mình vào quãng 50 tuổi trong đó 15 năm sống trong tu hội Salêdiêng. Lúc còn giữ chức coi kho quần áo vải vóc, một hôm Lombardini đuổi đánh một con chuột bự, rủi thay nó quay lại đớp vào tay và thầy phải nằm gường bệnh một tháng liền, nhưng hình như Đức Mẹ hứa sẽ chữa khỏi cho thầy. Thật vậy, con bệnh thình lình được khỏi và Lombardini bắt đầu làm việc gấp đôi. Nhưng thầy cho biết mục đích là để bù thời gian trong lúc mang bệnh. Được ít lâu vết thương do chuột cắn lại tái phát làm thầy đau nhức cả thân thể. Cuối cùng Lombardini đành phải cúi đầu vâng phục thánh ý Chúa và vui chịu đau khổ mà không ca thán. Lombardini đi rước lễ hằng ngày và hiệu quả của rước lễ đã làm thầy can đảm chịu đau đớn để rồi nhắm mắt từ giã cõi thế vào ngày 28 tháng 10 năm 1901. Tuy hội viên này sống trong tu hội chúng ta nhưng đã được nhiều vinh quang. Do đó, Lombardini đáng được mọi người ghi nhớ muôn đời.
32 – SÊRAPHINÔ GIULIANELLI
Dân chúng trong tỉnh Rimini đều khá quen thuộc với Don Bosco. Thật vậy Đức Giám mục, Đức ông Battaglini, linh mục và các giáo hữu tổ chức ấn loát tờ “Đọc sách Công giáo” trong tỉnh ai cũng là bạn của Don bosco.
Vào năm 1882, Don Bosco gặp Phanxico Tomasetti sau này làm tổng quản lý, ngài nói:
“Cha đã có dịp sống tại làng của con và Rinini, dân chúng ở đó thật là tốt, họ cư xử với cha như một hoàng tử. Một nơi danh tiếng như thế chắc phải cống hiến cho tu hội chúng ta nhiều đứa con gương mẫu như thầy Giulianelli và Cenoi”
Lúc 13 tuổi, ba má giới thiệu Giulianelli cho Don Bosco với niềm hy vọng sau này cậu sẽ trở thành linh mục. Don Bosco ưng thuận và nhận cậu vào nguyện xá tháng 7 năm 1879. Tại đây cậu sống rất khiêm nhường đạo đức và còn biết trao phó mình hoàn toàn cho Don Bosco qua những lần xưng tội thường xuyên.
Mọi thứ trong nguyện xá, chẳng hạn những ngày lễ, những cuộc triển lãm truyền giáo hằng năm, những phép lạ Mẹ Phù Hộ làm qua tay Don Bosco, những lời huấn từ tối và những giấc mơ của Don Bosco. Tất cả những cái đó đã làm cậu tin tưởng là mình hiện đang sống trong nhà Chúa. Do đó cậu yêu mến nhà này với trọn cả tấm lòng.
Ba năm sau Don Bosco nhận thấy Giulianelli có khuynh hướng làm việc hơn là sách vở. Do đó ngài đề nghị để cậu vào làm việc trong gian hàng bán sách Giulianelli vâng lời nhanh nhẹn và cảm thấy rất sung sướng vì đây là sở thích của cậu. Tại đây cậu cũng đặt mình hoàn toàn dưới quyền thầy Barale, quản lý của gian hàng, và cậu tỏ ra rất tài khéo. Chẳng bao lâu Giulianelli quyết định ở lại với Don Bosco mãi mãi. Và khấn trọn đời vào năm 1886.
Ít lâu sau Don Bosco có dịp chứng tỏ lòng tin tưởng của mình với Giulianelli. Hồi ấy vào năm 1888, nhân ngày kỷ niệm lễ Kim Khánh của Đức giáo hoàng Leo XIII, giáo hữu quyết định sẽ mừng lễ này rất long trọng kèm theo cuộc triển lãm vĩ đại được tổ chức tại Vatican. Don Bosco ước muốn tu hội chúng ta cũng phải tham dự trong cuộc triển lãm này. Do đó ngài yêu cầu mọi người sửa soạn, nhất là những đứa con đang ở miền truyền giáo Mỹ Châu. Ngoài ra ngành in và hiệu sách có thể cung cấp nhiều tài liệu, chẳng hạn như tranh ảnh, sách vở về thảo cầm viên, sở thú, khoáng chất của miền Mỹ Châu, nhất là những khí giới và những đồ dùng lạ lùng của thổ dân Patagonia.
Vào cuối năm 1887, Don Bosco cử thầy Giulianelli tới La Mã để điều hành mọi công việc. Với bổn phận này, thầy tỏ ra rất uy tín khi giao tiếp với chính quyền, giáo quyền, đồng thời cố gắng không để mất một vật dụng nào, và còn cắt nghĩa gian hàng triển lãm của chúng ta thật hấp dẫn.
Sau cuộc triển lãm, thầy được gởi tới nhà Trái Tim Chúa ở La Mã để điều khiển các xưởng thợ và mở một hiệu sách ở đó. Giulianelli dồn hết sức hết tâm trí để chu toàn công việc, và những kinh nghiệm hồi còn ở Torino đã giúp cho thầy rất nhiều, mặc dầu nhiều người chưa biết danh hiệu sách này, nhưng dần dần nó đã thu hút được rất nhiều khách hàng.
Cho tới lúc qua đời, Giulianelli còn giữ bổn phận chi tiêu viên, và tài điều khiển của thầy về công việc này đã giúp rất nhiều cho công việc điều hòa ở trường. Sự cần thiết của nhà trường càng ngày càng gia tăng tương đương với con số hội viên. Khách quý trọng đến viếng nhà trường càng ngày càng đông, nhưng Giulianelli thừa tài năng dàn xếp mọi công việc trong mỗi trường hợp. Có hai lần viếng thăm đáng kể của Nữ Hoàng Margaret đã được thầy tổ chức rất long trọng. Trong những trường hợp đó Giulianelli đều đóng vai một nhân vật quan trọng của nhà trường để đón khách vào nhà..
Mặc dầu với những bổn phận cao quý này, Giulianelli vẫn không coi mình là quan trọng, thầy thường tỏ ra rất nhã nhặn, lịch sự, vui vẻ, và còn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi hội viên hoặc thế chân công việc của họ mỗi khi họ không làm được vì nhiều lý do bất ngờ. Thầy thường trình diễn ca nhạc thi phú trên sân khấu để mua vui cho các học sinh nội trú và ngoại trú. Thầy đã từng dạy giáo lý cho các Nguyện sinh trong nhiều năm và còn thực hành nhiều điều thầy đã học được ở Torino. Bài học đó là:
“Một sư huynh Salêdiêng phải luôn sẵn sàng làm mọi công việc, không phân biệt sang hèn”
Ai đứng quan sát thầy lần đầu tiên, chắc chắn cũng cho rằng thầy không có gì để làm, nhưng thực ra Giulianelli có đầy dãy công việc. Và trong khi làm, thầy quy hết mọi vinh danh về cho Don Bosco với tình yêu mênh mông và chân thành.
Giulianelli còn luôn trung thành với việc đạo đức cho tới giây phút cuối cùng. Đó là bài học thầy đã lãnh giáo nơi cha Rua, và nơi những hội viên đầu tiên của Don Bosco. Vào trường hợp không thể làm việc đạo đức chung với cộng thể, thầy thường làm một mình song không bao giờ thầy mất lễ hay bỏ Mình Thánh Chúa cả. Vào những năm tháng cuối cùng, Giulianelli thường luôn nói đến Don Bosco, người cha hiền và đồng thời cũng là vị ân nhân của mình một cách kính cẩn.
Tác giả cuốn sách này đã được chung sống với thầy chừng 9 năm, đây là những năm hoạt động hăng hái nhất của thầy. Do đó, cha cảm thấy những gì cha vừa kể ra thật là ít ỏi và cha không dám phỏng đại vấn đề, nhưng cha dám nói là Giulianelli quả là một thầy sư huynh Salêdiêng lý tưởng.
Trong thời gian không còn sức khỏe để làm việc như trước, thầy buộc phải bỏ bớt vài hoạt động. Tuy thế, thầy không hoàn toàn nghỉ ngơi, nhưng tiếp tục làm việc bao có thể. Ngay cả hồi bị đau động mạch, thầy vẫn không chịu nghỉ dưỡng hoàn toàn. Sau khi khỏi bệnh thầy lại bắt tay vào việc như trước.
Cuối cùng, lần ngừng máu đã đưa thầy xuống mồ. Cơn bệnh cuối cùng đã làm thầy đau đớn 13 ngày liền, và thầy đã lãnh phép lành rồi nhắm mắt từ giã cõi thế ngày 2 tháng 2 năm 1932, hưởng thọ 73 tuổi, trong đó có 52 năm được mang danh là sư huynh Salêdiêng.
Xin Chúa ban cho chúng ta nhiều thầy sư huynh như thầy Giulianelli và cũng xin ngài trang điểm họ với nhiều nhân đức đặc sắc như thầy Giulianelli, để sau này họ xứng đáng vui hưởng nước Trời.
33 – SIMON SCRUCI
Thầy Scruci sinh năm 1878, cậu là út trong số 4 anh chị em. Lên 2 tuổi đã phải mồ côi cha mẹ. Đến năm 1888 cậu được nhận vào cô nhi viện Beloni.
Năm 1892 thầy xin vào nhà tập và từ đó thầy đã học và sống một cách hăng say với lý tưởng của mình. “Nên thánh và nên thánh”. Với những viên gạch chắc chắn thầy đã xây nền móng cho lâu đài thánh thiện của mình ở nhà tập. Tinh thần khiêm nhường hy sinh, lòng bác ái chân thật và sự kết hợp liên lỉ với Chúa đã đem đến cho thầy một nguồn bình an, luôn mỉm cười và bằng lòng với mọi công việc.
Thế rồi sau khi vất vả vun trồng trong năm nhà tập, hoa nhân đức của thầy bắt đầu tươi nở, mùi hoa đầy êm dịu, sắc hoa bật nổi trong vườn hoa Salêdiêng đầy thánh thiện.
Thầy nhận lãnh mọi công việc của bề trên trao phó với một lòng cởi mở và đơn thành. Khi thì dạy tiếng Ả Rập, lúc làm ông từ, thợ may…Đặc biệt với chức vụ y tá, coi sóc nhà thuốc. Thầy đã làm chứng nhân Chúa Kitô qua hành vi bác ái thật sự với đồng loại, nhất là đối với những dân ngoại. Thầy thường dùng lời nói nhã nhặn để khuyên bảo bệnh nhân tín nhiệm vào Đức Mẹ phù hộ. một ngày kia, bệnh nhân đứng chật ních trước cửa phòng thuốc, xô lấn nhau để vào trước. Thấy vậy thầy dùng một tấm gỗ chặn lại cốt ý cho họ vào từng người một. Nhưng nhiều người xô nhau làm tấm gỗ kia đổ và đề lên mình thầy, thầy ngã quỵ xuống. Tất cả la ó mắng người đã gây ra thủ đoạn và muốn cho hắn một trận. Họ coi Serugi như một thánh nhân vĩ đại không thể bị xúc phạm đến như thế được. Nhưng Serugi bình thản đứng dậy phủi bụi và nói:
“Những giây phút thế này là một cơ hội thuận tiện để tỏ ra đức kiên nhẫn và lòng bác ái Kitô giáo”
Gương nhẫn nhục của thầy đáng cho chúng ta bắt chước thay.
Khi người ta tranh chấp hay cãi nhau, họ đều đồng ý chọn Serugi làm trọng tài phân xử. Họ nói:
“Ngoài Thiên Chúa ra chỉ có Serugi là người công bình”
Thầy luôn hiền lành, nhã nhặn với mọi người, và chính là cử chỉ êm ái của thầy mà một người Ả Rập đa phải thốt lên:
“Tính tình thầy Serugi ngọt ngào như mật ong, tuy tôi là người Hồi giáo mà thầy cũng cư xử với tôi như một bạn chí thân”
Có thể ví nhà thuốc ở Beitgemal là nơi Simon Serugi thi hành bổn phận của người Samaritano, cho tất cả mọi người, từ sáng đến chiều các bệnh nhân luôn đến với thầy, phần đông họ là những dân nghèo đói, bệnh hoan, bẩn thỉu, hôi hám. Nhưng Serugi đã thi hành câu: “Nhìn Chúa nơi người khác”, và rồi với một lòng bác ái chịu đựng, âu yếm. Thầy đã tiếp đón tất cả như tiếp đón hình bóng của Chúa Giêsu nhân lành. Nhiều lần thầy phải bỏ cơm, mất ngủ để đi giúp người bệnh vì họ tin tưởng với sự hiện diện của thầy họ sẽ được thêm an ủi và trông cậy vào Chúa. Thế rồi thầy bị nhiễm sốt rét. Vài ngày trước khi chết. Thầy mắc phải chứng khát nước lạ thường. Thấy thế cha Luigi Laido, giám đốc của thầy hỏi:
“Con có muốn dùng chút nước đó không? Nếu muốn cha sẽ cho người đi mua”
Thoạt tiên thầy bằng lòng uống, nhưng bỗng nhiên thầy đáp:
“Thua cha, không cần, vì hôm nay là ngày thứ sáu, xưa kia Chúa Giêsu đã chịu chết trên cây Thánh giá để tha tội cho con…con xin hãm mình để đền tội con và bắt chước Chúa Giêsu”
Ngày 27 tháng 11 năm 1943 thầy Simon Serugi từ biệt cõi trần để sang sống ở một thế giới hạnh phúc khác. Bao nhiêu lời than tiếc, bao nhiêu lời khen tặng thầy sư huynh gương mẫu ấy. Năm 1908, khi đến Beitgemal, cha Rua đã nói:
“Các hội viên phải bắt chước sư huynh Serugi về hành vi, ngôn ngữ, trong mọi sự mọi lúc và mọi nơi và phải biên chép các hoạt động thường nhật của thầy vì thầy là một vị thánh”
Giáo phụ Giêrusalem đã bắt đầu những thủ tục trong việc phong chức Á Thánh cho sư huynh đầy tớ Chúa đầu tiên của tu hội Salêdiêng.
Gương của thầy sư huynh Serugi ta học được bài học khiêm nhường chân thật, sẵn sàng chịu đựng và làm mọi công việc trái ý với một lòng yêu mến quảng đại. Hơn thế nữa, thầy còn là tấm gương của lòng bác ái yêu thương đồng loại, mặc dù phải hy sinh giúp đỡ họ, nhưng thầy vẫn can trường trong 50 năm làm chức vụ của mình ở Beitgemal.
Xin Chúa thánh hóa và gởi nhiều thợ gặt tốt lành xuống cánh đồng Salêdiêng như Chúa đã thể hiện nơi sư huynh Simon Serugi.
MỤC LỤC
- Alessio Murra
- Angelus Andini
- Anrê Palazza
- Antôn Lantieri
- Bartôlômêô Villa
- Camillo Quirina
- Ciprianio Audisio
- Đaminh Palestrino
- Đaminh Zanolotti
- Prederico Oreglia
- Gactan Rizzaghi
- Giacôbê Ortiz Alzucta
- Gioakim Bona
- Gioan Baotixita D’Archino
- Gioan Brigatti
- Gioan Garbellone
- Giuse Balestra
- Giuse Buzzetti
- Giuse Dogliani
- Giuse Gambino
- Gisue Rossi
- Lu-y Bologna
- Lu-y Falco
- Lu-y Gonzaga Nasi
- Marcello Rossi
- Phanxicô Borghi
- Phanxicô Mascheroni & Giuse Ruffato
- Phaolô Bassignana
- Phêrô Cenci
- Phêrô Enria
- Phêrô Lombardini
- Sêraphim Giulianelli
- Simon Serugi
Leave a Reply