Cánh Tay Của Don Bosco: Sư Huynh Sa-Lê-Diêng
- Tác giả: Ban Truyền Thông
CÁNH TAY CỦA DON BOSCO: SA-LÊ-DIÊNG SƯ HUYNH
Vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 20 trên chuyến tàu mới nhổ neo rời cảng Genova sang Bắc Mỹ, những du khách quây quần tại một bàn ăn thuộc một hàng nhì. Có cả đàn ông, đàn bà và con nít. Một chiêu đãi viên phát cho mỗi người một thực đơn để chọn những phần ăn. Một người đàn ông tự xưng mình là giáo sư trường đại học. Một bà cầm bút ký tên và thêm chức vụ của mình. Tiếp đến là một thanh niên cũng ghi danh rồi thêm ký hiệu (SDB).
Ký hiệu bí ẩn ấy là gì? Nó gây nhiều thắc mắc cho đôi vợ chồng trẻ ngồi bên cạnh. Họ thắc mắc với nhau về con người lạ mặt ấy. Họ bức xúc vì không có dịp trao đổi với người thanh niên tầm thường kia. Họ nghĩ rằng vị khách lạ ấy phải thuộc về một cơ quan mật vụ hoặc thuộc một băng gián điệp nào đó. Kể từ đó họ dè dặt hơn trong lời ăn tiếng nói. Thế nhưng, thái độ sống của người khách ấy không có gì là bí ẩn cả. vị khách lánh xa những câu chuyện phù phiếm, tìm những nơi vắng lặng trong tầu để suy tư và có một dáng vẻ dễ thương khác lạ.
Một hôm bà vợ của vị giáo sư đại học liền hỏi vị khách xem ký hiệu viết tắt đó mang ý nghĩa gì. Người khách trả lời: “Thưa bà, không có gì bí ẩn, ký hiệu có nghĩa là Sa-lê-diêng Don Bosco mà thôi”. Bà sửng sốt nói lên: “Trời ơi, ai mà không biết Don Bosco. Thế ra Ngài là linh mục Sa-lê-diêng ư?. Người ấy trả lời: “Không, tôi là Sa-lê-diêng chứ không là linh mục. Tôi là sư huynh Sa-lê-diêng. Tôi sang Mỹ để dạy về môn ấn loát tại trường Trung cấp. Bà ta ngạc nhiên, suy nghĩ không thể làm thế nào lại có một Sa-lê-diêng mà không là linh mục. vị tu sĩ đồng hành phải giải thích cho bà ta hiểu rằng, trong dòng Sa-lê-diêng có tu sĩ là linh mục, rằng người tu sĩ ở bậc giáo dân có cùng một hướng đích như các tu sĩ theo bậc sống linh mục. Hướng đích chung là đào tạo giới trẻ cho đời sống Kitô hữu. Cả hai thành phần tạo nên một loại tu sĩ, chung sức làm việc cho các lợi ích của thanh thiếu niên. Thế là bà khách kia hiểu rõ sứ mệnh của người tu sĩ này: Ông không làm việc cho một cơ quan mật vụ, nhưng là phục vụ cho giới trẻ trên toàn thế giới.
NHỮNG LÝ DO ĐÒI PHẢI CÓ CÁC SƯ HUYNH
Don Bosco đã đang và cho tới nay vẫn còn tiếp tục, muốn có hai cánh tay làm việc. Một cánh tay linh mục, dùng để dơ lên cao, thi ân giáng phúc cho các thanh thiếu niên qua việc ban các bí tích thánh. Một cánh tay khác thuộc diện giáo dân dơ lên để dạy các thanh thiếu niên nghề nghiệp để chúng sống như những công dân lương thiện. Họ sẽ là người hướng nghiệp và hướng dẫn chúng trong những công ăn việc làm. Họ sẽ giúp chúng trở nên những công dân liêm chính. Nói khác đi Don Bosco có một kế hoạch lưỡng chiều đó là chiều kích thiêng liêng và chiều kích trần thế, chiều kích thiêng liêng thì chỉ có các linh mục phục vụ các thanh thiếu niên, chiều kích trần thế thì có các sư huynh Sa-lê-diêng đứng ra để đảm nhận trọng trách.
Trong mọi lãnh vực nếu muốn hiểu kế hoạch của Don Bosco, cần phải khởi sự từ phía giới trẻ. Chính các thanh thiếu niên là lẽ sống, là chìa khóa cho ta khám phá ra kho tàng phong phú của cuộc đời Don Bosco, qua giới trẻ, chúng ta hiểu được sự hiền hậu và hành động của Ngài. Đứng trước trọng trách đào tạo các thanh thiếu niên, Don Bosco đã muốn phối hợp tất cả sức mạnh nhân bản với sức mạnh thần linh, tất cả những phương thế tự nhiên với ân sủng. Với hướng đích ấy Don Bosco đã quy hiếu tất cả những năng lực lý tưởng và hành động thực tiễn về một mối. Không chỉ có các linh mục mà thôi, nhưng còn có cả những bàn tay hùng mạnh của những giáo dân nữa, nhiệm vụ lớn lao và rộng rãi như vậy tất nhiên cần tới bàn tay của những sư huynh có thiện chí, dấn thân làm việc quyết liệt, và công việc của họ dĩ nhiên đầy ắp tới cổ.
Vào khoảng năm 1842 Don Bosco còn dẫn trẻ Nguyện Xá nay đây mai đó. Khi thì dẫn tới bãi cỏ, lúc thì dẫn tới bãi tha ma, không nơi nào nhất định, ngài đã có những cánh tay đắc lực trợ tá từ phía các giáo dân. Họ đến trợ giúp Ngài với tất cả tình mến thương và lòng nhiệt thành. Đó là nguyên do tại sao có các cộng tác viên ngày nay. Thế nhưng vì muốn bảo đảm công việc tông đồ của mình có tính cách liên tục. Don Bosco đã nghĩ ra một phương thức giữ những cộng tác viên ấy lại với mình để hổ trợ trong phạm vị dòng tu, thế nên những công việc thực lực có khả năng giáo dục giới trẻ tới mức tối đa. Giữa những năm 1845 đến 1859 Don Bosco đã tìm ra phương thức rõ rệt: đó là cùng với một số tư giáo và linh mục chung vai sát cánh với mình để gây dựng nên một tu hội mới. Trong số những bạn thân một số đã tình nguyện ở lại với tư cách là giáo dân để cùng ngài xây dựng một tu hội. Thế nên kể từ năm 1860, Don Bosco khởi sự tổ chức một nhóm người kết hợp với nhau bằng lời khấn với danh xưng là Sa-lê-diêng theo ý nghĩa trọn vẹn. Từ đó các linh mục, tư giáo và sư huynh liên kết với nhau thành một tu hội, sống đời cộng đoàn với mục đích chính yếu là giáo dục các thanh thiếu niên.
1- Tìm căn tính
Sáng kiến độc đáo của Don Bosco là tạo cho mình có hai bàn tay làm việc. Một cánh tay linh mục, một cánh tay giáo dân. Nhờ đó, ngài có thể chăm sóc đến thanh thiếu niên một cách hoàn hảo hơn trong sứ mệnh của mình. Ngay trong việc phục vụ giới bình dân Don bosco cũng tìm thấy nơi cánh tay giáo dân sư huynh một sức mạnh phi thường trong công tác phổ biến những ấn phẩm lành mạnh. Trong khoảng vài năm sau, ngài lại thấy nơi các sư huynh một sức mạnh siêu phàm vì họ cộng tác với các linh mục trong công việc truyền giáo.
Những vị sư huynh này là những bạn thân thiết của Don Bosco. Họ không quản ngại hy sinh tính mạng để mở mang nước Chúa trong mọi lãnh vực. Họ là những người đầy lòng nhiệt thành, thực tế và vui tươi, lạc quan dám xả thân vào những công việc có giá trị trường tồn, mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho tha nhân.
Thông thường các triết gia có thói quen khởi công bằng những ý tưởng có tính cách trìu tượng. Họ suy nghĩ trước rồi hành động sau. Tư tưởng hướng dẫn hành động. Họ lầm to, Don Bosco là con người thực tế, đầu đội trời, chân đạp đất. Trong mọi sự việc, ngài đi ngược đường lối của họ. Ngài quan sát tình hình chung quanh, thế rồi ngài làm thử. Khi đã có một chút kinh nghiệm, ngài đem ra sửa đổi đôi chút rồi bày tỏ cho người ta biết nguyên tắc việc làm của mình, những nguyên tắc của ngài thường được xây dựng trên những cơ sở thực tiễn, vững chắc, bởi lẽ chúng được rút ra từ kinh nghiệm cụ thể của công việc. Với những phương thức làm việc này Don Bosco đã sáng chế ra hoặc tạo nên diện mạo con người sư huynh Sa-lê-diêng
Diện mạo người sư huynh, lúc ban đầu có vẻ mơ hồ, chưa rõ nét, nhưng dần dần với tất cả cách thức sống của các sư huynh, nếp sống trở nên tươi sáng dần và diện mạo của họ rõ nét hơn.
SƯ HUYNH BUZETTI – SƯ HUYNH ĐẦU TIÊN
Người đầu tiên chấp nhận đời sống sư huynh phải kể anh Giuse Buzetti mà Don Bosco đã tìm trong thời gian nguyện xá lưu động. Anh chính thức làm sư huynh rất trẻ vì tự coi mình là bất xứng. Nhưng trong thực tế anh là người cộng tác và làm trợ sĩ cho Don Bosco từ khởi thủy và công việc do Don Bosco khởi xướng.
Khoảng 9 tuổi, Buzetti đã phải lặn lội với đời. tại thành phố Milan, cậu làm công cho một bác thợ hồ. Năm 1841, câu gia nhập nhóm thợ trẻ cùng với những thiếu niên Torino, ngày ngày cậu vác gạch, khuôn vựa cho những người thợ xây. Vào Chúa nhật cậu rủ các bạn mình đến chơi với Don Bosco. Cậu là con người thông minh, ngoan ngoãn và là người đầu tiên bám sát Don Bosco. Kể từ năm 1847, Don Bosco đề nghị cho cậu học Latinh để tiến tới đời linh mục. Cậu hồ hởi nhận lời và công việc học hành tiến nhanh như gió, cậu nhận áo chức rồi về sau chẳng may rơi vào cảnh xui xẻo bất ngờ.
Một hôm, vào đầu tháng 3 năm 1852, trời đã tối đêm mà Don Bosco không về. Anh Buzetti nghĩ rằng ngài đang ở trong tình trạng nguy hiểm cho tính mạng. Thế là anh lao vào trong trời tối, chạy một mạch tới một ngõ hẻm mà Don Bosco đang bị một số người lạ mặt rình hãm hại. Vừa tới nơi, đúng lúc Buzetti kịp ôm lấy Don Bosco thì một phát súng nổ khiến cho anh bị thương vào cánh tay trái. Bất chấp những vết thương và máu me đầm đìa, anh đã nhào tới mấy thanh niên lạ mặt, vật nhau với chúng trong bóng đêm. Sau cùng, chàng đã giải thoát người cha và thầy thân yêu của mình.
Khi về đến nhà, hai cha con mới nhận ra rằng: Buzetti đã bị mất một ngón tay. Bà Magarita, mẹ của Don Bosco lập tức lau chùi và băng bó vết thương, rồi đợi sớm mai tới bệnh viện để lo việc chữa trị. Chàng Buzetti hãnh diện vì đã cứu sống Don Bosco. Thế nhưng dữ kiện đó đã làm cho mộng linh mục tan vỡ. tiếp theo là những khủng hoảng dồn dập xẩy ra cho anh, nên anh buộc phải khước từ chiếc áo dòng. Năm tháng dần trôi, các bạn của anh được kêu mời vào những chức vụ thích đáng, nhưng anh vẫn dậm chân tại chỗ trong cuộc đời thông thường của mình. Có những người tuy ít tuổi hơn mình, nhưng đã lên như bề trên trong những chức vụ của họ. Anh càng thấy mình lép vế về mọi phương diện. Trong khi đó ông anh ruột từ Milan lên Torino tìm công ăn việc làm, ông là một người giầu năng khiếu, ông trở nên một nhà thầu khoán về việc xây cất. Ông có thể đón nhận Buzetti về nhà để nuôi dưỡng và phục dịch. Do đó, một ngày nọ, Buzetti gặp Don Bosco và trình với ngài về ý định rời bỏ nguyện xá.
Don Bosco nói với anh: “Con đừng quên nguyện xá là nhà của con, Don Bosco mãi là bạn thân của con. Khi nào con cảm thấy buồn chán, con hãy trở lại đây, vì cha luôn sẵn lòng đón nhận con” Buzetti cúi đầu hồi lâu rồi lại thầm thì: “Thôi mình không muốn rời xa ngài. Mình muốn sống bên cạnh Don Bosco cho đến chết”
NHÂN CHỨNG TỪ BUỔI ĐẦU
Ước nguyện của Buzetti là trở nên một người hữu ích bao có thể. Anh luôn tìm ra thời giờ để làm việc mà không biết ngừng tay lúc nào. Mỗi khi có công việc khó giải quyết, Don Bosco quen ủy thác cho anh và nói: “Tìm Buzetti cho cha, Buzetti là người có đôi vai rộng, quắc thước, có chùm râu đỏ, sẵn sàng đón nhận bất cứ trọng trách nào, anh coi trẻ, dạy giáo lý và dẫn các học sinh tập nghề tới cửa tiệm hoặc các công xưởng để ký thác chúng cho các thân chủ. Có thời kỳ anh giữ vai trò quản lý thư viện và nhà sách. Năm 1853, anh đảm nhận công tác xuất bản từ “đọc văn Công Giáo, một loại tập san Don Bosco in hàng triệu tờ, phổ biến những tư tưởng lành mạnh giữa tầng lớp bình dân.
Buzetti là người có năng khiếu về âm nhạc, anh điều khiển ban nhạc một cách ngoạn mục tới mức Cagli-ero cũng không thể thế chân anh. Vị tư giáo này là người rất tài giỏi về nhạc lý, và Don Bosco có thói quen tổ chức những trại hè tại Monferrato vào những dịp hè. Chàng thanh niên giầu thiện chí này luôn luôn làm sinh động những ngày hè với những buổi trình diễn lý thú, khiến cho dân địa phương thán phục.
Buzetti cũng là người có biệt tài tổ chức công việc. Anh là tham mưu trưởng trong cuộc mở sổ số để giải quyết những khủng hoảng kinh tế cho nguyện xá. Sau này vào năm 1884, thầy Buzetti cũng là người chủ chốt trong việc tổ chức tổ chức sổ số gây quỹ phúc lợi để xây đền Thánh tâm tại Roma. Don Bosco nói với thầy: “Chỉ có thầy mới làm nổi công việc này” Quả thực, thày Buzetti đã thành công rất mỹ mãn trong việc tổ chức hội chợ, để kiếm tiền xây cất đền thờ.
Trong khi rất nhiều người đệ đơn xin gia nhập dòng với tư cách là sư huynh, Buzetti không đệ đơn, chàng luôn coi mình là người bất xứng với địa vị đó. Năm 1877 Don Bosco gặp Buzetti ngoài sân, ngài tỏ vẻ lo ngại, vì e rằng một ngày nào đó hai người sẽ không thể ngồi gần nhau trên Thiên đàng, Buzetti lập tức tỏ ra ngỡ ngàng và hỏi: “Sao vậy?”. Ngài đáp: “vì con không thuộc về đoàn ngũ con cái cha là những tu sĩ Sa-lê-diêng. Cha sẽ buộc lòng đứng đàng xa để nhìn xem những người không thuộc diện này. Trong lời nói đó có cả một loại thần học đơn giản đủ để cho Buzetti phải suy nghĩ và lập tức quyết định. Dù chưa làm sư huynh Buzetti trước sau vẫn như một vì chàng đã là sư huynh Sa-lê-diêng trong tâm hồn từ lâu.
Sau khi Don Bosco chết, Buzetti vẫn là một cánh tay phải cho tu hội. Thế nhưng, thầy cảm thấy mình như cô đơn, lẻ loi và vô dụng. Dầu sao thầy mãi là một sư huynh gương mẫu đã từng chứng kiến hàng ngàn vạn việc phi thường do Don Bosco làm trong suốt 60 năm trường. Thật xứng là một người được Don Bosco hứa cho một chỗ sát gần bên ngài trên Thiên quốc.
SƯ HUYNH THEO NGUYÊN NGỮ
Người sư huynh sống cạnh Don Bosco đã có từ khởi thủy ngay cả khi chưa có kiểu xưng hô này tại nguyện xá Don Bosco. Ngay từ thời đó, người ta dùng tiếng trợ sĩ để gọi các thầy cộng tác với Don Bosco. Theo nguyên ngữ thì nó hoàn toàn khác nghĩa với điều chúng ta hiểu về các sư huynh hiện nay. Cho tới năm 1854, người đầu tiên nhận cho mình danh xưng trợ sĩ là Elessio Deans. Lúc ấy ông là người đứng tuổi cỡ 34. Ông chuyên cần chăm lo những việc lặt vặt trong nhà, thế nên, theo ngôn từ, thì danh xưng trợ sĩ chỉ là người giúp việc không hơn không kém.
Tuy nhiên, ngay đầu năm ấy, Don Bosco nảy sinh ý nghĩ có sư huynh bên cạnh mình. Họ phải là người Sa-lê-diêng theo đúng ý nghĩa. Tư giáo Micae Rua đã ghi nhận: “Chiều ngày 26 tháng giêng năm 1854, chúng tôi tụ họp trong phòng của Don Bosco. Những người tụ họp gồm có Don Bosco, Rochetti, Artigilia, Cagliero và Rua. Chúng tôi được đề nghị với sự trợ giúp của Thánh Phanxico Sale, thử thực hành một kiểu làm việc đức ái đối với tha nhân… Tối hôm ấy, danh xưng Sa-lê-diêng được gán cho những ai chấp nhận thực thi đề nghị trên.
Tháng 8 cùng năm, một chuyện khác xẩy ra Cha Alasonati đến xin ở lại với Don Bosco và giúp ngài trong mọi sự. Kể từ đó Don Bosco không còn phải là linh mục duy nhất trong nguyện xá Valdocco nữa. Một bước tiến khác được thể hiện vào khoảng tháng 3, Năm 1855, dần dần có Micae Rua, sau đó có Alesenati, quỳ gối hứa giữ ba lời khuyên Phúc âm trong tay Don Bosco.
Sự việc đi đến chỗ dứt khoát vào năm 1859, tức ngày 29 tháng 12, Don Bosco công bố cho những người cộng tác với mình ý định lập một dòng tu. Chín ngày sau, ngài tụ tập những ai muốn chung sức với ngài để xây dựng dòng Sa-lê-diêng. Hầu hết hưởng ứng lời mời gọi, trừ hai người. như vậy cùng với cha Alasonati có tất cả 15 tư giáo và một học sinh.
Kể từ đó số sư huynh gia tăng ngày một đông với trọng trách thường nhật là làm bất cứ sự gì miễn là công việc trong cộng thể được xuôi xắn.
SƯ HUYNH THEO NGHĨA SA-LÊ-DIÊNG
Ngày 2/2/1860, hội đồng nhà tức là toàn bộ các bề trên đã tụ tập trong phòng riêng của Don Bosco để nhận Giuse Rossi làm sư huynh, say những cuộc bàn thảo sôi nổi, hội đồng nhà bỏ phiếu, kết quả là chàng thanh niên được chấp nhận với tất cả phiếu thuận. Thế rồi anh chuẩn bị khấn và hứa sẽ giữ tu luật của hội dòng. Với kiểu nói này Giuse Rossi được chính thức nhận vào tập viện, anh cũng là người đầu tiên được mệnh danh là sư huynh theo đúng nghĩa. Anh chẳng phải là một người làm công với lương bổng như bao người khác, nhưng là người dấn thân phục vụ Thiên Chúa, cùng với Don Bosco miệt mài làm việc vì phần rỗi giới trẻ.
Trước đó vài năm, khi đã tròn 24 tuổi, vẫn còn sống ở miền quê, anh có dịp đọc cuốn sách của Don Boso, thế là anh giã từ quê quán mình là Pari rồi quyết định theo Don Bosco cho đến mãn đời. Ban đầu anh được cắt cử làm người coi quần áo cho cộng thể, tiếp đến anh được ủy cho nhiệm vụ coi học sinh ở trong xưởng thợ, dần dần anh biết lo toan, chạy việc ở ngoài nhà giữa những người dân trong thành. Khi làm tu sĩ rồi, thầy tỏ ra là người có năng khiếu giao tiếp, chạy công việc rất xuôi xắn vì thế Don Bosco tặng cho thày là vị tổng quản của tu hội Sa-lê-diêng, thày trở thành con người tín cẩn của Don Bosco, đứng ra xử lý mọi công việc. Hằng năm, tu hội tăng nhanh gấp bội với những công việc thật phức tạp và nặng nhọc, thế mà thày rất bình tĩnh giải quyết các vấn đề vật chất một cách mau lẹ và xuôi xắn. Mỗi lần gặp thày ở đâu, đang làm việc gì, Don Bosco thường chỉ vào thày và giới thiệu: “Xem kìa, bá tước Rossi, người bạn thân nhất của Don bosco”.
Dần dần danh từ sư huynh được thay thế cho từ trợ sĩ, vốn dùng để chỉ những người làm công có lương tháng. Những người làm công việc được gọi là gia nhân, còn sư huynh là những người sống và cộng tác với Don Bosco trong việc giáo dục, là những tu sĩ đích thực của nhà dòng. Do đó, từ sư huynh đã được mang ý nghĩa tu sĩ Sa-lê-diêng đích danh.
2- Triển nở đầu tiên về ơn gọi sư huynh Sa-lê-diêng
Guise Rossi là tập sinh sư huynh Sa-lê-diêng đầu tiên nhưng không khấn dòng đầu tiên. Thày trải qua bốn năm thử thách, (cho tới năm 1864). Trong khi ấy có hai giáo dân cao tuổi hơn đã khấn dòng năm 1862 và chính thức nhận lấy danh xưng sư huynh Sa-lê-diêng theo đúng nghĩa. Thế nhưng cả hai thầy này đều từ giã nguyện xá và lìa xa Don Bosco vì những lý do hoàn toàn khác nhau.
Một người có tên là Giuse Caia. Thầy này là một hỏa đầu quân rất nhiệt thành, tội nghiệp cho thày không hiểu vì lý do nào mà thày mất trí và phải tịnh dưỡng tại nhà thương tâm thần. Dầu vậy thầy vẫn đáng được nhắc tới vì đã từng cộng tác với Don Bosco và được ngài thương mến cách riêng. Vào một buổi tối nọ, Don Bosco phải giải tội thật khuya. Khi về tới nhà bụng đói phải vào bếp để kiếm chút gì để ăn cho đỡ đói, thày Caia lúc ấy đang mải làm việc bếp núc vội vã vét số cơm nửa sống nửa chín còn thừa lại, dồn hết cho Don Bosco ăn. Một thanh niên bưng cơm lên nhận xét « cơm nửa sống nửa chín, nguội mà dọn cho Don Bosco được ư ? » Ông thầy tội nghiệp ấy vì khá bệnh rộn nên nói một câu vô lễ. Don Bosco cũng chỉ là người như mọi người. Khi người ta trình lên Don Bosco lời nói sỗ sàng ấy, ngài bình tĩnh nhận định. « Đúng thế, Caia có lý »
TÓM ĐƯỢC CHÒM RÂU
Khoảng tháng 7 năm 1860, Don Bosco tới nhà thờ Thánh I Nha tại Lanzo để giảng tĩnh tâm. Lúc ấy, ngài rất mệt mỏi vì ốm yếu. Vào tối đầu tiên của tuần đại phúc, ngài về phòng, thấy có một thanh niên khá khôi ngô đang chảy nước mắt ròng ròng, đó là hầu tước Oreglia, được người ta dẫn tới tận phòng của ngài. Don bosco đã nhận ra anh là người trong một gia đình khá giả. Khi anh tiến lại gần, ngài chộp lấy chòm râu và nói : « Thôi rồi tóm được anh, tôi phải làm gì bây giờ ? » Oreglia lúng túng quỳ xuống và xưng tội một cách rất sốt sáng. Anh đến dự tuần đại phúc chỉ vì bị ép mà thôi. Nhờ đó anh đã tìm thấy con đường chính trực cho mình. Don Bosco quả thật đã giúp anh hoán cải.
Sau một vài tháng người thanh niên tuấn tú ấy tìm tới nguyện xá để trình diện Don Bosco, xin ngài cho mình tá túc một thời gian để có thời giờ suy nghĩ.
Anh tự cho rằng mình có thể nên hữu ích nếu ở lại Valdocco. Cuộc sống Valdocco quả là vất vả, nhưng cần can đảm lướt thắng tính ích kỷ và lười biếng. Anh quyết chí tuân giữ chính xác thời khóa biểu, hòa mình với mọi người trong những giờ cầu nguyện và làm việc. Kinh nghiệm sống trong xã hội với khả năng giao dịch rộng rãi của anh thực là cần thiết cho Don Bosco. Thế nên vừa mới ngỏ ý xin gia nhập tu hội. Don Bosco lập tức nhận anh.
Don Bosco cắt cử thầy vào công việc coi sóc xưởng ấn loát và nhà sách. Ngài cũng trao cho thầy những công việc khá tế nhị cùng với trọng trách tổ chức sổ số. Tốt nghiệp, thầy thích sống với Don Bosco nhưng lại mắc trở về những tương quan gia đình giữa đôi bên nội ngoại ở hai thành phố Roma và Firenze. Tại Roma, thầy có một ông cậu làm Hồng Y. Tâm tư bị gằng co đôi nơi ba chốn.
Thầy làm việc cho nguyện xá 9 năm và nay đã trở nên một người bất khả thế. Nơi cõi lòng đã chín muồi cái ý nghĩa trở thành linh mục dòng Chúa Giêsu, do đó thầy chuyển sang dòng này. Nơi đây có người anh ruột là linh mục. Năm 1869 thầy và Don Bosco khóc ròng vào lúc từ giã. Cả hai vẫn giữ mãi tình nghĩa đậm đà của người bạn tri kỷ. Bởi thế dù thầy không còn ở trong dòng Oreglia vẫn là vị ân nhân của Don Bosco trong mọi trường hợp
TẠM THỜI TRONG 48 NĂM
Thay vì hai người đã giã từ Don Bosco, còn có những người trung thành tới mức bất khả lay chuyển. Đó là thầy Rossi có tên thánh là Marcello. Thầy phải đợi nhiều năm, cho tới khi tuổi đã khá cao mới dàn xếp được để sống cạnh Don Bosco.
Mãi tới năm 1869 Rossi mới có khả năng bỏ nhà để làm tu sĩ cho Don Bosco.
Mãi tới năm 1869, Rossi mới có khả năng bỏ nhà để làm tu sĩ Don Bosco cho đến mãm đời. Thầy là một người có thân hình mảnh khảnh, vào năm 1875 Rossi bị một cơn bệnh suýt chết. Don Bosco đã chúc lành và và cam đoan thầy sẽ sống lâu để cùng ngài làm việc. Thế là Chúa đã trả lại cho thầy một sức khỏe dẻo dai, với trí óc thật sắc sảo, Don Bosco tạm trao cho thầy nhiệm vụ coi cổng 48 năm.
Một buổi sáng, thầy Rossi thức dậy 4h30 ra mở cổng, dọn dẹp phòng ,coi cổng cho ngăn nắp rồi ngồi đó cho tới khuya. Tại cái góc nhà này thầy đã tạo cho mình một vai trò thật hữu ích. Thầy có thể phục vụ hết mọi người với chức vụ khiêm tốn của mình, chiều lòng khách đến, vừa lòng khách đi, khi thì giải quyết những việc tế nhị, có lúc phải vất vả tìm người trong trường ra gặp người nhà. Việc thầy làm chu đáo đến nỗi ai cũng phải công nhận thầy là một người làm việc một cách có khoa học. Thầy chỉ vắng mặt mỗi năm một lần để tĩnh tâm. Mỗi tuần thầy cũng dành ra vài giờ để dạy giáo lý cho một nhóm học sinh trong nguyện xá. Ngoài ra thầy không đi đâu bao giờ. Mọi người đều tặng cho thầy cái tên « lính cận vệ » hoặc kêu thấy là ‘xám’ vì nhớ đến con chó từng hiện ra để bênh vực Don Bosco trong những giây phút cực kỳ nguy hiểm.
Thay vì nóng nảy và khó tính, thầy là người rất hiền hòa, ưu ái đối với hết mọi người, kể cả những vị khách kỳ quặc khó tính khó nết. Trong ngàn vạn trường hợp, các khách xa lạ đều thán phục thái độ cư xử của thầy. Phòng coi cổng của thầy trở nên nơi giao liên chongười ta đến hỏi ý kiến hoặc tham khảo những việc nọ việc kia. Rất nhiều lần, thầy tìm công ăn việc làm cho những người thất nghiệp qua việc giao tiếp tại cổng trường. Đôi khi thầy cũng dàn xếp để cho ông khách, bà khách kia, giúp trả học phí cho những học sinh nghèo
Năm 1911, khi dựng xong tượng đài của Don Bosco Hồng Y Cagliero đã có lần chỉ vào thầy Rossi và nói : « Đây mới đích thực là tượng đài của Don Bosco ». Quả thật thầy Rossi xứng đáng là tượng đài sống động của Don Bosco
THIÊN TÀI CỦA PELAZZA
Nhiều sư huynh Sa-lê-diêng rất giàu lòng quảng đại và giầu tài năng, Don Bosco là người rất nhậy cảm trước những năng khiếu và biết khai thác những năng khiếu của những thiên tài. Một trong những học sinh giầu thiên tài là Andre Pelazza. Khi lên 20 tuổi anh hoàn toàn đặt mình dưới sự chỉ đạo của Don Bosco. Vào năm 1863, anh trở nên một sư huynh, đảm nhận công tác coi phòng may vá quần áo cho học sinh trong trường, đảm nhận công tác này thầy chu toàn một cách rất chu đáo. Thầy có biệt tài về ca nhạc, có đôi tai thính và giọng hát diệu kỳ, thầy làm trưởng ca đoàn của nhà trường, trên sân khấu thầy là một diễn viên có trình độ, mỗi lần xem thầy diễn kịch xong là khán thính giả tấm tắc khen ngợi cái tài diễn xuất của thầy. Người ta đề nghị thầy gia nhập đoàn văn công trung ương của nước Ý, nhưng thầy quả quyết rằng thầy nhất định không rời bỏ Don Bosco. Dù đổi tất cả vàng bạc của trần gian này, thầy cũng không bỏ Don Bosco.
Khi thầy Oreglia đã từ giã Valdocco rồi, Don Bosco nhờ thầy Pelazza trông coi nhà in. Thầy tự thú mình không đủ trình độ để điều khiển một xưởng in, nhưng Don Bosco nhấn mạnh muốn thầy thử một thời gian. Thầy vui lòng thử và kết quả thật khả quan. Chỉ một thời gian ngắn công việc xưởng in tiến thật nhanh chóng và các máy móc tân kỳ đã được trang bị cho nhà in thêm phần sinh động, thầy tỏ ra là nhà giáo dục lành nghề không những có thể vun trồng nơi học sinh một kiến thức thâm sâu về ấn loát, mà còn nên thân thiện với mọi em trong trường.
Don Bosco thường phải đi công tác nên luôn nhờ thầy đi cùng. Đó là những dịp quý báu cho Pelazza học được nơi ngài những nét đặc biệt về tinh thần. Don Bosco có ý mở thêm những xưởng in mới tại tỉnh Genova cũng như tại San Beigno, ngài muốn mọi sự được xuôi chảy theo sự sắp xếp của mình. Năm 1878 Don Bosco nhận được vật liệu cho những cơ sở ấn loát của hai địa điểm ấy. Ngài trao tất cả mọi việc cho thầy Pelazza lo liệu. Thế là Pelazza nhiễm nhiên trở nên chủ nhân của hai cơ sở. Thầy Pelazza là kế toán viên chuyên nghề rất chính xác trong việc ghi nhận và tính sổ. Thầy còn là người thực tiễn có khả năng giao dịch với những cơ quan dân sự một cách thật tế nhị. Từ chiếc ghế trong văn phòng, thầy điều khiển công việc và hướng dẫn người ta tới nơi tới chốn theo tinh thần của Don Bosco. Thầy không thua những ông chủ nhiệm tiên tiến hiện đại, chỉ kém họ về hệ thống điện thoại và máy tính điện tử mà thôi. Tuy nhiên, điều thầy nhắm tới, không phải là một tiện nghi nhưng là phần rỗi linh hồn của giới trẻ.
Một trong những việc liều lĩnh của thầy là tham gia cuộc triển lãm toàn quốc ở Torino vào năm 1884. Tại gian hàng triển lãm, thầy trưng bày tất cả những máy móc tối tân khả dĩ đưa đến một kết quả tốt đẹp của công việc ấn loát. Một máy chế biến giấy, máy pha chế màu, máy in, máy đóng sách, bày làm mẫu như những gian hàng khác nhưng luôn vận hành vì có các học sinh điều khiển máy, bày làm mẫu, những khách thập phương rất hào hứng tuốn đến gian hàng của thầy hồ hởi ca ngợi, nghệ thuật trình bày về ngành ấn loát Sa-lê-diêng do các học sinh chuyên nghiệp phụ trách. Tất cả mọi sự được tiến hành một cách có trật tự nhờ bàn tay khéo léo của học sinh. Duy có những người thuộc phe kình chống giáo sĩ là chê bai và cản trở việc tán thưởng của ban tổ chức.
Ngành ấn loát Sa-lê-diêng là vương quốc của thầy Pelazza suốt 15 năm. Tới năm 1905, khi con tim của thầy ngừng đập, người ta thấy thầy ngồi gục trên bàn chỉ đạo và đã nghỉ yên trong Chúa.
NĂNG KHIẾU CỦA THẦY DOGLIANI
Có một em bé đăng ký vào nguyện xá Valdocco để theo nghề thợ mộc, thế rồi em bé trở thành một nhạc sĩ trứ danh lúc nào không hay. Em có tên là Giuse Dogliani. Khi còn ở nhà em đã đọc ngấu nghiến cuốn tiểu sử Đaminh Savio, do chính Don Bosco viết. Thế rồi em bé hào hứng mơ tưởng mình sẽ vào trường đó, vì nghĩ rằng nơi đó đầy tràn những học sinh tốt lành như Savio. Khi đã vào trường em phải sống tại xưởng thợ cạnh những gã thanh niên nghịch như giặc. Em chạy mau tới phòng Don Bosco, báo cáo sự việc, xin về nhà ngay lập tức. Don Bosco phải tốn nhiều nước miếng mới có thể dụ em ở lại với mình và rồi khám phá ra em là một thiên tài về âm nhạc. Thời đó nguyện xá có tổ chức 4 lớp học nhạc vào ban tối. Thật là may mắn cho em. Bốn lớp học gồm tất cả 83 em và lớp học thánh ca gồm có 161 em chia làm 6 cấp. Ngoài ra có một ban nhạc kèn đồng gồm 30 nhạc công. Cậu bé Dogliani đăng ký lớp học nhạc và tài nghệ của cậu phát triển mau đến nỗi chỉ trong vòng 2 tháng cậu đã được chuyển lên làm nhạc công của ban kèn đồng. Chẳng bao lâu chú bé vượt hẳn lên các bạn đồng nghiệp trong việc thổi Trom-pét. Nhạc trưởng đã soạn riêng cho chú một bản đại hòa tấu để chú solo trong các cuộc trình diễn công cộng.
Năm 19 tuồi khi đã là Sa-lê-diêng, thanh niên Dogliani trổ tài bằng cách tự soạn một bản nhạc dành cho việc điều hành. Bản nhạc mang tựa đề là ‘láu cá mọi nơi’ rồi chuyển sang ngành chuyên môn về dương cầm và sáng tác nhạc. Năm 1875 cha Cagliero tình nguyện đi truyền giáo bên Nam Mỹ nên nhường quyền điều khiển ban nhạc cho Dogliani.
Thầy Dogliani là một người đầy nhuệ khí ưa thích điều mới lạ. Thế mà khi trình tấu cho các dịp lễ tại nhà thờ, thầy chỉ thích hát thánh ca, Oregorien và nhạc giao hưởng cổ điển mà thôi. Nhiều người không hiểu nên đã chỉ trích rất gay gắt. Thế rồi khi Đức Pio X ra sắc chỉ sử dụng âm nhạc Oregorien, thì ai cũng thán phục sáng kiến của thầy.
Vào năm 1887, Don Bosco muốn tất cả các trường nguyện xá Torino và các trường khác dồn về Roma để hát lễ khánh thành Vương Cung Thánh Đường Trái tIm chúa Giesu. Báo chí khắp nơi đều đăng tin và nức lời khen ngợi các bài hát. Năm 1894 Giáo phận Marseille mời thầy Dogliani điều khiển ban hát vào dịp lễ bách chu niên Thánh Gioan Giăng Dắc tử đạo. Năm 1900, nhân dịp kỷ niệm 25 năm truyền giáo Sa-lê-diêng tại Mỹ Châu Latinh, các Sa-lê-diêng Nam Mỹ mời thầy Dogliani sang giúp điều khiển ban nhạc kèn để khơi dậy nguồn cảm hứng cho việc mở trường tại đó. Thầy được phái sang để khai trương những bộ Organ mới và mở vài khóa cấp tốc dạy kèn. Khi về tới Torino, thầy lập tức điều khiển ban nhạc cho đám tang của vua Umberto I mới bị ám sát.
Thầy Dogliani là một nhà sáng tác có trình độ. Thế nhưng về ngành giáo dục, thầy còn có trình độ hơn nhiều lần. Giữa những ca sĩ nổi tiếng, có một người tên là Phanxico Tamagno, ông là tác giả cuốn sách « Phương pháp luyện hát ». Chính quyền các cấp tặng huân chương cho thầy và những nhạc sĩ chuyên môn khác nhau : chỉ nhờ có Dogliani nhạc cổ điển mới có khả năng trở về với thánh đường, riêng thầy thì luôn luôn sống đơn sơ và khiêm tốn. Thầy rất nuối tiếc những ngày được Don Bosco chỉ định cho việc phục vụ bàn ăn và bởi lẽ nhờ đó mà thầy luôn có dịp sống bên cạnh những người cha thân thương của mình.
ĐỨC TÍNH CAO CẢ CỦA GARBELLONE
Don Bosco có tài khai triển các năng khiếu từ những nhược điểm của người ta. Học sinh Gioan Garbellone được ngài trao trọng trách coi kho. Cậu học sinh này có tâm hồn quảng đại, có nhiều thiện chí đến nỗi cậu sẵn sàng tha thứ tất cả những điều quái dị trẻ làm cho cậu. Hơn nữa cậu đã hòa đồng và nên hữu ích cho mọi người.
Cậu có tính tự hào, đòi hỏi, ưa tỏ mình ra, hay nói, có tính tự cao, ai chưa hiểu cậu thì lập tức gắn cho cậu là háo danh và hư vinh. Có người còn cho cậu là con người ảo tưởng, thiếu thực tế. Đối với những ai hiểu biết cậu tới nơi tới chốn thì nhận ra ngay cậu là đứa trẻ rất mến thương Don Bosco, dạt dào ý ngay lành, có tinh thần hy sinh cao, có khả năng dấn thân phục vụ trẻ
Khi còn là thanh niên, Garbellone là như vậy. Thế nhưng khi gia nhập đoàn ngũ anh em Sư huynh thì vất vả lắm mới được Don Bosco chấp nhận, khi đã được Don Bosco tín nhiệm rồi thì thầy biết cách phục vụ cho xứng đối với sự tín nhiệm của ngài. Từ cái chức thủ kho. Thầy Garbellone chuyển sang giữ trách nhiệm hệ trọng hơn. Đó là lo cho các nhà truyền giáo. Thầy phải đi kinh lý tại các nước Châu Âu, Trung Đông, nước Anh, Bồ Đào Nha, Ai CẬp và Palestina
Tuy nhiên, chiến trường hoặc võ đài đích thật để thầy thi thố khả năng chiến đấu phải là nguyện xá, mà thầy đã ươm trồng ơn gọi của mình. Nơi đây có khoảng hơn 1.500 trẻ huyên náo với những tính nết bất kham, thế nhưng không em nào có thể qua mặt được vị sư huynh dạt dào sức mạnh này. Garbellone cảm thấy hãnh diện vì có khả năng bắt chúng xếp hàng im như tờ tại sân chơi mà không tốn một chút nước bọt. Chẳng may có em nào làm ồn trong giờ giảng, thầy Garbellone nhẹ nhàng ló đầu ra từ trong phòng áo, rồi đặt tay lên môi làm cử chỉ cho em im lặng. Thầy có năng khiếu thuyết phục trẻ, nên đôi khi linh mục giảng huấn xong, thầy lại khuyên nhủ các em đôi lời. Cứ thế, thầy có thể đặt chúng trong khí thinh lặng mỗi khi các vị huấn đức cho các em. Mỗi khi chúng làm ồn trong lớp hoặc phá rối trật tự thầy nói nhẹ vài lời là chúng yên ngay.
Đất dụng võ của thầy tất nhiên là sân khấu. Thầy ưa thích kịch nghệ. Thầy cũng thích những cuộc chơi và du ngoạn. Trong những trường hợp như vậy, thầy quen lấy danh nghĩa Don Bosco để xin các chủ nhiệm giảm tiền vé xe cho các học sinh.
Thầy đứng đầu một ban nhạc, và đã đưa nó lên đỉnh cao của danh dự. Con người nổi bật giữa ban nhạc phải là thầy. Với một thân hình cao lớn, trong cử điệu oai vệ, thầy hiên ngang chỉ huy ban nhạc như một tướng binh. Mỗi lần ban nhạc điều hành, thầy đeo lủng lẳng những huy chương đạt được từ những lần dự thi trước, với chiếc mũ nhạc công lắc lư trên đầu, thày được mọi người chú ý thán phục. Con người kỳ khôi khó tin này trở nên dễ thương hơn mỗi khi có dịp điều khiển ban nhạc trong thánh đường, với tư thế đạo đức thật xây dựng, khiến ai nấy cũng phải khâm phục lòng đạo đức sâu xa của thầy. Thầy sốt sắng cách đặc biệt vào giờ hiệp lễ. Từ cuốn Anbum lưu niệm, người ta còn thấy những tấm hình của hàng ngàn trẻ đã từng sống dưới sự hướng dẫn của thầy trong ngót 40 năm trời.
Tại nguyện xá, thầy luôn chọn cho mình cái vinh dự dọn lòng cho các em học sinh, xưng tội và rước lễ lần đầu. Thầy chia thành nhóm để dặn dò chúng và điều này được tỏ rõ trong những bức hình lưu niệm. Trong cuốn Anbum to cỡ hơn, người ta có thể đếm được 6.000 trẻ em dưới sự hướng dẫn của thầy trong dịp xưng tội rước lễ lần đầu.
Thỉnh thoảng, thầy Garbellone cũng giúp các em dọn mình xưng tội trong tuần. Thường vào những ngày Chúa Nhật. Cha Pavia giải tội suốt giờ lễ, có lần thầy đã giảm thiểu thời gian bằng cách riêng của mình « em nào có tội trọng thì hãy ở lại đây xưng tội với Cha Pavia, còn em nào có tội nhẹ thì theo thầy. Phần đông các em theo thầy Gabellone, thầy giảng một bài ngăn ngắn rồi cho về chỗ vì coi như chúng đã được tha tội rồi.
Thầy là người khá láu lỉnh, những khiếu bông đùa của thầy luôn làm cho người ta cảm mến hơn. Trên tờ thiệp mời khác, thầy luôn ghi chữ tắt « com… » không có nghĩa là chỉ huy trưởng mà là đồng chí.
3- MỘT PHẦN TƯ THẾ KỶ MỚI CHÍN MUỒI MỘT Ý NGHĨ.
Một phần tư thế kỷ mới chín muồi một ý nghĩ. Tại sao ? Vì dần dà theo thời gian, Don Bosco ý thức rằng mình có trong tay một kho tàng vô giá là các sư huynh. Các sư huynh là cơ sở vững chãi để ngài xây dựng các dự tính tông đồ. Bởi vậy ngài dành cho các sư huynh một vị thế rộng hơn trong các dự phóng của tu hội.
Trong suốt cuốn vở do Don Rua ghi chép, ta thấy đoạn soạn thảo đầu tiên cho hiến luật. « Tu hội chúng ta gồm có linh mục, tư giáo và cả giáo dân ». Trong bản in kế tiếp ta thấy mất chữ « cả ». Trong bản nội quy trường học, dành cho nguyện xá vào năm 1867, có liệt kê một số công tác dành cho các sư huynh như: Đầu bếp, quản gia và coi cổng. Trong những năm ấy từ “trợ sĩ” có một ý nghĩa hàm hồ, thế nhưng thực chất thì rất khác theo như những văn kiện ghi bằng giấy mực. Quả vậy, vào năm 1869, Don Bosco đã trao cho Giuse Rossi lẫn Pelazza được coi như gia chủ của bất động sản của nguyện xá. Vào những năm ấy, sư huynh có tất cả là 23 người trên 101 tu sĩ Sa-lê-diêng (26 linh mục và 52 tư giáo)
DON BOSCO KHỞI SỰ DIỄN GIẢI Ý TƯỞNG CỦA MÌNH
Vào khoảng tháng 10 năm 1862 Don Bosco trình bày cho các tập sinh một quan điểm có tính cách cơ cấu. Ngài nói rằng: Tu hội được ví như một cơ thể sinh động, cần phải có những phần chi thể khác nhau, thế nhưng các chi thể phải liên kết chặt chẽ với nhau để cùng hoạt động. Thế nên tu hội không chỉ cần có linh mục và tư giáo mà thôi, nhưng còn cần cả đến những người khác để họ lo về những mặt vật chất nữa. Chỉ có như thế mọi việc mới suôi chảy giống như Thụy Sĩ người ta làm ra những đồng hồ vậy.
Áp dụng vào thực tế, trong dịp sai các nhà truyền giáo sang Nam Mỹ năm 1875, Don Bosco đã ghi danh 4 sư huynh vào phái đoàn. Một trong bốn sư huynh còn quá ít tuổi, vì thế nhà nước đã không cấp thông hành, do đó thầy đã phải đi chui qua cảng Marseille.
Năm 1876, con số sư huynh vọt lên 78 người. những học sinh chuyên nghiệp có hướng làm sư huynh gồm 25 em. Don Bosco đã chọn hai dịp lễ để giúp chúng đào sâu về ơn gọi. Vào ngày 19 tháng 3 năm ấy, Don Bosco tụ tập 205 người gồm cả học sinh và tập sinh Sa-lê-diêng để giảng cho chúng về đề tài: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Thế rồi ngài chuyển sang đề tài là có nhiều công việc cần đến bàn tay những giáo dân. Điều cần cho Hội thánh cũng cần cho tu hội nữa.
Vài ngày sau, tức ngày 31 tháng 3. Don Bosco nói với các học sinh chuyên nghiệp một cách công khai về ơn gọi sư huynh. Ngài khuyên nhủ chúng hãy suy nghĩ cho chín chắn về vấn đề ơn gọi này. Ngài nói: “Tu hội được lập nên không chỉ cho các linh mục và học sinh mà thôi, nhưng còn dành cho các thợ học nghề nữa. Tu hội gồm có các linh mục, tư giáo và giáo dân, cách riêng gồm các học sinh chuyên nghiệp. Nói chung là dành cho tất cả những ai ao ước liên kết với nhau để mưu ích cho tha nhân. Ngài nhấn mạnh đến khía cạnh bình đẳng về phẩm chất giữa các Sa-lê-diêng với nhau. Chẳng có chút phân biệt nào cả. Hết thảy được đối xử như nhau, bất kể là thợ hay linh mục, tất thảy chúng ta coi nhau như anh em, cha ăn cháo thì con cũng ăn cháo, có món nào xào món ấy, có rượu nào nhào rượu đó. Cái gì dành cho Don Bosco thì cũng dành cho anh em khác. Rất có thể người khác còn có phần thịnh soạn hơn, vì Don Bosco đã chán với một số món ăn và rượu rồi.
KHÔNG PHẢI LÀ TÔI TỚ NHƯNG LÀ CHỦ
Ý niệm thực tiễn nói trên đã diễn tả quan niệm của Don Bosco, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng việc làm. Vào năm 1877, khi triệu tập tổng hội đầu tiên, ngài đã mời sư huynh Giuse Rossi tham dự, và trong những lần họp kế tiếp, ngài cũng mời vị sư huynh đó cùng những sư huynh khác tham dự.
Vào năm 1880, để có nhiều ơn gọi sư huynh, Don Bosco đã gửi một luân thư tới các xứ miền Piemonte, kêu gọi các quản xứ hướng dẫn các trẻ vào dòng của ngài, đặc biệt là những em có năng khiếu thích hợp Quả vậy, trong năm đó, số sư huynh Sa-lê-diêng lên tới 182 người.
Vào năm 1883, Don Bosco đã trình bày một đề tài liên quan đến sư huynh trong ban tổng cố vấn. Ngài bàn về danh xưng của họ và về cách thức duy trì họ trong ơn gọi, vì đó cũng là đề nghị của Tòa Thánh, trong văn kiện ‘Fratres Coadiutores’. Anh em « trợ sĩ » kể từ đó ngài quyết định rằng không còn dùng chữ ‘trợ sĩ’ cho những cộng sự viên không lời khấn. Họ sẽ chỉ được gọi bằng cái từ ‘gia nhân’ mà thôi. Một trong những linh mục đã góp ý kiến này : « Đối với những trợ sĩ ‘sư huynh’ chúng ta cần giữ họ ở diện thấp kém, đào tạo họ thành một cấp khác biệt. Lúc ấy Don Bosco đỏ mặt vì khó chịu. Ngài lập tức nói : ‘không, không, không, sư huynh của chúng ta phải hoàn toàn giống như những tu sĩ khác’.
Thực ra không ít linh mục và tư giáo đã có cùng một cảm nghĩ như những linh mục ấy. Đó là não trạng của thời đại bấy giờ. Đối với Don Bosco, ngài không bằng lòng về quan điểm này. Khi nghe nói rằng trong các nhà Sa-lê-diêng, người ta thường coi rẻ các sư huynh. Không đánh giá đúng mức mà nhận chân giá trị các sư huynh, những đóng góp của họ trong việc đào luyện các trẻ em về nghề nghiệp, ngài tỏ vẻ khó chịu khi nghe rằng tình trạng khinh rẻ sư huynh đã làm cho một số khá đông chán nản. Don Bosco lập tức tới San Benigno để gặp các tập sinh sư huynh và giảng cho họ một bài để nâng cao tinh thần đang bị vùi dập. Bài giảng huấn ngài nói cho họ là ý nghĩ của cha về người sư huynh Sa-lê-diêng.
Ngài thanh minh như thế này : « Cha cần những người phụ giúp điều mà linh mục và tư giáo không thể làm và chính chúng con đứng ra để làm » Ngài không chỉ đóng khung trong công việc bếp núc hay coi cổng, nhưng ngài khai triển về những việc khác như là nhà in, hiệu sách, công xưởng. Thế rồi, ngài lại nói thêm : « Cha cần nói cho mỗi người khả dĩ có thể trao cho họ những việc tế nhị ; việc sử lý tiền bạc và những điều cần thiết phải giải quyết, cha cần những người đại diện của nhà để đối ngoại. Các con phải là những người như thế. Các con không phải là những người làm hùng hục, làm việc đầu tắt mặt tối, nhưng là người chỉ đạo, chứ không phải là đầy tớ… các con không phải là thuộc hạ, nhưng là những bề trên…Đó là những ý niệm vê người sư huynh Sa-lê-diêng.
Một vài năm sau Don Bosco lại chuyển trao những ý tưởng ấy cho Tổng hội, cuối cùng mà ngài có thể tham dự. Văn kiện chính thức đã đúc kết như sau : « Vào thời đại chúng ta, hơn bao giờ hết, các công cuộc Kitô giáo, trong số đó có cả tu hội, chúng ta nhận được từ các giáo dân những sự trợ lực rất hữu hiệu. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, những giáo dân có thể thành công hơn các linh mục trong những việc họ làm. Một cách rõ rệt, Don Bosco nói : « Một cánh đồng rộng mênh mông đã được mở ra cho các sư huynh…họ sẽ là người điều khiển và quản trị tất cả những cơ quan của tu hội. Họ sẽ trở thành những giáo viên dạy nghề trong các xưởng thợ, hoặc là những giáo lý viên tại các nguyện xá, cách riêng tại những nơi truyền giáo khác.
Về phía các linh mục, những sư huynh nên coi các ngài là những người cha và những anh em. Hãy cùng sống với các ngài trong tình tương thân tương ái, để tạo nên một trái tim và một linh hồn mà thôi.
Như vậy Don Bosco đã có một quan niệm rõ rệt và đích xác về sư huynh, đồng thời ngài đã trình bày để cho ai nấy đều chấp nhận. Ngài nói chứ không lấp lửng trong những suy tư trìu tượng, vì như thế nhiều khi chẳng thể kết luận được gì cả. Người sống trên mây trên gió, thường có những dự định mà không thực hiện được đang khi phải sống trên đất đầy những sỏi đá mà vẫn chưa nhặt được nhửng hòn cuối cùng. Ngược lại, Don Bosco đã xây dựng diện mạo người sư huynh trên kinh nghiệm cụ thể của cuộc sống. Trải qua một góc thế kỷ. Tất nhiên diện mạo người sư huynh được khuôn đúc bởi những bàn tay vững vàng, thực tiễn và cụ thể của ngài.
4- SƯ HUYNH THEO QUAN ĐIỂM CỦA DON BOSCO.
Nếu suy nghĩ cách nghiêm chỉnh về những những dữ kiện xẩy ra trong khoảng thế kỷ qua, ta sẽ thấy rõ một ánh sáng mới từ ý nghĩa của Don Bosco. Người ta lưu ý rằng Frates Gadiutores “trợ sĩ” đã có trong các dòng theo kiểu tu truyền thống. Người ta cũng thấy rằng Don Bosco như muốn lập nên một tu hội rập theo cùng một khuôn khổ đó. Thế nhưng, vai trò mà Don Bosco muốn gán cho các sư huynh hiển nhiên là bao quát và quan trọng hơn nhiều.
a- Lãnh địa dành cho giáo dân
Trong cuộc đời tu trì của những thời xa xưa, các sư huynh tạo thành một cấp bậc thứ yếu, hạ đẳng và lệ thuộc vào cấp bậc cao hơn. Chẳng hạn như trong những nơi truyền giáo, các sư huynh không được coi như những nhà truyền giáo đích danh nhưng chỉ là những trợ tá cho các linh mục truyền giáo, và coi họ như kẻ phụ thuộc mà thôi. Trong điều kiện đó, rất nhiều khi số lượng giáo dân làm việc truyền giáo hầu như lệ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của linh mục. Lúc ấy không còn là vấn đề ơn gọi từ phía Thiên Chúa nữa, nhưng chỉ là những người tùy tùng, đáp ứng cho nhu cầu cần thiết cho các linh mục của nhà dòng. Như vậy, nhiều khi ơn gọi của đời tu trở nên thừa thãi.
Đối với Don Bosco thì không phải như vậy. Theo quan niệm của ngài, thì các Sa-lê-diêng, linh mục, tư giáo và sư huynh tất thảy đều có quyền trên phương diện pháp lý (không kể đến sự khác biệt do thiên chức linh mục) ban cho. Xét về phương diện tu sĩ thì không ai hơn ái kém. Họ cũng có cùng một phân vụ, một sứ mệnh và một kiểu tu đức và tông đồ giữa giới trẻ, không khác các linh mục chút nào. Vả lại cũng không có sự cách biệt về sĩ số bị hạn chế. Hơn nữa, việc truyền giáo Sa-lê-diêng lại cần có sự hiện diện của người tu sĩ giáo dân hơn cả.
Việc phục vụ giới trẻ, cộng tác tổ chức, những sự việc trên phương diện vật chất là những phương tiện làm việc tông đồ, ngày một quan trọng, công việc tông đồ cần có những trường học, xưởng thợ, những nông trang, những cơ sở thể dục thể thao. Sự hiện diện của các Sa-lê-diêng giữa những dân nghèo cần có những nhà sách, thư viện, xưởng in, cơ sở phân phối sách tốt, những sinh hoạt truyền giáo đặc biệt tại hải ngoại, những cứ điểm giữa những người man dị, cần có bàn tay của những giáo dân, đôi khi đó là điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của một cơ sở. Chỉ có những sư huynh mới có thể thăng tiến họ về mặt xã hội và kinh tế.
Khoảng đất dành cho giáo dân trong tu hội Sa-lê-diêng đã được chỉ định qua lời của Don Bosco cũng như qua các tổng tu nghị Sa-lê-diêng, Don Bosco đầu tiên. Từ ngữ này đã thể hiện trong văn bản cùng với những đề tài như truyền giáo, giáo lý… có ý áp dụng cho các sư huynh đang thi hành nhiệm vụ. Các từ được ghi trong văn kiện với những chữ như cơ quan, điều khiển, quản trị…
b- Huy hiệu trên cầu vai
Có rất nhiều lý do để giải thích việc Don Bosco có cảm tình đặc biệt với các sư huynh, ngài là một linh mục, nhưng giữa những việc chồng chất, ngài có một kinh nghiệm thật sinh động về sự hiện diện cụ thể của các giáo dân. Chính ngài đã trải qua những kinh nghiệm ấy của cuộc sống mang tính chất giáo dân, ngài học được rất nhiều nghề nghiệp. Trước hết cậu đã là một cậu bé chăn chiên, một nông dân, chàng diễn xiếc, thợ may, thợ rèn, thợ đóng giầy, bồi bàn, thợ mộc…có biết bao sư huynh khi làm việc chung với học sinh đã có thể tự hào và sung sướng khoe rằng chính Don Bosco cũng đã làm nghề như tôi.
Với kinh nghiệm sống ấy, khi người ta hỏi Don Bosco rằng các tu sĩ của ngài sẽ đeo huy hiệu vào đâu? Ngài đã trả lời họ sẽ đeo trên cầu vai của họ là huy đời tu.
Chính kinh nghiệm làm việc đã giúp Don Bosco làm cho các sư huynh không coi mình là lép vế, nhưng là bình đẳng với mọi người khác trong tu hội. Họ sẽ là những người đồng trách nhiệm, để bảo đảm cho các công việc được xuôi chạy, những nghề nghiệp được bảo đảm và đời tu được an toàn. Họ là những con người tự do và được tín nhiệm. Họ dấn thân vào công việc mà họ lãnh trách nhiệm. Những sư huynh có vinh dự sống cạnh Don Bosco là những người chân tình, đơn sơ chất phác, thực tế, và là những người thể hiện dự tính của ngài. Tất cả những đức tính Don Bosco có đều thấy tỏ hiện nơi những sư huynh Sa-lê-diêng miền Pied-mont. Đó là sư huynh trong nếp sống dấn thân vào ngành nghề chuyên biệt
c- Điều các linh mục không thể làm
Trong bài huấn đức năm 1883, Don Bosco nói cho các tập sinh sư huynh như sau: “Điều các linh mục không thể làm, các con làm giùm”. Những lời đó đã khiến cho các tập sinh ngạc nhiên vì đôi khi được khai triển một cách lệch lạc. Thoạt nghĩ người ta có thể cho rằng Don Bosco coi một số việc bất xứng với cương vị của một người linh mục. Do đó phải dừa cho người thấp kém hơn làm công việc ấy. Trong quá trình thời gian, não trạng cổ hủ thường mang thiện kiến theo một loại thần học khiếm khuyết, có tính pháp lý cấm đoán của thời đại, vì coi một số việc hèn hạ không xứng để cho linh mục dung tay vào. Rất nhiều sách tu đức đã khuyến cáo các linh mục đừng nhúng tay vào những việc phàm trần. Quả thực, cuộc sống của Don Bosco là một kiều xuống đường chống lại não trạng sai lạc này.
Khi còn trẻ Gioan Bosco, đã nhiều lần cảm thấy khó chịu vì thái độ lãnh đạm khinh người và coi rẻ các việc làm của một số linh mục. Các vị ấy không thèm cầm chổi để quét nhà. Khi làm linh mục rồi, Don Bosco đã không ngần ngại cùng với mẹ Magarita làm những việc bếp núc. Làm người bình dân, Don Bosco đã nghiêm khắc đả phá não trạng kỳ thị giai cấp và hủy đi những cấm đoán lỗi thời. Nếu có linh mục nào không ham thích việc tông đồ giới trẻ thì các vị đó quá tầm thường.
Hậu quả trước mắt là sự kình chống linh mục ngày một lan rộng. Giữa một xã hội dân sự không chấp nhận hàng giáo sĩ thì các linh mục sẽ hiếm có cơ hội tiếp xúc với quần chúng. Tại nhiều nơi người ta rất nghi kỵ các linh mục. Bất cứ ai mang trên mình chiếc áo chùng thâm đều bị người ta ngờ vực và lánh xa. Trong những môi trường như vậy, tất nhiên sự hiện diện của linh mục thật bất lợi. Cần có các sư huynh, sự hiện diện của họ có thể mang lại nhiều kết quả thiêng liêng cho việc tông đồ hơn. Nếu không thì chẳng có kết quả nào.
Sư huynh Sa-lê-diêng còn đóng vai trò bất khả thể trong lãnh vực giáo dục giới trẻ. Đứa trẻ gieo mình vào thế giới ngập tràn những công việc, hẳn chúng cần một mẫu gương trong công việc làm ăn. Người sư huynh ấy là người chúng có thể thân cận bất cứ lúc nào. Đứng trước một đời sống huyền nhiệm bí tích của vị linh mục, chắc chắn trẻ thích lại gần một sư huynh hơn là vị ấy. Nếu chúng thấy nơi vị sư huynh luôn bận bịu với trăm công ngàn việc mà lại là một mẫu gương về sự thánh thiện thì kết quả giáo dục tốt đẹp vô cùng. Bởi lẽ, qua sư huynh, chúng không những học được một tay nghề mà còn học được một lẽ sống.
d- Hiệp nhất bằng một sợi dây đức Ái
Theo quan điểm của Don Bosco thì người sư huynh hiện diện như một người chính yếu. Không chỉ trên bình diện giáo dục mà thôi, nhưng còn hiện diện với tư cách là tu sĩ đích thực nữa. Don Bosco đã đi tới cùng cội rễ để làm nổi bật ơn gọi nên thánh chung cho mọi người.
Thiên Chúa muốn cho mọi người nên thánh. Do đó cần phải nỗ lực làm việc thiện và trao hiến chính mình cho ngài.
Tất cả, bất luận họ là linh mục hay là giáo dân, bất kể họ là cộng tác viên giữa đời hay là sư huynh sống trong cộng đoàn tu sĩ Sa-lê-diêng. Thậm chí cả những thiếu niên như Daminh Saviô và ngay cả như những trẻ nít cũng vậy.
Học sinh, tư giáo, sư huynh, linh mục tất thảy đều được kêu mời hòa mình vào bầu khí cộng đoàn Sa-lê-diêng là nơi hòa hợp niềm vui huynh đệ và ân sủng. Điều kiện tất yếu để trở thành nếp sống chung dưới cùng một mái ấm là: các thanh thiếu niên được mến thương như con cái trong nhà. Các linh mục và sư huynh sống chung với nhau trong sự hòa thuận trọn hảo. Tất thảy đều có cùng một công việc và một sứ mệnh. Họ sống chung, cầu nguyện chung, đồng thời thông chia cho nhau những giờ phút nghỉ ngơi, niềm vui của ngày lễ, cũng như thông cảm nỗi buồn khổ. Họ liên kết với nhau bằng sợi dây đức ái và lời khấn, họ tạo thành một trái tim và một linh hồn mà thôi
e- Phêrô Enria – chăm sóc Don Bosco
Người đã “một lòng một trí với Don Bosco” theo đúng nghĩa phải kể là thầy Phêrô-Enria. Vào năm 1854 khi Don Bosco nhận Enria vào Valdocco, cậu bé mới lên 13. Năm ấy, bệnh dịch làm cho dân thành phải điêu đứng. Nó đã cướp mất cha mẹ của cậu và để cậu mồ côi, Don Bosco nói với cậu: Con muốn đi với cha không?. Chúng ta sẽ mãi mãi làm bạn với nhau tới khi về Thiên đàng nhé.
Thời đầu cuộc sống tại nguyện xá thật là cam go.
Trong những năm ấy Don Bosco thâu nhận các trẻ em mồ côi vào viện nhiều đến nỗi chật nhà. Enria đã phải tìm một mình đến xó góc, nằm trên búi rơm kho hoặc những chiếc mền rách. Thế nhưng Don Bosco thương mến trẻ thực sự. Ngài lập tức tìm kiếm cho cậu một nghề tại cơ xưởng của một bác phó rèn.
Enria là một cậu bé tài giỏi. Cậu biết làm hết mọi việc. Khi lớn lên Enria dạy âm nhạc, đạo diễn kịch nghệ, vẽ tranh, làm bếp và coi phòng thuốc. Vào tháng 12 năm 1871, Don Bosco đột nhiên ngã bệnh rất nặng ở Varazze, ngài truyền Enria tới để chăm sóc sức khỏe cho ngài. Trong nhật ký của Enria, ta thấy ghi : « tôi đi ngay, tôi sẵn sàng hiến mạng tôi cho ngài được khỏe » Don Bosco rất vui vẻ tiếp nhận anh. Còn Enria thì rất khổ tâm khi thấy sức khỏe của Don Bosco đang trong tình trạng nguy kịch. Anh dành 4 tiếng đồng hồ để ngủ vào ban đêm, phần còn lại thì dành cho Don Bosco. Hầu như này nào anh cũng viết thư báo cáo về tình trạng sức khỏe của vị thánh. Anh viết thư báo cáo cho Buzzeti. Đó là những bản tin thị liệu, nhưng cũng không thiếu ý tưởng đầy cảm xúc. Buzzeti thuật lại cho tất cả mọi người nghe như nguồn tin từ radio vậy.
Khoảng sau một tháng trời, Don Bosco khỏe trở lại. Thế rồi đột nhiên có một gói quà gởi cho Don Bosco. Món quà từ Mornese, nơi nẩy sinh hội dòng Con Cái Đức Mẹ Phù Hộ. Mở ra xem, ôi lạ thay, đó là một chiếc áo cho nữ tu. Một kiểu mẫu tu phục cho các chị em Con cái Mẹ Phù Hộ. Nó được may để tham khảo ý kiến của Don Bosco, ngài ngắm ngía hồi lâu rồi ưng thuận. Thế nhưng cần phải có ai thử xem nó ra làm sao. Don Bosco nói nếu không có ai mặc thử, làm sao cha có thể phê phán. Enria trùm chiếc áo trên mình, tạm thành một nữ tu kiểu mẫu. Don Bosco không thấy gì đáng chê. Chỉ cần làm sao cho mầu áo bớt sặc sỡ là được rồi. Enria là người sư huynh góp công trong việc thành lập hội dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, của Thánh Mazarelo.
Thầy Enria ơi, chào nhé
Vào năm 1887, Don Bosco lại ốm tới chết, ròng rã 20 ngày trời, Enria không rời khỏi gường nệm. Lúc ấy Enria đang làm việc tại trường trung học Este. Người ta vội vàng vời thầy về. Don Bosco kiệt sức lắm rồi. Cần có thầy bên cạnh. Vị sư huynh vừa về liền đến bên gường và không còn lìa bỏ ngài được nữa. Thế rồi thầy tháp tùng Don Bosco đi nghỉ tại Lanzo thầy giữ Don Bosco trên tay mình lúc đi xe như người mẹ ẵm con. Don Bosco nói: “Tội nghiệp quá nhỉ, Enria ơi, con phải thức trắng đêm nhiều rồi…” và Enria coi đó là một vinh dự cho người con được sống bên cạnh người cha trong lúc già yếu.
Dịp may hiếm có ấy kéo dài hơn ba tháng. Vào đêm ngày 30 rạng 31 tháng Giêng năm 1888, Don Bosco đã tới giờ phút cuối cùng, ngoái cổ lại một chút rồi nhìn Enria tìm cách nói một cách rất gượng gắng. “Con…mà…mà” ngài không thể nói lên lời. Sau cùng ngài cố nói rõ hơn: “Cha chào con nhé”. Trong những giây phút cuối cùng, trước khi tim ngừng đập. Don Bosco còn thì thầm đôi lời nguyện tắt. Đó là cuộc đàm thoại sau cùng ngài dành cho người sư huynh đáng mến là Phêrô Enria.
f- Một lịch sử kéo dài 120 năm
Vào năm 1875, có một thanh niên tên là Silves-tro cùng với gia đình chuyển hộ sang Buenos Aires. Tuồi 18, chàng biết nấu ăn giỏi và được mời giúp việc cho một quán cơm. Chủ quán trả lương rất hậu. Thế nhưng khung cảnh đó thật là nhơ bẩn đối với chàng. Đức trong sạch đã thôi thúc anh truyện trò với Thiên Chúa, đắm chìm trong kinh nguyện tại nhà thờ. Gần đó vài người Ý thường lui tới nhà anh, chính nơi ấy, vào khoảng năm 1875, Silvestro gặp được các cha Sa-lê-diêng đầu tiên. Do Don Bosco gửi đi truyền giáo. Nhà thờ đó được trao cho các tu sĩ Sa-lê-diêng Cả Silvestro nữa cũng được phó thác cho các Sa-lê-diêng. Chỉ sau ba tuần anh xin gia nhập cộng đoàn Sa-lê-diêng, và tất nhiên lãnh ngay trọng trách hỏa đầu quân. Anh đăng ký gia nhập tu hội và được chấp nhận một cách vui vẻ. Thầy khởi sự nhà tập vào ngày 24 – 4 – 1876. Ngày 17-7-1877 thầy đã trở thành người con đích thực của Don Bosco. Thế rồi thầy trở thành một đầu bếp có trình độ và một y tá tận tâm trong suốt 40 năm. Thầy vừa cung cấp thức ăn cho hơn 600 học sinh nội trú, chăm sóc sức khỏe cho chúng một cách chu đáo.
Ngoài những công việc đó ra, thầy Silvestro Chi-appini không làm nên sự việc lạ lung nào khác. Thế nhưng thầy đáng được chúng ta ghi nhớ, vì thầy là một sư huynh gương mẫu.
Thực vậy, thầy là tiên phong cho những giáo dân theo vết chân Don Bosco mọi nơi. Họ sẽ tiếp tay với những người con của Don Bosco tại hải ngoại để thực hiện những công cuộc trên khắp thế giới. Vào năm 1876 tại Uraguay và năm 1875 tại Tây Ban Nha, năm 1883 có các nhà Sa-lê-diêng tại các nước khác như Brasil, Chi Lê, Anh Cát Lợi và Ecuador.
ERVIGIO Hoàng tử và sư huynh khiêm tốn
Đôi khi có các người gia nhập đoàn ngũ các Sa-lê-diêng thuộc thành phần quý tộc mà chúng ta không ngờ. Ai có thể ngờ được rằng một hoàng tử lại có thể trở nên một sư huynh khiêm tốn? Đó là hoàng tử. Với danh xưng là Ervigio. Ngài là phó vương của Lara, là hoàng tước của Arcaya, là khanh tướng của đất Arriee… thầy có thể tự hào vì giữa hàng tổ tiên của hoàng tộc có Thánh Isidoro thành Siviglio, có Thành Eurcegildo tử đạo, có vua Anphongso đệ I đã từng cai trại Astraria và Leon, gia tộc của thầy đã chuyển hộ từ Tây Ban Nha sang Pháp vào thế kỷ thứ 16, nơi đây toàn bộ gia tộc vừa giữ được uy thế quý phái của mình. Chính vị phó vương này đã sinh ra tại thành phố London vào năm 1875 miêu duệ cuối cùng của Hoàng triều Anphongso I.
Erviglio sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, được ủy thác cho một cô vú nuôi thánh thiện. Cô là một vị thánh vì hiện nay, cô đã được liệt vào hàng các đầy tớ Chúa. Vào năm 1889 cô vú đã trao phó chú bé của mình vào các tu sĩ Sa-lê-diêng chăm sóc. Tại nhà Sal Navare, cậu bé lớn lên rất sốt sắng học hành, đọc kinh cầu nguyện.
Ervigio làm sư huynh Sa-lê-diêng. Được mời về Valdocco coi sóc và làm chủ nhiệm tờ Tập san Sa-lê-diêng (ngôn ngữ Pháp). Năm 35 tuổi, thầy điều khiển toàn bộ cơ xưởng ấn loát tại Valdocco. Thường xuyên, người ta trao cho thầy trọng trách khá tế nhị là đi thanh tra các trường Sa-lê-diêng tại Pháp và Tây Ban Nha. Thầy đã phải lặn lộn vất vả với công việc ấy. Dù có trọng trách to lớn như thế, thầy vẫn không sao nhãng việc trực trẻ tại phòng ngủ và nhà cơm, khuôn mặt uy nghiêm và đầy cảm mến của thầy thu hút được nhiều cảm tình của đám học sinh bản trường của thầy. Trên phần mộ của thầy hiện nay ta còn thấy dòng chữ đơn sơ: “Juan de Lara, tu sĩ Sa-lê-diêng.
Bốn cha con nhà sáo sậu.
Vào năm 1886 Don Bosco đón tiếp một bác thợ may nổi tiếng miền Piemonte. Đó là ông Felice Ulerlo tiếng Việt gọi là sáo sậu. Don Bosco giải thích cho ông biết rằng, ngài cần những tay thợ lành nghề để có thể điều khiển các xưởng thợ. Vị khách quý thưa với ngài rằng giả như mình chưa có vợ thì sẽ vui lòng đến tiếp tay. Hơn nữa còn có 3 đứa con dại phải nuôi dưỡng. Lúc đó Don Bosco mời cả 3 đứa con đến làm sư huynh Sa-lê-diêng. Ngài đảm bảo cho ông và các con ông rằng sẽ có một nếp sống thật vui tươi và thanh thản tại nhà của ngài và mai đây sẽ cùng ngài hưởng phúc Thiên Đàng.
Bác thợ may đơn sơ coi đó là lời mời thực sự. Sau đó không lâu, bà vợ của ông qua đời. Thế là ông cảm thấy được tự do, có thể dẫn con của mình đến ở với Don Bosco. Ba đứa trẻ lúc ấy còn non dại. Chúng được nhận vào trường học nghề. Chính ông được nhận vào nhà tập. Cuộc sống tập thể đối với ông quả là cam go. Thế nhưng ông đã lướt thắng những khó khăn ấy để hòa mình với mọi người. Ông sống đời cộng đoàn rất cao và nên gương mẫu cho mọi người. Khi đã làm tu sĩ Sa-lê-diêng rồi, thầy được chỉ định làm trưởng xưởng may đo. Thầy đã dấn thân vào việc một cách ngoạn mục. Những đứa trẻ trong cơ xưởng coi thầy là cha của chúng, thầy cũng điều khiển ban kèn đồng. Điều làm cho thầy sung sướng hơn cả là thấy 3 đứa con cưng của mình trở thành tu sĩ Sa-lê-diêng.
Đứa thứ nhất có tên là Angelo, giữ chức trưởng xưởng ấn loát suốt 17 năm. Thầy cũng là một người có biệt tài điều khiển dàn nhạc Violon và được nhà nước trao huân chương quốc gia. Đứa con thứ hai của thầy có tên là Alessandro, là thủ trưởng ban đóng sách tại xưởng in. Người con thứ ba có tên là Phêrô chuyên dậy tiểu học suốt 40 năm trời.
Khi qua đời vào năm 1888, Don Bosco đã để lại cho tu hội tất cả 284 sư huynh trong số 1035 Sa-lê-diêng
PHONG TRÀO LẬP CÁC TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
Don Bosco mở rộng cửa cho các sư huynh Sa-lê-diêng vào một chân trời bao la để sinh hoạt phục vụ giới trẻ. Nhờ đó họ có thể thực hiện và phát huy đời tu của mình. Có những người trở thành hữu ích chỉ vì họ sống với những công việc tầm thường như bất kỳ ai trong khung cảnh gia đình. Có những người lại thể hiện những khả năng phi thường của mình trong những công việc to lớn. Thế nhưng lãnh vực mà người sư huynh thể hiện ơn gọi của mình nhiều hơn cả, phải kể là trường công nghiệp. Trọng trách chính yếu của họ thường là đứng đầu một xưởng máy. Sau trường học vừa làm ở Vadocco, đã nẩy sinh những trường huấn nghệ tại các nơi như Sampierdarena, Nice, Lille, Pháp, tại Buenos Aires, Montevideo, Barcelona, tổng cộng có tới 9 nhà vào năm 1888.
Dưới thời cha Rua, kế vị Don Bosco, cho tới thế chiến thứ nhất, rất nhiều giáo dân tha thiết xin gia nhập hàng ngũ các anh em sư huynh. Con số đã vọt lên tới 30% cho tới năm 1900. Những trường huấn nghiệp gia tăng trông thấy. Tuy nhiên, không phải luôn luôn ở tốc độ mau lẹ, vào năm 1920, sút giảm xuống còn có 17% trong số 126 trường học.
Dang khi đó tại Tây Ban Nha, vị giám tỉnh đang thử nghiệm trong phạm trù này. Ngài cảm thấy lạc quan khi thâu lượm được những kết quả tốt đẹp. Vị linh mục đó là cha Phêrô Ricaldone. Năm 1911, ngài được triệu về Torino để làm giám đốc trường kỹ thuật và nông nghiệp. Những sáng kiến tốt ngài đã từng có nay trở thành hiện thực, phải được áp dụng trên bình diện quốc tế. Nhưng dự án của ngài nay đã được gia tăng và thực thi khắp nơi. Xây dựng nên những cơ sở công nhiệm cho các trẻ không phải là chuyện dễ. Nó đòi phải kiên trì và nỗ lực. Tuy vậy thời đại không cho phép chúng ta ngồi hàn huyên vô ích. Cần phải bắt tay vào việc lập tức. Thế rồi, một ngân khoản kếch sù được chi cho các trường công nghiệp và cần những khoản tài trợ khác thật to lớn. Năm 1930, các trường công nghiệp và nông nghiệp đạt tới con số là 134. Năm 1950 có tất cả là 253. Quả là một phong trào sôi nổi vào thời kỳ đó.
HÃY NGƯỚC NHÌN LÊN CAO
Song song với chức vụ cao cả thường dành cho sư huynh là trưởng xưởng. Các sư huynh cũng có thể là những người cặm cụi trên những chiếc máy khổng lồ để cùng học sinh làm việc và dạy dỗ chúng. Vào năm 1927 cha Rinaldi đã viết một bức luân thư cho các tu sĩ Sa-lê-diêng với tựa đề là : « Những sư huynh theo quan điểm của Don Bosco ». Trong thư ngài khai triển về đặc tính giáo dân của người Sa-lê-diêng. Ta đọc : « Trong tu hội Sa-lê-diêng có chỗ cho nhiều loại người. Những người kém học thức sẽ tự thánh hóa mình bằng những công việc tầm thường, người là giáo sư dạy trên bục giảng, từ tiểu học cho đến đại học. Giáo sư dạy nghề, tại văn phòng, cũng như có thể là một nông dân tại trường nông nghiệp. Họ cũng có thể là những người đầy sức sống sinh hoạt giữa các quốc gia văn minh và giữa những cánh đồng truyền giáo.
Theo cha Rinaldi thì các tu sĩ ấy có những sinh hoạt khác nhau. Có chung một nếp sống, giữa linh mục và giáo dân, khác nhau về phẩm chức, nhưng giống nhau về tinh thần huynh đệ. Các sư huynh không ở diện thứ cấp, cũng chẳng phải là phụ tá và không phải là tay sai của các linh mục anh em họ. Thế nhưng họ bình đẳng với các linh mục, đến nỗi một sư huynh có thể trổi hơn các linh mục về nhân đức…
Cha Rinaldi đã xác định rõ cái ý tưởng hiện hành của Don Bosco vào một công thức nhất định : « TC quan phòng đã định liệu để Don Bosco thực tập mỗi nghề một chút để các sư huynh có thể tự hào rằng : « Chính Don Bosco đã thành mẫu gương cho các linh mục cũng như các sư huynh diễn tả trọn vẹn sự cao đẹp của đời sư huynh, sau khi đã viết về mọi khía cạnh, cha Rinaldi kết : « Hãy ngước nhìn lên cao, nhìn về sự thánh thiện »
TU SĨ THỜI TIÊN TIẾN
Trên đà phát triển của tu hội, việc đào tạo sư huynh Sa-lê-diêng cũng được phát triển theo. Giữa hai thế chiến, có 3 cơ sở được kịp thời mở ra tại các nơi như : Umiana, Torino, Rebodengo và Colle Don Bosco tại nước Italia. Tất cả những cơ sở đó được dành cho việc đào tạo các đệ tử theo ơn gọi sư huynh. Chúng là những trẻ có thiện chí dấn thân vào công việc truyền giáo ở những nơi xa xôi. Cũng có những nơi dành riêng cho những sư huynh muốn chuyên môn hóa khả năng tay nghề của mình hầu có đủ trình độ điều khiển những trường công nghiệp và nông nghiệp. Tại các nước như Tây Ban Nha, và Châu Mỹ Latinh đều có sáng kiến tương tự và thâu lượm những kết quả thật khả quan.
Các sư huynh luôn được miêu tả như là diện mạo độc đáo của Don Bosco ‘người sư huynh vốn được coi là tu sĩ chuyên môn phục vụ thế giới lao động’. Cũng có những chỗ dành cho các sư huynh biết làm trăm công ngàn việc, mỗi việc một chút. Đành rằng nhất nghệ tinh nhất thân vinh thì cũng bách nghệ tinh bách thân vinh. Bởi các sư huynh cao tay nghề thường dấn mình vào những công việc nhất định. Họ chí thú vào các công việc kỹ nghệ, chuyên nghiệp thuộc phạm trù chuyên môn, có đủ trình độ để giao tiếp với những chủ nhiệm thuộc các xí nghiệp lớn. Năm 1948 tờ báo « người sư huynh Sa-lê-diêng ra đời ». Trong số đầu tiên ta có thể đọc : ‘từ bên ngoài nhìn vào, người sư huynh Sa-lê-diêng có vẻ là một người trung lưu nhưng khi thân cận thì thấy thầy là một tu sĩ đích danh, ta thấy rõ một nếp sống nửa giáo dân nửa tu sĩ. Đó là một lối thực hành lời khuyên Phúc Âm, mà không tỏ ra bề ngoài vì trong thời đại đầy thiện kiến, nếp sống đó sẽ không làm cho thầy tu sĩ bị gạt loại. Don Boso muốn họ sống như thế, vì nhờ đó họ có thể len lỏi vào các môi trường khác nhau.
Bối cảnh có giá trị đích thực này được minh chứng bằng chính con số các sư huynh gia tăng ngày một đông, bản thống kê các thập niên từ 1920-1960 cho thấy rõ rằng con số tăng từ 1300 đến 2098, 3113, 3357 và 4055. Họ có mặt khắp nơi trên thế giới, họ điều khiển hằng trăm trường công nghiệp và phục vụ tại nhiều Hội thánh địa phương.
g- Sư huynh nào có Nghề nghiệp nấy
Vào năm 1976, Don Bosco căn dặn các sư huynh của ngài : ‘trong Hội Thánh cần có một thứ người để làm mọi công việc, các sư huynh Sa-lê-diêng chính là những tay thợ lành nghề hằng sắn tay áo lên để làm việc cho Hội thánh. Họ là những người thuộc đủ mọi thành phần với tay nghề của họ. Một số thì tạo điều kiện cho mình nên hữu ích trong cộng đồng, số khác dấn thân trong công cuộc tông đồ cùng với giới trẻ và tại các nơi truyền giáo, một số khác có những năng khiếu riêng để phát huy, vì thế họ dành thời giờ cho việc khai phá nghệ thuật. Tất cả đều cống hiến cho kế hoạch tông đồ của Don Bosco trong phạm vi chuyên môn của họ.
Tốt hơn chúng ta nên khảo cứu qua về những diện mạo độc đáo này. Bởi lẽ các sư huynh Sa-lê-diêng chẳng phải là những con người trôi theo mây gió, nhưng họ là những người thực hiện, có xương có thịt.
NHŨNG NGƯỜI BÁCH NGHỆ TRONG CỘNG THỂ
Don Bosco nói : « cha cần cho mọi việc trong nhà được trôi chảy. Chẳng hạn như việc bếp núc, coi cổng, làm cho công việc được đạt năng xuất, đúng tiêu chuẩn hầu như không có gì uổng phí. Thế là ta có những con người bách nghệ. Họ coi nhà Sa-lê-diêng như nhà của mình, họ làm hết mọi sự cho công việc trong nhà được xuôi chảy. Trong số đó chúng ta có Giuse Bezetti, thầy Garbellone, thầy Garbellone từng là thủ kho Valdocco lâu năm. Ai cũng cần chạy đến thầy đó để giải quyết vấn đề, để cho người trong nhà dễ tìm ra mình, sư huynh đã vẽ một bản đồ khi phố Valdocco Torino và rồi mỗi khi vắng mặt, liền ghi dấu để người ta có thể tìm tới, tại một gốc cây thầy đeo một tấm bảng có đề chữ : Tôi đang ở trong lỗ của tôi.
Don Boso đã nói muốn cho một nhà được xuôi việc cần phải có 3 người xứng giá : giám đốc, anh nuôi và người coi cổng. Giữa những người coi cổng ta có thầy Mercello Rossi. Giữa những người nấu ăn giỏi ta có thầy Garbellone, người đã từng nói, Don Boso không gì hơn ai. Ngài cũng như mọi người. Tuy nhiên có những sư huynh khác giữa những hỏa lò rực cháy, đã biết tạo cho mình một vinh dự đó là Michele Orirele. Khi ở Vignad, thuộc Argentina, thầy giúp nấu ăn cho các đệ tử Sa-lê-diêng. Thầy đã làm cho các đệ tử nên khỏe mạnh nhờ tài nấu ăn của mình. Thầy thường nói : « Phải ăn cho khỏe như thép để có thể kháng cự được những vất vả, mệt nhọc về sau, hầu tránh kiệt sức về sau ». Những món ăn thầy thường đổi thay cho ngon miệng. Đồ ăn thầy dọn trên bàn luôn luôn thay đổi, dồi dào, nhất là vào các ngày lễ càng phong phú hơn nữa. Thầy cư xử với mọi trẻ như con cái trong gia đình. Tất cả đều coi thầy là bố, mỗi lần thầy xuất đầu lộ diện tại nhà cơm là những tràng pháo tay lại vang dậy dòn dã
TA LÀ ÔNG HÀNG BÁNH
Giữa những người nướng bánh, ta có những sư huynh biết tiết kiệm một số tiền không ít cho nhiều cộng thể. Carlo Gavarino là ông hàng bánh của Don Bosco, thầy là người nướng bánh trong khoảng 80 năm khi còn là trẻ nhỏ. Don Bosco chỉ tay trên đám trẻ và nói : « giữa đám trẻ này, có một đứa sẽ sống lâu tới tuổi rất già » Carlo Gavarino coi lời nói đó có ám chỉ về mình. Quả thật thầy đã sống tới 97 tuổi.
Tại trường Verona, có một người nướng bánh ngon đến nỗi cả dân chung quanh cũng muốn đến đó để mua. Ngày kia các chủ lò bánh đến phàn nàn với vị giám đốc nhà rằng họ mất dần khách hàng. Ông nói : « khi nào con không còn bánh nữa, chính con cũng phải đến lãnh bánh về ăn. Vị giám đốc đáp : « xin mời khi cần, xin ông cứ đến, ông chủ lò bánh đó tưởng lời nói đó là thực tình, vài ngày sau bỏ nghề làm bánh đến cùng cha giám đốc, xin gia nhập dòng Sa-lê-diêng. Trong cộng thể, ông học nghề cho lành nghề hơn, rồi được gởi sang Bogota nước Columbia. Thầy làm bánh giỏi và bánh ngon không kém loại Panettone Milan, thầy hay biếu Đức Tổng Giám mục, nên ngài thường gắn cho cái tên « bánh D. Bosco ».
Một người nướng bánh khác nổi tiếng tại Torino ở phố Susa là anh Gioan Baotixita Ugetti 44 tuổi, anh đã bỏ lò bánh do ông bà để lại và xin gia nhập làm tu sĩ Sa-lê-diêng. Các bề trên sai thầy sang Palestina sống tại Belem, Belem có nghĩa là lò bánh. Thế là tại nhà hàng bánh này, thầy đã nướng bánh đến mãn đời. Những người dân chung quanh rất mến phục thầy. Chính thầy đã có lần nói : ‘tôi cảm thấy mình sống hài hòa với cả Thiên Chúa lẫn loài người. Khi thầy qua đời, bà giám đốc cơ quan Caritas của khu vực Belem đã viết cho vị giám đốc nhà : ‘Con xin chia buồn với cha về cái chết của một con người thánh thiện ấy và con chúc mừng cha vì vị thánh ấy thuộc về dòng của cha.
TIÊNG CHUÔNG VANG XA
Đối với những bệnh nhân chúng ta có các sư huynh lo việc y tế như Phêrô Enria làm y tá chăm sóc Don Bosco. Có hai vị y tá đang trong dự án phong thánh là Simon Srugi và Artemide Zatti. Hiện nay là đầy tớ Chúa.
Rất nhiều sư huynh ham thích việc phục vụ phòng áo, chuyên viên trang hoàng nhà Chúa, thầy Bonenico palestrino được Don Bosco ủy thác cho việc trông coi Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Phù Hộ, thầy giữ chức vụ đó suốt 65 năm. Thầy làm cho nhà thờ Đức Mẹ ngày thêm lộng lẫy và dân chúng tuốn đến mỗi ngày một đông. Thầy là người có nhiều sáng kiến, bất kể tốn phí, làm cho Thánh đường có những phương tiện đích đáng, xứng với nhà Chúa. Năm 1921, thầy vừa làm cho thánh đường mang màu tang xong, thì trong nháy mắt thầy đổi sang màu sặc sỡ, mừng vui của ngày lễ lớn. Khi làm việc mồ hôi nhễ nhãi, thầy nói : « Thôi, tôi phải nghỉ chút chứ, phải dọn mình chết mới được. Thầy dọn mình chỉ có 3 ngày là đủ để được ơn chết lành, vì thầy đã tiếp xúc với Chúa trong cung điện nhà Ngài ròng rã 65 năm.
Vương cung thánh đường tại Valdocco thời đó, đã có diễm phúc hưởng nhờ sự phục vụ của một ông thầy kéo chuông khá nổi tiếng đó là thầy Canil Quirino do chính Don Bosco cắt cử. Thầy có nghề sửa chữa những bản thảo cho nhà in Sa-lê-diêng. Thầy tỏ ra có biệt tài trong công tác này. Ngoài những khả năng sẵn có. Thầy còn tự học và thông hiểu ba thứ tiếng Latinh, Hy Lạp, Pháp. Thầy cũng có một đôi tai rất thính để nghe âm nhạc nên thầy đã học kéo vĩ cầm. Thầy kéo chuông khéo léo biết bao. Để cho tiếng chuông được vang dội một cách êm tai trong thanh, thầy đã tự sáng chế ra một phương thế, một hệ thống âm thanh đặc biệt. Điều đó khiến cho dân thành cảm thấy hứng thú mỗi khi nghe tiếng chuông thầy kéo vào những ngày đại lễ, thầy trở nên danh tiếng đến nỗi khi một giáo xứ muốn thử chuông, giáo dân thường mời thầy đến thử và cho nhận xét, chuông kêu có đúng âm thanh hay không. Ta có thể kể một vài thí dụ khác… Tất cả những người có lòng đơn sơ ngay thật đều có cảm thấy thoải mái trong bầu khí ấm cúng của cộng thể Sa-lê-diêng. Họ hiến thân phục vụ trong mọi việc, và làm cho nhà họ ở ngày trở nên dễ chịu hơn.
NHỮNG SƯ HUYNH CHUYÊN NGHỀ DẠY TRẺ
Vào năm 1883, Don Bosco cũng đã ngỏ lời cùng các sư huynh của ngài : ‘con sẽ phải chăm lo cho xưởng này hoặc xưởng kia, sao cho mọi việc được chu đáo và không thiếu thốn sự gì…’ Quả thật, trong những thập niên đầu tiên, các sư huynh rất nhiệt tình trong công tác dạy nghề cho trẻ trong xưởng thợ. Họ đã không đòi điều kiện là phải có những trang thiết bị đầy đủ, lúc ấy đã có những xưởng như đóng giầy, nhà may, xưởng mộc, xưởng đóng sách và xưởng cơ khí nữa. Họ là những tu sĩ nghèo thực sự, nhưng lại dạy dỗ những học sinh còn nghèo hơn nữa. Biết bao học sinh chỉ là những trẻ đầu đường xó chợ mà thôi
CHIẾC KHĂN BAY PHƠI PHỚI
Nhiều khi xẩy ra là chính những học sinh của xưởng đứng ra làm trưởng xưởng. Chẳng hạn trường hợp của Phaxico Borgni, là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi, được Don Bosco nhận vào trường. Khi lớn lên anh gia nhập quân đội. Khi mãn nhiệm anh xin gia nhập tu hội Sa-lê-diêng. Anh là một thợ máy giỏi. Don Bosco sai anh sang thành phố Barcelona, mở xưởng may mặc đầu tiên ở đó, khi hoàn thành xong sứ mệnh, thầy trở về Torino, trở nên danh tiếng đến nỗi các xí nghiệp công và tư đã hợp đồng cho thầy để làm ăn tại nơi khác. Thầy trả lời họ rằng : ‘mình đã tìm nơi làm ăn rất yên ổn rồi’.
Một thầy dạy cắt may khác có tên là Phêrô Ceenci. Đó là đứa bé mà các nữ tu thành Rimini gởi đến để làm quà cho Don Bosco. Khi gởi em đến Torino, các nữ tu nhắn nhủ : « khi tới bến xe hỏa, em hãy dơ chiếc khăn lên, vẫy vẫy nó bay phơi phới, làm hiệu cho người dẫn em về với Don Bosco. Quả thật chiếc khăn đã bay phơi phới từ cửa toa xe lửa. Và thầy Garbellone tói ngay để khởi sự săn sóc em. Em học chăm chỉ và trở thành sư phụ của ngành may đo. Cùng với học sinh của mình, người thanh niên tài giỏi ấy đã giật được rất nhiều giải thưởng, đã soạn một cuốn sách với tựa đề là : « Phương pháp cắt may », dành cho ngàn vạn học sinh sử dụng trong công tác học tập. Anh được mời tham dự và cộng tác với tòa soạn tạp chí may mặc và cũng được mời ký hợp đồng để tổ chức cuộc triển lãm. Thế nhưng anh hãnh diện là thợ may của Don Bosco, đã từng may các áo dòng cho ngài, anh sống cho tới khi may tang phục mai táng ngài và may lễ phục cho việc phong thánh ngài.
KHOẢNG ĐẤT CỦA NHỮNG NGƯỜI KÌNH CHỐNG LINH MỤC
Rất nhiều sư huynh đã bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, để đi tới những nơi xa xôi, hẻo lánh hầu lo việc truyền giáo. Trong thời gian đầu công việc truyền giáo được phát triển nhiều là nhờ có các sư huynh. Có 10 vị truyền giáo từ Valdocco tới Argentina đã cập bến Buenos Aires. Dân chúng tới tấp nập vẫy tay mừng đón, giữa đoàn người có 2 trẻ nhỏ là hai anh em ruột với nhau. Một em tên là Enrico. Em kia tên là Louis Botta. Chúng thường cư trú tại khu phố sát bên nhà thờ dành riêng cho những người công giáo Ý. Hằng tuần chúng rủ nhau đi nhà thờ dự lễ và rồi siêng năng đi lễ thường nhật. Lớn lên cả hai anh em rủ nhau vào dòng Sa-lê-diêng. Lu-y làm tư giáo, còn người anh là Enrico làm sư huynh. Enrico chuyên nghề thợ mộc, và giữ nghề đó suốt đời mình, thầy sống hơn 60 năm giữa những học sinh tập nghề, thành ra thầy đã giáo dục hằng trăm trẻ trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống Kitô hữu. Người ta biết thầy là một tay thợ giỏi, nên đã muốn ký hợp đồng với thầy hầu tăng ngân tài cho xí nghiệp, thầy trả lời : « Còn phải đi đâu, đi mãi đâu ? Ở đây tôi làm cho ông chủ trả lương rất sòng phẳng » Thầy làm việc đầu tắt mặt tối từ sớm tới khuya, thày làm việc đến mức quên ăn, quên ngủ, nếu như không có ai nhắc nhở. Để cho thầy được nghỉ việc cha giám đốc phải gởi thầy sang nhà Sa-lê-diêng khác. Mỗi khi thầy đến nhà nào, ai người ta cũng vui mừng tiếp đón bởi vì nhờ thầy mà tất cả những bàn ghế hỏng của nhà được sửa chữa tử tế
Người ta kể câu chuyện về thầy như sau : « Các Sa-lê-diêng tại Gordoba nước Argentina muốn mua một thửa đất để dựng một nhà thờ. Họ đụng phải ông chủ là người kình chống linh mục. Do đó ông dứt khoát không nhường cho linh mục khoảng đất ấy dù ông cần bán. Dầu trả giá cao mấy đi nữa, ông vẫn không chịu. Enrico Botta đứng ra mua với tư cách là thường dân. Ông lập tức nhường phần đất ấy với giá rẻ, sau cùng trên khoảng đất của người kình chống linh mục ấy đã mọc lên một nhà thờ nguy nga tráng lệ. Ngôi nhà thờ hiện nay vẫn còn.
CHÚNG TA SẼ MỌC CÁNH
Ba thầy sư huynh đã được phần thưởng danh dự do tài nghệ của họ. Pio Côlandô, được thưởng tại Tôrinô khi thầy tham gia cuộc triển lãm. Thầy được nhiều cấp khen và huy chương hạng thường. Ngoài ra thấy cũng được huy chương vàng hạng nhất (về việc đóng sách có kỹ thuật tiên tiến) danh tiếng của thầy được đồn đãi khắp nơi vì người ta đăng tên thầy trên báo. Tên thầy cũng được đưa vào bách khoa của Trecani. Tại Pháp thầy Charles Fleuret đã được thưởng Bắc đẩu bội tinh.
Tại Hiệp Chủng Quốc Pio Colombo có một học sinh cũng là sư huynh xứng đáng nối nghiệp thầy mình, thầy sống tại Matreco. Các chủ nghiệp đóng sách thường chạy đến cơ xưởng của thầy để tham khảo ý kiến về kỹ thuật đóng sách. Một hôm, trường đại học Michigan sai người đến ký hợp đồng với thầy để thầy chuyển sang làm cho hiệu sách của trường, nhưng thầy trả lời một cách khẳng khái như sau : « Tôi không thể bỏ trẻ của tôi được » và thầy không chịu rời khỏi trẻ. Hiện giờ thầy đang sống trong tình trạng sức khỏe yếu kém. Vì bệnh đông huyết, chân thầy bị cưa cho tới đầu gối. Khi hoàn tất công tác giải phẫu, thầy tỉnh dậy với thái độ bình tĩnh, thầy cười đùa và làm cho mọi người xung quanh phấn khởi. Sau vài năm, bệnh tái phát. Thế là thầy lại mất đi những ngón chân còn lại. Có người hỏi về cảm nghĩ thì thầy đáp : « chẳng sao mai kia chúng ta sẽ mọc cánh ở trên trời ».
Hiện nay thầy lo việc thuyết trình, thầy lại yên ủi mọi người khắp nơi. Thầy đưa rất nhiều người đến niềm cậy trông Kitô giáo.
Cũng không nên quên rằng còn rất nhiều sư huynh đã dấn thân cho việc dậy dỗ các học sinh. Các tu sĩ ấy là những trưởng xưởng, trong các ngành như : may, mộc, cơ khí, điêu khắc và ấn loát. Họ cũng có thể là những chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp hoặc lâm nghiệp tại các trường. Đặc biệt ta phải nhớ tới những thầy sư huynh hiện đang miệt mài làm việc trong các cơ sở đào luyện về kỹ thuật và công nghiệp. Chúng ta cũng không quên những sư huynh Việt Nam đang quên mình phục vụ những người cùng khổ tại các địa điểm nghèo túng.
XỬ DỤNG THỜI GIAN RẢNH RỖI
Don Bosco đã nói: “Một cánh đồng rộng bao la được mở ra cho các sư huynh hoạt động. Họ có thể là những giáo lý viên tại các nguyện xá, điều không thể quên được là từ các nguyện xá, chiếc nôi của tu hội chúng ta được khai sinh.
Don Bosco tần tảo khắp nơi để tìm kiếm trẻ em bị bỏ rơi, từ các trại cải tạo, và từ các nơi mà chúng sống trong thất vọng. Có biết bao sư huynh Sa-lê-diêng đã đi theo cùng một con đường, trong số các sư huynh tiên khởi, người ta vẫn còn nhớ đến thầy Garbellone một Sa-lê-diêng của nguyện xá. Thầy Dionigi Andini đã trải qua cuộc sống của mình tại nguyện xá Valdocco, thầy đã dạy giáo lý tại đó khoảng 50 năm. Công tác của thầy là tổ chức cho trẻ chơi vào những thời gian rảnh rỗi.
Hiện nay thì sao? Tại Ý có một sư huynh vẫn đang chăm lo cho các em trong trại cải huấn. Thầy năng lui tới để an ủi dạy dỗ, liên kết chúng với gia đình, và khi thấy em nào được tha về thầy lập tức tìm công ăn việc làm cho em đó. Thầy được các nhân viên tặng cho tước hiệu là “quản đốc toàn quốc”, thầy có uy tín đến nỗi chính quyền cho phép thầy vào bất cứ trại cải huấn nào trong nước Ý.
Tại Brasile, có thầy Belo Horizotne, thầy tổ chức dạy phụ đạo cho lũ trẻ đến từ những gia đình sống trong ổ chuột. Thầy dạy chúng nghề nghiệp rồi gởi chúng vào những cơ xưởng hoặc xí nghiệp hầu chúng có công ăn việc làm. Thế rồi thầy cứ tiếp tục theo dõi chúng để chúng yên tâm làm việc nuôi sống mình. Những thanh thiếu niên bụi đời ấy ai cũng sợ chúng, thế mà tại các công xưởng, các chủ tiệm và các xí nghiệp sẵn lòng đón nhận chúng vào làm công nhân chỉ vì nể thầy Dello. Dello chính là tờ giấy bảo hiểm cho việc ký hợp đồng rồi.
Giữa những học sinh Sa-lê-diêng cũng như không Sa-lê-diêng tại Hoa Kỳ, có thầy sư huynh nêu ra ý kiến, lập hội thánh Đaminh Savio (Savio Club) vào năm 1950. Vào thập niên 60 con số thành viên của hội đã lên tới cả trăm ngàn, trải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi em được một thẻ nhỏ mang hàng chữ ‘Hãy là một Savio’.
NHÀ TRUYỀN GIÁO GIỮA CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO
Cánh đồng rộng bao la mà Don Bosco nhắc đến hiển nhiên phải là cánh đồng truyền giáo. Có biết bao sư huynh hiến trót đời mình cho việc truyền giáo. Họ đã từng đứng cạnh bên linh mục rửa tội. Họ là những anh em nâng đỡ linh mục trong những công việc đòi hỏi hy sinh anh hùng, họ cùng với vị linh mục chịu đựng mọi thiếu thốn, cam khổ, sống hòa mình với những người bán khai dốt nát, mọi rợ như dân Bororos ở Matto Grosso, hoặc là mở đường cho công tác rao giảng Tin Mừng.
Những con người như thầy Silvio Milanese mà Don Bosco đã sai đi truyền giáo tại Patagoania. Thầy hiến mình phục vụ dân Bororos tại Brasile suốt 40 năm. Chính quyền Brasile đã ủy cho thầy trọng trách quan sát địa chất miền Matto Grosso và công tác kiểm lâm vùng rừng núi. Chính thầy là kiến trúc sư đền Đức Mẹ Phù Hộ tuyệt vời tại Cuiaba.
NGHĨ ĐẾN NHỮNG SỰ CAO SIÊU
Có một sư huynh truyền giáo tại miến Đông Bắc Ấn Độ tên thầy là Santi Mentrro. Tuy là người ít học thức, nhưng có khả năng phong phú. Thầy là một nhạc sĩ, kịch sĩ, thợ mộc, thợ nề và nhà thầu khoán. Thầy chỉ biết nói thành thạo tiếng Sicillia, vì là tiếng mẹ đẻ, thế mà thầy có khả năng làm cho tất cả dân địa phương hiểu mình bằng những cử chỉ. Bề trên trao cho thầy công tác xây cất đền Đức Mẹ Jovvai. Chỉ trong ba năm, một ngôi đền mỹ lệ mọc lên trên khu đất, khiến cho dân chúng phải sửng sốt nói với nhau: Đẹp như Thiên đàng vậy. Tại Shillong, nhà thờ chính tòa bằng gỗ cháy rụi. Người ta mời thầy Santi đến để xây lại một thánh đường đồ sộ nguy nga. Thầy đã làm nên một thánh đường đẹp vào bậc nhất nước Ấn. Kế đó thầy lại xây một học viện dành cho các Sa-lê-diêng trẻ. Thầy cũng xây cất một thánh đường khác tại Gherrapunjec, nơi có mưa nhiều nhất thế giới. Thầy còn xây nhiều bệnh viện, nhà thờ và trường học khác nữa.
Như thế vẫn chưa đủ, một chiều tối, khi đã ngưng công việc, thầy mở cửa nguyện xá đón các trẻ nít vào chơi. Sau khi đã cùng chúng vui chơi thỏa thích, thầy tụ tập chúng quanh mình, đọc kinh tối rồi khuyên nhủ chúng đôi lời và cho chúng về ngủ. Tiếp theo là một chuỗi những sinh hoạt khác với những thanh thiếu niên và người lớn. Tập kèn và tập kịch, tất nhiên kết thúc sinh hoạt bao giờ cũng phải có huấn từ tối. Thầy nói với họ điều gì và thầy nói làm sao thì hiện nay, chúng ta không rõ. Chỉ rõ là trẻ thích quây quần xung quanh thầy suốt 42 năm. Thầy không thăm nước Ý lần nào cho tới khi Thiên Chúa gọi thầy về với người. Có lần vị Giám mục hỏi: “Thầy Santi ơi, làm cách nào mà thầy thực hiện được nhiều sự việc đến thế? Thầy trả lời: “Thưa con nghĩ về những cao siêu”. Đó là lời của văn sĩ Manzoni viết vào thế kỷ trước mà thầy chưa bao giờ đọc tới.
TẤT CẢ NHỮNG VIỆC NÀY VÀ NHỮNG VIỆC KHÁC NỮA
Quản lý, kỹ sư, thầu khoán, sáng tác nhạc, in sách, nhà báo, điêu khắc, họa sĩ… Theo ý của Don Bosco thì người sư huynh có thể làm những việc này và những việc khác nữa. Thầy là người của mọi ngành nghề. Bởi vì qua những sinh hoạt khác nhau, thầy có thể trực tiếp làm việc cùng với vị linh mục Sa-lê-diêng. Làm tất cả những việc này và những việc khác nữa. Thầy nhắm tới một mục đích duy nhất là tăng trưởng đời sống nhân bản cũng như Kitô hữu cho giới trẻ. Vào những năm đầu thầy dạy cho các trẻ nhỏ. Đang khi ấy thầy vẫn có những dự tính, thầy phác họa những dự tính ấy trên các họa đồ, để rồi đem ra thực hiện về sau. Người ta đề nghị với thầy là thôi dạy học, dành thời giờ để nghiên cứu về kế hoạch những công trình xây dựng. Bởi vậy vào năm 1920 cho tới thập niên 40, thầy đã đổi bộ mặt công cuộc của Sa-lê-diêng, tại Columbia. Thầy đã xây cất được 11 nhà mới và 4 Thánh đường.
Trong khi đó, người ta bầu thầy làm thành viên của hội đồng Giám mục với tư cách là chuyên viên kỹ thuật, mỹ thuật thánh. Thế là thầy miệt mài làm việc để kế hoạch, hoạch định những công trình xây cất giáo phận cũng như các giáo đường của địa phận Bogota. Tất cả những công trình to lớn như nhà thờ, các cơ sở của trung tâm, trường học, chủng viện đều do thầy kiến thiết. Thầy đã mời một số người cộng tác. Họ là những kỹ sư có trình độ nhưng vẫn chưa đáp ứng như câu ví người ta dồn dập đến nài xin thầy giúp trong những công trình xây cất. Sau cùng, người ta đã ước lượng rằng thầy là tác giả của 13 Thánh đường vĩ đại. Khoảng ba chục công trình to nhỏ khác ấy là chưa kể đến những vụ xây cất lẻ tẻ, để kiến thiết lại những cơ sở sẵn có. Kiệt tác của thầy là Vương cung Thánh đường Đức Bà Cát Minh ở Bogota.
Đời sống thường nhật của thầy rất đơn sơ. Đúng 5 giờ thầy có mặt tại nhà thờ để đọc kinh sáng. Khoảng sau 6 giờ sáng một chút thầy bắt đầu làm việc miệt mài cho tới khuya. Thầy nói rằng tất cả những sáng kiến và nghị lực làm việc của thầy đều kín múc từ giờ hiệp lễ vào ban sáng. Tứ thân đến thăm thầy đúng lúc thày đang nghiên cứu xây nhà cho một cộng thể Sa-lê-diêng tại Cartegena. Những bạn thân của thầy đến phúng điếu và nhận định: “chết như một Sa-lê-diêng kể cũng sướng”.
CÔNG NHÂN GIỮA NHỮNG NGƯỜI CÂU LƯU
Anton Patriarea là người mới xây cất xong một số nhà và Thánh đường bằng một cuộc sống cực kỳ phiêu lưu. Thầy là một người có tính nóng nhưng lại rất can đảm, là công nhân của những người câu lưu. Nghề chính của Patriarea là chẻ đá. Từ Ý đã sang Pháp rồi chuyển sang Phi Châu. Sau cùng là tới sống tại Hoa Kỳ, dù một con người khá thông minh, cần cù làm việc. Khuyết điểm của anh là khi làm xong một công trình nào thì lại tỏ ra không thỏa lòng và bất an. Từ Ý người chị ruột gởi cho anh một tập san Sa-lê-diêng. Khi đọc toàn bộ tờ báo xong, anh suy nghĩ về Don Bosco. Anh trở về Italia tìm đến cha bề trên là Don Rua lúc bấy giờ. Ngài cho anh vào thử. Kết quả là anh thấy mình được sinh ra cho Don Bosco, và anh làm tu sĩ Sa-lê-diêng.
Nơi nào làm cho thầy thể hiện năng khiếu của mình hơn cả? Mỹ Châu Latinh. Đúng thế, nơi đây các vị truyền giáo đang cần đến thầy. Họ đang sống giữa muôn vàn nguy hiểm của cuộc sống. Tại đây, thầy kiêm nhiệm công tác xây cất các cơ sở truyền giáo. Trước tiên là kiến thiết ngôi Thánh đường Ravvson tại Giubut. Tiếp đó là nhà thờ chính tòa Viedma. Khi làm ngôi nhà thờ này, thầy trải qua muôn vàn thử thách do các tù nhân câu lưu lại nhà giam gây ra. Sống giữa họ không phải là chuyện dễ dàng. Bất thần, họ thoát ngục và phá rối công việc. Ngôi nhà thờ chính tòa đã sừng sững đứng bất chấp những sóng gió trong thời xây cất.
Đến lượt dựng ngôi đền tại Fortin Mercedes và những công trình khác, thầy tỏ ra là người khôn khéo và thực tiễn. Khi thấy mình không còn sức vì đôi tay tê liệt. Thầy liền cầu xin Chúa cất mình về với Ngài. Lời cầu của thầy đã được khấng nhận. Chỉ một vài tháng sau là thầy tắt thở, bình an trong Chúa
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI QUITO
Giacinto Pankri là một giáo viên cấp 1. Thầy trở thành Sa-lê-diêng vào năm 32 tuổi, sau khi Don Bosco qua đời. Thầy được sai đi truyền giáo tại Ecuador. Nơi đấy thầy hoạt động 57 năm. Kết quả việc thầy làm thật không kể xiết. Tại vì khả năng của thầy quá sức phong phú. Thầy là tác giả của Vương cung Thánh đường Đức Bà tại Quinche, trường trung học Don Bosco và đền Đức Bà Phù Hộ các giáo hữu tại Quito do thầy xây cất. Thầy cũng rất thành thạo về công trình thủy lợi. do đó người ta mời thầy đảm nhận công trình thủy lợi tại Quito. Thầy đã phải thực hiện một chiếc cầu bắc qua sông Paulo (cầu thép dài 80 mét). Thầy khai sáng hàn lâm viện lịch sử và Đại lý của nước Ecuador
Emmanuel da Fonseca là một công nhân thợ nề di cư sang Brasil để tìm kế sinh nhai. Ông là người Bồ Đào Nha. Khi làm việc tại Matto Grosso, ông gặp các nhà truyền giáo Sa-lê-diêng. Các ngài vừa mới sang đó thì ông lập tức muốn nhập cuộc. Thế là ông trở thành Sa-lê-diêng, một sư huynh thứ thiệt. Thầy khởi động công trình bằng cách là xây một cứ điểm truyền giáo tại Campo Rande, tiếp theo là một loạt những cơ sở khác tại những nơi như Coxipo de Ponte, tại Registro, và cư xá những nhà trắng dành cho thổ dân Bororos.
TỪ VĂN PHÒNG KỸ THUẬT
Kỹ sư Giulio Valotti là người chỉ ngồi trong văn phòng trung ương để làm việc. Thầy làm việc miệt mài tại văn phòng kỹ thuật của ban kế hoạch kinh tế trung ương ở Torino. Có tới 50 công trình xây cất đã mang chữ ký của thầy. Tại Rama có đền kính Đức Mẹ Phù Hộ và trường trung học Pio XI. Tại Torino, tất cả các công trình xây cất đều do thầy phê chuẩn, điển hình là trường Thánh Phaolo, học viện Rebaudengo, trường Aglengeri và sau đó là trường tông đồ tại Colle Don Bosco và Cumiana… công trình cuối cùng thầy phải gắng sức chịu khổ làm là tu sửa Vương cung thánh đường Đức Mẹ Phù Hộ tại Valdocco và nguyện xá cạnh bên. Công trình kết liễu năm 1858 rồi thầy kết thúc cuộc đời trong ơn nghĩa Chúa
DUYÊN NỢ VỚI ÂM NHẠC
Một duyên nợ giữa sư huynh và âm nhạc đã khởi đầu từ thời ông tổ của các sư huynh là thầy Giuse Buzetti. Ban kèn của thầy là chủ chốt trong các cuộc dạo chơi và nghỉ hè trong những năm Don Bosco còn sống. Những cuộc trình diễn tại đồi Nonferato làm cho dân làng phải ngỡ ngàng. Duyên nợ ấy hiện nay vẫn còn. Về thầy Dogliani tại Valdocco chúng ta đã nói tới. Người kế vị thầy là sư huynh Enrico Scarzenella. Tại viện quốc gia âm nhạc tại thành phố Parma, thầy đãđạt bằng tốt nghiệp và có chứng chỉ là giáo sư âm nhạc. Vào những năm 1924 và 34 ở Valdocco, người ta hồ hởi mừng kính các ngày lễ phong chân phước và rồi phong thánh cho Don Bosco. Thầy là người đứng ra đảm nhiệm tất cả những gì liên quan đến âm nhạc cho ngày lễ. Thầy đã để lại cho hậu thế một kho tàng gồm những bản nhạc có giá trị cả đời lẫn đạo. Trong số các tác phẩm trứ danh, phải kể đến những bản nhạc kịch thật sống động.
Diện mạo độc đáo hơn cả là dành cho thầy Antôn Auda. Thầy làm việc tại Bỉ và làm chuyên gia về nhạc học. Có nghĩa là thầy chuyên nghiên cứu về lịch sử và kỹ thuật âm nhạc và để lại cho hậu thế một kho tàng tài liệu về các loại âm nhạc khác nhau, tài liệu nhạc bình ca là phong phú hơn cả. Thầy đã xuất bản những loạt bài khảo cứu về những tài liệu xứng giá cho những chuyên viên nghiên cứu âm nhạc.
Song song với những nhân tài lớn lao ấy, ta đừng quên những nhạc sĩ cỡ nhỏ có khả năng múa chiếc gậy âm nhạc của mình giữa những nhạc công chuyên nghiệp. Đó là thầy Carlo Vitretti (qua đời tại San Binigno vào năm 1904). Thầy đã hướng dẫn các nhạc công trẻ của mình trong tất cả những lần tranh tài với các ban nhạc khác. Lần nào cũng đoạt giải nhất. Sau cùng, ban nhạc đã vượt kỷ lục đến nỗi ban tổ chức cấm không cho ban nhạc này tham dự thi với các ban nhạc khác.
THEO CHÂN GUTENBERO
Don Bosco có lý để gán cho một sư huynh danh xưng học sĩ về sách tốt. Đó là thầy Phêrô Barale. Thầy đảm nhiệm trông coi các nhà sách Sa-lê-diêng, chuyên lo việc in ấn các sách báo. Thầy đã sáng chế ra kiểu giới thiệu bằng cách mỗi năm in một cuốn thư lục với tựa đề là “Thư lục Công giáo”, ngày kia Don Bosco đọc cuốn giới thiệu thư lục ấy, ngài rất xúc động trước một bài tường thuật với tựa đề “Có nên để vào đây thư của cha Cagliero gởi từ nơi truyền giáo về chăng?” Hồi đó là năm 1877, cha Cagliero mới đi truyền giáo được hai năm. Ngài trải qua những thử thách, mạo hiểm nơi rừng thiêng nước độc. Cần phải cho những người trong cũng như ngoài gia đình Sa-lê-diêng biết đến và hổ trợ cho công cuộc của ngài. Thế là cuốn thư lục biến thành tờ báo tập san Sa-lê-diêng (hiện nay tờ báo này được phát hành bằng 41 thứ tiếng gồm khoảng 360 ngàn tờ, mỗi lần in ra trong ngôn ngữ Ý mà thôi). Thầy Barolo giữ công tác quản lý ngành ấn loát một thời gian rồi thành chủ nhiệm tòa soạn.
Một số khác theo chân Gutenberg là những sư huynh chỉ giới hạn công tác của mình trong việc dạy trẻ ở xưởng thợ mà thôi. Họ trưởng thành trong ngành ấn loát. Thầy Cesare Erano được ủy thác cho việc trông coi ngành in ấn tại Columbia. Tại đây quỹ làm việc thì hầu như không có. Máy móc thật thô sơ, thế mà thầy đã thành công lớn trong việc ấn loát. Thầy được người ta tín nhiệm đến nỗi bầu thầy vào ủy ban thiết kế các máy in của Âu Châu. Tất cả các cơ sở ấn loát và những tòa báo đều công nhận thầy là người có trình độ. Thầy rất chính xác trong việc dạy các thanh thiếu niên trong nghề ấn loát. Thầy giúp chúng sửa bản in và làm cho chúng có lương tâm nghề nghiệp trong vấn đề làm ăn. Năm 1926, thầy xuất bản cuốn nghệ thuật ấn loát và được sử dụng như sách giáo khoa trong toàn quốc. Không chỉ các học sinh mà tất cả các nhà xuất bản, những nhà văn và những chủ nhiệm cơ sở ấn loát đều gọi thầy là sư phụ. Đúng là thế.
Thầy Carolo Conci làm việc tại Argentina. Thầy cũng tham dự vào công tác ấn loát và phát minh ra một phương thế tối tân cho đất nước. Thầy khai sinh ra tờ tập san với chủ đề « cải tạo xã hội » có chủ đích là bênh vực những nguyên lý Kitô Giáo…Thầy được cử làm nhân viên đại biểu quốc gia và là chủ nhiệm tờ « Nhân dân nhật báo ». Thầy là người sáng lập ra phong trào tổ hợp cũng là tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị. Các giám mục địa phận nể phục thầy, đánh giá cao công việc thầy làm và đã tặng cho thầy cái tên Kottaler của Argentina.
Nhà xuất bản đại tài của tu hội chúng ta phải kể là Giuse Caccia vào nguyện xá. Cậu bé làm liên tục tại nhà sách Sa-lê-diêng cho tới năm 1910 là năm mà Don Rua thành lập nhà sách tại Sa-lê-diêng SEI. Cha Rua trao nhà sách này cho thầy coi sóc, các sách được in ra hàng triệu bản, được chia làm 3 loại : đạo đức, giáo khoa và linh tinh. Nhà sách cũng đảm nhiệm in tờ tập san Sa-lê-diêng, trong 11 ngôn ngữ, kể cả những ngôn ngữ xa lạ như Sleva, Hungari và Liturgi. Nhờ tài khéo léo của thủ trưởng Gaccia, nhà sách SEI đã tạo được cho mình rất nhiều chi nhánh tại Italia và trở nên mẫu cho các nhà sách khác ở hải ngoại. Hiện nay nhà sách SEI vẫn còn được coi như là nhà sách nổi tiếng về việc in sách giáo khoa cho toàn nước Ý.
Còn có những sư huynh khác cũng nổi tiếng không kém, họ trở nên những nhà văn thứ thiệt, điển hình là thầy Andre Accatino, tác giả các sách về lâm nghiệp, các sách toán học cải cách. Thầy Angelo Bulano, tác giả của hàng chục cuốn sách kịch trường thành công lừng lẫy. Thầy chết thật trẻ khi thầy mới 36 tuổi. Cái chết đã cắt ngang tài nghệ của thầy là một con người có nhiều triển vọng.
ĐIÊU KHẮC VÀ HỘI HỌA
Trong phạm vi nghệ thuật, các Sa-lê-diêng sư huynh không kém phần xuất sắc về ngành tạo hình, ta đan cử thầy Caspare như một nhà điêu khắc lỗi lạc, trong nghề làm đồ gỗ. Thầy là người Tây Ban Nha, thầy thành công trong nghệ thuật điêu khắc tại cơ xưởng, thầy nổi tiếng đến nỗi được nhà nước trao cho trọng trách tân trang tất cả những tác phẩm nổi tiếng cổ xưa của Tây Ban Nha và của Mỹ Châu Latinh. Hơn nữa thầy còn được đề cử đảm nhiệm toàn bộ công tác bày trí cho hoàng cung ở Barcelona. Cuộc nội chiến của nước Tây Ban Nha đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho cơ sở điêu khắc của thầy, nhưng chính thầy là người, cứu được nhiều linh mục và tu sĩ khỏi tay Hồng Quân hơn cả. Một khi phác giác ra những hành vi nhân ái của thầy. Chính vì thầy bị giết hụt mà hiện nay trán thầy có một vết thẹo to tướng. Khi chiến tranh chấm dứt, thầy lại tái thiết cơ xưởng điêu khắc của mình theo mô hình nguyên thủy.
Còn một điêu khắc gia nổi tiếng nữa là thầy Sebastiano Concas người San Benigno. Vào năm 1929, thầy đảm trách toàn bộ việc trạm trổ tủ kính đựng di hài của Gioan Bosco. Ngoài ra thầy còn là một họa sĩ nổi danh đã từng biến một pháo đài cổ xưa thành một bảo tàng viện, triển lãm những tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh và tượng đúc. Đó cũng là trung tâm gặp gỡ văn hóa cổ kim của miền Piedmont. Đó là bông hoa xinh đầy hương sắc nghệ thuật mà dân Piedmont có thể tự hào.
VỊ CHỦ TỊCH XÃ
Đã có một sư huynh làm chủ tịch xã. Đó là Giorgio Haruni người Liban sinh ra gần Beirut và chết tại Giêrusalem. Thế nhưng thầy lại sống gần như suốt đời tại Beit Gemal đất Israel hiện nay. Thầy là thủ trưởng coi một cánh đồng rộng mênh mông gồm có rất nhiều công nhân người Mussuinam. Tất cả dân chúng mến phục thầy và bầu thầy làm chủ tịch xã nhiều năm.
Một sư huynh khác đã trở thành thuyền trưởng tên thầy là Antôn Fercima thời xuân trẻ, thầy là thuyền trưởng có trình độ hoạt động tại vịnh Napolion không ngờ khi làm Sa-lê-diêng rồi, nghề thủy thủ lại trở nên hữu ích. Sau khi đệ dơn xin đi truyền giáo, thầy đã được sai đi Pumta Arena ở Chile. Thực ra, phái đoàn truyền giáo, trong đó có thầy theo lệnh của cha Beauvoir, phải đóng đô tại Tarradel Fueco. Để đảm bảo lương thực hằng ngày cho anh em Sa-lê-diêng trên các cứ điểm truyền giáo, các tu sĩ Sa-lê-diêng mua một chiếc thuyền có tên là Mẹ Phù Hộ. Thế là thầy Mecina thi thố tài năng của mình trên biển cả đầy sóng gió nguy hiểm, người ta mến phục thầy, cắt đặt thầy làm thuyền trưởng của chiếc thuyền đó. Thầy kiên nhẫn giữ trọng trách khó khăn ấy. Trong thời gian đó thầy cũng huấn luyện cho những thổ dân người da đỏ thành những người thủy thủ có trình độ. Giữa các người da đỏ, đúng ra là người Oma và Alakaluf, thầy chiếm được lòng quý mến của họ. Vì mến phục người thuyền trưởng có tuổi, các tài công của thầy thường ngồi ở nền nhà thờ bị bỏ hoang ở gần biển nghe thầy nói chuyện. Những người da đỏ rất thích học ở nơi thầy những điều mới lạ.
Chúng ta cũng có thể nhắc đến một thầy sư huynh khác tại Matte Gresse, đã được nhà nước tín nhiệm mời thầy quản lý bưu điện của nhà nước. Tại Argentina một sư huynh được chính quyền phong làm trưởng đồn Công an…thử tưởng tượng đến một sư huynh trong bộ đồ công an, với chiếc khẩu Colt bên hông, với chiếc băng kiểm soát đeo tay.
h- NGHỀ NGHIỆP ĐÍCH ĐÁNG LÀ TÌM SỰ THÁNH THIỆN
Cha Rinaldi đã có lần nói với các sư huynh « hãy ngước nhìn lên cao, tới sự thánh thiện » các sư huynh đã và đang còn làm như thế. Các thầy nỗ lực không ngừng tìm sự thánh thiện. Chính sự thao thức nội tâm sẽ thôi thúc các vị sư huynh của chúng ta tiến tới sự thánh thiện. Nỗi thao thức đó đã làm cho Leon Alloy nói lên cảm nghĩ của mình : « chỉ có một điều đáng buồn là không làm thánh ». Thật khó mà nói được sự thánh thiện ở đây hay ở kia. Thế nhưng Hội Thánh có những phương thức để kiểm chứng sự thánh thiện. Đó là dự án phong thánh cho 2 sư huynh có tên là Simon Serugi và Artemide Zatti cũng như 26 vị sư huynh khác bị giết trong thời nội chiến của Tây Ban Nha vào những năm 1936-1939.
Hai vị tu sĩ giáo dân này, có quốc tịch Liban, một là người Argentina gốc Ý đã cùng chung một nghề là Y tá. Chúng ta tạm dành cho hai vị sư huynh thánh thiện này những trang sau. Ở đây chúng ta tóm lược một vài điểm liên quan tới các sư huynh tử đạo.
« NẾU CHÚA HIỆN HỮU HÃY GIẾT NÓ ĐI »
Có một cuộc chiến đầy mâu thuẫn, cuộc chiến gây nhiều tang tóc nhưng nó cũng là cơ hội Sa-lê-diêng cống hiến cho Hội thánh những vị anh hùng bất khuất : 39 linh mục, 26 sư huynh, 26 tư giáo, 3 chủng sinh, 2 FMA, 3 cộng tác viên, thậm chí có cả gia nhân, tổng cộng là 97 người hiến mạng sống.
Một cơn khủng hoảng trầm trọng đã làm đảo lộn cả một đất nước. Nguyên do chính là kinh tế, xã hội và chính trị. Thế nhưng thâm sâu hơn bên trong là do lòng căm phẫn, oán thù đối với đạo giáo và luân lý.
Vào năm 1931, hoàng triều đã tự thoái lui để nhường chính thể cho Đệ Nhị Cộng Hòa. Chính phủ lên nắm quyền với sắc thái hoàn toàn kình chống giáo sĩ. Tân chính phủ cầm quyền chưa được một tháng thì các nhà thờ và dòng tu tàn phá khắp nơi. Thế rồi nghị quyết chính phủ cho phép kết bạn theo hôn thú đời mà không cần phép đạo. Những tài sản của giáo sĩ bị niêm phong. Các dòng tu bị tan rã, chính phủ công bố nghị quyết dân sự hóa các trường Công giáo. Sắc lệnh ban hành nói rõ rằng Hội Thánh Công giáo và nhà nước không đội trời chung. Cuộc bách hại đạo Công giáo khởi sự một cách công khai. Juan Peiro nói : « phải hủy diệt Giáo hội thì mới đúng lẽ công bằng. Nếu quả thực Thiên Chúa hiện hữu thì hãy giết hắn đi ». Điều đó rất tự nhiên và rất nhân bản.
Tiếp theo là 3 năm bồn chồn trong lo âu và bất ổn. Người Công giáo bắt đầu trốn lánh và chui rúc. Có những cuộc truy quét ngày đêm. Có những người giầu lòng quảng đại giơ tay đáp cứu, cũng có những vụ truy tố ác nghiệt. Thế rồi không thiếu những người vững mạnh trong đức tin can đảm hy sinh cuộc sống.
Các sư huynh những người mà Don Bosco muốn họ có thể ẩn núp hoặc trà trộn nơi nào đó để lánh nạn. Thế mà khi các linh mục phải xa rời các trường ốc, họ đã tự nhiên đứng ra thế chân, và đảm nhiệm những công việc điều khiển để cho mọi công việc có thể tiếp tục bình thường. Điều đó càng làm cho đối phương căm phẫn với đức tin hơn nữa.
CHỬI THỀ Ư ? KHÔNG BAO GIỜ
Cũng có khi những lời chứng của các anh hùng tử đạo được lập lại cùng một luận điệu trong các « sự tích của các vị tử đạo ». Vào các thế kỷ trước. Ví dụ trường hợp của Esteban Garcia, một sư huynh ở Malag bị bắt cùng với những tu sĩ Sa-lê-diêng, thầy có thể lẩn tránh. Và thầy đã trốn đi một cách rất là tinh khôn. Thế rồi, công an truy nã và bắt thầy lại « Mày là linh mục ? » Một chú lính la lên, thầy bảo : « Không tôi không phải là linh mục ». Một công an khác nói : « thái độ của mày có lẽ là linh mục ». Thầy đáp : ‘dứt khoát, tôi không là linh mục’ Tên lính nói : ‘thế thì chửi thề và thóa mạ Thiên Chúa và Đức Mẹ của mày đi’.
Thầy Esteban cảm thấy giờ phút gay cấn đã tới. Thầy đáp một cách khẳng khái : « chửi thề thì không bao giờ ». Người cảnh sát khác nhấn mạnh : « cứ chửi đi chúng tao sẽ thả mày ra, tự do, tự do » thầy khẳng định rõ hơn : tôi đã nói với các anh rằng tôi không bao giờ chửi thề. Thiên Chúa có bao giờ làm điều gì dữ mà tôi phải thóa mạ. Thế thì chúng tao giết mày. Được, nếu muốn thì các ông cứ việc giết. Tôi sẵn sàng dâng hiến máu của tôi cho Đấng đã hiến máu Ngài cho tôi và cho các anh nữa, ngài cũng hiện dâng bửu huyết của Ngài cho các anh nữa. Câm miệng lại, giảng đạo cho chúng tao hả ? Lúc này mày sẽ thấy chúng tao đưa mày về thế giới bên kia một cách miễn phí. Quả thật chúng đã đưa thầy về thế giới bên kia sau khi đã giam giữ thầy trong ngục.
NHỮNG CÂU TRUYỆN NHUỐM MÁU HỒNG
Khi nhà Sa-lê-diêng tại Alicante bị thiêu hủy, thầy Tiago Buco bị bắt tại chỗ và hành hạ đến đổ máu. Thầy được thả tự do, rồi lại bị bắt lần nữa. Sau 3 ngày, vị sư huynh của chúng ta bị bắn mà không có án.
Jese Arbagoa, năm 1886 đã có dịp gặp Don Bosco tại Barcelona. Vào năm 1936, thầy được 74 tuổi. Trên toa xe, thầy bị chỉ điểm cho cảnh sát biết thầy là tu sĩ. Một số cảnh sát trên xe đã bắt và thầy bị bắn chết tại Satiago. Ottiz mới có 23 tuổi. Vị sư huynh trẻ của chúng ta mới kết thúc những ngày huấn nghiệp ở Ý về. Thầy bị bắt tại nhà tư của một bà đạo đức, bà can đảm cho thầy tá túc và lẩn trốn.
Antôn Bertran là sư huynh kiêm nghề đầu bếp tại trường Sarria. Thầy rời khỏi nơi ẩn náu của mình vì muốn kiểm chứng xem trường Sa-lê-diêng ở trong tình trạng nào. Thật không may thầy gặp một toán lính đi tuần tra. Thầy bị bắt vào lúc đó.
Egidio Rodicio cũng là người làm bánh cho trường Sarria, thầy ẩn náu tại một nhà cựu học viên, thế nhưng lính đã truy nã và bắt thầy tại chỗ.
Paulo Garcia, người làm vườn cho một trường tại Madrid. Thầy tìm cách trốn ẩn trong một quán nhưng chủ quán đã tố cáo thầy cho cảnh sát. Emilio Arcodiez 28 tuổi, làm nghề may, bị giết tại Madrid đang khi hô to : « Hoan hô vua Giêsu ».
XIN CHÚA THA THỨ CHO EM
Juan Cedera là sư huynh kiêm y tá tại Madrid, thầy bị bắt hai lần và được thả cả hai, thầy tìm cách thăm viếng những tu sĩ Sa-lê-diêng bị giam giữ trong những trại tù. Nhưng lính thấy thì hồ nghi bắt thầy trong ngày hôm đó. Sư huynh Ramen Eirin, thợ mộc 25 tuổi, thường hay đi thăm nuôi các tu sĩ Sa-lê-diêng trong ngục. Sau một thời gian ngắn đã chịu chung số phận với sư huynh kể trên.
Angel Raxe, 70 tuổi, thủ trưởng xưởng mỹ nghệ tại Barcelona. Thầy dậy kỹ nghệ họa, một diễn viên xuất sắc trên sân khấu. Thầy khéo léo tổ chức những cuộc hội diễn văn nghệ giúp vui trong những trại giam của nhà nước, một chiều nọ khi đi dạo về, thầy gõ cửa như thường lệ. Một em học sinh nội trú la to để báo hiệu, những lính bố trí sẵn liền xông vào bắt thầy. Em học sinh chỉ mặt và nói: “chính hắn, đó là ông Ramos, nó là tu sĩ Sa-lê-diêng tại Sarria, tôi biết rất rõ về hắn”.
Ramos cũng quen biết em vì là học sinh của trường bị đuổi vì phá phách quá đáng. Trước khi toán lính hành hình, thầy nói với cậu học sinh : “này em, thầy đã làm gì hại em chưa”. Gã học sinh nói: “chưa, nhưng tu sĩ khác cùng dòng ông đã làm, ông phải trả giá cho những tu sĩ khác”. Đang khi lính lôi thầy lên xe về nhà lao, thầy ngoái lại nhìn về phía học sinh và nói: “xin Chúa tha thứ cho em”
Kể từ đó không có tin tức của Ramos nữa. những sư huynh khác ít ra còn tìm được thi hài. Chung quy có tất cả 26 sư huynh bỏ mạng vì đức tin. Đó là những câu chuyện nhuốm máu hồng về cuộc đời của các người con thánh thiện mà Don Bosco gọi là những cánh tay nối dài. Họ đã muốn dấn thân cho việc giáo dục giới trẻ, thế nhưng với cái chết, họ đã minh chứng cho lý tưởng cao cả của họ.
i- SA-LÊ-DIÊNG MỘT ƠN GỌI PHỤC HỒI
Vào năm 1966, đang khi vất vả để thực thi các nghị quyết của Cộng Đồng Vaticano II thì ơn gọi sư huynh đạt tới đỉnh cao về con số. Thế rồi, từ lúc ấy, con số trở ngược xuống. Các nỗ lực đã được đôn đốc để nghiên cứu nguyên nhân của tình trạng và những giải pháp được nêu ra để cứu vãn tình thế.
Thông thường người ta gắn cho những nguyên nhân sau đây: khủng hoảng đức tin, não trạng hưởng thụ của xã hội hiện đại, số trẻ trong gia đình ngày một giảm đi, cha mẹ không muốn cho con cái mình đi tu. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: đời sống bấp bênh trong đời sống tu trì, những khó khăn của đời sống tu khiến cho tu sĩ không thể hòa mình vào trong xã hội tiên tiến, đó là những nguyên nhân giải thích được tại sao con số linh mục và tư giáo trong Hội Thánh ngày một sút giảm cách trầm trọng như thế.
Cũng có khi người ta nhắc đến những nguyên nhân khác: mức chuyển đổi thế giới quá mau lẹ. Những thanh thiếu niên tự ý rút lui khỏi những nghề nghiệp của chúng, không còn đóng giầy, không còn may vá, không đóng sách. Các xưởng học nghể trở nên trống rỗng. Các sư huynh chuyên nghiệp không còn cảm thấy chỗ đứng quan trọng của mình nữa. Trước kia càng chuyên môn chừng nào, càng có giá trị chừng ấy. Nay họ phải tự động chuyển hướng. Việc dần lủi trốn khỏi đồng quê cũng gây nên tình trạng tương tự. Không còn trường nông nghiệp đầy sức hoạt động như xưa. Các công việc tay chân nay đều do những máy móc tự động. Việc chuyển hóa các sư huynh trở nên khó khăn vì đòi một tài khoản khá cao. Chuyện từ một sư huynh giỏi tay nghề thành một chuyên gia không phải là chuyện dể làm.
Các linh mục và tư giáo chuyên nghiệp có bằng cấp cao không thiếu, do đó, có tình trạng lộn xộn trong cuộc sống, vì các tu sĩ giáo dân và giáo sĩ dẫm chân lên nhau. Từ đó, hình như không còn lãnh vực nào gọi là dành riêng cho sư phạm nữa, ngay đến vấn đề tu phục cũng không có điểm nào khác biệt…
MAI DANH ẨN TÍCH
Kế hoạch tông đồ Sa-lê-diêng hiện nay cũng như xưa, vẫn cần đến những bàn tay giáo dân của Don Bosco. Đó là một sự kiện tất yếu bất chấp có hay không những khủng hoảng về ơn gọi trong Hội thánh. Hiện nay chúng ta đang tìm lại hình ảnh nguyên thủy của Don Bosco về chức năng giáo dân trong tu hội.
Động lực đầu tiên chính là lời mời gọi của Vaticano II. Hội Thánh đề cao giá trị ơn gọi giáo dân trong công việc tông đồ. Hiện nay, vai trò giáo dân trong việc tông đồ ngày một lan rộng. Công đồng làm nảy sinh những kết quả tốt đẹp ngay cả trong tu hội Sa-lê-diêng. Tổng hội 1971, được nhóm họp theo ý nguyện của Công đồng. Tổng hội đã quyết định triệu tập hội nghị các sư huynh thế giới. Đã thực hiện và đào sâu về ơn gọi, hội nghị đã đưa vào các ý kiến gởi đến các cộng thể Sa-lê-diêng cấp tỉnh và cấp miền.
Năm 1975 hội nghị tại Roma nhóm họp trong 7 ngày. Có những thảo luận thật sôi nổi, có những ủy ban nghiên cứu thực lực. Tất cả 11 ban theo 11 thứ tiếng với những chủ đề vào thảo luận xứng hợp. Trong một bài giảng thánh lễ. Cha bề trên Cả Louis Ricceri phát biểu: “sư huynh Sa-lê-diêng con người mai danh ẩn tích”. Dù sao hội nghị đã tìm ra ý tưởng đích thực của Don Bosco.
Vào năm 1977, các Sa-lê-diêng trở lại họp Tổng hội các nghị viên mang tới một cuốn sách dầy chừng 700 bản đúc kết của Hội nghị sư huynh thế giới lần trước tháng 10 năm 1980 , luân thư của Bề Trên Cả dài 248 trang đã nói lên lý thuyết và thực hành của tình trạng hiện tại về đời sống sư huynh Sa-lê-diêng.
ĐỨC TIN VÀ THÁNH ĐƯỜNG
Don Egidio Vigano đã viết một bức luân thư với tựa đề là “thành phần giáo dân trong cộng thể Sa-lê-diêng, trong thư ngài nhấn mạnh rằng vấn đề sư huynh không chỉ nhắm các sư huynh mà thôi nhưng cũng nhắm cả… các linh mục nữa. Nói chung là vấn đề của toàn thể tu hội.
Lý do là cộng thể Sa-lê-diêng dựa trên hai thành phần khác nhau nhưng bổ xung cho nhau. Thành phần linh mục và sư huynh đều chính yếu ngang nhau. Ngài cũng nhắc lại một nét của Hiến luật: “Đối với người Sa-lê-diêng chúng ta cùng nhau sống và làm việc là một đòi hỏi nền tảng và một đường lối vững chắc để thực hiện ơn gọi chúng ta”.
Từ đó cha Vigano giải thích ý tưởng bằng cách trích ra lời của một tư tưởng gia khá độc đáo. Tư tưởng của ông Etiene Gilson: “người ta nói rằng: chính đức tin đã xây nên những thánh đường thời Trung Cổ. Phải lắm, thế nhưng, đức tin chẳng thể làm nên trò gì nếu không có những kỹ sư, kiến trúc sư…”
Tiếp đó cha Bề Trên Cả mạnh dạn kết luận thế này: “Lòng đạo đức không bao giờ miễn chước cho sự can thiệp của kỹ thuật”. Đó là một lời nhắc nhở đúng, ta hiểu thấu giá trị giáo dân của các sư huynh, vì họ mang những giá trị ấy trong đời sống tu trì.
KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA
Tất nhiên, một số nghề nghiệp, kỹ thuật, tính chuyên môn đóng góp rất nhiều cho khoa học. Cha Vigano đã xác định: sư huynh còn mang lại cho các thanh thiếu niên điều quan trọng hơn nhiều. Vẫn biết rằng đào tạo chúng về kỹ thuật và cho chúng một tay nghề thành thạo là điều đáng kể, thế nhưng điều quan trọng hơn là cộng tác với các linh mục Sa-lê-diêng, trao cho chúng nền giáo dục và đời sống Kitô hữu hoàn hảo.
Bởi thế, khi mô tả về những lãnh vực khác nhau mà người Sa-lê-diêng sư huynh đã dấn thân vào. Cha Bề Trên Cả đã kê một nhóm cho đến nay vẫn chưa được người ta biết đến một cách rõ rệt. Ngài nói đến nhóm sư huynh dấn thân vào lãnh vực phi cơ cấu, phi xã hội những hoạt động tông đồ, những nhóm thể thao âm nhạc và kịch nghệ. Ngài cũng nhắc đến những Sa-lê-diêng sư huynh hằng sinh động hóa thời giờ rảnh rỗi, sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội… Đó là những lãnh vực hiện thời còn thích hợp với sư huynh Sa-lê-diêng sư huynh. Đó là những công việc khẩn trương đối với việc tông đồ hiện nay.
Xét về bản chất, ơn gọi Sa-lê-diêng sư huynh, không phải là một sáng kiến của con người. Theo ý kiến của Cha Bề Trên Cả Rinaldi, thì đó là một sáng tạo biệt tài của Don Bosco theo linh ứng của Đức Mẹ Phù Hộ. Đó là một ơn gọi được lồng vào kế hoạch của Thiên Chúa với chủ đích siêu nhiên. Ơn gọi này được thể hiện trong khung cảnh ấy ngài cổ võ bằng chính niềm tin vững vàng bằng niềm vui, bằng những hiệu năng giáo dục và tông đồ, qua những con người biết làm mọi sự ở thời khởi đầu của tu hội. Trong thói quen đó, có biết bao trưởng xưởng, kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên, nhà điêu khắc, nhà sáng tác. Có những Bezetti, Serugi, Garbellone và Zatti khác nhau…
AI LÀ NGƯỜI SA-LÊ-DIÊNG SƯ HUYNH
Người Sa-lê-diêng sư huynh là một giáo dân tu sĩ sống đơn sơ với một ước nguyện phi thường hiến thân cho Thiên Chúa để làm việc giữa giới trẻ. Họ phục vụ những người nghèo và tất cả những ai nhân danh Don Bosco được sai đi để làm chứng nhân cho Tin Mừng.
Hiến luật Sa-lê-diêng có khoản viết :
“Người Kitô hữu gia nhập tu hội với tư cách là sư huynh là thực hiện một ơn gọi siêu nhiên. Đó là ơn gọi sống đời thánh hiến tu sĩ bậc giáo dân để phục vụ sứ mệnh Sa-lê-diêng” (xem số 37 HL 1972)
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI SƯ HUYNH
Cũng khoản 37 của HL Sa-lê-diêng (1972) xác định rõ hơn nữa :
“Người sư huynh tham dự vào tất cả mọi nhiệm vụ giáo dục và mục vụ Sa-lê-diêng không gắn liền với thừa tác vụ linh mục. trong nhiều lãnh vực, họ giữ vai trò nòng cốt không thể thay thế. Chính tư cách người tu sĩ giáo dân cho phép họ có một lối sống hiện diện và hoạt động đặc biệt cần thiết để công việc chung có nhiều kết quả”.
GIÁO DÂN TÍNH
Người Sa-lê-diêng sư huynh mang giá trị riêng của giáo dân tính của mình vào trong tất cả các lãnh vực giáo dục và mục vụ. Chính giáo dân tính làm họ trở nên chứng nhân một cách đặc biệt cho nước Chúa giữa thế gian, sát với thanh thiếu niên và với những thực tại lao động.
Hiện nay con số Sa-lê-diêng sư huynh như thế nào?
Năm 1980 con số sư huynh là 2965 kể cả 52 tập sinh. Trên khắp thế giới ta có: tại Ý Đại Lợi 907, Á Châu 326, Mỹ 669, Âu châu 929, Phi Châu 65, Châu Đại Dương 27, các nơi 42.
TRỞ THÀNH SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG CÁCH NÀO
Thông thường ơn gọi Sa-lê-diêng sư huynh phát sinh từ chính các môi trường Sa-lê-diêng (nguyện xá, trung tâm trẻ, trường học, giáo xứ…). Nhờ sự trực tiếp với sứ mệnh Sa-lê-diêng và với các diện mạo cụ thể là linh mục và sư huynh. Tuy nhiên, cũng những sư huynh sống tại nhà của Don Bosco trong tình cảnh bi quan đáng tiếc.
Thông thường những ai sống ở những môi trường Sa-lê-diêng đều hướng chiều về đời sống Sa-lê-diêng ngay từ khi 14, 15 tuổi. Những người đến từ những môi trường khác thông thường ở tuổi cao hơn, khoảng 20 đến 35 tuổi. Dù sao, họ không thể đăng ký gia nhập tu hội trước 16 hoặc 17 tuổi. Điều kiện làm sư huynh Sa-lê-diêng là: sức khỏe tốt, sống đời Kitô hữu tốt lành, có thiện chí muốn sống đời cầu nguyện và làm việc.
ĐÀO LUYỆN
Ai muốn hiến mình phục vụ giới trẻ theo kiểu Don Bosco cần phải lượng định mình về đời sống Sa-lê-diêng và cộng đoàn. Thế nên một khi đã đăng ký làm sư huynh Sa-lê-diêng, họ trải qua thời gian đào luyện, tại một cộng thể Sa-lê-diêng. Họ học và thực sống đời Sa-lê-diêng như một giáo dân.
Tiếp đó là năm nhà tập. trong năm này, ứng sinh sẽ được đào sâu về Hiến luật Sa-lê-diêng, đó là luật đời sống, nhờ đó họ được vào nhận khấn 3 lời khuyên Phúc Âm. Họ cam kết sống thực sự là người Sa-lê-diêng.
Việc đào luyện chuyên biệt và nghiên cứu về gia sản thiêng liêng của Don Bosco cống hiến cho người sư huynh Sa-lê-diêng một sự chuẩn bị tương xứng về thần học theo đường nét của người giáo dân thánh thiện và hoàn tất việc đào luyện với chủ đích giáo dục và mục vụ tông đồ.
TOÀN BỘ NIÊN BIỂU VỀ LỊCH SỬ SA-LÊ-DIÊNG SƯ HUYNH
1854: (26-1) Don Bosco đặt tên cho những người cộng tác với mình là Sa-lê-diêng
Ngày 14-6 cha Victorie Alasonatti vào Nguyện Xá để vĩnh viễn ở với Don Bosco. Ngài là linh mục đầu tiên của Don Bosco. Trong hồ sơ tài liệu của Nguyện Xá lần đầu tiên có ghi danh xưng Trợ sĩ để gọi những giáo dân làm công có lương bổng.
1855: Ngày 25-3 Thầy Rua khấn riêng trước mặt Don Bosco. Sau vài ngày cha Alasonatti cũng làm theo. Đó là những bước đầu tiên của tu hội.
1859: Ngày 9-12, Don Bosco công bố quyết định lập tu hội Sa-lê-diêng. Ngày 18-12 Hội dòng được chính thức thành lập với sự hưởng ứng của hai linh mục, 15 tư giáo và một học sinh.
1860: Ngày 2-2 khoảng ngót 2 tháng sau. Don Bosco tiếp nhận sư huynh Sa-lê-diêng đầu tiên với tư cách là tập sinh. Tên tập sinh đó là Giuse Buzzetti.
1862: (14-5) Greglia và Gaia khấn lần đầu.
1869: Sa-lê-diêng sư huynh là Giuse Rossi được Don Bosco cử làm Tổng quản lý của toàn thể tu hội.
1870: Sư huynh Rossi và Pelazza đứng làm chủ hộ theo pháp lý trên những bất động sản của nguyện xá.
1875: Phái đoàn truyền giáo tiên khởi đi Nam Mỹ trong đó có 4 sư huynh.
1876: (19-3) Don Bosco trình bày về diện mạo người sư huynh. Ngày 31 cùng tháng, ngài chính thức giới thiệu con người sư huynh cho các học sinh thợ.
1877: (17-7) S.Giacoppini khấn lần đầu ở Buenos Aires với tư cách là sư huynh.
1883: (19-10) Don Bosco huấn đức cho các hội viên về con người sư huynh Sa-lê-diêng.
1888: Don Bosco qua đời con số sư huynh là 284 kể cả hội viên đã khấn lên tập sinh.
1900: Khởi đầu kỷ nguyên mới, con số sư huynh tăng lên tới 1061 tương đương với 30,9 % con số hội viên toàn dòng.
1927: Bề Trên Cả Don Rinaldi xuất bản cuốn tài liệu Sa-lê-diêng sư huynh trong ý tưởng của Don Bosco nhằm nêu cao diện mạo của người sư huynh. Từ đó trở đi rất nhiều trung tâm được xây dựng nhằm đào luyện các sư huynh, cách riêng là sư huynh truyền giáo.
1966: Con số sư huynh lên tới tột đỉnh là 4497. Về sau con số tụt dần xuống vì khủng hoảng của Hội thánh về ơn gọi. Án phong Thánh cho Simon Scrugi được đề nghị.
1975: Hội nghị quốc tế về: “Sa-lê-diêng sư huynh” được tổ chức tại Roma, Hội nghị nhằm nghiên cứu lại diện mạo người sư huynh là hồi phục khí thế ơn gọi.
1980: Bề Trên Cả Cha Vigano phổ biến luân thư với tựa đề: “thành phần giáo dân trong cộng thể Sa-lê-diêng”
Artemide Zatti được đệ trình vào dự án phong thánh. Thầy là người có quốc tịch Argentina gốc Ý.
THẦY ARTEMIDE ZATTI
Sơ yếu lý lịch
1- Bé bú bò.
2- Người thanh niên ốm yếu trở nên y sĩ.
3- Y sĩ.
4- Y sĩ chữa trị thể xác và linh hồn.
5- Chúa Quan Phòng.
6- Don Zatti con người vui như tết.
7- Bệnh viện giống như bắp cải cần được trồng lại.
8- Luôn vươn lên cao.
LỜI CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa, Chúa đã truyền dạy cho chúng con phải nên Thánh vì Chúa là Đấng Thánh. Xin giúp chúng con noi gương đầy tớ Chúa là Thầy Artemide Zatti, luôn luôn vui tươi, phụng sự Chúa trong những người nghèo khổ và bệnh tật.
Xin Chúa thương ban cho chúng con những con người có lòng nhiệt thành tìm kiếm các linh hồn và trung thành với bổn phận. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Zatti Artemide Gioacchino Desiderio.
Tên cha: Luy
Tên mẹ: Albina Vecchi.
Nghề nghiệp: Nông
Ngày sinh: 12 tháng 10 năm 1880.
Sinh quán: Buretto Huyện Guastalia tỉnh Reggio Emilia.
Rửa tội: 12-10-1880 tại xứ Boretto.
1897: Gia đình chuyển đến Bahia Blanca nước Argentina.
1900: Gia nhập trường đào luyện Sa-lê-diêng tại Bernal.
1902: Bị bệnh phổi trầm trọng, được gởi tới Viedma để chữa trị. Kể từ đó không rời khỏi thành phố này.
1904: Cơn bệnh vơi nhẹ một phần, Góp công vào việc phân phát thuốc tại nhà Sa-lê-diêng.
1908: Bệnh tình chấm dứt, tuyên khấn và trở thành người Sa-lê-diêng.
1911: Đảm trách trông coi bệnh viện và quản lý phòng thuốc.
1913: Xây bệnh viện mới.
1914: Gia nhập quốc tịch Argentina.
1915: Đậu bằng tốt nghiệp về khoa Dược. Năm ngày bị tạm giam lại thẩm vấn (coi như tuần nghỉ hè duy nhất).
1934: Du hành sang Ý để tham dự lễ phong thánh cho Don Bosco, tham quan các nơi thuộc sinh quán của mình, đặc biệt là Torino và Cottolengo.
1942: Ép buộc phải chuyển bệnh viện sang cơ sở khác.
1950: Ngã dọng đầu từ thang cao (19-7) bị chấn thương sọ não, không thể cứu chữa.
1951: Qua đời ngày 15-3.
1953: Raul Entraigas xuất bản cuốn tiểu sử về con người thầy Zatti tại Buenos Aires với tựa đề là “Thân nhân của tất cả người nghèo”
1980: Tại Viedma, khởi đầu tiên tra dự án phong thánh cho Thầy Zatti.
1- Bé bú bò
Nhà Zatti ở làng Boretto (thuộc tỉnh Reggio Emilia), Má đi làm ngoài ruộng. Cô con gái ở nhà nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và trông em. Bé đang ngủ say, phút chốc bé tỉnh dậy, khóc thét lên, má đi làm chưa về, cô gái nhỏ bồng em dậy, ru em ngủ với những bài hát thật hay. Hát hết bài này sang bài khác nhưng em không nín. Cô gái dỗ em của mình bằng cách cho nó đi từ nơi này sang nơi khác trong nhà, cô đoán em đòi ẵm em xuống chuồng bò, con bê nhỏ đang bú mẹ. Bé Zatti nhìn con bê nấp vú mẹ liền nhoài xuống khỏi lòng chị mình. Bé bú bò một hồi lâu, bé no bụng, bé cười khì. Cô chị bế bé lên gường, bé nằm ngủ rất ngon.
Có lẽ trong giấc ngủ ngoan ấy, bé có những giấc mộng lành. Một mai sẽ đi thật xa vượt trùng dương để sang tận Mỹ Châu, có lẽ bé cũng trải qua một cơn ác mộng là một cơn bệnh chí tử tiến công con người của mình khi khôn lớn. Biết đâu, sau này bé sẽ là người xây những bệnh viện khổng lồ? Không tiền không bạc, bất kể, có lẽ bé không nghĩ tới năm ngày tạm giam hoặc chẳng tưởng tượng một ngày nào đó hàng loạt người xếp hàng để chìa tay xin mình những toa thuốc thánh thiêng để chữa bệnh. Dù sao lớn lên bé sẽ là thân nhân của mọi người nghèo khổ.
Bé bú bò để đã cơn đói. Đúng thế, tuy vậy, sau này ai ngờ rằng đứa bé ấy lại là người có một tương lai sáng rực. Một tên tuổi bất khả phai mờ. danh tánh của bé sẽ được ghi khắc trên một tòa nhà tân tiến của bệnh viện. Hơn nữa, người ta sẽ được đệ trình lên tòa thánh để điều tra về vụ án phong thánh cho bé. Rồi ra…
Rồi ra thế nào thì ra. Hiện giờ bé mới lớn một chút. Ra ruộng đồng giúp ba, giúp má. Mới có 4 tuổi đời, còn là con nít thì biết gì mà làm? Tại nhà khẩu phần quá đông, cơm gạo thì thiếu, bé cứ ra đồng nhặt ba cọng cỏ cũng được. Làm được chừng nào hay chừng đó. Cần phải học nữa chứ.
Đứa bé ráng hết sức học được đôi ba năm cấp 1. Thế rồi 9 tuổi phải bỏ dở việc học. Cậu bé đi ở cho một bà chủ. Đồng lương vỏn vẹn là 25 lia một năm. Thức dậy hồi 3h30, vội vàng húp vài thìa cháo lỏng rồi đi làm. Cuối tuần bà chủ cho chiếc bánh ngọt, cậu bé để dành cho em. Thật sung sướng biết bao mỗi lần về nhà, giơ gói bánh ra phân phát cho cả nhà. Tất cả tưng bừng sung sướng nhai ngấu nghiến những chiếc bánh ngọt lịm ấy.
Cứ thế, cuộc sống trôi mau. Thấm thoát Zatti đã là một cậu thiếu niên 16 tuổi. Cả gia đình dự tính di cư sang Mỹ Châu. Đó là một việc bất khả kháng. Châu Âu lúc này đang trong tình trạng đói kém. Người ta chết như rạ, chẳng còn cách nào khác, cần phải liều một phen. Khắp cõi trời Âu sống trong khủng hoảng, kinh tế trầm trọng. Tại Ý, hoàn cảnh còn bế tắc hơn, gạo thóc thì kém, sưu thuế thì cao. Nông dân sống trong cảnh thất vọng. Tội nghiệp, cách thức của họ làm ăn lạc hậu đến nỗi sản lượng chẳng ra gì. Những người dân hầu hết là thiếu dinh dưỡng. Họ dễ lâm bệnh dịch hạch, còi đẹt và ho lao, hơn nữa, thất nhiệp khá nhiều.
Gia đình Zatti có ông cậu đang sống bên Argentina. Cả gia đình nhà cậu sống tại miền kinh tế mới ở Bhia Blanca. Ông trở nên chủ nhiệm hợp tác xã trông coi những nhân viên ở đó. Những người di cư sang thường có vây cánh với nhau dây mơ rễ má, kẻ nọ kéo kẻ kia. Gia đình nhà Zatti sẽ phải sang đó sinh sống. Năm 1897, hành lý đã dọn sẵn, khăn gói lên đường.
Lúc ấy, chàng Zatti có thân hình cao ngồng, gầy gò ốm yếu, vui tính nhưng rất tư lự. Không ai ngờ rằng nạn đói đã phá tổ ấm nhà cậu, và rồi cũng không ai ngờ rằng một mai cậu là người sẽ gióng tiếng nói của mình.
Trước hết phải suy cho kỹ.
Bahia Elanca, hải cảng thần tiên của Patagonia đã có ông cậu chờ đón, nơi đây có công ăn việc làm, ông bố vừa tới nơi liền xin việc làm cho cơ sở tiết kiệm. Artemide Zatti làm việc cho một quán cơm. Thế nhưng bầu khi nơi quán cơm chẳng có gì là trong lành. Anh đổi việc, anh xin vào làm trong xí nghiệp gạch ngói. Việc làm khá vất vả, nhưng đối với kẻ mới lập nghiệp thì đó là sự may mắn hiếm có. Đất Argentina lúc ấy tràn ngập những ngươi Ý và những dân cư địa phương. Họ mau mắn xin gia nhập quốc tịch để có công ăn việc làm vững chắc hơn. Họ trở thành những công dân cần mẫn, đã động và xây dựng. Gia đình nhà Zatti cũng sẽ như vậy.
Mỗi Chúa Nhật, cả nhà dìu nhau đi lễ. Tại Bahia Blanca bầu khí ngột ngạt vì người ta kình chống hàng giáo sĩ một cách mãnh liệt. những người di tản tới đây thường bỏ các việc đạo đức trừ gia đình nhà Zatti.
Gần nơi đó có một thánh đường do các Sa-lê-diêng Don Bosco quản lý. Họ mới tới Argentina với tư cách là nhà truyền giáo. Hầu hết họ là người Ý. Họ định cư nơi đây năm 1875. Họ làm việc tại Bahia Blanca từ năm 1890. Artemide Zatti tưởng như mình trở về quê cha đất tổ là Boretto. Cứ mỗi khi rảnh rỗi, không phải nung gạch ngói, chàng thanh niên lại tới bên vị quản xứ là cha Carolo Cavalli. Ngài là vị linh mục đơn sơ và hoạt bát. Anh Zatti giúp cha thu dọn nhà thờ, theo cha đi giúp kẻ liệt. Anh vào thư viện đọc sách truyện thánh Gioan Bosco. Thế là anh bị chiếm đoạt lòng trí anh. Bắt đầu nảy ra ý nghĩ nếu tôi làm linh mục, tôi sẽ cống hiến trọn đời tôi cho tha nhân.
Anh sẽ không bao giờ là linh mục, thế mà cha Carolo nói cho anh rằng có thể lắm. Thế là anh về thưa chuyện cùng song thân, cả hai ông bà trả lời anh với tất cả lòng tin cậy của mình: “nếu đó là ý Chúa, con cứ việc theo ơn gọi. Thế nhưng trước hết phải suy nghĩ kỹ, bởi lẽ, bố mẹ không thích một ngày nào đó con lại khăn gói trở về thế gian này.”
Vào năm 1900, các Sa-lê-diêng tại Argentina dồn hết vào một nơi để đào luyện. Để tu viện được mở tại Ser-nal gần thành phố Buenos Aires. Lúc ấy anh Zatti là thanh niên 19 tuổi, cao như chiếc sào, anh có đôi chân to và đôi tay dài như vượn với đôi giầy rộng số 45, anh khệnh khạng lên đường tới Bernal để gia nhập đệ tử viện. Bà mẹ của anh đi theo, giới thiệu anh nơi vị giám đốc nhà: “Trình cha, đây là ấm của con, nó khá ngoan, con tin nó sẽ vâng lời cha luôn. Nếu như nó hư xin cha cứ phết cho nó mấy roi vào đít”
Lủi thủi ra về
Tại Bernal, chàng thanh niên đơn sơ của chúng ta cảm thấy nếp sống thật đẹp. Cuộc sống hiển nhiên nghiêm khắc và kỷ luật. Nếp sống nhịp nhàng có nề nếp làm cho anh trưởng thành mau lẹ. Anh viết cho ba má: “con rất vui vì được sống tại đây. Các Bề Trên quá tốt, các bạn học vui vẻ hồn nhiên, hầu hết chúng là người Ý. Xin má đừng lo nghĩ gì về con”. Thế nhưng những thử thách đang mon men đến gặp anh.
Trên vai anh gánh một vốn liếng học thức của lớp 4, đã đi qua 10 năm rồi. Làm sao anh có thể nhồi sọ những câu văn Latinh khó gặm hơn xương. Giữa những học sinh non trẻ, anh là một thanh niên lớn tuổi, chỉ xung phong làm những công việc vụn vặt, học thì kém hơn mọi người. Thế là anh xoay sang những việc xốc vác, loay hoay với đủ mọi nghề. Trên lớp anh vận dụng hết khả năng trí não để học mà không xong. Học một ngày mới thuộc được một bài ngắn. Đó là chuyện may rủi. Cha mẹ và anh chị ở nhà chỉ mong cho conmình viết thư dài hơn, với những tin vui tiến triển về việc học. Thế nhưng người con xa nhà chỉ viết những dòng chữ lộn xộn. Một lá thư ngắn lại có những từ ngữ tối tăm khó hiểu, đan dệt bằng những ngôn ngữ như Latinh, Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha, và hầu hết là tiếng lóng của thổ ngữ. Tất cả chữ anh viết thời hơn một nửa là sai chính tả. Điều an ủi là người con xa nhà luôn luôn chêm vào những câu văn vụng về ấy đôi dòng tư tưởng đạo đức: “Điều không giúp ta sống vĩnh cửu thì chẳng có ich chi”.
Niên học này sang niên học khác. Người thanh niên dốt nát trở nên gầy còm xanh xao vàng vọt. Tuy vậy chẳng khi nào biết nghỉ mệt. Một hôm vị linh mục trẻ mắc bệnh ho lao kiệt sức. Ngài đến dưỡng bệnh ở Đệ Tử viện. Zatti được cử chăm sóc ngài vào những ngày đầu của tháng Giêng 1902. Hàng loạt sự cố xẩy ra: Vị linh mục trẻ qua đời, các bạn học cùng lớp nhận áo tư giáo. Sáng hôm đó anh Zatti nằm gường, những cơn ho cùng cơn sốt hành hung con người anh. Bác sĩ quyết định cần phải cho anh đổi khí, ông quyết định cần phải cho anh nghỉ trên miền núi Ande, nơi cao nhất của thế giới.
Với số tiền chỉ đủ để mua vé xe lửa, anh lên đường, cần phải về Bahia để thông tri và tạm biệt song thân trước. Ông bà sẽ nói gì? Anh sẽ nói gì cho song thân, đang lúc chờ hỏa xa tại ga, một con ho khủng khiếp tấn công anh. Con suyễn nổi lên tấn công anh dồn qua cửa miệng một vũng máu. Khi mở mắt nhìn, chân đỏ hoen vì máu tóe tung. Những phu quét đường lập tức dùng mạt cưa lấp vũng máu đó.
Máu: liệu anh có thể chịu đựng được một quãng đường hơn kém 760 km không? Người thanh niên thấy mộng tưởng của mình tan vỡ. Không còn hy vọng. Một vụ thất bại đáng xấu hổ trước mặt mọi người. Đành lủi thủi ra về cho rồi. Hơn nữa, cơn ho vỡ ngực đã chẳng buông tha chàng. Chỉ còn ít thời gian nữa là chàng phải chết.
Bà mẹ ra ga nhìn thấy con mình. Tình trạng bệnh hoạn của con bà thật là nguy hiểm. Bà khóc lóc thảm thiết. Bà vực người con cưng của mình lên gường rồi chạy đi tìm cha giám đốc. Vị linh mục tới gần và nói ‘Thôi con đừng đi tới Ande nữa. Con hãy về Viedma và khí hậu ở đó rất tốt. Con sẽ khỏi bệnh’. Ngài liền rút tiền túi ra mua vé lộ trình dài khoảng 300 cây số.
Ôi thanh niên thất bại này mà chết ở nhà cho mẹ thì tốt hơn chăng? Cả hai mẹ con cúi mình, anh học được giá trị của tuân theo ý Chúa. Anh sẽ tới Viedma và sẽ chết tại đó nếu ý Chúa muốn. Thế nhưng, Chúa có chương trình khác về anh
2- CHÀNG TRAI ỐM YẾU TRỞ THÀNH Y SĨ
Viedma được coi như một cửa biển của Rio Nergo. Thành phố này như có duyên nợ với chàng Artemide ngoài cái không khí trong lành, nó còn cung cấp cho chàng trai ốm yếu này sự đầm ấm của nhà Sa-lê-diêng, cộng thêm một quầy thuốc và một bệnh xá xây cất ngay trong khuôn viên nhà trường. Thật là tiện lợi cho một chàng trai ốm yếu như thế.
Ngoài những công việc chính yếu là điều khiển trường học, các tu sĩ Sa-lê-diêng có những công tác nghiệp dư khác, và một trong các công tác ấy là mạo hiểm mở những điểm truyền giáo vào năm 1889, lúc bấy giờ tất nhiên có rất nhiều người công nhân viên bị thải hồi, những lính tráng và người thám hiểm đôi khi có những thổ dân chung quanh chết vì không có thuốc men chữa trị. Thấy thảm trạng đáng thương đó. Đức Cha Cagliero quyết định mở một trạm xá. Thế là Evasio Carrone tạm thời đứng ra lo việc chăm sóc và điều dưỡng bệnh nhân. Ngài đã một thời làm quân y phục vụ trong quân đội. Nhờ đó nẩy sinh một loại tiêm thuốc để cho người giầu đến mua và người nghèo đến hưởng miễn phí.
Cha Carrone khi còn tại ngũ, đã thực nghiệm những vụ chữa trị rất xuôi xắn, và ngài có một con mắt rất tinh anh về vấn đề y tế. Vì thiếu bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, những kẻ ốm liệt thường chạy tới ngài và coi ngài là một bác sĩ có trình độ.
Một hôm cha Carrrone dìu trên vai một vị hiệu trưởng đến thăm một bệnh nhân trong một gian phòng. Bệnh nhân ấy nằm nửa sống, nửa chết trong một căn phòng u tối đó mà chẳng có ai chăm nom. Thế là vị linh mục và ngài hiệu trưởng nhìn nhau và nói: “Chẳng lẽ chúng ta để người này chết sao? Cả hai vị đều nói chúng tôi sẽ trở lại. Thế là hai vị về nhà nói với Đức cha Cagliero: “Kính thưa Đức Cha, cần phải có một bệnh xá mới được” lúc bấy giờ Đức cha nhớ lại lời Don Bosco nhắn nhủ mình cùng các anh em khi từ giã ngài để tới bến cảng Genova: “Các con hãy đặc biệt chăm sóc những người ốm yếu”, những trẻ em, những người già lão. Vì những kẻ nghèo khó. Làm như thế các con sẽ nhận được nhiều chúc lành của Thiên Chúa và được người ta mến phục. Đức Cha nói: “Được, chúng ta cần phải có một bệnh viện”.
Có chuồng ngựa để không. Thế là người ta dọn sạch sẽ và tẩy chuồng ngựa. Các nữ tu phun thuốc thơm để tránh mùi hôi thúi của chuồng ngựa. Một cái gường, một chiếc đệm, một cái ghế. Thế là một bệnh xá được thành lập. Bốn người khiêng một bệnh nhân đến trên chiếc ghế như khiêng một chiếc ngai đến cung điện nhà vua. Một tháng sau, bệnh nhân đầu tiên ra về mà không còn bệnh tật gì cả. Tiếp đó những bệnh nhân khác thay nhau đến nằm tại bệnh viện chuồng ngựa.
Lầm lẫn của cha Carrone.
Vào năm 1902 khi Artemide tới Viedma, bệnh viện được đặt dưới sự chăm sóc của một bác sĩ. Artemide viết thư cho mẹ: “Con sung sướng biết bao vì lại được gặp những anh em Sa-lê-diêng quý mến. Riêng về bệnh tình con được may mắn là có cha Carrone, y sĩ tài ba chăm sóc cho con, ngài bảo đảm cho con rằng con sẽ hết bệnh trong một tháng. Cả hai cha con quỳ gối trước tượng Đức Mẹ Phù Hộ cầu nguyện. Lúc ấy Artmide khấn rằng mình sẽ dành trọn cuộc sống cho các bệnh nhân để Đức Mẹ cho khỏi bệnh, và cơn bệnh biến đi một cách rất chậm rãi.
Những cơn ho hen có lúc thật trầm trọng. Con ho và hen được anh định nghĩa là vẻ đẹp. Anh viết thư cho người nhà biết điểm tiến bộ của bệnh tình. Cứ thế, hết cơn ho này đến cơn ho khác tấn công anh một cách đột xuất, tại nơi đây anh cần phải tịnh dưỡng. Cộng thể đón nhận anh một cách nồng thắm, anh em cảm thông và cuộc sống thanh thản. Đó là những yếu tố giúp cho bệnh nhân chóng bình phục. ngoài những phương thế nhân loại cho bệnh tình dần giảm suy. Ta đừng quên rằng có một niềm cậy trông rất sâu xa nơi Thiên Chúa. Sau hai năm, anh bắt đầu trở nên thực sự hữu ích cho tha nhân trong bệnh viện mới lập này. Năm 1908 khấn dòng và trở nên tu sĩ Sa-lê-diêng.
Thầy Zatti sẽ trở thành linh mục chăng. Chắc chắn sự hiện diện của thầy trong bệnh viện này là điều bất khả khuyết. Năm 1911, cha Carrone phạm một lỗi lầm bất khả tha thứ là chết đi một cách đột ngột. Công việc của quầy thuốc được dồn trọn cho thầy. Như thế thầy trở nên chủ nhiệm của quầy thuốc Phanxico và bệnh viện Thánh Giuse.
Trách nhiệm đè nặng trên vai. Hơn nữa, cần phải trả lẽ trước pháp luật của nhà nước. Thầy không phải là y sĩ, cũng chẳng là bác sĩ. Tuy nhiên thầy cứ liều mạng để làm điều gì để giúp các bệnh nhân
Để đảm bảo cho tương lai vững vàng của bệnh viện, các bề trên đã phải nhận một y sĩ đích thực để ông đảm bảo cho bệnh viện. Dù sao, thủ trưởng, giám đốc bệnh viện vẫn là thầy Artemide Zatti.
Vòng quanh với chiếc xe đạp
Vào năm 1913, hội dòng nhà quyết định xây một bệnh viện mới. Thế là viên đá đầu tiên được đặt, tiền khoán cho công việc xây cất chưa có, nó sẽ đến, đề nghị mở xổ số hội chợ kiếm lời hầu có ngân khoản để xúc tiến công việc. Trong khoảng vài tháng, ngôi nhà của bệnh viện đứng sững, nhà không to nhưng khá vững vàng và đầy đủ tiện nghi. Cứ thế, tường của lầu trệt, kế đến là tường của lầu trên. Có cả phòng mổ nữa, đó là điều tân kỳ so với những bệnh viện hiện hành lúc bấy giờ. Thầy Zatti phải kiêm bốn năm chức việc một thể. Điều khiển xây cât, trả tiền công thợ, ký hợp đồng với sở vật tư. Chạy chợ để cung cấp thức ăn cho bệnh nhân, coi sóc việc bếp núc và vệ sinh của bệnh viện, nơi nào dơ dáy không cai quét, thầy lập tức lấy chổi và giẻ quét lau cẩn thận. Công tác nặng nhọc hơn mà thầy phải đương đầu cho tới chết là phải lo cho có đủ tiền thợ và những khẩu phần ngày một gia tăng những gì phải làm tại bệnh viện, thầy cũng phải làm tại quầy bán thuốc nữa. Ai có bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, không có cũng được. Những người không trả tiền thuốc thì nhiều hơn cả..
Dựa vào sổ ghi bệnh nhân thì năm 1915, bệnh viện tiếp nhận khoảng 189 người nằm điều trị. Có khi người ta cũng gởi cả tù nhân vào đó để điều trị nữa. Hay thật, bệnh nhân cũng không khiếp nhà tù. Nơi đây thuốc men hiếm, bệnh tật không thiếu.
Thế rồi thầy Zatti quen chạy trên đường với chiếc xe đạp thăm hết người này đến người kia. Theo dõi bệnh tình của họ, đằng khác cũng là dịp đòi nợ khi cần đến. Dân thành quen thấy thầy trên đường phố, mỗi khi thấy bóng chiếc áo cánh trắng là nghĩ tới thấy đang đi thăm bệnh nhân. Nếu thầy đội mũ trên đầu. Họ biết thầy đi tới nhà băng để vay tiền hoặc đi đòi nợ người nào đó.
Vào năm 1914, thầy được nhận làm công dân nước Argentina. Thầy kể cho anh em cộng thể nghe và lấy làm hãnh diện lắm. Tại vì thầy rất yêu mến dân nước thứ hai của mình. Thế nhưng, năm 1915, thầy gặp cảnh rắc rối trước pháp luật…
Nghỉ ngơi một chút
Một tù can phạm được đưa đến điều trị tại bệnh viện, chẳng may, đến hôm đó can phạm tẩu thoát. Một số người vốn có ác cảm sẵn với đạo giáo nên đã lợi dụng cơ hội để truy tố về tội không trung thành với bổn phận, để cho can phạm tẩu thoát. Thật ra đây không phải phận sự của tá viên, nhưng là phận sự của nhân viên coi tù. Dân thành náo nức khi thấy thầy Zatti bị còng tay dẫn đến thẩm vấn. Kể từ đó phòng tạm giam phòng thẩm vấn tấp nập những người nào là hội viên, thăm nuôi, nào là những người giáo dân tốt lành đến để an ủi chia buồn. Các bạn thân cũng như học sinh nhớn nhác không hiểu vì lý do nào mà xẩy ra chuyện oái oăm như thế. Những thanh thiếu niên của trường rủ nhau mang kèn, mang trống, làm rùm beng trên hè phố, hầu như muốn nói lên cho mọi người rằng phải minh oan cho ông thầy vô tội.
Ba ngày sau, tên tù Zatti đứng trước vành móng ngựa. phiên tòa được tổ chức một cách rất chu đáo. Dân chúng tới tòa án nhân dân để tham dự. Những anh linh canh đứng oai vệ với những khẩu súng thật đáng sợ, và những chiếc gậy nặng người. Đang khi đó, tên tù Zatti trang bị cho mình bằng một cỗ tràng hạt, đôi môi mấp máy dâng lời kinh với nụ cười tươi trên môi. Tiếp đến là những lời tra khảo và đối đáp. Phiên tòa được diễn ra trước mặt mọi người. Ai cũng thấy rõ rắng thầy là người vô tội. Kết cuộc, thầy Zatti vẫn được điệu vào trại giam tạm. May quá, ít ra nhờ đó mà thầy được nghỉ ngơi đôi chút. Năm ngày sau, thầy ra khỏi nhà giam trong tư thế chiến thắng.
Trong khi đó công cuộc điều hành tại quầy thuốc vẫn tiến hành như thường lệ. Khi thầy về một quầy thuốc thứ thiệt mới được thành lập. Chính thầy sẽ trở nên một dược sĩ đích danh. Bởi lẽ, thầy sẽ học một khóa. Năm 1917, thầy Zatti trở về bệnh viện với văn bằng chính thức là y sĩ có trình độ.
Thầy tốt nghiệp y sĩ trường La Plata.
Ai cũng dễ thở
Mỗi sáng, thầy Zatti thức vào khoảng 4h30 có khi vào khoảng 5h00, thầy ra nhà thờ thắp ngọn đèn sáng. Nếu chưa có giáo dân, thì thầy quỳ gối, cúi mặt xuống sát đất để cầu nguyện cùng Chúa. Tiếp đó thầy cùng với cộng thể nguyện ngắm, tham dự thánh lễ, mở lòng đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, hầu kín múc nguồn sinh lực cho trọn ngày làm việc. Ngày nào cũng như ngày nào. Thầy làm như vậy cho tới khi cơn bệnh ghim thầy trên gường vào những ngày cuối đời.
Sau Thánh lễ, thầy rảo quanh bệnh viện, thăm tất cả các bệnh nhân với lời dí dỏm này : ‘Ai cũng dễ thở chứ ?’ Hết thảy các bệnh nhân đều trả lời rằng : « vâng, chào thầy Zatti nhé ». Thầy đáp : « cảm đội ơn Chúa » cứ thế, thầy rảo qua từng bệnh nhân để xem họ có cần điều gì không. Kế đó thầy chạy mau xuống nhà cơm, uống vội ly café sữa với chiếc thìa to để quậy đường cho mau. Rồi lập tức đến với bệnh nhân nào cần mình hơn cả.
Sau khi đã hoàn tất công tác chăm sóc tại bệnh viện, thầy nhẩy lên xe đạp tìm đến những bệnh nhân nghèo khổ rải rắc khắp nơi trong thành phố để tiếp tục điều trị cho họ. Khi thuốc Penicilin được điều chế, công việc của thầy tăng gấp đôi vì phải đi chích thuốc cho bệnh nhân.
Với những việc vô kể ấy, không hiểu sao mà thầy về đúng lúc để kéo chuông truyền tin. Thầy kéo với tất cả lòng xốt sắng của mình. Tiếng chuông là tiếng Chúa, kéo chuông xong thầy cùng với bệnh nhân, đọc kinh truyền tin, tay chắp trên ngực, mắt nhắm lim dim, môi mấp máy, cơm trưa xong, thầy chơi với bệnh nhân. Thầy chơi với tất cả tâm tình. Làm cho Chúa thì phải như vậy.
Cần bữa điểm tâm để lấy sức
Khoảng 2 giờ, thầy nhẩy lên xe đạp để tiếp tục đi tìm những bệnh nhân để điều trị. Bốn giờ đúng thầy về bệnh viện cùng với cộng thể ăn điểm tâm. Thầy không thể bỏ bữa nào, vì thầy nói rằng phải có bữa điểm tâm để lấy lại sức. Xong suôi công việc điểm tâm, thầy lại lên đường để làm một vòng thăm viếng hầu chữa trị bệnh nhân đến nơi đến chốn. Nếu không có bệnh nhân, thầy tìm cách điều chỉnh những bàn ghế hư hỏng hoặc lo mua dược liệu từ phía những cửa hàng ngoài phố.
Đang khi bệnh nhân dùng cơm chiều, thầy loay hoay chuẩn bị những thuốc bột hoặc kem để chữa những vết thương. Vừa nghe chuông hiệu, thầy lập tức chạy về cộng thể để cùng đọc kinh tối, nghe huấn từ, thầy năng cho bệnh nhân huấn từ tối, kể những câu huyện liên quan đến Don Bosco, hoặc giải thích về vị thánh trong ngày.
Sau khi dùng cơm tối với cộng thể, thầy thường dành thời giờ cho việc nghiên cứu sách vở, thầy biết mình phải cập nhật hóa về phương diện y khoa, do đó thông thường thầy không rời khỏi nhà vào ban tối, trừ trường hợp cấp cứu. Muốn chữa trị bệnh tật cho đến nơi đến chốn, cần phải biết rõ nguyên nhân của bệnh và cách chữa trị. Ngoài sách vở thầy cũng đọc những sách tu đức và hạnh các thánh để cho cuộc sống mình và tha nhân. Thầy đọc sách cho tới 10h00 hay 11h00 khuya, đôi khi thầy phải thức cho tới 12h00 vì có bệnh nhân tới xin cấp cứu. Khi nghe có ai tỏ sự áy náy về sự phiền hà, thầy bảo : « tôi có nhận sự phái tới, còn ông có bổn phận gọi tôi »
Chòm râu rậm rạp
Tại Phủ doãn Tông tòa thành Viedma, không ai mà chẳng biết ông thầy kỳ khôi với chòm râu rậm rạp hoặc vểnh lên hai gò má. Tên gọi, tên thánh của thầy thì quả là một vấn đề rắc rối. Họ không thể nào gọi tên cho đích xác và viết tên thầy ra thì còn khó hơn nữa.
Thay vì gọi là Artemide, họ gọi những tên đâu đâu, A-tem-a-tim, Atemit, Anmit, và nếu người Việt thì sẽ gọi là A-núi. Khi gọi đến tên họ thì quả thật là loạn xà ngầu. Kẻ thì gọi là thầy Sati, người thì gọi là Sa Thầy, những người có học lại đọc theo kiểu ngoại ngữ là Sắt-tinh, hoặc Cut-tinh, Cha-Tét và Sa-Tê…Khi họ tỏ ra kính trọng thầy thì họ thêm chữ Don vào như vậy, họ thường gọi thầy là Don Dati. Họ thích gọi thày là Don vì tiếng Ý có nghĩa là Cha. Cha Dắt, Chati…vừa để tôn kính, vừa để nói lên tinh thần cha hiền và cao quý của thầy. Tuy nhiên, đối với thầy mỗi lần gọi thầy với tên cha đi kèm là thầy rất khó chịu. Thôi, thôi, quý vị ơi, đừng gọi tôi là cha nữa, gọi tôi là Dắt cũng được, thầy còn giải thích thêm : ‘gọi tôi là cha thì có vẻ sang thật, nhưng không đúng, thôi gọi tôi bằng ông cũng được’
Mặc cho thầy phản dối, dân thành dứt khoát gọi thầy là cha, vì thầy xứng đáng làm cha của họ. Thầy là một con người quan trọng và có uy thế như một người cha trong nhà.
Thầy cũng trở nên một người vững trãi và mạnh khỏe, hai chòm râu chê của thầy khiến thầy có vẻ mặt trở nên ngộ nghĩnh. Nhưng chúng không thể che dấu nụ cười tươi vui trên môi. Những cơn ho hen đã từng hành hạ thân xác thầy 2 năm hồi còn niên thiếu, hiện nay không còn dám mon mem tới gần. Ngược lại một thanh niên ốm yếu nay đã thành một y sĩ có trình độ để chăm sóc người khác.
3- Y SĨ CHỮA TRỊ THỂ XÁC VÀ LINH HỒN
‘Cha Dắt-ti kính mến
Cám ơn cha đã gởi cho chúng tôi một lọ Alcool biển chết. Chúng tôi hứa sẽ trả đủ số Kinh kính Mừng theo như giá thầy ấn định. Xin gởi lời chào thăm những bệnh nhân bạn của vùng Patagonia…’
Lá thư thăm gởi vào năm 1944 với những lời lẽ vui nhộn cho thấy rằng thầy Artemide Zatti có ảnh hưởng khá rộng trên những bệnh nhân cả về thể xác lẫn tinh thần.
Thầy đã ôm ẵm sự đau khổ và đã kết duyên với sự khốn cùng của con người. Hình như thầy không thể nghĩ tới điều gì khác ngoài những bệnh nhân và nóng lòng trông đợi các bệnh nhân đến với mình, để có thể có dịp giúp đỡ họ. Trong khi chữa trị thầy quen ngâm thơ để thoa dịu vết thương lòng của họ. Rất nhiều khi thầy có ngàn vạn kiểu bông đùa để làm cho bệnh nhân chia trí về đàng khác hầu quên đi nỗi thống khổ của mình. Một bệnh nhân đã nhận định : thầy chăm sóc chúng tôi như người mẹ chăm sóc con mình.
Một thiếu nữ nhớ mãi nụ cười hồn nhiên của thầy mà cô đã có dịp nhìn thấy khi còn điều trị tại bệnh viện của thầy : « thoạt tiên tôi cữ ngỡ là thầy trêu chọc tôi, về sau tôi nhận ra đó là thầy cảm thấy quá sung sướng chỉ vì đã thành công trong việc chữa trị » Khi cô ta khỏi bệnh rồi, cô đã xin đi học và trở về làm y tá tại đó.
Một y sĩ đã từng sống với thấy Zatti lâu năm có nhận xét : « Don Zatti không chỉ có biệt tài chữa trị bệnh qua những liều thuốc, chính thầy là một liều thuốc thần diệu. Chỉ cần thầy hiện diện, hát một câu, nói một lời hay khoẻn một nụ cười là đủ làm tiêu tan cơn bệnh của tâm hồn và thể xác »
Thầy nghe tiếng thông reo
Thầy Zatti đặc biệt chăm sóc những bệnh nhân, có loại bệnh nan y hơn cả, đặc biệt là thứ bệnh xem ra có vẻ xấu hổ… thầy thường đưa họ tới một nơi kín đáo để cho người khác không thấy mà cười chê họ. Những bệnh hôi thối ung nhọt, thầy thường dành phần chữa trị cho mình. Thầy không cho phép ai lo chuyện này thế cho mình. Có người đã từ chối và nói : ‘thầy không sợ vi trùng bệnh tôi lây sang thầy ư ? Thầy đáp : ‘lo gì, vi trùng trong tôi còn khỏe hơn gấp mấy lần vi trùng của ông, chúng mà tấn công thì vi trùng của ông chạy có cỡ’.
Thầy luôn luôn tìm cách làm hài lòng các bệnh nhân của mình : « quý vị muốn ăn món gì nào ? thế là thầy mang giỏ ra chợ mua món ăn mà họ thích về làm cho họ một bữa nhất đời. Ngay cả đến việc cho toa cũng thế. Nếu như bệnh nhân yêu cầu thuốc này hay thuốc nọ thì cho dù giá cao mấy thầy cũng mua để họ dùng.
Mỗi lần đi thăm bệnh nhân nghéo túng, thầy thường để lại trên ghế nhà họ gói thuốc và một vài cái kẹo, cái bánh. Có những lúc bệnh nhân từ xa đến bệnh viện với xách tay đầy đồ đạc. Thầy đỡ lấy để vào một chỗ, mời họ nghỉ chân, rồi lập tức dọn gường chiếu cho họ nằm. Có khi vì thiếu gường, thầy phải dùng ngay gường của mình đưa ra nhà thương cho họ, rồi chính thầy ngủ dưới đất. Nếu lạnh, thầy chỉ ngồi ngủ gục trên bàn. Gường nệm thầy trở nên gường công cho mọi người. Chính bác sĩ Pietrafactia đã chết trên gường này sau ngày chữa trị tại bệnh viện.
Một đêm nọ, có một bệnh nhân chết. Thầy vác thi hài người đó lên vai và đưa ra nhà táng. Thế nhưng đã có một thi hài đang ở đó, với những thân nhân xung quanh. Biết làm sao bây giờ ? Thầy liền vác vào gường phòng mình. Sáng hôm sau các y tá hỏi thầy : « Don Zatti thầy không sợ người chết sao ? » Thầy trả lời : « cả hai dều ngủ còn sợ gì ? vả lại sợ là sợ người sống, chứ người chết thì có gì mà sợ. Hơn nữa người chết không ngáy khò khò như người sống ».
Thế nhưng, có lần thầy đã phải chấp nhận một bệnh nhân ngáy quá mạnh làm cho các bệnh nhân khác không sao ngủ được. Sáng hôm sau thầy ngủ gật quá, ai cũng chê trách thầy vì thầy đã nhận người vào ngủ trong phòng để cho thầy phải thức suốt đêm. Thầy trả lời : « Kệ, tôi thích nghe tiếng ngáy của họ, tôi lại cám ơn Chúa vì biết chắc rằng bệnh nhân đó hãy còn sống ».
Thầy có duyên nợ với nỗi thống khổ của người ta, một bệnh nhân nọ gào thét vì đau quá sức. Thầy tiến lại gần nói chuyện với họ. Xin ông cầu nguyện đi, Chúa sẽ giảm bớt nỗi đau đớn của ông. Kìa xem, ngay con chim sẻ cũng cầu nguyện đó. Ông thấy chưa những chú chim non đậu trên cành cũng còn biết cầu nguyện cùng Thiên Chúa theo kiểu của chúng.
Lần kia, một bệnh nhân la mắng thậm tệ khiến cho y sĩ tức mình bỏ đi. Thầy Zatti đến : « Bác sĩ có nghe tiếng thông reo không ? ». Bác sĩ đáp : « ai mà biết ». Như vậy bác sĩ hãy nghe tiếng than trách của bệnh nhân. Họ đau khổ thì họ kêu gào, chứ họ có gì xấu đâu. Họ than thở giống như những tiếng thông reo vậy thôi.
Thực ra trong suốt 50 năm trường làm việc, thầy Zatti vẫn chưa quen với nỗi thống khổ của người ta được, thầy nói đùa để bệnh nhân vui, rồi vào trong phòng khóc vì thương cho nỗi đau đớn của họ. Một tá viên nói : « Khi thầy không thể chữa được bệnh, thầy khóc »
Đứa bé đi với nụ cười trên môi
Thầy Zatti là người khá thông minh, đừng tưởng thầy dốt mà không học được. Thầy không phí thời giờ trong khóc lóc than vãn. Lợi dụng tất cả những thời gian có thể tìm được trước khi đi ngủ để nghiên cứu tường tận về y khoa. Thế nên, năm 1917 thày đã dăng ký khóa tá viên điều dưỡng và giật về cái bằng y sĩ ngon lành.
Kết hợp kiến thức với thực hành, thầy đã chữa trị một thiếu niên 17 tuổi mắc bệnh phổi mà ai cũng phải lắc đầu chê. Khi thấy người ta khiêng vào, thầy nhìn nó với cặp mắt đầy thương xót. Thầy hiểu ngay rằng người thanh niên mới lớn này vì thiếu ăn mà sinh bệnh. Dođó thầy cầm toa thuốc và ghi « ăn cháo gà ngày 2 bữa » miếng thịt bò tái một ngày sáng trưa chiều ăn bánh mì kẹp với rau sống và trái cây càng nhiều càng tốt. Mỗi bữa uống một xị rượu nho ». Liều thuốc đó đã làm cho chàng thanh niên mới lớn trở nên vạm vỡ, hết mọi chứng bệnh, ra về và xin vào làm trong xí nghiệp nông lâm xúc.
Kết hợp kiến thức thực nghiệm với khoa học tâm linh, thầy Zatti nói : « thuốc men chỉ trợ lực, nếu không có sức khỏe tâm hồn thì đừng đòi các dược sĩ làm phép lạ » Gần nhà dòng nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ, có nhóm lão ông, lão bà sắp chết. Thầy Zatti năng đến viếng thăm và chỉ chữa bệnh của họ bằng sinh tố trái cây mà thôi. Thế mà họ uống với tất cả sự tin tưởng. Họ cám ơn thầy : « Thầy Zatti ơi, thuốc của thầy làm chúng tôi đỡ bệnh nhiều lắm »
Một nhân chứng nói : « Thầy Zatti là một người quá sức siêu nhiên. Thầy nói chuyện với các bệnh nhân về Thiên Chúa và biết cách giúp họ chấp nhận thánh ý Chúa. Một người lái xe của thành phố Viedma mắc bệnh thương hàn, Thầy Zatti đến tận nhà để chữa trị cho ông ta trong vòng hai tháng. Khi khỏi ông xin tính tiền. ‘Tôi phải trả bao nhiêu ?’ ‘Không phải trả gì hết’, ‘không được tôi phải trả’ ‘tôi phải trả cho thầy đôi chút’. Thầy đáp : « Thôi được đã vậy, thì xin ông xưng tội và chịu lễ một lần để cầu nguyện. Thế là xí xóa số tiền » .
Vào tháng 6 – 1936 người ta dẫn đến một đứa bé trai, từ một miền quê rất xa xôi. Nước da của em rất xanh xao vàng vọt. Nó như không đứng vững được. Thầy Zatti tiếp nhận em vào lòng mình như người con vậy. Giúp em dọn mình chịu lễ xong, thầy mua cho em chiếc nón mới, thầy dẫn em ra nhà thờ chính tòa để cho em xưng tội và chịu lễ lần đầu. Ngay chiều hôm đó em cảm thấy rất mệt nhọc. Em vội gọi thầy Zatti tới, em nói : « con chết mất thầy ơi » đứa bé cứ thế lẩm bẩm trong miệng. Biết rằng nó sẽ chết, thầy nói : « lo gì, nếu phải chết thì cứ việc chết. Nhưng trước khi chết, em hãy làm một dấu thánh giá trên mình. Em chắp tay vào coi. Hay lắm, em mỉm cười đi, với nụ cười em thẳng bay lên Thiên đàng nhé ».
Đứa bé làm tất cả những gì thầy hướng dẫn, mỉm cười rồi tắt thở lúc nào không ai hay biết.
Sáng hôm sau khi bác sĩ Quaranta tới, Thầy Zatti gọi và nói : « Bác sĩ ơi, bác sĩ có biết thằng bé hôm qua không ? Nó chết rồi, đến mà xem, nó ra đi mà vẫn có nụ cười tươi trên môi » Bác sĩ lại kiếm thì quả thật đứa bé vẫn có nụ cười trên môi, ngây thơ như Thiên Thần và đã qua đời thực sự
Bà câm
Tại bệnh viện có một người đàn bà sống ở đó, cha Bonacia đã đưa bà ta về đó vào năm 1894, trước khi Zatti tới Viedma để tạm trú. Người phụ nữ này bị bỏ rơi trên một cánh đồng, chỉ vì bà ta có một thứ bệnh mà không ai có thể trông rõ dáng vẻ con người…Thật ra bà ta sinh ra trong một gia đình lộn xộn, và ngay từ lúc mới sinh đã bị cha mẹ ruồng bỏ chỉ vì sự dị hình của bà. Cứ thế đứa bé gái lớn lên lay lắt theo kiểu nào không rõ. Một hôm khi đã lớn, cô ta rớt xuống giếng và bị câm từ đó. Bị bỏ rơi, cô đi lang thang, nay đây maiđó. Sau cùng, vì ốm yếu không thể đi đứng được đành phải bò lê bò càng qua những cánh đồng để nhặt cọng rau, cọng cỏ mà ăn cho qua ngày.
Khi vị linh mục đưa bà về bệnh viện, phải vất vả lắm mới giúp bà ta đi đứng ngay ngắn. Đã biết bao ngày, người ta chỉ có thể cuốn vào cơ thể bà những tấm vải thô và bao bị vì không có cách nào mặc áo cho bà. Mỗi lần, bà gặp một tấm vải màu, bà ta luôn tìm cách trốn lủi vào nơi kín. Thế nhưng bà ta rất thích ẵm bế con búp bê diện màu sặc sỡ. Quái lạ hơn nữa, mỗi lần nhìn thấy con búp bê của ai là tìm cách để ăn trộm cho bằng được. Một hôm thấy Zatti mang về một miếng vải lụa, có viền xanh chung quanh. Sáng hôm sau miếng vải biến mất và riềm xanh chung quanh bị xé nát ra. Rồi một hôm, trong nhà xác, người phụ nữ chết nằm trên gường, hai chân không còn giầy dép. Thì ra cái bà câm kia đã rút ra và đang ngồi khâu hai chiếc lại với nhau Thật là một thảm trạng khó giải.
Những người biết chuyện đề nghị : « thầy ơi, đập cho nó một cái, là cho nó chừa đi », thầy Zatti trả lời : « tại sao ? Tội nghiệp, bà ấy khổ rồi, lại còn làm khổ thêm sao, Nếu có chút óc thì chẳng nên gia tăng thêm nỗi khổ cho người ta làm gì »
Bà câm điếc ấy sống tại bệnh viện 48 năm. Chỉ làm cử điệu để tỏ ra ý tưởng, chứ không thể nói một lời nào.
Chiếc áo cho Chúa
Không gì cao đẹp và quý hóa cho bằng một người nghèo. Nếu chúng ta gọi họ là Chúa. Lời của thánh Vinh Sơn Phaolo nghiễm nhiên đã nên bí quyết của thầy Zatti. Thầy luôn coi những người nghèo khổ đau yếu là Đức Giêsu vậy.
Thầy tới vị nữ tu coi về vấn đề quần áo và nói : « chị giáo ơi, có chiếc áo nào cho Chúa không ? » có lúc thầy bảo : « Chẳng lẽ không còn chiếc nào đẹp hơn cho Chúa ư ? cho Chúa phải cho của khá hơn chứ ? Chúa chúng ta (đối với thầy) chính là bệnh nhân nghèo nàn khốn khổ từ xa tới, đang ngồi chờ ngoài phòng khách. Chúa chúng ta đối với thầy cũng có thể là một bệnh nhân khi đến thì đau yếu, lúc về thì mạnh khỏe, nhưng không có quần áo để mặc.
Thầy gọi một chị tá viên : Chị kia, làm một gường cho Chúa tôi nhé. Tại vì chẳng biết từ đâu một bệnh nhân bất thần xuất hiện. Rồi không biết từ phương trời nào, một đứa bé được dẫn tới 11 tuổi, trần như nhộng, thầy Zatti tiếp xong liền nó : Sơ ơi, có chiếc áo nào cho Giêsu 11 tuổi không ?.
Một tu sĩ khiển trách về hành vi thiếu khôn ngoan vì thầy nhận một bệnh nhân bất khả chữa trị. Thầy bảo : « đúng thế, những gì là bết nhất phải dành cho tôi »
Đã nhiều năm thầy nuôi trong bệnh viện người đàn bà câm điếc và một đứa bé ngố. Hai bệnh nhân này gây rất nhiều rắc rối cho cả bệnh viện. Nhiều người đề nghị đưa cả hai tới nhà thương công cộng, thế nhưng tầy không chấp nhận. Tại sao thế ? Theo ý thầy làm như vậy là làm mất phúc lành của Thiên Chúa.
Giữa những y sĩ đồng nghiệp, có người vô tín ngưỡng. Ông ta nói : « Khi đến trước thầy Zatti, con tim vô tín ngưỡng của tôi phải rung động. Nếu có ai là thánh thì ông thầy này phải là người đó. Không lúc nào tôi thấy thầy lần hạt mà tôi không cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa vì nơi Thầy có cả một sự thánh thiện tuyệt vời.
4- CHÚA QUAN PHÒNG
Thầy Zatti một mình phải gánh cả hai vai, một vai gánh bệnh viện, vai khác gánh quầy thuốc, cả hai đều tấp nập những người nghéo khó. Làm thế nào để gánh cho cân ? Trước hết thầy không tiêu xài điều gì cho mình.
Mỗi ngày tiền bạc trôi qua bàn tay thầy hằng những triệu đồng, thế mà thầy không dính bén lấy một xu. Áo mặc thường là thừa tự của một bệnh nhân khi họ ra về.
Chiếc xe đạp là phương tiện di chuyển duy nhất của thầy. Trong một chức nghiệp quan trọng như vậy, thiếu gì người tỏ lòng biết ơn, tặng thầy xe hơi hoặc gắn máy. Thế mà thầy không bao giờ nhận. Các y sĩ của bệnh viện hùn nhau mua một chiếc xe tốt để chuyên chở bệnh nhân. Điều đó làm thầy khó chịu vô cùng. Thầy không muốn biết đến cách sử dụng chiếc xe. Mãi cho đến khi người ta xung quỹ làm hội chợ, thầy mới cảm thấy thoải mái.
Ngày kia, những bạn thân của thầy thương hại, đem biếu thầy một chiếc xe hơi nhỏ, xe con con, thầy gạt đi và nói : « không bao giờ không đời nào ». May hôm sau họ đưa đến chiếc xe gắn máy. Thầy dứt khoát không nhận, thầy nói : « ngày nào tôi dùng chiếc xe máy, ngày đó tôi sẽ không còn khả năng chích thuốc cho bệnh nhân nữa ».
Thầy không dính bén tiền của, thầy cũng không kỳ kèo mặc cả với ai. Rất quảng đại với những người chung quanh, nhưng lại khắt khe với chính mình. Mỗi lần phải tiêu sài cho bệnh nhân, thầy nói : « Tiền của, hoặc là để làm tốt hoặc không làm gì cả ». Mỗi khi đưa tiền chợ, những gia nhân nhận định là quá nhiều, thầy liền nói : « đừng lo, cứ mua dồi dào lương thực, Chúa Quan phòng sẽ lo liệu, Ngài là Đấng giầu có ».
Vị khách hàng mang số 226.
Để duy trì việc chi tiêu trong tư thế ổn định, thầy buộc phải nhờ đến phương thế tiết kiệm công cộng. Nợ nần của thầy nhiều đến nỗi dân thành đã đặt ra ca dao để chọc thầy. Mỗi khi nghe lời nói của họ, thầy đáp lại: “ai xin thì sẽ được cho, ai tìm sẽ thấy, ai gõ sẽ mở ra” Thầy tin vào Lời Chúa một cách mù quáng nên nợ càng nhiều, thầy càng tin tưởng vào Chúa quan phòng.
Tất nhiên không thể trông chờ một Thiên Thần mang của từ trời xuống. Thầy biết rõ rằng Chúa quan phòng đòi phải có sự cộng tác của con người, thế nên thầy cầu nguyện với hai tay chắp ngực, nhưng cũng có đôi chân dẻo dai cưỡi xe đi xin sự trợ giúp của người ta. Thường thường thầy nói: “tôi không xin Chúa gởi tiền đến cho tôi, nhưng xin Chúa chỉ cho tôi biết chỗ nào để tôi đến lấy”. Mỗi lần phải trả nợ cho người ta, thầy mặc chiếc áo trắng rồi leo lên xe, tới các nhà bạn thân và xin tiền họ. Mỗi lần thấy thầy mặc chiếc áo khá đẹp là biết rõ thầy có món nợ khá to.
Ngân hàng nhà nước đã mở chi nhánh phục vụ tại Viedma. Thầy Zatti tới đó để đăng ký vay mượn. Lúc ấy nhân viên ngân hàng đòi thầy phải liệt kê tài sản làm tin, thầy lúng túng nghĩ một lúc rồi nói: “tài sản làm tin ư? Không có chút nào, chỉ có 40 bệnh nhân nghèo khổ mà thôi. Chẳng lẽ một con người không đáng ngàn vạn lượng vàng hay sao? Nhân viên ngân hàng mủi lòng chấp nhận cho thầy làm khách hàng trong việc vay mượn. Thế là thầy Zatti trở nên vị khách hàng mang số 226. Về tới nhà thầy hô to: “quý vị nên biết không, một bệnh nhân đáng giá biết chừng nào, ngay cả một ngân hàng cũng tính họ vào sổ”
Có lẽ ngân hàng nhà nước tại Viedma chẳng được lời lãi gì nơi thầy Zatti, người ta nói dỡn với thầy Zatti, thế nên đã nổi tiếng về việc từ thiện đó.
Tiền cấp dưỡng từ Chúa quan phòng.
Don Zattti ơi, một mai chúng tôi phải làm tượng đài về con người thầy. Người ta nói dỡn với thầy như thế, mà quả thực là thế. Thầy đáp: “tốt hơn thì người ta phải làm ngay tức thì, với những nguyên kiệu này: băng keo, bông gòn, và những chai thuốc cùng rượu Alcool.
Có khi những sự trợ giúp tới cách bất ngờ. Một nhân chừng đã kể, ngày kia, thầy Zatti cùng đi với tôi tới một khu phố thành Viedma. Có người ăn mày tới xin tiền vì muốn đi Buenos Aires mà chẳng có một xu dính túi. Sao được bây giờ? Thầy Zatti móc hết túi này sang túi khác, thầy gom tất cả số tiền trong túi lại, kết quả là có đủ số tiền mua vé cho lão ăn mày đó. Ông lão cảm động sung sướng lên xe đò. Vài phút sau một người lạ mặt ngang qua, trao cho thầy tất cả những ngân phiếu cần thiết để vào ngân hàng lãnh số tiền. Thầy Zatti nhận định: “Đây là số tiền cấp dưỡng từ Chúa quan phòng gửi tới”.
Khi thấy những kẻ giầu tiền của không giúp thầy, Zatti liền chạy tới những nhà nghèo túng. Thế là những công nhân viên, những người nông dân và những người buôn thúng bán mẹt, như rết nhiều chân, họ cung cấp cho thầy đủ số tiền cần thiết cho công việc kịp thời. Tuy nhiên, cũng có lần chẳng cho thầy một xu.
Ngân hàng gởi chi phiếu tới. Nợ của thầy đã tới mức cao. Thầy phải trả nợ. Thầy đi xin hết người này đến người khác mà chẳng ai cho. Tội nghiệp thầy đứng tại cửa ngân hàng và khóc và đọc kinh. Một người nhìn thấy về kể cho Đức Giám mục thành Viedma rằng: Thầy Zatti đang gặp khó khăn với ngân hàng. Thầy không trả nợ thì chắc sẽ bị giam giữ. Đức Cha Essandi lắc đầu: “ tội nghiệp, luôn luôn là cái ông Zatti đó. Có chút tiền nào không? Thưa có, còn ít tiền để in báo. Thôi đưa cho thầy ấy”.
Thế là 10’ sau, thầy Zatti tươi cười trở lại với công việc thường nhật.
Các bề trên lo âu về cách thầy làm kinh tế. Năm 1932, Hội đồng nhà quyết định đặt văn phòng kế toán cho bệnh viện, để nâng đỡ thầy trong những chi khoản cần thiết.
5- DON ZATTI CON NGƯỜI VUI NHƯ TẾT
Thầy Zatti không hề nói xấu một ai. Đối với thầy mọi người đều tốt cả. Tất cả đều là con cái của Chúa. Đứng trước thầy Zatti, chớ ai hé miệng nói xấu kẻ nào khác, kẻo thầy nổi nóng lên, vì thầy thường bênh vực họ.
Thầy không trách mắng ai bao giờ. Nếu những người cộng tác với thầy làm thầy nổi giận, thường thầy thinh lặng chịu đau khổ. Lúc ấy, đôi mắt đỏ hoe với hai hàng lệ. Thầy không che dấu ai hàng lệ của mình, vì thầy biết rõ đau khổ có nghĩa là gì. Thế mà, thầy hết sức kìm hãm, không nói chùng nói lén về ai.
Một hôm người ta khiêng tới một chiếc máy hấp để khử trùng những dụng cụ giải phẫu. Đó là một chiếc máy tân trang cho phòng mổ. Thầy vui vẻ trả 500 quan. Vài ngày sau khi sử dụng một thanh niên sơ ý đã không đổ nước vào. Thế là chiếc máy tối tân hư toàn diện trong khoảng 15 phút. Nhiều người trong nhân viên tỏ ra tức giận, thôi thúc thầy đuổi ngay thằng lơ đễnh ấy đi. Thầy không nói một lời, thầy nghĩ tới lời của Job “Chúa cho, chúa lấy, xin tôn vinh danh Chúa” Tiếp đó thầy trở lại với công việc với nụ cười trên môi.
Thầy Zatti không thể khiển trách ai vì nơi cõi lòng luôn có niềm vui đích thực. Niềm vui ấy luôn dào đạt từ nơi con người nội tâm của thầy. Thầy là người lạc quan, luôn vui như tết. Ai đã từng chuyện trò với thầy thì thế nào cũng cảm thấy vui lây
Hai chiếc đồng hồ
Ngày kia, khi nói chuyện với nhau, các bác sĩ hỏi lóm một câu: “Thầy Zatti ơi, thầy vui chớ? Tất nhiên, còn bác sĩ thì sao? Chẳng vui tí nào. Thầy Zatti cho bác sĩ một bí quyết sống vui. “Thưa bác sĩ, tôi cho bác sĩ một bí quyết sống vui. Niềm vui của mỗi người ở tận đáy tâm hồn. Điều quan trọng là Bác sĩ phải bằng lòng với số phận của mình. Ít nhiều không can hệ. Đó là điều Thiên Chúa muốn chúng ta phải có, phần còn lại hãy phó mặc cho Ngài lo.
Thầy Zatti cũng có thể vui cười trong những trường hợp thật đau khổ. Thầy thường giải thích cho bệnh nhân: “nỗi đau khổ thêm vào cuộc đời, cho nên, cũng chẳng nên ta than làm chi”
Trên tường của phòng mổ, có hai chiếc đồng hồ cũ rich. Chẳng cái nào chạy đúng với cái nào. Một bác sĩ tỏ ra khó chịu với hai cái đồng hồ “Bác sĩ tưởng là khi chúng chạy đúng giờ, tôi giữ cả hai lại sao?”. Quả thực, thầy giữ cả hai cái treo tường làm kiểng, chứ nếu nó không hỏng thì thầy đã bán nó đi mất một cái rồi.
Một lần kia, thầy Zatti gắng hết sức để chích cho một người bằng mũi kim cong oằn, bác sĩ khiển trách: “Này ông cha Zatti ơi, dùng kim cong mà chích thì khó mà được”. Thầy Zatti trả lời: “Thế mà nước chảy qua suối còn cong queo hơn nhiều”.
Các y sĩ chuyên giải phẫu cũng có lúc mất nhẫn nại với việc của mình. Thầy Zatti thường đứng bên giúp họ. Lần kia, khi bác sĩ thấy cửa mở toang. Ông la to: “Lạy Chúa tôi, làm ơn đóng cửa dùm đi thầy” Lập tức cánh cửa được đóng lại. Xong ca mổ khi đôi bên hàn huyên với nhau, thầy Zatti nói: “Bác sĩ ơi, may mà tôi để hé cửa, vì nếu không, bác sĩ không bao giờ nhắc đến tên Chúa”
Lần khác, không phải một lời kêu cầu Danh Chúa nhưng là lời thóa mạ buộc ra từ miệng bác sĩ. Thầy nói: “Này bác sĩ, Chúa không nghe những lời thóa mạ đâu nhé”.
Gởi lời thăm bà xã nhé
Khi đối xử với các bệnh nhân, thầy tỏ ra vui vẻ vô cùng. Một đứa bé tỏ ra bực bội vì cái tay bó bột nặng chịch của nó. Thầy nói: “em đừng lo, hôm nay thầy sẽ lôi tay em ra khỏi cái con ốc vẹm đó”.
Một cụ lão được khiêng vào phòng cấp cứu vì bội thực, thầy thấy ông ta ưu sầu, lo lắng liền nói với ông: “Thưa cụ, cháu sẽ biếu cụ một bịch nước dừa. Ông lão vốn thích nước dừa tỏ ra vui vẻ và an tâm vì biết chắc mình không chết. Lát sau, thầy mang một ống bơm với nước rửa ruột tới để làm cho ông khỏi chết.
Một chuyện hy hữu xẩy ra cho thầy Zatti tại nhà bệnh nhân. Người ta chẳng rõ tông tích thầy là ai, chỉ biết thầy đã chữa mình khỏi bệnh. Lần chót gặp thầy khi được khỏi bệnh rồi liền nói: “Thầy Zatti ơi, tôi cám ơn thầy đã chăm sóc tôi đến nơi đến chốn, công ơn thầy tôi không bao giờ quên. Dù sao tôi cũng cầu chúc cho thầy được luôn khỏe mạnh. Tiện thể tôi gởi lời chào thăm bà xã nhé. Tôi chưa biết bà xã của thầy là ai”. Vị tu huynh của chúng ta chêm vào một câu: “Cả tôi cũng chưa biết”. Thế là thầy lên xe đạp phóng một mạch về nhà.
Đôi khi thầy Zatti cũng khéo dùng lời Tin Mừng để đưa đẩy câu chuyện. Một thanh niên buồn chán vì nỗi sầu trong gia đình, tới gặp thầy để hỏi ý kiến xem có nên đi tu hay không? Thầy trả lời: “Này anh, anh hãy mặc cho kẻ chết chôn người chết”.
Khi thầy chữa trị cho một thiếu nữ trong cơn đau của cô, nghe thầy, cô kêu “Chúa ơi, Don Zatti ơi”. Thầy đáp: “cô nên nhớ, tôi luôn làm việc cho Chúa của Cô. Do đó kêu cầu Danh Ngài là phải lẽ”
Một ngày kia, các bệnh nhân kháo nhau vì nghe tin thầy ốm nặng. Họ nói: “Không biết khi thầy Zatti chết thì có ai làm cho chúng ta vui nữa không nhỉ?”.
Tại sinh quán
Vào năm 1934, một tin vui gởi tới Argentina làm chấn động cả thế giới Sa-lê-diêng tại đó. Đức Pio IX quyết định tuyên Thánh cho Don Bosco trước mặt toàn thể thế giới và Roma vào ngày Chúa Nhật Phục sinh. Từ khắp cõi đất các người Sa-lê-diêng tuốn về Roma để tham dự ngày trọng đại đó. Riêng tỉnh dòng Patagonia quyết định gởi hai vị đại diện. Một là linh mục và một là giáo dân. Thế nhưng ai là giáo dân khả dĩ xứng đáng được cắt cử đi. Ai cũng nhất trí là Zatti. Vịn lẽ khác nữa là kể từ khi rời cảng Genova vào năm 1897, thầy chưa từng thấy lại quê cũ của mình.
Thế nhưng thầy Zatti cũng có sự khó khăn riêng của mình. Không có lấy một cái áo lành lặn. Mua cái mới thì thầy coi đó là phí. Sau cùng, bác sĩ Heros-teguy cho thầy mượn bộ veston, còn valy thì thầy chộp cái mà vị linh mục đã qua đời đã để lại. Chiếc valy đã cũ rich và bạc màu. Còn chiếc nón thì mãi mãi là chiếc nón mà thầy đã thừa tự từ cái anh chàng đã chết năm 1907. Hành trang chỉ có vậy, lũ trẻ nhìn thầy ra đi, khóc lóc vì một thời gian xa cách.
Sau 37 năm và cộng với 16 ngày lênh đênh trên biển cả, thầy tới sinh quán của mình là Ý. Thầy lập tức lên xe tới Torino để tham quan những nơi sinh hoạt của Don Bosco xưa. Điều làm cho vị tu huynh của chúng ta cảm động hơn cả là thấy chiếc gường thô sơ của vị thánh và ngôi đền do Don Bosco xây để kính Mẹ Phù Hộ. Khi vào bệnh viện Cottolengo, thầy nghe vị nữ tu giải thích cho du khách, thầy lẳng lặng sang một bên để hỏi thăm và ủi an những bệnh nhân.
Về Roma, ngày Phục sinh, thầy chứng kiến cảnh huy hoàng của đền Thánh Phêrô vào ngày phong Thánh của Đấng sáng lập dòng Sa-lê-diêng. Tiếp đó là cuộc triều yết, thầy được Đức Thánh Cha đích thân chào hỏi và đụng tới.
Lập tức sau đó, thầy vội về Borretto, nơi chôn nhau cắt rốn để thăm làng nước và thân nhân. Những bà con chú bác sung sướng tiếp đón, còn thầy thì nhớ lại cái giếng rửa tội mà mình đã có lần lãnh nhận ơn Chúa vào ngày 12 tháng 10 năm 1880.
Ngày sau đó, thầy vội vã đi Bortto để thở lại bầu khí nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nơi đây thầy đi thăm những bà con thân thuộc. Họ sung sướng tiếp đón thầy. Riêng thầy, cái giếng rửa tội còn gợi lại cho thầy cái ngày kỷ niệm 12 tháng 10 năm 1880 ngày mà thầy được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy để trở nên con cái Thiên Chúa, thầy đã tham quan tất cả. Cần phải gấp rút về ngay để chăm sóc những bệnh nhân thân thương của mình. Những bệnh nhân lúc này ra sao, thằng bé ngô ngố ngông ngốc kia, bà lão câm điếc nữa, hiện thế nào? Thế là vào ngày 28-4, thầy từ Napoli xuống tàu để vượt qua đại dương.
Thầy trở về tới Vedma thì người ta đón thầy như đón một chiến sĩ thắng trận. Tất cả những bệnh nhân có khả năng đứng vững đều xếp hàng tề chỉnh, vừa thấy bóng dáng thầy họ vỗ tay như pháo ran. Xẩy ra một điều hơi lạ là bà lão câm điếc kia hứng chí nói lên một lời: “Thầy Zatti!” đó là một lời duy nhất bà có thể nói lên được trong đời giữa niềm vui khôn tả của những bệnh nhân. Họ biết rõ thầy Zatti là thân nhân của tất cả những người nghèo khổ.
6- BỆNH VIỆN GIỐNG NHƯ BẮP CẢI CẦN PHẢI TRỒNG LẠI
Từ Châu Âu về, thầy Zatti trao trả cho thân chủ những đồ vật thầy đã mượn họ. Nào là valy, nào là quần áo. Thế rồi quanh năm ngày tháng, thầy lại vận bộ đồ thật cũ. Vào năm 1941, năm thầy gặp nhiều nỗi cay đắng hơn cả. Đó là thầy phải từ bỏ bệnh viện mà thầy đã lâu năm hoạt động. Người ta đã quyết định hủy bỏ bệnh viện ấy. Sao có thể được?
Kể từ năm 1934, thành phố Viedma trở thành, nơi quan trọng cho Giáo hội địa phương vì có tòa Giám mục ở đó. Đức Giám mục cũng như Hội đồng Tư vấn của Ngài, phải sống trong một nhà nhỏ không xứng hợp với công việc quản trị của địa phận. Khoảnh đất có bệnh viện chính là đất thuộc quyền sở hữu của Giám mục nên hội đồng địa phận ấn định phải xây một tòa Giám mục tại đó. Khoảng cuối năm 1941, các kỹ sư, thợ nề, thợ hồ, bộ xây dựng gởi tới để khởi công xây cất. Do đó những bệnh viện phải dời chỗ đó, và tất nhiên đó là điều làm cho thầy Zatti phải vô cùng đau xót.
Các tu sĩ Sa-lê-diêng có một ngôi trường khá lớn tại ngoại ô thành phố. Các bệnh nhân có thể tạm thời sang đó một thời gian. Các bề trên cho phép thầy dọn sang đó, nhưng làm thế nào được vì không có những dụng cụ y khoa cần thiết. Lưỡng lự hồi lâu thầy nhĩ lại và cho rằng thà bất tiện còn hơn là bệnh viện sẽ phải chết. Chẳng nên chờ phép lạ làm gì. Ngày đã tới người ta phải gia công xây cất.
Những người có trọng trách khởi sự công việc đập tường đập cột, những bức tường đã được dựng nên vào năm 1013. Những phòng chữa trị với tất cả những tiện nghi được xây từ hồi 1922 cũng dần dần sụp xuống. Những khu vực dành cho các nữ bệnh nhân xây dựng năm 1933 cũng tiêu tan. Mỗi nhát búa là mỗi nhát bủa vào trái tim thầy Zatti.
Thầy đi đi lại lại, tư lự âu lo, buồn bã, tâm trí như không còn định hướng. Thầy không còn biết mình phải làm gì nữa. Người ta thấy thầy khóc lóc như một đứa trẻ con. Đó là lời một tu sĩ Sa-lê-diêng đã kể lại khi nghĩ tới biến cố đó. Đó là một nỗi thống khổ ghê rợn, một cuộc phấn đấu chẳng khác nào một cơn hấp hối. Tuy nhiên, thầy không hé môi than van, trách móc, khi thấy rằng mọi nỗ lực của mình bị đánh bại thầy liền tập trung sức lực của mình vào việc chuyển đổi bệnh viện.
Nhiều tư nhân cảm thông đã sẵn sàng dành cho thầy mọi dễ dãi trong việc sử dụng, mọi phương tiện chuyên chở của họ. Các xe tải của trại cải tạo cũng ùn ùn kéo tới để trợ giúp. Từ các căn phòng bụi bặm tung bay, các bệnh nhân cũng phải ra khỏi. Nào là bàn, là ghế, cũng như những đồ trang bị cho việc điều trị đều được khuân ra khỏi. Khi mọi sự được sắp xếp xong, người ta thấy đoàn xe dài như đoàn kiến khổng lồ, nối đuôi nhau đi dọc theo đường cái quay về miền quê ngoại thành. Họ tiến vào khu vực trường nông nghiệp của các tu sĩ Sa-lê-diêng.
Có người gọi thầy Zatti và nói: “Thầy ơi, thầy có biết người ta đang bình phẩm về thầy thế nào chưa?” “Chưa, người ta nghĩ gì?” “Thưa thầy, người ta nói độ rày thầy Zatti thất bại lớn. Do đó người ta buộc thầy phải đóng cửa nhà thương”. Những người hiện diện lúc ấy thấy thầy mím môi, giơ hai nắm đấm với tiếng kêu khủng khiếp: “Thôi đi, yêu cầu đừng để tôi phải nói nữa”. Con người thiếu tế nhị đó đã cụt hứng vì khiếp sợ, thầy Zatti dần dần bỏ tay xuống, chậm chậm quay gót đi vào trong nguyện đường. Thầy quỳ gối khóc và cầu nguyện.
Hãy nhìn xem những cây cải bắp
Phút sau, thầy Zatti lại sắn tay áo ra giúp các công nhân viên dỡ những đồ đạc bốc từ các xe xuống. Dù trên khuôn mặt còn chút vẻ buồn đau. Nhưng thầy đã có thể cười được rồi. Các xe vận tải chuyên chở hầu như tất cả.
Các công nhân xây cất có thể tự do thi hành công tác của họ. Thầy Zatti là người cuối cùng rời bỏ khuôn viên bệnh viện. Lúc ấy, thầy giống như vị thuyền trưởng, vớt hết mọi người chết chìm rồi mới dời khỏi chiếc tàu đắm vào lòng biển.
Thầy Zatti từ xa đến, các tá viên đã ngắt những bông hoa kết thành vòng hoa chiến thắng đeo vào cổ của thầy. Tất cả vui vẻ với nụ cười hồn nhiên như chưa có gì xẩy ra. Vì lợi ích cho những bệnh nhân nghèo khổ thầy không tiếc sức khỏe của mình, thầy miệt mài làm việc vì họ.
Cơ sở mới là một trường nông nghiệp, thế nên không đủ cho những nhu cầu về y khoa và bệnh lý. Phải giới hạn tiếp nhận các bệnh nhân. Thế là thầy phải giao thiệp để nhờ những bệnh xá gần bên. Do đó, chính thầy đích thân đi thăm và chăm sóc những bệnh nhân thầy gởi. Thầy cứ làm vậy bất chấp nắng mưa, nóng lạnh. Thế rồi những việc bồi dưỡng thì sao? Bếp núc chẳng có gì là tiện nghi cả. Mỗi ngày phải nấu hết xuất cơm này đến xuất cơm khác, nhưng không sao, miễn là bệnh nhân không đói lả.
Dần dần mọi sự đâu vào đó. Ngôi nhà của bệnh viện nên thơ mộng hơn bao giờ hết, vì nó đứng trên một cánh đồng rau cỏ xanh rì. Thầy cảm thấy mình và các bệnh nhân đang sống giữa cảnh thiên đàng trần gian, với không khí trong lành. Thầy nói: “Hãy nhìn xem những cây cải bắp, chúng không thể lớn được, nếu không trồng lại chúng. Bệnh viện cũng thế, như vậy thầy Zatti không thất bại, dân thành càng mến phục thầy hơn. Các bà mẹ năng bồng con thơ đến xin thầy chúc lành. “Thầy ơi, xin chúc lành cho cháu”. Một nhân vật cao cấp nhận xét: “Kìa, chính trị gia chúng tôi không thể nào có được 1 ảnh hưởng sâu rộng đến thế”. Cứ thế, quanh năm, ngày tháng, người ta mến thầy nhiều hơn.
7- LUÔN VƯƠN CAO
Thầy Zatti ơi…thế nào? –“Luôn luôn vươn cao, bác sĩ ạ”
Tại miền Patagonia, trời rất đẹp, cảnh trời nên thơ hơn cả là vào lúc ban chiều, khi hoàng hôn buông xuống, gió chiều hiu hiu, đưa những đám mây lúc xanh, lúc đỏ, lúc tím, lúc vàng ngang dọc khắp trời, khiến cho thiên vật chuyển qua thiên hình vạn trạng. Đặc biệt rặng núi Pampa trở thành một ngọn đuốc khổng lồ, lịm tắt dần trong màn đêm buông lơi. Kể từ khi thầy Zatti tới vùng này, bệnh phổi của thầy tiêu tan và không còn bén mảng đến nữa…
Thế nhưng một ngày kia…
Hôm ấy là ngày 19/7/1950, nước trên bồn chứa cạn sạch. Lý do chính là vì có một lỗ dò trong bồn. Cần phải cấp tốc sửa chữa. Lúc ấy trời mưa như trút nước và lạnh cóng xương. Thầy Zatti vác thang leo lên để sửa. Mấy người đứng trông đã cảnh tỉnh: “Thầy ơi coi chừng kẻo ngã. Thầy không thấy trời mưa sao?. Thầy Zatti nói chơi: “Ừ nước mưa làm mát lòng tôi”. Đột nhiên chân thang chao xuống. Thầy ngã bổ nhào, chân móc vào khung thang, rồi rớt đầu xuống đất.
Thầy ngất sỉu, đầu thầy chảy máu. Những tá viên la hoảng để cấp cứu. Khi hồi tỉnh, thầy nói: “Không sao”. Bác sĩ ra lệnh: “yêu cầu thầy lên gường nghỉ lập tức”. Thầy ngạc nhiên: “Tôi à, nghỉ ngơi ư?”. Thầy không thể yên lòng mà nghỉ trên gường vì đã 50 chuyên môn bắt người khác nghỉ trên gường rồi.
Ba ngày sau, thầy thử trổi dậy. Vị bác sĩ chăm sóc cho thầy tỏ ra rất khó chịu. Ông ra lệnh lấy dây băng cột trói thầy lại. Thầy nói: “Lúc này tôi cảm thấy khỏe hẳn rồi” Thế là thầy chồm dậy, lần mò tới nhà nguyện để cầu kinh. Thầy cảm tạ Chúa vì đã che chở mình khỏi chết.
Chín ủng như quả dưa
Khoảng tháng sau thầy thử leo lên xe đạp để đi thăm bệnh nhân như thường. Tới tháng 8 thầy tìm cách để trở về sinh hoạt bình thường với anh em trong cộng thể. Sắc diện của thầy dột nhiên biến đổi.
Một ngày kia, khoảng tháng 10, vài thiếu nữ thành Viedma nhận ra sự thay đổi của sắc diện liền tỏ cho thầy biết. Thầy đáp: “Đừng lo, có lẽ tôi phải bắt chước các cô. Các cô son phấn thì tôi cũng phải son phấn cho đẹp chứ” thầy nói cho vui, nhưng tụi con gái nào có ngờ được tình trạng sức khỏe của thầy, đã ra trầm trọng đến mức nào đâu.
Riêng thày Zatti thì biết rõ bệnh tình của mình hơn. Nơi ót có một cái nhọt ngày một sưng. Sắc diện của thầy trở nên vàng vọt. Nếu mà thầy vẫn đùa dỡn với cái ngòi khai tử đó. Điều bí ẩn mà thầy chưa rõ đó là chỉ còn sống được khoảng 5 hay 6 tháng nữa thôi.
Các y sĩ và bác sĩ ấn định cách điều trị nói: “Được rồi, để tôi lo cho. Đàng nào thuốc men cũng chẳng giúp ích gì cho tôi nữa. Tuy nhiên, tôi vâng lời các ông bà và uống cho vui. Tôi đến đây với chủ đích là dọn mình chết và bây giờ là lúc đã tới. Tôi đã dọn mình suốt một cuộc sống.
Không còn có thể làm việc, không thể điều khiển bệnh viện được nữa. Làm thế nào bây giờ? Thầy thầm thì: “Tôi chỉ là thanh sắt rỉ mà tôi”. Người ta thấy thầy khóc vì biết mình nên như vô dụng. Bác sĩ hỏi: “Thế nào, thầy Zatti ơi?” thầy đáp: Luôn vươn cao bác sĩ ạ. Phải nâng tâm hồn mình lên trên trời chứ. Khi có ai nhận xét với nhau: Sao mà thầy xanh xao vàng vọt như vậy. Thầy đáp: “Tại vì tôi là quả dưa gang chín ủng”
Toa thuốc cuối cùng
Các bác sĩ của bệnh viện ấn định đưa thầy Zatti tới bệnh viện nổi danh nhất tại Blanca, vì hy vọng ở đó người ta có cách cứu chữa. Thầy vâng nghe và đi bệnh viện công tại thành phố đó, nhưng thầy vẫn biết chắc rằng mình sẽ chết. Khi các bác sĩ tuốn lại để khám nghiệm, lay động đầu của thầy, thầy chỉ cười trừ. Lúc đó là vào khoảng đầu tháng giêng năm 1951.
Một nữ tu bằng cháu gọi thầy bằng cậu tới thăm, chị nói: “Cậu ơi, ông cậu thánh thiện của cháu ơi, khi cậu chết, cháu sẽ lủi vào túi cậu và cháu sẽ lên Thiên đàng với cậu”.
Ngày 13 tháng giêng, thầy Zatti trở về Viedma vì bác sĩ chê. Thầy thấy các y sĩ đang tu họp để cầu nguyện cho mình. Các bác sĩ của bệnh viện dứt khoát muốn cho thầy được rảnh rang và nghỉ ngơi thoải mái. Thầy không chịu: “đã biết bệnh tình bất khả chữa trị còn nghỉ ngơi làm gì cho mệt. Nằm gường nào có mang lại lợi lộc gì đâu? Để tôi rong duổi đôi chút, tôi còn lo được đôi ba công chuyện.
Ngày 29 tháng giêng lễ trọng kính thánh Phanxico Sale, đó là ngày mừng lễ cuối cùng với anh em hội viên. Nhiều anh em từ xa đến hỏi thăm nhưng thầy tìm cách che dấu nỗi đau khổ của mình. Một người thân quen nói: “Thầy Zatti ơi, thầy đang trở nên vàng như người Nhật vậy” “Đâu có” thầy đáp – cho đến nay tôi vẫn là con se sẻ và nay tôi đang tàng hình thành con vịt khàn, khi ai cũng nâng ly chúc sức khỏe cho thầy, thầy đau lòng khôn kể, nhưng vẫn che được nỗi đau đớn của mình bằng nụ cười tươi.
Ngày 27 tháng 2 thầy đã liệt gường vài ngày, thầy xin cho được chịu xức dầu. Một hồi chuông báo cho mọi y tá lại gần để cầu nguyện. Các anh em hội viên tất nhiên có mặt đông đủ. Với lời nói trịnh trọng, thầy Zatti nhắc lại lời hứa khi chịu phép Thánh Tẩy và lời khấn tu trì. Sau khi đã sốt sáng chăm chú theo dõi các nghi thức, thầy ngỏ đôi lời với anh em hội viên và những người xung quanh. Mục đích là xin họ cầu nguyện cho thầy, và cảm tạ Chúa đã cho thầy được niềm vui chết như một tu sĩ Sa-lê-diêng, như một người con của Don Bosco, thầy khiển trách một bà đứng bên khóc lóc vì thương thầy. Rồi thầy xin mọi người cứ an tâm về với nhiệm vụ của mình.
Ngày 8-3 thầy nhận được toa thuốc cuối cùng. Trong toa, bác sĩ ấn định, phải dùng thuốc trong 7 ngày liên tục. Ngày sau chót, thầy nhận một liều thuốc là ngày 14-3. Ngày hôm sau thì thầy tắt thở.
Thầy không được chết mới phải
Tiếng chuông báo tử vang lên một cách ai oán từ phía nhà thờ. Cũng tiếng chuông ấy đã từng báo tang về cái chết của những nhân vật vị vọng như Giáo Hoàng, Tổng thống và Giám mục…Lúc này, nó cũng gióng tiếng báo tang nhưng với tiếng kêu não nuột, như những lưỡi dao đâm thấu cõi lòng. Vị bác sĩ khi làm giấy khai tử xong, không buồn ký tên, cùng không muốn ghi ngày giờ
Dân thành não nề hỏi nhau: “Ai chết vậy?. Thầy Zatti chứ còn ai nữa, người khác trả lời họ. Tất cả hốt hoảng chạy tới xem có phải thật không.
Chủ nhiệm công ty mai tang đã có mặt. Ông hỏi: “Quí vị muốn mai tang theo nghi lễ nào?. Vị Giám đốc đáp: “Chúng tôi muốn một nghi thức mai táng như những người nghèo khổ” Vị chủ nhiệm quyết định sẽ mai táng thầy cách trọng thể và miễn phí. Liệm xác xong, thi hài được đưa vào nguyện đường để giáo dân phúng điếu.
Nhân dân thành phố tới tấp kéo nhau đi trên các vỉa hè, mỗi người cầm một nhành lá xanh. Trên nét mặt họ tỏ vẻ rầu rĩ khôn kể bằng không ai cũng coi đó là cuộc trẩy hội mùa xuân, hết vành hoa này tới vành hoa kia, người ta đưa tới đặt trên và chung quanh quan tài. Sau cùng không còn chỗ chứa, người ta đành phải để gọn một nơi. Những vòng hoa không có những dải lụa vải như những kẻ giầu thường làm, vì chúng được kết bởi tay những người nghèo khó. Họ là những thân nhân của thầy. Những người tham dự giờ cầu nguyện tỏ ra cảm động sụt sùi khóc lóc, chẳng khác nào thân nhân ruột thịt của mình vậy.
Ngày hôm sau 16-3 năm 1951, đám tang được tổ chức cách long trọng, chính quyền các cấp đóng cửa công sở, các tiệm buôn không mở cửa, những công xưởng đình chỉ việc làm vì các công nhân đi tham dự đám tang của thầy Zatti. Cuộc rước linh cửu đông nghẹt đường, trước sau và ngang hông quan tài. Thế nhưng trên xe tang, người ta thấy hàng trăm thân nhân ruột thịt của thầy ngồi phục tang.
Sau lời phúng điếu cuối cùng, người ta quyết định không hạ huyệt ngay vì biết rằng có rất nhiều người từ xa muốn tới kính viếng thi thể. Dân chúng cứ nói với nhau: “Thầy này không được chết mới phải”
Sau này, để lưu danh thầy, chính quyền của thành phố lấy tên thầy để đặt cho đường phố. Tiếp đó nhà nước lấy tên thầy đặt cho một bệnh viện tân tiến. Trước sảnh bệnh viện, họ xây một tượng đài để ghi công thầy. Không đủ các Giám mục đồng thanh xúc tiến việc điều tra phong thánh cho thầy Artemide Aztti, có lẽ ngày nào đó thầy sẽ trở lại Roma và sẽ có mặt trên hào quang của Bernini. Don Bosco đã nói: “Khi các con tới nơi nào hãy lo chăm sóc các bệnh nhân, người già lão và người nghèo khổ. Các con sẽ được Chúa chúc lành và được người ta yêu mến” .Quả là như vậy.
Leave a Reply