KHOA SƯ PHẠM CỦA THÁNH GIOAN BOSCO
KHOA SƯ PHẠM CỦA THÁNH GIOAN BOSCO
NGƯỜI CHA CỦA GIỚI TRẺ
Lá thư của Đức giáo Hoàng Gioan Phaolo II gởi cho cha Bề Trên Cả SDB vào dịp mừng lễ bách chu niên ngày Don Bosco qua đời.
- VẤN ĐỀ GIỚI TRẺ
Giáo hội rất yêu mến giới trẻ, yêu luôn mãi và nhất là vào lúc chuẩn bị bước sang năm 2000. Giáo hội cảm thấy được mời gọi nhìn tới giới trẻ với tình yêu nồng nàn và coi việc giáo dục giới trẻ là trách vụ hàng đầu.
Với nhãn quan trong sáng; Vaticano II quả quyết: loài người ngày nay đã nhìn thấy kỷ nguyên mới của lịch sử mình, những sáng kiến mẫn cảm về hoạt động giáo dục ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Giáo hội lo nghĩ tới sự cần thiết cấp bách là phải vượt qua thảm kịch chia cắt sâu xa giữa Giáo hội và văn hóa, vì nó làm giảm giá trị và đặt Sứ điệp cứu độ ra ngoài.
Bài diễn văn đọc trước tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc , Đức Giáo Hoàng tuyên bố: “Công việc văn hóa thứ nhất và căn bản phải là con người trưởng thành về tinh thần nghĩa là con người phải được giáo dục mình và giáo dục người khác. Cha cũng nhấn mạnh tới một khuynh hướng chuyển hướng phiếm diện chỉ nhằm tới việc dạy kiến thức mà thôi, với những hậu quả tai hại là có thể có nền giáo dục bị thoái hóa thật sự: “Trách nhiệm hàng đầu và trọng yếu của nền văn hóa là giáo dục”.
Giáo dục cốt tại việc làm con người mãi mãi trở nên con người hơn, nghĩa là con người phải ‘là’ nhiều hơn, chứ không chỉ ‘có’ nhiều hơn. Vậy nhờ tất cả những gì con người ‘có’ tất cả những gì con người “sở hữu”, con người phải biết ngày càng ‘là’ người tròn đầy hơn.
Trong nhiều cuộc gặp gỡ giới trẻ 5 Châu, cha đã trình bầy niềm xác tín của Cha: Giáo hội phải đồng hành và đồng hành với giới trẻ.
Cha muốn nhắc lại những quan điểm ấy của cha vào dịp cử hành bách chu niên “sinh nhật” của một người con vĩ đại mà Đức Piô XI đã gọi là “nhà Giáo dục đại tài”.
Dịp may này cha muốn trao đổi với tất cả các thanh thiếu niên nam nữ, là những người đã được thừa hưởng công việc giáo dục với các nhà giáo dục Kitô giáo và các bậc phụ huynh là những người được mời gọi thực thi cùng một nhiệm vụ cao cả trong nhân loại và trong Giáo hội.
Cha cũng sung sướng về việc tưởng nhớ Đấng Thánh xẩy ra trong năm Đức Mẹ. chính Mẹ hướng dẫn suy nghĩ của cha về người Nữ là kẻ đã tin. Trong tiếng “xin vâng” quảng đại của đức tin Mẹ, ta khám phá ra nguồn phong phú trong công trình Giáo dục của Mẹ:
- Mẹ là hiền mẫu của Đức Kitô.
- Mẹ là hiền mẫu của Giáo hội và là Đấng phù trợ của mọi người Kitô hữ
Thánh GIOAN BOSCO, bạn của giới trẻ.
Bosco qua đời tại Torino ngày 31/1/1888. Suốt 73 năm sống tại thế. Ngài đã chứng kiến những đổi thay sâu xa và phức tạp về chính trị, xã hội và văn hóa: các phong trào cách mạng; những trận chiến và cuộc di trú của những nhóm dân quê về thành phố, và vô số những yếu tố khác tác động trên những điều kiện sống của con người, đặc biệt trong những tầng lớp nghèo khổ nhất.
Sống trong những khu ngoại ô, người nghèo và giới trẻ trở nên đối tượng bị khai thác, những nạn nhân thất nghiệp. Trong thời kỳ họ cần được phát triển về nhân bản, luân lý tôn giáo, và nghề nghiệp, họ không được theo dõi đầy đủ và không được chăm sóc gì cả. Bén nhậy với những đổi thay của giới trẻ thường sống bấp bênh và lạc lõng. Đối với đám đông bị bứng tận gốc rễ ấy, nền giáo dục truyền thống trở thành giao động, dưới những danh nghĩa khác nhau, những nhà từ thiện, những nhà giáo dục, những tu sĩ nỗ lực đáp ứng với những nhu cầu mới, trong số đó có Don Bosco, xuất hiện tại Torino với ơn thần hứng Kitô giáo rõ nét, với sáng kiến cao cả và sự phát triển nhanh chóng của công cuộc Ngài.
Nhờ Thiên chúa và Mẹ Phù hộ. Ngài cảm thấy mình có một ơn gọi cá biệt, được trợ giúp và được đưa dẫn trong việc thực thi sứ mệnh của mình. Vào dịp lễ Phục Sinh 1934 cũng là ngày kết thúc năm toàn xá cứu độ. Đức Piô XI đã ghi tên Ngài vào sổ các Thánh
Tiểu sử
Bé Bosco mồ côi cha từ thuở nhỏ, được người mẹ chăm sóc với tình cảm sâu đậm về Giáo hội và nhân bản, được Chúa Quan phòng ban nhiều tài năng giúp cậu trở nên người bạn quảng đại và mẫn tiệp đối với các bạn ngay từ những năm đầu. Tuổi trẻ của cậu là báo trước về một sứ mệnh phi thường. Ngài trực tiếp gặp gỡ thanh thiếu niên can phạm và chứng kiến tận mắt những trạng huống bi thảm của con người.
Thiên Chúa phú bẩm cho Ngài một trực giác thích hợp của một con người thông hiểu lịch sử Giáo hội, ngài rút tỉa hình thức ‘nguyện xá’ từ sự hiểu biết của các trạng huống trên và từ những kinh nghiệm của các tông đồ khác, nhất là của thánh Philiphe Nêri và Carôlô Bôrrômêo.Nguyện xá là đặc điểm tất cả công cuộc ngài và ngài khuôn đúc nó theo quan điểm độc sáng của ngài thích nghi nó với hoàn cảnh, với các học sinh và các nhu cầu của chúng.
Công cuộc nguyện xá khởi sự từ năm 1841 bằng một bài giáo lý đơn sơ và dần dần trải rộng để đáp lại những hoàn cảnh và những nhu cầu cấp bách, lập nhà nghỉ chân để tiếp đón các em, lập xưởng thợ, trường công nghệ để dạy nghề để giúp các em sinh nhai mở trường học để đào tạo các em, xuất bản những báo chí lành mạnh, có những đề xướng và phương pháp giải trí lành mạnh hợp thời đại (kịch trường, ban nhạc, báo chí, các cuộc du ngoạn mùa xuân…)
Câu nói đầy ý nghĩa “cha chỉ cần biết các con còn trẻ, cũng đủ để cha yêu mến các con thật nhiều”. hướng lựa chọn và giáo dục, “cha đã hứa với Chúa là cha sẽ sẵn sàng tiêu hao cho đến hơi thở cuối cùng vì các thanh thiếu niên nghèo khổ của cha”.
Theo cùng một tiêu chuẩn và với cùng một tinh thần ngài cũng cố gắng tìm ra mọi giải đáp cho cả giới trẻ nữ đó là nữ thánh Maria Mazzarello.
Lời giáo dục của ngài thu hút được nhiều cộng sự viên khác, gồm cả nam lẫn nữ có lời khấn cố định, ngài khích lệ họ cố làm chứng và cố sống nền giáo dục họ đã đón nhận.
Một tinh thần sáng tạo như thế phải là kết quả của một đời sống nội tâm sâu xa. Vóc dáng và nét độc đáo của thánh nhân; liệt ngài vào những vị sáng lập vĩ đại của các dòng tu trong Giáo hội. Ngài xuất sắc về nhiều khía cạnh:
- Khởi xướng một trường phái linh đạo tông đồ chân chính, mới mẻ và hấp dẫ
- Nhân chứng về một tình yêu trung thành và can đảm đối với Giáo hội, tình yêu ấy được biểu lộ qua các cuộc hòa giải tế nhị trong các mối liên lạ
- Người tông đồ có óc cụ thể và thực dụng, bén nhậy trước những phát minh mớ
- Nhiệt thành tổ chức các công cuộc truyền giáo với tính nhạy cảm Công giáo.
- Mẫu gương về một tình yêu đặc tuyển đối với giới trẻ cách riêng, với người nghèo khổ, lợi ích Giáo hội và xã hộ
- Thầy của một phương pháp sư phạm hữu hiệu và lỗi lạc được truyền lại cho chúng ta như một tặng vậ
Ngài đạt được sự thánh thiện cá nhân nhờ phương tiện giáo dục với lòng nhiệt thành và tấm lòng tông đồ và đồng thời ngài cũng biết đề xuất sự thánh thiện như là mục tiêu cụ thể của khoa sư phạm ngài.
- SỨ ĐIỆP TIÊN TRI CỦA THÁNH GIOAN BOSCO, NHÀ GIÁO DỤC
Tình huống của giới trẻ trong thế giới hôm nay, đã đổi thay quá nhiều và phô bày những điều kiện và những khía cạnh đa dạng, khiến các nhà giáo dục và những nhà mục tử nhận ra rõ ràng. Dầu sao, hôm nay, vẫn còn tồn tại những vấn đề mà linh mục Bosco đã từng suy nghĩ ngay từ khi Ngài lãnh nhận chức vụ, từ khi ngài thực thi thừa tác vụ linh mục, ngài khao khát tìm hiểu và quyết tâm hành động.
- Ai là những thanh thiếu niên?
- Chúng muốn gì?
- Chúng thao thức gì?
- Chúng cần gì?
Đó là điều mà các nhà giáo dục đi trước và ngày nay đều phải đối đầu với những khó khăn mà không thể né tránh.
Giữa Giới trẻ Năm Châu
- Có những nhóm nhậy bén đối với giá trị tinh thần, chúng ao ước được nâng đỡ, được hổ trợ, để nhân cách chúng được phát triể
- Dĩ nhiên giới trẻ bị đặt dưới các sức ép và các chi phối tiêu cực, kết quả của những nhãn quan ý thức hệ khác nhau.
- Nhà giáo dục chuyên chú sẽ nhận ra được điều kiện cụ thể của giới trẻ, và sẽ can thiệp với thẩm quyền chuyên môn và sự khôn ngoan sáng suố
- Trong vấn đề này Don Bosco biết mình được thúc đẩy, soi sáng và trợ giúp nhờ truyền thống giáo dục của Giáo hộ
- Một khi Giáo hội ý thức được là một dân tộc có Thiên Chúa là Cha và là nhà giáo dục, dựa theo lời dạy minh nhiên của Kinh Thánh: “Chúa sửa trị kẻ Chúa yêu và đánh phạt kẻ Chúa nhận làm con” Dt “phần Ta, Ta yêu thương ai, thì Ta khiển trách và sửa dạy kẻ ấy”. Giáo hội chuyên viên về nhân loại, cũng có thể là chuyên viên về giáo dục
Điều ấy đã được làm chứng bằng một lịch sử lâu dài và vinh quang suốt 2000 năm. Lịch sử ấy đã được viết lên do các bậc phụ huynh, do các gia đình, linh mục, các nam nữ, các Dòng tu và các phong trào Giáo hội.
Trong phong trào giáo dục các Dòng tu và các phong trào Giáo hội đã diễn đạt được đoàn sủng riêng của mình, nhận tiếp nối nền giáo dục thần linh đặt trong tâm nơi Đức Kitô. Một phần lịch sử Giáo hội được đồng nhất với lịch sử giáo dục của các dân tộc.
Vaticano II
Việc Giáo hội quan tâm đến nền giáo dục là một dấu vâng giữ sứ mệnh mà Đấng sáng lập thần linh đã trao phó cho Giáo hội loan báo mầu nhiệm cứu độ cho mọi người, và phục hưng mọi sự trong Đức Kitô.
Khi đề cập tới công việc của các tu sĩ và khi nêu bật sáng kiểu của họ, Đức Phaolô VI đã quả quyết: công cuộc tông đồ của họ “thường được đánh dấu bằng nét độc sáng và thiên tài đáng được mọi người khâm phục”
Nét đặc trưng của thiên tài Don Bosco gắn liền với phương pháp giáo dục mà chính ngài đã gọi là: “Hệ thống dự phòng”.
Từ ngữ dự phòng phải hiểu những đặc tính phong phú trong nghệ thuật giáo dục.
- Ý muốn ngăn ngừa không để cho lối sống phóng đãng và những kinh nghiệm tiêu cực lan tràn, vì những yếu tố đó có thể làm tổn thương những năng lực của giới trẻ, hoặc lại buộc chúng phục hồi nhân phẩm với những sức cố gắng lâu dài và gian khổ.
- Gồm những trực giác sâu xa, những sự lựa chọn chính xác và những tiêu chuẩn có phương pháp, như là nghệ thuật giáo dục tích cực đề xuất cái thiện qua những kinh nghiệm đầy đủ và hấp dẫn, có khả năng thu hút và dựa vào tính cao quý và vẻ đẹp của chúng.
- Là nghệ thuật làm cho giới trẻ phát triển “từ nội tâm” dựa vào đòn bẩy là sự tự do nội tâm chống lại những điều kiện tiêu cực và những lối sống hình thức bên ngoài
- Nghệ thuật chiếm đoạt cõi lòng giới trẻ để hướng chúng về điều thiện cách vui vẻ và thỏa lòng, để uốn nắn những lệch lạc và chuẩn bị chúng cho ngày mai qua việc đào luyện tính tình vững chắ
Sứ điệp sư phạm này mong muốn nhà giáo dục thâm tín mỗi người trẻ dù có bị đặt ra ngoài lề xã hội hay bị hư hỏng, vẫn có nỗ lực muốn phục thiện, và một khi những nỗ lực ấy được khuyến khích thích đáng thì chúng có thể quyết định chọn lựa đức tin và cuộc sống lương thiện.
Ta hãy suy nghĩ về những nhân tố cấu tạo nên một trong những khía cạnh tiêu biểu nhất trong khoa sư phạm của Don Bosco.
Là một con người bận rộn với đủ mọi hoạt động mà không biết mỏi mệt Don Bosco đã trình bày qua cuộc sống ngài một lối giáo dục hữu hiệu nhất mà người đồng thời gọi ngài là nhà giáo dục phi thường.
Chỉ một trang giấy ngài viết về kinh nghiệm sư phạm của ngài, cũng đã trình bày đầy đủ ý nghĩa, vì đã được đối chiếu với toàn bộ kinh nghiệm lâu dài và phong phú qua việc sống giữa giới trẻ.
Đối với Don Bosco, giáo dục bao gồm một thái độ của nhà giáo dục và toàn bộ phương thức được xây dựng trên những điều thâm tín của lý trí và đức tin. Chính lý trí và đức tin hướng dẫn hành động sư phạm. Ngay tại trung tâm điểm của nhãn quan giáo dục ngài, có “đức ái mục tử” được ngài mô tả: “Việc thực hành hệ thống giáo dục dự phòng hoàn toàn dựa trên những lời của Thánh Phaolo; “ Đức ái thì khoan dung và nhẫn nại, đức ái chịu đựng mọi sự, hy sinh mọi sự”. Đức ái hướng tới việc yêu mến giới trẻ dù chúng ở trong bất cứ tình huống nào – để hướng tới chúng – tới con người viên mãn được mặc khải trong Đức Kitô, để hướng dẫn lương tâm chúng và để giúp chúng có khả năng sống người con của Thiên Chúa “Đức ái giúp nhận ra và nuôi dưỡng những nghị lực được thánh nhân tóm lược trong công thức tam từ nổi tiếng: “lý trí – tôn giáo – tình yêu”. Dựa theo nhãn quan chân chính về thuyết nhân bản Kitô giáo từ ngữ:
1- Lý trí
- Nhắm tới gia trị con người, lương tâm bản tính, nhân linh, văn hóa, thế giới lao động, đời sống xã hộ
- Hay tới bậc thang giá trị rộng lớn như là hành trang chính yếu của con người trong đời sống gia đình, xã hội, chính trị.
Trong thông điệp “Đấng Cứu chuộc con người” cha đã nhắc lại: “Đức Kitô là con đường chính của Giáo hội và con đường Giáo hội đạt tới là Đức Kitô”
Cách đây 100 năm Don Bosco đã coi trọng khía cạnh nhân linh và trạng huống lịch sử của con người, sự tự do, việc chuẩn bị họ đi vào đời và vào nghề nghiệp, việc giúp họ đảm trách những nhiệm vụ dân sự, trong bầu khí tươi vui và dấn thân quảng đại đến với tha nhân.
Ngài diễn tả những mục tiêu đó với những danh từ sắc bén và đơn sơ như: sự lạc quan, học hành, đạo đức, khôn ngoan, tình người.
Lý tưởng giáo dục của Ngài mang sắc thái điều độ và thực tế. Phương thức sư phạm của ngài là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tính vĩnh hằng và cái bất tất của lịch sử, giữa cái truyền thống và cái mới. Ngài tóm gọn chương trình giáo dục của ngài: là người Kitô hữu tốt, thì phải là người công dân lương thiện.
Tóm lại, Don Bosco coi lý trí là hồng ân và trách nhiệm không thể tránh né của nhà giáo dục – lý trí phác họa những giá trị của sự thiện, cũng như những đối tượng để theo đuổi, những phương tiện cũng như những phương pháp phải dùng.
- Lý trí kêu mời giới trẻ tham dự vào những giá trị đã hiểu và tương liên.
- Ngài còn định nghĩa:
- Lý trí như “lương tri” để tạo nên một môi sinh cần thiết cho sự hiệp thông, đối thoại và kiên nhẫ
Dĩ nhiên, tất cả điều này đòi hỏi một nhận thức toàn diện và cập nhật về con người, thoát khỏi những ý thức hệ. Nhà giáo dục phải biết chuyên chăm đọc ra những dấu chỉ của thời đại hầu biết diễn giải những giá trị nổi bật, vốn thu hút giới trẻ: hòa bình, tự do, công lý, hiệp thông và chia sẻ, thăng tiến phụ nữ, liên đới phát triển những nhu cầu sinh thái khẩn trương.
2- Tôn giáo
Biểu thị bằng khoa sư phạm của Don Bosco đặt nền móng nơi Thiên Chúa, nên đối tượng tối hậu mà ngài mô phỏng phải là việc đào luyện con người Kitô, đối với ngài con người phát triển và trưởng thành là người công dân có đức tin, là người biết đặt vào trong tâm cuộc đời mình lý tưởng của con người mới, được Đức Kitô công bố và là người biết can đảm làm chứng cho những niềm tin tôn giáo của mình.
Don Bosco không đề cập tới một thứ tôn giáo thuần túy và trìu tượng mà là một đức tin sống động, cắm rễ trong thực tại, biết thức tỉnh và có khả năng hiệp thông, biết lắng nghe và tỏ ra ngoan ngoãn đến với ân sủng.
Khi nói về vấn đề này, ngài giải thích đề cập tới “ba cột trụ của nhà giáo dục”. đó là:
- Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hòa giả
- Lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ
- Lòng yêu mến Giáo hội và vị chủ chăn của Giáo hộ
- Khoa giáo dục của ngài là hành trình: cầu nguyện, phục vụ đời sống bí tích và linh hướ
- Đối với một số em, nền giáo dục đó giúp các em biết đáp trả tiếng gọi sống đời tận hiến (biết bao linh mục, tu sĩ được đào luyện trong các nhà của thánh nhân)
- Đối với các em khác, thì nền giáo dục lại nhắm tới một tương lai và việc sống thánh thiệ
- Khía cạnh siêu việt đạo giáo này là điểm nâng đỡ phương pháp giáo dục của Don Bosco, không chỉ phù hợp với mọi nền văn hóa, mà còn có thể thích nghi với các tôn giáo không Kitô.
3- Tình yêu
Tình yêu là một phương thức trong khoa sư phạm của Don Bosco.
Khi bàn tới thái độ sống thường nhật, thì tình yêu không đơn thuần là môt thứ tình yêu nhân loại, hay một thứ đức ái siêu nhiên. Tình yêu diễn tả một thực tại phức tạp và bao hàm một thái độ sẵn sàng phục vụ những tiêu chuẩn lành mạnh và những hành vi thích đáng.
Tình yêu biểu hiện trong hành vi dấn thân của nhà giáo dục như một con người hoàn toàn tận hiến vì lợi ích học sinh, vừa sẵn sàng đương đầu với hy sinh và nhọc mệt trong khi thi hành sứ mệnh của mình.
Tất cả điều này đòi hỏi một sự sẵn sàng thực sự, một thiện cảm sâu đậm và khả năng đối thoại để phục vụ giới trẻ.
Đây là câu nói điển hình của Don Bosco: “Bây giờ cha ở với chúng con, cha cảm thấy sung sướng. Đời cha là để sống với chúng con”
Với một trực giác sắc bén ngài cắt nghĩa: điều cần là “các thanh thiếu niên không chỉ được yêu mà còn biết mình được yêu”
Vậy nhà giáo dục chân chính phải biết:
- Hòa đồng với đời sống giới trẻ.
- Lưu tâm tới những vấn đề của chúng.
- Cố gắng tìm hiểu cách để chúng nhìn sự vật
- Tham dự vào các sinh hoạt thể thao, văn hóa, vào các câu chuyện của chúng.
Với tư cách người bạn đáng tin cậy và có trách nhiệm nhà giáo dục:
- Đề xuất những đường hướng và những đối tượng lành mạ
- Sẵn sàng can thiệp nhằm biện giải những vấn đề khó khăn.
- Vạch ra các tiêu chuẩn, sửa sai cách khôn ngoan, cứng rắn, nhưng âu yếm, những nhận định và những hành vi sai trái.
Trong khung cảnh của “sự hiện diện sư phạm này” nhà giáo dục đừng tự coi mình như một “bề trên”, mà như người cha, người anh và người bạn.
Cao hơn nữa Don Boso thích sử dụng từ ngữ “tình thân mật gia đình” để xác định mối tương quan đứng đắn giữa nhà giáo dục và thanh thiếu niên.
Kinh nghiệm lâu dài của ngài cho ta biết: thiếu tình thân mật, người ta không thể biểu hiện tình yêu và thiếu tình yêu không thể làm phát sinh sự tin tưởng (điều kiện tất yếu để thành công trong việc giáo dục).
Nếu được sống trong bầu khí thanh thản, tươi vui và hưng phấn, chương trình giáo dục mới đạt được kết quả.
Đối với chủ đề này, cần phải gợi lại không gian rộng rãi và chân giá trị mà Don Bosco đã gắn cho các giờ giải trí, thể thao, âm nhạc, kịch nghệ, hay ngài thường gọi là sân chơi. Nhờ những mối tương quan hồn nhiên và hài hòa mà nhà giáo dục tinh anh nắm được những cách can thiệp vừa dễ vừa vô cùng hữu hiệu để duy trì tình bạn và bầu khí thân mật, vì giờ chơi là nơi thể hiện những mối tương quan ấy.
Để cuộc gặp gỡ có tính cách giáo dục, phải có sự quan tâm liên tục và sâu xa, như thế mới có thể hiểu biết từng người và biết cả những nhân tố cấu thành bối cảnh văn hóa chung của họ.
Quan trọng là phải biết khuôn phép và thân mật để ý tới những thao thức những lời phê bình xây dựng, những khó khăn, những hoàn cảnh sống, những mẫu gương sống chung quanh, những điều khẩn trương, những yêu sách, những đề nghị của tập thể.
- Cần phải nhận ra điều khẩn cấp phải làm:
- Đào luyện lưu tâm
- Ý thức gia đình, xã hội và chính trị.
- Sự triển nở của tình yêu.
- Và trong nhãn quan Kitô Giáo về tính dục, về khả năng phê bình, về tính mềm mỏng đúng với đà phát triển tuổi tác và khả năng trí tuệ.
- Nên nhớ: tuổi trẻ không chỉ là giai đoạn chuyển tiếp mà là giai đoạn thực sự của ân sủng nhằm trợ giúp đào luyện con ngườ
Ngày nay cũng thế, cả trong bối cảnh văn hóa đổi thay, nét đặc trưng này vẫn cấu thành một trong những bài học có giá trị và đặc sắc thuộc khoa sư phạm của Don Bosco.
Vậy những tiêu chuẩn sư phạm này không bị đẩy vào quá khứ dung mạo của vị thánh, bạn của giới trẻ.
- Sứ điệp sư phạm của ngài còn đòi được đào sâu, thích nghi và canh tân với sự khôn ngoan và can đảm cho đúng với khung cảnh đổi thay về xã hội, văn hóa, Giáo hội và mục vụ.
- Cần lưu ý tới những đề nghị và những thành quả trong nhiều lãnh vực, tới những dấu chỉ của thời đại và những đường hướng chỉ đạo của Vaticano II.
- Don Bosco là con người hiện đạ
Ngài dạy phải biết kết hợp những giá trị vĩnh hằng của truyền thống với những giải quyết mới mẻ nhằm đáp ứng những đòi hỏi và những vấn đề cấp bách.
« Don Bosco trở về » là một bài hát truyền thống thuộc SDB. Bài hát đó ước nguyện « Don Bosco trở về » và « trở về với Don Bosco » hầu trở nên những nhà giáo dục có lòng trung thành chân chính và biết lưu tâm tới những thiếu thốn của giới trẻ hôm nay, để tìm lại trong di sản của ngài nhằm đáp ứng những khó khăn và chờ mong của giới trẻ hôm nay.
III- NHU CẦU CẤP BÁCH CỦA NỀN GIÁO DỤC KITÔ GIÁO.
Nhu cầu cấp bách của nền giáo dục Kitô giáo hôm nay, Giáo hội bị vấn đề giáo dục chất vấn trực tiếp, và đó là vấn đề thực sự của con người. « con người là con đường thứ nhất phải đi qua để hình thành sứ mệnh của mình ».
Điều này đòi phải có một tình yêu đặc biệt đối với giới trẻ.
« Hãy đến với giới trẻ » và nhu cầu cấp bách sơ khởi và nền tảng của nền giáo dục. « Thiên Chúa đã sai tôi đến với giới trẻ ». Qua câu nói trên ta biện phân được sự chọn lựa tông đồ nền tảng của ngài, khi tiếp xúc với các em nghèo, thuộc lớp bình dân và thường gặp nguy hiểm.
« Các em hãy coi cha đây, cha là tất cả cho các con, ngày đêm sáng tối và mọi lúc cha không có mục đích nào khác hơn là lo lắng tới lợi ích đạo đức trí tuệ và thể xác của các con ».
« Vì các con, cha học, vì các con cha làm việc và vì các con cha cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống cha »
Trong khi dấn thân phục vụ giới trẻ và sống giữa chúng với những gian truân, Don Bosco đã thành công kết hợp chặt chẽ nơi ngài, tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân nhờ đức ái đặc biệt và năng nổ, hay đúng hơn nhờ sức mạnh nội tâm. Ngài đã thực hiện được một tổng hợp giữa hoạt động loan báo Tin Mừng và hoạt động giáo dục.
Nỗi bận tâm loan báo Tin Mừng cho giới trẻ – không giới hạn ở việc dạy giáo lý, phụng vụ hay những hành vi tôn giáo, dù những việc này đòi hỏi biểu lộ một hành vi đức tin minh nhiên và dẫn tới đức tin – nhưng trải rộng tới mọi khu vực và tình trạng giới trẻ.
Vậy, nỗi bận tâm của ngài nằm ở trọng tâm quá trình đào luyện con người, đào luyện lương tâm kém cỏi, nhưng cũng lạc quan trước bước phát triển tiệm tiến trong niềm tin : Hạt giống Tin Mừng phải được gieo vào thực tại sống thường ngày để dẫn giới trẻ đi vào con đường dấn thân quảng đại.
Điều này còn kéo theo một số lựa chọn :
- Nhà giáo dục phải nhạy bén trước những giá trị và thể chế văn hóa, nên phải đào sâu những môn học nhân bả như thế khả năng đắc thủ mới trở nên dụng cụ hữu ích nâng đỡ kế hoạch Tin Mừng.
- Nhà giáo dục phải đi theo lộ trình sư phạm đặc biệt và khi nhấn mạnh tới sức tiến bộ trong những khả năng con người, thì lộ trình ấy kích thích nơi giới trẻ những cơ hội giúp chúng đáp trả cách tự do và tiệm tiế
Nhà giáo dục còn phải sắp xếp toàn bộ quá trình giáo dục nhằm đạt tới cứu cánh cứu độ Kitô Giáo. Vì vậy công việc này đòi đưa vào con đường giáo dục một số thời điểm dành cho việc dạy giáo lý và biểu thức phụng tự. Nhà giáo dục phải dấn thân sâu xa và quảng đại để nâng đỡ những người thụ giáo , biết cởi mở tâm hồn những giá trị tuyệt đối và biết cắt nghĩa cuộc sống và lịch sử dựa trên những mầu nhiệm.
Như vậy nhà giáo dục phải nhận thức rõ mục tiêu tối hậu, vì trong nghệ thuật giáo dục, cứu cánh giữ một vai trò quyết định. Nhãn quan thiếu sót và lệch lạc hay bỏ qua cứu cánh ấy, cũng là nguyên do phiến loạn và lệch hướng, nếu không phải là một dấu thiếu khả năng.
Nền văn hóa hiện đại toan tính áp đặt trên con người ; như Đức Giáo Hoàng đã nói ở Unesco « một loạt những mệnh lệnh ngoại biểu » được những phát ngôn viên của nền văn hóa ấy minh chứng ; chẳng hạn :
- Thay vì kính trọng mạng sống, thì mệnh lệnh lại giải trí và tiêu diệt sự số
- Thay vì tình yêu vốn là sự hiệp thông hữu trách của con người thì mệnh lệnh lại hết sức đề cao khoái lạc nhục dục bên ngoài ý thức trách nhiệ
- Thay vì vai trò tối thượng của chân lý trong hành động thì lại đề cao vai trò tối thượng của lối sống đang thịnh hành của chủ quan thành công trước mắt
Trong Giáo hội cũng như trên thế giới, nhãn quan giáo dục toàn diện, như chúng ta thấy nơi Don Bosco, là một khoa sư phạm cụ thể giúp nên thánh. Công việc phải làm ngay là phải phục hồi quan niệm đúng về « sự thánh thiện » như là một cấu tố trong đời sống của mỗi người Kitô. Nét độc đáo và táo bạo trong kế hoạch « nên thánh của giới trẻ » lại nằm trong nghệ thuật giáo dục của vị thánh này người được gọi là « thầy của trường phái linh đạo của giới trẻ ».
*Bí quyết riêng của ngài :
- Không chỉ đáp ứng những thao thức sâu xa của giới trẻ (nhu cầu của cuộc sống của tình yêu của sự phát triển, của niềm vui, của tự do, của tương lai).
- Mà còn hướng dẫn chúng ta một cách tiệm tiến và thực tiễn với việc cảm nghiệm được rằng chỉ trong đời sống ân sủng nghĩa là trong tình bạn với Đức Kitô, các lý tưởng chân chính nhất mới được thực hiệ
* Một nền giáo dục như thế, đòi giới trẻ phải có một lương tâm phê bình, biết phân biệt những giá trị chân chính và biết lột mặt những bá quyền nặng ý thức hệ, vì chúng sử dụng phương tiện truyền thông để cướp đoạt công luận và đảo lộn tinh thần.
Theo phương pháp của Don Bosco
- Khoa giáo dục cổ võ sự liên đới độc đáo giữa việc loan báo Tin Mừng và việc thăng tiến nhân bả
- Đòi hỏi nhà giáo dục phải hết lòng quan tâm tới những đòi hỏi chủ yếu:
- Trách nhiệm nhạy của sư phạ
- Thái độ phụ mẫ
- Nỗ lực lượng định những biến cố xẩy ra trong quá trình phát triển cá nhân và tập thể dựa theo kế hoạch và đào luyện, một kế hoạch nhằm nối kết mục tiêu giáo dục với ý chí muốn tái khám phá những phương tiện thích hợp nhấ
Trong xã hội hiện đại, nhà giáo dục phải biết quan tâm cách riêng: tới nội dung giáo dục có tầm mức quan trọng nhất theo lịch sử, tới đặc tính con người và xã hội. Vì những yếu tố này hổ tương hữu hiệu hơn nhờ ân sủng và những yêu sách của Tin Mừng. Công việc giáo dục ngày nay đã trở nên một mệnh lệnh vừa sống động vùa mang một chiều kích xã hội, một mệnh lệnh vừa bao hàm một lập trường và một quyết tâm muốn đào luyện những con người trưởng thành.
Thế giới ngày nay cần tới những cá nhân, những gia đình và cộng đoàn, vì họ đã làm cho nền giáo dục trở nên lý do tồn tại của chính họ, họ hy sinh cho nền giáo dục ấy cũng như họ hy sinh cho một mục tiêu.
Vì công việc giáo dục:
- Sẵn sàng tiêu hao sức lự
- Tìm kiếm sự trợ giúp và cộng tác nhằm thử nghiệm và canh tân cuộc sống đã được trọn và tinh thần trách nhiệ
Kinh nghiệm và sự khôn ngoan của Giáo hội nhận ra ý nghĩa giáo dục phi thường đối với:
- Gia đình, trường học, lao độ
- Nhiều hội dòng, nhiều nhóm khác nhau.
Vai trò của gia đình
Đây là thời điểm giúp tái phát động những tổ chức giáo dục nhắc lại vai trò bất khả thể của gia đình trong sự thiện và đôi khi cả trong sự xấu, việc giáo dục hay thiếu giáo dục của gia đình vẫn giữ vai trò quyết định. Nói cách khác cần phải giáo dục những thế hệ trẻ ngay từ giữa gia đình, để chúng biết lãnh nhận trách nhiệm cắt nghĩa sự kiện thường ngày dựa vào Lời Tin Mừng mà không xao nhãng đòi hỏi của nhu cầu mới, nét chính yếu của công cuộc giáo dục gia đình ngày nay là một trong những vấn đề xã hội và luân lý nghiêm trọng nhất. Cha tự hỏi Unesco:
“phải làm gì để công việc giáo dục được thực hiện trước hết tại gia đình?”. Những lý do thành công hay thất bại trong công việc giáo dục con người đều tùy thuộc vào:
- Chính gia đình là trung tâm căn bản phát sinh ra nền văn hóa.
- Lãnh vực cao hơn đó là thẩm quyền của quốc gia và của các tổ chứ
Hoạt động của nhà trường: kiến thức, toán, vật lý.
Vì nhà trường có khả năng mở ra những chân trời rộng lớn và bao quát hơn. Theo nhãn quan của Don Bsoco nhà trường:
- Ngoại trừ công việc khuyến khích giới trẻ phát triển chiều kích văn hóa, xã hội và nghề nghiệp chuyên môn.
- Cần phải cung cấp cho học sinh cấu trúc về những giá trị và những nguyên tắc luân lý.
Nếu không thì chúng không thể nào sống và hành động cách liên đới, cụ thể và thích đáng trong một xã hội đầu những căng thẳng và những tranh chấp
Thế giới lao động: hướng nghiệp.
Cũng là một phần trong di sản giáo dục to lớn của Don Bosco vì ngài đã cẩn thận chuẩn bị giới trẻ bước vào thế giới ấy. Ngày nay người ta cũng nhận ra tầm quan trọng của nó. Với Don Bosco, ta chia sẻ trách nhiệm trao ban cho các thế hệ trẻ khả năng chuyên môn, khả năng thích hợp như trường công nghệ và các xưởng thợ dưới sự điều khiển của các sư huynh đầy khả năng.
Chúng ta chia sẻ một nỗi bận tâm của Don Bosco là cổ võ một nền giáo dục mãi mãi sâu sắc trong trách nhiệm của xã hội dựa trên phẩm giá của con người trưởng thành.
Các hội và các nhóm
Các hội và các nhóm là nơi triển nở sức năng động và sáng kiến của thanh thiếu niên. Ngài thiết lập những phương pháp sống, dùng thời giờ rảnh rỗi tông đồ, học hành, cầu nguyện, vui sống, giải trí và phát triển văn hóa. Nhờ đó giới trẻ có thể tìm gặp lại nhau và thăng tiến.
Những đổi thay hiển nhiên của thế kỷ chúng ta so với thế kỷ 19 không miễn chước nhà giáo dục duyệt xét lại những hoàn cảnh về điều kiện sống, kêu mời cống hiến một không gian cần thiết cho tinh thần sáng tạo đặc thù của giới trẻ. Lưu tâm tới nhu yếu của giới trẻ ngày nay và gợi lại sứ điệp tiên tri của Don Bosco.
Ở bên ngoài cũng như bất cứ một cơ cấu giáo dục nào cũng phải có “khoảnh khắc giáo dục” dành riêng cho việc đối thoại và gặp gỡ cá nhân. Nếu những khoảnh khắc giáo dục ấy được sử dụng đứng đắn sẽ trở thành những cơ hội quý dẫn tới đời sống thiêng liêng đích thực. Đó là việc thánh nhân đã làm khi thi hành bí tích Hòa giải cách hữu hiệu.
Trong thế giới bị phân mảnh và đầy những sứ điệp đối kháng thì đây thực là món quà sư phạm nhằm giúp giới trẻ nhận biết và triển khai kế hoạch đời mình để đi tìm ơn gọi của riêng mình, công việc giáo dục thiếu xót một khi chi tiết đáp ứng những điều tất yếu về nghề nghiệp, văn hóa và cả về những phương tiện giải trí được phép, như men cho đời sống nội tâm, những mục tiêu được chính Chúa Kitô trình bày cho chúng ta trong Tin Mừng, và dựa trên những mục tiêu đó, ngài cũng so sánh niềm vui của đời sống vĩnh cửu hay sự buồn chán của sự giàu sang ích kỷ.
Nhà giáo dục chỉ thực sự yêu thương và giáo dục giới trẻ một khi biết trình bày cho chúng biết những lý tưởng cao cả của cuộc đời và chấp nhận đồng hành với chúng để giúp chúng trưởng thành mỗi ngày trong sự lựa chọn của chúng.
Kết luận:
Trong dịp kỷ niệm đệ nhất bách chu niên Don Bosco qua đời, cha dám nói Chúa Quan Phòng kêu mời tất cả chúng con và các Salêdiêng, các thành viên trong đại gia đình Salêdiêng, các phụ huynh và các nhà giáo dục ngày càng nhận rõ sự cần thiết không thể tránh né của công việc đào luyện giới trẻ. Với trọng trách này, cha ngỏ lời với các nhà giáo dục giới trẻ, nêu ra một thách đố cho họ.
Trách nhiệm đòi buộc chúng ta xác nhận:
- Giới trẻ ngày nay thường bị đặt trước những khiêu khích và những nguy hiểm mà người xưa không hề hay biết: ma túy, bạo lực, khủng bố, những hình ảnh đồi trụy, Xi-nê, những sách vở và những hình ảnh khiêu dâm…Tất cả những điều này đòi buộc phải quan tâm cách riêng tới giới trẻ dưới một hình thức phù hợp với những sáng kiến thích hợ
- Tầm quan trọng của những vấn đề: sau khi đã cứu xét chính chắn, ta phải theo tiếng lương tâm, vì chúng ta sẽ bị tra xét, bị Thiên Chúa xét xử trên những vấn đề này.
Hỡi các nhà giáo dục xứng đáng, cha biết những khó khăn mà chúng con phải đối diện, và những thất vọng đôi khi phải nếm cảm. Chúng con đừng nản lòng đi trên quãng đường tình yêu này là việc giáo dục. Nguyện xin sự nhẫn nại của Thiên Chúa trong khoa sư phạm của Ngài, bổ sức cho chúng con, giúp chúng con thi hành quyền phụ tử được mặc khải trong sứ vụ của Chúa Kitô là Thầy và là mục tử trong sự hiện diện của thần khí là Đấng được sai tới để biến đổi thế giới.
Sau linh nghiệm dấu ẩn và mạnh mẽ của thần khí có mục đích làm nhân loại trưởng thành theo mẫu người lý tưởng là Đức Kitô. Như thế lao công giáo dục Salêdiêng sẽ được thừa nhận như một công việc cộng tác với Thiên Chúa và chắc chắn sẽ sinh hoa kết quả dồi dào.
Don Bosco hay nói rằng: “Giáo dục là công việc của con tim và phải biết đưa Thiên Chúa vào trong con tim của thanh thiếu niên. Không chỉ bằng cánh cửa của Giáo hội, nhưng còn bằng cánh cửa học đường, phòng làm việc. Thần khí chân lý không ngừng mạc khải và đi vào lịch sử thế giới qua cánh cửa con tim của người. Con đường Giáo hội cũng đi qua “con tim, con người” vì Giáo hội là “con tim nhân loại”. Giáo hội xin thần khí chân lý, niềm vui và hòa bình của thần khí. Nhờ công việc của nhà giáo dục, họ hoàn thành được một nhiệm vụ đượm tình mẫu tử của Giáo hội.
Chúng con hãy đặt Mẹ Phù Hộ trước mặt chúng con như người nữ đồng cộng tác quan trọng nhất của thần khí.
- Mẹ đã mau mắn vâng theo ơn thúc đẩy của Ngài.
- Mẹ đã trở nên hiền mẫu của Đức Kitô và của Giáo hộ
Qua muôn thế hệ, Mẹ vẫn tiếp tục làm Mẹ như Lời Đức Kitô nói trên thập giá: “Thưa Bà này là con Bà”, “này là Mẹ con”.
Chúng con đừng bao giờ rời ánh mắt người Mẹ và chúng con trao phó cho Mẹ cả thế giới của giới trẻ. Để một khi được lôi kéo, được sinh động và được hướng dẫn và qua các công việc giáo dục Salêdiêng, chúng có thể đạt tới con người mới, cho một thế giới mới của Đức Kitô.
KHOA SƯ PHẠM CỦA THÁNH GIOAN BOSCO
GIOAN MARIA PETITCLECRC
LỜI NÓI ĐẦU
Các bạn có những công trình, những tư thục, những nhà của hội dòng, nhưng các bạn chỉ có một kho báu: Khoa sư phạm của Don Bosco. Các bạn có thể liều mất tất cả những cái khác, vì đó chỉ là những phương tiện, nhưng phải giữ lấy cho kỳ được khoa sư phạm đó.
Hai mươi năm trong thừa tác vụ cải huấn đã bắt buộc tôi phải nói rằng: các bạn phải có trách nhiệm giữ lấy kho báu này cho Giáo hội và cho thế giới.
Trong một thế giới mà người lớn và trẻ em đang bị nghiền nát, mổ xẻ, tán nhỏ, xếp loại và còn bị khoa phân tâm học lạm dụng, trong một thế giới mà trẻ và người lớn bị dùng làm đồ thí nghiệm và làm nguyên liệu, thì Thiên Chúa đã trao vào tay các bạn một nền sư phạm đề cao sự kính trọng trẻ em, kính trọng sự cao cả cũng như sự yếu đuối của trẻ em và nhất là kính trọng tư cách làm con Thiên Chúa của các em.
Các bạn hãy giữ vững nền sư phạm đó, sau khi đã được canh tân, làm cho trẻ lại, làm cho thêm phong phú bằng những phát minh hiện đại, để thích ứng với các trẻ em đang bị thế kỷ XX và những thảm kịch ngày nay hành hạ, những thảm kịch mà Don Bosco chưa từng thấy. Xin các bạn hãy giữ vững nền sư phạm đó.
Các bạn hãy thay đổi tất cả, hãy để mất tất cả không sao hết. Nhưng các bạn hãy giữ lại cách thức Don Bosco yêu tương và cứu vớt các trẻ em, tình thương đang phập phồng trong từng ngàn lồng ngực.
Jean Duvalot
NHẬP ĐỀ
DON BOSCO VÀ HỆ THỐNG DỰ PHÒNG
Gioan Bosco, vị linh miền Piémont thế kỷ thứ 19 (1815-1888) đã không phải là một lý thuyết gia về môn giáo dục. Ngài đã không bao giờ nghĩ tới xây dựng cái người ta gọi là “một hệ thống sư phạm” mặc dầu người ta vẫn gọi công trình của ngài là “một hệ thống dự phòng”.
Trái lại vì quá chăm chú vào cuộc sống. Ngài luôn tỏ ra nghi ngờ những gì là giáo khoa trong vấn đề này người ta kể rằng, hai năm trước khi qua đời, trong thư trả lời cho một bạn người Pháp hỏi ngài về “chìa khóa của hệ thống giáo dục của ngài”, ngài viết: “Hệ thống giáo dục của tôi! Hệ thống giáo dục của tôi ấy à! Thì chính tôi cũng không biết nó thế nào. Tôi chỉ có một điểm son: tiến lên theo ơn soi sáng và theo hoàn cảnh”.
Sự thật thì đúng như người viết tiểu sử ngài đã nhấn mạnh: “cuốn sách của Ngài là cuộc đời Ngài. Ngài đã sống khoa sư phạm của Ngài, sau khi đã hội nhập nó vào bản thân ngài qua kinh nghiệm. Bởi vậy nơi phần đầu tập sách nhỏ này bàn về khoa sư phạm Salêdiêng, cần phải trình bày vắn tắt về con người và sự nhiệp của Don Bosco. Tuy không biên soạn một tác phẩm nào về môn sư phạm (một điều ngài rất kị) nhưng về cuối đời ngài đã thâu lượm lại các thành quả của kinh nghiệm của ngài, để làm thành một số những tôn chỉ. Bởi vậy, trước khi giới thiệu môn sư phạm Salêdiêng, chúng tôi sẽ dành phần nhập đề này, để nói về bản văn mà chúng tôi coi là có ý nghĩa nhất, bản văn mà trong đó, vào năm cuối cùng của cuộc đời, chính Don Bosco đã trình bày mà cái ngày nay chúng ta gọi là “Hệ thống dự phòng”.
I- GIOAN BOSCO VÀ CÔNG TRÌNH SALÊDIÊNG
Trước khhi giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của con người cần thiết phải bằng việc vẽ lên bức họa về hoàn cãnh xã hội của người đó.
Tình hình nước Ý thế kỷ XIX
Để mô tả hết sức mau lẹ tình hình nước Ý thế kỷ XIX, chúng tôi sẽ lựa lọc phân tích theo bộ ba quen thộc: Kinh tế – chính trị – ý thức hệ.
Về phương diện kinh tế: có thể nói ngắn gọn là xã hội nước Ý thế kỷ XIX có thể được xếp vào loại xã hội tiền công nghiệp, lãnh vực sơ đẳng (nông nghiệp) vẫn giữ phần trổi vượt, cuộc cách mạng công nghiệp vẫn ở thời kỳ phôi thai. Phong trào công nhân chưa có và ý thức giai cấp chưa xuất hiện. Đa số thợ thuyền là thợ thủ công, làm việc trong các xí nghiệp có tính cách gia đình.
Người ta chứng kiến sự phát sinh của hiện tượng đô thị hóa, càng ngày càng có nhiều thanh niên rời bỏ đồng quê để tới sinh sống tại thành thị. Xung quanh các trung tâm đô thị, bắt đầu hình thành các khu ven nghèo khổ
Về phương diện chính trị: Do ý muốn của các cường quốc, năm 1815 nước Ý lại bị chia năm sẻ bảy và quy phục những vua chúa xưa kia. Ảnh hưởng của nước Áo là trội hơn hết.
Một phong trào đang nổi dậy để gỡ bỏ xiềng xích này: sứ sở đang chuyển động mạnh bởi cuộc cựa mình.
Ý tưởng thống nhất quốc gia ngày càng lên mạnh. Ông Cavour sẽ lãnh đạo công việc thống nhất quốc gia này bằng một bàn tay không kéo.
Cánh hữu lập hữu đã cai trị nước Ý cho tới năm 1876, rồi tới lượt cánh tả. Từ đó những liên lạc giữa chính phủ và Tòa Thánh trở nên gai góc, vì vấn đề Roma đã không được giải quyết trên bình diện quốc tế. Các Đức Giáo Hoàng Piô IX và Leô XIII kêu gọi người Công giáo đừng tham gia vào sinh hoạt chính trị của một nhà nước mắc tội với Đức Thánh Cha.
Về ý thức phương diện ý thức hệ: nước Ý của thế kỷ XIX được ghi dấu bởi một cuộc đấu tranh mãnh liệt.
Năm 1815, ý thức hệ thống trị còn liên minh với một thứ Kitô giáo nhà thờ. Là cột trụ của ý thức hệ này, Giáo hội có một ảnh hưởng rất mạnh, nhất là nơi đám phàm dân.
Nhưng một ý thức hệ khác đã bắt đầu lộ diện, với những đường nét chủ yếu là chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa ái quốc. Ý thức hệ này tỏ ra đậm màu sắc chống giáo sĩ: điều này rất dễ hiểu, do vai trò ý thức hệ của Giáo hội thời đó.
Với sự thống nhất nước Ý, chính ý thức hệ thứ hai này đã lên nắm chính quyền và một phong trào chống giáo sĩ khắp nước Ý. Nhiều Công giáo bị phân tâm, với một bên là lòng trung thành với một nhà nước đã trở thành chống giáo và một bên là lòng kính mến Đức Thánh Cha.
Tuổi thơ ấu và tuổi thanh niên của Don Bosco
Gioan Bosco sinh ngày 16-8-1815, tại thôn Becchi của Castelnuovo, một xã lớn cách Torino chừng 30 km. cha mẹ cậu làm nghề nông.
Khi Gioan mới lên hai tuổi thì ba cậu chết vì bệnh phổi, và “má Margarita” trở thành góa bụa với ba mặt con: Antôn, sinh năm 1803, do đời vợ trước của chồng, rồi Giuse sinh năm 1813 và Gioan.
Gioan được giáo dục trong một khung cảnh rất đơn sơ. Rất sớm cậu đã phải làm lụng ở nông trại nhỏ của má cậu. Cậu lặn lội và chia sẻ những lo âu, những trò chơi và những tinh nghịch của đám con trai trong xóm.
Quãng chin tuổi rưỡi, cậu có một giấc mơ làm cậu thắc mắc rất nhiều, cho tới khi chết Gioan vẫn coi đó là lời Chúa Giêsu mời gọi cậu trở thành linh mục để săn sóc các trẻ em bị bỏ rơi.
Cậu muốn bắt đầu đi học, nhưng trong vấn đề này cậu đã gặp sự chống đối của Antôn, anh cậu. Mãi khi lên 15 tuổi cậu mới có thể vào trường trung học. Cậu là một đứa con trai thông minh, khéo chân tay, ham thể thao và đầy sức lôi cuốn.
Lúc được 20 tuổi, cậu vào chủng viện Chieri, rồi được thụ phong linh mục ngày 5-6-1841 khi được 26 tuổi.
Cuộc gặp gỡ với Batôlômêô Garelli
Mồng 8-12-1841 là một ngày quan trọng trong đời sống Gioan Bosco: ngài coi đó là ngày ra đời của công trình Salêdiêng.
Hôm đó, ngài gặp một thiếu niên 16 tuổi tên là Batolomeo Garelli, một công nhân trẻ tuổi, mồ côi cha mẹ bơ vơ không nơi nương tựa trong thành phố.Trong cuốn ký sự tự thuật của ngài, Don Bosco đã kể lại cảnh tượng đó… và chúng tôi thấy nên dừng lại đó vài phút bởi vì cảnh đó diễn tả rất đúng thái độ của ngài đối với giới trẻ.
“Ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (8-12-1841) tôi đang chuẩn bị mặc phẩm phục để dâng thánh lễ, thì ông từ nhà thờ nhìn thấy một thiếu niên đang ở góc phòng thánh. Ông ta kêu em tới giúp lễ cho tôi, nhưng em thưa: “Cháu không biết”. Ông từ nói thêm:
- Tới đây, tao muốn mày giúp lễ mà.
- Cháu không biết giúp, cháu chưa giúp lễ bao giờ hế
- Thằng khùng! Ông nổi giận nói. Nếu mày không biết giúp lễ thì vô phòng thánh làm gì?
Vừa nói ông vừa chụp lấy chiếc chổi lông gà, đánh túi bụi lên đầu lên vai cậu bé đáng thương hại, làm cậu cắm đầu chạy không kịp.
Thấy vậy tôi la lớn: « chú từ làm gì vậy? Tại sao đánh em ấy? Em đó có làm gì đâu?
- Tại sao nó vô phòng thánh?. Nó không biết giúp lễ thì vô đây làm gì?
- Chính chú đã hành động tầm bậy!
- Thưa cha, việc này có hệ gì đến cha.
- Có hệ lắm chứ, em đó là bạn của tôi. Chú gọi em lại cho tôi, tôi cần gặp em đó.
Ông từ còn la thêm: “đồ trâu bò! Đồ trâu bò!” rồi vừa nói vừa chạy theo cậu thiếu niên. Ông ta cam đoan với cậu là cậu sẽ được đối xử tử tế rồi dẫn cậu trở lại gặp tôi. Cậu bé tiến lại gần tôi, vẫn run sợ và khóc thút thít vì cú chổi lông gà. Tôi tươi cười đón cậu và bảo đảm sẽ không ai dám đánh cậu nữa, rồi tôi mới hỏi:
- Thế cậu em tên gì?
- Thưa tên Batôlômêô Garrelli.
- Quê em ở đâu?
- Ở
- Ba còn sống chứ?
- Thưa không, ba con chết rồi!
- Còn má em?
- Má con cũng chết rồi!
- Em mấy tuổi?
- Thưa mười sáu tuổi
- Em có biết đọc, viết không?
- Con không biết gì hế
- Em biết hát không?
- Thưa không.
- Chắc em biết huýt gió chứ?
Cậu bé cười thế là sự sợ hãi đã tan biến.
Tiếp theo sau là bài học giáo lý ngắn ngủi.
Câu chuyện trên đây làm nổi bật nhiều nét giáo dục đặc sắc của phương pháp giáo dục Gioan Bosco: trước hết là khước bỏ tất cả mọi hình thức dùng bạo lực mà cưỡng ép, rồi phải coi bất cứ thiếu niên nào, dù hư hỏng cũng là bạn của mình, phải tha thiết với thế giới sinh hoạt của em đó: em ấy đang tha thiết. Em đó ỏ đâu tới? hiện đang ở đâu? Em ấy đang tha thiết với những thứ gì? Phải biết đánh giá cao tất cả những gì có thể đánh giá (cậu Batôlômêô không biết đọc không biết viết nhưng biết huýt gió). Phải biết khôi hài (những câu hỏi của Don Bosco đã làm cho Batôlômêô phải bật cười). Sau hết, phải nắm lấy người thiếu niên trong tất cả các chiều kích của cậu ta, kể cả chiều kích tinh thần.
Nhà của Nguyện Xá
Một năm sau đó Don Bosco mở ra một trung tâm cho những em không nơi cư trú, ngay bên cạnh Nguyện Xá vẫn dành cho các em ngoại trú. Ngài gọi ngôi nhà này là “nhà của Nguyện Xá thánh Phaxico đệ Sale”. Thiếu niên dầu tiên mà ngài nhận cho nội trú là một em 15 tuổi đến xin ngài cho tạm trú một đêm thôi: em mồ côi cả cha lẫn mẹ và làm công cho một phu hồ.
Ngôi nhà Salêdiêng đã ra chào đời. Nhà ở Torino đã phát triển rất mau lẹ (năm 1848 có 15 em nội trú; năm 1852 năm mươi hai em và năm 1860 có 470 em và năm 1861 có 600 em)
Hồi đầu ngôi nhà của Nguyện Xá hầu như chỉ là một trung tâm cho mấy em thợ thuyền, sự thật thì Don Bosco ưu tiên đón nhận các thiếu nhi mồ côi, những em rắp ranh phạm pháp, hoặc những em quá đau khổ trong gia đình các em. Ngài lo cho các em có chỗ ấm chỗ ngủ nhưng ngài còn làm hơn thế nữa ngài lo lắng đến công ăn việc làm của các em. Ngài đi tới những nơi các em làm việc để hỏi han cho biết những điều kiện làm việc của thanh thiếu niên (đặc biệt ngài là người đi tiên phong trong vấn đề các hợp đồng tập nghề)
Vấn đề huấn nghệ cho các em này cũng sớm được đặt ra cho ngài, vì các em bị ném vào thị trường tay nghề mà không có chút tay nghề gì hết. Don Bosco đã mở ra các công xưởng chuyên nghiệp (xưởng đóng giầy, xưởng may mặc, xưởng đóng sách, xưởng mộc, nhà in, xưởng làm ổ khóa)
Việc lo cho các em vui chơi, nhất là những ngày nghỉ cũng chiếm một chỗ lớn trong sinh hoạt của cả nhà.
Không mấy chốc, bên cạnh khu các em học nghề này, Don Bosco đã có khu các em trung học, khu này đáp lại hai nhu cầu: một đàng có thể để cho các em vùng quê có thể theo học, một việc là từ trước đến nay vẫn là đặc quyền của các em con nhà giầu ở thành phố. Đàng khác Don Bosco cũng có ý đào tạo những linh mục tương lai.
Dù là ở khu sinh viên hay là ở khu các em học nghề, việc giáo dục tôn giáo vẫn luôn được chăm sóc. Mục tiêu số 1 của Don Bosco là loan báo Chúa Kitô cho những thanh thiếu niên lọt ra ngoài lãnh vực hoạt động của Giáo hội truyền thống. Người ta trách Don Bosco đã đòi hỏi các thợ trẻ của ngài nhiều quá về phương diện thực hành tôn giáo. Mấy chú này đâu có được sự uyển chuyển như mấy cậu sinh viên. Thật ra Don Bosco không đòi hỏi các em nhiều như thế đâu.
Thành lập hội Salêdiêng
Công cuộc của Don Bosco phát triển rất mau lẹ. Ngài thấy quá rõ là công việc đó thật quá nặng cho một người.
Một hôm vào ngày 1857, ngài được ông bộ trưởng Ratazzi tiếp kiến. Cuộc đàm thoại giữa hai người đã quay về các công cuộc của Nguyện Xá, và làm cách nào để bảo đảm sự tiếp tục. Người ta kể lại rằng ông bộ trưởng Ratazzi đã nói với ngài những lời như sau: “Tôi thiết tưởng cha phải chọn một ít người tín cẩn, giáo dân và giáo sĩ, để cùng với họ tạo thành một thứ hội có quy chế hẳn hoi. Cha sẽ truyển thông cho họ tinh thần của cha, cha sẽ dạy cho họ hệ thống của cha. Để không những họ là những cộng sự viên mà còn là những người tiếp tục công việc của cha sau khi cha ra đi”.
Lời khuyên bất ngờ này làm cho Don Bosco mỉm cười. Cái ông bộ trưởng Ratazzi chuyên môn chống giáo sĩ này, đang toan tính đả phá những hội dòng hiện hữu, sao ông ta lại tốt lành khuyên mình lập một hội dòng mới? Dầu vậy mấy lời của ông Ratazzi cũng là một tia sáng cho Don Bosco. Ngài hiểu rằng có thể thành lập một hội dòng mà trước mặt nhà nước, đó chỉ là hoàn toàn một hiệp hội của những công dân tự do hợp nhất lại sống chung với nhau để lo việc phúc thiện.
Ngày 18 tháng 12 hội Salêdiêng được chính thức thành lập. Mục đích mà mọi người quyết tâm theo đuổi “trong cùng một tinh thần” đã được nói lên như sau: xúc tiến và duy trì tinh thần bác ái đích thực như vẫn được ‘duy trì’ đòi hỏi trong công cuộc của các Nguyện Xá, để phục vụ giới trẻ bị bỏ rơi và đang trên đường lâm nguy. Tính từ “Salêdiêng” nhắc ta nhớ tới thánh Phanxico đệ Sale, bổn mạng của Hội. Don Bosco khâm phục đức nhẫn nại và đức hiền hòa của vị thánh này.
Sự phát triển của Hội Salêdiêng
Công cuộc của Don Bosco phát triển mau lẹ như chớp, tập hợp thành những tổ ở khắp nơi
Việc xây cất nhà thờ Đức Bà Phù Hộ tại Torinô đánh dấu một khúc ngoặt trong cuộc đời Don Bosco. Nửa trước của đời ngài là đời sống của một nhà giáo dục, một vị sáng lập dòng, nay nửa sau của cuộc đời ngài sẽ là đời sống của một nhà quản trị. Don Bosco phải quản lý công trình bao la do ngài đã xây dựng nên. Nên chúng tôi không ngừng lại ở phần thứ hai này.
Chỉ nói thêm là sau khi đã có ngành nam tu sĩ Salêdiêng, gồm linh mục và giáo dân, thì năm 1872 dưới sự hướng dẫn của ngài, Mẹ Maria Dominica, người con tinh thần của ngài, đã thành lập ngành các nữ tu Salêdiêng.
Ngày 31 tháng Giêng năm 1888, khi Don Bosco qua đời, người ta đã đếm được 774 tu sĩ Salêdiêng rải rắc trên 57 trung tâm lo cho giới trẻ, và 313 nữ tu Salêdiêng trong 50 trung tâm khác.
Sau cái chết của Đấng sáng lập Dòng, công cuộc Salêdiêng tiếp tục bành trướng… Ngày nay có 17.000 tu sĩ Salêdiêng và 16.000 nữ tu Salêdiêng ở tản mác khắp hoàn cầu.
II- PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC TUỒI TRẺ
Tập khảo luận nhỏ về phương pháp dự phòng này đã phát sinh do một bài diễn thuyết Don bosco đọc tại Nice ngày 12-3-1877, nhân dịp khai trương ngôi nhà Salêdiêng đầu tiên trên đất Pháp. Hai diễn thuyết này nhắm mục đích trình bày cho những người sắp theo đuổi công cuộc của ngài tại Pháp, biết phương pháp sư phạm vẫn được thực hành trong các nhà Salêdiêng tại nước Ý.
Sau khi nhiều lần được tha thiết yêu cầu hãy ghi lại những nét chính của một phương pháp đã mang lại những thành quả lớn lao. Don Bosco đã nhận ngồi biên ra tập khảo luận này. Nó đã có hình thức sau cùng trong cuốn Quy luật của các nhà thuộc hội thánh Phanxico đệ Sale được xuất bản cũng năm đó… Như thế là cách nay một thế kỷ.
Không nên đọc thiên khảo luận này như một hệ thống chặt chẽ, với những suy xét lý thuyết về vấn đề giáo dục nhưng phải coi đây là một tập hợp những nhận định mà Don Bosco đã ghi lại sau kinh nghiệm lâu năm của một nhà giáo dục. Như chính lời ngài nói, ‘sơ đồ’ của ‘phương pháp vẫn được sử dụng’ trong các nhà Salêdiêng.
Tập khảo luận được chia làm ba phần: phần thứ nhất dành để giải thích ‘phương pháp dự phòng là gì, và tại sao phải chuộng phương pháp đó hơn’. Nơi phần hai, Don Bosco bàn về cách áp dụng thực hành phương pháp này. Và nơi phần ba ngài nói về những lợi điểm của phương pháp này.
Trong đoạn dưới đây, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày nội dung của tập khảo luận, cách ngắn gọn, nhưng trung thực.
Giới thiệu phương pháp dự phòng
Người ta có thể định nghĩa phương pháp dự phòng bằng cách đối chiếu với phương pháp vẫn thường được sử dụng trong việc giáo dục thiếu niên. Vậy Don Bosco đã bắt đầu giới thiệu này bằng cách sử dụng sự đối chiếu đó, đúng như những nhà ngữ học nhóm cơ cấu luận đã lý thuyết hóa sau này. “tôi xin nhắc lại ý nghĩa không phải là một ngữ nghĩa tròn đầy như tôi có thể kiếm thấy trong cuốn tự điển.. Nhưng chủ yếu đó là một tương quan”. (Raland Barthes).
Phương pháp đàn áp
‘Phương pháp này nhắm làm cho những người dưới quyền biết rõ luật pháp, rồi giám sát họ để phát hiện ra những kẻ phạm pháp, ra những hình phạt mà chúng đáng chịu, nếu cần’. theo nhận xét của Don Bosco thì phương pháp này ‘ dễ dàng và ít mệt nhọc, tỏ ra thích hợp nhất cho quân đội’. Nó đòi hỏi một sự xa cách giữa những người có quyền trên và những người dưới quyền, giữa những nhà giáo dục và các thanh thiếu niên, để gia tăng uy quyền của người cầm quyền… Người này phải tránh giao tiếp thân tình với những người dưới quyền mình, nhưng phải luôn luôn có mặt tại đó để ngăm đe và sửa phạt.
Phương pháp dự phòng
Phương pháp này ngược hẳn với phương pháp trên kia. Nó nhằm đặt các thiếu niên ‘vào trong tư thế không thể phạm lỗi được’. Don bosco kêu những nhà giáo dục là những ‘hộ trực’, thay vì gọi họ là những ‘giám thị’ như thói quen thời đó, bởi vì các nhà giáo dục không có mặt ở đó để và hăm dọa và sửa phạt đứa bé, nếu nó lỗi phạm, nhưng trái lại các ngài phải lưu tâm đến từng em, ân cần sửa chữa những lỗi lầm của các em và sửa chữa những lỗi lầm một cách nhân từ, để các em đừng sai phạm như thế nữa. ‘Phương pháp này hoàn toàn dựa trên lý trí, tôn giáo và tình cảm. Nhân đó nó loại bỏ tất cả những hình phạt thô bạo nào, và muốn xóa bỏ cả những hình phạt nhẹ nhàng nữa’.
Trước hết đứa trẻ biết rằng nó sẽ không bị các nhà giáo dục hạ thấp hoặc làm nhục, cho nên chúng sẽ không mất tinh thần vì những lỗi đã phạm. Thay vì những lời bực tức với những lời răn bảo, trái lại nó sẽ coi những lời này là những lời chỉ bảo thân tình và có tính dự phòng, và nó còn hiểu tại sao cần có sửa phạt, nếu vấn đề đó được đặt ra.
Lý do thứ hai và cũng là lý do chủ yếu hơn, “đó là tính vô tâm của đứa trẻ, chỉ một giây đồng hồ cũng đủ để làm nó quên những điều lệ về kỷ luật và những hình phạt dành cho sự sai phạm”. Nhiều khi các thiếu niên phạm pháp đã không thấy rõ những hậu quả của hành vi mình, và chắc chúng có thể tránh khỏi những hành vi đó, ‘nếu có một lời thân tình để kịp cảnh cáo chúng’. (Don Bosco nghĩ tới những thiếu niên ngài đã gặp trong các nhà tù ở Tôrinô)
Thứ ba, nếu phương pháp đàn áp có thể hãm bớt sự mất trật tự, ‘nhưng lại khó lòng làm được cho những kẻ phạm pháp sửa mình’. Don Bosco đã rút ra những nhận xét sau đây từ kinh nghiệm sư phạm của ngài; các em sẽ khó quên những hình phạt đã phải chịu, và thường các em giữ một kỷ niệm cay đắng về những chuyện đó. Những hình phạt như thế còn có thể xúi dục các em trả thù: như thế có nghĩa là thuyết phục các em đừng phạm lỗi nữa, các hình phạt như dục các em lỗi phạm thêm, trong tinh thần báo thù. Trái lại, trong tinh thần dự phòng không có sự bất lợi đó, bởi vì thay vì làm cho đứa trẻ coi nhà giáo dục là một kẻ thù mà có lòng trả thù, phương pháp này cho đứa trẻ nhận thấy nhà giáo dục là một người bạn, giúp cho nó trở nên tốt hơn và tránh cho nó những phiền lụy, những sửa phạt và khỏi bị mất mặt với mọi người.
Sau cùng một lý do nữa làm cho phương pháp dự phòng đáng chuộng hơn phương pháp đàn áp, vì phương pháp thứ nhất ‘đào tạo được những thiếu niên biết suy nghĩ, lúc nào nhà giáo dục cũng có thể nói cho các em nghe tiếng nói của trái tim. Khi đã chiếm được trái tim của kẻ mình dạy dỗ, nhà giáo dục có thể có một ảnh hưởng lớn lao với các em’. Cả sau khi đã bước vào đời hoạt động, người thanh niên vẫn thích trở lại thăm thầy cũ của mình. Ông vẫn có thể lắng nghe và cố vấn cho em.
Tất nhiên Don bosco đã nói rõ kể như thể chưa là đã kể hết các lý do đã bắt ta phải quý chuộng phương pháp dự phòng.
Áp dụng phương pháp dự phòng
Đối với Don Bosco. Tất cả việc thực hành phương pháp này dựa trên những lời sau đây của Thánh Phaolô về đức bác ái: “tình thương thì nhẫn nại, tình thương thì phục vụ, nó không ghen tuông, không hân hoan, không kiêu căng không làm điều xấu, không tìm kiếm tư lợi không bực tức, không để lòng hiềm thù, không vui vì sự bất công, nhưng tìm thấy niềm vui trong chân lý. Tình thương thì tha thứ mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự”
Nếu bỏ qua gốc rễ phúc âm của nền sư phạm này, nhất định người ta sẽ làm cho nó biến chất hoàn toàn. Mà một sự thấm nhuần phúc âm đã được nhận thấy trong công cuộc của Don Bosco, qua sự giữ đạo mà tất nhiên chúng ta phải đặt vào khung cảnh thời đại của ngài (nước Ý Công giáo thế kỷ XIX). Ngày nay cách giữ đạo này đã được thành vấn để, không những vì bầu khí duy vật ngày nay, mà cũng vì phong trào thần học nữa. Chúng tôi luôn nói tới tầm quan trọng mà Don Bosco đã dành cho việc năng lãnh nhận các Bí tích: ngài cho cách giữ đạo đó là nền tảng đích thực cho việc áp dụng phương pháp giáo dục của ngài.
Cũng vậy, chương dành cho việc đề phòng luân lý này cũng được đặt trong khuôn khổ ý thức hệ của thời đó, một thời đại thấm nhuần chủ nghĩa nghiêm khắc luân lý và nghi ngờ tất cả những gì liên hệ đến tính dục (chương sách đó đề cập phải hết sức trông chừng, đừng để lọt vào nơi ở của các em những sách vở, những trẻ em hoặc người lớn đáng nghi ngờ về luân lý… và phải liệu đừng khi nào để các em ở một mình với nhau).
Tuy nhiên, thật là sai lầm nếu người ta thản nhiên nhắm mắt bỏ qua những lời khuyên, của Don Bosco về việc áp dụng phương pháp của ngài, lấy cớ đó là những khuyến cáo liên quan đến môi trường ý thức hệ đã lỗi thời.Vấn đề không phải là gạt bỏ những điều ngài đã viết đó. Chúng tôi sẽ có dịp trở lại những vấn đề này nơi phần kết luận của tập sách này.
Còn bây giờ chúng ta phải đề cập đến những đòi hỏi thực hành mà Don Bosco đã nhấn mạnh về phương pháp dự phòng của ngài nơi đoạn sách của ngài.
Trước hết phương pháp này đòi hỏi các vị giám đốc và các hộ trực của ngài phải hoàn toàn sẵn sàng giúp đỡ các em, các vị phải hoàn toàn hiến thân chho các em, ‘tất cả những khi các vị không mắc công việc của luật nhà’
Đàng khác, Don bosco dành một tầm quan trọng lớn lao cho những giải trí và những trò chơi và ngài nhấn mạnh về sự phải, để các em được tự do “Phải để cho các em được tự do tha hồ chạy nhẩy la hét thỏa tình. Thể dục, âm nhạc, ngâm thơ, sân khấu và các cuộc đi dạo sẽ mạnh mẽ cho việc giữ kỷ luật, và sức khỏe, cả sức khỏe thể lý cũng như tinh thần”.
Sau cùng, Don Bosco nhấn mạnh về một việc nữa mà ngài coi là chủ yếu: đó là lời khuyên bảo ban tối. “Mỗi tối trước lúc các học sinh đi ngủ vị giám đốc hoặc vị thay thế ngài phải nói chung một vài lời thân tình với các em… Ngài phải gắng rút ra những bài học từ những biến cố trong ngày, những biến cố trong nhà cũng như những biến cố bên ngoài” và Don Bosco nói thêm: ‘đừng bao giờ ngài nói lâu quá hai ba phút”. Một lần nữa, điều này chứng tỏ Don Bosco rất hiểu biết trẻ em.
Người ta có thể ngạc nhiên vì tầm quan trọng Don Bosco dành cho ba phút nhắn nhủ mỗi buổi tối như thế. Đúng như E. Ceria đã công nhận: “Những ai sống ngoài bầu không khí Salêdiêng, sẽ khó mà nhận ra rằng vài lời nhắn nhủ các em đã mệt đừ vào cuối một ngày như thế lại có thể làm nên những việc kỳ diệu”. Đối với Don Bosco vài lời nhắn nhủ ban tối đó là “bí quyết cho mọi sự tiến hành tốt nơi một nhà và là bí quyết của sự thành công giáo dục”.
Lợi ích của phương pháp dự phòng
Don Bosco không phải là không nhận thấy những khó khăn của một phương pháp sư phạm như thế. Tuy nhiên, vì đó là phương pháp “thỏa mãn và đầy lợi ích” cho các em. Nên nhà giáo dục là “người phải hiến mình cho thiện ích của thiếu niên” phải sẵn sàng đón nhận tất cả mọi phiền phức và mệt nhọc
Tuy nhiên, xét cho cùng, nếu phương pháp dự phòng có gây một số những bất tiện cho nhà giáo dục thì nhìn lại người ta sẽ thấy là những sự phiền hà đó tương đối ít so với số lớn những lợi điểm của phương pháp này nếu nhà giáo dục chu toàn nhiệm vụ của mình cách nhiệt thành. Ngoài những lợi điểm đã kể ra trên kia. Don Bosco đã kể thêm những điểm sau đây:
- Thanh thiếu niên sẽ giữ mãi niềm tôn kính đối với nhà giáo dục của mình. “Họ sẽ mãi mãi vui khi nhớ đến sự đào tạo mà họ nhận được”.
- Chắc chắn tình trạng các em sẽ không trở nên xấu hơn dù ‘tính nết, tính khí và đạo hạnh’ của em là thế nào đi nữa lúc em được nhận vào trườ Trái lại, Don Bosco tin chắc rằng dầu sao em vẫn có thể đạt được một sự cải thiện nào đó. Nhờ kinh nghiệm lâu dài của ngài bên cạnh những thiếu niên nghèo khổ và bị bỏ rơi, ngài đã rút ra niềm xác tín này, một niềm xác tín không thể lay chuyển.
Don Bosco kết thúc tập khảo luận nhỏ của ngài bằng một lời bàn về các hình phạt. Ngài viết: “Nếu có thể, đừng bao giờ dùng đến hình phạt”. Tuy nhiên, ngài có đủ lương tri để nhận thức rằng trong lãnh vực giáo dục mà cứ núp đằng sau những tôn chỉ to lớn, là truyện hão huyền. Cho nên ngài đã đưa ra thêm vào lời khuyên đối với những trường hợp bó buộc phải “làm mạnh”. Theo ngài, những sự sửa phạt không bao giờ có tính cách hạ nhục (không bao giờ phạt các em nơi công chúng, nhưng tại nơi riêng, xa con mắt các em khác). Đàng khác, vẫn theo Don Bosco không bao giờ nên dùng các hình phạt như đánh đập. Những hình phạt như thế “làm các em bực tức nhiều lắm và hạ phẩm giá nhà giáo dục”. Phương pháp dự phòng hoàn toàn dựa trên sự thân tình giữa các nhà giáo dục và các em thiếu niên cho nên những hình phạt loại này không nên được sử dụng. Đàng khác như chính Don Bosco đã nhận xét: “Người ta nghiệm thấy rằng một cái nhìn yêu thương sẽ có hiệu quả đối với nhiều em hơn là một cái tát”.
Và Don Bosco kết luận: “Nếu phương pháp này được thực thi trong các nhà của chúng ta, thì tôi tin rằng không cần dùng đến roi vọt và các hình phạt tàn bạo khác, chúng ta vẫn sẽ đạt được những thành quả tuyệt mỹ. Tôi đã lo cho các thiếu niên từ quãng 40 năm nay, nhưng tôi nhớ chưa bao giờ sử dụng những thứ hình phạt đó. Tuy nhiên, với sự giúp đõ của Thiên chúa tôi đã luôn luôn đạt được, không những là cái tối thiểu, mà còn đạt được tất cả những gì tôi ước ao, và đó là đối với những đứa trẻ người ta đã mất hết hy vọng đạt được thành quả khả trợ”.
III- TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG
Như chúng tôi đã nhấn mạnh nơi đầu phần nhập đề này, kinh nghiệm là sự suy nghĩ của Don Bosco không làm thành một hệ thống sư phạm theo nghĩa chặt. Tuy nhiên, đó cũng không phải là một mớ hỗn tạp những nhận xét giáo dục và những suy tư sư phạm. Thật ra vẫn có tính thống nhất giữa các nhận xét và các suy tư này, một sự thống nhất mà Don Bosco đã sống, hơn là đã trình bày rõ ràng. Đây là một kinh nghiệm một nghệ thuật giáo dục, gồm những thực hiện và những nguyên tắc trong lãnh vực sư phạm, một kinh nghiệm xuất phát từ một cảm hứng thống nhất và mang một kiểu các đặc trưng.
Kiểu cách Salêdiêng
Kiểu cách Salêdiêng này liên kết chặt chẽ với những cộng đoàn của những nhà giáo dục đã được ngài thông truyền kinh nghiệm sống của ngài, rồi kiểu cách giáo dục đó đã được diễn tả dưới một hình thức quy chiếu về truyền thống Salêdiêng
Tuy nhiên truyền thống này và kiểu cách Salêdiêng này không nên được quan niệm như là một di sản đã dứt khoát hoàn thành, và nay chỉ còn việc đón nhận và truyền đạt như một gia sản bất di bất dịch. Trái lại phải coi kiểu cách Salêdiêng như một kinh nghiệm sống, cần phải được đảm nhận lấy với một ý thức được đổi mới, và phải được tiếp tục với một tinh thần trung thành sáng tạo.
Một cảm hứng thống nhất
Cảm hứng thống nhất mà chúng tôi nhắc tới trên đây, bắt nguồn từ trong Phúc Âm, và theo thiển ý thì nó có ba đường nét chủ yếu sau đây:
- Trước hết phải hết sức tôn trọng sự tự do của người thiếu niên. Về điểm này, A. Aufray mà chúng tôi đã có dịp trích dẫn, đã viết như sau: “Hệ thống giáo dục này để cho đứa trẻ triển nở, cởi mở, tự tìm lấy đường đi nước bướ Hệ thống này dành cho một phần hết sức lớn cho sự tự do”.
- Phải nói với tất cả con người của cậu thiếu niên, phải nắm lấy em trong tất cả mọi chiều kích của em, kể cả chiều kích tinh thần.
- Sau cùng, và đây là nét đặc sắc đặc biệt của phương pháp này, mối quan hệ sư phạm của phương pháp này: một mối quan hệ dựa trên tình thân ái.
Ba nét đặc trưng mà chúng tôi vừa nêu lên trên đây, thật ra chỉ là tìm cách diễn tả bằng ngôn ngữ hiện tại chính công thức mà Don Bosco đã đề ra: “Phương pháp dự phòng hoàn toàn dựa trên lý trí, tôn giáo và tình thân ái”.
Chúng tôi sẽ dành cho ba đường nét chủ yếu này, mỗi đường nét một chương, trước khi trở lại điểm chủ chốt của tất cả hệ thống nơi phần kết luận. điểm chủ chốt này được các tu sĩ Salêdiêng lấy làm phương châm của mình: “Giảng Phúc Âm bằng giáo dục và giáo dục bằng giảng Phúc Âm”.
Chương 1
MỘT NỀN SƯ PHẠM TỰ DO
“Tất cả hướng đi của công việc giáo dục tùy thuộc vào ý nghĩa người ta gắn cho tuổi trẻ” (Edouard Claparede)
Đúng thế, thái độ chúng ta có đối với các em tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người chúng ta đối với tuổi trẻ… và khẳng định này còn nặng ý nghĩa hơn đối với tuổi thiếu niên.
Quan niệm về tuổi trẻ và về tuổi thiếu niên đã không ngừng tiến bộ qua các thế kỷ. Dầu sao, tất cả những vị mà thường khi người ta kêu là “những nhà sư phạm đại danh” như Montaigne, Rabelais hoặc Rousseau, đều là những người đã khởi sự bằng việc mạnh mẽ phản ứng lại các mọi người thường quan niệm về đứa trẻ, coi đưa trẻ “là một thứ phải trói chân trói tay, rồi trao cho một uy quyền (tốt lành hay độc ác), để người ta định hướng, dẫn đưa, điều kiện hóa và thay cho em”.
Quả thật, đó là quan niệm về tuổi trẻ rất thịnh hành tại Châu Âu thế kỷ XIX… và ngày nay vẫn chưa hoàn toàn tan biến đâu.
Theo Michel Lobrot thì “khẳng định sự tự do của trẻ em là điểm chung của tất cả các nhà cách mạng về sư phạm, cho tới cuối thế kỷ XIX”. Don Bosco thuộc vào nhóm này: Tất cả hệ thống giáo dục của ngài dựa trên sự bãi bỏ những cưỡng bách và sửa phạt, và dựa trên các đề cao sự tự do của các em.
Điều này đã làm nên ý nghĩa đích thực của sự “Hộ trực Salêdiêng” do ngài cổ võ
Như chúng tôi đã nhấn mạnh nơi phần nhâp đề, phương pháp sư phạm của Don Bosco dựa trên lý trí, Montaigne đã viết: “Phải coi tất cả những gì không thể làm được bằng lý trí, bằng sự khôn ngoan và sự khéo léo, là không bao giờ có thể dùng bạo lực mà làm được”. Câu châm ngôn đó có thể là câu phương trâm của Don Bosco.
Phải cư sử nghiêm chỉnh với các em
Dựa vào lý trí có nghĩa là phải đối xử nghiêm chỉnh với các em, dù các em là con nít hay là thiếu niên và dù các em nghĩ, nói hoặc làm bất cứ điều gì.
Tư tưởng sau đây của Bruno bettltheim phải làm các nhà giáo dục suy nghĩ: “bất cứ con người ta làm điều gì đối với một hoàn cảnh sống, thì đó là cái người đó có thể làm cách tốt nhất. Điều đó có thể bị những người khác coi là không thích hợp, hoặc còn bị coi là ngu xuẩn, nhưng đối với chính người đó thì đó là giải pháp tốt nhất, người ấy có thể tìm ra cho vấn đề được đặt ra cho người ấy trong lúc đó: Đó là điều tốt nhất người ấy có thể thực hiện. Dù việc người ấy làm như vậy có sinh ra những hiệu quả thế nào đi nữa, thì đối với chính con người đó sự việc không bao giờ có vẻ như vậy”.
Bởi vậy, tất cả những gì một thiếu niên có thể nghĩ, nói hoặc làm, đều phải được nhà giáo dục coi là nghiêm chỉnh và không bao giờ được phép mỉa mai những em tiếp xúc với mình và mình đã lãnh trách nhiệm.
Thiết lập mối quan hệ tin tưởng với các em
Để các thiếu niên cảm thấy mình được người ta cư xử nghiêm chỉnh, các em cần phải thấy rõ người ta tin tưởng nơi các em. Và cũng chỉ khi đó các em mới thực sự tin tưởng nơi nhà giáo dục.
Niềm tin tưởng không thể một chiều. Nó chỉ có thể là hổ tương. Và chính sự tin tưởng lẫn nhau này giữa nhà giáo dục và các em đã là nền tảng của sự ‘Hộ trực Salêdiêng’ mà Don Bosco thường nói tới. thiếu niềm tin tưởng lẫn nhau này sẽ không thể có việc giáo dục Salêdiêng đích thực.
Tất nhiên quan hệ tin tưởng này đòi phải có một sự thực tập lâu dài giả thiết cả một kinh nghiệm sống giữa nhà giáo dục và các em. Cần thiết phải trước hết thắng vượt sự nghi ngại mà các em thường tỏ ra khi bắt đầu gặp nhà giáo dục: nhất là các em người ta kêu là những đứa trẻ ‘không thích ứng được về phương diện xã hội’, vì các em chứa chất sẵn những kinh nghiệm đau thương nhiều vô kể.
Giáo dục là một sự hợp tác giữa các em và nhà giáo dục
Don Bosco tìm cách thiết lập một quan hệ tin tưởng giữa ngài và các thiếu niên của ngài, vì ngài chỉ có thể quan niệm giáo dục là một sự hợp tác giũa cậu thiếu niên và nhà giáo dục. Bởi vậy ngài cần đến sự gắn bó của các em, vì các em là chủ của quá trình giáo dục.
Don Bosco đã trình bày rõ ràng nhu cầu này nhiều lần trong các lời nhắn nhủ ban tối, trước mặt các thiếu niên của ngài ở Valdocco: “mấy con nên biết rằng bao lâu cha còn sống, cha không có mục tiêu nào khác ngoài việc muốn các con nên tốt lành về đức dục, trí dục và thể dục. Nhưng để thực hiện điều đó cha cần có sự giúp đỡ của các con”. “Nếu các con không giúp cha, cha sẽ không thể làm gì được. Cha cần chúng ta phải đồng ý với nhau, giữa mấy con và cha phải có một tình bạn đích thực, và một niềm tin tưởng chân thành”.
Ngày hôm nay một quan niệm như thế có thể được coi là tự nhiên, bởi vì những phương pháp mệnh danh là tích cực đang thịnh hành hơn bao giờ hết. Nhưng nên nhớ rằng vào thời đại Don Bosco một quan niệm như thế tỏ ra đặc biệt táo bạo, bởi vì các phương pháp cưỡng bách đang được sử dụng bấy giờ, không cần gì đến sự hợp tác này của các thiếu niên hồi đó, chỉ uy quyền là có giá trị và lý sự duy nhất là “tao đã nói thế nào là cứ phải như thế”
Chấm dứt chủ nghĩa quyền bính
Ngược lại, phương pháp dự phòng loại bỏ trước hết thái độ tự quyền nơi nhà giáo dục, là thái độ cho phép nhà giáo dục không phải trả lẽ cho các em về những quyết định của mình, và tại sao mình đòi các em phải thế nọ thế kia.
Nói cách khác, phương pháp dự phòng cấm không cho nhà giáo dục đối đáp với các em theo kiểu sau đây:
- Sao thầy cấm con điều này?
- Bởi vì….
- Bởi vì sao ạ?
- Bởi vì thầy cấm, có thế thôi!
Cuộc đối thoại trên đây có vẻ là một hí họa, và phần nào châm biếm, nhưng thật ra biết bao nhiêu cuộc ‘đối thoại’ giữa các thiếu niên và nhà giáo dục vẫn diễn ra theo kiểu này.
Phải công nhận rằng những câu trả lời như thế cũng có những lợi điểm thực tế. Chúng kết thúc cuộc đối thoại và bảo toàn được uy quyền cho nhà giáo dục.
Trái lại, đặt tin tưởng nơi các em là dựa vào khả năng suy xét của các em, để nhận ra cho hợp lý của những bắt buộc hoặc những cấm đoán và nếu chưa nhận ra chỗ hợp lý đó, thì các em có quyền nêu thắc mắc. Tất nhiên một thái độ giáo dục như thế không tránh khỏi những va chạm và nhất là nó đòi hỏi nhà giáo dục phải suy nghĩ sâu xa. Một sự suy nghĩ sẽ phát sinh một tình trạng bất ổn nào đó, và một sự linh động cần thiết. Quả vậy, nhà giáo dục sẽ bị đưa tới chỗ tư duy lại chính nền luân lý của mình, xem mình có hành động theo kiểu “Thầy cấm em bởi vì Thầy tự cấm mình” chăng! Nhà giáo dục phải luôn sẵn sàng đối chiếu các giá trị và các điểm chuẩn của mình, với các giá trị và các điểm chuẩn của các thiếu niên của mình.
Một nền giáo dục của tự do
Để có thể có sự đối chiếu nào đó, tức cái chốt của quá trình giáo dục xét như một sự hợp tác, thì trước hết nhà giáo dục Salêdiêng phải biết rõ các thiếu niên của mình. Và theo Don Bosco thì chỉ ta để cho các em tự do, ta mới có được sự hiểu biết này.
Trả lời cho chủ biên tờ nhật báo Roma tới phỏng vấn ngài về hệ thống giáo dục của ngài, Don Bosco nói ngày 25-8-1884 rằng: “hệ thống của tôi rất đơn giàn. Tôi để các em thiếu niên hoàn toàn tự do làm những gì các em thích nhất. Như thế các năng khiếu tốt của các em được bày tỏ. Và sau đó tôi sẽ triển khai các năng khiếu này”
Đó là nguyên tắc, và đây là sự áp dụng: “Hãy để cho các em được tự do tha hồ chạy nhảy, la hết thỏa chí! Tự do bắt đầu được thực hiện bằng sự giải thoát cơ thể. Thể thao, không theo nghĩa tranh giải, nhưng theo nghĩa phát triển cơ thể, vẫn luôn được đề cao trong các nhà Salêdiêng. “Hãy nói ít, và hãy hành động nhiều nơi các em và hãy để cho các em có thể tự do phát biểu tư tưởng của mình”. Như thế là tự do tư tưởng và tự do phát biểu. Chỉ có tự do đó mới cho phép ta hiểu biết các trẻ em và các thiếu niên (báo chí, sân khấu, âm nhạc…)
Để các thiếu niên được hoàn toàn tự do làm những gì các em ưa thích nhất. Don Bosco đã tóm tắt hệ thống giáo dục của ngài một cách tuyệt hảo.
Tự do nhưng không phải vô kỷ luật
Khước từ chủ nghĩa quyền bính, cổ võ sự tự do của các thiếu niên, không có nghĩa là phải để các em muốn làm gì thì làm. Sự hợp tác giữa các em và nhà giáo dục mà chúng tôi nêu trên kia có thể có những lúc trở thành va chạm, nhưng không gây thương tổn cho sự tự do đích thực của người thiếu niên và sẵn sàng đối chiếu các giá trị và các điểm chuẩn của thanh thiếu niên như chúng tôi đề cập trên kia, không có nghĩa là nhà giáo dục phải từ bỏ những xác tín của mình.
Trong một bài thuyết trình trước các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh. Xavier Thévenot, một tu sĩ Salêdiêng đã nói: “Nếu những xác tín của chúng ta có nền tảng tốt chúng ta phải biết nắm giữ cho vững (mặc dù đừng quá cứng ngắc), dù chỉ là để cho các em có điểm tựa mà đối chiếu, cả khi để các em mạnh mẽ chống đối. Bởi vì, chống đối là xác định lập trường rồi và như thế là bắt đầu tự xây dựng rồi”
Tuy nhiên, tự do không phải là mục đích tự nó, như người ta có vẻ thường ngầm hiểu trong cách hướng dẫn các thiếu niên. Đúng tự do là một điều tối cần thiết cho việc hiểu biết đích thực về các em, nhưng không nên quên rằng tự do đích thực là một sự học tập. Con người ta không sinh ra đã tự do, nhưng có thể trở thành tự do, và việc giáo dục sẽ phải giúp cho sự trở thành này.
Giáo dục cho các em nên người tự do, không có nghia là buông thả cho các em thả cửa, muốn làm gì thì làm theo kiểu thuyết: ‘Neilli’ bị hiểu sai. Chúng ta đừng quên câu cách ngôn bình dân: “Sự tự do của tôi dừng lại ở chỗ bắt đầu sự tự do của những người khác”. Như vậy sự tự do không có nghĩa là các thiếu niên có thể làm tất cả những gì các em muốn và có được tất cả những gì các em ước ao.
Ý nghĩa của sự hộ trực Salêdiêng
Một khi đã đặt xong những tiền đề này, bây giờ chúng ta có thể đề cập tới ý nghĩa của sự hộ trực Salêdiêng đúng như Don Bosco đã đề ra.
Là một người miền Piêmont, Don Bosco là một người rất thực tế. Óc lương tri hiện thực của ngài, sự hiểu biết sâu xa của ngài về sự yếu đuối của con người và sự thân tình đi sát với các thiếu niên đã giúp ngài khám phá ra sự cần thiết phải ‘hướng dẫn’ các em, phải hộ trực các em, bảo vệ các em chống lại nguy cơ của những kinh nghiệm tai hại.
Gioan Bosco luôn luôn coi đứa bé là đứa bé và thiếu niên là thiếu niên. Không bao giờ ngài dự phóng người lớn vào các em. Đó là một điểm cần ghi nhớ lại những gì Rousseau đã nói về các nhà giáo dục tiền bối nơi bài tựa cuốn ‘Emile’: “Người ta không biết gì về tuổi trẻ: dựa trên những ý tưởng sai lầm, người ta càng bước tới càng lạc đường; các nhà giáo dục đó luôn luôn tìm kiếm người lớn trong đứa trẻ, không màng gì đến cái mà chúng là hiện nay, trước khi trở thành người lớn”
Don Bosco rất ý thức về sự yếu đuối của đứa trẻ và của cậu thiếu niên. Về những hiểm nguy mà các em có thể vấp phải, do thiếu kinh nghiệm và ý chí mềm yếu. Trực giác sư phạm của ngài đã cho ngài khám phá ra rằng trong vấn đề giáo dục, tốt nhất nên tránh cho các em một kinh nghiệm không tốt, còn hơn là nỗ lực tẩy xóa những hiệu quả sau đó.
Muốn giáo dục sự tự do của trẻ em, trước hết cần phải bảo vệ sự tư do đó. Một tu sĩ Salêdiêng đầu thế kỷ này đã nhắc lại rằng: “do sự thúc đẩy của ảnh hưởng môi trường và do những lệch lạc của huyết thống duy truyền, nếu không được bảo vệ thì chày kíp sự tự do của đứa trẻ sẽ trở thành bị cầm tù”. Khái niệm hộ trực nơi phương pháp Don Bosco tự nó bao hàm ý nghĩa của một sự bảo vệ; nếu bỏ qua không nói đến sự khẳng định đó, người ta sẽ phản bội tư tưởng của ngài.
Tuy nhiên, bảo vệ đây không phải là giám thị theo cách hiểu thông thường của thời đó. Trái lại để đối lập với việc giám thị, mà Don Bosco đã chọn danh từ “Hộ trực viên” để nói về các nhà giáo dục của ngài.
Nhà giáo dục Salêdiêng không giám sát các em để sửa phạt những sai phạm…, nhưng cũng không thả lỏng các em đi vào tất cả mọi kinh nghiệm mà không cảnh giác các em. Vậy công việc phải làm là dự phòng những bước sai lạc đó và đó không phải là việc dễ làm, bởi vì dự phòng thì mất công hơn là đàn áp.
Như vậy, sự hộ trực Salêdiêng có thể được coi là con đường thứ ba đối với con đường thả lỏng và con đường canh gác. “tôi được phép làm tất cả mọi sự nhưng không phải tất cả mọi sự đều sinh ích cho tôi”. Thánh Phaolo đã viết như thế cho các giáo dân Corintô và khái niệm hộ trực theo cách hiểu Salêdiêng, đã lấy cảm hứng từ câu khẳng định kia là Thánh Phaolô.
Cách thức của sự hộ trực: Hiện diện
Việc giáo dục cho thiếu niên biết hành sự tự do của mình, như chúng tôi vừa trình bày, sẽ giả thiết phải bảo vệ sự tự do đó. Nhưng dĩ nhiên, học tập sống tự do lại chỉ có thể thực hiện được bởi chính các thiếu niên. Như vậy vừa phải khuyến khích vừa phải bảo vệ sự tự do của người thiếu niên: đó là một dự tính giáo dục thật khó khăn, và còn có vẻ như mâu thuẫn nữa. Quả vậy, bảo vệ sự tự do của các em có nghĩa là cảnh giác các em đề phòng những thứ kinh nghiệm có thể tác hội đối với các em…,và những đề phòng như vậy lại chính là những cản trở cho sự phát triển tối đa của tự do mà người ta cổ võ.
Sau đây là cách giải quyết điều mâu thuẫn đó: Cách thức do Don Bosco đề ra cho nhà giáo dục vừa muốn khuyến khích vừa muốn bảo vệ sự tự do của các em thiếu niên. Đây thật là vẻ mới mẻ hoàn toàn và là nét đặc sắc của khoa giáo dục do Don Bosco tìm ra và đề ra cho các nhà giáo dục. Nó được gói gọn trong một từ thôi và là từ then chốt của các thực hành Salêdiêng hiện diện. Hộ trực là hộ hiện diện (theo gốc chữ, thì ad-sistere là đứng bên cạnh)
Nhà giáo dục phải có mặt với các em. Những sự can dự của nhà giáo dục không giống như những hành vi quyền bính, xuất phát từ bên ngoài để hạn chế môi trường tự do của các thiếu niên nhưng phải là những ý kiến chân tình để mở rộng môi trường tự do.
Don Bosco luôn ân cần nhắc nhở phải có sự hiện diện này, một sự hiện diện ngài đã có kinh nghiệm sống. “Phải luôn luôn có mặt với các em” “phải sống với các em ở khắp chốn”; đó là lời ngài luôn nhắc nhở cho các nhà sư phạm Salêdiêng. Chính ngài đã sống như vậy: “Ngài luôn sống giữa các em, ngài ở với nhóm này, đi với nhóm kia, nói với em này, hỏi han em khác. Ngài kín đáo hỏi chuyện các em để biết rõ các em hơn và để biết những nhu cầu của các em. Ngài ghé vào tai em này, em kia để nói chuyện riêng tư của mấy em. Ngài để tâm an ủi và mang lại vui tươi cho những em âu sầu bằng cách pha trò. Ngài luôn luôn vui vẻ, tươi cười, nhưng không có gì lọt qua mắt chăm chú của ngài…không có gì lọt qua sự chú ý cảnh giác của ngài, vì ngài biết rõ những hiểm nguy có thể xẩy đến cho nhóm thiếu niên non nớt, có cách sống và thuộc những tầng lớp xã hội rất khác nhau.
Một sự hiện diện như thế sẽ có 3 nét đặc trưng sau đây:
Trước hết, đó là một sự hiện diện được hướng dẫn bởi một ý hướng giáo dục. Cho nên không phải chỉ hiện diện để hiện diện, nhưng phải hiện diện để thực hiện một nền giáo dục như đã được trình bày.
Thứ hai, đây là một sự hiện diện để cho nhà giáo dục đảm nhận cách đơn sơ vai trò được vạch rõ của mình là người hộ trực.
Sau cùng, đây là một sự hiện diện để ân cần và thao thức chia sẻ với các em. Cho nên đây không phải là một thứ hiện diện tùy lúc, nhưng là một sự hiện diện thường xuyên.
Ngay từ thời Don Bosco, các thiếu niên và các nhà giáo dục đã chia sẻ cùng một cuộc sống bên trong các nhà Salêdiêng. Và chắc chắn đó là nét đặc trưng chủ yếu của các nhà đó.
Chương 2
MỘT NỀN GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
“Một nét đặc trưng của phương pháp giáo dục Don Bosco là phải nắm được các thiếu niên trong mọi chiều hướng của các em, kể cả chiều hướng tinh thần” (Xavier Thévanot).
Nếu nơi chương trước chúng tôi đã nhấn mạnh về sự “phải để cho các thiếu niên phải hoàn toàn tự do làm tất cả những gì các em ưa thích nhất”, thì chúng ta cũng đừng quên rằng, đối với Don Bosco, tự do không phải là một mục đích tự nó, nhưng chỉ là phương tiện để các em cởi mở; và khoa sư phạm của ngài ở tại việc nắm được các em trong không khí cởi mở như thế, để không một chiều hướng nào của con người các em bị che khuất.
Don Bosco hướng tới một nền giáo dục toàn diện, toàn bộ bao hàm tất cả nhân cách của người thiếu niên. Không một lãnh vực nào của bản tính con người bị bỏ quên đối với ngài. Ngài nắm được các thiếu niên trong lãnh vực làm việc cũng như trong lãnh vực giải trí, trong chiều hướng cá nhân cũng như trong chiều hướng tập thể và ngài dành một tầm quan trọng đặc biệt cho chiều hướng tinh thần của các em. Chính tính toàn diện này là bí quyết để hiểu nét vui tươi của nền giáo dục Salêdiêng.
Nắm lấy người thiếu niên trong lãnh vực làm việc
Don Bosco dạy cho các thanh thiếu niên của ngài biết say mê làm việc trí thức và tay chân. Chính bản thân ngài đã biết rõ thế nào là công việc làm ăn nặng nhọc của một em tập nghề để kiếm miếng ăn, và thế nào là sự học hành miệt mài của cậu học sinh để mở mang trí tuệ trong lãnh vực bao la của kiến thức.
Qua các tác phẩm của ngài, ngài dạy mọi người yêu mến mọi sự làm việc. Quả vậy các nhà Salêdiêng không phải chỉ là một tư thục để các em học hành hoặc việc nhà trường lo việc giảng dạy, nhưng đó là một môi trường giáo dục luôn đề cao một sự đào luyện toàn diện và hướng về cuộc đời.
Xét về tầm quan trọng của sự làm việc trong cuộc đời con người ta, nhà giáo dục Salêdiêng đặc biệt chú ý đến công việc làm của các thiếu niên mà mình lãnh trách nhiệm, dù là lao động trí óc đối với các em học sinh, hay là lao động chân tay đối với các em học nghề. Nhà giáo dục phải tha thiết với những nỗ lực của các em để khuyến cáo, khuyến khích hoặc khen thưởng.
Công việc hướng nghiệp cho thanh thiếu niên vẫn sẽ là một trong những mối ưu tư lớn của ê-kíp các nhà giáo dục Salêdiêng.
Cũng nên ghi lại đây những nỗi ưu tư của Don bosco trong việc bênh vực các quyền lợi của những thiếu niên bước vào đời lao động. Là người xướng xuất lên những “hợp đồng học nghề”, ngài đã phát huy nơi các thiếu niên tập nghề của ngài một tinh thần mà ngày nay chúng ta có thể gọi là tinh thần ‘nghiệp đoàn’.
Nắm lấy người thiếu niên trong lãnh vực giải trí
Don Bosco dành một tấm quan trọng rất lớn cho sự làm việc, nhưng ngài cũng không coi nhẹ thời gian giải trí của các em.
“là nhà giáo dục các thiếu niên, Don Bosco không thể không tự đặt cho mình vấn đề giải trí. Ngài đã làm như thế dựa vào kinh nghiệm tuổi trẻ của ngài”.
Một trong những trực giác của ngài là thời gian giải trí là lúc thuận tiện nhất cho việc xây dựng nhân cách các thiếu niên.
Trong số các cách giải trí Don Bosco đặc biệt đề cao và dành chỗ nhất cho các trò chơi tập thể. “Nếu Don Bosco có kinh nghiệm về các trò chơi, thì ngài cũng biết rõ giá trị giáo dục của cuộc chơi đó
Don Bosco đã nới rộng ý niệm về giải khuây giáo dục tới tất cả các hình thức giải trí, nhất là ba loại ưu tiên sau đây:
Trước hết là âm nhạc và ca hát. “Âm nhạc cũng là một đam mê của Don Bosco, đồng thời cũng là một phương tiện giáo dục của ngài”. Cũng như bất cứ người Ý chính cống nào khác, ngài thích ca hát, nhưng ngài còn là người đi xung phong trong việc tung ra những lớp dân ca năm 1845. Ngài đã khai mạc một phương pháp tập thể để giảng dạy ca hát và bình ca, và đã thành công trong việc lập một ca đoàn. Những lần trình diễn của ca đoàn này đã được tán thưởng nhiều lần hồi đó. Âm nhạc dụng cụ cũng là một đặc điểm của các nhà Salêdiêng. Và đội kèn đồng là niềm kiêu hãnh của nhóm trẻ em đầu tiên của ngài.
Trong lãnh vực văn nghệ, thì sân khấu là một yếu tố quan trọng cùng với âm nhạc và trong tương quan với âm nhạc, trong số những món giải trí của Nguyện xá. Don Bosc đề ra cho sân khấu ba mục tiêu: giải trí, giáo huấn, giáo dục.
Sau cùng, hình thức giải trí có lẽ quan trọng nhất, không phải là văn nghệ, nhưng là thể lực: thể thao luôn luôn giữ một địa vị quan trọng trong các nhà Salêdiêng. Cũng nên ghi nhận những buổi tối đi dạo đi chơi tập thể, được Don Bosco coi là có tầm quan trọng cho việc giáo dục. Không ai quên được buổi đi dạo chơi của 300 thanh thiếu niên bị tạm giam tại nhà tù Tôrinô. Thật là cuộc đi chơi lịch sử. Không một phạm nhân nào lợi dụng ngày vui do Don Bosco xướng xuất và tổ chức đó, với biết bao khó khăn về phía nhà cầm quyền, để tẩu thoát.Đối với ngài, những cuộc đi dạo chơi như thế là một hình thức giải trí tuyệt diệu, đồng thời còn là một dịp tốt để gây niềm tin tưởng. Đằng khác ngài đã tỏ ra là một người hướng dẫn có tài làm các em thích thú lắm, vì ngài cho các em biết lai lịch về những nơi mình đi qua. Và nhất là vì ngài có biệt tài kể chuyện.
Nắm lấy người thiếu niên trong chiều kích cá nhân
Trong tất cả thời gian hiện diện bên cạnh thiếu niên, Don Bosco và các phụ tá của ngài luôn tiến hành một hành động cá nhân nơi từng em một.
Các ngài ý thức rằng bất cứ thiếu niên nào cũng đều mang trong mình những ‘tính năng động’, những sức lực những khát vọng thúc đẩy các em lớn lên. Thực trạng đó giống như một ‘tiếng gọi’ ở trong con tim mỗi người, làm cho con người ta không bao giờ bằng lòng với cái mình hiện là, nhưng mỗi người luôn nóng lòng muốn được tự do hơn, có nhiều khả năng hơn để tỏ mình ra, để sáng tạo, để yêu thương.
Bởi vậy, trong hành động giáo dục của mình, nhà giáo dục Salêdiêng phải lưu tâm đến tất cả những khó khăn mà cậu thiếu niên có thể gặp trên quá trình tiến hóa.
Hành động giáo dục cá nhân này được biểu lộ:
- Qua kinh nghiệm sống được chia sẻ với người thiếu niên, giúp cho người thiếu niên có một thái độ mới trong những giao tiếp với người lớ
- Qua một sự nâng đỡ cá nhân, nhất là dưới hình thức những cuộc đối thoại giúp cho người thiếu niên ý thức về những khó khăn của mình, và mang đến cho người thiếu niên sự trợ giúp để vượt qua những khó khăn đó.
- Nhờ việc nhận thức và phát huy những khả năng của bản thân người thiếu niên, cũng như nhờ sự khơi dậy những mối tha thiết chính yếu của người thiếu niên, rồi cùng chung sức với người thiếu niên để tìm ra những phương thế thực hiệ
- Nhờ những đề nghị về những khả năng đào tạo, giúp cho người thiếu niên tiến lên cả trên bình diện nghề nghiệp lẫn trên bình diện xã hội và văn hóa.
Nắm lấy người thiếu niên trong chiều kích tập thể
Don Bosco và nhà giáo dục Salêdiêng bước theo ngài đã không chỉ lưu tâm đến chiều kích cá nhân của người thiếu niên, mà còn chú trọng đến chiều kích tập thể của các em nữa. Hành động của nhà giáo dục Salêdiêng không chỉ có tính riêng rẽ, mà còn có tính đoàn thể nữa.
Trong khoa giáo dục Salêdiêng, bao giờ cũng có sự nhấn mạnh về sinh hoạt đoàn thể. Cuộc sống chia sẻ với đoàn, với nhóm, sẽ cho phép thiếu niên đặt mình trong tư thế đối diện với những người khác, đồng thời cũng cho các em khám phá ra những đòi hỏi gắn liền với sinh hoạt tập thể. Như vậy sinh hoạt tập thể giúp các em phát huy hai cảm thức căn bản:
- Cảm thức về trách nhiệm: các thiếu niên thấy mình đồng trách nhiệm về đoàn thể mà các em là thành phầ Các em có thể được trao cho trách nhiệm tổ chức hoạt động này hay hoạt động khác.
- Cảm thức về đức công bằng và tình liên đớ
Đối với những thiếu niên có những rối loạn về tình cảm và nhân đó tỏ ra phần nào khó thích ứng với sinh hoạt xã hội, thì nhờ tính năng động của riêng nó, đoàn thể được sử dụng làm phương thuốc chữa trị, giúp cho những em đó nhận ra những khó khăn về giao tiếp của mình, rồi nhân đó sẽ có thể sửa đổi những thái độ của mình. Một chuyển động sẽ hình thành trong việc nhìn nhận nhau: mọi thành viên của đoàn thể phải nhìn nhận các người khác; nếu chính bản thân mình muốn được người khác nhìn nhận
II- CHIỀU KÍCH TINH THẦN TRONG NỀN GIÁO DỤC SALÊDIÊNG
Lưu tâm đến chiều kích tinh thần của thiếu niên
Bởi vì nền giáo dục Salêdiêng nhằm nắm lấy các thiếu niên cách toàn diện cho nên chúng ta cần phải dừng lại nơi niềm xác tín nền tảng của Don Bosco đó là con người của cậu thiếu niên chỉ đạt được đầy đủ kích thước của nó, khi người thiếu niên khám phá ra chiều hướng tinh thần của mình.
Trong mỗi thiếu niên đang có một ông thánh ngủ say. Trong mọi thiếu niên vẫn có một con người có thể nhận ra Thiên Chúa đang say mê mình. Trong mỗi thiếu niên vẫn có một con người có thể say mê Thiên Chúa.
Nhưng tất nhiên, tất cả những thiếu niên không có cùng một trình độ trong việc khám phá ra cuộc sống tinh thần. Bởi vậy, và đó là một trực giác quan trọng của Don Bosco, cần phải để ý đến những tình trạng khác nhau của các em trong vấn đề đức tin. Một số em tiến xa hơn các em khác, cho nên cần phải tôn trọng đường đi của mỗi em.
Đó là lý do khiến Don Bosco lập ra “việc tông đồ của thiếu niên giữa các thiếu niên với nhau”. Đó là mục đích. Đối với những em đã có sự gặp gỡ sống động với Con Thiên Chúa, thì không nên ngần ngại đề nghị mấy em suy niệm về Phúc Âm và năng lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và Hòa giải, để củng cố đức tin và làm vững mạnh thêm mối ưu tiên tông đồ đối với bạn bè.
Trái lại, đối với những em không biết gì về Thiên Chúa thì phải bắt đầu bằng việc chỉ cho các em thấy rằng có thể có tình yêu. Làm sao có thể làm cho mấy em khám phá ra có Thiên Chúa và ngài là tình yêu, nếu ta không yêu thương các em và nhân đó chứng minh rằng có tình yêu?
Đối với tất cả các em, mục đích tìm kiếm là sự thánh thiện. Bởi vậy, như chúng tôi sẽ nêu lên trong phần kết luận của tập sách nhỏ này, đặc tính căn bản của nền giáo dục Salêdiêng ở tại việc liên kết chặt chẽ giáo dục và giảng dạy Phúc Âm.
Không khí giáo dục đậm nét vui tươi
Hết mọi người được đề nghị hãy tìm kiếm sự thánh thiện, trong một tinh thần mà Đaminh Saviô giải thích cách trung thực cho một em vừa bước chân tới Nguyện Xá. Tinh thần đó được gói gọn trong hai chữ. Đaminh nói với anh bạn mới rằng: “Cậu nên biết ở đây chúng tôi chủ trương thánh thiện là sống rất vui vẻ”. rồi Đaminh giải thích thêm như sau: “Ngay từ hôm nay, bạn hãy bắt đầu thực hiện sự quyết tâm này: Hãy phụng sự Chúa trong niềm vui!”
Theo cha Ceria, thì câu “Hãy phụng sự Chúa trong niềm vui” (TV 99,2)là khoản chủ yếu của nền giáo dục Don Bosco. Ngài đã lấy câu của thánh Phaolô. “Hãy vui vẻ luôn” làm phương châm. Các thiếu niên của Nguyện Xá thường nghe ngài nhắc lại câu nói của ngài “Hãy vui lên!” và chúng ta biết ngài đã đặt tên cho nhóm bạn bè mà ngài muốn dẫn đi trên con đường tốt lành là “ Hội vui tươi”. “Hài hước, vui cười, khước từ những điệu bộ thiếu tự nhiên, khước từ những xa cách trịnh trọng đối với nhà giáo dục, cả khi đó là những linh mục, tất cả những nét đó cùng với một thái độ lạc quan căn bản, làm cho bầu không khí giáo dục Salêdiêng trở thành một bầu không khí thoải mái, ai cũng thấy sống khoan khoái”.
Niềm vui là không khí chủ động của bầu không khí giáo dục đặc biệt của các nhà Salêdiêng đến nỗi không thể quan niệm hành động giáo dục Salêdiêng mà không có niềm vui, là đặc tính của nền giáo dục này.
Phần lớn tài khéo giáo dục của Don Boso ở chỗ ngài luôn biết cách tạo nên xung quanh ngài một bầu không khí bằng an và vui vẻ trong sáng. “Ai có tâm hồn bằng an, sẽ luôn luôn vui như tết”.
Được làm bằng đạo đức, học hành và lao động, tất cả sinh hoạt của Nguyện Xá luôn thấm nhuần niềm vui thánh này. Một sử gia đã chứng kiến sinh hoạt vui tươi đó viết rằng: “Ai không tai nghe mắt thấy sẽ khó có thể có một ý niệm về sự kiện này”.
Niềm vui là hoa trái tuyệt mỹ của nền giáo dục Salêdiêng, một nền giáo dục không được làm ra để người ta nói về nó, nhưng để người ta sống nó.
Chương 3
MỘT MỐI QUAN HỆ GIÁO DỤC XÂY TRÊN SỰ THÂN ÁI
“Đây là nguyên lý giáo dục của Don Bosco: Giáo dục là một công việc của trái tim, tất cả mọi việc làm sẽ xuất phát từ đó và nếu không có trái tim thì việc làm sẽ khó khăn và kết quả sẽ bấp bênh” (A. Caviglia).
Nền sư phạm của tự do…Nền giáo dục đa hướng… Tất cả những chữ đó chỉ nói lên một cách nghèo nàn ý nghĩa đích thực của phương pháp dự phòng, nếu người ta quên cái mà Don Bosco coi là nền tảng của việc thực hành phương pháp này, đó là những lời của thánh Phaolô: “Tình thương thì nhẫn nhục, tình thương thì phục vụ…tình thương tha thứ mọi sự, tin tưởng mọi sự, chịu đựng mọi sự”
Trong nền giáo dục Salêdiêng, ưu tiên tuyệt đối được dành cho mối quan hệ giữa nhà giáo dục và em thiếu niên. Chính phẩm chất của mối quan hệ này là điều quan trọng số một, chứ không phải mấy nguyên tắc hoặc mấy cơ cấu giáo dục. Muốn là nhà giáo dục, trước hết phải muốn thương mến. Tất cả những điều khác chỉ là tùy phụ.
Yêu thương: đó là cái ngăn cản sự hiện diện của nhà giáo dục khỏi trở thành một thứ ngăn chặn từng giây từng phút, canh chừng các thiếu niên đừng để các em phá phách. Yêu thương là cái làm cho sự hiện diện đó trở thành một sự hỗ trợ của một người thích ở với các em.
Đó là cái cho phép nhà giáo dục nói năng với tất cả con người của em thiếu niên, đúng như chúng tôi đã trình bày trong một chương trên đây.
Tình thân ái (Amorevolezza) là nguyên tắc có tính phương pháp đích thực của nền giáo dục Salêdiêng, chúng tôi sẽ dành chương này để bàn về vấn đề này.
Để xác định đơn vị duy nhất của sự thân ái này trong khoa sư phạm của Don Bosco, chúng tôi thấy trước hết cần phải nhắc lại bức thư do ngài gởi cho các tu sĩ Salêdiêng ở Tôrinô năm 1884 từ Roma. Bức thư này vẫn được coi là bài học đích thực về sư phạm. Sau đó chúng tôi sẽ cố gắng nêu lên những nét đặc trưng chủ yếu của sự thân ái.
I- BỨC THƯ NĂM 1884
Với lối văn quen thuộc của ngài, lối văn kể các truyện nằm mơ, Don Bosco gởi cho các tu sĩ Salêdiêng ở Tôrinô, mà ngài đã rời bỏ từ hơn hai tháng, những cảm nghĩ của ngài khi so sánh Nguyện Xá 1884 với Nguyện Xá hồi năm 1870.
Nguyện Xá 1870
Don Bosco bắt đầu bằng việc khơi lại những gì đã diễn ra trên sân chơi của Nguyện Xá hồi đó. Ngài thấy mình đang ngắm nhìn một sân chơi sống động và vui vẻ, với cả ngàn thứ trò chơi. “Tôi thấy tất cả là sự sống, tất cả là chuyển động, tất cả là vui vẻ. Em thì chạy, em thì nhảy, em thì giúp các em khác nhảy. Các tu sĩ Salêdiêng thì hòa mình vào các cuộc chơi của các em, rõ ràng có một sự tin tưởng lớn lao giữa các em và tu sĩ.
Don Bosco dùng miệng một học sinh thời đó, Valfre, để đưa ra kết luận:
“Đúng rồi, thân tình thì sinh ra thân ái, và thân ái sinh tin tưởng. Đó là cái đã mở rộng các trái tim không chút sợ hãi, các thiếu niên trình bày tất cả cho các giáo sư, các hộ trực viên và cho các bề trên… các thiếu niên ngoan ngoãn vâng theo mệnh lệnh của những người mà các em chắc chắn thật tình yêu thương các em”
Nguyện Xá 1884
Sân chơi năm 1884 có vẻ khác nhiều lắm, “Tôi không còn nghe thấy những tiếng la hét vui cười, những tiếng hát, tôi không còn thấy sự chuyển động và sức sống của cảnh tượng trước kia. Người ta nhận thấy trong các cử chỉ và trên nét mặt của nhiều thiếu niên một sự buồn bực, mất tin tưởng coi mà đau lòng”. Tất nhiên, một số em vẫn chơi, nhưng trong số này cũng nhiều em tỏ vẻ thờ ơ. Nhiều em ngồi một mình xa rời ở một góc sân, một số em khác đi đi lại lại từng nhóm nhỏ, nói chuyện thì thầm với nhau. Và cái vẻ uể oải của sân chơi này đã mô tả đúng bầu không khí chung của Nguyện xá năm đó.
Một bài học giáo dục đáng giá
Sau đó, là cuộc đối thoại tưởng tượng của Don Bosco và anh Giuse, một học sinh cũ nhận định về sân chơi năm 1884:
- “Tôi hiểu, tôi thấy, Don Bosco trả lờ Nhưng làm cách nào để mang lại sức sống cho các thiếu niên của cha, để họ lại hoạt động vui tươi và tràn trề sức sống như xưa?
- Phải dùng đức bác ái.
- Bác ái ư? Thế các em chưa được yêu thương đủ ư? Thế con không thấy họ là tử đạo của việc học hành , và của sự làm việc sao?
- Con thấy, con biế Nhưng như thế chưa đủ. Vẫn thiếu điều quan trọng hơn.
- Điều gì vậy con?
- Đó là không những các em được yêu thương mà các em phải biết mình được yêu thươ
- Thế các em không có mắt ở trên đầu chăng? Các con không hiểu gì sao? Các em không thấy các cha và các thầy chỉ một lòng hy sinh xả thân cho các em đấy sao?
- Không, con xin thưa lại rằng như thế vẫn chưa đủ.
- Vậy phải làm gì?
- Các em phải được yêu thương trong những gì các em ưa thích nhất, người ta phải thích ứng với những sở thích của các em, để rồi các em khám phá ra tình thương cả nơi những điều tự nhiên các em không ưa chút nào, như kỷ luật, học hành, hãm mình và các em tập làm các việc đó cách phấn khởi và với lòng mế
- Con hãy nói rõ thêm cha nghe.
- Thì xin cha hãy nhìn các em đang chơi trên sân kia.
- Lúc đó Don Bosco thấy rằng, khác với cảnh tượng sân chơi năm 1870, nay rất ít các thầy hòa mình nô chơi với các em. Đa số các thầy đi đi lại lại nói chuyện với nhau và không để ý gì đến các em. Mấy thầy khác đứng nhìn các em chơi, không tha thiết gì với những gì đang diễn ra. Mấy thầy khác thì đứng tận đàng xa để trông coi các em.
- Don Bosco muốn biện minh cho thái độ của những người kế nhiệm ngài. Ngài nói: “Nhiều người không còn cảm thấy đủ sức để gánh lấy những nỗi nhọc mệt của ngày xưa”. Nhưng anh Giuse trả lời ngài rằng:
- Như vậy là do họ bỏ qua điều nhỏ bé, nên họ đã đánh mất tất cả. Tất cả đó, là tất cả những nhọc mệt của họ. Họ hãy yêu thích những gì các em yêu thích rồi các em sẽ yêu thích những gì các vị bề trên ưa thích. Và khi đó, các sự mệt nhọc sẽ trở thành êm dị
- Nguyên nhân của sự thay đổi hiện nay tại Nguyện xá là một số các em không tin tưởng vào các vị bề trên nữ Ngày xưa trái tim các em rộng mở: các em yêu mến các bề trên của mình và mau lẹ vâng lời các ngài. Bây giờ thì các vị bề trên được mấy em coi là bề trên, nhưng không còn là các người cha, các người anh, các người bạn của các em nữa: Các ngài được kính sợ, nhưng ít được yêu mến. Vậy nếu người ta muốn đào tạo các tâm hồn phải phá đổ bức tường của sự nghi ngờ, và thay thế vào đó một sự tin tưởng chân tình.
- Nhưng làm sao phá đổ được bức tường ngăn cách này?
- Phải thân tình với các em, nhất là trong giờ chơi, không có thân tình sự thân ái sẽ không được chứng tỏ và thiếu sự chứng tỏ này, sẽ không có sự tin tưởng . Ai muốn được yêu mến, phải cho thấy mình yêu thươ.”
II- NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ THÂN ÁI
Thật là một bài học tuyệt diệu về sư phạm! Bây giờ dưới ánh sáng của bức thư này, chúng ta hãy cố rút ta những nét đặc trưng chính yếu.
Thân tình
Thân tình là giao du thân mật với các em, tự đặt mình xuống ngang hàng với các em, ưa thích những gì các em ưa thích. Tóm lại đó là thích sống gần các em.
Người ta chỉ có thể thích sống gần các em, nếu người ta tin rằng các thiếu niên có thể giúp ta khám phá ra những khía cạnh ta chưa từng biết về cuộc đời – nếu ta chấp nhận rằng ta không phải là Đấng toàn năng, và ta đang đứng trước con người tự do. Hiện diện theo cách thức Don Bosco, không phải chỉ là chấp nhận rằng mình có lãnh nhận được cái gì đó bởi các em vì nếu tôi hiện diện cạnh các em, thì các em cũng hiện diện cạnh tôi..
‘Sự thân tình’ là nguyên tắc căn bản của nền giáo dục Salêdiêng. Người ta có thể nói đó là điều kiện tối cần thiết, điều kiện không có không được của nền giáo dục Salêdiêng đích thực, bởi vì như Don Bosco đã nói, chính sự thân tình phát sinh ra tình thân ái, và tình thân ái sẽ sinh ra sự tin tưởng.
Tất cả bức thư năm 1884 mà chúng tôi vừa tóm lược có chủ để trung tâm là cần thiết phải có sự thân tình và chỉ có sự thân tình mới có thể giúp ta phá đổ bức tường ngăn cách tai hại của sự nghi ngờ giữa các thiếu niên và những người giáo dục, và thay vào đó một sự tin tưởng chân tình.
“Bức tường ngăn cách tai hại của sự nghi ngờ” lời nói đó ngày nay vẫn còn đúng một cách kinh khủng. Bởi vì, như chúng tôi đã có dịp đề cập nơi chương I, thoạt tiên khi gặp các nhà giáo dục, các em, nhất là các em có những khó khăn về tiếp xúc xã hội, thường cảm thấy nghi ngại. Một sự nghi ngại rất dễ hiểu, bởi vì các em có cảm tưởng (và đôi khi không chỉ là cảm tưởng) đã bị người lớn đặt cạm bẫy, cho nên các em đã mất sự tin tưởng ngây thơ đối với các nhà giáo dục.
Để phá đổ bức tường ngăn cách này cái nhìn đặc biệt sâu sắc của Don Bosco ở chỗ đã tìm ra sự cần thiết của thái độ “thân tình”. Không cần nói nhiều với các em (mà thật ra các em nghe quá nhiều rồi), nhưng cần phải tham dự vào sinh hoạt của các em.
Một sự thân ái chân thành và sâu xa
Muốn tham dự vào cuộc sống của các em, phải có một tình thân ái chân thành và sâu xa đối với các em. Đây không phải chỉ là một kỹ thuật giáo dục, nhưng đây là linh hồn của khoa sư phạm Salêdiêng: “thân tình sẽ phát sinh thân ái và thân ái này sẽ nảy sinh sự tin tưởng”.
Nếu được đọc cả đống thư Don Bosco viết cho những người và những cộng đoàn, độc giả sẽ thấy rất nhiều chứng cớ nói lên tình thân ái sâu xa và chân thành của Don Bosco đối với các thiếu niên của ngài. Nhiều bức thư của ngài bắt đầu bằng những lời như: “Các bạn yêu quý, tôi yêu mến tất cả các bạn từ đáy lòng tôi”.
Tình thân ái là nền tảng hệ thống dự phòng, bởi vì theo Don Bosco, chỉ có thân ái mới phát sinh được tin tưởng và ta biết tin tưởng là nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục Salêdiêng.
Để có sự tin tưởng thật sự và mạnh mẽ của cậu thiếu niên đối với nhà giáo dục (mà không có sự tin tưởng này, sẽ không có giáo dục Salêdiêng), cần thiết tình thân ái của nhà giáo dục đối với các em phải trung thực và sâu xa. Cần phải nhấn mạnh về tính trung thực, tình thân ái sẽ trở thành dối trá. “Muốn chiếm được sự tin tưởng, mình hãy bắt đầu tin tưởng đi”, “muốn được yêu mến thì cho thấy mình yêu mến”. Đó là sứ điệp của Don Bosco.
Một tình thân ái được tỏ bày
Tình thương của nhà giáo dục đối với các em, không nên giữ kín trong lòng, nhưng phải tỏ bày cho các em thấy. Một đoạn của bức thư 1884 đã được trích dẫn trên kia, tỏ ra đầy ý nghĩa về vấn đề này: “Vẫn còn thiếu một điều hệ trọng… Đó là không những các em được yêu thương, nhưng cần các em phải cảm thấy mình được yêu thương”.
Đó là một trong những ý tưởng chủ chốt của nền giáo dục Don Bosco, và có thể đó là ý tưởng đặc sắc nhất. Nhưng có thể đó cũng là ý tưởng bị tranh cãi nhiều nhất hiện nay.
Đối với Don Bosco, một tình thương để trong lòng sẽ không khuyến khích sự tin tưởng. Bởi vậy ta không nên bỏ qua dịp nào mà không bày tỏ lòng ta yêu thương các em.
Một tình thân ái vô điều kiện
Một nét độc đáo nữa của tình thân ái Salêdiêng là tính vô điều kiện: tình thân ái vẫn còn nguyên, mặc dù những sai phạm của các em. Dù bản chất của sự lỗi phạm thế nào đi nữa, nhà giáo dục Salêdiêng vẫn sẵn sàng tỏ tình thương các em và tin tưởng các em.
Nơi Don Bosco, tình thương vô điều kiện này được thể hiện nơi tính nhẹ nhàng của các hình phạt: Một điều rất mới lạ đối với thời đó. Trong tập tiểu luận về phương pháp dự phòng mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu nơi phần nhập đề của chúng tôi, ngài đã đưa ra lời khuyên: “Nếu có thể, đừng bao giờ sử dụng các hình phạt”
Don Boso bài trừ tất cả những hình phạt trên thân xác trẻ em. Những hình phạt như thế thường để lại những kỷ niệm không tốt. Ngài viết: “Các em có thể tỏ ra bất cần, nhưng nếu người ta để ý theo dõi các em trong cuộc sống, người ta sẽ thấy các kỷ niệm của giới tuổi trẻ thật đáng sợ: các em dễ quên những sửa phạt do cha mẹ, nhưng khó quên những lần bị các nhà giáo dục sửa phạt”
Một tình thân ái theo Phúc Âm
Tình thân ái của Don Bosco là một tình thân ái có ý nghĩa: không nói rõ điều này sẽ là phản bội nền giáo dục của ngài.
Tình thân ái của ngài đề cao phải là dấu hiệu của tình thương của Chúa Kitô. Trong bức thư năm 1884 mà, để cho ngắn gọn, chúng tôi đã không trích dẫn toàn bản văn, đã có nhiều chỗ nói tới Chúa Kitô. Có những đoạn như “Chúa Giêsu Kitô đã trở nên bé nhỏ với những kẻ bé nhỏ, và ngài đã mang lấy những sự yếu đuối của chúng ta. Ngài là Thầy dạy ta về thân tình”. Nơi khác Don Bosco lại viết: “Chúa Kitô đã không bẻ gãy cậy sậy bị dập, ngài cũng không dập tắt tim đèn còn khói. Ngài thật là gương mẫu của ta đó”.
Điều rõ ràng làm cho tình thương này đáng gọi là tình thương theo Phúc Âm, vì nó không trói buộc, không tha hóa, nhưng giải thoát kẻ được yêu thương. Nói cách khác tình thân ái không nhốt thiếu niên vào trong cảm tính của nhà giáo dục, nhưng sẽ giúp thiếu niên đạt được sự tự do đích thực của mình. Tự nhiên chúng ta ai cũng có khuynh hướng nới rộng lãnh vực sở hữu của mình, ‘các thiếu niên của tôi’, ‘các em nhỏ của tôi’, ‘cơ sở giáo dục của tôi’…Nhưng nghệ thuật giáo dục theo Don Bosco là đi tới chỗ giảm dần sự ước muốn của mình để các thiếu niên có thể trở thành tự chủ.
Giáo dục là làm cho tha nhân càng ngày càng trở thành ‘một người khác’, trở thành một nhân vị, một người đối thoại có khả năng xử sự như một chủ thể, chứ không phải là một đối tượng để thực hiện những dự tính của nhà giáo dục.
Một tình thân ái thanh tịnh
Ai cũng thấy rằng một phương pháp giáo dục như thế đòi hỏi nơi nhà giáo dục một sự tự chủ vững vàng đối với cảm tình của mình, để đừng cố nhốt các thiếu niên vào trong sự thèm muốn của mình.
Trong bức thư 1884, Don Bosco tỏ ra nghiêm khắc đối với những nhà giáo dục “chịu để cho một tạo vật chiếm lấy trái tim mình và vì cưng chiều một em, đã bỏ bê tất cả các em khác”
Bởi vậy, Don Bosco nhấn mạnh nhiều về đức thanh tịnh là nhân đức phải giúp nhà giáo dục quản lý chặt chẽ các tình cảm của mình, cảm tính của mình, hòng giúp cho cảm tính của các thanh thiếu niên được trở thành tự lập. Các thiếu niên ngày nay có lý do để nhắc nhở chúng ta rằng tình thương không phải là một cái gì cho một lần mà đủ và chỉ cần duy trì thế nào cũng được. Các thiếu niên biết rằng tình thương là một sự tìm kiếm lâu dài, kiên trì, liên tục của mối quan hệ giữa hai con người, một mối quan hệ chân thành và trung thực. Nhà giáo dục cũng phải sống trong sự trung thực này, có hơn là hơn các em ở chỗ mình biết chắc rằng tình thân ái mình có đối với các em đây, sẽ có ngày bị thử thách bởi cuộc chia ly.
KẾT LUẬN
GIẢNG PHÚC ÂM BẰNG GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC BẰNG GIẢNG PHÚC ÂM
Tất cả thái độ của Don Bosco đã bén rẽ sâu trước hết và trên hết vào đức tin vào sự suy niệm Phúc Âm của ngài. Bỏ qua điều này sẽ là một sự phản bội. nơi đức tin và nơi làm việc suy gẫm Phúc Âm, ngay từ lúc lên 9 tuổi ngài đã sớm khám phá ra thấy một Thiên Chúa say mê con người một Thiên Chúa biết chia sẻ những yếu đuối của chúng ta. Trong Phúc Âm ngài dã sớm khám phá ra một Thiên Chúa tôn trọng những sự nặng nề của chúng ta, tin tưởng nơi chúng ta, nơi một Thiên Chúa nhận lãnh chúng ta làm con của ngài, một Thiên Chúa giải thoát chúng ta, say đắm vì khuôn mặt đó của Thiên Chúa. Don Bosco quyết chỉ bước theo Chúa. Chính điều này chứ không phải điều khác đã hướng dẫn tất cả công cuộc giáo dục của ngài.
Một sự kiện như thế không thể bỏ qua một bên, khi người ta cố gắng làm việc xem xét lại hệ thống dự phòng theo một lối nhìn hiện đại và trung thực. Để áp dụng nền giáo dục Salêdiêng cần thiết phải hiểu rõ nguồn cảm hứng Phúc Âm này, nguồn sinh lực đã mang lại những nét chính cho nền giáo dục này và cho phép giải nghĩa những đặc điểm của kiểu cách giáo dục này.
Điều này cũng giải thích tại sao một tu sĩ Salêdiêng Phêrô Braido, đã có thể viết rằng: “Don Bosco đã đặt ở chỗ cao nhất của những lo nghĩ, tức là của những lo lắng của ngài đối với các thanh thiếu niên, đối với việc các em hội nhập vào xã hội, vào thế giới của công việc làm ăn và của nghề cũng như đối với sự trưởng thành, về giáo dục của các em, chỉ có một mục đích đó là: sự cứu độ Kitô giáo ở đời này và phần rỗi ở đời sau. Don Bosco không phủ nhận giá trị nội tại của công việc làm để giúp thiếu niên trở thành một người lương thiện, một công dân tốt, nhưng ngài nghĩ rằng, trong thực tế công việc giáo dục phải được hướng về ơn cứu độ… điều này đòi hỏi phải có ơn Chúa, phải siêng năng lãnh nhận các bí tích đồng thời phải nhờ tới sự tham dự của những người đã được thánh hiến để ban phát các bí tích” nghĩa là phải có sự tham dự của các linh mục đồng thời vẫn coi trọng công việc của các nhà giáo dục giáo dân, mà Don Bosco vẫn cần đến sự hợp tác trong công cuộc xã hội và giáo dục của ngài.
Như vậy đã rõ Don Bosco gạt bỏ bất cứ một sự tách rời nào giữa công việc giáo dục và việc giảng Phúc Âm, và chúng tôi nghĩ rằng nét đặc sắc chủ yếu của khoa sư phạm Salêdiêng ở tại chỗ kết hợp hai công việc đó, đến nỗi người ta có thể phát biểu như sau: “Giảng Phúc Âm bằng giáo dục và giáo dục bằng giảng Phúc Âm” dù hai hoạt động: giảng Phúc Âm và giáo dục là hai hoạt động khác biệt trong lãnh vực của chúng nhưng chúng đã được kết hợp lại trong việc thực hành hệ thống dự phòng cho nên chúng ta có thể kết thúc tập sách nhỏ lại bằng cách dừng lại nơi sự kết hợp này.
Đối với nhà giáo dục Salêdiêng giáo dục là nơi và là thể thức để rao giảng Phúc âm.
Bởi vậy đối với nhà giáo dục Salêdiêng, hoạt động giáo dục là nơi chốn ưu tiên để mình có kinh nghiệm về Thiên Chúa. Các nhà thần học hiện đai có thể khẳng định hoạt động giáo dục là “bí tích” của sự gặp gỡ con người ta và Thiên Chúa. Làm thế, họ đã chỉ tiếp nối công việc suy niệm của Don Bosco về một câu trong Phúc Âm được ngài cho là hết sức quan trọng: “Ai đón nhận một trẻ em vì Danh Thầy, là đón nhận chính Mình Thầy” (Lc 9,48) Lời Chúa Kitô có nghĩa là cử chỉ đón nhận các em, cũng chính là cử chỉ đón nhận Chúa Giêsu, Con của Thiên Chúa. Cho nên người ta có lý để khẳng định rằng tác vụ giáo dục Công giáo là một ‘bí tích’ nghĩa là một “dấu hiệu nghiệm” của sự gặp gỡ với Thiên Chúa.
Tất cả vẻ độc đáo của khoa sư phạm Salêdiêng nằm ở chỗ kết hợp chặt chẽ hai yếu tố giáo dục và rao giảng Phúc Âm, đến nỗi nếu người ta theo dõi suốt cuộc đời và công cuộc giáo dục của Don Bosco, người ta không thể nào tách rời giáo dục một bên và rao giảng Phúc Âm một bên.
Trong hệ thống giáo dục này, việc dạy giáo lý (xét như là việc lấy Phúc Âm soi sáng cuộc đời và xét như là thụ huấn để gia nhập sinh hoạt trong Giáo hội) và đời sống bí tích luôn giữ một địa vị ưu tiên. Không những Don Bosco lo phát huy tình cảm tôn giáo nơi các thanh thiếu niên, mà ngài cũng lo phát huy các chiều kích Giáo hội nơi các em, nhờ kinh nghiệm cụ thể và cộng đồng của Giáo hội.
Để kết thúc cuộc hành trình suy tư về khoa sư phạm Salêdiêng, chúng tôi chỉ còn nhấn mạnh về sự cần thiết phải áp dụng khoa đó thế nào cho hữu hiệu: nền giáo dục này chỉ có thể thực hiện nơi một cộng đồng giáo dục, theo nghĩa một cộng đoàn thiếu niên được sinh hóa bởi những nhà giáo dục của các em.
Không những không bao giờ nên coi đây là một phương thức giáo có thể được thực hiện do một nhà giáo dục đơn độc đối diện với một nhóm thiếu niên, mà còn phải nhớ rằng do những yếu tố cấu tạo của nó, nền giáo dục Salêdiêng chỉ có thể đem ra thực hành bởi một ê-kíp các nhà giáo dục có quyết tâm cao, muốn cùng với các thiếu niên làm nên một cộng đồng giáo dục, bởi vì tất cả nghệ thuật giáo dục Salêdiêng ở chỗ nhắm làm cho các em dần dần nắm lấy trách nhiệm về sự đào tạo của bản thân mình.
Và theo tinh thần Salêdiêng, cộng đồng giáo dục này bao giờ cũng có chiều kích Giáo hội.
Nghệ thuật giáo dục Salêdiêng là con đường Phúc Âm.
MỤC LỤC
NGƯỜI CHA CỦA GIỚI TRẺ
I- VỀ VẤN ĐỀ GIỚI TRẺ
Thánh Gioan Bosco, bạn của giới trẻ
Tiểu sử
II- SỨ ĐIỆP TIÊN TRI CỦA THÁNH GIOAN BOSCO
Giữa giới trẻ năm châu
Vatican 2
Lý trí
Tôn giáo
Tình yêu
III- NHU CẦU CẤP BÁCH CỦA NỀN GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
Theo phương pháp của Don Bosco
Vai trò của gia đình
Hoạt động của nhà trường
Thế giới lao động: hướng nghiệp
Các hội và các nhóm
KẾT LUẬN
KHOA SƯ PHẠM CỦA DON BOSCO
Lời nói đầu
Nhập đề: Don Bosco và hệ thống dự phòng
I- GIOAN BOSCO VÀ CÔNG TRÌNH SALÊDIÊNG
Tình hình nước Ý và thế kỷ 19
Tuổi thơ ấu và tuổi thiếu niên
Cuộc gặp gỡ với Batôlômêô
Nhà của Nguyện Xá
Thành lập hội Salêdiêng
Sự phát triển của Salêdiêng
II- PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC
Giới thiệu phương pháp dự phòng
Phương pháp đàn áp
Phương pháp dự phòng
Áp dụng phương pháp dự phòng
Lợi ích của phương pháp dự phòng
III- TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG
Kiều cách Salêdiêng
Một cảm hứng thống nhất
CHƯƠNG I: MỘT NỀN SƯ PHẠM CỦA TỰ DO
Phải cư xử nghiêm chỉnh
Thiết lập mối quan hệ tin tưởng
Giáo dục là một sự hợp tác
Chấm dứt chủ nghĩa quyền bính
Một nền giáo dục của tự do
Tự do nhưng không phải vô kỷ luật
Ý nghĩa của hộ trực viên Salêdiêng
Cách thức của hộ trực: hiện diện
CHƯƠNG II: MỘT NỀN GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
1 – NỀN GIÁO DỤC ĐA HƯỚNG
- Trong lãnh vực làm việc
- Trong lãnh vực giải trí
- Trong chiều kích cá nhân
- Trong chiều kích tập thể
- CHIỀU KÍCH TINH THẦN TRONG NỀN GIÁO DỤC SALÊDIÊNG
- Lưu tâm đến chiều kích tinh thần của thiếu niên.
- Không khí giáo dục đậm nét vui tươi
CHƯƠNG III: MỘT MỐI QUAN HỆ GIÁO DỤC XÂY TRÊN SỰ THÂN ÁI
- BỨC THƯ 1884
- Nguyện Xá năm 1870
- Nguyện Xá năm 1884
- Một bài học giáo dục đáng giá
- NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ THÂN ÁI
- Thân tình
- Một sự thân ái chân thành và sâu xa
- Một tình thân ái được tỏ bày
- Một tình thân ái vô điều kiện
- Một tình thân ái theo Phúc Âm
- Một tình thân ái thanh tịnh
KẾT LUẬN
- Giảng Phúc Âm bằng giáo dục và giáo dục bằng giảng Phúc Âm
- Để kết luận
“Giáo dục là việc của trái tim
Và chỉ mình Thiên Chúa là chủ trái tim
Chúng ta sẽ không thu lượm được gì
Nếu Thiên Chúa không dạy chúng ta nghệ thuật giáo dục này
Và không trao cho chúng ta chìa khóa của nó”
(Don Bosco)
Leave a Reply