sự trưởng thành của tu sĩ sa-lê-diêng
- Tác giả: Ban Truyền Thông
SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA TU SĨ SALÊDIÊNG
MỤC LỤC
- Nhu cầu tiến tới
- Căn tính bản thân
- Tiến tới như thế nào
- Tính duy nhất của người Kitô Hữu
- Tinh thần đức tin
- Tôi là tu sĩ
- Tôi là Salêdiêng
- Cần thiết phải trưởng thành
- Sự trưởng thành của Don Bosco
- Những yếu tố của sự trưởng thành
- Tính khách quan trong phán đoán
- Nhãn quan tổng hợp về đời sống
- Hãy biết mình
- Phương pháp chữa trị mặc cảm tự ti
- Nhân cách bình thường
- Quyết định trong đời
- Những khía cạnh cần hoàn bị: đời sống cầu nguyện
- Những khía cạnh cần hoàn bị: bác ái và cộng đoàn
- Những khía cạnh cần hoàn bị: các lời khấn
- Tinh thần phó thác
Nhu cầu tiến tới
Chúng ta hãy bắt đầu bằng một lời khích lệ. Đó là lời thánh Phaolô trong thơ gởi tín hữu Thessalonica. Ngày nay Don Bosco chắc hẳn cũng sẽ dùng cùng những lời này để nhắn nhủ con cái của Ngài ở thế kỷ XX:
“Chúng tôi xin anh em, trong Chúa Giêsu chúng tôi khuyên anh em: Như anh em đã học với chúng tôi phải sống thế nào làm đẹp lòng Thiên Chúa- và kỳ thực anh em vẫn sống như vậy –xin anh em cứ tiến thêm hơn ! Anh em biết chúng tôi đã ra cho anh em những chỉ thị nào nhân danh Chúa Giêsu. Vì đây là thánh ý Thiên Chúa: sự nên thánh của anh em” (I Ts. 4, 1-3).
Tôi thiết tưởng chữ cuối cùng “sự nên thánh” có thể được thay thế bằng từ “sự trưởng thành”, và chính tiến trình trưởng thành mới là đề tài căn bản của lá thơ, đương nhiên phải hiểu từ ngữ “trưởng thành” trong tất cả mọi khía cạnh của nó. Nếu chúng ta hướng tới sự hoàn thiện bản thân trong tất cả mọi lĩnh vực ,và nếu chúng ta sử dụng các phương thế cần thiết do lòng ước muốn và khát vọng tiến bộ này đề xuất, thì khi đó tiến trình trưởng thành tự động trở thành tiến trình nên thánh của chính chúng ta.
Mỗi lần sự tấn tới nhất thiết bao gồm một thay đổi từ tình trạng xấu xa đê tiện tới một tình trạng ít nhất là có nỗ lực hướng thiện, và từ tốt tới tốt hơn… Rõ ràng là trong đời sống thiêng liêng không thể có tình trạng ứ đọng, bởi vì tình trạng này làm nảy sinh mầm mống ô nhiễm, đẩy mọi sự ngày càng sa sút hơn, và vì không ai trong chúng ta có thể cho mình là hoàn thiện, nhu cầu tiến tới không ngừng là một kết luận hợp lý. Tuy nhiên Rudolf Allers, giáo sư tâm lý học danh tiếng của Đại Học Công Giáo Mỹ, đã không đồng quan điểm. Trong phần nhập đề cuốn sách Self- improuvement, ông đã viết như sau:
“ Có cần chúng ta phải thay đổi không? Có cần phải biến đổi hay trở nên tốt hơn? Cứ tiếp tục sống như trước và sử sự như đã sử sự thì đã sao? Rõ ràng là chúng ta chẳng phải hoàn hảo hay thánh thiện gì- nhưng còn về việc nên thánh- có ai bắt buộc chúng ta làm điều đó đâu. Vẫn biết là có những Đấng cá biệt, tuyệt hảo và rất đáng khâm phục; thế những bạn cũng như tôi, chắc hẳn đã không được sinh ra để trở thành cá biệt, nếu thế thì tại sao lại phải lo lắng để hoàn thiện hóa quá đáng như thế? Đương nhiên người khác có dư lý do –tốt hoặc xấu không quan trọng- để tìm thấy nơi ta những lỗi lầm, và ra cũng có quyền nghĩ về họ cũng như thế. Ta không biết đích xác người khác nghĩ về ta thế nào, nhưng ta vẫn có thể đoán được. Vì chưa được hoàn thiện nên ta không khỏi đôi khi xúc phạm tới một ai đó. Dầu thế ta vẫn có thể tàm tạm tiếp tục sống với họ ,ít là trong tổng quát. Và vì thế tôi thật sự không thấy có một lý lẽ vững chắc nào đòi ta phải quan tâm tới việc biến đổi cũng như hoàn thiện bản thân”.
Tình trạng mà câu khẳng định trên ám chỉ cho thấy một sự ứ đọng thiêng liêng, thái độ buông xuôi, một sự thiếu vắng hoàn toàn khát vọng tấn tới đích thực, sự trống rỗng trước đòi hỏi nóng bỏng của Tình yêu và phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Như thế ta có thể khẳng định đó là thái độ hoàn toàn phản tu sĩ. Tuy nhiên đó cũng là một tâm trạng chúng ta có thể rơi vào, hầu như vô tình, với những năm tháng trôi qua. Tôi dùng chữ “hầu như” ,bởi vì làm sao một người con đích thực của Don Bosco-Đấng đã làm tất cả để ta được trung thành có thể đáng mất hoàn toàn chiều kích của ơn gọi tu sĩ Salêdiêng ?Mỗi năm được nhồi nặn trong kỳ cấm phòng, mỗi quỹ được ngụp lặn trong ngày tĩnh tâm, mỗi tháng còn được dành cho một thời gian nhưng nghỉ trong dịp Dọn Mình Chết Lành, tất cả những điều đó là để liên tục gợi lại cho ta những nội dung của ơn gọi Salêdiêng ,và để nhắc nhở ta không ngừng về những giá trị căn bản.
Thế thì đâu là lý do của việc hầu như vô tình buông rơi vào tình trạng đó? Theo tôi nghĩ thì điều này xả ra được là vì ta làm những việc đạo đức nêu trên, vì ta làm với chút ít hoặc chẳng quan tâm chi hết, vì ta đánh mất bao nhiêu là sự trợ giúp thiêng liêng khác, và vì ta không có can đảm trung thành với việc xét mình nghiêm túc và thẳng thắn hàng ngày.
Nếu mỗi ngày ta không làm cách nghiêm minh việc duyệt xét chính mình, ta sẽ dễ dàng tự dối mình nhiều hơn. Ta có thể trở thành nạn nhân của một tâm trạng tự mãn bàng bạc :“ Chẳng có gì xấu” hoặc thậm chí :“ Vẫn tốt thôi”, và ngày càng khó chuẩn mạch đời sống thiêng liêng. Thực tế là ta rơi vào tình trạng mê mẩn thiêng liêng- nó theo tư tưởng lúc đầu- hầu như vô hình- và thực sự đánh mất tính chân thực đối với chính mình tới độ lâm vào một tình trạng vô cảm hoàn toàn và trở thành nạn nhân cảu sự lừa dối chính mình khủng khiếp.
Như thế chỉ có người Salêdiêng thiếu trưởng thành trầm trọng mới cho phép mình ngày càng xa những giá trị nền tảng định hướng đời sống Salêdiêng của mình, và xa rời những dịp và các việc đạo đức tạo cho ta một sự nhắc nhở liên tục. Làm sao một tu sĩ Salêdiêng ,đã rơi vào tình hoàn tự dối mình như thế, có thể đạt được những mục tiêu của lòng nhân ái trường kỳ trong đời sống cá nhân hay trong cộng việc được gọi là tông đồ của mình ? Vì thế Allers viết tiếp”
“Có thể nói rằng ý thức về mình chính là bước đầu để đi đến tiến bộ thiêng liêng. Cần phải soi tỏ căn tính của mình trước khi khám phá ra nếu ta phải tiến bước theo hướng nào. Do đó công việc cấp thiết nhất là có được một ý kiến chính xác về chính mình” (O.C).
Căn tính bản thân.
Tôi là ai? Ngày nay người ta nói nhiều tới cá tính cũng như cuộc khủng hoảng cá tính. Trong việc giải đáp những nghi vấn tiêu biểu của thời đại này, ta không ngạc nhiên thấy câu hỏi này được nêu lên thường xuyên. Chúng ta hãy trở lại với những tư tưởng nền tảng nhất !
Tôi là một hữu thể duy nhất, kết quả của tình yêu và lòng nhân ái của Thiên Chúa. Tôi là thành phần củ gia đình nhân loại, cũng như tôi thuộc về gia tộc theo huyết nhục. Tôi là một Kitô hữu đã được Thánh Tẩy, tôi thuộc về đức tin công giáo. Tôi là một tu sĩ đã thánh hiến. Tôi đã tuyên khấn làm phần tử của Hội thánh Phanxicô Salê , trong tư cách là Salêdiêng Don Bosco . Cũng có thể kể thêm những danh xưng khác nữa, nhưng mỗi đề mục căn tính này bao gồm những trách nhiệm chuyên biệt, và tôi phải duyệt xét mình dựa trên đó với tất cả sự thẳng thắn nghiêm chỉnh và sự đều đặn xác đáng. Đúng là những việc duyệt xét này phải trở thành một thứ quản trị thường nhật, hầu như là một bản năng thứ hai, tuy vẫn không được mất chiều sâu của chất lượng.
Năm 1968, Thomas Merton trước khi chết, đã gởi cho các bạn hữu bức tâm thư từ biệt trong đó có những lời khẳng định khôn ngoan sau đây:
“ Cuộc hành trình thực sự của đời ta tiến bước trên những chặng đường của nội tâm ta; đó chính là vấn đề tăng trưởng và đào sâu, một sự quy phục ngày càng hơn trước sức mạnh sáng tạo của tình yêu và ân sủng đang dậy lên trong cõi lòng ta”.
Sự đều đặn và trung thành với việc duyệt xét mình hàng ngày cũng như với các việc thực hành khác gợi lại những giá trĩ nền tảng, nhất định sẽ giúp cho ta, không những hiểu biết mình cách ngày càng chân phương hơn, mà còn hoàn thiện mình cách đáng lể, nhờ đó thực hành được lời thánh Phaolô khích lệ các tín hữu Roma:
“Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Thiên Chúa, cái gì hoàn hảo”. [Rm. 12,2].
Tấn tới như thế nào?
Chỉ có những người thật ảo tưởng mới không hiểu được nhu cầu phải tấn tới. Tuy nhiên với một số người sẽ xảy ra một khó khăn nữa. Điều này Rudolf Allers ghi nhận:
“Mặc dầu có chấp nhận ý tưởng muốn tấn tới hơn, người ta vẫn thường thấy bối rối về cách thức tiến hành. Không biết phải bắt đầu từ đâu. Không rõ phải dùng những phương thế nào để đạt được mục tiêu. Thường khi người ta còn không nhìn ra nổi khía cạnh nào trong nhân cách của mình cần phải cấp thời sửa đổi. Nếu coi ước muốn làm nên tiến bộ, thì trước hết họ phải có ý thức về tất cả những khó khăn, sau đó phải có khái niệm rõ ràng về mục tiêu cần đạt tới và sau cùng tìm ta phương thế để đảm bảo thành công”. (O.C).
Tôi thiết nghĩ cách khởi sự tốt nhất có thể là việc duyệt xét lại những danh tánh được nêu lên ở trên, những danh tánh xác định thực tại con người và thiêng liêng của ta, để rồi xác minh lối cư xử của ta đối chiếu với chúng, cũng như cách thức chúng ta thực sự chu toàn những trách nhiệm mà chúng đòi hỏi. Việc duyệt xét đó phải đưa tới, không chỉ là một ước muốn ngày càng mãnh liệt hơn đáp ứng được những trách vụ mình, mà còn và nhất là tới một hành động chính xác hơn đối diện với mỗi thứ trách nhiệm chuyên biệt. Điều này có nghĩa là tấn tới, có nghĩa là trưởng thành, có nghĩa là trở nên thánh.
Dĩ nhiên là việc xét mình không thể bao gồm- mỗi ngày cách sâu sắc- tất cả những đề mục được nêu trên, nhưng tính quân bình và mức độ quảng đại sẽ soi sáng cho ta biết, cách tuần tự và dần dần, đưa vào đó tất cả những khía cạnh cơ bản của việc đào luyện chúng ta.
Tính duy nhất của người Kitô hữu
Tôi là một hữu thể độc nhất vô nhị,thành quả của tình yêu và lòng nhân ái của Thiên Chúa. Cụ thể điều này có ý nghĩa gì?
Mặc dầu có những đồng dạng bên ngoài để nhận ra giữa các hình thể con người, một điều không thể chối cãi được là Thiên Chúa không tạo dựng hàng loạt hoặc từng lỗ. Cả trong trường hợp song sinh, mỗi đứa trẻ được đầu thai và sinh ra như một hữu thể duy nhất.
Như vậy tôi là một tạo vật của Thiên Chúa, duy nhất trong thể loại. Ngoài ra tôi là một mô phỏng độc đáo của Thiên Chúa, vì đức tin nói cho tôi rằng Thiên Chúa đã dựng nên tôi theo hình ảnh và đống dạng của Ngài. Ngài trao cho tôi những cá tính riêng tư và thuộc về tôi tới độ chưa hề có, không có và sẽ không bao giờ có được một con người nào khác y hệt như tôi.
Khía cạnh này của vấn đề thật đáng kinh ngạc và run sợ. Và cũng không kém phần kinh ngạc là sự kiện tính độc đáo của tôi là vĩnh cửu, vì Thiên Chúa muốn cho tôi, khi sống đời sống này, dầu trong những hạn hẹp của khả năng tôi, phải xây dựng và phát triển sự trưởng thành của tôi dựa trên đó.
Chiều kích duy nhất và độc đáo này cấu tạo nên căn tính của tôi còn nhận được sự tôn trọng hơn nữa qua sự kiện là tình yêu của Đấng Tạo Hóa đã hội nhập tôi vào thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô. Điều này xảy ra trong phép rửa tội, trong đó tôi được nâng cấp từ trỉnh độ hoàn toàn nhân loại lên đến đời sống siêu nhiên của ân sủng. Chính đời sống ân sủng kiện toàn bản tính tôi, củng cố khả năng tăng trưởng của tôi tới độ hoàn toàn trưởng thành. Do đó có thể nói rằng bí tích này dìm tôi vào trong mạch sống của thân thể huyền nhiệm Chúa Kitô. Cùng lúc đó chính Đức Giêsu lại tôn trọng tuyệt đối tính độc đáo của tôi mà ngài không đáng kinh ngạc sao? Thực vậy Ngài mong muốn sao cho tính độc đáo đó được phát triển theo hướng trưởng thành và tình yêu Thiên Chú.
Lẽ dĩ nhiên Bí Tích Rửa Tội cùng với những hiệu quả tức thời và bền vững, cũng kéo theo những trách nhiệm cần phải được lưu tâm và chu toàn với lòng trung thành. Trung thành với phép Thánh Tẩy của mình có nghĩa là trở nên một Kitô hữu trong mọi khía cạnh, như trung kiên trong đức tin và những qui tắc mà Đức Giêsu Kitô đã truyền lại cho những kẻ theo Ngài, như cống hiến một mẫu mực hoàn hảo về một Kitô hữu xác tín và thực hành.
Điều này có nghĩa là “mặc lấy Đức Giêsu Kitô”. Thánh Phaolô còn nói cho chúng ta:
“Anh em tất cả là con cái của Thiên Chúa nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô, vì do đã chịu phép rửa trong Đức Kitô, anh em đã mặc lấy Đức Kitô”( Gl. 3, 26-27).
Sẽ là một sự bất trung ghê tởm nếu một người Salêdiêng nêu gương mù trong những điều mà người ta chờ đợi nơi Kitô hữu đơn thuần.Chẳng hạn có những luật Chúa Kitô và luật Giáo hội liên quan đến việc thờ phượng, đức bác ai, sự đoan chính và các bổn phận công dân,v.v.. Không người tu sĩ nào có thể được coi là trưởng thành nếu tự cho phép mình miễn chuẩn giữ những điều lệ đó. Vì thế mỗi người Salêdiêng trước hết phải là một Kitô hữu mẫu mực.
“Chúng ta được thánh tẩy trong một Thánh Thần duy nhất để làm nên một thân thể” (1 Cr. 12,13).
Tuy nhiên cần thiết phải nhấn mạnh điều này là các điều nói trên đây không hàm ý trằng Bí Tích Rửa tội biến tôi thành một trong số bao nhiêu người giữ luật được mệnh danh là Kitô hữu, để phải chối bỏ sự tạo dựng độc đáo cảu bản thân tôi: duy nhất trong muôn một. Không hề ! Việc tôi trung thành giữ bất cứ điều gì Chúa Kitô truyền phán hay ước muốn có liên quan chặt chẽ tới tính duy nhất của tôi. Nói cách khác, tôi sẽ ta sức cống hiến hết mình theo tính tình tôi và theo khả năng và các tài năng tôi. Việc phát triển sự trưởng thành của tôi sẽ để ấn dấu trên mọi cố gằng, tài năng và mọi hành vi trung thành của tôi.Ta không thể quên được mẫu mực đời sống được thánh Phaolô phác họa:
“Như thế, anh em sẽ trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều gì, và sẽ trở nên những con người vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đọa. Giữa thế hệ đó,anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời, là làm sáng tỏ Lời ban sự sống, để tôi được hiên ngang hãnh diện trong ngày Đức Kitô quang lâm, vì tôi đã không chạy uổng công và đã không lao nhọc vô ích” (Pl 2, 15-16).
Mỗi người Salêdiêng cũng phải vươn tới để trở nên người Kitô hữu theo mẫu mực này, để trở nên ánh sáng đích thực của Chúa Kitô trong thế giới hiện tại: một ánh sáng chân chính.
Người Salêdiêng trong bước tiến tới trưởng thành, sẽ nỗ lực không ngừng, không phải chỉ trở nên một Kitô hữu tốt, nhưng là bắt chước Chúa Kitô trong tư tưởng, trong câu chuyện, trong nhà trường, trong việc ban lời khuyên và trong tất cả cách cư xử. Và điểm này William Barday vắn tắt trình bày cho ta chương trình hành động của thánh Phaolô, con người đã tìm cách thực thi lối sống này:
“ Đối với Phaolô sống có nghĩa là sống trong Đức Kitô. Mỗi hành động, lời nói hay kinh nghiệm của ngài đều được làm, nói và khởi sự trong Đức Kitô. Đường lối Ngài là đướng lối Đức Kitô. Vì lẽ đó, tôi đã phái người con yêu quí và trung tín của tôi trong Chúa, là anh Timôthê, đến với anh em. Anh ấy sẽ nhắc cho anh em những quy tắc hướng dẫn đời sống trong Đức Kitô mà tôi đã đề ra những qui tắc mà tôi vẫn giảng dạy khắp nơi, trong mọi Hội Thánh ( 1Cr. 4,17). Ngài đã sinh hạ các tín hữu Corinto trong Chúa, và họ là tác phẩm của ngài trong Chúa. Thật thế, cho dầu anh em có ngàn vạn giám thị trong Đức Kitô, anh em cũng không có nhiều cha đâu, bởi vì trong Đức Kitô ,nhờ Tin mừng ,chính tôi đã sinh ra trong anh em. Tôi không tự do ư? Tôi không phải là tông đồ ư? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em không phải là công trình của tôi trong Chúa sao? (1 Cr. 4, 15; 9,1). Ngài nói trong Đức Kitô.Thật thế, chúng tôi không phải như nhiều người, những kẻ xuyên tạc Lời Chúa, mà với tư cách là những người trung thực, được Thiên Chúa sai đi, chúng tôi liền lên tiếng trước mặt Người, trong Đức Kitô. Đã từ lâu, anh em tưởng rằng chúng tôi tự biểu lộ trước mặt anh em. Thật ra tôi nói là nói trước mặt Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Và thưa anh em thân mến, chúng tôi nói tất cả những điều ấy cốt để xây dựng anh em (2 Cr. 2, 17;12,19). Ngài phác họa kế hoạch tương lai trong Đức Kitô . Trong Chúa ngài hy vọng phái Timôthê tới với các tín hữu Philip và trong Chúa ngài mơ ước được tự mình đến đó (Pl.2, 9-24). Ngài gởi cho các tín hữu lời chào trong Đức Kitô (1Cr:16,24). Khi nói về mình và về kinh nghiệm thiêng liêng của minh, ngài nói rằng đã biết một con người trong Đức Kitô (2 Cr.12,2). Cả (Pl. 1,13)… Có thể thấy rõ, như đã xả ra cho Phaolô, toàn bộ tiến trình và bước đường đời sống Kitô hữu được thể hiện trong Đức Kitô. Việc được gọi vào đời sống Kitô hữu được xảy ra trong Đức Kitô; khởi sự từ việc được sản sinh trong Đức Kitô; các hồng an để tăng triển và sức mạnh cũng được Đức Kitô ban cho; tiến trình đời sống Kitô hữu khởi sự tăng trưởng và kết thúc trong Đức Kitô “( The Mind of St Paul).
Để trở nên như Đức Kitô không phải là một sự kiện xảy ra trong một vài ngày, nhưng là kết quả của một tiến trình trưởng thành tiệm tiến và liên tục. Chính tôi phải chọn lấy cho mình những phương thế để trở nên, từng bước một, một con người thực sự trưởng thành và khuôn rập theo Đức Kitô. Đây phải là lý tưởng không bao giờ phai lạt. Chính hình ảnh Đức Kitô , Đấng đi trước tôi, Đấng mời gọi tôi thao sát bước chân Ngài. Đấng đưa tay ta trợ giúp tôi (và nâng tôi dậy khi tôi vấp ngã), Đấng giữ tôi sát bên ngài để tỏ tình bạn nghĩa thiết; tất cả điều này thôi thúc tôi theo đuổi lý tưởng này. Hồng Y John Henry Newman, từ Anh giáo trở lại đây, đã trước tác lời kinh cao đẹp và gợi hứng sau đây:
“ Lạy Chúa Giêsu đáng mến, xin giúp con được tỏa lan hương thơm của sự hiện diện Chúa tới bất cứ đâu con tới. Xin tràn ngập con bằng tinh thần và đời sống của Chúa. Xin Chúa hãy vào chiếm hữu trọn vẹn toàn thể hiện hữu con, để làm sao đời sống con không là gì hơn một tia sáng của đời sống Chúa. Xin Chúa hãy ở lại trong con và tỏa sáng xuyên qua con người con, để tất cả mọi người tiếp xúc với con đểu có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa trong linh hồn con. Làm sao để họ khi nhìn con sẽ không thấy được con, nhưng chỉ thấy Chúa”.
Tinh thần đức tin.
Nhưng ngay cả khát vọng được trở nên như đức kitô cũng phát xuất từ đức tin- và ai cũng có đức tin thì càng nỗ lực đạt tới trạng thái hạnh phúc đó. Hồng Y Sueens, Thưỡng Phụ nước Bỉ, đã kêu lên hai thiếu sót lớn nơi các Kitô hữu ngày nay:
“Trước hết là thiếu một đức tin đích thực, sâu xa và rao truyền- sau đó là thiếu can đảm để mang đức tin đó ra thực hành”.
Và Ngài nói thêm:
“Chúng ta đang cần những con người của đức tin, có nghĩa là những con người thánh hiến trọn vẹn cho Đức Kitô, những con người đã có được kinh nghiệm cá nhân về đức kitô , do đó họ sẵn sàng hiến mạng sống để Ngài được nhận biết, phục vụ và yêu mến hơn trong thế giới; những con người có khả năng đưa Tin Mừng vào đời sống hàng ngày của họ, nhờ đó chứng minh được rằng Kitô giáo là một sứ điệp Tin Mừng cho nhân loại. Chúng ta cần những con người dám chấp nhận trả giá đắt để biến lý luận của Phúc Âm thành của mình”.
Đức tin của tôi đã thâm sâu và vững chắc tới độ nào? Có phải nó tiếp tục trưởng thành nhờ việc tôi hằng cộng tác với ơn sủng của Chúa? Việc tham dự đều đặn các bí tích hòa giải và Thánh Thể có giúp được tôi nhiều trong việc tiếp tục tiến tới sự trưởng thành không?
Đức Phaolô II đã từng nói:
“ Hành vi đức tin thật khó chấp nhận đối với não trạng của con người hiện đại đã quen với phê phán và nghi ngờ có hệ thống, và đã quen thói giới hạn sự chắc chắn của cái khung của các kinh nghiệm riêng mình. Tuy nhiên phần lớn sự hiểu biết của chúng ta lại dựa trên niềm tin, niềm tin con người trên những gì kẻ khác nói cho ta tin: trên những khẳng định và xác quyết của các bận thầy, các khoa học gia và nhà chuyên môn v.v…”
Thực tế là chúng ta chấp nhận rất nhiều và không mấy khó khăn dựa vào lời nói của con người, chúng ta đã chấp nhận bao nhiêu dựa vào lời Thiên Chúa? Nhưng như Walter M.Horton đã nói trong cuốn sách Christian Theology:
“ Đức tin còn hơn cả việc trí tuệ chấp nhận mặc khải trong Đức Giêsu Kitô ; đó là một sự phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa và vào những lời Ngài hứa, đó là việc ta nhập vào hàng ngũ của Đức Giêsu Kitô ,trong tư cách Ngài là Đấng Cứu thế và Thiên Chúa”.
Không còn nghi ngờ gì nữa đó phải là đức tin của người Salêdiêng , là chính nền tảng của sự trưởng thành thiêng liêng của họ; điều này cũng đã được Alfred North Whiteheard công nhận:
“Cá tính của bạn phát triển tùy theo nhịp độ của đức tin bạn. Đó chính là định đề thứ nhất dành cho tu sĩ không chấp nhận luật trừ” (1927).
Cả Paul Tillich cũng khẳng định:
“Đức tin có nghĩa là để cho mình bị tóm lấy bởi sức mạnh lớn hơn mình nhiều, một sức mạnh có khả năng quật ngã, đảo lộn, biến đổi và chữa lành chúng ta. Qui hàng sức mạnh này chính là đức tin” (II Nuovo Essere, 1955).
Và vì đức tin vừa là ân huệ của Thiên Chúa, vừa là một sự tự do chấp nhận của lòng trí chúng ta đối với chân lý mặc khải, thật hiển nhiên là để tăng triển đức tin chúng ta phải cậy dựa nhiều vào kinh nguyện dâng lên Chúa để củng cố nó, và vào những nỗ lực cá nhân để làm nó nên trưởng thành qua việc chúng ta cộng tác với ơn thánh Chúa. Việc đọc những sách có gí trị về đức tin chân chính, nhất là đọc Thánh Kinh có thể giúp rất nhiều.
Công đổng Vaticano II đã đặc biệt khuyến khích các tu sĩ đọc đều đặn Phúc âm, hầu thúc giục họ khuôn rập đời sống cách trung thực theo gương mẫu và giáo thuyết của Đức Kitô . Do đó mỗi người “Salêdiêng đều phải đọc Phúc Âm như một nỗ lực cá nhân, chữ đừng tự mãn chỉ vì đã nghe đọc sách Thánh trong Thánh lễ. Việc đọc sách Thánh Kinh riêng tư như thế thật sự trở nên một sự trợ giúp đầy khích lệ đối với tiến trình trưởng thành; bởi vì người tu sỉ được thúc giục từng bước sống theo gương mẫu của Chúa Giêsu, hấp thụ những lời khuyên và phương châm của Chúa, và làm cho Đức Kitô trở nên trung tâm của đời sống và tâm tư họ. Việc đọc Phúc Âm cũng giúp cho họ tự nhiên dần dần quen thuộc với lỗi nhìn và phán đoán mọi sự chỉ dưới quan điểm của Thiên Chúa mà thôi, do đó đâu đâu họ cũng khám phá ra sự hiện diện linh hoạt của Ngài, biết được rằng Ngài có giải đáp cho mọi vấn đề, họ phó thác mình như những người con cho sự chăm sóc và quan phòng của Thiên Chúa.”
“Vậy như anh em đã nhận Đức Kitô Giêsu làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Ngài” (Cl.2,6).
Nếu Thánh Kinh càng trở nên phần nền tảng của lối suy nghĩ của ta, thì phán đoán của ta càng dựa trên những nguyên tắc đức tin, lời nói của ta càng được cảm hứng theo tinh thần Kitô hữu đích thực, hành động ta càng trở nên dễ chấp nhận hơn đối với Chúa. Nói cách khác, ta sẽ sống đời sống đức tin, ta sẽ không ngừng dấn thân mình vào tiến trình trưởng thành hóa nhân cách khuôn rập thật sự theo Đức Kitô .
“Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng. Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Do Thái, sau là người Hy Lạp. Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhở đức tin sẽ được sống” (Rm. 1,16-17)
Khi người Salêdiêng có thể thẳng thắn nói những lời sau đây về bản thân mình ta có thể bảo đảm rằng họ đã đạt tới đỉnh của sự trưởng thành của họ:
“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện này tôi sống trong xác phàm , là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu, vì nếu người ta được nên công chính do Lề luật, thì hóa ra Đức Kitô đã chết vô ích” (Gl. 2, 20-22).
Tôi là tu sĩ .
Theo những gì chúng ta đã nói liên quan tới tính duy nhất của con người được Chúa tạo thành, thì đòi hỏi nền tảng của đức tin công giáo mà chúng ta sống và tuyên xưng chính là sự thánh hiến cách cá nhân của từng người cho đức kitô. Trong một số trường hợp, sự thánh hiến này mang dạng của ơn gọi tu sĩ, khi một người cố gắng tập hiến mình cách rõ ràng để theo gót đức kitô qua việc tuân giữ các lời khuyên phúc âm với lời khấn.
D.Gerald Hobbs, OSB của đan viện Ealing, cho chúng ta một lời giải thích khi ngài viết:
“Tất cả mọi Kitô hữu, nhờ Bí tích Thánh tẩy, đích thực là đã được thánh hiến và hiến thân cho tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Hiến chế về Giáo hội của Cong đổng liên kết “bậc trọn lành” với phép rửa tội, do đó tất cả mọi Kitô hữu, như việc họ được tái sinh trong đức kitô, có chung cùng một tước vị. Họ có cùng ơn làm con Thiên Chúa và cùng ơn gọi tiến tới trọn lành. Vậy nếu tất cả đã được trọn vẹn thánh hiến trong phép Thánh Tẩy- hay đúng hơn qua việc chấp nhận, mà họ làm sau này khi đã trưởng thành, chấp nhận những dấn thân mà người khác đã thay mặt họ cam kết ngày Rửa tội và nếu họ đã sống đầy đủ sự thánh hiến này, chúng ta phải tự hỏi: “Làm sao nói được là lời khấn tu trì thêm vào điều gì hoặc gia tăng được sự thánh hiến mà tự nó đã trọn vẹn?”. Câu trả lời sẽ là các tu sĩ cung cấp một dấu chứng công khai hơn nữa qua việc họ vĩnh viễn thánh hiến cho Thiên Chúa trong đời sống tu trì. Họ thêm vào đặc tính của tinh thần tự trọng họ tự buộc mình cách trọn vẹn cho cả tương lai. Có thể các giaó dân khó chấp nhận kiểu nói này vì cho rằng cả họ cũng đã được thánh hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa và cũng đã lãnh nhận các trách nhiệm nặng nề. Điều đó hoàn toàn đúng, tuy nhiên còn một yếu tố độc đáo không thể chối cãi được, là người tu sĩ không phải chỉ từ bỏ một số trong những khoái lạc lớn nhất của đời sống và được giải thoát khỏi những bận bịu vây quanh, mà còn trở nên trọn vẹn sẵn sàng cho việc phục vị Thiên Chúa và tha nhân. Về việc thánh hiến cho sứ mệnh này, một giáo dân có những trách vụ vật chất đòi hỏi họ thời gian, lao nhọc và lo toan. Nếu họ quan tâm chu toàn trách vụ, họ phải dùng một khoảng thời gian lớn để làm việc sốc vác gia đình, bằng cách này hay cách khác. Bậc tu sĩ, trong khi đòi hỏi từ khước niềm vui gia thất, giải thoát con người khỏi những bận tâm vật chất, nhờ vậy họ được hoàn toàn sẵn sàng cho việc phục vụ Giáo hội” ( Thuyết trình thần học về ơn gọi tu trì, 1968).
Là Salêdiêng chúng ta là Tu sĩ thực thụ dựa trên lời tuyên khấn công khai của ta, do đó trách nhiệm của ta thật nặng nề, không phải chỉ trước mặt Thiên Chúa và Giáo hội, mà cả trong não trạng và niềm mong đợi của các tín hữu, thậm chí cả những người ngoài Kitô giáo nữa. Về điều này Hobbs viết”
“Người tu sĩ dâng mình cho Chúa, nhưng trong sự vươn tới Chúa của họ, họ kéo theo mình toàn thể nhân loại mà họ có trách nhiệm. Người tu sĩ không thuộc về trần gian, nhưng sống trong trần gian; họ lãnh nhận trần gian khi họ bước vào nhà tu; và thế giới có quyền đòi hỏi được phong phú hóa như kết quả của hy sinh của họ. Nếu người tu sĩ không muốn lừa dối Thiên Chùa thì họ cũng không được lừa dối con người. Họ chu toàn chức vụ trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, mà vị trung gian phải bắc cầu và đảm bảo để cây cầu gắn chặt vào hai bên bờ. Nếu họ trọn vẹn thuộc về thời đại họ sống và bén rễ trong thế giới cụ thể, người tu sĩ không thể chấp nhận với tinh thần thực tế và hợp lý, những điều kiện cho phép họ thể hiện sứ mạng đích thực của họ trong Giáo Hội ngày nay”.
Trong cơn lốc những ý kiến mới lạ đôi khi kỳ cục đang tràn vào Giáo hội, hậu quả tất nhiên của việc “Mở rộng cánh cửa” mà Công đồng Vaticano II thực hiện, một số người đã đặt nghi vấn về tính hợp thời của đời sống tu sĩ trong bản chất. Đối với một người Salêdiêng bền đỗ và trưởng thành thì rõ ràng là niềm tin xác tín về ơn gọi của mình là một đòi hỏi căn bản.
Chúng ta vừa nói tới trách vụ của ta trong tư cách Kitô hữu. Trong tư cách tu sĩ, chúng ta có thể minh chứng cho lối sống này của ta dựa trên gương mẫu của chính các Kitô hữu tiên khởi. Đúng là đời sống chung xuất hiện cùng với Kitô giáo; lối sống này trước tiên do Chúa Giêsu và các tông đồ khởi xướng, sau này được “nhóm những ai đón nhận đức tin”.( Cf. Cvtđ 4, 32-33) tiếp nối. Đời sống chung trong bản chất đã đáp ứng được lý tưởng của các tín hữu nhiệt thành đó, khi họ, vì cùng chung một đức tin, đã muốn đặt cả những sự khác làm của chung. Đời sống chung cũng đáp ứng một nhu cầu khác của họ là cảm thấy vững mạnh qua hiệp nhất, và đã thực hiện được điều mà đối với họ là sự kiện nền tảng.
Từng bước một, với các thế kỷ trôi qua, tự nhiên phải có một sự biến thái trong hình thức đời sống chung do các Kitô hữu thực hiện. Dần dần hình thành những nhóm có tổ chức chặc chẽ được gọi là “tu sĩ”, nhưng vẫn còn đặt cơ sở trên những qía trị bất di bất dịch của Kitô giáo. Rồi thời gian trôi qua, người ta thấy cần phải chấp nhận một sự uyển chuyển hơn trong tinh thần và một sự thích ứng để cho phép các nhóm sinh tồn ttrong mọi nền văn hóa và mọi thời đại. Có thể vì thiếu ý chí hoặc khả năng thích ứng mà một số dòng tu đã biến mất, nhưng cho dầu có những thoái lui, ngày nay trong Giáo hội vẫn tồn tại chứng tá sống động về tính hợp thời của đời tu trì.
Các phương tiện truyền thông đứng hàng đầu trong việc lớn tiếng vung vít những thống kê giật gân về những người đã rời bỏ chức linh mục và đời tu sĩ, thường khi tổng quát hóa cách hết sức bất công. Thế nhưng tại sao không đề cập gì tới những ai còn ở lại, còn bền đỗ trong ơn gọi của họ, vì họ xác tín về giá trị bất biến và tính hợp thời của họ? Những người ở lại là tuyệt đại đa số, nhưng họ không tạo nên tin thời sự ! Hãy lấy thống kê những ai còn ở lại và so sánh với kẻ ra đi, ta sẽ đi tới kết luận là: Những chứng nhân bênh vực đời tu trì thắng với tuyệt đại đa số trên những người chống lại đời tu!
Do đó người Salêdiêng làm hết sức: để bảo vệ tính hợp thời của đời tu, qua việc minh chứng nơi con người mình rằng lời khấn và luật dòng là một trợ giúp hiện hữu cho tiến trình trưởng thành của mình, qua việc cho thấy rằng đặc sủng cá nhân và tính duy nhất của họ sẽ dần dần được kiên cường nhờ đoàn sủng của cộng thể trong việc phục vị Chúa và tha nhân.
Sự bi quan về việc giảm sút các ơn kêu gọi không được ảnh hưởng trên ta theo hướng tiêu cực. Về vấn đề ơn gọi, chúng ta phải giữ được niềm vui trong sự lạc quan trường kỳ của các thánh Phanxicô Salê và Don Bosco . Khi đề cập tới cuộc khủng hoảng ơn gọi trên cấp thế giới năm 1968, cha Malcolm Le Velle C.P.. tổng thư ký của Hiệp hội các Bề Trên Thượng Cấp, có trụ sở tại Roma, đã có lời tuyên bố khích lệ sau đây:
“Dựa vào sự kiện là đời tu đã từng chịu áp lực của bao nền văn hóa và đã thích ứng đượ, đã từng sống sót qua các cuộc bách hại và cấm cách để rồi lại hồi sinh và triển nở, cần phải có những lý lẽ nặng ký hơn nhiều để có thể thuyết phục nổi tôi là chỉ tới lúc này, lần đầu tiên trong lịch sử, đời tu thiếu khả năng hồi phục để vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay và chỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Vì thế chúng ta có thể tiếp tục lạc quan và an lòng về tính hợp thời và về giá trị của ơn gọi tu sĩ chúng ta, cũng như về chứng tá của đời tu trong thế giới ngày nay. Mỗi bước tiến tới trong tiến trình trưởng thành của ta sẽ là một thúc đẩy hơn nữa cho nỗ lực làm chứng nhân cho Đức Kitô .
Tôi là Salêdiêng .
Tổng Tu Nghị đặc biệt năm 1971 đã mời gọi tất cả mọi người Salêdiêng hãy coi ơn gọi chuyên biệt của họ như một hành vi đức tin để xác tín rằng Chúa Thánh Thần không chỉ đơn thuần khơi dậy thánh Gioan Bosco làm đấng sáng lập dòng chúng ta, nhưng còn muốn soi sáng cả chúng ta hôm nay, và giúp đỡ ta thực hiện tốt hơn sứ mạng của chúng ta trong Giáo hội.
“Chúng ta bắt đầu bằng hành vi tuên xưng đức tin như sau: Chúa Thánh Thần là “Đấng đã đặt thánh Gioan Bosco làm Cha và Thầy dậy cho thanh thiếu niên, và nhờ Ngài làm nảy nở nhiều hội dòng trong Giáo hội”. Ngày na Chúa Thánh Thần ấy vẫn ước muốn linh ứng các phần tử của những hội dòng này và giúp họ thể hiện sứ mệnh của họ trong Giáo hội cách hữu hiệu hơn. Dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, họ phải đào sâu sự hiểu biết về tinh thần nguyên thủy và một lần nữa phải ý thức về những giá trị Phúc âm Don Bosco đã theo đuổi như lý tưởng ơn gọi của ngài để có thể làm những giá trị ấy được sống lại trong thế giới hiện tại, bằng tất cả những thích nghi cần thiết” (CGS số 6).
Khoản 4 của Hiến luật do Tu nghị đó ban hành, hiện nay là khoản 22 của Hiến luật 1984 đã tái khẳng định nhu cầu này đối với ơn gọi cá nhân của từng Salêdiêng .
“ Mỗi người chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để nên phần tử của Tu hội salêdiêng . Vì thế mỗi người nhận được từ nơi Ngài những ân huệ riêng.. Tu hội nhìn nhận mỗi người trong ơn gọi của họ, và giúp họ phát triển ơn gọi ấy. Còn họ với tư cách là phần tử có trách nhiệm, họ đem bản thân cùng những năng lực của mình vào phục vị đời sống và hoạt động chung”.
Do đó mỗi người con của Don Bosco không những chỉ đầu tư vào đặc sủng của con người mình, của tính độc đáo riêng mình nhận được từ Thiên Chúa, nhưng còn tham dự vào đoàn sủng Salêdiêng, họ sống sự thánh hiến của họ và chu toàn cách tự nguyện những trách vị khác nhau của ơn gọi họ trong sự hiệp thông với các anh em hội viên. Mỗi người chúng ta được tu hội nhìn nhận và yêu mến không phải vì chức vụ mà họ có thể đảm nhận hay vì hoạt đông mà họ thi hành, nhưng trên hết là vì mỗi người chúng ta là một hữu thể đặc biệt thân thương với Chúa và được Chúa Kitô kêu gọi trở thành Salêdiêng .
Từ sự kiện trên thật hợp lý đi tời kết luận là chúng ta cũng phải đối xử với anh em hội viên như thế để xây dựng một tình huynh đệ đích thực trong các cộng thể và tỉnh dòng chúng ta. Thực vậy mỗi cộng thể có thể tìm được sức mạnh và sự gắn bó trong nỗ lực chung duy trì tinh thần này ở mọt mức độ cao. Chỉ khi đó các salêdiêng mới thực sự trở thành những kẻ theo gói đức kitô vâng phục,khiết tịnh và khó nghèo, những kẻ trung thành phân phát tình yêu của Chúa cho mọi người, nhất là cho thanh thiếu niên nghèo hèn.
Chung1ta những salêdiêng thế kỷ XX, vẫn có thể đóng góp cách hữu hiệu cho lợi ích của thế giới hiện tại nếu chúng ta trung thành với ơn gọi của ta:
“Ơn gọi đòi hỏi chúng ta liên đới mật thiết với thế giới và lịch sử nhân loại. Rộng mở đối với những nền văn hóa của các dân nước nơi chúng ta làm việc, chúng ta nỗi lực thấu hiểu những nền văn hóa ấy và đón nhận những giá trị của chúng, nhằm hội nhập vào đó sứ điệp Tin mừng. Những nhu cầu của Thanh thiếu niên và của các môi trường bình dân, ý muốn hành động với Hội thánh và nhân danh Hội thánh thúc đẩy và định hướng mục vủ của chúng ta nhằm thể hiện một thế giới công bình và huynh đệ hơn trong đức kitô (Hiến luật khoản 7).
Để thể hiện được ơn gọi cao quí này tới một mức độ nào đó, đòi hỏi mỗi người Salêdiêng một sự trưởng thành tương xứng, nhất là khi nhớ lại rằng chính chúng ta, “trong tư cách là nhà giáo dục, cộng tác với các thanh thiếu niên để phát triển mọi tiềm năng nơi chúng tiến tới sự trưởng thành nhân cách trọn vẹn” (Hiến luật 1971, khoản 18). Thực vậy, một trong các đòi hỏi thiết yếu nơi một ứng sinh ngay từ đầu, trong năm tập viện, chính là sự hiện diện của “những khuynh hướng và mức trưởng thành được coi là cần thiết để bước vào đời sống Salêdiêng “ (khoản 10). Sau đó lại thấy rằng tiến tới thời khấn trọn người ta mong đợi nơi ứng sinh một sự tăng trưởng thực sư tới độ “chỉ tuyên khấn khi hội viên đã đạt được sư trưởng thành thiêng liêng tưng xứng với tầm quan trọng của sự lựa chọn đó (khoản 117).
Như vậy trưởng thành có một tầm quan trọng đáng kể trong quan điểm của Tu hội. Tu hội có lý để mong đợi một sự tiến bộ không ngừng và trung thành trong khả năng này là điều phải sáng tỏ nơi mỗi người Salêdiêng .
Cần thiết phải trưởng thành.
Để không đánh lừa tất cả những mong đợi của ơn gọi chúng ta (ơn gọi con người, Kitô hữu, tu sĩ, salêdiêng ), như đã nói, trước hết chúng ta cần tới một đức tin vững mạnh. Ngoài ra còn phải có tinh thần khiêm tốn để nhìn nhận những thiếu xót của mình, cũng như cần tinh thần can đảm để cương quyết bền bỉ trong những nỗ lực vươn tới. Điều này Rudolf Allers đã thâm tín:
“Tất cả mọi thứ tôn giáo đều dạy con người nhìn nhận sự bé nhỏ, sự vô nghĩa và bất lực của chính mình và hướng tới ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa để được sự trợ giúp, phó thác cho Đấng Quan phòng là Đấng xếp đặt mọi sự nên tốt hơn. Do đó khiêm tốn là nền tảng ca8nb ản của thái độ tôn giáo” (o.c)
Thánh Phanxicô Salê nói rằng chúng ta đã có thể coi mình là may mắn nếu đạt được sự trưởng thành đầy đủ dầu chỉ 15 phút trước khi chết. Lời quả quyết trên có thể làm ta nản lòng, nhưng ngược lại phải được hiểu trong ánh sáng của sự lạc quan trường kỳ của thánh bổn mạng chúng ta. Ngài muốn đề cao sự sư dật và tác động liên tục của ơn thánh Chúa để giúp ta thắng vượt và vươn lên. Một phần của tiến trình trưởng thành của ta đích thực hệ tại ở nỗ lực càng lớn để tìm kiếm và đón nhận ơn thánh này với lòng biết ơn.
Công đồng Valticano II đã rất coi trọng đề tài về sự trưởng thành. Tác giả D. Raymond A Tartre. SSS giải thích:
“ Toàn thể cuộc thảo luận về tự do lương tâm đang diễn ra trong Giáo hội hôm nay gắn liền với quan niệm về sự trưởng thành. Nhu cầu giải thoát các người công giáo khỏi một sự vô trách nhiệm ấu trĩ, do các cơ cấu Giáo hội và bộ giáo luật ngày càng trở nên vô cùng rườm rà, phải thấy được một sự nhấn mạnh song hành về khái niệm trưởng thành, lương tâm và ý thức sâu xa về trách nhiệm bản thân:. (The proesthood is a call, 1970).
Vì thế mỗi người chúng ta phải xác tín về nhu cầu trưởng thành cá nhân mình, và rồi tranh thủ mọi phương thế trong tầm tay. Một phần lớn trong những gì đã được viết trong cuốn sách nhan đề Psychological Aspects of Seminary life (những khía cạnh tâm lý của đời sống chủng viện ), cũng có thể áp dụng hoặc thích ứng được cho đời sống Salêdiêng . Các tác giả Giorge Hagmaler và Eugene Kenedy khẳng định:
“ Bí quyết của sự tăng trưởng – một dấu chỉ tuyệt diệu của sự sống chính là sự phát triển nội tại. Chủng viện phải cung cấp cho các ứng sinh điều kiện tốt để tăng trưởng dựa trên sự thật về nhân vị của chính mình…Lời của Chúa :“ Hãy nên trọn lành” có thể phiên dịch cách hoàn chỉnh bằng câu: “Hãy tăng trưởng cho tới trưởng thành”… Người ta không đạt được sự trưởng thành tâm lý chỉ đơn giản dựa vào những (lời chúc tụng) –adulagione những khuôn phép hay giảng dạy; trái lại các cà thể sẽ phát triển thành người giữa những tương quan thực sự và sâu đậm với những hữu thể bản vị khác… Nếu đoàn dân được trao phó cho ngài phải tăng trưởng, thì cả vị linh mục cũng phải tăng trưởng không ngừng. Đây chính là bản chất của chức vị ngài, và đồng thời cũng là nguồn sức mạnh và sự thể hiện của Ngài”.
Người Salêdiêng chúng ta cần phải nhắc nhở mình thường xuyên về nhu cầu tăng trưởng tới sự trưởng thành, “phát huy mình trọn vẹn” theo đúng kế hoạch của Thiên Chúa, đó là trở nên các nhà giáo dục và người hướng dẫn các thanh thiếu niên cách đặc biệt. Biết bao lần Don Bosco đã khích lệ các học sinh rèn luyện lý trí, cẩn trọng giữ gìn, củng cố nó, bằng cách dùng những phương thế rất hiệu nghiệm như cầu nguyện,các bí tích, lòng sùng kính cá nhân đối với phép Thánh Thể và đối với Mẹ Thiên Chúa. Ngài thường dùng những cách thức đầy thuyết phục để chỉ cho chúng thấy mọi lợi ích của việc trau dồi tính tình, khi thì nhấn mạnh trên những lý lẽ siêu nhiên, khi lại nhấn trên các lý lẽ đặc biệt nhân bản, chẳng hạn như những lợi ích cũng nhu những tham vọng chính đáng của chúng trong đời sống. Ngài cho thấy rõ cần thiết phải khởi sự bằng những việc tập luyện dễ dàng và tiệm tiến để rèn luyện lý trí, chẳng hạn như làm những nỗ lực đặc biệt trong lãnh vực này nọ, làm sao để chuẩn bị sau này có thể chịu đựng được những nghịch cảnh nặng nề hơn trong đời sống và sẵn sàng qui phục chấp nhận Thánh ý Chúa đã cho phép xảy ra những điều đó. Ngài thậm chí dám đề xuất cho chúng lý tưởng cao thượng là khi cần chấp nhận những hy sinh anh hùng vì tình yêu Chúa và than nhân. Đương nhiên là những phương pháp Don Bosco đã xử dụng đối với các trẻ của Ngài cũng thích hợp với chúng ta: cũng như hình thức ( garbata) nhưng cứng rắn để huấn luyện lý trí chúng ta đạt tới một sự trưởng thành ngày càng lớn hơn, tới độ cuối cùng có thể đương đầu với cả những hy sinh anh hùng –dầu không tách khỏi niềm vui trong tâm trí. Trong cuốn sách A Summa of the Spiritual life (tổng biên về đời sống thiêng liêng). Tác giả E.J. Cuskeelly viết:
“Khi ta đạt tới độ biết chấp nhận những thất bại và những yếu đuối của mình mà không nản chí, bắt đầu lại từ đầu với niềm vui tươi phó thác vào Thiên Chúa, lúc đó ta đã tiến một bước rất dải tới sự trưởng thành thiêng liêng. Mỗi sự trưởn thành đều đòi ta đối mặt với thực tế và chấp nhận những giới hạn và thất bại của mình. Sư trưởng thành thiêng liêng đòi phải chấp nhận thực tế về Thiên Chúa và về chúng ta. Phần lớn những trước tác của Thánh Gioan Thánh Giá đều mô tả làm sao con người có thể đạt tới việc nhìn ra và chấp nhận hai thực tế nền tảng này. Chấp nhận thực tế của mình không phải là một hình thức chịu vậy, nhưng như Thánh Phaolo đã nói, đó là vinh quang và vui mừng trong sự yếu đuối của mình, bởi vì quyền năng Đức Kitô ngự trị nơi ta (cf .2 Cr. 12,9).
Đương nhiên là không có chuyện hòa hoãn với những khuyết điểm của mình. Không hề !Chúng ta phải khiêm tốn chấp nhận, như một sự kiện thực tế, những yếu đuối và sự mỏng dòn của ta; và chính lúc đó ta quyết định là ngay cả cái thực tế đó cũng không thể cản ngăn ta tiến tới trưởng thành đối với Thiên Chúa và tha nhân. Về điều này Gordon W. Allfort khẳng định:
“Theo tôi, trưởng thành có nghĩa là phải ý thức, và một cách nào đó “thỏa hiệp” với những điều kiện đối kháng nhau của sự hiện hữu của ta” (JL dioenire 1964).
Khi chấp nhận thực tế của những yếu đuối, ta phải biết đến những lỗi lầm và tội lỗi cua ta thành những bậc thang tiến tới đỉnh cao hơn, phải biết học hỏi mỗi lần từ chính những sai lầm đã phạm phải. Michel Quoist mô tả quan niệm này rất hay:
“ Hãy thẳng thắn với chính mình, và hãy tìm cách khám phá ra tại sao bạn lại phản ứng như thế: lúc đó và chỉ lúc đó, bạn mới có thể tìm ra thuốc chữa trị. Theo cách thức đó mỗi áp lực trong cảm xúc có thể dẫn tới một sự hiểu biết tâm tánh mình sâu xa hơn và chế ngự chính mình, miễn là bạn thành công trong việc xác định được việc gì đang xảy ra và sau đó có những biện pháp thích hợp. Ai cũng biết là không thể nào cuốc đất khi đang bị nước ngập. Cũng thế, nếu bạn bị chìm ngập trong những cảm xúc trào dâng, những suy tính, những nguyên tắc phán đoán và đánh giá của bạn- thì cho tới khi nào cảm xúc chưa lắng xuống và ai bình chưa được vãn hồi, các hoạt động của bạn sẽ mãi rối ren (Riuscire, 1963).
Thường thì tội lỗi và các cảm xúc làm chúng ta bối rối, thế nhưng theo lời khuyên quí giá trên đây, chúng ta phải sớm học biết rằng, cả khi vì yếu đuối nhân loại chúng ta đã lùi một bước, thì với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta có thể lợi dụng nó để tiến thêm hai bước.
Sự trưởng thành của Don Bosco
Việc quan sát một người trưởn thành tự nhiên lôi cuốn sự chú ý của chúng ta và gợi lên trong ta sự khâm phục và phấn chấn. Nơi Don Bosco ,người Salêdiêng chúng ta tìm thấy một mẫu gương tuyệt hảo về sự trưởng thành. Do đó việc học tập đời sống và tính cách của ngài phải khơi dậy nơi chúng ta sự sốt sáng chăm chú lòng khâm phục quí mến và nhất là sự phấn khởi. Vì vậy Tổng tu nghị đặc biệt năm 1971 đã có thể chính thức công bố:
“Hình ảnh “ Don Bosco của Khánh lễ viện”, trung thành mà linh động, thuần phục mà sáng tạo, cương quyết nhưng đồng thời mềm dẻo. Don Bosco ấy đáng là khuôn vàng thước ngọc về cách xử thế cho tất cả các con cái Ngài. Ngài kêu mời họ hành động như Ngài, hơn là mù quáng, bắt chước điều Ngài làm; thay vì bằng lòng lập lại cách máy móc từng hành vi của Ngài, họ được gọi để hiểu rõ cái tinh thần đã khơi nguồn cho công cuộc của Ngài, như chính Ngài đã đơn xơ xác nhận: “Cha luôn tiến bước theo như Chúa soi dẫn, và theo những đòi hỏi của hoàn cảnh” (CGS, n. 197).
Sự trưởng thành nơi tính cách của Gioan Bosco tiếp nối kể từ những năm đầu của cuộc sống Ngài, tạo thành một mẫu gương không chỉ cho các học sinh mà cho cả các Salêdiêng chúng ta, trẻ cũng như cao niên. Sự cộng tác của ngài với Chúa Thánh Thần trong mọi giai đoạn của cuộc sống là một gương mẫu chúng ta không thể nào quên được và Tổng Tu nghị đặc biệt 1971 đã tạo cho chúng ta những bảo đảm đầy an ủi:
“Chúng ta khẳng định rằng Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện cách sống trong Tu hội. Xác quyết này được dựa trên những sự kiện Chúa Thánh Thần, qua việc dùng ơn đoàn sủng để thành lập Tu hội; đã bộc lộ ý Ngài muốn cho Giáo Hội một cơ hội những người có khả năng chuyên biệt để phục vụ giới trẻ. Là Đấng trung tín và quảng đại, Ngài đã ban cho Thánh Tổ phụ nhiều “con cái” và “môn đệ”: qua dòng thời gian, Ngài không ngừng mời gọi các tín hữu tiếp tục sứ mệnh của thánh nhân. Kinh nghiệm lâu đời của Tu Hội đã chứng tỏ điều này( nhất là qua sự diện của rất nhiều “con người của Thiên Chúa” trong Tu Hội) và Giáo Hội cũng bảo đảm điều ấy cho chúng ta. Giờ đây, cậy dựa vào sự hiện diện của Chúa Thánh Thần; chúng ta hy vọng có thể trung thành với Don Bosco và sứ mệnh của Ngài. Chính Đấng đã cắt đặt và hướng dẫn Don Bosco đang hiện diện sống động giữa chúng ta. Một cách sâu xa hơn, sự hiện diện này liên kết chúng ta lại với Don Bosco và với nhau bao lâu chúng ta còn là những tu sĩ Salêdiêng. Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn Don Bosco thể hiện công việc của mình trong liên kết với Giáo Hội và thời đại mình; cũng thế Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta hoàn thành công việc của chúng ta trong liên hợp với thế giới ngày nay. Ngài muốn giúp đỡ chúng ta “trung thành với Don Bosco , và với thời đại” ( Don Albera ) hay nói cách khác, la “ Don Bosco hiện đại” (CGS.n.17).
Khi suy niệm về sự trưởng thành đáng khâm phục và toàn diện của Cha Thánh, chng1 ta những Salêdiêng ngày nay nếu muốn hy vọng thành công, dầu chỉ là mon men tới gần ngài, chúng ta cũng phải bền bỉ và trung thành cộng tác với Thánh Thần Chúa đang hoạt động trong ta để dẫn ta tới trưởng thành. Tự nó, việc bảo đảm vững chắc có Chúa Thánh Thần còn hiện diện với ta dựa vào ơn gọi Salêdiêng của ta vẫn chưa đủ, nếu mỗi người chúng ta không nỗlực vun trồng sự thông hiệp ngày càng sâu xa hơn với Don Bosco và với anh em hội viên, thông qua việc không ngừng đi sâu vào đời sống thiêng liêng của phục vụ trong tình yêu và đức ái.
Chắc chắn Cha Thánh chúng ta thực là một người hướng dẫn đáng cho người Salêdiêng chúng ta tin tưởng. Về điều này cha Aubry đã có thể nói:
“Thánh Gioan Bosco không phải là một tác gia tu đức như Berulle, cũng không thể theo từ chuyên môn- là một tiến sĩ đường thiêng liêng như Thánh Gioan Thánh Giá. Tuy nhiên đối với người tông đồ hôm nay, cho dầu họ là ai đi nữa, đối với những người đang bận rộn với công việc hoặc vị các hoạt động thúc bách và đè nặng, đối với các bậc cha mẹ và giáo chức, thì đời sống và tư tưởng của ngài có thể cống hiến cả một tổng hợp những yếu tố rất chặt chẽ đủ để biến ngài thành, không những một gương mẫu mà còn là một người hướng dẫn, một thày dạy bảo đảm và hợp thời”( Confezenza. 1974).
Cha Auffray, mà chúng ta đã quá quen biết,cũng đã nói:
“Đưởng thiêng liêng của Don Bosco rất nhân ban, đơn giản, đầy đủ và là thứ mà người tông đồ hôm nay cần đến. Nó nhân ban, bởi vì không tâng bốc cũng chẳng hạ thấp con người. Nó thâu tóm và thấm nhập mọi khả năng của họ để làm nấc thang vươn lên cao hơn. Nó cai trọng tất cả mọi cảnh ngộ cuộc sống và biến đổi chúng thành một sự thánh thiện bề ngoài xem ra khiêm tốn nhưng thật ra rất có chất lương. Tu đức của Don Bosco giản dị và thích hợp với hết mọi người… Dùng nó, ai ai cũng có thể nắm giữ những quy luật và lời khuyên của Phúc âm. Nó đầy đủ bởi vì gồm tóm tất cả những hình thái tu đức, bảo đảm những điều cốt yếu và đáp ứng mọi đòi hỏi của sự thánh thiện Kitô giáo. Sau hết nó thích hợp với người tông đồ hôm nay. Tu đức của Don Bosco rất có ích cho họ khi gặp thử thách, trong các cuộc chiến nội tâm, trong các nhu cầu, các khát vọng và cả trong các biến cố bình thường của cuộc sống hàng ngày. Nó vừa tầm với sức lực của học và thích hợp với cách thức bắt chước Đức Kitô của họ, đó là phải chiêm niệm và hoạt động cùng một lúc. Trong khoa tu đức này hoạt động dẫn tới cầu nguyện lại đưa tới hoạt động…” (Dicordata dietro una guida sicura).
Đó chính là chiều kích, không phải chỉ của sự thánh thiện, mà còn của sự trưởng thành của ngài do đó tác gia khuyên:
“Chúng ta hãy xác quyết trung thành với tinh thần của Don Bosco, và quyết tâm sống tinh thần đó trong mọi hoàn cảnh, dầu nhỏ nhoi nhất của cuộc sống hàng ngày; bảo tồn nó sống động trong ta, tới độ những người khác khi nhìn thấy điều đó, cũng có thể sử dụng cả sự thánh hóa của họ nữa”.
Dĩ nhiên là Don Bosco có một nhân cách vĩ đại, nhưng thật sai lầm nếu khẳng định rằng đó chỉ là thành quả của ơn thánh. Không phải thế ! Ơn sủng xây dựng trên bản ngã, và vì thế Don Bosco cũng phải khó nhọc để đạt tới trưởng thành, cũng như chúng ta vậy thôi. Chúng ta cũng phải biết rằng ngài cũng phải nỗ lực biết bao nhiêu để rèn luyện tính khí ngay từ những năm đầu của đời sống, trong việc kìm hãm những khó khăn đủ loại đôi khi tới từ những người ít khó có thể nghi ngờ nhất. Chính tinh thần cương nghị và bình thản chịu đựng, kết hiệp với một lòng đạo đức thâm sâu và một sự phó thác con thảo vào Chúa Quan Phòng và Mẹ phù hộ, đã làm ngài tiến nhnh trong việc trưởng thành hóa nhân cách đầy hấp dẫn của ngài.
Harry Emerson Fordick đã để lại cho ta đoạn văn sau đây, hầu như phác họa diện mạo Don Bosco dưới khía cạnh đào luyện nhân cách:
“Ước vọng nền tảng của mỗi con người là được trở thành một vị đích thực. Bản chất cung cấp những yếu tố để xây dựng nhân cách, nhưng bổn phận tiên quyết của mỗi người là sắp xếp những yếu tố đó hầu hình thành được đời sống nhân bản có giá trị… Một số những phẩm chất như can đảm, cương nghị, trung tín rõ ràng là những nhân tố thiết yếu cho một nhân cách trong sáng. Tuy nhiên bên dưới những đức tính đó là cả một tiến trình tâm lý đang diễn tiến ở một mức độ sâu xa hơn, nhưng tiêu chuẩn để đầu tư vào đó cho đạt thành quả lại không tính toán rõ ràng được. Trước hết chính là vì đời sống con người nhất thiết là năng động và trong chuyển động liên tục… nhân cách không giống như một tòa nhà cố định cho bằng một dòng sông luôn chảy; và trở thành người có nghĩa là đi vào tiến trình hình thành liên tục… Còn về những tiêu chuẩn để nhận định nhân cách, có một tiêu chuẩn mà mọi người đều công nhận. Một con người đích thực phải đạt tới một độ khá cao sự duy nhất với chính mình. Họ không thể ở tình trạng chia năm xẻ bảy, nhưng phải tìm ra sự suy nhất của mình trong sự trung thực và đoan chính. Mỗi nỗ lực để tiến tới thành công trong đời sống cá nhân đều bắt đầu từ nguyên tắc đó: một con người đích thực là một con người có sự suy nhất” (On being a real person).
Nhân cách của Don Bosco chắc chắn là rất hếp dẫn, bởi vì ngay từ thời niên thiếu sự cộng tác tích cực của ngài với ơn thánh Chúa đã giúp ngài tìm thấy sự duy nhất nội tâm trong sự toàn vẹn và gắn bó của tính tình ngài, ngài đã đạt tới sự duy nhất với chính bản thân tới mức siêu việt. Ngài thật là gương mẫu của chúng ta !
Những yếu tố của sự trưởng thành
Ta cũng nên nghiên cứu thật chính xác những nhân tố liên quan tới quan niệm “trưởng thành”, bằng cách xử dụng những gì của tác giả có thẩm quyền đã viết hoặc nói về đề tài này. Gordon Wallport đã viết:
“ Sự phong phú đặc biệt và chiều của một nhân cách trưởng thành thật không dễ gì diễn tả. Có bao nhiêu cá nhân tăng trưởng là có bấy nhiêu mẫu gương tăng trưởng, và nơi mỗi người trong số họ thành quả cuối cùng bao giờ cũng là độc nhất vô nhị”.
“Tính qui hướng về mình không thể là đặc điểm của người trưởng thành”, Allport đã nói. Chắc chắn sẽ là một dấu hiệu hiển nhiên của sự thiếu trưởng thành nếu một người salêdiêng (thực tế chỉ có tên thôi) qui về mình tới độ chờ đợi cả thế giới này phải xoay quanh mình: quanh những gì mình nghĩ, mình muốn, mình làm. Như có một lần Barbera Stanwyck đã nói: “Thường thì tính ích kỷ chính là một trường hợp của nhân cách sai lầm”. Nhưng về điều này Thánh Kinh còn có những lời mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng ta chắc chắn quá quen với lời cảnh cáo Thánh Phaolô xưa kia đã dóng lên cho tín hữu Corintho: “Làm sao anh em có được điều mình không lãnh nhận? Mà nếu đã lãnh nhận, tại sao lại dám tự phụ như thể không hề nhận lãnh?”. (I Cr. 10.12).
Sự thiếu trưởng thành dễ dàng dẫn một ngươuì tới việc dám nghĩ rằng mình đã là con người thành toàn rồi, bảo đảm và tự mãn, chứ không nghĩ rằng Thiên Chúa đang đỡ nâng trái đất mà mình đặt chân lên. James Walsh, tiến sĩ triết học và y học, trong một bài viết đã chống lại những người mà ông định nghĩa là “những chàng trai kenh kiệu làm những việc tầm thường”, nhưng vì kiêu ngạo đã phóng đại ngoại khổ so với giá trị thực. Ông cho thấy sự đối chọi giữa những con người thiếu trưởng thành này với thiên tài vĩ đại Michelangelo, đã từng viết một bài hát dâng Chúa chịu đóng đinh để xin tha thứ những lần đã xử dụng tài năng nhằm vinh danh mình, trong khi lẽ ra phải vì vinh danh Chúa Đấng đã ban cho mình những tài năng đó (The World’s Debt).
Trong Cựu ước, tiên tri Egiekiel cũng đã trách cứ những điều tương tự, nhân danh Chúa ngài đã nói tới việc lạm dụng những tài năng Chúa ban:
“Trang sức lộng lẫy chúng dùng làm vẻ sang trọng kiêu kỳ;
Chúng dùng tạc tượng hình ghê tởm,
Những thần xú uế chúng thờ.
Cho nên Ta sẽ cho vàng bạc chúng nên đồ uế nhơ…”.
(Ez. 7,20).
Chúng ta đã quá biết, tính kiêu ngạo là nọc độc tinh tế và phổ biến, một nguy hiểm rộng khắp và một cản trở thường xuyên nhất trên bước đường tiến tới trưởng thành và thánh thiện, do đó Thánh Phaolô Thánh giá đã cảnh cáo rất chí lý: ‘Một hạt kiêu ngạo làm đổ nhào cả núi thánh thiện”.
Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể hiểu lầm trong lãnh vực này. Ta có thể bị tố cáo hay nghi ngờ là kiêu ngạo cả khi ta đang hết sức làm vừa lòng Chúa mà thôi. Thường thì đây là hậu quả của sự ghen tương mà thôi- trên thực tế là một hình thức khác của sự bất chính- hoặc là hậu quả của sự nhầm lẫn. Cả Don Bosco cũng đã phải chịu đựng rất nhiều những điều như thế và chúng ta có thể học nơi ngài để khỏi rơi vào sự thiếu trưởng thành với thái độ bực dọc. Người ta kể rằng một lần nọ Don Bosco có mặt trong một đại hội của hàng giáo sĩ Torino, ngày hôm đó chương trình nghị sự bàn về những phương pháp mục vụ. Chủ tọa đại hội là một linh mục danh tiếng và rất thông thái, được biết như là triết gia và giảng sư trong Đại Học Hoàng gia. Đề tài rơi vào vấn đề truyền bá những ấn phẩm- tạp chí thích hợp với quảng đại quần chúng, và Don Bosco, với tất cả sự khiêm tốn, đứng lên phát biểu.Theo gương thánh Phanxicô Salê, vị bổn mạng vĩ đại của ngài, đấng đã từng viết những tập mỏng bàn về các khía cạnh đời sống đạo và phân phát cho dân chúng Chiablais và để gặt hái được kết quả khả quan, Don Bosco cũng thử nghiệm công việc đại loại như thế qua tờ Letture Cattoliche (Tập san Công Giáo), ngôn từ và trình bày dễ hiểu và cũng có thành công lớn. Với tất cả sự đơn thành, Don Bosco công khi giới thiệu hoạt động đó của ngài… Thế nhưng ngài đã phải sững sờ trước thái độ khinh bỉ trắng trợn của vị chủ tọa. Vị này đã không tiếc lời khích bác lối hành văn, những lỗi văn phạm và các khuyết điểm khác tìm thấy trong các tâp Letture. Thánh Leonardo Murialdo, rất quen thân với Don Bosco lúc đó cũng có mặt và cảm thấy ái ngại cho cha bạn khi bị khích bác cay độc cách công khai như thế. Khi vị chủ tọa bực tức cuối cùng đã kết thúc bài diễn văn mạt sát, Don Bosco bình tĩnh đáp lại:
“ Tôi tới đây chính là để thỉnh cầu ý kiến và sự trợ giúp của quý ngài mà tôi rất trân trọng. Tôi được nói cho biết là có nhiều điều cần sửa chữa trong tác phẩm của tôi. Tôi sẵn lòng làm ngay. Hơn nữa tôi sẽ rất sung sướng nếu được các cây bút tiền bối giúp tôi duyệt các bài viết trước khi in ấn”.
Sự kiện này đã được chính thánh Leonardo Murialdo thuật lại vài năm sau khi Don bosco qua đời. Và ngài còn thêm: phản ứng cấp thời của tôi lúc đó, đứng trước hành vi khiêm tốn của Don Bosco, chính là ý nghĩ: “Don Bosco quả là vị thánh”.
Thật rất đáng tiếc nếu một người Salêdiêng để mình bị chao đảo bởi những điều chính đáng vì vinh danh Thiên Chúa và lợi ích tha nhân.
Tính khách quan trong phán đoán.
Allport dùng từ ngữ “khách quan đối với chính mình”. Mỗi Salêdiêng đều có nhịp để thi hành việc duyệt xét này, mỗi năm –mỗi quí- mỗi thánh và mỗi ngày. Trong sự thinh lặng của thời gian tĩnh tâm, lợi dụng sự thanh vắng và hồi tâm của môi trường, mỗi Salêdiêng có đủ thời giờ để tỉ mỉ phân tích việc đã sống năm qua như thế nào. Thường thường thì những bài giảng và huấn từ kỳ phòng tự giúp rất nhiều cho sự khách quan này, tuy nhiên còn rất tùy thuộc vào sự ngay thẳng (có pha đôi chút tỉ mỉ) của hội viên, để trọn vẹn cởi mở cho Thiên Chúa trong sự xét mình này. Cũng nên lưu ý là không chỉ duyệt xét những khía cạnh tiêu cực, những khuynh hướng xấu và những sa ngã, đổ vỡ, nhưng là cả những điểm tích cực để chúng ta khiêm tốn cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Sự quân bình giữa yếu tố tích cực và tiêu cực là một phần của sự trưởng thành trong việc xét mình. Tác gia Abraham Maselow, nhà tâm lý học, đã nói rất chí lý:
“ Cách cư xử của con người lành mạnh được xác định do chân thật, hợp lý, công bằng, thực tế, nhân từ, lương thiện, thanh cao và bình đẳng, chứ không lo lắng, sợ hãi, bất an, mặc cảm tiộ lỗi và hổ thẹn”. (Motivation and Personality, 1954).
Một trong những việc đạo đức đã được Don Bosco gán cho một tầm quan trọng lớn đó là Dọn mình Chết Lành hàng tháng. Nếu làm cho nên, việc này thực sự là một trợ giúp đắc lực cho mỗi người Salêdiêng trong tiến trình liên tục đào luyện hướng tới trưởng thành. Hiến luật đã diễn đạt như sau:
“ Đây là những thời gian hồi phục thiêng liêng mà Don Bosco coi là phần căn bản và là tổng hợp của toàn bộ các việc thực hành đạo đức… Những thời điểm ân sủng này hoàn lại cho tâm trí chúng ta sự hiệp nhất sâu xa trong Chúa Giêsu… Đối với Cộng thể và mỗi người Salêdiêng, đây là những cơ hội đặc biệt để lắng nghe Lời Chúa, để nhận ra thánh ý Ngài và để thanh luyện cõi lòng” (Hl. 63).
Làm sao một người Salêdiêng không có những tiến bộ đáng kể, nếu thực sự mỗi tháng họ cố gắng hết sức để dùng cho nên những giờ đó, tuy ít ỏi nhưng thật quí bàu, được dành cho việc thực hành này thật ích lợi cho các nhân và cộng thể? Ngay cả khi việc xét mình hàng ngày có bị sa sút hay vì thói quen mất đi sự hiệu nghiệm, thì sự ngưng nghỉ thích hợp được bảo đảm mỗi tháng để nhìn thẳng vào thực tế với lương tâm và thành thực, sẽ là một ơn ích mà chúng ta phải hết lòng cảm tạ.
Trở lại với câu định nghĩa của Allport, chúng ta nhớ là theo tác giả “tính khách quan đối với chính bản thân” được nối kết cách sắc xảo với một ý vị trào phúng, được coi như một van an toàn. Như chúng ta biết, Don Bosco là một con người rất vui tươi, có khả năng ngay cả những lúc đau khổ và lo âu, biết che dấu những tâm tình sâu kín của mình bằng một nụ cười, một câu nói vui hay một chuyện tếu. Thông thường thì các Salêdiêng cũnglà những người vui tươi, cho dầu có thể chưa đạt tới mức độ anh hùng như Cha Thánh chúng ta. Có thể có ba lý do để giải thích sự vui vẻ của chúng ta: là một đức tính cá nhân bẩm sinh hay là di sản của chính Don Bosco, cũng có thể là kết quả của việc chúng ta liên tục chung sống với thanh thiếu niên mà bản tính là vui tươi- hồn nhiên.
Không phải tất cả chúng ta đều vui tươi do bản tính, nhưng nếu có ai tự bản tính có khuynh hướng buồn sầu, họ phải đưa vào chương trình trưởng thành hóa bản thân họ quyết định ngăn chặn khuynh hướng này với bất cứ giá nào. Thanh thiếu niên sẽ đặc biệt xa tránh những ai ít nở nụ cười hoặc lộ vẻ buồn muôn thuở, nhăn mặt và bi quan, ai chỉ để ý tới mặt tiêu cực của đời sống, ai để lộ thói quen ngậm cay nuốt đắng, đối với những ai có những khuynh hướng này thì thách đố trưởng thành trong lãnh vực này thật là nặng nề, tuy nhiên mỗi cố gắng để giữ vui vẻ và tích cực thật đáng khen ngợi vì nói giúp cho tiến trình này được tiếp tục.
Với tất cả lòng tôn trọng cần phải có, tôi thiết tưởng một trong những thiếu xót trong bản văn và trong chú giải Thánh Kinh chính là thiếu đề cập tới tính khôi hài nơi Chúa Giêsu, vì Ngài là mẫu mực của một con người toàn hảo, một “con người của tứ thời bát tiết!”. Rõ ràng là Phúc Âm không nhằm mục đích cung cấp cho ta chi tiết về đời sống Đức Kitô. Phúc Âm chỉ nhấn mạnh một khía cạnh duy nhất trong cuộc đời Chúa chủ yếu đó là việc loan báo ơn cứu độ nhờ vào Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể chắc chắn rằng Đức Giêsu có tính hài hước, bởi vì đó là một trong những đức tính phổ thông nhất của con người. Thật vậy ngay trong Phúc Âm có nhiều đoạn có thể trích dẫn ra chân lý này, dầu chỉ là gián tiếp mà thôi. Chẳng hạn Mathêu chương 6. 16-18 khi Chúa Giêsu phán: “Khi ngươi ăn chay, chớ mang điệu bộ u sầu như bọn giả hình” và khi Ngài nói: “Khi ăn chay, hãy rửa mặt và xức thuốc thơm lên đầu để thiên hạ không thấy ngươi ăn chay”, chắc hẳn Ngài phải nghĩ rằng môt người cảm thấy đường hoàng và vui tính biết mấy một khi đã rửa mặt sạch sẽ và chải tóc gọn gàng.
Do đó Giáo sư Elton Trueblood đã nói:
“Hiện tượng phổ biến” không có khả năng nhận biết và tôn trọng tính khôi hài của Đức Kitô” là một trong những khía cạnh đáng ngạc nhiên nhất của kỷ nguyên mang danh Ngài. Bất cứ ai đọc các Phúc âm nhất lãm với một tâm trạng tương đối giải thoát khỏi các định kiến, chắc chắn phải có thể nhìn thấy một Đức Kitô mỉm cười… nhưng việc ta lại thiếu khả năng nhận ra khía cạnh này nơi Đức Kitô thật đáng lấy làm ngạc nhiên” (the Humor of Chirst, 1965).
Quả thật tôn giáo là một điều nghiêm túc, tuy nhiên tôn giáo không phải là không đội trời chung với đức tính con người thật tự nhiên như tính sắc sảo, tính hài hước, những nụ cười và cả những trận cười thỏai mái. Khi Chúa Giêsu nói: “ Nếu không trở nên như trẻ nhỏ, các ngươi sẽ không được vào nước Trời”, chắc hẳn Ngài (một con người yêu mến trẻ thơ như thế) không thể quên được rằng các trẻ em rất thích cười, thậm chí trẻ thơ còn nằm trong nôi thật đáng yêu và dễ dàng nở nụ cười biết mấy!
Có thể khai triển sâu rộng hơn đề tài này, nhưng lúc này đã tạm đủ. Ta có thể xác quyết rằng Chúa muốn Salêdiêng chúng ta –con cháu của một cha thánh vui tươi như vậy- cũng phải tươi vui, Ngài muốn chúng ta phải sử dụng đức tính khôi hài của chúng ta không những như một van an toàn mà còn như một công cụ tông đồ để phổ biến niềm vui tươi quanh ta. Do đó Allport thật có lý khi định nghĩa tính hài hước “như một yếu tố không thể thiếu nơi mỗi nhân cách cao quí và trưởng thành”. Chúng ta phải cầu nguyện để không mất đi đặc tính này và còn học biết vun trồng luôn với tinh thần bác ái.
Nhãn quan tổng hợp về đời sống
Tác giả Allport cho là đặc tính sau cùng của một nhân cách trưởng thành hệ taị ở một “triết lý thống nhất cho cả đời sống”. Khía cạnh này cũng có thể có một ý nghĩa đặc biệt đối với Salêdiêng chúng ta. Chúng ta không thễ có những chuẩn mực hành sử nào khác hơn là những chuẩn mực của chính Don Bosco, vì ngài, một khi trung thành với những chuẩn mực đó, đã đạt được một mức trưởng thành tâm lý và thiêng liêng cao độ. Ngay từ hồi 9 tuổi, do tác động của giấc mơ danh tiếng, Ngài đã bắt đầu, không những trở nên tốt mà thôi, mà còn phải làm điều thiện, đặc biệt cho các thanh thiếu niên. Cả chúng ta cũng phải áp dụng triết lý thống nhất này của cuộc sống chấp nhận những hệ quả của nó, bình tĩnh đón nhận chiều kích đức tin, đức cậy và đức mến cấu tạo nên nền tảng triết thuyết này. Toàn thể đời sống của người Salêdiêng trong tiến trình trưởng thành bó gọn trong nỗ lực làm hết sức mình để trở nên tốt và làm điều thiện, theo gương Don Bosco.
Cụ thể điều này thu gọn trong tình yêu và phục vụ. Đừng quên rằng tình yêu và phục vụ chính là nội dung của đời sống Chúa Giêsu. Một khi ta có được ý thức thật sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống ta, chúng ta sẽ cư xử khác đi trước những khích động hay những phỉnh gạt. Chúng ta sống mỗi ngày xác tín sâu xa về sự hiện diện đầy tình phụ tử và ân cần của Cháu, như một trẻ thơ chơi đùa hay làm việc bình thản khi có người cha âu yếm ngồi cạnh, luôn sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn, sẵn sàng trao đổi cử chỉ hay lời chào hỏi, mỗi khi bé nhìn lên và nhận ra sự hiện diện của người. Người Salêdiêng là như một em bé luôn chạy tới sự hiện diện của nguòi Cha đầy yêu thương và ân cần, họ nhận biết điều đó cả với một tư tưởng thoáng qua hay một diễn tả tình yêu, cảm tạ, cầu khẩn thật ngắn gọn…
“ Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được thấy Chúa Trời”, Chúa Giêsu đã phán như thế. Nếu mỗi người Salêdiêng thật sự tìm cách yêu mến và phụng sự Chúa và tha nhân với dự trong sạch nơi tâm trí, nơi cõi lòng, nơi thể xác và nơi ý hướng, lúc đó họ sẽ dễ dàng đạt được sự thấy Chúa mọi nơi: nơi mọi hạng người, mọi nơi chốn, mọi sự vật, mọi hoàn cảnh, mọi biến cố. Ta không chỉ thấy bàn tay Nghệ Nhân đại tài nơi mầu sắc của hừng đông ẩn hiện trong làn sương mỏng hoặc nơi cảnh trí hùng vĩ làm say đắm cặp mắt ta. Ngài có mặt ở mọi nơi quanh ta, chỉ cần ta đảo mắt nhìn Ngài. Trong mỗi thực tại ta đều có thể nhận ra hình thể, mầu sắc, sự cân đối phát xuất từ trí tuệ của Thiên Chúa- nguồn mạch của mọi trật tự, sư quân bình, vẻ đẹp, sức mạnh và cả sự chính xác toán học. Qua công việc của những nguyên tử, điện tử và lượngt ử, cũng như qua các tiến trình sinh- hóa, các khí vô định đã hóa thành hoa cỏ- muông thú và con người; trong hành động tạo dựng hùng vĩ này, chúng ta khám phá ta vai trò quan trọng của ta trong kế hoạch của Đấng Tạo Hóa. Một khi ý thức về sự duy nhất của ta trong hành động tạo dựng của Chúa- kết quả của tình yêu Ngài, ta phải thấy được thôi thúc trung thành luôn mãi với việc thể hiện kế hoạch tình yêu của Chúa khi nghĩ tới việc tạo thành ta- điều mà ta thường đạt được qua việc ý thức thực tập việc đặt mình trước mặt Chúa cách đơn sơ nhưng đầy hiệu quả. Chính triết lý sống tình yêu và phục vụ này phải không ngừng thúc đẩy ta hướng về Chúa và giải thoát ta khỏi tính ích kỷ và kiêu ngạo. Và từng bước một khi trưởng thành hơn, chúng ta khám phá ra thực tại này với góc độ ngày càng sâu sắc hơn, vượt qua những bề mặt của đời sống và những hạn hẹp trước mắt của trách vụ hằng ngày, trong việc không ngừng tìm Chúa và thánh ý Ngài. Ta dễ dàng để mình chìm ngập trong những lặn lộn của cuộc sống, hết ngày này qua ngày khác, hầu như mất cả ý thức; chính ơn gọi của ta, lý tưởng làm người, làm kitô hữu –tu sĩ salêdiêng phải thúc đẩy ta, cuốn hút ta lao về phía trước theo đúng hướng thể hiện các lý tưởng đó.
Trong đời sống nói chung- kitô hữu và salêdiêng –mỗi người chúng ta có một vai trò quan trọng phải thể hiện. Bất hạnh thay, có những lúc ta đã quên mất điều này, và đã phạm phải cả những sai sót. Thế nhưng chính là một phần của tiến trình trưởng thành việc ta biết không ngừng trở về với các lý tưởng của đời ta, rút kinh nghiệm ngay từ những lỡ lầm.
Nhìn lại đời sống mình, mỗi người chúng ta không khỏi phải công nhận với tất cả lòng biết ơn rằng ta đã gặp nhiều may mắn, đôi khi khó tưởng tượng nổi. Nhờ ơn Chúa, ta đã có được tiến bộ trong việc đào luyện chính mình, đã có cả những công nghiệp. Nhưng còn rất nhiều bài học phải tiếp thu: thử thách và khó khăn đâu đã chấm dứt, còn nhiều thách thức Chúa gửi tới để lòng trung thành của ta được nâng lên cao hơn trong tiến trình trưởng thành liên tục.
Hãy biết mình
Nhưng việc học hỏi đơn thuần những nguyên tắc tốt đẹp của đời sống Salêdiêng , mà Don Bosco đã để lại, không phải là tất cả; ta cỏn phải tìm hiểu chính mình. Lời cầu nguyệnlừng danh của thánh Âu Cơ tinh: “Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con được hiểu biết chính mình con”, là cả một lời khẩn nguyện để được một sự hiểu biết và một sự thiêng liêng sâu sắc hơn về chính bản thân mình.
Thomas Merton đã viết:
“Ta chỉ có thể là người có khả năng tự hiến, vì ta có chính mình để cho. Nhưng làm sao ta có thể trao ban Chúa Kitô nếu ta chưa tìm ra Ngài,và làm sao có thể tìm ra Ngài nếu ta không biết khám phá ra chính mình.”
Hagmater và Kenedy, mà chúng ta đã trích dẫn ở trên, đã viết như sau về tầm quan trọng phải biết mình:
“ Có một sự thật rất mực quan trọng thuộc phạm trù tâm lý hàm chứa trong giới luật của Đức Kitô : Yêu tha nhân như chính mình, con người trước hết phải học để hiểu biết chính mình, để vạch ra được một tương quan lành mạnh với chính mình, bởi vì đây chính là khuôn mẫu của tất cả mọi mối tương quan khác. Có một lối yêu chính mình đúng đắn, bởi vì như thánh Thomas Aquino đã nói: “Tình yêu mà một người dùng để yêu mình là hình thái và căn nguyên của mọi tình bạn. Thực vậy, ta làm bạn với kẻ khác bởi vì ta cư xử với họ như ta cư xử với chính mình ! Biết về mình luôn luôn là một trong những mục tiêu của việc đào luyện tu sĩ, tuy nhiên nhiều khi quá nhấn mạnh trên diện chữa trị nghĩa là trên những sai sót của cá nhân. Con người trưởng thành phải nhận biết được cả những khía cạnh tích cực của mình, và điều này tạo nên sức mạnh cơ bản của nhân cách người đó. Nếu không thành công trong việc trở nên con người cá biệt mà Thiên Chúa đã muốn họ là khi tạo dựng họ, người đó chẳng thể nào có được một căn tính thực thụ. Họ có thể cố gắng để đáp ứng những mong đợi của kẻ khác, nhưng chỉ là vô vọng; điều này thực tế trở thành một lối sống. Nhưng không thể có những tương quan lành mạnh với tha nhân, không thể có tình yêu đích thực, nếu tự căn bản chưa có một nhân vị đích thực. Một ý thức sâu sắc về nhân cách của mình, kết quả của sự chính trực và trưởng thành, chỉ có thể có được nơi một nhân vị thật. Thái độ thâm sâu này đối với bản thân là rất thiết yếu để có thể tăng trưởng và làm tăng trưởng kẻ khác” (O.C)
Có thể thông thường người ta tập trung nỗ lực vào việc say sưa khám phá những điểm tiêu cực, những khuyết điểm, nhưng sa ngã những thiếu sót của mình: thực là một công việc nặng lòng và làm nhụt chí nếu ta không xét tới cả những phẩm chất tích cực của mình. sự quân bình là điều quan trọng, như nhà tâm lý học Tiến sỹ Karl Menninger đã nói: “Những thái độ căn bản thì quan trọng hơn từng sự kiện một”. Việc tâp trung thái quá vào những khía cạnh tiêu cực có thể dẫn ta tới một cảm nghĩ thất đảm và thậm chí bị tê liệt trong mặc cảm tự ti. Đương nhiên ta không được phủ nhận hoặc che đậy những gì là tiêu cực trong ta, nhưng một thái độ thực sự tích cực về bản thân, đặt cơ sở trên niềm tin sống động vào tình yêu và sự trợ giúp của Thiên Chúa, có thể biến đổi những góc cạnh tiêu cực nơi ta nên những bậc thang trên con đường tiến tới trưởng thành.
Thiết tưởng tới đây ta nên xem xét qua vấn đề về mặc cảm tự ti vì nó có thể trở thành chướng ngại lớn trên bước đường tăng trưởng của ta.W.J. McBride đã viết:
“ Gốc rễ của mặc cảm tự ti chính là sự sợ hãi. Bởi vì bất cứ ai để cho tâm trạng sợ hãi phát triển nơi mình- hậu quả của một kinh nghiệm khống chế và dồn nén- sẽ có một viễn ảnh đời sống nhuộm màu tiêu cực. Điều này có nghĩa là cá nhân đó, thay vì tự tin tiến tới phía trước hướng về một thái độ hoàn toàn tin tưởng nơi mình và trưởng thành, lại tìm mọi cách để thụt lùi lại phía sau, đi tìm cảm thức an toàn và được che chở của thời ấu thơ( sự thoái hóa). Trong tình trạng ấu trĩ đó, họ đã từng có những quyết định và gánh lấy những trách nhiệm, nay vì bị sợ hãi đe dọa tâm trí họ lại ẩn náu trong sự an toàn và yên ổn thời thượng. Đây chính là lời giải thích về tinh thần trẻ con nơi nhiều người lớn và tính ấu trĩ của thời đại chúng ta”. (The Inferionty Complex 1957).
Qua khoa tâm lý ta biết rằng thông thường mặc cảm tự ti có nguồn gốc từ thời niên thiếu, khi mà những ấn tượng sâu đậm in vào một người vè để lại những hậu quả kéo dài suốt đời sống. Những nguyên nhân có thể có mặc cảm tự ti là vô số và cố gắng để phát hiện ra nơi một người không phải là một công việc dễ dàng.
“ Tất cả kinh nghiệm bị ức chế, do bất kỳ nguyên nhân nào, ở gia đình, trường học, ngoài xã hội, đều dẫn tới việc làm nhân cách bị méo mó hoặc trống rỗng, đơn giản bởi vì những cảm xúc lẽ ra phải tìm được một diễn tả trong việc phát triển nhân cách hay trong hoạt động mang tính xã hội, lại không tìm được một lối thoát thích hợp và sáng tạo” (McBride).
Và đây là điều tiến sĩ Mc Dougal, một nhà tâm lý lỗi lạc khẳng định:
“ Hầu như không có luật trừ, mọi trẻ em đều cần được khích lệ để tự tin hơn là bị răn đe. Có biết bao trẻ em không thể nào ý thức được về những tiềm năng mình có, chỉ vì thiếu lời khích lệ. Đôi khi cần một lời nhận xét thôi là đạt được bao hiệu quả lâu dài. Phần lớn nỗi bất hạnh và không biết bao nhiêu những xáo trộn và căng thẳng thần kinh đều bắt nguồn từ việc quá nghiêm khắc trong việc trách phạt trẻ em, bất hạnh và xáo trộn có thể kéo dài cả cuộc sống vì bắt nguồn từ mặc cảm tội lỗi sâu sắc”.
Lời khẳng định trên có thể có một ý nghĩa đặc biệt đối với Salêdiêng chúng ta, trong tương quan với các thanh thiếu niên được trao phó cho ta coi sóc.
Còn với trường hợp chúng ta, trong khi tìm cách phát hiện những yếu tố tiêu cực cản trở việc tiến tới trưởng thành, ta cũng cấn xét về khả thể mặc cảm tự ti này có thể tồn tại cả trong mình. McBride giải thích như sau”
“ Chúng ta phải công nhận rằng cảm thức về sự hụt hẫng và thiếu xót là rất phổ biến. Không có cách nào thoát khỏi. Trước sau gì mọi người đều trải qua kinh nghiệm này. Vì thế cũng rất cần phải công nhận rằng sự hụt hẫng và thiếu xót đó có thể là một kích thích để tiến lên mức cao hơn. Điều này xảy ra trong mọi lãnh vực đời sống. Nếu ta không cảm thấy mình thấp bé, ta không thể tiến bộ, cũng không thấy khát vọng hơn. Bất hạnh chỉ xẩy ra khi ta để những tình cảm này chế ngự và đè bẹp ta tới độ loại khỏi ta mọi kích thích can đảm và tham vọng vươn tới”.
Một khía cạnh hầu như chắc chắn đưa chúng ta trở lại mặc cảm tự ti đó là tính hay kêu ca phê phán. Ai trong chúng ta cũng biết thiệt hại cá nhân cũng như cộng thể phải chịu vì nó. Nếu người ta nói rằng kẻ châm chọc là một người đã từng bị vỡ mộng, thì ta cũng có thể nói như thế đối với người chỉ trích phê bình.
Sự phê phán trung thực rất cần thiết để phân biệt được giữa một sự kiện tích cực và một tiêu cực, nhưng bao giờ cũng xây dựng và tích cực vì tránh tấn công vào nhân vị. Việc chỉ trích phê bình, trái lại, tấn công, phá hoại và khinh miệt nhân vị là tiêu cực, là xấu xa. Đó chính là hậu quả- đôi khi hoàn toàn bất ngờ- của một mặc cảm tự ti nơi chính cá nhân của người phê bình.
Tác giả McBride, mà chúng ta đã trích dẫn nhiều lần trên đây, có một điều muốn nói để giúp một số nguòi trở lại với những vấn đề nền tảng trong nỗ lực trưởng thành của họ phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Tác giả đề cập tới những cố gắng vô vọng mà một số người thực hiện để che đậy mặc cảm tự ti của mình. Và có thể với một chút khôi hài, tác giả chọn mẫu người điển hình để khảo sát là “người thấp bè nhưng lại ưỡn ngực vươn vai”. Nhiều anh em Salêdiêng có khổ người thấp bé, nhưng hy vọng rằng không rơi vào mặc cảm tự ti bải hoải này. Dầu vậy đây là điều nhà tâm lý học nói:
“Tính ngạo mạn của những con người thấp bé đã trở thành phương ngôn: nhất lé nhì lùn. sự lên mặt ngạo nghễ họ có chẳng qua chỉ là một cố gắng vô vọng để bù trừ tình cảm âm thầm họ chịu đựng vì khuyết tật thể lý. Nếu người thấp bé không có phản ứng hoặc rút lui, nếu ngừng đấu tranh và khẳng định chính mình, họ sẽ bị gạt qua một bên. Nhưng chính vì bản năng sinh tồn là định luật chung nhất của thiên nhiên, con người thấp bé trở nên gây gỗ hung hăng để thống trị môi trường sốngvà đảm bảo được sự an toàn bản thân. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp cá nhân họ có những khả năng thực sự, thái độ trên chỉ là một hình thức bù trừ lệch lạc. Những khả năng đích thực cho dầu rất khiêm tốn đi nữa- và một tình bằng hữu chân chính sẽ tạo thành lá chắn hữu hiệu để cứu họ khỏi mặc cảm trống rỗng nghị mình vô giá trị. (O.C)
Các Salêdiêng thấp bé không hế mất can đảm ! Người ta thường nhắc tới Napoleon đã từng là người thấp lùn và nói rằng sức mạnh của chất nổ tập trung trong một khối lượng nhỏ bé. Tuy nhiên tôi muốn đề nghị với bạn nào nếu không may thật sự rơi vào mặc cảm tự ti chỉ vì khổ người của mình và nếu mặc cảm đó đã đưa bạn tới những hành động thiếu trưởng thành- hãy khẩn cầu với con người thấp bé co tên GiaKêu, người mà- sau cuộc gặp gỡ đầy cảm động với Chúa Giêsu- đã xuống không những khỏi những nhánh cây mà ông bám vào, mà còn xuống khỏi những mặc cảm nữa. Ông đã đối diện với “khuyết tật” của mình như một con người đích thực và từ đó trở đi ông đã bắt đầu tăng trưởng.
Và để những người Salêdiêng có chiều cao tương đối không vội vui mừng vì những gì đã nói tới ở trên, cho phép tôi giờ đây đề cập tới một mặc cảm khác có thể đánh vào họ cũng như vào những người thấp bé. Và để ngắn gọn tôi trích dẫn McBride nữa:
“Ngay cả con người, khi nói năng làm ra vẻ kẻ cả, cũng đang tìm một sự bù trừ lệch lạc. Ta có điển hình về thái độ này nơi những con người có nguồn gốc khiêm tốn và trình độ văn hóa giới hạn- dầu vậy họ vẫn muốn tạo ấn tượng là những nhà tri thức cao siêu… một tình cảm tự tôn mong rằng sẽ tạo được một hố cách biệt giữa họ và người bình thường!”.
Có thể có những người thở ra nhẽ nhõm vì thành thực cho rằng mình không rơi vào hạng người đặc biệt đó. Ta phải nói với họ sao đây? Tôi xin phép cả lúc này trích lời của Mc.Bride để trả lời:
“Trong đời sống cộng đoàn có những người nam hay nữ không thể chịu đựng nổi nếu không được đặt vào trung tâm của tất cả; họ tỏ ra có tài lãnh đạo bẩm sinh, được trời phú cho một nhận cách độc nhất không ai sánh bằng: họ tự cho mình là hoàn thiện, là khác thường; là bề trên kẻ khác ! Các nhà tâm lý nói hạng người này mắc phải mặc cảm tự tôn. Có nghĩa là họ không chịu được khi có người dám phản bác ý muốn của họ, họ huyênh hoang cho rằng mình trổi vượt không ai sánh bằng, và khi bị hạ nhục hay thấy rằng mình không được kẻ khác trọng kính nể phục như mình đáng, họ có thể cư xử cách rất kỳ cục. Tuy nhiên mọi thứ tình cảm tạo hố ngăn cách giữa người với người được tạo dựng để sống tập đoàn, sống xã hội. Tình cảm gây phân cách này rõ ràng là lời nguyền rủa đối với thế giới hiện đại. Đó chính là nguyên nhân của những sự ngăn cách đố kỵ giữa giai cấp này với giai cấp khác, phải chịu trách nhiệm trực tiếp về thái độ độc tài mà nhiều người mắc phải. Về sự căm thù, đối đầu và chiến tranh. Sâu xa thì đó chính là một cố gắng bù trừ cho mặc cảm tự ti, bởi vì những tinh thần cao thượng thực sự sẽ không nhìn nhận bất cứ sự khác biệt nào giữa bạn thân với những con người hữu hạn khác. Mỗi khi khám phá ra những triệu chứng của độc đoán,c ủa đấu tranh, của ngạo mạn, nguyền rủa và của đòi hỏi thái quá, lúc đó ta khám phá ra sự tồn tại của một mặc cảm sâu sắc về khiếm khuyết và thiếu tự tin trầm trọng.”
Thiết tưởng hay biết mấy nếu không có người Salêdiêng nào là nạn nhân của những tình cảnh đáng thương ấy, tuy nhiên để bảo đảm hơn và cũng vì sự thẳng thắn mỗi người. Chúng ta hãy nghiêm túc xét mình nếu chẳng may có những ký sinh vật này đeo bám ta mặc dầu ta không hề hay biết, và ngăn cản sự tăng trưởng của ta trước mặt Thiên Chúa và loài người.
Phương thuốc chữa mặc cảm tự ti
Còn những phương thuốc chữa trị mặc cảm tự ti này thì sao? Dầu sao thì những thái độ kể trên cũng rất phổ biến tới độ hầu hết mọi người trước sau cũng có cảm nghiệm, và chẳng ai ngây ngô tới độ một cách tiên quyết đơn giản gạt bỏ khả năng là cả mình cũng đang hoặc đã có những cảm nghiệm này. Về điều này ta phải cầu xin Chúa Thánh Thần và xin ơn Ngài soi sáng chữa lành, để nhìn ra những yếu đuối của ta trong tất cả sự thật không che đậy. Ngài sẽ trợ giúp ta duyệt xét mình cách trung thực, để nhìn sâu vào quá khứ cũng như tình trạng hiện tại của ta. Nếu thành công trong việc khám phá ra nguyên nhân các yếu đuối của mình, ta mới dễ dàng thấu hiểu chính mình và can đảm bắt tay vào công việc chữa trị.
Lịch sử đã cống hiến rất nhiều tấm gương của những người nam nữ đã từng chịu đựng những thất lợi lớn, nhưng đã không cho phép những yếu đuối phá hủy sự vươn tới trưởng thành và ngăn cản họ trở nên hữu dụng cho tha nhân. Lịch sử không thể ghi lại tất cả, tuy nhiên xin cho phép tôi đưa ra đây một tấm gương của thời đại chúng ta. Một thiếu nữ Đan Mạch tên Lis Hertel, bị bệnh bại liệt cột sống, nhưng nhờ quyết tâm và lòng can đảm đã thành công trong chữa trị và trở về với cuộc sống bình thường, tới độ trở thành nữ vô địch môn đua ngựa. Chưa thỏa mạn với thành quả đó, cô hiến mình giúp đỡ các nạn nhân của chứng bại liệt, tin chắc rằng tấm gương của mình có thể khích lệ những em khác cố làm theo. Việc tông đồ của cô phần lớn là viết thơ cho những người bất hạnh đó. Và đây là một mẫu thư:
“ Bạn đừng bỏ cuộc ! Đầu hoàn cảnh xem ra vô vọng tới mấy đi nữa, bao giờ cũng vẫn còn một khả năng tiến bộ, mà ai biết được, lại là mốc quết định trên đường bình phục đó. Bạn hãy tiếp tục cố gắng chữa trị. Bạn có thể làm bất cứ điều gì, miễn là bạn tin là nó kho khó…”.
Nếu những điều trên mạng lại hiệu quả và trợ lực cho nhiều người chịu đựng những căn bệnh thể lý trầm trọng, thì chắc rằng ơn Chúa lại càng hữu hiệu hơn để ban cho ta lòng can đảm vượt thắng những trở lực thiêng liêng và những khuyết tật nơi nhân cách của ta. Salêdiêng chúng ta có gương sáng của Đầy tớ Chúa: Cha Andre Beltrami, đã biết dùng ngay chính cơn bệnh của mình để có những tiến bộ trên con đường nên thánh. Có biết bao người con cái khác của Don Bosco đã được tấm gương can đảm anh hùng của ngài soi dẫn, đã vươn tới chiều cao lý tưởng hiến mình phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.
Do đó chẳng có mạc tự ti nào ngăn cản nỗi ta trưởng thành cách này hay cách khác. Như ta đã thấy, ngay cả những đổ vỡ, nếu được chịu đựng với tinh thần mạnh mẽ và cầu nguyện vẫn có thể trở thành những nấc thang leo tới những đích cao hơn.
Các nhà tâm lý nói rằng khi có vấn về khuyết tật thể lý nơi một trẻ em hay người lớn, cần phải dạy cho họ tìm một hình thức bù trừ nào đó, qua việc thuyết phục họ tìm cho mình sư khuây khỏa hay tự khuây khỏa bằng việc chuyên môn hóa trong một khả năng nào đó cho phép họ cảm thấy hữu dụng và có giá trị để bù lấp sự thiếu khả năng thể lý. Hoặc giả họ phải học biết ít là chấp nhận với lòng can đảm và bình thản, xác tín là tinh thần mới có giá trị thực sự.
Cũng tương tự, không có bất kỳ lý do nào để một người phải sống cả cuộc đời mang mặc cảm là không thể nào vượt thắng hoặc thăng hóa những khiếm khuyết nơi nhân cách và đức tính thiêng liêng mà họ gặp phải. Ngay cả một mặc cảm tự ti sâu sắc, bắt nguồn từ một tình cảm bị xúc phạm trong thời thơ ấu và dồn nén trong tiềm thức, vẫn có thể được ơn thánh và kinh nguyện trợ giúp tới mức những hệ quả tiêu cực của nó bị vô hiệu hóa và tâm trí tìm lại được sự quân bình. Phần còn lại dành cho can đảm, kiên nhẫn và nỗ lực không ngừng để vượt thắng bất kỳ trở ngại nào ngãng trở bước tiến của ta tới trưởng thành. Về điều này nhà tâm lý học công giáo Rudolf Allers cho những lời khuyên giá trị sau đây:
“ Trong nỗ lực gạt bỏ những thói quen xấu và tránh những sai sót thường phạm, điều quan trọng nhất đương nhiên phải là phá đổ được thái độ nền tảng tạo thành nguyên nhân của những lối cư xử tiêu cực của ta. Đừng bao giờ được quên rằng chính tính kiêu ngạo, phản loạn, cay độc và tham vọng là nguồn gốc vủa biết bao nhiêu kinh nghiệm đau thương. Những thái độ nền tảng này tuy nhiên chỉ có thể đương đầu và sửa chữa nếu ta thành công trong việc chế ngự được những biểu hiện cụ thể của nó. Chẳng hạn, không thể nào vun trồng một thái độ chung chung, lý thuyết như khiêm nhường, ta cần phải học để cư xử khiêm tốn trong hoàn cảnh cụ thể được xác định. Để đạt được mục tiêu này, ta phải bắt đầu sửa chữa một trong những thói xấu hay một trong những lối cư xử tiêu cực. Không thể nào đồng loạt sửa chữa tất cả một lúc được” (O.C).
Tác gải Allas còn cho lời khuyên rất khôn ngoan sau đây:
“Suy xét về nguyên nhân của một lối cư xử nào đó thì hữu hiệu hơn là đơn thuần quyết định thay đổi lối xử sự. Việc đơn giản nhận thấy một vài nguyên do lỡ lầm cũng chưa đủ, mà còn phải thay thế được những nguyên do đúng đán. Và sẽ hoàn toàn vô ích nếu một người chỉ tập trung vào những điều mình làm hay vào cách thức mình làm,mà quên xét kỹ điều mình phải làm.”
Khi ta nghĩ tới lòng can đảm và kiên trì Gioan Bosco khi trẻ đã tỏ ra trong việc thể hiện ơn gọi mình, và cách thức chàng- với sự trợ giúp của kinh nguyện- đã vượt qua tất cả mọi trở ngại và đã nỗ lực rèn luyện nhân cách, cả chúng ta cũng tìm được can đảm để tiếp tục những cố gắng của ta. Sau này gặp những khó khăn còn lớn hơn, Don Bosco vẫn vượt qua được cả với cùng một cách thức. Điều này cho ta thấy cả chúng ta trong những thử thách và chiến đấu, ta cũng phải tỏ ra can đảm và tin tưởng vào lòng từ ái và lời cầu bầu quyền thế của Cha Thánh trước tòa Chúa.
Dĩ nhiên là ta cần phải can đảm, nhưng đừng có ai phóng đại khía cạnh này tới độ trở thành lời bào chữa để trốn tránh cố gắng. Thật đáng thương biết mấy nếu một người không biết làm gì hơn là than trách mình quá yếu đuối, rằng mình không thể có can đảm cần thiết để sửa đổi; rằng mình gặp phải những khó khăn không thể nào vượt quá nổi: chẳng qua đó chính là lời bào chữa của một người thiếu trưởng thành hòng che đậy tính lười biếng thiêng liêng của mình.
Điều mà cố tổng thống John Kennedy đã viết trong cuốn ProFiles In Courage, được coi như một lời kết luận tội tính nhát đảm này, và có thể khích lệ chúng ta đang dấn mình vào công việc trưởng thành hóa:
“ Để trở nên người can đảm, đâu cần phải có những đức tình phi thường, những công thức thần bí hay những phối hợp đặc biệt giữa thời gian, nơi chốn và hoàn cảnh. Đó chính là một tình hướng mà trước sau gì ai cũng gặp được thôi.”
Trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào cũng phải biểu lộ tính can đảm, cần phải chấp nhận bất kỳ hy sinh nào để có thể sống theo lương tâm mình, mỗi người đều phải tự quyết định lấy hướng lịch sử của mình. Sự tích can đảm của những bậc anh hùng trong quá khứ có thể mô tả cho ta biết can đảm là gì, có thể cho ta những bài học quí giá, gia tăng lòng tin tưởng, làm ta thêm phấn chấn. Nhưng chúng đâu có thể cho ta chính lòng can đảm. Để có được can đảm, mỗi người phải nhìn vào trong chính tâm hồn mình”.
Nhân cách bình thường
Chesterton một người Anh trở lại đạo, đã viết nhiều sách đầy khôn ngoan và mạnh mẽ. Một trong những khẳng định của tác giả:
“ Nghịch lý trước hết của kitô giáo là tình trạng bình thường của con người lại không phải là điều kiện sống dựa trên quân bình và sự hợp lý, bởi vì chính sự bình thường lại là bất bình thường” (OrFodossia).
Phần đa chúng ta lại thích coi mình là bình thường, nhưng không tránh khỏi quá tự phụ và tự lừa dối mình. Cha Enea Tozzi, một Salêdiêng đã quen biết Don Bosco rất rõ (Cf.Memorie biografiche), khi đã lớn tuổi, một lần nọ Ngài đã mạnh bạo lên tiếng chống lại mối nguy hiểm phải đối diện với cuộc sống trong tình trạng hầu như hoàn toàn trong ảo tưởng.
“Càng trở nên già, lớn tuổi như Cha đây chẳng hạn, càng ít nhận được những nhận xét, để rồi cuối cùng- đầy dẫy những khuyết điểm tật xấu- ai nấy đều biết hết, ngoại trừ mỗi bản thân mình !”.
Trong viễn tượng này bây giờ chúng ta cứu xét tới những yếu tố tạo nên một nhân cách bình thường và những gì ngăn cản. Có thể nhờ vậy ta tìm được những điểm ứng dụng. Bác sĩ Thomas Verner thuộc dòng Xitô trong cuốn Heroic sanctity and Insanity, đã viết:
“Một nhân cách bình thường:
- Là hòa hợp với chính đời nội tâm của mình, với sự kiểm soát nghiêm ngặt các cảm xúc, với một lý tưởng sống cao đẹp được hướng tới cách chân thành và hữu hiệu, với một lối sống hành xử được những nguyên tắc luân lý lành mạnh hướng dẫn;
- Là được hội nhập tốt vảo đời sống gia đình của mình, biết yêu mọi người và thoát khỏi mọi hình thức đối kháng ghen ghét đối với bất kỳ ai.
- Là tìm được thoải mái trong môi trường làm việc và trong xã hội mình sống;
- Sau cùng là phải hòa hợp được- trong tư cách là tạo vật có lương tri- với Thiên Chúa Đấng tạo hóa của mình.”
Sau đó tác giả liệt kê một số nguyên nhân chính của sự mất hòa hợp:
- Thiếu một lý tưởng sống xứng đáng.
- Thiếu những nguyên tắc luân lý lành mạnh.
- Tinh thần phản loạn chống lại gia đình và xã hội, thường do nền giáo dục sai lầm cha mẹ cho đứa trẻ vào những năm đầu.
Trong năm tập chúng ta đã được giải thích những nguên tắc lành mạnh của tôn giáo và của đời sống Salêdiêng, chúng ta có được mội vị hướng dẫn để giúp ta đặt nền móng vững chắc cho đời sống nội tâm và thực tập một thứ kiểm soát đúng đắn và quân bình các cảm xúc của ta. Về điều này hiến luật 1971 nhắc nhở ta:
“Tập viện cống hiến cho ứng sinh khả năng bắt đầu kinh nghiệm tu ttrì salêdiêng. VÌ thế cộng thể tập viện phải là một gương mẫu về đời sống Salêdiêng, nơi mà kinh nghiệm đơn sơ phúc âm, tình bằng hữu và lòng kính trọng lẫn nhau tạo nên một bầu khí tín nhiệm và thuần thục. Hành động phối hợp và cổ võ của tập sư hướng dẫn lòng quảng đại của các tập sinh tới việc hiến dâng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa, vì lợi ích của tha nhân, theo tình thần của Don Bosco và trong những hình thức mà họ sẽ sống sự tự hiến đó như người đã tuyên khấn” (khoản 111).
Cũng tương tự, trong điều lệ chính thức và trong chỉ dẫn được Ban Thượng Cố Vấn Salêdiêng phê duyệt dành cho những năm tập vụ, chúng ta cũng tìm thấy những quan tâm tới vấn đề trưởng thành nhân bản, với nhấn mạnh đặc biệt trên những điểm sau đây: Việc hội nhập vào cộng thể thông qua hoạt động nhóm; việc dần dần phát triển nhận thức về khả năng cũng như giới hạn nơi mình và nơi người khác; biết chấp nhận hoàn cảnh đó; việc củng cố ý chí; phát triển trách nhiệm cá nhân; sự thấu hiểu ý nghĩa của nghèo khó và lao động của chúng ta. (Xem Công Báo Thượng Cố Vấn số 276- tháng 10- 12- 1974).
Chúng ta có thể thấy là những điều trên rất phù hợp với lược đồ về nhân cách bình thường do Moore phác họa. Do đó tu hội đã làm hết cách để tạo cơ sở vững chắc và những chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo việc đào luyện các người Salêdiêng vững chắc tâm lý và thiêng liêng. Khi nào có một người có lối cư xử bất thường hoặc thiếu tế nhị, cần phải tìm ra nguyên nhân nơi những biểu hiện kém trưởng thành, thường là nơi một trong những yếu tố được đề cập tới ở trên. Đôi khi, như trên đây chúng ta đã thấy, nguyên nhân sai sót có thể trở ngược lên những năm đầu đời, và tốt hơn hết vẫn là cố gắng trở lên với những nguyên nhân xa vời đó để tìm ra tiền đề và có những biện pháo thích hợp với hoàn cảnh đang xảy ra. Các tác gia Hagmater và Kennedy đã nghiên cứu về đề tài này và có thể giúp chúng ta:
“ Một nghiên cứu mới đây đã cố gắng xác định những đặc tính giúp đào tạo một nhân cách luân lý trưởng thành trong một bối cảnh gia đình. Điểu được xác định khá rõ đó là sự trưởng thành luân lý của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều mức độ tin tưởng và đón nhận em có được tại gia đìnhm cũng như vào sự kiểm soát liên tục của phụ huynh. Những cá nhân đạt trưởng thành và luân lý cao xuất thân từ các gia đình dân chủ, có một bầu khí tin tưởng, chân thành và thông cảm nhau sâu xa. Trái lại một người biết thích ứng từ một gia đình có nề nếp, luật lệ có kỷ cương, có tổ chức chặt chẽ, quyền bính đôi chút nghiêm khắc. Người “thích ứng ba phải” thường không có một nhân cách mạnh, đặc điểm của một người có khả năng hành sử luân lý trưởng thành” (o.c)
Tuy nhiên, bất chấp hoàn cảnh cá nhân ta có thế nào đi nữa, và bất chấp những hậu quả chúng đi lại trong ta dưới dạng tiềm thức rất khó nhân ra, chúng ta cần nhớ rằng ơn Thánh Chúa không những hiệu quả trong việc sửa chữa bất kỳ loại thiếu trưởng thành nào mà còn luôn luôn ở trong tầm tay của mọi người chúng ta.
Quyết định trong đời
Một thái độ mà sự trưởng thành không thể dung đúng, đó là sự do dự. Chúng ta đã tìm cách gợi lên một vài khía cạnh tâm lý của vấn đề, hy vọng sẽ giúp ta biết mình nhiều hơn cả những khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên rõ ràng là không ai được quyền dấn thân thuần lý thuyết. Đời sống là hoạt động. Nếu muốn trưởng thành, ta phải năng động và hoạt động.
Trước hết, qua trợ giúp của kinh nguyện, ta phải khám phá ra cả những mặt yếu lẫn mặt mạnh của mình, đừng trốn tránh một vấn đề nào. Như đã trình bày, công việc này có thể thực hiện bằng nhiều cách. Sau khi đã đối diện với chính mình cách thẳng thắn, như chính Chúa nhìn thấy ta, ta phải bắt đầu áp dụng ngay một kế hoạch sửa mình đầy can đảm. Michel Quoist rất thực tế viết những lời sau đây:
“ Bao lâu bạn còn từ chối chấp nhận con người mình, bấy lâu bạn không thể xây dựng hoàn toàn bản thân bạn, bởi vì bạn chỉ lo mơ tưởng những phương thế kẻ khác có để xây dựng cuộc sống của họ, trong khi chẳng biết gì về những cái bạn có trong tay. Dụng cụ của bạn có thể khác với kẻ khác, nhưng lại thích hợp với mục tiêu của bạn. Đừng băn khoăn về những dụng cụ kẻ khác có, hãy tìm ra cái thật của bạn và hãy bắt tay vào việc ngay. Đừng khước từ nhìn nhận những giới hạn của mình, đó là một đại họa đấy. Từ chối không có nghĩa là giải thoát. Nếu có giới hạn nào mà lại phớt lờ đi có nghĩa là cho phép nó rình rập và phá hủy đời sống bạn. Trái lại hãy chấp nhận chúng như chẳng giảm khinh. Nếu có điều gì còn có thể sửa chữa thì còn chờ đọi gì nữa? Bạn hãy bắt tay vào ngay đi, nhưng với thái độ bình thản và kiên nhẫn. Còn nếu có những điều bạn không thể đổi thay, hãy chấp nhận thực trạng đó. Điều này không có nghĩa là thất đảm cúi gằm mặt đầu hàng số mệnh. Bạn phải học biết ngẩng cao đầu và chấp nhận thực tế. Hãy chịu đựng nó và dâng nó cho Chúa. Hãy thâm tín rằng Thiên Chúa đang ngắm nhìn bạn, và trước mắt Ngài bạn là đối tượng Ngài yêu mến, không hơn mà cũng không kém vì những điều mà hiện nay bạn đang khắc khoải. Hãy ném những lo âu , những đau khổ và cả những bất mãn của bạn vào tay Ngài… Hãy học biết tín thác vào sức mạnh của Ngài hơn là vào khả năng của riêng bạn trong việc đối phó với những vấn đề của mình. Càng nhận ra giới hạn và khiếm khuyết, bạn càng phải chấp nhận và dâng chúng lên cho Chúa. Chỉ như thế bạn mới khám phá ra rằng chính sự nghèo hèn của bạn lại trở nên nguồn mạch sự phong phú đích thực của bạn đấy!” (o.c).
Lời khích lệ hành động rất chân tình trên chắc chắn chạm tới phím đàn đang rung lên trong tâm hồn, những người Salêdiêng chân thực đang thực sự mong ước đạt được tới sự trưởng thành. Đàng khác điều mà Quoist nói bằng một lời văn khác chẳng qua là điều mà Công Đồng Vatican II đã từng hô hào từ nóc đỉnh đền thờ thánh Phêrô cho toàn thể Giáo Hội qua khẩu hiệu: Canh Tân! Dòng chúng ta được coi như một thành phần rất quan trọng của Giáo Hội, và vì thế như một tổng thể nó phải ý thức sâu xa yêu cầu tự hoàn thiện. Dòng đang nỗ lực đáp ứng yêu cầu đó trên bình diện cơ chế thông qua những chương trình và hướng dẫn pháp lý. Điều này thật tuyệt. Tuy nhiên tiến bộ đạt được sẽ phải khựng lại, nếu từng phần tử hội viên một không khuân rập theo đó thông qua những nỗ lực của chính họ để canh tân bản thân mình về thiêng liêng và luân lý.
Đó chính là lý do để Tổng Tu nghị XX đã có những nhấn mạnh sau đây:
“Nhu cầu lắng nghe Chúa Thánh Thần, dễ dàng vâng nghe những thôi thúc của Ngài, và nhờ thế liên tục hoán cải để đạt tới sự thánh thiện, được hiểu như là thể hiện đươc kế hoạch của Thiên Chúa dành cho từng người đã được Thánh hiến… Người Salêdiêng biết khai thác tất cả những tiềm năng của bản thân mình, đồng thời cũng biết hành động trong tư cách là phần tử của một cộng thể, hãy nhớ rằng Chúa Thánh Thần ban phát các đoàn sủng của Ngài, không dành cho cá nhân, nhưng cho toàn cộng thể, hầu tăng triển trong đức ái” (TTN/ĐB s.22).
Như thế những nỗ lực của bản thân chúng ta, trong tư cách là Salêdiêng đang trên đường trưởng thành, trở thành tối quan trọng cho việc phát triển đích thực, việc canh tân và kiên cường của chính Tu Hội chúng ta. Điều này cũng đúng đối với tỉnh dòng và cộng thể địa phương chúng ta. Nếu ta thiếu hụt nghị lực và lòng quảng đại, mỗi cấp trong cơ chế này đều chịu thiệthại do sự thiếu xót này gây nên- và đó là lỗi tại ta. Nếu những nỗ lực thăng tiến của ta không mấy thực tế, rời rạc và thiếu chặt chẽ, ta đang làm giảm nhịp sống của toàn cộng thể, và trách nhiệm rơi trên chúng ta.
Cervantes đã nói rằng: Nếu ta đi hoài trên những con đường “đợi đấy” ta chắc chắn sẽ tới ngôi nhà “không bao giờ”. Bây giờ là thời điểm hành động, bây giờ là lúc ta nâng đỡ, xây dựng cộng thể, tỉnh dòng Tu hội của ta. Bây giờ là thời điểm trưởng thành thực sự, làm sao mà một người con đích thực của Don Bosco mà còn có thể lần nữa mãi được?
Những khía cạnh cần hoàn bị: đời sống cầu nguyện.
Cho tới đây chúng ta đã dành khá nhiều trang giấy để suy tư về những khía cạnh tâm lý của tiến trình trưởng thành. Bây giờ chúng ta đề cập tới việc ứng dụng thực tế, ít là cho một vài lãnh vực của đời sống cá nhân và Salêdiêng.
Chúng ta có thể nói về đời sống cầu nguyện của ta ra sao đây? Cuốn hồi sử (MB) trình bày cho chúng ta về Don Bosco như một người của cầu nguyện tích cực, hệ tại ở một nhận thức sinh động và sâu sắc về sự hiện diện này của Thiên Chúa, Don Bosco không những chỉ biết năng hướng mình thẳng về Thiên Chúa, mà còn chu toàn tất cả mọi việc bổn phận, trọng trách với sự cần mẫn và vui tươi, trong ước nguyện được chu toàn Thánh ý Thiên Chúa. Rõ ràng là ngài đã học được điều này nơi Thánh Phanxicô Salê, Đấng đã viết:
“Có một cách cầu nguyện rất dễ dàng và ích lợi, hệ tại ở việc tập cho tâm hồn ta làm quen với ý tưởng về sự hiện diện của Thiên Chúa, tới độ tạo nên được một sự kết hiệp thâm sâu, đơn sơ nhưng hoàn hảo với Ngài. Đó là một hình thái cầu nguyện rất là cao quí”.
Đáng lẽ ra phải là tinh thần cầu nguyện mà đối với mỗi người Salêdiêng phải trở thành bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng ta còn thấy thiếu hụt về lãnh vực này, thới vấn đề chúng ta phải đương đầu lại chính là làm sao vực dậy được điểm chuyên biệt này. Để luyện tập, lúc đầu chúng ta có thể phải dùng tới những phương thế và trợ giúp máy móc để nhắc nhở mình về sự hiện diện của Thiên Chúa, làm sao cho ngày càng thường xuyên hơn. Nếu ta thực sự xác tín về lợi ích của việc này, và ta coi sự hiện diện liên tục của Thiên Chúa như là một sự hiện diện phụ tử, nồng ấm và đầy yêu thương thì chắc chắn mối quan tâm thăng tiến này sẽ thúc đẩy chúng ta tới những nỗ lực trường kỳ và chân thực nhất.
Sau khi đã chấp nhận điều này như lý do nền tảng, có thể nói như thế, của việc cầu nguyện cá nhân của mình, chắc chắn, đối với ta, việc biến lời cầu nguyện riêng tư thành một cuộc đàm thoại phải cầu nguyện riêng tư thành một cuộc đàm thoại phải trở nên dễ dàng lắm. Ta có bao nhiêu đam mê, hướng chiều, khiếm khuyết, lỗi phạm; và nhớ ơn Chúa, cả những đức tính tốt.Chúng ta với những điều đó, với Thiên Chúa là Cha chúng ta, với Đức Giêsu người anh của chúng ta trong xác phàm- giàu lòng cảm thông, với Chúa Thánh Thần để cầu xin ơn soi sàng, với Đức Mẹ và Các Thánh để được’ các Ngài cầu bầu. Cha Bede Farret, Dòng Đaminh người Anh Quốc- rất thánh thiện đã nói:
“Ta nói chuyện thật dễ dàng mà cầu nguyện lại quá khó, bởi vì trong cầu nguyện ta không nói chuyện đủ; ta đọc kinh, có nghĩa là hướng về Chúa mà không thưa chuyện mặt đối mặt đối với Ngài. Trong khi đó cầu nguyện phải là một cuộc nói chuyện, một cuộc trao đổi, mở rộng cõi lòng; chứ không được là một điều gì giả tạo. Trên đời này không ai chấp nhận để người ta nói với mình kiểu chúng ta nói với Chúa”.
Tuy nhiên cũng phải nói thêm là trong cầu nguyện ta còn phải lắng nghe nữa. Hãy thỉnh thoảng, trong cuộc cầu nguyện –nói chuyện của bạn, dừng lại để cho Thiên Chúa có thể trả lời cách này hay cách khác. Điều này có thể thực hiện qua hình thức một tư tưởng tốt hay một sự soi sáng, qua sự gợi lên một quyết định tốt, một ước muốn lành thánh… Một đời sống cầu nguyện thi hành theo các tiêu chuẩn này chắc chắn phải dẫn tới một sự trưởng thành toàn vẹn và lớn mạnh hơn, nhờ nâng cao lãnh vực thiêng liêng, mà cả những tương quan cộng đoàn và xã hội của ta nữa.
Mà cả những việc thi hành cầu nguyện cộng thể cũng rất quan trọng đối với một người Salêdiêng trên đường trưởng thành. Anh có thể không luôn luôn cảm thấy hứng khởi- xét theo diện sốt sắng tình cảm- trong các giờ phút tham gia, nhưng anh nên tìm cách trung thành hiện diện, vì điều này giúp thanh luyện ý hướng của các thực hành này với một thái độ trân trọng. Điều thật sự đáng giá là lòng chân thành chứ không phải sốt sáng tình cảm. Anh ít ra hãy tìm cách hội nhập hoàn toàn vào tinh thần cầu nguyện cộng thể. Một người Salêdiêng, nếu thật sự lo lắng để luôn trung thành với ơn gọi của mình, để vượt qua những khuyết điểm và để tiến bộ trên đường thánh thiện, dứt khoát không được phép lơi là việc nguyện ngắm hàng ngày. Nếu xảy ra điều này, thái độ của anh rõ ràng đi ngược lại với cả một làn sóng hứng khởi đối với việc nguyện ngắm đang dâng lên mọi nơi trên thế giới, đặc biệt giữa các bạn trẻ, mà ngày nay chúng ta đang chứng kiến.
Nếu thật sự chính bạn là người đã buông lơi chuyện này, thì tại sao bạn không làm một quyết tâm quảng đại để đọc một cuốn sách nào đó giúp bạn chấn chỉnh lại tư tưởng về giá trị và sự cần thiết của nguyện gẫm? Có thể là một số những phương pháp bạn đã được dạy trong quá khứ không mang lại kết quả mong muốn? Thì bạn hãy thử cái khác. Trong những năm gần đây phương Đông đã dạy cho phương Tây nhiều phương pháp nguyện gẫm rất quí giá. Bạn không nhất thiết phải bắt chước người phương Đông, tuy nhiên, điều đó giúp nâng cao và phong phú hóa việc nguyện gẫm đều được ta vui mừng đón nhận và xử dụng.
Việc xét mình :ta có trung thành cả ở điều này? Don Bosco cho rằng “một lương tâm ngay thẳng chính là niềm an ủi lớn nhất trong đời” (MB Vol. Xi); do đó Ngài nhấn mạnh trung thành với việc xét mình hằng ngày. Tuy nhiên thật rất dễ rơi vào thói quen lướt qua những giây phút quí giá này. Tại sao bạn không thực hành đều đặn việc lược qua tuần tự ba điểm chính: bổn phận của ta đối với Thiên Chúa, đối với tha nhân và đối với chính mình? Đối với việc xét mình chung bạn làm điều này; tuy nhiên không một người Salêdiêng nào được bỉ qua việc dành mỗi ngày vài phút cho công việc được gọi là xét mình chi tiết. Qua việc này anh lượng định cách chính xác khuyết điểm hay khuynh hướng xấu làm đầu, lưu tâm không những tới những vết nhơ mắc phải mà còn cả những chiến thắng đạt được, trong nỗ lực vươn tới một mức trưởng thành cao hơn cả trong lãnh vực chuyên biệt rất ư quan trọng này. Có thể giải quyết rằng một trong những nguyên nhân căn bản làm nhiều người tiến bộ chậm chạp trên bước đường trưởng thành và thánh thiện chính vì bỏ rơi việc xét mình chi tiết. Cả về đề tài này tốt nhất ta nên chọn đọc một vài cuốn sách hay bải viết hữu ích.
Một Salêdiêng không sùng kính Phép Thánh Thể sẽ bị coi như một nghịch lý. Tuy nhiên rất có thể là lòng sùng kính của ta bị suy yếu dần. Dầu thế thì Phép Thánh Thể vẫn phải được coi như động lực chính yếu của toàn bộ tiến trình trưởng thành của chúng ta. Thánh Phanxicô Mauriac đã nói :“ Một Kitô hữu đi trên con đường về vĩnh cửu bằng các bước rước lễ. Tại mỗi bước của cuộc hành trình, Đức Kitô chờ đợi anh để cho anh bồi bổ lại sức mạnh và lấy lại lòng can đảm”.
Chúng ta hẳn rất quen với những lời của Don Bosco
“Bạn có muốn được hài lòng và hạnh phúc không? Hãy êu mến Chúa Giêsu Thánh Thể với tất cả lòng trí bạn!” (MB Vol.IV).
Và trong Thông Điệp vĩ đại Mysterium Fidei, Đức Phaolô VI quả quyết:
“Một khi được thanh tầy và kiên cường nơi mạch suối này, chúng ta sẽ không sống cho chính mình nữa, nhưng đời sống của ta là thuộc về Thiên Chúa, và chúng ta sẽ được liên kết bền chặt với nhau nhờ Đức Ái”.
Hiển nhiên là còn có thể biết nhiều hơn nữa về diễn Salêdiêng của lòng sùng kính Thánh Thể. Tuy nhiên mỗi hội viên Salêdiêng đều phải duyệt xét để thấy được mình đang ở trên, ở dưới hay ở điểm chuẩn xác trong mức tối thiểu an toàn mà lòng sùng kính tối hệ trọng này đòi hỏi, và rồi dẫn tới hành động.
Ta cũng phải suy xét về tầm quan trọng lớn lao mà Cha Thánh Sáng lập đã dành cho lòng sùng kính đối với Đức Maria, Phù hộ các Giáo Hữu –coi Ngài như Đấng Sáng Lập và Đấng nâng đỡ Tu hội chúng ta- chính Mẹ đã tỏ ra quan tâm sâu sắc và hầu như thoải mái để khẳng định về mình –không một người Salêdiêng nào được quên làm thường xuyên việc xét mình về lòng sùng kính đối với Đức Mẹ. Nếu thấy lòng sùng kính của mình suy yếu, thì phải lo củng cố bằng kinh nguyện, bằng việc đạo đức và bằng việc đọc sách thiêng liêng thích hợp.
Những khía cạnh cần hoàn bị: bác ái và cộng đoàn
Giờ đây tự nhiên chúng ta tiến tới một đề tài có tầm quan trọng sinh tử: đó là bác ái. Thực tế là một Salêdiêng nuôi dưỡng một lòng sùng kính lớn đối với Thánh Thể- bí tích tình yêu- và đối với Đức Mẹ, “Người Mẹ của tình yêu trọn hảo”, mà lại đồng thời không thực thi đức ái, thì thật là cả một sự quái đản không thể giải thích nổ. Đức ái và tình yêu xuất phát từ hai lòng sùng kính này phải củng cố nhiệt tình của chúng ta và tức thời thăng tiến tương quan của ta đối với tha nhân, bắt đầu từ những ai gần gũi chúng ta hơn là các hội viên và những người được trao phó cho ta. Họ là những người trước hết có quyền đòi hỏi. Thật là vô lý hoàn toàn khi nghĩ tới hạng người Salêdiêng hàng sáng trong Thánh lễ vẫn tiếp nhận Thiên Chúa tình yêu để rồi lạo nghĩ xấu hay xét đoán lệch lạc về nhau, thậm chí còn tỏ ra bên ngoài bằng hành động. Đây quả là một điều phạm sự thánh. Giảm khinh nhất thì cũng phải xác định đây là một sự thiếu trưởng thành trầm trọng, điều phải làm cho người Salêdiêng lo lắng và thúc đẩy họ làm điều gì đó tích cực và hữu ích để cấp thời sửa chữa tình trạng trên. Mỗi thiếu xót về bác ái là một tổn thương mới đáng vào Tế Vật Thánh Thể trong Thánh lễ, và thêm một lưỡi đòng đâm vào trái tim sầu khổ của Đức Mẹ.
Dầu chúng ta không lãnh quên bình diện bác ái đối với các học sinh chúng ta,đối với cha mẹ các chúng, các giáo dân và thành viên các đoàn thể của chúng ta,các khách khứa, những nhân viên phục vụ và mọi người chúng ta tiếp xúc, trong thực tế quan tâm bác ái lớn nhất của ta vẫn luôn phải là đối với cộng thể Salêdiêng của mình. Đời sống cộng thể lẽ ra phải là nguồn của đức ái đích thực, tuy nhiên bất hạnh thay đổi với những con người thiếu trưởng thành, nó lại tạo nên bao nhiêu là cơ hội để bộc lộ một ác ý thật sự và cụ thể. Về điều này người Salêdiêng không thể không nghiêm khắc với chính mình trong tất cả những rạn nứt dầu nhỏ mọn nhất chống lại bác ái, trong tư tưởng, lời nói và cách cư xử. Chấp nhận một tình trạng yếu đuối liên tục mà không vươn lên trong lãnh vực này là điều phi lý tột cùng.
Phương thuốc chữa chạy ư? Hãy cứng rắn với chính mình mỗi khi bạn lỗi phạm. Như một qui luật, bạn hãy tự ấn định một hình thức đền tội dứt khoát và hữu hiệu, không khoan nhượng, cho bất cứ điều gì lỗi phạm tới bác ái, trong tư tưởng, lời nói hay hành động, cho dầu xem ra có nhẹ nhàng, bé nhỏ tới đâu. Tối thiểu bạn cũng phải đọc ít là một kinh cho nạn nhân của bạn, nhưng tốt hơn là bạn còn làm một vài việc đền tội khác. Nếu bạn tỏ ra cứng rắng như thế với chính bản thân mình mỗi khi va chạm, bạn sẽ mau chóng lánh xa được các hình thức thiếu trưởng thành này.
Hãy cầu nguyện nhiều cho cộng thể, tỉnh dòng, tu hội của bạn và cho các vị lãnh trách nhiệm nặng nề ở cấp lãnh đạo. Cha Sterwart Sj đã viết:
“ Chiều kích của kinh nghiệm của tôi là chiều kích của đời dôi, mà chiều kích của đời tôi là chiều kích của đức bác ái của tôi”.
Tuy nhiên mỗi người chúng ta đều phải từ kinh nghiệm chuyển qua đóng góp thật sự rộng rãi vào việc xây dựng cộng thể, trong tinh thần yêu mến và phục vụ. Giờ đây tôi trích dẫn một lần nữa các Cha Hagmaler và Kennedy, tôi chắc rằng các độc giả đã biết ứng dụng vào đời sống cộng thể mình những điều mà các Ngài nói liên quan tới việc đào luyện các chủng sinh.
“Trước hết cần tạo được một bầu khí cởi mở, thanh thản và đầm ấm gia đình. Khi một người trẻ rời bỏ cha, mẹ và anh chị em để theo tiếng Chúa Kitô mời gọi, anh không hề gạt bỏ lại phía sau nhu cầu được thuộc về một gia đình, anh vẫn còn là một sinh vật có xã hội tính, và môi trường gia đình lại đặc biệt hữu hiệu để đáp ứng một số những nhu cầu căn bản mang tính xã hội. Do đó ứng sinh linh mục chỉ phải hoán đổi từ gia đình này sang gia đình khác… Nhưng một gia đình là cái gì? Trước hết đó là nơi mà một con người tìm được can đảm để trở thành chính mình. Các phần tử trong một gia đình, chính vì mối tương giao mật thiết giữa họ, mà có được can đảm để đặt tất cả làm của chung, kể cả những ước mơ thầm kín nhất, những khát vọng nóng bỏng nhất. Chính trong lòng của gia đình mà mỗi phần tử có điều kiện để phát triển những tiềm năng và năng khiếu của mình, nhờ đó thể hiện được cái “duy nhất” trên bình diện trí tuệ, thiêng liêng và cảm xúc, điều mà chính Thiên Chúa kêu họ. Chính trong bối cảnh gia đình mà những thành tựu của từng phần tử cá nhân được công nhận với niềm kiêu hãnh và được khích lệ với tất cả niềm vui thú. Đàng khác gia đình chính là nơi mà các các nhân tìm được can đảm dám thú nhận những yếu đuối và lầm lỡ của mình, mà không bị xua đuổi, bị la rầy hay chê bai. Chính sự thấu hiểu và cảm thông của những con người hiểu biết và yêu mến họ hơn mọi người khác, có khả năng nâng một cá nhân lên khỏi những vấp ngã của mình ,từ những con người đó họ nhận lại được lòng can trường để bắt đầu lạivà để thắng vượt những khuyết điểm của quá khứ… Các chủng sinh không còn phải bước đi với những bước chân nhón nhén sợ hãi, không còn phải tạo những khuôn mặt giả tạo vì sợ “gây ấn tượng không được tốt”, hay lo lắng ngoái nhìn lại phía sau để xem “ông cha” nghĩ gì về mình” (O.C).
Nếu những thái độ tích cực được mô tả rõ ràng hay hàm ý trong đoạn trích dẫn trên được từng cộng thể Salêdiêng chúng ta đem ra ứng dụng, thì thật là cả một niềm vui cho mọi người. Có biết bao nhiêu là dịp để trao đổi cho nhau những sự quan tâm và cư xử tế nhị, sửa bảo và nâng đỡ huynh đệ, cầu nguyện và yêu mến chân thành… Lúc đó tất cả mọi người chúng ta, trẻ cũng như già, đều đạt được mức trưởng thành. Thật vậy Hiến Luật mới đã viết:
“Nhà Salêdiêng trở thành một gia đình khi tình thương được trao ban cho nhau và mọi người, hội viên cũng như thanh thiếu niên đều cảm thấy được đón nhận và có trách nhiệm về lợi ích chung. Trong bầu khí tin tưởng nhau và hằng ngày tha thứ cho nhau, người Salêdiêng nghiệm thấy nhu cầu và niềm vui được cùng chia sẻ mọi sự. Họ tương quan với nhau không dựa vào luật lệ nhiều cho bằng dựa vào Đức Tin và sự thúc đẩy của cõi lòng. (HL 46).
Ngay cả việc đánh giá các hội viên trẻ, Hiến Luật cũng đã nhắc nhở:
“Tinh thần gia đình và sức năng động đặc trưng của sứ mệnh chúng ta làm cho việc đóng góp tông đồ của mỗi người Salêdiêng trẻ trở thành đặc biệt có giá trị. Họ gần gũi hơn với các thế hệ mới, có khả năng mang sức sống và niềm phấn khởi, rộng mở trước những giải pháp mới. Cộng thể giúp họ đạt tới sự trưởng thành tu trì và tông đồ bằng cách khích lệ và hướng dẫn lòng quảng đại của họ”. (HL38).
Tuy nhiên chúng ta không được quên rằng không chỉ các người trẻ mà là tất cả mọi hội viên, không kể gì đến năm tháng khấn dòng của họ, đều phải thành thực và sâu sắc dấn mình vào tiến trình đào luyện và trưởng thành liên tục.
Trước khi kết thúc, một suy tư nữa liên quan tới tinh thần cộng thể. Mỗi nhà Salêdiêng chúng ta đều luôn rất bận bịu với các việc tông đồ. Một cuộc xét duyệt đều đặn cả về khía cạnh này thật rất cần thiết cho tiến triển đích thực của cộng thể. Lúc trước Cha Bề trên Cả Lui Riccerl có viết vào tháng 10 năm 1974 một thư luân luu tuyệt vời cho tất cả mọi Salêdiêng với đầu đề là “làm việc và tiết độ” (cf. Công Báo Ban Thượng Cố Vấn ACS số 276). Tôi lo sợ nhiều anh em Salêdiêng coi lá thơ này là lỗi thời rồi và do đó để nó bám đầy bụi trên những kệ sách hay các thư viện lưu trữ. Chúng ta hãy đọc qua một số đề mục được lá thơ bàn tới, đủ để cung cấp cho chúng ta số liệu làm một cuộc xét mình nghiêm túc và thôi thúc tất cả những con cái của Don Bosco tiến bước trên tiến trình trưởng thành. Ta liệt kê ra một số:
“ Tay áo xắn lên và mẫu mực về thanh đạm- làm việc: một khoa sư phạm và linh đạo. Làm việc: một sứ mạng được thực hành tươi vui- với lòng quảng đại của “để tôi làm”- khi làm việc thay thế cho cầu nguyện- làm việc và liên đới với người nghèo- rất ít khi chúng ta đau ốm –việc hộ trực- làm việc không hồn- Salêdiêng luôn bận rộn…”
Đó mới chỉ là một vài lời khuyên khôn ngoan Cha bề Trên Cả ban cho. Không một người Salêdiêng nào thật sự mong muốn trưởng thành lại có thể gác ngoài tai, cho dầu chỉ là một phần nhỏ. Để kết luận Cha Ricceri nói:
“Chúng ta được thúc đẩy đi vào nỗ lực này nhờ gương lành của- không những các Salêdiêng đã đi trước chúng ta, mà còn cả của bao nhiêu anh em đáng kính phục, vĩ đại hay khiêm tốn, một vài vị đã rất già nua:các anh em, trong những hoàn cảnh rất khác nhau, đã thật can đảm, thật ẩn dật, với sự đơn sơ chân thành nhưng qua cuộc sống hàng ngày với tình yêu tới mức độ quảng đại, đã thực hiện lời Don Bosco hằng nhắc nhở các conc cái ngài hôm qua và luôn mãi qua Cha Fagnano: “Hãy luôn nhắc nhở những người Salêdiêng và chúng ta về khẩu hiệu mà chúng ta đã lựa chọn: “Làm việc và tiết độ”. Đó là hai thứ vũ khí chúng ta xử dụng để chiến thắng mọi người và mọi sự”.
Những khía cạnh cần hoàn bị :các lời khấn.
Khi ta tuyên các lời khấn tu trì của mình, ta hoàn toàn tự nguyện loại bỏ rất nhiều những sự chọn lựa và những hướng đi trong đời sống. Nhưng ta làm điều đó với tinh thần hy sinh và yêu mến, vì tình yêu đối với Đức Kitô. Do đó chúng ta phải coi mỗi một lời khấn đó như một sự trợ giúp tích cực để khắc ghi sâu nơi ta ý nghĩa của đời sống ta trong Đức Kitô. Sự ưng thuận mà Mẹ Maria đã làm trong dịp truyền tin sứ vụ làm Mẹ của mình quả thật là một lời đáp trả hoàn toàn trưởng thành đối với ơn gọi- đời sống làm mẹ của Chúa Giêsu mà Mẹ đã nhận. Thái độ của mẹ là một thái độ tuyệt đối sẵn sàng để lắng nghe tiếng Chúa cả trong tương lai. Đó cũng phải là lối cư xử của chúng ta, và mỗi lời khấn của ta cũng phải hòa nhập vào một làn sóng dài liên tục bắt sóng Thánh ý của Thiên Chúa.
Tuy nhiên các lời khân của ta không được trở nên một ngăn trở cho việc thể hiện con người nhân bản của ta; ngược lại chúng giúp đào sâu và hoàn thiện mọi khía cạnh của con người nhân bản, sự thánh hiến của ta nhằm phục vụ con người. Chúng có thể phú cho việc tổ chức các dịch vụ hàng ngày và công việc vật chất của ta một chiều kích thần thiêng; và cho tất cả mọi sự ta làm một sự đối chiếu thần hóa. Như thế nếu ta tỏ ra thiếu trưởng thành trong việc nắm giữ các lời khấn, chúng ta sẽ thật sự hạn chế chân trời phát triển toàn vẹn của mình cả trên bình diện nhân bản, và ta giam hãm hoặc bóp nghẹt định hướng rõ ràng của tất cả nghị lực, mọi quan tâm, mọi nhận thức, mọi cảm xác và hoạt động của ta vào tương quan với Thiên Chúa và vào việc phục vụ anh em.
Như thế một trong những hình thức rõ ràng của thiếu niên trưởng thành là cái nhìn một chiều thuần về những điều mà đời sống Salêdiêng với các lời khấn không đáp ứng được cho mình, qua việc ganh tức với những viễn tượng khác vì nghĩ rằng một lối sống khác sẽ cho phép mình hưởng, qua thái độ kêu trách về những giới hạn và thiếu thốn phải chịu. Một phán đoán quân bình đã phải nói cho ta biết rằng mọi lối sống đều kéo theo những giới hạn riêng, và rõ ràng là một dấu hiệu của bất trưởng thành khi bày vẽ để tự đánh lừa mình về một nền tự do không hạn chế và một sự thể hiện mình không giới hạn nếu mình sống một lối sống khác.
Việc giữ các lời khấn hệ tại rất nhiều ở việc đào luyện bản thân hoặc ở những hạn chế chính ta tự đặt ra cho mình trong việc phát triển và trưởng thành hóa nhân cách thiêng liêng của ta. Mức độ ta đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa thông qua các lời khấn sẽ tỷ lệ thuận với việc đào luyện này. Mỗi người trong chúng ta lúc nào cũng có thể tốt hơn nhiều cái mức độ mà trên thực tế ta không đạt được.Trong mỗi người chúng ta còn biết bao nhiêu vùng khá rõ rệt, nơi mà sự trưởng thành vẫn chưa đạt tới, những vùng cằn cỗi và do đó không mang lại hoa trái. Tất cả những vùng này đều có thể được ơn thánh cứu độ của Thiên Chúa tràn ngập, miễn là chúng được khai thông cách quảng đại bằng một quyết tâm vững chắc, bằng kỷ luật bản thân và bằng sự tự chế.
“Tôi làm được tất cả trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” ta nhớ câu nó của thánh Phaolô. Mỗi người chúng ta đều là duy nhất trong thứ loại của mình và chỉ nơi cõi thâm sâu của nhân cách riêng tư đó, duy nhất và không thể lặp lại, mà tiếng Cháu mời gọi được lắng nghe và tìm được lời đáp trả, dầu vậy điều này không hề đạt một giới hạn cho tác động của ơn Chúa. Thật thế ơn Chúa sẽ còn phong phú và độc đáo biết mấy, nếu ta không đặt ra những chướng ngại, ơn thánh sẽ tràn ngập cả vào nơi thẳm sâu nhất của ta và sẽ nâng nhân cách của ta tới những trình độ cao hơn và trọn vẹn hạnh phúc và siêu thoát của niềm vui Thiên Chúa.
Do đó các lời khấn của ta là một phần thiết yếu của nỗ lực đạt tới sự trưởng thành tu sĩ và Salêdiêng. Mỗi nỗ lực ta làm để trung thành lời khấn đều là một bước tới theo hướng đúng, một sự phong phú hóa nhân bản của chúng ta. Trong cách thức này ta loại bỏ dần dần khỏi đời ta tất cả mọi hình thức của một thứ thiếu trưởng thành làm tê liệt và những thái độ ấu trĩ và lý sự hủy hoại sự trưởng thành nhân bản đích thực của ta. Lời khấn của ta muốn trở thành một lời tuyên bố hàng ngày và chính thức về khuynh hướng liên tục và sinh động hướng về Chúa, về tất cả những gì là tốt lành và ích lợi. Chính lối giữ cách trưởng thành lời khấn mới xác định ngày càng rõ định hướng hàng ngày của đời sống chúng ta.
Như ta thấy đó, thật là mội lối suy đoán quá tiêu cực khi liên tưởng tới các lời khấn chỉ dưới ánh sáng của những điều cấm đoán cần phải xa tránh hay như một phương pháp cư xử thuần túy bề ngoài. Ngược lại mọi người lẽ ra phải nhận thấy rõ ràng là các lời khấn biểu lộ một lối sống được sinh động bởi những mục tiêu, những lý tưởng, những tình cảm và nhận thức đặt nền tảng trước hết trên chính gương mẫu của Đức Kitô nghèo khó, thanh khiết và vâng phục, và trên một đời sống hiến mình cho tình yêu và phục vụ. Chính qua các lời khấn mà ta thành khẩn mong muốn được mang tới cho thế giới chứng tá về Đức Kitô trong sáng hơn, nhờ vào một tương quan nhân vị sâu sắc tới độ mỗi một khía cạnh của sự hiện hữu chúng ta đều mang một ý nghĩa phong phú.
Còn về những gì liên quan tới việc nắm giữ chi tiết việc thực hành các lời khấn,người Salêdiêng đang trong tiến trình trưởng thành phải luôn để mắt tới những lời khuyên quí giá và những hướng dẫn đực luật dòng, những tài liệu chính thức khác và những sách đọc hằng cung cấp. Cách đặc biệt trong các dịp Dọn Mình Chết lành hàng tháng và các kỳ tĩnh tâm hàng năm, việc xét mình mà anh vẫn làm hàng ngày sẽ trở nên chính xác hơn về điểm này và những quyết định vươn tới của anh trở thành chi tiết và xác thực. Mỗi ngày nơi Bí Tích Thánh Thể người Salêdiêng có một dịp bằng vàng để tuyên lại lời khấn cho Chúa, Đấng chính là nguồn mạch đích thực từ đó kín múc được sức mạnh để có thể nắm giữ trung thành.
Tóm lại chúng ta có thể nói rằng đời sống Salêdiêng mang lời khấn của chúng ta hàm chứa một sự thăng tiến không ngừng trong tình yêu hướng về Thiên Chúa và hướng về tha nhân, một tình yêu sâu xa và kính trọng đối với các anh em hội viên và mọi người, một ý thức tôn trọng và quan tâm cả về mặt nhân bản tới người khác, và do đó gạt bỏ được mọi lời kết án cay độc trước những yếu đuối khiếm khuyết biểu lộ nơi họ, bởi vì bất chấp những điều đó, ta tiếp tục nhìn ra Đức Kitô nơi họ, trong tinh thần bác ái đại đồng. Cho dầu những áp lực và ảnh hưởng bên ngoài có mạnh tới đâu đi nữa, trong tư cách là những người Salêdiêng can trường và trường thành, chúng ta hãy liệu sao để mình chỉ được hướng dẫn và ảnh hưởng từ bên trong sâu thẳm nhất của bản thể đích thực của mình, nơi Thiên Chúa hằng bộc lộ như đối tượng duy nhất của tình yêu và sự phục vụ của ta, chớ gì Mẹ Maria Phù Hộ và Don Bosco nâng đỡ những nỗ lực chúng ta bằng quyền năng che chở của các Ngài.
Tinh thần phó thác.
Hai mươi ba thế kỷ trước Platon (Pla-tông) đã tuyên bố rằng một đời sống và không tiếp nhận khả năng xác minh là một đời không đáng. Đời sống Salêdiêng của chúng ta thật đáng sống cho nên nó đáng được duyệt xét thường xuyên trong thái độ đối với chính bản thân, đối với hội viên chúng ta và đối với những người được trao phó cho ta. Cần cả một pho sách lớn dầu chỉ để xác định những nguyên tắc để soạn khảo cứu đầy đủ về đề tài này, vì thế ở đây chúng ta chỉ bàn tới một vài khía cạnh chuyên biệt mà thôi. Vì thế cần phải đọc bổ sung nhiều để có được một lượng định cân xứng, chắc chắn là điều này phải làm thôi. Làm sao để chúng ta có được cả những biện pháp khác để đạt được tiến bộ thực trong việc trưởng thành với tư cách con người, kitô hữu, tu sĩ và Salêdiêng của Don Bosco.
Tome Merton đã dám nói:
“Hoạt động quan trọng nhất, đích thực nhất và lâu bền nhất của người Kitô Hữu, phải được hoàn tất nơi chiều sâu thẳm của tâm hồn chúng ta. Không ai được phép nhìn thấy nó, ngay cả chính mình đi nữa. Chỉ có Thiên Chúa nhận ra. Hoạt động này không thể hệ tại ở việc gắn bó với những kiểu cách bề ngoài và chung chung; đó chính là vấn để của đức tin; đó là một hành vi nội tâm, đau đớn, hầu như hoàn toàn cô đơn, nhưng là điều kiện để ta có thể tuyên bố mình qui phục trọn vẹn đối với Thiên Chúa, qua việc tiếp nhận Lời của Ngài, và mạc khải thánh ý Ngài trong thâm cung sâu thẳm nhất của bản thể chúng ta,.. và qua việc vâng phục quyền hành do Thiên Chúa thiết lập.” (Vità e Santità đời sống về thánh thiện).
Điều mà Ngài có ý khẳng định thật sự chính là nơi an toàn vĩnh viễn, sự bảo đảm quan trọng, hữu hiệu nhất cho một sự tiến bộ đích thực trên bình diện nhân bản và thiêng liêng là chính tinh thần tích cực trọn vẹn phó thác nơi Thiên Chúa.
Và đây là một định nghĩa sắc bén về đời sống Salêdiêng: “Đó quả thực là một đời sống vĩ đại, nếu ta thực hiện được!” Nếu chúng ta là những con người thật sự, tôi nghĩ rằng tất cả đều phải có khả năng làm việc đó. Quả thực đời sống này là vĩ đại, dưới rất nhiều khía cạnh, một đời sống đáng khâm phục, với không biết bao nhiêu là dịp thuận tiện để trưởng thành, trong công việc thánh hiến và tông đổ của ta. Hiển nhiên là còn có những khó khăn đôi khi rất lớn, nhưng “điều đó đáng đồng tiền bát gạo”, “điều gì có giá đều phải trả giá”, và khi ta quyết định trở thành Salêdiêng, ta đã đáp lại một lời mời gọi rất rõ ràng. “Ai yêu mến Ta, hãy chối bỏ mình đi, hãy vác lấy thập giá và hãy theo Ta”. Đến tận đâu? Nếu cần tới tận đồi Calvê. Với mục đích gì? Vì niềm vui và vinh quang tối hậu của sự phục sinh cùng với chính Chúa Kitô. Chỉ một mình viễn tượng này cũng đã đủ để đảm bảo vững vàng giá trị của một đời sống thực sự là Salêdiêng.
Tuy nhiên rồi sẽ có lúc khi mà ta xem ra lãng quên trong thực tế toàn bộ điều này, và lúc đó ta buông mình vào lối nhìn những sự vật từ một nhãn quan thuần con người, để rồi thấy mình bị thường xuyên quật ngã vì những vấn đề con người tự nhiên như tính tình, tính khí, và vì những khó khăn thuộc đời sống tu sĩ và cộng thể. Lẽ dĩ nhiên chúng ta vẫn là những con người bất chấp ơn gọi của ta, và đôi khi yếu tố con người trở thành rất mãnh liệt đặc biệt trong đời sống cộng thể. Có thể có những va chạm giữa ta với bề trên, giữa ta với các hội viên và với thanh thiếu niên, ngay cả với chính bản thân mình nữa, có lẽ trường hợp này là đáng thương hơn cả, bởi vì ta có thể rơi vào trạng bối rối kinh khủng và cảm thấy rất ư là bất hạnh.
Thật không may là rất nhiều khi những người thiếu trưởng thành nhất (không nhất thiết lệ thuộc vào tuổi tác) đã phản ứng trước những khó khăn và thử thách với cách thức hoàn toàn sai lầm, họ quậy phá bề trên, anh em hội viên, các học sinh và cả chính họ nữa. Quậy phá không bao giờ là một thái độ đáng được trân trọng và đương nhiên chẳng giải quyết được điều gì hết.
Tinh thần Đức Tin lẽ ra phải dạy cho chúng ta biết ý thức rằng trong mỗi chông gai thử thách ta đều có thể khám phá ra ít là thánh ý Chúa đã cho phép điều đó xảy ra. Thiên Chúa không trực tiếp muốn tất cả những gì xảy ra; ta có thể nói Chúa bắt buộc phải thích ứng Thánh ý Ngài với những lầm lỡ của con người, làm cách nào để từ một điều xấu hiển nhiên lại có thể nảy sinh ra một điều tốt, và như thế Chúa có thể xử dụng một bất công rõ ràng và rất thực để thanh luyện ta, để làm ta nên trưởng thành và thánh thiện hơn. Nhưng khi ta xử sự không phải, hay lạc hậu mất Đức Tin, hay buông xuôi các bổn phận cầu nguyện, bác ái, đời sống chung trong cộng thể, ta không làm gì hơn là quây phá trong một thái độ ấu trĩ và dại dột nhất. Tất cả điều này thật đáng tiếc sẽ cản trở bước tiến tới của ta tới sự trưởng thành, sẽ gây thất vọng cho nỗi niềm chờ mong của Chúa Kitô – mẫu con người lý tưởng của chúng ta- Đấng đau khổ buồn phiền vì việc này còn hơn cả chính chúng ta nữa. Chính Chúa Kitô đã quí mến và tin tưởng vào giá trị bản thân của ta tới độ mời gọi ta đích danh phục vụ và bắt chước Ngài, không những vì sự thánh hóa bản thân chúng ta, mà còn vì lợi ích của bao nhiêu người khác mà Ngài sẽ trao phó cho chúng ta coi sóc chăm lo.
Có phương thuốc nào thực sự hữu hiễu để chữa trị những phản ứng thiếu trưởng thành này không? Có toa thuốc thần nào có thể đảm bảo an bình cho tâm trí và niềm vui cho tâm hồn không hề tàn lụi không? Có ! Phương thuốc chống lại tất cả những thử thách gian truân trong cuộc sống- bất luận thuộc loại nào và do ai gây nên- do chính mình hay kẻ khác; phương thuốc đồng thời cũng là phương thế đảm bảo tiến bộ trên tiến trình trưởng thành và đời sống thiêng liêng, đó chính là tinh thần phó thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa.
Một văn sĩ tư tưởng gia về đời sống thiêng liêng của thế kỷ 18, Cha De Caussade, SJ(1675- 1751), đã can đảm xử dụng từ ngữ “Bí tích của thời điểm hiện tại”, khi ngài giải thích bằng cách so sánh: tương tự như chúng ta nhận lãnh Thánh Thể dưới hình bánh và rượu, cũng vậy các bổn phận của từng thời điểm ẩn dấu chân lý mang dấu ấn của Thiên Chúa. Và cũng như xác phàm loài người chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài của bánh- rượu nơi phép Thánh Thể, thì cũng vậy trong các hoạt động của mỗi lúc, trong các thỏa thuận ký kết, các lệnh truyền ban hành v.v… chúng ta dễ dàng chỉ nhận thấy có mỗi khía cạnh nhân loại và thường là không thể tập trung ý tưởng vào Thánh Ý Chúa đang sinh động tất cả mọi điều đó của các hoạt động chúng ta.
Khi chúng ta suy nghĩ đến lối diễn tả này, chắc chắn ta sẽ phải ngạc nhiên trước cả một kho tàng ơn thánh phong phú ẩn dấu trong những giây phút thật quí báu này, những giây phút mà bề ngoài xem ra chỉ toàn là những biến cố tầm thường, những giây phút mà trong có vẻ thường nhất của nó lại chứa đựng cả một Thiên Chúa ẩn mình, chẳng khác nào như máng cỏ chiên lừa hôi tanh tại hang đá Bêlem lại ẩn dấu chính Thiên Chúa: người ta chỉ nhìn thấy một trẻ sơ sinh, nhưng vẻ bề ngoài của bé lại dấu ẩn chính Chúa cả muôn loài.
Bạn hãy tưởng tượng đời sống thiêng liêng của mình sẽ đơn giản như thế nào nếu mọi sự đều giản lược trong việc thực hành liên tục việc tìm và khám phá ra Thiên Chúa ngay trong các bổn phận riêng hàng ngày, và rồi phó thác trọn vẹn cho Chúa. Như vậy khi đọc thấy các vị Thánh có những hành vi thật anh hùng bạn chớ khiếp sợ: đó có thể là con đường Chúa dành cho một thiểu số, trong khi phần đa kẻ khác lại thể hiện sự thánh thiện theo đúng đường lối mà chúng ta đã mô tả ở trên.
Như thế phần tích cực của việc thánh hóa mình hệ tại ở việc tìm kiếm và phát hiện ra Thiên Chúa trong mỗi thực tại. Còn phần thụ động hệ tại ở việc chấp nhận mọi sự như tới từ Chúa và để Ngài làm nơi ta cách chính xác mọi điều Ngài muốn trong mỗi một hành vi ta làm, kho tàng của việc thánh hóa này tìm thấy mọi chỗ quanh ta, được rải tới khắp mọi nơi do bàn tay nhân ái rộng lượng của Thiên Chúa. Như vậy mọi giây phút của ngày sống đều có thể là bước tiến thực sự tới đời sống thanh cao hơn, nhờ hành vi quảng đại trọn vẹn phó thác cho Chúa, dầu không diễn tả ra lời.
Chính Chúa đã gọi David- tác giả của Thánh Vịnh – là người như lòng Ngài mong ước,vì đã làm theo Thánh Ý Ngài: “Ta đã tìm được David là người như lòng ta mong đợi, bởi vì nó sẽ thực hiện tất cả mọi ý muốn của Ta” (Tv. 12,22). Quả thật David đã luôn sẵn sàng thực thi Thánh Ý Chúa khi ngài tuyên bố: “Lòng con luôn sẵn sàng- ôi lạy Chúa- lòng con luôn sẵn sàng” (Tv. 57,7), và ngài chỉ còn biết nguyện xin:
“Xin chỉ dạy con đường lối phải theo
Vì con nâng tâm hồn lên cùng Chúa.
Điều đẹp ý Ngài, xin dạy con thực hiện,
Bởi vì Ngài là Thiên Chúa của con”
(Tv, 143, 8,10)
Trong cùng một tinh thần đó, vị tuyên úy anh hùng dòng Tên người Ái Nhĩ Lan trong thế chiến thứ nhất đã có thể thốt lên:
“ Hãy phó thác trọn vẹn trong tay Chúa và biết chấp nhận các biến cố của cuộc sống, vui cũng như buồn, như trực tiếp Ngài ban, chỉ khi đó Chúa mới có thể làm cho bạn hoàn toàn thánh”.
Và một con người khác của thời đại chúng ta là người của Chúa, Đức Hồng Y Merry del Val, đã viết:
“Ta hãy nhớ rằng không một giây phút nào trong ngày, không một biến cố nào trong đời ta mà không phải được chính Thiên Chúa muốn và cho phép, để rồi ta có thể sử dụng chúng hầu làm chứng cho tình yêu của ta”.
Như thế của chúng ta nữa, nếu ta thực sự mong ước tiến bộ trong đời sống thiêng liêng, ta buộc phải tìm kiếm và phát hiện ra Thiên Chúa trong các giờ phút quý báu của thường ngày, hãy ghi nhớ rằng những công nghiệp quí giá nhất lại giấu ẩn dưới những hành động tầm thường nhất và những phận vụ của đời sống hàng ngày. Vị Hồng Y vĩ đại nêu trên còn xác định thêm:
“Hãy để cho Chúa làm việc, bạn đừng vội vã hoặc quá lo lắng về những điều có thể xảy đến. Hãy để cho Chúa làm mọi sự. Còn bạn, bạn chỉ cần biết khuất phục và vâng theo”.
Tuy nhiên ngài đã kịp bổ sung điểm này qua khẳng định:
“Ta không được phép chờ đợi Thánh Ý Chúa biểu lộ cho mình trong mọi sự như một can thiệp từ trời. Thường thì lối biểu lộ chỉ là qua những tình huống bình thường nhất của đời sống thường nhật. Lúc đó ta phải biết nhận ra, biết nhìn thấy trong những biến cố Chúa để cho xảy đến ta không thể kiểm soát được đó có Thánh Ý Ngài và biết để bảo vệ và khiêm tốn lần theo dấu vết của Thiên Chúa hiện diện trong mỗi lúc thực tại”.
Thánh nữ Gioan Phanxica Săngtan sau khi đã học hỏi nhiều về tinh thần phó thác của thánh Phanxicô Salê – bổn mạng của chúng ta, đã viết ra những lời kinh sau đây:
“Lạy Chúa Giêsu- xin cho Thánh ý Chúa được thực hiện, không có “nếu” mà cũng chẳng có “nhưng”. Không luật trừ- biện hộ, trên mọi người mà con yêu mến, trên hết mọi sự việc, trên cả chính con nữa”.
Một bổn phận mà chúng ta phải luôn ghi nhớ đó là nhu cầu ta phải trưởng thành như một tu sĩ, như một Salêdiêng, nếu ta muốn trở nên dụng cụ hữu hiệu trong tay Chúa để phục vụ anh em. Điều này như ta biết đã được sắc lệnh Perfectae Caritatis của Công Đồng Vatican II nhấn mạnh như thế nào. Đương nhiên mọi người chúng ta đều mong muốn được trưởng thành như một con người, nơi nhân vị và trong ơn gọi của mình. Chúng ta muốn mình được mọi người yêu mến và trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên trưởng thành là một tiến trình tiệm tiến hệ tại ở lối sống và học hỏi kinh nghiệm của ta. Và nếu ta càng quảng đại với Chúa, càng tin tưởng phó thác cho Ngài, tiến trình này sẽ càng mau lẹ hơn. Bởi chính tinh thần thực sự tín thác nơi Chúa sẽ gúp ta đạt tới sự trưởng thành mau lẹ hơn, đơn giản vì nó giúp ta nhận ra và tôn trọng Thánh ý Chúa và quảng đại cộng tác với ơn thánh là điều ta cần để đạt tới trưởng thành.
Không có một giây phút nào trong đời sống Salêdiêng mà Thiên Chúa không hiện diện vì Ngài “nhập thể” Thánh Ý Ngài trong điều gì đó mà ta phải làm hoặc phải chấp nhận- nhờ đó giúp ta được trưởng thành hơn: chẳng hạn trong đau khổ, thử thách ta phải chịu, trong bổn phận ta phải chu toàn, trong nhữnghành vi vâng phục ta được thể hiện, trong những mừng vui ta được trọn hưởng… Tất cả những gì xảy tới trong ta, quanh ta, giữa chúng ta đều chứa đựng- cho dầu còn ẩn dấu hoạt động và Thánh ý của Chúa; và tinh thần đức tin và đức mến của ta phải không ngừng giữ ta thức tỉnh để nhận ra kịp thời.
Rõ ràng là việc tìm kiếm, khám phá và chấp nhận Thiên Chúa và Thánh ý Ngài trong mỗi cảnh huống mới xảy đến cho ta sẽ là một đòn chí tử giáng vào thái độ thiếu trưởng thành (ấu trĩ) như kiêu ngạo, ích kỷ, tự phụ, chống đối, phản kháng, bực dọc, ghen tương, thiếu bác ái v.v…
Đồng thời việc này cũng tạo nên nơi ta mội lối suy nghĩ cộng thể, thúc đẩy ta tránh xa những thiếu sót trong việc đúng giờ giấc và tham dự các việc thực hành cộng thể -tránh các hình thức chỉ trích cay độc hay phiền trách. Tắt một lời, những thiếu xót làm lương tâm ta cắn rứt khi thành thực xét mình. Sau một thời gian ngắn ta nhận thấy rằng chính việc chân thành tìm kiếm và chấp nhận Thánh ý Chúa sẽ giúp ta lướt thắng được các khuyết điểm, và càng tiến sâu trong quá trình này ta càng thấy rằng mình thật sự trở nên một tu sĩ gương mẫu, một Salêdiêng hạnh phúc, một người con trưởng thành và vui tươi của Don Bosco. Và dần dần càng tiến sâu vào lối sống này, ta càng nhận thức và quý mến hơn sự kiện là Thiên Chúa biết rất chính xác điều Ngài làm hay cho phép xảy đến mà không cần chúng ta góp ý hay dạy bảo Ngài. Vì thế Thánh Nữ Julie Billiart đã nói:
“Ngài tốt lành tới nỗi chỉ có thể muốn điều có ích lợi nhất cho ta và cho vinh quang Ngài, và khi Ngài muốn điều gì, Ngài cho ta phương tiện để thực hiện điều Ngài yêu cầu”.
Phải chăng, đó là âm vang của câu “Ơn thánh Ta đủ cho con” và câu “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng nâng đỡ tôi”?
Quả thực mỗi ngày Chúa ban cho ta bao nhiêu là cơ hội để bắt chước sự phó thác trọn vẹn và đầy tin tưởng của Mẹ Maria. Mỗi bổn phận mới mà ta nhận lãnh phải như một Sứ Thần Chúa gởi đến: có thể nói là một Tổng lãnh Thiên Thần Gabrien tới và xin chúng ta một lời “Flat” khiêm tốn. Bởi vì Thiên Chúa muốn làm cả nơi ta những điều trọng đại, để cả ta nữa có thể một lúc nào đó cất lên lời kinh “Magnificat” của chính ta.
Tinh thần sống liên tục hiến dâng mình cho Thiên Chúa như thế trong sự tín thác trọn vẹn có thể được coi như sự lập lại liên tục hành vi tuyên khấn. Điều quan trọng là tinh thần nào ta có khi phó thác thường xuyên cho Thiên Chúa như thế. Đó phải là sự đơn sơ trọn vẹn và coi mình thật sự là con cái Thiên Chúa. Chính Chúa qua miệng tiên tri Ose nêu lên ý tưởng đó:
“Khi Israel còn là trẻ thơ,
Ta đã yêu thương nó…
Tại Ephraim ta đã dạy nó đi và cầm tay đắt nó
nhưng nó đâu có hiểu biết
sự săn sóc Ta dành cho nó.
Ta dẫn dắt nó bằng sợi giây từ ái,
sự tích yêu thương.
Ta đối xử với nó
người mẹ ẵm con thơ vào lòng
vòng tay ấp ủ nó và bú mớm cho nó.
Làm sao Ta có thể trao Israel của Ta,
cho một ai khác?…
Tim Ta thổn thức trongTa,
và lòng Ta đầy tình âu yếm…
Ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi
và Ta không muốn tiêu diệt”.
(OS. 11,3-4. 8-9)
Bạn hãy tưởng tượng một đứa nhỏ được mẹ chuyền qua tay đầy yêu thương của cha nó. Chắc là bạn đã thấy cảnh tượng đó nhiều lần và nhận ra niềm vui của người cha, người mẹ và em bé. Mỗi lần bạn làm một hành vi phó thác cho Thiên Chúa, bạn hãy nghĩ tới cảnh tượng này, và hãy để Mẹ Maria trao bạn cho Thiên Chúa. Ngài là Cha bạn, và ai có thể nhân lành hơn Ngài, Đấng đã tạo dựng nên bạn, đã chăm sóc bạn với đầy tình âu yếm mỗi giây phút trong cuộc đời. Còn bạn chỉ là một em bé, con Thiên Chúa thật đấy nhưng yếu đuối và nhiều khi cô độc, lạc loài, quấn trong cái tã của sự khốn nạn và lầm lỗi.
Có đứa trẻ nào lại sợ cha nó? Dĩ nhiên trừ trường hợp ba không thương nó. Hay nó ngại phải nhào vào lòng ba nó? Hay sợ hãi bị mẹ nó bỏ rơi ngoài đường hoặc ba không bảo đảm nắm chặt tay nó? Và một khi nằm trong cách ta dịu hiền, nó có sợ bị ba quên lãng hay hành hạ? Dĩ nhiên là một đứa trẻ khi nó tin tưởng nơi ba má sẽ không còn e sợ nào! Ngược lại nó còn sung sướng được mẹ trao nó cho ba- nó phó thác cho ba cách khiêm tốn –nếu ta nói được như thế- vì biết rằng mình nhỏ bé và yếu đuối, cũng như biết cha mình to lớn và mạnh mẽ. Trong yêu mến nó trao phó cho cha- và ánh sáng tình yêu từ người cha phản ánh xuống đứa con- và ngược lại. Đứa bé trao phó trọn vẹn, không lưng chừng nửa vời, nhưng nghỉ yên thoải mái trong cánh tay âu yếm của cha nó. Nói cách khác, nó tin tưởng phó thác, không mảy may sợ hãi hoặc khó chịu. Người cha hầu như có thể làm cho nó bất cứ điều gì ông muốn, không lo bị nó phản ứng chống lại- và đứa trẻ bình thường, ngoan ngoãn sẽ đón nhận các vui tươi.
Đây là hình ảnh thứ phó thác chúng ta dành cho Chúa. Một khi đã nhận biết sự hiền từ vô lượng và đầy ân cần hiền phụ của Ngài, chắc chắn tinh thần tin tưởng phó thác nơi Ngài phải làm cho hồn ta tràn ngập an vui. Nếu điều này không xảy ra đó là tại trong ta còn điều gì bât mãn thầm kín hoặc một nổi loạn nào đó, hoặc trong lối suy nghĩ, hành động… và điều này làm sai lệnh hình ảnh mà chúng ta đã cố gắng ghi khắc trong các bài suy niệm trước.
Rất có thể là hình ảnh ta có về Thiên Chúa bị phai mờ, và ta không bao giờ coi Ngài thật sự là người cha âu yếm, hiền từ và khôn ngoan: như Chúa Cha tạo dựng nên ta, Chúa Con- Đấng cứu chuộc ta, Chúa Thánh Thần lo thánh hóa ta. Rất có thể là ta chẳng hiểu chút gì về ý nghĩa của từ “phó thác”.
Có thể phải mất nhiều năm để sống sự phó thác này trong tất cả thực tại của nó. Tuy nhiên mỗ cố gắng đều đều có gía trị và đáng ân thưởng. Mỗi nỗ lực dù lớn hay nhỏ, khi đi ngược với ý riêng để hội nhập ý Chúa, khi hy sinh sở thích hay sợ hãi, thành kiến, định kiến để tìm cách chu toàn bổn phận mình- tất cả vì yêu mến Chúa. Điều này ta nêu nội dung cơ bản và đích thực để sống phó thác.
Có những câu hỏi bạn có thể đặt ra trong nỗ lực sống phó thác, xin tạm nêu lên vài câu:
Bạn có thể phó thác với lòng khiêm tốn? Bạn có biết thực tại của mình? Thực tế bạn là ai? Trước con mắt Chúa- chính xác thật yếu hèn và khiếm khuyết biết mấy. Bạn không phải là cái người mà bạn vẫn thích nghĩ mình là, hay mong kẻ khác phải nghĩ mình là như thế. Tiêu chuẩn duy nhất để bạn phán đoán về mình là bạn nghĩ bạn là gì trước con mắt khôn ngoan và tinh tường của Thiên Chúa. Điều này cho thấy tại sao kiêu ngạo- dầu tế nhị và thầm kín nhất –thường ngăn cản nỗ lực ta phó thác cho Thiên Chúa.
Bạn có thật phó thác với lòng yêu mến? Bạn có thật yêu mến Chúa với cả cõi lòng? Có lẽ còn một gợn nhỏ hoặc lớn trong lòng bạn Nhài vẫn chưa lọt vào được vì có có bảng cấm: “Cấm vượt qua- kể cả Thiên Chúa” hoặc “xin Chúa đứng bên ngoài”? Có lẽ còn một phần bản thân mình ta còn để cho Ma Quỷ- thế gian- xác thịt thuê hoặc chiếm hữu? Nếu trong tình trạng đó, rõ ràng là ta chằng bao giờ có thể trọn vẹn phó thác được.
Do đó bạn có thaật sự phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa? Với trọn tâm hồn ngay cả không dành cho mình quyền xét đoán sự việc theo bận thang giá trị hay ưu tiên của mình, không khắt khe đoán xét kẻ khác, không lơ là trong đời sống thiêng liêng và các bổn phận khác và thật ném cả hồn lẫn xác vào công việc mà Chúa xin bạn làm?
Và điều còn quan trọng hơn nữa là bạn có thật tin tưởng phó thác. Biết bao lần ta lẩn trốn, ta không đủ tưởng phó thác nơi Chúa. Dầu không dám thú nhận ta thật sợ Chúa bỏ rơi mình, hay sợ Ngài không thể hoàn toàn nhìn theo nhãn quan của mình. Mỗi lo sợ đó thật nực cười khi đứng trước một người cha đầy tình thương, khôn ngoan tuyệt vời. Ngài biết vàhiểu thấu mọi sự và hằng quan tâm tới lợi ích của ta hằng giây phút cuộc đời. Có lẽ đây là khía cạnh: “sự tin tưởng” mà ta phải nhấn mạnh nhiều hơn nữa trong hành vi phó thác cho Chúa. Nếu bạn bảo đảm được sự hiện diện của Ngài thời mọi cái khác tất nhiên lui vào thứ yếu, vì bạn biết rằng mình có quyền an nghỉ, có quyền ném mình vào cánh tay nhân hiền và dũng mạnh, có quyền vui sướng giải thoát mình khỏi mọi mối bận rộn và âu lo và để cho Chúa làm cho mình điều Ngài muốn. Thánh Phanxicô Salê nói:
“Mọi nơi và trong mọi sự hãy tìm cách làm cho hồn bạn được an bình. Nếu có xảy ra những phiền toái bên trong hoặc bên ngoài, hãy chấp nhận các bình thản. Nếu được vuimừng, hãy tiếp nhận thản nhiên mà không háo hức. Nếu phải tránh điều dữ, hãy bình thản để khỏi xáo trộn, kẻo bạn vấp- ngã vì vội vàng. Hãy làm điều thiện cách bình thản kẻo háo hức làm bạn phạm sai lầm. Ngay cả việc xám hối ta cũng phải thực hiện cách hết sức thanh thản, bình tỉnh”.
Điều này đương nhiên đòi một tinh thần trọn vẹn tin tưởng trong hành vi phó thác. Thánh nhân nói tiếp:
“Đừng vì bất cứ điều gì trên thế gian, cho dầu vũ trụ có sụp đổ đi nữa mà để mất bình an bên trong. So với bình an tâm hồn thì có gì trên đời này có thể sánh được? Hãy phó thác tất cả cho Chúa và rồi tín thác trong an bình, yên nghỉ trong vòng tay Ngài. Và nếu bạn thấy mình trôi xa khỏi chốn nương náu đó, bạn hãy bình tĩnh và dơn sơ hồi tâm lại. Trên hết hãy cố đạt tới được tâm trí thanh thản, không phải vì đó là nguồn an vui, nhưng vì đó thật là kết quả của tình yêu Chúa chân thực và phó thác ý ta cho ý Chúa”.
Và nhà văn lỗi về tinh thần phó thác, Cha de Caussade, gởi gắm ta sứ điệp sau:
“Những linh hồn được Chúa gọi sống bậc phó thác trọn vẹn sẽ sống cõi đời này một cuộc sống như Chúa Giêsu, Mẹ Đồng Trinh và Thánh Giuse đã sống: cuộc sống trọn vẹn thánh hiến cho ý Chúa. Bề ngoài các Ngài sống một đời quá là tầm thường, bình dị. Ngài sống các ngài chu toàn bổn phận tôn giáo và bậc sống mình như tất cả mọi người. Và trong lãnh vực nào đi nữa,ta không hề thấy được :đó là sự lệ thuộc vào Ý Chúa đang điều khiển đời sống các ngài. Chính Thánh Ý Chúa giúp các ngài giữ được ự chủ bản thân, nhờ ở sự không ngừng dễ bảo nơi tâm trí. Đối với các ngài- cứ bước đi trong sự đơn sơ là được rồi, cứ chu toàn bổn phận cách giản dị và đơn thành- làm như trên đời chẳng có gì khác hơn là Thiên Chúa và bổn phận cụ thể mà họ đang chu toàn vào giờ phút đó”.
Trong nỗ lực- liên tục và quyết liệt- trưởng thành và thánh thiện. Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu chính là vị trạng sư thần thế can thiệp cho ta nơi Con Chí Ái của ngài. Don Bosco và tất cả các vị thánh- đầy tớ Chúa và các Hội viên đã được hưởng kiến của chúng ta sẽ giúp cầu nguyện để nâng đỡ ta trong nỗ lực không ngừng tiến tới một sự tín thác ngày càng trọn vẹn và tin tưởng. Các ngài dạy ta biết rằng; Tinh thần phó thác là chìa khóa cho mọi vấn đề cuộc sống, là bí quyết cho mọi thành công, là bảo đảm an bình tâm trí và là niềm vui tràn trề cho tâm hồn trong Đức Kitô –Đấng Phục Sinh.
Leave a Reply