Mẹ trao phó chúng cho con

 TỪ THẾ HỆ NÀY QUA THẾ HỆ KHÁC, CHÚA GIÊSU CÙNG ĐI VỚI HỌ

Đối thoại với kinh nghiệm của những khởi nguồn

Các cộng thể của những thời khởi nguồn,

ở chỗ phía trước chúng ta

giống như ánh sáng  soi sáng con đường hôm nay

ta có cả ngàn câu hỏi trong trái tim

các vai chính đã từng gặp gỡ với Đấng Phục sinh

và đã từng sống kinh nghiệm

mang Thiên Chúa đến cho những người trẻ

đem tới cho ta sức mạnh

để nhìn những chọn lựa của ngày mai

“ký ức” đan dệt với lịch sử còn chưa được vạch ra

Và cuộc sống của ta đầy dẫy niềm vui khi nó được đảm nhận

Như được ôm ấp bằng yêu thương

Ký ức hướng dẫn ta sống tương lai

 Biện phân: cuộc đối thoại giữa các vấn nạn của hôm nay và kinh ngiệm của những thời khởi nguồn.

 Các cộng thể đối thoại với kinh nghiệm của các thời khởi nguồn học được bí quyết của sự phong nhiê. Đó là một kinh nghiệm biện phân để hiểu, ở bên trong của lịch sử mà ta đang từng bước vạch ra, bao gồm cái cốt yếu, cái mới mẻ của đặc sủng, những đặc điểm của cuộc theo Chúa Giêsu của chúng ta với phong thái của Đấng Sáng lập của chúng ta

Khi đối thoại với các nhân vật chính của Cộng thể Giêrusalem và của cộng thể Mornese, khi kết lại biết bao là hy vọng và băn khoăn, tuyệt đối cũng như tương đối, biết bao là niềm xác tín và sự kiếm tìm say mê: đó là cuộc sống của chúng ta

Họ cùng nhau trả lời cho các câu hỏi; vạch ra một cách lý tưởng các đặc điểm của việc theo Chúa Giêsu của ta phong thái linh đạo của ta, là cái ta muốn sống, cách có ý thức hơn

Và lộ ra mọt câu trả lời mới về yêu sách tận căn của Tin Mừng

Từ cả một bản đồng ca của muôn câu trả lời ấy dần dần lộ ra dung mạo của các cộng thể chúng ta, đang muốn là sự hiển linh của tình yêu Chúa cho các người trẻ và những người nghèo khổ hơn cả.

Chúng ta tin chắc rằng Thiên Chúa đang đồng hành, như xưa kia Ngài đã đồng hành với dân Ngài; với chúng ta xuyên qua những bất ổn, sự mỏng dòn của một xã hội phức tạp tính cách tạm bợ của các chọn lựa hằng ngày của chúng ta. Ngài làm cho chúng ta có khả năng sống các cuộc xuất hành của chúng ta, trong bình an và can đảm, để thực sự đi tìm kiếm Nước của Ngài

Đừng sợ, ở đó các con sẽ thấy Thầy

Trong các cộng thể, chúng ta đang soi sáng và nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta bằng Lời và Thánh Thể, vững tin rằng ý nghĩa sâu xa của hiện hữu của ta nằm ở bên kia biết bao các công việc đang lấp đầy ngày sống của ta – gồm cả cộng thể những người tu sĩ cũng như những người trẻ – đang thực sự khao khát mãnh liệt cuộc sống chân chính, và đang ước muốn hăng nồng được hiệp nhất với nhau trong lòng.

Ta cảm thấy thế giới của ta đói khát một cái gì khác; và sự thiếu thỏa mãn và cái vô nghĩa của cuộc sống đã làm phát sinh một ước muốn mới về Thiên Chúa.

Cái gì bừng lên trong tim con khi các Ngài hành trình bên cạnh Đấng sống lại? và chúng tôi tìm thấy được ở đâu các câu trả lời cho các câu hỏi đang ngày càng đặt ra quá nhiều và ngày càng khuấy động chúng tôi?

Đức Giêsu đã chết và sống lại, hiện đang sống bằng Thần Khí.

Maria người phụ nữ làng Măgdala. Tôi nhớ buổi sáng hôm đó. Tôi cùng các phụ nữ khác, là những chị em của tôi, chúng tôi đi đến mồ Chúa. Chúa  Giêsu không  có ở đó. Chúng tôi chạy đến nhà tiệc ly, như lời Thiên Thần đã nói với chúng tôi. Ôi, lòng tôi buồn khôn tả. Chúng tôi chẳng thấy được Ngài. Lòng chúng tôi khao khát như lửa thiêu được thấy lại Ngài. Thế rồi, tại đây, nơi căn vườn, tôi nghe thấy giọng Ngài: “Maria”. Nghe gọi đến tên của mình, tôi chẳng còn hoài nghi nữa: Đích là Ngài: “Lậy Thầy!”.

Tôi đã trở lại mồ, mang dầu thơm để xức cho một thân xác chết, thì ngược lại tôi đã gặp Đấng sống. Thế là bắt đầu một kinh nghiệm hoàn toàn mới, vì Chúa kéo bạn ra khỏi các nỗi bất an bé nhỏ của bạn và tung bạn lên phía trước, nếu bạn tin tưởng ở Lời Ngài.

Vâng, tôi đã học để nhận biết Ngài trở lại như thế này đây. Ngài đã đi trước chúng ta và chúng ta nhiều lần phải cực nhọc mới nhận ra được Ngài nơi các dấu chỉ. Chúng ta đã học như vậy để tìm kiếm  Ngài trong Thánh Thể, trong Lời, trong các kẻ nghèo, trong cộng thể và trong cả thế giới.

Có nơi Ngài nguồn mạch của sự vui mừng và bình an.

Cứ thỉnh thoảng sự sợ hãi lại lấn chiếm lấy ta. Nhưng Lời Ngài đã hướng dẫn ta là lời hứa của Ngài vang lên trở lại trong cuộc sống của ta: “Thầy sẽ sai đến với các con Thánh Thần của Thầy… và Ngài sẽ hướng dẫn các con vào toàn thể sự thật “Đấng sống lại được hồi sinh bởi sức mạnh Thánh Thần, là nguồn mạch từ đấy vọi trào sự sống chúng ta, niềm vui của ta và sự bình an cùa ta.

Mỗi ngày cộng thể sống trong sự xác tín là mình hướng dẫn trước bởi tình yêu của Chúa: Kinh nghiệm về Ngài cho ta trực giác thấy diện mạo của Ngài, khi ta gặp được Ngài trong các hoàn cảnh hằng ngày.

Chúa Giêsu là tất cả sức mạnh của ta, là trung tâm của đời sống ta.

Mẹ Mazzarello – chính Ngài đã gọi chúng tôi hiến dâng tất cả thời giờ và tất cả tình thương của chúng tôi cho các trẻ nữ ở Mornese.

Người ta cười nhạo chúng tôi, vì chúng tôi là những thôn nữ nghèo nàn mà dám nhận mình là các hôn thê của Chúa Giêsu. Chúng tôi thực sự chắc chắn rằng: Chúa Giêsu yêu thương chúng tôi, và Ngài là mục tiêu chính của đời sống chúng tôi. Ngài là tất cả niềm vui của chúng tôi, vì thế các gánh nặng trở thành nhẹ nhàng, các khó khăn được vượt qua cách thanh thản, và sự khó nghèo trở thành dịp để thốt lên: “Lạy Chúa Giêsu. Con yêu mến Chúa!”

Chúng tôi giữ cho ngọn lửa yêu mến cứ bừng cháy.

Đó là bí quyết của niềm vui lan tỏa của chúng tôi

Thánh thể nuôi dưỡng niềm cậy trông của chúng tôi.

Mỗi ngày có Chúa Giêsu Thánh Thể ban cho chúng tôi sức mạnh. Quay trở lại với Ngài bằng trái tim, bằng lời cầu nguyện mau chóng và ngập tràn yêu thương, chính là niềm an ủi của chúng .

Chúng tôi hẹn gặp gỡ nhau ở nơi trái tim Chúa Giêsu, vì chúng tôi yêu thương nhau, và chuyện hẹn hò này nghiêm chỉnh đấy, và chúng tôi chắc chắn tìm gặp lại nhau tất cả ở trong kinh nguyện. Trong cộng thể chúng tôi, chúng tôi luôn luôn nhắc nhở nhau: “Các chị em hãy sống trong sự hiện diện của Chúa Giêsu cách liên tục và ở mọi nơi “ thế là đủ để đương đầu với mọi bất trắc của các mối tương quan giáo dục: Đối với chúng tôi thật chẳng đơn giản chút nào việc can thiệp vào các trẻ nữ khó dạy, không quen với một cuộc sống hy sinh, không sẵn sàng đón nhận nền Kitô giáo.

Nhưng chắc chắn ở Mornese cũng có các vấn đề, cũng lộ ra những ích kỷ, những sự ghen tuông bé nhỏ… Tôi đã căn dặn: “Chị em hãy nói thật nhiều với Chúa” cuộc đối thoại không ngừng với Chúa như thế làm cho chúng tôi được sống và làm việc chỉ vì tình yêu mà thôi. Khi dẫn dắt các đám trẻ hay khi khâu vá, khi làm việc ở vườn nho hay khi chơi ở sân chơi, cái quan trọng là ở lại lắng nghe Chúa Giêsu.

Tôi đã luôn nói với các con cái của tôi. Khi mình yêu mến thì mình chẳng còn sợ hãi hy sinh. “Ngài là tất cả cho chúng ta”, và khi giơ Thánh giá lên, tôi vẫn nhắc nhở: “Ngài ở đây (rồi tôi quay cây Thánh Giá sang phía bên kia, và chỉ cho các con cái của tôi, tôi thêm rằng) và chúng ta ở đây!”

Cộng thể đầu tiên của chúng ta sống bằng Chúa Giêsu và dân chúng cảm nhận rõ điều đó.

Suy niệm

Sự thánh hiến tu sĩ được gọi là giao ước ơn gọi, sự tự hiến toàn diện, sự chọn lựa tự căn Thiên Chúa: tất cả muốn nói lên sự liên hệ vô cùng đặc biệt với Thiên Chúa.

Chính Thiên Chúa thánh hiến ta bằng ơn Thần Khí Ngài.

Đây là một sự kiện huyền nhiệm của đời sống chúng ta: một ơn huệ ban không, đồng bản chất với nhân vị chúng ta, một sự liên hệ được thiết lập với Thiên Chúa, Đấng ban nét đặc sắc cho đời sống chúng ta.

Thánh hiến cũng là một hành động ngoại tại “có tính cách bí tích”, được nhìn nhận bởi Hội Thánh là nơi ta công bố mình được Thiên Chúa chọn và ta sẵn sàng thưa vâng: đó là lời tuyên khấn.

Thế là ta cảm nhận mình được thu hút bởi Thiên Chúa và mình muốn tập trung vào một mình Thiên Chúa, kiếm tìm Ngài trong kinh nguyện và trong sự thinh lặng hay quyết tâm rao giảng Ngài hiện diện trong thế giới xuyên qua đức ái.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Trong hoàn cảnh hiện tại đòi hỏi sự đào sâu thần học về hoạt động thánh hiến của Thiên Chúa và sự đáp trả của chúng ta.”

Nếu cái thần thiêng đang gặp khủng hoảng trong xã hội phương Tây, thì nay ta cần loại trừ một thứ thần thiêng ở ngoài nhân vị của chúng ta, một tập tục tôn giáo có sẵn khiến ta bị lệ thuộc vào, và cũng phải mạnh bạo gạt bỏ một thứ thần thiêng mới phát sinh là độc tôn nhân vị con người, quyền tự do tự quyết lấy đời sống của mình một cách tuyệt đối. Thánh hiến tức là nhìn nhận một thứ thần thiêng trong suốt tuyệt đối, Thiên Chúa độc nhất trong Ba Ngôi Chí Thánh mà ta muốn dâng hiến trọn bản thân ta cho Ngài, và dấn thân theo mục tiêu Ngài đặt ra.

Đây là ba dữ kiện của sự thánh hiến của chúng ta:

  • Trước hết tình yêu Thiên Chúa phải được cảm nhận ở mức độ mãnh liệt trong đời sống chúng ta, đến độ nó cuốn lôi toàn diện đời sống và trở thành động lực mạnh mẽ nhất cho đời sống.
  • Thứ đến là quyết tâm chúng ta thực hiện: Đó là sự chin muồi của xác tín, ý thức cùng tình cảm của ta, cảm nhận rằng chúng ta thuộc về Ngài, chúng ta tập họp trong Ngài. Từ đấy nẩy sinh một mối tương quan lấp đầy lòng chúng ta, kể cả về phương diện tâm lý: Người được thánh hiến đặt Thiên Chúa và giá trị tôn giáo vào tâm điểm cuộc sống của mình.
  • Chúng ta đảm nhận lấy một kế hoạch cụ thể, một hình thức hiện hữu, hữu hình mang dấu chỉ của Thiên Chúa. Hình thức ấy nỗ lực sản sinh cách sinh động của Con Một Thiên Chúa. Ta gặp Ngài trong tình thắm thiết, ta tiêu hao đời ta vì chính mục tiêu mà Ngài đã chết và sống lại. Ta dâng hiến toàn vẹn đời ta cho Ngài cho tới chết, cho tới sự hoàn tất trong hiến tế.

Và sau đây là một ít hậu quả quan trọng:

  • Các tu sĩ nam nữ là những người có chân giá trị tôn giáo. Sẽ là bất thường, quái thai, nếu nơi người tu sĩ, có bình diện nào đó phủ lấp lên các bình diện khác và gạt giá trị tôn giáo ra bên rìa…
  • Họ là những người chuyên nghiệp về kinh nghiệm Thiên Chúa. Họ đại diện cho một giá trị tối hậu, cũng như trong tất cả mọi thực tại có giá trị cho cuộc sống, đều có những người dấn thân vào như trong lãnh vực nghệ thuật, khoa học…các tín hữu hay những người không tin đều thấy cái bất thường nơi những tu sĩ thánh hiến có một đời sống quá bình thường. Chính các tu sĩ cũng sẽ cảm thấy đời sống trống rỗng khi giá trị tôn giáo biến mất… và khi ấy cơn khủng hoảng sẽ xẩy ra…
  • Sự thánh hiến phải là quyết tâm của đời sống. Sự thánh hiến này không chính yếu là sự hoàn thiện luân lý hay thực hành tu đức…lại càng không phải là việc thực hành các lòng sùng kính riêng đầy tính chất tự vệ. Trái lại sự thánh hiến là một loại đời sống qua đó ta có thể nhận ra mầu nhiệm Thiên Chúa. Các thánh là những con người giải tỏa cách trong suốt Thiên Chúa. Hiến luật nói sự thánh hiến chính là món quà quý hóa nhất ta có thể cống hiến cho các thanh thiếu niên.
  • Ngày hôm nay, Con Đức Maria Phù Hộ đang làm việc trực tiếp, tiếp cận với dân chúng trên những tiền đồn truyền giáo, trong các sa mạc của những thành phố lớn, trong các vùng chiến tranh, trong các xứ đạo, trong các trường học. Họ phải tìm ra chân tính của mình. Đức Thánh Cha nói người phụ nữ không có thể tìm ra chính mình nếu họ không trao ban tình yêu cho người khác. Họ là hiện thân của mối liên hệ hổ tương, của tình tương thân tương ái.
  • Các người Con Đức Mẹ Phù Hộ, trong tư cách cộng thể những phụ nữ, được ăn rễ sâu xa trong Chúa Kitô, được gọi tham gia sứ mạng giáo dục và hội nhập văn hóa tiến tới thiên niên kỷ III, phải hiểu thấu về bản thân mình như thế nào?
  • Đây là lúc phải suy nghĩ chin chắn về cộng thể mà họ được đích thân Chúa Giêsu kêu gọi tham dự. Mối liên kết giữa bản thân họ và của cộng thể họ với Chúa phải thân thiết biết mấy! Và cùng với Chúa họ tham gia vào sứ mạng giới trẻ cách sâu xa biết mấy! và tất cả khởi sự từ kinh nghiệm Mornese

Thật cảm động những lời Mẹ Mazzarello nhắn nhủ về sự hiệp nhất và việc cộng thể phải hẹn gặp nhau thường xuyên trong trái tim Chúa, trong Thánh thể của Chúa, và mỗi người, theo lời Mẹ dạy, phải can đảm thấy mình gắn kết cách chặt chẽ với Chúa Giêsu tới mức nào!

Đây chính là khởi điểm tốt để cộng thể các người nữ thánh hiến FMA tìm hiểu về mình trong ánh sáng nồng nàn của tình yêu của những nhân  chứng đầu tiên của Đấng sống lại như Maria, người Magdala, như các tông đồ.

Đây là Mẹ của Con

Và Mẹ Maria ơi, mẹ đã làm gì cho chúng con ?

Chúng ta đã tái khám phá ra Mẹ trong đời sống của chúng ta và Mẹ đã hướng dẫn chúng ta tới với Chúa Giêsu. Ta xác tín rằng Mẹ giúp ta sống và giữ gìn Lời Chúa để tìm ra những tiêu chuẩn thẩm định đứng trước cái sự đổi thay của văn hóa, và để cho chúng ta được giáo dục bởi các biến cố hằng ngày.

Kinh nghiệm của các Ngài ra sao? Các môn đệ – chúng tôi chẳng thể nghĩ rằng cộng thể của chúng tôi có thể có nếu không có Mẹ hiện diện. Mẹ Maria đã là Mẹ, người dẫn đạo, chính Mẹ đã dạy chúng tôi biết Chúa Giêsu

Mẹ, người dẫn đạo, nhà nữ giáo dục đức tin của chúng tôi.

Với Mẹ, chúng tôi đã học tín thác vào lời của Chúa. Mẹ đã hướng dẫn và nâng đỡ chúng tôi bằng sự vâng phục của Mẹ trong niềm tin. Mẹ cùng với chúng tôi đã chờ đợi Chúa Thánh Thần, đã cầu nguyện, đã khích lệ niềm hy vọng còn e ấp của chúng tôi là mình có thể loan báo sự chết và sự sống lại của Người.

Mẹ hiện diện một cách cần mẫn

                Chúng tôi luôn cảm nhận Mẹ là Mẹ của cộng thể chúng tôi dù rằng Giáo hội đã được phó thác cho Mẹ trên đồi Canvê. Khi Chúa Giêsu nói với Gioan : « Này là Mẹ con ». Mẹ luôn luôn có mặt trong đời sống chúng tôi : Khi ở Cana, Chúa Giêsu ra lệnh đổ  nước đầy các vò, khi giữa đám đông. Chúa Giêsu gọi Mẹ là « có phúc » vì niềm tin năng động, khi chúng tôi chờ đợi biến cố Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần.

Mẹ Maria đã dạy dỗ cộng thể chúng tôi, hãy bỏ ra một bên mọi tính toán nhân loại để luôn luôn biết dám nhận lấy việc kiếm tìm một cách chân thành ý muốn của Thiên Chúa.

Ở Mornese, Mẹ là Bề Trên đích thực.

Mẹ Mazzarello ở Mornese, Don Bosco luôn luôn nói với chúng tôi điều này : Bề Trên đích thực là Đức Mẹ : chúng tôi trao cho mẹ chiếc chìa khóa của nhà, vì chúng tôi chắc chắn rằng Mẹ giữ nó cho chúng tôi, chúng tôi đã cảm nghiệm điều đó mỗi ngày và Don Bosco vượt xa chúng tôi khi dám nói rằng : « Chính Mẹ Maria đã làm mọi sự ! »

Đức Mẹ Phù Hộ đã dạy chúng tôi lối giáo dục dự phòng.

Chúng tôi đã nỗ lực hết sức để cảm nhận Mẹ là Đấng Phù Hộ và trong khi bắt chước Mẹ, chúng tôi đã hiểu thế nào là những « cứu giúp, phù hộ » của cuộc sống theo phong cách đề phòng, tươi vui, luôn có mặt ở giữa những niềm hy vọng và cơ cực của dân chúng.

Chúng tôi đã học để biết tiếp nhận lấy Thiên Chúa làm sao, để biết tới gặp gỡ cùng kẻ khác thế nào, để biết xây dựng sự hiệp thông là làm sao.

Mẹ có một chỗ đứng danh dự trong đời chúng tôi, và chúng tôi có thói quen hỏi han Mẹ, cầu xin cùng Mẹ. tôi thường căn dặn : « các chị em hãy có một lòng tin tưởng lớn lao vào Đức Mẹ. Đức Mẹ sẽ đến giúp đỡ các chị em trong các công chuyện của các chị em ».

Và tạ ơn Mẹ không cùng.

Có biết bao lần tôi đã cám ơn Chúa vì được làm Con Đức Maria Phù Hộ. Chúng tôi cảm thấy mình là tiếng cám ơn sinh động của Don Bosco cho Đức Trinh Nữ, chúng tôi sống trong niềm xác tín vào sự trợ giúp của Mẹ và chúng tôi đã cảm nghiệm muôn vàn lần khôn kể xiết rằng Mẹ đã đi đi lại lại trong các nhà của chúng tôi.

Suy niệm

Ôi lạy Mẹ Maria, Mẹ đã thi hành ý Chúa Cha, mau mắn trong vâng lời, can đảm trong khó nghèo, rộng mở tiếp đón trong đức đồng trinh phong nhiêu… Đời sống bước theo Mẹ chính là dấu chỉ của lòng âu yếm của Thiên Chúa cho con người, là nhân chứng của Mầu nhiệm Hội Thánh là Trinh Nữ, hiền thê và là Mẹ.

Người phụ nữ thánh hiến trong ơn gọi Con Đức Maria Phù Hộ sống thiên chức phụ nữ là “người trợ giúp”, khi đón nhận lời Mẹ ký thác biết bao người trẻ “Mẹ phó thác tất cả chúng cho con”, để tới lượt mình trở thành người trợ giúp, người bạn thiết hy sinh, không nề quản của biết bao bạn trẻ trong các cộng thể thánh hiến của mình.

Ôi Maria, xin Mẹ luôn giúp chúng con sống đúng nữ tính và thiên chức của mình.

 

Các cộng thể chúng ta thướng chỉ trích một lề lối sống cứng ngắc…cố định, ít cởi mở.

Có lẽ đã từ lâu lắm rồi ta cứ nghĩ rằng một sự đồng nhất nào đó sẽ cứu vãn được sự hiệp nhất. Các thời khóa biểu giống nhau cho tất cả mọi nhà có vẻ bảo đảm cho một đời sống cộng thể đích thực.

Sống cùng nhau thực sự, trên thực tế, là điều chẳng bao giờ thiếu vắng cả.

Nhưng ngày nay ta cảm thấy cái khó khăn là làm sao biểu hiện bản thân mình một cách chân chính, có ý nghĩa. Thực là mình, đi vào trong mối tương quan, bất chấp các quan điểm khác nhau, có khi đòi ta phải chịu gian khổ, và tiêu hao nhiều thời gian…

Chúng ta ngày càng thấy thêm xác tín rằng vấn đề ở đây, là phải làm sao xây dựng chúng ta thành một cộng thể biết đáp lại tiếng Chúa gọi, chứ không chỉ như là một nhóm người làm việc; rằng ở trung tâm của cộng thể, không phải là sự hữu hiệu, mà là tình yêu của Thiên Chúa biểu hiện bằng sự gần gũi với nhau, thân thiết với nhau, tiếp nhận nhau, như nguồn mạch của sự trao đổi lẫn cho nhau tình âu yếm, sự quan tâm và sự dấn thân. Tình yêu ấy vượt lên trên sự khác biệt và tạo nên sự hiệp thông. Nhưng có biết bao lần, trong các cộng thể của chúng ta, chẳng có thời giờ cho niềm vui, cho sự trao đổi, cho việc tìm gặp Chúa Giêsu ở giữa chúng ta…

Được bén rễ sâu trong Chúa Giêsu, trong lệnh truyền thương yêu nhau.

Luca – Kinh nghiệm cá nhân về một cuộc gặp gỡ thâm sâu cùng Chúa Giêsu đặt nền tảng cho ý muốn sống thành một tấm lòng và một tâm hồn mà thôi nơi chúng tôi.

Các chứng tá mà tôi đã tỉ mỉ thu tập lại trong sách Công vụ Các Tông đồ, cho thấy đời sống huynh đệ tại Giêrusalem đã là một kinh nghiệm mạnh của sự hiện diện của Đấng sống lại. Mọi người đều cố gắng có cùng những tình cảm của Ngài, làm cho mình trở thành tôi tớ của nhau. Chúa Giêsu hiện thân nơi mỗi người chúng tôi, tiếp tục nói và yêu thương, phục vụ và chia sẻ mọi sự và thế là được thiết lập nên cuộc sống huynh đệ.

Khi ngày nay các bạn nói đến tình thương cho nhau. Có lẽ các bạn đã không gọi đến lời dạy của Chúa Giêsu khi rửa chân cho các môn đệ sao: “Như Thầy đã làm cho các con thế nào, thì các con cũng hãy làm cho nhau như vậy”?

Trong lối tương quan đơn sơ chân thành

Mẹ Enrichetta Sorbone. Ở Mornese, sự tiếp nhận lẫn nhau thật y hệt như không khí ta thở. Ai mới tới với cộng thể, dù là thỉnh sinh, thiếu nữ, trẻ thơ, giáo viên, cũng đều như chạm tới bằng tay niềm vui được ở với nhau. Và niềm vui ấy hoàn toàn không ngây ngô. Chẳng ai trong chúng tôi dấu đi nỗi gian khó của cuộc sống cùng nhau. Chẳng thiếu các tính tình khó chịu, các vấn đề giáo dục, các trách nhiệm mỗi ngày, phải đồng hành và theo dõi bước tăng trưởng của các con người, sự thiếu kinh nghiệm tổ chức ngôi trường đầu tiên này.

Tuy nhiên, ở trên tất cả quả có một kinh nghiệm rất mạnh mẽ về Chúa Thánh Thần khiến cho tất cả ý thức rõ về các vấn đề hiện có mà sống với óc thực tế cao, biết từ bỏ vì lòng yêu thương.

Bởi thế mà cộng thể có thể thốt lên rằng: cuộc sống quá đẹp biết mấy!

Điều mà chúng tôi đã thấy, đã chạm tới và đã nghe

Các chị em cảm thấy mình được gọi để thực hiện một chuyện gì?

Ngày hôm nay các kế hoạch vĩ đại nhưng đơn độc chẳng đi đến đâu. Trong cái xã hội phức tạp, chúng ta phải tăng cường ý thức thực hiện các hành trình với nhau phát sinh từ một tiếng Chúa gọi duy nhất, Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta như một Cộng thể để kéo dài sự hiện diện của Ngài trong thế giới. Đó là lối sống huynh đệ hiện lên như một lời tiên tri công bố sự hiệp thông. Chúng ta đang đi tìm một lối mới để ở với và ở giữa dân chúng. Trong khi sống lối sống đơn sơ và chân thật làm bằng tương quan với nhau trong cộng thể, ta sẽ dễ dàng hơn đặt mình ở bên cạnh mọi người với ý muốn đồng hành, chia sẻ mà không phán xét, không ra vẻ dạy đời, và với thật nhiều khiêm cung.

Cộng thể của chị em có cảm thấy mình thể hiện một kế hoạch chung chăng?

Đời sống huynh đệ là lời loan báo thứ nhất

Luca – Cộng thể đầu tiên được toàn dân quý mến vì lối sống huynh đệ rất cởi mở và đơn sơ, chân thành; nó giúp cảm nhận một cách như chạm tới được lòng nhân từ và niềm hy vọng. Chỉ có một nỗi quan tâm mà thôi: là loan báo cách vui tươi sự Phục sinh, là ý thức rằng mình không thể im lặng về một ân huệ.

Được gặp gỡ Chúa Giêsu, được kinh nghiệm về Ngài thúc đẩy chúng tôi kể về điều chúng tôi đã thấy, đã chạm tới và đã nghe, chia sẻ cho nhau Lời, Bánh và Sự sống.

Thánh Thần đã tạo chúng tôi nên Cộng thể vì các thanh thiếu nữ

Mẹ Petronilla – một ngày kia khi Maria trên đường dọc theo các căn vườn thổ lộ cho tôi về giấc mơ của chị, tôi đã nghĩ rằng Chúa gọi chúng tôi cùng với biết bao thiếu nữ khác để chúng tôi chăm lo cho các trẻ nữ. Kế hoạch và tiếng gọi của Chúa ngày một được hé lộ rõ hơn đôi chút. Sức mạnh đến với chúng tôi từ Thánh Thần, từ sự trợ giúp của Don Bosco và Don Pestanino, từ lòng can đảm và phấn khởi của Maria Domenica, và cũng từ sự lớn lên của cộng thể, với việc thêm các thỉnh sinh đến.

Do việc gặp gỡ cách riêng với Chúa Giêsu và nỗi ước ao chung là hiến mình cho các trẻ nữ nghèo khổ hơn cả, chúng tôi bắt đầu sống kinh nghiệm về đời thánh hiến.

Xin cha gìn giữ chúng con trong sự hiệp nhất

Xưa kia việc tiếp nhận sự phục vụ của quyền bính có là chuyện khó khăn chăng?

Ngày nay trong cộng thể ai cũng cảm nhận một cách mãnh liệt vấn đề sinh động hóa. Có khi đó là chuyện có một cái nhìn đức tin thiếu sinh động, và thế là khó tiếp nhận con người đang phải ở chỗ trung tâm của sự hiệp nhất của cộng thể nhân danh Chúa. Có người ước mơ một sự sinh động hóa hoàn hảo… và có người thực tế hơn yêu cầu một sự dấn thân lớn lao hơn của tất cả mọi người trong sứ mệnh chung, với một ý thức trách nhiệm, tinh thần hổ tương giúp đỡ lẫn nhau lớn lao.

Ngay cả với các cộng thể của các chị em, phải chăng có khó khăn nhìn nhận rằng quyền bính là dấu chỉ của sự hiệp nhất và phục vụ cho việc tìm kiếm Thánh ý Thiên Chúa?

Phêrô – Tôi tái suy nghĩ lại việc phục vụ của tôi trong cộng thể và những lời mà Chúa Giêsu nói với tôi “Hãy củng cố các anh em của con trong đức tin”

Tôi nhớ lại buổi chiều hôm đó, trước cuộc Vượt qua (sự chết và sự sống lại) của Ngài: Chúa Giêsu đã trao phó cho tôi nhiệm vụ gìn giữ sự hiệp nhất trong tình  yêu như dấu để thế giới tin.

Chẳng bao giờ dễ dàng đi trên con đường của hiệp thông và phục vụ trong hiệp nhất: chúng ta đã cảm nghiệm nỗi khó nhọc của việc biện phân, của việc tổ chức  cộng thể xoay quanh Lời Thiên Chúa, việc tìm kiếm đối thoại trong các bối cảnh xã hội văn hóa và tôn giáo của thời đại.

Có những khó khăn nội tại phải vượt qua, rồi cả những thời gian dài và sự kiên nhẫn để đồng ý với nhau về các kế hoạch được đồng chia sẻ để đồng quy vào trong kế hoạch của Thiên Chúa.

Từ Giêrusalem tới Roma, cuộc hành trình thật khó khăn, nhưng xuyên qua sự biện phân chung, sự chia sẻ và đối chiếu, chúng tôi đã dần dần hiểu việc quan trọng chính là phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa, phó thác bản thân cho Chúa Thánh Thần, tiếp nhận các đặc ân về đặc sủng và làm việc không ngừng để lời Chúa phổ biến khắp nơi, cả ở những nơi tôi không hề nghĩ tới. anh Phaolô dù rất khác với tôi, cũng đã tìm cách phổ biến Tin Mừng với một đam mê y như tôi.

Phục vụ các thanh thiếu niên và những người nghèo.

Mẹ Ennichetta Sorbone – Tại Mornese, thật khá dễ dàng tìm ra ai trong chúng tôi có thể là Mẹ Maria Domenica có nghệ thuật nên mọi sự cho hết mọi người. Mẹ biết gọi chúng tôi và biết kết hợp chúng tôi lại, dù chúng tôi khác biết nhau, để cùng làm việc nhân danh Chúa, tự hiến mình cho các trẻ nữ…

Mẹ nâng đỡ đức tin của chúng tôi. Mẹ có cái nhìn có khả năng gặp gỡ với mọi người, trao ban lòng can đảm, cho phép mọi phép mọi người tiếp thu cái tốt nhất của mình và không hãi sợ những giới hạn…

Mẹ không những giúp tất cả làm tròn công việc của mình, mà còn cảm thấy có trách nhiệm với cộng thể.

Mẹ lôi cuốn tất cả đoàn kết cùng nhau và mở lòng mình cho thế giới.

Trong bầu khí đó cả cộng thể trở thành đào luyện, và mỗi người trong bầu khí gia đình, vượt thắng những căng thẳng, những hãi sợ, những thiếu xót, để đạt tới chỗ dùng các giới hạn của mình như chiếc bàn nhẩy để lao mình lên phía trước.

Quanh Maria Domenica, người có cái tài kết hợp sự chú tâm tới từng người với cái nhìn về kế hoạch của Chúa được dệt nên trong mỗi ngày, cộng thể chúng tôi được biến thành môi sinh giáo dục trong đó các Sr, các chị nữ, các bà giáo thi đua nhau cống hiến cái tốt nhất của mình trong một kế hoạch cởi mở, vượt qua ngoài Mornese và rất xa chúng tôi, hầu tới được tận cùng trái đất.

Bí mật của phong thái sinh động hóa này của chị Maria chính là khả năng gợi dậy lòng can đảm, nuôi dưỡng niềm hy vọng, tận dụng những trực giác nhỏ nhất, được nẩy sinh thậm chí từ những người trẻ nhất và nhỏ nhất của mái trường. Mẹ đã thành công trao ban cho mọi người niềm tin và niềm yêu mến.

Chúng ta đang đứng trước cái thách đố lớn lao của sự đa phức, đa nguyên, trong một bối cảnh mà những cảm xức rất khác nhau tới trung dung với nhau; những thế giới mới kêu gọi chúng ta với sự đoàn kết và tôn trọng sự khác biệt của chúng. Nhiều khi thay vì dệt nên một phong thái mới của tương quan, chúng ta lại để cho mình bị phanh lại bởi chủ nghĩa cá nhân và tạo nên cái khó khăn ngăn trở ta mở lòng mình ra cho kẻ khác.

Hãy nhìn vào các hoàn cảnh và hãy phân chia ra các nhiệm vụ khác biệt nhau.

Phêrô – Ngay cả đối với chúng tôi, tiếp nhận sự khác biệt đâu có phải là chuyên đề. Dầu thế, ngay từ đầu chúng tôi đã thiết lập nên cộng thể với những người đến từ các kinh nghiệm rất dị biệt nhau và với cái xung khắc xem ra không bao giờ thắng vượt được. Được hiệp nhất, nhân danh Chúa, chúng tôi rất chú tâm tới các hoàn cảnh cụ thể, các đòi hỏi mà dần dần lộ hiện ra, tới các nhu cầu phải phân ra các nhiệm vụ và các thừa tác vụ khác nhau để có thể tới được với mọi người, trong khi đảm bảo chỗ ưu tiên cho việc loan báo Chúa Giêsu.

Trong đức ái tiếp đón và chú tâm tới con người.

Mẹ Mazzarello ở Mornese có cả một tính bác ái sâu xa là nguồn mạch an vui bao phủ lấy hết mọi sự và mọi người. Đấy quả là một đức ái lớn lao. Quả đã có những xung khắc và các hoàn cảnh khó khăn, nhưng “đời sống chẳng phải là một cuộc chiến tranh liên tục gồm các trận chiến hay sao?”

Dĩ nhiên là chúng tôi đã không giải quyết được hết mọi sự. Chúng tôi đã không lấp đầy mọi khoảng cách về văn hóa và tuổi tác.

Thần Khí Chúa Giêsu đã sinh động hóa chúng tôi để mà giúp chúng tôi sống kiên nhẫn và đã thông ban cho chúng tôi cùng với một óc cụ thể, một lòng mơ ước mãnh liệt về sự hòa hợp. Nhờ vậy chúng tôi đã thành công trong việc đừng quá nóng vội ép buộc thời gian làm chin chắn các con người phải đến cho mau, và lo sao để lôi cuốn tất cả mọi người hãy tham gia, từ một thiếu nữ bé nhỏ phải được dạy dỗ đến các bà giáo, từ một em bé thỉnh sinh  đến chị nữ tu đã trưởng thành hơn cả, lo sao để ai ai cũng đồng trách nhiệm với đời sống chung.

Suy niệm

Đối với chúng ta, cộng thể là một nhân tố rất quan trọng.

Chúa Giêsu, Đấng gọi chúng ta sống đời cộng thể, chính là ký do linh thiêng  nhất của sự hiệp nhất giữa chúng ta. Cộng thể là gia đình duy nhất của chúng ta.

  • Cộng thể của chúng ta phải ăn rễ sâu xa trong lịnh truyền yêu thương của Chúa, và phải chan hòa cùng nhau trong mọi mối tương quan.
  • Cộng thể phải sống ý thức đồng hành trình với nhau phát sinh từ tiếng gọi duy nhất của Chúa Giêsu.
  • Cộng thể phải thực sự sống kinh nghiệm đồng chia sẻ, đồng quy, nhất trí cùng nhau trong kế hoạch của Thiên Chúa, và thực sự biết sống phục vụ những người trẻ, phục vụ con người, cách riêng những người nghèo. Điều đó cũng đòi hỏi nếp sống nghèo, quảng đại và chăm chỉ làm việc…hy sinh lợi ích của bản thân mình…
  • Khó khăn biết bao, cái nỗ lực của chúng ta xây dựng một cộng thể hiệp nhất trong yêu thương không những bằng lời, mà còn bằng việc làm.

Chúng ta hãy quyết tâm nghe tiếng Chúa kêu gọi chúng ta xây dựng cộng thể là mỗi nhà tu sĩ của chúng ta.

Hãy đi loan báo..

Hành trình tăng trưởng phải mang lấy phong thái nào?

Sự chọn lựa hiện diện giữa các thiếu nữ gặp khó khăn đã tăng số các công cuộc của chúng ta, đã kích thích chúng ta phải tái suy nghĩ ra cho các công cuộc ấy một phong thái gia đình, đã buộc chúng ta dấn thân vào một khoa sư phạm “luôn để ý đến” các nguồn tiềm năng của con tim, các khả thể mình hằng mơ ước: đó là hệ thống dự phòng của Don Bosco và Mẹ Mazzarello.

Chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu các dung mạo chuyên nghiệp trong lãnh vực này để có thể hiện diện khả dĩ gợi ra được các đề nghị tại những nơi mà các chính sách về giới trẻ được quyết định, tại những nơi mà đời sống và quyền lợi của giới vị thành niên cần phải được đảm bảo.

Nhưng khi chúng ta nghiêm chỉnh đương đầu với các yêu sách của sứ mệnh chúng ta, thì nhiều lần chúng ta cảm thấy mình muốn ngất xỉu, choáng váng, muốn oải ra.

Chúng ta cần phải có được một khả năng giáo dục này càng lớn lao để giáo dục các thanh thiếu nữ.

Cuộc gặp gỡ sâu xa đã làm thức tỉnh tôi cho cuộc sống.

Người phụ nữ Samari – vào thời của tôi, không ai tự hỏi xem phải đảm bảo cho nữ giới một nền giáo dục nào. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu tại giếng Samari đã là một khởi điểm một cuộc sống mới cho tôi. Ngài đã mặc khải cho biết tôi là ai, đã cho tôi được biết cách sâu xa chính bản thân mình và đã tái sai tôi đi tới dân làng của tôi.

Tôi đã học được từ nơi Ngài niềm kính trọng mỗi một tạo vật, sự đối chiếu và việc đối thoại với kẻ đến từ các nền văn hóa khác biệt.

Ở thời tôi, người ta chẳng nói đến các phụ nữ. nhưng Chúa Giêsu đã dạy cho cộng thể của Ngài một phong thái sống các tương quan trong đó ai cũng tìm thấy chỗ đứng của mình và người ta đi đến phong phú hóa cho nhau.

Chúng tôi đã hiểu rằng Ngài đã yêu thương các phụ nữ chúng tôi, vì Ngài đã cho người đàn bà còng lưng được đứng thẳng, đã nói với người nữ tội nhân: “Nàng đã yêu mến thật nhiều đấy!”, đã xót thương các người mẹ tuyệt vọng và các phụ nữ sống trong nhục nhằn.

Ngài đã khơi dậy các nghị lực

Ngài đã chẳng xấu hổ vì chúng tôi và trong cộng thể, chúng tôi cảm thấy mình được quý chuộng như những người có giá trị, có khả năng cống hiến sự đóng góp của mình cho sứ mệnh. Và chúng tôi đã sáng tạo nên cả ngàn con đường để nói lên điều đó. Kể cả việc cho nổ tung các khung suy nghĩ của thời đại chúng tôi. Chúng tôi đã có khả năng dám làm, dám nói và đã thực hiện cái mà chẳng luật lệ nào cho phép cả.

Và đã chọn con đường của sứ mạng giáo dục.

Mẹ Emilia Mosca. Ở Nizza cũng có cùng những vấn nạn đó. Đại đa số chúng tôi không có các văn bằng. Nhưng cái xác tín là mình được gọi để chăm lo cho các trẻ nữ như Don Bosco đã làm cho các trẻ nam, đã tăng nhân các nguồn tiềm năng của chúng tôi. Làm cho người ta yêu Chúa, giáo dục theo cách thực Kitô giáo đã là mối bận tâm hàng đầu của chúng tôi, và vì thế chúng tôi đã sẵn lòng, vui vẻ, chúng tôi đã đem đầu tư cả trí thông minh lẫn tình yêu mà đảm bảo cho các phụ nữ được học hành, được có phẩm giá, và được có khả năng lấy các quyết định.

Cuộc dấn thân cho sứ mạng giáo dục này là của hết mọi người chúng tôi. Chứ không của riêng các hộ trực viên và các cô thầy.

Mẹ Mazzarello trong cuộc họp đầu tiên của các giám đốc đã nói lên điều đó. Tất cả chúng ta đều phải là các cô, thầy giáo về một lãnh vực nào đó để có thể giúp cho các thiếu nữ sống với nhân phẩm và niềm vui, chính cái ơn gọi của chúng, để chúng hội nhập với xã hội với một công việc.

Để tái sinh xã hội.

 Chúng ta tát cả đều đồng hành trên một con đường với sự chọn lựa của Don Bosco là tái sinh toàn thể xã hội bằng cách giáo dục các bạn trẻ. Mẹ Mazzarello đã không lơ là bất cứ cái gì để làm cho cộng thể của chúng ta được thực sự là cộng thể giáo dục. Tại đó mọi người, vâng phải là mọi người, đều có thể cảm thấy mình lớn lên cùng nhau. Mẹ chân nhận các khả năng, đặc huệ của mỗi chị em và nhắc nhở cho chúng ta lời của Don Bosco: “Các con hãy làm việc thiện chí hết sức   các con có thể”.

Thế là chúng tôi đã chọn một con đường mới, đó không phải là con đường dễ dàng, nhưng thời gian và Chúa đòi hỏi chúng tôi phải là những người can đảm.

Ở đây có một em bé

Thế đâu là bí quyết của bạn giúp bạn phục vụ các người trẻ?

Trong các cộng thể của chúng ta có khi ta quên rằng với các cung giọng thẳng thắn, các bạn trẻ nam nữ của chúng ta van xin chúng ta hãy cho chúng Thiên Chúa cũng như chúng ta cho chúng nền giáo huấn và trò chơi.

“Hãy cho chúng con Chúa Giêsu”, các bạn trẻ đã nói lên điều đó với với chúng ta vào lúc khỏi đầu Tổng Tu Nghị. Chúng ta làm nhiều chuyện cho các bạn trẻ, nhưng có lẽ chúng không cảm thấy chúng ta yêu mến chúng đến độ muốn chia sẻ với chúng cái quyết tâm sống cùng với nhau một nền linh đạo.

Hãy lôi cuốn chúng vào tham dự sứ mạng giới trẻ

Cậu con trai với năm chiếc bánh và hai con cá – Cháu ở đó giữa đám dân chúng, cháu chẳng hiểu có phải vì tình cờ chăng? Ở vào tuổi các bạn trẻ, cái tò mò thường trộn lẫn với các ước ao lớn lao nhất và ý muốn mạo hiểm vẫn dấu ẩn một ước muốn kiếm tìm cái ý nghĩa cho cuộc sống.

Chúa Giêsu đã nhìn cháu, Chúa đã làm cho cháu phải mở tấm lòng quảng đại ra, một thứ quảng đại cháu cứ tưởng mình không có. Chỉ sau khi 5.000 người đã ăn no nê, cháu mới hiểu được rằng phần đóng góp bé nhỏ của cháu đã rất quan trọng. Không có cháu, thì cả đến Chúa Giêsu cũng đã chẳng muốn làm một phép lạ như thế này.

Chúa Giêsu đã lôi kéo cháu vào trong một cuộc mạo hiểm mà cháu đã không tưởng tượng ra nổi.

Khởi sự từ điểm mà mà sự thiện có thể tiếp cận

Emma Ferrero – Mẹ Mazzarello đã không yêu cầu con làm một cái gì ngược với sự tự do của con, nhưng sự kiên nhẫn trong yêu thương của mẹ chẳng để con  bao giờ được an tâm cả. Mẹ đã thức tỉnh nơi con những câu hỏi mà con đã xua đuổi đi thật xa rồi; mẹ đã phá vỡ sự dửng dưng của con. Và cuối cùng con đã cảm nghiệm được cái gì là chân chính nhất của cuộc sống: đó là sự thánh thiện là điều có thể.

Để tiến tới đề nghị cho các bạn trẻ sự thánh thiện

Con không thich những giờ cầu nguyện dài, cũng chẳng thích những bài giảng. Thế mà con đã khám phá ra cái vẻ đẹp của kinh nguyện hằng ngày, cái bộc trực của sự đối thoại, cái ý muốn tìm kiếm ý nghĩa cho mọi chuyện mình làm.

Con chẳng thích các bó buộc và các từ bỏ. Và bằng cách đốt cháy mọi ngẫu tượng của con đi, con đã tìm thấy tự do.

Với con, còn có nhiều trẻ nữ khác. Tốt nhiều hay tốt ít, với các kinh nghiệm cuộc sống khác nhau.

Các Sr. chẳng bao giờ thấy mệt khi sống với chúng con, dù cho chúng con có gây bao thử thách cho họ. Họ lắng nghe chúng con. Họ chơi với chúng con, và dạy chúng con yêu mến Chúa và hết lòng sùng mến Đức Trinh Nữ Maria. Các Sr. thật là một dấu chỉ muôn vàn cụ thể của tình yêu của Chúa Giêsu.

Hãy đi và làm như thế.

Cái gì đem sức sống cho nhiệt tình truyền giáo của cộng thể của các chị em?

Nhiệt tình truyền giáo là một đặc tính của chúng ta ngay cả cho ngày hôm nay. Chỉ cần nghĩ tới sự phát triển và sự củng cố của sự hiện diện của chúng tại Phi Châu, tại Trung Đông Âu, tại Đông Nam Á.

Nhiệt tình này cũng phải được sống tại các bối cảnh xã hội văn hóa ở mức phát triển kỹ nghệ cao, nơi mà không dễ mấy khám phá ra dung mạo của các người nghèo và bị gạt ra bên lề xã hội. Xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo đòi hỏi nhiệt tình phấn khởi trong việc Tin Mừng hóa, sự sáng tạo và lòng đặc ái cho các kẻ không được bảo vệ.

Lòng yêu thương của Chúa Kitô

Phaolô – tôi đã bị Chúa Kitô bắt chộp lấy. Ngài đã gọi tôi luôn luôn đi xa hơn nữa, hơn nữa, Ngài đã đi trước tôi. Chính Ngài làm sinh động trong tôi, nhiệt tình nên mọi sự cho hết mọi người, để mọi người gặp được tình yêu của Ngài. Loan báo Tin Mừng ư? Đấy là một cái gì bức thiết tôi buộc phải làm.

Tuy vậy, nếu tôi không có đức ái, tôi đã chỉ là chiếc thanh la phèng phèng inh ỏi. Tôi có thể có sự thông thái, nói được nhiều ngôn ngữ, nhưng rốt cuộc tôi vẫn chẳng là gì cả.

Nhiệt tình truyền giáo là thứ tình yêu mang Thiên Chúa ở trong lòng cuộc sống, để đi tới tận cùng thế giới, nơi có các kẻ nghèo kêu gọi…

Tin Mừng loan báo rằng Thiên Chúa đã yêu thế giới đến độ sai con của Ngài, Đấng cất bỏ mọi bức tường ngăn cách, lại chẳng có thể sinh động hóa các cộng thể hóa chúng ta chăng?

Không có nhiệt tình này, sẽ chẳng có được gì cả. Nhiệt tình này được nuôi dưỡng bởi duy có niềm xác tín sau đây: là cảm nghiệm mình liên tục bị Chúa Kitô cùng tình yêu của Ngài bắt chộp lấy.

Các cộng thể của chúng ta, dù đi theo cả ngàn phương hướng, cũng đều đã được sinh động hóa bởi mỗi ước muốn đem tất cả mọi người lại cùng Chúa Kitô.

Mẹ đã làm cho chúng tôi ra khỏi Mornese

Mẹ Angela Vallese – Ở Mornese, mọi người đều muốn đi truyền giáo và nhiều người đã làm đơn xin đi. Biết bao trò chơi ở trên cái bản đồ thế giới đó, với các tin tức đầu tiên về Châu Mỹ. Các nhà truyền giáo không cảm thấy mình là những con người phi thường. họ chỉ muốn làm điều tốt cho mọi người, muốn làm cho chúa Giêsu được biết tới, và vì thế chịu các hy sinh của lòng từ bỏ, những cái khó về đồ ăn, ngôn ngữ và nhà ở

Mẹ Mazzarello, khi viết thơ, có nhắc nhở chúng tôi hãy sống hiệp nhất, thương yêu nhau, và vui vẻ. “Các con được đốt cháy bởi lửa tình yêu Thiên Chúa ư? Các con được thu tập lại ở trong trái tim Chúa Giêsu ư?.Khi học các ngôn ngữ của loài người, các con hãy học cả ngôn ngữ của linh hốn sống với Thiên Chúa”.

Để nên dấu chỉ của tình yêu tiên liệu.

Chúng tôi đã muốn tái xây dựng lại nhà Mornese, mở ngay lập tức các trường, các nguyện xá nhưng chúng tôi còn phải chiến đấu nhiều lần với sự nghèo khó, với ngôn ngữ, với sự nghi kỵ của người đời.

Mẹ đã khích lệ chúng tôi từ xa: “Mỗi lần một chút, các chị em sẽ làm được tất cả” và khi đã học tại Mornese để biết yêu mến với cả tấm lòng, mỗi ngày chúng tôi đã tái làm lại từ đầu.

Cái nghèo đã không làm chúng tôi dừng bước, chúng tôi chẳng dính bén đến sự gì với ai. Những hiểm nguy, những thiếu thốn, những sự mới lạ được chúng tôi đón  nhận vào cuộc sống với niềm vui thánh mà chúng tôi đã học được ở Mornese. Thế là tình yêu mở rộng các chân trời của cõi lòng.

Kho tàng chôn dấu trong thửa ruộng

Việc hội nhập văn hóa chăng?

Các người đi truyền giáo luôn nói đến việc hội nhập văn hóa, và nếu không biết nền văn hóa của địa phương, các phong tục của dân chúng, ta không thể đi vào cõi lòng được.

Những việc hội nhập văn hóa có lẽ lại chẳng chạm đến tất cả chúng ta sao?

Hội nhập đặc sủng vào nền đa nguyên xã hội văn hóa hiện tại bao hàm việc giải thoát ta khỏi sự gắn bó của ta với lối lý luận, lối xác định các công việc…

Nhưng dầu sao nó luôn luôn là một “cuộc xuất hành” chẳng dễ dàng.

Cuộc đối thoại với các nền văn hóa để trao ban Tin Mừng.

Phaolô – cộng thể Kitô giáo đầu tiên không nói đến việc hội nhập văn hóa, nhưng đã gặp gỡ vấn đề đối thoại với các nền văn hóa. Cộng thể đã phải sống với dân chúng. Thiên Chúa đã cho chúng tôi các dấu chỉ để đừng đặt những gánh nặng vô ích trên các người Hy-Lạp và các dân tộc khác…và các bạn biết là ngay cả Phêrô cũng đã không để cho mình bị thuyết phục ngay lập tức. Còn tôi, tự bản chất là không nhượng bộ, nếu tôi đã không được ơn Chúa đến trợ lực, tôi đã mắc phải những sai lầm còn lớn hơn thế nữa.

Nhưng Tin Mừng của Đức Giêsu không thể bị xiềng xích.

Trong mọi thời.

Việc hội nhập văn hóa là vấn đề của lòng yêu thương. Tiếng này là của ngày hôm nay nhưng bản chất của nó vẫn luôn luôn có đó. Bất cứ nơi đâu nó đến. Tin Mừng vẫn tạo nên sự tự do cho mỗi con người dù là nam hay nữ. Đó là bí quyết có giá trị cả khắp năm châu và cho mọi thời.

Và cho mọi chốn

Ngày nay, các khoảng không gian còn rộng hơn cả xưa kia. Ta không chỉ hội nhập văn hóa ở trong không gian, mà còn ở cả trong thời gian.

Nếu các bạn muốn loan báo Chúa Kitô, các bạn không có sự chọn lựa: Các bạn phải tìm vào các con đường, các ngôn ngữ, các khoảng không gian, tại đó có các người trẻ đang ở.

Đó là những quảng trường cho khách tứ phương tới, được mở ra thật rộng rãi bởi nền kỹ thuật.

Tuy vậy, bạn đừng sợ cái mới để kể chuyện về Lời Thiên Chúa.

Và đó là vấn đề của tình yêu.

Mẹ Angela Vallere – Bí quyết là tình yêu.

Đối với chúng tôi, yêu các trẻ nữ là học ngôn ngữ của chúng, sống trong những căn nhà nghèo như chúng, ăn cùng những đồ ăn của chúng…nhưng như những con cái của Don Bosco và Mẹ Mazzarello, chúng tôi có một bí quyết : là ở với chúng, yêu thích điều chúng yêu thích. Đó là con đường của chúng tôi để đi vào trong các gia đình và loan báo Tin Mừng.

Chúng tôi đã làm những chuyện bề ngoài có vẻ là bé nhỏ, nhưng trong đó chúng tôi cảm nhận thấy sứ mệnh của Hội Thánh với một ơn đặc sủng là nên quà tặng cho hết mọi người.

Làm thế nào các cộng thể của chúng ta tìm ra cách để sống và nêu chứng tá một cách sáng tỏ hơn về sức mạnh của mối tương quan hôn thê của chúng ta với Chúa Kitô được chuyển thành đam mê giáo dục. Tin Mừng hóa đối với các người trẻ và trong đối thoại với nền văn hóa đương thời bao gồm văn hóa của sự sống, văn hóa của tình đoàn kết và văn hóa của của việc đồng trách nhiệm

Suy niệm

  • Chúa sai cộng thể chúng ta đến với các trẻ bất hạnh, những con người bất hạnh. Chúa mở rộng các khả thể của chúng ta như xưa Người đã biến người phụ nữ xứ Samari thành người loan báo Tin Mừng
  • Ngài muốn ta mời các bạn trẻ tham gia như xưa Ngài đã mời gọi em bé có 5 chiếc bánh và 2 con cá đến cộng tác với Ngài.
  • Ngài còn khơi dậy lòng quảng đại tham gia truyền giáo, sai biết bao người dấn thân vào các hoạt động truyền giáo đầy xa lạ, trong khi họ vẫn là những con người tầm thường, yếu đuối, dốt nát…mà lại phải đến với các môi trường mới, buộc họ phải quên mình, hòa mình vào nếp sống của dân chúng, dùng tiếng nói của họ để loan báo cho họ Tin Mừng của Chúa Giêsu

Trên con đường bước theo Chúa Giêsu, tham gia sứ mệnh, cộng thể còn phải cố gắng làm biết bao việc !

Tầm nhìn.

Học từ Mẹ

Ngày hôm ấy Maria Domenica gìn giữ một bí mật. « Mẹ trao phó chúng cho con”, một tiếng nói nội tâm đã nói với cô khi ấy cô đang trên con đường mòn của Borgo Alto.

Cô đã tâm sự với Petronilla. Cùng nhau, hai cô đã đi học tại trường của một thợ may, để giúp đỡ các trẻ nữ của thôn làng.

Và Thiên Chúa đã thử luyện tình yêu của cô. Sự đơn sơ và thinh lặng quyện lấy những ngày của cuộc sống cô. Nhưng tấm lòng cô đã được tinh luyện hơn vàng ròng.

Và Thiên Chúa đã bằng lòng với người nữ tì của Ngài, là dụng cụ dễ dạy để phục vụ vinh quang của Ngài.

Thôn La Valponasca còn giữ gìn cho tới hôm nay cái thời gian của chờ đợi ấy : thời gian của kiếm tìm, của xuất hành, của hối cải để quy về cho các kế hoạch của Thiên Chúa, là những cái vượt ra khỏi mỗi giấc mơ và tính toán nhân loại. Đó là những ngày của đối thoại : « Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ? »

Đó là những ngày của chiêm niệm đầy hoạt động : « Các chị em hãy làm việc thiện hết sức mình có thể » Don Bosco đã viết cho họ như thế.

Đó là những thời gian đi liền trước ánh sáng mà người ta chấp nhận cách đau đớn, khi mà các sự chọn lựa dần dần được giải tỏa, trong sự tìm kiếm các dấu chỉ cho thấy nơi đâu có Chúa hiện diện.

Nhưng tất cả còn chưa chắc chắn, y hệt con đường mòn qua thung lũng đang ngập trong mây mù.

Sự sẵn sàng ngoan ngoãn và vâng phục trong niềm tin là tư thế của Maria  Domenica vào lúc ấy.

Trong những ngày thinh lặng, không bận bịu với công việc đồng áng, tầm nhìn của nàng đi vào chiều sâu nội tâm : Ở đó có đời sống thống nhất xoay quanh một tình yêu duy nhất : một tầm nhìn duy nhất ôm ấp cả Giêsu và dân chúng.

Kinh nguyện dạo rực lên với bao khuôn mặt : « trên những con đường ấy, người ta cực nhọc quá »..

Và những cuộc gặp gỡ mau lẹ với các bạn hữu và các trẻ nữ dẫn nàng tới Chúa Giêsu : « Nếu Ngài còn ban cho tôi ít năm sống nữa, tôi muốn qua đi như bị quên lãng bởi mọi người, để chỉ được Chúa nhớ đến mà thôi » (Maccono I 83-84).

Nhìn một tầm nhìn duy nhất, ôm ấp lấy Chúa Giêsu và các mái nhà, có cả niềm tin, cậy, mến. Một cái nhìn thờ lạy và đầy tràn âu yếm. Nó bắt gặp cách thanh thản những ánh mắt hỏi han của các thiếu nữ váo Chúa Nhật tại San Silvestro. Một cái nhìn chất chứa các câu trả lời to lớn hơn cả những sự việc của mọi ngày.

Trong dịp ấy, nơi Maria Domenica lớn lên nỗi muốn sống cho Chúa Giêsu mà thôi, để nên dụng cụ ngoan ngoãn của tình yêu Ngài cho các kẻ bé nhỏ.

Nàng chia sẻ bí mật nàng cho các bạn trẻ quảng đại khác.

Và tầm nhìn của nàng thêm phong phú nhờ những chân trời ngày càng rộng lớn hơn

ĐỂ TRONG LỊCH SỬ VỚI TÌNH YÊU THƯƠNG

Trong thời đại chúng ta, được ghi dấu bởi việc toàn cầu hóa, bởi sự đổi thay mau chóng, bởi tính chất từng mảng, chúng ta được thúc đẩy không ngừng phải tái xác định chỗ đứng, phải đảm nhận những viễn ảnh mới, phải đem Tin Mừng hội nhập vào văn hóa.

Ta nhìn vào thực tại trên như thế nào ? Ta muốn quan điểm của ta ra sao ?

Quan điểm của Chúa Giêsu trên dân chúng. Chính là cái nhìn diễn tả thương cảm, tham dự, yêu thương, nhìn hết mọi người, và từng người, đi vào chiều sâu, chất vấn các lương tâm, nhưng để cho họ tự do, một cái nhìn chữa lành các vết thương thâm sâu và tái đem lại tin tưởng và hy vọng.

Cái nhìn của Maria chăm chú và mau mắn, thấm tình mẫu tử và tiên liệu, một cái nhìn tham dự vào lễ lạc và thấy được cái nhu cầu. Một sự hiện diện, một sự sống cùng, tại bất cứ đâu có Thánh giá, bất cứ đâu có một con người để sinh ra cho sự sống. Một cái nhìn mà đức tin mới dám có, đến để giúp cho Giáo hội mới phát sinh và Giáo hội của muôn thuở.

Cái nhìn của Don Bosco, Ngài yêu các bạn trẻ của Ngài bằng một tình yêu âu yếm và mãnh liệt, « cho tới hơi thở cuối cùng ». Ngài tiêu hao bản thân, sáng tạo, hành động, chịu đau đớn, đợi chờ, tìm ra « cái điểm để cho sự thiện tiếp cận được »

Cái nhìn của Maria Domenica ôm ấp lấy xứ sở mình nằm xung quanh ngôi nhà thờ, rồi ngừng lại trên các thanh thiếu nữ và trực giác thấy một sứ mạng. Một cái nhìn biết tiến lên phía trước mà không hãi sợ các chân trời đang rộng mở hơn, một cái nhìn đạt tới các vùng đất xa nhất và không hãi sợ khoảng không gian vô tận.

Một cái nhìn ôm ấp lấy toàn thể nhân vị. Cái nhìn tiếp thu lấy cảm thức của cái đẹp và của sự hài hòa, các dấu vết của sự thiện và các giấc mơ sâu kín nhất.

Một cái nhìn của phụ nữ mà mãi xưa kia có lẽ đã không biết tới bản thân mình và ngày nay khi nhìn lại mình, sẽ khám phá ra mình độc nhất, vô nhị và đồng thời gắn kết sâu xa với lịch sử và với đời sống của cộng đồng con người mà mình luôn góp phần xây dựng.

Cái nhìn đó ngày hôm nay lại chất vấn chúng ta với các đòi hỏi, các thách đố của nó yêu cầu nơi ta một cái nhìn tích cực, đầy thiện cảm với tạo thành và các tạo vật, với thế giới và với các con người, một cái nhìn thoát ra khỏi mọi thiện kiến. Nó xin ta hãy tiếp thu mọi mấu tố, mọi nhu cầu cấp bách của đau đớn, của niềm vui, của thứ cá nhân chủ nghĩa đang phân tán và của sự hiệp thông đầy say mê, các thách đố của sự bất bao dung và của sự hổ tương, trong khi đi kiếm tìm những giải pháp của khoa khôn ngoan của Tin Mừng.

Nhờ vậy ta có thể lên kế hoạch cho mình, cho tới thiên niên kỷ III để nói lên rằng lịch sử nhân loại có một tương lai và trong lịch sử này các bước ta đi, các phong thái ta đảm nhận, các chọn lựa cụ thể ta chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *