HOA THIÊNG 2004: “Chúng ta hãy hết lòng đề xướng cho tất cả Thanh thiếu niên Niềm vui trong Ơn gọi nên thánh như TIÊU CHUẨN CỦA LỐI SỐNG KI-TÔ HỮU THÔNG THƯỜNG” (Nmi 31)

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm phong thánh Savio và 100 năm ngày Laura Vicuna qua đời,

CHÚNG TA HÃY HẾT LÒNG ĐỀ XƯỚNG CHO TẤT CẢ THANH THIẾU NIÊN NIỀM VUI TRONG ƠN GỌI NÊN THÁNH NHƯ “TIÊU CHUẨN CAO CỦA LỐI SỐNG KITÔ HỮU THÔNG THƯỜNG” (NMI 31)

Nhập đề

Năm mươi năm đã qua từ khi Edmund Hillary, người Tân Tây Lan và Sherpa Tenzing Norgay trèo lên tới đỉnh núi cao nhất thế giới, núi Everest. Đó là ngày 29 tháng 5 năm 1953. Từ đó số người leo núi tăng bội, và đến nay hơn 100 người đã tới đỉnh núi, cao 8.848 mét, điểm cao nhất trên hành tinh trái đất. Từ đó nhiều kỷ lục đã đề ra tùy theo mức độ khó khăn, [chẳng hạn], mùa trong năm và số người thực hiện, theo tuổi, giới tính và điều kiện của những người leo núi, nhưng tinh thần dẫn những người leo núi vào cuộc chinh phục vẫn như nhau. Hẳn nhiên, đó là một trong những kỳ tích anh hùng trong thế giới ngày nay.

Có nhiều cuộc mạo hiểm khác; tuy nhiên, cuộc mạo hiểm này có tầm quan trọng riêng, không chỉ bởi vì một hào quang đặc biệt gắn liền với đỉnh cao nhất trên thế giới, nhưng có lẽ, còn bởi vì không nơi nào khác, ta sẽ có được một tầm nhìn rộng lớn như thế về thế giới cũng như ta gần được với trời cao như vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà ta thông thường trình bày cuộc hành trình của đời sống thiêng liêng như cuộc leo núi, để chỉ ra nỗ lực lớn lao đòi phải có thể nhắm đích cao, để làm hết sức mình, để đạt tới những chiều cao vượt xa một đời sống tầm thường. DB trình bày kế hoạch của mình về đời sống nội tâm cho các thiếu niên như một lời mời gọi nhìn lên và hành động với lòng can đảm; ngài dạy chúng tỏa sáng ra những lý tưởng cao cả này. Từ quan điểm này, giá trị giáo dục của ngọn núi thật độc đáo. Và cha vui sướng khi thấy đây đó trong những chương trình của học đường, giáo xứ, nguyện xá và trung tâm trẻ có những dã ngoại leo núi để chinh phục đỉnh cao nào đó.

Tháng 9 năm 2003, tờ Bulletin Salêdiêng tiếng Ý cho đăng một bài viết miêu tả rát hay về nỗ lực kèm theo [cuộc leo núi]: “Hừng đông chưa lên, đoàn người leo núi khởi hành. Balô trên lưng, chân mang giầy, đầu đội mũ, nhịp đều chân bước, hít thở hòa theo nhịp bước, quyết chí đạt được điều gì đáng giá, để chinh phục đỉnh cao, chạm tới bầu trời, thách đố đại bàng . . . càng lên cao, chuyện gẫu giảm dần để giữ được năng lực cần thiết mà trèo tới đỉnh. Nỗ lực vượt thắng mệt nhọc lớn lao thay; khi lo lắng tìm được khe suối, đợi chờ nghỉ ngơi, lòng dũng cảm cần thiết để vượt qua những mét cuối cùng, niềm vui khi đạt tới đích, trên đó trong một khoảng không gian không ố nhơ trên đỉnh núi, ta dễ dàng trò chuyện với TC hơn, suy tư dễ dàng hơn và cầu nguyện thấy chạm lòng hơn.”[1]

Ngày kỷ niệm 50 năm phong thánh cho Savio, một vị thánh hiển tu trẻ tuổi, xẩy ra chỉ một năm sau ngày lễ mừng 50 năm chinh phục núi Everest. Vì thế, cha muốn lợi dụng sự trùng hợp bất thường này để giới thiệu và cắt nghĩa hoa thiêng 2004. Đây là Hoa thiêng nhằm đón nhận ơn huệ ngày mừng kim khánh trên hầu mời gọi toàn thể gia đình salêdiêng khởi phát lại lời mời gọi nên thánh cho giới trẻ, hầu vạch ra cho giới trẻ những đỉnh cao phải đạt tới.

Ngay từ những năm tháng tuổi niên thiếu, các thanh thiếu niên có thể lấy những quyết định đời sống một cách can đảm như Savio, Laura Vicuna, như cả đoàn người trẻ theo chân họ, và như những người trèo núi Everest cố gắng tìm ra những đường mòn mới, đấy là một vấn đề. Nó có nghĩa là nhìn nhận rằng giới trẻ có những nguồn sinh lực cho điều thiện phải được phát triển; những nguồn lực này chỉ tìm được động lực trong việc chọn theo Chúa Giêsu và tin mừng của ngài, trong tình bằng hữu với ngài và trong việc dốc quyết đấu tranh cho những giá trị này. Nói theo những lời của DB, để mời gọi chúng hiến mình trọn vẹn cho TC.

Như những nhà giáo dục, một lần nữa, chúng ta xác tín rằng “toàn tiến trình giáo dục hướng tới mục tiêu đạo giáo là ơn cứu độ vốn đòi hỏi một nỗ lực đáng kể để giúp học sinh rộng mở chính mình cho những giá trị tuyệt đối và cắt nghĩa đời sống và lịch sử theo chiều sâu và sự phong phú của Mầu Nhiệm” (x. JP 15), đó là một vấn đề. Lý tưởng cao cả không muốn bị đặt trước một ít người, trước một nhóm người được tuyển, nhưng trước mọi người, bởi vì mọi người có một ơn gọi và một sứ mệnh, một “giấc mơ” phải hoàn thành, một nguyên do phải theo đuổi, một mục tiêu phải nhắm tới. Chúng ta phải vượt quá lý tưởng sai lạc là sự hạnh phúc mau qua, tiêu biểu của một xã hội tiêu thụ và hưởng lạc. Chúng ta cần giúp giới trẻ hiểu rằng phụng sự Chúa không có nghĩa là bất hạnh, nhưng trái lại, không ai có thể làm chúng ta hạnh phúc như TC, bởi vì đối với chúng ta, ngài trở thành một sức hấp dẫn vốn hoàn toàn biến đổi đời sống thường nhật của chúng ta và làm chúng ta kinh nghiệm được niềm vui chu toàn bổn phận của mình. Đây chắc chắn là kinh nghiệm của Micae Magone.

Anh em hãy lắng nghe những lời của Đức Gioan Phaolô II trong lá thư ngài viết nhân dịp kỷ niệm 100 năm DB qua đời:

Trong GH và thế giới, viễn ảnh giáo dục toàn diện mà chúng ta thấy được nhập thể nơi thánh Gioan Bosco, là một khoa sư phạm thực tế của sự thánh thiện. Chúng ta cần quay về lại ý niệm chân thật của “sự thánh thiện” như một cấu tố trong đời sống của người tín hữu. Tính độc đáo và bạo dạn của một kế hoạch cho “sự thánh thiện đầy sức trẻ trung” là nội khởi cho nghệ thuật của vị thánh vĩ đại này, người có thể được gọi rất đúng là “bậc thầy của khoa linh đạo giới trẻ”. Ngài đặt bí quyết nơi sự kiện là ngài không hề thất vọng trước những khát vọng sâu xa của giới trẻ ([chúng] cần sống, yêu mến, trương rộng, vui vẻ, tự do, mơ ước tương lai), nhưng đồng thời, ngài dần dần hướng dẫn chúng một cách thực tiễn khám phá cho chính mình rằng chỉ trong “đời sống ân sủng”, nghĩa là trong tình bằng hữu với Đức Kitô, chúng mới đạt được những lý tưởng này cách viên mãn.” (JP 16).

Thách đố là đây: cố gắng làm cho “giáo dục” và “thánh thiện” thật sự hòa điệu với nhau. Nếu cái sau là mục tiêu cao cả phải đạt tới thì cái sau là phương pháp bất khả thế ta phải dùng. Nếu “thánh thiện” thật sự có nghĩa là sự sống viên mãn mà tất cả chúng ta khao khát, thì “giáo dục” chỉ ra phương pháp để hình thành những nhân cách trưởng thành. Nếu thánh thiện là tặng phẩm Chúa ban và chỉ từ Ngài mà đến, thì giáo dục là phương thế đặc biệt con người dùng để phát triển tất cả tiềm năng mà TC đặt vào trong tâm hồn của mọi người nam nữ.

CHÚNG TA HÃY HẾT LÒNG ĐỀ XƯỚNG CHO TẤT CẢ THANH THIẾU NIÊN NIỀM VUI TRONG ƠN GỌI NÊN THÁNH NHƯ “TIÊU CHUẨN CAO CỦA LỐI SỐNG KITÔ HỮU THÔNG THƯỜNG” (NMI 31).

  1. Ý nghĩa của lễ kim khánh này

Kim khánh kỷ niệm phong thánh cho Savio và cái chết của Laura Vicuna là một ân sủng Chúa ban để chúng ta canh tân niềm tin của ta vào Hệ Thống Dự Phòng và đề xướng cho giới trẻ tiêu chuẩn cao của lối sống kitô hữu thông thường.

Sự thánh thiện của Đaminh và Laura cũng như của những thiếu niên khác tại Nguyện Xá Valdocco (Phanxicô Besucco và Micae Magone) cũng là một sự nhận biết về nền giáo dục salêdiêng, về Hệ Thống Dự Phòng.

Như cha đã nêu rõ, thánh thiện đúng là công việc của Thánh Thần, Đấng duy nhất có khả năng biến đổi con người tận bên trong và làm cho họ thành những kiệt tác; nhưng cũng đúng là ân sủng cần đến bản tính rất sẵn sàng và cách riêng, nghệ thuật sư phạm vốn làm cho con người đạt đến trưởng thành bằng cách giúp họ phát triển tới mức viên mãn những nguồn lực và tiềm năng của họ.

Từ quan điểm này hoàn toàn đúng khi nói rằng DB cần Đaminh Savio để đóng dấu chuẩn nhận cho phương pháp giáo dục của mình; nhưng cũng đúng là Đaminh Savio cần DB giúp đỡ để khám phá ra một sự thánh thiện trẻ trung, một sự thánh thiện thích hợp cho tuổi trẻ. Thực thế, hai cuộc đời này không thể tách rời nhau. Chính để xác minh mối liên kết phải có giữa “giáo dục” và “thánh thiện”, Đức Giáo Hoàng viết: “Ngài (DB) là một “nhà giáo dục thánh thiện”, ngài rút lấy hứng khởi từ một “khuôn mẫu thánh thiện” – thánh Phanxicô Salê – ngài là môn sinh của một “vị linh hướng thánh thiện” – Giuse Cafasso – và ngài có thể đào luyện từ giữa thanh thiếu niên của mình một “học sinh thánh thiện” – Đaminh Savio” (JP 5).

Ngày nay, hơn bao giờ hết, sự vĩ đại của DB rõ ràng hệ tại ở quyết định ngài thực hiện với lòng nhiệt thành mục tử cháy bỏng vào ngày ngài nhận áo giáo sĩ để khấn hứa hiến mình cho TC vì Vương Quốc của Ngài. Từ cách sống hoàn toàn và chỉ riêng cho mình TC đã trồi hiện lên một cách hiểu biết những vấn đề của giới trẻ và thế giới của chúng.

Tuy nhiên, DB hoàn toàn ý thức rằng con đường đi tới sự thánh thiện có nhiều lối khác nhau, bởi vì khởi điểm không như nhau. Từ buổi gặp gỡ đầu tiên với Savio, DB hiểu rằng đây là một tấm vải quí để may chiếc áo đẹp dâng Chúa Giêsu, và vì thế, ngài có thể nói về sự thánh thiện, về ơn gọi nên thánh, về sự cần thiết phải nên thánh, về cách thức dễ dàng để nên thánh. Và Đaminh hiểu ngài nói gì; cậu chấp nhận lời mời và khởi bước đi với một quyết tâm mạnh mẽ tới mục tiêu đó đến nỗi cậu thốt lên rằng: nếu tôi không nên thánh, tôi chẳng là gì cả.

Với Micae Magone, một trẻ lang thang đầu đường cuối phố, DB không thể nói theo cùng một cách thức trên. Ngài chỉ đơn giản mời cậu đến Nguyện xá, và bằng cách này cống hiến cho cậu một môi trường trong đó cậu có thể phát triển những phẩm chất và những nhân đức mà cho đến lúc này đang bị èo uột một cách nào đó. Nhưng rồi, Micae đáp lại cách quảng đại và trong một thời gian ngắn, đạt đến mức cao của đời sống thiêng liêng.

Nếu DB thấy cần phải viết về cuộc đời của ba thiếu niên [của Nguyện xá] thì không chỉ bởi vì ngài là nhà văn giầu khả năng – ngài thực sự là thế – hay bởi vì ngài muốn người ta chú ý đến các em, nhưng bởi vì ngài muốn tỏ cho tất cả thiếu niên ở Nguyện Xá ba khuôn mẫu qua đó chúng có thể nhận ra chính mình; như thế, chúng được khích lệ nhiều.

Theo cùng ý tưởng về những khởi điểm khác nhau và những lối đường khác nhau đi tới sự thánh thiện, ngài cũng cố gắng tìm ra một câu trả lời cho những nhu cầu và khát vọng của thanh thiếu nữ. Ngài tìm thấy nó nơi Maria Domenica Mazzarello, người mà TC đã nâng dậy và đặt bên cạnh DB như đấng đồng sáng lập và là người cùng với một nhóm thiếu nữ đồng trang lứa đã dấn thân trong giáo xứ của họ vào việc đào luyện kitô hữu cho các thiếu nữ, đã mặc lấy và phát triển tinh thần salêdiêng.

Tiêu chuẩn cao của lối sống kitô hữu thông thường mà DB đòi buộc có thể được tóm kết trong ba ý tưởng ngài thường lập lại nhiều cách khác nhau: vui vẻ, học hành, đạo đức. Những lối nói tương tự khác là: vui vẻ và chu toàn bổn phận cách hoàn hảo. Nhưng điều quan trọng nhất phải hiểu, cũng liên quan đến những phương pháp giáo dục khác của ngài là điều mà DB muốn nhắm đến qua những châm ngôn này. Tiên vàn, mục đích là nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô qua vâng phục và khiêm nhường, vốn là nguồn mạch của mọi kiến thức đích thực và dẫn tới việc hiến dâng trọn vẹn chính mình cho TC, phục vụ tha nhân và tìm được hạnh phúc trong việc ấy.

Không phải là những kinh nguyện lê thê, cũng không phải những hy sinh vốn không thích hợp cho tuổi tác của chúng như những thanh thiếu niên, nhưng là niềm vui và việc chu toàn các bổn phận đạo đức của chúng cũng như những bổn phận của chúng tại học đường và trong xã hội.

Ngài khuyên nhủ dân chúng theo cùng đường nét ấy: yêu mến Thánh Thể, tôn sùng Đức Mẹ và trung thành với Đức Thánh Cha; cho những nhà giáo dục: lý trí, lòng thương mến và đạo giáo; cho các salêdiêng: làm việc, tiết độ và cầu nguyện; nơi giới trẻ ngài đòi phải vui tươi, học hành và đạo đức. Cha thường nói rằng trong tâm thức của DB, đây là những cách thức khác nhau để diễn tả linh đạo salêdiêng là gì. Linh đạo ấy, dù tự nhiên mặc lấy nhiều hình thức khác nhau, vẫn là một trong những điều cốt yếu.

Thực vậy, linh đạo là điều trao ban ý nghĩa; nó là tính năng động nhờ đó người ta sống đức tin; cứu cánh là cái mang lại hướng đi cho toàn thể đời sống chúng ta; cái chọn lựa nền tảng là cái đem lại đời sống ta sự thống nhất; linh đạo được đem ra thực hành trong cách sống thường nhật của chúng ta, trong đó chúng ta biểu lộ rằng động cơ chọn lựa của chúng ta là chân thật.

Trong trường hợp của chúng ta, linh đạo luôn luôn có tình yêu là tâm điểm, tình yêu của TC được đổ vào tâm hồn chúng ta và rồi từ tấm lòng chúng ta được đổ tràn lan và tỏ ra chân chính khi chúng ta phục vụ người khác; chọn lựa nền tảng là cách trưởng thành của một người để đạt đến tầm vóc của con người hoàn hảo là Chúa Giêsu Kitô, sự viên mãn ấy là hoa quả của tình yêu; đời sống hằng ngày là chốn mà ta gặp gỡ TC và tình yêu được minh chứng là chân chính.

Trong tin mừng Mattheu (x. 5, 48), khi Chúa Giêsu mời chúng ta nên hoàn hảo như Cha Ngài trên trời là Đấng Hoàn Hảo, ngài không cho chúng ta một định nghĩa lý thuyết hay trừu tượng về sự hoàn hảo, về sự thánh thiện. Ngài chỉ đòi chúng ta yêu mến kẻ thù, cầu nguyện cho những ai bắt bớ chúng ta hầu giống như Cha trên trời, đấng làm cho mặt trời soi chiếu trên kẻ tốt cũng như người xấu, và gởi mưa xuống cho người công chính cũng như kẻ bất lương.

Cách hành động của ngài tỏ cho thấy đời sống chúng ta phải là thế nào và chúng ta phải hành động như thế nào đối với giới trẻ. Khi hành động như thế, chúng ta sẽ tỏ ra rằng chúng ta là phần tử của cộng đoàn của những con cái TC và chúng ta sẽ minh chứng rằng chúng ta đang nhắm đến sự hoàn thiện của TC chúng ta. Đối với cha, dường nhu đây là ý nghĩa sâu xa nhất của bài học mà Gioan đã nhận được trong giấc mơ lúc chín tuổi: “Hãy khởi sự dậy ngay cho chúng tội lỗi là xấu xa và nhân đức thực giá trị”. Điều ấy có thể được viết lại như sau: “Hãy bắt đầu dạy ngay lập tức cho thanh thiếu niên phải nên thánh bởi vì thánh thiện là sự sáng, là năng lực thiêng liêng, là vẻ rực rỡ, ánh sáng, niềm vui nội tâm, sự quân bình, sự trong suốt, tình yêu được thực hiện tới cực độ.”

Chúng ta có thể tự hỏi xem hai vị thánh trẻ là Đaminh và Laura phải nói gì cho thanh thiếu niên hôm nay. Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời nơi những lời của Đức Gioan Phaolô II trước khi cùng đọc kinh Angelus [chung với giáo dân] mà ngài dùng để kết thúc buổi mừng 100 năm ngày Maria Goretti qua đời vào ngày 6 tháng 7 năm 2003: “Maria bé nhỏ, như người ta thường gọi cô như thế, nhắc nhớ cho giới trẻ của thiên niên kỷ thứ ba rằng hạnh phúc chân thật đòi can đảm và tinh thần hy sinh, từ khước thỏa hiệp với sự dữ dưới bất kỳ kiểu nào, sẵn sàng trả giá ngay cả sự sống của mình, trung thành với TC và các huấn lệnh của ngài. Sứ điệp này ngày nay cần biết mấy! Ngày nay, người ta thường xuyên biết bao nhân danh sự hiểu biết sai lầm về tự do và hạnh phúc để tán dương khoái lạc, ích kỷ và thậm chí cả vô luân nữa.”

  1. Ký Ức

Gương lành mà Đaminh và Laura đề ra thực rõ ràng trong truyền thống lành mạnh của những vị thánh trẻ mà chúng ta được ban phúc từ những năm đầu tiên của Nguyện Xá cho đến ngày hôm nay như bản danh sách dài về những đời sống thánh thiện mà chúng ta có và cha sẽ bàn đến trong những bài viết thông thường của cha đăng trong Bulletin Salêdiêng suốt năm 2004. Mục đích của cha khi trình bày một số những khuôn mặt này là kêu gọi nhà giáo dục cũng như học sinh, người trẻ cũng như người già, khảo sát những khuôn mẫu này và những bài học họ dạy ta, hầu tất cả hoạt động giáo dục của chúng ta có thể giúp thanh thiếu niên đạt đến tầm vóc của Chúa Giêsu Kitô, con người hoàn hảo (x. Ep 4, 12).

Đáp lại biến cố kim khánh của Đaminh Savio và Laura Vicuna, cũng như muốn nắm bắt lấy cơ hội của cuộc cử hành này hầu đề xướng cho giới trẻ “tiêu chuẩn cao của lối sống kitô hữu bình thường”, khiến chúng ta [biết] trân trọng gia sản giầu có của thanh thiếu niên nam nữ mà hệ thống giáo dục của DB đã đặt ra trên đường đi tới sự thánh thiện, khi biến đổi chúng nên những kiệt tác của cách sống nhân loại và ân sủng. Cha chỉ đang nói về những ai là học sinh của những người salêdiêng và con Đức Mẹ Phù Hộ. Nếu ta phải kể hết [những kiệ tác của] toàn Gia Đình Salêdiêng, danh sách còn trở nên phong phú và đa dạng hơn nữa. Thực vậy, đây là những hoa trái quí báu của Hệ Thống Dự Phòng!

Hệ thống giáo dục của DB mà những người salêdiêng và Con Đức Mẹ Phù Hộ từ khi thành lập đã sử dụng, trong suốt hơn 150 năm đã sinh hoa trái khôn lường, đã tạo nên những anh hùng và thánh nhân; họ là những người nam nữ không được thế gian biết đến nhưng lại “rất phi thường trong tính bình thường của họ.”

Chắc chắn, bầu khí ngày nay và tình trạng giới trẻ trong thế giới hôm nay rất khác biệt so với thời của DB, nhưng một đàng, những khát vọng sâu xa nhất của giới trẻ vẫn mãi như nhau và đàng khác, hứng khởi kitô hữu minh nhiên của khoa sư phạm của DB vẫn còn hiệu lực vì nó được khởi hứng từ khoa sư phạm của chính TC.

Chúng ta tất cả đều biết rằng gương sáng từ đời sống thực sự có thể soi sáng hơn một nguyên tắc tổng quát cũng như thực sự minh tỏ nguyên tắc đó, nhất là bây giờ khi thế giới dường như thiếu trầm trọng những khuôn mẫu. Nhận xét này vốn áp dụng cho mọi nhóm tuổi thì còn đúng một cách đặc biệt cho giới trẻ. Nếu những giả định văn hóa và thiêng liêng của chúng ta cho phép chúng ta nhập thể những sứ điệp chúng ta có trong những khuôn mẫu thực sự, chúng ta sẽ làm cho những sứ điệp ấy thêm thuyết phục và mời gọi.

Một trong những thần học gia hiện đại nổi tiếng nhất nói như thế (Hans Urs von Balthasar) ghi nhận: “Một ít điều có thể thêm sức sống mới hoặc làm cho thần học nên tươi trẻ và qua đó toàn thể đời sống kitô hữu, giống như là tiếp máu, đến từ khoa hạnh các thánh.”

Các thánh của chúng ta, cách riêng những vị trẻ tuổi, là dấu ấn tốt nhất về tính đích thực chúng ta có, thêm vào việc cho ta lương thực để suy nghĩ. Các ngài không chỉ “lôi kéo [ta đến] gần Đức Kitô hơn, nhưng như tất cả các thánh, các ngài đóng góp vào sự biến đổi những thái độ trong xã hội, qua những giá trị và phẩm chất của mình. Khi trình bày linh đạo giới trẻ, DB không viết những khảo luận về thần học thiêng liêng, hay về khoa thần bí của giới trẻ: ngài chỉ viết cuộc đời của Đaminh Savio, Micae Magone và Phanxicô Besucco. Như thế, khi chọn ba em này từ giữa những thanh thiếu niên thực sự đã đến Nguyện xá, DB nêu lên những lý tưởng ngài muốn đề xướng cho các thanh thiếu niên của mình.

Có thể nhìn lại các vị thánh của chúng ta và những người đã có tác động mạnh trên các cựu học sinh của chúng ta trong những năm tháng hấp thụ và đào luyện của họ đối với bất kỳ nhà giáo dục salêdiêng nào là một lý do được thêm vào. Đây là điều mà DB đã làm, nhà giáo dục phi thường từng hiểu biết cõi lòng của giới trẻ quá rõ đến nỗi ngài có thể hướng đạo chúng “cách vui tươi” đi theo những con đường mà mọi người khác xét là quá khó khăn và vượt quá tầm với của những thiếu niên bình thường.

Nếu nhìn toàn bộ, chúng ta chợt ý thức rằng chúng ta sở hữu một gia sản phong phú và đa dạng: khởi đầu với những thiếu niên tuyệt hảo nhất như Đaminh Savio, Laura Vicuna, Zefferino Namuncura, tiếp qua danh sách của các vị tử đạo như năm vị chân phước trẻ của Balan và đến những người đã được đội triều thiên như những chân phước Teresa Bracco, Piergiorgio Frassati và Alberto Marvelli, hay những người chưa được đăng quang nhưng cũng gương mẫu như D’Acquisto, Maffei, Devereux, Occasion, Carlo, Di Leo, Ribas, Adamo, Flores, Zamberletti, Blanco Percumas, De Koster, Cruz, Scalandri. . .

Về nơi chôn nhau cắt rốn, có người đến từ Ý, Achentina, Chile, Tây ban Nha, Pháp, Balan, Bồ đào Nha, Lithuania, Mehicô. . . Ta chỉ kể ra một số thôi. Cha hy vọng rằng mỗi Tỉnh dòng sẽ có thể đưa ra một “cuốn sổ vàng” của chính mình về nền giáo dục salêdiêng và xuất bản những cuộc đời của những người trẻ mà tỉnh dòng coi là những mẫu gương.

Tuy nhiên, những vị thánh trẻ này không chỉ là “những bông hoa nơi cái khuy áo của chúng ta”, nhưng là những sự nâng đỡ chân chính trên đường hành trình của chúng ta và trong nền giáo dục chúng ta cống hiến.

Chính vì thế, các vị thánh trẻ này qua đời sống của mình đang nói cho chúng ta suốt năm 2004; họ trở thành những chủ đề của sứ điệp của chúng ta trên bình diện giáo dục. Và ở đây, nói rằng chính giới trẻ tin mừng hóa giới trẻ là rất đúng!

  1. Lời Ngôn Sứ

Trách vụ của chúng ta và tính chuyên viên của chúng ta hệ tại ở chỗ chúng ta phải là những người bạn đồng hành của giới trẻ mãi cho tới khi tất cả chúng ta, nhà giáo dục lẫn học sinh, qua giáo dục, đạt tới tầm vóc của Đức Kitô (x. Ep 4, 12).

Nói về sự thánh thiện của cha Giuse Kowalski và năm vị tử đạo từ Nguyện xá Poznan, cha Vecchi kết thúc lá thư luân lưu của mình với những lời này: “Chính trong nguyện xá mà sự thánh thiện của họ bén rễ và đâm bông, và sau này được minh chứng bằng tử đạo. Hệ Thống Dự Phòng làm cho nhà giáo dục nên thánh, nó đề xướng sự thánh thiện cho mọi người và giúp giới trẻ trở nên thánh: nơi sinh và nơi tái sinh của nó là nguyện xá.”[2]

Đọc lại cuộc đời của Đaminh, của Laura và của những người trẻ mà TC ban cho chúng ta, chúng ta có thể nhìn tới tương lai mà chúng ta được mời gọi để tác tạo: “những vị thánh của thiên niên kỷ thứ ba”, “những sứ giả của hừng đông”, nói theo những lời từ những ngày Giới Trẻ Quốc Tế mới đây vốn đặt thành nghị sự.

Vì thế, chúng ta cần chuyển từ tiếng gọi nên thánh đến thách đố được bày ra do những người trẻ, những người đã đạt tới mục đích đó, từ việc cung cấp những mẫu gương tới một sự đồng hành thực sự như những vị hướng đạo chân chính trong đời sống thiêng liêng của giới trẻ, từ sự đồng hành đến một sự trợ giúp thân cận vốn tạo thành bầu khí cần thiết cả trên bình diện cá nhân cũng như môi trường (hầu như một thứ bầu khí nhỏ) trong đó những quyết định vĩ đại về đời sống có thể bén rễ, lớn lên tới mức trưởng thành và sinh hoa kết trái. Chính cá nhân DB xác tín rằng ngài sẽ không hoàn thành được điều gì giá trị nếu không có linh hướng thiêng liêng cá nhân. Vì thế, ngài muốn là một vị linh hướng cho thanh thiếu niên của mình, người khơi dậy nhiệt tâm, người chỉ đường, cung cấp những thách đố, cho hướng dẫn và sửa bảo.

Từ ngữ “thánh thiện” không được làm chúng ta sợ hãi, như thể nó hàm ẩn một thứ anh hùng không khả thi, chỉ giới hạn cho một số ít ỏi. Thánh thiện đâu phải là điều chúng ta làm, nhưng là sự thông phần vốn được TC ban tặng cách tự do vào sự thánh thiện của TC, vì thế, sự thánh thiện là một ân sủng, một tặng phẩm trước khi là kết quả của nỗ lực chúng ta, là đối tượng của kế hoạch chúng ta. Nó có nghĩa rằng toàn thể con người chúng ta (tâm trí, cõi lòng, đôi tay, bàn chân) được kéo vào trong bầu khí nhiệm mầu của sự trong sạch, sự thiện hảo, ân sủng, lòng thương xót, tình yêu của Chúa Giêsu. Nó là sự trao dâng toàn vẹn chính mình trong đức tin, đức cậy và đức mến cho Chúa Giêsu, cho TC hằng sống; sự trao dâng này xẩy ra trong đời sống thường nhật được sống trong tình yêu, sự thanh thản, kiên nhẫn, tình yêu nhưng không, chấp nhận những thử thách và vui mừng của ngày sống, vững tin rằng trong ánh mắt của TC mọi sự đều có nghĩa, mọi sự đều đáng giá, mọi đều quan trọng đối với ngài.

Kết luận thứ nhất mà ta có thể rút ra đó là tuổi niên thiếu và thanh niên không phải là thời gian chờ đợi; nhưng nó là những giai đoạn phát triển tiềm năng vô biên đối với sự thiện, và tính sáng tạo phục vụ cho những quyết định can đảm của họ khi đáp trả lại những vấn nạn về ý nghĩa của đời sống. Ta phải chống lại cám dỗ nghĩ rằng rằng nhiều người trẻ phải chấp nhận một đời sống mà không có những lý tưởng; thay vì ta [phải] khích lệ họ làm việc để kiến tạo một thế giới vốn phản chiếu rõ ràng hơn vẻ đẹp của TC.

Nhạy cảm với những giá trị mà ngày nay ta trân trọng như sự liêm khiết, công bằng, tình liên đới, hiệp thông, sự dấn thân, bảo vệ nhân quyền và phẩm giá của cá nhân, quan tâm đến môi trường, hòa bình, không chỉ là một “giấc mơ” và là hoặc là (and/either) một “không tưởng” chất đầy trong giai đoạn này của đời sống một cách vui thích, trong khi khao khát một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng là một cam kết để thực hiện chúng, để trở thành những người thợ xây dựng một nền văn minh mới, nền văn minh của công bằng, tình yêu và hòa bình, nền móng và sự diễn tả của một gia đình nhân loại mới. Một điều chắc chắn đúng là không ai có thể thế chỗ của giới trẻ; chính họ phải lãnh trách nhiệm. Đối với chúng ta là những nhà giáo dục, ta phải lưu ý đặc biệt đến nội dụng giáo dục của những chương trình và đề xướng khi cố gắng phát triển những chương trình vốn có những yếu tố nhân bản, xã hội và tin mừng nhất, và kiến tạo những khung cảnh vốn có hiệu quả trong việc kích thích sự cam kết

 Chắc chắn lối sống kitô hữu này không thể được tùy hứng, hay xẩy ra một cách ngẫu nhiên. Nó cần phải được vun trồng một cách nghiêm chỉnh và có hệ thống. DB làm điều này bằng cách cung cấp một kinh nghiệm giáo dục vốn nhấn mạnh đến tất cả những yếu tố nhân bản và tôn giáo vốn có thể trang bị cho thanh thiếu niên với sự chuẩn bị cần thiết để trở thành “những kitô hữu tốt và những công dân lương thiện”. Phương pháp giáo dục của ngài là phương pháp thấm nhiễm thuyết nhân bản kitô hữu, chính vì ngài đã hiểu biết toàn diện về cuộc sống.

Vì thế đề xướng của ngài để thánh hóa giới trẻ bắt đầu từ việc dâng hiến trọn vẹn chính mình cho TC. Nó đáng giá do sự chu toàn các bổn phận của mình, do lòng hiền thảo mang tính chất bí tích cũng như đời sống của ân sủng và do việc tông đồ giữa các bạn đồng trang lứa.

Đề xướng của Đức Gioan Phaolô II cũng không [khác biệt] và không thể khác biệt chút nào khi ngài nhấn mạnh đến sự dốc lòng dành cho Chúa Giêsu, đấng duy nhất làm cho sự thánh thiện thành khả thể, đến đức tin như chân trời của đời sống, đến việc lắng nghe Lời Chúa và năng [tham dự] các bí tích Thánh Thể và Hòa Giải như là ánh sáng soi chiếu tâm trí và như là lương thực nuôi dưỡng cõi lòng và đến việc tông đồ cách riêng vì những thanh thiếu niên nghèo khổ nhất.

Điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục khai triển khoa sư phạm của nền linh đạo giới trẻ salêdiêng vốn nhờ đến gia sản của quá khứ và thích hợp cho giới trẻ trong thế giới hôm nay.

Một trong những vấn đề vốn đi kèm sự nhận biết về sự thánh thiện của những thiếu niên này được nối kết với những môn học tâm lý về lứa tuổi của chúng cũng như về cách thức mà động cơ hoạt động nơi giới trẻ; những môn học này không chính xác, không rõ ràng và cung cấp ít chắc chắn.

Vấn đề về tính trẻ người non dạ theo tuổi tác sẽ luôn là phần [cố hữu] trong câu chuyện về những thiếu niên này. Tuy nhiên, thật đúng là KT, vào cuối thời CƯ đã ý thức về một lối suy nghĩ mới: “Người công chính dù có chết non, cũng vẫn được an nghỉ . . . Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ” (Kn 4, 7. 9).

Các thánh, những thụ tạo mà nơi họ tình yêu TC trở thành lối sống của họ, là những ngôn sứ cho chính thời đại của họ và thời tương lai. Cuộc đời của họ trở thành bài thánh thi ca ngợi Ba Ngôi, đó là một việc tốt lành. Đây là sứ điệp họ làm chứng và GH công bố cho thế giới. Sứ điệp mang tính chất ngôn sứ của những thiếu niên salêdiêng này sẽ luôn trở thành một lối đi dẫn tới con đường đến TC.

  1. Nhìn vào Đaminh Savio và sự thánh thiện của giới trẻ trong thiên niên kỷ thứ ba

Cách thức tốt nhất để trải rộng, thích ứng và canh tân ơn gọi nên thánh của giới trẻ salêdiêng là nhìn vào Đaminh Savio và gương sáng cậu đặt ra cho giới trẻ của thiên niên kỷ thứ ba. Có lẽ, đôi khi lối đường mà ta trình bày cậu trong tranh ảnh cùng ảnh tượng như là một người rất mực giống thiên thần, làm cho cậu nên xa cách và không thể tới gần hay được đề xướng dễ dàng. Đôi khi vì hiểu biết nông cạn về câu chuyện đời thực của cậu – vốn tập trung vào sự trong trắng của cậu và ít nhắc đến tặng phẩm tông đồ của cậu –khiến chúng ta tìm ở chỗ khác những khuôn mẫu để bắt chước. Đôi khi một sự thiếu can đảm trong việc thắng vượt tính nhát đảm của chúng ta theo nghĩa rao giảng tin mừng bằng cách tiếp cận giới trẻ dẫn chúng ta đến một ý tưởng là trình bày nền giáo dục salêdiêng chỉ như một lựa chọn khác mang tính chất nhân bản thuyết mà không có được căn tính hay ấn tượng loại biệt và vì thế giản lược công việc mục vụ của chúng ta vào giải trí mà không đề ra bất kỳ những mục tiêu cao cả nào phải đạt tới.

Đàng khác, chúng ta có thể thấy cách thức DB hoạt động hướng tới Đaminh Savio ra saoo; khi ngay từ ban đầu trong những buổi gặp gỡ đầu tiên, ngài khám phá rằng đàng sau thân hình mảnh dẻ ẩn dấu một vị thánh, tấm vải mà nhờ đó ta may một chiếc áo đẹp dâng tiến TC. Chúng ta có thể xem cách thức DB không tìm cách hạ thấp những kỳ vọng của mình cũng không làm cậu thất vọng, nhưng trở thành người bạn, và ông thầy của cậu, một người linh hướng.[3]

Ta nên chỉ ra rằng vào năm 1954 Đaminh Savio đạt một kỷ lục, chiếm được một “guiness” cho giới trẻ giữa những người được phong hiển thánh mà không phải là những vị tử đạo. Khi chết, cậu chưa được 15 tuổi: chính xác là 14 năm, 11 tháng và 7 ngày.

Ba mươi năm sau, năm 1988, chân phước Laura Vicuna đoạt chiếm [chỗ của] cậu, được phong chân phước nhân dịp 100 năm DB qua đời: khi chết, Laura mới 12 tuổi, 9 tháng, 17 ngày. Khung cảnh của cuộc phong chân phước này đáng ta gợi nhắc lại: tại Colle Don Bosco, tại quảng trường lớn đàng trước ngôi thánh đường, vào một buổi sáng nắng chói changáanh sáng, một buổi sáng không thể quên được, có một cuộc biểu dương vui tươi của những người salêdiêng trẻ tụ tập lại với nhau để cử hành ân sủng của TC đã biến đổi sự yếu hèn nhân loại thành sức mạnh hầu làm chúng ta nên những chứng nhân hùng hồn cho tình yêu ngài. Nó cũng là một sự cảm phục biết ơn đối với khả năng của giới trẻ để đạt tới những đỉnh cao nhất của đời sống thiêng liêng, ngọn núi Everest của sự thánh thiện.

Sẵn sàng kế tiếp là Zeffirino Namuncura mà năm tới sẽ kỷ niệm ngày cậu qua đời. Cậu hiện nay là Đầy Tớ Đáng Kính của TC; tức là người các chuyên viên đã kháo sát đời sống kitô hữu của họ và nhận họ là đã trưởng thành một cách gương mẫu, đã được coi là anh hùng trong việc thực thi những nhân đức tin mừng: cậu chết vào tuổi 18, 8 tháng và 15 ngày.

Đây là ba người trẻ lớn lên trong bầu khí salêdiêng nơi những thế giới khác nhau; ngày nay, ta thường nói là họ đi theo những lối đường của chương trình đào luyện salêdiêng và hưởng lợi từ môi trường là cộng đoàn giáo dục. Nơi đây, họ tìm được một bầu khí đào luyện sâu xa, được những nhà giáo dục hướng dẫn. [Những nhà giáo dục này là] những người can đảm đặt trước họ những lý tưởng cao cả nhất; [Những nhà giáo dục này là] những người dẫn chúng đến gặp gỡ Đức Kitô cách hữu vị và dạy chúng làm những chọn lựa can đảm cho cuộc đời mình.

Liên kết với họ là những vị tử đạo Balan trẻ tuổi, được phong chân phước vào tháng 6 năm 1999 tại Warsaw: họ là năm thiếu niên từ Nguyện xá, giữa khoảng tuổi 19 và 23; tất cả đều thường xuyên đến Nguyện xá Poznan. Tại đây, họ là những người lãnh đạo nhóm và tham gia vào tất cả mọi hoạt động. Họ bị tù chính bởi vì họ được dân chúng biết là những người trẻ có đức tin.

Để chung lại, những người trẻ này ở trong độ khoảng tuổi thiếu niên và giới trẻ: từ 12 đến 24. Chúng ta đã ghi nhận cùng vạch ra rằng họ phát triển sự thánh thiện của mình tới mức trưởng thành trong một bầu khí salêdiêng, giống như nhiều thanh thiếu niên nam nữ khác đã tìm được hứng khởi nơi Đaminh Savio. Sự kiện này khiến chúng ta nhận biết sức mạnh giáo dục lớn lao của đoàn sủng salêdiêng và của bầu khí salêdiêng, miễn là chúng thực sự hấp dẫn và đề xướng những lý tưởng cao cả.

Đấy chính là điều Đức Gioan Phaolô II nói năm 1988 trong lá thư gởi cho các salêdiêng được nói đến ở trên: “Cha muốn ghi nhận nơi DB sự kiện là ngài hiện thực sự thánh thiện cá nhân của mình qua sự cam kết cho việc giáo dục được sống với nhiệt tình và trái tim của người tông đồ, và đồng thời ngài biết làm thế nào để đề xướng sự thánh thiện như mục tiêu thực tiễn của khoa sư phạm của mình. . . Ngài là một “nhà giáo dục thánh thiện” . . . và ngài có thể đào luyện một “học sinh thánh thiện”, Đaminh Savio, từ giữa các học sinh của ngài.” (JP 5).

Khi cổ xuý cho các em nhỏ rước lễ sớm hơn, Đức Piô X đã tiên đoán: “sẽ có những vị thánh giữa các thiếu niên.” Dù sao chăng nữa, vào một lúc nào đó, người ta đã cãi nhau xem có thể có sự thánh thiện thật sự đến nỗi ta có thể đề xướng như một khuôn mẫu của đời sống kitô hữu vào tuổi thanh thiếu niên hay không. Một ai đó đã cảnh báo người salêdiêng phải khôn ngoan: “Hãy cẩn thận với các thiếu niên như các ứng sinh [được đặt] lên bàn thờ.

Ngày nay những dè dặt ấy đã bị gác qua một bên, và dường như, [những dè dặt ấy đã] vĩnh viễn bị bỏ qua, xét theo quan điểm thần học và tâm lý. Ở đây, chúng ta muốn xem xét toàn cuộc thảo luận ở đây: chúng ta sẽ kết luận với những lời soi sáng của Đức Phaolô VI:

Đối với chúng ta, sự thánh thiện của giới trẻ dường như là một hiện tượng nhân linh đáng [chúng ta] quan tâm hơn vì lý do là tính sớm phát triển của chúng [ngài nói đến những trẻ diệu kỳ và những anh hùng tuổi trẻ] và dường như nó là một thí dụ kinh ngạc về sự phong phú của những tặng phẩm siêu nhiên mà chính sự chưa trưởng thành xét theo tuổi nhấn mạnh đến.

Vì thế, TC và ân sủng của Ngài có thể lấp đầy đời sống của thiếu niên và người trẻ, đó là điều rõ ràng. Ngài có thể làm họ nhận biết Ngài: TC không bị giới hạn vào tuổi tác. Ngài có thể đi vào trong bất kỳ cõi lòng nào của con người và lấp đầy tâm hồn ấy bằng cách làm cho họ cảm thấy sự hiện diện của mình.

Tại sao vấn nạn này cũng như cuộc thảo luận này khiến chúng ta quan tâm từ một quan điểm thực tiễn?

[Đó là] Để cha mẹ, thầy giáo, các nhà giáo dục và những người lớn nói chung có thể học [cách] trân trọng cách đàng hoàng cái tiềm năng họ tìm thấy trong những tâm hồn của trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ: không phải mọi người có thể tưởng tượng, hoặc không hoàn toàn dễ dàng [tưởng nghĩ], rằng TC có thể hoạt động một cách hoàn toàn phi thường trong cõi lòng của thanh thiếu niên đang ở trước mặt chúng ta.

Có thể xẩy ra rằng những kỳ vọng ta có, sự tin tưởng mà ta có thể hy vọng, đề xướng mà ta làm thì ở dưới khả năng và vui thích của chúng. Ngày nay đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất không phải là chuyện thông thường. Thực thế, ngày nay điều thông thường được đề xuất là một đời sống không lý tưởng, một thế giới được tạo dựng theo hình ảnh của chúng ta, điều tạm bợ, cá nhân chủ nghĩa, tìm kiếm khoái lạc, chủ thuyết tương đối, một thái độ “làm điều của riêng mình”. Ngày nay không có nhiều người can đảm để nói với giới trẻ như Đức Gioan Phaolô II làm: “Hỡi giới trẻ của mọi lục địa, đừng sợ là thánh nhân của thiên niên kỷ mới! Hãy nên người chiêm niệm, hãy yêu mến cầu nguyện; hãy nhất quán với đức tin của các con và quảng đại trong việc phục vụ anh chị em của mình, hãy nên những phần tử tích cực của GH và những người thợ xây dựng hòa bình.”[4]
Hãy lưu ý rằng những lời này không khác biệt với những lời mà chúng ta, những người salêdiêng, trong Tổng Tu Nghị 23 đã lấy như là hành trình đức tin phải thực hiện với thanh thiếu niên trong bốn lãnh vực lớn trong sự phát triển của chúng: lựa chọn Sự Sống, gặp gỡ Đức Kitô, ý thức về GH, vai trò của chúng trong thế giới.

Điều quá đặc biệt về Đaminh Savio là cậu có thể chia sẻ sự thánh thiện được truyền lại [cho mình] và được giới thiệu do vị thầy của mình, Don Bosco; bởi vì ngài trân trọng chất liệu [tấm vải] đã tạo thành cậu thiếu niên mà ngài đã gặp gỡ. Thực vậy, ngài diễn tả cuộc gặp gỡ đầu tiên như sau: “Tôi nhận thấy nơi thiếu niên này, người đã lớn lên trong một gia đình kitô hữu tốt lành, một tâm hồn hòa điệu với Thần Khí TC; và tôi không ít ngạc nhiên vì công trình được ân sủng hoàn thành nơi một em còn trẻ đến thế.”

Lời nhận xét đầy trực giác của DB được khởi hứng và nâng đỡ bằng một xác tín ngài có: thanh thiếu niên nào mở lòng cho một thách đố thiêng liêng, có thể có một kinh nghiệm về TC và hạnh phúc vì điều ấy. Đây chính là đề tài của bài giảng vốn đã đánh động Đaminh để tự do và minh nhiên khởi hành trên con đường dẫn tới sự thánh thiện.

Như cha đã nói, cha biết rõ rằng tình trạng văn hóa ngày nay khác xa với tình trạng văn hóa mà DB và Đaminh Savio đã sống. Đọc tông huấn hậu thượng hội đồng các Giám mục, “Ecclesia in Europa” [GH bên Au châu] để thấy bầu khí tục hóa hơn bao giờ hết đang ngự trị khắp nơi là đủ hiểu [thực tại được xác quyết trên kia]. Vì thế, không ít người hỏi câu hỏi: ngày nay có những người trẻ có khả năng sống đời sống kitô hữu không? đấy dường như là điều tự nhiên. Cũng vậy, có những vị hướng đạo vốn nhìn nhận nơi giới trẻ những dự thế ngay chính, những hiệu quả của ân sủng, và sẵn sàng mời gọi giới trẻ theo đuổi con đường thánh thiện và có khả năng hướng dẫn chúng theo đó hay không?

Hẳn nhiên, ý thức của giới trẻ trên bình diện văn hóa, trong thế giới hôm nay, cũng như những kỳ vọng của chúng thật khác nhau. Nhưng cũng rất thật là những khát vọng sâu xa nhất của chúng là như nhau: [giới trẻ] khao khát tình yêu, hạnh phúc, sự sống. Đúng hơn, vấn đề nằm ở những nguồn mạch mà chúng ta dẫn chúng hướng tới để giải khát chúng. Nói cách khác: xét theo bình diện văn hóa, nguời trẻ ngày nay là khác nhau, nhưng trước tiên và trên hết họ là một nhân vị trẻ.

Nơi giới trẻ chúng ta có thể nhận ra:

  • nỗi khát vọng lớn lao về sự sống và ý nghĩa vốn được minh họa tốt nhất trong cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa thanh niên và Chúa Giêsu về sự sống đời đời (x. Mt 19, 16-30);
  • sự lay chuyển cùng những thỏa hiệp trong khi tìm kiếm một đời sống tròn đầy và hạnh phúc;
  • khả năng đầy đủ để phân biệt giữa giá trị của điều đang được bán rẻ: cái vĩnh tồn khỏi cái phù du, cái cao quý khỏi cái gì khốc hại;
  • niềm ước muốn chia sẻ những kinh nghiệm đáng giá với các bạn đồng trang lứa cũng như với những người lớn;
  • sự quảng đại, mặc dù thường mỏng dòn và mau qua.

Nếu giới trẻ là như thế, vậy đâu là những đề xướng cho một tiến trình của sự thánh thiện tươi trẻ từ Đaminh Savio đến cho chúng ta?

Được những lời của DB tác động về việc nên thánh là khả thi và hạnh phúc đi kèm với điều ấy, Đaminh Savio đã yêu cầu: “Xin cha hãy cho biết con phải làm gì để bắt đầu nên thánh.”

Tư tưởng đến với tâm trí cha: một nhà giáo dục không tài khéo hay được trang bị tồi sẽ trả lời gì đây? Có lẽ người ta sẽ thấy ông mất quân bằng chúi ngã và không thể trả lời; có lẽ ông chỉ nhếch mép cười khỉnh coi rằng thứ nhiệt tâm đó thật ấu trĩ và nông cạn; có lẽ ông chỉ coi khát vọng chân thành nhưng không thể tới đạt được của thiếu niên đó tách xa khỏi bất kỳ câu hỏi nào về sự tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng.

Được trang bị kỹ bằng một sự hiểu biết tốt đẹp về điều ngày nay chúng ta thường gọi là ơn gọi phổ quát tới sự thánh thiện theo tình trạng sống của mỗi người và rất thành thạo về tâm hồn của giới trẻ, DB không nhếch mép cười, không lắc đầu nghi ngờ, cũng chẳng né tránh vấn đề, nhưng sẵn sàng chỉ ra một chương trình phải đem ra thực hành.

Chương trình này khiến ta quan tâm bởi vì, được chuyển dịch thành những hạn từ của ngày nay, nó là một lời đề xướng vươn đến sự thánh thiện cho giới trẻ của ngày nay, để huấn luyện thanh thiếu niên nam nữ nên “ánh sáng thế gian và muối đất”, nên “những công dân lương thiện và Kitô hữu tốt lành”, “những sứ giả của buổi bình minh”, nói cách khác “những vị thánh cho thiên niên kỷ thứ ba”.

Sau đây là những điểm:

  1. chấp nhận đời sống là một tặng phẩm, phát triển các khía cạnh tốt nhất của nó với lòng biết ơn và sống đời sống mình một cách vui tươi.

Luôn vui tươi” – “Hãy sẵn sàng tham gia giờ giải trí với các bạn của con”, DB thường nói thế.

Bằng cách này ngài hiểu sự thánh thiện đi liền với niềm vui sống, nghĩa là:

  • cổ võ một bầu khí vui tươi và tin tưởng, trong đó nhân cách của giới trẻ có thể mở ra cách tự nhiên và trưởng thành;
  • chú tâm đến sự phát triển của mình, nhận biết những tài năng và nén bạc tốt lành mà Chúa ban cho chúng ta, làm chúng lớn lên qua tin tưởng và kiên trì;
  • lớn lên với các bạn, tự do chia sẻ với họ những giờ giải trí, những niềm vui của tình bằng hữu và lễ hội;
  • mở rộng tâm hồn tới sự tin tưởng có tính lạc quan vào cuộc sống vốn đã được Chúa Giêsu Kitô cứu độ và cứu chuộc cũng như được TC yêu mến.

Đây là ý muốn sống được tìm thấy trong Ninni di Leo. Dù sắp chết vì bệnh bạch cầu, cậu vẫn hấp dẫn các bạn ốm đau bệnh tật của mình trong bệnh viện bằng nụ cười tươi xinh của mình.

[Đây là] lối tiếp cận đơn sơ của Ferdinando Calo. Khi được hỏi: “Nếu bạn sẽ chết,” cậu đã hóm hỉnh trả lời: “Tôi sẵn sàng; nhưng trên thiêng đàng có chơi bóng rổ không vậy?”

[Đây là] cái nhìn, tính nhạy cảm, tình yêu đối với những điều tốt đẹp của Paola Adamo, người nói cho các bạn của mình: “Nếu TC là nguồn mạch mọi sự, thì chỉ mình Ngài chứ không phải tiền bạc, quyền thế và khoái lạc có thể làm chúng ta thật sự hạnh phúc.”

  1. trái tim, cột sống, nguồn mạch, bảo chứng của sự tăng trưởng: là kinh nghiệm TC và sự hiện diện quan phòng của Ngài, tình bằng hữu với Chúa Giêsu và một lối sống vốn trở nên ngày một hòa hợp với tất cả những điều trên.

DB thường nói, “Trung thành thực thi những bổn phận thiêng liêng và trần thế của mình” như là đề xướng thứ hai thích hợp cho tình trạng trong đó Đaminh Savio đã lớn lên.

Cách đặc biệt, điều này có nghĩa:

  • là nhìn xem đời sống đức tin của mình như một tặng phẩm từ TC và hoa trái của tình yêu Ngài, và luôn luôn sống nó trong sự hiện diện của ngài với thái độ của một người con;
  • là muốn sống một đời sống của tình bạn hữu vị với Chúa Giêsu và Đức Maria mẹ Ngài qua kinh nguyện đơn sơ và thông thường, năng lãnh nhận các bí tích, cách riêng Thánh Thể và Sám Hối;
  • là đào sâu kiến thức của mình về đức tin, mang ánh sáng Lời Chúa soi chiếu vào những trạng huống và vấn đề trong đời sống, liên lỷ và quảng đại trong nỗ lực để cải tiến đời sống mình.

Đây là kế hoạch của Xavier Ribas: “Trách vụ hiện hành của tôi có thể tóm kết như sau: làm việc trong những bối cảnh khác nhau trong đó tôi sống . . . theo đức tin của tôi . . . Giải phóng mình khỏi bất kỳ loại thói quen nô lệ là điều tuyệt đối thiết yếu để làm điều này; một cam kết cầu nguyện hằng ngày mà đối với tôi có nghĩa là đọc Lời Chúa, cầu nguyện cho bè bạn và những người thân thuộc, và suy nghĩ về đời sống của tôi hay một trạng huống đặc biệt nào đó.”

Và sự trung thành của Teresa Bracco [tham dự] thánh lễ hằng ngày vào lúc tinh sương, lòng tôn sùng Đức Nữ Trinh, lần hạt trong công việc thường nhật như một thiếu nữ chăn chiên cừu.. .

Nhưng DB thêm học hành, nghĩa là sự thánh hóa những bổn phận của mình được thực thi vì lòng mến Chúa và sự chấp nhận vui tươi những đòi hỏi khó khăn của đời sống kitô hữu. Vì thế, ngài khuyên:

  • học để nhìn vào đời sống thường nhật như một sứ mệnh được TC ký thác để phát triển những nén bạc và tài năng trong sự phục vụ ơn gọi của mình trong GH và trong xã hội/thế giới (một thái độ ơn gọi);
  • ân cần và kiên trì sống những bổn phận thường nhật như học hành, công tác, đời sống gia đình, như một lời đáp trả tình yêu đối với TC và như một sự phục vụ tha nhân.

Thật thú vị [khi coi đến] cách thức DB liên kết chặt chẽ lại với nhau giữa lòng hiền thảo và học hành, giữa điều dường như là “đạo giáo” và “được liên kết với GH” và điều có thể coi là “đời”, “được liên kết với thế giới”: học hành, lao động và giải trí.

Đối với ngài, lòng hiền thảo thực sự đơn giản hệ tại trong việc chu toàn những bổn phận của mình đúng lúc, đúng chỗ và vì lòng mến Chúa; ta có thể nhìn thấy nó trong một lương tâm trong sáng, trong một cam quyết cải thiện chính mình, trong việc sẵn sàng hy sinh và lao động.

Da mihi animas” là bản tóm của một khoa linh đạo vốn mang lại với nhau trong một trật tự thích đáng hoạt động và cầu nguyện, ngày thường và ngày lễ, khía cạnh cá nhân và cộng thể, làm việc và tiết độ, tình bằng hữu và khả năng đứng một mình . ..

  1. rộng mở trước xã hội, phục vụ, tình liên đới, đức ái và đảm nhận một kế hoạch đời sống.

DB thường nói, “Làm việc để chiếm các linh hồn cho TC.” Đó là cứu linh hồn mình và trở nên thánh bằng cách cứu những linh hồn khác.

Khi những người trẻ được DB giáo dục nên tốt lành, họ hăng say và nhiệt thành trở nên thánh; nói cách khác, họ [trở thành] những nhà truyền giáo giữa các bạn bè. Đaminh Savio can đảm hòa giải hai người bạn đang muốn giết nhau trong một cuộc đọ sức tay đôi; cậu thiết lập một nhóm bạn tương trợ; cậu phục vụ khi bệnh dịch tả bộc phát dữ dội ở Turin; cậu khao khát cho nước Anh trở lại GH Công giáo; cậu nói lên niềm khao khát muốn làm linh mục.

Cách thức mà DB đề ra có thể được diễn tả trong nhiều cách thức khác nhau nhưng bổ túc nhau như sau:

  • giúp đỡ các bạn trong đời sống hằng ngày của họ qua gương sáng, nâng đỡ bằng hữu trong việc vượt thắng những khó khăn, trong công việc học đường. . .
  • giúp những người trẻ nhìn tới những chân trời tông đồ rộng lớn của GH và những nhu cầu của xã hội trong thế giới (truyền giáo, hòa bình, tương thân tương ái, xây dựng một xã hội yêu thương. . .), và giúp họ ngay lập tức làm một cái gì đó thực tiễn trong những nơi chốn họ đang sống và làm việc;
  • khuyến khích những nhóm, hiệp hội và phong trào trong đó chính giới trẻ lãnh đạo và tăng trưởng đức tin của họ bằng cách quan tâm đến và can dự vào sự phát triển nhân bản và thăng tiến địa phương;
  • hướng dẫn và cùng đi với những thanh thiếu niên trong bước tiến của họ hướng tới một sự hiểu biết tốt đẹp hơn và trân trọng kế hoạch đời sống của chính họ và chọn lựa ơn gọi.

Có lẽ thanh thiếu niên sẵn sàng hơn hiểu biết cũng như được thu hút tới sự phục vụ này cũng như khía cạnh đức ái của sự thánh thiện. Chúng có thể tin tưởng vào khía cạnh này; chúng ta cần tiếp tục cổ xuý và cho chúng phạm vi cùng sự khai mở cho tính quảng đại trong tâm hồn chúng. Thực vậy, một số đông đáng kể của các thanh thiêu niên đảm trách khía cạnh phục vụ này; họ làm việc như những người lãnh đạo và tình nguyện viên và nơi họ ta có thể quan sát được nếu không phải là sự thánh thiện hoàn hảo và toàn diện, thì chí ít một số nét nào đó có thể và phải tăng trưởng.

Tuy nhiên, để những kinh nghiệm này có thể diễn tả tất cả tình yêu vốn có ở trong họ và đưa ra tất cả những tặng phẩm của ân sủng chúng chứa đựng, chúng cần phải được đặt trong bối cảnh của Vương Quốc: chúng cần phải có những đặc tính cốt yếu là sự quảng đại vô vị lợi; và từ kinh nghiệm của “những người thợ thất thường”, chúng cần trở thành quyết liệt và toàn diện, toàn tâm toàn ý cùng toàn lực cho một kế hoạch đời sống; thanh thiếu niên cần ý thức rằng TC đang hoạt động qua chúng.

Hợp với những đường nét này, ta có thể thấy gương của một chí nguyện viên Sean Devereux, một người có một bộ mặt tươi cười, một người can đảm, cam kết và liêm khiết, hiến cuộc sống mình làm việc ở Phi châu để thăng tiến những kỳ vọng và khả thế tính của dân tộc ấy, khôi phục phẩm giá và hy vọng của họ: “Đang lúc trái tim tôi vẫn còn đập, tôi phải làm điều tôi nghĩ rằng mình có thể làm – và đó là giúp những người kém may mắn hơn chúng ta.

Hãy nhìn vào Xaviê Ribas cam kết và tăng trưởng như một lãnh đạo nhóm và giữa những bạn đồng trang lứa của mình ở học đường và tại tư gia; Xavie Ribas được khích lệ và thúc đẩy do nhóm huấn luyện của mình tại trung tâm trẻ; họ giúp cậu khám phá ơn gọi của mình từ Chúa Giêsu: “Nhìn vào đời sống của tôi và không biết tại sao, vì không có gì đặc biệt về nó [đời sống ấy] thì dường như TC đã hấp dẫn tôi và gọi tôi; về phần mình, tôi cố gắng theo đường lối của ngài bất chấp những khó khăn.”

Hãy nhìn đến sự anh hùng của năm vị tử đạo trẻ của Balan trong Nguyện xá; họ tham gia như những người lãnh đạo nhóm; họ liên kết với nhau và cùng nhau chia sẻ những quan tâm, đời sống cá nhân và xã hội; họ cố gắng sống đời sống ấy trong những giây phút thử thách với lòng can đảm và trung tín: “Lạy Chúa, ngài đã ban tặng chúng con thập giá, xin Ngài cũng ban cho chúng con sức mạnh để vác lấy thập giá.”

Kết luận

Cha mở đầu bài bình giải này về Hoa Thiêng khi gợi nhắc đến cuộc chinh phục Everest, ngọn núi  cao nhất thế giới; và rồi cha tiếp tục nói về con đường Đaminh Savio đã theo dưới sự hướng dẫn khôn ngoan của DB.

Nay cha kết luận bằng một câu truyện cổ tích mà cha thấy các thanh thiếu niên của chúng ta dựng thành kịch trên sân khấu ở Budapest, khi tại đây, chúng ta mừng kỷ niệm 90 năm người salêdiêng hiện diện tại Hungary. Câu chuyện này cha thích lắm, cũng vì sứ điệp của nó hòa hợp tuyệt diệu với điều cha viết lúc mở đầu, theo nghĩa rằng những lý tuởng cao cả không chỉ được đặt trước một số người, cho một nhóm tuyển chọn của những kẻ “được ưu tuyển”, nhưng cho mọi người; vì lẽ, chính khi ta mang đốm sáng, hạt giống của vẻ đẹp, chân lý, sự thiện hảo mà mỗi người có lại với nhau, thì chúng ta sẽ làm nên một mặt trời mới tỏa chiếu, nên một ngày mới, một nhân loại mới trong mỗi nhà chúng ta, hầu biến đổi mỗi nơi chốn ấy thành Valdocco của DB.

Đây là câu chuyện được Janos Pilinszky, một thi sĩ Công giáo, rất đạo đức kể lại; tác giả đã bị tù, nơi đây ông bị buộc im lặng và không được phép viết truyện nữa vì câu truyện này, câu truyện mà cha sẽ trích lại dưới đây theo bản rút gọn.

MẶT TRỜI SINH RA

Thuở xa xưa ấy, bầu trời chỉ có các vì sao mà thôi.

Thế giới phủ kín với than van.

Trái đất lầm lũi đường của mình, trong cô quạnh và ảm đạm,

Chỉ những người thân cận trò chuyện với nhau,

Nhưng choáng váng thường ập đến trên họ,

Họ đã ngủ vùi thật sâu.

Mọi thú vật rừng sâu  lủi thủi theo đường chiều quạnh quẽ của chúng.

Mây trôi không định hướng,

Hoa thắm không thể đệt nên dáng vẻ cùng sắc mầu với những bông hoa khác.

Mưa chẳng biết rơi về đâu.

Rồi ngày nọ nhiều tinh cầu quyết định nối vòng tay.

Nhờ liên kết lại những đốm sáng yếu ớt,

Chúng tạo thành một luồng sáng vĩ đại và chói chang.

Thế là, hàng ngàn trăng sao lên đường đến với nhau.

Từ muôn ngàn hướng, theo muôn vạn nẻo,

Hàng hàng lớp lớp vì sao tiến bước,

Xa khỏi những bờ vực của bóng đêm

để hình thành một luồng sáng chói chang

ngay tại chính giữa bầu trời rỗng tuếch như vực thẳm.

Muôn triệu tinh tú đã làm một cuộc hành trình dài

Trong bầu trời thăm thẳm đêm đen.

Nhưng cuối cùng với vui mừng khôn xiết

Tất cả muôn tinh tú đến với nhau

Kết thành một dải sáng huy hoàng vĩ đại.

Mặt trời sinh ra như thế đó!

Một tổ ấm được chia sẻ của muôn ngàn tinh đẩu

Và lễ hội đầu tiên của ánh sáng khởi đầu.

Ngày hội lớn biết bao!

Lễ hoa đăng của ngày đầu tiên rực sáng.

Các thực khách tới dự tiệc vui

Quây quần quanh chiếc bàn tròn vĩ đại của ánh sáng

Có bao giờ như thế đâu.

Trước hết là luồng khí của bầu trời xa xưa

Khoác áo choàng tha thướt.

Thực khách thứ ba là biển cả,

Tiếng sóng vỗ của nàng như hàng vạn tràng pháo tay reo,

Rồi đến cả những cánh rừng xanh, muôn cây cối bay bay trong bộ áo choàng xanh ngắt.

Gia đình của hoa lá, lặng lẽ phô sắc mầu đẹp đẽ.

Và cả những thú vật,

Ngựa phi mau, chó tín trung, sư tử uy dũng. . .

Ai nào đếm nổi đây?

Gần cuối cuộc hội hoa đăng,

Một cặp nhân tình xinh đẹp tiến vào,

Chàng trai trẻ, nàng hoa xuân,

Như thể đôi hoàng tử và công chúa trong tiệc cưới hoàng vương

Dẫu đến sau cùng, họ lại ngồi ngay bàn tiệc đầu

Mọi thực khách đều hỷ hoan.

Tất cả đều thấy mình là con trai con gái

Của mặt trời chính ngọ,

Dấu yêu trong vương quốc mới sinh,

Của bầu trời sáng chói.

Nhưng đột nhiên bóng tối lẻn vào

Cung đình như pha lê của mặt trời

Rồi những bóng mây mờ khác theo đuôi.

Thoạt đầu nào ai chú ý.

Nhưng rồi chúng lẻn vào nhiều hơn,

Ngồi lẫn lộn giữa thực khách

Cho đến khi mọi sự hầu như ra tăm tối.

Mặt trời mới sinh trở nên nhạt nhòa

Thực khách bỗng sợ hãi và chạy trốn khỏi bàn tiệc

Chỉ mình đôi tình nhân ở lại trong bóng đêm

Mà mọi phút giây chìm sâu trong tăm tối.

Nhưng đôi tình nhân trẻ không chút hãi sợ,

Om bạn tình trong tay, chàng lên tiếng với thế giới:

Đừng sợ chi, hỡi biển cả và hoa thắm,

Chớ sợ gì, hỡi thú vật cùng thảo mộc,

Mặt trời có chết đâu, mặt trời chỉ nghỉ ngơi thôi,

Để sáng mai vươn dậy với năng lực được đổi mới.

Nhưng trong đêm thâu đầu tiên này, chẳng một ai ru giấc ngủ,

Cả cỏ non, lẫn cây cối, cùng gió ngàn và biển cả,

Tất cả đang chờ xem lời hứa

Của vị vua trẻ tuổi về sự trở lại của mặt trời

Có được hiện thực không.

Rồi khi buổi sáng ló dạng, thì ánh sáng lại lên ngôi

Trong căn phòng trong suốt tựa pha lê,

Nơi cung điện nguy nga, mặt trời được đón chào,

Trong vui mừng rộn rã hơn buổi đầu tiên ấy.

Bởi vì ai nấy đã hiểu:

Đêm tối luôn chỉ là mộng ảo,

Và sau cơn mộng ảo ấy

Anh sáng huy hoàng lại đến và trị vì.

Cha ký thác từng người anh em, những phần tử của gia đình salêdiêng, các nhà giáo dục, giới trẻ  của thế giới cho Đức Maria, Mẹ TC. Nhờ Mẹ che chở, chúng ta bắt đầu năm 2004. Ước chi Mẹ, cộng sự viên đầu tiên của Thánh Thần, dạy chúng ta biết đào luyện mọi người đạt tới tầm vóc của con người hoàn hảo, Chúa Giêsu Kitô, qua công việc giáo dục của chúng ta.

Với lòng yêu mến và tri ân, trong DB,

Cha Pascual Chavez,

1 tháng Giêng 2004

Lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ TC và ngày Thế Giới Hoà bình.

 ________________________________________________________

 [1] Bolletino Salesiano Italiano, Settembre 2003, p. 11.

[2] AGC 368, July-September 1999, 36.

[3] Ở đây chúng ta có thể gợi nhắc bài nói chuyện của cha Vecchi “nhìn vào Đaminh Savio” nhân dịp kỷ niệm 50 năm của những người salêdiêng hiện diện ở Lecce (tháng 12, năm 1999).

[4] Sứ điệp nhân dịp ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 15, OR 2-7-1999, trg. 5.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *