ơn gọi sư huynh trong tu hội sa-lê-diêng

Ơn Gọi Sư Huynh Sa-Lê-Diêng Trong Tu Hội Sa-lê-diêng

  • Marcel Verhurst

LỜI TỰA

Giáo trình về ơn gọi SƯ HUYNH Sa-lê-diêng (SƯ HUYNH. SDB) đã được chính thức hình thành kể từ năm 1986. Từ đó trở đi, đây là lần thứ ba tôi viết giáo trình này và chính lần này đã là cơ hội để tôi bổ túc thêm chất liệu vấn đề và hình thành được một giáo trình tương đối chặt chẽ hơn. Tuy vậy, xét về mặt hình thức, giáo trình này vẫn chưa được mấy hoàn hảo, vì thế xin mọi người bỏ qua cho tôi về sự bất toàn này.

Từ 20 năm nay ( nhất là từ TTN đặc biệt XX, thậm chí trước đó nữa), Tu hội đã từng nỗ lực xem xét lại ơn gọi người SƯ HUYNH Sa-lê-diêng. Chính TTN đặc biệt XX, kết thúc năm 1972, đã ấn định là ở mọi cấp thế giới, tỉnh dòng hay địa phương, phải suy tư sâu xa hơn nữa mọi vấn đề liên quan đụng chạm tới diện mạo người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG. đại hội SƯ HUYNH Thế giới, được khắp các tỉnh dòng chính thức chuẩn bị (cả tỉnh dòng chúng tôi nữa), đã diễn ra tại Roma năm 1975. Thành quả làm việc của Đại hội đã được TTN 21 sử dụng (1977-1978), đặc biệt khi TTN phân định cặn kẽ vài yếu tố nền tảng thuộc căn tính người SƯ HUYNH. Tuy thế, người ta vẫn cảm thấy là cần phải tiếp tục suy tư thêm nữa sau này, ngõ hầu đạt được một nhãn quan hoàn toàn hài hòa và chặt chẽ về ơn gọi SƯ HUYNH ngày nay, cùng với những đòi hỏi của việc đào luyện và chuẩn bị cho ơn gọi này. Chính vì thế mà cha Bề trên cả Don Vigano thoạt đầu đã ban hành bức thư nền tảng với tựa đề ‘Yếu tố giáo dân.. ‘(Công báo 298, 10-12. 1984); sau đó, ngài đả có vài can thiệp về củng đề tài này nơi TTN 22 khi cho thấy là phải cấp thiết suy tư cho có hệ thống về ơn gọi SƯ HUYNH và yêu cầu phải xúc tiến ngay việc mục vụ cho ơn gọi này. Chính vì vậy mà TTN 22 (1984) đã chỉ thị là phải soạn thảo một tập tài liệu sao cho chặt chẽ và thấu đáo về căn tính, về mục vụ ơn gọi cũng như về việc đào luyện người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG. Một ê-kip đã bắt tay vào việc mà  chỉ hoàn tất vào đúng trước khi khai mạc TTT23. Cha Bề trên cả đã cho phát hành tập tài liệu này dưới tựa đề : “II salesiano coadjutore: Storia, identità, pastorale vocazionale et formazione”. (Roma, 1989) (Tập tài liệu này đã được chuyển sang tiếng Việt với tựa “Người Sư huynh Sa-lê-diêng”).

Trước hết, cần phải lần trở về khởi thủy để thấy được vì sao và như thế nào Don Bosco đã sáng lập nên một loại tu sĩ Sa-lê-diêng độc đáo như vậy, không là linh mục mà vẫn trọn vẹn 100% là tu sĩ và là nhà giáo dục. đồng thời cũng phải biết luôn trở về tiếp xúc với chính những trực giác vĩ đại của Đấng sáng lập  để rồi tái hiện tại hóa chúng hôm nay trong một thế giới thật biến đổi và một Hội thánh hậu Công đồng mà ở đó, khi nói tới ‘giáo dân tính’ sẽ không còn được hiểu theo nghĩa y như 100 năm qua nữa.

Như tập tài liệu nền tảng đã chỉ ra, tập “II salesiano  coadjutore” (1989), diện mạo người tu sĩ giáo dân( gọi là “trợ sĩ” )là điều đã làm cho Don Bosco  bận tâm suốt cả đời ngài. Ngài đã kiệnt toàn dần dần diện mạo đó khi mà những chân trờ làm việc mới mẻ được mở ra cho Tu hội và nhiều ứng sinh mới đã làm cho chính hình ảnh người SƯ HUYNH nên phong phú với những điều độc đáo mà họ có thể thực hiện. Thật vậy, như chúng ta sẽ thấy, người SƯ HUYNH sẽ là sự diễn tả chính cái khả năng làm việc của Tu hội giữa những thực tại trần thế, sẽ chứng tỏ cho thấy sự tiếp xúc chặt chẽ của Tu hội với con người và với thực tại trần thế vốn thiết yếu cho sự thăng tiến cuộc sống (xem trang 143-144).

Chính tập tài liệu này cũng đề ra một phương pháp làm việc vững chắc trong việc triển khai về ơn gọi người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG:

  • Trước hết, phải trình bày cho thật chính xác những gì Don Bosco đã muốn khi cưu mang và hình thành diện mạo người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG.
  • Tiếp đến, phải cho thấy cụ thể diện mạo này bằng cách mô tả cụ thể người SƯ HUYNH Sa-lê-diêng : Thầy là ai? Thầy sống thế nào? Thầy làm gì và trưởng thành ra sao về đàng thiêng liêng? (ibid. trang 144).

Tuy nhiên, tập tài liệu này còn nói, “phương thế hữu hiệu nhất làm cho những gì thuộc căn tính người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG có thể hiểu được, có thể tin được, chính là việc tiếp xúc với cộng thể Sa-lê-diêng và với những mẫu người SƯ HUYNH(…) Họ có thể kể lại chính những kinh nghiệm của họ, có thể cho thấy lý do sự lựa chọn của chính họ cũng như mô tả chính con người ơn gọi của họ” (ibid, trang 146).

Tập tài liệu này còn nói tiếp, “bên cạnh những mẫu người SƯ HUYNH sống động ngày nay, người ta còn có thể giới thiệu cả những khuôn mặt SƯ HUYNH gương mẫu trong quá khứ” bằng cách nhấn mạnh tới những nét và những biến cố cho thấy sống động nhất vẻ mỹ miều và tính độc đáo của một đời sống thánh hiến cho Thiên Chúa vì giới trẻ (ibid). Tu hội đã cho xuất bản những tiểu sử nho nhỏ trình bày những khuôn mặt SƯ HUYNH độc đáo sống động vào các thời kỳ và ở các miền khác nhau, những người đã sống và làm việc trong những hoàn cảnh thật không thể ngờ và trong những lãnh vực tông đồ thật đa dạng. “Những tiểu sử này, nếu được giới thiệu và học tập cách có sự phạm, sẽ làm thành một thức huấn giáo về ơn gọi SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG thực tế, hữu hiệu và trọn vẹn nhất” (ibid, trang 147).

Tôi dám tin rằng khi đem ra thực hành cương lĩnh người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG được trình bày trong giáo trình nhỏ bé này, người SƯ HUYNH ắt sẽ trở thành một “con người kỳ vĩ của Tu hội”, như Don Ricceri đã nói vài năm trước.

Tôi muốn dành tặng công việc soạn thảo giáo trình này cho các hội viên SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG trẻ của tôi đang còn trong thời kỳ đào luyện ban đầu. Chớ gì họ tìm gặp được trong những trang sách này chính sự biểu tỏ lòng quý trọng sâu thẳm của tôi đối với ơn gọi chuyên biệt của họ.

  1. VERHULST

Lễ Vượt Qua 1991

DẪN NHẬP

Về nguồn gốc ơn gọi SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG, cần phải kể đến hai sự kiện lịch sử quan trọng này:

  • Kinh nghiệm về một đời làm việc nơi don bosco,đích thân ngài;
  • Nhu cầu cần có những trưởng xưởng biết điều khiển và quan tâm tới việc giáo dục giới trẻ.
  1. Kinh nghiệm về một đời làm việc nơi Don Bosco và vì vậy lòng quý cuộng làm việc của ngài.

Don  Rinaldi một ngày kia đã viết: “Chúa quan Phòng đã an bài để don bosco biết đến hầu như tất cả mọi nghề nghiệp. ngài đã từng là một nông dân (…), một thợ rèn, thợ mộc, thợ in, ngõ hầu các con cái SƯ HUYNH của ngài có thể kiêu hãnh một cách thánh thiện mà thốt lên rằng : Don Bosco cũng đã từng làm chính nghề của tôi ! Vì thế, Đấng sáng lập đáng kính của chúng ta đã nên mẫu mực hoàn hảo không những cho các linh mục mà còn cho các SƯ HUYNH nữa” (Công báo 24.7.1927).

Thật vậy, ngay từ hồi niên thiếu Don Bosco đã biết liên kết khát vọng được học hành của mình với ý thức về sự cần thiết của làm việc : cụ thể,ngài đã từng tham gia vào các công việc đồng áng và thợ thủ công Ngài không bao giờ chối bỏ gốc gác tầm thường của mình. Ngài đã gánh lấy tất cả kinh nghiệm làm việc mà Chúa quan phòng đã đặt để trên đường đi của ngài”

  • Năm 15 tuổi, trong khi vẫn còn lui tới các trường công tại Castelnuovo, ngài đã có cơ hội để học âm nhạc và may vá: “Tôi đã hoàn toàn say sưa trong việc học nhạc… Chỉ trong thời gian thật vắn, tôi đã chế được nút áo.. dường như tôi đã trở thành thợ chánh may vá tài giỏi nhất” (MO, trang 45).
  • Ở Chieri, trong niên học 1833- 1834, thật chẳng còn cách nào trả học phí được nữa ngoài việc đi làm hầu bàn cho quán café’. Và thật nhanh chóng, Don Bosco đã học được nghệ thuật pha café’ sao cho thật ngon, rồi rượu mùi, cách làm mứt kẹo.. (ibid, trang 62).
  • Ở quê, trong suốt các kỳ nghỉ hè của thời chủng viện, ngài đã miệt mài lăn xả vào tất cả mọi công việc đòi hỏi nhiều khó khăn vốn chỉ dành cho trai tráng. Trước hết là công việc đồng áng: ngài đã nêu gương khi tỉ mỉ như nói về một ai đó rất sành sõi phải làm những gì để trồng cấy lúa mì, trồng nho. Kế tiếp là việc ngài bắt đầu làm các công việc cơ giới, các công việc của thợ mộc, thợ đóng giầy. chính ngài đã kể lại rằng (viết vào khoảng năm 1877) có lần khi ghé qua Murialdo, ngài còn bắt gặp một cái bàn học, một bàn ăn và vài chiếc ghế là chứng tích của công việc ngài đã làm trong các ký nghỉ hè… (ibiid, trang 95).
  • Khi đã là linh mục, ngài vẫn tiếp tục làm việc tay chân và dùng tới dụng cụ: thỉnh thoảng ngài làm bếp (với mẹ ngài),dậy người khác may vá và in ấn (xem “ Bước đầu nguyện xá và các xưởng thợ”).

Tất cả những sự kiện trên chứng tỏ rằng Don Bosco không bao giờ coi khinh các hoạt động trần thế ví thể nếu nhúng tay vào sẽ làm tổn hại tới phẩm giá linh mục và tinh thần giáo sĩ. Ngài chứng tỏ ngài chống lại cái quan điểm phổ biến thời đó cho rằng đã là linh mục thì không được đụng gì tới công việc tay chân, cơ giới. Trái lại, ngài còn thấy được cái nguy cơ lớn lao nếu như người linh mục không biết tới và từ chối sự làm việc vốn là tự nhiên của con người, vì khi đó, người linh mục sẽ liều mình không biết tới cuộc sống thực sự của con người và để mình thật nhanh chóng biến thành một thứ thiểu tư sản an thân, đồng thời sẽ tự động tránh xa những người bình dân. Có làm việc cật lực như người bình dân thì đó mới là sống tiết độ và được vậy đời sống luân lý và tinh thân mới có nền tảng.

  1. Lịch sử SƯ HUYNH, Trưởng xưởng và là nhà giáo dục.

Người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG, người tu sĩ giáo dân này vẫn chưa hề ló dạng khi Don Bosco bắt đầu thiết lập các xưởng thợ, vì Joseph Rossi chỉ có mặt như là một hội viên giáo dân trong số 22 tu sĩ đầu tiên mà thôi, những người biết mình gắn bó với ngài. Hơn nữa, lúc đó, tất cả mọi thiện chí, mọi khả năng của một trưởng xưởng luôn được cánh tay rộng mở của don bosco đón nhận. tuy vậy, điều không thể chối cãi đó là Don Bosco đã tự thấy rằng để cứu vớt được giới trẻ, nhất thiết phải mở ra các trường dạy nghề ngõ hầu trang bị cho chúng một tay nghề vững chắc và như vậy, chính sự nhất thiết này đã góp phần thật nhiều trong việc phát triển một Tu hội gồm cả những giáo dân bên cạnh những giáo sĩ.

Lòng mong muốn phải làm sao cứu vớt được giới trẻ khốn khổ cả về vật chất lẫn luân lý chính là điểm xuất phát các công cuộc thánh nhân. Vào năm 1844, ngài bắt đầu mở các lớp  học tối dưới sự bảo trợ của chính ngài và đây là những công việc tông đồ miễn phí đầu tiên của ngài. Song vì có quá đông những trẻ học nghề mà đời sống vẫn đầy bấp bênh và luôn có nguy cơ bị những thói hư đồi bại rình rập, ngài đã nghĩ tới là phải mở ra cả nơi ở trọ nữa, dù khiêm tốn thôi, nhưng ở đó ngài sẽ dạy dỗ chúng vào ban tối, còn ban ngày thì trông chừng chúng nơi các công trường. Thật vậy, ngài thấy là làm sao phải bảo đảm được cho chúng cả về luân lý lẫn tiền bạc và điều này ví thể chính chữ ký đích thực của hợp đồng dậy nghề.

Mặc dù ngài đã hết sức ân cần, những em được ngài đùm bọc vẫn còn bị lôi kéo vào cái hỗn độn của các xưởng thợ và các công trường bấy giờ cho nên ngài thấy là cần phải tạo cho chúng một nơi ở khả dĩ cứu chúng khỏi một xã hội ô nhiễm, đồng thời đào tạo  chúng trở thành những người thợ có tay nghề thực sự.

Don Bosco đã sắp xếp cho chúng những xưởng thợ đầu tiên: nghề đóng giầy và nghề may. Đến năm 1855 là nghề đóng sách và xưởng mộc, và phải mãi tới 1861 mới có vài máy in đã cũ, rồi xưởng đúc, xưởng rèn là vào năm 1862.

Các con cái của ngài có thể chọn lấy nghề cho mình. Chúng có đủ thì giờ để trau dồi. Tuy thế, dù có khéo tay đến đâu, một mình Don Bosco cũng không thể đáp ứng đủ và vì vậy cần phải có thầy dạy nghề. Thế là trong cuộc tìm kiếm này ngài đã biết tới không biết bao nhiêu là cay đắng, song cũng thành toại, tức là, sau biết bao mò mẫm, cuối cùng, điều tìm ra là, phải có người trưởng xưởng vừa là kỹ thuật viên vừa là tu sĩ.

Đây quả là một lịch sử thật lạ lùng mà ngang qua các chặng đường, cái lý tưởng về xưởng thợ lý tưởng cùng người trưởng xưởng của nó đã được Don Bosco thể hiện. Chúng ta hãy lược qua.

Thầy dạy xưởng của ngài, người trưởng xưởng, thực ra chỉ đơn thuần là một thợ giỏi, dành 6 hoặc 12 giờ cho công việc được chỉ định cho mình. Cùng với các học sinh học nghề tiên tiến nhất, họ cũng giúp vào việc trông coi tổng quát kỷ luật, song lại chẳng hề bận tâm tới sự tiến bộ của học sinh, và đây chính là một thất bại !Trước hoàn cảnh đó, hy vọng là sẽ khích lệ được các thầy dạy này trong việc làm trưởng xưởng, don bosco đã dành cho họ hầu như trọn các việc: tìm kiếm việc làm, quy định, giá cả, xử lí điều hành công việc, giao hàng, lợi nhuận, trong khi ngài chỉ trích ra một số tiền thưởng thật khiêm tốn phù hợp với học sinh và theo tỷ lệ năng suất và tài khéo của các em. Vậy mà, thật đáng tiếc, xưởng thợ lại chỉ biết nghĩ tới sản phẩm và trưởng xưởng lại trở thành một kẻ bán –thần (demi-dieu).

Don Bosco bèn đi tìm một giải pháp tốt hơn trong khi vẫn khích lệ song dẹp bớt đi chiêu bài trục lợi của họ. Thế là trái lê ngon ngọt được ngài đem chia làm hai: cả lợi nhuận lẫn những khoản phải chi trả đều phải được tính đến giữa ngài và họ (những trưởng xưởng hay thầy dạy). Nhưng than ôi, kết quả lại càng tệ hại hơn! Các thầy dạy đâm ra giở trò gian lận mờ má: họ lén lút giao hàng, làm giả hóa đơn, còn các hợp đồng mua hàng thì rất ám muội và những gì khác nữa… Thật chẳng đi đến đâu!

Ngoài những khó khăn lớn lao này, còn có những khó khăn khác dù mức độ nhỏ hơn nhưng cũng thật nguy hại cho tài khoản và cho việc giáo dục đám trẻ của Don Bosco.

Ban đầu thầy trưởng xưởng phải mang theo dụng cụ của mình, nhưng hầu như bao giờvị này cũng đều quên cả. Do vậy Don Bosco đã phải cung cấp một phần dụng cụ cho họ. Thành quả của giải pháp thứ hai này cũng chỉ tồn tại được ít ngày. Các trưởng xưởng lại bắt đầu lơ đểnh và đi dùng dụng cụ của học sinh học nghề.

Thế là, phải đi tới giải pháp thứ ba: người trưởng xưởng có trách nhiệm là phải lo cung cấp toàn bộ thiết bị cho xưởng, song dưới sự kiểm soát của Don Bosco. Tuy vậy, cần làm sao để việc kiểm soát này phải thật chặt chẽ mới được, và thê là Don Bosco lại có những phiền toái khác phải đương đầu.

Thế nào đi nữa, điều đòi hỏi cho các xưởng thợ của ngài đó là làm sao vẫn phải có được các tay nghề vừa cao về kỹ thuật lại vừa giỏi về buôn bán. Khi biết  được điều này, các trưởng xưởng, vì lo sợ trước viện tượng ra trường học nghề là những học sinh có tay nghề đầy khả năng và như vậy sẽ là những kẻ cạnh tranh của họ, nên họ tìm cách chỉ truyền đạt có một nửa trình độ, trong khi lại giữ lại cho họ những bí mật nhà nghề. Do đó, bằng mọi giá phải chấm dứt tình trạng này, đồng thời phải tìm ra bằng được một giải pháp lý tưởng: phải làm sao có được người trưởng xưởng vừa có thực lực vừa có lương tâm.

Người tu sĩ SƯ HUYNH đã phát sinh từ chính trạng huống này. Về thực lực tay nghề, vị thánh của chúng ta đã tìm được nơi các trưởng xưởng giáo dân; song về yếu tố lương tâm thì rất thường lại thiếu vằng.

Lương tâm, chắc chắn và bảo đảm là ngài sẽ tìm ra nơi các tu sĩ trẻ và rồi một cách tiệm tiến, cả thực lực tài cán hẳn cũng sẽ tới nhờ vào những khóa học chuyên môn, những dạy dỗ kỹ thuật, những cuộc tham quan các xưởng thợ chuẩn mực, việc quen tay nghề, những tủ sách chuyên hóa cũng như việc đạt được các bằng cấp.

Cái lý tưởng lưỡng diện này đã đeo đuổi suốt 20 năm và nỗ lực của ngài đã đưa tới thành công rực rỡ trên mọi lãnh vực và trong tất cả mọi ngành nghề biết tới. Thế là một loại tu sĩ mới, rất hợp thời đã được sáng lập, cho dù vẫn còn đó bao thách đó đòi ngài còn phải đầu tư cho cũng như chính việc phải thử nghiệm để nâng cấp nó hơn nữa (xem “Pre’ambule historique” của cha Aubry, được trích trong cuốn “người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG” của cha Aubry- Schoeneberger).

Như vậy, về diện mạo người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG thì ngay từ đầu đã có những nét chính yếu sau:

  1. Thầy là một tu sĩ toàn hiến:

Được tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa và anh em bằng một sự thánh hiến đặc biệt và sống động của 3 lời khấn, trong sự bình đẳng với các hội viên phó tế hay linh mục, là phần tử của một cộng thể tu sĩ và của một “ê-kip tông đồ”, những người sống rộng mở cho thế giới trần thế mà họ tìm cách làm biến đổi.

  1. Thầy là một tông đồ giáo dân với tất cả những gì tích cực hàm ý về giáo dân tính:

Hiện diện trong cơ cấu thông thường của con người (thế giới lao động), khả năng nghề nghiệp, lương tâm đạo đức được đào luyện lành mạnh đúng đắn, biến đổi thế giới từ bên trong.

  1. Thầy là một Sa-lê-diêng trọn vẹn:

Là nhà giáo dục, nhà đào luyện toàn diện, bằng việc cổ xúy thăng tiến tất cả những giá trị cấu thành con người: những giá trị trần thế và những giá trị luân lý, tôn giáo và kitô giáo. Như vậy, thầy chính là nhà giáo dục dẫ tới đức tin và về đức tin nhờ chính ảnh hưởng nghề nghiệp của thầy, sự hiện diện của thầy, sự hộ trực của thầy, việc sinh động hóa mục vụ và huấn giáo của thầy, những khả năng mỹ thuật của thầy, thể thao,vui chơi, giải trí…

NGƯỜI SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG

Dẫn nhập:

  1. Vì sao Don Bosco lại muốn có những SƯ HUYNH?
  • Nếu muốn hiểu được điều gì về Don Bosco, người ta phải bắt đầu từ giới trẻ. Thật vậy, chính là vì giới trẻ mà ngài đã muốn có các SƯ HUYNH: Ngài đã huy động tất cả mọi năng lực có thể có, tất cả mọi phương thế tự nhiên lẫn siêu nhiên (ân sủng ) để miễn sao cứu vớt được giới trẻ. Do đó, để đạt được mục tiêu này, trong Tu hội của ngài, cần có cả giáo dân bên cạnh những linh mục. Trong Tu hội của ngài, mục tiêu ngài muốn thực hiện đó là thực thi đức ái đối với giới trẻ.
  • Don Bosco không phải là người vô tiềm khoáng hậu đã biết đến người tu sĩ giáo dân trong Tu hội của ngài. Diện mạo này đã từng có rồi nơi nhiều Tu hội khác. Nhưng đối với Don Bosco, đây không phải là cái ý tưởng về một “thầy hậu cần” (fre’re convers), song là một người tông đồ đích thực y như người linh mục, được mời gọi dấn thân vào cũng một việc tông đồ y như các linh mục, cùng chung vai sát cánh với người linh mục.
  • Don Bosco rất bén nhạy trước những đòi hỏi của một thế giới ngày càng đậm nét trần thế. Vào thời ngài, người giáo dân đã từng có mặt không những trong các lãnh vực kinh tế, kỹ nghệ, mà còn trong cả hoạt động trần thế của Hội thánh cũng như của các hội dòng. Người ta đã nhận thức được rằng cần phải có những con ngưới với nhiều khả năng khác nhau, bổ túc cho nhau trong lãnh vực dạy nghề, đồng thời cũng là những con người biết thực thi trách nhiệm của mình.
  • Thêm vào đó, còn phải kể đến vai trò của động lực là để nên thánh bao có thể bằng đời sống thánh hiến tu sĩ. Vì vậy, noi theo ý tưởng của thánh Phanxicô Salê và của don Cafasso, Don Bosco đã xác tín rằng việc nên thánh của người giáo dân cũng là điều hoàn toàn có thể được ngang qua những hoạt động trần thế.

ở Lanzo, don Bosco đã từng tổ chức các cuộc tĩnh tâm cho những giáo dân giữa đời. Ngài đã từng nghĩ, Tu hội của ngài vẫn rộng mở đón nhận cả những phần tử bên ngoài nữa (giáo dân và linh mục).

  • Don Bosco hy vọng là sẽ dễ dàng đạt tới một vài môi trường hơn (xã hội, chính trị…) vốn xa cách hoặc thù nghịch với công việc tông đồ của người linh mục hoặc của chính thức Hội thánh. Vì vậy, tính cách quen thuộc gần gũi của người SƯ HUYNH với trần thế, với thế giới kỹ nghệ sẽ có thể dễ dàng đạt tới nhiều người vốn đã từng được giáo dục trong nỗi ngờ vực đối với các linh mục và Hội thánh. Đối với ngài, người tu sĩ giáo dân (SƯ HUYNH) chính là yếu tố liên kết giữa một Hội thán quá nặng tính giáo sĩ với một thế giới trần tục (đời).
  • Don Bosco đã tin tưởng rất nhiều vào điều người ta gọi được là “việc tông đồ gián tiếp” :bằng việc làm cho xã hội thăng tiến, bằng việc tổ chức các cuộc thể thao, giải trí, bằng việc mở ra các cơ quan hoạt động tốt phục vụ và tiếp đón được nhiều người… điều này hẳn nhiên không cần có sự hiện diện của người linh mục, trái lại, cần phải có nhiều tài cán khác nhai qua việc cộng tác trong cũng một tinh thần mà thôi.
  • Ngài đã coi người SƯ HUYNH chính là nhà giáo dục, và là người dạy dỗ giới trẻ công nhân, đặc biệt qua chức năng của thầy là trưởng xưởng, người không chỉ được ủy thác cho trách nhiệm quản lý xưởng, mà còn bảo đảm việc đào tạo luân lý cho học sinh nữa (xem “Don Bosco và các Sa-lê-diêng” của Wirth, trang 112). Nơi người SƯ HUYNH, ngài thấy cần phải có những đức tính: có tài cán, có ý thức về công việc phải làm, đáng tin trong việc quản lý đầy trách nhiệm xưởng thợ, quan tâm tới việc dạy dỗ và giáo dục.
  1. Nguồn gốc tên gọi “Coadjutore” (SƯ HUYNH, trợ sĩ).
  • Người đầu tiên được gọi như thế là Alesio Peana và lúc đó là vào năm 1854, năm thầy 34 tuổi. dù vậy, thầy vẫn chưa được coi là tu sĩ và nhiệm vụ của thầy chỉ là người giúp việc nhà.
  • Đến năm 1860, tên gọi “Coadjutore” vẫn là tên gọi chung cho một loại công nhân sinh sống ở valdocco, được coi như những người giúp việc trong nhà (internes). Họ vẫn phải trả tiền ăn ở. Dù chưa được coi là tu sĩ Sa-lê-diêng, khi đó họ đã hình thành nên một loại đặc biệt giữa những người làm công hoặc trong các xưởng thợ hoặc trong các công việc khác nhau phụ giúp trong nhà.
  • Từ năm 1860 mới bắt đầu xuất hiện “những người SƯ HUYNH tu sĩ” :người đầu tiên được nhận vào như là tập sinh của Tu hội là Giuseppe Rossi (24 tuổi) và hôm đó là ngày 02.2.1860, chỉ 2 tháng sau khi Tu hội Sa-lê-diêng được chính thức thành lập (18.12.1859). Thầy làm việc trong các xưởng thợ và sau này trở thành người như là “trợ lý quản lý” trong việc quản trị Tu hội. Thầy thật là một con người được tín nhiệm và có tinh thần thật cao.
  • Năm 1862, lần đầu tiên một SƯ HUYNH tuyên khấn. tuy vậy, hạn từ “Sư Huynh” lúc đó vẫn còn luôn được dùng để chỉ không những ai là tu sĩ mà con những người gúp việc hoặc làm công và ăn ở ngay trong nhà (internes). Dần dần mãi sau này, những người giúp việc mới được gọi là “người nhà” và hạn từ “SƯ HUYNH” mới dành để gọi những ai đã gia nhập Tu hội.

NB: Cần ghi nhận rằng hạn từ “SƯ HUYNH” chỉ xuất hiện từ năm 1867 trong một tài liệu chính thức của Tu hội (bản “Nội qui nhà”; còn hạn từ “giáo dân” thì ngay từ bản Hiến luật đầu tiên (1859) đã có rồi: “Tu hội này có mục đích là liên kết các phần tử của mình lại, giáo sĩ, tư giáo và cả giáo dân…”

TỪ QUÁ TRỈNH HÌNH THÀNH CÁC Ý TƯỞNG CHO TỚI ĐÚC KẾT DẦN NÊN DIỆN MẠO NGƯỜI SƯ HUYNH THEO DON BOSCO.

  1. GHI NHẬN SƠ KHỞI

Ngay từ đầu dường như Don Bosco chưa có được ý tưởng nào rõ rệt và dứt khoát về diện mạo người SƯ HUYNH mà ngài muốn tạo nên khi đưa vào Tu hội non trẻ của ngài những tu sĩ giáo dân. Thật vậy, không phải là từ một ý tưởng đã được cưu mang từ trước để rồi mang ra thực hiện sau đó; trái lại, ngài đã phải chọn lựa( tương tự như trong nhiều hoàn cảnh khác) một phương pháp khác hẳn : để cho các ý tưởng được chín mùi bằng cách đưa chúng ra áp dụng, thử nghiệm rồi điều chỉnh, bổ túc. Ngài đã tu bổ, kiện toàn cho tới khi đạt tới cái trực giác độc đáo mà ngài đã có ngay từ ban đầu và rồi cứ thế, chỉ đến cuối cùng ngài mới có được cái ý tưởng rõ ràng về điều mà ngài mong muốn.

Khởi từ chính cái cụ thể (=hành động) ngài mới đi đến cái ý tưởng toàn thể (=tư tưởng). Trong ý nghĩa này, người ta có thể khẳng định rằng nơi Don Bosco người SƯ HUYNH đã có trước trong thực tế (cách bất toàn) rồi sau đó mới hình thành cái ý tưởng rõ rệt và chính xác về ơn gọi này.

Năm 1870, số SƯ HUYNH trong Tu hội là 23 trên tổng số hội viên Sa-lê-diêng là 101(1/5).

Năm 1869, thầy SƯ HUYNH Rossi giữ chức vụ “trợ lý Tổng quản lý Tu hội”.

Năm 1870, Don Bosco đã chính thức trao nhiệm vụ trông nom bất động sản Nguyện xá cho 2 SƯ HUYNH là thầy Giuseppe Rossi và thầy Andrea Pelazza, và điều này chứng tỏ lòng quý trọng và tín nhiệm sâu xa của ngài đối với SƯ HUYNH.

Tất cả những sự kiện trên cũng đều xảy ra trước khi Don Bosco có những tỏ bày về ơn gọi người SƯ HUYNH: ý nghĩa, vai trò, chức năng, những đòi hỏi của việc đào luyện, vị trí pháp định trong Tu hội… Tuy vậy, thực tế thì đã có rồi, người SƯ HUYNH đã có mặt ngay từ ban đầu và có mặt với cả vị trí của mình nữa. Thầy không phải là “bản phụ lục” mãi về sau mới được thêm vào.

Mãi về sau (và điều này là do nhiều duyên cớ khác nhau) Don Bosco mới bắt đầu cho thấy những thao thức của ngài liên can tới diện mạo người SƯ HUYNH: Trước tiên, phải cho thấy đây là một diện mạo “mới mẻ” về người tu sĩ giáo dân khả dĩ lôi cuốn được giới trẻ, đồng thời bất cứ giá nào phải tránh được lối suy nghĩ đang thịnh hành bấy giờ là cứ nghe nói tới việc thành lập một Hội dòng giáo sĩ là chống đối.

  1. CÁC GIAI ĐOẠN
  2. 1872, trong một bài huấn đức cho các tập sinh

Don Bosco đã cho thấy Tu hội như là một tổ chức sống động mà các phần tử cùng cộng tác làm việc với nhau (các giáo dân và các linh mục) noi gương (hiểu theo nghĩa biểu trưng) các người thợ làm đồng hồ ở Ge1neve (Thụy sĩ): Ngài muốn nhấn mạnh khía cạnh bổ sung cho nhau… “điều làm cho người này trở thành bổ ích cho người kia…”. “Trong phân công, ai nấy đều làm một phần việc quan trọng và là phần việc khác với ngừi bên cạnh”. Ngài còn đặc biệt nhấn mạnh tới tính bổ sung giữa việc mục vụ, việc dạy dỗ và những việc phục vụ chung trong một nhà Sa-lê-diêng (việc thiêng liêng, việc trí óc và tay chân).

  1. 1876, trong những dịp nói chuyện cho giới trẻ trong đó có các thợ thủ công và các ứng sinh.

“Đây là lần đầu tiên DB đề cập công khai và chính thức tới ơn gọi người SƯ HUYNH, ví thể như sự tiết lộ điều đã từng được dấu kín. Lý do tại sao lại có sự kêu gọi cách minh nhiên những người trẻ này thì ắt phải thấy được thôi, đó là vì nhu cầu của các công cuộc truyền giáo tại Mỹ châu Latin và những công cuộc khác được thiết lập tại Âu châu. Đó là thời kỳ của những người đi tiên phong và xây dựng.

  1. Huấn đức cho giới trẻ ngày lễ thánh Giuse,19-3-1876. Số giới trẻ hiện diện hôm đó là 205 và DB đã nói bài huấn đức này trong nhà thờ thánh Phanxicô Salê. Chúng ta trích vài đoạn như sau: “… như chúng con thấy đó, trên cánh đồng khi vào mùa phải cần tới bao nhiêu là thợ… thì cũng vậy trong Hội thánh, phải cần tới tất cả mọi loài người làm việc và thực sự là mọi loại!.. Không ai được nói rằng “con, con thật chẳng nên trò trống gì trong việc làm vườn nho cho Chúa…”. “Linh mục quả rất cần tới sự giúp đỡ (tiếng Ý là “coadjuvato”) và cha tin là cha sẽ không lầm khi dám quả quyết rằng tất cả mọi người đang có mặt ở đây, các linh mục và các SƯ HUYNH, các học sinh và các thợ thủ công, tất cả, tất cả chúng con, mọi người ai nấy đều có thể trở thành những người thợ rao giảng Tin mừng đích thực để làm việc thiện trong vườn nho của Chúa”.

Tiếp đó, Don Bosco đã nói tới vai trò của việc cầu nguyện, của đời sống chứng ta, của việc phải chiến đấu chống lại sự dữ, của việc sửa bảo huynh đệ.

Và rồi một lần nữa ngài lại hướng sự chú ý của mọ người về Argentina và về những nhu cầu truyền giáo lớn lao. Ngài ngỏ lời hối thúc tới những ai cảm thấy mình được kêu gọi thì hãy xin gia nhập Tu hội. Kết luận, ngài nói: “Để là những người thợ rao giảng Tin mừng giỏi và đích thực, không được để phí thời giờ, trái lại, mọi nơi au nấy hãy bắt tay ngay vào việc, bất kể là công việc nào, dạy học, làm việc tay chân…”.

  1. Huấn tứ tối 31.3. 1876. Đây là bài huấn từ tối cho các thợ thủ công trẻ (các học sinh của trường dạy nghề). Đang lúc đó (sau phần huấn từ chúng ta đã trích dẫn), các ứng sinh cũng tới hiện diện. Don Bosco cho thấy những suy tư của ngài chính là tiếp tục triền đào sâu điều ngài đã có lần nói tới. Những gì ngài nói có thể tóm tắt như sau:

– Tu hội được thành lập không phải chỉ dành cho các linh mục và các học sinh mà thôi, song còn cho các thợ thủ công nữa: “đây là một Tu hội gồm có các linh mục, tư giáo, giáo dân và đặc biệt các thợ thủ công, những người muốn liên kết lại để làm việc chung với nhau, để giúp nhau làm việc thiện và làm việc thiện cho những người khác nữa”.

Vì vậy, truyền giáo là công việc chung của hết mọi người.

-Không hề có sự phân biệt nào giữa các phần tử của Tu hội: mọi người đều được đối xử như nhau dù là thợ thủ công, tư giáo hay linh mục. Tất cả chúng ta đều coi nhau là anh em. “Cơm nước dọn lên cho cha (DB) cũng được dọn y như thế cho mọi người khác”.

Vì vậy, đời sống của mọi hội viên đều bằng nhau, đều là chung và không có phân biệt giai cấp.

  • Mục tiêu, ý hướng gia nhập Tu hội chính là để thánh hóa bản thân (nên thánh): “Bất cứ ai muốn cứu rỗi linh hồn mình đều được gia nhập”.

Vì vậy, người ta không vào Tu hội để thành đạt nghề nghiệp,để ý đồ một mục tiêu hoàn toàn nhân loại.

  1. TTN III với đề tài “Việc tông đồ thợ thuyền của Tu hội”. Trong TTN này, người ta đã bàn thật kỹ về các trường dạy nghề và đường hướng phải có, về việc đào tạo dành cho công nhân và việc đào luyện dành cho các SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG. Chúng ta nêu lên vài điểm quan trọng:
  • Về tên gọi Coadjutore (SƯ HUYNH), người ta quyết định là giữ lại danh xưng “Thầy trợ sĩ” (Frère coadjuteur) lý do là vì chính Đức trinh Nữ đã gọi thế (Fratres coadjutores).
  • Người ta quyết định là phải phân biệt ngã ngũ giữa “người nhà” (familier và “SƯ HUYNH coadjuteur) tức là giữa những người tự nguyện (công nhân nội trú) ăn ở trong nhà Sa-lê-diêng những không có lời khấn với các SƯ HUYNH là tu sĩ thực thụ.
  • Phải có sự bình đẳng thực sự về đời sống giữa linh mục và SƯ HUYNH, đồng thời trong đời sống chung phải hoàn toàn không được tạo ra bất cứ điều gì gọi là phân biệt. Don Bosco nói: “Các SƯ HUYNH cũng y như mọi phần tử khác”. Người linh mục phải chấp nhân rằng các SƯ HUYNH thì hơn hẳn họ về việc chuẩn bị cũng như về tài cán chuyên môn, điều hành… và người SƯ HUYNH cũng phải chấp nhận rằng người linh mục thường có trình độ cao hơn mình trong lãnh vực tri thức, mục vụ… Ai nấy đều phải biết nhìn nhận người khác và không hề được có vấn đề là những người này thì thống trị, còn những người kia thì quỵ lụy phục tùng…
  • Cần phải đào luyện chuyên biệt cho các SƯ HUYNH ngay từ Nhà tập: tới một lúc nào đó, người ta cũng phải nghĩ đến việc thiết lập ngay cả Nhà tập dành đặc biệt cho SƯ HUYNH nữa.
  1. Bài nói chuyện của Don Bosco ngày 19.10.1883 cho các tập sinh SƯ HUYNH tại S.Benigno- Canavese.

Chủ yếu bài nói chuyện này cho thấy thành quả của 20 năm nghiền ngẫm và kinh nghiệm về phía Don Bosco. Diện mạo người SƯ HUYNH từ nay trở đi đã nên rõ nét và sẽ được ngài gìn giữ như thế luôn mãi. Nhóm tập sinh hôm đóc có 22 người.

Tư tưởng chủ yếu của Don Bosco hôm đó là: “Cha muốn trình bày cho chúng con… suy nghĩ của cha về người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG, vấn đề mà từ trước đến nay chưa bao giờ cha đã có thể hoặc có thì giờ giải thích cho rõ”.

  • Don bosco nói rằng ngài cần có người SƯ HUYNH như là một người có thể cậy dựa được, được chuẩn bị, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng làm việc và điều hành công việc.
  • Việc tông đồ của người SƯ HUYNH chính là để bổ túc cho việc tông đồ của người linh mục: “Có những điều mà các linh mục và các tư giáo không thể làm được…”.
  • Các SƯ HUYNH tham dự trực tiếp vào việc tông đồ: “Các thầy sẽ là những người đảm nhận những nhiệm vụ giáo dục mục vụ đặc biệt bằng một đời sống chứng ta, bằng việc trông nom trật tự, chăm lo cho đời sống luân lý cũng như tinh thần Kitô giáo. (“nên muối đất”).
  • Các thầy tham dự gián tiếp vào việc tông đồ cộng thể: bằng việc điều hành các công việc, các việc phục vụ trong nhà cho trôi chảy. Thật vậy, người ta vẫn có thể ảnh hưởng gián tiếp đến việc giáo dục mục vụ… dù không hề trực tiếp gặp gỡ giới trẻ cũng như trực tiếp tổ chức sinh hoạt cho chúng.
  • Người SƯ HUYNH có thể được trao hoàn toàn trách nhiệm về một lãnh vực hoạt động nào đó của công việc hay của nhà, khi thầy thực thi thẩm quyền trên nhân sự bên ngoài: “Chúng con phải là những chủ nhân”, phải biết sai khiến công việc và vì vậy phải làm cho mình có được khả năng điều hành công việc người khác.
  1. 1884, Những can thiệp của Don Bosco trong những dịp khác nhau.

Bắt đầu cảm thấy đòi hỏi là phải có việc đào luyện căn bản cũng như một tư chất thỏa đáng: Người ta không chấp nhận việc thành lập 2 hạng người SƯ HUYNH, hơn nữa, phải từ chối những ai “tư chất quá kém”, không thể sống hòa hợp và dễ dàng với những thành phần khác của Tu hội (SƯ HUYNH và linh mục), cách riêng những ai có tinh thần quá “chậm chạp và hẹp hòi”.

  1. 1886, TTN IV: Ý tưỡng dứt khoát của Don Bosco về SƯ HUYNH.

TTN đã tìm được những công thức đúc kết thật quân bình, hài hòa và rất đáng vui mừng. Chúng ta tóm lược những công thức này như sau:

  • Về sứ mệnh: Các SƯ HUYNH có nhiệm vụ đặc biệt là giúp đỡ các linh mục trong các công cuộc bác ái Kitô giáo của Tu hội. Lý do: – Là vì chính lịch sử Hội thánh đã từng cho thấy có biết bao giáo dân đã hết sức giúp đỡ các tông đồ và các thừa tác viên khác vì lợi ích Dân Thiên Chúa và vinh danh Ngài.
  • Tu hội có thể tin cậy vào sự “trợ giúp rất hữu hiệu” nhờ sự dấn thân của các SƯ HUYNH; thậm chí trong một số trường hợp, các SƯ HUYNH còn có thể “hành động tốt hơn và dễ dàng hơn” cả các linh mục nữa.

Don Bosco kết luận: “Một cánh đồng rộng lớn đã mở ra cho các SƯ HUYNH để các thầy thực thi đức ái của mình đối với tha nhân, đồng thời thi thố lòng nhiệt thành của mình vì vinh danh Chúa”

Cụ thễ, gồm có các nhiệm vụ sau:

  • Hướng dẫn và điều hành.
  • Hướng nghiệp (trưởng xưởng…)
  • Tông đồ (huấn giáo, cách riêng ở các xứ truyền giáo thiếu hụt các thừa tác viên thụ phong).
  • Giáo dục và hộ trực (điều này đã được nói tới trong bản: “Nội quy Nguyện xá và các trường huấn nghệ” :bản nội quy này cuối cùng đã được phê chuẩn trong chính TTN này).
  • Về các tương quan hỗ tương :Được liên kết bởi mối dây đức ái: “tạo nên sự đồng tâm nhất trí”. Người linh mục phải là “người cha” và “người anh em” đối với người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG.
  • Tinh thần sống và làm việc:
  • Điều quan trọng không phải là việc người ta làm được (dù cho đó là việc gì đi nữa).
  • Song, điều quan trọng hơn đó là tinh thần vâng lời: Người SƯ HUYNH hãy biết mau mắn và thoải mái trong việc bàn hỏi và tường trình cho bề trên. Thầy phải được sự đồng ý của bề trên trong những việc được ủy thác, được yêu cầu hay những việc hệ trọng. Thầy đừng có lẩn tránh bổn phận này.
  • Thầy phải làm chứng bằng chính đời sống hơn là bằng lời nói của Thầy. Thầy không có tu phục để phân biệt thầy là tu sĩ, song người ta phải nhận ra được thầy bằng chính hành động của thầy.
  • đào luyện chuyên biệt: người ta quyết định rằng các tập sinh Sư huynh phải được tiếp tục thực tập chuyên môn của họ. Ngay trong năm tập, họ cũng cần được chuẩn bị để trở thành một trưởng xưởng.
  • KẾT LUẬN

Như Wirth đã nói (“ Don Bosco và các Sa-lê-diêng trang 112), truyền thống sau này thường quay về những gì đã được Sa-lê-diêng quả quyết để phê bình chúng, đào sâu chúng. Đây chính là những nguyên tắc có tầm mức rất hệ trọng trên phương diện “lịch sử” và là những nguyên tắc nền tảng cho tất cả những bàn cãi liên can tới căn tính người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG. Thật vậy, những nguyên tắc này cần phải được soi sáng bởi chính nền thần học mới về đời sống thánh hiến của Vat.II và bởi các dấu chỉ thời đại. Hơn nữa, kể từ một thế kỷ nay, thế giới cũng đang thật biến chuyển về kinh tế cũng như về xã hội.

                   Thành công về ơn gọi SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG vào thời Don Bosco thật đã hiển nhiên: Năm 1888, có 284 SƯ HUYNH trên tổng số 1035 Sa-lê-diêng (kể cả nhiều tư giáo đang trong thời kỳ đào luyện), và người ta hiểu được rằng số các SƯ HUYNH như thế đã tạo được một nhóm hẳn có tầm quan trọng còn lớn hơn là thành phần thứ ba của Tu hội.

NB: nhưng làm sao cắt nghĩa được cách nói Don Bosco vẫn thường dùng: “Người SƯ HUYNH phải giúp đỡ người linh mục”, “Người linh mục phải được người SƯ HUYNH giúp đỡ”? Muốn thế, phải khởi từ chính nguồn gốc tên gọi “Coadjutore- Sư huynh”!

Don Candela, vị có đầy thẩm quyền trong việc cắt nghĩa, đã nói rằng Don Bosco không bao giờ có ý nghĩ muốn lập nên SƯ HUYNH như là những “gia nhân” của các linh mục, những người độc quyền về sứ mệnh Tu hội. Trái lại, cần phải cắt nghĩa hạn từ giúp đỡ cách tích cực: phải hiểu đây chính là một sự bổ sung giữa cả linh mục lẫn SƯ HUYNH trong cũng một sứ mệnh; vì vậy, người SƯ HUYNH giúp đỡ linh mục trong việc chu toàn sứ mệnh Tu hội mà thực sự và chủ yếu mang tính “mục vụ”: Da mini animas, coetera tolle. Như thế, người SƯ HUYNH không còn sứ mệnh nào khác bên cạnh người linh mục, trái lại, họ cùng làm việc trong sự gắn kết với chỉ một sứ mệnh mục vụ duy nhất mà thôi, đó là: cứu vớt giới trẻ, dù rằng người SƯ HUYNH thì theo cung cách riêng của SƯ HUYNH.

SỰ TIẾN TRIỂN VỀ DIỆN MẠO NGƯỜI SƯ HUYNH SAU THỜI DON BOSCO (1888-1975).

  1. Ý NIỆM VỀ NGƯỜI Sư huynh VÀO GIAI ĐOẠN CÁC NHIỆM KỲ BỀ TRÊN CẢ D.RUA, D.ALBERA VÀ D.RINALDI.
  2. DON RUA

1.Những biến cố quan trọng:

– 1902: TTN thành lập một Tập viện duy nhất cống hiến cùng một sự đào luyện căn bản trên bình diện đời sống tu sĩ.

– 1906: Theo “Quy chế tổng quát”, sau Nhà tập, người ta tiên liệu là phải có một giai đoạn bổ túc được thực hiện nơi một trường huấn nghiệp, nơi mà cùng lúc đó người ta phải tiếp tục việc đào luyện đời sống thiêng liêng và tu sĩ.

  1. Tóm lại:

– Don Rua đã nhấn mạnh tới việc đào luyện nhân bản: đào luyện người SƯ HUYNH.

– Mục tiêu tiên quyết phải nhắm tới: “Tôi luyện các nhân đức”.

– Để giáo dục Kitô giáo cho công nhân (giới trẻ thợ thuyền ), cần phải vun trồng ơn gọi SƯ HUYNH bằng các Nguyện xá và các trường huấn nghệ…

– Việc đào tạo huấn giáo cũng có một tầm mức quan trọng :các SƯ HUYNH là “những người thợ làm việc trong vườn nho Chúa”, đặc biệt nơi các xứ truyền giáo( và các điểm truyền giáo thiếu vắng linh mục).

– Như Don Bosco, trong một thư luân lưu ngài cũng nhấn mạnh sự kiện là các SƯ HUYNH cũng là những hội viên đích thật như các linh mục.

  1. DON ALBERA
  2. Biến cố quan trọng nhất đó là “Thư luân lưu về ơn gọi” của ngài.
  3. Vài tư tưởng của bức thư này như sau:
  • Don Bosco đã gạt bỏ việc phân biệt hai dạng đời sống cộng thể tu sĩ khi có ý thành lập Tu hội. Thật vậy, trong Tu hội mà ngài muốn thành lập, linh mục và Sư huynh đều sống đích thực là những hội viên có cùng một tên gọi, cùng một phẩm giá.
  • Sứ mệnh chủ yếu của người Sư huynh chính là trở nên “những nhà giáo dục Kitô giáo” đích thực. Hơn nữa, đây chính là sứ mệnh chung của toàn Tu hội, bất kể là linh mục hay giáo dân.
  • Các SƯ HUYNH cũng phải thực thi việc tông đồ làm một với các linh mục, trừ những phận vụ thuộc riêng tác vụ linh mục, vì vậy, các SƯ HUYNH cũng phải lo sao có đủ khả năng trong việc dạy giáo lý, việc cho huấn dụ mang tính xã hội (phải biết đến học thuyết xã hội của Hội thánh), việc dạy học trong các trường Trung Tiểu học, việc trở nên các trưởng xưởng, việc hộ trực thanh thiếu niên cũng như việc điều hành công việc…
  • Người SƯ HUYNH hoàn toàn và trọn vẹn thông dự vào ơn gọi Sa-lê-diêng, nghĩa là thầy hoàn toàn và trọn vẹn cũng là Sa-lê-diêng y như một linh mục Sa-lê-diêng vậy.
  1. DON RINALDI
  2. Những biến cố chính yếu:

-1922- 1924: bản “Quy chế tổng quát” mới đã được thành hình, theo đó, quyết định và đòi hỏi là phải có những nhà đào luyện thích đáng (=ad hoc) cho việc đào luyện chuyên biệt SƯ HUYNH Sa-lê-diêng : Đệ tử viện, các nhà huấn nghệ tiếp sau Nhà tập.

– 1927: Xét về lịch sử, một bức thư luân lưu nền tảng về “ Người SƯ HUYNH Sa-lê-diêng theo quan niệm của Don Bosco”.

  1. Vài tư tưởng quan trọng của bức thư:

NB: chính nhờ bức thư này mà lần đầu tiên kể từ Don Bosco, diện mạo người SƯ HUYNH trình bày một cách “chặt chẽ, có hệ thống”. Dù cũng là những gì đã được Don Rua và Don Albera nói tới, song ở đây Don Rinaldi đúc kết thành những nguyên tắc chính yếu:

-Có một sự đa dạng lớn lao về các ơn gọi SƯ HUYNH: “Có thể kể đến cả một bảng liệt kê về các loại ơn gọi SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG  khác biệt nhất tùy theo trí năng, sự đào luyện đã nhận được, rồi các nhu cầu cụ thể của nơi chốn, đến công việc có thể làm… Quả thực, trong tất cả mọi trường hợp, không phải chỉ có một kiểu mẫu SƯ HUYNH mà thôi.

– Người SƯ HUYNH cũng đích thực là một tu sĩ ( bình đẳng về đời sống, về sứ mệnh và về ơn gọi): linh mục và SƯ HUYNH hoàn toàn bình đẳng với nhau, thậm chí đôi khi người ta còn thấy SƯ HUYNH tỏ ra vượt hẳn linh mục về đàng nên thánh nữa.

Hơn nữa, lời mời gọi nên thánh chính là ơn gọi nền tảng nhất của tất cả mọi Kitô hữu, bất kể là Đức thánh Cha, giám mục, giáo dân, tu sĩ hay linh mục…

  • Don Bosco không chỉ là mẫu mực cho người linh mục Sa-lê-diêng mà còn cho cả người giáo dân nữa (SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG ):là vì chính Don Bosco đã là một linh mục… song cũng đã từng là một công nhân mà suốt đời quá sinh động của ngài, đã biết tới hầu như mọi nghề nghiệp, cho nên, người SƯ HUYNH ắt sẽ nhận ta mình trong chính cuộc đời ngài. Đối với các SƯ HUYNH, Don Bosco không chỉ là Đấng sáng lập của một chi  nhánh gia đình Sa-lê-diêng gọi là nhóm các SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG, song ngài còn là mẫu gương đời sống cụ thể và vì vậy, là mẫu mực căn tính của chính họ.

B.1888-1960: THỜI HOÀNG KIM BÀNH TRƯỚNG ƠN GỌI SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG: NHỮNG ĐƯỜNG HƯỚNG LÝ THUYẾT ĐƯỢC ĐƯA RA ỨNG DỤNG.

Chính vào những năm tiếp sau những bức thư luân lưu của Don Rinaldi mà người ta có thể ghi nhận việc đưa ra ứng dụng triệt để và cặn kẽ những viễn tượng đã được các bề trên cả kế nhiệm Don Bosco mở ra:

  1. Sự gia tăng con số:

Năm 1888 có 284 SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG ;năm 1960 có 4500 (hoặc 21% tổng số hội viên SDB).

  1. Tất cả chú tâm đều được tập trung vào việc soạn thảo một chu trình đào luyện cặn kẽ do các nhà được thiết lập nhằm mục đích này.

Đối chiếu TTN 15,16 và 17 đã nhóm họp vào những năm 1983, 1947 và 1952. Thành quả của công việc này đó là “Bản nội quy 1954” theo đó, ấn định bắt buộc phải có 3 năm đào luyện ngay sau Nhà tập cho những ai đã có một nghề và 2 năm cho những người khác không có trình độ hành nghề phải chăng.

  1. Chúng ta ghi nhận rằng sự gia tăng con số SƯ HUYNH xảy ra song song với sự bành trường các trường huấn nghệ (các trưởng xưởng).

Ta cũng nên kể tới việc tiến triển vào thời Don Ricaldone: trong ban Thượng cố vấn bắt đầu có vị Tổng cố vấn đặc trách các trường huấn nghệ (sau Bề trên cả) và vì vậy vị này cũng là vị Tổng đặc trách đào luyện SƯ HUYNH.

  • Năm 1920, trong số 126 viện Sa-lê-diêng, có 17 là trường huấn nghệ.
  • Năm 1930, có 134 trường huấn nghệ.
  • Năm 1950, trong số 1091 viện Sa-lê-diêng, có 253 trường huấn nghệ (chiếm 23%).
  1. Về các việc đào luyện
  • 1927, thành lập Đệ tử viện truyền giáo (các thợ thủ công trẻ) ở Cumiana, bên trong phạm vi một trường nông nghiệp.
  • 1930, thành lập một trường đệ tử bên trong phạm vi một trường huấn nghiệp ở Rebandengo.
  • 1931, thành lập một Đệ tử viện và một trường bổ túc ở Colle D.Bosco (kết hợp với một trường dạy nghề in). Việc tổ chức này có lẽ là do muốn bắt chước như kiểu bên Tây ban nha và bên Châu Mỹ Latin. Những việc này không nhắm tới đào tạo chuyên môn, mà chỉ là đào tạo nghề nghiệp bậc trung theo những nhu cầu của các trường huấn nghệ thời đó.
  1. Phương tiện đào luyện và việc truyền đạt kinh nghiệm.
  • Tờ báo “II salesiano coadjutore” (1948).
  • Sự quan tâm thường xuyên của Bề trên cả đối với ơn gọi SƯ HUYNH: D.Ricaldone nói rằng có 2 loại SDB: SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG và linh mục SDB; vì đều có những đòi hỏi cho sự làm việc riêng mỗi bên nên cũng phải có sự đào luyện nghiêm chỉnh cho chính sự khác biệt của họ. Tuy vậy, không hề có hai hạng người ở đây nếu như người ta hiểu đó là phân hạng về phẩm giá, về quyền lợi và về bậc sống…
  • Các cuộc hội họp, đại hội cấp quốc gia, chẳng hạn khóa họp các SƯ HUYNH nước Pháp tại Ressins hồi thánh 9.1952 mà người ta đã cho xuất bản một tập nhỏ các bài nói chuyện mang tựa “Người Sư huynh Sa-lê-diêng” (Lyon 1953, Schoeneberger- Aubry).
  • Cha Braido cũng xuất bản một tác phẩm nền tảng và là công trình đầu tiên đào sâu khía cạnh lịch sử và học thuyết về căn tính người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG: “Religiosi nuovi per il mondo del lavore: Documentazione per un profilo  del coadjutore salesiano”, Roma, PAS, 1962. Ngày nay, công trình này vẫn là tác phẩm giá trị nhất viết về sự tiến triển lịch sử và về linh đạo SƯ HUYNH trước Vat.II (trước TTN 20). Song rất tiếc, sách này chưa được chuyển ngữ.
  1. CUỘC KHỦNG HOẢNG NHỮNG NĂM 60 (1960-1974).
  • Do nhiều động cơ họp lại cùng gây nên mà một cuộc khủng hoảng về ơn gọi SƯ HUYNH đã xảy ra, đặc biệt ở Tây phương. Nó đã ảnh hưởng tới vô cùng đông đảo SƯ HUYNH, song mãnh liệt nhất vẫn là ở Ý, Tây ban nha, Pháp và Hà lan.
  • Lý do trước tiên đó là vì mức sinh sản giảm thiểu tại Âu châu và vì vậy cũng giảm luôn con số ơn gọi.
  • Do vậy, tuổi trung bình của SƯ HUYNH lại cao lên.
  • Có đông đảo hội viên ra khỏi Tu hội vì công ăn việc làm bên ngoài hấp dẫn hơn. Người ta đang ở vào thời kỳ “ bùng nổ” về kinh tế mà sự sung túc luôn gia tăng, rồi đồng lương hấp dẫn…
  • Một não trạng duy vật bắt đàu xâm chiếm, đưa tới sự chao đảo về các giá trị mà đặc biệt các giá trị về đời tu và luân lý.
  • Khủng hoảng về cơ cấu đào luyện, giáo dục, cơ cấu lãnh đạo trong các nhà lo về học vụ; đàng khác, người ta lại muốn đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, song lại đi học ở bên ngoài cộng thể và do đó, đánh mất đi việc thuộc về Tu hội, và điều không thể tránh khỏi đó là làm cho ơn kêu gọi của mình bị tàn lụi đi vì hụt hẫng đời sống thiêng liêng( khủng hoảng ơn gọi).
  • Các gia đình không còn yêu thích bao nhiêu ơn kêu gọi làm linh mục và tu sĩ nữa, có lẽ một phần là vì người ta dễ dàng tìm thấy được thăng tiến nhân bản ở bên ngoài hơn là bên trong một dòng tu.

Tất cả những điều đó cho phép hiểu được tại sao lại có sự đột biến như vậy về con số các SƯ HUYNH: năm 1960 là 21%, tới năm 1974 chỉ còn 18% với tuổi trung bình là 42.

  • Một động cơ khác cũng góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng SƯ HUYNH này đó là “tính chất hiện đại của nền kỹ nghệ”. Càng ngày người ta thấy là cần phải có những con người chuyên môn hơn( mà trong khi tuyển mộ giáo sư, người ta càng lùng kiếm hơn nơi giáo dân bên ngoài), và như vậy, việc tuyển mộ giáo sư ngày càng nhắm tới thành phần người đời bên ngoài. Khi cộng tác với họ, nhiều SƯ HUYNH thấy mình bị đặt trước một đòi hỏi là phải biết tái thích ứng cao. Thành thử đối với những ai không có một trình độ người đời bên ngoài ấy thì chính sự kiện này đôi khi cũng tạo ta khủng hoảng về căn tính, tạo ra cảm tưởng rằng mình là kẻ vô dụng, lỗi thời, là kẻ làm hạ giá người SƯ HUYNH trong nhà Sa-lê-diêng. Cũng vậy về lý do là càng ngày người ta càng thay thế các xưởng dạy nghề cũ kỹ bằng những xưởng trang bị cơ giới máy móc tối tân hiện đại vốn rất đòi hỏi trình độ hiểu biết kỹ thuật… ,chẳng hạn về điện tử, vi tính… Riêng các trường nông nghiệp, vì đòi hỏi phải có cơ giới hóa nên đã biết tới thế nào là cuộc khủng hoảng về xóa bỏ bao cấp (trong trường hợp Nhà nước không còn trợ cấp)! Ở Ý, rất nhiều trường như thế là phải đóng cửa hoặc cải tổ hoàn toàn.
  • Do đó, một số SƯ HUYNH, nếu không còn cảm thấy bản thân mình được thể hiện qua công việc của mình nữa, ắt sẽ dễ dàng để mình rơi vào cơn khủng hoảng ơn gọi, một cơn khủng hoảng hết sức nhân loại cũng như do bất mãn mà ra. Và rồi đâu là “những hệ lụy?”.
  1. Trước hết, người ta đành để mình bù lại bằng một công việc khác không còn ,là chuyên biệt trong nhà nữa, song công việc này lại luôn làm cho họ có cảm tưởng như một việc hèn hạ, một thất bại, một thua cuộc bản thân (đang từ địa vị một chủ nhân trở thành một thứ công nhân thứ yếu). Một số người có thể cứu vãn hệ lụy này bằng cách đổi nhà, đổi tỉnh dòng, thậm chí đi truyền giáo nữa.
  2. Một số trường học, vì không thể cứu vãn nổi sự việc là phải tự túc tài chánh, đã đành phải phó mặc cho Nhà nước. Song khi đó, người ta sẽ đành để mất đi chính bầu khí Sa-lê-diêng, và dần dần sẽ chỉ còn làm việc cho những đối tượng tuyển chọn nhất, thông minh nhất, giàu có hoặc ít ra những ai trà tiền được mà thôi. Từ đó, sự kiện này lại tạo ra cuộc khủng hoảng khác gọi là “cuộc khủng hoảng Sa-lê-diêng” cho cả linh mục lẫn SƯ HUYNH đang hiện diện trong công cuộc đó.
  1. Cũng có những giải pháp khác được tìm kiếm, đó là:
  • Những ai còn trẻ và có khả năng thì phải đi chuyên hóa nơi những viện cao cấp hơn. Một số đã đạt được bằng cấp đại học. Còn những ai đã từng làm việc rồi thì cũng có thể được bồi dưỡng.
  • Một số khác lại tìm được giải pháp bằng cách xin bề trên cho mình một công việc khác, không phải việc kỹ thuật (“ chuyển hướng chuyên môn) trong một Nguyện xá (trung tâm trẻ), trong việc sinh động hóa các nhóm trẻ, hoặc bằng cách làm việc giữa những người nghèo và bị bỏ rơi trong thành phố, làng mạc, hoặc bằng việc trau dồi để có được trình độ chuyên môn về huấn giáo…
  • Song ,ngược với những gì người ta có thể nghĩ tới lại chính là diện mạo người SƯ HUYNH “fact-totum” mà một lần nữa lại trở nên rất thích hợp và thời sự trong các nhà: điều này càng chí lý hơn nữa do sự kiện là tất cả mọi công việc sửa chữa và bảo trì nơi các nhà Sa-lê-diêng nếu mỗi lần đều phải đi gọi người ngoài thì thường ra thật tón kém (lương rất cao). Nhiều SƯ HUYNH đã từng cảm thấy mình thật hữu sự trong việc phối hợp vô số những nghề nghiệp này lại. Thật vậy, đã từng có những SƯ HUYNH biết tới cả chục nghề một lúc: làm ống nước, sơn sửa, cơ giới, điện tử… và như vậy họ thật dễ dàng tiết kiệm được cho nhà những số tiền lớn lao mà nếu cách khác nhà đã phải tốn kém.

Một thành quả tích cực của việc chuyển hướng chuyên môn này là người ta phát hiện ra tính đa dạng của ơn gọi SƯ HUYNH. Thật cậy, càng ngày người ta càng ít coi ơn gọi SƯ HUYNH chỉ đơn thuần là những “con người của nghề nghiệp”; trái lại, người ta vẫn hoàn toàn có thể có một SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG chân chính khi làm bất kỳ công việc nào miễn là công việc ấy cho phép họ hiện diện với cung cách là người tông đồ và là nhà giáo dục giới trẻ và dân chúng.

Một động cơ khác nữa cũng đưa tới cuộc khủng hoảng này đó là sự kiện các linh mục có tài cũng bắt đầu “nhảy vào lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn”. Từ lâu các xưởng thợ hầu như vẫn thuộc độc quyền SƯ HUYNH. Nhưng lể từ những năm 50, các tỉnh dòng đã bắt đầu gởi các linh mục trẻ theo học tại các trường chuyên biệt về các ngành khoa học kỹ thuật chính hiệu,.. mà lý do nổi bật nhất của sự kiện này là vì để được nhận vào các trường như thế, đòi phải có văn bằng tốt nghiệp chính thức( tốt nghiệp Trung cấp). Hơn nữa, hiện tượng “người linh mục- công nhân” phần nào đó đang là mốt rất thời thượng. Đàng khác linh mục ngày càng ít phân biệt với người đời từ cách ăn mặc, nếp sống cho tới việc làm… Linh mục không còn chỉ bó mình trong việc phượng tự và giáo lý; thêm vào đó, chính sự hiện diện của người linh mục trong những lãnh vực như thế một cách gián tiếp cũng làm mất đi cách nào đó chức năng của người SƯ HUYNH. Thật vậy, trên bình diện công việc cụ thể, người ta ít thấy có sự chuyên biệt của mỗi ơn gọi. riêng về phía các SƯ HUYNH, người ta cũng thấy là có rất nhiều người đã từng đảm nhận công việc huấn giáo, đôi khi còn chuyên hơn cả linh mục nữa.

  • Cuối cùng, còn phải kể đến “đà tiến triển và vị trí người giáo dân trong xã hội và trong các hội dòng” : Đã có rất nhiều trách nhiệm lớn lao trong xã hội cũng như trong đời sống dòng tu được nhìn nhận và được ủy thác cho người đời và vì vậy, đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều trong việc đào luyện nhân sự trên bình diện thiêng liêng, mục vụ và huấn giáo.. Song không phải lúc nào người ta cũng có sẵn một nền đào tạo vững chắc đáp ứng thỏa đáng cho nguyện vọng muốn nắm gữ một vị thế quan trọng hơn trong đời sống mục vụ.

Kết luận: những ai biết đặt sự lệ thuộc của mình vào Tu hội Sa-lê-diêng trên nền tảng sâu xa của đời sống tu trì, người đó ắt sẽ dần dần (hoặc sẽ tìm lại được) vị trí chính mình nhờ kinh qua chính thời kỳ thử thách này. Nơi họ vẫn luôn còn dó niềm xác tín rằng, cho dù các phương tiện và các hoàn cảnh có đổi thay thì ơn gọi SƯ HUYNH vẫn luôn có thể thể hiện với tất cả tính chân chính của nó; đồng thời, chính sự ý thức này còn là yếu tố thúc đẩy mỗi cá nhân SƯ HUYNH biết tái tạo đời sống bản thân mình, biết khám phá ra một hình thái, một lối hiện diện mới trong các công cuộc.

  1. LỜI ĐÁP ĐẦU TIÊN CỦA TTN 19 VÀ 20.

Nếu có một điểm nào đã trở nên sáng tỏ trong giai đoạn suy tư hậu Công đồng thì đó chính là điều này: Ơn gọi SƯ HUYNH không phải là thứ yếu và tùy phụ đối với Tu hội Sa-lê-diêng; ơn gọi này thuộc về chính yếu tố cấu thành đoàn sủng sáng lập của Don Bosco mà nếu không có, Tu hội sẽ không còn là Tu hội như nó là nữa, và nếu Tu hội mà đành chịu mai một đi ơn gọi này thì Tu hội ắt sẽ là bất trung với Don Bosco.

  1. Tổng Tu nghị 19 (1965).
  • TTN đã suy tư tới việc phải thích nghi làm sao trước những đòi hỏi hiện đại của đời sống tu sĩ giáo dân (PC 10).
  • TTN cũng đã nghiên cứu về người SƯ HUYNH với việc “thể hiện toàn diện” bản thân và ơn gọi của thầy: một diện mạo mang tính lịch sử thần học, thiêng liêng, pháp định và tông đồ của thầy, việc mục vụ ơn gọi cũng như vị trí của thầy trong việc mục vụ… Chẳng hạn, Đại hội các tỉnh dòng Italia năm 1967 đã cho xuất bản một tâp tài liệu quan trọng bàn tới tất cả những vấn đề ấy và đây chính là tập tài liệu đầu tiên nghiên cứu có hệ thống chặt chẽ đúng với giáo lý Công đồng. Chúng ta có thể nêu ra vài điểm như sau:
  1. Chiều kích tông đồ (xem Công đồng): Người giáo dân là một phần tử sống động của Hội thánh, làm việc và cộng tác với hàng giáo phẩm, song cũng tùy theo lương tâm mình khi phải hành xử cụ thể trong trạng huống của mình chiếu theo chính sứ mệnh mà mình đã nhận được từ bí tích rửa tội và thêm sức (x.giáo trình về Giáo hội học). Đối với chúng ta, điều này muốn nói rằng:
  • Mở rộng các hoạt động của người SƯ HUYNH tới các hoạt động tông đồ, văn hóa xã hội và huấn giáo;
  • Từ nay trở đi, mọi SƯ HUYNH đều phải có một việc tông đò “trực tiếp” nào đó.
  • Người SƯ HUYNH cũng tham gia vào các cơ cấu tổ chức trực tiếp của các cuộc Sa-lê-diêng, kể cả việc có thể làm thành viên của Hội đồng quản trị công cuộc.
  1. Đối với việc đào luyện: Người ta ấn định nguyên tắc :việc đào luyện là đào luyện nhân bản, thiêng liêng, Sa-lê-diêng và văn hóa trước rồi sau đó mới là đào tạo kỹ thuật và chuyên nghiệp.
  2. Trong việc mục vụ ơn gọi: Người ta nhấn mạnh là cần phải có một lãnh vực hoạt động nào đó nhằm đào sâu ơn gọi nói chung, rồi ơn gọi Sa-lê-diêng và đặc biệt ơn gọi SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG.
  3. Tổng tu nghị 20 (1971- 1972): Công báo số 145- 149.
  • Don Bosco đã không “sáng chế ra” điều đó “hoàn toàn mới mẻ” (x.Lex Pavoniens), song thực tế, ngài đã coi SƯ HUYNH như là “bổ sung” cho người linh mục trong tác vụ linh mục; đồng thời, ngài muốn đưa người SƯ HUYNH can dự vào tất cả mọi bình diện việc tông đồ Tu hội. Điều này chúng ta có thể rút ra như vậy từ chính những lời miệng Don Bosco đã nói, thậm chí ngài còn chứng tỏ là ngài đi trước cả Công đồng nữa: “Người SƯ HUYNH có thể làm được những điều linh mục không thể..”.
  • Sự bình đẳng nền tảng: Thánh hiến tu sĩ và sứ mệnh xét tự nền tảng cũng chỉ là một nơi cả SƯ HUYNH lẫn linh mục; cũng vậy về các quyền lợi của các phần tử cộng thể: tất cả ai nấy đều cần tới sự phục vụ và bổ sung lẫn nhau hầu bảo đảm cho sứ mệnh Sa-lê-diêng. Đời sống cộng thể sẽ không là chân chính nữa nếu sự bình đẳng này không còn nữa trong đời sống hằng ngày.
  • Chiều kích giáo dân: Người SƯ HUYNH, xét như là giáo dân, được kêu gọi để trong cung cách là Kitô hữu, sinh động hóa những già thuộc trật tự trần thế ngang qua việc giáo dục toàn diện mang tính là của cộng thể, mà việc giáo dục này được ủy thác cho thầy qua sự vâng phục bề trên và trong sự cộng tác với các phần tử khác của cộng thể.
  1. NHỮNG GỢI Ý VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐẠI HỘI SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG THẾ GIỚI 1975.

Tham dự Đại hội này là 150 đại biểu SDB (kể cả SƯ HUYNH và linh mục). Chúng ta nêu lên những gợi ý và kiến nghị đã được phê chuẩn và được coi như những điều đáng ghi nhận nhất vạch hướng cho Tu hội từ bấy giờ. Đại hội này, dù không có thẩm quyền chính thức( vì chính ở TTN 21 những kiến nghị mới được đưa ra đánh giá và phân định), song đã cho thấy một sự đa dạng rất phong phú của các ý kiến, đôi khi còn tương phản nữa, song luôn là gợi ý giúp nhận thức vấn đề cũng như tính nhạy bén của thời đại này.

  1. Liên can tới việc thăng tiến toàn diện người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG:
  2. Thăng tiến toàn diện có nghĩa là cần phải định phẩm về người SƯ HUYNH cả trên bình diện thiêng liêng, văn hóa pháp chế chứ không chỉ nghề nghiệp mà thôi.

Cụ thể, đây chính là cơ hội để người ta yêu cầu TTN sắp tới (TNN 21, sẽ nhóm họp vào năm 1977) phải xóa bỏ đi hết thảy những gì là chênh lệch có tính pháp chế. Người ta còn bỏ phiếu thăm dò về những khả thể liên can tới vai trò giám đốc như sau:

  • Sư huynh cũng có thể làm giám đốc: 90 thuận.
  • SƯ HUYNH có thể đảm trách mọi trách vụ trừ trách vụ giám đốc :41 thuận.
  • Cần nghiên cứu vấn đề SƯ HUYNH cũng có thể làm giám đốc: 93 thuận.
  • Cần tách riêng chức năng giám đốc với chức năng sinh động hóa thiêng liêng của cộng thể vốn dành cho một linh mục: 47 thuận.
  • Đưa vào thử nghiệm cho tới TTN 22 việc để vài SƯ HUYNH làm giám đốc: 47 thuận.
  • Đề nghị một hình thức theo giáo luật cho Tu hội SDB, cùng một lúc vừa là giáo sĩ, vừa là giáo dân: 102 thuận.
  • Bảo đảm có sự góp mặt của SƯ HUYNH trong các cơ cấu hội thảo và biểu quyết mang tính chấp hành của Tu hội: 108 thuận; nghĩa là, trong các ban cố vấn nhà, Cố vấn tỉnh, trong các ban hướng dẫn tổng quát, trong Tu nghị tỉnh, Tổng tu nghị..
  1. b) Về việc sửa đổi tên gọi, người ta đề nghị:

– Bất cứ tên gọi nào cũng được( tùy nơi): 119 thuận.

-“Trợ sĩ Sa-lê-diêng”: 66 thuận.

– “ Sa-lê-diêng giáo dân” : 56 thuận.

  1. Liên can tới hoạt động tông đồ:

– Người SƯ HUYNH được sai đi “bởi chính cộng thể” :thầy phải làm việc trong phạm vi kế hoạch của cộng thể mình.

– Giáo dục đức tin cũng là một trong những nghĩa vụ này: thầy phải là “giáo lý viên” hiểu theo nghĩa rộng của hạn từ này, có thể thầy cũng đảm nhận một trách vụ trực tiếp trong việc rao giảng Tin mừng, song khi đó thầy phải được đào tạo, chuẩn bị cho công việc đó.

– “Thế giới lao động” chính là cánh đồng tông đồ ưu tiên nhất đối với người SƯ HUYNH bởi vì ở đó mà một nền văn minh mới sẽ được mở ra do người nghèo và cho chính người nghèo, đồng thời là nơi người trẻ sẽ gánh lấy trách nhiệm của chúng: người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG , với cương vị là một người lao động và nhất là nhà giáo dục Kitô giáo của giới lao động, phải hết sức quan tâm cho việc sinh động hóa “lãnh vực trật tự trần thế”.

–  Sự hiện diện của thầy trong các “trường nông nghiệp” và “huấn nghệ” chỉ có thể được biện minh một khi những trường này đích thực là những công cụ cho việc giáo dục toàn diện và thể hiện được cái lý tưởng là một “trường tự do”. Tuy vậy, dù có hoàn toàn dấn thân làm việc trong các trường này, thầy vẫn phải luôn sẵn sàng gặp gỡ cả những giời trẻ lao động bên ngoài những cơ sở ấy nữa (113 thuận).

– Thầy cũng phải biết sáng kiến ra “những hình thức hiện diện tông đồ mới” cả ở bên trong cũng như bên ngoài những cơ sở sẵn có của chúng ta chẳng hạn trong lãnh vực các phong trào tông đồ thợ thuyền, các tổ chức tương trợ xã hội… Người ta cũng có thể nghĩ tới một sự hiện diện rộng mở tới cả môi trường lao động và lãnh vực truyền thông xã hội. Một số SƯ HUYNH đã có thể sinh động hóa cho cả các cộng tác viên và những người lớn tuổi nữa (130 thuận).

  1. Việc đào luyện SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG.

– “Cộng thể chính là môi trường ưu việt cho việc đào luyện đời sống Sa-lê-diêng”: nó hoàn tất chức năng của một Đệ tử viện.

– Việc quyết định sẽ trở thành linh mục hay SƯ HUYNH Sa-lê-diêng thông thường phải được thực hiện trong Nhà tập

(NB: Tuy vậy, có đề nghị là nên uyển chuyển, vẫn có thể chấp nhận một sự chuyển hướng nào đó trong trường hợp ứng sinh vẫn còn do dự… về vấn đề này cần phải được nghiên cứu thêm).

  • Việc tuyển lựa và nhận vào không được chỉ căn cứ trên tư chất trí năng, song nhất là trên sự quân bình nhân bản, trên tư chất sống cộng thể, trên tinh thần tu sĩ và tông đồ..
  • Về phần mình, cộng thể tỉnh cũng như địa phương phải chăm lo đến sự phát triển những khả năng văn hóa và nghề nghiệp cho mỗi người (bằng việc đào tạo căn bản cho có chất lượng- thời kỳ ban đầu cũng như liên tục).
  • Cần phải sao cho tuyệt đối bình đảng giữa người SƯ HUYNH và người linh mục Sa-lê-diêng trong việc đào luyện căn bản về xã hội, đời sống tu sĩ, đời sống Sa-lê-diêng, ngõ hầu tất cả đều có thể trở nên “nhà giáo dục đức tin”.

(NB: Tuy vậy, điều này không có nghĩa là phải đào luyện y hệt như nhau).

  • Trong việc đào luyện nghề nghiệp thì tùy theo khả năng mỗi người song phải đạt được trình độ ít ra cũng tương đương với trình độ của một người thực thi cũng nghề nghiệp ấy ngoài xã hội dân sự

(NB:Tùy nhu cầu tỉnh dòng và nếu thấy trước là người ta có những tư chất thích hợp, nên tiên liệu để có thể xúc tiến cho theo học cao hơn nữa).

  • Về việc đào luyện đời sống thiêng liêng, đời sống tu sĩ và tông đồ: cần phải có những nét: “chuyên biệt” cho SƯ HUYNH ngoài những gì chung với tư giáo. Vì vậy, việc đào luyện này cần phải còn kéo dài sau Nhà tập, liên tục và có chương trình hẳn hoi.
  • Phải có sự góp mặt của SƯ HUYNH trong các ban và các ê-kip đào luyện.

4.Việc mục vụ ơn gọi.

– Ơn gọi SƯ HUYNH phải được trình bày cho minh bạch và trình bày theo những lối sống đa dạng khác nhau mà người ta có thể sống tận hiến ơn gọi Sa-lê-diêng.

– Cần trình bày ơn gọi đó như một ơn gọi độc đáo, cao quý và thực tiễn, bắt đầu từ chính các cộng thể và các chứng tá là các SƯ HUYNH hiện diện trong các cộng thể đó.

– Cần phải truyền bá đời sống của cá SƯ HUYNH tiêu biểu nhất.

– Cần long trọng tổ chức việc tuyên khấn trọn đời và của các SƯ HUYNH. Điều này sẽ giúp thu hút được giới trẻ.

– Có thể chấp nhận việc cho sống ngoài lời khấn một thời gian nếu như cần có thời gian cho người trẻ lấy quyết định; cũng cần phải khuyến khích các ơn gọi muộn (ơn gọi những người đã trưởng thành); cần phải chỉ định có người đặc trách ơn gọi cho tỉnh dòng.

Kết luận:

Cần phải ấn hành một tập thủ bản (bằng nhiều thứ tiến) trình bày diện mạo lịch sử của người SƯ HUYNH theo những yếu tố thật chiết trung, xác định được ơn gọi này. Những suy tư thật chiết trung như thế, may mắn, đã được cống hiến rồi trong các tài liệu như :Công báo TTN 21, hai bức thư luân lưu của cha Bề trên cả Vigano và trong Ratio.

Như đã được suy tư đối với Phi châu, diện mạo người SƯ HUYNH từ nay cũng phải được suy tư trong bối cảnh văn hóa và theo các nhu cầu của chính thế giới lao động mà người SƯ HUYNH đang sống và làm việc.

  1. CÔNG BÁO TỔNG TU NGHỊ 21 VÀ THƯ LUÂN LƯU CHA BỀ TRÊN CẢ VIGANO( 1978- 1980).

Công báo TTN 21 và bức thư luân lưu của cha Bề trên cả đã đánh dấu một bước quyết định trong việc đào sâu căn tính người SƯ HUYNH và Tu hội. Bước quyết định này đề cập tới “cấu tố giáo dân” của Tu hội vốn là cấu tố thiết yếu thuộc căn tính Tu hội (x.Công báo 200 (1980) và bài diễn từ bế mạc TTN 22).

Chủ đề “giáo dân tính” là chủ đề được nghiên cứu sâu xa hơn cả. Qua giáo dân tính, người ta muốn nói tới chính cung cách cụ thể mà người SƯ HUYNH sẽ sống sự thánh hiến tu sĩ của mình cho Thiên Chúa và cho sứ mệnh Sa-lê-diêng.

  1. Phải hiểu thế nào về “giáo dân tính”?

(xem Cống báo TTN 21).

Trước hết đây không phải là một loại hình phục vụ hay một chức năng được xác định, song tiên vàn phải nói rằng đây là “một tổng thể các giá trị” của người kitô hữu sống giữa đời hoặc trong bậc sống tu sĩ giáo dân (còn gọi là đời tận hiến giáo dân). Đây chính là chiều kích thấm nhuần toàn thể đời thánh hiến bản thân mình, đời của một nhà giáo cụ, thấm nhuần toàn bộ cung cách mình sống đời cộng thể cũng như đời cầu nguyện.

Là giáo dân có nghĩa là một cung cách hiện diện như là tông đồ của Đức Kitô giữa thế gian để biến đổi thế gian.

Những suy tư sau này về chiều kích giáo dân đã được triển khai như sau, và theo Cha Bề trên cả thì:

  1. Chiều kích giáo dân tiên quyết không phải là một cung cách “hành động” (agir) song là một cung cách “hiện hữu” (être). Thật vậy, đây chính là vấn đề thuộc “ hiện hữu” hơn là thuộc “hành động”. Người ta thường đồng hóa chiều kích giáo dân với một số các công việc nào đó mà người ta cho là có giáo dân tính hơn những công việc khác. Song thực tế, điều đó lại ít xác định biệt loại tính cho cả linh mục lẫn giáo dân trong đời sống tu sĩ, nhất là đời sống tu sĩ Sa-lê-diêng. Và về vấn đề này, TTN 21 có nói như sau: “Người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG có thể tham gia vào tất cả mọi công việc ấy không gắn liền với tác vụ chuyên biệt linh mục; đồng thời cũng thật mong muốn rằng người SƯ HUYNH, trong mức độ họ đã chuẩn bị, có được khả năng thực thi “những tác vụ không phải do truyền chức (thuộc giáo dân) hầu phục vụ cho hoạt động Phúc âm hóa  của cộng thể”. Song, điều mang lại tính biệt hóa cho họ chính là họ thực thi những tác vụ này “ trong cung cách và tinh thần của một giáo dân” (Công báo 182).

Đành rằng vẫn còn có nguy cơ nào đó muốn trở thành một thứ “tiểu linh mục” (mini- Prêtre) trong những trường hợp những phận vụ thừa tác hay mục vụ (huấn giáo) quá choáng ngợp đời sống người SƯ HUYNH. Tuy nhiên, tính cách giáo dân sẽ càng bộc lộ rõ nét hơn nữa khi người ta thực thi những phận vụ mang tính trần thế và hoàn toàn trong cung cách là Kitô hữu với một sự hiện diện sống cho việc hình thành một mẫu con người mới, đồng thời gợi lên việc canh tân luân lý và văn hóa cho xã hội. Trong ý nghĩa này, cung cách hiện hữu như là giáo dân ắt sẽ mang lại hiệu quả ưu việt hơn cho bình diện những hoạt động và những gì được đảm nhận (trách nhiệm). Tuy vậy, đây vẫn chưa phải là khía cạnh cốt yếu. Thật vậy, trong ý nghĩa này, không hề có công việc nào tuyệt đối gọi là thuộc riêng SƯ HUYNH so với linh mục Sa-lê-diêng(x. Đề mục này mà tập tài liệu mới đây bàn tới: Il salesiano coadjutore, trang 124 và 183).

  1. Giáo dân tính hệ tại đặc biệt hơn nữa ở sự nhận thức được “giá trị tích cực của tạo vật” :khả năng nhận biết và gặp gỡ Thiên Chúa nơi và nhờ tạo vật. Tình yêu đối vời trật tự tạo thành này nhờ bởi trật tự khoa học kỹ thuật, nhờ bởi các tổ chức kinh tế xã hội, phải luôn được cải thiện hầu nên hữu hiệu trong việc phục vụ ơn cứu độ con người.

Chính vì vậy mà sự hiện diện của người SƯ HUYNH như thế đòi phải có sự tăng triển đáng tự hào về nghề nghiệp, sự tiếp cận thực tế cuộc sống, một khả năng học tập và ứng dụng học tập cặn kẽ để nắm bắt được thục tế thế giới vật chất, kỹ thuật và kinh tế này, ngõ hầu có thể tác động kiến hiệu. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố biết cộng tác và tổ chức nữa: chẳng hạn, sẽ không đủ nếu chỉ biết cầu xin cho chuyến bay được bằng an vô sự, song còn phải có các chuyên viên kỹ thuật, các phi công có lương tâm, những người biết chấp hành đúng bổn phận mình; nếu không, người ta sẽ để mình gặp toàn những sự cố chán ngắt mà thôi. Đàng khác, Chúa Quan phòng cũng chằng khi nào bù đắp cho những cẩu thả của chúng ta dâu! Thật vậy, để có được một ngôi thánh đường nguy nga làm nơi người ta có thể ca khen Thiên Chúa hẳn giả thiết là phải có các kiến trúc sư và các tay thợ giỏi giang. Cũng vậy, để đào tạo được những người thợ theo đúng tinh thần Kitô giáo, trước tiên phải cần tới những xưởng thợ và các lớp học được quản lý thật tốt và nghiêm túc đúng với những quy luật về điều hành và kế toán… Nhà thần học Congar đã nói rằng: “Lòng đạo đức không hề miễn chấp kỹ thuật” (x. Il salesiano coadjutore).

  1. Đây không chỉ là việc làm tôn thêm giá trị tạo vật, song chính là sự “hiện diện mang tính chiến đầu và lâm trận thực sự” hầu quy hướng thế giới về với điều thiện: ý hướng muốn hiện diện giữa lòng thế giới, vì thiện ích chung, đồng thời chống lại tác hại sự dữ.

Để thực thi được điều này, người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG (như mọi Kitô hữu giáo dân khác), phải luôn biết nhận thức được tính phức tạp của các hoàn cảnh; họ phải có khả năng cảm thức được thực tế: biết làm được những gì có thể làm trong chính hoàn cảnh mình đảm nhận. họ cũng phải hiểu cái giá mình phải trả cho những biến đổi mà họ phải thực thi cũng như khi bắt tay vào việc mà không hề nản lòng.

Vì thế, phong cách của họ không là phong cách của một kẻ giáo điều. họ trân trọng tính đa dạng của các ý kiến vốn luôn có trong đời sống xã hội và tìm cách đi đến đối thoại với tất cả. Họ liên lỷ học tập, nghiên cứu, đồng thời biết lên kế hoạch cho công việc của mình. Trong khiêm nhường họ cầu nguyện, và trong những chiến đấu hằng ngày họ biết thật can trường. Nhẹ nhàng đằm thắm, họ biết tìm cách cải thiện các tổ chức, các cơ sở. Họ không trừu tượng trong việc phải đương đầu với các vấn đề và vì vậy, không hời hợt, nông cạn. Trái lại, họ luôn khởi đi từ thực tế cụ thể. Chính nhờ và trong tất cả các hoạt động này mà họ sẽ tìm được con đường nên thánh cho bản thân.

  1. Trong tư cách là một kitô hữu giáo dân và càng hơn nữa là một tu sĩ giáo dân (được thánh hiến qua lời khấn công khai), họ tìm cách để biết sống chính giới răn tình yêu vĩ đại trong tinh thần của các mối phúc thật. Điều này mang lại cho họ một lòng hăng say đặc biệt trong các nhiệm vụ họ gánh vác, một lòng tận tụy trước tất cả mọi gian nan thử thách. Đàng khác, chính những lời khấn khi được sống trong tinh thần các mối phúc sẽ giúp họ chỉ coi là tương đối hết thảy những giá trị thuần túy nhân loại, hết thảy mọi thành tưu (cũng như mọi thất bại). Họ chứng tỏ rằng, đứng trước mọi giá trị nhân loại cũng như hết thảy mọi thành tựu, cho dù có tốt đẹp đến mấy, phần đáng cho họ nhắm tới chính là thực tại cách chung. Vì vậy, họ sẽ hết sức giữ mình (và nhờ chứng tá của họ sẽ giúp cho những người khác nữa) đừng quá lo lắng cho sức khỏe, không màng chi dính bén những giàu sang của cải vật chất, dính bén sắc dục và những ngẫu tượng làm cho con người trở thành nô lệ cho chúng (x.Il salesiano coadjutore).
  2. Tính bổ sung cốt yếu giữa người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG và người linh mục SDB.

Do ý muốn của Don Bosco, các cộng thể Sa-lê-diêng gồm có linh mục và giáo dân. Chính điều này làm cho người Sư huynh sống ơn gọi của mình với tất cả mọi đường nét và mọi phong phú như hiện có ngày may, không phải một cách cô lập song trong sự hiệp nhất huynh đệ và tương quan với người linh mục SDB.

Giáo dân tính SƯ HUYNH, họ không sống cách độc lập với linh mục của người hội viên linh mục, và người linh mục SDB cũng không còn sống chức linh mục của mình độc lập với giáo dân tính của người hội viên giáo dân. Tính chất giáo dân và tính chất linh mục nơi chúng ta thâm nhập lẫn nhau bằng một tác động hết sức độc đáo khởi đi từ chính cộng thể. TTN 21 đã nói rằng đấy chính là khía cạnh độc đáo thuộc đoàn sủng chúng ta cần phải được đào sâu.

TTN 21 chỉ xác định rằng người linh mục và người SƯ HUYNH cần phải có sự trao đổi thật sống động về đàng thiêng liêng trên bình diện ơn gọi và sứ mệnh chúng ta đối với giới trẻ và dân chúng. ở đây rõ ràng không phải là sự đặt để kề cận nhau (hoặc tệ hơn nữa, sự lệ thuộc nhau) giữa những tính chất chuyên biệt riêng.

Trong một bức thư tiếp theo, Don Vigano đã đào sâu khía cạnh này như sau: “Hai cấu tố nền tảng giáo dân và linh mục này đều phát triển trong một tổng hợp mang tính cộng thể và theo một độ hài hòa thâm nhập tận bên trong cấu tố này và cấu tố kia, và phát triển như thế theo một dự phóng mang tính hiện đại thần kỳ của chính sứ mệnh chung tạo thành chính tính chất chuyên biệt của Tu hội chúng ta”.

Tính cộng sinh cộng thể này luôn bao hàm một sự hiệp thông đời sống mà trong đó, người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG cũng thực thi những công việc mục vụ, đồng thời người linh mục SDB cũng đương nhiên đối với khả năng làm việc (thậm chí làm việc tay chân nữa).

Hẳn nhiên, đây không đơn thuần chỉ là sự cộng tác ngoài rìa, song là chính đường hướng mang tính toàn thể đời sống cộng thể chúng ta( “Sứ mệnh Sa-lê-diêng và thế giới lao động,” Cong báo 307; x. cùng đề tài trong “Il salesiano coadjutore”).

  1. Những đường nét đời sống thiêng liêng của người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG.
  1. Người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG sống vui tươi ơn gọi tu sĩ giáo dân của mình, ơn gọi xét như một giá trị tích cực, trọn vẹn và thật ý nghĩa trong Tu hội. không là linh mục nhưng không vì thế mà họ chỉ là Sa-lê-diêng có một nửa (demisalesien). Họ sống ơn gọi mình như là hồng ân Thiên Chúa và thực thi như là lẽ sống duy nhất đời họ, đồng thời như là con đường nên thánh của họ.
  2. Đồng thời, họ sống cũng là sống đời huynh đệ, đời làm việc chung, cầu nguyện chung với các hội viên linh mục của họ. Họ phải có cảm thức thật sâu xa về sự hiệp thông Hội thánh, sự hiệp thông cộng thể tu sĩ mà mỗi người đều phải góp phần độc đáo và không thể thiếu để xây dựng.
  3. Bén nhạy cách riêng đối với các giá trị của thế giới lao động, họ phải có cảm thức về những gì là cụ thể, là thích nghi, là xác thực, là chân chính. Điều đó cho phép họ có được kinh nghiệm về một số những giá trị thuộc tinh thần Sa-lê-diêng, chẳng hạn mối cảm thức về những cấp bách, về tinh thần sáng kiến, sáng tạo, về khả năng đáp lại những dấu chỉ thời đại…
  4. Chính cung cách của họ làm cho họ có thể thể hiện được những loại hình tương quan mang tính Sa-lê-diêng như: tính cởi mở và thân tình, tính giản dị, tế nhị, lòng hiền từ…
  5. Nhờ cung cách sống và loại việc họ làm, họ sẽ gần gũi hơn với tạo vật, với kỹ thuật và nghệ thuật… Vì vậy, tinh thần lạc quan Sa-lê-diêng sẽ là đức tính họ cần vun trồng đặc biệt đang khi nhận biết tất cả vẻ mỹ miều của các giá trị trần thế. Họ luôn tỏ ra quý chuộng và thận trọng đối với những thành tựu tiến bộ con người. Họ sẽ làm cho hết thảy những hoạt động của họ nên biến đổi, từ những gì là tầm thường nhỏ bé nhất cho tới những gì là chói sáng rực rỡ nhất, bằng cách dâng về Thiên Chúa tất cả, ngõ hầu nước Ngài trị đến. Để thể hiện được như vậy, họ noi gương chính Đức trinh nữ Maria. Đời cầu nguyện của họ sẽ thật giản dị song cũng vô cùng mật thiết (Công báo TTN 21).
  6. Sự tham dự của người SƯ HUYNH vào đời sống và vào việc quản trị Tu hội.

TTN 21 có nói, tất cả truyền thống chúng ta có đó như để chứng tỏ rằng người SƯ HUYNH thực sự đã góp phần rất đa dạng và phong phú vào đời sống cộng thể qua việc đảm nhận những chức vụ trực tiếp, thậm chí trong cả cơ cấu tổ chức điều hành quản trị ở mọi cấp bình diện nữa.

  • Cấp địa phương: Họ thực thi nhiều chức vụ khác nhau cả trong cộng đoàn tu sĩ lẫn trong cộng đoàn mục vụ giáo dục: giám đốc nhà trường, trưởng xưởng, giám đốc kỹ thuật, quản lý… là thành viên Ban cố vấn nhà.
  • Cấp tỉnh: Họ tham gia vào tất cả mọi cơ cấu sinh động hóa tỉnh dòng( các ủy ban, thư ký…), là thành viên Ban cố vấn tỉnh và cũng có thể đắc cử đại biểu Tu nghị tỉnh.
  • Cấp thế giời: Người SƯ HUYNH có thể là thành viên TTN cũng như thành viên ban Thượng Cố vấn…

Về việc có thể đảm nhận trách nhiệm “giám đốc cộng thể tu sĩ” (cả cấp địa phương, cấp tỉnh, cấp thế giới), TTN 21 đã xác nhận quan điểm TTN20 khi nói rằng: “Theo truyền thống chúng ta, vì được cam kết cho một trách vụ tông đồ như thế nên vị giám đốc sẽ là một hội viên mà nhờ bí tích truyền chức cũng như kinh nghiệm mục vụ của ngài, mang lại cho ngài những khả năng điều hướng tinh thần và hành động của những hội viên ngài” (HL 1972, khoản 35). Để duy trì truyền thống Sa-lê-diêng về điểm này, cha Ricceri khi đó là Bề trên cả, ở Đại hội SƯ HUYNH thế giới đã đề cao 3 lý do sau:

  • Vì đó là ý muốn rõ ràng và xác thực của Đấng sáng lập.
  • Vì mối tương quan của một yếu tố như thế đối với sứ mệnh chuyên biệt chúng ta.
  • Vì tuyên ngôn chính thức của Hội thánh.

Song vì các tu nghị tỉnh khi chuẩn bị choTTN 21 vẫn còn trở lại vấn đề, nên TTN 21 đã phê chuẩn và trình bày một suy tư nền tảng về vấn đề này.

          Ngay từ đầu TTN, Đức Hồng Y Villot Quốc vụ Khanh tòa thánh, nhân danh Đức Thánh cha đã gởi cho cha Bề trên cả Ricceri một bức thư khích lệ đồng thời hướng dẫn cho công việc TTN. Liên ca tới điểm chúng ta ở đây, bức thư ấy nói rằng Vị đại diện đức kitô mong sao Tu hội Sa-lê-diêng vẫn hằng trung thành với truyền thống của mình trong những gì liên can tới diện mạo và chức năn giám đốc. Và TTN, luôn ý thức trọng trách của mình, đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tỉ mỉ thực tại người SƯ HUYNH cũng như diện mạo bề trên đời sống cộng thể tu sĩ Sa-lê-diêng nhất là vị giám đốc, bằng cách làm nổi bật trách nhiệm của vị này là người sinh động hóa đời sống thiêng liêng và hướng dẫn mục vụ chu toàn sứ mệnh Sa-lê-diêng.

Cuối cùng, khi kết thúc suy tư của mình, bằng một thái độ tôn kính và tỏ ra luôn sát cánh đặc biệt với Đấng kế vị thánh Phêrô cũng là bề trên tối cao của Tu hội chúng ta, bằng một lòng ngoan ngoãn đối với Huấn quyền của ngài cũng như bằng việc nhớ lại chính suy tư của Don Bosco rằng đối với ngài, lời của Đức Thánh cha phải được coi như là quy luật cho chúng ta trong mọi sự và cho mọi sự, TTN đã quyết định là vẫn duy trì truyền thống đã được TTN 20 viết thành luật ở khoản 35 Hiến luật mà chúng ta đã trích dẫn. Và thế là một giai đoạn còn lưỡng lự và tìm kiếm về điểm rõ ràng này đã được chấm dứt.

  1. CÔNG BÁO TTN 22 VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU CHÍNH THỨC (1984- 1990).

Vì mối tương quan bổ sung giữa người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG  và người linh mục SDSƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG là điều thuộc về bản chất Tu hội, thuộc về đoàn sủng sáng lập Tu hội, nên TTN 21 đã không ngần ngại xác quyết rằng:

  • Một Tu hội Sa-lê-diêng mà không có các phần tử giáo dân thì không còn là Tu hội đúng như Don Bosco mong muốn nữa. khi đó, trên thực tế lịch sử, nó không còn trung thành nữa cho dù trên các tài liệu sách vở người ta vẫn còn nói rằng nó gồm có linh mục và giáo dân.
  • Khi tỉ lệ cân xứng giữa SƯ HUYNH và linh mục Sa-lê-diêng trong một tỉnh dòng bị lâm nguy thì ở đó chúng ta không còn làm chứng trọn vẹn và xác đáng cho điều mà chúng ta phải là nữa, xét trên bình diện đoàn sủng (Công báo TTN 21, trang 147).

Cha Bề trên cả Vigano và TTN 22 đã cam hết sức quan tâm về điều này. Trong các đường hướng cụ thể và các nghị quyết TTN, người ta có thể đọc thấy: “Trong khi trong Hội thánh, người ta đang nói tới một thời điểm, một giờ của giáo dân”, thì dường như trong các hội dòng nam sống đời hoạt động( có chúng ta nữa) lại không biết phải làm thế nào để có thể lồng kết điểm này vào trong tiến trình canh tân cộng đoàn tu sĩ của họ. Riêng đối với chúng ta là Sa-lê-diêng, nếu chúng ta càng biết trở về với đối tượng hưởng nhận sứ mệnh chúng ta, nhất là nơi thế giới thứ ba, chúng ta càng cảm thấy bàng hoàng ghê gớm trước con số SƯ HUYNH đang giảm sút của chúng ta. Cộng thể không thể nào được bỏ qua diện mạo độc đáo này vốn là bằng chứng tiến quyết cho một trong các cấu tố căn tính cộng thể” (TTN 22, bài báo cáo của Bề trên cả).

Vì vậy, TTN 22 đã kêu gọi các hội viên hãy đáp lại tiếng gióng giả cảnh tỉnh này:

  1. Cần phải đào sâu tới nhiều bình diện khác nhau sự phong phú căn tính ơn gọi người Sa-lê-diêng giáo dân cũng như ý nghĩa cốt yếu của ơn gọi này đối với đời sống và sứ mệnh Tu hội, trong khi vẫn không ngừng sống để ý tới những suy nghĩ đương thời trong Hội thánh. Cơ quan thẩm quyến trách nhiệm về đào luyện phải bảo đảm là sẽ tuân theo đúng yêu cần đào sâu này.
  2. Các tỉnh dòng, trong việc mục vụ ơn gọi của mình, phải cảm thấy cấp bách việc tăng cường những sáng kiến cổ suy cho ơn gọi Sa-lê-diêng giáo dân.
  3. Vì việc tham gia tích cực và đầy ý nghĩa của người SƯ HUYNH vào các ban cố vấn và vào các TTN không còn biểu đạt nữa cho nên người ta cần ưu tiên hơn đối với việc để cho người SƯ HUYNH tham gia trách nhiệm trong các cơ cấu tổ chức ở mọi bình diện.

Ngoài ra, trong bài diễn từ bế mạc TTN, Cha Bề trên cả còn khai triển vài tư tưởng rất đáng chú ý xoay quanh các đề tài:

  • Người Sa-lê-diêng, phần tử của một cộng thể gồm giáo sĩ và giáo dân.
  • Các tố giáo dân tác động tới chính diện mạo cộng thể toàn thể.

Chúng ta nêu ra vài nét trích dẫn như sau:

  1. Mỗi một hội viên trước tiên là “phần tử” của một cộng thể mà các phần tử khác nhau đều sống đồng tâm nhất trí cũng một ơn gọi. Trong sứ mệnh chung vốn là yếu tố mang lại tính cụ thể toàn thể cho toàn bộ đời sống Sa-lê-diêng, các diện mạo điển hình của các hội viên phải tự nhận thức được cách sâu xa tính bổ sung của mình trong các vai trò khác nhau cũng như sự bình đẳng hoàn toàn về lời khấn…
  2. Tự nhận thức mình là một “phần tử” chứ không chỉ là một cá nhân hoặc hiện thân cho một loại người là điều thiết yếu cho việc đào luyện lương tri người Sa-lê-diêng. Chính ở điều này, người ta sẽ đụng chạm trực tiếp tới tận tính chuyên biệt của Tu hội chúng ta trong Hội thánh cùng với những hình thái cá biệt của nó mà cùng một lúc có cả linh mục có cả giáo dân, cùng một lúc vừa là “tu sĩ”, vừa là “trần thế” (như Đức Piô IX đã nói…) , cam kết cho một sứ mệnh mà sứ mệnh này sẽ đính kết chặt chẽ mối bận tâm mục vụ chuyên biệt với những nhiệm vụ cụ thể thuộc trật tự thăng tiến trần thế…
  3. Mỗi hội viên, tư giáo hay SƯ HUYNH, nếu thực sự biết ý thức mình là một “phần tử”, sẽ nhận thức được rằng mình có liên đới với tất cả và vì vậy, sẽ cống hiến trọn vẹn bản thân cùng ơn gọi đặc trưng của mình. Cấu tố linh mục và cấu tố giáo dân không là điều được cộng thêm vào từ hai chiều kích mà mỗi chiều gắn liền với một loại hội viên như thể song hành và tạo thành những lực lượng biệt lập. Nhưng trái lại, đây là một cộng thể chủ thể đích thực của chỉ một sứ mệnh Sa-lê-diêng duy nhất mà thôi… Điều này đòi hỏi mỗi hội viên phải có một sự đào luyện hết sức độc đáo về nhân cách và như thể, tận trái tim người linh mục SDB phải nhận thức thật thâm sâu là mỉnh được lôi kéo và cuốn hút về chiều kích giáo dân của cộng thể, cũng như tận trái tim người SƯ HUYNH, về phần thầy, thầy phải nhận thức thật thâm sâu là thầy được lôi kéo và cuốn hút trong chiều kích linh mục…

Chính cộng thể Sa-lê-diêng, ngang qua những phần tử của mình, phải chứng tỏ cho thấy được những cảm thức này, đồng thời phải biểu hiện được những cam kết cùng một lúc của cả linh mục lẫn giáo dân.

Vì thế, trong việc đào luyện của mỗi phần tử, cần phải làm cho lương tri Sa-lê-diêng độc đáo này trưởng thành, lương tri sẽ xóa tan toàn bộ lối suy nghĩ duy giáo sĩ hoặc duy giáo dân trong Tu hội vốn là đầu mối gây ra nỗi đắng cay đã từng làm băng loại phong cách độc đáo của cộng thể chúng ta.

  1. Ngoài ra, tính bổ sung cộng thể này của tư giáo và giáo dân… đòi hỏi phải có một liều lượng hợp nhất giữa hai yếu tố, song không là tĩnh lặng thụ động hoặc khuôn phép một lần cho tất cả, trái lại luôn chuyển động không ngừng trong sự quân bình, trong việc duyệt xét, việc quy hồi cũng như thích nghi với những công cuộc và những thời cuộc. Liều lượng hợp nhất này phải luôn quân bình (…) nhờ chính vai trò hướng dẫn và lãnh đạo (= giám đốc cộng thể).

Để nhấn mạnh điều này hơn nữa, Cha Bề trên cả Vigano còn lấy lại tư tưởng mà Ngài đã viết trong bức thư “Linh mục năm 2000..” trong đó ngài không quên một lần nữa nhấn mạnh tới tính bổ sung của 2 diện ơn gọi trong Tu hội. Ngài nói, ơn gọi chúng ta tận căn là một ơn gọi mang tính cộng thể. Nó đòi hỏi một sự hiệp thông không chỉ giữa các con người với nhau, cấu tố này với cấu tố kia. Nguyên văn lời ngài nói rằng: “Chiều kích linh mục không là độc quyền của các hội viên linh mục, cũng vậy chiều kích giáo dân đối với hội viên SƯ HUYNH( …). Trái lại, cần phải hết sức xác định rằng mỗi hội viên đều mang trong mình cùng một lúc cả hai chiều kích này. Nơi cả hai loại ơn gọi Sa-lê-diêng, dù cả hai chiều kích đều được nhấn mạnh theo cách thức khác nhau, song một cách sâu xa lại kết hợp với nhau bởi chính bản chất đoàn sủng chúng ta… Do đó, thật rõ ràng, cả hai chiều kích đều quan trọng trong việc cùng lên kế hoạch và thực hiện cũng một kế hoạch giáo dục mục vụ ấy” (Linh mục năm 2000…).

NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN.

  1. Chức vụ, tác vụ và lãnh vực hành động của người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG (xem II salesiano coadjutore, 1989).
  • Người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG, xét như một giáo dân, sẽ thực thi ơn gọi của mình ‘trên lãnh vực hành động và theo những vai trò của một người “giáo dân.
  • Ngoài ra, 100 năm lịch sử Tu hộ đã qua cũng chứng tỏ rằng người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG đã từng thực hiện hàng loạt bao hoạt động (và điều này đã có ngay từ ban đầu).
  • Người ta có thể chia toàn bộ những hoạt động, những chức vụ… của người SƯ HUYNH thành 3 loại chính yếu sau, cả 3 đều được trân trọng và thiết yếu như nhau trong việc chu toàn sứ mệnh Tu hội:
  1. Chức vụ giáo dân và đào luyện: Thực thi trực tiếp sứ mệnh Sa-lê-diêng đối với các đối tượng hưởng nhận chuyên biệt của Tu hội chúng ta: giới trẻ, dân chúng… Cụ thể, gồm có những nhiệm vụ:

– Dạy học, sinh động hóa văn hóa xã hội, dạy kỹ thuật;

  • Hộ trực, giúp đỡ và tổ chức các sinh hoạt (kịch nghệ, thể thao, phim ảnh..);
  • Sinh động hóa với tư cách là mục tử của các nhóm, của việc huấn giáo…;
  • Song, phải kể đến trên hết là các hoạt động chủ chốt trong các trường học, các trung tâm huấn nghệ và kỹ thuật, trong các việc truyền giáo…
  1. Những hoạt động thứ ba: Dù không trực tiếp tham gia vào các công việc đào tạo và giáo dục đối với các đối tượng hưởng nhận, nhưng lại đảm trách những phận vụ không thể không có đối với một công cuộc hầu công cuộc ấy được chạy tốt và vốn thuộc một cộng thể. Thật vậy, mỗi công cuộc đều cần tới biết bao việc phục vụ tổng quát chung hoặc từng phần. Những việc phục vụ này đôi khi cũng đòi hỏi phải có những tài cán có trình độ hoặc một kinh nghiệm lớn lao. Cũng cần phải kể đến một ý thức trách nhiệm thật bén nhạy, một ý thức toàn diện về luân lý( chẳng hạn như khi phải quản lý về tiền bạc…), một đức tử tế, bặt thiệp và biết thận trọng kín đáo. Nếu chỉ có bằng cấp kỹ thuật hoặc tài cán giỏi giang thì không đủ.  Cần phải có cả những đức tính xã hội, đạo đức và thiêng liêng nữa, ngõ hầu biết chu toàn tất cả mọi bổn phận của mình.
  2. Cụ thể, đây là những công việc có thể kể ra:

–  Điều hành và phục vụ trong những nghành kỹ thuật chuyên môn: nông nghiệp, nghề mộc, cơ giới, xưởng xe, in ấn.. Rồi các chức vụ như trưởng xưởng, phân khoa trưởng, thày dậy nghề, cố vấn theo dõi.

-Những việc phục vụ tổng quát chung: kế toán, thư ký, phụ trách chung về các nhân viên, nhà thuốc, truyền thông xã hội…

  1. Những việc phục vụ âm thầm: Có thể kể đến toàn bộ những công việc phục vụ khác nhau trong một nhà (cộng thể, công cuộc) hầu giúp cho nhà đó được chạy tốt và tùy theo tài cán riêng mà người đó đã thủ đắc hoặc biết làm. Trong khi làm các công việc mà mình có thể làm, họ không hề mặc cảm tự ti; trái lại, với lòng đơn thành và tinh thần gia đình, họ luôn được bình đẳng về phẩm giá( nghĩa vụ và quyền lợi) so với các cộng viên khác trong cộng thể. Thường ta thì các công việc họ làm rất ít nổi bật song lại không thể không có. Thật vậy, các hội viên “factotum” đã từng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Tu hội, đồng thời cho phép củng cố cũng như bành trướng các công cuộc. Loại hình phục vụ này còn cho phép tiết kiệm được những khoản tiền đáng kể khả dĩ dùng vào những mục đích khác của công cuộc chúng ta.

Cụ thể, có thể kể ra những công việc này như sau:

  • Những chức vụ được giao phó; trông coi nhà bếp, nhà kho, gác cổng, mua sắm đồ đạc, đồ dự trữ, trả tiền…
  • Những việc lặt vặt trong nhà (cộng thể): tiếp khách, trông coi nhân viên, lo việc sạch sẽ trật tự, để mắt tới những gỉ cần sửa chữa, bảo trì nhà cửa, điện đóm, bếp núc, nhà giặt, kho đồ vải..

Và phải kể đến cả những công việc này nữa:

  • Lãnh vực hoạt động của SƯ HUYNH theo truyền thống (và thực tế) chính là “thế giới lao động” (nhưng không là tuyệt đối).
  • Sứ mệnh chuyên biệt của người SƯ HUYNH không bao giờ được giản lược chỉ là việc thực thi nghề nghiệp hoặc đơn thuần kiêm nhiệm một chức vụ, một chức năng mà thôi. Trái lại, họ cần phải thực thi công việc của mình với “tinh thần tông đồ” nếu như họ muốn đáp trả ơn gọi của họ.
  • Người SƯ HUYNH được kêu gọi thực thi phận vụ của mình không phải với tính cách cá nhân riêng lẻ, song phải khởi từ và trong “ê-kip cộng thể”. Vì vậy, họ phải biết tìm cách sao cho công việc của họ hội nhập vào trong cái toàn thể, sao cho mình đồng tâm nhất trí với các phần tử khác của cộng thể và như vậy, một cách cộng thể làm chứng cho thế giới bên ngoài.
  • Phận vụ huấn giáo không là điều tuyệt đối mới mẻ. Nó đã từng có rồi cách riêng đối với các xứ truyền giáo (những nơi thiếu vắng linh mục). Song trong thời hậu Công đồng này (x. TTN 21), Tu hội đã mở ra cả một cánh đồng rộng lớn cho hoạt động mục vụ giáo dân, cách riêng cho các hội viên giáo dân. Các hoạt động này không hề loại trừ các tác vụ thi- thụ- phong. Tuy vậy, để thực thi những tác vụ ấy, cần phải có sự phân định của cộng thể cũng như sự chuẩn bị thích đáng về thần học cũng như huấn giáo. Cụ thể, cần phải xét xem trong môi trường văn hóa xã hội mà người ta đang hiện diện, liệu có thật cấp bách không theo ý nghĩa này. Dù sao đi nữa, TTN 21 xác quyết rằng, người SƯ HUYNH vẫn có thể tham gia vào tất cả mọi công tác mục vụ giáo dục không trực tiếp gắn liền với tác vụ thánh chức linh mục.
  • Về các công việc “quán xuyến” trong các cộng thể như việc chén bát, vườn tược, hoa kiểng, lau chìu quét dọn những khu vực dành riêng cộng thể… thì hẳn nhiên đây là những công việc của chung “tất cả mọi người” bất kể linh mục hay SƯ HUYNH và với một tinh thần gia đình đích thực.
  • Ngoài những phận vụ và vai trò thuộc riêng tác vụ linh mục cũng như chức năng thuộc riêng giám đốc cộng thể Sa-lê-diêng (cấp nhà, cấp tỉnh, cấp thế giới), trong Tu hội chúng ta không hề có những vai trò, chức vụ hay công việc nào đó gọi là tuyệt đối phân biệt, và dành riêng cho linh mục hoặc SƯ HUYNH.
  1. Việc mục vụ ơn gọi chuyên biệt

(xem II salesiano coadjutore, 1989).

Trong việc khai triển công tác mục vụ này, cần phải nắm vững căn tính người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG. Cụ thể, cần phải nhấn mạnh tới những đức tính nhân bản sau (ngoài những đức tính đòi phải có đối với ơn gọi Sa-lê-diêng, đời tu trì và đời cộng thể nói chung):

  1. Có sức khỏe và sức chịu đựng tốt (thể lý): Biết làm việc nghiêm túc và bền bỉ; phải dai sức cách nào đó…
  2. Tâm lý lành mạnh: Biết thống nhất và tổng hợp tất cả mọi khía cạnh đời sống mình. Đặc biệt cần lưu ý:
  • Khả năng suy tư về những thực tại xảy ra chung quang, đồng thời phải biết phê phán khách quan các hoàn cảnh (óc phán đoán).
  • Kiên định và quân bình trong các xác tín bản thân: không xu thời, cũng không bốc đồng, không nhiệt tình công cạn, song kiên định (nhưng không là cố chấp, cối chầy) trong các quyết định.
  • Khả năng thích nghi, song cũng phải có khả năng biết giữ lấy bản lĩnh mình (Tự lập- điềm tĩnh, đầy tự do trong việc lấy quyết định cũng như bền bỉ trung thành với quyết định đã chọn).
  • Biết làm chủ tình cảm, những khuynh chiều và những cảm xúc (lo sợ, buồn sầu, nóng giận, nhạy cảm, tính tham ăn tham uống, ươn lười…)
  • Ý thức bén nhạy về những việc bổn phận của mình, can đảm trong việc đương đầu và vượt thắng những khó khăn, biết gánh chịu thất bại.
  1. Xã hội tính: Người SƯ HUYNH được kêu mời để có thể nên thành toàn trong việc tiếp xúc và trong tương quan với những con người, vì thế giả thiết phải có những đức tính thiết yếu như giản dị, tự phát, bặt thiệp, nhã nhặn, tế nhị, bình thản. Họ phải biết tìm cách thích ứng được với mọi hạng người, biết học nghệ thuật nói và nghe. Phải cảnh giác và tránh tất cả những gì là cung cách thô tục, và thay vào đó là một cung cách tao nhã, khéo léo và tế nhị trong mọi tiếp xúc.
  2. Khả năng trí óc: Trước hết phải xem xét họ có những khả năng này không: óc phán đoán, suy tư, một cách năng động biết thích nghi với những hoàn cảnh mới, với những đòi hỏi của hoàn cảnh, khả năng biết đối thoại chứ không khép kín hoặc chặn họng.

Phải phát triển trí năng của mình tùy theo tư chất tự nhiên mình có, tùy theo những khả năng thủ đắc nhờ việc đào luyện trường sở, và tùy theo những nhu cầu mà sứ mệnh mình được trao phó đòi hỏi.

Việc chọn theo ơn gọi luôn phải là động cơ cho toàn thể công việc học hành cũng như việc trau giồi những khả năng nhân bản khác. Thật vậy, chính nhờ ơn gọi chúng ta mà chúng ta phải biết thống nhất tất cả ra sao trong cuộc sống chúng ta.

  1. Việc đào luyện thích đáng.

Thiết tưởng cần phải gợi lại ở đây điều đả được cha Bề trên cả Vigano đề cập trong bức thư về người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG: “Trước khi kết luận, cha còn muốn nhấn mạnh một điều nữa đó là, cần phải hết sức chăm lo tới việc đào luyện.. Nếu việc đào luyện mà được canh tân và tổ chức thực sự trong mọi hình thái của nó, nhất là đối với các thế hệ trẻ, thì ắt rằng tương lai sẽ có thật nhiều hứa hẹn” (Công báo 298, trang 49).

Mọi giai đoạn của thời kỳ đào luyện ban đầu, cũng như đào luyện liên tục đều phải được chăm lo hết sức cẩn thận (tương tự như đối với tư giáo). Về điều này có thể đọc lại những gì Ratio đã đề ra. Chiếu theo đó, nếu xét về tính khẩn cấp thì không có phân biệt lớn lao nào giữa linh mục và SƯ HUYNH. Tuy vậy, riêng về SƯ HUYNH, có hai giai đoạn đáng phải được lưu tâm đặc biệt là:

  1. Giai đoạn hậu tập viện:

(xem II salesiano coadjutore)

Người ta nhấn mạnh tới những nguyên tắc sau:

  • Trước tiên, điều phải kể đến chung cho cả tư giáo trẻ lẫn SƯ HUYNH trẻ đó là sự trưởng thành trong đời sống đức tin qua việc biết tháp nhập dần dần đức tin với đời sống bên ngoài, đức tin với văn hóa truyền thống và hiện đại, đức tin với những kiến thức khoa học. Vì vậy, cần phải có một kiến thức “dẫn vào thần học và huấn giáo” cho vững chắc.
  • Cũng quan trọng như vậy việc cần phải được chuẩn bị thỏa đáng về bình diện sư phạm và mục vụ. Nói chung, cần phải trau giồi một “não trạng mang tính sư phạm” nơi người SƯ HUYNH tương tư như nơi người tư giáo trẻ.
  • Ít ra cũng phải có vài giáo trình về triết học ngõ hầu nắm bắt được đâu là nhãn quan ngày nay về thế giới, về con người, về Thiên Chúa Đấng thống trị trên tất cả. Người ta cũng sẽ biết phải trả lẽ làm sao cho những vấn đề nảy sinh từ phía chủ nghĩa vô thần đương thời.
  • Người ta cũng sẽ đào sâu “ý nghĩa và phẩm giá của đời thánh hiến giáo dân”.
  • Cũng sẽ nâng cao dần dần những khả năng chuyên môn. Có thể bắt đầu hoặc tiếp tục một giáo trình về kỹ thuật hay hướng nghiệp nhằm đạt được một trình độ sau này. Tuy nhiên, điều này chỉ được xúc tiến khi nào toàn thể tiến trình chiếu theo Curriculum hậu Nhà tập đã được bảo đảm thỏa đáng.
  • Phải hết sức lưu tâm đến sự quân bình hài hòa giữa việc lao động trí óc và lao động tay chân, đặc biệt đối với những ai không được chuẩn bị tri thức thỏa đáng.
  • Cũng cần phải có một sự đào luyện về chính trị xã hội (thế giới lao động); và trong số những môn học khác, phải có môn về “ học thuyết xã hội của Hội thánh”.
  • Mong sao giai đoạn này phải được tiến hành trong một cơ cấu cộng thể cho cả tư giáo lẫn SƯ HUYNH, bằng việc sống trong cùng một “ cộng thể đào luyện”.
  1. Giai đoạn sau này (tiếp liền giai đoạn hậu Tập viện) (xem II salesiano coadjutore, 1989):
  • Đây còn là giai đoạn của thời kỳ tập vụ, xét về độ bền bỉ, về loại hình cộng thể, về nội dung cũng như về phương pháp.
  • Để vạch hướng cho việc tổ chức sắp xếp tiệm tiến giai đoạn này, có hai nguyên tắc sau:
  1. Phải nhắm kiện cường ơn gọi Sa-lê-diêng giáo dân:- Thần học giáo dân, thần học về đời thánh hiến giáo dân, một ơn gọi cho  “thế giới lao động”.
  • Đào sâu suy tư về những kinh nghiệm mục vụ giáo dục. Ý nghĩa và những hình thái của những tác vụ Phi- thụ- phong.
  1. Thiết lập một Curriculum uyển chuyển, thích nghi tùy những khả năng thực tế của những ứng sinh khác nhau:
  • Có thể nhờ đến các cơ cấu tổ chức cấp tỉnh dòng hoặc thế giới ( thành lập một “ curatorium” giữa các tỉnh dòng chẳng hạn).
  • Có các giáo sư và nhân sự đào luyện là SƯ HUYNH. Thành lập một Curriculum trong vòng 4 lục cá nguyệt ( biennium). Trong thời gian này cũng có thể theo những khóa học ở nơi khác để hoàn thiện chuyên môn.
  • Trong khi hoàn tất giai đoạn này, tránh những kiểu xé lẻ và thay thế những giáo trình hậu Tập viễn đối với những môn học như lịch sử SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG, đời sống cộng thể và những tương quan nhân vị, mục vụ giới trẻ, kỹ thuật sinh động hóa, sinh động hóa, dẫn vào phụng vụ, phụng vụ và các giờ kinh, đào sâu kinh thánh, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, thông tin học, truyền thông xã hội, âm nhạc…

NB: Trong các số Công báo (323, 1987), cha Natali Thượng Cố vấn về đào luyện còn nhấn mạnh tới việc đào luyện liên tục, và giữa những điều khác, ngài còn lưu ý tới các “ cuộc họp hằng năm của chính các SƯ HUYNH” nhằm suy tư về những điểm tỷ như ơn gọi và sứ mệnh của người SƯ HUYNH SA-LÊ-DIÊNG (trang 31). 

_______________________________

MỤC LỤC

Lời tựa

Dẫn nhập:

  1. Kinh nghiệm về đời sống làm việc nơi Don Bosco và lòng quý chuộng làm việc của ngài.
  2. Lịch sử người SƯ HUYNH: Trưởng xưởng và là nhà giáo dục.

Người SƯ HUYNH Sa-lê-diêng theo Don Bosco :

  1. Tại sao Don Bosco lại muốn có những SƯ HUYNH?
  2. Nguồn gốc tên gọi “Sư Huynh”.

Từ quá trình hình thành các ý tưởng cho tới đúc kết dần nên diện mạo người SƯ HUYNH Don Bosco :

  1. Ghi nhận sơ khởi
  2. Các giai đoạn:
  1. 1872, Huấn đức cho tập sinh.
  2. 1876, trong các dịp…
  3. 1883,TTN.III: Việc tông đồ thợ thuyền.
  4. 1883, bài nói chuyện cho các tập sinh SƯ HUYNH
  5. 1886,TTN.IV: Ý tưởng dứt khoát của Don Bosco.

Sự tiến triển diện mạo SƯ HUYNH sau Don Bosco :

  1. Sự tôi luyện sau này về ý niệm SƯ HUYNH vào giai đoạn các nhiệm kỳ Bề Trên Cả.
  2. 1888- 1960: Thời hoàng kim bành trước ơn gọi SƯ HUYNH Sa-lê-diêng.
  3. Cuộc khủng hoảng những năm 60.
  4. Lời giải đáp của TTN 19 và 20.
  5. Gợi ý và kiến nghị của Đại hội Sư huynh Thế giới.
  6. Công báo TTN 21 và Thư luân lưu Bề trên cả Vigano.
  7. Công báo TTN 22 và các tài liệu chính thức khác.

Những vấn đề thực tiễn:

  1. Chức vụ, tác vụ, lãnh vực, hành động của người SƯ HUYNH Sa-lê-diêng.
  2. Việc mục vụ ơn gọi chuyên biệt.
  3. Việc đào luyện thích đáng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *