HOA THIÊNG 2003: “Chúng ta hãy làm cho mỗi Gia đình và mỗi Cộng thể trở thành MÁI ẤM & TRƯỜNG DẠY SỰ HIỆP THÔNG

CHÚNG TA HÃY LÀM CHO MỖI GIA ĐÌNH VÀ MỖI CỘNG THỂ TRỞ THÀNH

“MÁI ẤM VÀ TRƯỜNG DẠY SỰ HIỆP THÔNG

(NM I,43)

Anh chị em trong gia đình Salêdiêng thân mến,

Cùng với những lời cầu chúc chân thành, cha xin gởi đến anh chị em đề xuất của cha để chúng ta cùng nhau cam kết cho năm mới 2003, tin tưởng rằng cũng như trong quá khứ, đề xuất này có thể giúp chúng ta tiếp tục cuộc hành trình của mình, giúp ta trở nên lời ngôn sứ về sự hiệp thông trong Giáo hội. Những giá trị phong phú của đoàn sủng chúng ta có thể chiếu tỏa nhờ chứng tá rạng ngời về sự hiệp thông mà chúng ta có thể trao ban. Đây là hoa thiêng cho năm 2003 :

CHÚNG TA HÃY LÀM CHO MỖI GIA ĐÌNH VÀ MỖI CỘNG THỂ TRỞ THÀNH “MÁI ẤM VÀ TRƯỜNG DẠY SỰ HIỆP THÔNG” (NM I,43)

QUA VIỆC CỔ XUÝ MỘT “KHOA LINH ĐẠO HIỆP THÔNG”

KHI XÂY DỰNG MỘT NỀN VĂN HÓA CỦA TÌNH LIÊN ĐỚI VÀ HÒA BÌNH.

Theo truyền thống của chúng ta, cha muốn chú giải thêm về hoa thiêng mà có lẽ nó sẽ  hữu ích để chúng ta hiểu được những hàm ý về đoàn sủng, tinh thần, giáo dục và mục vụ trong hoa thiêng này.

  1. DẪN NHẬP

1.1. Nguồn gốc và ý nghĩa của “Hoa thiêng” trong truyền thống Salêdiêng

Từ thời sơ khai của công cuộc, vào khoảng năm 1849, Don Bosco “lúc gần cuối năm đã bắt đầu gởi một sứ điệp cho tất cả thanh thiếu niên nói chung và một sứ điệp khác cho từng em nói riêng. Sứ điệp thứ nhất là những nguyên tắc phải theo để nhà được tiến triển tốt đẹp trong năm mới sắp đến… Sứ điệp thứ hai là một châm ngôn hoặc một lời khuyên vắn gọn thích ứng theo nhu cầu và hạnh kiểm của mỗi em” (MB III, trang 617).

Vì thế cha Lemoyne trong bộ hồi sử đã cho thấy ý nghĩa của hoa thiêng trong tâm trí Don Bosco ngay từ thời gian đó : Đó là quà tặng [dưới hình thức] của một lời đề nghị. Quà tặng [hoa thiêng] này như một kích thích tố cho tiến trình đào luyện và tăng trưởng thiêng liêng của thanh thiếu niên. Ngoài ra, quà tặng này trở thành một chỉ dẫn cho toàn cộng thể, soi sáng và gắn kết cộng thể lại với nhau trong tình liên đới và có khả năng chuyển thành những nguyên tắc sống thực tiễn cộng thể được trôi chảy êm xuôi. Cách chung, ngài cũng gởi hoa thiêng riêng cho những nhóm người đặc thù mà ngài nhắm đến: cho các tư giáo, học sinh, những em học nghề, cho tất cả mọi người (MB VI, trg. 115), cho các linh mục năm 1858, cho Tu Hội Salêdiêng vào tháng 12 năm 1868 (MB IX, trg. 457), và cho nhà Mirabello.

Năm 1860, Don Bosco xin các thanh thiếu niên tặng cho ngài một món quà [strenna: hoa thiêng] “là mỗi người hãy hiệp lễ theo ý ngài” (MB VI, trg. 803).

Về phía Don Bosco, năm 1859, ngài cũng trao tặng chính mình như “một hoa thiêng” cho các em : “Dù cha chỉ hiểu biết chút ít, dù cha chỉ cóđôi chút kinh nghiệm thì bất cứ những gì cha có được hoặc sở hữu, những kinh nguyện, công việc vất vả, sức khỏe và chính cuộc đời của cha – cha muốn đặt tất cả những thứ đó để phục vụ các con. Phần cha, cha gửi cho các con hoa thiêng là trọn vẹn con người cha; nó không đáng giá bao nhiêu. Nhưng khi cha trao ban mọi sự cho các con, điều đó có nghĩa là cha không còn giữ lại điều gì cho mình cả.” (MB VI, trg. 362). Tất cả những điều này diễn ra trong một bầu khí gia đình vui tươi khi ai nấy trao tặng và nhận quà của nhau, chứ không chỉ là một lời đề nghị đơn giản. Đôi khi đó là một lời mời gọi cổ võ lòng tôn sùng Đức Mẹ (MB IX, trg. 457); có khi là một lời khích lệ năng rước lễ suốt đời (MB XVIII, trg. 503). Thậm chí năm 1862, Don Bosco còn đi xa hơn khi nói rằng : “Chính Mẹ sẽ gởi cho mỗi chúng con hoa thiêng trong năm nay. Chúng con nên xem lời khuyên đó được thốt ra từ chính môi miệng của Nữ Trinh Maria” (MB VII, trg. 2-3).

Vì thế đối với Don Bosco, hoa thiêng có một tầm quan trọng đặc biệt. Không bao giờ ngài để cho một năm trôi qua mà không gởi hoa thiêng. Hoa thiêng là một điều mà chính các nhà mong đợi và đón nhận với lòng yêu mến. Hồi Sử đã cẩn thận và chính xác thu giữ các hoa thiêng nhiều bao có thể (từ năm 1858 đến 1872 và từ năm 1875 đến 1887), nhất là những hoa thiêng dành cho các cá nhân: không dưới 180 hoa thiêng dành cho các thanh thiếu niên tại Mirabello (MB IX, trg. 457).

Dần dần thói quen phát triển thành một truyền thống tốt đẹp và có giá trị. Truyền thống ấy được nới rộng một cách có hệ thống cho toàn thể gia đình Salêdiêng. Hoa thiêng đã bắt đầu được ấn hành trong những thư luân lưu của các Bề trên cả sau đó. Đối với Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu, Mẹ Daghero đã thực thi truyền thống ấy sau cái chết của mẹ Mazzarello mãi cho đến năm 1894. Kể từ đó, mẹ đã nhận được hoa thiêng từ Don Rua cho mình để thông truyền cho toàn thể tu hội: hoa thiêng gồm một câu đơn sơ, trở thành sự khích lệ mang tính đào luyện cho cả năm. Ngày nay hoa thiêng mang lấy tính chất của một cuộc gặp gỡ hàng năm được tất cả các nhóm thuộc gia đình Salêdiêng nô nức chờ đợi. Hơn nữa trong những năm gần đây, đặc biệt với cha Egidio Vigano và cha Gio-an Vecchi, hoa thiêng mang chiều kích Giáo hội rộng lớn hơn nhiều và được gợi hứng từ những đề xuất của Huấn quyền của Đức Thánh Cha.

1.2. Những mục tiêu của hoa thiêng năm 2003

Hoa thiêng năm 2003 theo cùng đường hướng và tiếp nối tư tưởng của hoa thiêng trước được cha Vecchi để lại cho chúng ta. Hoa thiêng ấy ngài đã lấy cảm hứng từ Novo milennio ineunte là “Magna Carta” [Đề Cương] của chương trình mục vụ của Giáo hội cho thiên niên kỷ thứ III. Theo nghĩa này mục đích của nó là nhằm chuyển dịch những chỉ dẫn lớn được Đức Thánh Cha đưa ra cho chúng ta thành những dự phóng mang tính loại biệt, cụ thể, thực tiễn và có tác dụng tức thời. Đó là một nỗ lực nhằm tránh sa vào cạm bẫy vốn luôn hiện thực là việc sản sinh ra những tài liệu được chuyển đổi thành những khẩu hiệu đơn giản, vô hại và mặc nhiên hoàn toàn tách xa khỏi cuộc sống thường nhật và chẳng có một chút ảnh hưởng gì trên đó.

Cùng lúc đó hoa thiêng này muốn hòa hợp với đề tài của Tổng Tu Nghị 25 của những người Salêdiêng (“Cộng thể Salêdiêng ngày nay”) và Tổng Tu Nghị 21 của Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu (“Trong giao ước được canh tân, chúng ta cam kết trở thành một công dân năng động”), hầu đáp trả lại những thách đố của thời nay mà ta cảm nghiệm cách sâu xa; thách đố ấy là kiếm tìm sự hợp nhất của toàn thể nhân loại. Họ được kêu mời, theo ơn gọi của mình là trở thành đại gia đình nhân loại trong một tinh thần của nền văn minh tình yêu.

Thực vậy ngày nay, bối cảnh kinh tế và chính trị giới thiệu cho ta bức tranh về xã hội; đó là một xã hội được toàn cầu hóa nhưng cùng một lúc lại bị tàn phá bởi biết bao những xung khắc thuộc phạm vi lớn hơn hoặc nhỏ hơn; một xã hội luôn đi kèm với phá hủy và bạo lực, với bất bình đẳng và bất công. Kiểu mẫu xã hội và kinh tế thống trị mà chúng ta có thể gọi là sự toàn cầu hóa có tính chất gạt  con người ra lề xã hội, được ghi đậm bởi tính ích kỷ và cạnh tranh khiến con người đe dọa nhau, và đến lượt mình cảm thấy bị đe dọa lẫn nhau.

Chúng ta đang chứng kiến những lối sống mang nhiều đặc tính loại trừ hơn là hợp nhất, bất an ngờ vực hơn là gắn kết hòa hợp. Những lối sống đó nổi bật do tệ trạng nghèo đói gia tăng đến độ tự động đẩy con người ra lề xã hội. Quá nhiều người không cảm thấy được đảm bảo tý nào về những quyền lợi căn bản của họ, chẳng hạn như quyền sống và sinh tồn, quyền lao động và tôn trọng, quyền bình đẳng, quyền công dân và quyền là thành viên của một nền dân chủ. Đồng thời, những mẫu  sống được truyền thông xã hội đang thổi phồng tạo nên một hình thức “Chủ nghĩa đế quốc về truyền thông”, nhằm nhấn mạnh đến chủ nghĩa tiêu thụ hơn là bảo đảm những điều kiện bình đẳng và công bằng. Và điều này thường xuyên trở thành một xỉ nhục thật sự cho những ai thiếu vắng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Tất cả điều này có những tác động tàn phá trên các gia đình và cộng thể. Tính nhất quán của những thực thể này bị lâm vòng nguy hiểm vì nhấn mạnh quá đáng tới những khía cạnh là sự tách biệt và loại trừ vốn làm phương hại những gì dẫn đến hiệp thông và tiếp đón nồng hậu.

Các gia đình cảm thấy khó khăn trong việc chung sống với nhau vì nhiều lý do, nhưng cách riêng bởi không khoan nhượng. Điều này dường như bắt nguồn từ việc nhấn mạnh thái quá đến nhiều yếu tố của tính đa biệt và mâu thuẫn : tuổi tác và sở thích khác nhau, các giá trị và cung cách sống khác nhau, não trạng khác nhau và khái niệm khác nhau về chính gia đình, những quan điểm khác nhau về đời sống, về công việc, về tha nhân và về đức tin. Sự không khoan dung như thế thường tự động bùng nổ thành những cuộc gây hấn và bạo lực. Trong các cộng thể, ảnh hưởng đó đang đuổi kịp một nền văn hóa mà trong đó sự thành công cá nhân vượt trên tất cả những giá trị ưu tiên khác, làm hại đến bất kỳ dự phóng nào của cộng thể, cho dù nó không dẫn đến lãng quên hoàn toàn những người yếu kém và mỏng dòn hơn.

Hẳn là vẫn có những gia đình tiếp tục đặt cược vào cuộc sống và quảng đại rộng mở cho việc sinh sản con cái. Những cha mẹ quả thực tận tâm cho việc giáo dục, họ lo cho con cái được phát triển trong một bầu khí nổi bật không chỉ bởi những mối tương quan liên vị, mà còn bởi sự dấn thân xã hội và mục vụ. Người ta chỉ cần nghĩ đến các gia đình quyết định đi truyền giáo tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Thực vậy, người ta có thể tìm thấy những gia đình ấy trong các cộng thể Salêdiêng chúng ta.

Vẫn có những cộng thể nơi đó tinh thần gia đình ngự trị, tới mức tạo nên một mái ấm gia đình, kích thích từng hội viên hay các chị em tăng trưởng nhờ những dự phóng cộng thể và mục vụ. Những dự phóng này củng cố các động cơ để họ cùng nhau chung sống trong tình liên đới với người nghèo. Họ hiện diện trong các khu vực địa phương lân cận theo một cách thức có thể làm cho sự gần gũi của Thiên Chúa thành sờ chạm được.

Như những thành viên của gia đình Salêdiêng, chúng ta ý thức mình trong bối cảnh văn hóa và xã hội, trong đó chúng ta đang thi hành sứ mệnh của mình. Chúng ta thấy mình được mời gọi cộng tác vào kế hoạch của Thiên Chúa qua việc cổ xuý và phát triển mạng lưới của sự liên đới và tình bằng hữu. Chúng ta hiệp nhất với tất cả mọi người và các hiệp hội đang cam kết làm cho xã hội thành nhân bản thật sâu xa. Chính trong những tình huống bấp bênh được tỏ cho ta qua “những dấu chỉ của thời đại” mà, với ơn Chúa giúp, chúng ta có thể xác định lập trường và thừa nhận ngay cả những thái độ ngôn sứ khi đối diện với những yếu tố “quỉ ma” và gây rối, hầu làm cho gia đình và cộng thể trở thành những nơi chốn biểu tượng cho sự hiệp thông và tình huynh đệ.

  1. Sự hiệp nhất : Mục đích của kế hoạch Thiên Chúa

Kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa đối với nhân loại được tìm thấy nơi những trang đầu tiên của sách Sáng thế. Ngay từ khởi nguyên (St 1,1-2, 4a), Kinh Thánh trình bày tạo dựng như một tổ chức có trật tự từ khối hỗn mang vô hình thù. Tác giả thánh lập tức quan tâm làm sáng tỏ rằng Thiên Chúa đã đặt tất cả những yếu tố của sáng tạo để phụng sự con người vốn đã hướng đến Thiên Chúa rồi. Thụ tạo tốt đẹp theo mức chúng hiện hữu để phục vụ con người và toàn thể nhân loại. Đến lượt mình, con người được tạo dựng thành nam thành nữ, có nhiệm vụ tiếp tục cuộc sáng tạo trong suốt lịch sử qua việc họ xây dựng sự hiệp nhất trong tình yêu. Được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa – Đấng là Tình yêu, Gia đình, Cộng thể, và Ba ngôi – con người được mời gọi trở nên giống Thiên Chúa khi yêu thương, tạo nên một gia đình và xây dựng cộng thể.

2.1. Hiệp nhất và chia rẽ : ân sủng và tội lỗi

Bất trật tự, có nghĩa là trở về lại hỗn mang, đã bắt đầu khi con người quyết định, bằng chính hành vi nổi loạn và tự lập, không còn thiết lệ thuộc vào Thiên Chúa, xét như một tạo vật, nhưng lại hành động theo chuẩn mực chủ quan của riêng mình về thiện ác.

Từ đó, sự dữ đột nhập vào thế giới và cùng với nó là sự chết – ta thấy hiển nhiên và cụ thể điều này trong việc giết A-ben. Cùng với sự dữ, mọi hình thức chia rẽ giữa người với người cũng len chân vào, mà lên đến tột cùng trong thái độ phản đối khi dự phóng xây tháp Ba-ben bị thất bại.

Một mặt chúng ta chứng kiến tội kiêu ngạo và tự mãn về phía con người; họ kiêu ngạo táo tợn muốn nâng mình lên tới trời cao, thậm chí hất cẳng Thiên Chúa. Mặt khác, thật không may, chính chúng ta thấy mình phải đương đầu với những sự rối loạn ngày một gia tăng giữa con người với nhau mà rốt cục dẫn ngay đến hậu quả là tan rã và phân tán.

Thiên Chúa đã đáp lại sự phô bày tính bướng bỉnh của con người bằng lời hứa là ban tặng một Đấng cứu độ, trao phó nhân loại cho một Người nữ, thiết lập giao ước với Noe, và cách riêng kêu gọi Áp-ra-ham một cách đặc biệt mà nơi dòng dõi của ông một lần nữa muôn dân nước sẽ được chúc phúc. Đây là một suy tư khôn ngoan của tác giả thánh (St 2 – 3.11.12).

Ta có thể nhìn ra được những hoa trái của việc tái thiết sự hiệp thông và hòa giải như những dấu chỉ sơ khởi trong câu chuyện của Giu-se, người đã tiếp đón và tha thứ cho các anh của mình. Hoặc trong câu chuyện của Mô-sê, người đã cầu xin cho dân của ông. Hoặc trong giai thoại của bà Rút là người đã được ông Bô-át chấp nhận và kết hôn với, bất chấp sự kiện bà là một người ngoại quốc; hoặc trong những câu chuyện của các ngôn sứ; họ là những người, bằng lời nói và cuộc sống, đã biểu lộ Thiên Chúa yêu thương dẫn dắt toàn bộ lịch sử.

Vì thế lời mời gọi tiến tới sự hiệp thông là câu trả lời yêu thương mà Thiên Chúa tiếp tục trao ban khi đối diện với sự bất phục tùng ngang ngược của con người. Thiên Chúa  trung thành với kế hoạch cứu độ của ngài bất chấp con người triệt để khước từ và dường như muốn hoàn thành chính mình bằng cách theo đuổi kế hoạch của riêng mình. Nhưng hậu quả bi thảm của nó trở nên hoàn toàn rõ ràng với những hậu qủa bi đát là một thế giới bị xé rách do thù hận dân tộc, do điên khùng chém giết và đổ vỡ gia đình. Từ một quan điểm khác, những tác động đối lập có thể được đâm rễ trong chủ nghĩa tập thể và thái độ hợp với luật lệ xã hội nhưng lại vốn hạ thấp nhân phẩm cá nhân, hoặc nơi chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi và ích kỷ chẳng lưu tâm gì tới xã hội, cũng chẳng lo chi đến thiện ích chung.

Tóm lại, trong khi Thiên Chúa là tình yêu và là sự hiệp thông của Ba Ngôi, tội lỗi phá hủy sự hiệp thông. Đó là một sự chia rẽ và xâu xé, cả bên trong lẫn bên ngoài.

2.2. Trung thành với lời Chúa

Tất cả những “dấu chỉ” này cho thấy “Dấu chỉ” lớn lao tuyệt vời: Đức Giêsu Kitô, “sự bình an của chúng ta” : Ngài đã làm cho dân ngoại và người Do Thái nên một dân tộc. Ngài đã phá hủy bức tường ngăn cách vốn khiến họ trở thành thù nghịch (x. Ep 2,14). Ngài biểu lộ tuyệt hảo tình yêu Thiên Chúa; Ngài tác tạo nên một cộng đoàn tình yêu mới. Cộng đoàn này là hạt giống của nhân loại mới nảy sinh từ sự tha thứ và hòa giải.

Thực vậy, các đặc điểm của sự hiệp thông mang đến dấu chỉ hữu hình là một hiện tượng đang xẩy ra hôm nay theo một cách thế đặc biệt trên thế giới và trong Giáo hội; cả thế giới lẫn Giáo hội ngày càng nhạy cảm hơn và chú tâm tới năng động lực là vịêc xã hội hóa và tình liên đới ; và mỗi phong trào khác nhằm tạo nên sự nối kết và hiệp nhất. Chúng ta chỉ cần nhắc lại sức sống mới đạt được do các phạm trù thần học như “Giáo hội học về sự hiệp thông” và “Linh đạo hiệp thông”, vốn năng được quy chiếu đến trong văn kiện “Xuất phát lại từ Đức Kitô”.[1]

Lối nói “Mái ấm và trường dạy sự hiệp thông” trong tông thư Novo Milennio Ineunte (số 43) được Đức thánh cha Gioan Phaolô II sử dụng để xác định vai trò của Giáo hội trong thế giới và sự đóng góp hiệu quả, mà Giáo hội đang mời gọi thực thi nhờ ơn gọi của mình. Giáo hội là hình ảnh của Chúa Ba ngôi và khuôn rập chính mình trên nền tảng chấp nhận quà tặng là sự hiệp thông của Ba Ngôi. Bằng cách này, Giáo hội trở thành mái ấm tiếp đón các dân tộc khác nhau, các nền văn hóa khác nhau, và là trường học nơi đó dạy về nghệ thuật khó khăn là thắng vượt những xung khắc và đối kháng.

Ngày nay gia đình Salêdiêng muốn gánh vác và làm thành của mình cùng một nhiệm vụ trên của Giáo hội. Toàn thể Gia Đình này muốn làm cho nhiệm vụ ấy trở thành động cơ cho sự cam kết có tính đào luyện của mình trong năm nay: là trở thành “Mái ấm và trường dạy sự hiệp thông”. Nhiệm vụ này minh định những cách thế hiệp thông giữa các nhóm cấu thành sự đa dạng của mình trong “Thẻ Căn Cước Chung” và trong “Tuyên Ngôn Về Sứ Mệnh Chung”. Vấn đề là phải thấm nhiễm gia sản thiêng liêng mà chúng ta chia sẻ để hiểu sâu xa hơn “kinh nghịêm đoàn sủng của toàn gia đình”. Chúng ta muốn thực thi điều này hòa điệu cùng Lời Thiên Chúa. Ngài đã làm cho mình nên hữu hình qua một vài đoạn Tân ước. Những đoạn này soi sáng, theo một phạm vi rộng lớn hơn, về tinh thần hiệp thông trong bác ái.

Thánh Luca trong sách Tông đồ Công vụ đã nhấn mạnh đến cách thức cộng đoàn kitô hữu tiên khởi “chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2,42). Thánh sử đề cập tới bốn yếu tố biệt loại cấu thành nên sức mạnh đính kết của sự hiệp thông này. Đó là lắng nghe lời Chúa, bác ái huynh đệ, [tham dự] Thánh Thể và cầu nguyện chung.

Đến lượt thánh Phaolô, trong khi cổ vũ các tín hữu Rôma tiếp tục tăng trưởng trong đời sống kitô hữu của họ (Rm 12,3-10), đã đưa ra một số khía cạnh nền tảng cần phát huy, chẳng hạn như sự hiệp nhất trong một thân thể, cho dù có nhiều chi thể khác nhau, cùng với sự khiêm tốn vốn thắng vượt mọi thứ kiêu ngạo và lạm dụng quyền lực. Sự đa dạng của các ơn đặc sủng cá nhân phải được sống trong sự hiệp nhất của tinh thần, trong đơn thành cộng tác, trong sự kính trọng lẫn nhau và trong tình yêu chân thực. Trong Mt 18,20 thái độ này được nhấn mạnh sâu xa hơn bằng việc khuyên nhủ cầu nguyện chung và tha thứ cho nhau.

Chúng ta quen, hoặc phải quen thuộc với hướng chiều đến sự hiệp thông nhờ đức tin của mình vào Thiên Chúa Ba ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; nhờ kinh nghiệm hiện sinh của chúng ta về Giáo hội, là một cộng đoàn anh chị em, và với Chúa Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và nhờ giới luật yêu thương là một nhân đức tiêu biểu nhất của các môn đệ Đức Giêsu:  “Ở điều này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy : là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Vì lẽ này, các tín hữu và cách riêng, ở giữa họ, những ai đã được thánh hiến, phải là những người thợ chính yếu và là những người kiến tạo sự hiệp thông, đặc biệt trong cộng đoàn Giáo hội, cũng như nơi xã hội dân sự nữa.

2.3. Sự hiệp thông giữa những con người : ân sủng và sự cam kết

Sự hiệp thông vừa là một ân sủng vừa là một nghĩa vụ.

Sự hiệp thông là quà tặng nhưng cũng hàm ý là một nghĩa vụ cần phải được thực hiện. Xét như một ân sủng, thì rõ ràng là sự hiệp thông không tức khắc bắt nguồn  từ bản tính con người vốn đúng hơn lệ thuộc vào tính quy ngã và ích kỷ. Xét như một quà tặng, con người phải nhận lãnh nó với lòng biết ơn và rộng mở để hoán cải bất kỳ thái độ nào chống lại sự hiệp thông hoặc đe dọa phá hủy nó.

Xét như một cam kết hay bổn phận, sự hiệp thông là kết quả của hoạt động có tính chất xây dựng và giáo dục của từng người nam và nữ. Thật vậy mỗi người được mời gọi cộng tác với mọi sự nhằm cổ xúy sự kính trọng và đào luyện con người trong sự viên mãn của phẩm giá cũng như sự hiệp nhất của gia đình nhân loại, trong một nỗ lực xây dựng thế giới và làm cho nó nên nhân bản hơn.

Điều đó sẽ khả thi nếu ta thừa nhận một nền triết học và nhân học lấy những định đề căn bản của nhân bản thuyết toàn diện của Jacques Maritain làm nguyên lý.  Khoa triết học và nhân học ấy có thể tôn trọng cũng như chấp nhận trong khuôn khổ của chúng về những giá trị, tất cả chiều kích của con người, nam cũng như nữ, kể cả chiều kích tôn giáo. Và rồi những điều này có thể được chuyển dịch thành công sang một thứ sinh thái học nhân bản đích thực.

Dự phóng ấy thật hấp dẫn. Nó là một “nhiệm vụ đòi hỏi những con người thiêng liêng và được tôi luyện bên trong do Thiên Chúa của sự hiệp thông, yêu thương và nhân hậu. Nó cũng đòi hỏi những cộng đoàn trưởng thành nơi đó tinh thần của sự hiệp thông là luật sống”.[2]

Những nhóm giáo dân của gia đình chúng ta có cảm thấy được can dự trong những động năng của các tiến trình này không ? Và chúng ta, những người thánh hiến, khi sống và thực hành với đức tin, có thực sự ý thức rằng ơn gọi đặt chúng ta vào vị thế tốt nhất để trở thành những tác nhân chính của sự hiệp thông không ?

Ngay cả xã hội dân sự của mọi lục địa cũng nhạy cảm đặc biệt đối với phong trào hướng đến sự hiệp nhất. Chỉ cần lưu ý đến các nhóm khác biệt của những quốc gia hiện đang cố gắng “tạo nên một mái nhà chung” là đủ rồi; chẳng hạn như các quốc gia Âu châu; những quốc gia này nối tiếp nhau, đang chuyển động hướng tới việc hình thành một liên minh các quốc gia. Những quốc gia khác muốn gia nhập và hình thành nên Liên Hiệp Au Châu, cũng đang khát vọng tới đó. Họ đang làm việc để tạo điều kiện cho việc gia nhập trực tiếp và được công nhận. Chúng ta đang chứng kiến một tiến trình tìm kiếm duy nhất, hiệp thông và quy tụ của các dân tộc hướng đến sự hợp nhất. Ta cũng thấy những điều này tại nhiều nơi khác trên thế giới. Đó là dấu hiệu của thời đại thách đố chúng ta tham gia có trách nhiệm,  xét như những nhóm và xét như những cá nhân.

Ta thấy điều này không chỉ ở bình diện vĩ mô xã hội và thể chế mà còn từ một quan điểm tuy ít chính thức hơn nhưng ngày hôm nay vẫn hữu hình, nơi những hiện tượng rõ ràng trước mắt mọi người; chẳng hạn, những đám di dân liên tục gồm những người nghèo đói và tị nạn. Họ đi tìm sự thịnh vượng vốn đang trở nên ngày một phù du hơn trong đất nước của mình.

Cùng với chiều kích xã hội này, mà trong một vài thời khắc lịch sử mang tính cách bi thương, sự hiệp thông mà ai nấy được mời gọi xây dựng giữa những con người, phải được mở rộng đến toàn thể con người trong chiều sâu của chính hữu thể họ và đến tính chất triệt để trong những thái độ của họ; cũng như đến tính cụ thể của những biểu lộ bên ngoài khiến ta thấy được cách tỏ tường trong những khía cạnh đa dạng của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.

  1. XÂY DỰNG MỘT NỀN VĂN HÓA CỦA SỰ LIÊN ĐỚI VÀ HÒA BÌNH

Chúng ta đang kết thúc năm 2002. Bổn phận của chúng ta là tạ ơn Chúa vì tất cả những tặng ân ngài đã ban cho chúng ta trong 365 ngày vừa qua, và vì sự dư tràn hồng ân Ngài đã đổ xuống trên nhân loại từ khi tạo dựng. Lời tựa của tin mừng Gioan:“lúc khởi nguyên” rõ ràng gợi nhớ lại lúc khởi nguyên của sách Sáng thế. Cả hai đều qui chiếu đến tạo dựng và kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, đấng dẫn con người đến sự sống sung mãn.

Ngày mai, với ơn Ngài, chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới dưới dấu chỉ của sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau, giữa con người với thiên nhiên, và sự hòa giải con người với chính mình. Chúng ta có nhiệm vụ và trách nhiệm nhập thể nơi chính mình tình yêu của Thiên Chúa; bằng cách này, Thiên Chúa đang nỗ lực liên kết toàn thể nhân loại thành một gia đình duy nhất.

3.1. Một năm đầy dẫy các biến cố – những hạt giống lời Chúa

Bối cảnh trên đó chúng ta kết thúc năm cũ và bắt đầu năm mới là một bối cảnh tăm tối. Thỉnh thoảng nó bị chọc thủng bởi một số tia chớp, nhưng đôi lúc lại do những vệt tối còn đậm hơn.

Một mặt chúng ta vui mừng với tất cả các khía cạnh sáng chói là những đặc trưng của nhân loại chúng ta hiện nay : những phát triển và thành quả của khoa học, kỹ thuật và kinh tế cùng với ý thức nay đã chín muồi trong lương tâm nhân loại về phẩm giá của con người. Nhưng mặt khác, chúng ta bị rúng động bởi bóng tối của những sự dữ ghê rợn đã gây tác hại cho toàn thể nhân loại – những sự dữ này bắt nguồn từ những tai ương thiên nhiên (động đất, lũ lụt, hạn hán); những sự dữ cho thấy tính ích kỷ cùng thái độ hống hách của con người (chiến tranh, khủng bố, nghèo đói, phân biệt phái tính và chủng tộc, trào lưu tôn giáo cực đoan, ý thức hệ). Những sự dữ sau thậm chí còn nghiêm trọng hơn bởi vì con người có thể dùng những phương tiện để khắc phục chúng.

Điều này thực tế có nghĩa là hòa bình và hòa thuận, hạnh phúc và phát triển là có thể được. Ai nấy đều có thể vui hưởng những thực tại này miễn là chúng ta được đánh động bởi sự liên đới lớn lao hơn!

Câu chuyện của thế kỷ 20 là câu chuyện về sự tiến bộ kỹ thuật kinh khủng: kỹ thuật đã tăng tốc tiến trình công nghiệp hóa. Nó giảm thiểu khoảng cách nhờ sự tiến bộ vượt bực của những phương tiện vận chuyển. Và giờ đây với sự nhanh chóng của thông tin, thế kỷ 20 làm cho sự hiểu biết thành có thể được trong thời gian thực. Nó làm cho sự hiểu biết thành một sức mạnh vô song không chỉ đối với các tổ chức liên quốc gia, mà ngay cả các cá nhân tiêu dùng nữa. Ở thế kỷ này, người ta đã thành công chia tách nguyên tử, giải mã di truyền và đã tạo ra được mạng lưới cho toàn thế giới.

Vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21 này, những biến chuyển về kỹ thuật đang chuyển động với một tốc độ nhanh hơn; nó buộc chúng ta phải liên tục tiếp chạm với các biến cố để thường xuyên cập nhật về tài chính, thương mại, chính trị, xử dụng thời giờ rảnh rỗi, thể thao và giải trí, cùng với việc sáng tạo các dịch vụ cá nhân mới mẻ mà cho đến nay chưa hề một ai nghĩ tới ; [liên tục] thăng tiến phẩm chất và thời gian cần thiết để chuẩn đoán, điều trị bệnh tật và cao niên, cũng như kiện cường những kỳ vọng và hy vọng về sự sống của hàng triệu người nam và nữ.

Mặt khác, sự phát triển về kỹ thuật đang trở nên mối đe dọa hơn bao giờ hết. Hố ngăn cách giữa những người có của và những kẻ chẳng có gì đang ngày càng trở nên lớn hơn, trừ phi chính phủ đưa ra những biện pháp thúc đẩy sự linh động và đổi mới trong việc tổ chức lao động và lãnh vực kinh tế ngõ hầu đem lại một khuôn mặt nhân bản hơn cho việc toàn cầu hóa.

Cuộc khủng bố thảm thương ngày 11.09.2001, đặc biệt chống lại Trung tâm thương mại và quân đội của Mỹ lẫn những cuộc biểu tình chống toàn cầu hóa mới đây tỏ lộ rõ nét hơn mối nguy hiểm cận kề của một phản ứng cứng ngắc, thô bạo và khái quát hóa của những dân tộc tự cảm thấy mình không được hưởng những thành quả của kỹ thuật và toàn cầu hóa.

Vì thế ta đã làm gì để điều chỉnh những biến động sâu xa và điên cuồng vốn đổi thay kinh khủng bộ mặt thế giới, khi biến chất chính con người trong những động năng của các mối liên hệ? Làm thế nào để chúng ta có thể phân định “những dấu chỉ của thời đại và “hạt giống lời Chúa” trong một toàn cảnh tương phản như thế ?

3.2. “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” và “Thiên-Chúa-giống-như-chúng-ta” – nền tảng cho sự cam kết của chúng ta trong sự liên đới

Chỉ nơi Thiên Chúa, được mặc khải trong Đức Giêsu Kitô, ta mới có thể tìm được câu trả lời cho tình huống nan giải và mâu thuẫn của con người liên quan đến những chiều kích căn bản của thực tại hiện hữu của mình. Thực tại này được hình thành bởi mối tương quan sâu xa với chính mình, với người khác, với cuộc sống, và với Thiên Chúa – là Tạo Hóa, là Cha và Đấng Cứu chuộc. Lời giải đáp cho song luận hoặc khẳng định Thiên Chúa bằng cách hy sinh con người hoặc khẳng định con người bằng cách hy sinh Thiên Chúa được tìm thấy nơi Đấng là “Thiên Chúa thật và là người thật”: Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. “Thực vậy, chỉ trong mầu nhiệm của Ngôi Lời hoá thành nhục thể mà huyền nhiệm con người thực sự trở nên trong sáng” (GS 22). Một lần nữa, cùng với Gaudium et Spes, điều này cho phép chúng ta nói rằng nền móng cơ bản nhất của nội tại tính phải được đặt trên sự chấp nhận hiện sinh tính siêu việt.

Ở đây chúng ta có một Thiên Chúa là Đấng không dửng dưng với thế giới của chúng ta; một Thiên Chúa hoàn toàn không tách biệt khỏi chúng ta; một Thiên Chúa muốn là “Thiên-Chúa-ở-với-chúng-ta” bằng cách trở nên “Thiên-Chúa-giống-như-chúng-ta”. Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh ngài (St 1,27). Ngài còn đi xa hơn khi biến chính mình nên giống con người chúng ta (Ga 1,14).

Nếu Đức Giêsu Nazareth là con đường của Thiên Chúa dẫn đến con người, nếu một người hiện thực quả là khuôn mặt của Thiên Chúa, thì điều đó có nghĩa rằng con người hiện thực là lối đường của con người dẫn đến Thiên Chúa. Chúng ta không thể tìm kiếm Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô ngoại trừ tại chính nơi ngài đã xuất hiện và đã sống. Nhưng nơi mà chúng ta tìm thấy ngài hiện diện lại không phải ở trên trời nhưng trên mặt đất, nơi mà con người sống hoặc vật lộn để sống. Thiên-Chúa-làm-người sống giữa chúng ta. Mọi người, nhất là những ai túng thiếu và ít thành công nhất, bị ngược đãi nhiều hơn hoặc bị lãng quên, lại phản chiếu rõ nét khuôn mặt của ngài và càng giống ngài hơn.

Đây chính là sứ mệnh của người Salêdiêng: làm cho tình yêu của Thiên Chúa nên hữu hình cho thanh thiếu niên nghèo, bị bỏ rơi và gặp hiểm nguy.

Tự mình, khoa học, kỹ thuật hay kinh tế sẽ chẳng có khả năng hiện thực được lý tưởng của con người và làm cho con người bình an. Nguồn mạch của sự sống và niềm vui, của hiệp thông và huynh đệ chỉ tìm được sự nhất quán triệt để của mình nơi Thiên Chúa.

Nghĩ rằng chỉ cần xóa bỏ khủng bố ắt đủ để đảm bảo đem lại hòa bình quả là một ý thức hệ xuông mà thôi. Đúng hơn, điều cần phải chiến đấu và loại trừ là những nguyên nhân của mọi sự gây nên bạo lực, đói nghèo, bất công và dẫn đến chậm phát triển.

Khi tiếp đón Đại sứ của Liên hiệp Vương quốc Anh tới Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II một lần nữa khẳng định rành mạch rằng “việc xây dựng nền văn hóa của tình liên đới toàn cầu có lẽ là một nhiệm vụ luân lý quan trọng nhất mà nhân loại có thể đảm nhận vào lúc này”. Theo nhãn quan này, Đức Thánh Cha đặc biệt mong muốn tái phát động thách đố thiêng liêng và văn hóa mà ngài đã vài lần huấn dụ cho những nước công nghiệp hóa ở phương Tây, theo đó “những nguyên tắc và giá trị của đạo công giáo vốn từ lâu đã len lỏi vào trong chính cấu trúc của xã hội nhưng nay bị chất vấn bởi những mô hình văn hoá khác vốn đặt nền trên chủ nghĩa cá nhân phóng túng. Nó thường dẫn đến chủ nghĩa dửng dưng, chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa duy vật thực tiễn. Chúng đã có thể xói mòn, thậm chí làm biến chất những nền tảng của đời sống xã hội”. Rồi sau đó Đức Thánh Cha đã dùng những lời mạnh mẽ khi nhấn mạnh rằng “toàn thể xã hội con người được đâm rễ sâu xa trong gia đình. Vì thế, bất kỳ sự suy yếu nào của thể chế bất khả thay thế này cũng chỉ là một nguồn tiềm tàng những khó khăn nghiêm trọng và những vấn đề cho toàn thể xã hội mà thôi”.

3.3. Được mời gọi để sống trong sự hiệp thông Ba ngôi chính đời sống của Thiên Chúa

Với những ai tuyên bố rằng sự kiện Thiên Chúa là một và ba, một trong ba ngôi vị không còn thích hợp nữa, ta cần phải mạnh mẽ nhắc nhớ rằng  chính trên hình ảnh đã được hình thành nơi chúng ta về vị Thiên Chúa như thế mà tính độc đáo của mặc khải kitô giáo phải lệ thuộc vào, một sự độc đáo khiến con người phải kính trọng; song cả phẩm tính của hình ảnh về con người, về xã hội, về tôn giáo,  về Giáo hội, và thậm chí cả về sứ mệnh của chính chúng ta trong thế giới cũng phải lệ thuộc vào đó nữa.

Dưới ánh sáng của Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô – Đấng là Thiên Chúa và là Tình yêu – không có chỗ nào cho ý niệm độc thần giáo hay đa thần giáo vốn thường tìm cách xây dựng trên thần minh đó nỗi khao khát quyền lực hoặc bất cứ hình thức nào khác của chủ nghĩa vị kỷ. Biến cố ngày 11.9, được sai phạm nhân danh thượng đế báo thù, minh nhiên cho thấy rằng ngày nay có những ý niệm và hình ảnh đang lưu hành về một vị thần minh khác xa với Thiên Chúa-Tình Yêu được mặc khải nơi Đức Giêsu. Điều này có thể nói về tất cả những ai đang cố gắng tổ chức thế giới bằng cách xây dựng trên sự lạm dụng quyền bính và thống trị, trên đàn áp con người và nghèo đói, tức là, những ai có một biểu thị giả tạo và méo mó về Thiên Chúa, Đấng tác tạo nên chúng ta theo hình ảnh ngài và rồi mời gọi chúng ta sống với ngài trong sự hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.

Mặt khác, được bao bọc và được thắp sáng bởi mầu nhiệm của Thiên Chúa, “ánh sáng chiếu tỏa nhưng không làm mù quáng”, chúng ta được thuyết phục rằng chữ “tình yêu” là hình ảnh đẹp nhất phải dùng cho Chúa Ba ngôi. Thánh Gio-an nói, “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8.12) là lối nói hay nhất về căn tính sâu xa của Thiên Chúa. Từ ngữ này kết luận rằng những công bố, “Thiên Chúa Ba Ngôi” và “Thiên Chúa là Tình Yêu” là hai lối diễn đạt khác nhau của cùng một thực tại phong phú và đầy an ủi.

Nhưng tình yêu, giống như chính Thiên Chúa, nếu phải được nhìn thấy và được tin, thì cần được biểu lộ: “Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1Ga 4,12).

Chính trên thập giá của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà tình yêu vô biên của Ba ngôi đối với chúng ta được minh chứng cách đặc biệt cụ thể và hữu hình, như ta có thể quan sát được nơi nhiều bức tranh truyền thống; ví dụ, bức tranh nổi tiếng của Masaccio trong nhà thờ thánh Maria Novella ở Florence. Chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Cha đang dùng cánh tay mình nâng đỡ Chúa Con chịu đóng đinh; đồng thời lại trao tặng Chúa Con cho chúng ta, trong khi Chúa Thánh Thần dưới hình chim bồ câu trắng nối kết khuôn mặt của Chúa Cha với khuôn mặt của Chúa Con bằng dây tình yêu.

Đây cũng là điều mà bức tranh nổi tiếng về Chúa Ba ngôi của Andre Rublev (1422) muốn trình bày; trong đó Tình Yêu lưu xuất từ những Ngôi Vị Thần Linh và tắm gội toàn thể trái đất với ánh sáng thuần khiết nhất được biểu trưng bằng một bàn tiệc duy nhất. Từ sự hiệp thông của những ánh mắt, những tia sáng của tình yêu vĩnh cửu vốn cứu độ và thánh hóa thế giới mới thấy được tỏa sáng.

Thánh Augustino tuyên bố, “Các Ngài là ba: ĐấngYêu Thương, Đấng Được Yêu Thương và chính Tình Yêu”. Chúng ta được ban ơn là không những được biết và chiêm ngắm tình yêu này song còn tiếp nhận tình yêu này qua bí tích Rửa Tội và Thánh Thể. Chính vì thế, đức tin vào Chúa Ba Ngôi không thể bị giản lược vào việc chấp nhận xuông một chân lý lạnh lùng. Đức tin đòi hỏi chúng ta khả năng chuyển biến mỗi ngày thành một lối sống được thành hình và khuôn đúc bởi cùng một tình yêu này.

Vì thế, tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi có nghĩa là sống và trở thành ngày một hơn những con người của hiệp thông, những người kiến tạo sự hài hòa trong các cộng thể bằng tình yêu và chống lại mọi chia rẽ, bất bình đẳng cũng như tất cả mọi hình thức ích kỷ, nhất quyết phát triển ơn gọi của chúng ta tới sự hiệp thông bằng cách cổ xuý cho sự hiệp thông của văn hóa và tình liên đới được lớn lên.

3.4. Thực hành nền giáo dục chú tâm đến nhân quyền

Thêm vào những giá trị của đức tin, đối với người tín hữu, tiến trình xây dựng nền văn hóa của sự hiệp thông được đặt nền trên giá trị tuyệt đối là phẩm giá con người, mặc dù đó là nam hay nữ, hội viên hay nữ tu, ngoại quốc hay bản xứ, như được khẳng định trong khoản 1 của bản Tuyên Ngôn của thế giới về nhân quyền (1948) : “Ai nấy sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá cũng như quyền lợi.” Trước tiên, sự kiện một hữu thể là tự do và bình đẳng trên bình diện yếu tính là lý do ắt có và đủ để tôn trọng nhau, và rồi để chấp nhận lẫn nhau cũng như tiếp đón người khác; sự kiện trên lại dẫn tới bước kế tiếp được diễn đạt trong việc chia sẻ những trách nhiệm chung vì thiện ích chung ; cũng như để đạt tới sự hiệp thông tư tưởng và tình cảm.

Nhưng bởi vì xã hội loài người lệ thuộc  vào những điều kiện của xung khắc, được liên kết với chính sự kiện là có nhiều nhóm và cộng đồng khác biệt về bối cảnh văn hóa, chủng tộc và tôn giáo, nên chúng ta cần phải đối thoại giữa các nền văn hóa. Điều này đang phải đối diện với những vấn đề nghiêm trọng và đau thương. Mặc dù cội rễ vấn đề nằm ở chỗ khác (nạn nghèo đói lan tràn, các phong trào di cư, toàn cầu hóa quá khích thiếu kiểm soát, cai quản yếu kém tại những quốc gia gốc), thì nhu cầu đòi phải kính trọng con người và gắn bó với công ích vẫn là quan trọng hàng đầu. Những điều này phải được coi là nguyên lý và cùng đích thống nhất của bất kỳ thể chế xã hội dân sự nào.

Hiện nay cuộc đối thoại liên văn hóa mà chúng ta được mời gọi dẫn dắt như những nhà giáo dục tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, phải xẩy ra bằng cách chia sẻ một mô hình trên bình diện qui mô hoàn vũ, hay nói đúng hơn, chia sẻ một dự phóng dựa trên luật phổ quát về nhân quyền. Đồng thời, đối thoại sẽ dẫn đến việc phân định cái gì cần phải được hoàn tất trong thành đô của con người, mà tất cả chúng ta cảm thấy mình là những công dân trọn vẹn của thành đô ấy, hầu sống chung trong hòa bình và tiến bộ mà tất cả chúng ta đều có trách nhiệm.

Trong tiến trình của quyền công dân năng động này, chúng ta đặt cược quan điểm của mình vào sự nhìn nhận những quyền con người trên bình diện pháp lý, nhờ đó mọi cá nhân đều được hưởng gia sản chung là những quyền lợi căn bản (dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa) trong bất kỳ nơi nào trên thế giới mà người đó có thể sinh sống. Chính trên nền tảng là sự chia sẻ các giá trị của những quyền lợi căn bản này mà mọi khả thể của đối thoại và hiệp thông giữa những con người được xây dựng, hầu giúp họ có thể vượt qua thời kỳ xung khắc dựa trên đa văn hóa sang thời kỳ đối thoại dựa trên  liên văn hóa. Giáo dục tới nhân quyền, tới dân chủ, tới kính trọng nhau, và tới hòa bình cũng là bước đầu tiên trong việc xây dựng sự hiệp thông nơi những cộng đồng dân sự mà chúng ta là phần tử.

Hiện nay công việc nội tâm hóa và chia sẻ những giá trị phổ quát của con người cần được nâng đỡ bằng những xác tín và năng lực thiêng liêng tìm thấy mảnh đất phì nhiêu nhất (humus) của chúng trong tôn giáo. Trong một bối cảnh như thế, chúng ta càng khám phá ra tầm quan trọng và hoa trái của việc chúng ta thuộc về Gia đình. Gia đình này đã công nhận những nguyên tắc này và trong công việc của mình, cố gắng trải rộng chúng như một nền tảng cho mọi nỗ lực giáo dục, nhân bản và kitô giáo.

  1. GIA ĐÌNH VÀ CỘNG THỂ : MÁI ẤM VÀ TRƯỜNG DẠY SỰ HIỆP THÔNG

Chúng ta ý thức rõ không ai trong chúng ta có thể tự mình giải quyết những vấn đề xã hội [rộng lớn] vĩ mô này; nhưng chúng ta cũng thâm tín rằng tất cả chúng ta có thể đóng góp vào sự hiện thực cái lý tưởng về sự hiệp thông vì chúng ta có thể cống hiến những khuôn mẫu khác. Chúng được xây dựng không phải trên quyền lợi, sự phân biệt và ích kỷ,  nhưng trên tình bằng hữu, sự bình đẳng và tình yêu.

Trong tình trạng của chúng ta như gia đình Salêdiêng quan tâm tới giáo dục, chúng ta có thể đóng góp hiệu quả ít nhất trên hai bình diện trực tiếp trong tầm khả năng và thẩm quyền của chúng ta, của gia đình và cộng thể tu sĩ.

4.1. Gia đình : mái ấm và trường dạy sự hiệp thông

Gia đình, được Đức thánh cha Phaolô VI mệnh danh là “Giáo hội tại gia”. Còn trong Tông huấn về gia đình, Đức Gio-an Phao-lô II gọi gia đình là “cái nôi của Giáo hội”. Tự nó, gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội bởi vì kinh nghiệm về sự hiệp thông đã được học và được sống trong gia đình qua việc thông giao sống động  các kinh nghiệm về những giá trị nhân bản khởi đầu bằng mối quan hệ giữa các phần tử. Đức Thánh Cha nói tiếp, “tình yêu giữa người chồng và người vợ, và từ đó, một cách rộng lớn hơn, tình yêu giữa các phần tử của cùng một gia đình, giữa cha mẹ và con cái, anh chị em, thân nhân và các thành viên của gia đình – được trao tặng sự sống và sự dưỡng dục nhờ động năng nội tại vốn không ngừng dẫn đưa gia đình tới sự hiệp thông sâu xa và ngày một mãnh liệt hơn. Sự hiệp thông ấy là nền tảng và linh hồn của cộng đoàn hôn nhân và gia đình” ; là một sự hiệp thông không thể phân ly, là một dấu chỉ và sự diễn đạt về sự hiệp thông của Giáo hội và Ba ngôi. Chính sự hiệp thông của những con người làm gia đình  nên “học đường phong phú nhất và toàn vẹn nhất của nhân loại”.

Gia đình là nơi chốn tự nhiên để lớn lên và phát triển nhân cách, trong sự tương tác giáo dục giữa cha mẹ và con cái, mà trong đó mỗi người vừa nhận vừa cho.

Gia đình là mái ấm trong đó kinh nghiệm đặc biệt về sự sống còn xẩy ra; là nền tảng để xây dựng cá nhân con người như một nhân vị, nghĩa là, như một cá vị trong tương quan với người khác.

Đó là “cái lều”, nơi đó chúng ta lớn lên và gầy dựng mái ấm của mình trong thế giới.

Trong gia đình chúng ta đi “từ bản tính tới văn hóa”, nói khác đi, chính trong gia đình mà đứa trẻ học hướng dẫn những bản năng, tình cảm và đam mê hướng tới những hình thức văn hóa thích hợp.

Gia đình là môi trường ưu tuyển để đào luyện căn tính của chúng ta như những nhân vị để khai mào và phát triển sự hiệp nhất hiện sinh vốn là một cấu tố của mọi con người trưởng thành. Tính đa dạng của những chiều kích khác nhau mà trong đó con người được cơ cấu hóa (ví dụ như cảm xúc, trí năng, giới tính, luân lý, xã hội và tôn giáo) tạo nên cho mỗi cá nhân lời khẩn khoản đi tìm kiếm sự tổng hợp và hiệp nhất. Vì được nâng đỡ và trợ giúp qua sự theo dõi của cha mẹ và các nhà giáo dục khác, là những người có nhiệm vụ cao quý là huấn luyện và giáo dục những thế hệ mới, sự hiệp nhất đảm bảo cho sự trưởng thành nhân cách thích đáng.

Chính trong gia đình mà người lớn cũng tìm thấy những nguồn lực thích đáng và cần thiết giúp họ nhào nắn và hướng dẫn những tính khí của họ thành những biểu lộ dễ được chấp nhận hơn trong xã hội văn minh.

Một cách đặc biệt, nhờ căn tính kitô hữu của mình, gia đình có một sự thuận lợi hơn nữa trong cuộc sống, bởi vì đức tin mở ra những chân trời cho chiều kích thiêng liêng và tôn giáo ; và vì thế gia đình có thể nói đặc biệt về Thiên Chúa và tình yêu như là cùng đích mà tất cả mọi cuộc sống con người khao khát. Sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình kitô giáo trở thành yếu tố cốt lõi của sự hiệp nhất và tình yêu, là yếu tố then chốt của sự thống nhất và sự hòa hợp ngay cả những lúc đau đớn trong cuộc đời.

Tuy nhiên, gia đình là một trong những thể chế chịu tác động mạnh nhất do những thay đổi của thời đại chúng ta. Cấu trúc gia đình cũng như từng mối tương quan tình yêu của nó đang trở nên suy yếu đi tới độ tan vỡ qua sự ly thân, ly dị và những hình thức khác trong đó các cặp trai gái sống chung. Những cách thức đó còn được luật pháp và những kiểu sống mới tán thành. Những kiểu sống này rất phổ biến, cách riêng trong các gia đình trẻ.

Tất cả điều đó không thể không có những hậu quả đáng buồn. Chúng không chỉ phương hại đến sự trưởng thành của những người trong gia đình, mà còn tác hại trên chính xã hội nữa. Một kiểu sống lấy mình làm trung tâm và bảo vệ sự thành đạt của riêng mình làm đặc trưng, rất thường xuyên được củng cố không chỉ bởi một chuỗi các dữ kiện về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị; nhưng bởi truyền thông xã hội vốn luôn dành ưu tiên cho những khuôn mẫu phi truyền thống hơn là những khuôn mẫu cấu thành đời sống gia đình từng trải qua những hoàn cảnh thông thường đầy hy sinh và trung tín. Công khai hóa một sự kiện tai tiếng quả là dễ hơn nhiều so với việc loại bỏ nó khỏi ký ức con người. Phơi bày những chuyện về bạo lực và những cư xử không đúng đắn trong dục tính quả là dễ hơn nhiều so với việc sử dụng chúng để vạch trần những hậu quả đáng buồn khi ly dị gia tăng, khi bất trung trong hôn nhân, khi yêu đương tự do, khi chung sống phi hôn nhân, và khi quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Kết quả chúng ta nhìn thấy trước mắt không đáng khích lệ chút nào, ngay cả trên quan điểm là sự an toàn xã hội hay quốc gia thịnh vượng. Ở đó chúng ta ghi nhận rằng để thiết lập những chính sách gia đình thỏa đáng với những phương tiện nâng đỡ cần thiết thật là khó khăn. Ở đó những tình huống như thế đã hiện hữu. Chẳng hạn, những kiểu mẫu sống chung với nhau đang được hỗ trợ tại các quốc gia Bắc Au. Những lối sống này lại không mấy liên can đến sự cam kết dành cho giáo dục và đào luyện các thế hệ tương lai. Những tiến trình đòi tự ý lựa chọn và chấp nhận những hình thức kết hiệp tạm bợ đang làm cho những đặc tính căn bản, cấu trúc nền tảng, và viễn tượng về sự ổn định và tồn tại của gia đình suy yếu.

Từ đây chúng ta có thể suy diễn nhu cầu cấp bách là để cho việc giáo dục hiệu quả hơn, cần phải cùng nhau hành động chống lại những yếu tố đang ngấm ngầm phá hoại, bằng cách làm cho các thể chế, các nhà giáo dục, các gia đình và người trẻ được nhạy cảm mãnh liệt đối với việc cam kết cho giáo dục. Một lần nữa trong Familiaris Consortio [Tông huấn về gia đình], Đức Thánh Cha ghi nhận rằng chính nhờ tinh thần hy sinh lớn lao mới có thể duy trì sự hiệp thông gia đình và làm cho nó nên hoàn hảo. Thực vậy, sự hiệp thông ấy đòi hỏi từng mỗi người và mọi người phải sẵn sàng và quảng đại để thông cảm, khoan dung, tha thứ và hòa giải.

Sống giữa người trẻ và các gia đình của họ là một điều kiện ưu tuyển cho chúng ta. Nó làm chúng ta có thể không chỉ lắng nghe nỗi đau khổ thầm lặng và tiếng than van kêu cứu của họ; nhưng việc ấy còn giúp ta theo đuổi những mục tiêu sư phạm nhằm hỗ trợ cách hiệu quả cho đời sống hiệp thông của họ.

4.2. Cộng thể tu sĩ : mái ấm và trường dạy sự hiệp thông

Sự hiệp thông luôn luôn là một đặc tính và một yếu tố ý nghĩa trong đời sống của cộng đoàn tu sĩ, ngay cả tới mức tuyên bố rằng tổ chức nội tại của nó đã làm dậy lên các trung tâm khác nhau về sự phát triển con người và văn hóa. Những nam nữ tu sĩ quy tụ lại để giúp nhau trên đường hoàn thiện thiêng liêng và hiện thực một sứ mệnh chung bằng cách sống trong tình thân ái và huynh đệ.

Những ví dụ hùng hồn là những khuôn mẫu khác nhau của Tin mừng về đời sống cộng đoàn, đó là gia đình Nazarét, là cộng đoàn của các tông đồ vây quanh Đức Giêsu, là cộng đoàn Giêrusalem…

Tuy nhiên kinh nghiệm hiện nay của chúng ta trước hết khiến chúng ta hiểu rõ có nhiều thứ vấn đề khác nhau. Chúng nảy sinh và trở thành một cơn khủng hoảng cho đời sống tu sĩ và tác động tới cuộc sống thường nhật của nó. Có lẽ trước đây chưa bao giờ người ta nhấn mạnh nhiều đến sự hiệp thông như ngày hôm nay. Và có lẽ trước đây chúng ta chưa bao giờ chứng kiến cá nhân chủ nghĩa đã thấm nhập vào trong những hình thức như thế, chủ nghĩa ấy tấn công các cộng đoàn tu sĩ. Chúng tạo nên khó khăn và thậm chí ngăn chặn hoàn toàn sự dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa và con người, dẫn tới sự giảm sút nhiệt tình và sôi nổi của đặc sủng ban đầu.

Đối với chúng ta những người Salêdiêng, rõ ràng là Don Bosco đã lấy cảm hứng từ hình ảnh của nhóm cộng đoàn tông đồ hơn là từ tinh thần sống ẩn dật của gia đình Nazarét. Đối với Don Bosco, sứ mạng vì phần rỗi của giới trẻ là lý do nền tảng để sống và cùng nhau làm việc, và là phương thế để hình thành cộng thể. Nhưng đồng thời, Don Bosco, nhà giáo dục thiên tài, tự nhiên thấy rằng, các trẻ của ngài cần đến tình yêu và sự ấm cúng vốn được tìm thấy dễ dàng hơn trong môi trường gia đình. “Giáo dục là vấn đề của con tim”, ngài vẫn thường nói với các cộng sự viên của ngài. Và vì thế giáo dục sẽ đạt được hiệu quả và hoa trái chỉ khi nào có thể tạo nên và phát triển được tinh thần gia đình trong các nhà của chúng ta.

Trong bối cảnh này ta có thể hiểu rõ hơn nữa sức mạnh và sự cấp bách của những nguyên lý mà Don Bosco dạy. Đối với chúng ta, chúng phải là sức mạnh hướng dẫn sứ mệnh, nghĩa là :

  • Chỉ yêu mến giới trẻ mà thôi thì chưa đủ. Điều cần thiết là phải yêu mến theo cách thức mà giới trẻ cảm thấy là chúng thực sự được yêu.
  • Ngay cả nơi những đứa trẻ khó bảo nhất vẫn có một chút thiện hảo nào đó. Một khi nhà giáo dục đã tìm ra sự thiện ấy ở đâu, thì ở đó họ có thể rút ra được nhiều phẩm tính.
  • Nhà giáo dục phải thích những gì người trẻ thích, rồi chúng sẽ yêu thích những giá trị mà chính nhà giáo dục nhắm tới.

Tóm lại, đó là vấn đề của yêu thương với một lòng “mến thương”, bởi vì lòng mến thương và sự ân cần là những đặc tính khiến cho tình yêu mà nhờ đó nhà giáo dục tương tác với người trẻ trở thành khả tín, trong suốt và có thể đọc ra được, như đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận xét kỹ trong lá thư “Iuvenum Patris”, được gởi cho cha Egidio Vigano năm 1988 nhân dịp lễ kỷ niệm Don Bosco qua đời. Đức Thánh Cha công bố rằng đối với Giáo hội “quan tâm đến giáo dục là vâng theo lệnh truyền nhận lãnh được từ Đấng SÁNG LẬP THẦN LINH của mình”.

Đặc biệt, giáo dục với lòng mến thương theo tinh thần Salêdiêng có nghĩa là “phát triển thái độ nhân bản không chỉ là tình yêu thuần tuý nhân loại, cũng không phải là đức ái siêu nhiên xuông mà thôi. Nhưng đó là sự cam kết của nhà giáo dục như một con người hoàn toàn hiến mình vì ích lợi của học sinh, hiện diện giữa chúng, sẵn sàng chấp nhận hy sinh và lao nhọc khi chu toàn sứ mạng của mình. Tất cả điều này đòi hỏi phải thật sự sẵn sàng cho giới trẻ, phải cảm thông sâu xa và phải có thể đối thoại với chúng”.

Don Bosco đã chín muồi trong kinh nghiệm giáo dục của ngài. Giấc mơ 9 tuổi, giấc mơ có tính cách ngôn sứ và quyết định cho ơn gọi của ngài như một nhà giáo dục, kiện cường kinh nghiệm ấy. Nhưng cơ bản hơn, kinh nghiệm ấy đã được khơi mào nhờ mối tương quan trìu mến liên lỉ với mẹ Magarita, cũng như nhờ những kinh nghiệm ngài đã trải qua thời thơ ấu. Khi lớn lên, những trực giác sâu xa về khoa sư phạm lẫn sự dầy dạn trong kinh nghiệm mục vụ đã khiến ngài thừa nhận hệ thống dự phòng như phương pháp và linh đạo của mình.

Theo kinh nghiệm của cộng đoàn tiên khởi ở Valdocco, tất cả hệ thống này đã được diễn tả thành những lời lẽ thực tiễn. Cộng đoàn này đã trở thành điểm qui chiếu và là thước đo khi vào cuối đời, ngài thấy mình buộc phải viết lá thư quý giá từ Rôma năm 1884 do hoàn cảnh thay đổi quá mức. Lá thư này sẽ mãi mãi tồn tại trong truyền thống Salêdiêng như một chuẩn mực để con cái ngài thẩm định tính chân thực của mọi công việc giáo dục dưới những khung cảnh khác nhau của việc tông đồ.

Vì thế cộng thể chúng ta vẫn là một môi trường ưu tuyển và khuôn mẫu của sự hiệp thông.

  1. VÌ KHOA SƯ PHẠM CỦA SỰ HIỆP THÔNG

Như mọi giá trị, sự hiệp thông và tình liên đới không phải là những  điều thuộc bản năng và tự nhiên. Đúng ra, tìm kiếm chính mình, lấy mình làm trung tâm và cá nhân chủ nghĩa mới là điều tự nhiên hơn. Vì yếu đuối chúng ta dễ dàng hướng chiều về những thứ đó hơn. Đàng khác, tinh thần hiệp thông phải được thủ đắc nhờ những quy luật xác đáng sau một thời gian lâu dài gồm những giai đoạn được xác định rõ ràng. Nó đòi hỏi một chiến lược giáo dục có những lúc mạnh mẽ và những lúc nhẹ nhàng.

Chính vì những giá trị của gia đình và cộng thể không được đặt nền vững vàng trong cơ cấu nhân vị của từng người mà ta cần phải tiếp cận quyết liệt hơn, tích cực hơn và có mục tiêu hơn, nhất là trong những giai đoạn ban đầu khi giáo dục trẻ em, thanh thiếu niên và giới trẻ. Đó phải là kết quả của một kế hoạch sư phạm và một dự phóng giáo dục, được nghiên cứu cặn kẽ và thích đáng liên quan đến những mục tiêu, những giai đoạn chuyển tiếp, những phương thế thực tiễn và những kinh nghiệm có tính quyết định: một tiến trình đào luyện như thế phải gọi là khoa sư phạm của sự hiệp thông.

Nếu các mảnh của bức họa lắp ghép rời rạc nhau, thì nhất thiết phải đặt chúng vào lại đúng chỗ. Nếu những mảnh của trò chơi lắp hình rải rác tứ tung và vô trật tự, chúng sẽ phải được xếp lại với nhau trong một toàn thể hoà hợp. Nếu những cấu tố của một gia đình hay cộng thể bị phân tán, chúng phải được quy tụ lại với nhau nhờ tinh thần hiệp thông và đồng lòng muốn hiệp nhất. Đây là cùng đích của việc mục vụ gia đình. Đó cũng là dích nhắm mà chúng ta phải đảm nhận với tinh thần trách nhiệm được canh tân đối với Cộng Đoàn Giáo Dục và Mục Vụ.

5.1 Trong một viễn ảnh Ba Ngôi và Giáo Hội

Trong một tác phẩm có giá trị và khai sáng, cha Castellano viết: “Về sự hiệp thông, rõ ràng đang trồi hiện lên sự qui chiếu đến một nguyên mẫu Ba Ngôi Thiên Chúa, đến thực tại của sự sống lưu chuyển trong Nhiệm thể, đến ý nghĩa của tình huynh đệ và gia đình của Thiên Chúa. Nguyên mẫu ấy đòi buộc sự hiệp thông của những ngôi vị trong Giáo Hội phải sao chép lại hình ảnh lý tưởng của Lễ Ngũ Tuần vốn đối nghịch với thứ duy tập thể vô danh lẫn tính ái kỷ. Giáo Hội hoặc bất kỳ cộng đoàn nào trong Giáo Hội không phải là tổng số của những cá nhân chủ nghĩa đóng kín, cũng không phải là những nhóm nặc danh hay vô danh. Giáo hội là Giáo hội của lễ Ngũ Tuần, trong đó mỗi người – được lửa Thánh Thần chạm đến và đậu lại, khi mạc khải danh xưng và nhan thánh Ngài – cho thấy rõ ơn hiệp thông chính là vận hành đồng qui của những ngôi vị tự do khi đảm nhận những trách vụ và sứ mệnh theo hình ảnh của Ba Ngôi. Đó là một sự hiệp thông khôn tả giữa các Ngôi Vị.”

Vì được chuyển thành cam kết xây dựng tình huynh đệ trong thanh thản, linh hoạt và tích cực, ơn hiệp thông giúp chúng ta nhập thể dự phóng của Thiên Chúa về các cộng thể và gia đình trong lịch sử nhân loại, hầu xây dựng một Giáo Hội, một biểu tượng của Ba Ngôi. Giáo Hội ấy sẽ lôi kéo mọi người đến với mình qua vẻ đẹp của Thiên Chúa được diễn tả qua mầu nhiệm hiệp thông.

Vì thế điều kiện tiên quyết và triệt để là trở thành một “khoa linh đạo hiệp thông[3] chân chính và đúng thực được Đức Gioan Phaolô II định nghĩa là “sự chiêm niệm của cõi lòng về mầu nhiệm Ba Ngôi sống trong chúng ta. Và chúng ta cũng phải có khả năng nhìn ra ánh sáng của mầu nhiệm này được chiếu tỏa trên khuôn mặt của anh chị em chung quanh ta. Nó cũng có nghĩa là khả năng để suy nghĩ về anh chị em của mình trong đức tin; khả năng suy nghĩ về họ trong sự hiệp nhất sâu xa của Nhiệm Thể, và vì thế, suy nghĩ về họ như “những người vốn là một phần của tôi.”

Điều này nêu ra một số những hệ quả rất thực tiễn, chẳng hạn: chia sẻ những vui buồn sướng khổ của anh chị em mình; cảm nhận những ao ước của họ và chú ý đến những nhu cầu của họ; cống hiến cho họ tình bạn chân thật và sâu xa. Khoa linh đạo hiệp thông cũng hàm ẩn khả năng nhìn ra điều tích cực nơi tha nhân, tiếp đón và trân trọng nó như một quà tặng Thiên Chúa cho chúng ta, và biết dọn chỗ cho tha nhân, sớt chia những gánh nặng cho nhau.

5.2 Trong một đời sống được thống nhất và tạo nên sự thống nhất

Công việc tái thống nhất mặc nhiên phải nhấn mạnh đến những yếu tố “bí tích” để xây dựng đời sống hiệp thông: lời Thiên Chúa tiên quyết phải là cuốn sách của cộng thể cũng y như cộng thể phải xây dựng trên cuốn sách ấy; cử hành Thánh Thể; những giai đoạn đào luyện; đối thoại cộng thể; những lúc duyệt xét đời sống.

Chúng ta triển khai nền giáo dục tới sự hiệp thông qua một cam kết bền bỉ và được canh tân là muốn hiệp thông với tha nhân, và cũng có lẽ qua một khó khăn nữa là rộng mở chính mình và chân tính của mình vốn có khuynh hướng khép kín trong thế giới riêng của mình. Chúng ta cần thắng vượt nỗi sợ hãi liên hệ với tha nhân, vì đôi khi nó có thể gây nguy hại cho sự riêng tư lẫn sự cô tịch được chúc phúc của chúng ta.

Vì thế, “nếu sự hiệp thông phải trở thành thực sự và đạt được một bộ mặt nhân bản, thì cần phải có một khoa tu đức cộng thể với ba bước chính yếu sau đây:

  • đồng nhất hóa, hay nói cách khác, một cảm nghiệm thấy mình “thuộc về”, khi hăng say dựng xây cái “chúng tôi” tức cộng thể. Nó kiên quyết không nhường bước cho những chia rẽ đi vào. Nó không ẩn dưới cái “anh” nhỏ nhen vốn phân tha nhân thành tốt và xấu; nhưng tiếp tục kiên nhẫn dựng xây sự hiệp thông ngay cả giữa những thất bại bề ngoài của cộng thể;
  • tình liên đới, như một sự chia sẻ những lý tưởng và chương trình, sự sẵn sàng và mau mắn khi thực thi chúng, tránh rút lui hay đào tẩu khi trở ngại; nó là một nhân đức nhân bản nhưng lại có một sức mạnh tin mừng phi thường;
  • sự tham gia, hay sống hiệp thông khi chìm sâu vào trong những khía cạnh khác nhau của cuộc sống thường nhật, trong đó mỗi người chú tâm tới phần vụ mình được phân công nhằm chia sẻ với những người khác vào dự phóng toàn diện.”

Sự hiệp thông thu hút mọi năng lực thiêng liêng, mọi nhân đức nhân bản và tin mừng. Nó đòi hỏi kiên trì làm việc thiện và liên lỷ nhắm đến sự thánh thiện của cộng thể và gia đình, đến việc chu toàn thánh ý Chúa. “Hiệp thông bắt nguồn trong chính sự chia sẻ những tặng phẩm của Thần Khí. Đó là một sự chia sẻ của đức tin và trong đức tin. Khi ấy, càng chia sẻ những điều cốt thiết và sống còn, thì dây huynh đệ của chúng ta càng bền chặt.”

Thật là độc hại khi chỉ tạo nên những lý tưởng mà không giáo dục tới việc liên lỷ tự hiến, tới trách nhiệm trong việc xây dựng sự hiệp thông hằng ngày, trong một năng động lực của đức ái vốn không đòi gì khác hơn là trao ban chính sự sống theo lời của Chúa Kitô: “Không ai có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (x. Ga 15, 13).

Vì vậy, điều cốt yếu là phải xây dựng một môi trường và bầu khí tích cực và thuận lợi, minh nhiên trong chính gia đình. Đồng thời, môi trường và bầu khí này cũng thúc đẩy sự tham gia quảng đại, hiệp thông với nhau, đầu tư thời giờ, nghị lực, tài năng, và những phẩm tính cá nhân. Chúng cổ võ cá nhân tăng trưởng khi chiến thắng những cao vọng kín ẩn và thành kiến tác hại vốn phát xuất từ suy nghĩ rằng mọi sự phải đến từ người khác, hay phải được người khác trao ban. Tình yêu chân thật mang liền với mình dấu ấn của thập giá.

Trong lá thư “Những chuyên viên, những nhân chứng và những người thợ của sự hiệp thông”, một kiệt tác mà tôi muốn anh chị em lưu ý thêm, cha Vecchi đưa ra một vài bước thực tiễn khi nói với các cộng thể tu sĩ, nhưng chúng cũng có thể được áp dụng cho gia đình. Những bước ấy có thể được tóm gọn như sau:

  • khả năng tương quan liên vị thâm sâu; tương quan này không chỉ được liên kết vì công việc, nhưng thâm sâu đến độ giúp trưởng thành trong tình bằng hữu hướng đến sự tăng trưởng trong Chúa và liên đới trong sứ mệnh;
  • khả năng thắng vượt những khuyết điểm của tha nhân, chẳng hạn khó khăn khi thông giao, tính nhút nhát, sự ưu phiền và không thoải mái, nhờ một thái độ gần gũi, hiệp nhất và vui tươi;
  • nỗ lực vun trồng những phẩm tính cần thiết cho sự thành công của bất kỳ nhóm xã hội nào, chẳng hạn sự tự trọng, lịch sự, chân thành, tự chủ, cảm thức khôi hài, và tinh thần chia sẻ;
  • thông giao, mà không chỉ thuần túy giản lược vào việc trao đổi những tin tức hay những gì liên quan đến công việc mà thôi; trái lại, phải được biểu lộ qua chia sẻ những kinh nghiệm và trực giác liên quan đến đời sống chúng ta trong Chúa Kitô và cách thức chúng ta hiểu về đoàn sủng. Thông giao được trở nên dễ dàng qua duyệt xét đời sống, thẩm định cách sống của cộng thể, trao đổi trong kinh nguyện, phân định những tình huống, dự phóng và biến cố, với sự sẵn sàng thay đổi những phán đoán và quan điểm, ngay cả vì mục đích thực tiễn duy nhất là hòa hợp huynh đệ;
  • cuối cùng, là khả năng làm việc chung, đi từ cái tôi đến cái chúng ta, từ công việc hay lãnh vực của tôi đến sứ mệnh của chúng ta, từ việc theo đuổi những mục tiêu và phương pháp của tôi tới sự hòa hợp về việc rao giảng tin mừng và thiện ích của những người trẻ. Những phiên họp ban cố vấn, các hội nghị hội viên, ngày cộng thể và những buổi họp mặt khác thật ích lợi cho sự liên kết của cộng thể.

5.3 Cộng thể và gia đình: những khung cảnh thực tiễn

Cộng thể và gia đình là những nơi chốn để kiểm chứng, để tăng trưởng cá nhân, để đảm bảo rằng những cam kết là thực tiễn, để thực thi cụ thể các nhân đức – tình liên đới được minh chứng trong sự hiệp thông mỗi ngày.

Nếu đúng là chúng ta càng sống hiệp thông và nhịp điệu của đời sống ấy càng cụ thể, thì những đòi hỏi và những khó khăn tiếp theo của đời sống cộng thể và gia đình càng lớn lao, thì cũng đúng là cần phải có một tinh thần cảm thông hỗ tương và lòng thương xót, một sự sẵn sàng tha thứ và giao hòa, như là lối đường duy nhất để đạt tới lý tưởng được Chúa Giêsu Kitô đề xướng cho chúng ta.

Chúng ta cần học biết chấp nhận con người, lắng nghe họ, khích lệ và tha thứ cho họ, chứ không chỉ xem xét những chương trình, thích ứng những dự phóng, và cải tiến việc sử dụng những nguồn tài lực của chúng ta. Tình yêu Kitô hữu là một nghệ thuật ta phải học trong trường của Chúa Giêsu.

Điều này hàm chứa quyết tâm:

  • yêu mến mọi người mà không để ý đến thiện cảm hay ác cảm, hoặc nguồn gốc chủng tộc.
  • là người yêu mến trước, luôn đi bước trước với cả người ở xa lẫn kẻ ở gần – không chờ đợi tha nhân tỏ lòng kính trọng, tìm kiếm hoặc đến với chúng ta.
  • yêu mến người khác như chính mình, theo “khuôn vàng thước ngọc của Tin Mừng” dạy chúng ta phải đối xử với tha nhân như chúng ta muốn họ đối xử với mình (x. Lc 6, 31).
  • yêu mến hết lòng, vác đỡ gánh nặng cho nhau, vui với người vui, khóc với người khóc (x. Gl 6,2; 1Cr 12, 26).
  • yêu mến ngay cả những kẻ nghịch, những người có lẽ không chia sẻ cùng những quan điểm của chúng ta, và thậm chí còn tìm cách làm hại chúng ta nữa.
  • yêu mến bất kỳ điều gì là tốt, học khước từ chính mình nếu việc ấy giúp đạt tới sự hiệp nhất;

Một sự hiệp thông được dựng xây trong những biến cố thông thường của đời sống cộng thể và gia đình sẽ trở thành lời ngôn sứ. Và ở đâu có chia rẽ, mâu thuẫn và oán hận, thì lời ngôn sứ về sự hiệp thông càng phải mạnh hơn nữa. Nó phải giúp các gia đình đạt được sự hiệp thông với nhau và giúp các cộng thể tu sĩ đi tới được sự hiệp thông trên bình diện quốc tế.

  1. KẾT LUẬN: TẬP TRUNG CHÍNH MÌNH VÀO THIÊN CHÚA

Khi suy tư về đời sống cộng thể, Dorotheus vùng Gaza, một nhân vật cổ điển của học thuyết về đan viện trong thế kỷ thứ sáu, đã xử dụng hai biểu tượng là thân xác và chiếc vòng tròn một cách hữu hiệu và thích đáng.

Biểu tượng thứ nhất dễ hiểu hơn vì vang vọng lại học thuyết của thánh Phao-lô. Biểu tượng thứ hai độc đáo hơn, hầu như phổ cập hơn, bởi cùng một lúc nối kết được tình yêu Thiên Chúa với tình yêu tha nhân.

Biểu tượng thứ hai gợi lại một ẩn dụ rút ra từ các Giáo Phụ và có lẽ lần trở lại tới thời các Tông Đồ. Qua hình ảnh này Dorotheus nêu bật cách thức tất cả chúng ta cùng nhau tiến về Thiên Chúa, tựa như  những bán kính đồng qui tại tâm. Các bán kính càng đến gần tâm, càng gần nhau hơn, và càng gần nhau, các bán kính càng tiếp cận tâm gần hơn.

An dụ này thật rõ nghĩa: có nhiều lối đường khác nhau dẫn đến Thiên Chúa. Cũng vậy có nhiều cá nhân và ơn gọi của họ thì bất khả thế, giống như các bán kính thì nhiều nhưng đều qui về tâm. Vượt qua vẻ nhạt nhẽo của môn hình học, vòng tròn đây biểu thị một lối sống, lối sống của các thánh, những người dứt khoát tiến bước về tâm điểm của họ là Thiên Chúa. Họ đến từ những điểm khác nhau trên vòng tròn, xa cách nhau và đôi khi đối kháng nhau, nhưng lại được bí nhiệm kéo vào trong do sức hấp dẫn của tâm điểm. Khi đi tìm tâm điểm, ánh mắt và bộ mặt chăm chú của họ đồng qui; chính tâm điểm ấy hiệp nhất họ lại với nhau. Tới mức độ càng gần Thiên Chúa, tức là cái lý tưởng ở trung tâm, họ lại càng đến gần nhau một cách thâm sâu hơn. Đó là cuộc lữ hành diệu kỳ hướng đến hiệp thông trong Thiên Chúa.

Nhưng còn cả mặt trái mặc nhiên của ẩn dụ nữa: mặt trái ấy là sự chia rẽ và chuyển động ly tâm dẫn đến tách rời hay chống đối nhau. Càng xa rời Thiên Chúa, các cá nhân càng xa cách nhau; và ngược lại, càng tách rời nhau, các cá nhân càng làm cho chính mình tách rời Thiên Chúa.

Đây là một vận hành biểu thị tuyệt vời cách luận lý nội tại của sự hiệp thông và chia rẽ. Khi tiếp cận tâm điểm, các cá nhân đồng qui, gặp gỡ, hội tụ và thông giao với nhau. Nhưng theo hướng ly tâm và hướng ngoại, họ khước từ hiệp thông với Thiên Chúa và đánh mất sự hiệp thông với nhau; càng trôi dạt ra xa, mỗi người càng đóng kín trong tính ích kỷ và sự cô đơn của riêng mình, chẳng có ánh sáng của tình yêu đến từ Thiên Chúa, cũng chẳng phản chiếu gì tình yêu tha nhân (x. 1 Ga 4, 19-21).

Nhưng cũng đúng là chúng ta càng đến gần cận nhân của mình, chúng ta càng đến gần Thiên Chúa, đấng hiện diện trong con người ngay cả tới mức đồng hóa với những kẻ bé nhỏ nhất trong họ, như chính Đức Giêsu nói cho chúng ta: “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25, 40).

Giờ đây, hai biểu tượng trên dường như thích hợp để khởi hứng cho sự tiến triển trong đời sống thiêng liêng của các cộng thể tu sĩ, nhất là liên quan đến việc hiện thực tình hiệp thông nội tại của cộng thể. Những biểu tượng ấy cũng có thể được áp dụng cho đời sống hiệp thông của các gia đình.

Và để cho ẩn dụ thành cụ thể, Dorotheus nhắc nhớ một điều đã được Đan Viện Phụ Zosima nói khi tự hỏi: “Có ai mà tay chân, hay một chi thể nào khác trong thân thể của họ bị thương, lại ghét bỏ chính mình và muốn cắt bỏ phần bị thương ấy, mặc dù vết thương bắt đầu rữa nát không? Họ lại không lau chùi nó, rửa ráy nó, xức dầu cho nó, chính mình cầu nguyện và xin những kẻ lành thánh cầu nguyện hay sao? Người ấy không thí bỏ hay để mặc chi thể bị thương, dù nó trở thành thối tha hay xấu xí đi nữa, thì người ấy vẫn làm tất cả những gì có thể được để chăm sóc và cứu chữa chi thể ấy!”

Lẽ nào chúng ta lại không thấy trong những lời ấy vang vọng giáo lý của thánh Phao-lô về đức ái sao? Dorotheus nói tiếp: “bằng cách này, chúng ta cũng phải sớt chia những đau khổ cho nhau, khi tự mình trực tiếp giải quyết hay qua những người khéo léo hơn và làm mọi điều có thể để giúp chính mình và giúp nhau. Thực vậy, chúng ta là những chi thể của nhau như thánh Tông Đồ nói (Rm 12, 5). Vì thế, nếu chúng ta tất cả làm nên một thân mình, và mỗi người là chi thể của nhau, thì khi “một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau” (1 Cr 12, 26).

Những suy tư này cắt nghĩa đúng những bản văn của thánh Phao-lô. Chúng hình thành một giáo lý có thể dễ dàng áp dụng và được các Kitô hữu tiên khởi quí trọng. Như vậy, đời sống gia đình và cộng thể tu sĩ cũng có thể ứng dụng thích đáng những suy tư này. Các cộng đoàn này, theo những cách thức riêng của mình, diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội, Thân Mình Chúa Kitô. Chúng đặt nền trên đức ái hỗ tương và sống nhờ đức ái ấy mỗi ngày: một đức ái vốn trở thành lòng thương xót và tương trợ lẫn nhau, ngay cả khi bị thử thách trong những giây phút khó khăn của đời sống chung, giống như khi một chi thể nào đó của thân mình bị đau yếu, thể lý hay luân lý.

Khi thân mình đau khổ này, tức là mỗi cộng thể và gia đình, sống đức ái trong tất cả sự sung mãn của nó, cộng thể ấy không bao giờ phản ứng bằng những lời giận dữ hay kết án, nhưng phải  để cho cảm thức của tình liên đới và lòng thương xót ưu thắng. Khi coi những người khác, ngay cả những tội nhân, như những chi thể yếu ớt hơn, cảm thức đó muốn chia sẻ đau khổ và bệnh tật của các chi thể ấy. Thực vậy, đời sống gia đình và cộng thể không được xây trên thứ không tưởng về một sự hiệp thông hoàn hảo, nhưng trên tính thực tế của một tình trạng đớn nghèo, và thậm chí  đôi khi cả cớ vấp phạm nữa (xì-căng-đan nữa).

Suốt năm nay, một năm được Đức Gio-an Phao-lô II công bố là “Năm Mân Côi”, chúng ta hãy ký thác cho Mẹ Maria các gia đình và cộng thể tu sĩ chúng ta. Xin Mẹ giữ gìn tất cả trong hiệp nhất. Ước chi  khi các gia đình và cộng thể cùng nhau lần hạt thì đời sống và chứng từ về sự hiệp thông của họ tăng trưởng.

Pasual Chávez V.

Roma, ngày 31 tháng 12 năm 2002

[1] Ripartire da Cristo. Huấn Thị của Thánh Bộ Các Hội Sống Đời Thánh Hiến và Hội Sống Đời Tông Đồ, Roma, 2002

[2] RdC 28

[3] VC 51

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *